Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 03/01/2020

Friday, January 3, 2020 7:13:00 PM // ,

Tin Biển Đông  – 03/01/2020

Những loại hình sản xuất, cung cấp năng lượng

được TQ thúc đẩy nghiên cứu, triển khai

ở Biển Đông thời gian qua

Trong những năm qua, Trung Quốc đã triển khai nhiều chính sách để thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo và triển khai xây dựng các nguồn cung năng lượng cho các hoạt động cải tạo, bồi đắp và quân sự hóa ở Biển Đông như điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân nổi… Tất cả những loại hình này đều nhằm phục vụ cho ý đồ kiểm soát Biển Đông của Bắc Kinh.
Điện gió (năng lượng gió)
Trung Quốc đặt mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái sinh như gió, điện mặt trời trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 và lần thứ 13, trong đó tập trung xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời ở khu vực duyên hải và khu vực phía Bắc Trung Quốc. Từ năm 2007, Trung Quốc đã hoàn thành quy hoạch điện gió tại nhiều địa phương như Triết Giang, Thượng Hải, Giang Tô, Quảng Đông, Hồ Bắc, Bột Hải… Theo các cơ quan năng lượng Trung Quốc, tổng công suất tua bin điện gió mà Trung Quốc lắp đặt trên biển đã đạt trên 1.000 MW. Tháng 12/2016 Trung Quốc hạ thủy con tàu chuyên lắp đặt tua bin điện gió trên biển đầu tiên do Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo. Tàu dài 85,8m, rộng 40 m, tải trọng 2.500 tấn, có thể hoạt động ngoài khơi 30 ngày liên tục. Trong giai đoạn 2017-2019, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào phát triển năng lượng tái tạo.
Mục đích của Trung Quốc đằng sau các dự án điện gió là: i) Việc Trung Quốc đẩy mạnh các dự án điện gió trên biển là nhằm khẳng định sự vượt trội về công nghệ, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc so với các nước trên thế giới và khu vực; giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung năng lượng cho các vùng duyên hải và các đảo và giàn khoan dầu khí xa bờ. Hiện nay, nguồn điện cung cấp cho các đảo chủ yếu vẫn dựa vào máy phát điện chạy dầu diesel, công suất nhỏ lại gây ô nhiễm môi trường, giá thành cao và tính khả thi thấp, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người dân. ii) Việc phát triển điện gió hiện nay sẽ tạo tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng quy mô lớn điện gió tại các đảo, đá ở Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm đóng, góp phần cung cấp điện cho các công trình quân sự như hệ thống radar, sân bay, cầu cảng, bến bãi, hệ thống tên lửa, hệ thống gây nhiễu radar… Mạng lưới điện ổn định là yếu tố sống còn cho các kho vũ khí và căn cứ quân sự của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông. Theo tính toán, chỉ tính riêng một hệ thống radar quân sự ở Biển Đông của Trung Quốc đã cần tới 200 KW để duy trì hoạt động. Trên thực tế, từ năm 2016, Trung Quốc đã lắp đặt hệ 01 thống điện gió trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng phí pháp, nhằm cung cấp năng lượng cho lực lượng đồn trú và hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại bãi đá này. iii) Việc thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng các dự án điện gió được báo chí truyền thông Trung Quốc triệt để sử dụng để tuyên truyền có dụng ý, nhằm trấn an và hướng lái dư luận các nước về vấn đề ô nhiễm môi trường do Trung Quốc gây ra, thể hiện vai trò của Trung Quốc trong bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và đi đầu trong áp dụng khoa học công nghệ cho phục vụ các mục đích dân sự của người dân Trung Quốc cũng như mang lại lợi ích chung người dân các nước. Cùng với các yếu tố khác, hệ thống điện gió sẽ góp phần giúp Trung Quốc giành ưu thế vượt trội so với các nước khu vực.
Điện hạt nhân nổi
Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy việc nghiên cứu, chế tạo trạm điện hạt nhân nổi trên biển (FNPP) từ những năm đầu của Thế kỷ 21. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, chế tạo gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc thu nhỏ và làm chủ công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh còn hạn chế. Vì vậy, Trung Quốc đã tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nga, đối tác chiến lược quan trọng của Bắc Kinh và cũng là cường quốc đi đầu về hạt nhân trên thế giới. Tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đã chứng kiến lễ ký biên bản ghi giữa Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga về việc hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Đến cuối tháng 7/2014, Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc ký Ý định thư về việc hợp tác phát triển các nhà
máy điện hạt nhân nổi với Công ty Rusatom Overseas của Nga, một trong những công ty tiên phong hàng đầu trên thế giới về chế tạo trạm điện hạt nhân nổi trên biển. Cũng trong năm 2014, Cục năng lượng quốc gia Trung Quốc thành lập Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật năng lượng hạt nhân để tập trung nghiên cứu chuyên sâu về trạm điện hạt nhân trên biển. Đồng thời, Bộ Khoa học kỹ thuật quốc gia Trung Quốc cũng thành lập “Hạng mục 863” nhằm nghiên cứu tính an toàn và kỹ thuật liên quan tàu động lực hạt nhân và hạng mục nắm bắt kỹ thuật “mô phạm ứng dụng và kỹ thuật sử dụng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ để phát điện”. Trung Quốc gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý và triển khai các hoạt động phản biện khoa học, đánh giá về nhà máy điện hạt nhân trên biển như đưa Nhà máy điện hạt nhân nổi di động ACP100S vào Quy hoạch năng lượng thuộc Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 – 2020) và Sách Trắng “Ứng phó khẩn cấp vấn đề hạt nhâ của Trung Quốc” đã đề cập vấn đề ứng phó đối với nhà máy điện hạt nhân trên biển khi xảy ra sự cố và rằng Trung Quốc đang quy hoạch, nghiên cứu, chế tạo nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển đầu tiên.
Về mặt chính thống, Trung Quốc cho rằng chế tạo nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển để cung cấp điện cho các vùng duyên hải, vùng biên giới, vùng đảo xa bờ và các giàn khoan dầu khí gặp khó khăn về nguồn điện năng. Trung Quốc cũng biện minh cho rằng hành động của mình chỉ đơn thuần phục vụ mục đích phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, cũng như cung cấp điện để khử mặn – lọc nước biển thành nước ngọt, làm đá phục vụ ngư dân ướp hải sản đánh bắt trên biển. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc tìm mọi cách phát triển điện hạt nhân trên biển nhằm cung ứng điện cho các hoạt động quân sự mà Trung Quốc mới triển khai trên các đảo ở Biển Đông, nhất là điện năng dành cho hệ thống radar tối tân của Bắc Kinh. Các nhà máy điện hạt nhân trên biển sẽ giúp quân đội Trung Quốc có nguồn năng lượng bền vững để thực hiện đầy đủ các hoạt động, từ cảnh báo sớm trên không tới các hệ thống điều khiển vũ khí tấn công và phòng thủ, hay chống ngầm. Nếu Trung Quốc triển khai một trạm điện hạt nhân ở đảo Phú Lâm sẽ khiến Bắc Kinh giải quyết được nhu cầu điện cho “thành phố Tam Sa”, tạo điều kiện để nước này có thể triển khai được các loại hình radar, tên lửa hiện đại và nâng cao năng lực tác chiến cho hải quân Trung Quốc. Giới chuyên gia cảnh báo sau khi Trung Quốc triển khai các nhà máy điện hạt nhân trên biển, Bắc Kinh sẽ viện cớ thực thi các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho những trạm điện trên để tăng cường hiện diện quân sự khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng, mất kiểm soát.
Mạng lưới điện thông minh cỡ nhỏ đầu tiên trên đảo Phú Lâm
Từ năm 2016, Trung Quốc đã vận hành trái phép mạng lưới điện thông minh cỡ nhỏ đầu tiên trên đảo Phú Lâm. Các bản tin của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo ngang nhiên đưa tin rằng mạng lưới này sẽ cung cấp điện cho các cơ sở quân sự mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các hòn đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Theo Tân hoa xã, mạng lưới điện phi pháp này sẽ giúp tăng khả năng cung cấp điện trên đảo thêm 8 lần, đồng thời có thể kết nối với mạng lưới điện chính trên đảo Hải Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu về quân sự và dân sự. Báo Trung Quốc thậm chí còn đưa tin mạng lưới điện trên đảo Phú Lâm có thể được phát triển thành trung tâm kiểm soát nhằm quản lý các mạng lưới điện khác trên các đảo lân cận để phục vụ việc triển khai các hạ tầng cơ sở, trong đó có mạng truyền thông của nước này ở Biển Đông.
Mục đích của Trung Quốc là nhằm phục vụ công tác tuyên truyền về các yêu sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông. i) Thứ nhất, Trung Quốc muốn giành thế chủ động, đi đầu, đóng vai trò trong cung ứng năng lượng ở Biển Đông. ii) Thứ hai, làm căn cứ để củng cố các cơ sở về chủ quyền của Trung Quốc ở các đảo có và không có người ở. Đây sẽ là những căn cứ để Trung Quốc bao biện rằng nước này có chủ quyền với những thực thể chiếm đóng trái phép. iii) Thứ ba, tuyên truyền, vận động người dân trong nước ra định cư và tham gia vào quá trình theo đuổi các yêu sách chủ quyền của nước này. Đây là một trong những thành quả mà chính phủ Trung Quốc ca ngợi đã đạt được trong những năm qua ở Biển Đông. iv) Thứ tư, che đậy cho những hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc và xây dựng hình ảnh nước có trách nhiệm ở khu vực.
Nhà máy điện từ sóng biển
Viện chuyển đổi năng lượng Quảng Châu, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang nghiên cứu, chế tạo nhà máy sản xuất điện từ sóng biển nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho các đảo xa bờ. Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang thử nghiệm mô hình đầy đủ của nhà máy sản xuất điện từ sóng biển ở ngoài khơi quần đảo Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Nhà máy trên có công suất khoảng 200 KW, là một trong những nhà máy phát điện bằng sóng biển có công suất lớn trên thế giới. Cơ chế hoạt động của nhà máy dựa trên nguyên lý dùng sức đẩy của sóng biển để quay turbine phát điện. Theo thiết kế, hệ thống tạo năng lượng từ sóng sẽ được đặt nổi trên mặt
biển thay vì dưới đáy, nó có thể hoạt động ở mọi điều kiện khắc nghiệt. Khi bão xảy ra, chúng sẽ tự động chìm một phần để tránh thiệt hại do gió mạnh. Bắc Kinh dự kiến triển khai một loạt các nhà máy sản xuất điện từ sóng biển nhằm phục vụ hệ thống radar ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do các radar cảnh báo quân sự trên cần có nguồn năng lượng lớn để hoạt động liên tục, song quá trình chuyển năng lượng hóa thạch (dầu khí) đến các đảo trên Biển Đông rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ổn định của hệ thống radar mà Trung Quốc đã triển khai trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc có kế hoạch đưa các nhà máy trên ra Biển Đông cũng nhằm tuyền truyền và khẳng định “chủ quyền” của nước này ở trong khu vực. Với việc triển khai nhà máy điện ở Biển Đông nó sẽ trở thành “cột mốc” đánh dấu “chủ quyền” trên biển của Trung Quốc và là công cụ đắc lực để Chính quyền Bắc Kinh sử dụng tuyên truyền, định hướng dư luận trong nước.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.