Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 20/12/2019

Friday, December 20, 2019 3:48:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 20/12/2019

TQ phải chấm dứt đe dọa trên Biển Đông

Các quốc gia ASEAN và cộng đồng thế giới cùng cho rằng Trung Quốc cần phải kiềm chế hơn, không được tiếp tục có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền các bên liên quan ở Biển
Đông khi mà cách hành xử hung hăng của quốc gia này đang là nguyên nhân gây căng thẳng, đe dọa tự do hàng hải, hàng không, hòa bình, an ninh và ổn định trên vùng biển này.
Trước thềm năm mới 2020, các quốc gia khu vực cũng như thế giới đều bày tỏ mong muốn có sự biến chuyển về tình hình an ninh và ổn định ở Biển Đông khi suốt năm qua vùng biển gắn liền với lợi ích sống còn của nhiều nước đã liên tục “dậy sóng”. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vi phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở bãi Tư Chính (phía Nam Biển Đông) trong thời gian suốt từ đầu tháng 7 đến gần hết tháng 10-2019.
Gây hấn ở Biển Đông sẽ phải trả giá
Lên tiếng tại hội thảo với chủ đề “Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020: Gắn kết và chủ động thích ứng” diễn ra tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore ngày 17-12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đã bày tỏ hy vọng trong năm 2020, khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, Trung Quốc sẽ thể hiện hành xử kiềm chế hơn trên Biển Đông. Phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng được đưa ra khi mà trong năm 2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam từng nhiều lần lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trong suốt nhiều tháng của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8.
Ngang ngược hơn, Trung Quốc còn tuyên bố nhóm tàu khảo sát tiến hành cuộc thăm dò khoa học trong cái mà họ gọi là “vùng biển thuộc kiểm soát của Trung Quốc”, bất chấp thực tế đây là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã được công nhận theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Vì thế, phát biểu tại Singapore, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã nhấn mạnh rằng, những việc Trung Quốc đã làm là rất đáng lo ngại, là kiểu đe dọa không chỉ Việt Nam mà các nước khác cũng thấy trước nguy cơ bị đe dọa trong tương lai.
Những lo ngại về vấn đề hòa bình và an ninh ở Biển Đông cũng là vấn đề được quan tâm tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) lần thứ 14 diễn ra ngày 15 và 16-12 tại Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Nhiều Bộ trưởng Ngoại giao ASEM đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, đề nghị không có các hành động gây mất ổn định và làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển này, kiềm chế không có các hành động đơn phương trái với luật pháp quốc tế.
Trước đó, tại Diễn đàn biển ASEAN (AMF) lần thứ 9 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 7 kết thúc chiều 6-12 ở Đà Nẵng với sự tham dự của hơn 90 đại biểu gồm quan chức chính phủ, nhà nghiên cứu đến từ 10 nước ASEAN, 8 nước đối tác đối thoại, Ban thư ký ASEAN và một số tổ chức quốc tế liên quan, nhiều đại biểu cũng bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là tình trạng quân sự hóa các cấu trúc, vi phạm luật pháp quốc tế, cản trở các nước ven biển khai thác tài nguyên tại các vùng biển của mình theo quy định của Công ước UNCLOS 1982, gây xói mòn lòng tin và làm gia tăng căng thẳng.
Các đại biểu nhấn mạnh nguyên tắc tự kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình và gia tăng tranh chấp, tuân thủ luật pháp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước UNCLOS.
Là một quốc gia có lợi ích chiến lược gắn liền với hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono ngay trước chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 18-12 đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích những hành động mà ông gọi là “cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông”. Theo vị Bộ trưởng từng giữ vai trò Ngoại trưởng và được xem là người kế nhiệm tiềm năng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe này, tuyên bố chủ quyền ngang ngược và vô lý có tên là “đường 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò”) của Trung Quốc tại Biển Đông là nguyên nhân cốt lõi gây ra những xung đột giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN, cũng như với Mỹ. Dù không nêu đích danh ai, song Bộ trưởng Taro Kono khẳng định: “Kẻ gây hấn sẽ phải trả giá”.
Gây áp lực mạnh hơn với Trung Quốc
Những lo ngại và chỉ trích của các quốc gia khu vực và có lợi ích liên quan mật thiết với Biển Đông hoàn toàn dễ hiểu khi Trung Quốc gia tăng mạnh những hành vi gây căng thẳng trên vùng biển chiến lược trọng yếu này. Cùng với hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam khi đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc còn tiếp tục ráo riết quân sự hóa trên các thực thể là những đảo đá, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị họ chiếm đóng trái phép.
Tờ Phương Đông (Hồng Kông) trích dẫn thông tin viên tướng Trung Quốc Kim Nhất Nam đăng tải trên mạng thừa nhận Trung Quốc đã bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo cưỡng chiếm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các căn cứ quân sự lớn. Trong số đó, đá Subi có diện tích lên tới 4,03 triệu m2 với 3.330 sĩ quan, binh lính được triển khai trên đảo. Tổng diện tích đất của đá Vành Khăn là 5,52 triệu m2. Tờ Phương Đông cũng cho biết, 3 đảo nổi nhân tạo bồi đắp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa gồm đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi đã được xây dựng xong với đường băng dành cho máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp dầu có thể cất hạ cánh.
Đặc biệt, viên tướng Kim Nhất Nam còn hé lộ rằng, tiếp theo việc bồi đắp các thực thể chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn mở rộng hoạt động quân sự hóa tới bãi cạn Scabourough mà nước này cưỡng chiếm từ sự quản lý của Philippines vào năm 2012. Theo viên tướng Trung Quốc, một khi xây dựng xong đảo nhân tạo Scabourough thì toàn bộ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc và nước này sẽ có thể kiểm soát các tuyến vận chuyển trên Biển Đông.
Trước khi năm 2019 khép lại, Trung Quốc cũng khiến tất cả những quốc gia có lợi ích sống còn ở Biển Đông, đặc biệt là các nước nằm ven vùng biển chiến lược này, không khỏi lo ngại với việc bàn giao tàu sân bay thứ hai mang tên Sơn Đông (hoàn toàn do Trung Quốc thiết kế, chế tạo) cho hải quân. Tàu sân bay “Made in China” này lớn hơn chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh (được cải tạo từ chiếc tàu Varyag của Liên Xô cũ) với lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 315,5m, rộng 75m, tốc độ lớn nhất 30 hải lý/giờ… Đáng kể nhất là tàu sân bay Sơn Đông có thể mang theo tới 36 máy bay chiến đấu J-15, nhiều gấp rưỡi so với tàu Liêu Ninh (24 chiếc). Tàu sân bay Sơn Đông rõ ràng có sức mạnh chiến đấu cao hơn nhiều so với tàu Liêu Ninh khi không chỉ lớn hơn, mang được nhiều máy bay chiến đấu hơn mà còn được trang bị radar cùng nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại hơn.
Việc Trung Quốc triển khai tàu Sơn Đông tới căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam cũng cho thấy địa bàn tác chiến chính của tàu sân bay này là ở Biển Đông. Điều này làm dấy lên lo ngại sâu sắc, Trung Quốc còn có thể ỷ vào sức mạnh quân sự vượt trội để tiếp tục hung hăng hơn, bất chấp luật pháp quốc tế và chủ quyền các quốc gia liên quan ở Biển Đông hòng đẩy nhanh việc hiện thực hóa tham vọng chủ quyền trên vùng biển này theo yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” và cái gọi là học thuyết “Tứ Sa” trên Biển Đông.
Chính vì thế, vào thời điểm sắp bước sang năm mới 2020 này, các quốc gia khu vực cũng như các cường quốc liên quan cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, đi đôi với đó là hành động cương quyết nhằm gây áp lực đủ mạnh, buộc Trung Quốc phải chấm dứt việc đe dọa và bắt nạt trên Biển Đông.

Biển Đông trong những tính toán chiến lược

của TQ – Mỹ và mức độ nguy hiểm

tại khu vực này hiện nay

Tiến sĩ Huiyun Feng, Giảng viên cao cấp tại Đại học Quan hệ Quốc tế Australia, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Quản trị và Chính sách Công tại Đại học Griffith (Australia) cho rằng cả Trung Quốc và Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trong các tài liệu chính thức gần đây của họ; đồng thời đưa ra những phân tích về mức độ nguy hiểm ở vùng biển này hiện nay.
Cách đánh giá của TQ và Mỹ về Biển Đông
Đối với Trung Quốc, Sách trắng Quốc phòng 2019 của nước này nhấn mạnh “các đảo ở Biển Đông và Hoa Đông là những phần không thể thay đổi của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán với các quốc gia liên quan trực tiếp trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Trung Quốc tiếp tục hợp tác với các nước trong khu vực để cùng duy trì hòa bình và ổn định. Bắc Kinh kiên quyết duy trì tự do hàng hải và hàng không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và bảo vệ an ninh của các tuyến thông tin liên lạc trên biển”.
Còn trong Chiến lược quốc phòng năm 2018 của Mỹ đã liệt kê Trung Quốc cùng với Nga là đối thủ cạnh tranh ngang hàng, cụ thể: Thách thức từ Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ là rất khó khăn khi Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp quân sự, bán quân sự và ngoại giao để ép buộc các đồng minh và đối tác của Mỹ từ Nhật Bản đến Ấn Độ; cạnh tranh luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trong các tuyến đường thủy quan trọng như Biển Đông, làm suy yếu vị thế của Mỹ ở Đông và Đông Nam Á và mặt khác
tìm kiếm một vị trí thống trị địa chính trị. Một cuộc khảo sát gần đây của Học viện Pew Global cho thấy nhận thức tiêu cực của công chúng Mỹ về Trung Quốc đã tăng từ 47% vào năm 2018 lên 60% và 24% đặt tên Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.
Mức độ nguy hiểm ở Biển Đông so với tại Biển Hoa Đông
Biển Đông có phải là nguyên nhân của xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc không? Các tác động đối với các nước trong khu vực là gì? Một dự án khảo sát hợp tác của Đại học Griffith và Đại học Tsinghua do Quỹ MacArthur tài trợ cho thấy một số phát hiện thú vị. Các cuộc khảo sát của các học giả Quan hệ Quốc tế Trung Quốc (IR) được thực hiện tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc từ 2014 đến 2017. Kết quả chỉ ra rằng các mối đe dọa an ninh hàng đầu của Trung Quốc trong 10 năm tới là Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Biển Hoa Đông, không phải Biển Đông. Tranh chấp lãnh thổ được coi là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung, và Đài Loan và Biển Đông được coi là ngày càng nguy hiểm. Tuy nhiên, Biển Đông được coi là chỉ liên quan đến xung đột ngoại giao và quân sự quy mô thấp. Trong so sánh, Biển Hoa Đông đặt ra mối nguy hiểm cao hơn và Mỹ có nhiều khả năng can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản, theo nghiên cứu khảo sát hồi năm 2017.
Đánh giá của chuyên gia Australia về lập luận của học giả TQ
Một phân tích văn bản của các ấn phẩm học thuật Trung Quốc trên các tạp chí IR hàng đầu của Trung Quốc đồng tình với kết quả khảo sát rằng Biển Đông là nguy hiểm nhưng không xung đột. Các học giả Trung Quốc nhấn mạnh rằng các tranh chấp của Biển Đông phản ánh sự khác biệt về nhận thức về trật tự quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên chủ quyền thì Mỹ, Việt Nam và Philippines nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Sự tham gia của Mỹ vào Biển Đông được coi là hai mặt: đó là một ràng buộc đối với Trung Quốc nhưng có thể khuyến khích hành vi rủi ro từ các đồng minh và đối tác của Mỹ, do đó dẫn đến sự leo thang ngoài ý muốn trong Biển Đông. Các học giả Trung Quốc chỉ trích các phương tiện truyền thông đã đọc quá nhiều vào chiến lược của Trung Quốc và phóng đại việc xây dựng đảo của Trung Quốc, điều mà không thể giúp giảm bớt căng thẳng vì không quốc gia nào muốn xung đột. Họ nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp giữa các tổ chức giữa các nhà ngoại giao, quân đội và thương mại, bảo vệ bờ biển, chính quyền thủy sản, chính quyền khí tượng… Họ cũng đề xuất xây dựng sự hợp tác hàng hải song phương, đặc biệt là với ASEAN, về tham vấn và quản lý khủng hoảng, cứu hộ và cứu trợ thảm họa hàng hải, đánh bắt cá, bảo vệ môi trường hàng hải, bảo vệ đa dạng đại dương và các dự án nghiên cứu khác. Về phán quyết của Toà Trọng tài thường trực (PCA), các học giả Trung Quốc cho rằng nó không đủ tiêu chuẩn và vì thế không cần áp dụng.
Nếu các học giả Trung Quốc có thể được coi là một chỉ số về thái độ của giới tinh hoa chính sách Trung Quốc, thì những phát hiện trên cho thấy mặc dù có tầm quan trọng ngày càng tăng trong chương trình nghị sự an ninh của Trung Quốc, Biển Đông đã không trở thành chiến trường giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc không nhận thấy mối nguy hiểm nghiêm trọng ở Biển Đông so với Biển Hoa Đông vì Mỹ đã công khai tuyên bố rằng cam kết liên minh của Mỹ với Nhật Bản áp dụng cho các đảo Điếu Ngư/Senkaku. Thay vào đó, các học giả Trung Quốc tin rằng Biển Đông chỉ là sân chơi cho các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, thể hiện quyết tâm chiến lược và sức mạnh quân sự của họ. Các tranh chấp Biển Đông được coi là một phần của cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ-Trung: nguy hiểm, nhưng có thể quản lý được. Các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ rất quan trọng đối với Mỹ để báo hiệu quyết tâm và sự lãnh đạo của họ nhằm thách thức các yêu sách hàng hải quá mức và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế. một đối tượng trong nước và đã gửi một thông điệp rõ ràng đến Mỹ và những người khác. ASEAN và các doanh nghiệp khu vực khác có thể thận trọng nắm lấy cơ hội chiến lược này để tăng cường các nỗ lực xây dựng thể chế hiện có. Họ cũng có thể dựa vào các thể chế quốc tế và luật pháp quốc tế để hạn chế hành vi của nhà nước, đặc biệt là của Mỹ và Trung Quốc.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.