Tin Việt Nam – 27/09/2019
Friday, September 27, 2019
5:29:00 PM
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Xử VN Pharma:
Viện Kiểm sát và Bộ Y tế bất đồng
Viện kiểm sát tỏ ra không đồng ý khi Bộ Y tế Việt Nam cố chứng minh thuốc ung thư giả chỉ là thuốc ‘kém chất lượng’.Phiên xử sơ thẩm lần hai với 12 bị cáo bắt đầu hôm 24/9 tại TP Hồ Chí Minh trong vụ án.
Vào hôm 27/09, phiên xử được cho là đi vào phần cuối cùng trước khi tòa nghị án thì có những diễn biến gây tranh cãi.
Đại diện Viện Kiểm sát TP HCM (VKS) bác bỏ những thông tin của Bộ Y tế đưa ra khẳng định thuốc H-Capita (chữa ung thư) “đạt chuẩn và chỉ bị giả mạo về nguồn gốc xuất xứ”.
Trước đó Cục Quản lý Dược gửi “công văn khẩn” tới Hội đồng Xét xử về việc cục này cử đoàn sang Ấn Độ để xác minh thuốc (hồi tháng 11/2017).
Công văn này nói “về bản chất lô thuốc H-Capita đạt tất cả tiêu chuẩn khi xuất xưởng” nhưng vì vì thời hạn xuất xưởng quá lâu, do vận chuyển lòng vòng, nên có việc “thay đổi nhãn mác nhằm thay đổi xuất xứ của lô thuốc”.
Tuy nhiên, VKS đã bác bỏ những thông tin của Bộ Y tế đưa ra với lý do tài liệu mà đoàn công tác của Bộ Y tế cung cấp “không đảm bảo tính pháp lý, khách quan, không xuất phát từ yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, và không có người của cơ quan điều tra đi cùng đoàn… nên không được sử dụng để làm căn cứ xác định nguồn gốc lô thuốc ung thư”.
Phía Viện kiểm sát cũng cho rằng chính Cục Quản lý dược Bộ Y tế cũng đang bị cơ quan điều tra đang khởi tố vụ án, xem xét hành vi sai trái nên thông tin cục này đưa không đảm bảo tính pháp lý và rằng hành vi các bị cáo gây ra có trách nhiệm của Cục Quản lý dược nên không loại trừ cục này có nỗ lực “bao che”.
Trong khi đó quan điểm của các luật sư bào chữa cho 12 bị cáo là các chuyên gia của Bộ Y tế tham gia phiên tòa (và kết quả kiểm định) cũng khẳng định thuốc H-Capita là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả.
VN Pharma: Công an khởi tố vụ án Thiếu trách nhiệm ở Bộ Y tế
VN Pharma: phát nhanh, sụp cũng chóng
Em chồng Bộ trưởng Tiến có ghế ở VN Pharma
Cục Quản lý dược cho rằng về bản chất thì hành vi của các bị cáo trong vụ án là “giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ của lô thuốc để trục lợi”.
Phiên xử vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Cục Quản lý dược Bộ Y tế và các cơ quan liên quan diễn sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án ngày 18/09/2019.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, người ký công văn cho VN Pharma nhập khẩu số thuốc chữa ung thư, vắng mặt dù được triệu tập.
Thuốc H-Capita 500mg được VN Pharma nhập khẩu vào Việt Nam tháng 4/2014, và đến 1/8/2014 thì bị Cục Quản lý dược Bộ Y tế có văn bản yêu cầu tạm ngừng lưu hành vì có chất “không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”.
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ xác định mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào.
Các bị cáo trong vụ án gồm Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc VN Pharma), Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C), Nguyễn Trí Nhật (nguyên Phó Tổng giám đốc VN Pharma), Ngô Anh Quốc (nguyên Phó Tổng giám đốc VN Pharma), Lê Thị Vũ Phương (Kế toán trưởng), Phan Cẩm Loan (Phó phòng Xuất nhập khẩu Việt Nam Pharma), cùng 6 bị cáo khác.
Khung hình phạt của tội danh này là từ 20 năm tù tới chung thân hoặc tử hình.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có ý kiến chính thức về vụ việc này hôm 20/9, khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế liên quan việc cục này cấp phép cho 10 thuốc nhập khẩu từ ‘công ty ma’ Helix Canada .
Bà Kim Tiến đã nói với báo chí rằng vụ việc cần được xử “đúng người đúng tội, đúng sự việc, không oan sai và không bỏ sót tội”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49851661
2 cựu công an đánh chết người bị bắt ngay tại tòa
Tăng án, bắt giam tại tòa đối với 2 cựu công an đánh chết người.Tòa Phúc thẩm TP Cần Thơ hôm 27/9 đã không chấp nhận kháng cáo của 2 cựu công an đánh chết người, đồng thời tăng án phạt, bắt giam tại tòa.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết bị cáo Bùi Đức Nghĩa, 32 tuổi và Nguyễn Tuấn Anh, 30 tuổi, là cựu công an thuộc Công an quận Ô Môn, Cần Thơ, bị xét xử cùng tội danh ‘cố ý gây thương tích’.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 9/8/2018, khi xử lý người vi phạm giao thông là anh Nguyễn Chí Hiếu, 30 tuổi, ngụ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, 2 cựu công an Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anh đã đánh gây thương tích cho anh Hiếu. Đến ngày 13/8/2018 anh Hiếu đã chết tại bệnh viện.
Trong phiên tòa phúc thẩm, cả 2 bị cáo đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì đã chủ động bồi thường cho gia đình bị hại. Nhưng phía bị hại lại yêu cầu tăng số tiền bồi thường, tăng án đối với 2 cựu công an này, với lý do các bị cáo quanh co chối tội.
Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm nhận định, hành vi của 2 bị cáo có tính chất côn đồ, nên đã chấp nhận một phần kháng cáo của đại diện bị hại, tăng hình phạt đối với bị cáo Nghĩa. Riêng bị cáo Tuấn Anh đã thành khẩn khai báo nên tòa xem xét không tăng hình phạt.
Nhưng tòa cho rằng đề nghị tăng mức bồi thường của phía bị hại là không phù hợp với quy định của pháp luật vì các bị cáo đã khắc phục hậu quả, bồi thường cho bị hại.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-former-police-officers-arrested-in-court-09272019093318.html
Tù chính trị Nguyễn Văn Điển tuyệt thực lần thứ 2
Ngày 27/9, Đài RFA đã liên lạc với ông Nguyễn Thái Văn và được ông Văn cho biết Điển đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 22/9:“Điển tuyệt thực 4 ngày nay, em ốm, đen, yếu… nhắn bảo tuyệt thực chưa biết bao giờ ngưng. Tình trạng em rất yếu, khuyên em tuyệt thực chẳng giải quyết được gì em nói chú là chú hãy ủng hộ em làm công việc này” .
Ông Văn còn cho biết mỗi tháng gia đình được vào thăm Điển một lần và mỗi lần được gặp mặt 1 tiếng:
“Tháng vào một lần mỗi lần được 1 tiếng đợt vừa rồi vào mất điện nên được nói chuyện trực tiếp với nhau”
Cách đây gần 2 tháng rưỡi (ngày 1/7), tù chính trị Nguyễn Văn Điểm đã từng tuyệt thực cũng để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các TNLT.
Hiện nguyện vọng của gia đình tù chính trị Nguyễn Văn Điển chỉ mong các tổ chức nhân quyền lên tiếng giúp đỡ.
“Nguyện vọng gia đình là nhờ các tổ chức nhân quyền giúp đỡ”.
Biện pháp tuyệt thực được các các tù nhân lương tâm sử dụng để đòi hỏi quyền lợi căn bản trong tù, phản đối việc quản giáo không tôn trọng các qui định của luật pháp; hay để ủng hộ các tù nhân lương tâm khác bị ngược đãi.
Anh Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, thường được gọi là Điển ‘Ái Quốc’. Anh bị đưa ra tòa xét xử vào cuối tháng 1 vừa qua cùng với ông Vũ Quang Thuận và sinh viên Trần Hoàng Phúc với cáo buộc ‘xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trên mạng Internet.’ Tòa tuyên anh Nguyễn Văn Điển 6 năm rưỡi tù giam, ông Vũ Quang Thuận 8 năm và Trần Hoàng Phúc 6 năm tù giam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/political-prison-on-hunger-strike-09272019110953.html
Anh Quốc xử tù
băng đảng người Việt vì hai tấn cần sa
Băng đảng người Việt bị án tù sau khi cảnh sát ở Wales tịch thu 2,5 tấn cần sa trị giá 6 triệu bảng.Nữ tội phạm Việt 30 xuân khai ba lần ‘Tôi 16 tuổi’
EU: 7 người Việt bị bắt trên đường trốn sang Đức
Thái Lan hợp pháp hóa cần sa y tế
21 người bị kết án, hai người được trắng án, trong vụ việc bắt đầu từ 2017, khi nhiều cơ sở trồng cần sa ở Wales bị phát hiện.
Một bị can ban đầu khai mới 14 tuổi nhưng cảnh sát chứng minh anh ta đã 26 tuổi.
Tòa ở Wales kết án ngày hôm nay, theo đó, Bang Xuan Luong, 44 tuổi, bị 8 năm tù.
Vu Thi Thu Thuy, 42 tuổi, bị 6 năm, và Tuan Anh Pham, 20, bị 5 năm.
Toàn bộ 23 bị cáo đến từ Việt Nam.
19 người trong số này nhận tội tại tòa, hai người bị bồi thẩm đoàn cho có tội, và hai người trắng án.
Tòa được nghe rằng hầu hết lợi nhuận của băng này được gửi về Việt Nam.
Phía công tố nói ước tính băng đảng này thu được tới 25 triệu bảng nhờ hoạt động.
Đa số bị cáo vào Anh phi pháp, dùng giấy tờ giả.
Một bị cáo, Khanh Van Pham, 26 tuổi, ban đầu khai chỉ mới 14. Cảnh sát mất mấy tháng để chứng minh ngược lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49856451
7 người Việt bị bắt
trên đường từ Bulgaria trốn sang Đức
Cảnh sát và biên phòng Ba Lan nói họ bắt được 7 người Việt ‘trốn trong xe chở tủ gỗ’ trên đường đi lậu từ Bulgaria sang Đức.Khi kiểm tra một xe tải chở đồ gỗ ở Olsztyn, tỉnh Lubuskie, nhà chức trách Ba Lan vào đêm 24 sang ngày 25/09, đã bắt được bảy người là công dân Việt Nam.
Đoàn doanh nghiệp ‘đi nhờ’ bà Kim Ngân rồi trốn ở lại Hàn Quốc
Nữ tội phạm Việt 30 xuân khai ba lần ‘Tôi 16 tuổi’
Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả
10 người VN trốn lậu vào Ba Lan
Theo bà Ewa Markowicz từ chính quyền thành phố Zielona Gora nằm ở vùng Tây Nam nước Ba Lan, giáp biên giới Đức, tất cả những người Việt Nam này đều không có giấy tờ hợp lệ ở Ba Lan.
Họ đã được trao nộp cho cơ quan biên phòng để xử lý tiếp, trang Polsatnews.pl đưa tin.
Đây không phải là lần đầu tiên Ba Lan bắt được công dân Việt Nam hoặc vượt biên từ phía Đông vào nước họ, hoặc quá cảnh bất hợp pháp qua Ba Lan để sang Đức.
Hồi tháng 4/2017, tại biên giới Ba Lan – Lithuania, nhân viên biên phòng tại cửa khẩu Rutka-Tartak bắt giữ một xe Fiat chỉ có 5 chỗ ngồi nhưng chở tới 10 người Việt Nam tìm cách vượt biên vào Ba Lan.
Ngoài ra, theo các nguồn tin trong cộng đồng Việt ở Ba Lan, trong vài năm gần đây, có thể có cả ngàn người Việt Nam đã tìm cách để có được visa du lịch, thăm thân của một nước trong khối Schengen rồi từ đó qua Ba Lan chuyển sang thẻ cư trú dài hạn thông qua con đường lao động.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49853018
Ông Nguyễn Hữu Linh tiếp tục kháng cáo kêu oan
Luật sư của ông Nguyễn Hữu Linh hôm 27/9 cho báo chí biết, thân chủ của ông đã nộp đơn kháng cáo ngay sau khi phiên tòa kết thúc với bản án 1 năm 6 tháng tù theo Điều 146 Bộ luật hình sự.Trong đơn kháng cáo, ông Linh kêu oan do hành vi của ông không cấu thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân quận 4, tối 1/4/2019, khi vào thang máy ở chung cư Galaxy 9, quận 4, ông Linh thấy bé gái 8 tuổi đi một mình nên đã ôm hôn bé. Khi công an điều tra mời ông Linh làm việc, ông Linh thừa nhận hành vi của mình nhưng lại khai tên giả và bay về Đà Nẵng. Đến khi công an vào cuộc điều tra, ông Linh được mời vào TPHCM làm việc và ông khai nhận tên thật và thừa nhận hành vi dâm ô của mình.
Ngày 21/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh.
Ngày 25/6, TAND quận 4 xét xử Nguyễn Hữu Linh, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Ngày 22/7, Công an quận 4 kết luận, chưa thể xác định bàn tay trái Nguyễn Hữu Linh có chạm vào bé gái hay không.
Ngày 28/7, VKS tiếp tục truy tố Linh tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Ngày 23/8, TAND quận 4 xét xử kín lần 2, tuyên bị cáo Linh 1 năm 6 tháng tù. Ông Linh kêu oan.
Cũng tin liên quan, tại hội thảo về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em tại TP.HCM hôm 26/9, VKSND TP công bố số liệu cho biết ba năm qua, CQĐT đã khởi tố 340 vụ, 241 bị can về các tội XHTD. Trong đó, 310 vụ, 220 bị can về các tội XHTD trẻ em, chiếm 91,17% tổng số vụ.
Về mức phạt đối với hành vi bị cho là sàm sỡ, quấy rối tình dục người khác hoặc khiêu dâm, kích dục nơi công cộng; Bộ Công an vừa đề xuất nâng mức xử phạt tối đa lên 5 triệu đồng đối với những người có hành vi như thế thay mức 200.000 đồng như trước đây..
Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự; sàm sỡ, quấy rối tình dục; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng.
Hồi tháng 3, ông Đỗ Mạnh Hùng, người ‘cưỡng hôn’ một sinh viên trong thang máy ở Hà Nội chỉ bị phạt có 200 nghìn đồng khiến dư luận bất bình.
Nguyễn Hữu Linh tiếp tục kháng cáo kêu oan
Luật sư của ông Nguyễn Hữu Linh cho báo chí biết, thân chủ của ông đã nộp đơn kháng cáo ngay sau khi phiên tòa kết thúc với bản án 1 năm 6 tháng tù hôm 27/9/2019.
Trong đơn kháng cáo, ông Linh kêu oan do hành vi của ông không cấu thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Tối 1/4/2019, khi vào thang máy ở chung cư Galaxy 9, quận 4, ông Linh thấy bé gái 8 tuổi đi một mình nên đã ôm hôn bé. Khi công an điều tra mời ông Linh làm việc, ông Linh thừa nhận hành vi dâm ô bé gái trước cơ quan chức năng.
Ngày 21/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh.
Ngày 25/6, TAND quận 4 xét xử Nguyễn Hữu Linh, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Ngày 22/7, Công an quận 4 kết luận, chưa thể xác định bàn tay trái Nguyễn Hữu Linh có chạm vào bé gái hay không.
Ngày 28/7, VKS tiếp tục truy tố Linh tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Ngày 23/8, TAND quận 4 xét xử kín lần 2, tuyên bị cáo Linh 1 năm 6 tháng tù. Ông Linh kêu oan.
Trong phiên xử hôm 27/9, tòa giữ nguyên bản án. Ông Linh tiếp tục kêu oan.
Cũng tin liên quan, Bộ Công an đề xuất xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục người khác hoặc khiêu dâm, kích dục nơi công cộng.
Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự; sàm sỡ, quấy rối tình dục; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng.
Hồi tháng 3, ông Đỗ Mạnh Hùng, người ‘cưỡng hôn’ một sinh viên trong thang máy ở Hà Nội chỉ bị phạt có 200 nghìn đồng khiến dư luận bất bình.
Tại hội thảo về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em tại TP.HCM hôm 26/9, VKSND TP công bố số liệu cho biết ba năm qua, CQĐT đã khởi tố 340 vụ, 241 bị can về các tội XHTD. Trong đó, 310 vụ, 220 bị can về các tội XHTD trẻ em, chiếm 91,17% tổng số vụ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-huu-linh-continues-appealing-to-injustice-09272019083329.html
Việt Nam và Trung Quốc khởi tố 26 đối tượng
trong đường dây sản xuất ma túy tại Kon Tum
Bộ Công an Việt Nam vào ngày 27 tháng 9 họp báo thông tin về vụ triệt phá đường dây sản xuất trái phép chất ma túy do nhóm người Trung Quốc cầm đầu tại Kon Tum.Truyền thông trong nước dẫn lời Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm ma túy tại buổi họp báo rằng các tiền chất sản xuất ma túy tại Việt Nam không nằm trong danh mục cấm nên được bán công khai.
Một thông tin khác được đưa ra là tính đến thời điểm hiện nay, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và tạm giam 8 bị can bao gôm 7 người Trung Quốc và 1 người Việt gốc Hoa, phía cơ quan chức năng Trung Quốc khởi tố 18 bị can trong đường dây sản xuất ma túy được mô tả là cực lớn đó. Hiện lực lượng chức năng hai nước vẫn tiếp tục phối hợp điều tra mở rộng vụ án.
Theo Trung tướng Phạm Văn Các, các tội phạm về ma túy người Trung Quốc rất tinh vi, nhiều tổ chức có kỹ sư, nghiên cứu sản xuất ma túy. Lực lượng chức năng Trung Quốc thời gian qua đã triệt phá nhiều đường dây ma túy cực lớn, nhiều xưởng sản xuất bị xóa bỏ. Trước tình hình này Bộ Công an Việt Nam đã dự báo các tội phạm này sẽ sang các nước láng giềng như VIệt Nam, Lào và Campuchia để hoạt động.
Qua điều tra, trước năm 2018 nhóm tội phạm người Trung Quốc này đã nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa du lịch, trong đó có người đang mang án tù chung thân vẫn nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng giấy tờ giả. Ban đầu nhóm tội phạm này hoạt động tại Bình Định rồi chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó di chuyển lên Kon Tum để mở nhà xưởng sản xuất thì bị bắt.
Theo trung tướng Các, nhóm đối tượng này rất tinh vi và bí mật, chọn khu nhà xưởng tại khu vực hẻo lánh và chỉ duy nhất 1 đường độc đạo ra vào. Nhóm này không tin người Việt Nam mà chỉ tin người Việt gốc Hoa và chỉ được làm vị trí phiên dịch, mua bán các loại tiền chất ma túy. Đặc biệt không cho người Việt Nam “bén mảng” tới khu vực nhà xưởng sản xuất ma túy và chỉ hoạt động vào ban đêm.
Ngoài ra, Trung tướng Các còn cho biết các loại tiền chất ma túy mà nhóm tội phạm này sử dụng không nằm trong danh mục cấm nên được bán công khai. Do đó, Bộ Công an sẽ phối hợp với lực lượng chức năng nghiên cứu để hạn chế những trường hợp mua bán các chất này để sản xuất ma túy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-and-china-have-prosecuted-26-persons-involving-the-major-drug-production-ring-in-kon-tum-province-09272019082635.html
Công ty quân đội phá gần 600 ha rừng
Tin Vietnam.- Báo Trithucvn ngày 27 tháng 9 năm 2019 loan tin, Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố đối với bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng ban Cai quản rừng phòng hộ Ia Púch, để điều tra hành vi để gần 600 ha rừng phòng hộ bị phá trắng.Trước đó, vào giai đoạn năm 2008 đến 2013, công ty Bình Dương, thuộc Binh đoàn 15, bộ Quốc phòng CSVN đã phá gần 600 ha rừng phòng hộ Ia Púch, nằm dưới sự cai quản do bà Hương đứng đầu. Sau nhiều lần đấu tố nhau, cuối cùng đến tháng 11 năm 2015, ông Trần Văn Khanh, cấp bậc đại tá, giám đốc công ty Bình Dương, và Dương Công Tư, cấp bậc thượng uý, trợ lý phòng kế hoạch kinh doanh của công ty đã bị cơ quan điều tra hình sự bộ Quốc phòng bắt giam. Đến tháng 12 năm 2016, Toà án quân sự quân khu 5 đã tuyên phạt Khanh 6 năm tù, và Tư 3 năm tù về tội “Huỷ hoại rừng”.
Gần đây nhất, Thanh tra tỉnh Gia lai đã phát hiện ra rừng phòng hộ Ia Púch bị mất trắng thêm hơn 1,200 ha rừng từ lúc nào không hay. Trước đó, để hoàn thành hợp pháp việc xoá sổ toàn bộ những cánh rừng nguyên sinh, rừng giàu ở Gia Lai, nhà cầm quyền đã “biến” rừng giàu thành rừng nghèo. Rồi tiếp tụcchủ trương cho phép Gia Lai được chuyển 100,000 ha rừng nghèo thành đất trống để trồng cao su. Trong quá trình phá 100,000 ha “rừng nghèo” trên của các công ty nhà nước, thì các công ty này còn phá thêm những diện tích rừng khác.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cong-ty-quan-doi-pha-gan-600-ha-rung/
Đảng CS muốn
ngăn chặn ‘chạy chức’ trước hội nghị 11
Quy định về kiểm soát quyền lực vừa được Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng Trọng ký ban hành.Thời điểm ban hành quy định này trước Hội nghị Trung ương 11 (khóa XII) đặt ra câu hỏi về mục đích của nó, có phải để tiếp tục chỉnh đốn nội bộ.
Việt Nam: ‘Dấu hiệu suy thoái đã lên ở tầm cao’
Việt Nam chống được tham nhũng với thể chế này?
Quy định 205 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền nêu ra một loạt nội dung:
“Không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan;”
Quy định cũng nêu khá cụ thể về những biểu hiện của hành vi chạy chức, chạy quyền.
Đáng chú ý, trong những quy định này, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền thì bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành; cũng như áp dụng các biện pháp xử lý khác tùy theo hình thức kỷ luật.
‘Trí thức thực thụ không phản bội Việt Nam’
Từ vụ ông Truyền tới ‘nhân sự Đảng’
Các đại án Mobiphone/AVG, “Vũ Nhôm’ và chống tham nhũng ở VN
Muốn kiểm soát quyền lực
Vấn đề đặt ra là tại sao ý tưởng về kiểm soát quyền lực đã được đưa ra từ năm 2014, tức trước Đại hội XII, nhưng mãi tới nay, quy định này mới ra đời?
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 25/9, nêu ý kiến riêng rằng Hội nghị Trung ương 11 sắp tới sẽ đưa ra danh sách đầu tiên các Ủy viên Bộ chính trị. Bởi vậy, vấn đề kiểm soát quyền lực chắc chắn sẽ gắn chặt với hội nghị này.
“Tuy nhiên, tôi e rằng nó sẽ gắn chủ yếu với vấn đề thanh trừng phe phái nhiều hơn là để làm trong sạch Đảng,” ông Dũng nói.
TS. Phạm Chí Dũng lý giải ý kiến trên bằng việc trở lại với thời điểm trước Đại hội XII:
“Năm 2014, 2015 là thời gian xảy ra cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt giữa hai phe là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Trong đó, phe Nguyễn Phú Trọng muốn nắm vấn đề kiểm soát quyền lực để không để cho ông Nguyễn Tấn Dũng khuynh đảo vì lúc đó, thế của Nguyễn Tấn Dũng rất mạnh.
Đại hội XII kết thúc, ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại ra khỏi vũ đài chính trị, ông Trọng độc tôn. Vấn đề kiểm soát quyền lực không được đặt ra nữa, dẫu cho càng ngày vấn đề kiểm soát quyền lực càng trở nên cấp thiết hơn, bởi sự cát cứ của chính quyền các địa phương, rồi ở các bộ, ngành ngày càng nổi lên, nhất là trong năm 2017.
Như vậy, “việc đưa ra quy định kiểm soát quyền lực không phải là vì cái chung để làm cho Đảng tốt hơn lên, mà chỉ để phục vụ cho những ý đồ cá nhân, mục đích cá nhân và đạt được quyền lực cá nhân trong các cuộc đấu đá phe phái,” ông Dũng nói.
Tuy nhiên, GS Carl Thayer, Giáo sư danh sự của Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, thì nhận xét với BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử hôm 26/9 rằng:
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn thực hiện một cách nhất quán và có phương pháp chiến lược, nhằm xây dựng được một đội ngũ cán bộ nòng cốt không dính đến tham nhũng sau Đại hội đảng thứ XIII, dự kiến sẽ tổ chức vào quý 1 năm 2021.
Chẳng hạn, trước đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Quy định về những điều đảng viên không được làm. Quyết định 205 lần này được đưa ra cũng với mục tiêu hạn chế, nếu không nói là chấm dứt một thực tế khá phổ biến trong việc chạy chức, chạy quyền.”
“Việc làm trong sạch đội ngũ cán bộ trước đại hội đảng toàn quốc như hướng đi hiện nay của ông Trọng thực ra là thông lệ tại Việt Nam. Nhưng chiến dịch của Tổng bí thư Trọng lại kỹ lưỡng hơn, thể hiện qua số các văn bản, quy định nhằm điều chỉnh các tiêu chuẩn đạo đức, cũng như số lượng các quan chức bị kỷ luật thời gian qua’” GS Carl Thayer nói.
Ông cho biết tiếp:
“Hiện tôi chưa thấy có dữ liệu nào cho thấy, việc ban hành Quy định 205 là do các hành vi vi phạm gia tăng một cách bất thường thời gian gần đây hay không. Thời điểm ban hành Quy định có thể là do có những thiếu sót đã được xác định và đòi hỏi phải có biện pháp chấn chỉnh.”
Liệu có “đánh trống bỏ dùi”?
Những nội dung được đưa ra trong Quy định về kiểm soát quyền lực, như ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền hay gia đình trị… thực ra ít hay nhiều đều đã được nêu ra trong các quy định hay chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây. Quy định này cụ thể hơn một số chế tài. Nhưng hiệu quả sẽ tới đâu?
Nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang, cho BBC News Tiếng Việt biết hôm 25/9 rằng, ông không mấy lạc quan về hiệu quả của quy định mới này. Ông nói:
“Mỗi kỳ đại hội đảng là một kỳ rộn ràng chạy chức chạy quyền. Hiện tượng này đã trở nên quá phổ biến, không có mới là hiếm. Mãi đến giờ Đảng CSVN mới ra Quy định, theo tôi, như vậy là quá muộn, nên hiệu lực, nếu có, chắc chẳng được bao nhiêu.”
TS Phạm Chí Dũng cũng chia sẻ cùng quan điểm khi cho rằng: “Tôi e tính khả thi của Quy định này không cao, bởi một trong những nội dung Quy định là chống tích tụ tài sản quan chức. Nhưng vấn đề công khai tài sản lãnh đạo đã được nêu ra trong Quyết định 99 của Ban Bí thư hồi năm 2017, với khung hướng dẫn cụ thể về quy trình. Tuy nhiên, từ đó tới nay, quyết định này chết yểu.
Khi một quyết định như vậy thất bại, thì việc thực hiện quy định lần này sao có thể thành công, bởi không kiểm soát được tài sản cá nhân thì sao có thể kiểm soát được quyền lực? Cho nên, tôi cho rằng Quy định này cũng chỉ làm được một số việc ‘đầu voi đuôi chuột’mà thôi,” ông Dũng nhìn nhận.
Trả lời câu hỏi rằng, liệu những quy định mới này có đủ để kiểm soát quyền lực trong xã hội độc đảng như Việt Nam, GS Carl Thayer cho rằng, nhìn chung, nhà nước độc đảng thiếu một hệ thống độc lập để giám sát và cân bằng quyền lực.
“Việt Nam có nhiều cơ quan điều tra nội bộ, cũng như họ vẫn khuyến khích công dân viết đơn thư tố cáo. Tuy nhiên, cuối cùng, thì đảng vẫn nắm quyền kiểm soát và ỷ pháp trị quốc (tận dụng luật pháp để cai trị) hơn là hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Tóm lại, việc thực hiện các quyết định của đảng, cũng như các luật lệ và các quy định của nhà nước là một tiến trình chính trị.
Sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể để thay đổi văn hóa tổ chức của Việt Nam, từ việc phải hối lộ cấp trên để được thăng tiến, chuyển sang thăng tiến dựa trên thành tích.”
Chạy việc ở VN hóa ra cao quá ‘chuẩn thế giới’
Tết luôn là dịp ‘chạy chức chạy quyền’?
Phạm Nhật Vũ được đề nghị “tình tiết giảm nhẹ”
VN: Tham nhũng ‘tăng nhanh’ tính bằng triệu đô
Hội nghị Trung ương 11 sẽ có gì đáng chú ý?
Theo GS Carl Thayer, chương trình nghị sự Hội nghị BCH Trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 (khóa XII) sắp diễn ra có thể sẽ tập trung vào ít nhất ba chủ đề. Thứ nhất là tiếp tục các công tác chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc của đảng này lần thứ XIII, trong đó có việc chuẩn bị các văn kiện với các chính sách quan trọng và lựa chọn nhân sự; chống tham nhũng; và chính sách đối ngoại, gồm cả vấn đề Biển Đông, cũng như mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
TS Phạm Chí Dũng cho rằng, “cuộc đối đầu về quyền lực tại Hội nghị Trung ương 11 sắp tới sẽ rất gay gắt.”
Ông chứng minh điều này bằng cách viện dẫn việc các đơn thư tố cáo, các bài viết trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều gần đây, nhất là trong tháng Chín này.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, điểm khác biệt giữa thời tiền Đại hội XIII so với Đại hội XIII là ở chỗ, hiện nay ông Trọng không có đối thủ chính trị. Nhưng thay vào đó, ông phải đối mặt với tình trạng ‘sứ quân địa phương’ và cát cứ quyền lực nổi lên.
“Tuy không có đối thủ, nhưng ông phải đối mặt với việc nhiều quan chức đang nhắm vào thay thế ông ta, thậm chí sẽ hất đổ ông nếu có thể, đặc biệt dựa vào hau vấn đề sức khỏe và tuổi tác. Trước Đại hội XIII này, các nhóm quyền lực nổi lên đa dang và trải rộng nhiều hơn, ở nhiều khu vực, nhiều bộ ngành, giữa các nhóm lợi ích. Nên tôi cho đặc thù của thời kỳ tiền Đại hội XIII là đa trung tâm quyền lực,” ông Dũng nói.
tôi cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc đấu tranh quyền lực sẽ diễn ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 sắp tới này cả.Carl Thayer, Giáo sư danh dự – Học viện Quốc phòng Australia
Nhưng GS Carl Thayer lại cho rằng, sẽ không có cuộc đấu tranh quyền lực như vậy tại Hội nghị Trung ương 11 sắp tới. Ông nói:
“Đấu tranh quyền lực là một thuật ngữ gây nhiều tranh cãi, bởi nó không được minh định rõ ràng. Nếu đấu tranh quyền lực có nghĩa là một nỗ lực phối hợp của một phe trong đảng để đảo ngược vị thế chính trị hiện tại của Việt Nam dưới thời Tổng bí thư Trọng, thì tôi cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc đấu tranh quyền lực sẽ diễn ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 sắp tới này cả.”
Ông nói thêm: “Theo tôi, những gì chúng ta đã chứng kiến cho đến nay không phải là cuộc đấu tranh quyền lực mà là hành vi bình thường của con người, thúc đẩy bởi các cá nhân để có được nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn trong hệ thống chính trị. Có lẽ, hãy còn quá sớm để các liên minh hình thành nhằm hỗ trợ các nhà lãnh đạo cụ thể, trong quá trình lựa chọn lãnh đạo cho nhiệm kỳ tới cũng như để đấu với các phe khác.”
Thay vào đó, theo GS Carl Thayer, có một vấn đề lớn chưa được giải quyết là “liệu có tiếp tục hợp nhất chức danh Tổng Bí thư và chủ tịch nước như hiện nay, hay tách ra. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe của ông Trọng – người đang nắm cả hai vị trí này. Còn thì tôi nghĩ, rất ít khả năng sẽ có những thay đổi trong các chức vụ đứng đầu khác.”
Ông Thayer cũng đề cập đến khả năng, từ nay đến trước Đại hội XIII, có thể sẽ có những nhân vật được bầu vào Bộ Chính trị, bổ khuyết cho hai vị trí vẫn trống (thực ra là ba nếu bao gồm cả trường hợp ông Đinh Thế Huynh).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49852918
Phó thủ tướng CSVN luôn trân trọng và ghi nhớ
công ơn của Trung Cộng
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet loan tin, tối ngày 26 tháng 9 năm 2019, ông Vương Đình Huệ, phó thủ tướng CSVN, và lãnh đạo một số cơ quan cấp bộ, ngành, địa phương đã đến tham dự buổi lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Cộng, tổ chức tại Hà Nội.Buổi lễ do ông Hùng Ba, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Trung Cộng chủ trì. Dù Trung Cộng đã có những hành động gây hấn khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam, ngang ngược yêu cầu ngừng Việt Nam khai thác dầu khí tại đây, nhưng tại buổi lễ ông Huệ vẫn dùng những nhóm từ hoa mỹ để vuốt ve người “anh em” Trung Cộng của mình. Ông Huệ nói rằng, sự ra đời của nhà nước Trung Cộng mang ý nghĩa lịch sử trọng đại. Ông tin rằng Trung Cộng sẽ hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế để góp phần vào sự phát triển, thịnh vượng chung của thế giới.
Ông Huệ đánh giá cao những kết quả của hai đảng Cộng sản “anh em” đạt được trong thời gian qua. Ông còn khẳng định, nhà cầm quyền Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Cộng trong những năm cướp chính quyền Miền Nam Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN luôn coi trọng, và mong muốn cùng Trung Cộng thúc đẩy quan hệ giữa hai đảng cộng sản “anh em”.
Và cuối cùng, ông Huệ mới đề nghị hai đảng “anh em” thực hiện tốt nhận thức chung, kiểm soát tốt bất đồng các vấn đề trên biển.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/pho-thu-tuong-csvn-luon-tran-trong-va-ghi-nho-cong-on-cua-trung-cong/
Phái đoàn Việt Nam thăm Châu Âu
thúc giục việc thông qua EVFTA
Truyền thông trong nước vào ngày 27 tháng 9 loan tin một đoàn đại biểu cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam đang có mặt tại Châu Âu tham gia Diễn đàn Kết nối Âu-Á do Ủy Ban Châu Âu (EC) tổ chức.Phái đoàn do ông Nguyễn Văn Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thứ trung ương đảng, Trưởng ban kinh tế trung ương dẫn đầu. Trong thời gian ở Châu Âu, đoàn đã có những cuộc làm việc với Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu Dimitrios Papadimoulis; Ủy viên Thương Mại của EU Cecilia Malmstrom; Chủ tịch Ủy ban Thương Mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu Bernd Lange.
Tin cho biết ông Nguyễn Văn Bình đề nghị hai phía thúc đẩy tiến trình Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA cũng như Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).
Một phái đoàn khác của Việt Nam từ ngày 24 đến 26 tháng 9 do Ông Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đến thăm Đức.
Trong cuộc gặp với phía Đức, Việt Nam cho rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa Berlin và Hà Nội đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Vào tháng 9 năm 2017, sau khi xảy ra vụ cựu quan chức dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam sang Berlin bắt cóc đưa về Hà Nội, chính phủ Đức tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với phía Việt Nam.
Vụ việc này bị phía Đức tố cáo như là một hành động như trong phim gián điệp thời Chiến tranh Lạnh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-delegation-to-eu-09272019093327.html
Kêu gọi Nghị viện Châu Âu
đặt nhân quyền trước tự do mậu dịch với VN
Một thư ngỏ đề ngày 25 tháng 9 gửi cho Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, Chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị viện Châu Âu cùng các nghị viên Châu Âu kêu gọi hoãn xem xét việc phê chuẩn hiệp đinh mậu dịch tự do với Việt Nam.Thư ngỏ được ký bởi các tổ chức dân sự xã hội và đảng phái độc lập cả trong và ngoài nước gồm những tổ chức như Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Bầu Bí Tương Thân, Đảng Việt Tân…
Nội dung thư nêu rõ hiệp định mậu dịch tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là một thỏa ước thương mại tự do tham vọng nhất tính đến lúc này; và điều thiết yếu là hiệp định phải cổ xúy cho các giá trị nhân quyền của EU thông qua mậu dịch.
Tuy nhiên cho đến nay, những hứa hẹn từ phía Việt Nam trong lĩnh vực này chỉ là lời hứa suông. Sau khi đàm phán dự thảo của hiệp định vào năm 2016, chính phủ Hà Nội tiến hành chiến dịch kiên trì đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, các nhà báo công dân, và những nhà hoạt động vì môi trường.
Hệ thống luật lệ, tòa án và pháp lý được sử dụng để hình sự hóa việc thực thi một cách ôn hòa các quyền được quốc tế bảo vệ; cũng như khước từ quyền được xét xử công bằng và tiếp cận việc chữa trị bệnh hiệu quả.
Những quyền mà chính phủ Hà Nội hình sự hóa gồm quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, lập hội, quyền tham gia vào hoạt động công và quyền tham gia các tổ chức cổ xúy cho quyền con người.
Nạn nhân trở thành đối tượng của tình trạng giam giữ tùy tiện và những sự tàn độc khác.
Chính phủ Việt Nam thay vì xây dựng niềm tin cho những cam kết nhân quyền, lại gia tăng đàn áp, và tiếp tục vi phạm các chuẩn mực cùng luật pháp quốc tế mà Hà Nội phê chuẩn.
Luật An Ninh Mạng đe dọa quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư của người sử dụng mạng toàn cầu. Luật này hình sự hóa việc chia sẻ thông tin về các vấn đề xã hội; cho phép biện pháp kiểm duyệt Internet trái với yêu cầu minh bạch và quyền lợi của những nhà đầu tư Châu Âu vào Việt Nam.
Những tổ chức và đảng phái độc lập gửi thư ngỏ yêu cầu EU chỉ mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam khi chính phủ Hà Nội đáp ứng được những chuẩn mực nhân quyền đề ra trong thư của 32 nghị viên Châu Âu ngày 17 tháng 9 năm ngoái trong đó có việc loại bỏ những điều khoản trong luật hình sự trực tiếp vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Tiếp đến là phải tuân thủ những nguyên tắc lao động mà Hà Nội đề nghị phê chuẩn, đặc biệt các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế gồm công ước 87 về quyền tổ chức, công ước 98 về quyền thương lượng tập thể, và công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Điểm thứ ba là phải thực thi những khuyến nghị do các cơ quan giám sát của Liên hiệp quốc đưa ra.
EVFTA được ký vào ngày 30 tháng 6 vừa qua; tuy nhiên hiệp định này cần phải được nghị viện Liên Minh Châu Âu và quốc hội Việt Nam phê chuẩn mới có hiệu lực thi hành.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/open-letter-to-the-european-parliament-human-rights-before-free-trade-with-vn-09272019092541.html
Samsung từ chối mở thêm nhà máy ở Việt Nam
Công ty Điện tử Samsung của Nam Hàn hôm 27/9 cho biết hãng này không có kế hoạch mở thêm nhà máy ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.Reuters loan tin cùng ngày, cho biết thông tin trên được Công ty Samsung khẳng định sau khi một quan chức giấu tên ở tỉnh Hòa Bình nói rằng Samsung đang tìm thuê một khu đất khoảng 500-1000 hecta ở tỉnh để xây nhà máy.
Trong email gửi hãng tin Reuters, Tập đoàn Samsung nói rõ ‘Samsung Việt Nam bác bỏ tin đồn xây dựng nhà máy mới ở Hòa Bình’ và khẳng định chưa có thảo luận gì với lãnh đạo địa phương tỉnh Hòa Bình.
Trước đó, cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình đăng thông tin Tập đoàn Samsung bày tỏ hy vọng được đầu tư vào tỉnh này để xây dựng dây chuyền sản xuất phụ kiện điện thoại với diện tích 1300 hecta.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình cho biết lãnh đạo tỉnh đã có buổi làm việc với Tập đoàn Samsung và ông chủ tịch tỉnh Bùi Văn Khánh đã chấp thuận đề nghị nêu trên.
Tập đoàn Samsung là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với 8 nhà máy và một trung tâm nghiên cứu phát triển.
Samsung đã đầu tư hơn 17,3 tỷ USD vào Việt Nam, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu của chính phủ, Việt Nam xuất khẩu điện thoại và linh kiện điển tử chủ yếu được sản xuất tại Công ty Samsung.
Tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Việt Nam trong 8 tháng đầu 2019 tăng 5,6% so với năm 2018, đạt 33,39 tỷ USD.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/samsung-denies-its-plans-new-plant-in-northern-vietnam-09272019084627.html
VN là lựa chọn hàng đầu
thay thế TQ về sản xuất đồ điện tử?
Từ đất nước lâu nay thu hút đầu tư vào ngành chế tạo xuất khẩu nhờ lao động giá rẻ, Việt Nam đang chuyển sang làm hàng hóa có giá trị cao hơn.Các nhà phân tích cho biết đầu tư vào các nhà máy sản xuất điện thoại, máy tính và phụ kiện như tai nghe đang đưa Việt Nam tiến lên cao hơn trong chuỗi giá trị. Xuất khẩu điện thoại, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hàng đầu, đạt tổng cộng 45,1 tỷ đô la trong năm 2017, còn máy tính cộng với các mặt hàng điện tử khác chiếm vị trí thứ 3 sau hàng dệt may ở mức 25,9 tỷ đô la.
Tổng kim ngạch hàng điện tử là danh mục xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, theo hãng tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates. Còn nhà nghiên cứu thị trường châu Á-Thái Bình Dương thuộc hãng IHS Markit, ông Rajiv Biswas, nhận xét: “Đã có sự dịch chuyển sang gia tăng giá trị cao hơn trong ngành điện tử”.
Chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng 50% mức chủ sử dụng lao động phải trả ở Trung Quốc, hãng Dezan Shira & Associates cho hay. Lợi thế đó đã giúp Việt Nam biến chuyển từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá vào những năm 1970 thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á hiện nay.
Các nhà phân tích ở Việt Nam cho biết các trường đại học và các chương trình đào tạo của các công ty đã nâng cao kỹ năng của công nhân Việt Nam để họ có thể chế tạo các bộ phận cho thiết bị điện tử cũng như lắp ráp hàng hóa thành phẩm. Trung Quốc lâu nay vẫn dẫn đầu về đào tạo lực lượng lao động.
Giờ đây, Việt Nam “rõ ràng là một lựa chọn hàng đầu để thay thế” trong ngành điện tử, ông Biswas nói, đặc biệt là khi Trung Quốc mất đi tính cạnh tranh do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
“Điều tôi bắt đầu thấy là sự chuyên môn hóa giữa các quốc gia khác nhau trong các ngành cụ thể, và tôi nghĩ rằng Việt Nam hiện đã được công nhận rộng rãi là một trung tâm sản xuất đồ điện tử, và tôi hình dung rằng trong những năm tới Việt Nam sẽ tiếp tục dồn sức cho ngành này để các công ty trong nước có thể tham gia ngày càng nhiều hơn”, ông Maxfield Brown, chuyên viên kỳ cựu của hãng Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh, nói.
Hãng LG có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất điện thoại thông minh đến thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam, hãng tin Hàn Quốc Hankyoreh cho biết hồi tháng 4.
Hãng điện tử khổng lồ này sẽ theo chân Samsung Electronics, là tập đoàn đã đổ hơn 17 tỷ đô la vào các nhà máy và hoạt động nghiên cứu phát triển (R & D) ở Việt Nam. Samsung cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích các hãng nước ngoài đầu tư mở nhà máy bằng cách cải thiện khung pháp lý, cơ sở hạ tầng và phát triển lực lượng lao động “chất lượng”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết trên trang web của họ.
Việt Nam giờ không còn ưu đãi cho các nhà sản xuất ở cấp độ thấp, một dấu hiệu cho thấy họ ưu tiên hơn cho các nhà sản xuất có giá trị cao hơn, ông Frederick Burke, cổ đông chiến lược của công ty luật Baker McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/vn-la-lua-chon-hang-dau-thay-tq-ve-san-xuat-dien-tu/5101076.html
Việt Nam – Hoa Kỳ tham vấn quốc phòng
Vào ngày 27 tháng 9, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc tiếp đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Krintenbrink và đoàn Cục Kế hoạch Chiến lược & Hoạch định Chính Sách Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ nhân dịp đoàn sang dự Tham vấn quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.Thông tấn xã Việt Nam loan tin, Thiếu tướng Stephen Sklenka, Cục trưởng Cục Kế hoạch Chiến lược & Hoạch định Chính sách Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ tại cuộc gặp đã thông báo kết quả của buổi làm việc giữa đoàn Hoa Kỳ với Cục Đối ngoại, Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh của Việt Nam bày tỏ mong muốn hai phía tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh các kế hoạch hợp tác trong tương lai; đặc biệt trong các lĩnh vực hàng hải, an ninh biển; khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần xây dựng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày cảng ổn định, hòa bình và phát triển.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink cho rằng hợp tác an ninh – quốc phòng giữa Washington và Hà Nội là một điểm sáng trong quan hệ song phương Mỹ – Việt.
Cũng tin liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ David Hale trong ngày 26/9 có cuộc gặp tại New York. Nhân dịp này ông Phạm Bình Minh bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hai nước, nhất là kỷ niệm 25 năm Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ sẽ diễn ra vào năm 2020.
Về phía Hoa Kỳ, Thứ trưởng David Hale khẳng định cam kết của Mỹ đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đồng thời ông cũng nhấn mạnh Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ, tự do, an ninh an toàn hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-us-conduct-national-defence-consultation-09272019083522.html
Chuyện ‘chuyên cơ’ của ‘chị Ngân xinh’
Thiên Hạ LuậnTrân Văn
Tuần này, “nhục” có lẽ là một trong vài từ được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Việc dùng từ “nhục” trở thành phổ biến sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn loan báo, một người từng tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái đã ra đầu thú để được hồi hương, một mới bị bắt vì cư trú trái phép. Chuyện chưa ngừng ở đó vì còn tới bảy người đi theo bà Ngân sang thăm Nam Hàn rồi ở lại, không chịu về và nay đang chui lủi ở đâu đó trên lãnh thổ Nam Hàn…
Việt Nam vốn đã nổi tiếng ở nhiều xứ vì mại dâm, trộm cắp, buôn lậu, chuyển ngân lậu, vận chuyển – tiêu thụ hàng gian, nhập cảnh – cư trú bất hợp pháp. Trước kia, những vụ tai tiếng bên ngoài biên giới làm méo mó thể diện quốc gia chủ yếu là từ thường dân, tiếp viên hàng không, phi công, rồi đến viên chức ngoại giao (buôn lậu sừng tê ở Nam Phi), kể cả đại sứ (bị Đức tạm giữ vì nghi chuyển ngân lậu). Gần đây, những vụ tai tiếng dính líu cả đến Ủy viên Bộ chính trị giữ vai trò lãnh đạo quốc gia!
Sau một Tô Lâm dùng danh nghĩa Bộ trưởng Công an đi thăm hỏi thiên hạ để thực hiện kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nay có thêm Chủ tịch Quốc hội dính líu đến… buôn người! Cần lưu ý rằng,
trong mắt thiên hạ, sắp đặt để ai đó có thể nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp, tổ chức vận chuyển qua biên giới để hoàn thành kế hoạch cư trú trái phép ở quốc gia nào đó đều bị xem là… buôn người. Nếu không cố ý, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các cơ quan hữu trách cũng vô tình tiếp tay cho… buôn người!
Chuyện lợi dụng chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để buôn người xảy ra cách nay chín tháng nhưng cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền xem là bình thường nên không làm gì cả. Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam chỉ xác nhận sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn phanh phui vụ buôn người này. Đó là lý do thứ nhất làm công chúng thấy… nhục. Lý do thứ hai khiến công chúng thấy… nhục vì giới hữu trách biện bạch là bị những kẻ… đi nhờ chuyên cơ lợi dụng!
***
Cứ như vài người có dịp tháp tùng nguyên thủ Việt Nam đi công tác ở ngoại quốc kể lại những gì họ biết về… chuyên cơ thì hóa ra, chuyên cơ đã bị lợi dụng từ lâu! Một người trong số này là Minh Duc Le (cựu phóng viên) – từng có cơ hội theo chuyên cơ đưa nguyên thủ đi thăm Pháp, Mỹ hồi 2007, thuật lại, chiếc Boeing 777 được chuyển hóa thành chuyên cơ rộng thênh thang. Lãnh đạo cao cấp và các tùy tùng chính thức chỉ dùng khoang phía trước.Khoang phía sau dành cho đủ mọi thành phần: Nhân viên phục vụ, nhà báo, doanh nhân và cả những người không ai biết họ làm gì… Có một người dùng máy ảnh, liên tục chụp tất cả những doanh nhân ở quanh nguyên thủ, sau đó gạ bán những tấm ảnh này cho các doanh nhân ấy với giá trên trời. Minh Duc Le hỏi thăm mới biết, nhân vật vừa kể kiếm sống bằng việc mua chỗ trên chuyên cơ, theo sát các nguyên thủ và doanh nhân để chụp ảnh rồi… kinh doanh những hình ảnh ấy.
Mihh Duc Le kể thêm, bởi Boeing 777 rộng, người lại không đông nên ông và các đồng nghiệp bắt chước những người khác bày rượu ra uống, lấy thuốc ra hút, kể cả hút thuốc… lào. Những người có kinh nghiệm tháp tùng nguyên thủ đi công tác ở ngoại quốc bằng chuyên cơ tỏ ra tiếc cho Minh Duc Le khi ông chỉ mang một khoản tiền vừa đủ xài. Họ khuyên rằng lần sau phải mang nhiều hơn để mua hàng hóa mang về bán lại vì không bị hải quan gây khó…
Đó cũng là lý do khi chuyên cơ đáp xuống phi trường Nội Bài. Dù là theo nguyên thủ đi công tác ngoại quốc nhưng Minh Duc Le phải chờ cả tiếng mới thấy va li của mình, trước đó trên băng chuyền chỉ thấy hết kiện này tới thùng kia của các thành viên khác trong đoàn. Một phi công của Vietnam Airlines (VNA) từng kể với Minh Duc Le, Văn phòng chính phủ ký hợp đồng thuê trọn gói phi cơ của VNA sau đó toàn quyền quyết định về hành khách. Ai đi theo cũng được nhưng phải trả tiền (1).
Minh Duc Le bảo rằng, đó là lý do ông không cảm thấy lạ khi có chín người theo chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội trốn sang Nam Hàn. Đáng chú ý là có vài người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam cũng khẳng định họ không cảm thấy lạ như Minh Duc Le. Chẳng hạn bà Mạc Việt Hồng – một người làm báo Việt ngữ ở Ba Lan. Bà Hồng khẳng định, nhiều năm nay, phần lớn các đoàn từ Việt Nam sang châu Âu đều có người “đi kèm” và những người “đi kèm” đó đều ở lại.
Bà Hồng cho biết, những đoàn đi “hát hò” thì kèm vài người mẫu, người quản lý hay giữ chức vụ ất ơ nào đó và những người này tách đoàn ở lại. Các đoàn đi công tác, đi dự hội nghị, đi triển lãm… abc cũng vậy. Hồi ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội dẫn một đoàn sang thăm Ba Lan, trong đoàn cũng có một số người ở lại. Theo bà Hồng, lý do rất đơn giản, giá đưa một người qua Ba Lan từ 15.000 đến 20.000 Euros. “Kèm” được năm người là đã có thể kiếm một khoản to tướng!
Bà Hồng giải thích, du lịch dẫu đã dễ hơn trước nhưng không phải với ai cũng dễ, chẳng hạn còn quá trẻ, không có việc làm ổn định, thiếu những điều kiện khác nữa để được Đại sứ quán Ba Lan cấp visa du lịch. Cho nên “phù phép” rồi ghép vào các đoàn dễ hơn nhiều. Bà Hồng nhấn mạnh, nhiều người “đi kèm” bây giờ vẫn đang ở bên này. Chỉ không rõ do quản lý nhập cư kém hay vì nhân đạo mà không thấy châu Âu họ nói gì. Đi nhờ chuyên cơ sang Nam Hàn trở thành rùm beng chỉ vì báo đăng thôi (2)!
Ông Quốc Quân Trần – một người Việt khác cũng sinh sống tại Ba Lan – đề cập tới một khía cạnh khác của chuyên cơ. Vì thường xuyên tiếp xúc với nhiều doanh nhân đi theo các đoàn đại biểu cao cấp của đảng và nhà nước ra thăm nước ngoài để… xúc tiến thương mại, ông Quân tổng kết, tiếng là “xúc tiến thương mại” nhưng “đám doanh nhân đi theo các đoàn chỉ xúc tiến quan hệ với quan chức” cho nên “đám phụ trách việc tổ chức tranh thủ quan hệ ngược với đám doanh nhân để thủ lợi”.
Đó là lý do đoàn đại biểu càng cao cấp thì càng có nhiều doanh nhân hào hứng đi theo. Do “ghế ít, đít nhiều nên lúc nào cũng thiếu chỗ”. Ông Quân nhận xét, bởi bà Ngân dẫn một đoàn đại biểu tuy cũng cao cấp nhưng là cấp cao của… quốc hội nên “bọn doanh nhân không… thèm” thành ra thừa chỗ.
“Bọn” tổ chức phải kiếm thêm “bọn lởm khởm” muốn tiết kiệm tiền chạy visa và tiền vé máy bay, chỉ chi ít đồng cho “bọn” tổ chức là xong nên mới có chuyện chín thành viên theo đoàn đại biểu cao cấp của quốc hội bỏ trốn.
Quốc Quân Trần nhìn nhận, scandal đi nhờ chuyên cơ để trốn khỏi Việt Nam, cư trú bất hợp pháp tại Nam Hàn đúng là… nhục! Tuy nhiên ông tình nguyện làm… AQ để… “minh oan cho chị Ngân xinh”. Theo ông, “chị Ngân xinh” chả biết gì đâu! Tất cả chỉ vì bọn thuộc cấp tham lam. Kẹt ở chỗ “chị Ngân xinh” là Trưởng đoàn nên “chị Ngân xinh” vẫn phải chịu trách nhiệm vì lâu la làm bậy. Ông Quân đề nghị “chị Ngân xinh” nên “Tiu chết mẹ chúng nó đi!” (3).
Scandal chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho chín người… đi nhờ để “trốn khỏi tổ quốc” còn đặt ra một vấn đề khác: Tại sao nguyên thủ của nhiều quốc gia giàu mạnh hơn Việt Nam luôn sẵn sàng đi lại bằng các chuyến bay thương mại còn nguyên thủ Việt Nam chỉ đi lại bằng… chuyên cơ? Truong Huy San khuyên rằng, muốn thiên hạ nể phục, lãnh đạo một quốc gia chuyên đi vay nên tiết kiệm. Về khía cạnh an ninh, quý vị vốn đã không phải sợ dân, còn kẻ thù thì cứ yên tâm vì chúng chỉ muốn thả sâm (4).
Truong Huy San kể thêm, “đoàn doanh nhân” tháp tùng bà Ngân thăm Nam Hàn năm ngoái là kết quả phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Bộ Kế hoạch – Đầu tư (MPI), sau đó, MPI ký hợp đồng giao lại cho Viettravel nhiệm vụ “tổ chức đoàn”. MPI cũng là nơi đảm nhận vai trò tổ chức các “đoàn doanh nhân” tháp tùng Thủ tướng. Ông San nghĩ rằng, MPI chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ chính là làm chính sách thay vì tham gia làm “tour” cho doanh nghiệp, dù đó là tour tháp tùng nguyên thủ.
***
Nhắc đến bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện bà đã vài lần dạy toàn dân tự vấn: Đã làm gì cho tổ quốc hay chưa? Câu chuyện chuyên cơ của bà cho chín người đi nhờ để “trốn khỏi tổ quốc” tô đậm thảm trạng, bất kể rủi ro trùng trùng, cực nhục khó mà tả xiết, nhiều người Việt vẫn tìm đủ mọi cách thoát khỏi Việt Nam hòng có cơ hội nuôi thân, nuôi gia đình! Liệu bà Ngân và các đồng chí của bà có bao giờ tự vấn: Đã làm gì để tổ quốc, dân tộc đến nông nỗi này?Chú thích
(1) https://www.facebook.com/minhduc.le.1840/posts/1195491543967426
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2321146137994583&set=a.107806509328568&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/quocquan.tran.79069323/posts/221782062120426
(4) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2336813139687187
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-co-han-quoc-nguyen-thi-kim-ngan/5101188.html
0 comments