Tin khắp nơi – 27/01/2020
Monday, January 27, 2020
8:39:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Tòa đại sứ Mỹ ở Baghdad bị tấn công bằng tên lửa
Ít nhất ba tên lửa đã rơi vào Tòa đại sứ Mỹ ở thủ đô Baghdad của Iraq hôm Chủ nhật.Một tên lửa rớt vào căn tin của Tòa đại sứ quán trong khi hai tên lửa khác rớt xuống cách đó không xa, một nguồn tin nói với AFP.
Ít nhất ba người bị thương, các nguồn tin an ninh nói với Reuters.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, nhân viên tòa đại sứ Mỹ bị thương trong các cuộc tấn công như vậy.
Chưa nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này, nhưng Hoa Kỳ cáo buộc các phe phái quân sự được Iran hậu thuẫn ở Iraq trong quá khứ.
Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi lên án vụ tấn công, tuyên bố rằng việc tiếp tục các hành vi như vậy có thể “kéo Iraq trở thành một chiến trường”.
Mỹ phủ nhận việc rút quân khỏi Iraq sau lá thư ‘gửi nhầm’
Hàng ngàn người dự lễ tang tướng Iran
Sứ quán Mỹ ở Baghdad bị người biểu tình tấn công
Căng thẳng Iran – Mỹ có vượt quá kiểm soát?
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Iraq thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các cơ sở ngoại giao của chúng tôi.”
Các cuộc tấn công gần đây đã nhắm vào các căn cứ của tòa đại sứ hoặc quân đội Iraq, nơi quân đội Mỹ được triển khai.
Iraq đã bị kéo vào tình trạng quan hệ giữa Iran và Mỹ bị xấu đi nhanh chóng trong trong những tháng gần đây.
Quan hệ xuống dốc bao gồm việc Mỹ giết chết chỉ huy quân đội hàng đầu của Iran, Tướng Qasem Soleimani, qua một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 3 tháng 1 tại sân bay Baghdad.
Cũng bị ám sát trong cuộc tấn công của Hoa Kỳ là Abu Mahdi al-Muhandis, một người Iraq từng chỉ huy nhóm dân quân Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Giáo sĩ Shia người Iraq nhiều quyền lực Moqtada al-Sadr đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Mỹ nhằm gây sức ép buộc quân đội Mỹ rời khỏi Iraq.
Những người ủng hộ Sadr tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ rộng khắp trước khi giáo sĩ kêu gọi họ chuyển tập trung vào Mỹ sau khi nước này giết chết Soleimani.
Họ bắt đầu rút khỏi các cuộc tọa đàm chống chính phủ hôm thứ Bảy.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51260199
Tổng Thống Trump tuyên bố
Hoa Kỳ sẽ không dỡ bỏ cấm vận để đàm phán với Iran
Tin từ Dubai – Vào hôm thứ Bảy (25 tháng 01), tổng thống Trump tweet rằng Hoa Kỳ sẽ không dỡ bỏ cấm vận với Iran để có thể đàm phán. Đây là tin nhắn của tổng thống đáp lại buổi phỏng vấn ngoại trưởng Iran của hãng Der Spiegel.Hôm Chủ nhật (26/01/2020), ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif đáp trả bằng dòng tweet có đoạn trích từ buổi phỏng vấn với Der Spiegel được công bố vào thứ Sáu (24/01/2020), khi ông nói Iran sẽ sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ nếu họ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ đạt cao điểm trong nhiều thập niên sau khi Hoa Kỳ giết chết tướng hàng đầu của Iran, Qassem Soleimani trong một cuộc không kích phi cơ không người lái ở Baghdad vào ngày 03/01/2020, khiến Iran bắn trả hỏa tiễn vào những ngày sau đó vào căn cứ quân đội Hoa Kỳ ở Iraq.
căng Căng thẳng giữa hai bên đang gia tăng đều đặn kể từ khi tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước nguyên tử Iran với các cường quốc thế giới vào năm 2018, và áp dụng các biện pháp trừng phạt làm giảm cảng khẩu dầu của Iran và gây cản trở nền kinh tế.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-hoa-ky-se-khong-do-bo-cam-van-de-dam-phan-voi-iran/
Kế hoạch Hòa bình Trung Đông của Trump:
Những điều cần biết
Hơn hai năm sau lần đầu tiên đề xuất về một kế hoạch hòa bình cho Israel và Palestine, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 24/01 cho biết rằng ông sẽ tiết lộ chi tiết về cách ông sẽ giải quyết thách thức chính trị khó khăn kéo dài này trong một vài ngày tới.Những vấn đề chính yếu:
* Tình trạng của Jerusalem, bao gồm các địa điểm lịch sử thiêng liêng đối với Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo.
* Thiết lập các biên giới mà đôi bên nhất trí. *Tìm kiếm những sự dàn xếp an ninh để xoa dịu quan ngại của Israel về các cuộc tấn công của người Palestine và các nước láng giềng thù địch.
* Yêu cầu của Palestine muốn thành lập nhà nước trên lãnh thổ – Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem – vốn bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến Trung Đông năm 1967.
* Tìm giải pháp cho số phận của hàng triệu người tị nạn Palestine.
* Dàn xếp chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, chẳng hạn như nước.
* Người Palestine yêu cầu Israel dỡ bỏ các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem. Hiện có hơn 400.000 người Israel đang sống giữa gần 3 triệu người Palestine ở Bờ Tây, và khoảng 200.000 người định cư khác ở đông Jerusalem.
Tại sao vực dậy kế hoạch hòa bình lúc này?
Quan hệ Mỹ-Israel đang ở thời kì đỉnh cao, với việc Trump và Netanyahu trở thành đồng minh chính trị thân cận nhất.
Cả hai người đều đang phải đối mặt với những rắc rối trong nước: Ông Trump có thể sẽ bị cho là đang cố gắng làm chệch hướng sự chú ý khỏi phiên tòa luận tội còn Thủ tướng cánh hữu Netanyahu bị truy tố với các cáo buộc về tham nhũng hồi tháng 11, chưa biết tình trạng pháp lý của ông sẽ ra sao.
Cả hai đều phủ nhận các cáo buộc.
Cả hai cũng phải đối mặt với các chiến dịch tái tranh cử – Netanyahu vào tháng 3 và Trump vào tháng 11. Hồi năm ngoái, Netanyahu hai lần cố gắng nhưng vẫn không giành được thế đa số trong quốc hội Israel.
Ông Trump nhiều lần trì hoãn việc triển khai kế hoạch của mình để tránh gây ra các vấn đề bầu cử cho ông Netanyahu bởi có khả năng nó sẽ đòi hỏi một số nhượng bộ từ phía Israel.
Nhưng ông Trump cũng phải đối mặt với thời gian biểu chính trị của chính mình và có thể không thể bỏ nhiều tháng chờ đợi người Israel quyết định ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo, một nguồn tin thân cận với nhóm soạn kế hoạch hòa bình cho biết.
Có gì trong kế hoạch của Tổng thống Trump?
Bản “Thoả thuận của Thế kỷ”, như cách nó được gọi rộng rãi, dài hàng chục trang. Nhưng chi tiết được giữ bí mật.
Các nguồn tin từ phía Palestine và Ả Rập được tiếp cận với bản dự thảo lo sợ rằng thoả thuận này sẽ tìm cách mua chuộc người Palestine chấp nhận sự chiếm đóng của Israel. Đây có thể là khúc dạo đầu cho kế hoạch của Israel nhằm sáp nhập khoảng một nửa diện tích Bờ Tây, bao gồm hầu hết Thung lũng Jordan, dải cực đông chiến lược và màu mỡ của vùng lãnh thổ này.
Người Palestine cho rằng Thung lũng Jordan, chiếm gần 30% diện tích của Bờ Tây, sẽ là một phần quan trọng của nhà nước Palestine tương lai, với vai trò là “vựa lúa” của Bờ Tây cũng như phần biên giới bên ngoài giáp Jordan.
Có lẽ phản ánh tư duy doanh nhân của Tổng thống Trump và con rể Jared Kushner, tác giả chính của kế hoạch hòa bình Trung Đông, giai đoạn đầu đã được triển khai tại Bahrain vào tháng 6 năm ngoái.
Động thái này áp dụng cách tiếp cận ‘kinh tế đi đầu’ đối với một cuộc xung đột chính trị và tôn giáo, kêu gọi một khoản đầu tư trị giá 50 tỉ đô la nhằm thúc đẩy nền kinh tế của người dân Palestine và các quốc gia Ả Rập láng giềng.
Kushner cho rằng cách tiếp cận này có thể mang đến sự thịnh vượng cho người Palestine và an ninh cho người Israel.
Liệu có khả thi?
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine lần gần đây nhất đã đổ vỡ vào năm 2014.
Những rào cản vẫn tồn tại dai dẳng, bao gồm việc mở rộng các khu định cư của Israel trên vùng đất chiếm đóng, nhiều thế hệ mất lòng tin lẫn nhau, và việc thâu tóm quyền lực tại dải Gaza của phong trào vũ trang Hamas, vốn luôn chính thức theo đuổi mục tiêu hủy diệt Israel.
Và vấn đề lớn nhất mà ai cũng cố gắng phớt lờ đó chính là giải pháp hai nhà nước – một công thức quốc tế có từ lâu nhằm mang lại hòa bình bằng cách tạo ra một nhà nước Palestine độc lập ngay bên cạnh Israel.
Liên Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ kế hoạch chi tiết này, nền tảng của mọi kế hoạch hòa bình trong nhiều thập niên. Nhưng chính quyền Trump đã từ chối tán thành nó. Và vào tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Washington không còn coi các khu định cư của Israel trên đất Bờ Tây là “đi ngược lại với luật pháp quốc tế.” Tuyên bố này của chính quyền Trump đã đảo ngược nhiều thập niên chính sách của Hoa Kỳ.
Người Palestine và hầu hết cộng đồng quốc tế coi các khu định cư này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Israel phản đối điều này, viện dẫn các mối liên hệ từ Kinh thánh, từ lịch sử và chính trị đối với vùng đất này lẫn nhu cầu an ninh của chính họ.
Liệu Mỹ có thể là bên trung gian đáng tin?
Thủ tướng Israel Netanyahu vui mừng chấp nhận lời mời của Tổng thống Trump tới tham dự cuộc họp tại Washington vào thứ Ba tới, khi mà các khía cạnh chính trị của kế hoạch hòa bình dự kiến sẽ được công bố. Ông nói “Tôi nghĩ rằng ngài Tổng thống đang tìm cách mang lại cho Israel sự bình yên và an ninh mà chúng tôi xứng đáng có được.”
Tuy nhiên Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố Washington không còn có thể được coi là một trung gian hòa giải trung thực, cáo buộc nước này thiên vị ủng hộ Israel. Điều này diễn ra sau một loạt các quyết định của ông Trump khiến Israel vui mừng nhưng lại khiến người Palestine thất vọng và giận giữ.
Các quyết định đó bao gồm công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem và cắt giảm hàng trăm triệu đô la viện trợ nhân đạo cho người Palestine.
Việc cắt giảm này được coi là một biện pháp gây áp lực cho giới lãnh đạo Palestine quay trở lại bàn đàm phán. Cho đến nay, điều đó đã thất bại.
https://www.voatiengviet.com/a/ke-hoach-hoa-binh-trung-dong-cua-trump/5259846.html
Kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump
có thể phân cực Trung Đông
Tin từ Jerusalem – Khi tổng thống Trump chuẩn bị tiếp đón các nhà lãnh đạo Israel ở Washington để tiết lộ chi tiết về kế hoạch hòa bình Trung Đông bị trì hoãn từ lâu, hôm thứ Sáu (24/01/2020) người Palestine đã khuyến cáo vào rằng không có thỏa thuận nào sẽ có hiệu lực mà không có họ tham gia đàm phán.Tổng thống Trump đã mời thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu và cựu đối thủ trung tâm của ông, cựu tướng Benny Gantz tới Tòa Bạch Ốc vào tuần sau, nói rằng ông sẽ tiết lộ kế hoạch trước cuộc gặp diễn ra vào thứ Ba (28/01/2020) với ông Netanyahu. Nhưng phát ngôn viên của tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Nabil Abu Rudeineh nói rằng họ không có bất kỳ liên lạc nào với chính quyền tổng thống Trump, và rằng không có thỏa thuận hòa bình nào có thể được thực hiện nếu không có sự chấp thuận của người dân Palestine và lãnh đạo Palestine. Họ đã từ chối xác nhận giải pháp hai quốc gia – công thức hòa bình quốc tế lâu đời, cho phép quốc gia Palestine được thành lập trên lãnh thổ mà Israel chiếm được trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967.
Chính quyền tổng thống Trump cũng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển tòa đại sứ tới đó, và tuyên bố rằng Washington không còn xem các khu vực định cư do người Israel chiếm đóng trên vùng đất Bờ Tây là không phù hợp với luật pháp quốc tế. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ke-hoach-hoa-binh-cua-tong-thong-trump-co-the-phan-cuc-trung-dong/
Trump khen ngợi Tập Cận Bình
về nỗ lực kiểm soát virus corona
“Hoa Kỳ đánh giá rất cao những nỗ lực và tính minh bạch của họ. Tất cả sẽ đem lại kết quả tốt. Đặc biệt, thay mặt cho người dân Mỹ, tôi muốn cảm ơn Chủ tịch Tập Cận Bình! “Ông Trump đăng dòng tweet trên trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa xác nhận ca thứ hai bị nhiễm virus corona.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã báo cáo trường hợp đầu tiên Hoa Kỳ vào đầu tuần này.
Ca đầu tiên được xác nhận ở bang bờ Đông Washington vào thứ Ba, người này vừa đến Vũ Hán dịp gần đây. Ca thứ hai được chẩn đoán nhiễm virus là một phụ nữ ở độ tuổi 60 cũng vừa trở về tiểu bang miền Trung Chicago, từ Vũ Hán.
Hiện đang có 63 trường hợp đang được theo dõi trên 22 tiểu bang trên toàn Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, Trump nói rằng ông tin rằng virus đã được kiểm soát. Ông cũng nói rằng ông tin tưởng vào sự minh bạch chính phủ Trung Quốc.
Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus Corona
2019-nCoV: Báo VN nói có hai ca ‘người TQ’
Ít nhất 10 thành phố TQ hạn chế đi lại do lo dịch lan rộng
“Chúng ta sẽ kiểm soát được nó. Sẽ ổn thôi,” vị tổng thống nói với CNBC.
Trung Quốc đã và đang làm gì?
Trong một cuộc họp chính phủ đặc biệt vào ngày lễ Tết Nguyên đán, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo rằng sự lây lan của một loại virus mới gây chết người đang gia tăng nhanh chóng.
Đất nước đang đối mặt với “tình trạng nghiêm trọng”, ông Tập nói với các quan chức cấp cao hôm 25/1.
Virus coronavirus đã giết chết ít nhất 42 người và lây nhiễm khoảng 1.400 kể từ khi được phát hiện tại thành phố Vũ Hán.
Từ Chủ nhật, các phương tiện cá nhân sẽ bị cấm tại các quận trung tâm của Vũ Hán.
Một bệnh viện khẩn cấp thứ hai sẽ được xây dựng ở đó trong vòng vài tuần để chữa trị cho 1.300 bệnh nhân và sẽ hoàn thành sau nửa tháng nữa, tờ nhật báo Nhân dân cho biết. Bệnh viện khấp cấp đầu tiên hứa hẹn 1.000 giường bệnh đã đang được xây dựng.
Các đội quân y chuyên gia cũng đã bay vào tỉnh Hồ Bắc để tiến hành hỗ trợ cấp cứu chữa trị.
Trên khắp Trung Quốc đại lục, khách du lịch đang kiểm tra nhiệt độ khi có dấu hiệu sốt và các nhà ga đã bị đóng cửa ở một số thành phố.
Các chuyên gia nói gì?
Theo CNBC, các chuyên gia cho biết phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát của coronavirus, lần đầu tiên được phát viện vào cuối tháng 12, đã mạnh mẽ và minh bạch hơn so với đợt xử lý dịch SARS khi Bắc Kinh tìm cách che giấu vào 2002 và 2003.
Trong khi đó, các nhà khoa học tại Trung tâm phân tích bệnh truyền nhiễm MRC nghi ngờ khả năng thực sự của Trung Quốc trong việc kiểm soát cơn dịch virus corona này.
Trung tâm này cũng khen ngợi những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc, nhưng cho biết việc virus lây lan cần phải bị cắt giảm 60% để có thể ngăn chặn được ổ dịch.
Các nước láng giềng của Trung Quốc ở khu vực châu Á đang cảnh giác cao độ, với nhiều trường hợp bị virus đã xuất hiện ở Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc và Nepal.
Các hiệu thuốc trong thành phố đã bắt đầu hết nguồn cung cấp và các bệnh viện đã được lấp đầy bởi các thành viên thần kinh của công chúng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51253845
Chính quyền Tổng Thống Trump
lặng lẽ trục xuất 25 người tỵ nạn Cambodia
Hôm thứ tư (16 tháng 1), Hoa Kỳ trục xuất khoảng 25 người tỵ nạn Cambodia. Theo một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Cambodia chuyên tái định cư cho những người bị trục xuất cho biết họ đến Hoa Kỳ hợp pháp với tư cách là người tị nạn và đã sống ở đây trong nhiều thập niên. Theo tờ Washington Monthly đưa tin, đây là nhóm những người Cambodia đầu tiên bị trục xuất vào năm 2020, xảy ra sau các vụ trục xuất người tị nạn Việt Nam của Hoa Kỳ.Theo ông Bill Herod, người sáng lập Tổ chức Hỗ trợ người Khmer dễ bị tổn thương (KVAO), tất cả các cá nhân bị trục xuất từng phạm một số tội làm mất tính pháp lý cư trú của họ. Chính quyền Tổng thống Trump đang tăng cường trục xuất những người này, đồng thời hạn chế việc nhập cư vào Hoa Kỳ. Việc trục xuất người Cambodia bắt đầu tiên diễn ra vào năm 2002 theo một thỏa thuận song phương được ký kết bởi cả hai quốc gia.
Theo hồ sơ của KVAO, Hoa Kỳ trục xuất 742 người tị nạn Cambodia kể từ năm 2002, chưa bao gồm số người trục xuất lần này. Trong một dự luật năm 1996, Hoa Kỳ mở rộng các loại tội phạm sẽ bị Hoa Kỳ trục xuất về nước, khiến số người buộc rời khỏi đây tăng nhanh. Đa số họ thường bị những cú sốc tâm lý khi bị trục xuất dẫn đến nhiều ca tử vong. Chính phủ Cambodia ban đầu nỗ lực hạn chế hành động này của Tổng thống Trump.
Nhưng sau đó, Tòa Bạch Ốc đáp trả bằng cách áp dụng lệnh trừng phạt visa đối với viên chức chính phủ Cambodia. Tuy nhiên cuối cùng chính phủ Cambodia đã đồng ý thỏa thuận về các vụ trục xuất vào tháng 2/2018.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-tong-thong-trump-lang-le-truc-xuat-25-nguoi-ty-nan-cambodia/
John Bolton: TT Trump đã ngưng tháo khoán viện trợ
để đòi Ukraina điều tra đối thủ Biden
Thùy DươngTối hôm qua 26/01/2020, báo Mỹ New York Times tiết lộ là trong bản thảo viết tay cuốn sách sắp được xuất bản, cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton khẳng định tổng thống Donald Trump đã không cho chuyển giao viện trợ quân sự cho Kiev nhằm gây sức ép buộc chính quyền Ukraina cho mở một cuộc điều tra về Joe Biden, đối thủ của ông Trump trong cuộc chạy đua tới đây vào Nhà Trắng.
Tiết lộ trên được đưa ra trong bối cảnh phiên xử truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 27/01/2020 lại tiếp tục ở Washington. Các luật sư của ông Trump bắt đầu biện hộ cho thân chủ từ hôm thứ Bảy 25/01 và họ cho rằng tổng thống đã có những lý do hợp lý để không tháo khoán ngay viện trợ quân sự cho Ukraina.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích:
“Tổng thống hồi tháng 08 dường như đã nói với cố vấn an ninh quốc gia là ông muốn tiếp tục tạm đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraina cho tới khi nào chính quyền Kiev quyết định cho điều tra về những người thuộc đảng Dân Chủ của Mỹ, đặc biệt là Joe Biden và con trai ông này, người khi đó đang làm việc cho một doanh nghiệp Ukraina.
Đây là điều báo New York Times khẳng định. Tờ báo này đã được tham khảo bản thảo viết tay của John Bolton, trước khi bản thảo được gửi đến Nhà Trắng để phủ tổng thống đọc soát lại. Thông tin này của Bolton trái ngược với những lời khai của tổng thống. Donald Trump luôn khẳng định đã không tháo khoán ngay viện trợ quân sự cho Ukraina để chắc chắn là các nước đồng minh khác của Kiev cũng phải đóng góp, và cũng là để bảo đảm tiền thuế của dân được sử dụng hợp lý.
Các nhà lãnh đạo của đảng Dân Chủ ở Nghị Viện đã phản ứng sau khi thông tin gây bùng nổ này được đưa ra, và nhấn mạnh cần triệu tập John Bolton tới phiên tòa xét xử tổng thống. Cựu cố vấn an ninh quốc gia của Donald Trump đã tuyên bố ông sẵn sàng tới phiên tòa nếu được triệu tập. Muốn như vậy, cần có lá phiếu thông qua của 4 thượng nghị sĩ phe Cộng Hòa và tất cả các thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đáp trả trên Twitter rằng điều mà ông John Bolton làm chỉ là nhằm quảng bá để bán sách. Tổng thống Mỹ khẳng định chưa bao giờ nói với John Bolton là việc viện trợ cho Ukraina có liên quan đến việc mở điều tra nhắm vào những người thuộc đảng Dân Chủ, nhất là những người trong gia đình ông Joe Biden.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200127-bolton-tt-trump-dong-bang-vien-tro-quan-su-ukraina-de-doi-kiev-dieu-tra-doi-thu
Luận tội: Đảng Dân chủ
kêu gọi Bolton ra làm chứng tại Thượng viện
Đảng Dân chủ lại một lần nữa yêu cầu cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump, John Bolton ra làm chứng trong phiên tòa luận tội tổng thống.Kêu gọi được đưa ra sau báo cáo ông Bolton viết trong một cuốn sách chưa xuất bản rằng ông Trump muốn hoãn việc viện trợ cho Ukraine, trừ khi họ điều tra đối thủ chính trị của ông, ứng cử viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ.
Lời khai của ông John Bolton được cho là có thể làm suy yếu bào chữa của ông Trump.
Phiên tòa luận tội sẽ tiếp tục tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Hai.
Ông Trump nói với báo giới tuần trước rằng ông không muốn John Bolton ra làm chứng.
Tổng thống Trump bị cáo buộc đã hoãn viện trợ quân sự để gây áp lực bắt Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở một cuộc điều tra tham nhũng về ông Biden và con trai của ông, Hunter.
Ông Trump nhiều lần gán cho việc tố tụng luận tội cái nhãn “cuộc săn phù thủy”.
Báo cáo mới nói gì?
Hôm Chủ nhật, tờ New York Times trích dẫn nhiều đoạn từ một cuốn sách chưa xuất bản của ông Bolton.
Những đoạn này bao gồm cáo buộc rằng vào tháng Tám, ông Trump đã nói với một người lúc đó là phụ tá hàng đầu rằng ông muốn giữ lại 391 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine, cho đến khi các quan chức ở đó hỗ trợ ông trong việc điều tra các thành viên đảng Dân chủ, trong đó có cả ông Joe Biden.
Đảng Dân chủ từ chối trao đổi nhân chứng luận tội Trump
Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump
Chứng cứ luận tội Trump quá choáng ngợp – báo cáo của Hạ viện
Luận tội một tổng thống có dễ không?
Nếu đúng, cáo buộc này sẽ làm suy yếu lập luận chính của đội ngũ luật sư bào chữa cho ông Trump rằng không có “quid pro quo”, tức việc trao tiền viện trợ để đổi lại việc chính phủ Ukraine điều tra ông Biden.
“Bolton trực tiếp mâu thuẫn với tâm điểm lập luận bào chữa của Tổng thống,” ông Adam Schiff, người quản lý luận tội của Hạ viện, tuyên bố trong một weet.
“Để phiên tòa được diễn ra công bằng, các Thượng nghị sĩ phải yêu cầu ông Bolton ra làm nhân chứng, đồng thời cung cấp các ghi chú của ông cũng như những tài liệu khác.”
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng việc đảng Cộng hòa từ chối gọi ông Bolton và những người khác ra làm chứng là hành động “bây giờ thậm chí còn không thể bào chữa được”.
Không có bình luận nào từ các luật sư của ông Bolton, cũng như từ Nhà Trắng.
Tổng thống trước đây từng nói rằng ông không muốn ông Bolton làm chứng với lý do an ninh quốc gia.
Báo cáo mới nhất được đưa ra sau khi một video được công bố hôm thứ Bảy cho thấy ông Trump ra lệnh bãi nhiệm đại sứ Mỹ tại Ukraine năm 2018.
Với đảng Cộng hòa nắm đa số 53-47 tại Thượng viện, tổng thống Trump không có nguy cơ sẽ bị cách chức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51260203
Tổng Thống Trump đề nghị dân diểu Adam Schiff
phải trả giá vì đã thúc đẩy phiên tòa luận tội
Tin từ Washington. – Vào ngày Chủ Nhật, 26 tháng 01, Dân biểu Dân Chủ Hạ Viện Hoa Kỳ, Adam Schiff cho rằng tin nhắn của tổng thống Trump đề nghị ông phải “trả giá” là một đe doạ. Tổng thống Trump đã phát động một cuộc tấn công khác vào Đảng Dân chủ bao gồm dân biểu Adam Schiff về phiên tòa luận tội Thượng viện vào hôm Chủ nhật, bằng một tin nhắn trên Twitter rằng “ông Schiff chưa trả giá, cho những gì ông đã làm cho đất nước chúng ta!”Khi được hỏi trên chương trình Meet The Press của NBC có phải tin nhắn của tổng thống là một lời đe dọa hay không, dân biểu Adam Schiff – người đang giữa vai trò công tố trong phiên tòa luận tội tại thương viện – trả lời rằng “rõ ràng là như vậy”. Trong khi đó trên chương trình “State of the Union” của CNN, Thượng nghị sĩ cộng hòa tiểu bang Oklahoma, James Lankford, nói rằng ông không nghĩ tweet của tổng thống Trump là “một lời đe dọa về tính mạng”. Thượng nghị sĩ Lankford cho rằng ý của tổng thống là dân biểu Schiff phải trả giá về mặt chính trị. Trong các cuộc tranh luận tuần trước, các công tố viên Hạ viện cáo buộc rằng tổng thống Trump đã lạm dụng quyền lực của ông bằng cách tìm kiếm sự giúp từ Ukraine, và gây áp lực để nước này tuyên bố một cuộc điều tra đối thủ chính trị của ông là cựu Phó Tổng thống Joe Biden, và con trai ông Hunter Biden.
Trong khi đó, nhóm pháp lý của tổng thống Trump đưa ra các lập luận trong phiên tòa mở đầu hôm thứ Bảy rằng đảng Dân chủ đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử bằng cách loại bỏ tổng thống Trump khỏi phiếu bầu. Luật sư của tổng thống cũng phản bác những lời khai từ các nhân chứng như ông Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu, và tô vẽ vị đại sứ này như một nhân chứng không đáng tin cậy.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-de-nghi-dan-dieu-adam-schiff-phai-tra-gia-vi-da-thuc-day-phien-toa-luan-toi/
Ngày thứ 5 xử luận tội: Nhóm bào chữa TT Trump
bắt đầu trình luận cứ
Các luật sư của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu bào chữa tại phiên xử luận tội ở Thượng viện hôm nay 25/1. Nhóm bào chữa nói rằng nỗ lực của đảng Dân chủ đòi phế truất tổng thống sẽ đặt ra một tiền lệ “rất, rất nguy hiểm” trong một năm bầu cử.Luật sư Nhà Trắng Pat Cipollone, người đứng đầu nhóm bào chữa, nói với các Thượng nghị sĩ rằng các nỗ lực đó của Ðảng Dân chủ sẽ bác bỏ quyền của cử tri thể hiện ý kiến của họ về ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 tới đây, nếu phe Dân chủ buộc tội và phế truất ông ngay lúc này.
Ông Cipollone nói: “Họ đang yêu cầu quý vị [Thượng nghị sĩ] làm một cái gì đó mà hậu quả của nó, tôi xin được thưa là… rất, rất nguy hiểm.”
Phe Dân chủ đã lập luận trong ba ngày qua rằng Tổng thống Trump nên bị phế truất vì ông đã gây áp lực buộc Ukraine phải mở cuộc điều tra dính líu đến cựu Phó Tổng thống Joe Biden, vốn có thể sẽ khiến cho đối thủ chính trị bên Ðảng Dân chủ này của ông Trump bị thất thế trong cuộc đua tranh chức tổng thống trong năm 2020, và sau đó ông Trump đã cản trở cuộc điều tra của Quốc hội về việc này.
Ông Cipollone nói: “Quý vị có thể thấy rằng Tổng thống không làm gì sai.”
Hạ viện do đảng Dân chủ Kiểm soát tháng trước đã luận tội Tổng thống Trump về các cáo buộc lạm quyền và cản trở Quốc hội.
Thượng viện do Ðảng Cộng hòa kiểm soát theo dự kiến sẽ tha bổng Tổng thống Trump. Để phế truất tổng thống cần phải có đa số hai phần bao phiếu chấp thuật ở Thượng viện có 100 ghế. Không có thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nào lên tiếng ủng hộ yêu cầu phế truất Tổng thống Trump.
Phiên tranh luận Thứ Bảy diễn ra tương đối ngắn vì phe Cộng hòa muốn dành phần lớn luận cứ của họ để trình bày vào đầu tuần tới khi họ dự kiến lượng khán giả truyền hình theo dõi phiên xử sẽ cao hơn.
https://www.voatiengviet.com/a/ngay-thu-4-xu-luan-toi-nhom-bao-chua-tt-trump-bat-dau-trinh-luan-cu/5260203.html
Vụ nổ nghiêm trọng ở Houston khiến 2 người thiệt mạng
Tin từ Houston, Texas – Các nhà chức trách xác nhận có hai người thiệt mạng trong vụ nổ tại một cơ sở sản xuất ở Houston. Theo cảnh sát trưởng và đội cứu hỏa của thành phố, hai nhân viên của Watson Grinding and Manufacturing đã thiệt mạng trong nổ kinh hoàng vào sáng sớm ngày 24/1. Công ty gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.Công ty cũng khẳng định rằng họ đang tích cực làm việc với chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương để điều tra vụ tai nạn. Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra vụ nổ vẫn chưa được làm rõ. Nhưng giám đốc sở cứu hỏa Houston – Samuel Penan tìm thấy một thùng propylene 2,000 gallon bị rò rỉ. Ông cho biết nhiều ngôi nhà và trung tâm thương mại gần đó cũng phải chịu thiệt hại đáng kể trong vụ nổ.
Theo tờ abcnews đưa tin, thảm họa bất ngờ xảy ra vào khoảng 4:30 sáng thứ sáu (24/1) theo giờ địa phương. Cảnh sát trưởng Houston Art Acevedo cho biết họ đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, tuy nhiên không có cơ sở gì cho thấy vụ nổ này có liên quan đến khủng bố hay một hành động có chủ ý. Nhà chức trách kêu gọi cư dân lân cận tìm kiếm xung quanh nhà của họ để tìm mảnh vỡ và bộ phận của các thi thể. Ông Acevedo khuyến cáo người dân không được chạm vào nếu họ tìm thấy chúng, mà hãy gọi cảnh sát Houston. Máy bay không người lái cũng được đưa vào để tiến hành tìm kiếm và kiểm tra các mái nhà để tìm mảnh vỡ.
Theo Sở cứu hỏa Houston, có khoảng 18 người bị thương từ vụ nổ đã được đưa đến phòng cấp cứu địa phương. Ông Penacho biết việc rò rỉ propylene đã được kiểm soát và không có gì đáng lo về chất lượng không khí tại thời điểm này. Theo đài KTRK, ít nhất 48 người đã trú ẩn tạm thời tại 4703 Shadowdale Drive sau vụ nổ. Ông Acevedo đang kêu gọi quyên góp giúp các gia đình bị ảnh hưởng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/vu-no-nghiem-trong-o-houston-khien-2-nguoi-thiet-mang/
Phi cơ 777X của Boeing
thành công trong chuyến bay đầu tiên
Hôm thứ Bảy (25 tháng 01), Boeing tổ chức thành công chuyến bay đầu tiên của phi cơ hai động cơ lớn nhất thế giới, 777X, giữa bối cảnh khủng hoảng của dòng phi cơ đang bị cấm bay – 737 MAX.Chiếc 777X đáp xuống phi trường Boeing Field ngoại ô Seattle vào lúc 2 giờ chiều (2200 GMT), sau buổi ra mắt khoảng bốn tiếng trước đó tại nhà máy lắp ráp được tân trang lại của Boeing nằm ở phía bắc thành phố.
Chiếc phi cơ này là phiên bản lớn hơn trong hai phiên bản mà Boeing chuẩn bị kế hoạch và sẽ chính thức được gọi là 777-9; nhưng hiện nay máy bay được biết đến nhiều hơn với tên mã phát triển là 777X. Các đặc điểm nhận dạng mới bao gồm cánh gập lại được, và động cơ thương mại lớn nhất thế giới từ General Electric, đủ rộng để nuốt một thân phi cơ 737 MAX. Dù Boeing nhắm mục tiêu sẽ bán được hàng trăm chiếc 777X trong thập niên này, nhưng chiếc phi cơ 406 chỗ ngồi vẫn phải vượt qua những thách thức từ các quản trị viên và phía người mua.
777X sẽ là phi cơ cỡ lớn đầu tiên được chứng nhận kể từ sau sự việc lỗi phần mềm trong hệ thống điều khiển của 737 MAX gây ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng, thúc đẩy các cáo buộc về mối quan hệ giữa Boeing và Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA), đồng thời yêu cầu sự giám sát chặt chẽ hơn.
FAA đã cam kết bảo đảm buổi đánh giá 777X được tiến hành nghiêm ngặt. 777X dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021, chậm hơn một năm so với dự kiến ban đầu vì những trở ngại trong lúc chế tạo. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phi-co-777x-cua-boeing-thanh-cong-trong-chuyen-bay-dau-tien/
Ngoại trưởng Mike Pompeo chỉ trích
ký giả của đài National Public Radio sau cuộc phỏng vấn
Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ bảy (ngày 25 tháng 1), Ngoại Trưởng Mike Pompeo đã chỉ trích một ký giả của đài National Public Radio (NPR), người đã đưa tin về việc ông sỉ vả cô thậm tệ bằng ngôn từ thô tục sau khi cô đặt câu hỏi về Ukraine.Trong một tuyên bố, ông Pompeo cho biết ký giả nói trên, cô Mary Louise Kelly, đã nói dối với ông 2 lần, lần đầu tiên khi họ chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn và lần thứ hai khi họ đồng ý thực hiện một cuộc nói chuyện không được ghi âm. Tuy nhiên, ông Pompeo lại không bác bỏ những gì cô Kelly đã đưa tin về ngôn từ thô tục của ông khi ông sỉ vả cô, cũng như thái độ của ông trong cuộc trò chuyện giữa hai người.
Cô Kelly cho biết ông Pompeo đã cắt ngang cuộc phỏng vấn giữa hai người khi cô hỏi tại sao ông không bảo vệ cựu Đại sứ tại Ukraine Marie Yovanovitch, một nhân vật trung tâm trong phiên tòa luận tội Tổng Thống Trump.
Nữ phóng viên còn cho biết cô chưa hề đồng ý về một cuộc họp không được ghi âm, và đã liên lạc trước với văn phòng của ông Pompeo nhằm thông báo rằng cô có ý định hỏi về Iran và Ukraine. NPR đã phát hành cuộc phỏng vấn đầy đủ, chưa được chỉnh sửa với Ngoại Trưởng vào thứ sáu (ngày 24 tháng 1). (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-mike-pompeo-chi-trich-ky-gia-cua-dai-national-public-radio-sau-cuoc-phong-van/
Tai nạn khiến Kobe Bryant thiệt mạng
có thể là do sương mù?
Có khả năng các điều kiện thời tiết đang được các nhà điều tra xem xét kỹ lưỡng trong cuộc điều tra tìm nguyên nhân gây tai nạn máy bay trực thăng đã giết chết cựu siêu sao của Liên đoàn Bóng Rổ Quốc gia Mỹ Kobe Bryant, con gái ông và bảy người khác ở gần thành phố Los Angeles hôm Chủ nhật, khi mà bầu trời u ám và sương mù đã khiến các máy bay khác phải nằm ụ. (NBA)Chiếc trực thăng Sikorsky S-76 thuộc quyền sở hữu của Bryant đã đâm vào một sườn dốc bên ngoài thị trấn Calabasas, bang California, cách trung tâm Los Angeles khoảng 40 dặm (65 km) về hướng tây bắc, gây ra một đám cháy và khiến những mảnh vỡ của chiếc trực thăng vương vãi trên một diện tích rộng hơn một 1.000 mét vuông.
Vài giờ sau, chính quyền quận Los Angeles cho biết tất cả chín người trên chiếc trực thăng đã thiệt mạng trong tai nạn này.
Cái chết của Kobe Bryant, 41 tuổi, và con gái tên Gianna, 13 tuổi, đã được Hiệp hội bóng rổ quốc gia xác nhận, giữa lúc người hâm mộ, các vận động viên và chính trị gia bày tỏ hoài nghi, không tin là sự việc đã xảy ra, và đau buồn.
Truyền thông địa phương cho biết Bryant và khách trên cùng chuyến bay đang trên đường tới một học viện thể thao ở thành phố Thousand Oaks ở gần đó. Theo dự định thì Bryant sẽ huấn luyện đội bóng rổ của con gái trước một cuộc tranh tài.
Các nhà điều tra từ Cục Hàng không Liên bang và Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia đã tới hiện trường hôm Chủ nhật để khởi động các cuộc điều tra riêng biệt.
Trong số các yếu tố được các nhà điều tra chú ý có các điều kiện thời tiết, vì vào thời điểm xảy ra tai nạn, các nhà dự báo thời tiết báo cáo có mây thấp và tầm nhìn hạn chế tại các khu vực lân cận. Nhiều nhân chứng kể lại rằng sương mù dày đặc ở chân đồi, nơi trực thăng lâm nạn.
Sáng hôm Chủ nhật, sương mù trong khu vực dày đặc đến nỗi Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles và Sở Cảnh sát quận hạt Los Angeles đã ra lệnh cấm bay đối với các đội máy bay trực thăng, tờ Los Angeles Times đưa tin.
Cựu ngôi sao bóng rổ Kobe Bryant được biết là thường xuyên di chuyển bằng trực thăng để tránh nạn ùn tắc giao thông khét tiếng tại khu vực Los Angeles.
Trong số các nạn nhân trên chiếc trực thăng lâm nạn, ngoài viên phi công, còn có Alyssa Altobelli, một bạn cùng đội bóng rổ với Gianna, con gái Bryant, và cha mẹ của Alyssa, John và Keri Altobelli.
https://www.voatiengviet.com/a/tai-nan-giet-chet-sieu-sao-bong-ro-kobe-bryant-co-the-la-suong-mu/5262078.html
Phát hiện ca nhiễm virus corona đầu tiên
ở quận Cam – California
Các viên chức y tế cho biết, các trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona được xác nhận tại Quận Cam, California hôm thứ Bảy (25/01). Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Cơ quan Chăm sóc sức khỏe Quận Cam nhận được xác nhận từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, cho biết người nhiễm bệnh là một du khách đến từ Vũ Hán, Trung Cộng.Bệnh liên quan đến hô hấp này có gần 2,000 người mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của 56 người, hầu hết đều ở Vũ Hán.
Theo các viên chức, bệnh nhân ở quận Cam đã được chuyển đến bệnh viện địa phương và đang trong tình trạng cách ly. Các viên chức y tế cho biết hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy có lây truyền từ người sang người xảy ra trong quận và nguy cơ lây truyền dịch bệnh này tại địa phương hiện nay vẫn còn thấp. Các du khách vào Hoa Kỳ hay quận Cam đều được xác định tình trạng nhập cảnh ngay lập tức.
Một hành khách hạ cánh tại phi trường quốc tế Los Angeles tối thứ Tư (22/1) phải nhập viện để kiểm tra y tế trong bối cảnh lo ngại về việc nhiễm virus. Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles xác nhận có một bệnh nhân mắc một loại virus corona thông thường cũng đang được điều trị. Các viên chức bệnh viện cho biết trẻ em mắc phải 4 loại virus corona thông thường vẫn đang được điều trị thường xuyên, bao gồm cả trường hợp trên.
Canada, Úc và Malaysia đã báo cáo ca nhiễm bệnh đầu tiên vào Thứ Bảy (25/1) và trong ngày hôm nay, Nhật Bản đã xác định ca thứ ba. Pháp xác nhận ba trường hợp nhiễm bệnh vào thứ Sáu (24/1), Hoa Kỳ đã xác nhận 2 ca. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phat-hien-ca-nhiem-virus-corona-dau-tien-o-quan-cam-california/
Hàng ngàn người biểu tình
ủng hộ lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela
Tin từ Madrid, Tây Ban Nha – Vào hôm thứ Bảy (25 tháng 01), lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido biểu tình cùng hàng ngàn người ủng hộ ở Madrid. Đây là cuộc biểu tình sau khi ông đến Tây Ban Nha trên chặng cuối của chuyến công du châu Âu.Tuyên bố trước đông đảo người ủng hộ, ông Guaido nhấn mạnh tầm quan trọng của hỗ trợ quốc tế trong việc lật đổ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Theo Reuters, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã không tiếp ông Guaido. Thay vào đó, ông Guaido gặp Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya cũng như thị trưởng Madrid và chủ tịch khu vực thuộc Đảng Nhân dân (PP) bảo thủ.
Ông Guaido đến thăm giữa lúc xảy ra cuộc mâu thuẫn chính trị ở Tây Ban Nha về việc Bộ trưởng Giao thông vận tải Jose Luis Abalos đã bí mật gặp một sĩ quan hầu cận cấp cao của ông Maduro, người bị cấm đi lại ở Liên minh châu Âu. Nhà lãnh đạo đảng Nhân dân Pablo Casado chỉ trích thủ tướng Sanchez vì từ chối gặp ông Guaido và yêu cầu ông sa thải bộ trưởng giao thông Abalos.
Thủ tướng Sanchez nói với các phóng viên rằng chính phủ Tây Ban Nha muốn cuộc bầu cử ở Venezuela diễn ra càng sớm càng tốt, đồng thời chỉ trích các đảng đối lập Tây Ban Nha lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Venezuela để chống lại chính phủ.
Thủ tướng cũng lên tiếng ủng hộ ông Abalos, cho rằng ông ấy đang nỗ lực hết sức để tránh một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Ông Guaido bất chấp lệnh cấm đi lại để tìm kiếm sự giúp đỡ ở châu Âu. Ông phát biểu tại Nghị viện châu Âu, tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos và gặp gỡ các nhà lãnh đạo các nước Pháp, Anh… (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-ung-ho-lanh-dao-phe-doi-lap-o-venezuela/
Virus Corona:
Công dân Anh lo lắng, tìm đường ra khỏi Vũ Hán
Bộ Ngoại giao Anh vừa ra khuyến cáo mới, nói rằng công dân Anh không nên đến tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi virus Corona (nCoV) khởi nguồn.Trump khen ngợi Tập về nỗ lực kiểm soát virus corona
Virus Corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Anh cũng kêu gọi công dân Anh ở Hồ Bắc rời khỏi nơi này, nếu có khả năng.
Nhưng một số người Anh ở tỉnh Hồ Bắc nói họ không thể ra đi.
Ít nhất 56 người đã thiệt mạng vì chủng mới của virus Corona.
Bộ trưởng nội vụ Anh Priti Patel nói đang “xem xét mọi lựa chọn” để giúp người Anh ở Trung Quốc nhưng từ chối xác nhận tin đồn rằng có kế hoạch đưa máy bay để đưa người Anh ra đi.
Tại Anh, xét nghiệm với 31 người đều không thấy họ bị nhiễm virus.
Bộ Y tế Anh nói hiện không có ai ở Anh bị xác nhận bị viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
Anh đang cố gắng tìm kiếm 2.000 người đến Anh từ thành phố Vũ Hán trong hai tuần qua.
Các nhà khoa học Anh thì cho rằng Trung Quốc khó có thể kiềm chế virus.
Đến thăm Hồ Bắc ổ dịch virus corona vào Mùng Một Tết
Nhóm nghiên cứu của MRC Centre for Global Infectious Diseases nói mỗi người đang truyền virus cho hai, ba người khác.
Một số công dân Anh ở Vũ Hán đã phê phán chính phủ Anh.
Yvonne Griffiths hy vọng sẽ quay về Anh ngày mai, 27/1, nhưng không chắc chuyện này sẽ xảy ra.
“Tôi thất vọng vì sự im lặng tuyệt đối về việc những người bị kẹt làm sao về nhà.”
“Có vẻ chính phủ Anh hiện nay hoặc thiếu lo lắng hoặc thiếu hoạch định.”
Trong khi đó, Úc nói đã có bốn ca nhiễm virus – một ở Melbourne và ba ở Sydney.
Ở Pháp có ba ca bị nhiễm.
Hoa Kỳ nói toàn bộ lãnh sự quán ở Vũ Hán sẽ được đưa đi bằng chuyến bay đặc biệt ngày 28/1.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51255648
Tổng thống Pháp
kêu gọi Mỹ duy trì trợ giúp quân sự ở Phi Châu
Tổng Thống Emmanuel Macron đến thăm đơn vị quân đội Pháp đóng tại N’Djamena., Chad. (Hình: Ludovic Marin/AFP via Getty Images)WASHINGTON, D.C. (NV) – Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron mới đây lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Mỹ Donald Trump tiếp tục duy trì trợ giúp quân sự ở Phi Châu cho quân đội Pháp, hiện đang chiến đấu chống thành phần phiến quân Hồi Giáo, cảnh cáo rằng điều này gây nguy hại cho nỗ lực chống khủng bố ở vùng Sahel.
Bản tin của NBC News cho biết các giới chức chính phủ Hoa Kỳ lại tỏ ra nghi ngờ về giá trị của các nỗ lực chống khủng bố của Pháp tại nơi này, và cho tới nay từ chối không hứa hẹn là sẽ tiếp tục trợ giúp về tiếp liệu cũng như tình báo mà quân đội Pháp đang cần trong cuộc chiến chống al-Qaeda và ISIS.
“Chúng ta đã chi hàng trăm triệu đô la cho một lực lượng của Pháp hiện không có khả năng để thay đổi tình hình,” theo một giới chức cao cấp chính phủ Hoa Kỳ.
Washington hiện đang trợ giúp lực lượng Pháp trong các lãnh vực như tiếp tế nhiên liệu trên không và cung cấp tin tức tình báo do phi cơ không người lái thu thập, với phí tổn coi như không đáng là bao so với tổng ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ.
Dù vậy, các giới chức Washington hiện đang nghĩ tới việc đòi Paris phải bồi hoàn chi phí cho các chuyến tiếp tế nhiên liệu trên không và các chuyến bay của drone.
Từ các căn cứ ở quốc gia Niger, các chuyến bay của drone Mỹ đã cung cấp các tin tức tình báo quan trọng trong khu vực sa mạc Sahel rộng lớn, giúp khoảng 4,500 lính Pháp mở ra các cuộc hành quân săn lùng thành phần khủng bố al-Qaeda và ISIS.
Các phi cơ tiếp tế nhiên liệu trên không của Mỹ giúp các phi cơ Pháp thường xuyên hiện diện trên các khu vực giao tranh. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tong-thong-phap-keu-goi-my-duy-tri-tro-giup-quan-su-o-phi-chau/
Virus corona :
Paris sẽ hồi hương công dân Pháp tại Vũ Hán
Thanh PhươngSau một cuộc họp với thủ tướng Edouard Philippe hôm 26/001/2020, bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn thông báo là chính phủ Pháp sẽ hồi hương bằng đường hàng không các công dân Pháp hiện đang ở Vũ Hán, nơi xuất phát virus corona gây bệnh viêm phổi cấp tính.
Bộ trưởng Buzyn cho biết việc hồi hương sẽ được thực hiện “với sự đồng ý của nhà chức trách Trung Quốc” và dưới sự giám sát của “một êkíp y tế chuyên trách”. Những công dân Pháp được hồi hương sẽ phải sống cách ly trong vòng 14 ngày, tức là thời gian ủ bệnh, để tránh nguy cơ lây nhiễm sang người khác.
Theo thẩm định của bộ trưởng Y Tế, số người được hồi hương có thể là từ hàng chục đến vài trăm người. Hiện giờ cơ quan lãnh sự tại chỗ đang thống kê số người muốn trở về, một số người có thể ngại về Pháp do sẽ bị cách ly như trên.
Tại Pháp, 3 ca nhiễm virus corona đã được xác nhận từ hôm 24/01, hai người ở Paris và 1 ở Bordeaux, cả ba đều từ Trung Quốc trở về và đã từng ở Vũ Hán. Đây cũng là 3 ca bệnh đầu tiên ở châu Âu.
Trong tình hình này, thị trưởng Paris Anne Hidalgo thông báo các lễ hội mừng Tết Nguyên Đán tại Paris hôm 26/01 đều bị hủy, vì theo bà, các hội đoàn người Hoa “không còn lòng dạ nào để vui chơi”. Trên nguyên tắc, cuộc diễu hành mừng Tết được dự kiến chiều 26/01 tại quảng trường Cộng Hòa. Hiện chưa biết là cuộc diễu hành lớn tại quận 13, nơi sinh sống của nhiều người Pháp gốc châu Á, vào ngày Chủ Nhật 02/02 có sẽ bị hủy luôn hay không.
Trước đà lây lan của virus corona từ Trung Quốc, Công đoàn các công ty tour du lịch của Pháp (SETO), ngày 26/01, đã khuyến cáo nên các công ty thành viên nên đình chỉ các chuyến du lịch theo đoàn đến Trung Quốc cho tới ngày 21/02.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200127-virus-corona-paris-se-hoi-huong-cong-dan-phap-tai-vu-han
Bảo tàng Pháp : năm khả quan dù có đình công
Tuấn ThảoMặc dù phong trào đình công trong suốt tháng 12, đặc biệt là ở vùng Île-de-France, đã tác động mạnh đến số lượng khách đi xem triển lãm, nhưng theo các số liệu chính thức, nhìn chung 2019 vẫn là một năm khả quan đối với các bảo tàng Pháp. Chẳng những thế, một số bảo tàng lớn lập kỷ lục mới về lượt khách thăm viếng.
Trong năm 2019, Bảo tàng Louvre đã thu hút 9,6 triệu lượt khách tham quan, tức là đã giảm đôi chút so với 10,2 triệu lượt khách vào năm 2018. Điều này theo ban tổ chức là do đợt đình công của ngành giao thông công cộng đã ảnh hưởng tới lượng người tham quan, mặc dù cuộc triển lãm lớn về thiên tài Léonard de Vinci (Leonardo Da Vinci) vẫn chưa kết thúc. Nhiều du khách đã hủy vé cho dù đã lên kế hoạch các chuyến thăm viếng từ lâu. Ngược lại, Viện bảo tàng Orsay và lâu đài Chambord lại được khách chiếu cố nhiều nhất trong năm 2019, do đỉnh điểm của chương trình sinh hoạt diễn ra từ trước và kết thúc vào đầu tháng 12/2019.
Tại Paris, Viện bảo tàng Orsay đã lập kỷ lục với 3,6 triệu lượt khách tức đã tăng thêm 11% so với năm trước, Trung tâm về Kiến trúc và Di sản (Cité de l’Architecture et Patrimoine) thu hút gần nửa triệu khách, tăng thêm 43%. Trung tâm Khoa học và Công nghiệp (Cité de la Villette) tăng 8%. Các lâu đài như Chantilly (+7 %) và nhất là Fontainebleau vượt qua ngưỡng hơn nửa triệu (540.000 khách, +9%), trong khi cách đây 3 năm chỉ xấp xỉ ở mức 450.000, điều này phần lớn là do các tour nhắm vào du khách Trung Quốc và Nga.
Chambord, nơi kỷ niệm 500 năm ngày thành lập lâu đài, song song với ngày giỗ của thiên tài Léonard de Vinci (Leonardo Da Vinci) trong năm 2019 đã lôi cuốn 1,1 triệu du khách (tăng thêm 10%). Chambord hiện đứng hạng nhì trong số các lâu đài thu hút nhiều khách thăm viếng nhất, chỉ sau cung điện Versailles, nhưng vượt qua mặt tất cả các lâu đài quan trọng khác như Vaux le Vicomte, Chenonceau, Chantilly… Theo Trung tâm điều hành các di tích quốc gia (CMN), những kết quả khả quan này bù đắp lại phần nào cho những khoản thất thu liên quan tới việc lượng khách thăm viếng đã giảm 50% trong tháng 12 tại 14 viện bảo tàng lớn nhỏ trong phạm vi thành phố Paris.
Một số bảo tàng lớn như bảo tàng lịch sử Carnavalet hoặc bảo tàng thời trang Galliera đều đang đóng cửa trong giai đoạn trùng tu, Nhà thờ Đức Bà Paris cũng đóng cửa từ ngày 15/04 để sửa chữa say vụ hoả hoạn, còn Khải Hoàn Môn không tiếp đón du khách vì lý do an ninh liên quan tới các đợt biểu tình trên đại lộ Champs-Élysées.
Dù tình hình khó khăn, nhất là vào dịp cuối năm tại Paris và vùng phụ cận, nhưng theo trung tâm CMN, các viện bảo tàng Pháp trong vòng 11 tháng đầu năm đã thu hút đông đảo khách tham quan nhờ nỗ lực tổ chức các cuộc triển lãm có trọng lượng, tập hợp nhiều tác phẩm có giá trị. Các viện bảo tàng đã mở rộng chủ đề của các cuộc triển lãm. Các bảo tàng lớn như Louvre, Orsay, Grand Palais, Trung tâm Pompidou đã nâng tầm vóc của mình để cạnh tranh với các bảo tàng có uy tín nhất trên thế giới.
Trên lãnh vực này, mức cung lại tạo ra nhu cầu, các bảo tàng càng trưng bày nhiều tác phẩm có giá trị, lại càng dễ thu hút khách tham quan. Mặc dù trong tháng 12, lượng khách thăm viếng đã giảm hơn 25%, nhưng bảo tàng Grand Palais vẫn vượt qua ngưỡng hơn một triệu lượt người xem, nhờ lần lượt tổ chức các cuộc triển lãm dành cho các danh họa Miro, Greco hay là Toulouse-Lautrec.
Các viện bảo tàng cũng thu bút thêm khách thông qua các sự kiện lớn trong năm như “Đêm trắng” hoặc là “Ngày di sản châu Âu”. Bảo tàng ở các tỉnh thành cũng đã khá thành công với các sinh hoạt mang tính kỷ niệm. Bảo tàng Courbet ở tỉnh Doubs lập kỷ lục khi nhân gấp đôi (70.000 khách thay vì 30.000) nhân 200 năm ngày sinh của danh họa Gustave Courbet. Lâu đài Chambord cũng đã thu hút 544.890 khách tham quan chỉ riêng cho cuộc triển lãm lớn nhân kỷ niệm 500 năm ngày khai sinh : “Chambord, 1519 – 2019″.
Một kỷ lục khác là cuộc triển lãm về Tutankhamun (Toutânkhamon) tại trung tâm La Villette Paris với gần 1,5 triệu lượt khách. Văn minh cổ đại Ai Cập hơn bao giờ hết vẫn có nhiều sức quyến rũ, và không chỉ ở Paris, vì triển lãm này còn thành công khi được trưng bày tại các thành phố châu Âu khác. Một cách tương tự, danh họa Picasso vẫn có nhiều sức hấp dẫn, bảo tàng thành phố Grenoble thành công với triển lãm cho thấy nhiều tác phẩm ít được phổ biến hơn, ngoài các bức tranh lẫy lừng của “danh họa Guernica”.
Trong khi đó, bảo tàng Orsay cũng đã thu hút hơn 670.000 khách đến xem tranh của hai “thời kỳ xanh và hồng” của Picasso. Tại Beaubourg (trung tâm Pompidou), triển lãm về tính triệt để của trường phái Lập thể đã lôi cuốn tổng cộng hơn 400.000 khách. Trường phái Lãng mạn tại bảo tàng Petit Palais hay tác phẩm của Toulouse-Lautrec tại Grand Palais cũng đã thu hút hơn 300.000 người hâm mộ.
Tuy nhiên, cũng có một số triển lãm khác đã thất bại mà không có liên quan gì tới đợt đình công tháng 12. Đó là trường hợp của bảo tàng chuyên về khảo cổ Saint-Germain en-Laye. Triển lãm về vua “Henri II” chỉ được 37.000 người quan tâm. Cuộc triển lãm ‘‘Cách mạng đỏ’’ về Hồng quân và thời kỳ Xô viết cũng chỉ thu hút được khoảng 130.000 khách, tức là quá thấp so với kinh phí đầu tư. Triển lãm chuyên đề về du hành vũ trụ nhân dịp 50 năm “Con người lên Cung trăng” chỉ thu hút được 165.000 lượt người xem, ít hơn nhiều so với dự kiến, cho thấy là người Pháp vẫn đam mê các chủ đề lịch sử, nhưng với điều kiện là cách dàn dựng và truyền đạt nội dung không quá khô khan.
Bảo tàng Mucem tại Marseille với chủ đề quá chuyên môn chỉ quy tụ 46.590 khách nhân cuộc triển lãm vinh danh Georges Henri Rivière, người sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật và Truyền thống Dân gian. Bảo tàng Cluny tại Paris chuyên về thời Trung cổ chỉ lôi cuốn 60.000 khách đến chiêm ngưỡng các bức thảm xưa, được dệt bằng tay vào thế kỷ 11. Một cách tương tự, bảo tàng Luxembourg thu hút chưa tới 100.000 khách cho triển lãm về trường phái cổ điển và lãng mạn trong hội họa Anh. Để so sánh, thời hoàng kim hội họa Hà Lan qua nhân vật biểu tượng Vermeer hay là các tác phẩm tiêu biểu của danh họa Delacroix đều đã thu hút khách từ gấp 7 đến gấp 10 lần, đạt tới ngưỡng gần một triệu khách chỉ trong 6 tháng.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200127-b%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-ph%C3%A1p-n%C4%83m-kh%E1%BA%A3-quan-d%C3%B9-c%C3%B3-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng
Cửa hàng Nhật Bản bị chỉ trích vì treo bảng hiệu
về coronavirus nói “cấm người Trung Cộng”
Chủ một cửa hàng ở thị trấn Nhật Bản đã bị chỉ trích vì cấm người Trung Cộng vào cửa hàng của ông với lý do họ có thể mang virus coronavirus của Vũ Hán. Cơ quan y tế Nhật Bản cho đến nay chỉ xác nhận một trường hợp nhiễm virus được cho là có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Cộng, nhưng đang đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa trong bối cảnh bệnh có dấu hiệu lan rộng.Trung Cộng đã xác nhận 9 trường hợp tử vong và 440 ca nhiễm virus. Bộ Y tế Nhật Bản đã chỉ thị các viên chức di dân và kiểm dịch tại các cảng hàng không và đường thủy cảnh giác với những người có dấu hiệu của virus và đã dán bích chương bằng tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Anh kêu gọi du khách liên hệ với các tổ chức y tế nếu họ có các triệu chứng. Shin Hae-bong, giáo sư luật tại Đại học Aoyama Gakuen, cho biết chủ cửa hàng không vi phạm pháp luật vì ở Nhật Bản không có luật cấm hành vi phân biệt đối xử.
Một nữ phát ngôn viên của Trung tâm thông tin du lịch Hakone đã biết về bảng hiệu này và đã xin lỗi. Cô nói rằng trung tâm thông tin du lịch bất lực trong việc can thiệp, và nói thêm rằng họ vẫn chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ du khách Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cua-hang-nhat-ban-bi-chi-trich-vi-treo-bang-hieu-ve-coronavirus-noi-cam-nguoi-trung-cong/
Bắc Hàn: Cô của Kim Jong-un, tưởng chết, bỗng xuất hiện
Cô của lãnh đạo tối cao Bắc Hàn Kim Jong-un đã xuất hiện trước công chúng lần đầu từ khi chồng bà bị tử hình năm 2013.Các vụ ám sát và bắt cóc của Bắc Hàn
Ai có thể đứng sau vụ ám sát Kim Jong-nam?
Kim Kyong-hui là con gái nhà sáng lập Bắc Hàn, Kim Nhật Thành, em gái cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Chồng bà, Chang Song-thaek, bị Kim Jong-un tử hình vì “bội phản”.
Hôm Chủ nhật 26/1, truyền thông nhà nước đăng hình, cho thấy bà dự lễ mừng năm mới.
Tấm hình của hãng tin KCNA cho ta thấy bà Kim Kyong-hui ngồi cạnh vợ chồng Kim Jong-un trong nhà hát ở Bình Nhưỡng.
Tên bà cũng được ghi trong danh sách tham dự.
Như vậy nó chấm dứt đồn thổi về số phận bà, người có lúc được cho là đã chết.
Chồng bà, Chang Song-thaek, có thời gian được xem là người quyền uy số hai Bắc Hàn, sau Kim Jong-un.
Oliver Hotham, biên tập trang NK News, nói sự xuất hiện của bà gây ngạc nhiên.
“Nhiều nhà quan sát Bắc Hàn nghĩ rằng Kim Kyong-hui đã lưu vong hay bị giết sau khi chồng chết.”
Ông này đoán việc bà ngồi gần Kim Jong-un có lẽ chứng tỏ bà vẫn có quyền uy, có khi đang là cố vấn.
Kim Kyong-hui và chồng Chang Song-thaek là những nhân vật quan trọng trong chính trị Bắc Hàn vào lúc cháu của họ lên nắm quyền năm 2011.
Năm 2013, Chang Song-thaek, trong lúc đang họp, bị lính bắt đi.
Thông cáo chính thức nói ông ta đã thú nhận có âm mưu lật đổ, và rằng ông ta bị hành quyết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51257938
Dịch Corona: Mông Cổ đóng cửa biên giới với Trung Quốc
Mông Cổ tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ ngày 27/1 cho tới 2/3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, theo Reuters.Hãng tin Anh đưa tin rằng Mông Cổ quyết định đóng cửa các điểm qua lại trên biên giới giữa nước này và quốc gia láng giềng Trung Quốc sau cuộc họp của nội các.
Ngoài ra, Mông Cổ còn đóng cửa tất cả các viện giáo dục và trường đại học, cũng như hủy tất cả sự kiện có đông người tham gia.
Theo AP, dù hiện chưa có ca nhiễm virus Corona nào ở Mông Cổ, hãng tin nhà nước Montsame dẫn lời nội các nói rằng hiện có “nguy cơ cao” bệnh dịch có thể lây lan qua biên giới phía nam của nước này.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘cách ly’ 35 trường hợp ‘nghi nhiễm’ virus Corona
Tin cho hay, ngoài Mông Cổ, một nước khác có chung biên giới với Trung Quốc cũng đã đóng cửa biên giới đó là Triều Tiên.
Trong khi đó, Reuters dẫn lại tin của truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng tới ngày 27/1, số người nhiễm virus gây viêm phổi cấp đã tăng lên 2.835 ca và 81 người đã tử vong.
Hiện chưa có nạn nhân nào tử vong vì virus Corona ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Reuters dẫn nguồn từ Bộ Tài chính Trung Quốc và Ủy ban Y tế Quốc gia nói rằng Trung Quốc đã thông báo một khoản gần 9 tỷ đôla trong nỗ lực khống chế virus Corona lan rộng.
https://www.voatiengviet.com/a/d%E1%BB%8Bch-virus-corona-m%C3%B4ng-c%E1%BB%95-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5261823.html
Biểu tình ở Hồng Kông
vẫn sẽ tạo cảm hứng cho thế giới cho dù có thất bại
Thật khó để viết một cuốn sách mang định nghĩa toàn diện về Hồng Kông, đặc biệt khi thành phố đang có biểu tình kéo dài suốt tám tháng, nhưng giáo sư xử học Jeff Wasserstrom đã tạo viết cuốn Vigil: Hong Kong on the Brink.Cuốn sách không nêu các cuộc biểu tình theo trình tự thời gian, hoặc đánh giá việc làm sao và tại sao nhiều sự kiện xảy ra, thay vào đó nó có cái nhìn bao quát hơn về Hồng Kông với những từ mang chủ đề như “đất nước”, “trận chiến” và “chiến thắng”. Giáo sư xử học tại đại học California, Irvine mang đến cho độc giả lịch sử Hồng Kông được cô đọng, quan sát của ông về thành phố, giải thích về văn hóa và hệ thống chính trị độc đáo của nó, và cách thành phố trở nên bất ổn. Sách dành sự quan tâm tới phong trào sinh viên trước 1949. Ông theo dõi kỹ càng phong trào sinh viên Trung Cộng ở Thượng Hải năm 1986 và 1987, các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở Bắc Kinh năm 1989, biểu tình của phong trào ô dù ở Hồng Kông năm 2014, và các cuộc biểu tình hiện tại phản đối luật dẫn độ và nhanh chóng lan rộng thành chống chính phủ Hồng Kông và Trung Cộng. Ông viết rằng những gì đã xảy ra với Thượng Hải vào năm 1949 khi người Cộng sản lên nắm quyền là những gì đã xảy ra với Hồng Kông vào năm 1997. Tuy nhiên, giáo sư Wasserstrom nhanh chóng nói thêm rằng Hồng Kông chưa chết.
Tác giả lưu ý rằng những cuộc biểu tình ở Thượng Hải năm 1986 và 1987 mang chủ nghĩa dân tộc và địa phương hóa, và sinh viên đã dùng tiếng Anh để truyền đi tiếng nói trước truyền thông nước ngoài, giống các cuộc biểu tình ở Hồng Kông hiện nay. Vigil: Hong Kong on the Brink, ra mắt vào 11/02/2020.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-o-hong-kong-van-se-tao-cam-hung-cho-the-gioi-cho-du-co-that-bai/
Hong Kong cấm du khách Trung Quốc
từ tỉnh bùng phát virus Corona
Cư dân từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi bùng phát virus Corona, sẽ bị cấm vào Hong Kong từ ngày 27/1, theo Reuters.Đặc khu nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc hiện đã xác nhận 6 trường hợp nhiễm virus Corona.
Tin cho hay, Hong Kong cũng sẽ cấm những người mới tới thăm tỉnh Hồ Bắc trong vòng 14 ngày qua.
Theo Reuters, lệnh cấm này không áp dụng đối với các cư dân Hong Kong.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘cách ly’ 35 trường hợp ‘nghi nhiễm’ virus Corona
Trung Quốc cũng như các cơ quan y tế khắp thế giới đang tìm cách ngăn chặn dịch bệnh hiện đã làm hơn 2 nghìn người nhiễm và làm 56 người tử vong.
Một số các các nhiễm virus gây chết người đã được ghi nhận ở nhiều nước như Việt Nam hay Mỹ, nhưng hiện chưa có ca tử vong nào ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Thị trưởng thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và là tâm dịch virus gây viêm phổi, nói rằng có thể có thêm 1 nghìn ca nhiễm bệnh mới ở tỉnh này, vốn đang tăng cường xây mới các bệnh viện đặc trị, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-c%E1%BA%A5m-du-kh%C3%A1ch-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BB%AB-t%E1%BB%89nh-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-virus-corona/5261076.html
Dịch viêm phổi cấp Vũ Hán lan rộng,
thêm quốc gia đóng cửa biên giới với Trung Quốc
Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra đang lan rộng ở Trung Quốc với con số người nhiễm bệnh được công bố chính thức hôm 27/1 đã lên đến hơn 2.700 người và số người chết do dịch bệnh là 81 người. Mông Cổ, nước láng giềng của Trung Quốc, hôm 26/1 tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc, sau khi Bắc Hàn quyết định đóng cửa biên giới hôm 22/1 vì lo ngại bệnh dịch lan rộng.Thành phố Vũ Hán, nơi phát sinh bệnh dịch, cùng một loạt các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc đã bị phong tỏa, khiến hàng chục triệu người bao gồm hàng ngàn người nước ngoài bị kẹt lại.
Thị trưởng thành phố Vũ Hán ông Zhou Xianwang nói trong một phỏng vấn với đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV) rằng ông và Bí thư thành phố là Ma Guoqiang sẽ từ chức trước sức ép của dư luận và chịu trách nhiệm khi để bệnh dịch hoành hành.
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ lễ ra thêm ba ngày nữa sau ngày 30/1 để hạn chế lượng người di chuyển giữa khi dịch bệnh chưa thể khống chế. Một số thành phố của Trung Quốc bao gồm Thượng Hải thậm chí còn kéo dài ngày nghỉ lễ thêm một tuần nữa.
Dịch bệnh hiện đã lan ra nhiều nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Nepal, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Macau, Hong Kong
Giới chức y tế Việt Nam cho đến lúc này đã xác nhận 2 ca dương tính với coronavirus.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/wuhan-respiratory-infection-spreads-more-countries-close-border-to-china-01272020064505.html
Virus Corona: Không có dấu hiệu bệnh
nhưng vẫn có thể phát tán bệnh
Virus Corona vẫn có thể lây nhiễm trong thời kỳ ủ bệnh, khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát hơn, các quan chức Trung Quốc vừa cho biết.Hiện tại đã có gần 2.000 người bị nhiễm bệnh và khoảng 56 người đã chết vì loại virus corona mới này. Bộ trưởng Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mã Hiểu Vỹ nói với báo giới rằng khả năng lây lan của virus Corona dường như đang tăng cường.
Các quan chức đã cam kết tăng cường nỗ lực ngăn chặn virus và tuyên bố rằng việc bán tất cả động vật hoang dã ở Trung Quốc sẽ bị cấm từ Chủ nhật.
Nhưng trong khi virus ban đầu được cho là có nguồn gốc từ động vật, nó đã lây lan nhanh chóng sang vật chủ con người.
Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus Corona
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Trump khen ngợi Tập về nỗ lực kiểm soát virus corona
Số người nhiễm virus viêm phổi corona ‘nhiều hơn báo cáo’
Các quan chức tin rằng, thời gian ủ bệnh virus Corona, tức thời gian một người mắc bệnh, nhưng chưa có triệu chứng, là trong khoảng từ một đến 14 ngày.
Và vì không có triệu chứng, nên người bệnh có thể không biết họ đã bị nhiễm virus, và có thể lây cho người khác.
Hầu hết những người chết trong đợt bùng phát ban đầu là những người lớn tuổi đã có tiền sử bệnh từ trước. Nhưng ông Mã cũng cho biết rằng đây là loại virus mới, nên có thể có những thay đổi trong những ngày và tuần tới, và mức độ nguy cơ ở những độ tuổi khác nhau cũng có thể thay đổi.
Và rằng những rủi ro gây ra bởi các thể đột biến của virus vẫn chưa rõ ràng.
Có người bị virus từ 1/12, sớm hơn báo cáo của chính phủ
Các nhà nghiên cứu, gồm bảy người đã làm việc tại bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán, chuyên điều trị các bệnh nhân đầu tiên của virus Corona cho biết, người bệnh đầu tiên bị phát hiện từ 1/12 – sớm hơn nhiều so với thông báo ban đầu của chính phủ Vũ Hán hôm 31/12 của 27 trường hợp bị nghi viêm phổi.
Thêm vào đó, người bệnh đầu tiên bị phát hiện nhiễm virus Corona chưa hề đến khu chợ hải sản, nơi bị nghi là nguồn gây ra bệnh.
Theo Bưu điện Hoa Nam, người thân gia đình của bệnh nhân này cũng không bị sốt hay triệu chứng về hô hấp nào, và bệnh nhân này cũng không có mối liên hệ nào với các bệnh nhân sau đó.
Khu chợ này đã bị đóng cửa vào hôm 1/1 sau khi được xác nhận cho rằng virus xuất phát từ thịt động vật hoang dã.
Tuy nhiên, bệnh nhân đầu tiên tử vong vì virus corona thì đã thường xuyên đến khu chợ này và nhập viện bảy ngày sau khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở. Vợ người này, chưa bao giờ đến khu chợ hải sản, sau đó cũng có dấu hiệu viêm phổi và đang ở khu cách ly.
Việc người chưa bao giờ đến khu chợ bị lây virus là một dấu hiệu cho thấy sự lây nhiễm từ người sang người của virus Corona.
Và có vẻ như vẫn chưa xác định được chắc chắn nguồn gốc ổ dịch.
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh trong nghiên cứu là nam giới và chưa đến một nửa mắc các bệnh tiềm ẩn, bao gồm tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân, trừ một người, đều bị sốt. Các triệu chứng phổ biến nhất khác bao gồm ho, đau cơ và mệt mỏi. Một số trường hợp còn liên quan đến việc có đờm, ho ra máu, đau đầu và tiêu chảy. Hơn một nửa số bệnh nhân bị khó thở. Thời gian trung bình giữa khởi phát bệnh và tình trạng khó thở là tám ngày.
Triệu chứng không rõ ràng
Trong một nghiên cứu riêng biệt, cũng được công bố trên The Lancet vào thứ Sáu, một nhóm bác sĩ bao gồm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hong Kong Yuen Kwok-yung cho biết virus Corona có thể xuất hiện ở những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.
Kết luận của họ dựa trên một gia đình bảy người nhập viện Bệnh viện Đại học Hong Kong – Thâm Quyến từ ngày 10-15/1. Sáu thành viên trong gia đình sau đó được chẩn đoán mắc virus Corona nhưng người thứ bảy, một cậu bé 10 tuổi, không cho thấy các triệu chứng bên ngoài. Khi chụp CAT phổi của cậu bé thì thấy sự bất thường chứng tỏ cậu bé cũng bị nhiễm bệnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51253848
Virus Corona: Số tử vong lên 80 người,
ước tính 3000 người bị nhiễm
Số người thiệt mạng ở Trung Quốc bởi virus Corona đã lên tới 80 người, với gần 3.000 người được xác nhận đã bị lây nhiễm.Dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán đã được Trung Quốc kéo dài thêm ba ngày đến Chủ nhật, trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch.
Vũ Hán ở Hồ Bắc, nguồn phát dịch, đang bị phong tỏa và một số thành phố đã bị áp đặt lệnh cấm đi lại.
Các quan chức ủy ban y tế cho biết hôm thứ Hai rằng số người chết ở tỉnh Hồ Bắc đã tăng từ 56 lên 76, cộng với bốn người chết ở nơi khác.
Virus Corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Trump khen ngợi Tập về nỗ lực kiểm soát virus corona
Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus Corona
Tổng số trường hợp được xác nhận tại Trung Quốc là 2.744 người. Truyền thông địa phương nói hơn 300 người bị bệnh nặng.
Hơn nửa triệu nhân viên y tế đã tham gia các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và điều trị tại Hồ Bắc.
Hai bệnh viện tạm thời mới với ít nhất hai nghìn giường đang được xây dựng và các nhà máy đang gấp rút sản xuất mặt nạ và quần áo bảo hộ.
Vào cuối tuần, các quan chức Trung Quốc cảnh báo virus này có thể lây lan trong thời gian ủ bệnh, khiến việc phòng bệnh trở nên khó khăn hơn.
Ở người, thời gian ủ bệnh, tức thời gian một người mắc bệnh, nhưng không có triệu chứng, là trong khoảng từ một đến 14 ngày, các quan chức cho biết.
Bản thân virus này là một chủng corona mới, và thường bắt nguồn từ động vật.
Một biến thể của virus này gây ra cảm lạnh thông thường nhưng một biến thể khác, Sars, đã giết chết hàng trăm người trong đợt dịch vào 2003.
Các virus corona gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nghiêm trọng và không có thuốc chữa bệnh hoặc vắc-xin cụ thể.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51253849
Coronavirus: TQ ra lệnh
cấm bán động vật hoang dã trên cả nước
Trung Quốc vừa ra lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã trên toàn quốc vì lo ngại trước sự bùng phát của coronavirus, theo Reuters.Các loại động vật hoang dã bị cấm buôn bán tại chợ, siêu thị, nhà hàng và cả trên mạng lưới internet, cơ quan giám sát thị trường, bộ nông nghiệp và cục lâm nghiệp của nước này cho biết trong một tuyên bố chung.
Virus corona: Kiểm dịch khách từ Vũ Hán tới London Heathrow
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona
Tuyên bố trên cho biết bất kỳ nơi nào sinh sản động vật hoang dã phải được cách ly, và việc vận chuyển động vật hoang dã nên bị cấm.
Lệnh cấm có hiệu lực từ Chủ nhật.
Virus Corona, tính đến ngày 27/1, lây nhiễm khoảng 3.000 người trên toàn cầu và giết chết 80 người ở Trung Quốc, đã được truy tìm đến một chợ hải sản bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Vũ Hán.
Viêm phổi gây ra bởi chủng virus corona hiện đã lan sang nhiều thành phố khác của Trung Quốc, cũng như sang nhiều quốc gia khác, trong đó có Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Nhật bản, Nepal, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51260202
Hiểm họa đằng sau con đường tơ lụa là con đường dịch bệnh
Phạm Anh VũCăn bệnh Vũ Hán
Cho đến ngày hôm nay, tình hình bệnh dịch liên quan đến virus corona Vũ Hán càng ngày càng tỏ ra nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến mức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải lên tiếng “Trung Quốc đang trong tình trạng hiểm nghèo”.[1] Tình trạng hiểm nghèo bởi vì cho đến ngày 27/1, số người nhiễm virus này ở Trung Quốc đã lên tới hơn 2700 người, 81 người đã chết vì nhiễm virus này, 56 triệu dân Trung Quốc bị phong toả, cách ly.[2]
Không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lo ngại, đặt tình trạng báo động trước sự lây nhiễm với tốc độ kinh hoàng của loại virus đáng sợ này. Virus này đã được tìm thấy tại Thailand, Vietnam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Malaysia, Pháp, Hoa Kỳ và Australia.
Virus Vũ Hán đáng sợ nhưng cách hành xử của chính quyền Trung Quốc còn đáng sợ hơn. Và đây cũng không phải lần đầu Trung Quốc đã phát tán các virus nguy hiểm tới thế giới. Cách hành xử của Trung Quốc cũng như là một căn bệnh và nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ thế giới.
Khoảng hai tuần trước, chính quyền Vũ Hán nói tình hình bệnh dịch trong tầm kiểm soát. Khi một số người tỏ ý không tin vào thông tin của chính quyền và đưa ra một số thông tin đáng lo ngại khác, cảnh sát địa phương đã bắt giữ 8 người mà họ cho là phát tán “tin giả” về bệnh dịch này.[3] Không những vậy, các phóng viên cũng bị đe doạ và bắt giữ khi muốn về Vũ Hán tìm hiểu thông tin về bệnh dịch này.[4]
Đến nay thì thông tin về sự lây nhiễm virus này cho thấy con số người bị nhiễm càng ngày càng lớn. Dư luận đặt nhiều câu hỏi lo ngại về thông tin thực sự về dịch bệnh này. Mới đây, Tổng thống Đài Loan đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin “chính xác” về dịch bệnh cho cộng đồng thế giới.[5] Có bác sĩ Trung Quốc đã tố cáo chính quyền Vũ Hán che giấu thông tin thực về tình hình bệnh dịch.[6] Chính sự thiếu minh bạch này của chính quyền Trung Quốc khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi khác. Có thông tin còn cho rằng virus Vũ Hán là do sự bất cẩn khi đang thực hiện một nghiên cứu trong kế hoạch tạo ra vũ khí sinh học của Trung Quốc.[7] Thậm chí có chuyên gia còn cho biết, với uy thế của một “siêu cường”, Trung Quốc đã can thiệp vào quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi tổ chức này chưa ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp trước tình hình lây lan của virus Vũ Hán.[8]
Con đường dịch bệnh
Lo ngại về sự truyền nhiễm dịch bệnh từ virus Vũ Hán đặt ra một nỗi lo lắng khác. Đó chính là hiểm hoạ đằng sau Sáng kiến Vành đai Con đường (Viết tắt tiếng Anh là BRI) của Trung Quốc.
Từ năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố sử dụng Sáng kiến BRI này để kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Trung Quốc đã đổ ra hàng chục tỉ USD để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ, cảng biển và hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau. Và đương nhiên, để đảm bảo lợi ích của mình, Trung Quốc yêu cầu các dự án này phải được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc với nhân công Trung Quốc. Cùng với các nhân công Trung Quốc ngập tràn ở các quốc gia
này, lượng khách du lịch từ Trung Quốc cũng ùn ùn đổ về, khiến cho cảm giác như người Trung Quốc đang hiện diện khắp thế giới.
Việt Nam và các nước Đông Nam Á nằm trong “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, một phần của BRI. “Con đường tơ lụa” này đang được thực hiện với hàng tỉ USD để xây dựng nhiều tuyến đường bộ, đường sắt.. nối liền với các vùng của Trung Quốc với các nước ASEAN.
Tuy nhiên, với sự tiện lợi về giao thông của các tuyến đường này, cùng với lượng nhân công và khách du lịch từ Trung Quốc, các dịch bệnh cũng vì thế mà lan truyền sang các quốc gia Đông Nam Á với tốc độ chóng mặt, và thật khó mà kiểm soát khả năng dịch bệnh lây lan.
Việt Nam chịu ảnh hưởng
Việt Nam là quốc gia nằm sát cạnh Trung Quốc. Việt Nam cũng là quốc gia tham gia vào Sáng kiến BRI do Trung Quốc khởi xướng. Việt Nam có nhiều cửa khẩu trên bộ thông với Trung Quốc và cũng có nhiều đường bay nối liền nhiều thành phố Việt Nam với các thành phố Trung Quốc. Theo số liệu của báo Thanh Niên, người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với số lượng gần 14,8 triệu người trong 4 năm 2015 – 2018, chiếm hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam.[9] Theo báo Vietnamnet, số lao động Trung Quốc ở Việt Nam là trên 25,1 nghìn người.[10] Chính vì vậy, Việt Nam là một trong các nước có nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ Trung Quốc nhiều nhất.
Tuy nhiên, cách hành xử của chính quyền Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với chính quyền Trung Quốc. Cụ thể là sự thiếu minh bạch và luôn dùng quyền lực nhà nước để trấn áp các tiếng nói phản biện khác ngoài các thông tin chính thống từ các cơ quan nhà nước.
Mặc dù chính quyền Vũ Hán tuyên bố phong toả người dân thành phố này để hạn chế lây lan nhưng báo chí Việt Nam cho biết vẫn có một đoàn hơn 200 khách từ Vũ Hán qua Đà Nẵng rồi Nha Trang để tham quan.[11]
Chưa kể việc công an địa phương đã mời một số Facebookers có đưa tin về tình trạng virus Vũ Hán tới làm việc như một động thái đe doạ.[12] Cách hành xử như vậy gợi nhớ đến cách hành xử của chính quyền Vũ Hán khi mới xảy ra dịch. Một số phóng viên của báo nhà nước còn đưa lên facebook của họ ý kiến là không để ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi “tin đồn”. Tuy nhiên, trước sự lây nhiễm ngày càng lan rộng và khả năng hiểu biết dịch bệnh vẫn chưa rõ thì sự cách ly là biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân. Như Đài Loan chẳng hạn, chính phủ Đài Loan đã tuyên bố không cấp thị thực nhập cảnh cho các công dân Trung Quốc như một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.[13]
Kết luận
BRI trong đó có “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” là một cơ hội đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên, những hiểm hoạ khuất sau những lợi ích lại có thể là khôn lường. “Con đường tơ lụa” có thể biến thành “Con đường dịch bệnh” là khả năng có thật mà tình hình bệnh dịch của virus Vũ Hán là một thực tế đang hiện hữu. Đặc biệt, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch về nhiều thứ, cộng với thói quen sử dụng cường quyền để “chặn hầu bóp họng” các tiếng nói phản biện nên các nguy cơ đe doạ xảy ra rất lớn mà người dân không thể biết để đối phó. Chưa kể trước các lợi ích kinh tế cùng với các sức ép chính trị từ Trung Quốc khiến cho nhiều quốc gia không dám quyết đoán ra các hành động mạnh mẽ để đối phó với bệnh dịch, mà Việt Nam là một trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, hiểm hoạ chắc chắn sẽ còn lan xa và lặp lại. Người dân sẽ làm thế nào để bảo vệ được mạng sống của mình? Hay chỉ biết cầu nguyện may rủi từ Thượng đế?
[1] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chu-tich-tap-can-binh-trung-quoc-dang-doi-mat-tinh-trang-hiem-ngheo-20200125221438045.htm
[2] https://baomoi.com/s/c/33761042.epi?fbclid=IwAR2Hq1J8Sdo1IZmjP9bgcpAdOlhENWbug0G_MoYF2UBQXJHOnkFfSLWyCg0
[3] https://www.businessinsider.com/china-information-crackdown-on-wuhan-coronavirus-2020-1
[4] https://www.businessinsider.com/china-information-crackdown-on-wuhan-coronavirus-2020-1
[5] https://www.reuters.com/article/us-china-health-taiwan/taiwan-calls-on-china-to-share-correct-virus-information-idUSKBN1ZL01V
[6] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bac-si-to-chinh-quyen-vu-han-giau-thong-tin-ca-nhiem-virus-corona-20200126155128101.htm?fbclid=IwAR2CdwxsUmX4CPrDPNuZTHCf4z2ohZQLjK3e4kkTxeb_dQvjcxQdvKor9G4
[7] http://www.shadolsonshow.com/2020/01/24/breaking-chinese-bioweapons-lab-in-wuhan-blamed-for-coronavirus-outbreak/?fbclid=IwAR0K94tQ9SAuY4iUrya0e78q4wUsmF0aBjnVyTpvYnpssFqE8kXihWObolk
[8] https://www.dailymail.co.uk/health/article-7928349/Did-China-use-status-major-superpower-pressure-World-Health-Organisation.html
[9] https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-trung-quoc-chiem-hon-30-so-nguoi-nuoc-ngoai-nhap-canh-vao-viet-nam-1146834.html
[10] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/gan-trieu-lao-dong-viet-di-xuat-khau-35-nghin-lao-dong-trung-quoc-o-viet-nam-484641.html
[11] https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/218-du-khach-tu-vu-han-den-da-nang-gio-ra-sao-81977.html
[12] https://www.motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/cong-an-khanh-hoa-lam-viec-voi-mot-so-facebooker-tung-tin-that-thiet-ve-virus-corona-130346.html
[13] https://dantri.com.vn/the-gioi/dai-loan-ngung-cap-thi-thuc-cho-tat-ca-cac-cong-dan-trung-quoc-20200126185208379.htm
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/risks-behind-bri-initiative-links-to-plagues-01272020092303.html
Huyện Trung Quốc treo tiền thưởng
chỉ điểm người đến từ ổ dịch Vũ Hán
Huyện Chính Định (Zhengding) ở miền Bắc Trung Quốc treo tiền thưởng trị giá 1000 nhân dân tệ, tương đương 145 USD, cho những ai trình báo sự hiện diện của bất cứ người nào đến từ Vũ Hán mà không đăng ký, đài truyền hình địa phương đưa tin hôm thứ Hai 27/1. Vũ Hán là tâm điểm nơi bùng phát dịch bệnh virus Corona.Đài truyền hình Chính Định công bố hai đường dây nóng trên tài khoản Weibo, một tại văn phòng chính quyền địa phương, và một tại văn phòng chi bộ Đảng Cộng sản. Động thái này đã được nhiều người hoan nghênh trên các trang mạng xã hội vì cho rằng đây là một biện pháp cần thiết vào một thời điểm khác thường.
Một dân mạng viết: “Nếu mấy người không tự khai báo thì xin đừng quy lỗi cho người khác báo cáo mấy người. Chúng tôi muốn sống.”
Virus Corona mới đã gây nhiễm hơn 2,800 người tại Trung Quốc với 81 ca tử vong, và lan rộng tới nhiều quốc gia.
Cư dân thành phố Vũ Hán ở miền Trung Trung Quốc và tỉnh Hà Bắc ở xung quanh đang bị theo dõi sát giữa lúc vụ bột phát trở nên nghiêm trọng hơn. Hong Kong đã chặn, không cho người ngoài vào lãnh thổ Hong Kong nếu họ đã từng tới thăm tỉnh Hà Bắc trong hai tuần lễ trước đó. Đồng thời, mọi chuyến tàu và chuyến bay xuất phát từ Vũ Hán đã bị đình chỉ.
Các thành phố ở kế cận cũng yêu cầu cư dân báo cáo nếu họ đã từng tới Hà Bắc, hoặc có khách thăm đến từ tỉnh này.
Thành phố Vũ Hán đang ở trong tình trạng ‘nội bất xuất, ngoại bât nhập’, giao thông trên hầu hết tỉnh Hà Bắc bị hạn chế tối đa.
Huyện Chính Định tại tỉnh Hà Bắc chỉ cách Bắc Kinh có 3 giờ đồng hồ trên xe lửa. Địa danh này nổi tiếng vì là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình từng làm Bí thư Huyện ủy trong thời gian từ 1982-1985.
https://www.voatiengviet.com/a/huyen-tq-treo-tien-thuong-cho-ai-chi-diem-nguoi-den-tu-o-dich-vu-han/5261941.html
Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết để chặn dịch viêm phổi
Thanh PhươngNgày 27/01/2020, chính phủ Trung Quốc quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết với hy vọng giảm bớt nguy cơ lây nhiễm virus corona mới, vào lúc mà dịch viêm phổi lan rộng thêm.
Bắc Kinh đã quyết định kéo dài thêm 3 ngày kỳ nghỉ Tết (bình thường là 7 ngày) để trì hoãn việc hàng trăm triệu người ồ ạt đi lại sau khi về quê đón năm mới với gia đình, và như vậy hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Số bệnh nhân tử vong ở Trung Quốc nay đã lên tới 80 người, trong khi số ca bệnh được xác nhận đã là 2.744, trong đó có một em bé 9 tháng. Số ca nghi nhiễm virus cũng đã tăng gấp đôi trong vòng 24 tiếng đồng hồ lên tới 6.000 ca.
Được chỉ định đứng đầu « nhóm làm việc » đặc trách giám sát việc phòng chống dịch bệnh, ngày 27/01, thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến Vũ Hán, nơi xuất phát virus. Ông là quan chức cao cấp nhất của Trung
Quốc đến thành phố này kể từ khi dịch viêm phổi bùng phát. Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đến Bắc Kinh ngày 27/01.
Về các nước láng giềng, Mông Cổ đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ ngày 27/01 để ngăn chận virus corona lan sang, mặc dù nước này chưa có ca nhiễm bệnh nào.
Đài Loan tạm ngừng cấp giấy lưu trú cho du khách Trung Quốc
Mối lo sợ virus cũng được thể hiện rõ tại Đài Loan, theo tường trình của thông tín viên RFI Adrien Simorre tại Đài Bắc hôm 26/01 :
« Tại sân bay quốc tế Đào Viên, kể từ nay, ai cũng đeo khẩu trang. Sáng nay, nhà chức loan báo đã thống kê gần 150 ca nhiễm bệnh, trong đó có gần 100 ca được ghi nhận từ hôm qua đến hôm nay.
Đến sân bay đón gia đình, một cụ già 73 tuổi không cảm thấy an tâm. Bà nói : Hôm nay là mùng hai Tết, bình thường những phụ nữ có chồng phải trở về thăm bố mẹ ruột, nhưng hôm nay, đa số vẫn ở nhà, ai cũng sợ !
Đáp lại mối lo sợ đó, chính phủ Đài Loan sáng nay loan báo những biện pháp mới, như đình chỉ việc cấp giấy lưu trú cho các du khách Trung Quốc
Biện pháp này khiến Jenny bớt lo lắng. Cũng như hàng ngàn người dân Đài Loan khác, cô sống tại Trung Quốc, nhưng vẫn trở về nhà vào mỗi dịp Tết. Cô nói : Tại Trung Quốc, tôi không tin tưởng vào chính phủ, nhưng ở Đài Loan, tôi cảm thấy yên tâm hơn, chúng tôi được chính phủ thông báo rõ ràng về các biện pháp, cho nên chúng tôi đỡ sợ hơn.
Chính phủ Đài Loan đúng là tỏ ra rất minh bạch, nhưng làm như thế liệu có đủ hay không ? Một nữ bác sĩ tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tin tưởng như vậy. Bà nói : Lần này, Trung Quốc đã xác định virus sớm hơn rất nhiều và điều này rất hữu ích cho chúng tôi. Chúng tôi hy vọng là đã xác định được toàn bộ những người bị lây nhiễm. Người dân Đài Loan đang nóng lòng chờ các kết quả xét nghiệm mới. Hiện giờ, trên lãnh thổ Đài Loan chỉ mới có 4 ca bệnh được xác nhận ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200127-trung-quoc-keo-dai-ky-nghi-tet-de-chan-dich-viem-phoi
Virus corona: Không mạnh bằng SARS, nhưng dễ lây hơn
Thanh PhươngVirus corona mới xuất hiện tại Trung Quốc, không mạnh bằng virus bệnh SARS , nhưng lây lan dễ hơn, theo lời các quan chức cao cấp của ngành y tế Trung Quốc được hãng tin AFP trích dẫn hôm 26/01/2020.
Giống như virus SARS, virus bí ẩn gây bệnh viêm phổi cấp tính cũng thuộc chủng corona, có thể lây từ người sang người và cũng khiến người bệnh bị khó thở. Dịch SARS vào những năm 2002-2003 đã khiến tổng cộng 774 người thiệt mạng trên toàn thế giới (trong đó có 349 người ở Hoa lục và 299 người ở Hồng Kông). Nhưng theo lời một quan chức Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Trung Quốc, virus corona mới không mạnh bằng virus SARS, tức là tỷ lệ tử vong do virus xuất phát từ Vũ Hán thấp hơn nhiều so với virus SARS (10%).
Một chuyên gia về các bệnh lây nhiễm tại đại học Vũ Hán cho rằng không nên xem thường, nhưng cũng không nên quá hoảng loạn : các triệu chứng của đa số các bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới là những triệu chứng nhẹ và có thể được chữa khỏi dễ dàng. Mặt khác, phần lớn bệnh nhân tử vong là những người trước đó đã bị những chứng bệnh như tiểu đường, sơ gan, huyết áp cao hoặc các bệnh động mạch vành, và đó là những người trên 65 tuổi.
Nhưng theo lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, khả năng lây nhiễm của virus corona mới lại cao hơn virus SARS. Thời gian ủ bệnh của virus mới có thể lên tới 14 ngày và người bệnh có thể lây sang người khác ngay cả khi chưa biểu hiện các triệu chứng : sốt cao, khó thở… Nói cách khác, virus có thể đã có trong cơ thể một người không bị sốt. Mà ngay cả những người bị sốt nếu họ uống thuốc hạ sốt trên máy bay thì khi đến sân bay cũng không thể bị phát hiện.
Thành ra, nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng các máy đo thân nhiệt của hành khách tại các sân bay không hẳn là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chận dịch bệnh, mà biện pháp này thật ra chỉ nhằm trấn an người dân mà thôi. Khác với những nước khác, Pháp chưa sử dụng máy đo thân nhiệt ở sân bay đối với các hành khách đến từ Trung Quốc.
Hiện giờ, chưa có thuốc trị virus corona mới, mà các bác sĩ chỉ có thể chữa trị các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, chúng ta phòng ngừa lây nhiễm bằng những động tác giữ vệ sinh cơ bản nhất, nhất là rửa tay thường xuyên.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200127-virus-corona-khong-manh-bang-sars-nhung-de-lay-hon
Du lịch tại châu Á,
nạn nhân của dịch viêm phổi Trung Quốc
Thanh HàVới dịch viêm phổi đang hoành hành tại Trung Quốc, châu Á ý thức được rằng du khách Trung Quốc quá đông có thể trở thành một cơn ác mộng, nhưng vắng khách Trung Quốc tai họa có lẽ còn lớn hơn.
Việc Bắc Kinh ra lệnh ngừng các chương trình du lịch trong nước và hải ngoại nhằm ngăn ngừa siêu vi corona lây lan khiến các cơ quan lữ hành, ngành khách sạn, các công viên giải trích, nhà hàng, ngành chuyên chở… tại nhiều nước trong khu vực lo âu.
Theo nghiên cứu của cơ quan tư vấn Capital Economics, có trụ sở tại Luân Đôn, “các khoản chi tiêu của du khách Trung Quốc ngày nay góp một phần không nhỏ vào GDP cho một số quốc gia tại châu Á, từ Hồng Kông đến Cam Bốt, từ Thái Lan đến Singapore”.
Vào năm 2003 khi dịch viêm phổi cấp tính SARS bùng phát, lượng du khách Trung Quốc mới chỉ bằng 1/10 so với hiện tại. Khi đó, vì tác động của dịch SARS mà số lượng du khách Trung Quốc đi ra nước ngoài đã giảm mất 1/3. Nếu lần này, tình huống tương tự lại xảy ra, thì GDP của một số nước trong khu vực bị thiệt hại lớn.
Thêm một yếu tố nữa là gần hai thập niên trước, GDP của Trung Quốc chỉ tương đương với 8,3 sản lượng chung trên toàn cầu. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, sản xuất ra đến gần 1/4 của cải chung của nhân loại. Sức tiêu thụ và túi tiền của du khách Trung Quốc qua đó đã tăng theo.
Chỉ mới vài tuần qua, lượng du khách Trung Quốc tại đảo Phuket miền nam Thái Lan đã giảm mạnh và đây là một vố đau đối với chính quyền Bangkok, bởi ngành du lịch đem về đến 18% GDP cho quốc gia Đông Nam Á này và du khách Trung Quốc chiếm 1/4 lượng du khách nước ngoài đến tham quan Thái Lan hàng năm.
Đang vào mùa du lịch cao điểm trong dịp Tết Nguyên Đán, vậy mà từ các hàng quán đến bãi biển hay trung tâm thương mại tại Phuket đều vắng bóng người. Claude Crissey làm việc trong ngành khách sạn tại đây cho AFP biết, từ hai ngày qua, những bãi biển đẹp như mơ của Phuket vắng lặng như sa mạc và ông đang “rất lo vì nếu tình trạng này kéo dài thì hậu quả sẽ tai hại”.
Nhật Bản tuy không lệ thuộc vào ngành du lịch như Thái Lan nhưng cũng là một điểm đến được du khách Trung Quốc ưa chuộng nhất, nên mối lo ngại cũng đã được thấy rõ trong những ngày qua. Thí dụ, trong phiên giao dịch cuối tuần trước, cổ phiếu của công ty lữ hành HIS Nhật Bản giảm giá mạnh, rơi hơn 6%. Ngoài ngành du lịch, nhiều lĩnh vực khác của Nhật Bản cũng sẽ bị vạ lây. Trong số này phải kể đến ngành mỹ phẩm, quần áo thời trang, hay đồ điện tử gia dụng. Trong số các du khách ngoại quốc đến Nhật, người Trung Quốc là những khách hàng “sộp nhất” đối với ngành mỹ phẩm. Khoảng 90% các khoản mua bán đủ loại son phấn, kem giữ da… đều do người Trung Quốc thực hiện.
Tại thủ đô Tokyo, khu đông du khách lui tới như Asakusa, từ cả tuần lễ nay, lượng khách tham quan đã giảm hẳn. Chủ quán, chủ hiệu hay chủ nhà hàng và cả các ông từ đền cũng đều nhận thấy điều đó. Đối với ngành du lịch Nhật Bản, du khách Trung Quốc đứng đầu trong số khách nước ngoài. Năm 2019, gần 8,4 triệu người Trung Quốc đã thăm Nhật Bản, đó là chưa kể lượng khách từ Hồng Kông sang chơi. Theo Cơ Quan Du Lịch Nhật Bản JNTO, khách Trung Quốc chiếm 27% du khách nước ngoài.
Đối với chính quyền của thủ tướng Abe, virus corona còn đáng gờm hơn nữa trong bối cảnh mùa hè tới đây, Tokyo tổ chức Thế Vận Hội Olympic và Nhật Bản đề ra mục tiêu thu hút 40 triệu du khách nước ngoài. Kinh tế gia Yuli Takashima thuộc ngân hàng Nomura lo ngại 40 triệu du khách ngoại quốc là mục tiêu khó hoàn thành. Thêm vào đó, trong trường hợp dịch bệnh chưa được dẹp hẳn, thì việc bảo đảm y tế cho tất cả các bên tham gia sự kiện thể thao trọng đại này là một thách thức lớn đối với nước chủ nhà và ban tổ chức.
Nhìn sang một nước Đông Bắc Á khác là Hàn Quốc, chính quyền của tổng thống Moon Jae In cũng đang theo dõi sát đà lây lan của dịch viêm phổi virus corona khi biết rằng gần 40% du khách nước ngoài là từ Hoa Lục đến thăm xứ Hàn và tương tự như Nhật Bản, những nhãn hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc cũng trông chờ rất nhiều vào sức chi tiêu của du khách Trung Quốc.
Theo thống kê chính thức của Bắc Kinh, năm 2018, du khách Trung Quốc đã chi ra hơn 130 tỷ đô la trong các kỳ đi nghỉ ở khắp mọi nơi trên thế giới và đối với rất nhiều các điểm đến, người Trung Quốc thường là “đội ngũ” du khách nước ngoài đông nhất.
Chẳng vậy mà cách nay hai ngày, chủ tịch hiệp hội các công ty lữ hành thế giới WTTC, bà Gloira Guevara, trong một thông cáo đã nhấn mạnh rằng đôi khi việc “đóng cửa các phi trường, hủy các chuyến bay, đóng cửa biên giới trên bộ và trên biển còn dẫn tới những hậu quả tai hại hơn cả là chính dịch bệnh”.
Rõ ràng là trước mắt, virus corona đang là tâm điểm không chỉ riêng với giới y khoa mà còn với tất cả các ngành, đứng đầu là du lịch, giải trí và cả nhiều mảng công nghiệp khác. Đây không là một tin vui đối với toàn châu Á vào những ngày đầu năm Canh Tý.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200127-du-lich-tai-chau-a-nan-nhan-cua-dich-viem-phoi-trung-quoc
SIPRI : Trung Quốc,
nhà sản xuất vũ khí số 2 của thế giới
Thanh HàTrong một thập niên, Trung Quốc đã vươn lên thành nhà sản xuất vũ khí thứ nhì của thế giới. Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm – SIPRI công bố ngày 27/01/2020, Trung Quốc đứng sau Mỹ nhưng đã qua mặt nước Nga và đứng hàng thứ 5 trong số các nhà xuất khẩu vũ khí.
Cách nay 10 năm, Trung Quốc là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Nga và Ukraina, nhưng theo ông Nan Tian, một trong những đồng tác giả bản báo cáo của viện SIPRI, giờ đây Bắc Kinh không còn “phải trông cậy vào vũ khí của các nước khác”. Lý do, “phần lớn khối lượng sản xuất của các tập đoàn Trung Quốc mà tổng trị giá ước tính lên tới khoảng từ 70 đến 80 tỷ đôla, là nhằm phục vụ quân đội nước này”.
Giới chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm cũng lưu ý rằng các tập đoàn Trung Quốc giữ bí mật về doanh thu nên báo cáo không cho phép phân tích thấu đáo về hồ sơ này. Dù vậy, trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2017, SIPRI đã chú ý đến các tập đoàn lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo vũ khí và nhận thấy rằng ba trong số này đã có tên trong danh sách 10 tập đoàn hàng đầu của thế giới.
Ngoài ra, các công ty Trung Quốc đặc biệt hoạt động trong ba lĩnh vực : hàng không không gian, điện tử và các loại trang thiết bị quân sự sử dụng trên bộ. Trong ba lĩnh vực vừa nêu, các công ty của Trung Quốc đạt đến trình độ cao để có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Vẫn theo chuyên gia Nan Tian, máy bay tự hành của Trung Quốc được sử dụng tại Libya và Yemen.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200127-sipri-trung-quoc-nha-san-xuat-vu-khi-so-2-cua-the-gioi
0 comments