Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 06/11/2019

Wednesday, November 6, 2019 7:20:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 06/11/2019

Trump-Tập gặp ở Iowa gợi nhớ

mối quan hệ tốt đẹp ngày xưa

Cuộc gặp của ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình ở Iowa sẽ là lời nhắc nhở cay đắng về mối quan hệ từng tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo Reuters.
Hoa Kỳ lên án mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông
Hội đàm Mỹ-Trung mới liệu có kết thúc chiến tranh thương mại?
Ông Trump đề nghị gặp ‘riêng’ Tập Cận Bình để bàn về Hong Kong
Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đề xuất rằng ông có thể ký một thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Iowa đã gây phấn khích ở Muscatine, Iowa, một thành phố bên bờ sông Mississippi, nơi đã đón tiếp ông Tập hai lần kể từ năm 1985.
Ông Tập lần đầu trở thành khách của thành phố 24.000 dân khi ông dẫn đầu một nhóm nghiên cứu nông nghiệp và ở nhà của một gia đình địa phương. Ông cũng đã gặp và trở thành bạn ông Terry Branstad – người sau đó trở thành thống đốc, và hiện là đại sứ của ông Trump tại Bắc Kinh.
Ông Tập trở lại oai vệ hơn năm 2012, với tư cách là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Ông thăm lại ngôi nhà từng ở và gặp gỡ nhiều người bạn cũ mà ông từng gặp trong những năm 1980.
Đó là những thời điểm có nhiều hy vọng hơn trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, trước khi ông Trump khởi động cuộc chiến thuế quan gây tranh cãi, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố Đảng Cộng sản cầm quyền của ông Tập “thực sự thù địch với Hoa Kỳ và các giá trị của chúng ta”.
Các nhà đàm phán thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang chạy đua để hoàn thành văn kiện của một thỏa thuận giai đoạn một có thể xoa dịu cuộc chiến thương mại đã kéo dài 16 tháng. Thuế quan tác động lớn lên nông dân ở Iowa – nhà xuất khẩu đậu nành lớn.
Ông Trump tuần trước cho biết ông hy vọng sẽ ký thỏa thuận thương mại với ông Tập tại một địa điểm ở Hoa Kỳ, có lẽ ở Iowa. Địa điểm ký kết vẫn chưa được chốt, nhưng một quan chức ở Bắc Kinh cho biết ông Tập đã sẵn sàng tới Hoa Kỳ.
Chuck Grassley, Đảng viên Cộng hòa tại bang Iowa, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, cho biết Iowa sẽ là một nơi tuyệt vời để ký kết thỏa thuận thương mại. “Nông dân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại và xứng đáng được ghi nhận sự hy sinh này,” ông nói.
Trump hoãn tăng thuế lên hàng TQ trước đàm phán
Trump có đúng về tình trạng mất việc ở TQ?
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Greg Jenkins, người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Greater Muscatine, cho biết cộng đồng bang Iowa rất muốn làm chủ nhà chuyến thăm Trump – Tập, nhưng ông chưa nhận được liên lạc từ cả hai phía.
Ngôi nhà mà ông Tập lần đầu đến thăm ở Muscatine đã được một doanh nhân Trung Quốc mua lại và đổi tên thành Nhà hữu nghị Trung-Mỹ. Nó thường xuyên thu hút du khách từ Trung Quốc.
Lee Belfield, tổng giám đốc của khách sạn Merrill gồm 122 phòng, khai trương vào năm 2017, một phần bằng tiền của Trung Quốc, cho biết ông sẽ ‘khom lưng cúi gối’ để đáp ứng mọi yêu cầu tổ chức cuộc họp Trump-Tập.
‘Iowa quan trọng’
Trong khi các mối quan hệ lịch sử của ông Trump đối với Muscatine có thể có nghĩa là ông sẽ được chào đón đặc biệt nồng nhiệt, một bản thỏa thuận được ký ở Iowa cũng sẽ là một động thái chính trị khôn ngoan đối với Trump, các chuyên gia thương mại cho biết.
“Iowa rất quan trọng. Nó là đất nước của Trump. Nó là nơi của các trang trại,” ông Ralph Winnie, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Eurasia ở Washington, nói.
“Người dân ở đây rất thân tình và chăm chỉ, vì vậy họ sẽ là những chủ nhà tuyệt vời và điều đó luôn luôn quan trọng. Khi bạn đến Trung Quốc, bạn đã được đối xử như một vị khách danh dự, người Trung Quốc sẽ được đối xử y như vậy khi họ đến đây.”
Khi ông Tập Cận Bình đến thăm Iowa vào năm 2012, ông đã nói với Tạp chí Muscatine: “Bạn là nhóm người Mỹ đầu tiên tôi tiếp xúc. Với tôi, bạn là người Mỹ.”
Steve Bradford, phó chủ tịch cấp cao của HNI Corp, một công ty xây dựng nội thất văn phòng có trụ sở tại Muscatine, cho biết một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giúp công ty của ông, bất kể nó được ký kết ở đâu.
“Những loại thuế quan này đã có tác động tệ hại đối với hoạt động kinh doanh. Loại bỏ chúng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và Trung Quốc,” ông nói. HNI sử dụng khoảng 4.000 người ở Iowa, nhiều người trong số họ sống tại hoặc gần Muscatine, ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50312590

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: Mỹ đã do dự

và hành động quá ít khi TQ đe dọa Việt Nam

trên Biển Đông

Ngoại trưởng Mike Pompeo (30/10) cho rằng Mỹ từ lâu đã quá “nương tay” với Trung Quốc với hy vọng Bắc Kinh có thể thay đổi, tuy nhiên mọi việc không diễn ra như kỳ vọng của Washington; đồng thời chỉ trích Trung Quốc có những hành vi “gây hấn” trên biển.
Chỉ trích, lên án của Ngoại trưởng Mỹ
Phát biểu tại một sự kiện của Viện nghiên cứu Hudson ở New York, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ đã do dự và hành động ít hơn rất nhiều so với những gì Washington nên làm khi Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và khi Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” đối với toàn bộ Biển Đông; lên án mức độ thù địch thực sự của Trung Quốc đối với Mỹ cũng như với các giá trị chung; cho rằng “Washington đã quá chậm chạp trong việc nhìn ra những hiểm họa mà Trung Quốc gây ra cho an ninh quốc gia của Mỹ, vì ngay từ đầu Mỹ vẫn muốn thiết lập quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Bây giờ chúng ta vẫn mong muốn như vậy. Tuy nhiên, trong khi nỗ lực đạt được mục tiêu này, chúng ta đã dung túng và cổ xúy cho sự trỗi dậy của Trung Quốc suốt hàng chục năm, thậm chí chúng ta phải hy sinh những giá trị, an ninh và lương tri của Mỹ”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích các chính quyền Mỹ tiền nhiệm, từ thời Tổng thống Richard Nixon, khi dung túng cho Trung Quốc bằng cách phớt lờ những khác biệt căn bản trong hệ thống của hai nước; đồng thời đổ lỗi cho các tổng thống, cố vấn, nhà phân tích, học giả và nhà sử học khi không nhìn nhận rõ những nguy cơ mà Trung Quốc đã gây ra cho Washington. Tuy nhiên, ông Pompeo khẳng định “tất cả những điều này đang thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump”. Theo ông Pompeo, Mỹ cần đối đầu với Trung Quốc, thay vì chiều theo Bắc Kinh, trong nhiều lĩnh vực, từ các hành vi thương mại, nhân quyền cho tới sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông và Đài Loan; khẳng định thời gian tới, ông sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố lên án Trung Quốc trong các lĩnh vực, từ hệ tư tưởng cho tới thương mại cũng như nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng với Mỹ. Ngoài ra, ông Pompeo cũng nhắc lại những lời chỉ trích trước đó về chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cho vay của Trung Quốc tại các nước đang phát triển, hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, các hành động quân sự hóa tại Biển Đông và Hoa Đông. Theo đó, “các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện rõ rằng họ muốn bá quyền thế giới. Họ đang tiến đến mục tiêu đó bằng việc sử dụng các phương pháp tạo ra những thách thức đối với Mỹ và thế giới”.
Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Pompeo cho biết Mỹ muốn nhìn thấy một Trung Quốc thịnh vượng và phát triển, song phải công bằng. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định chính quyền Trump không bao giờ ngại đối đầu với Trung Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng lên án Trung Quốc
Trong bài phát biểu về quan hệ Mỹ – Trung tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở Washington, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (24/10) đặc biệt lên án các hành vi bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Theo đó, hành động quân sự của Trung Quốc trong khu vực và cách xử sự với các nước láng giềng trong năm qua vẫn tiếp tục càng lúc càng mang tính khiêu khích. Bắc Kinh đã gia tăng sử dụng tàu dân quân biển để thường xuyên hăm dọa các thủy thủ, ngư dân Philippines và Malaysia. Lực lượng tuần duyên Trung Quốc còn tìm cách dùng vũ lực để ép Việt Nam, không cho khoan dầu và khí đốt thiên nhiên ở ngoài khơi vùng biển của Việt Nam”. Không những vậy, ông Mike Pence còn đề cập tới việc, đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản đang chuẩn bị xuất kích nhiều máy bay chiến đấu để chống lại những đợt khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc ở biển Hoa Đông trong năm 2019. Theo Phó
Tổng thống Mỹ Mike Pence, “trong hơn 60 ngày liên tiếp, cảnh sát biển Trung Quốc đã cho tàu bè tới quấy nhiễu vùng biển ở đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật Bản đang quản lý”.
Đáp trả chỉ trích của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (25/10) ngang ngược cho biết, Bắc Kinh vô cùng tức giận về bài phát biểu và kiên quyết phản đối với những quan điểm bình luận “dối trá” và “ngạo mạn” của ông Mike Pence. Bà Oánh khẳng định không thế lực nào có thể cản trở sự tiến lên của Trung Quốc và cáo buộc ông Pence “phá rối sự đoàn kết cũng như ổn định nội bộ của Trung Quốc”.
http://biendong.net/bien-dong/31310-ngoai-truong-my-pompeo-my-da-do-du-va-hanh-dong-qua-it-khi-tq-de-doa-viet-nam-tren-bien-dong.html

Mỹ tuyên bố ‘đường lưỡi bò’ là phi pháp

Đó là thông điệp cứng rắn được đưa ra trong báo cáo “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy tầm nhìn chung” do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 4.11 (theo giờ Mỹ).
Mở đầu báo cáo, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết vào tháng 11.2017 khi tham dự APEC tại VN, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu về chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” vạch ra tầm nhìn mới cho Washington. Mỹ cam kết tiếp tục tham gia sâu vào khu vực này, cùng với các đồng minh tiên phong trong việc đảm bảo an ninh trong khu vực, giải quyết các thách thức.
Cũng trong báo cáo “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy tầm nhìn chung”, Mỹ khẳng định sẽ tăng cường quan hệ hợp tác cùng VN – quốc gia giữ vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Trung Quốc gây ra bất ổn và nguy cơ xung đột
Trong báo cáo vừa công bố trên, Washington khẳng định Mỹ hợp tác cùng các nước trong khu vực để duy trì tự do hàng hải và tận dụng nhiều biện pháp khác nhau để tất cả các quốc gia có thể cùng chia sẻ lợi ích từ biển. Washington kêu gọi các nước liên quan cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình, không cưỡng ép và phải dựa trên luật pháp quốc tế.
Báo cáo trên cũng khẳng định chủ quyền dựa theo bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò – NV) mà Trung Quốc tuyên bố trên Biển Đông đã được chứng minh là vô căn cứ, phi pháp và bất hợp lý. Washington lên án Bắc Kinh có nhiều hành động khiêu khích nhằm củng cố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý, “dọa nạt” các nước trong khu vực bằng sự bất ổn và nguy cơ xung đột.
Bộ Ngoại giao là cơ quan có thẩm quyền đã chính thức đưa ra một tuyên bố như thế để khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ
Washington chính thức nhấn mạnh chính sách
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên tối qua (5.11), TS Patrick Cronin (Chủ tịch chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định báo cáo trên mang ý nghĩa quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Biển Đông.
“Một loạt các bộ trưởng quốc phòng Mỹ qua nhiều thời kỳ từng nhấn mạnh rằng Washington sẽ không ngồi yên khi một cường quốc nào đó đang tìm cách viết lại luật lệ trên Biển Đông. Bây giờ Bộ Ngoại giao là cơ quan có thẩm quyền đã chính thức đưa ra một tuyên bố như thế để khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ là sẽ tìm cách giữ gìn cả hòa bình lẫn các tuyên bố chủ quyền hợp pháp tại khu vực này”, ông Cronin nhận xét.
Đông Nam Á cần phối hợp ứng phó
Chia sẻ nhận xét với Thanh Niên về việc Mỹ đưa ra báo cáo trên, TS James Holmes (Đại học Hải chiến Mỹ) cho rằng đó là cách Washington đưa ra một hồ sơ pháp lý. “Về mặt pháp lý, tuyên bố của Mỹ nhằm khẳng định việc Trung Quốc đưa ra chủ quyền “đường lưỡi bò” là không có cơ sở”, TS James Holmes nói và nhận định báo cáo trên còn hàm chứa một nỗ lực để củng cố một “liên minh ở Đông Nam Á” nhằm ứng phó tình hình hiện tại.
Ông chỉ rõ: “Mỹ đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc tấn công trực tiếp vào lợi ích của các nước trong khu vực về những khía cạnh như an ninh năng lượng, kinh tế. Đây đều là các lợi ích sát sườn của chính phủ lẫn người dân của các nước liên quan. Khi trân trọng những lợi ích này, lãnh đạo của các quốc gia trong khu vực sẽ nhìn thấy được lợi ích chung với cả những nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Khi đứng cùng nhau, các nước sẽ cùng có lợi”.
TS James Holmes cho rằng lâu nay, các nước Đông Nam Á dường như chưa thực sự chia sẻ những lợi ích chung đó, nhưng với những gì đang diễn ra thì đừng chậm trễ phối hợp với nhau nữa. Đó là cách để vượt qua các thách thức hiện tại.
Cũng vào ngày 4.11 (theo giờ Mỹ), Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra thông cáo cho biết bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vừa diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), quan chức cấp cao 4 nước Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng thảo luận để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Đây chính là bộ tứ của “tứ giác an ninh” mà Mỹ đang nỗ lực xây dựng. Qua đó, 4 nước này nhấn mạnh sự ủng hộ đảm bảo một trật tự trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế, nhằm thúc đẩy sự ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế.
http://biendong.net/bi-n-nong/31297-my-tuyen-bo-duong-luoi-bo-la-phi-phap.html

Đại sứ Sondland đổi lời khai điều tra luận tội,

thừa nhận có “trao đổi lợi ích” với Ukraine

Với sự thay đổi gây sốc, nhà ngoại giao Gordon Sondland đã đưa cho các điều tra viên của Hạ viện thêm một chi tiết quan trọng trong lời khai hôm thứ Ba trong tiến trình điều tra luận tội tổng thống Trump (05 tháng 11).
Ông Sondland đã xác nhận có yếu tố trao đổi lợi ích (quid pro quo) giữa tổng thống Trump cùng với luật sư riêng, Rudy Giuliani và Ukraine. Ông Sondland cho biết viện trợ quân sự cho đồng minh Đông Âu của Hoa Kỳ đã bị tạm ngưng, cho đến khi tổng thống Ukraine đồng ý đưa ra tuyên bố chống tham những theo nguyện vọng tổng thống Trump. Ông Sondland xác nhận đó là sự thật, vì ông là người đã trực tiếp chuyển thông điệp đó đến một viên chức Ukraine, bên lề hội nghị ở Warsaw với phó tổng thống Mike Pence.
Vị đại sứ lần đầu làm chứng vào 17/10/2019 và nói ông không biết công ty Burisma của Ukraine mà tổng thống Trump muốn Ukraine điều tra có liên quan đến Hunter, con trai của Joe Biden. Nhưng vài tuần sau chuyến tham dự lễ đắc cử của ông Zelenskiy, khi Sondland và các nhà ngoại giao khác bị cuốn vào các chính sách của Ukraine và các tin nhắn về yêu cầu của tổng thống Trump, thì họ mới biết viện trợ quân sự đã bị ngưng. Sau đó, ông Sondland cùng một cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, Kurt Volker đã đề nghị phụ tá hàng đầu ông Zelenskiy, Awy Yermak về một bản dự thảo cho tuyên bố về khả năng can thiệp vào tình hình chính trị của Hoa Kỳ sẽ được Ukraine ban hành.
Trước sức ép từ các điều tra viên, ông Sondland khai việc Hoa Kỳ yêu cầu Ukraine điều tra gia đình Biden là không đúng đắn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dai-su-sondland-doi-loi-khai-dieu-tra-luan-toi-thua-nhan-co-trao-doi-loi-ich-voi-ukraine/

TNS Lindsey Graham:

Diễn biến điều tra luận tội TT Trump

chỉ ‘toàn chuyện nhảm’

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Donald Trump, lên tiếng bác bỏ những diễn biến mới nhất trong cuộc điều tra luận tội tổng thống, gọi đó là “toàn chuyện nhảm nhí,” theo Daily Mail.
TNS Graham nói với các phóng viên hôm 5/11 rằng ông không có ý định đọc bản chép băng ghi lại cuộc điện đàm mà đảng Dân chủ đưa ra từ cuộc điều tra luận tội tổng thống.
Ông Graham nói: “Tôi không nghĩ rằng tổng thống đã làm điều gì sai”, theo trang Daily Mail.
Tổng thống Trump phủ nhận việc “có đi có lại” (quid pro quo), nhưng đảng Dân chủ nói rằng có một câu chuyện phát sinh kể từ cuộc điện đàm ngày 25/7 giữa Tổng thống Trump với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy khi ông lần đầu tiên đề nghị về “một sự trợ giúp.”
Ông Gordon Sondland, Đại sứ Mỹ tại EU, đã sửa lại lời điều trần trước Ủy ban điều tra của Hạ viện hôm 5/11 liên quan điều tra luận tội Tổng thống Trump. Theo đó, ông Sondland thừa nhận có nói với
phía Ukraina rằng viện trợ quân sự cho nước này trị giá 400 triệu đôla có thể sẽ không tiếp tục cho đến khi Kiev tiến hành điều tra chống tham nhũng nhằm vào đối thủ chính trị của ông Trump như ông ấy muốn, theo CNBC.
https://www.voatiengviet.com/a/lindsey-graham-dien-bien-dieu-tra-luan-toti-tt-trump-toan-chuyen-nham/5154776.html

Đảng Dân Chủ thắng ghế thống đốc Kentucky,

giành được lưỡng viện quốc hội Virginia

Hôm thứ Ba (05 tháng 11), đảng Dân chủ giành chiến thắng ở Kentucky trước thống đốc Cộng hòa được tổng thống Trump ủng hộ, đồng thời giành quyền kiểm soát cơ quan lập pháp tiểu bang Vỉginia, nơi mà tổng thống Trump không được số đông chào đón.
Kết quả của cuộc bầu cử hôm thứ Ba (05 tháng 11) ở bốn tiểu bang, bao gồm Mississippi và New Jersey có thể tiết lộ kết quả về cuộc đua tranh cử tổng thống vào năm sau, khi tổng thống Trump đang nhắm đến nhiệm kỳ thứ hai. Ở Kentucky, bộ trưởng Tư Pháp đảng Dân Chủ, Andy Beshear giành chiến thắng khít khao với thống đốc Matt Bevin, bất chấp việc tổng thống Trump tổ chức vận động trước thềm bầu cử. Chiến thắng của ông Beshear thắp lên hy vọng mong manh có thể lật đổ thượng nghị sĩ lãnh đạo đa số Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa, người sẽ tự ứng cử trong tiểu bang vào năm sau.
Đảng Dân chủ cũng giành được kiểm soát hoàn toàn cơ quan lập pháp Virginia, lần đầu tiên sau 25 năm. Cuộc bầu cử hôm thứ Ba (05 tháng 11) tiếp tục phát huy ưu thế giành kiểm soát ở các quận ngoại ô của đảng Dân Chủ, ví dụ như ở các vùng ngoại ô phía bắc Virginia mới đây. Cuộc đua ở Virginia thu hút đông đảo sự chú ý và tiền của từ cả hai đảng. Cựu phó tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ đã thăm Virginia vào cuối tuần trước để vận động cùng một số ứng cử viên Hạ viện. Còn phó tổng thống Mike Pence đảng Cộng hòa đã tổ chức vận động vào thứ Bảy (02 tháng 11). Các ứng cử viên tranh cử tổng thống khác của đảng Dân chủ như thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Kamala Harris, Amy Klobuchar và Cory Booker cũng đến vận động cùng với các ứng cử viên địa phương.
Với chiến thắng ở cơ quan lập pháp, đảng Dân chủ có thể thông qua loạt dự luật mà đảng Cộng hòa chống lại, bao gồm luật giới hạn súng đạn. Họ cũng có thể kiểm soát quá trình tái phân bố hạt bầu cử vào 2021, khi các nhà lập pháp thiết lập lại bản đồ bầu cử  cho tiểu bang và quốc hội sau cuộc thống kê dân số năm sau. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-thang-ghe-thong-doc-kentucky-gianh-duoc-luong-vien-quoc-hoi-virginia/

Dự luật ủng hộ Hong Kong đình trệ trong Quốc hội Mỹ

Nỗ lực trong Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong và gây áp lực buộc Trung Quốc kiềm chế trấn áp bạo lực đang gặp một loạt các trở ngại, đặt ra nghi vấn liệu nó có thể sẽ trở thành luật được hay không.
Số phận của dự luật này có thể phụ thuộc một phần vào việc các nhà lập pháp đại diện cho các bang có các công ty đầu tư nhiều vào thị trường Trung Quốc có thể vượt qua những lo ngại về việc Bắc Kinh trả đũa các doanh nghiệp Mỹ hay không.
Triển vọng càng mờ mịt hơn vì phản ứng thận trọng về Hong Kong của chính quyền Trump vào một thời điểm hệ trọng cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và giữa lúc có những bất định về việc liệu các nhà lãnh đạo Quốc hội sẽ đặt ưu tiên vấn đề nào trong nghị trình bận rộn cuối năm.
Hạ viện đồng lòng thông qua luật nhân quyền Hong Kong vào giữa tháng 10, bao gồm một dự luật sẽ
săm soi kĩ sự đối đãi đặc biệt của Mỹ dành cho lãnh thổ này. Bắc Kinh đã cáo buộc nhà lập pháp Mỹ có “ý đồ xấu xa.”
Một ủy ban của Thượng viện đã phê chuẩn một biện pháp tương tự vào tháng 9, nhưng nó đã không được lên lịch để biểu quyết trước toàn viện. Đây là điều bắt buộc trước khi luật có thể được gửi tới Tổng thống Donald Trump. Nhà Trắng vẫn chưa cho biết liệu ông sẽ kí ban hành hay phủ quyết nó.
Việc dự luật bị đình trệ – trong bối cảnh các cuộc đụng độ ngày càng nguy hiểm giữa người biểu tình và cảnh sát – đã gây thất vọng cho các nhà lập pháp của cả hai Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa vốn ủng hộ áp đảo đối với dự luật này.
https://www.voatiengviet.com/a/du-luat-ung-ho-hong-kong-dinh-tre-trong-quoc-hoi-my/5154390.html

Liên Hiệp Quốc lo Mỹ, TQ sẽ ‘lưỡng bại câu thương’

trong chiến tranh thương mại

Báo cáo cảnh báo chiến tranh thương mại khiến hai nền kinh tế hàng đầu thế giới thiệt hại nặng, kinh tế toàn cầu thu hẹp và các nước đều chịu tác động.
Theo báo cáo mới nhất, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến cả 2 nền kinh tế thiệt hại, hàng xuất khẩu giảm mạnh và giá hàng tiêu dùng tăng vọt.
Báo cáo đánh giác tác động từ việc 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng thuế đối với hàng hóa của nhau và nhận thấy rằng mỗi bên đều thiệt hại nặng, dẫn đến thiệt hại dây chuyền đến nền kinh tế toàn cầu.
“Một cuộc chiến thương mại hai bên đều thua không chỉ thiệt hại cho đối thủ mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế toàn cầu và tăng trưởng trong tương lai”, theo bà Pamela Coke Hamilton, giám đốc UNCTAD.
Phân tích của UNCTAD chỉ đánh giá tác động của thuế suất do Mỹ áp dụng và nhận thấy tác động khiến lượng hàng hóa Trung Quốc trong diện bị đánh thuế nhập vào Mỹ đã giảm 25% chỉ trong nửa đầu năm 2019.
Chuyên gia kinh tế Alessandro Nicita cho biết trong giai đoạn đầu, phần lớn ảnh hưởng do các công ty và người tiêu dùng ở Mỹ gánh chịu.
Dù không cân nhắc tác động của thuế suất do Trung Quốc áp dụng, báo cáo nhấn mạnh rằng ảnh hưởng tại nước này cũng tương tự, khi giá cả hàng tiêu dùng ở Trung Quốc tăng cao và các nhà xuất khẩu Mỹ cũng chịu thiệt hại.
Theo ông Nicita, các nền kinh tế khác cũng chịu thiệt hại chung, dù được Mỹ và Trung Quốc chuyển hướng giao dịch nhiều hơn, do nền kinh tế toàn cầu ngày càng thu hẹp, nhất là trong trường hợp chiến tranh thương mại tiếp diễn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31296-lien-hiep-quoc-lo-my-tq-se-luong-bai-cau-thuong-trong-chien-tranh-thuong-mai.html

Biểu tình và luật pháp: Cảnh sát Anh thua kiện

Tòa Cấp Cao của Anh phán quyết rằng cảnh sát đã phạm luật khi ra lệnh cấm các cuộc biểu tình của nhóm Extinction Rebellion (Nổi loạn chống tuyệt chủng) ở London tháng 10.
‘Extinction Rebellion’ chặn giao thông London
Anh kêu gọi người biểu tình không chặn phố London
Cảnh sát London ‘tăng viện’ đối phó biểu tình vì môi trường
Cảnh sát London ra lệnh cấm, theo đó, hai, ba người trở lên từ nhóm này không được phép tách ra thành các biểu tình nhỏ lẻ.
Mục tiêu của Extinction Rebellion khi đó là xé lẻ các cuộc biểu tình ra thật nhiều chỗ để cảnh sát cạn kiệt lực lượng đối phó.
Nhưng các quan tòa Anh nay kết luận rằng cảnh sát không được làm vậy, vì luật Anh không bàn đến “các cuộc tụ họp xé lẻ”.
Các nhà hoạt động đe dọa cảnh sát nay có thể bị kiện vì tội bắt giữ phi pháp hàng trăm người khi đó.
Các cuộc biểu tình tháng 10 làm cảnh sát London tốn 24 triệu bảng, dẫn tới 1.828 vụ bắt giữ.
Tại phiên tòa, cảnh sát nói việc cấm là cách duy nhất.
Nhưng các quan tòa cho rằng: “Các vụ tụ tập xé lẻ – cả về thời gian và không gian vài dặm – ngay cả nếu chỉ do một nhóm tổ chức, thì không phải là tụ tập ở nơi công cộng theo luật quy định.”
Trong 10 ngày biểu tình vì biến đổi khí hậu, nhiều khu vực ở London đã phải đóng cửa.
Lệnh cấm được dỡ bỏ sau bốn ngày, khi cảnh sát nói các cuộc biểu tình đã chấm dứt.
Nhóm Extinction Rebellion muốn các nước phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì khí hậu và có hành động tức thời.
Ra đời năm 2018, các nhà tổ chức nói họ có các nhóm ở nhiều nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50322118

Vụ 39 người chết:

Cảnh sát Anh muốn ‘bảo vệ danh dự’ của nạn nhân

Viễn Đông
Sau tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, cảnh sát Anh nói rằng “danh tính của các nạn nhân hiện vẫn chưa được xác định” , trong khi vợ của người có thể nằm trong số 39 nạn nhân nói rằng chồng cô “không xác định đi để chết”.
“Ưu tiên của chúng tôi là điều tra kỹ lưỡng về tội ác dẫn tới cái chết của các nạn nhân, nhằm bảo vệ danh dự của những người đã khuất và hỗ trợ gia đình, người thân của họ”, Phó cảnh sát trưởng Tim Smith, sỹ quan cảnh sát cấp cao phụ trách cuộc điều tra chung, cho biết trong một thông cáo ra chiều tối ngày 5/11, sau khi VOA tiếng Việt liên hệ để hỏi về tiến trình điều tra cũng như thông báo trước đó của ông Phúc.
Thủ tướng Phúc chiều cùng ngày được cổng thông tin chính phủ dẫn lời nói rằng “có thể chiều nay [thứ Ba] hoặc sáng mai [thứ Tư], đoàn công tác Việt Nam phối hợp phía Anh sẽ công bố danh tính các nạn nhân”. Tới tối ngày 6/11 (giờ Hà Nội), VOA tiếng Việt chưa thấy việc công bố này.
Về đoàn công tác của Việt Nam, ông Smith nói rằng các sĩ quan cảnh sát liên quan tới cuộc điều tra của phía Anh “đã tiếp đón và gặp gỡ đoàn công tác của Bộ công an và các cán bộ từ Việt Nam”.
“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế để tìm ra câu trả lời cho gia đình và người thân của những người đã thiệt mạng, đồng thời đưa những kẻ đứng sau tội ác này ra trước công lý”, Phó cảnh sát trưởng Hạt Essex, nơi tìm thấy thi thể 39 người, nói thêm.
Cô Hoàng Thị Thương, vợ của Nguyễn Đình Tứ, một người có thể nằm trong số những người bỏ mạng, cho VOA tiếng Việt biết rằng cảnh sát Anh đã gọi điện về Nghệ An để tìm hiểu những điểm nhận dạng của chồng cô về “hình xăm ở cánh tay trái và lắc bạc màu trắng”, và cô đã xác nhận điều đó.
“Họ không nói chính xác 100% đó là Nguyễn Đình Tứ, mà họ bảo là có những người như thế”, bà mẹ có hai con nhỏ này nói thêm.
“Bây giờ người không còn nữa thì trước hết em muốn đưa anh về nhà. Thực sự mà nói, mong muốn thì nhiều. Đi sang đó, người mất mà tiền bạc cũng thế. Nhà cũng ‘cắm’ để đi đó. Đau xót nhiều thứ”.XEM THÊM:
Nhiều nạn nhân ‘nô lệ thời hiện đại’ ở Anh xuất phát từ Việt Nam
Khi được hỏi lý do vì sao thấy nguy hiểm mà vẫn ra đi, cô Thương nói thêm rằng “ở nhà không có việc làm” nên gia đình cô phải “cầm cố, vay mượn” để chồng cô “tìm đường đi nước ngoài”.
“Đi thì phải vất vả thôi. Còn nói đến nguy hiểm tính mạng, không ai biết. Nếu mà biết nguy hiểm tính mạng như thế, không ai đi. Còn xác định đi làm là phải vất vả. Có vất vả mới có tiền để làm, để về. Xác định những người đi lao động là phải vất vả, nhưng mà để chết, hay để thiệt mạng thì mình không nghĩ đến, mà cũng không ai nói với mình như thế. Trước khi đi, nhà em cũng không biết những chuyện đó”, cô nói.
Hôm 2/11, sau khi cảnh sát Essex thông báo rằng họ tin là các nạn nhân trong vụ việc thu hút sự chú ý của quốc tế nhiều ngày qua là công dân Việt Nam, Đại sứ Anh tại Hà Nội, ông Gareth Ward, lên tiếng bằng tiếng Việt trong một đoạn video đăng trên Facebook: “Là một người cha, người anh, người chồng và người con, tôi không thể tưởng tượng được cảm giác khi phải mất đi những người thân yêu của mình theo cách này và ở một nơi thật xa quê hương như vậy”.
VietNamNet hôm 6/11 dẫn tuyên bố của Bộ Nội vụ Anh nói “đã tiến hành một số dàn xếp để hỗ trợ gia đình các nạn nhân có nguyện vọng muốn đến Anh”.
“Những hỗ trợ này bao gồm miễn lệ phí visa và các hỗ trợ tại chỗ khác ở Việt Nam”, Bộ Nội vụ Anh nói, theo báo điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-39-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-anh-mu%E1%BB%91n-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-danh-d%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n/5154721.html

Pháp – Trung ra tuyên bố chung

kêu gọi bảo vệ Hiệp định Khí hậu

Trọng Thành
Hai ngày sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp định Khí hậu, tổng thống Pháp và chủ tịch Trung Quốc ra tuyên bố chung tái khẳng định ”kiên quyết ủng hộ’‘ Hiệp định Paris 2015. ”Lời kêu gọi Bắc Kinh” được đưa ra hôm nay, 06/11/2019, trong ngày cuối cùng chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Emmanuel Macron.
Tuyên bố Pháp – Trung nhấn mạnh Paris và Bắc Kinh coi tiến trình thực thi Hiệp định Khí hậu là ”không thể đảo ngược” và là ”kim chỉ nam’‘ cho các hành động mạnh mẽ vì khí hậu. Trong bản tuyên bố mang tên gọi chính thức ”Kêu gọi Bắc Kinh về bảo tồn sinh học và biến đổi khí hậu”, nguyên thủ hai nước khẳng định kiên quyết hành động nhằm cải thiện các hợp tác quốc tế về Khí hậu ”để bảo đảm việc thực thi hiệu quả và triệt để Hiệp định Paris”.
Tuyên bố Pháp – Trung thể hiện sự bất bình đối với quyết định chính thức rút khỏi thỏa thuận khí hậu của chính quyền Donald Trump. Theo AFP, trong cuộc họp báo chung với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Pháp đã phê phán một số quốc gia từ bỏ Hiệp định Khí hậu, tuy không nêu đích danh Hoa Kỳ. Nguyên thủ Pháp cũng lưu ý là một sự lựa chọn ”mang tính đơn lẻ” như vậy không đủ để làm thay đổi đà đi tới của cộng đồng quốc tế, và chỉ khiến cho các quốc gia liên quan bị cô lập.
Cũng trong chuyến công du của tổng thống Macron, theo thông tin chính thức từ Bắc Kinh, Pháp và Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng, với tổng trị giá hơn 15 tỉ đô la, trong các lĩnh vực năng lượng – môi trường, công nghiệp thực phẩm, công nghệ hàng không – không gian và thương mại. Hiện tại phía Pháp chưa xác nhận con số nói trên.
Về hợp tác kinh tế Pháp – Trung, giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc Paris và Bắc Kinh hôm nay cam kết ký kết, trước cuối tháng Giêng 2020, thỏa thuận chung cuộc về việc xây dựng một nhà máy xử lý rác thải hạt nhân, với tổng trị giá hơn 20 tỉ euro, mà hai bên thương lượng từ 10 năm nay. Một khi hoàn tất, nhà máy đầu tiên loại này tại Trung Quốc – do tập đoàn Pháp Orano thực hiện – cho phép xử lý hàng năm 800 tấn nhiên liệu hạt nhân, đã qua sử dụng. Quá trình xây dựng dự kiến kéo dài 10 năm.
Cũng trong cuộc họp báo nói trên, tổng thống Pháp hoan nghênh việc Trung Quốc lần đầu tiên trở lại mua trái phiếu bằng đồng euro phát hành tại Pháp, kể từ năm 2004. Theo Tân Hoa Xã, tổng trị giá trái phiếu mua vào là 4 tỉ euro.
Bên lề chuyến công du của tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc hôm nay chính thức ký kết một thỏa thuận ”lịch sử”, nhằm bảo hộ 100 chứng chỉ ”chỉ dẫn địa lý” của châu Âu (IGP), bao gồm hàng loạt các đặc sản địa phương châu Âu : từ rượu sâm banh Pháp đến pho mát feta Hy Lạp hay giăm bông Ý prosciutto … Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, Phil Hogan, thành viên phái đoàn của tổng thống Pháp, nhấn mạnh là việc bảo hộ các chứng chỉ địa lý nói trên cho phép người Trung Quốc mua được các sản phẩm tin cậy, có chất lượng cao, và các nhà nông châu Âu được thù lao xứng đáng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191106-phap-trung-ra-tuyen-bo-chung-keu-goi-bao-ve-hiep-dinh-khi-hau

Trung Quốc, Pháp ký thỏa thuận trị giá 15 tỷ đôla

Trung Quốc và Pháp đã ký các hợp đồng trị giá 15 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh, Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Trung Quốc nói tại một cuộc họp báo hôm 6/11.
Các thỏa thuận được ký bao gồm các lĩnh vực hàng không, năng lượng và nông nghiệp, trong đó có việc chuẩn thuận cho 20 công ty Pháp xuất khẩu thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn sang Trung Quốc.
Hai bên cũng đồng ý gia tăng xuất khẩu gia cầm Pháp vào Trung Quốc trong năm nay bao gồm thịt vịt và ngỗng cũng như pate gan ngỗng, và đang thảo luận khả năng xuất khẩu tinh dịch lợn sang Trung Quốc, một tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Macron cho biết.
Tổng thống Macron công du Trung Quốc từ ngày 4/11 và dự kiến chuyến thăm kết thúc vào chiều tối ngày 6/11.
Các thỏa thuận về năng lượng bao gồm một bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Gas Bắc Kinh và công ty Engie của Pháp để hợp tác xây dựng một trạm lưu trữ khí tự nhiên hóa lỏng ở thành phố Thiên Tân.
Một cán bộ điều hành của Tập đoàn Gas Bắc Kinh nói với Reuters rằng sự hợp tác với Engie sẽ bao gồm việc công ty Pháp cung cấp công nghệ màng phủ, được sử dụng để ngăn chặn rò rỉ khí, trong các dự án lưu trữ khí khổng lồ mà Trung Quốc đang xúc tiến.
Hai nước cũng đồng ý sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 1/2020 về chi phí và vị trí của một cơ sở tái chế nhiên liệu hạt nhân do Tập đoàn Orano xây dựng.
Trong một diễn biến liên quan, Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc sẽ hỗ trợ các công ty của họ mua máy bay Airbus, một hãng máy bay lớn của châu Âu có nhà máy ở Pháp.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phap-ky-thoa-thuan-tri-gia-15-ty-dola/5154667.html

Mua sắm ở Paris : 3 tỷ euro nhờ du khách

Tuấn Thảo
Du khách đến thăm Paris không chỉ để xem danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực Pháp, tham quan Bảo tàng Louvre nhân cuộc triển lãm về lớn về thiên tài Leonardo Da Vinci. Họ đến thủ đô Pháp cũng vì họ rất thích đi mua sắp (shopping). Du khách càng đến từ xa thì càng chi nhiều tiền cho chuyện này.
Theo bản báo cáo gần đây nhất của Phòng Thương mại vùng Île de France và Sở Du lịch Paris, tính tổng cộng, chi phí mua sắm của du khách nước ngoài lên tới 3 tỷ euro hàng năm. Trong năm qua, thủ đô Paris đã lập kỷ lục mới với hơn 50 triệu lượt khách, trong đó có tới hơn một nửa đến Paris với mục đích chủ yếu là mua sắm, bên cạnh chuyện đi xem thắng cảnh hay thăm các viện bảo tàng.
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các của hàng buôn bán nằm trong các khu vực có nhiều du khách nước ngoài lui tới (Zone Touristique Internationale gọi tắt là ZTI). Kể từ tháng 8 năm 2015, các cửa hàng nằm trong những khu vực này được phép mở cửa vào những ngày chủ nhật, do chuyện buôn bán lệ thuộc nhiều vào đối tượng khách hàng mua sắm đến từ nước ngoài. Điều đó cũng đã đặt ra nhiều tranh luận xã hội xung quanh vấn đề “đi làm Chủ Nhật“.
Phụ nữ thích mua hàng hiệu và mỹ phẩm của Paris
Đa số du khách đến Paris mua sắm chủ yếu là phái nữ, tuổi trung bình của họ là 41 và cứ trên 4 phụ nữ là có ba người đến thủ đô Pháp với mục đích du lịch cá nhân, chứ không phải là để thăm gia đình. Thành phần này đặc biệt yêu chuộng các hàng hiệu của Pháp, từ các ‘‘phụ kiện’’ thời trang như túi xách, ví cầm tay, khăn quàng cho đến các sản phẩm như trang sức, đồng hồ, giầy da, các loại mỹ phẩm như nước hoa kem dưỡng da thoa mặt, các món quà lưu niệm hay các món lỉnh kỉnh hơn dành để biếu tặng.
So với các đối tượng khác (du lịch ẩm thực hay du lịch văn hóa), thành phần đi ‘‘du lịch shopping’’ (63%) ở lại thủ đô Paris nhiều ngày hơn : 4 hoặc 5 ngày thay vì 2 hay 3 ngày đối với đa số các du khách
khác. Chỉ có lượng du khách đi theo đoàn vì lý do tiết kiệm, mới ngủ lại qua đêm ở các khách sạn vùng phụ cận (18% ở vùng ngoại ô Seine et Marne và Hauts de Seine).
Chi phí mua sắm của du khách nước ngoài đem về cho Paris hơn 3 tỷ euro hàng năm, tức tương đương với 15% doanh thu của ngành du lịch Pháp nói chung. Phải chăng do tâm lý ‘‘sính hàng hiệu của Pháp’’ hay cũng vì một lần đi xa, chưa biết chừng nào mới được dịp trở lại, du khách khi họ đến từ những châu lục khác, chi nhiều tiền hơn so với du khách láng giềng gần, đến từ châu Âu. Về điểm này, du khách Trung Quốc (353€) và Hoa Kỳ (340€) luôn đứng đầu danh sách, du khách Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng mua sắm khá nhiều (250€), du khách vùng Trung Đông, Nga hay Brazil cũng dành một khoảng tiền đáng kể cho chuyện ‘‘mua quà’’ mang về nhà (tính trung bình 165€ mỗi đầu người).
Nhìn chung, các dịch vụ buôn bán chủ yếu tập trung vào thủ đô Paris, cho dù việc mở cửa các trung tâm thương mại theo kiểu ‘‘outlet’’ ở các vùng phụ cận (Val d’Europe) cũng bắt đầu thu hút du khách mua sắm đến từ nước ngoài. Riêng trong khu vực nội thành, các cửa hàng nằm trong vùng ‘‘tam giác vàng’’ giữa các đại lộ Champs Élysées, Montaigne và George V có tới 80% doanh thu là nhờ vào túi tiền của du khách hạng sang. Trong khi ở những khu vực ZTI khác (Zone Touristique Internationale) chi phí mua sắm dao động từ 21% đến 50%. Hiện giờ, Paris có 10 khu vực như vậy trong nội vi thành phố và có hai vùng nằm ở ngoại ô.
Đa số du khách phần lớn đến Pháp lần đầu tiên, chủ yếu đi mua sắm tại các cửa hàng lớn như Printemps, Galeries Lafayette hay Le Bon Marché, các đại lộ hàng hiệu như Champs-Élysées, Montaigne, tuy nhiên nhiều dãy phố khác như Marais, Saint-Germain, Les Halles, Beaugrenelle cũng nỗ lực thu hút các thành phần du khách trở lại Paris (và nhất là không đi theo đoàn) kết hợp cả hai vế shopping và sightseeing : vừa mua sắm, vừa dạo phố.
Khách nước ngoài có phần bớt mua sắm
Tuy Paris có một sức quyến rũ khá mạnh trong mắt du khách nước ngoài, thế nhưng bản báo cáo của Phòng Thương mại vùng Île de France và Sở Du lịch Paris cho biết tuy lượng khách ngoại quốc đến Paris gia tăng, nhưng chi phí mua sắm của họ lại có phần giảm sút so với cách đây 5 năm (2014). Thủ đô Paris đang bị nhiều thành phố lớn khác cạnh tranh trực tiếp, trong đó có Luân Đôn, Milano hay Tokyo trên lãnh vực mỹ phẩm và hàng hiệu.
Thủ đô Pháp nên chăng cần xét lại chính sách giá cả, hầu đưa ra những giá mềm và hấp dẫn hơn đối với du khách. Việc đào tạo một đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ chuẩn về ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp cũng rất cần thiết. Dường như Paris chưa khai thác được hết sức hút của mình, vì theo tâm lý người tiêu dùng, nếu muốn mua hàng hiệu của Pháp, thì không có gì bằng mua sắm ngay tại thủ đô Paris.
http://vi.rfi.fr/phap/20191105-mua-sam-o-paris-3-ty-euro-nho-du-khach-a-publier-mercredi-06112019

Berlin, 30 năm một cuộc cách mạng hòa bình

Thanh Hà
Kể từ ngày 04/11/2019 đến 10/11/2019, tại Berlin diễn ra hàng chục sinh hoạt, lễ hội đánh dấu 30 năm ngày một thành phố, một đất nước và cả thế giới không còn bị ngăn đôi. Đỉnh điểm mùa lễ hội năm nay là buổi hòa nhạc đêm mồng 9/11 tại Cổng Thành Brandenburger, biểu tượng Tự Do của một thành phố từng bị chia đôi.
Cũng tại cồng thành nổi tiếng này, hai sự kiện đã diễn ra từ đầu tuần : Nổi bật nhất là một tấm thảm khổng lồ với muôn vàn tâm tình của người dân Đức phất phới bay trong gió trên con lộ 17 Tháng Sáu. Tấm thảm nhiều mầu ấy được nghệ sĩ người Mỹ, Patrick Shearn “dệt” bằng 100.000 mảnh vải mỏng, với 30.000 lời nhắn nhủ, tâm sự và ước mơ hòa bình và hạnh phúc của những con người từng sống trên một đất nước bị chia cắt. Tác phẩm nghệ thuật thứ nhì được trưng bày ngay ở địa điểm then chốt này của thủ đô Berlin là một tác phẩm xếp đặt nghệ thuật mang nhan đề “Bức tường chính kiến” mà ở đó các tác giả đã nêu bật vết hằn từ sự phân chia trong xã hội do những bức tường gây nên, cách xoa dịu những viết thương đó …
Về nghệ thuật sân khấu, nhà hát Deutsch Theater cho diễn một loạt các vở kịch, tổ chức nhiều buổi nói chuyện về “cuộc cách mạng hòa bình” của 30 năm về trước. Deutsch Theater từng là điểm hẹn của giới nghệ sĩ, trí thức Đông Berlin hội họp để bàn về chiến lược đấu tranh vì tự do, dẫn tới sự sụp đổ của Bức Tường 30 năm trước. Còn tại quảng trường mang tên Đại Đế Alexandre I của Nga, tối mồng 04/11/2019
đoàn kịch PKRK đã kết hợp thể loại kịch và múa để hồi tưởng lại đúng giờ này 30 năm trước, hàng trăm ngàn người dân Đông Berlin đã tràn ngập quảng trường Alexanderplatz để tự định đoạt lấy tương lai nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Quảng trường này năm xưa, tại một quốc gia Cộng Sản độc tài, người dân Đông Berlin đã hô to khẩu hiệu “Chúng Tôi Là Nhân Dân” đòi tự do và dân chủ. Gần khu vực East Side Gallery, nơi còn lại một “mẩu” của bức tường thành có chiều dài 155 km, cao 3,5 mét từng phong tỏa Tây Berlin trong lòng một đất nước Đông Đức Xã Hội Chủ Nghĩa, suốt từ tháng 6/1961 đến cái đêm định mệnh 09/11/1989 dọc theo bờ kè dòng sông Spree là hàng loạt các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật khác : nào là các buổi hòa nhạc, chiếu phim, rọi đèn nghệ thuật hay những vở kịch ngắn về hai bộ mặt của cùng một thành phố. Ở bên phía Tây bức tường, là cảnh người người ăn chơi nhảy múa, ở phía Đông là những con người lam lũ … Đến đêm mồng 9 tháng 11, thị trưởng Berlin, tổng thống Đức sẽ cùng có bài phát biểu trước buổi hòa nhạc khổng lồ mừng 30 một Cuộc Cách Mạng diễn ra trong Hòa Bình.
Du khách quốc tế, nhất là từ Áo và Hungary và cả những người dân Đức ở các thành phố khác đang tề tựu về Berlin. Nhiều khách sạn chung quanh khu trung tâm lịch sử đã kín phòng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191106-berlin-30-nam-mot-cuoc-cach-mang-hoa-binh

Nga có thể đang muốn cạnh tranh ảnh hưởng

với TQ khi Tổng thống Putin nhận lời

sang thăm Philippines

Đang có nhiều dấu hiệu gần đây trong quan hệ giữa Manila và Matxcova cho thấy có thể Nga đang muốn cạnh tranh ảnh hưởng, lợi ích với Trung Quốc và Mỹ ở Philippines nói riêng và Biển Đông nói chung.
Chuyến thăm Nga của Tổng thống Philippines và lời mời gọi hợp tác dầu khí ở Biển Đông của Manila
Trong chuyến thăm Nga kéo dài 5 ngày, Tổng thống Philippines Duterte đã gây sự chú ý của dư luận khi đề nghị Tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Rosneft tham gia vào các dự án hợp tác khai thác năng lượng ở Biển Đông. Trước cuộc họp của Tổng thống Duterte với các Giám đốc điều hành của Rosneft, Đại sứ Philippines tại Nga Carlos Soreta cũng cho rằng các Công ty năng lượng của Nga quan tâm đến hoạt động khai thác dầu khí ở Philippines và bất kỳ thỏa thuận nào với Nga đều không thể làm tổn hại quyền của Manila trong khu vực. “Họ đã sẵn sàng làm điều đó theo luật của chúng tôi. Họ không phải là một bên đưa yêu sách. Nếu họ đến, nó sẽ là sự công nhận đầy đủ các quyền chủ quyền của chúng tôi và quyền thăm dò khai thác của chúng tôi”, Đại sứ Philippines tại Nga Carlos Soreta thông tin cho báo chí biết.
Chuyến thăm Philippines lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua của một vị Tổng thống Nga
Đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev hôm 26/10 cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã chấp nhận lời mời tới thăm Philippines của Tổng thống Rodrigo Duterte với “sự cảm ơn”. Dù thời gian thực hiện chuyến thăm tới Manila của Tổng thống Putin chưa được ấn định, nhưng theo ông Khovaev, Nga sẽ “nỗ lực hết sức để sắp xếp chuyến thăm vào thời gian sớm nhất có thể”. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, khoảng thời gian Nga thông báo ông Putin nhận lời mời tới thăm Philippines lại có sự trùng hợp đặc biệt. Bởi nó diễn ra ngay trước thềm Cuộc họp lần thứ 5 về cơ chế hợp tác song phương liên quan hoạt động khai thác dầu khí chung ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines hôm 28/10. Nhân chuyến thăm tới Nga hồi tháng 9 vừa qua, ông Duterte đã mời công ty dầu khí quốc gia Nga Rosneft tham gia cùng khai thác khí đốt trong EEZ của Philippines. “Đây là một diễn biến mang tính lịch sử và đáng hoan nghênh”, cựu Đại sứ Philippines Lauro Baja cho hay. Theo ông Baja, chưa một Tổng thống Nga nào tới thăm Philippines trong suốt khoảng thời gian hơn 40 năm ông này công tác ở Bộ Ngoại giao Philippines.
Về nhận định Nga muốn cạnh tranh với Trung Quốc, các ý kiến chuyên gia cho rằng Philippines từng không được Nga quan tâm, nhưng giờ Nga đã nhận ra được tầm quan trọng chiến lược của Philippines về mặt chính trị khu vực. Nga cũng biết rằng Trung Quốc đã để mắt tới Philippines và có thể triển khai một số dự án tại quốc gia này. Về cái gọi là đồng minh, Trung Quốc và Nga vẫn là những đối thủ cạnh tranh gay gắt về tầm ảnh hưởng và lợi ích. Nga có ý tưởng như bán vũ khí và thúc đẩy các thỏa thuận kỹ thuật. Đây là những diễn biến tuyệt vời nhưng vẫn còn quá sớm để nói được điều gì. Song điều quan trọng là Tổng thống Duterte đã gửi lời mời và Tổng thống Putin đã chấp nhận.
Vai trò của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông đã được chú ý kể từ tháng 7 vừa qua khi Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát hải dương 8 xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế ở phía Nam Biển Đông. Nhóm tàu Trung Quốc đã tìm cách ngăn cả, quẫy nhiễu hoạt động của giàn khoan dầu Việt Nam và Rosneft gần Bãi Tư Chính. Đây là khu vực nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam được pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) thừa nhận, không có bất kỳ tranh chấp nào với các nước. Và hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc quanh Bãi Tư Chính của Việt Namm hiện nay có thể chỉ đơn thuần là dấu hiểu của Trung Quốc muốn nói rằng Bắc Kinh đang theo dõi những gì mà Nga đang làm ở khu vực.
Về nhận định Nga muốn cạnh tranh với Mỹ, giới chuyên gia cho rằng, Mỹ sẽ tỏ ra quan ngại nếu mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Philippines liên quan tới các nền tảng quân sự bởi nó sẽ đối lập với nền tảng và học thuyết chung mà Mỹ và Philippines hay những đối tác an ninh lớn của Washington là Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng. Mỹ sẽ lo ngại về việc bất cứ thương vụ hay hợp tác nào giữa Nga và Philippines đe dọa tới an ninh thông tin và hợp tác tình báo giữa Mỹ và Philippines. Và cuối cùng, nếu Philippines mua vũ khí của Nga, Mỹ sẽ phải áp đặt lệnh trừng phạt với Manila. Nga đề nghị giúp Philippines tự sản xuất vũ khí phục vụ lực lượng quốc gia và xuất khẩu bằng chính công nghệ của Nga. Theo ông Max Montero, nhà tham vấn an ninh người Philippines ở Australia cho hay, đề xuất của Nga giống như “cú đánh mạnh vào Mỹ”. “Thử tưởng tượng một đồng minh lâu năm và vững mạnh của Mỹ lại trở thành một trung tâm sản xuất vũ khí của Nga. Điều này càng xấu hơn, nếu các lực lượng vũ trang Philippines mua vũ khí của Nga”, ông Montero nói. Cũng theo ông Montero, “làm suy yếu liên minh của Mỹ ở châu Á sẽ mang lại lợi ích cho Nga bởi Mỹ hiện là một trong những đối thủ lớn cạnh tranh doanh số bán vũ khí và địa chính trị với Nga”. Ngoài ra, theo ông Montero, Philippines sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận với Nga bởi Manila đang “lạc hậu về công nghệ quốc phòng”. Ông Montero cũng nhấn mạnh, việc các lực lượng vũ trang Philippines tiếp tục mua vũ khí của Mỹ và tiếp nhận các vũ khí Mỹ như một khoản trợ cấp thì khả năng vũ khí Nga vẫn “chưa có cửa” ở Philippines.
Vị thế của Nga ở Đông Nam Á và Biển Đông hiện nay
Hiện nay, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kếtlực lượng mới đang nổi lênở khu vực. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.
Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, Nga, ASEAN đã thỏa thuận và thực thi chính sách khuyến khích các công ty của Nga, của các nước thành viên ASEAN cùng tham gia đầu tư vào các dự án lớn, các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao, chế tạo cơ khí, chế tạo thiết bị xe hơi, xây dựng đường giao thông, kỹ thuật nông nghiệp, các thiết bị điện tử… Những lĩnh vực hợp tác quan trọng, then chốt của Nga với ASEAN là năng lượng, vận tải hàng không và vũ trụ. Tuy nhiên, hợp tác kinh tế – thương mại của Nga với các nước ASEAN trong so sánh với hợp tác chính trị – an ninh, quốc phòng còn khá khiêm tốn.
Trong khi đó, Nga hiện có nguy cơ bị cô lập vì ngay cả Trung Quốc cũng muốn tìm mảnh đất cho riêng mình để hội nhập vào quan điểm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và tránh cuộc xung đột giữa các cường quốc lục địa và cường quốc biển nảy sinh từ sự đụng độ giữa “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và “Vành đai và Con đường”. Trong vấn đề Biển Đông, tiếng nói của Nga còn quá hạn chế, do nước này thường có lập trường ủng hộ các hành động của Trung Quốc. Năm 2016, Nga cũng là nước tuyên bố phản đối Phán quyết của Toà Trọng tài thường trực trong vụ kiện yêu sách đường lưỡi bò giữa Philippines và Trung Quốc. Các quan chức Nga, cũng như giới lãnh đạo của Rosneft và Gazprom, hai công ty năng lượng hàng đầu có các dự án chung với Việt Nam, rất kín tiếng về hoạt động của họ tại các khu vực ngoài khơi của Việt Nam. Nga có lợi ích rõ ràng ở Biển Đông, song khó có khả năng Nga chấp nhận xung đột với Trung Quốc để mở rộng hoạt động và hiện diện ở vùng biển này. Điều này giải thích cách Nga thể hiện tiếng nói hạn chế trong vấn đề này suốt những năm qua
Trong khi đó, hợp tác hải quân đang là một trong những lĩnh vực được Nga và Philippines chú trọng. Hồi tháng 3, Nga và Philippines đã thảo luận ký kết một thỏa thuận hải quân mới và các chiến hạm của hai nước cũng đã tới thăm nhau trong năm nay. Trong đó, các tàu hải quân Philippines đã thực hiện chuyến thăm lần đầu tiên tới Nga hồi tháng 10, còn 3 tàu của Nga cũng đã hạ neo ở Philippines trong chuyến thăm hồi đầu năm. Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí số 1 của khu vực Đông Nam Á và là nhà xuất khẩu vũ khí thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Đông Nam Á đã mua số vũ khí trị giá 6,6 tỷ USD của Nga trong năm 2010 – 2017. Con số này chiếm hơn 12% doanh thu bán vũ khí của Nga.
Nhìn chung, cặp quan hệ Nga – Philippines trong thời gia tới sẽ là một nhân tố có nhiều tác động đến tình hình khu vực cũng như tính toán chiến lược của các nước. Kết quả và tác động cụ thể sẽ thể hiện rõ khi Tổng thống Nga đặt chân tới Manila và bàn thảo với Lãnh đạo Philippines.
http://biendong.net/bien-dong/31306-nga-co-the-dang-muon-canh-tranh-anh-huong-voi-tq-khi-tong-thong-putin-nhan-loi-sang-tham-philippines.html

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ vợ của Baghdadi,

thủ lĩnh ISIS đã chết

Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt được vợ của cựu thủ lĩnh ISIS Abu Bakr al-Baghdadi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố hôm thứ Tư 6/11.
Ông Erdogan không nêu tên người phụ nữ. Trong khi đó, người ta tin rằng Baghdadi có nhiều vợ. Hắn ta đã mất mạng trong một cuộc đột kích của Mỹ vào căn cứ của hắn ở miền bắc Syria hồi cuối tháng trước.
“Hoa Kỳ nói rằng Baghdadi đã tự sát trong một đường hầm và bắt đầu quảng bá rùm beng. Chúng tôi đã bắt được vợ hắn ta nhưng chúng tôi đã làm ầm lên, đây là lần đầu tiên tôi tuyên bố điều này”, ông Erdogan nói.
Ông Trump từng cho hay rằng hai người vợ của Baghdadi đã thiệt mạng trong cuộc đột kích.
Thông báo của ông Erdogan được đưa ra một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã bắt được người chị của Baghdadi, Rasmiya Awad, ở thị trấn Azaz phía bắc Syria. Một quan chức cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi riêng cho CNN xem hình thẻ căn cước của bà ta.
Không có nhiều thông tin về Awad, 65 tuổi, nhưng Ankara hy vọng việc bắt giữ bà ta sẽ dẫn đến vô số thông tin tình báo về nhóm chiến binh. Bà ta hiện đang bị chính quyền thẩm vấn.
“Chuyện như thế này là mỏ vàng các thông tin tình báo. Những gì bà ta biết về ISIS có thể giúp chúng tôi hiểu biết thêm rất nhiều cũng như giúp chúng tôi bắt được nhiều kẻ xấu hơn”, quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Awad đã bị bắt trong một cuộc đột kích vào một căn nhà bằng thùng container ở Azaz, tỉnh Aleppo, một phần trong khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ quản lý kể từ khi họ tiến chiến dịch để tiễu trừ phiến quân ISIS ở biên giới vào năm 2016.
(CNN, FOX)
https://www.voatiengviet.com/a/tho-nhi-ky-bat-giu-vo-cua-baghdadi/5154895.html

Người biểu tình Iraq, Lebanon

bất mãn Iran và các đồng minh

Tin Karbala, Iraq – Các cuộc biểu tình lớn gần đây tại Iraq và Lebanon đang gây ra thách thức lớn tới sức ảnh hưởng mà Iran tạo dựng được tại 2 quốc gia này.
Người biểu tình đang muốn thay đổi trật tự chính trị. Vào khuya Chủ Nhật, 3 tháng 11, người biểu tình tại thành phố Karbala của Iraq đã đốt tòa đại sứ Iran bằng bom xăng, và treo cờ Iraq lên các bức tường của tòa nhà. Lực lượng an ninh đã bắn chết 3 người khi dùng đạn thật để giải tán đám đông.
Trong suốt 1 thập niên qua, Iran đã từng bước mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, trong khi các nhóm dân quân do Iran ủng hộ dần dần tạo được ảnh hưởng chính trị, người biểu tình cho rằng Tehran và các đồng minh địa phương phải chịu trách nhiệm cho việc quản lý yếu kém và nạn bạo lực trong nước. Tehran lâu nay vẫn thường chiêu dụ người dân bằng cách tuyên truyền rằng các đối thủ của họ là những chính phủ tham nhũng và không hiệu quả. Tuy nhiên, khi các đối thủ của Iran mạnh lên, Tehran và các đồng minh không thể trốn tránh được thực tế rằng họ phải chịu trách nhiệm cho tình trạng rối loạn của quốc gia sở tại.
Làn sóng biểu tình đã khiến Thủ Tướng Saad Hariri phải từ chức tại Lebanon, và cũng đang đẩy chính phủ Iraq đến bờ vực tan rã. Cuộc biểu tình của dân chúng tập trung vào rất nhiều vấn đề, nhưng phần lớn mọi người đều có tâm lý chung là chống Iran, đặc biệt là ở miền nam Iraq. Người biểu tình cho rằng tình trạng dịch vụ công cộng yếu kém, kinh tế trì trệ, và nạn tham nhũng ở quốc gia của họ là do các lãnh đạo chính trị quá nhún nhường trước Tehran.  (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-iraq-lebanon-bat-man-iran-va-cac-dong-minh/

Libya: Phát hiện đạn lạ

cho thấy lính đánh thuê Nga tham chiến

Nhật báo Mỹ New York Times hôm qua, 05/11/2019, đăng tải một bài viết đáng chú ý về tình hình Libya. Tại một bệnh viện phía nam thủ đô Tripoli, các bác sĩ cho biết lần đầu tiên chứng kiến những người tử thương, đạn vào rất sâu, nhưng không lọt ra ngoài.
Theo các chiến binh Libya, đây là loại đạn mà lính đánh thuê Nga thường sử dụng. Một giới chức châu Âu phụ trách an ninh khẳng định vết thương rất giống với các nạn nhân của lính bắn tỉa Nga, tại miền đông Ukraina.
Bộ trưởng Nội Vụ chính quyền lâm thời Libya, Fathi Bashagha, nhận định : Một kịch bản tương tự với Syria đang xảy ra tại Libya, với sự can thiệp quân sự Nga.
Theo New York Times, có thêm 200 lính đánh thuê – bao gồm lực lượng lính bắn tỉa – vừa đến Libya cách nay 6 tuần. Sau bốn năm hậu thuẫn lực lượng của tướng Khalifa Haftar (chống chính quyền Tripoli, được Liên Hiệp Quốc công nhận), về tài chính và chiến thuật, chính quyền Nga dường như bắt đầu chuyển sang can thiệp quân sự trực tiếp.
Theo ba giới chức cao cấp kỳ cựu Libya và năm nhà ngoại giao phương Tây, lực lượng bắn tỉa Nga thuộc công ty tư nhân Wagner, một tổ chức có quan hệ gần gũi với điện Kremlin. Wagner cũng từng chỉ huy nhiều hoạt động quân sự tại Syria.
Tuần báo Pháp Le Point hồi tháng trước đưa tin 35 lính đánh thuê Nga thiệt mạng gần thủ đô Libya. Những binh sĩ này cũng thuộc công ty tư nhân Wagner. Một thủ lĩnh của nhóm bị thương nặng – tên Alexander Kuznetsov – được khẩn cấp đưa về điều trị tại một bệnh viện ở St Petersbourg. Nhân vật này từng xuất hiện trong một bức ảnh năm 2016 của điện Kremlin, ngay cạnh ông Putin. Vào thời điểm này, Alexander Kuznetsov được trao huân chương Dũng cảm, lần thứ tư.
Theo Le Point, các binh sĩ đánh thuê của Wagner lần đầu tiên đến Libya là vào năm 2018. Hồi tháng 3/2019, trước khi tướng Haftar tấn công Tripoli, ước tính 300 lính đánh thuê Nga đầu quân vào chiến dịch, trong đó có nhiều người từng tham chiến ở Syria, và vùng Donbass, Ukraina. Chính quyền Nga phủ nhận trách nhiệm đối với các hoạt động quân sự mà họ coi là mang tính tư nhân.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191106-libya-phat-hien-dan-la-linh-danh-thue-nga-tham-chien

Iran bắt đầu làm giàu urani

khiến Nga, Pháp tức giận

Iran đã tăng cường hoạt động làm giàu urani tại nhà máy hạt nhân Fordow dưới lòng đất, Reuters dẫn tin từ đài truyền hình nhà nước Iran cho biết hôm 6/11, một động thái mà Pháp cho rằng Teheran đã lên kế hoạch để từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc thế giới.
Trong một diễn biến khác cũng có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Iran và phương Tây, các nhà ngoại giao cho biết Iran đã câu lưu một thanh tra viên của cơ quan giám sát hạt nhân LHQ và thu giữ các giấy tờ thông hành của bà, cũng theo Reuters.
Vụ việc liên quan đến một thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dường như là vụ đầu tiên kể từ khi có thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Tehran với các cường quốc ký kết vào năm 2015, theo đó áp đặt các biện pháp hạn chế chương trình làm giàu urani của Iran để đổi lại việc hủy bỏ lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này.
Quyết định của Iran về việc bơm khí urani vào máy ly tâm tại nhà máy Fordow, một động thái khiến Iran càng rời xa hiệp định 2015, được Moscow mô tả là “cực kỳ đáng báo động”. Iran đã từng giấu nhà máy Fordow để IAEA không phát hiện cho đến khi các điệp viên phương Tây phát hiện ra địa điểm này vào năm 2009.
“Với sự hiện diện của các thanh sát viên từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Iran bắt đầu bơm khí (urani) vào máy ly tâm ở Fordow”, bản tin truyền hình của Iran cho biết.
Ông Behrouz Kamalvandi, người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, nói với truyền hình nhà nước sau đó rằng việc bơm khí urani sẽ bắt đầu vào nửa đêm.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đổ lỗi cho Washington về việc Iran đi ngược lại các cam kết của mình, nói rằng nhà máy Fordow sẽ sớm hoàn thành công việc làm giàu urani.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-bat-dau-lam-giau-irani-khien-nga-phap-tuc-gian/5155027.html

Giải pháp cho xung đột nguồn nước trên dòng Mekong

Lê Viết ThọBBC News Tiếng Việt
Tính chất và mức độ ảnh hưởng của xung đột về sử dụng nguồn nước sông Mekong khiến người ta ví nó như một biển Đông thứ hai.
Nhưng vấn đề là làm sao giải quyết những tranh chấp đó?
Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước
Sông Mekong: Ba thách thức lớn cho Việt Nam
Cuối tháng 10 vừa rồi, đập thủy điện đầu tiên ở hạ lưu sông Mekong – đập Xayaburi 1.285 megawatt – bắt đầu đi vào hoạt động thương mại tại Lào, giữa lúc dân làng ở Thái Lan biểu tình phản đối.
Người biểu tình cho rằng đập Xayaburi và nhiều công trình khác đang được thi công sẽ phá hủy sinh kế của họ trong tương lai, theo Reuters.
Đây là con đập đầu tiên trong số ít nhất là dự án thủy điện đang được xây dựng hoặc dự kiến xây dựng ở hạ lưu sông Mekong tại Lào, theo hãng tin Reuters.
Đập này khởi sự hoạt động vào lúc mà nhiều khu vực trên dòng sông Mekong bị khô nước dù đang ở cuối mùa mưa.
Sự kiện này càng cho thấy tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp việc sử dụng nguồn nước trên sông Mekong.
Nếu tranh chấp ở Biển Đông là tranh chấp chủ quyền, thì nguồn nước sông Mekong lại là cuộc đấu tranh về quyền sử dụng nguồn tài nguyên nước xuyên biên giới.
Lo ngại về sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc
Ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson tại Washington D.C, Mỹ, và cũng là tác giả cuốn ‘The Last Days of Mighty Mekong’ (tạm dịch là Những ngày cuối của dòng Mekong vĩ đại), nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng:
Tranh chấp nước sông Mekong có một số điểm tương đồng với tranh chấp Biển Đông, nhưng những gì đang xảy ra ở sông Mekong hiện đang làm tổn thương trực tiếp đến túi tiền và nồi cơm của người dân. Bởi vậy, sông Mekong đã trở thành vấn đề an ninh kinh tế và lương thực quan trọng với tất cả các nước hạ nguồn.Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson tại Washington D.C, Mỹ
“Tranh chấp nước sông Mekong có một số điểm tương đồng với tranh chấp Biển Đông, nhưng những gì đang xảy ra ở sông Mekong hiện đang làm tổn thương trực tiếp đến túi tiền và nồi cơm của người dân. Bởi vậy, sông Mekong đã trở thành vấn đề an ninh kinh tế và lương thực quan trọng với tất cả các nước hạ nguồn.”
Theo ông Brian, hiện nay, trên sông này, có hơn 100 đập thủy điện đã hoàn thành và hoạt động trong lưu vực sông Mekong. Trong đó, Lào có 63, Trung Quốc 11, Thái Lan 9, Việt Nam 16 và Campuchia 2.
“Các đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong giữ lại một lượng nước khổng lồ. Trong mùa gió mùa, lượng nước từ các đập của Trung Quốc chỉ chiếm nhỏ hơn 7% lượng nước trong toàn bộ hệ thống nên không tác động nhiều.
“Nhưng trong mùa khô và thời kỳ hạn hán, nước từ các đập thượng nguồn của Trung Quốc chiếm 40-50% lượng nước trong hệ thống Mekong. Vì vậy, vào thời gian đó, việc các đập của Trung Quốc vận hành thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn.
“Trung Quốc có thể dùng các đập này để giảm hạn hán ở hạ lưu nếu họ muốn. Theo nghĩa này, Trung Quốc có một mức độ quyền lực nhất định với các quốc gia hạ nguồn. Vì vậy, các nước ở hạ nguồn cần thỏa thuận với Trung Quốc trong điều tiết các đập nhằm bảo đảm lượng nước tối thiểu trong mùa khô và trong thời kỳ hạn hán.
“Điều không may là, Trung Quốc đã không dễ dàng đồng ý làm vậy và trên thực tế, không quốc gia nào ở hạ lưu sông Mekong có những thỏa thuận như vậy,” ông Brian nói.
Giải cứu sông Mekong cách nào
Sông Mekong, sự trường tồn dân tộc và ICC
Thêm đập thủy điện, thêm mối lo cho sông Mekong và VN
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
Trong cuộc tranh chấp nguồn nước Mekong, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, Việt Nam ở thế yếu hơn so với các nước khác do nằm ở cuối nguồn.
Nhưng cũng chính vì thế mà Việt Nam càng cần sử dụng các cơ chế hợp tác khu vực và các cơ sở pháp lý quốc tế liên quan, như Công ước về nước của Liên hợp quốc, Hiệp định Mekong… để đàm phán và bảo vệ quyền lợi của mình.
Cơ chế hợp tác quốc tế có giá trị pháp lý duy nhất hiện nay cho việc quản lý và sử dụng nguồn nước ở hạ lưu sông Me Kong là thông qua Ủy hội sông Mekong Quốc tế.
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc tổ chức PanNature, phân tích với BBC News Tiếng Việt:”Dù về mặt chính thức các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mekong Quốc tế vẫn tuyên bố tinh thần hợp tác để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước chung. Nhưng thực tế cho thấy, các quốc gia thượng nguồn vẫn chủ trương tối đa hóa lợi ích về mình.”
Còn ông Brian thì cho rằng, các quốc gia hạ nguồn cần hợp tác với nhau để xây dựng thỏa thuận với Trung Quốc nhằm bảo đảm có được lượng nước tối thiểu trong mùa khô và trong thời kỳ hạn hán. Theo ông, Cơ chế hợp tác Lancang – Mekong mà Trung Quốc đề xướng gần đây đã nói về việc sử dụng các con đập để giảm hạn hán. Bởi vậy, đây có lẽ là thời điểm tốt để thúc đẩy thương thảo cho một thỏa thuận như vậy.
Tuy nhiên, ông Brian cũng nhìn nhận rằng, các nước ở hạ nguồn cần tận dụng sức mạnh của Ủy hội sông Mekong Quốc tế để kêu gọi sự phối hợp, thay vì cho phép Cơ chế Hợp tác Lancang – Mekong vì cơ chế này sẽ đem tới cho Trung Quốc quá nhiều quyền lực đối với thượng nguồn.
Trong khi đó, cũng theo ông Brian, ASEAN thực sự chưa bao giờ quan tâm đến các vấn đề của Mekong.
Việt Nam có thể làm gì?
Mất quyền chủ động sử dụng nguồn nước Mekong sẽ có ảnh hưởng dài hạn lên kinh tế – xã hội của Việt Nam. Hậu quả có thể không xảy ra ngay lập tức, nhưng theo như các nghiên cứu ở quy mô lưu vực, nhiều tác động là lâu dài và không thể đảo ngược.
Theo ông Trịnh Lê Nguyên, với viễn cảnh toàn bộ 11 đập dòng chính phía hạ lưu có khả năng sẽ được xây dựng, Việt Nam sẽ phải thay đổi toàn bộ định hướng phát triển đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng.
Miền Tây: Người dân mất nhà vì biến đổi khí hậu
Khí hậu: Việt Nam thuộc vùng nước biển dâng mạnh
“Ở vị thế quốc gia cuối nguồn, trong trường hợp này, Việt Nam không có nhiều lựa chọn. Đồng bằng sông Cửu Long chắc chắn sẽ thay đổi, sẽ rất khác so với khi con sông Mekong còn duy trì được dòng chảy tự nhiên tương đối,” ông Nguyên nói.
Khi con đập đầu tiên ở phía hạ lưu là Xayaburi được xây dựng, phía Việt Nam đã liên tục nêu các quan ngại về tác động của các công trình sử dụng nước dòng chính lên phía cuối nguồn, đe dọa sự bền vững của cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Liên minh Cứu sông Mekong (Save the Mekong Coalition – SMC) cũng như Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã có thông cáo phản hồi về việc Chính phủ Lào đệ trình đề xuất đập Luang Prabang lên Ủy hội sông Mekong quốc tế.
Dự án này do một liên danh ba bên, gồm PV Power, chính phủ Lào và một nhà đầu tư của Thái Lan thực hiện. Trong đó, PV Power – công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – đứng vai trò chính, theo ông Trịnh Lê Nguyên.
Ông Nguyên nhận định rằng việc một doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng con đập thứ năm trên dòng chính sông Me Kong ở phía hạ lưu có nguy cơ làm yếu tiếng nói của Chính phủ Việt Nam trong các đàm phán về quản lý và sử dụng nguồn nước con sông quốc tế này.
Việc một doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng con đập thứ năm trên dòng chính sông Me Kong ở phía hạ lưu có nguy cơ làm yếu tiếng nói của Chính phủ Việt Nam trong các đàm phán về quản lý và sử dụng nguồn nước con sông quốc tế này.Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc tổ chức PanNature
“Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, nếu PV Power vẫn tiếp tục triển khai dự án này có thể được các bên hiểu là phía Việt Nam đã chính thức tham dự vào xây đập thủy điện dòng chính. Điều đó đồng nghĩa với việc các dự án tiếp theo trong chuỗi đập trong kế hoạch sẽ được xây dựng mà không còn vấp phải nhiều phản đối,” ông Nguyên nói.
Ông Brian cũng chung nhận định khi cho rằng, làm điều đó chẳng khác nào Việt Nam tự bắn vào chân mình.
Ông nói: “Việc một công ty Việt Nam tìm cách xây dựng đập Luang Prabang trên dòng chính sông Me Kong ở Lào, theo tôi, Việt Nam đang phạm sai lầm lớn. Họ tự bắn vào chân mình bằng một kế hoạch có thể làm hỏng một số kế hoạch cứu đồng bằng châu thổ sông Me Kong mà Hà Nội tìm cách thực hiện trong năm tới.”
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, ông cho rằng, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Lào.
“Tôi nghĩ, Việt Nam nên tham gia vào cùng với Lào để mua thêm năng lượng và giúp họ trong quá trình trở thành “Năng lượng của Đông Nam Á.” Điều này nghe hơi trái, nhưng không có nghĩa là Việt Nam mua điện từ các dự án thủy điện lớn ở Lào.
“Thay vào đó, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành năng lượng tái tạo với Lào. Việt Nam cũng có thể đầu tư vào các đập được bố trí ở các khu vực của sông Mekong ít ảnh hưởng hơn so với các đập chính. Chẳng hạn, xây dựng một con đập trên một nhánh sông phía trên một con đập hiện có sẽ ít ảnh hưởng đến hạ lưu.”
Còn ông Phạm Phan Long, Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Viet Ecology Foundation, ở Hoa Kỳ, nói với BBC News Tiếng Việt rằng, các nước Mekong cần sớm có một cuộc cách mạng về chính sách năng lượng.
“Tôi đã thấy tiềm năng năng lượng mặt trời của ba nước đủ cho họ tự giải thoát khỏi lời nguyền thủy điện Mekong và gọng kềm Trung Quốc.
“Lào có thể hủy bỏ cả ba dự án thủy điện Pak Lay-Pak Beng-Luang Prabang thay bằng dự án năng lượng mặt trời nổi ngay trên hồ Nam Ngum. Campuchia có thể bỏ hai dự án Sambor Stung Treng và có thể bỏ các dự án nhiên liệu hóa thạch khác nếu thay chúng bằng dự án năng lượng mặt trời trên hồ Tonle Sap.
“Và Việt Nam cũng có thể bỏ các nhà máy điện than trong quy hoạch trên Đồng bằng sông Cửu Long thay bằng dư án tương tự trên hồ Trị An,” ông Long nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50312420

Triều Tiên chỉ trích Mỹ cản trở đàm phán hạt nhân

Sau khi Mỹ công bố báo cáo gọi Triều Tiên là “nước tài trợ khủng bố”, Bình Nhưỡng đã lên tiếng khẳng định đây là hành động ngăn cản tiến trình đàm phán hạt nhân giữa 2 nước.
“Mỹ đã không thể cho thấy sự linh hoạt trong cuộc đàm phán đầu tiên giữa 2 nước kể từ khi lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un gặp nhau hồi tháng 6. Kênh đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên đang thu hẹp dần vì thái độ này”, hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này cho hay.
Theo Triều Tiên, báo cáo của Mỹ về chủ nghĩa khủng bố một lần nữa chứng tỏ chính sách thù địch của Washington với Bình Nhưỡng là không thay đổi qua thời gian.
Vào hôm 1-11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo về chủ nghĩa khủng bố năm 2018, trong đó gọi Triều Tiên là quốc gia tài trợ khủng bố với nhiều hành động ủng hộ khủng bố quốc tế và ám sát tại nước ngoài.
Lời chỉ trích của Triều Tiên được đưa ra vào thời điểm trước khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell chuẩn bị có công du Hàn Quốc để thảo luận về vấn đề Triều Tiên và thuyết phục Seoul nối lại việc chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Vào hồi tháng 4-2019, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra hạn chót cho Mỹ vào cuối năm 2019 để cho thấy sự linh hoạt trong đối thoại, đồng thời cảnh báo hậu quả sẽ xảy ra nếu Washington không đáp ứng yêu cầu này.
http://biendong.net/bi-n-nong/31309-trieu-tien-chi-trich-my-can-tro-dam-phan-hat-nhan.html

TQ hứa gì với Đài Loan để thống nhất?

Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay 5.11 tuyên bố một khi “tái thống nhất hòa bình”, Trung Quốc sẽ “tôn trọng đầy đủ” cách sống và hệ thống xã hội của Đài Loan miễn là an ninh quốc gia được bảo vệ.
Trong thông báo về các quyết định đạt được tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 19 hồi tuần trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay nước này sẽ thúc đẩy “tái thống nhất hòa bình” và “xúc tiến những sắp xếp có tổ chức vì sự phát triển hòa bình”, theo Reuters.
“Miễn là chủ quyền, an ninh và các lợi ích quốc gia được đảm bảo thì sau khi tái thống nhất, hệ thống xã hội và lối sống của những người Đài Loan sẽ được tôn trọng một cách đầy đủ. Tài sản cá nhân, tín
ngưỡng, các quyền và lợi ích hợp pháp của những người Đài Loan sẽ được bảo vệ một cách đầy đủ”, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh trong thông báo.
Hôm 4.11, Trung Quốc công bố một số biện pháp nhằm mở thêm thị trường cho các công ty từ Đài Loan và tạo điều kiện sinh sống cho người Đài Loan ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Đài Bắc phản ứng bằng cách cảnh báo người dân Đài Loan không nên bị Trung Quốc “dụ dỗ” trước thềm cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan diễn ra vào ngày 11.1.2020.
Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra thông báo trên, Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho rằng Bắc Kinh đang cố tác động lên cuộc bầu cử sắp tới và buộc Đài Bắc chấp nhận nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” đang được áp dụng cho Hồng Kông. “Có một câu trả lời duy nhất cho điều này là không thể”, bà Thái nhấn mạnh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31302-tq-hua-gi-voi-dai-loan-de-thong-nhat.html

Phi công TQ bị cấm bay

vì bức ảnh cô gái ngồi trong buồng lái

Một phi công Trung Quốc đã bị cấm bay sau khi bức ảnh một nữ hành khách ngồi trong buồng lái được lan truyền nhanh chóng.
Truyền thông trong nước đưa tin bức ảnh được chụp hồi tháng Một trên chuyến bay của hãng Air Guilin từ thành phố Quế Lâm đến thành phố Dương Châu, nhưng đã được chia sẻ rộng rãi trong tuần này – khiến hãng hàng không phải hành động.
Herb Kelleher: Cha đẻ hãng hàng không giá rẻ qua đời
Để ‘hãng hàng không chuyên trễ’ tránh phải xin lỗi
Hong Kong: Hãng Cathay Pacific bị TQ ‘phát động tẩy chay’
Bức ảnh cho thấy một cô gái đang tạo dáng chụp hình trong buồng lái cùng với đồ giải khát được đặt bên cạnh.
Hãng hàng không Air Guilin nói trong một tuyên bố rằng viên phi công này đã vi phạm các quy tắc an toàn hàng không.
‘Cảm ơn cơ trưởng’
Vụ việc xảy ra vào ngày 4/1 trên chuyến bay GT1011 từ thành phố Quế Lâm đến thành phố Dương Châu, theo báo nhà nước The Global Times.
Nhưng nó đã thu hút sự chú ý của ngành hàng không vào hôm 3/11 sau khi ảnh chụp màn hình của vị hành khách bị cáo buộc bắt đầu được chia sẻ rộng rãi trên Weibo.
Giấc mơ hàng không: Các cột mốc đáng nhớ
Bài đăng có hình ảnh cô gái giơ hai ngón tay tạo dấu chữ V – tư thế chụp hình phổ biến ở Trung Quốc – cùng với chú thích: “Cảm ơn cơ trưởng. Thật là hạnh phúc.”
Cô gái này được đồn đại là một tiếp viên hàng không đang được đào tạo tại trường đại học Quế Lâm, theo Chinese News Service.
Hãng hàng không Air Guilin không nói rõ liệu bức ảnh có được chụp khi đang bay hay không, nhưng các phi công và giới phân tích Trung Quốc nói rằng bức ảnh dường như được chụp khi máy bay đang bay.
Viên phi công, không được nêu tên, đã bị cấm bay vĩnh viễn, mặc dù không rõ liệu ông ta có bị tước hết tất cả chức vụ trong ngành hàng không hay không.
Hoa Kỳ: Boeing 737 Max 8 đạt tiêu chuẩn bay
Cục Hàng không VN phạt Vietjet 44 triệu
Air Guilin cho biết trong một tuyên bố rằng phi công này đã “vi phạm [quy định] bằng việc cho phép người không có phận sự vào buồng lái”.
Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, hành khách không được phép vào buồng lái khi không có sự chấp thuận đặc biệt hoặc trong các trường hợp “cần thiết”.
Các thành viên khác của tổ bay liên quan đến vụ việc cũng bị “đình chỉ vô thời hạn” trong khi chờ đợi điều tra thêm.
“An toàn của hành khách luôn là ưu tiên hàng đầu của Air Guilin. Chúng tôi áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ hành vi không phù hợp và không chuyên nghiệp nào có thể gây rủi ro cho an toàn hàng không,” hãng vận tải Trung Quốc nói.
Năm ngoái, hãng hàng không Trung Quốc Donghai Airlines đã đình chỉ bay sáu tháng một phi công và tịch thu bằng dạy lái máy bay sau khi ông này cho vợ vào trong buồng lái.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50304363

Phản ứng của TQ sau khi Ấn Độ rời Hiệp định RCEP

Trung Quốc đưa ra phản ứng về quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) của Ấn Độ.
Sau khi Ấn Độ thông báo rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) hôm 4/11, thì mới đây Trung Quốc đã đưa ra phản ứng về quyết định này.
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 5/11, người phát ngôn Cảnh Sảng cho biết, RCEP là Hiệp định tự do thương mại khu vực đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Về lo ngại của Ấn Độ trước việc cán cân thâm hụt mậu dịch sẽ tăng mạnh nếu nước này gia nhập RCEP, ông Cảnh Sảng đánh giá, RCEP được ký kết và thực thi sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Trung Quốc tiến vào thị trường Ấn Độ cũng như các thị trường khác và ngược lại, điều này mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. Với vai trò là hai quốc gia đang phát triển mới nổi, có thị trường rộng lớn với 2,7 tỷ dân, Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn có thể cân bằng quan hệ thương mại giữa hai nước để phát triển bền vững.
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh, Trung Quốc không theo đuổi mục tiêu tạo thâm hụt mậu dịch với Ấn Độ và thực tế trong 5 năm qua, lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Ấn Độ cũng đã tăng 15%.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành phát biểu tại Băng Cốc, Thái Lan cho biết, ngoài Ấn Độ thì đàm phán RCEP giữa 15 nước đã cơ bản hoàn thành và có thể ký kết Hiệp định vào năm sau, ông này cũng cho biết RCEP luôn mở cửa và hoan nghênh Ấn Độ gia nhập.
Hôm 4/11 vừa qua, Ấn Độ thông báo, nước này rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực RCEP do những vấn đề quan trọng về lợi ích cốt lõi vẫn chưa được giải quyết. Theo các chuyên gia, Ấn Độ lo ngại nếu gia nhập RCEP, Ấn Độ có thể trở thành thị trường trọng điểm của hàng hóa Trung Quốc, khiến thâm hụt mậu dịch của nước này ngày càng nghiêm trọng hơn.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31314-phan-ung-cua-tq-sau-khi-an-do-roi-hiep-dinh-rcep.html

TQ đang khiến Biển Đông trở nên nguy hiểm

Đó là ý kiến khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên vào hôm qua (5.11) của một trong số các chuyên gia tham dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 11, do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia VN (VLA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội trong hôm nay 6.11 và ngày mai.
Hội thảo lần này quy tụ gần 300 đại biểu. Trong đó có khoảng 150 đại biểu là các học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới, đến từ nhiều nước, cùng một số đại sứ và trưởng cơ quan đại diện. Hội thảo có 6 phiên toàn thể và 6 phiên chuyên ngành. Dự kiến có khoảng 50 bài tham luận và phản biện, 3 bài phát biểu dẫn đề.
Đến với hội thảo lần này, ông Greg Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), tham gia phiên thảo luận về “Các vấn đề của các quốc gia trên Biển Đông: Các mối đe dọa, rủi ro và cơ hội”.
Trả lời Thanh Niên tối qua (5.11), ông Poling đánh giá: “Hai năm qua, Trung Quốc tăng nhanh số lượng tàu cảnh sát biển và tàu dân quân trên khắp Biển Đông”. Từ đó, theo ông, các tàu này ở Trung Quốc đang hoạt động rộng khắp khu vực “đường lưỡi bò” ở mức độ chưa từng có.
“Các tàu Trung Quốc thường xuyên gây rối tàu dân sự của VN, Philippines và Malaysia. Mục tiêu của Bắc Kinh là gia tăng rủi ro ở vùng biển này để khiến các tàu dân sự các nước khác chấp nhận từ bỏ quyền lợi hợp pháp vì lo sợ. Và Trung Quốc đang ngày càng khiến tình hình trở nên nguy hiểm. Những diễn biến gần đây là một minh chứng”.
Cũng tham dự hội thảo trên, ông James Kraska, giáo sư về luật hàng hải quốc tế – Đại học Hải chiến Mỹ, khi trả lời Thanh Niên vào hôm qua đã đề xuất rằng: “Các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể thương lượng cùng nhau để đạt được một thỏa thuận về Biển Đông”.
Sau đó, theo ông, các nước đã thỏa thuận sẽ ký một bộ quy tắc ứng xử riêng và mời Trung Quốc giữ vai trò quan sát hoặc tham gia một phần. Đồng thời bộ quy tắc này phải bao hàm cả các nội dung cần thiết như tổ chức điều tra chung và phối hợp xử lý các sự cố hàng hải, nhấn mạnh việc tàu chiến và tàu chấp pháp không được dùng vũ lực tấn công tàu dân sự.
Đặc biệt, tham dự hội thảo có Giáo sư Rüdiger Wolfrum, cựu thẩm phán – Chủ tịch Tòa án quốc tế về luật Biển (ITCLOS) – là 1 trong 5 thành viên bồi thẩm đoàn của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Trả lời Thanh Niên, Giáo sư Rüdiger Wolfrum cho rằng: “Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông cần ý chí chính trị của tất cả quốc gia liên quan, đặc biệt là các quốc gia giáp Biển Đông. Nguyên tắc của pháp luật đòi hỏi sự tuân thủ của các bên”.
Trả lời Thanh Niên, đại diện Học viện Ngoại giao, Ban tổ chức hội thảo cho biết: Hội thảo được tổ chức nhằm duy trì một diễn đàn uy tín hàng đầu khu vực để các chuyên gia, học giả thảo luận một cách cởi mở, khoa học về Biển Đông, góp phần nhận diện rõ hơn các diễn biến và xu thế mới trên Biển Đông, tác động đối với tình hình an ninh và phát triển trong khu vực và quốc tế; các cơ hội và thách thức đối với hợp tác trong khu vực.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để xây dựng và duy trì kết nối mạng lưới chuyên gia và học giả nghiên cứu về Biển Đông trên phạm vi thế giới.
http://biendong.net/bi-n-nong/31300-tq-dang-khien-bien-dong-tro-nen-nguy-hiem.html

Bị lên án hành vi hăm dọa các nước ASEAN,

TQ cay cú đòi Mỹ ngưng “hoa chân múa tay”

Đại diện chính phủ Trung Quốc ngày 4/11 lên tiếng về thông điệp do cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien đưa ra tại Thái Lan cùng ngày.
Trả lời trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh chiều mùng 4, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố “Mỹ không phải là người trong cuộc về vấn đề biển Đông, cần tôn trọng đầy đủ những nỗ lực gìn giữ hòa bình ổn định biển Đông của các nước trong khu vực, chứ không phải hoa chân múa tay với các nước liên quan, và không nên gây sóng gió ở khu vực biển Đông”.
Trước đó, Bắc Kinh nhiều lần chỉ trích phát ngôn, cũng như các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) mà quân đội Mỹ tiến hành ở khu vực biển Đông. Trung Quốc cho rằng vấn đề biển Đông là công việc của các nước trong khu vực và nên được giải quyết giữa các láng giềng với nhau.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Robert O’Brien, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Bangkok sáng mùng 4 rằng: “Bắc Kinh đã sử dụng hành vi đe dọa để cố gắng ngăn chặn các quốc gia ASEAN khai thác tài nguyên ngoài khơi, ngăn chặn việc tiếp cận nguồn dự trữ dầu khí trị giá 2.5 nghìn tỷ USD”.
Vào ngày Chủ nhật (3/11), các nhà lãnh đạo ASEAN và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 22, tổ chức tại Bangkok.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo khẳng định nỗ lực đẩy mạnh đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, hình thành và tuân thủ các chuẩn mực ứng xử, trong đó có sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không trên niển Đông, kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở niển Đông (DOC), cùng nỗ lực xây dựng biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác.
Đề cập vấn đề biển Đông trong phát biểu trước hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định duy trì hòa bình, an ninh và ổn định tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới và không gian an ninh, phát triển của khu vực là lợi ích và trách nhiệm chung của mọi quốc gia.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về tình hình biển Đông là rất rõ ràng, nhất quán, đã được bày tỏ nhiều lần tại các diễn đàn ở các cấp.
Thủ tướng khẳng định cần đẩy mạnh các nỗ lực ở cả cấp độ song phương và đa phương đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, không để lặp lại các hành động đi ngược lại luật pháp
quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho các tiến trình xây dựng luật lệ, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, giải quyết hòa bình các khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và nỗ lực hoàn tất COC hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Chiều mùng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp song phương với đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng đề nghị hai bên cùng kiểm soát tốt bất đồng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai nước; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực; tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc; kiên trì giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; xử lý tốt vấn đề nghề cá và ngư dân; đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam; khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế; đồng thời tin tưởng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Phía Trung Quốc khẳng định mong muốn kiểm soát tốt bất đồng trên biển, kiềm chế, không để tác động đến tổng thể quan hệ hai nước.
http://biendong.net/doc-bao-viet/31293-bi-len-an-hanh-vi-ham-doa-cac-nuoc-asean-tq-cay-cu-doi-my-ngung-hoa-chan-mua-tay.html

Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí,

gây thêm hạn hán ở châu Á

Mai Vân
Các hành vi bức hiếp láng giềng của Bắc Kinh không chỉ được thấy trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, mà còn thể hiện trên đất liền, với việc khống chế nguồn nước của các con sông tỏa ra khắp khu vực.
Trong bài phân tích “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á - China is weaponizing water and worsening droughts in Asia”, công bố ngày 28/10/2019 vừa qua trên tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review, giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney đã vạch trần thủ đoạn của Trung Quốc, lợi dụng vị trí đầu nguồn các con sông chảy qua các nước khác, ồ ạt xây đập để biến nguồn nước thành công cụ gây sức ép chính trị, với hệ quả là làm cho nạn hạn hán ở châu Á thêm nghiêm trọng.
Bài phân tích trước hết nêu bật sự kiện châu Á, lục địa khô hạn nhất thế giới tính theo đầu người, hiện là trung tâm xây đập của thế giới, tập hợp hơn một nửa trên tổng số 50.000 con đập lớn của hành tinh. Hoạt động quá mức của các con đập đã làm gay gắt thêm tranh chấp khu vực và quốc tế về nguồn lợi đến từ các con sông chung của nhiều nước.
Thế thượng phong tự nhiên của Trung Quốc
Theo chuyên gia Chellaney, Trung Quốc nằm ở trung tâm bản đồ về nguồn nước của châu Á. Nhờ chiếm được vùng cao nguyên Tây Tạng giàu nguồn nước và vùng Tân Cương rộng lớn, Trung Quốc trở thành thượng nguồn các con sông chảy xuống 18 quốc gia vùng hạ lưu. Không một nước nào trên thế giới là đầu nguồn nước của nhiều quốc gia như thế.
Khi xây dựng đập, hay những cấu trúc khác làm thay đổi dòng nước ở vùng biên giới, Trung Quốc thiết lập như thế những cấu trúc lớn ở thượng nguồn, trang bị cho mình khả năng sử dụng nước như vũ khí.
Ví dụ rõ nhất được tác giả nêu lên là sông Mêkông. Mùa hè vừa qua, mực nước của dòng sông có giá trị sống còn cho vùng Đông Nam Á này, dài 4.880 cây số, đã xuống mức thấp nhất từ hơn 100 năm qua, cho dù mùa mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng cuối tháng 9. Sau khi hoàn tất 11 con đập khổng lồ, Trung Quốc lại xây thêm một loạt đập nữa ở thượng nguồn dòng sông. Bắc Kinh cũng xây đập trên những con sông xuyên quốc gia khác.
Rủi ro đến từ các con đập
Giáo sư Chellaney nhìn thấy việc xây dựng đập thủy điện cũng khuấy động quan hệ ở nơi khác ở châu Á.
Tranh chấp ở Kashmir vùng Nam Á, hay ở Ferghana Valley, khu vực Trung Á, liên quan đến vấn đề nguồn nước cũng như lãnh thổ. Tại nhiều nơi ở châu Á các quốc gia đều tìm cách kiểm soát tài nguyên
của những con sông chung bằng cách xây dựng đập, cho dù vẫn đòi hỏi sự minh bạch và thông tin về các đề án của các láng giềng.
Hạn hán nghiêm trọng đã xẩy ra ở nhiều vùng rộng lớn, từ Úc cho đến bán đảo Ấn Độ. Tình trạng này đã phơi bày các rủi ro trong việc tập trung vào giải pháp đập, làm tăng thêm nguy có thiếu hụt nước sử dụng.
Những vùng đông dân cư ở châu Á đã đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nước. Việc tranh nhau xây đập cũng gây ra thêm căng thẳng có thể đi đến xung đột.
Ở phương Tây, các công trình xây đập khổng lồ không còn được tiến hành nữa. Tại các quốc gia dân chủ lớn ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, việc xây đập lớn cũng giảm đi do các phong trào phản đối của người dân. Tại các nước độc đoán thì khác
Chính việc xây đập ở các nước không dân chủ đã biến châu Á thành tụ điểm của việc xây đập. Và Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lãnh vực này ở trong nước cũng như ngoài nước.
Bắc Kinh luôn luôn bị tham vọng xây đập ngày càng lớn, càng sâu, càng dài, càng cao hơn ám ảnh. Và như vậy, Trung Quốc đã hoàn tất đập lớn nhất thế giới Tam Hiệp, công trình được khoe là kiến trúc vĩ đại nhất trong lịch sử từ sau Vạn Lý Trường Thành…
Trong kế hoạch xây dựng đập mới, có công trình trên con sông cao nhất thế giới, Brahmaputra. Đập dự kiến nằm gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ được canh phòng cẩn mật. Công xuất điện sản xuất gần gấp đôi của đạp Tam Hiệp, mà bồn chứa dài hơn là hồ lớn nhất của Great Lakes, Bắc Mỹ.
Một số quốc gia Đông Nam Á cũng có đề án xây đập, do công ty Trung Quốc tài trợ và xây dựng, như ở Lào và Miến Điện, để xuất khẩu điện sang Trung Quốc.
Bài viết ghi nhận là Trung Quốc cũng không mấy tỏ ra áy náy trong việc xây đập tại những nơi tranh chấp, như ở vùng Kashmir ở Pakistan, hay vùng sắc tộc thiểu số miền bắc Miến Điện.
Từ khi Trung Quốc xây một loạt đập to lớn trên sông Mêkông, hạn hán trở nên thường xuyên hơn ở các nước hạ lưu. Và điều đó đã khuấy động quan hệ với các nước khác, vì Bắc Kinh không chấp nhận nguyên nhân đến từ đập của mình.
Giải pháp cứu vãng tình hình ?
Trong thực tế, Trung Quốc đã tìm cách đóng vai kẻ cứu tinh, hứa sẽ xả thêm nước từ các con đập xuống cho các quốc gia bị hạn hán. Nhưng đề nghị này chỉ nêu bật tình trạng phụ thuộc hoàn toàn mới của các nước hạ nguồn vào thiện chí của Trung Quốc – một sự phụ thuộc được đặt ra ngày càng sâu sắc khi Trung Quốc xây dựng thêm những con đập khổng lồ trên sông Mêkông.
Với những tai họa về nước ngày càng tồi tệ trên khắp châu Á, lục địa này phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng – đi theo con đường hiện tại, điều này chỉ có thể dẫn đến suy thoái môi trường nhiều hơn và thậm chí là chiến tranh nước, hoặc thay đổi cơ bản bằng cách bắt đầu con đường hợp tác dựa trên quy tắc.
Con đường thứ hai không chỉ đòi hỏi sự chia sẻ nước và lưu lượng dữ liệu thủy văn miễn phí mà còn đòi hỏi quản lý hiệu quả hơn việc tiêu thụ nước, tăng sử dụng nước tái chế và khử muối, và các nỗ lực bảo tồn và thích ứng.
Không thể làm được điều này nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc, cho đến nay vẫn từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với bất kỳ nước láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc không từ bỏ cách tiếp cận hiện tại, triển vọng cho một trật tự dựa trên quy tắc ở châu Á có thể bị xóa bỏ vĩnh viễn. Do đó, theo ông Chellaney, việc kéo được Trung Quốc vào cuộc đã trở nên thiết yếu trong việc quản lý nguồn nước vì hòa bình ở châu Á.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191106-trung-quoc-bien-nguon-nuoc-thanh-vu-khi-gay-them-han-han-o-chau-a

Hồng Kông:

Bắc Kinh đòi phải có các biện pháp “triệt để”

Thụy My
Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng) hôm nay 06/11/2019 cho rằng cần phải có những biện pháp triệt để hơn để diệt trừ tận gốc rễ tình trạng hỗn loạn từ nhiều tháng qua tại Hồng Kông. Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau vụ một dân biểu thân Bắc Kinh bị tấn công.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm qua đã cảnh báo không dung thứ cho các hành động « ly khai », và hôm nay ông Hàn Chính nhấn mạnh bạo lực đã vượt quá « lằn ranh đỏ » của Nhà nước pháp quyền và đạo đức.
Phó thủ tướng Trung Quốc phát biểu bên cạnh bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trưởng đặc khu Hồng Kông hiện đang thăm Hoa lục. Về phần bà Lâm – vừa nhận được sự ủng hộ của chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Hai – cực lực lên án vụ tấn công vừa xảy ra.
Vài tiếng đồng hồ trước đó, Hà Quân Nghiêu (Junius Ho), dân biểu thân Bắc Kinh đã bị tấn công bằng dao, nhưng cảnh sát cho biết ông này không bị nguy hiểm đến tính mạng. Có ba người bị thương kể cả hung thủ.
Hà Quân Nghiêu bị người đấu tranh dân chủ hết sức căm ghét, vì đã từng bị ghi hình đang thân mật vỗ vai, bắt tay cổ vũ một nhóm xã hội đen đã dùng gậy gộc đánh đập tàn nhẫn người biểu tình tại trạm xe điện ngầm Nguyên Lãng (Yuen Lang). Trong vụ này có 44 người biểu tình bị thương.
Sau 22 tuẩn lễ biểu tình liên tiếp, phong trào phản kháng chưa hề có dấu hiệu suy giảm, và ngày càng xảy ra nhiều vụ bạo động. Những tháng gần đây phe thân Bắc Kinh liên tục tấn công những người đối lập, đặc biệt có tám khuôn mặt tiêu biểu của phong trào đã phải nhập viện. Cảnh sát bị tố cáo đàn áp thô bạo, nhất là Chủ nhật vừa rồi đã xông vào các trung tâm thương mại, xịt hơi cay tràn lan khiến những khách hàng đi mua sắm bị vạ lây.
Những cuộc biểu tình mới sẽ diễn ra hôm nay tại các trường đại học Hồng Kông, sinh viên mặc trang phục màu đen tập hợp lại để phản đối bạo lực cảnh sát.
Đang công du Bắc Kinh, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay cho biết khi trao đổi với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của « đối thoại » nhằm làm giảm căng thẳng ở Hồng Kông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191106-hong-kong-bac-kinh-doi-phai-co-cac-bien-phap-%C2%AB-triet-de-%C2%BB

Nội bộ chính quyền Philippines bất đồng,

chia rẽ sâu sắc về tỷ lệ ăn chia

trong khai thác chung với TQ ở Biển Đông

Chuyển trọng tâm từ đối đầu sang hợp tác với Trung Quốc, Tổng thống Rodrigo Duterte lấy hợp tác song phương và thúc đẩy hợp tác khai thác chung ở Biển Đông là điểm nhấn. Tuy nhiên, các bước đi của ông Duterte đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ, quyết liệt từ nội bộ nhất là sau khi có thông tin Trung Quốc mời chào hợp tác theo tỷ lệ 60:40.
Trả lời kênh truyền hình ABS-CBN News hôm 28/10, Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo tuyên bố đanh thép rằng Philippines sẽ chỉ tham gia các thỏa thuận khai thác dầu mỏ với Trung Quốc nếu nước này công nhận chủ quyền của Philippines trên Biển Đông. Bà cho biết, “đối với tôi, tiền đề cho việc thỏa thuận với Trung Quốc là việc nước này phải thừa nhận quyền chủ quyền và chủ quyền của chúng tôi trong các khu vực sẽ khai thác chung”. Phó Tổng thống Philippines còn dẫn phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực về Biển Đông vào tháng 7/2016 rằng “việc chúng tôi thắng lớn ở vụ kiện trên có nghĩa là chúng tôi sẽ không tham gia hợp tác với Trung Quốc trong các khu vực nằm trong phán quyết, trừ khi Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của chúng tôi trong khu vực”.
Đây không phải lần đầu Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo tấn công cấp trên của mình, đương kim Tổng tống Philippines Rodrigo Duterte. Hôm 12/9, bà Robredo đã công khai tuyên bố việc Tổng thống Duterte có ý định gạt đàm phán biển Đông sang một bên để đổi lấy thỏa thuận khai thác dầu khí với Bắc Kinh là một bước đi “thiếu trách nhiệm” và “đáng xấu hổ”. Hồi giữa tháng 8/2019, bà Robredo kêu gọi Tổng thống Duterte phải có lập trường cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền Philippines ở Biển Đông. Nữ Tổng thống cho biết dân chúng Philippines lo lắng ông Duterte đang “bán mình” cho Trung Quốc. “Tổng thống Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố tạo cảm giác chúng ta đang ưng thuận ngầm với những gì Trung Quốc mong muốn”, bà Robredo nhận xét.
Không chỉ bà Robredo, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cũng lên tiếng khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài vượt lên trên thỏa hiệp giữa ông Duterte và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, do đó không thể gạt phán quyết sang một bên. Tương tự, hồi đầu tháng 9, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cũng khẳng định tổng thống Philippines không có thẩm quyền quyết định phán quyết của tòa bị bãi bỏ, bị đảo ngược hoặc bị phủ quyết. Các chủ trương bắt tay Trung Quốc của Philippines có thể làm suy yếu giá trị thực tế của Phán quyết năm 2016 vốn có lợi cho Philippines. Sở dĩ phe đối lập ông Duterte khẳng định không ủng hộ “gác tranh chấp, cùng khai thác”
mà ông Duterte và ông Tập đang hào hứng là vì hai lý do. Một là, Phán quyết cho thấy Manila không cần phải khai thác chung với Trung Quốc vì các khu vực hai bên định “ăn chia” 60/40 đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Điều đó có nghĩa là không tồn tại tranh chấp, nên nếu gọi là “gác tranh chấp, cùng khai thác” chính là sập bẫy của Trung Quốc “biến của người khác thành của chung”. Hai là, ông Duterte chủ trương ăn chia 60/40 và cho rằng có lợi với Manila, đó là quan điểm sai lầm. Nếu việc hợp tác thành hiện thực, tạm chưa bàn đến việc ông Duterte có khả năng vi hiến, vì vượt thẩm quyền cho phép nước ngoài vào EEZ khai thác tài nguyên thì khả năng tiếp theo là Trung Quốc sẽ lấn tới và chiếm các vùng biển của Philippines. Hậu quả là ngư dân lẫn các lực lượng chấp pháp của Manila bị đẩy ra khỏi khu vực.
Trái ngược với quan điểm của Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo và các chính trị gia khác cho rằng thỏa thuận “ăn chia” 60/40 của Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông là “công bằng”. Vị quan chức này lý giải vì Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm thăm dò và xây dựng cơ sở hạ tầng, vì thế Manila sẽ có lợi khi Trung Quốc phải chịu phần lớn chi phí. Quan điểm này trùng khớp với những phát ngôn trước đây của Tổng thống Duterte. Với con số 60 được hưởng, ông Duterte cho rằng đây là một chương trình làm ăn có lời. Trong khi đó, theo vị tổng thống này, Philippines không thể chống lại các ý đồ hung hăng của TQ. Thậm chí ông lo ngại nếu xung đột xảy ra thì Philippines chịu thiệt hại nặng.
Giới quan sát cho rằng ông Duterte và đồng minh đã “sập bẫy” tâm lý của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh hoàn thành việc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo, triển khai quân chiếm đóng bãi cạn Scarborough, quân sự hóa các đảo nhân tạo, triển khai lực lượng tàu chiến vây quanh một số thực tế do Philippines kiểm soát, đưa tàu hải cảnh và dân quân biển vào các vùng biển thuộc chủ quyền Philippines… đã khiến ông Duterte cho rằng “không thể ngăn cản ông Tập nếu ông ấy muốn” và tốt hơn nên bắt tay ăn chia với Bắc Kinh. Trong khi đó, phe đối lập cho rằng phán quyết của tòa năm 2016, quan hệ đồng minh với Mỹ và tình thế bất lợi đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh gây chiến chính là những lý do Manila không nên tự dọa mình bằng chiến tranh. Thế nên Philippines cần dựa vào ASEAN, đồng minh, đối tác để đưa Biển Đông, vốn liên quan lợi ích nhiều quốc gia ra dư luận quốc tế. Việc huy động sức mạnh tập thể vào Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng là một cách tiếp cận hiệu quả nếu Philippines có cùng lập trường thượng tôn pháp luật là tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và thúc đẩy quá trình công nhận Phán quyết của PCA.
http://biendong.net/bien-dong/31313-noi-bo-chinh-quyen-philippines-bat-dong-chia-re-sau-sac-ve-ty-le-an-chia-trong-khai-thac-chung-voi-tq-o-bien-dong.html

Biển Đông: Manila tố cáo Trung Quốc

bắn hỏa châu dọa phi cơ Philippines

Trọng Nghĩa
Điều trần trước Hạ Viện Philippines, lãnh đạo ngành tình báo quân sự Philippines hôm qua 05/11/2019 đã tố cáo việc lực lượng Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa đã bắn pháo sáng cảnh cáo phi cơ Philippines tuần tra trong khu vực. Phản ứng trước thông tin này, ngoại trưởng hôm nay 06/11 tỏ ra thận trọng, cho biết là ông chờ xác minh rõ vụ việc trước khi phản đối.
Theo nhật báo Philippine Star, phát biểu trước Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh Hạ Viện Philippines, tướng Reuben Basiao, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines phụ trách tình báo, đã xác nhận việc Bắc Kinh gia tăng đáng kể các hoạt động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Tướng Basiao nói rõ: “Gần đây Bắc Kinh đã cho bắn pháo sáng (còn gọi là hỏa châu) lên cảnh cáo máy bay Philippines tuần tra ở vùng này, và từ tháng Giêng đến tháng 6/2019, đã có sáu vụ như vậy được ghi nhận.”
Theo lãnh đạo ngành quân báo Philippines, trong cùng một giai đoạn, Trung Quốc cũng đã triển khai 17 tầu nghiên cứu trong vùng biển của Philippines.
Các hành vị của Trung Quốc nhằm cản trở các nhiệm vụ tuần tra, luân chuyển lực lượng cũng như tiếp tế cho các đơn vị Philippines trên vùng biển của mình. Tướng Basiao khẳng định Trung Quốc là nước hung hăng nhất trong các nước tranh chấp ở Biển Đông.
Những cáo buộc của tướng Basiao đã được báo chí Philippines loan tải rộng rãi. Tuy nhiên, phản ứng của ngoại trưởng nước này lại rất thận trọng.
Trong một tin nhắn Twitter ngày hôm nay, ông Teodoro Locsin Jr khẳng định sẽ gởi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc một khi cơ quan tình báo quốc gia Philippines NICA xác nhận vụ việc.
Ngoại trưởng Philippines cho rằng ông không tin vào các nguồn tin dân sự vì “họ nói dối như cuội (nguyên văn: “như họ thở”)”, mà chỉ tin vào cơ quan tình báo quốc gia NICA mà thôi vì “chỉ có thể tin vào việc quân đội nói sự thật mà thôi”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191106-bien-dong-trung-quoc-bi-to-ban-hoa-chau-canh-cao-phi-co-philippines

Người Campuchia bán sức trong các công ty TQ:

Công việc vất vả, mức lương lại bèo bọt

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của châu Âu, Mỹ có thể sẽ làm tăng sự phụ thuộc nền kinh tế Campuchia vào đầu tư của Trung Quốc.
Kinh tế Campuchia đã trải qua một sự thay đổi to lớn trong 20 năm qua với hai trụ cột chính là ngành dệt may và du lịch, trong khi đầu tư của Trung Quốc vào ngành dệt may và khách du lịch Trung Quốc là nguồn cung quan trọng cho hai ngành công nghiệp này.
Tuy nhiên, việc EU và Mỹ đang xem xét rút Campuchia khỏi chương trình ưu đãi thương mại đối với tất cả mặt hàng trừ vũ khí (EBA) có thể sẽ khiến nước này tăng thêm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, VOA (Mỹ) bình luận.
Công nhân dệt may tấp nập trên tuyến cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville
Mỗi buổi sáng, dọc Quốc lộ 4 từ Phnom Penh đến Sihanoukville là hình ảnh chiếc xe tải nhỏ chở những người dân sống ở các vùng nông thôn lân cận đến cửa nhà máy trước 7 giờ – giờ chấm công. Cũng có một số công nhân đi xe máy tới công xưởng.
Hầu hết người Campuchia – ở các độ tuổi khác nhau – làm việc trong các nhà máy dệt may hoặc túi da của Trung Quốc.
Sau khi xuống xe, họ thường mua bữa sáng tại các quầy hàng khác nhau ở cửa nhà máy, một số người mua thêm cơm hộp cho bữa trưa.
Một nữ công nhân 23 tuổi làm việc trong một nhà máy sản xuất túi xách của Trung Quốc cho biết cô đã ở đây được ba năm. Tính thêm tiền làm thêm giờ, cô có mức lương 250 USD/tháng, nhưng cô phải chi 50 USD/tháng để thuê phòng vì nhà cô ở quá xa nhà máy.
Một công nhân nữ khác – 49 tuổi – làm việc trong một nhà máy may mặc của Trung Quốc phải thức dậy lúc 5 giờ sáng và mất hơn một giờ đồng hồ để đến nhà máy. Tổng tiền lương một tháng của cô là 210 USD, cao hơn mức lương tối thiểu theo luật định của chính phủ là 182 USD/tháng.
Nữ công nhân này là bà mẹ của 5 đứa con, hai người con lớn nhất của cô cũng đang làm việc trong nhà máy Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư thành lập nhà máy
Kể từ khi trở thành thành viên ASEAN vào 20 năm trước và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2004, nền kinh tế Campuchia đã dần dần hội nhập vào hệ thống thương mại khu vực và toàn cầu, trong đó ngành sản xuất hàng may mặc là xương sống của nền kinh tế định hướng xuất khẩu này. Theo đánh giá, đầu tư của Trung Quốc đối với lĩnh vực may mặc và giày dép của Campuchia là vô cùng quan trọng.
Ông Ken Loo, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia, cho biết: “Hiện tại, khoảng 40% tổng vốn đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục. Nếu chúng tôi tính cả đầu tư của Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Hồng Kông thì con số này đã tăng lên khoảng 65% và 70%”.
Được thúc đẩy bởi may mặc và du lịch, tăng trưởng kinh tế trung bình của Campuchia trong 10 năm qua đã đạt 8%, khiến quốc gia này trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ngân hàng Thế giới ước tính, tốc độ tăng trưởng của Campuchia sẽ đạt 7% trong năm nay.
Xây dựng đặc khu kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài
Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, Campuchia bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài thành lập công ty ở đặc khu kinh tế vào năm 2005. Cho đến nay, 34 đặc khu kinh tế đã được phê duyệt, trong đó có 11 đặc khu đã đi vào hoạt động. Nhiều người Trung Quốc đã thành lập các nhà máy ở trong những đặc khu này, bao gồm Đặc khu kinh tế Phnom Penh, cách trung tâm thành phố Phnom Penh 10 km.
Văn phòng của ông Ken Loo nằm ở Đặc khu kinh tế Phnom Penh. Đặc khu kinh tế được thành lập năm 2006 với hơn 80 công ty nước ngoài, nhưng hầu hết trong số đó là các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào Campuchia trong những năm gần đây. Ông Ken Loo cho biết trong hai năm qua, 60% các nhà đầu tư mới đến từ Trung Quốc đại lục.
Đặc khu kinh tế Sihanoukville – cách Đặc khu kinh tế Phnom Penh 210km về phía Tây – được các công ty Trung Quốc đầu tư vào năm 2008. Đặc khu Sihanoukville được coi là một dự án mang tính biểu tượng của sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc. Cổng thông tin chính thức của đặc khu Sihanoukville cho biết, đặc khu này vẫn đang trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thiện, nó sẽ hình thành một mô hình sinh thái với 300 doanh nghiệp (tổ chức) và 80.000-100.000 công nhân.
Người Campuchia nói gì về công việc trong nhà máy Trung Quốc?
Chia sẻ với VOA, một nữ công nhân Campuchia – đã làm việc trong nhà máy Trung Quốc khoảng ba tháng – cho biết, cô đến đây vì có người thân cũng đang làm việc ở đây. Cô đã làm việc ở Thái Lan được 4 năm và kiếm được nhiều tiền hơn bây giờ, nhưng so với việc lăn lộn ở nước ngoài thì giờ cô có thể sống ở nhà mình.
Cô nói: “Tôi hài lòng. Công việc không khó, tôi có thể làm tốt”.
Những công nhân này làm việc 8 giờ/ngày, nhà máy trả cho họ mức lương tối thiểu theo pháp luật. Họ cho biết, người Trung Quốc đầu tư vào Campuchia là một điều tốt nhưng tiền lương có thể cao hơn.
Một nữ công nhân khác nói: “Tốt thì tốt, nhưng họ nên trả cho chúng tôi mức lương cao hơn, điều này có lợi cho gia đình chúng tôi”.
Một nam thanh niên làm việc trong nhà máy sản xuất túi da Trung Quốc không hài lòng lắm với công việc của mình. Anh nói rằng công việc rất vất vả và mức lương anh nhận được mỗi tháng chỉ là mức lương tối thiểu. Các công nhân trong nhà máy đều là người Campuchia và người quản lý là người Trung Quốc.
Ken Loo: Các lệnh trừng phạt của châu Âu, Mỹ sẽ chỉ làm tăng sự phụ thuộc vào TQ
Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia Ken Loo cho rằng một khi EU và Mỹ hủy bỏ ưu đãi thương mại đối với Campuchia thì quốc gia Đông Nam Á này sẽ có thể phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc là một quốc gia phát triển chủ chốt tiếp tục giao dịch, cung cấp viện trợ, quyên góp hoặc cho vay với Capuchia, thì tôi rất chắc chắn rằng Phnom Penh sẽ tự nhiên nghiêng về phía nhà cung cấp viện trợ này”, ông nói.
Là cố vấn của chính phủ cho Campuchia, ông Ken Loo rất lo lắng về việc hủy bỏ các ưu đãi thương mại ở châu Âu và Hoa Kỳ. Theo ông, đây sẽ là một cú đánh thảm khốc vào ngành may mặc của Campuchia, vì 46% sản phẩm quần áo sản xuất ở nước này xuất khẩu sang EU.
“Ngành công nghiệp của chúng tôi sử dụng khoảng 750.000 công nhân. Nếu tính rộng hơn, khoảng 3 triệu người phụ thuộc vào ngành công nghiệp này”, ông nói.
Nữ công nhân – mẹ của năm đứa trẻ làm việc trong một xưởng may của Trung Quốc là một trong 750.000 lao động đó. Cô nói rằng mặc dù công việc không lý tưởng, cô vẫn cần nó để phụ giúp gia đình.
Cô nói: “Ở nông thôn chẳng có gì để làm cả. Còn ở đây, tôi có thể kiếm tiền và nuôi con”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/31295-nguoi-campuchia-ban-suc-trong-cac-cong-ty-tq-cong-viec-vat-va-muc-luong-lai-beo-bot.html

Sam Rainsy quyết quay về Campuchia ngày 9/11

dù có thể bị bắt

Ông Sam Rainsy, người sáng lập đảng đối lập Campuchia hiện đang sống lưu vong, hôm 6/11 cho biết ông sẽ trở lại Campuchia vào ngày 9/11 để đối mặt với việc bị bắt giữ giữa lúc đang diễn ra cuộc đàn áp của chính quyền Phnom Penh đối với các thành viên trong đảng của ông, theo Reuters.
Ông Rainsy, cựu bộ trưởng tài chính, tuyên bố sẽ quay trở lại để lãnh đạo các cuộc biểu tình chống lại sự cai trị độc đảng của Thủ tướng Hun Sen, người mà ông gọi là “một nhà độc tài tàn bạo”.
Việc ông trở về có thể bị Thái Lan cản trở, khi mà thủ tướng nước này nói rằng ông sẽ không được phép nhập cảnh trên đường về Campuchia.
Hôm 6/11, ông Rainsy đăng trên Twitter vé máy bay của ông chặng từ Paris đến Bangkok, từ đó ông sẽ đi đến biên giới Thái Lan-Campuchia. Ông Hun Sen đã ra lệnh cho các hãng hàng không không cho phép ông Rainsy đáp các chuyến bay vào Phnom Penh.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 6/11 nói ông không thể cho phép có sự can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, cũng là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
“Theo cam kết của chúng tôi với ASEAN, chúng tôi sẽ không cho phép một người chống chính phủ sử dụng Thái Lan cho hoạt động này”, ông Prayuth nói với các phóng viên khi được hỏi về ông Sam Rainsy.
Thủ tướng Hun Sen đã cáo buộc phe đối lập ủng hộ một cuộc đảo chính, và chính phủ của ông đã bắt giữ ít nhất 48 nhà hoạt động thuộc đảng đối lập bị cấm hoạt động trong năm nay.
Ông Sam Rainsy đã trốn sang Pháp 4 năm trước sau khi bị kết án hình sự vì tội bôi nhọ. Ông cũng phải đối mặt với án tù 5 năm trong một vụ án khác.
https://www.voatiengviet.com/a/sam-rainsy-quyet-quay-ve-campuchia-ngay-911-du-co-the-bi-bat/5154797.html

Các tay súng ly khai sát hại 15 người

trong vụ thảm sát miền nam Thái Lan

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Tư (6/11), các viên chức an ninh cho biết những kẻ nổi dậy ly khai bị tình nghi xông vào một trạm kiểm soát an ninh ở miền Nam đa phần theo đạo Hồi giáo của Thái Lan và sát hại ít nhất 15 người, bao gồm một cảnh sát và nhiều tình nguyện viên bảo vệ làng.
Đây là cuộc tấn công đơn lẻ trầm trọng nhất trong nhiều năm tại khu vực nơi một cuộc nổi dậy của phe ly khai Hồi giáo khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Những kẻ tấn công, ở tỉnh Yala, cũng sử dụng chất nổ và rải đinh trên đường để trì hoãn những người truy đuổi vào tối hôm thứ ba (5/11).
Hiện vẫn chưa có nhóm nào tuyên bố nhận trách nhiệm về sự việc này. Theo nhóm theo dõi bạo lực Deep South Watch, một cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập kỷ của phe ly khai tại các tỉnh Yala, Pattani và Narathiwat đa phần là người Malay theo đạo Hồi giáo của quốc gia Phật giáo Thái Lan giết chết gần 7,000 người kể từ năm 2004. Các tỉnh này thuộc về một quốc vương Hồi giáo Malay độc lập trước khi Thái Lan sáp nhập họ vào năm 1909. 80% dân số tại các khu vực này là tín đồ Hồi giáo, trong khi phần còn lại của đất nước theo Phật giáo.
Một số nhóm phiến quân ở miền nam cho biết họ đang chiến đấu để thành lập một nhà nước độc lập. Vào tháng 8, các nhà chức trách bắt giữ một số nghi can từ khu vực này vì một loạt vụ nổ bom nhỏ ở thủ đô Bangkok, mặc dù họ không trực tiếp quy trách nhiệm cho bất kỳ nhóm nổi dậy nào. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-tay-sung-ly-khai-sat-hai-15-nguoi-trong-vu-tham-sat-mien-nam-thai-lan/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.