Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/09/2019

Sunday, September 22, 2019 6:33:00 PM // ,


Tin khắp nơi – 22/09/2019

Họp LHQ: Dịp cho Tổng thống Donald Trump ‘tỏa sáng’


Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ là một trong những trung tâm điểm tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York tuần sau.



Ông Trump sẽ có bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc vào thứ Ba, ca ngợi các thành tích của ông.

Vào hôm thứ Hai, ông Trump sẽ bỏ không dự hội nghị về thay đổi khí hậu do tổng thư ký LHQ tổ chức.

Tại LHQ, tổng thống Trump sẽ gặp nhiều lãnh đạo nước ngoài. Nhưng theo lịch đến giờ, Thủ tướng Anh Boris Johnson là khách duy nhất trong EU sẽ gặp ông Trump.

Vào thứ Tư, sự quan tâm sẽ tập trung cho cuộc gặp của ông Trump với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Vào lúc này đang có tranh cãi vì cáo buộc ông Trump tìm cách thuyết phục Ukraine điều tra Joe Biden, có thể sẽ là ứng viên tranh cử tổng thống cho đảng Dân chủ năm 2020.

Một số lãnh đạo vắng mặt, trong đó có ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đang gặp khó khăn trong nước, không tới New York.

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, bị ông Trump không công nhận, được cho là cũng sẽ vắng mặt.

Cho tới gần đây, người ta tưởng rằng ông Trump sẽ gặp tổng thống Iran Hassan Rouhani.

Nhưng cuộc tấn công ngày 14/9 vào các cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia, mà Mỹ và Saudi đổ tội cho Iran, đã dập tắt triển vọng gặp nhau.

Mâu thuẫn với Iran

Dự kiến tại LHQ, quan chức Mỹ sẽ công bố cái mà họ gọi là bằng chứng về cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran.

Iran đã bác bỏ mọi cáo buộc.

Nhật Bản và Hàn Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao, theo sau cãi vã liên quan quá khứ chiến tranh của Nhật.

Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Moon Jae-in sẽ không gặp nhau tại New York.

Liệu ông Donald Trump có thể thuyết phục họ tham gia một cuộc gặp ba bên, là điều chưa rõ ràng.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin dự kiến sẽ gặp quan chức Trung Quốc bên lề hội nghị.

Nhưng cũng có trông chờ ông Trump sẽ lên tiếng về các vấn đề mà Trung Quốc xem là cấm kỵ, gồm biểu tình đang diễn ra tại Hong Kong.

Năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Ông Trump sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh về vấn đề này hôm thứ Hai.




Nguy cơ không đạt thỏa thuận với TQ,


 ông Trump chuẩn bị trả đòn


Vào lúc diễn ra đàm phán thương mại Mỹ-Trung, báo chí cho đăng tải các bài viết hé lộ, ông Trump có thể đang chuẩn bị làm leo thang tình hình nếu không đạt thỏa thuận với Bắc Kinh.

Hãng thông tấn Fox trích dẫn một báo cáo của Michael Pillsbury, người được chính Tổng thống Trump mô tả là “tác gia hàng đầu về Trung Quốc” cho biết, lãnh đạo Nhà Trắng tin tới tận thời điểm này, ông vẫn đang kiềm chế về mức thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc.

Nguy cơ không đạt thỏa thuận với TQ, ông Trump chuẩn bị trả đòn

“Liệu Tổng thống (Trump) có các tùy chọn làm leo thang thương chiến hay không? Câu trả lời là có và hàng rào thuế quan có thể được nâng cao hơn, từ 50% – 100%”, ông Pillsbury nhấn mạnh. Theo chuyên gia này, nguy cơ về “một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện” thực sự hiện hữu.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngày 19/9 xác nhận, các cuộc thương lượng giữa Washington và Bắc Kinh đang tiếp diễn. Hai bên sẽ nối lại đàm phán trong ngày hôm nay, 20/9. Vòng đàm phán cấp cao thứ 13 dự kiến được tổ chức tại thủ đô Washington, Mỹ vào tháng sau.

Tuần trước, ông Trump từng tuyên bố, việc đạt thỏa thuận sẽ không xảy ra nếu đó không phải là một thỏa thuận “tốt và công bằng” đối với Mỹ.

“Chúng ta không thể quay lại tình trạng Mỹ bị mất hàng trăm tỷ USD cho Trung Quốc như phổ biến trước kia. Sẽ không để điều đó xảy ra”, lãnh đạo Nhà Trắng quả quyết trước đám đông có mặt tại một buổi mít tinh ở bang Bắc Carolina.

Để bày tỏ thiện chí, ông Trump mới đây đã quyết định trì hoãn triển khai đợt tăng thuế nhập khẩu mới nhắm vào lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá tổng cộng 250 tỷ USD, vốn đáng lẽ được thực hiện từ ngày 1/10 như kế hoạch ban đầu. Quyết định trì hoãn 2 tuần này nhằm tránh dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Việc tăng thuế sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 15/10.

Động thái tiếp sau một đợt giáng đòn thuế mới của cả hai bên đối với các mặt hàng của phía bên kia hồi đầu tháng 9. Chính quyền ông Trump đã cho áp thuế 15% đối với một loạt hàng hóa xuất xứ Trung Quốc, một quyết định đã vấp phải đòn trả đũa tương tự từ Bắc Kinh.

Trung Quốc sau đó cũng làm đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đòi tổ chức này hỗ trợ “tham vấn” với Mỹ nhằm giảm bớt hoặc chấm dứt việc tăng thuế nhập khẩu.

Hai nước từng gần đạt được một thỏa thuận thương mại hồi mùa xuân năm nay. Tuy nhiên, Trung Quốc rốt cuộc quyết định không dấn tới vì một số đòi hỏi của Mỹ. Kể từ đó, gần như không có tiến triển gì trong việc giúp hai bên đạt một thỏa thuận toàn diện, nhằm chấm dứt thương chiến đang gây tổn hại không chỉ cho Mỹ và Trung Quốc mà cả phần còn lại của thế giới.




Cố vấn của ông Trump đưa ra các mối đe dọa


 làm trầm trọng thêm


cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc


Theo South China Morning Post, Michael Pillsbury, một trong những cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Trung Quốc, cho biết, ông Trump “có thể tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 50% hoặc 100%”  và Mỹ chuẩn bị tăng áp lực lên Trung Quốc nếu thỏa thuận thương mại không được ký kết sớm.

Michael Pillsbury cho biết trong một cuộc phỏng vấn với South China Morning Post tại Hồng Kông (Trung Quốc) hôm thứ Năm (19/9) rằng, ông Trump đã  hạn chế đáng kể sức ép trong lĩnh vực thương mại đối với Trung Quốc.

“Tổng thống có quyền lựa chọn leo thang chiến tranh thương mại không? Có, thuế quan có thể được nâng lên cao hơn. Hiện nay đang là những mức thuế ở mức thấp và nó có thể lên tới 50% hoặc 100%”,

Pillsbury nói, và thêm rằng, những người chỉ trích nhà lãnh đạo Mỹ đã sai khi cho rằng Tổng thống chỉ là một “kẻ lừa đảo” khi ông đe dọa một cuộc chiến thương mại toàn diện.

“Có những sự chọn lựa khác liên quan đến thị trường tài chính, cả Phố Wall, bạn biết đấy, Tổng thống có toàn bộ các lựa chọn”, ông nói.

Bất chấp những phát biểu trên, Pillsbury cho biết, ông Trump sẽ không tìm cách làm “tê liệt” thương mại Mỹ – Trung, thay vào đó, lãnh đạo Mỹ muốn “tăng cường trao đổi thương mại để khắc phục thâm hụt”.

Michael Pillsbury đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Học viện Hudson, Washington D.C.

Trong đội ngũ cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, Michael Pillsbury dường như là người được Tổng thống Mỹ Donald Trump tín nhiệm nhất khi cần lời khuyên hoặc các đề xuất đối phó với Trung Quốc.

Vào cuối tháng 9/2018, tổng thống Mỹ tại một cuộc họp báo ở New York đã gọi Pillsberry là “chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc”.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ South China Morning Post, Pillsbury cũng tự nhận rằng, ông là cố vấn quan trọng nhất về Trung Quốc của Tổng thống Mỹ.

Vào năm 2015, Michael Pillsbury đã xuất bản cuốn sách “Cuộc chạy đua 100 năm – Chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm soán ngôi Mỹ trở thành siêu cường thế giới”, cuốn sách được xem là một trong những nguyên nhân tác động đến chính sách cứng rắn hiện nay của Washington đối với Bắc Kinh.

Cuốn sách và những phát biểu trên phương tiện truyền thông của Michael Pillsbury cho thấy rõ rằng các quan điểm cứng rắn về Bắc Kinh tiếp tục chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ và do đó, Washington đã luôn trong trạng thái mong muốn đối đầu, không đối thoại với Bắc Kinh.

Việc thiếu kết quả thực sự trong các cuộc đàm phán thương mại đã diễn ra kể từ tháng 5/2018 giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phần nào chứng minh được điều đó.

Trước giờ G bầu cử Mỹ: Tổng thống Trump muốn

 phá rào cản quân sự với đồng minh châu Á

Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiến hành các cuộc đàm phán tại Seoul vào tuần tới về việc chia sẻ chi phí du trì sự hiện diện quân đội Mỹ tại nước này.
Hãng tin Yonhap dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết hôm thứ Sáu.
Seoul và Washington có thể sẽ tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về việc trú đóng của Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc (USFK), khoảng 28.500 người vào thứ ba và thứ tư tuần tới, nguồn tin trên nói với hãng thông tấn Yonhap với điều kiện giấu tên.
Nhà ngoại giao James DeHart của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ dẫn đầu phái đoàn nước này, nguồn tin này cho hay.
Hàn Quốc vẫn đang tiến hành các thủ tục nội bộ để chọn nhà đàm phán trưởng cho các cuộc đàm phán sắp tới, các quan chức Seoul cho biết. Nhưng Jeong Eun-bo, một cựu quan chức cấp cao của bộ tài chính, đã được đề cập là ứng cử viên có khả năng nhất.
Tháng 2 năm nay Mỹ và Hàn Quốc đã kí Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA) về chia sẻ chi phí quốc phòng. Thỏa thuận này chỉ có hiệu lực cho tới cuối năm nay.
Các cuộc đàm phán về SMA mới được dự báo sẽ là một trận chiến khó khăn, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như đang gây áp lực lên đồng minh châu Á quan trọng của mình nhằm tăng cường đóng góp tài chính cho USFK, đặc biệt là trước chiến dịch tái tranh cử toàn diện của ông.
Hai đồng minh này cũng có thể phải đối mặt với một loạt các vấn đề gây tranh cãi, bao gồm số tiền thanh toán của Seoul, thời hạn của thỏa thuận SMA mới và các vấn đề cụ thể khác mà thỏa thuận chia sẻ chi phí này chi trả.
Theo bản thỏa thuận SMA lần thứ 10 cho năm nay, Seoul đã đồng ý trả 1,04 nghìn tỷ won (873 triệu USD), tăng 8,2% so với năm trước.
Từ năm 1991, Seoul đã chi trả một phần chi phí theo SMA – cho những người dân thường Hàn Quốc được USFK thuê, cho hoạt động xây dựng các cơ sở quân sự để duy trì sự sẵn sàng của đồng minh và một số hình thức hỗ trợ khác.
http://biendong.net/diem-tin/30525-truoc-gio-g-bau-cu-my-tong-thong-trump-muon-pha-rao-can-quan-su-voi-dong-minh-chau-a.html

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi bác bỏ

yêu cầu hồi hương người Uighur của TQ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 22/9 kêu gọi tất cả các nước chống lại yêu cầu của Trung Quốc, đòi hồi hương người thiểu số Uighur, theo Reuters.
Ông Pompeo được trích lời nói thêm rằng chiến dịch của Bắc Kinh ở vùng Tân Cương ở miền tây Trung Quốc là một “nỗ lực nhằm xóa sổ chính công dân nước mình”.
Các chuyên gia Liên Hợp Quốc và các nhà hoạt động nói rằng ít nhất 1 triệu người Uighur và các thành viên của những nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị giam giữ trong các trại ở vùng Tân Cương hẻo lánh.
XEM THÊM:
Tin tặc TQ theo dõi người Uighur ở nhiều nước?
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước chống lại yêu cầu đòi hồi hương người Uighur của Trung Quốc”, ông Pompeo nói.
Lời kêu gọi của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra sau cuộc gặp ở New York với ngoại trưởng năm quốc gia Trung Á gồm Turkmenistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan và Tajikistan.
Cuộc gặp diễn ra trước cuộc họp của Đại Hội đồng LHQ trong tuần này, và theo Reuters, dự kiến, Washington sẽ đương đầu với Trung Quốc về vấn đề này.
Tin cho hay, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan sẽ chủ trì một sự kiện về “cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Tân Cương” vào ngày 24/9.
https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-m%E1%BB%B9-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-h%E1%BB%93i-h%C6%B0%C6%A1ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-uighur-c%E1%BB%A7a-tq/5093922.html

FBI bắt quan chức Trung Quốc

 đứng đầu “Kế hoạch ngàn người” ở Mỹ

Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã thông báo: ông Liễu Trung Tam (Zhongsan Liu), 57 tuổi, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội trao đổi nhân tài quốc tế Trung Quốc ở New York, đã bị Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) bắt giữ.
Ông Liễu bị buộc tội âm mưu dùng thủ đoạn lừa gạt để có được visa Mỹ cho các quan chức của Trung Quốc. Liễu Trung Tam nguyên là là Phó Bí thư đảng ủy Cục Chuyên gia nước ngoài của Quốc Vụ viện, quan chức cấp cục, sau được điều chuyển giữ chức vụ hiện nay, là người chủ trì “Kế hoạch ngàn người” ở Mỹ. Cho đến nay, Liễu Trung Tam là quan chức Trung Quốc cấp cao nhất của “Kế hoạch ngàn người” bị phía Mỹ bắt và khởi tố vì các lý do khác.
Ông Liễu Trung Tam, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội trao đổi nhân tài quốc tế Trung Quốc ở New York, bị phía Mỹ bắt và khởi tố
Ông Liễu Trung Tam, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội trao đổi nhân tài quốc tế Trung Quốc ở New York, bị phía Mỹ bắt và khởi tố
Theo các tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ, Hiệp hội trao đổi nhân tài quốc tế Trung Quốc (China Association for International Exchange of Personnel, CAIEP), là một tổ chức chính thức của Trung Quốc, có trách nhiệm chiêu dụ các nhà khoa học, kỹ sư và học giả Mỹ mang theo thành quả nghiên cứu hoặc công nghệ về Trung Quốc làm việc theo “Kế hoạch ngàn người” (Thousand Talents Plan) do Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra và chủ trì từ năm 2000 với mục đích tuyển mộ khoảng 2000 nhân tài khoa học công nghệ và học giả người gốc Hoa ở các nước về Trung Quốc làm việc. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, sau khi Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát, “Kế hoạch ngàn người” đã không được truyền thông Trung Quốc công khai nói đến nữa.
Che giấu thân phận thực, bí mật hành động
Liễu Trung Tam nguyên là Phó Bí thư đảng ủy Cục chuyên gia nước ngoài, cơ quan hành chính phụ trách “nhập khẩu trí lực cho quốc gia” của chính phủ. Năm 2017, Quốc Vụ viện Trung Quốc sáp nhập Cục Chuyên gia nước ngoài vào Bộ Khoa học và Công nghệ, Liễu Trung Tam được điều chuyển sang làm Trưởng đại diện của Hiệp hội trao đổi nhân tài quốc tế Trung Quốc tại Mỹ.
Theo các tài liệu của tòa án, sau khi tới Mỹ năm 2017, Liễu Trung Tam đã bị nghi ngờ “tiến hành các hoạt động lừa dối gian lận visa khác nhau”. Vì nhân viên của ông ta muốn tiến hành công việc toàn thời gian tuyển dụng, lôi kéo các nhà khoa học hàng đầu và các kỹ sư người Mỹ gốc Hoa mang kiến thức chuyển về  Trung Quốc, nhưng cũng “không thể xin thị thực ngoại giao” để sang Mỹ, chỉ có thể qua mặt chính quyền Mỹ bằng “J-1 Visiting Scholar Visa” – thị thực nhập cảnh dành cho các học giả được mời tới Mỹ nghiên cứu, giảng dạy.
Ông Liễu Trung Tam khi còn ở trong nước Trung Quốc
Cùng năm 2017, Liễu Trung Tam nhận được yêu cầu của bộ phận Khoa học và Công nghệ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ để xin visa Mỹ loại J-1 cho một cán bộ nữ từ Hiệp hội Trao đổi nhân tài Quốc tế Trung Quốc nhập cảnh Mỹ. J-1 là thị thực học giả cho phép chủ sở hữu thực hiện nghiên cứu học thuật tại các trường đại học, bảo tàng, thư viện và các tổ chức khác của Mỹ, có quyền hạn lớn hơn các loại thị thực khác nên không dễ được cấp.
Liễu Trung Tam đầu tiên liên hệ với một số trường đại học Mỹ hy vọng nhận được lời mời từ họ để cho phép người phụ nữ vào Mỹ như một học giả thỉnh giảng. Cuối cùng, một trường đại học ở bang Georgia sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, theo nội dung của lời đề nghị, người phụ nữ này đã che giấu tư cách chính thức là  quan chức của Hiệp hội trao đổi nhân tài quốc tế Trung Quốc, mà nói dối là nhà nghiên cứu của một trường đại học Trung Quốc đến Mỹ để nghiên cứu về “quản trị các tổ chức phi lợi nhuận”. Theo thư mời, bà ta phải làm việc tại trường đại học này và phải sống ở bang Georgia. Tuy nhiên, sau khi đến Mỹ, người này không nộp đơn xin giấy phép lái xe và mở tài khoản ngân hàng địa phương.v.v. không sống ở Georgia, cũng chẳng ngay lập tức tới trường đại học để gặp giáo sư “hướng dẫn” cho mình; mà lại triển khai thực hiện công việc chính thức được cơ quan bên Trung Quốc giao ở New York, trong đó có việc tuyển mộ các nhà khoa học Mỹ đưa về làm việc tại Trung Quốc.
Kết quả, Liễu Trung Tam và người phụ nữ đã bị đặc vụ FBI “thả câu” gài bẫy lật tẩy; Liễu bị FBI bắt giữ ở Fort Lee, New Jersey ngày 16/9. Cùng ngày ông ta bị đưa ra hầu tòa tại Tòa án Liên bang khu Nam New York, được bảo lãnh tại ngoại sau khi đóng khoản tiền 500 ngàn USD và buộc phải giao nộp visa để đề phòng bỏ trốn. Ông ta bị cáo buộc tội âm mưu lừa dối nước Mỹ bằng các phương pháp sai trái để xin visa Mỹ cho các quan chức Trung Quốc. Theo luật pháp Mỹ, nếu tội danh thành lập, Liễu phải đối mặt với mức án tù 5 năm.
Liễu Trung Tam có 26 năm làm việc tại Cục chuyên gia nước ngoài. Bản khởi tố cho thấy ông ta liên quan đến ba vụ án tương tự hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Chuyên gia nước ngoài, Phòng Khoa học Công nghệ của Lãnh sự quán Trung Quốc. Qua đó có thể thấy “Kế hoạch ngàn người” ở Mỹ là một vấn đề rất rộng, một dự án rất lớn
Nhân việc khởi tố Liễu Trung Tam, ông John C. Demers, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách vấn đề an ninh quốc gia ngày 17/9 đã ra tuyên bố nêu rõ: “Chúng ta hoan nghênh các sinh viên và nhà nghiên cứu nước ngoài, bao gồm những người đến từ Trung Quốc; nhưng không hoan nghênh các hành vi gian lận thị thực, đặc biệt là hành vi đại diện cho một chính phủ. Chúng ta sẽ tiếp tục chống lại sự lật đổ của chính phủ Trung Quốc đối với luật pháp nước ta và việc chuyển các thành quả nghiên cứu cùng công nghệ của Mỹ về Trung Quốc để kiếm lợi”.
Ông Trump tấn công “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc
Sau khi ông Trump lên nắm quyền đã triển khai việc đánh phá “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc; không chỉ điều tra các nhà khoa học Mỹ gốc Hoa được phía Trung Quốc nhắm tới, mà còn trực tiếp ra tay đối với các quan chức Trung Quốc. Tháng 10 năm 2018, FBI đã yêu cầu Bỉ bắt giữ sĩ quan tình báo Trung Quốc Từ Ngạn Quân (Xu Yanjun) và dẫn độ cho Mỹ truy tố và bị buộc tội gián điệp. Từ Ngạn Quân bị cáo buộc tiến hành “Kế hoạch ngàn người” tại Mỹ, lấy cắp bí mật của các công ty hàng không vũ trụ Mỹ. Thân phận chính thức của Từ là một Trưởng phòng của Sở An ninh Quốc gia tỉnh Giang Tô.
Đáng chú ý, vụ việc của Liễu Trung Tam đã được FBI phát hiện và thực hiện giăng bẫy từ năm ngoái nhưng nay ông mới bị bắt và khởi tố ngay trước thềm vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần thứ 13 sắp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang rất xấu.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/30531-fbi-bat-quan-chuc-trung-quoc-dung-dau-ke-hoach-ngan-nguoi-o-my.html

Joe Kennedy III bắt đầu

chiến dịch tranh cử vào Thượng Viện Hoa Kỳ

Tin từ Boston — Vào hôm Thứ Bảy (21 tháng 9), Dân biểu Joe Kennedy III tuyên bố chính thức phát động chiến dịch tranh cử vào Thượng Viện.
Bài phát biểu của ông nhắm vào Tổng thống Trump nhưng không đề cập rõ ràng về đối thủ của ông là Thượng nghị sĩ Ed Markey.  Joe Kennedy III, 38 tuổi, là cháu của Robert F. Kennedy, là cháu 2 đời (great-nephew) của Tổng thống John F. Kennedy và Thượng nghị sĩ Ted Kennedy.
Ông Kennedy được coi là một ngôi sao đang lên trong đảng Dân chủ. Trước đám đông vào Thứ Bảy, ông Kennedy đã nói rằng những thách thức mà đất nước phải đối mặt là “quá khẩn cấp để ngồi và chờ đợi người khác giải quyết”. Ông tuyên bố rằng Thượng Viện của Hoa Kỳ đang ngăn chặn sự phát triển của đất nước thay vì khai thác khả năng của mọi cá nhân trong nước. Vì vậy ông sẽ tranh cử vào Thượng Viện để “thay đổi điều này.”
Ông Markey, 78 tuổi, đã phục vụ tại Hạ viện trong gần bốn thập kỷ trước khi trở thành thượng nghị sĩ vào năm 2012. Ông đã nhận được sự ủng hộ của các thành viên Đảng Dân Chủ có ảnh hưởng, bao gồm cả ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 Elizabeth Warren và nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez.
Một cuộc thăm dò gần đây của Đại học Suffolk / Boston Globe cho thấy ông Kennedy đang dẫn trước ông Markey trong một cuộc bầu cử sơ bộ giả định với kết quả 35%-26%.(Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/joe-kennedy-iii-bat-dau-chien-dich-tranh-cu-vao-thuong-vien-hoa-ky/

Biden kêu gọi điều tra cuộc gọi của Trump với Ukraine

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang dẫn đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2020, ngày thứ Bảy kêu gọi điều tra về các bản tin cho hay Tổng thống Donald Trump đã gây sức ép để tổng thống Ukraine điều tra ông Biden và con trai của ông.
“Đây dường như là một sự lạm quyền trắng trợn. Gọi điện thoại cho một nhà lãnh đạo nước ngoài đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ và gợi ý hãy điều tra tôi… chuyện này thật đáng phẫn nộ,” ông Biden giận dữ thấy rõ khi phát biểu vận động tranh cử ở bang Iowa.
“Trump đang lợi dụng chuyện này vì ông ta biết tôi sẽ hạ đo ván ông ta và lạm dụng mọi quyền lực của chức vụ tổng thống để tìm cách làm điều gì đó nhằm bôi nhọ tôi,” ông Biden nói.
Cuộc điện đàm vào ngày 25 tháng 7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là tâm điểm của một cuộc chiến đang leo thang về một đơn khiếu nại của một người tố cáo liên quan đến những trao đổi của nhà lãnh đạo Mỹ với Ukraine mà chính quyền Trump đã từ chối giao nộp cho Quốc hội.
Báo The Wall Street Journal và các hãng tin khác hôm thứ Sáu loan tin ông Trump đã liên tục yêu cầu ông Zelenskiy điều tra các cáo buộc không có căn cứ nói rằng ông Biden, trong khi còn là phó tổng thống, đã đe dọa ghim lại viện trợ của Mỹ trừ phi một công tố viên phụ trách điều tra một công ty khí đốt có liên quan tới con trai của ông Biden bị sa thải.
Các bản tin nói ông Trump đã thúc giục ông Zelenskiy, một diễn viên hài vừa đắc cử tổng thống, nói chuyện với luật sư cá nhân của ông Trump, Rudolph Giuliani. Ông Giuliani, cựu thị trưởng thành phố New York, đã truyền bá các cáo buộc nhắm vào ông Biden và con trai ông, Hunter, và đã thừa nhận rằng ông ta đã hối thúc Ukraine mở cuộc điều tra.
Ông Biden đã thừa nhận đe dọa từ chối cấp viện trợ trừ phi công tố viên bị sa thải, một đòi hỏi mà cũng được đưa ra bởi chính phủ Hoa Kỳ rộng hơn, Liên minh Châu Âu và các tổ chức quốc tế khác vì cho rằng ông này đã không theo đuổi các vụ án tham nhũng lớn.
Các bản tin về cuộc điện đàm với ông Zelenskiy càng thổi bùng lên đòi hỏi của các nhà lập pháp Dân chủ đối với Hạ viện là phải khởi động các thủ tục luận tội nhắm vào ông Trump. Tin tức về tranh cãi này cũng trở thành một đề tài lớn cho các ửng cử viên vận động tranh cử.
Ông Trump phủ nhận làm bất cứ điều gì bất chính. Ông viết trong một loạt dòng tweet vào ngày thứ Bảy rằng cuộc nói chuyện của ông với ông Zelenskiy là “hoàn toàn ngay thẳng và diễn ra thường
xuyên.” Ông cáo buộc truyền thông và Đảng Dân chủ đang tìm cách né tránh những cáo buộc về ông Biden.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Vadym Prystaiko hôm thứ Bảy phủ nhận trong một cuộc phỏng vấn với một hãng tin ở Ukraine rằng ông Trump đã gây áp lực với ông Zelenskiy.
Ủy ban Tình báo Hạ viện đang đòi chính quyền Trump cung cấp cho họ đơn khiếu nại của người tố cáo nhất quán với kết luận của tổng thanh tra cho cộng đồng tình báo rằng vấn đề này đáp ứng ngưỡng pháp lí để được truyền đạt tới Quốc hội.
Tuy nhiên Quyền Giám đốc An ninh Quốc gia Joseph Maguire đã quyết định không cung cấp đơn khiếu nại cho ủy ban sau khi ông tham khảo ý kiến của Bộ Tư pháp và Nhà Trắng, theo các bản tin.
Ông Maguire và luật sư hàng đầu của ông cho rằng khiếu nại không đáp ứng yêu cầu đề ra trong những chỉ dẫn pháp lí để đệ trình lên ủy ban, khiến phe Dân chủ cáo buộc ông Maguire vi phạm luật.
Ba ủy ban Hạ viện đã bắt đầu điều tra cuộc gọi Trump-Zelenskiy một phần vì một bản tóm tắt cuộc gọi mà chính phủ Ukraine công bố cho thấy ông Trump đã khuyến khích ông Zelenskiy theo đuổi cuộc điều tra nhắm vào ông Biden.
https://www.voatiengviet.com/a/biden-keu-goi-dieu-tra-cuoc-goi-cua-trump-voi-ukraine/5093345.html

Thượng Đỉnh Khí Hậu:

LHQ thúc đẩy các nước tôn trọng Thỏa Thuận Paris

Trọng Thành
Trước thềm Thượng Đỉnh Khí Hậu tại New York ngày mai, 23/09/2019, Liên Hiệp Quốc hối thúc các quốc gia tuân thủ các cam kết trong Thỏa Thuận Khí Hậu Paris 2015. Mục tiêu Liên Hiệp Quốc đặt ra trong thượng đỉnh ngày mai là sẽ có nhiều quốc gia thông báo các biện pháp tăng cường cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo AFP, trong một cuộc tiếp xúc với báo giới hôm thứ Sáu 20/09, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết ông đã yêu cầu các nước gửi trước đến Liên Hiệp Quốc một bản tóm tắt khoảng một trang, về các biện pháp mới dự kiến sẽ được trình bày trước cộng đồng quốc tế, trong cuộc họp đặc biệt trước ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Tổng thư ký Antonio Guterres nói thêm đầy vẻ khiêu khích : « Nếu như không có tin vui, các vị hãy đừng đến ! »
Dự kiến sẽ có lãnh đạo hơn 60 quốc gia, và Liên Hiệp Châu Âu, phát biểu tại Thượng Đỉnh Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc, theo chương trình chính thức được công bố hôm 20/09.
Tổng thư ký Antonio Guterres ghi nhận điểm tích cực là có một số lượng « rất đáng kể » các quốc gia sẽ thông báo mục tiêu « trung hòa về khí thải » trước năm 2050. Có nghĩa là giảm tối đa lượng khí thải và có các biện pháp hấp thụ khí thải (như trồng rừng), để tổng lượng khí thải bằng không. Cho đến nay, mới chỉ có khoảng 20 quốc gia thông qua mục tiêu này, hoặc phê chuẩn các dự luật nhằm đạt được kết quả này.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc không đặt quá nhiều hy vọng vào thượng đỉnh lần này, nhưng ông cũng cho biết mục tiêu của ông là « gây chấn động (công luận) nhiều nhất có thể được ».
Liên Hiệp Quốc « cấm » Bolsonaro phát biểu
Hôm thứ Tư, 18/09 vừa qua, Liên Hiệp Quốc ra quyết định không để cho tổng thống Brazil Jair Bolsonaro phát biểu tại Thượng Đỉnh Khí Hậu ở New York. Lý do là Brazil không thực thi yêu cầu của Liên Hiệp Quốc liên quan đến xây dựng kế hoạch tăng cường các biện pháp cắt giảm khí thải.
Chính quyền Brazil hiện cũng đang bị lên án dữ dội do việc để mặc rừng Amazon cháy. Cũng ngày 18/09, 230 quỹ đầu tư quốc tế ra thông cáo chung lên án Brazil, và yêu cầu chính quyền nước này có các biện pháp chống cháy, mà một phần nạn cháy là do việc phá rừng.
230 quỹ đầu tư nói trên quản lý tổng cộng 16.000 tỉ đô la, gấp 9 lần GDP Brazil. Một phần lớn trong số đó có vốn đầu tư tại Brazil. Đáp lại lời kêu gọi của các quỹ đầu tư, tổng thống Brazil khẳng định sẽ « huy động mọi nỗ lực » để đối phó với cuộc « khủng hoảng » môi trường này.
Trước đó, tổng thống Brazil từng từ chối các hỗ trợ quốc tế để chống nạn cháy rừng, đặc biệt theo kêu gọi của Pháp, với lý do xâm phạm chủ quyền quốc gia.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190922-thuong-dinh-khi-hau-lhq-thuc-day-cac-nuoc-ton-trong-thoa-thuan-paris

Khí hậu: Hơn 500 thanh thiếu niên

chiếm lĩnh hội trường Liên Hiệp Quốc

Minh Anh
Hôm qua, 21/09/2019, Hội Nghị Khí Hậu cho giới trẻ đã chính thức khai mạc. Tại hội trường Liên Hiệp Quốc, thay vào chỗ của các nhà ngoại giao như thường lệ, là hơn 500 thanh thiếu niên đến từ 140 quốc gia.
Cuộc họp mở ra sau cuộc tuần hành của 300.000 người tại Manhattan hôm thứ Sáu 20/09/2019. Trong suốt cuộc họp ngày hôm qua, giới trẻ đưa ra các giải pháp và yêu cầu các nhà lãnh đạo có những biện pháp kềm hãm hiện tượng biến đổi khí hậu.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường thuật bầu không khí cuộc họp.
« Cuối cùng thì không có cái bắt tay biểu tượng giữa tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres với thiếu nữ người Thụy Điển. Greta Thunberg đã khiêm tốn nhường lời cho các đại diện của ba châu lục khác. Về phần mình, tổng thư ký đã báo trước ông đến đây là để lắng nghe hơn là phát biểu. Ông cảm ơn Greta và giới trẻ nói chung đã tạo ra sự thay đổi xung quanh vấn đề khí hậu từ hai năm nay.
Ông nói : « Động lực thay đổi này có được phần lớn nhờ vào sáng kiến của các em cũng như là sự can đảm cho phép các em khởi xướng phong trào này và làm cho nó lớn mạnh hơn, cũng như là cho phép các em một mình đứng trước Nghị Viện nước các em, cũng như là nhờ vào hàng triệu người trên các đường phố toàn cầu, khi đòi hỏi một cách rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo phải thay đổi, và nhất là họ phải có trách nhiệm »
Hội trường chật kín người, nhiều thanh thiếu niên đã không thể vào được hội trường. Người ta hiếm khi nào thấy các hành lang của Liên Hiệp Quốc sinh động như thế cũng như là các giải pháp đề ra cụ thể như vậy. Năm chủ doanh nghiệp trẻ tuổi giải thích các dự án về cách thức « mở công ty khởi nghiệp » như cô Monika Seyfried, người Ba Lan về dự án « Grow your own Cloud ». Cô muốn biến đổi cách thức lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số.
Nhưng cũng có những trao đổi gay gắt như phát biểu của một thiếu nữ, cảnh báo các nhà lãnh đạo rằng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi không muốn có con chừng nào các điều luật để chống biến đổi khí hậu vẫn chưa có hiệu quả ».
Cũng trong ngày hôm qua, hàng ngàn tình nguyện viên tại 163 nước đã phát động phong trào quét sạch rác thải nhân Ngày Thế Giới Làm Sạch Hành Tinh. Chương trình được khởi động một ngày sau các cuộc biểu tình rầm rộ vì khí hậu quy tụ hơn 4 triệu người trên khắp toàn cầu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190922-khi-hau-hon-500-thanh-thieu-nien-chiem-linh-hoi-truong-lien-hiep-quoc

Brexit là Định mệnh phải đến

 vì vị thế riêng ở châu Âu của Anh?

Nguyễn Giangbbcvietnamese.com
Hồi mới sang Anh tôi nghe một người bản xứ nói:
“Từ ngày có đường hầm Eurostar, không chỉ người mà chuột cũng chạy được sang Anh.”
Khi đó, tôi không hiểu câu đó lắm, chỉ nghĩ dân đảo thường có tư duy hẹp hòi, tự cô lập.
Nhưng sống lâu ở Anh mới thấm rằng Dover chỉ cách Pháp hơn 30 km, khoảng cách đúng là như một vùng biển rộng.
Từ mấy năm qua, cuộc sống của người ở Anh gồm có tôi còn bị giằng xé bởi vấn đề Brexit nên tự thấy cần tìm hiểu thực chất nó là gì.
Việc Anh Quốc, nền kinh tế thứ nhì EU (sau Đức, trên Pháp, Ý), GDP bằng 18 nước nhỏ EU cộng lại, phải chia tay khối này, đầu tiên phản ánh vấn đề của riêng Anh.
Nhưng ba năm “ly hôn chưa xong” còn là chỉ dấu các quan chức Brussels không có viễn kiến gì ngoài việc tìm mọi lý do để bắt bí London.
Về địa lý, sau khi rời EU, Anh thành nước ‘phi EU’ to nhất, mạnh nhất, nằm ngay giữa khối này, vì Cộng hòa Ireland thuộc EU lại nằm về phía Tây đảo Anh.
Điều này chắc chắn tiếp tục có các hệ quả khó đoán trước cho EU.
Tích tụ nhiều năm gây ra Brexit
Nhưng nhìn ngược lại lịch sử thì là Brexit là hệ quả của nhiều vấn đề tích tụ.
Tuần qua, trong cơn bối rối của cả Quốc hội và chính phủ về Brexit, một quả bom tấn được cựu thủ tướng Anh, David Cameron tung ra.
‘For the Record’, cuốn hồi ký 700 trang của ông Cameron chưa ra mắt, mà chỉ có các đoạn trích đăng tải trên báo Anh, và đã đủ làm rung chuyển nhiều gia đình.
Đầu tiên là Hoàng gia Anh.
Ông Cameron tiết lộ ông đã “nhờ cậy” Nữ hoàng Elizabeth II tỏ thái độ không muốn để Scotland đứng ra độc lập, trước trưng cầu dân ý 2014.
Quả thật, Nữ hoàng đã có nói khi đó rằng người dân Scotland “nên hết sức thận trọng”.
Và dân Scotland thận trọng thật, đồng ý ở lại Liên hiệp Anh.
Nghe nói Hoàng gia rất khó chịu vì tiết lộ của ông Cameron.
Nhưng tiếng nổ lớn hơn từ hồi ký Cameron là câu chuyện Brexit, cũng có liên quan không nhỏ tới Scotland.
CaCameron nói gì về Brexit và Trump thắng cử?
Bà Thatcher từng muốn Đài Loan nhận thuyền nhân VN
Brexit: Pháp và EU phản ứng về Thủ tướng May ‘từ chức’
Nữ hoàng Anh: ‘Tâm trạng u ám’
Ông Cameron viết rằng ông muốn giải quyết Vấn đề châu Âu vốn đè nặng tâm trí các thủ tướng Anh từ vài nhiệm kỳ trước.
Ngày hôm nay, ông “rất hối tiếc đã cho mở trưng cầu dân ý tháng 6/2016″ để cử tri Anh quyết đị́nh “một phiếu là xong” việc ra hay ở lại EU.
Sau hơn ba năm đau đớn, vật lộn với EU, Anh vẫn chưa xong vụ Brexit.
Đây không chỉ là chuyện chính trị ở chốn nghị trường.
Nhiều gia đình Anh từ Nam chí Bắc, từ Scotland sang Bắc Ireland, đều chia rẽ vì Brexit.
Lằn ranh khổ đau này cắt xuyên các thế hệ, giai tầng thu nhập, quan hệ riêng, chung với người nhập cư, gồm hàng triệu từ EU.
Nó phản ánh tâm thế của mỗi người, họ là ai, ở châu Âu hay ở đâu khác.
Giờ thì ông Cameron còn nói cần phải có trưng cầu dân ý lần hai, và nếu có thì ông sẽ bỏ phiếu Remain, ở lại EU.
Nhưng ông cũng giải thích là Anh không thể nào tránh đối diện với vấn đề EU.
‘Châu Âu’ đã hạ bệ nhiều thủ tướng
Đúng là quan hệ cơm không lành, canh chẳng ngọt với châu Âu đã hạ bệ mấy đời thủ tướng Anh.
Đầu tiên là bà Margaret Thatcher.
Lúc còn ngồi ghế đối lập bà ủng hộ Anh vào Thị trường châu Âu năm 1975 và khi làm thủ tướng đã ký Single European Act (1986) nhưng càng về sau Thatcher càng e ngại Âu.
Ông Brown có thể đã chọn cách khác, tránh không cho trưng cầu dân ý về Hiệp ước Lisbon, khác ông Cameron, nhưng các vấn đề cơ bản thì không khác gìBà Helen Thompson
Trong diễn văn đọc ở Bruges năm 1988, bà Thatcher công khai yêu cầu hạn chế tham vọng của Liên hiệp châu Âu vốn tiến dần về hướng trở thành siêu quốc gia.
Hai năm sau, chia rẽ trong chính phủ Anh về EU đã góp phần – dù không phải phần duy nhất – buộc bà Thatcher từ chức.
Nay đã qua đời, nữ bá tước sinh ra trong gia đình bán hàng rau quả ở Grantham, để lại hai câu nổi tiếng.
Một câu là về chủ nghĩa xã hội:
“The problem with socialism is that you eventually run out of other people’s money.”
“Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là nó cuối cùng sẽ tiêu hết tiền của người khác.”
Xin nhắc rằng phái hữu ở Anh luôn nghi ngờ dự án EU là một thức chủ nghĩa xã hội trá hình, và bắt các thành viên giàu có, gồm Anh, đóng hàng tỷ mỗi năm để quan chức Brussels chi tiêu vào các kế hoạch vĩ đại của họ.
Một câu nữa của Thatcher là về châu Âu và thế giới tiếng Anh:
“In my lifetime all the problems have come from mainland Europe, and all the solutions have come from the English-speaking nations across the world.”
“Trong suốt đời tôi, tất cả các vấn đề luôn đến từ châu Âu lục địa, và mọi giải pháp đều đến từ các dân tộc nói tiếng Anh trên toàn thế giới.”
Câu nói này cũng phản ánh quan niệm lâu đời của Anh, trải qua các cuộc chiến tôn giáo, lãnh thổ ở châu Âu và từ hai cuộc thế chiến, khi châu Âu được cứu thoát nhờ Anh và Mỹ, New Zealand, Canada và cả binh lính Ấn Độ.
Đức thì luôn tìm cách đánh Anh, Pháp thì chưa bao giờ giúp Anh được gì.
Bà Đầm Thép sụp đổ trong cay đắng vì đảng Bảo thủ (Tory) chia rẽ về EU: đồng hành, chia sẻ chủ quyền, hay bảo vệ truyền thống quốc gia.
Nhưng sau Thatcher, chia rẽ trong phái Tory về EU vẫn gay gắt.
Anh thua đau năm 1992 và bị buộc phải rút khỏi Cơ chế Hoán đổi Tiền tệ châu Âu (European Exchange Rate Mechanism).
Đồng tiền vinh quang mang hình vương miện Anh suýt nữa bị đánh sập và ngân khố Anh mất trên 3 tỷ bảng trong một đêm.
Sang năm 1993, chính phủ John Major tiếp tục chia rẽ nội bộ và chỉ cố kéo đến kỳ bầu cử mà không ra được chính sách gì đáng kể.
Câu hỏi châu Âu vẫn không buông tha Anh vào thời đại Blair của đảng Lao động, lên cầm quyền từ 1997.
Vấn đề lớn nhất của Anh Quốc với châu Âu không phải là khác biệt văn hóa, thiếu hiểu biết về châu lục hay vì Anh kém tinh thần bao dung, ủng hộ EU.
Trong hai cuộc thế chiến, hàng trăm nghìn quân Anh đã qua eo biển sang cứu Pháp, Hà Lan, Bỉ…
Thăm Tượng đài Cổng Menin ở vùng Flanders, Bỉ, tôi thấy tên tuổi hàng nghìn chiến sỹ Anh, Ấn, Nepal (thuộc địa Anh) được khắc trên đá hoa cương.
Tại đây. hơn 40 nghìn lính Anh đã chết trong Thế Chiến 1 (1914-18) để bảo vệ Ypres cho Bỉ.
Trong Thế Chiến 2 dân Anh nhịn ăn, chấp nhận chế độ tem phiếu (rationing) để viện trợ vũ khí, hàng hóa cho Liên Xô và đồng minh Đông Âu, Nam Âu đánh Đức.
Thời bình, người Anh cũng ham đi nghỉ hè ở châu Âu và ngoài những câu nói đùa về người Pháp, tôi không hề thấy ai kỳ thị các dân tộc bên lục địa.
Trong thời đại lạc quan của Blair, Anh đi đầu hô hào nhận Ba Lan, Hungary, Czech vào EU (2004).
Anh cũng độ lượng mở ngay biên giới cho công dân các nước tân thành viên đến làm việc, sinh sống, hưởng phúc lợi xã hội ngay lập tức.
Thái độ vì châu Âu này khác hẳn Đức, Thụy Điển, Pháp…vốn buộc dân Đông Âu phải đợi vài năm mới được tự do sang sinh sống bình đẳng.
Nhưng theo tôi, vấn đề lớn nhất cho London chính là vì EU ngày càng thay đổi, và ngày càng liên kết sâu đậm.
Qua cơ chế Hiệp ước mang tính ràng buộc mọi nước thành viên, và cho Ủy ban châu Âu quyền phủ quyết các chính phủ quốc gia, để luật EU ưu tiên hơn luật nước thành viên, EU biến dần thành một thứ Siêu Quyền Lực.
Ta hãy xem ‘vòng vây siết chặt’ ra sao.
Đầu năm 1992, EU đưa ra Hiệp ước Maastricht, mang tên thành phố bên sông Maas ở Hà Lan.
Tôi đã đến đó, ngắm cây cầu cổ bắc qua dòng sông nhỏ, hiền hòa, khác hẳn sông Thames dữ dội đổ ra biển, tàu bè qua lại tấp nập và một chiến hạm về hưu Belfast, từng tham gia cuộc chiến Triều Tiên, ngự ngay gần cầu tháp Tower of London.
Thật không có gì trái ngược hơn.
Bằng những biện pháp nhỏ nhẹ, các nước nòng cốt của EU: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Luxemburg cứ lẳng lặng trói con Sư tử Anh.
Nhưng Anh đã cố chống cự.
EU thông qua Hiệp ước Maastricht (có hiệu lực từ 1993) đặt ra mục tiêu mọi thành viên phải tiến tới dùng đồng euro.
Anh Quốc ký Maastricht nhưng nói không với euro và giữ đồng bảng.
Vấn đề này đã gây chia rẽ sâu sắc trong đảng Lao động lúc đó.
Thủ tướng Tony Blair nhiệt thành với EU và euro, nhưng Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown, rất nghi ngờ về sức khoẻ của euro.
Ngay từ 2004 ông Brown, người Scotland biết chắt chiu tiền bạc, đã lo ngại về đồng euro, 5 năm trước khủng hoảng Eurozone (2009), bắt đầu từ nợ Hy Lạp.
Người Anh vốn trọng sự công bằng (fairness) không muốn thấy tiền tỷ được chi ra từ quỹ EU để cứu một quốc gia có năng suất lao động thấp.
Đến nay thì ta có thể thấy thời chính phủ Lao động, Anh đã khôn ngoan không bỏ pound sterling để dùng euro.
Với dân số 62 triệu, Anh có đồng bảng trụ kiên cường ở vị trí thứ 4 trong giao dịch tiền tệ quốc tế ngày nay, chỉ sau USD, euro, yen, và trên cả RMB của Trung Quốc.
Lisbon là giọt nước tràn ly
Nhưng các cơn bão từ châu Âu không ngừng ập đến.
Hiệp ước Nice (2003) nêu ra kế hoạch lập Trụ cột châu Âu của khối NATO để dần tiến tới quân đội EU.
Thực chất đây là một tham vọng đế quốc mới, chống lại ‘đế quốc Mỹ’.
Hiệp ước Lisbon (2008) làm cả phe tả và phe hữu Anh thực sự tá hỏa khi nêu ra mục tiêu có hiến pháp chung cho châu Âu.
Anh Quốc, nước chi cho quốc phòng bằng 40% toàn EU và góp 16% vào quỹ an ninh EU, là thành viên mạnh nhất của Nato ở châu Âu lại phải tuân theo một cơ chế “tư lệnh luân phiên” nào đó từ EU, nếu ký vào dự án quân đội chung?
Những lần chạy xe qua xa lộ A2 ở Đức, tôi thường bật đài tìm tin tức và nghe kênh phát thanh của quân đội Anh ở Đức.
Chương trình BFBS nhắc tôi rằng quân Anh đã ở Đức từ 1945 để bảo vệ cho nước này khỏi đe dọa từ Liên Xô.
Sau Chiến tranh Lạnh, dù không nêu ra công khai, ai cũng hiểu các binh đoàn Anh Mỹ đóng ở châu Âu là để phòng ngừa Nga.
Nếu xảy ra chiến sự, sẽ là quân Anh và Mỹ bảo vệ các nước Baltic và Ba Lan chứ không phải Pháp, Đức và các nước “nhận nhiều hơn chi” ở Nam Âu.
Tóm lại, luật mới của EU muốn Anh, quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ chỉ là một trong vài chục nước bình đẳng nhau trong EU.
Chưa kể Anh dùng luật common law, không có hiến pháp thành văn, sẽ phải tuân theo Hiệp ước Lisbon để phục tùng hiến pháp chung EU.
Thủ tướng Gordon Brown đã tránh không cho trưng cầu dân ý về Hiệp ước Lisbon, điều mà ông Cameron quyết định làm năm 2016.
Việc này để lại hệ lụy sâu nặng cho Anh, vì về cơ bản vấn đề EU thời Brown và Cameron không khác gì nhau, theo GS Helen Thompson viết trên New Statesman.
Quan hệ của London với Brussels ngày càng trở nên phức tạp.
Anh muốn tự chủ thì các lớp vòng Kim Cô Hiệp ước liên tục siết lại.
Trong hồi ký vừa ra, David Cameron hối tiếc về trưng cầu dân ý Brexit 2016 nhưng ông cũng nói đó là việc “không thể tránh khỏi”.
Ông Cameron là nạn nhân thứ tư của Vấn đề EU, sau Thatcher, Major và Brown.
Người kế nhiệm, bà Theresa May cũng sụp đổ sau hơn ba năm cố gắng cứu vãn một tình thế vô vọng, là vừa làm hài lòng Brussels, vừa hòa giải nội bộ Anh.
Liệu thủ tướng Boris Johnson có bị Brexit hạ gục hay không, chúng ta chưa rõ.
Nhưng theo những gì quan sát thấy, Anh thực ra đã đồng sàng dị mộng với EU từ lâu, ở trong mà không bên trong, ‘being in but not inside“.
Anh hiện chỉ còn dính vào mỗi thị trường chung EU (single market), mà ở ngoài khu vực tiền euro, không tham gia khối Schengen về tự do đi lại.
Từ trước 2016, Anh cũng đã nỗ lực tránh quyền phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights (ECHR).
Nếu Brexit xảy ra thì Anh sẽ thôi luôn tòa ECHR, thu hồi quyền phán quyết các vấn đề hiến pháp về cho Tòa Tối cao (Supreme Court, có từ 2009) ở London.
Như thế, trong bốn trụ cột EU: tiền tệ, tự do đi lại, tòa án và thị trường, Anh chỉ còn ràng buộc với thị trường chung, điểm tranh cãi chính của Brexit.
Vị thế ‘chân trong chân ngoài’ này gây bất bình cho nhiều thành viên khác.
Cũng vì vậy, theo bình luận của Brendan Simms, EU đang dùng CH Ireland như một lối đánh tập hậu (backdoor) để khuất phục Anh trong vấn đề Brexit.
Mấu chốt của tranh cãi này được tạo ra quanh khái niệm ‘backstop’ về biên giới thực hay là ảo giữa CH Ireland với Bắc Ireland thuộc Anh.
EU muốn bảo vệ thị trường chung, gồm CH Ireland, còn Anh muốn bảo vệ bản sắc lịch sử kép của Bắc Ireland, ‘British and Irish identity at the same time‘.
Cách EU dùng lá bài biên giới với Bắc Ireland này để bắt bí Anh sẽ khiến CH Ireland sẽ thiệt đơn thiệt kép, theo ông Simms, giáo sư sử ĐH Cambridge.
Chính cử tri CH Ireland đã bác bỏ cả hai Hiệp ước Nice (2003) và Lisbon (2008), dấu hiệu rằng người dân Ireland không yêu EU như chính trị gia ở Dublin.
Hiện phe ủng hộ ở lại EU nêu lập luận là ‘Ở lại để cải tổ EU từ bên trong’ (remain to reform).
Vẫn Helen Thompson nói đây là cái nhìn ngây thơ, không tính đến thực tế phũ phàng là EU không bao giờ để nước Anh có tư duy riêng biệt cải tổ họ.
Đà tiến của EU từ nay là thắt chặt liên kết nội bộ và dựa vào hai át chủ bài Pháp và Đức, hai nước từng có nhiều thế kỷ quan hệ sóng gió với Anh.
Brexit như vậy rất có thể là định mệnh của Anh, bất kể hậu quả ra sao những ngày tháng tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49770739

Nghi can trong vụ cướp chuyến bay TWA 847 năm 1985

đã bị bắt giữ

Tin từ Hy Lạp – Vào thứ Bảy (21/09/2019) cảnh sát Hy Lạp cho biết họ đã bắt giữ một người đàn ông 65 tuổi ở đảo Mykonos,  theo lệnh bắt giữ từ Đức hôm thứ Năm (19/09/2019).
Ông ta là nghi can trong vụ cướp máy bay ngày 14/06/1985, chuyến bay khởi hành từ Cairo, quá cảnh ở Athens, Boston và Los Angeles trước khi kết thúc ở San Diego. Ngay sau khi máy bay cất cánh rời Athens, nhóm không tặc đã cướp máy bay, sau đó chúng đánh bất tỉnh và bắn chết một sĩ quan người nhái Hải quân Hoa Kỳ, Robert Stethem, khi đó mới 23 tuổi. Nhóm không tặc đã thả 146 hành khách và phi hành đoàn trong các vụ thương lượng ở Beirut và Algiers, con tin cuối cùng được giải thoát sau 17 ngày bị nhóm này bắt giữ.
Nữ phát ngôn viên của cảnh sát trả lời hãng thông tấn AP rằng hôm thứ Bảy (21/09/2019), nghi can là người Lebanon, và đã được chuyển đến nhà tù an ninh cao Korydallos ở Athens để tiến hành tố tụng, và hiện cảnh sát chưa tiết lộ tên nghi can.
Từ Beirut, Bộ Ngoại giao Lebanon cho biết người đàn ông bị giam giữ ở Hy Lạp là một nhà báo tên Mohammed Saleh. Đại sứ Lebanon dự định sẽ gặp ông vào Chủ Nhật (22/09/2019). Tuy nhiên, một số cơ quan truyền thông Hy Lạp đã xác định người bị bắt giữ là Mohammed Ali Hammadi. Y từng bị bắt ở Frankfurt năm 1987,  bị kết án chung thân tại Đức vì vụ cướp máy bay và giết người nhái Stethem, nhưng được tạm tha năm 2005 và trở về Lebanon. Đức đã từ chối dẫn độ ông ấy đến Hoa Kỳ, sau khi Hezbollah bắt cóc hai công dân Đức ở Beirut và đe dọa sẽ giết họ.
Hammadi, cùng với tên không tặc Hasan Izz-Al-Din và đồng phạm Ali Atwa, vẫn nằm trong danh sách truy nã gắt gao nhất của FBI. FBI treo thưởng lên tới 5 triệu Mỹ kim cho thông tin báo cáo cho việc bắt giữ từng đối tượng này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nghi-can-trong-vu-cuop-chuyen-bay-twa-847-nam-1985-da-bi-bat-giu/

Kazakhstan: Biểu tình chống Trung Quốc

nổ ra tại 2 thành phố lớn

Nhiều người dân tại hai thành phố lớn của Kazakhstan là thủ đô Nur Sultan và thành phố Almaty đã xuống đường biểu tình vào hôm qua, 21/09/2019 để tố cáo ảnh hưởng quá nặng của Trung Quốc tại nước Cộng Hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ này. Các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp, và theo hãng tin Anh Reuters, đã có đến 57 người bị bắt giữ.
Từ Tbilissi, Régis Genté, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Trung Á, giải thích rằng những cuộc biểu tình nhằm tố cáo tầm quan trọng ngày càng tăng của nước láng giềng Trung Quốc trên nền kinh tế Kazakhstan, trong bối cảnh người dân đang bất mãn với chính phủ, và không hài lòng trước những thiếu sót trong việc tái phân phối lợi tức từ dầu hỏa:
Trên những tấm biểu ngữ, người ta đọc được những hàng chữ như « Hãy chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc » hoặc « Hãy nói không với các công ty Trung Quốc ».
Tâm lý chống Trung Quốc đã bùng lên vào lúc hàng chục thực thể công nghiệp đã được Bắc Kinh mở ra tại Kazakhstan trong những năm gần đây, bên cạnh 55 dự án đang được phát triển, với các khoản đầu tư khoảng 25 tỷ euro, trong các lĩnh vực như dầu khí, nông nghiệp hoặc giao thông vận tải.
Một phần của xã hội Kazakhstan đang chỉ trích sức mạnh của Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Trung Á này đã phát triển chậm hẳn lại do việc giá dầu thế giới sụt giảm từ sau năm 2014.
Bối cảnh kinh tế khó khăn đó đã nuôi dưỡng tâm lý quan ngại từng có trước đây về mối « hiểm họa da vàng » ở Kazakhstan, và nỗi lo âu trước nguy cơ lệ thuộc vào sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Dư luận Kazakhstan đang sợ bị biến thành nạn nhân của chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh thường tung bạc tỷ ra cho vay, rồi sau đó chiếm lấy các tài sản chiến lược khi các quốc gia con nợ không còn khả năng trả nợ.
Kazakhstan được cho là đang nợ Trung Quốc hơn 10 tỷ euro, tiền vay mượn trong khuôn khổ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190922-kazakhstan-bieu-tinh-chong-trung-quoc-no-ra-tai-2-thanh-pho-lon

Iran sẽ tổ chức tập trận hải quân

với Nga và Trung Cộng “trong thời gian gần”

Tin từ Dubai – Theo tin từ Bloomberg, hãng thông tấn Tasnim của Iran cho biết nước này sẽ sớm tập trận hải quân cùng Nga và Trung Cộng ở vùng biển quốc tế sau khi Hoa Kỳ tuyên bố kế hoạch đưa quân tới Trung Đông.
Hãng Tasnim dẫn lời Chuẩn Tướng Ghadir Nezami cho biết cuộc tập trận hải quân chung sẽ diễn ra trên biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương, và không có kế hoạch tổ chức tập trận tại Vịnh Ba Tư. Đây sẽ là cuộc tập trận chung đầu tiên của Iran, Nga và Trung Cộng tại Ấn Độ Dương.
Thông báo này được đưa ra chưa đầy 24 giờ sau khi Hoa Kỳ cho biết họ sẽ gửi thêm một lượng binh lính “vừa phải” đến khu vực, cũng như hỗ trợ tăng cường khả năng phòng thủ hỏa tiễn tại Saudi Arabia để đáp trả các cuộc tấn công vào tuần trước vào các nhà máy dầu tại vương quốc này.
Căng thẳng ở Vịnh Ba Tư đã tăng vọt sau khi Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran về vụ tấn công, và Iran nhất quyết không chịu trách nhiệm, đồng thời đưa ra khuyến cáo rằng những cuộc tấn công của Hoa Kỳ đến Iran sẽ “dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện.”
Vào thứ sáu (ngày 20 tháng 9), Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề nhất từ trước đến giờ đối với Ngân hàng trung ương Iran quỹ đầu tư quốc gia của nước này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/iran-se-to-chuc-tap-tran-hai-quan-voi-nga-va-trung-cong-trong-thoi-gian-gan/

Iran: Sự hiện diện của quân đội nước ngoài

làm vùng Vịnh thêm mất an ninh

Trọng Thành
Sau khi Hoa Kỳ quyết định đưa thêm quân đến Ả Rập Xê Út, chính quyền Iran hôm nay, 22/09/2019, cảnh báo sự hiện diện của các thế lực quân sự nước ngoài làm tăng nguy cơ bất ổn về an ninh.
Phát biểu tại một cuộc duyệt binh ở Teheran, tổng thống Iran Hassan Rohani khẳng định Vùng Vịnh đang trong « một thời điểm nhạy cảm và có ý nghĩa lịch sử quan trọng ». Tổng thống Iran nhấn mạnh : Các lực lượng quân đội và đồng minh càng ở xa khu vực này, thì khu vực sẽ an toàn hơn. Ngày 22/09 là dịp kỉ niệm 39 năm ngày chính quyền Irak tấn công Iran, mở đầu cho cuộc chiến Iran-Irak kéo dài 8 năm (1980-1981).
Tổng thống Iran cũng hứa, trong những ngày tới tại Liên Hiệp Quốc, phía Iran sẽ trình bày một kế hoạch hợp tác khu vực, nhằm bảo đảm an toàn Vùng Vịnh, eo biển Ormuz và biển Oman, với « sự hỗ trợ của các quốc gia trong khu vực ».
Cho đến nay, Iran phản đối mọi cáo buộc của Washington cho rằng Teheran đứng sau các cuộc không kích ngày 14/09, nhắm vào một số cơ sở lọc dầu của Ả Rập Xê Út.
Về phần mình, bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết đợt triển khai quân mới tại quốc gia đồng minh Ả Rập Xê Út, chỉ thuần túy mang tính « tự vệ ».
Anh : Ít có khả năng quân nổi dậy Huthi tấn công
Theo Reuters, ngoại trưởng Anh Dominic Raab, hôm nay, nhận định : theo các thông tin mà ông có được, rất ít có khả năng các cuộc không kích nhắm vào hai cơ sở lọc dầu của Ả Rập Xê Út là do quân nổi dậy Huthi thực hiện, cho dù lực lượng này đứng ra nhận trách nhiệm. Trước đó hai hôm, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đưa ra cùng nhận định, ông cho biết nên chờ đợi các kết quả điều tra quốc tế.
CNN dẫn lời ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel Al Joubeir, tố cáo việc các vũ khí sử dụng để tấn công được sản xuất tại Iran và do Iran cung cấp.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190922-iran-su-hien-dien-cua-quan-doi-nuoc-ngoai-tai-vung-vinh-lam-tang-nguy-co-%C2%AB-bat-on-a

Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ

chuẩn bị cuộc tập trận Malabar 2019

Minh Anh
Trang mạng nhật báo Ấn Độ, The Asian Age ngày 22/09/2019 cho biết lực lượng Hải Quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ chuẩn bị bước vào cuộc tập trận thường niên Malabar, kéo dài từ ngày 25/09 – 04/10/2019. Cuộc tập trận hải quân Malabar 2019 sẽ diễn ra tại ngoài khơi Sasebo, Nhật Bản.
Theo trang mạng Asian Age, cuộc tập trận Malabar được xem như là một nỗ lực của hải quân ba nước nhằm đối phó với thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc. Tham gia cuộc thao diễn năm nay, Ấn Độ sẽ điều chiếc tầu chiến đa năng INS Sakyadri và tầu hộ tống tác chiến chống tầu ngầm INS Kamorta, tầu tiếp liệu INS Shakti và máy bay giám sát P8I.
Cuộc tập trận Malabar 2018 được tổ chức tại đảo Guam, Tây Thái Bình Dương từ ngày 07 – 16/06/2018. Đó cũng là lần đầu tiên Malabar được tiến hành tại khu vực này.
Tập trận Malabar bắt đầu từ năm 1992, giữa hai nước Ấn Độ và Hoa Kỳ. Đến năm 2015, Nhật Bản mới chính thức tham gia do nước này những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về vùng quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Trong những năm gần đây, Hải Quân Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng. Nhất là mới đây, Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc tại vùng Biển Đông nơi mà tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh có tham gia vào việc thăm dò dầu khí ở lô 06.1.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190922-an-do-nhat-ban-va-hoa-ky-chuan-bi-dot-tap-tran-lan-thu-25

ASEAN phát huy vai trò trung tâm

 giữa Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

“long tranh hổ đấu” bằng cách nào?

Khu vực Đông Nam Á được xác định là trung tâm của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cũng là một phần trọng yếu trong sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc.
Vì vậy, các nước thành viên của ASEAN chắc chắn sẽ trở thành đối tượng lôi kéo giữa một bên là Mỹ/đồng minh và một bên là Trung Quốc. Vấn đề đặt ra cho ASEAN là làm cách nào giữ được sự đoàn kết và vai trò trung tâm của cả khối trong các cơ chế an ninh khu vực, không để bị kéo vào vòng xoáy cạnh tranh và nguy cơ chia rẽ mới.
Hiện tại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vai trò trung tâm của ASEAN và được rút gọn lại theo 04 khía cạnh. Cụ thể, trung tâm về vị trí địa lý, trung tâm của các cơ chế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trung tâm mang tính chức năng và trung tâm trên danh nghĩa xuất phát từ sự tự phong của các nước thành viên ASEAN.
Tuy nhiên, những quan điểm này phần lớn đều được nghiên cứu khảo sát từ trạng thái tương đối tĩnh, chỉ dừng ở sự miêu tả đối với địa lý, khuôn khổ hoặc hiện trạng của cơ chế khu vực. Cho dù có định nghĩa và cách hiểu khác nhau về khái niệm vai trò trung tâm của ASEAN nhưng việc nó được đề cập
đến với tư cách là một thuật ngữ chính trị, chắc chắn không phải do ASEAN đột nhiên nghĩ ra. Đằng sau có những ý nghĩa chiến lược bắt nguồn từ nhu cầu lịch sử và thực tiễn.
Xuất phát từ góc độ này, bài viết cho rằng ASEAN đang nỗ lực thực hiện hai chính sách then chốt để phát huy vai trò chiến lược của tổ chức này.
Duy trì chính sách trung lập
ASEAN là tổ chức của các quốc gia tương đối nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, bao quanh là các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… và các nước lớn này cũng đang tích cực tham gia vào các vấn đề và cạnh tranh quyết liệt ở khu vực. Thông thường, nước nhỏ sẽ buộc phải lựa chọn đứng về một nước lớn nào đó và sẽ trở thành “đòn bẩy” trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.
Các nước ASEAN từng có những bài học lịch sử sâu sắc về vấn đề này vào thời kỳ đầu Chiến tranh lạnh, trong cuộc đối đầu giữa hai phe lớn là Mỹ và Liên Xô. Chiến tranh lạnh đã kết thúc gần 30 năm nhưng cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cạnh tranh chiến lược nước lớn đang nóng lên, các nước ASEAN đều lo ngại phải đối diện với khó khăn lựa chọn đứng về bên nào.
Có thể nói, cuộc đọ sức nước lớn ở khu vực Đông Nam Á đã đạt đến mức quyết liệt nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ, Donald Trump đã cùng với các nước đồng minh đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở để cạnh tranh ảnh hưởng với chiến lược Vành đai và Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Trong cả hai chiến lược này, các nước ASEAN đều chiếm giữ vị trí rất quan trọng.
Đối diện với cuộc cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt ở khu vực Đông Nam Á, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từng đưa ra cảnh báo có thể một ngày nào đó ASEAN sẽ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ nhưng hy vọng ngày này sẽ không đến quá nhanh.
Cùng quan điểm, trong một bình luận công khai ở Thái Lan, tướng Hun Many, con trai của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng chia sẻ có lẽ một ngày nào đó, ASEAN sẽ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác.
Rõ ràng, cuộc chiến này sẽ buộc các nước thành viên của ASEAN hoặc toàn bộ ASEAN phải lựa chọn đứng về bên nào. Trong bối cảnh này, cho dù chủ trương trung lập hóa có rất nhiều thách thức nhưng một lần nữa sẽ trở thành mục tiêu phù hợp với nhu cầu và đây cũng là một trong những ý nghĩa chiến lược của việc ASEAN vì sao nhiều lần nhấn mạnh phải bảo vệ vai trò trung tâm của tổ chức này. Đó là cố gắng tránh phải đưa ra lựa chọn giữa các nước lớn, tránh bị cuốn vào cuộc đọ sức nước lớn.
Chính sách bên trung gian chiến lược
Ý nghĩa chiến lược thứ hai của vai trò trung tâm của ASEAN là ASEAN đóng vai trò bên trung gian chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên trung gian chiến lược trên thực tế là thông qua việc cung cấp diễn đàn để làm giảm xung đột, thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác, thậm chí là bồi đắp lòng tin lẫn nhau giữa các nước lớn.
Việc ASEAN theo đuổi vai trò là bên trung gian chiến lược cũng dần được hình thành trong lịch sử và thông qua việc tìm kiếm vai trò này, các nước vừa và nhỏ của ASEAN đã nhận được sự coi trọng chưa từng có so với các nước vừa và nhỏ khác.
Khu vực Đông Nam Á có rất nhiều nước lớn cạnh tranh với nhau và muốn gạt những nước lớn này ra khỏi Đông Nam Á là điều không thể và không thực tế. Tuy nhiên, cung cấp diễn đàn và kênh tiếp xúc cho các nước lớn lại là lựa chọn khả thi.
Từ khi hình thành đến nay, ASEAN đã dần dần thiết lập được một loạt cơ chế như ARF, ASEAN+, EAS, ADMM+,… và đóng vai trò người trung gian chiến lược trong đó. Thông qua việc đóng vai trò bên trung gian chiến lược, ASEAN có thể có được danh tiếng quốc tế mà tổ chức này chưa nghĩ tới.
Những cơ chế nêu trên phần lớn đều đã dung nạp các nước lớn có vai trò hết sức quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Họ hàng năm đều tham gia những hội nghị này, làm cho ASEAN, nhất là nước chủ tịch luân phiên có được danh tiếng quốc tế không tương xứng với sức mạnh quốc gia. Ví dụ như khi nhà lãnh đạo các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga tập trung ở Campuchia, Brunei, Lào hay Myanmar, danh tiếng quốc tế mà những quốc gia này có được là danh tiếng mà các nước có sức mạnh quốc gia tương đương khác không thể có. Điều này không những đã mở rộng tầm nhìn quốc tế và cảm giác tự hào quốc tế của người dân địa phương, mà điều quan trọng hơn là còn có thể mang đến các lợi ích như đầu tư, du lịch nhiều hơn cho địa phương.
Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, ASEAN đã tìm cách thông qua việc đưa các nước lớn vào các cơ chế và hội nghị do tổ chức này phát động nhằm hy vọng các nước lớn có thể thông qua đối thoại mang tính cơ chế này, làm giảm xung đột, quản lý bất đồng.
Đây cũng là nguyên nhân ARF đã đưa ra con đường phát triển theo 3 giai đoạn – biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột cũng như việc EAS mở rộng hơn nữa vào năm 2010 khi đưa Mỹ và Nga vào trong đó.
Các chuyên gia cho rằng sách lược cân bằng quan hệ mà ASEAN thực hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đưa các nước lớn có liên quan vào mạng lưới quan hệ của tổ chức này, thông qua sự quản lý và điều tiết chủ động đối với các mối quan hệ, thực hiện sự cân bằng giữa các mối quan hệ và tối ưu hóa môi trường hệ thống quan hệ. Qua đó bảo vệ và thúc đẩy hợp tác, bảo vệ an ninh, tăng thêm lợi ích của mình trong quá trình này.
Chính vì vậy, ASEAN đã nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vai trò trung tâm nằm ở việc thúc đẩy các nước lớn trong khu vực tiếp tục ở lại khuôn khổ cơ chế của ASEAN, thực hiện sự ổn định tổng thể và mang tính dự đoán đối với quan hệ nước lớn.
http://biendong.net/bi-n-nong/30523-asean-phat-huy-vai-tro-trung-tam-giua-an-do-duong-thai-binh-duong-long-tranh-ho-dau-bang-cach-nao.html

Gay ở Hàn Quốc: ‘Bà ấy nói,

 tao không cần một đứa con trai như mày’

Ở Hàn Quốc, trở thành đồng tính luyến ái thường bị coi là khuyết tật hoặc bệnh tâm thần, hay được xem là tội ác bởi các nhà thờ bảo thủ quyền lực.
Hàn Quốc không có luật chống phân biệt đối xử và, theo báo cáo của Laura Bicker của BBC từ Seoul, các nhà vận động tin rằng việc sự phân biệt đối xử dẫn đến lạm dụng đang khiến các bạn trẻ phải trả giá.
Một bữa ăn tối với công ty hôm đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của thanh niên 20 tuổi Kim Wook-suk. Anh bị đuổi ra khỏi nhà hàng vì bị đồng nghiệp tố là người đồng tính.
“Cảm giác như bầu trời sụp đổ,” Kim nói với tôi. “Tôi đã rất sợ hãi và sốc. Không ai mong đợi điều đó.”
Chủ nhà hàng, một người theo đạo Kitô giáo, đã buộc anh phải rời đi.
Kim (không phải tên thật của anh) cũng bị sa thải ngay lập tức.
“[Sếp tôi] nói đồng tính luyến ái là một tội và đó là nguyên nhân gây ra bệnh Aids. Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy không muốn tôi lây lan đồng tính luyến ái cho các đồng nghiệp khác,” Kim nói.
Người ‘LGBT’ gặp khó khi ra nước ngoài lao động?
Đài Loan trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng giới
Từ ‘Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng’ đến hành trình ‘Đi tìm Phong’
Không có gen nào liên quan đến đồng tính
Nhưng đó chưa phải là điều tệ nhất. Một người đồng nghiệp đã đến thăm mẹ của Kim và báo cho bà biết Kim, con trai bà là một người đồng tính.
“Ngay lúc đó, bà ấy bảo tôi rời khỏi nhà và nói rằng tôi ‘tao không cần một đứa con trai như mày’. Vì vậy, tôi đã bị đuổi ra ngoài.”
‘Bị xa lánh và cô lập’
Giống như rất nhiều thanh thiếu niên thuộc cộng đồng LGBTQ ở Hàn Quốc, Kim Wook-suk đã trải qua nhiều năm lặng lẽ cố gắng che giấu giới tính của mình.
Anh được nuôi dưỡng bởi một người mẹ sùng đạo Tin lành và đã dạy anh rằng người đồng tính sẽ bị thiêu trong lửa ở địa ngục. Anh lắng nghe một cách sợ hãi trong nhà thờ khi mục sư giảng rằng đồng tính luyến ái là một tội lỗi và khuyến khích nó sẽ mang lại bệnh tật. Đó không phải là một bài giảng bất thường ở một đất nước nơi có khoảng 20% ​​dân số thuộc về các nhà thờ bảo thủ.
Nhưng mặc dù bị sa thải và trở thành vô gia cư chỉ vì giới tính của mình, Kim vẫn giữ hy vọng Hàn Quốc có thể thay đổi.
Anh tự hào cho tôi xem chiếc áo phông có logo hình cầu vồng kêu gọi luật chống phân biệt đối xử. Anh tin rằng luật này một ngày nào đó sẽ cho phép cộng đồng LGBTQ sống một cách an toàn.
Nó cũng có thể cứu sống nhiều thanh thiếu niên trẻ.
Một cuộc khảo sát với những người dưới 18 tuổi trong cộng đồng LGBTQ phát hiện ra rằng gần một nửa – khoảng 45% – đã cố gắng tự tử. Hơn một nửa (53%) đã cố gắng tự làm hại mình. Những con số này đã thúc đẩy tổ chức quyền LGBT Chingusai – Giữa những người bạn – điều hành một đường dây trợ giúp.
“Họ thường nói về cảm giác bị xa lánh, bị cô lập, cảm giác như họ là gánh nặng cho ai đó,” bác sĩ Park Jae-wan, người làm việc trong bệnh viện vào ban ngày và tình nguyện viên điều hành dịch vụ Kết nối trái tim vào ban đêm.
“Họ cảm thấy xa cách vì giáo viên, bạn bè hoặc gia đình của họ không hiểu hoặc không biết gì về ý nghĩa của LGBTQ.”
Ông tin rằng một giải pháp lâu dài hơn phải được tìm thấy để giải quyết mối nguy hiểm mà những người trẻ tuổi này phải đối mặt và điều đó liên quan đến việc đấu tranh cho một luật mới.
“Chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ về cách đối xử với thiểu số có xu hướng tình dục đồng giới này và suy nghĩ về những gì họ cần,” ông nói.
Đồng tính luyến ái có thể không bất hợp pháp ở Hàn Quốc – kể từ năm 2003, nó không còn được phân loại là “có hại và tục tĩu” – nhưng sự phân biệt đối xử vẫn còn phổ biến. Chỉ dưới một nửa người Hàn Quốc không muốn có một người bạn đồng tính, hàng xóm hoặc đồng nghiệp, theo một khảo sát toàn quốc của Khảo sát hội nhập xã hội Hàn Quốc.
Tỷ lệ thanh thiếu niên đồng tính nam và nữ bị ảnh hưởng bởi bạo lực cũng cao. Một cuộc thăm dò của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc cho thấy 92% người LGBTQ lo lắng về việc trở thành mục tiêu của tội ác thù ghét.
Kim Wook-suk biết điều này quá rõ. Mẹ anh, anh nói, đã cố gắng “cứu anh”, nhưng hành động của bà khiến đôi lúc anh sợ chính gia đình mình.
Tình đồng giới: ‘Yêu là yêu thôi, sao không dám nói?’
“Sử dụng người ở nhà thờ, bà ấy đã cố gắng bắt cóc tôi nhiều lần để ép tôi trải qua liệu pháp chuyển đổi. Tuy nhiên có lúc tôi đã xoay sở và trốn thoát được.”
Kim luôn nhìn phải ngoái nhìn lại mỗi khi anh đi ra ngoài. Anh đang ở trong công viên một mình khi một người đàn ông tiếp cận anh và nói đồng tính luyến ái là một tội lỗi không thể tha thứ và anh nên trở về nhà với cha mẹ mình, trước khi đánh anh bằng gậy tre.
Anh tin rằng chính mẹ mình có thể đã ra lệnh cho các cuộc tấn công như vậy, như một hình thức “trị liệu sốc”.
“Thiết lập luật chống phân biệt đối xử sẽ gửi một thông điệp tới xã hội rằng mọi người không nên đối xử khác nhau vì xu hướng tính dục của họ,” Cho Hyein, luật sư LGBTQ tại Hope and Law, nói khi tôi kể câu chuyện của Kim.
“Một khi xã hội đặt ra các nguyên tắc, các trường học sẽ có thể đưa ra các biện pháp phản ứng khi những đứa trẻ này bị bắt nạt. Ngay bây giờ ở Hàn Quốc, chúng tôi không có các biện pháp thể chế hóa để đối phó với các tình huống phân biệt đối xử.”
‘Chúng ta nên ngăn họ xuống địa ngục’
Cộng đồng LGBTQ đã thúc đẩy thay đổi kể từ năm 2007 và tiếng nói của họ ngày càng táo bạo hơn.
Nhưng phe bảo thủ phản đối cũng táo bạo không kém. Cộng đồng Kitô giáo Tin lành lo ngại đồng tính luyến ái sẽ được chấp nhận ở Hàn Quốc đến nỗi họ đã quyết định tổ chức sự kiện “tình yêu thực sự” đầu tiên tại Busan – chỉ một tháng sau khi ban tổ chức Lễ hội Queer buộc phải hủy bỏ sự kiện của họ ở chính thành phố này.
Trong một tuyên bố với BBC, họ nói rằng người LGBTQ là “phi đạo đức và bất thường” nên sự phân biệt đối xử của họ là “loại phân biệt đối xử đúng đắn”.
Vào tháng 9, nhóm nhà thờ có ảnh hưởng này đã xuất hiện tại Lễ hội Queer ở Incheon, thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, với hàng ngàn người.
Họ vẫy những chiếc quạt giấy ghi chữ “‘nói KHÔNG với đồng tính luyến ái và CÓ với ‘tình yêu thực sự’”.
Một màn hình khổng lồ được đặt gần quảng trường tổ lức Lễ hội Queer chiếu một video tuyên bố rằng khuyến khích đồng tính luyến ái sẽ lan truyền bệnh Aids và tốn hàng triệu tiền thuế.
Việc đến Lễ hội Queer có nghĩa phải chen lấn qua hàng dài những người biểu tình vốn liên tục văng ra những lời lăng mạ.
“Đồng tính luyến ái là một căn bệnh hủy hoại đất nước,” một người đàn ông nói với tôi. “Nếu bạn thực hiện một hành vi đồng tính luyến ái, đất nước sẽ bị diệt vong.”
Trong số các Kitô hữu phản kháng có Menorah. Cả ngày, cho đến khi trời tối, cô hét qua loa từ các vị trí khác nhau quanh Incheon.
Tôi hỏi cô ấy tại sao cô ấy lại hét vào những người đi lễ hội.
“Bởi vì chúng tôi là Kitô hữu. Chúng tôi không ở đây để đổ lỗi cho người khác, bởi vì chúng tôi thực sự yêu hàng xóm của mình. Chỉ chứng kiến họ xuống địa ngục không phải là tình yêu đích thực. Nếu chúng tôi thực sự yêu họ, chúng tôi nên nói tin tốt và ngăn họ đi xuống địa ngục. “
Tôi nói với cô ấy rằng có lẽ cô ấy nên lắng nghe họ hơn là hét vào mặt họ. Nhưng cô ấy kiên quyết.
Thời khắc lịch sử: Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Tình yêu đồng giới và những định kiến ở VN
“Nếu chúng ta chỉ tuyên bố tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu Kitô một cách nhẹ nhàng, điều đó sẽ không hiệu quả.
“Tình yêu đích thực là ngăn họ xuống địa ngục. Chúng ta nên hét lên, vì chúng ta không có thời gian. Đây là một vấn đề khẩn cấp.”
Khi những người biểu tình hò hét, hai người nước ngoài đã chọn thể hiện sự đồng thuận của họ cho LGBTQ bằng cách hôn nhau ngay bên ngoài quảng trường Lễ hội.
Tuy nhiên, năm ngoái, sự kiện đã trở nên bạo lực. Một số người biểu tình đã tấn công cuộc diễu hành và ngăn những người đi lễ hội diễu hành qua các đường phố.
Năm nay, cảnh sát đã điều động khoảng 3.000 sĩ quan để bảo vệ vài trăm người thuộc cộng đồng LGBTQ, những người đủ can đảm để tham gia sự kiện này. Sự hiện diện của các nhân viên đại sứ quán trên thế giới có nghĩa là cảnh sát phải đảm bảo sự an toàn của sự kiện.
‘Sự thù ghét thái quá’
Hàn Quốc dường như có thái độ ít chấp nhận cộng đồng LGBTQ hơn các nước láng giềng Đông Á khác.
Đài Loan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm ngoái – quốc gia đầu tiên ở châu Á làm điều này. Trong khi đó, Nhật Bản đã bầu ra nhà lập pháp đồng tính công khai đầu tiên.
Một cuộc khảo sát cho thấy 78% người trong độ tuổi từ 20 đến 60 ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Vào tháng 7, tỉnh Ibaraki đã trở thành quận đầu tiên trong số 47 quận của Nhật Bản cấp giấy chứng nhận bạn đời cho những người thuộc LGBTQ, nuôi hy vọng rằng các quận khác sẽ tuân theo.
Sự khác biệt là Hàn Quốc chịu sự phản đối của số lượng lớn các nhóm thiên chúa giáo có ảnh hưởng – mặc dù không phải tất cả người theo đạo Kito đều chống lại việc mở rộng quyền lợi cho cộng đồng LGBTQ.
Mục sư Lim Bora, thuộc giáo đoàn Hyanglin Seomdol ở Seoul, là một trong số ít giáo phái chấp nhận quyền LGBTQ. Bà tin rằng sự phản đối mạnh mẽ đối với luật chống phân biệt đối xử là một cách tập hợp các các đạo hữu khi số người đi nhà thờ bắt đầu giảm.
“Nhà thờ đã sử dụng điều này để gây chú ý và tập trung đạo hữu. Trong lịch sử, chị có thể thấy nếu có một kẻ thù chung, mọi người sẽ tập hợp và đoàn kết hơn. Vì vậy, tôi nghĩ đây là lý do tại sao lại có sự ghét bỏ đối với đồng tính luyến ái.”
Mục sư Lim bị coi là một dị giáo vì quan điểm của bà.
“Bất kể tôn giáo nào, tôi nghĩ rằng một luật chống phân biệt đối xử nên là một luật cơ bản trong các quyền cơ bản của con người. Tôi chỉ hy vọng nó sẽ sớm trở thành hiện thực.”
Đó có thể là hy vọng tốt nhất cho Kim Wook-suk để có một cuộc sống bình thường. Ở độ tuổi 20, Kim có một người bạn đời và họ cùng nhau mơ ước một ngày nào đó được xã hội Hàn Quốc sẽ chấp nhận họ như một cặp vợ chồng.
Anh đã có thể nói chuyện lại với mẹ, nhưng lời lẽ vẫn rất hạn chế.
“Bà ấy vẫn không thể chấp nhận tôi vì tôi là tôi,” anh nói. “Bà ấy vẫn nghĩ rằng một người đàn ông yêu một người đàn ông khác là sai. Nhưng tôi không còn cố gắng tranh luận về điều này với mẹ tôi nữa.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-49785782

Ông Kim Jong Un gọi quan hệ với Trung Quốc

là ‘lựa chọn chiến lược’

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa khẳng định sẽ tăng cường quan hệ với Trung Quốc, gọi mối quan hệ gần gũi giữa hai nước là “lựa chọn chiến lược”, báo chí Triều Tiên đưa tin.
Thông tin này xuất hiện trong thời điểm Triều Tiên và Mỹ dự kiến sẽ nối lại đàm phán hạt nhân sau vài tuần nữa.
Ông Kim phát biểu như vậy để đáp từ điện mừng của Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/9, nhân kỷ niệm 71 năm thành lập nước của Triều Tiên.
Quan hệ giữa hai nước đồng minh trở nên lạnh lẽo sau khi Triều Tiên thực hiện hàng loạt vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân, nhưng nồng ấm hơn trong vài tháng gần đây sau hàng loạt cuộc gặp giữa ông Kim và ông Tập.
Ông Tập sang thăm Bình Nhưỡng vào tháng 6, còn ông Kim thăm Trung Quốc 4 lần kể từ tháng 3/2018.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Bình Nhưỡng vào đầu tháng này làm dấy lên đồn đoán về khả năng diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh nữa trong tương lai gần.
“Các cuộc gặp của chúng ta ở Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thể hiện đầy đủ trước thế giới về ý chí của tôi và đồng chí Tổng Bí thư Tập sẽ luôn luôn củng cố quan hệ hữu nghị Triều Tiên – Trung Quốc”, ông Kim nói. Ông gọi quan hệ hữu nghị này là “quý giá” và là “lựa chọn chiến lược”.
GS Yang Moo-jin, công tác tại ĐH Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nhận xét rằng Triều Tiên đã bỏ một số từ ngữ truyền thống như “quan hệ xương máu” và “tình đồng chí cách mạng” khi nói về Trung Quốc để có diễn đạt mang tính chất ngoại giao hơn. “Đây là một phần nỗ lực của Triều
Tiên nhằm tạo dựng hình ảnh như một nhà nước bình thường như các nước khác”, GS Yang nói.
Tuần trước, Triều Tiên thể hiện sẵn sàng nối lại đối thoại với Mỹ, nhưng cũng thúc giục Mỹ đưa ra đề xuất mới chấp nhận được với Bình Nhưỡng, như nới lỏng trừng phạt và bảo đảm an ninh cho chế độ thông qua một hiệp ước hòa bình.
Phái viên hàng đầu của Hàn Quốc Lee Do-hoon, người đang có chuyến công tác đến Washington, hôm qua nói rằng Mỹ và Triều Tiên có thể sớm nối lại đối thoại.
Nhưng việc ông Trump vừa chọn ông Robert O’Brien làm cố vấn an ninh quốc gia thay ông John Bolton khiến giới quan sát chưa thể dự đoán bước đi tiếp theo của Mỹ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30527-ong-kim-jong-un-goi-quan-he-voi-trung-quoc-la-lua-chon-chien-luoc.html

Thêm nước thứ hai ngưng quan hệ với Đài Loan

trong vòng một tuần

Đài Loan ngày 20.9 mất đồng minh thứ hai chỉ trong vòng một tuần sau khi Kiribati thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với lãnh thổ này và chính thức lập quan hệ với Trung Quốc.
Lãnh đạo Cơ quan Đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp ngày 20.9 thông báo quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati đã chính thức cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào cùng ngày, theo CNA.
Ông Ngô nói Đài Loan lấy làm tiếc và lên án Kiribati vì bỏ mặc mối quan hệ và sự viện trợ nhiều năm qua từ chính quyền Đài Loan.
Quan chức này cho biết mọi dự án hợp tác và viện trợ sẽ bị chấm dứt ngay lập tức, đồng thời các nhà ngoại giao của hai bên sẽ được rút về.
Theo ông Ngô, Trung Quốc đã lôi kéo Kiribari thiết lập quan hệ bằng lời hứa tài trợ cho nhiều máy bay và phà thương mại
Như vậy, việc tuyệt giao với Kiribati đồng nghĩa Đài Loan chỉ còn lại 15 đồng minh chính thức trên toàn cầu. Đây cũng là nước thứ hai “chia tay” Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong một tuần, sau Quần đảo Solomon.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự cảm kích của chính phủ nước này đối với quyết định của Kiriba
http://biendong.net/diem-tin/30528-them-nuoc-thu-hai-ngung-quan-he-voi-dai-loan-trong-vong-mot-tuan.html

Đài Loan lại bị đồng minh “dứt tình” theo TQ,

bà Thái Anh Văn đáp trả Bắc Kinh

bằng 3 từ ngắn gọn

Trong vòng một tuần, sau khi quần đảo Solomon tuyên bố “chia tay” với chính quyền Đài Loan, chính phủ Kiribati cũng quyết định làm theo.
Đã có 7 quốc gia chấm dứt quan hệ với Đài Loan kể từ sau khi bà Thái Anh Văn trở thành lãnh đạo đảo này vào năm 2016. Ảnh: CNA
Chính quyền Đài Loan ngày 20/9 tuyên bố, Đài Bắc đã “chia tay” với Kiribati, một quốc đảo ở Thái Bình Dương.
“Chính phủ Cộng hòa Kiribati đã chính thức thông báo cho chúng tôi vào ngày hôm nay 20/9 rằng, họ chấm dứt quan hệ với chúng ta. Chúng tôi rất lấy làm tiếc và lên án mạnh mẽ việc chính phủ Kiribati không quan tâm tới tình hữu nghị và sự hỗ trợ nhiều mặt trong nhiều năm qua của [Đài Loan] đối với Kiribati.
Chính quyền Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đình chỉ quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Kiribati kể từ bây giờ, chấm dứt hoàn toàn kế hoạch hợp tác song phương và ngay lập tức sơ tán cơ quan ngoại giao, các nhóm kỹ thuật và nhân viên y tế. Chúng tôi cũng yêu cầu Kiribati ngay lập tức rút nhân viên khỏi Đài Loan”, cơ quan ngoại giao Đài Loan tuyên bố.
Trước quyết định của Kiribati, lãnh đạo Thái Anh Văn cho biết, chính quyền đảo này đã nắm rõ toàn bộ tình hình trong khi đội ngũ ngoại giao đã nỗ lực hết sức mình. “Chúng tôi cảm thấy rất tiếc về quyết định của Chính phủ Kiribati”, bà Thái nói.
Đồng thời, ngay trong cuộc họp chiều nay, bà Thái đã lên tiếng phản đối động thái “lôi kéo đồng minh” của Bắc Kinh và cho biết, chính quyền Đài Loan hiện nay phản đối chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh.
“Đối với chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, câu trả lời của chúng tôi chỉ có ba từ “không thể được”", lãnh đạo Đài Loan nhấn mạnh.
Được biết, giống như quần đảo Solomon – đã chấm dứt quan hệ với Đài Loan vào ngày 16/9 vừa qua, Kiribati sẽ thiết lập quan hệ với Bắc Kinh sau khi chia tay Đài Loan.
Cùng ngày, Viện Mỹ tại Đài Loan AIT đã bày tỏ sự “thất vọng sâu sắc” về động thái của Kiribati, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh “chủ động thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan, bao gồm việc lôi kéo khiến các quốc gia đồng minh chấm dứt quan hệ với Đài Loan, gây ảnh hưởng tới ổn định của khu vực”.
Theo AIT, việc các quốc gia sau khi “chia tay” với Đài Loan, thiết lập quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, chủ yếu hy vọng rằng điều này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng nhưng về lâu dài, xu hương này sẽ làm cho tình hình của họ càng trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, AIT cũng cho biết, Mỹ tiếp tục tuân thủ chính sách Một Trung Quốc dựa trên Ba thông cáo chung giữa Mỹ-Trung và Đạo luật quan hệ với Đài Loan, đồng thời đang xem xét các lựa chọn đối phó khác nhau.
Trong khi đó, Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là “phần lãnh thổ không thể tách rời”. Trong cuộc họp báo ngày 11/9, người phát ngôn Văn phòng các vấn Đài Loan Mã Hiểu Quang cho biết, “tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc là sự đồng thuận phổ biến của cộng đồng quốc tế và chuẩn mực quan hệ quốc tế” và đây là sự lựa chọn của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay.
Tính đến thời điểm hiện tại, Kiribati là quốc gia thứ 7 chấm dứt quan hệ với Đài Loan kể từ sau khi bà Thái Anh Văn trở thành lãnh đạo đảo này vào năm 2016. Do đó, đồng minh của Đài Loan đã giảm xuống còn 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, đa phần là các quốc gia nghèo ở Nam Thái Bình Dương.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30524-dai-loan-lai-bi-dong-minh-dut-tinh-theo-tq-ba-thai-anh-van-dap-tra-bac-kinh-bang-3-tu-ngan-gon.html

Cảnh sát Hong Kong ‘bị đẩy đến giới hạn’

Lực lượng cảnh sát của Hong Kong đang ở giới hạn cuối cùng của họ sau hơn ba tháng vật lộn để kiểm soát cuộc khủng hoảng chính trị ở thành phố này.
Phân tích thẳng thắn này được đưa ra bởi một sĩ quan cảnh sát cấp cao trong một cuộc họp báo với các nhà báo quốc tế, bao gồm cả Stephen McDonell của BBC.
Một tháng trước, cảnh sát Hong Kong tự tin rằng họ đã kiểm soát được tình hình trong thành phố.
Họ đã thay đổi chiến thuật, cảm thấy họ nắm rõ người biểu tình và điều này có nghĩa sẽ không cần sự can thiệp của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, bây giờ họ đang bị đẩy đến giới hạn cuối cùng, với tất cả những gì họ có.
Các công ty PR từ chối ‘xây dựng lại hình ảnh’ cho Hong Kong
Ra trước QH Mỹ Joshua Wong kêu gọi thông qua luật nhân quyền
Đài Loan gửi mặt nạ phòng hơi độc cho Hong Kong
Nhóm thân Bắc Kinh phá ‘tường thông điệp’ của người biểu tình Hong Kong
Phong trào biểu tình đã thay đổi, mang lại những thách thức vô cùng lớn cho giới chức trách.
Ban đầu có những cuộc tuần hành ôn hòa phản đối kế hoạch cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.
Nhưng theo sau đó là các cuộc chiến đường phố giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình mặc áo đen đòi quyền bầu cử phổ thông và một cuộc điều tra độc lập về cáo buộc thông đồng giữa cảnh sát và các nhóm tội phạm có tổ chức – điều mà cảnh sát đã kiên quyết phủ nhận.
Trong một cuộc họp báo kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ tại trụ sở cảnh sát, một sĩ quan cao cấp đã nói với các phóng viên: “Nếu tình hình tiếp tục leo thang thêm nữa, chúng tôi buộc phải lấy nguồn lực từ các bộ phận khác. Chúng tôi đã đến giới hạn nhưng vẫn xoay sở được.”
Ông nói rằng việc tuyển dụng cho lực lượng cảnh sát đã giảm đáng kể trong tháng Sáu và tháng Bảy khi các cuộc biểu tình leo thang và chính quyền đã bị chỉ trích vì nghi đã có phản ứng mạnh tay. Nhưng con số nhân lực đã tăng lại vào tháng Tám.
Ông cho biết ông đã nói với các sĩ quan tiền tuyến phải giữ vững tinh thần vì chỉ có cơ quan của họ mới có thể cứu thành phố này khỏi sự hỗn loạn và tàn phá.
“Tôi cố gắng thuyết phục các sĩ quan rằng chúng tôi là những người duy nhất có thể bảo vệ Hong Kong trong thời điểm này”.
Khi được hỏi về một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc cảnh sát tra tấn, bắt bớ tùy tiện và các hành vi lạm dụng khác, viên chức cảnh sát cao cấp nói rằng các tuyên bố này hoàn toàn không có cơ sở, rằng báo cáo này dựa trên các nguồn nặc danh và Amnesty nên gửi cho họ bất kỳ khiếu nại nào họ đã nhận được,
Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận vào thứ Sáu, ông đã thừa nhận rằng “trong bất kỳ tình huống kéo dài nào, sẽ là nói dối nếu tôi nói rằng không ai có những hành vi quá mức cho phép”.
Khi hỏi về các cáo buộc của Bắc Kinh cho rằng “các thế lực nước ngoài” là lý do một số người biểu tình áp dụng nhiều chiến thuật tàn phá và phá hoại hơn trước, ông nói lỗi chính là ở người biểu tình Hong Kong nhưng dự luật của Quốc hội Hoa Kỳ về việc đánh giá về mức độ bảo đảm nhân quyền của Hong Kong sẽ chỉ khuyến khích bạo lực.
Ông cũng đổ lỗi cho các giáo viên rằng họ đã gieo mầm trong tâm trí học sinh rằng có thể phạm pháp vì một lý tưởng chính đáng.
Các cuộc khảo sát ​​ở Hong Kong cho thấy dường như danh tiếng của lực lượng cảnh sát vốn từng rất được kính trọng này đã sụp đổ trong những tháng gần đây. Các nhân viên cảnh sát cũng thường xuyên bị bao vây bởi những người dân la hét, mắng chửi họ.
Sĩ quan này nói rằng hầu hết cảnh sát đã “bị bất ngờ trước mức độ thù ghét” dành cho họ và họ mong đợi sau cuộc khủng hoảng này, họ có thể hàn gắn mối quan hệ với cộng đồng.
“Xin hãy có lòng tin vào chúng tôi. Chúng tôi là một lực lượng cảnh sát thực sự tốt.”
Ông nói rằng lực lượng này, một trong những lực lượng cảnh sát lâu đời nhất châu Á, có 175 năm kinh nghiệm suốt, tích cóp từ cả những sai lầm của họ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49785773

Người biểu tình Hong Kong

giẫm đạp quốc kỳ Trung Quốc

Người biểu tình Hong Kong hôm 22/9 giẫm đạp lên quốc kỳ Trung Quốc, phá hoại một ga tàu điện ngầm và đốt lửa trên một con đường lớn, theo AP.
Theo hãng tin Mỹ, cuộc phản đối ban đầu diễn ra ôn hòa khi người biểu tình tiến vào một trung tâm mua sắm.
Sau đó, một số người để quốc kỳ Trung Quốc trên sàn và thay nhau giẫm đạp trước khi vẽ lên đó rồi vứt ra ngoài thùng rác bên ngoài và sau đó đẩy thùng rác xuống một dòng sông gần đó.
XEM THÊM:
Chính quyền Hong Kong mở đối thoại, đặt ra các điều kiện tham dự
Theo AP, một nhóm sau đó tấn công ga tàu điện ngầm Shatin nối với trung tâm mua sắm. Họ đập phá máy quay an ninh cũng như đập vỡ màn hình của máy bán vé. Họ sử dụng ô để che giấu danh tính.
Cảnh sát chống bạo loạn sau đó tới hiện trường vụ tấn công và bảo vệ ga điện ngầm.
Theo AP, người biểu tình sau đó dựng chướng ngại vật trên con đường gần trung tâm mua sắm rồi sau đó châm lửa đốt.
Cảnh sát sau đó sử dụng hơi cay khi họ tìm cách tiến tới người biểu tình.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-hong-kong-gi%E1%BA%ABm-%C4%91%E1%BA%A1p-qu%E1%BB%91c-k%E1%BB%B3-trung-qu%E1%BB%91c/5093795.html

Tại Mỹ, Hoàng Chi Phong tố cáo

 ‘‘Nhà nước cảnh sát’’ Hồng Kông

Trọng Thành
Hai thủ lĩnh dân chủ Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Hà Vận Thi (Denise Ho) vừa có đợt vận động quốc tế ủng hộ phong trào tranh đấu. Hôm qua, 21/09/2019, tại Washington, trước khi lên máy bay về nước, hai lãnh đạo trẻ đã lên án mạnh mẽ chính quyền Hồng Kông sử dụng bộ máy cảnh sát để tìm cách bóp nghẹt cuộc phản kháng của dân chúng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Pháp AFP, thủ lĩnh tranh đấu Hoàng Chi Phong, 22 tuổi, nhấn mạnh « từ một thành phố hiện đại mang tính toàn cầu, Hồng Kông đang biến thành một Nhà nước cảnh sát, với bạo lực tràn lan », « các lực lượng cảnh sát Hồng Kông đã bị thao túng để trở thành « một công cụ riêng », cho phép lãnh đạo đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) tiếp tục tại vị ».
Về phần mình, ca sĩ Hà Vận Thi lên án « chính quyền núp đằng sau các lực lượng cảnh sát, để từ chối đưa ra các giải pháp cho khủng hoảng ». Ca sĩ nhạc pop Hà Vận Thi là một nhân vật nổi tiếng trong giới tranh đấu dân chủ Hồng Kông và phong trào của những người đồng tính, chuyển giới (LGBT). Các bài hát của cô bị cấm tại Hoa lục, kể từ khi phong trào Dù Vàng bùng phát năm 2014.
Trong một báo cáo công bố hôm thứ Sáu, 20/09, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã cáo buộc cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực thái quá chống lại những người đòi dân chủ, lên án cảnh sát có nhiều hành động « bất hợp pháp », thậm chí như « tra tấn ».
Hoan nghênh Mỹ thay đổi chính sách
Trong những ngày vừa qua, hai nhà tranh đấu đã tiếp xúc với chính giới Đức, Úc, Đài Loan và Hoa Kỳ để tìm kiếm các ủng hộ mới, nhưng chính tại thủ đô nước Mỹ, tiếng nói của hai lãnh đạo dân chủ Hồng Kông có cơ hội được lắng nghe nhiều nhất.
Trả lời AFP, lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông Hoàng Chi Phong – người vừa được mời phát biểu trước Quốc Hội Mỹ – « hoan nghênh những thay đổi lớn » trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông kể từ ba tháng nay, tức từ khi phong trào chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bùng nổ, « hơn hẳn so với 5 năm về trước ».
Hoàng Chi Phong bày tỏ tin tưởng, từ đây đến cuối năm, Washington sẽ thông qua luật mới, gắn liền quan hệ thương mại với Trung Quốc với tình trạng nhân quyền ở Hồng Kông. Theo dự luật – hiện đã được bộ Ngoại Giao Mỹ bật đèn xanh – các xâm phạm nhân quyền ở Hồng Kông sẽ tự động dẫn đến các trừng phạt nhắm vào Trung Quốc.
« Chiếc bẫy » đối thoại
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn nói trên, nhà tranh đấu Hồng Kông cũng cảnh báo dân chúng trước « chiếc bẫy » mà lãnh đạo đặc khu đang giương ra, với đề xuất chấm dứt biểu tình phản kháng, để đổi lấy các « đối thoại » với chính quyền. Hoàng Chi Phong nhấn mạnh đến kinh nghiệm « 5 năm về trước, 5 lãnh đạo sinh viên đã từng đối thoại với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, kết quả là 4 người bị truy tố, trong đó 2 bị bỏ tù. Và vào thời điểm phong trào Thiên An Môn, các lãnh đạo sinh viên cũng từng đối thoại với Bắc Kinh, nhưng đã không tránh khỏi thảm sát ».
Hai lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông trở về đặc khu đúng vào lúc, nhiều kêu gọi biểu tình, bãi khóa, trước hai dịp kỉ niệm đặc biệt : 5 năm ngày « Phong trào Dù Vàng » đòi bầu trực tiếp lãnh đạo đặc khu, và 70 năm ra đời chế độ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Dự kiến dân chúng Hồng Kông sẽ tiếp tục xuống đường đông đảo vào hai dịp này, như họ đã nhiều lần làm như vậy, trong hơn 100 ngày qua. Ca sĩ Hà Vận Thi ghi nhận : « cuộc tranh đấu sẽ kéo dài », nhưng « người dân rất cương quyết ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190922-tai-my-hai-thu-linh-dan-chu-to-cao-nha-nuoc-canh-sat-hong-kong

Hồng Kông: Hà Quân Nghiêu,

nghị sĩ bị người biểu tình căm hận

Minh Anh
Tại Hồng Kông, chính quyền đặc khu hôm nay, 22/09/2019, đã hạn chế lưu thông các tuyến đường sắt và đường bộ nối với cảng hàng không quốc tế, lớn thứ 8 trên thế giới. Lực lượng an ninh tăng cường kiểm soát nhằm làm thất bại hành động gây rối loạn hoạt động sân bay của những người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Trước đó một hôm, nhiều vụ xô xát dữ dội cũng đã diễn ra giữa những người biểu tình đòi dân chủ với cảnh sát cũng như là những người biểu tình thân Bắc Kinh. Trước đó, hàng chục người ủng hộ Hoa Lục đã tháo gỡ các thông điệp dân chủ tại một vài bức tường. Trong số những người thân với chính quyền Bắc Kinh, nghị sĩ Hà Quân Nghiêu (Junius Ho) là một trong những chính trị gia bị người phản đối Hồng Kông căm ghét nhất.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết vì sao :
« Hà Quân Nghiêu, vị nghị sĩ bị người biểu tình ghét nhất, chính là người đã kêu gọi huy động 30.000 tình nguyện viên thứ Bảy 21/09/2019, đến tẩy rửa tất cả « các bức tường dán đầy các mẫu giấy ghi chú » của thành phố, được mệnh danh là những bức tường Lennon. Bởi vì từ nhiều tháng nay, người dân Hồng Kông dán hàng ngàn thông điệp liên quan đến phong trào chính trị trên các bức tường tại nhiều nơi công cộng và nhất là trong các hành lang tầu điện ngầm hay các lối đi nhỏ. Và họ giữ chặt các hành động này nhân danh quyền tự do ngôn luận.
Nhưng đến sáng thứ Bảy ông Junius Ho lại thay đổi ý kiến. Người này chỉ khiêm tốn cầm lấy cây chổi quét các nẻo đường trong khu phố Truân Môn (Tuen Mun) của ông, nằm ở vùng đất mới.
Trong số những người biểu tình, nhiều người đã chuẩn bị hàng ngàn ảnh phóng to in mặt Hà Quân Nghiêu và dán xuống nền đường tại nhiều lối đi cho phép người ta giẫm lên ảnh ông. Bởi vì, người biểu tình đã tận mắt nhìn thấy ông vỗ vai và bắt tay các thành viên Hội Tam Hoàng, ngay sau vụ hành hung bạo lực ngày 21/07 tại trạm tầu điện ngầm Viên Lãnh (Yuen Long).
Ông Hà Quân Nghiêu mất lòng dân đến mức Jockey Club, câu lạc bộ quản lý các trò đánh cược đua ngựa tại Hồng Kông đã phải hủy các cuộc đua hôm thứ Tư (18/09) vì một con ngựa thuộc sở hữu của ông cũng sẽ tham gia, dẫn đến nguy cơ cuộc đua sẽ bị những người biểu tình phá rối. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190922-hong-kong-junius-ho-vi-dan-bieu-bi-nguoi-bieu-tinh-cam-ghet-nhat

WB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TQ

sẽ chỉ còn 1% trong khoảng 10 năm tới

Câu mở đầu của báo cáo “Innovative China” (Tạm dịch: Trung Quốc đổi mới) có viết: “Sau gần 4 thập kỷ phát triển nhanh chóng, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mới với sự tăng trưởng chậm chạp và không có gì đột phá.”
Theo cảnh báo từ Ngân hàng Thế giới (WB) và một trung tâm nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống 1,7% vào những năm 2030 khi không có những chính sách cải cách nhằm giải quyết vấn đề phân bổ tài nguyên của đất nước.
Câu mở đầu của báo cáo “Innovative China” (Tạm dịch: Trung Quốc đổi mới) có viết: “Sau gần 4 thập kỷ phát triển nhanh chóng, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mới với sự tăng trưởng chậm chạp và không có gì đột phá.” Báo cáo còn lưu ý các động lực tăng trưởng của Trung Quốc đang “hết hơi” và cho biết nước này không còn phụ thuộc vào lực lượng lao động ngày càng tăng, phát triển sản xuất, hoạt động di cư từ nông thôn đến thành thị, mở rộng xuất khẩu và mở cửa cho các hoạt động đầu tư từ nước ngoài.
Thay vào đó, Trung Quốc cần tập trung vào việc “liên tục tăng trưởng năng suất”. Nhóm tác giả cho hay, những hậu quả từ việc không đáp ứng được những vấn đề mới của thực tế sẽ là rất đáng ngại. Báo
cáo của WB tính toán rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc, vốn đạt 6,6% vào năm 2018, sẽ còn 4% vào những năm 2020 và 1,7% vào những năm 2030 nếu chỉ thực hiện những biện pháp cải cách một cách hạn chế. Với chính sách cải cách mạnh mẽ, thì tăng trưởng trung bình hàng năm sẽ đạt 5,1% vào những năm 2020 và 2,9% vào những năm 2030.
Nếu Trung Quốc có những chính sách cải cách táo bạo hơn, tăng trưởng trung bình của những năm 2020 sẽ là 5,1% và 4,1% vào những năm 2030. Dẫu vậy, kịch bản tiêu cực đối với nền kinh tế nước này đã được đưa ra từ năm 2012. Khi đó, báo cáo dự kiến tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 đạt 5,9% và 5% cho giai đoạn 2026-2030.
Báo cáo mới đây lưu ý rằng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1 nửa của các nước phát triển. Sự tăng trưởng của số liệu này đã sụt giảm kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ 1 thập kỷ trước. Để tăng năng suất, báo cáo của WB đưa ra khuyến nghị đối với “cải cách thị trường tài chính, lao động và bất động sản.”
Để cải thiện khả năng thuyên chuyển trong công việc, báo cáo này gợi ý Trung Quốc nên cải tổ toàn bộ hệ thống đăng ký hộ khẩu nhằm hạn chế người di cư đến các thành phố, sử dụng dịch vụ công cộng. Ngoài ra, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên “đảm bảo cạnh tranh công bằng” giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Theo báo cáo, Trung Quốc không chỉ nên thích đẩy sự đổi mới mà còn phải áp dụng công nghệ tiên tiến đối với nền kinh tế.
Báo cáo này là kết quả của một hoạt động nghiên cứu chung kéo dài 2 năm của WB và Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện (DRC), dựa theo báo cáo “China 2030″ phát hành năm 2012. Bản báo cũ lập luận rằng nguồn lực công chỉ dành cho “hàng hoá và dịch vụ công cộng” như chi tiêu quốc phòng và xã hội, khuyến nghị Trung Quốc thu hẹp khu vực nhà nước bằng các bước như giảm dần cổ phần của chính phủ. Báo cáo hôm thứ Ba thì cho hay, các công ty nhà nước là “cốt lõi của việc cùng tồn tại giữa nhà nước và thị trường”, “sẽ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc”.
Theo Nikkei, một tác giả của báo cáo mới đã thừa nhận rằng rất khó để đề cập đến việc thu hẹp khu vực nhà nước khi ông Tập liên tục tuyên bố mục tiêu của ông là thúc đẩy nguồn vốn nhà nước mạnh mẽ hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, JPMorgan cũng dự kiến tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm còn 5,8% trong năm tới và giảm còn khoảng 4,5% trước năm 2030. Joyce Chang, đứng đầu nghiên cứu toàn cầu của JPMorgan, cho biết hôm 16/9: “Chúng tôi cho rằng trong 10 năm tới, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 4,5%” và nói đây còn là dự báo lạc quan.
Bà Chang nhận định thêm: “Khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, thì phần còn lại của thế giới cũng không là ngoại lệ, đặc biệt các thị trường mới nổi.” Bà dự đoán, mỗi phần trăm sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ lấy đi hơn 1 điểm tăng trưởng của Mỹ-Latinh, 0,6 của châu Âu và 0,2 từ Mỹ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30518-wb-toc-do-tang-truong-kinh-te-cua-tq-se-chi-con-1-trong-khoang-10-nam-toi.html

TQ kết bạn với Quần đảo Solomon,

mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Trung Quốc và Quần đảo Solomon, một cựu đồng minh của Đài Loan, thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày thứ Bảy trong một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương, trong khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói đã đến lúc các nước bạn còn lại của Đài Loan nói lời từ biệt.
Đài Loan, hòn đảo tự trị và dân chủ mà Trung Quốc tuyên bố là một tỉnh của mình, trong tuần này mất hai nước đồng minh Thái Bình Dương vào tay Bắc Kinh – Quần đảo Solomon và Kiribati.
Nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh sau khi kí thiết lập quan hệ ngoại giao với Quần đảo Solomon rằng việc nước này không có quan hệ chính thức với Trung Quốc là “không hợp lí mà cũng không thể kéo dài được.”
“Đây là một quyết định chiến lược, một quyết định minh bạch và là một quyết định tự nhiên,” ông Vương nói về quyết định của Quần đảo Solomon từ bỏ Đài Loan, với Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele đứng bên cạnh tại một nhà khách quốc gia ở Bắc Kinh.
Ông Vương đưa ra thêm cảnh báo cho Đài Loan, nơi mà Tổng thống Thái Anh Văn đang chuẩn bị tái tranh cử vào tháng 1 và chính phủ đã lên án Trung Quốc dụ dỗ bạn bè của họ với lời hứa cung cấp viện trợ giá rẻ.
“Trung Quốc phải và sẽ được thống nhất. Về mặt thực tế và pháp lí, đảo Đài Loan đã và sẽ luôn là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Tư cách này sẽ không thay đổi, và không thể thay đổi,” ông Vương nói.
Đài Loan hiện có quan hệ chính thức với chỉ 15 quốc gia, chủ yếu là các quốc gia nhỏ và nghèo ở Châu Mỹ Latin và Thái Bình Dương, bao gồm Nauru, Tuvalu và Palau.
“Giờ đây, chỉ có một số ít quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng ngày càng nhiều người có tầm nhìn ở các quốc gia này sẽ lên tiếng cho công lí phù hợp với xu hướng áp đảo của thời đại,” ông Vương nói.
Dù Quần đảo Solomon và Kiribati có thể là những nước nhỏ đang phát triển, nhưng hai nước này nằm trong vùng biển chiến lược mà Mỹ và các đồng minh đã thống trị kể từ Thế chiến thứ hai.
Trung Quốc thường xuyên phủ nhận cung cấp tiền và các khoản vay dễ dãi để đổi lấy sự công nhận, điều mà Đài Loan đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh thực hiện. Nhưng Trung Quốc tuần này nói rằng cả Kiribati và Quần đảo Solomon sẽ có “những cơ hội phát triển chưa từng có” với sự ủng hộ của Trung Quốc.
“Quyết định của Quần đảo Solomon thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dựa trên lợi ích quốc gia của chúng tôi,” ông Manele nói.
“Những thách thức phát triển của đất nước tôi là rất lớn. Chúng tôi cần một quan hệ đối tác rộng lớn hơn với tất cả mọi người, bao gồm cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-ket-ban-voi-quan-dao-solomon-mo-rong-anh-huong-o-thai-binh-duong/5093341.html

TQ bất ngờ hủy thăm nông trại Mỹ,

hi vọng đột phá thương mại mờ dần

Các quan chức Trung Quốc bất ngờ hủy chuyến thăm các nông trại ở bang Montana và Nebraska vào lúc các nhà đàm phán thương mại kết thúc hai ngày đàm phán ở Washington, làm phai mờ hi vọng hai cường quốc kinh tế sẽ đạt được bước đột phá.
Các quan chức Trung Quốc dự kiến sẽ đến thăm nông dân Mỹ vào tuần sau như một cử chỉ thiện chí, nhưng đã hủy bỏ để trở về nước sớm hơn dự kiến ban đầu, các tổ chức nông nghiệp từ Montana và Nebraska cho biết.
Mỹ trước đó đã loại bỏ thuế quan khỏi hơn 400 sản phẩm của Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu từ các công ty Mỹ.
Đại sứ quán Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã không hồi đáp ngay lập tức các yêu cầu bình luận, Reuters cho biết.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ ra một thông cáo ngắn mô tả hai ngày đàm phán là “đạt được nhiều thứ” và rằng cuộc họp thương mại cấp quan chức chủ chốt ở Washington sẽ diễn ra vào tháng 10 như đã hoạch định từ trước.
Bộ Thương mại Trung Quốc, trong một tuyên bố ngắn, mô tả các cuộc đàm phán này là “có tính xây dựng,” và nói rằng họ cũng đã có một cuộc thảo luận tốt về “những dàn xếp chi tiết” cho các cuộc đàm phán cao cấp vào tháng 10.
“Cả hai bên đều đồng ý tiếp tục duy trì liên lạc về các vấn đề liên quan,” thông cáo nói thêm mà không nêu chi tiết.
Cuộc họp đầu tháng 10 sẽ bao gồm các nhà đàm phán thương mại hàng đầu: Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin. Cuộc họp này dự kiến sẽ xác định liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có bắt đầu vạch ra một lộ trình để thoát khỏi chiến tranh thương mại kéo dài 14 tháng hay không, hay sẽ hướng tới các mức thuế quan mới cao hơn nhắm vào hàng hóa của nhau.
Việc hủy bỏ các chuyến thăm nông dân của các quan chức Trung Quốc, vốn được coi là có thể dẫn đến việc nước này mua thêm đậu nành và thịt heo của Mỹ, đã khiến các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall giảm xuống trong khi sự lạc quan sớm về các cuộc đàm phán mờ dần.
Trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu, một số bản tin cho hay một thỏa thuận tạm thời đang được xem xét, liên quan đến việc mua nông sản của Mỹ, một số cải thiện cho phép tiếp cận thị trường Trung Quốc nhiều hơn và việc nới lỏng các chế tài của Mỹ đối với công ty Huawei Technologies.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu nói rõ rằng việc mua thêm hàng hóa là không đủ để ông chấm dứt thuế quan trừng phạt.
“Chúng tôi tìm kiếm thỏa thuận toàn phần. Tôi không tìm kiếm thỏa thuận một phần,” ông nói với các phóng viên, và nói thêm rằng ông không cần đạt được một thỏa thuận trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bat-ngo-huy-tham-nong-trai-my-hi-vong-dot-pha-thuong-mai-mo-dan/5093247.html

Úc sẽ giúp Hoa Kỳ đặt chân lên mặt trăng

Tin từ Melbourne – Theo tin từ Reuters, hôm cuối tuần, thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết Úc sẽ đầu tư 150 triệu Úc kim (101 triệu Mỹ kim) vào các công ty và công nghệ của Úc để giúp cho thương vụ đặt chân lên mặt trăng vào năm 2024, và các dự án sao Hỏa tiếp theo của Hoa Kỳ.
Sau khi ghé thăm trụ sở NASA ở Washington, ông Morrison cho biết kế hoạch đầu tư 5 năm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giúp đỡ cho hệ thống tự động hóa của Hoa Kỳ, xây dựng chế tạo thiết bị cho phi thuyền không gian và khai khoáng.
Các tuyên bố được đưa ra sau khi ông Morrison có chuyến thăm đến Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu (20/09/2019) nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đồng minh lâu năm, sau một thời gian căng thẳng của hai quốc gia với Trung Cộng. Khoản đầu tư này là một phần trong kế hoạch lâu dài của Úc nhằm tăng cường lĩnh vực không gian. Ông Morrison nói rằng chính phủ muốn tăng gấp ba quy mô của ngành lên 12 tỷ Úc kim và tạo thêm 20,000 việc làm vào năm 2030.
Sau cuộc họp báo chung với ông Morrison về chương trình không gian của Hoa Kỳ, tổng thống Trump cho biết Hỏa là trọng tâm của cuộc họp. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/uc-se-giup-hoa-ky-dat-chan-len-mat-trang/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.