Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 01/11/2019

Friday, November 1, 2019 6:34:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 01/11/2019

Biển Đông:

Mỹ kêu gọi ASEAN cùng Việt Nam chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Trên đường đi Bangkok dự các hội nghị trong khuôn khổ Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 35, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á- Thái Bình Dương David Stilwell đã ghé Malaysia vào hôm qua, 31/10/2019.
Phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế tại Kuala Lumpur, ông Stilwell một lần nữa đã đả kích các hành vi của Trung Quốc nhằm quân sự hóa Biển Đông và ức hiếp các láng giềng Đông Nam Á. Lấy Việt Nam làm ví dụ, trợ lý ngoại trưởng Mỹ kêu gọi khối ASEAN mạnh dạn cùng với nước này chống lại các hành động của Trung Quốc.
Bài nói chuyện của ông David Stilwell dĩ nhiên không chỉ đề cập đến Biển Đông, mà cả chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương nói chung của Hoa Kỳ. Khi đề cập đến Biển Đông, trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc như bồi đắp 7 đảo nhân tạo trong khu vực, biến nơi này thành tiền đồn có cảng biển, phi đạo dành cho máy bay quân sự, hệ thống tên lửa.
Đối với ông Stilwell, các láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia đang thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, và trong tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN lẽ ra phải kháng cự lại mạnh mẽ hơn các động thái, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Ông tuyên bố nguyên văn như sau: “Đấy (tức là Biển Đông) là sân sau, là nhà của quý vị. Việt Nam đã làm tốt khi phản đối các hành vi của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng căn cứ vào vai trò trung tâm của mình… (khối ASEAN) nên cùng với Việt Nam chống lại những hành động gây bất ổn và tác hại đến an ninh khu vực.”.
Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh hồ sơ Biển Đông sẽ chủ đề trọng tâm nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN sắp khai mạc tại Thái Lan. Tuy nhiên, khả năng khối những nước Đông Nam Á này sẽ lại không thống nhất được một lập trường mạnh mẽ đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là cao, do sự chống đối từ các đồng minh của Trung Quốc trong ASEAN như Cam Bốt chẳng hạn.
COC phải tuân thủ UNCLOS
Về một chủ đề sẽ được đề cập tới ở Bangkok là Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông đang được thương thuyết giữa Trung Quốc và ASEAN, ông Stilwell nhắc lại rằng văn kiện này phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để bảo vệ các quyền lợi kinh tế của các nước nhỏ, đồng thời bảo đảm sao cho việc sử dụng các vùng biển diễn ra trong trật tự.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh trở lại lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông như sau: “Hoa Kỳ có một lập trưởng đơn giản về Biển Đông – quyền của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng, bất kể kích thước lớn nhỏ, sức mạnh hay năng lực quân sự. Tôn trọng luật pháp quốc tế, các quyền tự do hàng hải, hàng không và các quyền sử dụng những vùng biển khác phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quản lý và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, tất cả đều quan trọng đối với an ninh toàn cầu”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191101-bien-dong-my-asean-viet-nam-trung-quoc

Do lòng thù hận, thành viên thân tín phản bội

lãnh đạo ISIS Al-Baghdadi trở thành gián điệp cho Hoa Kỳ

Tin từ miền Bắc Syria – Theo tin từ NBC News, Lãnh Đạo ISIS Abu Bakr al-Baghdadi bị phản bội bởi một thành viên thân tín của ông, và người này giúp dẫn dắt quân đội Hoa Kỳ đến vị trí ẩn náo của nhà lãnh đạo ở Bắc Syria. Chỉ huy của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) Mazloum Abdi đã thuật lại cách ông dành nhiều tháng để dẫn dắt một điệp viên vào ISIS và theo dõi al-Baghdadi trong suốt quá trình chạy trốn.
Ông Abdi không xác định điệp viên này, nhưng các viên chức tình báo người Kurd mô tả anh ta là một người Arab có nhiều người thân trong ISIS. Ông Abdi cho hay điệp viên này được thúc đẩy bởi sự thù hận chống lại ông al-Baghdadi vì nhiều người thân của anh bị ISIS đối xử một cách tồi tệ và anh không còn tin vào tương lai của nhóm khủng bố này. Theo ông Abdi, điệp viên nói trên là một viên chức an ninh bảo vệ cho chính lãnh đạo al-Baghdadi, và một phần công việc của anh ta là bảo vệ những nơi mà lãnh đạo ISIS sẽ ẩn náu. Người gián điệp phải ghi nhớ các vị trí và cách bố trí của các khu nhà an toàn của ông al-Baghdadi, và thậm chí lấy trộm các mẫu máu và quần lót của người đàn ông bị truy nã nhất thế giới để phân tích DNA. Cuối cùng, điệp viên đã xác nhận việc ông al-Baghdadi chuyển đến tỉnh Idlib ở phía tây Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi thu thập được những thông tin về vị trí của ông al-Baghdadi, điệp viên trình báo lại cho SDF, và những thông tin này được chuyển đến các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, cho phép họ xác định chính xác nơi ẩn náu cuối cùng của ông al-Baghdadi. Cuối cùng, ông Abdi cho biết điệp viên này cũng có mặt khi quân đội Hoa Kỳ tấn công nơi ẩn náu của nhà lãnh đạo ISIS. Anh ta đã cùng lực lượng Hoa Kỳ rời khỏi khu vực sau vụ tấn công. Anh ta có thể sẽ nhận được tất cả hoặc một phần của khoản tiền thưởng trị giá 25 triệu mỹ kim tiền thưởng cho lệnh truy nã ông al-Baghdadi.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/do-long-thu-han-thanh-vien-than-tin-phan-boi-lanh-dao-isis-al-baghdadi-tro-thanh-gian-diep-cho-hoa-ky/

Hoa Kỳ giữ lại viện trợ an ninh

105 triệu Mỹ kim cho Lebanon

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (31/10), hai ngày sau khi Thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri từ chức, hai viên chức Hoa Kỳ cho biết chính quyền của Tổng thống Trump giữ lại viện trợ an ninh 105 triệu mỹ kim cho Lebanon.
Theo hai viên chức ẩn danh này, vào hôm thứ Năm (31/10), Bộ Ngoại giao thông báo với Quốc hội rằng văn phòng ngân sách Tòa Bạch Ốc và Hội đồng An ninh Quốc gia quyết định từ chối hỗ trợ quân sự nước ngoài. Theo tin từ Reuters, các viên chức không nêu lý do khiến tiền viện trợ bị chặn. Bộ Ngoại Giao không đưa ra lý do về quyết định này cho Quốc hội,  từ chối bình luận về vấn đề này.
Bắt đầu từ tháng 5, chính quyền yêu cầu chấp thuận viện trợ, vì việc này rất quan trọng đối với Lebanon, một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ ở Trung Đông đầy biến động, để có thể bảo vệ biên giới của họ. Đợt viện trợ bao gồm kính nhìn ban đêm và vũ khí được sử dụng để bảo đảm an ninh biên giới.
Nhưng Washington cũng nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về vai trò ngày càng gia tăng của Hezbollah trong chính phủ Beirut, nhóm Shi’ite có vũ trang được Iran hậu thuẫn và bị Hoa Kỳ xem là một tổ chức khủng bố. Sau khi ông Hariri từ chức do các cuộc biểu tình lớn chống lại giới cầm quyền, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của Lebanon hỗ trợ thành lập một chính phủ mới, đáp ứng nhu cầu của người dân và kêu gọi chấm dứt nạn tham nhũng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-giu-lai-vien-tro-an-ninh-105-trieu-my-kim-cho-lebanon/

Tổng Thống Trump đề cử đại diện Hoa Kỳ

 ở Bắc Hàn Stephen Biegun làm thứ trưởng Ngoại Giao

Tin từ Washington, DC – Hôm thứ Năm (31 tháng 10), tổng thống Trump đề cử đại diện cao cấp của Hoa Kỳ ở Bắc Hàn, Stephen Biegun, một chuyên gia đối ngoại rất được tôn trọng trở thành phó ngoại trưởng tiếp theo của Hoa Kỳ.
Một viên chức Hoa Kỳ cho biết ông Biegun vẫn sẽ giữ nguyên trách nhiệm ngoại giao với Bắc Hàn. Ông Biegun sẽ thay thế John Sullivan để trở thành thứ trưởng ngoại giao, khi ông Sullivan được đề cử làm đại sứ của Hoa Kỳ ở Nga.
Quyết định đề cử ông Biegun nhận được sự hưởng ứng rộng rãi, ông được xem có thể trở thành ngoại trưởng đáng tin cậy với dày dặn kinh nghiệm, nếu như ngoại trưởng đương nhiệm Mike Pompeo từ chức để tranh cử cho chiếc ghế trong Thượng viện vào năm sau. Ông Pompeo đã không phủ nhận khi được hỏi liệu đang nhắm đến chiếc ghế trong Thượng viện, cho biết vẫn sẵn sàng phục vụ bao lâu cũng được miễn là tổng thống Trump muốn thế. Ông Pompeo vui mừng khi biết tin tổng thống có ý định đề cử ông Biegun.
Ông Biegun, 56 tuổi đã dẫn đầu các cuộc đàm phán phi nguyên tử hóa với Bắc Hàn, vốn đã bị đình trệ từ khi hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Trump và chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 2 đám phán thất bại. Ông là một cựu chuyên gia làm việc với Nga, và nhiều thập kỷ phục vụ trong quốc hội và là phụ tá chính sách đối ngoại của Tòa Bạch Ốc dưới thời tổng thống George W. Bush; Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc và phó cố vấn an ninh quốc gia dưới thời tổng thống Obama, Dennis McDonough; Cựu ngoại giao hàng đầu của tổng thống Obama ở Châu Á, Daniel Russel; Cựu ngoại trưởng Condoleezza Rice đều bày tỏ sự ủng hộ với đề cử ông Biegun trở thành phó ngoại trưởng Hoa Kỳ tiếp theo. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-de-cu-dai-dien-hoa-ky-o-bac-han-stephen-biegun-lam-thu-truong-ngoai-giao/

Hạ viện Mỹ thông qua việc điều tra luận tội ông Trump

Hạ viện Mỹ hôm 31/10 thông qua nghị quyết để chính thức tiến hành cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump.
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump
Nhà Trắng thừa nhận viện trợ Ukraine dính với điều tra đảng Dân chủ
Nghị quyết được thông qua với 232 phiếu thuận so với 196 phiếu chống.
Nghị quyết trên sẽ thiết lập các quy tắc dể các chi tiết của các phiên điều trần trở nên công khai hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc bỏ phiếu về việc tổng thống có bị cách chức hay không.
Phiên điều trần mở đầu tiên có thể sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Cuộc bỏ phiếu lần này là phép thử đầu tiên về sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ với cuộc điều tra luận tội ông Trump.
Có hai đảng viên Dân chủ – đại diện cho các quận mà ông Trump giành chiến thắng trong năm 2016 – cùng tất cả các đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu chống lại nghị quyết.
Nghị quyết cũng tạo cơ hội cho luật sư của ông Trump kiểm tra chéo các nhân chứng trong cuộc điều tra của quốc hội.
Ông Trump bị cáo buộc đã gây sức ép, buộc Ukraine điều tra các cáo buộc tham nhũng không có căn cứ đối với cha con ông Joe Biden – một đối thủ nặng ký với ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
Đảng Cộng hòa chỉ trích đảng Dân chủ vì đã tiến hành các phiên điều trần kín, trong các phiên này cũng có sự tham gia của các nhà lập pháp Cộng hòa.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ nói rằng, họ cần thu thập bằng chứng trước khi cuộc điều tra được đưa ra công khai.
Nghị quyết đã chuyển cuộc điều tra luận tội ông Trump sang một giai đoạn mới, và cuối cùng có thể dẫn đến việc thông qua bản luận tội ông Trump.
Khi đó, một phiên xử ở Thượng viện sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, ông Trump sẽ chỉ bị phế truất nếu 2/3 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông.
Điều này được cho là khó có khả năng xảy ra, vì đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện.
Cuộc đối đầu lịch sử
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Nhiều tuần nay, Đảng Cộng hòa đã kêu gọi đảng Dân chủ tổ chức bỏ phiếu để chính thức hóa cuộc điều tra luận tội ông Trump tại Hạ viện. Và bây giờ, điều đó đã xảy ra.
Tuy nhiên, nghị quyết này sẽ không làm tình hình ở Washington thay đổi gì nhiều.
Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục phản đối những gì họ coi là một tiến trình không công bằng, với kết quả đã được định trước.
Đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra mà họ luôn tính là sẽ được đẩy lên đỉnh điểm với các phiên điều trần công khai, đầy kịch tính và (có lẽ) cuối cùng sẽ là một cuộc bỏ phiếu luận tội.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thủ tục bỏ phiếu hôm 31/10 là vô nghĩa. Bởi đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, Hạ viện thực hiện một bước đi quan trọng trong tiến trình luận tội một vị tổng thống.
Từ Nghị quyết này, công chúng có thể hình dung trước những gì sẽ xảy ra trong những ngày tới – với rất nhiều những tranh cãi giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Ủy ban Tình báo, xem xét tài liệu từ những gì đã điều tra, liên quan tới các nhân chứng cấp cao; từ đó, hình thành báo cáo chính thức làm cơ sở cho bản luận tội.
Đây không hẳn là chuyện hoàn toàn mới trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng việc này sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ lịch sử, với một nhiệm kỳ tổng thống bị đe dọa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ: “Dư luận ủng hộ điều tra luận tội Trump”
Bản ghi điện đàm cho thấy ông Trump hối thúc điều tra về Biden
Điều tra luận tội Trump: Hạ viện gửi trát cho Pompeo
Nghị quyết nói gì
Trong giai đoạn đầu tiên, trong vài tuần tới, Ủy ban Tình báo Hạ viện sẽ tổ chức các phiên điều trần công khai.
Nghị quyết cũng cho phép việc công khai các kết quả điều tra với các nhân chứng vốn đã được thực hiện bí mật.
Trong giai đoạn thứ hai, báo cáo công khai về các phát hiện sẽ được gửi đến Ủy ban Tư pháp của Hạ viện, nơi sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng và báo cáo về “các nghị quyết, bản luận tội hoặc các khuyến nghị khác nếu phù hợp.”
Luật sư của ông Trump sẽ được phép tham gia vào giai đoạn này.
Phản ứng với nghị quyết?
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, các thủ tục sẽ cho phép các nhà lập pháp quyết định có nên luận tội ông Trump “dựa trên sự thật” hay không.
“Tôi không biết tại sao đảng Cộng hòa lại sợ sự thật,” bà nói thêm.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy lại lập luận rằng, đảng Dân chủ đang cố gắng loại bỏ ông Trump “vì họ sợ họ không thể đánh bại ông bằng phiếu” trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.”
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói trong một tuyên bố: “Chủ tịch Pelosi và đảng Dân chủ không làm gì khác hơn là tiến hành các cáo buộc vi phạm một cách không thể chấp nhận được với các quy tắc hoạt động của Hạ viện.”
Điều gì đằng sau cuộc điều tra luận tội?
Trung tá Mỹ khai là đã cảnh báo về cuộc gọi Ukraine
Điều tra luận tội: Lời khai ‘đáng sợ” của Đại sứ Mỹ tại Ukraine
Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng
Trọng tâm của cuộc điều tra, được bà Pelosi công bố vào tháng trước, là một cuộc điện thoại vào ngày 25/7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Bản ghi cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine cho thấy, ông Trump đã gây áp lực với Tổng thống Ukraine để ông này điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan đến con trai của ông Joe Biden, người có thể là sẽ là một đối thủ chính trị nặng ‎của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
Thoạt đầu, một người với danh tính vẫn còn được giữ bí mật, đã cáo giác về cuộc điện đàm này.
Ông Tim Morrison, từng là cố vấn hàng đầu về Nga và châu Âu, tại Hội đồng An ninh Quốc gia, đã ra làm chứng.
Ông là một trong những quan chức được ủy quyền để lắng nghe cuộc gọi của ông Trump với Tổng thống Ukraine.
Ông đã chứng thực lời khai tuần trước của Bill Taylor, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Ukraine, rằng ông Trump đã cố gắng thúc đẩy Ukraine điều tra ông Biden.
Tuy nhiên, ông Morrison, người đã từ chức hôm thứ Tư, cũng nói với ủy ban: “Tôi muốn nói cho rõ ràng rằng, tôi không lo ngại là có bất cứ điều gì bất hợp pháp đã được thảo luận.”
Trong khi đó, các nhà điều tra của Hạ viện đã mời cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đến làm chứng vào ngày 7/11.
Luật sư của ông Bolton nói rằng, thân chủ của ông không muốn ra làm chứng.
Đến nay, cũng chưa có trát nào đòi ông Bolton ra làm chứng được ban hành.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50259017

Nhân Chứng Bạch Ốc Được Mời Điều Trần

Hoang Mang

WASHINGTON  -   Viên chức Bạch Ốc là đối tượng mời điều trần của các ủy ban Hạ Viện yêu cầu quan tòa giúp quyết định “nghe lệnh bên nào ?”.
Chính quyền Trump đã yêu cầu các viên chức Bách Ốc “không hợp tác”, vì điều tra luận tội TT là “săn tìm phù thủy”, tấn công hiến pháp. Mời không được, 2 bên yêu cầu phía tư pháp can thiệp.

Điển hình là cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Charles Kupperman ra tòa ngày Thứ Năm 31-10. Lý lẽ của Bạch Ôc là ông Kupperman có đặc miễn của hành pháp. Ông không điều trần theo dự kiến ngày 28-10. Phụ tá pháp lý Bạch Ôc giải thích : TT và cố vấn được hưởng quy chế đặc miễn từ hàng trăm năm qua. Nhưng dân biểu chủ tịch ủy ban tình báo hạ viện khẳng định: không cho phép trì hoãn.
https://vietbao.com/a300409/nhan-chung-bach-oc-duoc-moi-dieu-tran-hoang-mang

Dân biểu Katie Hill nói lý do từ chức: “tiêu chuẩn kép’,

“chính trị suy đồi” và “truyền thông cánh hữu”

Hôm thứ Năm (31 tháng 10), dân biểu Katie Hill gửi lời tạm biệt Hạ viện, và cho rằng chính các tiêu chuẩn kép đã khiến bà phải từ chức giữa tai tiếng vụ ly hôn, chính trị “suy đồi” và những hình ảnh khỏa thân bị lan truyền công khai.
Trong ngày làm việc cuối cùng tại Hạ Viện, bà đã bỏ phiếu ủng hộ điều tra luận tội tổng thống Trump. Bà cũng gửi lời xin lỗi tới những người đã ủng hộ vì khiến họ thất vọng, sau khi đánh bại cựu dân biểu Cộng Hòa và leo lên đỉnh cao trong hàng ngũ chính trị gia đảng Dân chủ. Sau đó bà trút cơn giận vào hệ thống  cho phép tổng thống Trump và những người có hành vi sai trái khác tại vị trong một số cơ quan quyền lực nhất quốc gia.
Hôm Chủ Nhật (27 tháng 10), Katie Hill đã thông báo từ chức giữa lúc bị điều tra đạo đức liệu  có ngoại tình với một nam nhân viên hay không. Bà đã phủ nhận có hành vi phạm nội quy của Hạ viện. Bà là người lưỡng tính và được cho là đã ngoại tình với một nữ phụ tá trong chiến dịch tranh cử lúc trước.
Khi Hill đọc bài diễn văn từ chức, một số gương mặt đồng cấp trẻ tuổi khác đã bày tỏ sự ủng hộ khi ngồi ở hàng ghế đầu. Ngược lại, cấp trên của Hạ viện lại tỏ ra thờ ơ với việc giúp đỡ bà chống lại các bê bối trong quốc hội Hạ viện.
Hôm thứ Năm (31 tháng 10), ngay trước cuộc bỏ phiếu luận tội, chủ tịch Hạ viện Pelosi đã gọi Hill là một dân biểu trẻ xuất sắc, một công dân yêu nước và đáng được kính trọng. Bà nói việc Katie Hill bị làm nhục là hành vi đánh xấu hổ, và nhấn mạnh rằng Hill đã tự nguyện từ chức. Hill cho biết những bức ảnh đã bị chụp và đăng lên mà không có sự đồng ý của bà, cho thấy người chồng đang ly hôn đã lạm dụng bà nhiều hơn những gì mọi người biết. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dan-bieu-katie-hill-noi-ly-do-tu-chuc-tieu-chuan-kep-chinh-tri-suy-doi-va-truyen-thong-canh-huu/

Quyền Giám Đốc Di Trú Và Nhập Tịch Bị Tố Kỳ Thị

WASHINGTON  -   DB Debbie Wasserman Schultz (DC-Florida) tố cáo ông Ken Cuccinelli, quyền giám đốc di trú và nhập tịch (CIS) chủ trương thượng tôn da trắng, kỳ thị trong hành động, sẵn  sàng từ chối quyền của di dân.
Trong 1 buổi  điều trần, bà Schultz giải thích: chính quyền Trump hạn chế tiến trình nhập tịch cả với di dân hợp lệ, bị kiện, và đã bị phán quyết ngăn cản. Bà tố cáo: giới chức y tế xác nhận số con em di dân được chăm sóc sức khỏe giảm, là đáng quan ngại.
NBC tường thuật: CIS được yêu cầu xem lại để biết tình hình của trẻ em không được chăm sóc y tế. Ông Cuccinelli trả lời: bản thân ông và TT Trump không kỳ thị, không hiểu phải giải đáp thế nào khi cac quy định là hàng ngàn trang giấy.
Theo nhà báo, có đến 16 triệu công dân hưởng quy chế pha trộn. 25% trẻ em có ít nhất cha hay mẹ là di dân. Ông Cuccinelli có thể sắp nhận trách nhiệm quyền bộ trưởng nội an.
https://vietbao.com/a300408/quyen-giam-doc-di-tru-va-nhap-tich-bi-to-ky-thi

Qui định bảo hiểm sức khỏe

đối với các gia đình di dân tại Mỹ bị kiện

Một vụ kiện ngày 31/10 cáo buộc chính quyền Tổng thống Trump ngăn chặn không cho người Mỹ mang vợ chồng và cha mẹ ở nước ngoài sang Mỹ sống với họ bằng cách đòi hỏi những di dân này phải chứng tỏ là họ có khả năng mua bảo hiểm sức khỏe cho thân nhân trước khi những người này được cấp visa.
Bảy công dân Mỹ và một tổ chức bất vụ lợi đệ đơn kiện lên Tòa án liên bang ở Portland, Oregon, về một qui định mới có hiệu lực vào ngày Chủ Nhật 4/11. Qui định này áp dụng cho những người xin visa di dân ở nước ngoài, không phải đối với những người đã có mặt tại Mỹ, và không ảnh hưởng đến những người tầm trú tị nạn, người tị nạn hay trẻ em.
“Quốc hội làm luật, Tổng thống thi hành luật. Đây là một nỗ lực nhằm vượt quá và đảo ngược ý chí của Quốc hội, không những chỉ trong lãnh vực di dân nhưng cả trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe,” giám đốc tố tụng liên bang thuộc Hiệp hội các luật gia Di trú Mỹ Jesse Bless, người giúp đệ đơn trong vụ này, nói.
Bộ Tư pháp không trả lời yêu cầu bình luận
Qui định này là nỗ lực mới nhất của chính quyền ông Trump nhằm hạn chế sự tiếp cận của di dân đối với những chương trình công cộng trong khi nỗ lực tách rời nước Mỹ ra khỏi một hệ thống di trú căn cứ trên gia đình và thay vào đó bằng hệ thống di dân căn cứ trên tài năng.
Đầu năm nay, chính quyền ban hành những thay đổi luật lệ mạnh mẽ. Những qui luật này bác bỏ thẻ xanh đối với những di dân sử dụng một vài hình thức trợ giúp công cộng, nhưng Tòa án đã ngăn chặn biện pháp này.
Theo qui định cấp visa của chính phủ, bảo hiểm sức khỏe có thể được mua với tư cách cá nhân hay được chủ nhân cung cấp và có thể được bảo hiểm ngắn hạn hay chỉ phải trả một số tiền mua thuốc nhỏ.
Medicaid không được tính, và một di dân không thể được cấp visa dùng trợ cấp của Obamacare khi mua bảo hiểm. Chính phủ liên bang trả tiền những trợ cấp này.
Đơn kiện tìm cách nhận được tình trạng đại diện cho một nhóm trong vụ kiện và ngăn chặn qui định có hiệu lực.
Qui định là một vấn đề đối với bà Angelina Castro, một công dân Mỹ cư ngụ tại Springfield, Illinois. Cựu giáo viên này đã đệ đơn xin bảo lãnh chồng là một công dân của Cộng hòa Dominic để ông này được cấp visa di dân sang Mỹ sống với bà.
Ông đã chuẩn bị giấy tờ để được phỏng vấn lãnh sự, nhưng hiện nay họ nghi ngờ là ông sẽ đủ tiêu chuẩn vì bà Angelina bỏ việc sau khi con trai bà lâm bệnh và hiện nay bà có bảo hiểm sức khỏe tiểu bang, theo như đơn kiện.
Bà hiện đang mang thai đứa con thứ hai và muốn chồng có mặt tại đây lúc bà sanh con gái.
Những nguyên đơn khác trong vụ kiện này đang nỗ lực mang người phối ngẫu từ Mexico và Đức sang Mỹ sinh sống. Một phụ nữ nỗ lực mang cha mẹ từ Nicaragua và không thể tìm được bảo hiểm sức khỏe cho những người này.
“Không thể xảy ra được,” luật sư Bless nói. “Không có tiêu chuẩn để chứng minh: “Tôi cần phải có bao nhiêu tiền để chứng tỏ tôi có thể trả tiền bảo hiểm cho chính tôi?”
https://www.voatiengviet.com/a/qui-%C4%91%E1%BB%8Bnh-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-gia-%C4%91%C3%ACnh-di-d%C3%A2n-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87n/5147862.html

Trump chỉ trích FED,

hối thúc cơ quan này cắt thêm lãi suất

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm lên tiếng chỉ trích Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên bang (FED) Jerome Powell, nói rằng các chính sách của ngân hàng trung ương phương hại tới tính cạnh tranh của Mỹ.
“FED làm chúng ta bị thua thiệt, không cạnh tranh được. Trung Quốc không phải là vấn đề của chúng ta. FED mới là vấn đề,” ông Trump viết trên Twitter. Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng lãi suất chính thức của Hoa Kỳ phải thấp hơn lãi suất ở Đức, Nhật và tất cả các nước khác.”
Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư cắt lãi suất lần thứ 3 trong năm nay để giúp duy trì đà tăng trưởng của Hoa Kỳ, bất chấp đà phát triển kinh tế ở các nơi khác của thế giới đã chậm lại, tuy nhiên cơ quan này ra dấu hiệu cho thấy sẽ không cắt thêm lãi suất hơn nữa, trừ phi nền kinh tế trở xấu.
Lãi xuất cho vay chủ yếu của FED qua đêm giờ xê dịch giữa 1.50% tới 1.75%.
Một trong các lý do chính khiến FED đi tới quyết định cắt lãi suất trong năm nay là để bảo đảm kinh tế Mỹ có thể chống chọi với những rủi ro của cuộc chiến tranh thương mại giữa chính phủ Trump và Trung Quốc đã kéo dài gấn 16 tháng nay.
Các nhà thương thuyết của hai nước đã chạy nước rút để chung kết một văn bản cho giai đoạn 1 của thỏa thuận mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ ký vào tháng tới, một tiến trình không suôn sẻ vì những giằng co quanh đòi hỏi của Mỹ phải có một thời biểu để Trung Quốc mua nông sản của Mỹ.
Lãi suất tại Hoa Kỳ cao hơn các nền kinh tế lớn khác trên khắp thế giới vì sự lành mạnh tương đối của nền kinh tế Mỹ, giữa lúc kinh tế Mỹ tương đối vẫn phát triển nhờ sức tiêu thụ của Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua.
Ngược lại, các ngân hàng trung ương Nhật và Châu Âu đã vận động để đẩy lãi suất của họ xuống dưới mức zero trong nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế èo uột của nước họ.
Không giữ truyền thống của các vị Tổng thống tiền nhiệm, vốn vẫn tự kiềm chế, không bình luận về chính sách của Cục Dự Trữ Liên bang, ông Trump thường xuyên chỉ trích ngân hàng trung ương Mỹ, lớn tiếng đòi hỏi FED phải cắt lãi suất nhiều hơn nữa để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-chi-trich-fed-hoi-thuc-co-quan-nay-cat-lai-xuat/5147581.html

Ám sát nhà báo:

UNESCO tố cáo tệ nạn dung dưỡng thủ phạm

Tú Anh
Theo Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO, hơn 1.000 nhà báo trên thế giới bị giết chết trong ba năm gần đây. Tệ hại hơn nữa, là gần như trong 10 vụ ám sát có đến 9 vụ thủ phạm không bị trừng trị. Bản báo cáo được công bố nhân « Ngày Quốc Tế chống dung dưỡng tội ác giết nhà báo » 02/11 hàng năm.
Trong bản báo cáo, UNESCO bày tỏ lo ngại cho an nguy của giới phóng viên và nhà báo trên khắp thế giới. Trong ba năm, từ 2016 đến 2018, trên thế giới có 1.109 nhà báo bị ám sát. Điều tệ hại là trong gần 90% vụ án mạng, thủ phạm vẫn an nhiên không bị đền tội trước pháp luật.
Trong ba khu vực có nhiều nhà báo bị ám sát trong ba năm qua, đứng đầu là thế giới Ả Rập chiếm tới 30% vụ việc, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê với 26%. Châu Á – Thái Bình Dương đứng hạng ba với 24%.
Không chỉ có thế, nhìn chung, số nhà báo bị giết trong 5 năm vừa qua, từ 2014 đến 2018, tăng đến 18% so với thống kê 5 năm trước đó. Không kể các phóng viên chiến trường thiệt mạng vì bom đạn, đại đa số nạn nhân còn lại là các nhà báo địa phương chuyên điều tra về tham ô và các vấn đề chính trị.
UNESCO lên án đồng loạt những kẻ đặt phóng viên vào thế hiểm nguy, những kẻ ra tay giết nhà báo và những chính quyền không làm gì để chấm dứt tình trạng này. Theo UNESCO, cái chết của một nhà báo không có nghĩa là nỗ lực truy tìm sự thật bị kết thúc theo.
Từ tháng 07/2019, UNESCO yểm trợ chương trình Liên Hiệp Quốc về vấn đề an toàn cho phóng viên, quản lý Quỹ bảo vệ nhà báo do Anh Quốc và Canada đóng góp đầu tiên (gần 5 triệu đôla Mỹ). Ngân sách này dùng để « tăng cường bảo vệ nhà báo về mặt pháp lý và huấn luyện cho phóng viên cách thức tránh hiểm nguy ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191101-am-sat-nha-bao-unesco-dung-duong-thu-pham

Bỉ Phát Hiện 12 Người Trong Xe Container

Khoảng cuối tháng 10/2019, cảnh sát Bỉ phát hiện 11 người Syria và một người Sudan trốn trong xe container chở rau quả trên đường cao tốc gần Oud-Turnhout.
Phát ngôn viên cảnh sát liên bang Bỉ Sarah Frederickx với một đài truyền hình: “Tối hôm qua, chúng tôi nhận được một cuộc gọi từ tài xế xe tải gần Oud-Turnhout. Ông ấy nghi ngờ có người trốn trong xe container đông lạnh của mình. 12 người đàn ông an toàn và có sức khỏe tốt”
Sự việc xảy ra một tuần sau khi Anh phát hiện 39 người chết trên xe container đông lạnh ở Essex. Chiếc xe đã đến Anh qua cảng Zeebrugge của Bỉ. Tài xế Maurice Robinson bị cáo buộc tham gia mạng lưới toàn cầu chuyên đưa người nhập cư trái phép vào Anh từ tháng 12/2018, nhưng không rõ vụ 39 thi thể có liên quan tới đường dây hay không. Robinson bị cáo buộc ngộ sát, buôn người và rửa tiền. Ba nghi phạm khác bị bắt, gồm một người đàn ông 38 tuổi, một phụ nữ 38 tuổi và một người đàn ông 46 tuổi, đều được tại ngoại cho đến tháng 11/2019.
Isabelle De Maegtcho, người đứng đầu hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Bỉ Febetra, cho biết các tài xế xe container ngày càng ngại lái xe đến Anh, vì họ có nguy cơ bị phạt 2,000 bảng Anh cho mỗi người bị phát hiện di chuyển bất hợp pháp trên xe. Maegtcho nói nhiều người nhập cư trái phép vào Anh bằng cách trốn trong xe đông lạnh vì nghĩ họ ít khả năng bị phát hiện. Bà cho rằng xe container cần được bố trí bãi đỗ “kín đáo và an ninh” có camera để tránh trường hợp di dân bẻ khóa container, chui vào trong để đi lậu sang Anh.
https://vietbao.com/a300425/bi-phat-hien-12-nguoi-trong-xe-container

Leonardo da Vinci : Thiên tài hòa giải Pháp-Ý

Thu Hằng
Với những kiệt tác La Joconde (1503-1506), Bữa ăn cuối cùng (1495-1498) hay Đức mẹ trong hang đá (1483-1486) và đã tròn 500 năm ngày ông ra đi, nhưng Leonardo da Vinci vẫn không ngừng thu hút sự hiếu kỳ của cả thế giới. Lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng, gần như toàn bộ tác phẩm của danh họa Ý được tập trung trưng bày tại bảo tàng Louvre (Paris) trong vòng 5 tháng (24/10/2019 đến 24/02/2020).
Bảo tàng Louvre là cơ quan duy nhất có thể tổ chức được một triển lãm quy mô lớn như vậy về danh họa Ý, qua đời ở Pháp (15/04/1452 – 02/05/1519) vì riêng Louvre đã có 5 bức tranh, chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 kho tranh của Leonardo da Vinci, và 22 bản phác thảo. Sau 10 năm chuẩn bị, khoảng 160 tác phẩm hội họa, điêu khắc, bản thảo, đồ vật nghệ thuật… đã được nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, kể cả Hoàng gia Anh, cho mượn để trưng bày nhân sự kiện lịch sử này.
Hội họa, kỹ thuật cao cấp của tất cả các ngành khoa học
Trong suốt sự nghiệp, danh họa Ý để lại từ 14-19 bức tranh, tất cả đều là những kiệt tác. Một số người cho rằng Leonardo da Vinci không thực sự quan tâm đến hội họa vì ông vẽ rất ít. Nhưng ông Vincent Delieuvin, trưởng giám tuyển Di sản, bảo tàng Louvre, không đồng tình với ý kiến này khi trả lời nhà báo Lunsmann Carmen của RFI :
“Leonardo da Vinci là người có nhiều yêu cầu cao. Ông vẽ ít nhưng hoàn hảo. Leonardo da Vinci cần thời gian nghiên cứu khoa học, hoàn thiện kỹ thuật vẽ tranh trước khi cầm cọ vẽ. Ông vẽ ít không đồng nghĩa với việc ông không quan tâm đến hội họa, mà đó là dấu hiệu cho thấy đòi hỏi cao của ông. May mắn là Leonardo da Vinci vẽ ít, nhờ vậy, danh họa có những tác phẩm vô cùng tuyệt vời.
Khi nhìn những tác phẩm như La Joconde hay Sainte Anne, hiệu ứng chuyển tiếp khi tiếp xúc với ánh sáng tạo cảm giác viền của tác phẩm hơi rung rung. Khi mà chưa có kỹ thuật nhiếp ảnh, video, thì với nhiều người, đây là điều kì diệu, thậm chí “khiếp sợ”. Chính điều kì diệu của Leonardo da Vinci đã giúp tái hiện lại được sự chuyển động của cuộc sống trong tranh của ông”.
Leonardo da Vinci chưa bao giờquan tâm đến việc trở thành họa sĩ thực thụ hoặc vẽ những bức tranh tường dài vài mét. Nhưng đối với Leonardo da Vinci, hội họa là một ngành khoa học cao hơn tất cả những ngành khoa học khác, hội họa phải tái hiện được kiến thức về thế giới, sự thật về con người, cơ thể con người. Chính vì thế, danh họa Ý nghiên cứu khoa học để đạt đến sự hoàn thiện về kỹ thuật vẽ, như giải thích của ông Vincent Delieuvin, bảo tàng Louvre :
“Leonardo da Vinci là người đa tài, ông vừa là họa sĩ, kiêm kiến trúc sư, nhà khoa học, nghiên cứu thực vật, nhà sáng chế máy móc… Nhưng hội họa luôn là trọng tâm trong cuộc đời, trong các công trình nghiên cứu của ông. Và triển lãm này nhằm mục đích chứng minh điều đó, chứng minh rằng Leonardo da Vinci chưa bao giờ quên hội họa. Ngược lại, trong mọi chủ đề mà ông quan tâm suốt đời, chưa bao giờ danh họa bỏ sót hội họa. Ví dụ trong các công trình nghiên cứu khoa học của Leonardo da Vinci, có rất nhiều bức tranh đẹp về sự phát triển của cây cối. Ông quan sát quy luật tự nhiên, sự tăng trưởng hàng năm của thực vật…”
Sinh ở Vinci, gần Florence, tên nguyên quán được đặt cho danh họa Ý vì Leonardo là “con rơi” của một chưởng khế quyền quý với một cô thôn nữ. Cha mẹ lập gia đình riêng, Leonardo được ông nội mang về nuôi nấng. Không được đào tạo chính quy, Leonardo mày mò tự học và muốn tìm hiểu tất cả, từ lịch sử hình thành Trái đất đến ánh xạ Mặt trời, từ sự chuyển động của nước đến quá trình tiến hóa của các loài động-thực vật và đặc biệt là cơ thể con người.
Chính những kiến thức khoa học, kết hợp với tự do trong cách vẽ, đã đưa Leonardo da Vinci đến độ chín muồi trong nửa sau thập niên 1490 với tác phẩm Bữa ăn tối cuối cùng (L’Ultima Cena/La Cène), được coi là sự hoàn thiện giữa nghiên cứu khoa học và nghệ thuật. Ông Vincent Delieuvin cho biết :
“Leonardo da Vinci trở nên nổi tiếng, có thể nói là từ bức họa Đức Mẹ trong hang đá(Vergine della rocce/ La Vierge aux Rochers). Đó là bức tranh đầu tiên được các xưởng sao chép lại. Nhưng tác phẩm thực sự biến Leonardo da Vinci thành người hoàn thiện quá trình nghiên cứu Phục hưng, đó là tác phẩm Bữa ăn cuối cùng vẽ trong nhà ăn tu viện Sainta Maria della Grazie ở Milano. Với tác phẩm Bữa ăn cuối cùng, Leonardo da Vinci xuất hiện như bậc thầy hội họa thời Phục Hưng và là họa sĩ hoạt động chính ở Ý.
Sau đó, tất cả những tác phẩm khác khẳng định vị trí của danh họa, như bức La JocondeThánh Anna (Sant’Anna/Sainte Anne)Trận đánh Anghiari (Battaglia di Anghiari/ La Bataille d’Anghiari)Salvator Mundi… tất cả đều khiến người đương thời kinh ngạc và biến ông thành bậc thầy thời kỳ Phục Hưng”.
Đưa công nghệ để khám phá tác phẩm của Leonardo
Ngoài triển lãm theo cách truyền thống, bảo tàng Louvre còn đưa công nghệ vào triển lãm về Leonardo da Vinci. Lần đầu tiên, khách tham quan có thể “Một mình ngắm La Joconde” (En tête-à-tête avec La Joconde) trong vòng 7 phút nhờ công nghệ thực tế ảo. Mọi bí mật về kỹ thuật sfumato được Leonardo sử dụng, đời tư của nàng Monna Lisa… được giải thích, trừ nụ cười bí hiểm của nàng.
Ngoài ra, kỹ thuật quang phổ hồng ngoại (infrared reflectography) còn giúp khách tham quan xem được những nét vẽ đầu tiên của Leonardo da Vinci, tiếp theo là những bước sửa đổi, cũng như kỹ thuật vẽ ngày càng điêu luyện của danh họa. Ông Vincent Delieuvin nhận xét Leonardo da Vinci ngày càng sử dụng ít chất liệu, nhưng tinh tế hơn, và vận dụng điêu luyện kỹ thuật sfumato : nhờ một lớp dầu mỏng (glacis), ít sắc tố, tráng trên bề mặt tranh, hình nét trong tranh như hiện lên qua một lớp voan mỏng, khó nhận ra, và tạo rung động cho tác phẩm.
Khác với những triển lãm hoặc sách tiểu sử về Leonardo da Vinci thường được trình bày theo niên đại, bảo tàng Louvre lập một lộ trình tham quan theo bốn chủ đề chính tương ứng với bốn giai đoạn trong sự nghiệp của thiên tài người Ý. Ông Vincent Delieuvin giải thích :
“Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Leonardo da Vinci quan tâm đến hình dạng, được gọi là “Sáng-Tối-Hình nổi”, một Leonardo da Vinci tìm cách vẽ những tác phẩm hoàn hảo. Sau đó, vào cuối năm 1470, họa sĩ nhận ra rằng hình dạng đã chết, phải tạo sự chuyển động cho những bức tranh và tác phẩm của mình. Và ông bắt đầu vẽ theo cách hoàn toàn khác, với một năng lượng mới và cố tình không hoàn thiện tác phẩm.
Vào cuối năm 1480, ông tiếp tục chinh phục sự chuyển động, nhưng đồng thời muốn hiểu thêm về cách hoạt động của thế giới, bên trong mọi vật. Hình dạng không còn giúp danh họa hiểu được lý do của chuyển động. Và vì thế ông bắt tay chinh phục khoa học thế giới, chinh phục cái vô tận. Danh họa quan tâm đến mọi hình thức thiên nhiên và gọi đó là khoa học của hội họa. Hội họa được dựa trên khoa học. Ông bắt đầu phân tích cơ thể, nghiên cứu thực vật, đam mê hình học và toán học. Không có gì thoát khỏi đam mê của ông về thế giới và thiên nhiên”.
Leonardo da Vinci : Hòa giải Pháp-Ý
Bức vẽ nổi tiếng Người Vitruvius (Uomo vitruvianon/Homme de Vitruve) nghiên cứu về tỷ lệ lý tưởng của cơ thể người được Leonardo da Vinci vẽ vào khoảng năm 1490, cuối cùng cũng được triển lãm tại Louvre, nhưng với thời hạn hai tháng và với điều kiện đèn chiếu không được quá 25 lux.
Để tác phẩm Người Vitruvius đến được bảo tàng Louvre là cả một quá trình và từng xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị nhỏ giữa Ý và Pháp. Ngày 16/10/2019, Tòa án Hành chính Venice cuối cùng đã bác đơn của hội bảo vệ di sản Italia Nostra phản đối đưa tác phẩm ra nước ngoài vì theo Luật Tài sản Văn hóa của Ý, “mọi tài sản tạo thành fond chính và là bản sắc của một bảo tàng hoặc phòng trưng bày thì không được đưa ra khỏi Ý”.
Lý do, theo thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma, Người Vitruvius được một nhà sưu tầm Milano nhượng lại năm 1822. Và vì chưa bao giờ được trưng bày liên tục, nên “bức vẽ không phải là một tác phẩm đại diện cho bản sắc của Venice”. Các thẩm phán đã bác đơn kiện của hội Italia Nostra, với lý do “không đủ chứng cứ”. Tòa cũng công nhận rằng lựa chọn của chính phủ Ý cho mượn các tác phẩm của Leonardo da Vinci liên quan trực tiếp đến “tầm quan trọng đặc biệt của cuộc triển lãm và mong muốn của Ý phát triển tiềm năng di sản quốc gia”.
Triển lãm Leonardo da Vinci cũng khép lại một vài căng thẳng ngoại giao giữa Ý và Pháp khi chính phủ cũ, gồm liên minh giữa đảng cực hữu Liên đoàn và Phong trào Năm sao, không hài lòng về việc cho bảo tàng Louvre mượn tác phẩm vì “Leonardo là người Ý, ông chỉ qua đời ở Pháp”, theo một phát biểu của thứ trưởng Văn Hóa Ý Lucia Borgonzoni với tờ Corriere della Sera ngày 18/11/2018.
Trước đó, theo một thỏa thuận ký năm 2017 với Ý (bộ trưởng Văn Hóa thời đó là Dario Franceschini), bảo tàng Louvre được mượn toàn bộ tác phẩm của Leonardo da Vinci thuộc sở hữu của Nhà nước Ý. Đổi lại, Louvre cho mượn toàn bộ tác phẩm của Raphaël để chuẩn bị cho triển lãm về danh họa người Ý vào năm 2020 tại bảo tàng Scuderie del Quirinale ở Roma. Trở lại làm bộ trưởng Văn Hóa Ý trong chính phủ Conte 2, ông Dario Franceschini đã ký với đồng nhiệm Pháp hôm 25/09/2019 một thỏa thuận mới, theo đó hai bên sẽ cho nhau mượn 7 tác phẩm, lần lượt của Leonardo da Vinci và Raphaël.
Dù đã qua đời 500 năm, Leonardo da Vinci vẫn giúp hai nước “thể hiện rõ tình hữu nghị vì sự hợp tác văn hóa”, theo phát biểu của bộ trưởng Văn Hóa Pháp.
http://vi.rfi.fr/phap/20191101-leonardo-da-vinci-thien-tai-hoa-giai-phap-y

Người Tây Ban Nha tức giận

vì 5 kẻ thoát tội hiếp dâm tập thể

Người Tây Ban Nha đang bày tỏ phẫn nộ sau khi 5 người đàn ông được tha tội hiếp dâm với lý do nạn nhân 14 tuổi của họ đã bất tỉnh vào thời điểm đó.
Tòa án ở Barcelona đưa ra phán quyết hôm thứ Năm 31/10 rằng những người đàn ông đó đã xâm hại tình dục, là tội nhẹ hơn, và kết án chúng từ 10-12 năm tù, đồng thời phạt chúng 13.300 đô la.
Tòa phán rằng hành động của chúng không thể được coi là tấn công tình dục vì cô gái đã bất tỉnh sau khi uống rượu và chơi ma túy, vì vậy chúng không cần phải sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, một tiêu chí bắt buộc về tội hiếp dâm ở Tây Ban Nha.
Phó thủ tướng của Tây Ban Nha, Carmen Calvo, nói rằng tuy chính phủ của bà không bình luận về các quyết định của tòa án, song chính phủ đã đặt ra ưu tiên về việc sửa đổi luật để làm rõ rằng quan hệ tình dục diễn ra hợp pháp cần phải có sự đồng ý.
Vụ việc đã xảy ra ở thị trấn Manresa, gần Barcelona, vào năm 2016 khi cô gái và những người đàn ông vào một nhà máy bỏ hoang để nhậu nhẹt.
Tòa án nói rằng vì nạn nhân đã bất tỉnh trong vụ tấn công, cô “không thể chấp nhận hoặc từ chối quan hệ tình dục” và những người đàn ông “có thể thực hiện việc quan hệ tình dục đó mà không cần sử dụng bạo lực hoặc đe dọa”.
Thị trưởng Barcelona Ada Colau và các chính trị gia cánh tả cũng như các nhóm nữ quyền khác đã lên án phán quyết, đồng thời kêu gọi luật pháp phải được củng cố theo hướng có lợi cho nạn nhân.
Một phán quyết tương tự năm 2017 đã làm dấy lên các cuộc biểu tình rộng khắp khi 5 người đàn ông bị kết tội xâm hại tình dục một phụ nữ, nhưng lại được tha tội hiếp dâm, sau khi chúng gây ra vụ tấn công ở Pamplona. Tòa án tối cao Tây Ban Nha sau đó đã bác phán quyết của tòa án cấp dưới và kết án bọn chúng về tội hiếp dâm.
(ABC, BBC)
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-tay-ban-nha-tuc-gian-vi-5-ke-thoat-toi-hiep-dam-tap-the/5148952.html

Đèn xanh của Đan Mạch cho Nord Stream 2:

Thắng lợi nửa vời cho Gazprom

Trọng Nghĩa
Sau hơn hai năm chần chờ, ngày 30/10/2019 vừa qua, chính quyền Copenhagen đã chính thức cho phép tập đoàn Nord Stream 2 xây dựng đoạn ống dẫn khí đốt từ Nga qua Tây Âu xuyên qua Biển Baltic đi qua vùng biển Đan Mạch. Thông báo này tháo gỡ rào cản cuối cùng trong tiến trình hoàn tất đường ống.
Sự kiện được cho là một thắng lợi của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, vốn đã đầu tư một nửa trong số khoảng 10 tỷ đô la vào dự án, bên cạnh các đối tác Tây Âu là Đức, Pháp, Áo, Anh, và Hà Lan. Có điều là theo các nhà quan sát, đối với Gazprom, đó có thể chỉ là một chiến thắng nửa vời.
Nga đã có phản ứng phấn khởi về đèn xanh của Đan Mạch. Đang viếng thăm Hungary, tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập tức hoan nghênh Đan Mạch, “một tác nhân có trách nhiệm”, biết “bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình, lợi ích của các đối tác chính ở châu Âu”. Ông Putin cũng không quên nhắc nhở châu Âu về lợi ích của việc đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng của mình bằng cách mua khí đốt của Nga.
Trong một thông cáo, tập đoàn vận hành Nord Stream 2 cũng tuyên bố “hài lòng” về quyết định của chính quyền Đan Mạch, trong lúc lãnh đạo Gazprom là ông Alexei Miller, thì khẳng định “công việc xây dựng có thể được hoàn thành trong năm tuần lễ”. Trên thị trường chứng khoán Matxcơva, giá cổ phiếu của Gazprom đã lập tức tăng thêm 3%.
Trong không khí vui mừng phấn khởi đó của phía Nga, một số nhà phân tích lưu ý rằng việc đường ống dẫn khí đốt được đi thẳng qua Đan Mạch để đến Đức mà không phải qua đường vòng không hẳn là một chiến thắng thật sự cho Gazprom.
Lý do đầu tiên là chỉ có một trong hai đường ống của tuyến Nord Stream 2 là được dùng để cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu, với một khối lượng dự trù khoảng 27 tỷ m3 thay vì 55 tỷ m3 mỗi năm. Nguyên nhân là vì trong thời gian qua, các quy định của châu Âu đã thay đổi. Bruxelles hiện có quy định cấm cùng một nhà cung cấp sử dụng hơn một nửa công suất của cơ sở hạ tầng khí đốt mới.
Tháng 09/2019, Gazprom đã bị Tòa Án Công lý Châu Âu cấm sử dụng 100% đường ống dẫn khí Opal vốn được dùng để kéo dài đường ống Nord Stream 1 ở Đức, với lý do là Đức có nguy cơ quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất và nếu chẳng may nguồn cung cấp đó bị gián đoạn, thì các láng giềng châu Âu của Đức bị buộc phải lao vào giúp đỡ nhân danh nguyên tắc đoàn kết.
Mặt khác, theo chuyên gia Thierry Bros thuộc Viện Nghiên Cứu Năng lượng Oxford, có một khác biệt cơ bản giữa hai dự án Nord Stream 1 đã có sẵn và Nord Stream 2 sắp hoàn thành: Nord Stream 1 là một dự án ưu tiên của châu Âu, nhằm mở ra một tuyến đường mới để nhập khí đốt Nga mà không phải đi qua Ukraina, trong bối cảnh căng thẳng liên tục giữa Kiev và Matxcơva đã làm cho đường dẫn khí qua châu Âu nhiều lần bị gián đoạn.
Trong khi đó Nord Stream 2 là một dự án của Nga nhằm gạt bỏ hoàn toàn vai trò của Ukraina, thâu tóm toàn bộ các tuyến cung cấp khí đốt. Hệ quả của việc này là cắt đứt một nguồn thu nhập quan trọng của Ukraina, điều mà châu Âu không đồng ý.
Chính quyền Đức từng cho biết là dự án Nord Stream 2 chỉ có thể được khởi động nếu Gazprom vẫn duy trì việc cung cấp khí đốt cho châu Âu qua ngã Ukraina.
Tóm lại, theo chuyên gia Bros, “Khi hoàn tất, Nord Stream 2 sẽ không còn là dự án đúng theo mong muốn của người Nga, và họ sẽ phải trả 9 tỷ đô la cho một thứ mà trị giá chỉ là 5 tỷ …
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191101-dan-mach-nord-stream-2-thang-loi-gazprom

Luật ‘kiểm soát internet’ của Liên bang Nga có hiệu lực

Luật mới của Nga nhằm kiểm soát internet đã có hiệu lực, trong lúc có lo ngại giới chỉ trích chính phủ có thể bị bịt miệng vì luật này.
St. Petersburg thay ảnh Putin bằng Sakharov
Một thế hệ Nga ra nước ngoài sinh sống
Ngôi sao Putin ‘ngày càng ít tỏa sáng’?
Làm cách nào để lưu danh muôn thuở?
Luật về “internet tự chủ”, về lý thuyết, cho phép chính quyền nhiều quyền hạn để hạn chế lưu thông trên mạng của Nga.
Điện Kremlin nói luật này sẽ cải thiện an ninh mạng.
Nhưng giới chỉ trích lo ngại chính phủ sẽ tạo ra tường lửa giống ở Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng không rõ các quyền hạn mới sẽ được dùng thế nào, và liệu chúng có hiệu quả hay không do công nghệ thay đổi và chi phí cao.
Luật mới cho phép chính phủ tắt kết nối bên trong Nga, hoặc với thế giới “trong khi khẩn cấp”.
Các nhà cung cấp dịch vụ phải lắp đặt thiết bị có thể xác minh nguồn giao thông và ngăn chặn nội dung. Có nghĩa là nó sẽ giúp cơ quan quản lý Roskomnadzor chặn các trang web dễ hơn.
Nga đang xây dựng hệ thống tên miền song song sẽ được xây dựng cho phép mạng Internet tự chủ của Nga hoạt động độc lập, dự kiến có thể ra mắt năm 2021.
Đầu năm nay, quốc hội Nga thông qua hai dự luật cấm “sỉ nhục” giới chức và cấm lan truyền “tin giả”.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích, nói rằng chính phủ “nay có thể trực tiếp kiểm duyệt nội dung, thậm chí biến internet của Nga thành hệ thống kín”.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói luật mới chứng tỏ Nga “sẵn sàng đưa toàn bộ hệ thống hạ tầng đặt dưới sự kiểm soát chính trị”.
Hồi tháng Ba, hàng ngàn người đã biểu tình ở Moscow vì luật mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50249948

Nga: Tàu Ngầm Nguyên Tử Mới

Thử Phi Đạn Xuyên Lục Địa

MOSCOW  -  Vào ngày 30/10, Nga đã phóng thành công một hỏa tiễn xuyên lục địa từ thế hệ tàu ngầm nguyên tử mới nhất.
Phi đạn hành trình xuyên lục địa Bulava đã được phóng đi từ tàu ngầm Prince Vladimir, tại khu vực bán đảo Kamchatka ở miền Đông nước Nga.
Đây là loại tàu ngầm mới nhất của Nga, thuộc thế hệ Borei, được phát triển trong lúc quan hệ đông-tây trở nên căng thẳng hơn 5 năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea lấn chiếm của Ukraine.
Tàu ngầm mới trang bị phi đạn hành trình là hậu quả của sự không gia hạn hiệp định kiểm soát vũ khí nguyên tử gọi bằng tên tắt START của 2 siêu cường thời Chiến Tranh Lạnh.
Bộ quốc phòng Nga loan báo: chính TT Putin đã nhấn nút phóng phi đạn.
https://vietbao.com/a300422/nga-tau-ngam-nguyen-tu-moi-thu-phi-dan-xuyen-luc-dia

Nga – Thổ bắt đầu tuần tra chung

tại miền bắc Syria

Thanh Hà
Kể từ 9 giờ sáng ngày 01/11/2019, lần đầu tiên binh sĩ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng tuần tra tại khu vực đông bắc Syria. Các bên gia hạn cho lực lượng vũ trang của người Kurdistan tại Syria phải rút khỏi khu vực sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trước 15 giờ trưa ngày 02/11/10/2019.
Đây là bước kế tiếp trong thỏa thuận mà tổng thống Vladimir Putin đã đạt được với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào tuần trước tại Sotchi. Thông tín viên đài RFI từ Ankara, Anne Andlauer cho biết thêm :
Ngay từ Thứ Ba vừa qua, Nga thông báo lực lượng Kurdistan đã rút khỏi khu vực sâu 30 cây số sát biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tại hai khu vực gần thành phố Manbij và Ras al-Aïn.
Ankara đánh giá việc rút lui này chưa đầy đủ và muốn tự kiểm chứng thông tin do phía Matxcơva loan báo. Thổ Nhĩ Kỳ đòi tuần tra chung với phía Nga. Binh sĩ hai nước cùng tuần tra tại khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch tấn công trên bộ ở phía bắc và đông bắc Syria, và sẽ tiến sâu thêm vào lãnh thổ Syria đến 10 cây số.
Ankara tuyên bố hài lòng về thỏa thuận đã đạt được với phía Matxcơva, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ, không một ai nói rõ điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp xảy ra va chạm giữa một chiến binh Kurdistan với lực lượng hỗn hợp Nga – Thổ.
Từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch tấn công miền bắc Syria, nước Nga đóng vai trò trung gian hòa giải, đối thoại với cả phía Ankara lẫn chính quyền Syria tại Damas. Lực lượng quân đội Syria đã quay trở lại khu vực này kể từ khi rút đi vào năm 2012.
Ankara cho biết, qua trung gian Matxcơva, đêm qua vừa trao lại cho Damas 18 quân nhân mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là binh sĩ của quân đội Syria. Những người này bị bắt giữ tại khu vực phía nam Ras al-Aïn, thành phố do Ankara kiểm soát từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự“.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191101-nga-tho-tuan-tra-chung-mien-bac-syria

ISIS có thủ lĩnh mới Al-Qurayshi,

có thể được Baghdadi đích thân tuyển chọn từ trước

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (31/10), các nhà phân tích chống khủng bố nỗ lực tìm hiểu thêm về nhà lãnh đạo mới của ISIS, Ibrahim al-Hashemi al-Qurayshi. Gần như không hề có bất cứ thông tin gì, kể cả tên thật của người này được lan truyền công khai.
Theo tin từ New York Times, vài ngày sau khi thủ lĩnh của ISIS,  Abu Bakr al-Baghdadi, và người thừa kế của ông bị giết trong các cuộc tấn công liên tiếp của lực lượng Hoa Kỳ ở miền bắc Syria, vào hôm thứ Năm (31/10), nhóm này thông báo Al-Qurayshi là nhà lãnh đạo mới, và khuyến cáo Hoa Kỳ: “Đừng vội mừng”.
Ông Daniele Raineri, một nhà báo và nhà phân tích, người nghiên cứu cơ cấu lãnh đạo của ISIS trong hơn một thập kỷ, cho biết các nhà lãnh đạo của nhóm này thường có tên thời chiến mới khi được bổ nhiệm vào một vị trí mới. Có nghĩa là Al-Qurayshi có thể có một cái tên hoàn toàn khác vào tuần trước. Danh hiệu Al-Qurayshi ở cuối tên cho thấy người này đang được miêu tả là hậu duệ của bộ lạc Quraysh của Tiên tri Muhammad, một dòng dõi được ISIS xem là điều kiện tiên quyết để trở thành một vị lãnh đạo của một thần quyền Hồi giáo.
Việc sử dụng danh hiệu này cho rằng ISIS tiếp tục tự coi họ là một triều đại caliphate – kể cả khi không có lãnh thổ trên thực tế. Thông báo này ngụ ý rằng hệ thống giai cấp của ISIS được triệu tập để thảo luận về câu hỏi kế nhiệm, và cho thấy rằng Al-Qurayshi đã được  Baghdadi đích thân chọn từ trước. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/isis-co-thu-linh-moi-al-qurayshi-co-the-duoc-baghdadi-dich-than-tuyen-chon-tu-truoc/

ASEAN : Một đại cường kinh tế tiềm tàng ?

Minh Anh
Tại châu Á, không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Hàn Quốc mới là những cường quốc kinh tế. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), giờ là một tác nhân kinh tế quan trọng trong khu vực, có thể sánh như là đại cường kinh tế thứ 5 thế giới, và đứng hàng thứ ba tại châu Á, trước cả Ấn Độ. Báo mạng La Tribune số ra tháng 6/2019 giải thích vì sao.
Với 647 triệu dân, khối ASEAN còn lớn hơn cả Liên Hiệp Châu Âu về mặt dân số. Tổng sản phẩm nội địa GDP của cả khối là gần 3.000 tỷ đô la. Đứng đầu khối này là Indonesia, có tổng dân số là 265 triệu người, GDP cao hơn 1.000 tỷ đô la. Một mình Indonesia chiếm đến 35% sự giàu có do cả khu vực tạo ra và 41% dân số toàn khu vực.
Tiếp theo Indonesia là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Những nền kinh tế có mức tổng sản phẩm nội địa năm trong khoảng 240 – 500 tỷ đô la, tức có thể sánh bằng với GDP của Bỉ hay Bồ Đào Nha. Ngược lại, Miến Điện, Cam Bốt, Lào và Brunei là những nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn rất nhiều.
Trong bảng xếp hạng này, Singapore là quốc gia nổi trội khác biệt nhất, nếu như đem so sánh mức GDP với 5,6 triệu dân của đảo quốc này. Với mức GDP 60.000 đô la/người, Singapore là một nước giầu có, thật sự là điểm trung chuyển cho cả khu vực và quốc tế trên phương diện thương mại và nhất là tài chính. Khai thác vị thế là thiên đường thuế khóa, Singapore xuất khẩu vốn nhiều nhất tại châu Á thông qua trung gian là các quỹ đầu tư của Nhà nước như Temasek và GIC.
Đối tác hơn là đối thủ cạnh tranh
Ngoài trường hợp ngoại lệ này, nhân tố đầu tiên làm nên thành công của ASEAN là nền kinh tế các quốc gia thành viên bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh. Điều này thấy được từ vương quốc Hồi giáo dầu lửa Brunei cho đến các nước chuyên gia công, tận dụng lợi thế cạnh tranh nhờ vào nguồn nhân công giá rẻ dồi dào (Indonesia, Việt Nam, Cam Bốt) và trên rất nhiều lĩnh vực : từ lắp ráp xe ô tô, dệt may, linh kiện điện tử cho đến cả hóa chất.
Tóm lại, ASEAN giờ có thể tự khẳng định là « công xưởng » lớn thứ hai trên thế giới và đà tiến của khối này rất có thể còn được thúc đẩy do các căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Không chỉ có thế. Nhiều quốc gia khác bắt đầu lao vào lĩnh vực ủy thác quy trình kinh doanh (BPO – Business Process Outsourcing), đó chính là trường hợp của Philippines. Và hầu như tất cả các nước trong khối cũng tận dụng lợi thế du lịch. Cuối cùng, cần phải kể đến những nước may mắn nhất có thể khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (bất kể là nông nghiệp, quặng mỏ hay năng lượng).
Cỗ máy hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – IDE
Chiếc chìa khóa thành công thứ hai là các nước này đề ra các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và do vậy ngày càng trở thành những cỗ máy thu hút các nguồn IDE. Các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản (đã có từ lâu), Trung Quốc (ngày càng nhiều) và châu Âu đều nhận thấy ở ASEAN một cơ hội kép : Một nguồn nhân công giá rẻ và một thị trường nội địa rộng lớn tiềm tàng.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng hơn gấp 6 lần so với đầu những năm 2000 và đạt mức 140 tỷ đô la. Do vậy, ASEAN được xem như là một vùng ưu tiên của các nhà đầu tư, thu hút 7% đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới, trong khi vào năm 2000 tỷ lệ này chỉ là 2%. ASEAN có tỷ lệ đầu tư nước ngoài so với tổng sản phẩm nội địa cao nhất thế giới, 79%. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của khối này trong chuỗi dây chuyền sản xuất của thế giới.
Vị thế địa chính trị
Nhân tố thứ ba cho thành công của ASEAN là vị thế địa chính trị quan trọng. Nét đặc trưng của vùng Đông Nam Á trước hết là có nhiều quốc gia nằm bên bờ một vùng biển nội địa kết nối với phần còn lại của thế giới. Vùng Biển Đông có bảy eo biển dẫn ra bên ngoài, cho phép kết nối giữa châu Á và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Do đó, sự phát triển của thương mại quốc tế đã mang lại lợi nhuận cực kỳ cao cho các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, đối với Nhật Bản cũng như là Trung Quốc, đó là những con đường huyết mạch : 80% các nguồn cung của Trung Quốc đều phải đi qua các eo biển này. Do vậy, đương nhiên đây là những nền kinh tế mở và năm thành viên của ASEAN có tổng xuất nhập khẩu chiếm hơn 100% tổng sản phẩm nội địa, đó là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Cam Bốt. Ngay cả Indonesia, nước có ít giao thương quốc tế nhất, tổng xuất nhập khẩu cũng chiếm tới 40% tổng sản phẩm nội địa.
Đương nhiên, mỗi cái lợi đều có cái giá phải trả. Do vùng biển này có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia, Trung Quốc luôn tìm cách áp đặt chủ quyền lãnh thổ đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, và đó là cội nguồn của mọi nguy cơ xung đột.
Với mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 5% từ một thập niên qua, ASEAN không những được xem như là một thành công về kinh tế mà còn là một tác nhân thiết yếu trong khu vực.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Nhằm bảo đảm cho sức mạnh kinh tế của khối, vào cuối năm 2015, ASEAN đã quyết định thành lập một Cộng đồng Kinh tế, nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực được đề ra trong chiến lược « Tầm nhìn ASEAN 2020 ». Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020.
Ngày 31/10/2019, Thái Lan, trong tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN 2019, đã chủ trì hội nghị lần thứ 18 Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm rà soát lại Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, dự kiến sẽ được thực hiện từ đây đến năm 2025.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191101-asean-mot-dai-cuong-kinh-te-tiem-tang

ASEAN ‘rất khó đưa ra quan điểm thống nhất

về Biển Đông’

Ben Ngo
Một nhà quan sát đưa ra nhận định ASEAN rất khó có được quan điểm thống nhất về vấn đề Biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN lần này.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 khai mạc tại Bangkok, Thái Lan từ hôm 2/11, với sự tham gia của khoảng 3.000 quan chức và nhà báo từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Ấn Độ.
Các báo nhà nước cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự chương trình chính của hội nghị từ ngày 2-4/11.
Theo Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam, lễ chuyển giao cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 4/11.
Những diễn biến gần đây cho thấy tình trạng căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có thể phủ bóng các cuộc đàm phán khi các nhà lãnh đạo, giới chức ngoại giao hàng đầu trong khu vực nhóm họp tại sự kiện.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1/11, Nhà quan sát Hà Hoàng Hợp nhận định:
Điều quan trọng nhất để bàn thì là tổng kết năm vừa rồi mà Thái Lan là chủ tịch, cái gì làm được, cái gì chưa được. Thứ hai là gặp các đối tác nước ngoài, vì lần này là chấm dứt mà. Thứ ba là bàn giao chức chủ tịch luân phiên cho Việt Nam.”
Nhận định về khả năng Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch luân phiên ASEAN để thúc đẩy vấn đề Biển Đông, ông Hợp nói:
Người ta sẽ làm tất cả những gì có thể để mà hạn chế chuyện Trung Quốc quấy phá Việt Nam và các nước có biển mà đang có tranh chấp ở Biển Đông, tức là Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines. Đó là về đường hướng. Còn làm cái gì thì người ta vẫn phải làm như đang làm. Tức là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và mong muốn ASEAN đoàn kết hơn trong chuyện này vì một nửa ASEAN không phải là quốc gia có biển và không ở Biển Đông. Và tranh thủ tương tác trực tiếp với Trung Quốc để có bước tiến rõ ràng hơn về đàm phán COC (Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông). Vì COC như hiện nay chỉ có lợi cho Trung Quốc thôi và vô cùng khó khăn. Có thành viên ASEAN nói là phải dựng lại. Có đối tác bên ngoài như Mỹ nói rằng COC không thể là luật mới được, nó phải dựa trên luật pháp quốc tế, không thể hạn chế hoặc tước đi quyền của nước khác theo luật quốc tế. Đó là cái Việt Nam có thể nhìn ra và cố gắng làm gì đó để giữ ổn định ở Biển Đông.
Ông Hà Hoàng Hợp dự báo rằng việc xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc “chắc còn cần nhiều thời gian nữa”. Ông giải thích:
ASEAN có một nguyên tắc thống nhất trong ASEAN. Nguyên tắc thống nhất này rất đặc biệt. Điều gì người ta định nghĩa chữ thống nhất trong sự đa dạng, mà đã đa dạng thì sao thống nhất được. Nên trước hết mình nói ASEAN có thể thiếu nhất, vì nội bộ ASEAN của từng nước, chứ chưa phải tác động bên ngoài. Tuy nhiên, tác động từ Trung Quốc với các nước ASEAN rất là mạnh. Đấy là một thứ làm cho ASEAN giảm đoàn kết, không thể thống nhất được trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam thì cố gắng thực hiện toàn bộ nỗ lực để mà nâng cao sự thống nhất, đoàn kết trong ASEAN. Thứ hai là thực hiện các bước phát triển ASEAN dựa trên hiến chương ASEAN. Đó là hai kỳ vọng lớn từ phía Việt Nam mà tôi quan sát được.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, nhận định:
Tôi nghĩ rằng sự kiện Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 diễn ra ở Bangkok thì các vấn đề quan trọng nhất chắc chắn là về kinh tế, đặc biệt là những cái  thảo luận liên quan đến việc đàm phán hiệp định RCEP (Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) được các bên quan tâm, đàm phán từ rất lâu rồi mà chưa có kết quả cụ thể.”
“Cái thứ hai cũng quan trọng là các cuộc thảo luận liên quan đến Biển Đông theo như tôi được biết thì trong tuyên bố của nước chủ nhà có thể có một vài tuyên bố đáng lo ngại của ASEAN về các hoạt động gần đây trên Biển Đông. Theo tôi đó là hai vấn đề chính mà sẽ được thảo luận nhiều nhất.”
Từ góc độ người quan sát các sự kiện chính trị, ngoại giao trong khu vực, ông Khắc Giang thừa nhận “các bình luận của ASEAN từ trước đến nay không thực sự chỉ rõ tên Trung Quốc là đối tượng gây ra những vấn đề ở Biển Đông”. Ông nói thêm:
Nếu so với những hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần trước, ngay cả vấn đề Biển Đông cũng được đưa vào thông cáo chính thức, thì nếu mà các nước liên quan như Việt Nam, Philippines vận động được ASEAN ra tuyên bố chung nhắc về Biển Đông thôi thì cũng là thành công rồi.”
“Thứ hai, cũng phải đặt trong bối cảnh cái đàm phán COC cũng đang diễn ra trong giai đoạn quan trọng, ở bước thứ hai của quá trình đàm phán COC, việc ra một tuyên bố chung của ASEAN về quan ngại tình hình ở Biển Đông, tôi nghĩ cũng là tác động tích cực để làm sao cho đàm phán giữa COC-Trung Quốc đi theo hướng thuận lợi hơn cho các thành viên ASEAN.”
“Thực ra thì ASEAN từ trước đến giờ vẫn hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận thì cũng sẽ rất là khó để đưa ra một quan điểm thống nhất, đặc biệt là về những vấn đề nhạy cảm như Biển Đông, trong đó có mối quan hệ với Trung Quốc là một trong các yếu tố quyết định nhất.”
“Từ trước đến giờ, chúng ta cũng biết là một số nước có mối quan hệ kinh tế tốt với Trung Quốc và không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông như Campuchia, Myanmar hay là Thái Lan thì rất dễ ngả theo Trung Quốc trong một số giai đoạn nhất định. Cũng như gần đây, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến Hà Nội đã tuyên bố ngay là các nước đừng hy vọng sử dụng ASEAN như phiên tòa để mà vận động cho các chính sách liên quan đến chủ quyền mà Campuchia không muốn trở thành con tốt thí trong ván cờ đấy. Quan điểm của ông Hun Sen có lẽ cũng tương tự như quan điểm của một số bên trong ASEAN mà không có quyền lợi ở Biển Đông. Rõ ràng việc dùng ASEAN làm kênh quan trọng nhất để xử lý vấn đề Biển Đông thì rất là khó, nhưng mà coi ASEAN là bên trung lập, diễn đàn để chúng ta có thể thể hiện quan điểm liên quan đến chủ quyền, cũng như đàm phán dưới góc độ một nhóm các nước có quyền lợi liên quan ở Biển Đông như COC thì sẽ rất có lợi cho Việt Nam.”
Tuy nhận định Việt Nam “sẽ khó có bước gì đột phá” khi đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm sau, nhưng ông Khắc Giang cũng chia sẻ thêm:
Theo tôi, cái quan trọng nhất là khi giữ vai trò chủ tịch ASEAN là Việt Nam sẽ thúc đẩy nhiều hơn hoạt động liên quan đến đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông. Cái thứ hai là trong tuyên bố, trong các cuộc họp của ASEAN thì vấn đề Biển Đông có lẽ sẽ được nêu ra nhiều hơn. Cái thứ ba là khi Việt Nam nắm quyền chủ tịch ASEAN, thì có thể chúng ta có vai trò tốt hơn trong việc lãnh đạo chung khối ASEAN khi đàm phán COC với Trung Quốc.”
“Như chúng ta quan sát trong 10 năm gần đây, rõ ràng vị thế của Việt Nam tại ASEAN tăng lên rất là nhiều. Đặc biệt Việt Nam có vai trò khá chủ động trong việc tích cực sử dụng ASEAN như một diễn đàn để thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề quốc tế, liên quan đến chủ quyền, biển đảo. Rõ ràng Việt Nam là một nước khá là lớn trong ASEAN so về dân số, tốc độ phát triển kinh tế, tiềm năng phát triển, ổn định chính trị. Do vậy, khả năng Việt Nam trở thành một nhóm nước lãnh đạo ASEAN đóng vai trò lớn hơn thì sẽ càng ngày càng rộng mở, đặc biệt là trong bối cảnh nhóm ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Philippines) đang có vấn đề của riêng họ, như Thái Lan đang có vấn đề bất ổn. Rõ ràng đây là thời cơ lớn để Việt Nam bước lên để khẳng định vị thế lớn hơn tại ASEAN cũng như các diễn đàn khác.”
Năm 2020 Việt Nam dự kiến sẽ đảm nhiệm trở lại vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN trong bối cảnh toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng mà giới quan sát đánh giá là khá phức tạp từ chính trị, kinh tế lẫn thương mại.
Phát biểu tại buổi gặp và làm việc với tổng thứ ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi hôm 26/8 tại Hà Nội, với chủ đề ‘ASEAN Gắn Kết Và Chủ Động Thích Ứng’, bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định trong cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 Việt Nam sẽ thực hiện vai trò củng cố khối đoàn kết, thống nhất và sức mạnh nội tại của ASEAN, gắn bó với người dân, lấy người dân làm trung tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/asean-rarely-have-unified-position-on-south-china-sea-11012019104056.html

Hiệp định RCEP : Trung Quốc đánh bật Mỹ

về kinh tế khỏi Đông Nam Á

Cuộc họp lần thứ 18 của hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN
đã diễn ra vào sáng 31/10/2019, mở đầu cho loạt hội nghị trong khuôn khổ thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Nonthaburi, Thái Lan.
Trước « làn sóng bảo hộ đang gây tác động đến hệ thống thương mại dựa trên chủ nghĩa đa phương », bất chấp căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, Thái Lan, nước chủ tịch luân phiên ASEAN 2019, muốn thúc đẩy khả năng hội nhập của ASEAN, đề ra mục tiêu hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối năm 2019.
Các cuộc đàm phán về RCEP được khởi động từ năm 2013, trong đó Trung Quốc là một đối tác lớn, cùng với 10 nước Đông Nam Á và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand. Hiệp định RCEP được dự kiến ký kết vào năm 2015 nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần.
Trong năm 2019, các cuộc thương lượng đã có nhiều tiến triển. Phiên đàm phán chính thức RCEP lần thứ 28 đã diễn ra ở Đà Nẵng (Việt Nam) từ ngày 23-27/09 nhằm xử lý nốt những vướng mắc kỹ thuật còn tồn đọng trước khi báo cáo lên các nhà lãnh đạo cấp cao vào cuối năm.
Theo Bangkok, các cuộc đàm phán về thâm nhập vào các thị trường đã kết thúc đến 80,4% và các nước tham gia đạt đồng thuận 14 trên tổng số 20 nội dung, bao gồm hợp tác kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, mua sắm của chính phủ…
Với gần 630 triệu dân, Cộng đồng Kinh tế ASEAN là thị trường lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Nếu RCEP được thông qua vào năm 2020, đây sẽ là thị trường lớn nhất thế giới, với 3,6 tỉ dân (47,4% dân số toàn cầu), chiếm 30% GDP thế giới, 29,1% giá trị thương mại và 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu.
Việc Mỹ cử phái đoàn cấp thấp nhất đến dự thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok, được cho là dấu hiệu Washington bớt quan tâm đến khu vực. Nếu dự thảo thỏa thuận RCEP được hoàn tất lần này tại Bangkok, Trung Quốc sẽ thế chân Hoa Kỳ trong việc phô trương ảnh hưởng về kinh tế và thương mại trong vùng. Hoa Kỳ, dưới thời tổng thống Obama đã tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được ký năm 2016, nhằm làm đối trọng với Trung Quốc trong hiệp định RCEP. Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP năm 2017.
Theo dự kiến, lãnh đạo 16 nước châu Á-Thái Bình Dương tham gia RCEP sẽ họp thượng đỉnh lần thứ ba vào chiều 04/11/2019.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191101-hiep-dinh-rcep-trung-quoc-my-kinh-te-asean

Mêkông cạn nước :

Biến đổi khí hậu hay là do xây đập thủy điện ?

Sông Mêkông, một trong những con sông lớn nhất, nguồn nuôi dưỡng quan trọng cho 60 triệu người dân châu Á đang bị thu hẹp dần. Tại nhiều nơi, mực nước sông đã xuống tới mức thấp nhất. Tình trạng đáng lo ngại này là hệ quả của nạn hạn hán và ồ ạt xây đập thủy điện.
Sau Amazone, sông Mêkông, nơi trú ngụ của hơn 1.300 loài cá, được cho là một trong những nơi có nguồn đa dạng sinh thái lớn nhất thế giới. Con sông này bình thường ngập tràn nước vào cuối mùa mưa.
Nhưng năm nay, lòng sông trơ đáy, nhường chỗ cho những mỏm đá mầu đỏ nhạt và trên nhiều dải cát, vài loại cây cỏ bắt đầu mọc lún phún.
Theo ghi nhận của AFP, tình trạng này, vốn có thể gây  ra những hậu quả tàn phá đối với quá trình sản sinh cá, đặc biệt đáng báo động từ miền bắc Thái Lan cho đến các vùng đồng bằng của Cam Bốt, kéo dài trên hàng trăm cây số con sông.
Hồ Tonlé Sap tại Cam Bốt, nối liền với sông Mêkông cũng bị ảnh hưởng. Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Stimson Center, một trung tâm cố vấn có trụ sở tại Washington ghi nhận sản lượng đánh bắt cá đã giảm đến 70%.
Mực nước sông Mêkông năm nay còn thấp hơn mức trong đợt hạn hán lịch sử năm 1992. Tại nhiều nơi, cuối mùa nước lên, mực nước dâng lên được một mét so với 6 mét cùng thời kỳ những năm trước đó.
Nguyên nhân là lượng mưa quá ít trong những tháng vừa qua, khí hậu khô hạn nghiêm trọng do hiện tượng El Nino gây ra đi kèm với hiện tượng biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, hiện tượng đập thủy điện « mọc lên như nấm » trên thượng nguồn sông Mêkông ở Trung Quốc và Lào cũng như trên những nhánh sông lớn là nguồn cội của tình trạng khô hạn nghiêm trọng hiện nay. Ví dụ mới nhất là đập thủy điện Xayaburi, miền bắc nước Lào. Công trình xây đập khổng lồ này trị giá 4,5 tỷ đô la do một doanh nghiệp Thái Lan thi công làm dấy lên nhiều tranh cãi từ nhiều năm qua. Bất chấp những lời chỉ trích, công trình đã được đưa vào sử dụng ngày thứ Ba 29/10/2019.
Theo AFP, chỉ tính riêng tại Lào có đến 44 con đập, do Trung Quốc và Thái Lan tài trợ đã đi vào hoạt động. 46 con đập khác chờ ngày thi công. Trong khi đó, hơn 100 con đập ở hạ nguồn Mêkông tại Trung Quốc, Lào, Thái Lan và tại Việt Nam. Và hàng chục con đập khác đang trong quá trình xây dựng.
Do vậy, chuyên gia nghi ngờ nguyên nhân gây ra hạn hán là do biến đổi khí hậu. Bởi vì, nếu như hạn hán đang hoành hành ngày càng dữ dội trong khu vực do biến đổi khí hậu, thì lẽ ra lượng điện sản xuất ra cũng phải càng ngày càng ít đi do thiếu nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191101-mekong-can-nuoc-bien-doi-khi-hau-thuy-dien

Hồng Kông :

Bắc Kinh cảnh báo không dung thứ người biểu tình

Thanh Hà
Giám đốc văn phòng liên lạc giữa Bắc Kinh với Hồng Kông và Ma Cao ngày 01/11/2019 cho biết Trung Quốc sẽ “không dung thứ cho bất kỳ một hành vi nào nhằm khiêu khích chính quyền Hồng Kông“. Hồng Kông là một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Hội Nghị Trung Ương 4, khóa 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Lục chuẩn bị ra tay dẹp phong trào đòi dân chủ Hồng Kông ? Theo hãng tin Pháp AFP, trả lời báo chí, ông Thẩm Xuân Diệu (Shen Chunyao), giám đốc văn phòng liên lạc giữa Hoa Lục với Hồng Kông và Ma Cao đã nhấn mạnh đến một số điều như sau : Bắc Kinh “không dung thứ cho bất kỳ một hành vi nào nhằm chia rẽ đất nước” hoặc “đe dọa an ninh quốc gia“, không “dung thứ cho bất kỳ một lực lượng nước ngoài nào can thiệp vào công việc của Hồng Kông“. Đồng thời chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “cải thiện thể thức chỉ định lãnh đạo Hồng Kông“.
Giới phân tích nhắc lại phe dân chủ Hồng Kông đòi trưởng đặc khu hành chính này phải được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Điều tuyệt nhiên không được lãnh đạo văn phòng liên lạc giữa Hoa Lục với hai lãnh thổ Hồng Kông và Ma Cao nêu lên. Không ai biết Bắc Kinh sẽ cải thiện thể thức lựa chọn lãnh đạo Hồng Kông theo hướng nào.
Halloween cũng bị trấn áp
Về tình hình tại chỗ, cuộc tuần hành tối qua của người dân Hồng Kông nhân lễ hội hóa trang Halloween đã bị cảnh sát thẳng tay đàn áp. Thông tín viên đài RFI Florence de Changy gởi về bài phóng sự :
Lan Kwai Fong là một khu phố có nhiều quán bar và hộp đêm. Vào ngày cuối tuần khu vực này rất náo nhiệt, mọi người đến đây giải trí. Hàng quán đông người đến nỗi khách tràn ra cả vỉa hè ở những con đường chung quanh, trải dài đến tận gần khu Trung tâm. Nhưng tối qua, cảnh sát đã cắt ngang các chương trình hội hè ở đây.
Lok 28 tuổi đang chơi nhạc, anh không khỏi phẫn nộ khi bị cảnh sát xua đuổi. Lok nói với chúng tôi : Hôm nay là lễ Halloween đúng không ? Qua internet, rất nhiều người biểu tình đồng ý hẹn nhau tại đây, vào hàng quán uống với nhau một ly. Tiêu tiền giúp cho các quán bar, giúp hàng quán kiếm sống. Thế nhưng mà chị thấy đó, cảnh sát lại ngăn cản chúng tôi sinh hoạt. Ở Hồng Kông thì lúc nào cũng vậy, cảnh sát muốn làm gì thì làm.
Ở Lan Kwai Fong, đêm còn dài. Cảnh sát dùng hơi cay giải tán đám đông và bắt giữ một số người. Dù vậy người biểu tình đã hẹn nhau vào ngày Thứ Bảy này, để tiếp đấu tranh. Trong khi đó bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông lặp đi lặp lại như một chiếc máy hát rè, rằng giải pháp duy nhất là phải chấm dứt bạo động. Để đạt được mục tiêu đó bà trông chờ vào lực lượng cảnh sát“.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191101-hong-kong-bac-kinh-canh-bao-nguoi-bieu-tinh

Tham Nhũng Kiểu Trung Cộng

Vi Anh
Báo Mới trên mạng ngày 2-10-2019 cho biết một tin chấn động về tham nhũng ở TC, nơi mà Chủ Tich Tập Cận Bình hô hào “đả hổ, diệt ruồi tham nhũng”. Tin rằng “Cảnh sát Trung Quốc phát hiện 13,5 tấn vàng, tiền mặt và đồ cổ trong nhà cựu Thị trưởng Zhang Qi ở TP Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam. Nhà chức trách cũng thu giữ một bản danh mục đầu tư bất động sản hạng sang.”
Báo Mới ngay sau đó dẫn dụ nguồn tin của Sputnik News đi thêm một tin bổ sung. Có kèm theo một đoạn video cho thấy các nhà điều tra sàng lọc đống vàng thỏi thu giữ từ nhà của ông Zhang ở TP Hải Khẩu. Nhiều thỏi vàng xếp chồng lên nhau, trong khi số còn lại được bọc trong túi xếp trên các kệ kim loại.13,5 tấn vàng trong nhà ông Zhang có giá trị gần 500 triệu USD. Trang Daily Star ước tính giá trị của 1 tấn vàng nguyên chất vào khoảng 37 triệu USD, nghĩa là 13,5 tấn vàng trong nhà ông Zhang có giá trị gần 500 triệu USD. Bên cạnh đó, cảnh sát còn tìm thấy số lượng lớn tiền mặt bao gồm đồng nhân dân tệ, USD và Euro.Tin về số vàng có mấy tấm hình để minh hoạ cho thấy vàng thỏi nằm trên sàn, xếp trên kệ. Ngoài ra con cho biết Thị trưởng Zhang Qi còn sở hữu căn biệt thự sang trọng trải rộng vài nghìn mét vuông. Theo truyền thông địa phương, ông Zhang Qi, 58 tuổi, là cựu thị trưởng thành phố Đam Châu.
Tin báo trong nước nói khối tài sản khổng lồ và xa xỉ của ông Zhang Qi đã khiến Ủy ban chống tham nhũng Trung Quốc phải vào cuộc tìm hiểu.
Sự kiện và thời sự TC cho biết từ khi Tập Cận Bình phát động Chiến dịch chống tham nhũng vào tháng 11/2012, tới nay có khoảng 254 quan chức cấp cao bị buộc tội tham nhũng đã bị cách chức trong hai nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình tới thời điểm này.
Công luận trong ngoài nước bàn ra tán vào chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi tham nhũng” của Ông Tập chỉ là bình phong Ô. Tập cận Bình dùng để triệt hạ đối thủ là chánh. Một thời gian sau khi phe đảng đôi thủ bi triệt hạ, liệt bại Chủ Tich Bình đã dàn dựng Đảng Nhà Nước đưa Ông lên làm Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tich Quân uỷ Trung ương kiêm Tổng chỉ huy Quân đội và cảnh sát công an, không nhiệm kỳ, chết có thể truyền tử lưu tôn, mạnh bạo còn hơn hoàng đế Trung Hoa khi xưa nữa. Ông còn đưa tư tưởng của ông vào hiến pháp của TC.
Tham nhũng CS là chuyện dài không có hồi kết, càng ngày càng nhiều ruồi bu kiến đậu của chế độ CS Việt Nam lẫn Trung Quốc. Đảng viên, cán bộ, công nhân viên CS lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ. Ăn ‘vô tư’ theo ‘từ’ CS trong nước, tức là khỏi lo bị chống. Là vì tham nhũng là dòng họ máu mủ  của độc tài mà CS là cha sanh mẹ đẻ của độc tài. Chống tham nhũng là chống đảng CS, chống hết tham nhũng làm sao còn Đảng CS, làm sao còn người cho Đảng xài.
Nhớ nhiều năm trước Ông Phó  Đại sứ Mỹ bên cạnh CS Hà Nội. Ô Jon Aloisi, đã nói “Toàn bộ lãnh đạo CSVN đều dính vào các dây tham nhũng có hệ thống. Cũng có vài người muốn giải quyết, nhưng họ không biết làm sao bởi vì tất cả họ đều là đồng lõa.”( bản tin của Beth Hearn đăng trên trang nhà của hội đoàn dân chủ The Unrepresented Nations and PeoplesOrganization(UNPO):
http://www.unpo.org/article.php?id=7600).
Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam là ổ tham nhũng. Đó là chuyện rõ như ban ngày, chuyện thường xảy ra như cơm bữa. Không cần tới một phó đại sứ, chuyên nghiệp ngoại giao, rành rẽ chánh trị, ở sát một bên cán bộ chóp bu của Đảng CSVN mới biết. Học sinh lớp ba trường làng ở VN cũng biết.
Phải có quyền thế thì mới hối mại quyền thế, lợi dụng, lạm dụng chức vụ được để tham nhũng, chớ phó thường dân làm sao mà tham nhũng được. Đảng CSVN là đảng độc tài đảng trị toàn diện, độc quyền lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước. Không có đối lập, không có báo chí ngoài chánh phủ, báo chí độc lập, tư nhân nên cán bộ đảng viên hoàn toàn “thoải mái, vô tư” [‘từ CS trong nước] tham nhũng.
Nhớ thông tấn xã Pháp AFP ngày 8-9-2009 có một tin,  một bé gái 6 tuổi ở Trung Cộng trả lời truyền hình phỏng vấn  cháu nhơn ngày tựụ trường, rằng lớn lên cháu  muốn thành “cán bộ tham nhũng” .
Hết nói nổi rồi, tình trạng tham nhũng ở Trung Cộng, chế độ quan thầy của CSVN.Tham nhũng đã tiêm nhiễm trong đầu óc ngây thơ của trẻ em.  Tham nhũng đã thành lối sống của xã hội TC. Nhà trường đừng có mong gì dạy dỗ về luân lý, đức dục được nữa. Giáo dục là một công trình của gia đình, học đường, và xã hội, mà xã hội đã ung thúi vì tham nhũng, nhan nhản những cái gương xấu tham nhũng thì dù Đức Khổng Tử  vị vạn thế sư biểu có tái sinh làm nhà giáo cũng chịu thua. Giáo dục là đào tạo con người toàn diện gồm đức dục, trí dục, thể dục, mà tham nhũng đã tiêm nhiễm vào óc và tim của trẻ em, thì kết quả của giáo dục ở xứ CS chỉ còn là đào tạo ra những con người có kiến thức khoa học kỹ thuật, có vai u thịt bắp, mà thiếu đạo đức, tức một con người chưa thành nhơn chi mỹ vì “khoa học không lương tâm chỉ là sự bại hoại của tâm hồn” (science sans conscience n’est que ruine de l’âme).
Tham nhũng đã thành lối sống CS rồi. Tham nhũng không còn là chuyện mới mẻ nữa. Chống tham nhũng chỉ là những hô hào, những khẩu hiệu, những mưu sâu kế độc của phe này triệt hạ phe kia trong việc tranh giành quyền lực mà thôi. Nhưng nếu xét trên phương diện căn cơ tác phong hành động ở VN cũng như TQ, thì không có gì phải thắc mắc cả. Đảng CS là ổ tham nhũng. Chống tham nhũng là chống Đảng, đảng phải triệt – thế thôi. Thực vậy, âm mưu và cái bẫy  của Đảng CS đã “bố trí” sẵn rồi để trả thù và triệt hạ phe đối thủ.
Cháu bé gái 6 tuổi nói lên ước mơ trở thành cán bộ tham nhũng vì cán bộ tham những có đủ thứ. Nhiều ngưòi viết blog ở Nam Trung Hoa cho ước mơ của em là “một phản chiếu của hiện thực xã hội.” Cái xã hội tham nhũng đã tiêm nhiễm vào tim óc của trẻ em rồi, phụ huynh nào, nhà giáo nào có thể dạy các em về đức dục được nữa.
Chế độ TC đã kéo dài 60 năm, tức hai thế hệ xã hội học. Chế độ CSVN cũng dài gần như thế, hai thế hệ xã hội học đã đi qua lớp trẻ VN. Lối sống xem tham nhũng là lý tưởng đã tiêm nhiễm hai thế hệ không phải dễ gì cải tà qui chánh trên phương diện đạo đức và lối sống hay văn hoá. Thời Liên xô sụp đổ, nhiều người Mỹ hứng khởi, lạc quan tin Nga sẽ tiến nhanh trên đường dân chủ hoá. Nhưng Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ô Zbignev Brezinski, người Mỹ gốc Ba Lan, thận trọng nói một năm bị cộng sản hoá phải cần một năm mới hoá giải CS. Nga bị cộng sản hoá ba phần tư thế kỷ, như vậy cần tới 75 năm hậu CS mới trị hết bịnh CS và bịnh hậu CS. Nếu đúng vậy, tham nhũng CS còn lâu! (VA)
https://vietbao.com/a300426/tham-nhung-kieu-trung-cong

Trung Quốc phản đối

Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) nói hôm thứ Năm 31/10 rằng Trung Quốc “kiên quyết” phản đối việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á, và ông nói thêm rằng Washington đang cố gắng “quân sự hóa” Biển Đông.
Ông Ngô phát biểu rằng Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn nếu Hoa Kỳ thực hiện động thái đó và kêu gọi Hoa Kỳ thể hiện thái độ có trách nhiệm và hành động một cách thận trọng.
Sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng ông ủng hộ việc bố trí tương đối sớm các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất ở châu Á.
Nếu Hoa Kỳ triển khai các tên lửa, việc đó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của các quốc gia trong khu vực, cũng như hòa bình và ổn định của khu vực, ông Ngô nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Hoa Kỳ đang cố gắng “quân sự hóa” Biển Đông, ông nói thêm.
Những phát biểu của ông Ngô được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, hối thúc các nước Đông Nam Á hãy mạnh mẽ đứng lên chống hành động của Trung Quốc quân sự hóa các vùng biển tranh chấp trong Biển Đông.
Ông Stilwell đưa ra lời kêu gọi tại một diễn đàn ở Malaysia.
Các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia, đang thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền về hầu hết Biển Đông.
Bắc Kinh khẳng định chủ quyền ở vùng biển này bằng cách xây 6 đảo nhân tạo có cả phi đạo dành cho máy bay quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa và các tiền đồn.
(ECNS, SCMP)
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-doi-my-trien-khai-ten-lua-tam-trung-o-chau-a/5148862.html

Bắc Kinh ‘sẽ thay đổi’ cách bổ nhiệm,

bãi nhiệm lãnh đạo Hong Kong

Ông Trầm Xuân Diệu (Shen Chunyao), quan chức cao cấp quốc hội Trung Quốc, nói với phóng viên hôm thứ Sáu 1/11 rằng Bắc Kinh “sẽ cải thiện hệ thống và cơ chế liên quan đến cách thức chính quyền trung ương bổ nhiệm và bãi nhiệm các trưởng đặc khu và các quan chức chính yếu khác” ở Hong Kong và Macao.
Ông nói rằng quyết định này được đưa ra trong một hội nghị của cơ quan ra quyết sách hàng đầu thuộc Đảng Cộng sản, họp ở Bắc Kinh trong tuần này.
Ông Trầm không đi vào chi tiết là những thay đổi đó có thể tác động gì đến Trưởng đặc khu đương nhiệm của Hong Kong, bà Carrie Lam, hoặc khi nào thay đổi sẽ diễn ra.
Phải đến năm 2022 bà Lam mới kết thúc nhiệm kỳ hiện tại.
Cùng ngày, ông Trầm cũng công bố các biện pháp khác liên quan đến Hong Kong và Macao đã được phê duyệt trong hội nghị của các nhà lãnh đạo hàng đầu trong đảng cộng sản, là dịp họ đặt ra các chính sách cho những năm tới.
Ông Trầm nói rằng Bắc Kinh sẽ cải thiện hệ thống pháp luật và tăng cường “thực thi pháp luật” ở hai đặc khu hành chính, cũng như “tăng cường” giáo dục tại hai thành phố đó.
Cụ thể, cải cách giáo dục sẽ tập trung vào giới trẻ “để đồng bào Hong Kong và Macao sẽ củng cố kiến thức về dân tộc và lòng yêu nước”. Nỗ lực đưa các bài giảng “giáo dục yêu nước” bắt buộc vào các trường học ở Hong Kong hồi năm 2012 đã dẫn đến các cuộc biểu tình rộng khắp mà cuối cùng đã làm cho kế hoạch bị hoãn lại.
Những người biểu tình ở Hong Kong lên kế hoạch biểu tình bằng cách nhảy flash mob ở các trung tâm mua sắm vào ngày 1/11 sau một đêm đụng độ ở một khu trung tâm nhiều quán bar, cùng lúc với việc nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Joshua Wong kêu gọi 100.000 người xuống đường vào thứ Bảy 2/11.
Hôm 29/10, anh Wong bị loại khỏi cuộc bầu cử cấp quận sắp tới, một động thái mà anh nói rằng rõ ràng là “có động cơ chính trị”.
“Chúng tôi đã cho cộng đồng quốc tế thấy cuộc bầu cử ở Hong Kong bị Bắc Kinh thao túng như thế nào”, anh Wong nói với các phóng viên hôm 1/11. “Nếu ngày càng có nhiều người, không chỉ là vài nghìn mà nếu hơn 100.000 người Hong Kong xuống đường vào ngày mai 2/11, việc làm đó có thể cho cả thế giới biết về cách thức người dân Hong Kong đấu tranh cho một cuộc bầu cử tự do”.
(CNN, Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-se-thay-doi-cach-bo-nhiem-bai-nhiem-lanh-dao-hong-kong/5148625.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.