Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Dông – 17/10/2019

Thursday, October 17, 2019 6:33:00 PM // ,

Tin Biển Dông – 17/10/2019

Tàu ngầm TQ nổi lên giữa các tàu cá VN ở Biển Đông:

hăm dọa hay tai nạn?

Nhiều ngư dân Việt Nam gần đây đã vô cùng kinh ngạc khi thấy một tàu ngầm khổng lồ của Trung Quốc bất thình lình nổi lên giữa các tàu đánh cá của họ, theo một bản tin của Forbes hôm 16/10. Sự cố đã xảy ra từ hồi tháng 9 nhưng chỉ được đưa ra ánh sáng mới đây qua các trang mạng truyền thông xã hội. Chiếc tàu ngầm lớp Jin của Hải quân Trung Quốc, trang bị tên lửa đạn đạo, được cho là hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. Nằm ở vị trí chiến lược trên Biển Đông, Hoàng Sa đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam sau một trận hải chiến khốc liệt với hải quân Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo này.
Việc chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Jin của Trung Quốc, nặng 11.000 tấn, bất ngờ nổi lên giữa các tàu đánh cá Việt Nam, là một sự cố vô cùng bất thường, theo nhận định của một nhà phân tích quốc phòng được trang mạng News.com.au của Úc trích dẫn.
Nhà phân tích H.I. Sutton, cộng tác viên của tạp chí “Không gian và Quốc phòng” nói rằng chuyện một tàu ngầm nổi lên bên cạnh tàu của một quốc gia khác là chuyện rất bất thường, cho thấy có thể có điều gì đó không ổn.
Bản tin của trang mạng News.com của Úc cho rằng tính năng quan trọng nhất của chiếc tàu ngầm là tàng hình, tức là tàu có thể hoạt động và ẩn mình dưới nước trong nhiều tháng trời, do đó phải có một lý do nào đó, đủ nghiêm trọng thì con tàu vạn bất đắc dĩ mới phải nổi lên dưới ánh mắt soi mói của tàu bè một nước khác.
Nhà phân tích Sutton nhấn mạnh rằng đây không phải là loại tàu được dùng để đánh đi một thông điệp, như để răn đe các đối thủ, bởi vì thông thường các tàu ngầm thường lánh xa tàu đánh cá, vì những mối nguy tiềm tàng.
Bản tin nhắc lại một sự cố xảy ra vào năm 1984 khi một tàu ngầm hạt nhân Nga mắc vào lưới đánh cá của một tàu cá Na-Uy. Sau nhiều giờ phấn đấu để tìm cách thoát ra khỏi lưới, chiếc tàu ngầm Nga đã bị buộc phải trồi lên mặt nước, phơi bày sứ mạng bí mật của mình ở ngoài khơi một quốc gia thuộc Liên minh NATO.
Vẫn theo nguồn tin này thì hậu quả có thể còn tệ hơn nhiều. Năm 1990, một tàu ngầm của Anh đã sa vào lưới của một tàu đánh cá nhỏ ở ngoài khơi Scotland. Tất cả 4 thủy thủ đều thiệt mạng.
Theo suy luận của nhà phân tích Sutton, việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nổi lên giữa các tàu đánh cá Việt Nam, do đó có thể là do tàu bị mắc phải lưới, hoặc sợ bị mắc vào lưới. Nổi lên có thể cứu mạng các thủy thủ trên tàu ngầm, hoặc các ngư dân trên tàu cá Việt Nam.
Cho tới lúc này, chi tiết của sự cố này vẫn chưa được công khai. Bản tin của News.com.au nói rằng tuy vậy sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, cũng là một nhắc nhở về tầm quan trọng chiến lượcTheo nguồn tin này thì việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và củng cố các đảo này một cách bất hợp pháp, đã biến toàn bộ vùng biển giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Việt Nam trở thành “ao nhà” của Trung Quốc. Trung Quốc giờ có thể dễ dàng giám sát tàu bè tiến vào Biển Đông, trong khi các tàu ngầm hạt nhân của họ có thể ẩn mình sâu dưới biển, và cảm thấy an toàn vì biết rằng bất cứ tàu ngầm, hoặc máy bay nào sẽ khó có thể lọt khỏi lưới kiểm soát của họ.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trong cuộc được cho là đóng căn cứ tại Vịnh Tam Bình, Đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa khoảng 100 dặm về hướng tây-bắc.
Phân tích gia quốc phòng Sutton cho hay tàu ngầm lớp Jin là tàu ngầm tên lửa mới nhất trong kho vũ khí đã được hiện đại hóa của Trung Quốc. Tính cho tới nay đã có 6 chiếc được chế tạo, và đội tàu này đã trở thành lực lượng răn đe hạt nhân chủ lực của Trung Quốc trên biển.
Trang mạng tin tức của Forbes nhắc lại rằng sự cố xảy ra vào tháng 9 năm nay, nhưng truyền thông Việt Nam chỉ vén màn bí mật mới đây.

Malaysia gia tăng sức mạnh hải quân

giữa lúc có căng thẳng Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia hôm 17/10 phát biểu quốc gia này cần phải gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ vùng biển của đất nước.
Phát biểu này của ông Saifuddin Abdullah được đưa ra vào lúc có những căng thẳng ở khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn vốn đã bị tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016.
Trong một phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah nói chính phủ Malaysia muốn kiểm soát sự hiện diện của các tàu chiến trong khu vực bằng cách gia tăng sức mạnh của hải quân.
Chúng ta cần cải thiện các khả năng của vũ khí để kiểm soát các vùng nước, đặc biệt là trong bối cảnh đối mặt với các siêu cường ở Biển Đông”, ông Saifuddin nói.
Ông Saifuddin cũng thừa nhận các tàu chiến của hải quân Malaysia hiện tại nhỏ hơn cả tàu hải cảnh của Trung Quốc.
Hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh vào khu vực bãi Luconia của Malaysia ở Biển Đông, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí của nước này.
Hồi giữa tháng 9 vừa qua, chính phủ Malaysia công bố chính sách đối ngoại mới, kêu gọi phi quân sự hóa khu vực Biển Đông, trong đó xác định “Biển Đông phải là vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải nơi đối đầu hay xung đột”.

Biển Đông : Malaysia thấy cần phải dự trù

tình huống xấu nhất

Ngoại trưởng Malaysia vào hôm nay, 17/10/2019, đánh giá là Malaysia cần phải nâng cấp Hải Quân, chuẩn bị cho khả năng xung đột nổ ra ở Biển Đông, cho dù Kuala Lumpur vẫn chủ trương không quân sự hóa vùng biển tranh chấp.
Phát biểu trước Nghị Viện Malaysia, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho rằng nếu lãnh thổ bị một cường quốc xâm phạm, Malaysia có thể ra thông cáo phản đối nhưng việc thiếu phương tiện quân sự và chấp pháp trên biển sẽ gây bất lợi trong trường hợp có xung đột.
Theo ông Saifuddin ít ra thì Malaysia phải nâng cấp lực lượng Hải Quân của mình để đối phó với với lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc hiện diện gần 24/24 tiếng đồng hồ chung quanh bãi South Luconia Shoals, ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia. Trong khi đó thì ngay cả tàu của Hải Quân Malaysia cũng nhỏ hơn tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Ngoại trưởng Saifuddin khẳng định : “Chúng ta không muốn chiến tranh xẩy ra, nhưng thiết bị cần được nâng cấp để có thể quản lý tốt hơn vùng biển của chúng ta trong trường hợp xung đột xẩy ra giữa các cường quốc ở Biển Đông”.
Dù bị Trung Quốc chèn ép trên vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, và có quan điểm phê phán đối với thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng lúc sau này Malaysia ít có phát biểu công khai, nhất là sau khi Trung Quốc bơm hàng tỷ đô la vào những đề án hạ tầng cơ sở tại Malaysia trong khuôn Con Đường Tơ Lụa mới.
Thủ tướng Malaysia Mahathir cũng cho rằng Malaysia quá nhỏ bé để có thể đối đầu lại với Trung Quốc, cho dù tàu Trung Quốc vào khảo sát ở vùng biển Malaysia tìm dầu khí mà không có phép của Malaysia.
Ngoại trưởng Saifuddin nhắc lại quan điểm của Malaysia là sẽ tiếp tục thúc đẩy việc phi quân sự hóa Biển Đông, và thúc đẩy ASEAN đi đến một cách tiếp cận thống nhất trong cách đối xử với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.

Đây là cách để có thể làm thất bại

chiến thuật xây đảo của TQ ở Biển Đông

Quy tắc bảo vệ nguyên tắc của “quyền tự do trên biển” từ góc độ pháp lý và triết lý là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ. Việc duy trì một trật tự trên biển tự do và rộng mở là cấp thiết cho một quốc gia mà khả năng kết nối với hơn 80% dân số thế giới phải qua đường biển.
Trong gần bốn thế kỷ, các đại dương đã giữ vị trí trong các nguyên tắc quốc tế (sau được điển hóa trong Công ước Liên Hơp Quốc về Luật Biển) là một tài sản chung toàn cầu, nơi chủ quyền quốc gia bị giới hạn và được xác định dựa trên vùng đất liền kề. Tuy vậy, cấu trúc quan trọng này lại đang bị đe dọa nghiệm trọng ở Biển Đông. Trung Quốc không chỉ hung hăng tranh giành ảnh hưởng quân sự, mà còn áp đặt một thể chế cai quản con đường biển quan trọng này dựa trên luật pháp của Trung Quốc và quan điểm tùy thuộc lục địa của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển. Cách tiếp cận vấn đề của Mỹ hiện tại không thể giải quyết được sự hiếu chiến của Trung Quốc vì các hoạt động Tự do Hàng Hải của Mỹ thiếu sự hiện diện liên tục, dẫn đến việc thiếu sức ảnh hưởng chiến lược quyết định. Nhưng chiến thắng của Trung Quốc không phải là cuối cùng. Để khôi phục lại như cũ, Mỹ và các đồng minh cần phải định hình lại hiểu biết của mình về chiến dịch của Trung Quốc tại Biển Đông và tái định hướng chiến lược của Mỹ để đánh đổ nó.
Cuộc đối đầu ở Biển Đông không phải là đối chọi về lực lượng mà là về chính trị – giữa thể chế được gần như mọi quốc gia công nhận về luật biển quốc tế với lập trường của Trung Quốc coi các vùng biển có thể được tuyên bố chủ quyền như là “đất xanh quốc gia” để có thể xua đuổi tàu của các nước khác ra khỏi vùng chủ quyền của mình. Trong “cuộc chiến về thể chế luật pháp” này, phản ứng của các nước Đông Nam Á sẽ quyết định kết quả chứ không phải hành vi của các thế lực hiếu chiến.
Cuộc chiến về thể chế pháp lý
Quá trình giành lá phiếu từ các nước không hẳn là nỗ lực chiếm được “con tim và lý trí” mà là sự tranh giành quyền kiểm soát bằng cách dụ dỗ, cưỡng ép theo luật lệ của một bên. Nếu được tự ý chọn, không bị cưỡng ép thì chắc chắn các nước Đông Nam Á sẽ chọn theo thể chế của luật pháp quốc tế về tự do trên biển hiện tại thay vì chọn một thể chế tập trung vào Trung Quốc, không tự do, không rộng mở, nơi các tàu nước ngoài chỉ được phép đi qua khi được Bắc Kinh cho phép. Rõ ràng khi đưa ra một thể chế cho Biển Đông kém thu hút đến như vậy thì Trung Quốc chỉ còn cách kiếm “phiếu bầu” bằng cách giương oai, đe dọa sử dụng vũ lực trên biển thông qua lực lượng Hải cảnh và Hải quân Trung Quốc với sự hậu thuẫn về khả năng chiến đấu hiện đại của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, biến các vùng biển trở nên nguy hiểm đối với các tàu dân sự muốn đi qua hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Ở cấp độ chính quyền, Trung Quốc đang sử dụng vô cùng hiệu quả các biện pháp dụ dỗ với các lời hứa về phát triển cơ sở hạ tầng, mua chuộc, lôi kéo các mắt xích yếu trong các nước Đông Nam Á. Trường hợp của Philippines trong sáu năm qua là minh chứng rõ ràng nhất. Vào năm 2012, dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III, Trung Quốc đã đe dọa buộc Hải quân Philippines phải rời khỏi Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Sau đó, Trung Quốc dùng lực lượng chấp pháp biển để cản trở và áp đặt luật của mình lên ngư dân Phlippines khiến họ phải rời vùng đánh bắt cá tại Bãi Scarborough. Giờ tàu Trung Quốc có thể thoải mái đánh bắt tại vị trí này. Khi Rodrigo Duterte lên làm tổng thống vào năm 2016, Trung Quốc đã dụ dỗ bằng các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng để khiến ông từ bỏ lập trường chính trị-ngoại giao và cả quan điểm pháp lý của đất nước về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Sau khi đã đạt được mục đích, Trung Quốc mới cho phép tàu cá Philippines quay trở lại hoạt động tại Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chính Philippines nhưng phải tuân theo các điều khoản Bắc Kinh đưa ra.
Lý do chiến dịch của Trung Quốc lại là một sự trỗi dậy trên biển
Về bản chất, các sự trỗi dậy là cuộc tranh đấu về “ai kiểm soát” một bộ phận người dân tại một khu vực địa lý cụ thể – lực lượng hai bên tranh đấu để xác định xem “người dân sẽ phải tuân theo luật của ai.”
Bắc Kinh tìm cách sử dụng sức mạnh quốc gia để áp đặt hệ thống chính quyền của mình lên người dân các nước láng giềng Đông Nam Á, bắt họ phải tuân theo bằng cách đe dọa sử dụng vũ lực. Các lý luận về sự trỗi dậy từ T.E. Lawrence đến Mao Trạch Đông và những người khác đều đề cập đến một thành
phần quan trọng là “sự ủng hộ của người dân.” Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn từ ngữ này lại không chính xác bởi nó nói đến sự đồng tình và đồng quan điểm của người dân tới các cuộc nổi dậy một cách tích cực trong khi thực tế điều này lại đạt được thông qua các biện pháp dụ dỗ, hay thông dụng hơn là sự sợ hãi.
Làm sao để Mỹ và đồng minh chiến thắng: chống trỗi dậy trên biển
Phương thức lật đổ sự trỗi dậy trên biển của Trung Quóc sẽ bao gồm việc bảo vệ người dân các quốc gia biển, bảo đảm an toàn của họ trước sự quấy rối của Trung Quốc để họ an tâm thực hiện các quyền hợp pháp của mình theo như thể chế quốc tế về tự do trên biển đã quy định. Các hoạt động thực hiện Tự do Hàng hải của Mỹ trong vòng 12 hải lý tính từ các đảo bị chiếm đóng, tuy thể hiện thông điệp không công nhận yêu sách chủ quyền của mình, nhưng lại không có tác dụng thực tiễn và không thể đảm bảo cho ngư dân thực hiện các quyền quốc tế hợp pháp của mình. Cả người dân các nước lẫn Trung Quốc đều hiểu rằng người dân các nước sẽ tiếp tục bị đe dọa và quấy rối ngay sau khi Hải quân Mỹ rời đi.
Một chiến lược chống lại sự trỗi dậy trên biển sẽ tìm cách để thắng cuộc chiến về thể chế pháp lý một cách rõ ràng, được thể hiện qua sự tuân theo và hành vi, thái độ của các quốc gia biển. Nó sẽ cần Mỹ và các đồng minh phối hợp sức mạnh cả về quân sự lẫn các khía cạnh khác. Các hoạt động đi theo bảo vệ trên biển sẽ được kết hợp với các nỗ lực củng cố chính trị chính quyền và kinh tế các nước Đông Nam Á chống lại ảnh hưởng xấu từ Trung Quốc; đi kèm đó sẽ là việc phát triển và sử dụng các lực lượng chiến đấu tối tân để đối đầu với sự hiếu chiến của Trung Quốc tại các chuỗi đảo thứ nhất.
Mục đích chính của việc chống lại sự trỗi dậy là kìm hãm lực lượng của Trung Quốc trên Biển Đông mà không dẫn đến chiến tranh giống như cách mà Trung Quốc đã làm đối vợi lực lượng của Mỹ trong vòng vài năm qua. Nếu như Mỹ và đồng minh có thể thành công cân bằng giữa việc duy trì cản trở ở phía trên trong khu thực hiện các biện pháp chống lại sự trỗi dậy ở phải dưới, tác dụng của các công cụ đắt tiền cho việc cưỡng ép của Trung Quốc sẽ bị giảm thiểu tối đa khi người dân dưới sự bảo hộ của Mỹ và đồng minh có thể tự tin mặc kệ Trung Quốc và các đe dọa gây hại.
Thách thức với Washington và đồng minh chính là việc vận động cộng động trí thức về lĩnh vực này để tìm ra hướng thực hiện tốt nhất, khả quan nhất về lâu dài cho các biện pháp chống lại sự trỗi dậy. Như lịch sử đã chỉ ra, đây sẽ là một chiến dịch kéo dài cho đến khí nào chính quyền Trung Quốc nhận ra được sự bất lực của mình trong việc lật đổ luật pháp quốc tế hiện hành và chấp nhận rằng Trung Quốc sẽ đạt được các lợi ích thực tế hơn khi tuân theo hệ thống hiện tại dựa trên Tự do trên Biển.

Ảo vọng “bàn đạp quân sự” trên Biển Đông của TQ

Một trong những toan tính thâm sâu của Trung Quốc trong việc bất chấp chủ quyền các bên liên quan và luật pháp quốc tế để dùng vũ lực chiếm đóng và bồi đắp các thực thể thành các căn  cứ quân sự là biến đây thành các “bàn đạp quân sự” thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Song, theo giới phân tích quân sự, đó chỉ là ảo vọng của Trung Quốc.
Tham vọng đã lộ ra trước “thanh thiên bạch nhật”
Mọi toan tính, âm mưu của Trung Quốc trong tham vọng độc chiếm Biển Đông, trong đó có việc chiếm đóng trái phép các đảo và thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đến nay đều đã lộ ra trước “thanh thiên bạch nhật”. Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 rồi bồi đắp trái phép thành các đảo nổi nhân tạo hòng lấy đây làm cơ sở để đòi chủ quyền, đồng thời biến chúng thành các căn cứ quân sự quy mô lớn phục vụ cho mục tiêu tiếp tục “thôn tính” các vùng biển khác thuộc Biển Đông.
Trung Quốc đã huy động nguồn lực vật chất khổng lồ để bồi đắp trái phép 7 thực thể nhân tạo vốn là các bãi đá ngầm, rạn san hô… thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng bằng vũ lực thành các đảo nhân tạo quy mô khá lớn. Tổng diện tích các đảo nhân tạo này lên tới hơn 13km2, chiếm khoảng 95% tổng diện tích các đảo tự nhiên và đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa hiện nay.
Cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn 6 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm: Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa và Vành Khăn trong tổng số 7 thực thể do nước này chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo. Trong đó, Trung Quốc đã
bồi đắp thành 3 đảo nhân tạo quy mô lớn, có đường băng dài 3.000m, đủ để cho các máy bay chiến đấu hạng nặng có thể cất/hạ cánh; và có cả cảng biển nước sâu để tàu chiến hạng nặng có thể ra vào.
Lớn thứ ba trong số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa là đá Chữ Thập với diện tích lên tới khoảng 2,77km2, đứng thứ ba về diện tích trong các đảo hoàn toàn nhân tạo trên Biển Đông và cũng lớn thứ tư trong tất cả các đảo nhân tạo lẫn đảo, đá tự nhiên thuộc 2 quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Trên đá Chữ Thập có cả sân bay với đường băng rộng khoảng 55m, dài 3.000m cùng cảng biển có thể tiếp nhận các tàu chiến cỡ lớn.
Trung Quốc cũng đã biến đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo lớn thứ hai về diện tích và lớn nhất về quy mô xây dựng công trình trên Biển Đông. Đến nay, tổng diện tích của đảo nhân tạo Subi lên tới 4,14km2. Trên đảo nhân tạo chiếm đóng và bồi đắp trái phép này, Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng gần 400 tòa nhà, với nhận định của các chuyên gia quân sự quốc tế, đều có khả năng là những công trình quân sự, có năng lực phục vụ từ 1.500 đến 2.400 binh lính đồn trú thường xuyên.
Tính tới thời điểm này, Trung Quốc đã chiếm đóng và bồi đắp trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo hoàn toàn nhân tạo có diện tích lớn nhất trên Biển Đông, kể cả với tất cả các đảo và đá tự nhiên vốn có khác, với tổng diện tích trên 5,66km2. Trên đảo nhân tạo này, Trung Quốc cũng đã hoàn thành xây dựng sân bay và cảng nước sâu nhằm biến nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn.
Toan tính quân sự hóa Biển Đông đã quá rõ
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ) đã phân tích các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy có nhiều đường băng, chỗ đỗ máy bay, các điểm radar và bệ phóng tên lửa đất đối không trên 3 đảo nhân tạo đá Subi, đá Vành khăn và đá Chữ Thập. Điều đó cho thấy rõ ràng việc Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các căn cứ không quân và hải quân, kết nối chúng thành một hệ thống căn cứ quân sự phụ vụ cho mục tiêu đòi chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” đưa ra năm 2009 và mở rộng thêm trong cái gọi là học thuyết “Tứ Sa” (gồm quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield với 4 tên “Hán hóa” lần lượt được Trung Quốc gọi là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa).
Toan tính thiết lập một hệ thống các căn cứ quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc còn có thể thấy qua những gì mà họ đã làm trong quá trình xây dựng các công trình, cơ sở vật chất nặng về mục đích quân sự trên các thực thể chiếm đóng, bồi đắp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc từng nhiều lần tiến hành tập trận trên Biển Đông với sự tham gia của các trang thiết bị quân sự lắp đặt tại các đảo nổi nhân tạo.
Trung Quốc cho tới nay vẫn không ngừng tăng cường, hoàn thiện các căn cứ quân sự trên Biển Đông hòng lấy đó để răn đe, làm “bàn đạp quân sự” thực hiện tham vọng đòi chủ quyền đối với 80% diện tích vùng biển chiến lược này. Toan tính quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đã quá rõ, song việc các căn cứ quân sự trên vùng biển này thật sự có khả năng biến thành một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhằm phục vụ ý đồ thâm sâu hay không lại là chuyện hoàn toàn khác.
Trong bài bình luận đăng trên chuyên san The National Interest ngày 9-10-2019, giáo sư Robert Farley (Đại học Kentucky, Mỹ) nhận định rằng, Trung Quốc đang muốn tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông thông qua việc mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đảo, đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp nhằm giành lợi thế quân sự, nhưng giá trị thực tế của các “căn cứ nổi” này không nhiều như Bắc Kinh nghĩ. Các căn cứ quân sự này đã bộc lộ nhiều điểm yếu, mà một trong những điểm yếu chí mạng theo giáo sư Robert Farley là phụ thuộc nhiều vào công tác hậu cần từ đại lục vì hầu hết những đều không có kho dự trữ đủ lớn nên khi xung đột xảy ra, việc giữ cho đường dây liên lạc, cung cấp nhiên liệu, đạn dược… được an toàn sẽ là rủi ro và thách thức rất lớn đối với Trung Quốc.
Những căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đều có thể là nơi tập kết các máy bay chiến đấu trang bị tên lửa với tầm bắn bao quát khắp vùng biển này. Tuy nhiên, các đường băng, máy bay trên các căn cứ này đều rất khó ngụy trang và cơ động nên có thể dễ dàng làm “mồi” cho các loại vũ khí chính xác, thông minh tầm xa của đối phương.
Trung Quốc cũng đã triển khai ra các căn cứ trên Biển Đông các loại tên lửa như tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa hành trình phóng từ đất liền GLCM… Nhưng các tổ hợp tên lửa này tồn tại được trong bao lâu trong điều kiện thời chiến là một dấu hỏi lớn bởi chúng trong điều kiện thông thường trên đất liền luôn được ngụy trang giấu kín trong rừng núi và còn luôn di chuyển, nhưng tại các căn cứ quân sự trên Biển Đông lại không có nơi nào che giấu được vũ khí như vậy. Vì thế, dù được hệ thống phòng
không bảo vệ nhưng khó có thể chống đỡ quá lâu các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác. Tương tự, các tổ hợp radar được coi là “tai mắt” của Trung Quốc trên Biển Đông cũng có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi cuộc tấn công của đối phương mạnh như Mỹ và đồng minh.
Dẫn ra trường hợp các căn cứ quân sự mà Nhật Bản xây dựng trên Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, giáo sư Robert Farley cho rằng, một khi bị cô lập, các “bàn đạp quân sự” trên Biển Đông của Trung Quốc tốn công, tốn của xây dựng sẽ sụp đổ trong thời gian ngắn.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.