Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 13/11/2019

Wednesday, November 13, 2019 7:00:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 13/11/2019

Cảnh Sảng lại ngông cuồng đưa ra tuyên bố vô lối

về Biển Đông: TQ đang tự vả vào miệng

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng (8/11) lại đưa ra những tuyên bố ngông cuồng, vô lối khi cho rằng “Việt Nam cần phải đối mặt với thực tế lịch sử và tuân thủ sự đồng thuận ở cấp cao mà hai nước đã đạt được, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và tham vấn, đồng thời tránh những hành động có thể làm phức tạp vấn đề, xáo trộn đại cục hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ song phương”.
Cảnh Sảng đưa ra tuyên bố vô lối trên ngay sau khi Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung (6/1) cho biết Việt Nam chủ trương đàm phán để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng có những phương án khác, trong đó có cả biện pháp kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Được biết, trong năm 2019, để biện minh cho các hoạt động phi pháp trên Biển Đông và che dấu ý đồ độc chiếm vùng biển của nước khác, giới chức Trung Quốc đã tích cực đưa ra các tuyên bố xuyên tạc, vu cáo về diễn biến tình hình Biển Đông, cũng như bao biện cho hoạt động phi pháp của Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (21/10) nhận vơ “chủ quyền” ở Biển Đông. Ngụy Phượng Hòa ngang ngược tuyên bố “các quần đảo ở Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam), đảo Điếu Ngư/Senkaku và các đảo chi nhánh của nó đều là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, là vùng đất của tổ tiên chúng tôi để lại, chúng tôi không thể để mất một tấc….Quân đội Trung Quốc hoàn toàn tự tin và có năng lực bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, cung cấp hỗ trợ chiến lược để thực hiện sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Theo ông Ngụy Phượng Hòa, “chính sách cây gậy lớn” và “nới dài tay quản lý” không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào và gây áp lực trừng phạt cũng rất khó đạt được mục đích; Trung Quốc không chấp nhận và không sợ”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường (27/6) tiếp tục đưa ra nhiều tuyên bố ngụy biện về các hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Liên quan việc Trung Quốc triển khai trái phép tiêm kích J-10 tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Ông Nhậm Quốc Cường giải thích sai trái rằng “đó là lãnh thổ của Trung Quốc và không có tranh chấp” dù trên thực tế là quốc tế không hề công nhận điều Trung Quốc nói (Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm). Với nhận thức sai lầm, ông Nhậm còn lên giọng thách thức: “Đó là quyền hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền khi triển khai các căn cứ và tiến hành huấn luyện trên lãnh thổ của mình. Các hành động bên phía Trung Quốc là hợp pháp, hợp lý và công bằng và các bên liên quan không nên ngạc nhiên”. Liên quan việc Trung Quốc triển khai mạng 5G cho binh lính đồn trú trên đảo và các rạn san hô trên Biển Đông.Ông Nhậm Quốc Cường khoe khoang: “Chi nhánh Hải Nam của Bệnh viện Đa khoa PLA mà bạn vừa đề cập đã bắt đầu sử dụng công nghệ 5G cùng với chẩn đoán siêu âm. Họ đã có một số chương trình thí điểm và đạt được kết quả ban đầu. Trong tương lai, chúng tôi sẽ đầu tư nhiều hơn vào mạng thông minh và tận dụng công nghệ tốt hơn, tiên tiến hơn để phục vụ binh lính và người dân”. Ông Nhậm còn ngang nhiên cho rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ y tế, việc áp dụng công nghệ từ xa ngày càng trở thành một trọng tâm quan trọng của sự phát triển dịch vụ y tế. Trong những năm gần đây, hệ thống y tế và y tế quân sự luôn đặt mục tiêu “tất cả phục vụ cho các sĩ quan và tất cả vì mục đích chiến đấu”.
Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần đưa ra những tuyên bố ngông cuồng, vô lối về Biển Đông. Cảnh Sảng (17/7) đã ngang nhiên đưa ra tuyên bố yêu cầu Việt Nam “tôn trọng” cái gọi là “chủ quyền” của nước này ở Biển Đông, cũng như sẽ “không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa”. Tuyên bố vô lối và “đổi trắng thay đen” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy hành vi “vừa ăn cắp, vừa la làng” của nước này trong vấn đề Biển Đông. Không những vậy, Cảnh Sảng (16/10) còn ngang ngược cho rằng “cục diện quan hệ Trung Quốc – Việt Nam phát triển tốt như hiện nay không dễ dàng. Trung Quốc hy vọng Việt Nam cùng với Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán hiệp thương giải quyết bất đồng trên biển, dùng hành động thực tế để duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, duy trì hợp tác tin tưởng song phương”. Tuy nhiên, đàm phán hiệp thương theo kiểu song phương trực tiếp với từng nước liên quan của Trung Quốc sẽ không thể giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà chỉ tạo cơ hội để Trung Quốc lợi dụng, gây sức ép với từng nước. Ngoài ra, Cảnh Sảng (18/9) vô lối khi cho rằng Trung Quốc có “chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán tại khu vực Bãi Tư Chính ở gần đó”. Đồng thời Cảnh Sảng khẳng định lập trường này của Trung Quốc có cơ sở vững chắc về lịch sử và pháp lý. Cảnh Sảng ngang ngược cho rằng: “Trung Quốc có chủ quyền đối với Quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển gần Bãi Vạn An thuộc Quần đảo Nam Sa (Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Về vấn đề này, Trung Quốc có đủ cơ sở lịch sử và pháp lý. Việt Nam đã tiến hành các hoạt động khoan dầu khí đơn phương tại vùng biển Vạn An của Trung Quốc kể từ tháng 5 năm nay, đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc và vi phạm thỏa thuận song phương Trung-Việt bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản trên biển; vi phạm Điều 5 của Tuyên bố về hành vi của các bên và các quy định có liên quan của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Phía Việt Nam cần chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm đơn phương và khôi phục sự hài hòa và yên tĩnh cho các vùng biển liên quan. Hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc quyền quản hạt của Bắc Kinh là hợp lý, hợp pháp, không thể tranh cãi. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Việt Nam để xử lý thỏa đáng các vấn đề
liên quan thông qua tham vấn thân thiện”. Từ tuyên bố phách lối trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy nước này hoàn toàn không hiểu về luật pháp quốc tế, cố tình xâm chiếm biển đảo của Việt Nam; vu cáo, đổ lỗi cho các hoạt động hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông… Hành động này của Bắc Kinh không chỉ khiến cộng đồng quốc tế thấy thất vọng, mà còn khiến người dân trên thế giới coi thường Trung Quốc – một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Việt Nam bác bó tuyên bố xuyên tạc của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Hoạt động ngang ngược phi pháp trên của Trung Quốc không chỉ vi phạm quy định của luật pháp quốc tế mà còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của nước ngoài tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo này. Đồng thời nhấn mạnh, là một quốc gia lớn ở khu vực và trên thế giới, Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố xuyên tạc, ngụy biện về những hành vi phi pháp trong vùng biển của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra tuyên bố phản bác, lên án hành vi sai trái của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (22/8) cho biết: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Về hành vi vi phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Địa chất hải dương 8, phía Việt Nam nhiều lần nói rõ đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS năm 1982. Cũng theo bà Hằng, Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về nhóm tàu Địa chất hải dương 8, yêu cầu nước này chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, không làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông cũng như ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và theo đúng pháp luật Việt Nam. Với quyết tâm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Trước đó, ngày 16/7/2019, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS…”. Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực và quốc tế rất nhạy cảm và phức tạp hiện nay, trước những hành vi vi phạm nói trên, chủ trương nhất quán của Việt Nam là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình…”. Đây là chủ trương mang tính nguyên tắc, nhưng khi vận dụng trong thực tế, các lực lượng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan còn phải xuất phát từ nhưng diễn biến cụ thể về mức độ, phạm vi, tính chất của các vi phạm, tranh chấp… để có phương thức ứng xử thích hợp, hiệu quả, đúng thủ tục pháp lý hiện hành. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, “Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt Nam – Trung Quốc (cửa Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa) thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan đến các bên khác (Trường Sa), liên quan đến tự do hàng hải thì cần có sự bàn bạc của các bên liên quan. Nếu các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải giải quyết bằng các phương thức khác như trung gian hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa trọng tài. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện DOC; nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc cộng đồng quốc tế có những đóng góp xây dựng nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông; phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử đụng vũ lực, ủng hộ việc các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế, triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC và khuyến khích các bên xây dựng COC.

Tân đại sứ Aliberti: EU xem Biển Đông

không phải là vấn đề “song phương”

Tin từ Hà Nội: Ông Giorgio Aliberti, tân đại sứ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam nói khối 28 quốc gia này ủng hộ cách giải quyết của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, trong đó có đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với giới báo chí Việt Nam vào ngày 12/11 một tháng sau khi chính thức nhận vụ tại Việt Nam, Đại sứ Aliberti cho biết EU rất chú ý tới các căng thẳng leo thang trên Biển Đông trong 2 năm qua, coi Biển Đông không phải là vấn đề song phương, cục bộ hay khu vực mà là vấn đề toàn cầu.
Ông nói tự do hàng hải ở Biển Đông rất quan trọng và mang lại lợi ích cho tất cả các nước. Biển Đông quan trọng về thương mại, chỉ cần một chút gián đoạn sẽ ảnh hưởng tới thương mại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngay tức thì.”
Ông cho biết Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA) mà hai bên đã ký kết trong tháng Mười sẽ tạo ra mối liên kết mạnh mẽ về vấn đề an ninh song phương, kể cả vấn đề an ninh ở Biển Đông.
Tân đại sứ cho biết những ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ 4 năm tới bao gồm trợ giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế số, và bảo vệ môi trường, và chống biến đổi khí hậu.
EU là hợp tác thương mại lớn của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hai bên đã ký Hiệp định thương mại tự do. Nhưng Quốc hội EU vẫn chưa phê chuẩn, vì lo ngại về vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội.
Quốc Tuấn

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.