Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 01/11/2019

Friday, November 1, 2019 6:50:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 01/11/2019

Cựu tướng công an Trình Văn Thống

và các lãnh đạo ngành xăng dầu bị kỷ luật

Trung tướng Trình Văn Thống, cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, vừa bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương cảnh cáo vi phạm bảo vệ bí mật nhà nước, theo truyền thông Việt Nam.
Việc cảnh cáo ông Thống được UBKT công bố trong phiên họp thứ 40, từ 28-30/10.
Tòa có bỏ sót tội tướng Vĩnh, tướng Hóa?
Đề nghị kỷ luật tướng Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân
Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’
TBT Trọng ‘không chỉ muốn chống tham nhũng’
Nguyên nhân được thông báo là do ông Thống “đã tham mưu lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản về đơn vị nghiệp vụ không đúng quy định, vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.”
Như vậy, ông Thống là trường hợp mới nhất trong số các tướng công an cao cấp bị ‘sờ gáy.’ Trước ông Thống, hàng loạt các tướng công an kỳ cựu khác đã bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự, bị cách chức, có người đang ngồi tù.
Những tướng công an bị kỷ luật năm 2019 gồm có hai cựu thứ trưởng Bộ Công an là trung tướng Bùi Văn Thành và thượng tướng Trần Việt Tân, trung tướng Phan Hữu Tuấn nguyên phó tổng cục trưởng tổng cục Tình báo, đại tá Nguyễn Hữu Bách.
Năm 2018, tướng Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50) bị đưa ra xét xử tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” liên quan tới đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Nhiều lãnh đạo xăng dầu bị đề nghị kỷ luật
Cũng tại kỳ họp lần này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận việc thi hành kỷ luật với nhiều lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex.
Các vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Petrolimex và các cá nhân liên quan được đánh giá là “ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.”
Do đó, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Tổng giám đốc Petrolimex; đề nghị Ban thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore, bị đề nghị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; ông Trần Văn Thịnh, nguyên Tổng giám đốc bị cảnh cáo; ông Trần Minh Hải, Phó bí thư thường trực Đảng ủy và ông Nguyễn Thanh Sơn, ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Petrolimex bị khiển trách.
Trước đó, UBKT Trung ương xác định Ban thường vụ Đảng ủy Petrolimex đã “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước.”
Hàng loạt các lãnh đạo cao cấp trong ngành dầu khí đã bị đưa ra xét xử trong công cuộc ‘đốt lò’ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong vài năm gần đây.
Vụ nổi bật nhất năm 2018 là vụ xét xử ông Đinh La Thăng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Ông Thăng đã nhận án 30 năm tù với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh của PVN.
Cũng năm 2018, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) bị tuyên án chung thân với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “tham ô tài sản.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50258838

Kỷ luật cách chức 2 lãnh đạo vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Nguyên Giám đốc Phan Quốc Khải và Phó Giám đốc Lý Hồng Thao của vườn quốc gia Mũi Cà Mau vừa bị kỷ luật cách chức vì những sai phạm tài chính, gây thiệt hại hơn 5,2 tỉ đồng.
Báo trong nước loan tin này vào ngày 1 tháng 11, trích thông báo từ lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau.
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Cà Mau, ông Phan Quốc Khải – Phó ban chuyên trách Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều thiếu sót, sai phạm tài chính và phòng chống tham nhũng.
Khi còn đương chức Giám đốc, ông Khải có nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, cho thuê tài sản Nhà nước không đúng quy định gây thất thoát.
Còn ông Lý Hồng Thao đã không lập hồ sơ chứng từ, thiếu trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Thanh tra kết luận cả ông Phan Quốc Khải và Lý Hồng Thao đã để các để các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, lập quỹ trái phép lên đến hơn 436 triệu và thanh toán khống nhiên liệu hơn 4,8 tỉ đồng trong giai đoạn 2016-2018.
Trước đó, Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án Tham ô tài sản xảy ra ở vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/discipline-demotion-of-mui-ca-mau-national-park-leaders-11012019083728.html

Bộ Công an cảnh báo

lãi suất vay trực tuyến cao đến 1.600%/năm

Bộ Công an Việt Nam cảnh báo người dân về tình trạng người Trung Quốc cho vay trực tuyến tại nhiều tỉnh thành trong nước với mức lãi suất lên đến 1.600%/năm.
Cảnh báo vừa nêu được Bộ Công an Việt Nam  phát đi vào ngày 1 tháng 11 năm 2019 và được truyền thông quốc nội loan trong cùng ngày.
Tin cho biết Cục Cảnh sát hình sự cùng Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) điều tra vụ án cho vay nặng lãi trực tuyến do người Trung Quốc và đồng phạm thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Đường dây cho vay trực tuyến vừa nêu có mức lãi suất 4,4%/ngày, tương đương 1.600%/năm và tất cả giao dịch vay và cho vay đều thông qua internet và điện thoại di động.
Bộ Công an cũng cho biết Bộ vừa triệt phá một số đường dây cho vay trực tuyến qua các ứng dụng “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”. Các ứng dụng vay trực tuyến này được một số người nước ngoài lập ra và thuê người Việt Nam đứng tên trên giấy phép kinh doanh.
Các khách hàng muốn vay tiền, phải điền đầy đủ thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân; đồng thời bắt buộc phải đồng ý để công ty cho vay truy cập danh bạ điện thoại di động của khách hàng.
Khi đến thời hạn mà không trả số tiền vay, công ty cho vay sẽ liên lạc với tất cả những người có tên trong danh bạ của khách hàng để chửi bới, đe dọa và thúc giục họ ép khách hàng trả nợ vay.
Bộ Công an cảnh báo người dân đây là một thủ đoạn cho vay “tín dụng đen” mới xuất hiện tại Việt Nam.
Tính từ tháng 4 năm 2019 đến nay, cơ quan công an xác định đã phát hiện và xử lý khoảng 60 ngàn giao dịch vay trực tuyến, với tổng số tiền cho vay lên đến 100 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 1/11, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo về dấu hiệu huy động vốn, kinh doanh đa cấp trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ví điện tử PayAsian.
Theo quy định của pháp luật VN, ví điện tử PayAsian hiện chưa được cơ quan chức năng cấp phép, do đó số tiền nạp vào ví điện tử PayAsian không thể sử dụng.
PayAsian xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2019 và được quảng cáo là ứng dụng ví thanh toán điện tử, có thể thanh toán trực tuyến mọi loại tiền tệ của các quốc gia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vn-mps-warns-about-online-loan-interest-up-to-1600percent-per-year-11012019085403.html

Dự án Cát Linh – Hà Đông, hẹn đến bao giờ…

Hôm 28/10/2019, tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết 5 ngày sau (2/11), họ sẽ cho tuyến Cát Linh – Hà Đông chạy thử tích hợp và cam kết sẽ hoàn thành 100% hạng mục, đủ điều kiện bàn giao chủ đầu tư trước ngày 31/12/2019 sau nhiều lần khất hẹn.
Phải có biện pháp chế tài
Trước đó, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) từng nói, phía tổng thầu phải cung cấp đầy đủ hồ sơ thì bộ này mới phê duyệt cho chạy thử tích hợp, tuy nhiên đại diện tổng thầu Trung Quốc cho rằng cho dẫu Bộ GTVT không chấp nhận, việc chạy thử vẫn được tiến hành và tất cả hồ sơ trong quá trình này sẽ được lưu lại để bàn giao cho Bộ (nguồn Vietnamnet).
Trong khi đó vào ngày 1/10 đại diện đơn vị kiểm định độc lập Apave Pháp cho rằng, 50% hồ sơ của dự án cần xem xét lại nên phải thêm 6 tháng nữa, nghĩa là phải đến tháng 4/2020, dự án mới có kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật.
Chính quyền Việt Nam sẽ làm gì khi tổng thầu EPC Trung Quốc kiên quyết bác ý kiến của Bộ GTVT, tiến hành chạy thử & bàn giao dự án vào tháng 12? Vấn đề an toàn kỹ thuật sẽ được đánh giá ra sao?
Phó giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện kinh tế tài chính Việt Nam, khi trao đổi với RFA cho biết:
“Về quy trình an toàn chạy tàu thì rất nghiêm trọng, vì không có cái đó thì ai dám chạy. Cho nên phía Việt Nam và Trung Quốc phải có thống nhất với nhau để từ đó có an toàn chạy tàu, để thông tuyến. Vì từ trước đến nay đã chạy thử có tải và không tải rồi, vấn đề cần là quy trình, để đảm bảo nếu thực hiện đúng quy trình đó thì an toàn.”
Đây là dự án được kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương, hôm 1/11 đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Tôi nghĩ phía chủ đầu tư phải hết sức chủ động. Tôi được biết là qua những lần trước, phía chủ đầu tư đã đòi hỏi công ty Trung Quốc phải bàn giao các hồ sơ, mà cho đến bây giờ chưa thấy bàn giao. Và phía chủ đầu tư cần phải tích cực giám sát kịp thời chất lượng, để nếu phát hiện ra những thiếu sót, thì lúc bấy giờ bắt phía công ty Trung Quốc, hoàn chỉnh bổ sung, và sửa chửa lại. Tức là từ nay cho đến 31/12/2019, theo tôi là cuộc đua đối với thời gian để bảo đảm chất lượng của công trình này.”
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, ban đầu dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cho biết thêm:
“Tôi cứ hy vọng thôi, hy vọng là tổng thầu Trung Quốc sẽ phải chuyển giao, bởi vì dự án đó đã đội vốn quá nhiều, và đã lùi quá nhiều mốc thời gian rồi, cần phải thực hiện được mốc này. Nếu phía tổng thầu Trung Quốc không thực hiện được mốc thời gian đã hứa này, thì tôi đề nghị chủ đầu tư nên có biện pháp chế tài, hoặc hình phạt nhất định nào đấy, đối với công ty Trung Quốc đang thực hiện dự án này.”
Tuy nhiên, ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, lại tỏ vẻ nghi ngờ về cam kết của tổng thầu Trung Quốc liên quan dự án Cát Linh – Hà Đông:
“Câu đó cũng chưa thể hiện cái gì một cách chính xác, bàn giao là bàn giao hoàn thiện hay bàn giao thực tế. Nếu bàn giao thực tế là có thế nào giao thế đấy thì là chuyện khác, còn bàn giao hoàn thiện thì anh phải chạy ngon lành, phải bảo hành, giống như tôi bàn giao cho anh cái xe hư hỏng gì thì tôi phải sửa chữa. Phải đảm bảo 99,9%, tức là phải có lòng tin, còn bàn giao thực tế thì dễ lắm, quan trọng là nội dung bàn giao như thế nào? ”
Vay vốn Trung Quốc –bài học nhãn tiền
Theo truyền thông trong nước, hôm 1/11/2019, Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, con số gần 14 ngàn tỷ đồng vay Trung Quốc cho dự án Cát Linh – Hà Đông vừa được công bố, là con số lớn nhất từ trước đến nay mà ông được biết, lớn hơn các con số trước đây từng có công bố. Liệu việc vay Trung Quốc với số tiền quá lớn cho dự án này có gây bất lợi cho tiến trình bàn giao dự án hay không, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:
“Điều này thì tôi không rõ lắm, nó tùy thuộc vào hợp đồng đã ký kết. Nếu hợp đồng đã ký kết có quy định về số giá thành, thì nếu đội giá thành lên thì phải có chế tài. Nhưng vấn đề là hợp đồng cho đến nay chưa được công khai.”
Theo phán đoán của ông Trần Bang, rõ ràng hợp đồng này bất lợi cho phía Việt Nam, ông cho biết nguyên nhân:
“Do trình độ của các bộ quản lý dự án của Việt Nam kém, để cho Trung Quốc cài nhiều điều bất lợi. Những điều này mà ra trọng tài quốc tế chẳng hạn thì Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Vì vậy Trung Quốc cứ chây ỳ ra, đổ lỗi cho phía Việt Nam, ra tòa quốc tế thì Việt Nam sẽ bị thua. Cái này có nhiều nguyên nhân, vì cứ nghĩ là đồng chí với nhau là tốt. Đi vay mà cứ nghĩ là họ cho, cho gì phải chấp nhận cái đấy, chấp nhận cả điều kiện trong hợp đồng, mà không kiểm soát kỹ.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, khi ký hợp đồng phải minh bạch, chặt chẽ, và quan trọng người duyệt hợp đồng phải bàn đến nơi đến chốn. Chẳng hạn theo ông, nếu không quy định xử phạt thì tổng thầu Trung Quốc có quyền từ chối, cứ đổ qua đổ lại thì cuối cùng công việc sẽ bị trì trệ.
Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì cho rằng, vì chúng ta vay vốn của Trung Quốc nên họ được quyền chỉ định nhà thầu, chỉ định giám sát và đến bây giờ thì kéo dài. Theo ông, đây là bài học rất đau xót, và Việt Nam cần phải hết sức thận trọng trong việc vay vốn Trung Quốc, rất mong là sẽ không bao giờ bị lặp lại lần nữa.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cat-linh-ha-dong-project-will-chinese-contractor-break-new-rule-11012019115137.html

Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông

 vay gần 900 triệu USD của Trung Cộng

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 1 tháng 11 năm 2019 loan tin, chính phủ cộng sản Việt Nam vừa gửi báo cáo về dự án tuyến hoả xa Cát Linh- Hà Đông ở Hà Nội sang cơ quan Quốc hội.
Theo đó, năm 2008, dự án được bộ Giao thông vận tải phê duyệt mức tiền đầu tư là 8,7 ngàn tỷ đồng (552,86 triệu Mỹ kim), trong đó vay Trung Cộng hơn 400 triệu Mỹ kim. Dự án có chiều dài 12,5km, do nhà thầu Trung Cộng thực hiện, và dự trù đến năm 2013 sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến năm 2016 dự án vẫn chưa xong và được điều chỉnh số tiền lên 18,792 ngàn tỷ đồng (891,92 triệu Mỹ kim), trong đó số tiền vay của Trung Cộng được tăng lên là 13,78 ngàn tỷ đồng (669 triệu Mỹ kim).
Đến năm 2019, dự án đã được thực hiện 99%. Dự trù đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, dự án sẽ được hoàn thành. Tuy nhiên, mốc thời gian này là khó khả thi và có thể không được hoàn thành như dự trù.
Dự dán dù chưa được vận hành, nhưng một số hạng mục của dự án đã có biểu hiện hư hại, xuống cấp. Theo báo Nhà đầu tư, dự án chưa vận hành nhưng nhà cầm quyền mỗi năm đã phải trả số tiền lãi và gốc khoảng 650 tỷ đồng cho phía Trung Cộng. Và khoản nợ này được bắt đầu trả từ tháng 1 năm 2016 đến ngày 15 tháng 11 năm 2025.
Dù tình cảnh dự án với Trung Cộng tệ hại như vậy, vào ngày 22 tháng 10 năm 2019, báo Vietnamnet loan tin, Ông Nguyễn Văn Thể, bộ trưởng Giao thông vận tải cho biết, đơn vị này đang tiếp tục nghiên cứu làm kéo dài thêm tuyến đường hoả xa Cát Linh- Hà Đông đến Xuân Mai với quãng đường 20km.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-vay-gan-900-trieu-usd-cua-trung-cong/

Dự án thua lỗ vì vướng tranh chấp hợp đồng EPC:

Lỗi do đâu?

Tổng thầu EPC (viết tắt của Engineering, Procurement and Construction) là tổng thầu thực hiện hợp đồng EPC đảm nhiệm tất cả các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư. Thường hợp đồng EPC của mỗi dự án sẽ có những ràng buộc khác nhau tuy nhiên tựu trung là đơn vị tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm đến cuối các dự án đã được giao.
Tại sao nhà thầu “làm khó” chủ đầu tư ?
Chuyên gia kinh tế tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho RFA biết nhận định của ông xung quanh vấn đề này, ông nói:
“Hợp đồng EPC là hợp đồng giao khoán về Tổng thầu toàn bộ công trình và bàn giao. Vì vậy hợp đồng này rất là cẩn trọng giữa chủ đầu tư và bên thực hiện đầu tư này nếu như hợp đồng sơ xuất thì bên phía chủ đầu tư sẽ chịu các thiệt thòi do những sơ hở trong hợp đồng đó tạo ra. Thì người được giao đầu tư, giao khoán đầu tư sẽ bàn giao công trình trọn gói để có thể sử dụng được ngay. Nếu công trình đó không đáp ứng được chất lượng thì đó là một vấn đề việc đã rồi sẽ rất khó xử lý.”
Ngoài ra, tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn cho hay, theo các hợp đồng EPC sẽ có những quy định rất là nghiêm ngặt, rõ ràng và những chất lượng của công trình, thời gian bàn giao, quá trình giám sát cũng như hội đồng nghiệm thu và nếu như các yêu cầu đó không được thực hiện thì bên chủ đầu tư sẽ không chấp nhận hợp đồng này.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – người từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng nhận định về những vướng mắc của Việt Nam, đặc biệt dự án Cát Linh-Hà Đông và các dự án thua lỗ của Bộ Công thương do vướng tranh chấp trong các hợp đồng EPC là: chắc chắn trong các hợp đồng vay vốn có quá nhiều sơ hở. Bà giải thích thêm:
“Thông thường những dự án này là Việt Nam vay vốn của Trung Quốc mà theo hợp đồng vay vốn thì họ sẽ chỉ định thầu nên thành ra tổng thầu EPC là do họ chỉ định, như trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một công ty chưa bao giờ có kinh nghiệm làm cả coi như họ cho luôn công ty của họ lấy VN làm nơi để thử nghiệm thử xem có làm được không, trình độ kém thì nó kéo dài trong bao lâu, hồ sơ chứng từ cũng không đầy đủ rồi đủ các thứ trò xảy ra, vốn thì lại đội lên mà đội lên thì lại vay thêm của Trung Quốc thành ra cứ bị ở thế phụ thuộc vào họ hoài. Họ (tổng thầu TQ-pv) dùng hết cách này cách kia để mà họ ép them, mà càng kéo dài càng tăng vốn thì họ càng có lợi. Tôi chắc rằng trong hợp đồng ký kết Việt Nam có nhiều sơ hở. Đó là, trong đó không có điều (khoản-pv) mà thường trong các hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau bao giờ cũng là thưởng và phạt, nếu làm tốt, đạt chất lượng vượt thời gian, tiết kiệm thì được thưởng còn nếu kéo dài, chất lượng kém thì bị phạt. Mà VN không những không phạt được Trung Quốc mà còn tự mình chịu để cho họ phạt bằng cách tăng vốn lên rồi kéo dài thời gian, nên tôi nghĩ hợp đồng đó có rất nhiều thứ sơ hở.”
Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan còn cho rằng, những người làm ở Bộ GTVT đã làm rất nhiều dự án, kể cả việc vay vốn ODA với ngân hàng thế giới và nhiều đối tác khác, nhưng vẫn không học được kinh nghiệm để ứng dụng trong hợp đồng với Trung Quốc, là điều thật sự không hiểu nổi.
Luật ràng buộc không chặt
Như vậy quy định pháp luật Việt Nam có các điều kiện ràng buộc pháp lý như thế nào trong các hợp đồng tổng thầu EPC nếu các tổng thầu không thực hiện theo đúng cam kết ban đầu? Và, kẻ hở pháp lý nào là lý do khiến tổng thầu EPC có thể “làm luật” với đối tác Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích về vấn đề này:
“Chắn chắn trong các gói thầu và các hợp đồng đấu thầu đó đều có những quy định trong trường hợp nhà thầu không đạt được tiêu chí, không đạt được thời gian hoàn thiện, chất lượng không được bảo đảm… thì thường thường trong những cái hợp đồng thầu thì đều có những cái quy định nhưng vấn đề là khi sự cố xảy ra như đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì một nhà thầu đấu thầu mà họ không giữ được cam kết thực hiện gói thầu đó theo đúng thời hạn hợp đồng, chất lượng… thì thường trong hợp đồng đều có những quy định để xử lý…” Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, hợp đồng là một chuyện nhưng chính phủ có dựa vào đó để xử lý tổng thầu hay không thì không ai biết được…
Nhận định thêm về khía cạnh này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, thông thường trong luật kinh doanh giữa các doanh nghiệp đều dựa trên luật pháp chung của Việt Nam và nếu là đối tác bên ngoài thì dựa theo luật quốc tế hoặc luật nào mà hai bên đã lựa chọn và áp dụng. Bà đưa ra ví dụ:
“VN hợp tác với các nước Châu Âu như Anh thì phải dựa theo luật pháp Anh nên trước khi ký họ phải tìm hiểu xem luật pháp Anh quy định về những công việc, các loại sản phẩm sẽ có những quy định như thế nào để có cơ sở đến khi kiện tụng nhau thì đem ra xử theo luật đã chọn và áp dụng. Bản thân hợp đồng được coi như là một văn bản pháp luật giữa hai bên nếu hợp đồng càng ký chặt chẽ, quy thật rõ trách nhiệm hai bên, nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau thì căn cứ hợp đồng giải quyết được. Nhưng ở đây không biết được giữa VN và TQ ký luật nào, được áp dụng nếu vấn đề xảy ra thì áp dụng theo luật của nước nào, bản thân hợp đồng không chặt chẽ thì khó có thể kiện nhau được. VN thua thiệt mà không kiện được. Vi phạm hợp đồng là vi phạm luật rồi nên bất cứ trọng tài nào sẽ căn cứ vào việc hai bên đã ký kết với nhau.”
Bà Lan cho biết thêm, bản thân phía VN khi giao việc cho những người đàm phán ký kết hợp đồng đã không chọn được người có khả năng. Bên cạnh đó, những người giám sát cũng buông lỏng hoặc trình độ kém nên không đủ khả năng dám sát nổi các tổng thầu EPC…
Bài học kinh nghiệm…?
Dư luận xã hội quan tâm đặt vấn đề cho rằng, từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến 7/12 dự án thua lỗ của Bộ Công thương đều liên quan đến tổng thầu EPC, liệu rằng qua các bài học đó Chính phủ Việt Nam có rút ra được kinh nghiệm để hoàn thiện nhiều dự án khác trong tương lai hay không?
Giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định, về kinh nghiệm ông tin rằng chính phủ đã nhận ra được trong việc xóa đấu thầu đường cao tốc Bắc Nam và đó là biểu hiện của sự rút kinh nghiệm. Nhưng, ông nói tiếp:
“Tôi cho rằng đây không còn là kinh nghiệm nữa mà cần xem rõ trách nhiệm của ai để rơi vào tình trạng như thế này, giả sử nếu nó đặc biệt thì cũng cần xem xét rất cẩn thận khi quyết định một dự án dạng như thế này. Tất nhiên nó cũng là kinh nghiệm để quyết liệt hơn, rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và đảm bảo quyền lợi, lợi ích của Việt Nam trong tương lai nếu còn thực hiện những dự án như thế này.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chính phủ Việt Nam đã có cái nhìn tích cực hơn trong việc sửa đổi luật đấu thầu “…và tới đây chắc chắn sẽ còn sửa nữa, hay luật PPP (luật đầu tư theo phương thức đối tác công- tư) đang được dự thảo trình quốc hội thì cũng sẽ siết chặt lại các quy định của nhiều dự án hợp tác công tư kể cả bên ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước có sự giám sát chặt chẽ để tránh được các tình huống về tham nhũng hối lộ…về nhiều vấn đề khác. Nhưng sửa luật là một chuyện, cái chính là nâng cao năng lực, trách nhiệm của những người liên quan quyết định các dự án đó. Còn không những câu chuyện này sẽ còn diễn ra hoài.”
Ngày 31/10/2019, truyền thông trong nước dẫn tin từ Bộ Công thương cho rằng, trong số 7 dự án thua lỗ yếu kém của ngành đang vướng tranh chấp đối với hợp đồng EPC, một số đã phải cậy nhờ trọng tài quốc tế phân xử.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-project-lost-money-because-of-contract-dispute-epc-11012019113214.html

Vụ 39 tử thi trên xe tải:

Hà Tĩnh khởi tố, bắt giữ hai nghi phạm

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người và bắt khẩn cấp một người khác, liên quan vụ 39 nạn nhân trong xe tải ở Anh.
Vụ 39 tử thi: Các câu hỏi chưa có trả lời
Anh truy nã hai anh em Hughes vì vụ 39 người chết
Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh, nói với báo chí rằng hai người này bị khởi tố vì hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
10 gia đình ở Hà Tĩnh đã trình báo người thân mất tích sang Anh và lo lắng người thân của họ có thể thuộc số 39 người chết trong xe tải ở hạt Essex, bên ngoài London.
Công an Hà Tĩnh cho biết thêm họ còn triệu tập, ghi lời khai một số đối tượng liên quan về hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.
Bộ Công an Việt Nam cũng đang tham gia điều tra cùng các cơ quan công an địa phương.
Tại Hà Tĩnh, 8 gia đình huyện Can Lộc, một ở huyện Nghi Xuân và một ở thị xã Hồng Lĩnh, đã trình báo về người thân của họ.
Theo công an Hà Tĩnh, họ đã tiến hành lấy mẫu ADN của người thân của các gia đình có trình báo người thân mất tích để gửi sang Anh xác minh.
Cùng ngày 1/11, tại Bắc Ireland, một người đàn ông thứ hai xuất hiện tại tòa, liên quan tội ngộ sát 39 người.
Eamonn Harrison, 22, người Bắc Ireland, bị bắt giữ ở Dublin, Cộng hòa Ireland.
Trước đó, hôm thứ Hai đầu tuần này, người lái xe tải chở các nạn nhân, Maurice Robinson, xuất hiện ở tòa tại Chelmsford, Anh quốc.
Ông Robinson, 25 tuổi, bị khởi tối vì nhiều tội, trong đó có ngộ sát.
Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nghệ An là ba tỉnh thường có số người đi làm việc theo diện xuất khẩu lao động nhiều nhất Việt Nam.
Thống kê chính thức cho hay từ 2007 tới 2017, Hà Tĩnh có 68.148 người được các doanh nghiệp XKLĐ ký hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 25% so với giai đoạn 1997-2007.
Con số mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đưa ra năm 2017 cho biết thu nhập bình quân lao động Hà Tĩnh làm việc ở nước ngoài đạt từ 6.500-7.000 tỷ đồng/năm.
Trong đó số tiền ngoại hối gửi về nước đạt khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50264233

Môi Giới Trả Lại 1 Tỉ Đồng

Cho Gia Đình Nạn Nhân Di Dân Lậu Rồi Biệt Tăm

NGHỆ AN, VN — Người môi giới trong vụ đưa người VN đi lậu qua Anh đã âm thầm trả lại 1 tỉ đồng cho một nạn nhân tại tỉnh Nghệ An và cắt đứt mọi liên lạc, theo bản tin của Báo Tuổi Trẻ Online cho biết hôm 30 tháng 10. Báo Tuổi Trẻ Online cho biết thêm chi tiết như sau.
Người môi giới đã trả lại hơn 1 tỉ đồng cho gia đình cô gái ở TP Vinh, Nghệ An khi con họ ‘mất liên lạc’ sau vụ việc phát hiện 39 thi thể chết trong thùng container ở Anh.
Chiều 30-10, ông Trần Anh Tấn – chủ tịch UBND xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An – cho biết tại địa phương này có chị T.T.N. (18 tuổi, ngụ xóm Mỹ Hòa, xã Hưng Đông) đang “mất liên lạc” với gia đình trùng với thời điểm phát hiện 39 thi thể trong thùng container ở Anh.
Trước đó, tối 29-10, đại diện chính quyền địa phương đã tới thăm hỏi, động viên gia đình ông T.V.K. (bố chị N.) sau khi nhận được đơn trình báo về việc con gái của ông K. “mất liên lạc” nhiều ngày qua. Cán bộ y tế cũng lấy máu thân nhân của N. để gửi đi xét nghiệm, phục vụ quá trình nhận diện các nạn nhân ở Anh.
Theo ông Tấn, qua nắm bắt từ gia đình được biết gia đình ông K. có hai chị em gái song sinh vừa đi xuất khẩu lao động. Hai con gái ông K. không qua trung tâm môi giới xuất khẩu lao động hoặc cơ sở có pháp nhân được cấp phép.
Việc đi lao động nước ngoài theo hình thức “đi du lịch” xuất phát từ quan hệ cá nhân. Để mỗi con đi sang nước ngoài, gia đình ông K. phải chi hơn 1 tỉ đồng. Theo đó, trong giấy viết tay cam kết đưa con em qua Anh làm việc ghi mức tiền mỗi người đi trót lọt là 47.000 USD (hơn 1 tỉ đồng).
“Việc giao dịch này với người môi giới, gia đình không báo cáo với xã. Sau khi chị N. mất liên lạc, người môi giới đi xuất khẩu đã trả lại hơn 1 tỉ đồng cho gia đình và tắt điện thoại, cắt liên lạc với gia đình”, ông Tấn thông tin.
Ông Tấn cho hay xã đã phối hợp cơ quan chức năng xác minh trường hợp con gái ông K. “mất liên lạc” kể từ ngày 23-10 và đang chờ kết luận về việc chị N. có phải nằm trong số 39 nạn nhân trong vụ việc hay không.
Được biết, hai chị em N. đi cách nhau khoảng nửa tháng. Hiện tại, người chị đang ở Hy Lạp còn N. đi sau, gia đình vẫn chưa thể liên lạc được.
Qua tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online tại các gia đình ở huyện Yên Thành (Nghệ An) cũng cho thấy các gia đình này phải vay mượn tiền, cầm cố sổ đỏ để đóng hàng trăm triệu đồng cho người môi giới để con em họ qua Anh làm việc.
Theo phản ánh của một số gia đình ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) có con em “mất liên lạc” khi đi qua Anh từ đầu tháng 10-2019, họ gọi cho người môi giới đưa con em họ đi cũng không được.
Trước đó, ngày 22-10, họ nhận được điện thoại từ số 036.xxx.223 là người môi giới đưa những lao động nói trên đi Anh thông báo người thân đang trên đường qua Anh, gia đình chuẩn bị nộp tiền.
Trong công văn về xử việc lý thông tin liên quan đến vụ 39 thi thể trong container tại Anh, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Công an tỉnh tiến hành điều tra, đấu tranh, triệt phá các đường dây đưa người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
https://vietbao.com/p124a300390/moi-gioi-tra-lai-1-ti-dong-cho-gia-dinh-nan-nhan-di-dan-lau-roi-biet-tam

Vụ 39 tử thi trên xe tải:

Đường buôn lậu chết người qua Pháp

Lucy WilliamsonPhóng viên BBC News, Paris
Câu chuyện và hình ảnh của 39 người, được cho là qua đời trong chiếc xe tải đông lạnh ở Anh tuần trước, thường nhắc tới các đường dây buôn người qua Pháp.
Như trường hợp của Nguyễn Văn Hùng, người được nhìn thấy lần cuối khi rời Marseille đến Paris.
Lao động xuất khẩu VN vỡ mộng ở xứ người
Vụ 39 tử thi: Các câu hỏi chưa có trả lời
Vụ 39 tử thi: Tài xế Bắc Ireland ra tòa
Cha của Hùng ở Việt Nam nói với chúng tôi rằng ông nhận được một cuộc gọi từ “người tổ chức” lúc 07:00 giờ Việt Nam, ngay sau khi xe tải đến Vương quốc Anh.
Họ nói rằng, con trai ông sẽ sớm gọi cho ông, sau đó phải thanh toán số tiền 10.000 bảng Anh.
Không có cuộc gọi nào từ Hùng. Và khi cha của Hùng cố gắng gọi lại cho họ, số điện thoại này không hoạt động.
Nguyễn Đình Lượng cũng đã sống ở Pháp trong 18 tháng, làm việc trong một nhà hàng ở Paris. Mười ngày trước, anh gọi điện cho người thân ở Việt Nam để nói với họ rằng, anh sẽ tới Vương quốc Anh.
Cha anh nói với chúng tôi rằng, ông đã cố ngăn anh lại.
Tuần trước, trong khi Lượng vẫn mất tích, các bác sĩ đã đến lấy mẫu máu của gia đình.
Một người đàn ông Việt Nam đã thực hiện hành trình phi pháp tương tự từ Zeebrugge ở Bỉ đến London vào tuần trước nói với chúng tôi rằng, ông ta biết 12 người trong số những người được cho là đã chết.
Vị này không muốn chúng tôi tiết lộ danh tính ông.
Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?
“Tôi đi đến Vương quốc Anh một ngày trước khi 39 người chết,” ông nói qua Facebook từ Anh. “Có bảy người đi cùng trên chiếc xe tải của tôi. Đây không phải xe đông lạnh nên không có vấn đề gì với chuyện hít thở.”
Ông ta nói rằng, ông đã đi từ Việt Nam qua Nga, nơi ông sống trong một nhà kho trong một tháng, trước khi băng rừng, đến Đức, và sau đó tới Pháp.
“Tôi đến Vương quốc Anh để tìm việc làm,” ông nói với chúng tôi. “Nhưng bây giờ tôi bị sốc và tôi không thể làm gì được.”
Pháp là ‘nút cổ chai’ trong mạng lưới của những kẻ buôn lậu. Nó được coi là bàn đạp để đến London. Trong khi việc từ Đức, Bỉ hoặc thậm chí là Ba Lan sang Pháp là khá dễ dàng, thì việc đi từ đây đến Anh lại khó khăn và tốn kém hơn nhiều.
“Các địa điểm đón người lậu thay đổi mọi lúc,” Nguyễn Thị Hiệp, một trong những chuyên gia hàng đầu của Pháp về nạn buôn bán người Việt Nam nói. “Sẽ nhanh hơn nếu họ có thể tìm thấy một chiếc xe tải đi thẳng từ Bỉ hoặc Đức và họ có thể tránh Paris. Nhưng chỉ những người giàu nhất mới có thể đi theo cách đó.”
Hiện trường vụ 39 nạn nhân trong xe tải đông lạnh ở Anh
Báo cáo của bà Hiệp về mạng lưới buôn bán người tại đây trích dẫn lời một kẻ buôn lậu người Việt Nam, bị bắt ở Pháp vào năm 2012, nói rằng tiền đã được chuyển đến cho một “ông chủ lớn” ở Paris.
“Họ không chỉ ở Paris, họ ở khắp mọi nơi,” bà nói với tôi. “Các ông chủ có ở mọi quốc gia ở châu Âu, gồm cả Anh. Rất nhiều người trong số họ ở khắp Paris. Họ hay thay đổi địa điểm, nhưng nói chung là ở vùng ngoại ô phía Nam.”
Cảnh sát đôi khi đã nhận được tiền boa từ các nhà trọ của bọn buôn người.
Năm ngoái, truyền thông Pháp đưa tin về việc phát hiện 24 người di cư Việt Nam bị nhốt trong một tòa nhà đóng cửa ở ngoại ô Villejuif của Paris. Hầu hết trong số này là phụ nữ và trẻ em.
Bà Hiệp cho biết, hơn một nửa số người được tìm thấy đã chết tuần trước được cho là đến từ một địa phương ở Việt Nam, dù chưa có danh tính nào được xác nhận.
“Họ không thể trả tiền cho loại hình vận chuyển người đắt nhất,” bà nói. “Họ không có nhiều tiền như vậy. Thay vì thế, họ đã trả bằng mạng sống của họ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50258837

Hơn 700 người Việt là nạn nhân buôn bán người

và bóc lột lao động tại Anh

Hơn 700 người Việt Nam bị nghi là nạn nhân của buôn bán người và bóc lột sức lao động tại Anh Quốc trong năm 2018, theo một báo cáo được Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố.
Các nạn nhân này được tiếp nhận bởi Cơ quan Chuyển tuyến quốc gia Anh. Đây là cơ quan thực hiện công các xác minh và bảo vệ những người bị nghi là nạn nhân buôn bán người, kết hợp họ với các cơ quan chăm sóc nạn nhân, chính quyền địa phương hoặc các dịch vụ hỗ trợ xin qui chế tị nạn.
Thống kê của lực lượng Cảnh sát Anh cho thấy trong ba tháng đầu năm 2019 có hơn 5 ngàn vụ việc được ghi nhận. Số này tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ Anh hiện đang viện trợ cho Việt Nam 3 triệu bảng để thực hiện công tác phòng chống buôn bán người. Hai phía vào tháng 11 năm ngoái ký Biên bản Ghi nhớ về hợp tác phòng chống mua bán người. Mục tiêu nhằm tăng cường hợp tác, chia sẽ thông tin, hỗ trợ nạn nhân và phòng ngừa loại tội phạm này.
Hãng tin AFP vào ngày 1 tháng 11 cho biết chi tiết về những đường dây đưa lậu người được bôi trơn kỹ lưỡng từ Việt Nam sang Châu Âu hiện đang bị soi kỹ hơn nữa sau khi xảy ra vụ 39 người chết trong xe thùng lạnh chở hàng hồi ngày 23 tháng 10 tại Anh Quốc.
Theo AFP thì gói VIP đến Anh Quốc có giá cao nhất là  50 ngàn đô la Mỹ. Gói này bao gồm tiền vé máy bay, hộ chiếu giả và ngay cả một luật sư. Người mua gói VIP được cấp giấy tờ để bay sang Châu Âu mà nơi trung chuyển thường là Pháp, Đức hay Tây Ban Nha trước khi sang đích cuối là Anh Quốc. Mặc dù phi pháp nhưng gói VIP này được cho là an toàn hơn so với đi bằng đường bộ để đến được Xứ sở Sương Mù.
Gói thường đi đường bộ cho ‘người rơm’ ước tính khoảng 15 ngàn đô la Mỹ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/new-review-will-enhance-response-to-serious-and-organized-crime-11012019094219.html

Người Việt ở lậu tại Úc

dễ bị cuốn vào hoạt động phi pháp

Lê Viết ThọBBC News Tiếng Việt
Hơn 2.000 người Việt Nam đang ở lại Úc quá hạn visa. Điều đáng quan ngại là, những người này dễ bị cuốn vào các hoạt động phi pháp, trong đó có trồng cần sa.
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
Phụ nữ Việt: ‘Tôi vào Anh bằng vé xe tải’
N. (30 tuổi) từ Việt Nam sang Úc du học từ năm 2009. Đến tháng 9/2013, visa du học của N. vừa hết hạn. Sau đó, N. nấn ná tìm cách ở lại bất hợp pháp.
Hơn một năm sau, vào tháng 12 2014, N. bị cảnh sát thành phố Sunshine, tiểu bang Victoria, Úc, bắt giữ vì tội trồng cần sa. Sau đó, N. bị chuyển đến Trung tâm giam giữ người tạm trú Maribyrnong.
Lúc đó, N. đã tính chuyện quay trở về Việt Nam và nói với bạn gái, quốc tịch Úc, gửi passport vào trại giam để N. đi về. Nhưng sau đó, N. cảm thấy không đành lòng trước cảnh sẽ phải chia xa người bạn gái nên anh quyết định ở lại và tìm tư vấn luật pháp từ các luật sư. Nhưng các luật sư cũng không giúp được anh.
Và rồi, sau hơn ba tháng bị giam trong trại giam di trú, N. quyết định vượt ngục.
Tháng 3/2015, N. vượt ngục thành công. Nhưng cũng từ đó, anh và bạn gái phải sống cảnh trốn chui trốn lủi. Họ phải cắt đứt liên lạc với bạn bè, người thân.
Nhưng cuộc sống càng lúc càng khó khăn hơn, khi N. không có bằng lái xe và không kiếm được việc làm. Thêm vào đó, bạn gái của N. mang thai.
Không thể tiếp tục cuộc sống như thế, N. quyết định gõ cửa các văn phòng luật sư lần nữa để tìm sự trợ giúp về pháp l‎ý để được danh chính ngôn thuận ở lại Úc.
Với sự tư vấn của luật sư, tháng 3/2019, N. quyết định ra đầu thú.
N. là một trong những trường hợp mà ông Tạ Quang Huy, Giám đốc Công ty tư vấn di trú TQH Lawyers & Consultants, cũng là cố vấn của Viện di trú Úc (MIA), từng đại diện về pháp l‎ý.
Ông Huy, trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt hôm 30/10/2019, cho hay: “Năm 2018, theo số liệu của Bộ Di trú Úc, có hơn 2.340 người Việt Nam đang ở lậu tại đây. Trong năm tài khóa 2016/2017, Chính phủ Úc đã trục xuất 380 người Việt Nam. Đến nay, theo ước tính một cách khiêm tốn của tôi từ thực tế công việc, có khoảng 2.500 người Việt đang ở lậu tại Úc, tức là những người ở lại sau khi quá hạn visa.”
Trong số này có những người tham gia vào việc trồng cần sa.
“Tập đoàn tư vấn Luật của tôi chuyên về lĩnh vực di trú (Visa bảo lãnh gia đình) và các vụ trọng án hình sự. Do đó việc khách hàng từng là người ở lậu tại Úc là điều không hề khó gặp,” ông Huy nói.
Vị cố vấn di trú có văn phòng ở cả Úc và Việt Nam cho biết, đến nay, văn phòng của ông đã đại diện cho hơn 300 người trồng cần sa từng bị bắt sau các đợt truy quét của cảnh sát vào các ngôi nhà trồng cần.
Tuy nhiên, theo ông Huy, thực ra, tội phạm trồng cần sa của Úc mang quốc tịch Việt Nam chỉ là con số nhỏ so với tổng số tội phạm về tội này.
“Tuy nhiên, do cộng đồng Việt Nam vẫn giữ văn hoá truyền thống đọc và truyền thông tin chủ yếu bằng Tiếng Việt, nên người Việt chỉ nhìn thấy bề nổi của cộng đồng người Việt mà ít khi có một cái nhìn tổng quan toàn nước Úc,” ông Huy giải thích.
Hy vọng đổi đời
Phụ nữ Việt: ‘Tôi vào Anh bằng vé xe tải’
Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?
Hồi năm 2018, một bài báo của Cơ quan Truyền thông Úc (ABC) phát hiện ra rằng, việc trồng cần sa ở Úc phổ biến hơn nhiều so với những gì mà cảnh sát nghi ngờ.
Bài báo cũng cho biết rằng, trong mạng lưới của ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la này, các tập đoàn tội phạm có tổ chức của người Việt có vị trí quan trọng.
ABC đưa ra mô hình kinh doanh của mạng lưới này với ba tầng, bên trên là những tên cầm đầu, giữa là những kẻ điều hành và dưới cùng là những người trồng cần.
Hầu hết những người bị cảnh sát bắt giữ khi đang trồng cần đều nói rằng họ bị dụ dỗ vào công việc này nhưng cố vấn Huy nói rằng, họ đến Úc với thị thực du học hay du lịch, và sau đó tham gia trồng cần với hy vọng kiếm được tiền.
“Tôi cho rằng, tại nước Úc không ai có thể ép buộc ai làm việc gì cả. Vả lại việc trồng cần sa lại là phi pháp nữa thì câu trả lời còn lại là họ lựa chọn để trồng… chắc hẳn là vì mục đích kinh tế,” ông Huy nói.
Tôi cho rằng, tại nước Úc không ai có thể ép buộc ai làm việc gì cả. Vả lại việc trồng cần sa lại là phi pháp nữa thì câu trả lời còn lại là họ lựa chọn để trồng… chắc hẳn là vì mục đích kinh tếTạ Quang Huy, Cố vấn Viện Di trú Úc
Người Việt Nam hiện đã được phép qua Úc làm việc kết hợp nghỉ dưỡng theo diện ‘work and holiday visa.’ Vậy nhưng, lao động Việt dùng visa du học hay du lịch sang Úc sau đó tìm cách ở lậu vẫn tăng.
Ông Huy lý‎ giải chuyện này rằng: “Việc Úc có visa lao động nhưng vẫn có người ở lậu nhiều, ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, số lượng visa lao động mà năm 2019 chính phủ Úc sẽ cấp cho Việt Nam là 1.500 trường hợp. Con số này rất nhỏ so với lực lượng lao động Việt Nam có nhu cầu sang Úc làm việc. Ngoài ra, dạng visa này chính phủ Úc mới chỉ cấp cho Việt Nam những năm gần đây. Trước đó một thời gian dài, người Việt Nam không thể tiếp cận loại visa này.
“Thứ nhì là trình độ lao động. Chính phủ Úc sàng lọc khắt khe các điều kiện về trình độ cũng như kinh nghiệm lao động. Và họ chỉ muốn nhận những người có tay nghề thực sự vào Úc,” theo ông Huy.
Giải pháp ngăn chặn
Ông Huy nói rằng, chính sách di trú Úc rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, các dịch vụ di trú không có đăng ký với Sở Đăng ký đại diện di trú (OMARA), trực thuộc Bộ Nội Vụ Úc, đang hoạt động ngoài và trong lãnh thổ Úc đã đem lại những hình ảnh xấu cho nước Úc.
Những dịch vụ không giấy phép này thường hay dệt mộng cho những người đang có giấc mơ được định cư tại đất nước được xếp vào nhóm đáng sống trên thế giới này.
Trên Facebook, hiện có rất nhiều lời mời tham gia vào các dịch vụ lao động hay định cư tại Úc, họ đưa ra các thông tin không chính xác hay lừa đảo.
Mới đây nhất, ngày 26/10, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 nghi phạm để điều tra hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài.
Theo đó, có khoảng 400 nạn nhân đã nộp hàng trăm ngàn đô la cho 4 nghi phạm để được sang Úc lao động, nhưng rồi không ai sang được Úc làm việc.
Ông Huy nói: “Lâu nay, tôi đã kiến nghị tới Thủ tướng, Bộ trưởng cũng như Thứ trưởng Nội vụ Úc về việc phải ngăn chặn các đối tượng chỉ muốn lừa người khác qua con đường di trú vào Úc.
“Hiện tại, OMARA không có chức năng điều tra các cá nhân hoặc tổ chức không có đăng ký với Bộ.
“Thời gian gần đây, chính phủ Úc có lắng nghe và hy vọng sắp tới luật sẽ được ban hành, theo hướng chính phủ chỉ nhận hồ sơ của những đại diện di trú có đăng ký với OMARA, bất kể những hồ sơ này được nộp ở trong hay ngoài lãnh thổ Úc.”
Nói về những giải pháp nhằm giúp công dân Việt Nam ra đi tìm cơ hội hợp pháp, ông Huy cho rằng, cơ hội để được làm việc và sự công bằng trong cơ hội đó là vấn đề.
“Việt Nam có dân số trẻ trong độ tuổi lao động cao. Bởi vậy, chính phủ cần có giải pháp cụ thể để giúp những người này lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định. Điều này sẽ giảm thiểu được tình trạng những người lao động khó khăn tìm đường ra nước ngoài làm việc và sinh sống bất hợp pháp,” ông Huy chia sẻ.
Trở lại với trường hợp của N., cố vấn di trú Huy cho biết, hiện N. đã có một kết thúc có hậu khi mới đây, N. đã thành thường trú nhân (PR) và có cuộc sống ổn định hơn tại Úc.
Tuy nhiên, không phải ai rồi cũng sẽ tìm được một kết thúc như vậy.
Như N. tâm sự trên YouTube rằng, “Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai. Nhiều bạn hiện đang phải trồng cỏ hay bán đá… Nhưng em chỉ hy vọng rằng, các bạn đừng lao sâu vào con đường đó, vì cuối cùng, sẽ không có gì tốt đẹp cả.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50244999

Nhật Bản ngưng chấp nhận đơn xin visa

từ 90 cơ sở tư vấn du học Việt Nam

Đại sứ quán Nhật Bản hôm 31/10 thông báo đình chỉ đại diện xin cấp visa vô thời hạn và có thời hạn đối với 90 cơ sở tư vấn du học ở Việt Nam vào giữa khi có những thông tin nhiều sinh viên và thực tập sinh từ Việt Nam sang Nhật bỏ trốn.
Đây không phải là lần đầu tiên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra thông báo đình chỉ việc nhận đơn xin visa từ các cơ sở tư vấn du học tại Việt Nam. Hồi tháng 6 vừa qua, Đại sứ quán Nhật cũng công bố một danh sách gồm 30 cơ sở tư vấn du học bị ngưng cấp visa. Lý do được phía Nhật đưa ra là do nhiều lần cảnh báo về việc lừa đảo của một số công ty, trung tâm môi giới du học đưa người Việt sang du học và làm việc. Nhiều người bị lừa, mang theo gánh nợ khi sang tới Nhật và cư trú bất hợp pháp.
Hồi tháng ba năm nay, trường Đại  học Phúc lợi xã hội Tokyo của Nhật cũng cho biết từ tháng 4 năm ngoái đến nay đã có 700 du học sinh bao gồm cả học sinh Việt Nam đã không đến trường hoặc liên lạc với trường.
Theo thống kê của chính phủ Nhật, hiện có khoảng hơn 6.700 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Nhật, đứng thứ 2 Đông Nam Á. Khoảng hơn 3.700 tu nghiệp sinh Việt hiện bị coi là mất tích tại Nhật, đứng đầu thế giới.
Trong khi đó, cũng tin liên quan, truyền thông trong nước hôm 1/11 cho biết Nhật Bản đã chính thức mở cửa 5 năm cho lao động Việt theo chương trình tiếp nhận lao động mới. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành hướng dẫn triển khai việc cử lao động kỹ năng đặc định sang Nhật Bản.
Đây là chương trình tiếp nhận lao động mới của Nhật với lao động nước ngoài, bắt đầu có hiêu lực từ tháng 4/2019. Theo đó, những lao động đi làm việc theo chương trình này sẽ được hưởng mức lương ngang với lao động Nhật Bản, được làm việc 5 năm tại Nhật, đồng thời có cơ hội xin cư trú vĩnh viễn tại Nhật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Nhật Bản là thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam nam nhất. Con số người lao động Việt sang Nhật năm 2019 là hơn 68.000 người.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/japan-halt-visa-process-for-90-vn-educational-service-companies-11012019085551.html

Vietsovpetro đón dòng dầu thương mại đầu tiên

từ mỏ Bạch Hổ

Mỏ Bạch Hổ vừa cho dòng dầu thương mại đầu tiên vào lúc 8 giờ tối ngày 26 tháng 10 từ giếng MTD-2X giàn BK-20 với lưu lượng dầu ban đầu thu được là 288 tấn/ngày đêm. Petrotimes đưa tin hôm 1/11.
Theo Petrotimes, giàn BK-20 sẽ góp phần gia tăng sản lượng khai thác dầu khí cho Vietsopetro trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Giàn BK-20 -giàn Mini BK đầu tiên của Vietsovpetro (Liên doanh Việt-Nga), là thế hệ BK nhỏ với thiết kế tối ưu, chi phí xây dựng và vận hành thấp, được Vietsovpetro giao cho Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển triển khai nghiên cứu và thiết kế nhằm mục đích phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên.
Ngày 22/10/2019, Vietsovpetro đã hoàn thiện lắp đặt chân đế, khối thượng tầng, các đường ống kết nối vận chuyển và cáp điện ngầm. Đến ngày 23/10/2019, Hội đồng nghiệm thu của Vietsovpetro đã tiến hành nghiệm thu tổng thể giàn BK-20, đánh giá dự án đã được thực hiện bảo đảm chất lượng và an toàn tuyệt đối.
Đại diện Vietsovpetro cho báo chí trong nước biết, giàn BK-20 sẽ được xem xét để thiết kế xây dựng cho các khu vực tiềm năng sắp tới.
Cũng liên quan lãnh vực dầu khí, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) vừa công bố doanh thu của công ty mẹ và hợp nhất trong quý III/2019 giảm tương ứng 30% và 20% so với quý III/2018. Công ty đạt 17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III/2019, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước.
Về mặt nhân sự, ông Lê Văn Bé đã có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng Quản trị độc lập, kể từ ngày 31/10.
PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan, dịch vụ cung ứng nhân lực trong lĩnh vực khoan và giếng khoan dầu khí (ngoài khơi lẫn trên đất liền).
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietsovpetro-welcomes-first-commercial-oil-flow-from-bk-20-11012019083904.html

Tăng quyền lực để làm gì?

Bộ trưởng không thể làm ĐBQH
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi tường Trần Hồng Hà hôm 31/10 có đưa ra kiến nghị rằng các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh không nên là đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất này vì cho rằng một người không thể cùng lúc làm tốt được hai việc nặng nhọc mà chức năng và kỹ năng để thực hiện 2 việc ấy lại khác nhau. Trên thực tế,
Nhận xét về kiến nghị này, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhận định:
Anh làm 2 mang thì như thế anh đứng trên mang nào? Anh đứng trên vị trí vai trò Quốc hội để giám sát việc của chính phủ hay đứng lên với Chính phủ để chống lại Quốc hội? - Lê Văn Triết
“Anh làm 2 mang thì như thế anh đứng trên mang nào? Anh đứng trên vị trí vai trò Quốc hội để giám sát việc của chính phủ hay đứng lên với Chính phủ để chống lại Quốc hội? Hai vấn đề khác nhau và có từ xưa chứ không phải mới đây.”
Còn luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại có cách nhìn nhận của ông:
“Vì người ta bảo rằng mình vừa là đại biểu – cơ quan giám sát kiểm tra mà lại giám sát mình hay sao. Nên người ta đề nghị không nên làm để tăng đại biểu chuyên trách. Bây giờ có ý kiến đại biểu chuyên trách khoảng 30%, họ muốn tăng lên 30 mấy, 40%. Có lẽ các nước xung quanh, nước ngoài cũng đa số ĐBQH là không chuyên trách.”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cũng đồng tình về việc cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách chuyên nghiệp:
“Tôi thấy nên chú ý các chuyên gia luật gia, luật sư để họ vào Quốc hội làm luật nhằm tránh trường hợp khi xây dựng luật phải sửa rất nhiều lần do tính không chuyên nghiệp. Do đó tôi cho rằng trong Luật sửa đổi tổ chức Quốc hội năm nay chúng ta nên quy định (đại biểu) cơ quan hành pháp thấp đi và tăng số đại biểu chuyên trách. Không nên đưa đại biểu cơ quan hành pháp vào kiêm nhiệm bởi vì họ làm tốt ở cơ quan hành pháp thì phải có sự kiểm soát quyền lực, sự kiểm soát và giám sát cơ quan hành pháp trong việc thực thi Hiến pháp Việt Nam.”
Từ kiến nghị ‘Bộ trưởng không được làm ĐBQH”, có thể nhìn nhận lại vai trò hiện nay của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi ông vừa sức khỏe không cho phép lại đang giữ nhiều trọng trách ở các lĩnh vực khác nhau như: trưởng ban tham nhũng, trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên; trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương; bí thư đảng ủy công an trung ương…Nhiều “chức” trách như vậy liệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có “đủ sức” để gánh vác?
Chúng tôi có trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu để tìm hiểu thêm về việc liệu một người có thể nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt ở nhiều lãnh vực như vậy không thì được Luật sư Hậu cho biết là hiện tại trong luật không có điều khoản quy định việc này. Vì thế nên Quốc hội mới thảo luận về dự án bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ.
Bổ sung quyền hạn Thủ tướng: Có cần thiết?
Trong phiên thảo luận ngày 25/10, Quốc hội khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung đối với Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền, có xem xét đề xuất của Bộ Nội vụ về việc tăng quyền cho Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ trưởng.
Cụ thể, dự luật đề xuất bổ sung cho Thủ tướng thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan hành chính nhà nước khác thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; thành lập Hội đồng, Ủy ban hoặc Ban khi cần thiết để giúp lãnh đạo Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết vai trò của Thủ tướng hiện nay được quy định trong Hiến pháp 2013 rất cụ thể ở chương 7:
“Thủ tướng là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và Thủ tướng có những quyền mà trong Hiến định của chúng ta quy định đó là cơ quan hành chính cao nhất chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chức năng quyền hạn của Thủ tướng cũng được quy định rất rõ trong Hiến pháp 2013, là người đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm về hoạt động cơ quan hành chính của mình và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội như Chủ tịch nước.”
Do đó, Luật sư Hậu cho biết ông ủng hộ những bổ sung mà Bộ Nội vụ đưa ra vì nó hoàn toàn phù hợp Hiến pháp 2013 vì chức năng nhiệm vụ của chính phủ mà người đứng đầu của chính phủ phải làm sao lãnh đạo công tác chính phủ, đồng thời xây dựng các chính sách và tổ chức thi hành pháp luật.
Lãnh đạo của các cơ chế, thể chế chính trị của nước xã hội chủ nghĩa thường hay quy trách nhiệm lên tập thể mà ít chịu trách nhiệm cá nhân. - LS. Trần Quốc Thuận
Tuy nhiên, dưới góc nhìn cá nhân, Luật sư Trần Quốc Thuận lại cho rằng việc bổ sung quyền lực này thực chất để xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo một cách cụ thể hơn:
“Thật ra các nước điều hành theo pháp luật thì vai trò của Thủ tướng, vai trò người đứng đầu Chánh phủ nhà nước, đất nước thì vai trò cá nhân rất quan trọng. Đôi khi người đó họ quyết nhưng khi tập thể bị hư hại thì họ thường chỉ thừa tập thể, nên việc tăng cường cái đó cũng là xác nhận trách nhiệm. Ở tất cả các nước cũng thế, có việc gì xảy ra thì ông Bộ trưởng ngành đó phải chịu trách nhiệm, thậm chí cắt chức, còn không kể cả Thủ tướng cũng chịu trách nhiệm. Lãnh đạo của các cơ chế, thể chế chính trị của nước xã hội chủ nghĩa thường hay quy trách nhiệm lên tập thể mà ít chịu trách nhiệm cá nhân và cái hư hại đó ngày càng tiêu cực rất xấu.”
Còn theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết, việc bổ sung quyền lực của Thủ tướng hiện nay là không cần thiết:
“Thủ tướng nhiều quyền lực lắm mà làm có nổi hay không, có được hay không, bổ sung để làm gì? Chuyện đó là hết sức không cần thiết, toàn bàn chuyện ruồi bu không. Chuyện đó đâu cần đặt ra cho Quốc hội để bàn bổ sung quyền lực cho Thủ tướng. Biết bao nhiêu quyền của Thủ tướng mà Thủ tướng có làm được gì đâu, bổ sung để làm gì?”
Vẫn theo ông Lê Văn Triết, thay vì bàn thảo về những chuyện không cần thiết như trên, chính phủ Hà Nội cần trập trung vào luật cơ bản nhất:
“Luật cần thiết nhất cho đất nước là luật tôn trọng quyền làm chủ, dân chủ thật sự của nhân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân, lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của người dân trong vấn đề bảo vệ đất nước và trong vấn đề làm cho đất nước vững mạnh, thật sự vững mạnh chứ không phải làm cho đất nước phụ thuộc gì ai.”
Nhiều nhà quan sát đánh giá cho rằng hiện nay, các lãnh đạo chóp bu của chính phủ Hà Nội đều đang choàng quá nhiều việc nặng nhọc mà kỹ năng đều “không có và không thể thực hiện được” vẫn tồn tại. Làm sao để giải quyết tình trạng này vẫn là một câu hỏi mà câu trả lời vẫn là một ẩn số.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-power-increase-the-quality-management-increase-10312019142814.html

Biển Đông: Đại biểu Quốc hội VN

đề xuất kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Vụ việc Trung Quốc đưa tàu tới bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lại nóng nghị trường Quốc hội Việt Nam hôm 31/10.
‘Đưa ra tòa quốc tế’
Trong phiên họp Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.
Tàu ngầm TQ ‘trồi lên giữa’ tàu cá VN ở Biển Đông?
Biển Đông: ‘Né’ tên TQ, VN có kế sách riêng?
Đón Duterte, ông Tập không đổi ý về Biển Đông
Ông Nguyễn Lân Hiếu nói rằng đó là nguyện vọng của ‘nhiều ý kiến cử tri’, và rằng cần phải công khai các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc để nhân dân toàn thế giới được biết đến, theo truyền thông Việt Nam.
Ông Hiếu nhận định rằng Trung Quốc sau khi khai thác cạn kiệt tài nguyên biển nước họ thì sẽ vươn sang các nước lân cận trên Biển Đông, và lưu ý khả năng Trung Quốc sẽ tập trung quân sự hóa sau khi bồi đắp xong các đảo nhân tạo.
Ông Hiếu cũng cho rằng đối sách mà Việt Nam vẫn duy trì xưa nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm lòng tham của Trung Quốc. Do đó, liên quan tới ‘độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ của Việt Nam thì ‘không bao giờ nhân nhượng’, ông Hiếu nhắc lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam.
Trong khi đó, phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước Quốc hội sáng 31/10 được cho là ‘thẳng thắn’ khi ông đặt câu hỏi ‘sao báo cáo trước Quốc hội lại né tránh gọi tên Trung Quốc’?
Đề cập đến báo cáo của chính phủ gửi Quốc hội về tình hình đối ngoại của nhà nước trong năm 2019 trong phiên họp đầu tiên, trong đó có đề cập đến tình hình Biển Đông, ông Quốc nói lẽ ra không cần họp kín mà nên công khai cho dân biết.
Ông Quốc cũng nói trong báo cáo này có ‘hạt sạn mang vị đắng’, đó là việc chính phủ tránh nhắc đến Trung Quốc khi nói về hành động vi phạm nghiêm trọng trên vùng biển của Việt Nam. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam trước đó đã nói rõ chính Trung Quốc là nước vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Ông Quốc cho rằng việc này khiến không chỉ dân Việt Nam mà dân Trung Quốc cũng sẽ lấy làm khó hiểu.
‘Giải pháp phù hợp’ theo ‘từng tình huống’?
Trong khi đó, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội khác thì vẫn chủ trương ‘hòa hiếu, hòa bình’ với Trung Quốc.
Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Việt Nam cần có sách lược phù hợp trong từng tình huống cụ thể và nhấn mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của nhà nước Việt Nam.
Cũng nhắc lại lời ông Trọng rằng với vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì ‘không nhân nhượng’, nhưng ông Nghĩa đồng thời cho rằng ‘phải có đối sách phù hợp bởi vì truyền thống văn hóa của chúng ta là hòa hiếu, hòa bình’, và nhấn mạnh việc đấu tranh bằng hình thức tuyên truyền và ‘kết hợp đấu tranh với thực địa’.
Quan điểm của ông Nghĩa giống với trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Trước đó, trung tướng Trần Việt Khoa từng phát biểu rằng Việt Nam cần ‘cảnh giác, tỉnh táo’ trong bối cảnh ‘tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng an ninh, an toàn khu vực’.
Tướng Khoa nhắc đến việc Trung Quốc điều chỉnh các chính sách, chiến lược quốc phòng, tăng chi ngân sách và tăng diễn tập quốc phòng quy mô lớn. Ông Trung cũng nhắc lại việc Trung Quốc đưa tàu tới Bãi Tư Chính của Việt Nam, có thời điểm tới 35-40 tàu ‘là hết sức phi lý’ và ‘không chấp nhận được’.
Tuy nhiên các biện pháp để đối phó mà ông Khoa nhắc tới chỉ là việc các lực lượng hải quân, biên phòng ‘tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng khẳng định khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam’.
Ông Khoa cũng đề cập tới việc ‘phải có các giải pháp phù hợp để đấu tranh trong điều kiện mới, giữ vững môi trường hòa bình, độc lập để phát triển đất nước’ và liệt kê các chiến lược mà Bộ Chính trị đã thông qua từ năm 2018. Gồm chiến lược bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia – với việc Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch mua sắm vũ khí ‘tinh, gọn, mạnh’ để ‘đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong tình hình mới’.
Trước đó nữa, vào phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, truyền thông Việt Nam cho hay từ “Biển Đông” đã xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát biểu của các nhà lãnh đạo.
Trong phiên họp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết “tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường”, trong khi ông Nguyễn Xuân Phúc được tường thuật là đã ’3 lần đề cập vấn đề Biển Đông’ trong chỉ một giờ phát biểu về tình hình kinh tế, xã hội.
Thủ tướng Phúc nói rằng Việt Nam ‘không bao giờ nhân nhượng’ vấn đề độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng không thấy báo Việt Nam tường thuật ông có đề cập kế sách gì mới cho việc này cũng như không thấy nói đến việc có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50244901

Chuyên gia: Việt Nam cần loại bỏ tư duy

xem Trung Quốc như là “ông kẹ”

Ben Ngo
Phát biểu trước  Quốc hội hôm 30/10 vừa qua, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Quốc hội, đề cập đến việc Trung Quốc thời gian qua đã điều từ 30 đến 40 tàu vào vùng Biển của Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt bài phát biểu của mình, ông Khoa không một lần nhắc đến tên Trung Quốc mà chỉ nói “nước ngoài”, gây thắc mắc trong dư luận.
Một nhà quan sát lý giải với Đài Á Châu Tự Do về những lý do khiến giới chức Việt Nam có thông lệ ‘dè dặt’ khi nhắc tên Trung Quốc và hành vi của nước này tại Biển Đông.
Trả lời RFA hôm 31/10, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói:
Phát ngôn gần đây của các lãnh đạo, và đại biểu Quốc hội ở Việt Nam về Biển Đông trên nghị trường đã thể hiện hai luồng tư duy căn bản: Thứ nhất là tư duy thận trọng, vốn là quan điểm tiếp cận chủ đạo trong chính sách Biển Đông của Việt Nam từ trước tới nay. Tư duy này dựa trên nguyên tắc tránh “bi kịch hóa” quá mức tình hình thực địa, và cũng tránh “bêu xấu” trực tiếp Trung Quốc. Cách nghĩ này dựa trên giả định rằng tương quan lực lượng ở Trung Quốc quá áp đảo, và so sánh rủi ro/lợi ích thì Việt Nam hoàn toàn không có lơi nếu chỉ trích trực diện Trung Quốc.”
“Thứ hai là tư duy Việt Nam nên thẳng thắn và chủ động hơn: như nên chỉ đích danh Trung Quốc, nên kiện Trung Quốc, nên chủ động hợp tác nhiều hơn với các cường quốc khác như Mỹ.
Tránh coi Trung Quốc là “ông kẹ”
Trong suốt 4 tháng tàu hải cảnh, dân binh và khảo sát của Trung Quốc có mặt ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Ngoại giao, đã nhiều lần lên tiếng công khai phản đối Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, dù lên án hành động của Trung Quốc nhưng cũng không nhắc đến tên Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh:
Cần phải lưu ý rằng cả hai cách tiếp cận đều có mặt được và mặt mất riêng, trong bối cảnh tương quan giữa an ninh đối nội/đối ngoại. Tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc dịch chuyển cách tiếp cận từ thận trọng phòng thủ sang chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông. Ở đây không phải là thay đổi ba không, hay nguyên tắc “đối tác-đối tượng”, mà là dựa trên khung nguyên tắc đã có để mở rộng hơn nữa lựa chọn chính sách.
“Về căn bản, cần loại bỏ tư duy xem Trung Quốc như là “ông kẹ” và cân bằng lợi ích giữa an ninh đối nội và an ninh đối ngoại để có những bước đi chính sách phù hợp hơn.”
Việt Nam hiện vẫn theo đuổi chính sách ba không:  không tham gia các liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Với nguyên tắc “đối tác – đối tượng”, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đối tác là những nước Việt Nam có các mối quan hệ cộng tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả những nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Trong khi đó, đối tượng được coi là những thế lực có âm mưu và hành động chống phá Việt Nam, bao gồm cả hành động gây chiến tranh và xâm lược.
Hiện Trung Quốc là 1 trong 3 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Cần xác định rõ chính sách với Trung Quốc
Trả lời RFA hôm 31/10, ông Hoàng Việt, thuộc Quỹ nghiên cứu Biển Đông, nói:
Ở đây mọi người thấy có chuyện vừa lạ vừa không lạ, nghe rất quen. Cái quen là cách nói của các quan chức Việt Nam là khi nào nói về Trung Quốc thì bao giờ cũng né tránh, không dám gọi tên Trung Quốc, rất hãn hữu. Nếu có gọi mà nói với thái độ gay gắt thì càng không có.”
“Nhưng mà có điều tôi thấy hơi lạ. Tóm lại là chính sách của Việt Nam về Trung Quốc và Biển Đông thế nào thì không rõ lắm. Với phát biểu của giới chức Việt Nam, như đại biểu Trần Việt Khoa và trước đây, trong tám lần tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có lần Việt Nam đích danh yêu cầu Trung Quốc rút tàu xâm phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam. Còn nay thì ông tướng Trần Việt Khoa nay thì nói là quốc gia nước ngoài thì tôi cho rằng đó là điều rất khó hiểu. Không biết là chính sách của Việt Nam với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là thế nào?”
Ông Hoàng Việt, người cũng là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định rằng việc các thông tin về Biển Đông không được tiết lộ nhiều trên mặt báo nhà nước cho thấy “Việt Nam hãy còn tỏ ra rất dè dặt và chưa nhất quán trong tất cả mọi chính sách, có lẽ là vì cho rằng họ mạnh mẽ trên thực địa, nhưng quan trọng nhất là trong việc thông tin ra bên ngoài và với người dân trong nước thì cho thấy sự lúng túng, thiếu phối hợp, và vẫn dè dặt với Trung Quốc.
Ông Hoàng Việt dự báo Quốc hội Việt Nam có thể bàn về việc kiện Trung Quốc nhưng không tiến hành việc này vì “Trung Quốc đã rút các đoàn tàu thăm dò”. Ông nói thêm:
Qua phát biểu của hai người, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân, đã cho thấy khả năng khởi kiện rất mong manh. Trả lời một số cử tri, ông Nhân từng nói là tòa quốc tế thì không có cơ chế để thi hành, vậy thì chúng ta làm được gì, kiện Trung Quốc thì được gì. Nếu mà kiện mà không thi hành thì được gì không. Ông Nhân cũng nói không thể quay lưng với Trung Quốc.”
Nhận định về lập trường của ông Trọng rằng “đấu tranh kiên quyết và khôn khéo về vấn đề chủ quyền”, ông Hoàng Việt nói:
Khôn khéo và kiên quyết thì đương nhiên rồi. Nhưng có thể hỏi lại, không lẽ chỉ Việt Nam khôn khéo mà các nước khác không khôn khéo? Thứ hai là khôn khéo được thể hiện thế nào? Có lẽ tại Việt Nam vẫn có tranh luận về việc này. Trong việc Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8, có người cho rằng đấy là sự thành công của Việt Nam, nhưng cũng có người nói chưa hẳn, vì có những vấn đề có thể còn tiếp tục trong tương lai. Chuyện này cũng trở lại vấn đề là không rõ về chính sách của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việt Nam vẫn tỏ ra khác biệt và khó hiểu trong những trường hợp như thế này.”
Dù có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, trên thực tế, Hà Nội và Bắc Kinh vẫn còn những bất đồng liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền trên biển khiến quan hệ hai bên vẫn còn những giai đoạn căng thẳng. Điển hình là vụ Trung Quốc cho triển khai tàu khảo sát Hải Dương 8 và đội tàu hộ tống có vũ trang vào vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 7 vừa qua đến cuối tháng 10. Đã có nhiều tiếng nói trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Trong phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng bỏ ngỏ khả năng này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-do-vietnamese-officials-reluctantly-mention-chinese-related-to-south-china-sea-11012019082223.html

“Em phải đến nước Anh trồng cần sa”!

Tre
Tại sao có một tỷ đồng không ở Việt Nam làm ăn mà lại đi?
Tại sao đã đến Ba Lan, Đức, Pháp… không ở đấy làm ăn mà lại đi (đến Anh)?
Tại sao bao nhiêu nghề không làm mà lại đi trồng cần?
Tại sao biết nguy hiểm chết người vẫn cứ đi?
Cách đây nhiều năm, tôi có dịp đi qua vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình-ba địa phương nổi bật nhất trong số những tỉnh có nhiều người nhập cư bất hợp pháp sang châu Âu, mà điểm đến cuối cùng là Anh, và công việc cuối cùng là trồng cần sa.
Hai địa phương kia là Quảng Ninh và Hải Phòng, thuộc dạng khác.
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nổi tiếng với đặc sản gió Lào; riêng Quảng Bình có thêm combo “cát trắng-gió Lào”, đến nỗi ngày xưa khi an táng thì ngôi mộ trên cát phải dằn hàng chục cục đá lên, kẻo sau một mùa gió thổi cát bay lộ cả xương trắng.
Gió Lào là trải nghiệm kinh khủng. Nó là thứ hơi nóng quần quật như bốc lên từ chiếc chảo rang khổng lồ mà con người chỉ là những hạt bắp bị đảo lộn xoay vần. Hơi nóng xoáy cuồn cuộn hầm hập hút khô mọi sinh lực, tóe lên trong không khí những quầng lửa sáng lóa liên tục. Chúng tôi phải hủy lộ trình định sẵn vì bị lả đi trong cái hỏa diệm sơn đó. Chỉ có thể ngồi gục xuống trong một cái quán dọc đường, đeo kính mát bảo vệ mắt, đắp khăn lên trán, uống nước liên tục và cố gắng không nhìn ra ngoài trời để khỏi lóa mắt và đau đầu. Chờ cho đến khi nắng chiều nguội hẳn, chúng tôi mới dám lên đường.
Những ngày trong mùa gió Lào, tôi nghĩ chỉ còn ở thành thị nơi có nhà cao che chắn và những chiếc máy lạnh còn có thể mang lại niềm an ủi cho dân công sở. Ở những vùng giáp biên giới, đồi chè, đồng ruộng… mùa gió Lào dường như sự sống chỉ bắt đầu khi tắt mặt trời.
Sinh ra ở những vùng khí hậu khắc nghiệt như vậy, ai lớn lên mà chẳng khát khao rời khỏi? Đến nỗi có những động từ xuất hiện phổ biến theo từng giai đoạn lịch sử. Thời “xây dựng xã hội chủ nghĩa” là “thoát ly”, và mấy chục năm nay, cụ thể hơn, là “xuất khẩu lao động”.
Cách đây sáu bảy chục năm, thoát ly phần nhiều bằng con đường đi du học bằng học bổng Nhà nước, trở về làm các chức to trong các cơ quan Nhà nước-hồi ấy chỉ tập trung ở Hà Nội. Sau đó là bằng con đường đại học, hoặc theo chồng, theo vợ rời bỏ quê hương, sống ở các địa phương khác có điều kiện tự nhiên ưu đãi hơn, có nhiều việc làm hơn. Quảng Ngãi ở miền Trung, Nghệ An ở miền Bắc có truyền thống đoàn kết, có câu đùa là cứ có bằng tiếng Nghệ hay tiếng Quảng thì được nhận vào làm.
Xuất khẩu lao động, rộ lên từ khoảng 20-30 năm nay, là con đường vất vả hơn nhưng kết quả lại nhanh chóng và rỡ ràng hơn.
Con đường cần sa
Con đường thứ tư-con đường cần sa, trở thành những người “chuyên cần”, theo các báo cáo của tổ chức chống buôn người, cũng hình thành từ độ hai, ba chục năm nay.
Tại sao 90% người Việt nhập cư lậu vào Anh đều trở thành công nhân trồng cần sa, sau đó lên level thành chủ trại?
Theo các báo cáo của các tổ chức chống buôn người và tường trình từ những người trong cuộc, các trại trồng cần sa thu hút người đến vì hai lý do: chủ động và bị động. Chủ động là từ những mối quen biết từ Việt Nam, người cùng làng, cùng xã, cùng họ… đã đi trước và đang “hành nghề” ở Anh, dẫn người đi sau sang. Mấu chốt là lòng tin để đảm bảo một công việc nguy hiểm và bất hợp pháp được diễn ra an toàn, trót lọt.
Bị động, thì đang là thắc mắc của không ít người là tại sao có khoản tiền lớn như vậy, hoặc, đã sang được Anh sao không làm nghề hợp pháp, mà đâm đầu đi trồng cần?
Thực ra, họ không đâm đầu mà bị bắt phải đâm đầu. Theo các báo cáo chống buôn người của IOM, các đường dây luôn luôn vẽ ra tương lai chắc chắn và giàu có cho những con mồi.
Một bài báo Việt Nam trích lời một phụ nữ nhập cư lậu sang Anh bằng đường bộ, nghe nói làm nail được 1-2 ngàn euro mỗi tháng đã thốt lên ”Sao ít thế?”. 1.000 euro hơn 30 triệu đồng tiền Việt, ở Việt Nam, đó là lương cấp leader công ty lớn, trưởng phòng, phải ăn học năm năm trời cùng nhiều kỹ năng khác, làm việc miệt mài ít nhất 5 năm nữa mới có được. Một bác sĩ mới ra trường lương chỉ có ba bốn triệu đồng thôi. Nhưng một bà nông dân mới rời cái cuốc hôm qua, không có kỹ năng nào lại dám chê ba mươi mấy triệu là ít, là vì đã quá tin vào mức lương 8.000-9.000 euro mà đường dây vẽ ra.
Được hứa hẹn và đảm bảo, thêm những tấm gương sát nách đi hai năm gửi tiền tỷ về xây biệt thự, những người mới dám thế chấp đất đai để có cả tỷ bạc đưa con em sang Anh.
Cái bẫy của bọn buôn người tiếp tục giăng ra ở đây. Báo cáo của Pacific Link Foundation chỉ ra: Sang đến nơi nhưng không có việc làm vì cư trú bất hợp pháp không thể ký hợp đồng, bọn buôn người sẽ tìm việc cho họ, với “phí tuyển dụng” cực cao. Không có tiền trả? Bọn chúng cho vay, dĩ nhiên cũng với lãi suất cực cao. Vòng luẩn quẩn bắt đầu và tiếp diễn. Cuối cùng, cái đích đến mà có lẽ nhiều người ban đầu không nghĩ đến, hoặc tự tin cho rằng mình có thể né tránh, vẫn là làm công nhân trồng cần (theo lời giới thiệu). Để được có chỗ ăn ngủ, trả nợ và sống tiếp.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi những người vượt biên có đáng thương xót không?
Tôi thì có. Vì họ chủ động bước vào con đường nguy hiểm này, nhưng họ cũng chính là nạn nhân của nó.
Nhưng những hệ lụy lớn hơn không chỉ xảy ra với chính những người đang bán thân đổi lấy tiền.
Mầm họa của những cộng đồng điểm đích
Những ngôi làng biệt thự miền Trung, dựng lên từ tiền “xuất khẩu lao động” theo cả hai nghĩa, về hình thức tuy đã đổi thay đến lột xác, nhưng tôi ngờ rằng trong ruột nó không được huy hoàng như thế.
Chủ nhân của chúng hầu hết họ đi từ làng quê nghèo đến một tòa nhà trồng cần bịt bùng, ăn thức ăn đông lạnh, không dám ra ngoài và kết bạn, sống cô độc trong lo sợ luật pháp, nợ nần và ham muốn giằng xé. Không mấy ai được trải nghiệm cuộc sống văn minh ở xứ người hay thu nhận được khối kiến thức nhân loại rộng lớn. Thậm chí sống ở nước ngoài nhưng họ không có cả cơ hội học ngoại ngữ.
Trong những năm đó, con cái họ chủ yếu sống với ông bà, lớn lên thiếu tình cảm gia đình, thiếu sự giáo dục của cha mẹ. Quãng thời gian đó sẽ tạo ra những mất mát không thể bù đắp được trong sự phát triển bình thường của chúng.
Tôi đọc trên mạng xã hội một bài viết, trong đó người viết nói làng họ chỉ còn người già và trẻ con; lứa thanh niên, trung niên đã ở Anh gần hết. Cũng chỉ trồng cần. Cách đây 20 năm con em trong làng thi nhau vào đại học. Bây giờ không còn ai học đại học nữa, cứ hết lớp 9 là đi nước ngoài.
Rất rõ là những đứa trẻ này tiếp tục đi bằng con đường bất hợp pháp, vì cha mẹ chúng cũng vẫn đang sống phận bất hợp pháp ở nước ngoài. Với vốn liếng vào đời như vậy, rồi thế hệ này cũng sẽ tiếp tục cuộc đời tối tăm theo một cách khác. Phần đời trước của chúng không có cha mẹ ở bên vun đắp tình cảm và giáo dục, phần đời sau lại là sống và làm ăn chui lủi phi pháp, luôn lo sợ bị trục xuất hoặc trộm cướp, luôn dùng tiền mua các mối quan hệ, mua sự an toàn, cộng với những cú sốc văn hóa chắc chắn xảy ra.
Tiền (có thể, hoặc chưa chắc) nhiều, nhưng giá trị đời sống và giá trị làm người thì lao dốc.
Và nhìn ở góc độ rộng hơn, lối sống đó chính là mầm họa cho bất cứ cộng đồng xã hội nào mà họ đến. Họ là nạn nhân, nhưng cũng chính là tội nhân.
Cho nên thương, và xót. Nhưng không thể chấp nhận hoặc đồng tình.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/i-go-to-uk-to-grow-canabis-11012019122418.html

Thấy gì từ vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc

đội lốt Việt Nam?

Phạm Chí Dũng
Không phải Tổng cục Hải quan Việt Nam, mà là Wall Street Journal
Chẳng phải đến bây giờ vụ hàng triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam mới được Tổng cục Hải quan Việt Nam phát hiện, mà vụ này đã được báo Wall Street Journal của Mỹ phanh phui bằng loạt bài điều tra vào năm 2016. Tờ báo này khi đó đã có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn, là nguyên liệu sản xuất nhôm được chuyển từ San José Iturbide, Mexico đến Việt Nam, có liên quan tới Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu VN, trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bài báo điều tra của Wall Street Journal ngay lập tức được lan tỏa trên mạng xã hội ở Việt Nam và được một số tờ báo nhà nước dịch và đăng lại, tạo nên một làn sóng quan tâm khá lớn của dư luận về hiện tượng hết sức đặc biệt không chỉ là ‘treo đầu dê, bán thịt chó’ mà còn là ‘mượn đường diệt Quắc’ rất bản chất Trung Quốc đó.
Nhưng vì sao vào năm 2016 và cả một khoảng thời gian dài sau đó, toàn bộ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam lại như câm nín trước vụ việc trên mà không có bất kỳ một động tác điều tra tới nơi tới chốn nào, dù đã có thông tin về những kẻ đứng phía sau doanh nghiệp Nhôm Toàn Cầu VN là người quốc tịch Úc gốc Trung Quốc?
Còn cho đến giờ, nhờ một ‘phát hiện’ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, người ta mới biết rõ vụ nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam được thực hiện do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền, nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác nhằm trục lợi từ chính sách về thuế suất. Do nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, nhưng nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%, nên nếu vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam – trị giá đến 4,3 tỷ USD – được tiến hành trót lọt thì sẽ mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho những kẻ gian lận thương mại. Những kẻ đó là hai người mang quốc tịch Úc nhưng gốc Trung Quốc là Jacky Cheung và Wang Tong.
Vì sao Việt Nam bỗng sốt sắng điều tra nhôm gốc Trung Quốc?
Điều có vẻ lạ lùng, nhưng lại rất gần với thực tế là yếu tố góp công không nhỏ trong vụ ‘phát hiện’ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam không phải là Tổng cục Hải quan hay Bộ Công an Việt Nam, mà là… tàu Hải Dương 8.
Bởi từ năm 2016 – khi tờ báo Wall Street Journal phát hiện vụ việc trên – cho tới trước tháng 7 năm 2019, mối quan hệ Việt – Trung vẫn tạm hữu hảo và giới quan chức hai bên vẫn lảm nhảm ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười sáu chữ vàng’. Chỉ đến tháng 7 năm 2019 khi Trung Quốc đạp kẻ đu dây Việt Nam té lộn cổ bằng động tác đưa tàu Hải Dương 8 cùng vài ba chục tàu hộ vệ cho tàu này quần thảo khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam, thậm chí còn tiến rất gần nhiều vùng duyên hải của Việt Nam, chân lý thật giản đơn mới lộ ra: giới chóp bu Việt Nam cuối cùng cũng đã tìm ra một cách trả đũa ‘bạn vàng’ bằng cách lôi vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam ra.
Bên cạnh đó, cũng có một nguyên do không kém nghiêm trọng là vào thời gian này, nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu nguy cơ bị Tổng thống Mỹ Donald Trump xếp vào danh sách ‘quốc gia gây hại’ đối với nền kinh tế Mỹ, tiếp sau cáo buộc thẳng thừng ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’ mà Trump chỉ đích danh Việt Nam.
Nói là làm. Chỉ ít ngày sau sự xuất hiện cáo buộc trên, Bộ Thương mại Mỹ đã tung đòn đánh thuế lên các sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm tránh thuế chống bán phá giá, với thuế suất có thể lên tới 456,23% – một cú bồi tiếp theo việc Mỹ đánh thuế thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc lên đến 531% vào cuối năm 2017.
Vì sao giới chức Mỹ trở nên nghiêm khắc với hàng hóa Việt Nam?
Từ cuối năm 2017, những đòn trừng phạt đầu tiên của Trump đã khởi động. Thoạt đầu là những cú tăng vọt thuế lên mặt hàng tôm, rồi sau đó là thép và cả nhôm của Việt Nam xuất sang Mỹ. Nhưng những đòn này vẫn chưa thấm vào đâu nếu nhìn sang tương lai đầy đe dọa bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.
Bắt đầu từ năm 2018, Trump khởi động chiến dịch tấn công vào nền kinh tế Trung Quốc và có thể cả vào hệ thống chính trị độc tài của quốc gia đông dân nhất thế gới này. Chỉ ít lâu sau đó, một làn sóng ngấm ngầm di chuyển vùng đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đã diễn ra. Còn đến khi Trump áp thuế cao ngất lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc thì làn sóng doanh nghiệp Trung đổ bộ vào Việt Nam đã trở thành một phong trào thực sự. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có đến 2,2 tỷ USD đăng ký vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.
Nhưng nguồn cơn khiến Trump và nhiều quan chức Mỹ giận dữ là chính quyền Việt Nam đã trở thành một nhân tố tiếp tay cho hàng Trung Quốc gắn nhãn ‘made in Vietnam’ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ.
Trong vụ tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế “thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc” vào tháng 12/ 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng có đến 90% sản phẩm thép từ Việt Nam nhập sang Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong khi đó ở Việt Nam, một số chuyên gia độc lập đã cảnh báo về việc nhôm tấm Trung Quốc mượn đường Việt Nam sang Mỹ nhưng chính phủ và Bộ Công thương Việt Nam không có hành động cứng rắn gì. Không những thế, còn có một lỗ hổng pháp lý mà dường như bộ này cố tình để lại cho Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam.
Cũng có nghĩa là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bao gồm cả giá trị hàng hóa thép và nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc, tức Việt Nam đã thông đồng với Trung Quốc để lừa người Mỹ.
Nếu Mỹ “siết” các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành “nạn nhân”, đánh mạnh thuế lên thép và nhôm Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, và cho dù chưa đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ nhưng vẫn xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi về vấn đề này, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.
Lần đầu tiên mời Mỹ đến Việt Nam để điều tra
Không phải vô duyên vô cớ mà vào kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2019, quan chức Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – phải vội vã cảnh báo “Nhưng thực tế lại không chứng minh điều đó, mà ngược lại, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết. Ai dám chắc chúng ta không bị trừng phạt khi xuất siêu vào Mỹ?”, khi đề cập về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và việc rất nhiều chuyên gia dự báo rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi, sẽ trở thành công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu. Có thể hiểu cách nhìn và nỗi lo lắng của Lộc cũng chính là trạng thái tâm lý của ‘đảng và nhà nước ta’.
Hẳn đó là nguồn cơn mà đã khiến giới chóp bu Việt Nam phát sốt và phải tìm nhiều cách, với thái độ ngày càng ‘chân thành’, hạn chế đòn đánh thương mại của Trump.
Một trong những cách né tránh trên là cho điều tra gấp rút vụ 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam. Và phô trương kết quả điều tra ban đầu như một cách kể công với Mỹ.
Nhưng tiến trình quan hệ Việt – Mỹ còn bay bổng hơn cả thế. Cuộc điều tra này đã trở nên một trong số hiếm hoi lần các cơ quan chức năng Việt Nam dám làm rõ hành vi gian lận thương mại của Trung Quốc, thể hiện qua việc lần đầu tiên phía Việt Nam đã ‘can đảm’ mời Bộ An ninh nội địa của Hoa Kỳ tham gia vào cuộc điều tra này ngay tại Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/nhom-trung-quoc-mexico-viet-nam/5148723.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.