Tin khắp nơi – 18/11/2019
Monday, November 18, 2019
6:56:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm châu Á:
Nỗ lực chống lại sức mạnh TQ
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhằm tái khẳng định cam kết khu vực, đồng thời gây áp lực với Bắc Kinh.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đang thực hiện chuyến công du thứ hai tới Ấn Độ-Thái Bình Dương kể từ khi nhận nhiệm vụ tại Lầu Năm Góc vào tháng 8. Chuyến công du của ông Mark Esper bắt đầu bằng chuyến thăm Hàn Quốc hôm 14/11, và điểm đến tiếp theo là Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Lầu Năm Góc cho biết ông Mark Esper sẽ lắng nghe những quốc gia này và khẳng định lại cam kết hợp tác của Mỹ, cho rằng không nơi nào quan trọng hơn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực ưu tiên của quân đội Mỹ.
Chuyến thăm của ông Mark Esper diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á tại Bangkok, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm thất vọng một số đồng minh khu vực khi chỉ cử Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, tới tham dự sự kiện.
Yuanzhe, Giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng chuyến thăm của ông Esper phản ánh sự lo lắng ở Washington rằng có ít tiến bộ trong việc thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.
“Chính quyền Trump đưa ra những thông điệp mâu thuẫn về chính sách Đông Nam Á – họ nói rằng các quốc gia này rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trong khi không thực sự dành đủ nguồn lực, hoặc thậm chí dành sự quan tâm đến khu vực này”, ông Yuanzhe nói. “Vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đang cố gắng thúc đẩy các đồng minh gây áp lực với Trung Quốc nhiều hơn”.
Trong tuyên bố trước chuyến thăm của ông Esper, Lầu Năm Góc đề cập Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn so với Nga và cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thảo luận với các đồng minh và đối tác về yêu sách của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp.
Mỹ thời gian gần đây liên tục thách thức các yêu sách chủ quyền trên biển phi lý của Trung Quốc bằng cách gửi tàu và máy bay chiến đấu tuần tra ở các vùng biển trong khu vực. Tuy nhiên, những hoạt động này đem lại nhiều rủi ro cho Mỹ. Vì thế, chuyến đi của ông Mark Esper sẽ nhằm tìm kiếm những hướng đi mới cho Mỹ trong hợp tác với các đối tác ở khu vực.
Tháng 8, Mỹ rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987, thời điểm đó ông Mark Esper cho biết, Mỹ hy vọng sẽ triển khai các tên lửa bị cấm theo hiệp ước trước đây trong khu vực. Ông Esper được cho là đã yêu cầu Nhật Bản và Australia – hai đồng minh lâu năm của Mỹ – đặt tên lửa trên lãnh thổ của họ, và ông Mark Esper Esper có thể sẽ nêu vấn đề này với Thái Lan và Philippines.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31532-bo-truong-quoc-phong-my-tham-chau-a-no-luc-chong-lai-suc-manh-tq.html
Dân chủ đoạt chức thống đốc Louisiana,
ông Trump xóa tweets
Thống đốc Dân chủ John Bel Edwards tái đắc cử và sẽ đảm nhận chức thống đốc tiểu bang Louisiana nhiệm kỳ hai sau cuộc tranh cử rất gắt gao.Ông Edwards đã phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ ứng cử viên đảng Cộng hòa Eddie Rispone. Ông thắng với 51% số phiếu.
Tin này là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Donald Trump, người ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Ông Trump đến thăm tiểu bang Louisiana ba lần trong hai tuần qua, biến cuộc đua thành một thử thách và đo lường về sự nổi tiếng và được ưa chuộng của chính mình ở tiểu bang miền Nam có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.
Kết quả bầu cử tại Virginia, Kentucky mang ý nghĩa gì cho 2020?
Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?
‘Vì sao chúng tôi muốn Trump tái đắc cử năm 2020?’
Trump nói sẵn sàng ‘nhận’ tin xấu về đối thủ từ nước ngoài
“Tối nay, người dân Louisiana đã chọn vẽ biểu đồ cho con đường của riêng họ”, ông Edwards nói với đám đông người ủng hộ hôm thứ Bảy.
“Và đối với tổng thống, xin Chúa ban phước cho trái tim của ông,” Thống đốc John Bel Edwards nói thêm, giữa tiếng cười của một số người.
Ông Edwards, 53 tuổi, được bầu làm thống đốc đầu tiên vào năm 2015 và vẫn là ứng cử viên đảng Dân chủ duy nhất được cử tri toàn tiểu bang dồn phiếu cho, tại một tiểu bang có lịch sử ủng hộ đảng Cộng hòa.
Ông định vị mình là một đảng Dân chủ bảo thủ, ủng hộ việc mở rộng các cải cách y tế thời Obama nhưng chống lại việc phá thai và hạn chế súng đạn.
Chiến dịch tranh cử của ông Edwards thành công một phần cũng nhờ việc tăng thuế trong nhiệm kỳ đầu tiên, giúp chấm dứt nạn thâm hụt tài chính nghiêm trọng của tiểu bang.
Tiền thuế mới thu thêm đã được sử dụng để đầu tư vào các trường cao đẳng công lập và lần tăng lương đầu tiên trong một thập kỷ cho các giáo viên.
Đối thủ đảng Cộng hòa của ông, ông Rispone, tự xem mình là “kẻ ngoài cuộc bảo thủ” theo khuôn mẫu của Tổng thống Trump, và đã chi hơn 12 triệu đôla tiền của mình cho cuộc đua.
Nhưng ông Rispone tránh không tham dự nhiều sự kiện công cộng truyền thống trong chiến dịch tranh cử, và thường tránh né những câu hỏi về kế hoạch cắt giảm thuế và cải cách hiến pháp.
“Chúng ta không có gì phải xấu hổ”, ông Rispone nói với người ủng hộ sau khi nhận được tin về thất bại của mình.
“Chúng ta đã có hơn 700.000 người ở Louisiana thực sự muốn một cái gì đó tốt hơn và một cái gì đó khác biệt.”
Cuộc bầu cử hôm thứ Bảy đánh dấu cho chiến thắng thứ hai của đảng Dân chủ tại một tiểu bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa, sau khi đảng này thất bại trong cuộc tranh cử chức thống đốc ở tiểu bang Kentucky.
Ông Trump xóa tweets
Tổng thống Donald Trump từng cảnh báo dân chúng tiểu bang Louisiana là sự thất cử của ứng cử viên Cộng hòa sẽ phản ánh tiêu cực về ông.
Trong một cuộc vận tranh cử tại đây trong tuần này, ông Trump nói với người ủng hộ, “Quý vị phải cho tôi một chiến thắng lớn, làm ơn đi, được chứ?”
Ngay trước hôm bầu cử, ông Trump đăng 4 tweets khác nhau để kêu gọi mọi người dồn phiếu ủng hộ ứng cử viên Cộng hòa Eddie Rispone.
Những tweets này được đưa ra sau khi ông Trump liên tục quảng cáo hộ và tổ chức nhiều cuộc vận động tranh cử cho gà nhà Rispone.
Nhưng sau khi ông Rispone bị đánh bại, ông Trump đã xóa tất cả các tweet ủng hộ Rispone gần đây của mình, trang mạng Propublica cho biết.
Đây không phải lần đầu tiên ông Trump xóa Tweets về những ứng cử viên đảng Cộng hòa ông ủng hộ.
Trước đó, ông Trump cũng từng xóa các tweets ủng hộ Thống đốc Cộng hòa Kentucky Matt Bevin sau khi ông này bị một ứng cử viên đảng Dân chủ đánh bại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50456211
Chủ tịch hạ viện ám chỉ
khả năng tổng thống Trump từ chức
khi so sánh với cuộc luận tội Nixon
Tin từ Washington, DC – Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã so sánh tổng thống Trump với tổng thổng Nixon, khi cho rằng ít nhất vị tổng thống bị thất sủng trước đây đã đặt quyền lợi đất nước trên hết bằng cách từ chức trước khi bị luận tội.Người đứng đầu đảng Dân chủ trong Quốc hội nói với phóng viên hồi tuần trước rằng hành động gây sức ép lên Ukraine để buộc họ điều tra đối thủ trong cuộc tranh cử 2020 của tổng thống Trump, đã khiến cho những gì ông Nixon làm trở nên nhỏ bé khi so sánh. Tổng thống Nixon đã từ chức năm 1974, sau khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện phê chuẩn các hồ sơ luận tội ông trước khi toàn bộ Hạ viện bỏ phiếu về việc này, và sau đó ông đã không bị luận tội. Ông Nixon là tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ chức.
Bà Pelosi đưa ra so sánh này giữa lúc đồng minh lâu năm của tổng thống Trump là Roger Stone bị đưa ra tòa xét xử. Hôm thứ Sáu (15/11/2019), ông Stone đã bị kết án nói dối trước Quốc hội, cản trở điều tra và chứng kiến sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông đã công kích cuộc điều tra luận tội mang động cơ chính trị. Tổng thống Trump nói rằng cuộc gọi của ông với Zelenskiy là hoàn hảo, trong khi các nhà lập pháp đảng Cộng hòa chỉ trích quá trình luận tội là không công bằng.
Bà Pelosi đã cáo buộc tổng thống Trump “hối lộ” vào tuần trước, khi các phụ tá của ông tham gia một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc, sau đó 400 triệu Mỹ kim hỗ trợ an ninh của Hoa Kỳ bị giữ lại, trừ khi ông Zelenskiy tuyên bố điều tra đối thủ tranh cử là cựu phó tổng thống Joe Biden. Hối lộ là một trong ba điều kiện để tiến hành luận tội theo Hiến pháp Hoa Kỳ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-ha-vien-am-chi-kha-nang-tong-thong-trump-tu-chuc-khi-so-sanh-voi-cuoc-luan-toi-nixon/
TT Trump xem xét
khả năng ra trả lời điều tra luận tội
Hôm 18/11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng ông có thể sẵn sàng khai chứng trong cuộc điều tra luận tội về các thỏa thuận của ông với Ukraina, mặc dù ông nói rằng ông “không làm gì sai,” theo Reuters.Cho đến nay, quá trình luận tội tại Hạ viện do Đảng Dân chủ dẫn đầu vẫn chưa chính thức yêu cầu Tổng thống Trump ra khai chứng trong cuộc điều tra về việc liệu ông có dùng chính sách đối ngoại làm điểu kiện để buộc Ukraina phải điều tra đối thủ chính trị của ông là ông Joe Biden hay không.
Bác bỏ bất kỳ hành vi sai trái nào, Tổng thống Trung của đảng Cộng hòa, đã lên tiếng trên Twitter phản đối cuộc điều tra này và chỉ trích các nhân chứng trong những ngày gần đây.
“Mặc dù tôi không làm gì sai, và không thích làm tăng độ tín nhiệm cho trò lừa đảo không đúng quy trình này, tôi thích ý tưởng đó và sẽ nghiêm túc cân nhắc điều này, nhằm đưa Quốc hội tập trung trở lại,” ông cho viết trên Twitter.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân chủ cho biết hôm 17/11 trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS rằng ông Trump có mọi cơ hội để trình bày trường hợp của mình, bao gồm cả phiên điều trần trước ủy ban tình báo.
Cuộc điều tra luận tội công khai do Hạ viện tổ chức bắt đầu tuần thứ hai với Ủy ban Tình báo dự kiến sẽ nghe khai chứng của tám nhân chứng nữa trong ba ngày, theo Reuters.
Vào tuần trước, một số nhân chứng đã khai chứng rằng họ bất ngờ về các chiến thuật gây áp lực chống lại Ukraina, cũng như vai trò của ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-xem-xet-kha-nang-ra-tra-loi-dieu-tra-luan-toi/5170782.html
Ngoại trưởng Mike Pompeo
không bảo vệ nền ngoại giao Mỹ
Minh AnhTrong hai ngày thứ Tư 13 và thứ Sáu 15/11/2019, Hạ Viện Mỹ tiến hành lấy lời chứng từ các nhà ngoại giao Mỹ trong vụ « Ukrainagate ». Bên cạnh việc chỉ trích chủ nhân Nhà Trắng thiết lập mạng lưới ngoại giao « song song », ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị cáo buộc đã « không bảo vệ các thuộc cấp » của mình trong vụ tai tiếng này.
« Sự việc đã vượt quá thân phận ngoại giao của tôi và của hai hay ba người khác. Khi các nhà ngoại giao chuyên nghiệp bị bôi nhọ và bị làm suy yếu thì nền ngoại giao cũng bị ảnh hưởng tương tự. Tình trạng này sẽ nhanh chóng gây ra những tổn hại thật sự, nếu không muốn nói là đã xảy ra ». Lời phát biểu này của nữ cựu đại sứ Mỹ tại Ukraina, bà Marie Yovanovitch, tại phiên điều trần công khai ngày thứ Sáu 15/11/2019 đã phản ảnh rõ một sự chống đối tiềm tàng và một cuộc khủng hoảng niềm tin thật sự tại bộ Ngoại Giao Mỹ.
Là rường cột của các chính sách đối ngoại chính quyền Donald Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo cũng bị lung lay bởi thủ tục luận tội do phe Dân Chủ khởi động trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ tai tiếng « Ukrainagate » : Một cuộc mặc cả lấy trợ giúp quân sự đổi lấy việc mở các cuộc điều tra nhắm vào đối thủ chính trị Joe Biden của tổng thống thống Mỹ.
Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã bị chỉ trích không bảo vệ nền ngoại giao Hoa Kỳ, đặc biệt là nữ cựu đại sứ Mỹ Yovanovitch trước những lời đe dọa của tổng thống Trump bất chấp nhiều lời cảnh báo từ nhiều thành viên từng là các cố vấn thân cận của chủ nhân Nhà Trắng.
Theo nhận định của Gilles Paris, thông tín viên báo Le Monde tại Washington, việc ngoại trưởng Pompeo luôn tìm mọi cách tỏ thái độ trung thành với tổng thống Trump và bản thân ông từ chối đảm nhiệm vai trò trụ cột của bộ Ngoại Giao, đã dẫn đến tình trạng nguyên thủ Mỹ có thể công khai lên án nữ cựu ngoại giao, mục tiêu tấn công của những tờ báo bảo thủ trong nhiều tháng.
Trong từng diễn tiến của vụ Ukrainagate, ngoại trưởng Mỹ đều giữ thái độ im lặng « đồng lõa ». Ông Aaron David, cựu nhà đàm phán Trung Đông nghiêm khắc chỉ trích rằng « Rõ ràng ông Mike Pompeo không muốn bảo vệ các nhà ngoại giao chuyên nghiệp của mình tại bộ ». Sự im lặng đến mức khó hiểu này đang biến ông thành vị « ngoại trưởng Mỹ tệ hại nhất » thời hiện đại.
Năm 2018, khi vừa nhậm chức, vị cựu nghị sĩ bang Kansas đã từng làm dấy lên nhiều tia hy vọng. Mối quan hệ thân cận của ông với Donald Trump được giới ngoại giao xem như là một lá chủ bài để vực dậy ánh hào quang của nền ngoại giao Mỹ, phần nào bị « thui chột » dưới thời Rex Tillerson.
Giới quan sát cũng nhìn nhận rằng tính khí thất thường, bất ổn của chủ nhân Nhà Trắng hiện nay đã phần nào giảm bớt các tham vọng của ông Pompeo. Trước những việc « đã rồi » của Donald Trump, ngoại trưởng Mỹ, đành phải hạ thấp vai trò, đóng vai một người lính « chữa cháy », tìm cách giảm bớt thiệt hại do những phát ngôn của tổng thống Mỹ.
Hình ảnh của nền ngoại giao Mỹ thời gian gần đây cũng bị lu mờ, bị đưa xuống hàng thứ yếu trong nhiều hồ sơ quốc tế. Từ cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng mới ở Syria tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, vụ ám sát lãnh đạo quân khủng bố Abou Bakr al Bagdadi tại Syria… đều vắng bóng lãnh đạo ngoại giao Mỹ.
Trong bối cảnh tổng thống Mỹ dồn lực để đối phó với thủ tục luận tội, có nhiều dấu hiệu cho thấy Mike Pompeo dường như đang nghĩ tới chuyện rút về cứ địa của ông, bang Kansas, vì vào tháng 11/2020, có bầu cử thượng nghị sĩ tại đây. Chỉ có điều, tờ báo địa phương Kansas City Star, ngày 26/10/2019 tỏ thái độ rất rõ ràng : Nếu muốn ra ứng cử, ông « nên từ nhiệm ». Ngược lại, « nếu còn nhớ đến ngoại giao, ngài nên dồn hết tâm trí cho nền ngoại giao nước Mỹ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191118-mike-pompeo-khong-bao-ve-nen-ngoai-giao-my
Hồi sinh lại các cuộc biểu tình ở Venezuela
chống Tổng thống Maduro
Tin từ Caracas – Những người ủng hộ ông Juan Guaido đã xuống đường biểu tình ở Caracas. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất đầu tiên sau nhiều tháng bình lặng, khi lãnh đạo phe đối lập Venezuela tìm cách dấy lên lại chiến dịch lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro.Theo tờ The South China Morning Post đưa tin, vào thứ Bảy (16/11), người biểu tình đánh trống và hát những bài hát chống lại ông Maduro trên đường phố phía đông thành phố Caracas.
Một trong những người biểu tình tên là Maribel Risquez, một thợ làm tóc 51 tuổi, cho biết con trai bà đã chết vì không có đủ điều kiện y tế, và họ phải kiên cường phản kháng cho đến khi thay đổi chính phủ này.
Ông Guaido thu hút hàng trăm ngàn người vào đầu năm. Nhiều người dự đoán rằng ông có thể làm mất ghế ông Maduro.
Mọi người đi dọc theo đại lộ Francisco de Miranda ở Caracas, vẫy cờ Venezuela.
Các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng diễn ra ở một số tiểu bang của Venezuela.
Hoa Kỳ và hơn 60 quốc gia khác công nhận ông Guaido là người đứng đầu nhà nước hợp pháp của Venezuela, nhưng lực lượng quân sự và tòa án hàng đầu của đất nước này vẫn trung thành với ông Maduro.
Hiện nay, phần lớn cuộc sống của người Venezuela đang rất khó khăn. Việc thiếu điện, nước và xăng dầu là chuyện xảy ra hàng ngày trên toàn quốc, và lạm phát đang ở mức 11,000% hàng năm theo Bloomberg Café Con Leche Index. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoi-sinh-lai-cac-cuoc-bieu-tinh-o-venezuela-chong-tong-thong-maduro/
Berlin 28 năm chia cắt
và ‘Bức màn Sắt’ phân định Đông-Tây
Tường Berlin: Cả chế độ canh giữ 28 năm, sập trong một đêmTháng 9/1945, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai chấm dứt. Đức đầu hàng quân Đồng minh, gồm các nước Anh, Mỹ, Pháp và Liên bang Xô-Viết.
Phe Đồng minh quyết định phân chia quyền kiểm soát nước Đức. Mỗi nước chịu trách nhiệm đối với một phần lãnh thổ nước này.
Những cảm xúc và hồi ức từ Berlin
Bức tường Berlin: Cựu Tổng bí thư Đông Đức oán Gorbachev
So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky
Nguyên soái Dmitry Yazov 94 tuổi vẫn bị xử tù
Anh, Mỹ và Pháp nắm phần tây, còn Liên Xô giữ phần đông quốc gia bại trận.
Berlin nằm lọt trong phần do Liên Xô kiểm soát.
Là thủ đô của nước Đức, thành phố cũng được chia tư, mỗi phần trao cho một thành viên Đồng minh.
Phần do Anh, Mỹ và Pháp quản lý trở thành Tây Berlin, còn phần do Liên Xô chiếm trở thành Đông Berlin.
Bốn năm sau, vào 1949, Đức trở thành hai quốc gia riêng biệt, Tây Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) và Đông Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức), vẫn do hai khối Anh-Pháp-Mỹ và Liên Xô kiểm soát.
Đông Đức, với những quy định quản lý chặt chẽ theo mô hình xã hội chủ nghĩa, khiến người dân cảm thấy ngột ngạt.
Tuy nhiên, kể từ đó người dân hai bên “vẫn tiếp tục được tự do qua lại, làm ăn sinh sống, di chuyển qua lại lẫn nhau”, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin nói với BBC News Tiếng Việt.
“Sau này, khi hai hệ thống bắt đầu hình thành rõ rệt, mức sống và bộ mặt xã hội thay đổi, khiến cho có xu hướng là người dân bên Đông muốn chạy sang bên Tây,” nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.
Mỗi ngày có hàng ngàn người Đông Đức bỏ sang Tây Đức cởi mở, tự do hơn.
Ngày 13/8/1961: Sự ra đời của bức tường ‘bất khả xâm phạm’
Năm 1961, theo chỉ thị của lãnh đạo Liên Xô khi đó, ông Nikita Khrushchev, để ngăn chặn dòng người ngày càng nhiều từ Đông Đức tìm cách bỏ chạy sang Tây Berlin, từ đó sang Tây Đức, Đông Đức quyết định xây tường.
Quân đội đã gấp rút chỉ trong một đêm 13/8/1961 dựng lên bức tường thực sự chia cắt Berlin.
Bức tường Berlin trông thế nào?
Bức tường bất thình lình hiện lên sừng sững khiến người dân ở cả hai bên thành phố nằm giữa châu Âu kinh ngạc, và nó cũng chấm dứt chuyện qua lại của người dân hai bên.
Ban đầu chỉ là một bức tường bê tông với dây kẽm gai, dần dần, nó được xây dựng kiên cố với hai lớp tường, ở giữa là hành lang kiểm soát với các trạm gác, chốt theo dõi, các điểm đặt súng, đặt mìn, và được tuần tra nghiêm ngặt suốt ngày đêm với trên 11 ngàn binh lính và chó nghiệp vụ.
Chạy dọc từ phía bắc xuống phía nam thành phố, Bức tường Berlin có tám trạm kiểm soát chính, gồm bảy trạm kiểm soát đường bộ dành cho người và xe cộ, và một trạm kiểm soát đường hỏa xa.
Bên cạnh bức tường ‘cứng’ phân chia thành phố, còn có một bức tường ‘mềm’ bao quanh phần còn lại của Tây Berlin, dài 112km, tạo thành đường biên giới giữa vùng lãnh thổ này của Tây Đức với Đông Đức.
Tây Berlin trở thành một ‘tủ kính’ nằm lọt trong lòng Đông Đức.
Các hoạt động kết nối giữa Tây Berlin với phần còn lại của Tây Đức đều phải đi qua phần lãnh thổ của Đông Đức, nơi do Liên Xô kiểm soát.
Có mặt cùng phóng viên BBC News Tiếng Việt tại cây cầu Bösebrücke trên phố Bornholmer, một trong tám điểm kiểm soát quan trọng nhất tại Bức tường Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói việc di chuyển “được quy định rất chặt chẽ”.
“[Có những quy định] về đường hàng không thì phải bay như thế nào, hành lang bay được phép bay. Đường bộ, gồm đường bộ cao tốc và đường sắt, một khi đã qua trạm kiểm soát ở Tây Berlin rồi là phải chạy thẳng, không được phép dừng lại.”
Bức tường Berlin chia đôi thành phố dài 43km, được cho là bất khả xâm phạm, đã trở thành biểu tượng của sự chia cắt Đông-Tây, và được biết đến với tên gọi “Bức màn Sắt”.
Chừng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường, nhưng đây quả thực là điều vô cùng khó khăn, nguy hiểm.
Hơn 100 người đã bị giết chết khi tìm cách vượt tường trong thời gian 28 năm tồn tại của ‘Bức màn Sắt’.
Tuy nhiên, ở bên phía kia bức tường, Tây Đức không hề kiểm soát.
“Nhu cầu xây tường là nhu cầu của Đông Đức,” nhà báo Lê Mạnh Hùng nói. “Họ muốn quản lý, không cho dân chúng chạy khỏi Đông Đức.”
“Phía Tây Berlin không có nhu cầu đó. Ở vùng Tây Đức và Tây Berlin, người ta luôn chào đón, tìm cách giúp những người muốn vượt biên giới.”
“Tại chính địa điểm này [chốt kiểm soát Bornholmer], đã từng xảy ra việc một nhân viên an ninh của Đông Đức lái chiếc xe tải cố tìm cách vượt qua cầu sang phía bên kia. Khi ông ta đã sang đến địa phận Tây Berlin, gần sát bên kia rồi, được sự giúp đỡ của cảnh sát Tây Berlin, nhưng ông ta vẫn bị đồng đội phía Đông bắn sang, mất mạng.”
“Thậm chí có các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội sang đến Tây Berlin rồi vẫn bị an ninh Đông Đức sang tìm, ám sát.”
Phong trào đấu tranh của người dân Đông Đức
Trong thập niên 1980, các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại nhiều nước Đông Âu thuộc phe xã hội chủ nghĩa.
Người dân muốn được tự do di chuyển, được hưởng quyền tự do biểu đạt, và họ lên tiếng đòi hỏi.
Sau khi hàng trăm người Đông Đức đào thoát qua ngả đi sang các nước láng giềng như Hungary và Tiệp Khắc, chính quyền Đông Berlin thấy ngày càng khó chặn đòi hỏi của người dân, những người muốn được quyền đi sang Tây Đức.
Vào ngày 9/11/1989, lãnh đạo Tây Đức trong một phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình nói rằng đường biên giới Đông-Tây sẽ được mở.
“Tối hôm đó, vào khoảng 19 giờ có cuộc họp báo của chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức,” nhà báo Lê Mạnh Hùng kể lại.
“Lúc đó, ông [Günter] Schabowski, ủy viên Bộ Chính trị Đông Đức, người mới được bầu làm người phát ngôn của chính phủ, tổ chức họp báo.”
“Người ta thắc mắc ông rất nhiều vấn đề – trước đó đã có sức ép từ phong trào nổi dậy bên Đông Đức – trong đó có vấn đề người Đông Đức được phép đi du lịch ra nước ngoài, được phép đi thăm thân ở Tây Đức, vốn đã là chủ đề gây sức ép rất lớn cho chính phủ.”
“Trong khi dự thảo về vấn đề này vẫn đang còn được xem xét, chưa có ý kiến chính thức cuối cùng, thì trong buổi họp báo đó, một phóng viên bất ngờ đặt câu hỏi, ‘quy định đó bắt đầu có hiệu lực từ khi nào?’ và ông ấy đã trả lời rằng, ‘Theo tôi nghĩ là ngay lập tức.”
Tin tức được phát trên truyền hình. Hàng triệu người dân Đông Đức nghe tin. Hàng ngàn người dân Đông Đức kéo tới bức tường, đòi binh lính mở cổng.
Cửa khẩu biên giới tại đường Bornholmer trở thành nơi “khai hỏa” cho sự sụp đổ của bức tường chia cắt Berlin.
Ngày 9/11/1989: Chốt kiểm soát Bornholmer và sự sụp đổ của Bức tường Berlin
“Lãnh đạo cơ quan biên phòng ở đây [cửa khẩu Bornholmer], Trung tá Harald Jäger, nghe được [câu trả lời của ông Schabowski] trong lúc nghỉ giải lao, vào lúc 20:00 giờ,” nhà báo Lê Mạnh Hùng kể.
“Ngay lập tức đã có hàng nghìn, rồi hàng vạn người kéo đến đứng chật con đường này. Họ muốn vượt biên giới sang Tây Berlin.”
“Ông trung tá gọi điện cho cấp trên để hỏi ý kiến và được cho biết là chưa có tin gì, cần bắt buộc chờ đến ngày hôm sau.”
Tuy nhiên, sức ép từ dân chúng quá lớn. Lực lượng biên phòng 16 người tại chốt kiểm soát này không thể ngăn cản được dòng người kéo tới càng lúc càng đông.
Không còn cách nào khác, ông trung tá nhượng bộ.
“20:23 phút đêm hôm đó, Trung tá an ninh Harald Jäger quyết định mở toang biên giới. Lúc đó, một làn sóng người dân Đông Đức tràn sang Tây Berlin,” nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.
“Điều thú vị là trong dòng người này có cả bà Angela Merkel, khi đó bà ấy đã [đi sang Tây Berlin] ở đúng cửa khẩu này, trong đêm hôm đó.”
Tiếp theo sau, các cửa khẩu khác cũng nhanh chóng được mở toang.
Cũng trong đêm, ở phía tây của bức tường, dân chúng kéo tới chờ đợi và chào đón những người đồng hương từ phía đông.
Ngày 9/11/1989 trở thành ngày bức tường bắt đầu bị đập bỏ, mở đầu cho tiến trình thống nhất nước Đức gần một năm sau đó, ngày 3/10/1990.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50461811
Kết thúc chuyến thăm TQ, Tổng thống Pháp
hủy dự án tỉ USD có sự góp mặt của Bắc Kinh
Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định hủy dự án khu phức hợp mua sắm và giải trí trị giá 3 tỉ euro của Tập đoàn bán lẻ Auchan (Pháp) và Tập đoàn Vạn Đạt (Trung Quốc) gần thủ đô Paris.Điện Elysee (7/11) cho biết, Tổng thống Emmanuel Macron quyết định hủy dự án khu phức hợp mua sắm và giải trí trị giá 3 tỉ euro của Tập đoàn bán lẻ Auchan (Pháp) và Tập đoàn Vạn Đạt (Trung Quốc). Dự án “EuropaCity” nằm giữa sân bay Roissy-Charles de Gaulle và Paris-Le Bourget phía Bắc Paris, bao gồm rạp xiếc và dốc trượt tuyết trong nhà cũng như các cửa hàng và nhà hàng, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2027. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các nhà hoạt động vì môi trường khi cho rằng dự án sẽ phá hủy một trong số ít các khu vực tự nhiên rộng lớn gần Paris.
Tổng thống Pháp Macron cho rằng: “Đó là một dự án lỗi thời, không phù hợp với kỳ vọng của người dân. Chúng không đáp ứng nhu cầu người dân hiện nay và trong tương lai”. Trong khi đó, Công ty phụ trách dự án EuropaCity, cho biết quyết định hủy dự án trung tâm mua sắm này là “một sai lầm” và là một đòn giáng vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của khu vực Val D’Oise. Trong khi đó, phía Tập đoàn Trung Quốc Vạn Đạt cho biết công ty này chỉ tham gia quá trình lên ý tưởng và thiết kế dự án. EuropaCity thực tế là dự án đầu tư của một nhóm công ty được dẫn đầu bởi công ty lớn của Pháp. Tập đoàn Vạn Đạt chỉ tham gia về ý tưởng và thiết kế của dự án.
Được biết, đây là lần thứ hai ông Macron hủy dự án xây dựng lớn. Hồi đầu năm 2018, tổng thống Pháp bác dự án sân bay Notre-Dame-des-Landes gần Thành phố Nantes ở miền Tây nước Pháp. Dự án sân bay trị giá 580 triệu euro thời điểm đó đang trong giai đoạn lập kế hoạch kéo dài nhiều thập kỷ và bị các nhà bảo vệ môi trường ở khu vực này phản đổi kịch liệt.
Việc Tổng thống Pháp đưa ra quyết định hủy dự án trên ngay sau khi kết thúc chuyến thăm đến Trung Quốc được cho là thông điệp cứng rắn muốn gửi tới Bắc Kinh về quyết tâm của Paris trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Được biết, trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Macron đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gặt hái các hợp đồng trị giá 15 tỷ USD. Chuyến
thăm này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với cả Pháp và Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc và Pháp đã ký các hợp đồng trị giá 15 tỷ USD nhân chuyến thăm này của Tổng thống Pháp. Các thỏa thuận được ký bao gồm các lĩnh vực hàng không, năng lượng và nông nghiệp.
http://biendong.net/bien-dong/31555-ket-thuc-chuyen-tham-tq-tong-thong-phap-huy-du-an-ti-usd-co-su-gop-mat-cua-bac-kinh.html
Nạn móc túi tăng 60% trong xe điện ngầm Paris
Tuấn ThảoCác vụ móc túi trong hệ thống xe điện ngầm ở Paris đã tăng thêm khoảng 60% trong 10 tháng đầu năm 2019. Theo báo cáo của ngành giao thông công cộng tại Paris, gần 7.500 vụ phạm pháp đã được ghi nhận từ đầu năm cho đến tháng 10. Hai phần ba là các vụ móc túi trộm cắp, phần còn lại là các vụ cướp giật tức là có bạo lực.
Nạn móc túi trong métro thật sự đã tăng vọt : từ 4.721 vụ năm 2018 tăng lên tới 7.485 vụ trong năm 2019. Theo bản báo cáo gần đây của cơ quan Île-de-France Mobilités (tên gọi mới của Stif, cơ quan quản lý ngành giao thông công cộng tại Paris và các vùng phụ cận), đa số các hành vi phạm pháp thường là các vụ móc túi hay ăn trộm, từ 2.920 vụ tăng lên tới 5.093 vụ so với cùng thời kỳ năm trước. Các vụ cướp giật cũng gia tăng từ 1.801 vụ lên thành 2.392 vụ.
Theo lời ông Stéphane Gouaud, giám đốc an ninh của công ty xe điện ngầm Paris (RATP), đây là điều chưa từng thấy và lần đầu tiên nạn móc túi tăng mạnh như vậy. Trong khoảng thời gian này, các nhân viên bảo đảm an ninh (GSPR) trên toàn bộ hệ thống xe diện ngầm đã làm việc khong ngơi nghỉ. So với năm 2018, các vụ can thiệp chận bắt các kẻ móc túi của giới nhân viên bảo vệ đã tăng 104%.
Ngay từ tháng 03/2019, các tờ báo như Le Parisien hay Le Figaro đã lên tiếng báo động về chuyện này, hầu hết các vụ móc túi đều diễn ra trong phạm vi của hệ thống giao thông công cộng. Các số liệu thống kê của cơ quan Île-de-France Mobilités đều cho thấy đa số các vụ móc túi là do các nhóm có tổ chức. Theo báo Le Parisien, các băng đảng này ban đầu hành động lén lút rập rình nhưng ngày càng lộ diện ‘‘công khai’’ và đôi khi ra mặt thách đố các nhân viên an ninh như thể đó là một trò chơi cút bắt.
Các băng đảng móc túi có tổ chức này khai thác lỗ hổng pháp lý ban bằng cách hoạt động với nhiều trẻ vị thành niên, kẻ móc túi dưới 18 tuổi bị bắt quả tang thì không sợ bị trừng phạt quá nặng, băng nhóm bị săn đuổi chỗ này thì chuyển qua chỗ khác. Những giới hạn về mặt pháp lý ấy có thể giải thích vì sao các băng đảng ngày càng ‘‘lộng hành’’ thậm chí hung hăng đối với các nhân viên an ninh theo ghi nhận của ông Stéphane Gouaud giám đốc an ninh của công ty RATP.
Hồi tháng 10 năm 2019, toà án Paris kết án từ 4 đến 8 năm tù 20 người Rumani về tội lập băng đảng, bóc lột trẻ em và tàng trữ đồ ăn cắp. Sau khi thọ án tù, những nghi phạm này bị trục xuất về nước. Tuy nhêin, theo Le Parisien, việc phá vỡ một đường dây như vậy có địa bàn hoạt động tại Páhp và Tây Ban Nha, đã đòi hỏi nơi cảnh sát khá nhiều thời gian điều tra.
Một cách cụ thể và chi tiết, bản báo cáo ghi nhận là các trạm xe điện ngầm Châtelet, Opéra và La Défense là nơi tập trung nhiều vụ móc túi. Điều này chủ yếu là vì đây là các trạm xe có nhiều hành khách nhất, điển hình là trạm métro Châtelet-Les Halles với hơn 300 triệu lượt hành khách mỗi năm. Danh sách 10 trạm xe điện ngầm, nơi diễn ra nhiều vụ trộm cắp cũng cho thấy sự gia tăng của nạn móc túi tại các nhà ga lớn như Gare du Nord, Gare de l’Est hay Montparnasse hay tại các khu đông đảo du khách như phố Saint Michel hay phố Montmartre.
Các tuyến xe điện ngầm có nhiều trạm dừng gần các danh lam thắng cảnh cũng là mục tiêu của các băng đảng. Các kẻ móc túi thường nhắm vào những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch, hay tại những nơi mua sắm có nhiều khách bộ hành thường xuyên lui tới.
Trên danh sách này, các tuyến đường métro như đường số 2, 6, 8 hoặc số 9, đứng đầu bảng xếp hạng. Ban giám đốc công ty RATP cho biết đã tăng cường lực lượng an ninh (GPSR), tuy nhiên hành động của lực lượng này (không có thẩm quyền giam giữ) sẽ thiếu hiệu quả trong trường hợp giới cảnh sát và ngành tư pháp không truy tố và trừng phạt đúng mức các mạng lưới có tổ chức chuyên biến các trẻ vị thành niên thành kẻ móc túi.
Về điểm này, bà Valérie Pécresse chủ tịch Hội đồng vùng Île-de-France và như vậy cũng là chủ tịch cơ quan Île-de-France Mobilités đã gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Olivier Castaner để phàn nàn về việc
lực lượng cảnh sát đã giảm bớt 350 nhân viên kể từ năm 2015, cho nên dù lực lượng an ninh GPSR có được tăng cường, nhưng vẫn chưa đủ để hạn chế nạn móc tíu trong métro.
http://vi.rfi.fr/phap/20191118-nan-moc-tui-tang-60-trong-xe-dien-ngam-paris
Báo chí Anh cáo buộc chính phủ và quân đội
che giấu tội ác chiến tranh
Thanh HàChính phủ và quân đội Anh có bao che một số tội ác chiến tranh nhắm vào thường dân tại Irak – Afghanistan hay không ? Báo báo Sunday Times và chương trình Panorama của đài truyền hình BBC cùng thực hiện đã liên lạc được với một số nhà điều tra do quân đội Anh điều đến hiện trường? thế nhưng chính quyền Luân Đôn đã đột ngột đình chỉ công tác của những người nói trên.
Thông tín viên Muriel Delcroix giải thích thêm :
“Trong số các tội ác được nêu lên, báo Sunday Times và chương trình Panorama đặc biệt chú ý tới vụ một cảnh sát Irak bị một người lính Anh bắn chết vào năm 2003, tới những vụ tra tấn và hành vi bạo hành nhắm vào các tù nhân tại Bassora cùng năm, hay vụ ba trẻ em và một người đàn ông Afghanistan bị đặc nhiệm Anh giết chết năm 2012.
Sunday Times và chương trình Panorama đã phỏng vấn khoảng một chục người từng được quân đội cử đến hiện trường để điều tra về khả năng đã xảy ra những hành vi vi phạm nhân quyền. Theo những người này, họ đã tìm thấy nhiều bằng chứng về tội ác chiến tranh mà quân đội đã che giấu. Nhưng các nhà điều tra này đã không thể hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 2/2017, chính quyền thuộc đảng Bảo Thủ Anh đã đột ngột đình chỉ hàng trăm cuộc điều tra. Quyết định này diễn ra vài tháng trước khi thủ tướng Theresa May cho bầu cử trước thời hạn vào tháng 6/2018. Theo lời một nhà điều tra, bộ Quốc Phòng liên tục gia tăng áp lực để các hồ sơ này được khép lại càng sớm càng tốt. Một nguồn tin khác thì khẳng định ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, bằng không, bộ Quốc Phòng Anh không hề có ý định truy tố bất kỳ một quân nhân nào.
Bộ Quốc Phòng đã bác bỏ các cáo buộc nói trên. Nhưng báo Sunday Times cảnh báo rằng các tiết lộ vừa nêu có thể dẫn tới việc Tòa Án Hình Sự Quốc Tế sẽ phải can thiệp trong trường hợp một quốc gia làm ngơ, để cho quân đội vi phạm Công Ước Genève (về nhân đạo).
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191118-bao-chi-anh-cao-buoc-chinh-phu-va-quan-doi-che-giau-toi-ac-chien-tranh
Nga sẽ trả tàu Hải quân Ukraine
bị bắt giữ vào ngày thứ Hai 18 tháng 11, 2019
Tin từ Moscow, Nga – Hôm Chủ Nhật (17/11/2019), các hãng tin Nga dẫn lời lực lượng tuần duyên Crimea cho biết Nga sẽ trả lại ba tàu hải quân bị bắt cho Ukraine vào thứ Hai (18/11/2019), và đã chuyển các con tàu đến một địa điểm bàn giao đã thỏa thuận với Kiev.Trước đó vào Chủ Nhật, một phóng viên của Reuters ở Crimea đã nhìn thấy những con tàu kéo ba chiếc tàu hải quân qua eo biển Kerch Strait hướng về biển Đen, nơi các con tàu có khả năng được bàn giao cho Ukraine. Những chiếc tàu này đã bị hải quân Nga bắt ngoài bờ biển Crimea vào tháng 11 năm ngoái sau khi nổ súng vào chiếc làm bị thương nhiều thủy thủ. Nga sau đó đã thả các thủy thủ trên trên tàu vào tháng 9 trong đợt trao đổi tù bình.
Quan hệ giữa Nga và Ukraine sụp đổ sau khi Moscow sát nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thắng cử vào tháng 4 vừa qua với lời hứa với cử tri rằng ông sẽ chấm dứt các cuộc xung đột vớ Moscow. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nga-se-tra-tau-hai-quan-ukraine-bi-bat-giu-vao-ngay-thu-hai-18-thang-11-2019/
30 năm Cách mạng Nhung và tượng Nguyên soái Konev
Ba thập niên sau Cách mạng Nhung đem lại độc lập và tự do cho CH Czech, Prague vẫn phải ‘sống với tượng’ của Nguyên soái Liên Xô Ivan Konev.Theo phóng viên BBC Rob Cameron trong bài về 30 năm Cách mạng Nhung (17/11/1989-2019), tượng ông Konev vẫn có mặt ở Quận 6, thủ đô CH Czech.
Tượng của Ivan Stepanovich Konev, người đem quân Liên Xô giải phóng phần đất của Czech bị phát-xít Đức chiếm đóng trong Thế Chiến 2, được dựng lên trong thập niên 1980.
Khi đó, Liên bang XHCN Khắc là đồng minh của Liên Xô.
Tiệp Khắc kháng cự các đồng chí Liên Xô ra sao?
Ngày Liên Xô đồng ý tôn trọng nhân quyền
So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky
Những năm 1848, 1918, 1968, 1988, 2008 và 2018
Tuy thế, người dân Prague nay cho rằng dù ông Konev đúng là có công trong Thế Chiến 2, ông không phải là “người giải phóng Prague” như huyền thoại thời cộng sản nêu ra.
Ông Ondrej Kolar, quận trưởng Prague 6, người thuộc đảng trung hữu, đề nghị di dời bức tượng Konev đi chỗ khác.
Quyết định này đã gây ra phản đối mạnh từ Đại sứ quán Nga ở CH Czech và bị đảng cộng sản Czech lên án.
Câu chuyện về Ivan Konev cùng bức tượng ông, hiện đã tạm bọc vải bạt để tránh không bị bôi bẩn, nói nhiều về lịch sử khó khăn của người Czech với láng giềng khổng lồ là Nga.
Ai ‘giải phóng’ Prague?
Nguyên soái Ivan Konev đưa quân vào Prague ngày 9/05/1945, vài hôm sau khi thành phố này đã vắng bóng quân Đức.
Theo người Czech thuộc phái không ưa Nga, thì người dân Prague đã tự giải phóng thành phố từ trước khi Hồng quân Liên Xô đến.
Thực tế lịch sử về các cuộc chuyển quân của Đồng minh Mỹ và Liên Xô tại vùng nay là CH Czech vào những ngày cuối Thế Chiến 2 phức tạp hơn một chút.
Với cả quân Mỹ và Liên Xô, việc đưa một lực lượng vào Prague là không cần thiết về mặt quân sự vì họ đều tập trung đánh vào Đức.
Đại tướng Dwight Eisenhower, tổng tư lệnh liên quân Anh – Mỹ – Pháp ở châu Âu đã đồng ý với Tướng Aleksei Antonov của Liên Xô rằng quân Mỹ sẽ dừng ở tuyến Karlovy Vary (Carlsbad) – Plzen- Ceske Budejovice.
Quân Liên Xô đã đóng ở Slovakia cũng chỉ tính “đi qua” Prague để đánh vào Dresden.
Chính vì thế, dù quân đội Mỹ có cử một hai sỹ quan quân báo, Eugene Fodor và Kurt Taub, lái xe từ Plzen vào Prague xem tình hình ra sao, họ đã không ở lại thành phố mà quay về trong ngày.
Mục tiêu của Mỹ là xác định xem còn đơn vị nào của Đức ở Prague không tuân theo lệnh đầu hàng mà các tướng Đức đã ký với Đồng minh, có hiệu lực từ 08/05/1945.
Phía Liên Xô thì thấy lực lượng du kích cộng sản Czech đã làm chủ nhiều khu phố của Prague nên chỉ công bố mở chiến dịch Prague ngày 7/05/1945 mà không cử đại quân đến làm gì.
Trong hai ngày 8 và 9, Hoa Kỳ có xem xét khả năng đưa quân vào Prague giúp phe nổi dậy ở địa phương, nhưng sau khi nghe tin Liên Xô đãng tiến vào thì bỏ ý định đó.
Kết quả là Liên Xô đã vào Prague và đội mật vụ Smersh khét tiếng cùng đi đã nhanh chóng vây bắt các nhà hoạt động Czech không cộng sản.
Điều này đã để lại oán hận trong dân chúng Czech.
Nhân vật nay bị ghét
Nguyên soái Konev, hai lần được phong Anh hùng Liên Xô, còn đóng vai trò chủ chốt trong vụ đàn áp khởi nghĩa Hungary năm 1956.
Sang năm 1961, cũng chính ông ta làm tư lệnh quân Liên Xô ở Đông Đức và giám sát kế hoạch xây tường Berlin.
Năm 1968, ông có vai trò trong việc điều động Quân đội Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc và đàn áp khởi nghĩa Prague.
Chừng 135 người Czech và Slovak bị bắn chết.
Quân Liên Xô bắt TBT Alexander Dubcek, thủ tướng Oldrich Cernik, chủ tịch QH Josef Smyrkovsky đem về giam ở Moscow.
Sau Cách mạng Nhung 1989 và thay đổi thể chế tại Đông Âu, tượng các nhân vật hàng đầu của Liên Xô đều bị hạ bệ.
Tượng Ivan Konev ở Krakow, Ba Lan bị gỡ bỏ năm 1991.
Từ nhiều năm qua, điểm đặt tượng Konev ở Prague thành nơi tụ họp biểu tình phản đối Nga và tưởng niệm các nạn nhân bị Liên Xô giết năm 1968.
Nay, chính quyền Quận 6 của Prague đề nghị chuyển tượng ông Konev cho Đại sứ quán Nga để họ giữ trong khuôn viên nếu muốn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50461481
Lãnh đạo Iran lên án các cuộc biểu tình bạo lực
sau quyết định tăng giá xăng dầu
Vào hôm Chủ Nhật (17/11), lãnh đạo tối cao của Iran, Giáo chủ Khamenei tán thành quyết định của chính phủ đối với việc tăng giá nhiên liệu.Ông chỉ trích những người biểu tình vì đốt cháy tài sản công cộng, báo hiệu một cuộc đàn áp tiềm tàng đối với các cuộc biểu tình.
Bình luận của ông Khamenei được đưa ra trong bối cảnh các nhà chức trách cắt các hệ thống Internet trên khắp Iran, để làm dịu các cuộc biểu tình về việc tăng giá 50% do chính phủ ấn định vào thứ Sáu (15/11).
Kể từ khi tăng giá, những người biểu tình đã bỏ xe hơi của họ dọc theo các xa lộ lớn và tham gia các cuộc biểu tình rầm rộ ở thủ đô Tehran và các nơi khác. Một số cuộc biểu tình trở nên bạo lực, đốt phá và sử dụng súng.
Giáo chủ Khamenei gọi những người biểu tình bạo lực là kẻ côn đồ, bị đẩy vào việc xử dụng bạo lực bởi những kẻ phản cách mạng và kẻ thù nước ngoài của Iran.
Tờ South China Morning Post đưa tin, giáo chủ đưa ra quan điểm ủng hộ quyết định của Tổng thống Iran Hassan Rowhani về việc tăng giá nhiên liệu. Xăng tại quốc gia này vẫn thuộc hàng rẻ nhất thế giới dù giá mới tăng vọt 50% so với trước.
Giáo chủ Khamenei ra lệnh cho các lực lượng an ninh thực hiện nhiệm vụ, và di tản người dân tránh xa những người biểu tình bạo lực. Điều đó cho thấy có thể xuất hiện một cuộc đàn áp.
Giáo chủ cho rằng những hành động phi pháp như vậy sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào, nhưng lại tăng thêm sự mất ổn định.
Các cuộc biểu tình gây áp lực mới đối với chính phủ Iran. Dù việc tăng giá đã được dự kiến nhưng ngay lập tức đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chỉ sau một đêm. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-iran-len-an-cac-cuoc-bieu-tinh-bao-luc-sau-quyet-dinh-tang-gia-xang-dau/
Biểu tình chống tăng giá xăng :
Iran tố Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ
Thanh PhươngTeheran lên án Hoa Kỳ can thiệp vào chuyện nội bộ của Iran sau khi Washington bày tỏ sự ủng hộ đối với « nhân dân Iran » vào lúc xảy ra nhiều cuộc biểu tình bạo động chống việc tăng giá xăng.
Trên trang mạng Twitter hôm thứ Bảy tuần trước, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã viết : « Như tôi đã nói với nhân dân Iran cách đây một năm rưỡi : Hoa Kỳ đứng về phía các bạn ».
Trong một thông cáo đưa ra đêm qua, 17/11/2019, bộ Ngoại Giao Iran cho rằng tuyên bố nói trên cho thấy ông Pompeo ủng hộ « một nhóm bạo loạn ». Bộ Ngoại Giao Iran lên án những lời lẽ « mang tính can thiệp » vào chuyện nội bộ của nước này.
Ít nhất 2 người đã chết (một thường dân và một cảnh sát) kể từ tối thứ Sáu trong các cuộc biểu tình bạo động nổ ra tại nhiều thành phố ở Iran, chỉ vài giờ sau khi chính phủ thông báo tăng giá xăng, một biện pháp khiến toàn bộ người dân ở nước này phẫn nộ.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình :
« Từ ba ngày qua, người dân Iran chỉ bàn tán về chuyện giá xăng. Ai cũng bất bình, như giải thích của Mozafar, một tài xế taxi khoảng 60 tuổi, không hiểu vì sao chính phủ lại quyết định như vậy. Ông nói : Trước đây, tôi mua 20 lít xăng chỉ với giá 20 ngàn toman, nay tôi phải trả đến 60 ngàn, tức là tăng hơn 200%. Nếu chính phủ muốn tăng giá xăng, họ có thể tăng thêm 200 toman, 300 toman, hoặc 500, chứ không thể nào tăng một lúc thêm 2.000 toman như vậy. Cứ tưởng tượng anh là một người bán hàng, do phải mua xăng đắt hơn, anh sẽ phải bán hàng đắt hơn, cho dù chính phủ có bỏ bao nhiêu tiền để kiểm soát giá cả.
Quyết định tăng giá xăng đã khiến mọi người phẫn nộ, nhất là vì tổng thống Rohani đã không giải thích lý do vì sao ông đưa ra biện pháp này. Đối với Majid, một nhân viên bán hàng khoảng 30 tuổi, không gì có thể biện minh cho việc tăng giá xăng : Năm nay đã biết bao lần giá cả leo thang. Tăng giá xăng như thế có đúng không ? Chính phủ phải hủy bỏ biện pháp này. Iran đâu phải là một nước nghèo để mà làm như thế. Đất nước chúng tôi là một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Hãy nhìn xem người dân đang sống ra sao.
Người dân Iran bất bình vào lúc mà tỷ lệ lạm phát hiện đã lên đến 50% do hậu quả của các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Việc tăng giá xăng chính là giọt nước đã làm tràn ly. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191118-bieu-tinh-chong-tang-gia-xang-iran-to-my-can-thiep-vao-chuyen-noi-bo
ASEAN – TQ sẽ diễn tập hải quân
ASEAN và Trung Quốc sẽ diễn tập chung trên biển để thúc đẩy hòa bình trong khu vực, tương tự sự kiện vào tháng 10 năm ngoái.“Chúng tôi đã nhất trí tiến hành cuộc diễn tập trên biển thứ hai. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thảo luận chi tiết sự kiện sẽ diễn ra khi nào và ở đâu”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu nói với các phóng viên tại Bangkok ngày 17/11, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).
“Diễn tập hải quân chung là một nỗ lực khác của ASEAN và Trung Quốc nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực”, ông nói thêm. Khi được hỏi liệu cuộc diễn tập có trở thành sự kiện thường niên hay không, Mohamad nói rằng điều này chưa được quyết định.
ASEAN và Trung Quốc tháng 10 năm ngoái lần đầu tiên diễn tập hải quân chung tại vùng biển ngoài khơi thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, tập trung vào tìm kiếm cứu nạn ngoài khơi.
Trong cuộc họp giữa các bộ trưởng ASEAN vào sáng nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh một số vấn đề khu vực đang phải đối mặt, tiêu biểu là sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực – điều mang lại thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Ông cho rằng các nước ASEAN cần chủ động, tích cực thúc đẩy đoàn kết nội khối đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài.
Bộ trưởng Quốc phòng cho rằng để Biển Đông thực sự thành vùng biển hòa bình ổn định và phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết là luật pháp quốc tế và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), phải được tôn trọng.
Các bộ trưởng ASEAN cũng họp với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, thảo luận về hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực.
http://biendong.net/bi-n-nong/31537-asean-tq-se-dien-tap-hai-quan.html
Triều Tiên nói sẽ không có đàm phán với Mỹ
vì TT Trump quá tự đắc
Hôm 18/11, Triều Tiên tuyên bố họ không quan tâm đến các cuộc đàm phán vô nghĩa với Hoa Kỳ nữa để Tổng thống Donald Trump không còn gì để tự đắc. Đồng thời, Bình Nhưỡng nói rằng nếu Washington muốn đối thoại thì phải chấm dứt điều mà Triều Tiên cho là chính sách thù địch, theo Reuters.Ông Kim Kye Gwan, quan chức cấp cao Triều Tiên, người từng là thứ trưởng ngoại giao, đưa ra bình luận trên sau khi ông Trump vào cuối tuần kêu gọi nhà lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un “hành động nhanh chóng” và gợi ý một cuộc gặp thượng đỉnh nữa.
Trong một tuyên bố của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, ông Kim Kye Gwan cho biết ông đã đọc dòng Twitter ngày 17/11 của ông Trump, trong đó báo hiệu sẽ có một hội nghị thượng đỉnh khác nhưng nói thêm rằng đã có rất ít cải thiện mặc dù đã có ba cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo kể từ tháng 6 năm ngoái.
“Chúng tôi không còn hứng thú với những cuộc đối thoại như vậy vì chúng không mang lại điều gì cho chúng tôi,” ông Kim nói.
“Vì đổi lại chúng tôi chẳng được gì, chúng tôi sẽ không ban tặng cho tổng thống Hoa Kỳ những thứ để ông tự đắc,” ông Kim nói.
Trong diễn biến liên quan hôm 18/11, Truyền thông Triều Tiên đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát các cuộc tập trận của không quân ngay cả khi Mỹ và Hàn Quốc đã quyết định hoãn cuộc tập trận chung của họ, theo Reuters.
Trước đó, hôm 17/11, Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho biết họ sẽ hoãn các cuộc tập trận quân sự sắp tới, được gọi là Sự kiện Huấn luyện Bay kết hợp, trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình với Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-noi-se-khong-co-dam-phan-voi-my-vi-tt-trump-qua-tu-dac/5170522.html
Bình Nhưỡng đặt điều kiện “có qua có lại”
để họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên
Thanh HàBình Nhưỡng một lần nữa đặt điều kiện với Mỹ trên hồ sơ hạt nhân. Bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên ngày 18/11/2019 khẳng định một thượng đỉnh Trump –Kim mới chỉ “hữu ích” nếu như Washington có thêm những nhượng bộ mới trong tiến trình đàm phán.
Vài giờ trước đó, trên Twitter tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi chủ tịch Bắc Triều Tiên “nhanh chóng hành động, để đạt được một thỏa thuận” và hy vọng rằng ông “sớm gặp lại” lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Cố vấn của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Kim Kye Gwan xem tuyên bố nói trên của chủ nhân Nhà Trắng như một lời mời mở lại một cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước. Nhưng phía Bình Nhưỡng xem đây là màn để Washington “kéo dài thời gian, như thể tiến trình đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên đã đạt được một số tiến bộ“.
Cố vấn ngoại trưởng Bắc Triều Tiên nói rõ, Bình Nhưỡng sẽ không “tặng cho tổng thống Mỹ bất kỳ điều gì để ông ta có thể khoe khoang thành tích nếu như Bắc Triều Tiên không nhận được gì từ phía Hoa Kỳ trong chiều ngược lại“.
Cũng ông này cho rằng nếu muốn tiếp tục đàm phán, Washington nên “từ bỏ chính sách thù nghịch” đối với Bắc Triều Tiên.
Tuyên bố cứng rắn của cố vấn ngoại trưởng Bắc Triều Tiên được đưa ra sau khi Mỹ và Hàn Quốc ngày 17/11/2019 quyết định hủy các cuộc tập trận trên không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại với Bình Nhưỡng.
Nhưng trái với cử chỉ hòa hoãn của phía Washington, hãng tin KCNA của Bắc Triều Tiên ngày 18/11/2019 cho biết, “trong ba ngày vừa qua, đích thân ông Kim Jong Un đã hai lần chỉ huy chiến dịch tập trận trên không” nhằm “tăng cường khả năng phòng thủ của các đơn vị quân sự Bắc Triều Tiên“. Tuần trước, Bình Nhưỡng đánh giá “cánh cửa đối thoại với Hoa Kỳ đang khép lại“.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191118-binh-nhuong-dat-dieu-kien-de-to-chuc-thuong-dinh-my-bac-trieu-tie
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ hàng chục người
gần Đại học Bách Khoa
Hàng chục người biểu tình Hong Kong vào sáng thứ Hai 18/11/2019 bị bắt giữ gần Đại học Bách khoa Hương Cảng thuộc quận Hung Hom sau một đêm Chủ nhật cảnh sát không thể đột kích vào phía trong.Những người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn đang ẩn náu trong khuôn viên trường đại học đốt hàng rào lối cửa chính trong sáng nay để ngăn cảnh sát tràn vào, sau khi các sĩ quan cảnh báo họ có thể sử dụng đạn thật nếu phải đối mặt với vũ khí chết người từ người biểu tình.
Vào ngày chủ nhật 17 tháng 11 nhiều người dân Hồng Kông tiến hành kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ bằng ảnh của Tập Cận Bình và Carrie Lam
Mọi người tham quan bức tường làm bằng các hộp các tông có hình ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam trong sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ ở Hương Cảng vào ngày 17 tháng 11 năm 2019.
Hồng Kông rung chuyển trong nhiều tháng qua vì bị châm ngòi bởi một dự luật cho phép dẫn độ về đại lục hiện đã bị tuyên bố hủy nhưng từ đó đã biến thành một phong trào đòi hỏi dân chủ sâu rộng và buộc cảnh sát chịu trách nhiệm.
Cũng trong ngày 17 tháng 11, Cảnh sát Hồng Kông cho đăng tải các bức ảnh trên Fanpage Hong Kong Police cáo buộc những người biểu tình dùng cung tên bắn trúng bắp chân một sĩ quan cảnh sát bên ngoài Đại học Bách khoa.
Cảnh sát cho biết thêm là viên sĩ quan bị thương được chuyển đến bệnh viện trong trạng thái tỉnh táo.
Trước đó người này được cho là đang thực hiện nhiệm vụ liên lạc truyền thông cùng với một nhóm lớn các nhà báo đang đưa tin trong cùng khu vực.
“Một cuộc tấn công như vậy đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của mỗi người tại hiện trường.
Cảnh sát lên án nghiêm khắc các hành động bạo lực của tất cả những kẻ bạo loạn và đang tiến hành các hoạt động giải tán và bắt giữ,” cảnh sát Hồng Kông nêu rõ.
Lực lượng an ninh đặc khu cũng khuyến cáo các công dân “nên tránh đi lại trong khu vực.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/update-hong-kong-11182019083311.html
Cảnh sát Hong Kong đe dọa sử dụng đạn thật
Cảnh sát Hong Kong hôm 18/11 đe dọa sử dụng đạn thật nếu “những kẻ gây bạo loạn” dùng các vũ khí gây sát thương cũng như có các hành động bạo lực, theo Reuters.Tuyên bố của cảnh sát được đưa ra sau khi xảy ra các vụ đụng độ bên ngoài một trường đại học ở trung tâm Hong Kong.
Cảnh sát hôm 17/11 cho biết rằng một nhân viên cảnh sát đã được đưa đi chữa trị tại bệnh viện sau khi bị trúng mũi tên ở chân.
Trong tuyên bố hôm 18/11, cảnh sát cảnh báo rằng những người biểu tình bị coi là “những kẻ gây bạo loạn” phải chấm dứt sử dụng vũ khí gây sát thương để tấn công các nhân viên cảnh sát cũng như ngừng các hành động bạo lực khác.
Reuters dẫn lời cảnh sát nói sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp mạnh tay, thậm chí là đạn thật, nếu cần.
Hãng tin Anh cũng trích lời cảnh sát nói rằng hôm 17/11 họ đã sử dụng một viên đạn trong cuộc đụng độ với người biểu tình, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trước đó, trên một con đường lớn gần Đại học Bách khoa Hong Kong, xe cảnh sát với vòi rồng đã tiến gần tới hàng rào chắn do người biểu tình dựng lên, nhưng thoái lui sau khi bị ném bom xăng.
Theo Reuters, binh sĩ Trung Quốc ở một căn cứ gần đại học này hôm 17/11 đã sử dụng ống nhòm để theo dõi diễn biến.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng được Reuters dẫn lời bày tỏ tin tưởng rằng chính quyền Hong Kong có thể giải quyết cuộc khủng hoảng.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-hong-kong-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BA%A1n-th%E1%BA%ADt/5169664.html
Trung Quốc: Hoa Kỳ ‘cần ngừng can thiệp’ ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói với người tương nhiệm phía Mỹ rằng Washington “cần ngừng can thiệp” ở Biển Đông.Bộ trưởng Quốc phòng TQ: Các đảo Biển Đông là ‘một phần lãnh thổ’
Bộ trưởng Trung Quốc nói biến cố Thiên An Môn ‘là chính sách đúng’
Ông Ngụy Phượng Hòa đã tiếp xúc với ông Mark Esper ở Bangkok, và sau đó người phát ngôn của Trung Quốc tường thuật lại cho các phóng viên.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 6 với chủ đề “An ninh bền vững” đã diễn ra tại Bangkok hôm 18/11.
Người phát ngôn Trung Quốc nói cuộc gặp mang tính “xây dựng và tích cực”, nhưng Trung Quốc yêu cầu Mỹ “ngừng dương oai” ở Biển Đông.
Hoa Kỳ mấy năm qua thường tổ chức các chuyến đi của tàu chiến để bảo đảm “tự do hàng hải” tại Biển Đông.
Một ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công khai cáo buộc Bắc Kinh “ngày càng sử dụng đe dọa để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược” trong khu vực.
Trong khi đó, phía Mỹ tường thuật rằng khi gặp ông Ngụy Phương Hòa, ông Esper nhắc lại Mỹ “sẽ bay, đi tàu, và hoạt động bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép, và khuyến khích, bảo vệ quyền của các nước khác cũng làm như thế”, theo tuyên bố từ Lầu Năm Góc.
Trong cuộc gặp, ông Ngụy Phương Hòa và Mark Esper cũng đề cập diễn tiến biểu tình ở Hong Kong.
Về Đài Loan, bộ trưởng Trung Quốc nói Trung Quốc sẽ không chấp nhận Đài Loan được độc lập, và phản đối mọi quan hệ chính thức về ngoại giao và quốc phòng với Đài Loan.
“Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ cân nhắc cẩn thận vấn đề liên quan Đài Loan”, người phát ngôn của Trung Quốc nhấn mạnh.
Trên Biển Đông, Trung Quốc, Đài Loan, cùng bốn nước trong nhóm Asean – Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei – đang có những tranh chấp chủ quyền.
Cùng ngày, Hội nghị ADMM+ lần thứ 6 đã ra thông cáo chung.
Thông cáo có đoạn nói các Bộ trưởng cam kết đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh.
Điều này bao gồm việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì và tôn trọng tự do hàng hải và hàng không.
Trước đó tại Diễn đàn Hương Sơn lần 9 tại Bắc Kinh hôm 21/10, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói các đảo ở Biển Đông là “một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc”
Trong các quan chức cấp cao quốc tế tham gia diễn đàn có Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Cũng phát biểu tại diễn đàn tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch nói vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, “không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50462211
Trung Quốc:
Mỹ, Anh chớ can thiệp vào vấn đề Hong Kong
Hôm 18/11, Đại sứ Trung Quốc tại Anh cho biết các nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ và Anh, nên ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong khi những người biểu tình tiếp tục đối đầu với cảnh sát, theo Reuters.“Một số nước phương Tây đã công khai ủng hộ những kẻ phạm tội bạo lực cực đoan, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua cái gọi là Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong để can thiệp một cách trắng trợn vào các vấn đề Hong Kong, đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” Đại sứ Liu Xiaoming nói với các phóng viên.
“Chính phủ Anh và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh đã công bố các báo cáo liên quan đến Trung Quốc, đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về Hong Kong. Điều tồi tệ hơn là một số chính trị gia người Anh thậm chí còn dự định trao (một) giải thưởng cho một nhà tuyên truyền chính cho nền độc lập của Hong Kong,” đại sứ Trung Quốc cho biết thêm.
XEM THÊM:
Cảnh sát Hong Kong đe dọa sử dụng đạn thật
Trong khi đó hôm 17/11, Hoa Kỳ lên án việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp ở Hong Kong và kêu gọi Bắc Kinh bảo vệ quyền tự do của người dân Hong Kong, một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump, cho biết sau khi những người biểu tình đối đầu với cảnh sát Hong Kong, trong khi người biểu tình bị cảnh sát giam lỏng tại trường đại học Bách Khoa.
“Chúng tôi lên án việc sử dụng vũ lực một cách vô lý và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực và tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng,” quan chức của Hoa Kỳ nói.
“Như Tổng thống đã nói, Hoa Kỳ mong muốn Bắc Kinh tôn trọng các cam kết của mình theo Tuyên bố chung Trung-Anh và để bảo vệ quyền tự do, hệ thống pháp lý và lối sống dân chủ của Hong Kong,” Reuters dẫn lời quan chức Mỹ cho biết thêm.
Cảnh sát Hong Kong đã phong tỏa trường Đại học Bách khoa và những người biểu tình lan qua một khu phố du lịch, sau gần hai ngày liên tiếp đối đầu đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc đụng độ đẫm máu.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-my-anh-cho-can-thiep-vao-van-de-hong-kong/5170575.html
Tập trận chặn đánh máy bay không người lái:
TQ đang đề phòng Mỹ
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết, Quân đội Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận đánh chặn máy bay không người lái trong điều kiện gần giống chiến tranh, sau nhiều năm nghiên cứu chiến thuật sử dụng drone của Mỹ.Theo thông tin trên, Lữ đoàn thuộc biên chế quân đoàn 79, Bộ Tư lệnh phương Bắc đã bắn hạ tất cả máy bay không người lái trong cuộc tập trận diễn ra cả ngày và đêm với điều kiện giống chiến tranh thực sự. Cuộc tập trận được tổ chức tại thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. CCTV cho biết, đơn vị phải vượt qua một số tình huống chiến tranh thực sự, bao gồm nhiệm vụ tránh sự phát hiện của vệ tinh đối phương, sửa chữa phương tiện dọc đường hành quân; đồng thời khẳng định cuộc tập trận đã giúp cải thiện sự phối hợp giữa các binh sĩ, tăng tốc thời gian phản ứng của họ trong các tình huống chiến đấu.
Theo một quan chức quân đội Trung Quốc, kịch bản tập trận lần này gần giống với chiến tranh thực sự hơn và chúng tôi đã bắn trúng các mục tiêu không người lái từ các vị trí và độ cao khác nhau, trong thời gian ngắn nhất có thể. Cuộc tập trận này phù hợp với mục tiêu tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc, lực lượng vốn không tham gia vào chiến tranh thực sự trong nhiều thập niên.
Trong khi đó, chuyên gia Zhou Chenming, cho biết cuộc tập trận nhằm thu hẹp khoảng cách năng lực của Trung Quốc với các nước trong phòng thủ máy bay không người lái. Máy bay không người lái được Mỹ triển khai trong nhiều năm ở Iraq, Afghanistan và nhiều nơi khác. Nó ngày càng phổ biến trên thế giới. Quân đội Trung Quốc đã tập trung vào chiến thuật đối phó máy bay không người lái, kể từ khi Mỹ sử dụng chúng để đánh bại kẻ thù ở Trung Đông. Và sau nhiều năm luyện tập, cuộc tập trận cho thấy họ đã làm chủ được khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết. Chuyên gia Collin Koh, Viện nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore lại cho cuộc tập trận cho thấy quân đội Trung Quốc ngày càng có năng lực đẩy lùi cuộc tấn công trên không của kẻ thù. Ông Koh cho biết quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu sâu về chiến thuật quân sự của Mỹ trong các cuộc xung đột ở Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo và Chiến tranh Iraq, và nhận thấy rằng lực lượng của họ sẽ phải học cách chiến đấu trong môi trường chiến tranh điện tử phức tạp.
Trong những năm gần đây, sau khi trang bị đầy đủ máy bay không người lái cho tất cả các quân binh chủng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng máy bay không người lái, Bộ Tư lệnh PLA đã giao nhiệm vụ cho các công trình sư thiết kế các máy bay không người lái kích thước nhỏ chuyên dụng để giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt. Trước hết, đó là thiết kế các thiết bị nhỏ gọn tàng hình cho các phân đội đặc nhiệm. Tiếp theo, đó là các “UAV- kamikaze” – tức là
các UAV sử dụng một lần mang thuốc nổ. Nhờ có thể thu nhỏ các linh kiện điện tử và chế tạo pin (ắc quy) có điện dung lớn và nhẹ nên các kỹ sư Trung Quốc đã chế tạo được các thiết bị có thể được đưa đến khu vực cho trước bằng tên lửa kích thước lớn (tên lửa làm phương tiện mang) phóng tử các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS). Các robot không người lái sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng chiến đấu. Chúng sẽ được sử dụng để trinh sát tại các khu vực có hệ thống phòng không mặt đất của đối phương, và cũng có thể thực hiện chức năng làm mục tiêu giả và phát nhiễu.
Bộ đội tàu ngầm PLA cũng quan tâm đến việc chế tạo các UAV trinh sát cỡ nhỏ có thể phóng được qua ống phóng ngư lôi từ các tàu ngầm đang lặn dưới nước. Trong khi đó, để sử dụng trên tuyến tiếp xúc tác chiến với đối phương , Lục quân PLA dự định sử dụng các máy bay không người lái động cơ điện tương đối đơn giản cỡ nhỏ trang bị camera truyền hình. Thường thì các máy bay không người lái này được phóng bằng tay hoặc từ các bệ phóng hết sức thô sơ. Mặc dù các máy bay không người lái V thu nhỏ trông không nổi bật lắm trên nền các UAV tấn công hạng nặng hoặc hạng trung được đưa ra trình diễn trong Lễ duyệt binh nhân 70 năm Quốc khánh Trung Quốc vừa qua, nhưng rất không nên đánh giá thấp giá trị của chúng. Những máy bay không người lái cánh quạt trông như đồ chơi trẻ em này có thể quan sát kỹ các nếp gấp địa hình hoặc kiểm tra khu vực xem có phục kích hay không- và vì thế, cứu mạng nhiều binh sỹ.
Được biết, Trung Quốc hiện là một trong những nước đi đầu về nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái. Các loại máy bay không người lái mới của Trung Quốc hiện có tính năng ngang bằng, thậm chí ở một số khía cạnh còn ưu việt hơn các loại tương đương của Mỹ. Các loại máy bay không người lái này có giá cạnh tranh và do đó, có tiềm năng xuất khẩu cao. Hoạt động phát triển UAV của Trung Quốc nói chung phù hợp với các xu hướng toàn cầu. Mặc dù do sự lạc hậu về công nghệ tồn tại cho đến gần đây, Bắc Kinh đã nhấn mạnh vào việc sao chép các máy bay không người lái của Mỹ và Israel. Các máy bay không người lái của quân đội Trung Quốc có các nhiệm vụ giống như các máy bay không người lái của quân đội Mỹ. Các nhiệm vụ chính là: Trinh sát; Chỉ thị mục tiêu; Tấn công mục tiêu mặt đất bằng tên lửa; Tác chiến điện tử.
Ngày nay, máy bay không người lái chủ yếu được dùng trong các chiến dịch chống lại các kẻ địch phi đối xứng và thường là trang bị kém hơn về công nghệ như các quốc gia nhỏ, các địa bàn tranh chấp thông qua chiến tranh gián tiếp bằng các lực lượng ủy nhiệm, khủng bố/nổi dậy… Đồng thời, với trình độ công nghệ hiện nay, thật khó tưởng tượng một cuộc xung đột giữa các nước lớn mà không có việc sử dụng ồ ạt máy bay không người lái. Khác với Mỹ, Trung Quốc không có nhiều kinh nghiệm sử dụng UAV trong tác chiến, song một số người cho rằng, các máy bay không người lái Trung Quốc được sử dụng chẳng hạn ở Myanmar và Lào là do các nhân viên Trung Quốc vận hành. Quân đội Trung Quốc đang tích cực sử dụng máy bay không người lái để giám sát biển và biên giới trên bộ, và chống cướp biển. Máy bay không người lái đang có vai trò lớn trong các hoạt động của quân đội Trung Quốc nhằm theo đuổi các lợi ích khu vực và toàn cầu của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng năng lực quân sự cho phép họ hành động hiệu quả cả trong xung đột gián tiếp và trực tiếp với kẻ địch tiên tiến về công nghệ, mà đầu tiên và trước hết là Mỹ. Do đó, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc đang theo đuổi việc phát triển các loại vũ khí mới, trong đó có các máy bay không người lái siêu âm và siêu vượt âm.
Một trong những con đường phát triển các UAV tương lai đó là chương trình AVIC 601-S. Nó đã dẫn đến việc chế tạo các mẫu thử nghiệm như Thiên nỗ (Tian-Nu hay Tiannu, Sky Crossbow), Phong nhận (Fengren hay Wind Blade, Vân cung (Yungong hay Cloud Bow), Chiến ưng (Zhanying hay Warrior Eagle), Lợi kiếm (Lijian hay Sharp Sword) và Ám kiếm (Anjian hay Dark Sword). Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang ráo riết thử nghiệm các kiểu thiết kế máy bay không người lái khác nhau (cánh bay, cánh hình tên ngược…) và các công nghệ mới nhằm có được những giải pháp tối ưu cho UAV để tăng tốc độ, khả năng cơ động và tính năng tàng hình của chúng. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tập trung cải tiến một số vấn đề trên UAV như tốc độ bay cao và bán kính bay lớn; khả năng cơ động; giảm độ bộc lộ radar…
Hiện Trung Quốc đang sở hữu nhiều loại máy bay không người lái hiện đại, cụ thể: Vô Trinh-8 (WZ-8)là máy bay trinh sát không người lái siêu thanh tầm cao của Trung Quốc. WZ-8 hiện chỉ phán đoán được rằng nó là một máy bay trinh sát chiến lược tầm cao có thể sánh với máy bay trinh sát chiến lược cao không SR-71 Blackbird của Mỹ. Tuy nhiên, SR-71 Blackbird là máy bay trinh sát Mach 3 được phát triển ở Mỹ vào những năm 1960 để bù đắp cho việc kém khả năng cơ động của máy bay trinh sát tầm cao U-2. Mặc dù nó có kỷ lục là máy bay có người lái tốc độ nhanh nhất (Mach 3.3) và kỷ lục bay ở độ
cao nhất thế giới (trừ máy bay MiG-25 từng phá vỡ kỷ lục), có thể lên cao tới 80.000 mét chụp ảnh với độ quét 72 km2 mỗi giây bề mặt Trái Đất, nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn siêu thanh Mach 5 trở lên. Các nhà quan sát cũng cho rằng nhiệm vụ hiện tại của WZ-8 là tiến hành trinh sát các tên lửa chống hạm/tên lửa đất đối đất tầm trung và tầm xa, nhưng nó cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát bí mật xuyên thủng mạng lưới phòng không đối phương nhờ thiết kế tàng hình cực tốt. Phạm vi nhiệm vụ của nó được cho là bao trùm toàn bộ Tây Thái Bình Dương.
Lợi kiếmđược thiết kế bởi Viện Thiết kế Thẩm Dương, Tập đoàn Công nghiệp Hongdu Aviation sản xuất, sử dụng động cơ phản lực do Trung Quốc sản xuất, tải trọng tối đa lên đến 10 tấn; thiết kế cánh và cửa xả có tính năng tàng hình. Về khả năng tấn công, một mô hình máy bay thử nghiệm đã được công bố vào tháng 12 năm 2017 cho thấy hai khoang bom bên dưới, mang bốn quả bom dẫn đường vệ tinh nhỏ ở một bên và một quả bom dẫn đường vệ tinh lớn ở phía bên kia. Cửa khoang bom được xử lý tàng hình răng cưa, cho thấy máy bay đã được sản xuất hàng loạt và đưa vào giai đoạn chiến đấu thực tế. Điều này làm cho nó ngoài việc có các khả năng trinh sát thông thường trên không, giám sát chiến trường, tiêu diệt mục tiêu được chỉ định, đồng thời có thể chế áp hệ thống phòng không của đối phương và tấn công mặt đất. Đáng chú ý, các nguồn tin giấu tên cho biết, Lợi kiếm nhiều khả năng sẽ được trang bị cho tàu san bay và tàu đổ bộ trực thăng của Trung Quốc. Việc sử dụng UAV trên tàu sân bay và tàu chiến là xu hướng (đối với lực lượng hải quân) trên toàn thế giới”, nguồn tin từ hải quân Trung Quốc nhận định và cho biết, Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Theo nguồn tin này, UAV Sharp Sword sẽ tập trung vào nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin tình báo cho các hệ thống tên lửa trên tàu, cho phép tên lửa tấn công chính xác các mục tiêu cách xa 300 km đến 400 km.
Sky Hawk, UAV cánh bằng cho tàu sân bay.Tập đoàn hàng không Shenyang – doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái cánh bằng hoạt động trên tàu sân bay. Theo nhiều chuyên gia quân sự thế giới, những công nghệ quốc phòng do các kỹ sư Trung Quốc làm chủ và phát triển sẽ hỗ trợ máy bay không người lái quân sự bay nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn và khó bị phát hiện hơn. Đây là chiếc UAV dạng cánh bay Sky Hawk, tương tự như chiếc X-47 của Mỹ, lần đầu tiên được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 09/01/2018. Chuyên gia Tống Trung Bình của Trung Quốc cho biết mẫu UAV này đang được phát triển theo lịch đúng kế hoạch và có tính khả thi cao; hệ thống điều khiển của UAV có thiết kế kiểu “cánh bay” khó hơn nhiều so với hệ thống điều khiển máy bay không người lái có thiết kế thông thường. Được trang bị động cơ phản lực, UAV này sẽ bay nhanh hơn và xa hơn so với máy bay cánh quạt hoặc động cơ piston truyền thống. Cùng quan điểm trên, CCTV cho rằng với thiết kế khí động học kiểu “cánh bay”, tương tự máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ, đây là máy bay không người lái tầm cao, tầm xa và tốc độ cao, có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tuần tra trong môi trường phức tạp. Một chuyên gia dấu tên cho biết, chiếc UAV dạng “cánh bay” vừa được tiết lộ còn được đặt tên là Sky Hawk- sẽ trang bị cho các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Các hàng không mẫu hạm PLA trong tương lai được cho là sẽ trang bị máy phóng điện từ có khả năng phóng nhiều loại máy bay. Sky Hawk nhỏ hơn CH-7 nên thuận tiện hơn khi sử dụng trên tàu sân bay.
UAV Dực Long: Dực Long II bề ngoài gần như sao chép hoàn toàn UCAV MQ-9 Reaper của Mỹ ở biến thể hiện đại hóa ER, còn có tên là Block 5. MQ-9 Reaper có cánh dài và các cánh con giúp tăng tầm bay. Dực Long II có chiều dài 11 m, chiều cao 4,1 m, sải cánh 20,5 m, tốc độ đến 340 km/h và độ cao bay đến 9.000 m, trọng lượng cất cánh tối đa 4,2 tấn, có thể mang 480 kg vũ khí lắp dưới cánh và bay trên không liên tục đến 20 giờ. Theo thông báo của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (25/12/2018), chiếc máy bay thứ 100 trong series UAV Dực Long đã hoàn thành nghiệm thu tại thành phố Thành Đô trước khi bàn giao cho khách hàng nước ngoài. Với việc hoàn thành chiếc máy bay không người lái lưỡng dụng thứ 100 này, Trung Quốc gọi đây là kỷ lục mới trong xuất khẩu thiết bị UAV và dấu mốc mới trên con đường phát triển series máy bay không người lái Dực Long do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu chế tạo. Được biết, Viện thiết kế máy bay Thành Đô thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo các loại máy bay không người lái đa dụng từ năm 2005. Đến nay, Tập đoàn này đã phát triển được hai phiên bản máy bay loại này là Dực Long I và Dực Long II, đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước Trung Á, Trung Đông và châu Phi.
CH-5 của Trung Quốc có thiết kế giống MQ-9 Reaper của Mỹ được cho là sẽ trở thành đối thủ trên thị trường xuất khẩu khi có giá thành chỉ bằng một nửa. UAV CH-5 của Trung Quốc được cho là có thể mang theo tới 16 tên lửa không đối đất với khả năng tấn công mạnh mẽ và có thể hoạt động liên tục trong thời gian gần 2 ngày. Ngoài ra, nếu cấu hình cho nhiệm vụ trinh sát, CH-5 có thể bay liên tục tới 120 giờ, phạm vi hoạt động tới 10.000 km. Sự bền bỉ này cho phép CH-5 bay tới mục tiêu cách 3.000
km và hoạt động liên tục hơn 20 giờ. Ngoài ra, nó có thể được vận hành bởi sinh viên đại học với kiến thức cơ bản về hàng không chỉ sau một hoặc 2 ngày đào tạo. Điều này là do sự đơn giản của giao diện người dùng, các hoạt động cất hạ cánh có thể được tự động hóa. UAV này cũng có thể sửa đổi để trở thành hệ thống cảnh báo sớm giá rẻ, hoặc trang bị các bộ cảm biến công nghệ cao như radar xuyên tường và đất do Trung Quốc sản xuất. Điều thú vị hơn nữa là kỹ thuật lập trình và kênh truyền dữ liệu của CH-5 cho phép các nhân viên điều khiển liên kết với UCAV khác như CH-3 và CH-4 để thực hiện các phi vụ chung của nhiều UCAV. Tuy nhiên, UAV CH-5 có điểm yếu lớn so với Reaper của Mỹ. MQ-9 có trần bay từ 12-15 km, trên tầm bắn của vũ khí phòng không tầm thấp. Trong khi đó, CH-5 có trần bay khoảng 9 km nên rất dễ bị tấn công. CH-5 là một phiên bản thuộc dòng UAV Rainbow do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASC) sản xuất. Theo trang web của CASC, công ty đã bán các mẫu UAV dòng Rainbow cho hơn 10 quốc gia trên thế giới với số lượng sản xuất hàng năm vượt quá 200 chiếc, đưa nó trở thành một trong những UAV quân sự phổ biến nhất thế giới.
CK-20 là mục tiêu bay siêu âm đang ở giai đoạn phát triển cao. Là một máy bay 5,5 tấn, lắp 1 động cơ có kích thước tương đương một máy bay tiêm kích phản lực huấn luyện, CK-20 có thể bay ở độ cao 18 km, đạt tốc độ đến 1,8M. CK-20 có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên vào khoảng năm 2020, và giống như CH-805, nó có các đặc tính tàng hình như các cánh đứng ổn định đặt nghiêng. Với tốc độ cao, có thể phát triển CK-20 để hiện nhiệm vụ tác chiến. CK-20 là phương tiện bay tàng hình, siêu âm, được tiếp thị là mục tiêu bay mặc dù kích thước, tốc độ, đặc tính tàng hình cho phép nghiên cứu sử dụng nó cho các mục đích khác.
http://biendong.net/bien-dong/31553-tap-tran-chan-danh-may-bay-khong-nguoi-lai-tq-dang-de-phong-my.html
Diễn biến mới trong tham vọng
xây điện các nhà máy điện hạt nhân nổi
trên Biển Đông của TQ và các nước trong năm 2019
Báo chí và giới chức Trung Quốc cho biết nước này sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trong năm 2019. Trong khi, các nhà phân tích đã liên tưởng các nhà máy điện hạt nhân trên biển mới của Trung Quốc với các sáng kiến của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa và thực dân hóa Biển Đông.TQ tiếp tục đẩy mạnh hiện thực hoá tham vọng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông
Từ năm 2016, hai nhà cung cấp hạt nhân chính thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc là Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) và Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) đã công bố kế hoạch cùng phát triển xà lan điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc để triển khai trên Biển Đông vào năm 2020, lò phản ứng đầu tiên trong số 20 lò phản ứng như vậy theo kế hoạch. Các lò phản ứng này sẽ không chỉ cung cấp điện hoặc nước đã khử muối mà các đảo do Trung Quốc kiểm soát rất cần, mà còn hỗ trợ hoạt động thăm dò dầu khí của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC). Gần đây, việc các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận các kế hoạch như vậy đã dẫn tới các mối quan ngại rằng những phương tiện điện hạt nhân nổi này, một khi được hạ thủy trên Biển Đông, có thể giúp Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo của nước này tại đó.
Hồi tháng 3/2019, Viện năng lượng hạt nhân Trung Quốc cho biết, nước này sẽ hoàn thành và triển khai nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên vào cuối năm nay. Theo cơ quan này, các nhà máy điện hạt nhân nổi được xây dựng nhằm cung cấp năng lượng cho việc tìm kiếm dầu khí trên thềm lục địa cũng như trên các đảo; cho rằng một nhà máy điện hạt nhân nổi không chiếm nhiều không gian, không phải đối mặt với các mối đe dọa động đất và không gây ô nhiễm môi trường. Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) nắm giữ tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ cần thiết để tạo ra các nhà máy điện hạt nhân nổi. Trước đó, Chủ tịch CNNC cho biết tập đoàn đang tiến hành công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy điện nổi này ngoài khơi phía đông của tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thêm chi tiết về dự án. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, dự án dự kiến sẽ tốn chi phí khoảng 14 tỷ nhân dân tệ (1,8 tỷ euro) trước khi đưa vào vận hành vào năm 2021.
Philippines cũng lần đầu tiên cho thấy tham vọng sở hữu các nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông
Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 9 vừa qua của Tổng thống Philippines Duterte, Giám đốc điều hành Rosatom của Nga Alexei Likhachev, cho biết Matxcova đã đề xuất với Manila dự án xây dựng một nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Được biết, Philippines đã xây dựng một nhà máy điện hạt nhân vào thập niên 1980 của thế kỷ trước để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, song nó không bao giờ đi vào hoạt động do lo ngại thảm họa trong nhiều thập kỷ. Trong khi đó, Nga hiện là một trong những nước đi đầu về việc nghiên cứu, chế tạo và đưa vào ứng dụng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển. Hiện nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga mang tên “Viện sỹ Lomonosov” đã cập cảng Pevek ở Bán đảo Chukotka thuộc Viễn Đông đã đi vào hoạt động.
Các nước Đông Nam Á, với sự hỗ trợ của ASEAN và Mạng lưới các cơ quan quản lý hạt nhân ở khu vực Đông Nam Á (ASEANTOM), các tổ chức và diễn đàn khu vực như Hội đồng hợp tác an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP) và các đối tác quốc tế khác có lợi ích trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, nên sớm tìm kiếm ít nhất một kênh liên lạc với Trung Quốc về cách thức trao đổi thông tin về sự an toàn của đội tàu và việc quản lý hoạt động của nó, trong khi không làm tổn hại đến tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia đối với các đảo ở Biển Đông.
Tuy nhiên, những quan ngại về việc Bắc Kinh theo đuổi tham vọng điện hạt nhân trên Biển Đông vẫn còn đó
Thứ nhất, có những thách thức nghiêm trọng của riêng hoạt động quản lý an toàn vận hành cho các nhà máy điện hạt nhân nổi do tính mới lạ của công nghệ, các điều kiện vận hành khó khăn và các hạn chế an toàn cố hữu của các nhà máy này (khoang chứa nhỏ hơn và khả năng xảy ra sự cố cao hơn do nguy cơ lật tàu hay va chạm). Về khía cạnh này, các chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về năng lực của các cơ quan quản lý an toàn hạt nhân của Trung Quốc trong việc theo kịp sự mở rộng nhanh chóng về số lượng và tính đa dạng của công nghệ trong chương trình hạt nhân dân sự của Trung Quốc. Trung Quốc hiện có 39 nhà máy điện hạt nhân trên mặt đất đang hoạt động, thuộc 3 loại hình công nghệ khác nhau (lò phản ứng nước nhẹ áp lực, lò phản ứng nước nặng áp lực và lò phản ứng nhanh tái sinh) từ nhiều bên cung cấp trong nước và nước ngoài và 18 nhà máy khác đang được xây dựng.
Thứ hai, kế hoạch của Trung Quốc vận hành các nhà máy hạt nhân nổi trên Biển Đông cũng sẽ tạo ra các vấn đề về hợp tác an toàn hạt nhân với các nước ven biển ở Đông Nam Á. Thông thường, để chứng minh thành tích an toàn của chương trình hạt nhân dân sự của mình trước cộng đồng quốc tế, một quốc gia cần phê chuẩn Công ước về an toàn hạt nhân và tham gia quá trình đánh giá của Công ước này bằng cách gửi một báo cáo quốc gia tới cuộc họp đánh giá được IAEA tổ chức 3 năm một lần. Sau khi đã bắt đầu thực thi Công ước kể từ năm 1996, Trung Quốc thường xuyên gửi báo cáo quốc gia về an toàn hạt nhân của mình tới các cuộc họp đánh giá, trong đó gần đây bao gồm một bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Do các báo cáo này thường được công bố, các bên thứ ba như các quốc gia Đông Nam Á có thể xác minh liệu Trung Quốc có thực thi các biện pháp an toàn cần thiết cho các cơ sở hạt nhân dân sự của nước này hay không. Tuy nhiên, họ sẽ không thể xem xét những thành tích như vậy về tính an toàn để đánh giá đội tàu hạt nhân nổi trong tương lai của Trung Quốc, do Công ước về an toàn hạt nhân chỉ áp dụng với các nhà máy điện hạt nhân trên đất liền. Mặc dù các quốc gia xung quanh Biển Đông vẫn có thể yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin trong trường hợp xảy ra bất kỳ tai nạn nào đối với các phương tiện nổi của nước này (phù hợp với quy định của Công ước về thông báo sớm một tai nạn hạt nhân, áp dụng với tất cả các loại lò phản ứng hạt nhân, và đã được tất cả các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc phê chuẩn), rõ ràng sẽ là quá muộn để các nước có thể bị ảnh hưởng thực hiện bất kỳ phản ứng nào trong trường hợp khẩn cấp hoặc có kế hoạch giảm nhẹ thiệt hại nào một khi tai nạn đã xảy ra. Nếu không có bất kỳ kênh trao đổi thông tin nào, thì các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông sẽ không thể đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho các nhà máy điện hạt nhân nổi của mình, trong khi chính nước này cũng không có một bộ phận quan trọng trong hệ thống giám sát nghiêm ngặt về an toàn hạt nhân, tức là hết sức cần có khảo cứu đồng đẳng của các nước khác trong khu vực.
Thứ ba, về mặt chính thống, Trung Quốc cho rằng chế tạo nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển để cung cấp điện cho các vùng duyên hải, vùng biên giới, vùng đảo xa bờ và các giàn khoan dầu khí gặp khó khăn về nguồn điện năng. Trung Quốc cũng biện minh cho rằng hành động của mình chỉ đơn thuần phục vụ mục đích phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, cũng như cung cấp điện để khử mặn – lọc nước biển thành nước ngọt, làm đá phục vụ ngư dân ướp hải sản đánh bắt trên biển. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc tìm mọi cách phát triển điện hạt nhân trên biển nhằm cung ứng điện cho các hoạt động quân sự mà Trung Quốc mới triển khai trên các đảo ở Biển Đông, nhất là điện năng dành cho hệ thống radar tối tân của Bắc Kinh. Trước âm mưu của Trung Quốc, giới chuyên gia, học giả khu vực và
quốc tế đã đưa ra nhiều tuyên bố cảnh báo về hậu quả mà các nước ven Biển Đông phải gánh chịu khi xảy ra sự cố đối với nhà máy hạt nhân trên biển. Theo giới chuyên gia, các lò phản ứng hạt nhận đặt trên phao nổi, tàu phá băng, trên tàu ngầm tiềm ẩn những nguy cơ về ô nhiễm môi trường xung quanh. Nếu Trung Quốc triển khai nhà máy điện hạt nhân trên Biển Đông mà xảy ra sự cố rò rỉ phóng xạ, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân ven biển, hoạt động tự do hàng hải trong khu vực và trực tiếp phá hủy hệ sinh thái ở Biển Đông. Môi trường sinh thái ở Biển Đông, đặc biệt là nguồn hải sản và sinh vật biển sẽ bị tàn phá, hủy diệt hàng loạt. Khi bụi phóng xạ bị tán phát trong không khí cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tự do hàng hải, giao thông thương mại trên Biển Đông sẽ bị tê liệt hoàn toàn.
http://biendong.net/bien-dong/31552-dien-bien-moi-trong-tham-vong-xay-dien-cac-nha-may-dien-hat-nhan-noi-tren-bien-dong-cua-tq-va-cac-nuoc-trong-nam-2019.html
TQ bỏ rào cản nhập khẩu gia cầm của Mỹ ‘ngay tức khắc’
Hải quan Trung Quốc ngày 14-11 cho biết các rào cản đối với thịt gia cầm nhập khẩu từ Mỹ đã được tháo bỏ và có hiệu lực ngay tức khắc.Theo Hãng tin Reuters, quyết định dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ đã được Bắc Kinh công bố trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa hai nước.
Kế hoạch tháo bỏ rào cản đối với gia cầm Mỹ đã được Bộ Thương mại Trung Quốc công bố từ cuối tháng 10. Tuy nhiên, thông báo mới nhất trên trang chủ của Cục Hải quan nước này mới chính thức hóa việc mở cửa lại hoạt động thương mại giữa 2 bên.
Trước đó, Cơ quan Kiểm dịch và an toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) sửa đổi Công báo Liên bang vào tuần trước, nhằm thông qua việc nhập khẩu một số mặt hàng gia cầm của Trung Quốc.
Tân Hoa xã ngày 7-11 đưa tin Cơ quan Hải quan và Bộ Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đang nghiên cứu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế Mỹ xuất khẩu các sản phẩm gia cầm sang Trung Quốc.
Kể từ tháng 1-2015, Trung Quốc đã cấm nhập toàn bộ thịt gia cầm và trứng của Mỹ sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại quốc gia này sau nhiều năm qua. Các biện pháp hạn chế khiến giá trị hàng gia cầm nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm 80% từ mức 390 triệu USD năm 2014 xuống 74 triệu USD năm 2015.
Các quan chức 2 nước hôm 7-11 cho biết Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí dỡ bỏ thuế đối với hàng hóa của nhau trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nếu thỏa thuận này được hoàn tất. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu với phóng viên rằng ông muốn ký thỏa thuận này tại Mỹ, có thể là ở Iowa.
Bắc Kinh quyết định mở cửa thị trường cho thịt gia cầm Mỹ giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề thiếu thịt, do nhiều đàn heo tại đây đã chết do dịch tả heo châu Phi kéo dài.
Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc đã tăng trong năm nay. Nhập khẩu thịt gà đạt 548.627 tấn trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 47,6% so với một năm trước.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31528-tq-bo-rao-can-nhap-khau-gia-cam-cua-my-ngay-tuc-khac.html
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc :
Cấp thiết chấm dứt bạo lực ở Hồng Kông
Thanh PhươngPhát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ( Wu Qian ), ngày 18/11/2018, tuyên bố chấm dứt bạo lực và tái lập trật tự là « nhiệm vụ cấp thiết nhất » tại Hồng Kông. Bắc Kinh đã có phản ứng như trên sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa gặp đồng nhiệm Mỹ Mark Esper tại Bangkok, vào lúc những người biểu tình tại Hồng Kông tiếp tục đối đầu với cảnh sát tại một khuôn viên đại học, sau những ngày cuối tuần bạo động lại bùng phát.
Kể từ đầu cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông, Bắc Kinh vẫn thường xuyên cảnh báo là họ sẽ không nhân nhượng trước bất kỳ yêu sách nào của người biểu tình và sẽ không để cho bạo động kéo dài tại đặc khu hành chính này.
Tuyên bố với các phóng viên tại Bangkok bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), đang diễn ra tại Bangkok, ông Ngô Khiêm cũng đã biện minh cho việc điều động các binh lính Trung Quốc ra đường phố Hồng Kông vào thứ Bảy tuần trước.
Hôm đó, hàng chục binh lính Trung Quốc đã ra khỏi doanh trại của họ ở Hồng Kông để giúp dọn dẹp rác và các hàng rào chướng ngại vật do những người biểu tình dựng trên đường phố ở khu vực gần doanh trại này. Theo phát ngôn bộ Quốc Phòng Trung Quốc, hành động nói trên của các quân nhân Trung Quốc đã được người dân Hồng Kông « hoan nghênh ».
Kể từ khi Hồng Kông được trao trả lại cho Bắc Kinh vào năm 1997, quân đội Trung Quốc vẫn duy trì một đơn vị tại đặc khu hành chính này, nhưng các binh lính hiếm khi nào ra khỏi doanh trại. Lần cuối cùng họ xuất hiện trên đường phố Hồng Kông là khi tham gia dọn dẹp sau một cơn bão vào năm 2018.
Chiếu theo Luật Cơ bản của Hồng Kông, chính quyền đặc khu này, « khi cần », có thể yêu cầu sự hỗ trợ của đơn vị Trung Quốc trong việc duy trì trật tự công cộng và cứu hộ thiên tai. Nhưng hôm thứ Bảy vừa qua, chính quyền Hồng Kông khẳng định không hề yêu cầu binh lính Trung Quốc tham gia dọn sạch đường phố.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191118-bo-quoc-phong-trung-quoc-cham-dut-bao-luc-o-hong-kong-la-%C2%AB-nhiem-vu-cap-thiet-nhat-%C2%BB
Philippines hủy bỏ loạt dự án cơ sở hạ tầng
dùng nguồn vốn TQ
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa tuyên bố sẽ dừng hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng không cần thiết hoặc không khả thi sử dụng nguồn vốn của Trung Quốc.Tổng thống Duterte đang chịu áp lực phải thực hiện lời hứa về việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng dựa vào nguồn vốn giá rẻ của Nhật Bản và Trung Quốc trong nhiệm kì của mình.
Trong 3 năm qua, các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu đều chưa đạt được tiến bộ quan trọng, do đó, chính quyền Philippines đang muốn điều chỉnh lại kế hoạch với mục tiêu nhắm đến các dự án quan trọng hàng đầu.
Hàng loạt dự án bị đánh giá là không khả thi sử dụng nguồn vốn Trung Quốc sẽ bị đình chỉ, bao gồm tuyến xe buýt nhanh dài 11 km nối quận trung tâm Bonifacio Global City với sân bay Manila trị giá hơn 900 triệu USD, và giai đoạn tiếp theo của hệ thống đường sắt trị giá hàng tỉ USD trên đảo Mindanao.
“Tổng thống là một người rất thiếu kiên nhẫn. Ông ấy muốn tăng tốc và làm mọi thứ nhanh hơn. Các dự đã trì hoãn có thể được tiếp tục trong tương lai”, cố vấn Tổng thống Philippines, ông Vince Dizon cho hay.
Mặc dù bỏ đi các dự án do Trung Quốc cho vay vốn, tuy nhiên, Philippines vẫn thúc đẩy kế hoạch “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng”. Cụ thể, danh sách các dự án được ưu tiên thậm chí còn tăng lên con số 100 từ mức 75 dự án bao gồm những công trình xây dựng sân bay, đường sắt, đập và đường bộ.
Danh sách cũng dự kiến ít nhất 54 dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2022, tăng từ 21 so với kế hoạch cũ.
http://biendong.net/bi-n-nong/31547-philippines-huy-bo-loat-du-an-co-so-ha-tang-dung-nguon-von-tq.html
Nhìn gương TQ, Ấn hạ nhiệt thương chiến với Mỹ
Theo giới phân tích, nhìn tấm gương Trung Quốc, Ấn Độ đã nhượng bộ trước Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại.Báo cáo của ANI dẫn nguồn tin hôm 16/11 cho biết, một phái đoàn ngoại giao-kinh tế cấp cao của Mỹ sẽ bay sang Ấn Độ vào tuần tới để “tổng kết” giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước đã diễn ra hơn 1 năm qua và tình hình xung quanh thuế nhập khẩu.
Cũng theo nguồn tin này, chuyến thăm của các sứ giả Mỹ sẽ diễn ra ngay sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Gidel đến Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 11.
Theo tiết lộ của nguồn tin, trong chương trình nghị sự của chuyến thăm này, ông Piyush Gidel đã gặp người đồng cấp Mỹ Robert Lightheiser. Sau các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, hai bên đã đạt được kết quả đáng kể trong việc giải quyết một số vấn đề thương mại gây tranh cãi.
Theo các nguồn tin của ANI, cho đến nay, phân lớn các mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ trong lĩnh vực này đều đã được giải quyết và các bên đang làm việc để chuẩn bị cho hàng loạt các thỏa thuận song phương.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, những mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ không lớn như đối với Trung Quốc và điều khoản đã đạt được giữa New Dehli và Washington cũng thực chất hơn, khả thi hơn, nếu so với sự bấp bênh của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Vào tháng 3 năm 2018, Washington áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Ấn Độ vào Hoa Kỳ, lần lượt là 25% và 10%.
Ngoài ra, chính quyền ông Trump cũng quyết định trong năm 2018 sẽ loại Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước đang phát triển được bảo vệ bởi Luật Thương mại từ năm 1974. Do đó, kể từ tháng 6, việc áp thuế đối với một số hàng hóa Ấn Độ bắt đầu đi vào hoạt động.
Ấn Độ là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, với kim ngạch tiêu thụ rất lớn, nên nước này đã phản ứng một cách tiêu cực và tuyên bố không thể chấp nhận các hạn chế đơn phương.
Vào tháng 8 năm ngoái, Ấn Độ đã lên kế hoạch tăng thuế nhập khẩu để đáp trả lại Mỹ, nhưng cuối cùng New Delhi đã hoãn quyết định này nhiều lần và giải thích rằng các cuộc đàm phán với Washington vẫn đang tiêp diễn. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận này đã không đạt kết quả, khiến xung đột thương mại tiếp diễn đến thời điểm hiện nay.
Vào giữa tháng 6 năm nay, Ấn Độ cũng đã tăng thuế nhập khẩu đối với 28 mục hàng hóa từ Hoa Kỳ và tuyên bố đó là một phản ứng đáp trả đối với việc tăng thuế quan của Mỹ đối với việc nhập khẩu thép và nhôm của Ấn Độ. New Delhi tuyên bố rằng, họ sẽ tăng thuế lên 70% đối với toàn bộ danh sách sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ.
Điều này đã khiến Mỹ nổi giận đòi tiếp tục trừng phạt nước này. Trong số những tweet hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa Ấn Độ về cuộc chiến tranh thương mại có thể xảy ra, bất chấp thực tế là căng thẳng thương mại giữa hai nước đã kéo dài hơn 1 năm.
Ngay sau các động thái đáp trả lẫn nhau này, hai bên cũng đã có những cuộc gặp và dường như Ấn Độ cũng đã có những nhượng bộ đối với Mỹ để chấm dứt tình trạng xung đột kinh tế, tránh để nó leo thang thành chiến tranh thương mại như đối với Trung Quốc.
Giới chuyên gia dự đoán kinh tế Ấn Độ năm 2019 sẽ vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức). Dự kiến đến năm 2025, GDP của Ấn Độ sẽ là 5,9 nghìn tỷ dollars, vượt qua cả Đức và Nhật Bản, để đứng thứ 3 thế giới. Nhưng nếu bị Mỹ gia tăng trừng phạt, nước này sẽ không thể tiếp tục đà phát triển ấn tượng, mà thậm chí còn có thể giảm tốc độ tăng trưởng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31536-nhin-guong-tq-an-ha-nhiet-thuong-chien-voi-my.html
Hai chính trị gia Úc bị TQ từ chối nhập cảnh
nói không rút lờì chỉ trích
Hai chính trị gia Úc bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc cho biết họ sẽ không rút lại những lời chỉ trích nước này.Andrew Hastie và James Paterson, dự định sẽ tham dư một khóa học ở Trung Quốc vào tháng tới.
Nhưng đơn xin nhập cảnh của họ bị từ chối và Đại sứ quán Trung Quốc cho biết họ chỉ có thể nhập cảnh nếu thực sự “ăn năn hối cải” vì những lời bình luận của mình.
Cả ông Hastie và ông Paterson đều bác bỏ yêu cầu này.
Các chính trị gia bảo thủ đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc – chỉ ra các vấn đề nhân quyền và cáo buộc can thiệp vào chính trị Úc.
Bộ trưởng Úc nói Trung Quốc hành xử tồi tệ
Úc ở thế tiến thoái lưỡng nan với Trung Quốc
Chính khách Úc ‘ví’ Trung Quốc như phát xít Đức
TQ nói Úc không nên can thiệp Biển Đông
Theo China Matters, nghị sĩ Đảng Lao động Matt Keogh cũng định tham dự khóa học này, chưa bị từ chối nhập cảnh.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc là điều vẫn đang được tranh cãi, một số chính trị gia cáo buộc Bắc Kinh cố gắng thâm nhập vào chính trị Úc thông qua các khoản đóng góp. Trong khi những người khác
tin rằng cáo buộc về ảnh hưởng của Trung Quốc lên nước này đang thúc đẩy khuynh hướng bài ngoại và làm tổn hại mối quan hệ giữa hai nước.
Trong một tuyên bố sau khi đơn xin nhập cảnh Hastie và Paterson bị từ chối, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng họ “không hoan nghênh những người tấn công không chính đáng” vào nước này.
“Miễn là những người liên quan thực sự ăn năn và sửa chữa lỗi lầm của họ, đánh giá Trung Quốc bằng sự khách quan và lý trí, tôn trọng hệ thống và phương thức phát triển của Trung Quốc do người dân Trung Quốc lựa chọn, cánh cửa đối thoại và trao đổi sẽ luôn mở”, phát ngôn viên này nói thêm.
Đáp lại, ông Hastie nói với truyền thông địa phương rằng ông “thất vọng nhưng không ngạc nhiên” khi bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.
“Thượng nghị sĩ James Paterson và tôi sẽ không nghĩ lại, tôi muốn khẳng định như vậy,” ông nói. “Chúng tôi sẽ không hối hận vì đã đứng lên bảo vệ chủ quyền của Úc, các giá trị, lợi ích của chúng tôi và đứng lên cho những người không thể tự đứng lên.”
Ông Paterson nói thêm: “Chẳng có gì phải hối hận cả. Tôi được bầu để đại diện cho người dân Úc – giá trị của họ, mối quan tâm của họ, lợi ích của họ. Tôi sẽ không hối hận về chỉ thị của bất kỳ thế lực nước ngoài nào.”
Họ đã nói gì về Trung Quốc?
Ông Hastie, Nghị sĩ từ Canning, Tây Úc và là người đứng đầu ủy ban An ninh Quốc hội, đã viết một bài báo nêu ý kiến cá nhân hồi tháng 8 được đặng trên tờ Sydney Morning Herald.
Trong đó, ông so sánh cách tiếp cận của phương Tây với Trung Quốc với cái mà ông gọi là thất bại “thảm khốc” trong việc kìm hãm Đức Quốc xã.
“Giống như người Pháp, Úc đã thất bại trong việc xét xem người hàng xóm độc đoán của chúng ta đã biến thành gì”, ông viết.
“Bước tiếp theo của chúng tôi trong việc bảo vệ tương lai của Úc là chấp nhận và thích nghi với thực tế của cuộc đấu tranh địa chính trị – nguồn gốc, ý tưởng và ảnh hưởng của nó lên khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.”Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc cho biết đã cho thấy “tâm lý chiến tranh lạnh và khuynh hướng tư tưởng” của ông.
Ông Paterson cũng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, và bày tỏ mối lo ngại về bạo lực ở Hong Kong.
“Hong Kong là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên thế giới và những gì đang xảy ra là một thảm kịch tuyệt đối và tôi tin rằng Đảng Cộng sản chịu một số trách nhiệm cho điều đó”, ông nói với đài truyền hình ABC của Úc hôm thứ Sáu.
Chính phủ Úc nói gì?
Chính phủ Úc đã chỉ trích Trung Quốc vì các vi phạm nhân quyền của họ nhiều lần trong năm nay. Cụ thể, các nhà lập pháp đã đưa ra các cáo buộc việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne đã nêu ra “mối quan ngại mạnh mẽ” về một bài báo của New York Times cho biết họ thu được các tài liệu Trung Quốc bị rò rỉ, nêu chi tiết về một cuộc đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương.
“Chúng tôi đã liên tục kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc tùy tiện giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm khác”, bà Payne nói trong một tuyên bố.
Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.
Hôm thứ Hai, tờ báo Úc đã đưa tin rằng một chương trình hợp tác nhân quyền đã bị đình chỉ vào tháng Tám.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50456301
0 comments