Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/11/2019

Monday, November 4, 2019 7:19:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/11/2019

Mỹ : Một năm trước bầu cử,

phe ủng hộ ông Trump vẫn tin tưởng tổng thống

Mai Vân
Đúng một năm nữa, vào ngày 04/11/2020, người ta sẽ biết tên vị tổng thống mới của Hoa Kỳ. Liệu ông Trump có trụ lại được một nhiệm kỳ nữa ở Nhà Trắng hay không ? Đó là câu hỏi đang được đặt ra vào lúc thủ tục truất phế đương kim tổng thống đã được khỏi động.
Trước mắt, nước Mỹ để lộ tình trạng chia rẽ hơn bao giờ hết. Trước Nhà Trắng, người chống đối và ủng hộ ông Trump hầu như có mặt hàng ngày. Trong tuần này, những người chống ông Trump đến biểu tình mỗi ngày trước Nhà Trắng vào lúc 12h và 18h. Trên các tấm biểu ngữ, họ tố cáo ông “nói láo” hay kêu gọi bắt giữ hoặc truất phế ông.
Những người ủng hộ tổng thống cũng tập hợp ở đó. Một năm trước ngày bầu lại tổng thống, những cử tri của ông Trump vẫn trung thành với ông và thủ tục truất phế chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách giữa phe ủng hộ và chống đối, như ghi nhận của thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet.
« Ông Trump đã đảm bảo rằng thủ tục truất phế nhắm vào ông ở Hạ Viện, thay vì làm ông yếu đi, thì ngược lại càng kích động những người ủng hộ ông. Thật vậy, số người đóng góp cho cuộc vận động tranh cử của tổng thống đã tăng ít ra là 50.000 người vào tháng qua.
Dường như không có gì làm lung lạc cử tri của ông Trump. Lời lẽ thái quá của ông, các tin nhắn soi mói của ông đã lôi cuốn những người không ưa thích tầng lớp chính trị truyền thống. Trong đảng Cộng Hòa, hiếm ai thú nhận là mình khó chịu trước sức ép của Donald Trump đối với đồng nhiệm Ukraina.
Cuộc tranh luận về thủ tục truất phế, những vấn đề về lịch trình, đã che khuất tất cả những vấn đề khác và đảng Dân Chủ có nguy cơ bị thua thiệt. Chính vì tập trung cuộc vận động tranh cử trên các vấn đề bảo hiểm y tế, những vấn đề người Mỹ quan tâm, mà đảng Dân Chủ đã giành lại đa số ở Hạ Viện trong các cuộc bầu cử vừa qua.
Đảng Dân Chủ hiện còn gặp một khó khăn khác là cho đến giờ, chưa có được một ứng viên sáng giá nổi trội trong hàng ngũ của mình. Trong lúc đó thì ông Trump đã có thể dựa trên tình hình kinh tế tốt đẹp của nước Mỹ và tiếp tục đóng vai nạn nhân của một thủ tục truất phế ít có khả năng đi đến nơi đến chốn ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191104-mot-nam-truoc-bau-cu-tong-thong-my-phe-ung-ho-ong-trump-van-tin-tuong

Tổng thống Trump dọa cắt giảm ngân sách

viện trợ cháy rừng liên bang cho California

Hôm Chủ Nhật (03 tháng 11), tổng thống Trump đe dọa cắt giảm viện trợ cháy rừng liên bang cho những đám cháy rừng do gió khô nóng khắp California mùa thu này.
Tổng thống Trump đăng tweet chỉ trích khả năng quản trị rừng của thống đốc Gavin Newsom yếu kém. Trong khi ông Newsom phản bác, và cho rằng tổng thống không tin vào biến đổi khí hậu.
Tiểu bang này chỉ kiểm soát một phần nhỏ rừng quốc gia, trong khi các chính quyền liên bang kiểm soát hầu hết diện tích rừng ấy.
Theo KTLA, hai vụ cháy nghiêm trọng nhất không xảy ra ở rừng quốc gia. Chính quyền California đã dỡ bỏ mọi lệnh di tản, khi đạt được nhiều tiến bộ trong việc chữa một đám cháy rừng ở bắc Los Angeles. Lính cứu hỏa đã kiểm soát được 50% ngọn lửa lan rộng gần 15 dặm vuông (38km vuông) buộc 11,000 người phải di tản. Đại úy sở cảnh sát quận Steve Kaufmann cho biết lính cứu hỏa đang nỗ lực chữa cháy các điểm bùng phát khi những cơn gió kéo dài. Ở bắc California, nhiều người được phép quay trở lại khu vực từng di tản do nhiều đám cháy rừng lớn ở khu vực quận Sonoma. Bộ Lâm nghiệp và Phòng cháy  California cho biết vụ cháy lan rộng 121 dặm vuông (313 km vuông) đã được kiểm soát 76%.(Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-doa-cat-giam-ngan-sach-vien-tro-chay-rung-lien-bang-cho-california/

Người tố giác đề nghị điều trần

khi tổng thống Trump gây áp lực buộc phải lộ diện

Vào hôm chủ Nhật (3 tháng 11), luật sư của người tố giác tổng thống Trump cho biết thân chủ ông đề nghị trực tiếp trả lời các câu hỏi của  các dân biểu của Đảng Cộng Hòa.
Hồi tháng trước, một người tố giác ẩn danh đệ đơn khiếu nại về cuộc điện đàm của Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine, dẫn đến cuộc điều tra luận tội của Hạ viện Hoa Kỳ. Theo luật sư Mark Zaid, tức luật sư của người tố giác, hành động này được xem là sự đáp trả những nỗ lực của Tổng Thống Trump để vạch trần danh tính của thân chủ ông- được cho là một thành viên của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ. Trên Twitter, ông Zaid cho biết nỗ lực tiết lộ danh tính thân chủ của ông có khả năng sẽ “gây nguy hiểm cho người tố giác cũng như gia đình họ.”
Cùng ngày, Tổng Thống Trump cũng đăng tải một đoạn tin nhắn trên Twitter kêu gọi người tố giác ra mặt, cáo buộc người này “phạm một sai lầm rất lớn.” Sau đó, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump gọi người này là một “tay lừa đảo.”
Theo Reuters, Đảng Cộng Hòa nhiều lần lên tiếng khiếu nại rằng cuộc điều tra luận tội của Hạ viện là thiếu công bằng đối với họ và với Tổng Thống Trump, nhất là khi họ bị hạn chế trong việc thẩm vấn các nhân chứng.
Tổng thống Trump đang phải chịu sức ép ngày càng lớn từ Hạ Viện trong cuộc điều tra cáo buộc gây áp lực lên Ukraine nhằm có được lợi thế trong cuộc tranh cử năm 2020. Các nhà lãnh đạo Hạ Viện dự kiến sẽ bắt đầu các phiên điều trần công khai trong vài tuần tới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-to-giac-de-nghi-dieu-tran-khi-tong-thong-trump-gay-ap-luc-buoc-phai-lo-dien/

CEO của McDonald bị sa thải vì hẹn hò với nhân viên

McDonald vừa sa thải giám đốc điều hành Steve Easterbrook vì ông có mối quan hệ với một nhân viên.
Gã khổng lồ thức ăn nhanh của Mỹ cho biết mối quan hệ này tới từ sự đồng thuận của hai phía, nhưng ông Easterbrook đã “vi phạm chính sách của công ty” và điều này cho thấy ông có “phán quyết tồi”.
Trong một email gửi cho nhân viên, doanh nhân người Anh thừa nhận mối quan hệ và nói rằng đó là một sai lầm.
“Xét tới các giá trị của công ty, tôi đồng ý với hội đồng quản trị rằng đã đến lúc tôi rời đi,” ông nói.
Ông Easterbrook, 52 tuổi, đã ly dị, bắt đầu làm việc cho McDonald từ năm 1993 với vị trí quản lý ở London và bắt đầu thăng tiến từ đó.
Xu hướng có chồng hoặc vợ lẽ từ công sở
Vì sao nhân viên hay ‘chôm đồ’ nơi công sở?
Ông rời đi năm 2011, làm chủ Pizza Express và sau đó, chuỗi thực phẩm châu Á Wagamama. Tới 2013, ông trở lại McDonald, cuối cùng trở thành người đứng đầu khu vực Anh Quốc và Bắc Âu.
Ông được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của McDonald năm 2015.
Ông Easterbrook là người được ghi nhận là đã hồi sinh thực đơn và hệ thống McDonald, bằng cách tu sửa các cửa hàng và cho sử dụng các nguyên liệu tốt hơn. Giá trị cổ phiếu của công ty tăng hơn hai lần trong thời gian ông tại chức.
Trong thời gian ông lãnh đạo, McDonald cũng mở rộng các tùy chọn giao hàng và thanh toán di động để tăng sự tiện lợi.
Hôm thứ Sáu, 1/11, hội đồng quản trị của công ty đã bỏ phiếu quyết định về sự ra đi của ông Easterbrook.
Ông cũng đã từ chức chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị của McDonald.
Các quy tắc của công ty dành cho các nhà quản lý là cấm họ có mối quan hệ tình cảm với cấp dưới.
Công ty sẽ thông báo chi tiết việc rời đi của ông Easterbrook vào thứ Hai.
Mcdonald’s vẫn bị chỉ trích về tiền lương cho nhân viên cửa hàng, trong khi ông Easterbrook được nhận 15,9 triệu đôla trong năm 2018. Cao gấp 2.124 lần mức lương nhân viên trung bình là 7.473 đôla.
Ông sẽ được thay thế bởi Chris Kempczinski, có hiệu lực ngay lập tức.
Trong tuyên bố, ông Kempczinski cảm ơn Easterbrook vì những đóng góp của ông, và thêm rằng: “Steve đưa tôi vào McDonald và ông ấy là một người cố vấn kiên nhẫn và hữu ích.”
Năm ngoái, ông xếp của Intel, Brian Krzanich, đã từ chức vì có mối quan hệ với một nhân viên Intel, điều này trái với quy tắc của công ty.
Ông đã ở vị trí đó từ tháng 5 năm 2013.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50285753

Hoa Kỳ và Nam Hàn đình chỉ tập trận

để tránh gây căng thẳng với Bắc Hàn

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Hãng tin Yonhap News trích dẫn một viên chức không xác định và đưa tin, rằng Hoa Kỳ và Nam Hàn sẽ đình chỉ một cuộc tập trận không quân theo kế hoạch trong năm thứ hai liên tiếp, nhằm tránh gây gia tăng căng thẳng với Bắc Hàn.
Theo tin từ BLOOMBERG, Vigilant Ace, cuộc tập trận chung được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 12, có sự tham gia của hàng trăm máy bay bao gồm máy bay thả bom chiến lược của Hoa Kỳ. Hãng tin Yonhap cho biết các viên chức Nam Hàn và Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc đình chỉ khi họ gặp nhau vào giữa tháng 11. Thay vào đó, cả hai quốc gia sẽ tổ chức tập trận một cách độc lập “để xác nhận sự sẵn sàng của quân đội”, theo viên chức này cho biết trong bài báo.
Một viên chức chính phủ Nam Hàn cho rằng quân đội nên “tiếp tục hỗ trợ” các nỗ lực ngoại giao nhằm giải trừ nguyên tử ở Bắc Hàn. Vào tháng 10, các viên chức Bắc Hàn và Hoa Kỳ gặp nhau tại Stockholm cho các cuộc đàm phán nguyên tử trực tiếp đầu tiên của họ trong 8 tháng. Nhưng các cuộc đàm phán này sụp đổ với sự bất đồng về những nội dung được thảo luận. Tổng thống Trump nay có vẻ như im lặng về vấn đề Bắc Hàn, sau nhiều nhượng bộ với Kim Jong Un mà không đạt kết quả. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-nam-han-dinh-chi-tap-tran-de-tranh-gay-cang-thang-voi-bac-han/

Lãnh đạo Cuba đả kích TT Trump,

phát động chống chủ nghĩa đế quốc

Hôm 03/11, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba Raul Castro, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel và Tổng thống Venezuela Nicholas Maduro đã lên tiếng rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ “chỉ làm tăng thêm quyết tâm gắn kết nhau của họ và hỗ trợ thay đổi xã hội trong khu vực,” theo Reuters.
Ba nhà lãnh đạo đã chủ trì phiên bế mạc một hội nghị đoàn kết tại Havana vào ngày 03/11. Cuộc họp này đã thu hút hơn 1.300 nhà hoạt động xã hội, chủ yếu đến từ Mỹ Latinh.
Cuộc họp kéo dài ba ngày nhằm thảo luận về cách đánh bại điều các nhà tổ chức cho là “một cuộc tấn công do đế quốc Mỹ lãnh đạo nhắm vào các chính phủ, phong trào tiến bộ xã hội chủ nghĩa.”
Tổng thống Maduro và Chủ tịch Diaz-Canel đã phát biểu trong phiên bế mạc hội nghị được truyền hình trực tiếp, trong đó hai ông chế giễu các cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng họ đứng sau tình trạng bất ổn ở các quốc gia khác hay phải chịu trách nhiệm cho việc hình thành các chính phủ cánh tả.
Theo Reuters, sự hiện diện của ông Maduro dường như nhằm mục đích cho thấy Cuba sẽ không từ bỏ đồng minh chiến lược của mình bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, các nước phương Tây và Mỹ Latinh khác nhằm thuyết phục Havana từ bỏ Caracas.
Ngoài ra, ông Maduro cũng cho rằng cáo buộc của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ về việc Cuba đứng sau tình trạng bất ổn ở Chile là “ngu ngốc.”
“Đó là chế độ độc tài Pinochet cũ rích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Người dân có quyền tìm kiếm một giải pháp thay thế,” ông nói trong một bài phát biểu dài và đầy vẻ tức giận.
Trong khi đó, Chủ tịch Cuba cáo buộc Hoa Kỳ đã cấm vận đất nước ông bằng cách trừng phạt các bên thứ ba có giao thương với Cuba, đồng thời ông kêu gọi những người có mặt ở hội nghị hãy tăng cường nỗ lực để chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-cuba-da-kich-tt-trump/5151600.html

Salvador và Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao

Thụy My
Sau khi tổng thống Salvador, Nayib Bukele, vào tối thứ Bảy, ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao Venezuela trong vòng 48 giờ, hôm qua 03/11/2019 đến lượt tổng thống Venezuela Nicolas Maduro loan báo trục xuất ngoại giao đoàn Salvador với cùng thời hạn.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :
« Một quyết định « không thể chấp nhận được », đó là từ ngữ được dùng trong thông cáo của bộ Ngoại Giao khi nói về việc Salvador trục xuất các nhà ngoại giao Venezuela. Trên Twitter, ngoại trưởng Jorge Arreaza nói thêm, với quyết định này « ông Nayib Bukele đã chính thức đóng vai trò con tốt của chính sách ngoại giao Mỹ ».
Từ khi vị tổng thống trẻ tuổi của Salvador lên nắm quyền hồi tháng Sáu, quan hệ giữa hai nước đã thay đổi hẳn. Hôm 10 tháng Giêng, người tiền nhiệm của ông Bukele là một trong những nguyên thủ hiếm hoi đến dự buổi lễ nhậm chức của ông Nicolas Maduro. Nhưng khi vừa mới lên làm tổng thống, lập tức ông Nayib Bukele giữ khoảng cách với Caracas và xích lại gần Washington.
Trong số khoảng 50 nước công nhận ông Juan Guaido là tổng thống lâm thời, hiếm có nước nào hoàn toàn cắt đứt quan hệ với chính quyền Nicolas Maduro. Nhà đối lập Venezuela đã cảm ơn Salvador về sự ủng hộ này, làm gia tăng thêm áp lực quốc tế lên chính quyền Maduro. Có một nghịch lý là đồng thời ông Guaido lại khá vất vả trong việc cổ vũ người dân xuống đường. Một cuộc biểu tình lớn dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 16/11, nhưng có vẻ số lượng người tham gia không đông ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191104-salvador-va-venezuela-cat-dut-quan-he-ngoai-giao

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

nói về vụ 39 thi thể người Việt

Tại cuộc họp báo trong khuôn khổ thượng đỉnh ASEAN-Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hôm 3/11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres lên tiếng về vụ 39 thi thể người Việt trong xe container ở hạt Essex và nạn buôn người mà ông mô tả là “tội ác còn ghê tởm hơn buôn ma túy”.
Trả lời câu hỏi: “Ông có bình luận gì về vụ hàng chục người Việt Nam chết trên xe tải ở Anh và các nước đã làm đủ để chống lại những mạng lưới buôn người tinh vi mà ông đề cập dẫn đến những thảm kịch như thế này?”, ông Guterres đáp:
“Vâng, như tôi đã nói, trước hết, chúng tôi cần tổ chức việc di dân vì nếu quý vị tổ chức di dân, nếu việc di dân là hợp pháp, những kẻ buôn người sẽ không thể làm ăn được. Bởi vì không có đủ việc di dân có tổ chức nên những kẻ buôn người làm ăn được và đây là việc làm ăn đem lại lợi nhuận cao. Và vì vậy, chúng ta không chỉ cần tổ chức di dân mà còn tăng cơ hội di dân hợp pháp.”
“Nhưng chúng ta cần phải có một sự hợp tác quốc tế hiệu quả hơn nhiều liên quan đến tình trạng buôn người. Tôi muốn thấy sự cam kết về hợp tác quốc tế của cảnh sát, cơ quan tình báo, cơ quan an ninh các nước. Tôi muốn thấy sự hợp tác quốc tế chống lại việc buôn người tương tự như hợp tác quốc tế chống tình trạng buôn ma túy.”
Bởi vì buôn người là một tội ác còn ghê tởm hơn buôn ma túy. Nhưng thật không may, tôi thấy cộng đồng quốc tế dành nhiều nỗ lực hơn liên quan đến buôn ma túy và tất nhiên là cần phải duy trì nỗ lực đó. Tiếp đó là nỗ lực cần thiết trong phối hợp quốc tế để trấn áp một cách hiệu quả những kẻ buôn người vì theo tôi, đó là tội ác ghê tởm nhất trong thế giới ngày nay.”
Trả lời một câu hỏi khác về tệ nạn buôn người, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói:
“Buôn người là một trong những vấn đề được thảo luận tại thượng đỉnh lần này. Có một cam kết rất mạnh mẽ từ Liên Hợp Quốc và ASEAN, để chống lại nạn buôn người. Với chúng tôi, phản ứng cho tình trạng này là hợp tác quốc tế. Đó là thỏa thuận về di dân đã được cộng đồng quốc tế thông qua, yêu cầu phối hợp hiệu quả các nỗ lực giữa các quốc gia mà nạn nhân buôn người khởi hành, quá cảnh và điểm đến. Bởi theo tôi, di dân là không thể tránh khỏi, và nó thậm chí là một khía cạnh tích cực của cuộc sống trên thế giới.”
“Tôi có thể cho quý vị một ví dụ về nước Bồ Đào Nha của tôi. Nước tôi có chỉ số sinh và già hóa dân số là 1,3. Bồ Đào Nha không thể tồn tại nếu không tiếp nhận di dân. Tôi luôn lấy ví dụ về mẹ tôi, bà 96 tuổi và bà luôn có người chăm sóc thường trực. Khi tôi đến thăm bà, tôi đã thấy nhiều di dân đang chăm sóc mẹ tôi. Vì vậy, tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc di dân. Thái Lan là một đất nước có hàng triệu di dân.”
“Và nếu di dân là điều không thể tránh khỏi, thì tốt hơn hết là tổ chức và kiểm soát nó bằng hợp tác quốc tế, bởi vì ngày nay di dân chủ yếu được tổ chức bởi những kẻ buôn người, và đây là điều chúng ta phải tránh bằng mọi giá vì nó kéo theo nạn vi phạm nhân quyền khủng khiếp.”
“Khía cạnh tồi tệ nhất, tất nhiên là buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em để khai thác và lạm dụng tình dục. Đó có lẽ là tội ác ghê tởm nhất tồn tại trên thế giới ngày nay.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/un-ge-sec-on-thir-nine-deaths-11032019161008.html

Nghị sĩ Anh: Vụ 39 người chết

phải là ‘hồi chuông thức tỉnh’

Các nghị sĩ Anh cho rằng, vụ 39 người Việt Nam thiệt mạng trong container ở Essex là “lời cảnh báo cho chính phủ” về chính sách nhập cư.
Một báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh cho rằng, chính sách đóng cửa biên giới của Vương quốc Anh đã đẩy người di cư vào tay những kẻ buôn lậu.
Chủ tịch của Ủy ban này và nghị sĩ Tory Tom Tugendhat cho rằng, Vương quốc Anh nên “làm gương” trong vấn đề này.
Chính phủ Anh cho biết rằng ưu tiên chính của họ là giải quyết nạn buôn người.Thi thể của 8 phụ nữ và 31 người đàn ông được tìm thấy trong một container trên một xe tải chở hàng ở một khu công nghiệp ở Grays vào ngày 23/10.
Ông Tugendhat, dân biểu đại diện khu vực Tonbridge và Malling, cho biết là, sự việc đã “gây sốc với tất cả chúng tôi.”
Đưa lậu người Việt: Điều tra băng đảng thứ hai
Những người Việt liều chết để vào Anh
Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?
Thánh lễ đặc biệt ở London cầu nguyện cho 39 nạn nhân
Ông nói: “Toàn bộ câu chuyện chưa thật rõ ràng, nhưng đây không phải là thảm kịch duy nhất.”
“Hiện nay, hàng trăm gia đình trên khắp thế giới đang mất đi thân nhân, những người cảm thấy bị thôi thúc phải liều mạng trao phó cuộc sống cho những kẻ buôn người.”
“Trường hợp này phải là một hồi chuông thức tỉnh cho Bộ Ngoại giao và chính phủ.”
Trong khi đó, cảnh sát điều tra về những cái chết trong xe tải ở tỉnh Nghệ An cho biết tám người đã bị bắt liên quan đến việc đưa người đi lậu.
“Trở lại các cuộc họp với EU”
Báo cáo của ủy ban này cho biết, tổn thất sinh mạng của cái gọi là di cư “bất thường” – diễn ra bên ngoài vòng luật pháp, quy định và thỏa thuận – khiến các quan hệ đối tác quốc tế, bao gồm cả với EU, trở thành thiết yếu.”
Báo cáo cũng cho biết đại diện của Vương quốc Anh “đã ngừng tham dự các cuộc họp cấp EU, trong đó tình trạng di cư bấtthường được thảo luận.”
Ủy ban kêu gọi chính phủ “khẩn trương nối lại” sự tham gia các cuộc họp trong thời gian trì hoãn Brexit và tìm cách tham dự những buổi họp này sau đó “bất cứ khi nào có thể.”
Phân tích của Dominic Casciani
Trong cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015, Anh Quốc đã chỉ nhận 2% đơn xin được tị nạn trong số 1,4 triệu người di cư.Anh đã sử dụng hai thỏa thuận của EU để giảm số người tị nạn: nước này không tham gia thỏa thuận phân phối lại người tị nạn và sử dụng một quy định khác để đẩy người di cư đến các quốc gia khác.Anh có một vị trí trong Trung tâm Buôn lậu người Di cư châu Âu của EU, chuyên thu thập thông tin tình báo và truy bắt các băng đảng – và đã tham gia vào các chiến dịch hải quân.
Nhưng sau Brexit, không ai biết liệu Vương quốc Anh có được phép tham gia vào bất kỳ khởi xướng chung nào hay không.
Khi Helen Wheeler, một bộ trưởng văn phòng nước ngoài, bị các nghị sĩ hỏi thăm cùng với quan chức chính của bà về vấn đề di cư Địa Trung Hải, bà không thể nói là Vương quốc Anh đã có mặt tại cuộc họp quan trọng cuối cùng của EU để giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp hay không – và sẽ có tham dự cuộc họp kế tiếp hay không.
Báo cáo trên cho thấy các thỏa thuận của chính phủ nhằm hạn chế di cư bất thường từ một số quốc gia, bao gồm Libya, Nigeria và Sudan, có nguy cơ “thúc đẩy vi phạm nhân quyền và tán thành các chế độ độc đoán”.
Ủy ban cho biết thêm họ quan tâm về những bằng chứng cho thấy “điều kiện khốc liệt” đối với người di dân ở miền bắc nước Pháp, nơi nhiều người có ý định đến Vương quốc Anh tụ tập.
Ủy ban nói rằng nỗ lực tập trung vào an ninh tại các cảng ở đó của chính phủ “đã đẩy người di cư đến các tuyến đường nguy hiểm hơn” để vào Vương quốc Anh.
Một nhân chứng nói với ủy ban rằng việc tăng cường an ninh đã dẫn đến sự gia tăng số người tìm cách đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ vượt qua English Channel.
Ủy ban cũng nói rằng chính phủ nên xem xét “các yếu tố liên kết rộng hơn,” thúc đẩy di cư bất thường “bao gồm biến đổi khí hậu, xung đột, quản trị đàn áp và tham nhũng – thay vì tập trung vào việc giảm số lượng tới biên giới châu Âu trong thời gian ngắn”.
Các khuyến nghị khác bao gồm việc mở rộng các con đường hợp pháp để xin tị nạn bên ngoài châu Âu.
Người phát ngôn của chính phủ cho biết: “Giải quyết tai họa của nạn buôn người ở mọi giai đoạn của hành trình di cư – ở nước ngoài, tại biên giới của chúng tôi và ở Anh – là ưu tiên chính.”
“Vương quốc Anh thực hiện điều này bằng cách giải quyết vấn đề di cư bất thường, từ việc giảm các yếu tố thúc đẩy di cư – xung đột, bất ổn và nghèo đói – đến tăng cường an ninh biên giới và các hoạt động chống buôn người.”
“Chính phủ Anh và các cơ quan thực thi pháp luật làm việc rộng rãi với các đối tác quốc tế, các quốc gia trung chuyển quan trọng và các quốc gia xuất phát của người di cư để chống lại ngành công nghiệp tội phạm toàn cầu kéo dài sự đau khổ của con người này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50285365

Thánh lễ đặc biệt ở London cầu nguyện cho 39 nạn nhân

Thánh lễ đặc biệt do một Giám mục người Anh, phụ tá Đức Tổng Giám mục, thuộc giáo phận Westminter, được cử hành ở một nhà thờ của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam ở trung tâm London, hôm 03/11/2019.
Chia sẻ về ý nghĩa của sự kiện này, Linh mục Tuyên úy Simon Nguyễn Đức Thắng, nói với BBC News Tiếng Việt từ Văn phòng Tuyên úy Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại London:
“Về biến cố đau thương của 39 người Việt Nam đã tử nạn trên đường đi tìm tới nước Anh, đây là một điều vô cùng đau buồn và chúng ta còn đau buồn hơn nữa, bởi vì ngày thứ Sáu vừa rồi, cảnh sát ở Essex đã xác nhận 39 người này hoàn toàn là người Việt Nam hết.
Vụ 39 người Việt chết: Giám mục phụ tá Westminster làm lễ đặc biệt ở London
Vụ 39 người Việt chết: Trách nhiệm là của chính quyền?
Đưa lậu người Việt: Điều tra băng đảng thứ hai
Đây là một ý nghĩa rất lớn và điều đặc biệt là cộng đồng Việt Nam ở đây rất đông và hoàn cảnh của rất nhiều người cũng không khác gì so với tất cả những người đã khuất là cũng có rất nhiều người đã tìm đến nước Anh này theo những phương cách như vậyLinh mục Simon Nguyễn Đức Thắng
Anh truy nã hai anh em Hughes vì vụ 39 người chết
Những người Việt liều chết để vào Anh
Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?
Vụ 39 người chết: Truyền thông quốc tế nói gì?
“Và đây là một biến cố vô cùng đau thương không riêng gì cho cộng đoàn Việt Nam mà cho tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới, cả trong nước và nước ngoài. Đây là một cái tang quá lớn bởi vì nó đau thương, bởi vì những người đã chết mà chết trong một hoàn cảnh thật không thể nào mà ngờ ra có thể chết như thế được.
“Và tất cả cộng đồng người tây phương ở đây họ không thể nào hiểu nổi là tại sao lại phải chết một cách đau đớn đến như thế và đây là, nếu nói theo danh từ của một người MP, tức là một dân biểu của hạt Thurrock, thì bà cho đây là một sự ‘ác, quỷ dữ’, thì quả thật là kinh khủng…”
‘Chia buồn rất sâu nặng’
Linh mục Thắng cho hay sau khi vụ việc gây chấn động to lớn, cộng đoàn Công giáo Việt Nam đã nhận được ngay sự chia sẻ đặc biệt từ Đức Tổng giám mục Westminster từ thủ đô của Anh quốc:
“Nỗi đau quá lớn đó đã chia sẻ bởi Đức Hồng y Vincent Nichols, Tổng Giám mục của địa phận Westminster tại London, Ngài đã gọi điện thoại chia buồn rất sâu nặng đến tất cả các nạn nhân và qua cộng đồng Việt Nam để nói với các gia đình tại Việt Nam.
“Rồi Ngài cũng đã cử Đức Giám mục phụ tá là Nicholas Hudson đến đây ngày hôm nay để dâng Thánh lễ đặc biệt để tưởng nhớ đến tất cả các nạn nhân, cầu nguyện cho họ, dù họ là Công giáo hay không Công giáo, cũng cầu nguyện cho họ để chia sẻ nỗi đau đó đến với các nạn nhân, mặc dù họ đã ra đi rồi, thế nhưng nỗi đau đó còn đó, chia sẻ và qua đó chia sẻ với các gia đình đang ở Việt Nam là thân nhân của những người này.
“Và đây là một ý nghĩa rất là lớn và điều đặc biệt là cộng đồng Việt Nam ở đây rất đông và hoàn cảnh của rất nhiều người cũng không khác gì so với tất cả những người đã khuất là cũng có rất nhiều người đã tìm đến nước Anh này theo những phương cách như vậy.
“Thì đây cũng là một cách để họ biểu lộ tấm lòng của họ yêu mến đến với tất cả những người đã mất đi số phận của mình, mất đi mạng sống của mình, vì một mục đích đó, chính là tìm tới một đất nước là nơi mà họ hy vọng tìm thấy một cuộc sống mới hạnh phúc và bình an hơn, đó là điều mà chúng tôi sẽ làm ở đây vào lúc 12 giờ trưa tại Giáo sứ này để tưởng nhớ những nạn nhân, cầu nguyện cho họ và trên tất cả, nói lên tất cả nỗi đau của toàn thể cộng đoàn.
“Và nói lên cho mọi người ý thức ra được thân phận của những con người Việt Nam đau đớn đến nhường nào và qua đó cầu mong nói lên một thông điệp cho tất cả người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài là chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với tất cả những nạn nhân và gia đình của họ.”
‘Thương cho số phận người Việt mình’
Trong dịp này, một số giáo dân tham dự buổi lễ cầu nguyện đặc biệt trên tại Nhà thờ Công giáo Việt Nam tại London đã chia sẻ cảm tưởng của mình về buổi lễ, sau khi biến cố bi thảm xảy ra.
Ông Nguyễn Đức Hào (thứ ba, phải sang, ảnh dưới), sang Anh quốc định cư từ năm 1986 sau năm năm sống ở Hong Kong, nói với BBC:
“Nói chung ngày Chủ nhật chúng tôi vẫn đến đây để đi lễ, vì chúng tôi là người Công giáo, còn mấy ngày hôm nay nghe tin 39 người Việt Nam mình bị nạn trong chiếc containter, nên mấy ngày cuối tuần này, hầu như bà con đều đến đây để đi lễ và cầu xin cho họ cả.
“Khi nghe tin này, cả gia đình, con cái và tất cả những người Việt Nam và nhất là cá nhân tôi, các cháu nhà tôi biết ngay thì thông báo, và chúng tôi thấy rất là buồn và cũng thương cho những số phận và con người Việt Nam mình, mà nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh là những nơi trước đây tôi đã về và đã thăm nhiều rồi.
“Nhìn thấy cảnh các con, các cháu ra đi để kiếm ăn, rồi nơi miền Trung gọi là bão lụt, rồi những hoàn cảnh như thế.
“Cho nên đợt 39 người này, đa số ở hai vùng này, từ những cái đau thương này của họ, thì gần như cũng giống như đau thương của gia đình chúng tôi ở bên này, nên cảm thấy cũng rất là buồn.
“Buồn và thương cho họ, mà qua đây xin gửi lời chia buồn cùng với tất cả các ông, bà, anh, chị em có những người thân mất mát.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50282936

Tổng thống Pháp Macron công du Trung Quốc

Mai Vân
Sau hơn một năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron trở lại Trung Quốc trong chuyến công du cấp Nhà Nước trong 3 ngày kể từ hôm nay, 04/11/2019.
Macron ghé Thượng Hải trước khi đến Bắc Kinh. Mục tiêu chuyến đi nhằm thắt chặt quan hệ song phương trong bối cảnh quốc tế căng thẳng, đồng thời thúc đẩy Bắc Kinh mở cửa thị trường. Nhiều hợp đồng được dự kiến trong chuyến viếng thăm, nhất là trong lãnh vực năng lượng và công nghiệp thực phẩm.
Được một phái đoàn doanh nhân hùng hậu tháp tùng, tại Thượng Hải hôm nay, tổng thống Pháp có cuộc gặp gỡ giới doanh nhân Pháp và Đức trước khi tham dự lễ khai mạc Hội Chợ Nhập Khẩu Thượng Hải, vào ngày mai 05/11. Đây là một sự kiện để Trung Quốc chứng minh ý muốn mở cửa thị trường. Pháp là khách mời danh dự của hội chợ năm nay.
Theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde có mặt tại Thượng Hải, an ninh đã được tăng cường đáng kể để chuẩn bị cho hội chợ:
« Số lượng hàng rào an ninh và chùm camera gắn trên đèn đường, nhiều không kém các bồn hoa và cảnh sát đội loại mũ cho phép nhận diện, đã được bố trí ở các cửa vào chính và ở tuyến đường tàu điện dẫn đến trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, rộng gần 1,5 triệu m2.
Ở cửa vào trung tâm báo chí cũng có hệ thống nhận diện. Với phiên bản thứ hai của Hội Chợ Nhập Khẩu Thượng Hải, Trung Quốc phô trương những công nghệ mới nhất về an ninh và giám sát, cũng như chuyển một thông điệp đến thế giới : Thị trường Trung Quốc được mở ra cho sản phẩm nước ngoài.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ, kinh tế Trung Quốc bây giờ dựa vào tiêu thụ chứ không chỉ nhờ vào xuất khẩu, như giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh trong năm nay. Đây là một thông điệp mà các công ty Pháp và Châu Âu hiện diện tại Hội chợ lần này muốn nắm bắt ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191104-tong-thong-phap-macron-cong-du-trung-quoc

Paris thiếu chiến lược

đối phó trước những thách thức từ Bắc Kinh

Minh Anh
Từ ngày 04/11 đến ngày 06/11/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Trung Quốc. Đây là lần thứ hai nguyên thủ Pháp đến thăm cường quốc châu Á hàng thứ hai trên thế giới. Đâu là những thách thức chính mà nguyên thủ Pháp phải đối mặt ? Làm thế nào khẳng định vị thế của Pháp trước những thách thức mà Trung Quốc đặt ra?
« Một chuyến thămtế nhị » là nhận định chung của giới quan sát. Mối quan hệ giữa Paris và Bắc Kinh là bất cân xứng. Do vậy, thương mại vẫn sẽ là ưu tiên số một do cán cân thâm thủng nghiêng về phía Pháp, lên đến gần 30 tỷ euro.
Đây sẽ là chủ đề nghị sự chính trong các cuộc trao đổi giữa hai nguyên thủ trong hai buổi dạ tiệc thứ Hai và thứ Ba. Paris muốn Bắc Kinh mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư Pháp và các mặt hàng nông sản của Pháp, hiện vẫn bị nhiều rào cản gây trở ngại.
Trong bối cảnh nước Mỹ của Donald Trump khai chiến thương mại với nhiều đối tác, mà cả Trung Quốc và Pháp đang phải đối phó, chính quyền Paris hy vọng có thể tìm được một tiếng nói chung nào đó với Bắc Kinh, cho phép tăng cường hơn nữa các trao đổi thương mại và đầu tư song phương.
Chỉ có điều, mở rộng hợp tác thương mại nhưng cũng phải bảo vệ các lợi ích cốt lõi của nước Pháp, đây mới chính là thách đố khó nhất cho chính quyền tổng thống Macron. Chính phủ Pháp phải có lập trường như thế nào về việc bảo tồn di sản kinh tế Pháp trước làn sóng đầu tư Trung Quốc hay tình trạng dọ thám công nghiệp? Paris liệu có nên để Hoa Vi chiếm giữ vai trò hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G vào lúc tập đoàn này bị nghi ngờ hoạt động gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh hay không?
Trong lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng, nước Pháp vốn ủng hộ triệt để tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông, giờ phải làm gì trước các ý đồ chiếm hữu vùng không gian lãnh hải đó của Trung Quốc? Paris phản ứng ra sao trước việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi, một khu vực mà Pháp đi dọn đường để cho Trung Quốc đến làm ăn, theo như nhận định của một nhà ngoại giao?
Về điểm này giới chuyên gia đều có chung một nhận xét : « Pháp thiếu một chiến lược rõ ràng », « không có một nền tảng, không có một cơ sở để xử lý các vấn đề »như nhận xét của ông Eric de la Maisonneuve, một cựu tướng lĩnh đã về hưu, tác giả tập sách « Những thách thức Trung Quốc ».
Nếu như chuyến đi Trung Quốc lần này là nhằm để « tái cân bằng quan hệ » như tuyên bố của điện Elysée, thì theo quan điểm của ông Jean-Vincent Brisset, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế về Chiến lược (IRIS), Pháp không nên hy vọng có thể nói chuyện « ngang vai » với Trung Quốc. Trong nhãn quan của Bắc Kinh, nước Pháp vẫn chỉ là một « chú lùn » tại châu Âu, thua xa cả Đức và Anh Quốc.
Cuối cùng, ông Jean-Maurice Ripert, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc, khuyên rằng chiến lược của Pháp nên chú trọng đến hai yếu tố : « Nếu xem Trung Quốc là đối tác quan trọng đương nhiên là Được, nhưng nếu xem Trung Quốc là bạn, là đồng minh thì Không nên ». Bởi vì, Bắc Kinh có truyền thống phản đối mọi hình thức liên minh, và chủ trương « không liên kết ».
Và cũng vì là « chú lùn » châu Âu, nên Macron cũng khó mà « cao giọng » với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, khủng hoảng ở Hồng Kông, thân phận những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như là số phận ông Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol … Vấn đề nhân quyền được xem như « hàng thứ yếu » !
http://vi.rfi.fr/phap/20191104-paris-thieu-chien-luoc-doi-pho-truoc-nhung-thach-thuc-tu-bac-kinh

Chính phủ Nga tiếp tục ủng hộ

các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng hợp tác

với Việt Nam ở Biển Đông

Phó Thủ tướng Liên bang Nga Maxim Akimov có thăm chính thức Việt Nam và tham dự Khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật từ ngày 28-30/10. Nhân dịp này, hai bênđã nhất trí thúc đẩyhoạt động mở rộng hợp tác giữa doanh nghiệp dầu khí Nga với Việt Nam.
Khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật.
Khóa họp do Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Liên bang Nga Maxim Akimov chủ trì, với sự tham dự của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nga, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành liên quan. Về phía Nga, có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp lớn của Nga.
Trong không khí tin cậy, cởi mở và hữu nghị, hai bên đã rà soát tình hình thực hiện Biên bản khóa họp lần thứ 21 Ủy ban liên Chính phủ; trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương, trong đó có việc triển khai các thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5 vừa qua. Hai bên đánh giá cao hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga phát triển năng động thời gian qua với kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 4,5 tỷ USD năm 2018, tăng gần 30% so với năm 2017, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong ASEAN.
Về hợp tác đầu tư, thương mại song phương
Hợp tác đầu tư tiếp tục được mở rộng với ngày càng nhiều doanh nghiệp hai nước quan tâm đầu tư vào các dự án lớn tại Việt Nam và Nga trên các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải… Nga hiện có 123 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngoài lĩnh vực dầu khí với tổng số vốn khoảng 1 tỷ USD, trong khi Việt Nam có 20 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn gần 3 tỷ USD. Hai Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực đã và đang được tổ chức trong khuôn khổ Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam năm 2019-2020. Bên cạnh những kết quả đạt được, hai bên cũng nhận thấy hợp tác thương mại Việt-Nga vẫn chưa tương xứng tiềm năng hai nước, đòi hỏi các biện pháp quyết liệt từ Chính phủ và bộ, ngành hai nước. Trên tinh thần đó, hai đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ đã nhất trí xem xét, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông, thủy, hải sản, hàng dệt may và giày dép.
Về hợp tác dầu khí giữa Nga và Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Nga tăng cường hiện diện và triển khai các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Về phần mình, Phó Thủ tướng Maxim Akimov cho biết, Nga tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng hợp tác với Việt Nam, bao gồm mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như cung cấp khí hóa lỏng (LNG) và điện khí. Hai bên cũng đánh giá cao kết quả bước đầu trong hợp tác xây dựng Chính phủ điện tử và thành phố thông minh; nhất trí thúc đẩy dự án hợp tác xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam; cho rằng hai nước có nhiều triển vọng mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực công nghệ cao, y tế, tài chính và ngân hàng, khoa học và và giáo dục-đào tạo… Hai bên thống nhất sẽ duy trì phối hợp thường xuyên, bảo đảm thực hiện hiệu quả Biên
bản khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên Chính phủ và thống nhất tiến hành khóa họp tiếp theo tại Nga vào năm 2020.
Từ đầu năm đến nay, Nga rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và chú trọng phát triển quan hệ với Việt Namt, trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Tháng 7, Tổng thống Nga Putin cũng thể hiện sự ủng hộ đối với chủ trương, chính sách của Việt Nam trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp ở Biển Đông và khuyến khích các doanh nghiệp Nga hợp tác đầu tư ở Việt Nam.Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tìm cách cản trở hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam ở lô 06.1, Tổng thống Nga Putin đã “cảm ơn Giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Việt Nam vì những cống hiến trong việc phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng”. Điều này cho thấy Chính phủ Nga luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa, đồng thời cũng là sự thừa nhận đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, nhất là khu vực Bãi Tư Chính, nơi công ty Rosneft của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam. Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov cũng nhấn mạnh Nga rất mong muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trên cơ sở những nguyên tắc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bày tỏ hy vọng rằng trong thời gian tới, các bên có thể tích cực hơn nữa trong việc thảo luận các văn kiện có tính cơ sở, như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Đối thoại doanh nghiệp Việt-Nga năm 2019
Kết thúc khóa họp, hai Phó Thủ tướng đã ký Biên bản khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-LB Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, cũng như chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng và tham dự lễ ra mắt giao dịch thanh toán thẻ “MIR” của Nga tại Việt Nam. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Phó Thủ tướng Maxim Akimov đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại doanh nghiệp Việt-Nga năm 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân Nga phối hợp tổ chức. Phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp, hai Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam và Nga luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hợp tác làm ăn với nhau; bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều dự án và sáng kiến đầu tư, thương mại mới sẽ được đưa ra và triển khai sau sự kiện này, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
http://biendong.net/bien-dong/31258-chinh-phu-nga-tiep-tuc-ung-ho-cac-doanh-nghiep-dau-khi-nga-mo-rong-hop-tac-voi-viet-nam-o-bien-dong.html

Hy Lạp phát hiện 41 di dân còn sống trong thùng xe tải

Hôm 04/11, cảnh sát Hy Lạp đã phát hiện 41 di dân, chủ yếu là người Afghanistan, trốn trong một chiếc xe tải đông lạnh tại một đường cao tốc ở miền bắc Hy Lạp, Reuters dẫn lời các quan chức cho biết.
Vụ việc này xảy ra 10 ngày sau khi 39 thi thể, tất cả được cho là di dân Việt Nam, được phát hiện ở trong một chiếc xe tải đông lạnh gần thủ đô London. Liên quan đến thảm kịch này, 2 người đã bị Anh buộc tội và tám người ở Việt Nam đã bị bắt.
Trong vụ phát hiện 41 người trong xe tải ở Hy Lạp, một quan chức cho biết, hệ thống làm lạnh trong xe tải không được bật và không ai trong số những người này bị thương, mặc dù một số người đã yêu cầu hỗ trợ y tế, theo Reuters.
Cảnh sát cho biết đã chặn chiếc xe tải gần thành phố Xanthi để kiểm tra định kỳ, bắt giữ tài xế và đưa ông này và những người di cư đến đồn cảnh sát gần đó để xác định danh tính.
Cảnh sát Hy Lạp đã bắt giữ hàng chục người được cho là có liên quan đến buôn người trong năm 2019.
Hiện có khoảng 34.000 người xin tị nạn và người tị nạn đang bị giam giữ trong các trại tị nạn chật chội trên các đảo Aegean trong điều kiện mà các nhóm nhân quyền nói là “kinh hoàng.”
Chính phủ bảo thủ lên nắm quyền ở Hy Lạp từ tháng 7 đã tuyên bố sẽ chuyển gần 20.000 người ra khỏi đảo này và vào cuối năm 2020 sẽ trục xuất khoảng 10.000 người không đủ điều kiện xin tị nạn.
https://www.voatiengviet.com/a/hy-lap-phat-hien-41-di-dan-con-song-trong-thung-xe-tai/5151844.html

Thượng đỉnh ASEAN 2019: Bắc Kinh nói

sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng COC

Bắc Kinh hôm 3/11 nói trong cuộc gặp giữa nước này với 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng, họ đã sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), theo hãng tin Reuters.
ASEAN 35 – Chưa đạt thỏa thuận về RCEP
Tổng thống Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á ở Bangkok
Các nước ASEAN lâu nay vẫn gặp bế tắc trong các cuộc đàm phán để xây dựng COC.
Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là đang xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai tàu chiến và tấn công các tàu cá của các nước khác trên vùng biển này.
Hôm 3/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, đây là một dấu mốc quan trọng khi các nước thành viên ASEAN đọc bản dự thảo lần đầu và là cơ hội để thảo luận về các điều khoản trong dự thảo.
Trong khi đó, theo hãng tin AP, các nhà ngoại giao Việt Nam muốn đề cập đến trong tuyên bố của ASEAN về các hành vi xâm lấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông.
Các bản dự thảo trước đó đã đề cập đến các “sự cố nghiêm trọng” gần đây, nhưng điều này lại không có trong bản dự thảo cuối cùng.
Điều này, theo AP, có lẽ cho thấy sự ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Trung Quốc và các đồng minh của nước này trong ASEAN phản đối bất kỳ nỗ lực nào trong việc sử dụng các cuộc họp thường niên của khối để chỉ trích Trung Quốc.
Tuy nhiên, dường như đã có một sự thỏa hiệp, khi các nhà lãnh đạo ASEAN cho biết, họ đã “lưu ý‎ đến những quan ngại liên quan đến việc cải tạo đất và các hoạt động trong khu vực, làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.”
Trung Quốc hoan nghênh đàm phán COC
Ông Lý‎ Khắc Cường hoan nghênh tiến trình đàm phán để tiến tới COC, ngõ hầu ngăn chặn các cuộc đối đầu vũ trang ở một trong những khu vực đang nóng bởi các tranh chấp.
“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN xây dựng trên dự thảo hiện có và đây là cơ sở để thúc đẩy cho tiến trình mới, với bản dự thảo lần này” – ông Lý‎ Khắc Cường nói.
Ông Cường cũng nói thêm rằng, Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và ổn định lâu dài ở Biển Đông.
Trước đây, Trung Quốc bị cáo buộc đã trì hoãn việc bắt đầu tiến trình đàm phán trong nhiều năm, trong khi vẫn tiến hành các hoạt động như xây dựng đảo nhân tạo nhằm thiết lập các tiền đồn quân sự ở biển Đông.
Gần đây, Trung Quốc đồng ý bắt đầu đàm phán. Cả Trung Quốc lẫn ASEAN đều tuyên bố rằng, vòng đầu tiên trong ba vòng đàm phán đã kết thúc vào tháng Bảy.
Ông L‎ý Khắc Cường gọi tiến trình này là một bước ngoặt quan trọng đối với sự ổn định của khu vực.
Ông nói rằng, Trung Quốc cam kết tiến hành các cuộc đàm phán với các thành viên ASEAN.
Nhưng các cuộc đàm phán này vẫn rất căng thẳng và không rõ, liệu Trung Quốc có sẵn sàng để ký một văn bản mà nhiều chính phủ, trong đó có cả Hoa Kỳ, hy vọng sẽ có đủ sức ràng buộc về mặt pháp lý và đủ mạnh để kiềm chế các hành động khiêu khích tại một trong những tuyến hải hành quan trọng nhất đối với thương mại toàn cầu.
Hai nhà ngoại giao Đông Nam Á nói với hãng tin AP, với điều kiện giấu tên rằng, trong một cuộc họp căng thẳng gần đây tại Việt Nam, các nhà ngoại giao Việt Nam đã đặt câu hỏi rằng, các cuộc đàm phán có thể tiến triển như thế nào khi mà các đội tàu đánh cá Trung Quốc được bảo vệ bởi lực lượng hải cảnh và hải quân Trung Quốc vẫn tràn vào vùng biển tranh chấp.
Theo AP, một trong các nhà ngoại giao Trung Quốc đã trả lời rằng, các thành viên ASEAN không nên cho phép một quốc gia khác giành quyền điều khiển tiến trình COC.
“Năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục quấy rối các hoạt động của Malaysia, Philippines và Việt Nam; điều này cho thấy, họ chưa sẵn sàng thỏa hiệp, dưới bất kỳ cách thức mang tính thực chất nào. Vì vậy, dường như các cuộc đàm phán này luôn dẫn đến trục trặc,” ông Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.
Thương chiến Trung Mỹ: ‘ASEAN chắc chắn bị ảnh hưởng’
ASEAN làm gì nếu có xung đột ở Biển Đông?
Vai trò Việt Nam ở Hội nghị Cấp cao AseanHồi tháng 8/2019, trước việc Trung Quốc tỏ ra khá lạc quan trước các kết quả đàm phán COC, PGS Jeffrey Ordaniel thuộc Đại học Quốc tế Tokyo cũng đánh giá: ASEAN cần cảnh giác với bất kỳ tuyên bố tích cực nào về tiến trình đàm phán COC của Trung Quốc.
“Dường như Trung Quốc lại tỏ thái độ lạc quan trước các kết quả không đáng kể. Nếu Trung Quốc hài lòng với tiến triển của COC thì nhiều khả năng văn bản này vẫn chưa đủ tính ràng buộc và chặt chẽ, còn mơ hồ và chưa theo sát Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” – ông Ordaniel cho biết.
Ông nhấn mạnh ASEAN cần phải tập trung vào cách hành xử trên thực địa của Trung Quốc.
“Nếu di cư là điều không thể tránh khỏi, tốt hơn là hãy tổ chức nó”
Các cuộc họp tại Thượng đỉnh ASEAN 35 hôm 3/11 ở Thái Lan đã chạm đến nhiều thách thức khác, gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia châu Á chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, vì khu vực này dễ bị tổn thương trước các thảm họa thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng cao.
Ông Guterres cũng thúc giục Myanmar làm nhiều hơn để giúp tái định cư hàng trăm ngàn thành viên của nhóm thiểu số Rohingya Hồi giáo lánh nạn khỏi tình trạng bạo lực ở vùng Tây Bắc nước này.
Khi được các phóng viên hỏi về cái chết gần đây của 39 người lao động di cư Việt Nam trong một chiếc container vận chuyển vào Anh, ông Guterres kêu gọi cần làm nhiều hơn để chống lại nạn buôn người.
“Di cư là chuyện không thể tránh khỏi,” ông nói. “Và nếu việc di cư là điều không thể tránh khỏi thì tốt hơn hết là tổ chức nó.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50285423

ASEAN quan ngại về Biển Đông

nhưng không đề cập căng thẳng Việt Trung

Tuyên bố chung của Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, Thái Lan hôm 3/11 bày tỏ quan ngại về các hoạt động xây lấp và các hoạt động liên quan ở Biển Đông nhưng không đề cập cụ thể những hoạt động của tàu Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam trong suốt 4 tháng qua.
Tuyên bố chung của ASEAN có đoạn viết: “Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và lòng tin, thực hiện kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành đồng có thể làm phức tạp thêm tình hình”.
Trong cuộc họp với các lãnh đạo ASEAN tại Thượng đỉnh hôm 2/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập đến vấn đề Biển Đông nhưng không nêu tên Trung Quốc.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và vấn đề Biển Đông nói riêng”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến “những sự việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEANn”.
Từ khoảng giữa tháng 6 đến ngày 24/10 vừa qua, Trung Quốc đã liên tục điều các tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, gần Bãi Tư Chính. Trung Quốc chỉ mới thông báo rút tàu khảo sát Hải Dương 8 khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 24/10 vừa qua.
Tại Thượng đỉnh lần này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các nước Đông Nam Á vì sự ổn định và hoà bình lâu dài ở Biển Đông.
Ông Lý Khắc Cường cũng nói đến những tiến triển của việc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), dự kiến sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/asean-concern-over-sct-situaion-but-not-mention-specific-event-11032019223321.html

RCEP : Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất

Ngày hôm nay 04/11/2019, lãnh đạo 16 nước châu Á-Thái Bình Dương tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP họp thượng đỉnh lần thứ ba tại Bangkok, Thái Lan.
Với mong muốn đẩy nhanh tốc độ hội nhập của ASEAN, Thái Lan, nước chủ tịch luân phiên ASEAN 2019, đã đề ra mục tiêu 16 quốc gia sẽ hoàn tất đàm phán về RCEP vào cuối năm nay.
Hiệp định RCEP là một trong những chủ đề trọng tâm của thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Bankok. Hôm thứ Sáu 01/11/2019, bộ trưởng 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zeland tham gia đàm phán để thống nhất các phần cuối cùng của hiệp định.
Thứ trưởng Thương Mại Nhật Bản Hideki Makihara hôm 01/11 phát biểu trong một cuộc họp báo là kết quả tiến trình đàm phán sẽ được thông báo trong tuyên bố chung thượng đỉnh RCEP, nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết về kết quả cuộc đàm phán.
Mặc dù trước thượng đỉnh, Thái Lan tỏ ra lạc quan, nhưng dường như các cuộc đàm phán sẽ chưa thể hoàn tất sớm như nước chủ tịch luân phiên ASEAN 2019 mong muốn. Phát biểu khai mạc thượng đỉnh ASEAN, thủ tướng Thái Lan, Prayuth Chan-ocha, vẫn nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ phải tiếp tục làm việc để từ nay cho đến cuối năm có bản tổng kết về các cuộc đàm phán RCEP nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như thương mại và đầu tư”.
RCEP có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
16 quốc gia tham gia RCEP chiếm gần 50% dân số toàn thế giới, tương đương khoảng 3,6 tỷ người. Khi RCEP được thông qua và có hiệu lực, 16 nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực sẽ hình thành một khối thương mại chiếm gần 30% GDP thế giới, tạo ra khối lượng giao dịch hơn 10 ngàn tỷ đô la USD, chiếm hơn 29% giá trị thương mại toàn cầu, và chiếm hơn 32% luồng vốn đầu tư toàn cầu. Nhất là trong bối cảnh chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, sau khi ông đắc cử tổng thống Mỹ, RCEP sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất toàn cầu.
Ngoài ra, hiệp định RCEP, liên quan đến cả việc cắt giảm thuế quan và bảo vệ sở hữu trí tuệ, sẽ đánh dấu sự trở lại của tự do hóa thương mại đa phương, chống lại làn sóng bảo hộ mậu dịch mà chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump là người đi đầu.
Tại sao các cuộc đàm phán lại kéo dài suốt 7 năm mà vẫn chưa hoàn tất ?
Ý tưởng về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực được đề xuất vào tháng 11/2012 và các cuộc đàm phán được khởi động vào năm 2013, với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế giữa ASEAN và sáu đối tác thương mại lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đúng là ban đầu các nước tham gia dự kiến ký kết Hiệp định vào năm 2015, nhưng RCEP đã bị trì hoãn nhiều lần, chủ yếu do thiếu các thỏa thuận thương mại tự do song phương giữa một số đối tác, chẳng hạn giữa Trung Quốc với Nhật Bản, giữa Ấn Độ với Trung Quốc.
Mặc dù kéo dài suốt 7 năm, nhưng cũng cần nói rõ là trong năm 2019, các cuộc đàm phán đã có nhiều tiến triển, trong bối cảnh Mỹ – Trung có xung đột kinh tế. Việc tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP hồi năm 2017 cũng là một động lực khiến các cuộc đàm phán được đẩy nhanh hơn. Kỳ đàm phán lần thứ 28 đã được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam, hồi cuối tháng 09/2019, nhằm giải quyết những vướng mắc kỹ thuật đang tồn đọng. Trong tháng qua, Thái Lan tiết lộ là việc đàm phán đã hoàn thành được hơn 80%.
Trang mạng ASIA Nikkei hôm 02/11 cho biết trong cuộc họp bộ trưởng RCEP được tổ chức vào ngày 11-12/10/2019, cũng tại Bangkok, Thái Lan, đoàn đàm phán của 16 nước đã thống nhất được 20 chương hiệp định. Đối với 6 chương còn lại, 16 nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, nhất là về các quy tắc cạnh tranh thương mại và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của RCEP.
Hiện nay rào cản lớn nhất để hoàn tất các cuộc đàm phán là gì?
Có thể nói rào cản lớn nhất đối với hiệp định chính là Ấn Độ, hiện vẫn lo ngại khi RCEP có hiệu lực, hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất sẽ ồ ạt tràn vào thị trường Ấn Độ, gây tác động tiêu cực cho sản xuất nội địa, nhất là các ngành kim loại, dệt may, sản xuất sữa và điện thoại di động. Gần đây, New Delhi đòi thay đổi hiệp định, muốn có nhiều biện pháp bảo vệ hơn do lo sợ thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Đương nhiên, điều này gây khó chịu cho Bắc Kinh. Còn nhà phân tích kinh tế của Ngân hàng phát triển châu Á, Jayant Menon, nhấn mạnh « nỗi sợ Trung Quốc » là điểm chung của nhiều nước, chứ không riêng gì Ấn Độ.
Có mặt tại Bangkok tham dự thượng đỉnh, thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố muốn mở rộng phạm vi hiệp định RCEP sang cả lĩnh vực dịch vụ, chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa sản xuất. Về
dịch vụ, Ấn Độ là một trong những nước đi đầu khu vực. Ông Modi cũng muốn thay đổi hiệp định theo hướng có lợi hơn cho các doanh nghiệp Ấn Độ.
Mặc dù rất muốn ký kết RCEP, nhưng thủ tướng Modi đang chịu sức ép từ dư luận trong nước do dân chúng lo ngại hàng hóa Ấn Độ bị hàng giá rẻ Trung Quốc “lấn át”. Theo AFP, nông dân Ấn Độ đã lên kế hoạch biểu tình trên toàn quốc đúng vào hôm nay 04/11 để yêu cầu thêm nhiều điều khoản đảm bảo quyền lợi cho họ. Nhiều nông dân Ấn Độ hôm thứ Bảy 02/11 biểu tình đòi hỏi chính phủ rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP.
Một nguồn tin thân cận với đoàn đàm phán Ấn Độ tiết lộ tuần vừa rồi New Delhi đã đưa ra những đòi hỏi “rất khó đáp ứng”. Nhiều nước ASEAN nhắc đến khả năng một hiệp định RCEP thiếu vắng Ấn Độ. Tuy nhiên, bộ trưởng Thương Mại Thái Lan hôm qua 03/11 cho biết là Ấn Độ vẫn chưa rút khỏi RCEP và các cuộc đàm phán RCEP vẫn đang diễn ra. Còn bộ trưởng Thương Mại và Công Nghiệp Philippines, Ramon Lopez, nhấn mạnh : « Chúng tôi muốn Ấn Độ tham gia. Đây là một nền kinh tế lớn. Chúng tôi đã cùng nhau bắt đầu (các cuộc đàm phán) và sẽ cùng nhau hoàn tất ».
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thì riêng đối với Bắc Kinh, RCEP chắc chắn có ý nghĩa đặc biệt ?
Đối với chính quyền Bắc Kinh, việc sớm hoàn tất đàm phán về RCEP có ý nghĩa sống còn. Xung đột thương mại Mỹ – Trung đã khiến giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm hàng trăm tỉ đô la. Kinh tế Trung Quốc đang cần được thổi một làn gió mới. RCEP sẽ làm được điều đó. RCEP cũng tạo cơ hội cho Trung Quốc có thêm ảnh hưởng đối với nhiều nước châu Á do nước Mỹ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một đối trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP.
Mặc dù chính quyền Bắc Kinh vẫn duy trì nhiều chính sách bảo hộ riêng của mình, nhưng ký kết RCEP sẽ là công cụ để Trung Quốc thể hiện với thế giới là Bắc Kinh đang giương cao ngọn cờ thương mại tự do, trái ngược lại với Hoa Kỳ thời Donald Trump.
Năm nay, tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự thượng đỉnh ASEAN, chỉ cử bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross và cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien thay ông dự ASEAN. Đây có thể coi là phái đoàn cấp thấp nhất của Mỹ từ trước đến nay đến dự các thượng đỉnh của ASEAN, thậm chí còn thấp hơn so với phái đoàn của Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2018, chủ nhân Nhà Trắng cũng không dự thượng đỉnh ASEAN, nhưng phó tổng thống Mike Pence đã đại diện cho nước Mỹ. Theo nhiều chuyên gia, việc hai năm liền Donald Trump từ chối dự thượng đỉnh ASEAN chắc chắn không làm hài lòng các quốc gia Đông Nam Á.
Thêm một dấu hiệu cho thấy Washington đang “để ngỏ sân chơi” cho Bắc Kinh trong khu vực. RCEP như vậy sẽ càng tạo cơ hội cho Trung Quốc mở mang ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, trong khi Donald Trump chỉ mải mê “Nước Mỹ là trên hết”. Nói cách khác, RCEP được coi là phương tiện để Trung Quốc khẳng định sự thống trị thương mại của mình ở châu Á sau khi Mỹ rút khỏi TPP năm 2017, góp phần làm giảm vị thế của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương.
Juan Sebastian Cortes-Sanchez, nhà phân tích chính trị có văn phòng tại Singapore, nhận định với AFP là nếu được ký kết, RCEP sẽ là “một cú đánh khác” cản trở Hoa Kỳ trong quan hệ với các nước châu Á – Thái Bình Dương. Nước hưởng lợi nhiều đương nhiên vẫn là Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191104-RCEP-trung-quoc-se-huong-loi-nhieu-nhat

Thủ tướng Ấn Độ quan ngại sâu sắc

về diễn biến phức tạp trên Biển Đông

Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp trên Biển Đông, các hoạt động đi ngược lại luật pháp quốc tế trên biển.
Ngày 3/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 16. Tại Hội nghị, lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ nhất trí tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực phối hợp thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, hình thành và tuân thủ các chuẩn mực ứng xử, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, trong đó có các hoạt động quân sự hóa, các hành vi đi ngược lại luật pháp quốc tế trên biển, nhấn mạnh
ủng hộ lập trường của ASEAN, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, ủng hộ các nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh Ấn Độ triển khai Chính sách Hành động hướng Đông, tích cực ủng hộ vai trò trung tâm cũng như nỗ lực liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng của ASEAN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN và nhấn mạnh ASEAN nằm ở trung tâm Chính sách Hành động Hướng Đông và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Ấn Độ, tích cực ủng hộ Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
Các nhà lãnh đạo ghi nhận quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ đang tiến triển rất tích cực những năm qua; nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hiệu quả trên tinh thần Tuyên bố Dehli thông qua tại Cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ ASEAN-Ấn Độ, nhất là trên các lĩnh vực như trao đổi thương mại- đầu tư, hợp tác biển và đảm bảo an ninh biển… Hợp tác được đẩy mạnh toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai bên.
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh quyết định của các Bộ trưởng Kinh tế khởi động rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ, tận dụng hiệu quả tiềm năng thị trường rộng lớn với 2 tỷ dân của ASEAN và Ấn Độ. Hai bên khẳng định phối hợp thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) theo đúng tiến độ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đánh giá của các nhà lãnh đạo hai bên về những tiến triển tích cực trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ thời gian qua. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì an ninh và ổn định trên các vùng biển và đại dương, trong đó có Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.
Thủ tướng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, thực hiện nghiêm túc, đẩy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế để duy trì Biển Đông là vùng biển hòa bình, hợp tác và thịnh vượng
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31252-thu-tuong-an-do-quan-ngai-sau-sac-ve-dien-bien-phuc-tap-tren-bien-dong.html

Cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Sáng 3.11, tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác tham dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35.
Thúc đẩy kinh tế ASEAN
Trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nêu ra những vấn đề ASEAN và thế giới phải đối mặt với những thách thức và bất ổn gia tăng; cho rằng, đi đôi với thúc đẩy tăng trưởng, ASEAN cần giải quyết bài toán phát triển nguồn nhân lực và giữ gìn môi trường, chống rác thải đại dương, ô nhiễm không khí, đánh bắt cá trái phép, thúc đẩy bản sắc ASEAN, liên kết, kết nối với bên ngoài. Thủ tướng Thái Lan cũng đề nghị các bên tiếp tục nỗ lực để kết thúc các cuộc đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm nay để kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan, có sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN, các đối tác của ASEAN (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ, Nga) và Tổng thư ký LHQ António Guterres. Ngay sau lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo ASEAN dự các hội nghị cấp cao với các đối tác: ASEAN – Trung Quốc lần thứ 22, ASEAN – Ấn Độ lần thứ 16, ASEAN – LHQ lần thứ 10.
Không để lặp lại hành động đi ngược luật pháp quốc tế
Cùng ngày 3.11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 22.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc với hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng khu vực. Các nhà lãnh đạo khẳng định nỗ lực sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đánh giá của các nhà lãnh đạo về những tiến triển trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc. Về Biển Đông, Thủ tướng khẳng định cần đẩy mạnh các nỗ lực ở cả cấp độ song phương và đa phương đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, không để lặp lại các hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và nỗ lực hoàn tất COC hiệu quả, hiệu lực.
Kết thúc hội nghị, hai bên nhất trí thông qua 3 văn kiện gồm Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN – Trung Quốc về Sáng kiến hợp tác thành phố thông minh; Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về Tăng cường trao đổi và hợp tác truyền thông; Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc về Gắn kết kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Cần duy trì an ninh trên Biển Đông
Bên cạnh đó, cũng hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 16.
Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh Ấn Độ triển khai Chính sách hành động hướng Đông, tích cực ủng hộ vai trò trung tâm cũng như nỗ lực liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng của ASEAN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN và nhấn mạnh ASEAN nằm ở trung tâm Chính sách hành động hướng Đông và Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ, tích cực ủng hộ quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP). Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, trong đó có các hoạt động quân sự hóa, các hành vi đi ngược lại luật pháp quốc tế trên biển.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì an ninh và ổn định trên các vùng biển và đại dương, trong đó có Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.
Trong khuôn khổ hội nghị lần này, sau lễ bế mạc sẽ diễn ra lễ bàn giao chức Chủ tịch ASEAN 2020 cho Việt Nam. Theo chương trình, dự kiến tại lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có phát biểu giới thiệu về chủ đề, một số định hướng lớn của Việt Nam trong năm ASEAN 2020.
Đề nghị Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam
Cùng ngày 3.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc làm việc với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen, gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Hoàng tử Anh Andrew. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã dự chiêu đãi chính thức của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và phu nhân chào mừng các trưởng đoàn cùng phu nhân.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam; khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31263-can-tuan-thu-luat-phap-quoc-te-tren-bien-dong.html

Nhật lo lắng với các dàn tên lửa mạnh của TQ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng các hệ thống tên lửa mới của Trung Quốc gây quan ngại cho láng giềng trong khu vực, và Bắc Kinh phải giải thích sao cho hợp lý về ý định của mình.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Financial Times mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono bày tỏ lo ngại về 4 hệ thống tên lửa đạn đạo và siêu thanh Trung Quốc vừa công bố hồi tháng trước nhân cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh.
“Mọi thứ về Trung Quốc, từ ngân sách quốc phòng, học thuyết quân sự, hệ thống vũ khí và cách chúng được triển khai, tổ chức không chút minh bạch.
Chúng tôi không ngừng yêu cầu họ phải giải thích, nhưng thực tế cho thấy không có sự cải thiện nào. Do vậy, số vũ khí đó chỉ làm thế giới thêm lo lắng” – ông Kono trình bày.
Các nhà quan sát quốc tế lưu ý cuộc duyệt binh hoành tráng khoe vũ khí “khủng” của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hoạt động quân sự, thăm dò của nước này ở Biển Đông khuấy động cả khu vực, đây lại là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng.
Từng một thời giữ vị trí độc tôn ở châu Á – Thái Bình Dương, hiện tại Mỹ cũng phải chật vật cạnh tranh sức ảnh hưởng với Trung Quốc.
Đầu tuần này, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Phillip Davidson cảnh báo Bắc Kinh “đang thách thức mọi quốc gia trong khu vực”.
Trước tin đồn về việc Tổng thống Donald Trump muốn “đặt tên lửa trước cửa nhà Trung Quốc”, Bộ trưởng Kono khẳng định Tokyo không thảo luận với phía Mỹ việc triển khai tên lửa trên đất Nhật, “vũ khí hạt nhân lại càng không”.
Dự kiến vào năm 2021, Anh sẽ cử hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth tham gia tuần tra chung với Mỹ và Hà Lan ở Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/31246-nhat-lo-lang-voi-cac-dan-ten-lua-manh-cua-tq.html

Biểu tình Hồng Kông : Ba người nguy kịch

Thụy My
Chính quyền Hồng Kông hôm nay 04/11/2019 cho biết có 30 người bị thương vào cuối tuần qua, trong đó ba người đang trong tình trạng nguy kịch. Các cuộc biểu tình chống chính quyền đã diễn ra 22 tuần liên tiếp, và cảnh sát ngày càng bị chỉ trích về việc đàn áp thô bạo.
Ban đầu người biểu tình nắm tay tạo thành « chuỗi người », nhưng sau đó cảnh sát chống bạo động đã xông vào nhiều trung tâm thương mại có đông đảo các gia đình đưa trẻ em đi mua sắm. Cảnh sát xịt hơi cay vào những người đang biểu tình ngồi, kể cả các nhà báo theo dõi đưa tin. Một sinh viên trường đại học Thụ Nhân (Shue Yan) bị phỏng nặng vì một ống hơi cay bắn trúng.
Tại Cityplaza ở Thái Cổ Thành (Tai Koo Shing), một khu phố trung lưu, một người đàn ông đã dùng dao tấn công làm ít nhất năm người bị thương. Kẻ này còn cắn đứt tai dân biểu Triệu Gia Hiền (Andrew Chiu), một khuôn mặt nổi bật của đảng Dân Chủ, khi ông này can ngăn. Theo các nhân chứng, hung thủ nói tiếng quan thoại (thông dụng ở Hoa lục), hô các khẩu hiệu đòi « thu hồi Hồng Kông và Đài Loan ».
Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay kêu gọi « cứng rắn hơn » đối với người biểu tình. Xã luận của Global Times đòi hỏi « phải đưa ra tòa càng sớm càng tốt » những thủ phạm đã phá hoại trụ sở Tân Hoa Xã. Tuy nhiên không tờ báo nào nói đến vụ tấn công bằng dao đẫm máu trên đây.
Thứ Sáu tuần trước, đảng Cộng Sản Trung Quốc cho biết sẽ « tăng cường hệ thống luật pháp và cơ chế thực thi để ngăn cản các thế lực nước ngoài xúi giục các hành động ly khai, nổi dậy, phá hoại » tại Hồng Kông.
Trưởng đặc khu, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), đang ở Thượng Hải và sẽ đến Bắc Kinh. Thứ Tư 6/11, bà Lâm sẽ trao đổi với phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng) và tham gia một cuộc họp về kế hoạch phát triển Greater Bay Area, nhằm kết nối Hồng Kông, Macao với 9 thành phố ở miền nam Trung Quốc. Dự án này được cho là nhằm tạo điều kiện cho người Hồng Kông đến làm việc và cư ngụ tại Hoa lục, nhưng cũng gây lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở đặc khu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191104-bieu-tinh-hong-kong-ba-nguoi-nguy-kich

Trung Quốc: ‘Chủ tịch Tập

và Tổng thống Trump vẫn duy trì liên lạc’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn duy trì liên lạc thông qua các “phương tiện khác nhau,” Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 04/11.
Trước đó, hôm 01/11, Tổng thống Trump cho biết ông có thể ký một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc tại bang nông nghiệp Iowa, nơi bị ảnh hưởng nặng nề về thuế quan trong cuộc chiến thương mại kéo dài gần 16 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cũng hôm 01/11, ông Trump cho biết rằng các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” đang diễn ra tốt đẹp và ông hy vọng sẽ ký thỏa thuận này với ông Tập tại một địa điểm ở Hoa Kỳ khi thỏa thuận hoàn tất.
Hôm 04/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại cuộc họp báo: “Về một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ, điều tôi có thể chia sẻ là Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump đã duy trì liên lạc liên tục thông qua nhiều phương tiện khác nhau.”
Các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Trung Quốc đang cố gắng hoàn thiện một văn bản thỏa thuận cho giai đoạn một để ông Trump và ông Tập ký kết trong tháng này.
Ngày 15/12 tới đây sẽ là một ngày quan trọng, khi thuế quan mới của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc như máy tính xách tay, đồ chơi và thiết bị điện tử được thiết lập.
Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận thương mại này và làm thế nào để ngăn chặn các thuế suất đó.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-chu-tich-tap-va-tong-thong-trump-van-duy-tri-lien-lac/5151732.html

Trung Quốc: Đảng Cộng Sản

trên tuyến đầu chống phương Tây

Minh Anh
Ngày 31/10/2019, Hội nghị Trung ương Đảng Trung Quốc kết thúc sau 4 ngày họp. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định dấn thân vào một cuộc đấu tranh tư tưởng để thay thế các giá trị dân chủ.
Le Figaro đề tựa nhận định « Đảng Cộng Sản của Tập Cận Bình dẫn đầu cuộc chiến chống phương Tây ». Tư tưởng Tập Cận Bình, vốn đã được ghi vào trong Hiến Pháp, giờ là « sách gối đầu » không thể thiếu cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Sự đổi mới này còn được thể hiện ở việc cả hội nghị đều tỏ ra nhất trí với nhà lãnh đạo độc tài nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Ngay giữa lòng cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo đồng thanh kêu gọi « đoàn kết mạnh mẽ với đồng chí Tập Cận Bình đang nắm giữ vai trò trung tâm ».
Đây là phiên họp đầu tiên của 370 thành viên Ban Chấp hành Trung ương đảng từ 20 tháng qua và được Tân Hoa Xã mô tả là « lịch sử ». Sự chậm trễ kéo dài này đã làm dấy lên nhiều lời đồn thổi cho rằng có những bất đồng trong nội bộ, vào lúc tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai trên thế giới giảm mạnh và quyền lực của Bắc Kinh đang bị người dân Hồng Kông thách thức.
Cỗ máy đồn thổi tại Bắc Kinh còn nhắc đến khả năng một lễ trao binh giáp cho một người kế nhiệm để trấn an những người ôn hòa, đang « nhăn nhó » vì việc sửa đổi Hiến Pháp, trao thêm cho Tập Cận Bình khả năng trị vì trọn đời kể từ năm 2018.
Thế nhưng, thông cáo sau cùng đã xóa tan mọi nghi vấn. Ông Chen Daoyin, một nhà phân tích độc lập khẳng định : « Không có đấu đá nội bộ. Cuộc họp còn củng cố hơn nữa quyền lực của Tập, vốn đang gắn kết đảng và nhà nước dưới tầm kiểm soát của ông, đi ngược với những cải cách của Đặng Tiểu Bình ».
Hai năm sau kỳ Hội nghị ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 19 thắng lợi, « hoàng tử đỏ », người đón tiếp tổng thống Pháp vào thứ Hai 04/11 tại Thượng Hải, tiếp tục theo đuổi việc tái kiểm soát hệ tư tưởng, với một tham vọng xây dựng một pháo đài độc đoán, có khả năng thách thức phương Tây, xoay lưng lại với ba thập niên mở cửa rụt rè, dưới thời « tiểu nhà cầm lái ».
Thế nhưng, theo Le Figaro, đằng sau những lời lẽ khoa trương của một bản thông cáo rườm rà, Tập Cận Bình cho vận hành một cỗ máy chiến tranh tư tưởng chống phương Tây, ngay giữa lúc căng thẳng với Mỹ đang leo thang. Lần đầu tiên, cuộc họp đề cập đến « những lợi thế của hệ thống điều hành chính phủ Trung Quốc » mà Tân Hoa Xã cho là có tính chiến đấu. Con trai người bạn đồng hành của Mao có tham vọng để lại dấu ấn lịch sử bằng cách hoàn thành sứ mạng hồi sinh chủ nghĩa dân tộc đế chế Trung Hoa. Khi tiến hành một cuộc chiến chống lại những giá trị của phương Tây, Tập Cận Bình muốn gióng hồi chuông báo tử một thế kỷ Trung Quốc bị các cường quốc xưa kia sỉ nhục.
Gia tăng kiểm duyệt
Nhà phân tích Chen giải mã tiếp : « Từ sau hội nghị này, tất cả những gì mang hơi hướm phương Tây sẽ bị vứt bỏ. Thông điệp chính đưa ra là Đảng lãnh đạo tất cả, từ xã hội, kinh tế cho đến cả văn hóa. Mục tiêu là phải sản sinh ra một chế độ có khả năng cạnh tranh với hệ thống dân chủ phương Tây vào năm 2049 ».
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, vừa có lễ kỷ niệm hoành tráng 70 năm ngày lập quốc hôm 01/10/2019, trong dài hạn đề ra tham vọng đạt thắng lợi trên toàn cầu nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Trong bầu không khí kiểm duyệt ngày càng gay gắt kể từ khi ông Tập lên cầm quyền năm 2013, một giáo sư đại học xin giấu tên lưu ý : « Không còn sự phản đối công khai nữa, nhưng vẫn có những thái độ nghi ngại trước đường hướng ẩn chứa đầy sự mặc cảm của ông Tập ».
Hồng Kông được xem như là một phép thử hiển nhiên nhất cho chế độ, vốn vừa bắn đi nhiều tín hiệu đe dọa những người biểu tình. Họ là những người từ năm tháng qua kiên quyết bảo vệ đến cùng quyền bán tự trị có từ thời thuộc địa Anh. Bắc Kinh dự tính « cải thiện » phương thức bổ nhiệm lãnh đạo đặc khu hành chính, cũng như là hệ thống tư pháp, nhằm « bảo vệ an ninh quốc gia », như tuyên bố của ông Thẩm Xuân Diệu (Shen Chunyao), Giám đốc văn phòng liên lạc giữa Bắc Kinh với Hồng Kông và Ma Cao, hôm thứ Sáu 01/11.
Những phát biểu khó hiểu này tạo cảm giác chính quyền trung ương sẽ còn can dự trực tiếp hơn nữa vào công việc của hòn đảo, vào lúc có nhiều tin đồn về khả năng thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang lan truyền từ một tuần nay.
Chế độ Trung Quốc còn thông báo nắm lại hệ thống giáo dục của đặc khu, nhằm giáo dục « một nhận thức quốc gia », đặc biệt là ở người « trưởng thành », những người đi đầu trong các đoàn người biểu tình.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191104-trung-quoc-dang-cong-san-tren-tuyen-dau-chong-phuong-tay

Thẩm phán Philippines:

Tuyên bố chủ quyền của TQ ở BĐ là “cú lừa thế kỷ”

Phó thẩm phán cấp cao của Tòa án tối cao Phillippines Antonio Carpio mới đây phát biểu rằng việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông thuộc một phần lãnh thổ trong lịch sử của họ là “tin giả của thế kỷ và lừa đảo cả nhân loại”.
Thẩm phán Antonia Carpio kêu gọi người Philippines và các quốc gia khác ở Đông Nam Á cần truyền bá sự thật và vạch trần bộ mặt của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
“Chúng ta không thể trông đợi Chính phủ Trung Quốc nói với người dân của họ rằng đó là lịch sử giả mạo. Chúng ta phải tự làm điều đó, tuy rằng điều này sẽ mất thời gian”, ông Carpio phát biểu tại Đại học Ateneo de Davao cuối tuần trước.
“Chúng ta phải giáo dục chính mình, phải giúp cho tất cả người dân khác trên thế giới hiểu để cùng nhau thuyết phục người dân Trung Quốc đó là lịch sử giả, họ phải từ bỏ điều đó”.
Quyền lịch sử – không có tính pháp lý
Phó thẩm phán cấp cao Antonio Carpio lưu ý rằng, Trung Quốc khẳng định rằng họ đã xác lập sự hiện diện ở Biển Đông cách đây 2.000 năm, vì thế, họ đến trước tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên, tất cả các quyền lịch sử đều không có giá trị. Vì người dân Trung Quốc đã được chính phủ của họ tuyên truyền câu chuyện khác, nên việc xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác đã được họ coi như là đang thực thi quyền của lịch sử đất nước của họ.
Lấy ví dụ về các bản đồ và tư liệu nghiên cứu trước đây của các học giả và chuyên gia Trung Quốc, thẩm phán Philippines chỉ ra rằng, lãnh thổ dưới quyền sự cai trị của nhà Thanh chỉ giới hạn ở tỉnh Hải Nam. Nhà Thanh (1644 – 1912) là thời kỳ Trung Quốc chứng kiến sự bành trướng lãnh thổ lớn nhất của mình.
Các bản đồ Trung Quốc này nằm trong số 170 bản đồ do Philippines đưa ra Tòa án Trọng tài Thường trực để tranh luận về yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, bao gồm lãnh hải hàng loạt quốc gia như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Việt Nam.
Đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô giá trị
Vào ngày 12 -7-2016, kết luận về vụ xử đơn kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở gần trọn Biển Đông, Hội đồng Trọng tài phán quyết đường 9 đoạn không hợp lệ. Trung Quốc đã lánh xa quá trình phân xử trọng tài và từ chối thừa nhận phán quyết.
Trích dẫn các tài liệu chính thức, ông Carpio cho biết, sự thật là Trung Quốc chỉ bắt đầu đưa ra yêu sách đối với vùng biển ngoài đảo Hải Nam vào năm 1932, với quần đảo Hoàng Sa và sau đó là Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào năm 1946.
Ông Antonio Carpio cũng đã bác bỏ các tuyên bố gần đây của các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình rằng nhà hàng hải nổi tiếng của Trung Quốc, Đô đốc Trịnh Hòa đã đến thăm Philippines 600 năm trước. Tuyên bố này đã bị chính một học giả Trung Quốc chứng minh là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, thẩm phán Carpio nói rằng, Trung Quốc đã thuyết phục người dân của họ về câu chuyện giả mạo rằng họ sở hữu tới 85% Biển Đông. “Đây là câu chuyện lịch sử của Trung Quốc, được dạy cho mọi công dân Trung Quốc từ cấp phổ thông đến đại học để mọi tầng lớp từ tướng quân, giới chính trị, nhà ngoại giao, giáo viên, học sinh đều thuộc lòng và họ tin điều đó”, ông Carpio nói.
“Bạn không thể thay đổi suy nghĩ của họ nhưng điều này hoàn toàn sai. Tôi gọi đây là câu chuyện giả mạo của thiên niên kỷ, tin tức giả của thế kỷ hay là trò lừa đảo cả nhân loại”, ông nói thêm.
Vị Phó thẩm phán cấp cao Carpio nhấn mạnh, Philippines cần phổ biến mạnh hơn nữa cho người dân về sự thật nói trên bởi vì ngay cả một số học giả người Philippines ban đầu cũng tin vào những tuyên bố của Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31250-tham-phan-philippines-tuyen-bo-chu-quyen-cua-tq-o-bd-la-cu-lua-the-ky.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.