Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 25/10/2019

Friday, October 25, 2019 7:12:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 25/10/2019

Các bị cáo vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang

bị phạt tù từ 1 đến 8 năm

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang vào ngày 25/10 tuyên án đối với các bị cáo trong phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi Trung học Phổ thông năm 2018 tại tỉnh này.
Theo bản tuyên án của Hội đồng xét xử, các bị cáo lãnh mức từ 1 đến 8 năm tù bao gồm, Nguyễn Thanh Hoài nguyên trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Hà Giang với mức án cao nhất 8 năm tù; Vũ Trọng Lượng nguyên phó phòng khảo thí và quản lý chất lượng với 7 năm tù; Triệu Thị Chính nguyên phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh với hai năm tù; Lê Thị Dung phó đội trưởng thuộc phòng an ninh chính trị nội bộ với hai năm tù và một năm tù đối với Phạm Văn Khuông nguyên phó giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh nhưng được hưởng án treo.
Hội đồng xét xử nhận định cho rằng, các bị cáo là những cán bộ ngành giáo dục đúng ra phải làm gương và đi đầu trong việc chống tiêu cực trong thi cử nhưng lại vi phạm quy chế khiến kỳ thi không được công bằng và mất uy tín các cơ quan nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, cần xử phạt nghiêm khắc.
Tuy nhiên, đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Nga, chuyên viên sở Tài chính và là vợ chủ tịch tỉnh Hà Giang ông Nguyễn Văn Sơn, ban lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cũng đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” do nhắn tin nhờ nâng điểm.
Trước đó, trong phần xét hỏi bị cáo Triệu Thị Chính, hội đồng xét xử đã công bố nhiều tin nhắn từ phụ huynh và người nhà của thí sinh gửi đến điện thoại của bị cáo Chính và bà Nguyễn Thị Nga là người nhắn tin nhiều nhất đến số điện thoại này nhờ giúp đỡ nâng điểm. Toàn bộ tin nhắn đối thoại giữa hai bị cáo đã được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cung cấp đầy đủ.
Năm 2018, Việt Nam áp dụng việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học làm tiêu chí để xét tuyển vào đại học thay vì tổ chức một kỳ thi vào đại học riêng như trước kia. Tuy nhiên, ngay trong kỳ thi năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện một loạt vụ gian lận điểm thi tại nhiều tỉnh trên cả nước. Những tỉnh có nhiều gian lận bị điều tra là Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn.
Liên quan đến vụ nâng điểm cho 107 thí sinh thi tốt nghiệp THPT ở Hà Giang năm 2018, chính quyền Hà Giang công bố có 151 trường hợp cán bộ, đảng viên có liên quan đến vụ nâng điểm trong đó phải kỷ luật 46 trường hợp; kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm 29 trường hợp; không có khuyết điểm, vi phạm 1 trường hợp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/educational-staffs-in-ha-giang-sentenced-to-1-to-8-years-in-jail-10252019083328.html

Nhà hoạt động Thịnh Nguyễn bị câu lưu

Anh Thịnh Nguyễn, thành viên của nhóm dân sự độc lập Green Trees, bị câu lưu vào sáng 25/10 đến khoảng 7 giờ tối cùng ngày.
Cô Cao Vĩnh Thịnh, một thành viên của nhóm Green Trees, nói với RFA về tin này:
“Tôi biết anh Thịnh Nguyễn là một nghệ sĩ dũng cảm, anh ấy chuyên làm thước phim trên trang Chuyện của Thịnh đưa đến cho người dân biết về những hoàn cảnh éo le của án oan, tử tù mà không có quyền được biện hộ cho mình, cũng như quyền đấu tranh cho tội trạng của mình trước pháp luật và những dân oan bị mất đất.”
“Khi chúng tôi nghe tin anh bị công an đến bắt bớ, đánh đập và còng tay anh tại chính gia đình anh, mà trong khi anh không có người thân, không ai được chứng kiến việc công an và an ninh Hà Nội xông vào lục soát nhà anh, đánh anh tại ngõ 210 Nghi Tàm.”
Cô Cao Vĩnh Thịnh nói rằng cô “rất là bức xúc vì hành vi vi phạm nhân quyền, trái pháp luật của công an và an ninh Hà Nội khi họ đánh đập, không có bất kỳ thông báo trước hay lệnh khám xét, lục soát nhà trước rất nhiều người dân trong khu vực chứng kiến.”
Cô Cao Vĩnh  Thịnh  nói thêm:
Không chỉ mình anh Thịnh Nguyễn đang bị bắt như thế mà có thể vụ việc ngày càng leo thang khi anh bị còng tay, cho lên xe thùng công an, an ninh chở đi. Trước đó, các thành viên khác của Green Trees như tôi và anh Đặng Vũ Lượng cũng bị trường hợp tương tự như thế. Họ không  hề có thông báo hay lệnh gì hết. Họ cứ thích bắt người là bắt, thích cấm xuất cảnh ai thì cấm”.
Cô Cao Vĩnh Thịnh nêu suy đoán việc anh Thịnh Nguyễn “có liên quan bộ phim “Đừng sợ” do Green Trees thực hiện vì phía an ninh luôn muốn biết thông điệp của phim là gì và đòi cung cấp thông tin liên quan bộ phim nhưng chúng tôi không có thỏa thuận hay là phải phục vụ họ.”
Theo cô, bộ phim này “có mục đích duy nhất là bảo vệ môi trường, góp tiếng nói đưa ra ánh sáng, sự thật về những người như ông Hoàng Đức Bình, vì đứng lên bảo vệ môi trường mà bị bắt bớ, bỏ tù 14 năm”.
Anh Thịnh Nguyễn tên thật là Nguyễn Trường Thịnh, là nhà làm phim tự do, từng học Đại học Mỹ thuật ở Việt Nam, tu nghiệp hội họa tại Trung Quốc. Ông từng mở triển lãm nghệ thuật sắp đặt cá nhân và được biết đến qua trang Chuyện của Thịnh đăng tải nhiều clip về thân nhân của tù nhân lương tâm.
Cũng trong hôm 25/10, trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á, Human Rights Watch (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) :
“Việt Nam không có lý do chính đáng để bắt giữ nhiếp ảnh gia và nhà làm phim Thịnh Nguyễn vì hoạt động ôn hoà cho môi trường và nhân quyền của ông ta. Với việc lực lượng công an đến bắt ông ta ngay tại nhà ông ta sáng nay cho thấy sự không khoan dung đáng kinh ngạc của chính quyền đối với bất kỳ tiếng nói chỉ trích nào.”
“Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện Thịnh Nguyễn và chấm dứt sự theo dõi và quấy rối những nhà hoạt động như ông ấy đang  dân thực thi quyền của họ.”
“Đây là chính quyền toàn trị, độc đảng, đang lạm dụng nhân quyền trong nhiều thập kỷ. Điều đáng quan tâm là sự thật là họ không phản hồi các lời kêu gọi trước đây của chúng tôi về việc trả tự do cho các nhà bất đồng.”
“Tôi hy vọng là Thịnh Nguyễn sẽ được trả tự do đêm nay hoặc ngày mai. Chúng tôi không biết liệu ông ấy có bị cáo buộc tội danh gì. Nhưng không có lý do gì để bắt ông ấy. Ông ấy chỉ là người làm phim, dùng sự sáng tạo, tài năng của mình để biểu thị các vấn đề nhân quyền. Ông ấy không đáng để bị bỏ tù.”
“Chỉ dấu từ vụ bắt giữ này có thể là nhà cầm quyền muốn những người như Thịnh Nguyễn phải im lặng, không nói gì. Điều bất hạnh là những người như Thịnh Nguyễn có ý thức hệ riêng và tin họ có quyền tự do biểu hiện.  Với những người như Thịnh Nguyễn ở Việt Nam, Human Rights Watch sẽ luôn ủng hộ hoạt đông của họ.”
RFA đã liên hệ số điện thoại của Bộ Công An và Công an quận Tây Hồ, Hà Nội nhiều lần nhưng không nhận được phản hồi.
Đến nay, nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam từng bị câu lưu hoặc cấm xuất cảnh. Tuy nhiên theo họ, biện pháp này vi phạm quyền đi lại của công dân được qui định trong Hiến pháp Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/activist-thinh-nguyen-detained-10252019085449.html

Ân xá Quốc tế Na Uy

kêu gọi VN hủy án tử hình với Hồ Duy Hải

Ân xá Quốc tế Na uy vừa gửi thư đến ông Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hủy bỏ án tử hình đối với Hồ Duy Hải, người đã bị bắt vào tháng 3/2008 và 9 tháng sau đó bị tòa án tỉnh Long An tuyên tội tử hình với cáo buộc giết người, cướp tài sản.
Bức thư của Tổng thư ký Ân xá quốc tế Nauy – John Peder Egenaes gửi đến Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng được ký vào ngày 23/10/2019, đính kèm theo chữ ký của 25.543 người Nauy tham gia kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải.
Trong thư có viết “chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam ngay lập tức hoãn tất cả các vụ hành quyết nhằm chấm dứt hình phạt tử hình theo sáu quyết định của Đại hội đồng liên hiệp quốc đã đưa ra vào năm 2007”.
Trên trang Facebook chính thức của Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á, ngày 25/10 có đăng tải lại bức thư của Ân xá Quốc tế Nauy và cũng chính thức loan tin kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ bản án tử hình của Hồ Duy Hải, và đảm bảo rằng anh được hưởng một quy trình tái xét xử công bằng.
Vào ngày 7/5/2018, gần 25 ngàn chữ ký cũng đã được gửi đến cố Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.
Hồ Duy Hải bị đưa ra tòa, bị buộc tội và bị kết án tử hình dưới tội danh “giết người cướp của”, lúc đó, anh mới 23 tuổi.
Tuy nhiên, năm 2015, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tuyên bố việc xét xử Hồ Duy Hải đã không diễn ra đúng các trình tự pháp luật, và thiếu bằng chứng. Do đó, kêu gọi chính quyền tỉnh Long An điều tra lại vụ án.
Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã ra lệnh hoãn thi hành án tử hình, đúng một ngày trước khi Hồ Duy Hải bị thi hành án.
Mặc dù đã được chứng minh là thiếu chứng cứ và không diễn ra đúng thủ tục, chính quyền tỉnh Long An vẫn không tổ chức điều tra lại vụ án, và Hồ Duy Hải vẫn phải đối diện với việc bị tử hình bất cứ lúc nào.
Thậm chí, tháng 12 năm 2017, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An tuyên bố rằng họ muốn “nhanh chóng” tử hình Hồ Duy Hải .
Đã 11 năm Hồ Duy Hải bị giam giữ như một tử tù, anh nói với mẹ của mình mỗi lần thăm gặp rằng “hãy kêu oan cho con”. Và trong suốt 11 năm, mẹ của Hồ Duy Hải đã kiên trì thực hiện hành trình “kêu oan” cho con trai của mình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-norway-asks-vietnam-to-quash-hoduyhai-conviction-and-death-sentence-10252019085220.html

Cắt lương hưu, “cắt” chức vụ & “cắt” Luật…?

Trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 24/10, khi thảo luận về những nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, một đại biểu quốc hội (ĐBQH) đề xuất cắt lương vĩnh viễn đối với cán bộ nghỉ hưu và xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm của công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu mắc sai phạm.
Trước hết, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam nêu ra quan điểm cần phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp luật khi cắt chức cán bộ. Ông giải thích:
Lương hưu là tiền người ta đóng góp trong Quỹ bảo hiểm xã hội thì bây giờ về hưu trả cho người ta chứ đâu có lương bổng gì, tiền người ta tạm ứng trước để tới ngày được hưởng thì tiền đó tính là tiền của người ta. - LS. Trần Quốc Thuận
“Về mặt pháp lý thì khó giải thích tư cách chức vụ trong các văn bản bổ nhiệm các chức vụ hiện nay và không có quy định văn bản nào nói về khái niệm tư cách chức vụ. Bên cạnh đó quy định hình thức xử lý kỷ luật không tương thích thống nhất về mặt trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự và các quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Tôi thấy theo Bộ Luật Hình sự hiện hành, nếu một cán bộ công chức giữ chức vụ quyền hạn khi xử lý hình sự với mức hình phạt nghiêm khắc nhất là tù có thời hạn hoặc chung thân thì họ vẫn không bị xóa tư cách chức vụ mà họ từng đảm nhiệm. Tương tự như một cán bộ công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cao nhất là buộc thôi việc thì họ cũng không bị xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm trước đó.”
Cắt bỏ lương hưu đúng hay sai?
Nhận xét về kiến nghị cắt lương hưu, chức danh với cán bộ vi phạm kỷ luật, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ Tài chính nhận định:
“Điều này nếu thực hiện thì đúng thôi vì trong quá trình công tác mà anh có những sai phạm đến khi về hưu mới phát hiện thì anh vẫn phải chịu một xử lý, chế tài, hình phạt mà hình phạt ấy thì hoàn toàn thỏa đáng, hợp lòng dân.”
Còn theo ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại lại cho rằng:
“Những người đã vi phạm tùy theo mức độ trong thời gian người ta bị thi hành kỷ luật, giờ phải xem lại từng trường hợp đó để quyết định sao cho công bằng. Thí dụ như trường hợp ông đã hốt nhiều quá, quơ nhiều quá rồi bây giờ kỷ luật vẫn giữ nguyên thì nó bất công bằng.”
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại có góc nhìn hoàn toàn khác:
“Lương hưu là tiền người ta đóng góp trong Quỹ bảo hiểm xã hội thì bây giờ về hưu trả cho người ta chứ đâu có lương bổng gì, tiền người ta tạm ứng trước để tới ngày được hưởng thì tiền đó tính là tiền của người ta. Tùy nhiều thứ sai phạm, nhiều loại sai phạm lắm: sai phạm về ý thức tổ chức, sai phạm về chủ tương sai trái, sai phạm về tham ô, ăn cắp của công… thì họ phải chịu hậu quả. Tức là nếu họ nghỉ mà sai phạm đó vẫn còn hiệu lực thì xử, nếu hết hiệu lực thì thôi. Nếu còn hiệu lực thì tùy mức độ, tùy loại sai phạm mà phải có hình thức, như tham ô đôi khi không những người ta còn kê biên tiền trong ngân hàng đòi bồi thường, thu hồi thiệt hại.”
Đồng tình với Luật sư Trần Quốc Thuận về phương diện lương hưu, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cũng cho rằng cần tách biệt giữa trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ mắc sai phạm:
“Trước đây họ đã đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm Xã hội tới giai đoạn họ bị xử lý kỷ luật thì mình không tính thời gian công tác đó nữa. Nhưng sự đóng góp của họ trước đó khi chưa có sai phạm mình không nên cắt tiền lương của họ như vậy.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, hiện đang công tác tại Sài Gòn, đề xuất được đưa ra để phòng chống tham nhũng và chế tài bằng cách cắt hết chức vụ và những quyền lợi kèm theo này không đúng luật:
“Thật ra nó có sai với Luật Lao động bởi vì Luật Lao động bảo vệ vấn đề lương hưu. Vì vậy một khi đặt ra vấn đề chống tham nhũng thì ngoài cắt những quyền lợi, lúc đó chắc chắn những văn bản luật khác có liên quan phải chính sửa. Cụ thể nhất trong trường hợp này là phải chỉnh sửa Luật Lao động.”
Hiệu lực văn bản vẫn còn hay mất?
Cũng tại buổi thảo luận, ngoài việc phân tích việc cắt lương hưu của công chức, các đại biểu còn đặt thêm vấn đề vậy nếu cắt chức danh của cán bộ vi phạm thì những quyết định được ban hành trước đó của cán bộ vi phạm đó có còn hiệu lực?
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Trí Long, đây là một câu hỏi khó có thể trả lời:
“Có lẽ ở Việt Nam mới có hình thức đó thôi chứ các nước không có, nên rất khó. Ví dụ anh cắt chức tất cả những chức vụ thời đương nhiệm nếu nói đúng pháp lý thì những cái đó đều bị vô hiệu hóa. Nên đó là chuyện đang bàn vì các nước không có như vậy mà chỉ Việt Nam mới có nên không biết nó rơi vào điều luật nào, vấn đề nào để xử lý không phải là chuyện đơn giản.”
Dưới góc nhìn của một luật gia, Luật sư Nguyễn Văn Hậu lại bày tỏ:
Những người đã vi phạm tùy theo mức độ trong thời gian người ta bị thi hành kỷ luật, giờ phải xem lại từng trường hợp đó để quyết định sao cho công bằng. Thí dụ như trương hợp ông đã hốt nhiều quá, quơ nhiều quá rồi bây giờ kỷ luật vẫn giữ nguyên thì nó bất công bằng. - Lê Văn Triết
“Người ký quyết định trước đó thì cơ quan hiện tại phải xem xét họ ký đúng hay không. Nếu họ ký những quyết định đó sai thì phải điều chỉnh nó lại. Còn họ chỉ chịu trách nhiệm về hình sự và hành chính.”
Giải thích rõ hơn, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng nếu cắt chức danh của cán bộ vi phạm thì những quyết định được ban hành trước đó của cán bộ vi phạm vẫn còn hiệu lực:
“Thật ra theo nguyên tắc hành chánh, những văn bản của họ mang tư cách công cộng, sử dụng trong lãnh vực hành chánh đương nhiên nó còn nguyên giá trị chứ không thể nào phủ nhận được. Chỉ trừ những quyết định mang tính chất áp dụng cho 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức mà nội dung có sai pháp luật thì hủy bỏ là hủy bỏ từng quyết định nhỏ như vậy thôi chứ không thể hủy quyết định chung được.”
Còn theo Luật sư Trần Quốc Thuận, tính pháp lý của những văn bản được cán bộ ký ban hành trước khi bị xóa tư cách chức vụ đã được nêu ra trong những lần tiếp xúc cử tri của ĐBQH trước đây nhưng phía chính phủ Hà Nội đến nay vẫn không có trả lời rõ ràng. Do đó, ông cho rằng kỳ thảo luận này Quốc hội phải đưa ra bàn cho thấu đáo bởi vì hình thức đó lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam: cắt chức mà người ta không còn đảm nhiệm nữa sẽ đặt ra vấn đề rất nóng mà chính phủ Hà Nội cần giải quyết.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cutting-retirement-pensions-positions-law-even-10242019135531.html

Khi thạc sĩ grab không phải là nhân tài…

Tại buổi thảo luận Quốc hội về dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, nhiều đại biểu đề nghị cần tập trung làm rõ chính sách đối với những người có tài năng trong hoạt động công vụ. Dự thảo luật cho rằng, những người có tài năng hoạt động trong công vụ là cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn vượt cao, có đóng góp lớn cho cơ quan công quyền, tổ chức mà ít ai đạt được. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài này trong hoạt động nhà nước.
Bằng cấp hay nhân tài?
Tranh luận điều này, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn giám đốc bệnh viện tim Hà Nội thuộc đoàn Hà Nội cho rằng, nhiều tỉnh thành có chính sách trải thảm đỏ mời thạc sĩ, tiến sĩ về làm việc, thậm chí cử “nhân tài” đi nước ngoài đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhưng điều băn khoăn nhất là sẽ có bao nhiêu phần trăm thạc sĩ, tiến sĩ đóng góp phát triển tỉnh thành đó.
“Chúng ta biết có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp, có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó, đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa không!” (trích từ Dân trí đăng 24/10/2019)
Ngoài ra, ông Tuấn còn nhấn mạnh rằng, nhân tài muốn phát triển cần có môi trường đào tạo tốt nhưng vẫn băn khoăn người có tài nhưng tâm không có, nhiều người đầy đủ yếu tố nhưng lại không muốn đóng góp cho đất nước mà chỉ lo vun vén cá nhân hay lợi ích nhóm. Thì những người như vậy chúng ta thật sự không cần!
Một vị đại biểu khác là Nguyễn Thanh Hồng thuộc đoàn Bình Dương nêu quan điểm tại Quốc hội được báo Dân trí trích rằng, không phải cứ thạc sĩ mới là người có tài “Thạc sĩ Grab chắc là thạc sĩ Đông Đô chứ không phải là thạc sĩ đúng nghĩa, động chạm đến nhiều người ở đây”
Việc tranh luận về dự thảo luật này của các đại biểu được luật sư Luân Lê từ Hà Nội cho rằng, các đại biểu đã bàn luận sai vấn đề và sai một cách trầm trọng về nội dung.
Vị luật sư chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình rằng “Những người được nhắc tới như “thạc sỹ xe ôm, thạc sỹ grab” chỉ là những người có bằng cấp, chứ không phải đối tượng được xem là nhân tài hay không. Bất kể họ có bằng cấp hay có được đào tạo hay không, tài năng của họ phải được thể hiện thông qua lao động và thành quả. Ở đây người ta đang nhầm lẫn người có tài với người có bằng cấp. Vì thế họ mới nhắc tới “thạc sỹ xe ôm” như một sự mỉa mai và thất vọng. Chính vì lầm lẫn giữa tài năng và bằng cấp mà hệ thống giáo dục này đang sa lầy vào việc đào tạo bất kể kẻ đó có trình độ ra sao.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội nhận định về việc này cho rằng, những phát biểu như thế cũng chỉ mang tính hài hước và nó thể hiện tình trạng chất lượng bằng cấp tại Việt Nam.
“Từ trước đến nay cũng nhiều đại biểu cũng từng phát biểu can thiệp như vậy, báo chí cũng nói quá nhiều về trọng dụng nhân tài, khuyến khích người dân đấu tranh với mặt trái, chống tham nhũng… thì lý thuyết vẫn thế nhưng thực hành thì không được như vậy. Chính quyền đã thành một nhóm đã phá bảo vệ quyền lợi lẫn nhau, nên nhân tài vào mà không biết hòa vào lối sống đó của họ thì họ bị đào thải ngay. Dự luật này nghe ý kiến thì hay nhưng khi áp dụng trong bộ máy chính quyền thì điều này rất là khó. Tuy nhiên tại các cơ quan tư nhân thì có lẽ việc đó lại là phù hợp, các công ty họ vẫn trọng dụng nhân tài cho nên những người có tài họ đi ra ngoài khỏi lĩnh vực nhà nước mà làm việc, biết là dự luật là vậy chứ đừng hy vọng điều gì.”
Sửa cơ chế & tư duy
Còn theo giáo sư Nguyễn Đăng Hưng giáo sư danh dự tại trường đại học ở Bỉ và hiện là cố vấn cấp cao Đại Học Duy Tân ở Đà Nẵng nhận xét cho rằng, đây là một chuyện đáng bàn cãi tại Việt Nam:
“…có một sự lẫn lộn giữa nhân tài và bằng cấp, đề cao bằng cấp một cách quá đáng và không xác định được nhân tài theo đúng nghĩa thực chất. Tại VN nhiều giáo sư tiến sĩ trên thực tế họ có bằng dỏm, nhiều khi không đi học vẫn có bằng, bỏ tiền ra mua cũng có bằng. Chưa bao giờ trên đất nước này cái thành phần dỏm lại cao đến như thế nên không phân biệt được nhân tài và bằng cấp thì đó là một thảm cảnh khổ cho dân tộc Việt Nam và việc bàn thảo ở Quốc hội không thấy có hướng giải quyết nào khoa học và đúng vấn đề cả.”
Ngoài ra, giáo sư Hưng còn khẳng định rằng, những người có bằng cấp mà không có thực tại, bằng dỏm hay mua bằng thì lại đang nắm những vị trí cao cấp lãnh đạo tại Việt Nam và phần đông là thành viên Quốc hội và lãnh đạo Quốc hôi, thì như vậy những người có bằng thật, tài thật làm gì có chỗ đứng và đem tài sức phục vụ cho dân cho đất nước. Cho nên điều quan trọng nhất cần cho lúc này là hành động, xem xét lại toàn bộ tổng thể từ cấp cao đến cấp thấp, nếu điều này không làm được thì việc tranh luận cũng chỉ là nói vu vơ cho vui và mị dân thôi.
Quay lại buổi thảo luận của Quốc hội, vị đại biểu thuộc đoàn Ninh Thuận là ông Nguyễn Bắc Việt nhận xét rằng dự thảo chưa rõ ràng đối với người có tài, nhiều người có lợi cho tổ chức, cơ quan nhưng lại không lợi cho nhân dân. Do đó, ông Việt đề nghị cần sửa lại nội dung dự luật theo hướng người tài là người có năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vượt trội, được xã hội, tổ chức, cơ quan nhìn nhận và có đóng góp lớn hiệu quả cho đất nước và nhân dân. Như vậy mới xử lý được câu chuyện về đức và tài.
Tuy nhiên, thầy Khoa khẳng định bằng cấp với nhân tài thật tại Việt Nam nó hoàn toàn không trùng khớp và tại Việt Nam thì chỉ cần vào Đảng là được sắp xếp coi như xong. Thầy đưa một ví dụ
“…một bộ trưởng không có chuyên môn ngành của mình thì cũng được làm bộ trưởng như ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đó, bằng tiến sĩ đâu phải nghiên cứu về giáo dục, cũng không phải nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở Việt Nam mà lài nghiên cứu kinh tế thị trường tận bên Malaysia nên để đánh giá một tài năng thật sự tại Việt Nam thì rối ren lắm, chưa bao giờ hỗn độn như hiện nay.”
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Hưng thì việc sửa luật theo ý kiến của đại biểu Việt cũng chỉ là “gãi ngứa” mà thôi, vấn đề quan trọng nhất không phải những việc như thế. Giáo sư lý giải:
“…vấn đề quan trọng là sửa tư duy bản chất của cách sử dụng người tài. Sắp xếp người tài vào những vị trí then chốt, quan trọng và có sức ảnh hưởng đến xã hội. Mà phương thức cơ cấu đặt để, bố trí dân sự mà theo kiểu một chiều, độc tài như thế thì không bao giờ sử dụng được người tài. Chỉ có cơ chế bầu người lên bằng lá phiếu người dân, cơ chế thi cử tuyển chọn người tài cho công việc mà được ban thẩm định độc lập nếu cần thì mời chuyên gia quốc tế tham gia nên nếu không làm được những vấn đề đó thì tất cả mọi việc làm khác đều vô nghĩa. Nên sửa đổi luật là điều không quan trọng mà thay đổi cơ chế, tư duy, thói quen về việc cơ cấu người lãnh đạo hiện hữu và tương lai.”
Với lý luận của giáo sư Hưng, luật sư Luân Lê cũng có cách nhìn nhận khá tương đồng và thú vị khi ông viết trên trang mạng xã hội cá nhân của mình rằng: vấn đề không chỉ là câu chuyện đào tạo mà vấn đề không thể tạo ra công việc cho những người có thực chất. Người tài với người có bằng cấp là hoàn toàn khác nhau, nó chỉ có phần chung khi hệ thống giáo dục đó là thực chất trong việc đào tạo và cấp bằng nhưng điều đó cũng không bao hàm những người có tài mà không học hành gì cả. Vì đây là hai vòng tròn giao nhau chứ không thể trùng khít với nhau.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-grab-master-is-not-talented-10242019152613.html

VN: Sửa luật Lao động – va chạm ý thức hệ?

PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc Viện Chính sách & Phát triển
Ngày 21/10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV khai mạc tại Hà Nội. Sửa đổi Bộ luật lao động hiện hành là một trong những nội dung tranh luận nóng tại kỳ họp này. Bản chất sâu xa là sự va chạm giữa ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dụng.
Kết quả sẽ là một phương án thoả hiệp khả dĩ. Bài viết giải thích rõ hơn vấn đề này. Ngoài ra, Bộ luật lao động sửa đổi có thể được thông qua trước sức ép của việc tham gia các hiệp định quốc tế về tự do thương mại và đối tác toàn diện.
Bộ luật lao động về bản chất thể hiện mối quan hệ ba bên giữa người lao động, giới chủ và nhà nước. Ranh giới này được dần làm rõ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường, bắt đầu từ chủ trương đổi mới tại Đại hội 6 Đảng CSVN năm 1986.
Thảo luận Luật Lao động: Cần nhiều hơn là nước mắt
Quốc hội VN nhóm họp, Biển Đông nằm trong nghị trình
Cải cách Việt Nam tùy thuộc Đảng ‘tự sửa sai’
‘Có nhóm lợi ích sau luật Biểu tình và Bia rượu?’
Có nhóm lợi ích đằng sau các dự án luật ở VN?
Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, trong đó có các nội dung như về đấu tranh giai cấp, bóc lột sức lao động, toàn dụng lao động… khiến Bộ luật lao động ra đời vào năm 1994, muộn hơn một số luật có tính chất thị trường như Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990…
Trong quá trình thực thi Bộ luật này luôn chứa đựng yếu tố ‘bất ổn’ bởi quá trình chuyển đổi nền kinh tế sẽ làm thay đổi ý thức hệ XHCN, bởi vậy Bộ luật lao động từ khi được ban hành đến nay đã nhiều lần sửa đổi, nhất là sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Thị trường lao động phát triển thấp và ‘bất ổn’
Bộ luật lao động phải biểu thị mức độ phát triển thị trường lao động. Việc sửa đổi nhiều lần Bộ luật này phản ánh trình độ phát triển thấp và tính chất ‘bất ổn’ của thị trường lao động Việt Nam.
Khoảng gần 60 triệu lao động phân bổ theo khu vực, vùng miền, địa phương… rất khác nhau về số lượng, chất lượng, tình trạng và tính chất việc làm, thất nghiệp, thu nhập, tiền công…
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là rào cản từ ý thức hệ XHCN – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản toàn trị đối với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trườngPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Tính linh hoạt của thị trường lao động đang tăng lên cùng với chính sách khuyến khích kinh doanh, nhưng một cấu thành quan trọng của nó là cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị vẫn đông đảo, khó tinh giản, được hưởng lương và chi tiêu thường xuyên chiếm gần 70% ngân sách nhà nước làm ‘méo mó’ thị trường. Ngoài ra, phải kể thêm hơn 6.000 các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước… góp phần tạo thêm gánh nặng cho ngân sách.
Sự thiếu gắn kết các bộ phận của thị trường luôn tạo ra biên độ giao động lớn của giá cả sức lao động bởi cung và cầu khác biệt về số lượng, chất lượng và cấu trúc. Trong một số bộ phận lao động có việc làm, đặc biệt khu vực phi kết cấu, nhà nước không thể kiểm soát được thu nhập hay tiền lương thực tế.
Một số chính sách điều chỉnh quan hệ lao động vẫn mang tính chất ‘dò đá qua sông’. Mức tiền lương tối thiểu được xác định theo cơ chế đồng thuận của đại diện ba bên: VCCI (giới chủ hay Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam) – Tổng liên đoàn (người lao động) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhà nước), nhưng vẫn chỉ là phép thử chính sách đối với nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng khi thiếu những luận cứ thuyết phục.
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là rào cản từ ý thức hệ XHCN – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản toàn trị đối với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phức tạp hiện nay.
Va chạm ý thức hệ
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ngoài các điểm cải tiến, có bốn điểm mới trong dự án sửa đổi Bộ luật lao động lần này gồm: Người lao động có quyền được thành lập hoặc gia nhập tổ chức đại diện cho người lao động theo sự lựa chọn của họ; Định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Phụ nữ không còn bị cấm làm một số loại hình công việc; Mở rộng bảo vệ pháp luật tới người lao động làm thuê không có hợp đồng lao động bằng văn bản.
Như vậy, những vấn đề thảo luận sôi nổi tại nghị trường có thể chia thành hai nhóm: Một là, vấn đề mang tính kỹ thuật như mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm; tuổi nghỉ hưu; vấn đề tiền lương; Hai là, vấn đề ‘nhạy cảm’ với hệ tư tưởng XHCN như mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; về tổ chức đại diện người lao động; thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; đình công…
Quan sát phiên thảo luận tại hội trường về ‘vấn đề kỹ thuật’ cho thấy hai luồng ý kiến khác nhau và xoay quanh việc bảo vệ quyền lợi cho vị trí mỗi đỉnh tam giác quan hệ: người lao động – giới chủ và nhà nước.
Trong khi có một số ý kiến nêu tình cảnh ‘đáng thương’ của người lao động, đặc biệt lao động nữ và việc viện dẫn lý thuyết của Karl Marx rằng việc giảm giờ làm là cấp bách, thậm chí bây giờ giảm đã là ‘quá muộn’…, thì đại diện giới chủ, ‘các nhà đầu tư’ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại cho rằng Bộ Luật Lao động có tác động đáng kể đến môi trường kinh doanh và quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, bởi vậy nếu so sánh với một số quốc gia láng giềng thì nên tăng giờ làm thêm trong năm, giảm suất lương giờ làm thêm, không quy định quá nhiều ngày nghỉ…
Họ khuyến nghị nên bổ sung các điều khoản khuyến khích tính linh hoạt của thị trường lao động như cơ chế thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để tao khung pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển.
Các nhà quan sát chuyên môn cho rằng cơ quan chủ trì đề án sửa đổi là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong báo cáo trước Quốc hội chưa đưa ra được những luận cứ khoa học và thực tiễn đủ tin cậy góp phần làm cho việc tranh luận của các đại biểu càng trở nên gay gắt và cảm tính.
Sức ép hội nhập kinh tế quốc tế
Một trong những yêu cầu sửa đổi Bộ luật Lao động lần này là một mặt sao cho đúng với đường lối của Đảng cộng sản , mặt khác đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nói cụ thể, việc sửa đổi là cấp bách trước sức ép của việc ký kết và thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào đầu năm 2019 đã ‘nhắc nhở’ cơ quan soạn thảo khẩn trương trình dự án sửa đổi Bộ luật lao động trước chuyến đi công tác của bà đến châu Âu để vận động cho việc ký EVFTA.
Thách thức lớn nhất hiện nay sẽ là việc thảo luận nhóm vấn đề ‘nhạy cảm’ đối với hệ tư tưởng của Đảng cộng sản. Đó là về tổ chức đại diện người lao động, thương lượng tập thể, đình công…
Sức ép hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh phức tạp hiện nay liệu có thể trông đợi một phương án khả dĩ cho vấn đề trước khi có một tổ chức công đoàn độc lập thực sự và các luật về thành lập các tổ chức, luật biểu tình tương ứng?
Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, chính sách phát triển kinh tế thực dụng trong nước và sự tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian gần đây đã làm cho ý thức hệ XHCN trở nên ‘linh hoạt’ hơn.
Ngoài ra, sự lãnh đạo mang tính tập thể của Đảng cộng sản vẫn được duy trì khiến cho các quyết sách bớt duy ý chí.
Bởi vậy, vẫn có hy vọng Quốc hội khoá XIV có thể sẽ thông qua dự án Bộ luật sửa đổi năm 2019 với phương án khả dĩ chấp nhận.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50182495

Quốc hội Việt Nam

bị cho là đang bàn những chuyện ‘mây gió’

“Đừng mây gió nữa” là nhận xét của Facebooker Tinh Vuong Xuan khi nói về những thảo luận trên diễn đàn quốc hội hôm qua.
Ý kiến này cho rằng thay vì thảo luận về những chuyện thiết thực và hiệu quả thì các đại biểu lại dành thời gian để thảo luận những chuyện như cắt lương hưu với những người bị xóa tư cách chức vụ hay định nghĩa thế nào là người tài.
Thảo luận Luật Lao động: Cần nhiều hơn là nước mắt
Quốc hội VN nhóm họp, Biển Đông nằm trong nghị trình
Cắt lương hưu không hợp lý
Chuyện cắt lương hưu những người bị xóa tư cách chức vụ được đưa ra bàn thảo vào hôm qua, 24/10, khi quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức.
Dự thảo này bổ sung nguyên tắc, gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng. Theo đó, với từng hình thức xử lý kỷ luật “cảnh cáo”, “khiển trách”, “xóa tư cách” thì cán bộ, công chức còn phải chịu hệ quả kèm theo, ví dụ cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng.
Nhưng như thế nào là tư cách chức vụ, một khái niệm khá mơ hồ và theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, đại biểu tỉnh Lâm Đồng) thì trong văn bản bổ nhiệm các chức vụ hiện nay không có văn bản nào dùng khái niệm là ‘tư cách chức vụ.’
Mà tư cách chức vụ nào bởi thời gian qua, có những trường hợp vi phạm ở giai đoạn họ giữ chức vụ cuối cùng của quá trình làm việc trước khi nghỉ hưu.
Chẳng hạn, ông Vũ Huy Hoàng (bị đảng CSVN cách chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2016, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2016, cuối cùng Thủ tướng quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 -2016); ông Lê Phước Thanh (bị đảng cách chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam giai đoạn 2010-2015).
Như trường hợp Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, vừa bị Bộ Chính trị của Đảng CSVN quyết định kỷ luật bằng hình thức cách các chức vụ trong Đảng gồm: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010. Đây đều không phải là chức vụ cuối cùng của ông Hiến trước khi nghỉ hưu, vậy thì xử lý kỷ luật sẽ như thế nào?
Đáng chú ý‎, đại biểu Nguyễn Văn Hiển đề nghị rằng, với các cán bộ đã nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật, cần có thêm hình thức kỷ luật là giảm, truất lương hưu vĩnh viễn, kèm theo hệ quả pháp lý là tước bỏ hoặc cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng, theo báo Lao động.
Đề xuất cắt lương hưu với cán bộ có sai phạm đã tạo ra một cuộc tranh luận trong dư luận, nhất là trên mạng xã hội.
Bởi thực ra, Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, do người lao động đóng góp. Tiền lương hưu là khoản mà người lao động đã đóng góp khi họ đi làm vào quỹ hưu bổng. Bây giờ, khi về hưu, quỹ BHXH sẽ trả lại khoản tiền đó, để họ bảo đảm cuộc sống.
Ngay cả với những người có sai phạm dẫn đến phải chấp hành án phạt tù, họ vẫn có quyền nhận lương hưu vì Luật BHXH năm 2014 không quy định cắt hay tạm dừng lương hưu của người đang chấp hành án tù, theo phân tích của luật sư Nguyễn Danh Huế – Công ty Luật Hừng Đông, đoàn Luật sư TP Hà Nội, trên tờ Infonet.
Bởi vậy, điều dễ hiểu là đề xuất cắt lương hưu như một hệ quả kèm theo của các hình thức xử lý kỷ luật ‘cảnh cáo,’ ‘khiển trách,’ ‘xóa tư cách’ đã nhận được nhiều ‎chỉ trích.
Nhà báo Ngọc Vinh viết trên facebook:
“Lương hưu là tiền của chính đương sự đóng cho BHXH khi còn làm việc cùng một phần hỗ trợ bắt buộc từ đơn vị sử dụng đương sự. Cơ quan BHXH được giao trách nhiệm giữ dùm và trả lại cho đương sự khi nghỉ hưu theo tỷ lệ % đã được quy định bởi luật lao động. Tiền hưu đó ko phải của đảng hay của nhà nước mà là của cá nhân đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có. Đương sự có tội thì cứ trị, còn lương hưu của người ta thì bất khả cắt giảm. Cái gì ra cái đó, hiểu chưa đồ ngu? Lương hưu không phải là thứ mà các đại biểu quốc hội cũng như đảng, nhà nước có thể cư xử, quyết định tùy tiện, muốn làm gì thì làm, muốn cắt thì cắt. Có thể lôi ai đó ra bắn nếu không thích, nhưng lương hưu vẫn phải trả cho họ nếu họ có lương hưu.”
Bàn về người tài bị cho là bàn chuyện ’mây gió’
Có nhóm lợi ích đằng sau các dự án luật ở VN?
Đại biểu QH và khuyến nghị quốc tế
“Câu đối dán hai bên cửa hội trường Diên Hồng: Quốc hội bàn sâu người tài. Người tài đứng ngoài quốc hội” là một dòng trạng thái được nhà báo Nguyễn Thông đưa lên Facebook cá nhân về chuyện đại biểu Quốc hội bàn về chính sách với người có tài năng, cũng được quy định trong dự thảo luật trên.
Theo dõi phiên thảo luận của Quốc hội Việt Nam hôm 24/10 có thể thấy, các đại biểu Quốc hội Việt Nam mất rất nhiều thời gian vào chuyện ‘người tài.’
Trong khi bản thân văn bản giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cũng thừa nhận, người có tài năng nói chung là một khái niệm rất rộng, tương ứng với mỗi ngành, lĩnh vực thì các tiêu chí và yêu cầu đối với người có tài năng là không giống nhau.
Vậy nhưng, các đại biểu lại sa đà vào thảo luận về tiêu chí nhận diện người tài, rồi sa đà vào chuyện tâm và tài, công chức yêu nước hay người đánh máy… trong khi vấn đề đáng nói hơn là phải khắc phục tình trạng ‘con ông cháu cha’ trong hệ thống cơ quan công quyền Việt Nam, cơ chế bảo đảm sự công bằng về cơ hội, cũng như tạo điều kiện để công chức yên tâm cống hiến.
Bởi nếu không khắc phục được tình trạng, mà như một đại biểu quốc hội đưa ra là ‘Cán bộ trẻ hay được hỏi ‘là con đồng chí nào’,” thì người tài kiếm đâu ra cơ hội để được nhận vào bộ máy đó.
Như một Facebooker nhận xét, “Cái chính là con ông cháu cha ở mức độ cao quá nó làm tăng tính ‘bất định’ của tổ chức, vì sẽ có quá nhiều biến số ngoài lề tác động tới khả năng thăng tiến của cá nhân. Từ đó, thay vì đầu tư vào chuyên môn và công việc thì họ phải đi nhậu, tạo quan hệ với sếp, tạo phe cánh.”
Nạn con ông cháu cha triệt tiêu sự cố gắng của những người làm việc thực sự. Và chính những ‘hồng phúc dân tộc’ này đang triệt tiêu khát vọng phấn đấu của những người trẻ.
Bởi vậy, thay vì mất thời gian bàn luận về nhân tài, hãy quan tâm đến việc bảo đảm cơ hội công bằng và minh bạch trong bộ máy công quyền.
Hơn thế, với cơ chế như ở Việt Nam hiện nay, liệu có bảo đảm rằng, sẽ không có sự trục lợi chính sách với những người đứng đầu trong trách nhiệm nhận diện người tài?
Bởi thế, nhà báo Nguyễn Như Phong trên facebook đã tự hỏi, “Có lẽ quốc hội không còn việc gì để làm nữa hay sao mà lại định bàn thảo, đưa ra ” tiêu chí” về ” thế nào là người tài”…”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50178798

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước

 nợ trên 1,4 triệu tỷ đồng

Báo cáo mới nhất về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc do Thanh tra Chính phủ công bố hôm 25/10 cho biết tổng nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2018 là hơn 1 triệu 400 nghìn tỷ đồng.
Thanh tra chính phủ cho biết tổng nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (TĐ, TCTNN) năm 2018 giảm 1% so với năm 2017 và chiếm khoảng 54% tổng nguồn vốn của các TĐ, TCTNN.
Nợ vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các TĐ, TCTNN là 374.025 tỷ đồng, giảm 9% so với năm 2017.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết một số TĐ, TCTNN có số nợ vay trong nước tương đối lớn như: TĐ Điện lực Việt Nam (nợ khoảng 95 nghìn tỷ đồng), TĐ Dầu khí Quốc gia (nợ khoảng 114 nghìn tỷ đồng), TĐ Công nghiệp Than-Khoáng sản (nợ khoảng 42 nghìn tỷ đồng) TĐ Viễn thông Quân đội (nợ khoảng 28 nghìn tỷ đồng), TĐ Hóa chất (nợ khoảng 27 nghìn tỷ đồng), TĐ Công nghiệp Xi măng (nợ khoảng 11 nghìn tỷ đồng).
Cũng tin liên quan, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội thì trong số 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, có nhiều dự án lỗ nặng và tổng nợ phải trả hơn 7 nghìn tỷ đồng.
Các dự án thua lỗ được Chính phủ nêu ra như Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (nợ 7 nghìn tỷ đồng), nhà máy sản xuất sơ xợi Đình Vũ (nợ 7.8 nghìn tỷ đồng), nhà máy sản xuất nghiên liệu sinh học Quảng Ngãi (nợ 1.3 nghìn tỷ đồng), dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước (nợ 1.8 nghìn tỷ đồng).
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-funded-companies-and-corporations-owe-more-than-1-4-million-billion-10252019085420.html

Nhà máy đạm do Trung Cộng xây dựng

liên tục trục trặc, làm ăn thua lỗ

Tin Vietnam.- Báo Trithucvn ngày 25 tháng 10 năm 2019 loan tin về sự thua lỗ của nhà máy Đạm Ninh Bình, có tổng đầu tư 667 triệu Mỹ kim, do tổng công ty  Tư vấn và thầu khoán Hoàn Cầu của Trung cộng thực hiện.
Nhà máy hoàn thành vào năm 2011, nhưng sau đó liên tục gặp các vấn đề nên đã dừng hoạt động. Đến đầu năm 2017, nhà máy Đạm Ninh Bình được vận hành trở lại. Nhưng tính đến năm 2018,  nhà máy này đã có 7 lần xảy ra trục trặc kỹ thuật, trong đó có lần kéo dài đến 3,5 tháng. Dù có hơn 1 năm vận hành nhưng nhà máy này chỉ chạy máy tổng cộng 117 ngày.
Sau khi vận hành, vào năm 2017, nhà máy thua lỗ 933 tỷ đồng; năm 2018 nhà máy thua lỗ 923 tỷ đồng; và luỹ kế 8 tháng đầu năm 2019 nhà máy này lỗ 417 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh này, nhà máy Đạm Ninh Bình được xếp trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Đây cũng là một trong những công ty nhà nước, do tập đoàn Hoá Chất trực tiếp cai quản.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-may-dam-do-trung-cong-xay-dung-lien-tuc-truc-trac-lam-an-thua-lo/

Tỉnh Quảng Ninh cấp đất xây dựng

khu đô thị cho người Trung Cộng

Tin Vietnam.- Báo Vietnamfinance ngày 24 tháng 10 năm 2019 loan tin, tập đoàn Texhong của Trung Cộng đã có đề nghị bằng miệng với ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh cấp đất cho tập đoàn này đầu tư xây dựng khu đô thị cho các chuyên gia, người lao động của công ty này ở tại thành phố Hạ Long.
Nhận được đề nghị, chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu phía Texhong làm đề nghị cấp đất bằng văn bản trước ngày 25 tháng 10 năm 2019. Đồng thời, phía tỉnh Quảng Ninh yêu cầu sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long hướng dẫn cho Texhong xác định địa điểm phù hợp để xây dựng, rồi báo cáo đề nghị cho Uỷ ban tỉnh.
Ngoài xin đất để xây dựng khu đô thị cho người Trung Cộng ở, phía Texhong còn có một số đề nghị liên quan đến dự án nhà máy sản xuất vải denim dệt kim, và vải nhuộm dệt kim mà tập đoàn này đang muốn đầu tư xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh.
Trước đó, tập đoàn Texhong đã được Uỷ ban tỉnh Quảng Ninh giao cho 660 ha đất để đầu tư xây dựng dự án khu công nghiệp Hải Hà. Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, tập đoàn Texhong đã hoàn thành san bằng mặt đất với diện tích 410 ha trong tổng 660 ha. Hiện đã có 12 dự án đầu tư được tỉnh này cấp giấy chứng nhận.
Được biết, tỉnh Quảng Ninh là một trong những tỉnh có rất nhiều dự án của người Trung Cộng đang thực hiện ở Việt Nam, trong đó có Đặc khu kinh tế Vân Đồn gây nhiều bất mãn trong dư luận.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/tinh-quang-ninh-cap-dat-xay-dung-khu-do-thi-cho-nguoi-trung-cong/

Đô đốc Karl Schultz: Mỹ hợp tác và cam kết

hỗ trợ năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam

Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ, Đô đốc Karl Schultz (21/10) cho biết, Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã được triển khai đến khu vực Thái Bình Dương phối hợp cung Bộ Tư lệnh Ấn – Thái Bình Dương tiến hành các hoạt động quốc phòng và an ninh ở Biển Đông và biển Hoa Đông; đồng thời cam kết hỗ trợ tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo Đô đốc Karl Schultz, “Lực lượng Tuần duyên Mỹ sẽ hợp tác với các cơ quan khác của Chính phủ Mỹ để hỗ trợ xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng như năng lực của họ. Vì vậy, đã có một câu chuyện thực sự tích cực với Cảnh sát biển Việt Nam”; đồng thời cho biết “nhiều quốc gia Ấn – Thái Bình Dương thiếu năng lực giám sát vùng biển chủ quyền của họ. Trước hành vi cưỡng chế và đối kháng từ Trung Quốc, Tuần duyên Mỹ đưa ra sự tham gia và hợp tác minh bạch ở cả cấp độ chuyên nghiệp và cá nhân”, đồng thời cam kết “Mỹ sẽ hỗ trợ đào tạo kiến thức chuyên môn phù hợp và hỗ trợ các quốc gia trong khu vực tăng cường năng lực an ninh hàng hải”.
Đô đốc Schultz lấy dẫn chứng cụ thể: “Tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi đã nhìn thấy những nơi như đá Chữ Thập – nơi đây từng không tồn tại sự sống nhưng đã bị biến thành một hòn đảo nhân tạo và trên đó giờ còn xuất hiện cả cơ sở quân sự. Chúng ta rõ ràng từng nghe thấy lời tuyên bố nói về việc không quân sự hóa trong khu vực và rồi sau đó chúng ta lại nhìn thấy những hành vi hoàn toàn khác”. Đô đốc Schultz cho rằng việc Trung Quốc đi ngược với tuyên bố, tiến hành quân sự hóa Biển Đông là một phần trong tham vọng của nước này mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Do đó, Lực lượng Tuần duyên Mỹ đóng góp một phần trong kế hoạch của Chính phủ Mỹ nhằm đưa ra phản ứng cụ thể, tập trung vào việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên các quy tắc được luật pháp quốc tế công nhận; khẳng định, Lực lượng Tuần duyên Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động trong khu vực để đảm bảo mục tiêu này.
Trước đó, Đô đốc Schultz (23/7) cho biết, hoạt động của USCG ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm giúp các nước trong khu vực củng cố năng lực thực thi chủ quyền. Ông nhấn mạnh USCG đang hợp tác chặt chẽ với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đang tăng cường quy mô và năng lực của lực lượng. Mỹ đã chuyển nhiều tàu tuần tra có năng lực cao từng qua sử dụng, cụ thể là tàu lớp Hamilton, cho các nước như Philippines, Lanka và Việt Nam. Mỹ hy vọng họ có thể phát triển và sử dụng những nguồn lực này để chủ động thực thi lợi ích chủ quyền trong khu vực. Đô đốc Schultz cho biết USCG được huy động hỗ trợ tại khu vực theo yêu cầu của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đồng thời, lực lượng cũng giúp củng cố năng lực bảo vệ chủ quyền của nhiều nước trong khu vực, chuyển giao nhiều tàu tuần tra năng lực hoạt động cao cho các nước. Ngoài ra, Đô đốc Schultz nhận định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cụ thể là Biển Đông, có ảnh hưởng rất lớn đối với các lợi ích của Mỹ và quốc tế. USCG hiện diện tại khu vực nhằm mang đến “hình mẫu về minh bạch” trong quản trị các vấn đề hàng hải dựa trên pháp luật.
Trong những năm gần đây, để bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, cũng nhủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, Cảnh sát biển đã, đang và sẽ tiếp tục được ưu tiên nâng cao năng lực thực thi hàng hải. Cảnh sát biển Việt Nam hiện được trang bị các loại phương tiện, vũ khí hiện đại như tàu đa năng DN 2000, tàu kéo cứu nạn 3500 CV, máy bay CaSa 212-400, thiết bị tuần thám MS 600, cùng các thiết bị trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy, chống cướp biển khác. 2 tàu tuần tra đa năng cỡ lớn nhất của VCG mang số hiệu CSB 8001, CSB 8002 được trang bị pháo nòng đôi cỡ 25mm cùng các súng máy hạng nặng cỡ 14,5mm, vòi phun nước tốc độ cao 6,6m/phút, đặc biệt là hệ thống vũ khí âm thanh LRAD do Mỹ chế tạo. Chức năng của hệ thống này đóng vai trò như một thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ như: tuần tra trên biển, chống cướp biển, giải tán biểu tình.
http://biendong.net/bien-dong/31105-do-doc-karl-schultz-my-hop-tac-va-cam-ket-ho-tro-nang-luc-cho-canh-sat-bien-viet-nam.html

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn được bầu

vào thành viên Viện Hàn Lâm Y Học Úc

Tin từ Úc, ngày 24/10/2019: Giáo sư gốc Việt Nguyễn Văn Tuấn, nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loãng xương vừa trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Y học Australia (Australian Academy of Health and Medical Sciences- AAHMS).
Ông Tuấn là người gốc Châu Á duy nhất trong tổng số 40 thành viên mới của viện này trong năm nay. Viện có 375 viện sỹ, là những nhà khoa học giỏi và có đóng góp quan trọng. Giáo sư Ian Jacob, hiệu trưởng Đại học New South Walescũng là thành viên của viện.
Giáo sư Tuấn là nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nghiên cứu về dịch tễ học và di truyền loãng xương. Ông có những đóng góp lớn cho ngành nghiên cứu y học gồm: chẩn đoán loãng xương, di truyền loãng xương và những yếu tố dẫn đến căn bệnh này. Ngoài việc tham gia vào hơn 300 công trình khoa học công bố trên các tập san danh tiếng thế giới, ông còn phụ trách biên tập cho một số tập san và được mời giảng dạy ở nhiều hội nghị y khoa liên quan tới xương ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nam Hàn, Thái Lan, Malaysia hay Philippines…
Theo VTC, tại Việt Nam, ông là một trong những thành viên sáng lập Hội loãng xương Sài Gòn năm 2005; thành viên ban tổ chức Hội nghị nội tiết Á châu lần thứ 16 tại Sài Gòn. Chính ông là người mang Hội nghị Quốc tế về loãng xương từ Việt Nam lên trường Quốc tế, và là chủ trì Hội đồng giải thưởng Alexandre Yersin cho các nghiên cứu xuất sắc ở Việt Nam.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/giao-su-nguyen-van-tuan-duoc-bau-vao-thanh-vien-vien-han-lam-y-hoc-uc/

Ông Thuận Hữu đã… tự chuyển hóa?

Thiên Hạ Luận
Tuần này, ông Thuận Hữu (tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Tổng Biên tập báo Nhân Dân kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời là đại biểu của dân chúng Hải Phòng tại Quốc hội khóa 14) lại nổi như cồn trên mạng xã hội.
Hôm 22 tháng 10, khi cùng các đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, ông Thuận Hữu phàn nàn: Cứ mở máy ra là thấy mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, không chừa một ai. Chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay (1)!
“Chửi” vốn là hành vi biểu thị sự bất ổn cả về tâm thế lẫn tư thế nhưng đáng ngạc nhiên là phàn nàn của ông Thuận Hữu không những không làm công chúng ân hận mà còn khiến họ chửi cả ông lẫn đảng dữ dội hơn!
Rất nhiều người giải thích tại sao họ và đồng bào chửi cơ quan công quyền từ trên xuống dưới, chẳng hạn Phạm Hải: Dân chửi như… hát hay là do thối nát từ trên xuống dưới, biết chừa ai bây giờ (2)!
Tham gia thảo luận trên trang facebook của Chau Doan về điều mà ông Thuận Hữu phàn nàn, Đoàn Thế Nghiệp sử dụng kiểu lập luận mà ông Nguyễn Phú Trọng từng dùng vài lần để tự khen đảng, nhằm thông não cho ông Thuận Hữu: Mình phải như thế nào người ta mới… chửi chứ! Cũng với cách nhìn vấn đề như vậy, Huyen Duong thú thật rằng chẳng bao nhiêu người biết ông Thuận Hữu là ai nhưng nhờ phàn nàn vừa kể, bây giờ không ai không chửi ông. Theo Huyen Duong: Đó là tại… ông cả thôi!
Bên cạnh đó, có những facebooker như Huỳnh Ngọc Chênh, dẫn lại hàng loạt phát biểu “trời ơi, đất hỡi” của các viên chức hữu trách, kiểu như phát biểu mới nhất của ông Trần Hồng Hà (Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường), biện minh cho biến cố Hà Nội bơm “nước sạch” nhiễm dầu cho hàng triệu người – Tôi và gia đình cũng dùng nước sông Đà nhiễm dầu để ăn uống ba ngày – để minh họa cho nhận xét: Quan chức ăn nói ngu dốt như thế mà không bị dân chúng chửi mới lạ (3)!
Giữa trận bão dư luận ấy, có những facebooker như Chau Doan, dành thời gian viết hẳn một thư ngỏ, gửi ông Thuận Hữu (4). Chau nhắc ông Thuận Hữu – người sử dụng tư cách đại biểu Quốc hội để phàn nàn về mạng xã hội – rằng ông phải có trách nhiệm với xã hội khi phát biểu, phải nêu rõ ai là người chửi, tại sao người ta chửi, đúng hay sai,… chứ không thể chung chung, “vơ đũa cả nắm” như thế. Chau không tin người sử dụng mạng xã hội rảnh rỗi đến mức thích lên mạng chửi đổng.
Bởi ông Thuận Hữu vẫn được giới thiệu như một nhà báo, Chau chất vấn: Ông có biết đội ngũ dân oan đang tăng từng ngày không? Ông đã viết dòng nào về những người dân bị cướp đất ở Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng, Dương Nội,… hay những người dân sống cảnh “màn trời, chiếu đất” để kêu oan từ năm này sang năm khác mà vẫn chưa tìm được công lý? Theo Chau, nếu không, ông Thuận Hữu nên… nín vì một nhà báo câm lặng trước bất công xã hội thì đó là nhà báo “rởm rít”, chỉ biết bợ đỡ quyền lực để hưởng lợi lộc. Không ủng hộ sự thật, ủng hộ tự do ngôn luận, tự do chia sẻ và truy cập thông tin thì chỉ là “báo… cô, ăn hại, không phải báo chí”!
Chau còn chỉ trích kịch liệt cảnh báo của ông Thuận Hữu: Mạng xã hội tác hại đến sinh hoạt xã hội, giới trẻ – là… đạo đức giả. Chau nhấn mạnh, mạng xã hội chưa bao giờ tham nhũng của dân đồng nào, cũng chưa vẽ ra dự án nào thiệt hại cho ngân sách hết ngàn tỉ này tới ngàn tỉ khác. Làm sao mạng xã hội có thể làm đạo đức của giới trẻ lung lay khi chúng được đào tạo dưới mái trường XHCN? Mạng xã hội không thể tạo ra những “tấm gương lớn” như Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn,… cho giới trẻ soi vào!
Từ câu chuyện mà ông Thuận Hữu sử dụng như một ví dụ để đòi chấn chỉnh mạng xã hội (Thái Lan tống giam người xúc phạm Quốc vương trên mạng xã hội), Chau trách ông thiếu hiểu biết nhưng lại thích… “bi bô”. Nhiều người biết Quốc vương Thái Lan ăn chơi vô độ, Thái Lan hành xử như thế vì có luật cấm chỉ trích Quốc vương. Chau thắc mắc: Ông muốn Việt Nam soạn – áp dụng qui định pháp luật tương tự và muốn chính quyền Việt Nam trở thành độc đoán như vậy sao?..
Chau than, Chủ tịch Hội nhà báo mà thủ cựu, kém hiểu biết, bất cẩn như vậy, chẳng trách uy tín báo chí giảm dần. Chau lưu ý, xu thế chung của các xã hội văn minh là tôn trọng tự do ngôn luận, tôn trọng phản biện. Thông tin, sự thật giống như tia tử ngoại trừ diệt các loại vi khuẩn dối trá, tham nhũng. Cũng vì vậy, ngăn chặn, chụp mũ những ý kiến phản biện mới là “phản động”, mới là “thế lực thù địch” vì chà đạp các quyền căn bản của công dân…
***
Đây không phải là lần đầu tiên ông Thuận Hữu khuấy động dư luận. Năm ngoái, ông Thuận Hữu cũng đã từng làm mạng xã hội sôi sùng sục khi sử dụng diễn đàn Quốc hội để chỉ trích cả báo chí – giới mà ông đại diện tại Quốc hội, lẫn mạng xã hội: Cứ nhăm nhăm chụp ảnh nhà của ông này, ông kia đưa lên mạng rồi đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra để làm nhà, trong khi tài sản của cá nhân thì được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là quyền của các cơ quan chức năng (5).
Lúc đó, ông Thuận Hữu đã đòi xử lý những… “vi phạm pháp luật” như thế trên báo chí, mạng xã hội và lúc đó nhiều facebooker như Nguyễn Thúy Hạnh đã nhắc ông Thuận Hữu: Không có mạng xã hội thì những cái kim trong bọc của các ông chẳng bao giờ lòi ra đâu. Nếu các ông thực sự muốn chống tham nhũng thì phải cám ơn mạng xã hội (6)! Tuy nhiên dường như ông Thuận Hữu không rút ra được kinh nghiệm nào cần thiết. Ông vẫn muốn mạng xã hội phải “ngoan” như các cơ quan truyền thông chính thức!
Từ năm ngoái đến năm nay, trăn trở lớn nhất của ông Thuận Hữu – Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 – không phải là làm sao để “quốc thái, dân an” mà chỉ quẩn quanh ở việc phải siết chặt quản lý để người sử dụng mạng xã hội không thể “chửi” đảng, nhà nước. Thực tế cho thấy mong muốn đó… viển vông. Liệu có cách nào để dân bớt chửi đảng, nhà nước? Nguyễn Thiện nhận định: Có, nếu dân có quyền chọn quan và đuổi lũ quan chỉ chăm chăm bốc hốt (7).
Cũng theo Nguyễn Thiện, dân chửi nhiều vì không có cách nào khác để giảm ức chế, tình trạng “mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, không chừa một ai, chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay” là “nhờ những đóng góp vô cùng quan trọng, thường xuyên của ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội), ông Phùng Xuân Nhạ (Bộ trưởng Giáo dục)… Nguyễn Thiện cho rằng, người sử dụng mạng xã hội cần ghi nhận những…. công lao đó (8)!
Nhìn một cách tổng quát, nếu đã nghĩ đến “công lao”, có lẽ phải tính đến cả “công lao” của ông… Thuận Hữu. Tuy ông chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ sự tận trung với đảng, tận hiếu với các đồng chí giàu có bị công chúng săm soi nhưng “công lao” của ông không nhỏ. Trên trang facebook của Trần Thái Hòa, khi tham gia bàn luận về cảnh báo “mạng xã hội chửi không chừa một ai” của ông Thuận Hữu, Andy Hồ phát giác: Thế thì tại sao đảng lại bảo là nhân dân vẫn tín nhiệm tuyệt đối (9)?
Phàn nàn của ông Thuận Hữu rõ ràng đã công khai phủ nhận điều mà xưa nay đảng CSVN không ngừng lập đi, lập lại, rằng thì là, sở dĩ đảng không từ bỏ đặc quyền lãnh đạo toàn diện vì nhân dân tin yêu, tín nhiệm! Còn gì rõ ràng hơn “tin yêu, tín nhiệm tuyệt đối” mà “chửi tràn lan như hát hay”. Đã từng có một Trương Minh Tuấn viết sách dạy đồng chí, đồng bào phòng – chống “tự diễn biến” thì cũng có thể có một Thuận Hữu “tự chuyển hóa”, chống đảng theo cách mà ít ai dám ngờ, dám nghĩ chứ?
Chú thích
(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam-mang-xa-hoi-bay-gio-chui-khong-chua-ai-579917.html
(2) https://www.facebook.com/pvh.free/posts/10212276127256863
(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10206325691378830&set=a.3295495123890&type=3&theater
(4) https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10157533141238965
(5) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/mang-xa-hoi-vi-pham-tran-lan-khong-ai-xu-ly-1275859.tpo
(6) https://www.facebook.com/Melinh.liberty/posts/811428212390316
(7) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10215736098135532
(8) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10215750635418955
(9) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157144363008025&set=a.63225878024&type=3&theater
https://www.voatiengviet.com/a/thuan-huu-tu-chuyen-hoa/5139336.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.