Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 07/01/2020

Tuesday, January 7, 2020 6:08:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 07/01/2020

Vũ ‘Nhôm’ và hai cựu CT Đà Nẵng

bị đề nghị hơn 70 năm tù

Ông Vũ Nhôm vẫn không nhận tội trong khi hai vị cựu chủ tịch thừa nhận tội như trong cáo trạng.
Phiên tòa sáng 7/1 tiếp tục xử ‘trùm bất động sản’ Phan Văn Anh Vũ cùng 20 đồng phạm, trong đó có hai vị cựu chủ tịch Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến với cáo buộc thâu tóm nhà đất công sản, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 22.000 tỷ đồng.
Vũ ‘nhôm’ cùng hai cựu lãnh đạo Đà Nẵng ra tòa
Nhận thêm 17 năm tù, ông Vũ Nhôm ra dấu OK
Vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son bị tuyên chung thân
Gia đình ông Son nộp lại 3 triệu USD
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân xác định hai cựu lãnh đạo thành phố đã câu kết với ông Phan Văn Anh Vũ và các đồng phạm trong thời gian dài để thâu tóm nhiều nhà đất công có vị trí “vàng” với giá ‘bèo’.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Hà Nội đã đề nghị mức tù cho các bị cáo trong sáng 7/1.
Theo đó, ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ ‘Nhôm”) và hai cựu chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị mức án tổng cộng là hơn 70 năm tù.
Cụ thể, ông Vũ ‘Nhôm’ bị đề nghị tổng cộng 25-27 năm tù cho hai tội danh là “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”.
Ông Trần Văn Minh bị đề nghị tổng cộng 17-18 năm tù cho hai tội danh tương tự.
Ông Văn Hữu Chiến bị đề nghị tổng cộng 18-20 năm tù cũng cho hai tội danh tương tự.
Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức từ tù 2 – 12 năm tù.
Ông Vũ ‘Nhôm’ không nhận tội
Tại tòa, ông Phan Văn Anh Vũ không nhận tội, theo truyền thông Việt Nam.
Ông Vũ ‘Nhôm’ cho rằng mình là công ty mua bán bất động sản, mua bán theo thỏa thuận. Và rằng ông chỉ biết mua, còn bán như thế nào là trách nhiệm của UBND TP Đà Nẵng.
Ông Vũ cũng nói trước Hội đồng Xét xử rằng ông không có mối quan hệ với các lãnh đạo Đà Nẵng, và thời điểm mua ông không ý thức được việc mua bán nhà công sản này là đúng hay sai.
Ông Vũ cho rằng nhà nước có chủ trương bán thì ông mua, còn “ai bán sai thì người đó chịu.”
Ông Vũ nói sẽ làm đơn khởi kiện các công ty bán nhà cho mình nếu bị tuyên có tội, vì đã để ông rơi vào vòng lao lý.
Tuy nhiên các tài liệu chứng cứ cho thấy công ty của ông Vũ không thuộc diện được mua chỉ định nhà đất công sản, nhưng ông Vũ vẫn lợi dụng mối quan hệ với ông Minh để mua.
Ông Vũ cũng bị cáo buộc là đã tìm cách móc nối với các công ty khác để xin giảm hệ số sinh lợi, sau đó chia nhau lợi nhuận.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51016094

Đề nghị kỷ luật nguyên chỉ huy trưởng

Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa vì sai phạm đất đai

Đại tá Hồ Thanh Tùng – nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa bị đề nghị xem xét kỷ luật do những sai phạm về đất đai trong vụ việc cho thuê gần 10.000m2 trên đảo Bình Ba trong Vịnh Cam Ranh để phục vụ du lịch.
Báo mạng Tuổi Trẻ loan tin ngày 7/1, trích thông tin từ thông báo kết luận kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra tỉnh Khánh Hòa đã được một lãnh đạo của Ủy ban xác nhận.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra tỉnh Khánh Hòa vào ngày 6/1 đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa xem xét kỷ luật ông Hồ Thanh Tùng – nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa, vì đã vi phạm những nguyên tắc tập trung dân chủ; làm trái quy định của Luật Đất đai, của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
Cụ thể, vào năm 2016, ông Tùng khi còn là Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Khánh Hòa đã để cơ quan này và đồn biên phòng Bình Ba ký hợp đồng với 1 công ty du lịch sinh thái và 3 hộ dân thuê gần 9.900m2 đất trong khu vực quản lý để mở nhà hàng.
Trong khi đó, từ năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không tổ chức du lịch ở đảo Bình Ba vì đảo này có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đến cuối tháng 7/2019, Bộ đội biên phòng Khánh Hòa đã thu hồi toàn bộ diện tích do biên phòng quản lý nêu trên, đồng thời kỷ luật hai người liên quan là ông Nguyễn Văn Ánh – nguyên Đồn trưởng đồn biên phòng Bình Ba và ông Phùng Văn Thành – nguyên Chính trị viên đồn biên phòng Bình Ba. Cả 2 ông đều bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng, cách chức và điều chuyển làm trợ lý Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/proposal-to-discipline-former-head-of-the-khanh-hoa-border-guard-01072020073256.html

Nghi có người Việt tử nạn vì hỏa hoạn ngoại ô Moscow

Ít nhất 8 người nghi là người Việt tử nạn trong vụ hỏa hoạn tại khu nhà kính ở ngoại ô Moscow.
The Moscow Times đưa tin ít nhất tám người nhập cư thiệt mạng và một người được cấp cứu trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào đầu giờ sáng thứ Ba tại khu nhà kính ở quận Ramensky, vùng ngoại ô Moscow.
Website của Bộ Tình huống Khẩn cấp cho hay lính cứu hỏa dập được ngọn lửa hoàn toàn sau hơn 8 giờ kể từ khi tới hiện trường.
Đám cháy được cho là lan trong khu vực rộng 240 mét vuông.
Truyền thông địa phương dẫn lời quyền thứ trưởng Bộ này là Anatoly Suprunovsky xác nhận các nạn nhân là công dân Việt Nam mặc dù trước đó tin nói nạn nhân là người Tajikistan.
Báo Sputnik đưa tin cơ quan chức năng xác định “một số công dân Việt Nam không may đã thiệt mạng và bị thương” và rằng đám cháy làm 6 ngôi nhà kính của tổ hợp bị thiêu rụi hoàn toàn.
Các thanh tra đã bắt đầu mở hồ sơ hình sự về vụ này, Interfax đưa tin.
Theo báo Nga, nhà chức trách tin rằng vụ hỏa hoạn này là do cách lắp đặt đường điện bị sai.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51025174

Nhà Xuất Bản Tự do tại Việt Nam

bị cho là ‘nguy hiểm’ phải truy bức!

Cao Nguyên
Ngày 3/1 vừa qua, một độc giả của NXB Tự Do, ông Hồ Sỹ Quyết, hiện đang sinh sống tại Hà Nội bất ngờ bị hơn một chục công an, an ninh thường phục ập vào nhà khám xét, tịch thu đồ đạc mà không có bất kì một loại giấy tờ hay lệnh khám xét nào.
Theo thông tin từ trang facebook cá nhân của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, ông Quyết và vợ sau đó còn bị bắt về đồn công an để thẩm vấn, truy xét về mối quan hệ với NXB Tự do.
Cũng theo bà Phạm Đoan Trang thì đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện người đọc sách của nhà xuất bản này bị bắt bớ, khám xét nhà một cách tuỳ tiện. Đồng thời bà khẳng định với cách hành xử này thì nhà cầm quyền Hà Nội đang bất chấp “luật pháp, nhân quyền, đạo đức, lương tâm…”
Lực lượng chức năng VN liên tục truy quét những người liên quan đến NXB Tự Do
Một thành viên của Nhà xuất bản tự do không muốn nêu tên vì lí do an toàn nói với Đài Á Châu Tự do rằng anh đang phải tạm lánh từ hơn 2 tháng qua vì sự truy lùng của chính quyền:
Mình tham gia với NXB Tự do với mong muốn người đọc ở Việt Nam được tiếp cận đến những thông tin đa chiều, những thông tin mà lâu nay nhà nước vẫn kiểm soát để cho nhiều người biết được sự thật nhiều hơn, người dân thì có nhiều kiến thức áp dụng trong cuộc sống cũng như trong quá trình đấu tranh chính trị tại Việt Nam.
Họ (an ninh – PV) đến chỗ làm việc của mình để điều tra. Mình cảm giác không an toàn nên đã đi lánh. Sau khi mình đi, họ vào khám nhà và thu hết những giấy tờ của mình và một số giấy tờ của gia đình người thân nữa, bằng cấp, máy tính các thứ của mình.”
Hiện nay cơ quan chức năng Việt Nam không chỉ truy quét những người làm việc cho NXB Tự do mà ngay cả những người giao sách hay độc giả mua sách cũng bị gây khó dễ.
Ông H., một độc giả của NXB này cũng không muốn nêu rõ danh tính, trả lời RFA về những khó khăn khi đặt mua sách:
Việc chuyển sách của họ cho độc giả rất khó khăn bởi vì những người shipper có thể bị bắt bất cứ lúc nào, có thể do vấn đề bảo mật chẳng hạn, phía chính quyền sẽ biết được danh sách của những người mua sách. Sau đó họ sẽ theo dõi, thậm chí khi shipper tới họ sẽ tới tận nhà khám xét.
Cách mà tôi mua sách là phải nhờ người quen mua dùm thôi nhờ người quen nhận sách hộ thôi.”
Ông Vũ Huy Hoàng, người từng bị bắt, bị đánh trong đồn công an và câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vào hôm 15/10/2019 vì giao sách, xác nhận với RFA rằng ông vẫn chưa thể trở về nhà từ đó đến nay vì chính quyền vẫn đang theo dõi rất sát người nhà của ông.
Hôm 27/11/2019, hai tổ chức nhân quyền Quốc tế là Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế ra tuyên bố yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay cuộc trấn áp đang gia tăng đối với một nhà xuất bản độc lập.
Vì sao NXB Tự do bị đàn áp?
Trong một bài viết đã được đăng trên RFA, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nói rằng “NXB Tự Do ngay từ ngày đầu thanh lập đã bị đàn áp rất nhiều. Facebook bị đánh sập, các hoạt động mua bán, phát hành đều ngăn cản, rượt đuổi. Sau đó thì tất cả các tài khoản ngân hàng của họ đều bị khóa một cách vô lý. Những người đi giao sách bị săn đuổi, gài bẫy rất nhiều. Nhiều người giao sách ở Sài gòn và miền Trung bị bắt. Từ đó họ tìm ra một số người đặt mua sách. Ngay sau đó, họ mở cuộc tổng đàn áp trên diện rộng, ở toàn quốc…”
Ông H. cho rằng chính quyền Việt Nam đang muốn “diệt tận gốc” các hoạt động gây ảnh hưởng đến công chúng của NXB Tự do. Bởi lẽ NXB này được cho là mang tính đối kháng thuộc hàng cao nhất tại Việt Nam hiện nay:
Họ coi nhà xuất bản tự do như là một thế lực chống đối nguy hiểm đối với họ. Những kiến thức trong các cuốn sách thì chưa chắc là họ đã đọc đâu, chưa chắc những người an ninh và những người đưa ra quyết định tìm bắt, đàn áp họ đã đọc.
Bản chất vẫn là do NXB Tự do có một cái tính đối kháng rất cao. Dường như hiện nay đang thể hiện tính đối kháng cao nhất trong các nhóm ở Việt Nam. Chính vì thế mà nó (chính quyền Việt Nam – PV) muốn dập tất cả các hoạt động của họ, bằng cách là những người đọc sách thì nó sẽ doạ tìm đủ mọi cách để bắt, hoặc là vào nhà để bắt như trường hợp mới nhất của Quyết Hồ, vào nhà thu đồ thu sách, mục đích của nó là doạ tất cả cộng đồng đọc sách.”
Người làm việc cho NXB Tự do nói về nguyên nhân mà họ bị đàn áp dữ dội như vậy trong thời gian qua là vì đây gần như là một nhóm duy nhất ở Việt Nam dám phát hành những cuốn sách có liên quan đến chính trị mà các nhà xuất bản khác không dám in:
Mình nghĩ rằng là có thể NXB Tự do là NXB duy nhất ở Việt Nam dám in những cuốn sách như thế. Và mình nghĩ là người Cộng sản họ không muốn mình cung cấp kiến thức cho mọi người, đưa sách đến cho mọi người. Họ muốn ngu dân nhiều hơn. Họ rất ghét các tài liệu, sách, những bản in chứ không phải các bản pdf trên mạng. Nếu chỉ là các file trên mạng thì có lẽ họ sẽ không truy đuổi nhiều như thế.”
Ngoài ra, người này còn lo ngại rằng Luật in ấn ở Việt Nam không cho phép xuất bản những ấn phẩm “trái ý Đảng” sẽ là một “công cụ” hợp pháp để chính quyền đàn áp những người làm công việc như của NXB Tự do đang làm.
Sẽ luôn đồng hành cùng NXB Tự do
Thành viên giấu tên thừa nhận rằng dù gặp quá nhiều khó khăn vì đang bị chính quyền truy bắt, nhưng ông khẳng định điều đó chỉ làm cho mình cẩn thận hơn và tính toán lại các bước chứ không hề có ý định bỏ cuộc:
Mình phải công nhận rằng sự đàn áp, truy lùng gắt gao của chính quyền đối với họ là có hiệu quả, tác động trực tiếp tới bọn mình. Độc giả bị an ninh điều tra và làm việc rất gắt gao, điều đó cản trở đến khách hàng, những người đọc cũng dè chừng hơn. Những cái việc vận chuyển của NXB Tự do cũng nguy hiểm hơn, những người vận chuyển có thể bị phát hiện, sách có thể bị thu. Các cơ sở in ấn cũng không dám nhận bên mình nữa. Nói chung là sự án áp, truy lùng của bên họ có ảnh hưởng rất lớn đến công việc NXB Tự do đang làm.
Trong lúc bị truy lùng thì bọn mình cũng phải tính toán lại các bước, những khâu chi tiết hơn nên lượng sách cung cấp đến độc giả thời gan vừa rồi bị ít hơn rất là nhiều.
Tuy nhiên, mình không có ý định dừng lại. Tức là sau khi tạm lánh, mình chỉ cần có nơi ở để an ninh không truy đuổi được thôi, còn mình vẫn làm các công việc của NXB Tự do dù là sẽ bị hạn chế hơn rất là nhiều so với trước đây. ”
Ông H. khẳng định cũng sẽ sẵn lòng đồng hành với NXB Tự do dù có bị sách nhiễu:
Thường thì tôi không đề cao nhà xuất bản mà chỉ để ý đến tác giả của cuốn sách ấy và sự dũng cảm của NXB khi họ dám xuất bản những cuốn sách như vậy, nó rất là tri thức và tốt cho tất cả mọi người.
Mình đọc theo sở thích và những kiến thức mà mình muốn tìm hiểu nên cũng không ngại việc bị cấm. Mình sẽ tìm mọi cách để tìm đọc thôi. Những cuốn sách nào mình thích mà NXB Tự do có xuất bản thì mình sẽ tìm đọc bằng được.”
Nhà Xuất Bản Tự Do là một tổ chức phi lợi nhuận, với tinh thần lan tỏa tri thức và tự do thông tin.
Họ xác định trên trang fanpage chính thức rằng “hoạt động độc lập, với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/liberated-publisher-being-crackdowned-01062020123626.html

Hơn 1500 trường hợp lái xe khi uống rượu, bia

bị xử lý trong 5 ngày

Cảnh sát giao thông Việt Nam đã xử lý 1.518 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên toàn quốc, sau 5 ngày thực hiện theo Nghị định 100/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/20.
Truyền thông trong nước vào ngày 7/1 dẫn nguồn từ Cục Cảnh sát giao thông, thuộc Bộ Công an cho biết số liệu vừa nêu, đồng thời khẳng định toàn bộ quá trình kiểm soát để xử lý vi phạm đều được camera ghi lại.
Cục Cảnh sát giao thông cho biết thêm lực lượng cảnh sát giao thông đồng loạt ra quân trên toàn quốc cùng với các phương tiện vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ…ở mức cao nhất. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông không hợp tác cho việc kiểm tra nồng độ cồn, thậm chí còn có người chống lại khi được yêu cầu kiểm tra.
Báo mạng VnExpress vào ngày 7/1 đăng tải một trường hợp điển hình là ông Xiong Anl In, quốc tịch Trung Quốc, làm việc tại Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa, ở Hà Tĩnh. Ông Xiong Anl In, vào tối ngày 4/1 đã bị Công an thị xã Kỳ Anh phạt 500 ngàn đồng vì vi phạm nồng độ cồn khi đi xe đạp. Ông Xiong Anl In được nói rằng đến ngày 7/1 vẫn chưa đến trụ sở công an để nộp phạt. Theo quy định, trong trường hợp quá 7 ngày kể từ ngày bị xử lý mà vẫn không nộp phạt thì mức phạt sẽ bị tăng.
Cục Cảnh sát giao thông được báo giới dẫn lời cho biết Nghị định 100/NĐ-CP quy định người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phạt khi có nồng độ cồn vượt mức số 0 và mức phạt thấp nhất là 400 ngàn đồng cho đến cao nhất là 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe trong thời gian 22-24 tháng.
Nghị định mới đã vấp phải nhiều chỉ trích từ người dân vì cho rằng mức độ cồn đưa ra trong quy định quá thấp, thậm chí người ăn một số loại hoa quả nhất định cũng có thể đo được nồng độ cồn trong hơi thở và bị phạt oan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-1500-drunk-driving-cases-were-handled-nationwide-in5days-01072020072741.html

Thương lái Trung Cộng mua trà cổ

khiến dân lo lắng, quan chức nói không sao

Tin Vietnam.- Báo Dân Việt ngày 6 tháng 1 năm 2020 loan tin, thời gian gần đây trên địa bàn xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên xuất hiện thương lái Trung Cộng thu mua chè cổ thụ một cách khác thường khiến nhiều người dân bàn tán xôn xao, còn viên chức huyện thì lại trấn an dân là không sao.
Người dân cho biết, cùng là chè cổ thụ trên địa bàn huyện Tủa Chùa nhưng thương lái Trung Cộng chỉ mua ở xã Sín Chải mà không mua ở những xã khác. Giá thu mua thì cao gấp 3 lần giá của công ty thu mua lâu năm trên địa bàn với giá 50,000 đồng/kg, còn phía công ty thì chỉ thu mua với giá 16,000 đồng/kg. Ngoài ra, các xưởng thu mua chè cổ trên địa bàn có yêu cầu khá khắt khe về thời điểm hái, kỹ thuật hái, và chất lượng chè.
Thí dụ như chè chỉ hái 1 tôm 2 lá, còn phía Trung Cộng thì có thể hái 1 tôm 4 đến 5 lá. Vì vậy, một số người dân đã bán cho thương lái Trung Cộng. Mặt khác, do một công ty trên địa bàn năm nay không thu mua chè, khiến 2 xưởng chế biến chè khác có quy mô nhỏ không thể thu mua hết được chè của người dân trong dịp cao điểm nên họ đã chuyển sang bán cho thương lái Trung Cộng.
Dù vậy, nhiều người vẫn tỏ ra lo lắng vì việc thay đổi cách hái chè không biết ảnh hưởng đến việc sự phát triển, năng suất của chè hay không? Ngoài ra, cách mua khác thường của thương lái Trung Cộng cũng khiến nhiều người nghi ngờ, vì đã rất nhiều lần các thương lái Trung Cộng đến Việt Nam thua mua các loại nông sản, cây trồng, dược liệu một cách rất khác thường như mua đỉa, ốc bưu vàng, lá điều khô và nhiều thứ khác. Và đã có những hệ luỵ xấu sau khi các hành vi mua bán trên xảy ra.
Trước lo lắng này, ông Tô Văn Tuân, Trưởng phòng Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho rằng, việc thương lái Trung cộng mua chè cổ thụ như trên không ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất của cây chè.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/thuong-lai-trung-cong-mua-tra-co-khien-dan-lo-lang-quan-chuc-noi-khong-sao/

Khảo sát người dân VN:

Công an đứng đầu danh sách tham nhũng

Công an nói chung đứng đầu danh sách tham nhũng ở Việt Nam, theo một khảo sát trong năm 2019 vừa được tổ chức Hướng tới Minh bạch công bố hôm 7/1. Nếu tách riêng cảnh sát giao thông, chức vô địch về tham nhũng thuộc về lực lượng này, với tỷ lệ ý kiến đánh giá tiêu cực nhiều nhất từ người dân.
Cuộc khảo sát cho thấy có 5 nhóm đối tượng bị xem là tham nhũng nhất gồm: cảnh sát giao thông (chiếm 30% bình chọn của người dân), công an (20%), cán bộ thuế (17%), lãnh đạo doanh nghiệp (15%) và cán bộ, công chức nhà nước (13%).
Tham gia khảo sát là 1.085 người ở 19 tỉnh thành, báo cáo mang tên “Phong vũ biểu tham nhũng ở Việt Nam 2019” của Hướng tới Minh bạch cho biết.
Hướng tới Minh bạch, tên gọi tắt là TT, được thành lập năm 2008, là tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam có mục tiêu góp phần vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Tháng 3/2009, TT trở thành cơ quan đầu mối quốc gia của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam.
Báo cáo của TT cho hay 73% số người được vấn ý nhận xét rằng tham nhũng ở vào mức “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” trong khu vực công, bao gồm tất cả các ngành, dịch vụ mà nhà nước sở hữu, quản lý và điều hành.
Một tỷ lệ lớn người tham gia khảo sát, 43%, xếp tham nhũng ở vị trí thứ 4 trong danh sách những vấn đề quan trọng nhất mà chính phủ Việt Nam cần giải quyết, đứng sau xóa đói giảm nghèo, an toàn thực phẩm và an ninh/tội phạm.
Điều này cho thấy người dân Việt Nam “ngày càng quan ngại về tham nhũng”, TT nhận định, và so sánh rằng vấn đề này đã nhảy từ vị trí số 7 cách đây 2 năm lên vị trí thứ 4 hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn chung, theo bản báo cáo, cảm nhận của người dân Việt Nam về tình trạng tham nhũng trở nên tích cực hơn trong 3 năm qua.
Khảo sát năm 2019 cho thấy 43% người Việt Nam nghĩ rằng tham nhũng ở Việt Nam tăng lên trong 12 tháng qua, mức này thấp hơn đáng kể so với 58% có suy nghĩ như vậy hồi năm 2016.
Trong khi đó, 26% cho rằng tham nhũng đã giảm, như vậy, số người có cái nhìn lạc quan đã cao hơn so với mức 17% năm 2016.
TT bình luận rằng trong vòng 3 năm trở lại đây, “khung khổ pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được cải thiện, nhiều biện pháp và hành động phòng, chống tham nhũng được thực thi và một số quan chức cấp cao bị đưa ra truy tố”.
Gần một nửa số người được khảo sát, 49%, nói các biện pháp phòng, chống tham nhũng của nhà nước “có hiệu quả” hoặc “rất có hiệu quả”, tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ 21% vào năm 2016, theo báo cáo của TT.
71% những người được hỏi trong khảo sát 2019 cho rằng họ có vai trò trong đấu tranh chống tham nhũng.
Hướng tới Minh bạch
Góp ý về cách thức đẩy lùi tham nhũng hơn nữa, 36% ý kiến người dân cho rằng “cần nâng cao tính liêm chính” của các cán bộ, công chức nhà nước, và một tỷ lệ lớn hơn, 39%, đề nghị “áp dụng hình phạt nghiêm khắc” đối với các đối tượng tham nhũng, TT viết trong báo cáo vừa công bố.
Bản báo cáo cũng cho thấy một điều đáng khích lệ là 71% những người được khảo sát nghĩ rằng họ “có vai trò trong đấu tranh chống tham nhũng”.
Tỷ lệ nêu trên cao hơn nhiều so với các mức 55% của năm 2016 và 60% của năm 2013, đồng thời là tỷ lệ cao nhất tính đến nay về số người có quan điểm như vậy.
Tuy nhiên, TT lưu ý rằng gần một nửa những người được vấn ý thú nhận họ không tố cáo tham nhũng do “sợ phải gánh chịu hậu quả”.
Mặc dù vậy, TT nhận xét rằng một số kết quả của khảo sát mang lại “niềm hy vọng” về những thay đổi tích cực trong thời gian tới.
“Cần tiếp tục duy trì đà phát triển này nhằm giảm tham nhũng và đảm bảo phát triển bền vững”, báo cáo của TT viết.
Người dân có thể tạo sự khác biệt trong cuộc chiến chống tham nhũng bằng cách kiên quyết chấm dứt việc đưa và từ chối đưa hối lộ.
Hướng dẫn Minh bạch
Qua bản báo cáo, tổ chức phi lợi nhuận này cũng đưa ra một số khuyến nghị có ích cho đà tiến nêu trên, có xét đến bối cảnh là Đại hội Toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra.
Về phía đảng và nhà nước, Hướng tới Minh bạch khuyến nghị 3 việc lớn. Thứ nhất là tiếp tục tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, nhấn mạnh vào các quy định về ứng xử, xung đột lợi ích và kê khai tài sản.
Thứ hai, cần đưa ra quy định về vận động hành lang (lobby) đối với các công ty lớn và các nhóm lợi ích nhằm tránh “tác động không chính đáng” vì lợi ích cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế đất nước và lợi ích của người dân, theo Hướng tới Minh bạch.
Người dân, các tổ chức xã hội và cơ quan truyền thông, kể cả truyền thông xã hội, cần được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào phòng, chống tham nhũng, đó là khuyến nghị lớn số 3 của Hướng tới Minh bạch.
Về phía doanh nghiệp, Hướng tới Minh bạch gợi ý họ “thúc đẩy và thực hành liêm chính, minh bạch trong kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh”.
Liên quan đến người dân, tổ chức này nhấn mạnh rằng các công dân có thể tạo sự khác biệt trong cuộc chiến chống tham nhũng bằng cách “kiên quyết chấm dứt việc đưa và từ chối đưa hối lộ”.
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-nguoi-dan-vn-cong-an-dung-dau-danh-sach-tham-nhung/5235160.html

Hơn 120 cuộc đình công

của công nhân Việt Nam trong năm 2019

Trong năm 2019, đã có hơn 120 cuộc đình công, ngừng việc tập thể của công nhân trên cả nước, giảm 50% so với năm 2018.
Đó là thông tin do ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) nêu ra tại Hội nghị bàn giao báo chí quý IV-2019, diễn ra sáng 7/1 tại Hà Nội.
Người đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết nguyên nhân số lượng đình công, ngừng việc tập thể giảm là vì các doanh nghiệp quan tâm, chăm lo tốt hơn cho người lao động. Vai trò của công đoàn cũng được khen ngợi vì đã làm tốt việc đại diện cho người lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Tuy nhiên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Vũ Mạnh Tiêm cũng cho rằng vẫn có những vụ ngừng việc của công nhân có diễn biến phức tạp, kéo dài.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết thu nhập bình quân tiền lương của công nhân trong năm 2019 tăng 17% so với 2018 vì điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng và lương cơ sở.
Mặt khác, việc các doanh nghiệp nợ lương công nhân, trốn đóng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là tình trạng cho vay, cầm, mua lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động được ông Vũ Mạnh Tiêm cho rằng có chiều hướng gia tăng.
Trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết hai hiệp định thương mại với các nước bao gồm Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPCPP) và Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam
Châu Âu (EVFTA). Các hiệp định này yêu cầu Việt Nam cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.
Bộ luật Lao động sửa đổi của Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua hôm 20/11 cũng đề cập đến hoạt động của các công đoàn độc lập. Tuy nhiên một số nhà hoạt động cho rằng những quy định này còn mập mờ và vẫn có những chỗ siết chặt kiểm soát đối với hoạt động của công đoàn độc lập.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/over-120-strikes-of-vietnamese-workers-in-2019-01072020074134.html

Vingroup định lấn biển

xây khu đô thị trị giá 9,4 tỷ Mỹ kim

Tin từ Sài Gòn: Công ty bất động sản Vinhome thuộc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có kế hoạch thực hiện dự án lấn biển Cần Giờ (thành phố Sài Gòn) để xây dựng một dự án bất động sản trị giá 217 nghìn tỷ đồng (khoảng 9,4 tỷ Mỹ kim).
Theo The Straits Times, dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ sẽ bao gồm nhiều căn hộ và biệt thự sang trọng, một tòa nhà chọc trời 108 tầng, một sân golf và một bãi đậu du thuyền. Dự án nằm trên khu đất rộng 2.817 hecta, trong đó chủ yếu là đất lấn biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vốn có mật độ dân số cao.
Vingroup kỳ vọng dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm và hàng triệu Mỹ kim tiền thuế cho ngân sách nhà nước, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng yếu tố môi trường có thể nhấn chìm dự án và gây ra những thiệt hại không thể khắc phục trong dài hạn.
Vinhomes đã ước tính rằng họ cần 137,6 triệu mét khối cát để san lấp- một khối lượng đủ để lấp đầy hơn 36.600 hồ bơi kích thước chuẩn Olympic cho công việc lấn biển. Điều này gây ra lo ngại rằng phần lớn cát san lấp sẽ được lấy từ đáy sông ở hệ thống sông Cửu Long, nơi mà nạn khai thác cát bất hợp pháp tràn lan đã gây ra sạt lở bờ sông nghiêm trọng.
Hơn nữa, nước thải sinh hoạt từ dự án sẽ phá hoại sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ trong khi chuyên gia khí tượng thuỷ văn cảnh báo dự án khó đứng vững nếu Cần Giờ bị bão.
Tiến sĩ Hồ Long Phi từ Đại học Quốc gia Sài Gòn dự báo khu vực Cần Giờ sẽ thấp hơn mực nước biển trong 10-20 năm tới. Ông cảnh báo rằng khi đó, ngân sách nhà nước phải gánh chi phí bảo vệ vùng đất lấn biển của Vinhomes.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/vingroup-dinh-lan-bien-xay-khu-do-thi-tri-gia-94-ty-my-kim/

Đến hết năm 2020, Hà Nội sẽ giảm 10 cơ quan báo chí

Hà Nội vừa thông báo từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ giảm 10 cơ quan báo chí sau khi thực hiện việc sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí.
Thông tin trên được thành phố Hà Nội đưa ra trong thông cáo báo chí và được truyền thông trong nước đăng tải vào ngày 7 tháng 1.
Theo nội dung thông cáo báo chí được tờ Tiền Phong loan, kết quả sau khi sắp xếp, Hà Nội sẽ còn 8 cơ quan báo chí gồm 5 báo, 2 tạp chí và 1 Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội.
Theo mục tiêu đó, ngày 2/1/2020 UBND thành phố đã ra Quyết định số 18/QĐ-UB phê duyệt Đề án sắp xếp phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 thực hiện sắp xếp 15/20 cơ quan báo chí.
Cụ thể trong giai đoạn 1 (từ khi đề án phê duyệt đến hết năm 2020) có 3 cơ quan báo chí không phải sắp xếp; 15 cơ quan báo chí phải sắp xếp. Trong đó, dừng hoạt động 6 tạp chí, 3 cơ quan báo, sáp nhập 1 cơ quan báo và chuyển đổi mô hình hoạt động 1 cơ quan báo.
Như vậy, sau giai đoạn I còn 8 cơ quan báo chí gồm 5 báo in (Hà Nội mới; Kinh tế & Đô thị; Phụ nữ thủ đô; Tuổi trẻ thủ đô và Lao động thủ đô); 2 tạp chí (Khoa học; Văn học & Nghệ thuật Hà Nội và 1 Đài PTTH Hà Nội.
Giai đoạn II sẽ bắt đầu từ 2021 đến hết 2025, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện việc sắp xếp, ổn định hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả các cơ quan báo chí cũng như hoàn thiện, tinh gọn bộ máy nhân sự và trang bị kỹ thuật hiện đại cho các chương trình sản xuất truyền hình…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/10-press-organizations-tobe-reduced-in-hanoi-till-end-2020-01072020075604.html

Đề nghị chủ đầu tư cung cấp cho Công an

hồ sơ những người quấy rối các trạm thu phí BOT

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện yêu cầu Tổng cục Đường bộ phối hợp với nhà đầu tư, cung cấp ngay cho Bộ Công an, Công an địa phương hồ sơ, tài liệu liên quan đến những người kích động, chống phá, quấy rối các trạm thu phí BOT, bao gồm cả những người đưa tin sai sự thật, làm phức tạp tình hình.
Truyền thông trong nước loan tin này hôm 7 tháng 1.
Công điện mới của Bộ GTVT liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại các trạm thu phí BOT trong dịp tết năm 2020.
Theo công điện này, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cụ Đường bộ nghiên cứu, đề xuất giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự tại các trạm thu phi để xử lý nghiêm theo quy định.
Theo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, mới đây đơn vị quản lý tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã đề nghị Công an huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xem xét, xử lý phương tiện gây rối, làm ùn tắc giao thông tại trạm thu phí Vực Vòng.
Theo báo cáo của Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), vào ngày 31/12/2019, tài xế có tên NVT đã dừng đỗ phương tiện giữa làn thu phí, phản đối mức phí đóng, gây cản trở phương tiện giao thông tại trạm thu phí Vực Vòng.
Nhiều trạm thu phí đường bộ BOT ở Việt Nam thời gian qua vấp phải những phản đối của người dân và tài xế. Những người phản đối cho rằng các trạm thu phí hoặc đóng ở sai vị trí, hoặc thu phí quá cao.
Chính quyền một số địa phương thậm chí đã huy động công an để giải tán các cuộc phản đối. Một số người phản đối đã bị bắt và kết án tù với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-transportation-asks-investor-to-provide-names-of-bot-protesters-to-police-01072020075402.html

TPHCM sẽ đối thoại

với dân Thủ Thiêm trước Tết Nguyên đán 2020

Ủy ban Nhân dân Thành phố HCM vào ngày 6/1 xác nhận thông tin về việc từ nay đến trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sẽ có cuộc đối thoại với người dân Thủ Thiêm để giải quyết các vấn đề liên quan ranh giới dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Truyền thông trong nước hôm 7/1 cho biết như vừa nêu.
Ông Hà Phước Thắng – Chánh văn phòng UBND TP.HCM xác định tại buổi họp báo kinh tế – xã hội năm 2020 rằng thành phố sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ chính thức công bố vấn đề ranh của các hộ dân trong 5 khu phố 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh có nằm trong ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm hay không.
Liên quan đến việc hỗ trợ bồi thường thêm cho người dân ở khu vực 4,3 ha, ông Thắng cho biết Hội đồng Nhân dân thành phố đã thông qua chủ trương bồi thường thêm và UBND đang xây dựng chính sách và có tham khảo ý kiến các bộ, ngành. Ông Thắng cho biết dự kiến chốt trong quý 1 năm 2020 và sau đó sẽ trao đổi với các hộ dân để tiến hành các bước tiếp theo.
RFA liên lạc với ông Cao Thăng Ca, một người dân khiếu kiện nhiều năm và cũng là người đại diện cho các hộ dân tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, và được ông xác nhận với chúng tôi về thông tin của UBND TP Hồ Chí Minh.
“Việc tuyên bố này chỉ là một phía của UBNDTP mà thôi. Sáng nay sau khi nhận được thông tin đó bà con có kéo nhau đến số 35 Hồ Ngọc Lãm là phòng tiếp công dân của Trung ương Đảng thì họ trả lời là họ không có nhận được thông tin gì hết và cận Tết rồi nên không thể nào kịp để tổ chức đối thoại nên mình không biết họ dở chiêu trò gì. Cho nên chúng tôi không biết là có đối thoại hay không đối thoại, TP thì nói có còn Trung ương thì trả lời không kịp chuẩn bị qua Tết nhưng mà ý của họ là TP đang nôn nóng họp để công bố ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là công bố 5 khu phố 3 phường từ trước
đến nay khiếu nại ngoài ranh thì họ công bố nằm trong ranh để dập tắt mọi khiếu nại của người dân đi.”
Ông Ca bức xúc cho rằng đây là sự rất nhầm lẫn của thành phố bởi vì người dân nắm được pháp lý, quy hoạch và tất cả mọi thủ tục pháp lý khác, kể cả bản đồ 367 của Thủ Tướng phê duyệt đều xác định rõ ràng 5 khu phố 3 phường nằm ngoài ranh nhưng TP vẫn cứ căn cứ vào bản đồ mà họ cho là tương ứng để xác định vẫn nằm trong ranh.
“Mà bản đồ 367 đã mất thì làm gì có bản đồ tương ứng, không ai duyệt thì làm sao có giá trị được. Nên mục đích của họ để công bố ranh như vậy thì chắc chắn dân sẽ càng khiếu nại càng bức xúc hơn nhưng mục đích chính của họ nhằm kéo dài thời gian để trì hoãn không muốn giải quyết khiếu nại Thủ Thiêm, để dân mòn mỏi dân bỏ cuộc và đó là ý đồ của họ.”
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một siêu dự án với gần 15.000 hộ dân thuộc diện phải di dời. Từ khi Thủ tướng ký quyết định 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm vào ngày 4/6/1996 đến nay, quá trình triển khai dự án đã trải qua 4 đời chủ tịch nhưng hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm vẫn ròng rã khiếu kiện những quyết định đền bù và di dời mà họ cho là không hợp lý suốt hơn 20 năm qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Ho-chi-minh-city-to-hold-dialogue-with-the-people-of-thu-thiem-before-lunar-new-year-2020-01072020072310.html

CSVN sẽ tăng cường đàn áp chính trị

Tin từ Hà Nội: Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến trong thời gian tới để bảo vệ chế độ và chuẩn bị cho đại hội lần thứ 13 của đảng cầm quyền.
Tham dự cuộc họp tổng kết năm 2019 và khai triển nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Công an cộng sản, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng “Tội phạm phá hoại an ninh quốc gia nguy hiểm hơn tất cả!” và yêu cầu bộ này thực thi các biện pháp để “làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.”
Trong năm 2019, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ và xét xử hàng chục nhà hoạt động ôn hòa với nhiều cáo buộc nguỵ tạo thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, có người bị bắt chỉ vì bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội Facebook.
Bộ Công an thì đánh giá rằng “Các thế lực thù địch, phản động gia tăng hoạt động chống phá, hoạt động công khai, manh động, quyết liệt hơn.”
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, chế độ cộng sản Việt Nam bắt giữ 40 nhà hoạt động trong năm 2019, 30 trong số họ bị cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia. Cũng trong năm này, nhà cầm quyền Việt Nam kết án 40 nhà hoạt động với tổng mức án là 207,5 năm tù giam và 47 năm quản chế, và chỉ có 10 người không bị kết tội theo tội danh thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.
Tuần tới, nhà cầm quyền sẽ đưa 8 nhà hoạt động của nhóm Hiến Pháp ra xét xử về cáo buộc nguỵ tạo “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự chỉ vì họ có kế hoạch biểu tình ôn hoà vào đầu tháng 9 năm 2018 trong khi Hiến pháp 2013 của Việt Nam nói rằng quyền biểu tình thuộc quyền hiến định.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/csvn-se-tang-cuong-dan-ap-chinh-tri/

Cơ hội và rủi ro cho Việt Nam 2020

Nguyễn Xuân Nghĩa
Năm qua, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khả quan nhất khu vực Đông Nam Á, năm nay, Việt Nam sẽ có những triển vọng gì và có thể gặp rủi ro ra sao? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chúng ta vừa bước qua năm dương lịch 2020 và chuẩn bị mừng Xuân Canh Tý, vì vậy, trong một chương trình đầu năm, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích triển vọng kinh tế của Việt Nam vào năm nay và đồng thời cảnh báo về những rủi ro mà Việt Nam có thể gặp…
Triển vọng
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - So với các nền kinh tế tương tự tại khu vực Đông Nam Á, như Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Philippines, thì năm qua, tình hình kinh tế của Việt Nam có vẻ khả quan hơn cả, với đà tăng trưởng có thể là 6,8% khi các nước kia không được như vậy. Kinh tế xứ này cũng đang hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là TPP, với 10 nước khác và qua Hiệp định Tự do Thương mại với Liên Âu.
Việt Nam nhập thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ xứ láng giềng để nhân công mình chế biến rồi xuất khẩu ra ngoài nhưng thật sự làm gia công cho Trung Quốc. Tôi gọi đó là “nền kinh tế công cụ” của Bắc Kinh. Năm nay, lãnh đạo Hà Nội nên đưa ra chủ trương cải cách từ căn bản để sớm chấm dứt tình trạng nguy hiểm này vì đấy là một rủi ro sinh tử cho Việt Nam.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Ở bên Trung Quốc đã thay đổi chiến lược phát triển và hết là một công xưởng toàn cầu nhờ dân số đông và nhân công rẻ, Việt Nam cũng có lợi thế là thị trường có nhân công rẻ hơn. Sau cùng, khi mâu thuẫn thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng từ năm 2018, Việt Nam còn hy vọng tiếp nhận đầu tư của quốc tế để tăng cường việc giao dịch với thị trường Hoa Kỳ. Nói chung, với lực lượng lao động khoảng 60 triệu người và mức lương tối thiểu thấp nhất so với bốn nền kinh tế Đông Nam Á vừa nói ở trên, Việt Nam vẫn còn ưu thế cạnh tranh trong vài năm nữa. Đó là bức tranh tổng quát về triển vọng 2020 của kinh tế Việt Nam.
Những rủi ro
Nguyên Lam: Đấy là một số chỉ dấu tích cực cho kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 này nếu chúng ta so sánh với bốn nước lân bang như ông vừa nhắc tới. Nhưng thưa ông, Việt Nam có thể gặp những rủi ro gì khác trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nhìn thấy có tám loại rủi ro. Thứ nhất, khi nói Việt Nam đã hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu thì điều ấy cũng có nghĩa là nền kinh tế dễ bị các biến cố quốc tế gây chấn động, nhất là khi kinh tế thế giới có thể gặp nhiều thăng giáng thất thường mà người ta khó đoán trước, thí dụ điển hình là vụ khủng hỏang bùng nổ tuần qua giữa Hoa Kỳ và Iran. Thứ hai, rủi ro chấn động còn gia tăng khi kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào xuất khẩu, tức là vào sức tiêu thụ của các thị trường khác. Nếu kinh tế toàn cầu mà bị suy trầm trong năm nay như nhiều người e sợ, luồng xuất nhập cảng của nhiều nước có thể giảm và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Thứ ba, như diễn đàn của chúng ta đã nói nhiều lần, kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài và luồng đầu tư này vào Việt Nam đã giảm nhẹ từ giữa năm ngoái nên đấy cũng là chỉ dấu đáng ngại. Riêng về chuyện đó thì ta thấy Indonesia và Thái Lan có sức hút đầu tư quốc tế còn mạnh hơn Việt Nam. Mà hai nhược điểm của Việt Nam là quá lệ thuộc vào xuất cảng và đầu tư của ngoại quốc sẽ có tác dụng tôi gọi là “cộng hưởng” làm vấn đề càng trở thành trầm trọng hơn.
Nguyên Lam: Theo như ông nghĩ thì giới lãnh đạo kinh tế của Việt Nam có thấy ra những nhược điểm kể trên hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các chuyên gia kinh tế trong nước đều đã cảnh báo về các nhược điểm ấy, nhưng sửa sai là chuyện lâu dài và không dễ. Việt Nam cần đổi mới nữa và phải chú trọng nhiều hơn đến thành phần tư doanh vì đấy mới là nội lực thật của mình.
Nguyên Lam: Nhìn về lâu dài, thưa ông, Việt Nam còn gặp những rủi ro gì khác?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong hiện tại thì mức lương tối thiểu của Việt Nam vẫn là thấp nhất so với mức lương của Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Nhưng mặt trái của đà tăng trưởng cao lại có thể dẫn tới hậu quả là tăng phí tổn về lương bổng và sản xuất khiến ưu thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ không bền. Đó là rủi ro thứ tư của Việt Nam.
- Đã vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam thật ra chưa thể bằng Malaysia hay Thái Lan. Chúng ta nên nhìn vào thực tế là hạ tầng cơ sở vật chất của Việt Nam còn thua các nước đó, tay nghề của nhân công xứ này cũng vậy, và quan trọng hơn cả, hệ thống công nghiệp phù trợ của Việt Nam còn rời rạc chứ chưa hội nhập bằng các nước kia. Vì vậy, Việt Nam đừng lầm tưởng là sẽ mau chóng vượt qua các lân bang nhờ có đà tăng trưởng cao hơn. Đấy là ta chưa nói tới tình trạng hủy hoại môi sinh đã lên tới mức đáng quan ngại.
Nguyên Lam: Trở lại bối cảnh của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thưa ông, Việt Nam còn có thể gặp những rủi ro gì trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương nó đa diện, gần như toàn diện, chứ không thu hẹp vào hồ sơ thương chiến và đôi bên sẽ còn tranh đấu mất nhiều năm. Nằm ở giữa hai nước, trong năm nay Việt Nam sẽ bị rủi ro lớn. Trước hết, Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và bị Chính quyền Hoa Kỳ nghi ngờ là trạm trung chuyển để bán hàng của Tầu cho Mỹ dưới nhãn hiệu “Made in Vietnam. Điều ấy chúng ta đã nói nhiều lần rồi. Vấn đề là Việt Nam có hệ thống kiểm soát rộng mà nông nên không chặn nổi những sự gian lận làm Hoa Kỳ sẽ lại có biện pháp trừng phạt nữa. Đó là loại rủi ro thứ sáu, có thể tái phát trong năm nay.
- Nhưng nguy hiểm hơn cả là mô hình phát triển của Việt Nam quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Việt Nam nhập thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ xứ láng giềng để nhân công mình chế biến rồi xuất khẩu ra ngoài nhưng thật sự làm gia công cho Trung Quốc. Tôi gọi đó là “nền kinh tế công cụ” của Bắc Kinh. Năm nay, lãnh đạo Hà Nội nên đưa ra chủ trương cải cách từ căn bản để sớm chấm dứt tình trạng nguy hiểm này vì đấy là một rủi ro sinh tử cho Việt Nam.
Nguyên Lam: Sau cùng, ông còn thấy rủi ro gì khác trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng một năm nữa, Việt Nam sẽ lại có Đại hội đảng để bầu ra một Ban chấp hành Trung ương mới và hệ thống nhân sự lãnh đạo khác. Vì vậy, ưu tiên của đảng trong năm nay là chuẩn bị cho Đại hội, và đằng sau là các cuộc đấu đá lẫn thanh trừng được trình bày như việc diệt trừ tham nhũng.
Vì an ninh đi cùng với kinh tế bên một quốc gia có quá nhiều tham vọng, Việt Nam nên sớm nghĩ tới đổi mới chính trị và đấy cũng là lời chúc đầu năm của bản thân tôi.-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Chúng ta đều biết tham nhũng là thuộc tính của các chế độ độc tài khi đặc quyền chính trị lại dẫn tới đặc lợi kinh tế cho thiểu số ở trên, như ta đã thấy tại Trung Quốc. Ở bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam lại vẫn đi vào vết xe đổ của họ thì rất khó thoát. Đó là loại rủi ro thứ tám của Việt Nam trong năm 2020 này.
Kết luận
Nguyên Lam: Vì thời lượng của chúng ta có hạn nên Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra một số kết luận.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm nay có hai biến cố lớn cho Việt Nam, thứ nhất là được làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong hai năm và tháng này đang là Chủ tịch luân phiên của cơ chế quốc tế đó. Thứ hai, Việt Nam cũng là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Với tư thế ngoại giao khá đặc biệt ấy, Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình trước sức ép muôn mặt và không hề che giấu của Bắc Kinh? Vì an ninh đi cùng với kinh tế bên một quốc gia có quá nhiều tham vọng, Việt Nam nên sớm nghĩ tới đổi mới chính trị và đấy cũng là lời chúc đầu năm của bản thân tôi.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầu năm và kính chúc ông được dồi dào sức khỏe.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/vietnam-the-2020-perspectives-01072020093145.html

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

Việt Nam sẽ không thao túng tiền tệ

Thanh Trúc, RFA
Đây là hội nghị do Ngân Hàng Nhà Nước tổ chức nhằm đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước năm 2019, hướng tới công việc năm 2020, qua đó thông điệp không thao túng tiền tệ được báo chí trong nước trích dẫn lên trang đầu các bản tin ngày 6/1/2020.
Vào ngày 28/5/2019, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách 9 quốc gia cần phải theo dõi về việc thao túng tiền tệ do chưa đáp ứng được một số tiêu chí của Mỹ.
Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học Viện Tài Chính Việt Nam, giải thích rằng thao túng tiền tệ là khái niệm mà các nhà tài chính thế giới, đặc biệt IMF Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế và Hoa Kỳ sử dụng khi nhìn thấy những dấu hiệu sau:
“Một là điều chỉnh đồng tiền của mình thấp hơn cái giá trị thực để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường một quốc gia nào đó. Đương nhiên về mặt kinh tế nó sẽ giúp hàng hóa của mình khi xuất khẩu vào thị trường đối tác nó rẻ hơn, vì thế bán dễ hơn, chạy hơn”
“Điều thứ hai bị coi là thao túng tiền tệ là chính phủ đó có sự o bế về mặt giá trị của đồng tiền mà qua đó có thể tạo ra biến động không tương xứng, từ đó giành lợi thế về mặt kinh tế cũng như về mặt thương mại với các quốc gia trên thế giới cũng như với các đối tác chủ yếu. Và như Mỹ định nghĩa thì thao túng tiền tệ còn được xem xem xét bằng việc cán cân thanh toán của quốc gia đó thặng dư so với nước đối tác, đặc biệt với Mỹ từ 20 tỷ USD trở lên. Như vậy cái quan trọng nhất và là điểm mấu chốt chính là việc chính phủ sử dụng quyền năng của mình để làm cho giá trị đồng tiền của quốc gia mình thấp hơn cái giá trị thực tại so với các đồng tiền khác”.
Được biết trong cuộc phỏng vấn với Fox Business News hôm 26 tháng 6 năm 2019, tổng thống Donald Trump đã nói: “Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ nhất, còn hơn Trung Quốc”. Phát biểu của Tổng thống Mỹ giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ Trung tăng cao khiến có sự lo ngại về khả năng Hoa Kỳ có thể cũng sẽ áp thuế nặng lên  hàng hóa Việt Nam như hàng  Trung Quốc.
Tuy nhiên theo kinh tế gia Phạm Chi Lan,  nhận xét của ông Trump là ‘Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc’ có phần chưa thật xác đáng. Thực tế, bà nói, Trung Quốc xuất siêu sang Mỹ  hơn 300 tỷ USD, còn Việt Nam xuất siêu sang Mỹ tuy có tăng lên mấy chục phần trăm trong mấy tháng đầu năm nhưng vẫn chỉ vài chục tỷ mà thôi.
Thống đốc  Lê Minh Hưng khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ, rằng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ không bao giờ dùng tỷ giá hầu tạo cạnh tranh với đối tác, thương mại, không can thiệp có chủ đích vào chính sách tiền tệ để tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa.  Về khía cạnh cần bị theo dõi vì thao túng tiền tệ, tiến sĩ, chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh phân tích:
“Thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam so với Mỹ trong những năm gần đây cũng tương đối lớn, trên dưới 20 tỷ, năm 2018 và 2019 cũng đã trên 20 tỷ rồi. Vì thế cho nên, như điều kiện đưa ra, Bộ Tài Chính Mỹ phải đưa Việt Nam vào danh sách kiểm tra, giám sát chặc chẽ xem có thao túng tiền tệ không, và rõ ràng là Việt Nam phải có hồi báo vì Việt Nam là nước có độ mở cửa rất lớn . Năm 2019 xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD. Nếu so với GDP thì nó hơn gấp đôi GDP. Năm 2018 cũng thế, nó bằng 2,03 lần GDP”.
“Rõ ràng với tốc độ mở như thế thì kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy, nếu bị Bộ Tài Chính Mỹ xếp vào diện các quốc gia thao túng tiền tệ thì sẽ ảnh hưởng ngay đến việc Mỹ sẽ có những biện pháp về mặt kiểm tra giám sát đồng tiền cũng như mặt  xuất khẩu hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn “, chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh
“Rõ ràng với tốc độ mở như thế thì kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy, nếu bị Bộ Tài Chính Mỹ xếp vào diện các quốc gia thao túng tiền tệ thì sẽ ảnh hưởng ngay đến việc Mỹ sẽ có những biện pháp về mặt kiểm tra giám sát đồng tiền cũng như mặt  xuất khẩu hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn “
Vì những lẽ đó, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, Việt Nam cũng phải tự xét lại xem mình có thể bị xếp vào và bị đối xử như những quốc gia thao túng tiền tệ hay không. Và cũng chính vì thế mà những lời phát biểu đầu năm của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ít nhiều là sự đánh giá và câu trả lời gián tiếp rằng Việt Nam sẽ không bao giờ dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh với đối tác thương mai cũng như không bao giờ thao túng tiền tệ:
“Làm thế nào để Bộ Tài Chính Mỹ cảm nhận được và thấy rằng Việt Nam không hề thao túng tiền tệ là điều rất quan trọng. Thực tế thì Việt Nam chuyển hóa từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường một thời gian tương đối lâu rồi. Nhưng rõ ràng việc thả cho đồng tiền tự hoạt động thì chắc còn lâu và còn nhiều vấn đề. Việt Nam theo đuổi cái gọi là quản lý tiền tệ một cách tự do hóa nhưng có sự chỉ đạo tập trung của Nhà Nước, từ đó đảm bảo lợi ích kinh tế được chia sẻ đều đến mọi người dân. Vì thế cho nên thả nổi tiền tệ thì chắc là không có mà nó sẽ theo phương thức là tỷ giá hối đoái có sự quản lý linh hoạt của Nhà Nước”
Việt Nam cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện phá giá đồng bạc của mình vì nhiều lý do, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh nói tiếp:
“ Bởi vì những năm 80, 85 đã đưa cho Việt Nam những bài học cay đắng, đó là phá giá đồng tiền một thì lạm phát có thể hai, ba… và rõ ràng lạm phát tự bào mòn tốc độ tăng trưởng. Từ bài học đó Việt Nam khẳng định sẽ không bao giờ dùng cái gọi là thao túng tiền tệ, hạ giá đồng tiền để tăng cường cạnh tranh”
Cũng tại hội nghị Triển Khai Nhiệm Vụ Ngân Hàng 2020, một mặt nêu bật những thành tích ngành ngân hàng năm 2019 để từ đó đoan chắc Việt Nam không bao giờ thao túng tiền tệ, một mặt khác Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng cũng thừa nhận về những trách nhiệm chưa được thực hiện tốt.
Phải nghiêm túc thực hiện thì mới đạt kết quả tốt, và hy vọng là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thấm thía hơn nữa những bài học đã kinh qua để không lọt lưới thao túng tiền tệ , là góp ý cũa tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học Viện Tài Chính Việt Nam. Ông Hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng GDP hơn 7% mà Quốc hội đã đề ra.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-wont-manipulate-currency-bank-governor-states-01072020071124.html

Người Việt nghĩ gì về căng thẳng Mỹ – Iran?

An Hải
Một số người Việt cho biết họ ủng hộ Hoa Kỳ tiêu diệt tướng lĩnh quân sự cấp cao của Iran Qassem Soleimani, vì cho rằng làm như vậy để chặn đứng âm mưu tấn công vào công dân Mỹ khi mà ông ta đang tích cực lên một kế hoạch hành động lớn trong khu vực, khiến hàng chục, thậm chí hàng trăm người Mỹ bị đe dọa. Một số khác nói rằng hành động “liều lĩnh” của Hoa Kỳ có thể mở đầu cho một khủng hoảng mới tại Trung Đông, và cho rằng cuộc xung đột này không đáng có và lẽ ra nên được ngăn chặn ngay từ đầu.
Từ Khánh Hòa, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:
“Trước đây tôi vốn vĩ không ưa ông Trump lắm, nhưng việc ông ấy ra lệnh tiêu diệt viên tướng Iran Soleimani, trùm khủng bố, thì tôi hoàn toàn tán thành. Tôi rất hoan nghênh ông Trump về việc này!”
Phía Mỹ đổ lỗi cho nhóm phiến quân Kataib Hezbollah đã bắn tên lửa vào một căn cứ quân sự của Iraq hôm 27/12/2019, khiến một nhân viên xây dựng người Mỹ thiệt mạng. Cho nên hôm 29/12/2019, Mỹ ném bom các cơ sở có liên quan tới tổ chức này ở Iraq và Syria.
Giận dữ vì các đợt không kích của Mỹ nhắm vào nhóm phiến quân Iraq được Iran hậu thuẫn, người biểu tình tấn công vào khuôn viên sứ quán Mỹ tại Baghdad hôm 31/12. Máy bay không người lái của Mỹ phóng 4 tên lửa vào đoàn xe của tướng Iran Qassem Soleimani khiến ông thiệt mạng hôm 4/1/2020 trên lãnh thổ Iraq.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sau đó chính thức thừa nhận đã thực hiện cuộc không kích nhằm loại bỏ tướng Soleimani theo lệnh của Tổng thống Donald Trump và lập luận rằng cuộc không kích giết chết tướng Soleimani chỉ là hành động tự vệ (self-defense) hợp pháp, nhằm chống lại âm mưu tấn công của Iran.
Ông Võ Văn Tạo nhận định về cái chết của tướng Soleimani:
“Ông ta bị tên lửa của Mỹ tiêu diệt trên lãnh thổ Iraq nhưng ông ta là người Iran.
“Chính phủ Iraq cũng lên tiếng rằng họ không muốn có sự có mặt của quân đội Mỹ trên đất Iraq nữa vì như vậy không chính đáng. Nhưng tôi xin hỏi: tại sao họ để cho ông Soleimani, một viên tướng của Iran sang Iraq huấn luyện binh lính này kia, rồi tác chiến trên lãnh thổ của mình như vậy?
“Tôi nhận thấy động cơ [có mặt binh sĩ] của Mỹ khác với động cơ của Iran: phía Iran họ muốn bành trướng, bá chủ khu vực đó, họ điều khiển tất cả các nhóm cực đoan trong khu vực, kể cả Sudan, Yemen, Afgahistan….đều có bàn tay của Iran cả.”
Từ thành phố Little Rock, bang Arkansas, ông Nguyễn Cửu Long Hiếu, nói với VOA rằng chính ông Soleimani là người gây ra bất ổn ở Iraq:
“Là một người Mỹ gốc Việt, tôi nghĩ việc làm của ông Trump rất chính đáng, giúp kiến tạo hòa bình tại Trung Đông, nếu Iran biết lùi bước.
“Trong thời gian Hoa Kỳ đóng quân ở Iraq vì Iran tiếp tay cho khủng bố phá hoại sự an bình của người dân Iraq.
“Ông Soleimani chính là tướng lĩnh Iran, người chủ chốt trong việc hỗ trợ khủng bố, không riêng Hezbollah, Hamaz, Houthi… mà ông ta còn gây ra bất ổn ở Iraq.”
Tác giả Mai Vũ Phạm hôm 7/1 viết trên Luật khoa Tạp chí: “Chủ tâm lên kế hoạch giết chết một vị tư lệnh quân đội tối cao của một quốc gia có chủ quyền có thể được nhiều người ủng hộ, nhưng đây có thể sẽ trở thành một tiền lệ nguy hiểm.”
Một người viết blogger tên Hải Lý viết trên Facebook: “Nhiều ý kiến cho rằng đây là một hành động ngu xuẩn và liều lĩnh của Mỹ, mình nghĩ hơi khác – chính Iran đã liều lĩnh và ngu xuẩn trước thì đúng hơn, khi họ đưa những kẻ giả danh “biểu tình” tấn công tòa Đại sứ Mỹ tại Baghdad (Iraq). Luật bất thành văn của quốc tế là khi một lãnh sự quán bị tấn công, đó cũng đồng nghĩa chủ quyền quốc gia đã bị xâm phạm. Nhìn theo góc cạnh này thì đây chỉ là đòn trả đũa của Mỹ, dù quả là nặng tay.”
“Các nhà nước độc tài có thể dựa vào đó để quy cho đối lập là “kẻ thù” hoặc “khủng bố” và ám sát họ, mà không cần phải đưa ra bằng chứng biện hộ cho hành động sai trái đó. Một thế giới như thế sẽ nguy hiểm và bất an hơn bao giờ hết,” tác giả Mai Vũ Phạm nhận định.
Chủ tâm lên kế hoạch giết chết một vị tư lệnh quân đội tối cao của một quốc gia có chủ quyền có thể được nhiều người ủng hộ, nhưng đây có thể sẽ trở thành một tiền lệ nguy hiểm.
Tác giả Mai Vũ Phạm
Tác giả Mai Vũ Phạm viết tiếp: “Bởi thế, Liên Hợp quốc đã thông qua các công ước và nghị định nhằm hướng dẫn các quốc gia cách ứng xử trong thời bình lẫn thời chiến, để giảm thiệt hại, bảo vệ nhân quyền, và duy trì hòa bình thế giới.”
Nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Việt Nancy Hanh Vy Nguyễn viết trên Facebook: “Tướng Soleimani của Iran quyền lực và tầm ảnh hưởng tương tự tướng Nguyễn Cao Kỳ đối với VNCH, hay tướng Võ Nguyên Giáp đối với VNDCCH, tức là rất quyền lực và rất có ảnh hưởng. Nên vụ ám sát này có mùi …ĐỆ TAM THẾ CHIẾN!”
Tiên liệu tình hình căng thẳng Mỹ – Iran sẽ như thế nào, ông Võ Văn Tạo nói:
“Sau khi ông Soleimani bị tiêu diệt, có nhiều người lo ngại rằng các bên sẽ không kìm chế được tình hình, kể cả chính giới Mỹ. Các quốc gia châu Âu cũng sợ sẽ bùng phát, thậm chí thành Chiến tranh Thế giới thứ III. Nhưng tôi nghĩ không dễ đi đến hậu quả quá tệ như thế, có khi nó còn ngược lại!
“Những thế lực hắc ám lâu nay cứ nghĩ rằng Hoa Kỳ, LHQ hay các quốc gia khác không dám đụng đến họ vì lý do này, lý do khác…thì phải xem xét lại chuyện này. Nhưng nay người Mỹ đã ra tay một cách mạnh dạn như thế.”
Ông Hiếu nhận định:
“Tổng thống Donald Trump không hề muốn tạo ra một cuộc chiến tranh.
“Hoa Kỳ sẽ có những bước rất khéo léo, dù TT Trung sẽ có những ngôn từ dao to búa lớn, hô hào tuyên bố rùm beng, rằng sẽ sử dụng hỏa tiễn để tấn công 52 mục tiêu nếu Iran manh động…nhưng bên cạnh đó là những bước rất khéo léo mà ông đã thực hiện suốt 3 năm vừa qua.
“Chúng ta thấy rằng ông Trump không phải là một người hiếu chiến. Nhưng với những kẻ nào tấn công người Hoa Kỳ và tấn công lợi ích Hoa Kỳ thì ông Trump sẽ có những đòn đáp trả rất thích đáng.”
Ông Paul JC, một người Mỹ gốc Việt, viết cho VOA hôm 6/1: “Mỹ và Iran chắc chắn sẽ đụng trận thêm ít nhất là một lần nữa, với một lần tấn công vào đồn lính của Mỹ, hoặc tàu Mỹ, sau đó sẽ có trả đũa từ Nhà Trắng và sau cùng là đàm phán 2 bên. Phía Mỹ đương nhiên tổn thất không nhiều, Iran sẽ chịu phần nhiều tổn thất về nhân mạng cũng như khí tài.”
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 7/1/2020 ra thông báo cho công dân Mỹ đang sinh sống tại Việt Nam: “Căng thẳng gia tăng tại Trung Đông có thể dẫn đến rủi ro an ninh cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài.”
“Đại sứ quán sẽ tiếp tục xem xét tình hình an ninh và sẽ cung cấp thêm thông tin khi cần thiết.”
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-nghi-gi-ve-cang-thang-my-iran/5235446.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.