Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 23/02/2020

Sunday, February 23, 2020 5:32:00 PM // ,

Ông Kurt Volker, cựu đặc phái viên Hoa Kỳ tại Ukraine, nhận định trong phiên điều trần rằng có thể ông Giuliani bị các viên chức tham nhũng của Ukraine lừa dối, vì họ không thích lập trường chống tham nhũng của bà.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/marie-yovanovitch-nhan-vat-quan-trong-trong-cuoc-luan-toi-tong-thong-trump-vua-ky-mot-thoa-thuan-xuat-ban-sach/

Thế giới ra sao nếu ông Trump tái cử?

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái cử thì nhiệm kỳ 2 của ông sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra khi kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần.
Tại hội nghị an ninh cuối tuần qua ở thành phố Munich của Đức (MSC), chủ đề chính là “Mất tính phương Tây”, nhắm đến tác động từ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump. Nhưng những gì diễn ra tại sự kiện có mặt hàng trăm đại biểu trên thế giới này lại là tầm nhìn tập trung vào 4 năm tới nếu ông Trump tái cử, theo hãng tin CNN.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper là diễn giả chính ở Munich. Rời Washington đến châu Âu vào đầu tuần, một trong những quan chức cấp cao của ông Trump đóng khung nhiệm vụ của mình tại MSC là “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Nga, Trung Quốc”. Và ông không phải là quan chức Mỹ duy nhất mang thông điệp đó.
Công kích ông Trump dường như đã trở thành một “sở thích” tại cuộc gặp thường niên này. Đó là “triệu chứng” cho thấy nhiều người châu Âu đang cảm thấy Mỹ và đặc biệt là ông Trump, đang rút dần khỏi trật tự thế giới thời hậu Thế chiến 2 mà họ đã tạo dựng, khiến hơn một nửa triệu người ở bờ bên này của Đại Tây Dương, và hơn nữa là trên toàn thế giới không còn chỗ dựa an ninh như trước.
Đặc biệt là Đức. Kể từ khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump bắt đầu, MSC đã trở thành một cuộc xích mích ngoại giao, tiền đề cho những xung khắc gắt gao hơn sau đó. Năm ngoái, Thủ tướng Angela Merkel đã đụng độ với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về NATO, Iran và khí đốt từ Nga.
Chủ đề của năm nay – phương Tây đang suy yếu – là một phần mở rộng của những khác biệt xuyên Đại Tây Dương. Giả định ở đây là ông Trump sẽ đổ lỗi cho việc mất mát các giá trị cốt lõi. Và không phải lần đầu tiên trong hai năm làm Ngoại trưởng, ông Pompeo ra bảo vệ sếp của mình.
Trong bài phát biểu của mình, không lâu trước bài phát biểu của Bộ trưởng Esper, ông Pompeo nói với các đại biểu tại MSC rằng “những tuyên bố đó không phản ánh hiện thực”. “Tôi rất vui khi báo cáo rằng cái chết của liên minh xuyên Đại Tây Dương là điều được cường điệu quá mức. Phương Tây đang chiến thắng, và chúng ta đang cùng nhau chiến thắng”.
Ông Trump là tương lai
Một nhiệm kỳ 4 năm nữa của ông Trump hiện đang là chủ đề của nhiều cuộc trò chuyện – ngoại trừ những người trong quỹ đạo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và các thành viên Dân chủ khác.
Nhưng thực sự nhiều người ở Munich tin rằng ông Trump là tương lai. Điển hình là Ian Bremmer, một đại biểu tại MSC và là chuyên gia về các vấn đề toàn cầu từ hãng rủi ro địa chính trị Á – Âu (Eurasia). Bremmer tin ông Trump sẽ làm nhiều điều đúng, cứng rắn với Iran, chống nạn trộm cắp tài sản trí tuệ và thương mại.
Một số bộ trưởng chính phủ ở Trung Đông thì tin rằng chiến thắng của ông Trump là một kết quả có thể đoán trước và họ dường như đang điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.
Ủng hộ Mỹ hoặc ngả về Trung Quốc
Những gì diễn ra ở MSC cho thấy, thế giới đang chia làm hai phe, ủng hộ Mỹ hoặc thân với Trung Quốc.
Trên bục phát biểu, Bộ trưởng Esper đặt trọng tâm vào Trung Quốc. “Tôi tiếp tục nhấn mạnh với các bạn của tôi ở châu Âu – và một lần nữa tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO ở Brussels – rằng lo ngại của Mỹ về sự mở rộng quân sự và thương mại của Bắc Kinh cũng nên là mối quan tâm của họ”, ông nói.
Chất xúc tác cho chống Trung Quốc đợt này không còn là thương mại như những năm qua mà là các mạng lưới 5G của Huawei. Tổng thống Trump được cho rất tức giận khi các đồng minh chủ chốt như Anh, Đức và Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ tiếp tục sử dụng một số lượng thiết bị Huawei có kiểm soát tại những lĩnh vực không nhạy cảm.
Đặc sứ của ông Trump về chính sách viễn thông Robert Blair xác nhận Washington vẫn chia sẻ thông tin tình báo cốt lõi với London, nhưng điểm mấu chốt là Mỹ không tin Anh hay bất kể nước nào có thể tự bảo vệ mình khỏi hoạt động mạng 5G của Trung Quốc nếu họ sử dụng thiết bị của Huawei, đặc biệt là từ các bản cập nhật phần mềm vì cho rằng chúng có thể mở cửa sau giúp Trung Quốc thu gom dữ liệu nhạy cảm.
Việc ông Donald Trump giành thêm một nhiệm kỳ nữa ở Nhà Trắng được cho là sẽ đặt không ít đồng minh của Mỹ vào lựa chọn rất khó khăn, giữa việc tiếp tục đứng về phía Washington hoặc nghiêng về Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33112-the-gioi-ra-sao-neu-ong-trump-tai-cu.html

Tòa án Mỹ bác đơn kiện của tập đoàn Huawei

Vào hôm 18-2, một thẩm phán liên bang Texas của Mỹ đã bác bỏ đơn kiện của tập đoàn Huawei đối với một đạo luật nhằm hạn chế khả năng của công ty này trong hợp tác kinh doanh với các cơ quan liên bang và công ty Mỹ.
Thẩm phán Amos Mazzant đã ra phán quyết rằng, Quốc hội Mỹ hoàn toàn hợp pháp trong việc sử dụng những quy định của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) nhằm hạn chế việc kinh doanh với Huawei. Điều này đã từng được áp dụng để nhắm vào công ty ZTE của Trung Quốc.
Phản hồi với thông tin này, phát ngôn viên của Huawei cho biết, họ vô cùng thất vọng: “Mặc dù chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của an ninh quốc gia, nhưng cách tiếp cận của chính phủ Mỹ rất dễ gây ra hiểu lầm và làm suy yếu quyền lập pháp. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp pháp lý mạnh hơn để bảo vệ mình”.
Cùng lúc đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã bày tỏ sự hài lòng với phán quyết của tòa án. Phán quyết này được đưa ra đối với đơn kiện của Huawei được nộp vào tháng 3-2019, theo đó công ty Trung Quốc cho rằng việc hạn chế kinh doanh với Huawei là hành động vi hiến.
Từ tháng 5-2019, Huawei đã bị Mỹ cấm vận do nghi ngờ có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc và vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Iran.
Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33113-toa-an-my-bac-don-kien-cua-tap-doan-huawei.html

Ngân hàng Wells Fargo trả 3 tỷ Mỹ kim cho chính phủ

để dàn xếp cuộc điều tra liên quan đến các tài khoản giả

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ sáu (21 tháng 2), các viên chức Hoa Kỳ cho biết ngân hàng Wells Fargo đồng ý trả 3 tỷ mỹ kim để dàn xếp các cuộc điều tra hình sự và dân sự đối với các hành vi gian lận và ép buộc nhân viên của ngân hàng mở tài khoản giả. Wells Fargo sẽ trả tiền phạt cho Bộ Tư pháp và Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), đồng thời ký một thỏa thuận truy tố trì hoãn ba năm, trong đó ngân hàng này tiếp tục hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra đang diễn ra của chính phủ.
Là một phần của thỏa thuận, Wells Fargo thừa nhận rằng từ năm 2002 đến 2016, công ty đã gây áp lực buộc các nhân viên phải mở hàng triệu tài khoản ngân hàng trái phép nhằm đáp ứng các mục tiêu doanh số không tưởng, thường là bằng cách tạo hồ sơ giả hoặc sử dụng danh tính của khách hàng bất hợp pháp.
Thỏa thuận dàn xếp nói trên sẽ giải quyết trách nhiệm dân sự và hình sự liên quan đến vụ bê bối tài khoản giả mạo của ngân hàng này. 500 triệu trong số tiền 3 tỷ mỹ kim sẽ được chuyển đến Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ để phân phối cho các nhà đầu tư, bồi thường cho các khoản lệ phí mà vụ bê bối đã gây ra. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngan-hang-wells-fargo-tra-3-ty-my-kim-cho-chinh-phu-de-dan-xep-cuoc-dieu-tra-lien-quan-den-cac-tai-khoan-gia/

Một người đàn ông gốc Việt

bị cách ly dịch bệnh corona vì chủng tộc

Ông Đức Trần, một người đàn ông 63 tuổi sống trên đảo Orcas Island, tiểu bang Washington , vừa về Việt Nam vào đầu tháng 1 năm nay. Khi ở Saigon, ông được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan. Theo tờ Chron đưa tin, khoảng một tháng sau, ông trở về tiểu bang Washington, nối chuyến tại Đài Bắc, Đài Loan. Sau khi trở về, do hết thuốc nên bụng của ông bắt đầu bị đầy hơi, gây khó thở, vì vậy ông quyết định đến Bệnh viện Island ở Anacortes vào ngày 10 tháng 2.
Tuy nhiên, con gái của ông là Mai-Liên Trần, 33 tuổi cho biết, trong khi ông đang được điều trị, nhân viên của bệnh viện đã gọi cho đường dây nóng về coronavirus của Bộ Y tế Tiểu bang Washington để được hướng dẫn. Ông Trần trải qua gần sáu ngày cách ly và được ra viện vào thứ bảy tuần này. Cô Trần cho biết, một bác sĩ nói với cô rằng cha cô bị cách ly vì ông biểu hiện các triệu chứng của coronavirus, và ông từng đi qua các khu vực bị nhiễm bệnh. Cô nói rằng cô không biết tại sao điều đó lại xảy ra, nhưng trong thâm tâm, cô cảm thấy nhân viên bệnh viên hành động như vậy dựa trên nỗi sợ hãi do bố của cô là người châu Á, và từng đi qua một quốc gia châu Á. Đây không phải là lần đầu tiên những người gốc Á lên tiếng tố cáo sự phân biệt đối xử trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Người Mỹ gốc Á trên toàn quốc đều lên tiếng về những lo lắng xuất phát từ định kiến chủng tộc.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-dan-ong-goc-viet-bi-cach-ly-dich-benh-corona-vi-chung-toc/

Hoa Kỳ chuẩn bị trước nguy cơ

đại dịch coronavirus lan rộng trong nước

Vào hôm thứ sáu (21 tháng 2), các viên chức y tế của Hoa Kỳ cho biết họ có thể yêu cầu đóng cửa các trường học và công ty nhằm phòng tránh nguy cơ lây lan của coronavirus trong các cộng đồng ở Hoa Kỳ.
Tính tới nay, Hoa Kỳ vẫn chưa có trường hợp lây lan trên diện rộng của  coronavirus. Nhưng bà Nancy Messonnier, một viên chức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cho biết cơ quan đang yêu cầu nhân viên chuẩn bị sẵn sàng nếu việc lây lan trên diện rộng xảy ra.
Theo bà Messonnier, nếu coronavirus bắt đầu lây lan qua các cộng đồng Hoa Kỳ trong những tuần tới, các cơ quan y tế phải sẵn sàng chấp nhận đóng cửa trường học và công ty, một biện pháp được sử dụng tại nhiều quốc gia Á Châu để phòng bệnh.
Theo bà Messonnier, mục tiêu hiện tại của Hoa Kỳ là hạn chế sự lây nhiễm của loại virus này trong nước. CDC hiện đang thực hiện các bước để bảo đảm rằng các nhân viên y tế tuyến đầu của Hoa Kỳ có nguồn cung cấp họ cần, bằng cách làm việc với các công ty, bệnh viện, nhà thuốc, nhà sản xuất và nhà phân phối để chuẩn bị những thứ có thể tại thời điểm này.
Hoa Kỳ hiện có 13 trường hợp được chẩn đoán nhiễm bệnh trong nước, và 21 trường hợp nhiễm bệnh khi trở về từ các chuyến bay di tản từ Vũ Hán, Trung Cộng và từ du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản. Trong số 329 người Hoa Kỳ di tản khỏi tàu, 18 người được chẩn đoán dương tính với virus này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chuan-bi-truoc-nguy-co-dai-dich-coronavirus-lan-rong-trong-nuoc/

Người mẹ Trung Cộng nhận tội hối lộ 400,000 mỹ kim

 để con trai được nhận vào đại học UCLA

Vào hôm thứ Sáu (21/2), một phụ nữ bị buộc tội trong vụ bê bối tuyển sinh đại học nhận tội trả 400,000 mỹ kim để đưa con trai vào Đại học California tại Los Angeles (UCLA). Bà Xiaoning Sui, 49 tuổi, một công dân Trung Cộng sống ở Surrey, British Columbia, Canada, nhận tội đối với một tội danh hối lộ các chương trình liên bang tại tòa án liên bang Boston.  Trong trường hợp này, bà Sui bị buộc tội hối lộ một viên chức tại UCLA.
Các công tố viên đang đề nghị không áp dụng án tù bổ sung cho bà Sui, người bị bắt ở Tây Ban Nha vào tháng 9 năm ngoái và bị giam giữ ở đó trong khi các nhà chức trách dẫn độ bà đến Hoa Kỳ. Mặc một bộ quần áo màu xám và phát biểu thông qua một phiên dịch viên tiếng Trung, bà Sui cho biết bà đồng ý với tuyên bố của công tố viên. Theo các tài liệu tố tụng, bà Sui chi trả 400,000 mỹ kim cho một tổ chức từ thiện giả mạo được điều hành bởi nhà cố vấn tuyển sinh William “Rick” Singer như một phần trong kế hoạch để con trai bà được nhận như một thành viên trong đội túc cầu tại UCLA.
Các công tố viên cho biết ông Singer làm việc với bà Laura Janke, cựu phụ tá huấn luyện viên túc cầu tại Đại học Nam California, để làm giả một hồ sơ thể thao mô tả con trai bà Sui là một cầu thủ hàng đầu của hai câu lạc bộ túc cầu ở Canada, mặc dù anh không thi đấu túc cầu. Cả ông Singer và bà Janke đều nhận tội.
https://www.sbtn.tv/nguoi-me-trung-cong-nhan-toi-hoi-lo-400000-my-kim-de-con-trai-duoc-nhan-vao-dai-hoc-ucla/

Người Mỹ gốc Việt ở Costa Mesa ‘không lo’

khi người nhiễm COVID-19 có thể được đưa về đây

Băng Thanh
Trung tâm y tế Fairview Development Center thuộc thành phố Costa Mesa, thành phố với khoảng 200.000 cư dân, trong đó có vài ngàn người Việt Nam, có thể sẽ là chỗ cách ly những người Mỹ bị nhiễm COVID-19.
Tuy nhiên, vào ngày 21/2, chánh Án Josephine Staton đã ra lệnh tạm ngưng đưa những người Mỹ nhiễm COVID-19 về trung tâm này sau khi thành phố đâm đơn kiện. Phiên tòa xử vụ này sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ chiều ngày 24/2.
Chia sẻ với báo Người Việt về vụ việc, hầu hết những người da trắng đều không thoải mái trước chuyện này.
Bà Nancy R. Cranston ở khu vực gần sát bên trung tâm y tế chia sẻ: “Chuyện này không thể xảy ra được. Mẹ con tôi sống trong khu này hơn 19 năm rồi mà chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy bất an đến như vậy. Những người này bị nhiễm một chứng bệnh đang là lo ngại của cả thế giới, sao lại đem về ngay gần nhà tôi?”.
Ông Stanley G. Greene cũng tỏ ra bực tức: “Chính phủ liên bang quá vội vã khi có ý định đưa những người này về đây. Cơ sở này không đủ an toàn cho người vô gia cư ở mà họ lại muốn đưa người về đây điều trị. Phi lý quá!”.
Ông Roger Clayton lắc đầu, nhún vai: “Gia đình tôi, bạn bè tôi và chính bản thân tôi hoàn toàn phản đối chuyện này… Nhưng hãy đợi thứ Hai (24/2) xem tòa phán xét ra sao. Nếu tòa cho phép biến thành phố này thành nơi thí nghiệm chống bệnh tật thì cả thành phố sẽ biểu tình phản đối”.
Bà Lola Mann giữ thái độ trung dung, hòa hoãn: “Chưa ai quyết định gì cả. Tôi cảm thấy không cần phải vội vã mà chia sẻ ý kiến bây giờ. Ai dám chắc 100% những người này sẽ đến đây?”.
Trong khi đó, những người gốc Việt tại thành phố Costa Mesa lại có thái độ rộng rãi bất ngờ.
Bà Dung Nguyễn nói: “Mình không nên vì một lời nói không hay mà những người bệnh không có nơi chữa trị. Không ai muốn bệnh tật cả. Mà người bệnh thì cần nhà thương. Tại sao lại không cho họ chỗ chữa bệnh?”.
Ở một góc đường gần đó, ông Trần Huy Cang tỏ ra bình tĩnh: “Việt Nam còn chữa được chứng này thì tôi không thấy phải lo ngại. Tôi tin ở chính phủ Mỹ. Họ không bao giờ làm bậy đâu. Vì những người sắp về đây chữa bệnh, nếu lây lan cho bất cứ ai ở đây thì họ kiện cho mà chết”.
Ông dứt khoát: “Tôi không lo. Không ai cần phải lo”.
Bà Huỳnh Lã Kim Cương chia sẻ: “Tôi nghĩ mình nên mở cửa đón họ. Ai lại nỡ xua đuổi người bệnh tật. Không ai muốn bệnh hết. Thử nghĩ nếu là người nhà mình thì mình có muốn họ bị đối xử như người cùi không?”.
Ông Nguyễn Công Trực cũng có thái độ hòa hoãn: “Có đem họ về đây thì người ta cũng giữ họ bên trong trung tâm đó để diều trị chứ có thả rong đâu mà phải lo. Tôi thấy mấy người quanh đây, cứ coi báo rồi trở nên nhút nhát quá đáng”.
Ông thêm: “Hơn nữa, mấy người này, sau khi được trị hết bệnh thì họ về nhà chứ có làm gì mà ảnh hưởng cho thành phố?”.
Cô Tara Hoàng chia sẻ: “Mỹ chứ có phải Trung Hoa đâu mà không biết quan tâm cho dân chúng. Trước khi làm gì, họ đã phải tính toán cẩn thận chứ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-my-goc-viet-o-costa-mesa-khong-lo-khi-nguoi-nhiem-covid-19-co-the-dua-ve-day.html

Mỹ khuyến nghị du khách thận trọng khi tới Hàn Quốc

Triệu Hằng
Hoa Kỳ hôm thứ Bảy (22/2) đã đưa ra khuyến nghị du lịch đối với Hàn Quốc, kêu gọi du khách thận trọng trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở nước này đang tăng lên.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trên trang web của bộ rằng khuyến nghị du lịch đã được nâng mức từ cấp 1 lên cấp 2, trong đó kêu gọi thực hiện “tăng cường thận trọng” so với “biện pháp phòng ngừa thông thường”.
Mức 3 có nghĩa là “xem xét lại du lịch”, trong khi mức 4 cao nhất có nghĩa là “không đi du lịch”.
Biện pháp này được đưa ra sau khi Hàn Quốc báo cáo 556 trường hợp đã xác nhận nhiễm virus COVID-19, trong đó có 4 ca tử vong.
Bộ này cho biết, đặc biệt là người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính, nên xem xét hoãn chuyến đi tới Hàn Quốc vì họ có thể gặp nguy cơ “mắc bệnh nghiêm trọng” cao hơn.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) – cũng đã ban hành một thông báo sức khỏe cấp 2, đề nghị “các biện pháp phòng ngừa nâng cao” khi đi tới Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố cả Daegu, với dân số 2,5 triệu người và huyện Cheongdo (dân số khoảng 43.000 người) là “khu chăm sóc đặc biệt” do số ca nhiễm virus Corona chủng mới gia tăng.
Trong tổng số ca nhiễm toàn quốc, gần một nửa có liên quan đến cụ bà 61 tuổi, thành viên giáo phái Shincheonji, được gọi là “Bệnh nhân số 31”.
“Bệnh nhân số 31” này bị sốt hôm 10/2 nhưng đã hai lần từ chối xét nghiệm và đã tham dự ít nhất 4 lễ cầu nguyện tại nhà thờ của Shincheonji rồi sau đó được chẩn đoán nhiễm COVID-19, theo Yonhap.
Tổng số người đang được kiểm tra và cách ly đã lên tới 6.039 vào ngày 23/2, theo KCDC. Cả nước đã xét nghiệm tổng cộng 22.633 trường hợp nghi ngờ, với 16.038 xét nghiệm âm tính.
Trong tổng số gần 50.000 lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, có hơn 1.000 người đang ở tâm dịch Daegu, theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội.
Một số du học sinh Việt Nam ở Đại học Suseong tại thành phố Daegu cho biết ban giám hiệu nhà trường đang cân nhắc cho sinh viên Việt Nam về nước để tránh dịch bệnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-khuyen-nghi-du-khach-than-trong-khi-toi-han-quoc.html

Mỹ điều máy bay trinh sát trên Bán đảo Triều Tiên

Mặc dù thời gian bay cụ thể không được tiết lộ, song được phỏng đoán là khoảng ngày 20/2 (theo giờ Phối hợp quốc tế UTC).
Trang theo dõi hàng không Aircraft Spots ngày 20/2 cho biết máy bay trinh sát Rivet Joint (RC-135W) của Không quân Mỹ đã bay trên không phận Hàn Quốc ở độ cao 9,4 km.
Mặc dù thời gian bay cụ thể không được tiết lộ, song được phỏng đoán là khoảng ngày 20/2 (theo giờ Phối hợp quốc tế UTC).
Máy bay trinh sát thông tin chủ lực của Không quân Mỹ RC-135 được gắn thiết bị phân tích quỹ đạo đầu đạn, thu thập tín hiệu phát ra từ Telemetry, thiết bị đo từ xa trên mặt đất trước khi phóng tên lửa.
Quân đội Mỹ từng cử máy bay trinh sát RC-135 tới không phận Hàn Quốc trong ngày 6/1, 7/1, 8/1 và 21/1. Trước đó, ngày 18/2, máy bay trinh sát E-8C Joint STARS (J-STARS) của Mỹ cũng tác chiến trên không phận Hàn Quốc ở độ cao 8,8 km.
Dư luận tại Hàn Quốc cho rằng, có vẻ quân đội Mỹ cố tình mở thiết bị định vị trong khi bay tác chiến. Cho dù có thể máy bay của Mỹ bay theo kế hoạch sẵn có, song nhiều phân tích cho rằng động thái này là nhằm giám sát các động thái mới của Triều Tiên.
Tuy nhiên, đến nay nhiều nguồn thông tin nhận định rằng, Washington được cho rằng vẫn chưa tìm thấy động thái “đáng ngờ” nào ở các căn cứ tên lửa của Bình Nhưỡng.
http://biendong.net/bi-n-nong/33109-my-dieu-may-bay-trinh-sat-tren-ban-dao-trieu-tien.html

TT Trump yêu cầu

điều tra vụ rò rỉ thông tin tình báo về Nga

Tổng thống Donald Trump hôm 23/2 kêu gọi điều tra vụ rò rỉ thông tin tình báo mật về sự can thiệp của Nga vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, theo Reuters.
Tin cho hay, trao đổi với các phóng viên khi rời Nhà Trắng để đi thăm Ấn Độ, ông Trump cho biết rằng ông chưa được cung cấp thông tin tình báo về chuyện Nga tìm cách giúp chiến dịch tranh cử của ứng viên hàng đầu của phe Dân chủ, ông Bernie Sanders.
Tranh luận Đảng Dân chủ ở Nevada. Từ trái sang phải: cựu Thị trưởng New York Mike Bloomberg, TNS Elizabeth Warren, TNS Bernie Sanders, cựu PTT Joe Biden, cựu Thị trưởng South Bend Pete Buttigieg, và TNS Amy Klobuchar ở Las Vegas, Nevada, ngày 19/2/2020. (Bridget Bennett/AFP)
XEM THÊM:
Tranh luận giữa các UCV TT Đảng Dân chủ ở Nevada: Ai thắng ai thua?
Một nguồn tin từ Quốc hội Mỹ hôm 21/2 cho Reuters biết, các quan chức tình báo đã nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng Nga dường như đang mở chiến dịch tuyên truyền với các thông tin sai trái để giúp đỡ cả ông Sanders cũng như Tổng thống Trump.
Theo Reuters, các quan chức Nhà Trắng cũng đã bày tỏ nghi ngờ về các tin tức nói rằng Nga lại tìm cách giúp Tổng thống Trump trong chiến dịch tái tranh cử lần này.
“Tôi không thấy bất kỳ thông tin tình báo nào cho thấy Nga đang nỗ lực để giúp Tổng thống Trump tái đắc cử”, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Robert O’Brien, nói trên chương trình “This Week” của kênh ABC.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%A5-r%C3%B2-r%E1%BB%89-th%C3%B4ng-tin-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-nga/5300300.html

Mỹ tố cáo Nga lan truyền thông tin sai lệch về Covid-19

Thùy Dương
Chính quyền Washington hôm 22/02/2020 cho biết hàng ngàn tài khoản mạng xã hội Twitter, Facebook và Instagram có liên hệ với chính quyền Nga đã phát tán các thông tin sai lệch về virus corona nhằm bài Mỹ.
Theo Hoa Kỳ, chiến dịch của Nga làm sai lệch thông tin nhằm bài Mỹ bắt đầu từ ngày 20/01, khi các phương tiện truyền thông Nga do Nhà nước kiểm soát, nhất là RT và Sputnik, bắt đầu cho đăng tải các bài báo, phỏng vấn bài phương Tây, liên quan đến nguồn gốc dịch bệnh, theo đó virus corona do Mỹ tạo ra để làm hại Trung Quốc, đây là một loại vũ khí sinh học do CIA điều chế, hay đây là một phần trong chiến dịch của phương Tây để bài Trung Quốc.
Cơ quan chống các chiến dịch xuyên tạc của Nga thuộc bộ Ngoại Giao Mỹ, nhấn mạnh là những tài khoản xã hội này đều đăng tải những thông tin gần như giống nhau về virus corona với cùng giọng điệu, không chỉ bằng tiếng Anh mà có cả tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Đức.
Theo bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hàng ngàn tài khoản này trước đây đều được điều phối để can dự vào các vụ khủng hoảng khác nhau trên toàn thế giới, như cuộc chiến ở Syria, các cuộc biểu tình ở Chilê, phong trào Áo Vàng ở Pháp …
Điều Washington lo ngại là chiến lược của Nga trong việc khai thác mạng xã hội kiểu này không tốn kém nhưng lại có hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số người nhiễm virus corona vẫn chưa đạt đến đỉnh, và điều này sẽ gây bất hòa giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời bất lợi cho công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là ở châu Phi và châu Á.
Israel cấm người ngoại quốc đến từ Nhật và Hàn Quốc nhập cảnh
Liên quan đến Trung Đông, tổ chức Y Tế Thế Giới lo ngại từ Iran, virus sẽ lan đến các nước lân cận, đặc biệt là Liban. Hôm 22/02/2020, khi số người được xác nhận nhiễm virus tại Hàn Quốc bất ngờ tăng vọt, Tel Aviv đã cấm những người nước ngoài từ Hàn Quốc và Nhật Bản nhập cảnh vào Israel.
Tại sân bay Ben Gourion, hơn 200 hành khách không phải người Israel trên một chuyến bay đến từ Seoul không được xuống máy bay. Phi cơ phải chở họ bay ngược về Hàn Quốc. Chỉ có 12 hành khách Israel được xuống máy bay nhưng ngay lập tức được xe cứu thương chở về nhà và bị cách ly.
Trước đó, Israel đã áp dụng biện pháp hạn chế tương tự với các chuyến bay đến từ Trung Quốc, Macao, Thái Lan, Singapore và Hồng Kông.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200223-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-nga-lan-truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-tin-sai-l%E1%BB%87ch-v%E1%BB%81-covid-19

Thủ tướng Canada Trudeau tuyên bố

việc phong tỏa đường xe lửa phải chấm dứt

Tin từ Toronto, Canada – Vào hôm thứ Sáu (21/2), Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố các hàng rào do người biểu tình dựng lên phải được dỡ xuống ngay lập tức, bởi vì chúng đang ngăn chặn dịch vụ hỏa xa trên khắp Canada và gây tổn hại cho nền kinh tế nước này. Thủ tướng Trudeau khẳng định các lệnh cấm của tòa án cần phải được tuân theo và tình hình hiện tại là không thể chấp nhận được, đồng thời cho biết mọi nỗ lực đối thoại đang được thực hiện trong hai tuần qua.
Vào cuối hôm thứ Sáu, những người biểu tình đã rời khỏi một khu vực có rào chắn ở phía nam Montreal sau khi cảnh sát chống bạo động đến. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của nhóm người biểu tình tuyên bố rằng các cuộc phong tỏa khác sẽ tái xuất hiện. Những người biểu tình thiết lập các cuộc phong tỏa ở British Columbia, Ontario, Alberta và Quebec để đoàn kết với những người phản đối dự án đường ống ven biển GasLink. Đường ống này đi qua lãnh thổ truyền thống của dân bản địa Wet’suwet’en First Nation ở tây bắc British Columbia. Thủ tướng Trudeau cho biết một số người không thể đi làm, thậm chí có người còn bị mất việc.
Trong tuần này, Via Rail, dịch vụ xe lửa chở hành khách của Canada, cho biết họ đang tạm thời sa thải 1,000 nhân viên. CN Rail cũng công bố 450 nhân viên bị sa thải tạm thời. Hàng hóa bị mắc kẹt hàng ngày trị giá ước tính 425 triệu Canada Kim (340 triệu mỹ kim). Dù vậy, thủ tướng Trudeau vẫn nói rằng quân đội sẽ không được triệu tập bởi vì quân đội không được sử dụng để chống lại công dân Canada.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-canada-trudeau-tuyen-bo-viec-phong-toa-duong-xe-lua-phai-cham-dut/

Dịch COVID-19 rồi sẽ ra sao?

Vanessa Đỗ
Tiến sĩ, bác sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã có bài phân tích trên Think Global Health ngày 18/2 về tình hình diễn biến và kịch bản của việc ngăn chặn dịch Covid-19.
Ba tuần trước, ông đã viết về những gì cần biết để đối mặt với dịch virus corona chủng mới hay COVID-19. Tiếp đó, ông đã tóm tắt những hiểu biết khoa học với các hiện tượng đang diễn ra, bao gồm khả năng dễ dàng lây lan của virus trong các hộ gia đình và bệnh viện, dù với kết quả ít nguy hiểm hơn so
với SARS. Và tuần trước ông đã báo động về sự lây lan rộng rãi trong bệnh viện như một dấu hiệu cho thấy dịch bệnh COVID-19 có nguy cơ như thế nào đối với nhân viên y tế và cộng đồng,
Và ngay bây giờ, câu hỏi quan trọng đối với thế giới là liệu virus này có thể được ngăn chặn và loại bỏ, như SARS hay là sẽ tiếp tục lây lan, như các loại virus corona khác gây cảm lạnh thông thường. Ngăn chặn được có nghĩa là virus đã được loại bỏ, như virus SARS đã được loại bỏ và không còn lây lan giữa mọi người. Tuy nhiên với dịch COVID-19, các tỷ lệ ngăn chặn rất nhỏ và hiện gần như là không thể. Đó có thể là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) báo trước rằng việc ngăn chặn có thể là không thể.
Số lượng lớn các ca nhiễm được báo cáo ở Trung Quốc, được đánh giá thấp đáng kể so với số ca nhiễm thực tế.
Các mô hình tính toán dịch bệnh cho thấy số ca nhiễm bệnh được công nhận ở các quốc gia ngoài Trung Quốc có thể chỉ là một phần nhỏ trong số những người thực sự nhiễm bệnh COVID-19 đã rời khỏi Trung Quốc.
Trong một báo cáo của Nhật Bản về 454 người có kết quả dương tính trên tàu du lịch Diamond Princess thì 189 người không có triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, vẫn còn có hy vọng:
Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát việc ngăn chặn virus lây lan, và ở một số tỉnh, các trường hợp bị nhiễm bệnh dường như đang giảm;
Khả năng xét nghiệm PCR nhanh cho phép xác định các ca bệnh và thực hiện các biện pháp cách ly và kiểm soát, và xét nghiệm di truyền không cho thấy sự tiến hóa tiếp theo của virus;
SARS và MERS, các virus corona tương tự, đều là những loại virus rất dễ lây lan, do vậy việc giảm di chuyển ở các vùng bị ảnh hưởng sẽ làm giảm đáng kể các ca nhiễm mới.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tiến hành xét nghiệm RNA trên các mẫu vật bên trong phòng thí nghiệm ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào ngày 14/2/2020, khi đất nước này bị tấn công bởi một loại virus corona chủng mới. Nguồn: cnsphoto/REUTERS. (Ảnh chụp màn hình Think Global Health).
Việc tìm hiểu thêm về căn bệnh này đang diễn ra hàng giờ. Và, tới thời điểm này, có thể đã trở nên rõ ràng hơn rằng việc ngăn chặn là không thể. Nếu việc ngăn chặn là có thể thì cũng sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để xác nhận. Trong cả hai trường hợp, mức độ khẩn cấp và sự đáp ứng sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ tử vong trong thực tế.
Nhiều quốc gia đang áp dụng việc hạn chế đi lại và coi đó là biện pháp cần thiết. Mục đích nhằm kiểm soát các ca nhiễm bệnh và ngăn chặn chúng lây lan ở Trung Quốc và bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong kịch bản này, các biện pháp y tế công cộng cốt lõi như xét nghiệm và cách ly sớm, theo dõi việc di chuyển và các tiếp xúc là rất cần thiết. Hiệu quả của việc cách ly công cộng và hạn chế việc đi lại chưa rõ ràng, mặc dù nó có thể làm chậm sự lây lan của virus, đặc biệt là từ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh. Ngay cả khi nếu việc ngăn chặn là không thể, các biện pháp kiểm soát tăng cường đang được triển khai ở Trung Quốc và các nơi khác có thể giúp làm chậm và hạn chế tác hại của virus gây ra.
Nếu không thể khống chế virus, thì các biện pháp kiểm soát hợp lý sẽ phụ thuộc vào cả mức độ lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của virus. Trong tất cả các kịch bản, một số biện pháp đơn giản là rất cần thiết như sau:
– Bảo vệ nhân viên y tế và đảm bảo các cơ sở chăm sóc sức khỏe không được trở thành điểm bùng phát.
– Rửa tay thường xuyên;
– Che miệng và mũi bằng khăn giấy (hoặc tay áo, không phải tay) khi bạn ho hoặc hắt hơi;
– Không tiếp xúc với những người khác nếu bạn bị bệnh ho và sốt; đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài; nếu bạn đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe, nếu có thể, hãy thông báo trước cho họ rằng bạn có thể bị nhiễm bệnh.
Trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy ra thì trước tiên hãy cố gắng giảm số người bị nhiễm bệnh, bằng cách đóng cửa hoặc cắt giảm giờ học, hạn chế các cuộc tụ họp công cộng; thường xuyên rửa tay và che miệng khi ho; nhanh chóng cách ly những người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh và lây nhiễm cho người khác; và làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm tay vào, và đặc biệt quan trọng là việc giảm lây lan cho nhân viên y tế, bệnh nhân và khách trong bệnh viện.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ nhảy với bệnh nhân vào ngày 15/2/2020 bên trong Trung tâm Hội nghị Parlor Vũ Hán Trung Quốc, đã được chuyển đổi thành một bệnh viện tạm thời sau khi dịch virus corona bùng phát. Nguồn: China Daily/REUTERS. (Ảnh chụp màn hình Think Global Health).
Thứ hai, tận dụng cơ hội sống sót cho những người bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ yêu cầu chẩn đoán nhanh, tìm hiểu và áp dụng phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân bị nhiễm virus nặng và tăng
cường chăm sóc hỗ trợ, bao gồm thở oxy bổ sung và thở máy để hỗ trợ bệnh nhân cho đến khi nhiễm trùng giảm.
Thứ ba, duy trì các dịch vụ thiết yếu, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe và hoạt động kinh tế xã hội.
Bất cứ điều gì xảy ra với dịch bệnh COVID-19 này, chúng ta cần các hệ thống y tế công cộng mạnh hơn, để tìm ra nhanh hơn, dừng lại sớm hơn và ngăn chặn tốt hơn các tác hại từ các mối đe dọa của các bệnh truyền nhiễm mới không thể tránh khỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới. Việc đầu tư vào các hệ thống này là rất cần thiết giúp thế giới có thể tiết kiệm hàng chục tỷ Đô la và cứu hàng triệu mạng sống khi xảy ra dịch bệnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-covid-19-roi-se-ra-sao.html

Cập nhật sáng 23/2: Bệnh có tên là COVID-19,

nhưng virus thì có tên dài hơn là SARS-CoV-2

Nam Sơn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo tên chính thức cho “virus corona mới” gây ra dịch bệnh COVID-19 là virus “SARS-CoV-2”.
WHO cho biết virus và bệnh do virus gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây ra bệnh AIDS và rubeola là virus gây ra bệnh sởi.
Có nhiều quy trình khác nhau và mục đích để đặt tên cho virus và bệnh.
Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gen của chúng để tạo điều kiện phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, vắc xin và thuốc. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học thực hiện công việc này, do đó virus được Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đặt tên.
ICTV vào ngày 11/2 đã công bố tên của virus gây bệnh COVID-19 là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus corona 2, nghĩa là SARS-CoV-2. Tên này được chọn vì virus mới có sự tương đồng về gen với virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Theo WHO, dù liên quan nhưng hai virus này là khác nhau.
Theo cập nhật của Johns Hopkins CSSE, tính đến sáng 23/2, số người nhiễm SARS-CoV-2 trên thế giới là 78.624, có 634 trường hợp ở các nước khác ngoài Trung Quốc, với các con số cụ thể như sau:
Hàn Quốc: 433
Nhật Bản: 122
Singapore: 85
Italy: 79
Hồng Kông: 69
Thái Lan: 35
Mỹ: 35

Việt Nam: 16

Ngày 22/2, Thủ tướng Ý đã tuyên bố chặn việc đi lại với các điểm nóng của dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra, sau khi số ca nhiễm của quốc gia này nhảy lên 79. “Tại những khu vực được coi là điểm nóng, việc ra và vào sẽ bị cấm nếu không được cấp phép đặc biệt”, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói. Dịch bệnh bùng phát ở Ý tập trung chủ yếu tại phía Bắc tỉnh Lombardy.
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản ngày 22/22 lên tiếng xin lỗi sau khi để 23 hành khách rời du thuyền Diamond Princess mà chưa được xét nghiệm SARS-CoV-2 cẩn thận. Động thái trên được đưa ra sau khi một nữ du khách Nhật rời khỏi Diamond Princess hôm 19-2 dương tính với SARS-CoV-2. Khi nhận được kết quả, bà này đã trở về nhà tại tỉnh Tochigi, hãng tin Kyodo đưa tin.
Sau Trung Quốc, Hàn Quốc là một trong những điểm nóng có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất tính đến nay. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 22/2 thông báo tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc tăng gấp đôi lên thành 433 người và có 2 người tử vong.
Chiều 22/2, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, hiện vẫn chưa áp dụng các khuyến cáo, áp dụng hạn chế đi lại hoặc thực hiện giám sát y tế đặc biệt nào đối với hành khách đến và về từ Hàn Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế, các hành khách chỉ cần đo thân nhiệt, cung cấp thông tin y tế. Tuy nhiên, Trung tâm đáp ứng sự kiện
y tế công cộng khẩn cấp Việt Nam đang theo dõi diễn biến dịch tại Hàn Quốc để đề xuất kịp thời các quyết định mới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-benh-co-ten-la-covid-19-nhung-virus-thi-co-ten-dai-hon-la-sars-cov-2.html

EURO -2020 ở 12 nước, tai họa môi trường ?

Anh Vũ
Ngày 12/06/2020 EURO 2020 chính thức khai cuộc với khuôn khổ hoành tráng chưa từng có trong lịch sử. Trong một tháng tháng, 51 trận đấu diễn ra tại 12 quốc gia trải rộng khắp trên lục địa châu Âu với khoảng cách di chuyển cách nhau nhiều nghìn km. Người hâm mộ bóng đá háo hức chờ đợi, trong khi các chuyên gia về khí hậu thì cảnh báo giải đấu là một tai họa về môi sinh.
Sáng kiến mở rộng quy mô giải bóng đá đỉnh cao châu Âu của Michel Platini, cựu chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA, ban đầu được đón nhận như là một cuộc cách mạng đem lại cơ hội đón ngày hội bóng đá cho mọi quốc gia. Nhưng giờ đây mô hình giải đấu lớn đang bị các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích gây phát thải lớn khí gây hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu bị hâm nóng.
Trước tiên là yếu tố khoảng cách giữa các nơi tổ chức trận đấu. Lấy một thí dụ : cổ động viên Ba Lan muốn xem đội tuyển nhà thi đấu vào tháng 6/2020, chỉ riêng giai đoạn vòng bảng, sẽ phải đi lại 6000 km trong 10 ngày từ Ba Lan đến Bilbao ở Tây Ban Nha rồi qua Dublin của Ailen.  Nếu như đội tuyển Ba Lan được vào vòng 1/8, cổ động viên Ba Lan này sẽ phải bay tới Budapest và chẳng may đội tuyển họ vào được tứ kết và muốn tiếp tục đi theo cổ vũ đội tuyển thì họ sẽ phải di chuyển đến thành phố Baku của Azerbaidjan, ở cách 4000 km với Luân Đôn địa điểm tổ chức các trận bán và chung kết.
So sánh với giải theo thể thức cũ 4 năm trước, EURO 2016 tổ chức tại Pháp, các cổ động viên chỉ cần một chiếc vé khứ hồi tới Pháp cộng thêm với vài hành trình bằng xe lửa di chuyển đến 10 thành phố tổ chức là đủ.
Trên đây chỉ là cách tính toán trên lý thuyết.Nhưng rõ ràng mở rộng các địa điểm thi đấu ra 12 quốc gia tất yếu dẫn đến việc di chuyển tăng lên gấp bội so với ở một nước. Đó cũng là cơ sở để các nhà bảo vệ môi trường, đặc biệt là những nghị sĩ các đảng Xanh tại Nghị Viện Châu Âu, lên tiếng lo ngại về tác động của EURO mở rộng đến môi trường khí hậu, một vấn đề cấp bách đang đặt ra cho toàn thế giới.
Định chế quản lý bóng đá Châu Âu cho biết trong vấn đề tổ chức giải đấu đã tính đến các yếu tố gây ô nhiễm chính là hạ tầng cơ sở và giao thông. Vì thế mà nhiều đội tuyển quốc gia bóng đá mạnh như Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Ý, có khả năng đi xa trong giải sẽ chủ yếu thi đấu trên sân nhà ở vòng bảng nhằm hạn chế sự di chuyển của các cổ động viên cuồng nhiệt sẵn sàng di chuyển hàng nghìn km theo cổ vũ đội nhà. Ngoài ra, « rất ít các cơ sở hạ tầng cho thi đấu được xây thêm » chỉ có 1 trong 12 sân vận động, đó là sân tại Budapest, được xây mới.
Nhưng những lập luận như vậy có thuyết phục được các nhà chuyên môn ? Theo ông Andrew Walfle, nhà nghiên cứu thuộc Tyndall Centre for Climate Change Research, Đại học Manchester, xây dựng thực ra là tác nhân ô nhiễm còn hơn cả giao thông, trong các cuộc thi đấu thể thao lớn. Như vậy, EURO 2020 đã giảm phát thải ô nhiễm rất nhiều so với giải đấu khác, như giải Cúp Thế giới 2022 tại Qatar, nơi toàn bộ hệ thống sân vận động được xây mới hiện đại để phục vụ sự kiện.
Còn về vấn đề phát thải do việc di chuyển của khán giả, các nhà chuyên môn cho rằng đây là yếu tố khó có thể tính toán nhất. Các ước tính đánh giá chủ yếu dựa trên các giả thuyết, ít nhiều không sát thực tế.
Theo các tính toán cơ học sẽ có khoảng 425 nghìn tấn CO2 bị phát thải từ các chuyến di chuyển của cổ động viên, đội bóng trong thời gian diễn ra EURO 2020. Trong khi đó, theo các báo cáo sau sự kiện của các nước tổ chức trước đây, kỳ EURO 2016 tổ chức trong một nước đã làm phát thải lên tới 517 nghìn tấn CO2 và gần 1,5 triệu tấn cho Cúp bóng đá Thế giới 2018, diễn ra tại 11 thành phố của nước Nga. Tất nhiên Cúp thế giới có 32 đội tuyển quốc gia tham dự đến từ khắp các châu lục, trong khi EURO chỉ có 24 quốc gia.
Chuyên gia môi trường khí hậu Nguyễn Đức Hiệp tại bang New South Wales- Úc, cho rằng mức độ tác động đến môi trường khí hậu của việc di chuyển chưa hẳn đã đã quá lớn. Nhất là giờ đây thế giới đã có cơ chế bồi thường cho phát thải CO2 do di chuyển.
Giáo sư Nguyễn Đức Hiệp- Úc
Trồng 50 nghìn cây xanh ở mỗi nước tổ chức
UEFA, nhà tổ chức giải đấu, khẳng định đã ý thức được vấn đề « cấp bách » và hứa EURO 2020 sẽ là « giải đấu tôn trọng môi trường » nhất trong lịch sử. Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu cam kết « bồi thường » 425 nghìn tấn các bon do giải đấu phát thải thông qua các khoản đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải gây ô nhiễm, đồng thời UEFA đã thông báo chương trình trồng 50 nghìn cây xanh ở mỗi nước đón giải đấu, việc làm được cho là mang tính tượng trưng nhiều hơn. Chuyên gia môi trường Andrew Walfle được trích dẫn ở trên cho rằng, « trồng cây rồi bỏ đi, không giải quyết được vấn đề. Việc làm này sẽ không thay đổi được khối lượng phát thải sinh ra trong giải đấu ».
Để giảm tác động lên môi trường sinh thái, UEFA dự tính sẽ cung cấp cho các khán giả có vé vào sân một loại vé miễn phí đi lại trên các phương tiện công cộng ở các thành phố diễn ra giải đấu.
Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, bồi thường phát thải là một giải pháp, nhưng ông nhấn mạnh đến các biện pháp bảo vệ môi trường tại nơi diễn ra sự kiện.
Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn- Cần Thơ
Về khía cạnh tái chế rác thải ở sân vận động, UEFA tin rằng EURO 2020 sẽ làm tốt hơn giải 2016 tại Pháp, tại đó chỉ có 38% rác thải trên sân vận động được tái chế.
Xem lại mô hình mở rộng giả đấu
Nếu như EURO mới nâng thành phần dự giải từ 16 lên 24 đội cách đây 4 năm thì, FIFA đang dự định nâng số đội dự Cúp thế giới từ 32 lên 48 đội.
Việc mở rộng quy mô giải đấu trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà tổ chức và những người bảo vệ môi trường. Trong khi đó, những sự kiện như vậy luôn là ngày hội lớn của người hâm một và là cơ hội hốt bạc đối với các nhà tổ chức.
Hồi tháng 9/2019, chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin đã thừa nhận : « đến lúc này thế giới bóng đá chưa làm được gì nhiều cho môi trường » và EURO 2020 sẽ « gây ô nhiễm nhiều ».
Gần đây định chế quản lý bóng đá Châu Âu nhiều lần nhắc đến khả năng phiên bản EURO 2020 sẽ không tiếp tục trong kỳ tới và EURO sẽ trở lại như cũ với nước chủ nhà giải 2024 là Đức.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200223-euro-2020-%E1%BB%9F-12-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-tai-h%E1%BB%8Da-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

Anh xúc tiến dự án với TQ, ngó lơ Mỹ

Thủ tướng Anh Boris Johnson phê duyệt

dự án cao tốc quan trọng do Trung Quốc thi công.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phê duyệt kế hoạch công trình High Speed 2 (HS2), kết nối London, Birmingham, Manchester và Leeds. Dự án hạ tầng đặc biệt quan trọng này có thể sẽ có sự tham gia của Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation – CRCC).
Financial Times cho biết, trong thư giới thiệu của CRCC với nhà thầu HS2, đường cao tốc dự tính hoàn tất xây dựng vào năm 2040 này, có thể được công ty Trung Quốc hoàn thành chỉ trong vòng 5 năm cho tất cả tuyến đường.
Bên cạnh đó, nhà thầu Trung Quốc mời chào xây dựng tuyến đường rẻ hơn nhiều so với kế hoạch mà London đã trù tính. Dự toán ban đầu cho dự án HS2 là 56 tỷ bảng Anh, sau đó đã tăng vọt lên 106 tỷ bảng Anh.
Phương án có sự tham gia của Trung Quốc trong công trình này trước đây đã từng được xem xét.
Ngay từ năm 2015, Bộ trưởng Tài chính George Ostern đã đề nghị ký hợp đồng với các công ty chuyên ngành của Trung Quốc với giá thành 11,6 tỷ bảng. Năm ngoái, người đứng đầu HS2 đã gặp gỡ các đại diện ngành đường sắt Trung Quốc.
Là nước giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng đường cao tốc, trong 15 năm, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới lớn nhất thế giới: hơn 20.000 km, tức là bằng 2/3 chiều dài mạng lưới đường sắt cao tốc toàn cầu. Điều này là một lợi thế lớn của công ty Trung Quốc trước đối thủ trong lựa chọn của Chính phủ ông Boris Johnson.
Trước đây dự án từng gây tranh cãi lớn trong Chính phủ Anh, một phần bởi chi phí cao. HS2 vốn được phát triển từ năm 2007 nhưng bị chỉ trích về sự thiếu hiệu quả trong quản lý và tốn chi phí quá mức.
Ngoài ra, giới chức Anh cũng nhiều lần nghi ngờ về sự cần thiết của dự án, các vấn đề môi trường bởi đường cao tốc sẽ đi qua khu rừng nguyên sinh, cũng như giá cả BĐS sẽ tăng lên ở những nơi khu rừng đi qua…
Thậm chí, ngay từ trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Boris Johnson đã ám chỉ rằng có thể huỷ dự án. Tuy nhiên, đến nay thì ông Johnson đã chính thức phê duyệt cho tuyến đường cao tốc này. Hơn nữa, lại còn đẩy lùi thời hạn kết thúc thực hiện dự án xuống 5 năm – đặt mốc mới là năm 2035.
GS. Dương Miên làm việc tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc ĐHTH Truyền thông Trung Hoa nhận định, Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm trong xây dựng hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc. Nếu Anh muốn tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và hồi sinh nền kinh tế của mình, thì tốt hơn hết là hãy cộng tác chặt chẽ với Trung Quốc.
Trước các dự báo cho rằng nhà thầu Trung Quốc sẽ tham gia vào dự án, giới chức Anh nhanh chóng thông tin với báo chí rằng các cuộc đàm phán giữa HS2 và CRCC hiện mang tính chất sơ bộ, chưa ngã ngũ và các bên không bị ràng buộc trách nhiệm gì.
Đàm phán diễn ra không phải ở cấp độ liên quốc gia, mà chắc chỉ là giữa hai công ty.
Việc Anh có thể chấp nhận nhà thầu Trung Quốc đã gây ra phản đối từ phe Bảo thủ. Giới chức Anh lo ngại, vốn là một đồng minh thân cận của Anh, sự lựa chọn nào của London cũng có thể sẽ tác động đến Mỹ. Ví dụ dễ hiểu nhất là việc Washington đã tác động đến London trong việc lựa chọn Huawei triển khai hạ tầng 5G. Vì nhà thầu Trung Quốc mà Mỹ đã giành nhiều cuộc họp, với tác động ở cấp cao nhất đến Chính phủ ông Boris Johnson.
Trong bối cảnh nước Anh chuẩn bị bước vào tiến trình Brexit, tách biệt hoàn toàn với nền kinh tế châu Âu, London sẽ có nhiều lựa chọn hợp tác kinh tế hơn với các nước trên thế giới. Vốn là đồng minh lớn của Mỹ lại rất được Washington ủng hộ trong tiến trình Brexit, nước Anh có thể rất sẵn sàng thúc đẩy các thỏa thuận thương mại lớn với Mỹ thay vì các dự án đơn lẻ với các công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong một diễn biến đáng chú ý, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã từ chối đến thăm Washington và thảo luận về thỏa thuận thương mại mới trong tương lai vào tuần trước.
Ông Johnson được cho là muốn tập trung vào các vấn đề đối nội trong thời gian này hơn. Điều này cũng diễn ra sau khi Thủ tướng Johnson đã có cuộc điện đàm đầy sóng gió với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Trump được cho là đã dùng nhiều ngôn từ cá nhân đối với Thủ tướng Anh và kết thúc cuộc điện thoại bằng một cú dập máy mạnh mẽ. Nội dung cuộc điện đàm đề cập đến thỏa thuận thương mại song phương và việc London cấp phép cho Huawei thi công hạ tầng 5G quốc gia.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33110-anh-xuc-tien-du-an-voi-tq-ngo-lo-my.html

Virus corona lây nhiễm 51 người ở Ý,

giết chết hai người

Dịch virus corona mới đã giết chết hai người và lây nhiễm 51 người khác ở miền bắc của Ý, buộc nhà chức trách cấm các sự kiện công cộng.
Một người phụ nữ 77 tuổi được phát hiện đã chết tại nhà cách thành phố Milan 50 km về phía nam hôm thứ Năm cho kết quả dương tính với virus corona, một ủy viên hội đồng địa phương cho biết ngày thứ Bảy, sau khi một người đàn ông 78 tuổi chết vì nhiễm trùng gần Padua trong đêm.
Vợ và con gái của người đàn ông nằm trong số 12 người bị nhiễm virus corona ở vùng Veneto. Ý là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu, với phần lớn các trường hợp tập trung ở vùng Lombardy, trái tim tài chính và công nghiệp của Ý.
Ủy viên Phúc lợi Khu vực Giulio Gallera nói với các phóng viên rằng tâm điểm của dịch bệnh là Codogno, một thị trấn nhỏ ở phía tây Milan, nơi bệnh nhân bị nhiễm đầu tiên của vùng Lombardy được chữa trị.
Bệnh nhân đó là một người đàn ông 38 tuổi, bị bệnh sau khi gặp một người bạn đã đến thăm Trung Quốc. Tình trạng của ông này đã ổn định, nhà chức trách cho biết.
Khoảng 50.000 cư dân ở Codogno và các thị trấn lân cận đã được khuyên nên ở trong nhà. Các cuộc tụ tập công cộng bao gồm thánh lễ Chủ nhật và các trận bóng đá đã bị đình chỉ, và các trường học và cửa hàng đều đóng cửa.
Thống đốc khu vực Luca Zaia cho biết chính quyền đang xem xét liệu có nên đình chỉ các sự kiện lễ hội Carnival của Venice hay không.
Ý là quốc gia khu vực đồng euro đầu tiên tạm dừng tất cả các chuyến bay trực tiếp đến và đi từ Trung Quốc, sau khi hai khách du lịch Trung Quốc từ Vũ Hán xét nghiệm dương tính tại Rome vào cuối tháng 1.
Thủ tướng Giuseppe Conte ngày thứ Bảy nói rằng chính phủ đã sẵn sàng xem xét thêm các biện pháp nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/virus-corona-lay-nhiem-51-nguoi-o-y-giet-chet-hai-nguoi/5299655.html

Thẩm phán Aranovsky nói

Nga không nên kế thừa các tội ác của Liên Xô

Một thẩm phán Tòa Hiến pháp Liên bang Nga nói nước này cần từ bỏ vai trò quốc gia kế tục Liên Xô và không nhận về ‘sự chuyển giao’ các tội ác thời cộng sản.
Ông Konstantin Aranovsky nói các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô gây ra với quốc gia Nga “không nên chuyển tiếp” cho Nga ngày nay, theo các báo Nga hôm 17/02/2020.
Liên Xô từng trưng cầu dân ý rồi tan rã
Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?
TBT Trọng: ‘Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng’
Joseph Stalin: Nhà độc tài được dân Nga thích
Liên bang Nga sau 1991 trở thành quốc gia kế thừa Liên Xô, chủ thể của quan hệ quốc tế nhưng là nhà nước đa dân tộc, có nhiều cộng hòa thành viên.
Sau khi Liên Xô tan rã, chỉ có Nga nhận là quốc gia kế thừa, gồm cả vị trí của Liên Xô ở Liên Hiệp Quốc.
Tuy thế, về lãnh thổ và dân cư, nước Nga hiện nay không nắm toàn bộ những gì Liên Xô để lại.
Các quốc gia đông dân chỉ sau Nga trong Liên bang Xô Viết cũ, như Ukraine, Belarus, Kazakhstan, đã độc lập và không kế thừa Liên Xô về mặt pháp lý.
Tại Nga cũng có lập luận rằng các lãnh tụ Liên Xô một thời, như Stalin, Khrushchev không phải người Nga.
Liên Xô và Nga
Có vẻ ông Aranovsky muốn phân biệt “chế độ Liên Xô” theo ý thức hệ cộng sản, với một thực thể chính trị – lãnh thổ khác là ‘quốc gia Nga”.
Phát biểu nhân việc Liên bang Nga nay công nhận trẻ em bị hành hạ, cưỡng bức thời Stalin ở Liên Xô nay được nhận bồi thường, ông Aranovsky cho rằng đó là vấn đề pháp lý không logic.
Trang RT đưa tin ông Aranovsky lên án các “hành động khủng bố, trấn áp” thời Liên Xô và cho rằng Nga cần hưởng quy chế “quốc gia không dính vào các tội ác của chế độ toàn trị”.
Trang Moscow Times cho rằng hàng triệu người Nga đã là nạn nhân của chế độ tù đày khủng khiếp thời Liên Xô.
Theo ông Aranovsky, nước Nga ngày nay “hình thành” không theo ý nguyện của Liên Xô cũ.
Ông lập luận rằng luật mà Nga đưa ra ngày nay nhằm phục hồi danh dự, nhân phẩm có các nạn nhân bị trừng phạt thời Liên Xô có thể bị coi là “thủ phạm tặng thưởng cho nạn nhân”.
“Nga không còn kế thừa hệ thống pháp luật Liên Xô, nhưng lại là quốc gia kế thừa một hệ thống ra đời bất hợp pháp là Liên Xô, và nay phải chịu hậu quả của các hoạt động hệ thống đó gây ra, gồm cả đàn áp chính trị,” ông Aranovsky biết.
Phản ứng cho tới nay của Tòa Hiến pháp Nga là coi ý kiến của ông Aranovsky chỉ là ý kiến riêng, theo TASS.
Họ nói ông chỉ là một trong 19 thẩm phán của Tòa Hiến pháp Nga và có quyền nêu ý kiến riêng, nhưng đó không phải là diễn giải pháp luật chính thức.
Điện Kremlin phản hồi lại tin này bằng lời khẳng định Liên bang Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô cả về pháp luật và trên thực tế.
Quan điểm chính thống ở Nga hiện nay là tôn trọng hương hồn hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản Liên Xô.
Nhưng giới chức mặt khác cũng nói Stalin “có công” chống phát-xít trong cuộc chiến Vệ quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51592200

Virus corona Covid-19 : Teheran xác nhận

8 ca tử vong vì virus đến từ Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Teheran ngày 23/02/2020 loan báo thêm ba trường hợp tử vong vì virus corona, nâng tổng số thiệt mạng lên thành 8 người. Bộ Y Tế Iran đồng thời cho biết là dịch bệnh Covid-19 đã thâm nhập vào Iran qua một thương nhân thường xuyên đi Trung Quốc. Iran đã trở thành quốc gia có nhiều trường hợp tử vong vì Covid-19 nhất bên ngoài Trung Quốc.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran, phát ngôn viên bộ Y Tế Iran Kianouche Jahanpour còn cho biết thêm là đã có thêm 15 người trường hợp lây nhiễm mới, nâng tổng số người bị virus corona tại quốc gia Hồi Giáo này lên thành 43 ca.
Hầu hết các trường hợp lây nhiễm đều xảy ra tại vùng thánh địa Qom của người Hồi Giáo Iran. Về xuất phát điểm của con virus, bộ trưởng bộ Y Tế Iran Saeed Namaki đã cho biết là “Virus đã từ Trung Quốc lan đến thành phố Qom”.
Theo hãng tin Anh Reuters, quan chức Iran này đã giải thích: “Một thương nhân cư ngụ ở Qom bị chết vì virus đã thường xuyên đến Trung Quốc … Các chuyến bay giữa hai nước đã bị đình chỉ, nhưng người này đã sử dụng các chuyến bay gián tiếp”.
Bộ trưởng bộ Y Tế Iran kêu gọi mọi người tránh đi đến Qom, một địa điểm hành hương quan trọng của những người Hồi Giáo theo hệ phái Shi-ai, cách thủ đô Teheran 120 km về phía nam, cũng như tránh đi đến những vùng đất thánh khác ở Iran.
Khuyến cáo của bộ trưởng bộ Y Tế Iran được đưa ra vào lúc chính quyền đã ban hành các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mọi di chuyển, các cuộc tụ tập nhằm đối phó với đà lây lan của dịch bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200223-virus-corona-covid-19-teheran-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-8-ca-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-virus-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-trung-qu%E1%BB%91c

Dịch COVID – 19: Nam Hàn nâng mức báo động,

Hà Nội lo đón hàng chục ngàn người từ vùng dịch

Hà Nội có thể phải đón đến hàng chục ngàn người từ Nam Hàn, nước đang có diễn biến dịch COVID – 19 phức tạp trong những ngày qua và vừa phải nâng mức báo động lên mức cao nhất sau ca tử vong thứ 5 hôm 23/2. Hiện Nam Hàn đã xác nhận 556 ca nhiễm.
Tại cuộc họp khẩn cấp vào ngày Chủ nhật, 23/2, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông trong nước trích lời cho biết:
Hiện chưa có thông tin nào từ Ban Chỉ đạo quốc gia coi Hàn Quốc là vùng dịch, nhưng diễn biến rất phức tạp, vì 15 – 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn. Người Việt Nam lao động, học tập ở Hàn Quốc cũng rất nhiều. Nếu Hàn Quốc diễn biến phức tạp như Vũ Hán (Trung Quốc – phóng viên), phải đưa người về thì Hà Nội phải tiếp nhận hàng chục ngàn người chứ không ít, nên phải chuẩn bị”.
Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh trích thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết hiện ở thành phố Daegu và Gyeongbuk (hai thành phố tâm dịch ở Nam Hàn) có hơn 4.000 lao động Việt Nam. HIện vẫn chưa có lao động Việt Nam nào ở Nam Hàn bị xác nhận nhiễm COVID – 19.
Giới chức sở Y tế Hà Nội cho biết hiện có khoảng 26.000 người Việt tại hai tỉnh có dịch của Nam Hàn.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu trước mắt cần nâng mức độ cảnh báo đi lại, bởi Mỹ cũng đã nâng mức cảnh báo đi lại với Nhật, Hàn Quốc.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị cách ly nơi cư trú 14 ngày đối với người đến từ vùng có dịch ở Hàn Quốc, đồng thời khuyến cáo người dân không đi du lịch sang các nước có dịch.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-hanoi-might-receive-thousands-from-south-korea-02232020082834.html

Virus corona -Covid-19 : Báo động tối đa tại Hàn Quốc

Trọng Nghĩa
Sau 5 ca tử vong và hơn 600 ca lây nhiễm, Hàn Quốc trong tình trạng “báo động tối đa”. Diễn biến dịch bệnh Covid-19 tiếp tục gây lo ngại. Hàn Quốc. Ngày 23/02/2020 có thêm 169 ca lây nhiễm.
Phát biểu sau cuộc họp của chính phủ về dịch Covid-19, tổng thống Moon Jae-In xác nhận tính chất khẩn cấp của tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc và cho biết là chính quyền sẽ nâng báo động lên mức cao nhất là “nghiêm trọng”, và sẽ “quyết liệt củng cố hệ thống ứng phó”.
Theo hãng tin Pháp AFP, với hơn 600 ca lây nhiễm và 5 người thiệt mạng được ghi nhận, Hàn Quốc đã vươn lên thành ổ dịch lớn thứ hai ở ngoài Trung Quốc, nếu không tính đến trường hợp cá biệt của du thuyền Diamond Princess.
Tại Trung Quốc, tâm dịch là Vũ Hán, còn tại Hàn Quốc, đó có thể là Daegu, thành phố lớn thứ tư. Đây là nơi đã ghi nhận đa số các trường hợp lây nhiễm. Nhà thờ của giáo phái Shincheonji được cho là nơi phát tán của virus corona độc hại.
Sinh hoạt ở Daegu trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan tại Hàn Quốc ra sao ? Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde đã đến tận nơi tìm hiểu:
“Tín hiệu âm thanh của các tin nhắn cảnh báo về dịch bệnh do virus corona vang ra từ các chiếc điện thoại thông minh. Các trường hợp lây nhiễm được xác nhận đã xuất hiện trên màn hình điện thoại di động khi chúng tôi tiến vào thành phố qua ngã cửa đông.
Liệu Daegu có sẽ trở thành một Vũ Hán mới hay không ? Câu hỏi đang được đặt ra, nhưng hiện thời, ô tô vẫn còn qua lại trên các nút giao thông và các đại lộ chính.
Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa. Có lẽ chưa bao giờ một buổi chiều Thứ Bảy các vỉa hè lại vắng khách bộ hành như vào lúc này, đặc biệt là trong khu vực có nhà thờ của giáo phái Shincheonji, nơi mà phần lớn các trường hợp lây nhiễm được ghi nhận.
Một dấu hiệu phản ánh nỗi lo ngại càng lúc càng cao theo đà tăng vọt của con số người bị virus corona tấn công. Đó là các thông báo viết tay bằng chữ lớn trên những tờ giấy trắng nở rộ, dán trên các cửa kính, ghi nào là “cửa hàng đóng cửa do dịch bệnh” hoặc là “nhà hàng của chúng tôi phải đóng cửa vì thiếu nhân viên”.
Thị trưởng thành phố Daegu 2,5 triệu dân, ông Kwon Young-Jin, hôm nay đã loan báo hơn 90 ca lây nhiễm mới trong thành phố, nơi có đến 247 cư dân đang mang trong người con virus corona.
Daegu và các thành phố lân cận hiện được liệt vào diện “khu vực cần chăm sóc đặc biệt” để được cả nước hỗ trợ. Chính quyền các thành phố đã kêu gọi cư dân ở nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Các viện dưỡng lão được đặc biệt theo dõi. Ngày mai, Thứ Hai, 24/02/2020, 1.300 trường mẫu giáo ở thành phố thứ tư này của Hàn Quốc sẽ đóng cửa.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200223-virus-corona-covid-19-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BB%91i-%C4%91a-t%E1%BA%A1i-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c

Dịch COVID-19:

Hàn Quốc 4 người chết, 123 ca nhiễm mới

Nam Sơn
Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc ghi nhận người tử vong thứ 4 và 123 ca nhiễm mới trong ngày 23-2, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 556.
Số ca COVID-19 tại Hàn Quốc đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng 1 ngày (22/2), với đa số trường hợp nhiễm bệnh tập trung trong giáo phái Shincheonji thuộc thành phố Daegu và bệnh viện Daenam ở Cheongdo.
Ngày 21-2, Seoul đã tuyên bố thành phố Daegu và hạt Cheongdo là “khu chăm sóc đặc biệt”.
Chiều 22/2, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, hiện vẫn chưa áp dụng các khuyến cáo, áp dụng hạn chế đi lại hoặc thực hiện giám sát y tế đặc biệt nào đối với hành khách đến và về từ Hàn Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế, các hành khách chỉ cần đo thân nhiệt, cung cấp thông tin y tế. Tuy nhiên, Trung tâm đáp ứng sự kiện
y tế công cộng khẩn cấp Việt Nam đang theo dõi diễn biến dịch tại Hàn Quốc để đề xuất kịp thời các quyết định mới.
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, những năm gần đây, Hàn Quốc là nguồn khách quốc tế lớn thứ 3 của tỉnh (sau Trung Quốc và Nga). Ông Lê Tấn Phùng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc, sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe đối với du khách Hàn Quốc khi đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Ngoài việc đo thân nhiệt, phải áp dụng tờ khai y tế với khách đến từ Hàn Quốc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-covid-19-han-quoc-4-nguoi-chet-123-ca-nhiem-moi.html

Mỹ siết kênh truyền thông, TQ liền sửa lưng nhà báo

Trung Quốc làm điều chưa từng có tiền lệ với nhà báo Mỹ sau khi Washington chặn 5 kênh truyền thông của Chính phủ Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc ngày 19/2 tuyên bố rút phép hành nghề của ba nhà báo Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal, Mỹ). Đây là lần Trung Quốc trục xuất nhiều nhà báo nước ngoài nhất trong 3 thập niên qua.
Tạp chí Phố Wall cho biết hai phóng viên Chao Deng, Philip Wen và phó cơ quan thường trú của tờ báo này tại Trung Quốc là Josh Chin được lệnh phải rời Trung Quốc trong vòng 5 ngày.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng về quyết định này, các biên tập viên trên đã thực hiện và xuất bản bài bình luận với tiêu đề “Trung Quốc thực sự là người ốm yếu của châu Á” vào ngày 3/2.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, bài bình luận này “sử dụng tít với từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc, gây phẫn nộ và chỉ trích từ người Trung Quốc và cộng đồng quốc tế”.
Bài bình luận ngày 3/2 dẫn ý kiến của Giáo sư Walter Russell Mead tại Trường Bard College, hiện đang cộng tác trên một chuyên mục của Tạp chí này, đã mạnh mẽ chỉ trích chính quyền Trung Quốc phản ứng đối với sự bùng phát của virus corona. Bài báo đã gây ra một phản ứng dữ dội trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
Phóng viên Chao Deng của Tạp chí Phố Wall đang tác nghiệp tại Vũ Hán, ổ dịch do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Song Financial Times cho biết thêm, cả 3 nhân vật bị Trung Quốc trục xuất đều có liên quan đến những báo cáo cho rằng Trung Quốc có chính sách đàn áp, giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trung Quốc trước đó đã từ chối gia hạn thị thực cho một phóng viên của tờ báo này hồi tháng 8/2019.
Bình luận về động thái này, Tổng Biên tập Tạp chí Phố Wall – ông Matt Murray – tuyên bố đây là động thái “khắt khe và chưa từng có tiền lệ”.
Trong khi đó, William Lewis chịu trách nhiệm xuất bản của Tạp chí Phố Wall cho biết, họ rất hối hận vì bài báo này đã gây khó chịu và lo ngại cho người dân Trung Quốc. Nhưng ông nói thêm rằng, các mục tin tức và mục bình luận của tờ báo là hoạt động riêng biệt. Hơn nữa, không ai trong số các nhà báo bị trục xuất có liên quan đến bài viết này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng phản đối quyết định của Trung Quốc.
“Các nước có trách nhiệm hiểu rằng báo chí tự do báo cáo những sự thật và bày tỏ ý kiến. Câu trả lời đúng là trình bày các lập luận để phản biện chứ không hạn chế tiếng nói” – Ngoại trưởng Mỹ lên án.
Vụ Trung Quốc xử mạnh tay phóng viên Mỹ trong bối cảnh quốc gia này đang đương đầu với virus corona khiến con số tử vong lên tới hơn 1.000 người, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội nói chung.
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã có những động thái kiểm soát. Nhiều nhà báo nước ngoài làm việc tại Trung Quốc chỉ được cấp thị thực ngắn hạn thay vì thị thực một năm theo tiêu chuẩn. Việc trục xuất nhà báo nước ngoài là điều hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc.
Động thái đáng chú ý của Trung Quốc chỉ diễn ra sau khi Mỹ thông báo sẽ liệt 5 đơn vị truyền thông đến từ Trung Quốc vào diện “cơ quan đặc phái nước ngoài” và nhân viên của họ sẽ được coi là công chức của các cơ quan chính phủ Trung Quốc.
Điều này có nghĩa các đơn vị nằm trong diện “cơ quan đặc phái nước ngoài”, tương tự như đại sứ quán, sẽ phải chia sẻ danh sách nhân sự và đăng ký tất cả các tài sản họ thuê hoặc sở hữu tại Mỹ với Bộ Ngoại giao.
Mỹ cũng siết chặt các kênh truyền thông của Trung Quốc.
Danh sách các đơn vị truyền thông bị thắt chặt quản lý bao gồm Tân Hoa xã, Hệ thống Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Hoa Nhật báo (China Daily) và Hai Tian Development USA.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo nhận định rằng, bước đi này nhẽ ra đã phải thực hiện từ lâu, khi mà các kênh truyền thông trên vốn luôn là “đơn vị phát ngôn của chính phủ Trung Quốc”.
Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích Mỹ, nhấn mạnh rằng Trung Quốc có quyền đáp trả trước hành động này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết động thái này là “không thể chấp nhận được”, và kêu gọi Mỹ “bỏ lối suy nghĩ thời Chiến tranh Lạnh”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33107-my-siet-kenh-truyen-thong-tq-lien-sua-lung-nha-bao.html

Trung Quốc: Truyền thông

tiếp tay cho phân biệt chủng tộc phải trả giá

Các cơ quan truyền thông truyền bá phân biệt chủng tộc và bôi nhọ Trung Quốc phải trả giá, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết sau quyết định rút thẻ hành nghề của 3 phóng viên Wall Street Journal (Mỹ).
Trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo ngày 20-2 về động thái cùa Trung Quốc trong việc rút thẻ hành nghề của 3 phóng viên báo Wall Street Journal (WSJ) – những người không liên quan đến việc xuất bản các bài báo mà Trung Quốc cảm thấy khó chịu, ông Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc không quan tâm đến phân công lao động tại tờ WSJ.
“Chỉ có một cơ quan truyền thông gọi là WSJ và cơ quan này phải chịu trách nhiệm cho những gì họ nói và làm”, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Cảnh Sảng.
Hôm qua, 19-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã rút thẻ hành nghề của 3 phóng viên tờ WSJ sau khi tờ báo này từ chối xin lỗi vì gọi Trung Quốc là “bệnh nhân thật sự của châu Á” (real sick man of Asia) trong một bài bình luận.
Ông Cảnh cho biết thêm Trung Quốc xem một số nội dung trong bài báo nói trên là phân biệt chủng tộc, cũng như xem thường nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19) của nước này.
Được biết 3 phóng viên bị Trung Quốc rút thẻ hành nghề là phó trưởng văn phòng Josh Chin và phóng viên Chao Deng, cùng là công dân Mỹ, và phóng viên Philip Wen, công dân Úc. Trung Quốc buộc 3 người này rời đi trong vòng 5 ngày.
Ngoài ra, cũng trong ngày 19-2, ông Cảnh Sảng cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ đáp trả việc Mỹ quyết định ứng xử với 5 cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như các nhánh mở rộng của chính phủ Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là tất cả 5 cơ quan thông tấn, báo chí bao gồm hãng tin Tân Hoa Xã, Mạng lưới truyền hình toàn cầu CGTN, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc Nhật Báo (China Daily) và Nhân Dân Nhật Báo (People’s Daily) từ nay sẽ phải xin phép Bộ Ngoại giao Mỹ khi muốn mua hay thuê địa điểm đặt văn phòng hoạt động ở Mỹ.
Họ cũng buộc phải đăng ký với chính quyền sở tại khi có bất cứ thay đổi nào về mặt nhân sự như tuyển dụng thêm hay cho ai đó nghỉ việc, thuyên chuyển.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33101-trung-quoc-truyen-thong-tiep-tay-cho-phan-biet-chung-toc-phai-tra-gia.html

Tăng trưởng kinh tế quý I/2020 của TQ

có thể rơi xuống mức 3,5%

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể rơi xuống mức chỉ 3,5% nếu sự lây lan của virus corona (Covid-19) không được kiểm soát nhanh chóng để việc sản xuất trở lại bình thường.
Các nhà phân tích của công ty tài chính Morgan Stanley đã đưa ra cảnh báo trên trong một báo cáo công bố ngày 19/2.
Dịch viêm phổi do virus corona (Covid-19) gây ra cho tới nay đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và hơn 74.000 ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc, hầu hết tại tỉnh Hồ Bắc – nơi khởi phát và cũng là tâm của dịch bệnh.
Các hoạt động sản xuất khắp Trung Quốc đã bị gián đoạn khi giới chức phong tỏa các thành phố trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn virus. Mặc dù các nhà máy đã bắt đầu hoạt động trở lại nhưng các thống kê của các nhà phân tích thuộc Morgan Stanley cho thấy việc sản xuất chỉ đạt mức 30-50-% so với bình thường tính tới tuần trước.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là nơi đặt các phần quan trọng của các chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất đa dạng các mặt hàng, từ may mặc tới điện thoại di động và xe hơi. Việc tiếp tục đóng cửa các chuỗi sản xuất tại Trung Quốc sẽ không chỉ ảnh hưởng tới nguồn cung các sản phẩm này, mà còn tác động tới khả năng sản xuất của các thị trường khác.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho hay, họ dự báo việc sản xuất tại Trung Quốc sẽ đạt từ 60-80% so với mức bình thường vào cuối tháng này, và sẽ trở lại bình thường từ giữa đến cuối tháng 3. Nhưng họ cũng cảnh báo về những diễn biến bất thường quanh đợt dịch Covid-19.
“Dựa vào bằng chứng rằng các hoạt động sản xuất hiện đang được nối lại ở tốc độ rất từ từ, chúng tôi cho rằng tình hình hiện thời sẽ phù hợp với kịch bản bình thường hóa dần dần”, các nhà phân tích viết.
“Do những bất thường xung quanh sự lây lan của virus, chúng tôi đang theo dõi các nguy cơ chuyển dịch sang kịch bản gián đoạn lâu dài”, họ cho biết thêm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn cho rằng sự ảnh hưởng của đợt dịch đối với sự tăng trưởng toàn cầu chỉ là ngắn hạn. “Chúng tôi hi vọng rằng, một khi các tác động của sự gián đoạn giảm dần, nền kinh tế toàn cầu sẽ bật tăng khi các công ty nối lại sản xuất”, họ viết.
Họ cũng nói thêm rằng, Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác – nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất bởi sự gián đoạn sản xuất tại Trung Quốc – có thể sử dụng các biện pháp chính sách để giảm bớt tác động kinh tế. Các biện pháp này sẽ giúp các nền kinh tế bật tăng trở lại sau đợt dịch bệnh.
Một số biện pháp Trung Quốc có thể thực hiện như cắt giảm hơn nữa lãi suất và miễn thuế cho các ngành bị ảnh hưởng, các nhà phân tích cho hay.
Theo SCMP, hầu hết các tỉnh trên khắp Trung Quốc đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ kéo dài, nhưng nền kinh tế còn xa mới trở lại nhịp độ bình thường, khi các doanh nghiệp phải thích ứng với các biện pháp hạn chế trên quy mô rộng, trong đó có các hạn chế đi lại, đóng cửa nhà máy và cách ly 14 ngày.
Tờ báo dẫn lời các nhà phân tích cho rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc dự kiến cũng sẽ giảm sau một thời gian ổn định, khi người lao động mới dần trở lại làm việc và hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch virus corona.
Mặc dù đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã được “khích lệ” sau khi Mỹ và Trung Quốc ký giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại hồi tháng trước, nhưng khả năng phục hồi của nó được dự báo nhiều khả năng khó tiếp tục.
Tác động tức thì của dịch bệnh đang ngày càng trở nên rõ ràng đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Theo SCMP, giới chức Trung Quốc có thể đợi các dữ liệu mới về GDP trước khi quyết định liệu có thể đưa ra những thay đổi lớn về chính sách hay không. Các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng mọi thứ có thể sẽ trở nên xấu đi trước khi bắt đầu dần hồi phục.
Ba lý do hàng đầu khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ kéo dài là các quy định siết chặt mới của giới chức địa phương, lo ngại của các doanh nghiệp về đợt dịch corona, và khó khăn để người lao động trở lại làm việc. Hoạt động sản xuất mới tuần trước chỉ đạt 30-50% và việc trở lại bình thường dự kiến sẽ không diễn ra cho tới giữa tháng 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giảm nhẹ tác động của dịch corona đối với nền kinh tế Trung Quốc, nói rằng đó là tác động tạm thời và sẽ không ngăn Trung Quốc đạt mục tiêu tăng gấp đôi GDP so với năm 2010.
Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra chính sách hỗ trợ để giảm các tác động của virus, trong đó có việc bơm 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (174 tỷ USD) vào thị trường tài chính. Việc cắt giảm lãi suất được dự đoán và các chính quyền địa phương dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quỹ Pictet Wealth Management đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay từ mức 5,9% xuống 5,6%. Oxford Economics đã giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 6,0% xuống 5,4%, trong khi hãng Moody’s dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay là 5,2%, giảm so với mức 5,8% trước đó.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33115-tang-truong-kinh-te-quy-i-2020-cua-tq-co-the-roi-xuong-muc-3-5.html

Ngoại trưởng Vương Nghị nói

TQ bảo vệ thế giới trước dịch corona

Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát dịch corona “đang phát huy hiệu quả”.
Phát biểu tại Lào sau cuộc họp với những người đồng cấp từ 10 nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra “có thể kiểm soát và chữa trị được”, mặc dù cả thế giới đều lo ngại về nguy cơ dịch bùng phát.
Ông Vương nói rằng những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch corona đang “phát huy hiệu quả”, đồng thời cho biết số ca nhiễm virus giảm nhờ vào “hành động quyết liệt” trong việc đối phó với dịch bệnh của Bắc Kinh.
“Trung Quốc không chỉ bảo vệ người dân của mình, mà còn bảo vệ phần còn lại của thế giới”, Ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu tại Vientiane, đề cập tới sự sụt giảm đáng kể gần đây về số lượng ca nhiễm mới tại Trung Quốc.
Trước đó, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 18/2, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc có năng lực mạnh mẽ trong việc huy động toàn bộ đất nước và có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Do vậy, ông Tập khẳng định Trung Quốc chắc chắn sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến với dịch corona.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/2, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc “đầy đủ tự tin và khả năng để đánh bại dịch bệnh”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi cuộc chiến chống virus corona là “chiến tranh toàn dân”.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm 2019. Đến nay, dịch này đã lấy đi sinh mạng của hơn 2.000 người trên thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc. Số người nhiễm Covid-19 trên thế giới hiện hơn 75.000 người.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33114-ngoai-truong-vuong-nghi-noi-tq-bao-ve-the-gioi-truoc-dich-corona.html

Chủ tịch Trung Cộng viết thư cảm ơn ông Bill Gates

về cam kết giúp tiền chống coronavirus

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ Bảy (22/2), truyền thông nhà nước Trung Cộng cho biết chủ tịch Tập Cận Bình viết một bức thư bày tỏ sự cảm kích dành cho Quỹ Bill và Melinda Gates về “sự hào phóng” và sự hỗ trợ của tổ chức này trong việc giải quyết một đại dịch virus chết người. Theo tin từ AFP, sự bùng phát của Covid-19 cướp đi 2,345 sinh mạng ở Trung Cộng  và lây nhiễm hơn 76,000 người, với các trường hợp nhiễm bệnh tại hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đầu tháng này, Quỹ Bill và Melinda Gates cam kết quyên góp lên tới 100 triệu mỹ kim để giúp ngăn chận đợt bùng phát này trên toàn cầu. Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Cộng đang ở “thời điểm quan trọng” trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Vào hôm thứ Bảy (22/2), gần 400 trường hợp mới được báo cáo trên toàn quốc tại Trung Cộng – ít hơn một nửa số trường hợp mới vào ngày hôm trước. Quỹ Gates cho biết số tiền tài trợ sẽ được sử dụng để tăng cường các nỗ lực phát hiện, cách ly và điều trị, bao gồm bảo vệ phần dân số có nguy cơ, cũng như phát triển thuốc chủng ngừa và chẩn đoán. Tổ chức này cho biết họ sẽ chuyển 20 triệu mỹ kim cho các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Cộng và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chu-tich-trung-cong-viet-thu-cam-on-ong-bill-gates-ve-cam-ket-giup-tien-chong-coronavirus/

Hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc

có nguy cơ phá sản vì dịch cúm COVID-19

Tuệ Minh
Khảo sát nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc được thực hiện trong tháng này cho thấy  khoảng 1/3 số doanh nghiệp trả lời chỉ có đủ tiền để chi trả trong vòng 1 tháng.
Theo tin từ hãng Bloomberg ngày 23/02, Brigita, giám đốc tại một trong những công ty kinh doanh xe ô tô lớn nhất Trung Quốc cho biết, 100 đại lý kinh doanh xe thuộc hệ thống của công ty cô đã đóng cửa hơn 1 tháng do dịch cúm COVID-19, dự trữ tiền mặt của công ty đang cạn kiệt, nhiều ngân hàng không muốn kéo dài thời hạn trả nợ với các khoản nợ trị giá hàng tỷ nhân dân tệ dự kiến sẽ đáo hạn trong vài tháng tới. Ngoài ra còn rất nhiều các chủ nợ khác đang phải nghĩ tới.
Cô Brigita nói: “Nếu chúng tôi không trả được nợ trái phiếu, mọi chuyện sẽ rất rất tệ”. Công ty của cô Brigita có khoảng 10.000 nhân viên, công ty bán nhiều dòng xe từ trung cấp cho đến  cao cấp như BMW. Khi mà phần lớn hoạt động kinh tế Trung Quốc đang “bất động”, giới chức Trung Quốc cố gắng kiềm chế dịch bệnh đã lây nhiễm sang hơn 76.000 người, hàng triệu công ty trên khắp Trung Quốc đang trong cuộc chiến sinh tồn.
Một cuộc khảo sát thực hiện với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thực hiện trong tháng này cho thấy khoảng 1/3 số doanh nghiệp trả lời có đủ tiền để chi trả trong vòng 1 tháng, 1/3 nữa có đủ tiền cầm cự trong vòng 2 tháng.
Mặc dù chính quyền Quốc đã hạ lãi suất, yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay và nới lỏng bớt các tiêu chí để doanh nghiệp hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp tư nhân cho biết họ vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn họ cần để có thể trả được nợ và lương nhân viên đúng hạn. Nếu không có thêm hỗ trợ tài chính hoặc nền kinh tế Trung Quốc phục hồi bất ngờ, nhiều công ty có thể phải đóng cửa vĩnh viễn.
Chiến đấu để sinh tồn: Phần trăm số doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ tiền chi trả trong 1 tháng nữa là 33,7%, 2 tháng là 32,8%, 3 tháng là 19,7%, … (Nguồn: Bloomberg).
Mặc dù chiếm 60% nền kinh tế và 80% việc làm ở Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc nhiều năm nay vẫn chật vật tiếp cận với vốn vay để mở rộng kinh doanh và tồn tại qua những thời kỳ khủng hoảng.
Hỗ trợ từ phía các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc trong ứng phó với dịch bệnh cho đến nay khá hạn chế, chủ yếu tập trung trực tiếp vào ngăn chặn dịch bệnh. Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc, ngân hàng cho vay lớn nhất của nước này, cho đến nay đã đưa ra chương trình hỗ trợ vốn vay cho khoảng 5% khách hàng doanh nghiệp nhỏ
Nếu tính chung toàn ngành, các ngân hàng Trung Quốc đã cấp khoảng 254 tỷ nhân dân tệ các khoản vay dành cho các nỗ lực ngăn dịch cúm COVID19 lan rộng, nhiều ngân hàng nước ngoài như Citigroup tại Trung Quốc cũng giảm lãi suất. Ở góc nhìn khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ trung Quốc phải trả lãi cho các tổng khoản vay ước 36,9 nghìn tỷ nhân dân tệ mỗi quý.
Các yêu cầu hà khắc đã hạn chế những doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc  dành cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ virus COVID-19, trong khi các chính quyền địa phương và các ngân hàng áp đặt giới hạn cho vay
Rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thực ra đã khó khăn từ trước khi dịch cúm COVID-19 xảy ra, họ gặp khó bởi chiến tranh thương mại và hoạt động tín dụng bị hạn chế. Năm 2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất 3 thập kỷ.
Cạn kiệt thanh toán (nguồn Bloomberg).
Ngành chịu rủi ro nhiều nhất là ngành  công nghiệp thâm dụng lao động như  kinh doanh dịch vụ nhà hàng, du lịch, hàng không, khách sạn và trung tâm mua sắm, theo nhận định của tổ chức Lianhe Rating.
Các ngân hàng hầu như cũng không khá hơn. Nhiều ngân hàng bị thiếu vốn và rơi vào tình trạng nguy cấp sau hai năm vỡ nợ kỷ lục tại Trung Quốc. Công ty xếp hạng tín nhiệm S&P Global ước tính rằng tình trạng khẩn cấp kéo dài có thể đẩy tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cao hơn gấp ba lên khoảng 6,3%, tức tăng thêm 5,6 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Wu Hai, chủ sở hữu của Mei KTV – một chuỗi 100 quán Karaoke trên khắp Trung Quốc, đã lên mạng xã hội WeChat để bày tỏ sự bất mãn, và tuyệt vọng của bản thân.
Những quán karaoke của Mei KTV đã bị Chính phủ yêu cầu phải đóng cửa vì virus COVID-19, dẫn đến bóp nghẹt dòng tiền mặt. Các khoản cho vay đặc biệt từ các cơ quan chức trách chỉ giúp ích đôi chút và không ngân hàng nào muốn cho vay nếu không có tài sản thế chấp và dòng tiền mặt đủ lớn, ông nói trên mạng xã hội WeChat.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-trieu-doanh-nghiep-trung-quoc-co-nguy-co-pha-san-vi-dich-cum-covid-19.html

Tài liệu rò rỉ ở Tân Cương

tiết lộ lý do bắt giữ người ‘độc nhất, vô nhị’

Lục Du
Cách đây chưa lâu truyền thông quốc tế tiếp cận được với một tài liệu của chính quyền Trung Quốc nghi bị rò rỉ, trong đó có những ghi chép cho thấy cách quản lý các tù nhân chính trị ở Tân Cương, cũng như thái độ của Bắc Kinh đối với nhân quyền. Tài liệu cũng tiết lộ những lý do bắt giữ người “độc nhất, vô nhị” mà có lẽ chỉ tồn tại ở Trung Quốc.
Ba năm qua, Rozinsa Mamattohti luôn tự hỏi rằng đã có chuyện gì xảy ra với hai người chị của mình. Rozinsa là một người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống khi cô còn là một thiếu niên. Các chị gái của cô vẫn đang sống ở Hạt Karakax trong Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Trong suốt 15 năm họ vẫn giữ liên lạc qua điện thoại hoặc thư từ. Rồi bỗng nhiên một ngày cố mất hoàn toàn liên lạc với họ mà không hiểu tại sao.
Tháng trước, cô đã tìm ra nguyên nhân. Rozinsa nhìn thấy tên những chị em của mình trong danh sách 311 người bị chính quyền Trung Quốc bắt vào các trại cải tạo. Danh sách này được một tổ chức nhân quyền cho công bố, họ nói rằng đây là một tài liệu nội bộ của chính quyền Trung Quốc nhưng không rõ vì lí do gì nó bị rò rỉ ra bên ngoài.
Tài liệu tiết lộ rằng những chị em của Rozinsa đã bị giam giữ vì “nộp đơn xin hộ chiếu và vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình”.
“Những lý do cho việc bắt giữ thật vô nghĩa”, cô Rozinsa nói. “Những gì chính phủ Trung Quốc đang làm là tra tấn và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ”.
Tài liệu bị rò rỉ dài 137 trang đã củng cố bằng chứng cho những nghi ngờ rằng các nhóm thiểu số Hồi giáo ở khu tự trị Tân Cương, thuộc miền tây Trung Quốc, đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo của chính quyền với những lý do bị bắt giữ hết sức vô lý. Nó cũng làm sáng tỏ thêm phần nào về những gì đang xảy ra ở một khu vực phải chịu sự kiểm soát thông tin khắt khe nhất từ Bắc Kinh.
Chính phủ Trung Quốc chưa lên tiếng xác nhận hoặc phủ nhận tính xác thực của tài liệu bị rò rỉ. Nhưng Tiến sĩ Adrian Zenz, một chuyên gia về Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ, nói rằng rất có khả năng tài liệu này là thật, bởi nó liệt kê danh sách những người đúng là đã bị chính quyền bắt giữ.
NHK đã xin được một bản sao của tài liệu này, trong đó có phần ghi các lý do tống giam những người dân Hồi giáo ở Tân Cương. Theo đó, một số người bị giam cầm vì những lý do rất “trớ trêu”, ví dụ như nam giới bị bắt vì để râu, còn phụ nữ bị bắt vì trùm khăn theo phong tục của người Duy Ngô Nhĩ. Một số thì bị giam giữ vì có người thân sống ngoài Trung Quốc, hoặc có đơn xin hộ chiếu và từng truy cập vào trang web nước ngoài. Một số khác thì bị đưa vào trại cải tạo với một lý do rất khó tin: “sinh vào vào hoặc sau năm 1980, và không đáng tin”.
Trong tài liệu bị rò rỉ cũng có các ghi chú về trạng thái cải tạo của tù nhân. Một số tù nhân được trả tự do với ghi chú: đã nhận ra lỗi lầm và thể hiện sự hối cải. Còn những người khác tiếp tục bị giam giữ vì: cứng đầu, không chịu từ bỏ niềm tin tôn giáo và không thay đổi nhận thức đối với ý thức hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Liên Hợp Quốc cho biết có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số theo đạo Hồi khác bị giam giữ tại các trại cải tạo trên khắp Tân Cương.
Các nhóm nhân quyền nói rằng Bắc Kinh đang buộc các tù nhân từ bỏ tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của họ. Trong khi đó chính quyền Trung Quốc tuyên bố không có các trại cải tạo như cách gọi của phương Tây mà đó là các trung tâm đào tạo nghề và giáo dục người dân để họ không trở nên cực đoan. Tuy nhiên tài liệu rò rỉ cho thấy chính quyền Trung Quốc đang giam giữ những người dân chỉ vì họ biểu thị những đức tin tôn giáo ở mức cơ bản nhất hoặc có liên hệ với nước ngoài.
Tài liệu nghi bị rò rỉ của Bắc Kinh tiết lộ nhiều bí mật về việc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị chính quyền Trung Quốc đàn áp. (ảnh: Chụp màn hình bài viết của NHK)
Tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times đưa tin, họ tiếp cận được một tập tài liệu của chính phủ Trung Quốc bao gồm các hồ sơ về các bài phát biểu không được công bố công khai của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tờ báo này cho hay những người theo đạo Hồi ở Tân Cương bị giam giữ không thể liên lạc với thế giới bên ngoài và đang được chuyển hóa niềm tin theo các chỉ thị nghiêm ngặt. Bài báo cũng cho
biết rằng, sau một cuộc tấn công khủng bố ở Tân Cương vào năm 2014, ông Tập đã ban hành một chỉ thị cho thấy “hoàn toàn không có lòng thương xót” để đối phó với những người không chịu tin vào chủ nghĩa mà lực lượng lãnh đạo Trung Quốc đang theo. Tài liệu bị rò rỉ cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các cuộc đàn áp ở Tân Cương bắt đầu từ chỉ thị của người đứng đầu ĐCSTQ.
Quốc hội Hoa Kỳ đang cố gắng gia tăng áp lực để buộc Bắc Kinh phải thay đổi cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ. Vào tháng 12/2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua với số phiếu áp đảo phê chuẩn Dự luật Chính sách Nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ (UHRPA). Dự luật này kêu gọi trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến lạm dụng nhân quyền ở Tân Cương. UHRPA cũng kêu gọi chính phủ Mỹ cấm xuất khẩu các công nghệ cho phép Bắc Kinh sử dụng vào việc giám sát người dân. Hiện UHRPA vẫn còn phải chờ Thượng viện thông qua và đợi Tổng thống Trump ký để chính thức trở thành luật.
Rozinsa nói cô hy vọng rằng nếu mọi người nhận ra việc nhiều người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ một cách bất công, thì điều này sẽ tạo ra áp lực quốc tế đối với chính phủ Trung Quốc. Cô cũng cho rằng nhiều quốc gia thừa biết Bắc Kinh đang làm những gì, nhưng lại giữ im lặng. “Tôi muốn họ thay đổi lập trường và giúp chúng tôi trong tình huống khó khăn. Nếu họ không thể giúp chúng tôi, xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-lieu-ro-ri-o-tan-cuong-tiet-lo-ly-do-bat-giu-nguoi-doc-nhat-vo-nhi.html

Ông Tập cảnh báo

tác động ‘khá lớn’ của Corona đối với Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 23/2 tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh virus Corona mới (COVID-19) mà nước này vẫn đang tìm cách ngăn chặn, theo Reuters.
“Hiện thời, tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và phức tạp, và công tác ngăn chặn và kiểm soát vẫn trong giai đoạn khó khăn và nghiêm trọng nhất”, ông Tập nói, theo truyền hình nhà nước Trung Quốc.
“Việc bùng phát bệnh viêm phổi do chủng virus Corona mới gây ra sẽ không tránh khỏi có tác động khá lớn lên nền kinh tế và xã hội”.
XEM THÊM:
Việt Nam xác nhận hơn 8 nghìn người Việt trong tâm dịch Corona ở Hàn Quốc
Reuters dẫn lời Chủ tịch Tập nói thêm rằng tác động sẽ chỉ ngắn hạn và có thể kiểm soát được.
Tin cho hay, COVID-19 là một trong những cuộc khủng hoảng về y tế nghiêm trọng nhất đối với lãnh đạo Trung Quốc trong vòng nhiều thập kỷ.
“Đối với chúng ta, đây là một cuộc khủng hoảng và cũng là một thử thách lớn”, ông Tập nói.
Tới ngày 23/2, Trung Quốc đã ghi nhận 76.936 ca nhiễm COVID-19 và 2.442 người đã tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-kh%C3%A1-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-corona-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5300233.html

Virus corona – Covid-19 :

Một nhà báo tự do tại Vũ Hán mất tích

Thùy Dương
Cư dân mạng Trung Quốc đang đặt nhiều câu hỏi về phóng viên tự do Trần Thu Thực (Chen Qiushi). Trong suốt 15 ngày qua, không ai có tin tức gì về anh, người trước đó liên tục đăng tải lên internet các vidéo anh quay về tình hình khủng hoảng ở thành phố Vũ Hán, tâm ổ dịch Covid-19.
Hôm 06/02, Trần Thu Thực bị chính quyền bắt giữ và đưa đi cách ly. Theo thông tín viên RFI Angélique Forget, đó chỉ là thông tin nhà chức trách Trung Quốc cung cấp, trên thực tế, đây là một vụ bắt người bịt miệng.
Theo một tổ chức nhân quyền từ khi dịch bệnh bùng nổ tại Trung Quốc, có hơn 350 người đã bị « trừng phạt » vì tội « làm lan truyền các thông tin sai lệch » về virus corona. Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết thêm :
Theo quy định, anh bị cách ly 14 ngày. Nhưng cho đến ngày Thứ Sáu 21/02, Trần Thu Thực cuối cùng vẫn không được tự do. Kể từ hôm 23/01/2020, khi thành phố Vũ Hán bị cách ly, phóng viên tự do 34
tuổi này, trước đây là luật sư, đã đưa lên mạng internet nhiều đoạn video quay bằng điện thoại di động, với gậy selfie trên tay ….
Trong một đoạn video, Trần Thu Thực nói : « Bây giờ là buổi chiều ngày 04/02, sau lưng tôi là Trung tâm Hội nghị Vũ Hán. Hội Chữ Thập Đỏ đã tập trung thiết bị tại đây, tạm thời biến nơi này thành bệnh viện. Tôi thử vào để làm một phóng sự ngắn ».
Đây là một hoạt động nguy hiểm. Tại Trung Quốc, chỉ những nhà báo của các hãng tin chính thức mới có quyền hành nghề. Bị mạng xã hội Trung Quốc Wechat cấm cửa, Trần Thu Thực đã chuyển sang dùng Youtube, vốn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc và đã có nhiều triệu lượt người xem video của anh. Nhưng ngay sau đó, Trần Thu Thực bị chính quyền đe dọa .
Vài ngày trước khi bị bắt, Trần Thu Thực đã ghi âm như sau : « Tôi thấy sợ. Virus ở phía trước mặt tôi, còn sau lưng tôi là lực lượng an ninh Trung Quốc. Nhưng tôi sẽ tự động viên minh, nếu vẫn còn sống sót ở thành phố này, tôi sẽ tiếp tục làm phóng sự ».
Từ khi mất tích, thân nhân không hề liên lạc được với Trần Thu Thực. Họ còn bị gây sức ép để không trả lời các phương tiện truyền thông nước ngoài ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200223-virus-corona-covid-19-m%E1%BB%99t-nh%C3%A0-b%C3%A1o-t%E1%BB%B1-do-t%E1%BA%A1i-v%C5%A9-h%C3%A1n-m%E1%BA%A5t-t%C3%ADch

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.