Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/12/2019

Saturday, December 7, 2019 7:46:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 07/12/2019

Mỹ phản đối Ngân Hàng Thế Giới

cho Trung Quốc vay tiền với giá rẻ

Thanh Hà
Thêm một mối căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ -Trung : Một ngày sau khi Ngân Hàng Thế Giới đồng ý cho Trung Quốc vay với lãi suất thấp, tổng thống Donald Trump phản đối quyết định của định chế tài chính đa quốc gia này.
Ngày 05/12/2019, Ngân Hàng Thế Giới thông báo: trong giai đoạn từ 2020 đến 2025, Trung Quốc sẽ được vay với lãi suất thấp từ 1 tỉ đến 1,5 tỉ đô la mỗi năm. Năm 2017, Trung Quốc đã được Ngân Hàng Thế Giới cấp 2,4 tỉ đô la với lãi suất ưu đãi.
Trên mạng Twitter ngày 06/12/2016, nguyên thủ quốc gia Mỹ nêu lên câu hỏi : “Tại sao Ngân Hàng Thế Giới lại cho Trung Quốc vay tiền ? Làm sao chuyện này có thể xảy ra ? Trung Quốc có nhiều tiền và khi không có thì Bắc Kinh tự in ra tiền. STOP !”
Đây cũng là quan điểm của đương kim chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới David Malpass khi ông đặc trách đối ngoại tại bộ Tài Chính Hoa Kỳ, trước khi lên điều hành định chế đa quốc gia này. Thông điệp của tổng thống Trump phản ánh quan điểm của bộ trưởng Tài Chính Mỹ. Theo ông Steven Mnuchin, Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới và Bắc Kinh đủ sức để tài trợ các chương trình phát triển đất nước. Trong khi đó, nhiệm vụ của Ngân Hàng Thế Giới là cấp tín dụng giúp các nước nghèo phát triển.
Rất nhiều tiếng nói tán đồng quan điểm của Nhà Trắng. Có điều tổng thống Trump đưa ra tuyên bố như trên vào lúc Washington và Bắc Kinh đang đàm phán về “Giai đoạn 1″ tạm dừng xung đột về thương mại.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191207-m%E1%BB%B9-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-ng%C3%A2n-h%C3%A0ng-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-cho-trung-qu%E1%BB%91c-vay-ti%E1%BB%81n-v%E1%BB%9Bi-gi%C3%A1-r%E1%BA%BB

Ericsson bị Mỹ phạt hơn 1 tỷ đô la

 vì hối lộ ở VN và 4 nước khác

Tập đoàn viễn thông khổng lồ của Thụy Điển Ericsson đồng ý nộp phạt hơn 1 tỷ đô la để giải quyết các cáo buộc về tội hối lộ, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo hôm thứ Sáu 6/12.
Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng hãng này “thừa nhận đã thực hiện một chiến dịch hối lộ kéo dài nhiều năm ở 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam, để củng cố hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông”.
Bộ nói thêm rằng Ericsson chấp nhận một thỏa thuận hoãn truy tố liên quan đến các cáo buộc hình sự được đệ trình lên tòa án New York.
Hãng này là một trong những nhà sản xuất thiết bị mạng di động lớn nhất thế giới.
Đây được cho là một trong những thỏa thuận có số tiền cao nhất từ trước đến nay theo Đạo luật Xử lý Tham nhũng Nước ngoài (FCPA) của Mỹ.
Số tiền hãng phải nộp bao gồm một khoản tiền phạt hình sự trị giá 520 triệu đô la nộp cho Bộ Tư pháp, và một khoản phạt 540 triệu đô la nộp cho Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).
Bộ tư pháp Hoa Kỳ nêu tên 5 quốc gia liên quan là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Djibouti và Kuwait.
Hãng Ericsson thừa nhận rằng trong hơn 17 năm, ở Trung Quốc, các công ty con của hãng đã chi hàng chục triệu đô la quà tặng, du lịch và giải trí cho các quan chức; trong khi đó, ở Việt Nam và Indonesia, họ hối lộ hàng triệu đô la thông qua quỹ đen của các công ty tư vấn.
Hãng Ericsson ra tuyên bố nói rằng họ đồng ý trả tiền phạt để “giải quyết cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về việc vi phạm Đạo luật Xử lý Tham nhũng Nước ngoài (FCPA) do việc hãng chi và không đưa vào sổ sách hàng chục triệu đô la để thực hiện các khoản thanh toán không đúng đắn trên toàn thế giới”.
“Thông qua các quỹ đen, các khoản hối lộ, và quà tặng, Ericsson đã tiến hành kinh doanh viễn thông với nguyên tắc ‘nén bạc đâm toạc tờ giấy’”, Công tố viên Hoa Kỳ, ông Georffrey S Berman, thuộc quận hạt nam New York, nói.
“Hôm nay, 6/12, việc nhận tội và nộp phạt hơn một tỷ đô la phát đi thông điệp rõ ràng tới tất cả các doanh nghiệp rằng làm kinh doanh theo cách này sẽ không được dung thứ”, ông nói thêm.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Ericsson đã tiến hành chương trình hối lộ của họ “bắt đầu từ năm 2000 và kéo dài cho đến năm 2016″.
(BBC, Financial Times)
https://www.voatiengviet.com/a/ericsson-bi-my-phat-1-ty-do-la-vi-hoi-lo-o-vn-va-4-nuoc-khac/5196886.html

Tổng Thống Trump sẽ có quyết định về thuế

đối với hàng Trung Cộng

Tin từ Washington..-  Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tòa Bạch Ốc, ông Larry Kudlow, cho biết hôm thứ sáu rằng thời hạn ngày 15 tháng 12 vẫn còn để áp đặt một đợt thuế  mới của Mỹ đối với hàng tiêu dùng Trung Cộng, tuy nhiên tính đến thời điểm này, tổng thống Trump đang hài lòng với cuộc đàm phán đang diễn ra.
Ông Kudlow cho biết tổng thống Trump sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về thuế nhập cảng, sẽ đánh vào điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi và quần áo do Trung Cộng sản xuất. Vào ngày thứ Sáu, Trung Cộng cho biết họ sẽ miễn thuế nhập cảng đối với một số lô hàng đậu nành và thịt lợn từ Hoa Kỳ, góp phần tạo ra một sự mềm mõng hơn trong lúc đàm phán. Washington và Bắc Kinh đang cố gắng đạt được thỏa thuận thượng mại  giai đoạn để làm dịu cuộc chiến thương mại kéo dài 17 tháng đã làm sôi động thị trường tài chính, phá vỡ chuỗi cung ứng và đè nặng lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trung Cộng đã yêu cầu loại bỏ một số thuế hiện có của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng xuất cảng trị giá khoảng 375 tỷ đô la, bên cạnh việc hủy bỏ thuế ngày 15 tháng 12 đối với khoảng 156 tỷ đô la xuất cảng còn lại sang Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump đã yêu cầu Trung Cộng cam kết mua các sản phẩm nông nghiệp tối thiểu của Hoa Kỳ, và cam kết nhượng bộ về quyền sở hữu trí tuệ, tiền tệ cũng như tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính của Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-co-quyet-dinh-ve-thue-doi-voi-hang-trung-cong/

Tổng Thống Donald Trump ngụ ý

về việc áp thuếlên hàng hóa Canada

và các quốc gia trong liên minh NATO

Tin từ TORONTO, Canada – Sau mấy ngày căng thẳng, tổng thống Donald Trump lại một lần nữa ngụ ý về một cuộc tranh chấp thương mại khả thi với Canada và các quốc gia trong liên minh NATO mà ông xem là chưa “đóng góp tiền của họ” vào chi tiêu quốc phòng. Tuyên bố trước các đại diện của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Năm, tổng thống Trump tuyên bố rằng ông có một cuộc họp hữu ích với các nhà lãnh đạo của chín quốc gia đã chi hai phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của họ cho quốc phòng. Vào năm 2014, tất cả 29 quốc gia NATO đồng ý tăng chi tiêu quốc phòng lên hai phần trăm GDP của họ.
Canada hiện chỉ chi 1.31% GDP cho quốc phòng và không đặt ra thời khóa biểu để đạt mốc hai phần trăm, mặc dù chính phủ dự định sẽ đạt 1.4% vào năm tài chính 2024-2025. Vào ngày 3 tháng 12, thủ tướng Trudeau và tổng thống Donald Trump gặp nhau ở Luân Đôn tại hội nghị thượng đỉnh NATO, nơi tổng thống Trump tuyên bố rằng Canada “vi phạm” về chi tiêu quốc phòng. Khi nhấn mạnh vào vấn đề này, thủ tướng Trudeau lần đầu tiên tuyên bố rằng ông cam kết chi tiêu nhiều hơn và sau đó thông báo với tổng thống Trump rằng Canada đang ở mức 1.4%. Cuộc trao đổi này bắt đầu một sự căng thẳng giữa hai vị lãnh đạo, khi thủ tướng Trudeau sau đó bị camera quay lại khi đang nói về tổng thống Trump với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và  với các nhà lãnh đạo thế giới khác. Tổng thống Donald Trump gọi thủ tướng Trudeau là “người hai mặt” vào ngày hôm sau.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-donald-trump-ngu-y-ve-viec-ap-thue-len-hang-hoa-canada-va-cac-quoc-gia-trong-lien-minh-nato/

TT Trump chưa đưa các băng đảng Mexico

vào danh sách khủng bố

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn lại kế hoạch chính thức đưa các băng đảng ma túy Mexico vào danh sách các nhóm khủng bố.
Ông Trump đã thề sẽ liệt các băng đảng đó vào hạng những kẻ khủng bố sau khi xảy ra vụ giết hại 9 công dân Mỹ hồi tháng trước tại một cộng đồng theo đạo Mormon ở Mexico.
Nhưng ông hoãn kế hoạch lại theo đề nghị của người đồng cấp Mexico, ông Andrés Manuel López Obrador.
“Tôi thấy mừng là ông Trump đã tính đến ý kiến của chúng tôi”, tổng thống Mexico nói.
“Chúng tôi cảm ơn Tổng thống Trump vì tôn trọng các quyết định của chúng tôi và chọn duy trì chính sách láng giềng tốt, là chính sách hợp tác với chúng tôi”, ông Obrador nói thêm.
Thông báo ban đầu của ông Trump được đưa ra sau khi 3 phụ nữ và 6 trẻ em mang song tịch Mỹ-Mexico bị giết trong một cuộc phục kích tại một khu vực hẻo lánh ở miền bắc Mexico.
Sau vụ tấn công, cộng đồng LeBaron – đồng hương của các nạn nhân – đã kiến nghị Nhà Trắng liệt các băng đảng vào diện các nhóm khủng bố. Cộng đồng này cho rằng: “Chúng là những kẻ khủng bố và đã đến lúc phải thừa nhận điều đó”.
Động thái này sẽ mở rộng phạm vi về hành động pháp lý và tài chính của Hoa Kỳ đánh vào các tập đoàn mà túy, nhưng Mexico coi đó là sự vi phạm chủ quyền đối với nước họ.
Tổng thống Mỹ hiện tạm dừng kế hoạch. Nhưng ông Trump nói rằng ông đang đẩy mạnh “các nỗ lực chung để đánh mạnh vào các tổ chức tàn độc và ngày càng bành trướng này!”
Ông không cho biết việc đình hoãn sẽ kéo dài bao lâu.
(BBC, The Hill)
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tam-dung-viec-dua-bang-dang-ma-tuy-mexico-vao-danh-sach-khung-bo/5196801.html

Bao nhiêu gián điệp của ĐCSTQ nằm vùng tại Mỹ?

Tổng dân số của Úc và Canada khoảng 50 triệu người, nếu ĐCSTQ phái đến tới 2.000 gián điệp, vậy thì với “kẻ thù” như Mỹ có dân số gấp khoảng sáu lần Úc và Canada thì ĐCSTQ sẽ đưa đến bao nhiêu gián điệp? Có gì khác biệt giữa gián điệp của ĐCSTQ và phần còn lại của thế giới?
Năm 2005 Thời báo New York đưa tin, quan chức ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Trần Dụng Lâm trú tại Úc xin được “bảo hộ chính trị” đã gây cơn sốt dư luận, không chỉ vì Chính phủ Úc bị chỉ trích xử lý không thỏa đáng (từ chối bảo hộ, nhưng đồng ý đơn xin thị thực cư trú), còn vì Trần Dụng Lâm tiết lộ rằng gián điệp của ĐCSTQ ở Úc có tới hơn cả ngàn người. Dân số Úc chỉ có 20 triệu người (ít hơn Đài Loan), nhưng ĐCSTQ lại đưa đến nước này số lượng gián điệp khủng khiếp như vậy.
Là thư ký chính trị thứ nhất của đại sứ Trung Quốc tại Úc, chắc chắn Trần Dụng Lâm biết rất nhiều chuyện nội tình. Ông kể rằng những gián điệp này không chỉ thu thập thông tin tình báo, mà còn giám sát người Trung Quốc địa phương, đặc biệt là người tập Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến, có khi cũng tham gia vào hoạt động bắt cóc.
Trước vụ việc Trần Dụng Lâm là vụ việc cựu quan chức của Văn phòng An ninh Quốc gia Thiên Tân là Hách Phụng Quân cũng tiết lộ tại Úc rằng ĐCSTQ có hơn 1.000 điệp viên ở Canada, chủ yếu ở hai thành phố đông người gốc Hoa là Toronto và Vancouver. Tờ Global Post của Canada đưa tin, Hách Phụng Quân đã phục vụ trong Cục An ninh Quốc gia cả chục năm, sau đó làm việc trong bộ phận đặc biệt của Cục này là “Phòng 610” chuyên theo dõi Pháp Luân Công, vào đầu năm nay đã nộp đơn xin thị thực tị nạn tới Úc để xin bảo vệ tị nạn. Tờ báo Canada dẫn lời M.J.Katsuya, cựu giám đốc các vấn đề châu Á của Cục Tình báo An ninh Canada cho biết “lời kể của Hách Phụng Quân là đáng tin cậy.”
Tổng dân số của Úc và Canada khoảng 50 triệu người, nếu ĐCSTQ phái đến 2.000 gián điệp, vậy thì với “kẻ thù” như Mỹ có dân số gấp khoảng sáu lần Úc và Canada thì ĐCSTQ sẽ đưa đến bao nhiêu gián điệp?
Đầu năm 1997, trong chuyên khảo về gián điệp ĐCSTQ tựa “Chiến tranh không khói”, phóng viên John Fialka của Wall Street Journal đã chỉ ra: “Số lượng gián điệp mà hiện nay Bộ An ninh Trung Quốc gửi tới Mỹ vượt quá số điệp viên KGB mà Liên Xô đã cử đi vào thời kỳ cao điểm Chiến tranh Lạnh.” Tên tiếng Anh của Bộ An ninh ĐCSTQ là MSS (Ministry of State Security), hiện nổi tiếng hơn tên tiếng Anh KGB của Liên Xô cũ tại Mỹ trước đây.
Theo News Magazine của Mỹ đưa tin, gián điệp của ĐCSTQ đã thực hiện việc thu thập thông tin tình báo “kiểu trải thảm” ở Mỹ, ngay cả luận văn tiến sĩ tại Đại học cũng không bỏ qua. “Đặc biệt liên quan đến luận án tiến sĩ phân tích mật mã, radar, hướng dẫn điều khiển hệ thống máy tính, sự cố tên lửa và chất lượng nhiên liệu. Theo báo cáo của công ty giải pháp tài liệu và dịch vụ Xerox của Mỹ, đã có người nhờ công ty sao chép hơn một trăm luận án tiến sĩ của các trường đại học Mỹ để gửi về Trung Quốc.”
Ngày 8/8/2003, “Bưu chính châu Á Thái Bình Dương” (The Asian Pacific Post) đăng bài “Có 3.500 công ty gián điệp Trung Quốc ở Mỹ và Canada”, theo đó cho biết Giám đốc FBI Robert Mueller đã làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng ĐCSTQ có 3.000 công ty vỏ bọc với mục đích thực sự là thu thập thông tin tình báo tại Mỹ. Hàng trăm ngàn du khách Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm, nhiều người với nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo cho ĐCSTQ. Tại Canada, có khoảng 300 – 500 công ty vỏ bọc của ĐCSTQ dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của Bắc Kinh.
Trong các tổ chức truyền thông chính thống của Mỹ, người nghiên cứu sâu sắc về gián điệp và sức mạnh quân sự của ĐCSTQ là phóng phóng viên quân sự Bill Gertz của Washington Times, nhiều năm trước ông từng xuất bản sách “Đe dọa từ Trung Quốc: Cách thức ĐCSTQ tấn công Mỹ”, theo đó cho biết Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã theo dõi 6 điệp viên của ĐCSTQ, nhưng không phát hiện một điệp viên
kỳ cựu nào của ĐCSTQ ẩn nấp trong Chính phủ Mỹ, người có thể tiếp cận được thông tin tình báo tối mật có tên là “Ngựa” (Mã).
Trên Thời báo Washington vào tuần trước, Getz đã công bố một báo cáo đặc biệt về việc ăn cắp thông tin tình báo của ĐCSTQ, theo đó đã dẫn lời David Szady – Giám đốc Văn phòng Tình báo Liên bang Mỹ hoạt động phản gián của FBI cho biết, ĐCSTQ đang đánh cắp thông tin tình báo toàn diện tại Mỹ, bao gồm tất cả các loại thông tin liên quan đến công nghệ bí mật và quân sự. Thường mất khoảng 10 năm để phát triển hệ thống vũ khí, nhưng sau khi ĐCSTQ có được thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến của Mỹ thì có thể rút ngắn xuống còn 2 – 3 năm. Theo thông tin của Mỹ, ĐCSTQ có tới 3.200 công ty vỏ bọc ở Mỹ, trong đó nhiều công ty do các nhóm liên quan chặt chẽ với quân đội Trung Quốc điều hành, chủ yếu thu thập các loại tình báo như công nghệ quân sự của Mỹ.
Gián điệp là một hoạt động của con người từ thời cổ đại, năm 2002 “Bảo tàng Gián điệp Quốc tế” được mở tại Washington, ngay giữa phòng triển lãm là cuốn sách “Tôn Tử binh pháp” của Trung Quốc cổ đại, người Mỹ xem Tôn Tử là nhà lý luận uy tín và thủy tổ chiến tranh gián điệp trong tình báo quân sự. Chưa kể trong Chiến tranh Lạnh Mỹ và Liên Xô đã tiến hành các cuộc chiến gián điệp, ngay cả giữa các nước dân chủ ngày nay cũng thường xảy ra tranh chấp do gián điệp.
Ngay cả nước được Mỹ hỗ trợ là Israel cũng vẫn phát triển gián điệp ở Mỹ, quan chức quân đội Mỹ là John Pollard vì làm gián điệp cho Israel mà bị kết án tù chung thân vào năm 1986 và vẫn đang thụ án, bất chấp Thủ tướng Israel đã nhiều lần yêu cầu nhưng Mỹ vẫn không chịu ân xá. Chỉ mới vài ngày gần đây, quan hệ ngoại giao tồi tệ giữa New Zealand và Israel do các vấn đề gián điệp gây ra mới được thuyên giảm. Mặc dù hiện nay Mỹ xem ĐCSTQ là mối đe dọa gián điệp chính, nhưng giới quan chức tình báo Mỹ cũng chỉ ra rằng ngoài Trung Quốc thì còn Nga, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ và đồng minh thân cận của Mỹ như Anh cũng có tình báo theo dõi Mỹ.
Nước nào cũng có gián điệp, nhưng gián điệp của ĐCSTQ có ít nhất bốn điểm khác biệt so với phần còn lại của thế giới:
Thứ nhất, gián điệp ở nước ngoài của ĐCSTQ chủ yếu là người Trung Quốc, bởi vì Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có xu hướng phát triển gián điệp là người Trung Quốc. Theo Paul Moore, giám đốc phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Phản gián và An ninh Mỹ, “Đây là khác biệt rõ ràng giữa Trung Quốc và Nga với các nước phương Tây lớn trong việc thu thập thông tin tình báo. Trong gián điệp mà Nga dùng nhắm vào Mỹ thì có đến ba trong bốn dạng gián điệp không phải người Nga. Còn khi Trung Quốc thu thập thông tin tình báo từ Mỹ thì khoảng 98 trong số 100 lần được thực hiện bởi người Trung Quốc.”
Trong sách “Hoạt động tình báo của Trung Quốc”, nhà phân tích chống phản gián của Mỹ là N. Eftimiades chỉ ra rằng Bộ An ninh Trung Quốc lấy hai lý do để tuyển mộ các gián điệp là người Trung Quốc: thứ nhất là tận dụng tình cảm dân tộc của họ để khơi gợi tinh thần trách nhiệm cao của họ nhằm giúp tổ quốc hùng mạnh; thứ hai là ngụ ý rằng nếu họ không hợp tác thì các thành viên gia đình của họ ở Trung Quốc sẽ bị liên lụy. Phương pháp thứ hai hiệu quả hơn và là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ buộc họ phải đồng ý tuân theo. Tất cả các gián điệp của ĐCSTQ bị bắt ở Mỹ từ năm 1985 đều là người gốc Trung Quốc, không ai là người nước ngoài thuần túy.
Thứ hai, ĐCSTQ áp dụng chiến thuật biển người kiểu “Đại nhảy vọt”, theo đó trong thu thập tin tình báo đã áp dụng chiến lược sử dụng lực lượng nhân sự hùng hậu để thu thập thông tin với mỗi số lượng thông tin hạn chế từ mỗi người nhằm tích tiểu thành đại. Trong một phỏng vấn của VOA, chuyên gia chống tình báo Mỹ Moore cho biết: “Trung Quốc có rất nhiều hoạt động thu thập thông tin tình báo, nhưng nhiều hoạt động trong đó không được chuyên nghiệp lắm, vì vậy hiệu quả của họ không cao lắm, do có quá nhiều người tham gia. Như vậy họ sẽ nhận được rất nhiều thông tin vụn vặt. Tổng lượng thông tin tình báo mà Trung Quốc thu thập từ Mỹ là một vấn đề đối với Mỹ, nhưng phương pháp thu thập của Trung Quốc cũng là một vấn đề đối với chính họ.”
Một báo cáo trong “Sổ tay đe dọa gián điệp” của Văn phòng hoạt động an ninh (IOSS) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ viết rằng, mặc dù “chiến thuật biển người” mà ĐCSTQ sử dụng trong thu thập thông tin tình báo không hiệu quả, nhưng cũng có thể do số lượng lớn người tham gia làm cho hệ thống tư pháp và phản gián của Mỹ gặp khó khăn nhất định trong chiến lược đối phó.
Thứ ba, gián điệp ở nước ngoài của ĐCSTQ cũng phụ trách theo dõi người Trung Quốc địa phương, đặc biệt là Pháp Luân Công và các nhóm bất đồng chính kiến.
Khoảng một tháng sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, trong Hội nghị đại biểu “Liên minh Dân chủ Trung Quốc” được tổ chức tại Los Angeles, ông Thiệu Hoa Cường – thành viên của Liên minh Dân chủ Trung Quốc đã thẳng thắn “trở giáo” tại Hội nghị với thú nhận rằng bản thân là gián điệp của
Bộ An ninh Cộng sản Trung Quốc, nhưng sự kiện thảm sát Thiên An Môn đã khiến ông thay đổi cách nghĩ, quyết tâm từ bỏ ĐCSTQ (sau đó Thiệu Hoa Cường đã bị FBI Mỹ bắt giữ).
Chuyện đảng cộng sản phát triển gián điệp trong hệ thống dân vận đã sớm không còn là bí mật. Hồ sơ cảnh sát từ sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Âu đã liên tục xác nhận điều này. Ngày 14/1 năm nay, chuyên gia Richard Bernstein nổi tiếng về nghiên cứu vấn đề Trung Quốc và hệ thống cộng sản của New York Times đã công bố chuyên đề từ Warsaw (Ba Lan) cho biết, các tài liệu mật của Cộng sản Ba Lan chứng minh rằng, Marian Jurzczyk – lãnh đạo sở tại của “Công đoàn Đoàn kết Ba Lan” và Z. Nakder – từng là giám đốc bộ phận ngôn ngữ Ba Lan của Đài Châu Âu Tự do (RFE), đều đã làm điệp viên cho đảng Cộng sản. Đáng ngạc nhiên nhất, hồ sơ cảnh sát tìm thấy vào năm ngoái chỉ ra, M. Niezabowska – phát ngôn viên đối ngoại của “Phong trào Công đoàn Đoàn kết” và đồng thời là nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng như một ngôi sao điện ảnh, cũng đã từng hợp tác với phe Cộng sản Ba Lan, mã số bí mật của bà trong hồ sơ cảnh sát là Nowak.
Trường hợp ở Đông Đức cũng vậy, Sascha Anderson – một nhà thơ bất đồng chính kiến, nhạc sĩ nổi tiếng, và là một trong những nhân vật chính của phong trào dân chủ Đông Đức – mới năm ngoái đã bị phát hiện từng là sĩ quan tình báo của đảng Cộng sản. Khi chế độ Cộng sản Đông Đức sụp đổ, có 16.000 túi tài liệu mật đã không được hủy kịp, chỉ mới bị cắt vụn bằng máy cắt giấy. Ngày 17/7/2003 New York Times đưa tin, nước Đức đã dùng phần mềm sắp xếp lại văn bản giấy bị cắt vụn (phát minh của Công ty máy tính Hewlett-Packard ở Mỹ), qua đó phát hiện bộ mặt thật của “nhà thơ bất đồng chính kiến” này. Tỷ lệ chính xác khi sắp xếp lại của phần mềm máy tính này đạt đến 80%, có thể phục hồi đến 70% một tài liệu bị cắt vụn.
Mặc dù các tổ chức dân chủ ở nước ngoài của Trung Quốc cũng đang “bắt gián điệp”, nhưng có tiếng mà không có miếng, hiệu quả không nhiều, dù sao cũng rất khó để có được bằng chứng. Nhưng tình hình ở các nước Đông Âu cũ chứng minh rằng sớm hay muộn, các tài liệu bí mật về hoạt động gián điệp  cho Cộng sản sẽ được khai quật.
Trong những năm gần đây, một trọng tâm khác của gián điệp ĐCSTQ tại nước ngoài là theo dõi các nhóm Pháp Luân Công. Dương Khải Văn, người tham gia trong “Tổ chức truy xét bức hại Pháp Luân Công” tiết lộ với truyền thông rằng nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đưa vào danh sách đen, bị quấy rối và theo dõi qua điện thoại, nhiều người đã bị bắt khi họ trở về Trung Quốc. Học viên Chu Dĩnh đã bị bắt cóc khi cô về Trung Quốc thăm người thân, nhân viên an ninh cho cô biết rằng họ biết rõ tình hình của từng học viên Pháp Luân Công tại Canada.
Theo thông tin do Hách Phụng Quân, cựu quan chức Văn phòng An ninh Quốc gia Thiên Tân của ĐCSTQ cung cấp cho giới truyền thông, gián điệp của ĐCSTQ nắm được thông tin chi tiết về kế hoạch của học viên Pháp Luân Công Diệp Ánh Hồng mở công ty truyền thông tại địa phương, văn kiện ghi rõ “Báo: Thứ trưởng Lưu; chuyển: Văn phòng Trung ương về Chỉ đạo Phòng ngừa và xử lý vấn đề tà giáo, Phòng thụ lý Bộ Ngoại giao”. The Canadian Press đưa tin cho biết, có 8 hồ sơ tương tự đã được Hách Phụng Quân cung cấp cho truyền thông địa phương.
Theo thông tin, Diệp Ánh Hồng 39 tuổi, là công dân Canada, đến Canada vào đầu những năm 1990 để học máy tính tại Đại học Ontario. Diệp thấy thông tin cá nhân của mình xuất hiện trong thông tin tình báo đã kinh ngạc nói: “Tôi không biết làm thế nào họ có được (những thông tin này), họ giám sát chúng tôi thực sự lợi hại!” The Canadian Press cũng tiết lộ rằng số hiệu cơ quan tình báo giám sát học viên Pháp Luân Công ở Canada là F101, Hách Phụng Quân đã  đưa ra hàng trăm tập tin bí mật từ thiết bị lưu trữ kỹ thuật số của mình.
Sự khác biệt cuối cùng là một khi các gián điệp ĐCSTQ ở nước ngoài bị bắt, chính quyền Bắc Kinh sẽ không thừa nhận (là gián điệp của ĐCSTQ), đây là điều hiếm thấy trong lịch sử điệp viên thế giới. Ngay cả Cộng sản Liên Xô cũ cũng trao đổi “gián điệp” bị bắt của họ với Mỹ. Cho đến nay, điệp viên nổi tiếng nhất của ĐCSTQ bị Mỹ bắt giữ là Larry WuTai Chin, người đã ẩn náu tại CIA suốt 30 năm, đã bí mật chụp ảnh nhiều tài liệu bảo mật cao nhất của Mỹ thành các cuộn phim thu nhỏ bí mật chuyển cho ĐCSTQ, ngay cả sau khi ông nghỉ hưu năm 1981 nhưng vẫn không bị phát hiện. Sau đó, trong vụ việc Du Cường Sinh, một quan chức của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ đào thoát sang phương Tây thì mới khiến Larry WuTai Chin bị bắt.
Mặc dù vào thời điểm đó vụ án được xét xử công khai tại Mỹ, nhưng ĐCSTQ vẫn không công nhận Larry WuTai Chin là điệp viên của họ, phủ nhận mọi mối quan hệ với Larry WuTai Chin. Trong thời gian chờ xét xử, khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo Trung Quốc, Larry WuTai Chin còn kêu gọi ĐCSTQ lấy nhà hoạt động dân chủ ở Đại Lục là Ngụy Kinh Sinh ra để trao đổi cho ông ra tù. Sau khi biết ĐCSTQ đã từ chối thừa nhận  khiến ông hoàn toàn tuyệt vọng, cuối cùng lấy túi nhựa trùm đầu ở
trong phòng giam, dùng dây dầy thắt chặt cho mình chết ngạt. Phóng viên Trần Quốc Khôn (hiện là Tổng biên tập tờ Liberty Times tại New York) đã kể lại tình cảnh tuyệt vọng của Larry WuTai Chin khi ông đến thăm. Có thể thấy, những người làm gián điệp cho ĐCSTQ chỉ có thể sẵn sàng dâng hiến cho Đảng, sẵn sàng chấp nhận cái chết không minh bạch.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31941-bao-nhieu-gian-diep-cua-dcstq-nam-vung-tai-my.html

Bị Bắc Kinh từ chối không cho ghé cảng Hồng Kông,

 tàu chiến Mỹ có thể sẽ dừng chân ở Đài Loan

Các chuyên gia quân sự nhận định Hải quân Mỹ có thể sẽ tìm các cảng dừng chân ở Đài Loan sau khi Trung Quốc cấm tàu chiến Mỹ ghé cảng Hồng Kông, theo Taiwan News hôm 3/12.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, Trung Quốc tuyên bố hôm 2/12 rằng rằng các tàu của Hải quân Mỹ sẽ không còn được phép ghé cảng Hồng Kông.
Do hành động “trả đũa” này của chính quyền Trung Quốc, Hải quân Mỹ buộc phải xem xét và tìm kiếm các cảng dừng chân đáng tin cậy khác trong khu vực, kênh Channel NewAsia dẫn lời các học giả nhận định.
Ông Richard Fisher, chuyên gia Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế (IASC), cho rằng động thái trên cho thấy mối quan hệ quân sự giữa Washington và Bắc Kinh đang nhạt dần, trong khi Washington và Đài Bắc có thể đang hướng tới việc tăng cường các trao đổi quân sự.
Ông Julian Ku của Đại học Hofstra lại cho rằng lệnh cấm các tàu chiến Mỹ ghé Hồng Kông là không gây nhiều ảnh hưởng, bởi Hải quân Mỹ không bắt buộc phải ghé vào cảng Hồng Kông, họ có thể dễ dàng tìm thấy các lựa chọn thay thế.
Các chuyên gia khác cũng đồng tình, nói rằng Washington có thể tính đến một số đồng minh trong khu vực, và rằng biện pháp của Trung Quốc thực sự không gây quá nhiều khó khăn cho các tàu chiến Mỹ.
http://biendong.net/bi-n-nong/31936-bi-bac-kinh-tu-choi-khong-cho-ghe-cang-hong-kong-tau-chien-my-co-the-se-dung-chan-o-dai-loan.html

Khó lường thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung

Hãng Bloomberg ngày 4.12 dẫn nguồn thạo tin cho hay Mỹ và Trung Quốc gần thống nhất về việc rút bớt các thuế suất đã áp đặt lên hàng hóa của nhau.
Nội dung này là một phần trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai nước đang đàm phán. Bên cạnh đó, nguồn tin còn cho rằng Mỹ muốn thỏa thuận hoàn tất trước khi nước này công bố đợt thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15.12.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng chờ đến sau bầu cử tổng thống năm 2020 rồi mới chốt thỏa thuận với Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross sau đó nhận định diễn biến này sẽ khiến Trung Quốc đánh mất một số lợi thế hiện tại trên bàn đàm phán, theo Đài CNBC.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua nói nước này không đặt ra hạn chót cho việc đạt thỏa thuận với Mỹ và sẽ có biện pháp đáp trả cần thiết để bảo vệ lợi ích.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31934-kho-luong-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung.html

Moon – Trump :

« Nhất thiết phải duy trì đà đối thoại với Bình Nhưỡng »

Minh Anh
Ngày 07/12/2019, trong cuộc điện đàm, hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Hàn Quốc cùng cho rằng « nên duy trì đà đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng ».
Hãng tin Yonhap dẫn lời phát ngôn viên phủ tổng thống Ko Min-Jung cho biết, trong suốt cuộc điện đàm kéo dài 30 phút, cả hai tổng thống Moon Jae In và Donald Trump đều nhìn nhận là tình hình bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây đã trở nên « nghiêm trọng » và « đà đối thoại phải được duy trì để nhanh chóng tạo ra kết quả » cho các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa.
Cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Hàn Quốc và Mỹ diễn ra trong bối cảnh gần đây Bắc Triều Tiên lại mở cuộc khẩu chiến với tổng thống Trump. Chế độ Bình Nhưỡng đã tỏ thái độ giận dữ trước những lời cảnh cáo của chủ nhân Nhà Trắng. Nhân chuyến đi Luân Đôn để dự thượng đỉnh khối NATO, ông Trump đã tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực chống chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên. Một lần nữa tổng thống Mỹ gọi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là « Rocket Man ».
Đáp lại, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên hôm thứ Năm 05/12/2019, cảnh báo « những tuyên bố của tổng thống Trump về việc sử dụng vũ lực quân sự có vẻ hay đấy và mong rằng cách nói ví von này chỉ là lời nói suông, bởi vì mọi việc sẽ khác hẳn nếu như đó là một lời khiêu khích có chủ ý nhắm vào chúng tôi ».
Seoul tặng 5 triệu đô la cho chương trình của WHO ở Bắc Triều Tiên
Bộ Thống Nhất Hàn Quốc ngày 06/12/2019 cho biết sẽ tặng 5 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện dự án trợ giúp nhân đạo tại Bắc Triều Tiên  để trẻ em và phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đây là khoản tiền tặng đầu tiên của Hàn Quốc cho WHO trong 5 năm gần đây. Quyết định này được đưa ra cho dù quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang nguội lạnh và hai bên đã đình chỉ các trao đổi qua biên giới, do đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đang bế tắc.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191207-moon-%E2%80%93-trump-%C2%AB-nh%E1%BA%A5t-thi%E1%BA%BFt-ph%E1%BA%A3i-duy-tr%C3%AC-%C4%91%C3%A0-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-%C2%BB-0

Hoa Kỳ giữ chức chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An

Minh Anh
Kể từ 06/12/2019, Hoa Kỳ chính thức nắm chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An trong vòng một tháng. Bà Kelly Craft, cựu đại sứ Mỹ Canada, được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc cách nay ba tháng, thay thế bà Nikki Haley, sẽ phải bảo vệ lợi ích của Washington trong các hồ sơ « nóng » tại định chế quốc tế này.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten giải thích :
« Không có chuyện giữ khoảng cách với định chế mà tổng thống Mỹ không mấy gì ưa thích, bà Kelly Craft dường như đã thực hiện vai trò của mình một cách nghiêm túc. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên về việc ủng hộ Israel vô điều kiện hay như chuyện gây áp lực tối đa mà bà mong muốn duy trì với Iran.
Về vấn đề tài chính, một cách công khai, bà đi theo đường hướng của Washington, vốn dĩ đang tìm cách giảm chi phí bằng mọi giá – thế nhưng, bà lại được giới công chức tại Liên Hiệp Quốc xem như là một đại diện tích cực, người đã thuyết phục được Hoa Kỳ trả phần đóng góp của mình vào lúc ngân quỹ của Liên Hiệp Quốc đang ở mức thấp nhất.
Dù vậy, Kelly Craft cũng khó đi sâu vào các hồ sơ và chỉ đưa ra những tuyên bố đơn giản cho thấy thiếu sự tinh tế địa chính trị. Là một tân binh, có thể cảm thấy bực bội trước những hồ sơ chất chồng từ năm này qua năm khác, bà cố gắng đánh động các đồng nhiệm tại Hội Đồng Bảo An.
Kelly Craft nhắc nhở rằng họ phải để ý đến cả những nơi khác trên thế giới và bà sẽ phải tận dụng một tháng làm chủ tịch luân phiên để có thể đưa ra một bảng tổng kết và để biết được Hội Đồng có hiệu quả hay không. Bà nói : ʺUy tín của Liên Hiệp Quốc phụ thuộc vào điều đó !ʺ
Một điều chắc chắn là nếu bà không phải là một chính khách như Nikki Haley, thì Kelly Craft sẽ thổi bùng một cách có hệ thống các vấn đề nhân quyền. Bà đã kể lại chuyến đi đến Nam Sudan đầu tiên mà nước mắt lưng tròng – một lối kể chuyện gần giống với các nhà hảo tâm nổi tiếng của tổ chức quốc tế, hơn là với các biệt ngữ thông thường của giới chức Liên Hiệp Quốc ».
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191207-hoa-k%E1%BB%B3-gi%E1%BB%AF-ch%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-lu%C3%A2n-phi%C3%AAn-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an

Bộ QP Mỹ tái soát việc sàng lọc học viên nước ngoài

 sau vụ nổ súng ở Pensacola

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ xem xét lại các biện pháp sàng lọc học viên nước ngoài sau vụ xả súng chết chóc tại Doanh trại Không quân thuộc Hải quân Pensacola ở Florida hôm thứ Sáu 6/12.
Tay súng gây ra vụ này là một trung úy thuộc quân đội Ả rập Xê út tham gia huấn luyện bay tại doanh trại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hôm 6/12. Ba người đã thiệt mạng trong vụ nổ súng, 8 người khác bị thương và được đưa đi viện, nhà chức trách cho biết.
Các quan chức đang tìm hiểu xem liệu vụ nổ súng có liên quan đến khủng bố hay không.
“Tôi cũng đã đề nghị là bộ máy của chúng tôi xem xét lại các biện pháp hiện hành nhằm đảm bảo kiểm tra và sàng lọc học viên nước ngoài đúng mức khi họ đến đất nước chúng ta, để đảm bảo rằng chúng ta biết chắc chúng ta nắm được họ là ai và họ đã được sàng lọc cẩn thận”, ông Esper nói vào tối 6/12.
Hai nguồn tin thuộc cảnh sát cho CNN biết kẻ nổ súng, cũng đã mất mạng, được xác định danh tính là Mohammed Alshamrani, công dân Ả rập Xê út.
Tay súng này bắt đầu khóa huấn luyện vào tháng 8/2017, với chương trình học ba năm. Anh ta theo học các lớp về hàng không cơ bản, đào tạo phi công ban đầu và tiếng Anh, theo phát ngôn viên của trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.
(CNN, FOX)
https://www.voatiengviet.com/a/bo-qp-my-tai-soat-viec-sang-loc-hoc-vien-nuoc-ngoai-sau-vu-pensacola/5196760.html

Nhà Trắng không tham gia

tiến trình xem xét cáo trạng luận tội Trump

Tòa Bạch Ốc ngày 6/12 loan báo không tham gia vào các cuộc điều trần xem xét các cáo trạng luận tội Tổng thống Donald Trump tại Hạ viện vào tuần tới.
Trong thư gửi Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler, luật sư Tòa Bạch Ốc Pat Cipollone nói cuộc điều tra luận tội Tổng thống do phe Dân chủ khởi xướng là “hoàn toàn vô căn cứ.”
“Chúng tôi không có lý do để tham gia vì tiến trình này là không công bằng,” theo lời một giới chức cao cấp của chính quyền không muốn nêu tên.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 5/12 yêu cầu Ủy ban Tư pháp Hạ viện soạn ra các cáo trạng chính thức đối với Tổng thống Trump. Ủy ban này sẽ đề nghị các cáo trạng trước thứ Năm tuần sau và Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát sẽ biểu quyết trước Giáng sinh.
Bà Pelosi hồi tháng 9 phát động cuộc điều tra luận tội nhắm vào việc ông Trump yêu cầu Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, một đối thủ của ông hiện đang ra ứng cử trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2020.
Tổng thống Trump tuyên bố “Nếu luận tội tôi, hãy làm ngay bây giờ, khẩn trương, để chúng ta có thể có một cuộc xét xử công bằng ở Thượng viện, và để đất nước chúng ta có thể trở lại công việc.”
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-kh%C3%B4ng-tham-gia-ti%E1%BA%BFn-tr%C3%ACnh-xem-x%C3%A9t-c%C3%A1o-tr%E1%BA%A1ng-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-trump/5196281.html

Trump nhờ tòa tối cao

can thiệp để bảo mật hồ sơ tài chính

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12 yêu cầu Tối cao Pháp viện ngăn không cho các hồ sơ tài chính của ông ở ngân hàng Deutsche Bank AG và tập đoàn tài chính Capital One được giao nộp cho các ủy ban ở Quốc hội đang điều tra luận tội ông.
Luật sư của ông Trump yêu cầu tòa tối cao đình chỉ phán quyết hôm 3/12 của một tòa phúc thẩm ở Manhattan mà qua đó chỉ thị hai ngân hàng vừa kể phải tuân thủ trát ban hành hồi tháng Tư từ Ủy ban Tài chính và Ủy ban Tình báo Hạ viện đòi giao nộp hồ sơ tài chính của Tổng thống Trump.
Nếu yêu cầu của luật sư cho ông Trump được đáp ứng, họ sẽ có thời gian đệ đơn kháng cáo chính thức đối với phán quyết của tòa dưới.
“Trát đòi nhắm vào Tổng thống, gia đình ôn và công việc làm ăn của ông không thuộc thẩm quyền hiến định của các ủy ban này,” các luật sư của ông Trump nêu rõ trong thư kiến nghị gửi tòa tối cao.
Các tài liệu mà các ủy ban ở Hạ viện đang đòi giao nộp bao gồm hồ sơ các tài khoản, giao dịch, và đầu tư liên quan đến ông Trump, ba người con lớn của ông, các thành viên trong gia đình của họ, và một số định chế trong Tổ chức Trump.
Nếu phán quyết ở các tòa dưới không bị tòa tối cao đảo ngược thì các nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện sẽ tiến gần tới việc tiếp cận một số chi tiết về lợi ích kinh doanh của ông Trump cho dù họ đang theo đuổi cuộc điều tra luận tội tập trung về các trao đổi qua lại giữa ông với Ukraine.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-nh%E1%BB%9D-t%C3%B2a-t%E1%BB%91i-cao-can-thi%E1%BB%87p-%C4%91%E1%BB%83-b%E1%BA%A3o-m%E1%BA%ADt-h%E1%BB%93-s%C6%A1-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-/5196278.html

Rơi trực thăng Black Hawk, 3 vệ binh Mỹ thiệt mạng

Ba thành viên của Vệ binh Quốc gia Mỹ đã bị thiệt mạng trong vụ một chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk rơi hôm 5/12 sau khi cất cánh từ một sân bay ở St. Cloud, Minnesota.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Minnesota xác nhận với NBC News rằng họ đã mất liên lạc với chiếc trực thăng Black Hawk vào khoảng 2 giờ chiều và các lực lượng chức năng đang tìm kiếm nó. Theo Thượng sĩ Blair Heusdens, chiếc trực thăng gặp nạn khi đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm bảo trì và có 3 vệ binh ở trên máy bay.
Thống đốc bang Minnesota, Tim Walz, xác nhận vào tối 5/12 rằng cả ba vệ binh trên trực thăng đều đã chết.
Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra và danh tính của 3 vệ binh chưa được tiết lộ.
Tin cho hay vị trí cuối cùng được nhìn thấy của chiếc Black Hawk là khoảng 16 kilonet về phía tây nam của sân bay. Các đội cứu hỏa và cứu hộ của bang Minnesota đã định vị được một đống đổ nát gần khu vực Kimball của bang.
Sở cứu hỏa St. Paul cho biết họ đang giúp đội cứu hộ hàng không bang Minnesota với một báo cáo về một chiếc máy bay rơi xuống St. Cloud sau khi phát tín hiệu cấp cứu.
St. Cloud nằm cách Minneapolis và St. Paul khoảng 145 km về phía tây bắc.
https://www.voatiengviet.com/a/r%C6%A1i-tr%E1%BB%B1c-th%C4%83ng-black-hawk-3-v%E1%BB%87-binh-m%E1%BB%B9-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng-/5195875.html

3 loại chi phí Medicare sẽ tăng giá đáng kể trong tháng 1

Tin Washington DC – Chi phí y tế hiện đã chiếm hơn 10% chi tiêu của người cao niên tại Hoa Kỳ, và năm 2020 sẽ càng tăng thêm gánh nặng cho những người đang nhận chương trình Original Medicare. Một số lệ phí và tiền khấu trừ cho những người nhận chương trình Medicare truyền thống, được chính phủ quản lý, sẽ tăng thêm trong năm tới.
Theo đó, tiền hàng tháng tiêu chuẩn của Medicare Part B năm 2020 sẽ là 144.6 Mỹ kim một tháng, tăng thêm 9.1 Mỹ kim một tháng so với năm 2019. Ngoài ra, tiền khấu trừ hàng năm của Medicare Part B 2020 sẽ là 198 Mỹ kim một năm, tăng thêm 13 Mỹ kim. Và sau cùng, tiền khấu trừ chi phí nằm bệnh viện hàng năm của Medicare Part A 2020 là 1,408 Mỹ kim, tăng 44 Mỹ kim. Vào mỗi năm, người cao niên chỉ được tăng 1.6% tiền phúc lợi xã hội để bù đắp cho chi phí đời sống tăng thêm. Tỷ lệ này tương đương mức tăng khoảng 24 Mỹ kim một tháng. Do đó, việc chi phí y tế tăng thêm trong năm 2020 sẽ
khiến người cao niên gần như mất sạch số tiền bù đắp chi phí cuộc sống. Tuy nhiên, ngược lại, chi phí của chương trình Medicare Advantage năm 2020 dự kiến sẽ thấp hơn 23% so với năm 2018. Trên thực tế, chi phí Medicare Advantage được cho là sẽ ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Original Medicare là chương trình Medicare truyền thống, được quản lý bởi chính phủ.
Các chi phí của Original Medicare thường bao gồm tiền hàng tháng và tiền khấu trừ. Trong khi đó, Medicare Advantage là chương trình được cung cấp bởi các hãng bảo hiểm tư nhân, do đó, chi phí của chương trình này, bao gồm tiền hàng tháng và tiền khấu trừ, sẽ thay đổi tùy theo từng hãng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/3-loai-chi-phi-medicare-se-tang-gia-dang-ke-trong-thang-1/

Pháp, Đức và Anh cảnh báo

về tên lửa Iran có khả năng mang vũ khí hạt nhân

Ba quốc gia Pháp, Đức và Anh vừa bày tỏ lo ngại trong một bức thư công bố hôm 3/12 rằng các hoạt động tên lửa đạn đạo mới nhất của Iran là một phần trong các hành động leo thang nhằm phát triển tên lửa có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo AP.
Đại sứ của ba quốc gia thuộc Hội đồng Bảo an LHQ nói trong một lá thư gửi Tổng thư ký Antonio Guterres rằng việc Iran phát triển và phóng tên lửa đạn đạo mới nhất đang gây bất ổn ở Trung Đông và làm gia tăng những căng thẳng hiện tại.
Các đồng minh phương Tây còn nói rằng các hoạt động của Iran là “bất tuân” nghị quyết của LHQ năm 2015 cấm Iran thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tên lửa như vậy.
Nghị quyết đã được nhất trí thông qua để hỗ trợ cho thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran.
Năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước nhưng Pháp, Đức và Anh, cũng là các bên đã ký kết, vẫn giữ thỏa thuận đó với Iran.
Trong thư, ba đồng minh châu Âu chỉ ra vụ phóng vệ tinh Dousti vào ngày 6/2 và nói rằng tên lửa Safir dùng để phóng vệ tinh này có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Các quốc gia châu Âu cũng viện dẫn việc một tên lửa đạn đạo địa đối địa Dezful được tiết lộ của Iran vào ngày 7 tháng 2 và nói rằng tên lửa này có khả năng rất cao đáp ứng các tiêu chí mang vũ khí hạt nhân, và hình ảnh công khai của Tehran vào ngày 4 tháng 2 về một biến thể của tên lửa đạn đạo Khorramshahr, nói rằng nó có thể là một tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Lá thư mới nhất của các đại sứ được đưa ra tiếp theo các lá thư đã gửi trước đó vào tháng 11, tháng 12 và tháng 2 về hoạt động của tên lửa Iran không tuân thủ nghị quyết.
Đầu tháng 3, Hoa Kỳ kêu gọi Hội đồng Bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, nói rằng các vụ phóng liên quan đến tên lửa gần đây của họ có thể có khả năng mang vũ khí hạt nhân và đề ra nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
Quyền đại sứ Hoa Kỳ Jonathan Cohen đã lên án các hoạt động gây bất ổn của Iran trong một lá thư gửi ông Guterres và kêu gọi Tehran chấm dứt ngay lập tức mọi hoạt động liên quan đến tên lửa đạn đạo được thiết kế để có thể mang vũ khí hạt nhân.
Chính quyền Trump đã áp đặt lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran vào tháng 11, bao gồm cả những mục tiêu nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ quan trọng của nước này, sau khi rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Vào ngày 22/3, Hoa Kỳ đã đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung, nhắm vào 31 nhà khoa học, kỹ thuật viên và công ty của Iran, những người đi đầu trong chương trình vũ khí hạt nhân trước đây của nước này.
https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%A9c-v%C3%A0-anh-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-iran-c%C3%B3-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-mang-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n/5196018.html

Pháp : Hệ thống chuyên chở công cộng

tiếp tục bị xáo trộn

Thanh Hà
Trong ba ngày liên tiếp, hôm nay, 07/12/2019, phần lớn các tuyến xe lửa, xe điện hay xe buýt của Pháp gần như bị tê liệt. Nhân viên ngành giao thông công cộng tiếp tục đình công chống kế hoạch cải tổ hệ thống hưu bổng. Phong trào phản kháng dự trù kéo dài. Giới công đoàn kêu gọi người lao động xuống đường đông đảo một lần nữa vào Thứ Ba 10/12.
Cách nay hai ngày đã có hơn 800.000 người biểu tình trên toàn quốc ( theo số liệu của bộ Nội Vụ ) chống cải tổ chế độ hưu bổng. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 06/07/2019 tuyên bố quyết tâm cải tổ, nhưng đồng thời để ngỏ cánh cửa đối thoại để tìm ra “thỏa hiệp” với các công đoàn, đặc biệt là với Công ty đường sắt quốc gia SNCF và Công ty giao thông công cộng vùng Paris RATP. Trên nguyên tắc toàn bộ kế hoạch cải tổ sẽ được thông báo vào Thứ Tư 11/12.
Trong khi chờ đợi, di chuyển tại các thành phố lớn là cả một vấn đề nan giải. Riêng tại Paris, công ty RATP thông báo giao thông bị “xáo trộn nghiêm trọng” trong ngày hôm nay. Đặc biệt là phong trào Áo Vàng dự trù tuần hành vào chiều nay như mỗi Thứ Bảy hàng tuần từ hơn một năm qua.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191207-ph%C3%A1p-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-chuy%C3%AAn-ch%E1%BB%9F-c%C3%B4ng-c%E1%BB%99ng-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-b%E1%BB%8B-x%C3%A1o-tr%E1%BB%99n

Đoàn nghệ sĩ ‘‘Quán ăn Tình thương’’ tròn 30 tuổi

Tuấn Thảo
Tại Pháp, hiệp hội Les Restos du Cœur (Các Quán ăn Tình thương) chuyên phát thức ăn cho người nghèo, đã ra đời vào năm 1985. Chính cũng nhằm mục đích gây quỹ tài trợ hiệp hội này mà đoàn nghệ sĩ ‘‘Les Enfoirés’’ đã được thành lập vào tháng 11 năm 1989, tức cách đây vừa đúng 30 năm.
Ngược dòng thời gian lùi về năm 1985, thời tiết khắc nghiệt của mùa đông năm ấy đã khiến cho nam diễn viên Coluche ngỏ lời kêu gọi trên đài phát thanh (Europe 1) tất cả những ai có hảo tâm, đóng góp vào việc thành lập một căng tin bình dân, một kiểu quán ăn xã hội, để phân phát hai bữa ăn cho người nghèo trong mùa đông. Từ đó, Quán ăn Tình thương đầu tiên ra đời. Tuy nhiên, trước đó đã có lời kêu gọi của Abbé Pierre vào năm 1954 và tu sĩ công giáo này đã sáng lập tổ chức từ thiện Emmaüs, nhằm giúp đỡ người nghèo, dân tị nạn hay những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội …
Hoàn cảnh ra đời của đoàn nghệ sĩ từ thiện
Các Quán ăn Tình thương chủ yếu tập trung vào việc phân phát các bữa ăn. Ca sĩ kiêm tác giả Jean-Jacques Goldman từng triệu mời giới nghệ sĩ Pháp ghi âm một đĩa hát để gây quỹ từ thiện. Ca khúc này sau đó trở thành nhạc hiệu của các buổi trình diễn. Dù rất ăn khách, nhưng bài hát này vẫn không đủ để tài trợ cho kế hoạch phát triển các ‘‘Quán ăn Tình thương’’ thành một mạng lưới. Chính cũng vì thế vào tháng 11 năm 1989, đoàn nghệ sĩ từ thiện ‘‘Les Enfoirés’’ (theo cách gọi thân mật của vua hề Coluche) đã ra đời.
Thành phần ban đầu gồm 7 thành viên nòng cốt (Jean-Jacques Goldman, Véronique Sanson, Michel Sardou, Johnny Hallyday, Eddy Mitchell và Michael Jones). Nhóm nghệ sĩ này lên đường lưu diễn khắp nước Pháp. Họ không lấy thù lao và quyên tặng toàn bộ doanh thu của đợt biểu diễn cho hiệp hội Les Restos du Coeur. 30 năm sau, đợt biểu diễn này đã trở thành một truyền thống. Trong ba thập niên qua, đã có khoảng 250 nghệ sĩ đủ mọi thế hệ tham gia vào đoàn biểu diễn Les Enfoirés.
Chương trình sinh hoạt mừng sinh nhật thứ 30
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đoàn nghệ sĩ của các Quán ăn Tình thương, một chương trình sinh hoạt khá dày đặc lần lượt được tổ chức từ đây cho tới cuối tháng 12. Đầu tiên hết là một chương trình truyền hình ‘‘30 năm Les Enfoirés’’ theo dạng đố vui để học giữa hai nhóm nghệ sĩ thâm niên (Jenifer, Amel Bent, Patrick Bruel, Mimie Mathy, Pierre Palmade …) và các nghệ sĩ mới (Philippe Lacheau, Slimane, Claudio Capéo, Malik Bentalha …)
Bên cạnh đó, một cuộc triển lãm lớn được tổ chức tại trung tâm Pavillon Villette ở Paris quận 19, theo đề xuất của chủ tịch hội hiện nay là cô Sophie Bazou. Cô từng làm việc bên cạnh hai vợ chồng Coluche và Véronique Colucci trong nhiều năm trời, để rồi giờ đây tiếp tục điều hành một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất ở Pháp, sau khi bà Véronique Colucci qua đời hồi tháng 4 năm 2018.
Theo cô Sophie Bazou, cuộc triển lãm không những giới thiệu với công chúng những thành quả đạt được mà còn là lời cảm ơn qua các tài liệu phim ảnh thực hiện ở hậu trường đối với tất cả những tính nguyện viên cũng như những người hâm mộ đã ủng hộ nhiệt tình Các Quán ăn Tình thương trong suốt thời gian qua. Song song với triển lãm, trang web chính thức của “Les Restos du Coeur” cũng tổ chức bán đấu giá trực tuyến các trang phục sân khấu, các vật dụng trang trí hay là hình ảnh quảng cáo lấy từ các chương trình biểu diễn của đoàn nghệ sĩ.
Cũng nhân sinh nhật năm chẵn, một bộ đĩa CD được bày bán như một món quà cuối năm với tựa đề “30 năm biểu diễn cho Quán ăn Tình thương” 1989-2019. Được phát hành vào đầu tháng 12, bộ đĩa này gồm 30 ca khúc chọn lọc từ các buổi hòa nhạc trên sân khấu, các chương trình truyền hình live. 30 ca khúc này từng được công chúng bình chọn trên trang web như là những bài hát yêu thích nhất. Ngoài ra, bộ đĩa còn bao gồm 9 bài hát từng được khai thác qua đĩa đơn và các ca khúc biểu tượng này được phát hành cùng với một phiên bản karaoke.
Bộ đĩa chọn lọc và đợt biểu diễn gây quỹ mới
Quan trọng hơn nữa là đợt biểu diễn tại Paris (sân khấu AccorHotels Arena) từ ngày 15/01 đến ngày 20/01 năm 2020, mở đầu cho một vòng lưu diễn sau đó trên toàn nước Pháp. Đợt biểu diễn (khai mạc mùa quyên góp) mang tựa đề “2020, le Pari(s) des Enfoirés” thường được xem là rất quan trọng, do thu về hàng năm từ 8 đến 12% doanh thu của Les Restos du Cœur. Riêng trong năm 2018, đợt biểu diễn đã mang về 18 triệu euro.
Trung thành với lời kêu gọi của Coluche, các nghệ sĩ luôn dành thời gian, tham gia biểu diễn cũng như thu hình và ghi âm hầu quyên góp càng nhiều càng tốt cho Les Restos du Cœur. Trong năm đầu tiên, mức quyên góp đã giúp cho các Quán ăn Tình thương phân phát 8 triệu bữa ăn tại 200 thành phố trên nước Pháp. Hiện nay, 73.000 tình nguyện viên của hiệp hội làm việc tại hơn 2.000 trung tâm để phân phát 133 triệu bữa ăn cho 900.000 người nghèo.
Đối với nhiều người, những thành quả đạt được nhờ nỗ lực của giới tình nguyện viên là điều đáng khen ngợi. Nhưng đồng thời đó cũng là một điều đáng buồn. Số lượng các bữa ăn phân phát gia tăng cũng là dấu hiệu cho thấy ngày càng có nhiều người nghèo (nhất là giới trẻ mới vào đời) cần được giúp đỡ.
http://vi.rfi.fr/v%C4%83n-h%C3%B3a/20191207-%C4%91o%C3%A0n-ngh%E1%BB%87-s%C4%A9-qu%C3%A1n-%C4%83n-t%C3%ACnh-th%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%B2n-30-tu%E1%BB%95i

Hàng ngàn người tuần hành vì khí hậu tại Madrid

Thanh Hà
Bên lề hội nghị COP25 tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 06/12/2019, hơn 100.000 đã người tuần hành vì khí hậu nhằm kêu gọi thế giới hành động vì môi trường. Trong đoàn tuần hành dài 5 cây số có Greta Thunberg. Cô gái Thụy Điển 16 tuổi này là biểu tượng của thế hệ trẻ đấu tranh để được sống trong một môi trường sạch hơn, lành mạnh hơn.
Thông tín viên François Musseau từ Madrid tường thuật :
“Người tuần hành từ 5 địa điểm khác nhau đã tập hợp về quảng trường nơi có bể nước Fuente de Cibeles (biểu tượng của Madrid) đòi quyền được sống trên ”một hành tinh bền vững và một thế giới công bằng hơn” như biểu ngữ cho thấy. Một khẩu hiệu khác bằng tiếng Anh kêu gọi ”thay đổi nếp sống, không làm biến đổi khí hậu”. Người mang theo biểu ngữ này là Juan Carlos Rodriguez.
Anh điều hành một đài phát thanh địa phương Hành Động Vì Môi Trường. Đây là một trong những tổ chức bảo vệ sinh thái lớn nhất tại Tây Ban Nha. Juan Carloz Rodriguez nói: ”Điều cần thiết ở đây là những người tham dự hội nghị COP25, những người có thẩm quyền quyết định, nghe thấy tiếng nói của chúng tôi để bắt tay ngay vào việc. Họ cần phải có tham vọng thực hiện những gì đã cam kết”.
Trong cuộc tuần hành lần này, không chỉ có những nhà đấu tranh vì môi trường hay những cảm tình viên của các tổ chức bảo vệ sinh thái, mà đáng chú ý là trong đoàn có rất nhiều thành phần khác nhau, nào là người già, nào các gia đình cho con cái đi cùng, và có rất nhiều các bạn trẻ, thậm chí là rất trẻ. Họ cảm thấy gần gũi với thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg.
Alaya, 28 tuổi, làm nghề bảo mẫu trong nhà trẻ, là một trong số này. Cô nói : ”Chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề khí hậu và điều này đã trở nên cấp bách. Mỗi cá nhân chúng ta cần phải làm một cái gì đó để kềm hãm đà phá hủy hành tinh”. Bên cạnh cuộc tuần hành hôm qua, còn có rất nhiều cuộc hội thảo, cuộc tập hợp được tổ chức trong suốt thời gian hội nghị quốc tế về môi trường tại thủ đô Madrid.
Tất cả các sinh hoạt này theo đuổi chung một mục đích : đánh động công luận trước thách thức về khí hậu”.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191207-h%C3%A0ng-ng%C3%A0n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-v%C3%AC-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-t%E1%BA%A1i-madrid

Afghanistan :

Hoa Kỳ và phe Taliban nối lại đàm phán ở Doha

Minh Anh
Theo AFP, một nguồn tin ngoại giao Mỹ khẳng định ngày 07/12/2019, Hoa Kỳ đã nối lại các cuộc đàm phán với phe nổi dậy Taliban ở Qatar, sau ba tháng gián đoạn.
Vẫn theo nguồn tin này, « các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào việc giảm bớt các cuộc tấn công khủng bố để có thể tiến hành các cuộc thương thuyết giữa các phe Afghanistan và ban hành lệnh ngừng bắn ».
Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm thứ Tư, 04/12/2019, thông báo đặc sứ Mỹ phụ trách đàm phán với quân nổi dậy Taliban, ông Zalmay Khalilzad, sẽ lên đường đến Doha để « nối lại các cuộc thương lượng với Taliban ». Cùng ngày hôm đó, đặc sứ Mỹ cũng đã đến Kabul để gặp tổng thống Ashraf Ghani và nhiều quan chức khác.
Hôm 07/09/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngưng cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban mà Khalilzad tiến hành từ một năm qua, và dường như sắp đi đến việc đúc kết một thỏa thuận.
Nhà Trắng còn hủy lời mời bí mật các lãnh đạo Taliban đến gặp tổng thống Mỹ khi viện dẫn vụ một binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng trong một vụ tấn công khủng bố do quân nổi dậy tiến hành tại Kabul.
Sau vụ việc này, tổng thống Mỹ còn tuyên bố các cuộc thương lượng « đã chết và bị chôn vùi ». Tuy nhiên, dường như ông Trump đã nới lỏng lập trường, để ngỏ cánh cửa đối thoại nếu Taliban chấm dứt các vụ tấn công. Các kênh liên lạc không chính thức đã được đề cập đến, nhưng chưa bao giờ được xác nhận chính thức.
AFP nhắc lại, chấm dứt chiến tranh tại Afghanistan kéo dài từ 18 năm qua và hồi hương các binh sĩ Mỹ là một trong những lời hứa của tổng thống Trump khi tranh cử .
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191207-afghanistan-hoa-k%E1%BB%B3-v%C3%A0-phe-taliban-n%E1%BB%91i-l%E1%BA%A1i-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-%E1%BB%9F-doha

Iran thả sinh viên Mỹ trong cuộc trao đổi tù nhân

Một sinh viên cao học Mỹ, bị giam giữ trong ba năm qua ở Iran vì bị tình nghi là gián điệp, vừa được trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân giữa hai nước.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy 7/12 xác nhận việc Xiyue Wang được thả, ông cũng cảm ơn chính phủ Thụy Sĩ đã trợ giúp trong việc đàm phán với Iran.
“Giải thoát người Mỹ bị giam cầm là việc có tính quan trọng sống còn đối với Chính quyền của tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc tích cực để đưa về nước tất cả công dân của chúng ta bị giam cầm ở nước ngoài”, ông Trump nói trong một tuyên bố.
Xiyue Wang, sinh viên tiến sĩ của Đại học Princeton, bị bắt ở Tehran khi đang tiến hành nghiên cứu vì bị cáo buộc là gián điệp vào tháng 82016. Wang bị đưa đến nhà tù Evin khét tiếng của Iran và bị kết án 10 năm.
Để đổi lấy việc Wang được phóng thích, Hoa Kỳ đã thả nhà khoa học người Iran Massoud Soleimani.
Soleimani, một nhà khoa học tế bào gốc Iran, bị cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ bắt giữ khi hạ cánh ở Chicago vào mùa thu năm 2018, theo Press TV của nhà nước Iran.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tuyên bố vào sáng 7/12 rằng hai học giả kể trên sẽ sớm “về với gia đình của họ”.
(CNN, FOX)
https://www.voatiengviet.com/a/iran-tha-sinh-vien-my-trong-cuoc-trao-doi-tu-nhan/5196775.html

“Bó đũa ASEAN”

chặn tham vọng của TQ độc chiếm Biển Đông

Mỗi quốc gia ASEAN riêng rẽ có thể bị sức mạnh vượt trội của Trung Quốc lấn lướt, song nếu các thành viên cùng đoàn kết, nhất trí kết thành một “bó đũa” thì ASEAN hoàn toàn đủ khả năng làm chùn bước và ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc chiếm đóng trái phép và quân sự hóa trên Biển Đông
Ngày càng có nhiều tiếng nói mạnh mẽ chỉ đích danh Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, tiến hành quân sự hóa, gây tình hình căng thẳng và đe dọa tự do hàng hải, hàng không cũng như hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông. Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu đã nêu rõ, Trung Quốc đã chiếm đóng, quân sự hóa và tiến hành các hoạt động khác trên vùng biển này.
Điều đáng nói là phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia được đưa ra trước Quốc hội nước này ngày 2-12 khi trình bày về Sách trắng Quốc phòng đầu tiên của Malaysia. Ông Mohamad Sabu lo ngại cho rằng, việc “chiếm đóng, quân sự hóa và các hoạt động khác của Trung Quốc trên Biển Đông”, cùng với hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên của Mỹ ở vùng biển này biến vấn đề khu vực trở thành một cuộc cạnh tranh siêu cường.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Malaysia cũng cảnh báo về điều mà ông cho là “một cường quốc” đã đưa tàu xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở vùng biển ngoài khơi các bang miền Đông Sabah và Sarawak. Cho dù ông Mohamad Sabu không cần không nêu đích danh Trung Quốc, song, mọi người đều biết rằng Malaysia đã phải đối mặt với các tàu vũ trang của Trung Quốc như các tàu tuần duyên, hải cảnh… đang tuần tra và neo đậu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Malaysia theo luật pháp quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia lại nêu đích danh Trung Quốc khi trình bày về Sách trắng Quốc phòng bởi sách này công khai hóa chiến lược quốc phòng của Malaysia từ năm 2021 đến 2030. Bên cạnh mối đe dọa từ các căng thẳng xung quanh những tranh chấp ở Biển Đông, Bộ trưởng Mohamad Sabu cũng nhấn mạnh với các nhà lập pháp Malaysia về các mối đe dọa an ninh quốc phòng quan trọng khác mà đất nước phải đối mặt trong thập kỷ tới, bao gồm cả việc hồi hương của các chiến binh Hồi giáo cực đoan và khủng bố mạng.
Trước những phát biểu của ông Mohamad Sabu, các quan chức cấp cao của Malaysia cũng đã công khai bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về các mối đe dọa ở Biển Đông do các hoạt động hung hăng, gây hấn, hòng đòi chủ quyền mà Trung Quốc gây ra. Lên tiếng trong trong phiên chất vấn của Quốc hội Malaysia vào ngày 16-10 vừa qua, Ngoại trưởng Saifuddin Saifuddin cho rằng, Malaysia cần tăng năng lực hải quân để đối phó với tàu vũ trang của Trung Quốc cũng như chuẩn bị cho nguy cơ xung đột trên Biển Đông. Ngài Ngoại trưởng cũng tỏ ý lo ngại khi cho biết, hiện các tàu chiến của Hải quân Malaysia nhỏ hơn cả tàu Hải cảnh Trung Quốc.
Vì thế, ông Saifuddin Saifuddin nhấn mạnh, dù Malaysia không muốn xảy ra, song các lực lượng cần được nâng cấp để có thể quản lý vùng biển tốt hơn khi nổ ra xung đột ở Biển Đông. Người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của Malaysia cũng nêu rõ, Kuala Lumpur có thể gửi công hàm phản đối nếu nước ngoài xâm phạm lãnh hải, nhưng sự thiếu hụt về phương tiện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển sẽ khiến Malaysia gặp nhiều bất lợi.
Tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trước đó từng thừa nhận rằng, nước này không đủ sức đối đầu với Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh triển khai trái phép tàu khảo sát dầu khí trong vùng biển Malaysia. Trên thực tế, Hải quân Malaysia đang phải chật vật để theo kịp đội tàu Hải cảnh Trung Quốc, lực lượng vốn hiện diện liên tục ở bãi cạn Luconia cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ khoảng 100km, nhưng cách đất liền Trung Quốc tới hơn 2.000km.
Mối đe dọa từ Trung Quốc mà Malaysia đang phải đối mặt cũng là thách thức an ninh quốc phòng chung của các quốc gia ASEAN khác. Trung Quốc từ lâu đã nuôi tham vọng độc chiếm vùng biển rộng hơn 3 triệu km2 chiếm giữ vị trí địa chính trị trọng yếu của khu vực và thế giới, đồng thời có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú. Trung Quốc lần đầu công khai tham vọng ở Biển Đông khi đơn phương công bố yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” vào năm 2009, theo đó ngang nhiên đòi chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích vùng biển này.
Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông leo thang thêm khi nước này tiếp tục đưa ra cái gọi là học thuyết “Tứ Sa” (gồm quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield mà Trung Quốc đặt bằng 4 cái tên lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa) vào năm 2013 với diện tích đòi chủ quyền còn lớn hơn cả yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Tiến sĩ Wilfrido Villacorta – nguyên Đại sứ Philippines tại ASEAN, Giáo sư danh dự Đại học De La Salle của Philippines – cho rằng, “đường 9 đoạn” gây ra sự bất ổn trong khu vực vì không có cơ sở pháp lý, điều đã được khẳng định thông qua phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines.
“Đường lưỡi bò 9 đoạn” này không chỉ chồng lấn với vùng biển của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei – vốn là các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông -  mà trùng với cả Indonesia. Hơn thế, theo Tiến sĩ Wilfrido Villacorta, đòi hỏi chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà còn cả các quốc gia ASEAN khác như Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia bởi nó gây mất ổn định trong khu vực, gây gián đoạn tuyến đường hàng hải và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Đông Nam Á cũng như các quốc gia khác phụ thuộc vào tuyến đường trên vùng biển này.
Sức mạnh “bó đũa ASEAN”
Từ yêu sách chủ quyền bất hợp pháp theo “đường lưỡi bò 9 đoạn”, Trung Quốc vào tháng 6-2012 đã cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough – một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi trên Biển Đông, nằm cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km. Thực tế thời gian qua cho thấy rất rõ là Trung Quốc đang bất chấp tất cả, từ luật pháp quốc tế cho tới hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực để hiện thực hóa tham vọng đòi chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
Trung Quốc chắc chắn không chịu dừng lại ở việc bồi đắp trái phép các thực thể chiếm đóng bằng vũ lực trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nổi nhân tạo, xây đắp thành các căn cứ quân sự quy mô lớn, mà còn leo thang hơn nữa trong tham vọng đòi chủ quyền. Trung Quốc đã cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines; đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam ở bãi Tư Chính; điều tàu “quấy nhiễu” ở khu vực bãi cạn Luconia cách bờ biển Malaysia chỉ khoảng 100km … thì sẽ còn có những hành vi nghiêm trọng hơn để biến các vùng biển thuộc chủ quyền các quốc gia ASEAN thành “ao nhà” của họ.
Một quốc gia ASEAN đơn lẻ sẽ rất khó khăn trong việc đối phó với tham vọng chủ quyền “vô đáy” được hiện thực hóa bằng sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu các thành viên ASEAN có tiếng nói chung, cùng chung sức đồng lòng để đối phó, giải quyết thách thức, mối đe dọa chung với lợi ích của cả hiệp hội lại là vấn đề hoàn toàn khác. ASEAN từng chứng minh sức mạnh của “bó đũa ASEAN” trong chặng đường phát triển để được xem như là một tổ chức khu vực thành công bậc nhất trên thế giới hiện nay.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31935-bo-dua-asean-chan-tham-vong-cua-tq-doc-chiem-bien-dong.html

Hành Lang Đông- Tây có giúp giảm lệ thuộc vào TQ?

Hành Lang Đông Tây, dự án giao thông nối kết Thái Lan, Miến Điện, Lào, Việt Nam được khởi công xây dựng năm 1992 với sự tài trợ của ADB (Ngân Hàng Phát Triển Á Châu).
Đến năm 2004, 4 nước đồng ý nâng cấp Hành Lang Đông Tây thành Hành Lang Kinh Tế Đông Tây nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch giữa 4 quốc gia với khu vực và cả Châu Á.
Đây là trục Xuyên Á dài 1.700 Km chạy từ bán đảo Đông Dương xuất phát từ Việt Nam,  Thái Lan, Lào, Miến Điện, từ đó băng qua vịnh Bengal đến Ấn Độ Dương,  với tiềm năng  kinh tế hứa hẹn cho khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.
Theo nhà nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Hành Lang Đông Tây là cơ hội cho Việt Nam theo đuổi chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế và để tránh không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất nào:
“ Vì thế cho nên Hành Lang Đông Tây mở ra cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng quan hệ hợp tác, xuất nhập khẩu với Ấn Độ mà tôi coi đó là một nhân tố tích cực cho chiến lược đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam. Rõ ràng Việt Nam đã vươn tới được thị trường Myanmar và Lào. Tôi nghĩ việc tăng
cường hợp tác với Lào và Myanmar cũng sẽ đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng kinh tế Á Châu cũng như sự hợp tác trong khối ASEAN. Điều ấy mang lại lợi ích cho tất cả các bên cùng tham gia. Việc tăng mậu dịch buôn bán với các nước trong ASEAN và Ấn Độ hy vọng sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc”
“Tuy vậy hiện nay Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc mà cho đến bây giờ đã nhập siêu khoảng 30 tỷ USD.Đó là chỉ số đáng lo ngại cho nên Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển quan hệ với các nước, đồng thời phải cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu để cân bằng được các cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc”
Theo  ký giả Yuichi Nitta qua bài viết trên tờ Nikkei Asia Review hôm 2 tháng Mười Hai, thì Hàng Lang Đông Tây chạy qua Kampuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam không chỉ giúp 5 quốc gia này hội nhập và vươn tới  thị trường rộng lớn của Ấn Độ mà còn giúp giảm thiểu sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc ngay bên cạnh.
Ngay từ đầu, các hạng mục được coi là quan trọng nhất của Hành Lang Đông Tây có cầu Savanakhet ở Lào, cầu Mukdahan ở Thái Lan và đường hầm Hải Vân ở Việt Nam.
Hành Lang Đông Tây còn được coi là con đường huyết mạch kết nối cơ sở hạ tầng của Việt Nam vào khu vực. Tại một hội nghị ở Bangkok năm 2017, chủ đề Đối Thoại Hợp Tác ASEAN trong mục đích tăng cường kết nối khu vực, đại diện Việt Nam là bà Trần Thị Thanh Thúy, phó vụ trưởng Vụ Hợp Tác Quốc Tế thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam, cho đài Á Châu Tự Do biết:
“ Hành Lang Đông Tây là dự án rất hiệu quả trong khu vực GMS. Về khai thông, vào năm 2009 đã khai thông hành lang này để xe của các nước có thể đi từ Thái Lan sang đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam.Trước đây tuyến đó chỉ dừng ở cảng Đà Nẵng thôi,  từ cảng đó đến các nơi như Hà Nội, Hải Phòng… còn bị hạn chế.”
“ Hành Lang Đông Tây là dự án rất hiệu quả trong khu vực GMS. Về khai thông, vào năm 2009 đã khai thông hành lang này để xe của các nước có thể đi từ Thái Lan sang đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam.Trước đây tuyến đó chỉ dừng ở cảng Đà Nẵng thôi,  từ cảng đó đến các nơi như Hà Nội, Hải Phòng… còn bị hạn chế.”, bà Trần Thị Thanh Thúy
“Đầu năm nay, bộ trưởng giao thông- vận tải ba nước Việt Nam- Lào- Thái Lan ký sửa đổi Bản ghi nhớ thực hiện GMS, cho phép mở rộng Hành Lang Đông- Tây đến thủ đô của các nước, ví dụ tại Việt Nam có thể đến Hà Nội, Hải Phòng; Thái Lan đến Bangkok và cảng Laem Chabang; Lào đến Vientaine. Hy vọng khi mở rộng hành lang như thế có thể tăng cường khả năng kết nối, từ đó sự quan tâm của các nhà đầu tư, kinh doanh sẽ tăng lên.Tuy vậy, hiệu quả kinh tế của một số khu vực doạc hành lang như Lao Bảo được tăng lên rất nhiều”.
Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng, cho rằng Hành Lang Đông Tây biến Đà Nẵng thành điểm đến và điểm đi của khách du lịch quốc tế:
“Tôi nghĩ Hành Lang Đông- Tây mở rộng bản đồ du lịch thế giới cho Đà Nẵng, mang lượng khách ở bán đảo Đông Dương đến vùng biển Đà Nẵng và ngược lại. Đà Nẵng như là cửa ngỏ phía Đông của Hành Lang Đông Tây, trước đây Đà Nẵng chỉ là nơi nhận khách nhưng đã đến lúc có thể phân phối khách cho miền Bắc và miền Nam và ngược lại cho Hành Lang Đông Tây, cho Lào và Thái Lan. Tôi không phải người làm kế hoạch và dự đoán nhưng tôi nghĩ cảng Đà Nẵng mà kết nối với những cảng biển quốc tế thì đó là điểm đến rất tốt cho đầu tư.
Tiềm năng giao thương của Hành Lang Kinh Tế Đông- Tây  thực tế không lớn và không phải là chiến lược hấp dẫn đối với đầu tư, là phân tích của ông Bùi Văn, từng là giảng viên Chương Trình Fulbright Việt Nam, chuyên nghiên cứu sâu về AEC – Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN và hiện phụ trách kênh truyền hình FBNC chuyên về kinh tế :
“Bởi vì Hành Lang Đông- Tây này chủ yếu nối các vùng nghèo của Việt Nam với vùng nghèo của Lào, vùng nghèo Thái Lan và vùng nghèo Myanmar mà lợi ích kinh tế rất là ít. Xuất nhập khẩu của Lào chỉ bằng 1/3 hay 1/4 của nguyên tỉnh Bình Dương, thí dụ xuất khẩu của Lào được 4 tỷ USD thì riêng xuất khẩu  tỉnh Bình Dương đã 15 tỷ rồi. Như vậy tiềm năng kinh tế của những vùng này là các vùng nghèo với nhau”
“Điểm thứ hai, xu thế chung là người ta đi theo hướng Bắc Nam nhiều hơn là Đông Tây. Ta cứ hình dung từ vùng Vientiane của Lào đi xuống Bangkok rồi đi sang Đà Nẵng để ra nước ngoài. Thế thì đường đi sang Bangkok bằng 2/3 đường đi sang Đà Nẵng như vậy là dài hơn, đồi núi khó đi hơn và dọc đường đó kinh tế không phát triển mạnh bằng Thái Lan”
“ Còn từ Myanmar đi xuôi đường Đông Tây xuống Việt Nam toàn đi quanh đường rừng và đèo. Tóm lại tiềm năng giao thương Đông Tây không lớn, các doanh nghiệp thì rất nhậy bén, nhìn thấy cơ hội của Hành Lang Đông- Tây rất hạn chế”
Vẫn theo ông Bùi Văn, Hành Lang Kinh Tế Đông- Tây mang tính hữu nghị, tính hỗ trợ phát triển nhiều hơn là một dự án giao thương và phát triển bền vững:
“ Chính vì mình nghèo thì mình phải dùng tiền đầu tư cho có hiệu quả, nghĩa là đầu tư vào hạ tầng, vào cây cầu, con đường mà sang năm hoặc sang năm nữa có thể dùng được ngay, còn nếu 10 hay 20 năm nữa mới dùng được thì không thực tế. Tôi nghĩ Hành Lang Kinh Tế Đông Tây là một ý tưởng mang tính hữu nghị và tính hỗ trợ phát triển nhưng không hấp dẫn doanh nghiệp cho nên tương lai chung là không có triển vọng”
Được biết bản tin 2 tháng 12 vừa qua trên Nikkei Asia Review có loan báo chiếc cầu Hữu Nghị thứ hai từ thị trấn Myawaddy mạn Đông Myamar bắc qua vùng Maesot mạn Tây Thái Lan, nằm trong toàn dự án Hành Lang Đông- Tây, đã hoàn tất và thông thương cách nay 3 tuần lễ. Maesot và Myawaddy là hai vùng cao của Thái Lan và Myanmar với đa số là nông dân.
Dưới mắt phóng viên Yuichi Nitta của Nikkei Asia Review, sự hình thành của chiếc cầu Hữu Nghị Thái- Miến thứ hai này ghi thêm một bước tiến tốt đẹp của Hàng Lang Kinh Tế Đông- Tây trong tiến trình kinh tế hội nhập từ Đông Dương ra tới Ấn Độ Dương.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31939-hanh-lang-dong-tay-co-giup-giam-le-thuoc-vao-tq.html

Cần tránh xa ngoại giao bẫy nợ của TQ

Vào tháng 10, một kênh truyền thông của Mỹ đưa tin, chính quyền Trung Quốc đã thuê đảo Tulagi của Quần đảo Solomon, nằm ở phía đông bắc Australia, nơi được đánh giá cao vì có một bến cảng nước sâu. Nhưng sau đó, chính phủ Solomon tuyên bố hợp đồng thuê đảo đó là bất hợp pháp, vì đó chỉ là quyết định của chính quyền địa phương. Vụ việc đã gióng một hồi chuông cảnh báo cộng đồng quốc tế, vì chính phủ Solomon trở nên cảnh giác chỉ sau hơn một tuần chuyển hướng quan hệ từ Đài Loan sang Trung Quốc.
Dường như Trung Quốc đã đề nghị đầu tư vào Quần đảo Solomon nhằm khích lệ chính quyền nước này chuyển hướng ngoại giao. Có tin đồn rằng nước này được viện trợ một gói trị giá 500 triệu đô la, với một số mục tiêu chưa xác định – vượt xa một số dự án của Đài Loan, trong đó có sân vận động quốc gia mới ở thủ đô Honiara mà Trung Quốc cam kết tiếp tục thực hiện. Một công ty Trung Quốc cũng mở lại một mỏ khai thác vàng ở Solomon dù nhiều người coi nó không có khả năng kinh tế mà dự án chỉ nhằm phô trương.
Trung Quốc sẽ tiếp tục một số dự án của Đài Loan, chẳng hạn như việc xây dựng sân vận động chính cho Thế vận hội Thái Bình Dương 2023 ở Honiara (ảnh: Fumi Matsumoto).
Loại hình đầu tư này của Trung Quốc đã khiến các quan chức chính phủ Úc và Mỹ lo ngại. Họ sợ rằng chính quyền Bắc Kinh đang giăng ngoại giao ‘bẫy nợ’, sử dụng các hoạt động cho vay làm mồi nhử để nhấn chìm các quốc gia Thái Bình Dương vào các khoản nợ không bền vững và sau đó những nước nhỏ hơn buộc phải hoán đổi các khoản nợ bằng những nhượng bộ địa chính trị, từ cho thuê cảng đến nhượng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trung Quốc đang giăng ngoại giao bẫy nợ ở Thái Bình Dương
Học giả Alexandre Dayant thuộc Viện Lowy trong một bài đăng tải trên Nikkei cho rằng, nếu Trung Quốc đang giăng ‘ngoại giao bẫy nợ’ ở Thái Bình Dương, sẽ có 4 giả thiết như sau: Đầu tiên, Trung Quốc sẽ khiến rủi ro nợ bền vững trong khu vực gia tăng, có nghĩa là các nước sẽ khó đáp ứng nghĩa vụ hoàn nợ. Thứ hai, Trung Quốc sẽ thể hiện họ có ưu thế chi phối là chủ nợ chính hoặc là nguồn cho vay mới đối với Thái Bình Dương. Thứ ba, các khoản vay của Trung Quốc sẽ đắt hơn nhiều so với các nhà cho vay chính khác. Và cuối cùng, dự kiến các khoản vay của Trung Quốc sẽ phân phối lệnh tới các nước đã vốn đối mặt với các rủi ro nợ tăng cao.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Lowy, do các học giả Alexandre Dayant và Roland Rajah cùng Jonathan Pryke đồng thực hiện, đã xem xét những câu hỏi này, và đánh giá tác động của các khoản vay Trung Quốc đối với tính bền vững nợ công của Thái Bình Dương hiện tại và trong tương lai bằng cách thu thập những dữ liệu từ Bản đồ Viện trợ Thái Bình Dương (Pacific Aid Map) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Theo IMF, rủi ro tính bền vững nợ công ở Thái Bình Dương đã tăng lên trong thập niên qua. Trong số 14 quốc gia được phân tích, vào năm 2011 chỉ có 2 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ. Năm 2018, có 6 quốc gia, và không có quốc gia nào được xem là rủi ro vỡ nợ thấp.
Trung Quốc vẫn chưa trở thành chủ nợ chính của Thái Bình Dương, các nhà tài trợ truyền thống như Ngân hàng Thế giới (World Bank) hoặc Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank), vẫn là nhà cung cấp khoản vay chi phối cho khu vực, chiếm 53% tổng số khoản vay được phân phối.
Trên thực tế, các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh thường thông qua các ngân hàng thương mại Trung Quốc theo lãi suất thị trường, và dường như ở Thái Bình Dương, Bắc Kinh thận trọng hơn. Phần lớn các khoản cho vay tại khu vực này do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc quản lý, với các điều khoản hào phóng hơn nhiều và chỉ đắt hơn một chút so với các nhà cho vay truyền thống ở Thái Bình Dương.
Mặc dù giá trị và chất lượng của các dự án có vốn vay từ Trung Quốc có thể bị nghi ngờ, nhưng các điều khoản của thỏa thuận cho vay chẳng hạn như lãi suất, thời gian gia hạn và giai đoạn trả nợ … tất cả đều được thể hiện hợp lý.
Đối với câu hỏi liệu các khoản vay của Trung Quốc phân phối lệnh tới các nước vốn đã đối mặt với các vấn đề nợ tăng cao? Theo các học giả, 90% các khoản vay của Trung Quốc trao cho các quốc gia có vùng hấp thụ các khoản nợ như vậy. 10% còn lại là các khoản vay được thực hiện đối với các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ, điều này báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn đối với các hoạt động cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc. Chiến lược có chủ ý này có thể cho thấy việc thiếu các cơ chế thể chế mạnh mẽ để ngăn chặn khả năng cho vay không bền vững.
Nhìn chung, chưa có bằng chứng nào cho việc chính quyền Trung Quốc đứng ngoài ngoại giao bẫy nợ ở Thái Bình Dương. Trung Quốc sẽ tiếp tục tốc độ cho vay của họ trong 10 năm tới, và trong 10 năm qua, chúng ta có thể thấy các vấn đề về tính bền vững công đáng kể ở các quốc gia như Samoa, Tonga và Vanuatu.
Rốt cuộc, các quốc đảo Thái Bình Dương đã hoàn nợ bằng các quyết định liên quan đến chủ quyền, do phần lớn các quốc gia trong khu vực đã nghĩ rằng Trung Quốc cho vay nhanh hơn phương Tây. Dữ liệu của Viện Lowy cho thấy, Papua New Guinea và Vanuatu đã mắc nợ Trung Quốc kể từ năm 2016. Trung Quốc đã đóng một vai trò không thể coi thường trong bối cảnh cho vay rủi ro này.
Thực tế là Bắc Kinh đã bắt đầu thận trọng hơn khi thực hiện các tác động tới tính bền vững nợ tiềm tàng của chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường. Năm ngoái, Bắc Kinh đã hỗ trợ một trung tâm đào tạo IMF giúp cải thiện năng lực quản lý nợ của các quốc gia liên quan đến BRI. Đầu năm nay, Trung Quốc cam kết Nguyên tắc Hoạt động của G-20 về Tài chính Bền vững và Nguyên tắc G-29 về Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Chất lượng. Theo các nhà nghiên cứu, Trung Quốc buộc phải có các bước đầy đủ hơn trong các tổ chức tài chính và trong tất cả các hoạt động cho vay, nếu muốn tránh khỏi việc bị kết tội giăng bẫy nợ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31937-can-tranh-xa-ngoai-giao-bay-no-cua-tq.html

Một “gái giải sầu” phục vụ 70 lính Thiên Hoàng

Thanh Hà
Hãng tin Nhật Kyodo ngày 06/12/2019 tiết lộ một số tài liệu chính thức của Quân Đội Thiên Hoàng từng quy định “một phụ nữ giải sầu phục vụ 70 quân nhân” trong thời kỳ chiến tranh. Các tài liệu nói trên được phát hành trong giai đoạn cuối thập niên 1930.
Một trong số 23 tài liệu được hãng tin Kyodo công bố, có một văn kiện đề năm 1938 do tổng lãnh sự Nhật tại Thanh Đảo (Qingdao), tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, gửi về bộ Ngoại Giao tại Tokyo, đòi “cung cấp” đủ cho quân số đang đồn trú tại đây. Lực lượng Hải Quân Nhật đòi “150 cô”
Một tài liệu thứ nhì do tổng lãnh sự Nhật tại Tế Nam (Jinan), cũng thuộc tỉnh Sơn Đông, nêu rõ nhu cầu cần “500 gái giải sầu”, trong đó gồm 101 cô gheisha của Nhật, 110 phụ nữ khác cũng từ xứ hoa anh đào và 228 phụ nữ Triều Tiên. Số phụ nữ Triều Tiên này bị đưa từ những vùng đất mà quân đội Nhật đã chiếm đóng từ năm 1910.
Vẫn theo hãng tin Kyodo, toàn bộ 23 tài liệu nói trên đã được Ban Thư Ký Nội Các Nhật thu thập trong thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2019. Nhưng trước đó, từ năm 1993 Tokyo đã chính thức xin lỗi về nạn phụ nữ châu Á bị cưỡng bức tình dục, phục vụ quân đội Nhật trong nửa đầu thế kỷ 20.
Đến nay không ai biết chính xác con số “gái giải sầu” là bao nhiêu. Nhiều công trình nghiên cứu nêu lên khả năng là đã có khoảng từ 20 ngàn đến hàng trăm ngàn người bị cưỡng bức tình dục. Đại đa số là các phụ nữ Nhật, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều nạn nhân người Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan.
Trước mắt bộ Ngoại Giao Nhật chưa lên tiếng về hồ sơ này. Còn phía Seoul coi đây là một bằng chứng mới về nạn “nô lệ tình dục” trong thời kỳ chiến tranh. Hồ sơ này vốn đang là cái gai trong quan hệ Nhật – Hàn.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191207-m%E1%BB%99t-g%C3%A1i-gi%E1%BA%A3i-s%E1%BA%A7u-ph%E1%BB%A5c-v%E1%BB%A5-70-l%C3%ADnh-thi%C3%AAn-ho%C3%A0ng

Người Nam Hàn không còn hy vọng

về việc thống nhất hai miền Nam Bắc

Tin Seoul, Nam Hàn – Vào năm 2005, Đức từng tặng cho Nam Hàn một đoạn của bức tường Berlin, như một biểu tượng cho niềm hy vọng về sự hợp nhất hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, rất nhiều người Nam Hàn đã hy vọng một kết quả tương tự cũng sẽ diễn ra tại quốc gia của họ.
Chính quyền Nam Hàn đã bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu về sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức, như chi phí kinh tế, hệ thống pháp luật, cách thực hiện các chương trình phúc lợi và xóa bỏ khác biệt về văn hóa. Tuy nhiên, đến nay, niềm hy vọng của nhiều người Nam Hàn đang mờ dần, và họ thậm chí còn nghi ngờ rằng trường hợp của Đức không phải là một hình mẫu thích hợp cho bán đảo Triều Tiên. Sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, chính trị, giữa 2 miền Nam Bắc Hàn hiện nay là quá lớn. Ngày nay, người Nam Hàn lo ngại nhiều hơn về việc sự thống nhất với Bắc Hàn sẽ gây tổn thất bao nhiêu cho nền kinh tế mạnh mẽ của họ. Vào năm 2018, cuộc thăm dò của một cơ quan chính phủ Nam Hàn cho thấy, chỉ 25% người dân nước này đồng ý tăng thuế để bù đắp chi phí xã hội nếu thống nhất với Bắc Hàn. Trong khi đó, về phần mình, Bình Nhưỡng luôn khó chịu mỗi khi Seoul nhắc đến hình mẫu của Đức, vì cho rằng sự liên hệ này cho thấy ý đồ muốn khuất phục Bắc Hàn, thay vì đàm phán hợp nhất với tư cách là đối tác bình đẳng.
Chính phủ Nam Hàn gần đây cho rằng hình mẫu của Đức có nhiều giới hạn vì diễn ra quá nhanh và bất ngờ, do đó, Seoul đã kêu gọi các nhà nghiên cứu nên chuyển sang tìm hiểu Liên Âu, một tổ chức kết hợp từ nhiều nước với nhiều hình thức kinh tế xã hội khác nhau.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nguoi-nam-han-khong-con-hy-vong-ve-viec-thong-nhat-hai-mien-nam-bac/

Cảnh sát trưởng Hong Kong

hứa ‘linh hoạt’ đối với biểu tình

Tân ủy viên cảnh sát Hong Kong cho biết hôm thứ Bảy 7/12 rằng lực lượng của ông sẽ có cách tiếp cận linh hoạt đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, vào lúc thành phố này chuẩn bị cho một cuộc biểu tình vào Chủ nhật 8/12 dự kiến sẽ thu hút một đám đông rất lớn.
Ông Chris Tang được bổ nhiệm hồi tháng trước, khi người tiền nhiệm của ông nghỉ hưu, giữa lúc các cuộc biểu tình kéo dài 6 tháng qua để phản đối chính quyền ở Hong Kong nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Đã có những lúc các cuộc biểu tình trở nên bạo lực.
Ông Tang đưa ra phát biểu ở Bắc Kinh trong một “chuyến thăm xã giao”, trong đó, ông báo cáo vắn tắt với các quan chức hàng đầu của Trung Quốc phụ trách công an, pháp lý và các vấn đề về Hong Kong.
“Chúng tôi sẽ sử dụng cách tiếp cận cả cứng rắn lẫn mềm dẻo. Chúng tôi sẽ nghiêm khắc đối với các hành động bạo lực bất hợp pháp như ném bom xăng, axit”, ông Tang nói với các phóng viên ở Bắc Kinh.
“Đối với các vấn đề khác, nếu có thể, chúng tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn”, ông nói.
Cảnh sát đã bật đèn xanh một cách hiếm hoi cho cuộc biểu tình do nhóm Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF) lên kế hoạch vào Chủ nhật. Nhóm này đã tổ chức các cuộc tuần hành nhìn chung là ôn hòa hồi mùa hè.
Cuộc tuần hành sắp tới sẽ là thước đo về sự ủng hộ cho phong trào dân chủ sau chiến thắng áp đảo của phong trào trong cuộc bầu cử địa phương hồi cuối tháng trước. Cảnh sát cho biết họ sẽ can thiệp ngay lập tức nếu cuộc tuần hành biến thành bạo lực.
Ông Tang nói ông hy vọng cuộc biểu tình hôm Chủ nhật sẽ diễn ra ôn hòa.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-truong-hong-kong-hua-linh-hoat-doi-voi-bieu-tinh/5196825.html

Chuyên gia TQ thăm dò đất hiếm ở Lào Cai

Việc một số chuyên gia Trung Quốc được công ty Cổ phần Khánh An của Việt Nam thuê thăm dò đất hiếm ở Lào Cai đang đặt ra những nghi ngại về vấn đề sử dụng lao động nước ngoài và nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 4/12 trích lời Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường cho biết, việc sử dụng công nghệ “mập mờ” của Trung Quốc trong việc thăm dò đất hiếm tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao.
Chuyên gia môi trường Lê Huy Bá nói nguyên nhân là vì việc tách chất hiếm ra khỏi quặng cần nhiều hóa chất, trong đó có một số chất phóng xạ.
Trước đó, Giám đốc điều hành dự án thăm dò đất hiếm của Công ty Cổ phần Khánh An khẳng định đơn vị này sử dụng công nghệ mới của Trung Quốc và lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam.
Mặt khác, giải thích những nghi ngại về việc sử dụng lao động thời vụ từ Trung Quốc do Công ty Khán An thuê, bà Đinh Thị Hưng, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lào Cai, phân trần lý do là vì “quy định”.
Theo đó, các lao động Trung Quốc được Công ty Khánh An thuê có thể làm việc dưới 3 tháng ở Việt Nam nên không cần xin giấy phép. Bà Hưng nói sau khi họ về nước khoảng 1 tháng trở lại Việt Nam sẽ được làm việc như thường vì họ đều khai báo, làm thủ tục đầy đủ.
Hồi đầu tháng 11 năm nay, Công ty Khánh An đã làm đơn xin vận chuyển 200 tấn quặng chứa nguyên tố hiếm đi phân tích, nhưng đã bị cơ quan chức năng không cho phép vì nghi có điểm bất thường.
Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Lào Cai cho biết cơ quan này đang có kế hoạch kiểm tra việc thăm dò đất hiếm của công ty Khánh An.
Trước đó, người dân sống gần khu vực thăm dò đã từng phản ảnh tình trạng ô nhiễm môi trường và cá chết hàng loạt, nhưng khi cơ quan quản lý môi trường Lào Cai kiểm tra công ty Khánh An thì nói không có phát hiện sai phạm.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31938-chuyen-gia-tq-tham-do-dat-hiem-o-lao-cai.html

Trung Cộng tìm cách lợi dụng mâu thuẫn

giữa Hoa Kỳ và Đồng Minh Châu Á

Tin Seoul, Nam Hàn – Chính quyền Trung Cộng hiện đang tìm cách lợi dụng mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ với Nam Hàn và Nhật, để thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng châu Á. Trong chuyến thăm Nam Hàn gần đây, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã tránh nhắc đến sự tức giận của Bắc Kinh về việc Seoul điều động hệ thống hỏa tiễn Hoa Kỳ, mà chỉ tập trung chỉ trích Washington.
Quan hệ giữa Washington với Seoul và Tokyo đang bị ảnh hưởng bởi việc chính quyền Trump muốn Nam Hàn trả thêm tiền để duy trì quân đội đồn trú, và than phiền rằng mức giao thương giữa Mỹ với các đồng minh châu Á là không công bằng. Trong hội nghị tại Nam Hàn, Ngoại Trưởng Vương Nghị đã ám chỉ rằng Hoa Kỳ đang gây ra tình trạng bất ổn trên thế giới, đe dọa đến sự phát triển của các nước châu Á. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Vương đến Nam Hàn trong vòng 4 năm qua, trong bối cảnh Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ đến thăm Trung Cộng vào cuối tháng, và hãng truyền thông Kyodo nói rằng ông Abe sẽ gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình, đồng thời tham dự hội nghị 3 nước với Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in tại tỉnh Tứ Xuyên. Theo giới quan sát, nhìn chung, việc Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với các nước láng giềng là điều tốt.
Nhưng điều đáng lo ngại ở đây là Trung Cộng làm việc này là vì muốn phá hoại ảnh hưởng của Hoa Kỳ, không phải vì muốn hòa thuận với các nước lân bang. Giới phân tích dự đoán, các nỗ lực của Bắc Kinh có thể sẽ không đem lại kết quả gì nhiều, vì Tokyo và Seoul sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì gây hại tới quan hệ đồng minh với Washington.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-tim-cach-loi-dung-mau-thuan-giua-hoa-ky-va-dong-minh-chau-a/

Nhà ngoại giao hàng đầu TQ:

Mỹ nên ngừng can thiệp vào nội bộ TQ

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong một cuộc điện đàm hôm thứ Bảy 7/12 rằng Hoa Kỳ nên ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, theo bản tin của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc.
Dẫn ra việc Mỹ thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2019 và Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong 2019, ông Dương nói Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng các mối quan hệ quốc tế, và kêu gọi Washington sửa chữa sai lầm của mình, cũng như ngay lập tức ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Hạ viện Hoa Kỳ hôm 3/12 thông qua luật đòi hỏi phải có phản ứng mạnh mẽ hơn đối với việc Bắc Kinh đối xử với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và các nhà hoạt động cho rằng Trung Quốc đã giam giữ có thể tới một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam tập thể ở Tân Cương, miền viễn tây Trung Quốc.
Trung Quốc nói các trại đó là một phần của cuộc trấn áp khủng bố và tại đó cũng có hoạt động đào tạo nghề. Nước này phủ nhận về bất kỳ sự ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Đạo luật Duy Ngô Nhĩ được thông qua tiếp sau một luật khác mới đây được Tổng thống Donald Trump ký ban hành nhằm bảo vệ quyền con người ở Hồng Kông trong bối cảnh có sự đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
Ông Dương nói các quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố xuyên tạc và tấn công hệ thống chính trị Trung Quốc cũng như các chính sách đối nội lẫn đối ngoại của nước này, và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Ông Dương nói với ngoại trưởng Mỹ rằng Trung Quốc bày tỏ sự phản đối và lên án mạnh mẽ điều này.
https://www.voatiengviet.com/a/nha-ngoai-giao-hang-dau-tq-my-nen-ngung-can-thiep-vao-noi-bo-tq/5196844.html

Cựu quan chức Philippines khiếu nại Tập Cận Bình

 ’hành động tàn bạo’ ở Biển Đông

Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) cho biết họ không có thẩm quyền đối với khiếu nại của Phillipines về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
CNN hôm 5/12 cho hay các cựu quan chức Philippines đã khiếu nại lên ICC việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc – những người bị cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người – đã có những “hành động tàn bạo” ở Biển Đông.
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Có mâu thuẫn trong Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN?
Biển Đông: Philippines không bỏ phán quyết PCA
Quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ đến cuối 2019 có gì đặc biệt?
Trung Quốc: Hoa Kỳ ‘cần ngừng can thiệp’ ở Biển Đông
Hoa Kỳ lên án mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông
Theo đó, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario và cựu Thanh tra Conchita Morales đệ trình lên ICC một khiếu nại về việc ông Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương
Nghị và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa đã “hành động tàn bạo” ở Biển Tây Philippines, một phần của Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Nhưng công tố viên ICC cho biết họ không thể có phán quyết gì đối với khiếu nại này vì Trung Quốc không tham gia Quy chế Rome – một hiệp ước khai sinh ra ICC – và rằng các cáo buộc về tội ác chống lại loài người xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Philippines, nơi tòa cho rằng không được coi là một phần lãnh thổ nước này.
Tòa ICC ra đời năm 2002 để buộc các cá nhân phải chịu trách nhiệm trước tội ác tàn bạo của mình với nhân loại.
ICC nói thêm rằng ‘lãnh thổ’ được định nghĩa theo Quy chế Rome chỉ bao gồm vùng đất liền, vùng nước nội địa, lãnh hải và vùng trời phía trên các khu vực này và không bao gồm EEZ – một khu vực cách bờ biển của một quốc gia ven biển 200 hải lý trong đó thực thi quyền chủ quyền, nhưng không có chủ quyền.
Do đó, hành vi phạm tội hình sự diễn ra ở EEZ và thềm lục địa về nguyên tắc nằm ngoài lãnh thổ của một quốc gia ven biển và do đó, không nằm trong Quy chế Rome, công tố viên của ICC nói.
Khiếu nại của hai vị cựu quan chức Philippines cho hay sự xâm lấn của Trung Quốc tại các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, dẫn đến “các hoạt động cải tạo trái phép và phá hoại môi trường, và các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo” do ông Tập Cận Bình khởi xướng.
Hai ông nói rằng Bắc Kinh đã gây ra sự hủy hoại môi trường gần như vĩnh viễn trong khu vực, khiến sinh kế của ngư dân Philippines gặp nguy hiểm.
Trung Quốc không phải là thành viên của ICC và Philippines chính thức rời tòa án quốc tế này vào ngày 17/3 – hai ngày sau khi các cựu quan chức Philippines nộp đơn khiếu nại.
Ông Del Rosario và Morales, trong một thông cáo hôm 5/12, cho biết công tố viên ICC “Không bác bỏ khiếu nại của chúng tôi”.
“Các công tố viên hoan nghênh ‘các dữ liệu và bằng chứng mới’ để tiến hành vụ án và chúng tôi đang cung cấp cho họ”, hai cựu quan chức nói. “Điều này chỉ củng cố quyết tâm của chúng tôi.”
Một tòa án quốc tế có trụ sở ở Hague được hậu thuẫn bởi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã vô hiệu hóa các yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Họ công nhận quyền chủ quyền của Philippines tại các khu vực trong EEZ, nơi Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo và cấm ngư dân Philippines đánh cá, đồng thời can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí.
Tòa án không phán quyết quốc gia nào có chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough – nằm cách Zambales khoảng 120 hải lý – nhưng cho biết Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines ở đó.
Toà PCA cũng cho biết việc cải tạo đất quy mô lớn của Trung Quốc và việc nước này xây dựng các đảo nhân tạo tại bảy bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đã gây ra “tác hại nghiêm trọng” cho các rạn san hô và môi trường biển ở đó.
Việt Nam có thể rút tỉa được gì?
Việc khiếu nại của Philippines diễn ra trong khi Việt Nam dường như cũng đang xem xét có nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không và nếu có thì nên đưa ra những tòa nào, vào thời điểm nào.
Thứ trưởng Ngoại giao VN: Không loại trừ việc kiện TQ về Biển Đông
Từng có nhiều đồn đoán và tranh luận trên các diễn đàn mạng tại Việt Nam về việc chính phủ có nên kiện Trung Quốc không, đặc biệt sau khi Trung Quốc mang tàu thăm dò và tàu hải giám vào khu EEZ của Việt Nam tại Bãi Tư Chính mới đây.
Trong khi chưa có thông tin chính thức nào từ phía chính phủ Việt Nam, hôm 6/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung nói rằng trong nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam không loại trừ khả năng tiến hành các hành động pháp lý‎, theo Reuters.
Ông Bill Hayton, chuyên gia về biển Đông tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, nói với Reuters rằng có thể điều này sẽ dẫn đến có sự chia rẽ lớn về chính trị trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có lẽ là lựa chọn duy nhất còn lại với Việt Nam.
Các tòa được các chuyên gia nhắc tới khi bàn về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc là Tòa quốc tế về Luật Biển, và Tòa Trọng tài Thường trực PCA.
Ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nói với RFI hôm 14/10 rằng tất cả các tòa, trừ Tòa án Công lý Quốc tế (IJC), đều không có cơ chế để thực hiện phán quyết.
Tuy nhiên ông Hoàng Việt nói thêm rằng không phải như vậy là tòa không có tác dụng bởi Trung Quốc dù sao vẫn dè chừng luật pháp quốc tế. Chẳng hạn, Trung Quốc dù phản đối phán quyết năm 2016 của PCA nhưng đã “xuống thang” rất nhiều đối với Philippines, và đã phải tốn rất nhiều công sức, tiền bạc để huy động các cơ quan ngoại giao của họ chống lại phán quyết này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50682706

Indonesia cảnh giác nguồn đầu tư TQ

Ủy ban Chống tham nhũng Indonesia (KPK) cảnh báo mối đe dọa từ nguồn đầu tư Trung Quốc, lo ngại Bắc Kinh tăng cường gây sức ép kinh tế đối với quốc gia Đông Nam Á này, theo Bloomberg.
“Chúng tôi khuyên chính phủ phải thận trọng hơn với đầu tư từ Trung Quốc. Họ đầu tư phục vụ mục đích kinh doanh, cùng lúc cố tăng cường ảnh hưởng về mặt kinh tế”, Phó chủ tịch KPK Laode Muhammad Syarif cho biết.
Tuyên bố được đưa ra giữa lúc dư luận lo ngại tình trạng thiếu minh bạch trong dự án tuyến đường sắt cao tốc dài 140 km, nối thủ đô Jakarta với TP.Bandung, trị giá 6 tỉ USD (138.776 tỉ đồng).
Dự án này bị trì hoãn nhiều lần và nguồn vốn chủ yếu là các khoản vay từ Trung Quốc. “Các công ty Trung Quốc là những nhà đầu tư quan trọng, nhưng Indonesia phải cảnh giác”, ông Syarif lưu ý.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31933-indonesia-canh-giac-nguon-dau-tu-tq.html

Liệu thuốc tiêm tránh thai đầu tiên cho nam giới

sẽ hiệu quả?

Từ trước đến nay, chỉ có hai giải pháp tránh thai cho nam giới.
Một là đeo bao cao su, hai là phẫu thuật triệt sản hay còn gọi là thắt ống dẫn tinh để cắt hoặc bịt kín hai ống mang tinh trùng đến dương vật.
Trong khi đó thuốc tránh thai nam và gel tránh thai vẫn đang được nghiên cứu.
Nhưng Ấn Độ cho biết họ sẽ sớm ra mắt thuốc tiêm ngừa thai cho nam giới đầu tiên trên thế giới. Liệu đây có thể là biện pháp tránh thai nam thành công không?
‘Tại sao chúng ta quan hệ tình dục?’
Nếu nữ ép nam quan hệ thì có phải là cưỡng hiếp?
Tình dục đường miệng nguy hiểm với bệnh lậu
Bệnh nghiện tình dục là bệnh có thực?
Được phát minh bởi Sujoy Guha, một kỹ sư y sinh học tại Delhi, 78 tuổi, loại thuốc này sẽ được tiêm vào ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật sau khi được gây tê. Các nhà nghiên cứu tuyên bố, biện pháp tránh thai này không có nội tiết tố, và tác dụng có thể kéo dài trong 13 năm.
Sau nhiều năm thử nghiệm trên người, loại thuốc có tên Risug đã sẵn sàng. Nó là một loại gel làm vô hiệu hoá tinh trùng. Sau đó, nếu cần khôi phục lại khả năng sinh sản thì cần tiêm một loại thuốc thứ hai làm hòa tan gel, hy vọng sẽ đảo ngược tác dụng ban đầu. Tuy nhiên loại thuốc thứ hai này vẫn chưa được thử nghiệm trên người, mặc dù đã được thử nghiệm trên động vật.
Và, giống như các phương pháp tránh thai không có lớp rào cản, tiêm thuốc ngừa thai sẽ không thể giúp tránh khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục.
“Đây sẽ là một biện pháp tránh thai đẳng cấp thế giới dành cho nam giới. Nó an toàn, hiệu quả và lâu dài. Chúng tôi hy vọng nó sẽ được cấp phép để sản xuất trong tương lai rất gần,” RS Sharma, một nhà sinh học sinh sản tại Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ, vốn cũng là nơi nghiên cứu chính của loại thuốc này.
Nhưng các câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là một biện pháp tránh thai có thể đảo ngược.
Một số nhà khoa học cho biết Risug thực sự là một sự thay thế cho việc cắt bỏ ống dẫn tinh, điều mà các nhà nghiên cứu Ấn Độ không hoàn toàn phủ nhận.
“Khía cạnh tránh thai của thuốc vẫn cần được đánh giá bằng các nghiên cứu về khả năng đảo ngược. Hiện tại nó có vẻ giống như một phương pháp triệt sản. Sự đảo ngược là cần thiết để cho phép thuốc trở thành một biện pháp tránh thai,” Michael Skinner, một nhà sinh học sinh sản tại Đại học bang Washington nói.
Bác sĩ Guha đồng ý. “Chúng tôi không tuyên bố đã đạt được sự đảo ngược ở thời điểm hiện tại, mặc dù tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm ở người. Hiện tại, thuốc được xem là một cải tiến
trong việc thắt ống dẫn tinh. Nó sẽ gây ít tổn thương hơn cho nam giới và sẽ không có chấn thương vùng bị phẫu thuật,” ông nói.
Đầu năm nay, Tiến sĩ Sharma đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng của thuốc. Khoảng 139 người đàn ông đã kết hôn, dưới 41 tuổi và có ít nhất hai con, được tiêm thuốc và được theo dõi trong sáu tháng.
Vợ của 133 người đàn ông đã không có thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Theo kết quả, loại thuốc này không có tác dụng đối với sáu người đàn ông còn lại do sự cố “rò rỉ” từ ống tiêm hoặc các ống tinh bị rách, theo kết quả.
Nhưng đối với một số nhà nghiên cứu như Stephanie Page, giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Washington, tỷ lệ thất bại có vẻ mờ nhạt này là rất đáng kể.
“Điều đó có thể không khác gì so với việc phẫu thuật thắt ống dẫn tinh về mặt tác dụng phụ và tỷ lệ thất bại. Cần nhiều dữ liệu hơn,” Giáo sư Page nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-50697624

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.