Tin khắp nơi – 04/12/2019
Wednesday, December 4, 2019
6:34:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Đòn thuế của Donald Trump
làm phức tạp thêm đàm phán thương mại
Anh VũTổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục sử dụng đòn trừng phạt thuế quan để gây áp lực và nắn gân các đối tác thương mại dù đó là đồng minh hay đối thủ cạnh tranh trực diện. Một chiến lược đã trở nên quá quen thuộc vì ai cũng biết ông là bậc thầy sử dụng đòn thuế quan một cách thành thục như một nghệ thuật đàm phán. Tuy nhiên cách làm này ngày càng trở nên khó hiểu và làm cho các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ trở nên bất trắc.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổng thống Mỹ đã có hàng chục lần đe dọa đánh thuế đối phương để buộc họ ngồi vào bàn đàm phán, dĩ nhiên là dành phần lợi cho Mỹ. Edward Alden, chuyên gia về chính sách thương mại tại Coucil on Foreign Ralation (CFR) phân tích : « Tôi cho rằng cách duy nhất để hiểu những việc đó là phải công nhận tổng thống Trump là người thích các biểu thuế. Nhưng biểu thuế không phải là thứ vũ khí hiệu quả nhất. Thế nhưng ông Trump vẫn tin là đòn thuế sẽ gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh và có lợi cho kinh tế Mỹ ».
Thực tế kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng vững chắc hơn dự báo trong quý 3 năm nay, khoảng 2,1%. Nhưng kết quả đó là do sức mua của người tiêu dùng và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ .
Phải thừa nhận kinh tế Trung Quốc cũng lao đao vì các đòn thuế quan của Mỹ. Washington có thể giáng thêm đòn nặng nề vào nền kinh tế thứ 2 thế giới nếu như từ ngày 15/12 tới tiếp tục tăng thuế 15% đối với 160 tỷ đô la hàng tiêu dùng hàng ngày sản xuất tại Trung Quốc, trong đó có điện thoại di động và quần áo thể thao… Nhưng theo các nhà kinh tế, nếu tổng thống Mỹ không nhanh chóng xem lại quyết định của mình thì viễn cảnh đạt thỏa thuận thương mại chấm dứt cuộc thương chiến Mỹ – Trung sẽ không bao giờ có.
Trung Quốc giờ không còn là mục tiêu duy nhất của Mỹ nữa. Tổng thống Donald Trump hôm 02/12 thông báo áp thuế lên mặt hàng thép nhôm của Brazil và Achentina, đồng thời cân nhắc tăng thuế lên đến 100% đối với 2,4 tỉ đô la hàng tiêu dùng phổ biến của Pháp để trả đũa việc Paris đánh thuế các nhà khổng lồ tin học Mỹ, Google, Apple, Facebook và Amazon.
Chưa dừng lại đó, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho hay, chính phủ đang tìm hiểu xem liệu có nên mở các cuộc điều tra tương tự về thuế dịch vụ kỹ thuật số của Áo, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Trừng phạt bằng thuế giờ đây như là một bộ phận không tách rời với chính sách thương mại của Washington. Có điều là những đe dọa hay quyết định áp thuế của Nhà Trắng được đưa ra bởi một lãnh đạo có tính khí thất thường, khó lường như ông Donald Trump. Giáo sư về chính sách thương mại tại
Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và là một chuyên gia về Trung Quốc, ông Eswar Prasad nhận xét : Tính khí đồng bóng, lúc nóng lúc lạnh của ông Trump sẽ làm cho các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ với các đối tác thương mại chính của mình trở nên bất trắc, khó hiểu. Thêm vào đó, những thay đổi bất ngờ giữa các cuộc thương lượng vốn đã phức tạp khiến cho các nhà đàm phán của Mỹ không biết đường nào mà hành động hay giải thích.
Trong khi đó, giới chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả và lo ngại những hậu quả từ các biện pháp thuế quan mới của ông Donald Trump có thể làm hỏng các cuộc đàm phán đang và sẽ diễn ra với các quốc gia ở châu Á và châu Âu.
Bên cạnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc cho đến giờ không nhìn thấy hồi kết, chính quyền Donald Trump vẫn không ngại mở rộng cuộc chiến thuế quan ra khắp các châu lục với mọi đối tác bất kể đó là ai, một cuộc chiến dường như không có mục tiêu rõ ràng.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191204-%C4%91%C3%B2n-thu%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-donald-trump-l%C3%A0m-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p-th%C3%AAm-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i
Mỹ – Trung cạnh tranh bán vũ khí cho Thái Lan
Kể từ khi mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã chớp lấy cơ hội để gia tăng hợp tác mua bán vũ khí cho Bangkok.Quan hệ Mỹ – Thái đã trở nên lạnh nhạt kể từ cuộc đảo chính của quân đội Thái Lan vào năm 2014. Sự kiện này buộc Mỹ thi hành luật giới hạn hợp tác quân sự với Thái Lan cho tới khi một chính quyền dân chủ lại nắm quyền.
Theo Hãng tin Bloomberg của Mỹ, lợi dụng thời cơ, Trung Quốc nhanh chóng nhảy vào đẩy mạnh hợp tác quân sự và nhanh chóng ký với Bangkok 10 thỏa thuận mua bán vũ khí lớn. Trong đó, một thỏa thuận đã trở thành thương vụ mua bán khí tài lớn nhất Thái Lan từng thực hiện: hợp đồng trị giá 1,03 tỉ USD mua 3 tàu ngầm và 48 xe tăng, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm.
“Về lâu dài, sự thay đổi trong quan hệ Mỹ – Thái cho thấy Thái Lan đã nhận ra họ đang nằm ở trọng tâm của cuộc tranh chấp vị trí địa lý chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á”, ông Paul Chambers, giám đốc nghiên cứu của Viện Các vấn đề Đông Nam Á tại Chiang Mai, cho biết.
Sau cuộc bầu cử hồi tháng 3 tại Thái Lan, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng hành động để giành lại vị trí của mình. Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo ca ngợi Thái Lan đã “trở lại với nền dân chủ” trong chuyến thăm Bangkok hồi tháng 8.
Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xúc tiến chiến lược xuất khẩu vũ khí “Buy American – Mua hàng Mỹ”, theo Bloomberg.
Hồi tháng 8 năm nay, Thái Lan cho biết sẽ nhận 70 chiếc xe bọc thép Stryker của Mỹ trong giai đoạn cuối năm, đồng thời dự tính mua thêm 50 chiếc nữa. Đến tháng 9, quân đội Thái Lan tiếp tục cho biết đang thực hiện hợp đồng trị giá 138 triệu USD mua 8 chiếc trực thăng trinh sát – tấn công hạng nhẹ AH-6i của lục quân Mỹ.
Ngoài chuyện mua bán vũ khí, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cũng mở rộng ra vấn đề tập trận quân sự trong những năm gần đây. Thái Lan hiện tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận “Cobra Gold” (Hổ mang Vàng) do Mỹ hỗ trợ, vốn được cho là cuộc tập trận quân sự đa phương thường niên lớn nhất châu Á, trong đó có sự tham gia của 29 lực lượng gồm 4.500 quân nhân Mỹ và hàng chục của Trung Quốc.
Thái Lan tiếp tục thể hiện sự cân bằng khi đồng thời tham gia thêm các cuộc tập trận giữa Trung Quốc và những nước Đông Nam Á khác.
Theo dữ liệu của SIPRI, doanh số bán vũ khí thường (không phải hạt nhân) của Trung Quốc tăng từ 644 triệu USD năm 2008 lên 1,04 tỉ USD năm 2018. Tuy nhiên xét giá trị thương mại tổng thể, con số này chưa vào đâu so với Mỹ, vốn đã xuất khẩu các lô hàng trị giá 10,5 tỉ USD cho quân đội nước ngoài năm 2018.
http://biendong.net/bi-n-nong/31881-my-trung-canh-tranh-ban-vu-khi-cho-thai-lan.html
Mỹ ngăn TQ dùng Hong Kong
làm cửa ngõ nhập công nghệ cao từ Mỹ
Theo dự luật Hong Kong được ông Trump ký, Washington sẽ giám sát chặt chẽ hơn thương mại với Hong Kong nhằm đảm bảo đặc khu này không bị sử dụng như một cửa ngõ để vận chuyển hàng công nghệ cao của Mỹ sang đại lục.Báo SCMP ngày 1-12 dẫn lời các nhà phân tích cho biết việc giám sát chặt chẽ hoạt động buôn bán “công nghệ kép” với Hong Kong diễn ra trong bối cảnh Washington đang ngày càng lo ngại việc Trung Quốc sử dụng công nghệ Mỹ.
Trước đó, ngày 27-11, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua dự luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong, trong đó có đề cập đến bán hàng hóa công nghệ “kép” (dùng cho cả thương mại và quân sự) đặc khu.
Luật mới này có nội dung Hong Kong phải chịu sự đánh giá hằng năm theo luật quản lý xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, luật này cũng giúp giám sát và giới hạn các thương vụ mua bán tiềm năng các sản phẩm ‘nhạy cảm’ ra nước ngoài.
Theo luật mới này, Bộ Thương mại Mỹ có quyền điều tra xem liệu các công nghệ kép có đang được vận chuyển một cách bất hợp pháp từ Hong Kong sang Trung Quốc hay không. Luật cũng đề cập đến các khu vực cần theo dõi, bao gồm hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc và các chương trình giám sát hàng loạt được Bắc Kinh áp dụng để theo dõi cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương.
Dù vậy, ông Louis Chan, trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu tại Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong, nhận định rằng đạo luật sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Hong Kong.
“Chính quyền Hong Kong coi những lo ngại của Mỹ khi yêu cầu quản lý xuất khẩu là nghiêm túc. Cục Thương mại và công nghiệp Hong Kong (TID) và hải quan sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để đảm bảo Hong Kong không bị sử dụng như một cửa ngỏ để mọi người né luật quản lý xuất khẩu” – ông Chan nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31884-my-ngan-tq-dung-hong-kong-lam-cua-ngo-nhap-cong-nghe-cao-tu-my.html
Hoa Kỳ gửi người di dân Salvador đầu tiên
về Guatemala theo thoả thuận tầm trú
Vào hôm thứ ba (3 tháng 12), chính quyền Guatemala cho biết họ đã tiếp nhận công dân Salvador đầu tiên từ Hoa Kỳ theo thỏa thuận di trú mới, tức thỏa thuận chỉ định quốc gia Trung Mỹ Guatemala là quốc gia thứ ba an toàn cho người tầm trú.Chương trình này đã bắt đầu vào cuối tháng 11, khi một người đàn ông Honduran bay từ El Paso, Texas, đến thành phố Guatemala trên một chiếc Boeing 737 gần như trống rỗng. Đợt tiếp nhận hôm thứ ba (3 tháng 12) đánh dấu chuyến bay thứ hai của người tầm trú về Guatemala.
Phát ngôn viên của viện di trú Guatemala cho biết, chiếc máy bay đến Guatemala vào sáng thứ Ba, bay từ Mesa, Arizona cũng chứa 84 người Guatemala và hai người Armenia trên máy bay.
Phát ngôn viên không nói rõ liệu những người di dân từ Honduras và El Salvador sẽ xin tị nạn ở Guatemala hay trở về nước họ. Thỏa thuận tầm trú này đánh dấu một thành tựu chính sách cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã yêu cầu sự giúp đỡ từ Mexico và Trung Mỹ trong việc kiềm chế dòng người di dân đang tìm cách xin tị nạn tại Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-gui-nguoi-di-dan-salvador-dau-tien-ve-guatemala-theo-thoa-thuan-tam-tru/
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về nhân quyền
cho người Uighur, Trung Quốc phản đối
Trung Quốc hôm 4/12 lên tiếng phản đối việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua dư luật Uighur 2019 vào hôm thứ Ba, ngày 3/12, đòi hỏi có những biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Bắc Kinh sau những cáo buộc về vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói dự luật “cố tình nói xấu tình hình nhân quyền ở Tân Cương và gây mất uy tín cho những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố ở khu vực”.
“Vấn đề cốt lõi của Tân Cương (thuộc Trung Quốc) không phải là nhân quyền, người thiểu số hay tôn giáo; thay vào đó, vấn đề cốt lõi là chống chủ nghĩa khủng bố và chống chủ nghĩa ly khai… Chúng tôi cảnh báo Hoa Kỳ rằng Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc và không có chỗ cho lực lượng nước ngoài”, tuyên bố có đoạn viết.
Tuyên bố cũng đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ có thêm những phản ứng khi tình hình có những thay đổi nhưng không nói rõ là phản ứng cụ thể gì.
Theo dự luật mới, chính quyền Mỹ có nhiệm vụ xác định và áp dụng cấm vận đối với các quan chức được cho là có trách nhiệm liên quan đến những trại tập trung giam giữ những nhóm người thiểu số ở khu tự trị Tân Cương.
Dự luật cũng thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc những công nghệ của Mỹ có thể được dùng để hạn chế quyền riêng tư, tự do đi lại và các quyền con người cơ bản khác.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc được cho là đã tiến hành giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo Uighur và những người thuộc các nhóm Hồi giáo thiểu số khác vào các trại tập trung. Họ bị bắt phải học các bài tuyên truyền về chính trị.
Bắc Kinh nói rằng những cơ sở này là các trung tâm đào tạo nghề và là sự đáp ứng đúng cho mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-house-passes-uygur-bill-china-protests-12042019072315.html
Chứng cứ luận tội Trump quá choáng ngợp –
báo cáo của Hạ viện
Cần những điều kiện gì để luận tội một tổng thống?Chứng cứ về những hành vi sai trái để luận tội Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhiều một cách choáng ngợp, theo ủy ban điều tra luận tội.
Tổng thống đã đặt quyền lợi chính trị của cá nhân “lên trên quyền lợi của nước Mỹ,” một báo cáo then chốt gửi tới các nhà lập pháp thuộc Hạ viện cho hay.
Luận tội một tổng thống có dễ không?
Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Ông Trump đặt tư lợi cao hơn quyền lợi của đất nước bằng cách tìm cách “kêu gọi can thiệp nước ngoài” từ Ukraine để giúp ông trong cuộc tái tranh cử 2020, theo báo cáo.
Báo cáo được soạn ra để tạo hồ sơ vụ xử loại ông Trump khỏi ghế tổng thống.
Ông Trump phủ nhận mọi cáo buộc, và mô tả cuộc điều tra luận tội như “một cuộc săn phù thủy”.
Trước khi bản phác thảo báo cáo được công bố, ông Trump đã tấn công cuộc điều tra của đảng Dân chủ rằng nó “rất không yêu nước”.
Sau khi báo cáo được công bố, thư ký Nhà Trắng Stephanie Grisham nói đảng Dân chủ “hoàn toàn thất bại trong việc đưa ra bằng chứng về các việc làm sai trái” và rằng báo cáo này “chẳng phản ánh gì ngoài sự thất vọng của chính họ.”
Báo cáo này hiện đã được gửi tới Ủy ban Tư pháp Hạ viện, nơi sẽ bắt đầu quá trình luận tội hôm thứ Tư và sẽ chính thức xem xét các tội danh của ông Trump.
Báo cáo nói gì?
Báo cáo điều tra luận tội Trump-Ukraine được Ủy ban Thường trực về Tình báo của Hạ viện công bố hôm thứ Ba.
Báo cáo cho hay cuộc điều tra “bóc trần các nỗ lực kéo dài hàng tháng trời của Tổng thống Trump nhằm sử dụng quyền lực của mình để kêu gọi sự can thiệp nước ngoài có lợi cho ông trong cuộc bầu cử 2020.”
“Mưu đồ của Tổng thống Trump đã làm sụp đổ chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Ukraine và làm suy yếu an ninh quốc gia trong nỗ lực thúc đẩy hai cuộc điều tra có động cơ chính trị nhằm giúp cho chiến dịch tái tranh cử của ông ta,” báo cáo viết.
“Tổng thống Trump yêu cầu Tổng thống Ukraine mới đắc cử, ông Volodymyr Zelensky, công khai tuyên bố điều tra một đối thủ chính trị mà ông Trump có vẻ e ngại nhất, cựu phó Tổng thống Mỹ, và tung ra một thuyết âm mưu rằng Ukraine, chứ không phải Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Các chứng cứ về việc làm sai trái này hiện nhiều một cách choáng ngợp “và các chứng cứ rằng ông ta cản trở Quốc hội cũng vậy”, báo cáo cho hay.
Các chi tiết mới nổi bật
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Bất cứ ai nghe phát biểu bế mạc của Adam Schiff tại phiên điều trần luận tội hai tuần trước có lẽ sẽ không ngạc nhiên với báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố hôm thứ Ba. Tuy nhiên, báo cáo dài 300 trang ẩn giấu những thông tin mới nổi bật.
Công ty AT&T cung cấp cho các nhà điều tra dữ liệu về các cuộc gọi của ông Rudy Giuliani – và dữ liệu này cho thấy thời gian và mức độ các cuộc hội thoại mà luật sư riêng của ông Donald Trump thực hiện với Nhà Trắng.
Bắt đầu vào tháng Tư năm nay, ông Giuliani đã có vô số các cuộc điện đàm với các số điện thoại trong danh sách của Nhà Trắng và, đặc biệt, với Cục Quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ – một cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm cho việc đình lại gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Trong khi chi tiết các cuộc trao đổi này chưa được làm rõ, sự tồn tại của những cuộc gọi đơn giản đã xói mòn lập luận của một số người bảo vệ tổng thống rằng ông Giuliani hoạt động độc lập với các quan chức trong chính quyền Trump.
Nhiều nhân chứng, bao gồm Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu, ông Gordan Sondland, đã khai rằng ông Giuliani đã chỉ đạo họ, theo lệnh của tổng thống, gây áp lực buộc quan chức Ukraine phải mở cuộc điều tra có lợi về chính trị cho ông Trump.
Hiện giờ quan hệ giữa ông Giuliani và Nhà Trắng đã trở nên rõ ràng hơn.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Ủy ban Tình báo bỏ phiếu phê duyệt báo cáo với 13 phiếu thuận, 9 phiếu chống, và gửi tới Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Các phiên điều trần của hội đồng tư pháp sẽ bắt đầu với bốn học giả về hiến pháp, người sẽ giải thích luận tội sẽ được thực hiện như thế nào. Nhà Trắng đã từ chối tham gia các phiên điều trần, cho rằng nó thiếu “công bằng”.
Trong số các tội danh chính thức đang được xem xét, có lạm dụng quyền lực, cản trở công lý và khinh miệt Quốc hội.
Các đảng viên Dân chủ quyết tâm bỏ phiếu luận tội ở Hạ viện viện trước khi năm 2019 kết thúc, với viễn cảnh một phiên tòa sẽ được mở ở Thượng viện vào đầu tháng Một.
Đảng viên Cộng hòa nói gì?
Trước khi bản phác thảo báo cáo của đảng Dân chủ được công bố, đảng Cộng hòa đã công bố báo cáo dài 123 trang của mình, lên án các “quan chức không được dân bầu” đã ra làm chứng, nói rằng những người này “bất đồng sâu sắc với phong cách của Tổng thống Trump, cả về quan điểm và quyết định”.
Báo cáo này buộc tội đảng Dân chủ đã “cố gắng quay ngược ý chí của người Mỹ” và lập luận rằng họ đã cố gắng lật đổ tổng thống từ ngày đầu tiên ông nhậm chức.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff bác bỏ luận điệu của đảng Cộng hòa, nói rằng nó “nhắm vào một khán giả”, ông Trump, và “bỏ qua bằng chứng áp đảo” là ông Trump có những hành vi sai trái.
Ở Luân Đôn, nơi ông đang tham dự kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh quốc phòng Nato, ông Trump đã gọi ông Schiff là “kẻ điên”, “tâm thần”, và “loạn trí”.
Trump bị cáo buộc gì?
Đảng Dân chủ nói ông Trump đã ra giá hai lần với Ukraine – 400 triệu đô la viện trợ quân sự vốn đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, và một cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng với ông Zelensky – để đạt được các cuộc điều tra. Họ cho rằng áp lực chính trị này, đặt lên một đồng minh dễ bị tổn thương của Mỹ, là lạm dụng quyền lực.
Cuộc điều tra đầu tiên mà ông Trump muốn Ukraine thực hiện là nhắm vào ông Biden, đối thủ chính của ông, và con trai ông Biden là Hunter. Ông Hunder từng làm trong ban quản trị một công ty năng lượng của Ukraine khi ông Joe Biden đang làm Phó Tổng thống Mỹ.
Điều thứ hai mà ông Trump yêu cầu là Ukraine phải cố đưa ra một thuyết âm mưu rằng Ukraine, chứ không phải Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Thuyết âm mưu này được công bố rộng rãi, và các cơ qan tình báo Mỹ nhất trí cho rằng Moscow đứng sau các vụ tấn công hệ thống email của đảng Dân chủ năm 2016.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Prystaiko phủ nhận mọi cáo buộc rằng nước này đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016
Luận tội được thực hiện như thế nào?
• Luận tội là phần đầu tiên – đưa ra các cáo buộc – của một quá trình chính trị gồm hai giai đoạn để Quốc hội có thể bãi nhiệm một tổng thống
• Nếu Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội, Thượng viện buộc phải tổ chức một phiên tòa
• Một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện đòi hỏi phải chiếm đa số hai phần ba để kết án tổng thống – được tiên đoán là không thể xảy ra trong trường hợp này, do đảng của ông Trump đang kiểm soát Thượng viện.
• Chỉ có hai tổng thống Hoa Kỳ trong lịch sử – Bill Clinton và Andrew Johnson – từng bị luận tội nhưng không bị kết án và không bị bãi nhiệm
• Tổng thống Nixon từ chức trước khi ông có thể bị luận tội
Luận tội và phế truất Tổng thống Trump: Dễ hay khó?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50654396
Luận tội Tổng thống Trump tiến thêm một bước nữa
Các thành viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội hôm thứ Tư bắt đầu các thủ tục tố tụng dự kiến sẽ kết thúc với những cáo buộc luận tội chống TT Donald Trump, một ngày sau khi các dân biểu Dân chủ tố cáo ông Trump lạm dụng chức vụ Tổng thống để bảo đảm được tái cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.Theo Reuters thì sau hơn hai tháng điều tra, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ sẽ mở phiên điều trần để xem xét xem liệu những hành vi sai trái của TT Trump liên quan tới Ukraine có hội đủ các điều kiện để cấu thành “các trọng tội và khinh tội” bị trừng phạt qua thủ tục luận tội hay không -dựa trên Hiến pháp của Hoa Kỳ.
Ủy ban Tư Pháp có thể hành động nhanh chóng trong những tuần tới đây để đưa ra hồ sơ luận tội chống Tổng thống Trump, dọn đường cho một cuộc biểu quyết luận tội trong một phiên họp của toàn thể Hạ viện trước Giáng sinh 2019, và tiếp theo, một phiên xét xử tại Thượng viện vào tháng 1 năm 2021.
Đảng Cộng hòa, đảng đang kiểm soát Thượng viện, tỏ ra không mấy sốt sắng muốn truất phế Tổng thống Trump.
Trong một phúc trình dài 300 trang của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ hôm thứ Ba, Đảng Dân chủ kết luận rằng ông Trump đã áp lực Ukraine xúc tiến các cuộc điều tra có lợi cho ông về mặt chính trị.
“Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ “sẽ bị truất phế hay bãi nhiệm nếu bị luận tội và bị kết tội Phản quốc, Hối lộ và các trọng tội và khinh tội khác.”
Hiến Pháp Hoa Kỳ
Phúc trình của ủy ban nói ông Trump đã phương hại tới an ninh quốc gia và chỉ đạo một nỗ lực chưa từng thấy để cản trở công lý, bằng cách cản trở các cuộc điều tra của quốc hội, không cung cấp một tài liệu nào, và còn ngăn cấm các quan chức hàng đầu trong chính phủ Trump ra điều trần, hoặc trấn áp tinh thần của những quan chức vẫn ra điều trần, bất chấp sức ép của Toà Bạch Ốc.
Tổng thống Trump phủ nhận các cáo buộc đó, ông tuyên bố không hề phạm bất cứ hành vi sai trái nào, và miêu tả cuộc điều tra của quốc hội là một cuộc “săn phù thủy”.
Phúc trình của Ủy ban Tư Pháp được coi là kết thúc giai đoạn điều tra luận tội đã khởi sự từ ngày 24 tháng 9, đặt nền cho ít nhất hai tội đáng bị truất phế: đó là lạm quyền và cản trở công lý.
Theo hiến pháp Mỹ, “Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ “sẽ bị truất phế hay bãi nhiệm nếu bị luận tội và bị kết tội Phản quốc, Hối lộ và các trọng tội và khinh tội khác.”
Các kết luận vừa kể tương phản với một phúc trình dầy 110 trang của các dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện công bố hôm thứ Hai 2/12 theo đó, cuộc điều tra luận tội dựa vào lời khai chứng của các quan chức không do dân bầu lên, vốn là những người không thích phong cách của ông Trump, bất đồng với các
quan điểm và các quyết định của Tổng thống, và rằng cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng về hành vi phạm tội.
Bước đầu tiên là Ủy ban Tư pháp sẽ tham khảo ý kiến chuyên môn của 4 vị giáo sư luật về điều gì cấu thành hành vi có thể bị luận tội để truất phế, và cách mà hành vi sai trái của ông Trump có thể so sánh với hành động của hai cựu tổng thống – Richard Nixon của đảng Cộng hòa, người đã từ chức trước khi có thể bị phế truất; và Bill Clinton, Tổng thống của Đảng Dân chủ đã bị luận tội để truất phế nhưng không bị Thượng viện kết án.
Bốn giáo sư Luật ra điều trần gồm có: Noah Feldman, Giáo sư Luật, Đại học Harvard; Pamela Karlan, Giáo Sư Luật Trường ĐH Stanford; Michael Gerhardt, Giáo sư Trường Luật Bắc Carolina; và Jonathan Turley, Giáo sư luật tại Trường Luật Đại học George Washington.
Bản tin của Reuters nói rằng phiên điều trần hôm thứ Tư 4/12/2019 có phần chắc sẽ không mang lại những tin gây chấn động nào mới, nhưng cuộc điều trần có thể là một sân khấu cho các cuộc đôi co chính trị đầy kịch tính giữa các thành viên Đảng Dân chủ và các đồng minh của ông Trump bên Đảng Cộng hòa.
Như ông Trump, các đồng minh của ông bên Đảng Cộng hòa cho rằng cuộc điều tra do các dân biểu Dân chủ dẫn đầu là một trò hề giả tạo có mục đích lật ngược kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, với những bằng chứng được chọn một cách có chủ ý bởi Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, người dẫn đầu cuộc điều tra tại Hạ viện Mỹ.
Các buổi điều trần kéo dài nhiều tuần dựa trên lời khai của nhiều nhân chứng trước ủy ban Tư pháp Hạ viện của ông Schiff kết luận rằng TT Trump đã gây áp lực, buộc Tổng thống Ukraine đồng ý tiến hành các cuộc điều tra công khai vào hai cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden, một đối thủ chính trị của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, để đổi lấy gói viện trợ an ninh gần 400 triệu đô la – vốn đã được quốc hội thông qua nhưng bị ông Trump giữ lại, không tháo ngân để tăng sức ép lên nhà lãnh đạo Ukraine, và một cuộc họp tại Toà Bạch Ốc cho Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
(Reuters, VOA)
https://www.voatiengviet.com/a/luan-toi-tt-trump-tien-them-mot-buoc-nua/5192552.html
Hạ Viện Dân Chủ bỏ phiếu để thông qua
việc gửi báo cáo luận tội cho Uỷ Ban Tư Pháp
Tối thứ Ba (03 tháng 12), Ủy ban Tình Báo Hạ viện bỏ phiếu nội bộ để thông qua báo cáo, trong đó có bằng chứng cho rằng hành vi cản trở Quốc hội của tổng thống Trump là không thể chấp nhận được. Báo cáo sẽ trở thành trụ cột cho quá trình luận tội tổng thống Trump, với cáo buộc hành vi của tổng thống Trump với Ukraine sẽ làm tổn hại an ninh quốc gia.Báo cáo sẽ được gửi cho Ủy ban Tư Pháp Hạ viện vì hội đồng đó sẽ xem xét tiếp tục thúc đẩy quá trình luận tội. Báo cáo được chia làm hai phần, một là về Ukraine, phần còn lại là việc tổng thống Trump cản trở Quốc hội, cả hai phần này sẽ được tiến hành thành hai cuộc điều tra luận tội riêng biệt.
Đảng Dân chủ cáo buộc rằng cuộc gọi giữa tổng thống Trump và tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky là cao điểm của chiến dịch kéo dài nhiều tháng của tổng thống, trong đó liên quan đến một số viên chức cao cấp như phó tổng thống Mike Pence, ngoại trưởng Mike Pompeo và chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney.
Đảng Dân chủ cũng cáo buộc Tòa Bạch Ốc cản trở cuộc điều tra luận tội, khi nêu chi tiết về việc họ không tuân theo trát triệu tập vô số lần trong cuộc điều tra kéo dài suốt hai tháng. Đảng Dân chủ cũng cáo buộc tổng thống Trump đe dọa các nhân chứng và tấn công những người trả lời yêu cầu trát triệu tập.
Tối thứ Ba (03 tháng 12), chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói với CNN rằng bà đang chờ xem các phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp, bắt đầu từ thứ Tư (04 tháng 12), và bà cần phải xem báo cáo kỹ hơn vì bà vừa trở về Hoa Kỳ sau chuyến công du quốc hội.
Hôm thứ Hai (02 tháng 12), đảng Cộng Hoà Quốc hội đã công bố báo cáo của họ trước đảng Dân chủ, trong đó gồm tài liệu bảo vệ cho các hành động của tổng thống Trump với Ukraine, và cáo buộc đảng Dân chủ đã vội vàng luận tội tổng thống mà không có bằng chứng chỉ ra hành vi sai trái của tổng thống Trump. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ha-vien-dan-chu-bo-phieu-de-thong-qua-viec-gui-bao-cao-luan-toi-cho-uy-ban-tu-phap/
Mỹ: Hạ viện thông qua
dự luật trừng phạt quan chức TQ vì vụ người Uighur
Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật chống lại tình trạng họ gọi là “giam giữ tùy tiện, tra tấn và quấy rối” người Hồi giáo Uighur ở Trung Quốc.Dự luật kêu gọi trừng phạt một số thành viên của chính phủ Trung Quốc – và đặc biệt nêu đích danh Chen Quanguo, Bí thư Đảng Cộng sản ở khu tự trị Tân Cương.
Dự luật vẫn cần được Thượng viện và Tổng thống Trump phê chuẩn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Tân Cương là “vấn đề nội bộ”.
Việc thông qua dự luật diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Trump ký thành luật một dự luật ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong – dẫn đến sự lên án từ Trung Quốc.
Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương
Cảnh sát Tân Cương ‘dùng app theo dõi dân’
Người Uighur: ‘Trung Quốc hãy chứng minh mẹ tôi còn sống’
Chính khách Úc ‘ví’ Trung Quốc như phát xít Đức
Dự luật đã được thông qua với 407 phiếu thuận và 1 phiếu chống tại Hạ viện tối thứ Ba.
Mục đích của dự luật là “để giải quyết các vi phạm thô bạo về quyền con người được công nhận trên toàn cầu, bao gồm cả việc giam giữ hàng loạt hơn 1.000.000 người Uighur”.
Dự luật dự kiến sẽ làm gia tăng căng thẳng khi Trung Quốc và Mỹ vẫn đang trong cuộc chiến thương mại.
Các nhóm nhân quyền nói rằng hàng chục ngàn người Hồi giáo bị giam giữ trong các trại có an ninh canh phòng cẩn mật khắp Tân Cương.
Nhưng chính phủ Trung Quốc đã liên tục tuyên bố các trại ở vùng Tân Cương chỉ cung cấp giáo dục và đào tạo tự nguyện.
Đầu tuần này, Trung Quốc đã đình chỉ các chuyến thăm của tàu và máy bay của Hải quân Hoa Kỳ tới Hong Kong sau khi Mỹ thông qua dự luật ủng hộ phe biểu tình Hong Kong.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ “kêu gọi Hoa Kỳ … [ngừng] can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Chuyện gì xảy ra ở Tân Cương?
Trung Quốc nói rằng người dân ở Tân Cương đang theo học ở “các trung tâm đào tạo nghề” nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Nhưng các nhóm nhân quyền và Liên Hợp Quốc nói rằng Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Uighur và những người Hồi giáo khác trong các trại giam.
Ngày càng có nhiều đơn tố cáo từ Hoa Kỳ và các nước khác về hành động của Trung Quốc tại Tân Cương.
Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cáo buộc rằng Trung Quốc “yêu cầu công dân tôn thờ chính phủ, chứ không phải Thiên Chúa” trong một cuộc họp báo ở Vatican.
Và vào tháng 7, hơn 20 quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền LHQ đã ký một bức thư chung chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Uighur và những người Hồi giáo khác.
Người Uighur là ai?
Người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) là tộc người Turk theo đạo Hồi. Họ chiếm khoảng 45% dân số của khu vực Tân Cương; 40% còn lại là người Hán.
Trung Quốc tái lập quyền kiểm soát vào năm 1949 sau khi đánh bại nhà nước Đông Turkestan tồn tại trong thời gian ngắn.
Kể từ đó, đã có sự di cư quy mô lớn của người Hán mà người Uighur lo sợ đang làm xói mòn nét văn hóa của họ.
Tân Cương chính thức được chỉ định là khu vực tự trị ở Trung Quốc, giống như Tây Tạng ở phía Tây Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50654536
Toà Bạch Ốc cân nhắc việc loại bỏ Huawei
khỏi hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ
Tin từ WASHINGTON, DC – Ba nguồn tin trong cuộc cho biết chính quyền tổng thống Trump xem việc cấm công ty Huawei khỏi hệ thống tài chính của Hoa Kỳ hồi đầu năm nay như một phần của các phương án chính sách nhằm hạn chế công ty thiết bị viễn thông Trung Cộng này.Kế hoạch này kêu gọi đưa Huawei Technologies, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, vào danh sách các Quốc Gia được Chỉ định Đặc biệt của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ (SDN). Nhưng cuối cùng kế hoạch đã được hoãn lại.
Theo một trong những nguồn tin trong cuộc, kế hoạch có thể được hồi sinh trong những tháng tới tùy thuộc vào tình hình với Huawei. Kế hoạch nói trên được Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc xem xét. Việc chỉ định này có thể khiến công ty gần như không thể hoàn thành các giao dịch bằng đồng mỹ kim.
Theo một nguồn tin, các viên chức hành chính đã soạn thảo một bản ghi nhớ và tổ chức các cuộc họp liên ngành về vấn đề này, cho thấy mức độ cân nhắc của các viên chức chính quyền về việc đưa ra các phương cách trừng phạt mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ đối với công ty Trung Cộng. Việc sử dụng kế hoạch này được ủng hộ hơn các biện pháp khác, chẳng hạn như đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, buộc một số nhà cung cấp phải có giấy phép đặc biệt để bán hàng cho Huawei. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-can-nhac-viec-loai-bo-huawei-khoi-he-thong-ngan-hang-hoa-ky/
Thập niên nóng nhất trong lịch sử,
trong lúc khí thải CO2 tiếp tục tăng
Trọng ThànhHai kết quả điều tra về Khí hậu được công bố trong các ngày 03 – 04/12/2019. Các kết quả tái khẳng định nhân loại đang tiếp tục trượt sâu vào cuộc khủng hoảng Khí hậu, viễn cảnh tìm ra được lối thoát dường như xa vời.
Thượng đỉnh Khí hậu COP 25, nhằm huy động nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến hạn chế khí thải gây hiệu ứng lồng kính, vừa khai mạc tại Madrid, Tây Ban Nha. Báo cáo thường niên của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới, công bố hôm qua, đúng vào ngày khai mạc thượng đỉnh, cho thấy thập niên đang qua chắc chắn là ” thập niên nóng chưa từng có trong lịch sử ” được ghi lại cho đến nay.
Năm 2019 chắc chắn là năm nóng thứ hai hoặc thứ ba trong vòng hơn một trăm năm qua. Tổng thư ký Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới Petteri Taalas cho biết, cùng với khí hậu bị hâm nóng nhanh chóng, ”các đợt nóng cao độ và lũ lụt, vốn xảy ra hàng thế kỷ một lần, nay diễn ra thường xuyên hơn‘’. Đi liền với việc khí hậu nóng lên, mức độ axit hóa của đại dương tăng lên khoảng 26% so với thời tiền công nghiệp, với hệ quả là những thảm họa kinh hoàng đối với các hệ sinh thải biển. Tốc độ tan băng ở Nam Cực rất nhanh, phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.
Do biến đổi khí hậu, nạn đói gia tăng trở lại. Hơn 820 triệu người lâm vào cảnh đói trong năm 2018. Cũng theo báo cáo này khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã mức kỷ lục vào năm 2018. Và đây là một xu hướng kéo dài từ nhiều năm nay.
Báo cáo của Global carbon project (GCP), công bố hôm nay, cũng đưa ra cùng một kết quả. Tổng lượng khí thải CO2, do sử dụng năng lượng hóa thạch, tiếp tục tăng trong năm 2019 (0,6%).Lượng khí thải có phần chững lại trong những năm đầu tiên sau khủng hoảng kinh tế 2008, để rồi tăng mạnh trở lại trong hai năm 2017 (+1,5°C) và 2018 (+2,1%).
Các nhà khoa học dự kiến với đà tăng này, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên từ 4°C đến 5°C so với thời tiền công nghiệp.
Theo tính toán của Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc, để đạt được mục tiêu không để nhiệt độ Trái đất tăng quá 1,5°C, mỗi năm cần phải giảm được 7,6% lượng khí thải trung bình một năm. Và điều này cần được thực hiện ngay từ năm tới, và liên tục tới 2030, trước khi quá trễ.
Nhân loại đang đứng trước sự lựa chọn quyết định, như tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo. Hoặc ”bó tay đầu hàng’‘, hoặc kiên quyết hành động, nhanh chóng giã từ năng lượng hóa thạch, hướng về các năng lượng tái tạo. Thời gian lựa chọn không còn nhiều.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191204-th%E1%BA%ADp-ni%C3%AAn-n%C3%B3ng-nh%E1%BA%A5t-trong-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-trong-l%C3%BAc-kh%C3%AD-th%E1%BA%A3i-co2-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-t%C4%83ng
Sinh nhật lần thứ 70 :
Khối NATO cố phô trương tinh thần đoàn kết
Trọng ThànhHai mươi chín thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cố gắng thể hiện tinh thần đoàn kết trước cuộc thượng đỉnh chính thức diễn ra hôm nay, 04/12/2019, trong bối cảnh có những bất đồng hiếm thấy trong nội bộ.
Tối hôm qua, 03/12, NATO mừng sinh nhật 70 năm của khối tại điện Buckingham. Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị chủ trì buổi dạ tiệc với khách mời là tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và lãnh đạo 29 quốc gia thành viên NATO. Thủ tướng Anh Boris Johnson, đang trong giai đoạn tranh cử nghị viện, đã đón tiếp lãnh đạo các nước tại trụ sở chính phủ.
Theo AFP, thủ tướng Anh đã khẳng định tình đoàn kết của khối NATO, sau 70 năm tồn tại, là không gì lay chuyển nổi. Ông hết mực ca ngợi NATO, là ”lá chắn khổng lồ bảo vệ 29 quốc gia và một tỉ dân cư”, với phương châm ”mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.
Buổi làm việc chính thức của NATO bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng hôm nay, tại Watford, ngoại ô Luân Đôn. Theo các nhà quan sát, 29 thành viên NATO sẽ phải ra một tuyên bố chung, xác định các phạm vi hoạt động của khối, cũng như làm rõ các thách thức đặt ra từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tổng thư ký NATO sẽ được giao phó trách nhiệm xem xét chiến lược của khối để đối phó với các mối đe dọa mới, đặc biệt là ”khủng bố quốc tế”.
Những nỗ lực phô trương tinh thần đoàn kết trên bề mặt của NATO không che lấp nổi những bất đồng nỗi bộ sâu sắc, đặc biệt nổi rõ qua các tuyên bố mới đây của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khẳng định NATO lâm vào tình trạng ”chết não” và kêu gọi xem xét lại chiến lược chung của khối.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt điều kiện
Ngoài bất đồng giữa nhiều nước châu Âu với chính quyền Donald Trump, thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến cho Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương không thể duy trì một tinh thần đoàn kết thực sự.
Hôm qua, trong lúc tổng thư ký NATO khẳng định khối này sẵn sàng đáp trả Nga, nếu Ba Lan và các quốc gia Baltic – thành viên NATO – bị xâm lược, thì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan cảnh báo sẽ ngăn chặn mọi kế hoạch của NATO liên quan đến Ba Lan và ba nước Baltic, chừng nào NATO không chính thức thừa nhận lực lượng vũ trang Kurdistan, kẻ thù của Ankara, là những kẻ ”khủng bố”.
Lập trường nước đôi của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO nhưng lại mua vũ khí của Nga, đối thủ tiềm tàng của NATO, bị Pháp lên án mạnh mẽ. Paris yêu cầu Ankara làm rõ vấn đề này. Hôm qua, tổng thống Pháp cùng đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng Đức và thủ tướng Anh đã có cuộc họp đặc biệt, với khủng hoảng Syria là trọng tâm. Tuy nhiên, cuộc họp dường như không mang lại kết quả. Theo một nguồn tin ngoại giao, Pháp lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngăn chặn mọi bước tiến trong các thảo luận tại thượng đỉnh NATO hôm nay.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191204-sinh-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BA%A7n-th%E1%BB%A9-70-kh%E1%BB%91i-nato-c%E1%BB%91-ph%C3%B4-tr%C6%B0%C6%A1ng-tinh-th%E1%BA%A7n-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt
Thượng đỉnh NATO:
Tổng thống Pháp – Mỹ thể hiện rõ bất đồng
Anh VũBên lề thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập NATO tại Luân Đôn, Anh Quốc, hôm qua, 03/12/2019, tổng thống Pháp và Mỹ, sau những phát biểu công kích nhau từ xa xung quanh quan hệ đồng minh, đã gặp nhau. Cuộc gặp tuy ngắn ngủi nhưng cho thấy rõ hơn những bất đồng giữa Donald Trump và Emmanuel Macron.
Thông tín viên RFI, Eljabri Anissa tại Luân Đôn tường trình :
“Đúng là không khí có giảm nhiệt chút ít trong cuộc gặp giữa Donald Trump và Emmanuel Macron. Hai ông đã có 30 phút hội đàm và 40 phút họp báo chung. Cuối cùng tổng thống Mỹ đã nói rằng “các bất đồng của chúng ta là nhỏ”, theo ông, kẻ thù chung của hai nước chính là khủng bố.
Với tổng thống Emmanuel Macron, các bất đồng với nguyên thủ Mỹ vẫn còn nhiều. Trước hết là về Thổ Nhĩ Kỳ và chiến lược đối với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Câu hỏi mà Donald Trump đặt ra cho Emmanuel Macron là : Chúng tôi đã bắt được nhiều chiến binh thánh chiến người châu Âu, ông muốn có vài kẻ không?
Tổng thống Pháp trả lời: Chỉ có vài kẻ thôi, nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ, Daech vẫn chưa bị đánh bại.
Ông Trump châm biếm : Đó là cách nói hay nhất để không trả lời mà tôi chưa từng nghe”.
Một cuộc gặp khác dự báo phức tạp, đó là với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Recep Tayip Erdogan mặt tươi cười bước ra cửa phủ thủ tướng Anh được trang trí bằng một cây thông Noel lớn.
Mọi việc diễn ra tốt đẹp, ông nói bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ với báo chí. Không một lời nói về thủ tướng Đức. Còn Emmanuel Macron chỉ nhấn mạnh, mọi hiểu lầm và giải thích chưa được giải tỏa. “
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191204-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-nato-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-m%E1%BB%B9-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-r%C3%B5-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng
Nghị viên Châu Âu tranh luận ‘không cân sức’ về EVFTA
Uỷ ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện Châu Âu hôm 2-3/12 thảo luận các vấn đề như quyền của người lao động, quyền tự lập hội, và quyền con người để hướng tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam. Nhưng các nhà quan sát nói rằng cuộc họp không có sự hiện diện của các tổ chức nhân quyền là “một điều thiếu sót.”Ông Hoàng Hải, thạc sỹ phần mềm hiện đang sinh sống và làm việc tại Brussels, nói với VOA, sau phiên bế mạc của cuộc thảo luận ở Uỷ ban INTA hôm 3/12:
“Hai hiệp định này là đòn bẩy để thúc đẩy Việt Nam theo hướng cởi mở tự do dân chủ.”
“Cuộc tranh luận về 2 hiệp định cực kỳ quan trọng tại Uỷ ban INTA đã không mời đại diện của các tổ chức phi chính phủ (NGO) về quyền con người, như nghị sỹ Saskia Bricmont yêu cầu, mà chỉ mời Phòng thương mại EU tại Việt Nam (Eurocham) và Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Vietnam) tới tranh biện.”
Chính vì vậy, ông Hải nhận định: “Đây là một trận bóng không cân bằng chút nào, ngay từ đầu có thể phán đoán là không cân sức!”
Theo ông Hoàng Hải, đại diện của Eurocham và ILO Việt Nam chỉ nêu những điểm “tích cực” mà hai hiệp định này mang lại trong khi đó một số nghị viên lên tiếng lo ngại về quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội tại Việt Nam.
Trong phiên thảo luận được Nghị viện Châu Âu truyền hình trực tiếp, Nghị viên Saskia Bricmont, người Bỉ, thuộc đảng Xanh, vừa đắc cử vào tháng 5 vừa rồi, đặt ra các câu hỏi cho Eurocham Việt Nam về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp châu Âu.
Bà Bricmont chất vấn tại sao không yêu cầu Việt nam phải cải tổ Luật Hình sự trước khi đòi cải tổ Luật Lao động, trong đó có yêu cầu về công đoàn độc lập.Theo bà nếu Luật Hình sự mà không có thay đổi thì các quyền về công đoàn cũng không tạo ra thay đổi gì cả. Bà lên tiếng chỉ trích việc không mời đại diện của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức công đoàn độc lập đến để trình bày về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Nhắc đến những vụ bắt bớ mới vừa xảy ra, bao gồm bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng như bà đã lên tiếng vào tuần trước, bà Bricmont nói: “Trước tiên hãy chờ nhà nước Việt Nam chứng tỏ thiện chí của họ trước khi thông qua hai hiệp định này. Chúng ta cần phải có phương pháp theo dõi và giám sát việc thực thi các hiệp định này từ phía Việt Nam.”
Tương tự, Nghị sỹ Emmanuel Maurel, thuộc đảng Xã hội Pháp, nêu ra những bất nhất của chính quyền Việt Nam trong kế hoạch thông qua các đạo luật về công đoàn. Ông nói dù về lý thuyết thì có thể có tiến bộ trong Luật công đoàn, nhưng trong thực tế thì chính quyền có thể vận dụng các điều khoản của Bộ Luật Hình để đem ra áp dụng cho vô số các cuộc đình công, biểu tình của các tổ chức công đoàn.
XEM THÊM:
Vận động các Dân biểu Quốc hội CHLB Đức về nhân quyền
Ông Andre Menras, người Pháp nổi tiếng qua bộ phim Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát, nói với VOA rằng ông phản đối việc thông qua hai hiệp định này cho đến khi nào chính quyền Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền.
Ông Menras nói:
“Nếu một quốc gia mà quyền của người lao động bị từ bỏ, kể cả quyền tối thiểu là lên tiếng cho tổ chức của mình cũng bị chà đạp, hay quyền bày tỏ các vấn đề chính trị bị ngăn cấm thì rõ ràng việc phê chuẩn các hiệp định này không mang lại hữu ích gì.”
Đạo diễn người Pháp nói thêm:
“Cụ thể như việc ông Phạm Chí Dũng bị chính quyền bắt giam chỉ làm cho Việt Nam ngày càng bị cách ly khỏi cộng đồng thế giới.”
“Qua theo dõi cuộc thảo luận, tôi nghĩ rằng dường như Uỷ ban châu Âu (EC) phần lớn thiếu sự hiểu biết về tình hình Việt Nam do chưa có các viện nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam,” ông Hoàng Hải nói với VOA.
“Chỉ may mắn là như ông Mauriel, ông có một NGO tư vấn về Việt Nam, về Luật Hình sự Việt Nam, nhờ đó ông nắm được tình hình thực tế,” ông Hải cho biết thêm.
Báo cáo viên Jan Zahradil, người phụ trách hồ sơ EVFTA và EVIPA của Việt Nam, đồng thời là nghị sỹ đại diện của Cộng hòa Czech, thừa nhận rằng ông nghiêng về hướng thúc đẩy cho thông qua hai hiệp định, vì rằng “nhiệm vụ của ông là hoàn thành công việc.”
Trong phát biểu, ông Zahradil nhắc mọi người rằng hai hiệp định này không phải là “để thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam.”
XEM THÊM:
Video Phạm Chí Dũng kêu gọi hoãn EVFTA được trình chiếu tại Châu Âu
Ông Hoàng Hải, từng là ứng cử viên trong kỳ bầu cử chính quyền địa phương ở Brussels, nhận định:
“Ông Zahradil nói đúng, nhưng chưa đủ! Tại sao Liên Hiệp Châu Âu không tận dụng cơ hội này để ép chính quyền Việt Nam cởi bớt trói cho người dân. Để họ dễ thở hơn, để họ có niềm tin là có công bằng và có cơ hội vươn lên, để mọi người tin rằng Việt Nam tuân thủ các quyền căn bản của con người, những giá trị mà người dân châu Âu đang được hưởng.”
Ông Winkler Gyula, Nghị viên người Romania, viết trên Twitter sau phiên thảo luận hôm 3/12: “Ngoài thương mại và đầu tư, còn nhiều thứ khác mà EVFTA và IPA cần đạt được: Một là, Triển khai hiệu quả để khai thác lợi ích song phương cho các công dân & công ty; Hai là, Thúc đẩy thay đổi trong xã hội Việt Nam để phát triển bền vững; Ba là, Viễn cảnh địa chính trị của châu Ấu ở Đông Nam Á.”
Theo lịch trình, Uỷ ban INTA sẽ bỏ phiếu cho các kiến nghị sửa đổi vào ngày 20-21 tháng 01/2020 và sau đó toàn Nghị viện sẽ bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định EVFTA vào tháng 2/2020. Còn hiệp định IPA phải mất nhiều thời gian hơn do phải đợi tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-vien-chau-au-tranh-luan-khong-can-suc-ve-evfta/5192415.html
Châu Âu cam kết đáp trả trừng phạt thuế
của tổng thống Trump nhắm vào Pháp
Anh VũNgay sau khi tổng thống Mỹ dọa áp thuế nặng vào một loạt các mặt hàng của Pháp trị giá 2,4 tỷ đô la để trả đũa việc Paris đánh thuế nhóm tập đoàn công nghệ tin học hàng đầu của Mỹ (GAFA), Liên Hiệp Châu Âu đã có phản ứng cứng rắn, cam kết thống nhất có biện pháp đáp trả tương đương.
Thông tín viên Pierre Bénazet tại Bruxelles :
Liên Hiệp Châu Âu sẽ thống nhất hành động, câu trả lời của Ủy Ban Châu Âu trước những đe dọa áp thuế của Donald Trump. Có hai công cụ mà Liên Âu lúc nào cũng có thể sử dụng. Trước tiên là bằng con đường pháp lý với việc khởi kiện lên cơ quan giải quyết bất đồng của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Ủy Ban Châu Âu thiên về hướng thương lượng trước với Washington để hòa giải hơn là kiện tụng ngay.
Hướng cuối cùng có thể là các biện pháp trả đũa, tức là tăng thuế vào các sản phẩm tương đương và danh sách các sản phẩm được cập nhật bổ sung thường xuyên. Lần cuối cùng danh sách như vậy được công bố, người ta vẫn còn nhớ đó là vào tháng 6/2018, sau khi Donald Trump đe dọa áp thuế đối với thép châu Âu.
Phần thuế đánh vào lĩnh vực công nghệ số thì phức tạp hơn. Từ khi có những dự định đầu tiên vào năm 2017, loại thuế này vẫn chưa thể triển khai đồng bộ vì có nhiều nước không thực hiện, thí dụ như Ailen, nơi mà nhiều tập đoàn khổng lồ công nghệ số đặt trụ sở. Trái lại, Áo chuẩn bị áp mức thuế còn cao hơn cả Pháp.
Vì thế để đạt được đồng thuận, các nước châu Âu phải dựa vào việc thiết lập một loại thuế áp dụng toàn cầu.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191204-ch%C3%A2u-%C3%A2u-h%E1%BB%A9a-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-thu%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-v%E1%BB%9Bi-ph%C3%A1p
Chính phủ Pháp chuẩn bị đối phó
với cuộc đình công lớn chống cải cách hưu trí
Thanh PhươngNgày mai, 05/12/2019, được gọi là “thứ Năm đen”: Hệ thống giao thông công cộng ở Pháp sẽ gần như bị tê liệt hoàn toàn do cuộc đình công toàn quốc chống dự án của chính phủ cải cách chế độ hưu trí.
Bất chấp nguy cơ tái diễn phong trào đình công kéo dài như vào năm 1995, và trước những lời chỉ trích gay gắt của phe đối lập, nội các của thủ tướng Edouard Phillipe vẫn bày tỏ “quyết tâm” thực hiện dự án cải tổ nói trên.
Công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF dự báo có đến 90% chuyến tàu cao tốc TGV và 80% tàu địa phương TER bị hủy ngày mai. Công ty giao thông Paris RATP thông báo là hệ thống metro sẽ bị xáo trộn rất lớn, với 11 tuyến đóng cửa hoàn toàn, các tuyến khác chỉ hoạt động vào giờ cao điểm, nhưng rất hạn chế.
Theo bộ trưởng Môi Trường đặc trách Giao Thông Elisabeth Borne, sẽ có những phương tiện thay thế cho xe lửa, métro và xe bus, nhưng sẽ chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu về giao thông ở vùng Paris cho ngày mai.
Về hàng không, trên toàn lãnh thổ Pháp, 20% số chuyến bay sẽ bị hủy. Air France hủy 30% số chuyến bay nội địa và 15% chuyến bay đường trung. Còn hãng hàng không giá rẻ EasyJet của Anh vừa thông báo phải hủy tổng cộng 233 chuyến bay nội địa và chuyến bay đường trung.
Phong trào trong ngành giao thông công cộng có nguy cơ kéo dài vì các công đoàn của SNCF và RATP đã kêu gọi đình công vô thời hạn.
Đồng thời, các công đoàn trong nhiều ngành khác như cảnh sát, giáo viên, sinh viên, luật sư, bác sĩ, y tá …., cũng đã kêu gọi bãi công, bãi khóa, và xuống đường ngày mai. Tham gia biểu tình còn có đại diện các đảng đối lập và những người Áo Vàng.
Theo công đoàn CGT, tổng cộng sẽ có hơn 300 đoàn biểu tình trên toàn nước Pháp. Riêng tại thủ đô, Sở Cảnh sát Paris đã quyết định đóng cửa toàn bộ các cửa hàng dọc theo các con đường mà đoàn biểu tình đi qua, vì sợ xảy ra các vụ bạo động và đập phá.
Nhưng trong khi đó, ủy viên cao cấp đặc trách hưu trí Jean-Paul Delevoye tiếp tục thảo luận với các công đoàn và giới chủ nhân. Ông sẽ nộp báo cáo kết luận cho thủ tướng Edouard Philippe ngày 9/12 hoặc 10/12. Lãnh đạo chính phủ Pháp sẽ công bố dự án cải cách chế độ hưu trí vào giữa tháng 12, trước khi trình lên Quốc Hội đầu năm 2020.
Tuy tỏ ý sẵn sàng chấp nhận một số nhượng bộ, nhưng thủ tướng Philippe hôm thứ Hai vừa qua tuyên bố “quyết tâm hơn bao giờ hết”, còn tổng thống Emmanuel Macron khẳng định: “Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ dự án đó”.
Kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy là dân Pháp nói chung ủng hộ việc cải cách hệ thống hưu trí, nhưng đa số lại đồng tình với phong trào đình công và biểu tình.
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191204-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-h%C6%B0u-tr%C3%AD
Nga cáo buộc gián điệp Hoa Kỳ bịa đặt
về việc bị đối xử trong tù
Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ ba (3/12), Nga cáo buộc một cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mà họ giam giữ gần một năm về các tội gián điệp bao gồm giả mạo các vấn đề sức khỏe khi bị giam giữ và nói dối về việc bị đối xử tồi tệ.Theo Reuters, ông Paul Whelan, người có passport Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Ireland, bị buộc tội gián điệp sau khi các điệp viên từ cơ quan An ninh Liên bang Nga bắt giữ ông trong một phòng khách sạn ở Moscow vào ngày 28 tháng 12.
Ông Whelan, người đang bị giam giữ trước khi xét xử, phủ nhận các cáo buộc của Moscow và tuyên bố rằng ông bị dàn cảnh trong một cuộc tấn công chính trị. Ông cáo buộc tại các phiên điều trần rằng ông đang bị đối xử tàn tệ khi bị giam giữ, và các khiếu nại của ông bị phớt lờ một cách có hệ thống.
Vào tháng 10, ông cho biết một lính canh buộc ông quỳ xuống và đe dọa ông bằng một khẩu súng. Vào tháng 8, luật sư của ông Whelan tuyên bố rằng thân chủ của ông đang bị thoát vị bẹn và các viên chức nhà tù đang làm bệnh tình của ông trở nên trầm trọng hơn, khiến tòa đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu được tiếp xúc ông Whelan ngay lập tức.
Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ gặp ông trong tù hồi tuần trước và kêu gọi thả người ngay lập tức. Tòa đại sứ Hoa Kỳ mô tả cách ông Whelan bị đối xử là “đáng xấu hổ” và tuyên bố rằng Moscow từ chối cấp giấy phép để một bác sĩ bên ngoài kiểm tra ông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nga-cao-buoc-gian-diep-hoa-ky-bia-dat-ve-viec-bi-doi-xu-trong-tu/
Tổng thống Putin ký luật mới
quy định về ‘đặc vụ nước ngoài’
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 2/12 đã ký đạo luật quy định về các cá nhân bị dán mác “đặc vụ nước ngoài”, làm dấy lên những chỉ trích từ phía các tổ chức nhân quyền cho rằng hành động này sẽ hạn chế hơn nữa quyền tự do thông tin ở Nga, theo Reuters.Đạo luật về đặc vụ nước ngoài ban đầu được Nga thông qua vào năm 2012, trao quyền cho nhà chức trách dán nhãn các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân quyền là “đặc vụ nước ngoài” – một thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực từ thời Liên Xô cũ.
Tuy nhiên, việc mở rộng định nghĩa về đặc vụ nước ngoài, bao gồm các cá thể tư nhân hiện đang làm dấy lên mối lo ngại mới về khả năng hoạt động của các nhà báo và blogger độc lập ở trong nước.
Một số nhóm nhân quyền, bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã kêu gọi bỏ sáng kiến này khi nó đang được các nhà lập pháp thông qua.
Theo luật mới này, tất cả các tài liệu được xuất bản bởi một cá nhân nhận tiền từ nước ngoài sẽ được dán nhãn là “được phân phối bởi một đặc vụ nước ngoài”.
Luật cũng quy định rằng bất kỳ cá nhân nào phân phối nội dung truyền thông nước ngoài đều có thể bị dán nhãn là một đặc vụ nước ngoài.
Các nhóm nhân quyền và các tổ chức khác bị Bộ Tư pháp Nga chỉ định là đặc vụ nước ngoài có thể bị kiểm tra tại chỗ và đối mặt với sự giám sát chặt chẽ.
Luật Nga cũng yêu cầu những người được gọi là đặc vụ nước ngoài phải nộp báo cáo thường xuyên về số tiền được tài trợ, mục tiêu của họ, cách chi tiêu tiền và người quản lý là ai.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-putin-k%C3%BD-lu%E1%BA%ADt-m%E1%BB%9Bi-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-%C4%91%E1%BA%B7c-v%E1%BB%A5-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-/5191070.html
Bắc Triều Tiên họp hội nghị bất thường
cuối tháng 12
Trọng ThànhKim Jong Un cưỡi ngựa lên núi thiêngPaektu hôm nay, 04/12/2019, cùng lúc với việc chế độ Bắc Triều Tiên quyết định họp hội nghị đảng Lao Động vào cuối tháng 12. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ thay đổi chính sách với Mỹ trong đàm phán giải trừ hạt nhân.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn lại truyền thông miền Bắc, theo đó, đảng Lao Động cầm quyền sẽ họp hội nghị trung ương thứ 5, khóa VII, để ”thảo luận và quyết định một số vấn đề hệ trọng”. Theo giới quan sát, cuộc họp đầu tiên kể từ 8 tháng đến nay sẽ phải tập trung vào việc điều chỉnh chiến lược của Bình Nhưỡng trong lúc các đàm phán với Hoa Kỳ về hồ sơ hạt nhân, rơi vào bế tắc, đặc biệt kể từ sau thất bại tại thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, cuối tháng 2/2019.
Trong phiên họp của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên hồi tháng 4/2019, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hối thúc Mỹ đề ra các giải pháp khả thi, trước cuối năm nay và đe dọa sẽ chọn ”một con đường khác”, nếu Washington không thực hiện việc này.
Sau cuộc gặp bất ngờ Trump – Kim tại Bàn Môn Điếm hồi tháng 6, hai bên nối lại đàm phán ở cấp thấp vào tháng 10, nhưng một lần nữa không thu hẹp được bất đồng.
Hãng tin Reuters chú ý đến việc ông Kim Jong Un lên núi thiêng Paektu (còn gọi là núi Trường Bạch) lần thứ hai trong vòng hơn hai tuần lễ, lần này cùng với các thành viên ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA khẳng định chuyến đi nhằm thổi bùng lên ”tinh thần cách mạng” của nhân dân.
Hôm qua, tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh quân sự chống lại chế độ Bình Nhưỡng, sau khi Bắc Triều Tiên cảnh báo thời điểm ”tối hậu thư” đang đến gần. Bình Nhưỡng có nhiều khả năng nối lại việc thử tên lửa liên lục địa hoặc bom nguyên tử, như trước đây. Các vụ thử từng khiến căng thẳng khu vực dâng cao, dẫn đến nhiều trừng phạt nghiêm khắc của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191204-btt-h%E1%BB%8Dp-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-cu%E1%BB%91i-th%C3%A1ng-12-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%95i-h%C6%B0%E1%BB%9Bng
Lý Hoành Viễn
bị công an giam vì tố cáo công ty cũ Huawei
Những ngày gần đây, mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc đang xôn xao vì làn sóng ý kiến lên tiếng ủng hộ Lý Hoành Viễn (Li Hongyuan), cựu nhân viên của đại gia công nghệ Trung Quốc Huawei.Người này cáo buộc rằng ông đã bị giam không có án trong khoảng tám tháng sau khi đòi Huawei thanh toán tiền trợ cấp thôi việc khi bị sa thải.
Lý Hoành Viễn đã làm việc cho Huawei 13 năm.
Giám đốc Huawei vẽ tranh, đọc sách trong khi bị quản thúc
Động thái mới nhất của Huawei
Huawei phạt nhân viên vì dùng iPhone để đăng tweet
Ông Lý nói với truyền thông Trung Quốc rằng ông có mâu thuẫn với Huawei về việc trả tiền sau khi công ty quyết định không gia hạn hợp đồng với ông vì đã báo cáo về một số “gian lận” trong công ty.
Ông cáo buộc rằng trong năm 2018 Huawei đã trả khoản tiền trợ cấp thôi việc qua tài khoản cá nhân của một thư ký thay vì tài khoản của công ty. Sau đó Huawei đã đem vụ Lý Hoành Viễn ra cảnh sát vì đã tống tiền công ty và đây là số tiền được gửi trước lời đe dọa của ông ta.
‘Dám đụng tới đại gia công nghệ’
Tuy nhiên, Lý đã được thả hồi tháng 8/2019 vì “thiếu bằng chứng” và nhận được khoản tiền bồi thường 100.000 nhân dân tệ, theo Reuters.
Hôm 2/12, thông báo của Huawei trên mạng Weibo nói rằng công ty có quyền và nghĩa vụ pháp lý để báo cáo “các hoạt động bị nghi ngờ là bất hợp pháp” cho cơ quan tư pháp.
Huawei thừa nhận Lý Hoành Viễn có quyền kiện Huawei.
Ngày 4/12, người dùng Weibo tiếp tục kêu gọi Huawei xin lỗi ông Lý. Một số người dùng Weibo cũng than phiền rằng các bài đăng chỉ trích Huawei về việc giam giữ Lý Hoành Viễn đã bị “xóa” khỏi mục bình luận trong những ngày gần đây.
Trước đó, hôm 1/12, người dùng Weibo cũng chỉ trích Huawei về vụ việc Lý Hoành Viễn trong phần bình luận bên dưới thư ngỏ bằng tiếng Trung của giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, cảm ơn những người ủng hộ bà trong ngày kỷ niệm một năm bà bị bắt giữ ở Canada.
Người dùng Weibo tiếp tục đăng con số “251″ đánh dấu số ngày Li bị giam giữ và một số người còn buộc tội Huawei đã “giả nhân nghĩa” đối với ông Lý.
Vụ việc đang khiến cho nhiều người Trung Quốc quay lưng lại với Huawei kể từ khi vụ việc bà Mạnh Vãn Chu vị bắt giữ ở Canada cách đây một năm.
Cha của bà Mạnh là cựu cán bộ có liên quan đến Quân Giải phóng Trung Quốc nhưng tập đoàn này nói họ chỉ là một doanh nghiệp bình thường.
Hoa Kỳ và một số nước nói Huawei ngoài phần kinh doanh còn có nhiệm vụ làm việc cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và là rủi ro an ninh cho các nước Phương Tây, điều Huawei bác bỏ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50658597
Tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc
đã vượt trội so với các radar của hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ không có các thiết bị tình báo, giám sát và do thám (ISR) để cung cấp thông tin cần thiết cho các chỉ huy hạm đội Mỹ trong trường hợp chiến tranh trên biển nổ ra. Do đó, khi đối mặt với quân đội Trung Quốc đang sở hữu ngày càng nhiều các tên lửa tầm xa, các chỉ huy Mỹ sẽ không thể định hình môi trường chiến đấu.Viện Hudson của Mỹ mới đây đưa ra cảnh báo Hải quân Mỹ không có đủ các thiết bị giám sát để hỗ trợ và bảo vệ hạm đội ngày càng phình to của mình. Theo tổ chức này, khi đối mặt với quân đội Trung Quốc đang sở hữu ngày càng nhiều các tên lửa tầm xa, các chỉ huy Mỹ sẽ không thể định hình môi trường chiến đấu. Trong chiến tranh, sự nhận thức và phạm vi hoạt động giữ yếu tố chủ chốt. Các hạm đội có thể biểu dương sức mạnh tại một khu vực nhất định trên biển và những người chỉ huy phải nhận thức rõ mọi thứ đang lao tới hoặc bay ra khỏi khu vực đó. Theo cảnh báo trên, Hải quân Mỹ không có các thiết bị tình báo, giám sát và do thám (ISR) để cung cấp thông tin cần thiết cho các chỉ huy hạm đội Mỹ trong trường hợp chiến tranh trên biển nổ ra. Trong trường hợp xấu nhất, các đối thủ của Mỹ có thể qua mặt nước này trong các giai đoạn mở đầu cuộc chiến, buộc Washington phải quyết định giữa chấp nhận thương vong cao hoặc nhường lại khu vực chiến lược. Trong trường hợp ít thảm khốc hơn, nếu Mỹ thiếu thông tin về các hoạt động của Trung Quốc ở Thái Bình Dương thì việc đó sẽ cho phép Bắc Kinh thao túng thời gian và địa điểm các cuộc đối đầu có thể xảy ra, buộc các chỉ huy Mỹ phải lựa chọn giữa những tình huống leo thang không mong muốn.
Theo Viện Hudson, lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc (PLARF) đã lên kế hoạch tấn công quy mô lớn vào các tàu Mỹ từ một khoảng cách xa. Được biết, lực lượng hải quân Trung Quốc đang sở hữu một số loại vũ khí đủ khả năng “răn đe” Mỹ như: (1) Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, có vận tốc lên tới Mach 10, mang đầu đạn hạt nhân 300 Kiloton hoặc mang theo 900 kg đầu đạn, tầm bắn 2.000 km, có thể lắp nhiều đầu đạn, bán kính sát thương của nó có thể đạt 300-500 m.Hiện DF-21D được Trung Quốc triển khai dọc bờ biển ở các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Liêu Ninh để răn đe các tàu chiến của Hải quân Đài Loan, Nhật Bản, thậm chí là của Hạm đội
7 Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột ở Eo biển Đài Loan. Tên lửa có chiều dài khoảng 10 m, trọng lượng phóng khoảng 15 tấn, tầm bắn khoảng 1.450km, bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 40 m. (2) Tên lửa chống hạm YJ-18 và tên lửa chống ngầm YJ-18A là 2 lại tên lửa có khả năng tấn công chính xác tàu mặt nước từ cự li xa. Một quả tên lửa loại này có thể đánh chìm 1 tàu khu trục có trọng tải vài nghìn tấn, là lợi khí trong bảo vệ chủ quyền biển của Hải quân Trung Quốc. Loại tên lửa này đã trở thành thế hệ tên lửa chống hạm thông dụng của Trung Quốc và có 3 biến thể phóng từ trên tàu mặt nước, tàu ngầm và bờ biển. Đồng thời, Trung Quốc cũng triển khai nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình tầm xa đối đất được phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm. Còn đối với tên lửa YJ-18A, đây là biến thể của YJ-18, được phóng từ tàu ngầm, có tầm phóng 500 km vượt trội so với tên lửa 3M54E của Nga, chỉ có 220 km. YJ-18A loại phóng từ tàu ngầm càng có nhiều cải tiến hơn so với tên lửa tương tự 3M54. Tên lửa này có thể phóng từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm, thiết bị đẩy có thể điểm hỏa dưới nước, sau khi lên khỏi mặt nước, tên lửa sẽ được tách ra từ đầu bộ phận đẩy, hành trình ở độ cao 5-7 m so với mặt nước biển, dưới tầm phát hiện của radar đối phương. Hiện YJ-18/18A đã được trang bị rộng rãi trên các tàu khu trục lớp 052D và tàu ngầm tấn công loại 093, 093A/B. Tuy nhiên, do hệ thống tên lửa này không có loại phóng nghiêng/ phóng trên không, do vậy Hải quân Trung Quốc đã sử dụng động cơ tổng hợp hỏa tiễn – nén để có thể phát huy tối đa sức mạnh của tên lửa này. (3) Tên lửa chống hạm YJ-12 có tầm phóng gấp 2 lần tên lửa BrahMos của Ấn Độ, tốc độ bay cũng rất nhanh. YJ-12 có trọng lượng 3 tấn, dài gần 7 m, tốc độ hành trình là 4 mach, tầm phóng tối đa vượt qua 400 km. Trong báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra năm 2017 đã chỉ ra, YJ-12 là tên lửa chống hạm vượt siêu thanh nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay, khả năng uy hiếp đã vượt qua tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D. (4) Tên lửa JL-2 là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm loại hình mới do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, áp dụng thiết kế có nắp che đầu và đuôi, tên lửa dài 14m, trọng lượng 40-42 tấn. JL-2 có thiết bị đẩy ba tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, vỏ tên lửa sử dụng vật liệu tổng hợp sợi carbon và sợi aramid hiệu suất cao để giảm trọng lượng và thể tích của động cơ. JL-2 cũng sử dụng động cơ đẩy xung lực cao, giúp tăng đáng kể tầm bắn, lên tới 7.500 – 8.000 km, có thể từ bờ biển Trung Quốc phóng đến Alska, Guam, Hawai (Mỹ) và khu vực Sibiria của Nga. Trên phương diện tấn công, JL-2 có thể mang 1 đầu đạn hạt nhân nặng 25 tấn hoặc 3 đầu đạn nặng 4-6 tấn, khả năng tấn công siêu mạnh. Ngoài ra, để đảm bảo khả năng đột phá phòng ngự của các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương, JL-2 còn ứng dụng kỹ thuật hoàn nguyên khí quyển thứ cấp, kỹ thuật thay đổi quỹ đạo động. Ngoài tên lửa JL-2 loại cơ bản, Trung Quốc còn nghiên cứu ra 2 biến thể của JL-2 gồm JL-2A và JL-2B. Trong đó, JL-2A có tầm phóng khoảng 9.000 km, JL-2B có tầm phóng khoảng 8.000 km. (5) Tên lửa đạn đạo mới phóng từ tàu ngầm JL-3 là một trong những loại vũ khí mới nhất được Trung Quốc thử nghiệm. JL-3 có tầm phóng lên đến 10.000-12.000 km, tăng khoảng 4.000 km so với JL-2, có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu nặng khoảng 15 tấn, dễ dàng đột phá bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới. Hiện nay, tên lửa này vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. JL-3 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ 3 của Trung Quốc, khi được đưa vào biên chế, sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng của lực lượng hạt nhân chiến lược, nếu được phóng từ bờ biển Trung Quốc toàn bộ khu vực châu Âu và Mỹ đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa này.
http://biendong.net/bien-dong/31902-ten-lua-chong-ham-tam-xa-cua-trung-quoc-da-vuot-troi-so-voi-cac-radar-cua-hai-quan-my.html
Sách Trắng lương thực
và nỗi ám ảnh nạn đói từng xảy ra ở TQ
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, cùng xu hướng đạt đến các thỏa thuận thương mại đơn phương ngày càng tăng, đã khiến Bắc Kinh phải gióng chuông báo động về cách Trung Quốc làm sao có thể tiếp tục nuôi 1, 4 tỉ dân, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 30.11.Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, cùng xu hướng đạt đến các thỏa thuận thương mại đơn phương ngày càng tăng, đã khiến Bắc Kinh phải gióng chuông báo động về cách Trung Quốc làm sao có thể tiếp tục nuôi 1, 4 tỉ dân, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 30.11.
Sự thay đổi thời tiết cấp toàn cầu cũng là một mối lo khác của Bắc Kinh về khâu sản xuất lương thực trong tương lai. Một báo cáo mới đây của LHQ nói tình trạng thay đổi khí hậu gây ra sự mất đất nông nghiệp và đe dọa khả năng thu hoạch của toàn thế giới. Báo cáo này nhấn mạnh sự ổn định của nguồn cung lương thực cũng bị đe dọa, bởi tình trạng thời tiết cực đoan sẽ càng gia tăng.
Đây sẽ là một chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP25) sẽ diễn ra ở Madrid (Tây Ban Nha) từ ngày 2 đến 13.12 tới. COP25 quy tụ các chính phủ trên toàn thế giới (gồm Trung Quốc) bàn các cách xử lý tình trạng khí hậu khẩn cấp.
Bắc Kinh lo ngại tình trạng bất ổn chính trị nếu để dân đói
Theo SCMP, lần đầu tiên trong 23 năm qua, chính phủ Trung Quốc công bố Sách Trắng về An ninh Lương thực hồi trung tuần tháng 10, trong đó nêu lĩnh vực này “đang trong thời điểm tốt nhất từ trước đến nay”, nhưng cũng bày tỏ những lo ngại về nguy cơ rối loạn do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Sách Trắng viết: “Về trung hạn và dài hạn, khâu sản xuất và nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc sẽ vẫn được liên kết chặt chẽ, điều có nghĩa Trung Quốc không được giảm bớt các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực. Hoạt động mua bán lương thực cấp quốc tế đã bị gián đoạn bởi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương, cho thấy sự bất ổn ngày càng tăng”.
Nạn đói từng xảy ra ở Trung Quốc khiến viễn cảnh thiếu lương thực rất đáng ngại. Các nhà phân tích nói chữ “bất ổn” là một chữ gây khiếp hãi ở Bắc Kinh và toàn Trung Quốc. Hậu quả nghiêm trọng nhất là các cuộc chiến thương mại sẽ gây ra bất ổn và làm trì hoãn mảng đầu tư, gồm các công nghệ làm nông mới, theo ông David Laborde, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế.
Ông Laborde nói các sức ép dân số và kinh tế sẽ có từ sự thay đổi khí hậu có nghĩa thế giới sẽ cần thêm rất nhiều phát minh công nghệ, nhưng nếu cuộc chiến thương mại kéo dài thì sẽ phá hoại mảng nghiên cứu và đầu tư, và trong 10 hoặc 20 năm nữa, thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, giá bán các mặt hàng này sẽ tăng rất cao.
Ông nhấn mạnh: “Giá lương thực cao không là vấn nạn cho người giàu, nhưng là một vấn nạn lớn cho người nghèo, và nó có thể kích động sự bất ổn chính trị”.
Cố vấn An ninh lương thực Trình Quốc Cường của Bộ Thương mại Trung Quốc nói: “An ninh lương thực sẽ là quan tâm hàng đầu của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách tự túc. Trong khi bám sát nguyên tắc tự túc về gạo và lúa, Trung Quốc sẽ cố gắng bảo đảm có được nguồn cung gạo thóc của nước ngoài”.
Ông Trịnh cũng là Giáo sư Đại học Đồng Tế (ở Thượng Hải) nói thêm: Trung Quốc tự tin đáp ứng nguồn cầu lúa gạo trong 30 năm tới, nhưng nguồn cung thức ăn cho gia súc (để đáp ứng nhu cầu ăn thịt ngày càng cao) sẽ là “một thách thức nghiêm trọng” vào lúc đang có những cuộc đối đầu về kinh tế và địa- chính trị.
Vị cố vấn còn nói: “Điều quan trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, là nhà cầm quyền có thể đáp ứng nhu cầu của người dân hay không, khi Đảng đã hứa đất nước sẽ là một xã hội thịnh vượng từ năm 2021, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng. Một ngày mai không có thịt để ăn không phải là điều mà người trung Quốc sẽ xem là một tương lai đẹp tươi hơn”.
Trả đũa nông sản Mỹ là “không khôn ngoan”
Bắc Kinh đã chỉ đạo lập Sách Trắng về An ninh Lương thực, nhằm bảo đảm nguồn cung “đất nông nghiệp tiêu chuẩn cao” để cải thiện khả năng an ninh lương thực. Mục tiêu là từ năm 2022, Trung Quốc phải có 67 triệu hec-ta đất nông nghiệp (tăng so với 43 triệu hec-ta hồi năm 2018) nhằm hàng năm sản xuất 500 tỉ kg lúa gạo và ngũ cốc.
Từ năm 2014, chiến lược An ninh Lương thực của Trung Quốc đã hướng đến mục tiêu duy trì 95 % tự túc về lúa gạo và 100 % về ngũ cốc. Nhưng sự tự túc về đậu nành chỉ ở mức 15 % hồi năm 2018, vì đa phần đất dành cho việc trồng lúa và lúa mì, trong khi nông dân Trung Quốc chật vật vì phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài vốn có sản phẩm chất lượng cao hơn.
Sách Trắng được Bắc Kinh tung ra, vào lúc các nông sản là vấn đề chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn cho thấy Trung Quốc lệ thuộc nặng vào các loại lương thực, nhất là đậu nành vốn chiếm 57,8 % trong số nông sản mà Trung Quốc nhập từ Mỹ.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng mức thuế áp lên thép-nhôm Trung Quốc nhập khẩu, Bắc Kinh liền trả đũa hồi tháng 4.2018 với mức thuế 25 % áp lên đậu nành nhập từ Mỹ, trước khi ngưng hẳn việc mua mặt hàng này hồi cuối năm 2018.
Hiện ông Trump đang hy vọng Bắc Kinh sẽ giữ lời hứa mua thật nhiều nông sản Mỹ trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào, nhưng việc Trung Quốc phải lệ thuộc các nhà cung ứng nước ngoài lại không mua đậu nành Mỹ đã khiến có những chỉ trích.
Hồi tháng 11.2018, ông Long Vĩnh Đồ, một cựu quan chức đàm phán thương mại dẫn đầu Trung Quốc thương lượng để nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã công khai chỉ trích chiến lược này là “không khôn ngoan”, vì Trung Quốc rất cần đậu nành nhập khẩu.
Một cuộc đình chiến tạm thời đầu năm 2018 đã ghi nhận Trung Quốc nhập 1,8 triệu tấn đậu nành Mỹ hồi tháng 4, cùng với 5,8 triệu tấn từng nhập hồi đầu năm 2018.
Khu vực nào trên thế giới sẽ nuôi dân Trung Quốc khỏi đói?
Theo SCMP, cách đây 23 năm, Sách Trắng về An ninh Lương thực của Bắc Kinh được công bố, nhằm phản ứng với nhận định sự tăng trưởng của Trung Quốc như một nhà nhập khẩu khổng lồ sẽ gây ra nạn thiếu lương thực ở khắp mọi nơi của thế giới. Đó là ý tưởng được quảng báo trong cuốn sách xuất bản năm 1995 và mang tựa Ai sẽ nuôi Trung Quốc? (Who Will Feed China?) của Lester Brown, một cựu chuyên gia phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Cuộc đầu tư của Trung Quốc vào mảng nông nghiệp ở nước ngoài đã tăng mạnh trong 10 năm qua, từ 300 triệu USD hồi năm 2009 lên 33 tỉ USD hồi năm 2016. Các nhà đầu tư Trung Quốc thường đến các nước kém phát triển, vì ở đó họ không có nhiều đối thủ cạnh tranh, và tiềm năng tăng sản lượng sử dụng công nghệ Trung Quốc, theo báo cáo của USDA năm 2018.
Cuộc đầu tư này chú trọng vào các vùng lân cận, nhất là Đông Nam Á và Viễn Đông Nga vốn là những vùng dễ tiếp cận về mặt địa lý và nhiều đất. Bộ Thương mại Trung Quốc nói châu Á nhận một nửa khoản đầu tư của Trung Quốc vào nông nghiệp ở nước ngoài hồi năm 2014.
Cố vấn An ninh lương thực Trịnh Quốc Cường nói hiện cấu trúc cung ứng đậu nành cấp toàn cầu của Trung Quốc cần được đa dạng hóa, ông nêu các khu vực nên được chọn là mục tiêu đầu tư như Biển Đen, Ukraine, vùng Caucasus và Tây Á.
Nhưng ông Laborde cảnh báo việc mở rộng sản xuất ra nước ngoài cũng đem đến những rủi ro về môi trường. Hồi tháng 5, trong một báo cáo mà ông là tác giả với Carin Smaller (cố vấn của Viện Phát triển Bền vững Quốc tế) đã nhấn mạnh sự liên quan giữa việc trồng đậu nành với nạn phá rừng.
Ông nói thách thức lớn là bảo đảm Trung Quốc không gây nguy hại cho an ninh lương thực của các nước khác: “Trung Quốc cần dựa vào nguồn lương thực từ nước ngoài. Đấy không phải là một vấn nạn của riêng họ. Việc lệ thuộc một hoặc hai nhà cung ứng sẽ mang theo một nguy cơ chính trị và kinh tế. Nên điều quan trọng là nên có nhiều đối tác”.
Ông Trương Văn Đống, Giáo sư khoa kinh tế Đại học bang Iowa (Mỹ) nói: “Cuộc chiến thương mại đã vạch rõ mối nguy Trung Quốc phải lệ thuộc hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trung Quốc đã tái xác định các mục tiêu an ninh lương thực, chú trọng vào thu hoạch lương thực như gạo thóc và thịt heo.
Trong khi đó, họ cảm thấy mình bị đậu nành Mỹ bắt làm con tin, nên sẽ tăng tốc thúc đẩy đa dạng hóa trong việc mua lương thực. Chắc chắn Trung Quốc sẽ mở rộng nguồn cung ứng nông sản, và có lẽ sẽ xem xét phần chia của Mỹ trên từng loại nông sản. Các cuộc đầu tư mang tính chiến lược quan trọng nhất có thể sẽ là nông nghiệp Brazil và cơ sở hạ tầng”.
http://biendong.net/tham-su-bi-su/31918-sach-trang-luong-thuc-va-noi-am-anh-nan-doi-tung-xay-ra-o-tq.html
Vì sao TQ né dùng công cụ thương mại để trả đũa Mỹ?
Sau khi Trung Quốc tiến hành các động thái đầu tiền nhằm trả đũa Mỹ vì đạo luật Hong Kong, nhiều nhà quan sát đã nhận ra rằng Bắc Kinh không sử dụng bất cứ biện pháp thương mại nào để “cảnh cáo” Washington.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 2-12 tuyên bố Bắc Kinh sẽ hoãn xem xét các yêu cầu cập cảng Hong Kong của các tàu quân sự Mỹ, động thái trả đũa của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký đạo luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong.
Ngoài ra, bà này cũng cho biết Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các tổ chức phi chính phủ (NGO) có trụ sở tại Mỹ như Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW), Viện Dân chủ quốc gia về các vấn đề quốc tế, Viện Cộng hòa quốc tế… vì đã ủng hộ các hoạt động bạo lực ở Hong Kong.
Tuy nhiên, vị phát ngôn viên này không cung cấp chi tiết cụ thể của quyết định trừng phạt đối với các tổ chức này, vốn đã bị cấm hoạt động tại Trung Quốc đại lục. Trước đó, Bắc Kinh cũng từng từ chối các chuyến thăm của hai tàu quân sự Mỹ hồi tháng 8.
Những tiền lệ trên khiến giới quan sát cho rằng biện pháp trả đũa của Trung Quốc này còn khá dè chừng, theo Bloomberg.
“Đây có vẻ như là một lời đe dọa rỗng tuếch vì những tổ chức này vốn không hoạt động trong Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, nếu tiếp tục có những đe dọa cụ thể hơn đối với nhân viên và đại diện của các tổ chức trên khi hoạt động tại Hong Kong, thì đây có thể là bước lùi lớn đối với tự do ngôn luận”, ông Patrick Poon, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết.
Dù vậy, trưởng khoa quan hệ quốc tế Đại học Nam Kinh là Zhu Feng cho rằng những biện pháp này là “vô cùng mạnh tay và chưa có tiền lệ”, đặc biệt là quyết định hoãn xem xét yêu cầu cập cảng.
“Đây là lần đầu tiên trong 4 thập kỉ Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đình chỉ việc xem xét những yêu cầu này”, ông Zhu cho biết.
Hong Kong đã trở thành nguy cơ lớn nhất khiến đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ vì phong trào biểu tình suốt 6 tháng qua. Người biểu tình và cảnh sát Hong Kong đã liên tục đụng độ trong quãng thời gian này.
Theo Bloomberg, tuy ký đạo luật ủng hộ người biểu tình, ông Trump vẫn đưa ra tín hiệu không muốn quan hệ với Trung Quốc bị chệch hướng.
Tổng thống Mỹ cũng thể hiện lo ngại đối với những điều khoản chưa cụ thể của đạo luật mới. Ông Trump cũng cho rằng đạo luật này có thể vi phạm quyền thực hiện chính sách đối ngoại của ông được quy định trong Hiến pháp.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31882-vi-sao-tq-ne-dung-cong-cu-thuong-mai-de-tra-dua-my.html
Bắc Kinh lập vùng “cấm bay”, tăng cường
các biện pháp trừng phạt đáp trả Mỹ
trong vấn đề Hong Kong và Tân Cương
Sau hàng loạt những tuyên bố chỉ trích Mỹ can thiệp vào tình hình Hong Kong và Tân Cương, Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp đáp trả, trong đó đáng chú ý là việc cấm bay đối với quan chức Washington.Cấm các máy bay, tàu quân sự Mỹ được đỗ hay thăm Hong Kong và trừng phạt một số tổ chức phi chính phủ Mỹ
Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm các máy bay và tàu quân sự của Mỹ được đỗ hay thăm Hong Kong, đồng thời đưa ra lệnh trừng phạt với một số tổ chức phi chính phủ Mỹ vì kích động biểu tình tại thành phố này.Đây được coi là hành động đáp trả lại bộ luật mới được thông qua hồi tuần trước của Mỹ về nhân quyền và dân chủ Hong Kong. Phía Trung Quốc cho biết đã dừng tiếp nhận đề nghị tới thăm Hong Kong của quân đội Mỹ một cách vô thời hạn, đồng thời cảnh báo sẽ có thêm các biện pháp mới trong tương lai.
Truyền thông Trung Quốc phát đi tuyên bố báo chí của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Mỹ sửa sai và dừng can thiệp vào nội chính Trung Quốc, cảnh báo Bắc Kinh sẽ có những bước tiếp theo nếu cần thiết để đảm bảo sự bình ổn tại Hong Kong và sự thịnh vượng của Trung Quốc. Thông thường, một số tàu hải quân của Mỹ sẽ ghé thăm Hong Kong thường niên theo như tục lệ từ trước năm 1997 và vẫn được giữ tới nay. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết các chuyến thăm cảng Hong Kong là một chương trình hữu ích “giúp gắn bó hơn quan hệ giữa người dân”. Một quan chức Mỹ cũng cho biết hành động này của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng tới các hoạt động của tàu Mỹ tại khu vực.
Công bố danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” và không chào đón ở Hong Kong và Tân Cương
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này sẽ sớm công bố danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”, sau đó có thể áp đặt lệnh cấm vận đối với các công ty Mỹ. Động thái này báo hiệu các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia đang ngày càng đứng trước nhiều rủi ro từ những tranh cãi liên quan đến Hồng Kông và Tân Cương. Bài đăng trên Twitter của tờ “Thời báo hoàn cầu” hôm 3/12 cho biết danh sách mà Trung Quốc sắp tung ra là để đáp trả dự luật của Mỹ về vấn đề Tân Cương. Dự luật được hậu thuẫn bởi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio yêu cầu phải có biện pháp trừng phạt các quan chức Trung Quốc mà Mỹ cho là đã đàn áp người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương.
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật Tân Cương từ tháng 9, trong khi hôm nay Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật này. Tổng Biên tập của tờ báo này là Hu Xijin cho biết các quan chức Mỹ có thể sẽ bị hạn chế cấp thị thực trong khi những người có hộ chiếu Mỹ sẽ bị cấm đi tới Tân Cương. Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa sẽ công bố danh sách các công ty Mỹ “không đáng tin cậy” suốt từ tháng 5, sau khi Mỹ áp đặt một số biện pháp cấm vận lên tập đoàn công nghệ Huawei. Sau khi căng thẳng tạm thời được xoa
dịu một thời gian và cả hai bên đều hào hứng về “thỏa thuận giai đoạn một”, giờ đây quan hệ Mỹ – Trung lại đang xấu đi.
Tung các video hải cảnh TQ tuần tra ngoài khơi Hong Kong để thị uy, răn đe Mỹ và người biểu tình
Hải cảnh Trung Quốc công bố video tuần tra vùng biển giữa Hong Kong và tỉnh Quảng Đông giữa lúc bất ổn ở Hong Kong và trước lễ kỷ niệm 20 năm bàn giao Macau. Lực lượng chức trách đã bắt giữ hàng trăm nghi phạm trong chiến dịch gần đây, bao gồm 190 vụ vượt biên bất hợp pháp và 379 vụ buôn lậu hàng hóa, hải cảnh Trung Quốc (CCG) cho biết hôm 2/12 trong video được đăng trên Weibo. Có 19 trường hợp vượt biển bất hợp pháp, liên quan đến 16 tàu, và 404 vụ buôn lậu, liên quan đến 371 tàu, theo video, với thời gian thực hiện các hoạt động hoặc nguồn gốc của người và tàu không được nêu rõ.
Đoạn phim cho thấy hạm đội gồm năm đến bảy tàu tuần tra CCG hoạt động quanh cầu Hong Kong – Chu Hải – Macau, cũng như ngoài khơi các cảng sầm uất trong khu vực. Đoạn video cũng cho thấy các tàu CCG chạy vòng quanh và phun nước vào tàu chở hàng, người ếch lặn dưới nước và các sĩ quan vũ trang hạng nặng cầm súng trên các chiếc thuyền nhỏ hơn, cùng với thông báo bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. “Đây là lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc. Ở bất kỳ vùng biển nào của Trung Quốc, chúng tôi đều bảo vệ sự an toàn của bạn và chống lại các loại tội phạm”, lực lượng Trung Quốc tuyên bố.
http://biendong.net/bien-dong/31897-bac-kinh-lap-vung-cam-bay-tang-cuong-cac-bien-phap-trung-phat-dap-tra-my-trong-van-de-hong-kong-va-tan-cuong.html
Trung Cộng khuyến cáo Hoa Kỳ
về dự luật Duy Ngô Nhĩ
Tin từ Bắc Kinh/ Washington – Hôm thứ Tư (04 tháng 12), Trung Cộng khuyến cáo rằng dự luật của Hạ viện Hoa Kỳ nhằm kêu gọi Hoa Kỳ phản ứng cứng rắn hơn về cách Bắc Kinh đối xử với người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ, sẽ ảnh hưởng đến hợp tác song phương và một thỏa thuận ngắn hạn để chấm dứt chiến tranh thương mại.Việc Hạ viện thông qua Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019, vốn phải được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua trước khi được gửi tới tổng thống Trump, đã khiến Bắc Kinh tức giận và làm mối quan hệ hai nước thêm căng thẳng.
Reuters cho biết dự luật sẽ hủy hoại thỏa thuận giai đoạn đầu, vốn đã rất phức tạp với nhiều bất đồng. Dự luật Duy Ngô Nhĩ, được thông qua với phiếu bầu 407-1 ở Hạ viện, yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ lên án hành vi lạm dụng người Hồi giáo và kêu gọi đóng cửa các trại giam tập thể ở khu vực phía tây Tân Cương. Dự luật cũng kêu gọi tổng thống Trump áp đặt lệnh trừng phạt đối với thành viên quyền lực của bộ máy chính trị Trung Cộng, ông Chen Quanguo, bí thư Đảng Cộng sản Tân Cương.
Bắc Kinh gọi dự luật là một sự tấn công nhằm phá hoại Trung Cộng, họ yêu cầu Hoa Kỳ ngăn không cho nó trở thành luật và nói rằng họ sẽ dùng biện pháp bảo vệ lợi ích của họ nếu cần thiết.
Các nhà phân tích cho rằng phản ứng của Trung Cộng với việc Hạ viện thông qua dự luật Duy Ngô Nhĩ có thể gay gắt hơn việc Hoa Kỳ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông.
Hôm thứ Hai (02 tháng 12) Bắc Kinh cho biết họ đã cấm tàu quân sự và máy bay của Hoa Kỳ đến thăm hòn đảo và xử phạt một số tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-khuyen-cao-hoa-ky-ve-du-luat-duy-ngo-nhi/
TQ đe dọa cắt thị thực quan chức Mỹ
vì vụ Hong Kong và Tân Cương
Các nhà lập pháp và quan chức Mỹ có thể sẽ bị Trung Quốc không cấp thị thực, vì Bắc Kinh đang xem xét các biện pháp trả đũa đối với Washington về cái mà họ gọi là “can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc” về các vấn đề Tân Cương và Hong Kong.SCMP dẫn nguồn tin từ các nhà quan sát về ngoại giao và truyền thông Trung Quốc đại lục cho biết Bắc Kinh hiện đang cân nhắc việc hạn chế về thị thực.
Trong khi đó, tổng biên tập của tờ báo nhà nước Hoàn Cầu Thời Báo, Hu Xijin, còn đề nghị cấm tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao Hoa Kỳ đi vào Tân Cương, nơi hàng trăm ngàn người Uygurs đang bị giam giữ trong các trại cải tạo.
Trên một dòng tweet, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết Trung Quốc sẽ sớm công bố một “danh sách thực thể không đáng tin cậy”, trong đó có thể bao gồm các thực thể Hoa Kỳ liên quan. Động thái này cũng liên quan đến đạo luật của Mỹ liên quan đến Tân Cương.
Trung Quốc nói rằng các trại ở Tân Cương là các trường dạy nghề nhằm dẹp bỏ những suy nghĩ cực đoan, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ và các nước khác dừng can thiệp vào các vấn đề đối nội của nước này.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng về việc Hoa Kỳ thông qua luật Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong bằng cách đình chỉ các chuyến thăm của tàu quân sự và máy bay Mỹ đến Hong Kong.
Cũng giống như luật được đề xuất về Tân Cương, đạo luật Hong Kong cho phép Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức được coi là đã vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố trừng phạt 5 tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ mà Bắc Kinh cáo buộc là hỗ trợ cho bạo lực ở Hong Kong. Đó là tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức Dân chủ Quốc gia, Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề quốc tế, Viện Cộng hòa Quốc tế và Freedom House.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-c%E1%BA%AFt-th%E1%BB%8B-th%E1%BB%B1c-quan-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-v%C3%AC-v%E1%BB%A5-hong-kong-v%C3%A0-t%C3%A2n-c%C6%B0%C6%A1ng/5191288.html
Báo Trung Quốc:
Mỹ ‘kích động’ Việt Nam ‘đối đầu’ với Bắc Kinh
Viễn ĐôngMột ấn phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đăng tải một bài bình luận nói rằng Mỹ dùng việc phát triển năng lượng với Việt Nam làm “vỏ bọc” nhằm “kích động” Hà Nội “đối đầu” với Bắc Kinh trên biển, cũng như nhằm biến Việt Nam thành “tốt thí”.
Dưới tiêu đề “Hoa Kỳ không thể sử dụng hợp tác năng lượng với Việt Nam để thúc đẩy các lợi ích ở khu vực”, bài viết của một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Trung Quốc tại Đại học Nam Kinh trên tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo) có đoạn: “Mục đích chiến lược cốt lõi của Mỹ là sử dụng việc phát triển năng lượng chung với Việt Nam làm vỏ bọc để kích động Hà Nội có các bước đi mạnh mẽ hơn trong cuộc đối đầu trên biển với Trung Quốc”.
Bài đăng trong mục “bình luận” còn đề cập tới vụ “đối đầu” của tàu Trung Quốc và Việt Nam ở Bãi Tư Chính, vốn từng gây căng thẳng trong quan hệ song phương, đồng thời cho rằng Hà Nội “hy vọng các cường quốc ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và Nhật, có thể ủng hộ mình”.
Bài viết cũng nêu chuyến thăm tới Nhật Bản và Mỹ của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh hồi tháng Chín và tháng Mười vừa qua để, theo lời tờ báo này, “nỗ lực thuyết phục thêm các công ty năng lượng hợp tác thăm dò dầu khí ở ngoài khơi với Việt Nam”. Ngoài ra, Global Times cũng nhắc tới việc Mỹ và Việt Nam “ký bản ghi nhớ về Quan hệ Đối tác Toàn diện về Năng lượng Việt – Mỹ”.
XEM THÊM:
Mỹ: ‘Quốc hội Việt Nam ban hành một đạo luật lịch sử’
“Washington có các động cơ ngầm trong việc cải thiện hợp tác năng lượng với Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy”, Global Times bình luận, nói thêm rằng chính quyền của Tổng thống Trump đang “ngày càng chú tâm tới vấn đề Biển Đông”.
“Sau khi quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cải thiện, Việt Nam là một đòn bẩy quan trọng để Mỹ dựa vào nhằm kiềm tỏa Trung Quốc”, bài viết nhận định, cho rằng “một số quan chức diều hâu trong chính quyền Trump liên tục tìm cách gây bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là kích động Việt Nam khiêu khích Trung Quốc trên biển”.
“Điều này có thể biến hai nước trở thành kẻ thù để Mỹ hưởng lợi”, Global Times viết.
Ngoài ra, tờ báo còn cho rằng “Washington biết việc thăm dò và sản xuất dầu khí của Hà Nội đang trên đà suy giảm”.
“Nếu Mỹ có thể giúp Việt Nam chống lại tình trạng thiếu điện, đất nước châu Á này sẽ bị buộc phải tuân lệnh của Washington và trở thành một con tốt thí quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương [của Mỹ]”.
Về phía Việt Nam, Global Times cho rằng Hà Nội cũng có “các tính toán riêng trong việc hợp tác với Washington”.
“Hà Nội muốn hợp tác với Washington và Tokyo để chọc giận Bắc Kinh, vì Việt Nam có xu hướng tin rằng Washington và Tokyo có thể làm Trung Quốc cảm thấy sợ hãi”, bài bình luận của tờ Global Times có đoạn.
Việc Trung Quốc giáo dục các thế hệ tương lai bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế không có lợi cho mối quan hệ song phương.
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng.
Đây không phải là lần đầu tiên ấn phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng công kích mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Sáng 4/12 (giờ Washington, tức tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), VOA tiếng Việt không thể liên lạc ngay với Bộ Ngoại giao Việt Nam để xin bình luận do ngoài giờ hành chính.
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng hồi tháng Tám từng lên tiếng sau khi tờ Global Times đưa tin về Việc Trung Quốc xuất bản sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học, trong đó nói rằng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) “là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
“Việc Trung Quốc giáo dục các thế hệ tương lai bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế không có lợi cho mối quan hệ song phương,” bà Hằng viết trên Twitter hôm 9/8.
XEM THÊM:
Góc nhìn khác về chính sách quốc phòng ‘bốn không’ của Việt Nam
Bài viết của Global Times được đăng tải ít lâu trước khi Việt Nam lần đầu công bố Sách trắng Quốc phòng trong vòng một thập kỷ.
Trong lễ công bố Sách Trắng hôm 25/11, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh được báo chí trong nước dẫn lời nói rằng “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung”, và rằng “tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Ông Vịnh không nói rõ là Việt Nam có ý định gì, và có lẽ Hà Nội muốn duy trì một sự mơ hồ nào đó trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
Chuyên gia Murray Hiebert nói.
Ông Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói với VOA tiếng Việt rằng với tuyên bố như trên, ông Vịnh “phát đi tín hiệu tới Bắc Kinh rằng Việt Nam buộc phải mở rộng các mối quan hệ quốc phòng nếu Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Việt Nam”.
“Hà Nội sẽ tiếp tục tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng thông qua việc mua vũ khí, huấn luyện quân sự, các cuộc thao dượt chung với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và các nước châu Âu nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam trong khi đối mặt với tình trạng bị Trung Quốc gia tăng quấy nhiễu ở Biển Đông”, ông Hiebert nói.
“Ông Vịnh không nói rõ là Việt Nam có ý định gì, và có lẽ Hà Nội muốn duy trì một sự mơ hồ nào đó trong mối quan hệ với Bắc Kinh”.
https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A1o-trung-qu%E1%BB%91c-m%E1%BB%B9-k%C3%ADch-%C4%91%E1%BB%99ng-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-kinh/5192372.html
Úc xem xét các biện pháp trừng phạt
đối với những người vi phạm nhân quyền
Chính phủ Úc sẽ xem xét đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm mục đích tịch thu tài sản của những người vi phạm nhân quyền và cấm họ vào nước này, trong bối cảnh sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với các vụ vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.Báo The Australian loan tin ngày 4/12.
Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne đã yêu cầu ủy ban thường vụ quốc hội về các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và thương mại tiến hành một cuộc điều tra về việc đưa ra luật theo mô hình của Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt liên quan đến thị thực và tài sản đối với các cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền, cũng như những người đã hỗ trợ, bảo trợ hoặc tái tài trợ tham nhũng nghiêm trọng.
Đề xuất về phiên bản Đạo luật Magnitsky của Úc nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ ở cả hai phía của quốc hội.
Úc có thể sử dụng luật pháp để nhắm mục tiêu vào những người vi phạm nhân quyền ở các quốc gia như Trung Quốc – nơi bị cáo buộc giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, cũng như đối với Nga, Campuchia, Myanmar và Ả Rập Saudi.
Nếu chính phủ Canberra đưa ra luật theo kiểu Magnitsky, Úc sẽ trở thành nước thứ tư trong số các quốc gia có mạng lưới tình báo Five Eyes thông qua các luật như vậy, sau Mỹ, Anh và Canada.
Đạo luật Magnitsky được thông qua tại Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của lưỡng đảng vào năm 2012. Ban đầu nó nhằm mục đích trừng phạt các quan chức chế độ Putin chịu trách nhiệm về cái chết của kế toán thuế Nga Sergei Magnitsky trong một nhà tù ở Moscow.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/australia-considers-sanctions-target-human-rights-abusers-12042019070704.html
Các biện pháp nhằm chống lại các nguy cơ can thiệp,
tác động từ TQ của Chính phủ Australia
Quyết định thành lập đội đặc nhiệm chống lại sự can thiệp nước ngoài, điều tra các nghi vấn cài cắm gián điệp, thận trọng trong hợp tác với các trường đại học của Trung Quốc… là những biện pháp mới nhất được Chính phủ Australia đưa ra để đối phó với sự can thiệp ngày càng gia tăng của Trung Quốc vào các vấn đề chính trị của nước này.Thành lập lực lượng đặc nhiệm chống lại sự can thiệp của nước ngoài
Theo thông tin chính thức từ Chính phủ Australia hôm 2/12, nước này đang xúc tiến thành lập một đội đặc nhiệm để chống lại mối đe dọa từ sự can thiệp của nước ngoài. Theo đó, Australia sẽ chi 593 triệu USD cho cơ quan mới. Cơ quan này do một sĩ quan cấp cao của Tổ chức Tình báo An ninh Australia lãnh đạo. Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison cho biết đây là nỗ lực của Australia nhằm thúc đẩy khả năng phát hiện, theo dõi và phá vỡ sự can thiệp của nước ngoài vào Australia. Cơ quan mới sẽ tăng cường phân tích về các hoạt động thông tin tinh vi đang diễn ra trên khắp thế giới, đặc biệt là những hành vi chống lại các quá trình và bầu cử.
Thận trọng trong hợp tác với các trường đại học của TQ
Các trường đại học Australia được cảnh báo không nên hợp tác với hơn 100 trường đại học Trung Quốc vì nghi ngờ mối quan hệ của các trường này với quân đội Bắc Kinh. Trước đó, các trường đại học tại Australia đã cam kết sẽ xem xét bất kỳ mối liên hệ nào về quân sự mà các cơ sở giáo dục có thể có trong quá trình thực hiện các dự án nghiên cứu chung. Các du học sinh Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 trong số này và Australia lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng lợi thế này để tạo dựng ảnh hưởng. Trung Quốc trước đây từng phủ nhận có bất kỳ hoạt động mờ ám nào đối với Australia. Bắc Kinh cáo buộc Canberra theo đuổi “tâm lý Chiến tranh Lạnh”, song mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc trở nên căng thẳng trong những năm gần đây khi Canberra lo ngại về các hoạt động của Bắc Kinh, cả trong nước cũng như trên toàn khu vực Thái Bình Dương.
Điều tra hàng loạt trường đại học có quan hệ “nguy hại” với các Viện Khổng Tử của TQ
Chính phủ Australia hôm 25/7 đã quyết định điều tra về dấu hiệu một số trường đại học ở nước này bị Trung Quốc can thiệp và tài trợ để thành lập 13 Viện Khổng Tử trên khắp Australia. Australia hiện có số lượng học viện và lớp học Khổng Tử cao thứ ba trên thế giới, đứng sau Mỹ và Anh với 14 học viện và 67 lớp học trên cả nước. Theo thống kê 13 trường đại học địa phương của Australia đã tự ký hợp đồng với Viện Khổng Tử ở Trung Quốc. Một số trường đã đồng ý để Viện Khổng Tử thẩm định, đánh giá chất lượng giảng dạy để đổi lại mỗi trường được nhận từ Trung Quốc từ 69.000 đến 103.500 AUD tiền tài trợ và tài nguyên giảng dạy. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Australia tuyên bố sẽ điều tra
xem liệu việc này có vi phạm luật pháp bởi sự can thiệp từ nước ngoài hay không. Kể từ năm 2018, Văn phòng Hán Biện trực thuộc Ban Mặt trận thống nhất trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan chủ quản các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới đã khiến Chính phủ Australia chú ý. Đại học Queensland nơi xảy ra vụ xung đột giữa các sinh viên Đại Lục và Hồng Kông là một trong những trường đại học Australia có mở Học viện Khổng Tử. Nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Quốc đã chỉ ra rằng Viện Khổng Tử được Trung Quốc tài trợ và chỉ đạo trên danh nghĩa dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhưng thực tế là truyền bá, tư tưởng và chủ trương của Trung Quốc về nhiều lĩnh vực. Giáo viên Hán ngữ được Học viện Khổng Tử tuyển dụng là những người “có chất lượng chính trị tốt” được Trung Quốc lựa chọn cẩn thận và tuân thủ “kỷ luật tổ chức” theo yêu cầu của họ. Giáo sư John Fitzgerald, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Swinburne (SUT), nói rằng “có một phẩm chất chính trị tốt có nghĩa là chấp nhận quan điểm của Trung Quốc, không có quan điểm riêng của cá nhân”. Một số chính phủ tiểu bang ở Australia đã bắt đầu xem xét quan hệ đối tác với Học viện Khổng Tử để đảm bảo rằng không có sự can thiệp không phù hợp nào của nước ngoài. Trước đó, một nghị sĩ Australia đã đề xuất nghị án yêu cầu điều tra các Học viện Khổng Tử.
Điều tra hoạt động cài cắm gián điệp của TQ
Cơ quan Tình báo An ninh Australia (ASIO) đã tiến hành điều tra nghi vấn Trung Quốc tìm cách gài gián điệp vào quốc hội nước này. Tình báo Australia xác định rằng, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc hội và 3 đảng chính trị lớn nhất của Australia trước thềm cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5. Thông tin về cuộc điều tra được đưa ra trong bối cảnh một người tự nhận là “điệp viên” của Trung Quốc đã đào tẩu sang Australia, cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các hoạt động can thiệp chính trị vào các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Australia. Đáp trả thông tin trên, Trung Quốc khẳng định người tự xưng là “điệp viên đào tẩu” ở Australia là một kẻ lừa đảo, đang bị truy nã vì tội hình sự ở Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/31900-cac-bien-phap-nham-chong-lai-cac-nguy-co-can-thiep-tac-dong-tu-tq-cua-chinh-phu-australia.html
Úc hạn chế luạt di tản y tế của người tị nạn
từ các trại Thái Bình Dương
Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Tư (4/12), Úc loại bỏ quyền của các bác sĩ trong việc cho phép những người tầm trú bị bệnh được di tản khỏi hai trung tâm giam giữ Thái Bình Dương để tiếp nhận điều trị y tế. Đây là sự bãi bỏ mà phe phản đối cho rằng có gây nguy hiểm đến tính mạng của người tị nạn.Theo chính sách di trú gây tranh cãi của Úc, những người tầm trú bị chặn trên biển được gửi đến các trại ở Papua New Guinea và Nauru. Họ không bao giờ có thể định cư ở Úc, ngay cả khi họ được phát hiện là người tị nạn.
Hồi tháng Hai năm nay, các nhà lập pháp độc lập và phe đối lập đã hợp lực để trao cho các bác sĩ quyền cho phép những người tầm trú bị bệnh được gửi đến Úc, nếu họ cần chăm sóc y tế.
Sau khi bảo đảm việc tái bầu cử vào tháng 5, Thủ tướng Scott Morrison cho biết chính phủ của ông sẽ tìm cách bãi bỏ đạo luật này, mặc dù ông cần sự hỗ trợ của các nhà lập pháp độc lập vì liên minh không chiếm phần đa số tại Thượng viện Úc. Sau nhiều tuần đàm phán, việc hủy bỏ đạo luật thông qua Thượng viện Úc với kết quả bỏ phiếu 37 – 35.
Các tổ chức viện trợ cho biết khoảng 500 người vẫn còn ở hai trại giam ngoài đảo, nhiều người có vấn đề về sức khỏe tâm thần sau hơn sáu năm bị giam giữ. Liên Hiệp Quốc nhiều lần chỉ trích các trung tâm giam giữ ngoài khơi của Úc, khẳng định rằng các trung tâm này thiếu sự chăm sóc y tế và tâm thần. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uc-han-che-luat-di-tan-y-te-cua-nguoi-ti-nan-tu-cac-trai-thai-binh-duong/
0 comments