Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 01/01/2019

Wednesday, January 1, 2020 6:12:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 01/01/2019

Trump hẹn ngày ký ‘thỏa thuận’ thương mại Mỹ-Trung

Donald Trump tuyên bố sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một được mong đợi từ lâu với Trung Quốc vào ngày 15/1.
Thỏa thuận giai đoạn một dự kiến ​​sẽ làm giảm căng thẳng giữa hai gã khổng lồ về kinh tế.
Tổng thống Mỹ cho biết, thỏa thuận sẽ được ký tại Washington, với sự có mặt của “đại diện cấp cao” từ Trung Quốc.
“Vài ngày sau đó tôi sẽ tới Bắc Kinh, nơi các cuộc đàm phán giai đoạn hai bắt đầu!” Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Mỹ mua đèn Giáng sinh Trung Quốc “made in Vietnam”
Kinh tế VN 2019: ‘Mặt trời’ chỉ ‘tỏa sáng’ trên báo cáo?
2019: Năm ngoại giao Trung Quốc tích cực tham gia mạng xã hội
Ông Trump gần đây đã ngừng các kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, với lý do đàm phán cho thỏa thuận đang diễn biến tốt đẹp.
Văn bản cụ thể chưa được công khai nhưng đầu tháng này, hai bên cho biết Trung Quốc đã hứa sẽ tăng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, trong khi Mỹ rút lại một số thuế quan.
Thỏa thuận ‘toàn diện’
Ông Trump trước đây nói ông muốn có một thỏa thuận về nhiều phương diện, và sẽ ký với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, Mỹ đã bỏ qua việc thảo luận về một số vấn đề quan trọng nhất, như việc Trung Quốc trợ cấp cho một số công ty của Trung Quốc. Tuy nhiên, dòng tweet của ông Trump vẫn cho rằng, đó là “thỏa thuận giai đoạn một toàn diện”.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại, hai bên đã tăng thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu trị giá hàng trăm tỷ đô la, làm khuấy đảo thị trường và làm tổn thương đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tại Mỹ, cuộc chiến này đã ảnh hưởng đặc biệt đến nông gia, một thành phần cử tri quan trọng đối với ông Trump, người sẽ tái tranh cử tổng thống vào năm 2020.
Thị trường chứng khoán đã tăng đầu tháng này với hy vọng thỏa thuận này sẽ giải quyết những bất ổn do cuộc chiến thương mại này gây ra. Nó nhích lên một chút vào thứ Ba, trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2019.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50943452

Thượng nghị sỹ Mỹ chỉ trích Tập Cận Bình

về danh hiệu ‘lãnh tụ nhân dân’

Một nhà lập pháp Hoa Kỳ đã công khai chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi biết tin ông Tập giành được danh hiệu tương tự như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông.
Động thái của thượng nghị sĩ Ben Sasse (thuộc đảng Cộng hòa, bang Nebraska) được đưa sau khi Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) đưa tin hôm 28/12 rằng: Sau kỳ họp kéo dài 2 ngày, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trao cho ông Tập danh hiệu “lãnh tụ nhân dân” (renming lingxiu).
Danh hiệu này trực tiếp gắn liền với Mao Trạch Đông, nhà sáng lập ĐCSTQ và là người gây ra cái chết của khoảng 40 đến 70 triệu sinh mạng, theo nhà báo Jonathan Fenby, tác giả cuốn sách “Lịch sử Chim cánh cụt của Trung Quốc hiện đại: Sự sụp đổ và trỗi dậy của một cường quốc”.
Phản ứng lại thông tin về danh hiệu mới của ông Tập, Thượng nghị sĩ Sasse, hiện là thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, đăng trên trang web của ông một tuyên bố ngắn gọn và mạnh mẽ lên án tình trạng vi phạm của chính quyền Trung Quốc đối với các quyền lợi cơ bản của người dân.
Thượng nghị sĩ Sasse mở đầu bản tuyên bố bằng câu hỏi: “Nếu Chủ tịch Tập là ‘lãnh tụ của nhân dân’, thì ai là nhân dân?”
Tiếp đó, ông Sasse lập luận: “Khi Chủ tịch Tập nói về ‘nhân dân’, ông ta không có ý nói về người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tra tấn. Khi Chủ tịch Tập nói về ‘nhân dân,’ ông ta không có ý nói về các tù nhân Pháp Luân Công bị thu hoạch nội tạng. Khi Chủ tịch Tập nói về ‘nhân dân’, ông ta không có ý nói về các bé gái bị bỏ mặc đến chết vì chính sách một con của Trung Quốc.”
Thượng nghị sỹ Sasse cho rằng ông Tập cũng giống như các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, khi nói về “nhân dân” thì điều họ ám chỉ “không phải là nhân dân mà là ĐCSTQ”.
Trang tin The Blaze cho biết, ngoài những vi phạm nhân quyền mà Thượng nghị sĩ Sasse liệt kê trong tuyên bố hôm 28/12, Trung Quốc còn bị chính phủ Mỹ xếp hạng là “quốc gia đặc biệt đáng quan ngại” về quyền tự do tín ngưỡng và lương tâm, theo các điều khoản của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998.
The Blaze nhận định rằng danh hiệu mới của ông Tập không phải là điều duy nhất khiến ông tương đồng với Mao Trạch Đông – người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người trong thế kỷ 20. Vào năm 2017, ĐCSTQ đã bổ sung “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào Điều lệ Đảng, đồng nghĩa với việc ông Tập trở thành lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ 40 năm qua, ngang hàng với Mao Trạch Đông.
Năm 2018, ĐCSTQ đã sửa đổi hiến pháp để bãi bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với chức vụ chủ tịch nước. Điều đó cho phép ông Tập có thể giữ chức trọn đời, tương tự như Mao Trạch Đông, người nắm quyền lực tối cao kể từ khi thành lập ĐCSTQ vào năm 1949 đến khi ông ta qua đời vào năm 1976.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32395-thuong-nghi-sy-my-chi-trich-tap-can-binh-ve-danh-hieu-lanh-tu-nhan-dan.html

Tổng thống Trump cho rằng

tình hình Triều Tiên ‘nguy hiểm, đáng quan ngại’

Quan chức Mỹ khẳng định Washington đang theo dõi sát sao và cho rằng tình hình Triều Tiên là đáng quan ngại.
Hãng Reuters tối 29.12 dẫn lời Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cho hay Washington đang theo dõi sát sao các hành động của CHDCND Triều Tiên và nhận thấy tình hình đáng quan ngại.
Trả lời phỏng vấn Đài ABC, ông O’Brien khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump “không hề ảo tưởng” về việc tình hình Triều Tiên là “nguy hiểm và đáng quan ngại”.
Ông nhấn mạnh rằng nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên có hành động đe dọa, Mỹ sẽ thất vọng và “đáp trả tương thích”. Tuy nhiên, quan chức này cho biết vẫn có các đường dây liên lạc mở giữa hai nước và nhắc lại rằng Nhà Trắng muốn ông Kim Jong-un thực hiện cam kết giải giới hạt nhân.
Phát biểu được đưa ra sau khi có thông tin Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên tổ chức phiên họp toàn thể kéo dài trong nhiều ngày một cách bất thường.
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), cuộc họp dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Kim Jong-un nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng về “xây dựng quốc gia và quốc phòng”. “Định hướng trước mắt cho sự phấn đấu của đảng Lao động Triều Tiên, quốc gia và các chính sách quan trọng cho thắng lợi mới trong cuộc cách mạng của chúng ta dưới tình hình hiện tại được đưa ra trong lịch trình của phiên họp toàn thể”, theo KCNA.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32390-tong-thong-trump-cho-rang-tinh-hinh-trieu-tien-nguy-hiem-dang-quan-ngai.html

Mỹ tuyên bố có nhiều cách đối phó Triều Tiên

Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O’Brien cho biết, Mỹ có nhiều lựa chọn để đáp trả nếu Triều Tiên nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa hoặc thử hạt nhân.
Ông O’Brien phát biểu như trên hôm 29-12 trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC, giữa lúc Triều Tiên ngụ ý sẽ có hành động nếu Mỹ không nhượng bộ để có tiến triển trong đàm phán phi hạt nhân hóa trước cuối năm nay.
Triều Tiên cảnh báo rằng việc Mỹ sẽ nhận được “món quà Giáng sinh” như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính họ.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đã cân nhắc lại lời đe dọa, nhưng nói thêm Mỹ sẽ phải đợi và xem xét tình hình.
Theo ông, nếu Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo tầm xa hoặc thử nghiệm hạt nhân, Mỹ sẽ “cực kỳ thất vọng” và sẽ hành động để thể hiện điều đó.
Ông cho biết, Mỹ có rất nhiều cách để đáp trả và có thể sẽ tăng thêm sức ép lên Triều Tiên.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32387-my-tuyen-bo-co-nhieu-cach-doi-pho-trieu-tien.html

Microsoft cho biết các tin tặc liên quan đến Bắc Hàn

đã cố trộm thông tin khách hàng của họ

Microsoft cáo buộc hai tin tặc giấu tên có liên quan đến Bắc Hàn đã nhắm đến hàng nghìn nhân viên của đại học, chính phủ và những người khác.
Trong một vụ kiện hồi đầu tháng này tại Virginia, Microsoft tuyên bố rằng các bị can đã vận hành một mạng lưới tin tặc tên là “Thallium”, một mạng lưới mà tin tặc sử dụng các trang web, tên miền và máy tính để xâm nhập vào tài khoản người dùng của Microsoft. Microsoft cho biết tin tặc sử dụng kỹ thuật “spearphishing” để thu thập thông tin nhạy cảm của các nhân viên ở các viện nghiên cứu và chính phủ làm việc trong lĩnh vực nguyên tử.
Cụ thể, tin tặc chọn một nhân viên từ một tổ chức sử dụng dịch vụ của Microsoft và tìm thấy email công việc của người đó trên internet hoặc từ  mạng xã hội. Sau đó, tin tặc liên hệ với nhân viên đó bằng cách sử dụng tài khoản email Hotmail, Gmail hoặc Yahoo để thông báo phát hiện tài khoản Microsoft của họ có hoạt động đăng nhập bất thường.
Theo đơn kiện, các email đó khuyến khích người dùng bấm vào một liên kết trang web để giải quyết một vấn đề. Hồ sơ tòa án của Microsoft chứa bản sao của các email đã được Thallium sử dụng trong các cuộc tấn công lừa đảo.
Microsoft cáo buộc Thallium tấn công máy tính, vi phạm quyền riêng tư, vi phạm thương hiệu và nhiều vi phạm khác. Hồi tháng 07/2019, Microsoft đã thông báo cho 10,000 khách hàng của mình rằng họ là mục tiêu của tin tặc từ Nga, Iran và Bắc Hàn trong 12 tháng qua.
Thời điểm đó, phó chủ tịch Microsoft giám sát bảo mật khách hàng, Tom Burt cho biết công ty đã phát hiện hoạt động mạnh mẽ của các nhóm tin tặc. Ông cũng khuyến cáo rằng các cuộc tấn công như vậy có thể gia tăng trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 nhắm vào các chiến dịch chính trị và hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/microsoft-cho-biet-cac-tin-tac-lien-quan-den-bac-han-da-co-trom-thong-tin-khach-hang-cua-ho/

Ngũ giác đài công bố video cho thấy cuộc không kích

của Hoa Kỳ vào nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn

Các cảnh quay trên không do Ngũ Giác Đài công bố cho thấy ít nhất một trong các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn hoạt động ở Iraq vào cuối tuần qua. Nhưng khi phát biểu trước các phóng viên vào hôm thứ Hai khi được hỏi về những nỗi lo về mối đe dọa trả đũa của Iran hoặc các bên ủy nhiệm của họ, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao cho biết họ không hề lo ngại.
Vào hôm Chủ nhật (29/12), các máy bay F-15 của Hoa Kỳ tiến hành tấn công vào năm cơ sở ở Iraq và Syria gắn liền với nhóm Kata’ib Hizbollah (KH). Ngũ Giác Đài mô tả KH là một nhóm liên kết với Lực lượng Quds của Iran chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công gần đây vào Iraq, bao gồm cả cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào hôm Thứ Sáu tại căn cứ quân sự K1 của Iraq gần Kirkuk, khiến một nhà thầu dân sự Hoa Kỳ thiệt mạng và làm bị thương binh sĩ của cả Hoa Kỳ và Iraq. Sau các cuộc tấn công, một thủ lĩnh dân quân hàng đầu của Iraq khuyến cáo rằng họ sẽ đưa ra phản ứng quyết liệt chống lại Hoa Kỳ.
Vào hôm thứ Hai (30/12), hãng thông tấn nhà nước của Iran cho biết Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran bắt giữ một chiếc tàu thương mại với 16 thủy thủ Malaysia trên tàu, vì hành vi buôn lậu nhiên liệu ở Vịnh Ba Tư.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-cong-bo-video-cho-thay-cuoc-khong-kich-cua-hoa-ky-vao-nhom-dan-quan-do-iran-hau-thuan/

Hoa Kỳ cử thêm 750 binh sĩ đến Iraq

sau cuộc biểu tình tại sứ quán

Hôm 31/12, Hoa Kỳ ngay lập tức cử khoảng 750 binh sĩ đến Trung Đông để đáp trả các cuộc biểu tình bạo lực tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Iraq, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết.
Trong một tuyên bố, ông Esper đã ủy quyền triển khai một tiểu đoàn bộ binh thuộc Lực lượng phản ứng tức thời (IRF) của Sư đoàn dù 82. Ông cho biết thêm ngoài việc triển khai ngay lập tức, các lực lượng bổ sung từ IRF đang sẵn sàng để được cử đi trong vài ngày tới.
Tức giận vì các cuộc không kích của Hoa Kỳ vào Iraq, người biểu tình đã ném đá và chốt an ninh tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad hôm 31/12, bắt đầu một cuộc đối đầu với nhân viên an ninh.
Các cuộc biểu tình này, do các dân quân được Iran hậu thuẫn lãnh đạo, đã tạo ra một thách thức mới trong chính sách đối ngoại đối với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước cuộc bầu cử vào năm 2020. Ông đe dọa sẽ trả đũa Iran, nhưng sau đó ông nói rằng không muốn tham chiến.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các nhân viên ngoại giao bên trong sứ quán đều an toàn và chưa có kế hoạch sơ tán họ.
Nhân viên an ninh Đại sứ quán đã sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình, những người đã xông vào và đốt chốt an ninh ở lối vào nhưng không xâm phạm vào khuôn viên tòa đại sứ.
Các quan chức Hoa Kỳ, không nêu tên, cho Reuters biết 750 binh sĩ này ban đầu sẽ đồn trú ở Kuwait. Các quan chức cho biết thêm có tới 4.000 binh sĩ có thể được cử đến khu vực này trong những ngày tới nếu cần.
Hiện có hơn 5.000 lính Mỹ đang đóng quân tại Iraq để hỗ trợ cho lực lượng địa phương.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-cu-them-750-binh-si-den-iraq/5227877.html

Tổng thống Trump đe dọa Iran

sau vụ tấn công đại sứ quán Mỹ ở Irak

Thụy My
Hôm qua 31/12/2019 hàng ngàn người biểu tình thân Iran đã bao quanh khu vực đại sứ quán Mỹ ở Bagdad. Sau khi thủ tướng Irak kêu gọi bình tĩnh, một số đã rời đi nhưng hàng trăm người vẫn ở lại dựng lều trại, biểu tình ngồi phía trước. Lính Mỹ được trực thăng vận đến bảo vệ bên trong tòa đại sứ, và sáng nay lực lượng an ninh ném lựu đạn cay để giải tán những người đang đốt cờ Mỹ.
Tổng thống Donald Trump ngay lập tức tố cáo Teheran đứng sau vụ này. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
Iran sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sinh mạng đã bị cướp đi hay những thiệt hại tại các cơ sở của chúng tôi. Họ sẽ trả một cái giá đắt. Đây không phải là lời nhắc nhở, mà là đe dọa ». Tổng thống Donald Trump cảnh cáo như trên sau ngày diễn ra các vụ đụng độ xung quanh tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad.
Ngay từ đầu giờ buổi sáng, tổng thống Mỹ đã buộc tội Teheran về cái chết của một nhà thầu phụ Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước, và tố cáo Iran đã tổ chức vụ tấn công vào đại sứ quán Hoa Kỳ. Trong một tweet khác, ông Donald Trump khẳng định các nhân viên ngoại giao Mỹ vẫn bình an vô sự, nhờ vào các thiết trí quân sự hiệu quả nhất thế giới.
Tổng thống Trump khi điện đàm với thủ tướng Irak trong ngày, cũng cảm ơn chính quyền Bagdad vì đã nhanh chóng đáp trả. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ loan báo triển khai thêm quân để bảo vệ đại sứ quán và ngoại giao đoàn. Một trăm quân nhân đã được điều đến. Nhà Trắng muốn tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn xung quanh tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad bằng mọi giá, như vụ tấn công vào sứ quán Mỹ năm 2012 khiến cho đại sứ thiệt mạng.
Tuy đe dọa Iran phải trả giá đắt, nhưng tổng thống Donald Trump cũng cho biết không muốn chiến tranh. Về phía Teheran bác bỏ cáo buộc đã giựt dây vụ tấn công.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200101-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-iran-sau-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-qu%C3%A1n-m%E1%BB%B9-%E1%BB%9F-irak

Nhà Trắng ngăn loại biên tàu sân bay

Mỹ – Nhà Trắng bác đề xuất của Lầu Năm Góc loại biên tàu Harry S. Truman để dồn tiền phát triển công nghệ không người lái và tên lửa siêu vượt âm.
Lầu Năm Góc hồi cuối tháng 12 trình lên Nhà Trắng kế hoạch ngân sách năm 2020, trong đó đề xuất hủy kế hoạch tái nạp nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng trên tàu sân bay USS Harry S. Truman và cho loại biên không đoàn trên tàu, theo biên bản của Nhà Trắng được Defense News công bố ngày 30/12.
Hải quân Mỹ muốn dùng ngân sách từ việc nạp nhiên liệu cho tàu Truman để phục vụ dự án phát triển công nghệ không người lái và tên lửa siêu vượt âm. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald đã bác bỏ đề xuất này.
“Đề xuất ngân sách của hải quân không bao gồm việc tái nạp nhiên liệu hạt nhân cho tàu sân bay USS Harry S. Truman và duy trì không đoàn của nó. Bộ Quốc phòng cần nộp cho Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của Nhà Trắng kế hoạch tiếp liệu cho USS Harry S. Truman trong năm tới trước ngày 27/12″, theo biên bản của OMB.
Sau khi đề xuất bị bác, hải quân Mỹ đã nộp kế hoạch tiếp liệu cho tàu Harry S. Truman đúng thời hạn và khôi phục ngân sách hoạt động của tàu sân bay cùng không đoàn. Hải quân Mỹ từ chối bình luận về quyết định trước khi yêu cầu ngân sách được trình lên quốc hội vào năm 2020.
Lầu Năm Góc từng hai lần đề xuất loại biên sớm tàu sân bay Harry S. Truman trong năm nay nhưng đều không thành công do vấp phải sự phản đối của Nhà Trắng.
Kế hoạch loại biên sớm Harry S. Truman lần thứ nhất của Lầu Năm Góc bị Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ phản đối gay gắt hồi tháng 3. Trump chính thức bác kế hoạch này vào tháng 4, sau khi Lầu Năm Góc ký hợp đồng mua hai tàu sân bay lớp Ford để thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz.
USS Harry S. Truman là siêu tàu sân bay thứ 8 thuộc lớp Nimitz, đươc biên chế tháng 7/1998 và có giá ước tính khoảng 5,8 tỷ USD. Tàu phải được tái tiếp nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng vào năm 2020 để có thể tiếp tục phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ thêm 25 năm nữa. Nếu không được tiếp liệu, USS Harry S. Truman sẽ buộc phải dừng hoạt động trong vài năm tới.
Các tàu sân bay sau 25 năm hoạt động sẽ được cấp nhiên liệu để vận hành lò phản ứng hạt nhân trong 25 năm tiếp theo.
Giới chuyên gia cho rằng các siêu tàu sân bay đại diện cho sức mạnh quân sự của Mỹ đang trở nên dễ tổn thương trước các loại vũ khí diệt hạm hiện đại. Những loại tên lửa đạn đạo diệt hạm thế hệ mới có tầm bắn xa buocojj các tàu sân bay Mỹ phải hoạt động cách xa bờ biển đối phương, khiến tiêm kích hạm F/A-18E/F không đủ khả năng tấn công mục tiêu trên lãnh thổ địch.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32397-nha-trang-ngan-loai-bien-tau-san-bay.html

Một cơn bão di chuyển về hướng đông,

một cơn bão mới sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trước thềm năm mới

Cơn bão lớn di chuyển khắp Hoa Kỳ kể từ ngày Giáng sinh đến hôm nay cuối cùng đã di chuyển ra khỏi đất nước, để lại những cơn gió mạnh và mưa tuyết từ Great Lakes đến khu vực phía Đông Bắc. Bên cạnh đó, cơn bão trên còn đem đến lượng băng lớn tích tụ, với số lượng nhiều nhất tại phía bắc tiểu bang New York.
Ngoài ra, những cơn gió rất mạnh cũng đến theo cơn bão tại khu vực Trung Tây và Đông Bắc. Mưa lớn ở khu vực Đông Bắc gây ra lũ lụt trên đường phố, từ thành phố New York đến Boston. Hôm thứ ba (31/12), sau khi cơn bão đi qua, 11 tiểu bang vẫn đang cần phải cảnh giác về thời tiết lạnh, chủ yếu là do tuyết rơi nhiều thêm. Theo ABC News đưa tin, trước thềm năm mới 2020, Hoa Kỳ sẽ đón thêm một cơn bão mới ở Bờ Tây, với mưa lớn từ Seattle đến Portland và xuống phía Bắc California. Ở các vùng núi, dự kiến sẽ có tuyết rơi dày, đặc biệt là ở dãy Rockies.
Vào thứ tư (1/1), cơn bão sẽ di chuyển qua dãy Rockies, đến Texas và các tiểu bang phía Tây Vùng Vịnh vào thứ năm (2/1). Ngoài ra, nó có thể mang theo mưa lớn và bão dữ dội trên tòan miền Nam Hoa Kỳ. Cơn bão này sẽ di chuyển vào khu vực phía Đông Bắc Hoa Kỳ vào cuối tuần với mưa lớn và gió mạnh hơn.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-con-bao-di-chuyen-ve-huong-dong-mot-con-bao-moi-se-do-bo-hoa-ky-truoc-them-nam-moi/

Các sự kiện thương mại đáng chú ý trong năm 2019

Tin Washington DC – Trong năm 2019, lĩnh vực thương mại tại Hoa Kỳ đã xảy ra một số sự kiện đáng chú ý, để lại dấu ấn lớn cho nền kinh tế quốc gia. Vào tháng 8 năm nay, cơ quan di trú đã bố ráp hơn một chục nhà máy chế biến thịt tại Mississippi, bắt giữ 680 người vì nghi là di dân lậu. Sự kiện này được coi là biểu tượng của chính sách mạnh tay của chính phủ Trump đối với người nhập cư bất hợp pháp.
Trong khi đó, trong ngành chế biến fast food, một số hãng bán bánh burger đã bắt đầu giới thiệu các loại thịt bò chay chế biến từ thực vật. Cho đến nay, thịt bò chay chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường thịt bò toàn cầu trị giá 1.4 ngàn tỷ Mỹ kim. Tuy nhiên, các hãng sản xuất sản phẩm này đã bắt đầu thu hút chú ý của các nhà đầu tư, đồng thời phải đối mặt với sự tấn công của các hãng sản xuất thịt truyền thống. Trong lĩnh vực tài chính, hãng WeWork vào đầu năm nay đã thu hút một lượng lớn tiền đầu tư nhờ lời quảng cáo về dịch vụ chia sẻ không gian văn phòng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã nhanh chóng nhận ra rằng WeWork trên thực tế chỉ là một hãng cho thuê văn phòng nhưng muốn được coi là hãng công nghệ, và đã không đem về được bất kỳ món lợi nhuận nào. Hậu quả là tổng giám đốc Adam Newmann bị sa thải và WeWork phải đình chỉ kế hoạch bán cổ phiếu.
Năm 2019 được coi là một năm khó khăn với các hãng công nghệ, khi các hãng như Apple, Facebook và Google liên tục bị điều tra về các cáo buộc độc quyền hay vi phạm quyền riêng tư. Trong bối cảnh người Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ, sự soi mói của giới lập pháp đối với các hãng này được dự báo sẽ ngày càng khắt khe hơn trong năm 2020, cũng là năm bầu cử tại Hoa Kỳ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-su-kien-thuong-mai-dang-chu-y-trong-nam-2019/

3 năm trôi qua nhưng tổng thống Trump

vẫn chưa có dấu hiệu đưa ra giải pháp thay thế Obamacare

Khi còn một ứng cử viên tranh cử tổng thống 2016, tổng thống Donald Trump đã nhiều lần hứa rằng ông sẽ ngay lập tức thay thế chương trình chăm sóc sức khỏe của tổng thống Barack Obama bằng một kế hoạch riêng nhằm cung cấp bảo hiểm cho mọi người.
Ba năm sau, tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra giải pháp thay thế thành tựu lớn của người tiền nhiệm. Hiện tại khi chiến dịch tranh cử năm 2020 nóng lên, đảng Dân chủ đang có ý định biến những nỗ lực bãi bỏ luật chăm sóc của đảng Cộng hòa thành chủ đề trung tâm. Cuộc chiến đảng phái về chăm sóc sức khỏe thêm căng thẳng bởi phán quyết của tòa kháng cáo liên bang trong tháng này, khi công bố rằng chương trình y tế Obamacare buộc người dân phải mua bảo hiểm là vi hiến.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/3-nam-troi-qua-nhung-tong-thong-trump-van-chua-co-dau-hieu-dua-ra-giai-phap-thay-the-obamacare/

Tổng thống Donald Trump

phê chuẫn luật giúp giảm thiểu Robocall

Tin từ New York – Vào hôm thứ hai (30 tháng 12), Tổng thống Trump đã ký thông qua một dự luật giúp giảm bớt các cuộc gọi tự động không mong muốn, hay còn gọi là robocall. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng luật mới này sẽ không làm các cuộc gọi như vậy biến mất. Luật mới cung cấp cho chính quyền thêm quyền lực hành pháp đồng thời hỗ trợ các công ty phát hiện robocall.
Bên cạnh đó, các công ty điện thoại không được tính lệ phí của khách hàng khi chặn robocall. Điều này sẽ giúp người dân Hoa Kỳ tránh được những cuộc gọi không mong muốn. Theo NBC News, tình trạng robocall bùng nổ vì các phần mềm giá rẻ trên thị trường giúp việc thực hiện các cuộc gọi hàng loạt ngày càng dễ dàng. Nhìn chung, người dân Hoa Kỳ nhận được hàng tỷ robocall mỗi tháng. Các robocall đã làm gián đoạn hoạt động tại nhiều bệnh viện bằng cách vờ như các cuộc gọi được thực hiện từ chính bên trong bệnh viện. Những vụ lừa đảo bằng robocall như vậy đã lấy đi hàng triệu mỹ kim của người dân. Theo luật Liên bang, việc giả mạo số người gọi để lừa đảo hoặc gây hại là bất hợp pháp. Trang YouMail cho biết hầu hết các cuộc gọi robocall là lừa đảo. Tuy vậy việc thi hành án đối với các nghi can sử dụng robocall là rất khó khăn.
Các cơ quan Liên bang đã phạt những nghi can lừa đảo hàng trăm triệu mỹ kim nhưng họ không thể phát hiện được vị trí của các nghi can này để buộc họ đóng phạt. Các công ty điện thoại hiện đang phát triển một hệ thống giúp người dùng phát hiện liệu số gọi tới là giả hay thật. Luật mới yêu cầu tất cả các công ty điện thoại áp dụng hệ thống này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-donald-trump-phe-chuan-luat-giup-giam-thieu-robocall/

Thế giới 2020: Pháo hoa bị che phủ

 bởi cháy rừng, biểu tình, Brexit, tham nhũng

Dù khắp thế giới chào đón 2020 bằng pháo hoa, một số nước vẫn đang đối mặt với nhiều vấn nạn nhức nhối.
Pháo hoa khắp thế giới
Ở châu Âu, hàng triệu người đổ xuống đường xem các màn bắn pháo hoa tưng bừng, thắp sáng các công trình biểu tượng như tháp Big Ben ở London, Khải Hoàn Môn ở Paris, đền Parthenon ở Athens và điện Kremlin ở Moscow.
Kinh tế VN 2019: ‘Mặt trời’ chỉ ‘tỏa sáng’ trên báo cáo?
Thưởng Tết, nơi cao – nơi thấp và ‘vòng nguyệt quế’ Việt Nam
Ở châu Á, truyền thông Việt Nam đưa tin về các màn pháo hoa tưng bừng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh của nước này.
Còn tại Hong Kong, người dân đổ ra cảng Victoria trên những lối đi thắp đèn neon sáng rực, đẹp như tranh vẽ. Ở Nhật Bản, người dân thay phiên nhau gõ chuông ở các chùa theo truyền thống.
Với Úc, khoảng một triệu người đổ ra cầu cảng Sydney và các khu vực lân cận để xem 100.000 bông pháo hoa nổ khắp thành phố.
Tại Dubai, màn pháo hoa lộng lẫy kéo dài tới 10 phút, chiếu rọi một vùng trời trên nóc tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới, thu hút hàng trăm ngàn người chứng kiến. Dubai sẽ là chủ nhà của hội chợ quốc tế Expo 2020 – nơi trưng bày những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Thế nhưng qua màn pháo hoa, thế giới cũng tiếp tục bước vào cuộc chiến dai dẳng với các vấn nạn tiếp diễn từ năm cũ.
Tham nhũng ở Việt Nam
Việt Nam khép lại năm 2019 với hàng loạt phiên tòa xử các quan chức cấp cao vì tội tham nhũng. Điển hình là vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son bị tuyên chung thân
Quân chủng hải quân Việt Nam 2005-2010 ‘nhiều bê bối’
Ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông bị tuyên tù chung thân sau khi nộp đủ số tiền tham nhũng ba triệu đô la.
Các đồng phạm trong vụ án này, bao gồm cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, bị tuyên từ 2 đến 8 năm tù giam. Nhà nước bị thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng trong thương vụ này.
Trong tháng cuối 2019, ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, bị đề nghị kỷ luật vì các vi phạm khi còn làm Phó Thủ tướng, liên quan đến Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II).
Trước đó, ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng, bị kỷ luật cảnh cáo vì đã ký sai chủ trương của Bộ Chính trị một số văn bản về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Nhiều thứ trưởng, lãnh đạo tỉnh khác cũng bị kỷ luật như Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, nguyên Bí thư Hà Giang và hiện là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh.
Trong lực lượng vũ trang, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, ông này đã bị cách các chức vụ trong đảng, xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Cháy rừng ở Úc
Đã có thêm ba người thiệt mạng ở tiểu bang New South Wales, bốn người mất tích ở tiểu bang Victoria, cùng hàng trăm người mất nhà trong đợt cháy rừng mới nhất tại Úc. Trước đó, trong tháng Mười, có 11 người đã thiệt mạng.
Bốn triệu héc ta rừng đã bị tàn phá.
Ít nhất hơn 200 ngôi nhà ở New South Wales bị thiêu rụi khi các đám cháy rừng lan nhanh dọc bờ biển Úc.
Vào ngày đầu năm mới 2020, hàng ngàn người Úc không kịp sơ tán đã phải chạy đến bờ biển do lửa bủa vây thị trấn.
Chỉ riêng ở New South Wales, những giờ đầu của năm mới vẫn còn tới 112 đám cháy đang diễn ra; trong khi ở Victoria có 45 đám cháy.
Một số thị trấn ở phía Đông nước Úc đã phải hủy lễ mừng năm mới khi các tàu hải quân và trực thăng quân đội được huy động tới để đưa dân đi sơ tán.
Biểu tình
Ở Hong Kong, người biểu tình thúc giục đeo mặt nạ xuống đường trong cuộc diễu hành chào năm mới có tên gọi “Đừng quên 2019, bền lòng năm 2020″.
Hong Kong: Bảy cảm xúc mãnh liệt năm 2019
Tổng thống Đài Loan trích thư sinh viên HK: ‘Đừng tin Cộng sản’
Khoảng 6000 cảnh sát đã được triểu khai, trong khi lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam kêu gọi hòa giải và kiềm chế trong video phát biểu chào năm mới.
Ở Ấn Độ, hàng ngàn người trong năm qua đã xuống đường biểu tình phản đối luật quyền công dân, mà họ cho là phân biệt đối xử với người Hồi giáo và vi hiến. Các cuộc biểu tình đã kéo dài gần ba tuần qua, bất chấp Thủ tướng Narendra Modi cố gắng kiềm chế cơn thịnh nộ của dân chúng.
Brexit
Gần ba năm sau khi Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu, Thủ tướng mới nhậm chức Borish Johnson, sau khi giành được đa số nghị viện trong cuộc bầu cử tháng trước, đã hứa trong bài phát biểu chào năm mới rằng sẽ “cố gắng để hoàn thành Brexit trước cuối tháng này”.
Căng thẳng Bắc Hàn
Giữa những lời chào mừng một năm và một thiên niên kỷ mới, những căng thẳng cũ vẫn đe dọa bùng phát.
Ông Kim Jong-un kêu gọi ‘các biện pháp chủ động và tấn công’
Con tàu Mỹ thần kỳ cứu 14.000 người Bắc Hàn đêm Giáng sinh
Lãnh đạo Bắc Hàn mới đây phát biểu rằng, sẽ tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và vũ khí chiến lược mới trong tương lai gần, sau khi Mỹ không đáp ứng được thời hạn mà Bắc Hàn đưa ra về khởi động lại các vòng đàm phán hạt nhân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50963068

Thếgiới bước sang năm mới 2020 cùng nỗi lo khủng hoảng

Tú Anh
Năm 2020 đã đến với toàn thế giới. Sydney rồi Hồng Kông, Bắc Kinh, Đài Bắc, Paris cho đến New York, giao thừa được chào đón với pháo hoa tưng bừng. Dường như không khí lễ hội chỉ làm mọi người quên trong giây lát thực trạng khủng hoảng.
Theo tường thuật của AFP, tại New York, quảng trường Times Square vẫn chật cứng người như mỗi năm chờ quả cầu thủy tinh trong niềm hứng khởi pha lẫn với thực tế, thận trọng nhìn về tương lai.
Trước đó, tại Paris, cuộc đình công kéo dài gần cả tháng qua phản đối cải cách hưu trí, phương tiên giao thông công cộng hầu như không phục vụ, nhưng khoảng 300 ngàn người vẫn tập trung trên đại lộ Champs Elysées để chào đón năm mới trong tiếng nhạc, ánh sáng và pháo bông. Đây cũng là nơi diễn ra những cuộc biểu tình bạo động gần như mỗi thứ Bảy của phong trào Áo vàng, chống chính sách xã hội của chính phủ Pháp.
Tại Hồng Kông, phong trào dân chủ đón giao thừa trong tinh thần tranh đấu bất bạo động nhưng cương quyết. Đêm qua, hàng chục ngàn người cùng nhau nối vòng tay lớn, bản nhạc dạo đầu cho cuộc biểu tình lớn chống Bắc Kinh vào ngày đầu năm.
Úc : cháy rừng đẩy hàng ngàn người ra bờ biển
Nhưng khẩn trương hơn nữa là thảm nạn cháy rừng tại Úc. Thần hỏa tiếp tục đe dọa hàng loạt thành phố duyên hải miền đông nam, giết chết ít nhất 8 người trong 48 giờ qua và đẩy hàng ngàn dân cùng du khách ra bờ biển.
Tình thế nguy ngập này buộc chính phủ Úc phải huy động phương tiện quân sự, máy bay, tàu chiến di tản 4000 người bị lửa bao vây.
Từ Sydney, thông tín viên Gregory Plesse tường thuật :
Năm mới chỉ mới bắt đầu tại Úc mà tổng kết thiệt hại đã vô cùng nghiêm trọng. Sáng nay, người dân Canberra thức giấc trong đám mây bụi mịt trời. Chất lượng không khí tại thủ đô có 300 ngàn dân hôm nay bị xem là xấu nhất thế giới. Khói mù đã bay đến tận bờ biển New Zealand cách xa Úc đến 2000 cây số.
Ở ngôi làng South Cost gần đó, hơn 200 căn nhà bị thiêu hủy, một người cha và đứa con trai bị thiệt mạng. Thi thể một nạn nhân thứ ba vừa được cảnh sát tìm thấy ở bang New South Wall.
Hằng trăm ngàn người phải qua đêm ở bãi biển nhưng không phải để uống rượu đón giao thừa mà vì để trốn lửa. Đó là trường hợp của 4000 dân ở Mallacuta, thuộc bang Victoria đang bị cô lập vì cháy rừng. Họ đã được quân đội tiếp tế bằng trực thăng.
Theo thông tin đầu tiên, ở bang Victoria có 50 ngôi nhà bị cháy. Thiệt hại chắc chắc còn nặng nề hơn khi có bản tổng kết trong ngày.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200101-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-sang-n%C4%83m-m%E1%BB%9Bi-2020-c%C3%B9ng-n%E1%BB%97i-lo-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng

Giáo hoàng xin lỗi vì đập vào tay nữ tín đồ, ‘nêu gương xấu’

Giáo hoàng Francis hôm 1/1 lên tiếng xin lỗi vì đã bực tức đập mạnh vào tay của một nữ tín đồ sau khi bà chụp lấy tay ông và lôi ông lại gần, nói rằng ông đã “mất kiên nhẫn” cũng như đã “nêu gương xấu”, theo Reuters.
Giáo hoàng 83 tuổi ngỏ lời xin lỗi một ngày sau khi sự việc xảy ra khi đi quanh Quảng trường Thánh Peters.
Theo Reuters, người phụ nữ hiện chưa rõ danh tính đã bất ngờ chụp lấy tay của Giáo hoàng và kéo ông lại gần bà.
XEM THÊM:
Giáo hoàng kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong thông điệp đầu năm
Sau đó, ông đã phải dùng tay còn lại đập mạnh vào tay của người phụ nữ để giải thoát mình.
“Chúng ta, kể cả tôi, đã nhiều lần mất kiên nhẫn, và tôi xin lỗi vì hành động nêu gương xấu hôm qua”, Giáo hoàng Francis nói trước hàng nghìn tín đồ tham dự Thánh lễ đầu tiên trong năm mới 2020 tại Quảng trường Thánh Peter ngày 1/1.
Cũng nhân dịp này, Giáo hoàng Francis đã lên án việc lạm dụng phụ nữ trong xã hội hiện đại.
https://www.voatiengviet.com/a/gi%C3%A1o-ho%C3%A0ng-xin-l%E1%BB%97i-v%C3%AC-%C4%91%E1%BA%ADp-v%C3%A0o-tay-n%E1%BB%AF-t%C3%ADn-%C4%91%E1%BB%93-n%C3%AAu-g%C6%B0%C6%A1ng-x%E1%BA%A5u-/5227972.html

2020 : Một năm đầy rủi ro cho tổng thống Pháp Macron

Minh Anh
Ngày 31/12/2019 đã khép lại một năm đầy biến động xã hội tại nước Pháp. Thế nhưng, theo giới quan sát, năm 2020 này sẽ là một năm vất vả cho chủ nhân điện Elysée.
Trước hết là tình hình chính trị trong nước, bắt đầu với hồ sơ cải cách hưu bổng. Việc nguyên thủ Pháp có những lời lẽ cứng rắn trong bài phát biểu, nhấn mạnh đến quyết tâm thực hiện cải cách hưu bổng đã cho thấy rõ quan điểm không thay đổi của ông trong hồ sơ gai góc này.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay, kéo dài từ 28 ngày qua với các cuộc đình công trong ngành chuyên chở công cộng ? Nguyên thủ Pháp hy vọng có thể kết thúc các cuộc thương lượng với các nghiệp đoàn trong tháng Giêng này để có thể đưa dự luật ra thảo luận tại Quốc Hội trong tháng Hai năm 2020.
Cái giá phải trả cho cuộc đọ sức giữa chính phủ và các nghiệp đoàn trong gần một tháng qua khá là lớn (công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF thiệt hại gần nửa tỷ euro, ngành du lịch và kinh doanh bán lẻ bị thất thu mùa Noel). Đối với chính phủ Pháp, trước triển vọng dân số lão hóa, cải cách hưu bổng là cần thiết. Do vậy, mọi sự nhượng bộ của chính phủ sẽ chẳng khác gì với việc đổ thêm tiền vào một chiếc giếng không đáy mới.
Do vậy, theo nhận định của tờ báo Anh The Spectator tại Luân Đôn, được Courrier International trích dẫn lại điều này sẽ dẫn đến hệ quả kinh tế thứ hai cho tổng thống Macron : Tình hình tài chính nước Pháp đang trong tình trạng báo động đỏ. Thâm hụt ngân sách của Pháp từ nhiều năm qua đã vượt mức trần 3% do Liên Hiệp Châu Âu ấn định.
Cuộc khủng hoảng « Áo Vàng » đã làm cho Pháp tiêu tốn thêm 17 tỷ euro. Với mức tỷ lệ thất nghiệp là 8,6%, thâm thủng ngân sách của Pháp một lần nữa đã vượt ngưỡng 3% của GDP. Thế nhưng, rủi ro khủng hoảng xã hội lây lan sang các lĩnh vực khác là rất lớn. Nhiều lĩnh vực khác như ngành Y Tế, Giáo Dục hay Nông Nghiệp… cũng bắt đầu sôi sục trong thời gian qua. Phong trào « Áo Vàng » tuy không còn rầm rộ như trước, nhưng vẫn « âm ỉ » chờ thời.
Trấn an và bảo đảm phúc lợi của người dân nhưng không làm tăng thêm gánh nợ cho ngân sách không phải là một phương trình dễ giải quyết. Bruxelles gần đây đã hối thúc Paris phải có những biện pháp điều chỉnh. Trong khi đó, nợ công của Pháp lần thứ hai trong lịch sử đương đại là 100% GDP trong tháng 12/2019. Tất cả những yếu tố này đang làm suy yếu hơn nữa vị thế tổng thống Macron vào lúc ông muốn đi đầu trong phong trào cải cách châu Âu được khởi xướng cách nay gần một năm.
Sau cùng là cuộc bầu cử địa phương vào tháng Ba năm 2020. Bất ngờ xuất hiện trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, nhưng đảng Những người Cộng hòa Tiến bước LREM của ông Macron lại không có một cơ sở địa phương nào. Làm thế nào thuyết phục được lòng dân trong bối cảnh niềm tin của dân chúng vào các chính sách của đảng cầm quyền đang bị lung lay ? Bởi vì việc có được những cơ sở địa phương sẽ là bàn đạp vững chắc cho ông Macron tiến bước trong những cuộc bầu cử khác mà mục tiêu trước hết là cuộc bầu cử tổng thống 2022.
Tuy nhiên, đảng LREM cầm quyền cũng có nguy cơ hứng lấy một thất bại cay đắng trong khi đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia của bà Marine Le Pen đang tìm cách củng cố vị thế đảng chính trị hàng đầu tại
Pháp. Phải chăng, trong bối cảnh này, những lời lẽ khá cứng rắn trong bài phát biểu chúc Tết khác với giọng điệu hòa dịu năm rồi cũng là cách để nguyên thủ Pháp khẳng định ông chấp nhận đương đầu với những rủi ro trên ?
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200101-n%C4%83m-2020-m%E1%BB%99t-n%C4%83m-%C4%91%E1%BA%A7y-r%E1%BB%A7i-ro-cho-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-macron

Pháp : Tổng thống Macron

« quyết tâm cải cách hưu bổng đến cùng »

Minh Anh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong bài diễn văn cuối năm 31/12/2019 một lần nữa khẳng định « sẽ thực hiện chương trình cải cách hưu bổng đến cùng », bất chấp các cuộc đình công trong ngành chuyên chở công cộng kéo dài từ 27 ngày qua.
Theo truyền thống, diễn văn chúc tết cuối năm của các nguyên thủ Pháp rất được người dân trông đợi. Năm 2019 là một năm đặc biệt quan trọng. Nước Pháp rúng động vì các cuộc biểu tình bạo lực của phong trào Áo Vàng phản đối đời sống đắt đỏ, được tiếp nối bằng các cuộc đình công của các nhân viên ngành chuyên chở công cộng, Công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF và hãng giao thông tại Paris RATP, đòi hủy bỏ dự án cải cách hưu bổng của chính phủ.
Tối 31/12/2019, trong bài diễn văn dài 18 phút, đứng trong phòng làm việc ở điện Elysée, bên cạnh các chủ đề kêu gọi đoàn kết quốc gia, xây dựng một mô hình sinh thái mới và đề cao vai trò của các thị trưởng, nguyên thủ Pháp với lời lẽ cứng rắn, tái khẳng định quyết tâm tiến hành cải cách hưu bổng. Nguyên thủ Pháp hối thúc chính phủ thủ tướng Edouard Philippe nhanh chóng « tìm kiếm một đồng thuận ».
Tổng thống Pháp nhấn mạnh : « Chương trình cải cách mà tôi cam kết trước quý vị và đang được chính phủ đảm trách sẽ được thực thi đến cùng. Xin đừng nhầm lẫn. Tôi đã lắng nghe về chủ đề này. Điều quan trọng đây còn là cốt lõi của bản sắc Pháp. Nỗi lo sợ, sự lo lắng đang hiện rõ. Nhưng tôi còn nghe cả những lời dối trá và gian xảo. Sự hòa dịu phải vượt trên đối đầu. Nhưng hòa dịu không có nghĩa là thoái lui. Chúng ta tôn trọng cả những điểm bất đồng. Tại sao ? Chính là cho quý vị. Và các tổ chức nghiệp đoàn, giới chủ cũng muốn như vậy.
Tôi mong đợi chính phủ thủ tướng Edouard Philippe sẽ nhanh chóng tìm ra được một hướng đi, một đồng thuận trong sự tôn trọng các nguyên tắc mà tôi vừa nhắc đến
Ngay sau bài phát biểu của nguyên thủ Pháp, giới công đoàn đã có phản ứng cho rằng không có gì gây ngạc nhiên. Cuộc đình công vẫn tiếp diễn. Việc đi lại của người dân Pháp và Paris nói riêng trong ngày đầu năm 2020 tiếp tục bị đình trệ và xáo trộn.
Trong chính trường, phe đối lập không kiệm lời chỉ trích cho rằng nội dung bài diễn văn của ông Macron là thiếu cụ thể và không rõ ràng. Lãnh đạo đảng Nước Pháp Bất Khuất (La France Insoumise – LFI) trên Twitter chỉ trích « Đây không phải là những lời chúc mà là một lời tuyên chiến với hàng triệu người dân Pháp từ chối cải cách ».
Lãnh đạo đảng Cộng Sản PCF, Fabien Roussel thì cho rằng ông Macron đã chọn giải pháp « đọ sức » với người dân. Còn lãnh đạo đảng Nước Pháp vùng lên, Nicolas Dupont-Aignan lên án nguyên thủ Pháp có những lời lẽ « tự mãn », « giả dối », là người « phá hỏng hệ thống hưu bổng của nước Pháp » hay chia rẽ người dân Pháp.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200101-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-macron-%C2%AB-quy%E1%BA%BFt-t%C3%A2m-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng-%C4%91%E1%BA%BFn-c%C3%B9ng-%C2%BB

Đức: Từ 2020 bán hàng buộc phải in hóa đơn cho hàng

Thụy My
Ngày đầu tháng Giêng năm mới 01/01/2020 mang lại nhiều thay đổi, và tại Đức, một trong những cải cách đã gây ra nhiều tranh cãi. Các tiểu thương kể từ hôm nay phải in ra phiếu tính tiền khi bán ra bất kỳ món hàng này, ngay cả khi khách hàng không cần, theo một luật nhằm chống trốn thuế. Những người
chỉ trích cho rằng việc này là quan liêu và ảnh hưởng đến môi trường, nhưng chính phủ Đức không muốn hủy bỏ hay sửa đổi luật.
Thông tín viên Pascal Thibaut tại Berlin giải thích :
Một cái bánh mì nhỏ giá 30 xu, một ly cà phê mang về giá 2 euro hay tờ nhật báo… Kể từ hôm nay, các tiểu thương ở Đức bị buộc phải in ra phiếu tính tiền cho mỗi mặt hàng được bán, theo đạo luật được thông qua cách đây ba năm. Mục đích là chống trốn thuế, được Viện Thẩm kế ước tính lên đến 10 tỉ euro.
Trước khi luật này có hiệu lực, những tiếng nói chỉ trích đã tăng lên. Ngay cả ông Altmaier, bộ trưởng Kinh Tế thuộc đảng bảo thủ cũng phàn nàn : « Khi tôi mua một cái bánh mì, cũng giống như mọi người, tôi chẳng buồn nhìn đến phiếu tính tiền và nếu người bán đưa cho thì tôi cũng quẳng ngay sau đó ».
Một số người đề nghị nên ấn định số tiền tối thiểu, nếu vượt quá mức đó mới xuất phiếu. Nhưng bộ trưởng Tài Chính cũng như thủ tướng thì ủng hộ cải cách.
Giới kinh doanh tố cáo nạn bàn giấy quan liêu, và chi phí vô ích cho hàng núi giấy mà khách hàng không muốn giữ. Các tổ chức bảo vệ môi trường thì đả kích việc in ra những tờ hóa đơn nhỏ trên giấy cảm nhiệt không thể tái chế và có hại cho sức khỏe.
Những người buôn bán được hạn định đến tháng Chín phải lắp đặt một máy tính tiền điện tử có hệ thống chống gian lận. Nhưng ba phần tư tiểu thương hiện nay vẫn chưa trang bị.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200101-%C4%91%E1%BB%A9c-bu%E1%BB%99c-ph%E1%BA%A3i-in-phi%E1%BA%BFu-t%C3%ADnh-ti%E1%BB%81n-cho-kh%C3%A1ch-h%C3%A0ng

2019 ở Nga nóng nhất từ hơn 1 thế kỷ,

Tết dương lịch không có tuyết

Thụy My
Đã hơn 140 năm qua, thủ đô Matxcơva chưa bao giờ có một mùa đông « nóng » như thế. Thường thì những bông tuyết đầu tiên rơi xuống ngay từ đầu tháng Mười, và kéo dài cho đến tháng Tư. Nhưng mùa đông năm nay tuyết không hề rơi, mà chỉ có mưa. Nhiệt độ xuống dưới 0 độ, lề đường đã được rải muối để chống trượt, nhưng tuyết vẫn chưa xuất hiện. Đường băng trượt tuyết nứt nẻ, và các dụng cụ ski phải xếp xó trong các căn hộ.
Thông tín viên Paul Gogo ở Matxcơva dẫn lời một người dân tên Alexander cho biết : «Xưa nay tôi chỉ biết đến một Năm Mới tuyết trắng, nhưng nay có những loại thảm họa nào đó khiến chúng tôi không còn tuyết. Thật đáng buồn, vì không có không gian tuyết đầy ma thuật, khó thể có được không khí lễ hội».
Người Nga mừng lễ Noël của Chính thống giáo vào tuần lễ đầu tiên của tháng Giêng, nhưng đêm giao thừa dương lịch mới là thời điểm ưa thích của các gia đình để tụ họp lại. Theo truyền thống, họ bật ti vi vào nửa đêm để xem đồng hồ điện Kremlin đổ chuông.
Năm nay, tòa đô chính vốn thường phải chi ra hàng triệu rúp để xúc tuyết, giờ đây quyết định thu gom một ít tuyết rơi xuống sân trượt băng của thành phố, để dồn vào đại lộ chính. Mục đích là tạo ra không khí Noël vào lúc bắn pháo bông giao thừa.
Alina, một thiếu nữ Matxcơva nói : « Thật kỳ lạ khi không có tuyết, tôi cho rằng đó là do hiện tượng hâm nóng khí hậu ».
Tối qua, cơ quan khí tượng dự báo tuyết rơi nhiều vào đêm giao thừa. Nhiệt độ xuống dưới 0, nhưng người dân Matxcơva chỉ có được những cơn mưa.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200101-2019-%E1%BB%9F-nga-n%C3%B3ng-nh%E1%BA%A5t-t%E1%BB%AB-h%C6%A1n-1-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-t%E1%BA%BFt-d%C6%B0%C6%A1ng-l%E1%BB%8Bch-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-tuy%E1%BA%BFt

Một phụ nữ tại Romani tử vong

sau khi vô tình bị phỏng trong quá trình phẫu thuật

Vào tuần trước, một phụ nữ người Romani 66 tuổi bị ung thư tuyến tụy đã tử vong, sau khi bà bị bỏng nặng trong quá trình phẫu thuật. Vào ngày 22/12, các bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Bucharest đã điều trị cho bệnh nhân trên bằng chất khử trùng có cồn trước khi sử dụng dao mổ điện. Sau đó một ngọn lửa bùng cháy khiến bệnh nhân bị bỏng nặng. Một y  tá cho bệnh nhân vào thùng nước để dập tắt ngọn lửa này.
Cuối cùng, người phụ nữ bị bỏng tới 40% cơ thể, và bà đã tử vong một tuần sau đó. Ông Horatiu Moldovan, thứ trưởng Romani cho hay, các bác sĩ phẫu thuật lẽ ra nên nhận thức được rằng, việc sử dụng chất khử trùng có cồn là điều cấm trong quá trình phẫu thuật thực hiện với dao mổ điện. Vào hôm thứ hai (30/12), ông Emanuel Ungureanu, một chính trị gia Romani đã đệ đơn khiếu nại hình sự lên văn phòng tổng công tố, để những người sai phạm trong trường hợp này có thể chịu hậu quả đến từ luật pháp. Sự việc trên cho thấy chất lượng thấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Romani, với các thiết bị lỗi thời, thiếu bác sĩ và nhiều vụ bê bối.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-phu-nu-tai-romani-tu-vong-sau-khi-vo-tinh-bi-phong-trong-qua-trinh-phau-thuat/

Carlos Ghosn:

Cựu lãnh đạo Nissan trốn thoát khỏi Nhật thế nào?

Ông từng là một trụ cột chính của ngành công nghiệp xe hơi với vị trí đỉnh cao ở Nhật Bản.
Rồi ông trở thành một trong những nghi phạm hình sự nổi tiếng nhất của đất nước này. Và bây giờ, ông là một kẻ chạy trốn quốc tế.
Carlos Ghosn, cựu chủ tịch và là triệu phú của tập đoàn Nissan, đã dành nhiều tháng để chuẩn bị ra tòa về các cáo buộc sai trái tài chính. Ít nhất, đó là những gì chính quyền Nhật Bản tin và điều tra.
Cựu chủ tịch Nissan trốn khỏi Nhật đến Lebanon
Nhật Bản chính thức khởi tố cựu chủ tịch Nissan
Người Việt ‘đầu bảng về phạm pháp’ tại Nhật
Hồi tháng Tư, ông trả 1 tỷ yên (6,8 triệu bảng; 8,9 triệu USD) để được tại ngoại hầu tra.
Ông bị theo dõi bởi một camera an ninh suốt 24 giờ được lắp đặt bên ngoài nhà của mình. Ông cũng bị hạn chế sử dụng công nghệ, và bị cấm đi ra nước ngoài.
“Chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Tôi chết lặng”, luật sư của ông là Junichiro Hironaka nói với các phóng viên ở Tokyo ngay sau khi biết về chuyến bay của ông Ghosn. “Tôi muốn hỏi ông ấy, ‘Làm sao ông lại có thể làm điều đó với chúng tôi?’.”
Một câu hỏi quan trọng khác là: làm thế nào ông ta làm được điều đó?
Lối thoát âm nhạc?
Kênh truyền hình Lebanon MTV đưa tin rằng ông Ghosn đã trốn khỏi nơi cư trú ở Tokyo với sự hỗ trợ của một nhóm bán quân sự đội lốt nhóm nhạc công.
Tin cho hay nhóm nhạc đã tới biểu diễn tại nhà của ông và ngay sau khi họ kết thúc, người đàn ông 65 tuổi này đã trốn trong một hộp nhạc cụ lớn, sau đó được đưa đến một sân bay địa phương.
Nếu điều này thực sự xảy ra, thì ông Ghosn, người có chiều cao 167cm có thể đã phải nằm ép trong tư thế rất chật chội.
Theo câu chuyện của MTV, sau đó ông được đưa bằng máy bay sang Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi đến Lebanon bằng máy bay riêng.
Đài truyền hình không cung cấp bằng chứng cho giả thuyết này, vốn đã và đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
Nhưng việc ngụy trang cho một bộ phim gián điệp không phải là chuyện lạ lẫm gì với ông Ghosn.
Vào tháng Ba, trong một nỗ lực tránh mặt các nhà báo, ông đã rời khỏi nhà tù bằng cách cải trang thành công nhân xây dựng. Người ta đã phát hiện ra ngay và ông bị chế giễu trên truyền thông; luật sư của ông đã xin lỗi ngay vì “kế hoạch nghiệp dư này”.
Vai trò của bà Carole Ghosn
Vụ bỏ trốn của cựu CEO từ Tokyo đến Beirut được lên kế hoạch tỉ mỉ trong khoảng thời gian vài tuần, theo tờ Wall Street Journal.
Tờ báo trích dẫn một số nguồn tin không xác định, cho biết một nhóm đã được điều động cẩn thận để thực hiện âm mưu này.
Nhóm này được cho là bao gồm các đồng phạm ở Nhật Bản, những người đã vận chuyển ông Ghosn từ nhà của ông và lên một chiếc máy bay phản lực riêng để bay tới Istanbul. Từ đó, ông tiếp tục hành trình đến Beirut, nơi ông hạ cánh vào đầu giờ sáng ngày 30/12.
Trang web theo dõi máy bay FlightRadar24 cho thấy một máy bay phản lực tư nhân Bombardier Challenger hạ cánh xuống bay quốc tế Beirut-Rafic Hariri ngay sau 04:00 giờ sáng giờ địa phương. Ông Ghosn sau đó đã gặp vợ mình là Carole, người sinh ra ở thành phố này và tham gia rất nhiều vào vụ việc này, tờ Wall Street Journal cho biết.
Một loạt báo đưa tin Carole Ghosn là nhân vật chính đằng sau kế hoạch để lo tiền tại ngoại cho chồng mình cũng như vụ trốn khỏi Nhật Bản.
Bà đã nói chuyện với chồng mình trong hơn một giờ vào ngày 24/12, luật sư Nhật Bản của ông Ghosn nói.
Cặp đôi trước đó đã bị cấm gặp gỡ hoặc liên lạc theo các điều kiện qui định của việc tại ngoại nghiêm ngặt đối với ông Ghosn.
Sau khi chồng mình đến Lebanon, bà Ghosn nói với tờ Wall Street Journal rằng cuộc đoàn tụ của họ là “món quà tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi”. Bà không bình luận về cáo buộc liên quan đến việc dính líu của mình vào vụ giúp chồng đào thoát.
Đầu năm nay, bà nói với BBC: “Tôi muốn chồng tôi trở lại. Tôi muốn ông ấy ở bên tôi. Tôi biết ông ấy vô tội.”
Carlos Ghosn lớn lên ở Lebanon, sở hữu nhà ở đó và là một nhân vật nổi tiếng. Ông thậm chí còn xuất hiện trên một trong những con tem bưu chính của nước này.
Ông đã nhiều lần phủ nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào.
Ba hộ chiếu
Hiện vẫn còn các câu hỏi về giấy tờ mà ông Ghosn sử dụng để nhập cảnh vào Lebanon. Ông có ba hộ chiếu – Brazil, Pháp và Lebanon – nhưng nhóm pháp lý của ông cho rằng họ giữ tất cả các hộ chiếu này khi ông rời Nhật Bản.
Người ta không biết liệu ông Ghosn có giữ hộ chiếu kép hay không – vì đôi khi các doanh nhân được phép có hai hộ chiếu cùng nội dung.
Tờ báo Le Monde của Pháp nói rằng ông đi bằng thẻ căn cước; những người khác đã đưa tin rằng ông đã sử dụng hộ chiếu Pháp hoặc một danh tính giả với giấy tờ giả mạo. Bộ Ngoại giao Lebanon chưa cho biết ông Ghosn vào đất nước họ bằng hộ chiếu nào, nhưng khẳng định rằng ông vào nước này một cách hợp pháp.
Vụ việc về chuyến bay đào thoát cho ông Ghosn gây ra đã gây ra phản ứng từ Nhật Bản. Một chính trị gia Nhật Bản hỏi liệu ông “có sự hỗ trợ của nước nào đó” hay không. Một cựu thống đốc của Tokyo đã thẳng thắn hơn, cáo buộc Lebanon liên quan trực tiếp.
“Chính phủ không liên quan gì đến quyết định của [ông Ghosn] tới đây,” Bộ trưởng Lebanon Salim Jreissati được New York Times dẫn lời. “Chúng tôi không biết làm sao ông ta đến đây được.”
Không có thỏa thuận dẫn độ giữa Nhật Bản và Lebanon, điều đó có nghĩa là tương lai của phiên tòa xét xử ông Ghosn hiện đang đầy rẫy những điều không chắc chắn.
Nhật Bản viện trợ hàng triệu cho Lebanon và có thể sẽ muốn ông Ghosn trở lại.
Nhưng chắc chắn rằng họ sẽ phải trả lời các câu hỏi về việc làm thế nào mà một nghi phạm “có sừng có mỏ” như vậy lại có thể ra khỏi Nhật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50965411

Carlos Ghosn tuyên bố sẽ phản công tư pháp Nhật Bản

Tú Anh
Tokyo chới với. Cựu chủ tịch tập đoàn Renault-Nissan trốn thoát sang Liban mà không ai hay biết. Trong một thông cáo báo chí, Carlos Ghosn xác định ông đang ở Liban và sẽ « phát biểu tự do » với truyền thông để tố cáo « chế độ tư pháp thiếu vô tư kết tội người trước khi xét xử ». Phản ứng của công luận Nhật Bản ra sao ?
Từ Tokyo, thông tín viên Frederic CHARLES tường thuật :
Sự kiện Carlos Ghosn trốn thoát qua Liban cho thấy nhân vật mà ai cũng biết mặt vẫn có thể rời nước Nhật mà không một ai hay biết. Đây là lời bình phẩm trên các mạng xã hội tại Nhật Bản.
Sở di trú của Nhật cũng không tìm thấy dấu tích Carlos Ghosn ghi lại trên hệ thống điện toán lẫn video theo dõi.
Một cựu chưởng lý cho rằng cần phải siết chặt các biện pháp tại ngoại hầu tra đối với nghi can là người ngoại quốc. Các biện pháp trói buộc áp dụng cho cựu chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn Renault-Nissan đầy đủ cả trừ tính nghiêm khắc.
Từ Liban, ông Carlos Ghosn có thể tự do tung hoành trên các phương tiện truyền thông. Với sự trợ giúp của các chuyên gia, ông có thể tấn công hệ thống tư pháp Nhật Bản, lên án âm mưu chính trị – công nghiệp, theo nhận định của cộng đồng mạng ở Nhật Bản.
Không ai tại Nhật chịu khó nhắc lại là ông Carlos Ghosn bị cáo buộc bốn trọng tội : hai tội khai man về thu nhập và hai tội bội tín. Ông chạy trốn không phải là không có lý do. Công tố Nhật sắp quy cho nghi can thêm một loạt tội danh nghiêm trọng khác khiến ông phải sợ.”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200101-carlos-ghosn-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%BD-ph%E1%BA%A3n-c%C3%B4ng-t%C6%B0-ph%C3%A1p-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n

Bắc Hàn dọa nối lại

việc thử hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói ông chấm dứt việc tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và thử tên lửa tầm xa vốn được áp dụng trong thời gian đàm phán với Hoa Kỳ.
Ông Kim cũng nói nước ông sẽ sớm đưa ra “một loại vũ khí chiến lược mới”.
Ông Kim Jong-un kêu gọi ‘các biện pháp chủ động và tấn công’
Nỗ lực giảm căng thẳng Hàn-Nhật tại Thành Đô
Nga, Trung Quốc đề xuất dỡ bỏ trừng phạt với Bắc Hàn
Tuy nhiên, ông để ngỏ cánh cửa đối thoại, và nói phạm vi thử sẽ tùy thuộc vào “thái độ” của Mỹ.
Tiến trình đàm phán đình trệ trong vài năm qua do Washington khước từ bãi bỏ các lệnh trừng phạt cho tới khi Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của mình.
Bắc Hàn đã tiến hành một số các vụ thử vũ khí nhỏ vào cuối năm 2019, trong cái được coi như nỗ lực nhằm gây áp lực khiến Hoa Kỳ nhượng bộ.
Nhưng lệnh đình chỉ thử hạt nhân và thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể tới được lãnh thổ Mỹ mà Bắc Hàn tự tuyên bố đã là một trong những cơ sở để nước này đàm phán với Washington.
Bình Nhưỡng đã không tiến hành các vụ thử đó kể từ 2017 tới nay.
Ông Kim nói gì?
Những bình luận của ông Kim được đưa ra vào lúc kết thúc kỳ họp bốn ngày các lãnh đạo đảng cầm quyền của Bắc Hàn tại Bình Nhưỡng, một sự kiện bất thường diễn ra vào thời điểm này trong năm.
Hôm 01/01/2020, truyền thông nhà nước tường thuật rằng ông nói Bắc Hàn không còn chịu ràng buộc bởi lệnh đình chỉ tự tuyên bố nữa, bởi Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành các vụ tập trận chung với Nam Hàn và tăng cường các lệnh trừng phạt.
“Trong điều kiện đó, không có cơ sở gì để chúng ta phải tiếp tục đơn phương tuân thủ cam kết đó, cam kết không có phía bên kia tham gia, và điều này làm nguội lạnh các nỗ lực của chúng ta trong việc giải trừ hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt nhân toàn cầu,” hãng tin KCNA trích dẫn lời ông Kim.
Ông đe dọa rằng “thế giới sẽ chứng kiến một vũ khí chiến lược mới” của Bắc Hàn “trong tương lai gần”, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Những bình luận của ông Kim trong cuộc họp đảng cũng thừa nhận rằng lệnh trừng phạt của Mỹ đã đánh mạnh vào kinh tế nước này, và khó có khả các lệnh đó sẽ được sớm gỡ bỏ. Ông cảnh báo người dân Bắc Hàn sẽ phải “thắt lưng buộc bụng”.
Đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun giục Bắc Hàn đáp lời kêu gọi đàm phán
Tên lửa của Bắc Hàn và quyết định ‘quà Giáng sinh’ của Kim Jong-un
Mỹ phủ nhận đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn thất bại
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Bắc Hàn không nhắc tới ông Donald Trump hay Nam Hàn, và điều này được các nhà quan sát coi như động thái mềm mỏng bớt, so với những lời lẽ đanh thép hung hăng trước đó của ông trong những tháng gần đây.
Các bình luận được công bố của ông Kim có vẻ như đã được đưa ra trong bài diễn văn Ngày Đầu Năm thường lệ.
Các bài diễn văn vào ngày này trước đây thường nêu ra những thay đổi trong đường lối chính sách đối với các kẻ thù quốc tế của Bình Nhưỡng. Bài phát biểu năm nay cũng có nội dung tương tự.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trên đường tới một sự kiện đón Năm Mới ở Florida nói với các phóng viên rằng ông và ông Kim “đã ký một thỏa thuận, nói về việc giải trừ hạt nhân”.
“Tôi nghĩ ông ấy là người giữ lời,” ông Trump nói.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói ông hy vọng là Bắc Hàn sẽ chọn hòa bình thay vì chiến tranh.
Diễn biến các năm qua
Trong suốt 2017, Bắc Hàn thử các thiết bị hạt nhân và ICBM có khả năng vươn tới được lãnh thổ Mỹ.
Ngày 01/01/2018, ông Kim Jong-un nói ông “cởi mở đối với việc đối thoại” cùng cả Nam Hàn lẫn Hoa Kỳ.
Tháng 6/2018: Ông Kim và ông Trump có kỳ họp lịch sử, gặp mặt lần đầu tiên tại Singapore, đồng ý giải trừ hạt nhân với các điều khoản mập mờ, không cụ thể.
Ông Kim Jong-un cũng gặp Tổng thống Nam Han Moon vài lần, trong đó có một lần trên lãnh thổ Bắc Hàn.
Tháng 2/2019, ông gặp lại ông Donald Trump tại Việt Nam, nhưng cuộc họp đã kết thúc sớm mà không đạt thỏa thuận nào.
Trong tháng Sáu cùng năm, họ có một cuộc họp “ngẫu hứng” mang tính biểu tượng tại khu phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên
Tuy nhiên, quan hệ Hoa Kỳ – Bắc Hàn đã xấu đi trong các tháng cuối năm 2019.
Hồi tháng Năm, Bắc Hàn bắt đầu thử tên lửa tầm ngắn trở lại; hai bên cũng khẩu chiến với ngôn ngữ thù nghịch ngày càng tăng.
Bình Nhưỡng ra hạn chót cho Washington là cuối năm 2019 phải gỡ bỏ các lệnh trừng phạt và dọa nếu không, Hoa Kỳ sẽ nhận được một “món quà Giáng Sinh”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50964768

‘Đường mới’ Kim Jong-un có thể đi

Lời kêu gọi “chủ động và tấn công” của Kim Jong-un có thể báo hiệu “con đường mới” ông lựa chọn là quay lại với các hành động khiêu khích.
Tại hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban trung ương khoá 7 đảng Lao động Triều Tiên (WPK) hôm 29/12, Kim Jong-un đưa ra yêu cầu với các lĩnh vực đối ngoại, ngành quân khí và lực lượng vũ trang, nhấn mạnh sự cần thiết “phải thực hiện các biện pháp tích cực và tấn công để đảm bảo đầy đủ chủ quyền và an ninh đất nước”.
Hội nghị được triệu tập từ hôm 28/12 và diễn ra nhiều ngày. Nhà phân tích Cheong Seong-Chang tại Viện Sejong ở Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên từ khi ông Kim cầm quyền, một cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương đảng được tổ chức hơn một ngày.
Cheong cho rằng ông Kim có nhu cầu cấp bách đưa ra những thay đổi lớn về chính sách khi đối mặt với các lệnh trừng phạt và áp lực dai dẳng của Mỹ. Theo nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc, toàn bộ lao động ở nước ngoài của Triều Tiên phải về nước trước hạn chót 22/12, khiến nền kinh tế Triều Tiên thêm khó khăn.
“Có thể hiểu phát ngôn của ông Kim là Triều Tiên coi 2020 là một năm rất có ý nghĩa trong việc quản lý quốc gia cũng như xây dựng kinh tế”, Kim Dong-yub, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kyungnam nói. “Cũng có thể đảng Lao động Triều Tiên coi 2020 như một năm mang tính quyết định đối với sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un và sự ổn định của chính quyền”.
Bình Nhưỡng yêu cầu Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế như điều kiện tiên quyết để phi hạt nhân hóa, trong khi Washington muốn Triều Tiên có những bước đi thực tế hơn trong việc từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Ông Kim nhiều lần cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ theo đuổi “con đường mới” nếu Mỹ vẫn duy trì lệnh trừng phạt.
Trung Quốc và Nga, các đối tác kinh tế lớn nhất của Triều Tiên, hồi đầu tháng 12 đề xuất nới lỏng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng, nhưng không được Mỹ chấp thuận. Các nhà phân tích nói rằng Kim Jong-un có khả năng tìm cách khai thác sự cạnh tranh giữa Washington, Bắc Kinh và Moskva.
“‘Con đường mới’ nhiều khả năng là ‘bình mới rượu cũ’ khi phi hạt nhân hóa không còn nằm trên bàn đàm phán”, Henry Feron, từ Trung tâm Chính sách Quốc tế ở Mỹ, cho biết. “‘Mới’ ở đây nghĩa là nó sẽ khác với lập trường thúc đẩy hoạt động ngoại giao trong hai năm qua, mà sẽ quay lại với lập trường Triều Tiên đã duy trì trong thời Obama”.
“Họ sẽ tập trung vào phát triển song song đòn bẩy quân sự và kinh tế để đứng vững trước các lệnh trừng phạt, đồng thời yêu cầu hòa bình và bình thường hóa quan hệ vô điều kiện trước khi bắt đầu bất kỳ thảo luận nào về phi hạt nhân hóa”, Feron nói.
Trước khi bắt đầu nỗ lực ngoại giao với Mỹ năm 2018, Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên đã hoàn thành chiến lược “kinh tế, quân sự cùng tiến” và sẽ tập trung vào phát triển kinh tế. Ông cam kết sẽ mang lại sự thay đổi đáng kể cho người dân Triều Tiên, nhưng lời hứa đó đến nay chưa thành hiện thực, khi áp lực trừng phạt đang bóp nghẹt nền kinh tế nước này.
“Các biện pháp tích cực và tấn công có thể là hành động khiêu khích cao đối với Mỹ và cả Hàn Quốc”, Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, nói.
Kim Jong-un sẽ thể hiện rõ hơn dụng ý của mình trong bài phát biểu năm mới ngày 1/1/2020. Đây là diễn văn mừng năm mới thứ 8 của ông Kim, sau khi ông nối lại truyền thống bắt đầu từ thời ông nội, lãnh đạo sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Bài phát biểu sẽ tổng kết công việc đã làm và đặt ra mục tiêu cho tương lai.
“Diễn văn năm mới của ông Kim phát triển theo thời gian, những năm đầu ông đứng trước bục phát biểu trong bộ đồng phục đảng, sau đó ông chuyển sang ngồi trong văn phòng khi mặc vest và đeo cà vạt kiểu phương Tây năm 2019″, nhà phân tích Rachel Minyoung Lee tại trang NK News nói.
Bình Nhưỡng trong thời gian qua đã tăng cường áp lực với Mỹ bằng các thử nghiệm tên lửa tầm ngắn và pháo phản lực. Lee cho rằng Triều Tiên năm 2020 có khả năng nối lại thử nghiệm tên lửa tầm xa như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), bom hạt nhân và “các hành động khiêu khích quân sự chống lại Hàn Quốc”, những hoạt động họ đã dừng kể từ năm 2017.
Nhà phân tích Cheong cũng cho rằng ông Kim có thể đã tái khẳng định cam kết tăng cường chương trình hạt nhân và tên lửa trong cuộc họp Ủy ban Trung ương đảng, vì chỉ huy của lực lượng chiến lược quân đội Triều Tiên có mặt trong sự kiện ngày 28/12.
Tuy nhiên, một vụ phóng ICBM sẽ khiến tình hình leo thang nhanh chóng và có nguy cơ làm Trung Quốc tức giận. Bắc Kinh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định tại khu vực mà họ coi là sân sau. Còn Trump không muốn quay trở lại với thời kỳ hai bên khẩu chiến kịch liệt, khiến ông tung ra lời đe dọa “trút lửa và thịnh nộ” lên Triều Tiên năm 2017. Ông muốn đạt được thỏa thuận với Bình Nhưỡng, theo Joseph Yun, cựu đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên.
“Ưu tiên cao nhất đối với Tổng thống Trump chắc chắn là tái đắc cử”, ông nói. Vì vậy, quay trở lại tình trạng đối đầu trong quá khứ “sẽ khiến ông không thể thể hiện hình ảnh ‘bậc thầy đàm phán’ mà ông mong muốn, đặc biệt là khi ông có ít thành quả để khoe, sau khi rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32398-duong-moi-kim-jong-un-co-the-di.html

Ông Kim Jong Un bỏ qua bài diễn văn năm mới,

nhưng không từ bỏ hạt nhân

Hôm 31/12, lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố chế độ sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và ra mắt “vũ khí chiến lược” mới trong tương lai gần, nếu như Mỹ không chấm dứt các lệnh trừng phạt kinh tế, theo trang Korea Herald hôm 01/01/2020.
Ông Kim phát biểu như trên trong hội nghị bốn ngày của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, được Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA loan tin.
Ca ngợi sự thay đổi vị thế của đất nước, ông Kim nói rằng không cần phải bị ràng buộc bởi lệnh cấm tự áp đặt của mình, khi Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc tập trận quân sự, sử dụng vũ khí tiên tiến, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, KCNA đưa tin.
Hôm 31/12, ông Kim nói rằng “sẽ không bao giờ” phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nếu Mỹ “kiên trì chính sách thù địch đối với” nước này, CNN dẫn truyền thông Triều Tiên cho biết hôm 01/01.
XEM THÊM:
Kim Jong Un sẽ công bố ‘lộ trình mới’ với Mỹ trong diễn văn đầu năm 2020
Ông Kim được dự kiến sẽ đọc bài diễn văn đầu năm mới được truyền hình, nhưng cho đến cuối ngày 01/01 giờ địa phương, truyền thông nhà nước vẫn không phát sóng sự kiện này, dẫn đến suy đoán rằng ông Kim đã truyền tải tất cả những gì ông muốn nói và không đọc bài diễn văn đầu năm 2020, theo trang NPR.
Hãng tin AFP nói ông Kim Jong Un dường như bỏ qua bài diễn văn năm mới, và các nhà phân tích cho rằng hành động này có thể là để tránh phạm phải những sai lầm như trong hai năm hai năm vừa qua khi giao thiệp với Hoa Kỳ.
Kể từ năm 2013 đến năm 2019, ông Kim đều đọc bài phát biểu đầu năm, sau khi ông tái tục truyền thống mà trước đó ông nội của ông – lãnh tụ sáng lập của Triều Tiên Kim Nhật Thành – đã khởi xướng.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-kim-jong-un-bo-qua-bai-dien-van-nam-moi/5228076.html

Lãnh đạo Đài Loan từ chối đề nghị

thống nhất của Trung Quốc theo mô hình Hong Kong

Ngày 1/1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, nước này sẽ không chấp nhận mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hong Kong.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Đài Loan thì nói họ là một quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.
Bà Thái, người sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11/1 tới, cũng tuyên bố trong một bài phát biểu năm mới rằng, để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính phủ của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh tăng áp lực.
Đài Loan: Hàn Quốc Du và Thái Anh Văn tranh chức tổng thống
Chỉ 3% người Đài Loan muốn ‘về với Trung Quốc’
Nỗi sợ hãi với sự cai trị của Trung Quốc đã trở thành một yếu tố chính trong chiến dịch tranh cử của bà Thái, và ngày càng được củng cố bởi cáccuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đã diễn ra trong nhiều tháng qua.
Bà Thái nhấn mạnh rằng, người dân Hong Kong đã cho thấy rằng, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” chắc chắn không khả thi.
Tình hình Hong Kong ngày càng xấu đi. Và niềm tin vào mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã bị suy giảm bởi sự lạm quyền của chính quyền – bà Thái nói.
Hong Kong đã bị ảnh hưởng bởi nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, do phẫn nộ lan rộng trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát Hong Kong, bất chấp những lời hứa duy trì sự tự trị của hòn đảo nguyên là thuộc địa cũ này của Anh.
‘Cuộc chiến chỉnh sửa’ của TQ và Đài Loan trên Wikipedia
‘Chúa của chúng tôi là Trung Quốc’
TQ tập trận trong lúc Thái Anh Văn ở Mỹ
Huawei bị công kích do coi Đài Loan là nước độc lập
Hôm 31/12, Quốc hội Đài Loan cũng đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập, nhằm chống lại các ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc, khiến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh gia tăng.
Bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rawngfm luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng bà Thái và Đảng Dân Tiến của bà đang thúc đẩy việc hòn đảo này có nền độc lập chính thức. Bắc Kinh đe doạ sẽ có chiến tranh nếu bất kỳ động thái nào như vậy diễn ra.
Bà Thái nhắc lại rằng bà sẽ không đơn phương thay đổi hiện trạng với Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50963388

Đài Loan thông qua dự luật chống phá hoại

Tin Đài Bắc, Đài Loan – Các nhà lập pháp ủng hộ độc lập tại Đài Loan vào thứ Ba đã thông qua một dự luật gây tranh cãi, trong phiên họp cuối cùng của quốc hội trong năm 2019. Dự luật chống phá hoại được thông qua bởi quốc hội do đảng Dân Chủ tiến bộ DPP kiểm soát, và dự kiến sẽ làm tồi tệ thêm quan hệ của đảo quốc này với Trung Cộng. Dự luật mới sẽ hình sự hóa các hoạt động chính trị được ủng hộ hay tài trợ bởi các lực lượng thù địch nước ngoài, bao gồm cả Trung Cộng.
Các chính trị gia đối lập, chủ yếu là những người thuộc Quốc Dân đảng thân Trung Cộng, đã chỉ trích dự luật, gọi đây là nỗ lực của Tổng Thống Thái Anh Văn và chính phủ của bà nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến vào trước cuộc bầu cử ngày 11 tháng 1. Một số dân biểu cũng tẩy chay và bỏ không tham gia phiên bỏ phiếu cho dự luật. Trong khi đó, đảng cầm quyền DPP nói, dự luật mới là nhằm chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc gây ảnh hưởng chính trị và phá hoại thể chế dân chủ của hòn đảo, thông qua việc tài trợ bất hợp pháp cho chính trị gia và các hãng truyền thông. Sau phiên bỏ phiếu, Tổng Thống Thái Anh Văn viết lên Facebook rằng, việc ngăn chận sự phá hoại của Trung Cộng là điều mà mọi quốc gia khác trên thế giới đang làm. Dự luật mới chỉ chống lại các hành động phá hoại và sẽ không cản trở sự trao đổi giữa 2 nước. Sau khi được phê chuẩn, dự luật mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng sau.
Theo luật mới của Đài Loan, bất kỳ người nào nhận tài trợ, hướng dẫn, hoặc quyên góp, từ thế lực nước ngoài để tổ chức tuần hành, vận động tranh cử, vận động hành lang với chính quyền hoặc các chính trị gia, hoặc cản trở trật tự xã hội, đều có thể bị phạt tù tối đa 5 năm và bị phạt tối đa 332,000 Mỹ kim.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/dai-loan-thong-qua-du-luat-chong-pha-hoai/

Hong Kong khởi đầu 2020 với đợt biểu tình mới

Người biểu tình Hong Kong chào đón thập kỷ mới bằng một cuộc tuần hành ngày Tết Dương lịch, với hàng chục ngàn người tham gia xuống đường ủng hộ dân chủ.
Mặc dù cuộc tuần hành nhìn chung là ôn hòa, bạo lực nổ ra ở một vài nơi và cảnh sát đã dùng hơi cay.
Vào đêm giao thừa, người biểu tình nối tay nhau thành những mắt xích người trải dài hàng cây số trên các con phố tấp nập ở khu mua sắm.
Biểu tình Hong Kong: Đụng độ đêm Giáng sinh
TQ ‘chống nước ngoài’ can thiệp vào Hong Kong
Trump ký luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong
Hơn sáu tháng sau khi các cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra, người biểu tình tập trung đếm ngược đón giao thừa ở Cảng Victoria.
Họ hô to: “Mười! Chín! Giải phóng Hong Kong, cách mạng bây giờ!”
Ở quận Mong Kok sầm uất, có người châm lửa đốt các rào chắn khi trời tối và đốt pháo hoa, làm gián đoạn giao thông.
Cảnh sát dùng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở đường Nathan Road ở Mong Kok và xịt hơi cay và bắn đạn cao su, tờ South China Morning Post đưa tin.
Chừng 40 dân biểu và các vị chức sắc từ 18 quốc gia gửi một bức thư ngỏ tới lãnh đạo Hong Kong bà Carrie Lam vào đêm giao thừa, thúc giục bà “tìm con đường ra thực sự cho cuộc khủng hoảng bằng cách giải quyết nỗi bất bình của người Hong Kong”.
Điều gì gắn kết làn sóng biểu tình toàn cầu năm 2019?
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu hồi tháng Sáu do dự luật dẫn độ, nhưng từ đó đã trở thành một phong trào rộng hơn đòi dân chủ toàn diện.
Một số người biểu tình theo khẩu hiệu: “Năm yêu cầu, không kém!”
Các yêu cầu của họ gồm: ân xá cho những người bị bắt, một cuộc điều tra độc lập về việc cảnh sát dùng bạo lực, phổ thông đầu phiếu và không coi các cuộc biểu tình là ‘bạo động’. Yêu cầu thứ năm – việc rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi – đã được đáp ứng.
Cho tới nay, hơn 6.500 người đã bị bắt sau các cuộc biểu tình.
‘Tự do không miễn phí’
Vào lúc 14h00 ngày đầu năm mới, người dân đủ các độ tuổi tập trung để tuần hành từ Công viên Victorria. Có người đeo mặt nạ, bất chấp lệnh cấm che mặt, và mang biểu ngữ với dòng chữ “Tự do không miễn phí”.
“Thật khó mà nói câu ‘Chúc mừng năm mới’ vì người Hong Kong không vui,” một người đàn ông tên Tung nói, hãng tin Reuters tường thuật.
“Trừ khi cả năm yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng, và cảnh sát nhận trách nhiệm về bạo lực họ gây ra, lúc đó chúng tôi mới thực sự có một năm mới vui vẻ.”
Cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ do Mặt trận Nhân quyền Dân sự (Civil Human Rights Front -CHRF) tổ chức. Mặt trận này đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có sự tham gia của hàng triệu người.
“Chính phủ đã bắt đầu đàn áp từ trước khi Năm Mới đến… ai bị đàn áp, chúng tôi sẽ sát cánh bên họ,” ông Jimmy Sham, một lãnh đạo của CHRF và nhà hoạt động chính trị lâu năm, nói.
Bản thân ông Sham phải nhập viện hồi tháng Mười sau khi ông bị một nhóm người cầm búa rìu tấn công.
Trong bài phát biểu ngày đầu năm, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Bắc Kinh sẽ “kiên quyết gìn giữ sự thịnh vượng và ổn định” của Hong Kong.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50965218

Cảnh sát Hong Kong bắn hơi cay

trong cuộc tuần hành đầu năm 2020

Ngày 01/01, cảnh sát Hong Kong đã bắn hơi cay vào đám đông tuần hành ngay vào ngày đầu năm mới 2020 với hàng chục ngàn người tham gia, bao gồm cả gia đình và trẻ em, theo Reuters.
Được biết đây là một cuộc tuần hành ôn hòa yêu cầu chính quyền nhượng bộ nhiều hơn sau hơn nửa năm biểu tình, nhưng tình hình lại trở nên xấu đi khi diễn ra căng thẳng giữa cuộc tuần hành. Reuters cho biết cảnh sát bắn hơi cay giải tán người biểu tình ở quận Wanchai.
Các phóng viên của Reuters tại hiện trường cho biết trong số những người biểu tình, nhiều người đeo mặt nạ và mặc đồ đen, tập hợp lại và thành lập một vòng dây, ném một vài quả bom xăng và bung những chiếc ô để che chắn.
Cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hiện do Mặt trận Nhân quyền Dân sự (Civil Human Rights Front) tổ chức. Đây cũng chính là nhóm đã tổ chức một số cuộc tuần hành vào năm ngoái thu hút hàng triệu người tham gia.
“Chính phủ bắt đầu đàn áp trước khi năm mới bắt đầu … bất cứ ai bị áp bức, chúng tôi sẽ sát cánh cùng họ,” ông James Sham, một trong những người lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền Dân sự, cho Reuters biết.
Tính đến nay tại Hong Kong đã diễn ra sáu tháng biểu tình chống chính phủ và đã kéo dài sang năm 2020, theo đó người biểu tình yêu cầu chính quyền thực thi nền dân chủ đầy đủ và tiến hành một cuộc điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát đàn áp người biểu tình.
Trong diễn văn đầu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Bắc Kinh “sẽ kiên quyết bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định” của Hong Kong dưới cái gọi là khuôn khổ “một quốc gia, hai hệ thống.”
Nhiều người ở Hong Kong tức giận vì Bắc Kinh kiểm soát quá chặt chẽ thành phố này. Khi được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, Hong Kong được hứa hẹn sẽ có quyền tự trị cao theo khuôn khổ trên.
Một nhóm gồm 40 nghị sĩ và chức sắc từ 18 quốc gia đã viết một bức thư ngỏ tới Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam vào đêm giao thừa (31/12), thúc giục bà tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách giải quyết sự bất bình của người dân.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-hong-kong-ban-hoi-cay-2020/5227878.html

Năm mới 2020 :

Một triệu người Hồng Kông biểu tình dưới hơi cay

Thụy My
Trên một triệu người hôm nay 01/01/2020 đã biểu tình đòi dân chủ theo lời kêu gọi của Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông (FCDH). Sau nhiều tiếng đồng hồ tuần hành ôn hòa, đã xảy ra một số vụ đụng độ. Cảnh sát xịt hơi cay và vòi rồng, người biểu tình đối phó bằng bom xăng và tấn công vào các cơ sở thương mại thân Bắc Kinh. Có khoảng 400 người biểu tình đã bị bắt.
Tối qua đông đảo người dân đã biểu tình tự phát với những chuỗi người nắm tay nhau kéo dài nhiều cây số. Khi vừa bước qua những giây phút đầu của năm mới 2020, họ cùng hô khẩu hiệu « Giải phóng Hồng
Kông, cách mạng thời đại », và hát bài « Nguyện vinh quang quy Hương Cảng ». Cảnh sát dùng hơi cay và bắn đạn cao su vào đám đông để giải tỏa một số trục đường.
Thông tín viên Stéphane Lagarde có bài phóng sự về đêm giao thừa ở Hồng Kông :
« Những chiếc loa tái xuất, và những câu khẩu hiệu lại nở rộ trên những bức tường ở Hồng Kông : hai con số 1 trên nền đen trắng với câu « Không có việc từ bỏ cuộc chiến đấu ». Những áp-phích mời gọi xuống đường trong ngày đầu năm 1 tháng Giêng – cuộc biểu tình đầu tiên của năm 2020.
Ở lối ra trạm xe điện ngầm Tây Loan Hà (Sai Wan Ho) tối qua, những bàn tay nắm chặt lấy nhau, hè phố hòa thành một. Trong chuỗi người này có ông Choi cùng hai con trai 8 và 10 tuổi. Ông cho biết : « Chúng tôi lại biểu tình vì sau sáu tháng qua chẳng có được nhượng bộ nào cả, cần phải nhớ lại những gì đã phải chịu đựng trong nửa cuối năm 2019. Cha con tôi đến từ một khu phố khác, ở đó có rất nhiều cảnh sát, các con tôi sợ hãi ».
Họ sợ bị bắt ! Tại khu Vượng Giác (Mongkok), hơi cay và vòi rồng tấn công những nhóm nhỏ người biểu tình. Nhà văn nữ Hilda, khoảng 40 tuổi, khẳng định chẳng có gì phải ăn mừng cả, mà cần phải ủng hộ những người đang bị giam cầm. Bà nói : « Chúng tôi hy vọng những người bị bắt sẽ nhìn thấy chúng tôi trong các chương trình tin tức, và biết rằng phong trào phản kháng vẫn tiếp tục, họ không bị bỏ quên ».
Đã sắp nửa đêm. Lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, cuộc tập hợp truyền thống trên con đường dọc theo vịnh Victoria bị chính quyền cấm đoán. Những chiếc điện thoại di động được giơ lên như những ngọn nến, những bàn tay vươn cao, năm ngón tay xòe ra tượng trưng cho năm yêu sách của phong trào, trước khi những tia laser có hiệu ứng như pháo bông tỏa sáng rực phía trên những tòa nhà chọc trời ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200101-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-m%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u-n%C4%83m-m%E1%BB%9Bi-2020-b%E1%BA%B1ng-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-quy-m%C3%B4-v%C3%A0-h%C6%A1i-cay

TQ thấu tâm can Mỹ vụ phá Nord Stream 2

Trừng phạt Nord Stream 2 là hành động sai lầm của Mỹ và có thể khiến phần còn lại của thế giới ngày càng chống đối siêu cường này nhiều hơn.
Những lý do nực cười!
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây có bài phân tích về lý do Mỹ trừng phạt dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) nối Nga và Đức. Giới phân tích Trung Quốc coi hành động của Mỹ là sai lầm và càng cho thấy sự suy yếu của Mỹ.
Theo tờ báo Trung Quốc, lý do đầu tiên khiến Mỹ trừng phạt Nord Stream 2 là do lo ngại rằng dự án này có thể làm giảm thị phần khí đốt tự nhiên của Mỹ tại thị trường châu Âu. Các nghị sĩ Mỹ, những người đã giới thiệu dự luật này, đại diện cho lợi ích của các công ty năng lượng nội địa nên đã “dựng lên” những lý do “nực cười” để làm lợi cho các công ty của Mỹ khi tuyên bố rằng sử dụng năng lượng của Nga là không an toàn.
Vấn đề đặt ra là châu Âu sẽ an toàn thế nào nếu sử dụng các nguồn tài nguyên của Mỹ? Khí đốt tự nhiên của Mỹ trải qua một hành trình dài để tới được châu Âu, khiến chi phí vận chuyển trở nên đắt đỏ. So với vận chuyển bằng đường biển của Mỹ, khí đốt tự nhiên của Nga được vận chuyển qua đường ống sẽ ổn định hơn. Do đó, lý do mà Mỹ đưa ra không có sức thuyết phục.
Lý do thứ hai là Mỹ đang tìm cách gây trở ngại cho quan hệ giữa châu Âu và Nga. Tờ báo Trung Quốc cho rằng Washington từ lâu đã sử dụng chiến lược “chia để trị”. Do đó, Mỹ không muốn nhìn thấy những nỗ lực hòa giải giữa các nước châu Âu và Nga.
Trong khi đó, châu Âu tự hiểu việc tiếp tục đối đầu với Nga không phù hợp với lợi ích của khu vực và Mỹ có thể sẽ lợi dụng mối quan hệ thù địch này. Các nước chủ chốt ở châu Âu như Đức và Pháp đã thể hiện ý định muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, xoa dịu căng thẳng với Nga, thúc đẩy liên kết Á-Âu…
Thời báo Hoàn cầu cũng dẫn lại phát biểu của tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (từng là Bộ trưởng Quốc phòng Đức) đã nói rằng Ủy ban châu Âu sẽ trở thành “một Ủy ban địa chính trị” giúp “định hình con đường của châu Âu”. Tờ báo Trung Quốc coi đây là tuyên bố của châu Âu không muốn hành động như “con tốt” của Mỹ.
Lý do thứ ba liên quan tới những lo ngại của Mỹ khi châu Âu bắt đầu nhấn mạnh tới sự độc lập chiến lược. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần tuyên bố: “Người châu Âu chúng ta thực sự phải tự nắm trong tay vận mệnh của chính mình”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi “thêm chủ quyền” cho châu Âu.
Những lý do Mỹ nêu lên để “phá” Nord Stream 2 là “nực cười”?
Theo nhận định của Thời báo Hoàn cầu, kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền, quan hệ châu Âu-Mỹ đã bị “đóng băng sâu”. Mặc dù hai bên vẫn là đồng minh thân cận, song Washington đã nhiều lần phát động các cuộc chiến thương mại và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nước châu Âu để phục vụ lợi ích của Mỹ. Những hành động như vậy được cho là khiến châu Âu cảm thấy khó chịu.
Cũng theo tờ báo Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh châu Âu có quan điểm rất khác nhau về các khái niệm giá trị. Mỹ theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, trong khi đó châu Âu nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương và các giá trị truyền thống ở khu vực. Trong lĩnh vực an ninh, các nước châu Âu, trong đó có Pháp, coi chủ nghĩa khủng bố là một mối đe dọa, còn Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù của mình.
Cổ vũ tinh thần cho Nga?
Theo số liệu của tờ báo Trung Quốc, khoảng 350 công ty của Đức có liên quan tới dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 và nhiều doanh nghiệp không thuộc EU, như Thụy Sĩ, cũng tham gia dự án này. Do đó, Thời báo Hoàn cầu nhận định, các biện pháp trừng phạt của Washington khó có thể gây ảnh hưởng tới tất cả những công ty này.
Thay vào đó, các biện pháp của Mỹ sẽ chỉ khiến các công ty của châu Âu tiến tới một con đường độc lập hơn, thúc đẩy cả châu lục tăng cường phát triển các hệ thống độc lập và bỏ qua Mỹ.
Các tàu rải đường ống của công ty Allseas tham gia dự án Nord Stream 2 buộc phải ngừng thi công sau khi bị các nghị sĩ Mỹ gửi thư đe dọa
Giới phân tích Trung Quốc tỏ ra tự tin khi coi việc trừng phạt Nord Stream 2 là hành động sai lầm của Mỹ và cho rằng nó có thể sẽ buộc các nước phải chọn lựa phe nhóm giữa Mỹ và Trung Quốc. Thời báo hoàn cầu dẫn kết quả thăm dò dư luận do Atlantik-Brücke của Đức công bố hồi tháng 2 năm nay cho thấy 42% số người được hỏi coi Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy hơn, và chỉ 23% tin rằng Mỹ mới đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, giới phân tích Trung Quốc cũng không tin hành động can thiệp của Mỹ có thể ngăn chặn dự án Nord Stream 2. Thời báo Hoàn cầu cho rằng quyền lực về tinh thần và sức mạnh quốc gia của Mỹ đã không còn như trước đây.
Do đó, nếu Washington tiếp tục lạm dụng các biện pháp trừng phạt của mình thì phần còn lại của thế giới, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, sẽ ngày càng chống đối siêu cường này nhiều hơn và sẽ tăng cường sự độc lập chiến lược của mình và củng cố các mối liên kết với các quốc gia khác. Không những thế, các hành động của Mỹ còn gây tổn hại tới kế sinh nhai của người dân Mỹ, lợi ích và sức mạnh của chính nước Mỹ.
Hôm 27/12, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 sẽ được khai trương trước cuối năm 2020 bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. Phát biểu trước báo giới, ông Novak khẳng định: “Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ được khai trương trước cuối năm 2020”.
Tuyến đường ống Sức mạnh Siberia vận chuyển khí đốt Nga bán cho Trung Quốc cũng mới được khai trương
Cũng theo ông Novak, tàu rải ống Viện sĩ Chersky của Tập đoàn Gazprom có thể được sử dụng để hoàn thiện dự án, “nhưng sẽ cần chút ít thời gian cho công tác chuẩn bị thêm”.
Theo truyền thông Nga , tàu Viện sĩ Chersky hiện ở khu vực Viễn Đông. Một nguồn tin từ Bộ Năng lượng Nga cho hay, chiếc tàu này sẽ phải được trang bị những thiết bị cần thiết. Trong khi đó, thời gian để con tàu di chuyển từ khu vực Viễn Đông của Nga đến biển Baltic dự kiến sẽ mất tới 2 tháng.
Trước đó, ngày 20/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Các lệnh trừng phạt nằm trong một dự luật chi tiêu quốc phòng được Tổng thống Trump ký tại căn cứ Andrews, một cơ sở không quân bên ngoài thủ đô Washington.
Đối tượng của lệnh trừng phạt là các công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 qua lòng biển Baltic. Dự án này trị giá gần 11 tỷ USD và dự kiến tăng gấp đôi lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32396-tq-thau-tam-can-my-vu-pha-nord-stream-2.html

Chuyên gia cảnh báo

cuộc khủng hoảng kinh tế mới, tâm chấn là TQ

Các nhà phân tích của Ngân hàng Thế giới cho rằng, cuộc suy thoái trong tương lai sẽ làm lu mờ tất cả các cuộc suy thoái trước đó.
Hơn 10 năm trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà phân tích của Ngân hàng Thế giới cảnh báo: thế giới đang bên bờ vực cuộc khủng hoảng mới. Cuộc suy thoái trong tương lai sẽ làm lu mờ tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó.
Lu mờ các cuộc suy thoái quá khứ
11 năm trước, một sự suy thoái toàn cầu xảy ra trước cuộc khủng hoảng thế chấp ở Mỹ. Khi đó, các ngân hàng Mỹ, trước sự sụt giảm mạnh về nhu cầu vay vốn, đã đưa ra một sản phẩm mới – “thế chấp dưới chuẩn” với những yêu cầu thấp hơn đối với người vay.
Để giảm thiểu rủi ro nợ xấu, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay nhà ở, các công cụ phái sinh – chứng khoán hóa – bắt đầu được phát hành cho trái phiếu thế chấp. Có nghĩa là, có thêm những nghĩa vụ mới gắn liền với mức độ rủi ro của chứng khoáng thông thường: các công cụ phái sinh cho phần ít rủi ro hơn có khả năng sinh lời thấp hơn và ngược lại.
Các nhà đầu tư đã mua sạch các công cụ “rủi ro thấp” cho đến khi người ta thấy rằng, sự tăng trưởng nợ xấu trong các khoản vay thế chấp đạt mức kỷ lục. Hoảng sợ, các ngân hàng đình chỉ phát hành các khoản vay thế chấp mới, và việc mua nhà dừng lại.
Một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, Lehman Brothers, trong nửa đầu năm 2008 đã ghi nhận khoản lỗ hàng trăm triệu USD từ các hoạt động liên quan tới trái phiếu thế chấp. Ngân hàng đầu tư lớn thứ tư trên thế giới với tài sản trị giá 639 tỷ USD đã đệ đơn phá sản lên tòa án và yêu cầu được bảo vệ khỏi các chủ nợ. Tin tức này gây ra sự hoảng loạn trên thị trường thế giới, và cuộc khủng hoảng tại thị trường thế chấp Mỹ biến thành thảm họa toàn cầu.
Một cú sốc tương tự là “cuộc khủng hoảng châu Á” bùng nổ cách đây 3 thập kỷ. Khi đó, các quỹ đầu tư quốc tế đã tổ chức một cuộc tấn công đầu cơ quy mô lớn vào đồng Baht của Thái Lan, kết quả khiến thị trường chứng khoán nước này sụp đổ. Sự sụp đổ lan sang Indonesia, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc và cuối cùng dẫn đến sự vỡ nợ ở Nga. Các nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi các nghĩa vụ nợ rủi ro của các nền kinh tế đang phát triển.
Hệ thống cho vay không rõ ràng, thâm hụt thương mại phình ra và thị trường vốn kém phát triển ở các quốc gia được gọi là “con hổ châu Á” vào những năm 70 đã gây ra một thảm họa: các sàn chính của châu Á gần như ngừng hoạt động và các đồng tiền mạnh bị mất giá.
Hai thảm họa này cùng với cuộc khủng hoảng Mỹ Latinh những năm 1980 được Ngân hàng Thế giới gọi là lớn nhất trong 50 năm qua. Sau khi phân tích xu hướng kinh tế hiện tại ở vài chục quốc gia, các nhà phân tích của WB đưa ra kết luận rằng, một cuộc khủng hoảng mới, không giống với tất cả các cuộc khủng hoảng trước đó và tạo ra hậu quả tàn khốc hơn nhiều, đang đến gần.
Ngân hàng Thế giới nhìn thấy vấn đề chính trong gánh nặng nợ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới trong cả khu vực tư nhân và khu vực công. Nợ thế giới đã lên tới 246 nghìn tỷ USD. Đây là một kỷ lục tuyệt đối, cao hơn 3 lần so với GDP toàn cầu – giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ trên thế giới.
Nghĩa vụ chưa thanh khoản của các nước đang phát triển đang là mối quan tâm đặc biệt. Tỷ lệ nợ (EM) so với GDP trong giai đoạn 2010-2018 đã tăng hơn một nửa – lên tới 168%. Tốc độ này là nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng nợ trong cuộc khủng hoảng Mỹ Latinh.
Viện Tài chính Quốc tế chỉ ra trước đó, chính các thị trường mới nổi là đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng nợ toàn cầu. Mức tăng trưởng tương đối cao nhất được ghi nhận ở Chile, Hàn Quốc, Brazil, Nam Phi và Pakistan. Hơn nữa, một phần đáng kể rơi vào khu vực doanh nghiệp, gần như bắt kịp với khoản nợ của GDP tổng hợp từ 30 quốc gia đang phát triển, chiếm 92,6%.
Tâm chấn bùng nổ khủng hoảng mới
Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là nước tạo ra nợ mới chính trong 10 năm qua. Kể từ năm 2010, tỷ lệ nghĩa vụ chưa thanh khoản so với GDP của nước này đã tăng gần ba phần tư – lên tới 255% và tổng giá trị vượt quá 20 nghìn tỷ USD.
Do đó, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, chính xác là ở Trung Quốc, một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới sẽ bùng nổ. Nó sẽ có quy mô lớn hơn và hậu quả nặng nề hơn tất cả những cuộc khủng hoảng trước đó.
Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc là lớn nhất trên thế giới. Khi sự sụp đổ tài chính xảy ra vào năm 2008, Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách mở rộng cho vay. Vào năm 2016, mức nợ doanh nghiệp là khoảng 160% GDP, trong khi tổng nợ là 230%.
Là một phần của chiến lược “Made in Chian-2025”, trong những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu ồ ạt mua các công ty phương Tây để tiếp cận các công nghệ mới nhất. Để làm được điều này, các doanh nhân Trung Quốc rất tích cực vay tiền. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2018, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,8 điểm phần trăm. Để so sánh, nợ công của nước này tăng 0,8 và nợ hộ gia đình tăng 0,9 điểm phần trăm.
Hệ thống ngân hàng vô hình đang cho phép các công ty Trung Quốc nhận các khoản vay: lĩnh vực này đã được mở rộng đến mức đáng báo động. Vì nhiều khách hàng đã quá tải với các khoản vay và theo quy định không được phép tiếp cận các khoản vay mới, các ngân hàng Trung Quốc đang bơm tiền cho các công ty môi giới tài chính và bên cho vay – bên trung gian giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Kể từ khoảng năm 2012, chính các ngân hàng vô hình như vậy đã liên tục vượt qua các tổ chức tài chính truyền thống về tổng giá trị và tốc độ phát hành các khoản vay và cung cấp dịch vụ quản lý tài sản. Các cơ chế này cho phép các nhà đầu tư đưa ra mức lợi nhuận cao, nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn. Nhờ các ngân hàng vô hình, gánh nặng nợ của các công ty Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng.
Hiện tại, tổng giá trị của lĩnh vực này ở Trung Quốc đã đạt gần 7 nghìn tỷ USD. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo: bong bóng này có thể phá sập nền kinh tế của nước này và gây ra một cuộc khủng hoảng mới ở châu Á, tương tự như cuộc khủng hoảng năm 1997.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32391-chuyen-gia-canh-bao-cuoc-khung-hoang-kinh-te-moi-tam-chan-la-tq.html

Quân đồn trú TQ ở Hong Kong diễn tập lớn trước năm mới

Các tàu chiến, tàu cao tốc, trực thăng vũ trang, bộ binh và lính đặc nhiệm của Trung Quốc đã tham gia vào cuộc diễn tập trên không và trên biển ở Hong Kong.
Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 30-12 đưa tin đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong vừa tiến hành một cuộc diễn tập trên không và trên biển ở khu vực cảng Victoria của Hong Kong.
Cuộc diễn tập được tổ chức hôm 27-12, nhưng các thông tin chi tiết và video về cuộc diễn tập chỉ mới được đơn vị đồn trú trên và Đài truyền hình trung ương CCTV của Trung Quốc tiết lộ.
“Cuộc diễn tập tuần tra là một hoạt động phối hợp giữa lực lượng trên bộ, trên biển và trên không tập trung vào các hành động khẩn cấp, điều động binh sĩ, các chiến dịch chung và các cuộc đối đầu mô phỏng phù hợp với một chiến lược chặt chẽ dành cho thực chiến” – Đài CCTV cho biết.
Các tàu chiến, tàu cao tốc cùng các trực thăng vũ trang, bộ binh, lính đặc nhiệm và các lực lượng khác của đơn vị quân đội đồn trú Trung Quốc đã tham gia vào cuộc diễn tập trên không và trên biển.
Theo thông tin từ đài CCTV, binh sĩ Trung Quốc đến từ các đơn vị khác nhau cũng phối hợp “chiếm giữ và kiểm soát một bến tàu” trong một hoạt động mô phỏng.
Báo SCMP cho biết các nhân chứng nhìn thấy hai trực thăng và bốn tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện ở cảng Victoria hôm 27-12. Trong số này có một tàu hộ tống Type 056, một tàu vận tải và hai tàu đổ bộ Type 074.
Ye Wei Bang, phó chỉ huy tàu hộ tống Type 056, nói rằng cuộc diễn tập cũng bao gồm hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. “So với các cuộc diễn tập trước, cuộc diễn tập lần này thách thức hơn vì thời gian lâu hơn và có nhiều binh sĩ tham gia hơn. Cuộc diễn tập gần giống như một tình huống thực chiến” – ông Ye nói.
Trong một tuyên bố, đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong nói rằng đây là “một cuộc diễn tập thường lệ”.
“Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự nói rằng cuộc diễn tập được tổ chức nhằm gửi thông điệp tới những người biểu tình trong thành phố” – báo SCMP viết.
Ông Tống Trung Bình (Song Zhong Ping) – một nhà bình luận quân sự ở Hong Kong – nói rằng cuộc diễn tập chung trên nhằm cho thấy quân đồn trú Trung Quốc ở Hong Kong đã sẵn sàng đối phó với bất kỳ “cuộc tấn công khủng bố” nào gây ảnh hưởng tới sự ổn định của Hong Kong.
Cuộc diễn tập trên được tổ chức trong bối cảnh người Hong Kong dự kiến xuống đường tham gia cuộc tuần hành năm mới được cấp phép vào ngày 1-1-2020. Theo SCMP, hơn 6.000 cảnh sát sẽ được triển khai để xử lý các trường hợp gây rối trật tự.
http://biendong.net/bi-n-nong/32385-quan-don-tru-tq-o-hong-kong-dien-tap-lon-truoc-nam-moi.html

Hàng ngàn người biểu tình ở Indonesia và Malaysia

 phản đối đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Theo tin từ trang TheBL, hàng ngàn người đã xuống đường ở Indonesia và Malaysia vào thứ Sáu, 27/12, để phản đối sự đàn áp của gần 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ của chính quyền Trung Quốc.
Tại Malaysia, khoảng 700 thành viên của các nhóm khác nhau đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hứa sẽ không dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ tìm nơi ẩn náu ở đất nước ông.
Khoảng 1.000 người biểu tình chủ yếu là người Hồi giáo cũng tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta, trong cuộc biểu tình lớn nhất từ ​​trước đến nay tại quốc gia Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh đàn áp các nhóm người thiểu số Hồi giáo.
Cũng theo tin ngày 30/12/2019 của Anadolu Agency, Chính phủ Malaysia đã chỉ định một viện quốc tế để tiến hành một nghiên cứu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah cho biết,  Viện Tư tưởng và Văn minh Hồi giáo Quốc tế (ISTAC) đã được giao nhiệm vụ viết một báo cáo chi tiết về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
“Malaysia sẽ không ủng hộ một cách mù quáng bất kỳ báo cáo nào do chính phủ Trung Quốc cung cấp cũng như không công khai chỉ trích Trung Quốc, ông Abd Abdahah nói với các phóng viên theo tờ báo tiếng Anh có trụ sở tại Malaysia, tờ New Straits Times.
Ông nói thêm, chúng tôi muốn đảm bảo sự thật đằng sau mỗi báo cáo mà chúng tôi nhận được về các sự kiện ở đó.
Khu tự trị Tân Cương, thuộc Tây Bắc Trung Quốc là nơi có 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Nhóm Hồi giáo Turkic, chiếm khoảng 45% dân số Tân Cương, từ lâu đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc phân biệt đối xử về văn hóa, tôn giáo và kinh tế.
Trung Quốc bị buộc tội thực hiện các chính sách đàn áp nhóm người Duy Ngô Nhĩ và kiềm chế các quyền tôn giáo, thương mại và văn hóa.
Theo các quan chức của Hoa Kỳ và các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, có tới 1 triệu người, tương đương khoảng 7% dân số người Hồi giáo ở Tân Cương, đã bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại cải tạo.
Trong một báo cáo hồi tháng 9 năm ngoái, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện một chiến dịch có hệ thống về vi phạm nhân quyền đối với  người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng trại tập trung Tân Cương, trực tiếp đào tạo nghề cho người thiểu số Hồi giáo, các cơ quan quốc tế đã cáo buộc Bắc Kinh cố gắng xóa bỏ văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ.
Tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính quyền Trung Quốc, trích dẫn các tài liệu mật bị rò rỉ cho thấy mức độ đàn áp chưa từng thấy đối với các nhóm Hồi giáo và dân tộc thiểu số ở miền Tây Trung Quốc.
Những báo cáo này phù hợp với bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy chính quyền Trung Quốc đang vi phạm nhân quyền và lạm dụng đối với các cá nhân bị giam giữ hàng loạt, ông Philip Pompeo nói trong một cuộc họp báo, kêu gọi Bắc Kinh thả tự do tất cả những người bị giam giữ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32394-hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-o-indonesia-va-malaysia-phan-doi-dan-ap-nguoi-duy-ngo-nhi.html

Cháy rừng ở Úc:

7 người chết và hơn 200 ngôi nhà bị phá hủy

Hỏa hoạn khiến bảy người ở tiểu bang New South Wales thiệt mạng.
Trong đó, có hai thi thể được phát hiện trong 2 chiếc ô tô sáng nay.
một người đàn ông 63 tuổi và con trai 29 tuổi của ông đã tử vong khi quyết ở lại để bảo vệ ngôi nhà và các thiết bị trong nông trại.
một tình nguyện viên cứu hỏa 28 tuổi thiệt mạng khi gió lật chiếc xe cứu hỏa.
Truyền thông địa phương cũng loan tin về một trường hợp tử vong nữa ở tiểu bang Victoria.
Như vậy, tổng số người chết do hỏa hoạn mùa này trên toàn nước Úc đã lên tới con số 18, với cảnh báo từ giới hữu trách rằng, con số này có thể sẽ còn tăng.
Sydney vẫn bắn pháo bông đón Năm Mới
Úc chống đỡ các đám cháy rừng
Tình trạng khẩn cấp vì cháy rừng ở Úc
Ít nhất 43 ngôi nhà đã bị phá hủy ở vùng East Gippsland, thuộc tiểu bang Victoria và 176 gôi nhà khác ở tiểu bang New South Wales đã bị cháy.
Trong ngày cuối cùng của năm 2019, hàng ngàn người chưa kịp sơ tán đã phải chạy đến các bãi biển khi đám cháy bủa vây thị trấn.
Tuy nhiên, tình hình hỏa hoạn đã giảm đôi chút, nên một tuyến đường quan trọng ở Vicoria đã được mở lại trong hai giờ vào ngày 1/1/2020 để mọi người có thể sơ tán.
Nhưng vào những giờ đầu năm mới, chỉ riêng tiểu bang New South Wales đã có 112 đám cháy bùng phát. Hai vụ cháy trong số này bị xếp vào trường hợp khẩn cấp.
Tại Victoria, có 45 vụ cảnh báo cháy rừng, một vụ được xếp vào trường hợp khẩn cấp.
Thủ hiến tiểu bang New South Wales, bà Gladys Berejiklian cho biết, công nhân sẽ tranh thủ lúc thời tiết dịu hơn để dọn đường và khôi phục lại hệ thống điện.
Nhưng bà cũng cho biết là theo dự kiến, nhiệt độ sẽ tăng trở lại vào thứ bảy.
“Ít nhất, điều kiện thời tiết sẽ không qúa tệ như hôm qua,” bà nói.
18 người thiệt mạng do hỏa hoạn
Sydney vẫn bắn pháo bông đón Năm Mới
Cháy rừng California: Ít nhất 42 người chếtt
Brazil đưa quân đội tới rừng Amazon để dập lửa
Trong khi đó, dịch vụ cứu hỏa cảnh báo, họ không thể tiếp cận một số người sống ở các vùng sâu vùng xa.
Người đứng đầu Dịch vụ Cứu hoả miền quê New South Wales Shane Fitzsimmons cho biết:
“Chúng tôi đã được thông báo về các trường hợp bị thương và bỏng.
“Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể tiếp cận họ bằng đường bộ hoặc máy bay. Khói mù mịt hoặc quá nguy hiểm.”
Thị trấn Mallacoota ở Victoria là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất. Một phóng viên của đài 9 News cho biết, nhà cửa ở vùng ngoại ô đã bị thiêu trụi và lửa “vẫn còn âm ỉ” vào thứ Tư.
Dù trận hỏa hoạn tồi tệ nhất với thị trấn này đã được dập tắt, nhưng hiện nhiều người vẫn phải ngủ qua đêm trên xe hơi hoặc ghế ngoài trời. Số khác tá túc trong các rạp chiếu phim hoặc sảnh chính các toà nhà.
Hôm 31/12, chính phủ Úc cho biết, quân đội sẽ điều thêm máy bay, trực thăng và thuyền để hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp ở hai tiểu bang New South Wales và Victoria.
Quân đội cho biết, các tàu đổ bộ đã rời Sydney để đến các khu vực ven biển đang bị cháy rừng uy hiếp ở New South Wales và Victoria vào ngày 3/1.
Trong khi đó, bà Allison Marion, một cư dân Mallacoota, đã chụp bức ảnh mà sau đó lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội.
Bức ảnh này chụp cảnh con trai bà, Finn, mới chỉ 11 tuổi, lái chiếc thuyền máy đưa cả gia đình đến khu vực an toàn.
“Finn lái chiếc thuyền, còn một người con trai khác của tôi lo cho chú chó trên chiếc thuyền. [Tôi] rất tự hào về cả hai đứa,” bà nói với ABC News.
Khi cả nhà quay về sau khi đám cháy đã dịu bớt, họ cùng nhau kiểm tra lại nhà cửa.
“Nhiều người trong thị trấn đã bị mất nhà cửa. Thật buồn.”
Thủ tướng Úc ca ngợi tinh thần Úc
Dùng cỏ dại để chống biến đổi khí hậu
Cháy rừng California và biến đổi khí hậu
Trong thông điệp năm mới 2020, Thủ tướng Úc Scott Morrison ca ngợi tinh thần Úc.
Ông thừa nhận năm 2019 là một năm khó khăn do cháy rừng, hạn hán và lũ lụt.
“Nhưng có một điều mà chúng ta luôn có thể ăn mừng là chúng ta đang sống ở một đất nước tuyệt vời nhất trên trái đất.
“Tinh thần Úc tuyệt vời giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách và luôn nhìn vào tương lai một cách lạc quan,” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50963169

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.