Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/10/2019

Sunday, October 27, 2019 7:11:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/10/2019

Tổng thống Trump thông báo

thủ lĩnh ISIS Baghdadi đã bị lực lượng Hoa Kỳ tiêu diệt

Tin từ Washington, DC – Hôm Chủ Nhật (27 tháng 10), nguồn tin từ Syria, Iraq và Iran cho biết thủ lĩnh của ISIS, Abu Bakr al-Baghdadi được cho là bị tiêu diệt trong một chiến dịch của quân đội Hoa Kỳ ở Syria.
Tổng thống Donald Trump đã thông báo tin  quan trọng này ở Tòa Bạch Ốc. Tờ Straits Times dẫn lời một chỉ huy của đội quân ở tỉnh Idlib phía tây bắc Syria cho biết Baghdadi được cho là bị tiêu diệt trong cuộc đột kích sau nửa đêm hôm Thứ Bảy (26 tháng 10), bao gồm trực thăng, chiến cơ và đụng độ trên bộ ở làng Brisha gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai nguồn tin an ninh Iraq và hai viên chức Iran cho biết họ nhận được tin xác nhận từ Syria rằng Baghdadi đã tự sát bằng cách kích nổ áo vest bom. Các viên chức Hoa Kỳ nói với New York Times rằng các chỉ huy từ lực lượng Delta tinh nhuệ của quân đội đã nhận nhiệm vụ, với việc CIA cung cấp thông tin tình báo và trinh sát ở trên bộ.
Trước đó, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chỉ trích tổng thống Trump vì quyết định rút quân đội khỏi phía bắc Syria, tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đồng minh người Kurd của Hoa Kỳ. Trong nhiều ngày, các viên chức Hoa Kỳ lo sợ ISIS sẽ tận dụng biến động ở Syria. Nhưng họ cũng nhận ra cơ hội trong đó, rằng các thủ lĩnh ISIS sẽ lộ diện để liên lạc với các gián điệp, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ và đồng minh dò được vị trí của họ.
Thủ lĩnh Baghdadi lãnh đạo nhóm nổi dậy từ năm 2010, khi đó vẫn là một nhánh ngầm của Al-Qaeda ở Iraq. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-thong-bao-thu-linh-isis-baghdadi-da-bi-luc-luong-hoa-ky-tieu-diet/

Syria : Mỹ đưa thêm quân vào khu mỏ dầu

Tú Anh
Tình hình Syria vẫn căng thẳng cho dù có lệnh ngưng bắn Nga-Thổ và Mỹ-Thổ. Tại vùng biên giới bắc Syria, Tổ Chức Nhân Quyền Syria OSDH cho biết có nhiều trận đánh khốc liệt giữa lực lượng Kurdistan-Syria FDS và các nhóm võ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Sáu chiến binh FDS và chín chiến binh theo Thổ Nhĩ Kỳ tử trận.
Chiến sự xảy ra vào lúc một lực lượng khỏang 2000 quân Syria cùng với hàng trăm quân xa tiến vào vùng biên giới đông- bắc Syria, tiếp giáp với vùng kiểm sóat của quân Thổ Nhĩ Kỳ. Đoàn quân Syria có quân cảnh Nga tháp tùng.
Từ Ankara, một lần nữa tổng thống Erdogan đe dọa là sẽ mở lại chiến dịch « cày nát khủng bố » còn bám trụ trong khu vực 30 cây số cách biên giới nếu thỏa thuận với Matxcơva không được tôn trọng.
Trong khi đó, Washington đưa quân tăng viện đến tỉnh Deir Ezzor, khu dầu mỏ chiến lược của Syria, hiện do FDS và 200 binh sĩ Mỹ yểm trợ, kiểm sóat. Theo AFP, một đoàn quân xa 13 chiếc, treo cờ Mỹ, đã từ Irak đi qua cửa khẩu biên giới Syria hôm Thứ Bảy, rồi xuyên qua thành phố Qamichli, nơi có đa số dân cư là người Kurdistan.
Một viên chức thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ cho biết vắn tắt là Hoa Kỳ bắt đầu tăng cường lực lượng tại Syria để bảo vệ các mỏ dầu Syria đề phòng « Daech và các phần tử khác » tái chiếm.
Khu mỏ dầu Deir Ezzor được lực lượng FDS chiếm lại từ tay chiến binh của Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech vào năm 2017.
Sự kiện quân Mỹ tự do đi vào Syria làm Nga tức giận. Matxcơva cáo buộc Washington hành động như « một băng bất lương quốc tế ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191027-syria-my-dua-them-quan-vao-khu-mo-dau

TT Trump: Đàm phán đang tốt

vì TQ buộc phải “thỏa thuận”

Tòa Bạch Ốc cho hay khoản thuế 15% dự định đánh lên hàng tiêu dùng Trung Quốc có thể được rút lại nếu đàm phán tiếp tục tốt đẹp.
Hôm thứ Hai (21/10), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt đẹp trong khi các nhà đàm phán của hai bên đang dồn dập chuẩn bị để hoàn tất thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” để có thể ký duyệt vào khoảng giữa tháng sau.
“Thỏa thuận với Trung Quốc đang tiến hành rất tốt. Họ muốn có một thỏa thuận”, ông Trump nói với phóng viên trước buổi họp nội các.
“Cơ bản là họ phải thỏa thuận, bởi vì chuỗi cung ứng của họ đang rơi xuống ống cống”.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho hay Washington đặt mục tiêu hoàn thành giai đoạn một của thỏa thuận thương mại trước ngày ông Trump và ông Tập gặp nhau bên lề APEC ở Chile vào ngày 16 và 17 tháng 11, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng. Các nhà đàm phán cấp phó của hai bên đã họp vào hôm thứ Hai, trong khi ông Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ họp với người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc vào thứ Sáu.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thì tỏ ra thận trọng về thỏa thuận với Trung Quốc, ông nói với Fox News rằng điều quan trọng không phải là thời gian mà là phải “đạt được một thỏa thuận đúng đắn”.
Hôm thứ Ba 22/10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành ca ngợi những tiến triển đạt được trong đàm phán thương mại với Mỹ và khẳng định không có vấn đề nào mà không thể giải quyết nếu hai bên “tôn trọng nhau”.
“Điều Trung Quốc muốn là mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Trung Quốc. Chúng tôi không muốn lấy đi bất cứ thứ gì của ai. Không có điều gì là Trung Quốc thay thế ai đó hay đe dọa ai”, ông Lạc tỏ ra xoa dịu Mỹ trong một cuộc họp ở Bắc Kinh.
Ngoài thương mại, Washington và Bắc Kinh đang đối đầu nhau trên một loạt các vấn đề khác nữa. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai tuyên bố việc Trung Quốc trả đũa các doanh nghiệp Mỹ vì bình luận về cuộc biểu tình ở Hồng Kông “là hoàn toàn không thích đáng”.
Ngoài ra, bất chấp các tín hiệu đàm phán thương mại khả quan, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi vụ kiện đòi Mỹ bồi thường 2,4 tỷ USD vì Mỹ không chịu tuân thủ phán quyết của WTO trong một vụ kiện từ thời Obama. Tòa Bạch Ốc hồi tháng 8 cho hay họ không thấy phán quyết của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO là hợp lý bởi vì các trọng tài đã áp dụng “sai diễn giải pháp lý trong vụ tranh tụng này”.
Phái đoàn Mỹ tại WTO cũng tố cáo Trung Quốc vẫn tiếp tục là kẻ vi phạm hàng loạt các quy định của WTO về trợ cấp công nghiệp trong nước, một vấn đề mà Bắc Kinh vẫn lảng tránh trong thỏa thuận giai đoạn một với Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31116-tt-trump-dam-phan-dang-tot-vi-tq-buoc-phai-thoa-thuan.html

TQ ngày càng hung hăng ở châu Á

Trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Wilson ở Washington D.C (Mỹ) khuya hôm qua (theo giờ VN), Phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên án các hành động quân sự của Trung Quốc ở châu Á.
Trong bài phát biểu trên, Phó tổng thống Mike Pence tiếp tục chỉ trích việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông, triển khai các tên lửa diệt hạm và tên lửa phòng không đến những thực thể bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép, bồi đắp thành đảo nhân tạo ở Biển Đông.
“Trung Quốc tiếp tục tăng cường hành động gây hấn, với lực lượng dân quân biển nước này thường xuyên quấy rối ở Biển Đông”, theo ông Pence.
Phó tổng thống Mỹ đồng thời lên án việc tàu thăm dò Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng với nhóm tàu hải cảnh đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN ở khu vực bãi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông kể từ hồi tháng 7.
Ông Pence lưu ý Mỹ muốn nói rõ với Trung Quốc rằng không quốc gia nào có quyền tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển. “Mỹ trong năm nay tăng cường số lượng và quy mô chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, ông Pence nhấn mạnh.
Phó tổng thống Mỹ tiếp tục lên án chính quyền Trung Quốc đứng sau những vụ trộm tài sản trí tuệ, bí mật công nghệ đe dọa các công ty Mỹ và an ninh quốc gia. Cụ thể, Tesla mới đây đâm đơn kiện Trung Quốc trộm 300.000 tài liệu mật của công ty này. “Điều đáng quan ngại là tất cả doanh nghiệp tư nhân lẫn nhà nước ở Trung Quốc đều có mối liên hệ mật thiết với chính quyền nước này”, theo ông Pence.
Bên cạnh đó, Phó tổng thống Pence cảnh báo nguy cơ Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tăng cường sức ảnh hưởng nhắm vào nhiều tổ chức nghiên cứu, đại học, công ty lẫn các cơ quan chính phủ ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, nhằm gieo rắc thông tin sai lệch để định hướng dư luận lẫn quan điểm của người dân theo ý đồ của Bắc Kinh.
Tháng 10.2018, tại Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ), ông Pence cũng đã có bài phát biểu lên án mạnh mẽ các hành vi của Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31100-tq-ngay-cang-hung-hang-o-chau-a.html

Hoa Kỳ cấm các chuyến bay

đến tất cả thành phốcủa Cuba trừ Havana

Bắt đầu từ tháng 12, Hoa Kỳ sẽ cấm các chuyến bay đến tất cả các phi trường lớn ở Cuba, ngoại trừ phi trường ở thành phố Havana.
Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, quyết định này được đưa ra để đáp trả sự ủng hộ của Cuba đối với Tổng Thống Venezuela Nicolás Maduro, và nhằm bảo đảm rằng chính phủ Cuba không thể kiếm lợi từ du lịch Hoa Kỳ.
Theo CBS News, ông Pompeo cho biết đã yêu cầu Bộ trưởng Giao thông vận tải Elaine Chao đình chỉ dịch vụ hàng không, để Cuba không thể kiếm lợi từ Hoa Kỳ để “đàn áp người dân Cuba”. Việc cấm các chuyến bay đến chín phi trường tại Cuba gửi một thông điệp rõ ràng tới chính phủ nước này rằng Hoa Kỳ đang có hành động mạnh mẽ để đáp trả sự đàn áp liên tục của họ đối với người dân, và sự hỗ trợ của chính phủ đối với Tổng Thống Maduro. Việc duy trì các chuyến bay đến Phi Trường Quốc tế José Martí cho các chuyến đi từ Hoa Kỳ đến Cuba dành cho cho chuyến thăm gia đình hoặc các mục đích hợp pháp khác.
Tổng Thống Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ  đối với Tổng Thống Maduro, người đã dẫn đến sự suy thoái chính trị và kinh tế nghiêm trọng ở Venezuela. Ông Raul Castro,  vẫn là người đứng đầu của đảng Cộng sản cũng ủng hộ Tổng Thống Maduro.
Theo chính sách mới, các hãng hàng không, bao gồm JetBlue và American Airlines, sẽ có thời gian gia hạn 45 ngày để kết thúc dịch vụ đến các điểm đến Cuba.
Ngoại Trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cũng đăng một dòng tin nhắn trên Twitter cho biết phản đối chính sách này của Hoa Kỳ, nhưng khẳng định Cuba sẽ vượt qua các lệnh cấm. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-cam-cac-chuyen-bay-den-tat-ca-thanh-pho-cua-cuba-tru-havana/

Bộ tư pháp Mỹ điều tra hình sự

nguồn gốc cuộc điều tra Nga-Trump

Bộ tư pháp Hoa Kỳ vừa mở cuộc điều tra hình sự về nguồn gốc cuộc điều tra của Mueller.
Việc đánh giá cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 bắt đầu từ tháng 5/2019.
Nhưng việc chuyển từ một đánh giá hành chính sang cuộc điều tra hình sự có nghĩa là các nhà điều tra có thể gửi trát tòa để lấy lời khai và tài liệu.
Cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 đã không chứng minh được bất kỳ âm mưu tội phạm nào giữa Moscow và chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Nhưng nó cũng không kết luận là Tổng thống Trump không cản trở công lý. Tổng thống Donald Trump từ lâu đã bác bỏ cuộc điều tra của Robert Mueller và gọi đó là một “cuộc săn phù thủy”.
‘Đau đầu lớn nhất của Trump không phải là Mueller’
Trump ám chỉ sẽ trả đũa kẻ thù
Thông tin về cuộc điều tra hình sự mới của Bộ Tư pháp Mỹ lần đầu tiên xuất hiện trên tờ New York Times. Không rõ tội nào đang được điều tra, tờ báo cho hay.
Tại sao báo cáo của ông Mueller lại bị điều tra?
Việc đánh giá cuộc điều tra của Mueller bắt đầu vào tháng 5/2019. Việc đánh giá được Bộ Trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr giám sát và được công tố viên liên bang Hoa Kỳ John Durham thực hiện.
Ông Durham sẽ có quyền triệu tập các nhân chứng và tài liệu và thành lập một đại bồi thẩm đoàn có thể đưa ra các cáo buộc hình sự.
Ông được giao nhiệm vụ xác định liệu việc thu thập các thông tin tình báo liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016 có hợp pháp hay không.
Ông Durham được kính trọng và nhiều người biết đến trong việc điều tra liên hệ giữa các đặc vụ FBI và tội phạm có tổ chức, và điều tra việc phá hủy các video thẩm vấn của CIA.
Tháng Tư năm ngoái, ông Barr nói với các thành viên của Quốc hội rằng ông tin “có hoạt động gián điệp ” trong chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016, và nói thêm: “Câu hỏi đặt ra là liệu nghi vấn này có được khẳng định hay không. Và tôi không đề nghị rằng nó không được khẳng định. Nhưng tôi cần tìm hiểu điều đó.”
Giới phê bình cáo buộc ông Barr đã thực hiện một cuộc đánh giá hành chính vì lợi ích của tổng thống hơn là vì công lý.
Trong một tuyên bố chung, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Tình báo Hạ viện cho biết các báo cáo về một cuộc điều tra hình sự “nêu lên những lo ngại mới và sâu sắc rằng Bộ Tư pháp dưới thời ông Barr đã mất đi tính độc lập và trở thành phương tiện trả thù chính trị của Tổng thống Trump”.
Hai đảng viên Dân chủ, Jerry Nadler và Adam Schiff, nói rằng hành động này có thể mang lại “thiệt hại mới và không thể khắc phục” cho nhà nước pháp quyền.
Tổng thống Trump cho biết vào thời điểm đó rằng ông không ra lệnh cho ông Barr thực hiện đánh giá hành chính này, nhưng nói thêm rằng ông “rất tự hào về Bộ trưởng Tư pháp” và đó là “một điều tuyệt vời mà ông ấy đã làm”.
Ông Trump trước đó đã cáo buộc các nhà điều tra của FBI, những người đầu tiên điều tra chiến dịch bầu cử của ông.
Hôm thứ Sáu, ông Trump nói với các phóng viên về cuộc điều tra: “Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy rất nhiều điều thực sự tồi tệ”.
Tổng thống nói rằng ông sẽ “để tất cả những việc này cho Bộ trưởng Tư pháp lo liệu”.
“Tôi sẽ nói điều này … đây là trò lừa bịp tồi tệ nhất trong lịch sử nước ta.”
Những gì chúng ta chưa biết?
Cho đến nay, Bộ Tư pháp vẫn chưa làm rõ vi phạm nào đang được điều tra.
Cũng vẫn chưa rõ lý do tại sao cuộc điều tra này được bắt đầu thời điểm này, hoặc điều gì đã thúc đẩy nó.
Ông Trump ‘không đồng lõa với Nga’
Báo cáo Mueller: Tám điều chúng ta mới được biết
Và dựa vào việc chính Bộ Tư pháp bổ nhiệm ông Robert Mueller điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, cuộc điều tra hình sự này có nghĩa là bộ có thể đang tự điều tra mình.
Báo cáo Mueller là gì?
Bản báo cáo dài 450 trang của Mueller không kết luận rằng có một âm mưu hình sự giữa Moscow và chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 của Trump, nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử này.
Tuy nhiên, báo cáo nêu chi tiết 10 trường hợp mà ông Trump có thể đã tìm cách cản trở cuộc điều tra.
Báo cáo Mueller kết luận rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử “một cách ồ ạt và có hệ thống”.
Sự can thiệp đó diễn ra dưới hình thức một chiến dịch truyền thông xã hội rộng lớn và tình báo quân đội Nga hack các máy chủ của Đảng Dân chủ, báo cáo cho hay.
Các mốc sự kiện trong cuộc điều tra của Mueller
Tháng 9/2016: Các thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện tuyên bố rằng Nga đang thực hiện “một nỗ lực nghiêm trọng và có tổ chức để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ”
Tháng 5/2017: Thứ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ bổ nhiệm ông Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt để điều tra can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và bất kỳ cáo buộc về sự câu kết liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump
Tháng 12/2017: Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn thừa nhận nói dối FBI về các cuộc họp với đại sứ Nga vài tuần trước khi ông Trump trở thành tổng thống
Tháng 8/ 2018: Cựu Giám đốc Chiến dịch Tranh cử của Trump, Paul Manafort bị kết tội gian lận. Ông ta đồng ý hợp tác với cuộc điều tra Mueller vào tháng sau
Tháng 11/2018: Tổng thống Trump gửi câu trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi của công tố đặc biệt, vài ngày sau khi sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions
Tháng 12/2018: Michael Cohen, cựu luật sư riêng của ông Trump bị kết án 36 tháng tù vì nói dối Quốc hội, trốn thuế và vi phạm các quy định về tài chính liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump
Tháng 3/2019: Bộ trưởng Tư pháp William Barr nhận được báo cáo của Mueller. Ông không công bố nó ngay lập tức, nhưng công bố một bản tóm tắt mà Robert Mueller chỉ trích là thiếu “bối cảnh.”
Tháng 5/2019: Robert Mueller nói trong bài phát biểu công khai đầu tiên rằng báo cáo của ông không miễn trừ Tổng thống Trump, và tuyên bố từ chức.
Tháng 7/2019: Mueller xuất hiện trước Quốc hội và tái khẳng định rằng báo cáo của ông không miễn trừ ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50193346

Cựu chánh văn phòng Bạch Ốc John Kelly

từng khuyên tổng thống Trump

đừng dùng người “chỉ biết gật đầu”

Hôm thứ Bảy (26 tháng 10), tờ Washington Examiner dẫn lời cựu chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc John Kelly cho biết: trước khi ông rời vị trí hồi năm ngoái, ông từng khuyến cáo tổng thống Trump không nên tìm một người thay thế không dám nói cho tổng thống biết sự thật. Nếu không làm được điều này, ông Trump có thể bị luận tội.
Trả lời trong cuộc phỏng vấn, ông Kelly cho rằng nếu ông vẫn còn tại vị, tổng thống Trump sẽ không bị cuốn vào cuộc điều tra luận tội như bây giờ. Ông nói rằng các cố vấn Tòa Bạch Ốc hoàn toàn có thể ngăn chặn điều đó.
Bình luận của ông Kelly được đưa ra sau khi người kế nhiệm ông, Mick Mulvaney đã từng xác nhận, rồi sau đó lại phủ nhận rằng, tổng thống Trump trì hoãn khoản viện trợ an ninh 400 triệu Mỹ kim cho Ukraine, nhằm gây áp lực buộc họ điều tra gia đình cựu tổng thống Joe Biden.
Ông Kelly cũng nói rằng chính quyền tổng thống Trump đã có thể ngăn chặn cuộc điều tra nhằm vào tổng thống hiện tại. Ông cũng chia sẻ ông cảm thấy buồn vì đã ra đi, trong khi tổng thống Trump đối mặt với cuộc điều tra này. Ông tin rằng nếu ông vẫn còn tại chức, tổng thống Trump sẽ không lâm vào tình thế hiện tại. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-chanh-van-phong-bach-oc-john-kelly-tung-khuyen-tong-thong-trump-dung-dung-nguoi-chi-biet-gat-dau/

Cuộc điều tra luận tội tiếp tục

với một nhân chứng khác từ bộ ngoại giao

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm Thứ Bảy (26 tháng 10), cuộc điều tra luận tội tổng thống Trump đã tiếp tục khi một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao tham gia điều trần.
Ông Philip Reeker, phụ tá Ngoại Trưởng về các vấn đề châu Âu và Á-Âu, dự kiến sẽ gặp gỡ Ủy ban Đối Ngoại, Tình báo và Ủy Ban Giám sát Hạ viện trong một phiên điều trần kín tại Tòa Nhà Quốc Hội. Trước đó, phiên điều trần của ông Reeker đã bị hoãn vì các sự kiện tưởng niệm Dân Biểu Elijah Cummings, người đóng vai trò chủ chốt trong cuộc điều tra luận tội, vừa qua đời.
Ông Reeker, 54 tuổi, là một nhà ngoại giao từng làm việc tại Ukraine – tâm điểm của cuộc điều tra luận tội Tổng Thống Trump. Các nhân viên điều tra của Quốc Hội dự kiến sẽ hỏi ông Reeker về các vấn đề bao gồm lý do Tổng Thống Trump đột ngột sa thải bà Marie Yovanovitch vào tháng 5 với tư cách là đại sứ tại Ukraine. Theo các email được gửi cho các ủy ban quốc hội trong tháng này, ông Reeker là một trong số các nhà ngoại giao đã tìm cách can thiệp khi những người ủng hộ Tổng Thống Trump cáo buộc bà Yovanovitch không trung thành với tổng thống.
Trước ông Reeker, bà Yovanovitch cũng tham gia điều trần, cáo buộc chính quyền Tổng Thống Trump sa thải bà dựa trên thông tin sai lệch, và vì từng chỉ trích Bộ Ngoại Giao.
Vào thứ sáu (ngày 25 tháng 10), Thẩm phán Beryl Howell bác bỏ tuyên bố của Đảng Cộng Hòa khi cho rằng quá trình luận tội là bất hợp pháp, và ra lệnh cho chính quyền Trump cung cấp tài liệu bí mật trong báo cáo của cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller cho Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuoc-dieu-tra-luan-toi-tiep-tuc-voi-mot-nhan-chung-khac-tu-bo-ngoai-giao/

TT Chilê thông báo cải tổ nội các,

dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp

Làn sóng phẫn nộ tại Chilê đã bước vào tuẫn lễ thứ nhì. Ngày 26/10/2019 tổng thống Pinera thông báo “cải tổ sâu rộng nội các và nhanh chóng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp”. Các biện pháp này nhằm xoa dịu công luận 24 giờ sau cuộc biểu tình huy động hàng triệu người dân Chilê.
Bước nhượng bộ mới ấy có đủ sức thuyết phục người dân Chilê đòi chính quyền có những biện pháp cải tổ sâu rộng từ kinh tế đến xã hội và kể cả việc cải tổ Hiến Pháp hay không ?
Thông tín viên đài RFI Justine Fontaine từ Santiago tìm cách trả lời :
Từ phủ tổng thống, điện La Mondeda, Sebastian Piñera phát biểu hôm Thứ Bảy, một ngày sau loạt xuống đường với quy mô chưa từng thấy. Tổng thống Chilê nói ông đã nghe thấy thông điệp của người biểu tình. “Trong tuần lễ vừa qua, đất nước Chilê và cả chúng ta đã trải qua những khoảng khắc của bạo lực với tác động tàn phá. Thế nhưng chúng ta cũng đã nghe thấy nguyện vọng của những công dân Chilê đòi được sống trong một xã hội hội công bằng và đoàn kết hơn”.
Tổng thống Piñera cam kết cải tổ nội các và dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ngay từ 12 giờ đêm Chủ Nhật 27 tháng 10. Tuy nhiên những thông báo này không mấy thuyết phục Sebastian Brassea, một người biểu tình đã có mặt tại trung tâm thủ đô Santiago hôm qua. Anh cho rằng tổng thống Chilê không có ý định đề nghị những giải pháp thực sự để thỏa mãn yêu sách của quần chúng và sợ rằng, việc cải tổ nội các chỉ là bình mới rượu cũ và điều đó sẽ không giải quyết được gì. Brassea đòi chính quyền cải tổ sâu rộng các dịch vụ công cộng, thành lập một quốc hội lập hiến, để thay thế bản Hiến Pháp hiện hành, từng được soạn thảo dưới chế độ độc tài của tướng Pinochet . Từ khi Chilê tái lập nền dân chủ thì bản Hiến Pháp đó chưa từng được sửa đổi.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191027-tong-thong-chile-thong-bao-cai-to-noi-cac-va-do-bo-tinh-trang-khan-cap

Vatican : Các đề nghị cải cách

của Thượng Hội Đồng Giám Mục

Tú Anh
Phong linh mục cho người có gia đình, phong phó tế cho phụ nữ, tôn trọng sinh thái : đó là một số biện pháp được xem là « cách mạng » mà các vị Giám Mục đề ra trong văn kiện kết thúc ba tuần làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon.
Từ Vatican, thông tín viên Eric Sénanque tường thuật :
Đây là một cuộc cách mạng nhỏ trong Giáo Hội và cũng là một số yêu cầu đã được dự báo từ lâu.
Để giải quyết tình trạng thiếu linh mục tại các vùng xa xôi hẻo lánh ở Amazon các Giám mục tham dự Hội Nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục đề nghị với Đức Giáo Hoàng cho phép phong linh mục những vị trợ tế đã có gia đình, những người đã làm phó tế vĩnh viễn chứ không phải ai muốn cũng được.
Đề xuất thứ hai là phong trợ tế cho phụ nữ, bởi vì không ít cộng đồng Công giáo địa phương Nam Mỹ do phụ nữ phụ trách.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô hứa hẹn là sẽ tái lập Ủy ban nghiên cứu khả năng vai trò của chức phó tế vĩnh viễn cho phụ nữ.
Văn kiện kết thúc Đại Hội cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tinh thần tôn trọng văn hóa của các sắc dân thiểu số ở vùng Amazon, của khu rừng có một không hai của địa cầu, trái tim sinh thái của nhân loại ngày càng bị đe dọa.
Giáo Hội Công Giáo luôn đứng bên cạnh các sắc dân bị đe dọa. Thượng Hội Đồng Giám Mục đưa ra khái niệm « phạm tội sinh thái » tức là phá hủy môi trường, làm hại các thế hệ tương lai.
Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng gặp nhiều tranh luận sôi nổi nhưng 120 chương được thông qua với đa số 2 phần 3.
Các đề nghị này sẽ được Đức Giáo Hoàng nghiên cứu. Ngài hứa là sẽ sẽ công bố ý kiến cổ vũ truyền bá đức tin từ nay đến cuối năm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191027-vatican-cac-de-nghi-cai-cach-cua-thuong-hoi-dong-giam-muc

EU đồng ý gia hạn Brexit

nhưng không ấn định ngày cụ thể

Vào hôm thứ Sáu (25/10), Liên minh châu Âu đồng ý trước yêu cầu gia hạn thời hạn Brexit của Luân Đôn, nhưng lại không ấn định ngày ly khai mới.
Quyết định này giúp nghị viện bị chia rẽ của Anh Quốc có thêm thời gian để quyết định về lời kêu gọi bầu cử sớm của Thủ tướng Boris Johnson. Vào hôm thứ Hai (28/10), các nhà lập pháp Anh Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu về yêu cầu tổ chức bầu cử vào ngày 12 tháng 12 của ông Johnson. Đại sứ Pháp lập luận rằng EU nên chờ xem kết quả này, trước khi quyết định “đi đường ngắn, dài hoặc hối thúc phê chuẩn để tạo điều kiện cho một cuộc tổng tuyển cử”. Pháp đơn độc khi lập luận rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để đồng ý trì hoãn ba tháng.
Các nguồn tin của EU cho biết khả năng các nhà lãnh đạo được triệu tập đến một hội nghị thượng đỉnh phút cuối để quyết định gia hạn đã tăng lên. 26 quốc gia thành viên khác cho rằng Pháp đang đùa với lửa bằng cách “chơi bóng bàn với Anh Quốc, và luôn phản ứng với mọi tiến triển từ Anh Quốc”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/eu-dong-y-gia-han-brexit-nhung-khong-an-dinh-ngay-cu-the/

Hơn 10 gia đình báo con mất tích tại Anh,

cảnh sát Anh kêu gọi các gia đình liên lạc

Vụ 39 người vượt biên vào Anh bị chết trên xe container đã có thêm các tình tiết mới khi có khoảng 12 gia đinh ở Việt Nam đã trình báo với chính quyền địa phương về sự mất tích của con họ tại Anh, trong khi cảnh sát Anh kêu gọi các gia đình ở Việt Nam liên lạc để cung cấp thông tin.
Truyền thông trong nước hôm 26/10 trích thông tin từ ông Bùi Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà tĩnh cho biết vào ngày 26/10 đã có 7 gia đình đến trình báo con mất tích ở Anh hôm 23/10, đúng ngày cảnh sát Anh tìm thấy chiếc xe container với xác của 39 người trong đó.
Ông Cường cho biết các gia đình nhận được điện thoại của một số người Việt đang làm việc ở Anh báo tin về con họ.
Như vậy tính đến lúc này, Hà Tĩnh đã xác nhận có 9 người mất tích tại Anh bao gồm cả cô Phạm Thị Trà My là người đã gửi tin nhắn trước khi chết cho gia đình và được báo chí quốc tế đăng tải rộng rãi.
Tại Nghệ An, tới trưa ngày 26/10 đã có 5 gia đình báo con họ mất tích tại Anh.
Reuters vào ngày 26/10 trích lời linh mục Đặng Hữu Nam ở Yên Thành, Nghệ An, cho biết có nhiều khả năng phần đông những nạn nhân được tìm thấy trên chiếc xe tải là người Việt Nam. Ông cho biết ông đã liên lạc với gia đình những nạn nhân trong khu vực.
Trong cuộc họp báo vào ngày 26/10, Chánh thanh tra cảnh sát Anh Martin Pasmore nói ông mong nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng Việt Nam tại Anh để đẩy nhanh việc nhận diện thi thể. Ông kêu gọi các gia đình ở Việt Nam đang lo lắng về người thân của họ có thể nằm trong số 39 người thiệt mạng, nên ngay lập tức liên lạc với nhà chức trách Anh.
Vào ngày 26/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo các bộ, ngành, và địa phương khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc 39 người thiệt mạng tại Anh để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật phát quốc tế, điều tra, phát hiện các vụ việc đưa công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trong khi đó, vào tối ngày 25/10, Đại sứ Việt Nam tại Anh đã điện đàm với Bộ trưởng Nội vụ Anh để thảo luận về các vấn đề xung quanh việc nhận dạng 39 nạn nhân. Theo truyền thông trong nước, vào sáng ngày 26/10, Đại sứ Việt Nam tại Anh cùng một số cán bộ đại sứ quán đã đến hiện trường, tiếp tục làm việc với cơ quan chính quyền địa phương và cảnh sát hạt Essex nơi tìm thấy chiếc container.
Đại sứ Việt Nam tại Anh cũng thông báo đường dây liên lạc nóng bảo hộ công dân tại Anh để tiếp nhận thông tin.
Trong những năm qua, nhiều người Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An, đã tìm đường vượt biên sang Anh. Họ thường đi qua ngả Trung Quốc rồi bay vào châu Âu, rồi từ đó vượt biên vào Anh. Theo thông tin của một gia đình một nam thanh niên vừa mất tích ở Anh cho Đài Á Châu Tự Do biết, họ đã phải trả cho đường dây đưa lậu người từ Pháp vào Anh 18.000 đô la.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-10-families-in-hatinh-report-missing-children-in-uk-10262019153458.html

Cảnh sát Tây Ban Nha và phe ly khai Catalan

đụng độ trong cuộc bạo động

Tối hôm thứ Bảy (26/10), cuộc xung đột giữa cảnh sát và phe ly khai trong đám đông hàng ngàn người biểu tình biến một phần của trung tâm Barcelona thành một bãi chiến trường.
Ít nhất sáu người phải nhập viện vì bị thương và các hàng rào được dựng lên sau khi các sĩ quan buộc tội đội ngũ người biểu tình, trong đó có nhiều người trẻ và đeo khẩu trang che mặt biểu tình ở bên ngoài trụ sở cảnh sát Tây Ban Nha.
Bạo động trong trung tâm du lịch của thành phố chứng minh cho các sự kết hợp sai lầm giữa các yếu tố cứng rắn và hòa giải trong phong trào độc lập của khu vực. Cuộc biểu tình này kéo dài vài giờ trước khi người biểu tình giải tán ra các đường phố khác. Barcelona chứng kiến các cuộc biểu tình ủng hộ việc ly khai mỗi ngày bắt đầu từ ngày 14/10. Khi đó, Tối cao Pháp Viện Tây Ban Nha kết án 9 chính trị gia và các nhà hoạt động tới 13 năm tù vì vai trò của họ trong một cuộc đấu giá độc lập thất bại vào năm 2017, gây ra sự phẫn nộ lan rộng trong khu vực và bối cảnh chính trị của Tây Ban Nha.
Cuộc biểu tình hôm thứ bảy (26/10) không phải là cuộc tấn công bằng bạo lực đầu tiên, nhưng lại trái ngược hoàn toàn với các sự kiện trước đó trong ngày, khi khoảng 350,000 người Catalan diễn hành hòa bình qua thành phố để hỗ trợ sự kêu gọi từ các nhóm dân quyền, nhằm giúp các nhà lãnh đạo ly khai bị bỏ tù được giải thoát. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-tay-ban-nha-va-phe-ly-khai-catalan-dung-do-trong-cuoc-bao-dong/

Nga đả kích Mỹ là ‘thổ phỉ’

sau quyết định điều quân bảo vệ dầu mỏ ở Syria

Print
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy đả kích kế hoạch của Mỹ duy trì và tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở miền đông Syria là “hành vi thổ phỉ nhà nước cấp quốc tế” thúc đẩy bởi ý muốn bảo vệ những kẻ buôn lậu dầu mỏ chứ không phải bởi những lo ngại thực sự về an ninh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Sáu nói rằng Washington sẽ điều xe bọc thép và binh sĩ tới các mỏ dầu ở Syria để ngăn chúng rơi vào tay những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo.
Ông phát biểu như vậy sau khi Tổng thống Donald Trump đầu tháng này rút khoảng 1.000 quân nhân Mỹ ra khỏi đông bắc Syria, một bước đi đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phát động một cuộc tiến công xuyên biên giới nhắm vào lực lượng dân quân YPG người Kurd vốn từng là đồng minh của Mỹ chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Quyết định của ông Trump khơi lên phản ứng dữ dội từ Quốc hội Mỹ, bao gồm những nghị sĩ Cộng hòa chủ chốt, những người coi việc rút quân là sự phản bội người Kurd và một hành động có thể tiếp sức cho Nhà nước Hồi giáo.
Trong một thông cáo, bộ quốc phòng Nga nói Washington không có thẩm quyền theo luật pháp quốc tế hoặc luật pháp Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở Syria và nói kế hoạch của Mỹ không xuất phát từ những lo ngại thực sự về an ninh trong khu vực.
“Vì thế những hành động hiện thời của Washington – chiếm giữ và duy trì sự kiểm soát quân sự đối với các mỏ dầu ở miền đông Syria – nói một cách đơn giản là hành vi thổ phỉ nhà nước cấp quốc tế,” thông cáo nói.
Quân đội Mỹ và các công ty an ninh tư nhân ở miền đông Syria đang bảo vệ những kẻ buôn lậu dầu mỏ kiếm được hơn 30 triệu đôla mỗi tháng, thông cáo nói thêm.
Nga, vốn hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar Assad và đã giúp ông này xoay chuyển cuộc nội chiến đẫm máu, lâu nay vẫn khẳng định rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria là bất hợp pháp.
Moscow tiếp tục củng cố vị thế của mình ở Syria sau khi Mỹ rút khỏi vùng đông bắc của nước này, và đã đàm phán một thỏa thuận trong tuần này với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để giúp loại bỏ lực lượng dân quân YPG người Kurd khỏi phạm vi 30 km dọc theo Syria biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara xem YPG là những kẻ khủng bố có liên hệ tới những phần tử nổi dậy người Kurd hoạt động ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-da-kich-my-la-tho-phi-sau-quyet-dinh-dieu-quan-bao-ve-dau-mo-o-syria/5140714.html

Liban: Cuộc đọ sức giữa đường phố

và chính quyền tiếp tục

Tú Anh
Tại Liban, từ 10 ngày qua, cuộc biểu tình chống vật giá đắt đỏ bước qua yêu sách chính trị : đòi hỏi toàn bộ giới lãnh đạo tham ô từ chức. Lần đầu tiên, Hassan Nasrallah, lãnh đạo tổ chức Hồi giáo Hezbollah, do Iran tài trợ, rất có uy tín tại Liban, cũng bị lên án đích danh.
Áp lực của đường phố và sự kiện quân đội được huy động đối phó, có nguy cơ đưa Liban vào một tương lai bất trắc. Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh phân tích :
Cho dù quân đội Liban và cảnh sát cố gắng khai thông các trục giao thông bị người biểu tình phong tỏa, phong trào phản kháng bùng dậy từ mười ngày qua không có dấu hiệu xuống thang.
Cảnh sát huy động một lực lượng hùng hậu để khai thông xa lộ nam-bắc dọc theo bờ biển bị cắt đứt trên một chục đoạn. An ninh Liban cũng tìm cách dẹp các chướng ngại vật trên chiếc cầu bắt ngang trung tâm thủ đô Beyrouth, dẫn đến khu Grand Sérail, nơi đặt trụ sở của thủ tướng Saad Hariri. Tuy nhiên, trước quyết tâm của người biểu tình, cuối cùng quân đội và cảnh sát chịu thua.
Tại miền bắc Liban, quân đội bị dân ném đá, bắn trả vào đám đông làm cả hai bên đều có nhiều người bị thương.
Những vụ xung đột này không làm cho người dân Liban lo sợ. Hàng ngàn người tiếp tục biểu tình tại Beyrouth và tại 15 thành phố khác hôm 26/10/2019, để yêu cầu tất cả những người lãnh đạo tham ô từ chức và đòi cải cách kinh tế và xã hội.
Phe ủng hộ tổng thống Michel Aoun đã tổ chức một cuộc biểu tình với hàng trăm người ở một khu ngoại ô Beyrouth và một số thành phố khác.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191027-liban-cuoc-do-suc-giua-duong-pho-va-chinh-quyen-tiep-tuc

Làn sóng bạo lực tràn lan tại Iraq,

ít nhất 67 người thiệt mạng

Ít nhất 67 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương chỉ trong hai ngày biểu tình cuối tuần này tại Iraq.
Những người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh và các nhóm quân sự trong làn sóng phản đối chính phủ Thủ tướng Adel Abdul Mahdi lần thứ hai trong tháng này. Tối hôm thứ Bảy (26/10), nhằm kiềm chế bạo lực, Thủ tướng Abdul Mahdi ra lệnh huy động lực lượng chống khủng bố (CTS) xuống đường phố tại thủ đô Baghdad và thành phố Nasiriya ở miền Nam. Những binh sĩ này được yêu cầu “sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để chấm dứt biểu tình.
Khoảng đến nửa đêm,lực lượng CTS tiếp quản các trạm kiểm soát tại các khu vực xung quanh quảng trường trung tâm Tahrir của Baghdad, và bắt đầu phản đòn các cuộc biểu tình. Trước đó, lực lượng an ninh ném hơi cay nhưng không thể cản được người biểu tình. Tại Nasiriya, lực lượng CTS cũng dẹp các cuộc biểu tình bằng cách đánh và bắt giữ hàng chục người.
Hai thành phố này là nơi hàng ngàn người xuống đường trong ngày biểu tình thứ hai, chứng kiến tình trạng bạo lực gia tăng trong hôm thứ Bảy, khi người biểu tình tiếp tục trút sự thất vọng của họ vào giới “tinh hoa chính trị”. Họ cho là chính quyền đã thất bại trong việc cải thiện cuộc sống người dân sau nhiều năm xung đột và kinh tế khó khăn. Theo cảnh sát địa phương, bốn người thiệt mạng ngay sau khi bị bắn khí hơi cay trực tiếp vào người tại Baghdad và hàng chục người khác cũng bị thương.
Tại Nasiriya, bốn người khác cũng thiệt mạng khi một nhóm người biểu tình tràn đến nhà của một viên chức an ninh. Bảo vệ phải nổ súng sau khi những người biểu tình đốt phá tòa nhà.
Bảy người khác thiệt mạng tại Hilla, khi thành viên của nhóm dân quân Badr do Iran hậu thuẫn nổ súng vào những người biểu tình trung lập, gần văn phòng của tổ chức này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lan-song-bao-luc-tran-lan-tai-iraq-it-nhat-67-nguoi-thiet-mang/

Bắc Hàn khuyến cáo Hoa Kỳ

đừng phớt lờ hạn chót của chủ tịch Kim Jong Un

Tin từ Seoul, Nam Hàn – Theo hãng thông tấn Bắc Hàn KCNA đưa tin vào Chủ Nhật (ngày 27 tháng 10), cho đến nay vẫn chưa có tiến triển nào trong mối quan hệ giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ, và sự thù hận có thể khiến một cuộc chiến bùng nổ lần nữa.
Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đã đặt ra hạn chót vào cuối năm nay cho các cuộc đàm phán phi nguyên tử hóa với Washington.  Trong một tuyên bố, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Hàn Quốc-Châu Á Kim Yong Chol cho biết việc Hoa Kỳ bỏ qua thời hạn đàm phán nói trên vì “mối quan hệ gần gũi” giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Kim sẽ là “một sai lầm.” Ông Kim Yong Chol là phái viên đàm phán nguyên tử tại Hoa Kỳ cho các cuộc thảo luận giữa hai nước trước khi hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Kim tại Việt Nam kết thúc trong thất bại.
Theo ông Chol, Hoa Kỳ trong thời gian qua đã gây áp lực với Bắc Hàn theo cách thức “thô bạo và độc ác hơn”, cố gắng thúc đẩy các nước khác áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc lên Bắc Hàn, thay vì thực hiện lời kêu gọi của nước này về một cách tiếp cận mới.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Hàn yêu cầu Nam Hàn thảo luận về việc loại bỏ các cơ sở của họ khỏi khu nghỉ mát ở Núi Kumgang trên lãnh thổ của Bình Nhưỡng. Đây từng là một khu vực tượng trưng cho sự hợp tác quan trọng giữa hai miền đất nước. Bình Nhưỡng nay chỉ trích khu vực này là “tư bản” và “mờ ám”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bac-han-khuyen-cao-hoa-ky-dung-phot-lo-han-chot-cua-chu-tich-kim-jong-un/

Hồng Kông :

« Hồi giáo, nhà báo, nhân dân » cùng tranh đấu

Tú Anh
Như bốn tháng qua, phong trào phản kháng tại Hồng Kông tiếp tục xuống đường mỗi cuối tuần và bị cảnh sát dùng lựu đạn cay, vòi rồng trấn áp. Ngày 27/10/2019, hàng ngàn người tuần hành với khẩu hiệu lên án chính quyền đàn áp « đạo Hồi, nhà báo và nhân dân ». Một ngày trước đó, đến lượt giới nhân viên y tế nhập cuộc.
Theo Reuters, phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông bước vào tháng thứ năm với hai sự kiện mới.
Trong ngày Chủ Nhật 27/10/2019 hàng ngàn người tập họp tại khu Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) sau đó tuần hành chiếm gọn đại lộ Nathan Road. Dân xuống đường càng lúc càng đông và lần đầu tiên giương biểu ngữ bảo vệ « cộng đồng Hồi giáo, nhà báo và nhân dân ». Một lần nữa, cảnh sát Hồng Kông sử dụng lựu đạn cay và xe vòi rồng đối phó với đoàn biểu tình và bị đáp trả bằng bom chay xăng Molotov.
Được Reuters đặt câu hỏi, có người cho biết họ muốn phản đối thái độ của chính quyền xem thường dân chúng và đạo Hồi. Người thì nói họ ủng hộ giới ký giả đang bị áp lực : Hồng Kông không phải là Trung Quốc.
Sự kiện hồi tuần trước, cảnh sát Hồng Kông xịt nước pha hóa chất vào một đền thờ Hồi giáo ở Tiêm Sa Chủy gây bất bình trong cộng đồng theo đạo Hồi ở Hồng Kông. Cảnh sát Hồng Kông bị lên án « thô bạo », không « tốt với dân » như thời trước.
Giới y tế Hồng Kông cũng công khai tham gia phong trào dân chủ. Hôm Thứ Bảy, lần đầu tiên hàng trăm nhân viên trong ngành y tế chống chính quyền thân Bắc Kinh qua hình thức biểu tình ngồi với khẩu hiệu « nhân dân Hồng Kông kháng chiến chống bạo quyền ». Cảnh sát đàn áp bằng lựu đạn cay, đạn cao su và vòi rồng và nhận lại bom xăng như thông lệ.
Reuters ghi nhận có nhiều người bị bắt và bị thương trong hai ngày xuống đường 26 và 27 tháng 10.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191027-hong-kong-%C2%AB-hoi-giao-nha-bao-nhan-dan-%C2%BB-cung-tranh-dau

Nợ nần khiến người TQ tìm đường sang Anh

Nhiều người Trung Quốc chi hàng nghìn đôla để sang Anh kiếm tiền trả nợ cờ bạc nhưng cuối cùng mắc kẹt trong đống nợ lớn hơn.
Hôm 24/10, cảnh sát hạt Essex cho biết 39 thi thể, gồm 31 người đàn ông và 8 người phụ nữ, được tìm thấy trên một xe container ở khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays, đông bắc Anh, có thể là công dân Trung Quốc.
Tài xế Mo Robinson, 25 tuổi, đã trình báo nhà chức trách khi phát hiện các thi thể vào sáng sớm 23/10 trên thùng container được chuyển từ Bỉ đến đây một ngày trước đó. Nhóm người di cư này được cho là đã tử vong trước khi tới Anh do chết ngạt hoặc chết cóng trong container đông lạnh với nhiệt độ có thể xuống tới -25 độ C.
Trong khi những chi tiết xoay quanh hành trình và cái chết của họ vẫn chưa sáng tỏ, chủ tịch Trung tâm Thông tin và Tư vấn Trung Quốc, Edmond Yeo, đã khẩn khoản kêu gọi chính phủ Anh truy bắt những hung thủ và kẻ cầm đầu của những tổ chức tội phạm đứng sau sự việc và đưa chúng ra công lý.
“Chúng tôi vô cùng bàng hoàng và đau xót trước cái chết của 39 người, được tin là những người gốc Trung Quốc, trong thảm kịch ở Essex”, ông Yeo nói. “Chúng tôi đã đề nghị chính phủ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo thảm kịch như trên không bao giờ tái diễn nữa”.
Bà Sulaiha Ali, thuộc công ty tư vấn pháp luật về nhập cư Anh Duncan Lewis, cho biết nhiều công dân Trung Quốc mà bà từng đại diện là nạn nhân buôn người, đến Anh để trả những món nợ cờ bạc mà họ không thể trả hết nếu ở lại Trung Quốc. Có trường hợp một người đàn ông còn gửi vợ sang Anh để kiếm tiền trả nợ cho anh ta.
Theo bà Ali, những người nợ nần tại Trung Quốc thường bị các chủ nợ cho vay nặng lãi gây áp lực và chính những kẻ này đã tổ chức đưa các con nợ sang Anh. Số khác tự tìm đến môi giới với chi phí từ 7.000 đến 14.000 bảng (9.000 – 18.000 USD).
Bà Ali cho biết nhiều khách hàng của bà đến Anh bằng máy bay hơn là xe tải, và một khi đã ở Anh, họ bị rơi vào cảnh bó buộc vì nợ nần. Tất cả số tiền họ kiếm được đều dùng để trả nợ.
“Họ có thể được đón ở sân bay và sau đó đưa thẳng đến một nhà thổ hoặc nhà hàng, nơi họ bị ép làm việc”, bà nói. “Những kẻ buôn người bóc lột họ. Họ thường sợ hãi và không tin tưởng chính quyền. Những người báo tin về đường dây buôn người có thể bị Bộ Nội vụ Anh làm ngơ và họ cuối cùng kết thúc trong các trại giam. Nhiều người rất bi thảm”.
Người dân thắp nến tưởng niệm 39 nạn nhân chết trên xe tải ở con phố gần Bộ Nội vụ Anh tại London tối 24/10. Ảnh: PA
Người dân thắp nến tưởng niệm 39 nạn nhân chết trên xe tải ở con phố gần Bộ Nội vụ Anh tại London tối 24/10. Ảnh: PA
Báo cáo thường niên của chính phủ Anh năm 2018 về tình trạng nô lệ hiện đại đã xác định Trung Quốc là quốc gia đứng thứ tư về số lượng nạn nhân bị giam làm nô lệ tại nước này. Tổ chức từ thiện Phụ nữ vì Phụ nữ Tị nạn đã kiểm tra 14 nạn nhân Trung Quốc bị giam tại trại giam Yarl’s Wood, hạt Bedfordshire, và phát hiện một số người bị đưa thẳng từ các nhà thổ và cơ sở mát-xa đến đây, bất chấp những dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ đã bị lạm dụng tình dục.
Tổ chức trên cáo buộc Bộ Nội vụ Anh vi phạm chính sách không giam giữ những nạn nhân buôn người. Theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, phụ nữ Trung Quốc là nhóm đông nhất bị giam tại trại giam Yarl’s Wood năm ngoái, với 420 người.
“Trung Quốc là nguồn cung cấp nam giới, phụ nữ và trẻ em lớn, những người bị dụ dỗ sang Anh và các nước châu Âu khác với lời hứa hẹn có một công việc hợp pháp, để rồi bị cưỡng ép lao động hoặc bán dâm”, bà Ali nói. “Đây là những người có nhu cầu bảo vệ thực sự và cần phải thừa nhận rằng họ buộc phải đưa ra những lựa chọn tuyệt vọng này vì cuộc sống ở quê nhà gặp nguy hiểm”.
Dù Trung Quốc được cho là một nguồn cung lớn về cả nạn nhân buôn người lẫn những kẻ buôn người, thông tin về hoạt động này vẫn còn rất ít. Có một số tổ chức phi chính phủ Trung Quốc đang làm việc về vấn đề này và một số nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh không nhiệt tình vào cuộc.
Theo cục cảnh sát châu Âu Europol, trong năm 2015 và 2016, Trung Quốc nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu ngoài EU về số nạn nhân buôn người tại châu Âu và là nước đứng đầu về nghi phạm buôn người.
“Chúng tôi nhìn thấy một lượng lớn người bị đưa đến nước này, nhất là người Trung Quốc, nhưng không nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ”, Tian Ma, một nhà nghiên cứu tại đại học Utrecht, người có các nghiên cứu về nạn nhân buôn người người Trung Quốc.
Vào đầu những năm 1990 và những năm 2000, các nhóm tội phạm có tổ chức hay còn gọi là “các đầu rắn”, ở tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, đã lập ra những tuyến đường buôn người sang tây Âu thông qua Trung Đông, đông Âu và trong một số trường hợp là cả châu Phi và Nam Mỹ, theo các chuyên gia về di cư.
Một số kẻ buôn người dụ dỗ khách hàng bằng những hứa hẹn về công việc và chi phí sẽ được thanh toán trước hoặc trả dần trong suốt thời gian làm việc tại quốc gia mà họ đến. Năm 2000, nhà chức trách hạt Kent, phía đông nam Anh, từng phát hiện 58 người Trung Quốc chết trong một xe container của Hà Lan. Tài xế của chiếc xe đã bị tuyên án 14 năm tù vì tội ngộ sát.
Vào cuối những năm 2000, các nhà quan sát tin rằng di dân trái phép từ Trung Quốc đã giảm, phần lớn trường hợp là quá hạn thị thực. Những di dân Trung Quốc trước đây hầu hết đến từ tỉnh ven biển phía nam Phúc Kiến, nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng ngày càng nhiều người đến từ những địa phương khác của Trung Quốc.
Olivia Iannelli, một nhà phân tích tại trung tâm Nghiên cứu Trilateral về nạn buôn người, cho hay những người này đến Anh có thể vì gặp khó khăn về kinh tế, chạy trốn áp bức hoặc tìm kiếm những cơ hội mới.
“Sự việc cho thấy rõ ràng chúng ta chưa thực sự hiểu về vấn đề này và phối hợp giữa các quốc gia với nhau, chúng ta chưa hiểu được nguyên nhân sâu xa bên trong từng quốc gia và những người đang gặp nguy hiểm, như cộng đồng Trung Quốc, vì chúng ta không có đủ thông tin”, Iannelli nói.
Quan chức sứ quán Trung Quốc tại Anh Tong Xuejun hôm 24/10 tuyên bố trên truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV rằng ông đã thúc giục cảnh sát Anh làm rõ về thảm kịch trên và sẽ thông báo khi có những diễn biến mới của sự việc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31115-no-nan-khien-nguoi-tq-tim-duong-sang-anh.html

Gian lận tại giải đấu quân sự thế giới,

đội TQ bị loại “thẳng tay”

Một đội thi từ Trung Quốc đã bị loại khỏi Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới sau khi bị đối thủ từ các nước khác tố cáo về hành vi gian lận.
Trong phần thi chạy khoảng cách tầm trung ngày 20/10, các vận động viên của đội chạy định hướng Trung Quốc ban đầu về đích thứ nhất, thứ hai và thứ 4 trong nội dung dành cho nữ, và về đích thứ 2 trong nội dung dành cho nam.
Đây là một phần thi trong khuôn khổ Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới 2019 được tổ chức tại Trung Quốc. Sự kiện thể thao này được tổ chức 4 năm một lần, quy tụ vận động viên từ lực lượng quân sự của các nước trên toàn thế giới. Năm nay, vận động viên từ 109 quốc gia đã tham gia Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới.
Theo thông báo của Hiệp hội Chạy Định hướng Quốc tế (IOF), đơn vị ra luật chơi cho cuộc thi, các vận động viên Trung Quốc đã nhận được sự trợ giúp gian lận từ các khán giả. Họ đã sử dụng các dấu hiệu nhận biết và chạy theo những con đường nhỏ được chuẩn bị từ trước trên địa hình thi đấu mà chỉ có đội Trung Quốc được biết.
Theo luật thi đấu, các vận động viên chỉ được phép sử dụng bản đồ và la bàn để hoàn thành chặng đua của mình. Các quan chức IOF đã điều tra kết quả thi đấu sau khi nhận được khiếu nại từ các đối thủ thi đấu cùng đội Trung Quốc, gồm Nga, Thụy Sĩ, Pháp, Ba Lan và Áo.
Hội đồng giám khảo đã quyết định hủy kết quả thi đấu của đội Trung Quốc, đồng thời loại đội Trung Quốc khỏi các chặng đua khác. Ban tổ chức cũng không chấp nhận kháng cáo từ các vận động viên Trung Quốc.
Đây được xem là sự cố đáng xấu hổ với đội Trung Quốc khi họ lần đầu tiên là nước chủ nhà của sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế này. Trung Quốc đã cho xây dựng một làng vận động viên để phục vụ 10 ngày diễn ra đại hội ở Vũ Hán. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tham dự lễ khai mạc đại hội.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31112-gian-lan-tai-giai-dau-quan-su-the-gioi-doi-tq-bi-loai-thang-tay.html

‘Cuộc chiến nội bộ’ ở Trung Nam Hải

sắp đến hồi kết?

Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 có rất nhiều biến động. Diễn biến trong nước chủ yếu xoay quanh đấu đá nội bộ ở Trung Nam Hải. Một bên là lực lượng của ông Tập Cận Bình, lấy danh nghĩa “chống tham nhũng” để thanh trừ đối thủ. Bên kia là phe cánh của Giang Trạch Dân, bị dồn đến chân tường, quyết chống trả đến cùng.
Sự khốc liệt của thanh trừng phe cánh tại Trung Quốc khiến người ta thấy rằng, khi bị động tới thì đối tượng chỉ có một kết cục duy nhất là thân bại danh liệt. Hiện đã có hơn một triệu quan chức bị bắt giữ.
Trên bề mặt, chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được quyền lực tuyệt đối. Nhưng với phe cánh Giang Trạch Dân như vậy chưa phải là hồi kết. Từ khi nắm quyền bính vào năm 1989, Giang đã gây dựng một hệ thống quyền lực sâu rộng, đến mức hầu như vô hiệu hoá 10 năm nắm quyền của Hồ Cẩm Đào.
Việc chấp nhận cho Tập Cận Bình nắm quyền tuyệt đối chưa hẳn là bước lùi cùng đường của phe Giang. Việc đó đã tạo áp lực lớn lên ông Tập, bởi khi có vấn đề ông ta không thể đổ lỗi cho người khác, vì đã nắm hết các vị trí chủ chốt.
Thực lực của phe Giang còn đáng gờm
Trong thực tế, phe Giang vẫn còn nắm được một số khâu quyền lực quan trọng. Về mặt truyền thông và lý luận, người thân cận của Giang là Vương Hộ Ninh đã nắm giữ được vai trò này. Được coi là “quốc sư” ba đời của chủ tịch kiêm tổng bí thư, tạo ra ba học thuyết, từ “Ba đại diện” đến “Quan điểm phát triển khoa học” và nay Vương tạo ra “Trung Hoa mộng” cho Tập. Kết hợp với tung hô của truyền thông, từ “Lãnh đạo hạt nhân” đến các chiến dịch tuyên truyền nâng Tập lên tầm “thánh thượng”.
Trong thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc đã không ít lần “quay giáo” tranh thủ đả kích ông Tập. Có lần là đăng bài của Đặng Tiểu Bình về “Huỷ bỏ chế độ chức vụ lãnh đạo trọn đời” (ngày 22/8/2019), lần khác lại đăng lại bài của chính Tập Cận Bình cách đây 5 năm về thực hành “chế độ nhiệm kỳ cán bộ lãnh đạo” và “xoá bỏ chức vụ lãnh đạo đạo trọn đời” (ngày 15/9/2019). Điều này cho thấy đối thủ của ông Tập đang trong thế “phản công” công khai và quyết liệt.
Bối cảnh chính trị Trung Quốc sau thời Mao đã rất dị ứng với chủ đề sùng bái cá nhân, nay phe cánh Giang đã rất thành công trong việc đưa Tập lên vị trí chính trị đầy rủi ro. Ngoài lĩnh vực đường lối tư tưởng và truyền thông, phe Giang còn nắm giữ quyền lợi ở Hồng Kông. Đó là nơi có cả hệ thống doanh nghiệp rửa tiền cho giới chóp bu chính trị, gây dựng từ thời Giang còn nắm quyền chính thức.
Năm 2017, sự việc tỉ phú hàng đầu Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa bị bắt cóc từ Hồng Kông về đại lục, cho thấy Tập Cận Bình đã vươn tới Hồng Kông. Ông Tập buộc phải tìm cách kiểm soát được hệ thống doanh nghiệp sân sau này, thì mới kiểm soát được thực lực kinh tế của đối thủ.
Mục đích của việc đưa ra Dự Luật dẫn độ Hồng Kông của ông Tập, có lẽ là bước đi để hợp thức hoá việc bắt giữ những kẻ nắm tài chính của phe nhóm Giang. Nhưng người Hồng Kông coi tự do như sinh mạng, nên phản ứng của họ lần này có thể sẽ đi tới cùng. Cùng với bề dày quyền lực tại đây, phe Giang dễ dàng khuấy động tình hình Hồng Kông trở nên phức tạp. Những hành động bạo lực của cảnh sát, xã hội đen hành hung người biểu tình… vừa làm cho quốc tế đổ lỗi hết lên đầu Tập Cận Bình, vừa làm cho tình hình Hồng Kông trở nên bế tắc.
Một lĩnh vực được cho là nhạy cảm nhưng vẫn có người của phe Giang nắm thực quyền là cơ cấu đặc vụ. Sự việc phía Trung Quốc đột ngột thay đổi lập trường về hầu hết các điều khoản với Mỹ vào tháng 5 năm 2019, được cho là trực tiếp xuất phát từ thông tin tình báo sai về tình hình nước Mỹ. Từ bước đó tới nay, tình hình đàm phán Mỹ – Trung trở nên căng thẳng hơn hẳn.
Từ trước đến nay, nước Mỹ và nhiều nước đều phản đối mạnh mẽ hành động gián điệp công nghệ của chính quyền Trung Quốc, nhưng giới chức Trung Quốc luôn bác bỏ vì “không có cơ sở”. Tháng 4 năm 2018, Từ Ngạn Quân, một phó giám đốc chi nhánh của Bộ An ninh quốc gia (MSS) tỉnh Giang Tô, bị bắt tại Bỉ và dẫn độ về Mỹ xét xử. Hành động có vẻ rất “hớ hênh” để bị bắt của một viên chức cao cấp này, đã làm cho chính quyền Tập Cận Bình rất mất mặt vì khó có thể chối cãi. Không biết Từ có phải là con tốt mà phe Giang thí để gây khó cho Tập trong quan hệ với Mỹ không? Nhưng đó cũng trùng với thời điểm mà quan hệ Mỹ – Trung bắt đầu nóng lên vì thường chiến và hàng loạt mâu thuẫn khác.
Cuộc chiến đang đi đến hồi kết
Trong thời gian gần đây, ông Tập có một số động thái bất thường như bất ngờ đi bái Phật tại Cam Túc, liên tục viếng Mao Trạch Đông và bí mật đưa con gái trở lại đại học Mỹ. Giới quan sát đánh giá thực lực của ông Tập đã trở nên bị động, có thể sẵn sàng cho giai đoạn sinh tử với phe cánh Giang.
Ngày 3/9/2019, trong bài phát biểu tại Trường đảng Trung ương, ông Tập đã 58 lần nhắc tới từ “đấu tranh”. “Đấu tranh” là triết lý của chính quyền Trung Quốc, nói về lịch sử đối nội đối ngoại mấy chục năm qua tại Trung Quốc cũng chỉ là lịch sử của các cuộc đấu tranh.
Trong suốt thời kì Mao Trạch Đông cầm quyền, đã có nhiều đối thủ chính trị bị thanh trừng thẳng tay. Từ Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kì, Lâm Bưu… hoặc bị giam lỏng đến chết, hoặc bị chết vì “tai nạn”. Lịch sử tàn khốc của đấu đá nội bộ của chính quyền Trung Quốc làm cho các phe phái chỉ có một lựa chọn, đó là đưa đối thủ vào tử huyệt.
Cuộc đấu tranh nội bộ của phe phái trên chính trường Trung Quốc đã đến giai đoạn sinh tử. Mỗi bên chỉ cần tiến thêm một bước nữa là bên còn lại có thể “thân bại danh liệt”. Nhưng những bước đi cuối cùng này, giống như những nước cờ đã đi ở đặc khu Hồng Kông, có thể dẫn đến những biến động long trời lở đất trong lòng “quốc gia trung tâm” này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31110-cuoc-chien-noi-bo-o-trung-nam-hai-sap-den-hoi-ket.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.