Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/12/2019

Tuesday, December 17, 2019 3:57:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 17/12/2019

Truất phế Trump : Đảng Dân Chủ

muốn mời thêm 4 nhân chứng ra điều trần

Thu Hằng
Hạ Viện Mỹ chuẩn bị biểu quyết thông qua thủ tục luận tội tổng thống Donald Trump lạm quyền, có thể vào ngày 18/12/2019. Tuy nhiên, việc tổ chức phiên luận tội lịch sử này chia rẽ Thượng Viện. Đảng Dân Chủ, chiếm thiểu số, muốn mời thêm bốn nhân chứng mới ra điều trần, còn phe Cộng Hòa muốn nhanh chóng đúc kết thủ tục luận tội.
Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :
« Phe Cộng Hòa đoàn kết ủng hộ tổng thống. Khi được hỏi về việc tổ chức phiên luận tội lịch sử sắp tới, ông Mitch McConnell, người đứng đầu đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện, giải thích : Chúng tôi sẽ theo đúng chiến lược được Nhà Trắng soạn thảo, tôi không biết liệu có những nhân chứng mới hay không.
Nhưng phe Dân Chủ yêu cầu được nghe thêm bốn nhân chứng điều trần, trong đó có ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia, và Mick Mulvaney, chánh văn phòng Nhà Trắng.
Ông Chuck Schummer, người đứng đầu phe thiểu số Dân Chủ ở Thượng Viện, phát biểu : Bốn nhân chứng mà chúng tôi đề xuất nắm rõ những lý do về việc trợ giúp quân sự cho Ukraina bị trì hoãn. Chúng tôi không biết họ sẽ đưa ra những bằng chứng nào. Có thể đó là những bằng chứng minh oan cho tổng thống Trump, cũng có thể là cáo buộc ông. Nhưng chúng ta cần nghe họ giải trình.
Nghị quyết ấn định những quy định phiên luận tội sẽ được bỏ phiếu ở Thượng Viện theo nguyên tắc đa số đơn. Để có được phiên điều trần của bốn người thân cận với ông Donald Trump, phe Dân Chủ sẽ phải thuyết phục được 5 thượng nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ đề xuất của họ ».
Bất chấp thủ tục luận tội, uy tín của tổng thống Trump đạt mức kỷ lục
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn có thể hài lòng về độ tín nhiệm của ông, đạt mức kỉ lục, theo kết quả thăm dò mới nhất của trường đại học Quinnpiac, công bố ngày 16/12/2019.
Chỉ vài ngày trước phiên luận tội ở Hạ Viện, có đến 43% trong số 1.390 cử tri Mỹ được hỏi qua điện thoại từ ngày 11-15/12, cho biết ủng hộ tổng thống Trump, tăng hai điểm so với kết quả thăm dò công bố hôm 10/12. Trong số người được hỏi, 92% người theo đảng Cộng Hòa ủng hộ hành động của tổng thống.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-trump-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-mu%E1%BB%91n-m%E1%BB%9Di-th%C3%AAm-4-nh%C3%A2n-ch%E1%BB%A9ng-ra-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BA%A7n

Mỹ: Con đường luận tội gập ghềnh của Đảng Dân chủ

Lauren TurnerBBC News, Michigan
Nước Mỹ đang đứng trước ngưỡng cuộc luận tội tổng thống thứ ba trong lịch sử, khi ông Trump có thể bị Hạ viện thẩm vấn hôm thứ Tư vì những hành động của ông đối với Ukraine. Nhưng một vài chính trị gia đảng Dân chủ đang đối mặt với sự giận giữ từ các cử tri.
Nữ dân biểu tiểu bang dao động (swing state) Elissa Slotkin biết rằng bà đã bước vào con đường gập ghềnh trước khi bà xuất hiện trước hàng trăm cử tri Michigan sáng thứ Hai.
Chính trị gia đảng Dân chủ này, người năm ngoái đắc cử tại một khu vực quận bỏ phiếu cho Trump, đã thông báo chỉ vài giờ trước đó rằng bà ủng hộ luận tội.
Đảng Dân chủ nói Trump là ‘mối nguy cho nền dân chủ’
Chứng cứ luận tội Trump quá choáng ngợp – báo cáo của Hạ viện
Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump
Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua điều khoản luận tội Trump
Bà đã trở về nhà ở trang trại của mình ở Holly vào cuối tuần và ngồi ở bàn làm việc với cà phê và tài liệu trước mặt để cân nhắc thêm bằng chứng. Mọi việc rất rõ ràng, cựu chuyên gia phân tích của CIA đã quyết định rằng các hành động của tổng thống vượt qua ranh giới và rằng bà sẽ bỏ phiếu cho hai điều khoản luận tội.
Giờ thì bà phải đứng trước 400 cử tri địa phương để giải thích vì sao.
Bên ngoài cuộc họp của tòa thị chính tại Đại học Oakland, gần Rochester, mọi người đang bày tỏ quan điểm của mình một cách rất to và rõ.
Có một sự đối đầu giữa những người ủng hộ quyết định của bà và giới ủng hộ Trump – những người nghĩ rằng bà đang sai lầm, và nên luận tội chính mình.
Trong lúc chờ đợi để vào phòng họp A nơi diễn ra sự kiện, họ đứng thành hai hàng với các biểu ngữ trong tay (“Luận tội Slotkin, giữ Trump” – dòng chữ trên một biểu ngữ), và hô vang các khẩu hiệu. Một số khác cố gắng giơ các khẩu hiệu ủng hộ Slotkin, dẫn đến một cuộc đụng độ nhỏ gần một cây thông Noel.
Bên trong phòng họp, tiếng la ó cạnh tranh với tiếng cổ vũ khi bà Slotkin đứng dậy. Người tổ chức cuộc họp yêu cầu mọi người tôn trọng nhau, nhưng việc này không làm tiếng la ó chấm dứt.
“Hey hey, ho ho, Elissa Slotkin phải ra đi!” những tiếng hô đồng thanh vang lên từ một góc phòng họp, xen với tiếng hô “thêm bốn năm nữa!” và “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Một người đàn ông đứng quay lưng về phía nữ nghị sỹ Elissa Slotkin trong suốt cuộc họp.
“Tôi rất vui mừng nhìn thấy có nhiều sự nhiệt tình đến vậy từ sự tỏ bày ý kiến của công dân,” bà Slotkin bắt đầu bài phát biểu.
Khi bà bắt đầu giải thích lý do của mình, đôi khi tiếng la ó đe dọa nhấn chìm phát biểu của bà. “Hãy có một cuộc trò chuyện lịch sự,” bà Slotkin nói. “Tôi sẽ tiếp tục – Tôi đang có microphone.”
Khi nói đến chủ đề luận tội, bà được cổ vũ nồng nhiệt.
“Điều khác biệt trong trường hợp này,” nữ dân biểu nói, “là việc tổng thống, trong cuộc điện đàm với tổng thống Ukraine là trung tâm của các cáo buộc chống lại ông ấy, đã quyết định hành động vì lợi ích cá nhân “và không vì lợi ích chung của nước Mỹ.”
“Chỉ thua việc có tuyên chiến hay không, đây là một trong những quyết định lớn nhất mà tôi sẽ bỏ phiếu trong thời gian ngắn của mình ở Quốc hội. Tôi rất nghiêm túc về việc này.”
Có những tiếng la ó “bà không thể lừa phỉnh được ai” khi bà tiếp tục: “Bất kể bạn có đồng tình với tôi hay không, tôi đã cố gắng hết sức có thể để mọi việc được minh bạch. Đối với tôi, đó là vấn đề nguyên tắc.”
Bà nói rằng bà biết mình có thể bị mất ghế trong cuộc bầu cử năm 2020 vì quan điểm của mình.
“Tôi biết, và tôi có thể nghe thấy, rằng đó là các quyết định rất tranh cãi.”
“Điều khác biệt đối với tôi là ý tưởng rất cơ bản này, rằng tổng thống Mỹ đã tìm cách liên hệ với các thế lực nước ngoài và đòi hỏi một cuộc điều tra vì mục đích chính trị cá nhân.”
“Trong khi bạn có thể không đồng tình, tôi hi vọng bạn tin tôi khi tôi nói với bạn rằng tôi đưa ra quyết định này dựa trên nguyên tắc và bổn phận bảo vệ hiến pháp. Tôi cảm thấy điều đó từ xương tủy của mình.
“Và tôi sẽ bám chặt lấy điều này bất kể điều đó sẽ khiến ảnh hưởng tới tôi như thế nào về chính trị bởi vì điều này lớn hơn chính trị.”
Bà Elissa Slotkin cũng nói về các vấn đề khác – trợ cấp y tế, bạo lực súng, quân đội – nhưng luận tội đã phủ bóng lên tất cả trong tuần bỏ phiếu quyết định.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Vài câu hỏi đầu là về luận tội (Có những câu hỏi mà bạn đang hét lên, nên có thể bạn muốn nghe,” bà Slotkin nói với người biểu tình) – tại sao việc tổng thống điều tra cáo buộc tham nhũng là sai, và tại sao vấn đề này không thể được giải quyết chỉ qua bỏ phiếu tại cuộc bầu cử vào tháng Mười Một.
“Đối với tôi, thành thật mà nói, đó là lý do tại sao tôi không ủng hộ luận tội trong nhiều tháng trước. Tôi nghĩ bỏ phiếu có thể giải quyết việc này. Rồi thực tế đã chứng minh là không.”
Những thực tế này, bà nói, là việc tổng thống đã tìm cách gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử 2020.
Và nếu điều đó là thực, điều gì sẽ có thể ngăn một tổng thống tương lai – Dân chủ hoặc Cộng hòa – tìm kiếm sự ủng hộ của các đồng minh nước ngoài trong các năm tới?
Bà thông báo quyết định của mình trong một bài bình luận trên báo – cùng cách mà bà và một nhóm các nữ và nam nghị sỹ khác đã chọn để lên tiếng về sự ủng hộ của họ đối với một cuộc điều tra luận tội vào tháng Chín.
Viết trên Detroit Free Press hôm thứ Hai, bà cho hay đã đọc các báo cáo, đã nhìn lại các chi tiết các cuộc luận tội tổng thống Nixon và Clinton và cả Hiến pháp Mỹ.
“Với vai trò là một cựu nhân viên CIA, tôi tin rằng việc này là trọng tâm của hành vi có thể luận tội,” bà viết.
“Đối với các đồng nghiệp và các cử tri đang xem xét cuộc bỏ phiếu này, tôi nghĩ điều quan trọng là đặt câu hỏi – chúng ta có nên viện đến sự giúp đỡ của nước ngoài trong hệ thống chính trị đầy cạnh tranh của mình hay không?”
Rachel Goodavish, 29, đến buổi họp với con gái hai tuổi Charlotte – người đang xem các video một cách vui vẻ và phớt lờ các tiếng lo ó.
“Tôi cho rằng với bà ấy quan trọng là được thấy điều này, được tham gia,” Rachel Goodavish nói. “Mọi thứ đã trở nên ảnh hưởng tới bà ấy như thế nào.”
“Tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ đối với Elissa Slotkin bởi vì tôi biết rất nhiều người ủng hộ Trump sẽ tới. Tôi thật sự rất mừng vì quyết định của bà ấy. Tôi có đôi chút căng thẳng, và giờ thì tôi thở phào.
“Như bà ấy đã nói, nếu bạn để việc này trôi qua, nó sẽ trở thành tiền lệ cho các cuộc bầu cử trong tương lai. Ngay cả khi ông ấy được tha bổng, bà ấy cũng sẽ không chấp nhận để sự việc trôi qua.”
Nhưng những người khác không bị thuyết phục. Nancy Tiseo nói: “Ý kiến của bà ấy không phải là ý kiến của chúng tôi. Bà ta không có những ý tưởng bảo thủ. Bà ta bỏ phiếu để luận tội tổng thống mà chúng tôi bầu ra và yêu mến.”
Jo Golda, 65, người đang kinh doanh dịch vụ dọn dẹp, đồng tình, nói rằng Tổng thống Trump đã làm rất tốt trong việc tăng việc làm, rằng hiện nay rất khó để tìm người làm.
“Chúng tôi là những người ủng hộ Trump nhiệt thành và bà ấy đã chống lại mọi điều mà chúng tôi bỏ phiếu cho ông ấy,” bà Jo Golda nói. “Ông đây đã làm những điều không thể tin được cho nền kinh tế của chúng ta, và bà ta muốn luận tội ông ấy? Không thể nào. Tôi rất, rất buồn.
“Bà ấy phải thực hiện những điều mà chúng tôi muốn, không phải là điều bà ấy muốn. Không có lý do để luận tội ông ấy.”
Paul Junge, người có kế hoạch chống lại bà Slotkin vào năm tới, nói ông ta muốn biến bà thành một thành viên một nhiệm kỳ của Quốc hội.
“Bà ấy không tập trung vào điều mà quận thứ tám này muốn,” ông Paul Junge nói “Họ muốn tập trung vào việc làm, kinh tế và chăm sóc sức khỏe.”
Tuy nhiên, không phải mọi đảng viên Cộng hòa đều chống lại bà Slotkin.
Roy Goldsberry nói: “Tôi ủng hộ quyết định của bà ấy – và tôi nói điều này với tư cách là một thành viên Cộng hòa. Tôi là một giống hiếm.”
“Tôi không tin tổng thống hành động vì quyền lợi của đất nước. Tôi cho rằng ông ấy hành động vì quyền lợi cá nhân.”
Các giáo sư Mỹ giảng về luận tội thế nào?
Nancy Strole đeo một bảng tên chỉ ra rằng bà là một thành viên Cộng hòa ủng hộ Slotkin và bà nói bà ủng hộ mọi quyết định mà nữ nghị sỹ đưa ra.
“Tôi rất tự hào về bà ấy. Tôi là một thành viên Cộng hòa, nhưng tôi đặt đất nước lên trên đảng phái,” bà nói. “Và bà ấy không nói khác điều mà những người khác nói. Bà ấy rất thẳng thắn.”
Bill Rauwerdik, một trong những người phản đối lớn tiếng nhất, nói ông ta làm vậy vì đảng Dân chủ không quen với “sự xuất hiện của những người bảo thủ lớn tiếng”và rằng “chẳng gì có thể so với sự chia rẽ mà đảng Cộng hòa đang đối mặt”.
Peter Trumbore, trưởng khoa khoa học chính trị Đại học Oakland nói: “Nếu bạn nhìn lướt qua căn phòng, cái mà bạn thấy là khoảng hàng tá người ủng hộ Trump rất lớn riếng đang rất muốn làm gián đoạn sự kiện này.”
“Nhưng có hơn 400 người – nếu không nói tất cả đều ủng hộ – quyết định lắng nghe. Nó cho thấy đây là một quận dao động. Nó đã có vẻ là một khán giả ủng hộ, đối với hầu hết các khu vực của quận, với một nhóm người cố gắng nói át người phát biểu.”
Cần những gì để luận tội một tổng thống Mỹ?
Bà Slotkin, nói với các phóng viên, rằng bà không được đảng Dân chủ hậu thuẫn – dù bà đã nói chuyện với người của cả hai phía – và rằng bà không cảm thấy có áp lực gì để đưa ra quyết định của mình.
“Tất nhiên có nhữn người phản đối ở cuối phòng,” bà nói sau cuộc họp. “Nhưng từ quan điểm của cá nhân tôi, đã có một cuộc họp với những quan điểm khác nhau. Có những người ngồi ở giữa phòng đội mũ Trump rõ ràng không ủng hộ tôi. Nhưng họ lắng nghe. Họ không la hét. Điều tôi có thể trông đợi nhất là các cử tri có sự quan tâm.”
Nhận xét về cuộc họp ở tòa thị chính, và sức mạnh của cảm giác được thể hiện, bà Slotkin không thiếu thứ nào.
Bà chỉ phải đợi 11 tháng nữa để biết được có phải các cử tri sẽ lại bỏ phiếu cho bà hay không; và điều ảnh hưởng tới quyết định của bà – được đưa ra ở trang trại của bà tại Michigan, sẽ mang lại cho tương lai chính trị của bà điều gì.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50818562

Bão mùa đông ập đến miền trung tây Hoa Kỳ

gây ra những vụ đụng xe nghiêm trọng

Vào thứ hai (ngày 16 tháng 12), hơn 60 triệu người Hoa Kỳ từ Colorado đến New England đang phải đối mặt với một cơn bão mùa đông phủ băng và tuyết khắp các tuyến đường, gây ra nhiều vụ đụng xe nghiêm trọng khiến ít nhất 9 người thiệt mạng. Theo Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia, cơn bão đã mang đến tuyết và mưa từ dãy núi Rockies đến miền Trung Tây Hoa Kỳ, trong khi những cơn bão mạnh, lốc xoáy và mưa đá có khả năng sẽ xảy ra tại khu vực Deep South.
Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia cho biết chính quyền các tiểu bang từ Colorado đến Connecticut đã ban hành khuyến cáo bão mùa đông vào tối chủ nhật (ngày 15 tháng 12), và hiện cơn bão đã mạnh lên,  kéo dài gần 2,000 dặm và đang di chuyển một cách khó lường. Trong khi đó, tại Nebraska, ba người đã thiệt mạng và bốn người khác bị thương trong vụ đụng xe ở Xa lộ Xuyên bang I-80 giữa Omaha và Lincoln. Một trong những người bị thương vẫn trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân của vụ đụng xe hiện đang được điều tra, nhưng một phát ngôn viên cho biết có nhiều khả năng thời tiết xấu có thể đóng vai trò trong sự việc. Tại quận Sarpy, phía nam tiểu bang Omaha, một vụ đụng xe khác đã khiến hai người thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ đụng xe này cũng chưa được xác định, nhưng tờ báo Omaha World-Herald cho biết hai chiếc xe đã đụng vào nhau dưới một chiếc cầu.
Tại Missouri, lực lượng cảnh sát tiểu bang cho biết họ đã nhận được hàng trăm báo cáo về những người lái xe bị mắc kẹt và hàng chục vụ đụng xe gây thương tích. Tại Utah, Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Summit cho biết một trận tuyết lở đã chôn vùi một người đàn ông 45 tuổi khi ông đang  trượt tuyết.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bao-mua-dong-ap-den-mien-trung-tay-hoa-ky-gay-ra-nhung-vu-dung-xe-nghiem-trong/

Liệu người dân Hoa Kỳ có phải trả thêm tiền điện thoại

khi T-Mobile sát nhập Sprint Corp

Câu hỏi liệu người dân Hoa Kỳ có phải trả thêm tiền cho các dịch vụ điện thoại di động hay không là trung tâm của các cuộc tranh luận diễn ra vào tuần trước, sau khi công ty T-Mobile sát nhập với Sprint Corp. Một liên minh gồm các Bộ Trưởng Tư Pháp tại các tiểu bang đã đệ trình một đơn kiện chống độc quyền thách thức vụ sáp nhập trị giá 26 tỷ đô giữa hai công ty nói trên vì lo ngại rằng người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ điện thoại di động và cạnh tranh trong ngành thiết bị không dây sẽ bị ảnh hưởng.
Các luật sư của nguyên đơn lập luận rằng mặc dù T-Mobile hứa sẽ không tăng giá các gói cước trong ba năm sau thỏa thuận, nhưng công ty này có thể hủy các chương trình giãm giá. Trong khi đó, các giám đốc điều hành của T-Mobile đã xác nhận rằng họ sẽ hạ giá và cho biết việc sát nhập cho phép họ cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ lớn như Verizon và AT & T. Đồng thời, các CEO của T-Mobile cho biết họ có khả năng sẽ phải tăng giá nếu quá trình sát nhập không xảy ra. Thỏa thuận sát nhập sẽ tạo ra một công ty không dây với hơn 90 triệu khách hàng Hoa Kỳ, đồng thời thành lập một nhà mạng không dây mới bằng cách bán tài sản cho nhà cung cấp truyền hình vệ tinh Dish Network Corp. Các chuyên gia pháp lý đã gọi các thách thức đến từ các tiểu bang là chưa từng có trong lịch sử, vì họ đã đưa ra  đơn kiện mà không có sự hỗ trợ hay sự tham gia của chính quyền liên bang.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/lieu-nguoi-dan-hoa-ky-co-phai-tra-them-tien-dien-thoai-khi-t-mobile-sat-nhap-sprint-corp/

Boeing ‘có thể dừng sản xuất

dòng máy bay Boeing 737 MAX’

Các nhà cung cấp, khách hàng và nhà tài trợ của Boeing hôm 16/12 chuẩn bị cho khả năng có thể ngưng sản xuất dòng máy bay Boeing 737 lần đầu tiên sau hơn 20 năm sau khi mẫu 737 bán chạy nhất là chiếc MAX dự kiến sẽ tiếp tục bị cho nằm ụ cho đến năm 2020.
Hai nhà cung cấp nói với hãng tin Reuters rằng Boeing có khả năng ngừng lắp ráp dòng máy bay này, mặc dù một số nhà cung cấp có thể được yêu cầu tiếp tục sản xuất để giảm thiểu đà gián đoạn.
Hội đồng quản trị của Boeing dự kiến sẽ họp vào ngày 16/12 tại Chicago để đánh giá các quyết định đầu ra và dự kiến sẽ ra thông báo vào cuối ngày.
Một người được thông báo về sự việc hôm 15/12 nói rằng Boeing đang xem xét liệu nên cắt giảm hay ngừng sản xuất luôn dòng máy bay 737 MAX sau khi Cục Hàng không Liên bang (FAA) hồi tuần trước cho biết rằng họ sẽ không chấp thuận mẫu máy bay này bay trở lại trước năm 2020.
Mẫu máy bay bán chạy nhất của Boeing bị cấm bay kể từ tháng 3 sau khi hai vụ tai nạn ở Indonesia và Ethiopia khiến 346 người thiệt mạng, khiến hãng sản xuất máy bay này thiệt hại hơn 9 tỷ USD cho đến nay.
Cho đến nay, hãng Boeing vẫn tiếp tục sản xuất mẫu 737 MAX với tốc độ 42 chiếc mỗi tháng và mua phụ tùng từ các nhà cung cấp với số lượng lên tới 52 bộ phận mỗi tháng, mặc dù các máy bay xuất xưởng vẫn không được giao hàng cho đến khi cục quản lý hàng không cho nó bay thương mại trở lại.
Việc ngừng sản xuất sẽ giúp nới lỏng tình trạng căng thẳng tiền mặt nghiêm trọng do số tiền này gắn chặt vào khoảng 375 máy bay không được giao, nhưng điều này lại dẫn đến nguy cơ gây ra các vấn đề kỹ thuật khi Boeing cố gắng trở lại sản xuất bình thường, các nguồn tin trong ngành cho biết.
Sự gián đoạn sản xuất cũng có thể dẫn đến sa thải hoặc cho nhân viên nghỉ không lương trong số 12.000 công nhân tại nhà máy sản xuất 737 của Boeing ở nam Seattle.
Cổ phiếu của Boeing đã giảm 4%, trong khi cổ phiếu của Spirit AeroSystems Holdings Inc giảm khoảng 2%. Spirit là nhà cung cấp lớn nhất của Boeing. Hãng này chế tạo thân máy bay MAX.
Hôm 16/12 Spirit cho biết rằng họ sẽ làm việc với Boeing để hiểu tác động của bất kỳ quyết định nào nhằm thay đổi sản lượng MAX.
Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng Safran SA và Senior Plc là các nhà cung cấp nữa cũng có thể bị gián đoạn hoạt động.
Boeing hôm 15/12 cho biết vào họ ‘sẽ tiếp tục đánh giá các quyết định sản xuất dựa trên thời gian và điều kiện phục vụ trở lại và điều này tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý.”
https://www.voatiengviet.com/a/boeing-c%C3%B3-th%E1%BB%83-d%E1%BB%ABng-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-d%C3%B2ng-m%C3%A1y-bay-boeing-737-max-/5208346.html

Mỹ áp thuế hơn 450% lên thép Việt Nam

có xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 16/12 ra thông báo chính thức áp mức thuế 456% đối với một số sản phẩm thép được sản xuất tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc, chuyển đến Việt Nam để gia công rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra trước việc cơ quan này phát hiện một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội được dán mác sản xuất ở Việt Nam, nhưng thực chất sử dụng thép nền ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc, nhằm tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá của Mỹ.
Hoa Kỳ đã áp dụng mức thuế này đối với các sản xuất thép của Đài Loan và Hàn Quốc nhập khẩu vào nước này từ tháng 12/2015 và tháng 2/2016.
Kể từ thời gian trên đến tháng 4/2019, các sản phẩm thép không gỉ và thép cán nguội nhập từ Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng lần lượt là 332% và 916% so với cùng kỳ trước đó.
Vào tháng 7/2019, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ điều tra tình trạng vừa nêu, do đó DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tạm thời với hai sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam thông qua việc thu tiền ký quỹ khi xuất khẩu.
Tin nói những sản phẩm thép được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam hoặc các nước, vùng lãnh thổ khác sẽ không bị áp thuế trong vụ việc này.
Báo trong nước cho biết Bộ Công thương Việt Nam đã khuyến nghị các doanh nghiệp thép trong nước có chiến lược kinh doanh phù hợp trước việc các nước nhập khẩu có các quy định và yêu cầu khắt khe hơn đối với mặt hàng này. Đặc biệt, cơ quan chức năng Việt Nam đề nghị các đơn vị sản xuất chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc các nguồn khác.
Hồi cuối năm 2017, Hoa Kỳ cũng đã ép mức thuế lên tới 200% đối với một số mặt hàng tôn mạ và thép cán nguội từ Việt Nam, nhưng bị cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm tránh thuế chống bán phá giá.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-us-imposes-more-than-450-percent-tax-on-vietnamese-steel-12172019075735.html

Donald Trump muốn cải tổ

hay “xóa sổ” Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ?

Đức Tâm
Không phải chỉ có Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – bị « chết não », như tuyên bố của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mà Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO – cũng ở trong tình trạng tương tự, hoặc « chết lâm sàng », theo như nhận định của báo Thụy Sĩ Le Temps.
Ai phải chịu trách nhiệm chính về thảm trạng này ? Hầu như tất cả giới chuyên gia đều chỉ đích danh : Hoa Kỳ hay nói cho chính xác hơn là chính quyền của tổng thống Donald Trump. Và một trong những cách thức mà Hoa Kỳ tiến hành, đó là không chấp nhận việc bổ nhiệm thay thế các thẩm phán trong cơ quan giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên.
Kể từ ngày 11/12/2019, cơ quan xem xét giải quyết các tranh chấp của định chế phụ trách thương mại toàn cầu không thể hoạt động được nữa vì chỉ còn một thẩm phán và thiếu hai người do Hoa Kỳ ngăn chặn việc bổ nhiệm thay thế. Theo báo Anh Financial Timess, tình trạng tê liệt này là « mối đe dọa lớn nhất đè nặng lên WTO kể từ khi tổ chức này được thành lập năm 1995 ».
Dự án thành lập một Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (International Trade Organization – ITO) nhằm đề ra các quy tắc, luật lệ để điều chỉnh, kiểm soát và thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước, đã được thông qua tại Hội nghị Bretton (New Hamshire, Mỹ), năm 1944. Tuy ITO chết yểu vì không được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn hiến chương, nhưng các quy tắc làm cơ sở cho hoạt động của tổ chức này – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT – vẫn tồn tại và trở thành khung pháp lý chủ chốt
cho hệ thống thương mại đa phương của thế giới trong gần nửa thế kỷ sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành nhiều vòng đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại mới. Tại vòng đàm phán thứ tám, ở Uruguay, năm 1994, các nước đã hoàn tất được hiệp định thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Văn bản này được ký kết vào tháng 04/1994 tại Marrakech, Maroc và WTO đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Hiện tổ chức này có 164 thành viên.
Trong một phần tư thế kỷ qua, thương mại thế giới đã phát triển mạnh mẽ, nhưng WTO lại chuyển đổi, thích ứng chậm chạp. Sau khi gia nhập tổ chức này vào năm 2001, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng được các điều kiện thuận lợi của tự do trao đổi mậu dịch đa phương để phát triển thương mại và trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Nhu cầu cải cách WTO lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết vì « Trung Quốc ngày nay khác với Trung Quốc lúc gia nhập WTO », như nhận định của cựu tổng giám đốc Pascal Lamy trên đài truyền hình Pháp BFM Business, ngày 14/08/2019.
Cuối tháng 08/2018, tổng thống Donald Trump đe dọa rút Hoa Kỳ ra khỏi WTO bởi vì định chế này dường như là vật cản, không cho phép nguyên thủ Mỹ tiến hành một cuộc chiến thương mại trên nhiều lĩnh vực nhắm vào nhiều đối tác không chỉ với Trung Quốc mà với cả một số đối tác khác, như Liên Hiệp Châu Âu, Mêhicôn Canada, Nhật Bản…
Một năm sau, vào đúng dịp WTO kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, tổng thống Mỹ nhắc lại lời đe dọa. Vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trở nên căng thẳng, dường như định chế này phải trả giá vì đã kết nạp Trung Quốc, quốc gia đã làm thay đổi « luật chơi ». Đối với nguyên thủ Mỹ, WTO hoạt động không hiệu quả, Trung Quốc đối xử không bình đẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài, cưỡng ép chuyển giao công nghệ…
Về những cáo buộc này của tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc, trên đài truyền hình Canada ICI RDI, ông Richard Ouellet, giáo sư luật kinh tế quốc tế, khoa Luật, đại học Laval Canada nhận định :
« Donald Trump phần nào có lý trong một số trường hợp, như chính sách cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Khi một doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại Trung Quốc, luật lệ nước này buộc các doanh nghiệp nói trên phải tiến hành chuyển giao công nghệ cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Donald Trump cũng có lý khi nói đến việc Trung Quốc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, bản quyền phát minh sáng chế của các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc hoặc trường hợp Nhà nước Trung Quốc trợ cấp ồ ạt cho một số doanh nghiệp của họ trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Các chỉ trích này của Donald Trump được nhiều nước tán đồng, chia sẻ, như Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản và trong một chừng mực nào đấy là Canada, hoặc một số nước khác như Hàn Quốc, Mêhicô. Như vậy, trong các lĩnh vực này, Donald Trump không đơn độc.
Nhưng ngược lại, ông ta thực sự đơn độc trong một số vấn đề khác. Ví dụ, chỉ có một mình Donald Trump lên tiếng tố cáo Trung Quốc thao túng tiền tệ. Ngay cả Ngân Hàng Thế Giới giờ đây cũng thừa nhận là đồng tiền Trung Quốc có thể tham gia giỏ ngoại tệ, có thể được sử dụng và nên sử dụng trong giao dịch quốc tế. Có thể giá trị đồng nhân dân tệ hơi thấp, nhưng Donald Trump thực sự khá đơn độc khi tố cáo Trung Quốc thao túng chính sách tiền tệ ».
Theo cựu giám đốc WTO Pascal Lamy, « Trump có lý trên một điểm : đó là các quy định về thương mại quốc tế cần phải thay đổi », ví dụ để bảo đảm cạnh trạnh lành mạnh, công bằng, cần có quy định rõ về trợ cấp của Nhà nước cho các doanh nghiệp. Trong hồ sơ này, vẫn theo ông Lamy, thực ra, không chỉ có Trung Quốc trợ cấp ồ ạt cho doanh nghiệp mà Hoa Kỳ cũng làm tương tự trong ngành nông nghiệp. Và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung càng làm gia tăng sự bất lực của định chế này.
Tháng 10/2018, vấn đề cải tổ WTO đã được nêu ra trong cuộc họp của các thành viên chính tại Ottawa, Canada, thế nhưng, Mỹ và Trung Quốc lại vắng mặt. Trên thực tế, để gây sức ép, Hoa Kỳ liên tục ngăn cản, không chấp nhận bổ nhiệm các thẩm phán thay thế cho Hội đồng giải quyết tranh chấp, trong đó Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp và Ban phúc thẩm.
Chuyên gia Richard Ouellet giải thích :
« Cần có đồng thuận của tất cả các thành viên để thay thế một thẩm phán của cơ quan phúc thẩm của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Và từ khoảng năm 2003 cho tới nay, việc thay thế một số thẩm phán gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn này đặc biệt gia tăng từ năm 2015, 2016 và tình hình trở nên tồi tệ kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, năm 2017. Cứ mỗi lần cần thay thế một thẩm phán là Hoa Kỳ lại chống, bởi vì chính quyền Mỹ không ưa thích cách thức vận hành của cơ quan phúc thẩm và đòi phải tiến hành cải cách. Theo Hoa Kỳ, cơ quan này tỏ ra quá dễ dãi với một số chính sách thương mại của Trung Quốc ».
Một trong năm chức năng chủ chốt của WTO là giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các thành viên, thông qua Hội đồng giải quyết tranh chấp. Thực ra, Hội đồng này là Đại hội đồng của WTO, bao gồm đại diện của tất các thành viên. Hội đồng có quyền thành lập Ban Hội thẩm, thông qua các báo cáo của ban này và của Ban Phúc thẩm, nhưng không trực tiếp can dự vào việc xem xét giải quyết tranh chấp.
Khi một thành viên đệ đơn kiện, Hội đồng giải quyết tranh chấp cho thành lập Ban Hội thẩm, bao gồm từ 3 đến 5 thành viên để xem xét và làm báo cáo trình Hội đồng để thông qua. Nếu một trong các bên liên quan không đồng ý, báo cáo được chuyển lên Ban Phúc thẩm. Ban này – theo quy định – có bẩy thành viên, nhiệm kỳ 4 năm và do Hội đồng bổ nhiệm, nhưng phải được tất cả các nước thành viên chấp thuận.
Từ 2015 đến nay, việc bổ nhiệm thẩm phán thay thế gặp rất nhiều khó khăn. Bốn ghế thẩm phán bị bỏ trống, ban Phúc thẩm chỉ còn ba người – đủ để xem xét hồ sơ. Thế nhưng, hai trong ba thẩm phán, một người Ấn Độ, một người Mỹ, hết nhiệm kỳ vào 10/12/2019 và chính quyền Donald Trump không chấp nhận việc bổ nhiệm thay thế hai người này. Như vậy, từ sau 10/12/2019, Ban Phúc thẩm chỉ còn một người và trớ trêu thay, đó là một thẩm phán Trung Quốc với nhiệm kỳ kết thúc vào ngày 30/11/2020.
Chính quyền của Donald Trump đưa ra rất nhiều lý do để không chấp nhận bổ nhiệm các thẩm phán thay thế : Ban Phúc thẩm không công bằng, liên tục đưa ra các quyết định gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ, lương của các thẩm phán quá cao, tới mức 300 ngàn đô la mỗi năm, cố tình kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp để có thêm thu nhập bổ sung, được hưởng nhiều ưu đãi vật chất như nhà cửa, thư ký…
Thái độ của Mỹ đối với WTO cho thấy rõ hai nghịch lý : Mặc dù chỉ trích mạnh mẽ WTO, đặc biệt là Hội đồng giải quyết tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ lại là nước có nhiều đơn kiện nhất. Theo thống kê của WTO, từ năm 1995 đến nay, có tổng cộng 592 vụ kiện tụng trong đó Mỹ kiện 132 vụ, Liên Hiệp Châu Âu 104, thứ ba là Canada, 40 vụ… Cựu tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cho biết, « trong hơn 80% vụ, bên nguyên đơn thắng kiện », tức là Hoa Kỳ thắng nhiều hơn thua tại WTO.
Nghịch lý thứ hai là Hoa Kỳ không chấp nhận Hội đồng giải quyết tranh chấp có vai trò như một định chế siêu quốc gia nhưng lại muốn áp đặt các quy định của riêng mình cho phần còn lại của thế giới, thông qua luật « ngoài lãnh thổ ».
Thế giới có cảm giác là Hoa Kỳ chỉ tôn trọng luật pháp và đề cao tinh thần « thượng tôn luật pháp » nếu những quy định này có lợi cho họ.
Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo nguy cơ nếu WTO bị « xóa sổ » thì thế giới sẽ quay trở lại thời kỳ « lý lẽ thuộc về kẻ mạnh » trong quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, giáo sư Richard Ouellet không bi quan đến như vậy :
« Tổ Chức Thương Mại Thế Giới sẽ vẫn tồn tại thôi. Các thỏa thuận hiện hành của tổ chức này không bị hạn chế thời hạn, như vậy vẫn tiếp tục có hiệu lực. Các cuộc thương lượng để đổi mới các thỏa thuận này được bắt đầu với vòng đàm phán Doha, năm 2001, cùng thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Do vòng đàm phán Doha bế tắc, các thỏa thuận cũ vẫn có giá trị. Liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp, mọi việc trở nên phức tạp, Bởi vì các đơn phúc thẩm không được giải quyết, các nước không thể đệ đơn lên cơ quan phúc thẩm nữa, kể từ tháng 12/2019 và như vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp bị ngưng trệ. Mặt khác, người ta cũng nhận thấy là tổ chức này không được đổi mới, một số ban bệ trong định chế này cần phải được xem xét lại và cải tổ. »
Để cứu WTO khỏi « chết lâm sàng », Liên Hiệp Châu Âu đưa ra giải pháp tạm thời : thành lập một Ban Phúc thẩm bis hoạt động vẫn theo quy định hiện hành và bao gồm các thẩm phán cũ của Ban này. Canada và Na Uy tán đồng. Một số thành viên khác như Úc, Achentina, Brazil, Chilê, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Còn Trung Quốc và Nga thì không chống.
Trước mắt, có thể chấp nhận được giải pháp tình thế, « vá víu » này, nhưng theo báo Anh Financial Times, « cần phải có một cải cách và phải có sự tham gia của Mỹ ». Câu hỏi tiếp theo đương nhiên sẽ là liệu Donald Trump mong muốn cải tổ hay trong cuộc chiến chống đa phương, ông ta muốn làm cho WTO trật đường ray.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-donald-trump-mu%E1%BB%91n-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-hay-x%C3%B3a-s%E1%BB%95-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Tàu do thám Nga hoạt động ‘không an toàn’

ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ

Một tàu do thám Nga đã quay trở lại vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía đông nam Hoa Kỳ. Theo lời hai quan chức Mỹ nói với CNN thì con tàu của Nga đã có những hành động “không an toàn.”
Chiếc tàu hải giám Nga Viktor Leonov đã lảng vảng ngoài khơi bờ biển bang South Carolina và Florida trong vài ngày qua, một giới chức Mỹ nói với CNN, và rằng hành động của con tàu đã được xác định là “không an toàn” bởi vì tàu không dùng đèn pha trong thời tiết có tầm nhìn thấp. Ngoài ra, con tàu Nga cũng không đáp lại những tín hiệu chào xã giao từ các tàu thương mại đang cố gắng xác định vị trí của con tàu để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Vẫn theo giới chức Mỹ, tàu gián điệp lớp Vishnya của Nga còn có “những động thái thất thường khác.”
Một quan chức thuộc Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ nói với CNN rằng lực lượng này đang phát đi “Bản tin về thông tin an toàn hàng hải” để cảnh báo các thủy thủ trong khu vực về sự hiện diện của tàu Nga và hành vi của nó.
Một quan chức quốc phòng nói với CNN rằng tàu USS Mahan của Hải quân Hoa Kỳ, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, đang hoạt động gần con tàu Nga.
Trang The Moscow Times dẫn nguồn từ Viện Hải quân Hoa Kỳ cho biết Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã ra cảnh báo yêu cầu các thủy thủ hãy “lưu ý và cẩn trọng khi điều hướng gần tàu này.”
Tàu do thám Nga xuất hiện ngoài khơi Hoa Kỳ giữa lúc USS Ross, tàu khu trục lớp Arleigh Burke có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Constanta, Romania, hôm 16/12. Hải quân nói đây là một “chuyến thăm định kỳ,” một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen và hỗ trợ các đối tác trong liên minh NATO mà Romani là một thành viên.
Vẫn theo The Moscow Times thì tàu Viktor Leonov đã được phát hiện ở Cuba vào năm 2014, và gần một căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Connecticut vào năm 2017, và một căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ ở bang Georgia hồi năm ngoái.
https://www.voatiengviet.com/a/tau-do-tham-nga-hoat-dong-khong-an-toan-ngoai-khoi-hoa-ky/5209392.html

Thỏa thuận thương mại một phần:

Mỹ ca ngợi, Trung Quốc dè chừng

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi thỏa thuận thương mại ‘giai đoạn một’ giữa Mỹ và Trung Quốc mà theo đó xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong hai năm tới dự kiến tăng gần gấp đôi, trong khi Trung Quốc vẫn thận trọng trước khi ký kết thỏa thuận.
Phát biểu trên chương trình ‘Face the Nation’ của Đài CBS hôm 15/12, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói rằng văn bản thỏa thuận sẽ có một số chỗ ‘tẩy xóa’ thông thường, nhưng ‘nó chắc chắn đã xong hoàn toàn’.
Thỏa thuận này, vốn được công bố hôm 13/12sau hơn hai năm rưỡi đàm phán ngắt quãng giữa Washington và Bắc Kinh, sẽ giảm một số thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc để đổi lấy việc Trung Quốc mua một số sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chế tạo và năng lượng của Mỹ với trị giá khoảng 200 tỷ đô la trong hai năm tới.
Trung Quốc cũng đã cam kết bảo vệ tốt hơn sở hữu trí tuệ của Mỹ, để hạn chế việc ép buộc chuyển giao công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc cũng như mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cho các công ty Mỹ và tránh hành vi thao túng tiền tệ.
Cổ phiếu châu Á đã tăng hôm 16/12, với chỉ số rộng nhất của cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản đạt mức cao nhất trong gần tám tháng mặc dù sự thận trọng của các nhà đầu tư do chi tiết thỏa thuận vẫn chưa rõ đã chặn đứng đà tăng điểm.
Ngày tháng để các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc chính thức ký thỏa thuận đang được xác định, ông Lighthizer cho biết.
Lượng hàng nông sản Mỹ mà Trung Quốc dự kiến mua sẽ tăng lên từ 40 tỷ cho đến 50 tỷ đô la hàng năm trong vòng hai năm tới, ông Lighthizer nói.
Mỹ xuất khẩu khoảng 24 tỷ đô la nông sản sang Trung Quốc vào năm 2017, năm cuối cùng trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phát động cuộc chiến thuế quan nhằm vào nhau hồi tháng 7 năm 2018.
Đậu nành là sản phẩm nông nghiệp lớn nhất Mỹ bán cho Trung Quốc vào năm 2017, với lượng hàng hóa trị giá 12 tỷ đô la. Trung Quốc cho biết sẽ mua thêm ngũ cốc của Mỹ theo nội dung thỏa thuận.
Mặc dù phái đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc bày tỏ lạc quan về thỏa thuận, một số quan chức chính phủ tỏ ra thận trọng.
“Thỏa thuận này là một thành tựu dần dần theo giai đoạn, và không có nghĩa là tranh chấp thương mại được giải quyết xong xuôi hết từ nay về sau,” một nguồn tin tại Bắc Kinh am hiểu về tình hình nói với Reuters. Nguồn tin này cho biết việc ký kết và thực hiện thỏa thuận vẫn là ưu tiên chính.
Một số quan chức Trung Quốc nói với Reuters rằng ngôn từ trong thỏa thuận vẫn là một vấn đề tế nhị và cần phải cẩn thận để đảm bảo cách hành văn sử dụng trong thỏa thuận không làm gia tăng căng thẳng và đào sâu khác biệt.
Trung Quốc đối mặt với áp lực rất lớn để thực hiện thỏa thuận giai đoạn một, ông Thời Ân Hoằng, giáo sư tại Đại học Nhân dân và cố vấn nội các, nói.
Ông Thời cho rằng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Mỹ chẳng hạn như đậu nành sẽ vượt xa nhu cầu của Trung Quốc.
“Ông Trump cũng sẽ buộc Trung Quốc mua nhiều sản phẩm năng lượng và chế tạo của Mỹ ở giai đoạn này hoặc giai đoạn tiếp theo,” ông Thời phát biểu trước một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm 16/12.
Thỏa thuận này đã đình chỉ một đợt thuế quan mà Mỹ dọa sẽ đánh vào hàng nhập khẩu trị giá 160 tỷ USD của Trung Quốc vốn dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12. Hoa Kỳ cũng đồng ý giảm một nửa mức thuế suất – xuống còn 7,5% – đối với 120 tỷ đô là hàng tiêu dùng của Trung Quốc bao gồm tai nghe Bluetooth, loa thông minh và TV màn hình phẳng.
Đại diện Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ cho biết các tin tức rằng các nhà đàm phán Mỹ đã đề nghị cắt giảm một nửa thuế suất đối với tất cả 360 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế là ‘hoàn toàn sai’.
“Mỹ không hề đưa ra lời đề nghị nào như thế cho Trung Quốc,” tuyên bố chung của hai cơ quan này cho biết.
Chung cuộc, thỏa thuận chừa lại 250 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc vẫn bị đánh thuế 25%. Điều này đã kiềm hãm sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán hôm 13/12.
Ông Lighthizer nói rằng thành công của thỏa thuận phụ thuộc vào quyết định của các quan chức ở Bắc Kinh.
“Cuối cùng, liệu toàn bộ thỏa thuận này có tác dụng hay không sẽ nằm trong tay những người ra quyết định ở Trung Quốc, chứ không phải ở Hoa Kỳ,” ông Lighthizer nói.
“Nếu phe cứng rắn cầm trịch, chúng ta sẽ cómột kết quả, còn nếu phe cải cách là người quyết định mà vốn là điều chúng tôi mong chờ thì chúng ta sẽ có kết quả khác.”
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%99t-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%B9-ca-ng%E1%BB%A3i-trung-qu%E1%BB%91c-d%C3%A8-ch%E1%BB%ABng/5208344.html

LHQ tổ chức Diễn đàn Thế giới đầu tiên

về người tị nạn

Thu Hằng
Cách đây tròn một năm, ngày 17/12/2018, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước quốc tế về di dân và tị nạn dù bị các đảng cánh hữu hoặc cực hữu nước ở nhiều nước phương Tây phản đối.
Một năm sau, Liên Hiệp Quốc tìm cách biến lời nói thành hành động khi tổ chức Diễn đàn Thế giới đầu tiên về người tị nạn ngày 17/12/2019, đồng thời để huy động nguồn tài chính cho các chương trình hỗ trợ di dân.
Thông tín viên RFI Jérémie Lanche tường trình từ Genève :
« Đây là cuộc họp quan trọng nhất chưa từng được Liên Hiệp Quốc tổ chức về chủ đề di dân. Diễn đàn này diễn ra vào lúc thế giới chưa bao giờ có nhiều người phải di tản đến như vậy : Chỉ riêng năm 2018 có 71 triệu người, trong đó có 26 triệu người tị nạn.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, từng là Cao Ủy tị nạn, Antonio Guterres, hy vọng nhận được những cam kết về mặt tài chính từ các Nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời đề nghị họ cải thiện điều kiện tiếp đón người tị nạn. Tuy nhiên, lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh không mấy thuận lợi.
Tổng thư ký phát biểu : Những làn sóng di dân an toàn, có trật tự và chính quy có lợi cho mọi bên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường nghe thấy những điểm sai sự thật nguy hiểm về vấn đề người nhập cư. Chúng ta cũng thấy những khó khăn mà họ phải đối mặt và đó là kết quả của những chính sách được tiến hành dựa trên nỗi sợ hơn là căn cứ vào thực tế.
Rất nhiều nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ đến dự Diễn đàn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, sau khi đã thông báo, cuối cùng không có mặt. Ngược lại, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có ý định sử dụng diễn đàn để chỉ trích chính sách nhập cư của châu Âu. Ankara có thể dọa các đối tác là mở cửa đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nếu không được châu Âu hỗ trợ. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc lại đang cố tìm cách tránh một cuộc tranh cãi mới về vấn đề di dân ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-lhq-v%E1%BB%81-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n

Pháp : Biểu tình rầm rộ chống luật cải cách hưu trí

Trọng Thành
Tại Pháp, tất cả các nghiệp đoàn lao động kêu gọi biểu tình đông đảo hôm 17/12/2019, chống dự luật cải cách hưu trí của chính phủ. Thủ tướng Edouard Philippe tỏ ra ”lạc quan chừng mực” về khả năng đạt thỏa hiệp tìm lối thoát cho khủng hoảng trước dịp Noel, trước cuộc gặp các nghiệp đoàn ngày mai 18/12.
Tổng cộng từ đầu giờ chiều, hơn 200.000 người tham gia vào khoảng 40 cuộc tuần hành, theo tổng hợp của hãng tin Pháp AFP, dựa trên số liệu của cảnh sát và chính quyền địa phương. Các nghiệp đoàn vốn có quan điểm ủng hộ cải cách như CFDT và CFTC, cùng Unsa, cũng tham gia vào đoàn tuần hành chống dự luật cải cách hưu trí của chính phủ, cùng với các công đoàn khác.
Các nghiệp đoàn cải cách CFDT, CFTC, Unsa, yêu cầu chính phủ rút điều khoản về mức tuổi 64, người về hưu mới được quyền hưởng đầy đủ lương hưu cơ bản. Liên minh các nghiệp đoàn CGT, FO, Solidaires, CFE-CGC và FSU kêu gọi chính phủ rút hoàn toàn dự luật.
Nhiều nhân viên các ngành nghề thuộc khu vực công cũng như khu vực tư nhân , từ y tế cho đến giáo dục, luật gia, tham gia vào cuộc bãi công liên ngành nghề hôm nay.
Tại Paris, những người phản kháng cải cách hưu trí tuần hành từ quảng trường République đến quảng trường Nation.
Hôm nay là ngày thứ 13 bãi công liên tiếp. Giao thông công cộng trên toàn nước Pháp bị tắc nghẽn nhiều hơn. Hơn 32% công nhân lái tàu, 75% tài xế xe điện ngầm tham gia bãi công. Số lượng tăng hơn so với ngày hôm qua (11% và 61%). Theo Công Ty Đường Sắt Quốc Gia Pháp, chỉ có 3/10 chuyến tàu liên tỉnh, 1/4 tàu tốc hành là hoạt động. Tại Paris, 8 đường xe điện ngầm đóng cửa, và chỉ có 30% số lượng xe buýt hoạt động, ít hơn 10% so với hôm qua.
Các công ty hàng không cũng giảm khoảng 20% số chuyến bay xuất hành và đến sân bay Charles de Gaulle, theo yêu cầu của cơ quan hàng không Pháp.
Trong lúc phía các công đoàn kiên quyết đòi chính phủ hoặc rút dự luật, hoặc rút bỏ một số điều khoản, và chính phủ không muốn nhân nhượng, triển vọng ngừng bãi công trước dịp Noel ngày càng trở nên khó khăn.
Ngày mai, thứ Tư 18/12, thủ tướng Edouard Philippe có cuộc gặp riêng rẽ với đại diện các nghiệp đoàn người lao động và giới chủ, từ 14 giờ 30. Một cuộc gặp giữa các bên dự kiến diễn ra chiều ngày thứ Năm 19/12, vào 16 giờ. Hôm nay, trong cuộc họp hàng tuần với các dân biểu đảng cầm quyền, thủ tướng Philippe thông báo chưa có ”bất cứ tiếp xúc chính thức nào” với các nghiệp đoàn kể từ thứ Năm tuần trước.
Thủ tướng Pháp khẳng định có lập trường kiên định thực thi kế hoạch cải cách hưu trí, nhưng mở cửa cho các đề xuất sửa đổi hợp lý. Người đứng đầu chính phủ nêu khả năng đạt thỏa hiệp xung quanh ”bốn chủ đề’‘, do phía các công đoàn nêu ra thứ Năm tuần trước, trong đó có chủ đề ”mức độ nặng nhọc” và ”các chế độ đặc biệt”.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191217-ph%C3%A1p-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-r%E1%BA%A7m-r%E1%BB%99-ch%E1%BB%91ng-lu%E1%BA%ADt-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-tr%C3%AD-theo-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%E1%BB%A7a-t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3-c%C3%A1c-nghi%E1%BB%87p-%C4%91

Anh : Boris Jonhson tập hợp đội ngũ mới,

quyết tâm tiến hành Brexit đúng hạn

Anh Vũ
Ngày 16/12/2019, Boris Johnson đã gặp với các dân biểu mới được bầu tại trụ sở Nghị viện Wesminster, Luân Đôn. Ông hối thúc các nghị sĩ bắt tay vào việc ngay để triển khai các bước tiến hành Brexit từ nay đến hạn ấn định 31/01/2020.
Thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn :
“Tập hợp đầy đủ để chụp ảnh chung trước sảnh lịch sử của cung điện Westminster, những dân biểu mới được lãnh đạo hân hoan đón tiếp. Ông Boris Johnson nói với họ : Nhờ có các vị, đảng đã thay đổi tốt hơn và ông nói tiếp rằng họ có rất nhiều việc phải hoàn thành.
Nhằm ghi dấu chiến thắng của đảng Bảo Thủ, nhiều nghị sĩ mới vừa được bầu ở các địa hạt ở miền Bắc, miền Trung đất nước đến Luân Đôn đeo dải băng xanh, màu của đảng Bảo Thủ. Các dân biểu này đã đóng góp rất nhiều vào chiến thắng của phe Bảo Thủ để chiếm đa số ở Quốc Hội. Họ có thể có ảnh hưởng đáng kể trong các ưu tiên của chính phủ.
Nhiều người trong số họ đã phá vỡ được « bức tường đỏ » của Công Đảng, thắng tại những địa hạt lịch sử vẫn do Công Đảng nắm giữ. Kết quả là Boris Johnson sẽ hăng hái thúc đẩy các chuẩn bị để thực hiện công đoạn Brexit đầu tiên từ nay đến ngày 31 tháng Giêng.
Đó là việc trình bỏ phiếu thông qua luật về thỏa thuận Brexit ngay ngày thứ Sáu tới. Nhưng ông sẽ phải chứng tỏ giữ lời hứa tranh cử với các cử tri đã bỏ rơi Công Đảng theo đảng của ông.
Qua diễn văn của nữ hoàng đọc ngày thứ Năm tới, thủ tướng sẽ phải thông báo tăng thêm nhiều triệu euro ngân sách cho hệ thống Y tế NHS, cũng như là các khoản đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ sở ở miền bắc và miền trung nước Anh.”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-anh-boris-jonhson-t%E1%BA%ADp-h%E1%BB%A3p-%C4%91%E1%BB%99i-ng%C5%A9-m%E1%BB%9Bi-quy%E1%BA%BFt-t%C3%A2m-ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh-brexit-%C4%91%C3%BAng-h%E1%BA%A1n

Đức : Chủ báo Berliner Zeitung

bị phát hiện từng là chỉ điểm của Stasi

Thụy My
Tại Đức, thông tín viên của Le Figaro hôm nay 17/12/2019 cho biết ông chủ báo Berliner Zeitung bị phát giác quá khứ có chiếc bóng đen của Stasi bao trùm : ông Friedrich Holger từng là chỉ điểm của cơ quan mật vụ Đông Đức cũ.
Đây chỉ là câu chuyện của một trong 200.000 người làm công việc chỉ điểm cho Stasi, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, hy vọng sẽ không ai biết. Nhưng Friedrich Holger phạm sai lầm là đã mua lại một tờ báo có ảnh hưởng lớn là Berliner Zeitung,  trở thành một nhân vật được nhiều người chú ý, và quá khứ bèn bị lục lại.
Nhật báo cạnh tranh Welt am Sonntag tiết lộ, Friedrich Holger đã cộng tác với mật vụ Đức từ tháng 12/1987 đến tháng 9/1989, cung cấp thông tin về những người có thể chống đối chế độ.
Được thành lập năm 1945 và chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Đức, sau khi nước Đức thống nhất Berliner Zeitung trở thành một nhật báo độc lập. Tờ báo đã có hai đợt xét lại lý lịch của các phóng viên, vào đầu thập niên 90 và cuối những năm 2000, để loại những ai từng cộng tác với Stasi. Một cựu phóng viên nói : « Sau hai lần thanh lọc, mọi người nghĩ rằng ban biên tập đã được lành mạnh hóa. Ai ngờ bây giờ lại là chính ông chủ, ai có thể sa thải ông ấy đây ».
Friedrich Holger cố tìm cách biện minh bằng cách đặt hàng hai nhà sử học nổi tiếng viết hai bản báo cáo, trong đó không phán xét về quá khứ của ông. Tàng thư cho thấy Holger, tức Peter Bernstein, là một thanh niên đối lập, bị Stasi làm săng-ta để buộc phải cộng tác.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-%C4%91%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%A7-b%C3%A1o-berliner-zeitung-b%E1%BB%8B-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-t%E1%BB%ABng-l%C3%A0-ch%E1%BB%89-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-stasi

Nga, Trung Quốc đề xuất dỡ bõ

trừng phạt của LHQ với Bắc Hàn

Các mặt hàng mà Trung Quốc và Nga đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt gồm tượng, hải sản và hàng dệt may của Bắc Hàn.
Tên lửa của Bắc Hàn và quyết định ‘quà Giáng sinh’ của Kim Jong-un
Bắc Triều Tiên xúc tiến cuộc ‘thử nghiệm rất quan trọng’
Bản tin của Reuters dẫn một dự thảo nghị quyết mà hãng tin này nắm được, cho biết đề nghị này là trong một động thái mà Nga cho biết là nhằm khuyến khích các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Dự thảo cũng kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm đối với người Bắc Hàn làm việc ở nước ngoài và chấm dứt yêu cầu hồi hương tất cả những người lao động như vậy vào tuần tới, vốn được đưa ra từ năm 2017.
Dự thảo còn muốn đưa tất cả các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều ra khỏi các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc.
Hiện chưa rõ khi nào hay liệu dự thảo nghị quyết này có được đưa ra bỏ phiếu trước Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên hay không.
Để được thông qua, một nghị quyết như vậy sẽ cần 9 phiếu thuận và không bị bất cứ thành viên thường trực nào của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc) phủ quyết.
Chỉ là vấn đề nhân đạo?
10 triệu người Bắc Hàn cần cứu đói khẩn cấp
Lính biên phòng đói và Bắc Hàn lung lay?
“Không có gì phải vội cả,” Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vassily Nebenzia nói với Reuters như vâỵ, và nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt được đề xuất dỡ bỏ chỉ là vấn đề nhân đạo và không liên quan trực tiếp đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, đây không phải là thời điểm thích hợp để Hội đồng Bảo an xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn, bởi nước này đang đe dọa leo thang các hoạt động khiêu khích, từ chối đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa, trong khi vẫn tiếp tục duy trì và thúc đẩy các vũ khí huỷ diệt hàng loạt bị cấm, cùng các chương trình tên lửa đạn đạo.
Các biện pháp trừng phạt đối với các mặt hàng mà Nga và Trung Quốc đề xuất dỡ bỏ vốn giúp Bắc Hàn kiếm được hàng trăm triệu đôla. Các lệnh cấm này được đưa ra vào năm 2016 và 2017 nhằm cố gắng cắt ngân khoản của Bình Nhưỡng dùng để tài trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã khẳng định rằng, không nên dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho đến khi Bắc Hàn từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Bình Nhưỡng đã phải chịu lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân của nước này từ năm 2006.
Hiện người ta đang lo rằng, do đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Bình Nhưỡng và Washington bị đình trệ, Bắc Hàn có thể sẽ nối lại các vụ thử tên lửa tầm xa hoặc hạt nhân.
Hôm 13/12, hãng thông tấn KCNA của Bắc Hàn dẫn lời một phát ngôn viên của Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên cho biết, nước này vừa tiến hành một cuộc thử nghiệm quan trọng nữa tại bãi phóng vệ tinh Sohae nhằm gia tăng sức răn đe hạt nhân chiến lược.
Theo đó, thử nghiệm tiến hành tại bãi phóng vệ tinh Sohae và đã thành công.
Đây là cuộc thử nghiệm thứ hai tại cơ sở Sohae trong vòng một tuần.
Tuần trước đó, KCNA cũng loan tin là Bắc Hàn đã thực hiện một cuộc thử nghiệm rất quan trọng vào ngày 7.12 tại địa điểm phóng vệ tinh này.
Các nhà phân tích tin rằng, đây có thể là một thử nghiệm trên mặt đất của động cơ dùng để cung cấp năng lượng cho bệ phóng vệ tinh hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Các cuôc thử nghiệm xảy ra sau khi Bình Nhưỡng có vẻ khép các cánh cửa đàm phán tiếp theo với Mỹ.
“Chúng tôi hiện không cần phải có các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ và phi hạt nhân hóa đã đặt ra khỏi bàn đàm phán”, đặc phái viên của Bắc Hàn tại Liên Hiêp Quốc, Kim Song, cho biết trong một tuyên bố hôm 7/12.
Chưa tiến triển
Mỹ phủ nhận đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn thất bại
Bắc Hàn phát triển phần mềm giáo dục ý thức hệ
Bắc Hàn thay đổi giọng điệu tuyên truyền
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp nhau ba lần kể từ tháng 6/ 2018, nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển nào trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trên thực tế.
Bắc Hàn đã đưa ra thời hạn cuối năm nay để Hoa Kỳ đưa ra một thỏa thuận phi hạt nhân hóa mới, có liên quan đến việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt quan trọng, và nói rằng nếu không, Bình Nhưỡng sẽ đi theo một “con đường mới”.
Trong khi đó, quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Reuters rằng, ông Trump vẫn cam kết đạt tiến bộ trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên bằng con đường ngoại giao.
Ông Nebenzia cho biết, dự thảo nghị quyết nhằm khuyến khích các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.
Theo đó, dự thảo hoan nghênh việc tiếp tục đối thoại giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên ở tất cả các cấp, nhằm thiết lập quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, xây dựng niềm tin lvà tham gia vào nỗ lực xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Dự thảo cũng kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán sáu bên giữa Bắc Hàn, Nam Hàn, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản, hoặc khởi động các cuộc tham vấn đa phương, với mục tiêu tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp toàn diện cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên thông qua đối thoại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50819062

Người giúp cựu sĩ quan KGB Vladimir Putin

trở thành tổng thống

Steve RosenbergBBC News, Moscow
Qua các thời đại, các nhà lãnh đạo Nga đã giành được quyền lực theo nhiều cách khác nhau.
Đối với Sa hoàng, đó là do sinh ra; Vladimir Lenin thông qua cách mạng; tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô thì bằng cách leo lên các vị trí trong bộ chính trị và chờ đến lượt được lên chức.
Nhưng 20 năm trước, Vladimir Putin đã được trao quyền lực tại Kremlin. Cựu sĩ quan của KGB – cơ quan mật vụ của Nga – đã được Tổng thống Boris Yeltsin cùng bộ sậu tuyển chọn để đưa Nga tiến vào Thế kỷ 21.
Nhưng tại sao Putin được chọn?
‘Người phó tài giỏi’
Valentin Yumashev đóng vai trò quan trọng trong việc Vladimir Putin trở thành tổng thống Nga. Ông từng là nhà báo trước khi trở thành quan chức tại Kremlin, hiếm khi Yumashev trả lời phỏng vấn, nhưng ông đã đồng ý gặp tôi và kể câu chuyện của ông.
Yumashev là một trong những phụ tá đáng tin cậy nhất của Boris Yeltsin – ông kết hôn với con gái của ông Yeltsin, Tatyana. Là quản lý nhân sự của Yeltsin, năm 1997, ông Yumashev đã giao cho ông Putin công việc đầu tiên tại Điện Kremlin.
St. Petersburg thay ảnh Putin bằng Sakharov
Nga ngừng bay tới Georgia sau vụ ‘sỉ nhục Putin’
Bầu cử Nga: Đảng của Putin mất phiếu ở thủ đô
“Anatoly Chubais, giám đốc điều hành sắp mãn nhiệm của Yeltsin, nói với tôi rằng ông biết một người quản lý mạnh mẽ, người sẽ làm một phó tướng đắc lực cho tôi,” Yumashev nhớ lại.
“Ông ấy giới thiệu tôi với Vladimir Putin và chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau. Tôi ngay lập tức nhận ra năng lực tuyệt vời của Putin. Ông ấy rất xuất sắc trong việc đưa ra các ý tưởng, trong việc phân tích và tranh luận về các quan điểm của mình. “Có một khoảnh khắc, tôi đã tự hỏi, khi nào người đàn ông này trở thành tổng thống?
“Yeltsin có một vài ứng cử viên trong đầu, như Boris Nemtsov, Sergei Stepashin và Nikolai Aksenenko. Yeltsin và tôi đã nói rất nhiều về những người có thể kế vị. Và chúng tôi nhắc đến Putin.
“Yeltsin hỏi tôi: ‘Ông nghĩ gì về Putin?’. Tôi nghĩ anh ấy là một ứng cử viên tuyệt vời, tôi trả lời. Tôi nghĩ ông nên xem xét người này. Cung cách làm việc của người này cho thấy rằng anh ấy đã sẵn sàng cho những trách nhiệm khó khăn hơn.”
Liệu quá khứ từng làm việc KGB có cản trở Putin?
“Rất nhiều đặc vụ KGB đã rời khỏi tổ chức như Putin. Việc ông ta là cựu điệp viên KGB chẳng có vấn đề gì. Putin đã thể hiện mình là một người theo chủ nghĩa tự do và là một nhà dân chủ, người muốn tiếp tục cải cách.”
Kế thừa trong bí mật
Vào tháng 8/1999, ông Vladimir Yeltsin bổ nhiệm Vladimir Putin làm thủ tướng. Đó là dấu hiệu rõ ràng rằng Tổng thống Yeltsin đang chuẩn bị để Putin kế nhiệm tại Điện Kremlin.
Ông Yeltsin vẫn còn một năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nhưng vào tháng 12/1999, ông đã đưa ra quyết định bất ngờ là đi sớm.
“Ba ngày trước Tết, Yeltsin triệu tập Putin. Ông ấy yêu cầu tôi có mặt, và cả Alexander Voloshin, nhân viên mới của ông ấy nữa. Ông ấy nói với Putin rằng ông sẽ không ở lại tới tận tháng Bảy. Ngày 31/12, ông ấy từ chức.
“Chỉ có một nhóm nhỏ người biết: tôi, Voloshin, Putin và con gái của Yeltsin, Tatyana. Yeltsin thậm chí còn không nói với vợ.”
Ngôi sao Putin ‘ngày càng ít tỏa sáng’?
TV Putin: Dân Nga xem đều dù không tin?
Ông Yumashev được giao nhiệm vụ viết bài phát biểu từ chức của Yeltsin.
“Đó là một bài phát biểu khó viết. Chắc chắn văn bản sẽ đi vào lịch sử. Thông điệp rất quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi viết dòng nổi tiếng ‘Hãy tha thứ cho tôi’.
“Người Nga đã phải chịu cú sốc và căng thẳng như vậy trong những năm 1990. Yeltsin phải nói về những điều này.”
Vào đêm giao thừa năm 1999, Boris Yeltsin ghi hình phát biểu trên truyền hình cuối cùng của mình ở Điện Kremlin.
“Nó đến như một cú sốc cho tất cả mọi người tại đó. Ngoại trừ tôi, người đã viết bài phát biểu. Mọi người bật khóc. Đó là một khoảnh khắc xúc động.
“Nhưng điều quan trọng là tin tức không bị rò rỉ. Vẫn còn bốn giờ trước khi có thông báo chính thức. Vì vậy, mọi người phải ở trong căn phòng lúc đó bị khóa cửa. Họ không được phép rời đi. Tôi lấy băng và lái xe tới đài truyền hình. Bài phát biểu được phát vào giữa trưa. “
Vladimir Putin trở thành quyền tổng thống. Ba tháng sau, ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Một thành viên của ‘Gia đình’?
Valentin Yumashev thường được xem là một thành viên của “Gia đình” – vòng tròn gồm những người ‘thân tín’ của Boris Yeltsin – được cho là đã gây ảnh hưởng đến ông ta vào cuối những năm 1990.
Ông Yumashev nói rằng “Gia đình” chỉ là “một huyền thoại”.
Nhưng chẳng có mấy nghi ngờ việc trong những năm 1990, sức khoẻ của Tổng thống Yeltsin bị suy yếu, nhà lãnh đạo Kremlin đã đặt niềm tin của mình, ngày càng nhiều, vào một nhóm nhỏ gồm người thân, bạn bè và các doanh nhân.
“Đoàn tùy tùng của Putin không gây ảnh hưởng như thế này”, nhà khoa học chính trị Valery Solovei giải thích.
“Có hai loại người mà Putin hướng tới: những người bạn thời thơ ấu, như anh em Rotenberg và những người từng phục vụ trong KGB Xô Viết.
“Nhưng ông ấy không đánh giá cao quá mức lòng trung thành của họ. Yeltsin tin tưởng các thành viên trong gia đình ông ấy. Putin không tin tưởng ai cả.”
‘Không hối tiếc – Người Nga tin tưởng Putin’
Ông Putin vẫn nắm giữ được quyền lực, với tư cách là tổng thống hoặc thủ tướng, trong 20 năm. Trong thời gian đó, ông đã xây dựng một hệ thống quyền lực quanh mình. Nga đã trở thành một quốc gia ngày càng độc tài, với ít quyền và tự do dân chủ hơn.
“Yeltsin tin rằng ông có một nhiệm vụ và Putin cũng vậy”, ông Solovei nói. “Yeltsin tự coi mình là Moses: ông muốn dẫn dắt đất nước của mình thoát khỏi chế độ nô lệ cộng sản.
“Nhiệm vụ của Putin là trở về quá khứ. Ông muốn trả thù những gì ông gọi là ‘thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20′, sự sụp đổ của Liên Xô. Ông và đoàn tùy tùng của ông, cựu sĩ quan KGB, tin rằng sự hủy diệt của Liên Xô là do tình báo phương Tây.”
Nga ‘kẻ thù nào cũng đánh thắng’
Nga: Putin tuyên thệ nhiệm kỳ thứ tư
Giờ đây, hầu như không thể nhận ra Vladimir Putin là nhân vật theo chủ nghĩa tự do mà ông Yumashev nhớ lại. Vậy, sếp cũ của Putin có hối hận khi trao cho ông ta công việc không?
“Tôi không hối tiếc”, ông Yumashev nói và khẳng định thêm: “Rõ ràng là người Nga vẫn tin tưởng Putin”.
Tuy nhiên, ông Yumashev nghĩ rằng việc từ chức của ông Vladimir Yeltsin sẽ là bài học cho tất cả các tổng thống Nga, bài học là “việc từ chức và nhường chỗ cho những người trẻ tuổi là rất quan trọng. Đối với Yeltsin, điều này là cực kỳ quan trọng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50819052

Nga – Việt tiếp tục tăng cường quan hệ

Đối tác Chiến lược toàn diện, đặc biệt

trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga hôm 9/12. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt – Nga, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những kết quả đạt được trong hợp tác dầu khí giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế Việt-Nga không ngừng phát triển năng động
Phát biểu trong tiếp xúc, hội đàm với Lãnh đạo của Cộng hoà Tatarstan, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định quan hệ chính trị giữa Việt Nam-Liên bang Nga có độ tin cậy rất cao, 2 bên trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao được duy trì thường xuyên. Nhiều cơ chế hợp tác đã được xác lập trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác kinh tế Việt-Nga không ngừng phát triển năng động, năm 2018 kim ngạch thương mại đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3,4 tỷ USD. Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu năm 2016, mà Nga là thành viên chủ chốt. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ tăng cường hơn nữa hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Nga đã và đang tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều dự án dầu khí mới tại thềm lục địa VN
Đầu tư giữa hai nước cũng tiếp tục được mở rộng, với nhiều dự án quy mô, hiện đại được triển khai tại cả Việt Nam và Nga, trong đó không thể không kể đến các dự án hợp tác dầu khí giữa hai nước. Bên cạnh Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft đã và đang tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều dự án dầu khí mới tại thềm lục địa Việt Nam. Tại Nga, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro đã bắt đầu khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nenetski và nhiều lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo không ngừng được mở rộng, Nga và Việt Nam luôn là điểm đến của sinh viên và người dân hai nước. Hợp tác giữa địa phương hai nước có bước phát triển mạnh mẽ, các địa phương hai nước tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống, không chỉ ở các thành phố lớn mà cả giữa các địa phương giàu tiềm năng khác của hai nước.
VN tiếp tục thực hiện chủ trương nhất quán là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh bước sang giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tăng nhanh năng suất lao động và sức cạnh tranh nền kinh tế; ưu tiên phát triển kinh tế tri thức-cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Cùng với nỗ lực phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương nhất quán là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để tạo môi trường thuận lợi và thu hút thêm nhiều nguồn nhân lực bên ngoài cho phát triển. Với tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam đánh giá cao và ủng hộ sự hợp tác ngày càng bền chặt và hiệu quả giữa ngành giáo dục hai nước Việt Nam-Liên bang Nga; đồng thời cam kết làm hết sức mình để đưa mối quan hệ giữa cơ quan nghị viện của hai nước ngày càng phát triển hơn nữa, góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, phù hợp với xu thế phát triển và vì lợi ích của nhân dân hai nước.
http://biendong.net/bien-dong/32121-nga-viet-tiep-tuc-tang-cuong-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-dac-biet-trong-linh-vuc-tham-do-khai-thac-dau-khi.html

Rumani sau 30 năm ”hậu toàn trị”

vẫn là nỗi đau đầu với Liên Âu

Trọng Thành
Cách nay 30 năm, ngày 16/12/1989, phong trào chống chế độ cộng sản toàn trị Rumani bùng phát tại Timisoara, một thành phố miền tây Rumani. Trong vài ngày phong trào lan ra cả nước. Ceausescu bỏ trốn, chế độ toàn trị sụp đổ. Tuy nhiên, tiến trình chuyển sang dân chủ của Rumani không êm chèo mát mái. 30 năm sau toàn trị, Rumani vẫn là nỗi đau đầu với Liên Hiệp Châu Âu, cho dù các nỗ lực của Liên Âu bước đầu mang lại kết quả.
Mặc dù đã trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu từ ngày 01/01/2007, Rumani cùng Bulgari, hai quốc gia Đông Âu trong giai đoạn quá độ sang dân chủ, vẫn được đặt dưới một cơ chế giám sát đặc biệt của Liên Hiệp Châu Âu, mang tên ”cơ chế hợp tác và thẩm định” (cooperation and verification mechanism). Cơ chế này cho phép Bucarest được Liên Hiệp Châu Âu theo dõi và hỗ trợ nhằm khắc phục thiếu hụt về dân chủ. Ủy Ban Châu Âu thường xuyên ra báo cáo đánh giá thực trạng ”cải cách tư pháp, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức”, xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Rumani.
”Cơ chế hợp tác và thẩm định” đặc biệt
Trong báo cáo đánh giá bước tiến của Rumani, theo ”cơ chế hợp tác và thẩm định”, hồi tháng 11 năm ngoái, Ủy Ban Châu Âu kết luận là có nhiều yếu tố cho thấy các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực này ”có thể bị đảo ngược”. Ủy Ban kêu gọi các định chế quyền lực Rumani ”khẳng định rõ thái độ kiên quyết ủng hộ sự độc lập của tư pháp, cuộc chiến chống tham nhũng, và tái lập… các quyền lực đối trọng ở tầm quốc gia, để ngăn ngừa mọi nguy cơ tiến bộ bị đảo ngược”. Quan điểm của Ủy Ban Châu Âu được hai định chế chủ chốt khác của Liên Hiệp, là Nghị Viện Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu, chia sẻ.
Tính độc lập của tư pháp liên tục bị đe dọa xâm phạm từ phía chính phủ và Quốc Hội Rumani là điều mà Ủy Ban thường xuyên ghi nhận. Một trong các ví dụ mới nhất là việc nhân vật đầy quyền lực, nguyên chủ tịch Hạ Viện, chủ tịch đảng Xã Hội – Dân Chủ cánh tả Liviu Dragnea, tìm mọi cách ngăn cản cuộc chiến chống tham nhũng, nhằm trở thành thủ tướng. Chính trị gia đầy quyền lực này bị bắt giam hồi tháng 5/2019, với tội danh lạm dụng quyền lực. Người kế nhiệm lãnh đạo đảng Xã Hội – Dân Chủ, nữ chính trị gia Viorica Dancila, thủ tướng Rumani tiếp tục bám víu quyền lực cho đến khi bị các đảng đồng minh bỏ rơi, bị Nghị Viện bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng 10/2019.
Nếu so sánh với nhiều quốc gia Đông Âu cũ, Rumani được đánh giá là quá chậm trễ trong tiến trình dân chủ hóa. Trong lúc Croatia, quốc gia thành viên Liên Âu từ 2013, đang trên đường gia nhập Schengen, không gian tự do đi lại của Liên Hiệp, thì Ủy Ban Châu Âu vẫn dè dặt trước triển vọng Rumani gia nhập Schengen.
Ngày 22/10/2019 vừa qua Ủy Ban Châu Âu ra báo cáo thường niên đánh giá các tiến bộ của Rumani và Bulgari, theo ”cơ chế hợp tác và thẩm định”. Bulgari được khen ngợi. Về phần Rumani, Ủy Ban tuy thừa nhận chính phủ Bucarest, kể từ tháng 6/2019, đã ”khởi sự một tiến trình đối thoại mới” với tư pháp, tuy nhiên các nỗ lực này cần phải được biến thành các biện pháp ổn định, lâu dài về phương diện lập pháp và hành pháp, nhằm thực thi các khuyến nghị của Liên Âu.
Phe độc tài toàn trị biến hình để tiếp tục thao túng xã hội
Theo giới quan sát, một trong các nguyên nhân chính khiến Rumani khó dân chủ hóa là do các thế lực chính trị, kế thừa chế độ độc tài toàn trị, tìm mọi cách gây ảnh hưởng trong xã hội, thao túng quyền lực. Xã hội Rumani vẫn còn rất khó khăn trong việc đối mặt với quá khứ toàn trị và tội ác của chế độ độc tài cộng sản.
Chỉ đến cuối tháng 11/2019, cựu tổng thống Ion Iliescu (cầm quyền hai lần, từ 1990 đến 1996 và từ 2000 đến 2004) mới bị đưa ra tòa xét xử về cáo buộc ”chống nhân loại”. Theo công tố Rumani, thừa lệnh của nhà độc tài Ceaucescu, nguyên bộ trưởng Thanh Niên chế độ toàn trị Ion Iliescu nằm trong số những người chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 800 người, và hơn 2.000 người bị thương trong thời gian cuộc chính biến 1989, từ 22/12 đến 31/12.
Trả lời AFP, một trong các nạn nhân, ông Aurel Dumitri, 60 tuổi, cho biết ông phẫn nộ vì tư pháp Rumani, trong vòng 30 năm qua, đã không làm gì để làm sáng tỏ các tội ác này. Với công dân nói trên, và ắt hẳn là nhiều người khác, Rumani cần phải có một cuộc cách mạng mới.
Cuộc tranh đấu bền bỉ
Theo một số nhà quan sát, cho đến nay, Rumani là quốc gia duy nhất trong số các nước cộng sản cũ Đông Âu không có bảo tàng về chế độ toàn trị.
Dù sao, thì tình hình tại Rumani gần đây đã có một số thay đổi ngoạn mục, nhờ nhiều nỗ lực tranh đấu bền bỉ của xã hội dân sự Rumani, được Liên Âu hỗ trợ. Tháng 7/2019, tổng thống Klaus Iohannisđã thông qua luật mới, liên quan đến việc thành lập Viện Bảo tàng về các Tội ác Man rợ của chế độ cộng sản tại Rumani (Muzeul Ororilor Comunismului in Romania). Bảo tàng sẽ được đặt tại Tòa Nghị Viện Rumani ở Bucarest. Cuối tháng 11/2019, tổng thống Klaus Iohannis, chính trị gia cánh hữu trong những năm vừa qua liên tục nỗ lực ủng hộ thể chế pháp quyền, chống tham nhũng tại Rumani, đã tái đắc cử với hơn 63% phiếu bầu. Ngày 14/12/2019, tổng thống Rumani được trao tặng giải thưởng Charlemagne cao quý của Liên Hiệp Châu Âu, để vinh danh ông vì những đóng góp quý báu cho sự thông hiểu lẫn nhau tại châu Âu.
Rumani tiếp tục được đặt dưới sự theo dõi đặc biệt của Liên Âu theo cơ chế ‘’cơ chế hợp tác và thẩm định”. Tuy nhiên con đường chuyển hóa sang xã hội dân chủ của Rumani đang có những khởi sắc. Kinh nghiệm của quốc gia cộng sản Đông Âu cũ chắc chắn là đặc biệt quý giá đối với nhiều xã hội cũng đang tìm đường thay đổi, bởi đây là một quốc gia mà con đường thoát khỏi chế độ cộng sản toàn trị kéo dài và đầy gian truân.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-rumani-sau-30-n%C4%83m-h%E1%BA%ADu-to%C3%A0n-tr%E1%BB%8B-v%E1%BA%ABn-l%C3%A0-n%E1%BB%97i-%C4%91au-%C4%91%E1%BA%A7u-v%E1%BB%9Bi-li%C3%AAn-%C3%A2u

Trẻ em châu Phi chết vì khai thác mỏ :

Năm tập đoàn công nghệ Mỹ bị kiện

Thu Hằng
Năm tập đoàn công nghệ thế giới bị một tổ chức bảo vệ nhân quyền Mỹ kiện ra Tòa án Liên Bang ở Washington ngày 15/12/2019 với cáo buộc « hỗ trợ và khuyến khích lao động trẻ em trong các khu mỏ cobalt ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo ». Cobalt là kim loại cần thiết cho việc sản xuất điện thoại và máy tính.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Mỹ International Rights Advocates đã đại diện 14 gia đình nạn nhân ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo nộp đơn kiện năm công ty, gồm Tesla Inc, Apple Inc, Alphabet Inc, Microsof Corp và Dell Technologies Inc.
Trong số 14 nạn nhân là trẻ em có 6 em bị thiệt mạng do sập đường hầm và nhiều em khác bị thương nặng, có trường hợp bị liệt. Trả lời Reuters, luật sư Terrence Collingsworth, đại diện các gia đình nạn nhân, lên án « các doanh nghiệp giầu nhất thế giới này, đã chấp nhận việc để các em bị cưa chân, cưa tay, thậm chí là mất mạng để có được chất cobalt giá rẻ ».
Trong số 5 tập đoàn bị kiện, chỉ có Dell đưa ra bình luận, với khẳng định « chưa bao giờ cố tình » sử dụng lao động trẻ em, đồng thời cho biết mở điều tra riêng về những cáo buộc này.
Đây là lần đầu tiên, ngành công nghệ phải đối đầu với một đơn kiện tập thể liên quan đến nguồn cobalt. Congo là nước cung cấp hơn một nửa cobalt cho thế giới, trong khi nhu cầu về chất này không ngừng tăng, có thể tăng thêm 13% hàng năm, theo một nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu năm 2018.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191217-tr%E1%BA%BB-em-ch%C3%A2u-phi-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-khai-th%C3%A1c-m%E1%BB%8F-n%C4%83m-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87n

Nhật Bản ngầm cảnh báo TQ:

“Kẻ gây hấn sẽ phải trả giá”

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã chỉ trích những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và vùng biển gần Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế.
“Trung Quốc đang thực hiện những nỗ lực đơn phương và cưỡng ép hòng làm thay đổi hiện trạng dựa trên những lập luận của chính họ dù chúng không phù hợp với trật tự quốc tế hiện hành”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại Diễn đàn Doha, một hội nghị quốc tế tại Qatar ngày 15/12. Ông Kono cho rằng Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động như vậy tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Kono cho biết Nhật Bản “cũng lo ngại sự gia tăng nhanh chóng về sức mạnh quân sự không minh bạch của Trung Quốc, bao gồm năng lực hạt nhân và tên lửa của nước này”.
“Quy tắc pháp luật, vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và an ninh toàn cầu, là giá trị được chia sẻ chung bởi cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc”, ông Kono nói.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài biên giới bằng vũ lực cũng phải bị ngăn chặn và “những kẻ gây hấn sẽ buộc phải trả giá”.
Tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Kono được đưa ra vài ngày trước khi ông tới Bắc Kinh và có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc. Trong chuyến thăm, ông Kono dự kiến sẽ đề cập tới Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đồng thời khẳng định sự ủng hộ của Nhật Bản đối với một số dự án đang được các bên thảo luận.
Theo Jun Okumura, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Các vấn đề toàn cầu Meiji, những phát biểu của Bộ trưởng Kono là “khác thường”. Tuy nhiên, ông Jun cho rằng những phát biểu này hoàn toàn phù hợp với lập trường của Nhật Bản và đã được nước này đề cập tới trong sách trắng an ninh và quốc phòng công bố hồi đầu năm.
Nhật Bản từng nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế tại các vùng biển, bao gồm Biển Đông và Hoa Đông. Tokyo và Bắc Kinh hiện vẫn còn tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo tại quần đảo Senkaku, nơi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32158-nhat-ban-ngam-canh-bao-tq-ke-gay-han-se-phai-tra-gia.html

Lực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản tẩy chay

máy bay không người lái do TQ chế tạo

từ đầu năm 2020

Truyền thông Nhật Bản ngày 9/12 đưa tin lực Lượng bảo vệ biển Nhật Bản sẽ đình chỉ mua sắm và sử dụng các máy bay không người lái chụp ảnh trên không cỡ nhỏ sản xuất tại Trung Quốc để tránh rò rỉ thông tin mật.
Theo bản tin của Nihon Keizai Shimbun, Lực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản (Japan Cost Guard) dự định sẽ ngừng mua và sử dụng các máy bay không người lái dùng chụp ảnh trên không do Trung Quốc sản xuất từ năm 2020. Ngoài ra, hàng chục máy bay không người lái dùng chụp ảnh trên không hiện đang được sử dụng cho việc cứu hộ cũng sẽ được thay thế bằng các loại sản phẩm khác để tránh rò rỉ thông tin bí mật. Một lần nữa, Nhật Bản quyết định loại bỏ các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc.
Trang tin Đông Phương cho biết, nhiệm vụ của Lượng bảo vệ biển Nhật Bản bao gồm ứng phó với các vụ tai nạn, cứu hộ trên biển, giám sát vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc và giám sát các tàu cá của Triều Tiên. Thông tin được họ xử lý bao gồm các vấn đề liên quan đến bảo đảm an ninh và tìm kiếm cứu hộ. Hàng chục máy bay không người lái chụp ảnh trên không hiện đang thuộc sở hữu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật hầu hết đều được sản xuất tại Trung Quốc. Lúc đầu chúng được mua vì rẻ và tính năng vượt trội, nhưng nay trong kế hoạch bổ sung ngân sách mua sắm trong ngân sách năm 2020 chúng đã thay thế bằng các sản phẩm từ các quốc gia khác. Hiện nay Lực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản đang sử dụng một số lượng khá lớn máy bay không người lái cỡ nhỏ Trung Quốc chuyên dụng chụp ảnh trên không cho các hoạt động nghiệp vụ
Về các máy bay không người lái chụp ảnh trên không do các hãng Trung Quốc sản xuất, Bộ Quốc phòng Mỹ về nguyên tắc nghiêm cấm mua và sử dụng sản phẩm của hãng Đại Cương (DJI). Phía Mỹ chỉ ra rằng rất nhiều thông tin sẽ được các máy bay không người lái DJI này truyền trở lại Trung Quốc từ máy chụp ảnh gắn trên đó, vì vậy chúng không thể được sử dụng. Tuy nhiên, Mỹ đã đồng ý sử dụng “sự cố khẩn cấp” như một trường hợp đặc biệt để cho phép mua sắm máy bay không người lái chụp ảnh trên
không do Trung Quốc sản xuất; vì vậy ngay cả sau khi lệnh cấm được ban hành, quân đội Mỹ vẫn mua sắm DJI.
Chính phủ Nhật Bản nhận thức được hành vi của chính quyền Donald Trump đang tăng cường quy phạm và định chế bảo đảm an ninh kinh tế và việc mua máy bay không người lái chụp ảnh trên không là một trong số các nội dung đó. Năm 2018, việc mua sắm của chính phủ Nhật Bản cũng đã hầu như đã loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei. Ngoài ra, để ngăn chặn các vụ mua bán và sáp nhập có hại của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Ngoại hối và Ngoại thương Nhật Bản vừa được sửa đổi thông qua ngày 22 tháng 11 cũng đã tăng cường các quy định đầu tư của các công ty nước ngoài cho các công ty Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng đang dự định kế hoạch thành lập một tổ kinh tế phụ trách riêng lĩnh vực kinh tế trực thuộc Cục An ninh Quốc gia (NSS) vào tháng 4 năm 2020 để thống nhất hợp tác với chính sách đảm bảo an ninh kinh tế của Mỹ. Các doanh nhân tư nhân Nhật Bản cũng đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái chụp ảnh trên không rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp và giao hàng tận nhà. Viện nghiên cứu tổng hợp Impress của Nhật Bản ước tính rằng thị trường máy bay không người lái chụp ảnh trên không của Nhật Bản vào năm 2019 sẽ tăng 56% so với năm 2018, đạt 145 tỷ yên và có thể tăng lên tới 507,3 tỷ yên vào năm 2024.
Những nghi ngại của Nhật Bản về nguy cơ đánh cắp thông tin của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở. Các chuyên gia của công ty an ninh mạng Positive Technologies (PT) cho biết một nhóm tin tặc có nguồn gốc châu Á, được đặt tên là TaskMasters, trong ít nhất 9 năm qua đã tấn công vào hệ thống máy tính của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số tổ chức và công ty của Nga. Các chuyên gia của PT đã đề cập tới tổn thất của hơn 30 tổ chức quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, năng lượng, bất động sản,… trong đó có 24 tổ chức ở Nga. Tuy nhiên, PT không tiết lộ thông tin cụ thể về các công ty này. Theo ghi nhận của PT, công cụ tấn công của nhóm tin tặc này có liên quan tới các nhà phát triển Trung Quốc, trong đó một số cuộc tấn công xuất phát từ các địa chỉ IP tại quốc gia này. Hãng bảo mật Kaspersky Lab gọi nhóm tin tặc trên là BlueTraveler. Kaspersky Lab cho hay, các chuyên gia của hãng này đã theo dõi hoạt động của BlueTraveler từ năm 2016. Mục tiêu mà BlueTraveler nhắm đến có thể là các cơ quan chính phủ, chủ yếu từ Nga và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Kaspersky Lab xác nhận rằng những kẻ tấn công có khả năng là người Trung Quốc. Các chuyên gia của Kaspersky Lab cũng lưu ý rằng, phương pháp bám vào cơ sở hạ tầng với sự hỗ trợ của bộ công cụ lập lịch tác vụ thường được sử dụng vào mục đích tình báo chính trị hoặc tình báo công nghiệp.
http://biendong.net/bien-dong/32119-luc-luong-bao-ve-bien-nhat-ban-tay-chay-may-bay-khong-nguoi-lai-do-tq-che-tao-tu-dau-nam-2020.html

Lãnh đạo Hong Kong: ‘cần ngăn chặn bạo lực’

Hôm 17/12, ông Matthew Cheung, Bí thư thành phố Hong Kong, nói ông cảm thấy thất vọng về tình trạng bạo lực gần đây sau một thời gian tương đối yên ắng, giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, theo Reuters.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hàng tuần, Bí thư Cheung đề cập đến cuộc biểu tình hôm 15/12, khi cảnh sát bắn hơi cay trong các cuộc vụ xung đột vào đêm khuya.
“Công tác chặn đứng bạo lực vẫn chưa hoàn tất, chúng ta cần tiếp tục làm việc này. Đồng thời, chúng ta cần nỗ lực giải quyết các vấn đề gốc rễ,” ông Cheung nói.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Đặc khu trưởng Carrie Lam gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 16/12. Ông Tập cam kết hỗ trợ bà Lam “tại những thời điểm khó khăn nhất” khi diễn ra các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ.
Tình trạng bất ổn ở Hong Kong đã khiến thành phố này mất đi 5 tỷ đôla nguồn vốn bị các quỹ đầu tư rút ra khỏi Hong Kong từ tháng 4, Reuters dẫn nguồn từ Bank of England cho biết hôm 17/12.
Trong báo cáo về sự ổn định tài chính của ngân hàng trung ương hôm 17/12, các nguồn vốn vừa nêu chiếm gần 1,25% GDP Hong Kong, đã bắt đầu bị rút ra sau khi chính quyền Hong Kong thúc đẩy dự luật dẫn độ tội pham sang Trung Quốc đại lục để xét xử.
Hồi tháng 10, các nhà phân tích tại công ty tài chính Goldman Sachs cho biết khoảng 4 tỷ đôla tiền ký thác có thể đã được chuyển từ Hong Kong sang Singapore trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng kêu gọi chính phủ Hong Kong hãy chấm dứt bạo lực và giải quyết các “vấn đề sâu xa trong phát triển kinh tế và xã hội của Hong Kong.”
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-hong-kong-can-ngan-chan-bao-luc/5209056.html

Bắc Kinh thúc giục Liên Hiệp Quốc không xem xét

đệ trình về thềm lục địa mở rộng của Malaysia

Trung Quốc vừa chính thức lên tiếng yêu cầu Liên Hiệp Quốc không xem xét hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông mà Malaysia mới nộp hôm 12/12, trang tin South China Morning Post loan tin này hôm 17/12.
Phái đoàn thường trực của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc đã gửi một thông báo ngoại giao cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hồi tuần trước, thúc giục Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) của UN không xem xét hồ sơ của Malaysia.
Thông báo có đoạn viết: “Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ theo các đảo ở Biển Đông; Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông”.
Trung Quốc cho rằng việc Malaysia đệ trình hồ sơ này đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, quyền chủ quyền và quyền tài phán (của Trung Quốc) ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/12 cũng cho biết nước này đã chính thức gửi phản đối tới phía Malaysia và cho rằng Malaysia đã vi phạm các nguyên tắc quan hệ quốc tế.
Hồ sơ đệ trình mới của Malaysia bao gồm phần thềm lục địa nằm bên ngoài vùng 200 hải lý ở phía bắc khu vực Biển Đông.
Hồi tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã đệ trình một hồ sơ về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông lên UN, và cũng gặp phải sự phản đối của Bắc Kinh.
Bắc Kinh đòi chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời cho rằng các quần đảo này có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vì vậy, Bắc Kinh cho rằng thềm lục địa mở rộng mà Malaysia đăng ký đã chồng lấn lên vùng 200 hải lý quanh các quần đảo này.
Trong phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016, các quần đảo này không thể có vùng đặc quyền kinh tế.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/beijing-urges-un-commission-not-to-consider-malaysia-claim-in-scs-12172019073354.html

Bóc tách ý nghĩa ‘liên minh’ Trung – Nga

Viết trên tờ The Hill, hai phóng viên Michael O’Hanlon và Adam Twardowski lập luận rằng trong khi Trung Quốc và Nga có lý do để nghi ngờ lẫn nhau, “những cân nhắc chính trị thực tế đang đẩy họ về cùng nhau … Washington cần phải hiểu rõ sự thật đó khi đưa ra các quyết định ngoại giao, các lực lượng tình thế, áp đặt các biện pháp trừng phạt, và mặt khác tham gia vào nghệ thuật quản trị toàn cầu trong những tháng và năm tới”, Brookings trích đăng ngày 13/12.
Hoa Kỳ dường như đang chững lại trong một thời kỳ kéo dài của cuộc cạnh tranh quyền lực quân sự lớn. Kể từ khi Nga chiếm Crưm và can thiệp quân sự vào Ukraine, còn Trung Quốc lấn chiếm các đảo trên Biển Đông và tuyên bố chủ quyền gần như tất cả các tuyến đường thủy xung quanh, các quan chức quốc phòng Mỹ xác định rằng các quốc gia và tổ chức khủng bố không còn là tâm chấn của kế hoạch chiến tranh và phân bổ nguồn lực quân sự. Theo đó là chiến lược bù đắp thứ ba của chính quyền Obama và chiến lược quốc phòng của chính quyền Trump, với việc tái vũ trang hóa rõ ràng các mục tiêu quốc phòng. Sau một phần tư thế kỷ không phải lo lắng nhiều về cạnh tranh quyền lực lớn, Hoa Kỳ thấy mình trong một thời đại mà nhiều người cho rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh đang lặp lại.
Trung Quốc và Nga không còn chia sẻ một hệ tư tưởng bành trướng chung, nhưng những toan tính chính trị thực tế đang đẩy họ đến với nhau. Cả hai đều chịu đủ loại trừng phạt của Mỹ, trở thành đối tượng trong các cuộc thảo luận của các nhà hoạch định chiến lược Lầu Năm Góc với các hoạt động khu vực quyết đoán của họ: Với Nga chủ yếu ở Đông Âu và Trung Đông, với Trung Quốc chủ yếu ở Tây Thái
Bình Dương, một phần xuyên những khu vực xa xôi như Mỹ Latinh và Châu Phi. Cả hai đều nhận ra rằng một mình đứng lên chống lại một hệ thống liên minh được thành lập do Hoa Kỳ lãnh đạo là rất khó khăn, bởi họ không có bất kỳ đồng minh thực sự mạnh nào của riêng mình.
Tuy thế họ có thể cùng nhau thống trị Á – Âu và thế mạnh của họ bổ sung cho nhau. Một bên là Nga, một quốc gia rộng lớn với vũ khí hạt nhân và dầu hỏa, nhưng có dân số khiêm tốn và đang co lại. Bên kia là một siêu cường kinh tế và đứng thứ hai về sức mạnh quân sự theo hầu hết các số liệu. Một số người nhìn vào điều này để kết luận rằng Trung Quốc và Nga đến lúc nào đó sẽ tự nhiên trở thành đồng minh. Những người khác lại nói đánh giá trên là không có cơ sở bởi sự ngờ vực lẫn nhau giữa họ và sự gần gũi thực sự có thể giúp họ làm việc cùng nhau. Làm thế nào Washington có thể giải quyết mâu thuẫn này? Câu trả lời chúng tôi đề xuất là hãy bóc tách ý nghĩa của một liên minh.
Yếu tố đầu tiên của liên minh là hợp tác giao dịch nơi lợi ích kinh tế và các lợi ích quan trọng khác trùng khớp. Bán vũ khí thường là yếu tố chính của loại liên minh này. Yếu tố bổ sung thứ hai là hợp tác mang tính biểu tượng với các cuộc tập trận quân sự nhỏ hoặc huấn luyện quân sự hợp tác. Yếu tố bổ sung thứ ba là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin tình báo, các lực lượng tình thế và tiến hành các cuộc tập trận và khiêu khích hòa bình chống lại đối thủ chung. Thứ tư là bao gồm các hiệp ước phòng thủ chính thức tập trung vào các cam kết phòng thủ chung hứa hẹn ít nhiều hỗ trợ quân sự vô điều kiện với các lực lượng chiến đấu trong trường hợp một bên xảy ra chiến tranh.
Yếu tố cuối cùng là những gì Hoa Kỳ có được với các đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các quốc gia trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Nhưng đó không phải là cách duy nhất để một liên minh có ý nghĩa. Được định nghĩa theo cách này, hai yếu tố đầu tiên của một liên minh có thể thường tương đối lành tính và thường khó phòng ngừa trong mọi trường hợp. Do đó, nhiệm vụ thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ là tiến hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo cách mà mối quan hệ an ninh giữa Nga và Trung sẽ chỉ giới hạn trong quy mô này, mà không tiến xa vào con đường thứ ba.
Thật không may, đã có những ví dụ cho thấy Nga và Trung Quốc đã làm được nhiều hơn đáng kể, đặc biệt là ở Đông Âu và Tây Thái Bình Dương. Thậm chí ở châu Phi, Moscow và Bắc Kinh dường như đang khám phá những cách hợp tác mới. Tháng trước, Nga và Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung với Nam Phi gần Mũi Hảo Vọng, một ngã tư chiến lược nơi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương hội tụ. Trong khi quân đội Nam Phi mô tả cuộc tập trận về cơ bản “là một lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia nhằm phản ứng và chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển,” thì thông điệp được truyền tải rằng các lợi ích của Nga và Trung Quốc đang gia tăng tại lục địa này đã trở nên rất rõ ràng.
Hơn nữa, trong khi Trung Quốc đã thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti để bảo vệ lợi ích của nó trên lục địa, Nga cũng tìm cách trở thành một đối tác lớn hơn ở châu Phi, chủ yếu thông qua các thỏa thuận hợp tác và bán vũ khí trong một loạt các lĩnh vực từ huấn luyện quân sự đến công nghệ hạt nhân. Có vẻ như Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm cách tận dụng lực lượng quân sự kết hợp kinh tế của họ trải khắp châu Phi. Bởi Hoa Kỳ và Châu Âu có lợi ích thực sự ở đó, họ cần nghĩ về các cách để ứng phó hoặc ít nhất là giám sát các dự định của Nga và Trung Quốc như một cách để củng cố địa vị của họ ở lục địa này.
Sự hợp tác của Moscow và Bắc Kinh với Washington trong việc gây áp lực kinh tế đối với Iran và Triều Tiên có thể thay đổi nếu chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục thực hiện các bước đơn phương trừng phạt các nền kinh tế Nga và Trung Quốc mà trước hết không cố gắng thiết lập sự đồng thuận rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không phải là một sự ấn định. Nó sẽ liên tục biến hóa lên xuống như là một hàm số của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Washington cần phải ghi nhớ thực tế đó một cách chắc chắn khi đưa ra các quyết định ngoại giao, các lực lượng tình thế, áp đặt các biện pháp trừng phạt và mặt khác tham gia vào nghệ thuật quản trị toàn cầu trong những tháng và năm tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32160-boc-tach-y-nghia-lien-minh-trung-nga.html

Ông Tập Cận Bình cam kết hỗ trợ

lãnh đạo Hong Kong lúc ‘khó khăn nhất’

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng ca ngợi sự can đảm của bà Carrie Lam trong việc chèo lái đặc khu hành chính này suốt thời gian qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/12 đề nghị hỗ trợ cho nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam, ca ngợi sự can đảm của bà trong việc chèo lái đặc khu hành chính này trải qua những thời khắc “khó khăn nhất” sau nhiều tháng biểu tình biến thành bạo lực.
“Tình hình ở Hong Kong năm 2019 là phức tạp và khó khăn nhất kể từ khi nơi này trở về với đất mẹ” – ông Tập đưa ra bình luận ngắn gọn với truyền thông địa phương trước cuộc họp kín với bà Lam tại Bắc Kinh.
“Chính quyền trung ương hoàn toàn ghi nhận lòng can đảm và tinh thần trách nhiệm mà các bạn đã thể hiện trong những thời điểm đặc biệt này ở Hong Kong” – Chủ tịch Trung Quốc cho biết thêm.
Truyền thông Hong Kong suy đoán rằng cuộc họp kín của bà Lam với ông Tập có thể mang lại những chỉ thị mới về cuộc khủng hoảng chính trị tại đây, bao gồm cả việc sắp xếp lại nhân sự chính quyền nếu cần. Ông Tập không đi sâu vào chi tiết cụ thể, nhưng nhắc lại sự ủng hộ của ông dành cho bà Lam, mặc dù một số tờ báo trước đây từng loan tin bà có thể bị thay thế.
Ông Tập cho biết, Bắc Kinh “không nao núng trong việc hỗ trợ cảnh sát Hong Kong giữ vững lập pháp”, đồng thời nói rằng, bà Lam đã nỗ lực nhằm duy trì nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trước đó, Trưởng đặc khu Hong Kong có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tại buổi tiếp, ông Lý nói Hong Kong đang đối mặt với tình cảnh nghiêm trọng, phức tạp và chưa từng có, đồng thời ca ngợi Trưởng đặc khu Kong Kong đã vượt qua thách thức khi lãnh đạo chính quyền nỗ lực hết sức để bảo vệ sự ổn định xã hội và đưa ra loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định việc làm.
Về phần mình, Bà Lam cũng thừa nhận, Hong Kong phải đối mặt với tình cảnh khắc nghiệt về chính trị, kinh tế và xã hội trong năm qua.
Trưởng đặc khu Hong Kong tới Bắc Kinh từ tối ngày 15/12. Chuyến thăm của bà Lam diễn ra trong bối cảnh Hong Kong rơi vào bất ổn từ tháng 6 do các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm tới những khu vực chưa ký hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong đó có Trung Quốc đại lục. Chính quyền Hong Kong rút dự luật hồi tháng 9, tuy nhiên các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32154-ong-tap-can-binh-cam-ket-ho-tro-lanh-dao-hong-kong-luc-kho-khan-nhat.html

Cựu TT Pakistan Musharraf bị kết án tử hình

vì tội phản quốc

Hôm 17/12, một tòa án Pakistan tuyên án tử hình đối với nhà cựu lãnh đạo quân đội Pervez Musharraf vì tội phản quốc và bác bỏ tính hiệu lực của hiến pháp, theo Reuters.
Ông Musharraf lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1999 và sau đó trở thành Tổng thống Pakistan.
Ông bị tòa án chống khủng bố của Pakistan xét xử về tội phản quốc khi đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Ông Salman Nadeem, một quan chức chính phủ Pakistan, nói: “Ông Pervez Musharraf bị kết tội theo Điều 6 vì đã vi phạm hiến pháp Pakistan.”
Nguyên do buộc tội bắt nguồn từ quyết định của ông Musharraf áp đặt tình trạng khẩn cấp hồi năm 2007, giữa lúc ông đang đối mặt với sự chống đối ngày càng mạnh chống lại quyền cai trị của ông.
Trong thời gian Pakistan bị đặt vào tình trạng khẩn cấp, tất cả các quyền tự do dân sự, nhân quyền và quy trình dân chủ đều bị đình chỉ, từ tháng 11/2007 đến tháng 2/2008.
Ông Musharraf từ chức sau đó trong năm 2008, sau khi một chính đảng hậu thuẫn ông thất bại trong cuộc tổng tuyển cử, và phần lớn thời gian từ đó đến nay ông sống lưu vong ở nước ngoài.
Vào tháng trước, trong một video quay từ giường bệnh ở Dubai (Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất), ông Musharraf nói ông sẽ không được xét xử công bằng trong vụ kiện mà chính phủ đã lập hồ sơ vào năm 2013.
Trong video, ông nói: “Tôi đã phục vụ quốc gia và làm những quyết định vì quyền lợi của đất nước.”
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tt-pakistan-musharraf-bi-ket-an-tu-hinh/5209132.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.