Tin khắp nơi – 14/09/2019
Saturday, September 14, 2019
5:39:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Washington nhắc khéo Bắc Kinh
về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ
Tin Washington DC – Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ mới đây đã thực hiện nhiều cuộc tập trận tại các vùng biển phía đông và nam Trung Cộng, với nội dung diễn tập bao gồm đánh chiếm phi trường và hải đảo.Các đợt diễn tập này được giới quan sát cho là nhằm nhắc khéo Trung Cộng về sức mạnh vượt trội của quân đội Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc tập trận trên biển dài 11 ngày diễn ra gần Philippines, biển Hoa Đông, và xung quanh đảo Okinawa của Nhật, được thực hiện bởi Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến viễn chinh số 31 và lực lượng đổ bộ số 11. Cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài từ ngày 9 đến 19 tháng 8, và lực lượng đổ bộ cũng thực hiện nhiều đợt diễn tập do thám, thông qua các bài tập nhảy dù ở các độ cao khác nhau.
Giới quan sát cho rằng các cuộc diễn tập chính là lời cảnh báo gởi đến Bắc Kinh, rằng Hoa Kỳ có khả năng thực hiện các chiến dịch đổ bộ cách xa quê nhà, nếu Washington cần can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trung Cộng hiện đang tranh chấp với Nhật về quyền sở hữu đảo Điếu Ngư, được Nhật gọi là đảo Senkaku, tại biển Hoa Đông, và tranh chấp với Philippines tại biển Đông về bãi cạn Scarborough, được Trung Cộng gọi là đảo Hoàng Nham.
Một nhà quan sát cho rằng Hoa Kỳ đang sử dụng các cuộc tập trận để củng cố năng lực đánh chiếm đất liền và phi trường tại những vùng biển không quen thuộc. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/washington-nhac-kheo-bac-kinh-ve-suc-manh-quan-su-cua-hoa-ky/
Quốc phòng : Lầu Năm Góc
“dồn hỏa lực” về phía Trung Quốc
Thanh HàTuần tra trên biển, bắn thử tên lửa, diễn tập đổ bộ, bộ Quốc Phòng Mỹ gần đây đã có nhiều hành động trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Washington muốn nhắc nhở Trung Quốc tránh vượt qua lằn ranh đỏ hay chính quyền Trump tăng tốc chặn đứng những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ?
Hãng tin Pháp AFP nêu lên hai câu hỏi này sau sự kiện Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ hôm 13/09/2019 điều tàu khu trục USS Wayne E.Meyer áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cuối tháng 8/2019, cũng chiến hạm này đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn tại Trường Sa.
Trong chín tháng đầu năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ đã sáu lần điều chiến hạm đến các khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhân danh quyền tự do hàng hải. Để so sánh, trong hai năm 2017 và 2018, Hải Quân Mỹ chỉ có tổng cộng tám lần điều tàu vào các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong suốt tám năm dưới chính quyền Obama, Lầu Năm Góc cũng chỉ có sáu lần đến khu vực mà Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ.
Tại Biển Hoa Đông, Washington cũng đã tăng cường sự hiện diện qua đợt diễn tập quân sự trên đảo Ie-Shima, cách không xa Okinawa, hôm 11/09/2019. Trong cuộc tập trận lần này, lính Mỹ và Nhật Bản thực hiện nhiều bài tập gồm : tập đổ bộ lên một hòn đảo bị một lực lượng thù nghịch chiếm đóng ; tập chiếm một sân bay để chứng minh khả năng của quân đội Mỹ có thể đánh chiếm một hòn đảo có tranh chấp chủ quyền, biến địa điểm đó thành một căn cứ tiếp liệu cho Không Quân.
Theo lời một sĩ quan Mỹ, những chiến dịch kiểu này nhằm “cho phép quân đội triển khai lực lượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, tiến hành các chiến dịch viễn chinh tại các vùng ven bờ có tranh chấp chủ quyền”.
Theo giới quan sát, Lầu Năm Góc, vốn chỉ đưa tin nhỏ giọt về các chiến dịch tập trận, trong thời gian gần đây lại thường xuyên thông báo về các hoạt động quân sự này. Có lẽ đây là một sự thay đổi lớn từ khi ông Mark Epser được chỉ định vào chức bộ trưởng Quốc Phòng. Hơn nữa, các chiến dịch dồn dập nói trên thể hiện chính sách của Mỹ đối lại với chiến lược của Nga và Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc Phòng Epser đã dành chuyến công du đầu tiên cho châu Á và đã không che giấu kế hoạch của Washington nhanh chóng triển khai thêm tên lửa mới tại châu lục này. Dự án đó có thể được thực hiện trong “một vài tháng sắp tới” nhằm “ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực”, như ghi nhận của tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, tướng Ryan McCarthy hôm 12/09/2019. Và theo ông việc triển khai tên lửa tầm trung sẽ làm “thay đổi bàn cờ tại Đông Nam Á”.
Không nêu đích danh Trung Quốc và Nga, nhưng tướng Ryan McCarthy nhấn mạnh, nếu mở rộng được quan hệ đối với các đối tác trong vùng, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của các đối tác này, thì Hoa Kỳ gần như có khả năng tương xứng để đối chọi với sự hiện diện quân sự của hai nước nói trên.
Vào tháng trước, Lầu năm Góc đã cho thử tên lửa tầm trung trên biển Thái Bình Dương sau khi Washington chính thức khai tử Hiệp Định Tên Lửa Tầm Trung INF. Cuối tháng 8/2019 chính phủ Mỹ khai sinh Bộ Tư Lệnh Không Gian Spacecom. Mục tiêu đề ra là bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ trước hai mối đe dọa là Nga và đặc biệt là Trung Quốc. Ngay từ năm 2007, Bắc Kinh đã phát triển một tên lửa tiêu diệt vệ tinh. Đây là bước mới nhất trên con đường quân sự hóa không gian của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190914-quan-su-chien-thuat-cua-lau-nam-goc-ngan-can-trung-quoc-banh-chuong
Mỹ lùi thuế quan sau khi TQ chìa tay hạ nhiệt
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lùi thời hạn áp thuế quan hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh miễn thuế sản phẩm Mỹ.Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/9 bất ngờ công bố trên Twitter cho biết, Mỹ sẽ lùi thời hạn tăng thuế quan hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ dự định vào ngày 1/10 tới.
Theo đó, từ ngày 15/10, Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 30% (tăng từ mức 25%) đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ cho biết, ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau hơn 1 năm cả hai bên áp dụng đòn thuế quan.
“Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và do thực tế là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập vào ngày 1 tháng 10, chúng tôi đã đồng ý, như một cử chỉ thiện chí: việc bắt đầu tăng thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD (25% đến 30%), sẽ được dời từ ngày 1/10 sang ngày 15/10″ – Tổng thống Mỹ viết.
“Họ đã thực hiện một vài động thái… Tôi nghĩ đó là cử chỉ thân thiện. Tôi hy vọng chúng ta có thể làm một điều gì đó” – Tổng thống Mỹ viết.
Đây được cho là những động thái đầy tích cực trước khi hai bên bước vào vòng đàm phán tháng 9 tại Washington.
Trước đó, Bộ Tài chính Trung Quốc đã đăng trên trang điện tử của mình cho biết, trong đợt miễn thuế đầu tiên với 16 loại sản phẩm của Mỹ như hải sản, thuốc chống ung thư, viên cỏ khô alfalfa, thức ăn cho cá, máy gia tốc tuyến tính và chất dỡ khuôn. Danh sách được công bố hôm nay không bao gồm các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn từ Mỹ như đậu nành, thịt lợn.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố các sản phẩm được miễn thuế kể từ khi nước này áp thuế với hàng nhập khẩu Mỹ từ tháng 7 năm ngoái.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chấp nhận đơn xin miễn thuế vào tháng 5, trong khi Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã công bố sáu vòng miễn thuế đối với 34 tỷ USD hàng Trung Quốc kể từ tháng 12 năm ngoái.
Giới phân tích cho rằng, vòng đàm phán vào tháng 9 tại Washington sẽ ghi nhận những động thái đầy tích cực và nhượng bộ của cả hai bên để tiến tới cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc vào tháng 10. Tại cuộc gặp cấp cao này, hai nước rất có thể sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại.
Trong các bình luận mới nhất, tỷ phú Mỹ George Soros ủng hộ việc ông Trump “tấn công” Trung Quốc bằng thuế quan và nhằm mục tiêu “đầu não” là công ty công nghệ Huawei. Vị tỷ phú Mỹ cho rằng, Trung Quốc là “một đối thủ nguy hiểm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học”. Khi Washington liệt Huawei vào “danh sách đen” thì khả năng cạnh tranh của công ty này trên thị trường công nghệ viễn thông thế hệ tiếp theo (5G) đã gặp nhiều trở ngại.
“Chừng nào Huawei còn ở trong ‘danh sách đen’ của Mỹ, thì công ty này còn thiếu công nghệ chủ chốt và sẽ suy yếu đi nhiều” – ông Soros viết.
Mặc dù vậy, ông Soros lo rằng chính ông Trump sẽ tự động nhượng bộ Huawei để có được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 của ông tại Nhà Trắng.
Hiện Quốc hội Mỹ đang xem xét một dự luật nhằm ngăn ông Trump rút Huawei khỏi “danh sách đen” trừ phi có sự cho phép của Quốc hội. Tuy nhiên, ông Soros cho rằng ông Trump sẽ tìm cách chặn dự luật này. Trong trường hợp Tổng thống Mỹ ‘cứu’ Huawei thì mối nguy của Mỹ trở nên nghiêm trọng hơn.
Báo SCMP của Hồng Kông (Trung Quốc) nhận định, chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao vào tháng 10, phía Mỹ và Trung Quốc dường như đang thúc đẩy nhiều nhượng bộ, trong đó, nông sản Mỹ và Huawei là các “con tin”. Trung Quốc sẽ đề xuất mua thêm nông sản Mỹ trong cuộc đàm phán vào tháng 10 tới, kỳ vọng Washington sẽ gia hạn áp thuế mới và nới lỏng lệnh cấm vận với Huawei.
Nguồn tin của SCMP cho rằng, các quan chức Trung Quốc đã thảo luận về nội dung trên trong các cuộc họp gần đây. Một thỏa thuận đàm phán đang được xây dựng. Văn bản này sau đó sẽ được Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cùng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin phê duyệt tại Washington vào tháng 10.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30349-my-lui-thue-quan-sau-khi-tq-chia-tay-ha-nhiet.html
Mỹ thả mồi, TQ có ảo tưởng sức mạnh?
“Trong cuộc thương chiến hiện nay, Trung Quốc mắc một sai lầm lớn là tự đánh giá bản thân “ngang cơ” với Mỹ”.Mỹ thả mồi trước đàm phán
Ngày 11/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo theo yêu cầu của Bắc Kinh, ông đã nhất trí hoãn 2 tuần kế hoạch tăng thuế lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa vốn đã bị áp mức thuế 25%.
Trên Twitter, ông Trump viết: “Chúng tôi đã nhất trí dời thời điểm tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa (từ 25 đến 30%) từ ngày 1/10 sang ngày 15/10, như một cử chỉ thiện chí”.
Theo ông Trump, động thái này được thực hiện theo đề nghị của “Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và cũng do Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm quốc khánh (vào ngày 1/10)”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ miễn áp thuế bổ sung đối với 16 mặt hàng của Mỹ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc rút một số mặt hàng của Mỹ ra khỏi danh sách áp thuế bổ sung mà Bắc Kinh nhằm trả đũa Washington trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
Theo thông báo được Bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra trước thềm vòng đàm phán thương mại mới giữa hai nước, danh mục thứ nhất sẽ không bị áp thuế bổ sung bao gồm 12 dòng hàng trong đó thủy sản và thuốc chống ung thư, các dòng hàng này sẽ được hoàn thuế đã áp trong vòng 6 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Danh mục thứ hai gồm 4 dòng hàng thức ăn cho cá, máy y tế v.v., các mặt hàng này sẽ không bị áp thuế bổ sung song sẽ không được hoàn thuế đã đóng. Dự kiến, quyết định này sẽ có hiệu lực trong một năm, bắt đầu từ ngày 17/9 đến 16/9/2020.
Kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang từ tháng 7/2018, hai nước liên tiếp bổ sung các mức thuế áp với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau.
Mới nhất là việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 15% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 125 tỷ USD, gồm loa thông minh, tai nghe bluetooth và nhiều loại giày dép.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với 1.717 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ.
Theo kế hoạch, Trung Quốc và Mỹ sẽ tiến hành vòng đàm phán thương mại và kinh tế cấp cao lần thứ 13 vào đầu tháng 10 tới tại Washington. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng có rất ít kỳ vọng vào vòng đàm phán này.
Quả bóng dường như nằm trong chân Trung Quốc bởi chỉ có một con đường duy nhất là sự xuống thang từ phía Bắc Kinh.
Bản thân ông Trump từ khi tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông đã rất coi trọng việc “điều chỉnh” quan hệ kinh tế giữa Mỹ-Trung mà ông cho rằng Mỹ bị thất thế. Sau khi đắc cử, chính quyền của ông Trump đã thực thi các bước đi cứng rắn hơn về an ninh lẫn kinh tế với Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, giới phân tích nhấn mạnh, Bắc Kinh gần như không thể nhượng bộ trước những đòi hỏi của Mỹ, trong đó bao gồm những vấn đề nhạy cảm như việc đột nhập “không gian mạng” của Mỹ để đánh cắp và phá hoại; bắt buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trợ cấp các tập đoàn kinh tế nhà nước và gây ra tình trạng cạnh tranh không công bằng; Năm là, bán hàng phá giá vào thị trường Mỹ khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ phá sản; thao túng tiền tệ…
Sau 11 vòng đàm phán, hai bên đồng ý về tiến trình giải quyết các vấn đề trong một dự thảo dày hơn 150 trang với từng chi tiết. Đầu tháng 5/2019, Bắc Kinh được cho là bất ngờ “trở mặt”.
Trung Quốc tự tin sai lầm
Theo giới phân tích, trong cuộc thương chiến hiện nay, Trung Quốc mắc một sai lầm lớn là tự đánh giá bản thân “ngang cơ” với Mỹ. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mang lại cho Trung Quốc “một cảm giác giả” rằng họ đã đạt được sự cân bằng về quyền lực với Mỹ. Do đó, giới chức Trung Quốc tự tin có thể đạt được một thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi” với Washington.
Hiện có một nhận thức phổ biến là liên kết kinh tế mạnh mẽ, được thể hiện rõ trong thương mại và đầu tư hai chiều trị giá hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đã ràng buộc hai đất nước với văn hóa và hệ thống chính trị khác biệt nhau và khiến hai bên không thể rời bỏ nhau.
Tuy nhiên, sự “phụ thuộc lẫn nhau” giữa một nền kinh tế đang trỗi dậy, vốn vẫn phải phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng tiêu dùng và nhập khẩu công nghệ để tăng trưởng, và một quốc gia đã phát triển hoàn thiện, sẽ còn một chặng đường dài để có thể trở thành một sự cân bằng sức mạnh.
Trung Quốc ảo tưởng sức mạnh?
Sự “đoạn tuyệt” giữa hai nước sẽ gây ra một số hậu quả với Mỹ, song với Trung Quốc, những hậu quả còn thảm hại hơn nhiều. Bản thân giới chức Trung Quốc được cho đã quá tự tin khi không chuẩn bị cho tình huống bùng nổ một cuộc chiến thương mại giữa hai nước và biến thành cuộc chiến công nghệ và tiền tệ.
Theo giới phân tích, chỉ khi Bắc Kinh nhận ra họ “không cùng đẳng cấp” sức mạnh với Mỹ, hai bên mới có cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại trong ngắn hạn. Ngay cả trong trường hợp có một thỏa thuận, đây có thể sẽ chỉ là sự đình chiến trong một cuộc chiến kinh tế dai dẳng giữa hai nước.
Người Mỹ có vẻ đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống này khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow hôm 6/9 cho biết Mỹ muốn có những kết quả “trông thấy” từ các cuộc đối thoại thương mại Mỹ-Trung trong tháng 9 và vào tháng 10 tới, song cảnh báo có thể phải mất đến vài năm mới giải quyết được xung đột thương mại này.
Phát biểu trước báo giới ở bên ngoài Nhà Trắng, ông Kudlow cho biết mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán về thương mại và các vấn đề sở hữu trí tuệ trong 18 tháng qua, song đó cũng chỉ là một
khoảng thời gian ngắn nếu so với mức độ nghiêm trọng của vấn đề, và các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn nhiều.
Ông còn so sánh với với cuộc cạnh tranh của Mỹ chống Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh: “Với một thỏa thận có tầm quan trọng toàn cầu như thế này, tôi không nghĩ là 18 tháng là một khoảng thời gian dài.
Những được mất là rất lớn, chúng ta phải điều chỉnh đúng đắn, và nếu điều đó có mất đến một thập kỷ thì cũng hợp lý thôi”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30348-my-tha-moi-tq-co-ao-tuong-suc-manh.html
Đàm phán Mỹ-Trung:
Có thể chỉ có ‘thỏa thuận hình thức’
Nhiều khả năng Mỹ và Trung Quốc chỉ có thể đạt được ‘thỏa thuận mang tính hình thức’ để giảm bớt tác động của cuộc chiến thương mại đối với hai nước mà không thể đạt được một thỏa thuận toàn diện hầu chấm dứt tranh chấp, một nhà quan sát nói với VOA.Các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ mở các cuộc đàm phán sơ bộ vào cuối tháng 9 này để chuẩn bị cho các cuộc họp vào đầu tháng 10 do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Bob Lighthizer dẫn đầu bên phía Mỹ.
Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà đàm phán hai bên kể từ khi các cuộc đàm phán đổ vỡ ở Thượng Hải hồi cuối tháng 7, khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đánh thuế lên toàn bộ 300 tỷ đô la giá trị hàng hóa còn lại của Trung Quốc.
Kể từ đó cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang với việc Trung Quốc đánh thuế trả đũa lên 70 tỷ đô la hàng hóa Mỹ và Tổng thống Trump tăng thuế lên thêm 5% đối với những hàng hóa Trung Quốc đã bị đánh thuế trước đó.
Nhưng trong lúc này, tức là vào thời điểm trước khi nối lại đàm phán, hai bên đã có những dấu hiệu đấu dịu với việc Tổng thống Trump đồng ý với yêu cầu của Bắc Kinh là trì hoãn đợt tăng thuế đối với 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc cho đến ngày 15/10 sau khi Trung Quốc đồng ý dỡ bỏ một số hàng hóa Mỹ ra khỏi danh sách trả đũa thuế quan của họ.
‘Lạc quan thận trọng’
Mỹ muốn có ‘tiến bộ thực chất’trong các cuộc đàm phán sắp tới với Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 12/9 nói, một ngày sau những cử chỉ đấu dịu của cả hai bên làm dấy lên hy vọng sẽ có giải pháp cuối cùng.
Phát biểu trên kênh CNBC, ông Mnuchin nói ông ‘lạc quan thận trọng’ về cơ hội đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.
Tuy nhiên, một lần nữa ông cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump sẽ chỉ chấp nhận ‘thỏa thuận tốt’ và sẵn sàng tăng thuế nếu cần thiết.
Mnuchin nói ‘rõ ràng chúng tôi không đạt được tiến bộ mà chúng tôi muốn’ tại cuộc gặp vừa qua ở Thượng Hải vào cuối tháng 7, nhưng ông nói thêm: “Tôi lạc quan thận trọng. Tôi có niềm tin vào phía Trung Quốc rằng họ muốn đến đây với một thỏa thuận bây giờ.”
Từ chối bình luận về các chi tiết cụ thể của cuộc đàm phán, Mnuchin đề cập đến thỏa thuận trước đó mà phía Trung Quốc gần như đã đặt bút ký nhưng sau đó thoái lui mà trong đó những mối quan tâm hàng đầu của Mỹ là đòi hỏi một sân chơi bình đẳng về thương mại và phản đối chuyện Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ hay ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ.
“Tuy nhiên, cuộc biểu tình đòi dân chủ của Hong Kong chắc chắn không nằm trên bàn đàm phán”, ông Mnuchin được AFP dẫn lời nói. “Đó là một vấn đề để Bộ trưởng Ngoại giao giải quyết.”
Trước đó, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc ‘trở cờ’ với lời hứa mua thêm nông sản Mỹ và đã đưa ra gói cứu trợ hàng tỉ đô la cho các nông dân bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh thương mại.
Nông dân Mỹ đang gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhất là sau khi ngành xuất khẩu đậu nành của Mỹ sụp đổ hồi năm ngoái và trên thực tế xóa sạch các thị trường mà các nông dân Mỹ đã mất nhiều năm tạo dựng.
Bắc Kinh cho biết thêm là họ đang ‘tìm hiểu’ về việc mua nông sản Mỹ, bao gồm các mặt hàng mà họ sẽ mua nhiều như thịt lợn và đậu nành vốn không nằm trong danh sách hàng hóa được miễn thuế trước đó.
“Dự kiến Trung Quốc sẽ mua một lượng lớn nông sản của chúng ta!” ông Trump viết trên Twitter hôm 12/9.
Tổng thống Trump cho rằng cuộc chiến thương mại kéo dài đang gây tổn hại cho Trung Quốc nhiều hơn Mỹ và Trung Quốc đang ‘gánh chịu thuế quan’. Nhưng các chuyên gia cảnh báo có dấu hiệu Mỹ cũng bị tổn hại, với số việc làm mới được tạo ra ở Mỹ trong tất cả ngành nghề chính đều giảm vào tháng trước.
‘Không nhiều hy vọng’
Trao đổi với VOA, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa ở tiểu bang California cho rằng hành động xuống thang của hai bên là ‘để tạo thiện chí trong đàm phán’.
Ông nói việc ông Trump hoãn đánh thuế ‘chỉ hai tuần thì không đi đến đâu cả’ mà mục đích chỉ là để tránh ngày mừng 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10).
Trong khi đó, nhượng bộ từ phía Trung Quốc ‘là để hạ nhiệt’ mà ông Nghĩa cho rằng ‘nội bộ Bắc Kinh có thể đang gặp một số khó khăn’.
Ông lưu ý rằng trong cuộc đàm phán lần này phía Trung Quốc sẽ có sự tham dự của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương. Đây là dấu hiệu cho thấy ‘có thể sẽ có thảo luận về tỷ giá của nhân dân tệ so với đô la Mỹ’.
Ông Trump lâu nay đã lên án Trung Quốc là ‘quốc gia thao túng tiền tệ’ vì cố tình giữ cho đồng nhân dân tệ ở mức thấp một cách giả tạo để thúc đẩy xuất khẩu.
Về triển vọng đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán sắp tới, ông Nghĩa cho rằng ‘không có hy vọng gì nhiều’.
“Mâu thuẫn giữa hai nước đã tích tụ mấy chục năm nay rồi cho nên không thể giải quyết trong vòng vài tháng hay 1,2 năm mà phải lâu hơn,” ông nói.
“Ông Trump mong muốn có một thỏa thuận về hình thức để ông vượt qua những tổn thất về chính trị nếu kinh tế Mỹ suy thoái,” ông Nghĩa phân tích. “Về phía Trung Quốc, đà tăng trưởng của họ đã giảm đi đến nỗi vừa rồi họ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để kích thích kinh tế. Đó là yếu tố khiến Bắc Kinh có thể nhượng bộ mặc dù sẽ không có nhượng bộ gì nhiều.”
Ông dự đoán là điều mà hai bên có thể đạt được trong cuộc đàm phán là ‘giảm thuế cho nhau’ để lãnh đạo hai nước có cái mà nói với người dân của họ rằng ‘phía bên kia đã nhượng bộ’. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể cũng sẽ hứa với Mỹ là ‘sẽ không can thiệp vào tỷ giá đồng nhân dân tệ’, ông Nghĩa dự đoán.
“Khó có khả năng Trung Quốc đáp ứng các yêu sách của Mỹ vì nếu sửa đổi luật lệ thì Trung Quốc phải thay đổi luôn hệ thống kinh tế. Đó là điều mà ông Tập Cận Bình (Chủ tịch Trung Quốc) không thể chấp nhận,” ông giải thích.
Ông cho rằng bên cạnh bị Mỹ đánh thuế thì do các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đang bị sa sút, khả năng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường khác ‘không cao’.
Vả lại, do hàng hóa của Trung Quốc qua Mỹ chiếm 4% GDP của nước này, trong khi hàng hóa Mỹ xuất sang Trung Quốc chỉ chiếm có 0,5% GDP của Mỹ nên ông Nghĩa cho rằng ‘Trung Quốc bị thiệt hại nặng hơn so với Mỹ’.
“Mỹ mua bán nhiều nhất với Mexico, Canada rồi mới đến Trung Quốc nên mức độ lệ thuộc của kinh tế Mỹ vào Trung Quốc không cao như người ta tưởng,” ông nói.
Ông Nghĩa cho rằng với việc Bắc Kinh chần chừ không muốn thỏa thuận với Mỹ vì ‘họ chỉ muốn gây thiệt hại cho ông Trump để ông ấy bị thất cử vào năm 2020’. “Nhưng họ không để ý rằng Đảng Dân chủ cũng có những lập luận và chủ trương khá cứng rắn về an ninh và kinh tế với Trung Quốc.”
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-m%E1%BB%B9-trung-c%C3%B3-th%E1%BB%83-ch%E1%BB%89-c%C3%B3-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-h%C3%ACnh-th%E1%BB%A9c-/5083064.html
Chính quyền Trump
trả lại tiền viện trợ quân sự cho Ukraine
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (12/9), các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho biết chính quyền Trump đã cấp 250 triệu mỹ kim viện trợ quân sự cho Ukraine, sau khi các nhà lập pháp từ cả hai bên bày tỏ sự lo ngại rằng Tòa Bạch Ốc giữ số tiền được Quốc hội phê chuẩn.Số tiền này được Ukraine sử dụng trong cuộc đấu tranh với phe ly khai thân Nga được Moscow hậu thuẫn. Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine vào tháng 3 năm 2014. Một số thành viên đảng Dân chủ đặt nghi vấn về việc chính quyền giữ lại số tiền này để gây áp lực lên chính phủ Ukraine, nhằm hỗ
trợ chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Trump, bằng cách mở một cuộc điều tra nhằm vào một trong những đối thủ chính của ông trong cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ.
Các thành viên đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ cho biết Tòa Bạch Ốc đưa ra số tiền này vào tối hôm thứ Tư 11 tháng 9, vài giờ trước khi ủy ban thảo thảo luận về việc sửa đổi dự luật chi tiêu quốc phòng, để ngăn tổng thống Donald Trump thực hiện những hành động tương tự trong tương lai. Một viên chức hành chính xác nhận rằng số tiền này được đưa ra, và không đưa ra lời giải thích. Tòa Bạch Ốc chỉ tuyên bố rằng họ đang xem xét chương trình viện trợ Ukraine.
Đây là một trong một số những tranh chấp gần đây giữa tổng thống Donald Trump và các thành viên của Quốc hội, bao gồm cả một số đảng viên Cộng hòa ũng như đảng Dân chủ, về việc chính quyền né tránh sự phê chuẩn của quốc hội để tài trợ cho các chính sách của riêng họ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-trump-tra-lai-tien-vien-tro-quan-su-cho-ukraine/
Nhà Trắng:
Con trai Hamza của Osama bin Laden đã chết
Hamza bin Laden, con trai của thủ lĩnh al Qaeda Osama bin Laden và là một nhân vật nổi bật trong nhóm chủ chiến này, đã thiệt mạng trong một hoạt động chống khủng bố của Mỹ, Nhà Trắng cho biết vào ngày thứ Bảy.Một thông cáo của Nhà Trắng nói hoạt động này diễn ra ở khu vực Afghanistan-Pakistan.
“Việc Hamza bin Ladin thiệt mạng không chỉ khiến al-Qa’ida mất đi các kĩ năng lãnh đạo quan trọng và mối liên hệ mang tính biểu tượng với cha anh ta, mà còn làm suy yếu các hoạt động mang tính vận hành quan trọng của nhóm này,” thông cáo nói.
Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng Hamza bị giết vài tháng trước gần biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Ông Trump đã được báo cáo về thời điểm của hoạt động này.
Chính phủ Mỹ nhận định Hamza, được cho là khoảng 30 tuổi, đã kế vị cha anh ta với tư cách là người đứng đầu những gì còn lại của al Qaeda, quan chức này nói.
Hamza ở bên cạnh cha ở Afghanistan trước các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 nhắm vào Mỹ. Anh ta cũng ở cùng cha ở Pakistan sau khi cuộc xâm lược Afghanistan do Mỹ dẫn đầu dồn phần lớn bộ sậu lãnh đạo cao cấp của al Qaeda sang nước này, theo Viện Brookings.
Bộ Ngoại giao Mỹ định danh Hamza là kẻ khủng bố toàn cầu vào năm 2017 sau khi anh ta kêu gọi các hành động khủng bố ở các thủ đô phương Tây và đe dọa sẽ trả thù Mỹ vì giết cha anh ta.
Reuters loan tin vào ngày 31 tháng 7 rằng Hamza đã bị hạ sát, dẫn lời một quan chức Mỹ biết về chuyện này. Nhưng thông cáo ngày thứ Bảy là lần đầu tiên chính phủ Mỹ xác nhận hoạt động này.
Không rõ lí do vì sao Nhà Trắng quyết định công khai thông tin về cái chết của Hamza vào ngày thứ Bảy vài tháng sau khi hoạt động này kết thúc.
Reuters nói Bộ Ngoại giao và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận của hãng tin này.
https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-con-trai-hamza-cua-osama-bin-laden-da-chet/5083703.html
Tấn công tin học : Mỹ trừng phạt Bắc Triều Tiên
Thanh PhươngNgày 13/09/2019, Hoa Kỳ đã thông báo các biện pháp trừng phạt tài chính đối với 3 ba nhóm tin tặc Bắc Triều Tiên bị cáo buộc đã tiến hành các vụ tấn công tin học vào các cơ sở hạ tầng như các bệnh viện của Anh Quốc vào năm 2017 hay vào Ngân hàng Trung ương Bangladesh năm 2016.
Theo thông cáo của bộ Tài Chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt này nhắm vào ba nhóm tin tặc « do chính phủ Bắc Triều Tiên kiểm soát » và tên tuổi rất quen thuộc trong giới an ninh mạng : Lazarus, Bluenoroff và Andariel. Ba nhóm này bị Washington cáo buộc « đã tiến hành các cuộc tấn công tin tặc để hỗ trợ cho các chương trình vũ khí và tên lửa trái phép ».
Nhóm Lazarus được chính phủ Bình Nhưỡng thành lập vào năm 2007, trong một cơ quan gọi là « Phòng Giám sát Kỹ thuật thứ ba », một cơ quan từng bị Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách đen năm 2016.
Chính nhóm này đã mở cuộc tấn công tin học bằng virus WannaCry 2.0, nhắm vào nhiều nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Anh Quốc, làm tê liệt khoảng 300.000 máy tính trên toàn thế giới. Bị nặng nhất là hệ thống tin học của các bệnh viện tại Anh Quốc.
Hai nhóm nhỏ trực thuộc Lazarus là Bluenoroff và Andariel cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen về trừng phạt, tức là bị phong tỏa tài sản ở Hoa Kỳ, nếu có, và bị cấm tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế.
Theo Washington, Bluenoroff, bị các công ty an nin mạng phát hiện từ năm 2014, đã được chính phủ Bắc Triều Tiên thành lập nhằm tìm nguồn thu nhập cho quốc gia đang bị quốc tế trừng phạt ngày càng nặng nề. Nhóm này đã tìm cách đánh cắp hơn 1,1 tỷ đôla từ các định chế tài chính của nhiều nước, từ Mêhicô, Pakistan cho đến Thổ Nhĩ Kỳ, Chilê và Việt Nam. Được biết nhiều nhất là vụ tấn công vào tài khoản của Ngân hàng Trung ương Bangladesh tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đánh cắp 80 triệu đôla.
Còn nhóm Andariel, bị phát hiện từ năm 2015, chuyên tấn công vào các cơ sở hạ tầng ở Hàn Quốc, cụ thể là xâm nhập vào các máy rút tiền, đánh cắp các dữ liệu cá nhân của khách hàng rồi bán ra chợ đen.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190914-tan-cong-tin-hoc-my-trung-phat-bac-trieu-tien
Mỹ: ƯCV tổng thống Dân chủ
tranh cãi nảy lửa về bảo hiểm sức khỏe
Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ Joe Biden và các đối thủ sát nút ông, Elizabeth Warren và Bernie Sanders đụng độ về đề tài bảo hiểm sức khỏe tại cuộc tranh luận thứ ba của đảng.Cuộc tranh luận ở Houston, Texas là lần đầu tiên ba người nuôi hy vọng làm tổng thống này đối mặt trên sân khấu.
Chỉ 10 ứng cử viên đảng Dân chủ được tỷ lệ ủng hộ cao nhất mới đủ điều kiện tham gia cuộc tranh luận.
Nhà cựu lập pháp tiểu bang Texas, Beto O’Rourke, thu hút tràng pháo tay lớn nhất trong đêm với lời biện hộ hùng hồn về vấn đề kiểm soát súng.
Phó tổng thống thời Barack Obama, ông Biden đang dẫn đầu các cuộc thăm dò với một tỷ lệ đáng kể so với Thượng nghị sĩ bang Massachusetts bà Warren, và Thượng nghị sĩ bang Vermont, ông Sanders, vị trí thứ hai và thứ ba. Tỷ lệ ủng hộ của những ứng cử viên còn lại của đảng Dân chủ chỉ được dưới 10%.
Làm sao để thắng cử tổng thống Mỹ?
Liệu Biden, phó TT của Obama có thể đánh bại Trump?
Mỹ: Đảng viên Dân chủ nào tranh cử năm 2020?
Di sản của Tổng thống Obama được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc tranh luận, xen vào những câu hỏi về nhập cư, thay đổi khí hậu và kiểm soát súng. Nhưng chăm sóc sức khỏe là đề tài gây ra cuộc đụng độ khốc liệt nhất.
Tại sao chăm sóc sức khỏe gây tranh cãi?
Làm thế nào để cải cách hệ thống bảo hiểm sức khỏe của Hoa Kỳ là đề tài chia rẽ các thành viên trung dung và cấp tiến của đảng Dân chủ.
Ông Sanders và bà Warren ủng hộ Medicare cho Tất, mở rộng chương trình bảo hiểm hiện do liên bang điều hành cho người cao niên, để cung cấp bảo hiểm cho mọi người Mỹ trong hệ thống bảo hiểm do một cơ quan quản lý.
Ông Biden chỉ trích chương trình Medicare cho Tất cả của ông Sanders quá đắt, vì thế không khả thi, nói rằng nước Mỹ nên tập trung vào việc cải thiện Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của Tổng thống Barack Obama.
“Tôi biết thượng nghị sĩ [Warren] nói rằng bà ấy ủng hộ Bernie. ”Còn tôi, tôi ủng hộ Obama. Tôi nghĩ chương trình Obamacare rất tốt,” Tôi nghĩ Obamacare đã hoạt động hữu hiệu”, ông Biden nói.” Kế hoạch của tôi tốn rất nhiều tiền… nhưng nó không tốn 30 ngàn tỉ đôla.”
Bà Warren bảo vệ chính sách này, nói rằng người dân Mỹ hiện giờ đang phải đối phó với giá chăm sóc sức khỏe cắt cổ và chỉ những cá nhân và tập đoàn giàu có mới thấy chi phí tăng do kế hoạch này.
Một số ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ thấp cũng tấn công ông Sanders và bà Warren, chẳng hạn Thượng nghị sĩ bang Minnesota Amy Klobuchar. Bà Klobuchar nói: “Tôi không nghĩ Medicare cho Tất cả là một ý tưởng táo bạo. Đó là một ý tưởng tồi.”
Kiểm soát súng thì sao?
Cựu nghị sĩ tiểu bang Texas Beto O’Rourke, mà quê hương El Paso là nơi xảy ra vụ xả súng hàng loạt khiến 20 người chết, được hỏi liệu ông có ủng hộ việc tịch thu súng trường kiểu tấn công hay không.
“Dĩ nhiên rồi, chúng tôi sẽ lấy đi AR-15, AK-47 của bạn”, ông O’Rourke nói trước những tràng pháo vỗ tay. “Chúng ta sẽ không cho phép súng trường được sử dụng để tấn công đồng bào mình nữa.”
Thượng nghị sĩ California Kamala Harris lôi Tổng thống Trump vào cuộc tranh luận, nói rằng: “Rõ ràng là ông ta không bóp cò, nhưng chắc chắn đã tweet ra đạn.”
Trong bài phát biểu khai mạc, hầu hết các ứng cử viên tấn công Tổng thống Trump, cho rằng ông là một nhà lãnh đạo gây chia rẽ và cáo buộc ông phân biệt chủng tộc.
Điều gì khác đã xảy ra?
Mặc dù một số tia lửa đã bay, nhưng cũng có rất nhiều điểm chung giữa các ứng cử viên.
Dưới đây là một số khoảnh khắc đáng nhớ khác:
Doanh nhân Andrew Yang dùng bài phát biểu khai mạc để thông báo ông sẽ sử dụng tiền quyên góp cho chiến dịch tranh cử để bắt đầu “cổ tức tự do”, tặng 1.000 đôla mỗi tháng cho 10 gia đình Mỹ, khiến các ứng cử viên khác phải bật cười.
Thượng nghị sĩ tiểu bang New Jersey Cory Booker, người ăn thuần chay, được một người điều khiển chương trình nói tiếng Tây Ban Nha hỏi liệu ông có muốn người Mỹ ngừng ăn thịt để chống biến đổi khí hậu. Ông trả lời: “Trước hết, tôi muốn nói, không. Thật ra, tôi muốn dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha: Không.”
Ông Biden đưa ra một câu trả lời lan man về việc chống lại di sản nô lệ bằng giáo dục, nói về việc giữ một “máy ghi âm vào ban đêm [để] đảm bảo rằng trẻ em nghe được những từ ngữ.”
Bộ trưởng Gia cư dưới thời Tổng thống Obama, ông Julián Castro đáp lại chỉ trích của Thị trưởng South Bend, của tiểu bang Indiana, Pete Buttigieg, rằng cuộc tranh luận thật “coi không được” nói rằng: “Tranh cử nó là như thế”
Ông Castro công kích ông Biden, cáo buộc ông “quên những gì mới nói hai phút trước đó” trong một cuộc trao đổi về chăm sóc sức khỏe.
Người biểu tình đấu tranh cho quyền nhập cư xông vào hội trường giữa cuộc tranh luận, khiến ông Biden bị gián đoạn khi trả lời một câu hỏi về khả năng phục hồi trong việc đối phó với việc mất con và người vợ đầu tiên.
Ông Buttigieg, ứng cử viên tổng thống đồng tính công khai đầu tiên, nói về việc công bố khuynh hướng tình dục trong lời phát biểu cuối cùng, rằng: “Giờ tôi không còn quan tâm đến việc không biết tình yêu nó ra sao nữa.”
Không giống như hai cuộc tranh luận trước đó, sự kiện hôm thứ Năm đã diễn ra trong một đêm vì chỉ có 10 ứng cử viên hội đủ điều kiện tỷ lệ ủng hộ cũng như về các nhà tài trợ chặt chẽ hơn.
Mười ứng cử viên của đảng Dân chủ khác vẫn còn trong cuộc đua, và bốn người khác đã bỏ cuộc.
Tổng thống Trump cho biết ông không định xem cuộc tranh luận lúc đang diễn ra, nhưng sẽ xem sau. Ông nói rằng ông Biden có nhiều khả năng thắng nếu ông tránh được bất kỳ “sai lầm lớn” nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49685219
Giáo sư Mỹ phân tích
về khả năng thắng cử lần 2 của ông Trump
Trong cuộc trò chuyện với TG&VN về bầu cử Tổng thống Mỹ, Giáo sư Peter Bergerson từ Đại học Florida Gulf Coast (Mỹ) cho rằng, đương kim Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ. Những rắc rối trong đối ngoại ít có khả năng cản đường ông trong cuộc bầu cử Mỹ 2020.Theo xu hướng của những cuộc bầu cử Mỹ vừa qua, số người ủng hộ đảng Dân chủ chiếm ưu thế hơn so với số người ủng hộ đảng Cộng hòa. Xu hướng này có tiếp tục trong cuộc bầu cử 2020 hay không, thưa Giáo sư?
Con đường trước mắt của ông Trump vẫn rất khó đoán định. Trên thực tế, có thể thấy ông Trump đã làm được nhiều điều khi nỗ lực mang lại lợi ích nội bộ cho nước Mỹ. Nhưng, trong hơn 2 năm qua, ông ấy cũng gặp phải không ít chỉ trích. Hiện nay, ứng cử viên nặng ký nhất của ông Trump ở đảng Dân chủ chỉ có cựu Phó Tổng thống Joe Biden, có khả năng đương đầu trực tiếp với đương kim Tổng thống. Từ nay đến tháng 11/2020 sẽ còn nhiều biến đổi trong nội bộ nước Mỹ.
Điều đặc biệt trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 là ông Trump đã thắng cử một phần do những người ủng hộ ông Trump đưa ra những quyết định sát nút, chỉ khoảng một tuần cuối trước bầu cử. Đó cũng là lý do kết quả cuộc bầu cử năm 2016 bất ngờ vào phút cuối cùng. Theo nghiên cứu, đối với những cuộc chạy đua sát nút, những người đưa ra quyết định vào tuần cuối cùng của bầu cử đóng vai trò rất quan trọng.
Về lý thuyết, khả năng thắng cử của ông Trump trong cuộc bầu cử 2020 là 50/50. Nhưng trên thực tế, số liệu nghiên cứu thống kê cho thấy, một ứng cử viên bên ngoài rất khó đánh bại tổng thống Mỹ đương nhiệm. Khi Tổng thống đương nhiệm ứng cử nhiệm kỳ hai, họ thường sẽ thắng cử. Ông Trump cũng có lợi thế hơn khi nền kinh tế Mỹ hiện nay đang khá mạnh và có những nhóm trung thành ủng hộ mình (ít nhất là 35% dân số Mỹ). Tuy nhiên thời gian còn dài, và có thể chỉ một tuần vận động tranh cử cũng có thể khiến tình hình xoay chuyển.
Giáo sư bình luận như thế nào về khẩu hiệu mới của ông Trump là “Tiếp tục đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”? Các hồ sơ như Triều Tiên và Iran sẽ tác động như thế nào tới khả năng thắng cử của ông Trump?
Tổng thống Trump sử dụng khẩu hiệu này để có thể trấn an người dân Mỹ, đặc biệt là những người chưa cảm nhận được những lợi ích thực thụ của chính quyền bang hoặc Chính phủ Mỹ (khiến họ cho rằng bị gạt lại phía sau. Hơn nữa, đặc điểm nhân khẩu học ở Mỹ thời gian vừa qua cũng có sự thay đổi, trong đó có thể kể đến sự thay đổi liên quan tới tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, nhóm thiểu số trong xã hội tăng lên.
Những hồ sơ như Iran có tác động rất nhỏ tới bầu cử Mỹ. Đàm phán giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên thông qua một số cuộc họp thượng đỉnh thời gian qua cũng đã có tiếng vang lớn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, chính sách đối ngoại không phải là ưu tiên cao của chính quyền Tổng thống hiện tại, một phần do tính cách của ông Trump. Ở một số bang của Mỹ như Ohio, Mexican người dân thường làm ngơ trước những quyết định về chính sách đối ngoai của ông Trump. Đôi lúc, khi ông Trump có những quyết sách đối ngoại lớn, vấn đề cũng được đưa ra bàn tán trong dư luận nhưng nó vẫn không ảnh hưởng nhiều tới chính kiến của người dân so với những quyết sách đối nội.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, người nông dân Mỹ kêu ca rất nhiều về việc chính quyền Trump áp thuế đối với họ. Nhưng họ vẫn ủng hộ Tổng thống, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục. Áp thuế bao giờ cũng sẽ tác động tới ngành nông nghiệp của mỗi quốc gia. Ngành nông nghiệp Mỹ bị tác động bởi mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và Trung Quốc. Tuy vậy, chính sách hiện nay của ông Trump đối với Trung Quốc lại là điểm cộng cho Tổng thống chứ không phải điểm trừ.
Hiện nay, cựu Phó Tổng thống Joe Biden là ứng cử viên sáng giá, nặng ký của đảng Dân chủ. Ông ấy có nhiều điểm mạnh, kinh nghiệm trong 30 năm trên chính trường. Việc Tổng thống Trump có đánh bại được các ứng cử viên khác hay không phụ thuộc vào thành quả 4 năm trên cương vị của mình.
Cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 là một bài học về truyền thông khi truyền thông Mỹ thời điểm đó hướng dư luận tới một kịch bản rằng bà Hillary Clinton thắng cử tới gần như tuyệt đối và ông Trump chỉ có cơ hội rất nhỏ. Và tất cả gần như đều ngã ngửa vào những phút cuối. Ông bình luận như thế nào về điều này?
Thời điểm 2016 tôi cũng cảm nhận như vậy. Lúc đó, Tổng thống Trump mới ứng cử và người ta vẫn chưa hiểu gì nhiều về ông cũng như những chính sách mà ông đề ra. Điều này đối lập với hình ảnh của bà Hillary Clinton. Khi chúng ta lắng nghe các phương tiện truyền thông, chúng ta nên nghe nhiều tai và nhiều kênh để đa dạng hóa thông tin với sự chọn lựa tin cậy như BBC, New York Times, Washington Post,… Một kênh khác cũng rất tin cậy đó là trang “RealClearPolitics”, tại đây chúng ta có thể nắm bắt được tình hình thông qua các cuộc thăm dò dư luận, từ đó có bức tranh tổng thể về các ứng cử viên.
Theo quy trình bầu cử của Mỹ, sẽ có bầu cử lá phiếu phổ thông, diễn ra vào khoảng ngày 3/11. Mỹ có 538 phiếu đại cử chi, các đại cử chi sẽ tới thủ phủ của các bang tiến hành bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống. Theo kinh nghiệm 50 năm nghiên cứu về bầu cử Mỹ, tôi nhận thấy, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chưa chắc là người giành được đa số phiếu phổ thông. Trong số 7 cuộc bầu cử vừa qua tại Mỹ có tới 4 cuộc bầu cử trong đó người thắng cuộc không phải là người chiếm đa số phiếu thông, trường hợp của Tổng thống Donald Trump cũng như vậy. Ông Trump đã thua 3 triệu lá phiếu phổ thông so với đối thủ cùng thời điểm là bà Hillary Clinton nhưng ông Trump lại có số phiếu đại cử tri nhiều hơn, yếu tố quyết định để ông trở thành Tổng thống Mỹ.
Sự khác biệt chính giữa hai cuộc bầu cử năm 2016 và năm 2020 có thể là trọng tâm của hai cuộc bầu cử khác nhau. Trong cuộc bầu cử năm 2020, đảng Dân chủ có thể sẽ có những ứng cử viên nữ, và chủ yếu tập trung vào chăm sóc y tế, vai trò của chính phủ trong bảo vệ môi trường, giáo dục, cam kết mỗi
người được học 2 năm cao đẳng hoặc đại học. Y tế vẫn là ưu tiên số một của đảng Dân chủ trong năm 2020.
Xin cảm ơn ông!
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30342-giao-su-my-phan-tich-ve-kha-nang-thang-cu-lan-2-cua-ong-trump.html
Tòa Bạch Ốc sẽ công bố
kế hoạch giảm thuế vào giữa năm 2020
Chính quyền Tổng thống Donald Trump dự trù công bố một kế hoạch giảm thuế vào giữa năm 2020, một cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc cho biết hôm 13/9 và nói rằng kế hoạch này nhằm giảm thuế đáng kể cho tầng lớp trung lưu.Phát biểu với các nhà lập pháp, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow không đưa ra chi tiết về điều ông gọi là “Giảm thuế 2.0,” một kế hoạch chính quyền dự định tiến hành giữa lúc Tổng thống Donald Trump theo đuổi việc tái tranh cử nhiệm kỳ 2.
“Chúng tôi sẽ cùng nhau thu thập những ý kiến hay nhất từ Quốc hội, chính quyền và những cá nhân bên ngoài để đưa ra một vòng giảm thuế mới có ý nghĩa đối với tầng lớp trung lưu,” ông Kudlow nói thêm..
Ông Kudlow, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, không nói rõ giảm thuế được đưa ra như thế nào hay sâu rộng ra sao.
Ông Kudlow nói sáng kiến này có thể được đưa ra “khoảng thời gian vào giữa năm tới,” có thể chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội tháng 11 năm 2020.
Đảng Dân chủ kịch liệt chỉ trích luật giảm thuế năm 2017 của đảng Cộng hòa là quá thiên về những người giàu. Đảng Dân chủ chống lại luật này và chiếm đủ ghế trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái để kiểm soát Hạ viện.
Sáng ngày 13/9, Dân biểu Cộng hòa Kevin Brady phát họa ba mục đích của kế hoạch thuế mới.
Ông nói đảng Cộng hòa nhắm giảm thuế hiện nay một cách vĩnh viễn thay vì để việc giảm thuế này hết hạn như dự trù vào năm 2025 đối với nhiều điều khoản. Vẫn theo lời ông, việc giảm thuế được nới rộng cho tầng lớp trung lưu, và luật sẽ nhằm tạo thêm công ăn việc làm.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B2a-b%E1%BA%A1ch-%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-gi%E1%BA%A3m-thu%E1%BA%BF-v%C3%A0o-gi%E1%BB%AFa-n%C4%83m-2020/5083390.html
Diễn viên Felicity Huffman bị tù
vì chạy tiền cho con vào đại học
Nữ diễn viên Mỹ Felicity Huffman bị kết án 14 ngày tù ở liên quan đến việc gian lận chạy cho con vào đại học.Ngôi sao của chương trình Những bà Nội trợ Tuyệt vọng thừa nhận đã trả 15.000 đôla để những câu trả lời trong bài thi của con gái mình được sửa chữa bí mật vào năm 2017.
Bà cũng phải làm 250 giờ phục vụ cộng đồng và nộp phạt 30.000 đôla.
Khoảng 50 bậc cha mẹ trong đó có các huấn luyện viên điền kinh bị buộc tội trong vụ bê bối đưa con vào đại học này, nhưng không có người con nào của họ bị truy tố.
“Không có lời nào để bào chữa hay biện minh cho hành động của tôi. Chấm hết.” Huffman nói trong một tuyên bố sau khi nghe tuyên án.” Tôi muốn xin lỗi một lần nữa với con gái tôi, chồng tôi, gia đình tôi và cộng đồng giáo dục vì hành động của mình.”
“Và tôi đặc biệt muốn xin lỗi những học sinh chăm chỉ mỗi ngày để vào đại học và cha mẹ của các em, những người đã hy sinh rất nhiều để nuôi dạy con cái.”
Thẩm phán Indira Talwani cho biết bà tin rằng Huffman đã hoàn toàn nhận trách nhiệm cho hành động của mình, nhưng “cố gắng trở thành một người mẹ tốt không bào chữa” cho những gì Huffman đã làm.
Felicity Huffman sẽ phải vào tù trong vòng sáu tuần nữa.
Sao Hollywood, triệu phú và bê bối đưa con vào đại học Mỹ
Vụ chạy trường: Xã hội Mỹ ‘bất công, phóng đại về cơ hội’?
Mỹ phá án ‘hối lộ nhập học’ ở các ĐH danh tiếng
Những phụ huynh bị buộc tội trong cuộc điều tra lừa đảo ở trường đại học bị cáo buộc đã hối lộ, chỉnh sửa các câu trả lời của bài kiểm tra và thậm chí con cái họ đã chỉnh sửa thành hình ảnh để chứng mình tài năng thể thao giả trong đơn xin vào đại học.
Các công tố viên cho biết những cha mẹ này đã tìm cách gian lận để dành những chỗ học tốt cho con mình tại các trường đại học ưu tú của Hoa Kỳ bao gồm Yale, Georgetown và Stanford.
Huffman đã nhận tội vào tháng Năm. Bà là phụ huynh đầu tiên bị kết án trong vụ bê bối.
Đội ngũ pháp lý của Huffman đã yêu cầu một năm quản chế thay cho thời gian ngồi tù, 250 giờ phục vụ cộng đồng và phạt 20.000 đô la.
Nhưng các công tố viên viết trong một bản ghi nhớ tuần trước rằng ”không được quản chế hay giam cầm tại nhà (trong một ngôi nhà lớn mênh mông ở Hollywood Hills có bể bơi vô cực) sẽ khiến hình phạt trở nên có ý nghĩa hoặc ngăn chặn người khác phạm tội tương tự”.
Felicity Huffman đã làm gì?
Huffman đã làm việc với kẻ chủ mưu đã thú nhận lừa đảo, William Singer, để sửa điểm thi đại học cho cô con gái lớn nhất của mình, Sophia Macy.
William Singer sắp xếp để Sophia làm bài thi SAT ở một địa điểm đặc biệt. SAT là một kỳ thi được nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển đại học ở Mỹ. Kết quả điểm của Sophia đã tăng rất nhiều so với số điểm trước đó.
Trong một thư gửi cho Thẩm phán Talwani, Huffman viết: “Trong lúc tuyệt vọng để trở thành một người mẹ tốt, tôi đã tự thuyết phục mình để tin rằng tất cả những gì tôi đang làm là tạo cho con gái tôi một cơ hội công bằng”.
“Giờ đây tôi thấy sự trớ trêu trong tuyên bố đó, bởi vì những gì tôi đã làm là đi ngược với công bằng. Tôi đã vi phạm pháp luật, lừa dối cộng đồng giáo dục, phản bội con gái và làm gia đình tôi thất vọng.”
Huffman nói trong thư gửi cho thẩm phán rằng con gái bà đã không biết về sự gian lận, và rất đau buồn khi được tin.
Nữ diễn viên viết: “Khi con gái tôi nhìn tôi và hỏi tôi với những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt, ‘Tại sao mẹ không tin con? Tại sao mẹ không nghĩ rằng con có thể tự làm được điều đó?’Tôi không có câu trả lời thỏa đáng cho con gái.”
“Tôi chỉ có thể nói, ‘Mẹ xin lỗi. Mẹ đã lo sợ và ngu ngốc.”
”Trong cơn hoảng loạn mù quáng, tôi đã làm chính xác điều mà tôi đang tuyệt vọng để tránh. Tôi đã làm tổn hại đến tương lai của con gái tôi, sự toàn vẹn của gia đình và sự chính trực của bản thân.”
Các công tố viên cho biết Huffman trước đó đã thu xếp để cho William Singer gian dối điểm cho cô con gái nhỏ trước khi quyết định không làm thế.
Chồng của Huffman – nam diễn viên William H Macy – cũng đã liên lạc với Willam Singer, mặc dù ông Macy không bị buộc tội.
Mặc dù diễn viên Huffman là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất bị truy tố, bà đã trả số tiền được cho là nhỏ nhất so với các cha mẹ khác bị buộc tội trong vụ bê bối tuyển sinh, theo tài liệu của tòa án.
Lori Loughlin, một nữ diễn viên Hollywood khác bị buộc tội trong cùng vụ bê bối với chồng, đã không nhận tội hối lộ 500.000 đô la để con gái của họ chấp nhận vào Đại học USC và được làm thành viên của đội chèo.
Bà Loughlin sẽ ra tòa tiếp vào ngày 2 tháng Mười.
Tầm vóc vụ gian lận
Theo FBI, các huấn luyện viên thể thao tại một số trường khác nhau cũng tham gia vào vụ gian lận này.
Chẳng hạn như, huấn luyện viên môn bóng đá nữ tại Đại học Yale đã nhận hối lộ 400,000 đô la để nhận một sinh viên – người thậm chí không chơi môn thể thao này vào đội.
Theo đó, các bậc phụ huynh đã trả cho công ty Singer 1,2 triệu đôla để sắp xếp vụ hối lộ này.
Tổng cộng, 33 phụ huynh, 13 huấn luyện viên thể thao và các cộng sự của công ty Singer đã bị buộc tội.
Theo các nhà chức trách, các bậc phụ huynh bao gồm Fecility và Lori đã trả từ vài nghìn đến 6,5 triệu đôla cho công ty của Singer, giúp ông ta kiếm được khoảng 25 triệu đôla từ năm 2011 đến năm 2018.
Theo FBI, để thực hiện các vụ gian lận, các nhân viên của công ty của Singer đã làm bài thi thay cho thí sinh, đưa câu trả lời hoặc sửa bài cho họ.
Công ty này cũng tạo hồ sơ thể thao giả cho các sinh viên bằng cách ghép ảnh mặt sinh viên vào người vận động viên, nhằm giúp họ được nhận vào các đội thể thao của trường.
Ngoài một số trường hợp có liên quan, hầu hết các sinh viên không hề biết mình được nhập học nhờ cha mẹ đưa hối lộ.
Các báo tiếng Anh gọi đây là vụ ‘hối lộ vào đại học’ (college-entrance bribe), xảy ra ở địa hạt mà các công tố viên đã điều tra, gồm Massachusetts, California, Texas, Florida và Bắc Carolina.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49699374
Purdue Pharma
dùng ngân hàng Thụy Sĩ để dấu 1 tỉ Mỹ kim
Tin từ New York – Vào hôm thứ Sáu (13/09/2019), Bộ trưởng tư pháp New York cho rằng gia đình sở hữu công ty OxyContin Purdue Pharma đã sử dụng các tài khoản Thụy Sĩ và các tài khoản ẩn khác để chuyển 1 tỉ Mỹ kim cho các thành viên trong gia đình, để bảo vệ tài sản vì lo ngại về các mối đe dọa pháp lý.Theo hồ sơ tòa án, các giao dịch đó đã gửi hàng triệu Mỹ kim cho ông Mortimer D.A. Sackler, cựu thành viên của hội đồng Purdue, đồng thời là con trai của một trong những người sáng lập. Các công tố viên cho rằng 20 triệu đô la được chuyển từ một công ty mẹ của Purdue sang ông Sackler, sau đó ông ấy đã rửa tiền bằng các công ty vỏ bọc thuộc sở hữu nhà của gia đình Sacklers ở Manhattan và Hamptons. 64 triệu Mỹ kim giao dịch khác cho ông Sackler đến từ một xí nghiệp ma của gia đình bằng tài khoản Thụy Sĩ.
Theo một phần của thỏa thuận, Purdue có thể sẽ sớm nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Nhưng New York và các tiểu bang khác sẽ tiếp tục theo đuổi gia đình Sacklers với cáo buộc rằng các thành viên gia đình đã rút hơn 4 tỉ Mỹ kim từ công ty trong hơn chục năm qua. Gia đình Sacklers đã sử dụng một chuỗi các công ty phức hợp và xí nghiệp để kiểm soát tài sản của họ, kể cả một số tài sản ở các thiên đường thuế ở nước ngoài.
Trong hồ sơ nộp hôm thứ Sáu (13/09/2019), New York đã nói với một quan tòa tiểu bang rằng cách duy nhất để xác định toàn bộ giao dịch, là tất cả những người bị trát hầu tòa buộc phải cung cấp tài liệu chi tiết về mối giao dịch của họ với gia đình Sackler. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/purdue-pharma-dung-ngan-hang-thuy-si-de-dau-1-ti-my-kim/
Cảnh sát bắt giữ nghi can
dùng dao cướp nhiều cửa tiệm ở Pomona
Tin từ Pomona – Theo tin từ KTLA, trong tuần này, các viên chức thông báo đã bắt được nghi can dùng dao cướp một cửa tiệm ở Pomona, người xuất hiện trong đoạn trích video an ninh của cửa tiệm.Theo Sở cảnh sát Pomona, người đàn ông hiện đang bị truy nã trong các vụ cướp diễn ra trong thời gian từ 29/07/2019 đến 08/09/2019. Nghi can liên tục nhắm đến những cửa tiệm như là cửa hàng điện thoại, cửa hàng tiện lợi ở trạm xăng, hay các văn phòng bảo hiểm trong cùng một khu vực. Trong đó có ít nhất một vụ được camera an ninh ghi lại, đó là vụ cướp diễn ra tại cửa tiệm khai thuế và bảo hiểm trên Đại lộ Garey, gần Đại lộ Grand hôm 31/08. Trong video, người đàn ông đã vung dao và yêu cầu nộp tiền nhưng người phụ nữ đánh trả và trúng vào hạ bộ của tên cướp, hai người đã vật lộn trước khi tên cướp kịp lấy khoảng 1,000 Mỹ kim rồi chạy thoát.
Các điều tra viên đã xác định được danh tánh người đàn ông và tiến hành bắt giữ. Hiện danh tánh của người này vẫn chưa được tiết lộ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-bat-giu-nghi-can-dung-dao-cuop-nhieu-cua-tiem-o-pomona/
Cựu tổng thống Peru bị bác bỏ
quyền đóng tiền thế chân tại ngoại ở Hoa Kỳ
Tin từ SAN FRANCISCO, California – Vào hôm thứ Năm (12/9), một cựu đệ nhất phu nhân của Peru bị lôi ra khỏi phòng xử án ở San Francisco khi bà nguyền rủa một quyết định của thẩm phán về việc giữ chồng bà, cựu tổng thống Alejandro Toledo, trong tù để chờ quyết định dẫn độ. Ông Toledo, 73tuổi, bị truy nã ở Peru để ra tòa xét xử về các cáo buộc rằng ông nhận hối lộ 20 triệu mỹ kim từ công ty xây dựng Brazil Odebrecht trong nhiệm kỳ 2001-2006. Ông Toledo phủ nhận hành vi sai trái. Ông bị bắt vào tháng Bảy và yêu cầu đóng tiền thế chân tại ngoại 1 triệu mỹ kim. Trong một thỏa thuận khoan hồng năm 2016, Odebrecht thừa nhận rằng họ hối lộ các viên chức ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh, bao gồm Peru, để bảo đảm các hợp đồng làm việc công cộng. Một cựu giám đốc của Odebrecht tuyên bố rằng ông Toledo yêu cầu hối lộ, và cung cấp bằng chứng để chứng thực tuyên bố này. Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ Thomas Hixson trích dẫn liên kết của ông với những người có sức ảnh hưởng ở các quốc gia khác nhau, và phán quyết rằng ông Toledo có nguy cơ đào tẩu quá cao để được trả tự do. Các cảnh sát lôi bà Karp, 65 tuổi, ra khỏi phòng xử án khi bà chống cự và hét lên rằng chồng bà sẽ chết trong tù. Sự việc này là tiến triển mới nhất trong vụ bê bối tham nhũng đặc biệt ảnh hưởng mạnh đến các chính trị gia Peru. Đầu năm nay, một cựu tổng thống khác, Alan Garcia, tự sát để tránh bị bắt trong cuộc điều tra Odebrecht. Hai cựu tổng thống khác đang bị điều tra, với một người bị quản thúc tại gia. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-tong-thong-peru-bi-bac-bo-quyen-dong-tien-the-chan-tai-ngoai-o-hoa-ky/
Thủ tướng Anh: “Tôi lạc quan thận trọng”
về đàm phán Brexit
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, hôm 13/9/2019 nói đã hình thành thỏa thuận dạng sơ bộ của Brexit, khi ông chuẩn bị gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong một nỗ lực đổi mới để đạt được thỏa thuận, theo hãng tin Reuters.Nhưng Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar đã hạ thấp triển vọng, nói rằng khoảng cách giữa nước Anh và EU vẫn còn rất rộng và ông nghi ngờ ông Johnson có thể đưa ra những thỏa hiệp cần thiết để có thể đạt được một thỏa thuận và được các nhà lập pháp Anh phê chuẩn.
Johnson sau một đêm ‘thất bát’ trong Quốc hội Anh
Thủ tướng Anh Johnson khôn khéo hay độc tài?
Cựu giám đốc tình báo Anh quan ngại về Brexit
Chỉ còn bảy tuần nữa là đến thời điểm nước Anh rời khỏi EU, ông Johnson sẽ tới Luxembourg vào thứ Hai, 16/9 gặp gỡ lần đầu tiên với ông Juncker khi thủ tướng Anh tìm cách đàm phán lại thỏa thuận Brexit mà người tiền nhiệm Theresa May đã đạt được với Liên minh châu Âu.
Ông Johnson nói rằng Anh quốc sẽ rời EU vào ngày 31 tháng Mười cho dù ông có đạt hay không đạt được một thỏa thuận.
Chúng tôi sẽ nói về những ý tưởng mà chúng tôi đang làm việc và chúng tôi sẽ xem liệu có thể sẽ đạt được gì. Tôi xin nói là tôi có sự lạc quan thận trọngThủ tướng Anh Boris Johnson
Nhưng quốc hội Anh đã thông qua một đạo luật vào tuần trước yêu cầu thủ tướng Anh tìm kiếm gia hạn nếu ông không đạt được thỏa thuận với EU.
“Chúng tôi đang làm việc cực kỳ siêng năng để có được một thỏa thuận. Hiện đã hình thành một thỏa thuận sơ bộ,” thủ tướng Anh nói tại một hội nghị của các chính trị gia địa phương ở miền bắc nước Anh, vẫn theo hãng tin Anh.
‘Lạc quan thận trọng’
Tại sự kiện này, trong lúc phát biểu trên bục diễn đàn, ông đã bị một người hiện diện trong khán phòng phản đối bằng việc nói lớn những lời lẽ chỉ trích quyết định của ông đình chỉ quốc hội trong hơn một tháng, khi thời hạn Brexit nhanh chóng đến gần .
Nghi ngờ về Brexit đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất nước Anh trong nhiều thập kỷ.
Các đối thủ của ông Johnson nói ông thực sự không có triển vọng nào để đạt được thỏa thuận với EU về các điều khoản của Anh rời khỏi khối này, và thay vào đó, ông đã đang lãnh đạo đất nước đi theo một lộ trình sụp đổ mà không có thỏa thuận.
Thủ tướng Anh cho hay ông cũng sẽ gặp nhà đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier vào thứ Hai.
Thu hồi Điều khoản 50 – quá trình chính thức rời khỏi EU – là cách duy nhất thỏa đáng để giải quyết vấn đềLãnh đạo Đảng Lib Dem Jo Swinson
“Chúng tôi sẽ nói về những ý tưởng mà chúng tôi đang làm việc và chúng tôi sẽ xem liệu có thể sẽ đạt được gì.
“Tôi xin nói là tôi có sự lạc quan thận trọng,” ông Johnson nói, Reuters cho biết.
Trong một diễn biến liên quan Brexit trên chính trường Anh, theo phóng viên chính trị của BBC, cuối tuần này, nhà lãnh đạo Đảng Lib Dem (Dân chủ Tự do), Jo Swinson nói rằng bà hy vọng sẽ thuyết phục được các Đảng viên ủng hộ chính sách loại bỏ Brexit mà không cần một cuộc trưng cầu dân ý khác, vào thời điểm hội nghị của đảng này khai mạc ở Bournemouth.
Bà Swinson nói rằng việc tổ chức trưng cầu dân ý Brexit đã khiến Vương quốc Anh “rơi vào một mớ hỗn độn”.
Và bà tin rằng việc thu hồi Điều khoản 50 – quá trình chính thức rời khỏi EU – là cách duy nhất thỏa đáng để giải quyết vấn đề, phóng viên của chúng tôi tường trình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49682720
Chất bổ não quan trọng người ăn chay cần biết
Caroline ParkinsonBiên tập viên Sức Khỏe, BBC NewsTheo các chuyên gia, những người ăn chay hoặc thuần chay nên đảm bảo họ có đủ một chất dinh dưỡng quan trọng nhưng ít được biết đến, đó là chất choline.
Choline là một loại dinh dưỡng giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, có nhiều nhất trong các loại thực phẩm làm từ sữa và thịt.
Chuyên gia dinh dưỡng Emma Derbyshire nói với tạp chí BMJ rằng những người không ăn thực phẩm từ sữa hoặc thịt có thể bị thiếu chất choline.
Nhưng Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết, nếu có kế hoạch, những người theo chế độ ăn chay vẫn có thể có đủ choline.
Choline cũng liên quan đến sinh hoạt của gan.
Trứng, sữa và thịt bò là nguồn choline chính. Nhưng choline cũng có mặt trong thực phẩm dưới đây:
Hạt đậu nành rang
Các loại rau họ cải như bông cải xanh và mầm Brussels
Đậu
Nấm
Quinoa
Đậu phộng
Không cần ‘hoàn toàn’ loại trừ thức ăn từ động vật
Tiến sĩ Derbyshire, một nhà tư vấn khoa học y sinh và dinh dưỡng độc lập, viết trên BMJ Dinh dưỡng, Phòng ngừa và Sức khỏe rằng Anh quốc đang đi chậm hơn các quốc gia khác khi không khuyến nghị hoặc theo dõi mức độ dinh dưỡng của chế độ ăn uống.
Hoa Kỳ quy định mức “hấp thụ đầy đủ” choline là 425mg mỗi ngày với phụ nữ và 550 mg mỗi ngày với nam giới.
Bác sĩ Derbyshire cho rằng đã có nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai và cho con bú đặc biệt phải đảm bảo có đủ choline trong chế độ ăn uống, vì chất này được cho là có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Bà Derbyshire nói: “Trước tiên là tôi đang tìm cách để nâng cao nhận thức mọi người. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng những người chỉ ăn thức ăn dựa trên thực vật, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nên xét đến việc uống thuốc bổ.”
Ăn chay có thể bị nguy cơ đột quỵ cao hơn
Con người uống sữa bò có hợp lẽ tự nhiên?
Liệu ăn chay có làm bạn khỏe mạnh?
Bahee Van de Bor, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, cho biết: “Bạn hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng với chế độ ăn chay hoặc thuần chay.
“Nhưng muốn thế phải có một kế hoạch kỹ lưỡng. Thực phẩm huần chay không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.”
Bà Bahee Van de Bor nói, cũng giống như chất sắt, B12, omega-3 và canxi, người ăn chay nên đảm bảo họ có đủ choline trong chế độ ăn uống.
“Và nếu không thích những thực phẩm đó, bạn có thể cần phải uống thuốc bổ.”
Bà nói rằng đề nghị phụ nữ mang thai và cho con bú có thể cần mức độ choline cao hơn “thú vị”, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn về lĩnh vực đó.
Và cho biết thêm: “Có khả năng chế độ ăn chay hoặc ăn chay lành mạnh và đa dạng sẽ cung cấp một số choline.”
“Nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo chế độ ăn uống từ thực vật được cân bằng tốt để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như sắt, canxi kẽm và vitamin B12 được tiêu thụ.
”Có thể chế độ ăn uống dựa trên thực vật mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là các sản phẩm động vật phải bị loại trừ hoàn toàn.” Người phát ngôn này nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-49699370
Đức bố ráp, bắt 9 người Việt trong cuộc truy quét
chống buôn người qua kết hôn giả
Cảnh sát ở Berlin và 4 bang của Đức vừa đột kích 33 địa điểm được cho là có dính dáng đến hoạt động buôn người và bắt giữ 9 công dân Việt Nam tại đây, AP đưa tin ngày 13/9.Theo các công tố viên Berlin, các cuộc đột kích nhắm vào các nghi phạm bị cáo buộc đã dàn xếp các cuộc hôn nhân giả và quan hệ cha con giả để được quyền cư trú tại Đức.
Chín người Việt Nam bị bắt giữ đều không có quyền cư trú phù hợp và cảnh sát đã tịch thu điện thoại di động, tài liệu và tiền mặt của các nghi phạm.
Tin cho hay có khoảng 300 cảnh sát đã tham gia vào các cuộc đột kích ở Berlin, Brandenburg, Sachsen, Mecklenburg-West Pomerania và North Rhine-Westphalia.
Đức là một trong những điểm đến khi bọn tội phạm buôn người từ Việt Nam sang châu Âu, thông qua ngả Đông Âu.
Giá đưa lậu một người sang Đức dao động từ khoảng 10.000 – 15.000 Euro (11.300 – 17.000 USD), theo đài DW. Trong đa số trường hợp, nạn nhân buôn người và gia đình họ sau đó đều trở thành con nợ của kẻ buôn người và buộc phải làm những công việc phạm pháp ở các quốc gia điểm đến để trả nợ.
Năm ngoái, cảnh sát liên bang Đức cũng đã lùng soát một khu trung tâm Việt Nam là chợ Đồng Xuân, một phần trong chiến lược truy quét lớn của nước này nhắm vào các mạng lưới buôn người thông qua kết hôn giả.
https://www.voatiengviet.com/a/duc-bat-9-nguoi-viet-trong-cuoc-truy-quet-buon-nguoi/5082328.html
Ukraina lo ngại phương Tây bỏ trừng phạt Nga
Anh VũTrong bối cảnh Pháp xích lại gần Nga, hôm 13/09/2019, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã lên tiếng cảnh báo các nước phương Tây về việc gỡ bỏ trừng phạt Matxcơva do Nga sáp nhập Crimée và ủng hộ phe ly khai miền Đông Ukraina.
Trong một hội nghị tại Kiev, khi nhắc tới viễn cảnh phương Tây hủy trừng phạt Matxcơva tổng thống Zelensky tuyên bố « các trừng phạt là vũ khí ngoại giao mạnh và hiệu quả. Tôi không ngừng nhắc các đối tác phương Tây ủng hộ chúng ta nhưng đôi khi họ nghĩ tới bỏ trừng phạt rằng : Các vị mất tiền đúng không ? Nhưng chúng tôi mất người ».
Ông nhấn mạnh chừng nào hòa bình chưa được tái lập ở Ukraina thì vẫn phải duy trì trừng phạt Nga và con đường duy nhất để kết thúc chiến tranh là ngoại giao. Tổng thống Ukraina nói thêm : « Chúng ta đấu tranh để đòi lại Crimée ».
Trong khi đó, phát biểu trước báo chí, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga Dmitri Peskov khẳng định các biện pháp trừng phạt Nga « không mang lại lợi ích gì cho ai », không giúp giải quyết vấn đề và « đi ngược lại luật pháp quốc tế ».
Từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014 và ủng hộ phe ly khai miền Đông Ukraina nổi dậy, quan hệ giữa Kiev-Matxcơva trở nên thù địch nhau chưa từng có.
Hôm 12/9, Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức Nga và Ukraina liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190914-ukraina-lo-ngai-phuong-tay-bo-trung-phat-nga
Tượng nguyên soái Liên Xô
gây bất hòa giữa Praha và Matxcơva
Thanh PhươngHôm 13/09/2019, bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Séc đã triệu đại sứ Nga lên, sau khi các quan chức Nga có những bình luận bị xem là « miệt thị » về việc Praha thông báo tháo dỡ bức tượng một nguyên soái ( thống chế ) Liên Xô.
Đó là bức tượng của nguyên soái Ivan Stepanovich Koev, được dựng tại quận 6 thủ đô Praha từ năm 1980. Trong khi tại Nga, nguyên soái Konev được coi như là một vị anh hùng, thì tại Cộng Hòa Séc, nhiều người xem đây là nhân vật biểu tượng cho đàn áp thời Xô Viết.
Nguyên soái Konev đã chỉ huy lực lượng Hồng quân Liên Xô giải phóng Praha khỏi ách phát xít Đức năm 1945, nhưng cũng chính ông đã chỉ huy cuộc đàn áp cuộc nổi dậy chống Liên Xô của nhân dân Hungary năm 1956. Nguyên soái Konev cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đàn áp phong trào Mùa Xuân Praha năm 1968.
Bức tượng của vị nguyên soái Liên Xô thường xuyên bị bôi bẩn. Hôm 21/08 vừa qua, kỷ niệm ngày Liên Xô đưa quân sang Tiệp Khắc năm 1968, một người đã viết lên tượng đài hàng chữ : « Hãy nói không với nguyên soái tay vấy máu. Chúng ta đừng quên ». Chính quyền thành phố Praha bèn dùng một tấm bạt phủ lên bức tượng Konev. Nhưng những người tôn sùng Konev đã xé tấm vải bạt đó và tổ chức biểu tình để đòi giữ nguyên bức tượng này.
Cuối cùng hôm 12/09/2019, chính quyền thành phố Praha thông báo quyết định sẽ thay bức tượng nguyên soái Konev bằng một đài tưởng niệm giải phóng Praha trong Thế Chiến Thứ Hai. Phản ứng lại quyết định này, bộ trưởng Văn Hóa Nga Vladimir Medinsky bèn gọi quận trưởng quận 6 Praha Andrej Kolar là một « Gauleiter », tức lãnh đạo địa phương của chế độ Đức Quốc Xã.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190914-tuong-thong-che-lien-xo-gay-bat-hoa-giua-praha-va-matxcova
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận
với tổng thống Trump
về việc mua hỏa tiễn Patriot
Tin từ ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ – Theo tin từ Reuters, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ thảo luận về việc mua hỏa tiễn Patriot của Hoa Kỳ với Tổng thống Donald Trump trong tháng này. Ông tin rằng quan hệ cá nhân của ông với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có thể vượt qua khủng hoảng từ việc Ankara mua các hệ thống phòng không của Nga.Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống hỏa tiễn S-400 của Nga hồi tháng 7 làm tăng triển vọng trừng phạt của Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đề nghị bán hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của công ty Raytheon cho Ankara hết hạn. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Erdogan cho biết ông thảo luận về việc mua các hệ thống Patriot trong một cuộc gọi điện đàm với tổng thống Donald Trump vào hai tuần trước, và sẽ tiếp tục thảo luận khi họ gặp nhau tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới.
Khi được hỏi liệu ông có yêu cầu tổng thống Donald Trump ngăn chặn Bộ Ngân khố Hoa Kỳ áp dụng một mức phạt nặng đối với ngân hàng nhà nước Halkbank của Thổ Nhĩ Kỳ vì vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran hay không, ông Erdogan cho biết ông tin rằng họ có thể tránh được một “sai lầm” như vậy. Ông nói rằng một quốc gia như Hoa Kỳ sẽ không muốn làm tổn thương đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ nữa, vì đây không phải là một hành vi hợp lý. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-tho-nhi-ky-se-thao-luan-voi-tong-thong-trump-ve-viec-mua-hoa-tien-patriot/
Qũy Hưu Trí Của Iran Đang Dần Sụp Đổ
Vì Mỹ Cấm Vận
Theo Fox News, lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt lên Iran kể từ khi tổng thống Trump rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 đã khiến cho những quĩ hưu trí của Iran bên bờ sụp đổ- theo một báo cáo của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.Những viên chức chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra điều này như là một bằng chứng cho thấy lệnh trừng phạt tối đa Iran của tổng thống Trump đang có kết quả. Bộ trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo nói với Fox News Sunday rằng Iran hiện nay đang kiệt quệ. GDP đang giảm khoảng 12-14% trong năm nay. Điều này dẫn đến giới hạn khả năng Iran có thể mua được thiết bị để hỗ trợ cho mạng lưới khủng bố. Trong 18 quĩ hưu trí của Iran hiện nay, 17 quĩ đã đến giới hạn đỏ, trong đó có những quĩ dùng để vũ trang cho quân đội Iran. 80% các quĩ hưu trí của Iran dựa vào sự trợ cấp của chính quyền. Chúng được sử dụng không chỉ cho hưu trí, mà còn dùng để cho lương thực, thuốc men, nhiên liệu. Ngoài ra còn có dấu khủng hoảng về thị trường địa ốc tại Iran.
Vào năm 2018, tổng thống Trump chính thức rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran 2015 đạt được dưới thời Obama. Ông Trump gọi đó là “thỏa thuận tồi tệ nhất mà nước Mỹ đã ký”. Tuy nhiên, nhiều đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức vẫn đang tiếp tục duy trì việc thực hiện thỏa thuận với Iran, tìm cách giúp Iran bán dầu hỏa để nuôi nền kinh tế. Trung Cộng vẫn tiếp tục mua dầu hỏa của Iran bất chấp lệnh cấm vận. Mới đây, tổng thống Pháp vừa đề nghị một nguồn tín dụng $15 tỉ cho Iran nếu lãnh đạo nước này trở lại tuân thủ thỏa thuận 2015. Hiện nay, Iran đã từng bước vi phạm bằng cách làm giàu và tàng trữ uranium vượt mức cho phép.
Mới đây, tổng thống Trump cũng gợi ý rằng sẵn sàng gặp tổng thống Iran Hassan Rouhani bên lệ hội nghị Đại Hội Đồng LHQ tại New York vào cuối tháng này. Tuy nhiên, tổng thống Iran từ chối đề nghị này, và chỉ đàm phán sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận.
https://vietbao.com/a298743/quy-huu-tri-cua-iran-dang-dan-sup-do-vi-my-cam-van
Các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông
lên kế hoạch biểu tình tại các trung tâm mua sắm
Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm Thứ Bảy (14/9), các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông lên kế hoạch biểu tình ngồi tại các trung tâm mua sắm, sau khi những người biểu tình lên đồi để tạo thành dòng người mang đèn lồng trong đêm.Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong nhiều tháng bất ổn ở thành phố do Trung Cộng cai quản. Những người biểu tình cũng lên kế hoạch tụ tập bên ngoài tòa Lãnh sự Anh Quốc vào hôm Chủ Nhật 15/09, để yêu cầu Trung Cộng tôn trọng Tuyên bố chung Trung-Anh được ký kết vào năm 1984. Đây là bản tuyên bố đặt ra tương lai của Hồng Kông sau khi được Anh Quốc trả về quyền kiểm soát của Trung Cộng vào năm 1997.
Vào hôm thứ Sáu (13/9), hàng trăm người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa trên khắp lãnh thổ, ca hát và hò reo vào Tết Trung thu, trái ngược với tình trạng bạo lực của nhiều ngày cuối tuần trước đây, khi cảnh sát đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng. Họ cũng tập trung tại các trung tâm thương mại, và thỉnh thoảng nảy sinh những cuộc ẩu đả với những người ủng hộ Trung Cộng.
Nguyên nhân của các cuộc biểu tình Hong Kong vẫn là nỗi lo Bắc Kinh đang hủy hoại các quyền tự do dân sự. Nhưng nhiều người biểu tình trẻ cũng đang phẫn nộ về chi phí sinh hoạt cao ngất trời và tình trạng thiếu triển vọng việc làm. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-hoat-dong-dan-chu-hong-kong-len-ke-hoach-bieu-tinh-tai-cac-trung-tam-mua-sam/
Dân Hong Kong
mang lồng đèn đi biểu tình đêm Trung Thu
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong đêm thứ Sáu 13/9 đã kéo nhau mang lồng đèn, điện thoại di động và đuốc lên những ngọn đồi quanh thành phố để tạo thành những vệt ánh sáng dài, sử dụng những màu sắc của Lễ hội Trung thu làm bối cảnh cho hành động phản kháng mới nhất trong hơn ba tháng bất ổn.Bản tin Reuters tường thuật rằng những người biểu tình tập trung tại Victoria Peak và Lion Rock khi bóng tối buông xuống vào đêm thứ Sáu,.
Họ xếp hàng dọc theo con đường chạy theo mạn sườn phía bắc của Đỉnh Victoria, nhìn qua bến cảng tới Lion Rock ở đằng xa, và xa hơn nữa là Trung Quốc đại lục.
Các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra vào ngày mà theo truyền thống, các gia đình thường tụ tập để ngắm trăng và ăn bánh trung thu trong khi trẻ em tham gia rước những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, sau khi
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam hứa tập trung giải quyết vấn đề nhà ở và công việc làm để mong chấm dứt tình trạng hỗn loạn.
Bà Carrie Lam cho biết trong một bài đăng trên Facebook, rằng chính phủ của bà sẽ tăng nguồn cung nhà ở tại Hong Kong.
Bà nói:
“Nhà ở và sinh kế của người dân là những ưu tiên chính.”
Hong Kong là nơi bất động sản đắt đỏ nhất thế giới và nhiều người trẻ tuổi chỉ trích chính sách nhà ở của thành phố này là không được công bằng, chỉ có lợi cho người giàu trong khi người nghèo bị buộc phải tiếp tục sống chung với cha mẹ, hoặc thuê những căn hộ tí hon với giá cắt cổ.
Công ty phát triển địa ốc Sun Hung Kai nói rằng tình trạng bất ổn hiện nay là một lời cảnh tỉnh cho cả chính phủ và các công ty tư nhân, phải xây dựng thêm nhà ở.
Bộ trưởng tài chính Paul Chan nói với các phóng viên rằng một sắc thuế mới đánh trên nhà/hộ cho thuê bị bỏ trống là nhắm mục đích khuyến khích các nhà phát triển địa ốc tung ra thị trường thêm những căn hộ đã hoàn tất trong thời gian sớm nhất có thể.
Đêm 13/9, hàng trăm người biểu tình tụ tập trên khắp đặc khu Hong Kong, ca hát và hô khẩu hiệu, khác với những cảnh bạo lực của nhiều cuối tuần trước, khi cảnh sát đáp trả người biểu tình bằng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng.
https://www.voatiengviet.com/a/dan-hong-kong-mang-long-den-di-bieu-tinh-dem-trung-thu/5082759.html
Hồng Kông : Hoàng Chi Phong kêu gọi yểm trợ
của Trump và Quốc Hội Mỹ
Thanh PhươngNhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) hôm 13/09/2019 kêu gọi tổng thống Mỹ Donald Trump đưa một điều khoản về nhân quyền vào các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Nhà hoạt động trẻ của Hồng Kông đưa ra lời kêu gọi nói trên trong ngày đầu tiên chuyến đi Hoa Kỳ nhằm vận động sự yểm trợ của quốc tế cho phong trào biểu tình đòi dân chủ tại thuộc địa cũ của Anh Quốc.
Tuyên bố sau một hội nghị tại trường đại học Columbia, New York, Hoàng Chi Phong nói : « Cần phải đưa thêm một điều khoản về nhân quyền vào các cuộc đàm phán thương mại và đưa các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào chương trình nghị sự. Nhất là khi một trung tâm quốc tế (như Hồng Kông) bị những luật khẩn cấp tương tự như thiết quân luật đe dọa hay trước nguy cơ gởi quân đội sang ». Sinh viên 22 tuổi này nói thêm : « Nếu Trung Quốc không muốn bảo vệ quyền tự do kinh tế của Hồng Kông, điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. »
Cho tới nay, tổng thống Trump vẫn từ chối đưa hồ sơ Hồng Kông vào các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Hôm 13/09/2019, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong cũng đã kêu gọi Quốc Hội Mỹ thông qua dự luật đang chờ được biểu quyết về « nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông ». Dự luật này, có sự ủng hộ của lãnh đạo cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa, dự trừ mỗi năm sẽ xét lại quy chế kinh tế đặc biệt của Hồng Kông, cũng như dự trù các biện pháp trừng phạt đối với mọi quan chức đàn áp « các quyền tự do cơ bản » tại đặc khu hành chính này.
Vào ngày 17/09/2019, Hoàng Chi Phong sẽ đến Whasington để gặp thượng nghị sĩ Marco Rubio, một người vẫn chỉ trích gay gắt chế độ Bắc Kinh. Ông Rubio sẽ ra điều trần trước một ủy ban của Quốc Hội Mỹ. Nhưng nhà hoạt động trẻ của Hồng Kông không có cuộc hẹn nào với chính quyền Trump.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190914-hong-kong-hoang-chi-phong-keu-goi-yem-tro-cua-trump-va-quoc-hoi-my
Trung Quốc có ‘dù vàng’
nhưng là ‘nhảy dù’ để hạ cánh an toàn
Nếu như Hong Kong từng có phong trào ‘Dù Vàng’ (Yellow Umbrella) của giới đấu tranh, tại Hoa lục có một phong trào khác là ‘Nhảy Dù Vàng’ (golden parachute).Chỉ từ 2015, hàng nghìn triệu phú đôla từ Trung Quốc đã bỏ nước ra đi vì bất an trước các vấn chung, gồm cả nền chính trị Marxist.
Chính phủ Trump toàn triệu phú tỷ phú?
Việt Nam có hai tỷ phú đôla
Thương chiến Mỹ-Trung: TQ trả đũa với biểu thuế mới
Huawei dọa sẽ rút hẳn khỏi Anh và Mỹ
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi
Hồi tháng 7/2018, CNBC trích lại nghiên cứu của Hurun và Visas Consulting Group cho rằng:
“Quá một phần ba số người giàu ở Trung Quốc được hỏi đã nói họ đang xem xét việc di cư sang nước khác.”
Số được điều tra dư luận gồm 224 công dân Trung Quốc với tài sản trung bình 4,5 triệu USD.
Nhưng ngay từ 2015, nhà báo của tờ Wall Street Journal, ông David Shambaugh đã trích lại nghiên cứu của Viện Hurun Research Institute ở Thượng Hải cho hay:
“64% số tỷ phú triệu phú Trung Quốc muốn di cư hoặc đang lên kế hoạch bỏ đi.”
Một phúc trình của ngân hàng UBS và công ty PwC cho hay năm 2017, mỗi tuần Trung Quốc có hai tỷ phú.
Con số tỷ phú đô la của Trung Quốc tăng từ 318 lên 373, với tổng số tài sản trị giá 1,12 nghìn tỷ USD.
Nhưng gần đây, William Stanton viết trên trang Taiwan News rằng hàng chục nghìn triệu phú đã rời Trung Quốc trong một thập niên qua, với khoảng 10 nghìn người bỏ đi chỉ trong năm 2017.
Các điểm đến ưa thích của họ là Australia, Hoa Kỳ và Canada.
Cũng theo Hurun, trong năm 2017 Trung Quốc có 877 nghìn 700 triệu phú và tỷ phú đô la.
“Ra nước ngoài họ sẽ được sống xa hoa mà không bị Đảng Cộng sản và báo chí Trung Quốc theo dõi,”
“Riêng Vancouver là điểm đến của 100 nghìn triệu phú Trung Quốc, đến bằng cách bỏ tiền lấy visa đầu tư,” ông Stanton viết.
Còn ở Mỹ, Los Angeles là điểm đến hàng đầu cho người Trung Quốc mua bất động sản, trên cả New York, Boston và San Francisco, theo CNBC.
Nhưng Hoa Kỳ và Canada không còn là điểm đến duy nhất.
Ollie Williams viết trong bài trên Forbes (5/2019), rằng thương chiến Mỹ – Trung gia tăng cũng là một lý do khiến nhà giàu Trung Quốc càng muốn ra đi và sang Anh Quốc.
Việc học cho con cái ở Anh là tiêu chí quan trọng, bài báo cho hay.
Ngoài ra, sang Anh là cách để người giàu Trung Quốc “đa dạng hóa” tài sản.
Số triệu phú Trung Quốc vào Anh tăng gần 50%, với khoản đầu tư 2 triệu bảng để lấy visa Tier 1, theo Bộ Nội vụ Anh.
Loại visa này cho phép họ xin định cư ở Anh.
Bài của Ollie Williams cũng nói phần đông triệu phú Trung Quốc không mấy tin tưởng vào cơ hội chiến thắng của nước họ trong cuộc thương chiến với Mỹ.
Không chỉ “chạy trốn” thương chiến và tác động của nó ở trong nước, họ còn tin rằng cuối cùng thì Hoa Kỳ chỉ hưởng lợi to từ cuộc thương chiến với Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49691893
TQ sắp hoàn thiện
Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu
Năm 2020, hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ cơ bản hoàn thiện và cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.Đó là những phát biểu của ông Dương Trường Phong – Tổng thiết kế sư của Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu.
Phát biểu tại Hội nghị thường niên về dịch vụ định vị và dẫn đường của vệ tinh Trung Quốc tổ chức tại Hà Nam, Trung Quốc thời gian gần đây, ông Dương Trường Phong – tổng thiết kế sư của Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc cho biết, hiện tại Trung Quốc đang có 39 vệ tinh Bắc Đẩu trên quỹ đạo, trong đó có 21 vệ tinh thuộc Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu 3 (BDS-3)
Năm 2019, Trung Quốc dự kiến sẽ phóng thêm 5-7 vệ tinh Bắc Đẩu. Năm 2020 phóng thêm 2-4 vệ tinh và cơ bản hoàn thiện hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường của nước này, đồng thời cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Ông Dương Trường Phong cũng nhấn mạnh, Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu cũng sẽ kết nối chặt chẽ với mạng Internet, mạng vạn vật kết nối, 5G, số liệu lớn (big data)… của nước này.
Được biết, khi đi vào hoàn thiện, Hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu thế hệ 3 của Trung Quốc sẽ có 35 vệ tinh trên quỹ đạo. Mặc dù phát triển sau, tuy nhiên Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc được cho là đang cạnh tranh mạnh mẽ với các hệ thống định vị trước đó như GPS của Mỹ, GLONAS của Nga và Galileo của Liên minh châu Âu
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30347-tq-sap-hoan-thien-he-thong-ve-tinh-dinh-vi-dan-duong-bac-dau.html
Philippines-Trung Quốc đạt thỏa thuận nóng:
Con ngựa thành Troy?
Philippines đã cho phép một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lắp đặt thiết bị viễn thông trong căn cứ quân sự.Ngày 11/9, một nguồn tin trong quân đội Philippines cho biết, nước này đã cho phép một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lắp đặt thiết bị viễn thông trong căn cứ quân sự.
Bộ Quốc phòng Philippines cũng xác nhận đã ký thỏa thuận sơ bộ với công ty Mislatel về dự án xây dựng trạm sóng và nhiều cơ sở liên quan tại căn cứ quân sự ở nước này.
Mislatel là doanh nghiệp của ông trùm người Philippines có tên Dennis Uy. Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mang tên China Telecom đã trở thành đối tác và sở hữu 40% cổ phần công ty của ông Dennis Uy – mức tối đa cho phép dựa trên pháp luật tại Philippines.
Nhiều nghị sĩ Philippines nghi ngờ China Telecom thực chất là “Con ngựa thành Troy” nhằm tiếp cận các bí mật quốc gia của nước này. Trong khi đó, quân đội Philippines khẳng định Mislatel “đảm bảo các thiết bị và việc lắp đặt tại căn cứ quân sự không liên quan tới các thông tin tối mật”.
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nước quan ngại an ninh liên quan tới các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc. Mỹ từng đề nghị các đồng minh, trong đó có Philippines, không sử dụng thiết bị của Huawei do lo ngại chúng có thể là thiết bị do thám. Huawei đã bác bỏ cáo buộc này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 11/9, Reuters dẫn thông báo từ Phủ tổng thống Philippines cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Duterte trong cuộc gặp song phương gần đây rằng, nếu Philippines phớt lờ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan), Trung Quốc sẽ nhất trí trở thành đối tác trong dự án chung khai thác khí đốt trong khu vực Biển Đông.
“Hãy gác lại phán quyết của Tòa. Gác lại tuyên bố chủ quyền của các bạn. Sau đó, cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc. Họ muốn thăm dò. Nếu họ nói có (tìm thấy) gì đó, chúng tôi sẽ đủ lịch sự để phân chia theo tỷ lệ các bạn được 60% và họ sẽ chỉ hưởng 40%. Đây là lời cam kết của ông Tập Cận Bình”, ông Duterte dẫn lời ông Tập Cận Bình.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Philippines tiết lộ sâu hơn về những trao đổi giữa hai nước về dự án khai thác chung trên Biển Đông, vốn đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận trong khu vực.
Hiện giới quan sát đang theo dõi phản ứng của các nước liên quan đến phát biểu trên của Tổng thống Philippines, trong bối cảnh thời gian gần đây đã có nhiều diễn biến phức tạp liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
Về phía Bắc Kinh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chưa cung cấp thông tin cụ thể về những trao đổi của hai nhà lãnh đạo trên trong buổi họp báo ngày 11/9.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30350-philippines-trung-quoc-dat-thoa-thuan-nong-con-ngua-thanh-troy.html
Campuchia khẳng định
không cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream
Giữa những tin đồn là Campuchia đã đồng ý cho Trung Quốc tiếp cận độc quyền căn cứ hải quân tại tỉnh Preah Sihanouk, các giới chức Campuchia mạnh mẽ phủ nhận chuyện họ đã ký một mật ước cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream và nhấn mạnh sẽ không cho phép Bắc Kinh dùng căn cứ này trong bất cứ khả năng nào. Tuyên bố được đưa ra sau khi một quan chức cao cấp của quân đội Mỹ nói Hoa Kỳ có tin tức cho thấy Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng những cơ sở trong căn cứ vừa kể vào năm tới.Kể từ khi Trung Quốc và Campuchia thiết lập đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2013, quốc gia Đông Nam Á với dân số 15 triệu người này đã trở thành đồng minh thân cận của Bắc Kinh. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đổ nhiều tỉ đô la các khoản vay và những dự án hạ tầng cơ sở mới tại Campuchia. Trung Quốc cũng là nước viện trợ tài chánh và đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia.
Sự hiện diện và ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Campuchia và việc Thủ tướng Hun Sen mở rộng vòng tay với Bắc Kinh đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước bị soi mói nhiều hơn.
Tờ Wall Street Journal ngày 22/7 loan tin là Campuchia đã ký một mật ước với Trung Quốc đầu mùa xuân năm nay cho Trung Quốc độc quyền tiếp cận một phần căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Thái Lan, không xa phi trường quốc tế Dara Sakor hiện đang được một công ty Trung Quốc xây dựng.
Một số viên chức Mỹ tin là một thỏa thuận như thế sẽ cho phép Trung Quốc có cơ sở hải quân đầu tiên tại Đông Nam Á và một tiền đồn thứ hai mà Ngũ Giác Đài xem như là nỗ lực của Bắc Kinh có được một mạng lưới toàn cầu các căn cứ quân sự hay những vị trí lưỡng dụng. Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ hậu cần ở Djibouti vùng Sừng châu Phi.
Washington quan ngại rằng một tiền đồn tại Campuchia sẽ cho phép Trung Quốc củng cố thêm sự kiểm soát ở Campuchia (quốc gia được Bắc Kinh hỗ trợ bằng các khoản vay, các khoản đầu tư và thương mại) giữa lúc Bắc Kinh tìm cách gia tăng ảnh hưởng và thách thức Hoa Kỳ về sự hiện diện lâu dài tại khu vực.
Vào ngày 15/8 vừa qua, Chuẩn tướng Lục quân Mỹ Joel B. Vowell, Phó Giám đốc phụ trách về Kế hoạch và Chính sách Chiến lược tại Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nói với báo giới ở Hawaii rằng có tin cho thấy sẽ có những bước đi của Trung Quốc tiến tới việc mở căn cứ tại Ream.
Tuy nhiên, các giới chức Campuchia cực lực phủ nhận việc này. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho Ban Hoa ngữ đài VOA hôm 21/8 tại Dinh Hòa bình ở Phnom Penh, Tướng Chhum Socheat, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Campuchia, nói Hiến pháp Campuchia không cho phép chuyện này xảy ra.
“Hiến pháp của chúng tôi qui định rất rõ, tại điều 53, là chúng tôi không cho phép bất cứ lực lượng nước ngoài nào đặt căn cứ tại Campuchia,” phát ngôn viên này nói qua thông dịch viên. “Không, câu trả lời rất rõ ràng. Chúng tôi không có chuyện này.”
Người phát ngôn này cho biết là không những không có mật ước nào cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại Ream, mà Campuchia thậm chí không bao giờ nghĩ tới chuyện cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ này trong bất cứ khả năng nào.
Những người hoài nghi cho rằng, dựa trên đầu tư rộng lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với Campuchia, Phnom Penh khó có thể nói không đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh yêu cầu tiếp cận căn cứ hải quân Ream.
“Campuchia là một quốc gia hoàn toàn độc lập và có chủ quyền,” Tướng Chhum Socheat trả lời. “Chúng tôi không bị ai khống chế cả. Không chúng tôi không sợ ai cả.”
Phát ngôn viên này nói thêm đầu tư và thương mại là các vấn đề đầu tư và thương mại, và các vấn đề quân sự là các vấn đề quân sự. “Cần phải tách hai vấn đề này ra.”
Tướng Chhum Socheat cho rằng dù sao căn cứ hải quân Ream sẽ không có nhiều giá trị đối với Trung Quốc.
Ông nói “Căn cứ của họ ở đảo Hải Nam tốt hơn nhiều so với địa lý Campuchia. Họ có cảng sâu tại đây. Căn cứ hải quân của chúng tôi nhỏ và nước cũng cạn.”
Nghi ngờ về căn cứ hải quân Ream gia tăng trước đây trong năm khi Campuchia lúc đầu yêu cầu, sau đó từ chối cho Hoa Kỳ cấp ngân quỹ để canh tân một trung tâm huấn luyện ở căn cứ vốn được Hoa Kỳ tài trợ.
“Việc này khiến cho chúng ta tự hỏi liệu kế hoạch đối với Căn cứ Hải quân Ream của giới lãnh đạo Campuchia có bao gồm việc cho quân đội nước ngoài triển khai khí tài và nhân sự hay không,” phát ngôn viên tòa đại sứ Mỹ tại Campuchia Emily Zeeberg nói trong một tuyên bố vào tháng 7 năm nay.
Tướng Chhum Socheat giải thích với đài VOA là có một số hiểu lầm về vấn đề này.
“Chúng tôi chưa viết thư hay yêu cầu Hoa Kỳ gì cả. Có thể đây là sự hiểu lầm từ việc dịch sai hay dịch thiếu.”
Ông nói Campuchia vẫn hoan nghênh sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong việc xây dựng trung tâm huấn luyện và lý do họ không chấp nhận bất cứ tài trợ nào hiện nay là họ cần phải phối trí cơ sở này đến một vị trí khác.
Ông Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia, giải thích thêm là trung tâm huấn luyện sử dụng cho dân sự, do đó tốt hơn hết là tách cơ sở này khỏi căn cứ quân sự.
“Điều tôi biết từ Bộ Quốc phòng là họ muốn một nơi khác tốt hơn, đủ lớn cho tất cả mọi người. Cơ sở này dùng cho các hoạt động quốc tế. Đây là một cơ sở dân sự. Tại sao lại muốn xây dựng trong một căn cứ quân sự?”
Đối với những nghi ngờ là việc đưa trung tâm này đến nơi khác để dành chỗ cho hải quân Trung Quốc trong căn cứ quân sự, ông Phay Siphan nói ông không thể đoán về những nghi ngờ của mỗi người, nhưng ông chất vấn “Tại sao quý vị không dùng mắt mình và đến xem việc gì xảy ra? Không có gì cả.”
Tướng Chhum Socheat nói Campuchia không có gì phải che đậy cả.
Vào ngày 26/7, Bộ Quốc phòng Campuchia mời báo chí địa phương và quốc tế đến thăm căn cứ hải quân Ream, cố bác bỏ tin của tờ Wall Street Journal về một mật ước, gọi đó là “tin giả” và “loan tin thất thiệt”.
Ông Ou Virak, Chủ tịch Diễn đàn Tự do, một tổ chức nghiên cứu độc lập về chính sách công tại Phnom Penh, nói báo Wall Street Journal được tin tưởng hơn nhiều quốc gia và chính trị gia, do đó ông phải giả dụ là có một mật ước.
“Ý định có thể là thiết lập một con đường tiến tới khả năng của Trung Quốc có thể sử dụng Campuchia và căn cứ này, trong trường hợp chiến tranh hay xung đột.”
Ông Ou Virak, cũng là sáng lập viên của Liên minh Tự do Ngôn luận tại Campuchia, nghĩ rằng một mật ước giữa Trung Quốc và Campuchia không là chuyện ngạc nhiên vì “không có gì khác biệt với thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Mông Cổ chẳng hạn.”
Tuy nhiên ông không kỳ vọng Trung Quốc xây một căn cứ quân sự tại Campuchia trong vòng 5 hay 10 năm tới.
“Điều tôi đang thấy là mức độ và con số các cuộc tập trận ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc bên trong Campuchia.”
Ông Wang Wentian, đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, gọi việc cho rằng có một mật ước giữa Trung Quốc và Campuchia để thiết lập một căn cứ quân sự tại Ream là “hoàn toàn vô căn cứ, với những động cơ không nói ra.”
“Họ bất chấp sự cởi mở và minh bạch trong sự hợp tác giữa quân đội Trung Quốc-Campuchia và cố gắng làm xáo trộn sự chú ý của công chúng với tin giả và phá hoại sự hợp tác hai bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và Campuchia,” đại sứ Wang viết trong một bài báo được truyền thông Campuchia đăng tải ngày 15/8.
Đại sứ Wang không hồi đáp yêu cầu của đài VOA xin phỏng vấn ông tại Phnom Penh.
https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-kh%C3%B4ng-cho-trung-qu%E1%BB%91c-d%C3%B9ng-c%C4%83n-c%E1%BB%A9-h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-ream/5083382.html
Giảm 50% thuế, Thái Lan muốn thu hút
các công ty rời khỏi TQ giữa thương chiến
Thái Lan đang tìm cách thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đưa dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về nước này trong bối cảnh cạnh tranh khu vực tăng cao.Theo báo Nhật Bản Nikkei, ngày 6/9, Thái Lan đã công bố một gói chính sách, trong đó gồm việc cắt giảm 50% thuế dành cho các công ty nước ngoài di dời dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang nền kinh tế Đông Nam Á giữa bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung.
Để đạt được yêu cầu hưởng chính sách mới, các doanh nghiệp nước ngoài phải cam kết đầu tư ít nhất 1 tỷ bạt (32,7 triệu USD) trong năm tới và tiếp tục đầu tư trong năm 2021. Những nhà đầu tư được phê duyệt sẽ được miễn thuế 50% trong quãng thời gian 5 năm.
Chính sách mới này cho thấy Thái Lan đang nỗ lực trong cuộc chạy đua hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia khác trong khu vực, cũng như tìm kiếm cơ hội để đưa lĩnh vực sản xuất của đất nước tiến tới những hoạt động mang lại giá trị cao hơn.
Theo Văn phòng Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Thái Lan, hiện có 48 doanh nghiệp đa quốc gia, trong đó có cả nhà sản xuất chip Mỹ Western Digital, đang cân nhắc di dời dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á. 10 trong số 48 công ty trên là những ứng viên tiềm năng đầu tư vào Thái Lan.
“Bằng chính sách mới, Thái Lan có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong châu Á về thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhằm thu hút các công ty công nghệ cao muốn chuyển dây chuyền sản xuất về Thái Lan”, Kobsak Pootrakool – một quan chức thuộc Văn phòng Thủ tướng – phát biểu tại một cuộc họp chính sách kinh tế hôm 6/9.
Bên cạnh đề nghị cắt giảm thuế, Chính phủ Thái Lan cũng sẽ tạo một trang thông tin điện tử cung cấp tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài làm cách nào để nộp đơn đăng ký đầu tư.
Nhằm khuyến khích việc đào tạo các công nhân lành nghề, một chính sách thuế khác cũng sẽ được giới thiệu để xây dựng các trung tâm đào tạo và cung cấp chương trình phát triển nhân viên. Luật lao động cũng được nới lỏng để giữ chân những người nước ngoài có tay nghề làm việc tại Thái Lan.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục leo thang từ ngày 1/9 vừa qua khi Washington và Bắc Kinh bắt đầu đợt áp thuế bổ sung mới đối với hàng hóa của nhau. Theo đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 15% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 125 tỷ USD, gồm loa thông minh, tai nghe bluetooth và nhiều loại giày dép. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với 1.717 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc ép Trung Quốc từ bỏ các hành vi thương mại mà Washington cho là không công bằng, cũng như thay đổi những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, việc ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và tiếp cận thị trường.
Tranh cãi bùng nổ vào tháng 7/2018, theo đó hai nước liên tiếp bổ sung các mức thuế áp với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Tranh cãi thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới gây lo ngại làm tổn hại tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30321-giam-50-thue-thai-lan-muon-thu-hut-cac-cong-ty-roi-khoi-tq-giua-thuong-chien.html
0 comments