Tin Phát thanh - Cherry Radio
Tuesday, October 29, 2019
6:47:00 PM
//
Slider
,
Thời sự thế giới
Chương trình Thời sự thứ Ba, 29/10/2019
Cẩm Nhung | 29/10/2019 | 54 Lượt nghe
Tin nước Úc:
- Richmond: Bê bối buôn lậu ma túy, Giám đốc điều hành trung tâm tiêm chích ma túy từ chức
- Melbourne: Biểu tình phản đối hội nghị khai thác than, hơn 40 người bị bắt
- Victoria: Thử nghiệm xe tram mới trên tuyến xe số 58
- NSW: Lực lượng cứu hỏa đương đầu với 74 vụ cháy rừng trên toàn bang
- Victoria: Chính sách mới cho phép cảnh sát nổ súng vào những kẻ tấn công bằng xe hơi
- Cơn sốt từ giải đua ngựa Melbourne Cup thúc đẩy giá nhà tăng vọt
- Melbourne: Phát hiện vật liệu dễ cháy tại sân vận động Marvel Stadium
- Di trú: Hơn 600 người vừa được công nhận quyền công dân Úc tại Brimbank
- Tin vắn
Tin thế giới:
Chỉ vài ngày trước hạn chót để Anh rời khỏi EU vào 31/10 tới, Brexit vẫn đang ở trong thế bất phân, khi mà các chính trị gia nước Anh không thể tiến gần hơn đến một sự thống nhất về việc sự rút lui nên diễn ra như thế nào, vào khi nào và thậm chí là có nên diễn ra hay không. 27 nước còn lại trong khối EU hôm 28/10 đã đồng ý hoãn lại Brexit cho đến cuối tháng 1/2020, để ngỏ khả năng Anh có thể rút lui sớm hơn nếu Quốc hội nước này có thể phê chuẩn thoả thuận rút lui mà ông Johnson đã đạt được với EU. Khoảng thời gian gia hạn kéo dài 3 tháng này được cho là đủ để Thủ tướng Anh xử lý các vấn đề nội bộ, tạo điều kiện cho Quốc hội Anh thông qua Brexit.
Theo AFP/Reuters, ngày 28/10, ít nhất 2 người bị thương trong một vụ nổ súng gần một thánh đường Hồi giáo ở Bayonne, miền Tây Nam nước Pháp. Bốn phát súng đã được bắn và một chiếc xe đã bốc cháy bên ngoài tòa thánh đường. Thời điểm xảy ra vụ nổ súng, bên trong thánh đường có nhiều người đang thực hiện nghi lễ cầu nguyện. Đài phát thanh France Bleu cho biết cảnh sát đã bắt giữ một đối tượng tình nghi là nam giới, khoảng 80 tuổi. Trong tuyên bố trên Twitter ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án vụ tấn công xảy ra tại thánh đường Hồi giáo ở thành phố Bayonne, Tây Nam nước này, đồng thời khẳng định cơ quan chức năng Pháp sẽ bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/10 cho biết ông có thể cho phép giải mật và công bố một phần hình ảnh được ghi lại hôm 26/10 về cuộc đột kích ở Syria. Trong đó, thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã bị tiêu diệt. Những hình ảnh được cho là sẽ bao gồm những đoạn video được quay từ trên không và có thể từ các camera gắn trên các binh sĩ tham gia chiến dịch đột kích vào tòa nhà của trùm khủng bố al-Baghdadi. Theo một quan chức Mỹ, đoạn video cần phải được biên tập để đảm bảo rằng: Không có một phần nào trong đó tiết lộ những phương pháp tác chiến được phía Mỹ sử dụng. Trong một diễn biến khác, Hãng Newsweek của Mỹ vừa đưa tin, IS đã chỉ định Abdullah Qardash kế nhiệm al-Baghdadi làm thủ lĩnh tổ chức này. Hiện có rất ít thông tin về Qardash, ngoài việc đây là một cựu sĩ quan quân sự Iraq, từng phục vụ chính quyền Iraq dưới thời nhà lãnh đạo Saddam Hussein.
Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA ngày 28/10 đưa tin nước này tiếp tục triển khai binh sỹ tới tỉnh Hasaka, Đông Bắc Syria, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong kế hoạch đối phó với chiến dịch quân sự của Ankara và bảo vệ người dân địa phương. Theo SANA, quân đội Syria đã điều các đơn vị tới thị trấn Tal Tamr. Khu vực triển khai quân kéo dài 90km từ thị trấn Ras al-Ayn tới Qamishli. Việc Syria đưa binh sĩ tới khu vực này là nhằm hướng đến hoàn tất việc triển khai quân tới khu vực biên giới còn lại với Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng người Kurd trong thành phần Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới từ ngày 27/10. Cũng trong ngày 28/10, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại London (Anh) cho biết một vài đoàn xe của quân đội Mỹ đã vượt qua cửa khẩu al-Walid giữa Iraq và Syria và được tái triển khai tại các căn cứ ở Bắc và Đông Bắc Syria, trái ngược với tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút tất cả binh sỹ khỏi Đông Bắc Syria.
Theo Sputniknews, ngày 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố nước này sẽ ngăn cản các lực lượng của Nga và Syria tiếp cận những mỏ dầu mà Washington đang bảo vệ ở Đông Bắc Syria. Ông Esper nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ tại Syria sẽ tiếp tục cùng với các đối tác chống lại IS và tiếp tục duy trì sứ mệnh bảo vệ các mỏ dầu ở đây. Trang mạng middleeastmonitor.com ngày 28/10 dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Lầu Năm Góc đang tuồn lậu dầu thô của Syria ra khỏi nước này và tiền bán dầu được chuyển vào các tài khoản của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trước đó, ngày 26/10, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những bức ảnh không chụp trong tháng 9 cho thấy các đoàn xe thùng đang chở dầu ra khỏi Syria dưới sự bảo vệ của "lính Mỹ và nhân viên của các công ty quân sự tư nhân.".
Ngày 28/10, các nhà lập pháp đảng Dân chủ cho biết Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua một nghị quyết nhằm chính thức tiến hành giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. Các nghị sỹ Dân chủ nêu rõ việc bỏ phiếu sẽ được thực hiện vào ngày 31/10 nhằm đảm bảo tính minh bạch và đưa ra một kế hoạch rõ ràng để tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra luận tội ông chủ Nhà Trắng. Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện xoay quanh vấn đề liệu Tổng thống Trump có trì hoãn viện trợ cho Ukraine để thúc ép quốc gia Đông Âu này tiến hành cuộc điều tra đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ nặng ký của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Ngày 28/10, Trung Quốc lên tiếng kêu gọi Mỹ và Triều Tiên tiếp tục các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ vì sự ổn định của khu vực, sau khi Bình Nhưỡng yêu cầu Washington thay đổi chính sách hạt nhân mang tính một chiều của nước này vào cuối năm nay. Theo hãng tin Kyodo, trong phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh việc gây sức ép và các biện pháp trừng phạt không thể giúp giải quyết bất cứ vấn đề gì. Tuyên bố này dường như muốn kêu gọi Mỹ đưa ra nhượng bộ để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã đề nghị cùng với Triều Tiên tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về việc dỡ bỏ các cơ sở nghỉ mát trên núi Kumgang. Động thái trên được phía Hàn Quốc đưa ra 3 ngày sau khi Triều Tiên đưa ra yêu cầu loại bỏ tất cả các cơ sở do Hàn Quốc xây dựng tại khu nghỉ mát trên núi Kumgang. Triều Tiên cho rằng việc xác định ngày và các chi tiết khác có thể được thảo luận bằng văn bản, thay vì đối thoại trực tiếp. Về phần mình, phía Hàn Quốc kêu gọi các cuộc đối thoại trực tiếp. Hàn Quốc cho biết sẽ tìm kiếm "giải pháp sáng tạo" để giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất. Khu du lịch núi Kumgang là một dự án kinh tế liên Triều lớn và là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.
Ngày 28/10, hãng tin Kyodo dẫn một số nguồn tin thân cận với quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết hai nước này đã bắt đầu tìm kiếm cách thức giải quyết những tranh cãi kéo dài nhiều tháng qua liên quan đến vấn đề bồi thường lao động thời kỳ chiến tranh và việc thành lập một quỹ cung cấp tài chính cho hoạt động hợp tác kinh tế là một lựa chọn. Theo các nguồn tin trên, ý tưởng này là chính phủ và các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thành lập một quỹ và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đóng góp về tài chính để quỹ này có thể được sử dụng dưới danh nghĩa hợp tác kinh tế, chứ không phải là khoản bồi thường cho người lao động thời kỳ chiến tranh. Trước đó, tại cuộc hội đàm ngày 24/10 tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Nak-yeon nhất trí cần cải thiện quan hệ song phương căng thẳng hiện nay. Đây là cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi căng thẳng giữa hai bên bùng phát liên quan vấn đề lao động cưỡng bức trong thời kỳ chiến tranh và dẫn tới xung đột thương mại trong thời gian gần đây.
Trung tâm chống vận chuyển trái phép người di cư châu Âu thuộc Europol được xem là lực lượng tinh nhuệ nhất trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến người di cư ở châu Âu. Họ có khả năng ưu việt về theo dấu tội phạm xuyên biên giới và cơ sở dữ liệu khổng lồ về mạng lưới vận chuyển người trái phép. Tuy nhiên, theo tờ Người bảo vệ, khả năng Anh có thể tham gia vào công việc của đơn vị này sau năm 2020 - thời điểm hoàn tất giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit hiện là một câu hỏi lớn. Các nghị sĩ và chuyên gia chống buôn người của Anh cho biết, Anh sẽ bị loại khỏi Europol và các đơn vị của tổ chức này trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, thậm chí nếu Brexit có thỏa thuận thì Anh vẫn sẽ bị hạn chế quyền tiếp cận. Các quan chức cấp cao tại Liên Hợp Quốc cũng cho biết, Brexit có nguy cơ làm suy yếu khả năng của Anh trong việc giải quyết tình trạng vận chuyển người trái phép và buôn người.
Gần 900 trẻ em tại một thành phố của Pakistan xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính sau khi một bác sỹ nhi khoa tái sử dụng bơm tiêm bị nhiễm bệnh. Khoảng 200 người trưởng thành cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này kể từ khi dịch bệnh ở Ratodera bùng phát vào tháng 4. Các quan chức y tế lo ngại, con số người bị nhiễm HIV thực tế có thể cao hơn nhiều bởi chưa đến 1/4 trong số 200.000 cư dân thành phố được xét nghiệm cho đến nay. Sự bùng phát nhiễm HIV được cho là bắt nguồn từ việc ông Muzaffar Ghanghro, một bác sỹ nhi khoa, đã tái sử dụng kim tiêm nhiễm bệnh. Ông đã bị bắt với cáo buộc cẩu thả và ngộ sát sau khi bệnh nhân tố cáo ông thường xuyên tái sử dụng bơm tiêm.
Tin thể thao:
Tương lai của Emery được đảm bảo: Arsenal đã có một kỳ chuyển nhượng tích cực khi đem về những cái tên như Nicolas Pepe, Kieran Tierney và Dani Ceballos. Nhưng sự khởi đầu chậm chạp của họ trong mùa giải này đã dẫn đến những tin đồn nói rằng HLV Unai Emery có thể bị sa thải. Tuy nhiên, tờ The Athletic nói rằng ban lãnh đạo Arsenal vẫn rất tin tưởng Emery và sẽ đảm bảo tương lai cho ông. “Pháo thủ” tin chiến lược gia người Tây Ban Nha vẫn có thể xoay chuyển tình thế. Ông sẽ được trao cơ hội cho tới cuối mùa giải để thực hiện mục tiêu lọt vào top 4 mùa này.
Rakitic trên đường rời Barca: Theo tờ Marca, tiền vệ Ivan Rakitic đã sẵn sàng chia tay Barca khi thị trường chuyển nhượng mở cửa trở lại. Cầu thủ người Croatia đã không còn giữ được vị trí của mình tại sân Camp Nou kể từ khi Frenkie De Jong xuất hiện. HLV Valverde được cho cũng không còn coi trọng Rakitic và sẵn sàng để anh ra đi nếu được giá trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Rakitic mới chỉ đá chính 1 trong 9 vòng đấu đầu tiên tại La Liga mùa này. Anh đang nằm trong danh sách chuyển nhượng của cả MU và Inter Milan. Barca đang định giá Rakitic 35 triệu euro. Đây là một con số dễ chịu với một tiền vệ hàng đầu, nhưng đã 31 tuổi.
Man City muốn gây sốc ở phiên chợ Đông. Theo Gazzetta dello Sport, Man City muốn mua Fabian Ruiz của Napoli vào tháng 1 năm 2020, đội chủ sân Etihad có thể bỏ ra tới 50 triệu bảng cho thương vụ này. Ruiz đã trở thành một cầu thủ không thể thiếu của Napoli kể từ khi gia nhập đội bóng Italia từ Real Betis hè 2018.
Lộ dấu hiệu cho thấy Ronaldo đoạt Quả bóng Vàng: Nhiều tờ báo lớn đang đồng loạt dự đoán Cristiano Ronaldo là ứng cử viên số 1 cho giải thưởng Quả bóng Vàng năm nay. Tiền đạo của Juventus vừa tổ chức một cuộc phỏng vấn bí mật với tạp chí France Football của Pháp. Anh cũng đã xuất hiện trên trang bìa số mới nhất của tờ báo này. Tờ Corriere dello Sport của Italy cũng khẳng định cuộc gặp và phỏng vấn độc quyền của Ronaldo với France Football vừa qua là dấu hiệu cho thấy CR7 sẽ giành Quả bóng Vàng thứ 6 trong sự nghiệp. Ngôi sao người Bồ Đào Nha hiện đang cạnh tranh với Messi trong cuộc đua này, trong khi Van Dijk cũng là một đối thủ đáng chú ý. Ở tuổi 34, Ronaldo vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Anh vẫn ghi bàn đều đặn cho Juventus và ĐTQG Bồ Đào Nha.
Sao Liverpool chỉ trích công nghệ VAR: Mùa giải này, công nghệ VAR được áp dụng lần đầu tại Premier League nhưng đang để lại ấn tượng không mấy tích cực. Trong buổi phỏng vấn mới đây, tiền vệ kỳ cựu James Milner của Liverpool cho rằng công nghệ này đang phá hủy bầu không khí trong các trận đấu tại giải Ngoại hạng. Milner từng được hưởng lợi khi công nghệ VAR tặng cho Liverpool một quả penalty trong phút bù giờ trận đấu với Leicester và chính anh là người đã thực hiện thành công. Cầu thủ người Anh có thiện cảm với các trọng tài, nhưng anh lo ngại công nghệ VAR sẽ có tác động xấu tới bóng đá trong tương lai.
Ribery xin thứ lỗi vì đẩy trọng tài: Trên trang Twitter cá nhân, Franck Ribery đã công khai xin lỗi trọng tài biên Matteo Passeri vì hành động đẩy vị “vua áo đen” này và có những lời lẽ không đúng mực ở trận thua 1-2 của Fiorentina trước Lazio. Theo lão tướng người Pháp, anh đã thiếu kiềm chế bởi tức giận do đội nhà nhận bàn thua vào phút chót.
MU chiêu mộ Jadon Sancho với giá 100 triệu bảng: Theo tờ Mirror (Anh), MU đang xem xét chiêu mộ tiền đạo cánh Jadon Sancho của Dortmund. Được biết, Dortmund đã đưa ra mức giá là 100 triệu bảng cho ngôi sao 19 tuổi này nhưng MU sẵn sàng chi đậm để có được sự phục vụ của anh. MU cần mẫu cầu thủ như Sancho để tấn công đột biến hơn nữa. Nếu cập bến Old Trafford, Sancho có thể trở thành mũi tấn công lợi hại bên cánh phải của Quỷ Đỏ nơi Lingard hay Juan Mata chơi không thực sự ấn tượng. 83 lần qua người thành công của Sancho ở Bundesliga mùa trước biến anh thành cầu thủ qua người giỏi nhất giải đấu và “đặc sản” này MU rất cần vì ngoài Pogba, Quỷ Đỏ không có ai giỏi qua người.
PSG sẵn sàng bán Neymar với giá 199 triệu bảng: Theo báo chí Tây Ban Nha, PSG sẵn sàng bán Neymar nếu như Barcelona đưa ra đề nghị trị giá 199 triệu bảng (230 triệu euro). Barca muốn đưa Neymar trở về Camp Nou vào Hè năm nay nhưng sau khi chiêu mộ Antoine Griezmann từ Atletico Madrid với giá 108 triệu bảng, đội bóng xứ Catalunya không còn đủ ngân quỹ để thực hiện vụ chuyển nhượng bom tấn khác. Barcelona có thể sẽ chờ sang Hè năm sau để chiêu mộ Neymar. Sau khi gia nhập PSG cách đây 2 năm, Neymar đã hối hận và muốn trở lại Camp Nou. Nhà ĐKVĐ của Ligue 1 cũng không tha thiết gì với Neymar khi mà ngôi sao này vắng mặt quá nhiều bởi chấn thương. Chỉ cần Barca đáp ứng được mức giá đưa ra, PSG sẽ chấp nhận để Neymar ra đi.
Cầu thủ Southampton từ chối nhận lương. Sau thất bại kinh hoàng 0-9, các cầu thủ và ban huấn luyện của Southampton đã từ chối nhận lương. Thay vào đó, họ dành ngày lương của hôm thứ 6 này để quyên góp cho quỹ Saints Foundation. Đây tổ chức từ thiện của đội chủ sân St Mary's nhằm giúp đỡ và hỗ trợ các trẻ em cũng như người trưởng thành thông qua việc tổ chức huấn luyện các môn thể thao khác nhau.
Tiêu diệt thủ lĩnh IS chỉ là vỏ bọc cho ý đồ của Tổng thống Trump?
Chiến dịch tiêu diệt Baghdadi gợi nhớ đến thành công của chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hơn 1 năm trước khi ông Obama tái đắc cử.
Cái chết của thủ lĩnh IS trong chiến dịch đột kích ngày 26/10 chứng minh giá trị 3 điểm mạnh truyền thống của Mỹ là: các liên minh mạnh mẽ, độ tin cậy của các cơ quan tình báo và việc triển khai sức mạnh quân sự trên khắp thế giới.
Tổng thống Trump thường chỉ trích 2 yếu tố đầu tiên. Thậm chí khi ông tuyên bố về thành công của chiến dịch vào sáng 27/10, thì điều đó vẫn không ngăn được những nghi ngờ về sự khôn ngoan khi ông muốn giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria trong bối cảnh những mối đe dọa khủng bố vấn tiếp tục phát triển trong khu vực.
Ông Trump lâu nay thường nghi ngờ các cơ quan tình báo Mỹ và thậm chí có các nhân viên tình báo như thành viên của “thế giới ngầm”. Ông cũng có quan điểm hoài nghi về các liên minh của Mỹ - trong trường hợp này là mối quan hệ hợp tác với người Kurd ở Syria mà chính ông vừa mới phản bội.
“Điều trớ trêu về sự thành công của chiến dịch đột kích al-Baghdadi là nó không thể diễn ra mà không có lực lượng Mỹ trên mặt đất – lực lượng mà Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Syria; sự trợ giúp của người Kurd ở Syria mà Mỹ đã phản bội mới đây; và sự hỗ trợ của cộng đồng tình báo vốn bị những lời chỉ trích của Tổng thống làm cho ‘mất mặt’”, ông Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đòng Quan hệ đối ngoại cho biết ngày 27/10. “Trong khi cuộc đột kích là một thành công được chào đón, thì các điều kiện làm nên chiến dịch này có thể sẽ không tồn tại trong tương lai”, ông nói.
“Làm màu” chiến dịch tái tranh cử hay cứu vãn nguy cơ luận tội
Khi Nhà Trắng đăng tải bức ảnh kèm ghi chú Tổng thống Trump cùng các quan chức cấp cao đang theo dõi chiến dịch đột kích thủ lĩnh IS al-Baghdadi, nó gợi nhớ tới một bức ảnh khác tương tự năm 2011, khi Tổng thống Barack Obama cùng các quan chức theo dõi chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Có một sự trùng hợp đến ngạc nhiên: Chiến dịch đột kích thủ lĩnh IS al-Baghdadi diễn ra trong bối cảnh chỉ còn 1 năm trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 mà ông Trump muốn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Chiến dịch không kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, thủ lĩnh al-Qaeda năm 2011 đã trở thành một trong những bước ngoặt cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Obama vào năm sau đó. Ông Trump dường như muốn đặt ra một “dấu ấn” cho chiến dịch tái tranh cử của mình khi kể lại chi tiết việc ông đã chỉ đạo các lực lượng Mỹ rằng “Tôi muốn al-Baghdadi” hơn là một loạt thủ lĩnh khủng bố đang suy tàn mà tôi “chưa từng nghe nhắc tới tên”.
Rõ ràng là ông hy vọng rằng thành công của chiến dịch sẽ tạo được tiếng vang như chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden trước đây. Một số cựu cố vấn của ông Trump thậm chí còn cho rằng, sự thành công của chiến dịch đột kích al-Baghdadi có thể trở thành đối trọng với yêu cầu luận tội - điều dựa trên những cáo buộc cho rằng ông định hình chính sách đối ngoại theo lợi ích chính trị của mình.
Cái cớ hợp lý để chuyển trọng tâm sang dầu mỏ?
Phát biểu với phóng viên ngày 27/10 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, với việc al-Baghdadi đã chết giờ đây thế giới đã trở nên an toàn hơn rất nhiều. Đối với ông Trump, cái chết của al-Baghdadi là minh chứng cho sự khôn ngoan của chiến lược bảo vệ nước Mỹ từ nội địa mà không cần phải đưa lính Mỹ tham gia vào những “cuộc chiến không hồi kết” ở nước ngoài.
Dẫu vậy, có một thực tế là bất chấp việc rút gần như toàn bộ 1.000 binh sỹ khỏi Syria, Lầu Năm Góc lại có kế hoạch điều xe tăng và lực lượng chiến đấu tới đông bắc Syria, viện dẫn lý do cần bảo vệ các giếng dầu mà người Kurd đang kiểm soát khỏi nguy cơ rơi vào tay IS. Điều này là một ngoại lệ đối với quy tắc “không binh sỹ” của Trump.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ mấy ngày qua đã có nhiều bài bình luận rằng đã đến lúc nên thừa nhận tất cả những gì Washington muốn ở Syria là dầu mỏ ‘đáng giá”.
Benjamin Hart, tác giả một bài viết trên Tạp chí New York hôm 25/10 nói rằng, ưu tiên số 1 của chính quyền Trump trong chính sách Syria là thâu tóm các nguồn dầu mỏ của nước này. Ý niệm rằng mục tiêu trọng tâm của Mỹ ở Trung Đông là khai thác các nguồn tài nguyên đã gợi lại thuyết âm mưu xung quanh cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq. Năm 2013, chính ông Trump đã bày tỏ khó hiểu về việc vì sao Mỹ “rời Iraq mà không nắm lấy dầu mỏ”.
Mỹ lâu nay chưa từng có ý định “trả” các vùng lãnh thổ nhiều dầu mỏ ở Syria này cho chính quyền Damascus. Ý định càng được thể hiện rõ khi Tổng thống Trump hôm 27/10 cũng đã bày tỏ muốn “thỏa thuận với Exxon Mobil hoặc 1 trong những công ty lớn của Mỹ vào cuộc” và khai thác các giếng dầu [ở Syria] một cách phù hợp.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/10 đăng tải các dữ liệu vệ tinh cho thấy người Kurd đang khai thác và buôn lậu dầu mỏ ở Syria ra ngoài quốc gia này “với sự bảo hộ của lính Mỹ và nhà thầu quốc phòng tư nhân Mỹ”. Một người phát ngôn Bộ này cho biết, các hoạt động buôn bán dầu mỏ phi pháp mà Mỹ giám sát này đem lại doanh thu hơn 30 triệu USD mỗi tháng, đồng thời gọi đây là “trò ăn cắp”.
Tỷ giá đô la Úc so với đồng đô la Mỹ ngày 29/10/2019 là 1 AUD = 0.684 USD.
Tỷ giá đô la Úc so với Việt Nam Đồng ngày 29/10/2019 là 1 AUD = 15,876 VND.
Theo Trung tâm dự báo thời tiết, thứ Tư tại Sài Gòn, trời nhiều mây, ngày nắng, có lúc có mưa rào va d, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 24 đến 33 độ.
Tại Hà Nội, trời có mây rải rác, ngày nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 20 đến 27 độ.
Tại Adelaide, trời nắng, đêm không mây và ấm áp, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 17–33 độ.
Tại Brisbane, trời có mây rải rác, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 18–26 độ.
Tại Sydney, trời nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 16–27 độ.
Tại Melbourne, sáng sớm có sương mù ở khu vực phía Đông Nam, buổi sáng trời quang đãng, trong ngày trời nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 13–26 độ.
Cẩm Nhung – Hồng Đào
Cẩm Nhung | 29/10/2019 | 54 Lượt nghe
Tin nước Úc:
- Richmond: Bê bối buôn lậu ma túy, Giám đốc điều hành trung tâm tiêm chích ma túy từ chức
- Melbourne: Biểu tình phản đối hội nghị khai thác than, hơn 40 người bị bắt
- Victoria: Thử nghiệm xe tram mới trên tuyến xe số 58
- NSW: Lực lượng cứu hỏa đương đầu với 74 vụ cháy rừng trên toàn bang
- Victoria: Chính sách mới cho phép cảnh sát nổ súng vào những kẻ tấn công bằng xe hơi
- Cơn sốt từ giải đua ngựa Melbourne Cup thúc đẩy giá nhà tăng vọt
- Melbourne: Phát hiện vật liệu dễ cháy tại sân vận động Marvel Stadium
- Di trú: Hơn 600 người vừa được công nhận quyền công dân Úc tại Brimbank
- Tin vắn
Tin thế giới:
Chỉ vài ngày trước hạn chót để Anh rời khỏi EU vào 31/10 tới, Brexit vẫn đang ở trong thế bất phân, khi mà các chính trị gia nước Anh không thể tiến gần hơn đến một sự thống nhất về việc sự rút lui nên diễn ra như thế nào, vào khi nào và thậm chí là có nên diễn ra hay không. 27 nước còn lại trong khối EU hôm 28/10 đã đồng ý hoãn lại Brexit cho đến cuối tháng 1/2020, để ngỏ khả năng Anh có thể rút lui sớm hơn nếu Quốc hội nước này có thể phê chuẩn thoả thuận rút lui mà ông Johnson đã đạt được với EU. Khoảng thời gian gia hạn kéo dài 3 tháng này được cho là đủ để Thủ tướng Anh xử lý các vấn đề nội bộ, tạo điều kiện cho Quốc hội Anh thông qua Brexit.
Theo AFP/Reuters, ngày 28/10, ít nhất 2 người bị thương trong một vụ nổ súng gần một thánh đường Hồi giáo ở Bayonne, miền Tây Nam nước Pháp. Bốn phát súng đã được bắn và một chiếc xe đã bốc cháy bên ngoài tòa thánh đường. Thời điểm xảy ra vụ nổ súng, bên trong thánh đường có nhiều người đang thực hiện nghi lễ cầu nguyện. Đài phát thanh France Bleu cho biết cảnh sát đã bắt giữ một đối tượng tình nghi là nam giới, khoảng 80 tuổi. Trong tuyên bố trên Twitter ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án vụ tấn công xảy ra tại thánh đường Hồi giáo ở thành phố Bayonne, Tây Nam nước này, đồng thời khẳng định cơ quan chức năng Pháp sẽ bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/10 cho biết ông có thể cho phép giải mật và công bố một phần hình ảnh được ghi lại hôm 26/10 về cuộc đột kích ở Syria. Trong đó, thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã bị tiêu diệt. Những hình ảnh được cho là sẽ bao gồm những đoạn video được quay từ trên không và có thể từ các camera gắn trên các binh sĩ tham gia chiến dịch đột kích vào tòa nhà của trùm khủng bố al-Baghdadi. Theo một quan chức Mỹ, đoạn video cần phải được biên tập để đảm bảo rằng: Không có một phần nào trong đó tiết lộ những phương pháp tác chiến được phía Mỹ sử dụng. Trong một diễn biến khác, Hãng Newsweek của Mỹ vừa đưa tin, IS đã chỉ định Abdullah Qardash kế nhiệm al-Baghdadi làm thủ lĩnh tổ chức này. Hiện có rất ít thông tin về Qardash, ngoài việc đây là một cựu sĩ quan quân sự Iraq, từng phục vụ chính quyền Iraq dưới thời nhà lãnh đạo Saddam Hussein.
Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA ngày 28/10 đưa tin nước này tiếp tục triển khai binh sỹ tới tỉnh Hasaka, Đông Bắc Syria, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong kế hoạch đối phó với chiến dịch quân sự của Ankara và bảo vệ người dân địa phương. Theo SANA, quân đội Syria đã điều các đơn vị tới thị trấn Tal Tamr. Khu vực triển khai quân kéo dài 90km từ thị trấn Ras al-Ayn tới Qamishli. Việc Syria đưa binh sĩ tới khu vực này là nhằm hướng đến hoàn tất việc triển khai quân tới khu vực biên giới còn lại với Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng người Kurd trong thành phần Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới từ ngày 27/10. Cũng trong ngày 28/10, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại London (Anh) cho biết một vài đoàn xe của quân đội Mỹ đã vượt qua cửa khẩu al-Walid giữa Iraq và Syria và được tái triển khai tại các căn cứ ở Bắc và Đông Bắc Syria, trái ngược với tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút tất cả binh sỹ khỏi Đông Bắc Syria.
Theo Sputniknews, ngày 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố nước này sẽ ngăn cản các lực lượng của Nga và Syria tiếp cận những mỏ dầu mà Washington đang bảo vệ ở Đông Bắc Syria. Ông Esper nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ tại Syria sẽ tiếp tục cùng với các đối tác chống lại IS và tiếp tục duy trì sứ mệnh bảo vệ các mỏ dầu ở đây. Trang mạng middleeastmonitor.com ngày 28/10 dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Lầu Năm Góc đang tuồn lậu dầu thô của Syria ra khỏi nước này và tiền bán dầu được chuyển vào các tài khoản của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trước đó, ngày 26/10, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những bức ảnh không chụp trong tháng 9 cho thấy các đoàn xe thùng đang chở dầu ra khỏi Syria dưới sự bảo vệ của "lính Mỹ và nhân viên của các công ty quân sự tư nhân.".
Ngày 28/10, các nhà lập pháp đảng Dân chủ cho biết Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua một nghị quyết nhằm chính thức tiến hành giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. Các nghị sỹ Dân chủ nêu rõ việc bỏ phiếu sẽ được thực hiện vào ngày 31/10 nhằm đảm bảo tính minh bạch và đưa ra một kế hoạch rõ ràng để tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra luận tội ông chủ Nhà Trắng. Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện xoay quanh vấn đề liệu Tổng thống Trump có trì hoãn viện trợ cho Ukraine để thúc ép quốc gia Đông Âu này tiến hành cuộc điều tra đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ nặng ký của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Ngày 28/10, Trung Quốc lên tiếng kêu gọi Mỹ và Triều Tiên tiếp tục các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ vì sự ổn định của khu vực, sau khi Bình Nhưỡng yêu cầu Washington thay đổi chính sách hạt nhân mang tính một chiều của nước này vào cuối năm nay. Theo hãng tin Kyodo, trong phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh việc gây sức ép và các biện pháp trừng phạt không thể giúp giải quyết bất cứ vấn đề gì. Tuyên bố này dường như muốn kêu gọi Mỹ đưa ra nhượng bộ để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã đề nghị cùng với Triều Tiên tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về việc dỡ bỏ các cơ sở nghỉ mát trên núi Kumgang. Động thái trên được phía Hàn Quốc đưa ra 3 ngày sau khi Triều Tiên đưa ra yêu cầu loại bỏ tất cả các cơ sở do Hàn Quốc xây dựng tại khu nghỉ mát trên núi Kumgang. Triều Tiên cho rằng việc xác định ngày và các chi tiết khác có thể được thảo luận bằng văn bản, thay vì đối thoại trực tiếp. Về phần mình, phía Hàn Quốc kêu gọi các cuộc đối thoại trực tiếp. Hàn Quốc cho biết sẽ tìm kiếm "giải pháp sáng tạo" để giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất. Khu du lịch núi Kumgang là một dự án kinh tế liên Triều lớn và là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.
Ngày 28/10, hãng tin Kyodo dẫn một số nguồn tin thân cận với quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết hai nước này đã bắt đầu tìm kiếm cách thức giải quyết những tranh cãi kéo dài nhiều tháng qua liên quan đến vấn đề bồi thường lao động thời kỳ chiến tranh và việc thành lập một quỹ cung cấp tài chính cho hoạt động hợp tác kinh tế là một lựa chọn. Theo các nguồn tin trên, ý tưởng này là chính phủ và các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thành lập một quỹ và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đóng góp về tài chính để quỹ này có thể được sử dụng dưới danh nghĩa hợp tác kinh tế, chứ không phải là khoản bồi thường cho người lao động thời kỳ chiến tranh. Trước đó, tại cuộc hội đàm ngày 24/10 tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Nak-yeon nhất trí cần cải thiện quan hệ song phương căng thẳng hiện nay. Đây là cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi căng thẳng giữa hai bên bùng phát liên quan vấn đề lao động cưỡng bức trong thời kỳ chiến tranh và dẫn tới xung đột thương mại trong thời gian gần đây.
Trung tâm chống vận chuyển trái phép người di cư châu Âu thuộc Europol được xem là lực lượng tinh nhuệ nhất trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến người di cư ở châu Âu. Họ có khả năng ưu việt về theo dấu tội phạm xuyên biên giới và cơ sở dữ liệu khổng lồ về mạng lưới vận chuyển người trái phép. Tuy nhiên, theo tờ Người bảo vệ, khả năng Anh có thể tham gia vào công việc của đơn vị này sau năm 2020 - thời điểm hoàn tất giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit hiện là một câu hỏi lớn. Các nghị sĩ và chuyên gia chống buôn người của Anh cho biết, Anh sẽ bị loại khỏi Europol và các đơn vị của tổ chức này trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, thậm chí nếu Brexit có thỏa thuận thì Anh vẫn sẽ bị hạn chế quyền tiếp cận. Các quan chức cấp cao tại Liên Hợp Quốc cũng cho biết, Brexit có nguy cơ làm suy yếu khả năng của Anh trong việc giải quyết tình trạng vận chuyển người trái phép và buôn người.
Gần 900 trẻ em tại một thành phố của Pakistan xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính sau khi một bác sỹ nhi khoa tái sử dụng bơm tiêm bị nhiễm bệnh. Khoảng 200 người trưởng thành cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này kể từ khi dịch bệnh ở Ratodera bùng phát vào tháng 4. Các quan chức y tế lo ngại, con số người bị nhiễm HIV thực tế có thể cao hơn nhiều bởi chưa đến 1/4 trong số 200.000 cư dân thành phố được xét nghiệm cho đến nay. Sự bùng phát nhiễm HIV được cho là bắt nguồn từ việc ông Muzaffar Ghanghro, một bác sỹ nhi khoa, đã tái sử dụng kim tiêm nhiễm bệnh. Ông đã bị bắt với cáo buộc cẩu thả và ngộ sát sau khi bệnh nhân tố cáo ông thường xuyên tái sử dụng bơm tiêm.
Tin thể thao:
Tương lai của Emery được đảm bảo: Arsenal đã có một kỳ chuyển nhượng tích cực khi đem về những cái tên như Nicolas Pepe, Kieran Tierney và Dani Ceballos. Nhưng sự khởi đầu chậm chạp của họ trong mùa giải này đã dẫn đến những tin đồn nói rằng HLV Unai Emery có thể bị sa thải. Tuy nhiên, tờ The Athletic nói rằng ban lãnh đạo Arsenal vẫn rất tin tưởng Emery và sẽ đảm bảo tương lai cho ông. “Pháo thủ” tin chiến lược gia người Tây Ban Nha vẫn có thể xoay chuyển tình thế. Ông sẽ được trao cơ hội cho tới cuối mùa giải để thực hiện mục tiêu lọt vào top 4 mùa này.
Rakitic trên đường rời Barca: Theo tờ Marca, tiền vệ Ivan Rakitic đã sẵn sàng chia tay Barca khi thị trường chuyển nhượng mở cửa trở lại. Cầu thủ người Croatia đã không còn giữ được vị trí của mình tại sân Camp Nou kể từ khi Frenkie De Jong xuất hiện. HLV Valverde được cho cũng không còn coi trọng Rakitic và sẵn sàng để anh ra đi nếu được giá trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Rakitic mới chỉ đá chính 1 trong 9 vòng đấu đầu tiên tại La Liga mùa này. Anh đang nằm trong danh sách chuyển nhượng của cả MU và Inter Milan. Barca đang định giá Rakitic 35 triệu euro. Đây là một con số dễ chịu với một tiền vệ hàng đầu, nhưng đã 31 tuổi.
Man City muốn gây sốc ở phiên chợ Đông. Theo Gazzetta dello Sport, Man City muốn mua Fabian Ruiz của Napoli vào tháng 1 năm 2020, đội chủ sân Etihad có thể bỏ ra tới 50 triệu bảng cho thương vụ này. Ruiz đã trở thành một cầu thủ không thể thiếu của Napoli kể từ khi gia nhập đội bóng Italia từ Real Betis hè 2018.
Lộ dấu hiệu cho thấy Ronaldo đoạt Quả bóng Vàng: Nhiều tờ báo lớn đang đồng loạt dự đoán Cristiano Ronaldo là ứng cử viên số 1 cho giải thưởng Quả bóng Vàng năm nay. Tiền đạo của Juventus vừa tổ chức một cuộc phỏng vấn bí mật với tạp chí France Football của Pháp. Anh cũng đã xuất hiện trên trang bìa số mới nhất của tờ báo này. Tờ Corriere dello Sport của Italy cũng khẳng định cuộc gặp và phỏng vấn độc quyền của Ronaldo với France Football vừa qua là dấu hiệu cho thấy CR7 sẽ giành Quả bóng Vàng thứ 6 trong sự nghiệp. Ngôi sao người Bồ Đào Nha hiện đang cạnh tranh với Messi trong cuộc đua này, trong khi Van Dijk cũng là một đối thủ đáng chú ý. Ở tuổi 34, Ronaldo vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Anh vẫn ghi bàn đều đặn cho Juventus và ĐTQG Bồ Đào Nha.
Sao Liverpool chỉ trích công nghệ VAR: Mùa giải này, công nghệ VAR được áp dụng lần đầu tại Premier League nhưng đang để lại ấn tượng không mấy tích cực. Trong buổi phỏng vấn mới đây, tiền vệ kỳ cựu James Milner của Liverpool cho rằng công nghệ này đang phá hủy bầu không khí trong các trận đấu tại giải Ngoại hạng. Milner từng được hưởng lợi khi công nghệ VAR tặng cho Liverpool một quả penalty trong phút bù giờ trận đấu với Leicester và chính anh là người đã thực hiện thành công. Cầu thủ người Anh có thiện cảm với các trọng tài, nhưng anh lo ngại công nghệ VAR sẽ có tác động xấu tới bóng đá trong tương lai.
Ribery xin thứ lỗi vì đẩy trọng tài: Trên trang Twitter cá nhân, Franck Ribery đã công khai xin lỗi trọng tài biên Matteo Passeri vì hành động đẩy vị “vua áo đen” này và có những lời lẽ không đúng mực ở trận thua 1-2 của Fiorentina trước Lazio. Theo lão tướng người Pháp, anh đã thiếu kiềm chế bởi tức giận do đội nhà nhận bàn thua vào phút chót.
MU chiêu mộ Jadon Sancho với giá 100 triệu bảng: Theo tờ Mirror (Anh), MU đang xem xét chiêu mộ tiền đạo cánh Jadon Sancho của Dortmund. Được biết, Dortmund đã đưa ra mức giá là 100 triệu bảng cho ngôi sao 19 tuổi này nhưng MU sẵn sàng chi đậm để có được sự phục vụ của anh. MU cần mẫu cầu thủ như Sancho để tấn công đột biến hơn nữa. Nếu cập bến Old Trafford, Sancho có thể trở thành mũi tấn công lợi hại bên cánh phải của Quỷ Đỏ nơi Lingard hay Juan Mata chơi không thực sự ấn tượng. 83 lần qua người thành công của Sancho ở Bundesliga mùa trước biến anh thành cầu thủ qua người giỏi nhất giải đấu và “đặc sản” này MU rất cần vì ngoài Pogba, Quỷ Đỏ không có ai giỏi qua người.
PSG sẵn sàng bán Neymar với giá 199 triệu bảng: Theo báo chí Tây Ban Nha, PSG sẵn sàng bán Neymar nếu như Barcelona đưa ra đề nghị trị giá 199 triệu bảng (230 triệu euro). Barca muốn đưa Neymar trở về Camp Nou vào Hè năm nay nhưng sau khi chiêu mộ Antoine Griezmann từ Atletico Madrid với giá 108 triệu bảng, đội bóng xứ Catalunya không còn đủ ngân quỹ để thực hiện vụ chuyển nhượng bom tấn khác. Barcelona có thể sẽ chờ sang Hè năm sau để chiêu mộ Neymar. Sau khi gia nhập PSG cách đây 2 năm, Neymar đã hối hận và muốn trở lại Camp Nou. Nhà ĐKVĐ của Ligue 1 cũng không tha thiết gì với Neymar khi mà ngôi sao này vắng mặt quá nhiều bởi chấn thương. Chỉ cần Barca đáp ứng được mức giá đưa ra, PSG sẽ chấp nhận để Neymar ra đi.
Cầu thủ Southampton từ chối nhận lương. Sau thất bại kinh hoàng 0-9, các cầu thủ và ban huấn luyện của Southampton đã từ chối nhận lương. Thay vào đó, họ dành ngày lương của hôm thứ 6 này để quyên góp cho quỹ Saints Foundation. Đây tổ chức từ thiện của đội chủ sân St Mary's nhằm giúp đỡ và hỗ trợ các trẻ em cũng như người trưởng thành thông qua việc tổ chức huấn luyện các môn thể thao khác nhau.
Tiêu diệt thủ lĩnh IS chỉ là vỏ bọc cho ý đồ của Tổng thống Trump?
Chiến dịch tiêu diệt Baghdadi gợi nhớ đến thành công của chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hơn 1 năm trước khi ông Obama tái đắc cử.
Cái chết của thủ lĩnh IS trong chiến dịch đột kích ngày 26/10 chứng minh giá trị 3 điểm mạnh truyền thống của Mỹ là: các liên minh mạnh mẽ, độ tin cậy của các cơ quan tình báo và việc triển khai sức mạnh quân sự trên khắp thế giới.
Tổng thống Trump thường chỉ trích 2 yếu tố đầu tiên. Thậm chí khi ông tuyên bố về thành công của chiến dịch vào sáng 27/10, thì điều đó vẫn không ngăn được những nghi ngờ về sự khôn ngoan khi ông muốn giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria trong bối cảnh những mối đe dọa khủng bố vấn tiếp tục phát triển trong khu vực.
Ông Trump lâu nay thường nghi ngờ các cơ quan tình báo Mỹ và thậm chí có các nhân viên tình báo như thành viên của “thế giới ngầm”. Ông cũng có quan điểm hoài nghi về các liên minh của Mỹ - trong trường hợp này là mối quan hệ hợp tác với người Kurd ở Syria mà chính ông vừa mới phản bội.
“Điều trớ trêu về sự thành công của chiến dịch đột kích al-Baghdadi là nó không thể diễn ra mà không có lực lượng Mỹ trên mặt đất – lực lượng mà Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Syria; sự trợ giúp của người Kurd ở Syria mà Mỹ đã phản bội mới đây; và sự hỗ trợ của cộng đồng tình báo vốn bị những lời chỉ trích của Tổng thống làm cho ‘mất mặt’”, ông Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đòng Quan hệ đối ngoại cho biết ngày 27/10. “Trong khi cuộc đột kích là một thành công được chào đón, thì các điều kiện làm nên chiến dịch này có thể sẽ không tồn tại trong tương lai”, ông nói.
“Làm màu” chiến dịch tái tranh cử hay cứu vãn nguy cơ luận tội
Khi Nhà Trắng đăng tải bức ảnh kèm ghi chú Tổng thống Trump cùng các quan chức cấp cao đang theo dõi chiến dịch đột kích thủ lĩnh IS al-Baghdadi, nó gợi nhớ tới một bức ảnh khác tương tự năm 2011, khi Tổng thống Barack Obama cùng các quan chức theo dõi chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Có một sự trùng hợp đến ngạc nhiên: Chiến dịch đột kích thủ lĩnh IS al-Baghdadi diễn ra trong bối cảnh chỉ còn 1 năm trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 mà ông Trump muốn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Chiến dịch không kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, thủ lĩnh al-Qaeda năm 2011 đã trở thành một trong những bước ngoặt cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Obama vào năm sau đó. Ông Trump dường như muốn đặt ra một “dấu ấn” cho chiến dịch tái tranh cử của mình khi kể lại chi tiết việc ông đã chỉ đạo các lực lượng Mỹ rằng “Tôi muốn al-Baghdadi” hơn là một loạt thủ lĩnh khủng bố đang suy tàn mà tôi “chưa từng nghe nhắc tới tên”.
Rõ ràng là ông hy vọng rằng thành công của chiến dịch sẽ tạo được tiếng vang như chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden trước đây. Một số cựu cố vấn của ông Trump thậm chí còn cho rằng, sự thành công của chiến dịch đột kích al-Baghdadi có thể trở thành đối trọng với yêu cầu luận tội - điều dựa trên những cáo buộc cho rằng ông định hình chính sách đối ngoại theo lợi ích chính trị của mình.
Cái cớ hợp lý để chuyển trọng tâm sang dầu mỏ?
Phát biểu với phóng viên ngày 27/10 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, với việc al-Baghdadi đã chết giờ đây thế giới đã trở nên an toàn hơn rất nhiều. Đối với ông Trump, cái chết của al-Baghdadi là minh chứng cho sự khôn ngoan của chiến lược bảo vệ nước Mỹ từ nội địa mà không cần phải đưa lính Mỹ tham gia vào những “cuộc chiến không hồi kết” ở nước ngoài.
Dẫu vậy, có một thực tế là bất chấp việc rút gần như toàn bộ 1.000 binh sỹ khỏi Syria, Lầu Năm Góc lại có kế hoạch điều xe tăng và lực lượng chiến đấu tới đông bắc Syria, viện dẫn lý do cần bảo vệ các giếng dầu mà người Kurd đang kiểm soát khỏi nguy cơ rơi vào tay IS. Điều này là một ngoại lệ đối với quy tắc “không binh sỹ” của Trump.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ mấy ngày qua đã có nhiều bài bình luận rằng đã đến lúc nên thừa nhận tất cả những gì Washington muốn ở Syria là dầu mỏ ‘đáng giá”.
Benjamin Hart, tác giả một bài viết trên Tạp chí New York hôm 25/10 nói rằng, ưu tiên số 1 của chính quyền Trump trong chính sách Syria là thâu tóm các nguồn dầu mỏ của nước này. Ý niệm rằng mục tiêu trọng tâm của Mỹ ở Trung Đông là khai thác các nguồn tài nguyên đã gợi lại thuyết âm mưu xung quanh cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq. Năm 2013, chính ông Trump đã bày tỏ khó hiểu về việc vì sao Mỹ “rời Iraq mà không nắm lấy dầu mỏ”.
Mỹ lâu nay chưa từng có ý định “trả” các vùng lãnh thổ nhiều dầu mỏ ở Syria này cho chính quyền Damascus. Ý định càng được thể hiện rõ khi Tổng thống Trump hôm 27/10 cũng đã bày tỏ muốn “thỏa thuận với Exxon Mobil hoặc 1 trong những công ty lớn của Mỹ vào cuộc” và khai thác các giếng dầu [ở Syria] một cách phù hợp.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/10 đăng tải các dữ liệu vệ tinh cho thấy người Kurd đang khai thác và buôn lậu dầu mỏ ở Syria ra ngoài quốc gia này “với sự bảo hộ của lính Mỹ và nhà thầu quốc phòng tư nhân Mỹ”. Một người phát ngôn Bộ này cho biết, các hoạt động buôn bán dầu mỏ phi pháp mà Mỹ giám sát này đem lại doanh thu hơn 30 triệu USD mỗi tháng, đồng thời gọi đây là “trò ăn cắp”.
Tỷ giá đô la Úc so với đồng đô la Mỹ ngày 29/10/2019 là 1 AUD = 0.684 USD.
Tỷ giá đô la Úc so với Việt Nam Đồng ngày 29/10/2019 là 1 AUD = 15,876 VND.
Theo Trung tâm dự báo thời tiết, thứ Tư tại Sài Gòn, trời nhiều mây, ngày nắng, có lúc có mưa rào va d, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 24 đến 33 độ.
Tại Hà Nội, trời có mây rải rác, ngày nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 20 đến 27 độ.
Tại Adelaide, trời nắng, đêm không mây và ấm áp, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 17–33 độ.
Tại Brisbane, trời có mây rải rác, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 18–26 độ.
Tại Sydney, trời nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 16–27 độ.
Tại Melbourne, sáng sớm có sương mù ở khu vực phía Đông Nam, buổi sáng trời quang đãng, trong ngày trời nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 13–26 độ.
Cẩm Nhung – Hồng Đào
0 comments