Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/02/2020

Friday, February 14, 2020 7:18:00 PM // ,

Tin  khắp nơi – 14/02/2020

Chiến thắng của ông Sanders

tại bang New Hampshire cho thấy

đảng Dân chủ đang bị đẩy vào hướng đi nguy hiểm

Duy Nghĩa
Ông David Bassie, chủ tịch Citizens United, nhận định rằng với chiến thắng của ông Sanders tại bang New Hampshire, những kẻ cực đoan cánh tả đang đẩy đảng Dân chủ đi theo hướng nguy hiểm, theo Fox News.
Là đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng ‘’Let Trump Be Trump” [Tạm dịch: ‘’ “Hãy để Trump là Trump”], cho rằng kết quả bầu cử để chọn ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ tại bang New Hampshire hôm 11/2, không đưa ra được một bức tranh rõ ràng về cuộc cạnh tranh cho vị trí ứng cử viên của đảng Dân chủ, đang bị chi phối bởi chủ nghĩa xã hội và sự hỗn loạn của các của các ứng cử viên cánh tả.
Tờ Fox News đã dự đoán rằng chính trị gia nhà nghề, thượng nghị sỹ Bernie Sanders bang Vermont, theo đường lối xã hội chủ nghĩa, là người chiến thắng sát sao tại cuộc bầu cử. Ông Pete Buttigieg, cựu thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana chiếm vị trí thứ 2, theo sau là nữ thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, bang Minnesochota ở vị trí thứ 3.
Các ứng cử viên Darkhorse Andrew Yang và Thượng nghị sĩ Michael Bennet bang Colorado, đã từ bỏ cuộc đua tối 11/2 sau những màn trình diễn nghèo nàn ở New Hampshire và trong cuộc họp kín ở tiểu bang Iowa tuần trước, nhưng 9 thành viên đảng Dân chủ vẫn tham gia cuộc chiến đề cử, ngăn không cho bất kỳ ứng cử viên nào chiếm được đa số phiếu bầu quan trọng.
“Chiến thắng của ông Sanders cho chúng ta thấy ông dành được đa số phiếu nhỏ bé trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ và phần đông cử tri tại cuộc họp kín trong các vòng mở màn của cuộc đua để trở thành ứng cử viên Dân chủ, người sẽ tranh cử với Tổng thống Trump vào tháng 11 tới”, ông Bassie nhận xét.
Với 86% các khu vực báo cáo kết quả tại bang New Hampshire, ông Sanders đã có gần 26% số phiếu trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ, khác xa với 60% mà ông đã dành được khi đánh bại bà Hillary Clinton tại bang này trong năm 2016. Ông Buttigieg dành được hơn 24% và nữ thượng nghị sĩ Klobuchar có gần 20%.
Nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren bang Massachusetts và cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lùi xa ở phía sau, với vị trí thứ 4 và thứ 5. Cả bà Warren và ông Biden đều không thể đạt được 10% số phiếu bầu, thấp hơn nhiều so với những gì được mong đợi ở họ trong cuộc đua đề cử. Không có ứng cử viên khác có thể đạt đến thậm chí 4%.
Theo ông Bassie, kết quả hôm 11/2 cho thấy rằng đảng Dân chủ nên lo ngại về số lượng cử tri tham gia yếu ớt cho đến nay, và với sự chia rẽ sâu sắc.
Bernie Sanders, Pete Buttigieg và Amy Klobuchar, ba người dẫn đầu ở bang New Hampshire
Ông Bassie cho rằng chiến thắng ‘mỏng như dao cạo’ của ông Buttigieg trong tổng số đại biểu tại cuộc họp kín ở bang Iowa tuần trước, cùng với sự thể hiện mạnh mẽ của ông ở bang New Hampshire, chắc chắn tạo ra những điều ‘biết nói’ về chiến dịch thích hợp, nhưng không nên hiểu sai. Trong khi ông Buttigie gần đạt được chiến thắng ở New Hampshire, ông ấy vẫn giành được vị trí thứ 2.
Cho đến tháng trước, cựu thị trưởng 38 tuổi, bang Indiana, vẫn đứng đầu một thành phố với dân số chỉ khoảng 100.000 người.
“Trong khi ông Buttigieg đã thể hiện trong năm qua rằng ông có khả năng trình bày một bài phát biểu diễn thuyết dập khuôn, và vận động quyên tiền ủng hộ, ông ấy còn xa mới là một hiện tượng chính trị. Trong thực tế, khi bạn xem xét thành tích ít ỏi của ông Buttigieg, ông ấy khá tầm thường”, ông Bassie nhận định.
Do đó, theo ông Bassie, đảng Dân chủ trong năm nay là yếu kém mang tính lịch sử, nên một ứng cử viên như ông Buttigieg mới có được cơ hội.
“Làm thế nào mà ông Buttigieg có thể thành công trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ giống như các ứng cử viên trước đây, bao gồm Phó Tổng thống Al Gore và Thượng nghị sĩ Bill Bradley của bang New Jersey năm 2000, hay Thượng nghị sĩ John Kerry của bang Massachusetts và Thượng nghị sĩ John
Edwards của bang North Carolina năm 2004 , hay Thượng nghị sĩ Barack Obama ở bang Illinois và Thượng nghị sĩ Hillary Clinton của bang New York năm 2008?”, ông Bassie đặt câu hỏi.
“Tôi nghĩ tất cả mọi người đều biết câu trả lời cho điều đó, bao gồm cả ông Pete Buttigieg”, ông Bassie khẳng định.
Bà Klobuchar vượt quá kỳ vọng ở cuộc bầu cử, với vị trí thứ 3 của mình, đánh bại cả bà Warren và ông Biden với khoảng cách lớn.
Kết thúc vị trí thứ 4 khá xa của bà Warren có thể sẽ gây ra một sự sụp đổ sớm cho việc ứng cử của vị cựu giáo sư Harvard cánh tả này.
Lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện trong năm 2006, bà Klobuchar là một người ủng hộ tự do kinh điển, người đã không làm gì có ý nghĩa trên sân khấu chính trị quốc gia.
“Có lẽ bà ấy được biết đến nhiều nhất trong sự kiện khi bà hình như ăn món xà-lách bằng một chiếc lược trên máy bay do cái nĩa nhựa bị quên không đưa ra, và một nhân viên đã rửa chiếc lược sau bữa ăn”, ông Bassie châm biếm.
Ông Bassie cho hay trong báo cáo của tờ New York Times về câu chuyện kỳ quái này, các nhân viên mô tả cách đối xử của bà Klobuchar đối với nhân viên của mình là “phi nhân tính”. Việc được cử tri yêu mến luôn có tầm quan trọng trong chính trị, và điều đó có thể gây rắc rối lớn cho bà Klobuchar khi các đối thủ trong các chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ bắt đầu nghiên cứu về quá khứ của bà.
Ông Buttigieg và bà Klobuchar đã có được sự ủng hộ của một số cử tri phần lớn nhờ sự sụp đổ đáng kể của chiến dịch tranh cử của ông Biden. Chỉ trong vài tuần, ông Biden đã chuyển từ người lão luyện, có triển vọng thành công sang kẻ ‘đã thất bại’.
Lần thứ 3 kể từ năm 1988, với phong cách ‘’chậm chạp’ và luôn gây lo lắng, ông Biden đã chứng tỏ rằng ông ấy không có những thứ cần thiết để trở thành tổng thống. Có vẻ như ông ấy sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tranh luận để được đề cử tại các bang Nevada và South Carolina vào cuối tháng 2 này, nhưng chiến dịch của ông Biden là ở mức rất thấp, và mọi người đều biết điều đó.
Theo ông Bassie, khi việc ứng cử của mình sắp kết thúc, ông Biden và con trai Hunter nên trung thực về những câu chuyện, trò hề tham nhũng của họ ở Ukraine, trước khi nói với các nhà điều tra tại Thượng viện Mỹ.
Ông Bassie cho rằng đây là thời kỳ tuyệt vọng đối với đảng Dân chủ, khi họ thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò tăng lên, và chiến dịch của ông Trump đã thu được số tiền kỷ lục trong quá trình vận động tranh cử tổng thống của nước Mỹ, bao gồm 50 bang.
“Đảng Dân chủ rất lo lắng về cuộc bầu cử tháng 11 tới đến nỗi họ đang xem xét [lựa chọn] cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, người đã mất liên lạc một cách vô vọng và hoàn toàn không gây được cảm hứng, để ‘giương cao lá cờ rủ’ của họ”, ông Bassie nhận xét.
Ông Bassie cho rằng tỷ phú truyền thông Bloomberg, cựu thành viên đảng Cộng hòa, là một kẻ cơ hội chính trị tột bực, và là kẻ giả dối. Ông là một người ủng hộ nhiệt tình cho chính sách “ngăn chặn và lục soát” [cho phép cảnh sát chặn đường người da đen và gốc Latin tại New York mà không cần lý do] cho đến khi ông quyết định sẽ ra tranh cử tổng thống, với tư cách là một người thuộc đảng Dân chủ.
“Những đề xuất cánh tả không thực tế của ông Bloomberg cũng nhạt nhẽo và mệt mỏi như chính người đàn ông này. Điều duy nhất mà ông Mike Bloomberg “sẽ thực hiện nếu ông ta được bầu”, là diễn giải khẩu hiệu chiến dịch của ông ấy, nhằm phá hỏng nền kinh tế Trump đang bùng nổ, với việc tăng thuế ‘làm tiêu tan’ việc làm và đưa ra quá nhiều qui định, gây hại cho các gia đình Mỹ’’, ông Bassie chỉ trích.
Theo một khảo sát thăm dò dư luận gần đây của công ty tư vấn Gallup, 59% người Mỹ ấn tượng nói rằng họ khá giả hơn về tài chính so với năm trước đây, và đáng kinh ngạc 74% khẳng định thậm chí họ sẽ còn tốt hơn về tài chính trong năm tới.
Báo cáo có tiêu đề “Lạc quan cao kỷ lục về tài chính cá nhân ở Mỹ”, là bằng chứng tích cực chứng minh rằng nền kinh tế Trump đang bùng nổ, và mọi người đang cảm thấy điều đó qua tài khoản ngân hàng, sổ sách cá nhân và quĩ hưu trí tư nhân 401 (k).
Các chính sách kinh tế ủng hộ tăng trưởng của Tổng thống Trump, hoạt động song song với tư duy kinh doanh của ông, là một sự kết hợp đáng hoan nghênh, tạo được những sự kỳ diệu cho nước Mỹ. Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo, thể hiện lời hứa về chủ nghĩa tư bản thị trường tự do sôi động – một hệ thống khiến thế giới phải ghen tị với nền kinh tế Mỹ một lần nữa’’.
Ông Bassie nhận định, dưới thời Tổng thống Trump, người ta “có được phẩm giá khi làm việc chăm chỉ, có một công việc, nộp thuế và chu cấp đầy đủ cho gia đình bạn. Với số lượng người Mỹ có việc làm kỷ lục – bao gồm tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và
người Mỹ gốc Á – rõ ràng rất nhiều cơ hội mới đang có sẵn cho ngày càng nhiều công dân của chúng ta mỗi ngày, cho dù là giới truyền thông chống ông Trump muốn thừa nhận hay không”.
Ông Bassie cho rằng kế hoạch của Tổng thống Trump là lạc quan, toàn diện và có tính chất đổi mới; và nó thích hợp cho tất cả người Mỹ trên mọi lĩnh vực. Tổng thống John F. Kennedy (JFK) đã đúng khi ông nói rằng “một cơn thủy triều dâng cao nâng tất cả các con thuyền”.
“Không cần phải nói rằng JFK sẽ phiền não rất nhiều bởi đảng Dân chủ ngày nay đi theo đường lối chủ nghĩa xã hội, thuế cao và ít tự do hơn. Những người Dân chủ này đang ủng hộ các chính sách làm tiêu tan việc làm, lấy đi chăm sóc sức khỏe của bạn và tịch thu súng của bạn khi họ tìm cách áp đặt kế hoạch xã hội bị bóp méo của họ đối với bạn và gia đình bạn’’, ông Bassie lưu ý.
Suy cho cùng, ông Bernie Sanders tất cả chỉ nói mà không làm. Trong năm 2016, một báo cáo của tờ Politico đã mô tả ông Sanders là một người “hiếm khi xây dựng được luật pháp thực sự hoặc để lại một dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực này” trong những năm ông ở Hạ viện và Thượng viện.Sự thật là ông Sanders là một người theo đường lối xã hội chủ nghĩa, cứng rắn và giận dữ, quá cực tả để thỏa hiệp với bất kỳ ai. Bốn thập kỷ của ông Sanders trong chính trị đã ghi dấu bằng các bài phát biểu bi quan, nắm lấy các chính sách của một vài xã hội thiếu thực tế, giả tạo, chưa từng và sẽ không bao giờ tồn tại. Các phương tiện truyền thông thiên vị, ủng hộ đảng Dân chủ cần yêu cầu ông Sanders đưa ra một ví dụ từ lịch sử thế giới, trong đó chủ nghĩa xã hội không phá hủy xã hội.
Ám chỉ ông Sanders là ‘bóng ma’ của một con người theo đường lối xã hội chủ nghĩa, không biết xấu hổ, lại có thể trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020, ông Bassie cho rằng vấn đề chắc chắn là có phải có được những cử tri ủng hộ cho một người hoàn toàn không phải chính trị gia, đó là ông Donald Trump.
Tuy nhiên, theo ông Bassie, đây không phải là lúc để tự mãn.
“Liên minh của hàng chục triệu người Mỹ, vốn tin rằng ngày hôm nay họ khấm khá hơn nhiều so với 4 năm trước, phải đấu tranh cho những gì họ tin tưởng, cho đến tận ngày bầu cử [vào tháng 11 tới] và sau đó quay ra bỏ phiếu với số lượng kỷ lục, để làm mất tác dụng cuộc nổi dậy xã hội chủ nghĩa nguy hiểm, một lần cho mãi mãi”, ông Bassie kêu gọi.
“Tổng thống Trump có một tầm nhìn đầy hy vọng cho đất nước chúng ta và ông đang tập hợp mọi người xung quanh tầm nhìn đó. Lãnh đạo là một điều tốt đẹp – và phần còn lại của thế giới đã chú ý đến sự trở lại tuyệt vời của nước Mỹ”, ông Bassie kết luận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-thang-cua-ong-sanders-tai-bang-new-hampshire-cho-thay-dang-dan-chu-dang-bi-day-vao-huong-di-nguy-hiem.html

Thượng viện Mỹ bỏ phiếu

giới hạn quyền lực chiến tranh của Trump ở Iran

Hành động gây chiến với Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bị giới hạn bởi một dự luật của Thượng viện do chính các thành viên đảng Cộng hòa của ông thông qua.
Nghị quyết về quyền lực chiến tranh ở Iran được thông qua với 55 phiếu thuận, 45 phiếu chống – vài giờ sau khi ông Trump cảnh báo rằng nó sẽ khiến Mỹ kém an toàn hơn trước Iran.
Truyền thông Mỹ: Iran ‘bắn nhầm máy bay Ukraine’
Trump: Tên lửa Iran ‘không làm người Mỹ nào bị thương’
Mỹ ‘đã nạp đạn và lên cò’ để đáp trả Iran
Hạ viện đã thông qua một phiên bản của dự luật này vào tháng Một, sau khi ông Trump ra lệnh giết tướng hàng đầu Iran.
Ông Trump dự kiến sẽ bác bỏ dự luật này ngay khi nó được đưa ra Nhà Trắng.
Hôm thứ Năm, tám đảng viên Cộng hòa đã cố gắng thuyết phục đảng của ông Trump, hiện chiếm đa số trong Thượng viện, bỏ phiếu buộc ông Trump phải hỏi ý kiến Quốc hội trước khi có hành động quân sự với Iran.
Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, ông Trump viết trên Twitter: “Điều rất quan trọng đối với an ninh quốc gia là Thượng viện Mỹ không bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết Quyền hạn Chiến tranh Iran.”
“Chúng ta đang giải quyết tình trạng Iran rất tốt và đây không phải là lúc để thể hiện sự yếu đuối… Nếu tôi bị trói tay, Iran có thể sẽ lấn tới. [Điều này] gửi đi một tín hiệu rất tồi tệ. Đảng Dân chủ chỉ làm điều này như một nỗ lực để làm muối mặt đảng Cộng hòa.”
Nghị quyết yêu cầu những gì?
Nghị quyết yêu cầu ông Trump phải điều đi các lực lượng tham chiến với Iran trừ khi Quốc hội tuyên bố chiến tranh hoặc thông qua một nghị quyết cho phép dùng biện pháp quân sự.
Nghị quyết cũng nói rằng không có phần nào trong nghị quyết này “sẽ được hiểu là nhằm ngăn cản không cho nước Mỹ tự bảo vệ khỏi các cuộc tấn công sắp xảy ra”.
Nghị quyết về Quyền hạn Chiến tranh được Thượng viện thông qua vài giờ sau khi Hải quân Mỹ thông báo đã thu giữ các vũ khí được cho là do Iran thiết kế và sản xuất ở Biển Ả Rập.
Donald Trump: Iran có kế hoạch tấn công bốn sứ quán Mỹ
Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết
Trong một văn bản, quân đội Mỹ nói hàng không mẫu hạm USS Normanday đã tịch thu “150 tên lửa dẫn đường chống tăng Dehlavieh” cùng với “ba tên lửa đất đối không, và một số vũ khí khác.”
Các Thượng nghị sỹ phản ứng như thế nào?
Thượng nghị sỹ tiểu bang Virginia Tim Kaine, cổ vũ việc thông qua nghị quyết.
“Nếu chúng ta yêu cầu các binh sỹ nam nữ trẻ tuổi mạo hiểm mạng sống và sức khỏe của họ trong chiến tranh, thì việc này phải được cân nhắc cẩn thận,” ông nói.
Thượng nghị sỹ bang Mississippi Roger Wicker bày tỏ sự phản đối trên Twitter: “Vào thời khắc quan trọng này, Tổng thống cần có quyền hành động tức thì và không bị Quốc hội kiểm soát”
Thượng nghị sỹ Utah Mike Lee, người ủng hộ dự luật, nói dự luật này thích hợp với các ưu tiên của ông Trump.
“Tôi ủng hộ điều Tổng thống đang làm với các chính sách ngoại giao của chúng ta,” ông Lee nói.
“Đối với tôi, đây là vấn đề liên quan đến việc ủng hộ Tổng thống Trump trong chính sách đối ngoại, và nỗ lực của ông để đảm bảo rằng chúng ta không dính vào bất cứ cuộc chiến tranh nào một cách quá dễ dàng, quá nhanh, một cách vi hiến. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của ông ấy.”
Mối quan hệ Mỹ-Iran ra sao?
Việc Mỹ tiêu diệt tướng hàng đầu Iran, Qasem Soleimani tháng trước, đã khiến căng thẳng giữa hai nước thêm nghiêm trọng và gây ra lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện có thể xảy ra.
Iran trả thù bằng việc tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, khiến 109 lính Mỹ bị chấn thương sọ não.
Washington và Tehran từ lâu đã là kẻ thù của nhau.
Tranh chấp có thể bắt nguồn từ ít nhất là năm 1979, khi lực lượng shah do Mỹ hậu thuẫn ở Iran bị lật đổ và đất nước này trở thành một nước cộng hòa Hồi giáo.
Năm đó, giữa lúc cuộc cách mạng nổ ra, hàng chục người Mỹ đã bị bắt làm con tin bên trong đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran. Quan hệ hai nước băng giá kể từ đó.
Đã có những dấu hiệu của sự tan băng ngoại giao vào năm 2015, khi Iran đồng ý một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, khiến quốc tế bớt lo ngại. Việc này nhằm để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc.
Tuy nhiên ông Trump đã bãi bỏ thỏa thuận này năm 2018 và lại áp lệnh trừng phạt lên Iran.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51499142

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ:

‘Tweets của Trump khiến tôi không thể làm việc’

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr nói những tweets do Tổng thống Donald Trump gửi ra “làm mất uy tín” của ông, khiến ”tôi không thể làm được việc của mình”.
Những lời chỉ trích Donald Trump được ông Barr đưa ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp bị xem xét kỹ lưỡng về việc xử lý một vụ án liên quan đến Roger Stone – một cựu cố vấn bị kết án của tổng thống.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr thường bị cáo buộc luôn cúi đầu trước áp lực của tổng thống.
Bình luận của ông Barr biểu hiện dấu hiệu sự khó chịu với ông Trump hiếm thấy từ người có quyền lực cao nhất trong bộ tư pháp.
“Tôi nghĩ đã đến lúc phải dừng việc tweet về các vụ án hình sự của Bộ Tư pháp”, ông Barr nói với ABC News.
“Tôi không thể thực thi trách nhiệm của mình tại bộ tư pháp này với hàng loạt những lời bình luận đằng sau liên lục hạ uy tín của tôi,” ông nói thêm.
Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell nói rằng tổng thống nên lắng nghe lời khuyên của ông Barr.
“Nếu bộ trưởng tư pháp nói rằng những tweets này cản trở công việc của ông, tổng thống nên lắng nghe bộ trưởng tư pháp”, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nói với Fox News.
Roger Stone: Một đồng minh của Trump bị bắt
Cựu cố vấn của Trump đã ‘nói dối’
Giận dữ lan rộng trong quần chúng tuần này khi Bộ Tư pháp cho biết họ có kế hoạch giảm án tù mà họ sẽ đề nghị cho Stone, một người bạn lâu năm của tổng thống.
Stone đã bị kết án vào tháng 11 vì cản trở một cuộc điều tra của Ủy ban Tình báo Hạ viện về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.
Các công tố viên liên bang ban đầu khuyến nghị rằng Stone phải đối mặt với bảy đến chín năm tù vì cố gắng cản trở cuộc điều tra.
Tổng thống nhanh chóng lên tiếng phản đối khuyến nghị này, tweet: “Đây là một tình huống kinh khủng và rất bất công”.
Bộ Tư pháp sau đó đã ghi bác đề nghị của chính nhóm công tố riêng của mình, khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu ông Barr có can thiệp vào bản án thay mặt cho ông Trump hay không. Bốn công tố viên liên quan đến vụ xử này, sau đó đồng loạt từ chức.
Tổng thống Trump ca ngợi ông Barr đã “cáng đáng” sự việc.
Ông Barr khẳng định tổng thống “chưa bao giờ yêu cầu tôi làm bất cứ điều gì trong một vụ án hình sự”, nhưng nói rằng các tweet của ông về các vụ án đang diễn ra khiến tôi “không thể làm được việc của mình”.
“Bạn có tiếp tục với những gì bạn nghĩ là quyết định đúng hay bạn rút lại vì tweet? Và đó là một minh họa cho việc những tweet này có thể gây rối như thế nào”, ông nói.
Ông Barr nói thêm: “Tôi sẽ không bị bắt nạt hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai … cho dù đó là Quốc hội, ban biên tập của một tờ báo hay tổng thống.”
Bộ trưởng Tư pháp nói rằng ông hy vọng ông Trump sẽ tôn trọng lời nói của ông.
“Tôi hy vọng ông ấy sẽ phản ứng,” anh nói.
Ông Barr được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp vào tháng Hai năm ngoái. Ông được coi là một đồng minh thân cận của tổng thống, trái ngược với mối quan hệ căng thẳng mà ông Trump có với người tiền nhiệm của ông Barr, Jeff Sessions.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51499312

Thẩm Phán liên bang từ chối yêu cầu

của ông Roger Stone về việc tổ chức một phiên tòa mới

Tin từ Washington, DC – Theo hồ sơ tòa án công bố vào hôm thứ Tư (12 tháng 2), một thẩm phán liên bang đã từ chối yêu cầu của ông Roger Stone, một đồng minh của Tổng thống Trump, về việc tổ chức một phiên tòa mới.
Lời từ chối này được công bố một ngày sau khi Bộ Tư pháp tuyên bố giãm án khi tổng thống Trump than phiền về bản án trên Twitter, khiến các công tố viên từ chức khỏi vụ án để phản đối. Theo phán quyết vào ngày 5 tháng 2 của thẩm phán Tòa án liên bang Hoa Kỳ Amy Berman Jackson, các luật sư của ông Roger Stone đã không đưa ra các lý do chính đáng cho việc cần phải tổ chức một phiên tòa mới, hoặc bất kỳ lý do nào để thuyết phục rằng “đã có một sự thất bại nghiêm trọng về công lý”.
Cũng vào ngày thứ Tư, tổng thống Trump đã từ chối trả lời việc  ông có xem xét ân xá cho người bạn tâm giao lâu năm Roger Stone hay không khi báo chí nêu lên câu hỏi này trong một sự kiện tại Tòa Bạch Ốc. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tham-phan-lien-bang-tu-choi-yeu-cau-cua-ong-roger-stone-ve-viec-to-chuc-mot-phien-toa-moi/

Cựu phụ tá của Tổng thống Trump trở lại Tòa Bạch Ốc

Bà Hope Hicks từng một thời là phụ tá thân cận và giám đốc thông tin liên lạc của Tổng thống Donald Trump, tháng tới sẽ trở lại Tòa Bạch Ốc sau hai năm vắng bóng để làm việc chặt chẽ với những cố vấn chính, các giới chức chính quyền cho biết hôm 13/2.
Bà Hicks trước đây làm việc trong tư cách phát ngôn viên cho ban vận động tranh cử của ông Trump. Lần trở lại kỳ này bà sẽ làm việc chặt chẽ với con rể đồng thời là cố vấn của ông Trump là ông Jared Kushner và với Giám đốc Chính trị Sự vụ Tòa Bạch Ốc Brian Jack, một giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay nhưng không tiết lộ những vấn đề bà sẽ tập trung đến.
Bà Hicks, một trong những phụ tá tín cẩn nhất của ông Trump, đã giữ chức giám đốc thông tin liên lạc Tòa Bạch Ốc cho đến khi từ chức vào tháng 2 năm 2018 khi bà được cử làm người đứng đầu thông tin tại kênh truyền hình Fox.
Bà Hicks bị kẹt vào vòng mâu thuẫn chung quanh ông Rob Porter, cựu thư ký Tòa Bạch Ốc và là một phụ tá thân cận khác của ông Trump, mà bà Hicks có hẹn hò. Bà tích cực bênh vực ông này khi ông bị tố cáo bạo hành đối với 2 người vợ cũ. Cuối cùng ông Porter bị buộc phải từ chức.
Tháng 6 năm ngoái, bà Hicks ra điều trần trước cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, nhưng bà từ chối không trả lời những câu hỏi về 14 tháng làm việc tại Tòa Bạch Ốc của bà.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-ph%E1%BB%A5-t%C3%A1-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-t%C3%B2a-b%E1%BA%A1ch-%E1%BB%91c-/5287592.html

Tướng gốc Việt đầu tiên

trong quân chủng không quân Hoa Kỳ

Băng Thanh
Vào ngày 13/1, Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, không quân Hoa Kỳ vừa có một chuẩn tướng gốc Việt. Ông cũng là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân chủng không quân Hoa Kỳ.
Chuẩn tướng John Edwards, có cha là người Mỹ và mẹ là người Việt Nam, là một trong 35 đại tá được Tổng Thống Donald Trump đề cử lên tướng một sao năm 2020.
Ông sinh năm 1972 tại Sài Gòn, định cư tại Mỹ vào tháng 4/1975. Cha ông làm việc cho quân đội Hoa Kỳ, kết hôn với mẹ ông vào năm 1968. Khác với hầu hết thế hệ con lai thời đó, mẹ và hai chị em ông Edwards đã có quốc tịch Mỹ và có nhà riêng ở Florida vào năm 1974.
Bà Liên Edwards, thân mẫu của Chuẩn Tướng John Edwards (ảnh chụp màn hình từ báo Người Việt).
“John là một người hiền lành ít nói nhưng sống rất nguyên tắc theo lối nhà binh. Từ nhỏ, John đã đam mê trực thăng và ước mơ trở thành phi công quân sự…. Tôi nghe nói có khoảng 2.500 đại tá trong lực lượng không quân Hoa Kỳ nhưng chỉ có hơn 30 đại tá được chấp thuận thăng cấp chuẩn tướng. Tôi rất tự hào về con trai mình”, bà Liên Edwards, thân mẫu của vị chuẩn tướng chia sẻ.
“John thích ăn một số món Việt. Công việc của John thường xuyên phải thay đổi địa điểm, đa phần ở những nơi khó có nhà hàng Việt. Vì thế, tôi đã chỉ cho con dâu Mỹ [vợ của Chuẩn Tướng John] cách nấu vài món Việt như chả giò, thịt kho, cánh gà rim..”, bà chia sẻ thêm.
Chuẩn Tướng John Edwards hiện đang sống tại Washington, D.C., cùng vợ và ba con.
Mặc dù rất bận rộn với công việc hệ trọng tại Ngũ Giác Đài, mẹ ông cho biết ông “thường xuyên thăm mẹ khi có dịp công tác tại California”.
Trong bức thư chúc mừng của Đại tướng không quân David L. Goldfein, tham mưu trưởng không quân Hoa Kỳ, gửi tới tân chuẩn tướng có câu: “Được đề cử vào hàng tướng lãnh là một minh chứng cho khả năng lãnh đạo và cống hiến, tinh thần quả cảm và lòng yêu nước… Chúng tôi gửi gắm ông trọng trách to lớn, đó là lèo lái lực lượng không quân, một tài sản quý báu của quốc gia chúng ta”.
Tính đến nay, ông John Edwards là tướng gốc Việt thứ năm trong quân đội Hoa Kỳ.
Bốn vị tướng kia là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt (Lục Quân), hiện là tư lệnh Lục Quân Mỹ tại Nhật, Chuẩn Tướng Lập Thể Flora (Vệ Binh Quốc Gia), Chuẩn Tướng Nguyễn Từ Huấn (Hải Quân), và Chuẩn Tướng William Seely (Thủy Quân Lục Chiến).
https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-goc-viet-dau-tien-trong-quan-chung-khong-quan-hoa-ky.html

Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tiến hành điều tra

về số tiền ngoại quốc bí mật

được chuyển vào đại học Harvard và Yale

Vào hôm thứ tư (12 tháng 2), Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tuyên bố họ đã tiến hành một cuộc điều tra về việc hai trường đại học là Harvard và Yale không báo cáo về những món quà và hợp đồng ngoại quốc trị giá hàng trăm triệu mỹ kim mà hai trường đại học nổi tiếng này đã nhận được.
Theo Bộ Giáo dục, đại học Yale ở New Haven, Connecticut, có thể đã không báo cáo ít nhất 375 triệu mỹ kim mà họ nhận được từ ngoại quốc trong vòng 4 năm qua. Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Betsy DeVos cho biết cuộc điều tra nói trên được thực hiện nhằm bảo đảm tính minh bạch của các trường đại học ở Hoa Kỳ, vì nếu nhà trường nhận tiền và quà từ ngoại quốc, thì sinh viên, nhà tài trợ và người nộp thuế xứng đáng được biết số tiền này trị giá bao nhiêu và ai đã gửi chúng.
Theo luật liên bang, hầu hết các trường đại học phải báo cáo quà tặng và hợp đồng từ các nguồn ngoại quốc trị giá hơn 250,000 mỹ kim hai lần một năm. Theo các dữ kiện của Bộ Giáo Dục, đại học ở Hoa Kỳ nhận được hơn 6.6 tỷ mỹ kim tiền quyên góp từ Trung Cộng, Saudi Arabia và Tiểu vương quốc Arab.
Hiện nay, Bộ Giáo Dục đã gửi thư yêu cầu Yale báo cáo về một số quà tặng và hợp đồng từ các nguồn ngoại quốc, đồng thời cho biết thêm rằng đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts cũng có thể đã không báo cáo đầy đủ tất cả các khoản đóng góp và hợp đồng đến từ bên ngoài Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-giao-duc-hoa-ky-tien-hanh-dieu-tra-ve-so-tien-ngoai-quoc-bi-mat-duoc-chuyen-vao-dai-hoc-harvard-va-yale/

Mỹ: Lầu Năm Góc lại tháo khoán hàng tỷ đôla

cho bức tường ở biên giới

Thanh Phương
Thay vì mua nhiều chiến đấu cơ và máy bay không người lái, Lầu Năm Góc sẽ dùng số tiền 3,8 tỷ đôla cho việc xây bức tường ở biên giới Mêhicô theo mong muốn tổng thống Donald Trump để chống nạn nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ. Quyết định này của bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper vừa được một quan chức của Lầu Năm Góc loan báo hôm qua, 13/02/2020.
Từ San Francisco, thông tín viên Erice de Salves tường trình :
Số tiền này lẽ ra được dùng để mua các máy bay không người lái, chiến đấu cơ F-35 và dùng cho các chiến dịch ở Afghanistan, Syria và Irak, nhưng cuối cùng sẽ được dùng để xây bức tường ngăn chận di dân vượt biên giới Mêhicô vào Hoa Kỳ.
Bức tường này sẽ được xây gần các thành phố San Diego ở bang California và El Paso ở bang Texas, dài tổng cộng 285 km, trên tổng chiều dài 3.200 km đường biên giới. Nhưng đối với bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper bức tường này là ưu tiên.
Số tiền 3,8 tỷ đôla này nâng tổng số ngân sách mà Lầu Năm Góc huy động cho việc xây tường lên 9,9 tỷ đôla. Trong thời gian tranh cử tổng thống năm 2016, ông Donald Trump đã hứa sẽ buộc Mêhicô phải tài trợ cho công trình này. Sau đó ông đã cố thuyết phục Quốc Hội Mỹ tháo khoán 25 tỷ đôla cho việc xây bức tường. Nhưng do phe Dân Chủ đối lập liên tục bác bỏ, cuối cùng tổng thống Mỹ đã phải từ bỏ dự án.
Năm ngoái, ông lại yêu cầu sử dụng ngân sách quân sự, viện cớ đang có tình trạng khẩn cấp quốc gia ở biên giới. Lần này, phe đối lập đã không bỏ lỡ cơ hội lên án hành động của tổng thống Trump. Dân biểu Dân Chủ rất có thế lực ở Hạ Viện Adam Schiff tuyên bố : Việc huy động ngân sách quân sự cho việc xây tường một lần nữa xác nhận tổng thống Mỹ chỉ chú tâm đến việc thực hiện một lời hứa tranh cử, bất chấp tác hại đến an ninh quốc gia của chúng ta.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200214-m%E1%BB%B9-th%C3%A1o-kho%C3%A1n-h%C3%A0ng-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4la-cho-b%E1%BB%A9c-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-%E1%BB%9F-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi

Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine

thúc đẩy sinh viên theo đuổi ngành ngoại giao

Vào thứ tư (ngày 12 tháng 2), bà Marie Yovanovitch, người bị Tổng Thống Trump sa thải khỏi vị trí đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, đã lên tiếng thúc đẩy sinh viên đại học theo đuổi ngành ngoại giao vì “Hoa Kỳ cần những nhà ngoại giao có khả năng.”
Trong buổi lễ nhận giải Trainor Award vì sự xuất sắc trong ngoại giao của Viện Nghiên cứu Ngoại giao tại đại học Georgetown University, bà Yovanovitch cho biết “Hoa Kỳ cần một chính sách đối ngoại mạnh mẽ” và “ngoại giao là một cách thức duy trì hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới một cách thầm lặng.”
Giải thưởng nói trên được đặt tên theo Raymond “Jit” Trainor, một cựu viên chức tại Walsh School of Foreign Service. Giải thưởng này được trao hằng năm cho những “nhân vật” xuất sắc trong ngoại giao, như cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright, cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo và cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan.
Ông Thomas Pickering, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, cho biết bà Yovanovitch đã thể hiện sự can đảm không chỉ ở các cơ quan ngoại giao tại Nga và các nơi khác, mà còn sẵn sàng điều trần trước Quốc hội, bất chấp việc bị Tổng Thống công khai chỉ trích trên Twitter ngay sau đó.
Lễ trao giải là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của bà Yovanovitch sau khi điều trần tại Quốc hội trong phiên tòa luận tội tổng thống Trump. Vào thời điểm đó, luật sư cá nhân của Tổng Thống Trump, Rudy Giuliani đã tìm cách thúc đẩy chính phủ Ukraine tìm kiếm những thông tin bất lợi về đối thủ chính trị của Tổng Thống Trump nhằm giúp tổng thống tái tranh cử.
Ông Giuliani sau đó đã phát động một chiến dịch thúc đẩy Tổng Thống Trump sa thải bà Yovanovitch trước thời hạn vào mùa xuân năm ngoái. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuu-dai-su-hoa-ky-tai-ukraine-thuc-day-sinh-vien-theo-duoi-nganh-ngoai-giao/

Học sinh trường trung học Pioneer kiện

hãng hàng không Delta Air Lines sau khi máy bay

thải nhiên liệu xuống khuôn viên trường

Tin từ California – Ba học sinh từ trường Pioneer High School ở thành phố Whittier, California đã đệ đơn kiện hãng hàng không Delta Air Lines sau khi một trong chiếc máy bay của hãng thải nhiên liệu xuống khuôn viên nhà trường và các vùng ngoại ô khác của Quận Los Angeles.
Vụ kiện, được hai công ty luật đệ trình thay mặt 3 học sinh nói trên, là vụ kiện thứ hai chống lại Delta Air Lines kể từ ngày 14 tháng 1 khi chuyến bay Delta Flight 89 thải 15,000 gallon nhiên liệu máy bay xuống các thành phố và trường học trên khắp Quận Los Angeles. Theo đơn kiện, ba học sinh đã phải chịu một loạt các triệu chứng như kích ứng da, buồn nôn và cảm xúc bất an sau khi họ tiếp xúc với nhiên liệu máy bay. Họ đã yêu cầu Delta bồi thường, đồng thời trả tiền chăm sóc sức khỏe và thuê luật sư.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoc-sinh-truong-trung-hoc-pioneer-kien-hang-hang-khong-delta-air-lines-sau-khi-may-bay-thai-nhien-lieu-xuong-khuon-vien-truong/

Nhân viên quan thuế tịch thu gói chim chết

 từ hành khách đi từ Trung Cộng

Các nhân viên quan thuế Hoa Kỳ cho biết họ bắt giữ một gói chim chết trong hành lý của hành khách tại phi trường Washington Dulles, đồng thời cho biết thêm rằng người này mới đi từ Trung Cộng đến Hoa Kỳ. Theo Cơ quan Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP), hành khách này đến từ Bắc Kinh vào cuối tháng 1 và đang trên đường đến một địa chỉ ở Prince George’s County, Maryland.
Sự việc này diễn ra trước khi các viên chức Hoa Kỳ áp dụng các hạn chế đi lại vào đầu tháng 2 đối với hành khách đến từ Trung Cộng để hạn chế sự lây lan của coronavirus. Các nhân viên quan thuế tiến hành kiểm tra hành lý, tìm thấy một gói có “hình của một con mèo và một con chó mà hành khách tuyên bố là thức ăn cho mèo”. Nhưng thay vào đó, các viên chức hải quan phát hiện ra hành lý thực sự “có chứa một đàn chim nhỏ, có độ dài khoảng 2.5 đến 3.5 inch. Các nhân viên quan thuế lưu ý rằng chim từ Trung Cộng không thể được nhập cảng vào Hoa Kỳ do mối đe dọa tiềm tàng rằng chúng có thể mang theo một dạng cúm gia cầm, từng tàn phá các trang trại gia cầm Trung Cộng trong những năm gần đây.
Vào hôm thứ Hai (10/2), chính quyền Trung Cộng báo cáo trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N6 tại một trang trại gia cầm ở tỉnh Tứ Xuyên, giết chết hàng trăm con chim. Nhiều ngày trước đó, loại cúm gia cầm tương tự được phát hiện ở thiên nga tại Tân Cương.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhan-vien-quan-thue-tich-thu-goi-chim-chet-tu-hanh-khach-di-tu-trung-cong/

Mỹ cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại,

tiếp tay Iran

Trong bản cáo trạng mới nhất về hãng Huawei của Trung Quốc, các công tố viên Hoa Kỳ hôm thứ Năm 13/2 cáo buộc hãng này ăn cắp bí mật thương mại và giúp Iran truy tìm người biểu tình. Bản cáo trạng được xem là động thái leo thang cuộc chiến của Hoa Kỳ đánh vào nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Theo bản cáo trạng, Huawei Technologies bị cáo buộc có mưu đồ đánh cắp bí mật thương mại của 6 công ty công nghệ của Mỹ và vi phạm luật chống trục lợi thường được sử dụng để chống tội phạm có tổ chức.
Các tội danh mới về trộm cắp bí mật thương mại liên quan đến mã nguồn của bộ định tuyến internet, công nghệ anten trạm phát sóng điện thoại di động và robot.
Bản cáo trạng cũng có những cáo buộc mới về việc Huawei dính líu đến các quốc gia bị trừng phạt. Một số các cáo buộc là hãng này đã cài đặt thiết bị giám sát ở Iran được sử dụng để theo dõi, nhận diện và bắt giữ người biểu tình trong các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2009 ở Tehran.
Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen trong lĩnh vực thương mại hồi năm ngoái, với lý do có những quan ngại về an ninh quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Sáu 14/2 kêu gọi Hoa Kỳ dừng ngay việc đàn áp các công ty Trung Quốc mà không có lý do. Những hành động như vậy làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Hoa Kỳ, ông ta nói.
Trong khi đó, ở Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Richard Burr và Phó Chủ tịch Mark Warner nói trong một tuyên bố chung rằng “Bản cáo trạng cho thấy chân dung xấu xa của một tổ chức bất hợp pháp không đếm xỉa gì đến luật pháp”.
Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ gọi đây là “một bước quan trọng trong việc chống lại băng nhóm tội phạm và được nhà nước chỉ đạo trong Huawei”.
Hôm 13/2, có một vài tin tức tích cực liên quan đến hãng này, đó là Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ gia hạn giấy phép chung tạm thời trong 45 ngày cho phép các công ty Mỹ tiếp tục kinh doanh trong một số lĩnh vực với Huawei. Động thái này nhằm duy trì các thiết bị hiện có và cho phép các nhà cung cấp ở các cộng đồng nông thôn có thêm thời gian để tìm giải pháp thay thế cho các mạng của Huawei.
Đồng thời, Hoa Kỳ đang cân nhắc các quy định mới để ngăn chặn thêm việc xuất khẩu các sản phấm có công nghệ của Hoa Kỳ cho Huawei.
Và Washington vẫn tiếp tục gây áp lực với các quốc gia khác để loại bỏ Huawei khỏi mạng di động của họ, khẳng định rằng thiết bị của hãng có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám.
https://www.voatiengviet.com/a/my-cao-buoc-huawei-an-cap-bi-mat-thuong-mai-tiep-tay-iran/5288416.html

Mỹ sắp ban hành hạn chế mới với du học sinh

Aline Barros
Một hạn chế mới của chính quyền Tổng thống Trump sẽ được công bố trong tháng này, yêu cầu du học sinh quốc tế phải xin được chấp thuận mỗi một giai đoạn học tập của họ ở Mỹ.
Hướng dẫn này, được tạp chí Forbes loan tin đầu tiên, sẽ hạn chế thời hạn lưu trú của sinh viên quốc tế tại Mỹ.
Qui định mới ra sao, ai sẽ bị ảnh hưởng?
Hướng dẫn mới đề ra “thời hạn tối đa được phép lưu trú” đối với du học sinh và đòi hỏi sinh viên phải có giấy phép mỗi lần có sự chuyển đổi trong kế hoạch của họ. Nếu việc học của sinh viên kéo dài hơn dự trù, họ phải thực hiện cùng thủ tục như những sinh viên từ chương trình đại học bước sang chương trình hậu đại học.
Qui định này ảnh hưởng các sinh viên có visa F1, F2, M1 và M2 và dự định sẽ được ban hành trong tháng 2 này.
Lý do đề ra quy định này?
Một phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đề nghị Đài VOA tham khảo phần Tuyên bố về Sự Cần thiết của qui định. Tuyên bố ghi rằng “Quy định này nhằm giảm bớt các trường hợp sinh viên không phải là di dân ở lại Mỹ quá thời hạn và cải thiện tính toàn vẹn của visa dành cho sinh viên không di dân.”
Sinh viên quốc tế từ đâu đến?
Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần một nửa tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ, với con số lần lượt là 363.341 và 196.271 sinh viên.
Sự khác biệt giữa visa F1 và M1
Cả hai visa đều dùng cho sinh viên. Tuy nhiên F1 dành cho những sinh viên theo một chương trình học thuật hay muốn lấy một bằng cấp chính quy tại một trường được công nhận bởi Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (USCIS) với sự tán đồng của Hệ thống Thông tin Sinh viên và Trao đổi Du khách (SEVIS). Những người có visa F2 là những người đi kèm, phụ thuộc vào những người có visa F1.
Visa M1 dành cho những người ghi danh học nghề, học các chương trình tiếng Anh, các trường thẩm mỹ, học về cơ khí, trong số những chương trình khác. Theo USCIS, visa M1 và visa M2 dành cho người ‘đi theo’ M1, chỉ có giá trị trong vòng một năm, nhưng sinh viên có thể xin gia hạn cho đến 3 năm.
Sinh viên có phải về nước và xin visa lại lần nữa nếu muốn trở lại Mỹ?
“Tại thời điểm này, chúng tôi chưa biết quy định cuối cùng sẽ bao gồm những gì,” theo phát ngôn viên của DHS.
Quy định hiện hành ra sao?
Hiện nay, sinh viên không phải di dân định cư có thể lưu lại Mỹ trong thời gian tình trạng di trú của họ còn hợp lệ, miễn là họ vẫn còn theo học và duy trì tình trạng di trú không định cư thì họ có thể lưu lại Mỹ.
Bao nhiêu người có visa du học tại Mỹ?
Dù DHS chưa công bố con số trong năm 2019 và 2020, số liệu của VOA có được cho thấy càng ngày càng có thêm nhiều sinh viên quốc tế đến Mỹ theo đuổi các chương trình giáo dục bậc cao hơn là các mục đích khác. Tuy nhiên trong năm thứ hai liên tiếp sau nhiều thập niên gia tăng, số này đang chựng lại và sụt giảm mạnh từ một số nước.
Du học sinh ghi tên vào các đại học Mỹ sụt giảm
Phúc trình hàng năm của tổ chức Open Doors về sinh viên quốc tế tại Mỹ cho thấy có sự gia tăng tổng số sinh viên quốc tế so với năm trước, nhưng sụt giảm con số sinh viên ghi danh mới.
Phúc trình được soạn thảo bởi Viện Giáo dục Quốc tế cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ nói về niên khóa 2018-2019 được công bố vào tháng 11/2019 cho thấy con số sinh viên quốc tế ghi danh các chương trình giáo dục bậc cao là 1.095.299 trên tổng số 19.828.000 sinh viên tại Mỹ.
Như vậy sinh viên quốc tế chiếm 5,5% tổng số sinh viên đại học tại Mỹ. Con số này cho thấy có sự gia tăng nhẹ số sinh viên quốc tế ghi danh, tăng 0,05% so với năm trước, nhưng con số sinh viên quốc tế mới ghi danh giảm 0,9%.
Có chi phí phát sinh nào?
Qui định cho thấy Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan đang “trong tiến trình đánh giá chi phí và lợi ích cho các thực thể và cá nhân được quy định, cũng như chi phí và lợi ích cho công chúng.”
Tuy nhiên bài báo của Forbes nghi ngờ về việc làm cách nào chính phủ Mỹ có thể giải quyết thêm các đơn từ xin chấp thuận từng giai đoạn một của các du học sinh. Theo cuộc nghiên cứu của Hiệp hội Luật sư Di trú Hoa Kỳ (ALLA), USCIS “đang cứu xét các hồ sơ đơn từ ở mức độ càng ngày càng chậm và không chấp nhận được.”
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%E1%BA%AFp-ban-h%C3%A0nh-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-du-h%E1%BB%8Dc-sinh-/5287620.html

Đô đốc Mỹ: TQ đe dọa ổn định Thái Bình Dương

Đô đốc Philip Davidson cho rằng Trung Quốc “tìm cách kiểm soát dòng chảy thương mại, tài chính, truyền thông, chính trị và cuộc sống ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Trung Quốc đang đe dọa chủ quyền các đảo nhỏ Thái Bình Dương và làm suy yếu sự ổn định của khu vực, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ bình luận hôm thứ Năm (13/2).
Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ cho biết Mỹ “dành tất cả” để đối phó với Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ông cho rằng Trung Quốc có “các yêu sách lãnh thổ quá mức, ngoại giao bẫy nợ, vi phạm thỏa thuận quốc tế, đe dọa quân sự”.
Quan hệ Mỹ-Trung được cải thiện vào tháng 1 với việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ký kết một thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu. Với những bình luận mới từ quan chức quân sự Mỹ, căng thẳng giữa hai bên có thể quay trở lại, theo Reuters.
Những bình luận của ông Davidson được đưa ra khi kết thúc chuyến thăm tới Australia, trong đó ông có cuộc hội đàm với Thủ tướng Scott Morrison.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Trung Quốc trong quá khứ bác bỏ các cáo buộc về việc có hành vi hung hăng và dụ dỗ các nền kinh tế nhỏ vào bẫy nợ.
Australia trong những năm gần đây có những động thái mạnh mẽ hơn trong việc duy trì vị thế trong khu vực. Năm 2018, họ ra mắt quỹ trị giá 3 tỷ AUD (2 tỷ USD) để cung cấp cho các nước Thái Bình Dương các khoản tài trợ và vay giá rẻ cho cơ sở hạ tầng. Trong khi ganh đua ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Australia và Trung Quốc cũng tranh cãi về các hoạt động của Trung Quốc tại Australia.
Năm 2019, Australia cho rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm một cuộc tấn công mạng vào quốc hội và ba đảng chính trị lớn nhất của họ. Trung Quốc phủ nhận.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, đóng góp hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu và mang đến hơn một triệu khách du lịch và sinh viên tới đây mỗi năm. “Bắc Kinh cho thấy sự sẵn sàng can thiệp vào các thị trường tự do và làm tổn thương các công ty Australia đơn giản vì chính phủ Australia đã thực thi quyền chủ quyền của mình vì an ninh quốc gia”, ông Davidson nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32968-do-doc-my-tq-de-doa-on-dinh-thai-binh-duong.html

Số tử vong do Covid-19 tăng,

Hoa Kỳ than phiền Trung Quốc thiếu minh bạch

Số người dương tính với virus Corona chủng mới trên thế giới cho đến sáng ngày 14-2-2020 đã là gần 65 ngàn người, trong đó có thêm một trường hợp công dân ở Nhật Bản tử vong do mắc bệnh này vào hôm qua.
Trước đó, có một trường hợp tử vong ở Hồng Kông, một ở Philippines.
Số người nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục được xác nhận chỉ trong một đêm tăng hơn 4 ngàn người và số người chết là 27 người.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 12-2 thông báo thay đổi phương pháp thống kê để đẩy nhanh việc điều trị cho bệnh nhân bằng các biểu hiện lâm sàng.
Trước đó, những trường hợp nhiễm Covid-19 chỉ được xác nhận thông qua xét nghiệm.
Theo hãng tin Reuters, Cơ quan y tế ở tâm dịch của thế giới đã bắt đầu sử dụng hình chụp cắt lớp (CT) phổi để tìm kiếm các triệu chứng nhiễm virus Corona mới.
Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) mới đây khẳng định phương pháp Trung Quốc xác định và đếm số ca nhiễm ở Hồ Bắc không được áp dụng trên toàn thế giới.
Hôm 13-2, ông Robert Redfield – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khẳng định lại thông tin virus xuất phát từ Vũ Hán có thể lây nhiễm từ những người mắc bệnh nhưng chưa biểu hiện triệu chứng dựa trên thông tin từ các đồng nghiệp của mình ở Trung Quốc.
Cũng theo ông Redfield, gần 6 tuần trôi qua kể từ khi CDC đề nghị hỗ trợ Trung Quốc đối phó dịch bệnh, phía Hoa Kỳ vẫn chưa được mời đến quốc gia này.
AFP loan tin Hoa Kỳ than phiền Trung Quốc ‘thiếu minh bạch’ trong công tác ứng phó với cuộc khủng hoảng dịch dệnh do virus Covid-19 gây nên và đang làm cho cả thế giới hoảng sợ.
AFP dẫn phát biểu của ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng, rằng ‘Chúng tôi hơi thất vọng vì chưa được mời đến Hoa Lục và cũng hơi thất vọng về việc thiếu minh bạch từ phía Trung Quốc’.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-virus-death-toll-nears-1400-bemoans-lack-of-transparency-02142020070341.html

AmCham: Công ty Mỹ tại VN

bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19

Các công ty sản xuất của Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam đang gặp phải những trở ngại trong chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 gây ra, theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam.
Giám đốc điều hành Adam Sitkoff của AmCham Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố bằng email trích dẫn kết quả cuộc khảo sát hôm 14/2 rằng: “Hơn một nửa số công ty là thành viên của AmCham trong lĩnh vực sản xuất đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng/nguyên liệu vì những gián đoạn do dịch virus corona gây ra.”
Hơn một phần ba thành viên AmCham nói rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện tại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động toàn cầu của công ty họ — tuyên bố cho biết thêm rằng thách thức lớn nhất là đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu và hàng hóa thay thế, cùng với việc quản lý hàng tồn kho.
Ông Sitkoff nói: “Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế du hành đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh doanh.”
Phần lớn các công ty Hoa Kỳ có hoạt động tại Trung Quốc dự báo sẽ giảm doanh thu trong năm nay vì dịch Covid-19. Một số công ty đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, theo một cuộc thăm dò của Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải.
https://www.voatiengviet.com/a/amcham-cong-ty-my-tai-viet-nam-bi-anh-huong-tieu-cuc-boi-covid-19/5288641.html

Hoa Kỳ hỗ trợ VN quản lý nghề cá

và khả năng thực thi pháp luật biển

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết đang hỗ trợ Việt Nam về quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển.
“Hoa Kỳ hiện đang hợp tác cùng Việt Nam tăng cường quản lý nghề cá và nâng cao sự phối hợp liên ngành và trong khu vực,” Đại sứ quán Hoa Kỳ loan báo hôm 14/02.
“Chúng tôi hỗ trợ tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị nâng cao khả năng thực thi pháp luật biển, và xây dựng các trung tâm đào tạo nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc bảo vệ và duy trì bền vững các nguồn sinh vật biển,” thông cáo trên Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết.
Chính phủ Hoa Kỳ nhận định rằng ngành cá là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam, tuy nhiên “việc khai thác quá mức, đánh bắt cá trái phép và suy thoái môi trường đã khiến trữ lượng thuỷ sản cạn kiệt, xuống dưới mức độ bền vững.”
“Để đảm bảo nguồn sinh vật biển của Việt Nam và ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUUF). Hoa Kỳ hiện đang hợp tác cùng Việt Nam tăng cường quản lý nghề cá và nâng cao sự phối hợp liên ngành và trong khu vực,” thông cáo cho biết thêm.
Từ tháng 10/2017, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức áp dụng “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, đồng thời cảnh báo có thể sẽ cấm nhập các mặt hàng hải sản từ Việt Nam nếu Hà Nội không “làm nhiều hơn” để giải quyết tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-ho-tro-vietnam-ve-quan-ly-nghe-ca/5288607.html

Thêm hơn 5.000 người nhiễm virus corona

và 122 người chết – Cập nhật

Dương Minh
Số người chết vì COVID-19 ở Trung Quốc đã thêm 121 ca trong ngày 13/2, đưa tổng số người tử vong lên 1.380. Trung Quốc điều chỉnh lại số liệu của ngày hôm trước.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 14/2 đã điều chỉnh lại số liệu, từ 1.488 người thiệt mạng do Covid-19 trên khắp đại lục, xuống còn 1.380 người, giảm 108 trường hợp tử vong. Cơ quan này giải thích đã có sự nhầm lẫn trong thống kê tại tỉnh Hồ Bắc, khi số người thiệt mạng được tính hai lần.
Cơ quan này sau đó cho biết toàn Trung Quốc ghi nhận thêm 121 ca tử vong và 5.090 trường hợp nhiễm
bệnh, đưa số người chết tại Trung Quốc đại lục lên 1.380 và số người nhiễm bệnh lên 63.851.
Trước đó, giới chức tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) công bố con số: 4.823 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 13/2, đồng thời có thêm 116 người chết vì loại virus này. Trong đó, trọng điểm là thành phố Vũ Hán với 3.910 ca nhiễm mới và 88 người chết trong ngày 13/2.
Toàn thế giới hiện có 64.434 trường hợp nhiễm bệnh, 1.383 người chết và 6.766 người được chữa khỏi. Ba ca tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, một người đàn ông ở Hong Kong và một cụ bà trong độ tuổi 80 ở Nhật Bản.
Trung Quốc hôm 14/2 cho biết đã có 1.716 nhân viên y tế nhiễm COVID-19 và 6 người trong số đó đã tử vong, tính tới ngày 11/2. Giới chức Trung Quốc cho biết số nhân viên y tế nhiễm COVID-19 đang gia tăng. Hơn 87% y bác sĩ bị lây nhiễm thuộc tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm chấn của dịch bệnh.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc ra sao?
Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:
Số ca/Quốc gia:
259 Nhật Bản (gồm tàu Diamond Pricess)
67 Singapore
56 Hongkong
33 Thailand
28 Hàn Quốc
18 Đài Loan
19 Malaysia
15 Úc
16 Đức ­
16 Vietnam
15 Mỹ
11 Pháp
10 Macau
7 Canada
8 United Arab Emirates
3 Italy
3 Philippines
5 Ấn Độ
9 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Cambodia
1 Bỉ
2 Tây Ban Nha
1 Phần Lan
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
(Nguồn: Worldometers)
Tổng số có 606 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 14/2. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng con số những người bị nhiễm virus corona dù không đến Trung Quốc hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng.
Singapore đã có 67 trường hợp nhiễm Covid-19
Singapore hôm 14/2 xác nhận thêm 9 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới, trong đó 6 trường hợp liên quan đến nhà thờ giáo hội Grace tại nước này, theo Straits Times.
Với 9 ca nhiễm mới, tổng số người nhiễm virus tại Singapore đã lên tới 67 trường hợp, theo tuyên bố từ Bộ Y tế nước này.
Tuy nhiên, Singapore không có kế hoạch nâng mức cảnh báo lên thêm, theo Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong. “Tôi muốn nói cụ thể rằng chúng tôi không có kế hoạch nâng mức cảnh báo lên thành màu đỏ”, ông Gan nói.
Ngoài ra, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng thiệt hại về kinh tế mà dịch Covid-19 gây ra cho Singapore sẽ vượt qua đại dịch SARS.
“Virus corona bùng phát dữ dội và tác động của nó lớn hơn nhiều so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003. Dù còn quá sớm để khẳng định kinh tế của Singapore có suy thoái hay không, điều này hoàn toàn có thể. Nền kinh tế của chúng ta sẽ bị giáng một đòn mạnh”, Thủ tướng Lý Hiển Long nói tại cuộc họp báo khi tới thăm sân bay Changi hôm nay.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Bộ GD&ĐT đang đề nghị cho học sinh cả nước được nghỉ hết tháng 2, và sẽ điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020. Bộ trưởng GD&ĐT đã có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đề nghị xem xét cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2.
Trước đó, chiều 14/2, Hà Nội, TP.HCM và 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đồng Nai thông báo cho học sinh tiếp tục nghỉ để phòng chống dịch Covid-19. Riêng TP.HCM đang đề xuất cho học sinh nghỉ học hết tháng 3.
Trong một diễn biến khác, tỉnh Vĩnh Phúc đã lập thêm 4 chốt, nâng tổng số lên 12 chốt kiểm tra ở xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) và tăng cường cán bộ y tế cho tuyến cơ sở phòng, chống dịch Covid-19.
Vĩnh Phúc là tỉnh ghi nhận số ca nhiễm virus corona mới nhiều nhất cả nước, với 11/16 ca mắc bệnh.
Xem thêm:
Đại dịch virus corona: Người dân Trung Quốc sẽ ra sao?
Thiếu tướng, nguyên TBT báo Quân Đội: “Pháp Luân Công mà Chính phủ phổ biến cho nhân dân thì chỉ có lợi”
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html

Virus corona: Liên Hiệp Châu Âu

phối hợp phòng chống virus Covid-19

Thu Hằng
Bộ trưởng Y Tế 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã họp bất thường tại Bruxelles ngày 13/02/2020 để bàn về cách phối hợp phòng chống dịch virus corona mới, hiện có tên gọi chính thức là Covid-19.
Trong cuộc họp, các bộ trưởng đã đánh giá cấp độ chuẩn bị của các nước thành viên về khả năng đối phó dịch lây lan và thông qua những biện pháp phối hợp giữa các nước thành viên trong việc phát hiện những ca lây nhiễm. Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles, vẫn còn nhiều việc phải làm :
« Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẵn sàng hỗ trợ các nước không thuộc châu Âu, nhưng khối 27 nước trước tiên cũng cần phải tăng cường phối hợp nội bộ. Việc Cộng Hòa Séc và Ý đóng cửa không phận đối với những chuyến bay đến từ Trung Quốc là một ví dụ về các biện pháp đơn phương không có phối hợp trong khối, trong khi Liên Hiệp Châu Âu tìm cách cùng nhau triển khai một chuỗi biện pháp phòng chống dịch chung.
Bà Agnès Buzyn, bộ trưởng Y Tế Pháp, phát biểu : Chúng tôi cần phải phối hợp với nhau về những biện pháp rào cản, về cách chúng tôi xử lý việc tiếp nhận hành khách tới các nước trong khối, phân tích dịch
tễ học về các trường hợp nhiễm virus, khối lượng dự trữ trang thiết bị phòng hộ, khẩu trang… Vì vậy mọi công tác điều phối này đều rất cần thiết và cuộc họp này của hội đồng các bộ trưởng (Y Tế) mang ý nghĩa quan trọng để chúng tôi có thể có chung tiếng nói.
Công tác điều phối của Liên Hiệp Châu, một mặt, đã được thể hiện qua việc huy động để nghiên cứu một loại vắc-xin mới chống Covid-19 : Mười triệu euro đã được Ủy Ban Châu Âu đầu tư cho nhiệm vụ này. Mặt khác, một nhóm làm việc đã được thành lập để bảo đảm việc duy trì kho dự trữ thuốc men trước nguy cơ khó mua được các hoạt chất mà phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc ».
Sáng 14/02/2020, 181 công dân Pháp và một số nước khác từ Vũ Hán trở về đã kết thúc giai đoạn cách ly 14 ngày. Tất cả được cấp « giấy chứng nhận không lây nhiễm », theo ông Marc Zyltman, lãnh đạo hội Chữ Thập Đỏ. Hiện còn hai nhóm khác, gồm 11 người và 44 người, cũng được đưa từ Vũ Hán về, sẽ hết thời gian cách ly vào ngày 16 và 23/02.
Trong khi đó, Anh Quốc có thêm trường hợp thứ 9 bị nhiễm virus corona mới. Trường hợp mới nhất được phát hiện ở Luân Đôn khiến người dân lo sợ hệ thống tầu điện ngầm trở thành môi trường lây lan cấp độ lớn.
Sau thẩm định về thiệt hại đối với lĩnh vực du lịch, mua sắm, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng, được Reuters trích dẫn, thẩm định dịch Covid-19 sẽ gây thiệt hại cho lĩnh vực hàng không, từ 4 đến 5 tỉ đô la trong quý I năm 2020, nghiêm trọng hơn cả thiệt hại do dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, thẩm định này chưa tính đến hậu quả đối với ngành vận tải hàng không, hoạt động hàng không nội bộ Trung Quốc hoặc những tuyến nối Hoa lục với Hồng Kông, Macao và Đài Loan.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200214-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-ph%E1%BB%91i-h%E1%BB%A3p-ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-virus-covid-19

Video sex

‘kết thúc sự nghiệp đồng minh Emmanuel Macron’

Một băng video tình dục vừa chấm dứt hy vọng của Benjamin Griveaux muốn trở thành thị trưởng Paris, Pháp.
Pháp tê liệt vì biểu tình chống ông Macron
Bánh baguette tuyệt vời của Pháp
Cựu phát ngôn viên cho chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron trở thành đối tượng công kịch của một nghệ sĩ người Nga.
Video với hình ảnh một người đàn ông, nhanh chóng lan đi trên mạng tối hôm qua, thứ Năm.
Video tố cáo ông Griveaux đã trao đổi tin nhắn với một phụ nữ và gửi cho cô ta video cá nhân.
Nghệ sĩ Petr Pavlensky, người xin tị nạn từ Nga năm 2017, nói chính ông ta đã đăng video.
Benjamin Griveaux hôm 14/2 loan báo rút khỏi cuộc đua thị trưởng Paris.
Ông nói: “Gia đình tôi không đáng phải chịu vậy.”
Người đàn ông 42 tuổi có vợ và hai con.
Ông là thành viên đảng La Republique En Marche! của Tổng thống Macron.
Thị trưởng đương nhiệm Paris Anne Hidalgo lên án, nói phải tôn trọng đời sống riêng tư.
Thủ tướng Edouard Philippe nói ông ủng hộ Benjamin Griveaux.
Ông Griveaux ít hy vọng thắng trong bầu cử thị trưởng tháng Ba.
Nhưng ông là người rất thân với tổng thống, và sự ra đi của ông sẽ bị xem là làm ông Macron mất mặt.
Trước khi rút khỏi cuộc đua, ông Griveaux chỉ đang đứng thứ ba theo thăm dò dư luận.
Nghệ sĩ Nga Pavlensky đã chạy khỏi Nga, xin tị nạn ở Pháp sau khi Nga tố cáo ông tội hành hung tình dục.
Ông từng bị tù 7 tháng ở Nga sau khi đốt cánh cửa tòa nhà tình báo Nga FSB ở Moscow.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51489175

Pháp : Virus corona mang lại sự khởi sắc

Thùy Dương
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới lan rộng từng ngày, số người chết và bị lây nhiễm không ngừng tăng nhanh, khẩu trang y tế đang là vận dụng thiết thân của người dân nhiều nơi như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông … Nhưng « cung không đủ đáp ứng cầu ».
Từ nhiều ngày nay, khẩu trang trở nên khan hiếm trên thị trường và vô tình, siêu vi corona đã mang lại sự khởi sắc cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang tại Pháp. Nhiều doanh nghiệp « ngập » trong các đơn hàng, kho hàng không mấy khi được « lấp đầy ».
Khẩu trang – « hàng hiếm » tại Pháp
Ngày 04/02, đài France Bleu Paris ghi nhận tại nhiều hiệu thuốc ở Paris và vùng phụ cận, khẩu trang phẫu thuật thường có giá 30 cent euro, nay đã tăng lên gấp 3-10 lần. Một nhân viên cửa hàng dược phẩm chỉ trích là nhiều hiệu thuốc đang tìm cách « gặt hái » trên nỗi sợ virus corona của khách hàng. Trả lời đài France Info, ông Bruno Maleine, chủ tịch Hội đoàn dược sĩ vùng Ile-de-France, nhấn mạnh việc các hiệu thuốc tranh thủ dịch bệnh để tăng giá khẩu trang y tế tuy không phạm luật, nhưng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và ông lấy làm tiếc là chuyện này đã xảy ra. Ông Maleine nhấn mạnh là các dược sĩ cần có thái độ chuyên nghiệp và phục vụ xã hội với đạo đức nghề nghiệp.
Không chỉ ở vùng Paris, mà nhiều nơi tại Pháp, nhu cầu khẩu trang đã tăng đột biến. Theo nhân viên của nhiều hiệu thuốc mà RFI Việt ngữ có dịp trao đổi, một phần là do tại Pháp cũng đang dịch cúm thông thường theo mùa, nhiều người Pháp muốn mua khẩu trang phòng bệnh, nhưng đa phần khách là người châu Á, mua với số lượng nhiều để gửi về nước cho người thân đang phải chống chọi với virus corona.
Tại Saint-Maur-des-Fossées, ngoại ô Paris, cho dù thành phố không có quá nhiều cư dân châu Á, cũng không phải là điểm du lịch thu hút nhiều du khách, số lượng khẩu trang hiệu thuốc Pharmacie de Champignol bán ra đã tăng mạnh. Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, dược sĩ Isabelle Nathario, chủ hiệu thuốc, giải thích :
« Đúng là chúng tôi thấy nhu cầu mua khẩu trang đã tăng mạnh. Chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi mua hàng. Các nhà bán sỉ khẩu trang cho chúng tôi đã làm hết khả năng có thể để đẩy nhanh thời gian giao hàng, nhưng đúng là chúng tôi chỉ mua được ít thôi. Các nhà phân phối của chúng tôi cũng không còn hàng. Chúng tôi phải tự xoay xở, thương lượng với những hiệu thuốc đồng nghiệp đã mua được một khối lượng lớn khẩu trang. Có ba loại khẩu trang : khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang FFP2 và FFP3, hai loại này có bộ lọc tốt hơn khẩu trang phẫu thuật. Hiện nay, chúng tôi chỉ có khẩu trang phẫu thuật. Rất khó để mua được khẩu trang FFP2 và FFP3, có vẻ như do Nhà nước thu mua …
Khách hàng hỏi mua khẩu trang thì có hầu như tất cả mọi người, cả người Âu và người châu Á, nhưng mà đúng là khách châu Á hỏi mua với số lượng lớn hơn rất nhiều. Họ thường mua để gửi sang châu Á. Chẳng hạn, một khách hàng giải thích với chúng tôi là bà mua hộ khẩu trang để gửi cho con gái của bà bạn hiện đang ở Thượng Hải. Đấy, cô gái đó muốn mua, rồi bạn bè của cô ấy muốn mua nữa nên nhờ bà mua hộ rồi gửi đi. Có người thì mua để gửi đi, có người mua để sẵn đấy phòng khi cần, bởi vì thực ra tại Pháp cũng đang có dịch cúm. Một số người đeo khẩu trang khi đi thăm người ốm hoặc những người bị bệnh thì cũng muốn đeo khẩu trang vì sợ lây cho người xung quanh. Họ mua khẩu trang, nhưng chỉ khoảng chục cái thôi, chứ không mua cả hộp 50 cái đâu ».
Nhà thuốc cũng cho biết giá bán khẩu trang có thể tăng, nhưng số lượng khẩu trang bán được đã tăng gấp … 300 lần do với trước khi xảy ra dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona. Dược sĩ Isabelle Nathario giải thích tiếp :
Có thể là giá đã tăng một chút, nhưng thực ra thì khẩu trang phẫu thuật cũng không đắt lắm. Giá bán khẩu trang là giá tự do, mỗi nhà thuốc đều có thể đưa giá họ muốn. Họ có quyền tăng giá. Vì hàng đang khan hiếm, một số nhà thuốc đã tăng giá quá cao, trong khi bình thường thì các nhà thuốc thường cạnh tranh giá với nhau. Các nhà cung cấp khẩu trang là doanh nghiệp Pháp, nhưng khẩu trang thường được sản xuất tại Trung Quốc. Khẩu trang tôi nhập mới được chuyển đến, tất cả đều được sản xuất tại Thượng Hải. Vậy đấy, khẩu trang được sản xuất tại Trung Quốc, rồi được bán sang Pháp, sau đó lại được mua để chuyển về Trung Quốc …
Tôi mới gọi cho nhà cung cấp và giá thì đã tăng rất nhiều. Nếu họ có hàng, thì thường tôi sẽ nhận được ngay ngày hôm sau. Nếu mà tôi có hàng, thì ai mua bao nhiêu tôi cũng bán, tôi không hạn chế số lượng bán ra. Vào những lúc bình thường, thỉnh thoảng mới có có người hỏi mua khẩu trang thôi, thường là mỗi tuần chỉ bán được một hộp, có khi ít hơn. Nhưng từ khi có dịch đến nay, tôi đã bán được 300 hộp, tức là tăng gấp 300 lần, mà đấy là tôi còn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của khách đâu »
Còn ngay tại trong Paris, nhất là tại quận 13, nơi có nhiều cửa hàng, siêu thị châu Á và đông người Hoa sinh sống, và khu phố Belleville có cộng đồng người Hoa tập trung, tình trạng khan hiếm khẩu trang tại các hiệu thuốc còn nghiêm trọng hơn. Chủ hiệu thuốc Pascale Bui, người gốc Việt, cho AFP biết, ngay từ ngày 25/01, bà đã không còn khẩu trang để bán, nhưng ngày nào cũng có vài chục khách đến hỏi mua khẩu trang, chủ yếu là người gốc châu Á. Cá biệt, có một người đàn ông tự nhận là đại diện cho một hội đoàn thiện nguyện của người Hoa còn đi thu mua 500.000 khẩu trang. Vì khan hiếm hàng, nên nhiều hiệu thuốc phải định mức lượng hàng bán cho khách.
Cơ hội bất ngờ cho các nhà sản xuất Pháp
Trước đây, Trung Quốc là nước cung cấp phần lớn khẩu trang y tế cho toàn thế giới. Nhưng khi nạn dịch bùng phát, nhu cầu khẩu trang bùng nổ, Trung Quốc buộc ngưng xuất khẩu, chỉ tập trung sản xuất nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu bức thiết của người dân trong nước. Không chỉ tại Trung Quốc, nhiều nước khác như Đài Loan đã ra lệnh tạm ngưng bán khẩu trang cho nước ngoài, chỉ tập trung đáp ứng thị trường nội địa.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm 07/02/2020 báo động là thế giới đang lâm vào tình cảnh khan hiếm khẩu trang và các thiết bị bảo hộ y tế khác. « Cầu vượt quá cung » rất nhiều lần đã khiến giá bán khẩu trang bị đẩy lên rất cao, thậm chí cao gấp 20 lần. Trong một cuộc họp tại Genève, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết sẽ trao đổi với lãnh đạo các chuỗi cung ứng để tìm giải pháp khắc phục tình trạng « tắc nghẽn » trong sản xuất thiết bị bảo hộ y tế.
Cùng ngày, tập đoàn điện tử khổng lồ Foxconn Đài Loan, chuyên về lắp ráp điện thoại iPhone cho Apple, tuyên bố bắt đầu sản xuất khẩu trang phẫu thuật trong nhà máy ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Trên mạng xã hội Wechat, Foxconn khẳng định đã thành công trong sản xuất thử nghiệm và đang chờ giấy chứng nhận để đến cuối tháng 02/2020 cho xuất xưởng 20 triệu khẩu trang phẫu thuật. Tuy nhiên, hôm 08/02, để bảo đảm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng, chính quyền Trung Quốc đã không cho phép Foxconn mở cửa trở lại vào ngày 10/02.
Pháp thường nhập khẩu trang từ Trung Quốc. Hiện giờ, nhiều khẩu trang bán tại các hiệu thuốc vẫn là hàng trước đây các doanh nghiệp nhập về từ Trung Quốc. Nhưng nay, nguồn cung từ Trung Quốc không còn. Bối cảnh thế giới khan hiếm như hiện nay bỗng biến thành cơ hội bất ngờ cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang của Pháp. Nhiều doanh nghiệp phải khẩn trương tuyển thêm nhiều lao động, tăng ca sản xuất ngày và đêm mà vẫn không đủ hàng bán.
Công ty Kolmi-Hopen chuyên sản xuất các loại khẩu trang, có nhà máy sản xuất tại Saint Barthélémy, Anjou, gần thành phố Angers (Maine-et-Loire), đang đứng trước cơ hội nói trên. Ngày 01/02/2020, ông Gérard Heuliez, tổng giám đốc hãng Kolmi-Hopen giải thích với đài France Info : « Vào thời điểm bình thường, chúng tôi sản xuất hơn 150 triệu khẩu trang y tế và hơn 20 triệu khẩu trang bảo hộ mỗi năm. Bây giờ, với nhu cầu tăng theo cấp số nhân, theo tổng số đơn hàng mà chúng tôi nhận được, chúng tôi phải sản xuất hơn 500 triệu khẩu trang ».
Tổng giám đốc Gérard Heuliez còn cho biết công ty đang đứng trước áp lực rất lớn để thỏa mãn khách hàng. Chẳng hạn, các nhà phân phối châu Âu đặt mua tới 350 triệu khẩu trang. Bình thường công ty có 102 nhân viên, nhưng nay công ty hy vọng sẽ tuyển thêm được khoảng 30 lao động để có đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu mua khẩu trang của các nước.Khẩu trang của công ty Kolmi-Hopen sẽ được xuất sang châu Á, các nước láng giềng châu Âu và đương nhiên là phục vụ cả người tiêu dùng trong nước. Hôm 31/01, Kolmi-Hopen thông báo từ tuần đầu tháng 02 tăng ca 24/24h, 7/7 ngày.
Còn tại vùng Loire, một doanh nghiệp khẩu trang khác cũng đang phải làm việc hết tốc lực. Đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ Valmy. Ông Nicolas Brillat, giám đốc cơ sở sản xuất của Valmy tại Mably, phát biểu hôm 29/01 : « Trong công xưởng, không khí làm việc sôi sục, khẩn trương, bởi vì chúng tôi nhận được đơn hàng nhiều gấp 50 lần so với đơn hàng bình thường vào thời điểm này trong năm (…) Chúng tôi có 15-20 nhân công tùy theo giai đoạn, nhưng chúng tôi sẽ phải tuyển dụng thêm 50 lao động, tức là nhiều gấp 2,5 lần so với sĩ số hiện nay ».
Trong ba ngày 17-19/01/2020, tổng thống Pháp Macron đã cho tổ chức triển lãm hàng Pháp ngay tại phủ tổng thống để vinh danh các sản phẩm Made in France, quảng bá nền sản xuất Pháp tới công chúng. Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới đang hoành hành tại Trung Quốc là một thảm họa cho thế giới, có thể gián tiếp tác động tiêu cực đến kinh tế Pháp. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, đây lại là cơ hội hiếm có cho các doanh nghiệp khẩu trang của Pháp vươn xa hơn.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200214-ph%C3%A1p-virus-corona-mang-l%E1%BA%A1i-s%E1%BB%B1-kh%E1%BB%9Fi-s%E1%BA%AFc-cho-c%C3%A1c-doanh-nghi%E1%BB%87p-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-trang

Pháp triển khai quân tại Estonia, sát biên giới với Nga

Thùy Dương
Pháp sẽ điều quân đến Estonia, sát biên giới với Nga vào mùa xuân năm 2021, trong khuôn khổ chương trình tăng cường sự hiện diện của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO tại các nước Baltic và Ba Lan. Trên đây là thông báo của bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly, ngày hôm qua 13/02/2020.
Trên mạng Twitter, bà Parly thông báo, quân Pháp sẽ đóng quân tại Estonia cùng với quân Anh trong vòng 1 năm, kể từ tháng 03/2021. Theo bộ trưởng Quân Lực Pháp, đây sẽ là đợt triển khai quân lâu nhất của Pháp trong khuôn khổ chương trình tăng cường sự hiện diện của NATO tại các quốc gia Baltic và Ba Lan.
Trong hai ngày 12-13/02, bà Parly có mặt tại Bruxelles để tham gia một cuộc họp của các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên NATO về các chiến dịch và nhiệm vụ của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương, về sự hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu và về các hoạt động răn đe và phòng vệ của NATO.
Tại thượng đỉnh Vacxava 2016, NATO đã quyết định triển khai các tiểu đoàn đa quốc gia luân chuyển tại các quốc gia Baltic Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan theo đề nghị của chính các nước này. Hồi tháng 04/2017, gần 1.200 binh sĩ NATO đã được điều đến thành phố Tapa, cách Tallinn 77 km và cách biên giới Estonia – Nga 140 km.
Matxcơva coi việc NATO mở rộng sự hiện diện quân sự về phía biên giới Nga là hành vi khiêu khích và khẳng định việc làm mất sự cân bằng của các lực lượng tại châu Âu là một điều rất nguy hiểm.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200214-ph%C3%A1p-tri%E1%BB%83n-khai-qu%C3%A2n-t%E1%BA%A1i-estonia-s%C3%A1t-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-nga

Sau Brexit, Anh nhắm tới Việt Nam

để mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á

Thu Hằng
Ngày 12/02/2020, Nghị Viện Châu Âu đã phê chuẩn Thỏa thuận Tự do Mậu dịch với Việt Nam (EVFTA) và Thỏa thuận Bảo hộ Mậu dịch (EVIPA) với Việt Nam. Một thành công mà Luân Đôn không được hưởng vì đã chính thức chia tay với Bruxelles từ ngày 31/01/2020. Tuy nhiên, trong thời gian đàm phán Brexit, Anh Quốc đã từng bước tăng cường mối quan hệ với Việt Nam về chính trị và kinh tế.
Năm 2019, Luân Đôn đưa ra chính sách « All of Asia » (Toàn Châu Á) nằm trong khuôn khổ chiến lược « Global Britain » (tạm dịch : Chiến lược toàn cầu của Anh Quốc), mà một trong những trọng tâm là khu vực Đông Nam Á. Anh có thể thông qua Thái Lan, một kênh trao đổi truyền thống giữa Đông Nam Á và phương Tây, hoặc Malaysia và Singapore, hai nước nằm trong Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (Five Power Defense Arragements) để tăng cường hợp tác với khối ASEAN. Tuy nhiên, theo phân tích của nhà báo David Hutt trên Asia Times (04/02/2020), có lẽ sẽ khôn ngoan hơn nếu như Anh Quốc hướng sang Việt Nam.
Thứ nhất, năm 2020 có lẽ là thời điểm thuận lợi. Việt Nam giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Như vậy, Việt Nam có thể giành nhiều thời gian trao đổi với Anh Quốc hơn. Ngoài ra, năm 2020 cũng đánh dấu kỷ niệm 10 năm đối tác chiến lược giữa hai nước. Chính vì vậy, trong chuyến công du Hà Nội ngày 15-17/01, bà Heather Wheeler, thứ trưởng Ngoại Giao Anh phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định : « Chúng tôi quyết tâm duy trì và tăng cường mối quan hệ với ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam ».
Thứ hai, trên lĩnh vực thương mại, Anh Quốc và Việt Nam có thể sẽ dễ dàng ký được thỏa thuận tự do trao đổi mậu dịch, dựa trên nền tảng những điều kiện được xác định trong thỏa thuận ký giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Cả Hà Nội và Luân Đôn đều được lợi khi mở cửa thị trường cho nhau. Nền kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu nên mở rộng sang thị trường Anh Quốc là một ưu tiên của Hà Nội sau khi Anh không còn là thành viên của Liên Âu. Về phía Luân Đôn, sau Brexit, cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường thông qua một loạt các hiệp định song phương, trong lúc quá trình đàm phán một thỏa thuận thương mại mới với Bruxelles được cho là khó khăn và phức tạp hơn.
Thứ ba, Việt Nam trở thành một đối tác quan trọng về mặt địa chính trị đối với Anh Quốc trong khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trong vài năm gần đây, sau Pháp, Anh Quốc đóng vai trò năng động trong việc bảo vệ tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đòi sở hữu hơn 80% diện tích. Năm 2018, chiến hạm HMS Albion từng tham gia chiến dịch « tự do hàng hải » gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm. Vấn đề an ninh tại Biển Đông tiếp tục được thứ trưởng Ngoại Giao Anh Heather Wheeler nhấn mạnh khi trả lời báo chí tại Hà Nội (17/01), là « phải được giải quyết dựa trên luật lệ, và việc có lực lượng hoạt động có hiệu quả trên biển là điều quan trọng ».
Việc Hà Nội hướng theo chính sách « thêm bạn bớt thù », đa dạng hóa và giữ cân bằng giữa các đối tác quân sự cũng là một lợi thế cho Anh Quốc. Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên kí một thỏa thuận khung về hợp tác an ninh với Liên Hiệp Châu Âu. Bên cạnh đó, Nga vẫn luôn là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Hà Nội. Anh Quốc, với tư cách là một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, từng hợp tác với quân đội Việt Nam để đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình và tham gia các nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan. Nếu như Luân Đôn muốn tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á, thì Việt Nam có lẽ sẽ quan tâm đến một nước đối tác mới có thể giúp Hà Nội giữ cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Theo nhà báo David Hutt, có lẽ Luân Đôn nên khôn khéo tập trung nhiều hơn vào quan hệ an ninh với Việt Nam, ví dụ một liên minh chặt chẽ hơn với Hà Nội có thể sẽ giúp Anh nhanh chóng can thiệp vào vấn đề nóng nhất hiện nay trong khu vực, đó là tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Đây là một cơ hội để Luân Đôn chứng minh « chiến lược toàn cầu » của mình thông qua sức mạnh hàng hải trong việc duy trì an toàn cho tuyến đường biển huyết mạnh của thương mại thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200214-anh-nh%E1%BA%AFm-t%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%83-m%E1%BB%9F-r%E1%BB%99ng-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%E1%BA%A1i-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1

Nga nghi ngờ chuyến thăm

của không quân Hoa Kỳ đến hòn đảo Na Uy

Tin Moscow, Nga – Theo bản tin từ Reuters, chính phủ Nga vào thứ Năm, 13 tháng 2, nói rằng nước này cảm thấy nghi ngờ trước chuyến thăm của một đơn vị Không quân Hoa Kỳ tới hòn đảo của Na Uy tại Bắc Cực, và đã kêu gọi Oslo tránh các hành động gây phá hoại sự ổn định trong khu vực.
Một phi đội Không quân Hoa Kỳ đã đến thăm căn cứ Na Uy trên đảo Jan Mayen ở bắc Đại Tây Dương vào tháng 11 năm ngoái, để xem xét khu phi trường và kiểm tra xem liệu các vận tải cơ quân sự C-130J Super Hercules của Hoa Kỳ có thể hạ cánh tại đây hay không. Căng thẳng đang gia tăng tại khu vực có nhiều tài nguyên của Bắc cực, khi tình trạng biến đổi khí hậu khiến nơi này trở nên dễ tiếp cận hơn. Nga đã tăng cường hiện diện quân sự tại đây và cân nhắc việc mở tuyến đường hàng hải ở biển bắc. Moscow lâu nay vẫn thường xuyên bày tỏ lo ngại khi Na Uy tăng chi tiêu quốc phòng, phát triển cơ sở hạ tầng quân sự, và cho phép nước ngoài điều động binh sĩ trên lãnh thổ. Lên tiếng về việc phi đội Hoa Kỳ đến đảo Jan Mayen, Bộ Ngoại Giao Nga nói Moscow tin rằng các hoạt động quân sự gần đây của Na Uy đều có mục tiêu sau cùng là nhắm vào Nga, và các hành động kiểu này sẽ gây bất ổn cho khu vực.
Bộ Ngoại Giao Nga nói nước này hy vọng chính phủ Oslo sẽ hành động một cách có trách nhiệm và có tầm nhìn xa hơn khi thiết lập chính sách phương bắc. Vào đầu tháng 2, Nga đã cáo buộc Na Uy giới hạn các hoạt động của nước này tại quần đảo Svalbard, và hiện đang muốn nói chuyện với chính phủ Oslo để giải quyết vấn đề.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nga-nghi-ngo-chuyen-tham-cua-khong-quan-hoa-ky-den-hon-dao-na-uy/

Trải nghiệm của một phóng viên Nhật

tại Bắc Kinh giữa dịch COVID-19

Tetsushi Takahashi | Hương Thảo biên dịch
Chính phủ Trung Quốc đang chiến đấu để ngăn chặn sự bùng phát của dịch virus corona (COVID-19) vốn đã lây nhiễm cho hàng chục ngàn người và giết chết hơn một nghìn người, trong khi đang không ngừng lan rộng trên toàn thế giới. Tetsushi Takahashi, trưởng chi nhánh Nikkei tại Trung Quốc, đang ngụ tại Bắc Kinh và ghi lại những gì ông tận mắt chứng kiến.
Những thị trấn ma vốn thường là bối cảnh cho những câu chuyện kinh dị mà ông đọc được khi lớn lên ở Nhật Bản, giờ chúng đã trở thành hiện thực trên khắp các vùng đô thị Trung Quốc, bao gồm cả thủ đô vốn thường rất nhộn nhịp. Những con đường vắng tanh dưới những tòa nhà chọc trời cao vút của Bắc Kinh. Hầu như không thể nhìn thấy được ai trên tàu điện ngầm và xe buýt. Ngay cả khi các công ty đã trở lại hoạt động vào thứ Hai (10/2) sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, rất ít người bước vào và rời khỏi các tòa nhà trong khu trung tâm thương mại Guomao.
Giới lãnh đạo quốc gia quyết tâm bảo vệ Bắc Kinh, trụ sở chính quyền, khỏi dịch bệnh. Họ đã dừng tất cả các dịch vụ xe buýt đường dài nối thành phố với phần còn lại của đất nước. Tất cả các tour du lịch nhóm, trong và ngoài nước, đều bị hủy bỏ, như thể một bức tường vô hình đã được dựng lên xung quanh thành phố, hạn chế sự di chuyển của người dân với hy vọng sẽ loại bỏ được dịch virus nguy hiểm này.
“Tôi đã yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà trong tuần này”, một quan chức cấp cao của một công ty liên kết với Nhật Bản trong khu vực nói. Chính quyền Bắc Kinh đã khuyến nghị các công ty hướng dẫn nhân viên của họ làm việc tại nhà.
Giao thông trên tàu điện ngầm hôm thứ Hai (10/2) ít hơn hôm Chủ nhật (9/2). “Mọi người đều cảm thấy tình hình hiện tại là tồi tệ hơn so với dịch SARS năm đó”, một phụ nữ ở độ tuổi 60 nhận định về sự bùng phát của hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng vào năm 2003. “Không ai muốn ra ngoài, vì sợ nhiễm virus”.
Theo dữ liệu của chính quyền Trung Quốc, tính đến 9/2, đã có 337 ca nhiễm virus corona và 2 ca tử vong ở Bắc Kinh được cho là do căn bệnh này. Dù tình hình không nghiêm trọng như ở Vũ Hán, nơi có khoảng 17.000 người nhiễm virus và khoảng 700 người chết, nhưng 20 triệu cư dân Bắc Kinh chủ yếu đóng cửa và ở trong nhà.
Đi dạo trên những con đường vắng vẻ, ông Tetsushi Takahashi bị choáng ngợp trước lượng lớn camera giám sát, dường như còn nhiều hơn người qua lại. Thỉnh thoảng, các camera này phát hiện ra điều gì đó và nhấp nháy đèn flash.
Khá bất ngờ khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại thành phố Vũ Hán vào ngày 23/1, nhưng người dân Bắc Kinh vẫn coi đó là một sự kiện ở nơi xa xôi nào đó.
Một số điểm du lịch nổi tiếng như Bảo tàng Cung điện Quốc gia và Vạn Lý Trường Thành đã bị đóng cửa khi đó, nhưng các trung tâm mua sắm vẫn chật kín những đám đông như thường lệ trước thời điểm Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, phóng viên Tetsushi Takahashi cho biết khi ông cố gắng bước vào ga tàu điện ngầm tối hôm đó, ông bị hai nhân viên mặc đồ bảo hộ màu trắng chặn lại. Khi ông hỏi liệu có người nhiễm bệnh trong nhà ga không, họ trả lời rằng họ đang kiểm tra nhiệt độ cơ thể của tất cả hành khách để đảm bảo an toàn.
Vào lúc đó, chính quyền đã cho lắp đặt máy đo nhiệt độ tại các địa điểm đông người quanh Bắc Kinh. Những người từ 37,3 độ C trở lên sẽ không được vào và được hướng dẫn đi viện. Lúc về, ông Tetsushi Takahashi phải đi qua máy quét nhiệt một lần nữa trước khi có thể vào tòa nhà. Ông cho hay, nếu ông bị sốt khi ra ngoài, ông sẽ không được phép vào nhà mà được đưa thẳng đến bệnh viện và cách ly.
Tại sao mức cảnh báo được tăng đột ngột như vậy? Câu trả lời đã sớm trở nên rõ ràng.
Vào đêm 25/1, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng đoạn phim của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của đất nước, tổ chức một cuộc họp. Chủ tịch Tập Cận Bình đã ở đó. Phát thanh viên của CCTV đã đọc một chỉ thị từ ông Tập nói rằng “sự lãnh đạo tập trung và thống nhất” của Ủy ban Trung ương Đảng được củng cố, khi đất nước phải đối mặt với “tình trạng nghiêm trọng” do sự lây lan nhanh chóng của dịch virus corona.
Các chỉ thị của ông Tập cho Ủy ban Thường vụ đánh dấu sự khởi đầu của một “cuộc chiến nhân dân”, huy động tất cả người dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh sinh tử chống lại virus. Một khi mệnh lệnh phát ra, mọi thứ đã diễn ra khá nhanh chóng ở Trung Quốc: dịch vụ xe buýt đường dài nối Bắc Kinh với phần còn lại của đất nước đã bị dừng hoàn toàn; tất cả các tour du lịch nhóm, trong và ngoài nước, đã bị hủy bỏ. Đó là cách để khẳng định toàn quyền kiểm soát lưu lượng người, ngăn chặn sự lây lan của virus corona trên cả nước. Chính quyền cũng đang cố gắng niêm phong Bắc Kinh, trung tâm đầu não của chính quyền, trong một bong bóng bảo vệ.
Hiệu quả đã rõ ràng vào ngày hôm sau (26/1), khi lượng người đi bộ giảm mạnh. Rào chắn mọc lên mọi nơi, cùng với các thông báo: “Phong tỏa để ngăn ngừa lây nhiễm”, khiến mọi người không thể đi qua. Các rào chắn được dựng lên tại các lối vào khu nhà và giữa các quận trong thành phố.
Theo yêu cầu từ chính quyền, siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn mở. Không có dấu hiệu thiếu lương thực, và chính phủ đã nhiều lần hứa sẽ “đảm bảo việc cung cấp rau và thịt”. Nhưng nhiều cửa hàng có hai thông báo được đăng tại lối vào của họ. Một cái ghi: “Hãy đeo khẩu trang khi vào cửa hàng, vì sự an toàn của bạn và của người khác.” Thông báo còn lại là: “Khẩu trang và sản phẩm khử trùng đã hết hàng”. Mọi người không đeo khẩu trang không được phép vào. Nhưng khi khẩu trang đã được bán hết, nó khiến nhiều người nghĩ làm thế nào để những ai không có khẩu trang có thể mua được đồ dùng thiết yếu”.
Sự bùng phát virus có thể là cơ hội cho các dịch vụ giao hàng tận nhà của Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi số lượng đơn đặt hàng lớn, thì có rất ít người giao hàng. Mọi người nói rằng ngay cả những người may mắn nhận được đơn đặt hàng cũng thường để các vật phẩm của họ ở xa nhà để hạn chế nguy cơ nhiễm virus từ một người chuyển phát nhanh.
Một người bạn làm nghề ngoại giao gần đây đã viết thư cho phóng viên Tetsushi Takahashi trên WeChat: “Tôi sẽ trở về nhà nhanh chóng theo lệnh của đất nước tôi. Tôi rất xin lỗi”. Các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ đang bắt đầu rút các nhà ngoại giao ra khỏi Trung Quốc. Ông thấy người nước ngoài rời khỏi khu chung cư của ông hàng ngày, với vali nặng. Cuộc di cư của người nước ngoài tại Bắc Kinh vẫn tiếp tục.
Mỗi ngày, chính quyền thành phố lại cập nhật bản đồ về những nơi phát hiện trường hợp nhiễm virus corona mới. Ngày càng nhiều chấm đỏ thể hiện vị trí mới xuất hiện. Tin đồn cũng đang gia tăng. Thông tin về khu vực này kia bị đóng cửa, bất kể độ chính xác của nó, nhanh chóng lan truyền qua phương tiện truyền thông xã hội. Một số cuộc nói chuyện của những người nhiễm bệnh xuất hiện tại các cơ quan chính phủ trung ương.
Nhà báo Nikkie bình luận, chưa nhìn thấy hy vọng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này lúc nào sẽ kết thúc và nỗi sợ hãi đang siết chặt thành phố. Tình hình như thể tượng trưng cho mối nguy cận kề đối với chính quyền, các chấm đỏ đã bắt đầu xuất hiện cách quận Trung Nam Hải không xa, nơi ông Tập và các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đóng văn phòng.
(Bài viết của Tetsushi Takahashi đăng trên Nikkei Asian Review ngày 13/2, do Hương Thảo dịch và biên tập)
(Nguồn ảnh thumb: Ảnh chụp màn hình Youtube/KCRA news)
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ky-bac-kinh-trai-nghiem-cua-mot-phong-vien-nhat-tai-trung-quoc.html

Người Nhật đầu tiên nhiễm COVID-19 tử vong

Hải Lam
Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato hôm 13/2 xác nhận một cụ bà ở độ tuổi 80 đã qua đời sau khi nhiễm COVID-19, song chưa rõ virus corona có phải là nguyên nhân khiến bà tử vong hay không.
Cụ bà sống ở quận Kanagawa, phía Nam Tokyo, xuất hiện triệu chứng nhiễm COVID-19 vào ngày 22/1. Bà nhập viện vào ngày 1/2 và qua đời hôm 13/2. Bà không có chuyến đi nước ngoài nào gần đây.
Ông Kato cho biết trong cuộc họp báo ngắn tại Tokyo, cụ bà đã được xét nghiệm sau khi nhập viện và kết quả dương tính với COVID-19 được xác nhận sau khi bà qua đời.
“Mối liên hệ giữa virus corona chủng mới và cái chết của trường hợp này vẫn chưa rõ ràng”, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản nhấn mạnh.
Cũng trong hôm 13/2, giới chức Nhật xác nhận thêm 3 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm trong nội địa lên 33. Trong khi đó, đã có 218 người dương tính với COVID-19 trên du thuyền Diamond Princess.
3 ca nhiễm mới được xác nhận gồm một tài xế taxi ở độ tuổi 70 ở Tokyo, một thanh niên 20 tuổi ở Chiba và một bác sĩ ở độ tuổi 50 ở Wakayama. Theo truyền thông địa phương, tài xế taxi là con rể của cụ bà vừa qua đời hôm 13/2. Không ai trong số họ ra nước ngoài gần đây.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-nhat-dau-tien-nhiem-covid-19-tu-vong.html

Virus corona: Theo báo Hàn Quốc,

Bình Nhưỡng hành quyết người vi phạm lệnh cách ly

Đức Tâm
Không nên « nhờn » với « kỷ luật sắt » của chế độ Bình Nhưỡng. Một nhân viên thương mại Bắc Triều Tiên vừa từ Trung Quốc trở về, trong lúc bị cách ly, đã đi tới nhà tắm công cộng. Người này đã bị công an bắt giữ và hành quyết ngay lập tức, theo tờ Daily Mail, trích dẫn thông tin từ báo Hàn Quốc Dong-a Ilbo, ngày 13/02/2020.
Kể từ khi xuất hiện dịch virus corona (Covid-19), Bắc Triều Tiên đã áp dụng chính sách phòng chống triệt để : Những người vừa từ Trung Quốc trở về hoặc có tiếp xúc với người Trung Quốc trong những ngày qua đều bị cách ly. Thời gian cách ly vừa được kéo dài, từ 14 lên thành 30 ngày.
Tất cả các cơ quan chính quyền và người nước ngoài sống và làm việc tại Bắc Triều Tiên phải tuân thủ « vô điều kiện ». Người vi phạm phải hứng chịu hình phạt nghiêm khắc, kể cả tử hình.
Báo chí Hàn Quốc cho biết, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un áp đặt quân pháp (tư pháp quân đội) nhằm tăng cường các biện pháp cách ly.
Nhân viên thương mại nói trên thuộc diện bị cách ly, nhưng đã tự động tới một nhà tắm công cộng mà không được phép. Ngay lập tức, công an bắt giữ và bắn chết người này.
Vẫn theo nguồn tin trên, một nhân viên của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Bắc Triều Tiên cũng đã bị đi đày đến một trang trại, vì đã không khai báo là vừa từ Trung Quốc trở về.
Thông tin liên quan đến những vụ quan chức Bắc Triều Tiên bị chính quyền thanh trừng hoặc hành quyết đều rất khó kiểm chứng.
Để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 tràn từ Trung Quốc sang, Bắc Triều Tiên đã đóng cửa biên giới. Báo chí Nhà nước đưa tin là các nhân viên thuộc Hội Chữ Thập Đỏ Bắc Triều Tiên được triển khai ở nhiều nơi để giám sát và phát hiện triệu chứng dịch bệnh trong dân.
Các quan chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới làm việc tại Bắc Triều Tiên nói rằng họ không được thông báo về các trường hợp lây nhiễm. Còn chính quyền Bình Nhưỡng khẳng định không có ca nào. Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin là dường như tại Bắc Triều Tiên, đã có nhiều người bị lây nhiễm, thậm chí có cả các trường hợp tử vong.
Khi xẩy ra dịch bệnh viêm phổi cấp tính điển hình SARS, 2002-2003, Bắc Triều Tiên đã cho đóng cửa toàn bộ biên giới với Trung Quốc và cũng không thông báo, đưa tin gì về tình hình dịch bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200214-virus-corona-theo-b%C3%A1o-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-h%C3%A0nh-quy%E1%BA%BFt-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi-ph%E1%BA%A1m-l%E1%BB%87nh-c%C3%A1ch-ly

Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi

mà không được chữa trị

Vài tuần sau khi các báo cáo về loại virus mới xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, chính quyền nơi đây đột nhiên thay đổi cách xác định người nhiễm bệnh.
Việc này dẫn đến sự tăng vọt về số lượng – vì hiện giờ các bác sĩ tính cả những bệnh nhân được chẩn đoán trong phòng khám chứ không chỉ những người đã thực hiện xét nghiệm.
Thế nhưng trong những ngày đầu, sự lây lan nhanh chóng của virus ở thành phố Vũ Hán kết hợp với việc thiếu giường bệnh khiến một số người không được chữa trị.
Hai người dân Vũ Hán chia sẻ với BBC về trải nghiệm đau khổ khi gắng sức chăm sóc người thân bị nhiễm bệnh trong thành phố bệnh dịch hoành hành.
‘Ông ơi hãy yên nghỉ’ – Xiao Huang
Huang được ông bà nuôi sau khi bố mẹ qua đời lúc anh còn nhỏ.
Huang không mong muốn gì hơn là chu cấp mọi thứ cho ông bà ở độ tuổi 80 này, để ông bà được nghỉ hưu trong an nhàn hạnh phúc, anh nói.
Nhưng trong vòng chưa đầy hai tuần, ông của Huang đã bị virus corona cướp đi tính mạng, còn bà thì hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Virus corona: Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?
Virus corona: Người đàn ông Anh liên quan đến các ca nhiễm bệnh lên tiếng
Virus corona: Tử vong ở TQ tăng, Việt Nam cách ly xã 10 nghìn dân
Ông bà của Huang bắt đầu có triệu chứng hô hấp vào ngày 20/1. Nhưng mãi đến ngày 26/1 mới được đưa đến bệnh viện vì việc đi lại trở nên khó khăn. Nhất là sau khi cả Vũ Hán bị phong tỏa trong ngày 23/1 và giao thông công cộng tạm ngưng hoạt động.
Họ được chẩn đoán nhiễm virus corona vào ngày 29/1, nhưng ba ngày sau đó mới được nhập viện.
Bệnh viện đông người đến nỗi không còn giường trống. Ông bà của Huang sốt cao và dần khó thở nhưng chỉ được ngồi chờ ở hành lang. Anh van nài nhân viên bệnh viện và cuối cùng tìm được một chiếc ghế dài và một chiếc giường gấp.
“Không có bác sĩ hay y tá nào xuất hiện trong tầm mắt”, Huang viết trong nhật ký của mình, “Bệnh viện vắng bác sĩ như một bãi tha ma”.
Đêm trước khi ông của anh qua đời, Huang đã ở bên cạnh ông bà suốt đêm ngoài hành lang. Huang cố gắng trò chuyện với bà để bà không biết rằng ông đang bị mê sảng, anh nói.
Cuối cùng, cũng có giường trống. Ông của anh được đưa lên giường bệnh ba giờ đồng hồ trước khi ông qua đời. Huang đã ở cạnh ông đến những giây phút cuối cùng.
Anh viết trên Weibo – nền tảng giống Twitter của Trung Quốc: “Ông ơi, xin hãy yên nghỉ. Nơi thiên đường sẽ không còn đớn đau”.
“Nhiều bệnh nhân đã chết mà không được bên cạnh người thân và thậm chí không được nhìn nhau lần cuối.”
Bà của Huang đang chiến đấu giành lại sự sống trong bệnh viện. Anh đang chắt chiu từng giây phút còn có thể ở bên bà.
“Không có thuốc đặc trị. Các bác sĩ bảo tôi đừng ôm hy vọng, giờ chỉ bà có thể cứu lấy chính mình”, anh nói.
“Chúng ta chỉ có thể phó mặc cho số phận.”
Từ ngày 7/2, Xiao Huang bắt đầu cảm thấy không khỏe và hiện đã bị cách ly hai tuần ở một khách sạn.
‘Mẹ tôi bắt đầu ho ra máu’ – Da Chun
Đầu tháng 1, mẹ của Da Chun bắt đầu sốt. Gia đình không cảnh giác vì nghĩ chỉ là cảm lạnh thông thường. Họ không nghe nhiều về căn bệnh bí ẩn đang âm thầm lây lan ở thành phố 11 triệu người này.
Nhưng cơn sốt của bà không thuyên giảm sau một tuần dù đã được tiêm chủng ở phòng khám gần nhà. Ngày 20/1, cùng ngày khi nhà chức trách Trung Quốc thừa nhận virus corona có thể lây truyền giữa người với người, Da Chun đã đưa mẹ đến phòng khám ngoại trú được dành cho những người bị sốt.
Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Sau khi xem hình ảnh chụp quét ngực và kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ nói rằng mẹ anh đã bị nhiễm loại virus mới.
“Đến ngày hôm nay, tôi vẫn không tin đó là sự thật”, Da Chun nói.
Mọi việc trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ cho biết người mẹ 53 tuổi của anh không thể nhập viện vì họ không có bộ dụng cụ xét nghiệm để khẳng định các chuẩn đoán. Dụng cụ xét nghiệm chỉ có ở tám bệnh viện được nêu vào cuối tháng một.
“Bác sĩ được chỉ định tại bệnh viện nói với tôi rằng họ không có quyền cho mẹ tôi nhập viện. Việc phân bổ giường cho các trường hợp được xác nhận thuộc về Ủy ban y tế địa phương”, Da Chun kể. “Vì vậy, các bác sĩ không thể làm [xét nghiệm] virus corona để xác nhận mẹ tôi là [một] trường hợp bị nhiễm bệnh và không thể cấp cho bà một giường bệnh”.
Da Chun nói rằng mẹ anh không phải là trường hợp duy nhất. Trong nhóm trò chuyện với hơn 200 thành viên trên ứng dụng nhắn tin phổ biến WeChat của gia đình bệnh nhân, những câu chuyện tương tự cũng được chia sẻ.
Anh trai của Da Chun sẽ đến các bệnh viện xếp hàng để tìm giường trống. Anh sẽ đi khám với mẹ để bà được tiêm phòng. Nhưng trong những chuyến đó, họ chứng kiến những bệnh nhân tử vong trong phòng chờ trước khi được xét nghiệm hoặc nhập viện.
“Những cái xác được bọc lại và được các nhân viên tiếp tân đưa đi,” anh nói. “Tôi không biết liệu chúng có được tính là tử vong [gây ra bởi virus corona mới này] hay không.”
Tình trạng của mẹ anh ngày càng xấu đi. Bà bắt đầu ho ra máu, và tiểu ra máu.
Ngày 29/1, cuối cùng mẹ anh cũng được cho nhập viện nhưng anh nói rằng, bà không được điều trị và bệnh viện không đủ thiết bị trong những ngày đầu bà nằm viện.
Nhưng Da Chun không từ bỏ hy vọng mẹ anh sẽ sớm bình phục.
Bài viết do Joyce Liu và Grace Tsoi của BBC thực hiện. Gerry Fletcher minh họa.
(Cả Da Chun và Huang đều sử dụng biệt danh trên truyền thông khi trò chuyện với BBC)
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51499265

Virus corona: Trung Quốc ra số liệu mới,

quan ngại cho nhân viên y tế

Giới chức Trung Quốc đưa ra số liệu về nhân viên y tế bị nhiễm virus corona, trong bối cảnh có những quan ngại về thiếu hụt trang thiết bị bảo vệ.
Sáu nhân viên y tế đã tử vong và 1.716 người đã bị nhiễm kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Cái chết một tuần trước của bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh báo các nhà chức trách sớm về virus này, đã tạo làn sóng phẫn nộ và đau buồn trong công chúng.
Hơn 1.300 người hiện đã tử vong vì virus này.
Số liệu mới nhất cho thấy 121 trường hợp tử vong mới ở Trung Quốc, nâng tổng số lên tới 1.380 ca.
Tổng số ca nhiễm đã tăng 5.090 lên 63.851 ca vào ngày 13/02, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu.
Tổ chức Y tế Thế giới vào hôm thứ Ba cho biết không có sự thay đổi lớn trong mô hình tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng của virus, mặc dù có sự gia tăng về số ca ở Hồ Bắc, tâm điểm của dịch bệnh,.
Mike Ryan, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO cho biết việc có số liệu tăng hầu hết là do Hồ Bắc sử dụng định nghĩa rộng hơn để chẩn đoán bệnh từ bệnh nhân.
WHO cho biết cũng không có sự gia tăng đáng kể trong các ca bên ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên, Diamond Princess, một tàu du lịch đã cập cảng tại Nhật Bản, thông báo có 44 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại tàu lên 218.
Tình hình với nhân viên y tế thế nào?
Tăng Ích Tân (Zeng Yixin), Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết có 1.102 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát và 400 người khác ở các khu vực khác của tỉnh Hồ Bắc.
Ông cho biết số lượng nhiễm trong nhân viên y tế đang gia tăng.
“Nhiệm vụ của nhân viên y tế ở tuyến đầu là thực sự rất nặng nề, hoàn cảnh làm việc và nghỉ ngơi của họ là hạn chế, áp lực tâm lý rất lớn và nguy cơ nhiễm bệnh rất cao”, ông Tăng nói.
Chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong nỗ lực cung cấp đồ bảo vệ như mặt nạ y tế, kính bảo hộ và bộ đồ bảo hộ tại các bệnh viện trong khu vực.
Một bác sĩ nói với hãng tin AFP rằng ông và 16 đồng nghiệp đang cho thấy các triệu chứng có thể là nhiễm virus.
Một nhân viên y tế khác cho biết bà và hơn 100 nhân viên khác tại bệnh viện đã bị cách ly. Hơn 30 người đã được xác nhận đã bị nhiễm tại đay trong số 500 nhân viên mà bà nói với CNN.
Vào ngày 7/2, cảnh ngộ của nhân viên y tế được quan tâm hơn sau cái chết của Lý Văn Lượng, một bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, người từng cố đưa ra cảnh báo đầu tiên về virus vào ngày 30/12.
Ông đã cảnh báo cho các đồng nghiệp nhưng cảnh sát bảo anh ông ngừng “đưa ra những bình luận sai trái”.
Làn sóng giận dữ và đau buồn tràn ngập Weibo, trang mạng xã hội Trung Quốc khi có tin về cái chết của bác sĩ Lý được công bố.
Du lịch Hà Nội vắng khách vì bão virus corona
Virus corona có lây qua tay nắm cửa không?
Virus corona: Kỷ luật hai viên chức ở Hồ Bắc
Điều gì đang xảy ra trên tàu Diamond Princess?
Tàu đang được kiểm dịch tại thành phố Yokohama, miền nam Nhật Bản. Chưa phải tất cả 3.700 người trên tàu đã được xét nghiệm.
Những người bị nhiễm virus được đưa đến bệnh viện trên đất liền để được điều trị, trong khi những người trên tàu phần lớn được cách ly trong cabin trên tàu.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Nhật Bản cho biết họ sẽ cho phép những người từ 80 tuổi trở lên đã thử nghiệm âm tính với virus corona có thể rời tàu.
Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato cho biết họ có thể được phép ra khỏi tàu sớm nhất là vào thứ Sáu nhưng sẽ phải ở trong nhà ở do chính phủ cung cấp, Japan Times đưa tin.
Trong khi đó, một tàu du lịch khác – MS Westerdam, chở hơn 2.000 người – đã cập cảng Campuchia sau khi bị các cảng ở Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam, Philippines và Thái Lan từ chối neo đậu mặc dù không có bệnh nhân nhiễm bệnh trên tàu.
Việc Campuchia quyết định chào đón con tàu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khen ngợi.
“Đó là một ví dụ của tình đoàn kết quốc tế mà chúng ta vẫn kêu gọi,” Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus, nói.
WHO cũng nói còn “quá sớm” để dự đoán cái kết của đại dịch này.
Các diễn biến khác:
Triển lãm điện thoại di động lớn nhất thế giới, Mobile World Congress (MWC), đã bị hủy bỏ do lo ngại dịch corona, các nhà tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, cho hay. Quyết định này được đưa ra sau khi một số công ty công nghệ lớn rút khỏi triển lãm.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cho hay đã chuẩn bị cho nguy cơ lây lan virus corona ở nước này. Đã có 14 trường hợp được xác định nhiễm virus corona ở Mỹ.
Khoảng 300 nhân viên ngân hàng lớn nhất Singapore, DBS, đã được sơ tán, sau khi một nhân viên bị phát hiện nhiễm virus corona. Tất cả 300 người này đều làm việc ở cùng một tầng và đã được cho về nhà.
Giải đua xe công thức 1 Chinese Grand Prix, dự kiến diễn ra ở Thượng Hải hôm 19/4, đã bị hoãn. Cơ quan quản lý giải đua xe, FIA, việc này là nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, người tham gia và khán giả.
Trong nỗ lực mới nhất để ngăn dịch bùng phát, Trung Quốc cho hay sẽ ngưng cho học sinh đi học. Một số tỉnh đã đóng cửa các trường học cho tới cuối tháng Hai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51504692

Virus corona:

Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?

Hai phóng viên – những nhà báo công dân muốn đưa “sự thật” về những gì đang diễn ra ở Vũ Hán, tâm chấn của dịch corona ở Trung Quốc.
Bây giờ, cả hai đã mất tích.
Cả hai đã đăng tải video, hình ảnh và những câu chuyện kịch tính bên trong thành phố hoàn toàn bị cách ly khỏi thế giới.
Phương Bân (Fang Bin) và Trần Thu Thực (Chen Qiushi) đều mang quyết tâm chia sẻ những gì họ chứng kiến về cuộc khủng hoảng, những câu chuyện thực chất từ Vũ Hán – thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc đến với mọi người.
Kết quả, video của cả hai đã thu hút được hàng ngàn lượt xem. Nhưng hiện tại, các kênh tin tức của họ bỗng trở nên im ắng, những người theo dõi lo sợ rằng cả hai sẽ biến mất vĩnh viễn.
Phương Bân là ai?
Phương Bân là doanh nhân người Vũ Hán, ông bắt đầu đăng tải những video về sự bùng phát của dịch corona để “tường thuật tình hình thực tế ở đây”. Ông hứa hẹn sẽ “làm hết sức” để thông tin cho người dân.
Ông đã đăng video đầu tiên vào ngày 2/1 trên YouTube – một kênh bị cấm ở Trung Quốc nhưng có thể truy cập thông qua VPN.
Những video đầu tiên ông – chủ yếu là cảnh ông lái xe quanh thành phố và cho người xem thấy tình hình ở những nơi khác nhau – đã thu hút hơn 1.000 lượt xem.
Sau đó vào ngày 1/2, Phương Bân đã quay một video khiến người xem phải bật dậy và để tâm. Đoạn clip cho thấy tám xác chết chất chồng trên một chiếc xe buýt nhỏ bên ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán, đã có gần 200.000 lượt xem.
Virus corona: Tử vong ở TQ tăng, Việt Nam cách ly xã 10 nghìn dân
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Virus corona: Người đàn ông Anh liên quan đến các ca nhiễm bệnh lên tiếng
Ông Phương cáo buộc rằng cảnh sát đã xông vào nhà ông vào ngay tối hôm đó thẩm vấn về các video ông đăng tải. Ông bị bắt đi, bị cảnh cáo và sau đó được thả ra.
Nhưng vào ngày 9/2, ông đã đăng một đoạn video dài 13 giây với dòng chữ “tất cả hãy nổi dậy – chính phủ hãy trao quyền lực lại cho người dân”.
Và sau đó, tài khoản trở nên im ắng.
Trần Thu Thực là ai?
Ông Trần là một cựu luật sư nhân quyền, sau đó trở thành nhà báo chuyên về video. Ông khá nổi tiếng trong giới hoạt động khi xây dựng danh tiếng của mình thông qua việc đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hong Kong vào tháng Tám năm ngoái.
Ông Trần cáo buộc việc đưa tin tức trên khiến ông bị quấy rối và cuối cùng bị chính quyền Trung Quốc bịt miệng sau khi trở về đại lục. Các tài khoản mạng xã hội ở Trung Quốc của ông, theo báo cáo có hơn 700.000 người theo dõi, đã bị xóa.
Nhưng ông Trần không thể giữ im lặng mãi được
Vào tháng Mười, ông đã tạo một tài khoản YouTube mới hiện có khoảng 400.000 người đăng ký. Ông cũng có hơn 265.000 người theo dõi trên tài khoản Twitter.
Cuối tháng Một, ông Trần quyết định tới Vũ Hán để tường thuật thực trạng tồi tệ ở đây.
“Tôi sẽ sử dụng máy ảnh để ghi lại những gì đang thực sự xảy ra. Tôi hứa sẽ không che giấu sự thật”, ông nói trong video YouTube đầu tiên của mình.
Ông đến thăm các bệnh viện khác nhau ở Vũ Hán, ghi nhận điều kiện y tế và trò chuyện với bệnh nhân.
Ông Trần biết rằng điều này đang đặt ông vào tình thế nguy hiểm. Nói với phóng viên của BBC – John Sudworth hồi đầu tháng này, ông Trần cho biết không chắc mình sẽ có thể tiếp tục trong bao lâu.
“Việc kiểm duyệt rất gắt gao và tài khoản của mọi người sẽ bị vô hiệu hóa nếu họ chia sẻ nội dung của tôi”, ông nói.
Virus corona: Chính phủ Trung Quốc có lỗi hay không?
Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa
Sau đó, ngày 7/2, một video đăng trên tài khoản Twitter của ông Trần – hiện do một người bạn ông quản lý – ghi lại hình ảnh mẹ ông nói ông đã mất tích một ngày trước đó.
Từ Hiểu Đông – một người bạn của ông đã cáo buộc trong video đăng trên YouTube rằng ông đã bị cách ly cưỡng chế.
Chính quyền nói gì?
Chính quyền Trung Quốc vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Không có tuyên bố chính thức cho biết Phương Bân và Trần Thu Thực đang ở đâu và khi nào được thả ra nếu bị cách ly.
Patrick Poon, một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết vẫn chưa rõ liệu Phương Bân và Trần Thu Thực “đã bị cảnh sát bắt đi hay bị cách ly cưỡng chế”.
Ông nói thêm “ít nhất” chính quyền nên đảm bảo các thành viên trong gia đình được liên lạc.
“Chính quyền Trung Quốc nên thông báo cho gia đình họ và cho họ được làm việc với luật sư của mình. Nếu không, một quan ngại pháp lý có thể xảy ra là nguy cơ họ bị tra tấn hoặc đối xử thậm tệ”, ông Poon nói với BBC.
Lý do gì khiến họ biến mất?
Bắc Kinh nổi tiếng với việc kiểm soát việc lên tiếng của những nhà hoạt động. Minh chứng là sự kiểm soát thông tin dịch bệnh.
Theo một nhà nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), không gì ngạc nhiên khi các nhà chức trách đang “xem việc dẹp im những lời chỉ trích quan trọng ngang ngửa, nếu không muốn nói là hơn, so với việc kiềm hãm sự lây lan của virus”.
Bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị cảnh cáo không được lan truyền “những bình luận sai lệch” sau ông phát đi lời cảnh báo về virus này hồi đầu tháng 12. Cuối cùng ông Lý đã nhiễm chính virus này và tử vong.
Cái chết của bác sĩ Lý đã làm bùng lên làn sóng giận dữ chưa từng thấy và dấy lên một cuộc nổi dậy trên mạng khiến chính quyền choáng váng. Chính phủ Trung Quốc đã “chữa cháy” bằng cách kiểm duyệt gắt gao mọi bình luận và chỉ trích về cái chết của bác sĩ Lý.
“Chính phủ độc tài Trung Quốc có lịch sử đàn áp và giam giữ những công dân nói sự thật hoặc chỉ trích chính quyền trong các tình huống nguy cấp cộng đồng. Ví dụ như dịch Sars năm 2003, trận động đất Wenchuan năm 2008, vụ tai nạn tàu hỏa Ôn Châu năm 2011 và vụ nổ hóa chất ở Thiên Tân năm 2015 , ” Yaqiu Wang của HRW nói với BBC.
Tuy nhiên, bà nói rằng Trung Quốc cần “học hỏi kinh nghiệm và hiểu rằng tự do thông tin, minh bạch và tôn trọng quyền con người sẽ giúp chứ không cản trở việc kiểm soát dịch bệnh”.
“Các nhà chức trách đang tự làm hại mình bằng [các cáo buộc] về sự biến mất của ông Trần và ông Phương,” bà nói thêm.
Trên trang tin tức Weibo của Trung Quốc, chỉ còn một số ít bình luận đề cập đến hai người Trần và Phương- trước sau gì những bình luận cũng bị kiểm duyệt – vấn đề còn lại là thời gian.
“[Họ] đang viết lại những gì đã diễn ra”, một bình luận. “Rồi dần dần sẽ như [chưa từng có] ai đó tên là Trần Thu Thực.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51499262

Covid-19 đe dọa tham vọng

“Vành đai và Con đường” của TQ

Covid-19 không chỉ là “cú giáng mạnh” với nền kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến dự án “Vành đai và Con đường” đầy hoài bão của nước này.
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona hay còn gọi là Covid-19 (nCoV) khiến Trung Quốc phải đóng cửa nhiều nhà máy, trường học và văn phòng chính phủ. Đây có thể cú giáng tồi tệ nhất đối với nền kinh tế của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sáng kiến “Vành đai và Con đường” – dự án hoài bão nhất mà Trung Quốc theo đuổi từ trước đến nay.
“Nạn nhân” mới nhất của Covid-19
Theo giới phân tích, kế hoạch phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này của Trung Quốc có thể là “nạn nhân” mới nhất của Covid-19. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào thời điểm cuối năm 2019, nhiều quốc gia đã áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với công dânTrung Quốc, trong đó có cả những người tham gia các dự án lớn đang được thực hiện theo sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Hàng loạt công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm hệ thống cầu qua sông Padma (trị giá hơn 1,1 tỉ USD) ở Bangladesh và dự án Vành đai Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC – trị giá 62 tỉ USD), đang bị đình trệ do thiếu nhân công Trung Quốc. Chưa hết, do phải huy động các nguồn lực lớn chống lại dịch bệnh, Trung Quốc buộc phải cắt giảm nguồn tài trợ cho sáng kiến đầy tham vọng đi qua Trung Á đến Châu Âu, Nga và Trung Đông.
Tờ Economic Times cho biết, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD mỗi năm trong suốt thập kỷ này cho Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Ước tính, dự án có thể tiêu tốn 8.000 tỷ USD đến năm 2030. Một số tuyến đường cao tốc và cảng hàng hải quốc tế đã được hoàn thành. Hiện nay, Trung Quốc đang mở rộng hệ thống đường sắt cả trong và ngoài nước, qua các biên giới. Nếu như vào năm 2003, việc sử dụng dịch vụ hàng không là cách thức duy nhất để đi từ Vũ Hán đến vùng duyên hải Myanmar thì nay tàu cao tốc và các tuyến đường cao tốc đã tạo ra những liên kết mới.
Thành phố Vũ Hán – tâm chấn của dịch bệnh, nằm ở điểm giao thoa quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Đây được coi là trung tâm vận tải và thương mại chủ chốt. Trong bối cảnh tình hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại vào năm 2019 thì kinh tế tại Vũ Hán vẫn tăng 7,8%. Mỗi ngày làm việc, có gần 1 triệu người sử dụng dịch vụ tàu hỏa để đi lại trong và ngoài thành phố. Vũ Hán là nơi đặt các nhà máy sản xuất của nhiều tập đoàn công nghệ như như Microsoft, Apple và các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới.
Vào năm 2019, 27 triệu hành khách đã bay qua sân bay quốc tế của Vũ Hán, nhiều người trong số này là các thương gia. Theo kế hoạch, nơi đây sẽ được đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện xúc tiến giao thương và vận tải giữa Trung Quốc và Châu Âu trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách hồi sinh “Con đường Tơ lụa” huyền thoại.
Thế nhưng, chỉ chưa đầy 2 tháng, Covid-19 đã biến Vũ Hán trở thành “thành phố ma” – một cái tên đầy ám ảnh mà ai cũng lo sợ khi nhắc đến. Theo Nikkie Asia Review, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các chuyến tàu chở hàng quốc tế chạy giữa Vũ Hán và thành phố Duisburg của Đức mà còn tác động tiêu cực đến việc phát triển cơ sở hạ tầng nơi đây. “Nếu như lúc trước Vũ Hán từng được coi như một trung tâm vận chuyển chiến lược thì nay nó lại hoạt động như một yếu tố tiêu cực, phản chiến lược”, tờ báo này cho biết.
Theo Nikkie Asia Review, ngoài Vũ Hán, cũng cần phải đánh giá tác động của Covid-19 đối với siêu đô thị Trùng Khánh, nằm phía tây nam Trung Quốc, được coi “điểm đến cuối cùng của các chuyến tàu chở hàng quốc tế”. Khu vực này cũng đóng vai trò quan trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Tuyến đường lây lan dịch bệnh?
Điều đáng lo ngại hơn cả là việc Trung Quốc mở rộng lợi ích và cơ sở hạ tầng tại khu vực Châu Phi cận Sahara, đặc biệt là Eritrea, Ethiopia, Djibouti, Kenya, Zambia, Tanzania, Zimbabwe và Angola. Trong bài viết đăng trên tờ Foreign Policy, Lauria Garrett – thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho rằng, Covid-19 sẽ trở thành hiểm họa lớn khi lan tới khu vực khu vực Châu Phi cận Sahara bởi hệ thống y tế và năng lực chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia nói trên không được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với đại dịch. Hơn nữa, phần lớn dân số nơi đây rất dễ bị tổn thương do phải chịu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài và nhiễm trùng mãn tính với các vi khuẩn khác như lao, sốt rét, HIV.
Cùng chung nhận định này, ông Yi Guan, chuyên gia chuyên nghiên cứu về virus thuộc Đại học Hong Kong cho biết: “Tôi đã chứng kiến tất cả, dịch cúm gia cầm, SARS, cúm A và nhiều dịch bệnh khác. Nhưng dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra khiến tôi cảm thấy bất lực. Trước kia hầu hết các dịch bệnh đều có thể kiểm soát được nhưng lần này thì rất khó. Thật khó để nhìn vào các tuyến đường mới được xây dựng dưới sự trợ giúp của Trung Quốc qua Siberia hay dãy Himalaya và xa hơn là châu Phi mà không lo ngại nguy cơ dịch bệnh lan rộng tới từng ngõ ngách của thế giới”.
Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, việc thực hiện sáng kiến “Vành đai và Con đường” nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn. Nadege Rolland – thành viên cao cấp tại Cơ quan nghiên cứu châu Á (National Bureau of Asian Research) có trụ sở tại Mỹ nhận định: “Chắc chắn sẽ có sự gián đoạn do việc hạn chế nhập cảnh đối với công nhân vì hầu hết các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” có sự tham gia của lao động Trung Quốc. Theo bà Rolland, Covid-19 lan rộng có thể khơi dậy tâm lý “tẩy chay” người Trung Quốc tại những quốc gia đang tiến hành các dự án do Bắc Kinh tài trợ. “Nó có thể tạo ra những định kiến đối với lao động Trung Quốc”.
Trái với quan điểm này, W. Gyude Moore, thuộc Trung tâm phát triển toàn cầu tại Washington cho biết, dù có sự gián đoạn tạm thời nhưng sẽ không có bất cứ vấn đề nào lâu dài đối với sáng kiến “Vành đai và Con đường” bởi nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước ở châu Phi đang rất cần sự đầu tư của Trung Quốc. “Sẽ là một cú sốc nếu Covid-19 làm thay đổi chính sách của châu Phi đối với Trung Quốc, Sau tất cả, Trung Quốc vẫn là đối tác mà họ lựa chọn”, ông Gyude Moore nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32970-covid-19-de-doa-tham-vong-vanh-dai-va-con-duong-cua-tq.html

TQ đẩy mạnh kế hoạch

phát triển vệ tinh theo dõi, giám sát biển

Trung Quốc hiện là một trong những nước có hệ thống vệ tinh đa dạng, hiện đại và có tầm quan sát tốt. Ngoài việc phục vụ các mục đích dân sự, hệ thống vệ tinh của Trung Quốc còn được sử dụng trong các hoạt động trinh sát, kiểm soát và theo dõi phi pháp ở Biển Đông.
Trung Quốc chú trọng các hệ thống theo dõi, giám sát biển
Giám sát biển được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển vệ tinh của Bắc Kinh, được ưu tiên ở cấp quốc gia và là một trong 8 lĩnh vực quan trọng đã được xác định trong Kế hoạch Phát triển Công nghệ Cao của Nhà nước mang số hiệu 863. Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) và một cơ quan nhà nước (SOA) có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và quản lý các vệ tinh giám sát biển đầu tiên của Trung Quốc. Thời gian vừa qua, quân đội Trung Quốc đã phóng khá nhiều vệ tinh trinh sát biển với khả năng hỗ trợ tác chiến cho tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa phòng không, như các vệ tinh quang – điện tử (EO) cung cấp hình ảnh số; vệ tinh mang rađa mặt mở tổng hợp (SAR) để quan sát ban đêm, cung cấp hình ảnh trong mọi điều kiện thời tiết; vệ tinh tình báo điện tử (ELINT) để xác định vị trí và nhận dạng các tàu bằng phát xạ điện từ.
Bắt đầu từ tháng 5/2002, Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát biển đầu tiên Hải Dương-1A (HY-1A) lên quỹ đạo. Vệ tinh này theo dõi nhiệt độ và màu sắc nước biển, đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ quân sự. Đến tháng 4/2006, Bắc Kinh phóng vệ tinh Dao cảm để đẩy nhanh quá trình kiểm soát, theo dõi ở Biển Đông. Tháng 4/2007, Trung Quốc tiếp tục phóng vệ tinh Hải Dương-1B để giám sát các vùng biển, kể cả các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc. Cùng năm, Bắc Kinh triển khai 3 vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu-1, tuy việc cung cấp dịch vụ ở phạm vi từ 70-140 kinh độ đông và từ 5-55 vĩ độ bắc còn hạn chế nhưng khu vực dẫn đường chính xác tới 20m. Năm 2012, quân đội Trung Quốc đã phóng 11 vệ tinh cảm biến từ xa (remote sensing) mới, 3 vệ tinh thông tin liên lạc và 1 vệ tinh chuyển tiếp để liên lạc với các trạm mặt đất. Trung Quốc cũng đã phóng các hệ thống vệ tinh cảnh giới đại dương hải quân (NOSS) phiên bản thứ ba vào tháng 9/2013. Trong năm 2016, Bắc Kinh phóng vệ tinh “Gaofen3” được trang bị hệ thống radar, có khả năng chụp hình ảnh từ vũ trụ với độ phân giải lên tới 1 mét và hoạt động được trong mọi thời thiết để “giám sát môi trường biển, đảo, đá, tàu và các giếng dầu”. Đến năm 2019, Viện Viễn Thám Tam Á đã phóng thêm 3 vệ tinh quang học. Các vệ tinh này được trang bị cảm biến quang học từ xa giúp nhận dạng tàu và camera giám sát mặt biển. Các camera chỉ tập trung vào tàu cỡ lớn và trung bình. Dự kiến, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ lắp đặt hai vệ tinh siêu phổ nhằm đánh giá các mục tiêu trên biển. Đến năm 2021, Trung Quốc sẽ phóng tiếp hai vệ tinh radar giúp việc giám sát hình hình trên biển được tiến hành trong mọi điều kiện thời tiết với chất lượng hình ảnh cao. Khi hoàn thành, hệ thống vệ tinh này sẽ có khả năng giám sát Biển Đông ngày và đêm, phân tích mọi vật thể trên vùng biển này một cách chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của các con tàu. Chương trình triển khai vệ tinh trên sẽ hỗ trợ về mặt khoa học cho sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của Trung Quốc, cũng như hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp trên vùng Biển Đông.
Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch sẽ phóng thêm 10 vệ tinh quang học và 15 vệ tinh Hải Dương để tăng cường giám sát Biển Đông. Đáng chú ý, những vệ tinh trên còn có khả năng phân tích mọi vật thể trên vùng biển này một cách chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của các con tàu.
Trung Quốc có số vệ tinh lớn trên quỹ đạo
Sau vụ phóng Dong Fang Hong I – vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1970, Bắc Kinh đã phóng tổng cộng 232 vệ tinh vào không gian. Theo Tập đoàn Khoa học Hàng không vũ trụ và Công nghệ Trung Quốc thông báo, Trung Quốc hiện đang vận hành hơn 150 vệ tinh trên không gian. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua được rào cản này bằng cách tự phát triển các vệ tinh thương mại riêng, phục vụ cho các quốc gia khác. Do đó, với tốc độ đều đặn đưa tàu vũ trụ có người lái lên trạm không gian Thiên Cung và phóng vệ tinh với tần suất nhanh nhất trên thế giới, Trung Quốc có thể tự hào ở vị trí một cường quốc vũ trụ. Số liệu thống kê hiện nay cho thấy từ 3% – 6% số vệ tinh thương mại đang hoạt động trong quỹ đạo được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc, trong năm 2020, con số này sẽ tăng lên 15%. Theo Tân Hoa Xã, trong bối cảnh, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chương trình thám hiểm không gian, Trung Quốc sẽ có khoảng 200 vệ tinh vào năm 2020. Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ thực hiện 30 vụ phóng/năm, chiếm 30% tổng số vụ phóng trên thế giới.
Được biết, Trung Quốc hiện đang là một trong những nước sở hữu hệ thộng định vị vệ tinh tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Hệ thống Bắc Đẩu là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập. Tên gọi này có thể đề cập một hoặc cả hai thế hế hệ thống định vị của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên, chính thức được gọi là “Hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu”, hay được gọi là “Bắc Đẩu 1”, bao gồm 3 vệ tinh và có giới hạn bao trả và các ứng dụng. Nó đã được cung cấp dịch vụ chuyển hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và từ các vùng lân cận từ năm 2000. Thế hệ thứ hai của hệ thống, được gọi là Compass hay Bắc Đẩu 2, sẽ là một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm 35 vệ tinh, vẫn còn đang được tạo dựng. Nó đã hoạt động với phạm vi toàn Trung Quốc trong tháng 12 năm 2011. Theo kế hoạch hệ thống sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2012 và các hệ thống toàn cầu sẽ được hoàn thành vào năm 2020, sau khi sở hữu 35 vệ tinh. Các nhà thiết kế chính của hệ thống định vị Bắc Đẩu là Tôn Gia Đống. Bắc Đẩu tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và hệ thống GLONASS của Nga. Nó cho phép người sử dụng định vị chính xác trong phạm vi 10 m, đo tốc độ từ 200 cm/giây trở lên và cung cấp thông tin về thời gian với sai số chỉ là 2 phần trăm triệu giây. Một báo cáo do giới chức Trung Quốc công bố cho thấy dịch vụ của Bắc Đẩu đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giao thông, đánh bắt hải sản trên biển, dự báo thời tiết, giám sát các công trình thủy điện, giảm nhẹ thiên tai. Nhóm thiết kế Bắc Đẩu dự đoán nó sẽ tạo ra một thị trường dịch vụ định vị có trị giá tới 63 tỷ USD trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2020.
Tác động an ninh khu vực
Việc Trung Quốc tăng cường sử dụng các hệ thống vệ tinh theo dõi, giám sát biển có tác động lớn đối với hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc triển khai hệ thống vệ tinh giám sát ngày đêm ở Biển Đông chính là nhằm gia tăng sự kiểm soát trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” phi pháp trong khu vực. Hoạt động này dẫn đến việc Trung Quốc sẽ theo dõi, nắm được hoạt động hàng hải, hàng không hợp pháp của các nước liên quan, gây ra mối đe dọa sâu sắc đối với các hoạt động tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Ngoài ra, một hệ thống định vị toàn cầu độc lập cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng kiểm soát, theo dõi tất cả các mục tiêu từ trên không, nâng cao năng lực phối hợp tác chiến, giành ưu thế trong mọi tình huống…
Ngoài ra, các hệ thống vệ tinh sẽ cho phép quân đội Trung Quốc theo dõi, trinh sát, thông tin liên lạc và chuyển tiếp số liệu cho các hoạt động theo dõi và phát hiện mục tiêu trên biển. Thu thập thành công hình ảnh trung thực và độ phân giải cao, xác định mục tiêu và định vị của vệ tinh sẽ tạo thuận lợi cho quân đội Trung Quốc ngăn chặn tàu thuyền các nước bằng các loại tên lửa đạn đạo có điều khiển chính xác và tên lửa hạt nhân tầm thấp. Theo Phó Đô đốc David Dorsett, Phó Tư lệnh phụ trách Các Hoạt động của Hải quân Mỹ: “Cách đây 10 năm, Trung Quốc chưa có rađa phát hiện mục tiêu ngoài chân trời và chưa có IRS (tình báo, giám sát và do thám). Các vệ tinh là đường kết nối quan trọng trong cơ cấu ISR mà quân đội Trung Quốc rất cần để phát hiện, theo dõi và tiến công các tàu nổi nước ngoài trong khu vực biển tranh chấp. Hiện nay Trung Quốc vận hành khá nhiều vệ tinh, từ đó có thể cung cấp các số liệu quan trọng về mục tiêu trong khu vực Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/32988-tq-day-manh-ke-hoach-phat-trien-ve-tinh-theo-doi-giam-sat-bien.html

Chính quyền Trung Quốc đối mặt

với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ đại dịch SARS

Joe McDonald | Hương Thảo biên dịch
Chính quyền Trung Quốc sẽ sớm phải đưa ra một quyết định chính trị đầy thách thức: Thừa nhận một đợt bùng phát dịch bệnh đang vượt ngoài tầm kiểm soát và hủy bỏ sự kiện chính trị lớn nhất trong năm, hoặc đưa 3.000 nhà lập pháp đến Bắc Kinh vào tháng tới và đứng trước nguy cơ kích động sự phẫn nộ của công chúng đối với công tác xử lý dịch bệnh của chính phủ, theo AP.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) đã phải đối mặt với những chỉ trích về tình trạng kiểm duyệt nặng nề, được minh chứng trong thời gian dịch virus corona (COVID-19) mới đây bùng phát và các biện pháp kiểm soát xã hội khác dưới thời ông Tập Cận Bình, người lên nắm quyền vào năm 2012 và đã tích lũy được quyền lực chính trị nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào khác kể từ thời Mao Trạch Đông.
Giờ đây, căn bệnh mới mang tên COVID-19 đã trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất của đảng kể từ đợt bùng phát một dịch bệnh bí ẩn gần nhất tương tự tại Trung Quốc vào năm 2002-2003. SARS, hay hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, đã giết chết gần 800 người và dẫn đến các chỉ trích rằng Bắc Kinh khi đó đã gây nguy hiểm cho công chúng bằng cách che giấu căn bệnh này để tránh làm gián đoạn quá trình chuyển giao lãnh đạo của đảng.
Không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập phải đối mặt với bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào đối với vị trí của mình, nhưng sự phẫn nộ của công chúng có thể khiến các đối thủ trong đảng cầm quyền đẩy lùi sự cai trị chuyên quyền của ông.
“Về lâu dài, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ gây tổn hại đến ông ta”, ông Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi ở London, nhận định.
Nhưng hiện tại, ngay cả những nhân vật trong đảng, những người có thể khá vui mừng khi thấy Tập suy yếu cũng cảm thấy bắt buộc phải sát cánh cùng ông ta, Tsang nói. “Họ sẽ không mạo hiểm cho phép một cuộc khủng hoảng như thế này phá hủy uy tín của bản thân chính quyền”, ông nhận định.
Nổi bật nhưng không thực quyền, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, dự kiến khai mạc ngày 5/3, sẽ phê chuẩn các kế hoạch phúc lợi xã hội và kinh tế của đảng cầm quyền. Thủ tướng và các bộ trưởng sẽ tổ chức các cuộc họp báo duy nhất trong năm, trong khi các đại biểu “trà trộn” vào các cuộc họp nhóm và nói chuyện với các phóng viên nước ngoài.
Các nhà lãnh đạo đảng lo lắng các đại biểu “có thể trút giận và bày tỏ sự thất vọng”, ông Willy Lam, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Trung văn Hương Cảng ở Hồng Kông, nói.
Có khả năng sẽ có “sự kiểm duyệt nặng nề” để đảm bảo các đại biểu đang bất bình không thể nói chuyện với các phóng viên nếu cuộc họp bị hoãn lại lần đầu tiên kể từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa cực đoan vào giai đoạn 1966-1976.
Đảng có thể hoãn tổ chức cuộc họp sang tháng 5 hoặc muộn hơn với hy vọng dịch bệnh có thể chấm dứt và sự kiện này có thể được tổ chức mà “không mang đến một hình ảnh cho rằng họ không quan tâm đến việc nó ảnh hưởng đến người dân như thế nào”, ông Tsang nói.
Nếu vẫn tiếp tục tổ chức vào tháng Ba, thì động thái này sẽ mâu thuẫn với các biện pháp phòng dịch chặt chẽ của Bắc Kinh. Họ đã cách ly các thành phố với tổng số 60 triệu dân và không khuyến khích đi lại và tụ tập đông người trên toàn quốc, có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và gây ra thiệt hại kinh tế khổng lồ.
Chính quyền đã sử dụng quyền kiểm soát độc quyền của mình đối với các phương tiện truyền thông cùng các biện pháp kiểm duyệt rộng khắp của mình để dập tắt những làn sóng chỉ trích trực tuyến, trên nền tảng tin nhắn phổ biến WeChat và thông qua các mạng xã hội khác. Nhưng nó cũng phải đối mặt với sự bất mãn, kể cả trong hàng ngũ của mình, đối với sự cai trị độc đoán và chuyên quyền của Tập Cận Bình đối với Biển Đông và các vấn đề nước ngoài khác vốn đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Trong một bài tiểu luận có tiêu đề “những người tức giận không còn phải sợ hãi nữa”, Hứa Chương Nhuận – một giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh (một trong những trường đại học hàng đầu Trung Quốc) đã chỉ trích “sự cai trị thông qua ‘chủ nghĩa toàn trị dữ liệu lớn’ và tình hình khủng bố trên WeChat”.
“Nền chính trị này rất hủ bại và chính quyền này cạn kiệt về mặt đạo đức”, giáo sư Nhuận đã viết trong bài tiểu luận đăng trên China Digital Times, một trang web có trụ sở ở California (Mỹ).
Năm ngoái, giáo sư Hứa đã bị đình chỉ công việc và bị trường đại học chỗ ông làm điều tra vì hành vi chỉ trích quyết định của đảng năm 2018 là xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước khỏi hiến pháp Trung Quốc, cho phép ông Tập nắm quyền vô thời hạn.
Chính quyền cũng đã phải đối mặt với sự giận dữ của người dân sau cái chết của Lý Văn Lượng, một bác sĩ ở Vũ Hán, người đã bị khiển trách vào tháng 12 vì đã cảnh báo về dịch bệnh này. Chính quyền địa phương đã bị chỉ trích do ngăn cản các bác sĩ đề cập đến sự bùng phát dịch bệnh để tránh làm lu mờ sự kiện chính trị lớn của tỉnh Hồ Bắc, một cuộc họp lập pháp nhằm chuẩn bị cho cuộc họp lớn của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.
Những bình luận trên tài khoản microblog của bác sỹ Lý chỉ trích chính quyền Vũ Hán coi trọng chính trị hơn sự an toàn của người dân.
Giới lãnh đạo đã cố gắng chuyển hướng sự tức giận của công chúng bằng cách cho phép các phương tiện truyền thông nhà nước và phương tiện truyền thông xã hội chỉ trích các quan chức Vũ Hán địa phương.
Chính quyền đã đối mặt với sự chỉ trích tương tự dịch SARS năm 2003. Khi các trường hợp đầu tiên được báo cáo vào tháng 11/2002, chính quyền cho biết căn bệnh này đã được kiểm soát. Dịch đã không được tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho đến sau khi cựu chủ tịch Giang Trạch Dân trao quyền lực cho Hồ Cẩm Đào vào tháng 3/2003 trong một quá trình chuyển đổi kéo dài một thập kỷ.
Tập đã tích lũy được quyền lực rộng lớn sau khi được bổ nhiệm làm Tổng bí thư vào năm 2012, trở thành lãnh đạo trọn đời. Ông đã đảm nhận vị trí chủ tịch quân ủy trung ương và đẩy các đối thủ khác ra bên lề bao gồm nhân vật số 2 của đảng, Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tập đã bổ nhiệm mình vào vị trí lãnh đạo các cơ quan của đảng phụ trách giám sát cải cách kinh tế và các vấn đề quan trọng khác.
Đó là một sự phá lệ so với hai thế hệ lãnh đạo trước đó, dựa trên sự đồng thuận giữa các thành viên của đảng cầm quyền, bên trong vòng tròn quyền lực nhất – Ủy ban Thường vụ.
Điều này đã cho phép ông Tập đẩy mạnh các kế hoạch đầy tham vọng, bao gồm ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ trị giá nhiều tỷ đô la, để mở rộng thương mại bằng cách xây dựng cảng, đường sắt và cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại khác trên khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Nhưng nó cũng làm cho Tập khó tránh khỏi sự chỉ trích của dư luận. Tuần này, ông đã phá vỡ sự im lặng công khai kéo dài về dịch bệnh trên truyền hình bằng cách đến thăm một khu phố ở Bắc Kinh đã có khoảng 340 trường hợp nhiễm virus.
Tập đã bị gán trách nhiệm cá nhân cho hàng loạt vấn đề nhức nhối, từ cuộc chiến thuế quan của Bắc Kinh với Washington và quan hệ gai góc với Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình, cho tới các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông và việc giam giữ hàng loạt người dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương ở phía tây bắc.
Tập dường như đã cố gắng tránh xa sự bùng phát dịch virus mới bằng cách chỉ định thủ tướng Lý Khắc Cường phụ trách cơ quan chống dịch vào ngày 26/1. Ngày hôm sau, ông Lý đã bay đến Vũ Hán, gặp gỡ các bác sĩ và y tá sau đó đến thăm một siêu thị. “Đây có vẻ là một nỗ lực để đổ lỗi cho Lý Khắc Cường nếu những tiến triển trong quá trình chống dịch không đạt được hiệu quả”, ông Lam nói.
(Bài viết của Joe McDonald đăng trên AP News ngày 12/2, do Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập)
(Nguồn ảnh thumb: Jakub Hałun/Wikimedia Commons)
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-doi-mat-voi-cuoc-khung-hoang-lon-nhat-ke-tu-dai-dich-sars.html

Hơn 1.700 nhân viên y tế Trung Quốc

nhiễm COVID-19, 6 người đã tử vong

Hải Lam
Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Tăng Ích Tân (Zeng Yixin) hôm nay (14/2) cho biết tính tới ngày 11/2  đã có 1.716 nhân viên y tế nhiễm COVID-19 và 6 người trong số đó đã tử vong.
“Hiện tại, nhiệm vụ của nhân viên y tế ở phía trước thực sự vô cùng nặng nề; hoàn cảnh làm việc và nghỉ ngơi của họ bị hạn chế, áp lực tâm lý là rất lớn và nguy cơ lây nhiễm ở mức cao”, ông Tăng cho biết trong buổi họp báo hôm nay.
Ông Tăng nói thêm, số nhân viên y tế nhiễm COVID-19 đang gia tăng. Hơn 87% y bác sĩ bị lây nhiễm thuộc tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm chấn của dịch bệnh.
Các quan chức và nhân viên tại các bệnh viện ở Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng về việc thiếu đồ bảo hộ, bao gồm cả khẩu trang vì dịch bệnh đã lan rộng ra cả nước.
Thông tin về số nhân viên y tế nhiễm và tử vong vì COVID-19 được đưa ra 1 tuần sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng – một trong những nhân viên y tế đầu tiên cảnh báo công chúng về các ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) trong nhóm chat trực tuyến ngày 30/12/2019. Tuy nhiên, cảnh sát Vũ Hán sau đó đã triệu tập và yêu cầu anh ký biên bản nói rằng mình tung tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp. Theo xác nhận từ bệnh viện Trung ương Vũ Hán, anh qua đời vào sáng 7/2 vì chính loại virus corona chủng mới do lây từ một bệnh nhân trong quá trình làm việc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-1-700-nhan-vien-y-te-trung-quoc-nhiem-covid-19-6-nguoi-da-tu-vong.html

Nhiều cửa hàng hoa ở Trung Quốc

thất thu vào ngày Valentine vì dịch COVID-19

Hải Lam
Zhong Wenping, chủ cửa hàng hoa ở thị trấn Kinh Sơn (Jingshan), tỉnh Hồ Bắc cho biết mọi năm cô thường tất bật vào dịp Valentine. Nhưng năm nay cửa hàng của cô lại khá yên tĩnh.
Cũng giống như nhiều nơi khác thuộc tỉnh Hồ Bắc, đường xá ở Kinh Sơn vắng tanh.
“Đây đáng lẽ là ngày bận rộn nhất trong năm đối với tôi vì kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc và mọi người phải quay lại làm việc”, cô Zhong nói.
“Đáng ra tôi đã phải bắt đầu chuẩn bị hoa hồng cách đây một tuần, nhưng mọi người không thể rời khỏi nhà kể từ cuối tháng trước – chứ đừng nói đến ngày lễ”, cô chia sẻ thêm. “Ngoài ra, làm thế nào để có thể khử trùng hoa đây?”.
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã khiến nhiều cặp đôi phải hủy kế hoạch Valentine. Các chuyến đi xa phải hoãn lại. Nhiều bộ phim bom tấn cũng không được ra rạp như dự kiến.
Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đang vật lộn vì ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhưng những người trong ngành kinh doanh hoa đã gặp khó khăn lớn vào thời điểm đáng lẽ là bận rộn nhất trong năm của họ.
Pang Jun sở hữu một doanh nghiệp hoa ở thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, nơi có chợ hoa lớn nhất châu Á. Anh thường bán 1 triệu bông hồng vào ngày Valentine. Năm nay, anh chỉ bán được khoảng 40.000 bông. Nhưng không chỉ có vậy, mức giá trung bình giảm 75%, nên anh chỉ nhận được 0,5 nhân dân tệ cho một bông hồng thay vì 2 nhân dân tệ.
Pang cho biết, khoảng 80% các cửa hàng hoa và chợ hoa ở Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa vì sự bùng phát của dịch virus corona. Không giống như rau, hoa không phải là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vì vậy ngành kinh doanh hoa dễ bị tổn thương hơn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-cua-hang-hoa-o-trung-quoc-that-thu-vao-ngay-valentine-vi-dich-covid-19.html

Quan chức thành phố Hoằng Thạch

tỉnh HồBắc thoái chức khi được lệnh

tăng cường kiểm soát dịch COVID-19

Quý Khải
Đối mặt với những thách thức từ sự bùng phát dịch virus corona, một số quan chức chính quyền Trung Quốc tại thành phố Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Bắc, đã nộp đơn từ chức khi họ được lệnh tăng cường kiểm soát dịch bệnh trong khu vực quản lý tương ứng của mình, theo The Epoch Times.
Chủng virus corona mới, hiện có tên chính thức là COVID-19, bắt nguồn từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Thành phố Hoàng Thạch chỉ cách Vũ Hán khoảng 100 km. Đây cũng là thành phố bị ảnh hưởng rất nặng bởi dịch bệnh.
Theo Hubei News, Cheng Binman, một cán bộ của Ủy ban nhân dân Xinzha, đã tuyên bố từ chức vào ngày 2/2 thông qua một cuộc điện thoại cho Bí thư Đảng ủy Chen Yali, mà không rõ lý do. Bí thư Chen đã cố gắng thuyết phục ông ở lại, nhưng không được.
Chen Qianyao, một cán bộ của Ủy ban nhân dân Fupenshan, đã rời vị trí vào ngày 24/1 mà không thông báo cho người giám sát của mình trong 10 ngày. Ủy ban đã đưa ra một thông báo công khai để quở trách Chen. Cán bộ này đã trở lại làm việc vào ngày 3/2, nhưng đã nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày hôm sau mặc dù đã được cấp trên thuyết phục ở lại.
Ngày 6/2, Văn phòng Ủy ban đã chính thức ra lệnh cho cả Cheng Binman và Chen Qianyao từ chức.
Lu Jinnian, phó giám đốc Sở tư pháp quận Xialu tại thành phố Hoàng Thạch, cũng rời nhiệm vụ của mình vào ngày 3/2, sau khi bày tỏ sự bất mãn với việc bố trí bắt ông phụ trách việc kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng địa phương. Sau khi xảy ra tranh chấp với các thành viên khác trong đội giám sát, ông Lu đã rời vị trí của mình là đảng ủy viên và Phó Giám đốc Văn phòng Tư pháp huyện. Trường hợp của ông đang chờ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quận tiếp tục điều tra.
Người dùng Internet Trung Quốc dậy sóng
Cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận về những trường hợp này. Họ nói rằng các quan chức chính quyền rất ích kỷ và có xu hướng tự bảo vệ mình khi đối mặt với nguy hiểm, đặt lợi ích của họ trên tất cả mọi thứ, kể cả sự an nguy của người dân. Nó trái ngược với những gì đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tuyên truyền trong chiến dịch của mình.
Một cư dân mạng đã viết: “Tại sao họ không bị trục xuất? Chẳng phải một yêu cầu từ chức chính xác là những gì họ muốn hay sao?”
Một người dùng mạng đã viết: “đảng viên đệ đơn xin từ chức và kết quả là một yêu cầu từ chức, sao lại kỳ lạ vậy!”
Một người dùng mạng khác chỉ ra, nhìn chung các quan chức hưởng lợi từ mức lương cao và lạm quyền, nhưng giữa lúc nguy hiểm, điều đầu tiên họ nghĩ đến là từ chức. “Chiến đấu với dịch bệnh cũng giống như chiến đấu trên chiến trường. Đào ngũ trong trận chiến là loại tội ác nào vậy?”
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-thanh-pho-hoang-thach-tinh-ho-bac-thoai-chuc-khi-duoc-lenh-tang-cuong-kiem-soat-dich-covid-19.html

Nhân viên y tế Trung Quốc bị bắt giam và phạt tiền

một cách phi lý vì tiết lộ tình hình dịch COVID-19

Hải Lam
5 nhân viên y tế ở tỉnh Vân Nam đã bị xử phạt một cách phi lý vì tiết lộ tình hình dịch COVID-19 trên WeChat, mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Vào ngày 6/2, Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin 3 nhân y tế có họ là Wen, Xie và Guan làm việc tại bệnh viện Quận Wenshan ở tỉnh Vân Nam đã quay video các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Trong khi đó, Liu và Yu ở bệnh viện Tỉnh Wenshan đã chia sẻ những video đó trên WeChat.
Wen, Yu, Liu và Xie bị giam giữ hành chính 10 ngày và bị phạt tiền 500 nhân dân tệ (hơn 70 USD), còn Guan bị phạt 500 nhân dân tệ.
Việc chính quyền Trung Quốc nỗ lực kiểm duyệt thông tin đã gây ra phản ứng dữ dội trên Internet. Sự bất bình của công chúng dâng cao sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng – một trong những nhân viên y tế đầu tiên cảnh báo công chúng về các ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) trong nhóm chat trực tuyến ngày 30/12/2019. Tuy nhiên, cảnh sát Vũ Hán sau đó đã triệu tập và yêu cầu anh ký biên bản nói rằng mình tung tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp. Theo xác nhận từ bệnh viện Trung ương Vũ Hán, anh qua đời vào sáng 7/2 vì chính loại virus corona chủng mới do lây từ một bệnh nhân trong quá trình làm việc.
Cộng đồng mạng nhìn nhận hình phạt mới nhất đối với nhân viên y tế Vân Nam là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc vẫn quan tâm đến bộ mặt của họ hơn là quyền tự do ngôn luận và sự thật.
Một người bình luận: “Lý Văn Lượng vừa qua đời, và chính quyền lại đang bức hại các nhân viên y tế, những người đã nói ra sự thật!”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-y-te-trung-quoc-bi-bat-giam-va-phat-tien-mot-cach-phi-ly-vi-tiet-lo-tinh-hinh-dich-covid-19.html

Virus corona và vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc

Trong khi thế giới thương tiếc cái chết mới đây của một bác sĩ trẻ Trung Quốc, người bị cảnh sát bắt giữ vì đã báo động về virus corona, tin tức về một bác sĩ khác, người đã phát hiện dịch bệnh Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) cách đây 17 năm, bị quản thúc tại gia ở Bắc Kinh đang gây sốc trên toàn thế giới.
Kể từ tháng 4 năm ngoái, nhà cầm quyền đã hạn chế việc đi lại của ông Jiang Yanyong-bác sĩ phẫu thuật quân y 88 tuổi, người đã đưa ra ánh sáng việc chính phủ Trung Quốc che giấu dịch bệnh SARS vào năm 2003-cũng như cô lập ông đối với thế giới bên ngoài. Chính phủ Trung Quốc làm việc này sau khi ông Jiang viết thơ cho giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc yêu cầu đánh giá lại phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn năm 1989, theo một người bạn thân của ông cho biết với điều kiện ẩn danh.
Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, 34 tuổi, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, qua đời vào ngày 7/2 sau khi bị lây nhiễm trong trận chiến chống lại dịch bệnh virus corona bùng phát. Cái chết của ông khiến người dân Trung Quốc phẫn nộ và đau buồn vì ông bị cảnh sát bắt giam vào đầu tháng 1 sau khi ông thông báo với các cựu sinh viên y khoa trên truyền thông xã hội về việc có 7 bệnh nhân được chẩn đoán có những triệu chứng như bệnh SARS bị cách ly trong bệnh viện của ông.
Virus bí mật này sau đó đã trở thành dịch bệnh virus corona giết chết ít nhất 1.110 người và lây nhiễm cho hàng chục ngàn người trên thế giới, hầu hết tại Trung Quốc.
Số phận bi thảm của hai bác sĩ gióng lên tiếng chuông cảnh báo, cách nhau 17 năm, là sự nhắc nhở đau lòng rằng, dù có những tiến bộ kinh tế vượt bậc của Trung Quốc, người dân Trung Quốc vẫn bị tước đoạt những quyền căn bản, các nhà phân tích nói. Và khi họ bị trừng phạt vì phơi bày sự thật mà các giới chức muốn che giấu, thì việc này có thể có những hậu quả tai hại không chỉ tại Trung Quốc, nhưng còn ở tầm mức thế giới nữa, các nhà phân tích nhận định.
Ông Kenneth Chan, một nhà khoa học chính trị tại Trường đại học Báp-tít ở Hong Kong nói rằng tại Trung Quốc và những cựu chế độ cộng sản, nơi nhân quyền thường xuyên bị đàn áp vì nạn kiểm duyệt hay tự kiểm duyệt, “người dân được tưởng thưởng vì nói dối và che giấu, nhưng bị trừng phạt vì nói thật.”
Ông Johnny Lau, một nhà quan sát kỳ cựu đồng thời là một nhà báo trước đây của tờ Wen Wei Po được Bắc Kinh ủng hộ, có trụ sở tại Hong Kong, nói việc nhà cầm quyền trả thù hai bác sĩ lên tiếng báo động vì nói lên sự thật trong khoảng thời gian 17 năm cho thấy Trung Quốc tiếp tục sử dụng “lối cai trị phong kiến, quân chủ.”
“Các chế độ chuyên chế lo ngại rằng tự do ngôn luận sẽ phá hoại quyền cai trị của họ,” ông nói. “Đây không phải là chuyện 17 năm, nhưng là 3.000 năm. Ý thức hệ chuyên chế vẫn tồn tại.”
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông đã chứng tỏ là người chống lại những giá trị hiện đại, cấp tiến, ông Lau nói. Một tài liệu nội bộ của Đảng Cộng sản được viết vào năm 2013 có tên là Tài liệu Số 9 chỉ thị cho các cán bộ ngăn chặn 9 ảnh hưởng nguy hại đối với xã hội. Những ảnh hưởng này bao gồm khái niệm về các quyền và tự do của phương Tây, “những giá trị phổ quát” về nhân quyền, những quyền dân sự và tham gia vào những hoạt động dân sự. Đảng Cộng sản cảnh báo cán bộ là họ sẽ bị trừng phạt vì đưa ra những quan điểm khác với giới lãnh đạo.
Bà Doriane Lau, một nhà nghiên cứu tại tổ chức Ân xá Quốc tế, nói: “Cộng đồng quốc tế nên thấy rằng hạn chế thông tin và tước đoạt quyền ‘tự do ngôn luận’ của người dân, có thể gây ra những nguy hại trầm trọng không chỉ đối với một quốc gia mà còn đối với cộng đồng toàn cầu nữa.”
Ông Johnny Lau cho rằng khó chế ngự được quyền lực mềm của Trung Quốc trong lâu dài và rằng “quyền lực này có thể thoái hóa hơn nữa.”
“Ngay cả nếu Trung Quốc tiếp tục là một cường quốc kinh tế, về mặt chính trị, nước này chỉ là một chú lùn. Trung Quốc sẽ không là một cường quốc có trách nhiệm,” ông nói thêm.
Ông Lau nói những cọ sát chính trị tại Trung Quốc sẽ gia tăng khi người dân bình thường kêu gọi tăng cường tự do căn bản giữa những khủng hoảng y tế mới đây, trong khi nhà cầm quyền tiếp tục cai trị với ý thức hệ chính thức, tù túng.
Hiện vẫn còn phải chờ xem liệu người dân Trung Quốc nâng cao nhận thức về quyền của họ như thế nào để trở thành một lực lượng đủ mạnh để khiến có thay đổi chính trị, ông nói.
Nhà khoa học chính trị Chan nói việc ông Tập đáp ứng công khai với cuộc khủng hoảng virus corona như là “tuyên chiến với virus” và tập họp đoàn kết quốc gia chung quanh sự lãnh đạo của ông, là một phần của nỗ lực của ông để quảng bá sùng bái cá nhân.
“Đây là sự đáp ứng kiểu mẫu theo lối cộng sản trong trường hợp khủng hoảng. Trung Quốc hiện nay có mạnh hơn cựu Liên bang Xô Viết không?” ông hỏi. “Không đâu. Khủng hoảng sẽ lại tấn công.”
(BTV Verna Yu)
https://www.voatiengviet.com/a/virus-corona-v%C3%A0-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-/5288094.html

Khủng hoảng virus corona có thách thức

sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh?

Trọng Thành
Virus corona làm rung chuyển Trung Quốc. Cuối tháng 1/2020, chỉ sau vài ngày công bố dịch, Bắc Kinh phải ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, rồi tỉnh Hồ Bắc hơn 50 triệu dân, để ngăn chặn, nhưng dịch tiếp tục lan rộng. Số người nhiễm, người chết tăng vọt hàng ngày. Giữa tháng 2/2020, Bắc Kinh vẫn lúng túng trước làn sóng bất bình trong nước. Nhiều người dùng hình ảnh con virus nhỏ đe dọa chế độ độc tài cộng sản.
Khủng hoảng virus corona có thực sự thách thức sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh? Khủng hoảng dịch bệnh do virus corona Covid-19 làm lộ rõ những khuyết tật trầm trọng của hệ thống chính trị Trung Quốc, đặc biệt là tình trạng thông tin về thực trạng dịch bệnh bị bưng bít khiến ngành y tế trở nên thụ động, bộ máy chính quyền quan liêu hóa cao độ, một mặt răm rắp thực thi chỉ thị từ trung ương, mắt khác bịt tai, nhắm mắt trước các đòi hỏi của xã hội dân sự tại chỗ. Ba tuần lễ sau khi dịch lan ra khắp Trung Quốc, lo sợ trước virus mới, hàng loạt địa phương, trong đó có nhiều thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thượng Hải cũng bị ”phong tỏa một phần”, để phòng dịch.
Đọc thêm:Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?
Hiện chưa rõ virus corona tác hại đến đâu đối với xã hội Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều người dự đoán tổn thất kinh tế nặng nề sẽ làm mất tính chính danh của chế độ độc tài toàn trị, vốn được xây dựng dựa trên những hứa hẹn sẽ mang lại sự thịnh vượng cho dân chúng. Lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình sẽ mất đi ”mệnh Trời”. Trung Quốc đang đứng trước một cuộc thay đổi lớn. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đưa ra góc nhìn khác, với dự đoán. Đó là chế độ toàn trị Trung Quốc sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này, và gia tăng được khả năng kiểm soát đối với toàn xã hội.
Cuộc họp chưa từng có của Bộ Chính Trị
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo mạng Pháp Challenge.fr (ngày 11/02/2020), nhà sử học François Godement, chuyên gia về Trung Quốc và vùng Đông Á, thừa nhận trước hết là, đối diện với cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có, thoạt tiên lãnh đạo tối cao Trung Quốc tỏ ra thận trọng. Ngày 25/01, ”trong cuộc họp của Ban thường vụ Bộ Chính Trị (cơ quan lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản), một video lần đầu tiên cho thấy 7 thành viên đều lên tiếng. Dường như, với hình ảnh này, ông Tập Cận Bình muốn đột ngột chứng tỏ với công chúng cơ chế lãnh đạo tập thể của hệ thống quyền lực Trung Quốc. Đây là một điều hiếm có và có thể là sự thừa nhận cho một tình thế mong manh nhất định” từ phía người nắm quyền tối cao.
Tạp chí về các điều tra kinh tế nổi tiếng Tài Tân (Caixin) tung ra hàng loạt bài viết mô tả tình trạng thê thảm tại các bệnh viện tại Vũ Hán, nhiều báo khác cũng đồng loạt lên tiếng phê phán dữ dội. Kiểm duyệt báo chí được nới lỏng một phần trong khoảng thời gian từ ngày 23/01 đến 03/02. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, lãnh đạo tối cao Trung Quốc khẳng định ”phải gia tăng kiểm soát các phương tiện truyền thông và internet”, phê phán trên báo chí cũng trở nên ít mạnh mẽ hơn nhiều so với trước. Mục tiêu của ban lãnh đạo Bắc Kinh là ”không để khủng hoảng y tế trở thành một khủng hoảng chính trị”, mà để làm được điều này, kiểm soát truyền thông là khâu quyết định.
Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đầu tiên lên tiếng cảnh báo về hiểm họa virus với bạn bè, đồng nghiệp, có thể nói trên các mạng xã hội tại Trung Quốc dấy lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng có. Trong đêm thứ Năm qua ngày thứ Sáu 07/02, hơn một tỉ rưỡi lượt người vào xem các thông tin về cái chết của người bác sĩ, được coi là ”anh hùng” dân tộc.
Nắm lại truyền thông
Ngày 10/02, lần đầu tiên truyền hình đưa hình ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp xúc với dân chúng tại một khu phố cổ ở Bắc Kinh, với khẩu trang phòng dịch. Cùng với sự xuất hiện trở lại của Tập chủ tịch, nhiều quan chức lãnh đạo ngành y tế và lãnh đạo đảng tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán bị cách chức. Lãnh đạo tối cao Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn. Chính quyền Bắc Kinh tổ chức điều tra về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Ông Tập Cận Bình dường như đang lấy lại thế thượng phong.
Làn sóng bất bình dâng cao tại Trung Quốc về tình trạng bệnh viện tại Vũ Hán quá tải, phương tiện xét nghiệm không đủ, khiến nhiều bệnh nhân không được công nhận nhiễm virus, buộc phải ở nhà, nhiều người qua đời mà không được coi là nạn nhân của virus Covid-19, nguy cơ lây lan ra cộng đồng khôn lường. Ngày 13/02/2020, chính quyền Trung Quốc quyết định thay đổi cách tính, khiến số người được coi là nhiễm Covid-19 tăng vọt lên 15.000 chỉ trong một ngày (tăng gấp 10 so với hôm trước).
Đọc thêm: Virus corona: Cách tính mới phản bác sự lạc quan của Tập Cận Bình
Thực hư về số lượng người bị nhiễm và chết vì virus corona mới tại Vũ Hán là bao nhiêu? Rất nhiều người nghi ngờ con số thống kê của chính quyền Trung Quốc, vì không có các nguồn độc lập để kiểm chứng. Tuy  nhiên, cho dù sự thay đổi gây bất lợi trước mắt cho hình ảnh của chính quyền, ngay cả việc thay đổi cách tính, dẫn đến số lượng nạn nhân tăng vọt, cũng rất có thể sẽ được Bắc Kinh sử dụng như một biện pháp tuyên truyền, nhằm phê phán năng lực điều hành, quản lý phòng chống dịch của chính quyền địa phương, hợp thức hóa việc cách chức một số lãnh đạo địa phương, được sử dụng làm dê tế thần, để xoa dịu dư luận.
Covid-19 có giống Tchernobyl ?
Về ảnh hưởng của dịch virus corona mới đến sự tồn vong của chế độ toàn trị Trung Quốc, nhật báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý của nhà báo Sylvie Kauffman, so sánh cuộc khủng hoảng do virus Covid-19 tại Trung Quốc hiện nay, với thảm họa hạt nhân Tchernobyl, được coi là đã dẫn đến sự sụp đổ của nước Liên Xô cộng sản. Bài viết mang tựa đề ”Pour l’instant, la gestion du coronavirus par la Chine relève plus d’Orwell que de la glasnost” (tạm dịch là Trong hiện tại, cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona gần với tiểu thuyết giả tưởng của Orwell về chế độ toàn trị, hơn là giai đoạn Glasnost/minh bạch hóa thời Gorbachev).
Nhà báo Le Monde trước hết ghi nhận rất nhiều điểm tương đồng giữa dịch Covid-19 hiện nay với thảm họa hạt nhân Tchernonyl năm 1986. Cùng sự che giấu thông tin từ phía chính quyền, cùng một lối tuyên truyền bất chấp sự thật, cũng mối hoài nghi trong một bộ phận người dân. Số phận bi tráng của bác sĩ Lý Văn Lượng – người lên tiếng cảnh báo, bị chính quyền trừng phạt, và chỉ được phục hồi ít ngày trước khi chết, và đúng vào lúc dịch bệnh đã trở nên một vấn đề quốc tế – được so sánh với cái chết thảm thương của 12 nhân viên cứu hỏa, được điều đến nhà máy Tchernobyl, mà không hề được trang bị phương tiện bảo hộ… Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng và sự bất minh của chính quyền trong việc đối phó với dịch bệnh có thể dấy lên một làn sóng phẫn nộ ghê gớm tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng các phản ứng dây chuyền có thể thách thức đến tận gốc rễ uy thế của chế độ cộng sản toàn trị, tương tự như thảm họa Tchernobyl năm xưa.
Nhiều năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, cựu tổng thống Mikhail Gorbatchev nhận xét, ”nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ của Liên Xô 5 năm sau đó, có phần do thảm họa Tchernobyl nhiều hơn là do chính sách cải tổ Perestroika”.
”Minh bạch dưới sự quản lý của Đảng”
Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Le Monde nhấn mạnh đến sự khác biệt cao độ về chiến lược quyền lực của hai nhà lãnh đạo Gorbatchev và Tập Cận Bình. Theo nhiều nhà quan sát, chiến lược của lãnh đạo tối cao Trung Quốc, ngược hẳn với Gorbatchev, luôn luôn tìm cách thâu tóm quyền lực đến mức tối đa, dập tắt mọi tiếng nói phản kháng, khi nào tình hình cho phép. ”Cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay thậm chí còn mang lại cho ông ta một cơ hội”, để trắc nghiệm các phương tiện và gia tăng khả năng kiểm soát xã hội, đặc biệt với các biện pháp như cô lập, phong tỏa hoàn toàn một bộ phận dân cư lớn.
Bộ máy chính quyền, thông qua các công nghệ tân tiến thời kỹ thuật số, đang dần dần được áp dụng tại Trung Quốc, rất có khả năng sẽ ngày càng đặt xã hội Trung Quốc dưới sự kiểm soát toàn diện hơn, sau cuộc khủng hoảng dịch Covid-19. Chính quyền sẽ chứng minh với đông đảo dân chúng là họ rất minh bạch, tuy nhiên, đây là ‘‘sự minh bạch được quyết định từ bên trên”, ”sự minh bạch do Đảng quản lý”. Kịch bản này càng có nhiều khả năng trở thành hiện thực bởi, ngược hẳn với Liên Xô cách nay ba thập niên, Trung Quốc hiện nay là một cường quốc đang lên.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200214-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-virus-corona-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-t%E1%BB%93n-vong-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh

Thủ tướng Campuchia không sợ COVID-19,

chào đón du thuyền MS Westerdam từng bị 5 nơi từ chối

Hải Lam
Sau khi trải qua hai tuần trên biển và bị 5 nơi từ chối vì lo ngại COVID-19, các hành khách trên tàu MS Westerdam cuối cùng đã được lên bờ ở Campuchia vào ngày 14/2 với sự chào đón của Thủ tướng Hun Sen.
Tàu MS Westerdam của hãng Holland America Line chở 1.455 hành khách và 802 thủy thủ đoàn, đã cập cảng tại Sihanoukville, Campuchia, vào sáng 13/2.
Các nhân viên y tế Campuchia đã lên tàu và lấy mẫu xét nghiệm của bất kỳ hành khách nào có dấu hiệu nhiễm cúm hay sức khỏe không tốt. Bộ Y tế Campuchia sau đó xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy không ai trên tàu dương tính với COVID-19.
Holland America Line, hãng điều hành du thuyền cho biết chính quyền Campuchia đã cho phép hành khách lên bờ để tới sân bay vào sáng nay. Ngoài ra, các chuyến bay đã được chuẩn bị đưa hành khách về nhà.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tới cảng Sihanoukvillera tiếp đón, bắt tay và tặng hoa cho hành khách trên MS Westerdam khi họ xuống tàu để chuẩn bị lên xe buýt ra sân bay về nước.
Lou Poandel, một du khách đến từ New Jersey, nói với Reuters sau khi gặp ông Hun Sen: “Vợ chồng tôi đã tặng ngài ấy một chút socola để thể hiện sự cảm kích của mình”.
MS Westerdam trước đó phải trải qua hai tuần lênh đênh trên biển sau khi bị Nhật Bản, đảo Guam, Philippines, đảo Đài Loan và Thái Lan từ chối cập cảng, mặc dù du thuyền đã khẳng định không có ai trên tàu nhiễm virus corona.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-campuchia-khong-so-covid-19-chao-don-du-thuyen-ms-westerdam-tung-bi-5-noi-tu-choi.html

Sau khi hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ,

Philippines nhắm đến vũ khí Nga

Sau khi Philippines hủy Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, Nga được cho là có động thái nhằm hỗ trợ huấn luyện quân sự và trang bị vũ khí cho binh sĩ ở quốc gia Đông Nam Á này.
Hôm 11.2, Ngoại trưởng Philippines Teddy Boy Locsin Jr buộc phải ký và gửi thông báo về việc hủy VFA cho Washington theo lệnh của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trước đó vào ngày 23.1, ông Duterte cảnh báo Mỹ có một tháng để khôi phục thị thực cho thượng nghị sĩ Philippines Bato dela Rosa, nếu không ông sẽ hủy bỏ VFA. Thỏa thuận được ký vào năm 1998, cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo.
Đến ngày 12.2, Bí thư thứ 2 thuộc Đại sứ quán Nga tại Manila Denis Karanin cho hay hai nước đang thảo luận về một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự. Ông Karanin nhấn mạnh thỏa thuận sẽ cung cấp “cơ sở pháp lý” và khuôn khổ” cho mối quan hệ hợp tác, tạo điều kiện có các dự án kỹ thuật quân sự diễn ra dễ dàng hơn, theo tờ South China Morning Post(SCMP).
Thỏa thuận như thế sẽ bao gồm việc xây dựng một nhà máy mà công ty chế tạo vũ khí Nga Kalashnikov từ lâu đã muốn xây dựng ở Philippines. “Vấn đề này đã được thảo luận khá lâu. Không may nó mất một thời gian dài nhưng chúng tôi lạc quan về điều đó”, ông Karanin nhấn mạnh. Nhà ngoại giao Nga cho biết thêm cuộc tập trận chung đầu tiên giữa hai nước đã diễn ra khi 2 hai tàu chiến Philippines thăm thành phố Vladivostok hồi tháng 7.2019.
Kể từ khi Manila thiết lập quan hệ ngoại giao với Moscow hồi năm 1976, Tổng thống Duterte là vị lãnh đạo Philippines đầu tiên nâng tầm quan hệ này. SCMP dẫn lời nhà phân tích an ninh Chester Cabalza tại Học viện phát triển Philippines cho rằng động thái của Tổng thống Duterte nhằm thắt chặt chính sách ngoại giao độc lập trước khi ông mãn nhiệm ký vào năm 2021, bằng “cách đa dạng hóa các quan hệ đối tác chiến lược giữa Philippines với các đồng minh phi truyền thống”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32966-sau-khi-huy-thoa-thuan-quan-su-voi-my-philippines-nham-den-vu-khi-nga.html

Nội bộ Philippines lại bất đồng trong việc

lựa chọn mối quan hệ đồng minh cũ với Mỹ

và quan hệ gần gũi mới với TQ

Ngày 6/2, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cảnh báo việc Manila chấm dứt hợp tác quân sự với Mỹ mà Tổng thống Rodrigo Duterte đe dọa trước đó, sẽ làm xói mòn an ninh quốc gia, khiến Philippines suy yếu ở Biển Đông vì việc này sẽ thúc đẩy Trung Quốc có thêm các hành động gây hấn ở vùng biển tranh chấp này. Đây không phải lần đầu tiên trong nội bộ chính quyền Philippines xảy ra mâu thuẫn về vấn đề này.
Tổng thống nói một đằng!
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 23/2 đe dọa sẽ hủy Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) nếu phía Mỹ không cấp visa cho Thượng nghị sĩ Philippines Ronald dela Rosa trong vòng một tháng, một đồng minh chính trị của ông Duterte trong bầu cử và chiến dịch chống ma túy. “Nếu các ông không xử lý sự việc, tôi sẽ hủy bỏ VFA. Tôi cho Chính phủ Mỹ thời hạn một tháng, bắt đầu từ bây giờ”, Tổng thống Philippines Duterte nói. Ông Dela Rosa là cảnh sát trưởng quốc gia đầu tiên của Chính phủ ông Duterte trong hơn hai năm. Ông Dela Rosa là người đứng đầu thực hiện chiến dịch truy quét ma túy đầy tranh cãi do ông Duterte phát động năm 2016. Theo thống kê, hàng nghìn người đã bị bắn chết không qua xét xử trong chiến dịch này, khiến Mỹ và nhiều chính phủ phương Tây chỉ trích.
Ngoại trưởng nói một nẻo!
Phát biểu điều trần trước Thượng viện, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cho rằng “Mặc dù Philippines có đặc quyền chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) bất kỳ lúc nào, việc duy trì được xem là có lợi hơn cho Philippines so với việc kết thúc thỏa thuận”. Ông cũng nhấn mạnh đây là thời điểm “quân đội và các lực lượng chấp pháp Philippines cần tăng cường năng lực chống lại các nguy cơ đối với an ninh quốc gia”. Ngoại trưởng Locsin nêu ra các lợi ích của thỏa thuận VFA giữa Mỹ và Philippines. Thỏa thuận này chính thức có hiệu lực vào năm 1999, cho phép quân đội Mỹ tham gia các hoạt động huấn luyện cùng quân đội Philippines. Theo Ngoại trưởng Philippines, việc chấm dứt VFA có thể ảnh hưởng tới hơn 300 lượt huấn luyện quân sự chung và các hoạt động khác của quân đội Mỹ trong năm nay và tạo ra những tác động tiêu cực lên quan hệ kinh tế song phương. Chấm dứt sự hiện diện của Mỹ còn tạo điều kiện cho các hành động gây hấn trên Biển Đông. Trung Quốc đang liên tục tăng cường các hoạt động quấy rối, đe dọa, bắt nạt đối với các quốc gia ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Malaysia và Việt Nam và tiếp tục theo đuổi yêu sách chủ quyền phi pháp đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Hơn nữa, trong giai đoạn 2016-2019, Mỹ đã chi hơn 550 triệu USD để hỗ trợ Philippines trong lĩnh vực an ninh. Lầu Năm Góc còn hỗ trợ Philippines trong hoạt động tình báo, viện trợ và huấn luyện chống nạn buôn người, tội phạm mạng, buôn bán ma túy và khủng bố. Cuối cùng, sự hiện diện của Mỹ còn răn đe các hành động gây hấn trong khu vực Biển Đông, Ngoại trưởng Locsin liệt kê.
Giải thích cho tình trạng trên của Chính quyền Philippines
Giới quan sát nhận định trong nội bộ Chính quyền Philippines vẫn đang mâu thuận và tranh cãi quyết liệt về chính sách của Manila với Bắc Kinh và Washington, trong đó giữa đảng cầm quyền với lực lượng đối lập, giữa chính quyền với quân đội, tòa án hay thậm chí ngay trong chính quyền của Tổng thống Duterte như trường hợp giữa ông với Ngoại trưởng Locsin như trên. Phe ủng hộ quan điểm làm thân với Trung Quốc đứng đầu là Tổng thống Philippines Duterte, người được cho là đã làm thay đổi cục diện tranh chấp ở Biển Đông. Ông Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện “thiện chí” và quyết tầm “làm bạn” với Trung Quốc bằng mọi giá, bao gồm cả việc chấp nhận nhượng bộ hoặc đánh đổi chủ quyền ở Biển Đông.
Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Philippines trong khu vực, nhiều cựu quan chức Philippines đã thể hiện thái độ bất bình, yêu cầu Chính quyền của ông Duterte phải có những hành động cứng rắn, kiên quyết hơn trước những hành động phi pháp, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông như Cựu Ngoại trưởng PhilippinesAlbert del Rosario. Các quan chức tư pháp của Philippines liên tục đưa ra những tuyên bố chỉ trích hành động “mềm dẻo” của Chính phủ, đồng thời cảnh báo Philippines có thể sẽ mất chủ quyền ở Biển Đông nếu không có các hành động cứng rắn với Trung Quốc như Thẩm phán Toà án tối cao PhilippinesAntonio Carpio. Giới quân sự mặc dù đứng vai trò trung lập song cũng có xu hướng phản đối chính sách kết thân Trung Quốc và xa rời Mỹ của Tổng thống Duterte theo cách đưa ra những thông tin về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa chủ quyền của Philippines
hay các hoạt động hợp tác giữa quân đội Philippines với Mỹ. Trong khi đó, người dân Philippines đang ngày càng mất niềm tin đối với Chính phủ trong vấn đề Biển Đông. Hiện khoảng 73% người dân Philippines mong muốn chính quyền Tổng thống Duterte khẳng định các quyền trên biển của nước này ở Biển Đông và không thiện cảm với Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/32986-noi-bo-philippines-lai-bat-dong-trong-viec-lua-chon-moi-quan-he-dong-minh-cu-voi-my-va-quan-he-gan-gui-moi-voi-tq.html

Học sinh Singapore

vẫn đến trường bất chấp dịch Covid-19

NguyễnGửi cho BBC từ Singapore
Giữa cơn bão dịch bệnh Covid-19, Singapore là quốc gia có số người xác nhận nhiễm virus này nhiều nhất (58 ca) chỉ sau Trung Quốc là nơi xuất phát dịch.
Từ đầu tháng 2, Singapore đã nâng cấp độ cảnh báo lên màu Da cam – mức nguy hiểm.
Hạn chế tụ tập đông người là một trong những cách để phòng, chống sự lây lan của dịch, từ người nhiễm virus sang người khỏe mạnh.
Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi mà không được chữa trị
2019-nCov: VN cần cách ly tốt để y tế không sụp đổ
Virus corona: Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?
Các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á có số lượng người xác nhận nhiễm virus corona cao như Hong Kong, Việt Nam đã yêu cầu đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà từ dịp Tết Nguyên Đán.
Mới đây, có một số luồng dư luận ở Hong Kong và Việt Nam cho rằng không nên để học sinh nghỉ học ở nhà, càng không nên áp dụng hình thức địa phương nào không bị ảnh hưởng nặng của dịch cúm thì cho học sinh đi học, nơi nào vẫn có trường hợp lây nhiễm thì nhà trường xem xét cho học sinh ở nhà hoặc giảng dạy online từ xa.
Tất cả 63 tỉnh thành VN cho học sinh nghỉ học vì virus corona
Các chuyên gia giáo dục cho rằng các quyết định nửa vời như vậy hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc và tính thống nhất của phổ cập giáo dục.
Trong khi đó tại Singapore, hơn nửa triệu học sinh, sinh viên (trong đó có trên 260 ngàn học sinh tiểu học) vẫn ngày ngày đến trường kể từ khi năm học mới bắt đầu tháng 1/2020.
Các cơ sở giáo dục tư nhân vẫn mở cửa đón học viên. Không hề có sự thay đổi lớn nào trong kế hoạch và chương trình giảng dạy.
Tại sao học sinh Singapore vẫn đến trường?
Trước hết, phải kể đến lòng tin của người dân Singapore đối với các biện pháp đối phó, xử trí và ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 của chính phủ nước này.
Virus corona: Tử vong ở TQ tăng, Việt Nam cách ly xã 10 nghìn dân
Virus corona: Người đàn ông Anh liên quan đến các ca nhiễm bệnh lên tiếng
Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa
Đất nước này có khá nhiều kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh lây lan, từ dịch Sars (2003) đến Mers (2009), khi chính phủ Singapore được cho là đã phản ứng và xử lý hiệu quả, thành công.
Thứ hai, là các quyết định dựa trên chuyên môn, trên thực tế chứ không theo bất kỳ mệnh lệnh hành chính hay dân túy nào của những người có trách nhiệm tại Bộ Giáo dục Singapore.
Bộ trưởng giáo dục Singapore cho rằng:
1. Việc đóng cửa trường, để học sinh ở nhà gây ra những xáo trộn và hệ lụy phiền toái cho gia đình và phụ huynh học sinh, làm gián đoạn cuộc sống bình thường của họ.
2. Nhà trường được Bộ Giáo dục trang bị đủ vật chất, thiết bị, các biện pháp phòng ngừa đối với dịch bệnh.
3. Khi xảy ra dịch bệnh diện rộng, không đâu là nơi quản lý, theo dõi, xử lý tốt nhất và là môi trường an toàn nhất cho học sinh hơn là nhà trường.
Các lớp học vẫn tiến hành bình thường, nhưng không thực hiện tập trung toàn trường trong các lễ chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa. Giờ nghỉ giải lao được bố trí đan xen giữa các lớp.
Xét cho cùng thì quyền lợi của bất cứ trẻ em nào cũng là được đến trường, được học hành, được thực hiện quyền Trẻ em theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục – bộ chủ quản là phải kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đảm bảo sự an toàn, thuận lợi cho trẻ em đến trường, chứ không phải không thể nghĩ ra cách làm được thì CẤM.
Trị dịch cúm ngoài thuốc ra còn phải bằng ý chí, bằng tinh thần. Lạc quan và vững vàng cũng là một liều thuốc tốt.
*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây bút tự do và doanh nhân sống ở Singapore nhiều năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51502852

Singapore cấm nhập cảnh du khách Trung Quốc

để phòng chống viêm phổi Vũ Hán

Chính phủ Singapore tuyên bố cấm nhập cảnh đối với tất cả những người mang hộ chiếu Trung Quốc và người nước ngoài từng đến Trung Quốc gần đây, giữa lúc cả thế giới nỗ lực ngăn chặn dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan nhanh.
Singapore đình chỉ cấp thị thực cho người mang hộ chiếu Trung Quốc đại lục và sẽ cấm cả du khách nước ngoài đã đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày qua vào Singapore, theo thông báo của Bộ Y tế Singapore.
Lệnh cấm, có hiệu lực từ 23 giờ 59 ngày 1.2, cũng áp dụng đối với hành khách quá cảnh; nhưng sẽ miễn cho trường hợp có giấy phép lao động, thị thực sinh viên hoặc dài hạn.
Tuy nhiên, lệnh cấm không áp dụng cho người mang hộ chiếu và khách du lịch đến từ Hồng Kông.
“Đánh giá về nguy cơ lây nhiễm từ khách du lịch Trung Quốc đại lục, Bộ Y tế Singapore quyết định phải thực hiện biện pháp quyết liệt trong giai đoạn này”, cũng theo thông báo.
Singapore có động thái này giữa lúc tổng số ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc tăng lên 213 người vào ngày 31.1 và có 9.821 trường hợp nhiễm bệnh khắp thế giới, chủ yếu tại Trung Quốc.
Singapore cấm nhập cảnh du khách Trung Quốc để phòng chống viêm phổi Vũ Hán – ảnh 1
Người dân đổ xô mua khẩu trang và dung dịch rửa tay trong một cửa hàng tiện lợi ở Singapore
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32936-singapore-cam-nhap-canh-du-khach-trung-quoc-de-phong-chong-viem-phoi-vu-han.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.