Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 19/01/2020

Sunday, January 19, 2020 3:30:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 19/01/2020

Tổng Thống Donald Trump

sẽ gặp gỡ lãnh đạo EU tại Davos

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (17/1), ba nguồn tin cho biết tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ gặp gỡ nhà lãnh đạo EU Ursula von der Leyen tại Davos, Thụy Sĩ, vào tuần tới, khi căng thẳng gia tăng giữa các đồng minh về những lời đe dọa áp thuế.
Chỉ vài ngày sau khi tổng thống Trump giành được những thắng lợi lớn bằng cách ký kết một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Cộng và thông qua một cuộc cải tổ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, ông sẽ đến Diễn đàn kinh tế thế giới, nơi tổng thống dự kiến sẽ thảo luận về các tranh chấp thương mại với Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Trong số các vấn đề thương mại đang gây chia rẽ các đồng minh, mối quan tâm tức thời nhất của Washington là kế hoạch của Pháp về việc áp thuế dịch vụ kỹ thuật số 3%, mà chính phủ Hoa Kỳ tin rằng sẽ gây tổn hại cho các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ như Google và Amazon.
Để trả đũa, đại diện thương mại Hoa Kỳ hồi tháng trước đe dọa sẽ áp thuế 100% đối với rượu sâm banh, túi xách, phô mai cùng các hàng hóa và dịch vụ khác của Pháp. Các chuyên gia thương mại cho rằng những mức thuế này có thể được áp dụng sớm nhất vào cuối tháng 1, do các cuộc đàm phán không đạt được nhiều tiến triển.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-donald-trump-se-gap-go-lanh-dao-eu-tai-davos/

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chậm trễ

trong việc đưa ra báo cáo về Tây Tạng

Khi Đạo luật đối ứng quyền tiếp cận Tây Tạng trở thành luật cách đây 13 tháng, chính quyền tổng thống Donald Trump đưa ra một cam kết nghiêm ngặt: ngăn chặn bất kỳ viên chức Trung Cộng nào có liên quan đến việc hạn chế các nhà ngoại giao nước ngoài tiếp cận Tây Tạng bước chân lên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Một năm sau khi ban hành dự luật vào ngày 19 tháng 12 năm 2018, chính quyền cũng được yêu cầu cung cấp cho Quốc hội Hoa Kỳ một bản báo cáo bao gồm danh sách các cá nhân bị cấm vào Hoa Kỳ hoặc bị tước visa. Mặc dù vậy, khoảng một tháng kể từ khi thời hạn đó trôi qua, các nhà lập pháp vẫn đang chờ báo cáo. Và sự thất vọng của lưỡng đảng đối với cả Hạ viện và Thượng viện đang gia tăng. Do cách tiếp cận “lỏng lẻo” của chính quyền của tổng thống Trump đối với “chữ luật”, áp lực từ Quốc hội đặt lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc đưa ra báo cáo về Tây Tạng đang diễn ra “trên cơ sở lưỡng
viện và lưỡng đảng”. Bắc Kinh tuyên bố rằng khu tự trị Tây Tạng mở cửa cho tất cả người nước ngoài, nhưng Hoa Kỳ đang tranh cãi về việc này.
Một báo cáo của Bộ Ngoại giao hồi tháng 3 năm ngoái phát hiện rằng chính quyền Trung Cộng cản trở một cách có hệ thống các chuyến du lịch của các nhà ngoại giao, nhà báo và khách du lịch Hoa Kỳ vào năm 2018, từ chối năm trong số chín đơn xin du lịch chính thức của phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Cộng – bao gồm cả yêu cầu của Đại sứ Hoa Kỳ Terry Branstad.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-hoa-ky-cham-tre-trong-viec-dua-ra-bao-cao-ve-tay-tang/

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh

tiến hành kiểm tra hành khách tại ba phi trường Hoa Kỳ

để phòng ngừa loại virus mới

Một loại virus giống virus viêm phổi hiếm gặp đã gây ra ít nhất hai trường hợp tử vong tại Trung Cộng và lan rộng sang các nước ở Châu Á. Trước tình hình này, các viên chức y tế liên bang đã điều động các nhóm chuyên gia y tế đến 3 phi trường lớn ở Hoa Kỳ để tiến hành kiểm tra hành khách đến từ Trung Cộng.
Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) cho biết họ sẽ tiến hành các buổi kiểm tra sức khỏe tại Phi Trường JFK vào tối thứ sáu (ngày 17 tháng 1), đồng thời gửi các chuyến gia đến những phi trường ở Los Angeles và San Francisco với hy vọng ngăn chặn sự lây loan của chủng virus bí ẩn nói trên. Các buổi kiểm tra sức khỏe sẽ tập trung vào những hành khách hạ cánh sau những chuyến bay đến từ Wuhan, Trung Cộng. Cho đến nay, các viên chức đã xác nhận 45 trường hợp mắc bệnh, và căn bệnh mới này đã lan rộng đến Thái Lan và Nhật Bản, thúc đẩy Tổ Chức Y Tế Thế Giới ban hành khuyến cáo nguy hiểm tại khu vực. Các viên chức tin rằng khả năng lây lan của virus này giữa người sang người là rất thấp. Trường hợp mắc bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 30 tháng 9, và các chuyên gia tin rằng thị trường hải sản và động vật rộng lớn tại Wuhan chính là nguồn gốc căn bệnh.
CDC ước tính rằng khoảng 5,000 hành khách sẽ phải thông qua kiểm tra trước khi có thể vào Hoa Kỳ trong những tuần sắp tới. Cơ quan này cho biết một buổi kiểm tra có thể kéo dài vài giờ, và các viên chức sẽ hỏi hành khách về tình trạng sức khỏe của họ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/trung-tam-kiem-soat-va-phong-ngua-dich-benh-tien-hanh-kiem-tra-hanh-khach-tai-ba-phi-truong-hoa-ky-de-phong-ngua-loai-virus-moi/

Tòa Kháng Án Liên Bang bác bỏ đơn kiện

biến đổi khí hậu của những thanh thiếu niên trẻ tuổi

Một tòa kháng án liên bang đã bác bỏ đơn kiện do 21 thanh thiếu niên trẻ tuổi đệ trình nhằm ngăn chặn chính  phủ liên bang khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Vụ kiện “Juliana vs. the United States” được đệ trình vào năm 2015 cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ biết về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ gây biến đổi khí hậu nhưng đã không hành động để ngăn chặn điều này.
Hai trên ba thẩm phán trong hội đồng của tòa kháng án đã phán quyết rằng những vấn đề dược nêu trong vụ kiện nên được để lại cho Quốc Hội giải quyết. Theo Thẩm Phán Andrew D. Hurwitz, tòa kháng án của ông” không có quyền ban hành lệnh, chuẩn bị, giám sát hoặc thực hiện kế hoạch khắc phục theo yêu cầu của nguyên đơn,” và “các chính sách để khắc phục biến đổi khí hậu nên được đưa ra bởi các nhánh hành pháp và lập pháp.” Sau khi nhận được phán quyết, các luật sư của nguyên đơn đã tuyên bố sẽ kháng cáo. Ông Michael Gerrard, giám đốc Sabin Center for Climate Change, cho biết “quyết định trên của tòa án thật đáng thất vọng nhưng không phải là một bất ngờ.” Ông Gerrard cho biết thêm rằng mặc dù các nguyên đơn có thể yêu cầu một phiên điều trần từ toàn bộ 9 vòng của Tòa Kháng Án Hoa Kỳ, thậm chí yêu cầu Tối Cao Pháp Viện xét xử vụ kiện.
Tuy nhiên, ông cho rằng các thành viên bảo thủ của Tối Cao Pháp Viện sẽ không ủng hộ một vụ kiện bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên một vụ kiện về biến đổi khí hậu xuất hiện tại một tòa án cao cấp ở Hoa Kỳ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/toa-khang-an-lien-bang-bac-bo-don-kien-bien-doi-khi-hau-cua-nhung-thanh-thieu-nien-tre-tuoi/

Facebook xin lỗi

về vụ dịch tên ông Tập Cận Bình thành ‘Hố Phân’

Facebook vào hôm thứ Bảy cho biết họ đã phải rà soát lại xem làm thế nào tên nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện bằng tiếng Anh là “Mr Shithole” (Ông Hố Phân) trong các post đăng trên Facebook khi dịch từ tiếng Miến Điện sang tiếng Anh.
Facebook nói xin lỗi vì bất kỳ điều xúc phạm nào xảy ra và nói rằng vấn đề đã được khắc phục.
Facebook ở Myanmar ‘trở nên một dã thú’ ra sao?
Chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ ‘lỗi dịch thuật’?
Những lỗi dịch thuật đắt giá nhất
Lỗi này xảy ra trong ngày thứ hai của chuyến thăm Myanmar nơi ông Tập và cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi đã ký hàng chục thỏa thuận bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ do Bắc Kinh tài trợ.
Một tuyên bố về chuyến thăm được công bố trên trang Facebook chính thức của bà Suu Kyi đã tràn ngập các lỗi về “Mr Shithole” khi được dịch sang tiếng Anh.
Tên của ông Tập xuất hiện trong tạp chí tin nội địa của Miến Điện là tờ Irrawaddy với tựa bài là “Bữa tối chiêu đãi chủ tịch hố phân”.
Tên ông được hiện ra với nội dung “ông Hố phân” trên các post được chia sẻ tại các tài khoản chính thức của bà Suu Kyi và văn phòng của bà.
Không rõ lỗi này kéo dài bao lâu nhưng chức năng dịch thuật Google không hiển thị lỗi đó.
Facebook hôm thứ Bảy nói “vấn đề kỹ thuật” đã khiến gây ra lỗi dịch thuật.
Ông Tập nói Myanmar và TQ là ‘anh em cùng mẹ’
Bà Suu Kyi có thể thay đổi cách nhìn của thế giới về chính quyền Myanmar?
Myanmar và hai phiên tòa về người Rohingya
“Chúng tôi đã khắc phục vấn đề kỹ thuật gây ra lỗi dịch thuật từ tiếng Miến Điện sang tiếng Anh trên Facebook,” Andy Stone, phát ngôn viên của Facebook nói.
“Chuyện này sẽ ra không thể xảy ra, và chúng tôi đang có các bước khắc phục để đảm bảo là nó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”
Tiếng Miến là ngôn ngữ chính thức tại Myanmar, nơi nó được hai phần ba dân số sử dụng.
Facebook thừa nhận rằng tên của ông Tập chưa được đưa vào cơ sở dữ liệu để dịch từ tiếng Miến sang tiếng Anh.
Trong trường hợp cơ sở dữ liệu chưa có từ cần dịch, hệ thống của Facebook sẽ đoán nghĩa và dùng các từ tương tự để thay thế, hãng này cho biết.
Các thử nghiệm dịch thuật về những từ tương tự, bắt đầu bằng “xi” và “shi” trong tiếng Miến cũng cho ra chữ “hố phân”, Facebook giải thích.
“Chúng tôi nhận ra vấn đề trong việc dịch thuật từ tiếng Miến sang tiếng Anh trên Facebook, và chúng tôi đang làm mọi thứ cần thiết để khắc phục trong thời gian sớm nhất,” ông Stone nói thêm.
Vào sáng Chủ Nhật, chức năng dịch sang tiếng Anh có vẻ như không hoạt động trên các post tiếng Miến của các trang Facebook chính thức của bà Suu Kyi và chính quyền Myanmar.
Có các tường thuật nói rằng tin tức về lỗi dịch thuật đã bị kiểm soát ở Trung Quốc, nơi thông tin đều bị chính quyền kiểm duyệt.
Tại Myanmar, Chủ tịch Tập đã tìm cách tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế với nước chủ nhà.
Trong chuyến thăm hai ngày, các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng béo bở đã được ông Tập và bà Suu Kyi ký kết.
Bà Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, hiện là Cố vấn Quốc gia của Myanmar.
Chuyến thăm chính thức của ông Tập diễn ra một tháng sau khi bà Suu Kyi tại Tòa án Công lý Quốc tế bị cáo buộc đã “im lặng” trước việc quân đội bị cho là đã có những hành động tàn bạo với người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51167317

Canada trao 19,000 Mỹ kim mỗi người

cho các gia đình nạn nhân trong thảm kịch máy bay Iran

Vào hôm thứ Sáu (17/1), thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết chính phủ của ông sẽ trao 19,122 mỹ kim cho gia đình của mỗi người trong số 57 công dân và 29 thường trú nhân Canada thiệt mạng sau khi một máy bay chở hành khách của Ukraine bị bắn rơi ở Iran hồi tuần trước.
Thủ tướng Trudeau cho biết ông vẫn mong Iran sẽ bồi thường cho các gia đình, nhưng nói thêm rằng họ cần giúp đỡ ngay bây giờ để tổ chức đám tang, đi đến Iran và các hóa đơn khác. Ông tuyên bố rằng bất kỳ khoản tiền nào Iran cung cấp trong tương lai sẽ được chuyển thẳng đến các gia đình và sẽ không được hoàn trả cho chính phủ Canada. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắn nhầm chuyến bay PS752 của Ukraine International Airlines bên ngoài Tehran vào ngày 8 tháng 1. Theo các viên chức Iran, đường bay của máy bay này quá gần các cơ sở quân sự vào thời điểm Iran đang cảnh giác do căng thẳng gia
tăng với Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có chịu trách nhiệm hay không sau khi Tổng thống Trump ra lệnh ám sát tướng Iran Qassem Soleimani, trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ ở Baghdad, thủ tướng Trudeau cho biết Iran phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi bắn hạ một máy bay dân sự với 176 người trên máy bay.
Vị thủ tướng này cũng cho biết “những hộp đen” của chiếc máy bay này bị hư hại đáng kể và Iran không có chuyên môn hay thiết bị cần thiết để xem xét chúng. Ông tuyên bố rằng Pháp có một phòng thí nghiệm có thể thực hiện điều đó, và việc này cần phải được thực hiện càng nhanh càng tốt.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canada-trao-19000-my-kim-moi-nguoi-cho-cac-gia-dinh-nan-nhan-trong-tham-kich-may-bay-iran/

Khi Donald Trump thuật lại

vụ triệt hạ tướng Qassem Soleimani

Trong một đoạn băng ghi âm được chuyển đến cho đài CNN được kênh truyền hình France 24 trích dẫn, người ta có thể nghe tổng thống Mỹ mở đầu câu chuyện với các nhà hảo tâm cho đảng Cộng Hòa trong một cuộc gặp mặt, được tổ chức tại tư dinh của ông ở Mar-a-Lago, bang Florida như sau: « Ông ấy từng cho rằng không thể bị đánh đổ! »
Vẫn theo ông Donald Trump, trước khi xảy ra vụ tấn công, « ông ta nói xấu nhiều đất nước chúng ta. Người này hay nói kiểu ‘chúng tôi sẽ tấn công đất nước quý vị, chúng tôi sẽ giết chết người dân quý vị’. Tôi nói : « chúng ta còn phải nghe thứ rác rưởi này bao lần nữa ? »
Tiếp đến, chủ nhân Nhà Trắng tái hiện lại cảnh tượng vụ hạ sát, giả lại giọng điệu các quân nhân báo cáo với ông vào lúc ông theo dõi chiến dịch trực tiếp từ Hoa Kỳ.
« Họ nói : Thưa Ngài, như Ngài đã thấy, sự việc được truyền từ camera ghi hình cách mặt đất hàng km. Thưa Ngài, bọn họ đang đi cùng với nhau. Họ chỉ còn có hai phút và 11 giây để sống. Họ đang ngồi trong xe. Họ trong một chiếc xe chống đạn đang chuẩn bị chạy. Thưa Ngài, họ còn khoảng một phút mà thôi, Thưa Ngài, … 30 giây, rồi 10, 9, 8… và thế là ‘bùm’. Bọn chúng không còn đó nữa, thưa Ngài ! »
« Hai thay vì Một »
Tổng thống có vẻ khoái trá vì đã hạ được « hai kẻ thù thay vì là một » : Qassem Soleimani và Abou Mehdi al-Mouhandis. Ông nhìn nhận là vụ oanh kích đã làm « chấn động » thế giới, nhưng ông cho rằng « ông ta xứng đáng bị đánh mạnh. Bởi vì, ông ta là kẻ dữ, ông ta giết hại hàng trăm nghìn người và hàng nghìn người Mỹ ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200119-donald-trump-thu%E1%BA%ADt-tri%E1%BB%87t-h%E1%BA%A1-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-qassem-soleimani

Thảm họa hàng không Ukraina :

Cơ hội để Canada và Iran nối lại đối thoại ?

Minh Anh
Trong vài ngày qua, các ngoại trưởng Canada và Iran đã có ba cuộc nói chuyện, chủ yếu là để thảo luận về số phận của nhiều gia đình đang chịu tang vì tai nạn chuyến bay PS752 của hãng hàng không Ukraina. Chưa bao giờ chính phủ hai nước lại có nhiều cuộc đối thoại như thế kể từ tháng 9/2012, thời điểm hai nước cắt đứt quan hệ song phương.
Theo ghi nhận của thông tín viên đài RFI, Pascale Guericolas tại Québec, dường như vụ máy bay hãng hàng không Ukraina bị tên lửa bắn rơi ngay khi vừa cất cánh ở Teheran, làm 176 người thiệt mạng, dường như đã tạo thuận lợi cho cuộc đối thoại giữa hai nước.
« Xích lại gần thật sự hay chỉ là một sự cần thiết do hoàn cảnh ? Câu hỏi này được đặt ra khi quan sát cuộc đối thoại được thiết lập giữa hai chính phủ Canada và Iran. Một cách chính thức, thủ tướng Justin Trudeau ưu tiên cho việc có được sự ủng hộ của chính quyền Teheran để giúp đỡ các gia đình đang chịu tang, và để tạo thuận lợi cho các nhà điều tra tại hiện trường.
Quả thật, không có đại sứ quán ở Teheran gây khó khăn cho việc đến giúp đỡ những người bị mất người thân trong tai nạn máy bay. Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2015, thủ tướng Canada từng cam kết nối lại quan hệ ngoại giao với Iran.
Chỉ có điều một đạo luật do người tiền nhiệm ban hành hạn chế nghiêm trọng mọi quyết định theo hướng này. Các nhà ngoại giao Iran đang hoạt động tại Canada có nguy cơ nhìn thấy tài sản bị phong tỏa, vì Iran nằm trong danh sách các nước tài trợ cho khủng bố. Chắc chắn là một phần của câu trả lời sẽ phụ thuộc vào thiện chí của chế độ Teheran tham gia một cách minh bạch vào cuộc điều tra về thảm kịch hàng không này. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200119-th%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-ukraina-canada-iran-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i

Thượng đỉnh vãn hồi hòa bình Libya khai mạc tại Berlin

Tú Anh
Dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, hội nghị quốc tế với mục tiêu chấm dứt cuộc chiến tại Libya, khai mạc vào Chủ Nhật 19/01/2020 tại Berlin.
Tất cả những tác nhân chính trong cuộc khủng hoảng này đều có mặt : từ các tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp cho đến đại diện của Mỹ, Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ may đạt được kết quả rất mong manh.
Trên chiến trường, hai bên đối nghịch gia tăng sức ép. Tướng Haftar, do Nga ủng hộ, phong tỏa các điểm xuất khẩu dầu hỏa. Ankara, cùng với chiến binh đánh thuê Syria, hậu thuẫn chính phủ trung ương, cảnh báo nguy cơ Deach nổi dậy nếu thủ tướng Fayes El-Saraj bị lật đổ. Ngay chính phủ nước chủ nhà là Đức cũng tỏ thái độ thận trọng.
Vì sao ? Từ Berlin, đặc phái viên Liza Fabbian phân tích :
« Mục tiêu của hội nghị Berlin rất rõ ràng : Trước hết là phải củng cố cuộc ngưng bắn tại Libya có hiệu lực kể từ 12/01 nhưng theo đặc sứ Liên Hiệp Quốc Ghassam Salamé thì đây chỉ là một hình thức hưu chiến mà thôi (vì chưa có chữ ký của tướng Haftar).
Liên Hiệp Quốc muốn tiến xa hơn với một thỏa thuận cách ly hai phe đối nghịch, tái bố trí vũ khí nặng và cùng lúc thương lượng phân chia tài nguyên quốc gia… Một nguồn tin ngoại giao Pháp cho rằng, để đạt được mục tiêu này, « mỗi bên cần phải có tinh thần trách nhiệm ».
Thế nhưng, vào thời điểm này, cơ may tìm được đồng thuận tại Berlin rất mong manh. Cho đến bây giờ, tướng Haftar, thủ lĩnh phe nổi dậy ở miền đông, từ chối triệt thoái lực lượng đã áp sát cửa ngỏ thủ đô Tripoli. Trong khi đó, thủ tướng Fayes El-Saraj tuyển mộ lính đánh thuê người Syria làm dậy lên mối lo ngại.
Mục tiêu thứ hai, cũng theo đặc sứ Liên Hiệp Quốc, là phải chấm dứt tình trạng các thế lực nước ngoài can thiệp vào Libya. Theo nhà phân tích Jalel Harchaoui, thượng đỉnh Berlin là cơ hội thật sự để huy động mọi phương tiện ngoại giao sẵn có hầu kết thúc cuộc chiến Libya. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ hội nghị không thông qua được những biện pháp trói buộc nào ngoài những lời kêu gọi vô vọng. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200119-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-v%C3%A3n-h%E1%BB%93i-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-libya-berlin

Harry và Meghan

từ bỏ nhiệm vụ và danh hiệu hoàng gia

Hoàng tử Harry và Meghan sẽ không còn sử dụng danh hiệu “Đấng tôn quý Hoàng gia” (Royal Highness) và sẽ không được nhận khoản ngân sách công cho các nhiệm vụ hoàng gia, Điện Buckingham tuyên bố.
Cặp đôi cũng sẽ không còn chính thức đại diện cho Nữ hoàng.
Công tước và Công nương xứ Sussex dự định trả lại 2,4 triệu bảng tiền thuế cho việc tân trang Frogmore Cottage, nơi vẫn là nhà của hai vợ chồng công tước ở Anh, bản tuyên bố nói thêm.
Sự thay đổi mới này có hiệu lực vào mùa xuân năm nay, cung điện cho biết.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi các nhân vật hoàng gia cấp cao tổ chức các cuộc đàm phán hôm thứ Hai về vai trò tương lai của cặp vợ chồng công tước, vốn tuyên bố rằng họ muốn “rút bỏ” tư cách hoàng gia.
Trump ‘không biết’ về lời mời dự cưới hoàng tử Anh
Vương Quyền, Hoàng gia Anh và thế giới
Meghan và Hoàng gia Anh – Ai sẽ phải thay đổi?
Sự dò xét liên tục
Nữ hoàng nói sau “nhiều tháng nói chuyện và nhiều cuộc thảo luận gần đây”, bà “hài lòng vì cùng nhau chúng tôi đã tìm ra một biện pháp mang tính xây dựng và hỗ trợ cho cháu trai và gia đình của anh”.
“Harry, Meghan và Archie sẽ luôn là những thành viên được yêu mến trong gia đình tôi”, tuyên bố tiếp tục.
“Tôi nhận ra những thách thức mà họ đã trải qua là kết quả của sự dò xét liên tục suốt hai năm qua và ủng hộ mong muốn có một cuộc sống độc lập hơn.
“Tôi muốn cảm ơn họ vì tất cả những việc làm tận tụy của họ với quốc gia này, Khối thịnh vượng chung và hơn thế nữa, và đặc biệt tự hào về việc Meghan đã nhanh chóng trở thành một trong những thành viên của gia đình.
“Hy vọng của cả gia đình tôi là thỏa thuận hôm nay cho phép họ bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới hạnh phúc và bình yên.”
Cung điện Buckingham cho biết cặp vợ chồng hoàng gia hiểu rằng họ được yêu cầu rút lui khỏi các nhiệm vụ của hoàng gia, bao gồm các phong tước chức danh quân sự.
“Trong khi họ không còn có thể chính thức đại diện cho Nữ hoàng, thì công tước và công nương xứ Sussex nói rõ rằng mọi việc họ làm sẽ tiếp tục duy trì các giá trị của Hoàng gia”, tuyên bố nói thêm.
“Vợ chồng công tước Sussex sẽ không sử dụng các chức danh Đấng tôn quý Hoàng gia (HRH) vì họ không còn là thành viên đang phục vụ cho Hoàng gia.”
HRH, tên viết tắt cho từ His/Her Royal Highness (Đấng tôn quý Hoàng gia), được sử dụng như một phần của danh hiệu của một số thành viên của hoàng gia, bao gồm cả hoàng tử hoặc công chúa.
Cung điện cho biết họ sẽ không bình luận về những sắp xếp an ninh cho cặp vợ chồng hoàng gia.
Trang web mới của họ, sussexroyal.com, đã được cập nhật với tuyên bố của Nữ hoàng.
“Theo tuyên bố của Nữ hoàng, thông tin về vai trò và công việc của Công tước và Công nương xứ Sussex sẽ được cập nhật trên trang web này,” tuyên bố cho biết.
Thông báo đánh dấu kết luận của các cuộc đàm thoại về tương lai của cặp vợ chồng với các thành viên cấp cao của gia đình và các trợ lý hoàng gia.
Đầu tháng này, họ nói rằng họ muốn có một “vai trò mới tiến bộ hơn” trong hoàng gia, khi họ sẽ độc lập về tài chính và phân chia thời gian giữa Vương quốc Anh và Bắc Mỹ.
Năm ngoái, cả hai đã nói về những khó khăn của cuộc sống hoàng gia và sự chú ý của truyền thông.
Công tước nói rằng anh sợ vợ mình trở thành nạn nhân của “những thế lực mạnh mẽ tương tự” đã dẫn đến cái chết của mẹ anh.
Phân tích của Johnny Dymond, nhà báo Hoàng gia
Nữ hoàng viết họ sẽ luôn là những “thành viên yêu quý của gia đình tôi”.
Nhưng chỉ thế thôi. Sẽ không có danh hiệu hoàng gia, không có nhiệm vụ hoàng gia, không có phong tước hiệu quân sự, không có những chuyến tour du lịch, phần lớn thời gian của họ sẽ ở Canada, và không được chu cấp từ tiền thuế.
Harry và Meghan vẫn là thành viên của Hoàng gia, nhưng thực sự họ không còn là hoàng gia nữa.
Cuộc nói chuyện ban đầu xoay quanh về một cuộc sống pha trộn hơn – Harry và Meghan sẽ vẫn tiếp tục một số nhiệm vụ hoàng gia, chia đều thời gian của họ giữa Vương quốc Anh và Canada.
Nhưng mâu thuẫn và xung đột lợi ích là quá nhiều.
Nhưng một cuộc sống mới đang chờ đợi Harry và Meghan – chắc chắn họ vẫn là những người nổi tiếng, nhưng theo một kiểu khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51165762

Tòa kết án nghi can

cướp tiệm nữ trang ở London 10 năm tù

Tin từ London, Anh Quốc – Một người đàn ông vừa bị kết án 10 năm tù vì tham gia vào một vụ cướp cửa hàng nữ trang ở London vào năm ngoái. Đoạn video quay lại vụ cướp táo bạo đã ghi lại cảnh chiếc xe Range Rover màu đen đâm thẳng vào một tiệm nữ trang ở Shepherds Bush, London vào ngày 25 tháng 10 năm 2019.
Ngay sau đó, 3 nghi can mang mặt nạ đã ra khỏi chiếc xe và tiến hành đập phá quầy trưng bày của tiệm bằng búa tạ, lấy nữ trang bỏ vào trong túi và bỏ chạy. Tuy nhiên, một người dân trong đám đông đã cố ngăn cản các nghi can chạy trốn bằng một cây cột dài, buộc 3 nghi can phải dùng búa để mở đường và chạy theo hướng khác và để lại chiếc Range Rover ở hiện trường. Hai trong số các nghi can đã chạy thoát, nhưng người còn lại Ben Wegener, 34 tuổi, đã bị người dân vây bắt tại hiện trường. Nghi can Wegener đã thừa nhận trước các tội danh trộm cắp, sở hữu vũ khí tấn công, lái xe nguy hiểm, gây thiệt hại về tài sản và bị kết án 10 năm tù vào ngày 16 tháng 1. Thám tử Sam Weller, người đứng đầu cuộc điều tra cho biết “thật may mắn” là không có ai bị thương trong sự việc.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/toa-ket-an-nghi-can-cuop-tiem-nu-trang-o-london-10-nam-tu/

Đi xem kịch ở Paris,

vợ chồng tổng thống Pháp bị người biểu tình tấn công

PARIS, Pháp (NV) – Cảnh sát tại thủ đô Paris của Pháp đã phải gọi tăng viện tối hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng, sau khi có hàng chục người biểu tình bên ngoài một rạp hát định tràn vào bên trong để tấn công vợ chồng Tổng Thống Emmanuel Macron.
Điện Elyssee nói với CNN rằng người biểu tình định tràn vào bên trong, và các đoạn video đưa lên trang mạng xã hội cho thấy cảnh sát xô đẩy với người biểu tình bên ngoài rạp Bouffes du Nord. Một số người biểu tình lọt vào được bên trong, trước khi bị cảnh sát kéo ngược trở ra.
Cảnh sát chống bạo loạn dùng khiên lập hàng rào phòng thủ đối diện với người biểu tình, khi họ hô hào phản đối Tổng Thống Macron. Đây là cuộc đối đầu mới nhất trong các cuộc phản kháng kéo dài từ hơn một tháng nay nhằm chống lại kế hoạch cải tổ chương trình hưu trí ở Pháp của chính quyền Macron.
Tổng Thống Macron và vợ là bà Brigitte Macron đã phải đưa đi nơi khác trong vài phút, nhưng sau đó đã trở lại để xem đến hết vở kịch, theo hãng thông tấn AFP.
Tờ báo Pháp Le Monde cho hay cảnh sát phải gọi tăng viện để đối phó với người biểu tình và để hộ tống vợ chồng Tổng Thống Macron ra về.
Nhà báo và cũng là nhà tranh đấu chính trị Taha Bouhafs đã đưa đoạn video thu bên trong rạp lên mạng, cho thấy ông Macron ngồi bên trong và có lời khuyến khích người biểu tình tràn vào gây rối.
Một nguồn tin tòa án Pháp nói rằng Bouhafs bị bắt về bản tweet, vì tình nghi là tham gia vào hành động bạo loạn hay để phá phách. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/di-xem-kich-o-paris-vo-chong-tong-thong-phap-bi-nguoi-bieu-tinh-tan-cong/

Liban : Xô xát dữ dội chưa từng có

giữa người biểu tình và cảnh sát

Minh Anh
Gần 400 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình trong đêm thứ Bảy 18/01/2020 tại Beyrouth, thủ đô Liban. Một mức độ bạo động chưa từng có kể từ khi phong trào phản kháng bùng nổ cách nay ba tháng.
Từ Beyrouth, thông tín viên đài RFI, Paul Khalifeh tường thuật :
« Kể từ khi làn sóng phản đối bùng nổ ngày 17/10/2019, hôm qua là ngày bạo động lên đến mức dữ dội nhất. Sự phẫn nộ của người dân tuôn trào do điều kiện sinh sống xuống cấp nhanh chóng. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, 50% người dân Liban sống trong nghèo khổ chỉ trong vòng có vài tháng.
Nhưng sự giận dữ này còn gia tăng gấp bội trong những ngày gần đây do những tranh chấp của tầng lớp chính trị, gây chậm trễ việc thành lập một chính phủ bất chấp tình hình khẩn cấp. Người dân Liban có cảm giác là các nhà lãnh đạo không quan tâm đến tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng và cũng chẳng màng đến tình hình thảm họa đang lan rộng ra nhiều tầng lớp xã hội.
Làn sóng phản đối này không là một phong trào đồng nhất và có một chương trình thống nhất. Mỗi một nhóm phản kháng có những ưu tiên riêng đôi khi được các đảng chính trị ủng hộ một cách gián tiếp. Điều mà nhiều đảng khẳng định nhưng hầu như bị dân bác bỏ.
Ví dụ, những vụ đập phá các ngân hàng cùng pha với các tuyên bố của phe Hezbollah. Người ta thấy nhiều người theo hệ phái Shia này phản đối các ngân hàng. Ở phía bên kia, rất nhiều người theo hệ phái Sunni, chủ yếu đến từ phía bắc Liban, đã biểu tình hôm thứ Bảy 18/01 trước Nghị Viện, mà chủ tịch là người hệ phái Shia.
Các đảng chính trị tôn giáo đã tìm được phương cách để có thể thanh toán lẫn nhau thông qua phong trào phản đối, vốn dĩ không hề mang mầu sắc cộng đồng tôn giáo. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200119-liban-x%C3%B4-x%C3%A1t-d%E1%BB%AF-d%E1%BB%99i-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t

Một sĩ quan cảnh sát Hồng Kông bị bắt

vì ủng hộ biểu tình

Tin từ Hồng Kông – Cảnh sát cho biết hôm thứ Sáu (17/01/2020), một sĩ quan cảnh sát Hồng Kông ngoài giờ làm đã bị bắt giữ cùng bảy người khác khi họ định dán bích chương ủng hộ dân chủ lên một cây cầu. Đây là trường hợp công khai đầu tiên về một sĩ quan cảnh sát bị bắt vì ủng hộ các cuộc biểu tình lớn đã dẫn đến hơn 6,500 vụ bắt giữ trong bảy tháng qua.
Viên cảnh sát, 31 tuổi và bảy người khác từ 14 đến 61 tuổi, đã bị bắt lúc 3 giờ sáng thứ Sáu (17/01/2020) tại Tuen Mun, một quận ở phía tây bắc Hồng Kông. Cảnh sát nói rằng các cá nhân đã bị buộc tội sở hữu các vật dụng có thể làm hư hại hoặc phá hủy tài sản, và bị nghi ngờ cố gắng làm hỏng một cây cầu. Cảnh sát đã phát hiện nhóm này mang bích chương, đồ phế liệu nhựa, găng tay và máy khoan điện, và cả tám người vẫn đang bị giam giữ để điều tra thêm vào tối cùng ngày. Truyền thông địa phương cho biết nhóm người này đang cố gắng tạo ra một “Bức tường Lennon”. Trong số hàng nghìn người biểu tình đã bị bắt giữ, có 41 người là công chức, trong đó có 24 người từ các ngành như cứu hỏa. Hôm thứ Năm (16/01/2020) đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam nói rằng bà sẽ không chấp nhận bất kỳ lời buộc tội nào về sự tàn bạo của cảnh sát, và cho rằng cảnh sát đã bị bôi nhọ.
Các cuộc biểu tình, được khởi động bởi một đề nghị cho phép dẫn độ sang Trung Cộng vào đầu tháng 6/2019, đã biến thành một cuộc nổi dậy lớn hơn nhằm chống lại sự kiểm soát của Trung Cộng đối với thành phố bán tự trị. Các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình thường nổ ra trong các cuộc mít tinh và diễn hành kêu gọi các quyền tự do dân chủ và điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-si-quan-canh-sat-hong-kong-bi-bat-vi-ung-ho-bieu-tinh/

Hồng Kông :

Biểu tình chống đảng Cộng sản Trung Quốc

Tú Anh
Phong trào dân chủ Hồng Kông tiếp tục biểu tình mỗi cuối tuần cho dù bị đàn áp. Công viên Chater Garden, gần viện Lập pháp, ngày Chủ Nhật 19/01/2020 tràn ngập những người cầm biểu ngữ chống đảng Cộng sản Trung Quốc và đòi quyền ứng cử bầu cử tự do.
Theo Reuters, cuộc mít-tinh, được phép, nhưng sau đó biến thành cuộc xuống đường. Hàng ngàn người, như thông lệ mặc y phục đen, đeo khẩu trang, từ nơi tập họp tràn ra các khu phố. Bên cạnh quốc kỳ Anh, Mỹ là những khẩu hiệu kêu gọi tẩy chay đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cảnh sát chống bạo động huy động xe vòi rồng và lựu đạn cay ngăn chận. Xung đột diễn ra khi cảnh sát ra lệnh giải tán. AFP cho biết một nhóm cảnh sát bị đánh bằng dù, ít nhất hai người bị thương ở đầu. Tiếp theo đó là hoạt cảnh « mèo đuổi chuột » diễn ra giữa cảnh sát và thanh niên phản kháng. Nhiều người bị bắt và bị đánh đập.
Cũng theo AFP, cường độ bạo lực có giảm bớt sau 7 tháng tranh đấu. Tuy nhiên, không khí bất ổn chính trị hiện hữu khắp nơi từ các tranh vẽ và khẩu hiệu biếm nhẽ từ trên tường đến hàng rào được dựng lên bảo vệ các cơ quan nhà nước.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200119-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-trung-qu%E1%BB%91c

Trung Quốc sẽ ‘gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ’

Trung Quốc sẽ đàm phán với các công ty Hoa Kỳ và gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ theo các nguyên tắc thị trường, một quan chức Trung Quốc cho biết hôm 19/1, theo Reuters.
Hoa Kỳ có nguồn cung ứng chất lượng cao trong các lĩnh vực năng lượng, hàng hóa, các sản phẩm nông nghiệp, chăm sóc y tế và các dịch vụ tài chính, ông Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, nói tại cuộc họp báo hôm 19/1, theo Reuters.
XEM THÊM:
Thực hư việc ‘nhân dân xã Đồng Tâm’ viếng 3 công an hôm 16/1?
Tin cho hay, Trung Quốc sẽ tăng cường mua hàng hóa và các dịch vụ của Mỹ với giá trị khoảng 200 tỷ đôla trong vòng hai năm nữa trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước.
Theo kênh truyền hình nhà nước CCTV, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người ký thỏa thuận với ông Trump tuần trước, nói rằng các công ty Trung Quốc sẽ nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp theo nhu cầu của người tiêu dùng cũng như việc cung, cầu của thị trường.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-gia-t%C4%83ng-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-h%C3%A0ng-h%C3%B3a-m%E1%BB%B9-/5251659.html

Virus viêm phổi corona :

Trung Quốc phát hiện thêm 17 ca

Thanh Hà
Chính quyền thành phố Vũ Hán ngày 19/01/2020 thông báo phát hiện thêm 17 ca nhiễm virus viêm phổi cấp tính corona. Ba bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Theo các con số chính thức, đến nay tại Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, đã có tổng cộng có 62 người nhiễm siêu vi cùng chủng với virus gây viêm phổi cấp tính SRAS. Trong số 17 ca lây nhiễm vừa được phát hiện thêm, có ba người trong tình trạng nguy ngập và hai trong số này được cho là “hết phương cứu chữa“.
Tuy nhiên, vẫn theo các giới chức y tế tại Vũ Hán, trong số 62 bệnh nhân nhiễm virus corona, có 19 người đã xuất viện. Trước mắt chưa có trường hợp lây từ người sang người, nhưng cơ quan y tế thành phố không loại trừ nguy cơ này.
Chính quyền tại nhiều quốc gia lân cận với Trung Quốc như Thái Lan hay Nhật Bản đã cách ly ba du khách Trung Quốc bị viêm phổi. Một số quốc gia trên thế giới đề phòng dịch bệnh lây lan. Trong số này, tiêu biểu nhất là Hoa Kỳ. Thông tín viên Eric de Salve từ San Francisco cho biết :
« Trước một loại virus lạ xuất phát từ Trung Quốc, các giới chức Mỹ cho rằng khả năng lây nhiễm là thấp. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ vẫn đề ra một số biện pháp phòng ngừa. Ngay từ hôm Thứ Sáu (17/01), khoảng một trăm nhân viên y tế đã được huy động để thực hiện những biện pháp kiểm tra đầu tiên nhắm vào các du khách đi từ Trung Quốc đến các sân bay San Francisco, Los Angeles, hoặc phi trường New York JFK …
Những hành khách này phải trả lời một số câu hỏi qua biên bản, họ được kiểm tra thân nhiệt. Trong trường hợp hành khách có dấu hiệu khả nghi, ví dụ như bị sốt hay bị ho thì khâu kiểm tra sức khỏe sẽ đi xa hơn để tìm xem đương sự có bị nhiễm virus viêm phổi hay không.
Tới nay giới khoa học chưa có nhiều thông tin về loại siêu vi corona. Los Angeles, San Francisco hay New York là ba thành phố lớn có đông cộng đồng người Hoa. Mỗi tuần có ba chuyến bay từ Vũ Hán đáp xuống phi trường San Francisco.
Virus viêm phổi corona bị nghi là đã xuất phát từ một khu chợ bán thịt và hải sản của thành phố Vũ Hán. Hiện tại chưa một ca bệnh nào được phát hiện tại Mỹ. Tuy nhiên, các giới chức y tế tại đây đặc biệt theo dõi hồ sơ này, vì hồi năm 2003 khi dịch viêm phổi cấp tính SRAS bùng phát, ban đầu mọi việc diễn ra một cách tương tự như lần này, trước khi lan rộng ra thế giới, làm 800 người tử vong ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200119-virus-vi%C3%AAm-ph%E1%BB%95i-corona-trung-qu%E1%BB%91c-17-ca

Trung Quốc tăng cường ngăn chặn

 virus gây viêm phổi dịp Tết Nguyên Đán

Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực ngăn chặn việc bùng phát các trường hợp viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra ở Vũ Hán dịp Tết Nguyên Đán, theo Reuters.
Hãng tin này nói rằng các biện pháp của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm virus trên gia tăng, gây lo ngại về việc lây lan sang các nước khác.
Tin cho hay, Ủy ban Y tế Quốc gia hôm 19/1 đã công bố các biện pháp phòng chống và ngăn chặn.
Theo Reuters, cơ quan y tế Vũ Hán trước đó trong ngày xác nhận thêm 17 trường hợp nhiễm virus tại thành phố này, đưa con số ca được xác nhận nhiễm virus gây viêm phổi lên 62.
Hai người đã tử vong vì virus này ở Vũ Hán, thành phố lớn nhất ở miền trung Trung Quốc với dân số khoảng 11 triệu người.
Ba trường hợp đã được xác nhận nhiễm ở nước ngoài, gồm hai ca ở Thái Lan và một ca ở Nhật, liên quan tới hai người từ Vũ Hán hoặc mới đây đã đi thăm thành phố này.
Trung Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan trên thế giới đang tăng cường nỗ lực khống chế sự lây lan của virus, vốn xuất hiện ở Vũ Hán cuối tháng 12.
Nhiều người trong số khoảng 1,4 tỷ dân số Trung Quốc sẽ đi lại trong nội địa hoặc ra nước ngoài trong dịp Tết Nguyên Đán bắt đầu vào tuần sau, gây lo ngại về việc lây lan của virus.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-virus-g%C3%A2y-vi%C3%AAm-ph%E1%BB%95i-d%E1%BB%8Bp-t%E1%BA%BFt-nguy%C3%AAn-%C4%91%C3%A1n/5251613.html

Myanmar và Trung Cộng ký kết thỏa thuận

thúc đẩy các dự án sáng kiến vành đai và con đường

Tin từ NAYPYITAW – Hôm thứ Bảy (18 tháng 1), Trung Cộng và Myanmar ký kết hàng chục thỏa thuận để đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á này, trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách củng cố nước láng giềng ngày càng bị phương Tây cô lập này.
Tuy nhiên không có dự án lớn mới nào được ký kết trong chuyến đi Myanmar hai ngày của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập là nhà lãnh đạo Trung Cộng đầu tiên đến thăm Myanmar trong suốt 19 năm qua. Các nhà phân tích cho biết Myanmar đang thận trọng với các khoản đầu tư của Bắc Kinh và cũng cẩn thận trước cuộc bầu cử vào cuối năm nay. Dù vậy, ông Tập và lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi đã ký 33 thỏa thuận về việc bảo vệ các dự án quan trọng. Các dự án này là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, đây là dự án về các tuyến thương mại mới được mô tả là “con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Hai nhà lãnh đạo đồng ý đẩy nhanh việc thực hiện Hành lang kinh tế Trung Cộng Myanmar, với các thỏa thuận về đường xe lửa nối tây nam Trung Cộng với Ấn Độ Dương, một cảng biển sâu ở tiểu bang Rakhine, một vùng kinh tế đặc biệt ở khu vực biên giới, và một dự án thành phố mới ở thủ đô thương mại Yangon. Hành lang kinh tế Trung Cộng Myanmar là một kế hoạch cơ sở hạ tầng khổng lồ trị giá hàng tỷ mỹ kim.
Tuy nhiên, theo Reuters đưa tin, ông Tập và bà Aung San Suu Kyi không giải quyết sự việc đang gây tranh cãi về một đập nước khổng lồ được Bắc Kinh hỗ trợ. Công việc ở đập nước này bị đình trệ kể từ năm 2011, điều này phản ánh sự tranh cãi về việc Trung Cộng đầu tư vào Myanmar. Nhiều người Myanmar không thoải mái với ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với nước láng giềng nhỏ hơn này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/myanmar-va-trung-cong-ky-ket-thoa-thuan-thuc-day-cac-du-an-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.