Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 21/01/2020

Tuesday, January 21, 2020 5:24:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 21/01/2020

Thương mại Mỹ-Trung :

18 tháng so găng, Trump được gì ?

Thanh Hà
Donald Trump và Tập Cận Bình tạm khép lại cuộc đọ sức trên bàn cờ thương mại. Ở hiệp 1, Washington thắng Bắc Kinh 1-0. Để đổi lấy nhiều hợp đồng, tổng thống Trump tạm từ bỏ tham vọng đòi Trung Quốc ngừng gây cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường. Trên đây là phân tích của Jean François Dufour, giám đốc cơ quan tư vấn DCA – Chine Analyse.
Ngày 21/01/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đến dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos,Thụy Sĩ lần thứ 50 trong thế thượng phong. Tuần trước Washington và Bắc Kinh vừa ký kết hiệp định thương mại phần 1, tạm gác lại cuộc chiến kéo dài từ gần hai năm qua. Ngày 15/01/2020 tại Nhà Trắng, nguyên thủ Mỹ và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã đặt bút ký vào “hiệp định đình chiến” về thương mại. Tổng thống Donald Trump đánh giá đây là một “thỏa thuận lịch sử với Trung Quốc, một bước tiến hướng tới mô hình trao đổi mậu dịch công bằng“.
Với công luận trong nước và nhất là thành phần cử tri ủng hộ ông, Donald Trump đã ghi được một bàn thắng quan trọng và rõ rệt nhất là việc ép buộc Trung Quốc mua thêm gần 200 tỉ đô la hàng hóa của Mỹ trong hai năm, 2020 và 2021.
RFI Việt ngữ liên lạc với chuyên gia Jean-François Dufour, giám đốc điều hành DCA – Chine Analyse, cơ quan chuyên cố vấn cho các doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào Trung Quốc. Ông không chút nghi ngờ về thắng lợi của Donald Trump trong ngắn hạn.
“Tôi nghĩ rằng trong ngắn hạn có thể nói Mỹ đã ghi được một bàn thắng vì Bắc Kinh đã có những bước nhượng bộ quan trọng. Cụ thể nhất và cũng là điều dễ đo lường nhất đó là việc Trung Quốc cam kết mua thêm gần 200 tỉ đô la hàng của Mỹ trong năm 2020 và 2021. Điểm đáng chú ý ở đây là trong số các mặt hàng Trung Quốc sẽ mua của Mỹ gồm đương nhiên là có nông phẩm, có năng lượng và nhất là hàng công nghiệp. Hai lĩnh vực công nghiệp của Mỹ được Trung Quốc chiếu cố là công nghiệp sản xuất máy bay và xe hơi. Trung Quốc mua thêm hàng của Mỹ là một thắng lợi của chính quyền Trump. Nhưng nhìn xa hơn thì chúng ta thấy là ở giai đoạn 2, phần thắng rõ ràng là thuộc về phía Bắc Kinh. Mỹ tạm thời từ bỏ mục tiêu đòi Trung Quốc thay đổi cơ cấu kinh tế. Trong khi đó, như đã biết đây mới chính là cội nguồn dẫn đến cuộc đọ sức song phương từ gần hai năm qua. Mùa xuân 2018 chính quyền Trump đòi Bắc Kinh ngưng trợ cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, ngưng ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ. Các vấn đề này có được nhắc đến trong văn bản thỏa thuận giai đoạn 1 nhưng không mang tính ràng buộc. Tất cả những vấn đề nhậy cảm này được gác lại để chờ tới giai đoạn 2 của đàm phám Mỹ-Trung”.
Như vậy là Washington gián tiếp công nhận mô hình kinh tế của Trung Quốc mà ở đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong lúc đây là một trong những nguyên nhân được Nhà Trắng nêu lên khi khiêu chiến với Bắc Kinh. Giám đốc cơ quan tư vấn DCA –Chine Analyse phân tích tiếp :
“Mâu thuẫn ở đây là với thỏa thuận vừa ký kết lần này, Hoa Kỳ rõ ràng yêu cầu Nhà nước Trung Quốc cam kết nhập khẩu nhiều hơn nữa hàng của Mỹ. Như vậy có nghĩa là Washington công nhận mô hình kinh tế của Trung Quốc mà ở đó Đảng và Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo. Kim ngạch nhập khẩu do chính quyền Bắc Kinh ấn định chứ không do thị trường định đoạt. Chỉ nội yếu tố này cũng đủ cho thấy Trung Quốc mới thực sự giành phần thắng trong cuộc đọ sức về thương mại lần này. Mỹ đồng ý ngưng đòi Trung Quốc thay đổi mô hình kinh tế và để đổi lại thì Bắc Kinh nhập khẩu thêm hàng Mỹ”.
Với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vừa rồi, tổng thống Trump còn ghi thêm nhiều bàn thắng quan trọng khác. Trước hết ông đặt đối phương, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vào thế khó xử. Bởi Washington tiếp tục áp thuế 25 % vào 2/3 hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ và thứ hai là Hoa Vi, con chim đầu đàn trong ngành viễn thông Trung Quốc vẫn trong tầm ngắm của Nhà Trắng. Chính vì hai điểm này, mà một vài tuần lễ trở lại đây, nguyên thủ Trung Quốc không còn hô hào “đương đầu với Mỹ bằng mọi giá” trong lúc báo chí ở Bắc Kinh đã khá kín đáo và thận trọng về thỏa thuận được ký kết tại Washington hôm 15/01/2020.
Thắng lợi không nhỏ khác của chính quyền Trump là Washington đã bắn đi một tín hiệu mạnh với các đối tác và đối thủ thương mại khác của Hoa Kỳ : trật tự thương mại và luật chơi trong lĩnh vực này vẫn trong tay của Mỹ. Ngay cả trước một đối thủ nặng ký như Trung Quốc mà Nhà Trắng còn áp đặt được một số điều – ít ra là về hình thức cho tới thời điểm này, thì phần còn lại của thế giới từ Liên Hiệp Châu Âu đến Nga hay hai quốc gia sát cạnh Hoa Kỳ là Canada và Mêhicô, cũng như hai đồng minh của Mỹ tại châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đều nên cân nhắc kỹ những đòi hỏi Chú Sam.
Dù vậy, đi sâu hơn vào vấn đề, giới phân tích đồng loạt nói tới một “hiệp định ngừng bắn với nhiều lỗ hổng” và tệ hơn nữa, Hoa Kỳ không hề tôn trọng luật cạnh tranh của thị trường, như chuyên gia Jean – François Dufour phân tích :
“Tôi cho rằng, câu hỏi then chốt nằm ở phía Trung Quốc. Trong bối cảnh kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, mà đó là một điều bình thường, thì liệu rằng Trung Quốc có thể mua thêm vào tới 200 tỉ đô la hàng hóa chỉ của riêng Mỹ trong 2 năm hay không ? Đương nhiên, Trung Quốc cần mua hàng của thế giới, nhưng khi mua thêm 200 tỉ đô la hàng Mỹ, Trung Quốc sẽ phải bỏ rơi một số bạn hàng khác. Thí dụ như mua thêm dầu khí của Mỹ thì Bắc Kinh sẽ lơ là với Nga và các nguồn sản xuất ở Trung Đông. Nông sản Mỹ sẽ lấn át các nhà cung cấp ở châu Mỹ Latinh, như Brazil. Thế rồi khi cam kết mua thêm hàng công nghiệp của Hoa Kỳ, Bắc Kinh sẽ phần nào quay lưng lại với châu Âu. Nếu thỏa thuận vừa ký kết hôm 15 tháng Giêng tại Washington được tôn trọng, châu Âu sẽ thiệt thòi trong vụ này”.
Dẫu sao, thỏa thuận mậu dịch tạm thời này cho thấy, tổng thống Trump là một lãnh đạo rất thực tế. Ông đón nhận việc chính quyền Trung Quốc tự ý cam kết mua thêm 200 tỉ đô là hàng Mỹ như một thắng lợi vẻ vang trong cuộc đọ sức với Tập Cận Bình cho dù điều đó đi ngược lại với “tự do thị trường“. Khi đưa hai lĩnh vực hàng không và xe hơi vào thỏa thuận với Trung Quốc, Nhà Trắng tìm cách cứu tập đoàn Boeing đang gặp khó khăn và rất cần đến các khách hàng Trung Quốc. Tương tự như vậy, mức độ lệ thuộc của nền công nghiệp xe hơi Mỹ và thị trường rộng lớn nhất thế giới là Trung Quốc ngày càng lớn. Bên cạnh đó, Washington chơi trò “cầm dao đằng chuôi” với Bắc Kinh như giải thích của giám đốc cơ quan tư vấn DCA- Chine Analyse :
“Tôi thấy phía Mỹ đã rất khôn ngoan trong vụ này, nghĩa là vẫn giữ một số phương tiện để duy trì áp lực để tiếp tục điều đình với Trung Quốc. Mỹ vẫn có thể hủy thỏa thuận này bất cứ lúc nào (ít ra là về bề ngoài). Thành thử đây mới chỉ là một “hiệp đình ngừng bắn” chứ chưa thể nói tới hòa ước lâu dài. Tuy nhiên, các bên mất gần hai năm để đạt tới thỏa thuận giai đoạn 1 và ở đây, Trung Quốc đã đem túi tiền ra nhử Mỹ. Nhưng tôi chờ đợi là đàm phán về hồi thứ nhì sẽ gay go hơn nhiều, nhất là khi Washington động chạm đến chính sách trợ giá của Trung Quốc cho các doanh nghiệp, đến vai trò của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế, đến phần chuyển giao công nghệ và gắn liền vế kinh tế với an ninh quốc gia. Dù vậy, do bận tranh cử Donald Trump tạm thời ngưng đánh thuế thêm vào hàng Trung Quốc và đẩy tất cả những vấn đề khó khăn nhất sang giai đoạn 2″.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200121-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-trung-18-th%C3%A1ng-so-g%C4%83ng-trump-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-g%C3%AC

TT Trump ca ngợi kinh tế Mỹ ở Davos

 giữa lúc phiên xử luận tội bắt đầu ở Washington

Cách xa phiên xử luận tội ở Washington hàng ngàn dặm, Tổng thống Donald Trump tại một diễn đàn ở Davos hôm thứ Ba 21/1 đã ca ngợi sự thành công của nền kinh tế Mỹ, và kêu gọi các đại công ty và các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đầu tư nhiều hơn nữa vào Mỹ.
Tại một hội nghị mà các vấn đề môi trường sẽ được chú ý đến nhiều, Tổng thống Trump gần như hoàn toàn tránh xa chủ đề đó. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tham gia sáng kiến trồng một nghìn tỷ cây, nhưng ông cũng công kích các nhà hoạt động môi trường mà ông gọi là “những người thừa kế của các thầy bói ngớ ngẩn đã lỗi thời.”
Và ông đã dành vài phút trong bài phát biểu để ca ngợi tầm quan trọng kinh tế của ngành công nghiệp dầu khí.
Sau nhiều ngày không chắc chắn về việc liệu có tham dự hội nghị ở Davos hay không, đặc biệt là trong bối cảnh tiến trình luận tội ông ở Mỹ đang diễn ra, Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã đáp máy bay đến dãy Alps của Thụy Sĩ hôm thứ Ba 21/1.
Đây là lần thứ hai Tổng thống Trump tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Tại diễn đàn này cách đây hai năm, ông kêu gọi các công ty đầu tư vào Mỹ sau đợt cắt giảm thuế đầu tiên để khuyến khích chi tiêu doanh nghiệp.
Trong khi đó tại Washington, phiên xử luận tội bắt đầu tại Thượng viện Hoa Kỳ sau khi Hạ viện do Ðảng Dân chủ kiểm soát chính thức luận tội Tổng thống Trump vào tháng 12 với các “tội đại hình và tiểu hình.”
Tổng thống Trump bác bỏ mọi cáo buộc và theo dự kiến ông sẽ được Thượng viện do Ðảng Cộng hòa của ông kiểm soát tha bổng.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ca-ngoi-kinh-te-my-o-davos/5254219.html

Quan hệ Mỹ-Trung-Đài ra sao

sau khi lãnh đạo Đài Loan tái đắc cử?

Giới phân tích cho rằng sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây, Đài Loan có thể tiếp tục bị Bắc Kinh gây sức ép, làm gia tăng sự không chắc chắn cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Trong cuộc bầu cử lãnh đạo và viện lập pháp ở Đài Loan ngày 11.1, nữ lãnh đạo Thái Anh Văn thuộc đảng Dân tiến đã giành được 8,2 triệu phiếu, chiếm hơn 57% tổng số phiếu, mức cao kỷ lục trong lịch sử bầu cử ở vùng lãnh thổ này. Sau khi giành chiến thắng, bà Thái kêu gọi nối lại đối thoại với Bắc Kinh, nhưng nhấn mạnh bà hy vọng Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan và người dân sẽ không khuất phục trước sự hăm dọa.
Phản ứng về kết quả bầu cử, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay 12.1 nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường về nguyên tắc “một Trung Quốc” và phản đối việc giành độc lập cho Đài Loan. Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đối với Đài Loan, theo Reuters.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chúc mừng bà Thái thắng cử. Đáp lại, Trưởng cơ quan Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp đã cảm ơn Ngoại trưởng Pompeo về việc công nhận “sức mạnh của quan hệ đối tác Đài Loan – Mỹ” và bày tỏ muốn làm việc gần gũi hơn với ông Pompeo. Hôm 10.1, ông Ngô cho rằng nếu bà Thái tái đắc cử, điều này sẽ mang lại cho bà quyền lực để tiếp tục hướng chính quyền Đài Loan làm việc chặt chẽ hơn với Mỹ và đối phó những mối đe dọa từ Bắc Kinh, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Vấn đề khó nhất của Bắc Kinh
Với việc bà Thái tái đắc cử, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục tìm cách gây sức ép lên Đài Loan trên trường quốc tế, trong khi Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung còn hục hặc.
Chuyên gia về Đài Loan Jonathan Sullivan tại Đại học Nottingham (Anh) nhận định với SCMP rằng cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không muốn có xung đột vì Đài Loan, nhưng cũng có những điều không thể
đoán trước được, như tính hay thay đổi của Tổng thống Donald Trump và nỗ lực tái tranh cử của ông, cũng như cách Washington và Bắc Kinh kiểm soát mối quan hệ song phương ngày càng xuống dốc.
Ông Sullivan cho rằng Bắc Kinh sẽ có thể kiểm soát sự mất kiên nhẫn của mình “miễn Mỹ không làm điều gì bất ngờ và có sự thay đổi lớn liên quan đến Đài Loan, và miễn quan hệ song phương Mỹ – Trung Quốc vẫn còn có thể cứu vãn”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32570-quan-he-my-trung-dai-ra-sao-sau-khi-lanh-dao-dai-loan-tai-dac-cu.html

Lệnh cấm du lịch mở rộng có thể bao gồm

giới hạn di dân với thêm nhiều quốc gia

Tin từ Washington – Theo CNN, chính quyền tổng thống Trump đã soạn thảo kế hoạch thay đổi và mở rộng lệnh cấm du lịch, bổ sung việc giới hạn di dân đối với thêm bảy quốc gia khác. Chính phủ Hoa Kỳ cho biết không như giới hạn du lịch đã có hiệu lực như hiện tại, luật mới có thể giới hạn visa di dân đối với thêm một số quốc gia, đồng nghĩa với việc tạo ra một lệnh cấm di dân một phần.
Chính quyền cho biết không phải giới hạn nào cũng giống nhau, và đề nghị này có thể giới hạn visa di dân từ một vài quốc gia, và các loại visa từ một số quốc gia khác. Chính quyền nói rằng, các lệnh giới hạn được đặt ra nhằm khuyến khích các quốc gia khác hợp tác với yêu cầu về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, ví dụ như chia sẻ thông tin với các cơ quan Hoa Kỳ. Một nguồn tin nói với CNN  rằng chính quyền tập trung vào visa di dân vì việc trục xuất ai đó đã có thẻ xanh, hoặc đã trở thành công dân Hoa Kỳ ra khỏi nước này sẽ khó khăn hơn. Hôm thứ Sáu (17/01/2020) quyền bộ trưởng Bộ Nội an, Chad Wolf cho biết Hoa Kỳ đang thiết lập các yêu cầu buộc chính phủ các quốc gia khác phải đáp ứng để hỗ trợ cho việc xem xét lý lịch các công dân nước họ tìm cách vào Hoa Kỳ.
Chính sách hiện tại hạn chế nhập cảnh từ bảy quốc gia ở các mức độ khác nhau, bao gồm: Iran, Libya, Somalia, Syria và Yemen, Venezuela và Bắc Hàn. Ông Wolf cho biết hạn chế sẽ được áp đặt nếu một quốc gia không thực hiện đầy đủ việc chia sẻ thông tin, hay nói cách khác là làm tăng nguy cơ đối với an toàn công cộng hoặc an ninh quốc gia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/lenh-cam-du-lich-mo-rong-co-the-bao-gom-gioi-han-di-dan-voi-them-nhieu-quoc-gia/

Luận tội: Luật sư của ông Trump

 đòi ông được được tha bổng ngay lập tức

Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Donald Trump, đại diện cho ông tại phiên tòa luận tội, yêu cầu Thượng viện ngay lập tức tha bổng ông.
Trong một bản tóm tắt được đệ trình hôm thứ Hai, họ gọi bản luận tội là “sự đồi trụy nguy hiểm” của hiến pháp.
Trong khi đó, các nhà quản lý luận tội Hạ viện gửi bản tóm tắt của riêng họ, nói rằng ông Trump có những “hành vi tham nhũng … để gian lận trong cuộc bầu cử kế tiếp”.
Phiên điều trần luận tội sẽ bắt đầu vào thứ Ba, lúc 1 giờ chiều.
Ông Trump bị buộc tội lạm dụng quyền lực tổng thống của mình bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính trị đảng Dân chủ Joe Biden – và sau đó cản trở Quốc hội khi họ xem xét hành vi của ông.
Trong quá trình của phiên xử luận tội, các Thượng nghị sĩ sẽ nghe hai bên tranh luận sáu giờ một ngày, sáu ngày một tuần. Phiên xử sẽ được chủ trì bởi chánh án Hoa Kỳ, John Roberts.
Đây chỉ mới là lần thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ một tổng thống phải đối mặt với một phiên tòa luận tội.
Luật sư ông Trump nói cáo buộc luận tội là ‘trơ tráo’
Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Trên nguyên tắc, phiên tòa luận tội có thể dẫn đến việc ông Trump bị cách chức. Nhưng vì cần phải có 2/3 Thượng viện bỏ phiếu truất phế ông, tức 67 phiếu trong tổng số 100 Thượng nghị sĩ, mà chỉ có 47 Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tại Thượng viện, tổng thống dự kiến là sẽ được xóa tội.
Ông Trump sẽ có mặt tại diễn đàn kinh tế ở Davos, Thụy Sĩ, khi phiên tòa bắt đầu.
Bản tóm tắt nói gì?
Bản tóm tắt dài 171 trang do nhóm đại diện pháp lý của ông Trump đệ trình là bào chữa toàn diện đầu tiên của tổng thống, trước khi phiên tòa được long trọng bắt đầu.
Bản tóm tắt được soạn ra để làm giảm tính cách trầm trọng những tội ông Trump bị cáo buộc, gắn nhãn hiệu cho chúng là “phù phiếm và nguy hiểm”, lập luận rằng những hành vi này không cấu thành tội phạm hoặc tội phạm không thể bị luận tội.
“Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số chọn hai Điều khoản luận tội mỏng manh không cho thấy hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật nào – nhẹ hơn ngưỡng ‘Trọng tội và Tội nhẹ’ theo yêu cầu của Hiến pháp”, bản tóm tắt viết.
“Họ cách rất xa ngưỡng hiến pháp đòi hỏi để loại một Tổng thống ra khỏi văn phòng.”
Cùng lúc đó, bản tóm tắt trái ngược từ các nhà quản lý Hạ viện – tất cả thành viên đảng Dân chủ – cáo buộc ông Trump sử dụng “quyền lực tổng thống của mình để gây áp lực bắt một đối tác yếu thế nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta vì lợi ích của riêng ông”.
“Khi làm như vậy, ông đã gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và nền dân chủ tự quản của chúng ta”, bản tóm tắt nói thêm. “Sau đó, ông đã sử dụng quyền hạn tổng thống của mình để dàn dựng một nỗ lực bưng bít chưa từng có trong lịch sử đất nước.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51186397

Nhóm luật sư biện hộ của Tổng Thống Trump

gọi vụ luận tội là hành động coi thường Hiến Pháp

Tin Washington DC – Vào thứ Hai, 20 tháng 1, nhóm luật sư biện hộ của Tổng Thống Donald Trump nói rằng tổng thống hoàn toàn không làm gì sai, ông là nạn nhân của một âm mưu mang tính đảng phái, và Thượng Viện nên hủy bỏ mọi cáo trạng chống lại tổng thống trong phiên xét xử luận tội.
Hồ sơ dài 110 trang, được chuẩn bị để nộp lên Thượng Viện vào 1 ngày trước khi phiên xét xử luận tội bắt đầu, đã bác bỏ các cáo buộc của phe Dân Chủ Hạ Viện vốn cho rằng Tổng Thống Trump đã lạm quyền và cản trở Quốc Hội.
Trong hồ sơ được Tòa Bạch Ốc công bố hôm thứ Hai, các luật sư của Tổng Thống Trump nói 2 cáo trạng luận tội của Hạ Viện đang đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Các luật sư của tổng thống nói rằng, trong suốt cuộc điều tra luận tội, phe Dân Chủ Hạ Viện đã có ý đồ lợi dụng quyền hạn của việc luận tội như một công cụ chính trị, nhằm đảo ngược kết quả bầu cử năm 2016 và can thiệp vào cuộc bầu cử 2020. Do đó, Thượng Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát nên bác bỏ mọi cáo trạng và xóa mọi tội danh đối với tổng thống.
Nhóm luật sư biện hộ, dẫn đầu bởi cố vấn Tòa Bạch Ốc Pat Cipollone, được cho là sẽ tranh luận rằng cả hai cáo trạng luận tội đều không hợp pháp, vì không cáo trạng nào cho biết chính xác Tổng Thống Trump đã vi phạm đạo luật nào của Hoa Kỳ. Tuy vậy, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, một tổng thống không cần phải phạm pháp mới được coi là có thể bị luận tội.
Đảng Dân Chủ Hạ Viện cho rằng, có bằng chứng rõ ràng cho thấy Tổng Thống Trump đã lạm quyền khi gây áp lực buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden, và tổng thống cũng đã cản trở Quốc Hội khi từ chối cung cấp các hồ sơ liên quan đến các hành động của ông.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhom-luat-su-bien-ho-cua-tong-thong-trump-goi-vu-luan-toi-la-hanh-dong-coi-thuong-hien-phap/

Người bênh vực quyền sở hữu súng tuần hành

phản đối dự luật kiểm soát súng của Virginia

Tin Richmond, Virginia – Hàng ngàn người bênh vực quyền sở hữu súng đã đổ xuống các con đường xung quanh viện lập pháp Virginia vào thứ Hai, 20 tháng 1, để biểu tình phản đối dự luật kiểm soát súng đang được xem xét bởi quốc hội tiểu bang do đảng Dân Chủ kiểm soát. Cuộc tuần hành tại thủ phủ Richmond diễn ra trong sự giám sát nghiêm ngặt của cảnh sát, sau khi Thống Đốc Ralph Northam ra lệnh cấm đem vũ khí vào khu vực khuôn viên quốc hội, nhằm tránh nguy cơ xảy ra bạo động.
Mệnh lệnh của Thống Đốc Northam được đưa ra do lo ngại thành viên của các nhóm cực đoan da trắng và các nhóm dân quân cũng tham gia cuộc tuần hành, vốn được tổ chức bởi Liên minh phòng thủ dân sự Virginia. Cơ quan FBI trước đó đã bắt giữ 3 nghi can được cho là thành viên nhóm tân phát xít, đang âm mưu sử dụng cuộc tuần hành này để kích động mâu thuẫn sắc tộc. Những người tham gia tuần hành nói rằng, Virginia đang tìm cách phá hoại quyền được sở hữu súng của họ, vốn là quyền hiến định, và cho biết sự kiện hôm thứ Hai sẽ giúp người dân hiểu rằng họ sẽ mất quyền mang súng nhanh chóng như thế nào tùy thuộc vào các chính trị gia đắc cử.
Thống Đốc Northam, một người Dân Chủ, đã tuyên bố sẽ ban hành các đạo luật kiểm soát súng và hiện đang ủng hộ một bộ 8 dự luật, bao gồm các chi tiết như yêu cầu kiểm soát lý lịch, cấm những người có tiềm năng gây nguy hiểm không được sở hữu súng, cấm các loại súng trường tấn công, và giới hạn số lượng súng được mua là 1 khẩu súng ngắn mỗi tháng. Các dự luật này sẽ không yêu cầu tịch thu các khẩu súng hiện đang được người dân sở hữu hợp pháp.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nguoi-benh-vuc-quyen-so-huu-sung-tuan-hanh-phan-doi-du-luat-kiem-soat-sung-cua-virginia/

Thống đốc Puerto Rico tiếp tục sa thải thêm

2 viên chức chính phủ sau khi tìm thấy

đồ tiếp tế bão Maria trong nhà kho

Vào chủ nhật (ngày 19 tháng 1), Thống đốc Puerto Rico Wanda Vázquez Garced đã sa thải thêm hai viên chức chính phủ sau khi tìm thấy đồ tiếp tế khẩn cấp không sử dụng được phát hiện trong một nhà kho ở thành phố ven biển Ponce. Một số vật dụng bao gồm chai nước, nôi em bé và thức ăn em bé – có từ khi Bão Maria tấn công đảo quốc này vào năm 2017.
Bộ trưởng Nhà ở Fernando Gil và Bộ trưởng Bộ Gia đình Glorimar Andújar rời nhiệm sở sau khi Thống Đốc sa thải ủy viên Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Cứu trợ Thảm họa Quốc gia, ông Carlos Acevedo.
Một đoạn video quay lại đồ tiếp tế chưa được sử dụng đã được đăng tải trên Facebook, dẫn đến một cuộc điều tra với kết quả là ba viên chức nói trên bị sa thải. Vào sáng chủ nhật, bà Vazquez đã tổ chức một cuộc họp với các thành viên chính quyền của bà, nhưng họ đã không thể không thể cung cấp thông tin mà bà đã yêu cầu về các trung tâm thu thập và phân phối khác. Bà Vazquez đã không nêu chi tiết về việc sa thải ông Gil và ông Andujar, nhưng bà nói rằng bà “đã mất niềm tin ở họ.”
Cùng ngày, Thiếu tướng Jose J. Reyes, người được chỉ định thay thế ông Acevedo, đã tiết lộ những nỗ lực của chính phủ nhằm phân phát đồ tiếp tế bên trong nhà kho cho người dân trên đảo, đặc biệt là sau khi Puerto Rico vừa phải hứng chịu một trận động đất mạnh 4.7 độ vào ngày 28 tháng 12 vừa qua. Tổng Thống Trump đã ký thông qua một khoản tiền viện trợ thảm họa trí giá 8.2 tỷ kim để giúp quần đảo này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-puerto-rico-tiep-tuc-sa-thai-them-2-vien-chuc-chinh-phu-sau-khi-tim-thay-do-tiep-te-bao-maria-trong-nha-kho/

Canada : Giám đốc tài chính Hoa Vi

chống lại việc bị dẫn độ

Mai Vân|Tú Anh
Từ hôm qua 20/01/2020, bà Mạnh Vãn Châu ra trước tòa án Vancouver, hầu chống lại khả năng bà bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Trong hai ngày này luật sư của bà cố chứng minh bà không có phạm tội gì ở Canada và bà nên được trả tự do. Giám đốc tài chính Hoa Vi bị bắt ngày 01/12/2018 khi quá cảnh Vancouver và được tại ngoại hầu tra.
Thông tín viên RFI tại Canada, Pascale Guéricolas tường thuật :
“Chân mang giầy cao gót đen, để lộ vòng điện tử của tù nhân được tự do đi lại nhưng bị giám sát. Bà Mạnh Vãn Châu suốt ngày hôm qua ở Tòa án với ê kíp cố vấn của bà. Một tuần lễ dài hầu tòa bắt đầu cho nhân vật số hai của tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Đối với luật sư của bà, Canada không phải chiều theo yêu cầu dẫn độ bà sang Mỹ vì bà Mạnh Vãn Châu đã không phạm luật Canada.
Hoa Kỳ cáo buộc giám đốc tài chính Hoa Vi đã vi phạm cấm vận đối với Iran và nói dối về liên hệ giữa Hoa Vi và một chi nhánh bán thiết bị viễn thông. Theo luật sư của bà Mạnh Vãn Châu thì vụ việc này không có liên hệ gì với những trừng phạt hiện hành ở Canada, một quốc gia có chủ quyền, có những chuẩn mực và luật lệ riêng của mình.
Sau khi phản đối việc bị cảnh sát và hải quan Canada bắt giữ, nhân vật số hai của Hoa Vi giờ đây sẽ ra hầu tòa suốt tuần. Tranh luận để yêu cầu cho bà ra đi bắt đầu vào ngày mai, thứ Tư. Quyết định cuối cùng là doTòa án tối cao ở Vancouver.”
Trung Quốc : Cựu giám đốc Interpol lãnh án 13 năm tù
Mạnh Hoành Vĩ, thứ trưởng công an Trung Quốc, chủ tịch cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol bị mất tích khi đang tại chức, đã bị một tòa án Trung Quốc kết án 13 năm 6 tháng tù giam. Trong bản án công bố ngày 21/01/2020 tại Bắc Kinh, ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hong Wei) bị cáo buộc ba tội danh : tham ô, nhũng lạm quyền thế và không tuân lệnh của đảng Cộng Sản.
Tổng cộng, người Trung Quốc đầu tiên mà Bắc Kinh nỗ lực vận động làm lãnh đạo Interpol đã bị chính tòa án Trung Quốc kết án 13 năm rưỡi tù giam và 300.000 đô la tiền phạt.
Mạnh Hoành Vĩ mất tích khi vừa đáp xuống phi trường Bắc Kinh hồi tháng 9/2018, chỉ kịp nhắn tin với vợ là ông bị hiểm nguy.
Sau nhiều tuần im lặng, chính quyền Trung Quốc mới nhìn nhận đã bắt giam viên chức này để điều tra về một loạt trọng tội trong khuôn khổ chiến dịch « tận diệt ảnh hưởng độc hại của Chu Vĩnh Khang, cựu bộ trưởng công an và cũng là « ô dù » của Mạnh Hoành Vĩ ». Trong thời gian đó, vợ và hai con của ông ở lại Pháp kêu cứu và được chính phủ Pháp bảo vệ. Bà Grace Mạnh cho biết nhiều lần bị đe dọa bắt cóc.
Giới quan sát nghi ngờ Mạnh Hoành Vĩ là nạn nhân của chiến dịch thanh trừng đối thủ của chủ tịch Tập Cận Bình.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200121-canada-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-hoa-vi-ch%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87c-b%E1%BB%8B-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%99

Nhân quyền Quốc tế:

Các nghị viên Châu Âu đừng bỏ lỡ cơ hội thay đổi VN

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong tuần qua ra thông cáo kêu gọi các nghị viên Châu Âu hãy tận dụng cơ hội hình thành một mặt trận chung và đặt ra một số mốc cụ thể, khả thi và có tính chiến lược về nhân quyền cho Việt Nam. Bên cạnh đó là kêu gọi các Nghị viên Châu Âu chỉ đồng ý thông qua các hiệp định với Việt Nam khi Hà Nội đạt được những mốc được đề ra.
Theo Human Rights Watch, trong ngày 21 tháng 1, Ủy Ban Thương Mại Châu Âu phải đưa ra ý kiến cuối cùng về Hiệp định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (ECFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu Tư (IPA). Đến đại hội vào tháng hai sẽ đưa ra biểu quyết chung cuộc.
Human Rights Watch cho rằng các Nghị viên Ủy ban Thương Mại Châu Âu đang ở trong một vị thế khá khó khăn. Theo đó, đa số thành viên của ủy ban này có thể tán thành các hiệp định ngay lập tức, thế nhưng ngày càng có nhiều nghị viên Châu Âu đã ý thức được về tính tàn ác và không đáng tin của chính quyền Việt Nam, và nhận ra rằng cuộc bỏ phiếu lần này là một trong những cơ hội hiếm hoi mà họ có thẩm quyền để ràng buộc về chính sách đối ngoại của EU- họ có thể và mong muốn sử dụng thẩm quyền đó để đạt được những tiến bộ cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam.
Human Rights Watch nêu rõ nếu chỉ bỏ phiếu thuận mà không đạt được bất cứ điều gì từ phía chính phủ Việt Nam tức đồng nghĩa với việc bỏ phí một cơ hội chưa từng có để thay đổi Việt Nam theo hướng tích cực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/meps-don-t-waste-your-chance-to-change-vietnam-01212020073508.html

EVFTA: Nghị viện Liên hiệp châu Âu

 ’tiến gần đến việc thông qua’

Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Đồng Tâm, EVFTA và những kiến nghị qua mạng
Ký kết EVFTA: Ba nghị sĩ EU chỉ trích VN trước thềm bỏ phiếu khuyến nghị
Tỉ lệ phiếu áp đảo 29/6, và 5 phiếu trắng, là kết quả buổi họp hôm thứ Ba của ủy ban.
Ủy ban cũng đồng ý thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư với Việt Nam (IPA), với tỉ lệ phiếu 26/7, và 6 phiếu trắng.
Thỏa thuận với Việt Nam nay sẽ đem ra cho toàn thể nghị viện bỏ phiếu, khi các nghị sĩ gặp nhau trong tuần từ ngày 10/2.
Việc ủy ban thương mại quốc tế EU ủng hộ áp đảo cho thấy châu Âu đang rất mong muốn mở rộng thương mại với Việt Nam.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là thỏa thuận thứ hai của EU với một nước trong Đông Nam Á, sau Singapore.
Geert Bourgeois hiện là báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), phát biểu:
“Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.
“Việc thông qua sẽ thúc đẩy thêm tiến bộ về tiêu chuẩn lao động, môi trường và tôn trọng nhân quyền.”
Giới chỉ trích đã kêu gọi EU không thông qua với lý do Việt Nam có nhiều khiếm khuyết về nhân quyền và quyền lao động.
EU gặp đại diện Việt Nam ở Hà Nội
Trong diễn biến liên quan, phái đoàn EU EU ở Hà Nội vừa ra thông cáo cho hay Đại sứ EU Giorgio Aliberti ngày 21/1 đã có cuộc tiếp xúc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Nội dung để thảo luận về việc tăng cường quan hệ song phương EU – Việt Nam, trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do & Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-VN đang trong quá trình chuẩn bị phê chuẩn.
Đại sứ Aliberti nhân dịp này cũng đã nhắc lại “mối quan ngại sâu sắc của EU về sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm và việc sử dụng bạo lực với bất kỳ hình thức nào, như đã được tuyên bố bởi Người Phát ngôn Cơ quan Ngoại giao EU”.
Phía EU ở Hà Nội nói: “EU lấy làm tiếc về sự thương vong xảy ra trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân và yêu cầu tính minh bạch đầy đủ trong việc đánh giá nguyên nhân và bối cảnh của sự kiện. EU sẽ tiếp tục theo sát tình hình và sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Việt Nam trong quá trình điều tra độc lập và minh bạch.
EU bày tỏ sự thương tiếc tới gia đình và những người bạn của những nạn nhân.”
Những mốc thời gian chính của EVFTA
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.
Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).
Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-51190729

Nghị sĩ EU chỉ trích VN về nhân quyền,

Đồng Tâm trước thềm bỏ phiếu khuyến nghị EVFTA

Quan ngại về tình hình nhân quyền, hai nữ nghị sĩ của Liên minh Châu Âu lên tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội, một nghị sĩ tuyên bố sẽ bỏ phiếu phản đối ngay trước khi uỷ ban Thương mại bỏ phiếu khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam.
Chiều ngày 21/1/2020 , INTA sẽ họp tại Bruxelles để đưa ra khuyến nghị.
Nếu khuyến nghị trên được thông qua, việc phê chuẩn EVFTA dự kiến sẽ được diễn ra trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu, sẽ xảy ra vào đầu tháng Hai tới.
Trong trường hợp khuyến nghị bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, Nghị viện Châu Âu sẽ không thể bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA tại phiên họp toàn thể nói trên.
EU và dân biểu Úc quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở Đồng Tâm
EVFTA và lời tư vấn cho lãnh đạo Việt Nam
Đồng Tâm, EVFTA và những kiến nghị qua mạng
Hôm 20/1, nghị sĩ Anna Cavanizzi tuyên bố sẽ bỏ phiếu đối khi uỷ ban Thương mại EU (INTA) tiến hành bỏ phiếu cho khuyến nghị vào 21/1.
Trên twitter bà viết: “Ngày mai, ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu về thương mại tự do và các hiệp định bảo vệ đầu tư với Việt Nam. Tôi sẽ bỏ phiếu chống lại nó. Đây là lý do của tôi.”
Bà sau đó nêu ra là 6 lý do:
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam vô cùng đáng lo ngại. Bất chấp những lời hứa suông, tình hình vẫn không khá hơn: Việt Nam đã tiến hành một cuộc đàn áp tàn bạo đối với bất đồng chính kiến ​​và lao động có tổ chức, đặc biệt là từ năm 2016
Để dễ dàng thuyết phục Nghị viện châu Âu về thỏa thuận, Việt Nam gần đây đã cải tổ bộ luật lao động. Đó là một bước đi đúng hướng, nhưng thật không may, bộ luật hình sự vô cùng đàn áp của đất nước này vẫn có hiệu lực.
Gần đây, vào tháng 11/2019, nhà báo độc lập nổi tiếng Phạm Chí Dũng, người mới đây đã phát biểu tại Nghị viện châu Âu và kiến nghị lên MEP đã bị bắt giữ vì chỉ trích thỏa thuận thương mại!
Các tổ chức nhân quyền bao gồm @hrw (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) đã kêu gọi Nghị viện châu Âu hoãn phê chuẩn cho đến khi chế độ Việt Nam thực hiện các cam kết về quyền con người.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam không phải là vấn đề duy nhất với các thỏa thuận đó: nội dung của chúng cũng có vấn đề.
Thỏa thuận EU-Việt Nam là một thỏa thuận mang tính thương mại, không ràng buộc các tiêu chuẩn bền vững. Đây là một bước lùi khác trong việc tuân thủ mục tiêu trung lập carbon của chúng tôi.
Bà Cavazzini ở trong nhóm Xanh, ủng hộ các chính sách bảo vệ môi trường.
Cũng trong hôm đó, nghị sĩ Ellie Chowns lên Twitter tố đại sứ Việt Nam ‘tặng quà champagne’ chỉ một ngày trước khi nghị viện EU thảo luận và bỏ phiếu về khuyến nghị.
“Ngày mai (@EU_Trade) Uỷ ban Thương mại Châu Âu bỏ phiếu về hiệp định EVFTA. Hôm nay tôi nhận được thứ này trong văn phòng của tôi: món quà champagne từ đại sứ quán Việt Nam. Hoàn toàn không phù hợp & trắng trợn. Tôi sẽ trả lại cho họ, giải thích rằng việc thả tù nhân chính trị sẽ ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn…”
Trước đó hai ngày, hôm 18/1, bà Saskia Bricmont viết trên Twitter: “Làm sao vào tháng Hai tới, Nghị viện châu Âu có thể phê chuẩn một thỏa thuận thương mại tự do với một quốc gia khủng bố và đàn áp người dân kiểu như vậy,”
Trên tweet nói trên, bà Saskia Bricmont dẫn đường link một bài báo viết bằng tiếng Anh đăng trên trang web thevietnamese.org, trong đó có tường thuật về vụ đụng độ tại Đồng Tâm.
Cả hai bà Chowns và Bricmont cùng là thành viên Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA)
Và mới nhất là nghị sĩ Jude Kirton-Darling, hôm 21/1, chia sẻ lại một bài đăng thể hiện sự đồng tình với nội dung sau:
“Nói thẳng, lá phiếu của Ủy ban Thương mại EU về thỏa thuận giữa EU và Việt Nam sẽ cốt lõi là thế này: một là hoãn sự đồng thuận và gửi Hà Nội một thông điệp cụ thể rằng họ nghiêm túc về vấn đề nhân quyền, hoặc là bỏ phiếu cho một sự đồng thuận dù không có sự tiến bộ nào [từ Việt Nam, một thông điệp khác trái ngược hoàn toàn."
Liên quan đến EVFTA, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Nghị viện Châu Âu từ ngày 13 -16/1/2020 để thúc giục Nghị viện châu Âu sớm thông qua EVFTA.
Theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, trong chuyến thăm này, ông Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với hai phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu Heidi Hautala và Dimitrious Papadimoulis, Chủ tịch INTA Bernd Lange và 12 nghị sĩ thuộc các đảng chính trị chủ chốt trong Nghị viện Châu Âu như đảng Nhân dân Châu Âu, đảng Dân chủ Xã hội, đảng Châu Âu Đổi mới, đảng Xanh, đảng Bảo thủ và Cải cách.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết, tại các cuộc gặp, ông Sơn đề nghị INTA và các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu tiếp tục ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam thúc đẩy tiến trình phê chuẩn hiệp định.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51172244

Eo biển Ormuz : Tám nước châu Âu

ủng hộ thành lập lực lượng tuần tra

Tú Anh
Trong một bản tuyên bố chung công bố hôm thứ Hai, bốn nước Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp và Hà Lan, tham gia chiến dịch bảo đảm an ninh eo biển Ormuz, từ nay được sự « ủng hộ chính trị » của Đức, Bỉ, Ý và Bồ Đào Nha. Nhiều thành viên khác tham gia sẽ được loan báo trong những ngày tới.
Chiến dịch bảo vệ an ninh cho thương thuyền và tàu dầu qua lại eo biển chiến lược này được gọi tắt là EMASOH hoàn toàn do châu Âu đảm nhiệm. Đây là hệ quả của tình hình căng thẳng với Iran tại khu vực cũng như qua nhiều vụ tàu dầu bị tấn công trong eo biển Ormuz và vịnh Ba Tư.
Thông báo của 8 nước châu Âu còn cho biết thêm Abou Dhabi đã đồng ý cho liên quân 8 nước lập tổng hành dinh trên lãnh thổ Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Hoạt động của hải quân châu Âu được xem là để « bổ sung » cho liên quân quốc tế do Mỹ đề xuất. Pháp đã đưa chiến hạm Courbet vào vùng. Tháng Hai, Hà Lan sẽ gửi một tàu tuần dương và một trực thăng tăng cường, sau đó sẽ được Đan Mạch thay thế kể từ mùa thu.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200121-eo-bi%E1%BB%83n-ormuz-t%C3%A1m-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2u-%C3%A2u-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-tu%E1%BA%A7n-tra

Những mảnh đời Việt bị lừa,

bị bắt cóc hay tự nguyện vào Anh

Cat McShane
Nước Anh kinh hoàng khi 39 thi thể người Việt được phát hiện trong chiếc xe tải ở khu công nghiệp tại Essex hồi tháng Mười năm ngoái. Câu chuyện khiến người ta chú ý tới thế giới ngầm hoạt động đưa người đi bất hợp pháp và buôn người. Cat McShane tường thuật về hành trình lậu từ Việt Nam tới Anh.
Ba trông mảnh khảnh so với tuổi 18. Cơ thể cậu nằm gọn được vào một thùng đựng đồ, cậu nhớ lại.
Chúng tôi ngồi trong một căn bếp sáng sủa, chú chó Jack Russell chạy qua chạy lại dưới gầm bàn.
Phụ nữ Việt: 'Tôi vào Anh bằng vé xe tải'
Người Việt ở Anh: Lỗ hổng thiên đàng và căn bệnh mãn tính
Mua bán người – Đừng đánh cược tương lai
Người mẹ nuôi của Ba bận rộn quanh đó, chuẩn bị bữa trưa và thỉnh thoảng nói chêm vào để giải thích hoặc bổ sung thông tin cho câu chuyện kể của Ba về hành trình từ Việt Nam tới đây.
Bà muốn đảm bảo rằng cậu kể ra câu chuyện thật rõ ràng.
Ba sống ở đây đã được gần một năm.
Cậu được đưa tới ở cùng cha mẹ nuôi sau khi được tìm thấy đi lang thang vô định, hoảng loạn và sợ hãi quanh một bến tàu ở vùng Bắc Anh, không có gì ngoài bộ quần áo trên người.
"Nhưng bây giờ thì con thấy an toàn rồi, phải không?" mẹ nuôi hỏi cậu, muốn xác nhận rằng những vết sẹo tinh thần và thể chất mà Ba phải gánh chịu sẽ được liền lại nhờ được chăm sóc đủ mức.
Câu chuyện của cậu vừa đặc biệt, lại vừa điển hình cho số lượng ngày càng đông phụ nữ, đàn ông Việt Nam được công nhận có thể là nạn nhân của tình trạng buôn người vào Anh Quốc.
Trong vài năm qua, người Việt đã nằm trong top ba quốc tịch đứng đầu trong các vụ nô lệ thời hiện đại được chuyển hồ sơ cho National Referral Mechanism (viết tắt là NRM, một cơ chế xác định và xem xét hồ sơ về những người có thể là nạn nhân nô lệ hiện đại, nhằm giúp cho nạn nhân được hỗ trợ thích hợp), với 702 vụ trong năm 2018.
Salvation Army, tổ chức thiện nguyện chuyên giúp đỡ với các nạn nhân của tệ buôn người, nói rằng số các công dân Việt Nam mà họ nhận được thông tin trong thời gian năm năm qua đã tăng gấp đôi.
Ước tính 18 ngàn người từ Việt Nam đi sang châu Âu mỗi năm.
Ba thì tin rằng một băng đảng người Trung Quốc đã đưa cậu tới Anh.
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
Vụ 39 người chết ở Anh: Tranh cãi về trách nhiệm
Người Việt nhập cư lậu vào Anh là nạn nhân?
Nữ tội phạm Việt 30 xuân khai ba lần 'Tôi 16 tuổi'
Cậu bị bắt cóc trên đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi cậu, một đứa bé mồ côi, sống lang thang vạ vật, ngủ gầm cầu ghế đá công viên.
Cậu bán vé số kiếm tiền, nhưng có lúc bị những gã đàn ông cướp sạch.
Một bản phúc trình của Unicef ra vào năm 2017 mô tả Thành phố Hồ Chí Minh là "địa điểm cung cấp, nơi trung chuyển và điểm đến của nạn buôn bán trẻ em".
Còn một phúc trình ra vào năm 2018 của các tổ chức thiện nguyện chống buôn người nói rằng có những trẻ em Việt Nam bị buôn bán chính là các em bị bức hại khi sống lang thang trên hè phố.
Chuyện đó đã xảy ra với Ba.
Người Việt di cư dựng trại tại Pháp, đợi đi lậu qua Anh
"Một người đàn ông nói với tôi rằng nếu đi với ông ta, ông ta sẽ giúp tôi kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng khi tôi nói không đi, ông ta chụp cái túi lên đầu tôi. Tôi không thể tin những gì đã xảy ra."
Ba bị tống lên một chiếc xe van nhỏ, bị bịt mắt, không la hét được.
Suốt dọc đường đi, thỉnh thoảng những kẻ bắt Ba lại đổi người, rồi đến lúc cậu nghe mà không hiểu họ nói thứ tiếng gì.
Khi xe cuối cùng cũng dừng lại, cái túi được bỏ ra, Ba thấy mình đứng trong một nhà kho lớn trống không, không có cửa sổ ở Trung Quốc.
Cậu được yêu cầu hãy chờ đợi. "Tôi biết rằng họ chuẩn bị đưa tôi đi đâu đó để làm việc," cậu nói.
Trong những tháng bị giữ tại đó, một kẻ canh gác thường xuyên đánh Ba.
"Tôi không hiểu tại sao," Ba nói và rùng mình, "đánh vô cớ."
Khi bị phát hiện là tìm cách trốn, Ba bị trừng phạt nặng nề hơn nhiều chứ không chỉ đấm đá. Kẻ canh gác hắt nước sôi vào ngực, vào tay cậu.
"Rất đau đớn. Tôi gào thét xin ông ta dừng lại, nhưng ông ta không nghe," cậu kể. Ba bất tỉnh vì đau đớn. "Tôi nằm bẹp mấy hôm. Không đi đứng được. Bị đau rất lâu."
Người mẹ nuôi của cậu nói thêm rằng khắp người cậu đầy vết sẹo, là lời nhắc nhở thường trực về những gì đã xảy ra.
Sau đó, Ba được đưa tới Anh bằng nhiều chuyến xe tải khác nhau.
Cậu nhớ về sự yên lặng trong chiếc container cuối cùng, nơi con người bị biến thành món hàng nằm trốn giữa những thùng đồ. Sự yên tĩnh chỉ bị phá vỡ khi các vỏ hộp carton bị xé sột soạt để làm thứ giữ ấm. Chiếc áo dài tay không giúp cậu chống chọi được với cái rét.
"Tôi luôn sợ hãi trong lúc đi, và rất mệt. Tôi không thể ngủ được vì lo lắng. Tôi không biết chuyện gì xảy ra với mình. Tôi không được nói cho biết tí gì về việc tôi đang đi đâu."
Trên thực tế là Ba được đưa đi làm "người làm vườn" trong ngành trồng cần sa bất hợp pháp ở Anh - lĩnh vực được định giá chừng 2,6 tỷ bảng mỗi năm.
Trong một ngôi nhà hai tầng bỏ trống nằm giữa vùng đất rừng có nhiều cây bao quanh, cậu bị nhốt và bị yêu cầu chăm sóc cây, vốn được trồng mọi chỗ có thể. Đó là công việc buồn tẻ bật, tắt hệ thống đèn điện treo phía trên các chậu cây vào những thời điểm cố định, và vài tiếng đồng hồ lại tưới cây một lần.
Đồng thời là tình trạng bạo lực đi kèm. Nếu như có một cái cây không mọc tốt, Ba sẽ bị bỏ đói và bị một ông chủ người Hoa đạp, mà kẻ này thường nhắm vào vết thương trên ngực cậu mà đạp.
Ba chưa bao giờ được trả một đồng cho công việc cậu làm, và không được cho biết là cậu đã làm đủ để trả nợ tiền phí đưa cậu tới Anh hay chưa. Cậu là một nô lệ.
"Tôi sẽ tiếp tục như thế nào? Tôi tự bảo mình là phải ăn, phải làm việc và chờ cơ hội bỏ trốn," cậu nói.
Cuối cùng cậu trốn thoát bằng cách đập vỡ cửa kính ở tầng trên rồi nhảy xuống đất. Sau đó cậu bỏ chạy thật xa.
"Tôi sợ hãi, căng thẳng và hoảng loạn. Nếu như bị bắt lại tôi sẽ bị đánh đập dữ hơn," Ba nói.
Nhưng cậu phải đánh liều, bởi cuộc sống ở trại cần sa như thế quả là "không thể chịu nổi".
Không biết đi về đâu, cậu đi dọc theo đường ray xe lửa, trong túi chỉ có một gói bánh quy. "Tôi thậm chí còn không biết là mình đang ở Anh."
Đường ray xe lửa, quả như dự đoán, đã đưa cậu tới một bến tàu, và với cậu thì quả là may mắn, bởi nó giúp cậu có cuộc gặp vui mừng với Cảnh sát Giao thông Anh. "Đã lâu lắm rồi mới có ai đó đối xử tử tế với tôi," cậu nói.
Ba nay đã ổn định với cuộc sống ở Anh. Cậu gần đây giành được một giải thưởng ở trường học do đạt điểm tốt, và vừa đón lễ Giáng sinh đầu tiên trong đời.
Cậu trước đó chưa từng được mở gói quà nào trong đời.
Người phiên dịch vốn đã gặp Ba khi cậu được cảnh sát đem vào chăm sóc nói rằng sự thay đổi thật là đáng kể. Bà nhớ lại là khi đó cậu gầy giơ xương và trông rất sợ hãi. "Trông như một con thỏ bị rọi đèn," người cha nuôi của cậu nói thêm.
Ba không biết liệu cậu có được phép ở lại Anh hay không.
Cuộc gặp mới nhất của cậu tại Bộ Nội vụ không suôn sẻ cho lắm.
Vị viên chức thuyết phục rằng nếu trở về Việt Nam, cậu sẽ được giới chức giúp đỡ, nhưng Ba không tin vào chuyện đó.
Cậu tin rằng nếu bị trả về, cậu sẽ lại bị bắt và bị buôn người thêm lần nữa.
Đây cũng là nỗi lo của Mimi Vu, một chuyên gia theo dõi về tình trạng buôn người Việt, người nói rằng những ai từng là nạn nhân của tình trạng buôn người khi trở về sẽ đối diện nguy cơ nghiêm trọng là sẽ bị tiếp tục trở thành nạn nhân, đặc biệt nếu khi những kẻ buôn người nói rằng họ vẫn còn nợ tiền chúng.
Ba thích sự yên tĩnh của làng quê nhỏ bé nơi cậu đang sống, nơi có những căn nhà thôn quê xây bằng đá cổ xưa và những căn nhà chỉ một tầng có mái lợp nằm trải rộng. Những nơi đông đúc khiến cậu thấy căng thẳng; cậu sợ rằng cậu sẽ nhìn thấy kẻ đã cầm giữ cậu trong trại cần sa và đạp vào ngực cậu.
Nỗi sợ đến từ kinh nghiệm cay đắng
Chinh cũng sợ hãi, nhưng không phải là sợ những kẻ đã đưa lậu cậu vào Anh mà cậu sợ giới chức Việt Nam.
Năm nay 17 tuổi, cậu buộc phải rời khỏi Việt Nam vào đầu năm 2019 để tránh mức án tù 10 năm về tội phân phát tài liệu chống chính quyền. "Tôi không nghĩ là tôi có thể sống sót thoát đi," cậu nói.
Có những hình phạt nặng nề dành cho những người dám chỉ trích chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong một bản phúc trình ra hồi tuần trước, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng có ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm 2019 "đơn giản là vì thực hiện quyền cơ bản của họ trong việc tự do biểu đạt, hội họp, tự do tôn giáo".
Việc trừng phạt áp dụng cả với trường hợp viết gì đó bị cho là chống chính phủ trên Facebook; Ân xá Quốc tế nói ít nhất 16 người đã bị bắt, giam giữ hoặc kết tội với tội danh này chỉ trong năm 2019.
"Năm 2019 là một năm tàn nhẫn đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam," giám đốc vùng châu Á của Ân xá Quốc tế, Brad Adams nói gần đây. "Chính phủ Việt Nam nói rằng các công dân được hưởng quyền tự do biểu đạt, nhưng sự 'tự do' này biến mất khi nó được dùng để kêu gọi dân chủ hoặc để chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền."
Chinh bị bắt do gia đình cậu theo Phật giáo Hòa Hảo. Tôn giáo này được nhà nước công nhận nhưng có nhiều nhóm không theo nhánh do nhà nước cho phép hoạt động, và đã có tình trạng giới chức theo dõi, đàn áp bằng vũ lực.
Chuyện đó xảy ra với cả các nhóm tôn giáo khác không được nhà nước cho phép hoạt động.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói những người theo các tôn giáo đó bị bắt giữ, thẩm vấn, tra tấn, buộc phải từ bỏ đức tin và bị cầm tù "vì lợi ích quốc gia".
Chinh sống ở Hải Dương, một tỉnh ở miền bắc Việt Nam.
Giấc mơ của cậu, giống như của hàng triệu thiếu niên trai, gái khác, là trở thành cầu thủ bóng đá, và cậu rất hâm mộ ngôi sao Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo.
Nhưng cậu cũng rất vui vẻ phụ giúp mẹ bán hàng những lúc không đi học. Cậu gần gũi với mẹ, và với ông vốn sống cùng nhà.
Năm 2018, Chinh tham dự một cuộc biểu tình cùng ông mình. Cậu nhớ lại sự can đảm của mình vào một buổi sáng cậu vẫy cờ cùng khoảng 100 người khác và cùng hô vang đòi tự do tôn giáo, đòi thả tù chính trị.
Sau đó, Chinh gặp khó khăn. "Tôi thấy rất khó nói về ngày hôm đó," cậu nói.
Ông của Chinh bị bắt, bị bỏ tù rồi chết không lâu sau đó. "Khi chúng tôi vào thăm ông, trông ông rất yếu," Chinh nói.
Theo Ân xá Quốc tế, các nhà hoạt động bị bỏ tù có nguy cơ bị tra tấn và đối xử tàn tệ. Tin tức nói nhà tù ở Việt Nam không vệ sinh, các tù nhân không được tiếp cận và chữa trị y tế, nước sạch và không khí trong lành.
Chứng kiến cảnh ông bị đối xử như vậy, Chinh thêm quyết tâm tiếp tục biểu tình, nhưng vào đầu năm 2019, cậu cũng bị bắt với tội danh phân phát tờ rơi. Cậu bị giam trong một buồng giam nhỏ hẹp trong mười giờ đồng hồ và bị thẩm vấn một mình. Đức tin đã giúp cậu vượt qua, cậu nói.
"Tất nhiên là tôi sợ hãi. Cảnh sát tới buồng giam hỏi tôi về gia đình tôi, về lý do tại sao tôi lại chống đối chính quyền. Họ thét lác khi tôi không trả lời, Tôi rất sợ là họ sẽ đánh tôi."
Trước tòa, cậu không được phép tự bào chữa, cậu bị kết tội, và được thông báo bản án sẽ được thực thi vào lúc cậu tròn 18 tuổi.
Mẹ cậu xoay sở tiền, tìm mối giúp đưa cậu vào Anh.
"Lời cuối mẹ nói với tôi là, 'Con đi đi, tìm người nào đó giúp đỡ con, và đừng bao giờ trở về.'"
Tại sân bay, bà trao cậu cho hai người, và những người này giữ hộ chiếu của cậu. "Chúng tôi bay rất nhiều, ở nhà của nhiều người cho tới khi chúng tôi đến Pháp," Chinh nói.
Cậu không biết là mình đã đi qua những nước nào, ngoài hai nơi là Malaysia và Hy Lạp.
Tại Pháp, một đêm, cậu bị đưa vào một xe tải container. Trong thùng xe chỉ có một người đàn ông nữa, nhưng họ không nói gì với nhau cho tới khi tới Anh, sợ hãi sẽ bị lính biên phòng Anh phát hiện.
"Rất là lạnh và rất khó thở, bởi vì chỉ có một khoảng không rất chật hẹp,"
Chinh nói. "Tôi nằm bên trên một đồng các thùng chồng cao lên nhau trên xe tải, hầu như là nằm trên cùng, cho nên tôi chỉ đủ chỗ để nằm xuống. Trong đó tối đen. Tôi chỉ biết ngủ. Tôi không có gì cả, không đồ ăn, không nước uống."
Khi chiếc xe tải cuối cùng cũng dừng lại, Chinh được đưa tới nhà một gia đình người Việt. Họ cho cậu ăn, và cho cậu ngủ lại một đêm. "Tôi sẽ đưa cậu tới nơi an toàn," chủ nhà nói.
Sáng hôm sau, Chinh được bỏ lại bên ngoài tòa nhà của Bộ Nội vụ ở địa phương, cầm theo mảnh giấy có ghi tên và ngày sinh của cậu.
Cậu nhớ lại cảm giác lạ lẫm khi đó, bởi cạu không biết nói tiếng Anh.
Nhưng cậu cảm thấy an toàn, cậu nói, "bởi vì tôi ở Anh".
Mới đây, Chinh đã được Bộ Nội vụ cho phép ở lại Anh với thời hạn năm năm.
Chinh là người may mắn. Mẹ cậu gom đủ tiền để trang trải cho chuyến đi của cậu.
Khi thi thể của 39 người Việt được tìm thấy tại Essex hồi năm ngoái, tin tức nói rằng họ là các di dân kinh tế, ra đi từ những vùng đất nghèo của Việt Nam, phải vay nợ tới 30 ngàn bảng để đến được Anh. Nhà cửa phải đem ra làm thứ bảo dảm cho khoản vay, và họ sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ một khi tới được Anh, bằng cách làm việc trong các trại cần sa, các tiệm làm móng tay và trong các nhà hàng.
Chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết được là 39 con người được tìm thấy ở Essex đã được hứa hẹn những gì, nhưng có vẻ như một số người trong đó có thể sẽ rơi vào tình trạng giống như nô lệ.
Jakub Sobik từ tổ chức Phòng chống Tình trạng Nô lệ Quốc tế (Anti Slavery International) nói rằng những người Việt vay mượn để trang trải cho hành trình sang Anh dễ bị khai thác, bóc lột.
"Họ bắt đầu hành trình, tin rằng họ đã trả tiền để được đưa đi lậu, để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng rốt cuộc họ trở thành nạn nhân của tình trạng buôn người."
"Việc họ phải trốn tránh chính quyền khiến cho những kẻ buôn người dễ dàng ra tay. Bởi bạn đi bất hợp pháp, bạn là tội phạm hình sự ở đây. Họ lại không thể đánh đổi rủi ro bị đưa về Việt Nam khi vẫn còn cả một núi nợ trên lưng."
Trong khi đàn ông thường bị đưa tới các trại sản xuất cần sa thì phụ nữ Việt Nam đối diện với nguy cơ bị khai thác tình dục.
Tôi đã đọc lời khai của một nam thiếu niên 15 tuổi, trong đó kể trằng khi làm việc trong một trại cần sa, cậu nghe thấy những tiếng la hét của phụ nữ ở tầng dưới, những người mà cậu tin là đang bị cưỡng bức tình dục.
Bị hiếp dâm nhiều lần
Một phụ nữ trẻ, mẹ đơn thân, tên là Amy, đã bị hiếp dâm nhiều lầm trong quá trình tới Anh, và cảnh đó tiếp tục diễn ra khi cô đã ở Anh, cho tới tận khi cô được cảnh sát giải cứu.
Cô đã rất phấn khởi rời đồng ruộng nơi quê nhà cùng với em gái từ năm 2013, cô nói với tổ chức thiện nguyện giúp đỡ mình ở Anh.
Hai người đàn ông thuyết phục gia đình cô là hãy để các cô ra nước ngoài kiếm tiền. Không phải trả tiền trước, cho nên họ sẽ cần làm việc để trả nợ chi phí đưa đi. Amy để đứa em trai nhỏ ở lại với người chú.
Cô bị đưa đi, đầu tiên là đến một nhà máy may ở Nga, nơi cô làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày mà không được trả tiền.
Cô ngủ trong một căn phòng nhỏ với khoảng 10 người khác, nơi cô thường xuyên bị các công nhân nam hiếp dâm.
Sau hai năm, cô và tám người khác được đưa tới Anh, và được nói rằng nếu làm việc chăm chỉ thì họ sẽ được trả tiền công.
Nhưng cô đã bị tách khỏi em gái và bị đưa tới nhà một cặp vợ chồng người Việt để làm gái phục vụ tình dục, nơi đồng thời là một trại cần sa.
Khi cô có bầu, bà mụ xác định rằng cô có thể là nạn nhân của tình trạng buôn người. Sau đó, cô được cảnh sát giải thoát và được đưa tới một nơi chăm sóc của Salvation Army.
Nay cô đã làm mẹ, cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất cho đứa con mình.
Chinh hiện vẫn đang sống với gia đình nhận bảo trợ cậu. Cậu rất chịu khó học tiếng Anh, thậm chí học cả tiếng lóng của người dân vùng miền Bắc Anh, và cậu vẫn thực hành nghi lễ đạo Phật.
Ngày cậu tròn 18 tuổi sắp tới. Đó là ngày cậu lẽ ra sẽ phải bắt đầu thụ án tù.
Ba vẫn trải qua những cơn ác mộng, những ký ức bất chợt tràn về gợi nhớ thời gian cậu còn trong tay những kẻ buôn người.
Gần đây cậu bắt đầu được tư vấn, và từ từ mỗi ngày, với sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ nuôi, cậu cảm thấy an toàn hơn.
Cậu sẽ không bị trục xuất khỏi Anh cho tới khi hồ sơ xin tị nạn của cậu được xét duyệt, và giới chức Anh ra quyết định về việc liệu cậu có phải là nạn nhân của tình trạng buôn người, là nô lệ thời hiện đại hay không.
Ba, Chinh và Amy là các tên giả.
Bài của nữ nhà báo Cat McShane ghi lại lời khai của ba nhân vật trong câu chuyện mà Bộ Nội vụ Anh xác nhận. BBC News Tiếng Việt không có điều kiện kiểm chứng các nội dung này.
Hình minh họa do Emma Russell thực hiện.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51176231

Hoàng tử Anh và vợ bắt đầu cuộc sống như

những thường dân sau khi từ bỏ danh hiệu hoàng gia

Tin từ London, Anh Quốc – Hôm chủ nhật (19 tháng 1), hoàng tử Harry và công nương Meghan bắt đầu một cuộc sống mới với tư cách là những thường dân với những lo lắng về tài chính và an ninh. Theo một thỏa thuận được đưa ra bởi Cung điện Buckingham hôm thứ bảy (18/1), Nữ hoàng Anh quyết định tước bỏ danh hiệu hoàng gia của hoàng tử và vợ.
Cũng vào chủ nhật, thủ tướng Boris Johnson cho biết, ông tin rằng tất cả người dân nước Anh đều mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với Hoàng tử Harry và công nương Meghan trong tương lai. Theo tờ Strait Times, nguyên nhân của vụ lộn xộn “Megxit” bắt đầu khi vợ chồng hoàng tử Harry từ bỏ nhiệm vụ hoàng gia, và công bố kế hoạch thiết lập một vai trò mới cấp tiến ở Bắc Mỹ vào ngày 8/1. Tuy nhiên, họ thực hiện điều này mà không có sự cho phép của Nữ hoàng Elizabeth II, và dường như không biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Sau đó, các cuộc họp gia đình hoàng gia được diễn ra, cùng với nhiều tiêu đề báo lá cải giật gân đã đưa đến phán quyết như trên của nữ hoàng Anh. Việc vợ chồng hoàng tử Harry bị mất quyền được gọi bằng danh hiệu hoàng gia là sự việc chưa từng xảy ra trong lịch sử Cung điện. Một câu hỏi ngay lập tức được đưa ra chính là việc hoàng tử Harry và công nương Meghan sẽ phải đối mặt với tài chính của họ như thế nào.
Tờ Sky News cho biết, hoàng tử sẽ tiếp tục dùng một số tiền từ thu nhập tư nhân để nuôi con trai. Trước đây, hoàng tử Harry tiết lộ anh đang sở hữu một khoản tiền tiết kiệm lớn. Bên cạnh đó, công nương Meghan cũng có một khoản lợi nhuận từ sự nghiệp diễn xuất. Hiện cô đang nghĩ đến việc bắt đầu dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe của riêng cô.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoang-tu-anh-va-vo-bat-dau-cuoc-song-nhu-nhung-thuong-dan-sau-khi-tu-bo-danh-hieu-hoang-gia/

Viếng thăm Paris theo chân các danh nhân

Tuấn Thảo
Sau khi nhà xuất bản Hachette cho ra đời ứng dụng Emile, đưa du khách đi thăm Paris qua lăng kính của các tác phẩm văn học Pháp, nay đến phiên sự ra đời của một ứng dụng miễn phí khác "Le Paris des Grands Hommes" (Paris của các vĩ nhân) nhằm hướng dẫn du khách đi tìm vết tích của những văn hào nghệ sĩ từng sinh sống hay lập nghiệp tại thủ đô Pháp.
Ứng dụng hướng dẫn du lịch này do ông Giorgi Bakhia sáng lập. Ngoài đời ông là một chuyên viên phân tích dữ liệu làm việc cho hãng xe Peugeot, những về sở thích cá nhân, ông lại đam mê lịch sử và văn học Pháp. Ông bắt đầu tổ chức các lộ trình tham quan cho gia đình và người thân mỗi lần họ ghé thăm Paris và họ thường ở lại vài ngày để đi xem các điểm du lịch quan trọng nhất.
Cũng từ một câu hỏi đơn giản là văn hào Honoré de Balzac đã gợi hứng từ đâu để tạo bối cảnh cho tiểu thuyết ‘‘Le Père Goriot’’ (Lão Goriot) phát hành vào năm 1835, một trong những tác phẩm quan trọng của bộ tiểu thuyết đồ sộ ‘‘La Comédie Humaine’’ (Tấn Trò Đời). Nhà văn Balzac từng lui tới một quán cà phê trên đường Neuve Sainte-Geneviève ở quận 5, bây giờ đổi tên thành đường Tournefort, văn hào
Balzac đã chọn con đường này để phác họa bối cảnh nhà trọ Vauquer. Những năm cuối đời, nhà văn sống trong một biệt thự đường Raynouard, quận 16. Bộ tiểu thuyết ‘‘Tấn Trò Đời’’ được chỉnh sửa tại căn nhà này (Maison Balzac).
Chia sẻ niềm đam mê qua ứng dụng
Để trả lời cho những câu hỏi đơn giản đó, ông Giorgi Bakhia đã bắt tay hoàn chỉnh ứng dụng "Le Paris des Grands Hommes" (Paris của các vĩ nhân). Ông dựa vào quyển "Dictionnaire historique des rues de Paris" (Tự điển lịch sử các đường phố Paris), một tác phẩm có uy tín của sử gia Jacques Hillairet, khác hay chăng là ông Giorgi Bakhia phác họa thêm các lộ trình dành cho khách bộ hành, vừa dạo phố vừa khám phá các địa điểm gắn liền với nhiều danh nhân, một cách để ông chia sẻ niềm đam mê của mình.
Tính tổng cộng, ứng dụng ‘‘Paris của các vĩ nhân’’, với hơn 50 tuyến đường xếp theo nhân vật nổi tiếng hoặc là theo chuyên đề (Paris trong mắt các danh họa, Paris thời Cách mạng Pháp…) và 1.000 địa điểm được liệt kê rồi ghi chú với khá nhiều chi tiết lý thú gắn liền với các danh nhân. Có những địa điểm trong ứng dụng này không hẳn là những góc phố nổi tiếng, và cũng có khá nhiều tên đường xa lạ ngay cả đối với những người đã từng sống lâu năm ở Paris.
"Le Paris des Grands Hommes" là một chuyến du hành ngược dòng thời gian, lùi về quá khứ để khám phá lại nơi sinh ra và lớn lên hay là nơi lập nghiệp của các văn hào thế kỷ 19 (Charles Baudelaire, Gustave Flaubert, Victor Hugo, Gérard de Nerval…), các nhạc sĩ trứ danh (Frédéric Chopin, Hector Berlioz, Charles Gounod…) hay các các danh họa nổi tiếng (Manet, Delacroix, Pissarro…). Trong phiên bản đầu tiên, đa số các nhân vật lịch sử xuất thân từ thế kỷ 19.
Phần còn lại là các nhân vật nổi tiếng thế kỷ 17 (Molière) hay thế kỷ 20 (Simone de Beauvoir, Jean Paul Sartre). Ứng dụng được cập nhật mỗi tháng một lần với những lộ trình mới. Ông Giorgi Bakhia cho biết ông đang cập nhật các tour tham quan mới gắn liền với các nhân vật tên tuổi của thế kỷ 17 (Ninon de Lenclos, Madame de Sévigné, Lafayette...), một cách để tạo thêm nét phong phú đa dạng về các địa điểm lịch sử Paris.
Vùng "tam giác vàng" của giới văn nghệ sĩ
Ứng dụng ‘‘Paris của các vĩ nhân’’ phác họa ra ba dãy phố quan trọng, có thể được xem như là vùng "tam giác vàng", nơi thường xuyên lui tới của giới văn nghệ sĩ : từ Montmartre đến Montparnasse thông qua phố Saint-Germain. Có những nơi vẫn tồn tại cho tới bây giờ (nền màu xanh), có những nơi đã biến mất theo quá trình đô thị hóa (nền màu xám), trong đó có như đường Vieille-Lanterne, nơi thi hào Gérard de Nerval treo cổ ‘‘tự tử’’ vào mùa đông năm 1855, sau những năm tháng cuối đời sống trong cảnh túng quẫn, nghèo khó.
Khi du khách đi dạo phố gần quảng trường Pigalle, nằm khuất đằng sau lối vào của một ngân hàng, là vết tích của một quán cà phê mà khi xưa hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine thường lui tới. Cách đó vài trăm thước, một cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch (bio) thời xưa là quán cà phê ‘‘La Nouvelle Athènes’’ nơi gặp mặt của các danh họa trường phái ấn tượng như Renoir, Pisarro hay Degas.
Khách tham quan bát phố ở quận 2, khi đi trên đường Étienne Marcel thế nào rồi cũng sẽ bắt gặp tòa nhà ‘‘Tour Jean sans Peur’’ vết tích của Hôtel de Bourgogne, vào thế kỷ 17 là một nhà hát, nơi lui tới của kịch tác gia Molière. Tòa nhà Maison du Général Foy (quận 9) đường Chaussée-d’Antin là nơi tạm trú đầu tiên của Alexandre Dumas, khi thời còn trẻ, ông chân ướt chân ráo đến Paris lập nghiệp. Hai anh em nhà Goncourt chuyên gặp nhau ở quán cà phê Riche (số 16 Boulevard des Italiens), thi hào Rimbaud thường ở trọ tại khách sạn Cluny (số 8 đường Victor Cousin). Còn quán cà phê Cardinal ở góc đường Richelieu và đại lộ Boulevard des Italiens (quận 2) là nơi ‘‘đóng đô’’ của nhạc sĩ Hector Berlioz.
Nơi "đóng đô" của Berlioz vẫn tồn tại
Trong cuốn Hồi ký (chương 18), Berlioz có kể lại rằng ông lui tới quán cà phê này từ mùa đông năm 1827, thời ông còn nghèo và chưa nổi tiếng. Ông đến Paris để khám phá các vở kịch của Shakespeare, để gặp các bạn nghệ sĩ như Humbert Ferrand, Auguste Morel. Do còn nghèo cho nên Berlioz thường vào quán cà phê để trú lạnh mùa đông. Có một lần ông quá mệt mỏi nên ngủ gục trên bàn, úp đầu vào tay. Ông ngủ say nhưng không hề gây ra bất cứ tiếng động nào, khiến cho các bồi bàn hoảng hồn, không biết là ông thật tình ngủ say hay là chỉ vì ông đã tắt thở.
Ứng dụng "Le Paris des Grands Hommes" được thiết kế theo trình tự thời gian, mỗi lộ trình gắn liền với một danh nhân, từ lúc chào đời cho tới nơi yên nghỉ cuối cùng. Để tìm hiểu về tiểu sử của một nhân vật nổi tiếng, ta có thể đơn thuần tham khảo trang wikipedia, tuy nhiên ứng dụng này là một cách để khám phá tiểu sử và sự nghiệp của các danh nhân, với một lối tiếp cận khá thú vị dễ hiểu, chứ không nặng tính hàn lâm. Hy vọng là "Paris của các vĩ nhân" càng trở nên phong phú với những giai thoại ly kỳ hấp dẫn trong thời gian tới, để đáp ứng chờ đợi của những ai thích tìm hiểu sâu hơn về Paris, chứ không chỉ dừng lại ở những tấm bưu thiếp tuyệt vời.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200121-vi%E1%BA%BFng-th%C4%83m-paris-theo-ch%C3%A2n-c%C3%A1c-danh-nh%C3%A2n

GAFA : Mỹ- Pháp triển hạn đàm phán

về thuế công nghệ số

Tú Anh
Thương chiến Mỹ- Pháp không xảy ra trong năm nay. Trong cuộc điện đàm tối Chủ Nhật (giờ Paris) 19/01/2020, Donald Trump và Emmanuel Macron đồng ý tạm gác qua một bên những lời hù dọa trong chuyện đối đầu Mỹ-Pháp về dự định của Paris đánh thuế các tập đoàn công nghiệp số của Mỹ như Google, Apple , Facebook…
Một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết tổng thống Pháp và Mỹ đã đồng ý để cho phái đoàn đàm phán của hai nước cơ hội giải quyết xung khắc trong khuôn khổ quốc tế, hầu tránh một cuộc thương chiến không có lợi cho bất kỳ ai.
Thông điệp trên Twitter của tổng thống Macron rất lạc quan : thảo luận rất tốt đẹp, hai bên cùng hợp tác tìm một thỏa thuận tốt để tránh leo thang áp thuế.
Thông báo của Nhà Trắng cũng nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của đàm phán về thuế công nghiệp số ».
Hồi đầu tháng 12/2019, Washington dọa đánh thuế 100% lên 2,4 tỉ đô la hàng hóa Pháp xuất sang Mỹ, nếu Paris đánh thuế 3% các tập đoàn công nghệ số của Mỹ. Trong số các sản phẩm Pháp bị Donald Trump đe dọa có rượu Champagne, rượu vang, phó mát, mỹ phẩm, đồ sứ, ví da …rất được người Mỹ yêu thích.
Một cuộc gặp giữa hai bên sẽ diễn ra vào ngày mai (22/01/2020) bên lề Diễn đàn Kinh tế Davos (Thụy Sĩ).
Khác với thông điệp phấn khởi của tổng thống Pháp, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire tỏ ra dè dặt hơn : thương thuyết rất khó khăn và do vậy không chắc gì có thể thông báo được kết quả sau cuộc họp tại Davos.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200121-gafa-m%E1%BB%B9-ph%C3%A1p-tri%E1%BB%83n-h%E1%BA%A1n-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%81-thu%E1%BA%BF-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-s%E1%BB%91

Phe đối lập Nga kêu gọi một cuộc biểu tình lớn

để phản đối kế hoạch “cai trị suốt đời”

của tổng thống Putin

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Hai (20/1), phe đối lập chống Kremlin của Nga cho biết họ dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào tháng tới để phản đối những thay đổi hiến pháp do Tổng thống Vladimir Putin đề nghị. Họ cho rằng những thay đổi này được đưa ra như một mưu đồ để ông Putin có thể cai trị suốt đời.
Trong một hành động bất ngờ, ông Putin vào tuần trước tiết lộ một cuộc cải tổ hệ thống chính trị gây chấn động, dẫn đến việc ông Dmitry Medvedev từ chức thủ tướng cùng với chính phủ của ông. Những thay đổi của ông Putin, sẽ sửa đổi hiến pháp để tạo ra các trung tâm quyền lực mới ngoài chức tổng thống, được nhiều người xem là trao cho nhà cầm quyền 67 tuổi này khả năng tăng cường thâu tóm quyền lực khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2024. Vào hôm thứ Hai (20/1), chính trị gia phe đối lập Ilya Yashin tuyên bố các các kế hoạch phối hợp của phe đối lập cho một cuộc diễn hành phản đối sáng kiến của ông Putin vào ngày 29 tháng 2 tại Moscow. Ông Yashin cho rằng cuộc biểu tình này nhận được sự hỗ trợ của một loạt các nhóm chống Kremlin, bao gồm cả Tổ chức chống tham nhũng của chính trị gia đối lập Alexei Navalny. Ông Navalny công bố thông điệp của ông Yashin trên các mạng truyền thông xã hội.
Ông Putin thống trị chính trường Nga, với tư cách là tổng thống và thủ tướng, trong hai thập niên. Những thay đổi do ông đề nghị, sẽ được đưa ra để bỏ phiếu toàn quốc vào một ngày chưa được xác định, cho đến nay vẫn chưa gây ra các cuộc biểu tình lớn.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/phe-doi-lap-nga-keu-goi-mot-cuoc-bieu-tinh-lon-de-phan-doi-ke-hoach-cai-tri-suot-doi-cua-tong-thong-putin/

Chính trị Nga : Putin công bố

dự luật thành lập Hội Đồng Nhà Nước

Tú Anh
Năm ngày sau khi tổng thống Putin thông báo ý định sửa đổi Hiến Pháp, Hạ Viện Nga đã nhận được bản dự luật tu chính với một loạt biện pháp như là tăng cường thẩm quyền Quốc Hội trong việc bổ nhiệm thủ tướng, giới hạn nhiệm kỳ tổng thống không được quá hai lần sáu năm.
Tuy nhiên, điểm được chú ý nhất là thành lập Hội Đồng Nhà Nước với quyền hành rộng rãi bao gồm chính sách đối ngoại, đối nội, kinh tế và xã hội.
Sự kiện chủ nhân điện Kremlin tăng tốc cải tổ Hiến Pháp bị đối lập chỉ trích là kế hoạch « thái thượng hoàng ».
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot phân tích :
Từ một tuần nay, tổng thống Putin thúc đẩy chính trường Nga cải cách với một nhịp độ hối hả, dồn dập, chính phủ từ chức, bổ nhiệm thủ tướng mới, thông báo cải cách Hiến Pháp và liền sau đó, không đầy một tuần sau, dự luật đã đến Hạ Viện trong khi nhiều người nghĩ rằng phải ít nhất mấy tuần lễ.
Các tu chính án được công bố trên cổng thông tin của viện Douma vào trưa thứ Hai 20/01/2020 xác định những điều mà Putin đã nói trong thông điệp đầu năm vào thứ Tư tuần trước : Quốc Hội có trọng lượng hơn trong việc chỉ định thủ tướng, tổng thống chỉ được tối đa hai nhiệm kỳ…
Tu chính quan trọng nhất liên quan đến Hội Đồng Nhà Nước : định chế này sẽ được tăng cường nhưng trong bản dự thảo của tổng thống Putin không nói rõ ai là người sẽ điều hành. Điều này cho phép công luận Nga tin chắc là Putin, sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024, sẽ nắm cơ quan này để duy trì ảnh hưởng trên đỉnh cao quyền lực.
Lịch trình cải cách đã tăng tốc và người ta biết rằng viện Douma sẽ bắt đầu xem xét các tu chính án kể từ thứ Năm tới. Về phần cử tri Nga, đến tháng Tư là họ có thể tham gia trưng cầu dân ý .
Đối lập Nga cho biết sẽ tổ chức biểu tình lớn chống dự án tu chính Hiến Pháp vào cuối tháng Hai. Nhà đối lập Alexei Navalny cho rằng cần phải chống lại âm mưu « chiếm đoạt quyền lực » để « cầm quyền mãn đời » của Vladimir Putin.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200121-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-nga-putin-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-0

4 người dân và 2 cảnh sát thiệt mạng

trong cuộc biểu tình tại Iraq

Tin Baghdad, Iraq – Theo bản tin từ Reuters, 6 người Iraq, bao gồm cả 2 cảnh sát, đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương vào thứ Hai, 20 tháng 1, khi lực lượng an ninh đụng độ với người biểu tình tại Baghdad và nhiều thành phố khác. Ba người biểu tình đã qua đời tại một bệnh viện ở Baghdad, sau khi cảnh sát bắn đạn thật vào đám đông ở quảng trường Tayaran. Hai người biểu tình khác cũng bị thương vì trúng đạn và một người thứ ba bị ống hơi cay bắn trúng.
Trong khi đó, một người biểu tình thứ 4 đã bị cảnh sát bắn chết tại Kerbala, thành phố thiêng liêng của người Hồi giáo Shi’ite. Người biểu tình đã ném bom xăng và gạch đá, trong khi cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và lựu đạn choáng. Tại thành phố Basra, hai cảnh sát đã bị một xe dân sự tông thiệt mạng. Tai nạn xảy ra khi người tài xế đang cố gắng tránh một khu vực đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Tại nhiều nơi khác ở miền nam Iraq, hàng trăm người biểu tình đã đốt bánh xe và chận các con đường chính ở vài thành phố. Người biểu tình nói rằng Thủ Tướng Adel Abdul Mahdi đã không hoàn thành lời hứa của ông về việc thành lập một chính phủ mới được người Iraq chấp nhận.
Cảnh sát Baghdad cho biết đã mở lại mọi con đường bị người biểu tình chận trước đó, và thêm rằng 14 cảnh sát đã bị thương gần quảng trường Tahrir, bao gồm cả một số người bị thương ở đầu và bị gãy xương. Làn sóng biểu tình bùng lên tại Iraq từ ngày 1 tháng 10 năm ngoái, với hầu hết người biểu tình đều là giới trẻ muốn đòi cải tổ chính trị. Hơn 450 người đã thiệt mạng từ đó đến nay.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/4-nguoi-dan-va-2-canh-sat-thiet-mang-trong-cuoc-bieu-tinh-tai-iraq/

Boeing Ukraina : Iran xin lỗi nhưng từ chối giao hộp đen

Tú Anh
Iran chính thức xác nhận đã phóng hai tên lửa do Nga chế tạo, bắn rơi máy bay dân dụng của Ukraina sáng ngày 08/01/ làm 176 người thiệt mạng trong đó có toàn bộ phi hành đoàn và hai công dân Ukraina. Một phái đoàn chính phủ và chuyên gia Iran đã đến Kiev với bức thư xin lỗi của tổng thống Rohani.
Theo thông tín viên Sébastien Gobert từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky chấp nhận lời xin lỗi của chính phủ Iran. Hai bên sau đó thảo luận các vấn đề còn vướng mắc trong đó đặc biệt có hai chuyện : bồi thường tài chánh cho các nạn nhân. Vấn đề thứ hai là phía Iran phải điều tra đến nơi đến chốn với sự tham dự của các nhà điều tra Ukaina, và phải được tận tay xem xét hai hộp đen.
Iran từ chối yêu cầu thứ hai này, viện lý do hai hộp ghi dữ liệu chuyến bay « bị hư hại nặng » để có thể xem xét ở một nước nào khác « ngoài Iran ». Kiev khẳng định là có đủ trang bị và nếu cần, sẽ được chuyên gia Pháp giúp đỡ.
Quy mô của thảm nạn không cho phép tổng thống Volodymyr Zelensky nhượng bộ Iran. Công luận Ukraina đang chờ Iran trả lời.
Trong khi đó tại Teheran, bản báo cáo sơ bộ của Cơ quan hàng không dân sự Iran công bố đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba nhìn nhận quân đội Iran đã phóng hai tên lửa M1-Tor do Nga chế tạo. Chi tiết này đã được báo Mỹ New York Times loan báo cách nay gần hai tuần.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200121-boeing-ukraina-iran-xin-l%E1%BB%97i-nh%C6%B0ng-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-giao-h%E1%BB%99p-%C4%91en

Các nước châu Á “báo động tối đa”

về virus viêm phổi từ Trung Quốc

Thanh Phương
Từ Bangkok đến Hà Nội, từ Hồng Kông đến Sydney, nhiều nước vùng châu Á-Thái Bình Dương đang được đặt trong tình trạng báo động tối đa, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp tính, tương tự như dịch SARS năm 2003. Cho tới nay đã có 6 ca tử vong tại Trung Quốc do con virus bí ẩn, mà nay được xác nhận là có thể lây từ người sang người. Hiện giờ, các ca nhiễm bệnh đã được phát hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và mới nhất là Đài Loan.
Đầu tiên là ngay tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố xem dịch viêm phổi lần này như là dịch SARS (Viêm phổi cấp tính nặng) năm 2003, có nghĩa bất cứ người nào có triệu chứng bệnh đều phải bị cách ly.
Tại Hồng Kông, nơi mà người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi dịch SARS năm 2003 khiến hàng trăm người chết, nhà chức trách cho biết họ đang trong tình trạng “báo động cực kỳ cao”. Sân bay Hồng Kông, một trong những sân bay có đông hành khách nhất thế giới, thì vẫn có máy đo thân nhiệt toàn bộ những người đến sân bay này. Nhưng bây giờ họ yêu cầu mọi hành khách đến từ Vũ Hán phải điền một bản khai tình trạng sức khỏe, và những người nào che giấu các triệu chứng sẽ bị phạt 6 tháng tù. Đường biên giới trên bộ giữa Trung Hoa lục địa và Hồng Kông cũng đang được giám sát chặt chẽ hơn bình thường.
Trong khi đó tại Thái Lan, nhà chức trách đã đặt máy đo thân nhiệt toàn bộ các hành khách từ những nơi có nguy cơ cao ở Trung Quốc nhập cảnh tại các sân bay Bangkok, Chiang Mai, Phuket và Krabi. Những hành khách nào có dấu hiệu bị sốt sẽ bị cách ly trong 24 tiếng đồng hồ để theo dõi. Chính quyền Bangkok đặc biệt lo ngại là vì một phần tư số chuyến bay quốc tế từ Vũ Hán, trung tâm điểm của dịch bệnh, là đến Thái Lan. Theo dự kiến, mỗi ngày có khoảng 1.300 hành khách từ Vũ Hán đến Thái Lan
vào dịp Tết Nguyên Đán và chính phủ Bangkok muốn bằng mọi giá tránh dịch bệnh ảnh hưởng đến mùa du lịch cao điểm tại Thái Lan.
Những nước khác có các chuyến bay từ Vũ Hán cũng đang thi hành các biện pháp tương tự như Singapore, Úc, nơi vừa phát hiện trường hợp đầu tiên nghi bị lây nhiễm virus corona mới tại bang Queensland.
Cho dù không có đường bay trực tiếp từ Vũ Hán đến Hà Nội, tình hình cũng rất đáng quan ngại đối với Việt Nam. Vì Việt Nam tiếp đón rất nhiều du khách Trung Quốc, mỗi ngày có hàng chục chuyến bay từ Trung Quốc đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, cho nên nguy cơ lây lan rất lớn. Theo báo chí trong nước, hiện nay sân bay Nội Bài bố trí nhân viên trực kiểm dịch y tế quốc tế 24/24h, sử dụng 4 máy đo thân nhiệt tại khu vực nhập cảnh và xuất cảnh quốc tế. Ngoài biện pháp đối với các hành khách nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay, bộ Y Tế Việt Nam còn ra lệnh tăng cường giám sát được biên giới phía Bắc, nơi có nhiều người qua lại giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các nước châu Á-Thái Bình Dương buộc phải thi hành những biện pháp phòng ngừa gắt gao như vậy, bởi vì nếu để lọt một người từ Trung Quốc mang virus vào trong nước thì sẽ rất khó ngăn chận sự lây lan. Theo một bác sĩ ở đại học King’s College London, dường như là virus có thể lan truyền qua không khí khi người bệnh hắt xì hơi hoặc ho. Mặt khác, theo nhận định của các bác sĩ tại University of Hong Kong, số người nhiễm bệnh ở thành phố Vũ Hán trên thực tế rất có thể đã lên tới hơn 1.300 ca, cao hơn rất nhiều so với con số chính thức là gần 300. Bây giờ lại sắp đến Tết, với cả trăm triệu người sẽ di chuyển trên toàn Trung Quốc để về sum họp với gia đình, như vậy là nguy cơ lây lan sẽ rất cao.
Hiện giờ, theo các chuyên gia y tế, tỉ lệ tử vong của virus corona mới có vẻ tương đối thấp so với dịch SARS trước đây. Nhưng đây là một chủng virus hoàn toàn mới, còn nhiều bí ẩn và dịch bệnh chỉ mới bộc phát, chưa biết là nó sẽ tiến triển như thế nào.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200121-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2u-%C3%A1-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BB%91i-%C4%91a-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-virus-vi%C3%AAm-ph%E1%BB%95i-t%E1%BB%AB-trung-qu%E1%BB%91c

Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục nhiệm vụ sửa đổi hiến pháp

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Theo tờ Bloomberg, Thủ tướng Shinzo Abe phải đối mặt với những trở ngại gần như không thể vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ lâu dài trong sự nghiệp nhằm sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Abe vẫn không ngừng nỗ lực.
Vào hôm thứ Hai (20 tháng 1), Thủ tướng Nhật mở một phiên họp nghị viện mới với lời kêu gọi sửa đổi Hiến pháp hậu chiến của đất nước do Hoa Kỳ viết ra. Ông Abe nêu lên vấn đề này tại gần như mọi dịp phát biểu trước công chúng kể từ năm mới, và tuyên bố rằng ông muốn tận dụng triệt để 20 tháng tại chức cuối cùng. Thành công sẽ giúp tô điểm cho di sản của ông sau khi ông trở thành thủ tướng tại chức lâu nhất của Nhật vào tháng 11. Viết lại Hiến pháp là một trong những nền tảng của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Họ lập luận rằng hành động này là cần thiết để mang lại cho lực lượng “tự vệ” của Nhật Bản tính hợp pháp cao hơn và bảo đảm lợi ích của Tokyo trên toàn cầu. Trong khi nhiều người trong LDP cánh hữu xem Hiến pháp được áp đặt vào năm 1947 là biểu tượng cho sự sỉ nhục của Nhật Bản sau Thế chiến II, tài liệu này được hỗ trợ chính trị rộng rãi.
Cuộc thảo luận trước đây về việc sửa đổi, hoặc thay đổi các luật để cho phép quân đội Nhật Bản chiến đấu ở nước ngoài, dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố – điều mà ông Abe muốn tránh khi Tokyo chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa hè.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-nhat-ban-tiep-tuc-nhiem-vu-sua-doi-hien-phap/

Kết quả bầu cử Tổng Thống Đài Loan

ảnh hưởng thế nào đến Biển Đông?

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan ngày 11/01/2020, bà Thái Anh Văn đã tái đắc cử Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ thứ 2 với tỷ lệ phiếu cao chưa từng có trong 20 năm qua 57,1%(8,1 triệu phiếu). Bà Thái Anh Văn trúng cử với số phiếu cao vượt xa ông Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng (chỉ được 38,6%),
người được Trung Quốc công khai ủng hộ. Đồng thời Đảng dân tiến của bà Thái Anh Văn chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội.
Từ sau khi nhận chức Tổng thống Đài Loan tháng 6/2016, nữ Tổng thống Thái Anh Văn liên tục ghi những bàn thắng quan trọng, từ việc điện đàm với tổng thống Mỹ tân cử, Donald Trump và thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ cho đến việc bà ủng hộ phe dân chủ Hồng Kông trong những tháng gần đây. Nhờ vậy, bà Thái Anh Văn thuyết phục được giới trẻ Đài Loan, vốn rất tự hào về bản sắc và đặc thù chính trị của hòn đảo này.
Nếu như trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương ở Đài Loan cách đây 1 năm, Dân tiến đảng đã thất thủ trước Quốc dân đảng ở nhiều địa phương, kể cả ở thành phố Cao Hùng – nơi được coi là “sào huyệt” của Dân tiến đảng thì tình hình đã thay đổi hoàn toàn chỉ sau 1 năm thể hiện qua chiến thắng áp đảo của bà Thái Anh Văn.
Một số nhà phân tích cho rằng khủng hoảng tại Hồng Kông gần đây lót đường cho thắng lợi vừa qua của Dân tiến đảng Đài Loan. Các thế hệ ở Đài Loan có quan điểm rất khác nhau về Trung Quốc. Các đợt đàn áp ở Hồng Kông và Tân Cương khiến giới trẻ Đài Loan lo sợ cũng sẽ chịu chung số phận, bị cướp đoạt tự do.
Trong suốt thời gian bà Thái Anh Văn cầm quyền ở Đài Loan, Bắc Kinh thi hành chính sách gây áp lực cao nhất lên chính quyền Đài Bắc. Bắc Kinh cho máy bay, tàu chiến tiến hành tuần tra sát gần Đài Loan, tiến hành diễn tập quân sự. Mới đây nhất, ngay trước cuộc bầu cử Bắc Kinh cho tàu sân bay Sơn Đông diễu võ dương oai trên eo biển Đài Loan. Trung Quốc tìm mọi cách, kể cả tài chính mua chuộc các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhằm thu hẹp không gian sinh tồn của Đài Loan. Lãnh đạo Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố không loại trừ sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Giọng điệu hung hăng đó đã làm cho người dân Đài Loan phẫn nộ quay sang ủng hộ mạnh mẽ cho bà Thái Anh Văn.
Kết quả cuộc tổng tuyển cử hôm 11/01/2020 tại Đài Loan là một thất bại kép đối với quyền lực mềm của Bắc Kinh, cũng như đối với các chiến dịch nhằm thao túng công luận mà chính quyền Bắc Kinh đã đặc biệt nhắm vào Đài Loan. Các đòn mà Bắc Kinh đánh vào Đài Bắc đều phản tác dụng. Chủ trương hù dọa, cô lập Đài Bắc và cắt đứt quan hệ với đảng Dân Tiến Đài Loan đã thất bại.
Mỹ, Anh quốc, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên lên tiếng chúc mừng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: “Dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn, chúng tôi hy vọng Đài Loan sẽ tiếp tục là tấm gương của những nước đang đấu tranh cho nền dân chủ”.
Đài Loan luôn có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược khu vực của Mỹ, nhất là chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở. Mặc dù, không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, song Mỹ luôn coi Đài Loan là “đồng minh”. Căn cứ vào “Luật quan hệ với Đài Loan”, Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của hòn đảo này trước sự đe dọa của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường diễn tập quân sự và cho tàu chiến, máy bay chiến đấu hù dọa Đài Loan, Mỹ đã cử các tàu chiến, tàu sân bay thực hiện tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan để thể hiện sự ủng hộ cho Đài Bắc trước sức ép của Bắc Kinh. Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập nhưng cũng phản đối việc Trung Quốc sử dụng vũ lực thôn tính Đài Loan. Mục tiêu của Mỹ là duy trì tình trạng hiện nay giữa 2 bờ eo biển Đài Loan bởi lẽ Mỹ ý thức rõ nếu Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc thì cánh cửa ra Thái Bình Dương sẽ mở toang cho Bắc Kinh đe dọa các lợi ích của Mỹ ở khu vực.
Ngày 12/01/2020, Bắc Kinh đã chính thức phản đối Mỹ và các nước khác vì đã chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh “rất không hài lòng và kiên quyết phản đối việc này. Chúng tôi phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa Đài Loan và các quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc”.
Các chuyên gia quốc tế đều rất quan tâm tới việc kết quả bầu cử ở Đài Loan sẽ gây hệ lụy gì đối với khu vực, bao gồm tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Xuất hiện các luồng ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Có ý kiến cho rằng sau khi thất bại trong việc gây sức ép đối với chính quyền của bà Thái Anh Văn trong nhiệm kỳ trước, có thể Bắc Kinh sẽ phải điều chỉnh theo hướng ôn hòa hơn tránh để Mỹ có cớ can dự sâu thêm vào Đài Loan.
Nhưng đa số các ý kiến cho rằng với bản chất hung hăng, bá quyền nhiều khả năng, Bắc Kinh không nhận thấy những tác dụng ngược chiều của chính sách hù dọa, cưỡng ép nên sẽ quyết định tiếp tục gia tăng áp lực với chính quyền ở Đài Bắc trong nhiệm kỳ mới của bà Thái Anh Văn. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực để thôn tính Đài Loan do trước mắt Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều
thách thức như khủng hoảng tại Hồng Kông, vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay chiến tranh thương mại với Mỹ và sự kháng cự của nhiều nước Đông Nam Á ở Biển Đông.
Liên quan tới Biển Đông, các chuyên gia quốc tế đều cho rằng kết quả bầu cử ở Đài Loan với thắng lợi của bà Thái Anh Văn và Dân tiến đảng sẽ có lợi cho các nước nhỏ ven Biển Đông thể hiện trên một số điểm sau:
Thứ nhất, với việc tiếp tục thi hành chính sách gần gũi Mỹ, xa lánh Trung Quốc thì chính quyền của bà Thái Anh Văn được coi là “cái gai” trong mắt giới cầm quyền ở Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ phải tiếp tục lo đối phó với chính quyền ở Đài Bắc nên không thể rảnh tay, tập trung lực lượng xuống Biển Đông. Cùng lúc phải đối phó trên hai mặt trận Đài Loan và Biển Đông, Bắc Kinh sẽ khó khăn hơn nhiều.
Thứ hai, trước đây nhiều ý kiến tỏ lo ngại về khả năng phối hợp giữa Trung Quốc và Đài Loan trên vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, với việc bà Thái Anh Văn cầm quyền ở Đài Bắc thì khả năng này rất khó xảy ra, thậm chí có thể khẳng định là không thể xảy ra bởi dường như bà Thái Anh Văn và Dân tiến đảng không thể ngồi để thảo luận chung về bất cứ vấn đề gì với giới cầm quyền ở Bắc Kinh vì bà Thái Anh Văn luôn khẳng định không chấp nhận việc thống nhấn Đài Loan về Đại lục theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Thứ ba, chính quyền Đài Bắc của bà Thái Anh Văn luôn phản đối chính sách hung hăng cường quyền của Bắc Kinh, thậm chí một số quan chức chính quyền Đài Bắc dưới thời bà Thái Anh Văn đã công khai bày tỏ sự bất bình trước hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Có ý kiến còn phê phán những thủ đoạn tuyên truyền về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Ngay trước thềm bầu cử, khi được hỏi về quan điểm trên vấn đề Biển Đông, bà Lien Yi-Ting, Người phát ngôn của Dân tiến đảng đã thẳng thừng chỉ trích lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà Lien Yi-Ting nhấn mạnh: “Rất nhiều người biết rằng Trung Quốc đã rất quyết đoán ở Biển Đông vì chủ nghĩa bành trướng trên biển. Sự quyết tâm của Đài Loan không thay đổi, rằng Đài Loan sẽ trở thành một bên có trách nhiệm trong khu vực, Đài Loan sẽ không có những động thái khiêu khích, hay làm mất ổn định khu vực. Đây là lập trường rất rõ ràng của chúng tôi (Dân tiến đảng).
Thứ tư, Đài Loan được coi là một bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và hiện chiếm đóng Ba Bình, cấu trúc lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa. Quốc dân đảng của ứng cử viên Hàn Quốc Du chính là tác giả của “đường lưỡi bò”. Nếu ông ta thắng cử không loại trừ khả năng có sự bắt tay giữa 2 bờ trên vấn đề Biển Đông. Tháng 11/2015, Tổng thống Đài Loan lúc bấy giờ là Mã Anh Cửu – người Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc gặp lần đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ năm 1949. Được Bắc Kinh công khai ủng hộ, do vậy nếu trúng cử chắc chắn ông Hàn Quốc Du sẽ phải làm theo ý kiến của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
Thứ năm, Đài Loan và Biển Đông là hai “con bài” hết sức quan trọng để Mỹ kiềm chế Trung Quốc, đồng thời cũng là hai mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương của Mỹ. Việc bà Thái Anh Văn – người có chính sách thân Mỹ sẽ tạo thuận lợi cho Mỹ kết hợp “con bài” Đài Loan và Biển Đông trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Điều này mở ra khả năng cho Mỹ sử dụng “con bài” Đài Loan để ngăn chặn hành động hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông khi cần thiết.
Thứ sáu, sau khi chính sách hù dọa, cưỡng ép thất bại sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua ở Đài Loan, hy vọng những người cầm quyền ở Bắc Kinh phải tự nhìn lại các hành vi hiếu chiến của mình để điều chỉnh, bao gồm cả các hoạt động ở Biển Đông.
Tóm lại, dù không được tham gia vào các tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông với các nước ASEAN, bao gồm đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông do bị Bắc Kinh phản đối, nhưng Đài Loan vẫn được coi là một bên tranh chấp ở Biển Đông và có vị trí nhất định liên quan đến tranh chấp Biển Đông. So với ông Hà Quốc Du thì việc bà Thái Anh Văn tiếp tục làm Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ thứ hai chắc rằng sẽ đem lại những ảnh hưởng tích cực hơn đối với Biển Đông, chúng ta hãy cùng chờ xem.
http://biendong.net/bien-dong/32688-ket-qua-bau-cu-tong-thong-dai-loan-anh-huong-the-nao-den-bien-dong.html

Virus corona: 4 tử vong tại TQ,

có thể truyền từ người qua người

Trung Quốc chính thức xác nhận loại virus corona mới gây bệnh viêm phổi đang bùng phát ở nước này có khả năng lây từ người sang người.
Đến 6 giờ chiều ngày 20/1 (giờ địa phương), theo truyền hình nhà nước Trung Quốc, đã có 217 trường hợp nhiễm virus này ở Trung Quốc, trong đó có 198 trường hợp ở Vũ Hán.
Trường hợp tử vong thứ tư do loại virus này gây ra cũng được xác nhận hôm 19/1.
Đó là một người đàn ông 89 tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch. Ông phát hiện các triệu chứng nhiễm virus corona vào ngày 13/1 và được đưa vào bệnh viện sau đó 5 ngày.
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Trung Quốc: Virus viêm phổi corona lan tới Bắc Kinh
Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona
Theo Reuters, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời chuyên gia hô hấp Zhong Nanshan, người đứng đầu nhóm y tế điều tra về loại virus này cho biết, 15 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh khi điều trị cho bệnh nhân, trong đó một người đang nguy kịch.
Chúng ta biết gì về virus này?
Virus này được dán nhãn 2019-nCoV, là một loại virus corona mới trước đây chưa được xác định ở người
Coronavirus là một họ virus rộng, nhưng hiện chỉ có sáu loại được xác định là lây cho người và loại mới phát hiện này là loại thứ bảy
Các nhà khoa học tin rằng, động vật là "nguồn lây nhiễm chính" nhưng đã xảy ra có một số trường hợp lây từ người sang người
Dấu hiệu nhiễm bệnh gồm các triệu chứng hô hấp, sốt, ho, khó thở
Mọi người được khuyến cáo tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống, nấu chín kỹ thịt và trứng, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.
Theo Reuters, ông Zhong Nanshan cũng cho rằng, sẽ không lặp lại nguy cơ như những gì đã xảy ra với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) miễn là chúng ta áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa.
Trong đợt bùng phát năm 2002-2003, hội chứng này đã làm 800 người trên toàn cầu thiệt mạng. Và nó cũng bắt đầu từ Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Zhong hôm 20/1 rằng, chỉ mất hai tuần để xác định loại virus corona mới.
"Hiện sự bùng phát của dịch vẫn ở giai đoạn đầu. Trung Quốc có hệ thống giám sát và kiểm dịch tốt giúp kiểm soát dịch", ông Zhong bổ sung.
Dịch đã lan từ thành phố Vũ Hán đến các thành phố khác gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, với 217 trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo cho đến nay.
Có bốn trường hợp nhiễm bệnh đã phát hiện bên ngoài Trung Quốc, gồm Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản.
Hôm 21/1, Úc cho biết sẽ sàng lọc hành khách trên các chuyến bay đến từ Vũ Hán, giữa bối cảnh lo ngại rằng virus này sẽ lan rộng trên toàn cầu khi du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Các sân bay ở Singapore, Hong Kong và tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng đã sàng lọc hành khách bay đến từ Vũ Hán. Hoa Kỳ hồi tuần trước cũng công bố các biện pháp tương tự tại 3 sân bay lớn ở San Francisco, Los Angeles và New York.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hiện tại họ không đưa ra khuyến nghị hạn chế về du lịch hoặc thương mại, nhưng đang hướng dẫn cho các quốc gia chuẩn bị ứng phó với dịch.
WHO cũng cho biết, họ tin rằng có sự "lây truyền giới hạn từ người sang người, giữa những người tiếp xúc gần gũi".
"Khi có nhiều trường hợp được xác định và phân tích nhiều hơn, chúng ta sẽ có được một bức tranh rõ ràng hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh và các mô hình lây nhiễm", tổ chức này viết trên Twitter.
Tổ chức này cũng lưu ý rằng, sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc là kết quả của việc "tăng cường xét nghiệm [virus] trong số những người mắc các bệnh về hô hấp”.
Chính quyền Trung Quốc nói gì?
Cách thức Trung Quốc đối phó với dịch bệnh mới này đang được để ý kỹ, bởi nước này từng bị chỉ trích mạnh mẽ bởi thoạt đầu, đã che dấu cuộc khủng hoảng dịch Sars cuối năm 2002 và đầu năm 2003.
Hôm 20/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên công khai đề cập đến dịch này và nhấn mạnh rằng virus phải được “đẩy lùi một cách quyết liệt”.
WHO báo động tình trạng lây lan của virus gây viêm phổi từ TQ
Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó, nói rằng nước này đang cung cấp “thông tin kịp thời về căn bệnh” và sẽ “làm việc với tất cả các bên để đối phó với virus”.
Theo Tân Hoa Xã, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 20/1 cũng xác nhận rằng có hai trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc là do lây từ người sang người.
Trước đó, ủy ban này nói rằng không có trường hợp nào lây nhiễm như vậy, thay vào đó, virus đã không chỉ lây nhiễm trong cùng một loài và dịch bắt nguồn từ các động vật bị nhiễm bệnh tại một chợ bán hải sản và động vật hoang dã ở Vũ Hán.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51186066

Chủ tịch Tập: Trung Quốc

quyết ngăn chặn virus gây viêm phổi

Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 20/1 nói rằng Trung Quốc sẽ quyết ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của virus corona mới, vốn làm ít nhất 3 người tử vong và nhiều người đổ bệnh, Reuters đưa tin, dẫn lại truyền hình nhà nước Trung Quốc.
“Mạng sống và sức khỏe của người dân phải được coi là ưu tiên hàng đầu và sự lây lan, bùng phát dịch bệnh cần phải bị chặn đứng”, CCTV dẫn lời ông Tập nói.
Tính tới tối ngày 20/1, theo đài truyền hình quốc gia, Trung Quốc đã xác nhận 217 ca nhiễm virus corona, vốn xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán ở miền trung.
XEM THÊM:
Trung Quốc xác nhận virus mới lây lan, nạn nhân thứ ba tử vong
Theo Reuters, Trung Quốc cũng xác nhận chủng virus corona mới truyền từ người sang người, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới sắp đón Tết Nguyên Đán.
Ngoài ra, tin cho hay, một số nhân viên y tế cũng đã bị nhiễm virus, theo Xinhua.
Lần đầu tiên kể từ khi virus xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tin cho hay, cơ quan y tế hôm 20/1 xác nhận hai ca nhiễm virus ở Bắc Kinh và một ca ở Thâm Quyến.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-trung-qu%E1%BB%91c-quy%E1%BA%BFt-ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-virus-g%C3%A2y-vi%C3%AAm-ph%E1%BB%95i/5252807.html

Cựu Chủ tịch Interpol người Trung Quốc

bị tuyên án tù 13,5 năm vì tham nhũng

Cựu Chủ tịch Interpol người Trung Quốc, ông Mạnh Hoằng Vĩ, vừa bị một tòa án ở Thiên Tân, Trung Quốc, hôm 21/1, tuyên án 13 năm rưỡi tù vì tội nhận hối lộ. Ngoài ra ông còn bị phạt một số tiền là 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 290.000 đô la Mỹ).
Ông Mạnh Hoằng Vĩ là chủ tịch người Trung Quốc đầu tiên của Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Trước đó, ông từng là ủy viên trung ương, thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Tuyên bố của Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 ở Thiên Tân cho biết ông Mạnh, 65 tuổi, đã “thành khẩn thú nhận mọi hành vi phạm tội” và sẽ không kháng cáo.
Theo thông báo, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2017, ông Mạnh đã lạm dụng chức vụ của mình là thứ trưởng Bộ Công an để nhận đút lót lên đến hơn 14 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 2 triệu đô la Mỹ).
Ông Mạnh là một trong các quan chức cấp cao của Trung Quốc bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng thường được biết đến với tên gọi “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hồi tháng 10/2018, vợ ông Mạnh thông báo chồng mình mất tích khi đi về Trung Quốc khi đang giữ chức Chủ tịch Interpol. Sau đó vài ngày, ông Mạnh xin từ chức. Cuối tháng đó, Ủy ban Trung ương về Thanh tra và Kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận ôn Mạnh đã bị tạm giữ để điều tra.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-ex-interpol-president-meng-hongwei-jailed-for-13-and-a-half-year-for-corruption-01212020071506.html

Chính quyền TQ tiếp tục đàn áp

người tập Pháp Luân Công chỉ vì đức tin của họ

Chính quyền Trung Quốc trong năm 2019 đã kết án 774 người vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, môn khí công theo trường phái Phật gia đã bị đàn áp hơn 20 năm ở quốc gia này.
Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), là môn khí công gồm 5 bài tập và các bài giảng đạo đức yêu cầu người tập tu dưỡng tâm tính theo Chân – Thiện – Nhẫn, đã trở nên vô cùng phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990, với ước tính có khoảng 70 đến 100 triệu người theo tập vào cuối năm 1999.
Vào mùa hè năm 1999, chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, kể từ đó, hàng trăm ngàn người đã bị giam giữ tại các trại lao động, nhà tù và trung tâm tẩy não, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Cho đến nay, hơn 4.300 cái chết đã được xác nhận bởi Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Mỹ và thường đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Con số thực tế được cho là cao hơn nhiều do khó khăn trong việc thu thập và xác minh thông tin nhạy cảm ở Trung Quốc.
Minghui.org đã công bố số liệu người tập Pháp Luân Công bị đàn áp năm 2019 trong một báo cáo ngày 9/1/2020 dựa trên hồ sơ tòa án Trung Quốc. Theo trang web, người tập Pháp Luân Công bị kết án trong năm 2019 đến từ 28 tỉnh và thành phố, với số lượng lớn nhất ở các tỉnh Sơn Đông, Hắc Long Giang và Liêu Ninh. Thời hạn tù dao động từ 4 tháng đến 13 năm.
Ngoài ra, 271 người đã bị tòa án phạt tiền, với tổng số tiền là 3.490.400 nhân dân tệ (502.028 USD), báo cáo nêu.
Những người bị kết án đến từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm kế toán, kỹ sư, bác sĩ, giám đốc điều hành, giáo viên và công tố viên đã nghỉ hưu.
Người trẻ nhất là Zheng Feng, 26 tuổi, ở tỉnh Chiết Giang, bị kết án 3 năm rưỡi tù vì chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công với các bạn cùng lớp đại học và qua phương tiện truyền thông xã hội. Người già nhất là Zhang Xinwei, 89 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên, bị kết án 3 năm tù.
Báo cáo cho biết, một số người nhận các bản án tù chỉ vài ngày sau khi họ bị bắt giữ. Nhiều người bị tra tấn trong tù và bị giam cầm mặc dù đang trong tình trạng sức khỏe tệ.
Theo báo cáo, các cơ quan chức năng đã “vi phạm thủ tục pháp lý ở mọi bước của quá trình truy tố, từ việc ngụy tạo bằng chứng và nhân chứng cho đến việc tổ chức các phiên tòa bí mật và ngăn chặn kháng cáo”.
Các tổ chức nhân quyền như Freedom House tin rằng hàng ngàn người đang bị giam giữ trong các nhà tù đen, trung tâm tẩy não, và các trại tạm giam mà không được tuyên án chính thức.
Các quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần lên án chính quyền Trung Quốc vì vi phạm quyền tự do tôn giáo. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo đã nói vào tháng 6/2018: “Chính quyền Trung Quốc dường như chỉ muốn một mình họ được gọi là Thiên Chúa”.
“Ở Trung Quốc, chính phủ đàn áp khốc liệt nhiều đức tin – từ người tập Pháp Luân Công, đến Cơ đốc giáo và phật tử Tây Tạng”, ông nói.
Ủy ban Hành pháp Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) trong năm 2019, đã lên án Bắc Kinh về tình trạng leo thang trong việc đàn áp các nhóm tín ngưỡng.
“Các học giả và các nhóm nhân quyền quốc tế đã mô tả cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc trong năm qua đạt cường độ chưa từng thấy kể từ thời Đại cách mạng văn hóa”, CECC cho biết trong một báo cáo nhân quyền hàng năm được công bố vào ngày 8/1/2020.
Báo cáo của CECC nhấn mạnh một số người tập Pháp Luân Công hoặc những người ủng hộ đã bị cầm tù chỉ vì đức tin của họ.
Cô Jiang Wei, ở tỉnh Liêu Ninh, hiện đang chịu án tù 12 năm ở nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Trong tù, Jiang phải chịu đựng lăng mạ, đánh đập, và 15 ngày biệt giam. Khi bị biệt giam, cô bị giam ở nơi rất nhỏ, phải ăn và đại tiện ngay trong đó.
Anh Bian Lichao, giáo viên trung học ở tỉnh Hà Bắc, cũng đang chịu án tù 12 năm. Năm 2014, nhà chức trách đã bắt giữ vợ, con gái và một người họ hàng khác của Bian chỉ vì con gái của anh cố đến thăm anh.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32572-chinh-quyen-tq-tiep-tuc-dan-ap-nguoi-tap-phap-luan-cong-chi-vi-duc-tin-cua-ho.html

Trung Quốc dòm ngó sông Mêkông

để tìm đường ra Biển Đông

Thụy My
Mêkông, dòng sông huyền thoại của châu Á đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc nhằm tìm đường ra Biển Đông. Đào đắp, xây đập… Bắc Kinh muốn tạo ra một tuyến đường thủy chiến lược, bất chấp sự phản đối của dân địa phương và các nhà sinh thái. AFP và Japan Times cho biết tại Thái Lan, cuộc đấu tranh diễn ra trên một chiều dài 97 kilomet.
Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm.
Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.
Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc.
Họ tố cáo Bắc Kinh đã làm thay đổi hẳn sông Mêkông với việc xây vô số đập thủy điện, nhắm vào nhu cầu của một Đông Nam Á đang phát triển cả về kinh tế lẫn dân số. Theo họ, các con đập nhiều khi có kích thước rất lớn này có tác động trực tiếp lên dòng chảy của Mêkông, nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu của gần 60 triệu dân Đông Nam Á.
Chỉ đứng sau Amazon, sông Mêkông là nơi có đa dạng sinh học thứ nhì thế giới, với 1.300 loài cá nước ngọt. Lòng sông hiện nay có mực nước thấp một cách bất thường, có những nơi lộ ra những khối đá màu đỏ quạch, vô số bãi cát với thảo mộc bắt đầu mọc lên.
Đất phù sa màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thì ngày càng nghèo đi, và trữ lượng cá giảm hẳn.
Những người muốn xây đập thủy điện lý luận rằng như vậy Bắc Kinh sẽ giảm lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch vốn gây hiệu ứng hâm nóng khí hậu.
Cây số 1 : Tam giác vàng
Tại làng Sop Ruak, đông bắc Thái Lan, khách du lịch chụp ảnh trước một tấm pa-nô đánh dấu lối vào « Tam giác vàng », vùng đất của dân buôn ma túy nằm vắt ngang Miến Điện, Lào và Thái Lan. Phía dưới là những tảng đá và bãi cát làm nên lòng sông Mêkông.
Chính tại đây Trung Quốc muốn khởi sự nạo vét trước tiên, để những chiếc tàu chở trên 500 tấn hàng có thể đi qua. Dọc theo hai bên bờ, có những nơi sẽ được biến thành « đặc khu kinh tế » với các cảng, các tuyến đường sắt và đường bộ giao nhau.
Zhang Jingjin, một người chuyên bán thang máy ở Bắc Kinh đi cùng với một nhóm khách du lịch phấn khởi nói : « Nếu nhiều tàu có thể đi ngang đây hơn, thì sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều cửa hàng và cơ hội làm ăn ». Pianporn Deetes, thuộc tổ chức phi chính phủ International Rivers đáp trả : « Họ muốn biến sông Mêkông thành xa lộ hàng hóa ».
Trước mắt, các dự án của Bắc Kinh đang khựng lại. Sau gần 20 năm chiến đấu, các nhà đấu tranh sinh thái ở Thái Lan hồi tháng Ba đã khiến việc nạo vét 97 kilomet lòng sông bị tạm ngưng. Niwat Roikaew, một nhà hoạt động luôn trên tuyến đầu khẳng định với AFP, việc này sẽ gây thiệt hại khủng khiếp cho môi trường, an ninh thực phẩm và phương tiện mưu sinh của người dân. « Nạo vét quy mô như vậy sẽ tiêu diệt nơi cư trú và sinh sản của cá, chúng cũng khó tìm được thức ăn ».
Nhưng ông lo ngại chiến thắng này chỉ tạm thời, nhấn mạnh rằng những người dân địa phương phản kháng hiếm khi thắng được trước tham vọng của Trung Quốc, vốn coi Đông Nam Á như sân sau của mình. Bắc Kinh cũng đã ngự trị trên một số đoạn của dòng sông chảy qua Cam Bốt và Lào, hai nước đồng minh mà Trung Quốc đã đổ vào hàng tỉ đô la đầu tư.
Cây số 10 : Nghề đánh cá sa sút
« Tôi đã giăng lưới hai lần trong hôm nay, nhưng chẳng thu hoạch được gì cả » - ngư dân Kome Wilai than thở. Dự án nạo vét ở đây cũng đã bị dừng lại. Người dân hai bên bờ thở phào nhẹ nhõm, họ nhận ra mực nước sông Mêkông thường hạ xuống 1,5 đến 3 mét một cách bất ngờ.
Theo họ, đó là do đập thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) của Trung Quốc ở thượng nguồn – một trong số 11 con đập được xây dựng trên phần sông Mêkông chảy qua Trung Quốc. Quận trưởng Prasong La On cho biết : « Mỗi khi Trung Quốc đóng cửa đập thì lại ảnh hưởng đến tất cả mọi người sinh sống dọc theo con sông ». Khi kiểm soát lưu lượng, Bắc Kinh sở hữu phương tiện gây áp lực đáng kể lên các nước láng giềng.
Đại sứ Trung Quốc tại Bangkok khi được hỏi đã trả lời rằng Trung Quốc không giữ lại nước trên thượng nguồn và « hết sức quan tâm » đến nhu cầu của các quốc gia hạ nguồn. Về phía China Water Risk, một
tổ chức phi chính phủ Hồng Kông thì quy trách nhiệm cho Thái Lan, cũng đã xây dựng nhiều con đập trên sông Mêkông, chủ yếu tại Lào : « Trung Quốc chỉ kiểm soát 12% lượng nước sông Mêkông ».
Nước Lào nhỏ nghèo có tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng cho Đông Nam Á, và đã cho phép những nước khác tài trợ vài chục đập thủy điện trên sông Mêkông và các nhánh sông.
Trung Quốc, Thái Lan, Lào, hậu quả luôn không thay đổi : lượng cá nước ngọt giảm mạnh, trong đó loại cá lóc khổng lồ của Thái Lan hầu như biến mất. Tạp chí Global Change Biology trong một nghiên cứu công bố hồi tháng Tư khẳng định như trên.
Cây số 45 : Nơi loài cá sinh sản
Những tảng đá nối nhau chồng chất, nơi đây dòng nước ngày càng cuộn chảy nhanh hơn theo cùng với việc lòng sông thu hẹp lại. Cũng ở đây, các loài cá và chim thường chọn làm nơi sinh sản.
« Hệ sinh thái này là căn bản cho khu vực. Nhưng nay mực nước sông lệ thuộc vào việc mở cửa đập thủy điện Cảnh Hồng, và sinh sản tự nhiên không còn như trước nữa » - ông Niwat Roikaew than thở.
Về các loại tảo, thức ăn ưa thích của cá lóc khổng lồ, ngày càng ít và mọc lên chậm hơn. Tình hình này có thể gây hậu quả thảm hại cho hàng trăm kilomet hạ nguồn.
Biển Hồ (Tonlé Sap) ở Cam Bốt nối kết với sông Mêkông, đã bị ảnh hưởng. Hồ rộng mênh mông này là nguồn dự trữ protein chính của Cam Bốt, với nửa triệu tấn cá đánh bắt hàng năm – theo Bryan Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Stimson Center, cơ quan tư vấn ở Washington và là tác giả cuốn « Những ngày cuối cùng của dòng sông Mêkông dũng mãnh ».
Về phía Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa nhiễm mặn. Lượng phù sa bị giảm do các đập thủy điện trên thượng nguồn chận lại, nên nước mặn có thể xâm nhập vào.
Cây số 97 : Kháng cự
Ở Huai Lek, một tảng đá cuối cùng chặn lại lòng tham của Bắc Kinh.
Thongsuk Inthavong, cựu trưởng thôn, quan sát phía bờ sông đối diện thuộc Lào. Những mảnh đất nhỏ lần lượt rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc, biến thành những trang trại rộng lớn trồng chuối. Bắc Kinh cũng mưu toan thâu tóm đất phía Thái Lan, nhưng vấp phải sự kháng cự. Thongsuk nói : « Trung Quốc coi chúng tôi như những món đồ chơi. Điều này làm tôi phẫn nộ, nhưng chúng tôi quyết bảo vệ dòng sông của mình cho đến cùng ».
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200121-trung-qu%E1%BB%91c-d%C3%B2m-ng%C3%B3-s%C3%B4ng-m%C3%AAk%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%83-t%C3%ACm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ra-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Vụ Rohingya: Một ủy ban điều tra Miến Điện

bác bỏ cáo buộc diệt chủng

Mai Vân
Miến Điện vào hôm qua, 20/01/2020 đã công bố kết luận bản báo cáo của một ủy ban do chính quyền thành lập cách nay một năm để điều tra về tình trạng bạo lực tại bang Arakan vào năm 2017, với các chiến dịch đàn áp của Quân Đội Miến Điện đã khiến hơn 750.000 người Rohingya phải chạy sang Bangladesh lánh nạn.
Ủy ban điều tra này đã khẳng định, dù đã có những trường hợp phạm tội ác chiến tranh, nhưng không có bằng chứng về tội ác diệt chủng người Rohingya mà quốc tế quy cho Quân Đội Miến Điện.
Thông tín viên RFI tại Miến Điện, Sarah Bakaloglou nói rõ thêm về bản báo cáo :
“Toàn văn bản báo cáo dài hơn 400 trang đã không được công bố vào hôm qua, mà chỉ có một thông cáo báo chí với các kết luận rõ ràng. Đúng là ủy ban điều tra công nhận có những trường hợp phạm tội ác chiến tranh và vi phạm quyền con người, do nhiều phần tử tiến hành trong đó có lính Miến Điện.
Tuy nhiên, và đây là điểm quan trọng, không có đủ bằng chứng để xác nhận một ý chí diệt chủng nhắm vào người Rohingya, một từ ngữ không hề xuất hiện trong tài liệu này.
Nhiều tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi chính quyền cho công bố toàn văn bản báo cáo. Tính minh bạch và độc lập của ủy ban điều tra này cũng từng bị chỉ trích nhiều lần. Một trong những thành viên của ủy ban, một nhà ngoại giao Philippines, đã xác định ngay từ đầu là họ không tham gia ủy ban để trách cứ chính quyền Miến Điện.
Thế nhưng đối với bà Aung San Suu Kyi, ủy ban này là dấu hiệu chứng tỏ là Miến Điện không cần đến tư pháp quốc tế. Bản báo cáo được đưa ra cùng thời điểm với một quyết định rất quan trọng : Thứ Năm 23/01 tới đây, Tòa Án Công Lý Quốc Tế sẽ cho biết là những biện pháp khẩn cấp có sẽ được yêu cầu áp dụng hay không đối với Miến Điện bị cáo buộc về tội diệt chủng.”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200121-v%E1%BB%A5-rohingya-m%E1%BB%99t-%E1%BB%A7y-ban-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-di%E1%BB%87t-ch%E1%BB%A7ng

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.