Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/12/2019

Friday, December 13, 2019 5:42:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/12/2019

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:

Triển vọng đạt thỏa thuận sáng sủa hơn

Triển vọng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sắp đạt được một thỏa thuận để giải quyết cuộc chiến tranh thương mại đã trở nên sáng sủa hơn hôm thứ Sáu 13/12, mặc dù Bắc Kinh vẫn tố cáo Washington là tấn công nền kinh tế của họ một cách không công bằng, và nhấn mạnh một giải pháp cho cuộc xung đột thương mại gây nhiều tốn kém, kéo dài 17 tháng qua, phải “có lợi cho cả đôi bên.”
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính phủ của Tổng thống Trump cho biết là sẽ có loan báo liên quan tới Trung Quốc trong ngày hôm nay. Quan chức này yêu cầu giữ kín danh tính để bàn về những kế hoạch được bàn trong nội bộ.
Ông Myron Brilliant, đặc trách các vấn đề quốc tế của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ và được cả hai bên tiếp xúc, nói một “thỏa thuận đã gần kề.”
AP dẫn lời ông Brilliant cho biết chính quyền Trump đã đồng ý hoãn tăng thuế quan trên 160 tỉ hàng hóa Trung Quốc lẽ ra sẽ có hiệu lực từ ngày Chủ nhật sắp tới, đồng thời đồng ý giảm bớt mức thuế hiện hành, mặc dù vẫn không rõ sẽ giảm bao nhiêu.
Đánh đổi lại, Trung Quốc sẽ mua thêm nông sản Mỹ, tạo điều kiện để Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc, và siết chặt các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Thỏa thuận “Giai đoạn 1” này dường như không bao gồm các vụ tranh chấp thương mại chủ yếu giữa hai nước, theo AP, đang chờ được Tổng thống Donald Trump phê chuẩn. Ông Trump không bình luận với các nhà báo về đàm phán thương mại với Trung Quốc vào chiều tối thứ Năm khi ông trở về Toà Bạch Ốc.
Sáng thứ Năm, ông tuyên bố trên Twitter: “Đang tới RẤT gần một THỎA THUẬN LỚN với Trung Quốc. Họ muốn đạt thỏa thuận, và chúng ta cũng thế.”
Các giới chức Trung Quốc không xác nhận về một thỏa thuận tiềm tàng trong các phát biểu nêu bật khoảng cách còn rất xa giữa hai bên. Hiện chưa có dấu hiệu nào là thỏa thuận “Giai đoạn 1” bao gồm các vụ tranh chấp lớn, kể cả những than phiền của Mỹ rằng Bắc Kinh đánh cắp hoặc áp lực các công ty phải chuyển giao công nghệ.
Hãng tin Reuters dẫn lời bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 13/12, nói rằng “Các cuộc đàm phán phải được dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, và rằng thỏa thuận này phải “có lợi cho cả đôi bên, hai bên đều thắng”.
(AP, Reuters)
Thế nhưng tại một diễn đàn khác do chính quyền tổ chức ở Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị than phiền rằng Washington tấn công Trung Quốc một cách bất công.
Tuy vậy, triển vọng đạt được một thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được đón nhận tích cực tại các thị trường chứng khoán thế giới. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 220 điểm, tức 0.79% hôm thứ Năm, hôm thứ Sáu chỉ số Nikkei tăng 2,6%, chỉ số Thượng Hải Composite tăng 1.5%.
https://www.voatiengviet.com/a/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-trien-vong-sang-sua-hon/5204674.html

Tổng thống Trump nói

gần đạt được thỏa thuận thương mại với TQ

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm hôm 13/12 khi Hoa Kỳ và Trung Quốc tiến gần hơn đến việc ký kết thỏa thuận thương mại, trước khi đợt áp thuế mới lên hàng Trung Quốc bắt đầu.
Thỏa thuận này có thể được công bố hôm nay 13/12, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã chốt một số điều khoản.
Washington được cho là đã đồng ý xóa bỏ một số thuế quan, trong khi Bắc Kinh sẽ thúc đẩy mua hàng nông sản của Mỹ.
Cuộc chiến kế tiếp của Mỹ và Trung Quốc
Trump: Huawei ‘có thể là một phần của thỏa thuận thương mại’
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Tuy nhiên, nhiều vấn đề khó khăn hơn vẫn còn phía trước.
Sáng sớm 13/12, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,2% trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,9%.
Trước đó, triển vọng lạc quan về một thỏa thuận thương mại đã đẩy thị trường chứng khoán Mỹ lên cao, với S & P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới.
“Đây là một khởi đầu tốt,” Trưởng bộ phận thương mại quốc tế Myron Brilliant nói với đài truyền hình CNBC sau cuộc họp tại Nhà Trắng rằng,
Hoa Kỳ đã thông báo về đề nghị giảm một nửa thuế suất đối với hàng hóa có tổng trị giá khoảng 350 tỉ đô la của Trung Quốc, mà trong đó, một số đã tăng lên tới 25%. Đổi lại, Trung Quốc sẽ cam kết tăng cường mua nông sản Mỹ.
Một thỏa thuận như vậy sẽ mang lại chiến thắng cho ông Trump – vốn đang chịu nhiều áp lực chính trị, mà tâm điểm là cuộc tranh luận về luận tội của ông đang diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ.
“Họ muốn thoả thuận đó và chúng ta cũng vậy!” ông Trump viết trên Twitter.
Tuy nhiên, thỏa thuận được gọi là Giai đoạn 1 này, không đem lại nhiều kỳ vọng cho việc giải quyết dứt điểm các vấn đề gốc rễ được coi là nguyên nhân gây ra cuộc chiến thương mại, chẳng hạn như việc Trung Quốc trợ cấp cho một số ngành công nghiệp.
Bà Jennifer Hillman, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và cũng là một cựu quan chức thương mại viết:
“Điều này KHÔNG nên được mô tả như một thỏa thuận thương mại,” bà viết trên Twitter.
“Đó là một thỏa thuận mua và bán, hầu như không giải quyết được gì các mối quan ngại thực sự của Hoa Kỳ (cộng với phần còn lại của thế giới) đối với các hoạt động thương mại của Trung Quốc.”
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố, tiến bộ đạt được với một thỏa thuận sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại. Cuộc chiến này đã khiến mức thuế áp lên lượng hàng hoá Mỹ-Trung có tổng trị giá hơn 450 tỷ đô la và phủ bóng u ám lên nền kinh tế toàn cầu.
Trump: Có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại với TQ
Mỹ-Trung ký thỏa thuận thương mại
Chiến tranh thương mại: Trung Quốc nên nhận thua cuộc?
Vào tháng 10, ông Trump cũng từng tuyên bố rằng, hai bên đã đồng ý các điều khoản cho “Giai đoạn 1″ của thoả thuận, nhưng rồi các cuộc đàm phán vẫn tiếp diễn đến nay.
Nếu không đạt tiến triển trong đàm phán, Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc có tổng trị giá hơn 150 tỉ đô la vào ngày 15/12 tới.
Các đợt áp thuế trước đây đã gây thất vọng nặng với người tiêu dùng Mỹ – động lực chính của nền kinh tế Mỹ. Còn lần này, dự kiến thuế suất được áp lên một loạt các mặt hàng gia dụng như điện thoại thông minh, sách thiếu nhi, giày dép và quần áo.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs ước tính rằng, nếu không đạt thỏa thuận thương mại để tránh đợt áp thuế tiếp theo và tạm ngưng một số hàng hoá trong các đợt áp thuế trước đây, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ có thể thấp hơn 0,4% trong năm tới.
Các quan chức Nhà Trắng đã tranh luận rằng, mục tiêu của thuế quan chỉ là nhằm khiến Trung Quốc từ bỏ các hành động thương mại “không công bằng,” như cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ.
Phân tích của Karish Vaswani, Phóng viên kinh tế theo dõi khu vực châu Á
Đang có nhiều triển vọng lạc quan về một thỏa thuận thương mại, nhưng điều cũng đáng để chúng ta suy ngẫm là tại sao ông Trump lại khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Ông tuyên bố ngay từ đầu là muốn mang lại sân chơi bình đẳng và chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh.
Mỹ cho biết, Trung Quốc trợ cấp cho các doanh nghiệp của nước này theo cách không công bằng và ăn cắp sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ; nhờ đó, Trung Quốc nắm được lợi thế quan trọng.
Không rõ những vấn đề này rồi có nằm trong văn bản cuối cùng của bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Và điều đó có nghĩa là mục tiêu của cuộc chiến thương mại mà ông Trump để ra ngay từ đầu vẫn chưa đạt.
Trong khi đó, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm, các công ty đã phải chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc, cũng như các doanh nghiệp phải vật lộn trong các quyết định mở rộng và tuyển dụng trong sự bất ổn của cuộc chiến thương mại.
Một lợi thế của Washington là đe dọa áp nhiều mức thuế lên hàng hoá Trung Quốc. Đình hoãn hoặc bãi bỏ các mức thuế này có thể là đòn bẩy duy nhất mà ông Trump có, từ đó, mạo hiểm với một thỏa thuận mà thực chất là nhắm đến một chiến thắng chóng vánh và dễ dàng.
Trung Quốc nói bị Hoa Kỳ chèn ép
Trong khi đó, theo Reuters, nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Vương Nghị cho biết hôm thứ 13/12 rằng, Hoa Kỳ đã liên tiếp hành động để tấn công và chèn ép Trung Quốc, làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin giữa hai nước vốn rất khó để có được.
Ông Vương Nghị nói rằng, Hoa Kỳ đã tận dụng nhiều diễn đàn, sự kiện quốc tế khác nhau để làm tổn hại đến hệ thống xã hội Trung Quốc, con đường phát triển và hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc với các nước khác, và cáo buộc Trung Quốc một cách vô căn cứ với đủ loại tội phạm.
Ông Vương Nghị phát biểu như vậy tại hội nghị thường niên ở Bắc Kinh về các vấn đề quốc tế và ngoại giao Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50771244

Mỹ phải xem xét lại chính sách với TQ

khi Bắc Kinh coi Mỹ là kẻ thù

Trung Quốc ngày càng thù địch với Mỹ, điều này khiến Mỹ phải đánh giá lại chính sách với Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung, sau khi ông David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Châu Á – Thái Bình Dương, nói trong những thập kỷ qua Mỹ đã giúp Trung Quốc phát triển và hiện đại hóa về mọi mặt khoa học công nghệ, giáo dục, thương mại và quân sự.
Ông David Stilwell: Trung Quốc ngày càng thù địch với Mỹ, khiến Mỹ phải đánh giá lại chính sách với Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung.
Ngày 12/12, ông Stawell đã bày tỏ quan điểm trên trong một bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Washington.
Ông cũng nói rằng chính phủ Mỹ đã “đi sai đường” trong vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Quốc và chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang có những thay đổi.
Mỹ đã giúp Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua
Theo Epochtimes, ông David Stilwell nói: “Sự hỗ trợ của chúng ta cho sự phát triển của Trung Quốc là nghiêm túc, trực tiếp và cụ thể. Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã chìa tay giúp đỡ người Trung Quốc, nhưng không nhận được sự báo đáp. Chúng ta cung cấp
quân sự, hỗ trợ tình báo, hào phóng chuyển giao công nghệ, ưu đãi về thương mại và đầu tư; chúng ta tài trợ và sắp xếp các hoạt động trao đổi giáo dục sâu rộng. Hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục làm như thế”.
Ông nói rằng trong vấn đề thương mại, Mỹ đã đối xử với Trung Quốc như với các đồng minh, “Hoa Kỳ đã dành cho Trung Quốc vị thế tối huệ quốc mậu dịch và giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ở mức độ ưu tiên dành cho bạn bè và đồng minh. Ngay cả khi Bắc Kinh không đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị và nhân quyền theo yêu cầu quy định pháp luật của Mỹ, Mỹ vẫn muốn dành cho Trung Quốc một trường hợp ngoại lệ”.
Ông nói: “Như Ngoại trưởng Mike Pompeo từng nói, chúng ta khuyến khích Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác, với điều kiện Trung Quốc cam kết cải cách thị trường và tuân thủ các quy tắc của các tổ chức này. Nhưng trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đã không tuân thủ các quy tắc này. Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta (Mỹ) đã dung túng cho các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc mà không đưa ra sự phản đối nghiêm túc”.
Sau nhiều thập kỷ trăng mật, dưới thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đi do Mỹ xem xét lại chính sách Trung Quốc của họ.
Trung Quốc thù địch với Mỹ, buộc Mỹ nhìn nhận lại chính sách với Trung Quốc
David Stilwell nói, Hoa Kỳ thậm chí đã khuyến khích sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Sự giúp đỡ họ trỗi dậy này đã hy sinh cả những giá trị cơ bản của nền dân chủ và an ninh của Mỹ và phương Tây.
Ông nói, “Thật không may, trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng trở nên thù địch với Mỹ và thù địch với các lợi ích và nguyên tắc của Mỹ”.
“Ngày nay, Bắc Kinh tuyên bố rằng xã hội Mỹ là một bàn tay đen và đang gây hại cho Trung Quốc. Bắc Kinh thậm chí đã ban hành luật để trục xuất các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khỏi Trung Quốc”.
David Stilwell cho rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đáp lại “sự chân thành của người Mỹ” bằng “tham vọng và ác ý dai dẳng”, “gây thất vọng”. “Vì vậy, sự thù địch của Bắc Kinh là không hợp tình hợp lý”.
Ông nói rằng đây không phải là những gì mà Mỹ đã kỳ vọng khi giúp đỡ từ 40 năm trước để Trung Quốc “thực hiện hiện đại hóa”. “Điều này đã khiến người dân Mỹ và chính phủ hiện tại đánh giá lại các chính sách này”.
Mỹ đã đi sai đường, chính phủ Donald Trump quyết định thay đổi
David Stilwell cho rằng về vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, các chính phủ Mỹ trong quá khứ đã đi sai đường.
“Có sự khác biệt giữa các chính phủ trước đây. (Trước đây), chúng ta không thẳng thắn. Trong vấn đề này (nhân quyền), đôi khi chúng ta tự kiểm duyệt. Đó là đi sai đường”.
Ông nói rằng chính quyền Donald Trump đã thực sự thay đổi. “Chính phủ khóa này đã quyết định không làm như thế nữa. Cần phải có người nào đó đứng lên trước khi chúng ta đối mặt với những điều thực sự tồi tệ đó”.
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1300834

Mỹ tiếp tục chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa

Biển Đông và tái khẳng định hiện diện ở khu vực

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tái lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và khẳng định Mỹ tiếp tục hiện diện ở khu vực này.
Đô đốc John C. Aquilino, Chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, vào ngày 13 tháng 12, tái khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Biển Đông cũng như chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo xây lên ở đó.
Phát biểu của Đô đốc John C. Aquilino được đưa ra với báo giới tại Bangkok nhân chuyến thăm của ông này đến Thái Lan theo lời mời của đô đốc Luechai Ruddit, Tư lệnh Hải quân Hoàng Gia Thái Lan.
Theo lời của Đô đốc John C. Aquilino thì Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Biển Đông cũng như nhiều quốc gia khác. Suốt 80 năm qua, sự hiện diện của Mỹ tại đó giúp mang lại hòa bình và thịnh vượng cho các nước do đó thật cần thiết để tiếp tục có mặt tại khu vực nơi có tuyến đường hàng hải với lượng hàng hóa thông qua mỗi năm lên đến hơn 3 ngàn tỷ đô la Mỹ.
Đô đốc John C. Aquilino nhắc lại thực tế trong hơn chục năm qua Trung Quốc gia tăng qui mô, phạm vi của các lực lượng quân sự, cũng như mở rộng hoạt động trong khu vực. Thực tế này theo Đô đốc John C. Aquilino sẽ còn tiếp tục vì không hề có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ giảm sức mạnh quân sự tại khu vực này.
Vị đô đốc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ còn cho rằng những thực thể mà Trung Quốc xây dựng lên ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế, gây hại cho môi trường biển và dứt khoát có những mục tiêu quân sự, phô diễn sức mạnh để cưỡng bức và ức hiếp những nước trong khu vực.
Đô đốc John C. Aquilino nhắc lại là hãy nhìn những việc Trung Quốc làm chứ đừng nghe những gì họ nói. Tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cho lập nên nay đã có những hệ thống phòng không, hệ thống hỏa tiễn chống tàu, thiết bị chặn sóng radar. Gần đây, Trung Quốc cho máy bay ném bom đáp xuống những đường băng xây trên đảo nhân tạo.
Tất cả đều cho thấy một mục tiêu duy nhất là quân sự hóa khu vực Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đến 90% khu vực Biển Đông. Ngoài Trung Quốc và Đài Loan, còn có Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển này.
Hoa Kỳ duy trì chiến dịch tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông trong thời gian qua. Hoạt động này của phía Mỹ bị Trung Quốc phản đối cho là vi phạm chủ quyền lãnh hải của Hoa Lục.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-admi-scs-12132019092908.html

Mỹ điều máy bay ném bom tới gần Triều Tiên

giữa lúc căng thẳng

Mỹ đã điều máy bay trinh sát và máy bay ném bom tới gần bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng đang có xu hướng leo thang.
Theo Aircraft Spots, trang mạng chuyên theo dõi hoạt động hàng không, Không quân Mỹ hôm nay 11/12 đã triển khai một máy bay trinh sát Global Hawk tới bán đảo Triều Tiên và một máy bay ném bom chiến lược B-52 tới vùng biển gần Nhật Bản – nước nằm gần bán đảo Triều Tiên.
Aircraft Spots cho biết B-52 của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược này được một máy bay tiếp liệu KC-135R hộ tống và được nhìn thấy xuất hiện trên bầu trời phía đông Nhật Bản.
B-52 là một trong những máy bay ném bom chủ lực của Không quân Mỹ. Trong khi đó, Global Hawk được xem là thiết bị thu thập thông tin tình báo hiện đại nhất thế giới.
Trong những tuần gần đây, Mỹ đã triển khai nhiều loại máy bay trinh sát và máy bay quân sự tới bán đảo Triều Tiên. Động thái này của Washington diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử vũ khí.
Triều Tiên ngày 8/12 tuyên bố nước này đã hoàn tất thành công một cuộc thử nghiệm “rất quan trọng” tại bãi phóng vệ tinh Sohahe, vụ thử nghiệm có thể làm thay đổi “vị thế chiến lược” của Triều Tiên trong tương lai gần.
Tổng thống Donald Trump tuần trước tuyên bố Mỹ có thể dùng sức mạnh quân sự với Triều Tiên nếu cần. Đáp lại, Triều Tiên giận dữ cảnh báo sẽ có động thái đáp trả tương xứng ở bất kỳ cấp độ nào, nếu Washington sử dụng vũ lực với Bình Nhưỡng.
Quan chức cấp cao của Triều Tiên cũng cảnh báo Tổng thống Trump nên chấm dứt những ngôn từ xúc phạm nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đặc phái viên đàm phán hạt nhân của Triều Tiên Kim Yong-chol thậm chí tuyên bố Bình Nhưỡng không còn gì để mất.
Triều Tiên đã đặt ra “hạn chót” cho Mỹ đến cuối năm nay để Washingon nhượng bộ hơn nữa trong đàm phán hạt nhân. Bình Nhưỡng dọa có thể đi theo “con đường mới” nếu các cuộc đàm phán hạt nhân tiếp tục bế tắc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32076-my-dieu-may-bay-nem-bom-toi-gan-trieu-tien-giua-luc-cang-thang.html

Mỹ cảnh báo Triều Tiên sau “thử nghiệm quan trọng”

Mỹ tuyên bố sẵn sàng linh hoạt trong cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, nhưng cảnh báo Bình Nhưỡng không nên có hành động khiêu khích.
Phát biểu tại cuộc họp của HĐBA LHQ hôm qua 12.12, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft tuyên bố nước này sẵn sàng thực hiện các bước đi vững chắc hướng tới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa với CHDCND Triều Tiên.
Mặt khác, Đại sứ Craft cảnh báo nếu mọi diễn biến cho thấy Bình Nhưỡng có những hành động khiêu khích trở lại, HĐBA LHQ sẽ phải chuẩn bị ứng phó theo đó. Bà Craft còn cảnh báo việc Triều Tiên phóng “hơn 24 tên lửa đạn đạo” trong năm nay không chỉ vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ, mà còn khiến cánh cửa tìm ra con đường tốt hơn cho tương lai có nguy cơ bị đóng lại.
Cũng theo bà, Triều Tiên đã đe dọa sẽ theo “con đường mới” nếu Washington không đáp ứng các yêu cầu của Bình Nhưỡng, đồng thời úp mở việc khôi phục những hành động khiêu khích nghiêm trọng. Đại sứ Craft lo ngại Triều Tiên “có thể phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa được thiết kế để tấn công lục địa Mỹ với vũ khí hạt nhân”.
Đáp lại, Bình Nhưỡng hôm qua chỉ trích Washington về việc triệu tập cuộc họp tại HĐBA LHQ và gọi đó là “hành động khiêu khích”, theo Yonhap. Mỹ đề nghị tổ chức cuộc họp này sau khi Triều Tiên tuyên bố vừa tiến hành “cuộc thử nghiệm rất quan trọng” tại bệ phóng vệ tinh Sohae. Bình Nhưỡng không cung cấp chi tiết, nhưng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định đó là cuộc thử nghiệm động cơ tên lửa.
Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể dùng động cơ tên lửa mới để phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15, với tầm bắn đủ sức vươn tới Mỹ. Trong mấy ngày qua, Mỹ gia tăng chuyến bay giám sát trên bán đảo Triều Tiên.
Trên Twitter hôm qua, mạng theo dõi hoạt động của máy bay Aircraft Spots cho hay máy bay trinh sát E-8C của Mỹ được phát hiện bay ở độ cao hơn 8.800 m trên bán đảo Triều Tiên, theo Yonhap. Trước đó một ngày, Aircraft Spots viết trên Twitter rằng Mỹ điều máy bay trinh sát Global Hawk hoạt động trên bán đảo Triều Tiên và máy bay ném bom B-52 đến vùng biển ở phía đông của Nhật Bản.
http://biendong.net/bi-n-nong/32095-my-canh-bao-trieu-tien-sau-thu-nghiem-quan-trong.html

Mỹ tạm ngưng đàm phán với Taliban

sau cuộc tấn công vào Bagram

Các nhà thương thuyết Mỹ tạm ngưng các cuộc đàm phán với phe Taliban sau khi nhóm chủ chiến phát động một cuộc tấn công nhắm vào một căn cứ quân sự Mỹ bên ngoài thủ đô Kabul, giết chết hai thường dân, Reuters dẫn lời Đặc sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan Zalmay Khalilzad cho biết hôm thứ Sáu 13/12.
Ông Khalilzad đã nối lại đàm phán với phe Taliban hồi đầu tháng này về những bước có thể dẫn tới một cuộc ngưng bắn, và một giải pháp để chấm dứt chiến tranh đã kéo dài 18 năm nay tại Afghanistan.
Qua trang Twitter, ông Khalilzad bày tỏ bất bình về cuộc tấn công vào căn cứ không quân Bagram đã giết chết hai người và làm bị thương hơn 70 người.
“Tôi đã gặp các đại diện Taliban hôm nay, và bày tỏ phẫn nộ về cuộc tấn công vào Bagram.”
Người phát ngôn của phe Taliban, Suhail Shaheen mô tả cuộc họp hôm thứ Sáu là “tích cực và rất thân thiện”:
“Cả hai bên quyết định sẽ tái tục đàm phán sau khi tạm ngưng vài ngày để tham khảo ý kiến.”
Cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Bagram xảy ra bất chấp Taliban và Mỹ đã nối lại thương thuyết nhiều ngày trước ở Qatar, trong bối cảnh các bên liên quan đang tìm một lối đi để giảm thiểu bạo động, ngay cả hy vọng sẽ đạt được một cuộc ngưng bắn, cho phép quân đội Mỹ và NATO dần dà triệt thoái ra khỏi Afghanistan.
Các cuộc đàm phán hòa bình đã khởi sự từ đầu năm nay, mặc dù Tổng thống Trump bất ngờ tạm ngưng đàm phán hồi tháng 9, viện lý do là một cuộc tấn công ở Kabul, trong đó một binh sĩ Mỹ bị giết chết.
Hàng chục ngàn thường dân và giới chức an ninh Afghanistan, và hơn 2,400 binh sĩ Mỹ đã bị giết chết trong cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 2 thập niên.
https://www.voatiengviet.com/a/my-ngung-dam-phan-voi-taliban-sau-v%E1%BB%A5-tan-cong-bagram/5204827.html

Đối thoại Quốc phòng Mỹ-Việt 2019:

Đặc biệt thúc đẩy an ninh hàng hải

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng 2019 tại trụ trở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thủ đô Washington DC, với sự đồng chủ trì của ông Randall Shriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á, và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.
Ông Shriver nhấn mạnh hợp tác quốc phòng tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương; cam kết tiếp tục hợp tác với Việt Nam thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước phát triển; đặc biệt là trên các lĩnh vực an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa…
TTXVN trích lời ông Randall Schriver khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam; mong muốn một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
TTXVN cho biết Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng trao đổi về Sách trắng Quốc phòng mới của Việt Nam cùng một số sáng kiến của Việt Nam trong năm ASEAN 2020 và đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ để Việt Nam đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Trong khuôn khổ đối thoại, ông Vịnh đã tới chào Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ Patrick Leahy, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện, và trao cho nhà làm luật Hoa Kỳ “hộp đất đặc biệt” lấy từ sân bay Đà Nẵng sau dự án tẩy độc dioxin, theo Tuổi Trẻ Online.
XEM THÊM:
Mỹ, VN thực hiện dự án xử lý dioxin lớn nhất đến nay ở Biên Hòa
Hồi tháng 11/2018, Mỹ và Việt Nam tuyên bố hoàn thành dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Chi phí cho dự án ở Đà Nẵng gồm khoảng 110 triệu đôla tài trợ của chính phủ Mỹ và 60 tỷ đồng vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam.
Vào tuần trước, đại diện của hai chính phủ Việt Nam và Mỹ tiến hành lễ động thổ dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo đó, chính phủ Mỹ cam kết tài trợ 300 triệu đôla cho dự án này.
XEM THÊM:
Chuyến thăm của Esper làm khăng khít hơn đối tác Quốc Phòng Mỹ-Việt

Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper tuyên bố phía Hoa Kỳ sẽ chuyển cho Việt Nam chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai vào năm tới. Đây là một trong những lớp tàu lớn nhất trong trong hạm đội Tuần duyên Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 20/11, Bộ trưởng Esper lên tiếng tố cáo các hành động bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ông nói: “Các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp đang đe dọa khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của các nước khác, làm suy yếu sự ổn định của thị trường năng lượng khu vực và gia tăng rủi ro xung đột”.
https://www.voatiengviet.com/a/doi-thoai-quoc-phong-my-viet-2019-dac-biet-thuc-day-an-ninh-hang-hai/5204539.html

Bắt khai báo tài khoản xã hội

khi xin visa vào Mỹ là vi phạm nhân quyền?

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt vụ kiện về quy định buộc những người xin thị thực vào Mỹ phải tiết lộ tài khoản truyền thông xã hội của họ – bao gồm cả những tài khoản dưới tên giả.
Tuy nhiên, một luật sư di trú nói với VOA rằng cho đến giờ, quy định này vẫn còn rất mơ hồ và không nói rõ nó sẽ được thực hiện như thế nào nên không có cơ sở cho rằng nó vi phạm những quyền cơ bản theo Hiến pháp Mỹ.
Hôm 5/12, hai hãng phim tài liệu là Doc Society, có trụ sở tại Brooklyn và Hiệp hội phim tài liệu quốc tế, có trụ sở tại Los Angeles – những nơi tổ chức các hội nghị và hội thảo có sự tham gia của các nhà làm phim và các nhà hoạt động xã hội nước ngoài vốn phải xin thị thực để đến Mỹ, đã đứng ra kiện chính quyền Donald Trump về quy định này, New York Times đưa tin.
Vụ kiện được hai cơ quan là Viện Knight về Tu chính án thư nhất thuộc Đại học Columbia và Trung tâm Tư pháp Brennan thuộc trường Luật Đại học New York vốn đại diện cho hai hãng phim tài liệu nói trên đồng đệ đơn.
Gây nguy hiểm cho ứng viên xin visa
Quy định này xuất phát từ lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump là ‘kiểm tra hết mức’ người nhập cư cũng như các sắc lệnh hành pháp vào đầu nhiệm kỳ của ông vốn cấm công dân từ một số quốc gia Hồi giáo đến Mỹ.
Đơn kiện lập luận rằng buộc người dân ở các quốc gia độc tài phải tiết lộ tên giả mà họ dùng để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm về chính trị có thể đặt họ vào tình thế nguy hiểm với rủi ro là những thông tin này có thể rơi vào tay chính quyền nước sở tại. Hậu quả là, những người này nói rằng, sẽ ít có khả năng họ bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội hoặc xin thị thực vào Mỹ.
“Nhiều người sử dụng tên giả trên mạng xã hội để họ có thể che giấu danh tính khi nói về các vấn đề nhạy cảm hoặc gây tranh cãi, và vì vậy họ có thể bảo vệ bản thân, gia đình hoặc cộng sự trước sự trả thù từ phía nhà nước hoặc cá nhân,” đơn kiện được New York Times dẫn lời viết. “Yêu cầu này trên thực tế cột khả năng được cấp thị thực với sự sẵn sàng của họ để chấm dứt ẩn danh trên mạng.”
Chính quyền Trump đã công bố quy định này hồi năm 2018 và đã bắt đầu thực thi nó trong năm nay. Bộ Ngoại giao đã thay đổi mẫu đơn xin thị thực theo hướng yêu cầu người nộp đơn cung cấp tất cả các danh tính mà họ đã sử dụng trên bất kỳ 20 nền tảng truyền thông xã hội nào trong 5 năm qua, bao gồm Twitter, Facebook và Instagram. Quy tắc này ảnh hưởng đến khoảng 14,7 triệu người nộp đơn xin thị thực vào Mỹ mỗi năm, theo New York Times.
Đơn kiện này, nộp lên Tòa án Liên bang tại Quận Columbia, kiện cả Bộ Ngoại giao, nơi xử lý các hồ sơ xin thị thực và Bộ An ninh Nội địa, vốn sử dụng các dữ liệu xin thị thực cho các mục đích khác, bao gồm quản lý luật nhập cư.
Trong một dòng tweet, Twitter đã phản đối quy định này của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng quy định này làm hạn chế ngôn luận tự do: “Twitter cam kết nuôi dưỡng quyền tự do bày tỏ ý kiến và thảo luận công khai cho mọi người – bao gồm bảo vệ quyền được nói chuyện ẩn danh mà không sợ bị trả đũa hay trả thù”.
“Thu thập danh tính tài khoản mạng xã hội từ những người xin thị thực, bao gồm tài khoản Twitter của họ, sẽ có tác dụng đè nén quyền thảo luận đó. Vì những lý do này, chúng tôi phản đối mạnh mẽ các quy định khai báo tài khoản mạng xã hội của Bộ Ngoại giao Mỹ.”
‘Vi phạm Hiến pháp’
Đơn kiện nói rằng các quan chức chính quyền đã xây dựng quy định này không đúng quy tắc và lập luận rằng họ không thể trưng ra bằng chứng rằng nó sẽ hiệu quả và cần thiết và rằng nó vi phạm Hiến pháp bằng cách làm suy yếu quyền tự do ngôn luận và hội họp.
Những ứng viên xin thị thực ‘phải xem xét nguy cơ quan chức Mỹ sẽ diễn dịch sai phát ngôn của họ trên mạng xã hội, áp đặt lời nói của người khác vào miệng của họ, hoặc khiến họ bị dò xét kỹ hơn hoặc chậm được xử lý hồ sơ vì những quan điểm mà họ hoặc các liên hệ bạn bè của họ đã thể hiện,” đơn kiện được New York Times dẫn lời viết.
Việc này cũng dẫn đến nguy cơ các chính quyền độc tài, bao gồm cả một số đồng minh của Mỹ, có thể sử dụng dữ liệu này để vạch trần những người bất đồng chính kiến ẩn danh, cũng theo đơn kiện.
“Những người sử dụng nhân dạng giả phải tính đến việc họ sẽ phải khai báo danh tính giả của họ cho các quan chức Mỹ khi họ nộp đơn xin thị thực và họ cũng phải xem xét rủi ro phía Mỹ sẽ tiết những danh tính giả này cho các chính phủ nước ngoài hoặc không giữ kín được những danh tính này trước các bên thứ ba vốn có thể tiếp cận một cách bất hợp pháp,” cũng theo đơn kiện.
Trong khi hầu hết những người bị ảnh hưởng bởi quy định mới này là người nước ngoài, đơn kiện cũng lưu ý rằng quy định này cũng tác động tới những người có quan hệ đáng kể với Mỹ chẳng hạn như sinh viên nước ngoài và người nước ngoài có giấy phép làm việc ở Mỹ phải xin gia hạn thị thực khi ở bên ngoài nước Mỹ.
Hai hãng phim tài liệu đứng nguyên đơn cho biết một số đối tác và thành viên của họ đang phải tự kiểm duyệt, bao gồm xóa các bài viết cũ mang tính chỉ trích chính sách của chính quyền Trump. Những người khác thì ‘không nộp đơn xin thị thực vào Mỹ nữa và do đó bỏ đi các cơ hội cá nhân, giáo dục và nghề nghiệp’ vì họ sợ hậu quả của việc tiết lộ tài khoản mạng xã hội.
“Chính quyền đơn giản là không có lợi ích chính đáng trong việc thu thập loại thông tin nhạy cảm này ở quy mô lớn, và Tu chính án Thứ nhất không cho phép làm như vậy,” ông Jameel Jaffer, giám đốc điều hành của Viện Knight cho biết.
‘Sẽ không đi tới đâu’
Trao đổi với VOA, ông Khanh Phạm, luật sư di trú ở Houston, Texas, nhận định rằng ‘vụ kiện này sẽ không đi tới đâu’.
“Phía chính quyền không nêu rõ họ sẽ dùng những thông tin được cung cấp như thế nào,” ông giải thích. “Nếu sở di trú và hải quan nói trước tòa rằng họ không làm gì hết thì quan tòa có thể sẽ phán quyết rằng quy định này sẽ không ảnh hưởng gì.”
Tuy nhiên, ông cho biết quan tòa có thể yêu cầu các cơ quan di trú phải làm rõ là sau này họ sẽ những dụng những thông tin về mạng xã hội như thế nào.
“Nói chung quy định đưa ra không nói rõ là làm như thế nào. Khi áp dụng trên thực tế thì hải quan và tòa lãnh sự sẽ làm,” ông nói và cho biết một cách dùng khả dĩ là các viên chức lãnh sự sẽ xem trên tài khoản mạng xã hội của ứng viên có thông tin liên quan đến hồ sơ xin thị thực hay không, chẳng hạn như hồ sơ đi dưới dạng cưới hỏi thì trên mạng xã hội có đăng những hình về kết hôn hay không.
Còn về lập luận cho rằng quy định này vi phạm Tu chính án Thứ nhất về quyền tự do ngôn luận, ông Khanh cho rằng quan tòa có thể phán quyết là do ứng viên xin thị thực chưa vào nước Mỹ nên không nằm trong phạm vi áp dụng của quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên, ông Khanh thừa nhận rằng quy định này ‘có tác dụng phụ vì trong thời gian chuẩn bị xin thị thực (vào Mỹ) thì ứng viên không thể nói những gì có thể gây hại đến hồ sơ của mình’.
Ông nói ông có biết sau khi quy định này đi vào hiệu lực, đã có trường hợp ứng viên từ Iran bị từ chối cấp thị thực vì ‘nhân viên lãnh sự quán Mỹ cho biết họ có thấy bài đăng của họ trên mạng xã hội có nói về chính quyền (Mỹ) này nọ’.
Khi được hỏi về mục đích ‘extreme vetting’ (kiểm tra cực gắt gao) của quy định này có nghĩa là kiểm tra về điều gì, ông Khanh cho rằng ‘kiểm tra về an ninh’.”
“Thuật ngữ ‘extreme vetting’ theo cách dùng của ông Trump là muốn nói tới những người có nguy cơ đối với an ninh quốc gia, chủ yếu là những người đến từ Trung Đông,” luật sư Khanh giải thích.
Ông Khanh nói ông ‘chưa nghe qua trong giới luật sư có đề cập đến trường hợp nào bị kiểm tra khắt khe vì những phát ngôn mang tính chống đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump’.
Luật sư Khanh cho biết quy định này áp dụng với các đơn xin thị thực trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, bất kể cho mục đích định cư hay không định cư.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%AFt-khai-b%C3%A1o-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-khi-xin-visa-v%C3%A0o-m%E1%BB%B9-l%C3%A0-vi-ph%E1%BA%A1m-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-/5203903.html

Uỷ ban Tư pháp Hạ viện phê chuẩn,

Trump đứng trước bờ vực luận tội

WASHINGTON (AP) – Ủy ban tư pháp của Hạ viện do Dân chủ kiểm soát hôm thứ Sáu đã đưa Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đến bờ vực luận tội khi phê chuẩn hai cáo buộc chống lại ông xuất phát từ nỗ lực gây áp lực với Ukraine để điều tra đối thủ chính trị Dân chủ Joe Biden.
Sau hai ngày tranh luận sâu sắc, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã bỏ phiếu 23-17 để phê chuẩn các bài viết luận tội buộc tội Trump với việc lạm dụng quyền lực và cản trở những nỗ lực của đảng Dân chủ Hạ viện để điều tra ông về việc này.
Nếu toàn bộ Hạ viện bỏ phiếu vào tuần tới để luận tội Trump, như dự kiến, thì Trump trở thành tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội. Nhưng cơ hội để bãi chức ông gần bằng không vì Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ không thông qua luận tội này
Trươc đó, Uỷ ban Tư pháp Hạ viện vào tối thứ 5 bất ngờ hoãn cuộc bỏ phiếu lịch sử những điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Donald Trump, khép lại phiên tranh cãi sắc bén, chia rẽ đảng phái, kéo dài 14 tiếng đồng hồ.
Bỏ phiếu phê chuẩn các cáo buộc chống lại Tổng thống sẽ diễn ra vào sáng thứ Sáu. Nhưng bước ngoặc đột ngột nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc trong Quốc hội, và quốc gia về luận tội tổng thống. Uỷ ban Tư pháp Hạ viện, gồm một số nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hoà kiên định nhất trong Quốc hội, đã đụng độ nguyên cả ngày và cả tối khi Cộng hoà khăng khăng tranh cãi kéo dài tập trung vào những hiệu đính nhằm bóp chết hai điều khoản luận tội mà không có hy vọng sẽ thắng tại sàn Hạ viện.
Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler (Dân chủ – New York) cho biết, Uỷ ban sẽ quay trở lại thủ tục vào 10h sáng thứ Sáu. “Bây giờ đã quá trễ” Nadler tuyên bố sau khi cầm trịch phiên tranh cãi kéo dài 2 ngày. “Tôi muốn uỷ viên lưỡng đảng suy nghĩ những gì đã xảy ra trong hai ngày qua để vấn lương tâm trước khi bỏ lá phiếu cuối cùng.”
Trong điều khoản luận tội đầu tiên, Trump bị tố cáo lạm dụng quyền lực tổng thống bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính trị 2020 Joe Biden, trong khi rút lại viện trợ quân sự để làm đòn bẫy thúc đẩy. Điều khoản luận tội thứ hai cáo buộc Tổng thống cản trở Quốc hội bằng cách ngăn chặn nỗ lực Hạ viện điều tra hành động của ông ta.
Uỷ viên Cộng hoà giận dữ. “Họ không quan tâm đến quy định, họ chỉ có một điều,  ghét bỏ Donald Trump,” Doug Collins – Lãnh đạo Cộng hoà trong Uỷ ban – tố cáo.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào hôm thứ 5 tỏ ra tự tin rằng, Dân chủ – những người từng tránh nỗ lực đảng phái duy nhất – sẽ có đủ phiếu để luận tội Tổng thống mà không cần đến sự hỗ trợ từ Cộng hoà khi toàn bộ Hạ viện bỏ phiếu. Nhưng theo bà, tuỳ thuộc vào mỗi nhà lập pháp cân nhắc chứng cớ. “Sự thật là chúng tôi đã tuyên thệ sẽ bênh vực và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ,” Pelosi nói. “Không ai đứng trên luật pháp, Tổng thống sẽ chịu trách nhiệm cho hành vi lạm quyền và cản trở công lý của mình.
Dự tính Hạ viện sẽ bỏ phiếu điều khoản luận tội vào tuần sau, và sau đó sẽ chuyển lên Thượng viện để phán xử. Tuy nhiên, Lãnh tụ Đa số Thượng viện Mitch McConnell vào khuya thứ 5 chia sẻ trên Fox News: “Không có cơ hội tổng thống sẽ bị truất phế.” McConnell hy vọng Cộng hoà không có ai đào tẩu trong phiên xét xử bắt đầu vào tháng 1 sang năm.
Hương Giang (Theo AP)
https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/uy-ban-tu-phap-ha-vien-hoan-bo-phieu-lich-su-dieu-khoan-luan-toi-trump.html

Cuộc chiến của Amazon với Trump

không chỉ vì hơn 10 tỷ đôla

David LeePhóng viên Công nghệ
Khi Lầu năm góc lần đầu tiên ký hợp đồng được gọi là hợp đồng Jedi vào tháng Ba năm 2018, tầm quan trọng không thể cao hơn.
Dự án Cơ sở Liên kết Hạ tầng Quốc phòng Doanh nghiệp cung cấp cho quân đội một hệ thống điện toán đám mây có thể xử lý 3,4 triệu người dùng có nhu cầu cao, nhiều trong số đó, cuộc đời của họ phụ thuộc vào hoạt động chính xác của hệ thống.
Thay vì chia sẻ trách nhiệm giữa một số công ty – như Oracle và IBM đã hết sức hy vọng – Bộ Quốc phòng quyết định rằng đây là một hợp đồng “người chiến thắng có tất cả”. Một dự án, một nhà cung cấp, $10 tỷ đôla.
Giới chuyên gia coi đó là một cơ hội đẹp như một “gói quà” cho Amazon. Amazon Web Services (AWS) của công ty Amazon đã là nền tảng đám mây lớn nhất thế giới, được ủy thác với dữ liệu nhạy cảm của hàng triệu khách hàng. Trong số đó có Cơ quan Tình báo Trung ương.
“Chúng tôi không thiên vị nào”, ông Timothy Van Name, thuộc cơ quan Dịch vụ Kỹ thuật số Quốc phòng, nhấn mạnh, khi gặp phải sự chỉ trích từ ngành công nghiệp đám mây. Một thách thức pháp lý đến từ Oracle – công ty cơ sở dữ liệu – sẽ làm chậm tiến độ, nhưng hợp đồng dường như đã nằm gọn vào lòng của chủ nhân Amazon Jeff Bezos.
Ngoại trừ, nó đã không. Trái ngược với sự mong đợi, Bộ Quốc phòng đã trao hợp đồng cho Microsoft.
Jeff Bezos xây dựng đế chế Amazon như thế nào?
Amazon thử nghiệm robot giao hàng
Làm sao để trở thành tỷ phú nghìn tỷ
Hiện giờ, Amazon đang đối đầu với chính quyền Trump, lập luận rằng chính Tổng thống đã can thiệp một cách không công bằng vào quá trình lựa chọn do lòng ghét bỏ Jeff Bezos vì ông là chủ của tờ Washington Post.
Sự thống trị tương lai
Hiện giờ trong năm 2019, AWS đã có doanh thu 25 tỷ đôla, tạo ra cho Amazon mức thu nhập cao hơn so với doanh số bán lẻ ở toàn bộ Bắc Mỹ.
Trong bối cảnh đó, hợp đồng Jedi – trị giá 10 tỷ đôla trong 10 năm – dù có ý nghĩa nhưng không quan trọng trên bảng kế toán của Amazon.
Nhưng điều Amazon phải xét xem là quyết định của Lầu Năm Góc có thể có ý nghĩa gì đối với các hợp đồng tương tự, trong tương lai. Giống như công ty đã hy vọng sự tham gia của mình với CIA sẽ mang lại lợi ích cho Jedi, người ta cho rằng các cơ quan khác của Hoa Kỳ, cũng cần hiện đại hóa, sẽ đi theo sự dẫn dắt của Lầu Năm Góc.
Dan Ives, một nhà phân tích của Wedbush, cho biết ông tin rằng sự phản đối của Amazon sẽ không dẫn đến việc đảo ngược quyết định về Jedi. Và, kết quả là, Microsoft – ngày nay kiểm soát 17% thị trường đám mây – sẽ sẵn sàng để tận dụng thời cơ.
“Đây là một sự kiện thay đổi cuộc chơi cho Microsoft,” ông Ives nói trong một thông báo, “vì điều này sẽ tạo ra hiệu ứng gợn cho doanh nghiệp đám mây của công ty trong nhiều năm tới và cho thấy một chương mới của [Microsoft] trong cuộc đua dành thị trường đám mây với Amazon “.
Với hơn 1 triệu đôla chi tiêu trên đám mây được dự đoán trong thập kỷ tới, việc mất hợp đồng 10 tỷ đôla ban đầu này có thể sẽ là một mất mát vô cùng to lớn. Một “thất bại chua cay”, nói theo lời ông Ives.
Kiểm tra lại
Các vấn đề của Jeff Bezos bắt đầu xuất hiện vào tháng 7, khi Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông nghe thấy “người dân” không hài lòng với cách xử lý hợp đồng của Lầu Năm Góc.
Trong số những ”người dân” đó có các giám đốc điều hành tại Oracle, những người đã tích cực vận động tổng thống, lập luận rằng quyết định trao hợp đồng cho Jedi cho một công ty là hành vi bị cho là có “âm mưu” tạo ra sự độc quyền trong dịch vụ đám mây, khiến công ty Oracle bị gạt ra ngoài.
“Tôi đang nhận được những lời phàn nàn rất gay gắt về hợp đồng với Lầu năm góc và Amazon; họ nói rằng đó không phải là một cuộc đấu thầu công bình”, Tổng thống nói.
“Tôi sẽ yêu cầu họ xem xét thật kỹ để xem điều gì đang xảy ra bởi vì tôi rất ít khi nghe thấy những sự kiện tạo ra những lời phàn nàn như vậy.”
Vào ngày 1/8, tin quyết định về hợp đồng Jedi bị hoãn lại đã được công bố. Bộ trưởng Quốc phòng mới, ông Mark Esper, cho biết ông sẽ kiểm tra lại quy trình, mặc dù sau đó đã tự mình rút khỏi việc thanh tra sao khi việc con trai ông đã làm việc cho một trong những công ty đang tìm cách lấy được hợp đồng, được cho là IBM (mà trong lúc này, đã bị loại).
Vào ngày 25 tháng 10, Jedi được trao cho Microsoft. Amazon đã rất tức giận. Tháng trước, công ty Amazon đã đệ đơn kháng cáo lên tòa án liên bang, chi tiết trong đơn được thẩm phán công bố trong tuần này.
Amazon nói quyết định của Lầu Năm Góc không đến từ việc đánh giá công bằng về khả năng, mà là “kết quả của áp lực không chính đáng từ Tổng thống Donald J Trump, người đã phát động các cuộc tấn công công khai và hậu trường để lèo lái hợp đồng Jedi khỏi AWS để làm hại ông Trump cho là kẻ thù chính trị – Jeffrey P Bezos “.
Cơn giận của Trump
Tổng thống Trump đã nhiều lần cho thấy tỏ tường là ông không ưa Amazon.
Trước khi đắc cử, ông đã nói với những người ủng hộ trong các buổi vận động tranh cử rằng ông sẽ tạo ra “vấn đề” cho Amazon và mô tả rằng công ty này sử dụng “hệ thống bưu chính của chúng ta như một cậu bé giao hàng (gây ra tổn thất to lớn cho Mỹ)”.
Một bài viết của Vanity Fair tháng 4 năm 2018 gợi ý là ông Trump, lúc đó đã ở Nhà Trắng, đang chuẩn bị sử dụng quyền lực của mình để cản trở tiến bộ của Amazon. Một nguồn tin giấu tên “gần gũi” với chính quyền được trích dẫn trong bài báo rằng: “Trump hỏi là, làm thế nào, làm thế nào để tôi có thể f *** với anh ta?”
Việc ông Trump không ưa ông Bezos bắt nguồn từ việc người đàn ông giàu nhất thế giới – đó là ông Bezos – là sở hữu chủ của tờ Washington Post, một cái gai cạnh sườn tổng thống. Mặc dù quyền sở hữu đó là khoản đầu tư cá nhân của ông Bezos, chứ không phải của Amazon, ông Trump thấy không có sự khác biệt, liên tục gọi tờ báo là “Amazon Washington Post”.
Trong các tweets, ông Trump gọi hợp đồng Jedi là “gói cứu trợ của Bezos”. .Con trai của ông, Donald Trump Jr, cũng từng tweet rằng Amazon đang tham gia vào “các hành vi mờ ám và có khả năng tham nhũng” và rằng những hành vi này “có thể quay lại cắn họ”
Trong hồ sơ khiếu nại của mình, Amazon lập luận rằng những can thiệp này đã “phá hủy” khả năng vô tư của Lầu Năm Góc trong việc quyết định trao hợp đồng cho công ty nào.
“Những tweets này được gửi đến trong khi [Bộ Quốc phòng] đang đánh giá các đề xuất của Jedi và hầu như không ai liên quan đến dự án Jedi có thể không nhìn thấy những tweets đó.”
Theo hãng tin AFP, cuộc đấu tranh pháp lý sẽ không làm chậm tiến độ của dự án.
“Chúng tôi sẽ đối phó với các hành động pháp lý của Amazon. Tôi không thể bình luận về những điều đó ngay bây giờ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Mua lại và Duy trì, Ellen Lord, cho biết hôm thứ Ba.
“Nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng chúng tôi đang xúc tiến hợp đồng Jedi ngay bây giờ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50742461

Người chụp ‘Người chặn xe tăng Thiên An Môn’

mong dân Hong Kong an toàn

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt
Jeff Widener kể lại việc ông chụp bức ảnh ‘Người chặn xe tăng Thiên An Môn’, hay còn gọi là Tank Man, và quan điểm của ông về biểu tình ở Hong Kong hiện nay.
Bức ảnh người đàn ông Trung Quốc nhỏ bé đứng chặn đoàn xe tăng đang lừng lững tiến vào Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 của phóng viên ảnh Jeff Widener đã gây chấn động thế giới, trở thành hình ảnh biểu tượng cho cuộc thảm sát đẫm máu này.
Ba mươi năm sau, vào thời điểm Hong Kong đang rúng động bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ, nhiếp ảnh gia người Mỹ Jeff Widener kể lại với BBC News Tiếng Việt bối cảnh lịch sử của bức ảnh, và nhắn nhủ “mong người biểu tình Hong Kong an toàn”.
BBC: Sự kiện Thiên An Môn 30 năm trước hẳn luôn sống động trong ông?
Jeff Widener: Đúng vậy. Đó là sự kiện thay đổi cuộc đời tôi.
Năm 1989, tôi đang ăn trưa tại một quán bar ở quận Pat Pong, Bangkok gần văn phòng của AP nơi tôi đang làm việc với vai trò là Biên tập viên ảnh khu vực Đông Nam Á thì trên màn hình TV chiếu hình ảnh hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ diễu hành gần Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
2016: Tank Man của Jeff Widener lọt vào danh sách 100 bức ảnh ảnh hưởng nhất mọi thời đại của Tạp chí Time.
2009: Tank Man lọt vào chung kết đề cử ảnh báo chí Pulitzer
Được lệnh của văn phòng AP ở New York, tôi đã đến lãnh sự quán Trung Quốc xin visa nhà báo để bay tới Bắc Kinh lập tức. Nhưng tôi chờ đợi rất lâu chỉ để nhận được câu: “Ông Widener, sẽ không thuận lợi cho ông tới Trung Quốc lúc này.” Tôi đã lấy lại hộ chiếu của mình và đi đến một văn phòng du lịch nhỏ gần đó để xin visa du lịch.
Mặc dù tôi rất vui vì thị thực du lịch được chấp thuận, tôi cảm thấy đôi chút lo lắng là có thể gặp rắc rối với chính quyền Bắc Kinh.
Tôi có một cảm giác bất ổn khi máy bay đến gần sân bay Bắc Kinh.
Làm sao tôi có thể qua cửa hải quan với cả một “cửa hàng’ máy ảnh di động” thế này? Tim tôi đập thình thịch khi đứng chờ trong dòng người dài dằng dặc. Đến lượt tôi, bất ngờ một cuộc cãi vã nổ ra ở phía quầy bên trái. Nhân viên hải quan đang đổ xô về phía một bà già đang giằng co với các nhân viên khác, tay bà vung lên nắm chặt một con gà sống lông bay tơi tả. Tôi nhanh chóng đẩy xe chở đống camera qua cửa và đến ngay một chiếc taxi đang chờ sẵn.
Thói quen buổi sáng của tôi là đến Quảng trường Thiên An Môn lúc mặt trời mọc và chụp ảnh những người biểu tình và những người tuyệt thực.
Thiên An Môn: Bài học gì cho giới đấu tranh VN?
Các thủ lĩnh sinh viên Thiên An Môn đang ở đâu?
Thiên An Môn: Nhân chứng cuộc thảm sát kể gì?
Một trong những điều đáng nhớ nhất mà tôi chứng kiến là mặt trời mọc đằng sau tượng Nữ thần Dân chủ, cao 33 ft, được người biểu tình xây chỉ trong 4 ngày, đối diện với bức chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông tại Tử Cấm Thành nằm bên kia Đại lộ Trường An.
Một tuần sau, số người biểu tình bắt đầu tăng lên nhanh chóng tới hơn 100.000 người, quân đội bắt đầu vào cuộc và tình hình trở nên nóng bỏng.
BBC: Ông đã từng suýt chết khi tác nghiệp ở Thiên An Môn?
Jeff Widener: Sự việc đó xảy ra vào đêm tôi cùng đồng nghiệp là Dan đạp xe xuống Đại lộ Trường An. Mặc dù đêm tương đối yên bình, tôi nói với Dan rằng tôi có cảm giác tồi tệ về đêm đó.
Khi chúng tôi đến gần Quảng trường Thiên An Môn, người biểu tình bắt đầu kéo hàng rào thép lớn từ giữa và hai bên đường để chặn xe quân sự.
Dan và tôi đến một con đường nhỏ bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân khi chúng tôi đột nhiên khi thấy tiếng kim loại nghiến trên đại lộ chính và mọi người la hét, chạy về phiá chúng tôi. Một xe tăng bọc thép với một nòng súng cỡ lớn đang lao về phía trước rất nhanh. Tôi và Dan vội buông xe đạp và lao vào bụi cây ven đường.
Tôi kinh hoàng hơn bao giờ hết và tất cả những gì tôi muốn là chạy theo hướng ngược lại càng nhanh càng tốt. Người biểu tình ném đá vào chiếc xe và dồn những người lính trên xe vào cánh cổng bị khóa của Đại lễ đường, rồi trèo lên xe la hét.
Tôi nhận thấy là máy ảnh của tôi sắp hết pin và phim cũng gần như cạn kiệt. Sau khi cố gắng chụp được chiếc xe tăng đang bốc cháy và thi thể một người lính giữa những người đang la hét, tôi nâng máy ảnh lên định chụp cảnh một người đàn ông lăn lộn trong biển lửa.
Vào đúng lúc tôi giơ máy ảnh lên ngang mắt, một hòn đá ném ra từ đám đông đang la hét đập thẳng vào mặt tôi với một lực khiến chiếc máy ảnh, vốn thiết kế để chịu lực va đập mạnh, vỡ toang. Máu từ trán tôi chảy ra và tôi thấy như có hàng ngàn vì sao bay xung quanh. Tôi sờ lên đầu để xem có phải nó đã vỡ toác.
Rõ ràng tôi đã thoát chết, vì nếu tôi chỉ đưa máy ảnh lên chậm một tích tắc thì hẳn tôi đã đi tong. Nhưng cú va đập khiến tôi bị thương và choáng nặng và còn ảnh hưởng tới tôi mãi sau này.
Tôi trở về văn phòng và phải lấy ảnh ra khỏi máy ảnh bằng kìm trong phòng tối. Khi đạp xe qua quảng trường Thiên An Môn, đạn bắn vèo vèo xung quanh mà thoạt đầu tôi ngỡ pháo hoa. Vâng, tôi đã thoát chết.
BBC: Ông đã chụp bức ảnh Tank Man như thế nào? Có phải ban đầu ông đã nghĩ người đàn ông Trung Quốc vô danh đã làm hỏng bối cảnh của mình?
Jeff Widener: Tôi quay trở lại Thiên An Môn ngày 4/6/1989 khi tình hình trở nên vô cùng bất ổn. Binh lính và xe tăng đã bắn vào người biểu tình, giết chết và làm bị thương hàng ngàn người.
Nhờ sự giúp đỡ của Kirk Martsen, một sinh viên Mỹ đang học theo diện trao đổi tại Bắc Kinh, tôi vào được một phòng tại khách sạn ở Bắc Kinh – nơi có vị trí tốt nhất để nhìn ra quảng trường Thiên An Môn.
Từ ban công, tôi nhìn thấy hàng dài xe tăng đang di chuyển trên quảng trường Thiên An Môn và tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ có một bức ảnh đẹp. Nhưng thình lình, một người đàn ông Trung Quốc mặc áo phông dài tay màu trắng, xách túi đi chợ, tiến ra từ đại lộ Trường An thẳng về phía đoàn xe.
Tôi đã thốt lên than phiền rằng người này đã làm hỏng bối cảnh của tôi. Chúng tôi lúc đó đã tin rằng anh ta sẽ bị giết chết. Nhưng không. Chiếc xe tăng dẫn đầu di chuyển sang trái, phải để tránh người đàn ông nhưng anh ta cũng di chuyển theo. Tôi chộp vội ống kính 800mm rồi bấm máy. Trước khi tôi kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì người đàn ông này đã bị hai người khác kéo đi và số phận anh ta đến nay vẫn là ẩn số.
Kirk đã giấu cuộn phim dưới quần lót của anh ta và cuối cùng, đưa được nó cho Đại sứ quán Mỹ.
Ngày hôm sau, Tank Man tràn ngập trang nhất của các tờ báo lên trên toàn thế giới. Dù biết đó là một bức ảnh tốt, tôi đã không nghĩ rằng nó sẽ trở nên nổi tiếng như vậy và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.
BBC: Có rất nhiều phóng viên quốc tế đã tới Hong Kong thời gian qua để đưa tin về các cuộc biểu tình đang ngày càng trở nên bạo động tại đây. Ông có kế hoạch gì không?
Jeff Widener: Tôi không có kế hoạch nào để đến Hong Kong trong dịp này. Tôi không còn trẻ nữa và sẽ khó khăn hơn cho tôi nếu bị cảnh sát chống bạo động tấn công. Tôi thực sự rất lo ngại cho sự an toàn của người Hong Kong. Nhưng tôi có một niềm tin, giống như niềm tin mà tôi đã có ở Thiên An Môn rằng họ có lẽ nên có thêm đối thoại với chính quyền, nên dừng lại một chút.
BBC: Từ những trải nghiệm của mình trong vụ Thiên An Môn 30 năm trước, ông có nghĩ rằng người biểu tình Hong Kong sẽ có được những gì họ đang đòi hỏi?
Jeff Widener: Nhiều người Trung Quốc trông vào tôi, họ lắng nghe tôi rất chăm chú, nhưng tôi chỉ là một phóng viên ảnh, tôi không phải là một chuyên gia về Trung Quốc hay về chính trị. Tất cả những điều tôi có thể nói là tôi mong mọi điều tốt đẹp đến với người Hong Kong, tôi hi vọng họ sẽ an toàn và rằng họ sẽ tìm được các giải pháp ôn hòa để giải quyết tình hình hiện nay.
Nếu có phóng viên nào nói rằng họ không đứng về phía người biểu tình, thì có lẽ họ nói dối. Chúng tôi ngưỡng mộ và tôn trọng người biểu tình và lòng quả cảm của họ. Nhưng cái chính là mọi việc đã trở nên quá mức. Người biểu tình đã phá hoại, bôi bẩn và ném đá vào văn phòng quốc hội. Người biểu tình mất kiểm soát và nó khiến tôi bắt đầu lo ngại rằng tình hình có thể trở nên bùng nổ.
Tôi cho rằng người biểu tình đã có cơ hội để có được sự nhượng bộ nào đó từ phía chính quyền. Nhưng vấn đề là họ đã đẩy nó đi quá xa. Nếu bạn là lãnh đạo đất nước thì bạn sẽ làm gì nếu đất nước đang mất kiểm soát và nhiều nơi có nguy cơ bị phá hoại, kể cả các công trình văn hóa lâu đời? Vòi rồng và hơi ga không giải quyết được vấn đề vì người biểu tình rất quyết tâm.
Tôi nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc cũng rất quyết tâm giữ nghị trình của họ. Tôi sẽ không đề xuất điều gì. Mọi điều tôi có thể nói là tất cả hai phía đều là con người. Họ làm điều họ cần làm. Và điều cơ bản là, người Trung Quốc phải quyết định số phận của họ. Mỗi một nền văn hóa và lịch sử đều phải tự quyết định vận mệnh của riêng nó.
BBC: Cuộc sống của ông như thế nào sau sự kiện Tank Man?
Jeff Widener: Ồ đó là một điều tuyệt vời. Nó đã mở ra cho tôi nhiều cánh cửa và cơ hội mới. Tôi đã gặp vô số người nổi tiếng mà tôi chưa từng được gặp. Nhưng điều có ý nghĩa nhất với tôi là nhờ có Tank Man mà tôi gặp vợ. Tôi gặp Corinna, một giáo viên người Đức trẻ tuổi ở Bắc Kinh. Khi đó, năm 2009, BBC News đang thực hiện một phóng sự về tôi.
Corinna đang ngồi hút thuốc ở quảng trường Thiên An Môn. Chúng tôi hẹn gặp lại ngày hôm sau ở bến tàu. Nhưng tôi ra nhầm cửa và cô ấy đã phải chờ một tiếng đồng hồ. Tôi đã vô cùng buồn, nghĩ rằng mình đã mất cô ấy. Nhưng chính đoàn làm phim của BBC đã giúp tôi tìm cô ấy.
Chính nhờ BBC mà tôi gặp lại cô ấy. Chúng tôi hẹn hò và kết hôn vào một năm sau đó. Tới nay đã mười năm và chúng tôi có một cuộc hôn nhân rất hạnh phúc. Cám ơn BBC và Tank Man.
BBC: Ông từng nói rằng từ cuộc đời minh, ông thấy “định mệnh luôn ẩn chứa bất ngờ”?
Jeff Widener: Đôi khi có những điều xảy ra ngoài kỳ vọng và bạn nghĩ rằng số phận đang đùa với bạn. Ví dụ như làm sao mà tôi có thể tưởng tượng được được một ngày tôi sẽ trở lại Bắc Kinh sau 20 năm và gặp một cô gái trẻ hơn 24 tuổi và lấy làm vợ. Nếu có ai đó từng nói với tôi điều đó năm 1989, tôi sẽ cười phá lên.
Khi tôi học tiểu học, tôi luôn luôn là đứa trẻ làm rơi bóng. Tôi không hạnh phúc. Tôi đã rất chật vật học đọc và học viết. Tôi mơ ước trở thành phi hành gia nhưng rồi sớm nhận ra rằng mình không học tốt môn toán. Tôi không đủ thông minh để trở thành một phi hành gia.
Nhưng khả năng nghệ thuật của tôi đã xuất hiện từ bé. Khi mới hơn 10 tuổi tôi đã có niềm say mê đặc biệt với máy ảnh. Và tôi luôn nỗ lực, tôi không bao giờ từ bỏ nếu ai đó nói không với tôi. Tôi luôn tìm
giải pháp. Trong sự nghiệp sau này của tôi cũng vậy, nếu ai đó nói ồ không, giờ không tuyển người, hay anh sẽ không bao giờ có công việc đó, tôi sẽ không dừng lại.
Tôi đã mất sáu năm để được trở thành biên tập viên ảnh của AP. Còn khi tôi mới 25 tuổi, tôi đã ‘làm phiền’ người biên tập của United Press International suốt một năm rưỡi bằng cách gửi email và gửi ảnh cho ông ấy. Cho tới khi ông ấy muốn gặp tôi trực tiếp và tuyển dụng tôi…
Tôi rất may mắn, nhưng tôi cũng không bao giờ bỏ cuộc. Nếu bạn thực sự tin tưởng vào điều gì đó và làm việc cật lực, không bỏ cuộc, bạn sẽ đạt được nó.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50753795

Nhiều nhà lập pháp Canada kêu gọi

chính phủ rút khỏi ngân hàng đầu tư của Trung Cộng

Tin Ottawa, Canada – Mối quan hệ vốn đã lạnh nhạt giữa Canada và Trung Cộng nay lại càng trở nên tồi tệ hơn, sau khi các nhà lập pháp Canada hồi đầu tuần đã đồng ý thành lập một ủy ban đặc biệt để xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi chính phủ rút khỏi ngân hàng đầu tư châu Á AIIB, là tổ chức tài chính do Trung Cộng dẫn đầu.
Việc thành lập ủy ban đặc biệt với 12 thành viên được thực hiện theo đề nghị của đảng Bảo Thủ đối lập. Đảng này lâu nay vẫn cáo buộc chính phủ của Thủ Tướng Justin Trudeau quá mềm mỏng đối với quốc gia Cộng Sản châu Á. Ủy ban mới dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên vào ngày 20 tháng 1, và được đảng Bảo Thủ cho là sẽ giúp mọi người thấy được sự thất bại của chính phủ Trudeau khi bảo vệ lợi ích của Canada trước Bắc Kinh.
Đảng Bảo Thủ cũng kêu gọi ông Trudeau hủy kế hoạch đầu tư 189 triệu Mỹ kim vào ngân hàng AIIB, vì lo ngại ngân hàng này thiếu minh bạch và được Trung Cộng sử dụng để mở rộng ảnh hưởng chính trị của nước này. Canada gia nhập ngân hàng AIIB vào tháng 3, 2018, bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ.
Đáp lại các hành động của đảng Bảo Thủ, Thủ Tướng Trudeau đã kêu gọi các chính trị gia không nên làm gia tăng căng thẳng với Trung Cộng. Quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh đã trở nên lạnh nhạt sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính hãng Huawei của Trung Cộng, theo một lệnh bắt của Hoa Kỳ vào tháng 12 năm ngoái. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhieu-nha-lap-phap-canada-keu-goi-chinh-phu-rut-khoi-ngan-hang-dau-tu-cua-trung-cong/

Hội Nghị LHQ về khí hậu COP25

không đạt được tiến bộ nào

Trọng Nghĩa
Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP25) tại Madrid (Tây Ban Nha) bế mạc ngày13/12/2019. Theo các nhà quan sát, cho dù hội nghị có thông qua được một văn kiện thuộc diện nhiều tham vọng nhất, kết quả sẽ không đáp ứng được mong đợi của giới khoa học, đang khẩn thiết kêu gọi giới lãnh đạo thế giới đề ra những biện pháp triệt để nhằm tránh cho Trái Đất một thảm họa về khí hậu.
Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, trong hai tuần đàm phán vừa qua, các nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất hành tinh như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… không hề đưa ra một cam kết nào theo hướng khẳng định quyết tâm làm nhiều hơn và nhanh hơn để giảm thiểu đà nóng lên của Trái Đất, nguyên nhân làm cho bão tố, lũ lụt và hạn hán càng lúc càng gay gắt hơn.
Các nhà khoa học đã tích lũy được không biết bao nhiêu bằng chứng chỉ ra những tác động thậm chí còn khủng khiếp hơn trong tương lai gần, trong lúc hàng triệu thanh thiếu niên quan tâm đến môi trường bãi khóa, tuần hành mỗi tuần để yêu cầu các chính phủ hành động.
Thế nhưng, theo các nhà quan sát và nhiều đại biểu tham gia Hội Nghị COP25, các nhà đàm phán hầu như đã thất bại trong việc cụ thể hóa khẩu hiệu chính của COP25 là “Đã đến lúc hành động”.
Tâm lý bi quan đã được ông Carlos Fuller, nhà đàm phán chính của Hiệp Hội các Tiểu Quốc Đảo (AOSIS) nêu lên ngày 12/12/2019 khi ông cho biết “vô cùng bàng hoàng trước tình trạng các cuộc đàm
phán”. Các quốc đảo nhỏ là những nước mà bản thân sự tồn tại đang bị tình trạng nước biển dâng cao đe dọa.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191213-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-lhq-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-cop25-b%E1%BA%BF-m%E1%BA%A1c

Nhìn lại phản ứng của các bên liên quan

trong những diễn biến có xu hướng leo thang

trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề ra thời hạn cuối năm nay cho Tổng thống Donald Trump để đưa ra những nhượng bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau ba lần kể từ thời điểm đó, song thỏa thuận hạt nhân Triều Tiên đến nay vẫn không có tiến triển. Một số nhà ngoại giao và các nhà phân tích lo ngại rằng Triều Tiên có thể tiếp tục thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân như từng làm vào năm 2017. Các nước đã ngay lập tức đưa ra các phản ứng trước các động thái của Triều Tiên.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump
(1) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa, khẳng định nước này đang có nguy cơ đánh mất tất cả mọi thứ. Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump nhắc đến thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà Mỹ và Triều Tiên đạt được tại Singapore. Tổng thống Donald Trump cho rằng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không muốn phá vỡ quan hệ với ông hay can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2020. “Kim Jong-un biết tôi có một cuộc bầu cử sắp tới. Tôi không nghĩ ông ấy muốn can thiệp vào điều đó, nhưng chúng ta sẽ chờ xem. Tôi nghĩ ông ấy muốn thấy điều gì đó xảy ra. Mối quan hệ rất tốt, nhưng có một sự thù địch nhất định, không nghi ngờ gì về điều đó”, Tổng tống Donald Trump nói với phóng viên tại Nhà Trắng.
(2) Với vai trò là nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 12, Mỹ đã quyết định triệu tập một cuộc họp hôm 11/12 để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và khả năng một cuộc khiêu khích “leo thang” của Triều Tiên sau khi nước này tiến hành thử nghiệm quan trọng tại địa điểm phóng vệ tinh Sohae. Hội động Bảo an Liên hợp quốc là nơi mà các nước thường xuyên thảo luận và đưa ra các nghị quyết lên án, trừng phạt Triều Tiên do liên quan đến chương trình hạt nhân tên lửa của nước này. Trong hai năm gần đây, đặc biệt sau các cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 và lần 2 giữa ông Trump và Kim Jong-un, các nghị quyết lên án Triều Tiên tại Liên hợp quốc cũng giảm bớt.
(3) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in ngày 7/12 đêt bàn thảo về tình hình Triều Tiên, hai bên nhất trí rằng tình hình Triều Tiên đang nghiêm trọng và nên thúc đẩy đàm phán. Bình Nhưỡng đã nhiều lần cảnh báo không muốn tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán vô ích với Washington, đồng thời đe dọa nếu chính quyền Trump không thay đổi cách tiếp cận “thù địch”, họ sẽ có các biện pháp đáp trả. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc đã hoãn các cuộc tập trận thường niên để tránh những phản ứng từ Triều Tiên, động thái mà cả Mỹ và Hàn Quốc đều cho là thể hiện thiện chí đối với tiến trình đàm phán.
(4) Mỹ (7/12) đã điều động máy bay trinh sát tới không phận thủ đô Seoul và các địa phương lân cận để giám sát những động thái tiếp theo của Triều Tiên. Trang theo dõi hàng không dân sự Aircraft Spots ngày 9/12 cho biết một máy bay trinh sát Rivet Joint (RC-135W) của Không quân Mỹ đã bay trên không phận thủ đô Seoul và các địa phương lân cận ở độ cao 9.448,8m. Rivet Joint là máy bay trinh sát thông tin chủ lực của Không quân Mỹ. Quân đội Mỹ điều động máy bay này được phân tích là nhằm theo dõi, giám sát các động thái quân sự của Triều Tiên. Trước đó, máy bay trinh sát này đã bay trên không phận bán đảo Hàn Quốc ngày 2 và 5/12 vừa qua.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
(1) Ngày 4/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức cuộc họp kín, thảo luận về tình hình Triều Tiên. Tuy Hội đồng bảo an không công bố nội dung thảo luận, nhưng sau đó 6 nước châu Âu (gồm Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Ba Lan và Estonia) đã ra tuyên bố chung lên án Triều Tiên. Trước đó, các nước này từng nhiều lần đề nghị triệu tập cuộc họp Hội đồng bảo an để đối phó với động thái phóng tên lửa của miền Bắc, và ra tuyên bố chỉ trích Bình Nhưỡng. Hồi tháng 10, các nước này cũng từng ra tuyên bố chung lên án mạnh mẽ Bắc Triều Tiên, kêu gọi nước này dừng ngay các động thái khiêu khích. “Triều Tiên đã thực hiện 13 vụ phóng tên lửa đạn đạo kể từ tháng 5 và tiếp tục vận hành chương trình hạt nhân của mình”, Anh, Pháp, Ba Lan, Bỉ và Đức cho biết trong một tuyên bố, kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa với Washington về phi hạt nhân hóa.
(2) Hội đồng bảo an đang xúc tiến tổ chức phiên thảo luận tình hình nhân quyền Triều Tiên vào ngày 10/12, Ngày Nhân quyền thế giới. Phiên thảo luận này do Mỹ, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an trong tháng 12 và ba nước Anh, Pháp, Đức khởi xướng. Các nước sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định có mở cuộc họp hay không. Điều kiện tổ chức phiên họp là phải có sự tán thành của nhiều hơn 9 trên 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an và không nước thành viên thường trực nào sử dụng quyền phủ quyết. Triều Tiên đang phản đối gay gắt phiên thảo luận này. Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song đã ra tuyên bố bằng email gửi lên Hội đồng Bảo an, cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phán ứng quyết liệt. Tuyên bố này chỉ trích thảo luận về vấn đề nhân quyền Triều Tiên tại Liên hợp quốc dựa trên chính sách thù địch của Mỹ đối với miền Bắc. Điều này sẽ gây tổn hại tới tiến trình giảm nhẹ căng thẳng và giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc.
Chính quyền Bình Nhưỡng
(1) Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song hôm 7/12 tuyên bố phi hạt nhân hóa đã bị xóa khỏi bàn đàm phán và các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ là không cần thiết. “Chúng tôi không cần phải có các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ và phi hạt nhân hóa đã không còn trên bàn đàm phán”, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song cho biết trong thông báo hôm 7/12. Song nói thêm rằng kêu gọi đối thoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là “mánh khóe tiết kiệm thời gian” để phù hợp với chương trình nghị sự trong nước, đề cập đến chiến dịch tái tranh cử của Trump.
(2) Bình Nhưỡng ngày 7/12 đã tiến hành một vụ thử “rất quan trọng” tại bãi phóng Sohae. Người phát ngôn Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng Triều Tiên nêu rõ thử nghiệm thành công này có ý nghĩa rất lớn đối với Ủy ban Trung ương Đảng lao động Triều Tiên. Kết quả cuộc thử nghiệm sẽ có tác động cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi “vị trí chiến lược” của Triều Tiên trong tương lai gần. Vụ phóng được thực hiện từ bãi phóng vệ tinh Sohae ở Tongch’ang-ri, huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, bản tuyên bố cho biết. Địa điểm này nằm sát biên giới phía Bắc của Triều Tiên với Trung Quốc.
(3) Ngày 28/11, Triều Tiên đã phóng hai pháo phản lực siêu lớn. Đây là động thái khiêu khích vũ khí thứ 13 của Triều Tiên trong năm 2019 và là lần thứ 4 Triều Tiên phóng pháo phản lực siêu lớn. Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cấm Triều Tiên phóng vũ khí tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Mỹ không đánh giá nghiêm trọng các vụ phóng thử vũ khí của Triều Tiên. Nhưng gần đây, Washington đã phản ứng quyết liệt khi liên tục điều động máy bay trinh sát tới bán đảo Hàn Quốc để giám sát các động thái của Bình Nhưỡng.
http://biendong.net/bien-dong/32116-nhin-lai-phan-ung-cua-cac-ben-lien-quan-trong-nhung-dien-bien-co-xu-huong-leo-thang-tren-ban-dao-trieu-tien-hien-nay.html

Khí hậu : Châu Âu, trừ Ba Lan,

ra « hiến chương xanh » 2050

Tú Anh
Vì tồn vong của nhân loại, giới khoa học yêu cầu phải chống lại hiện tượng bầu khí quyển tăng nhiệt. Trên thế giới, Châu Âu đi tiên phong với « Hiến chương xanh ». Trong cuộc họp đêm thứ Năm 12/12/2019 tại Bruxelles, vài giờ trước khi COP25 kết thúc tại Madrid, Liên Hiệp Châu Âu, trừ Ba Lan, thông qua hiệp định đầy tham vọng : « Zéro các-bon » năm 2050.
Hiệp định này mang ý nghĩa gì ? Từ Bruxelles, đặc phái viên RFI Anthony Lattier phân tích :
“Bằng mọi giá, Châu Âu muốn chứng tỏ với thế giới, mình là châu lục đầu tiên ấn định mục tiêu chống hiệu ứng nhà kính phải đạt được từ nay đến cuối năm 2050 : Zéro các-bon, theo nghĩa thải ra bao nhiêu khí CO2 thì hóa giải hết bấy nhiêu.
Mục tiêu cao vọng này được tất cả thành viên Liên Hiệp Châu Âu đồng ý, trừ một nước. Không từ chối, nhưng một cách khéo léo, Ba Lan cho rằng không đủ điều kiện thực hiện mục tiêu này vì kinh tế quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào than đá.
Trong hoàn cảnh này, có thể kết luận đây là một hiệp định đúng nghĩa ? Tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cố hết sức biện minh sau cuộc đàm phán trong đêm. Ông giải thích là cần nhiều nỗ lực hơn để thuyết phục Vacxava vì Ba Lan cần thêm thời gian để thích ứng.
Là một trong những nước gây ô nhiễm nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, Ba Lan lo ngại các hệ quả về kinh tế và xã hội nếu chuyển sang năng lượng sạch bị thất bại.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng để Ba Lan đứng ngoài nỗ lực chung là điều không thể chấp nhận được.
Hiệp định « Zero Các-bon » nhất trí nửa vời này mang vị đắng của một công trình dang dở đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, nhất là đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã tận lực vận động từ nhiều tháng nay cho mục tiêu trung hoà khí thải.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191213-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-ch%C3%A2u-%C3%A2u-ba-lan-hi%E1%BA%BFn-ch%C6%B0%C6%A1ng-xanh-2050

Pháp : Chuyên chở công cộng đình công

đến ngày thứ 9

Tú Anh
Làm cách nào để thoát ra cuộc đọ sức chính phủ-công đoàn làm nước Pháp tê liệt đến ngày thứ 9 ? Đình công trong ngành chuyên chở công cộng tương đối giảm nhẹ trong bối cảnh thủ tướng Edouard Philippe mời các nghiệp đoàn thảo luận tiếp để giải tỏa bế tắc.
Trước hết, đối với dân thủ đô và vùng phụ cận, ngày cuối cùng của tuần lễ làm việc, 13/12/2019, cũng xáo trộn như tám ngày qua : trên 50% xe bus, 9 tuyến xe điện ngầm trên 14 vẫn đình công. Các đường xe lửa ngoại ô, quốc nội và quốc tế hoạt động cầm chừng với tỷ lệ một trên hai , một trên bốn.
Tỷ lệ nhân viên hỏa xa tham gia đình công có phần giảm bớt với 13,3%. Tỷ lệ tài xế xe lửa không làm việc cũng từ hơn 70% trong những ngày trước giảm nhẹ xuống còn 66,8%.
Trong giới công đoàn có hai xu hướng : Một cách đơn giản, tổ chức CGT, gần với đảng Cộng Sản, chống triệt để, bác bỏ toàn bộ dự án chế độ hưu bổng phổ quát. Trái lại, CFDT, tương đối thân cận với phe xã hội, đòi bỏ điều khoản tăng tuổi về hưu từ 62 lên 64.
Để tỏ thiện chí đối thoại, cũng như để tránh nguy cơ dân chúng không thể tự do mua sắm và hàng quán sinh hoạt trong mùa Giáng Sinh, thủ tướng Pháp kêu gọi mọi đối tác xã hội tham gia tuần lễ « tham vấn » .
Ngay từ hôm nay 13/12/2019, đích thân bộ trưởng bộ Giáo Dục tiếp các nghiệp đoàn giáo chức và buổi chiều ông sẽ cùng thủ tướng đến Nancy, cách Paris 200 cây số, tham gia một cuộc thảo luận liên quan đến hồ sơ hưu trí của giới giáo chức. Ngành dạy học, có trọng lượng rất lớn trong các cuộc tranh đấu bảo vệ thụ đắc xã hội tại Pháp, đã từng làm nhiều chính phủ tả cũng như hữu phải lùi bước.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191213-ph%C3%A1p-chuy%C3%AAn-ch%E1%BB%9F-c%C3%B4ng-c%E1%BB%99ng-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-ng%C3%A0y-th%E1%BB%A9-9

Cử tri Anh dứt khoát chọn Brexit

Thanh Hà
Với thắng lợi áp đảo của đảng Bảo Thủ trong cuộc bầu cử ngày 12/12/2019, đại đa số cử tri Anh khẳng định nguyện vọng Brexit, chấm dứt thế “dùng dằng nửa ở nửa về” kéo dài từ hơn ba năm qua.
Boris Johnson bảo đảm giữ được chiếc ghế thủ tướng trong vòng 5 năm sắp tới để thực hiện kế hoạch đưa nước Anh ra khỏi Liên Âu. Nhưng ẩn số vẫn nguyên vẹn về mối quan hệ trong giai đoạn hậu Brexit giữa Luân Đôn với 27 thành viên còn lại của Bruxelles. Khẩu hiệu “Cùng nhau thực hiện Brexit” của ông Johnson đã đem lại thành công ngoài mong đợi, cho phép cánh bảo thủ giành được tới 368 trên 650 ghế tại Nghị Viện.
Với đa số áp đảo này, thủ tướng Boris Johnson không còn phải lo bị các đảng phái đối lập chống đối khi ông đệ trình kế hoạch chia tay với Liên Âu. Bên Công Đảng, phe đối lập chính, có khuynh hướng chống Brexit, thua đậm. Đảng Dân Chủ Tự Do chủ trương ở lại trong Liên Âu không đủ sức thuyết phục cử tri. Về phần đảng Ukip có lập trường Brexit triệt để, cũng không giành được một ghế nào trong nghị viện sắp tới.
Giới quan sát cho rằng, dù đã bày tỏ lập trường hết sức cứng rắn về thủ tục ly dị với châu Âu, nhưng thủ tướng Boris Johnson không bắt buộc sẽ thực hiện những cam kết đó một cách triệt để. Có nghĩa là chưa chắc nước Anh sẽ đi theo mô hình một “hard Brexit“, ra khỏi liên minh thuế quan châu Âu, để rồi mất hết nhiều khoản ưu đãi về thuế quan, về tài chính với các nước bạn cũ trong đại gia đình châu Âu.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu Center for European Reform, Charles Grant được hãng tin AFP trích dẫn cho rằng, với đa số rộng rãi vừa có được tại Westminster, thủ tướng Johnson không cần phải chiều lòng cánh cứng rắn nhất và có lập trường bài châu Âu mạnh mẽ nhất trong hàng ngũ đảng Bảo Thủ. Ông hoàn toàn có thể chọn giải pháp chia tay với Liên Âu một cách “êm thắm“.
Thêm một dấu hiệu khác củng cố cho giả thuyết này đó là cánh bảo thủ vừa bất ngờ giành thắng lợi ở miền bắc nước Anh và ở vùng Midlands, miền trung. Đây là những khu công nghiệp và các khu vực này sẽ bị thiệt thòi nhiều trong kịch bản Luân Đôn chia tay với Bruxelles mà không đạt được thỏa thuận nào. Giáo sư Tony Travers trường London School of Economics gần như chắc chắn là thủ tướng Boris Johnson sẽ chọn giải pháp “mềm – soft Brexit” để các doanh nghiệp Anh có thời gian thích nghi với tình huống mới.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử, thủ tướng Johnson hô hào khẩu hiệu “Cùng nhau thực hiện Brexit” nhưng tuyệt nhiên không đi sâu vào chi tiết của thủ tục ly dị và tránh đả động tới mối quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles sau này. Chỉ riêng về thương mại chẳng hạn, Boris Johnson không nói rõ sau giai đoạn chuyển tiếp, dự trù mở ra cho tới ngày 31/12/2020, Anh Quốc sẽ giữ mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác châu Âu tới mức độ nào.
Trong khi đó, nhìn từ phía Bruxelles, tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và ủy viên đặc trách về hồ sơ Brexit ông Michel Barnier đồng tuyên bố “sẵn sàng đàm phán” với chính quyền Johnson. Đồng thời báo trước là Liên Hiệp Châu Âu đặc biệt “quan tâm đến sự toàn vẹn của thị trường nội địa châu Âu, và quan hệ trong tương lai với Luân Đôn phải bảo đảm được một sân chơi công bằng” cho tất cả các bên. Nói cách khác, Bruxelles gián tiếp cảnh cáo chính phủ Johnson tránh biến vương quốc Anh thành cửa ngõ để hàng hóa của thế giới đổ vào Liên Liên Hiệp Châu Âu, thành một thiên đường thuế khóa trong ngành tài chính, tránh biến nước Anh thành một “Singapore trên sông Thames“.
Trước mắt, thủ tướng Boris Johnson dường như đang để ngỏ mọi cánh cửa. Có điều kinh nghiệm cho thấy, các kịch bản chính trị thường có những bất ngờ vào phút chót và không loại trừ khả năng các nhà chính trị có thói quen “nói một đàng, làm một nẻo“.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191213-c%E1%BB%AD-tri-anh-d%E1%BB%A9t-kho%C3%A1t-ch%E1%BB%8Dn-brexit

Bầu cử Anh 2019:

Boris Johnson thắng lớn với đa số áp đảo

Boris Johnson thắng lớn với đa số áp đảo sau khi đảng Bảo thủ thắng đảng Lao động ở khu vực bầu cử truyền thống.
Thủ tướng cho biết kết quả này khiến ông có nhiệm vụ phải “hoàn thành Brexit”, đưa Anh quốc ra khỏi EU vào tháng tới.
Jeremy Corbyn nói đảng Lao động “rất thất vọng” và ông sẽ không lãnh đạo đảng này tranh cử trong các cuộc bầu cử trong tương lai nữa.
BBC dự báo đảng Bảo thủ sẽ giành được 364 ghế nghị sỹ, đảng Lao động 203, SNP 48, Dân chủ Tự do 12, Stripe Cymru 4, đảng Xanh 1 và Đảng Brexit 0.
Điều đó có nghĩa là đảng Bảo thủ sẽ có đa số lớn nhất tại Westminster kể từ sau khi bà Margaret Thatcher thắng cử năm 1987.
Đảng Lao động mất ghế trên khắp miền Bắc, Midlands và xứ Wales – những nơi ủng hộ Brexit vào năm 2016. Đảng này hiện đối mặt với thất bại tồi tệ nhất kể từ năm 1935.
Trước đó, thăm dò sơ bộ dự báo đảng Bảo thủ sẽ có 368 nghị sĩ – tăng lên 50 ghế so với bầu cử 2017.
Đảng Lao động đối lập được dự báo sẽ có 191 ghế, đảng Dân chủ Tự do 13, và đảng SNP 55.
Đây là lần đầu tiên từ gần 100 năm qua, tổng tuyển cử ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tổ chức vào tháng 12.
Cũng mới năm 2015 và 2017 Anh đã có các kỳ tổng tuyển cử.
Các hòm phiếu ở 650 hạt cử tri ở các xứ Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland mở từ 07:00 GMT và đóng lại lúc 22 giờ cùng ngày 12/12.
Công tác kiểm phiếu ngay lập tức diễn ra và đầu giờ sáng thứ Sáu 13/12, kết quả sơ bộ được công bố.
Năm 2017, khu vực bầu cử Newcastle Central dẫn đầu cả nước khi công bố kết quả chỉ trong vòng 60 phút khi thùng phiếu đóng.
Vấn đề Brexit
Cuộc bầu cử này xảy đến chỉ vì Anh Quốc bế tắc trong nghị trường, không thông qua được Luật Brexit để rời Liên hiệp châu Âu (EU).
Đến cuối mùa thu 2019, EU đã bầu chọn xong một ban lãnh đạo mới, nhậm chức từ tháng 11 mà Anh vẫn chưa hoàn tất quá trình Brexit.
Tại EU đã bắt đầu có cảm giác mệt mỏi vì bế tắc ở phía Anh.
EU không thể nào gia hạn mãi cho Anh mà không rõ khi nào quá trình Brexit mới xong.
Đồng bảng Anh lên giá và cơ hội cho Brexit ‘có trật tự’
Brexit: Số dân Anh xin hộ chiếu EU tăng nhanh
Sang EU sau Brexit, dân Anh cần lo gì?
Biên giới Ireland, Brexit và lời Boris
Chống buôn người ở VN: ‘Không gì tốt hơn giáo dục’
Hồi tháng 10/2019, Pháp, nước chủ chốt của EU, muốn khối này giải quyết nhanh Brexit để còn tập trung vào các vấn đề mà Brussels phải làm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel đều muốn giải quyết sao cho êm thấm một phương án Brexit với Anh, làm sao ít ảnh hưởng xấu nhất với các nước còn lại của EU.
Đó là chưa kể thỏa thuận Brexit này mới chỉ để Anh rút ra khỏi EU một cách chính thức, còn thỏa thuận tiếp theo về quan hệ thương mại và các liên hệ song phương Anh – EU trong tương lai mới là phức tạp.
Nhà báo Nguyễn Giang, BBC News Tiếng Việt bình luận:
Đẩy luật Brexit không qua cửa Hạ viện, thủ tướng Boris Johnson phải cho bầu cử để thông qua Brexit trước Giáng Sinh.
Nhưng tuần sau, nhiều chính khách Anh cắt gà Tây nướng trong tiệc Christmas mà đắng miệng vì trượt ghế nghị viện.
Người thắng cử – tên tuổi công bố 13/12 cứ nâng ly ‘mulled wine’ thơm nóng, chưa biết “cục gân gà Brexit” dai tới đâu.
Tạm thời Anh phải sống với hạn 31/01/220 về Brexit mà EU “tặng cho” nhưng sau đó là gì thì vẫn còn chưa rõ.
Thông qua ‘Brexit deal’ rời EU có thể được nhưng phê chuẩn các thỏa thuận về quan hệ tương lai hai bên sẽ còn rất lâu.
Xem thảo luận trên YouTube của BBC News Tiếng Việt về bầu cử Anh năm 2019 và vấn đề di dân từ Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50762074

Những gì diễn ra

đằng sau chiến thắng của đảng Bảo thủ Anh

Sir John CurticeĐại học Strathclyde
Boris Johnson đã giành được đa số quyết định, nhờ vào chuyển đổi lớn trong lá phiếu cử tri từ bỏ cho đảng Lao động sang bỏ cho đảng Bảo thủ, trong bối cảnh nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, ở phía bắc biên giới, đảng SNP gần như càn quét sạch bảng kết quả.
Với gần như tất cả các kết quả đã được tuyên bố, thủ tướng Anh được thiết lập để giành một đa số tới 78 ghế – một đa số lớn nhất mà đảng Bảo thủ giành được kể từ năm 1987.
Bầu cử Anh 2019: Boris Johnson thắng lớn với đa số áp đảo
Đồng bảng Anh lên giá và cơ hội cho Brexit ‘có trật tự’
Brexit: Số dân Anh xin hộ chiếu EU tăng nhanh
Trong khi đó, ở mức 44%, tỷ lệ phiếu bầu của đảng này đạt được ở mức cao nhất kể từ năm 1979, khi Margaret Thatcher trở thành thủ tướng.
Ngược lại, đảng Lao động lại thấy họ có ít hơn 200 ghế, thậm chí ít hơn cả kết quả bầu cử tồi tệ nhất mà đảng này giành được thời hậu chiến, trước đây vào năm 1983.
Sự khác biệt giữa ghế của các phe Rời khỏi EU (Leave) và Ở lại (Remain)
Tuy nhiên, sự chuyển hướng sang ủng hộ đảng Bảo thủ có những nét phân biệt đáng kể trên cả nước.
Ở những ghế giành được mà hơn 60% cử tri ủng hộ rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, mức gia tăng hỗ trợ đảng Bảo thủ trung bình là 6%.
Tuy nhiên, ở những ghế mà hơn 55% phiếu bầu bỏ cho ở lại EU, phiếu bầu của đảng này thực sự đã giảm ba điểm.
Ngược lại, phiếu bầu của đảng Lao động giảm trung bình tới 11 điểm ở các khu vực ủng hộ cho rời khỏi EU nhất.
Phiếu bầu của Lao động chỉ giảm năm điểm trong những người ủng hộ ở lại EU nhất.
Lao động và trung lưu bỏ phiếu
Mô hình này đã có tác động rõ ràng đến phân bố địa lý của cuộc bầu cử.
Hỗ trợ cho đảng Bảo thủ đã tăng bốn điểm ở Midlands, vùng Đông Bắc và Yorkshire – các vùng của England từng bỏ phiếu nhiều nhất ủng hộ rời EU.
Ngược lại, phiếu bầu của đảng này đã tụt giảm một điểm ở London và vùng Đông Nam.
Và ở Scotland, phiếu bầu của Bảo thủ đã giảm tới bốn điểm.
Ngược lại, Lao động đã thấy phiếu bầu của họ giảm 12 đến 13 điểm ở vùng Đông Bắc và Yorkshire, trong khi họ chỉ giảm sáu hoặc bảy điểm ở London và miền Nam England.
Kết quả cũng cho thấy đảng Lao động mất điểm mạnh ở các vùng vốn được coi là tâm điểm của tầng lớp lao động truyền thống.
Ủng hộ cho đảng Lao động đã giảm 11 điểm trong các hạt cử tri với hầu hết cử tri làm các công việc thuộc tầng lớp lao động.
Tỷ lệ phiếu bầu của đảng này chỉ giảm bảy điểm ở những hạt cử tri có hầu hết cử tri thuộc giới trung lưu.
Mối liên kết giữa đảng Lao động và căn cứ tầng lớp lao động truyền thống hiện đang rất căng thẳng.
Trong cuộc trưng cầu dân ý về EU, các cử tri thuộc tầng lớp lao động đã bỏ phiếu rất nhiều để rời khỏi EU. Những cử tri này đã chuyển khá mạnh sang ủng hộ đảng Bảo thủ năm 2017.
Và, tại một vùng lãnh thổ đã bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU, khả năng lớn sẽ là thúc đẩy đảng SNP trong việc đảng này theo đuổi một cuộc trưng cầu dân ý độc lập lần thứ hai.
Đó là một lá phiếu mà đảng Bảo thủ phản đối mạnh mẽ. Vì vậy, một cuộc đụng độ hiến pháp giữa các chính phủ Scotland và Vương quốc Anh dường như có khả năng xảy ra.
Đảng Dân chủ Tự do thua thiệt
Một trong những chiến thắng lớn nhất của đảng SNP là chiếc ghế ở hạt Đông Dunbartonshire lấy từ tay của lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LibDem) Jo Swinson – một thất bại đã phủ bóng một đêm khốn khổ cho đảng Dân chủ Tự do.
Sang EU sau Brexit, dân Anh cần lo gì?
Biên giới Ireland, Brexit và lời Boris
Chống buôn người ở VN: ‘Không gì tốt hơn giáo dục’
Mặc dù tiến bộ mạnh mẽ hơn trong các khu vực ủng hộ ở lại EU, đảng này dường như chỉ có 11 hoặc 12 ghế.
Con số này sẽ không nhiều hơn con số họ giành được trong năm 2017, mặc dù tỷ lệ phiếu bầu của họ tăng bốn điểm.
Không ai trong số nhiều nghị sĩ từng cải sang đảng Dân chủ Tự do trong Quốc hội vừa qua đã có thể giữ được ghế của họ.
Lao động đã cố gắng duy trì sự ủng hộ của cử tri với đảng này, dù họ vẫn còn chưa rõ ràng về việc liệu họ có phải ủng hộ ở lại EU hay ủng hộ việc rời đi.
Nhưng cuộc bầu cử này chỉ đơn giản là nhìn thấy xu hướng ủng hộ đảng Bảo thủ tiếp tục nhiều hơn nữa.
Kết quả là, Lao động đã mất rất nhiều ghế ở miền Bắc nước Anh và vùng Trung du – những nơi như Ashfield, Bishop Auckland và Workington – mà trước đây chưa bao giờ bầu một nghị sĩ Bảo thủ trong một cuộc tổng tuyển cử.
Đảng SNP táo bạo
Thành công của đảng Bảo thủ ở England và xứ Wales được so sánh với SNP ở Scotland.
SNP đã giành được 48 trong tổng số 59 ghế ở vùng bắc biên giới và 45% tổng số phiếu trên toàn Scotland.
Đó là một kết quả gần tốt như là thành tích lịch sử mà họ giành được trong cuộc bầu cử năm 2015.
Ít hơn một nửa ủng hộ các đảng Brexit
Thông báo về cuộc bầu cử đã được chào đón với mối quan ngại về mức độ bỏ phiếu, vì việc bỏ phiếu chỉ được tổ chức có hai tuần trước Giáng sinh.
Trong sự kiện này, khoảng 67% cử tri đã tham gia bỏ phiếu – chỉ kém hai điểm so với năm 2017.
Tỷ lệ đi bầu giảm đáng kể ở những nơi mà đảng Lao động vốn tương đối mạnh, cho thấy một số người thường ủng hộ đảng này chọn ở nhà.
Thành công của đảng Bảo thủ có nghĩa là Anh quốc sẽ rời EU vào cuối tháng Giêng năm 2020.
Tuy nhiên, dường như không thể kết thúc cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa Anh và EU.
Sự chia rẽ của đất nước đối với vấn đề Brexit đã bị phơi bày trong những biến động rất khác nhau trên cả nước.
Trong khi đó, ở mức 47%, chưa đến một nửa số cử tri ủng hộ đảng Bảo thủ hoặc Đảng Brexit – các đảng ủng hộ rời khỏi EU mà không cần một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Đây là một điểm mà các những người chống lại Brexit có khả năng sẽ khai thác trong những tuần và tháng tới.
Nhưng bây giờ ít nhất, ông Johnson đã có một ngày của mình với chiến thắng rõ ràng.
Xem thảo luận trên YouTube của BBC News Tiếng Việt về bầu cử Anh năm 2019 và vấn đề di dân từ Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50782281

Bầu cử Anh: Thủ tướng làm gì vào ngày có kết quả?

Manish PandeyPhóng viên Newsbeat
Có một cảm giác đặc biệt vào buổi sáng ngày có kết quả bầu cử.
Đất nước tỉnh giấc với sự trộn lẫn giữa lo lắng, mệt mỏi và phấn khích khi họ biết được ai sẽ ngồi ghế điều hành đất nước, và bản thân tân thủ tướng cũng không thể không trải nghiệm những cảm giác này.
Một đêm không ngủ
Ông Boris Johnson hẳn đã dành cả đêm theo dõi kết quả sau một đêm, nhưng cuối cùng ông cũng sẽ bị kéo ra khỏi TV (hoặc Twitter) để tham dự việc kiểm phiếu của chính mình.
Chuyến đi của ông tới Uxbridge và South Ruislip trùng khớp với một thông điệp từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã nhìn thấy dự đoán sớm về kết quả này.
Nó không hẳn như sự kiện thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger vào năm 2010 gọi điện cho ông David Cameron nhưng một lời chúc mừng từ bên kia đại dương là một dấu hiệu tích cực cho một đêm nhận kế quả tốt đẹp.
Vì đây không phải là một Thủ tướng mới, các truyền thống hoành tráng liên quan đến Hoàng gia Anh và chính phủ mới sẽ không được thể hiện đầy đủ.
Một thủ tướng được bầu lại không cần phải đích thân gặp Nữ hoàng – nhưng hầu hết ai vào hoàn cảnh đó cũng chọn làm như vậy vì sự tôn trọng và phấn khích.
Đồng bảng Anh lên giá và cơ hội cho Brexit ‘có trật tự’
Văn phòng Chính phủ
Sau cuộc tiếp xúc ngắn với Hoàng gia Anh, Thủ tướng sẽ tới Phố Downing trong một chiếc Jaguar bọc thép chống đạn – phương tiện chính thức cho người ngồi ghế này.
Sau đó, ông sẽ được chào đón bởi truyền thông thế giới và có bài phát biểu đầu tiên với tư cách là Thủ tướng được bầu tại Số 10 Phố Downing.
Câu từ được sử dụng thường là một thông điệp về các mục tiêu của chính phủ tiếp theo.
Theresa May từng nói về việc giải quyết “những bất công vô cùng lớn” và Gordon Brown từng nói: “Tôi sẽ cố gắng hết sức”.
Lần này không loại trừ một số cách chơi chữ kiểu như “Giáng sinh vui vẻ” cho đảng Bảo thủ.
Bầu cử Anh 2019: Boris Johnson thắng lớn với đa số áp đảo
Gặp gỡ nhân viên
Một truyền thống khác đang chờ đợi Boris Johnson nội ngày hôm nay là được một nhóm nhân viên đón chào ông trở lại văn phòng chính phủ ở Phố Downing.
Có khả năng sẽ có một tâm trạng kiểu ăn mừng bên trong địa chỉ nổi tiếng sau chiến thắng quan trọng của Thủ tướng.
Có tin đồn rằng ăn mừng kiểu Giáng sinh, thậm chí có cả loại rượu nóng sẽ được phục vụ cho nhóm làm việc tại văn phòng chính phủ.
Bắt tay vào việc
Sau khi bắt tay một vài người, Thủ tướng sẽ tới ngay phòng nội các để được giới chức chính phủ thông báo về các vấn đề quan trọng trong vài giờ tới.
Sẽ có một cuộc họp ngắn với bộ trưởng nội các, cố vấn an ninh quốc gia và quốc phòng và người đứng đầu các cơ quan tình báo – với các chi tiết về gián điệp và những hoạt động của Anh ở nước ngoài cũng như các thủ tục liên quan đến biện pháp răn đe hạt nhân của Anh.
Ông Boris Johnson sẽ cần phải viết văn bản mới chỉ đạo bốn tàu ngầm có vũ khí hạt nhân của Anh nên làm gì nếu nước này bị tấn công hạt nhân.
Thủ tướng John Major từng mô tả thủ tục này là “một trong những điều khó khăn nhất mà tôi từng phải làm”.
Trong ngày hôm nay dự kiến sẽ có các cuộc điện thoại từ các nhà lãnh đạo thế giới khác chúc mừng chiến thắng của ông.
Thành lập chính phủ
Mặc dù có thể đã có các kế hoạch về việc thành lập nội các bấy lâu nay, thủ tướng nay phải bổ nhiệm một nội các và nhóm bộ trưởng để lãnh đạo các cơ quan chính phủ. Ông cũng sẽ sa thải các bộ trưởng không được ưa.
Ngày đầu tiên sẽ là ngày dành cho việc công bố các vị trí chủ chốt như bộ trưởng tài chính, ngoại trưởng, bộ trưởng nội vụ với nhiều ghế khác sẽ được thông báo sau.
Người ta nghĩ rằng việc Thủ tướng Boris Johnson bổ nhiệm các vị trí này có thể được thực hiện trong 24 giờ tới nhưng việc hình thành một ê kíp đầy đủ có thể sẽ không được hoàn tất cho đến tuần sau.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50783911

Nga – Việt tiếp tục tăng cường quan hệ

Đối tác Chiến lược toàn diện,

đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga hôm 9/12. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt – Nga, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những kết quả đạt được trong hợp tác dầu khí giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế Việt-Nga không ngừng phát triển năng động
Phát biểu trong tiếp xúc, hội đàm với Lãnh đạo của Cộng hoà Tatarstan, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định quan hệ chính trị giữa Việt Nam-Liên bang Nga có độ tin cậy rất cao, 2 bên trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao được duy trì thường xuyên. Nhiều cơ chế hợp tác đã được xác lập trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác kinh tế Việt-Nga không ngừng phát triển năng động, năm 2018 kim ngạch thương mại đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3,4 tỷ USD. Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu năm 2016, mà Nga là thành viên chủ chốt. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, coi đây là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ tăng cường hơn nữa hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Nga đã và đang tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều dự án dầu khí mới tại thềm lục địa VN
Đầu tư giữa hai nước cũng tiếp tục được mở rộng, với nhiều dự án quy mô, hiện đại được triển khai tại cả Việt Nam và Nga, trong đó không thể không kể đến các dự án hợp tác dầu khí giữa hai nước. Bên cạnh Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft đã và đang tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều dự án dầu khí mới tại thềm lục địa Việt Nam. Tại Nga, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro đã bắt đầu khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nenetski và nhiều lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo không ngừng được mở rộng, Nga và Việt Nam luôn là điểm đến của sinh viên và người dân hai nước. Hợp tác giữa địa phương hai nước có bước phát triển mạnh mẽ, các địa phương hai nước tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống, không chỉ ở các thành phố lớn mà cả giữa các địa phương giàu tiềm năng khác của hai nước.
VN tiếp tục thực hiện chủ trương nhất quán là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh bước sang giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tăng nhanh năng suất lao động và sức cạnh tranh nền kinh tế; ưu tiên phát triển kinh tế tri thức-cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Cùng với nỗ lực phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương nhất quán là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để tạo môi trường thuận lợi và thu hút thêm nhiều nguồn nhân lực bên ngoài cho phát triển. Với tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam đánh giá cao và ủng hộ sự hợp tác ngày càng bền chặt và hiệu quả giữa ngành giáo dục hai nước Việt Nam-Liên bang Nga; đồng thời cam kết làm hết sức mình để đưa mối quan hệ giữa cơ quan nghị viện của hai nước ngày càng phát triển hơn nữa, góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, phù hợp với xu thế phát triển và vì lợi ích của nhân dân hai nước.
http://biendong.net/bien-dong/32121-nga-viet-tiep-tuc-tang-cuong-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-dac-biet-trong-linh-vuc-tham-do-khai-thac-dau-khi.html

Nước Nga, tổng thống Vladimir Putin

và cuộc chiến « cai nghiện rượu »

Thùy Dương
Cuộc chiến bài trừ nạn nghiện rượu ở Nga là một « câu chuyện về sự thành công » và đáng được các quốc gia châu Âu khác học hỏi. Trên đây là nhận định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Theo một báo cáo được tổ chức này công bố hồi tháng 10/2019, lượng rượu tiêu thụ tính theo đầu người ở Nga đã giảm 43% trong giai đoạn 2003-2016. Tỉ lệ này là 67% đối với rượu mạnh. Số người nghiện rượu cũng giảm mạnh từ 2.444.000 người vào cuối những năm 1990 xuống còn 1.305.000 vào năm 2018. Không chỉ có số người chết vì rượu và doanh thu bán rượu giảm, mà số vụ ngộ độc rượu, các rối loạn tâm lý do uống nhiều rượu cũng giảm.
Theo các tác giả bản báo cáo, chính việc giảm tiêu thụ rượu đã góp phần khiến tuổi thọ trung bình của người Nga được cải thiện đáng kể, đạt mức kỷ lục vào năm 2018 : 78 tuổi (nữ) và 68 tuổi (nam). Nga là nước có chênh lệch về tuổi thọ giữa nam và nữ cao nhất thế giới. Vào những năm 1990, tuổi thọ trung bình của đàn ông Nga chỉ là 57 tuổi. Từ năm 2003 đến năm 2017, tỉ lệ tử vong vì các bệnh tim mạch cũng đã giảm khoảng 50%.
Tất cả những thành quả nói trên là nhờ, như phát biểu của ông Oleg Salagay, thứ trưởng Y Tế Nga, một chính sách mà chính quyền đã quyết tâm thực hiện từ đầu những năm 2000, và được đẩy mạnh từ năm 2009. Nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin đã kiên quyết bài trừ nạn nghiện rượu.
Hàng loạt biện pháp hạn chế
Chính sách bài trừ nạn nghiện rượu ở Nga dựa trên hàng loạt biện pháp hạn chế. Ban đầu là quy định về giá bán rượu tối thiểu (hiện giờ là khoảng 250 rúp/50cl rượu vodka), tiếp theo đó, các loại rượu có nồng độ cồn cao nhất bị cấm bán sau 23 giờ đêm. Về sau này, có nhiều nơi công cộng mà người dân bị cấm uống rượu, quảng cáo rượu bị cấm, lệnh cấm bán rượu cho trẻ em cũng được thi hành triệt để. Hiện nay, chính quyền đang bàn thảo về việc cấm bán rượu cho những người dưới 21 tuổi. Từ năm 2011, bia cũng được coi là thức uống có cồn và cũng phải áp dụng các biện pháp hạn chế như đối với rượu.
Le Monde ngày 01/12 trích dẫn ông Evgueni Brioun, một chuyên gia nổi tiếng chứng nghiện rượu, theo đó các vấn đề về dân cư là hồi chuông báo động, thúc đẩy chính quyền Nga có các chính sách hợp lý hơn, chặt chẽ hơn. Công tác cai nghiện rượu cũng được cải thiện, làm giảm nguy cơ tái nghiện rượu.
Theo chuyên gia Brioun, điều đáng ngại hiện nay liên quan đến các loại rượu lậu được bán ở các vùng quê, nhất là rượu « samogon » được dán nhãn là chưng cất thủ công. Loại rượu này chiếm 1/3 tổng lượng rượu tiêu thụ tại Nga. Mặc dù tổ chức Y Tế Thế Giới nói là nhà chức trách Nga đã thành công trong việc kiểm soát thị trường rượu lậu ngay từ đầu những năm 2000, làm giảm 50% lượng rượu lậu, nhưng thông tín viên Benoit Vitkine tại Matxcơva của báo Le Monde nhận định các vụ ngộ độc rượu vẫn thường xảy ra và cho thấy rượu lậu vẫn chưa được bài trừ.
Chiến dịch răn đe trong quá khứ
Thực ra, đây không phải lần đầu tiên nước Nga có chiến dịch bài trừ nạn nghiện rượu. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Sa hoàng đã có nhiều biện pháp, chẳng hạn lệnh hạn chế bán rượu từ 22 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau. Ở nông thôn, rượu chỉ được bán sau 10 giờ sáng. Dưới thời Xô Viết, có một số chiến dịch đặc biệt mang tính răn đe, nhiều người vi phạm bị bắt giữ và thậm chí là bị vào trại tập trung.
Một trong những chiến dịch mạnh nhất là ở thời Mikhail Gorbatchev (1985-1991), với nhiều biện pháp hạn chế về giá cả và giờ giấc bán rượu … Theo nhiều ước tính, 1,5 triệu người đã giữ được mạng sống nhờ các biện pháp này. Tuy nhiên, giai đoạn này là quá ngắn để có thể làm thay đổi lâu dài thói quen và suy nghĩ của người dân.
Chống thói nghiện rượu – Cách mạng văn hóa của tổng thống Putin
Ngược lại, theo các nhà quan sát, những thay đổi gần đây tại nước Nga về thói quen uống rượu chắc sẽ được bền lâu. Những thay đổi trong 15 năm qua rất sâu sắc, gần như một cuộc cách mạng về văn hóa. Tổng thống Putin là một minh họa rõ nét. Nếu người tiền nhiệm Boris Yeltsine (1991-1999) nổi tiếng về sức khỏe thể chất yếu kém, thì tổng thống Vladimir Putin lại nổi tiếng là người rất chú ý đến thể lực, hình thể. Chính điều này góp phần khiến ông trở nên được lòng dân.
Tổng thống Vladimir Putin đã không chấp nhận đưa rượu vào danh sách các giá trị truyền thống mà chính quyền ca tụng. Các phong trào thanh niên ủng hộ chính quyền của tổng thống Putin nối tiếp nhau, cùng với nhiều nhóm cực hữu, trong những năm qua, đã tiến hành nhiều chiến dịch bài rượu trên đường phố.
Lối sống của người Nga đã thay đổi. Một phóng viên của hãng tin Nga RIA-Novosti viết : « Không giống như cách nay 40 năm, quý vị không còn có thể nói với lãnh đạo cơ quan là không thể làm việc vì đã uống rượu suốt 3 ngày ». Thái độ dung thứ của xã hội với những người nghiện rượu dường như cũng đã thay đổi. Theo một khảo sát của viện VTsiOM hồi năm 2018, chỉ có 14% số người được hỏi có thái độ chê trách người nghiện rượu, 46% cho rằng đó là một « căn bệnh » và 31% xem đó là một « vấn đề xã hội ». Hồi năm 2010, 57% người Nga coi nạn nghiện rượu là vấn đề số 1 của đất nước.
Theo chuyên gia Brioun, những thay đổi nói trên rõ nét hơn ở các thành phố lớn. Những người làm công ăn lương không còn uống rượu vào buổi trưa, thay vào đó họ đến các phòng tập thể thao. Nhưng ngay cả ở các vùng nông thôn, hình ảnh những người đàn ông lảo đảo, loạng choạng vì say rượu trên phố vào ban ngày cũng rất hiếm gặp.
Nhà báo hãng tin Nga RIA-Novosti hài hước : Nếu còn một nơi nào đó mà người Nga có thể uống rượu « đã đời », thì đó có lẽ là ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong các chuyến du lịch kiểu « all-inclusive ». Ở nơi đây, ngay từ cửa hàng miễn thuế ở sân bay, du khách Nga đã có thể thoát khỏi hệ thống kiểm soát ở quê nhà và « xả stress » với các phương pháp dân gian của cha ông : pha trộn rượu gin, bia và rượu rhum.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191213-nga-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-putin-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-cai-nghi%E1%BB%87n-r%C6%B0%E1%BB%A3u

Học sinh Hong Kong đứng thứ ba châu Á về tiếng Anh

Điểm trung bình IELTS của học sinh Hong Kong năm qua là 6,53 trên thang điểm 9.
SCMP cho hay Malaysia đứng số một với điểm số trung bình 6,88, thứ nhì là Philippines 6,81.
Người chụp ‘Người chặn xe tăng Thiên An Môn’ mong dân Hong Kong an toàn
TQ ‘chống nước ngoài’ can thiệp vào Hong Kong
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ xuống đường rầm rộ
Nhìn lại 6 tháng biểu tình ở Hong Kong qua hình ảnh
Công ty tư vấn du học IDP tổng hợp bảng xếp hạng thi IELTS từ 20 nước, bao gồm Đức, Hy Lạp, Malaysia, Tây Ban Nha và Canada – nơi hầu hết mọi người thi IELTS.
Cũng giống năm 2017, Hong Kong tiếp tục đứng thứ 13 trên toàn cầu về khả năng tiếng Anh.
Ở thang điểm từ 1 đến 9, điểm số 1 là ‘người không sử dụng tiếng Anh’ và 9 là ‘chuyên gia’.
Cuộc thi gồm 4 phần là nghe, nói, đọc, viết.
Hai nước Malaysia và Philippines tiếp tục là hai nước đứng đầu châu Á về khả năng tiếng Anh ở châu Á, bất chấp việc Philippines bị tụt hạng từ thứ 5 xuống thứ 7 trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Đức đạt điểm trung bình 7,43.
Hong Kong vẫn dẫn đầu về khả năng tiếng Anh trong khu vực Trung Quốc đại lục. Trung Quốc đại lục chỉ đạt 5,78 còn Đài Loan đạt 6,1.
Nhưng Hong Kong đứng sau Brazil và Nga trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Patrick Wan Ka-fai, Quản lý IELTS khu vực Trung Quốc đại lục cho hay học sinh Hong Kong “nghe và đọc tốt”, “nhưng nói và viết kém hơn, đặc biệt với những em không ở trong môi trường sử dụng tiếng Anh nhiều”.
Khoảng 3,5 triệu người từ 140 nước thi IELTS năm 2018, chủ yếu là học sinh 16 tuổi hoặc hơn, những người muốn học cao hơn ở các nước nói tiếng Anh, chủ yếu là Anh Quốc, Úc và Canada.
Patrick Wan Ka-fai nói kết quả này không phải là chỉ số trình độ tiếng Anh của toàn dân Hong Kong, bởi kết quả khảo sát chỉ giới hạn ở những người thi IELTS.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50770201

TQ dùng ‘hệ thống tín nhiệm xã hội’

để tấn công các công ty nước ngoài

Một báo cáo của Bloomberg hôm 08/12 đã mô tả cách mà chính quyền Trung Quốc sử dụng “hệ thống tín nhiệm xã hội” để kiểm soát không chỉ công dân nước này mà cả các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đang tìm cách kinh doanh tại Trung Quốc.
Hệ thống tín nhiệm xã hội là một cơ sở dữ liệu rộng lớn, thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá các cá nhân trong độ tuổi 18-45 và hàng triệu doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại thị trường này. Tới năm 2020, chính quyền Trung Quốc sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống này để trừng phạt hoặc khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp.
Với hệ thống này, cá nhân và doanh nghiệp không tuân thủ những quy định và nguyên tắc của Bắc Kinh đề ra sẽ bị trừng phạt. Với các công ty nước ngoài, chính quyền Trung Quốc sẽ phân tích những dữ liệu như hợp đồng kinh doanh, trách nhiệm xã hội, việc tuân thủ các quy định chung. Các công ty có điểm tín nhiệm xã hội kém có thể phải đối mặt với nhiều hình phạt như không được phép tiếp cận các khoản vay giá rẻ, phải đóng thuế xuất nhập khẩu cao hoặc thành viên chủ chốt bị cấm rời Trung Quốc.
Theo ông Andrew Polk công ty tư vấn Trivium Trung Quốc cho biết, hệ thống sẽ được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc để giám sát các công ty trong và ngoài nước, các công ty phải phân bổ nhân sự để theo dõi đảm bảo hồ sơ của họ sạch sẽ.
Trivium hiện đang tính phí cho khách hàng doanh nghiệp 2.500 đô la một giờ để tư vấn về hệ thống tín nhiệm xã hội và 50.000 đô la cho một cuộc kiểm toán hoàn chỉnh.
Các chuyên gia cho rằng các quy tắc quản lý hệ thống tín nhiệm xã hội nổi tiếng là mơ hồ, nó rõ ràng chịu sự điều chỉnh chính trị từ phía Bắc Kinh, khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất dễ trừng phạt hoặc trừng phạt các tập đoàn nước ngoài trừ khi người nước ngoài “cúi xuống” duy trì quan hệ tốt với các quan chức ĐCSTQ.
Chính phủ Trung Quốc cảnh báo rằng các công ty Mỹ có thể bị đưa vào danh sách đen như một phần của cuộc chiến thương mại, hoặc để trả thù Hoa Kỳ đối với các chính sách của Trung Quốc như việc giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung. Do đó, việc xuất bản danh sách đen bí mật của ĐCSTQ có thể gây ra vấn đề lớn cho các công ty Mỹ .
Một báo cáo được xuất bản vào tháng 11 bởi Công ty tư vấn Dezan Shira & Associates đã cảnh báo rằng một khía cạnh có khả năng gây rắc rối nhất của hệ thống tín nhiệm xã hội là nó khiến các công ty phải chịu trách nhiệm cho các đối tác kinh doanh và nhà cung cấp của họ. Nếu một công ty bị liệt vào danh sách đen, các thông tin xấu có thể nhanh chóng tuyên truyền cho các tập đoàn khác mà nó có quan hệ kinh doanh. Công ty này cũng nhận định, ít nhất 33 triệu doanh nghiệp đã bị thu thập dữ liệu và nhiều người đã bị đưa vào danh sách đen trừng phạt khác nhau.
Theo South China Morning Post, rất nhiều công ty nước ngoài những tập đoàn khổng lồ như Apple, Boeing, Intel hay Ford có doanh thu tổng cộng lên đến hàng trăm tỷ USD ở Trung Quốc đã bày tỏ sự lo ngại về hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc.
Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush (New York) – công ty chuyên nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ Mỹ – cho biết, những công ty kinh doanh với quy mô lớn ở thị trường Trung Quốc như Apple, hệ
thống tín nhiệm xã hội là một rào cản đối với nỗ lực bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của nhân viên.
Thời gian qua, các công ty Mỹ đã gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc vì chiến tranh thương mại. Tháng 5, Mỹ cấm cửa Huawei và lập tức Bắc Kinh trả đũa bằng việc lập một danh sách “các công ty nước ngoài không đáng tin cậy”.
Theo giới quan sát, hệ thống này sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để Trung Quốc tấn công các doanh nghiệp và ngành công nghiệp nước ngoài khi cần thiết. “Với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, tín nhiệm xã hội sẽ trở thành vấn đề sinh tử”, ông Jörg Wuttke – Chủ tịch Phòng Công nghiệp châu Âu ở Trung Quốc – dự báo.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32079-tq-dung-he-thong-tin-nhiem-xa-hoi-de-tan-cong-cac-cong-ty-nuoc-ngoai.html

Trung Cộng tìm kiếm sự tài trợ

của ngân hàng thế giới để giám sát

khu vực các trại giam Hồi giáo ở Tân Cương

Theo Axios đưa tin vào hôm thứ tư (11/12), Trung Cộng cố gắng đạt được các khoản vay của Ngân hàng Thế giới, nhằm tài trợ cho kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt được sử dụng ở khu vực Tân Cương. Tại khu vực này, Bắc Kinh bị lên án vì sự vi phạm nhân quyền và giám sát các nhóm người Hồi giáo.
Theo các tài liệu của Ngân hàng thế giới, Trung Cộng yêu cầu nguồn tài trợ để mua máy ảnh nhận dạng khuôn mặt, máy ảnh dùng vào ban đêm, và một số kỹ thuật giám sát khác để sử dụng trong các trường học Tân Cương. Một trong những trường học do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã yêu cầu một hệ thống nhận dạng khuôn mặt, với khả năng tạo ra một cơ sở dữ liệu danh sách đen. Cơ sở dữ liệu này giúp xác định những người thiểu số tại Tân Cương và gửi ảnh trực tiếp cho cảnh sát Trung Cộng.
Theo CNBC đưa tin, Ngân hàng Thế giới cho hay, yêu cầu trên đã không được chấp thuận. Nguyên nhân là do chương trình vay trên có thể sẽ gây ra sự phức tạp đối với sự đàn áp của Trung Cộng nhắm vào các nhóm Hồi giáo. Bắc Kinh bị Hoa Kỳ và các nước khác tại Liên Hiệp Quốc chỉ trích nặng nề vì giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo khác.
Bên cạnh đó, nước này còn thiết lập các trung tâm cải tạo ở những khu vực vùng sâu vùng xa, để cải tạo lại và dập tắt chủ nghĩa cực đoan. Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng hơn một triệu người Hồi giáo đã bị cầm tù và tra tấn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-tim-kiem-su-tai-tro-cua-ngan-hang-the-gioi-de-giam-sat-khu-vuc-cac-trai-giam-hoi-giao-o-tan-cuong/

Reuters bị chính nhà cung cấp thông tin

 cho thị trường Trung Quốc kiểm duyệt

Trọng Nghĩa
Dưới sức ép của chính quyền Bắc Kinh, nhà cung cấp thông tin và dịch vụ phân tích dữ liệu tài chính Refinitiv, thuộc sở hữu của một tập đoàn đa quốc gia Mỹ Blackstone, đã cho chặn hơn 200 bản tin của hãng tin Anh Reuters, đặc biệt về Hồng Kông, không cho khách hàng của họ tại Trung Quốc tiếp cận với các thông tin này.
Ngoài hãng Reuters, 97 nguồn cung cấp thông tin khác sử dụng dịch vụ của Refinitiv cũng bị tập đoàn này kiểm duyệt trước, không đến được Trung Quốc.
Trong một phóng sự điều tra công bố ngày 12/12/2019, Reuters đã cho biết chi tiết về các vụ kiểm duyệt, khởi sự từ tháng 8/2019, với hơn 200 bản tin về Hồng Kông hay Trung Quốc không có lợi cho Bắc Kinh bị tập đoàn Refinitiv xóa ngay từ đầu, không cho đưa lên mạng Eikon chuyên về giao dịch và phân tích tài chính truy cập được từ Trung Quốc.
Đối với Reuters, nếu các bản tin trên bị chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt thì không có gì đáng nói, nhưng vấn đề ở đây là chính tập đoàn Refinitiv đã thực hiện điều này, trong lúc công việc của tập đoàn này chỉ là phân phối ra toàn thế giới các thông tin của Reuters và các thực thể khác có hợp đồng với Refinitiv thông qua mạng Eikon của tập đoàn này.
Điều đáng ngại, theo Reuters, là các tài liệu nội bộ của Refinitiv cho thấy là từ mùa hè vừa qua, tập đoàn Mỹ này đã cài đặt một hệ thống lọc tự động để cho việc kiểm duyệt dễ dàng hơn. Hệ thống này bao gồm việc tạo ra một mã mới để đính kèm vào một số bản tin có liên quan đến Trung Quốc, được gọi là mã “Restricted News”, tức là “tin tức bị hạn chế”.
Hậu quả của việc kiểm duyệt tận gốc này là các khách hàng tại Trung Quốc dùng dịch vụ của nhà cung cấp dữ liệu tài chính hàng đầu thế giới này, đã không theo dõi được thông tin về Hồng Kông, trong đó có hai bản tin của Reuters về việc Hồng Kông bị các cơ quan thẩm định tài chính quốc tế đánh sụt hạng. Bộ lọc kiểm duyệt này cũng được áp dụng cho gần 100 nhà cung cấp tin tức khác sử dụng mạng Eikon ở Trung Quốc.
Theo ghi nhận của Reuters, chế độ kiểm duyệt ở Trung Quốc ngày càng gắt gao thêm từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Bắc Kinh. Các doanh nghiệp phương Tây làm ăn với Trung Quốc đã càng lúc càng bị Bắc Kinh gây sức ép là phải ngăn chặn thông tin, bài phát biểu và sản phẩm bị Trung Quốc coi là nguy hiểm về mặt chính trị. Tập đoàn Refinitiv có hàng chục triệu đô la doanh thu mỗi năm ở Trung Quốc, và đã bắt đầu nỗ lực kiểm duyệt kể từ đầu năm sau khi bị một cơ quan quản lý Trung Quốc đe dọa đình chỉ hoạt động.
Bị Reuters chất vấn, Refinitiv đã trả lời rằng họ “phải tuân thủ luật lệ của quốc gia nơi họ hoạt động”.
Một điều đáng lo ngại khác được Reuters nêu lên nếu hiện nay, Refinitiv chỉ chặn thông tin trên thị trường Trung Quốc, nhưng tập đoàn này hoàn toàn có thể bị Bắc Kinh gây sức ép để chặn thông tin bất lợi cho Trung Quốc trên các thị trường ngoài Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191213-reuters-nh%C3%A0-cung-c%E1%BA%A5p-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-trung-qu%E1%BB%91c-ki%E1%BB%83m-duy%E1%BB%87t

Bắc Kinh đã xây xong đảo nhân tạo

ngoài khơi Sri Lanka

Một dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) lớn nhất trong lịch sử Sri Lanka, sau khi Trung Quốc đã rót tới 1,4 tỉ USD để nạo vét đáy biển và xây nên hòn đảo nhân tạo Port City Colombo, sau 5 năm thi công, Trung Quốc mới đây đã xây dựng xong hòn đảo nhân tạo tọa lạc trên một vị trí chiến lược ở vùng biển phía Nam Sri Lanka.
Được gọi tên là Port City Colombo, hòn đảo nhân tạo rộng 269 hecta nằm ngoài khơi thủ đô Sri Lanka, Colombo, cuối tuần trước đã được chính thức công nhận là một phần lãnh thổ của đất nước. Bầu trời đêm phía trên bờ biển Colombo hôm đó rực sáng pháo hoa, đánh dấu khoảnh khắc công ty xây dựng đảo, một liên doanh Trung Quốc – Sri Lanka chính thức được bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo tờ Nikkei, các nhà quan sát giàu kinh nghiệm đánh giá hòn đảo nhân tạo này sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh với quốc gia nặng gánh nợ nần Sri Lanka, nơi không chỉ Trung Quốc mà các nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cũng đang tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng.
Mắt xích trong “Vành đai và Con đường”
Trung Quốc đã rót tới 1,4 tỉ USD để nạo vét đáy biển và xây nên hòn đảo nhân tạo Port City Colombo. Đây cũng chính là dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) lớn nhất trong lịch sử Sri Lanka.
Các nguồn tin ngoại giao ở Colombo cho hay Port City Colombo là dự án nổi bật trong các liên doanh đắt đỏ tại Sri Lanka, một điểm nhấn trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Trong Sáng kiến này, hàng tỉ USD các khoản vay của Trung Quốc đã được đổ vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại Sri Lanka, từ xây dựng cảng, sân bay đến đường cao tốc.
Hòn đảo nhân tạo ngoài khơi Sri Lanka là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ảnh: eurasianews
Nhưng Port City Colombo sẽ không gia nhập danh sách này, bởi các dự án FDI được tiến hành mà nước chủ nhà không mất khoản chi phí tài chính nào.
Dự án được khởi công từ tháng 9/2014, khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm lần đầu tiên đến Sri Lanka. Chủ đầu tư dự án là Công ty Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC), môt người khổng lồ địa ốc và là nhà phát triển năng động nhất trong các dự án BRI tại Sri Lanka, thông qua công ty con của CCCC là Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc (CHEC).
CHEC đã thành lập một liên doanh có tên CHEC Port City Colombo, hiện nhắm tới các nhà đầu tư từ Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc với tham vọng biến hòn đảo nhân tạo thành “điểm đến kinh doanh, bán lẻ và căn hộ cao cấp ở Nam Á”.
Các nhà phân tích tài chính tại Colomb đã cho rằng vị trí của Port City Colombo sẽ cho phép nơi này thu hút đầu tư từ giới doanh nghiệp Ấn Độ. Trong buổi lễ ra mắt dự án tại Mumbai, thủ phủ tài chính của Ấn Độ, hòn đảo được giới thiệu là một trung tâm tài chính mới chỉ nằm cách Mumbai ba giờ bay.
Những vấn đề pháp lý với đảo nhân tạo
Tuy nhiên, trong lúc Port City Colombo đang hướng tới mục tiêu thu hút thêm 13 tỉ USD đầu tư phát triển bất động sản, thì hòn đảo vẫn phải chờ thêm một số hành động từ quốc hội Sri Lanka, nơi chịu trách nhiệm thông qua một số đạo luật liên quan, trong đó có luật về vùng đặc quyền kinh tế quanh đảo nhân tạo.
Các nhà lập pháp Sri Lanka hiện vẫn tranh cãi về vấn đề này, đặc biệt là khi nó đòi hỏi một loạt quy định pháp lý mới mà một số nhà quan sát cho rằng sẽ khiến Sri Lanka như đang áp dụng công thức “một đất nước, hai chế độ” mà Trung Quốc áp dụng với Hong Kong. Và điều đó sẽ đòi hỏi cả việc sửa đổi hiến pháp Sri Lanka.
Thulci Aluwihare, Giám đốc phụ trách Phát triển kinh doanh và chiến lược tại CHEC Port City Colombo, nói rằng một sự thúc đẩy mạnh từ chính phủ là cần thiết để vượt qua các rào cản pháp lý. “Đã có một dự luật SEZ (vùng đặc quyền kinh tế) đang chờ nội các thông qua”, ông Aluwihare cho biết: “Chúng ta chỉ có thể làm mềm thị trường thông qua thu hút các nhà đầu tư tiềm năng”.
Còn theo ông Malik Cader, cựu Tổng giám đốc Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Sri Lanka, quốc hội cần áp dụng những nguyên tắc luật thông thường về xử lý tranh chấp với đảo Port City Colombo. “Chính phủ cần thúc đẩy thông qua dự luật này bởi các quốc gia khác ở Nam Á đang mạnh tay thu hút đầu tư nước ngoài và chúng ta không thể để lỡ cơ hội này”, ông Cader kêu gọi.
Bên khối doanh nghiệp trong nước, hoạt động vận động hành lang cũng diễn ra tương tự. Phòng Thương mại Ceylon, hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất và lâu đời nhất ở Sri Lanka, cho rằng dự án này sẽ mang đến cho Sri Lanka cú huých lớn cho các công ty công nghệ thông tin và kỹ thuật số trong nước.
“Port City Colombo là cơ hội để các công ty công nghệ và khởi nghiệp Sri Lanka nâng cấp và nhìn ra thế giới bên ngoài”, ông Shiran Fernando, Nhà kinh tế trưởng của Phòng Thương mại Ceylon, phát biểu và khẳng định rằng hòn đảo sẽ trở thành một thành phố thông minh trong tương lai.
Chính phủ Sri Lanka, dẫn đầu là Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, dường như đã nghe thấy những lời kêu gọi này. Các liên minh chính trị của vị tổng thống vừa đắc cử với đa số áp đảo hồi tháng 11, đã tuyên bố cần phải xây dựng các đạo luật mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào dự án đảo nhân tạo.
“Nhiều hoạt động đầu tư thương mại và tài chính tiên tiến đã được lên kế hoạch. Nhưng các nhà đầu tư cần phải có một khung pháp lý khác”, Basil Rajapaksa, em trai của Tổng thống Gotabaya và là một cựu Bộ trưởng kinh tế cho biết.
Sri Lan đã bắt đầu nghiêng về phía Trung Quốc từ thời cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa trong suốt giai đoạn năm 2005-2015. Cuối tuần trước, ông Mahinda, hiện là Thủ tướng, cũng có mặt trong lễ khánh thành đảo nhân tạo, dự án mà ông từng tham gia khởi công.
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1300833

Malaysia bắt giữ

tàu chở dầu Việt Nam bị theo dõi ở Bắc Hàn

Tin từ KUALA LUMPUR/SINGAPORE – Các viên chức cơ quan hàng hải cho biết, một tàu chở dầu của cộng sản Việt Nam bị Malaysia bắt giữ sau khi họ phát hiện con tàu trong tình trạng trôi giạt ngoài khơi bờ biển Malaysia.
Trước đó, Reuters từng đưa tin chiếc tàu này đến thăm Bắc Hàn vào tháng 2. Dữ kiện vận chuyển của Refinitiv được Reuters trích dẫn cho thấy tàu Việt Tín 01 đến ngay bên ngoài cảng Nampo trên bờ biển phía tây của Bắc Hàn vào ngày 25 tháng 2 mang theo 2,000 tấn xăng dầu, ngay trước cuộc hội đàm giữa chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Trump tại Hà Nội. Hiện vẫn chưa rõ liệu tàu này có dỡ hàng tại Nampo hay không.
Theo các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn bị hạn chế rất nhiều trong việc nhập cảng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế. Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) cho biết một nhóm sĩ quan lên tàu chở dầu vào hôm Chủ nhật, sau khi tàu này bị phát hiện neo đậu mà không có sự cho phép ngay ngoài khơi tiểu bang Johor miền nam Malaysia.
Cơ quan này cho biết người duy nhất trên tàu là kỹ sư trưởng 61 tuổi của Việt Nam, người cho biết con tàu bị trôi dạt từ vị trí ban đầu. Giám đốc Aminuddin Abdul Rashid của MMEA tại tiểu bang Johor cho biết kỹ sư trưởng này bị giam giữ để điều tra thêm, nhưng không cho biết liệu con tàu có đang bị điều tra về mối liên hệ với Bắc Hàn hay không.
Một phát ngôn viên của MMEA cho biết chính quyền đang chờ đợi các chủ sở hữu đến nhận tàu. Ông từ chối bình luận thêm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/malaysia-bat-giu-tau-cho-dau-viet-nam-bi-theo-doi-o-bac-han/

Người tị nạn Rohingya bác bỏ lời biện hộ

của cố vấn nhà nước Myanmar tại tòa án thế giới

Tin từ COX’S BAZAR, BANGLADESH – Những người tị nạn Rohingya cáo buộc cựu biểu tượng dân chủ Myanmar Aung San Suu Kyi về hành vi nối dối trước Tòa án Công lý Quốc tế trong lời khai hôm thứ Tư (11/12), trong đó bà phủ nhận rằng lực lượng quân sự của đất nước bà phạm tội diệt chủng đối với nhóm thiểu số Hồi giáo này.
Theo tin từ AP, bà Suu Kyi, hiện là lãnh đạo thực tế của Myanmar, tuyên bố trước tòa án rằng cuộc di cư của hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya sang nước láng giềng Bangladesh là kết quả đáng tiếc của trận chiến với quân nổi dậy. Bà phủ nhận việc quân đội sát hại thường dân, hãm hiếp phụ nữ và phóng hỏa đốt nhà vào năm 2017. Các nhà phê bình mô tả hành động của quân đội là một chiến dịch thanh lọc sắc tộc và diệt chủng cố tình, buộc hơn 700,000 người Rohingya phải chạy trốn.
Ông Nur Kamal, một người tị nạn tại Kutupalong, bác bỏ lời khai của bà Suu Kyi. Một nhóm pháp lý từ Gambia, thay mặt cho Tổ chức Hợp tác Hồi giáo gồm 57 quốc gia, yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague thực hiện “tất cả các biện pháp trong khả năng để ngăn chặn tất cả các hành vi cấu thành hoặc góp phần vào tội ác diệt chủng” ở Myanmar. Gambia cáo buộc rằng tội ác diệt chủng được thực hiện và vẫn đang diễn ra.
Bà Suu Kyi cáo buộc Gambia cung cấp lời khai sai lệch và không đầy đủ về những gì diễn ra ở tiểu bang Rakhine của Myanmar vào tháng 8 năm 2017. Việc bà xuất hiện tại tòa là bất thường, do bà biện hộ cho một quân đội đã từng quản thúc bà tại gia khoảng 15 năm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-ti-nan-rohingya-bac-bo-loi-bien-ho-cua-co-van-nha-nuoc-myanmar-tai-toa-an-the-gioi/

Ấn Độ: Bạo động bùng lên

sau khi luật về công dân được thông qua

Trọng Nghĩa
Nhiều vụ bạo động dữ dội đã nổ ra từ tối thứ Tư 11/12/2019 tại Ấn Độ sau khi dự luật về công dân được Quốc Hội thông qua, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm thiểu số tôn giáo từ ba quốc gia láng giềng gia nhập quốc tịch Ấn Độ.
Tại miền đông bắc Ấn Độ, nhất là tại bang Assam, một phần dân số đang nổi loạn chống lại quyết định của chính phủ vì lo ngại rằng điều luật này sẽ làm thay đổi cơ cấu dân số trong vùng. Thông tín viên RFI tại New Dehli, Sébastien Farcis, phân tích:
Nỗi giận dữ rất to lớn và các cuộc biểu tình rất dữ dội từ hai ngày nay. Tình hình đã căng thẳng thêm sau khi luật công dân được thông qua vào tối thứ Tư. Tại thủ đô thành phố Guhawati, thủ phủ bang Assam, một biển người đã xuống đường tuần hành để phản đối luật mới thông qua.
Nếu ở thủ phủ Guhawati, các cuộc biểu tình tương đối ôn hòa, thì tại các vùng nông thôn, lực lượng an ninh đã hoàn toàn bị áp đảo: nhà của các đại biểu dân cử địa phương bị tấn công – một số bị đốt cháy
- cũng như một bến xe buýt và nhà ga. Ngay cả trụ sở của cảnh sát và của tổ chức Ấn Độ Giáo RSS cũng bị phá hoại.
Các sự cố trên phản ánh thái độ cực kỳ phẫn nộ của một bộ phận cư dân bang Assam, đặc biệt là của nhiều sinh viên trẻ. Chính quyền bang Assam khẳng định rằng luật mới về quyền công dân sẽ cho phép họ hợp pháp hóa tình cảnh của 500.000 theo Ấn Độ Giáo bị coi là những người nhập cư bất hợp pháp tiềm tàng đến từ Bangladesh.
Vấn đề là tại bang Assam, những thành phần địa phương chủ nghĩa từ hơn 30 năm nay đã đấu tranh chống lại bất kỳ một hành vi nhập cư bất hợp pháp nào từ nước láng giềng Bangladesh. Đối với những người này, luật công dân thể hiện thái độ phản bội của đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ Giáo BJP đang nắm quyền ở New Delhi.
Thủ tướng Nhật hủy bỏ chuyến thăm Ấn Độ vì tình hình Assam
Bạo động tại bang Assam đã có tác hại về ngoại giao. Theo bộ Ngoại Giao Ấn Độ vào hôm nay, 13/12/2019, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định dời chuyến thăm Ấn Độ để tiếp xúc với đồng nhiệm Modi qua một thời điểm khác.
Trên nguyên tắc, ông Abe sẽ đến Ấn Độ ngày 15/12 tới đây, và sẽ có cuộc tiếp xúc với ông Modi ở thành phố Guwahati, ở bang Assam. Vấn đề là bang này đã biến thành tâm điểm của những vụ biểu tình bạo động chống luật mới về công dân.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191213-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-b%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-lu%E1%BA%ADt-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-th%C3%B4ng-qua

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.