Tin khắp nơi – 13/09/2019
Friday, September 13, 2019
5:15:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Thương chiến Mỹ-Trung :
Trump không loại trừ một thỏa ước tạm thời
Tú AnhWashington có tính đến giải pháp ký kết với Bắc Kinh một thỏa thuận thương mại tạm thời theo nghĩa bắt đầu bằng những điểm dễ đồng thuận trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump với báo chí như vậy tại Nhà Trắng ngày 12/09/2019, vào lúc cả Mỹ lẫn Trung Quốc thông báo « hưu chiến ». Liệu đây là chiến thuật mặc cả hay chuẩn bị xuống thang ?
Theo ông Donald Trump, xung khắc thương mại hiện nay với Trung Quốc chỉ có thể kết thúc với một hiệp định toàn diện, tái lập cân bằng trong quan hệ mậu dịch. Tuy nhiên, lần đầu tiên Donald Trump không loại trừ khả năng giải quyết « từng cụm » dễ trước khó sau.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh chuẩn bị đợt đàm phán mới tại Bắc Kinh vào đầu tháng 10. Để tỏ thiện chí, thứ Tư vừa qua, Donald Trump thông báo dời lại đến 15/10, ngày thi hành quyết định tăng thêm 5% thuế nhập khẩu đánh lên 250 tỷ đôla hàng Trung Quốc. Vài giờ sau, Bắc Kinh cũng loan báo tạm ngưng thi hành biện pháp trả đũa đánh lên 16 mặt hàng Hoa Kỳ.
Giới phân tích cũng như các sàn giao dịch quốc tế cho đây là tín hiệu hai bên có nhu cầu phải xuống thang tranh chấp.
Theo hãng tin Bloomberg, một cách cụ thể, Washington dự kiến đề nghị một thỏa thuận tạm thời với Bắc Kinh. Bộ Thương Mại Trung Quốc cũng thông báo điều nghiên gia tăng nhập khẩu nông phẩm Hoa Kỳ, nhất là thịt heo và đậu nành, đang bị Bắc Kinh trả đũa.
Bổ sung tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng, bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cho biết là tổng thống Donald Trump sẵn sàng « hủy bỏ hay tăng thêm » mức thuế đánh lên hàng Trung Quốc, tùy theo kết quả đợt thương lượng đầu tháng 10. Nói cách khác, Hoa Kỳ chờ đợi phía Trung Quốc phải có những nhượng bộ « quan trọng », để tái lập quân bình trong cán cân thương mại song phương, theo tuyên bố của bộ trưởng Steven Mnuchin trên đài CNBC ngày 12/09.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190913-thuong-chien-my-trung-trump-khong-loai-tru-mot-thoa-uoc-tam-thoi
Các công ty lớn không tin
sắp có thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
Gần đây có những lý do để một số nhà đầu tư lạc quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng có một nhóm người khác không tin điều đó, họ là các giám đốc điều hành ở nhiều công ty, theo một bản tin của CNBC đăng hôm 13/9.Các giám đốc điều hành hàng đầu ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không đặt cược vào khả năng cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ sớm được giải quyết, bản tin của CNBC nói. Trên thực tế, các tập đoàn cho hay họ dự báo rằng các tác động xấu từ căng thẳng thương mại sẽ thể hiện rõ trong 6 tháng tới, theo khảo sát của Hội đồng Giám đốc Tài chính Toàn cầu CNBC trong quý 3.
Các giám đốc tài chính (CFO) cũng hạ bậc sự đánh giá của họ về nền kinh tế Hoa Kỳ, từ mức “có cải thiện” xuống mức “ổn định”, vẫn theo bản tin của CNBC. Nếu một thỏa thuận thương mại vẫn chưa biết khi nào mới thành hình, thậm chí mức “ổn định” cũng không thể duy trì lâu, bản tin cho biết.
Hội đồng CFO toàn cầu CNBC đại diện cho một số công ty lớn nhất thế giới, có tổng vốn theo thị giá là hơn 5 nghìn tỷ đô la, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuộc khảo sát quý 3 năm 2019 được thực hiện từ ngày 21/8 đến 3/9, lấy ý kiến của 62 thành viên trên toàn cầu của hội đồng.
Khoảng 65% các CFO tham gia khảo sát bày tỏ lo ngại đáng kể về cuộc chiến thương mại, nói rằng chính sách thương mại sẽ là một yếu tố có tính tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của họ trong 6 tháng tới.
Tuy nhiên, quan điểm của các giám đốc tài chính về cuộc chiến thương mại vẫn chưa ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ về cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump. Cuộc khảo sát cho thấy phần lớn các CFO tin rằng ông Trump sẽ tái đắc cử vào năm 2020 và nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ không rơi vào suy thoái vào năm tới.
https://www.voatiengviet.com/a/cac-cong-ty-lon-khong-tin-sap-co-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung/5082437.html
Mỹ khuyến cáo quần đảo Solomon
về ý định ‘bỏ Đài theo Trung’
Giới chức Mỹ lên tiếng nhắc nhở quần đảo Solomon cảnh giác trước lời hứa cung cấp tài chính từ Trung Quốc và không nên bị ép buộc cắt đứt quan hệ với Đài Loan.Quần đảo Solomon sắp ra quyết định cuối cùng về việc chọn Đài Loan hay Trung Quốc – Ảnh: Rakuten
Các lời cảnh báo được đưa ra sau khi một số nghị sĩ đảo quốc Thái Bình Dương này ngỏ ý muốn “bỏ Đài theo Trung”. Solomon là đối tác ngoại giao quan trọng với Đài Loan, giúp ngăn chặn chính quyền Bắc Kinh bành trước ảnh hưởng trong khu vực.
Trong lời cảnh báo của mình, các quan chức Mỹ không công khai kêu gọi giữ vững quan hệ với Đài Loan, tuy nhiên họ khuyến cáo Solomon cần thận trọng.
Đại sứ Mỹ tại Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Vanuatu Catherine Ebert-Gray cho biết: “Chúng tôi muốn khuyến khích ngài Thủ tướng (Manasseh Sogavare), người dân cùng thành viên Quốc hội Solomon không cần cảm thấy áp lực khi ra quyết định, đồng thời phải hỏi rõ chi tiết những khoản tài chính cùng dự án bất kể dưới hình thức cho vay hay viện trợ”.
Chính quyền Bắc Kinh vài năm qua đẩy mạnh nỗ lực cô lập Đài Loan trên mặt trận ngoại giao bằng cách lôi kéo số quốc gia ít ỏi thiết lập quan hệ chính thức với hòn đảo tự trị. Nỗ lực có vẻ phát huy tác dụng khi từ năm 2016 đến nay, lần lượt El Salvador, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, Panama, Sao Tome – Principe “bỏ Đài theo Trung”.
Kinh tế là yếu tố quan trọng mà các đảo quốc Thái Bình Dương còn nghèo khó như Solomon cân nhắc đến. Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc thực thi chính sách ngoại giao “bẫy nợ” bằng nhiều khoản vay quy mô lớn.
Bà Ann Marie Yastishock – nhân sự cấp cao Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) – nhấn mạnh: “Khi đến một quốc gia, chúng tôi tìm cách hợp tác thông qua hệ thống tài trợ chứ không cho vay”. Chính quyền Washington có truyền thống giao phó khu vực Thái Bình Dương cho ba đồng minh Úc, New Zealand và Nhật Bản.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối động thái của Mỹ mà Bắc Kinh mô tả là “can thiệp thô bạo vào các vấn đề của quốc gia khác”.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của quần đảo Solomon. Kim ngạch thương mại song phương vào năm 2017 đạt đến 2,7 tỉ USD – vượt xa mức 174 triệu USD trong thương mại với Đài Loan. Dự kiến đảo quốc Thái Bình Dương sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng 9.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30387-my-khuyen-cao-quan-dao-solomon-ve-y-dinh-bo-dai-theo-trung.html
Google Maps tìm thấy
xe hơi của người mất tích hơn 20 năm
Những gì còn lại của người đàn ông mất tích hai thập kỷ trước tại Florida đã được tìm thấy trong một chiếc xe chìm dưới nước, có thể nhìn rõ trên Google Maps.William Moldt, được báo cáo mất tích từ Lantana, Florida, vào ngày 7 tháng 11 năm 1997.
Ông đã không về nhà sau một đêm đi chơi ở câu lạc bộ, khi đó ông 40 tuổi.
Ứng dụng theo dõi sức khỏe làm lộ căn cứ quân sự
Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc
Một cuộc điều tra mất tích đã được cảnh sát xúc tiến nhưng rồi vụ án cũng chìm xuống.
Hôm 28/8/2019 – 22 năm sau – cảnh sát được gọi đến để xử lý một chiếc xe được tìm thấy trong hồ ở Moon Bay Circle, Wellington.
Khi chiếc xe được kéo lên khỏi mặt nước, bộ xương vẫn ở bên trong. Một tuần sau, hài cốt được xác định là thuộc về ông Moldt.
Chiếc xe bị chìm của ông Moldt đã được một người dân trong khu vực phát hiện sau khi “thực hiện tìm kiếm Google”, cảnh sát cho biết.
Người đàn ông sau đó đã liên lạc với một cư dân hiện tại của Moon Bay Circle để nói với họ những gì anh ta đã thấy. Sau khi quan sát bằng drone, cư dân tại đây xác nhận có một chiếc xe trong ao và liên lạc với cảnh sát.
Theo một bài đăng trên Charley Project, một cơ sở dữ liệu trực tuyến về vụ án rơi vào quên lãng ở Mỹ, cho biết “chiếc xe đã được Google Earth ghi nhận vào kho dữ liệu của họ, và có nhìn thấy được rõ ràng qua ảnh vệ tinh Google Earth của khu vực kể từ năm 2007, nhưng dường như không người nào nhận ra nó cho đến năm 2019″ .
Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt Palm Beach nói với BBC rằng ông Moldt được cho là đã mất kiểm soát xe và lái xuống ao.
Lực lượng này cho biết, trong quá trình điều tra ban đầu về vụ mất tích của anh ta, “không có bằng chứng nào về việc đó xảy ra” cho đến gần đây, nước ao thay đổi khiến chiếc xe lộ ra.
“Bạn không thể xác định những gì đã xảy ra cách đây nhiều năm”, phát ngôn viên cảnh sát Therese Barbera nói.
“Tất cả những gì chúng ta biết là ông ấy đã biến mất khỏi bề mặt Trái đất, và giờ được phát hiện.”
Cô Barbera cho biết một người sống gần đó đã báo cáo chiếc xe bị chìm và không biết đến tin là Google Maps đã được sử dụng.
Vào đêm mất tích, ông Moldt rời câu lạc bộ vào khoảng 23:00 giờ địa phương, theo một báo cáo của Hệ thống về người mất tích và người không xác định quốc gia cho biết.
Ông Moldt là một người đàn ông trầm tính, không giao tiếp nhiều, không có vẻ bỏ lại một mình trong chiếc xe do say xỉn.
“Ông ấy cũng không phải là người thường xuyên uống nhưng đã dùng một vài đồ uống tại quán bar”, báo cáo cho biết.
Ông Moldt gọi cho bạn gái của mình vào khoảng 21:30, nói với cô rằng anh sẽ về sớm, nhưng biệt tăm từ đó.
Gia đình ông Moldt đã được thông báo về việc phát hiện hài cốt của ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49685308
CEO 145 công ty kêu gọi
Thượng Viện thông qua luật kiểm soát súng
Tin CNBC vào hôm Thứ Năm (12 tháng 9), giám đốc điều hành của 145 công ty khác nhau cùng viết một lá thư kêu gọi Thượng Viện thông qua những luật kiểm soát súng.Lá thư đề cập đến những vụ nổ súng tại Chicago, Virginia và những nơi khác trên toàn Hoa Kỳ, gọi nạn bạo lực súng đạn là một “cuộc khủng hoảng cộng đồng.” Trong lá thư, những giám đốc của các công ty đã viết rằng bạo lực súng đạn là hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Các nhà lập pháp cần phải can thiệp để tránh những thảm kịch tiếp tục xảy ra.
Những giám đốc công ty kêu gọi Thượng Viện sát cánh với người dân Hoa Kỳ và thông qua một dự luật yêu cầu kiểm tra lý lịch trước tất cả các giao dịch súng đạn và một luật điều luật “Red Flag”. Luật Red Flag cho phép thành viên gia đình hoặc cơ quan hành pháp kiến nghị lên tòa án nhằm ngăn chặn một cá nhân nguy hiểm mua hoặc sở hữu súng.
Những người đã ký vào lá thư bao gồm CEO của các công ty nổi tiếng như Uber, Levi Strauss, Gap, Lyft và Beyond Meat. Edward Stack, Giám đốc điều hành của công ty Dick’s Sports Goods, cũng đã ký vào bức thư. Nhà bán lẻ này đã ngừng bán súng tại 125 cửa hàng trong năm nay, và ngừng bán các loại vũ khí tấn công sau vụ nổ súng tại trường Marjory Stoneman Douglas High School ở Parkland vào năm 2018.
Lá thư đã được viết ra trong bối cảnh các công ty nói trên đã buộc phải tính toán nguy cơ mà các vụ nổ súng hàng loạt gây ra cho các công ty của họ. Đầu tháng 9, Walmart đã giảm mạnh việc bán đạn dược sau hai vụ nổ súng tại các siêu thị của công ty vào mùa hè này.
Đảng Dân chủ cũng đã tăng cường nỗ lực thông qua các dự luật để kiểm tra lý lịch người mua súng. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer đã gửi thư cho Tổng Thống Trump và yêu cầu ông bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách này.
Hiện nay, lãnh đạo phe Thượng Viện Cộng Hòa cho biết họ sẽ không có hành động nào trừ khi tổng thống Trump có ý kiến về vấn đề này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ceo-145-cong-ty-keu-goi-thuong-vien-thong-qua-luat-kiem-soat-sung/
Đảng Dân chủ: Tranh luận lần thứ 3
giữa 10 ứng viên Tổng thống
Hôm thứ Năm 12/9, 10 ứng viên tranh nhau để được Đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên Tổng thống của đảng cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 tham gia cuộc tranh luận thứ 3 trong nội bộ Đảng Dân chủ tại Houston, bang Texas.Ai thắng ai thua?
Kết quả của cuộc tranh luận kéo dài 3 giờ đồng hồ, được nhiều nhà phân tích đồng thuận nhất, là cựu Phó Tổng thống Joe Biden là người thắng cuộc.
Bản tin Reuters nói ông Joe Biden “lại sống sót” qua thêm một cuộc tranh luận nội bộ, mà về phần lớn không hề bị “trầy sướt” và vẫn duy trì được lập trường, khiến cho những ứng viên đang bị đẩy ra ngoài lề phải tự hỏi liệu họ có còn thời gian để cạnh tranh với ông trong cuộc đua để giành sự đề cử của Đảng Dân chủ hay không.
Reuters nói rằng sau cuộc tranh luận, ông Biden vẫn duy trì vị thế của ứng viên hàng đầu, có tỷ lệ ủng hộ vượt trội so với các đối thủ.
Các nhà phân tích cho rằng không như các lần tranh luận trước, đa số các ứng viên cố duy trì đoàn kết nội bộ và tránh công kích lẫn nhau, trừ một trường hợp ngoại lệ.
Ứng viên Julian Castro là người duy nhất tấn công ông Biden khi ông hàm ý cho rằng cựu Phó Tổng thống Biden, 76 tuổi, là người đã quá thời, và cáo buộc ông Biden là chóng quên, ngay cả những điều mà ông vừa nói một vài phút trước.
Ông Castro, 44 tuổi, cựu Bộ trưởng Gia cư dưới thời Tổng Thống Obama, gây kinh ngạc trong cử tọa khi ông nói ông là người ở vị thế tốt hơn để nối tiếp sự nghiệp của cựu Tổng Thống Obama, hơn là ông Biden.
Giọng điệu của ông Castro, công kích ông Biden đã gây phản cảm, các cố vấn của ông Biden chỉ trích ông Castro chơi trò “rẻ tiền” và chưa rút ra kinh nghiệm từ bài học trong hai cuộc tranh luận trước, là những người tấn công ông Biden chỉ rước hại vào thân.
Các đề tài chính được mang ra tranh luận
Đề tài chủ yếu là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Các ứng viên đã tìm cách nêu bật khác biệt về chính sách của mình, so với các đối thủ. Nhiều ứng viên ca ngợi thành tích của cựu Tổng Thống Obama trong hồ sơ này.
Đề tài thứ nhì được tranh luận là vấn đề kiểm soát súng ống. Ứng viên Beto O’Rourke được cho là nổi bật trong cuộc tranh luận về đề tài này.
Cựu nghị sĩ bang Texas này đã thay đổi chiến dịch tranh cử của ông, đặt trọng tâm vào vấn đề kiểm soát súng ống sau vụ nổ súng bừa bãi ở El Paso, thị trấn nhà của ông, trong đó 22 người thiệt mạng.
Ông O’Rourke cam kết nếu được bầu làm Tổng thống, ông sẽ dồn nỗ lực để nghiêm cấm các loại vũ khí sát thương.
Một vấn đề khác là chính sách di trú và nhập cư, cũng được mang ra tranh luận, nhưng báo New York Times hôm 13/9 lưu ý rằng trong cuộc tranh luận hôm qua hoàn toàn không có câu hỏi nào về vấn đề nữ quyền, như phá thai, hay tình trạng bất công về mức lương giữa nam và nữ.
Phản ứng của phe TT Trump
Ban vận động tranh cử của TT Trump chỉ trích cuộc tranh luận trong nội bộ Đảng Dân chủ là “không gây chút hứng thú nào”.
Tổng thống Trump không tung ra một tweet nào, nhưng Giám Đốc Thông tin của chiến dịch vận động của ông Trump, Tim Murtaugh nói với đài ABC rằng trong các ứng viên Đảng Dân chủ tham gia cuộc tranh luận “chẳng có ai là gây ấn tượng”.
“Không có điều gì mới. Tổng thống Trump chắc chắc sẽ đè bẹp bất cứ người nào trong bọn họ.”
Eric Trump, con trai của Tổng thống Trump, viết trên trang Twitter của mình giữa cuộc tranh luận: “những người đó thật là đáng chán…# ngáp.”
Donald Trump Jr. thì chia sẻ những tweets chỉ trích các ứng viên Đảng Dân chủ trong cuộc tranh luận, đặc biệt nhắm vào cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Kayleigh McEnany, Giám Đốc báo chí của chiến dịch tranh cử của ông Trump ra tuyên bố sau cuộc tranh luận, chỉ trích các ứng viên Dân Chủ và nêu bật thành tích của ông Trump.
“Thành tích của Tổng thống Trump dễ dàng phủ bóng lên các ứng viên yếu kém đó!”
https://www.voatiengviet.com/a/dang-dan-chu-tranh-luan-lan-thu-3-giua-10-ung-vien-tt-/5082337.html
Achentina : Hạ Viện thông qua
dự luật tình trạng khẩn cấp về thực phẩm
Thùy DươngTại Achentina, hôm qua 12/09/2019, các dân biểu đã thông qua một dự luật về tình trạng khẩn cấp lương thực thực phẩm trong cả nước.
Dự luật còn phải được Thượng Viện thông qua vào ngày 18/09/2019, sẽ cho phép tăng mức trợ cấp cho các gia đình khó khăn nhất.
Theo FAO, tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, cùng với Venezuela và Guatemala, Achentina là 1 trong 3 nước Nam Mỹ có nạn đói tăng mạnh nhất trong năm 2018.
Hôm qua, tại trung tâm thủ đô Buenos Aires, nhiều tổ chức xã hội và nghiệp đoàn đã tham gia biểu tình để kêu gọi chính quyền đối phó với tình trạng đói nghèo do khủng hoảng kinh tế gây ra.
Từ Achentina, thông tín viên RFI Aude Villiers-Moriamé gửi về bài phóng sự :
« Trên đại lộ 9 de Julio rộng thênh thang, tại Buenos Aires, những nhà tranh đấu của các tổ chức xã hội và chính trị tập hợp lại, đối diện với trụ sở bộ Phát Triển Xã Hội. Họ kêu gọi chính quyền của tổng thống Mauricio Macri hành động đối phó với nạn đói nghèo đang gia tăng.
Bà Elsa Sanchez, một nhà tranh đấu khoảng 50 tuổi, cho biết không thể thoát khỏi tình cảnh khó khăn : Chúng tôi đang sống trong cảnh khốn khổ. Chúng tôi phải làm gì bây giờ ? Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuần hành. Tôi không có con cái, nhưng tôi cũng phải mua thức ăn, quần áo cho bản thân mình. Cứ ăn một hôm thì phải nhịn một hôm.
Một phần ba dân số Achentina sống dưới ngưỡng nghèo khó. Từ khi khủng hoảng kinh tế nổ ra hồi năm ngoái, nạn thất nghiệp tăng mạnh trong cả nước.
Juan Carlos Barrionuevo là thành viên của tổ chức Barios de Pie. Ông nói: “Tình trạng khẩn cấp về thực phẩm đã được các dân biểu thông qua. Điều đó là rất quan trọng. Suốt 5 tháng nay chúng tôi yêu cầu như vậy. Nhưng bây giờ, cần triển khai các biện pháp. Có rất nhiều người nghèo. Từ lâu lắm rồi, tôi nghĩ là từ cuộc khủng hoảng năm 2001, chúng tôi chưa từng phải sống trong cảnh khó khăn đến như vậy ».
Dự luật được các dân biểu thông qua là nhằm hỗ trợ những gia đình không có đủ tiền để mua thức ăn đáp ứng nhu cầu cần thiết. Lạm phát, tăng 4% chỉ tính riêng trong tháng 08 và gần 55% chỉ sau 1 năm, đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày của người dân Achentina. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190913-achentina-ha-vien-thong-qua-du-luat-moi-ve-tinh-trang-khan-cap-ve-thuc-pham
Giáo Hoàng Phan Xi cô
sẽ thăm Thái Lan và Nhật Bản trong tháng 11
Giáo Hoàng Phan Xi cô, người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, sẽ có chuyến thăm hai nước châu Á là Thái Lan và Nhật Bản vào tháng 11 tới đây. AFP trích thông báo từ tòa thánh Vatican hôm 13 tháng 9.Đây là lần đầu tiên một Giáo hoàng đến thăm hai nước có phần đông dân số là người theo Phật giáo ở Châu Á trong suốt gần 4 thập kỷ qua.
Vào năm 1981, Giáo hoàng Gioan Phao lồ Đệ Nhị đã đến thăm Nhật Bản. 3 năm sau đó, ông đến thăm Thái Lan.
Theo thông báo của Tòa thánh, Giáo hoàng Francis sẽ thăm Thái Lan từ ngày 20 đến 23 tháng 11. Nhân chuyến thăm này, ông sẽ chủ trì một số lễ tôn giáo và gặp gỡ các cộng đồng Công giáo ở đây.
Chuyến thăm đánh dấu 350 năm ngày thành lập Giáo hội Công giáo Xiêm La do Giáo hoàng Clement IX lập vào năm 1669.
Cộng đồng người theo Thiên chúa giáo ở Thái Lan hiện chỉ chiếm khoảng 1% dân số Xứ Chùa Vàng. Tuy nhiên, Thái Lan cũng là nơi đến lánh nạn của nhiều người theo đạo Thiên chúa bị đàn áp từ các nước khác bao gồm Việt Nam.
Theo thông báo từ Tòa thánh, trong chuyến thăm đến Nhật Bản, Giáo hoàng Phan Xi cô sẽ đến Tokyo và hai thành phố bị bom nguyên tử của Mỹ hồi chiến tranh thế giới thứ 2 là Nagasaki và Hiroshima.
Giáo hoàng Phan Xi cô đã đến thăm một số quốc gia châu Á bao gồm Philippines, Sri Lanka, Hàn Quốc hồi năm 2014; Myanmar và Bangladesh vào năm 2017.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pope-francis-to-visit-thailand-japan-in-november-09132019090826.html
Thủ Tướng Anh phủ nhận
việc nói dối Nữ Hoàng Elizabeth
trong cuộc khủng hoảng Brexit
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm thứ Năm (12/9), thủ tướng Boris Johnson phủ nhận việc nói dối với Nữ hoàng Elizabeth về lý do đình chỉ quốc hội Anh Quốc, sau khi tòa tối cao Scotland phán quyết quyết định của ông là bất hợp pháp, và các đối thủ kêu gọi triệu hồi các nhà lập pháp để thảo luận về Brexit.Kể từ khi ông Johnson giành được chức vụ hàng đầu vào tháng 7, cuộc khủng hoảng Brexit của Anh Quốc bùng phát dữ dội hơn. Các nhà đầu tư và các đồng minh tiếp tục hoang mang trước một loạt các quyết định. Vào hôm thứ Hai (9/9), Ông Johnson đình chỉ nghị viện cho đến ngày 14 tháng Mười. Hành động của ông Johnson được cho là để ngăn chặn Quốc Hội không cho phép rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận vào ngày 31 tháng Mười. Vào hôm thứ Tư (11/9), Tòa án cao nhất của Scotland đưa ra phán quyết rằng việc đình chỉ này là không hợp pháp, nhằm mục đích ngăn cản các nhà lập pháp. Các đối thủ đặt câu hỏi liệu ông Johnson có nói dối nữ hoàng Elizabeth hay không.
Ông Johnson cho biết phiên họp quốc hội hiện tại dài hơn bất kỳ phiên họp nào khác kể từ cuộc nội chiến Anh Quốc vào Thế kỷ 17. Ông nói rằng các nhà lập pháp sẽ có nhiều thời gian để thảo luận lại về Brexit sau hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 17-18/10. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-phu-nhan-viec-noi-doi-nu-hoang-elizabeth-trong-cuoc-khung-hoang-brexit/
Anh phối hợp với hải quân Mỹ ở vùng Vịnh,
châu Âu không hài lòng
Các nhà ngoại giao Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, quyết định của Anh tham gia một hoạt động hải quân do Hoa Kỳ đứng đầu ở vùng Vịnh làm trì hoãn các nỗ lực của châu Âu nhằm thành lập một lực lượng hàng hải để đảm bảo cho tàu bè qua lại an toàn ở eo biển Hormuz, tách biệt khỏi các cuộc tuần tra của Mỹ.Anh và Pháp đề xuất về một lực lượng hàng hải do châu Âu đứng đầu vào tháng 7, hoạt động độc lập với Hoa Kỳ. Họ nhận được sự ủng hộ của Đan Mạch, Ý và Tây Ban Nha, những nước ngần ngại về hoạt động của Mỹ vì lo rằng việc đó làm cho căng thẳng Mỹ-Iran trở nên tồi tệ hơn.
Pháp dự kiến sẽ khởi động một nỗ lực mới vào ngày 16/9 để thiết lập một lực lượng bảo vệ các tàu thương mại ở eo biển, nơi có 1/5 lượng dầu của thế giới đi qua. Pháp kỳ vọng sẽ tập hợp được khoảng 15 quốc gia châu Âu ở Paris để thảo luận về kế hoạch sắp tới.
Nhưng các nhà ngoại giao tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các thủ đô của EU cho biết việc London bất ngờ thay đổi chiến lược để tham gia hoạt động do Hoa Kỳ lãnh đạo, với quyết định do chính phủ mới của Thủ tướng Boris Johnson đưa ra vào ngày 5/8, đã gây trở ngại cho tiến trình.
“Nhiều nước trong số chúng tôi muốn thực hiện việc này với Anh, vì sự đoàn kết của châu Âu, và để tránh chiến dịch gây áp lực tối đa của Hoa Kỳ đối với Iran”, một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết. “Lúc này, tất cả đều bị đình trệ vì Anh đứng về phía người Mỹ”, nhà ngoại giao nói thêm.
Vì Anh có kế hoạch rời khỏi EU, London ban đầu muốn xây dựng một hoạt động không liên quan trực tiếp đến EU, NATO hay Hoa Kỳ, mà là một liên minh lỏng lẻo gồm các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Na Uy không thuộc EU.
Iran phản đối đề xuất này và nói rằng các cường quốc nước ngoài nên để Tehran và các nước khác trong khu vực bảo đảm an ninh cho tuyến đường vận tải biển này.
(Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/anh-phoi-hop-voi-hai-quan-my-o-vung-vinh/5082303.html
Chủ tịch Hạ Viện Anh: Nghị Viện sẽ hành động
để bảo đảm không có Brexit “no deal”
Thùy DươngChủ tịch Hạ Viện Anh, John Bercow, tối hôm qua 12/09/2019, cảnh báo thủ tướng Boris Johnson là Nghị Viện sẽ có hành động quyết liệt để bảo đảm không có “Brexit không thỏa thuận”.
Trong khi đó, tân chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, David Sassoli, nhấn mạnh Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc sẽ không thể đạt được thỏa thuận Brexit nếu Luân Đôn không đảm bảo cơ chế backstop (tạm thời vẫn mở biên giới với Cộng Hòa Ireland và Anh Quốc vẫn nằm trong liên minh thuế quan châu Âu).
Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benazet giải thích:
“Sẽ không có thỏa thuận mà không đạt được điều khoản backstop và đây sẽ là quyết định cuối cùng của Nghị Viện Châu Âu. Trên đây là phát biểu của chủ tịch Nghị Viện David Sassoli.
Các nhóm nghị viên chiếm đa số trong Nghị Viện Châu Âu đã cùng thảo một văn bản và họ sẽ đề nghị mọi dân biểu thông qua vào tuần tới trong phiên toàn thể tại trụ sở Strasbourg. Các đề xuất thỏa thuận mà đại diện đàm phán của thủ tướng Anh Boris Johnson trình lên Bruxelles đều có những điểm thụt lùi hơn cho phía Liên Hiệp so với thỏa thuận Brexit mà Liên Âu đã thương lượng với nội các của bà Theresa May, chẳng hạn như việc thu hẹp cơ chế backstop thành một thỏa thuận về kiểm soát an toàn vệ sinh nông phẩm. Đây là điều mà Nghị Viện Châu Âu không chấp thuận.
Vì sợ rằng chính quyền 27 nước thành viên cố gắng đạt một thỏa thuận tối thiểu với Luân Đôn, các nghị viên châu Âu cảnh báo “được ăn cả, ngã về không” và họ sẽ không để cho các bên thích làm gì thì làm để rồi chỉ đạt được thỏa thuận Brexit thụt lùi cho châu Âu. Điều này có thể sẽ khiến ông Boris Johnson phải chấm dứt tham vọng ép Liên Âu nhượng bộ. Nhà đàm phán Michel Barnier của Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh là không có lý do gì để hy vọng đạt được một thỏa thuận”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190913-chu-tich-ha-vien-anh-quoc-hoi-se-hanh-dong-de-dam-bao-khong-co-brexit-%E2%80%9Cno-deal%E2%80%9D
Ngành chuyên chở công cộng Paris đình công,
người dân học cách đối phó
Minh AnhNgày thứ Sáu 13/09/2019 là một ngày « xám xịt » cho những người sử dụng phương tiện công cộng tại Paris. Hãng RATP đình công nhằm phản đối dự luật cải cách hưu trí khiến giao thông bị xáo trộn. Nhiều sáng kiến được đề ra nhằm tránh cho người lao động không phải vất vả trong chuyện đi lại.
Theo đúng như thông báo, nhiều tuyến tầu điện ngầm nội thành và một số tuyến tầu nhanh liên vùng ngưng hoạt động sau giờ cao điểm. Riêng đường số 1 và 14, do đã được tự động hóa, nên vẫn hoạt động bình thường.
Giao thông tại Paris và các tuyến xa lộ vành đai Paris bị tắc nghẽn do số lượng xe đi vào nội ô tăng vọt. Vào giờ cao điểm, báo chí Pháp ghi nhận kẹt xe dài đến gần 280 km. RATP huy động một đội ngũ hướng dẫn viên đông đảo để chỉ đường cho hành khách.
Tuy nhiên, trái với những gì dự kiến, lượng khách trên các tuyến tầu giờ cao điểm không bị quá tải. Do đã được thông báo trước, và với sự phát triển của Internet, nhiều hãng sở chủ động cho nhân viên làm việc tại nhà hay được phép lấy ngày nghỉ.
Với những ai buộc phải đi làm hay đến trường học, nhiều sáng kiến di chuyển khác đã được sử dụng. Trên các hè phố Paris, người ta có thể thấy xe đạp đua cùng xe trượt điện. Những người đi bằng xe ô tô có thể tổ chức đi cùng xe, hay chia sẻ phí đi Uber, taxi v.v…
Tóm lại, giao thông Paris hôm nay chỉ ở mức « mầu xám » chưa « đen tối » như nhiều người lo sợ !
http://vi.rfi.fr/phap/20190913-nganh-chuyen-cho-cong-cong-dinh-cong-dan-paris-hoc-cach-doi-pho
Nga: Navalny lên án chiến dịch
khám xét nhà các thành viên đối lập
Minh AnhNgày 12/09/2019, cảnh sát Nga tiến hành chiến dịch khám xét trên toàn quốc khoảng 200 nhà và văn phòng làm việc của những người ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny.
Theo nhà đối lập Nga Alexei Navalny, đây là một « hành vi cuồng loạn » của tổng thống Vladimir Putin, sau thất bại ê chề của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử địa phương ngày Chủ Nhật 08/09/2019.
Từ Matxcơva, thông tín viên Paul Gogo tường thuật :
« Theo nhà đối lập Alexei Navalny, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga. Hơn 200 cuộc lục soát tại 41 vùng được tiến hành bất kể ngày đêm. Văn phòng đại diện của phong trào đối lập, cơ quan làm việc và nhà ở của người thân, đồng nghiệp và tình nguyện viên của ông bị khám xét. Chính quyền đã giáng một đòn mạnh nhắm vào nhà đấu tranh chống tham nhũng.
Vào lúc đang xẩy ra làn sóng phản đối tổ chức bầu cử địa phương không có sự tham gia của phe đối lập hồi mùa hè này, nhà đối lập được thông báo là ông bị điều tra vì tội rửa tiền. Dường như chính cuộc điều tra này là nguyên nhân của chiến dịch lục soát. Tối thứ Năm 12/09, ông Navalny đã có phản ứng trong một đoạn vidéo được đăng trên mạng Internet.
Ông nói: Rõ ràng là kiểu chiến dịch với quy mô lớn như vậy chỉ có thể do đích thân Vladimir Putin tổ chức khi ông ấy bắt đầu bực tức. Thử hình dung xem số lượng nhân viên công lực được huy động, có thể là 1.000 người trên khắp cả nước. Lần này, ông ta rất tức tối do việc bỏ phiếu một cách thông minh, bởi vì đảng Nước Nga Thống Nhất, đứa con được ông yêu thích nhất, đã bị tàn phá xơ xác ở Matxcơva và thiệt hại nặng nề ở những vùng khác.
Bỏ phiếu thông minh, một phương thức được phe đối lập lần đầu tiên sử dụng trong cuộc bầu cử địa phương hôm Chủ Nhật rồi. Alexei Navalny đã kêu gọi bỏ phiếu cho những ứng viên nào ít thân cận với đô trưởng Matxcơva nhất, vốn dĩ là một người thân cận ông Putin. Rõ ràng là chiến lược này đã làm cho đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất, mất gần một nửa số ghế tại Nghị Viện thành phố Matxcơva.»
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190913-nga-navalny-len-an-chien-dich-kham-xet-nha-cac-thanh-vien-doi-lap
Bình Nhưỡng và Washington
thảo luận nội dung thỏa thuận cho thượng đỉnh
Thùy DươngPhái đoàn đàm phán của Bình Nhưỡng và Washington sẽ thảo luận vào cuối tháng 09/2019 về nội dung thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết tại thượng đỉnh tới đây giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap hôm qua 12/09/2019 trích dẫn tờ báo thân Bình Nhưỡng Choson Sinbo của Hiệp Hội người Triều Tiên tại Nhật Bản ủng hộ chế độ Kim Jong Un cho biết như trên.
Thông tin được loan báo trong bối cảnh ngày 09/09 hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA phát đi thông cáo của thứ trưởng ngoại giao Choe Son Hui, theo đó Bình Nhưỡng muốn gặp đại diện Washington vào cuối tháng 09 và đề nghị Mỹ quay lại đàm phán với một « đề xuất mới có thể chấp nhận được ».
Trong khi đó, cũng theo Yonhap, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư 11/09 tuyên bố, chính cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã khiến Washington bị “chậm” trong các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng về vấn đề phi hạt nhân hóa : nhân vật này muốn đòi hỏi chế độ Bình Nhưỡng đi theo « mô hình Lybia », từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân và giao nộp tất cả vũ khí nguyên tử.
Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, nguyên thủ Mỹ cho rằng ông John Bolton đã phạm « những sai lầm lớn », « thiếu thông minh » khi muốn Mỹ đưa ra những đòi hỏi trên với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Yonhap bình luận những tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng là nhằm trấn an Bình Nhưỡng rằng Washington sẽ bảo đảm an toàn cho chế độ Kim Jong Un nếu Bắc Triều Tiên phi hạt nhân hóa.
Năm 2003, Lybia đã từ bỏ chương trình vũ khí phá hủy hàng loạt. Lãnh đạo Kadhafi sau đó đã bị lật đổ và bị lực lượng nổi dậy, với sự hậu thuẫn của NATO, giết chết năm 2011.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190913-binh-nhuong-va-washington-se-thao-luan-noi-dung-thoa-thuan-cho-thuong-dinh
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan cảnh báo
Bắc Kinh sẽ kiểm soát Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hôm 11/9 lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực nên có hành động nhìn nhận tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông nếu không muốn thấy Trung Quốc kiểm soát toàn bộ vùng nước. Bộ trưởng Joseph Wu đưa ra phát biểu này trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CNA của Đài Loan.“Chúng tôi thúc giục tất cả các quốc gia nhìn nhận tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông”, Bộ trưởng Wu phát biểu, “nếu họ không làm vậy, Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ Biển Đông, và do đó gây đe dọa cho chủ quyền, an toàn của những nước lân cận và cho thương mại quốc tế”, Bộ trưởng Joseph Wu nói.
Đài Loan là một nước đòi chủ quyền ở khu vực Biển Đông và là quốc gia đang quản lý đảo Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước trong khu vực.
Cả Trung Quốc và Đài Loan đều công nhận đường đứt khúc 9 đoạn trên Biển Đông chiếm đến khoảng 90% diện tích Biển Đông mà hai nước gọi là vùng nước lịch sử thuộc chủ quyền của mình. Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này.
Trung Quốc trong những năm qua đã gia tăng các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra các đảo mà nước này đang chiếm đóng ở Biển Đông, trong khi Đài Loan không thực hiện các hoạt động gây hấn mạnh mẽ như Trung Quốc.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và chỉ chờ ngày được thống nhất.
Bộ trưởng Wu cho biết mặc dù Đài Loan không tham gia vào việc đàm phán bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, hay tham gia vào các diễn đàn khu vực của ASEAN nhưng Đài Loan luôn theo dõi diễn biến chặt chẽ. Ông cũng kêu gọi các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông và cộng đồng quốc tế thảo luận vấn đề Biển Đông với Đài Loan và chính phủ Đài Bắc luôn sẵn sàng đóng góp, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tìm kiếm cứu nạn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/taiwanese-foreign-minister-support-freedom-of-navigation-in-scs-09122019132528.html
Đài Loan nói gì về thông tin
lập kế hoạch tấn công “không kích Phúc Kiến”?
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nhấn mạnh, Đài Loan phát triển một chiến lược tấn công và phòng thủ để đảm bảo quốc phòng.Trong báo cáo gần đây trên tờ New York Times (Mỹ), tác giả Nicholas Donabet Kristof nhận định “Đài Loan có thể là kíp nổ cho cuộc chiến tranh Trung – Mỹ”. Theo đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu xác nhận quân đội Đài Loan đã lập một “Kế hoạch phòng ngự và tấn công”, đồng thời quan chức cấp cao Đài Loan đề cập các biện pháp trả đũa Trung Quốc Đại lục có thể bao gồm “không kích tỉnh Phúc Kiến”.
Tham dự Hội thảo về đọc sách và truyền thông của GCTF diễn ra sáng nay, 10/9, ông Wu cho biết, cơ quan quốc phòng Đài Loan đặt ra những kịch bản giả định khác nhau và xây dựng kế hoạch công thủ căn cứ vào đó, nhằm bảo đảm an ninh cho đảo này.
Người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan cho hay, ông Wu chỉ đề cập với NYT về kế hoạch phòng ngự và tấn công nhằm gìn giữ an ninh, hòa bình cho Đài Loan, và không xác nhận về thông tin của “quan chức ẩn danh” đề cập kịch bản không kích Phúc Kiến.
Kristof nhận định, thông tin kể trên có thể thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành những biện pháp cứng rắn hơn nữa nhằm vào Đài Loan. Trong tình huống xung đột xảy ra, phản ứng của Washington vẫn là nhân tố chưa chắc chắn, bởi Đạo luật quan hệ Đài Loan – ràng buộc Mỹ với cam kết bảo vệ Đài Loan – vẫn có những nội dung chưa rõ ràng.
Theo NYT, ông Joseph Wu quan ngại, trong khi nền kinh tế của Trung Quốc chững lại và Bắc Kinh đối mặt với nhiều vấn đề khác, ban lãnh đạo Trung Quốc có thể leo thang gây rắc rối cho Đài Loan. Các mối quan tâm chính bao gồm tấn công mạng, tập trận quân sự hay phong tỏa một phần [Đài Loan].
http://biendong.net/diem-tin/30325-dai-loan-noi-gi-ve-thong-tin-lap-ke-hoach-tan-cong-khong-kich-phuc-kien.html
Người Hong Kong vui Trung Thu
nhưng không quên biểu tình
Sau khi tạm ngưng các cuộc biểu tình, các nhà hoạt động Hong Kong sẽ tổ chức các cuộc tuần hành đòi dân chủ với các hoạt động vui Tết Trung Thu vào cuối tuần này, theo Reuters.Các cuộc biểu tình này được cho là sẽ diễn ra tại sân bay, vốn tháng trước từng buộc phải hủy và hoãn chuyến vì biểu tình.
Ngoài ra, các nhà hoạt động dự kiến sẽ tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài bến tàu điện ở Kowloon cuối ngày 12/9 để đánh dấu vụ cảnh sát đánh đập người biểu tình tại một bến tàu hôm 31/8.
Bến tàu này đã trở thành một mục tiêu chính bị phá hoại.
XEM THÊM:
Ngoại trưởng Đức: Tôi sẽ tiếp tục gặp các nhà hoạt động TQ
Các nhà hoạt động bày tỏ tức giận vì chính quyền đóng cửa các bến tàu để ngăn họ tập hợp, cũng như đã yêu cầu công ty quản lý bến tàu điện phải công bố hình ảnh máy quay an ninh ghi lại các vụ đánh đập.
Theo Reuters, cảnh sát đã sử dụng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để ngăn chặn các cuộc biểu tình, gây ra các vụ tố cáo họ sử dụng bạo lực quá đà.
Người biểu tình cũng có kế hoạch tập hợp bên ngoài Lãnh sự quán Anh vào ngày 15/9 để yêu cầu Trung Quốc tuân thủ tuyên bố ký với Anh năm 1984 về tương lai của Hong Kong sau khi cựu thuộc địa Anh được bàn giao cho Trung Quốc năm 1997.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-hong-kong-vui-trung-thu-nh%C6%B0ng-kh%C3%B4ng-qu%C3%AAn-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh/5080866.html
Người biểu tình Hồng Kông lại chọn
tàu điện ngầm làm mục tiêu nhân dịp Tết Trung Thu
Tin từ HỒNG KÔNG – Theo tin từ Reuters, vào cuối tuần này, các nhà hoạt động Hồng Kông sẽ kết hợp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ với Tết Trung thu, sau một thời gian yên bình ngắn ngủi giữa các cuộc biểu tình làm chấn động Hong Kong kể từ tháng Sáu.Các cuộc biểu tình này bao gồm một “cuộc thử sức chịu đựng” của phi trường, trong những tuần gần đây khiến các con đường dẫn đến khu vực này bị chặn, các đám cháy đường phố bùng phát và một vụ đập phá trạm tàu điện ngầm MTR gần đó. Hồi tháng trước, người biểu tình cũng gây tắc nghẽn hội trường đến của phi trường, dẫn đến việc các chuyến bay bị hủy hoặc bị trì hoãn cùng những vụ đụng độ với cảnh sát. Sau đó, vào hôm thứ Năm (12/9), các nhà hoạt động cũng đang lên kế hoạch biểu tình bên ngoài trạm xe điện Prince Edward (MTR) trên bán đảo Cửu Long để đánh dấu đêm 31/8, khi cảnh sát bị camera quan sát thu hình khi đang đánh đập những người biểu tình co ro trên sàn tàu điện ngầm. Kể từ đó, MTR trở thành mục tiêu chính của hoạt động phá hoại. Các nhà hoạt động phẫn nộ rằng MTR đóng cửa các trạm để ngăn chặn người biểu tình tụ tập, và yêu cầu công ty công bố đoạn phim CCTV về vụ đánh đập người dân.
Cảnh sát phản ứng với tình trạng bạo lực trong những tuần gần đây bằng hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su, một số phát đạn chỉ thiên, vòi rồng và dùi cui, khiến dư luận chỉ trích về việc dùng bạo lực quá mức. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-lai-chon-tau-dien-ngam-lam-muc-tieu-nhan-dip-tet-trung-thu/
Người Hồng Kông bày tỏ phẫn nộ qua tiếng hát
Minh AnhTại Hồng Kông, một ca khúc mới kêu gọi biểu tình do một người vô danh sáng tác đã trở thành một bài hát không chính thức cho phong trào phản đối tại Hồng Kông.
Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng Youtube ngày 31/08/2019, ca khúc mới « vinh quang Hồng Kông » đã nhanh chóng được những người biểu tình sử dụng và hát vang mỗi tối trước các trung tâm thương mại.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường thuật:
« Năm đòi hỏi không hơn không kém! Có gì bằng khi kết thúc một ngày làm việc, rồi tập hợp lại dưới chân tòa tháp văn phòng để cùng hô vang các khẩu hiệu chống chính phủ ?
Đây là xu hướng mới tại Hồng Kông. Tại đây, những người biểu tình, các nhân viên ngân hàng trong âu phục hay những nhân viên bán hàng tại các cửa hàng lớn kể từ giờ tập trung mỗi tối trước các trung tâm thương mại như giải thích của Wendy, một nữ nhân viên bán hàng.
Cô nói: Giờ đây chúng tôi đã có ca khúc riêng của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi sẽ đến tất cả các trung tâm thương mại để hát cho đến khi nào chính phủ đáp ứng các đòi hỏi của chúng tôi.
Nhưng sau vài phút hô vang các khẩu hiệu, một nhóm khác yêu cầu im lặng để bắt giọng ca khúc mới vinh quang Hồng Kông mà một số người khi hát tay đặt lên tim. Jennifer giải thích ca khúc mới này xuất hiện như thế nào: Một người nào đó, vô danh, đã đưa lên mạng Internet. Và bài hát này lan truyền nhanh chóng bởi vì ai cũng có thể tìm được trên mạng Youtube và thế là tất cả mọi người đều thuộc lời.
Ca khúc vinh quang Hồng Kông … nhưng tương lai của nó thế nào thì không ai có thể đoán trước được!»
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190913-nguoi-hong-kong-bay-to-phan-no-qua-tieng-hat
Bộ trưởng Công an TQ xuất hiện
trong một cuộc họp quan trọng:
Bắc Kinh sẽ thắt chặt vấn đề Hồng Kông?
Đây là lần đầu tiên một Bộ trưởng Bộ công an tham gia vào cuộc tọa đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc và Trưởng đặc khu Hồng Kông/Macau.Theo Sing Tao Daily (Hồng Kông), trong bối cảnh tình hình ở đặc khu này chưa có dấu hiệu, đội ngũ lãnh đạo của Tiểu tổ công tác Hồng Kông-Macau trực thuộc Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã được mở rộng. Bộ trưởng Bộ Công an Trương Khắc Chí được bổ nhiệm vị trí Tổ phó tiểu tổ.
Cụ thể, vào ngày 11/9, tân Trưởng đặc khu Macau Hạ Nhất Thành – vừa đắc cử – đã tới Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình. Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Chí cũng xuất hiện tại cuộc gặp này.
Được biết, đây là lần đầu tiên một Bộ trưởng Bộ công an tham gia vào cuộc tọa đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc và Trưởng đặc khu Hồng Kông/Macau.
Ngoài ra, các quan chức khác như Phó Thủ tướng Hàn Chính, Chủ nhiệm văn phòng trung ương Đinh Tiết Tương, Chủ nhiệm văn phòng đối ngoại trung ương Dương Khiết Trì, Trưởng Ban công tác mặt trận thống nhất trung ương Vưu Quyền, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng tham gia sự kiện này.
Ông Hàn Chính hiện đang là Tổ trưởng Tiểu tổ công tác Hồng Kông-Macau, các ông Dương Khiết Trì, Vưu Quyền, Vương Nghị là Tổ phó.
Theo chương trình thời sự Xinwen lianbo của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc tối cùng ngày, ông Triệu Khắc Chí được sắp xếp ngồi cạnh hai ông Vương Nghị, Vưu Quyền.
Báo Hồng Kông cho rằng, điều này cho thấy hệ thống công an sẽ đóng vai trò quan trọng hơn về các sự vụ liên quan đến hai đặc khu Hồng Kông-Macau.
Đáng chú ý hơn, vào ngày 26/8 vừa qua, Bộ trưởng Triệu Khắc Chí đã đi thị sát tỉnh Quảng Châu nhằm chỉ đạo kiểm tra công tác bảo đảm an ninh lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc.
Ông này yêu cầu cơ quan chức năng liên quan cần nắm bắt chính xác tình hình hiện tại và các nguy cơ rủi ro, ngăn chặn cuộc tấn công, các hoạt động khủng bố bạo lực, bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
Trước đó, công an Quảng Đông đã tổ chức diễn tập tại Phật Sơn, với sự tham gia của 160.000 cảnh sát. Sau đó, Thâm Quyến cũng triển khai 12.000 cảnh sát thực hiện các cuộc diễn tập chống bạo động liên hợp của ba binh chủng hải-lục-không quân – một động thái được cho là cảnh báo các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
http://biendong.net/diem-tin/30386-bo-truong-cong-an-tq-xuat-hien-trong-mot-cuoc-hop-quan-trong-bac-kinh-se-that-chat-van-de-hong-kong.html
Sát đàm phán, TQ “xuống nước”, đồng ý
mua thêm nông sản Mỹ, thỏa thuận thương chiến gần kề?
Trung Quốc dự kiến đồng ý mua thêm nông sản Mỹ với kỳ vọng vào một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Mỹ khi các nhà đàm phán hai nước chuẩn bị có cuộc gặp vào tháng tới.Trung Quốc chấp nhận nhượng bộ?
Tờ Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, các quan chức hai nước đang thảo luận về nội dung thỏa thuận sẽ được Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cùng Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xem xét trong cuộc gặp tại Washington vào tháng 10.
Nội dung thỏa thuận được dựa trên bản dự thảo 2 nước đã đàm phán vào tháng 4 năm nay, nguồn giấu tên cho biết.
Một phần của các thảo luận này là, Trung Quốc đã đề nghị mua các sản phẩm của Mỹ, đổi lại, Mỹ sẽ hoãn các khoản thuế và nới lỏng lệnh cấm đối với ông lớn viễn thông Trung Quốc Huawei.
Nguồn tin cho biết, Trung Quốc có thể mở cửa thị trường, bảo vệ tài sản trí tuệ và cắt giảm sản lượng công nghiệp thừa, nhưng vẫn còn hoài nghi nước này sẽ nhượng bộ trong các vấn đề trợ cấp doanh nghiệp nhà nước, chính sách công nghiệp và cải cách công ty nhà nước.
Hồi tháng 5, các cuộc đàm phán giữa 2 nền kinh tế đã đổ vỡ, bất chấp việc gần 90% nội dung thỏa thuận đã được thống nhất, bao gồm cả vấn đề tiền tệ.
Sau đó, Mỹ cáo buộc Trung Quốc rút lại các cam kết mà 2 nước đã thống nhất, trong khi Bắc Kinh cho rằng nội dung thỏa thuận có những yêu cầu không thể chấp nhận và làm hại đến chủ quyền nước này.
Các cuộc đàm phán được nối lại vào tháng 7 bằng một cuộc họp ngắn hơn dự kiến ở Thượng Hải nhưng không đem lại kết quả ý nghĩa nào.
Các nhà quan sát cho hay, Mỹ muốn nối lại các cuộc đàm phán dựa trên văn bản trước đó nhưng Trung Quốc cương quyết rằng, mọi thỏa thuận phải bao gồm việc dỡ bỏ thuế quan.
Tổng thống Mỹ tuyên bố mức thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc vào tháng 8, và Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế trả đũa và ngừng mua nông sản từ Mỹ. Căng thẳng gia tăng khi Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, giảm giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu.
Vẫn hoài nghi về thỏa thuận
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, ngay cả một thỏa thuận chấp nhận mua hàng đơn giản từ Trung Quốc cũng khó được đảm bảo.
“Mọi người đều biết rằng hai bên có rất ít sự tin tưởng lẫn nhau và các thỏa thuận về đậu nành sẽ không thay đổi của điều đó”, ông Scott Kennedy, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington nói.
Sẽ có ý nghĩa hơn khi hai bên quay trở lại đàm phán các vấn đề đã bị đình chỉ vào đầu tháng 5 càng sớm càng tốt, chuyên gia của CSIS nói thêm.
James Zimmerman, cựu chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho biết, cuộc họp vào tháng 10 là nhằm để Trung Quốc trải qua dịp lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh một cách hòa bình. “Các cuộc đàm phán sẽ bị đình trệ đến năm 2020 khi Tổng thống Trump trở nên tuyệt vọng vì phải chờ đợi một thỏa thuận trong năm bầu cử”, ông Keith Zimmerman nói thêm.
Cũng theo cựu chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, Tổng thống Trump đã có thể làm tốt hơn nếu ông có thể hoàn thành hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Chiến thuật mà ông Trump đang sử dụng là một sai lầm rất lớn khi từ bỏ TPP, đó là một sự mất mát rất lớn về cơ hội, đòn bẩy chiến lược chống lại Trung Quốc và danh tiếng lâu dài của nước này”, ông nhấn mạnh.
Tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo đang tập trung vào dài hạn, cho thấy một thỏa thuận thương mại với Mỹ sẽ chỉ là một “lệnh ngừng bắn” chiến tranh thương mại.
Trong một bài phát biểu vào thứ Ba tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Đảng Cộng sản chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài chống lại một loạt rủi ro.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã tuyên bố các bước tiếp theo để tự do hóa thị trường tài chính trong nước và thu hút vốn nước ngoài. Hôm thứ Ba, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước tuyên bố sẽ gỡ bỏ giới hạn cho phép các nhà đầu tư quốc tế được cấp phép đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc Đại lục.
http://biendong.net/diem-tin/30369-sat-dam-phan-tq-xuong-nuoc-dong-y-mua-them-nong-san-my-thoa-thuan-thuong-chien-gan-ke.html
“Quá ít ỏi”: TQ mới chỉ miễn thuế 16 mặt hàng Mỹ,
số phận hơn 5.000 loại hàng hóa khác đi về đâu?
Các chuyên gia cho rằng động thái xuống nước của Trung Quốc và Mỹ chỉ mang tính tạm thời và khó có thể giải quyết được thương chiến trong một sớm một chiều.Dấu hiệu tốt
Mới đây, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đón nhận quyết định của Trung Quốc trong việc miễn trừ một số loại thuốc chống ung thư và những mặt hàng khác của Mỹ khỏi danh sách thuế quan. Ông Trump ngay lập tức tuyên bố trì hoãn thời điểm bắt đầu áp dụng đòn áp thuế mới đối với hàng trăm tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Động thái này đã phát đi tín hiệu tích cực trước bối cảnh hai cường quốc thế giới chuẩn bị có cuộc đàm phán thương mại tiếp theo.
Ông Trump nói tại một sự kiện: “Họ đã có một số động thái. Đó là điều rất tốt. Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu tốt, là một bước tiến lớn”.
Theo thông tin của Bộ Tài chính Trung Quốc, trong đợt miễn thuế đầu tiên, Bắc Kinh quyết định miễn trừ thuế đối với 16 loại mặt hàng của Mỹ, bao gồm thuốc chống ung thư, dầu nhớt, và thức ăn chăn nuôi.
“Tôi đàm phán với họ [Trung Quốc], tôi hiểu họ và tôi thích họ. Tôi hi vọng chúng ta có thể làm gì đó,” ông Trump nói sau khi công bố hoãn tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, dời ngày thực hiện áp thuế từ ngày 1/10 sang ngày 15/10.
Chưa thể kết thúc thương chiến
Động thái của 2 bên chắc chắn đã làm giảm căng thẳng trước các cuộc đàm phán, nhưng các nhà phân tích không cho rằng Mỹ – Trung đã sẵn sàng để đạt được thỏa thuận kết thúc thương chiến.
Tiến sĩ kinh tế học Iris Pang của ngân hàng ING nhận xét: “Miễn thuế có thể được coi là một động thái thể hiện thành ý đối với Mỹ trước cuộc đàm phán tháng 10 tới, nhưng cũng có thể là cách để củng cố nền kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn rất nhiều những sự bất ổn trong các cuộc đối thoại sắp tới. Danh sách miễn thuế chỉ có 16 mặt hàng, và nó không thể hiện rằng Trung Quốc sẽ thay đổi quan điểm trong thương chiến”.
Trên thực tế, 16 mặt hàng là con số quá ít ỏi so với hơn 5.000 hàng hóa Mỹ đang chịu thuế quan của Trung Quốc. Hơn thế nữa, các sản phẩm nhập khẩu chính từ Mỹ, đặc biệt là đậu nành và thịt lợn, vẫn đang chịu thuế rất cao và Trung Quốc đã chuyển hướng nhập khẩu các loại sản phẩm này từ Brazil và các quốc gia khác.
Bắc Kinh đã tuyên bố rằng sẽ xem xét miễn thuế đối với một số hàng hóa Mỹ nếu không thể tìm được nguồn cung cấp từ nơi khác. Mỹ hiện tại là nhà cung cấp thực phẩm nuôi lợn sữa lớn nhất của Trung Quốc và Bắc Kinh chưa thể tìm được một nguồn cung cấp khác đáp ứng được nhu cầu của các nông trại ở nước này.
Các nhà phân tích còn cho rằng, khi hướng thuế quan tới đậu nành và xe hơi Mỹ, Trung Quốc đang “tấn công” trực tiếp vào tầng lớp ủng hộ ông Trump về mặt chính trị – chủ yếu là các nhà máy và nông trại ở vùng Trung Tây và miền Nam nước Mỹ – giữa bối cảnh nền kinh tế số 1 thế giới không còn phát triển nhanh như trước nữa.
Ủy ban Thuế quan Trung Quốc cho biết lệnh miễn trừ sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 17/9/2019 tới hết ngày 16/9/2020.
Trong khi đó, Mỹ cũng đã miễn trừ thuế cho 110 loại mặt hàng Trung Quốc vào hồi tháng 7, bao gồm các mặt hàng giá trị cao như thiết bị và linh kiện thiết bị phục vụ cho y tế.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin sẽ gặp mặt vào đầu tháng 10 tại Washington. Tuy nhiên, các quan chức cho rằng khó có thể đạt được một đột phá vào thời điểm hiện tại.
Trong 2 năm qua, chính quyền ông Trump đã tìm cách áp lực Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải thay đổi chính sách đối với vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, thiên vị công ty nội địa và mở cửa thị trường.
Bắc Kinh và Washington đã tiến gần tới một thỏa thuận vào năm ngoái nhưng phía Trung Quốc đã từ chối thay đổi luật pháp để thỏa mãn yêu cầu của Mỹ.
Mới đây, tờ SCMP cho biết Trung Quốc có thể sẽ đồng ý mua nhiều nông sản Mỹ hơn để thể hiện thiện chí.
http://biendong.net/diem-tin/30368-qua-it-oi-tq-moi-chi-mien-thue-16-mat-hang-my-so-phan-hon-5000-loai-hang-hoa-khac-di-ve-dau.html
Lý do TQ không hứng khởi
khi ông Trump sa thải ‘cố vấn diều hâu’
Việc cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ rời khỏi Nhà Trắng có thể là dấu hiệu tích cực cho Bắc Kinh, nhưng việc này không làm được gì nhiều để giải quyết những tranh chấp giữa Washington-Bắc Kinh.Việc cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ rời khỏi Nhà Trắng có thể là dấu hiệu tích cực cho Bắc Kinh, nhưng việc này không làm được gì nhiều để giải quyết những tranh chấp giữa Washington-Bắc Kinh.
Trước đó hôm 10/3, Tổng thống Trump đã thông báo trên Twitter rằng, ông Bolton không còn làm việc tại Nhà Trắng, và Tổng thống “đã bất đồng sâu sắc” với nhiều ý kiến ông Bolton đưa ra. Trong
khi đó, ông Bolton, một người luôn đề cao những chính sách cứng rắn nhằm vào Iran, Triều Tiên và Trung Quốc, lại nói rằng ông tự từ chức.
Kể từ khi tham gia chính phủ Trump hồi đầu năm ngoái, ông Bolton đã kêu gọi Washington tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước đồng minh nhằm đối đầu với Bắc Kinh, bao gồm cả việc bán vũ khí cũng như phái thêm quân đồn trú tới những nước này.
Cũng dưới thời ông Bolton, Hội đồng An ninh Quốc gia cũng đã giữ vai trò quan trọng trong chiến dịch thuyết phục các nước đồng minh của Washington ngừng sử dụng những thiết bị viễn thông từ Tập đoàn công nghệ Huawei, với lý do những thiết bị này có thể là mối nguy hại tới an ninh quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 11/9 cho biết, bà sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận gì về việc ông Bolton rời Nhà Trắng, nhưng hy vọng rằng người kế nhiệm ông ấy sẽ “đóng vai trò mang tính xây dựng” trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.
“Chúng tôi hy vọng dù bất kỳ ai sẽ nắm vai trò làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ tiếp theo cũng sẽ đóng vai trò mang tính xây dựng nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp và phát triển ổn định giữa Mỹ-Trung”, bà Oánh nói.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nước Mỹ thuộc Đại học Phục Đán, ông Wu Xinbo cho rằng, Trung Quốc luôn coi ông Bolton như một người theo đường lối cứng rắn nhất trong chính quyền Trump, nhưng việc ông này từ chức sẽ không giúp đảo ngược việc quan hệ Trung Quốc-Mỹ đang xấu đi.
“Sự liên lạc giữa cố vấn an ninh của hai nước là một kênh liên lạc vô cùng quan trọng, nhưng kênh liên lạc này đã bị cắt đứt khi ông Bolton từ chức. Ông Bolton không thích Trung Quốc, nhưng vẫn buộc phải làm việc với nước này. Ông ấy là người theo chủ trương cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí chí còn hơn cả Ngoại trưởng Pompeo”, tờ SCMP trích dẫn lời ông Wu nhận định.
Chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, ông Huang Jing cho rằng việc ông Bolton từ chức sẽ không có tác động nhiều tới cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump với Trung Quốc, hay sự căng thẳng đang ngày càng sâu sắc giữa hai cường quốc về các lĩnh vực thương mại, công nghệ và địa chính trị.
“Việc sa thải ông Bolton sẽ không phải là tin tốt với Tổng thống, khi ông Trump đang trong giai đoạn cần bảo toàn lực lượng cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, việc từ chức của ông Bolton sẽ chỉ ảnh hưởng một chút hoặc không đáng kể tới các quyết định về chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ”, ông Huang nói.
Ông Huang cũng cho rằng, một số người khác theo đường lối cứng rắn như Ngoại trưởng Pompeo hay Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ có thể được trao nhiều quyền hơn nữa để đối đầu với Bắc Kinh.
“Bắc Kinh sẽ không vui bởi chính sách tiếp cận Trung Quốc của Tổng thống Trump được lưỡng đảng ủng hộ và chính sách này sẽ không sớm thay đổi”, ông Huang nói thêm.
Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Pang Zhongying lại cho rằng, ưu tiên của Tổng thống Trump là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, và ông Trump cần thực hiện một số bước tiến về các chính sách đối ngoại quan trọng mà ông đã từng hứa kể từ khi nhậm chức.
“Việc ông Bolton bị sa thải được coi như một cách đổ lỗi cho sự trì trệ của các vấn đề như Triều Tiên, Iran và Afghanistan. Bất chấp việc ông Bolton bị sa thải, vẫn còn khá nhiều quan chức Mỹ có chung đường lối cứng rắn, và quan điểm cứng rắn sẽ vẫn đóng vai trò lớn trong Nhà Trắng, và tôi không thấy bất kỳ khả năng nào mà Mỹ sẽ thay đổi những chính sách của nước này với Trung Quốc, nhất là khi thời điểm bầu cử tổng thống đang tới gần”, tờ SCMP trích dẫn lời ông Pang nhận xét.
http://biendong.net/diem-tin/30364-ly-do-tq-khong-hung-khoi-khi-ong-trump-sa-thai-co-van-dieu-hau.html
Ông Tập gặp khó: Vành đai và Con đường
liên tục vấp phản đối, 800 tỉ USD của TQ
đứng trước tương lai “ế ẩm”?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ phải trả cái giá 800 tỉ USD khi sáng kiến Vành đai và Con đường của ông liên tục vấp phải sự phản đối tại nhiều quốc gia tham gia BRI.Bloomberg đưa tin, một báo cáo mới được công bố gần đây cho biết những làn sóng phản đối mạnh mẽ đối với các chính sách chính trị và thương mại của Trung Quốc có thể khiến ông Tập Cận Bình phải trả cái giá 800 tỉ USD trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của nước này, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều người lo ngại về cái giá địa chính trị phải trả khi làm ăn với Bắc Kinh.
Bản báo cáo vừa được công ty tư vấn Silk Road Associates và hãng luật Baker McKenzie công bố ngày hôm qua (11/9) đã nêu ra 5 viễn cảnh có thể xảy ra với các khoản đầu tư của dự án BRI trong tương lai.
Trong đó, viễn cảnh lạc quan nhất là “mô hình hợp tác toàn cầu”, khi Trung Quốc đầu tư hơn 1,3 tỉ USD cho các dự án trên toàn thế giới trong giai đoạn 2020-2030. Còn viễn cảnh ảm đạm nhất, theo báo cáo này, đó là Trung Quốc sẽ phải “đơn phương” đối mặt với ảnh hưởng từ suy thoái, cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc tại các nước bản địa, và có thể sẽ chỉ có thể đầu tư khoảng 560 tỉ USD trong khuôn khổ dự án BRI.
Cũng trong ngày 11/9 vừa qua, một hội nghị đầu tư Vành đai và Con đường cũng được tổ chức tại Hong Kong với sự tham gia của một số quan chức Trung Quốc Đại lục.
Một trong số các quan chức này đã kêu gọi người dân Hong Kong chấm dứt phong trào biểu tình và nắm bắt cơ hội nhận đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của đại lục, khi các cuộc biểu tình trong vài tháng qua đã khiến đặc khu này rơi vào tình trạng bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch và bán lẻ.
Hiện nay, dự án BRI của Trung Quốc đã thu hút hơn 130 nước tham gia, và mức đầu tư dành cho các quốc gia này cũng khác nhau – dao động từ hàng trăm tỉ USD đến 8.000 tỉ USD.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trước đây từng dự tính rằng các quốc gia phát triển ở châu Á cần số tiền đầu tư lên đến 26.000 tỉ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ năm 2016-2030.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ước tính hiện nay Bắc Kinh đang đầu tư tổng cộng khoảng 575 tỉ USD cho các dự án trong khuôn khổ BRI, tuy nhiên việc dự đoán con số này trong một thập kỷ tới không hề dễ dàng. Ví dụ, làn sóng phản đối BRI mạnh mẽ tại một số quốc gia như Sri Lanka hay Malaysia đã khiến nhiều dự án BRI buộc phải xét lại, rút ngắn hoặc hủy bỏ, khiến WB càng khó theo dõi các khoản đầu tư của Trung Quốc hơn nữa.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30367-ong-tap-gap-kho-vanh-dai-va-con-duong-lien-tuc-vap-phan-doi-800-ti-usd-cua-tq-dung-truoc-tuong-lai-e-am.html
TQ “vật lộn” với khủng hoảng quốc gia: Thiếu lợn,
có người dân chỉ được mua 50 gram thịt mỗi ngày
“Giá quá đắt, quá đắt, quá đắt! Chúng tôi không thể mua được”, một người dân Trung Quốc bức xúc.Kinh tế tăng trưởng chậm và chiến tranh thương mại leo thang đang làm đau đầu giới chức Trung Quốc. Trong khi đó, tình trạng thiếu thịt lợn trên thị trường đang nhanh chóng trở thành khủng hoảng quốc gia tại đất nước tỷ dân.
Dữ liệu được công bố vào thứ Ba tại Trung Quốc cho thấy, giá thịt lợn đã tăng lên trong vài tháng qua và hiện đang tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây kêu gọi việc cần đưa ra một phản ứng “khẩn cấp hơn” cho vấn đề này. Tháng trước, một quan chức cấp cao khác trong chính phủ Trung Quốc nói rằng, vấn đề thịt lợn “có liên quan đến tình hình chung”. Theo truyền thông nước này, ít nhất ba địa phương đã sử dụng đến lượng thịt lợn dữ dự chiến lược để đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo The New York Times (NYT-Mỹ), ngay cả khi biện pháp này được thực hiện thì ví tiền của người tiêu dùng Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Giá thực phẩm trên thị trường Trung Quốc ngày càng tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt.
Người dân khó khăn khi mua thịt lợn
“Giá quá đắt, quá đắt, quá đắt! Chúng tôi không thể mua được”, bà Gui Yiyi, 69 tuổi bức xúc chia sẻ trước quầy thịt trong một siêu thị ở Bắc Kinh vào thứ Ba. Được biết, trong những ngày này, bà Gui chỉ đủ tiền mua bánh bao nhân thịt thay vì những miếng thịt lợn.
Chỉ số giá tiêu dùng do chính phủ Trung Quốc công bố hôm thứ Ba cho thấy, gánh nặng đối với người tiêu dùng nước này đang gia tăng. Dữ liệu cũng cho thấy giá thực phẩm đã tăng 10% so với năm ngoái. Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã dẫn đến việc Bắc Kinh tăng mức thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ Mỹ. Việc này vô hình trung khiến giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng cao.
“Chính phủ Trung Quốc luôn nói rằng nước này có thể chịu đựng mọi đau đớn và tác động từ xung đột thương mại”, Victor Shih, Phó Giáo sư tại Đại học California, San Diego kiêm chuyên gia về các vấn đề kinh tế của Trung Quốc, nói. “Nhưng điều họ không đề cập đến là những người chịu đựng nỗi đau chính là người dân”.
Trung Quốc đã tuyên bố rằng, cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong nước. Nhưng các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ bao gồm đậu nành, thịt lợn, hải sản và dầu thô đã phải chịu mức thuế mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/9.
Theo các nhà phân tích, giá thịt lợn vào cuối năm nay có thể sẽ cao gấp đôi so với năm 2018 và khi giới chức Trung Quốc chuẩn bị cho việc tăng giá mới thì những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trong hơn một năm qua, Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát dịch bệnh tả châu Phi, một căn bệnh rất dễ lây lan tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhưng khiến nhiều đàn lợn tại nước này bị tiêu hủy
Chính phủ Trung Quốc đã công bố đợt bùng phát đầu tiên của dịch lợn tả châu Phi vào tháng 8/2018. Kể từ đó, các báo cáo về dịch bệnh đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh trên cả nước.
Để đối phó tình trạng lây lan dịch bệng, các chính quyền địa phương đã cấm nông dân chăn nuôi lợn bằng thức ăn thừa. Các quan chức đã thực hiện nhiều biện pháp cách ly và hạn chế vận chuyển sản phẩm chế biến từ lợn ở những vùng dịch. Cảnh sát cũng bắt giữ những người buôn bán thịt lợn nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, NYT cho biết, các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe rất khó thực hiện ở hàng triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên toàn Trung Quốc. Chính phủ nước này công bố, họ đã tiêu hủy 1,2 triệu con lợn trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Đây được cho chỉ là một phần nhỏ so với 700 triệu con lợn mà Trung Quốc tiêu hủy năm ngoái.
Nhiều nhà phân tích trong ngành chăn nuôi cho biết, các số liệu chính thức không phản ánh mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nông dân và giới quan sát nông nghiệp Trung Quốc cho biết, nhiều trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi đã không được báo cáo cho cơ quan chức năng, dẫn đến nhiều con lợn bị nhiễm bệnh vẫn trà trộn vào thị trường. Nông dân Trung Quốc cho biết, trong một số trường hợp, các quan chức địa phương chậm phản ứng với dịch bệnh hoặc không sẵn sàng thừa nhận nó.
Chính phủ TQ trấn an dư luận
Trong bối cảnh giá thịt lợn tăng và các gia đình Trung Quốc chuẩn bị đón nhiều ngày lễ lớn, giới chức địa phương bắt đầu tìm kiếm những cách sáng tạo để cố gắng xoa dịu sự lo lắng của người dân.
Thành phố Ôn Châu, Chiết Giang cho biết họ có đủ lượng thịt lợn đông lạnh dự trữ để đảm bảo mỗi người dân địa phương có được 50 gram thịt mỗi ngày trong bốn ngày liên tiếp. Ở thành phố Nam Ninh, người dân cho biết rằng họ có thể mua được một kg thịt lợn mỗi ngày với giá rẻ. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, chính quyền của tỉnh Quảng Đông cam kết sẽ đưa hơn 3.100 tấn thịt lợn đông lạnh ra thị trường.
Chính phủ trung ương cũng công bố một loạt các biện pháp để khuyến khích nông dân tái khởi động hoạt động chăn nuôi lợn, bao gồm trợ cấp để xây dựng hoặc mở rộng trang trại lợn. Các khoản trợ cấp khác nhau được cung cấp cho những người nông dân sẵn sàng nuôi lợn với số tiền cao nhất lên tới 5 triệu nhân dân tệ.
Tuy nhiên, do thực tế một số vùng tại Trung Quốc vẫn còn xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nên việc mở rộng ngành chăn nuôi lợn có thể lại tạo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh mới.
“Đối với chính phủ, đây thực sự là một nhiệm vụ rất khó khăn”, bà Phan Thành Quân, một nhà phân tích nông nghiệp tại ngân hàng Rabobank, Hồng Kông nói. “Nhưng bạn không thể nói rằng chúng ta phải ngừng sản xuất để dập tắt nạn dịch này”.
Bà này cho rằng, bất kể chính phủ có đưa ra ưu đãi nào thì chính nông dân mới là người quyết định có nên bắt đầu tái hoạt động chăn nuôi lợn hay không bởi họ là những người hiểu rõ nhất việc virus dịch bệnh vẫn tồn tại và nguy cơ lây nhiễm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
Song song với việc cố gắng bổ sung nguồn cung thịt lợn trong nước, các quan chức Trung Quốc cũng đưa ra những thông tin mới, nhấn mạnh lợi ích của việc ăn ít thịt lợn.
Tạp chí Life Times, thuộc quản lý của Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã xuất bản một bài viết trên trang nhất có tiêu đề “Ăn thịt lợn ít sẽ tốt hơn”.
Mặc dù ăn thịt lợn là một truyền thống lâu đời của người Trung Quốc nhưng bài báo đã dẫn lời một quan chức y tế có tên Hứa Thục Phương nói rằng, ăn quá nhiều thịt lợn sẽ dẫn đến chứng béo phì.
Bài báo trích dẫn lời của bà Hứa cho biết: “Trên thực tế, bất luận giá thịt lợn đắt rẻ ra sao, mọi người nên cải thiện chế độ ăn uống hiện nay, ăn ít thịt lợn và ăn nhiều thịt trắng”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30361-tq-vat-lon-voi-khung-hoang-quoc-gia-thieu-lon-co-nguoi-dan-chi-duoc-mua-50-gram-thit-moi-ngay.html
Ngoại trưởng Philippines hé lộ
Trung Quốc xuống nước,
có nhượng bộ cơ bản trong vấn đề biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. ngày thứ Tư (11/9) tiết lộ Trung Quốc từng khăng khăng đòi loại “các sức mạnh quân sự nước ngoài” khỏi bất đồng trên biển Đông.Trả lời ABS-CBN News, ông cho biết đến nay Bắc Kinh đã tỏ ra ôn hòa hơn trong những yêu sách này và xóa bỏ một số trở ngại để hướng tới hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) giữa Trung Quốc với 10 nước ASEAN.
Ngoại trưởng Philippines cho biết quá trình đàm phán COC đã “có nhiều tranh cãi trong một thời gian”, khi Trung Quốc khăng khăng rằng “không thế lực quân sự nước ngoài nào nên có hiện diện quân sự tại biển Đông” và “nếu anh muốn phát triển dầu khí thì phải làm với chúng tôi (Trung Quốc)”.
“Các báo cáo mà chúng tôi nhận được hiện nay, trong vấn đề này, cho thấy Trung Quốc đang ôn hòa hơn. Họ không còn đòi hỏi phải loại trừ các sức mạnh bên ngoài [khỏi vấn đề khu vực],” ông Locsin nói, bổ sung rằng diễn biến mới này đã được Manila lưu ý đến các đồng minh của họ và “những đối thủ của Trung Quốc”.
Theo ông, sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc có thể làm gia tăng triển vọng đạt được một bộ quy tắc “công bằng, công chính, khách quan”. COC là thỏa thuận mang tính ràng buộc được kỳ vọng giúp ngăn chặn những rủi ro xung đột tiềm tàng do tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Hiện chính phủ Trung Quốc và các quan chức Mỹ chưa đưa ra bình luận sau tiết lộ của ngoại trưởng Philippines.
Trước đó, Bắc Kinh bị Manila cáo buộc là tác nhân làm trì trệ lộ trình đàm phán COC trong nhiều năm.
Theo AP, các ý kiến lên án cho rằng Trung Quốc chỉ chịu xúc tiến đối thoại chính thức với ASEAN sau khi nước này hoàn thành hoạt động cải tạo, xây cất và quân sự hóa phi pháp trên các thực thể chiếm đóng ở biển Đông. Sau khi hoàn thành, COC được cho là có thể hạn chế Bắc Kinh ngang nhiên tiến hành những hoạt động trái phép quy mô lớn như thế.
Trong chuyến công du Trung Quốc cuối tháng trước, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng việc hoàn thành COC cần phải được đẩy nhanh giữa bối cảnh căng thẳng có chiều hướng leo thang giữa các bên liên quan. Đáp lại, ông Tập kỳ vọng COC có thể hoàn thành trong vòng 3 năm.
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã hứng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế bởi những hành vi đơn phương làm gia tăng căng thẳng và làm xói mòn lòng tin trong khu vực.
Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng Mỹ hồi cuối tháng 8 lần lượt ra thông cáo lên án các hành động “cưỡng ép” của Trung Quốc trên biển Đông – bao gồm hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam và cản trở hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp, lâu đời của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.
Nhóm E3 – gồm Đức, Pháp và Anh – bày tỏ quan ngại về tình hình biển Đông và khả năng diễn biến làm mất an ninh và ổn định trong khu vực. Nhóm này kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển Đông “có hành động và giải pháp làm giảm căng thẳng và đóng góp vào duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn trong khu vực – bao gồm quyền của các nước ven biển trong vùng nước của mình cũng như quyền tự do lưu thông hàng hải, hàng không trên biển Đông”.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố “tiếp tục ủng hộ ‘toàn diện’ tiến trình khu vực do ASEAN dẫn dắt, nhằm thúc đẩy trật tự khu vực và quốc tế trên cơ sở các quy tắc, nhằm củng cố quan
hệ hợp tác đa phương cũng như hợp tác chặt chẽ hơn với các bên thứ ba”. EU cũng bày tỏ kỳ vọng vào “sự hoàn thành các cuộc đối thoại nhanh chóng, minh bạch về Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả, thực chất và có tính ràng buộc pháp lý”.
Ngoài ra, các nước khác như Ấn Độ, Australia cũng bày tỏ quan ngại trước “những hành động đơn phương” gây căng thẳng và làm tổn hại đến hòa bình, ổn định ở khu vực biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/30391-ngoai-truong-philippines-he-lo-trung-quoc-xuong-nuoc-co-nhuong-bo-co-ban-trong-van-de-bien-dong.html
Mặt trái Con Đường Tơ Lụa TQ:
Container rỗng trên tàu qua châu Âu
Mai VânCho đến nay, Trung Quốc luôn phô trương thành công của Sáng Kiến Con Đường Tơ Lụa Mới kết nối hai lục địa Á-Âu, đặc biệt là tuyến đường vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa đã có thể đưa hàng thẳng từ Trung Quốc đến tận Luân Đôn kể từ năm 2017.
Theo một bản tin của hãng thông tấn Anh Reuters vào giữa năm 2018, tập đoàn Đường Sắt Trung Quốc China Railway từng khoe rằng trong năm 2017 đã có đến 3.673 đoàn tàu chở hàng kết nối giữa Trung Quốc và châu Âu, tăng hơn gấp đôi so với 1.702 chuyến của năm 2016 và là cú nhẩy vọt so với vỏn vẹn 17 chuyến tàu container trong năm 2011.
Thế nhưng mới đây, vào hạ tuần tháng 8/2019, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) đã phơi bày một sự kiện hầu như không được Bắc Kinh nói đến : Trong số các container gọi là đựng hàng hóa được chuyển vận trên Con Đường Tơ Lụa Mới qua châu Âu, không ít là thùng không ! Và thực tế này đã được chính giám đốc Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc China Railway, chịu trách nhiệm quản lý các tuyến đường sắt chuyển vận hàng hóa, công nhận.
Theo nhật báo Hồng Kông, vụ lừa đảo to lớn liên quan đến Sáng Kiến Con Đường Tơ Lụa đã bị đưa ra ánh sáng sau khi lãnh đạo của Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc đã phải công khai thú nhận trong tháng 8 vừa qua là một khối lượng đáng kể container chuyển vận từ Trung Quốc qua châu Âu bằng đường sắt chỉ là container trống rỗng.
Tập đoàn Đường Sắt Trung Quốc đã bị buộc phải thú nhận vụ bê bối này vì một cuộc điều tra của tạp chí Chinese Business Journal, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, đã phát hiện ra các vụ gian lận mà một trường hợp ghê gớm nhất là trên một chuyến tàu cụ thể chở 41 container, thì chỉ có duy nhất một cái là có hàng hóa mà thôi.
SCMP nhắc lại rằng Con Đường Tơ Lụa là công trình to lớn mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không tiếc công sức quảng bá với mục tiêu thúc đẩy thương mại toàn cầu, trong đó Trung Quốc có vai trò trọng tâm. Đối với doanh nhân Trung Quốc, đó cũng là dịp để thủ lợi, và họ đã dùng mọi thủ đoạn để moi lấy trợ cấp tài chính nằm trong kế hoạch của ông Tập, các khoản tài trợ từ chính quyền trung ương cũng như từ các chính quyền địa phương.
Để chứng tỏ thái độ hưởng ứng chiến lược địa chính trị của Bắc Kinh, nhiều chính quyền địa phương trong thời gian qua đã lao vào việc mở thêm và tăng cường những chuyến tàu vận chuyển hàng hóa đến châu Âu xuyên qua các vùng rộng lớn ở Trung Á. Thế nhưng nhiều nhà xuất khẩu thật ra lại cho chở thùng không để nhận trợ cấp của chính quyền.
Khi công nhận sự kiện nói trên trong một bài phỏng vấn của Hoàn Cầu Thời Báo, Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc cho rằng vấn đề đã được giải quyết từ năm ngoái, 2018, và đã có những quy định mới giới hạn lượng container trống rỗng trên các đoàn tàu ở mức tối đa 10%.
Tập đoàn này cũng bào chữa là trong số các container chuyển đến châu Âu trong năm 2018, chỉ có 6% là trống, so với 29% trên các đoàn tàu đi về phía đông. Riêng trong nửa đầu năm 2019, thì tỷ lệ này đã giảm hẳn, chỉ còn 2% và 18%.
Vấn đề thùng không là hệ quả của mong muốn phô trương
Theo ông Jonathan Hillman, một chuyên gia kỳ cựu về thương mại Trung Quốc-Châu Âu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington, vấn đề container trống rỗng xuất phát từ ý muốn phô trương thành công của Con Đường Tơ Lụa, « chạy theo lợi ích chính trị ngắn hạn bất chấp những nền tảng kinh tế dài hạn. »
Theo chuyên gia này: « Những tuyến vận chuyển này là công cụ quảng cáo hữu hiệu để rao bán Con Đường Tơ Lụa, nhưng sẽ không thách thức được thế thống trị của các tuyến hàng hải ».
Và theo ông Hillman, những khoản tài trợ hậu hĩnh của chính phủ cho các tuyến tàu hỏa chở hàng, cộng thêm với những lời tán dương của báo chí Trung Quốc đã khuyến khích các hành vi lạm dụng thái quá.
Năm 2018, bộ Tài Chính Trung Quốc đã trợ cấp đến 50% phí chuyên chở hàng bằng xe lửa qua châu Âu. Năm nay trợ cấp đã giảm xuống 40%, và chỉ còn là 30% vào năm 2020 để hoàn toàn mất đi vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của SCMP, trợ cấp giảm đã kéo theo nhiều hậu quả. Ở Hắc Long Giang, tỉnh giáp ranh với Nga, hai tuyến đường sắt đã không hoạt động vào năm ngoái vì thiếu trợ cấp. Hai tuyến này đi từ thủ phủ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) đến Matxcơva (Nga) và Hamburg, (Đức), theo lời một quan chức phòng vận chuyển hàng hóa của tập đoàn Đường Sắt Cáp Nhĩ Tân (China Railway Harbin Group).
Tài trợ hậu hĩnh cho vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa
Ngoài chính quyền trung ương thì các cấp địa phương cũng có những khoản tài trợ riêng. Thành phố Tây An chẳng hạn đã tài trợ đến 3000 đô la cho mỗi container hàng đến châu Âu trong năm 2018, theo thông cáo của chính quyền thành phố .
Theo CSIS, nhìn chung, trợ cấp địa phương đi từ 1000 đô la đến 5000 đô la cho mỗi container cỡ 40 foot.
Còn theo 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc, năm ngoái một số chính quyền địa phương đã trợ cấp đến 7.500 đô la cho mỗi container hàng hóa do chính mình sản xuất và 4.000 đô la cho hàng hóa do địa phương khác sản xuất. Những trợ cấp hậu hĩnh này đã gây ra cạnh tranh dữ dội giữa các địa phương…
Tính ra có 59 thành phố Trung Quốc từ Cáp Nhĩ Tân, miền đông bắc, đến Thẩm Quyến, ở phía nam, đã có những tuyến xe lửa trực tiếp chở hàng qua châu Âu từ khi ông Tập Cận Bình đưa ra kế hoạch Con Đường Tơ Lụa mới như một chiến lược quốc gia.
Nhưng không phải tất cả các tuyến đều có lợi kinh tế. Một người chuyên về dịch vụ vận tải hàng hóa ở Hàng Châu thường khuyên khách hàng nên sử dụng đường thủy vì tiết kiệm hơn cho dù mất thêm một ít thời gian : « Chuyển hàng bằng xe lửa của China Railway từ Hợp Phì (thủ phủ tỉnh An Huy) đến Hamburg (Đức), sẽ mất 18 ngày, đôi khi kéo dài đến 20 ngày. Nếu đi bằng đường biển sẽ mất khoảng 30 ngày. Chênh lệch không là bao. Nhưng giá chuyển vận bằng xe lửa cao hơn ít ra là gấp 2 lần đường tàu biển. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190913-ma%CC%A3t-tra%CC%81i-cu%CC%89a-con-duong-to-lua-trung-quo%CC%81c-container-tro%CC%81ng-ro%CC%83ng-tren-ca%CC%81c-doa%CC%80n-
Philippines đính chính: Chỉ gạt sang một bên
chứ không từ bỏ phán quyết Biển Đông
Phủ Tổng thống Philippines đính chính tuyên bố của ông Duterte, khẳng định Manila chỉ gạt sang một bên chứ không từ bỏ phán quyết Biển Đông.“Việc đặt sang một bên không có nghĩa là chúng tôi từ bỏ nó. Điều mà Tổng thống muốn nói là như chúng tôi và ông ấy từng nói nhiều lần, phán quyết của Tòa Trọng tài vẫn phải tuân theo. Các cuộc đàm phán giữa 2 nước vẫn đang diễn ra hòa bình”, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Salvador Panelo hôm 12/9 cho hay, khẳng định Philippines không từ bỏ chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc.
“Nói cách khác, có một sự bế tắc. Vì vậy hãy để họ nói chuyện. Hãy cùng nói về những vấn đề khác như đề xuất khai thác chung”, ông Panelo nói
Tuyên bố của ông Panelo được đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố Manila sẽ đặt phán quyết Biển Đông sang một bên để nhường chỗ cho việc thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Philippines cho biết trong cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh cuối tháng 8, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ để Philippines hưởng phần lớn hơn trong đề xuất chia sẻ tài nguyên ở Biển Đông theo tỷ lệ 60:40. Đổi lại, Bắc Kinh muốn Manila gạt phán quyết Tòa trọng tài sang 1 bên.
“Đặt phán quyết sang một bên, chúng tôi sẽ cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc”, ông Duterte thuật lại lời của ông Tập.
Khi được hỏi tỷ lệ này có áp dụng các các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay không, ông Duterte cho biết: “Vùng đặc quyền kinh tế là một phần phán quyết của Tòa Trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để theo đuổi một hoạt động kinh tế”.
Nhiều chính khách Philippines tỏ ra bất bình trước tuyên bố này.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trong cuộc phỏng vấn với ANC khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài vượt lên trên thỏa hiệp, do đó không thể gạt sang một bên.
“Nếu bạn muốn từ bỏ nó, bạn có thể từ bỏ nó nhưng phải chịu hậu quả”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Panelo khẳng định tuyên bố của ông Locsin Jr. không có ý bác bỏ lời khẳng định trước đó của Tổng thống.
“Khi Tổng thống nói “phớt lờ”, ý ông ấy là gạt sang một bên theo nghĩa “Được thôi, chúng ta sẽ nói về nó, chúng ta sẽ tiếp tục nói chuyện”. Phán quyết của Tòa Trọng tài vẫn còn đó. Như chúng tôi vẫn thường nói, mối quan hệ giữa 2 nước không được đo lường bằng xung đột ở Biển Đông “, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines cho hay.
Ông cũng nhấn mạnh Tổng thống Philippines coi phán quyết của Tòa Trọng tài là vĩnh viễn, ràng buộc và không kháng cáo.
“Nó sẽ ở đó mãi mãi”, ông cho hay.
Về tuyên bố trước đó của cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario rằng việc đảm bảo hoạt động kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước không yêu cầu phải gạt phán quyết của Tòa Trọng tài sang một bên, ông Panelo cho rằng ông Del Rosario đã nói quá nhiều.
“Ông ấy nên soi lại gương và thừa nhận mình là người chịu trách nhiệm dẫn tới việc đánh mất bãi cạn Scarborough”, ông Panelo khẳng định.
http://biendong.net/bi-n-nong/30388-philippines-dinh-chinh-chi-gat-sang-mot-ben-chu-khong-tu-bo-phan-quyet-bien-dong.html
Phó Tổng thống Philippines: Bán tương lai
lấy một thỏa thuận khí đốt với TQ là đáng xấu hổ
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo khẳng định tuyên bố phớt lờ phán quyết Biển Đông của Tổng thống là đáng thất vọng và cực kỳ vô trách nhiệm.Bà Robredo dẫn lại quan điểm trước đó của Ngoại trưởng Philippines rằng không nhất thiết phải đánh đổi phán quyết Biển Đông để theo đuổi các cuộc thăm dò chung với Trung Quốc.
“Tham gia vào bất cứ thỏa thuận nào không nên trả giá bằng việc duy trì các quyền của chúng ta đối với Biển Đông. Đảm bảo tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau là một trong những trọng trách quan trọng và khó khăn nhất của bất cứ chính quyền nào”, bà nói.
Nữ chính khách Philippines khẳng định việc bán tương lai để lấy một thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc là một cách đáng xấu hổ để từ bỏ trách nhiệm đó.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi khi Tổng thống Duterte cho biết Manila có thể phớt lờ phán quyết Biển Đông để nhường chỗ cho việc thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc.
Bà Robredo cũng nhấn mạnh lập luận của ông Duterte rằng Philippines chỉ có 2 lựa chọn hoặc đầu hàng hoặc xung đột với Trung Quốc là không chính xác.
“Việc khẳng định chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không kéo theo chiến tranh. Điểm tựa mạnh nhất trong các tuyên bố chủ quyền của Philippines phải là sự nhất quán trong các cuộc đàm phán và trong các tuyên bố của quan chức hàng đầu của chúng ta”, bà nhấn mạnh.
Phó Tổng thống Philippines cảnh báo chính sách của ông Duterte sẽ ảnh hưởng không chỉ với phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông mà còn đối với các chính quyền tiếp theo.
“Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống không chỉ của thế hệ người Philippines hiện nay, mà còn là thế hệ con em chúng ta. Chúng ta phải đảm bằng rằng chúng ta sẽ không đánh đổi lợi ích lâu dài của quốc gia và thể hệ tương lai chỉ vì lợi ích ngắn hạn”, bà nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tối 10/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết tại cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh cuối tháng 8, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ để Philippines hưởng phần lớn hơn trong đề xuất chia sẻ tài nguyên ở Biển Đông theo tỷ lệ 60:40.
Đổi lại, Bắc Kinh muốn Manila gạt phán quyết Tòa trọng tài sang 1 bên.
“Đặt phán quyết sang một bên, chúng tôi sẽ cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc”, ông Duterte thuật lại lời của ông Tập.
“Chúng tôi chấp nhận để các ông hưởng 60%: Đó là lời hứa của ông Tập. Họ sẽ chỉ nhận được 40%”, nhà lãnh đạo Philippines nói thêm.
Mặc dù Phủ Tổng thống Philippines sau đó đính chính rằng, ý của ông Duterte là tạm thời gạt sang một bên chứ không phải từ bỏ hoàn toàn phán quyết Biển Đông nhưng tuyên bố của người đứng đầu Philippines vẫn vấp phải những chỉ trích gay gắt của dư luận và chính giới nước này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30385-pho-tong-thong-philippines-ban-tuong-lai-lay-mot-thoa-thuan-khi-dot-voi-tq-la-dang-xau-ho.html
Philippines cho phép công ty TQ xây trạm sóng
trong căn cứ quân sự
Quân đội Philippines ngày 11/9 đã cho phép một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lắp đặt thiết bị viễn thông trong căn cứ quân sự của nước này.Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nhiều nghị sĩ Philippines lo ngại công ty Trung Quốc này có thể tận dụng việc được cấp phép để thực hiện hành vi do thám.
Quân đội Philippines xác nhận đã ký thỏa thuận sơ bộ với Mislatel xây dựng trạm sóng và nhiều cơ sở liên quan tại căn cứ quân sự ở nước này.
Mislatel là doanh nghiệp của ông trùm người Philippines có tên Dennis Uy. Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mang tên China Telecom đã trở thành đối tác và sở hữu 40% cổ phần công ty của ông Dennis Uy – mức tối đa cho phép dựa trên pháp luật tại Philippines.
Nhiều nghị sĩ Philippines nghi ngờ China Telecom thực chất là “Con ngựa thành Troy” nhằm tiếp cận các bí mật quốc gia của nước này.
Trong khi đó, quân đội Philippines khẳng định Mislatel “đảm bảo các thiết bị và việc lắp đặt tại căn cứ quân sự không liên quan tới các thông tin tối mật”.
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nước quan ngại an ninh liên quan tới các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc. Vào tháng 5, Mỹ đã xếp tập đoàn Huawei của Trung Quốc vào danh sách đen và hạn chế các công ty nước này giao dịch với Huawei. Năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đưa ra báo cáo về cuộc điều tra kéo dài một năm, trong đó đánh giá Huawei là mối đe dọa với an ninh Mỹ.
Mỹ từng đề nghị các đồng minh, trong đó có Philippines, không sử dụng thiết bị của Huawei do lo ngại chúng có thể là thiết bị do thám. Huawei đã bác bỏ cáo buộc này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30362-philippines-cho-phep-cong-ty-tq-xay-tram-song-trong-can-cu-quan-su.html
Thương chiến Mỹ-Trung:
Thái Lan ráo riết cạnh tranh với VN
Việt Nam đang có vẻ là điểm đến hàng đầu của các công ty muốn chạy khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại, nhờ nhân công rẻ, và điều này đang làm nước láng giềng Thái Lan sốt ruột.Để cạnh tranh với Việt Nam, Thái Lan đang có kế hoạch lập ”gói tái định cư” để thu hút các công ty nước ngoài tìm cách chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một bản tin của Reuters cho biết.
Thương chiến Mỹ Trung sẽ đi về đâu?
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Gói tái định cư nói trên gồm việc giảm thuế, nới lỏng quy định, cũng như cung cấp giấy phép cấp tốc, được bộ Kinh tế nước này thảo luận hôm thứ Sáu.
Chính phủ Thái Lan ráo riết tìm cách thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, hiện trong quý hai đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm yếu nhất trong năm năm qua.
Nattapol Rangsitpol, tổng giám đốc trong một văn phòng của Bộ Công nghiệp làm việc chặt chẽ với Ủy ban Đầu tư (BOI) Thái Lan, nói việc tạo thuận lợi nhanh hơn để thu hút những công ty sản xuất ở Trung Quốc bị chiến tranh thương mại ảnh hưởng rất quan trọng.
‘Chúng ta phải hiểu rằng họ đang tìm cách thoát chết, vì vậy tốc độ rất quan trọng. Chúng ta phải làm sao cho các nhà máy thiết lập một cách nhanh chóng, sản xuất nhanh chóng và bán hàng một cách nhanh chóng.”
Mục tiêu nhanh chóng thu hút đầu tư và tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty nước ngoài của Bộ Kinh tế có vẻ đang đụng đầu với những luật lệ định cư ngày càng trở nên nghiêm ngặt của Bộ Di trú Thái Lan.
Thêm vào đó, việc đồng Baht của Thái ngày càng lên giá so với đôla Mỹ cũng là một lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và chính phủ Thái cần có biện pháp để giải quyết vấn đề.
Được biết đồng baht đã tăng 6,5% so với đồng đô la trong năm nay.
So sánh Việt Nam và Thái Lan
Thái Lan xếp thứ 38 về năng lực cạnh tranh tổng thể , trong khi Việt Nam xếp hạng 77, theo bản tường trình của Diễn đàn Kinh tế và Cạnh tranh Toàn cầu năm 2018.
Tuy nhiên, so với Thái Lan, Việt Nam vẫn có nhiều lợi điểm.
Ngoài gần gũi về địa lý với Trung Quốc, Việt Nam còn mang đến một số lợi thế khác cho các nhà sản xuất đang định chạy khỏi nước này.
Mức lương trung bình của Việt Nam thấp hơn nhiều so với lương ở Thái Lan.
Theo Reuters, lương hàng ngày tối tiểu của Thái là từ 10.12 đến 10.84 đôla so với từ 4.2 đôla đến 6.0 đôla của Việt Nam.
Thái Lan cho các công ty trong Hành lang kinh tế phương Đông (EEC) miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong vòng 13 năm, và cho họ giảm 50% thuế tối đa năm năm. Mức thuế hiện tại của Thái Lan là 20%.
Thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn Việt Nam cũng là 20%, nhưng các công ty được nhắm vào sẽ được miễn thuế trong vòng bốn năm, được hưởng mức thuế 10% trong 15 năm.
So sánh môi trường đầu tư giữa Việt Nam với Thái Lan, ông Nopporn Wong-Anan, trưởng ban của BBC Thái, một chuyên gia về thương mại của Thái Lan và các nước trong vùng nhận định:
”So với Thái Lan, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư, từ nhu cầu trong nước chưa bão hòa, dân số nhiều người trẻ và ở tuổi lao động, chi phí lao động rẻ hơn và tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các FTA. Nhưng những gì Thái Lan cung cấp là cơ sở hạ tầng tốt hơn và ít bị trì trệ về hệ thống bàn giấy quan liêu.”
”Việt Nam có lợi thế hơn trong các ngành cần nhiều dân lao động nhưng Thái Lan có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô và những ngành cần vốn nhiều hơn.” Ông nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49674633
“Bỏ hết trứng vào rổ” của TQ,
Pakistan bắt đầu “ngấm” nợ từ Vành đai – Con đường
Đối mặt với khủng hoảng tài chính kéo dài và nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Pakistan đang làm chậm tiến độ các dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc.Các dự án tiến triển “ì ạch”
Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) ra mắt năm 2014, nhằm xây dựng mối liên kết giữa Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc và thành phố cảng Gwadar ở miền nam Pakistan. Tổng chi phí của dự án ước tính khoảng 60 tỷ USD.
Theo Hassan Daud Butt, giám đốc dự án CPEC của chính phủ Pakistan, nhiều dự án giai đoạn 1, bao gồm cải tiến cảng Gwadar, nhà máy điện và xây dựng đường bộ, vẫn chưa hoàn thành mặc dù thời hạn được đưa ra bởi chính phủ tiền nhiệm là vào năm ngoái.
Các dự án trong giai đoạn 2, bao gồm thiết lập các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp cũng không có tiến triển. Theo kế hoạch ban đầu, các khu vực sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020.
Mặc dù ông Butt, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây với Nikkei Asian Review, không bình luận về lý do của sự chậm trễ. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chính phủ Pakistan đã áp dụng phương án tiếp cận chậm rãi với các dự án thuộc sáng kiến của Trung Quốc.
“Không thể có bất kỳ tiến triển nào với Trung Quốc. Ngay cả Bắc Kinh cũng biết rằng CPEC đang bị trì hoãn tại thời điểm này”, Kaiser Bengal, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính sách cho chính quyền tỉnh Sindh nói. “Mỹ không muốn ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên”, ông nói thêm.
Pakistan đã bỏ hầu hết trứng vào rổ Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào CPEC đã dẫn đến việc nhập khẩu lớn các thiết bị và vật liệu của Trung Quốc, làm tăng nợ nước ngoài của Pakistan. Theo một báo cáo của IMF được công bố vào tháng 7, tổng nợ công phải trả của Pakistan ở mức 85,4 tỷ USD trong tháng 3, một phần tư trong số đó là nợ Trung Quốc. Ngân hàng Nhà nước Pakistan, có cách tính khác, xác định tổng số ở mức 106 tỷ USD.
Sự gia tăng trong nhập khẩu và tài trợ nợ đã khiến dự trữ ngoại hối của Pakistan cực kỳ thấp kể từ năm ngoái. Theo Ngân hàng Nhà nước Pakistan, nước này đã vay 16 tỷ USD từ nước ngoài trong năm tài khóa 2018-2019 để tránh cạn dự trữ ngoại tệ. 42% trong số đó, tương đương 6,7 tỷ USD đến từ Trung Quốc.
Các khoản nợ khổng lồ đang buộc phải chậm lại trong các dự án mới. Một ví dụ là dự án hiện đại hóa đường sắt Mainline-1 trị giá 8,5 tỷ USD, nằm trong CPEC Giai đoạn 1.
Dư luận hoài nghi, quân đội muốn hạn chế
Ayesha Siddiqa, một nhà bình luận chính trị tại Trường Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi, Đại học London, nhận thấy một yếu tố khác khiến việc triển khai các dự án chậm chạp: quân đội Pakistan.
Bà Siddiqa cho biết, đang có ngày càng nhiều những thông tin chỉ trích CPEC. So với 2 năm trước, không có tờ báo nào dám xuất bản bất cứ thông tin nào tương tự. Quân đội từ lâu đã được coi là đối trọng của chính phủ trong hoạch định chính sách.
Việc bật đèn xanh cho các thông tin phê phán CPEC là vì quân đội muốn hạn chế các dự án này, bà nói thêm.
Dư luận Pakistan cũng bày tỏ thái độ hoài nghi với các dự án với Trung Quốc. “CPEC có lợi cho Pakistan, vì chúng tôi cần đầu tư cho tăng trưởng kinh tế và ổn định. Nhưng để so sánh, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có lợi hơn nhiều so với Pakistan”, ông Tashfeen Farooqi, một người dân ở thành phố Karachi nói.
Shahbaz Rana, một nhà báo tài chính ở Islamabad, tán đồng rằng, mặc dù các nút thắt năng lượng của Pakistan đã được cởi bỏ nhờ các dự án điện của CPEC nhưng về lâu dài, Trung Quốc có nhiều lợi ích hơn so với Pakistan.
Ngoài ra, tình trạng bạo lực đối với công nhân Trung Quốc ở Pakistan, chẳng hạn như một cuộc tấn công gần đây vào một khách sạn sang trọng ở Gwadar của quân nổi dậy Baloch, cũng đã dấy lên nhiều tranh cãi về khả năng thành công của CPEC.
Trong khi đó, quyết tâm rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Mỹ Donald Trump là cơ hội để Pakistan cải thiện mối quan hệ với Washington, các chuyên gia cho biết. Vì Washington phản đối CPEC, Pakistan dường như đã đồng ý thực hiện một số điều chỉnh nhất định để xóa tan mối lo ngại của mình.
“Pakistan về cơ bản đang cố gắng cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ”, Kamran Yousaf, một phóng viên tại Islamabad nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30366-bo-het-trung-vao-ro-cua-tq-pakistan-bat-dau-ngam-no-tu-vanh-dai-con-duong.html
0 comments