Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/02/2020

Monday, February 17, 2020 7:24:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 17/02/2020

Mỹ sơ tán công dân

khỏi du thuyền bị cách ly vì Corona ở Nhật

Các quan chức Hoa Kỳ mặc đồ bảo hộ hôm 16/2 đã lên du thuyền bị cách ly vì chủng  virus Corona mới (COVID-19) ngoài khơi Nhật Bản để giúp việc sơ tán công dân Mỹ về nước, theo Reuters.
Sau khi bị giữ trên Diamond Princess kể từ ngày 3/2, tin cho hay, các hành khách người Mỹ đã được yêu cầu sẵn sàng để chuẩn bị lên chuyến bay thuê bao về Hoa Kỳ tối 16/2.
Số ca nhiễm COVID-19 trên du thuyền này chiếm khoảng một nửa toàn bộ các ca lây nhiễm trên toàn thế giới ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
XEM THÊM:
Việt Nam yêu cầu ‘rút kinh nghiệm’ vụ từ chối du thuyền vì lo ngại Corona
Theo Reuters, chính quyền Canada, Italy, Hàn Quốc và Hong Kong dự kiến cũng sẽ sơ tán công dân sau động thái của Mỹ.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chính quyền nước này ghi nhận 2.009 ca nhiễm COVID-19 mới hôm 16/2, giảm so với hơn 2.600 ca một ngày trước đó.
Trung Quốc nói rằng đây là bằng chứng cho thấy nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Corona dường như đang có tác dụng.
Bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, tin cho hay, có khoảng 500 ca nhiễm tại khoảng hơn 20 nước và vùng lãnh thổ. Có năm ca tử vong ở Nhật, Hong Kong, Philippines, Pháp và Đài Loan.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%C6%A1-t%C3%A1n-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-kh%E1%BB%8Fi-du-thuy%E1%BB%81n-b%E1%BB%8B-c%C3%A1ch-ly-v%C3%AC-corona-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt/5290672.html

Mỹ đưa 14 người nhiễm virus Corona từ Nhật về nước

Hơn 300 hành khách Mỹ, trong đó có 14 người bị nhiễm chủng virus Corona mới (COVID-19), đã được đưa về nước sau hai tuần bị cách ly với hàng nghìn người khác trên một du thuyền ngoài khơi Nhật Bản, Reuters đưa tin, trích lời Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 17/2.
Cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ cho hay, sau khi các hành khách được đưa tới sân bay, các quan chức phát hiện 14 người nhiễm COVID-19.
Tin cho biết, những người dương tính với virus gây chết người đã được cách ly trong chuyến bay về Hoa Kỳ.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ của Hàn Quốc về virus Corona
Ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, khoảng một nửa số ca nhiễm trên thế giới là trên du thuyền Diamond Princess. 400 ca đã được ghi nhận trên đó kể từ ngày 3/2.
Mỹ là nước đầu tiên sơ tán công dân về nước trên hai chiếc máy bay thuê bao. Theo Reuters, số người Mỹ này sẽ được cách ly tại các căn cứ quân sự tại Texas và California trong vòng hai tuần.
Tiếp sau Mỹ, nhiều nước khác đã thông báo kế hoạch sơ tán công dân khỏi du thuyền Diamond Princess.
Khoảng một nửa trong số 3.700 khách và thủy thủ đoàn là người Nhật, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%C6%B0a-14-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nhi%E1%BB%85m-virus-corona-t%E1%BB%AB-nh%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/5291462.html

Mỹ – Trung thêm căng thẳng vì nCoV

Quan hệ Mỹ – Trung vốn không êm đềm vì chiến tranh thương mại và cạnh tranh siêu cường đang trở nên căng thẳng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Đến ngày 15/2, dịch viêm phổi corona (Covid-19) đã khiến 1.523 người chết và 66.492 ca nhiễm trên toàn Trung Quốc đại lục. Ở các nước khác trên thế giới, số ca nhiễm bệnh đã lên tới 366 trường hợp, trong đó có 15 ca ở Mỹ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát dữ dội như hiện nay, đây là lúc để các chính phủ chia sẻ dữ liệu và cùng phối hợp hành động để đối phó. Nhưng với Mỹ và Trung Quốc, cánh cửa hợp tác chưa thể mở ra.
“Lúc này, mối quan hệ Mỹ – Trung đang bị hao hụt niềm tin sâu sắc”, Evan Medeiros, cố vấn về châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama, nhận xét.
Theo ông, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh luôn tồn tại một mức độ không tin tưởng nhất định. Cuộc chiến tranh thương mại vừa qua cùng những khác biệt chiến lược quan trọng đã đẩy hai nước ra xa nhau hơn bao giờ hết.
Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và sau đó nhanh chóng xuất hiện ở 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, lẽ ra hai cường quốc Mỹ – Trung phải gác lại bất đồng, hạ nhiệt căng thẳng, hợp tác chặt chẽ với nhau trên cơ sở niềm tin để đối phó dịch bệnh, theo Medeiros.
“Vì Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn cầu, họ và Mỹ cần hợp tác trong những vấn đề quốc tế lớn như biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay tăng trưởng kinh tế”, ông nói.
Medeiros cho hay trên thực tế, đã có vài mối hợp tác giữa các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc trong dịch Covid-19, như lập bản đồ khu vực virus lây lan hay cùng phân tích một số ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên, để có thể chia sẻ thông tin tích cực, sâu rộng hơn, các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc vẫn cần tới sự chấp thuận từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Dù Trung Quốc đã để nhóm công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào nước này nghiên cứu, họ chưa cho phép đội ngũ chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tiếp cận vùng dịch ở Vũ Hán để tìm hiểu tình hình.
Robert Redfield, Giám đốc CDC, cho hay ông đã trực tiếp đề nghị hỗ trợ Trung Quốc bằng cách cử chuyên gia tới nước này từ ngày 6/1, nhưng tới nay vẫn chưa được chấp thuận. “Chúng tôi thực sự tin rằng mình là những người giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực này và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ họ, nhưng họ là một quốc gia độc lập, có quyền quyết định mời chúng tôi tới hay không”, Redfield nói.
“Chúng tôi cảm thấy thất vọng vì vẫn chưa được mời tới đó”, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow tuần trước nói. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/2 cho biết Bắc Kinh “vẫn tích cực và sẵn lòng hợp tác với Mỹ”.
Trung Quốc đã chấp nhận nhiều chuyên gia không thuộc chính phủ Mỹ tới nước này tìm hiểu về Covid-19. Theo tiến sĩ Ian Lipkin, nhà dịch tễ học tại Đại học Columbia, người đang cố vấn cho giới chức Trung Quốc về nCoV, Bắc Kinh rất hứng thú với việc tiếp nhận thêm những chuyên gia có thể giúp ích cho họ trong những nỗ lực họ đang theo đuổi.
“Nhưng bạn phải tham gia với tư cách một đối tác, không phải với tư cách một đế quốc”, Lipkin nói. “Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, họ sẽ khước từ”.
Mỹ đến nay vẫn duy trì lập trường cứng rắn trong việc đối phó với dịch Covid-19. Cuối tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho hay cuộc khủng hoảng có thể giúp tạo ra việc làm cho nước Mỹ, nếu các công ty buộc phải di chuyển khỏi Trung Quốc.
“Tôi nghĩ nó sẽ giúp thúc đẩy việc làm quay trở lại Bắc Mỹ”, ông nói.
Khi được hỏi liệu mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay có khiến hai nước khó hợp tác với nhau hơn trong nỗ lực chống nCoV hay không, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho rằng nhu cầu hợp tác giữa hai nước là có bởi Covid-19 đã trở thành thách thức với toàn bộ cộng đồng quốc tế.
“Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, họ đồng ý rằng hai nước nên phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ngăn chặn virus. Chúng tôi đánh giá rất cao những hỗ trợ từ người dân cũng như doanh nghiệp Mỹ. Nhưng, có một từ ‘nhưng’ rất lớn. Với một số chính trị gia Mỹ, một số người xuất hiện trên truyền thông, tôi xin lỗi phải nói điều này song họ đang không thực sự giúp ích”, đại sứ Thôi trả lời phỏng vấn NPR ngày 13/2.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã nâng cảnh báo du lịch tới Trung Quốc lên mức cao nhất, khuyến cáo công dân không tới Trung Quốc và yêu cầu tất cả công dân vừa trở về từ tỉnh Hồ Bắc phải cách ly trong vòng hai tuần. Mỹ cũng thông báo sẽ từ chối nhập cảnh đối với những người nước ngoài đã tới Trung Quốc trong vòng hai tuần gần nhất.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích chính quyền Trump, cáo buộc Washington gieo rắc sợ hãi và hoảng loạn về dịch bệnh. Nhưng Derek Scissors, nhà kinh tế học tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, lưu ý không chỉ Mỹ mà cả các quốc gia khác cũng đã ra lệnh hạn chế đi lại với Trung Quốc.
“Trung Quốc nhạy cảm với việc Mỹ đóng cửa biên giới hơn bất kỳ nước nào bởi chúng ta là một cường quốc toàn cầu”, Scissors đánh giá. “Nếu Burundi, Bỉ hay Botswana đóng cửa biên giới, nó thực sự không thành vấn đề”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính quyền về việc áp đặt các hạn chế đối với bất kỳ ai có khả năng mang virus.
“Chúng tôi nhận thấy đây là một biện pháp quan trọng cần thực hiện để bảo vệ lợi ích và sức khỏe của người dân Mỹ”, O’Brien tuần qua phát biểu tại một cuộc thảo luận của Hội đồng Đại Tây Dương.
Theo O’Brien, dịch Covid-19 có thể lây lan rất nhanh và hiện nay chưa có đủ thông tin về nó cũng như các biện pháp mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh. “Chúng ta phải theo dõi tình hình cực kỳ sát sao bởi còn quá nhiều điều chưa biết và chưa được công bố”, ông nói.
Scott Kennedy, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định nền kinh tế của hai nước đan xen nhiều đến mức Mỹ cảm thấy cần thúc giục Trung Quốc công bố thêm thông tin nhằm chuẩn bị phương án đối phó hiệu quả, trong khi đó, Bắc Kinh lâu nay vẫn có truyền thống kiểm soát thông tin chặt chẽ.
“Trong trường hợp này, Mỹ cần rất nhiều sự minh bạch từ Trung Quốc”, ông bình luận. “Chúng ta cần điều đó để nếu chúng ta tiếp tục cho phép người dân qua lại, làm ăn với nhau, chúng ta không phải lo sợ về những hệ lụy sức khỏe”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33003-my-trung-them-cang-thang-vi-ncov.html

Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ: Biển Đông

là 1 trong 3 điểm nóng có thể bùng phát xung đột

và ảnh hưởng nhất đến an ninh Mỹ trong 2020

Cơ quan cố vấn phi lợi nhuận của Mỹ, Hội đồng Quan hệ đối ngoại (COFR) hôm 8/2 đã công bố một nghiên cứu về “Trình theo dõi xung đột”, trong đó các tranh chấp chính trị khác nhau được đánh giá về mức đó nguy hiểm cũng như khả năng bùng phát xung đột. Đáng chú ý, Biển Đông được xếp vào một trong ba điểm nóng cần quan tâm hàng đầu của Mỹ hiện nay.
Vấn đề xung đột đối với Iran
Vấn đề quan trọng đầu tiên được nêu ra đó là “mối quan ngại lớn” của người dân Mỹ về nguy cơ Washington bị kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Iran, sau khi hai nước liên tục có các hành động quân sự leo thang đáp trả nhau vào đầu năm nay. Sự thù địch giữa Tehran và Washington đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nhưng đã trở nên tồi tệ hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) vào năm 2018. Hiệp định này đã hạn chế khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của
Iran, nhưng nhà lãnh đạo Nhà Trắng đã loại bỏ nó sau khi gọi đó là thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử và đã buộc tội Tehran vi phạm các điều kiện của nó. Mỹ đã san bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng cứng rắn đối với quốc gia vùng Vịnh kể từ đó, dẫn đến những lời hoa mỹ nảy lửa. Điều này đã đạt đến đỉnh điểm khi các lực lượng của đặc nhiệm Mỹ tiến hành không kích giết chết tướng quân hàng đầu của Iran Qassem Soleimani với cáo buộc ông này âm mưu tấn công các Đại sứ quán Mỹ ở Trung Đông. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại sân bay quốc tế Baghdad đã gây phẫn nộ cho Tehran và nước này đã tiến hành một cuộc phản công vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq. Hành động quân sự giữa hai nước đã tạm chấm dứt, nhưng COFR cảnh báo rằng các điểm nóng cháy xa hơn có thể gây ra một cuộc chiến ủy nhiệm như đã thấy ở Syria. Theo cơ quan nghiên cứu này, một cuộc xung đột ngày càng tồi tệ với Iran sẽ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh đối với Mỹ.
Vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Triều
Cuộc đụng độ tiềm năng thứ hai được nhấn mạnh là “mối quan ngại lớn” là mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ với Triều Tiên. Kể từ cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên diễn ra trên bán đảo Triều Tiên vào năm 1993, vấn đề phi hạt nhân hóa luôn là một “điểm nóng” trên bàn nghị sự trong suốt hơn 20 năm qua. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên từ đó cho đến nay cũng đã chứng kiến diễn biến thăng trầm, có những thời điểm cho thấy triển vọng lạc quan với những thỏa thuận tích cực đạt được giữa các bên, nhưng cũng có những giai đoạn căng thẳng leo thang đến mức tột đỉnh đưa tình hình khu vực đứng bên bờ một cuộc chiến tranh hạt nhân. Những nỗ lực của Tổng thống Trump được xem là thuyết phục Nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thực hiện phi hạt nhân hóa cho đến nay vẫn là vô ích và chỉ được chào đón với nhiều mối đe dọa về một cuộc tấn công tên lửa vào đất Mỹ. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai tại Hà Nội và các cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Stockholm gần như không có tiến triển và thời hạn quy định cho một thỏa thuận giữa Washington và Bình Nhưỡng đã trôi qua. Triều Tiên đã hoàn thành 10 vụ thử tên lửa đáng kinh ngạc vào năm 2019, làm suy yếu các cuộc đàm phán của Mỹ ở mọi giai đoạn. COFR cho rằng các mối đe dọa thẳng thắn từ Nhà Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un là nguyên nhân gây ra lo ngại, vì ông cho rằng vũ khí của Triều Tiên hiện có thể nhắm bắt đến các mục tiêu trên lãnh thổ của Washington và thậm chí bao trùm cả lục địa Mỹ.
Tình hình Biển Đông và chiến lược bành trướng của TQ
“Mối quan ngại lớn” cuối cùng đối với Mỹ là nguy cơ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và cũng rất quan trọng đối với vận chuyển trên toàn thế giới. Về lợi ích kinh tế, khu vực Biển Đông và Đông Nam Á nói riêng là thị trường đầu tư khổng lồ, tiêu thụ lượng hàng hóa lớn,mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Trung Quốc đã tuyên bố 90% các vùng biển, nhưng điều này đã bị các cơ quan quốc tế từ chối và cũng khiến các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia… phản đối mạnh mẽ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã giám sát quá trình quân sự hóa mạnh mẽ của chuỗi đảo Trường Sa trong khu vực. Các “pháo đài” trên các đảo nhân tạo do Bắc Kinh chiếm giữ trái phép đã lắp đặt các phi đạo, vũ khí và cơ sở hạ tầng tinh vi khác, nhưng Mỹ đã sử dụng quyền tự do tuần tra hàng hải để thách thức quyền tối cao của Bắc Kinh. Trung Quốc đang tích cực tận dụng thực lực kinh tế và uy tín chính trị trong việc mở rộng mối quan hệ trên tất cả các phương diện với ASEAN. COFR đánh giá Hiệp ước quốc phòng của Washington với Manila có thể lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc và Philippines đối với các mỏ khí đốt tự nhiên đáng kể hoặc ngư trường sinh lợi trong lãnh thổ tranh chấp. Sự thất bại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao cũng có thể làm suy yếu luật pháp quốc tế điều chỉnh các tranh chấp trên biển và khuyến khích gây bất ổn cho việc xây dựng vũ khí.
http://biendong.net/bien-dong/33019-hoi-dong-quan-he-doi-ngoai-my-bien-dong-la-1-trong-3-diem-nong-co-the-bung-phat-xung-dot-va-anh-huong-nhat-den-an-ninh-my-trong-2020.html

Bầu cử 2020:

Có thể sẽ là Bernie Sanders đối đầu Donald Trump?

Anthony Zurcher
Với chiến thắng từ hai cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên, Bernie Sanders hiện đang là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ để đối đầu Tổng thống Cộng hòa Donald Trump. Ông hiện đang được rất nhiều người ủng hộ, nhưng liệu đảng của ông, chứ đừng nói đến nước Mỹ, có sẵn sàng đón nhận một ứng cử viên bất thường như vậy?
Bernie Sanders thích gọi chiến dịch tranh cử tổng thống của mình là cuộc cách mạng, nhưng những ngày này, trông nó có vẻ giống như một buổi lưu diễn nhạc rock.
Thật khó hình dung Thượng nghị sĩ bang Vermont như một nhạc trưởng cho các ban nhạc như Vampire Weekend và The Strokes, nhưng cả hai ban nhạc này đã giúp ông vận động, trình diễn trong các cuộc tranh cử gần đây.
Nhưng những tiếng la ồn ào nhất đến từ hàng ngàn người hâm mộ, chen chân trong các vận động trường chật cứng, cổ vũ đầy nhiệt tình cho ứng cử viên 78 tuổi tóc xù, với giọng Brooklyn cụt ngủn.
Sau gần một năm tranh cử liên tục, tất bật với các cuộc gặp gỡ, tranh luận, chiến dịch tranh cử của Sanders hiện đang bước vào giai đoạn hoạt động gần như không ngừng nghỉ qua hàng chục tiểu bang trên toàn nước Mỹ – một thử nghiệm ấn tượng về sức chịu đựng của người đàn ông mà vài tháng trước đã phải nhập viện vì đau tim.
“Bernie Sanders là ứng cử viên duy nhất mang đến cho tôi sự mạnh dạn để tin rằng, chúng ta không thể chỉ đòi hỏi sự thay đổi táo bạo, triệt để, mà điều đó hoàn toàn có thể đạt được”, Aletha Shapiro, người đến New Hampshire từ Long Island, New York, để giúp đỡ chiến dịch tranh cử của Sanders, nói.
“Nếu mọi người gắn bó với nhau, chúng ta thực sự có thể đặt quyền lực lại vào tay người dân.”
Kết quả cuối cùng của những nỗ lực này là một quyết định phân đôi ở Iowa, khi Pete Buttigieg, cựu thị trưởng của South Bend, Indiana, giành được hầu hết các đại biểu sẽ tham dự Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ, dẫu Sanders giành được nhiều hơn vài nghìn phiếu phổ thông.
Ở New Hampshire, một lần nữa, Sanders lại dẫn trước Buttigieg với khoảng cách biệt không nhiều, và hai người đạt ngang ngửa nhau số đại biểu của tiểu bang.
Tuy nhiên Sanders đã tuyên bố chiến thắng ở cả Iowa cũng như New Hampshire tối thứ Ba, và đang chuẩn bị cho trận đấu với Trump vào tháng 11.
“Lý do chúng ta giành chiến thắng tối nay ở New Hampshire, giành chiến thắng tuần trước ở Iowa, là vì sự làm việc chăm chỉ của rất nhiều tình nguyện viên”, ông nói. “Tối nay, hãy để tôi nói rằng, chiến thắng này ở đây là khởi đầu cho sự kết thúc của Donald Trump.”
Đám đông, chen nhau chật cứng tại một phòng tập thể dục một trường đại học, đáp lại bằng những tràng pháo tay inh tai nhức óc, như thể sự nhiệt tình cổ vũ có thể giúp ứng cử viên yêu dấu của họ giành được nhiều chiến thắng hơn trong những ngày tới.
“Hết sức tưng bừng” – Scott Sandvik, một giáo viên âm nhạc từ Boston nói. “Tôi thực sự nghĩ mọi người đang xả bớt căng thẳng sau một cuộc bầu cử khó phân thắng bại.”
Nếu “cuộc cách mạng” của Sanders xây dựng được nền tảng – chiến dịch tranh cử của một người ngoại cuộc đọ sức với những thành viên kỳ cựu của Đảng Dân chủ, giống như tổng thống đương nhiệm – thì New Hampshire rất có thể được coi là nơi tất cả mọi sự bắt đầu.
Nhưng cuộc đua vẫn còn rất dài phía trước.
Một cơ hội nữa để tranh giải
Bốn năm trước, Sanders cũng giành được một kết quả nghiêng ngửa ở Iowa và New Hampshire – nơi chiến thắng của ông mang tính quyết định hơn – ông giành được nhiều hơn đối thủ Hillary Clinton, người được cho là con yêu của đảng, tới 20% số phiếu.
Tuy nhiên, chiến thắng ở New Hampshire năm 2016 của Sanders là bàn đạp cho ông tiến vào một hồ bơi… trống rỗng.
Sanders sau đó giành chiến thắng tại các tiểu bang ở New England với đa số cử tri da trắng, thua nhẹ ở Nevada, rồi thất bại ảm đạm ở South Carolina – nơi cử tri bỏ phiếu cho đảng Dân chủ đa số là người da đen. Sau đó, ông có một vài điểm sáng ở Michigan và Wisconsin, nhưng vài tháng tiếp theo, bà Clinton đã vượt xa Sanders trong cuộc đua giành sự đề cử của đảng.
Bây giờ Sanders trở lại, với hy vọng lịch sử sẽ không tái diễn. Đối mặt với nhiều ứng cử viên hơn, ông có vẻ đang ở một vị trí tốt hơn nhiều, khi cuộc chiến đề cử trở thành các trận đấu tại từng tiểu bang trên một chiến trường trải dài suốt bề rộng của đất nước.
Lần này, không có cỗ máy nào của bà Clinton để chống lại ‘quân nổi dậy’ Sanders. Thay vào đó, ra khỏi New Hampshire, thượng nghị sĩ bang Vermont sẽ cùng với một loạt các ứng cử viên khác đang giành nhau một chỗ đứng.
Joe Biden, ứng cử viên dẫn đầu trong suốt năm 2019, bị tổn thất nặng với những thành quả yếu kém trong hai cuộc đấu đầu tiên. Còn Elizabeth Warren, ứng cử viên cũng muốn thu hút phe cấp tiến khác của Đảng Dân chủ, đã thua Sanders hai lần và cho thấy không có dấu hiệu nào sẽ đứng dậy nổi.
Trong khi đó, sự tiếp tục hiện diện và cạnh tranh giữa Buttigieg và Amy Klobuchar – những người ôn hòa của đảng – bảo đảm là giới ôn hòa và những thành phần kỳ cựu của đảng Dân chủ vẫn sẽ bị chia rẽ.
Buttigieg có tiền, nhưng thành tích trên lý lịch mỏng và sự hấp dẫn của ông với các thành phần đa dạng của đảng Dân chủ vẫn chưa lấy gì là vững chắc. Klobuchar thì đang trông cậy vào sự hỗ trợ của truyền thông về sự trỗi dậy muộn màng của bà ở New Hampshire, để bù đắp cho quỹ tranh cử sắp cạn kiệt và một guồng máy tranh cử toàn quốc gần như không tồn tại.
Bernie Sanders là ai?
Sanders có chiến thắng chính trị đầu tiên tại Burlington, Vermont, vào năm 1981, khi ông đánh bại một thành viên đảng Dân chủ đã nắm giữ chức Thị trưởng sáu nhiệm kỳ, dù chỉ thắng chỉ với 10 phiếu
Bất chấp nỗ lực ngăn chặn sự nghiệp chính trị mới chớm nở của ông từ giới kỳ cựu trong đảng Dân chủ, Sanders giữ chức thị trưởng bốn nhiệm kỳ trước khi được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ năm 1990, và là chính trị gia độc lập đầu tiên đã đắc cử trong bốn thập kỷ
Ông giành được ghế thượng viện hiện tại vào năm 2007 và đang trong nhiệm kỳ thứ ba
Sanders có một người anh trai, Larry, sống ở Anh, và hiện là phát ngôn viên về chăm sóc sức khỏe và xã hội cho Đảng Xanh
Trong khi tỉ lệ ủng hộ Sanders tăng trong các cuộc thăm dò quốc gia thì Biden chùn bước. Sanders tự hào về một chiến dịch tranh cử kỳ cựu, với nhiều phần đã được triển khai từ năm 2015, và một mạng lưới các nhà tài trợ và tình nguyện trải dài trên toàn nước Mỹ.
Chỉ riêng việc gây quỹ được 25 triệu đôla (19 triệu bảng) của Sanders vào tháng 1 sẽ đảm bảo ông có đủ nguồn lực để cạnh tranh ở mọi tiểu bang trong lịch bầu cử sơ bộ dày đặc của tháng Ba.
Sanders được hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức bởi nhiều nhân vật, từ Nghị sĩ đảng Lao động Anh Diane Abbott đến siêu sao YouTube Joe Rogan. Hôm thứ Sáu, ông được thị trưởng New York và ứng cử viên năm 2020 Bill de Blasio tuyên bố ủng hộ.
Nếu Bernie Sanders không phải là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ vào thời điểm này, thì cụm từ này có rất ít ý nghĩa. Ông đương nhiên là chưa nắm chắc được đề cử trong tay, nhưng con đường phía trước của ông dường như rõ ràng nhất trong số các đối thủ.
Tối thứ Ba, Sanders đại khái đã tuyên bố như vậy.
“Lý do tôi tin rằng chúng ta sẽ giành chiến thắng là vì chúng ta có một mạng lưới vận động chưa từng có, từ Đông đến Tây với hàng triệu người,” ông nói. “Lý do mà chúng ta sẽ giành chiến thắng là vì chúng ta đang kết hợp một phong trào đa thế hệ, đa chủng tộc chưa từng thấy.”
Lịch sử chắc chắn đứng về phía Sanders. Thượng nghị sĩ bang Vermont này sẽ cùng với Al Gore (năm 2000) và John Kerry (năm 2004), cả hai cuối cùng được đề cử, như những người không đương nhiệm duy nhất, giành chiến thắng ở Iowa và New Hampshire. Trên thực tế, chưa có ứng cử viên nào ngoài hai người đứng đầu ở New Hampshire giành được đề cử của đảng.
“Tôi nghĩ rằng người dân Hoa Kỳ sẽ đoàn kết quanh thông điệp của Sanders trong việc ủng hộ cho những người thực sự làm việc chăm chỉ ở đất nước này”, ông Tomas Amadeo ở Hooksett, New Hampshire, nói lên sự lạc quan của nhiều người tại cuộc vận động tranh cử của Sanders ở New Hampshire.
“Ông ấy có thể tạo được sự cảm thông của mọi người ở nhiều lứa tuổi.”
Tình hình chiến dịch tranh cử Sanders hiện giờ khiến những người ủng hộ ông hy vọng những điều tốt nhất, tuy nhiên, đa số các thành viên kỳ cựu của đảng Dân chủ và người ôn hòa trong đảng lại đang lo sợ điều tồi tệ nhất.
Lửa đang kéo đến
Thứ Sáu tuần trước, trong phòng báo chí trước cuộc tranh luận của ứng cử viên Dân chủ tại Manchester, cố vấn chiến dịch cấp cao của Sanders, Jeff Weaver, đã thấy rất rõ những gì đang chờ đợi ứng cử viên của mình, khi các thành viên lâu đời của đảng Dân chủ xem Sanders là một kẻ ngoại cuộc xía vào quậy phá và họ đang chuẩn bị chống trả .
“Luôn có một mục tiêu trên lưng ông,” Jeff Weaver nói về Sanders. “Họ sẽ không dừng lại cho đến khi họ bị đánh bại. Chà, chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó.”
Ở Iowa, Sanders là chủ đề của những quảng cáo truyền hình tiêu cực từ cả phe tả lẫn phe hữu.
Câu lạc bộ bảo thủ Club for Growth đã phát sóng một quảng cáo, mô tả thượng nghị sĩ Vermont như một kẻ cực đoan và nói rằng, sức khỏe của ông là điều đáng quan tâm sau cơn đau tim vào mùa thu năm ngoái.
Một nhóm Dân chủ ủng hộ Israel lại chạy một quảng cáo, trong đó các cử tri Iowa nói rằng Sanders không thể đánh bại Trump.
“Không có gì bí mật là chiến dịch của chúng tôi đang đối mặt với một thế lực chính trị và các nhóm lợi ích lắm tiền, hiện đang chạy quảng cáo tiêu cực chống lại chúng tôi ở Iowa,” Sanders đáp trả. “Lớp tỷ phú đang lo lắng, và họ nên lo lắng.”
Có lý do để tin rằng, chiến lược chính trị của Sanders có thể có hiệu quả.
Năm 2016, khi các thế lực trong đảng Cộng hòa cuối cùng đã thừa nhận mối đe dọa mà sự tranh cử của Donald Trump đặt ra, các nhóm của đảng – bao gồm cả ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012, ông Rom Romney – đã bắt đầu lên tiếng. Nhưng các cuộc tấn công của họ chỉ khiến Trump mạnh mẽ hơn. Ông Trump miêu tả chúng như những nỗ lực cuối cùng của phe “đầm lầy” để ngăn chặn ông.
“Giới quyền uy của đảng chưa bao giờ coi trọng Sanders và bây giờ thì họ sẽ cần phải tấn công ông ta”, Caleb Gates, một người ủng hộ Sanders từ Cedar Rapids, Iowa, đến tham dự một sự kiện của tổ chức tình nguyện giúp cuộc tranh cử của Sanders trước hôm họp đảng của Caucuses, nói.
“Nhưng tôi nghĩ rằng, điều đó sẽ chỉ làm tăng sức hấp dẫn của Sanders với nhiều người, nhất là những người không hoạt động chính trị.”
Ở New Hampshire, Biden và Buttigieg trực tiếp tấn công Sanders, cả hai đều cảnh báo rằng ông quá cực đoan để trở thành ứng cử viên của đảng và quan điểm của ông quá cứng nhắc.
Buttigieg cáo buộc Sanders “chia rẽ mọi người bằng quan điểm chính trị: ‘Nếu quý vị không đi đến cùng thì không được tính’, hay quan điểm chính trị rằng; ‘Chọn con đường của tôi hay đường cao tốc’.”
Lời hứa tranh cử quan trọng của Sanders là gì?
Một hệ thống y tế “Medicare cho tất cả”
Xóa nợ y tế và nợ sinh viên
Cao đẳng công lập, đại học, trường dạy nghề miễn phí
Đánh thuế nhà giàu
Lá bài mạo hiểm
Hết lần này đến lần khác, ”khả năng được bầu” là lời chỉ trích được sử dụng như một tuyên bố chống lại Sanders, người tự mô tả mình là một nhà xã hội dân chủ.
Một cuộc thăm dò gần đây chỉ ra rằng, hơn một nửa người Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho một tổng thống theo “xã hội chủ nghĩa”. Ông Trump, tại các cuộc vận động tranh cử, thường xuyên hứa trước sự cổ vũ của người ủng hộ rằng “Mỹ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa”.
Cái nhìn “thông thường” về sự tranh cử của Sanders có thể được tóm tắt trong một tweet của Sean Trende, một nhà phân tích bầu cử của trang web RealClear Politics:
“Bernie Sanders hoàn toàn là lá bài mà người chơi tự gán giá trị”, ông viết. “Ông ta có thể giành được 10 điểm hoặc thua 20.”
Nhận xét thẳng thừng của một người chỉ trích ông Sanders được Jonathan Chait của Tạp chí New York đưa ra trong một chuyên mục đã gây khó chịu cho các tín đồ của Sanders:
“Không đề cử nào của đảng, ngoại trừ trường hợp Barry Goldwater vào năm 1964, đã đưa ra một ứng cử viên tổng thống với mức độ rủi ro như những gì liên danh do Sanders dẫn đầu có thể sẽ mang tới,” ông viết. “Đề cử Sanders sẽ là điều điên rồ.”
Khi tầm quan trọng của việc đánh bại Trump trở thành trọng tâm của Đảng Dân chủ – kể từ ngày ông Trump đắc cử năm 2016 – tại sao, họ hỏi, đảng lại phải chọn một ứng cử viên cách xa vùng ôn hòa thoải mái của chính trị Mỹ?
Đặc biệt, các thành viên ôn hòa của Quốc hội bày tỏ sự e ngại về việc đứng cùng phe với thượng nghị sĩ bang Vermont, vốn có tư tưởng độc lập và chỉ gia nhập Đảng Dân chủ để tranh cử tổng thống.
Dean Phillips, một nghị sĩ mới đắc cử từ bang Minnesota, người công khai ủng hộ Klobuchar, nói với CNN rằng, Sanders có thể gây ra hậu quả “thảm khốc” cho các cuộc tranh cử vào quốc hội tháng 11, gây nguy hiểm cho thế đa số mà đảng Dân chủ đã giành được tại cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, trong phòng họp gồm 435 ghế.
“Có lẽ, từ 25 đến 30 ghế dân biểu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi có một người tự cho là mình theo xã hội chủ nghĩa đứng ở vị trí lãnh đạo,” Dean Phillips nói. “Sanders không thuộc đảng Dân chủ, quý vị biết đấy, và đó là điều mà tôi muốn mọi người hiểu rõ hơn.”
Xác định lại “khả năng được bầu”
Chiến dịch tranh cử của Sanders rõ ràng nhận ra rằng, thắng cuộc tranh luận về “khả năng được bầu” là điều cần thiết để đảm bảo đươc sự đề cử năm 2020 của đảng. Đó là lý do tại sao họ phát ra các nhãn dán “Sanders đánh bại Trump” tại các cuộc vận động và hô vang điệp khúc này tại buổi ăn mừng chiến thắng của ông ở New Hampshire.
Họ nhanh chóng trích dẫn những cuộc thăm dò cho thấy có rất ít khác biệt đáng kể giữa trận đấu Sanders-Trump với cuộc đối đầu Trump-Biden – ứng cử viên thường được cho là lựa chọn an toàn và có khả năng được bầu. Một cuộc thăm dò gần đây của NBC / Wall Street Journal cho thấy, Biden dẫn Trump 50-44, trong khi Sanders dẫn Trump 49-45 – một sự khác biệt không đáng kể về mặt thống kê.
Họ cũng lập luận rằng toàn bộ cuộc tranh cãi về khả năng được bầu được đóng khung không chính xác. Chính trị Mỹ, họ nói, không phải là một trận chiến ở giữa, mà là một trận chiến về ý tưởng và một cuộc chiến cho tính xác thực.
“Những gì chúng ta đã làm trong quá khứ là đề cử một người ở giữa, và một người thuộc thế giới Washington khác sẽ không thay đổi bất cứ điều gì”, Pat Miguel Tomaino ở Boston nói. “Có những người bị tổn thương ở đất nước này đã trông mong vào hứa hẹn thay đổi giả tạo từ Donald Trump. Và bây giờ, tất cả chúng ta đều đang đau khổ vì điều đó.”
Tomaino, một tình nguyện viên cho Sanders ở New Hampshire, nói thêm rằng sụp đổ kinh tế năm 2008 đã phá hủy niềm tin của nhiều người Mỹ vào trật tự kinh tế và chính trị hiện tại. Và trừ khi Đảng Dân chủ thừa nhận điều này để thích nghi với thực tế mới, họ sẽ lại bị thua Trump.
“Chúng tôi không trông mong một cách ảo tưởng gì về việc có những người ưu tú đến để cứu chúng tôi hoặc loay hoay để tìm cách thức tốt hơn để xếp hạng thứ tự thành phần tinh hoa của một hệ thống mà chỉ 1% dân số được có lợi,” ông nói.
“Chúng tôi biết rằng Bernie Sanders không muốn điều đó tí nào. Chúng tôi biết ông ấy đứng chung hàng ngũ với chúng tôi.”
Tuy nhiên, để đạt được kết quả, chiến dịch Sanders phải thành công trong việc xác định và kêu gọi những người vốn không tham gia các cuộc bầu cử trong quá khứ đi bầu. Họ đang trông chờ vào những cử tri trẻ tuổi, giới mà các cuộc thăm dò cho thấy ủng hộ việc Sanders được đề cử một cách áp đảo, cũng như những người Mỹ khác vốn đã bị hệ thống gạt ra rìa.
Ít nhất là tại Iowa, kết quả không đáng khích lệ. Mặc dù các cử tri trẻ tuổi chiếm tỷ lệ lớn hơn trong số những người đi họp đảng, nhưng tổng số đi bầu đã giảm so với năm 2008, khi chiến dịch đầu tiên của Barack Obama đang làm cho nhiều ứng cử đảng Dân chủ hứng khởi.
Con số tại New Hampshire tốt hơn, nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy, tỷ lệ cử tri cao hơn một phần là nhờ các cử tri ôn hòa và độc lập xuất hiện để hỗ trợ Klobuchar và Buttigieg.
Faiz Shakir, người quản lý chiến dịch tranh cử của Sanders nói: “Tôi luôn tin tưởng mạnh mẽ rằng lý do giành được đề cử và có thể đánh bại Trump là vì chúng tôi có thể thu hút thêm nhiều cử tri đi bầu.”
”Con đường chúng tôi đi đầy tham vọng và khó khăn nhất trong việc giành được đề cử, bởi bản chất của nó đòi hỏi nhiều người, mọi người sẽ được đưa vào tiến trình này.”
Faiz Shaki nói thêm rằng, ông nghĩ, chiến dịch đã đặt mục tiêu phía trước là tăng tỷ lệ bỏ phiếu ở các tiểu bang, nhưng còn có lý do khiến cả đảng phải lo ngại.
“Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm,” ông nói.
Tiểu bang mới, vấn đề mới
Khi trọng tâm chuyển sang Nevada, nơi sẽ có họp đảng hôm thứ Bảy 22/2, Sanders đang phải đối mặt với những chỉ trích từ một hướng khác. Liên minh Culinary Union hùng mạnh của tiểu bang này đang lưu hành các tài liệu cho thấy, kế hoạch thay thế bảo hiểm y tế tư nhân bằng một chương trình do chính phủ điều hành của Sanders sẽ bãi bỏ các kế hoạch đàm phán của công đoàn.
Liên minh sau đó đưa ra một tuyên bố rằng những người ủng hộ Sanders, khi biết được sự chỉ trích của công đoàn, đã “tấn công” tổ chức này một cách tàn nhẫn.
Đối thủ Dân chủ của Sanders cảm nhận được lỗ hổng ở Nevada, đã định vị ngay mình là người bảo vệ các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của công đoàn.
“Hãy nói cho rõ: các cuộc tấn công vào công đoàn không thể chấp nhận được”, Klobuchar viết trong một tweet. “Tôi đến từ một gia đình đầy tự hào là các đoàn viên công đoàn và tôi biết khi công đoàn mạnh, nước Mỹ mạnh.”
Bốn năm trước, Nevada là nơi tổ chức cuộc phản công của bà Clinton, khi bà giành được sự ủng hộ của công đoàn tại các khách sạn và nhà hàng ở Las Vegas – ngay cả khi họ không công khai lên tiếng ủng hộ.
Nếu Sanders vấp ngã ở Nevada một lần nữa, động lượng mà ông đạt được trong hai tuần qua có thể bị mất, mở ra cánh cửa cho một trong những ứng cử viên đã bị ông đánh bại ở New Hampshire – hoặc cho một ứng cử viên bất ngờ khác xuất hiện ở đường chân trời trong những tuần tới.
Tỷ phú nhập cuộc
Sau Iowa và New Hampshire, kết quả của cuộc đua có thể không chắc chắn, nhưng ít nhất nó đã tuân theo một trình tự có thể dự đoán được. Chiến trường đang thu hẹp khi các ứng cử viên chật vật tại thùng phiếu hoặc hết tiền bỏ cuộc. Các chiến dịch bền bỉ nhất đã chuyển sang các chiến trận sắp tới.
Nhưng tất cả mọi dự đoán có thể sẽ bị gió cuốn bay đi hết.
Không có một ứng cử viên tổng thống nào giống như Michael Bloomberg.
Tỷ phú New York không tham dự bốn cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ, thay vào đó sử dụng nguồn lực khổng lồ của mình để vận động ở các tiểu bang sau này, nơi sẽ trao đa số đại biểu của Đại hội Quốc gia đảng Dân chủ cho người thắng, và là người sẽ được đại diện cho đảng để tranh cử.
Thử thách Bloomberg đưa thêm ra một trở ngại nữa, chưa từng có, mà Sanders sẽ phải khắc phục, nếu ông muốn trở thành ứng cử viên của đảng – một tình huống mà đội ngũ của thượng nghị sĩ hiểu rất rõ.
“Ông ta [Bloomberg] đứng đó chờ đợi để tìm cách ngăn chặn chúng tôi nếu người khác không thể làm được”, Weaver thuộc chiến dịch của Sanders nói. “Vì vậy, cuộc đua này còn một chặng đường rất dài và giai cấp thống trị ở đất nước này sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Bernie Sanders.”
Những người ủng hộ Sanders thậm chí còn thẳng thừng hơn:
“Những gì Michael Bloomberg đang làm rất lộ liễu”, Tomas Armadeo của Hookset, New Hampshire nói. “Thật là quá đáng khi ông mua quảng cáo và xài tiền riêng của mình để tài trợ cho cuộc tranh cử này. Và tôi nghĩ mọi người sẽ thấy điều đó.”
Tuy nhiên, không phải ai cũng xem sự hiện diện của Bloomberg là một mối đe dọa.
“Bloomberg là một lá chắn hoàn hảo cho Bernie bởi vì Bernie đã chống lại tầng lớp tỷ phú trong nhiều thập kỷ,” Gates of Cedar Rapids nói. “Và cơ hội chạy đua với một tỷ phú thực sự, tôi nghĩ rằng điều đó đúng với thế mạnh của Sanders.”
Điều đó có thể dễ dàng để nói vào thời điểm này, nhưng nếu Bloomberg trở thành một trở ngại nghiêm trọng cho Sanders – và nếu ông ngăn không cho thượng nghị sĩ bang Vermont đoạt đa số các đại biểu tại hội nghị hoặc trở thành người được đề cử – thì giới ủng hộ trung thành của Sanders sẽ rất giận dữ.
Cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg đã tốn rất nhiều triệu để vận động
Bên ngoài một cuộc biểu vận động rầm rộ của Sanders ở Newton, một thị trấn nhỏ ở trung tâm Iowa, tình nguyện viên Krissy Haglund phát tờ rơi và nói Bloomberg là một “thử nghiệm cho người dân Mỹ”.
“Tôi nghĩ rằng đó là một thử nghiệm để xem liệu họ có sẵn lòng tin rằng tiền nên đứng ngoài chính trị hay không.”
Bốn năm trước, Haglund, một bác sĩ từ thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota cho biết, người dân Mỹ đã bỏ lỡ “món quà” Sanders muốn tặng họ. Và khi được đưa ra với sự lựa chọn giữa bà Clinton và ông Trump, bà đã chọn bỏ phiếu cho Jill Stein của Đảng Xanh.
Lần này, bà không chắc mình có thể hỗ trợ ai khác ngoài Sanders.
“Tôi cảm thấy như thể Bernie đang ở trong một tầng lớp riêng và không ai trong số các ứng cử viên khác thậm chí đến gần,” Haglund nói. “Và tôi nghĩ rằng nếu Sanders không được đề cử, đó sẽ là vì chính trị chứ không phải vì ông đã không đoạt được ủng hộ bằng số phiếu từ người dân Mỹ.”
Và nếu người được đề cử là Bloomberg, bà ta chắc chắn sẽ tìm ai đó khác.
Haley Thomas đóng góp cho bài viết này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51527341

Giới nghị sỹ Mỹ kêu gọi

Bộ Tư pháp điều tra báo China Daily của TQ

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đã gửi thư tới Bộ trưởng Tư pháp William Barr kêu gọi Bộ này kiểm soát tuyên truyền của Trung Quốc, điều tra vai trò quan trọng của tổ chức truyền thông trong chiến dịch làm mất uy tín nước ngoài của Trung Quốc và giải quyết các vi phạm pháp luật Mỹ liên quan đến hoạt động tài chính.
Theo đó, 35 nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ cho biết Trung Quốc rót 35 triệu USD vào China Daily kể từ năm 2017 như một phần trong chiến dịch tuyên truyền nước ngoài trị giá hàng tỷ USD suốt thập kỷ qua; khẳng định China Daily đăng ký theo FARA vào năm 1983 nhưng nhiều lần không khai báo chi tiêu tại Mỹ, bao gồm tiền để chèn nội dung và các đoạn đặc biệt của báo vào khoảng 30 tờ báo độc lập; đồng thời gửi thư gửi tới Bộ trưởng Tư pháp William Barr kêu gọi Bộ này kiểm soát tuyên truyền của Trung Quốc, điều tra vai trò quan trọng của tổ chức truyền thông trong chiến dịch làm mất uy tín nước ngoài của Trung Quốc và giải quyết các vi phạm pháp luật Mỹ liên quan đến hoạt động tài chính. Bức thư trên
do thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton, hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jim Banks khởi xướng và được đồng ký bởi 7 thượng nghị sĩ và 26 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa khác.
Hiện Văn phòng của China Daily tại Mỹ chưa phản hồi về thông tin trên. Trên trang web của mình, tờ báo mô tả là “lựa chọn mặc định” của “hơn 200 triệu độc giả” và là “một kênh để trao đổi thông tin giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới”.
Được biết, China Daily hay Nhật báo Trung Quốc là một trong những đơn vị truyền thông do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý. China Daily  được xuất bản lần đầu vào ngày 1 tháng 6 năm 1981. Độc giả của nó chủ yếu là những nhân vật cao cấp từ mọi tầng lớp, phái viên ngoại giao ở Trung Quốc, đại diện các tổ chức quốc tế ở Trung Quốc, các công ty đa quốc gia cấp cao ở Trung Quốc, các học viên truyền thông và người dân trên thế giới. China Daily có 35 chi nhánh, trạm phóng viên và 14 địa điểm in tại Trung Quốc. Đến ngày 2/1/2019, “China Daily International Edition” đã chính thức ra mắt. Trang web là phiên bản quốc tế, tích hợp hiệu quả các phiên bản gốc của Hoa Kỳ, Anh, châu Âu, châu Á, châu Phi, Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Canada. Các phiên bản thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề quốc tế, khu vực. Mỗi tuần, China Daily International Edition xuất bản 16 tờ, in ấn tại 33 điểm trên toàn thế giới, với tổng số phát hành trung bình 300.000 bản, độc giả bao trùm tại 63 quốc gia. Ở nước ngoài, China Daily có bốn trung tâm chỉ huy ở châu Á-Thái Bình Dương, châu Âu, châu Phi và Hoa Kỳ, với các trạm phóng viên và văn phòng. Trong khi đó, tạp chí China Daily Hong Kong Edition, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997, là tờ báo tiếng Anh duy nhất được Chính phủ Trung ương phê duyệt xuất bản tại Hồng Kông. Nó đã phát triển thành một nền tảng đa phương tiện bao gồm các trang web và phương tiện truyền thông xã hội.
http://biendong.net/bien-dong/33021-gioi-nghi-sy-my-keu-goi-bo-tu-phap-dieu-tra-bao-china-daily-cua-tq.html

Vì sao Washington không tin số liệu corona của TQ?

Dù Trung Quốc được nhận xét đã minh bạch hơn về số liệu trong đợt bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, chính quyền Mỹ vẫn không tin tưởng Bắc Kinh.
Tính đến sáng 16-2 đã có thêm 142 ca tử vong và 2.009 ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc đại lục, nâng số ca nhiễm riêng tại đây lên 68.500, và 1.663 trường hợp tử vong. Trên toàn thế giới, số ca nhiễm là 69.197, tử vong 1.669 người. Có 9.465 ca khỏi bệnh.
Tình hình COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, gây áp lực lên Chính phủ Trung Quốc. Một trong những áp lực lớn nhất là tính minh bạch về số liệu.
Và không chỉ áp lực trong nước, Trung Quốc cũng chứng kiến sự cố ngoại giao với Mỹ khi một quan chức Nhà Trắng tuần trước khẳng định với CNBC rằng họ “không tin tưởng lắm vào thông tin từ Trung Quốc”, liên quan tới ghi nhận về các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Chưa kể, Trung Quốc dính cáo buộc “miễn cưỡng chấp nhận” sự giúp đỡ từ Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC).
Bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới virus corona là chuyện xem ra khá kỳ quặc trong bối cảnh hợp tác quốc tế là nhân tố không thể thiếu trong thời đại này. CNBC ngày 15-2 lý giải nguyên nhân khiến Mỹ tỏ ra thiếu tin tưởng số liệu của Trung Quốc.
Nói về niềm tin, Mỹ đã từng thiếu tin tưởng Trung Quốc từ những năm 1950, thời điểm Washington cho rằng chính quyền trung ương Trung Quốc đưa ra những chỉ tiêu sản xuất phi thực tế, dẫn tới chính quyền địa phương phải báo số liệu giả.
Thứ hai, CNBC dẫn lời một số nhà phân tích nói rằng thông tin trong đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 và những số liệu kinh tế trái ngược suốt hai thập kỷ qua từ Trung Quốc càng khiến Mỹ tin rằng họ… không nên tin Trung Quốc.
Cụ thể, theo nhà nghiên cứu y tế công Yanzhong Huang tại Hội đồng quan hệ quốc tế, giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế toàn cầu (ĐH Seton Hall), Trung Quốc đã hứng chịu sự hoài nghi về cách xử lý khủng hoảng y tế từ năm 2003.
Theo đó, chính quyền Trung Quốc từng bị cáo buộc che đậy, quản lý kém và chậm trễ trong đợt bùng phát đại dịch SARS, dẫn tới sự chỉ trích rộng rãi từ các lãnh đạo thế giới khi nó lan ra hàng chục nước.
Đến nay, nhiều thông tin nói rằng ca SARS đầu tiên bắt đầu từ tháng 11-2002, còn cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo dịch bệnh hô hấp vào giữa tháng 12 cùng năm, nhưng phải mất vài tháng mới tiết lộ với công chúng, theo CNBC.
Tính tới ngày 11-2-2003, các quan chức y tế Trung Quốc báo cáo hơn 300 ca nhiễm SARS ở tỉnh Quảng Đông, nơi bùng phát dịch tương tự thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc trong dịch COVID-19 lần này.
Có nhiều điểm tương đồng trong diễn biến của dịch SARS và COVID-19, khi Trung Quốc dù đã hành động tốt hơn rất nhiều như nhận xét của Huang, song vẫn bị cho chậm trễ. Bằng chứng là các quan chức Hồ Bắc đã bị cho thôi chức, giống như tình cảnh các quan chức y tế Trung Quốc cách đây 17 năm.
Câu chuyện về dịch bệnh cũng chỉ là một phần trong số rất nhiều lĩnh vực Mỹ tỏ ý không tin tưởng Trung Quốc, mà đơn cử là cáo buộc thao túng tiền tệ hoặc thiếu minh bạch về GDP mà chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào Bắc Kinh.
Hồi tháng 8-2019, chính quyền ông Trump đưa Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. Theo TS David Dollar, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Brookings (Mỹ), có khá ít bằng chứng cho thấy Trung Quốc tác động lên đồng tiền, song diễn biến ấy chỉ lột tả sự thật rằng quan chức Mỹ sa sút niềm tin vào Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32998-vi-sao-washington-khong-tin-so-lieu-corona-cua-tq.html

Quan chức y tế Hoa Kỳ nói

COVID-19 sắp trở thành ’đại dịch toàn cầu’

Hải Lam
Một quan chức hàng đầu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ hôm 16/2 nói rằng dịch COVID-19 đang trên bờ vực trở thành đại dịch toàn cầu nếu các nỗ lực ngăn chặn lây lan không hiệu quả hơn so với hiện tại.
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ nói với hãng tin CBS: “Về mặt giấy tờ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ không gọi đây là đại dịch toàn cầu. Nhưng điều đó đang chắc chắn trên bờ vực xảy ra nếu việc ngăn chặn bệnh dịch không thành công hơn những gì đang diễn ra hiện nay”.
Ông Fauci nói thêm tính đến 16/2, ngoài Trung Quốc đã có gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác xác nhận các trường hợp nhiễm COVID-19 với tổng số hơn 500 ca.
“Nhiều người trong số này đang bắt đầu truyền nhiễm cho người thứ hai, người thứ ba”, ông Fauci nhấn mạnh và giải thích thêm rằng một đại dịch xuất hiện khi một số quốc gia có tình trạng truyền nhiễm “từ người này sang người khác” kéo dài.
Reuters cho biết, cuối tuần qua, các quan chức xác nhận một trường hợp tử vong ở Đài Loan và một trường hợp tử vong tại Pháp vì virus corona chủng mới.
Hoa Kỳ đã xác nhận có 15 ca nhiễm COVID-19 ở các bang California, Wisconsin, Massachusetts, Texas, Illinois, Arizona, và Washington. Bệnh nhân mới nhất được xác nhận tại căn cứ quân sự San Antonio-Lackland gần San Antonio, Texas. Người này nằm trong nhóm công dân Mỹ sơ tán khỏi Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng trước.
Trong khi đó, 355 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận trên du thuyền Diamond Princess đang bị cách ly tại cảng Yokohama, Nhật Bản.
Một du thuyền khác là MS Westerdam của công ty Holland America đã cập cảng ở Campuchia hôm 13/2 sau khi bị 5 nơi khác từ chối do lo ngại dịch bệnh. Malaysia hôm 15/2 thông báo một hành khách người Mỹ 83 tuổi trên du thuyền dương tính với COVID-19. Malaysia đã xét nghiệm lại với cụ bà vào đêm 15/2 và tiếp tục cho kết quả dương tính.
Theo AFP, tại hội nghị an ninh Munich ở Đức hôm 15/2, giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus Tedros cảnh báo chưa biết dịch COVID-19 sẽ đi theo chiều hướng nào. Vào cuối ngày 16/2 ông cho biết các chuyên gia quốc tế đã tới Bắc Kinh và họp với giới chức y tế Trung Quốc về dịch bệnh này.
Video: Bắc Kinh tuyên truyền Mỹ là thủ phạm gây ra dịch virus corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-y-te-hoa-ky-noi-covid-19-sap-tro-thanh-dai-dich-toan-cau.html

Nữ dân biểu từ San Bernadino trình dự luật

xóa hồ sơ tội phạm

 cho những tù nhân tình nguyện tham gia cứu hỏa

Tin từ California – Trong đội ngũ những người lính cứu hỏa đã nỗ lực chiến đấu với các đám cháy rừng tàn khốc nhất trong thời gian gần đây ở California có các tù nhân trong bộ đồ lính cứu hỏa mầu cam. Hàng trăm tù nhân đã giúp trong công tác dập tắt cháy rừng ở California trong những năm gần đây, nhưng họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn để tìm việc làm sau khi được thả ra khỏi trại giam ngay cả tại các sở cứu hỏa địa phương.
Vào thứ hai (ngày 10 tháng 2), Nữ Dân Biểu Dân Chủ Eloise Reyes, từ San Bernadino, đã giới thiệu một dự luật nhằm xóa hồ sơ phạm tội của các tù nhân ngay sau khi họ được thả với hi vọng họ sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn.
Dự luật này, mang tên AB2147, sẽ cho phép những người đủ điều kiện tham gia California Conservation Camp Program, chương trình cho phép tù nhân tình nguyện tham gia cứu hỏa, hoặc các chương trình tương tự để yêu cầu tòa án rút lại lời nhận tội của họ, bác bỏ các cáo buộc chống lại họ và ra lệnh chấm dứt quá trình quản chế, tạm tha hoặc án treo của họ sớm hơn dự kiến.
Theo luật hiện hành, những tù nhân được tạm tha phải hoàn thành các điều khoản đã thỏa thuận với tòa án trước khi nộp đơn để xóa hồ sơ phạm tội, và ngay cả khi điều này được chấp thuận, họ vẫn sẽ phải tiết lộ lịch sử phạm tội của bản thân khi xin cấp giấy phép nhà nước, bao gồm các loại giấy phép từ sở cứu hỏa. Điều đó thường dẫn đến việc các cựu tù nhân không nhận được việc. Bà Reyes cho biết những cựu tù nhân này đã trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt và giúp trong việc dập tắt cháy rừng ở California, đồng nghĩa với việc họ đã “thế hiện cam kết thay đổi bản thân.”
Hiện tại có hơn 3,000 tù nhân làm việc tại các trạm cứu hỏa trên toàn tiểu bang và hầu hết đều đủ điều kiện để tham gia chữa cháy, và họ đã trải qua những khóa huấn luyện tương tự với lính cứu hỏa ở Sở Cứu Hỏa California. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nu-dan-bieu-tu-san-bernadino-trinh-du-luat-xoa-ho-so-toi-pham-cho-nhung-tu-nhan-tinh-nguyen-tham-gia-cuu-hoa/

Lực lượng tuần tra biên giới Hoa Kỳ sẽ gửi

các đơn vị chiến thuật đến các thành phố trú ẩn

Tin từ Washington, D.C – Chính quyền Tổng Thống Trump đã điều động các sĩ quan di trú để tăng cường bắt giữ những người di dân trái phép ở một số thành phố, bao gồm Los Angeles, Chicago và New York. Đây là hành động mới nhất nhằm chống lại việc các chính quyền tiểu bang áp dụng chính sách “thành phố trú ẩn” để giúp những người di dân nói trên tránh khỏi việc bị trục xuất.
Các thành viên của Đơn vị Chiến thuật thuộc Cơ Quan Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới (CBP) sẽ là một trong những lực lượng được gửi đến các thành phố nói trên để giúp đỡ Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE). Những thành viên này còn được gửi đến San Francisco, Atlanta, Houston, Boston, New Orleans, Detroit và Newark, New Jersey.
Theo CBS, các thành viên của Đơn Vị Chiến Thuật đã phải trải qua một chương trình huấn luyện “nghiêm khắc” mô phỏng theo các khóa học Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Việc tăng cường hỗ trợ ICE tại các thành phố nói trên đánh dấu sự leo thang mới nhất trong cuộc chiến của chính quyền Tổng Thống Trump nhằm chống lại các thành phố trú ẩn và diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tư pháp đệ đơn kiện bang New Jersey và Quận King, tiểu bang Washington.
Tuần trước, Bộ Nội An cho biết họ sẽ cấm người dân New York ghi danh nhận thẻ Global Entry mới hoặc gia hạn thẻ này, đồng thời cấm họ tham gia vào ba chương trình cho phép đi lại nhanh hơn giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. (BBT)
https://www.sbtn.tv/luc-luong-tuan-tra-bien-gioi-hoa-ky-se-gui-cac-don-vi-chien-thuat-den-cac-thanh-pho-tru-an/

Hoa Kỳ xem xét chặn công ty General Electric

bán động cơ máy bay cho Trung Cộng

Chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét liệu có nên chặn công ty General Electric (GE) cung cấp động cơ mới cho loại máy bay chở hành khách  của Trung Cộng hay không. Một quyết định sẽ khiến Trung Cộng hoài nghi về việc theo đuổi thị trường hàng không dân dụng. Lệnh cấm nói trên – có khả năng được đưa ra cùng các quy định khác đối với các thành phần khác cho máy bay thương mại Trung Cộng như hệ thống điều khiển chuyến bay do Honeywell International sản xuất.
Đây là  hành động mới nhất trong cuộc chiến về thương mại và kỹ thuật giữa 2 ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Vấn đề này sẽ được đưa ra tại một cuộc họp liên ngành về việc hạn chế xuất cảng kỹ thuật của Hoa Kỳ sang Trung Cộng sẽ diễn ra vào thứ Hai (ngày 17 tháng 2), cùng một cuộc họp khác với sự tham gia của các thành viên Nội Các của Tổng Thống Trump vào ngày 28 tháng 2.
Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã hỗ trợ các công ty trong nước kinh doanh với ngành hàng không dân dụng vừa chớm nở của Trung Cộng.
Bên cạnh đó, chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp giấy phép cho phép các công ty này bán động cơ, hệ thống điều khiển chuyến bay và các thành phần khác cho máy bay thương mại lớn đầu tiên của Trung Cộng mang tên C919. Nhưng chính quyền Tổng Thống Trump đang cân nhắc xem có nên từ chối yêu cầu cấp phép mới nhất của GE để cung cấp động cơ CFM LEAP-1C cho máy bay C919 hay không, mặc dù GE đã nhận được giấy phép bán động cơ LEAP kể từ năm 2014 và được cấp lần cuối vào tháng 3 2019.
Ngoài động cơ máy bay, các hệ thống điều khiển chuyến bay cũng sẽ được thảo luận tại các cuộc họp vào tháng Hai. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-xem-xet-chan-cong-ty-general-electric-ban-dong-co-may-bay-cho-trung-cong/

Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Nhà Trắng đề phòng

Trung Quốct rong nghiên cứu lượng tử và trí tuệ nhân tạo

Epoch Times | Hương Thảo biên dịch
Một chủ đề chi phối các cuộc thảo luận của Hội đồng cố vấn về khoa học và công nghệ của Tổng thống (PCAST) tại cuộc họp vào đầu tháng 2, đó là sự thống trị của Hoa Kỳ trong việc phát triển các công nghệ tương lai đang bị đe dọa bởi đối thủ Trung Quốc.
Cuộc họp cũng tập trung vào việc xem xét các mô hình mới cho các phòng thí nghiệm của chính phủ Hoa Kỳ để tham gia vào ngành công nghiệp và trường đại học, và đáp ứng nhu cầu giáo dục và lực lượng lao động trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Lượng tử và trí tuệ nhân tạo AI: Hoa Kỳ cần đầu tư quan trọng
Dario Gil, nhà nghiên cứu đứng đầu của IBM, cho biết, “ngày nay, Hoa Kỳ là một nhà lãnh đạo toàn cầu về nghiên cứu lượng tử, nhưng có một cuộc đua đang diễn ra.”
Trung Quốc được cho là đang chi một khoản tiền lớn cho nghiên cứu lượng tử trong nỗ lực thống trị lĩnh vực này. Thành công, ông nói thêm, sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận toàn quốc tại Hoa Kỳ. Đạt được ưu thế lượng tử ở Hoa Kỳ “là hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất mà ngành công nghiệp cần phải thực hiện để dẫn đầu thế giới”. Trong năm năm tới, các mức đầu tư hàng tỷ đô la phải được thực hiện, Gil nói. “Đây là điều rất trọng yếu để tăng gấp đôi hiệu suất hệ thống mỗi năm,” ông nói thêm.
Chuyển sang trí tuệ nhân tạo (AI), Gil lưu ý rằng trong những năm gần đây, ngành công nghiệp này của Hoa Kỳ “đã chiếm một phần lớn trong khoản đầu tư”. Các công ty như Google, IBM, Facebook và các công ty khác đã đầu tư 65 tỷ đô la vào nghiên cứu AI vào năm 2018, ông nói. Nghiên cứu và phát triển AI sẽ vượt quá 100 tỷ đô la từ nay đến năm 2025, ông nói. Trong khi đó, “các yêu cầu về điện toán [đối với AI] đang tăng gấp đôi cứ sau ba tháng rưỡi,” Gil nói, thêm rằng, “chúng tôi đang nói về một thách thức thực sự ở đây”.
Hoa Kỳ “dẫn đầu thế giới về các thư viện và công cụ mã nguồn mở miễn phí,” các nền tảng AI của Hoa Kỳ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, ông nói thêm. Những hãng phát triển trong ngành AI của Hoa Kỳ cung cấp 5.000 ấn phẩm AI mỗi năm, trong khi sự hợp tác trong ngành với các trường đại học chiếm 2/3 số bài báo đó, Gil nói.
Để đưa những con số đó vào viễn cảnh, con số đó gấp bảy lần so với Trung Quốc và gấp đôi so với châu Âu, nơi mà phần lớn nhất đến từ các nguồn của chính phủ, ông nói.
Ở Trung Quốc, các mối quan hệ ấm cúng giữa công nghiệp, chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có nghĩa là các nghiên cứu và ấn phẩm AI đều được chính phủ trợ cấp, tài trợ, giám sát và đánh giá và kiểm duyệt.
Trung Quốc phá vỡ các quy tắc
Shane Wall, giám đốc công nghệ của Hewlett-Packard, bày tỏ lo ngại rằng môi trường nghiên cứu mở của Mỹ mang lại lợi thế cho Trung Quốc, trong khi Shannon Blunt, giáo sư kỹ thuật của Đại học Kansas, nói rằng Trung Quốc cũng đưa ra các vấn đề khác. “Trí tuệ nhân tạo đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển. Về mặt dữ liệu, Trung Quốc có lợi thế về dân số,” đó là cơ hội để xây dựng các ngân hàng dữ liệu quan trọng cho sự phát triển AI lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Blunt nói. “Trung Quốc cũng có một định nghĩa khác về ý nghĩa của quyền riêng tư,” bà nói thêm, gợi ý rằng các tiêu chuẩn thu thập dữ liệu của Trung Quốc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như nhân quyền.
Trong các trường hợp lùm xùm gần đây khi các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã bị sa thải hoặc bị bắt vì cáo buộc làm việc bí mật cho Trung Quốc trong khi đồng thời sử dụng tiền của liên bang Hoa Kỳ để nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ, Droegemeier đã tập trung vào việc bảo vệ doanh nghiệp nghiên cứu của Hoa Kỳ khỏi bị khai thác bởi đối thủ nước ngoài.
Để giải quyết vấn đề an toàn, tính toàn vẹn và năng suất nghiên cứu, Chủ tịch PCAST ​​Kelvin Droegemeier đã thành lập JCORE, Ủy ban Hỗn hợp về Môi trường Nghiên cứu. Là giám đốc của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ Nhà Trắng (OSTP), Droegemeier đồng thời còn là cố vấn khoa học cho tổng thống.
“Đây không phải là vấn đề mà bạn đến từ đâu,” ông ấy đã nói với Washington Examiner vào tháng 10 năm ngoái. “Nếu họ vi phạm các quy tắc, tôi không muốn có họ trong doanh nghiệp nghiên cứu.”
Droegemeier cho biết, “Dù họ đến từ Norman, Oklahoma, hay họ đến từ Bắc Kinh”, thì chơi theo luật là yêu cầu cơ bản cho việc tiến hành nghiên cứu. “Chúng tôi biết Trung Quốc không muốn chơi theo luật chơi.”
Giáo dục và lực lượng lao động là mối quan tâm chính
Đồng thời Trung Quốc đang đầu tư số tiền rất lớn để đạt được sự thống trị trong các công nghệ mang lại sức mạnh quan trọng, Hoa Kỳ đã tụt hậu trong việc giáo dục lực lượng lao động trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), các thành viên hội đồng cảnh báo.
STEM nên được “bắt buộc trong suốt quá trình giáo dục”, ông Cath Cath Bessant, giám đốc điều hành và công nghệ tại Bank of America, nói. Bà nói thêm rằng bà chắc chắn rằng những đứa con của mình có thể đã tốt nghiệp “mà không cần học về máy tính, công nghệ thông tin hay khoa học,” nhưng cảm thấy may mắn vì những môn học đó đã có sẵn.
Trình độ học vấn chuyên ngành STEM cũng rất quan trọng đối với các chuyên gia trong các lĩnh vực không thuộc STEM, bà nói. “Ngày nay, có thể có một nữ diễn viên ba lê, người không có kiến ​​thức sâu sắc về hình học. Hoặc một tài xế NASCAR, người không hiểu gì về kỹ thuật,” ông Bessant nói.
Droegemeier đồng ý. Câu hỏi đặt ra là, “Làm thế nào để chúng ta cuốn hút mọi người vào khoa học?”. Họ không bị cuốn hút bởi các công cụ của khoa học, ông nói. “Họ bị cuốn hút bởi các chủ đề”. Gil đưa ra một chỉ số rõ ràng về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Mỹ, ông nói, “năm mươi phần trăm tiến sĩ không được sinh ra ở Hoa Kỳ”, “Chúng ta sẽ làm gì?”
Sự mỉa mai của tuyên bố của ông đã được phản ánh trong chính các thành viên PCAST. Có bốn trong số 10 cố vấn khoa học của tổng thống được sinh ra và lớn lên bên ngoài Hoa Kỳ. Cả bốn người đều có bằng tiến sĩ. Droegemeier gọi cách tiếp cận vấn đề của mình, “the G.I. Bill 2.0.”
Chúng tôi cần phải kêu gọi một cách tiếp cận đa quốc gia, một cách tiếp cận toàn quốc để đưa nhiều người Mỹ hơn vào các chương trình giáo dục STEM quan trọng,” ông nói. “Chúng ta cần hàng ngàn sinh viên, không phải hàng chục hay hàng trăm,” ông nói. “Chúng ta cần một lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề”. “Chúng ta cần một báo chí tích cực để hướng công dân Mỹ vào những lĩnh vực này”, Droegemeier nói về sự cần thiết phải lấp đầy các vị trí STEM nhạy cảm bằng các tài năng trong nước.
“Như tổng thống đã nói rất hùng hồn rằng, cần phải điều chỉnh chính sách giáo dục với chính sách thị thực của chúng ta,” kể từ khi Hoa Kỳ muốn duy trì là điểm đến quốc tế cho sinh viên nước ngoài. Đào tạo khoa học thôi là chưa đủ, Droegemeier nói. “Chúng ta muốn đào tạo mọi người về các giá trị của chúng ta.”
https://www.dkn.tv/the-gioi/doanh-nghiep-my-keu-goi-nha-trang-de-phong-trung-quoc-trong-nghien-cuu-luong-tu-va-tri-tue-nhan-tao.html

Dịch bệnh do virus corona kích hoạt một cuộc thử nghiệm

làm việc tại nhà lớn nhất thế giới

Tin từ Hồng Kông – Trong suốt những tháng qua, dịch bệnh do virus corona gây ra khiến các trung tâm lớn ở HongKong và Singapore trở nên vắng vẻ. Mọi người bắt đầu có xu hướng làm việc ở nhà. Chính vì vậy, đây có thể được xem là một đợt thử nghiệm làm việc tại nhà lớn nhất thế giới.
Hiện dịch bệnh đã lây nhiễm hơn 67,000 người và giết chết hơn 1,500 người, phần lớn ở Hoa lục. Khoảng 60 triệu người ở Trung Cộng bị hạn chế tiếp xúc xã hội vào tháng 1 năm nay khi chính phủ cố gắng ngăn chặn virus này. Trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus, hàng triệu nhân viên ở Trung Cộng và các khu vực bị ảnh hưởng khác hiện đang làm việc tại nhà. Đối với một số ngành nghề thì làm việc tại nhà là một bất tiện lớn, như nhiều giáo viên phải tổ chức các lớp học kỹ thuật số trong những tuần qua. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác, thí nghiệm bất ngờ này được đón nhận nồng nhiệt đến mức các nhà tuyển dụng đang xem xét áp dụng nó như một biện pháp lâu dài hơn.
Theo tờ báo nhà nước China Daily, hơn một nửa số công nhân ở thủ đô Bắc Kinh có kế hoạch làm việc tại nhà thay vì đến văn phòng. Theo tờ CNN Business đưa tin, chính phủ Singapore, Hongkong và Macau đã ra lệnh cho công chức làm việc tại nhà, chỉ có nhân viên phục vụ các dịch vụ khẩn cấp vẫn ở văn phòng.
Với sự phát triển của kỹ thuật, các hình thức làm việc trở nên linh động hơn. Thập niên vừa qua đã chứng kiến các cơ hội làm việc ở nhà ngày càng nhiều và đa dạng. Các bậc cha mẹ cũng yêu thích hình thức này vì họ có thể cân bằng việc chăm sóc con cái và xây dựng sự nghiệp, đặc biệt là phụ nữ.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/dich-benh-do-virus-corona-kich-hoat-mot-cuoc-thu-nghiem-lam-viec-tai-nha-lon-nhat-the-gioi/

Các chuyên gia quốc tế

họp tại Trung Quốc về dịch COVID-19

Hải Lam
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cuối ngày 16/2 cho biết các chuyên gia quốc tế đã tới Bắc Kinh và họp với giới chức y tế Trung Quốc về đại dịch COVID-19.
“Các chuyên gia quốc tế tham gia một phái đoàn chung do WHO đứng đầu đã đến Bắc Kinh và có cuộc họp đầu tiên với các cộng sự Trung Quốc hôm nay”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đăng trên Twitter hôm 16/2.
“Chúng tôi mong muốn sự hợp tác rất quan trọng này góp phần tăng cường hiểu biết của thế giới về sự bùng phát dịch COVID19”.
Theo AFP, trước đó, tại hội nghị an ninh Munich ở Đức hôm 15/2, ông Tedros cảnh báo chưa biết dịch COVID-19 sẽ đi theo chiều hướng nào.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) sáng nay cho biết có thêm 1.933 trường hợp nhiễm mới và 100 người tử vong vì virus nCoV trong ngày 16/2. Như vậy, tổng số người chết tại địa phương này là 1.696 và 58.182 người nhiễm bệnh.
Sau đó Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo có thêm 2.048 người mới nhiễm và 105 ca tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc trong ngày 16/2. Tính đến nay, Trung Quốc nghi nhận có 1.770 người chết và 70.548 người nhiễm bệnh.
Dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán từ tháng 12/2019, đến nay đã lan ra 28 quốc gia, vùng lãnh thổ. Toàn thế giới hiện có hơn 71.300 trường hợp nhiễm bệnh, 1.775 người chết và 10.607 người bình phục.
Nguồn ảnh đại diện: ITU Pictures/Flick.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-chuyen-gia-quoc-te-hop-tai-trung-quoc-ve-dich-covid-19.html

Hơn 2.000 ca nhiễm mới và 105 người chết

 vì virus COVID-19 trong ngày 16/2

Dương Minh
Số người chết vì COVID-19 ở Trung Quốc đã tăng thêm 105 ca, đạt hơn 2.000 ca nhiễm mới trong ngày 16/2, đưa tổng số người tử vong trên thế giới lên con số 1.775.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết có thêm 1.933 trường hợp nhiễm mới và 100 người tử vong vì virus corona trong ngày 16/2. Như vậy, tổng số người chết tại địa phương này là 1.696, với 58.182 người nhiễm bệnh.
Sau đó Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo có thêm 2.048 người mới nhiễm và 105 ca tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc trong ngày 16/2. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 1.770 người chết và 70.548 người nhiễm bệnh. Ngoài ra có 150.539 trường hợp đang được theo dõi y tế.
Như vậy, toàn thế giới hiện có hơn 71.300 trường hợp nhiễm bệnh, 1.775 người chết và 10.607 người đã được chữa khỏi. 5 ca tử vong ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục bao gồm một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, một người đàn ông ở Hồng Kông, một cụ bà ở Nhật Bản, một du khách Trung Quốc ở Pháp, và một người Đài Loan.
Tỉnh Hồ Bắc mới ra lệnh cách ly nghiêm ngặt hơn, yêu cầu tất cả 24 triệu dân cư (bao gồm cả vùng nông thôn) phải ở nhà cho đến khi có thông báo tiếp theo, theo tờ SCMP. Các đám cưới phải hoãn lại, các đám ma chỉ được làm tối giản, ban bố lệnh cấm tụ tập chơi mạt chược, và các hoạt động giải trí khác,….
Sáu tuần sau khi công bố sự xuất hiện của một loại virus mới gây chết người, các chuyên gia cho biết Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ các dữ liệu quan trọng có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc lại chỉ trích “một số quốc gia đang phản ứng thái quá” với dịch bệnh do Covid-19. Ông Vương Nghị cho rằng các nước này đang gây ra “sự hoảng loạn không cần thiết” và cuối cùng “họ vẫn cần phải tương tác với Trung Quốc”, theo Reuters.
Ngoài ra, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cảnh báo “không thể dự đoán được dịch bệnh này sẽ tiến triển theo chiều hướng nào”.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc ra sao?
Ngày 16/2, một tài xế người Đài Loan, 61 tuổi, đã qua đời vì COVID-19. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên vì virus corona ở Đài Loan và thứ 5 bên ngoài Trung Quốc đại lục. Bệnh nhân tử vong là một người đàn ông có bệnh lý tiểu đường và viêm gan B. Người đàn ông này gần đây không đi ra nước ngoài và là một tài xế taxi có khách hàng chủ yếu đến từ Hồng Kông, Ma Cao và Trung Quốc. Một thành viên trong gia đình ông cũng bị xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Ngày 15/2, một du khách Trung Quốc đã chết vì virus corona ở Pháp, trở thành ca tử vong đầu tiên vì dịch ở châu Âu. Trường hợp tử vong là một du khách Trung Quốc 80 tuổi, nhiễm virus corona chủng mới và trước đó được nhập viện điều trị ở Paris.
Ngoài Trung Quốc, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:
Số ca/Quốc gia:
414 Nhật Bản (gồm tàu Diamond Pricess)
75 Singapore
57 Hồng Kông
34 Thailand
29 Hàn Quốc
20 Đài Loan
22 Malaysia
15 Úc
16 Đức
16 Việt Nam
15 Mỹ
12 Pháp
10 Macau
7 Canada
8 Các tiểu vương quốc Ả rập
3 Italy
3 Philippines
5 Ấn Độ
9 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Campuchia
1 Bỉ
2 Tây Ban Nha
1 Phần Lan
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
1 Ai Cập
(Nguồn: Worldometers)
Tổng số có gần 780 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 15/2. Trong đó, số ca lây nhiễm COVID-19 trên du thuyền Diamond Pricess (Nhật Bản) tăng lên 355 trường hợp.
“Cho đến nay, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm đối với 1.219 người. Trong đó, 355 người được xét nghiệm dương tính. Trong số đó, 73 người không có biểu hiện nhiễm bệnh”, Bộ trưởng Katsunobu Kato nói trên đài truyền hình NHK. Con số này cho thấy mức tăng 70 người từ lần ghi nhận gần nhất.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Sau khi Bộ GD-ĐT có văn bản về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên do dịch virus corona, tính đến tối 15/2, tất cả 63 tỉnh/thành trên cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ. Trong đó, 56 tỉnh/thành cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2.
Trong khi đó, Chủ tịch huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho biết, xã Sơn Lôi – một trong 4 xã có bệnh nhân dương tính với virus Corona, 315 người đã ra khỏi địa bàn.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc có công văn hỏa tốc đề nghị các bệnh viện Trung ương, quân đội, cử bác sĩ tham gia hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Bình Xuyên.
Vĩnh Phúc là tỉnh ghi nhận số ca nhiễm virus corona mới nhiều nhất cả nước, với 11/16 ca mắc bệnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-2-000-ca-nhiem-moi-va-105-nguoi-chet-vi-virus-covid-19-trong-ngay-16-2.html

EVFTA : Nông sản Việt Nam

phải đáp ứng tiêu chuẩn gắt gao

Thanh Phương
Hiệp định thương mại tự do sẽ mở rộng cửa thị trường Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp và nông gia Việt Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn rất gắt gao của các nước châu Âu hay không.
Trong cuộc họp toàn thể ngày 12/02/2020 tại Strasbourg, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (EVIPA), vốn đã được hai bên chính thức ký kết ngày 30/06/2019.
Được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn, EVFTA sẽ có hiệu lực một tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau đã kết thúc quá trình thủ tục về pháp lý. Riêng hiệp định EVIPA thì cần phải được Quốc Hội của từng nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thông qua.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, với kim ngạch trao đổi mậu dịch lên đến 50 tỷ euro/năm về hàng hóa và 4 tỷ euro về dịch vụ. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới và là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, tuy vậy, thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang EU hiện mới chỉ chiếm khoảng 2%.
Ngay sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được miễn thuế ngay lập tức, phần còn lại sẽ dần dần được miễn thuế hết trong vòng 10 năm. Ở chiều ngược lại, 71% thuế quan hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được loại bỏ ngay, trong khi số còn lại sẽ được loại bỏ dần trong 7 năm. Tuy nhiên, riêng về nông phẩm, xuất khẩu miễn thuế các mặt hàng “nhạy cảm ” của Việt Nam như gạo, tỏi và trứng sẽ bị hạn chế. Về các chỉ dẫn địa lí đối với sản phẩm, 169 mặt hàng đặc trưng của EU sẽ được bảo vệ tại Việt Nam. Ngược lại, 39 sản phẩm của Việt Nam sẽ được bảo vệ tại EU.
Nhưng để tận dụng được hiệp định EVFTA để chinh phục thị trường EU, nông dân, doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng để đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao của thị trường này. Thị trường EU là một trong những thị trường có yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao nhất thế giới hiện nay. Đặc biệt với nông sản, thủy sản, EU không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, phát triển bền vững, an sinh
động vật. Trong khi đó, việc kiểm soát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn có nhiều vấn đề.
Chính vì vậy, theo giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, chuyên gia nông nghiệp, nghe tin hiệp định EVFTA sắp được phê chuẩn, nông dân lẫn doanh nghiệp Việt Nam vừa mừng, vừa lo:
” Các doanh nghiệp phấn khởi, người nông dân lại càng phấn khởi hơn, bởi vì đây là dịp để xuất khẩu hàng của Việt Nam sang châu Âu với một cái giá phải chăng, đồng thời được ưu tiên. Nhưng bà con nông dân mình cũng rất lo, và các doanh nghiệp Việt Nam thì càng lo hơn, bởi vì mình không thể sản xuất như từ trước đến giờ, vốn đã quen sử dụng rất nhiều phân bón. Từ chỗ sử dụng nhiều phân bón như thế, sâu bệnh lại càng được “quyến rũ” để tấn công các nông sản của mình, từ hạt lúa cho đến trái cây các loại.
Tôi đã nói chuyện với nhiều doanh nghiệp, và cũng đã xuống nông thôn nói chuyện với bà con nông dân, để nói là không thể nào tiếp tục sản xuất như trước. Trước đây thì chúng ta cố gắng làm thế nào để có năng suất tốt để bán đi, còn bây giờ, tăng năng suất là một chuyện, nhưng làm sao phải sản xuất được sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm mới là vấn đề khó.
Tôi có nói với bà con nông dân là tôi đã tiếp xúc rất nhiều khách hàng bên Âu châu sang Việt Nam làm việc. Họ đều nói rất mừng là châu Âu dừng nhập khẩu từ Campuchia và từ Myanmar, cho nên Việt Nam được mời vào hiệp định thương mại tự do này. Nhưng tất cả các khách hàng của châu Âu đều biết là sản phẩm của Việt Nam chứa rất nhiều hóa chất, nhất là những hóa chất cấm mới nhất của châu Âu, thành ra Việt Nam đừng có tưởng muốn xuất cái gì là xuất.
Bà con nông dân nghe như vậy thì họ rất lo, bởi vì tập quán từ 40 năm nay là đã quen bón rất nhiều phân để có năng suất cao, nhưng bón phân thì rất mất cân đối, phần lớn là chỉ bón phân đạm. Đất của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất của Việt Nam nói chung khi chỉ được bón phần lớn là phân đạm, thì các chất khác phải được cung cấp cho cây trồng, cho nên cây trồng phải hút các chất khác từ trong đất ra. Năm này sang năm kia thì những chất khác đó, nhất là những chất dư lượng, không còn nữa, dẫn đến hiện tượng đất bị “chai”. Bà con nông dân càng bón nhiều phân đạm, thì càng thấy là sâu bệnh xuất hiện rất nhiều, cho nên họ lại phải sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là sử dụng nhiều loại kháng sinh, là những chất mà các nước khác trên thế giới không muốn hiện diện, tồn dư trên nông sản của họ.
Ở Việt Nam bây giờ chúng tôi đang dấy lên một phong trào để bà con nông dân hiểu cách bón phân thế nào nhằm khôi phục tình trạng nguyên thủy của đất của mình, tức là làm cho nó không chai như hiện nay nữa. Muốn như thế thì không được sử dụng phân hóa học, và từ đó thì sẽ không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất kháng sinh. Bà con nông dân phải từ bỏ tập quán “ghiền” chất hóa học, chuyển sang một phương pháp mới, sử dụng các loại phân vi sinh, phân sinh học.
Bà con nông dân nay đã ý thức được vấn đề này. Vấn đề bây giờ là phải sử dụng những phân vi sinh nào có hiệu quả nhất, mà ít tốn kém nhất, đem đến giá thành sản xuất thấp hơn, và các loài sâu bệnh cũng sẽ không còn nữa, để mà bà con nông dân không sử dụng nhiều chất hóa học trên đồng ruộng”.
Hàng xuất khẩu sang EU còn phải đáp ứng quy tắc về xuất xứ. Vấn đề là nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA. Mặt khác, theo giáo sư Võ Tòng Xuân, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi cách làm việc, không thể tiếp tục thu mua nguyên liệu nông sản mà không quan tâm đến khả năng truy được nguồn gốc:
“Đây là một thách thức rất lớn đối với bà con nông dân Việt Nam, đồng thời là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thường thường là mua nguyên liệu từ nông dân một cách trôi nổi, thông qua các trung gian, mà không có việc kiểm soát ngay tại đồng ruộng, và vì thế không thể truy nguyên nguồn gốc nguyên liệu mà mình sử dụng.
Về mặt khoa học, chúng tôi cùng với các chuyên viên của bộ Nông Nghiệp phải hết sức ráo riết, một mặt khuyến cáo các doanh nghiệp phải hợp tác, liên kết với bà con nông dân để nắm được nguồn gốc của nguyên liệu đưa vào dây chuyền chế biến sản phẩm. Đồng thời chúng tôi nói bà con nông dân cũng phải hợp tác với nhau để làm theo những quy trình khoa học do các nhà khoa học đưa ra, từ việc sử dụng các phân bón vi sinh, phân bón sinh học, cho đến việc quản lý đồng ruộng, giảm bớt áp lực của sâu bệnh.”
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, sau khi gặp khách hàng châu Âu, biết được là họ sẵn sàng mua bao nhiêu khối lượng sản phẩm, doanh nghiệp mới trở về vùng nguyên liệu của mình để ký hợp đồng với nông dân và phải kết hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp địa phương, để giúp nông dân, từ khâu đưa giống mới về, cho đến xác định quy trình kỹ thuật, bón loại phân nào, bón lúc nào, liều lượng bao nhiêu. Nhưng nông dân cũng phải liên kết với nhau :
” Nông dân bây giờ phải là những nông dân đổi mới, phải liên kết với nhau thành các hợp tác xã, để có những diện tích lớn và doanh nghiệp có thể vào để giúp họ canh tác có hiệu quả cao hơn và với giá thành giảm đi. Từ đó, nông dân sẽ giàu hơn và doanh nghiệp thì bảo đảm có nguyên liệu rất tốt, có thể truy nguyên được nguồn gốc. Doanh nghiệp không thể tiếp tục làm việc theo kiểu ký hợp đồng rồi đi mất tiêu, đợi đến lúc có sản phẩm rồi mới lại thu mua.
Có nhiều doanh nghiệp cũng nói là họ không có lực lượng cán bộ kỹ thuật để theo sát bà con nông dân, can thiệp để bảo đảm đồng lúa, vườn cây ăn trái đó sạch các loại côn trùng bệnh. Như vậy họ phải hợp đồng với một số thương lái, khuyến khích các thương lái này không chỉ thu mua một cách đơn thuần, mà cũng phải quản lý bà con nông dân và cũng phải ký hợp đồng với doanh nghiệp để làm hợp tác xã cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Các thương lái bây giờ cũng phải tập hợp lại để hướng dẫn cho bà con nông dân, để làm trọn nhiệm vụ của một hợp tác xã cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Đây là kế hoạch sẽ được thực hiện rõ nét hơn trong vòng vài tháng tới đây, khi các khách hàng từ châu Âu qua tìm sản phẩm. Có thể là trong quá trình gặp nhau, họ sẽ bàn bạc, để các doanh nghiệp Việt Nam nắm được nhu cầu về một sản phẩm nào đó. Kế đến các doanh nghiệp này sẽ xuống đồng ruộng, ở các tỉnh, các huyện, để bàn cụ thể kế hoạch sản xuất nguyên liệu “.
Như vậy, theo giáo sư Võ Tòng Xuân, doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đổi mới này. Trước đây lãnh đạo các cấp từ trung ương cho đến địa phương đều hô hào là nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, mà không cần biết có ai mua hay không. Còn bây giờ, các doanh nghiệp nắm được đầu ra như thế nào, rồi từ đó mới tổ chức lại cho nông dân sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra. Nếu Nhà nước nhiệt tình giúp nông dân và doanh nghiệp hoạt động, thì hành trình của nông sản xuất khẩu sang châu Âu sẽ rất suôn sẻ.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200203-evfta-n%C3%B4ng-ph%E1%BA%A9m-vi%E1%BB%87t-nam-ph%E1%BA%A3i-%C4%91%C3%A1p-%E1%BB%A9ng-ti%C3%AAu-chu%E1%BA%A9n-g%E1%BA%AFt-gao-h%C6%A1n

London: Người Thái Lan 24 tuổi

bị hành hung và chửi là ‘đồ virus’

Một người Thái Lan ở London bị hành hung trên bến xe bus và chửi là ‘đồ virus corona’ vì có gương mặt Đông Á.
Ông Pawat Silawattakun, năm nay 24 tuổi, làm nghề tư vấn thuế ở khu Tài chính City of London bị chửi và đánh bởi những kẻ phân biệt chủng tộc, theo tờ The Observer.
Tuần trước, khi xuống bến xe bus ở Fulham, London, ông bị hai thiếu niên vừa chửi rủa vừa quay phim.
Câu chuyện từ Pháp: Dịch cúm do virus corona và ‘nạn kỳ thị’
Virus corona: Dân Vũ Hán: ‘Tôi thà chết ở nhà còn hơn’
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Virus corona: Mối nguy từ tiêu thụ tê tê?
Sau đó, một tên cướp điện thoại của ông và khi Silawattakun rượt theo và hỏi ‘Vì sao mày làm vậy?’
Một thiếu niên đã dừng lại và đánh dập mũi ông Silawattakun.
Theo lời kể của nạn nhân, mọi việc diễn ra lúc ban ngày và không ai giúp ông lúc ông bị đánh và ngã xuống đường.
Sau đó mới có người qua đường vực ông Silawattakun và giúp ông gọi Uber vào bệnh viện.
Cảnh sát London đã ra thông báo về vụ việc.
Tuy nhiên, nạn nhân nói ông cảm thấy ông bị tấn công vì hình dáng của mình:
“Không một ai bảo vệ tôi, tôi là nạn nhân chỉ vì tôi là người từ Đông Á.”
Hồi xảy ra virus Ebola không ai tự nhiên tấn công hô lên ‘virus Ebola’ và đánh người da đen cả Pawat Silawattakun
“Hồi xảy ra virus Ebola không ai tự nhiên tấn công hô lên ‘virus Ebola’ và đánh người da đen cả, nhưng ai giống người Trung Quốc thì vào lúc này sẽ bất an.”
Pawat Silawattakun cũng kể lại câu chuyện này cho BBC Tiếng Thái hôm 15/02.
Ông nói có vẻ như những kẻ tấn công ông còn quay video dạng nhạo báng để cho thấy “người châu Á yếu đuối, dễ bắt nạt”.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên người Trung Quốc, gốc Hoa, Việt hoặc Đông Á bị tấn công, chửi rủa trên thế giới vì làn sóng kỳ thị mùa virus corona.
Trang The Guardian hôm 16/02 ở Anh cho hay một điều tra dư luận toàn cầu của Ipsos Mori cho hay 14% người được hỏi nói họ”muốn tránh không tiếp xúc với người Trung Hoa hoặc có hình dáng giống dân Trung Hoa”.
Hiện tượng ‘đổi ghế’ tránh xa người Đông Á trên tàu xe tại Anh, Pháp, Đức được các cộng đồng dân cư gốc Á chia sẻ trên Facebook.
Nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris viết cho BBC News Tiếng Việt rằng tình trạng kỳ thị người Á, gồm cả người gốc Việt, Hoa hoặc Philippines đã xảy ra tại Pháp.
Báo chí Pháp đã nói đến chuyện này, tuy thế ông Phạm Cao Phong nói ông vẫn “khá sốc khi cầm trên tay tờ Le Monde với bài viết có đề tựa “Hãy giữ chặt con virus của mày, đồ Trung Quốc bẩn thỉu”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51530674

Virus Covid-19:

Khác VN và Hong Kong, Anh không đóng trường học

Các trường học không cần phải đóng cửa hoặc cho nhân viên và học sinh nghỉ học về nhà nếu có trường hợp nghi nhiễm virus corona, theo nội dung hướng dẫn mới của Anh.
Tại châu Á, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn đóng cửa tuần lại và Hong Kong cho học sinh nghỉ học đến giữa tháng 3, nhưng Singapore thì không.
Cơ quan Y tế Công của Anh (Public Health England) không cần áp dụng các hạn chế hay các biện pháp kiểm soát đặc biệt nào, trong lúc công tác xét nghiệm đang được tiến hành đối với một vụ nghi nhiễm.
Anh Quốc: ‘Bị đánh và chửi là virus vì giống người TQ’
Virus corona: Ca tử vong đầu tiên được xác nhận ở châu Âu
Virus corona: Người đàn ông Anh liên quan đến các ca nhiễm bệnh lên tiếng
Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?
Nếu vụ này được xác nhận, các nhóm bảo vệ sức khỏe sẽ nói chuyện với hiệu trưởng trường học này và sẽ có hành động.
PHE được trông đợi là sau đó sẽ ra hướng dẫn mới.
Đã một tuần trôi qua kể từ khi ít nhất bảy trường học tại Brighton, Hove và Eastbourne của Anh nói với các phụ huynh rằng có một người, hoặc là nhân viên hoặc là học sinh của trường, đã được PHE khuyến cáo ở nhà trong vòng 14 ngày.
Các trường đã nhắn tin cho phụ huynh, nói rằng sẽ cho phép học sinh vắng mặt nếu các gia đình có nguyện vọng tự cách ly.
Bộ Y tế hôm Chủ Nhật nói rằng cho đến nay đã có 3.109 trường hợp được tiến hành xét nghiệm tại Anh, với chín trường hợp dương tính.
Như vậy, đã có thêm 117 trường hợp tại Anh được xét nghiệm so với con số 2.992 được nêu hôm thứ Bảy.
Đến nay, tám người nhiễm virus đã được cho xuất viện sau khi có hai lần đạt kết quả xét nghiệm âm tính đối với Covid-19.
Toàn bộ 94 người bị kiểm dịch tại Bệnh viện Arrowe Park, Wirral, cũng đã được cho về, Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) của Anh tuyên bố hôm thứ Bảy.
Những người này đã được cách ly tại bệnh viện sau khi từ Vũ Hán, Trung Quốc, trung tâm bùng phát dịch bệnh, trở về Anh.
Hơn 100 người vẫn đang được cách ly tại Milton Keynes sau khi được đưa về Anh trong chuyến bay giải cứu sau đó.
Tuy nhiên, các công dân Anh trên chiếc du thuyền Diamond Princess tại Nhật cáo buộc chính phủ “bỏ quên” họ sau khi các nước khác xác nhận việc tới đón công dân nước mình trở về.
Ông David Abel kêu gọi chính phủ sơ tán các công dân Anh trên du thuyền và nói thêm: “Cảm giác như chúng tôi đã bị bỏ quên.”
Virus corona: Vì sao trẻ em Singapore vẫn đến trường?
Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi mà không được chữa trị
Virus corona: Tử vong ở TQ tăng, Việt Nam cách ly xã 10 nghìn dân
Lời kêu gọi của ông Abel được đưa ra sau khi tin tức nói các hành khách bị mắc kẹt trong tình trạng kiểm dịch lâu hơn so với thời hạn đưa ra ban đầu là ngày 19/2.
Cho tới nay, 355 trong số 3.700 người trên tàu đã có kết quả xét nghiệm dương tính.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh nói: “Chúng tôi đồng cảm với tất cả những người bị rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn này.”
“Chúng tôi đang cấp bách cân nhắc các lựa chọn nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho các công dân Anh trên tàu Diamond Princess, phù hợp với khuyến cáo mới nhất của người đứng đầu ngành y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, và đang làm việc chặt chẽ với giới chức Nhật bản cùng các đối tác quốc tế của chúng tôi.”
Các triệu chứng khi nhiễm virus corona là gì? Ta có thể làm gì để tránh lây lan?
Các dấu hiệu chính của việc nhiễm virus là sốt cao và ho, kèm theo thở ngắn, khó thở.
Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay, tránh tiếp xúc với người ốm bệnh và không đưa tay chưa rửa lên mắt, mũi, miệng sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Dùng giấy ăn che khi ho, hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác và rửa tay giúp giảm thiểu nguy cơ làm lây lan bệnh dịch.
Bất kỳ ai có triệu chứng gì, dù là nhẹ nhất, sau khi trở về từ Trung Quốc lục địa, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia hoặc Macau, được khuyến cáo ở trong nhà và gọi điện số 111 cho cơ quan y tế NHS.
Chính phủ Anh đang làm gì?
Trọng tâm chính hiện đang là xác định những người nhiễm bệnh và đưa họ tới các bệnh viện chuyên ngành để điều trị cách ly.
Sau đó, giới chức truy tìm những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân để đảm bảo họ nhận biết được các dấu hiệu nhiễm bệnh và biết cần phải làm gì.
Số người tử vong do virus corona tại Trung Quốc hiện đã tăng lên 1.770 trường hợp, tăng thêm 105 nạn nhân, theo số liệu công bố đầu giờ sáng thứ Hai.
Giới chức Trung Quốc cũng báo con số các trường hợp mới đã tăng nhẹ so với số liệu của ngày trước đó, sau khi giảm trong ba ngày liên tiếp.
Tổng số 2.048 trường hợp mới trên toàn quốc được báo hôm thứ Hai, trong đó có 1.933 ở Hồ Bắc.
Hơn 70.500 người trên toàn Trung Quốc cho đến nay đã bị nhiễm virus.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51531001

Ngũ nhãn liên thủ đối phó TQ, Triều Tiên

Liên minh chia sẻ tình báo Ngũ nhãn đang kết hợp với nhiều đối tác nhằm tăng cường giám sát hoạt động của CHDCND Triều Tiên cũng như sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mở rộng giám sát Triều Tiên
Hãng Kyodo News mới đây dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản và Mỹ cho biết liên minh chia sẻ tình báo Ngũ nhãn (Anh, Canada, Mỹ, New Zealand và Úc) vừa thành lập cơ chế mới nhằm mở rộng hợp tác với Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp để đối phó Triều Tiên cũng như Trung Quốc.
Được phát triển từ thỏa thuận chia sẻ tình báo giữa Anh và Mỹ sau Thế chiến 2, các thành viên liên minh Ngũ nhãn chia sẻ với nhau những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn tình báo nhằm đối phó với mối đe dọa trong lẫn ngoài nước.
Trong bối cảnh vấn đề Triều Tiên vẫn còn bế tắc và Trung Quốc ngày càng gia tăng năng lực trong các lĩnh vực mới như không gian và an ninh mạng, phương Tây được cho là muốn mở rộng mạng lưới tình báo để có thể giám sát và đối phó.
Theo Kyodo News, đại diện của 8 nước “Ngũ nhãn + 3” đã gặp gỡ vào cuối năm 2019 để bàn bạc về cơ chế hợp tác mới, theo đó nhóm này sẽ theo dõi một cách toàn diện hơn các hoạt động quân sự của Triều Tiên, ngoài những phân tích về các vụ phóng tên lửa đạn đạo mà Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã thực hiện trong thời gian qua.
Những nhiệm vụ đầu tiên đã được triển khai với trung tâm chỉ huy điều phối là tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Hạm đội 7 Mỹ, đồn trú tại cảng Yokosuka (Nhật Bản). Theo Kyodo News, các nước Ngũ nhãn + 3 đã và đang theo dõi việc giao thương trái phép trên biển của tàu thuyền Triều Tiên.
 Liên thủ đối phó Trung Quốc
Cùng với đó, Ngũ nhãn cũng mở rộng hợp tác với các nước để tăng cường trao đổi thông tin tình báo về năng lực quân sự, hoạt động can thiệp, gây ảnh hưởng ở nước ngoài của Trung Quốc.
Reuters hồi năm ngoái dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết những cuộc đối thoại giữa 5 thành viên Ngũ nhãn và các nước đồng quan điểm như Đức, Pháp hay Nhật Bản đã âm thầm diễn ra với mật độ thường xuyên hơn, nhằm thảo luận về cách đối phó với chiến lược quốc tế của Trung Quốc.
Tuyên bố sau cuộc họp giữa các thành viên Ngũ nhãn ở TP.Gold Coast (Úc) tháng 8.2018 nêu rằng liên minh sẽ sử dụng các mối quan hệ đối tác toàn cầu nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin về các hoạt động can thiệp nước ngoài.
Mặt khác, việc Trung Quốc tăng cường năng lực trên những lĩnh vực mới như không gian vũ trụ và an ninh mạng cũng được các nước Ngũ nhãn đặc biệt chú ý. Theo tờ The Mainichi, liên minh này từ đầu năm 2018 đã lập cơ chế hợp tác mới với Đức, Nhật Bản và Pháp để đối phó với các hoạt động tấn công mạng từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
Nhật Bản – “con mắt thứ 6”
Các quan chức chính quyền Mỹ cho rằng trong số các đối tác nói trên thì Nhật Bản gần như trở thành “con mắt thứ 6” của liên minh Ngũ nhãn.
Ngoài vị trí nằm gần với cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc, Nhật Bản còn sở hữu năng lực thu thập thông tin đáng kể, thông qua các vệ tinh cũng như hoạt động tình báo tín hiệu, nên được cho là đóng vai trò lớn trong việc theo dõi hoạt động của Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Về phần mình, Nhật Bản từ lâu mong muốn trở thành thành viên chính thức của liên minh Ngũ nhãn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn tình báo Mỹ, trong bối cảnh tương lai của thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự song phương với Hàn Quốc bị đặt dấu hỏi lớn sau những căng thẳng giữa hai nước hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, tờ South China Morning Post dẫn lời giáo sư quan hệ quốc tế Garren Mulloy tại Đại học Daito Bunka (Nhật Bản) nhận định các thành viên cốt lõi của Ngũ nhãn sẽ không chia sẻ toàn bộ thông tin cho các đối tác như Nhật Bản mà sự hợp tác sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phòng thủ tên lửa.
Mỹ cam kết với Ngũ nhãn
Phát biểu trong chuyến thăm Anh tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố mối quan hệ giữa các thành viên liên minh Ngũ nhãn vẫn vững mạnh và sẽ được duy trì bất chấp Anh vừa cho phép Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia phát triển mạng 5G.
Giới chức Mỹ cho rằng sản phẩm của Huawei có khả năng ẩn chứa những “cửa hậu” bí mật tạo điều kiện cho việc xâm nhập đánh cắp dữ liệu dù tập đoàn trên và chính quyền Trung Quốc lâu nay bác bỏ cáo buộc này.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Pompeo vẫn giữ nguyên những lo ngại về tính bảo mật của các thiết bị do Huawei cung cấp và cho biết sẽ tìm cách hóa giải sự khác biệt về vấn đề này với chính quyền Anh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33000-ngu-nhan-lien-thu-doi-pho-tq-trieu-tien.html


Giới học giả tại Pháp tiếp tục quan tâm,

thể hiện tiếng nói mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông

Trong khuôn khổ tuần lễ văn hóa Việt Nam diễn ra tại thành phố Saint-Brieuc của Pháp, Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam đã tổ chứcHội thảo về tình hình Biển Đông hôm 9/2, với chủ đề “Việt Nam với chủ quyền trên Biển Đông”. Buổi hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của người dân tại Saint-Brieuc và giới học giả Pháp.
Thành phố Saint-Brieuc, phía Tây Bắc nước Pháp, nơi diễn ra Hội thảo về tình hình Biển Đông và các hoạt động liên quan
Thành phần, chủ đề hội thảo
Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam tổ chức một hội thảo về đề tài Biển Đông với chủ đề “Việt Nam với chủ quyền trên Biển Đông”, dưới sự chủ trì của ông Jacques Bourgain, Chủ tịch Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam và Chuyên gia về châu Á và Biển ĐôngDaniel Schaeffer.Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích tình hình biển Đông, từ các vấn đề lịch sử đến các vấn đề đang diễn ra trên thực địa hiện nay. Các nhà phân tích đều thống nhất quan điểm rằng tình hình Biển Đông hiện đang rất căng
thẳng bởi các bất đồng liên quan tới đường chín đoạn hay mười đoạn của Trung Quốc và việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye.
Các quan điểm đáng chú ý của một số học giả
Nhà nghiên cứu Daniel Schaeffer Daniel Schaeffer cho rằng thời gian gần đây, Trung Quốc ra tăng sức ép lên các quốc gia láng giềng, chẳng hạn như các hoạt động không được sự cho phép của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam hay việc các tàu cá và tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, rồi việc quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Malaysia. Rõ ràng, tham vọng của Trung Quốc là biến Biển Đông thành vùng biển của riêng nước này.
Ông Alain Rubé, Phụ trách truyền thông của Hiệp hội Côtes-d’Armor Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã thể hiện lập trường khiêu khích đối với Việt nam trên Biển Đông và muốn độc chiếm khu vực biển này, vốn bao quanh các bờ biển Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã rất cảnh giác với điều đó nhằm tránh khỏi bất cứ xung đột quân sự nào. Ông cho rằng Việt Nam đã rất cẩn trọng, không hề có chính sách khiêu khích nhưng cũng tỏ ra rất đáng tiếc đối với các hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Đồng quan điểm này, nhà nghiên cứu Daniel Schaeffer cũng cho rằng Việt Nam đã thể hiện thái độ đúng mực và can đảm. Thái độ này của Việt Nam cần được các quốc gia như Malaysia và Indonesia làm theo. Ông Daniel Schaeffer cũng hy vọng với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ tập hợp được các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử các bên trên Biển Đông (COC). Chuyên gia Daniel Schaeffer cho biết Việt Nam đã đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN và cần phải hy vọng rằng, với sự thúc đẩy của mình, Việt Nam sẽ tập hợp được các nước trong khu vực, đặc biệt trong đàm phán COC. Bởi khi như cách hành xử hiện nay của Trung Quốc và khi nước này vẫn chưa gỡ bỏ ‘đường chín đoạn’ theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, thì nếu các nước như Việt Nam, Philippines hay Malaysia đánh bắt cá hay khai thác dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của họ nhưng bị ‘đường chín đoạn’ bao phủ, các nước này lại bị Trung Quốc coi là vi phạm và sẽ bị Trung Quốc tấn công”.
Với sự hưởng ứng và quan tâm đặc biệt của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, buổi Hội thảo trên đã giúp người dân thành phố này nói riêng và người dân tỉnh Côtes-d’Armor nói chung, nắm được các diễn biến trên Biển Đông, đánh giá đúng về một khu vực biển quốc tế có vai trò quan trọng trong giao thương hàng hải, từ đó góp tiếng nói đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không quốc tế trong khu vực biển này.
http://biendong.net/bien-dong/33022-gioi-hoc-gia-tai-phap-tiep-tuc-quan-tam-the-hien-tieng-noi-manh-me-trong-van-de-bien-dong.html

Pháp: Quốc Hội thảo luận dự luật cải tổ hưu trí,

đối lập lại kêu gọi phản đối

Trọng Nghĩa
Cuộc “chiến” về kế hoạch cải tổ hưu bổng của chính phủ Pháp bước vào giai đoạn nóng bỏng hôm nay, 17/02/2020: dự luật cải cách được đưa ra xem xét tại Quốc Hội Pháp.
Phe đối lập đã chỉ trích một dự luật bị cho là “không công bằng” và sẽ tìm cách phá vỡ tiến trình thảo luận bằng vô số đề nghị sửa đổi. Các công đoàn tiếp tục kêu gọi biểu tình và đình công để phản đối.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, các công đoàn chống cải tổ đã kêu gọi biến ngày hôm nay thành một “ngày chết”, với các phương tiện giao thông đình chỉ hoạt động hoàn toàn, đặc biệt là tại thủ đô Paris.
Tuy nhiên, theo công ty RATP phụ trách xe buýt và metro tại Paris, lời kêu gọi này đã không mấy được hưởng ứng, và giao thông rất ít bị xáo trộn, chỉ có 3 trên 14 tuyến tàu điện là bị ảnh hưởng chút ít.
Ngày “động viên” toàn quốc mà giới công đoàn dự trù cho hôm thứ Năm 20/02 được cho là sẽ tương tự như hôm nay.
Không thành công trên đường phố, phe chống cải tổ sẽ tiếp tục đấu tranh chống dự luật bằng cách đệ trình hàng chục ngàn đề nghị sửa đổi, chỉ nhằm mục đích trì hoãn việc bỏ phiếu.
Chính phủ đã dự trù 15 ngày để thảo luận, với khả năng kéo dài thêm một tuần nữa. Nhưng hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng ngần ấy thời gian cũng không đủ để xem xét hết con số hàng chục ngàn đề
nghị tu chính, và chính quyền có thể sẽ phải viện đến điều khoản 49.3 của Hiến Pháp để thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu tại Quốc Hội.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200217-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng-ra-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-l%E1%BA%A1i-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i

Khủng hoảng chính trị :

Bỉ không có chính phủ từ gần một năm nay

Mai Vân
Dân Bỉ mới bầu lại Quốc Hội cách đây hơn 260 ngày, nhưng vương quốc này vẫn chưa thành lập được chính phủ liên minh. Tình hình càng rối ren kể từ tối thứ Sáu 14/02/2020 khi phái viên được nhà vua đề cử để thành lập chính phủ đã từ nhiệm.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Laxmi Lota, giải thích thêm:
Bộ trưởng Tư Pháp Koen Geens đã rất hy vọng thành lập được một chính phủ. Nhưng khi trở thành phái viên của Quốc Vương Bỉ, ông đã phải chịu thua, từ nhiệm sau 15 ngày làm việc.
Lý do là ông không thể đạt thỏa thuận giữa các đảng phải khác nhau về một chính phủ liên minh.
Đảng N-VA theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa và đảng Xã Hội đã về đầu trong cuộc bầu cử vừa qua, nhưng lại không muốn cầm quyền chung với nhau. Trước tình hình bế tắc kéo dài hàng tháng trời, hai bên đã cố tiếp xúc với nhau để thảo luận nhưng không kết quả gì.
Cách đây vài ngày đảng Xã Hội đã cho rằng thương lượng với những kẻ dân túy đã trở nên một cực hình. Còn về phía đảng N-VA thì họ tố cáo thái độ áp đặt của đảng Xã Hội.
Trước viễn cảnh có chính phủ vẫn mờ ảo, nước Bỉ có thể phải chuẩn bị trở lại phòng phiếu.
Thế nhưng các đảng chính trị không mấy tán thành, ngoại trừ đảng cực hữu Vlaams Belang. Đảng này còn đưa ra kiến nghị tổ chức bầu cử trước thời hạn. Các cuộc thăm dò cho thấy đảng cực hữu sẽ thắng lớn ở vùng Flandres, với gần 30% ý định bầu, nếu người Bỉ phải đi bầu lại.
Nước Bỉ đã chính thức không có chính phủ từ hơn 420 ngày, sau khi liên minh cầm quyền tan vỡ do bất đồng về vấn đề di trú.
Và với kỷ lục 541 ngày không chính phủ trong hai năm 2010-2011, nước Bỉ quả đã nổi tiếng là một đất nước bất trị.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200217-b%E1%BB%89-l%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8B-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-kh%C3%B4ng-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-t%E1%BB%AB-g%E1%BA%A7n-m%E1%BB%99t-n%C4%83m

Syria: Lực lượng Damas có Nga yểm trợ

 chiếm được hầu hết tỉnh Aleppo

Trọng Nghĩa
Theo truyền thông nhà nước Syria ngày hôm qua, 16/02/2020, các lực lượng chính phủ Syria đã chiếm lại được gần như toàn bộ các khu vực do lực lượng phiến quân chiếm giữ ở tỉnh Aleppo, miền tây bắc nước này.
Chiến dịch tấn công do lực lượng Damas tiến hành đã được không quân Nga tích cực yểm trợ.
Theo hãng tin Anh Reuters, các lực lượng chính phủ Syria đã đạt được những bước tiến đáng kể tại tỉnh Aleppo, chỉ 1 ngày trước vòng đàm phán mới mở ra hôm nay 17/02 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại Matxcơva về tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực.
Theo những lời chứng từ hiện trường, các chiến đấu cơ Nga đã không kích dữ dội vào nhiều nơi ở Aleppo, dội bom xuống nhiều thị trấn như Anadan, để mở đường cho các lực lượng chính phủ Syria, có
dân quân thân Iran ủng hộ, tiến vào kiểm soát. Theo các nguồn tin từ phiến quân Syria, các lực lượng đối lập đã phải rút lui khỏi khu vực, kể cả khỏi thị trấn Anadan và Haritan.
Những bước tiến gần đây của chính phủ Syria tại Aleppo đã làm khuấy động quan hệ hợp tác mong manh giữa Ankara và Matxcơva, vốn ủng hộ các phe phái đối lập nhau trong cuộc xung đột nhưng đã hợp tác với nhau nhằm hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc chiến đã kéo dài gần chín năm.
Thổ Nhĩ Kỳ, vốn ủng hộ lực lượng phiến quân chống tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã rất phẫn nộ kể từ khi quân đội Syria đánh vào vùng Idleb, làm 13 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong hai tuần. Ankara đã thúc giục Mátxcơva ngừng các cuộc tấn công.
Mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ đã được Mỹ hậu thuẫn, với tuyên bố của tổng thống Trump yêu cầu Nga chấm dứt hỗ trợ chính quyền “tàn ác” của Bashar al-Assad. Trong một thông cáo công bố hôm qua, Nhà Trắng cho biết là trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bày tỏ quan ngại về bạo lực bùng phát ở Idleb, Syria và … Mỹ muốn Nga chấm dứt ủng hộ chế độ tàn ác ở Syria”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200217-syria-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-damas-c%C3%B3-nga-y%E1%BB%83m-tr%E1%BB%A3-chi%E1%BA%BFm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-h%E1%BA%A7u-h%E1%BA%BFt-t%E1%BB%89nh-aleppo

Một cuộc đàm phán giữa Iran và Hoa Kỳ

khó có thể thực hiện trước kỳ bầu cử

Tin từ Munrich – Iran và Arab Saudis dường như không thể hòa hợp và sẽ khó diễn ra một cuộc đàm phán mới về vấn đề Trung Đông trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay của Hoa Kỳ. Căng thẳng ở vùng Vịnh đã tăng lên sau cái chết vào đầu tháng 1 vừa qua của chỉ huy quân đội Iran Qassem Soleimani do Hoa Kỳ gây ra. Kể từ đó, các quốc gia châu Âu và Arab tranh giành ngăn chặn một cuộc xung đột toàn diện giữa hai bên.
Ngọai trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và người đồng cấp ở Saudi là Faisal bin Farhan Al Saud đều tham dự Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Bảy (15/2), và tham gia phiên họp về việc xoa dịu căng thẳng ở vùng Vịnh, nhưng hai bên đã có bất đồng trong quan điểm. Ông Zarif tin rằng Riyadh đã chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ nhằm gây áp lực tối đa lên Tehran.
Hoàng tử Faisal nhấn mạnh rằng Iran đứng sau các cuộc tấn công vào Saudi, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hoả tiễn vào các cơ sở dầu mỏ. Sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận nguyên tử năm 2015, tổng thống Trump bắt đầu chính sách gia tăng áp lực tối đa ở Trung Đông. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã làm tê liệt nền kinh tế Iran, nước từ lâu đã tuyên bố sẽ không đàm phán với Washington nếu các lệnh trừng phạt vẫn tiếp tục.
Ông Zarif cho biết những nỗ lực của Pháp và Nhật Bản nhằm đưa Iran và Hoa Kỳ vào bàn đàm phán đã thất bại, vì tổng thống Trump tin rằng Iran đang trên bờ vực sụp đổ kinh tế. Triển vọng về cuộc đối thoại giữa Washington và Tehran có thể sẽ không xuất hiện trước khi cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ diễn ra. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-cuoc-dam-phan-giua-iran-va-hoa-ky-kho-co-the-thuc-hien-truoc-ky-bau-cu/

Virus corona – Covid-19:

Du lịch Đông Nam Á trả giá đắt vì dịch từ Trung Quốc

Anh Vũ
Khách sạn trống không, bãi biển vắng tanh, hủy tour hàng loạt. Đó là bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp không khói nói chung ở châu Á trong suốt gần hai tháng qua. Riêng Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế trông chờ nhiều vào du lịch, đang phải trả giá đắt cho trận dịch virus corona bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo ước tính sơ bộ, Đông Nam Á đang mất hàng tỷ euros vì trận dịch này.
AFP ghi nhận một bầu không khí ảm đạm trong khu bãi biển Pattaya, một trong những địa chỉ được du khách Trung Quốc ưa chọn nhất ở Thái Lan : Phía trước mặt biển, trước kia vốn là nơi nhộn nhịp, giờ vãn sạch khách, những con tàu chở khách du lịch nằm chết trên bến và các lều quán của khu chợ nổi thật ảm đạm.
Trong khu trại voi Chang Siam Park, một điểm hút khách du lịch chủ đạo của thành phố, Ma Mya, người bán đồ lưu niệm cho biết thu nhập của bà bị giảm một nửa. « Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, tôi sẽ phải trở về quê », người phụ nữ dân tộc Kayan, trên cổ đeo sợi dây chuyền vàng, thở dài ngao ngán.
Công viên này trước đây mỗi ngày vẫn đón từ 1500 đến 2000 khách thăm, « giờ chỉ còn không quá 200 khách. Tôi đã bị lỗ mất hai triệu bath (trên 60 nghìn đô la) », Nantakorn Phatnamrob, ông chủ của khu trại voi nói với AFP.
Tại Cam Bốt, khu đền nổi tiếng Angkor cũng không còn thu nhập như trước. Tiền vé tham quan đã bị sụt giảm 30 đến 40%, theo số liệu của bộ Du Lịch Cam Bốt.
Hoàn cảnh tương tự với ngành du lịch Việt Nam : 13 nghìn đăng ký đặt phòng khách sạn tại Hà Nội bị hủy. Lượng khách đến vịnh Hạ Long, báu vật của du lịch Việt Nam, đã giảm hơn 60%.
Để chứng tỏ đã rút ra bài học từ đợt dịch SARS năm 2002-2003, chính quyền Trung Quốc đã có các biện pháp nghiêm ngặt nhất chống dịch virus corona chủng mới, đến giờ đã làm trên 1700 người chết và hơn 70 nghìn người bị nhiễm bệnh.
Bắc Kinh đã cô lập từ cuối tháng Giêng 56 triệu dân ổ dịch trong tỉnh Hồ Bắc đồng thời cấm toàn bộ tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài.
Hệ quả của quyết định hạn chế người Trung Quốc đi lại thấy ngay tại Thái Lan, nơi mà năm ngoái đón hơn 10 triệu khách Trung Quốc (chiếm 27% du khách nước ngoài). Từ đầu tháng Hai, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã giảm 86%, theo bộ trưởng Du Lịch, Phiphat Ratchakitprakarn.
Còn ở Việt Nam, du khách Trung Quốc gần như vắng bóng hoàn toàn, giảm từ 90% đến 100% tùy theo từng khu vực.
Thiệt hại lớn vì lệ thuộc vào du lịch
Cho dù dịch virus corona chủ yếu hoành hành tại Hoa lục và số người nhiễm virus ở Đông Nam Á vẫn còn là thấp nhưng hậu quả kinh tế sẽ rất nặng nếu không muốn nói là tai họa vì tăng trưởng của các nước này lệ thuộc nhiều vào du lịch.
Thái Lan, du lịch chiếm tỷ trọng 20% GDP, tổn thất kinh tế liên quan đến đợt dịch này năm nay sẽ phải lên tới gần 7,4 tỷ euro (1,5 GDP), theo tính toán của Don Nakornthab, quan chức cao cấp Ngân hàng Trung ương Thái Lan.
Về phần mình, Việt Nam ước tính sẽ mất khoảng 5,4 đến 7,1 tỷ euros, ngay trong ba tháng tới.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hệ lụy kinh tế còn kéo dài sang năm 2021 như lo ngại của một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ?
Ý thức được nguy cơ, Thái Lan và Cam Bốt không từ chối khách Trung Quốc mà chỉ chủ trương tăng cường kiểm soát ở sân bay và các cửa khẩu biên giới. Thái Lan thậm chí còn cho du khách Trung Quốc miễn visa.
Còn thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen thì lên án cái mà ông gọi là « căn bệnh sợ hãi ». Ông Hun Sen làm tất cả để sao khỏi mếch lòng Bắc Kinh và để nhất là kéo người Trung Quốc trở lại với vương quốc chùa tháp
Chính quyền Việt Nam thì tỏ ra thận trọng phòng chống hơn, đã nhanh chóng cho ngừng các chuyến bay đi và đến Trung Hoa đại lục. Các chuyến tàu hỏa chở khách liên vận cũng đã bị dừng hoạt động.
Còn Lào thì đã đóng cửa biên giới đường bộ với Trung Quốc và cũng đã cho hủy một số chuyến bay hàng ngày qua lại Trung Quốc. Một bà bán hàng nước trái cây tại thành phố cổ Luang Prabang nói :« Từ khi chúng tôi không thấy người Trung Quốc nữa, tình hình có vẻ ngày càng tồi tệ ».
Nhiều vănphòng du lịch và khách sạn trong vùng đã hạ giá, cho phép khách thay đổi miễn phí thời gian lưu trú nhằm giảm tình trạng hủy đặt chuyến hoặc phòng.
Indoesia « miễn dịch » ?
Trong khi virus corona tiếp tục lây lan, các nước Đông Nam Á đều được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ thì dường như virus Covid-19 đến biên giới Indonesia thì dừng lại. Đất nước vạn đảo này đến giờ vẫn không phát hiện thấy một ca lây nhiễm nào.
Không hề có một trường hợp nhiễm bệnh nào. Làm sao có thể như vậy được khi mà mỗi năm Indonesia vẫn đón 2 triệu khách du lịch Trung Quốc và các chuyến bay từ Trung Quốc tới chỉ bị dừng lại rất muộn, hơn một tháng sau khi dịch bùng phát và nhất là trong khi tất cả các nước láng giềng của Indonesia đều bị nhiễm dịch ?
Theo các chuyên gia của Đại học Harvard, Hoa Kỳ, về mặt thống kê là không thể. Trong một nghiên cứu công bố tuần trước, các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo Indonesia phải nâng cao mức độ cảnh giác.
Thực tế tại Indonesia, thiết bị y tế bị thiếu nghiêm trọng. Phải đợi đến ngày 05/02 thì các dụng cụ phát hiện virus corona mới được triển khai hoạt động. Cho đến giờ các bác sĩ Indonesia chỉ có thể phát hiện bệnh trong trường hợp đối tượng bị sốt. Còn những bệnh nhân nhiễm virus không có biểu hiện lâm sàng cụ thể chắc chắn bị lọt lưới.
Chủ tịch Hội Hồng Thập Tự nước này thừa nhận tình trạng thiếu trang thiết bị y tế và , trong một đất nước gồm hàng nghìn hòn đảo thì việc kiểm soát bệnh dịch rất khó khăn.
Trong khi đó bộ trưởng Y Tế Indonesia phản bác các nghi ngờ và khẳng định : « Chúng tôi tuân theo các trình tự thủ tục quốc tế. Chúng tôi không giấu gì. Có thể là ngạc nhiên nhưng đó là như vậy : Chúng tôi chưa được thông báo có ca nhiễm virus Corona nào ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200217-du-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1-tr%E1%BA%A3-gi%C3%A1-%C4%91%E1%BA%AFt-cho-d%E1%BB%8Bch-covid-19-t%E1%BB%AB-trung-qu%E1%BB%91c

Nhật xác nhận 355 ca nhiễm virus corona

trên du thuyền Diamond Princess

Tin từ Tokyo, Nhật Bản – Vào hôm Chủ nhật (16 tháng 2), Bộ trưởng Y tế Nhật cho biết số người thử nghiệm dương tính với virus corona trên một con tàu bị cách ly ngoài khơi bờ biển Nhật Bản đã tăng lên 355 ca. Hongkong và Canada cho biết họ sẽ đón cư dân của họ về nước.
Ông Katsunobu Kato cho biết họ đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 1,000 cá nhân. Trong số đó, 355 người có kết quả dương tính. Trong đó, 73 cá nhân không có triệu chứng.
Theo tờ AFP đưa tin, có hơn 3.700 người trên chiếc tàu này khi đến bờ biển Nhật Bản vào đầu tháng Hai năm nay. Toàn bộ du khách trên tàu được đưa vào kiểm dịch sau khi một hành khách xuống thuyền ở Hongkong có kết quả dương tính với virus mới này. Những người được chẩn đoán trên tàu đã được đưa đến bệnh viện. Việc kiểm dịch sẽ kết thúc vào ngày 19/2, tức là quá trình kiểm tra này mất hai tuần.
Trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Bảy (15/2), Văn phòng An ninh Hongkong cho biết các chuyến bay sẽ đưa cư dân Hongkong trở lại thành phố này miễn phí sau khi được chính quyền Nhật Bản duyệt. Trong cùng ngày, Canada cho biết họ đã thuê một chiếc máy bay để di tản công dân của mình trên tàu Diamond Princess.
Chính phủ cho biết, hành khách Canada có triệu chứng nhiễm virus sẽ không được phép lên chuyến bay và thay vào đó sẽ được chuyển đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản. Khi được đưa trở về Canada và Hongkong, các hành khách sẽ trải qua thời gian cách ly 14 ngày.
Nam Hàn cũng cho biết chính phủ có kế hoạch đưa người dân về nhà nếu họ âm tính với virus. Hoa Kỳ cũng sẽ đưa máy bay sang Nhật Bản để đưa hành khách trở về từ con tàu.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhat-xac-nhan-355-ca-nhiem-virus-corona-tren-du-thuyen-diamond-princess/

Virus corona – Covid-19: Mỹ và nhiều nước

sơ tán công dân kẹt trên du thuyền ở Nhật

Trọng Nghĩa
Hoa Kỳ vào hôm nay, 17/02/2020 đã hồi hương khoảng 300 người Mỹ bị kẹt trên du thuyền Diamond Princess bị nhiễm virus corona và bị cô lập ở cảng Yokohama ở Nhật Bản. Mỹ là nước đầu tiên đưa công dân của mình trên tàu bị cách ly về nước. Sắp tới, nhiều nước khác cũng sẽ làm như vậy.
Hai chiếc máy bay các công dân Mỹ và gia đình đã rời Nhật Bản tối hôm qua và chiếc đầu tiên đã hạ cánh ở California vào khuya Chủ Nhật, rạng sáng Thứ Hai theo giờ địa phương. Chiếc thứ hai dự trù hạ cánh tại Texas. Những người được sơ tán sẽ phải tuân thủ biện pháp cách ly 14 ngày.
Trong số những người được sơ tán, đặc biệt có 14 trường hợp đã bị nhiễm virus Covid-19. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, những người này được cách ly cẩn thận với các hành khách khác trên máy bay. Tuy nhiên, vẫn còn 40 người Mỹ khác được để lại Nhật Bản để chữa trị.
Du thuyền Diamond Princess cho đến nay là một trong những ổ dịch chính ở bên ngoài Trung Quốc. Con tàu với 3.711 người du khách đã bị cách ly từ đầu tháng 2 tại cảng Yokohama, gần Tokyo.
Kết quả xét nghiệm mới vào hôm nay cho thấy có thêm 99 trường hợp bị nhiễm virus Corona, nâng tổng số người bị nhiễm lên thành 454 người. Do thiếu phương tiện, mới chỉ có 1.723 hành khách đã được xét nghiệm dò tìm virus.
Tình hình đã khiến chính quyền các nước có công dân trên du thuyền lo lắng. Sau Hoa Kỳ, các nước khác như Úc và Ý, đã thông báo kế hoạch sơ tán công dân. Hồng Kông cho biết cũng muốn hồi hương 330 cư dân “càng sớm càng tốt”. Chính quyền Ottawa loan báo ý định sơ tán đối với khoảng 250 người Canada.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200217-covid-19-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-s%C6%A1-t%C3%A1n-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-k%E1%BA%B9t-tr%C3%AAn-du-thuy%E1%BB%81n-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt

Nhật Bản tiết lộ Nga dùng ‘quyền lực bóng tối’

nhắm vào SoftBank

Triệu Hằng
Hoạt động gián điệp của Nga nhắm vào viễn thông Nhật Bản SoftBank gần đây đã được chính phủ Nhật Bản tiết lộ, theo Nikkei ngày 16/2.
Vụ việc liên quan đến việc đánh cắp thông tin mật, đã được công bố trong bối cảnh các báo cáo liên tục về các hoạt động ngầm và gián điệp của Nga tại châu Âu.
Đơn vị 29155 là một nhóm tinh nhuệ thuộc cơ quan tình báo quân đội Nga dưới sự chỉ đạo của Cục tình báo GRU, theo một quan chức tình báo cấp cao châu Âu.
Vị quan chức cho biết, các nhà chức trách ở châu Âu và Mỹ đã buộc tội nhóm khoảng 20 thành viên này vì một loạt các sự cố gây chấn động cộng đồng quốc tế bao gồm vụ ám sát trong năm 2018 khi cố gắng đầu độc một cựu điệp viên Nga ở Anh và một nỗ lực đảo chính thất bại trong năm 2016 ở Montenegro.
Nikkei trích Thời báo New York dẫn từ nhiều nguồn tình báo đã báo cáo về Đơn vị 29155, gây ra sự suy đoán về lý do tại sao các cơ quan gián điệp kín tiếng điển hình ở phương Tây đã bắt đầu để lộ về nhóm này. Khi được hỏi về vấn đề này, vị quan chức nói: “Mối đe dọa từ hoạt động ngầm của Nga đặt ra đối với tự do và dân chủ đã đến mức các cộng đồng tình báo phải thúc giục các chính trị gia hành động mạnh mẽ hơn”.
Nga không sánh được với châu Âu và châu Mỹ trên mặt trận “quyền lực cứng” về quân sự và kinh tế. Tương tự như vậy với “quyền lực mềm” dựa trên văn hóa và giá trị. Điều này khiến Moscow không có nhiều lựa chọn ngoài việc sử dụng những gì gọi là “quyền lực bóng tối”.
Vị quan chức châu Âu nói rằng ngay cả sau những tiết lộ về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 – chủ yếu là các cuộc tấn công mạng và lan truyền tin tức giả – Moscow thêm phần bạo gan do sự phản ứng không nhiều của phương Tây.
Các công tố viên Đức tuyên bố vào tháng 12 rằng họ tin rằng chính phủ Nga có liên quan đến vụ ám sát giữa ban ngày một người đàn ông Georgia vào tháng 8/2019 tại Berlin. Tuyên bố của công tố viên khiến Thủ tướng Angela Merkel ban đầu về mặt ngoại giao đã giữ im lặng, nhưng cuối cùng bà đã lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao Nga vào tháng đó.
Trong khi đó, chính quyền Tây Ban Nha đã bắt đầu một cuộc điều tra vào tháng 11/2019 do nghi ngờ GRU can thiệp trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập tại khu tự trị của Catalonia. Ngay cả ở Serbia vốn ủng hộ Moscow, chính phủ cũng có phản ứng sau một video xuất hiện trực tuyến cho thấy các thành viên người Nga liên lạc với một quan chức quân đội cũ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, bản thân ông là một cựu điệp viên KGB, đã nắm quyền 20 năm, trong thời gian đó các tổ chức tình báo Nga đã phát triển rộng khắp. Nhân sự tại GRU, FSB (Tổng cục An ninh Liên bang Nga), và SVR (Tổng cục Tình báo Nước ngoài) hiện có tổng số 150.000 người.
Các cơ quan tình báo châu Âu cho biết các cơ quan này theo chỉ thị chung của Kremlin để phá vỡ xã hội phương Tây, có rất nhiều quyền tự chủ và cạnh tranh lẫn nhau.
Nhật Bản giờ đây mới công khai tiết lộ sự cố SoftBank có khả năng là một nỗ lực nằm kiểm tra Nga trước Thế vận hội Tokyo 2020. Có những nghi ngờ mạnh mẽ về quốc gia vốn bị “gạch tên” khỏi các cuộc chơi thể thao do các bê bối sử dụng doping và tấn công mạng máy tính ở Thế vận hội Rio de Janeiro 2016 cũng như Pyeongchang 2018. Giờ đây, cáo buộc Nga đánh cắp thông tin liên quan đến mạng 5G của SoftBank khiến giới chức Nhật cảnh giác.
(Nguồn ảnh: Financial Times).
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ban-tiet-lo-nga-dung-quyen-luc-bong-toi-nham-vao-softbank.html

Tài xế taxi Đài Loan tử vong vì virus Corona

Một tài xế lái taxi đã tử vong vì chủng virus Corona mới (COVID-19) ở Đài Loan, đánh dấu lần đầu tiên hòn đảo này ghi nhận người chết vì virus mà nay đã làm 5 ca tử vong ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, theo Reuters.
Trong cuộc họp báo hôm 16/2, Bộ trưởng Y tế Chen Shih-chung nói rằng người đàn ông 61 tuổi bị bệnh tiểu đường và viêm gan B.
Ngoài ra, tài xế này không đi ra nước ngoài thời gian qua, nhưng khách hàng đi xe của ông chủ yếu tới từ Hong Kong, Macau và Trung Quốc đại lục.
XEM THÊM:
Việt Nam yêu cầu ‘rút kinh nghiệm’ vụ từ chối du thuyền vì lo ngại Corona
Theo Reuters, một người thân trong gia đình nạn nhân cũng được xác nhận nhiễm virus Corona.
Theo Bộ trưởng Chen, đây là ca lây nhiễm từ người sang người đầu tiên ở Đài Loan, và rằng chính quyền đang tìm hiểu về nguồn gốc lây lan này.
Tin cho hay, cho tới nay, Đài Loan xác nhận 20 ca nhiễm COVID-19.
Bộ Y tế Đài Loan cho biết từ ngày 17/2 sẽ bắt đầu xét nghiệm tất cả các bệnh nhân có triệu chứng nhiễm COVID-19 và mới đây từng ra nước ngoài.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%A0i-x%E1%BA%BF-taxi-%C4%91%C3%A0i-loan-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-virus-corona/5290595.html

Đại dịch virus corona: Người dân TQ sẽ ra sao?

Người dân Trung Quốc đang đối diện với sống chết từng ngày vì đại dịch. Nhưng còn có những khó khăn khác mà người bên ngoài Trung Quốc không thể tưởng tượng nổi.
Người Trung Quốc đang chịu đựng dịch bệnh
Ngay từ đầu hệ thống chính quyền Trung Quốc đã che giấu dịch bệnh, đến khi tình trạng đã ở mức trầm trọng mới buộc phải thông tin. Chỉ 3 ngày sau khi tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ý kiến về dịch thì chính quyền đã phong toả Vũ Hán, rồi sau đó là nhiều khu vực khác. Đa số người dân không kịp phòng ngừa, dẫn đến rất nhiều người đã nhiễm bệnh và tiếp tục lây cho người khác mà không hề biết. Số người tử vong do dịch được báo cáo tăng liên tục từng ngày, nhưng con số thực chất có thể đã lên tới hàng ngàn người.
Hệ thống truyền thông chính thức vẫn hoàn toàn do chính quyền chi phối. Ngay cả đến hiện tại, thông tin trên truyền thông của chính quyền Trung Quốc vẫn chủ yếu đưa các thông tin tích cực: như các trường hợp đã được điều trị xuất viện, tốc độ xây dựng bệnh viện dã chiến, đội ngũ nhân viên y tế hùng hậu tới Vũ Hán chống dịch và các “phát biểu quan trọng của các lãnh đạo về tinh thần quyết tâm chiến thắng dịch bệnh”. Hoặc các thông tin đối ngoại như phản đối nước Mỹ “gây hoảng loạn và lan truyền nỗi sợ”, thông tin về việc các chính quyền như Lào, Pakistan, Iran… cổ vũ, khen ngợi chính quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch.
Người ta cũng ngạc nhiên về khả năng tác động tới dân chúng của hệ thống truyền thông độc quyền của chính quyền Trung Quốc trong lúc này. Nhiều người dân trong các chung cư vẫn được tuyên truyền để cùng nhau mở cửa sổ hô khẩu hiệu hay hát quốc ca, để truyền thông lan tỏa đi khắp nơi, cho thấy nhân dân vẫn “lạc quan và tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCSTQ”. Họ không biết rằng hành động đó có thể vô tình lan truyền virus ra không khí.
Trong khi đó, dù có một số người đã cố gắng đưa thông tin ra ngoài thế giới qua internet, nhưng đa số người dân tại Trung Quốc khó có thể tiếp cận thông tin chân thực vì kiểm duyệt của chính quyền. Đa số dân chúng Trung Quốc đều bị động trong việc ứng phó với dịch bệnh.
Điều đáng buồn cho người Trung Quốc còn là những hành động thiếu ý thức của chính họ, thói xấu dưỡng thành trong văn hoá biến dị của ĐCSTQ. Nhiều nơi người dân tự ý lập rào chắn không cho lưu thông, tranh thủ nâng giá hàng hoá kiếm lời, thậm chí lấy khẩu trang đã dùng giặt lại để bán,… Những
người đến từ Trung Quốc, đặc biệt là từ Vũ Hán bị phân biệt đối xử trên khắp thế giới, nhưng nơi đối xử tệ nhất với những người đến từ Vũ Hán lại chính là ngay tại Trung Quốc. Có người bị chặn nhốt trong nhà, có người bị lăng mạ. Một số nơi, chính quyền còn dán thông báo “ai ra khỏi nhà (mà không được phép) sẽ bị đánh gãy chân và gãy răng”.
Mặt khác, một số người lại không chủ động thông tin cho cộng đồng về việc mình trở về từ Vũ Hán. Tại thị xã Tấn Giang – Phúc Kiến, một người trở về từ Vũ Hán đã nói rằng mình trở về từ Philipine, người này trước khi được xác định bị nhiễm virus corona mới, đã tham gia tiệc tùng với 4000 người.
Mức độ căng thẳng vì dịch đã làm cho dân chúng Trung Quốc mệt mỏi, nhưng mâu thuẫn trong quan hệ xã hội khi đối diện với khó khăn còn làm cho cuộc sống của họ đáng buồn hơn. So sánh với cách người Nhật khi đối diện với sóng thần, khiến người ta phải cảm thán. Trung Quốc từng là cái nôi của văn hoá Đông Á, nhưng chỉ sau mấy chục năm dưới chế độ của ĐCSTQ, ý thức đạo đức của người Trung Quốc hôm nay đã làm cho người ta không thể nhận ra một nơi từng được mệnh danh là “Quốc gia của lễ nghĩa” (tức “lễ nghi chi bang”)
Tình hình dịch bệnh sẽ đi đến đâu?
Thực tế là chính quyền Trung Quốc đang rất căng thẳng và cố gắng chống dịch. Tuy nhiên do những nguyên nhân cố hữu mà họ đã tạo ra trong mấy chục năm cầm quyền, việc ngăn chặn dịch khó có thể hiệu quả. Thứ nhất là hệ thống bầu chọn quan chức không dân chủ, không lựa chọn được người có đức có tài. Ưu tiên cao nhất của hệ thống chính trị của ĐCSTQ là đảm bảo quyền lực tuyệt đối của nó, thay vì ưu tiên các vấn đề thiết thực với cuộc sống dân chúng. Vấn đề thứ hai là ý thức và đạo đức của dân chúng dưỡng thành trong hệ thống xã hội của ĐCSTQ đã suy thoái xuống mức rất thấp, làm cho tình hình trở nên luẩn quẩn, đại dịch càng khó kiểm soát.
Đại dịch lần này có những đặc điểm phức tạp với hệ số lây lan cao. Tình trạng dịch bùng phát do chính quyền Trung Quốc che giấu thông tin, bỏ lỡ mất giai đoạn có thể kiểm soát sớm. Người ta chỉ có thể hy vọng vào hai tình huống: một là đại dịch này cũng giống như một số dịch bệnh trước đây, sau một thời gian phát tác rồi tự biến mất; hai là các quốc gia tiên tiến có thể tìm ra giải pháp điều trị.
Ngày 03/02/2020, Trung tâm Y tế Dự phòng Khu vực tại Snohomish, Washington thông báo, bệnh nhân nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) đầu tiên tại Hoa Kỳ đã được điều trị thành công bằng thuốc Remdesivir của công ty Gilead Sciences của Mỹ. Theo kênh Bloomberg, loại thuốc này cũng đã bắt đầu được thử nghiệm điều trị tại Bắc Kinh và công ty Gilead Sciences đã chuyển đủ số thuốc để điều trị cho 500 bệnh nhân.
Ngày 5/2, trang Epoch Times dẫn tin từ một nhân vật “Hồng nhị đại” (Thái tử đỏ – nhân vật đời thứ hai của các công thần của ĐCSTQ) cư trú tại Bắc Kinh chứng thực rằng: Hiện dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã tiến nhập vào các cơ quan, đại viện tại Bắc Kinh. Những người thuộc thành phần “Hồng nhị đại” và gia quyến bị nhiễm bệnh đều được tập trung tại Bệnh viện Hữu Nghị Trung Nhật và được điều trị bằng loại thuốc mới phát triển của Mỹ.
Giám đốc y khoa của Gilead Merdad Parsey cho biết mặc dù việc sản xuất thuốc Remdesivir đang là thách thức lớn, nhưng công ty sẽ nỗ lực làm việc nhanh nhất có thể để sản xuất loại thuốc này nhiều hơn. Hy vọng rằng nó có công hiệu thực sự và sẽ sớm tới được với nhiều người dân Trung Quốc trước khi quá muộn.
Người dân Trung Quốc vẫn đang sống trong những giai đoạn khó khăn, từ việc đối diện với dịch bệnh, đến bối cảnh chính quyền phong tỏa thông tin. Một số người vẫn có thể tiếp tục mở cửa sổ chung cư hô khẩu hiệu và hát “quốc ca”, cũng giống như nhiều sinh viên tại Thiên An Môn năm xưa, khi bị xe tăng dồn vào chân tường, trước khi bị nghiền nát đã chỉ biết dừng lại đồng thanh hát bài “quốc tế ca”.
Nhưng hy vọng nhiều người khác có thể bình tĩnh, tự mình tìm ra con đường thoát khỏi tình thế gian nan này.
Một số người Trung Quốc hẳn còn lưu giữ triết lý truyền thống, tin vào nhân quả. Kinh Dịch có câu: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương” (Nghĩa là: “Nhà mà tích thiện, phú quý ắt có thừa, nhà mà không tích thiện, tai ương ắt có thừa”).
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33005-dai-dich-virus-corona-nguoi-dan-tq-se-ra-sao.html

Huawei làm rạn nứt Phương Tây

Mỹ không còn tin tưởng vào mạng lưới liên lạc viễn thông của đối tác nếu có sự hiện diện của Huawei
Phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua cảnh báo các liên minh của Mỹ, bao gồm khối NATO, đang đối mặt với nguy cơ nếu các nước châu Âu tiếp tục xúc tiến kế hoạch sử dụng công nghệ 5G do Huawei của Trung Quốc cung cấp.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc đồng thời cho rằng quan hệ hợp tác tình báo với Mỹ và các đồng minh trong tương lai cũng bị đe dọa, vì Mỹ không còn tin tưởng vào mạng lưới liên lạc viễn thông của đối tác nếu có sự hiện diện của Huawei, theo The Guardian.
Trước đó, chính phủ Anh vào ngày 28.1 cho phép Huawei tham gia phát triển mạng 5G của nước này bất chấp cảnh báo từ Mỹ.
Quốc hội Úc cũng hủy bỏ chuyến thăm Anh của ủy ban an ninh và tình báo, dự kiến vào tháng 3, sau khi có thông tin đã xảy ra tranh cãi về việc Anh sử dụng 5G của Huawei.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32999-huawei-lam-ran-nut-phuong-tay.html

‘Oan hồn dã quỷ quá nhiều’,

bác sĩ xin viện trợ cầu siêu đến Vũ Hán

Vũ Dương
Đại dịch viêm phổi cấp COVID-19 ở Vũ Hán đã không thể kiểm soát, số người chết không ngừng gia tăng mỗi ngày. Một bác sĩ làm việc tại bệnh viện cách ly nói rằng nơi đây có quá nhiều oan hồn dã quỷ, đêm đến đâu đâu cũng đều có thể nghe thấy tiếng khóc than của họ. Nếu chỉ viện trợ nhân lực cho các nhà tang lễ vẫn không đủ, mà cần phải vận động thêm các hòa thượng, đạo sĩ và lạt ma, những người biết tụng kinh làm pháp sự cầu siêu đến hỗ trợ Vũ Hán.
Mới đây, Twitter đã đăng tải ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện giữa một nam y tá làm việc ở bệnh viện cách ly ở Vũ Hán với người bạn thân của mình. Nội dung là nam y tá này phải làm việc liên tục suốt 24 giờ ở khu cách ly của bệnh viện, người anh ướt đẫm mồ hôi, thật sự rất khó chịu. Nhưng quần áo bảo hộ vẫn chỉ là một bộ đó, mỗi ngày anh phải phun hơn nửa lít rượu cồn lên người.
Anh nói rằng trong đơn vị chỉ có một người chẩn đoán bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp, nhưng theo các tiêu chuẩn lâm sàng mới nhất cho thấy, một phần ba đồng nghiệp của anh có thể đã bị lây nhiễm bệnh. Những người này, trên còn có cha mẹ già, dưới còn có con nhỏ, không biết những thân nhân đó của họ có bị lây nhiễm chéo hay không, tạm thời không nói đến.
Anh nói rằng anh có thể ở lại đây, anh ta đã không liên lạc với bố mẹ trong một thời gian dài, nhà cửa cũng không có ai trông nom. Anh cũng nghe nói rằng Trùng Khánh và Hà Nam đã cử người đến viện trợ cho các nhà tang lễ, nhưng anh cảm thấy như thế vẫn đủ.
Anh nói: Cần phải vận động thêm tất cả các hòa thượng, đạo sĩ và lạt ma, những người biết tụng kinh và làm pháp sự cầu siêu đến hỗ trợ Vũ Hán, bởi vì “nơi đây có quá nhiều oan hồn dã quỷ, khi màn đêm buông xuống, đâu đâu cũng đều nghe thấy tiếng khóc than của họ…”
Dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát đến nay đã gần hai tháng, mức độ nghiêm trọng của nó là vượt ngoài sức tưởng tượng.
Vào đầu tháng 2, bác sĩ Vương của bệnh viện Trung tâm Cấp cứu thành phố Vũ Hán tiết lộ với trang “Secretchina” rằng việc trị liệu ở rất nhiều các bệnh viện ở Vũ Hán đều đã không có tác dụng, các bệnh nhân khi cách ly ở bệnh viện đã lây nhiễm chéo cho nhau với tỷ lệ lây nhiễm đáng báo động.
Bác sĩ Vương nói rằng rất nhiều nhân viên y tế cũng bị lây nhiễm bệnh, dẫn đến tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng. Ông biết rằng tỷ lệ các nhân viên y tế bị lây nhiễm ở tất cả các bệnh viện ở Vũ Hán là khoảng 10%. Có những bệnh viện với hơn 1.000 nhân viên y tế, trong đó có 100 hoặc 200 người đã bị lây nhiễm, có những bệnh viện có thể vượt quá cả con số này.
Ông cũng tiết lộ rằng tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, do bệnh viện sức chứa không đủ, rất nhiều bệnh nhân không thể nhập viện điều trị và chết tại nhà. Vào thời điểm đó, số lượng thi thể tại bệnh viện vẫn nằm trong phạm vi có thể xử lý được, vậy nên các thi thể đã được gửi đến các nhà tang lễ để xử lý.
Tuy nhiên, khi số lượng thi thể tăng vọt thì không còn có thể xử lý theo cách thông thường. Do đó, bệnh viện các nơi đã lập nên bệnh viện chuyên khoa sốt, tất cả họ đều dùng xe tải để chở xác chết đến những nơi khác. Còn về việc chở đi đâu, xử lý thế nào, thì không ai được biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/oan-hon-da%cc%83-quy%cc%89-qua-nhieu-bac-si%cc%83-xin-vien-tro-cau-sieu-den-vu-han.html

Bệnh viện Hỏa Thần Sơn hay Lôi Thần Sơn

của Trung Quốc đang ngập nước?

Minh Lam
Người dân đăng video cho là bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán vừa xây xong đã ngập nước, còn chính quyền Trung Quốc thì khỏa lấp đi bảo đấy là Lôi Thần Sơn vì chưa xây xong nên bị rò rỉ.
Trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc đang kéo dài, để điều trị cho bệnh nhân, chính quyền Vũ Hán đã ra lệnh xây dựng một “bệnh viện” trong một thời gian ngắn. Bệnh viện Hỏa Thần Sơn chỉ mất 10 ngày để hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng vào ngày 03/02. Thế nhưng, đến ngày 15/02 lại phát hiện rò rỉ nghiêm trọng và bệnh viện đã trở thành một động nước. Tuy nhiên, chính quyền Vũ Hán sau đó đã thông báo rằng nơi rò nước không phải là bệnh viện Hỏa Thần Sơn mà là Lôi Thần Sơn, cái bệnh viện vẫn chưa hoàn thành.
Hỏa Thần Sơn ngập nước và sự tâng bốc thái quá về ‘tốc độ Trung Quốc’
Theo tin của “Thời báo Tự do” và “Tam Lập”, Vũ Hán gần đây đã trải qua giai đoạn thời tiết mưa đá và bão tuyết khắc nghiệt, làm cho tình hình dịch bệnh tại địa phương càng trở nên tồi tệ hơn.
Hai bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn được chính quyền Bắc Kinh yêu cầu hoàn thành xây dựng chỉ trong 10 ngày để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Thật bất ngờ, vào ngày 15/02, trên mạng Internet lan truyền một video về một vụ rò rỉ nghiêm trọng đã xảy ra bên trong Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, cả bệnh viện giống như một cái hang nước lớn. Thậm chí còn đưa tin “Bệnh viện Hỏa Thần Sơn đêm qua bị gió thổi bay, các bệnh nhân đang được phân chia lại”, “Tối hôm qua quả thực gió quá lớn”, tại Weibo các chủ đề này đã được bàn tán rất sôi nổi.
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn được bắt đầu xây dựng vào ngày 25/01 và hoàn thành vào ngày 02/02, chỉ mất 10 ngày để xây dựng và đưa vào sử dụng. Nó được đưa vào sử dụng chuyên điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19. Bệnh viện Lôi Thần Sơn là bệnh viện tạm thời thứ hai, được xây dựng bắt đầu vào ngày 25/01, và được hoàn thành vào ngày 06/02, bắt đầu mở cửa vào ngày 08/02, cũng dành riêng cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong quá trình xây dựng bệnh viện, lãnh đạo nhà nước liên tục khoe khoang về tốc độ xây dựng và bây giờ tình trạng “hang nước” đã hoàn toàn đã phá vỡ “tốc độ Trung Quốc” mà họ tự hào.
Theo một video được đăng tải bởi tài khoản Inty trên Twitter với tiêu đề “Nơi Đảng cộng sản Trung Quốc khoe khoang về ‘Tốc độ Trung Quốc’ – bệnh viện Hỏa Thần Sơn của họ đã bắt đầu rò rỉ”. Trong video thấy rõ rằng một số lượng lớn người tập trung ở lối đi của Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, ngoài vài cái thang nhôm, toàn bộ sàn nhà đã được nhấc lên và nước liên tiếp rò xuống từ trần nhà, giống như một thác nước nhỏ, các vũng nước đọng trên sàn nhà thì đích thực giống một con sông nhỏ, và góc quay này được đoán rằng nằm ​​trên lối đi của phòng thay đồ nữ khu B1.
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã đăng lại video và nói: “Tốc độ Trung Quốc, chất lượng Trung Quốc! Dễ thấy việc một bác sĩ trong bệnh viện cầm chiếc ô và mặc áo mưa!”, “Vũ Hán mưa một trận, bệnh viện Hỏa Thần Sơn thành hang nước?”
Đáp lại việc chính quyền Bắc Kinh liên tục tâng bốc về việc hai bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn hoàn thành trong một khoảng thời gian rất ngắn, rất đông cư dân mạng Trung Quốc đã tweet mỉa mai:
“Vẫn quy tắc cũ, cấm truyền bá đoạn video này, ai dám truyền bá riêng lẻ sẽ bị xử chết”.
“Xây dựng nhanh, sụp đổ nhanh”.
“Thiết kế độc đáo với xu hướng trần nhà rò nước, Bệnh viện Hỏa Thần Sơn đã biến thành một hang động phong cảnh đầy hoa và trái cây, đồng thời thể hiện sự quyến rũ trong của thiết kế của Trung Quốc”.
“Mặc dù nước này không thể so sánh được với nước làm mát của nhà máy điện hạt nhân có bức xạ cao, nhưng tôi e rằng không nên đánh giá thấp khả năng gây tử vong của virus trong đó.”
“Trực tiếp đổi tên bệnh viện thành Thủy Thần Sơn không phải là đẹp cả đôi đường sao?”
Chính quyền Vũ Hán đính chính rằng đó là một khu của Lôi Thần Sơn đang được sửa chữa
Tuy nhiên, vào tối ngày 15, Cục Xây dựng Nông thôn và Đô thị Vũ Hán đã thông báo rằng các video lan truyền trực tuyến về “Bệnh viện Hỏa Thần Sơn bị gió thổi bay tối qua” và video Bệnh viện Hỏa Thần Sơn bị rò rỉ nước là không đúng, sau khi xác nhận lại, họ nói đó là bệnh viện Lôi Thần Sơn. Họ cũng cho biết đó là một khu của bệnh viện Lôi Thần Sơn vẫn đang tu sửa và chưa đưa vào sử dụng.
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn khi vừa hoàn thành đã bị 1.400 người của ĐCSTQ tiếp quản ngay lập tức. Tình hình nội bộ đã trở thành “bí mật quân sự”. Bệnh viện này được xây dựng mô phỏng theo bệnh viện Tiểu Thang Sơn tại Bắc Kinh trước đó, với 1.000 “giường bệnh”.
Tuy nhiên, các bác sĩ tại Bắc Kinh đã tiết lộ rằng Bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn là nơi đi vào được nhưng không đi ra được, là “địa đạo người chết”, những ai lên cơn sốt đều sẽ bị xử lý.
Ngoài ra, một vài ngày trước, đã có một tin đồn rò rỉ trên trang web ẩn danh 4chan của Mỹ chia sẻ về tình hình nội bộ của Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, ước tính có khoảng 200 đến 400 ca tử vong mỗi ngày tại đây với tỷ lệ tử vong là 99%, và bệnh viện sẽ sớm dọn giường bệnh cho sạch sẽ để các bệnh nhân mắc COVID-19 mới nhập viện.
Như các bệnh viện cabin khác, nơi chính quyền Bắc Kinh và truyền thông nhà nước Trung Quốc khoe khoang, Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn lại được thế giới bên ngoài gọi là “trại tập trung”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/benh-vien-hoa-than-son-hay-loi-than-son-cua-trung-quoc-dang-ngap-nuoc.html

Những tâm sự đẫm nước mắt của người dân Vũ Hán

Helen Raleigh | Quý Khải biên tập
Vũ Hán, tâm chấn của dịch COVID-19, đã bị phong tỏa từ ngày 23/1. 11 triệu cư dân thành phố đã bị cách ly với thế giới bên ngoài trong gần một tháng nay. Một nơi từng rất nhộn nhịp giờ đây đã trở thành một thành phố ma.
Khi số ca tử vong và lây nhiễm tiếp tục gia tăng, không có dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc sẽ sớm dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Người Vũ Hán đang cảm thấy vô vọng khi bị bỏ lại phía sau. Lệnh cấm dường như không phải để chế ngự loại virus chết người, mà về cơ bản là nỗ lực của chính phủ nhằm tạo ra một hình ảnh tích cực, mạnh mẽ bằng cách che đậy sự thật và bỏ mặc hàng triệu người dân tự tồn tự vong.
Đối với bất kỳ ai có may mắn sống trong một thế giới tự do, thật khó để tưởng tượng cuộc sống ở một thành phố bị phong tỏa là như thế nào. Một số người đang làm việc không mệt mỏi để chia sẻ những câu chuyện của người dân Vũ Hán với thế giới còn lại. Bà Helen Raleigh – một người Trung Quốc nhập cư tại Mỹ – là một người như vậy. Trên tờ the Federalist, bà đã chia sẻ những thanh âm tuyệt vọng của người dân Vũ Hán tại hiện trường đại dịch. Bà cho biết, thông qua những trích đoạn này bà muốn bày tỏ sự cảm kích trước nỗ lực của người dân Vũ Hán. Bà mong muốn nhiều người ở xã hội tự do có thể nghe thấy những tiếng nói chân thực, không bị kiểm duyệt này trực tiếp từ tâm chấn đại dịch.
Badiuchao * là một họa sĩ hoạt hình chính trị và nhà hoạt động nhân quyền, đối tượng hiện đang bị chính phủ Trung Quốc săn lùng. Gần đây, anh đã khởi động một dự án đáng quý khi tự nguyện dịch thuật các trích đoạn nhật ký của người dân Vũ Hán trong thành phố bị phong tỏa. Dưới đây là một vài trích đoạn từ các bài đăng #WuhanDiary của anh, được bà Helen trích lại.
Ngày 27/1/2020
“Tôi đã kêu gọi gia đình dự trữ thêm nhu yếu phẩm hàng ngày nếu xảy ra một vụ phong tỏa tiềm tàng. Nhưng họ lại chế giễu và gọi tôi là “diễn viên điện ảnh mơ mộng”. Chính vì thế tôi đã phải tự mình đi mua sắm để có thêm đồ dùng trong hai ngày tiếp theo. Vào đúng ngày thứ ba, chính quyền bắt đầu phong tỏa thành phố. Giờ gia đình tôi không còn dị nghị gì với quyết định của tôi nữa. … Mỗi ngày từ nhóm online này đến nhóm online khác, rất nhiều người đang kêu gọi sự giúp đỡ cho những người thân của họ. Một vài người bạn của tôi kêu gọi sự trợ giúp cho ông bà của họ. Một số bạn học kêu gọi sự giúp đỡ cho cha mẹ. Họ là những người tôi quen biết; họ là những người đang trong tình cảnh bất lực vô vọng”.
Ngày 28/1/2020
“Người dân Vũ Hán đã sống dưới áp lực lớn trong một khoảng thời gian dài. Họ cần một lối thoát để xả đi sự buồn bực. Hai ngày trước, khu dân cư chỗ chúng tôi đã có một vài người thò người ra từ cửa sổ nhà họ, hết cửa sổ này đến cửa sổ khác, để kêu gọi sự trợ giúp. Bố tôi nói, ‘Cứ chờ cho đến khi dịch bệnh kết thúc. Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Vũ Hán sẽ tràn ngập người nhập viện cho xem’”.
29/1/2020
“Tôi đã khóc thút thít khi đọc bài báo ‘Mẹ đã qua đời ở khu cách ly Vũ Hán’. Tôi đã chuyển bài báo đó cho mẹ, bảo rằng bà phải chăm sóc bản thân mình cho thật tốt, để tôi không phải trở thành một đứa trẻ mồ côi. … Hôm nay tôi ra ngoài một lúc. … khi trở về nhà thì quả là một cực hình. Đứng ở hành lang phía trước căn hộ, tôi phải cởi bỏ áo khoác, quần, giày, khẩu trang, găng tay, lộn ngược khẩu trang về
phía sau, cắt bằng kéo, buộc chặt, rồi bỏ vào thùng rác đặc dụng. Tôi phải lật ngược tất cả quần áo từ trong ra ngoài, gấp lại và mang ra ban công để sưởi nắng [virus sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao]. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh rửa tay. Sau khi giặt xong, tôi quay trở lại ban công và xịt quần áo bằng chất khử trùng. Sau đó tôi quay lại phòng vệ sinh để rửa tay lần nữa”.
Ngày 1/2/2020
“Dì tôi đã bị chẩn đoán nhiễm virus corona. … Ngoài ra, con trai bà (em họ tôi) cũng bị sốt và có một số triệu chứng lâm sàng. Hôm nay mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Tôi không biết phải an ủi bà như thế nào. Tôi chỉ có một suy nghĩ ích kỷ rằng ít nhất bà vẫn ổn. … Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng việc che giấu sự thật ngay từ đầu và lời quảng cáo ra rả rằng “có thể ngăn chặn và kiểm soát được dịch bệnh” của chính quyền trên các phương tiện truyền thông nhất định phải chịu trách nhiệm cho tất cả những việc này. Giờ điều quan trọng hơn cả là thông báo cho người dân biết về tình trạng nguy hiểm hiện tại và hướng dẫn họ các biện pháp phòng chống. Nhưng quá muộn rồi”.
Ngày 2/2/2020
“Có một vụ tự tử ngày hôm qua. Người ta nói rằng một bệnh nhân “bị chẩn đoán nhiễm bệnh” không thể nhập viện do quá tải. Anh ấy lo lắng có thể lây bệnh cho vợ con nếu về nhà. Giao thông công cộng đã bị đình chỉ, có nghĩa là anh sẽ phải đi một quãng đường rất dài đến và về từ bệnh viện để được điều trị. Do đó, anh đã quyết định nhảy xuống từ cây cầu sông Dương Tử ở Vũ Hán. Đây không phải là vụ tự tử đầu tiên tôi nghe thấy trong những ngày này. Nỗi tuyệt vọng tràn ngập khắp nơi xung quanh tôi”.
Những gì chính quyền Trung Quốc không muốn bạn biết
Có nhiều chủ đề về #WuhanDiary trên trang mạng Twitter. Bà Helen khuyến khích mọi người đọc chúng và chia sẻ cho cộng đồng.
Fang Fang là một nhà văn ở Vũ Hán. Bà Helen cho biết, tuổi thơ bà gắn liền với các tác phẩm của Fang Fang. Bà luôn yêu thích sự thẳng thắn và bộc trực trong phong cách hành văn của Fang Fang. Chính quyền Trung Quốc đã cấm lưu hành một trong những cuốn tiểu thuyết của Fang Fang, có tựa đề “Soft Burial (Sự mai táng nhẹ nhàng)”, trong đó đề cập đến chính sách “cải cách ruộng đất” tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào những năm 1950.
Bà Fang hiện đang sống ở Vũ Hán. Sau khi hay tin về sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng , một trong 8 người đã cảnh báo sớm cho công chúng về dịch virus corona vào tháng 12/2019 nhưng lại bị chính quyền buộc tội “phát tán thông tin sai lệch trên mạng”, bà đã viết một bài có tựa đề “Bác sĩ Lý Văn Lượng là ánh hào quang trong bóng tối tối tăm”. Cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã nhanh chóng xóa bài đăng này. May mắn, trước khi bị xóa, bài đăng đã được chia sẻ rộng rãi, và có thể đọc được tại trang web này . Bài viết của bà bằng tiếng Trung, và trong bài có mấy đoạn thế này:
“Đã 16 ngày kể từ khi chính phủ phong tỏa Vũ Hán. Tôi rất buồn khi biết về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Tôi đã đăng trên WeChat [một ứng dụng tin nhắn phổ biến ở Trung Quốc] rằng tất cả người dân Vũ Hán đều thương khóc cho sự ra đi của bác sĩ Lý vào tối nay. Sau đó không lâu tôi hay tin tất cả người dân ở Trung Quốc đều thương tiếc và chia sẻ nỗi đau buồn chung của chúng tôi. Nước mắt chúng tôi tạo nên một dòng chảy cảm xúc mãnh liệt, tiễn đưa bác sĩ Lý sang thế giới bên kia. …
Hôm nay chúng tôi được biết tình trạng phong tỏa sẽ kéo dài thêm ít nhất 14 ngày. Những ai không sống ở Vũ Hán sẽ không bao giờ hiểu được nỗi đau của chúng tôi, trạng thái này còn hơn cả việc bị nhốt ở trong nhà. Người dân Vũ Hán rất cần sự xoa dịu và một liệu pháp để trút bỏ sự phẫn uất trong tâm. Đó là vì sao chúng tôi rất đau lòng trước cái chết của bác sĩ Lý và tại sao chúng tôi muốn thét lên và khóc thương cho anh. Bác sĩ Lý và chúng tôi có chung cảnh ngộ. Cũng giống như anh, tất cả chúng tôi đều là những người dân bình thường, chỉ ao ước một cuộc sống bình thường như bao người khác, nhưng giờ chúng tôi lại đang bị mắc kẹt trong một tình huống tồi tệ và tuyệt vọng. …
Nhân viên y tế là những người chịu tổn thương lớn nhất trong đợt bùng phát dịch. Hầu như mỗi bệnh viện đều có một vài nhân viên bị nhiễm virus. Một số đã mất mạng, như bác sĩ Lý. … Người bạn bác sĩ của tôi từng nói, ‘Bây giờ chúng tôi đã biết virus có thể lây truyền từ người sang người, nhưng chúng tôi không được phép công khai điều này cho người dân. Đây có phải là một vấn đề nghiêm trọng khi các bác sĩ bị cấm nói sự thật hay không?’ …
Vì dám nói sự thật, bác sĩ Lý đã bị khiển trách và phải trả giá đắt bằng mạng sống của mình. Tuy vậy nhà chức trách vẫn chưa công khai xin lỗi anh. Nếu đây là cách họ đối xử với một người nói lên sự thật, vậy ai còn dám nói lên sự thật trong tương lai nữa? …
So với những ngày đầu của cuộc phong tỏa, người dân Vũ Hán giờ đây cảm thấy suy sụp và tuyệt vọng hơn bao giờ hết. Quá nhiều người trong chúng tôi đã bị nhốt trong căn hộ nhỏ của mình trong thời gian rất dài. … Tất cả chúng tôi đều có vấn đề của riêng mình nữa. Cả hai anh em tôi đều bị tiểu đường. Tôi
đã “chia khẩu phần” thuốc tiểu đường của mình kể từ ngày phong tỏa thành phố, nhưng giờ tôi chỉ còn thuốc đủ dùng cho đúng một ngày nữa mà thôi”.
Bà Helen cũng quyết định dịch một đoạn khác của một cư dân mạng Trung Quốc, người đã đăng lại bài viết trên của Fang Fang, bởi vì nó nói lên rất nhiều điều về cảm nhận của người dân Trung Quốc trước sự kiểm duyệt của chính quyền trong dịch bệnh:
“Một thông điệp nhắn gửi đến các nhà kiểm duyệt tại mạng xã hội Tencent (một mạng xã hội phổ biến khác tại Trung Quốc): Tôi vô cùng cảm động trước bài viết của bà Fang, cũng như cuộc sống khốn khó mà người dân Vũ Hán đang phải chịu đựng. Họ không chỉ bị cách ly khỏi phần còn lại của thế giới, mà họ cũng không được phép nói lên sự thật. Khi bạn đang tiến hành kiểm duyệt, xin hãy rủ lòng thương và cân nhắc xem liệu bạn có thể để bài viết này ở lại trên diễn đàn lâu hơn một chút, trong khả năng của bạn trước khi bạn buộc phải xóa nó hay không. Những người dân thường ở Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc đang trông cậy vào một người như bà Fang – một người có thể thay họ cất lên tiếng nói của mình”.
Người kiểm duyệt đã không để tâm đến lời cầu xin này.
Những tiếng nói từ đáy lòng của người dân Vũ Hán, như được hé mở một phần trong những trích đoạn nhật ký và bài viết kể trên, là sự thật mà chính phủ Trung Quốc không muốn người dân thế giới biết được.
Bà Helen cho rằng, một điều nhỏ bé nhưng ý nghĩa mà mọi người có thể làm để giúp đỡ những người dân Vũ Hán khốn khổ là chia sẻ những điều này ra, để cho sự thật được biết đến rộng khắp. Bà hy vọng mọi người có thể cầu nguyện cho tất cả những người dân Vũ Hán và tất cả những ai đã bị nhiễm virus corona có thể bình an vượt qua kiếp nạn.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
(Bài viết của Helen Raleigh đăng trên The Federalist ngày 13/2, do Quý Khải dịch và biên tập. Nguồn ảnh chính: ảnh chụp màn hình Youtube/唯真不破Truth Wins)
https://www.dkn.tv/the-gioi/lang-nghe-nhung-dong-nhat-ky-dam-nuoc-mat-cua-nguoi-dan-vu-han-bi-chinh-quyen-trung-quoc-kiem-duyet.html

Dịch COVID-19 đang hoành hành, Trung Quốc

sẽ gặp thêm Norovirus và 400 tỷ con châu chấu?

Minh Lam
Trong khi dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành ở Trung Quốc, thì nước này lại đang phải đối mặt với một làn sóng khủng hoảng mới. Vài ngày trước, các quan chức Trung Quốc xác nhận rằng nhiều học sinh tại một trường học ở tỉnh Quảng Đông đã bị nhiễm Norovirus (virus gây bệnh viêm dạ dày ruột).
Norovirus sẽ tấn công Trung Quốc?
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), vào tháng 1, tại một trường học ở Mê Châu, tỉnh Quảng Đông, 391 học sinh đã bị nhiễm Norovirus.
Norovirus là một loại virus có khả năng lây nhiễm cao. Trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi nhiễm virus, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy.
Điều đáng chú ý là cách công bố về các trường hợp nhiễm Norovirus của chính quyền Trung Quốc là rất mơ hồ, không tiết lộ tên trường học có học sinh bị nhiễm bệnh và thời gian xảy ra sự việc.
400 tỷ con châu chấu sẽ tiến vào Trung Quốc?
Theo China Science News, phương tiện truyền thông chính thức của Trung tâm Thông tin và Tài liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, 400 tỷ con châu chấu sa mạc ở châu Phi hiện đã đến Pakistan và Ấn Độ. Theo nguồn tin, lương thực của 700.000 quân lính Ấn Độ đóng quân tại biên giới Pakistan đã bị đàn châu chấu ăn sạch. Ấn Độ sau đó buộc phải rút quân.
Vào ngày 11/2, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Maria Semedo đã đưa ra cảnh báo: “Các quốc gia phải hành động ngay lập tức vì lũ châu chấu đó sẽ không chờ đợi đâu. Chúng sẽ ngay lập tức áp đảo và tạo ra những thảm họa tàn khốc”.
CCTV trích lời các chuyên gia nói rằng, trong lịch sử Trung Quốc không hề có một hồ sơ nào ghi chép về các mối nguy do châu chấu sa mạc gây ra, lý do chính là châu chấu rất khó vượt qua được vùng lạnh giá cao.
Tuy nhiên, trong các ghi chép cổ, tỉnh Vân Nam đã từng xảy ra đại dịch châu chấu. Nếu hiện tại đàn châu chấu tiếp tục di chuyển theo hướng đông và tiến vào Myanmar, thì châu chấu sẽ tiến vào Trung Quốc.
Theo các nghiên cứu, châu chấu sa mạc là loài châu chấu hung dữ nhất và là một trong những loài có sức tàn phá nhất trên thế giới. Chúng có thể sống từ 3 đến 6 tháng. Một con châu chấu cái có thể đẻ 300 trứng mỗi năm và sinh sản ít nhất từ 2 tới 5 lứa châu chấu con.
Sau khi tin tức được truyền ra, đã nổ ra cuộc thảo luận sôi nổi trong cư dân mạng.
“Phúc đến thì ít, họa đến dồn dập! Tôi hy vọng tình trạng dịch bệnh sẽ được ngăn chặn và ngừng lây lan trở lại! Trẻ em Trung Quốc không thể bị tổn thương nữa!”, một cư dân mạng ở tỉnh Thiểm Tây cho biết.
Một cư dân mạng ở tỉnh Quý Châu nói: “Đây thực sự là thời gian của những thảm họa, hi vọng những điều xui xẻo mau chóng qua đi”.
Một cư dân mạng ở tỉnh Hắc Long Giang chia sẻ: “Nói cho cùng năm nay rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì vậy?”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-covid-19-dang-hoanh-hanh-trung-quoc-se-gap-them-norovirus-va-400-ty-con-chau-chau.html

Nhân viên nhà tang lễ trên khắp Trung Quốc

được gửi đến Vũ Hán để xử lý các thi thể chồng chất

Các nhân viên nhà tang lễ trên khắp Trung Quốc đang hướng đến Vũ Hán, tâm điểm của sự bùng phát virus COVID-19, để hỗ trợ thành phố đối phó với sự gia tăng số người tử vong liên quan đến dịch bệnh.Trong khi đó, cư dân mạng chia sẻ các thông báo tuyển dụng việc làm trên mạng xã hội với mức lương cao cho công nhân làm việc tại nhà tang lễ Vũ Hán. Điều này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy các trường hợp tử vong do virus đang chồng chất, với quy mô lớn hơn những gì chính quyền báo cáo.
Tính đến ngày 14/2, chính quyền trung ương Trung Quốc tuyên bố rằng hơn một nghìn bệnh nhân đã chết ở Vũ Hán trong 45 ngày qua. Nhưng các nhân viên tại nhà hỏa táng địa phương nói với Epoch Times trong các cuộc phỏng vấn gần đây rằng lượng thi thể phải xử lý của họ đã tăng vọt trong những tuần gần đây, buộc họ phải làm việc suốt ngày đêm để xử lý các thi thể hàng ngày. Một quan chức nhà hỏa táng cho biết cơ sở gần đây đã đạt đỉnh khi xử lý 127 thi thể trong một ngày. Một số nhân viên y tế địa phương cũng đã tiết lộ mức độ nghiêm trọng thực sự của vụ dịch.
Vào ngày 13/2, Vương Hội, y tá trưởng tại Bệnh viện Vũ Hán Đồng Tế, một trong hơn 40 bệnh viện trong thành phố được chỉ định điều trị bệnh nhân virus, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông: “Chúng tôi đã thu thập hàng trăm ngàn mẫu để chẩn đoán virus” Điều này cho thấy một mình Bệnh viện Đồng Tế đang điều trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân nghi ngờ COVID-19.
Hỗ trợ cho Vũ Hán
Vào ngày 12/2, một bức ảnh đã được chia sẻ rộng rãi trên Twitter, nơi 14 người mặc đồng phục giống nhau đang đứng trước Nhà tang lễ Shiqiaopu ở thành phố Trùng Khánh.
Họ giương cao một biểu ngữ, trong đó có dòng chữ: “Trùng Khánh hỗ trợ tỉnh Hồ Bắc, đội dịch vụ nhà tang lễ”. Trùng Khánh nằm ngay phía tây của tỉnh Hồ Bắc, nơi Vũ Hán là trung tâm.
Cùng ngày hôm đó, một phóng viên độc lập của Trung Quốc đã đăng trên Weibo, một nền tảng truyền thông xã hội giống như Twitter, rằng một nhóm tám thành viên từ chi nhánh Trùng Khánh của Tập đoàn quốc tế Fushouyuan, nhà cung cấp dịch vụ tang lễ lớn nhất Trung Quốc, đã đến Vũ Hán để hỗ trợ.
Vào ngày 7/2, ba công nhân từ Nhà tang lễ Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam đã đến Vũ Hán, theo tờ báo nhà nước Gongyi Shibao. Báo cáo sau đó đã được gỡ bỏ.
Truyền thông Xiaoxiang Morning của chính quyền tỉnh Hồ Nam cũng đưa tin vào ngày 7/2 rằng bốn nhân viên nhà tang lễ đã được phái từ thành phố Changde đến Vũ Hán để hỗ trợ các nhà tang lễ đối phó với các bệnh nhân coronavirus.
Trước khi virus lây lan rộng rãi ở Hồ Bắc, các nhân viên tang lễ từ các thành phố Hồ Bắc khác đã được gửi đến Vũ Hán để hỗ trợ các dịch vụ tang lễ sau này.
Tuyển dụng
Cư dân mạng đã chia sẻ thông báo tuyển dụng từ Nhà tang lễ Wuchang được đăng lên một nhóm trò chuyện trên WeChat, một ứng dụng truyền thông xã hội và nhắn tin. Cơ sở Wuchang là một trong ba nhà tang lễ chính ở trung tâm thành phố Vũ Hán.
Theo thông báo tuyển dụng được ban hành vào ngày 12/2, nhà tang lễ cần 20 công nhân để thu gom thi thể từ nửa đêm đến 4 giờ sáng. Được liệt kê trong số các yêu cầu đối với các ứng cử viên là những người từ 16 đến 50 tuổi.  Mức lương là 1.000 nhân dân tệ (143 đô la) mỗi giờ một khoản tiền cao so với mức lương trung bình của Trung Quốc.
Một nhà tang lễ khác ở trung tâm thành phố Vũ Hán cũng cần nhiều công nhân để thu gom thi thể. Vào ngày 12/2, một cư dân mạng có tên Tân Châu đã đăng một thông báo tuyển dụng từ một nhóm trò chuyện tình nguyện viên địa phương trên WeChat. Thông báo từ Nhà tang lễ Hán Khẩu cho biết họ đang tuyển dụng công nhân, với mức 2.000 nhân dân tệ ($ 287) cho mỗi xác chết mà họ thu gom được. Một số người trong nhóm trò chuyện cho biết họ quan tâm đến vị trí này.
Cơ quan y tế Trung Quốc đã yêu cầu những người chết vì COVID-19 phải được hỏa táng.
Các quan chức hỏa táng mà Epoch Times đã nói chuyện với giải thích rằng khoảng 60 phần trăm bệnh nhân đã chết tại nhà mà không nhận được chẩn đoán cuối cùng; do đó, họ không có khả năng tính vào số người chết chính thức.
Vào ngày 12/2, một người dân Vũ Hán đã quay một đoạn video sau đó được nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng cư dân mạng, cho thấy các nhân viên trong bộ đồ bảo hộ nhặt những thứ dường như là một xác chết được bọc trong một túi đựng xác, từ trong một khu nhà ở. Khi nhân viên mở cửa sau của chiếc xe, có thể thấy một vài túi đựng xác bên trong.
COVID-19 mới, được đặt tên bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là một loại coronavirus, một họ mầm bệnh cũng bao gồm SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và cúm thông thường. Nó lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán vào đầu tháng 12 năm 2019.
Vào ngày 11/ 2, Đại học Hoàng gia Anh Luân Đôn đã công bố nghiên cứu mới nhất của họ, trong đó các nhà khoa học ước tính rằng chỉ có 1/19 số người bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán là được thử nghiệm. Họ cũng ước tính tỷ lệ tử vong là 18% trong số những người có triệu chứng nghiêm trọng ở Hồ Bắc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-nha-tang-le-tren-khap-trung-quoc-duoc-gui-den-vu-han-de-xu-ly-cac-thi-the-chong-chat.html

Trung Quốc gấp rút lập thêm nhà máy

sản xuất khẩu trang chống virus Corona

Chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc quyết định lập thêm một nhà máy sản xuất khẩu trang mới và sẽ hoàn thiện trong vòng sáu ngày để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh vì chủng virus Corona mới (COVID-19), Reuters đưa tin hôm 17/2, dẫn lại Tân Hoa Xã.
Tin cho hay, nhà máy được chuyển đổi từ một tòa nhà công nghiệp và sẽ có khả năng sản xuất 250 nghìn khẩu trang một ngày.
Theo Reuters, công việc lập nhà máy mới này đã bắt đầu và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 22/2.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ của Hàn Quốc về virus Corona
Tốc độ lập nhà máy sản xuất khẩu trang này giống với các biện pháp mà Trung Quốc thực hiện ở tâm dịch Vũ Hán, nơi các tòa nhà nhanh chóng được chuyển đổi chức năng để chữa trị bệnh nhân nhiễm virus COVID-19 cũng như các bệnh viện được xây dựng chóng vánh và hoàn thiện trong ít ngày.
Theo Reuters, các nhà sản xuất khẩu trang và thiết bị phòng vệ trên thế giới không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng cao vì đại dịch COVID-19 mà tới nay đã làm hơn 1.700 người chết ở Trung Quốc.
Tháng trước, Cmmask, một nhà sản xuất khẩu trang cung ứng 30% nhu cầu nội địa của Trung Quốc, nói rằng các đơn hàng 5 triệu khẩu trang mỗi ngày cao gấp 10 lần so với mức bình thường.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-g%E1%BA%A5p-r%C3%BAt-l%E1%BA%ADp-th%C3%AAm-nh%C3%A0-m%C3%A1y-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-trang-ch%E1%BB%91ng-virus-corona/5291375.html

Virus corona – Covid-19: Trung Quốc

gia tăng phong tỏa Hồ Bắc, cấm cư dân rời nơi ở

Trọng Nghĩa
Số nạn nhân của virus corona tại Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng. Theo số liệu mới nhất ngày hôm nay 17/02/2020 của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc, số ca tử vong đã lên đến 1.765 người, trong lúc số bệnh nhân đã vượt mức 70.000, chính xác là 70.548 trường hợp.
96% các ca tử vong và đa số các vụ lây nhiễm đều ở tỉnh Hồ Bắc, với Vũ Hán bị coi là tâm điểm của dịch bệnh. Để đối phó, chính quyền Trung Quốc vừa tăng cường thêm các biện pháp phong tỏa áp dụng trên toàn tỉnh Hồ Bắc, trong đó có quyết định cấm mọi hoạt động di chuyển của toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Liu Zhifan giải thích:
Các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo tiếp tục được tăng cường ở Hồ Bắc, nơi hàng chục triệu cư dân đã bị buộc phải tự cô lập từ gần một tháng nay, đặc biệt là tại thành phố Vũ Hán, cái nôi của dịch bệnh.
Kể từ nay, chỉ có xe cảnh sát và xe cứu thương mới được phép lưu thông trên các tuyến đường của tỉnh, cũng như những phương tiện vận chuyển hàng hóa được coi là thiết yếu.
Đồng thời, các biện pháp cách ly nhắm vào 200.000 thị xã vùng nông thôn Hồ Bắc sẽ được củng cố thêm : 24 triệu dân ở các nơi này sẽ không được quyền rời khỏi nhà, trừ trường hợp thực sự cần thiết, và không được đi gần người khác ở ngoài đường, phải giữ một khoảng cách tối thiểu là 1,50 m.
Để thực thi các biện pháp nghiêm khắc đó, chính quyền đã sử dụng phương thức “cây gậy và củ cà rốt”.
Tại thị trấn Hiếu Cảm (Xiaogan), các hoạt động công cộng như đánh mạt chược và cờ bạc rất phổ biến tại Trung Quốc đều bị cấm, với mức phạt nặng có thể lên đến 10 ngày tù giam.
Còn tại Hoàng Cương (Huanggang), một thị trấn giáp Vũ Hán, cư dân được yêu cầu khai báo việc họ có triệu chứng bệnh do virus corona hay không. Nếu khai báo, họ sẽ được thưởng 500 nhân dân tệ (khoảng 60 euro), và sẽ được điều trị ngay lập tức.
Mọi cách thức như đã được tung ra để ngăn chặn một dịch bệnh đã cướp đi gần 1.700 sinh mạng ở tỉnh Hồ Bắc.
Ở cấp độ Nhà nước, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc vào hôm nay đã quyết định cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn để tìm cách giảm bớt tác hại của dịch virus Covid-19 đối với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo Tân Hoa Xã, cũng vì dịch bệnh, Quốc Hội Trung Quốc sẽ tính đến khả năng hoãn khóa họp thường niên, trên nguyên tắc sẽ mở ra vào tháng 03/2020
Chuyên gia WHO đến Bắc Kinh
Hôm nay, 17/02/2020, các chuyên gia quốc tế của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) được cử đến Bắc Kinh để thảo luận với các đồng nhiệm Trung Quốc, về diễn biến dịch bệnh Covid-19. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đang trong chuyến công tác tại Pakistan, đã bày tỏ tin tưởng vào ”nỗ lực khổng lồ” của chính quyền Trung Quốc, cho phép dần dần đẩy lùi nạn dịch.
Tuy nhiên, WHO tối qua một lần nữa tuyên bố tình hình lây lan virus là ”không thể dự báo trước”. Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva hôm qua thì tỏ ra nghi ngờ về tốc độ chính quyền Trung Quốc ngăn chặn dịch bệnh, cũng như bản chất thực sự của virus. Ghi nhận trước hết của lãnh đạo IMF là khủng hoảng dịch đã tác động đến các chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200217-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-gia-t%C4%83ng-phong-t%E1%BB%8Fa-h%E1%BB%93-b%E1%BA%AFc-c%E1%BA%A5m-c%C6%B0-d%C3%A2n-r%E1%BB%9Di-n%C6%A1i-%E1%BB%9F

Virus corona – Covid-19:

Tập Cận Bình muốn dập tắt mọi chỉ trích nội bộ

Trọng Thành
Dịch Covid-19 diễn biến khó lường, với số người chết và nhiễm virus tăng hàng ngày, nhiều thành phố lớn tự phong tỏa, để chặn dịch. Đặc biệt đáng chú ý có thông tin ngày 15/02/2020, về việc chủ tịch
Trung Quốc khẳng định ông đã chỉ đạo chống dịch ngay từ đầu năm. Trái với quan điểm cho rằng, với thừa nhận này, uy tín của Tập Cận Bình bị tổn thương do để xảy ra khủng hoảng dịch, một số nhà quan sát nhận định là ông Tập muốn giành lại thế thượng phong, dập tắt mọi chỉ trích trong nội bộ.
Sau hai tuần trong hậu trường theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh, ngày 10/02, chủ tịch Trung Quốc đột ngột xuất hiện trên ”tuyến đầu”. Ông đến thăm một khu phố ở Bắc Kinh, chỉ đạo hoạt động chống dịch tại Hồ Bắc qua truyền hình… Ngày 13/02, Bắc Kinh cách chức bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc và bí thư thành ủy Vũ Hán. Cùng lúc, tỉnh Hồ Bắc cũng thay đổi cách tính người nhiễm virus. Chỉ trong một ngày, thêm 15.000 người bị coi là nhiễm Covid-19, so với hơn 40.000 người được tính là đã nhiễm từ đầu dịch. Số ca nhiễm bệnh tăng vọt cho thấy chính quyền thừa nhận quy mô dịch lớn hơn nhiều so với cách tính trước đó.
Vạch áo cho người xem lưng
Nhiều người cho rằng cách tính mới phản bác lại quan điểm lạc quan của ông Tập Cận Bình, về triển vọng tích cực, dịch bệnh đang từng bước được khống chế. Uy tín của chủ tịch Trung Quốc dường như đang bị thách thức, trước quy mô dịch có vẻ sẽ kéo dài, trở nên khó lường. Ngày 15/02, báo Cầu Thị (Qiushi), một tạp chí chính của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đăng tải một bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, trong một cuộc họp ban lãnh đạo Đảng ngày 03/02, thừa nhận đã trực tiếp chỉ đạo chống dịch ngay từ đầu, trong cuộc họp của Thường Vụ Bộ Chính Trị, ngày 07/01/2020.
Thông tin về vai trò số một của ông Tập trong việc chỉ đạo chống dịch có nhiều khả năng sẽ hướng mũi nhọn chỉ trích về trách nhiệm để xảy ra khủng hoảng – vốn lâu nay vẫn hướng về chính quyền địa phương – sang trực tiếp nhắm vào ban lãnh đạo tối cao. Chính quyền trung ương Trung Quốc phải đối mặt với trách nhiệm đã nhắm mắt trước nguy cơ xảy ra đại dịch, cũng như về các biện pháp cực đoan sau này (như bất thần phong tỏa thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và toàn bộ tỉnh hơn 50 triệu dân cư này), với danh nghĩa là để chống dịch, nhưng rất có thể đã góp phần làm cho dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn, thiệt hại nhân mạng lớn hơn, do hệ thống y tế tại chỗ đã hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với quy mô dịch bệnh lớn hơn rất nhiều so với các dự đoán từ phía chính quyền. Nhiều người thậm chí nói đến tội ác của chính quyền Trung Quốc, khi phong tỏa toàn bộ một tỉnh hàng chục triệu dân cư, các bệnh viện dã chiến được cấp tốc xây dựng bị tố cáo là nơi giam giữ những người bị nghi nhiễm virus, khiến nguy cơ lây lan dễ dàng, cái chết của những người dân thường thấp cổ bé họng được dễ dàng xóa sạch dấu vết.
Việc ông Tập đứng ra nhận trách nhiệm đã trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến phòng dịch ngày 07/01 chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng, đặt lãnh đạo tối cao Trung Quốc vào tình thế bị động, như ghi nhận của tiến sĩ Bùi Mẫn Hân (California), được coi là một chuyên gia về chế độ cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như điều này có thể là đúng đối với nhiều người dân Trung Quốc, đối với công luận bên ngoài, đối với quốc tế, thì tình hình có thể là hoàn toàn khác đối với nội bộ chính quyền Trung Quốc.
Đòi hỏi trung thành tuyệt đối với Trung Ương
Theo nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, Đại học Báp-tít Hồng Kông, trong những ngày gần đây ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản dường như đang nắm lại thế chủ động, trên mặt trận an ninh, cũng như truyền thông. Ông Tập Cận Bình đã cử một người thân tín nắm bộ máy công an tại Vũ Hán, siết chặt kiểm duyệt thông tin, để tránh các chỉ trích đi quá xa, biến thành một phong trào chính trị chống lại chế độ.
Việc báo chí Trung Quốc công bố một diễn văn của Tập Cận Bình, khẳng định lãnh đạo tối cao chỉ đạo chống dịch ngay từ ngày 07/01/2020, cần được đặt vào bối cảnh chung này, đặt trong chiến lược nắm lại thế chủ động của ban lãnh đạo Đảng, trước hết là nắm lại thế chủ động trong nội bộ Đảng, vốn dường như đang bị phân hóa mạnh mẽ, khi chính quyền các cấp tỏ ra lúng túng trước khủng hoảng dịch Covid-19. Hôm qua, 16/02, báo Cầu Thị đăng tải một diễn văn khác của Tập Cận Bình, nhấn mạnh đến vai trò quyết định của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, do Tập chủ tịch đứng đầu, trong cuộc chiến chống dịch, đòi hỏi các cấp chính quyền, các cơ sở đảng phải ”trung thành tuyệt đối” với Trung Ương.
Khi khẳng định chỉ đạo ngay từ đầu cuộc chiến chống dịch, ông Tập Cận Bình đòi hỏi toàn Đảng phải tiếp tục tuân theo chỉ đạo của ông trong những ngày tới, và cuộc chiến chống dịch chỉ có thể thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng, của lãnh đạo tối cao. Chỉ có một con đường chống dịch đó là tuân theo sự chỉ đạo của Trung Ương. Mọi quan điểm khác biệt trong nội bộ đều không được phép tồn tại.
Ông Tập chỉ đạo chống dịch từ 07/01 : Thực hư ra sao ?
Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về khả năng đích thân ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo chống dịch ngay từ đầu. Nhà báo Amy Qin, trong bài viết trên New York Times, nhận xét: trong thông báo chính thức về nội dung cuộc họp ngày 07/01 của Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc, được Tân Hoa Xã đăng tải, đã không hề có dòng chữ nào nhắc đến dịch bệnh.
Phải chăng chống dịch là một thông tin xếp vào hàng bí mật nội bộ của Đảng ? Liệu có thực sự là ông Tập Cận Bình đã nói đến việc chống dịch ngay trong cuộc họp này ? Nội dung được đề cập đến như thế nào ?… Có lẽ rất khó mà biết rõ thực hư của câu chuyện này, trong bối cảnh Đảng Cộng Sản Trung Quốc coi bí mật nội bộ là nguyên tắc tối cao. Chỉ có điều, cho đến nay, chưa có ai trong hàng ngũ ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên tiếng nói khác. Tuyên bố của Tập chủ tịch ắt hẳn phải đồng nghĩa với sự thực, với chân lý. Với bài diễn văn nói trên, dường như Tập Cận Bình đã có thêm một thành công trong việc bóp nghẹt mọi tiếng nói khác biệt trong nội bộ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200217-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ch%E1%BB%91ng-covid-19-t%E1%BB%AB-s%E1%BB%9Bm-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-mu%E1%BB%91n-d%E1%BA%ADp-t%E1%BA%AFt-m%E1%BB%8Di-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.