Tin khắp nơi – 04/09/2019
Wednesday, September 4, 2019
7:27:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Mỹ trừng phạt cơ quan không gian Iran
Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt cơ quan không gian của Iran lần đầu tiên, với cáo buộc cơ quan này ngụy trang một chương trình tên lửa.Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 3/9 nói: “Hoa Kỳ sẽ không cho phép Iran sử dụng chương trình phóng tên lửa vào không gian để che đậy cho chương trình tên lửa đạn đạo.”
Các lệnh trừng phạt mới được áp dụng đối với Cơ quan Không gian, Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Iran và Viện Nghiên cứu Hàng không của Iran.
Tài sản của các thực thể này có ở Hoa Kỳ đều bị phong tỏa và công dân Mỹ không được phép giao dịch, làm ăn với các với các thực thể đó.
Washington nói công nghệ phóng tên lửa vào không gian của Iran “gần như giống hệt và có thể được sử dụng để phóng tên lửa đạn đạo,” bao gồm cả cách điều khiển tên lửa trong suốt quỹ đạo.
Hoa Kỳ cũng khuyến cáo “cộng đồng khoa học quốc tế hợp tác với Iran trong các chương trình không gian có thể đang ‘tiếp tay’ cho chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.”
Iran hôm 4/9 đáp lại rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các cơ quan không gian của họ là “vô hiệu lực.”
Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif được hãng tin bán chính thức Tasnim của Iran trích lời nói rằng: “Mỹ nghiện trừng phạt. Các lệnh trừng phạt này hoàn toàn không có hiệu lực.”
Iran cho biết chương trình không gian của họ chỉ nhằm mục tiêu chế tạo tên lửa để phóng các vệ tinh viễn thông. Iran đã phóng hai vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo kể từ năm 2013. Nhưng ba nỗ lực phóng vệ tinh trong năm nay đã thất bại, trong đó có một tên lửa nổ ngay tại bệ phóng vào tuần trước.
(Theo VOA, Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-phat-co-quan-khong-gian-iran/5069489.html
Tổng thống Trump cảnh báo
thảm kịch tồi tệ với TQ nếu ông đắc cử
Tổng thống Trump cảnh báo ông sẽ trở nên cứng rắn hơn với Bắc Kinh trong nhiệm kỳ thứ 2 nếu các cuộc đàm phán thương mại kéo dài mà không đi tới thỏa thuận.“Chúng tôi đang làm rất tốt trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Mặc dù tôi chắc chắn rằng họ rất thích giao dịch với một chính quyền mới để tiếp tục đánh cắp tiền của Mỹ”, ông Trump viết trên Twitter.
Nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo nếu Bắc Kinh câu kéo thời gian và đợi tới sau bầu cử Mỹ 2020 để đi tới thỏa thuận, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu thêm hơn 1 năm “xuất huyết” việc làm và các công ty.
“Nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc nếu tôi chiến thắng. Thỏa thuận sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ sụp đổ, các doanh nghiệp, công việc, tiền bạc của họ sẽ ra đi”, ông nói, nhưng không cung cấp thêm thông tin về diễn biến các cuộc đàm phán đang diễn ra.
Thomas Donohue, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ trong cuộc phỏng vấn với CNBC mới đây cho biết các công ty và công nhân Mỹ đang phải gánh chịu mức thuế quan mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc nhưng nền kinh tế Trung Quốc cũng đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Ông Trump thường xuyên lặp đi lặp lại khẳng định rằng Trung Quốc đang cố câu giờ đàm phán với hy vọng một ứng viên đảng Dân chủ sẽ thế chân ông trong Nhà Trắng và đi tới một thỏa thuận với các điều khoản có lợi cho Bắc Kinh.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang lên một nấc mới sau khi Washington hôm 1/9 chính thức nâng mức thuế quan với 112 tỷ USD hàng may mặc, giày dép, hàng tạp hoá của Trung Quốc từ 10% lên thành 15%. Đáp trả, Bắc Kinh cũng áp thuế từ 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ theo hai đợt, từ ngày 1/9 và 15/12.
Bắc Kinh mới đây cũng đệ đơn khiếu nại Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới về mức thuế mới của Mỹ, vụ kiện thứ 3 thách thức các mức thuế quan mà ông Trump áp lên nước này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30178-tong-thong-trump-canh-bao-tham-kich-toi-te-voi-tq-neu-ong-dac-cu.html
Ấn Độ-Thái Bình Dương
trở thành căn cứ mới để Mỹ đối phó TQ?
Sau khi can thiệp vào khu vực Trung Đông bằng các đòn cấm vận, chiến sự, và ủng hộ các phe phái cực đoan để tham gia nhiều cuộc chiến ủy thác… Ấn Độ – Thái Bình Dương giờ trở thành khu vực “ưu tiên” của Lầu Năm Góc.Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã kêu gọi thiết lập thêm các căn cứu quân sự trong khu vực Thái Bình Dương trong một bài phát biểu tại Học viện Chiến tranh Hải quân, gọi khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là “vũ đài ưu tiên của chúng ta”. Phát ngôn trên hé lộ một phần trong mục tiêu của Lầu Năm Góc nhằm kiềm chế và vây hãm tầm ảnh hưởng đang ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Esper nói rằng Mỹ đã để ý một số địa điểm quan trọng trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong đó ông sẽ tìm cách đầu tư “thêm thời gian và các nguồn lực vào một số khu vực nhất định mà chúng ta chưa từng tới trong quá khứ”.
Dù chưa rõ những khu vực và địa điểm này, nhưng có một số khả năng là ông Esper ám chỉ tới Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và thậm chí là các quốc đảo nhỏ hơn trên Thái Bình Dương vốn ít được nước Mỹ biết đến như Palau. Palau có thể trở thành một “ứng viên”, trong lúc giới truyền thông phương Tây đang tung hô quốc đảo này là “dám đương đầu với người khổng lồ (Trung Quốc)” khi duy trì quan hệ với Đài Loan.
Như chuyên gia phân tích Eric Sayers – thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới – chỉ ra, vấn đề với các quốc gia như Philippines chính là họ hạn chế quyền tiếp cận tới các cảng của mình do bản chất của cuộc tranh chấp. Nhưng với các quốc gia nhỏ hơn như Palau, có khả năng Mỹ sẽ tận dụng được một địa điểm để đối phó với Trung Quốc.
Không nghi ngờ gì khi Philippines là một nước quan trọng trong cuộc đấu này. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hiện đang có chuyến thăm Bắc Kinh để gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và dự kiến sẽ nêu các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông như một trong các luận điểm chính.
Điều thú vị để xem trong những năm tới đây là, liệu các nước như Australia và New Zealand có phù hợp để gia nhập “vũ đài ưu tiên” của Mỹ hay không.
Một báo cáo gần đây cho rằng Mỹ đang đàm phán với chính phủ Australia nhằm đi đến một thảo thuận mà trong đó Canberra sẽ xử lý một lượng lớn đất hiếm mà phía Lầu Năm Góc yêu cầu. Và một lần nữa, thỏa thuận này nhằm vào Bắc Kinh – bên vẫn đang duy trì thế thống trị trong ngành công nghiệp đất hiếm.
Bàn về Australia, một hãng phân tích của nước này mới đây cảnh báo rằng quân đội Mỹ đang bị mất dần ưu thế trước Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và có rủi ro hứng chịu một thất bại trước Bắc Kinh trước khi có cơ hội phản ứng. Bản phân tích này nói rằng “các loại tên lửa tầm xa
có độ chính xác cao ngày càng tăng về số lượng (của Trung Quốc) đang tạo nên mối đe dọa lớn với gần như tất cả các căn cứ đồng minh và đối tác, sân bay, cảng và căn cứ quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”.
Nếu có ai đó vẫn còn băn khoăn về lý do vì sao khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương bỗng nhiên trở thành một “vũ đài ưu tiên” của Mỹ, thì bản phân tích trên đã lý giải phần nào. Đó là do Mỹ giờ đang có nguy cơ bị hất cẳng hoàn toàn ra khỏi khu vực.
Trong một bài viết có tiêu đề “Liệu Mỹ có còn là siêu cường quân sự duy nhất ở châu Á?” được BBC đăng tải, cây viết chuyên về quốc phòng và ngoại giao Jonathan Marcus đi đến kết luận rằng “Ưu thế của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương không còn nữa”. Cũng giống như câu hỏi mà các nhà bình luận đặt ra liên quan tới sự thống trị của Mỹ trong các vấn đề địa chính trị lớn, vấn đề ở đây xuất phát từ câu hỏi: “Liệu Mỹ có thể làm gì để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc?”.
Ngoài ra, Mỹ sẽ phải đối diện với một số thực tế không mấy dễ chịu ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tháng trước, một vị Giáo sư người Australia chuyên về chiến lược thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng đã viết một bài phân tích cho hãng Guardian của Anh, trong đó thừa nhận rằng Australia sẽ phải chấp nhận một căn cứ quân sự của Trung Quốc trong khu vực ở một thời điểm nào đó. Không giống như chiến lược hiện tại của Washington – cố gắng (hoặc hy vọng) áp đảo Trung Quốc bằng ưu thế sức mạnh – Giáo sư hugh White tin rằng “cái giá mà chúng ta phải trả để cho Trung Quốc ra khỏi khu vực là không thể gánh vác nổi”.
Nhưng ngay cả bên đối thủ như Washington cũng vẫn muốn duy trì quan hệ với Bắc Kinh, có quá nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới quá chặt chẽ đến nỗi nếu tách ra có thể gây nên một thảm họa. Một bản báo cáo mới đây mà hãng phân tích China Matters công bố đã đưa ra kết luận rằng, nếu đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ giảm vài %, Australia sẽ bị mất 140 tỷ USD và hơn nửa triệu công ăn việc làm.
Và có khả năng, nếu Bắc Kinh mở ra quá nhiều mặt trận trong cuộc xung đột này, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Như một phần trong Dự án Con đường Tơ lụa của mình, Bắc Kinh đã bắt đầu hướng tới các quốc gia ở vùng Balkan, điều càng khiến Washington khó chịu, và có thể khiến nước Mỹ ra quyết định nào đó hết sức khủng khiếp để đáp trả.
Mọi đế chế đến lúc nào đó sẽ sụp đổ. Đó là điều rõ thấy nếu nhìn vào lịch sử. Nhưng liệu các đế chế có tiếp tục sụp đổ trong tương lai hay không thì chúng vẫn đang tồn tại ở thời điểm này, và chúng ta chỉ có thể dự đoán dựa trên những kinh nghiệm sẵn có. Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân – rất nhiều – và đang tuyên truyền rằng họ sẵn sàng sử dụng tới chúng. Và họ có thể không chỉ sử dụng đòn tấn công hạt nhân để tự vệ trước một đòn tấn công hạt nhân khác; bởi vì nếu một đế chế đang sụp đổ, họ có thể muốn kéo theo cả phần còn lại của thế giới.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30170-an-do-thai-binh-duong-tro-thanh-can-cu-moi-de-my-doi-pho-tq.html
Hoa Kỳ rút 5,000 quân khỏi Afghanistan
và đóng cửa 5 căn cứ
Tin từ KABUL, Afghanistan – Vào hôm thứ Hai (2/9), nhà đàm phán trưởng Zalmay Khalilzad của Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ sẽ rút gần 5,000 binh sĩ khỏi Afghanistan và đóng cửa năm căn cứ trong vòng 135 ngày theo một hiệp định hòa bình với Taliban.Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Tolo News, ông Khalilzad cho biết sau nhiều tháng đàm phán với các đại diện từ phong trào nổi dậy, thỏa thuận này vẫn phải được Tổng thống Donald Trump chấp thuận trước khi ký kết. Để đổi lấy việc rút quân theo giai đoạn, Taliban sẽ cam kết không cho phép các nhóm phiến quân như al Qaeda hoặc Nhà nước Hồi giáo sử dụng Afghanistan làm căn cứ cho các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, khoảng cách đến hòa bình đã được thể hiện rõ bởi một vụ nổ lớn làm rung chuyển thủ đô Kabul của Afghanistan, ngay cả khi cuộc phỏng vấn của ông Khalilzad đang được phát sóng.
Ông Khalilzad là một nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ gốc Afghanistan. Ông cho biết mục đích của thỏa thuận là chấm dứt chiến tranh và làm giảm tình trạng bạo lực, nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận ngừng bắn chính thức. Ông cho biết việc đình chiến sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa nội bộ người Afghanistan. Ông từ chối cho biết rằng phần còn lại của khoảng 14,000 binh sĩ Hoa
Kỳ sẽ ở lại Afghanistan trong bao lâu sau giai đoạn rút quân đầu tiên, mặc dù các viên chức Taliban trước đó nhấn mạnh rằng tất cả các lực lượng nước ngoài đều phải rút đi. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-rut-5000-quan-khoi-afghanistan-va-dong-cua-5-can-cu/
Bức tường biên giới tài trợ bởi tổng thống Trump
sẽ ảnh hưởng 120 công trình quân sự
Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Ba (03/09/2019), một viên chức chính phủ Hoa Kỳ cho biết: hơn 120 dự án quân sự Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, khi Ngũ Giác Đài chuẩn bị 3.6 tỷ Mỹ kim để xây dựng và mở rộng 175 dặm (282 km) bức tường biên giới giáp Mexico.Đầu năm nay, Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong nỗ lực tài trợ cho bức tường biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Tuyên bố khẩn cấp cho phép chính quyền tổng thống Trump sử dụng tiền từ ngân sách xây dựng quân sự; và Ngũ Giác Đài có thể sử dụng 3.6 tỷ Mỹ kim từ ngân sách.
Vào tháng 3, Ngũ Giác Đài cung cấp cho Quốc hội danh sách dài các dự án có thể bị ảnh hưởng nhưng không chi tiết. Hôm thứ ba (03/09/2019), các viên chức Ngũ Giác Đài cho biết 127 dự án sẽ bị ảnh hưởng, và 1.8 tỷ Mỹ kim đầu tiên sẽ đến từ các dự án xây dựng quân sự bị trì hoãn bên ngoài Hoa Kỳ. Đợt tài trợ thứ hai sẽ đến từ các dự án quân sự bị trì hoãn ở trong Hoa Kỳ.
Theo Reuters, có hơn 4,500 binh sĩ biên phòng đang hoạt động ở biên giới. Trung tướng Andrew Poppas, chỉ huy tác chiến của Bộ tham mưu, cho biết việc xây dựng bức tường dự kiến sẽ làm giảm số lượng binh sĩ cần thiết ở biên giới. Jonathan Hoffman, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài cho biết Bộ Quốc phòng và các bộ phận quân sự đã cung cấp thông tin các dự án ưu tiên, để sẵn sàng và thống nhất với chiến lược quốc phòng. Các dự án cụ thể bị ảnh hưởng sẽ được công bố, sau khi các nhà lập pháp được thông báo về quyết định này.
Tuyên bố này nhận nhiều chỉ trích từ các nhà lập pháp Đảng Dân Chủ. Họ cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia, chất lượng cuộc sống và tinh thần của các binh sĩ, đồng thời gây tổn hại cho các dự án quan trọng, nhằm hỗ trợ binh sĩ ở các cơ sở quân sự tại Hoa Kỳ và toàn thế giới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/buc-tuong-bien-gioi-tai-tro-boi-tong-thong-trump-se-anh-huong-120-cong-trinh-quan-su/
Chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung:
Bên nào sẽ xuống nước?
Ngọc LễCuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang đến cường độ mới, đẩy cả hai nước vào tình trạng khó khăn và gia tăng áp lực khiến hai bên phải tìm lối thoát. Tuy nhiên, Trung Quốc gặp nhiều áp lực hơn Mỹ, một chuyên gia kinh tế nhận định với VOA.
Cuối tháng Tám, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế lên 75 tỷ đô la giá trị hàng hóa Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo sẽ đẩy thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc lên thêm một mức nữa: từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ đô la giá trị hàng đã đánh thuế từ trước, và từ 10% lên 15% đối với 300 tỷ đô la giá trị hàng sẽ đánh thuế bắt đầu từ tháng 9.
Không những thế, ông Trump còn ra lời ‘hiệu triệu’ các hãng xưởng Mỹ hiện đang làm ăn ở Trung Quốc quay trở về Mỹ – một động thái mà nếu thật sự xảy ra sẽ khiến Trung Quốc điêu đứng.
‘Bước leo thang nghiêm trọng’
Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Đinh Trường Hinh, cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới hiện đang sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, nhận định rằng quyết định tăng thuế của Tổng thống Trump hồi cuối tháng Tám ‘cho thấy ông Trump đánh giá việc Trung Quốc đánh thuế là rất nghiêm trọng’.
“Cho đến nay Mỹ chỉ đánh thuế vào hàng trung gian (nguyên liệu, thiết bị dùng để sản xuất) của Trung Quốc nhưng vòng đánh thuế mới nhất vào ngày 23/8 sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng bán lẻ, từ điện thoại, điện tử cho đến hàng may mặc,” ông Hinh giải thích và cho rằng lâu nay ông Trump ‘ngại ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân Mỹ’ nhưng hành động của Trung Quốc khiến ông thay đổi thái độ.
Khi được hỏi khi Bắc Kinh tung đòn thuế vào 75 tỷ đô la hàng hóa thì họ có dự trù phản ứng trả đũa của ông Trump và do đó đã có sẵn sự chuẩn bị hay không, ông Hinh nói ‘ông không nghĩ rằng Trung Quốc đoán trước ông Trump đi đến mức làm tới như vậy’.
Trung Quốc ‘trong rối, ngoài cương’
Nhà kinh tế này nói rằng nếu cuộc chiến tranh thương mại này tiếp tục với mức độ như vậy thì ‘Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn’.
Ông đưa ra các dẫn chứng là đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã xuống giá qua mức 7 (hơn 7 nhân dân tệ đổi 1 đô la Mỹ) – điều này sẽ khiến người dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài, tăng trưởng GDP của Trung Quốc ‘đã hạ xuống 3%’ (mặc dù con số công bố chính thức là 6%), đầu tư tài sản cố định trong 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 3% so với mức 30% trong các năm 2010 và 2011, và trong quý vừa rồi Trung Quốc phải ‘tung ra gói kích thích kinh tế 300 tỷ đô la’.
Ông Hinh cũng cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng gánh chịu một phần thuế quan chứ không để các nhà nhập khẩu Mỹ và nhất là người tiêu dùng Mỹ gánh hết.
“Trên thế giới lúc này không có nước nào thay thế được Mỹ trong việc tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc,” ông giải thích. “Nếu hàng hóa Trung Quốc mà tăng giá thì người tiêu dùng Mỹ ngoài việc phải trả tiền cao hơn thì họ có thể giảm bớt tiêu dùng. Số hàng Trung Quốc còn lại sẽ bán ở đâu? Ngay cả các nước OECD cũng không có nước nào tăng trưởng cao hơn (để giúp tiêu thụ bớt số hàng Trung Quốc dôi ra).”
Do đó, ông cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng để người tiêu dùng Mỹ không bị thiệt hại nhiều vì họ sẽ bị mất thị phần.
“Trung Quốc đang gặp khó khăn mặc dù bên ngoài giữ thái độ cứng rắn (đấu đến cùng) nhưng về lâu dài để giữ vững thành quả kinh tế thì Trung Quốc rồi cũng sẽ êm,” ông nói.
Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhiều áp lực nếu kinh tế không tăng trưởng, người dân mất công ăn việc làm. Khi đó, lãnh đạo ‘sẽ bị lật bằng cách này hay cách khác’.
Trump: bầu cử và suy thoái
Về vấn đề đánh thuế tăng cường như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức mua của người dân Mỹ – vốn là trụ cột của nền kinh tế Mỹ – ông Hinh nói rằng con số 540 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc ‘dù rất lớn nhưng không là gì (khoảng 3%) so với 20.000 tỷ đô la quy mô kinh tế Mỹ’ (để so sánh, con số gần 120 tỷ đô la hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc mua cũng chiếm phần rất nhỏ, tương đương 1%, trong hơn GDP hơn 12.000 tỷ đô la của Trung Quốc).
“Dù không giao dịch mua bán gì với Trung Quốc thì Mỹ vẫn sống,” ông Hinh nhắc lại lời ông Donald Trump.
Tuy nhiên, về khả năng người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu nói chung chứ không phải chỉ riêng đối với hàng Trung Quốc do tâm lý lo ngại lạm phát, ông Hinh cho rằng điều này sẽ xảy ra khi kinh tế Mỹ đi vào suy thoái.
Ông giải thích rằng kinh tế Mỹ sau gần 10 năm tăng trưởng với tốc độ cao sắp sửa bước vào suy thoái theo chu kỳ và cuộc chiến thương mại ‘sẽ đẩy suy thoái đến sớm hơn’.
“Thuế quan có thể làm cho lạm phát tăng hơn vì giá cả hàng hóa mọi thứ sẽ tăng bên cạnh các công ty sẽ giảm đầu tư mở rộng sản xuất làm cho suy thoái đến nhanh hơn.”
Về tác động của cuộc chiến thương mại đối với cơ hội của ông Trump trong kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới, nhất là nếu cho đến khi đó Trung Quốc vẫn không có bất kỳ nhượng bộ gì đối với các yêu sách chủ chốt, ông Hinh cho rằng ‘không ảnh hưởng gì nhiều’.
“Ông Trump có những người ủng hộ đi theo rất trung thành, nông dân ở Mỹ (đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan của Trung Quốc) vẫn ủng hộ ông,” ông cho biết. “Nếu ông Trump có thất cử thì không phải là do chiến tranh thương mại mà có thể là những bất mãn khác.”
Thời gian đứng về phía ai?
Khi được hỏi với áp lực kinh tế suy thoái và thời gian tranh cử gần kề như thế mà vẫn chưa có được thỏa thuận thương mại thì có phải thời gian đang không đứng về phía chính quyền của ông Trump hay không, ông Hinh cho rằng cả hai phía Mỹ-Trung mỗi bên đều có áp lực riêng.
“Ông Trump bị áp lực bầu cử chính vì vậy ông mới liên tục yêu cầu Quỹ Dự trữ Liên bang FED giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và kéo kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái. Ông cũng thể tung ra gói kích thích bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng,” ông phân tích.
“Nếu làm được như vậy thì có thể giúp Mỹ đẩy lùi suy thoái trong vòng 1, 2 năm nữa. Khi đó Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn,” ông cho biết.
Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc đang chơi chiến thuật câu giờ nhằm đợi cho đến kỳ bầu cử năm 2020 cho nên họ không tích cực đàm phán tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại.
Tuy nhiên, ông Hinh cho rằng Trung Quốc ‘cần cân nhắc lợi hại’ khi áp dụng chiến thuật ‘wait out’ (tức là chờ đợi) này. “Có thể sẽ có người khác tốt hơn (ông Trump) để đàm phán, nhưng nếu ông Trump tái đắc cử thì mọi việc sẽ khó khăn hơn đối với họ,” ông nói.
Trong nỗ lực áp lực Trung Quốc đàm phán đạt thỏa thuận, mới đây nhất, hôm 3/9, ông Trump đã cảnh báo trên Twitter rằng Trung Quốc ‘không nên kéo dài đàm phán’ với hy vọng chờ cho ông thất cử.
Khả năng đạt được thỏa thuận
Ông Hinh cũng thừa nhận là khả năng hai nước đạt được thỏa thuận là ‘không cao’.
“Lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ là người dân nước họ đã chịu đựng khổ cực quen rồi nên để chịu đựng thêm một chút nữa (cho đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ) cũng không sao,” ông phân tích. “Còn người Mỹ không thể làm được. Xưa nay người Mỹ vẫn quen sống sung sướng rồi (nên không thể chịu đựng lâu dài được).”
Trong khi đó, mặc dù xét về tổng thể sức mạnh thì Mỹ có ưu thế hơn Trung Quốc để ít bị ảnh hưởng hơn trong cuộc chiến thương mại này, ông Hinh nói, nhưng ‘Trung Quốc hơn Mỹ về thủ đoạn, biện pháp’.
“Họ có thể dùng cách tuyên truyền để trên dưới người dân Trung Quốc một lòng chịu đựng trong khi ở Mỹ có nhiều ý kiến khác nhau,” ông giải thích.
Tuy nhiên, vào lúc này, để Mỹ có cái gì đó trong tay, ông Hinh cho rằng thỏa thuận mà hai phía có thể đàm phán ‘không nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ’ những yêu cầu của Mỹ đưa ra, bao gồm giảm thâm hụt thương mại, giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.
“Tôi chắc là Mỹ không thể đòi Trung Quốc đáp ứng tất cả các yêu cầu của họ,” ông giải thích và cho rằng nếu không thể đòi Bắc Kinh đáp ứng được hoàn toàn thì Mỹ có thể giảm yêu cầu một nửa hoặc là ‘chỉ cần có tiến triển’ trên ba vấn đề trên.
Tuy nhiên, ông cũng nói ông không nghĩ từ nay cho đến bầu cử vào năm 2020 ‘Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ thái độ cứng rắn như vậy’.
“Vừa qua họ đã không nói gì đến đánh thuế đáp lại Trump sau ngày 23/8 vừa qua,” ông chỉ ra. “Họ bắt đầu biết là không thể cứng rắn mãi được.”
Khi được hỏi thuế quan có phải là cách làm hay vì sau một năm qua biện pháp này không đạt được mục tiêu như ông Trump mong muốn là ép Trung Quốc nhượng bộ, ông Hinh nói: “Cái khó là Mỹ không có cách nào để ép buộc Trung Quốc ngoài cách tăng thuế. Dù sao thì thuế quan vẫn tốt hơn các cách làm khác như quota (hạn ngạch), vẫn tốt hơn là không làm gì hết vì khi đó mỗi năm Mỹ càng mất tiền cho Trung Quốc.”
Liệu ông Trump có tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại để ép buộc Trung Quốc đàm phán thật sự hay không? Tiến sĩ Hinh cho rằng ‘khả năng đó thấp’.
Thay vào đó, ông nói, nếu Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ thì ông Trump sẽ vẫn giữ vững cường độ như hiện nay, nhưng cũng sẽ không thoái lui bất chấp cuộc bầu cử đang tới gần.
Ngoài ra, ông Trump có thể sử dụng các công cụ khác ngoài thuế quan như áp dụng các biện pháp trừng phạt giống như với Iran, ví dụ loại các ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô la Mỹ hay đóng băng tài sản các công ty nhà nước..v..v.
“Khi đó Trung Quốc không có cách nào khác là chấp nhận các yêu sách của Mỹ,” Tiến sĩ Hinh nói và lưu ý rằng mặc dù Trung Quốc có thể thắt chặt việc các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc nhưng ‘không thể bán trái phiếu Mỹ’ mà họ đang nắm giữ để trả đũa.
https://www.voatiengviet.com/a/chi%E1%BA%BFn-tranh-thu%E1%BA%BF-quan-m%E1%BB%B9-trung-b%C3%AAn-n%C3%A0o-s%E1%BA%BD-xu%E1%BB%91ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-/5068900.html
Facebook phổ biến tính năng nhận diện
Công ty Facebook ngày 3/9 loan báo từ nay người sử dụng có thể chọn dùng hay không dùng công nghệ nhận diện trên Facebook. Công ty cũng quyết định chấm dứt tính năng có liên hệ được gọi là ‘Tag Suggestions’.Tính năng nhận diện, được một số khách hàng Facebook dùng kể từ tháng 12/ 2017, thông báo cho người có tài khoản Facebook biết là hình ảnh của họ đã được một người nào đó sử dụng hoặc khi hình ảnh của họ xuất hiện trong bức ảnh nào đó mà họ không hay biết do không được ‘tag’.
Tag Suggestions, dùng công nghệ nhận diện, đề nghị người sử dụng ‘tag’ những ai có mặt trong một bức ảnh được đăng. Tính năng này từ năm 2015 đã trở thành trung tâm của một vụ kiện liên hệ đến quyền riêng tư.
Vụ kiện của những người sử dụng Facebook tại bang Illinois cáo buộc công ty truyền thông xã hội vi phạm Luật Riêng tư về Thông tin Sinh trắc học. Họ cho rằng công ty Facebook đã thu thập và lưu trữ bất hợp pháp hàng triệu dữ liệu sinh trắc học của khách hàng không có sự ưng thuận của họ.
Tháng trước, một tòa phúc thẩm liên bang bác nỗ lực của Facebook xin hủy bỏ tình trạng pháp lý của vụ kiện.
“Chúng tôi luôn luôn tiết lộ cho khách hàng của chúng tôi công nghệ nhận diện và mọi người có thể bật tắt công nghệ này bất cứ lúc nào,” Facebook tuyên bố tháng trước.
Công ty nói đang tiếp tục tham khảo các chuyên viên về quyền riêng tư, các học giả, các nhà ban hành qui định và khách hàng về việc sử dụng công nghệ nhận diện như thế nào và những giải pháp cho khách hàng để kiểm soát công nghệ này.
https://www.voatiengviet.com/a/facebook-ph%E1%BB%95-bi%E1%BA%BFn-t%C3%ADnh-n%C4%83ng-nh%E1%BA%ADn-di%E1%BB%87n-/5068903.html
Mỹ bị tố ép nhân viên Huawei
cung cấp tin tức chống lại Huawei
Tập đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc ngày 3/9 tố cáo chính phủ Mỹ đã chỉ thị cho các cơ quan thi hành công lực “cưỡng ép” và “lôi kéo” nhân viên của Huawei chống lại Huawei trong lúc công ty gia tăng nỗ lực đẩy lùi chiến dịch của Mỹ có thể đe dọa sự sống còn của công ty.Huawei đưa ra cáo buộc này trong một thông cáo báo chí ngày 3/9 và trong một tài liệu không ghi ngày mà Reuters thấy được.
Giữa cuộc thương chiến với Trung Quốc, Washington hồi tháng 5 đưa công ty sản xuất điện thoại thông minh đứng hàng thứ hai trên thế giới vào danh sách bị cắt giảm sự tiếp cận với các linh kiện và công nghệ trọng yếu của Hoa Kỳ, đặc biệt là những ứng dụng của Google và dịch vụ Android.
Ngày 3/9, Huawei cáo buộc chính phủ Mỹ sử dụng quyền tư pháp và quyền hành pháp cùng các phương tiện khác để làm gián đoạn kinh doanh của công ty và các đối tác.
Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ nói, dù không bình luận về những cuộc điều tra rõ rệt nào, rằng “trong mọi vấn đề, những kỹ thuật điều tra của chúng tôi phù hợp với luật pháp và tất cả mọi chủ thể của những cuộc điều tra đều có những quyền theo đúng các thủ tục pháp lý hiến định và được bảo vệ bằng một nền tư pháp độc lập.”
Trong một tuyên bố công khai, Huawei nói các nhân viên và đối tác của Huawei bị lục soát bất hợp pháp, bị giam giữ và bị bắt trong khi một số nhân viên bị các hoạt vụ FBI đến nhà thăm hỏi và làm áp lực để thu thập tin tức về công ty.
Theo tài liệu của Huawei, có 8 nhân viên trong đó có vài người là công dân Mỹ dính líu tới các vụ việc vừa kể. Tất cả những người này là nhân viên điều hành trung và cao cấp. Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 28/8 khi một nhân viên của Huawei tại văn phòng ở Mỹ thông báo cho công ty là FBI đến gặp người này yêu cầu làm mật báo viên cho FBI.
Bộ Tư pháp nói FBI sẽ không có lời bình luận riêng.
Huawei không cung cấp chứng cứ về những cáo buộc của họ, chỉ nói nhân viên của họ báo cáo cho công ty. Reuters không thể xác nhận độc lập tin do Huawei cung cấp.
Kể từ đầu năm nay, ít nhất có 3 nhân viên Mỹ được các cơ quan thi hành công lực Mỹ tiếp xúc, tài liệu của Huawei nói.
Ngoài những cáo buộc Hoa Kỳ làm áp lực lên nhân viên của công ty, Huawei còn nói rằng chính phủ Mỹ phát động những cuộc tấn công trên mạng nhắm vào công ty và động viên các công ty làm việc với Huawei đưa ra những cáo buộc không rõ ràng. Tài liệu không nêu rõ những chi tiết về những nỗ lực này.
Công ty cũng cáo buộc nhà cầm quyền Mỹ phát động những cuộc điều tra chọn lựa căn cứ trên những trường hợp dân sự đã được giải quyết và truy tố hình sự căn cứ trên các cáo giác đánh cắp công nghệ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-t%E1%BB%91-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-%C3%A9p-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-huawei-cung-c%E1%BA%A5p-tin-t%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1i-huawei-/5068486.html
Chuyên gia LHQ : Mỹ, Anh, Pháp có thể
« đồng lõa » với các tội phạm chiến tranh tại Yemen
Trọng ThànhMột nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, hôm qua, 03/09/2019, công bố một báo cáo mới về tình hình tội phạm chiến tranh và các hành động xâm phạm nhân quyền trên quy mô lớn tại Yemen.
Báo cáo của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc, do Hội Đồng Nhân Quyền thành lập, chỉ đích danh Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp là các quốc gia bán vũ khí chủ yếu cho Ả Rập Xê Út, lãnh đạo liên quân tham chiến tại Yemen chống lực lượng Houthi, được Iran yểm trợ. Nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ngừng cung cấp vũ khí cho các lực lượng tham chiến.
Thông tín viên Jérémie Lanche tường trình từ Genève :
« Đau khổ, đó là một từ quá đỗi nhẹ nhàng để nói về những gì mà người dân Yemen đang phải gánh chịu. Nỗi thống khổ của người Yemen đã đạt đến một tầm mức chưa từng thấy. Người đứng đầu nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, Kamel Jendoubi, khẳng định : Giờ đây, không có bất cứ một địa điểm nào có thể được coi là an toàn tại Yemen. Chỉ cách nay ít hôm, một nhà tù do phe Houthi kiểm soát đã trở thành mục tiêu không kích. Kết quả là khoảng 130 người thiệt mạng.
Theo một chuyên gia khác, ông Charles Garraway, thì không thể coi nhẹ vấn đề vũ khí và các nguồn gốc của vũ khí, nếu chúng ta muốn chấm dứt cuộc xung đột này. Ông nói : Chúng ta biết rằng có một số quốc gia bán vũ khí cho các tác nhân tham gia xung đột, trước hết là Hoa Kỳ, Anh quốc và Pháp. Về phần mình, Iran cung cấp vũ khí cho lực lượng Houthi. Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là liệt kê danh sách các nước bán vũ khí. Nhưng, như một cựu thành viên Hồng Thập Tự Quốc Tế, thì nếu các vị muốn chấm dứt chiến tranh, thì phải tịch thu ‘‘các đồ chơi’’, tức các phương tiện chiến tranh.
Tương tự như trong báo cáo trước, nhóm chuyên gia đã xác định được nhiều nhân vật phạm tội ác chiến tranh. Danh tính của những người này đã được chuyển giao cho Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Michèle Bachelet. Tuy nhiên, hiện tại không tồn tại tòa án nào, có nhiệm vụ xét xử các tội phạm chiến tranh tại Yemen ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190904-chuyen-gia-lhq-my-anh-phap-co-the-%C2%AB-dong-loa-%C2%BB-voi-cac-toi-pham-chien-tranh-tai-yem
Boris sau thất bại vòng bỏ phiếu
và Hạ viện Anh muốn gia hạn Brexit
Sang ngày 4/09, Thủ tướng Boris Johnson sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong Hạ viện Anh.Ông đã thất bại ở vòng bỏ phiếu Hạ viện Anh hôm 03/09 vì nhiều dân biểu Bảo thủ đứng về phe đối lập để giành lại nghị trình Brexit.
Trong không khí căng thẳng tại Hạ viện Anh hôm thứ Ba, các dân biểu đã bỏ phiếu 328 trên 301, giành lại nghị trình thảo luận để ngăn ông Boris Johnson đưa Anh ra khỏi EU mà không đạt thỏa thuận gì, còn gọi là no-deal Brexit, vào 31/10/2019.
Dù bị thủ tướng Johnson dùng quyền lãnh đạo đảng Bảo thủ cảnh báo các dân biểu đảng ông không được về phe đối lập, cuộc bỏ phiếu vẫn diễn ra.
Thủ tướng Anh Johnson khôn khéo hay độc tài?
Nghị sỹ Lee bỏ đảng làm chính phủ Anh mất đa số
Cựu giám đốc tình báo Anh quan ngại về Brexit
Brexit và vụ vua Anh Henry VIII bỏ vợ
Ông đã dọa khai trừ nhiều dân biểu Bảo thủ nhưng 21 người không hề chùn bước và còn công khai bỏ phiếu theo phe đối lập.
Sang ngày 04/09, ban lãnh đạo đảng Bảo thủ cho hay đã loại cả 21 dân biểu, gồm các nhân vật có thế lực như cựu Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond, cựu chủ tịch đảng Ken Clarke, cựu Bộ trưởng Giáo dục bà Justine Greening, và Sir Nicholas Soames, cháu của cố Thủ tướng Winston Churchill.
Một liên minh của chính các nhân vật cao cấp trong đảng này đang hình thành để chống lại ông Johson, người mới lên làm thủ tướng hơn 40 ngày trước.
Nghị trình một ngày rất chặt trong Quốc hội
Nay, các dân biểu trong ngày 04/09 sẽ dẫn tới để thông qua một luật nhằm hoãn Brexit, có thể tới 31/01/2020.
Ông Johnson đã nói từ trước rằng nếu họ thông qua luật buộc ông xin EU cho gia hạn Brexit, ông sẽ yêu cầu mở tổng tuyển cử trước hạn, có thể vào ngày 14 hoặc 15/10 này.
Nói với các dân biểu trong Hạ viện, ông Johnson, người kiên quyết ủng hộ Brexit, cho rằng việc bầu cử mới, giải tán Quốc hội, là cách để cử tri Anh “chọn lựa” hướng đi tới.
Lịch làm việc của Hạ viện Anh trong ngày 04/09 rất căng, kéo dài đến đêm.
Nếu Hạ viện thông qua luật gia hạn Brexit, vào khoảng 20:30 cùng ngày, luật sẽ được chuyển lên Thượng viện tức The House of Lords.
Nếu luật được thông qua, chính phủ Johnson sẽ ngay lập tức đáp trả bằng tuyên bố tổng tuyển cử mới.
Theo BBC News, mọi việc trong Nghị trường tuần này “đảo lộn” chưa từng có và khả năng Brexit vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ràng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49577860
Ý : Chính phủ liên minh trung tả và dân túy
sắp hình thành
Thụy MySau tám tuần lễ khủng hoảng trên chính trường Ý, một liên minh mới giữa đảng Dân Chủ và Phong trào 5 Sao (M5S) đang được hình thành. Theo AFP và Reuters, hôm qua 03/09/2019 những người ủng hộ M5S đã bỏ phiếu trên mạng, và 80% đồng ý với dự án này.
Sáng nay thủ tướng Giuseppe Conte trình cho tổng thống Ý danh sách các bộ trưởng trong chính phủ « Conte bis », trong đó không có phe cực hữu của ông Matteo Salvini.
Thông tín viên Anne Tréca tường trình từ Roma :
« Những người ủng hộ Phong trào 5 Sao được thông tin trước tiên về kết quả cuộc thương lượng gay gắt giữa đảng Dân Chủ và các đại diện của họ. Đó là một chương trình gồm 26 biện pháp chính trị xã hội được đăng trên Rousseau – hệ thống tham vấn trên mạng của 5 Sao – một đảng hoàn toàn không giống những đảng phái khác.
Lập ra chế độ lương tối thiểu, vấn đề an ninh, đấu tranh chống mafia, hứa hẹn mức thuế thấp nhất và một số biện pháp về sinh thái…Những khái niệm tương đối rộng để không làm mất lòng ai, cùng với câu hỏi : Đồng ý hay không ? Khoảng vài chục ngàn người đã trả lời đồng ý.
Cuộc khủng hoảng chính trị sắp kết thúc, nhưng với cái giá chưa từng thấy mà các định chế phải trả. Các luật gia nổi tiếng nhất về luật Hiến pháp tố cáo việc sử dụng một nền tảng kỹ thuật số, được một công ty tư nhân lập ra và quản lý để điều hành nền dân chủ nghị viện. Lần này số phận của người Ý được định đoạt bằng các mã tin học, đứng ngoài mọi sự kiểm soát.
Trừ phi có sự thay đổi vào giờ chót, các đại biểu của Phong trào 5 Sao sẽ thông qua kết quả cuộc trưng cầu dân ý này. Từ nay cho đến Chủ nhật, nước Ý sẽ có một chính phủ mang tính xã hội hơn và thân châu Âu hơn, dựa trên sự kết hợp khó ngờ được giữa một đảng truyền thống và một đảng dân túy lớn nhất châu Âu ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190904-y-chinh-phu-lien-minh-trung-ta-va-dan-tuy-sap-hinh-thanh
Tù nhân bị giam ở Ukraine
bị tình nghi trong vụ bắn rớt MH-17
Các công tố viên Hà Lan đang điều tra vụ máy bay MH-17 của Hãng Hàng Không Malaysia bị bắn rơi trên vùng trời Ukraine cách đây 5 năm, sẽ thẩm vấn một người đàn ông đang bị giam cầm ở Ukraine. Họ miêu tả ông này là “một kẻ bị tình nghi” trong cuộc điều tra, một nữ phát ngôn cho biết hôm thứ Ba 3/9.Hãng tin AP nói số phận của Volodymyr Tsemakh có thể là một nhân tố trong vụ trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine vốn đang bị đình trệ vì các công tố viên Hà Lan muốn nghi can phải có mặt ở Ukraine.
Các bản tin chưa được kiểm chứng nói Tsemakh có tên trong danh sách các tù binh mà Moscow muốn trao đổi để đánh đổi tự do cho tù binh trong đó có 24 thủy thủ bị bắt ngoài khơi Crimea vào tháng 11.
Brechtje van de Moosdijk, nữ phát ngôn nhân của Toán Điều tra Hỗn hợp đang xem xét khả năng máy bay MH-17của Malaysia bị bắn rơi bằng tên lửa địa đối không Buk hôm 17/7/2014, nói rằng nghi can Tsemakh đang ở trong một nhà tù Ukraine.
Toán điều tra quốc tế đang tìm cách truy tố những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rớt chiếc máy bay của Hãng Hàng Không Malaysia, giết chết tất cả 298 hành khách trên tàu, khi chiếc Boeing 777 đang trên đường bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur.
https://www.voatiengviet.com/a/tu-nhan-o-ukrane-bi-tinh-nghi-trong-vu-rot-may-bay-c%E1%BB%A7a-hhk-malaysia/5069394.html
Iran ra thời hạn cho EU
cứu vãn hiệp ước hạt nhân 2015
Bộ trưởng Ngoại giao Iran ngày 3/9 tuyên bố Tehran sẽ giảm bớt những cam kết theo hiệp ước hạt nhân 2015 trừ phi các quốc gia châu Âu hành động trước ngày 5/9 để cứu vãn hiệp ước này. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là “chấm dứt những cuộc thảo luận”, theo Thông tấn xã Iran.Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif nói Tổng thống Hassan Rouhani sẽ sớm loan báo chi tiết về việc cắt giảm cam kết, theo hãng tin bán chính thức ISNA.
Pháp đã đề nghị cấp cho Iran khoảng 15 tỉ đô la tín dụng cho đến cuối năm nếu Tehran trở lại tuân thủ đầy đủ hiệp ước, một động thái dựa vào giả thuyết là Washington không ngăn chặn điều này, các nguồn tin phương Tây và Iran cho biết.
Trong khi đó Hoa Kỳ ngày 3/9 áp đặt chế tài đối với cơ quan không gian dân sự Iran và hai tổ chức nghiên cứu vì cho rằng hai cơ quan này được sử dụng để tiến hành các chương trình phi đạn đạn đạo của Tehran.
Chế tài của Bộ Tài chính Mỹ nhắm vào Cơ quan Không gian Iran, Trung tâm Nghiên cứu Không gian Iran và Viện Nghiên cứu Du hành Vũ trụ, theo trang mạng của Bộ Tài chính Mỹ.
“Hoa Kỳ sẽ không cho phép Iran sử dụng chương trình phóng phi thuyền như là một bình phong che đậy các chương trình phi đạn đạn đạo,” Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.
Ông nói thêm là nỗ lực ngày 29/8 của Iran phóng một phi thuyền không gian nêu bật “tính khẩn cấp của mối đe dọa.”
Hoa Kỳ đã cảnh cáo Iran về việc phóng rocket vì ngại rằng công nghệ sử dụng trong việc đưa một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất có thể giúp phát triển phi đạn đạn đạo có khả năng cần thiết để phóng các đầu đạn hạt nhân. Tehran phủ nhận các hoạt động của họ là để che đậy những phát triển như vậy.
Ngày 30/8, Tổng thống Donald Trump đưa lên Twitter một bức ảnh dường như là địa điểm phóng vệ tinh thất bại của Iran.
“Những chỉ định này nên được xem như là một cảnh báo cho cộng đồng khoa học quốc tế là hợp tác với chương trình không gian Iran có thể đóng góp vào khả năng của Tehran phát triển một hệ thống phóng vũ khí hạt nhân,” ông Pompeo nói.
Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước hạt nhân đa quốc với Iran năm 2015 vì cho rằng hiệp ước không đủ để đối phó với Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-ra-th%E1%BB%9Di-h%E1%BA%A1n-cho-eu-c%E1%BB%A9u-v%C3%A3n-hi%E1%BB%87p-%C6%B0%E1%BB%9Bc-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-2015/5068473.html
Iran có ở lại Hiệp định hạt nhân 2015,
nếu được đổi dầu lấy 15 tỉ đô la tín dụng ?
Trọng ThànhKể từ thượng đỉnh G7, cuối tháng 08/2019, nhiều nỗ lực ngoại giao dồn dập diễn ra nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran, đặc biệt với sáng kiến của Pháp. Trong những tuần gần đây, một thông tin thường được nhắc đến là các nước châu Âu để ngỏ khả năng cấp 15 tỉ tín dụng cho Teheran, đổi lại Iran trở lại tuân thủ hoàn toàn các cam kết 2015. Câu hỏi đặt ra là Iran có ở lại trong Hiệp định hạt nhân 2015 hay không, nếu được đổi dầu lấy khoản tín dụng này ?
Hiệp định hạt nhân Iran, với tên gọi chính thức là Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung (Plan d’action global conjoint / Joint Comprehensive Plan of Action), hiện đang trên bờ tan vỡ.
Hiệp định này được 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (gồm Mỹ, Nga, Trung, Pháp và Anh), cùng với Đức thông qua, năm 2015, có mục tiêu không cho phép chính quyền Teheran phát triển vũ khí hạt nhân, trong thời hạn 10 năm, đặt các cơ sở nguyên tử của quốc gia này dưới sự giám sát quốc tế. Đổi lại, các trừng phạt kinh tế đối với chính quyền Iran lần lượt được dỡ bỏ. Thỏa thuận đạt được thời tổng thống Obama đã bị người kế nhiệm Donald Trump chống lại kịch liệt, với lý do Iran đang trở thành một mối đe dọa đối với an ninh khu vực, đặc biệt với các hoạt động hỗ trợ các lực lượng mà ông Trump gọi là « khủng bố ».
Tháng 5/2018, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Hồi Giáo này, với mục tiêu bóp nghẹt nền kinh tế Iran, đẩy chế độ Teheran đến chỗ suy yếu. Đầu tháng 5/2019, Hoa Kỳ quyết định gây áp lực tối đa với nền kinh tế Iran bằng cách chấm dứt miễn trừ lệnh trừng phạt cho 8 quốc gia còn tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, khiến lượng dầu xuất khẩu Iran sụt giảm 50%.
Để trả đũa, chính quyền Iran quyết định từ ngày 07/07, nâng mức làm giàu chất phóng xạ uranium với tỷ lệ trên 3,67%, tức vượt quá giới hạn cho phép, theo Hiệp định hạt nhân 2015. Iran cũng để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục không tuân thủ các cam kết khác về hạt nhân « trong 60 ngày tới », trừ phi Teheran và các đối tác trong hiệp định hạt nhân tìm ra được giải pháp giúp Iran hóa giải được trừng phạt của Mỹ. Ngày 06/09 tới, tức sau hai tháng kể từ đợt phá cam kết hồi tháng 7, nếu Iran và các đối tác châu Âu không đạt thỏa thuận, Teheran tuyên bố sẽ thực thi đe dọa nâng mức làm giàu uranium lên 20% hoặc tái khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân.
Lý do trực tiếp khiến Iran quyết định rút dần khỏi Hiệp định hạt nhân 2015 là do việc Hoa Kỳ tái áp đặt các trừng phạt kinh tế, với « mục tiêu gây áp lực tối đa », buộc chính quyền Teheran phải chấp nhận thương lượng trở lại Hiệp định hạt nhân, cùng với các vấn đề an ninh khu vực. Hậu quả của việc áp đặt trở lại các trừng phạt là quá rõ ràng đối với nền kinh tế Iran.
Theo thẩm định của một số cơ quan kinh tế, năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp kinh tế Iran tăng trưởng âm. Ngân Hàng Thế Giới dự đoán, kinh tế Iran sẽ tiếp tục thoái lùi trong những tháng tới. GDP Iran dự kiến sụt giảm khoảng 3,6% năm nay. Vào mùa hè năm nay, đồng tiền Iran rial đã mất giá 60%, lạm phát tăng 37%. Thất nghiệp Iran dự kiến có thể lên tới 15% vào năm 2020.
Kinh tế Iran tưởng như có cơ hồi phục, sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân với nhóm lục cường năm 2015, đã lâm vào tình trạng hết sức tồi tệ, do trừng phạt của Mỹ, nhắm đúng vào yết hầu của nền kinh tế nước này – ngành xuất khẩu dầu mỏ, chiếm khoảng 80% thu nhập của Iran. Chính vì vậy, việc các nước châu Âu để ngỏ khả năng cấp tín dụng 15 tỉ đô la, được đảm bảo bằng nguồn thu từ dầu mỏ của Iran, chẳng khác gì chiếc phao cứu mạng đối với chế độ Teheran.
Vấn đề hiện nay là thỏa thuận cấp tín dụng 15 tỉ đô la, đổi lại việc Iran trở lại tuân thủ các cam kết trong Hiệp định 2015, không dễ dàng đạt được. Một thỏa thuận như vậy chỉ có thể đúc kết với sự hưởng ứng từ phía Washington, cụ thể với việc Mỹ nới lỏng một số hạn chế. Cho đến nay, theo một số nguồn tin từ truyền thông Iran, Pháp chưa thuyết phục được Washington chấp nhận một sáng kiến như vậy. Hôm nay, 04/09//2019, tổng thống Iran Rohani tuyên bố kéo dài thêm hai tháng thời hạn để các nước châu Âu có thời gian hoàn tất thỏa thuận tín dụng 15 tỉ đô, với hy vọng cứu vãn được Hiệp định hạt nhân 2015.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190904-iran-co-o-lai-hiep-dinh-hat-nhan-2015-neu-duoc-doi-dau-lay-15-ti-do-la-tin-dung
Mỹ-Iran : Tổng thống Donald Trump
có thể làm lộ bí mật quân sự
Tú AnhTuần trước, Iran bị thất bại trong nỗ lực đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Tổng thống Mỹ Donald Trump loan tin này trên tweet của ông kèm với không ảnh chụp dàn phóng bị thiêu hủy sau tai nạn.
Vấn đề là chất lượng của bức không ảnh này quá tốt, không thể do camera của vệ tinh thương mại chụp được, nên gây chú ý. Vô tình, chủ nhân Nhà Trắng có thể đã tiết lộ một bí mật quốc phòng.
Bức ảnh mà tổng thống Donald Trump đưa lên Tweet có phải là tài liệu mật của bộ Quốc Phòng ? Tranh cãi đang nổi lên tại Hoa Kỳ. Tấm ảnh vệ tinh cho thấy rõ dàn phóng thuộc trung tâm không gian Semna của Iran bị hư hại nặng sau vụ nổ phi thuyền Saphir . Bức ảnh rất chi tiết, không thể do một vệ tinh thương mại cung cấp. Điều này đã thúc đẩy nhiều người có óc tò mò tìm hiểu.
Phân tích bức ảnh, họ xác định được một cách chính xác máy camera đặt từ một góc độ nào trên bầu trời và từ đó chỉ cần truy tìm vệ tinh và quỹ đạo.
Bất cứ vệ tinh nào kể cả vệ tinh quân sự có nhiệm vụ tối mật cũng có thể nhìn thấy từ trái đất. Một cách nhanh chóng, họ tìm ra « thủ phạm » là USA-224. Vệ tinh này nằm trong chương trình KeyHole 11, gồm những vệ tinh khổng lồ, trang bị viễn vọng kính quan sát vũ trụ giống như Hubble, nhưng quay ống kính về trái đất.
Khả năng của KeyHole 11 là một bí mật quốc phòng của Mỹ. Bức ảnh do tổng thống Donald Trump phổ biến có thể cho phép suy ra độ xác định của viễn vọng kính mà cho đến nay ngoài giới tình báo Mỹ, chưa ai được biết.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190904-my-iran-tong-thong-donald-trump-lam-lo-bi-mat-quan-su
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố
rút dự luật dẫn độ
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói bà rút dự luật dẫn độ gây tranh cãi, nguồn cơn gây ra các cuộc biểu tình mấy tháng qua.Dự luật được đưa ra hồi tháng Tư có nội dung cho phép việc dẫn độ các nghi phạm phạm tội hình sự về Trung Hoa lục địa.
Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Hong Kong: Carrie Lam nói ‘chưa bao giờ xin Bắc Kinh cho từ chức’
Dự luật bị ngưng vào tháng Sáu, khi bà Lam nói nó “đã chết”, nhưng bà không rút lại.
Việc rút loại hoàn toàn dự luật là một trong năm đòi hỏi chính của người biểu tình, những người cũng đòi hỏi các quyền dân chủ đầy đủ.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư, bà Lam cũng thông báo rằng hai quan chức cao cấp sẽ tham gia cuộc điều tra đang diễn ra về hành động của cảnh sát trong các cuộc biểu tình.
Phải có cuộc điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát ra tay tàn nhẫn với người biểu tình cũng là một yêu cầu khác của các nhà hoạt động.
Theo Reuters, vào đầu mùa Hè này, bà Carrie Lam từng gửi chính quyền Trung Quốc một đề xuất, trong đó đánh giá tình hình bất ổn ở Hong Kong, đồng thời đề xuất việc chấp thuận một số yêu cầu từ người biểu tình và cho rằng việc này có thể xoa dịu khủng hoảng chính trị tại đây. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc sau đó đã từ chối đề xuất của bà.
Năm đề xuất của người biểu tình, được nêu trong một báo cáo mà Reuters được tiếp cận, gồm bãi bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về việc cảnh sát dùng bạo lực tấn công người biểu tình, bầu cử tự do dân chủ cho Hong Kong, bỏ thuật ngữ ‘bạo động’ khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bãi bỏ các cáo buộc đối với những người biểu tình hiện đang bị bắt giữ.
Trong một ghi âm bị rò rỉ hồi đầu tuần, bà Lam nói ‘nếu có lựa chọn, tôi sẽ từ chức’. Bà cũng nói hiện nay bà không dám đi đâu, kể cả đi cắt tóc hay mua sắm.
Sau đó, trong một cuộc họp báo, bà Lam cho hay bà chưa từng thảo luận việc từ chức với chính phủ Trung Quốc và ‘từ chức hay không là lựa chọn của tôi’.
Hong Kong hiện đang trong tuần biểu tình thứ 14. Va chạm bạo lực đã xảy ra giữa cảnh sát và các nhà hoạt động trong dịp cuối tuần rồi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49575536
Hong Kong: Zara vào tầm ngắm
của dân TQ phẫn nộ
Hãng bán lẻ quần áo Tây Ban Nha Zara bị chỉ trích ở Trung Quốc sau khi một số cửa hàng của hãng đóng cửa hôm Hong Kong dự tính có biểu tình rộng khắp.Hàng ngày người Trung Quốc trên mạng xã hội đang kêu gọi tẩy chay Zara, cáo buộc hãng ủng hộ nhân viên muốn tham gia biểu tình.
Chuỗi bán lẻ nói họ đóng cửa chỉ là nhằm đảm bảo các cửa hàng không bị thiếu nhân viên nếu giao thông bị ngừng trệ.
Nhưng phản hồi của hãng không làm dịu nỗi giận dữ của một số người Trung Quốc.
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
Hong Kong: Giám đốc Cathay Pacific từ chức
Hong Kong đã có biểu tình kéo dài hàng tháng, và người biểu tình bất bình với cái mà họ cho là ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đại lục lên Hong Kong.
Nhiều công ty gặp phải phản ứng giận dữ từ người tiêu dùng Trung Quốc đại lục trước bất kỳ điều gì có thể được hiểu là ủng hộ các cuộc biểu tình hay thách thức chủ quyền của Trung Quốc.
‘Nếu không chân thành, thì đừng nói gì ’
Phản ứng tức giận nảy sinh sau khi bốn cửa hàng Zara ở Hong Kong đóng cửa tạm thời hôm thứ Hai 2/9.
Học sinh trung học bãi khóa ngày đầu năm học trong khi các cuộc biểu tình bước sang tuần thứ 14
Đó là hôm khoảng 10.000 học sinh từ 200 trường cấp hai – theo các nhà tổ chức – đã bãi khóa ngày đầu tiên của năm học để ủng hộ người biểu tình.
Cũng hôm đó, Hong Kong chuẩn bị tinh thần có một cuộc đình công hai ngày, tuy nhiên chiến dịch này đã không thu hút được nhiều người.
Tờ báo Ming Pao ở Hong Kong đăng bài có ảnh chụp thông báo dán trên một cửa hàng Zara, cùng lời đồn đoán liệu lý do đóng cửa có phải để ủng hộ các cuộc đình công và bãi khóa không.
Bài báo này rất nhanh chóng được bình luận trên mạng Weibo, với nhiều người cho rằng Zara ủng hộ các cuộc biểu tình, và lời kêu gọi tẩy chay.
Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
TQ ra lệnh tẩy chay giải điện ảnh Kim Mã
Zara – do công ty mẹ Inditex sở hữu – nhanh chóng có thông cáo ngắn phản hồi trên trang Weibo chính thức của hãng, giải thích rằng hãng “chưa bao giờ tham gia vào vụ biểu tình nào”.
Zara nói họ ủng hộ mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, theo đó Hong Kong là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên thông cáo này chẳng hề làm dịu sự phẫn nộ trên mạng.
Từ khóa #ZaraStatement (Thông cáo Zara) gây bão trên Weibo, với hơn 330 triệu lượt xem, và nhiều người gọi thông cáo đó là không chân thành.
“Thật đúng là nói cho có. Nếu muốn nói một cách chân thành, thì hãy nói cho thật. Còn nếu không chân thành, xin đừng nói gì hết,” một bình luận tiêu biểu trên Weibo viết.
Chuyện các thương hiệu phương Tây gặp sự phản kháng của người tiêu dùng Trung Quốc không phải là hiếm, nhưng họ thường giải quyết bằng cách đưa ra những thông cáo dài để xin lỗi.
Dân mạng ủng hộ Trung Quốc cho rằng thông cáo của Zara thiếu một lời xin lỗi rõ ràng.
“Hãy thể hiện sự chân thành Zara. Tôi hy vọng hãng sẽ xin lỗi và đưa ra một câu trả lời đúng đắn. Nếu không, hãy cút đi,” một người dùng Weibo viết.
“Các bạn có quyền tự do ra bất kỳ thông cáo nào các bạn muốn Zara. Tôi cũng có quyền không mua thương hiệu của các bạn,” một người khác viết.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc làm tăng thêm căng thẳng với một bài xã luận kêu gọi Zara phải có “lời giải thích trang trọng”.
Bài báo nói Zara đã đưa ra “một tấm gương hết sức tiêu cực”.
Sau đó, Zara giải thích rằng hãng đã “trì hoãn” việc mở cửa một số cửa hàng hôm thứ Hai vì một số nhân viên gặp khó khăn tới chỗ làm do giao thông bị gián đoạn vì biểu tình.
Các nhà hoạt động đã làm gián đoạn các chuyến tàu ở nhiều ga khác nhau hôm thứ Hai, gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng vào giờ cao điểm.
“Chúng tôi xin nói rõ rằng tất cả 14 cửa hàng ở Hong Kong SAR đều mở cửa và tất cả các khách hàng đều được chào đón ngày hôm đó,” Inditex nói trong một thông cáo.
“Do những khó khăn về giao thông, chúng tôi hoãn giờ mở cửa của bốn của hàng trong vài giờ cho tới khi các nhân viên của chúng tôi tới được nơi làm việc.”
Tuy nhiên, tờ Hoàn cầu Thời báo viết trong một bài báo riêng rằng các phóng viên của báo quan sát thấy các chuyến tàu “không bị ngừng trệ đáng kể”, ám chỉ rằng Zara đã không hoàn toàn trung thực.
Mỹ gọi Đài Loan là ‘quốc gia’ và dùng cờ nước này
Hãng bán lẻ Tây Ban Nha sau đó nói hãng “rất lấy làm tiếc về bất kỳ sự hiểu lầm nào” mà quyết định của hãng đã gây ra.
Đây không phải là lần đầu tiên Zara gặp khó khăn ở Hong Kong.
Năm ngoái, hãng bị chỉ trích trên mạng xã hội Trung Quốc vì liệt kê Đài Loan là một quốc gia riêng biệt, khác quan điểm của Bắc Kinh coi đây là một tỉnh ly khai.
Hong Kong đã bước sang tuần thứ 14 của các cuộc biểu tình.
Phong trào biểu tình ở Hong Kong đã phát triển từ một cuộc tuần hành chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi thành một phong trào dân chủ rộng lớn hơn. Người biểu tình kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về tình trạng cảnh sát dùng vũ lực và quyền phổ thông đầu phiếu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49579550
Người biểu tình Hong Kong
dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
Người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã chuyển sang một ứng dụng mới để liên lạc – một ứng dụng không sử dụng internet và do đó chính quyền Trung Quốc khó theo dõi hơn.Bridgefy dựa trên Bluetooth và cho phép người biểu tình liên lạc với nhau mà không cần kết nối internet.
Số lượt tải xuống ứng dụng Bluetooth Bridgefy tăng gần 4.000% trong hai tháng qua, theo công ty đo lường Apptopia.
Hong Kong: Carrie Lam nói ‘chưa bao giờ xin Bắc Kinh cho từ chức’
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Các doanh nghiệp Hong Kong xoay sở như thế nào?
Các văn bản, email và ứng dụng nhắn tin WeChat đều bị chính phủ Trung Quốc theo dõi.
Bridgefy liên kết các thiết bị của người dùng với nhau, cho phép mọi người trò chuyện với người khác ngay cả khi họ ở các địa điểm khác nhau trong thành phố, bằng cách kết nối với điện thoại của người dùng khác cho đến khi tin nhắn đến được người cần nhận.
Phạm vi từ điện thoại đến điện thoại là trong vòng 100m (330ft).
Ứng dụng được thiết kế bởi một start-up có trụ sở tại San Francisco và trước đây đã được sử dụng ở những nơi mà mạng wi-fi hoặc các mạng truyền thống phải vật lộn để hoạt động, chẳng hạn như các sự kiện âm nhạc hoặc thể thao lớn.
Phát biểu với Forbes, người đồng sáng lập, ông Jorge Rios, nói về số lượng người dùng tăng đột biến ở Hong Kong: “Họ đang dùng nó để tự tổ chức [biểu tình] và giữ an toàn, mà không phải phụ thuộc vào kết nối internet.”
BBC hiểu rằng những người biểu tình đang chuyển sang Bridgefy trong trường hợp internet bị cắt, hay còn gọi là Bức tường lửa vĩ đại của Trung Quốc, nơi kiểm duyệt các website tại đại lục.
Một ứng dụng tương tự, FireChat, đã được sử dụng trong các cuộc biểu tình trước đây ở Hong Kong và cả Đài Loan, Iran và Iraq.
Hơi cay
Giáo sư Alan Woodward, một chuyên gia bảo mật máy tính tại Đại học Surrey, không tin rằng các ứng dụng như vậy thực sự qua mắt các cơ quan chức năng.
“Với bất kỳ mạng ngang hàng (peer to peer network) nào, nếu bạn nắm được bí quyết, bạn có thể ngồi tại các khu vực trung tâm của nó và theo dõi thiết bị nào đang nói chuyện với thiết bị nào và siêu dữ liệu này có thể cho bạn biết ai đang tham gia trò chuyện.
“Và, tất nhiên, bất cứ ai cũng có thể tham gia mạng lưới và sử dụng Bluetooth, đây không phải là giao thức an toàn nhất. Chính quyền có thể không nghe được cuộc thoại quá dễ dàng như vậy nhưng tôi ngờ rằng họ sẽ có phương tiện để thực hiện.”
Phong trào biểu tình ở Hong Kong đã phát triển từ một cuộc tuần hành chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi thành một phong trào dân chủ rộng lớn hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49575530
Huawei cáo buộc Mỹ tấn công mạng
và đe dọa nhân viên
Huawei cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ “sử dụng mọi công cụ theo ý của mình” để phá vỡ hoạt động kinh doanh của Huawei.Trong một thông cáo báo chí công bố hôm thứ Ba, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cho biết Mỹ đã có các cuộc tấn công mạng nhằm xâm nhập vào mạng lưới của công ty họ và đang đe dọa nhân viên của Huawei.
Công ty được đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ năm nay đã không đưa ra bằng chứng nào cho các cáo buộc.
Huawei đã trở thành tâm điểm của tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong một thông cáo báo chí, Huawei cáo buộc Hoa Kỳ đã giam giữ nhân viên của họ một cách bất hợp pháp, tung ra các cuộc tấn công mạng để xâm nhập vào hệ thống thông tin nội bộ của Huawei, và gửi nhân viên FBI đến nhà của nhân viên Huawei để gây áp lực bắt họ thu thập thông tin về công ty.
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án sự ác ý, nỗ lực phối hợp của chính phủ Hoa Kỳ để làm mất uy tín của Huawei và hạn chế vị trí lãnh đạo trong ngành,” công ty nói.
Chưa có phản hồi nào từ giới chức Hoa Kỳ.
Huawei và cơ hội vào thị trường 5G của Anh
Huawei cắt giảm việc làm ở Mỹ sau khi bị vào ‘sổ đen’
Hãng làm chip của Mỹ vận động giúp Huawei
Tuyên bố của Huawei được đưa ra để phản ứng lại báo cáo của Wall Street Journal nói rằng họ đã bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra về hành vi trộm cắp bằng sáng chế camera của điện thoại thông minh.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc cho biết qua tuyên bố trên rằng các cáo buộc này sai.
Công ty Huawei đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh quyền lực đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đối đầu trong một cuộc chiến thương mại trong năm qua.
Mỹ lập luận rằng Huawei đặt ra rủi ro an ninh quốc gia và đưa công ty này vào danh sách đen thương mại vào tháng Năm.
Washington cũng đã vận động các nước đồng minh tránh dùng các sản phẩm của Huawei vì sợ họ có thể bị Bắc Kinh sử dụng để giám sát.
Huawei đã nhiều lần từ chối điều này và nói rằng công hoạt động độc lập với chính phủ Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49575870
Tàu tên lửa tàng hình Type 022 của TQ
bị cho “nghỉ hưu” sớm
Truyền thông Trung Quốc mới đây cho biết, Hải quân Trung Quốc chính thức cho tàu tên lửa tàng hình Type 022 “nghỉ ngơi sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử”.Việc chế tạo Type 022 đã được thực hiện từ năm 2004, theo một số nguồn tin Trung Quốc đã đóng được 83 chiếc Type 022 và đưa vào biên cho các hạm đội hải quân. Đơn giá một chiếc rơi vào khoảng 50 triệu USD.
Type 022 là tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình, có lượng giãn nước đầy tải 220 tấn; chiều dài 42,6 m; chiều rộng 12,2 m, mớn nước 1,5 m; trang bị 2 động cơ diesel 6.865 mã lực (5.119 kW) cùng 4 động cơ phản lực nước MARI cho tốc độ tối đa 36 hải lý/h; thủy thủ đoàn 12 người.Công nghệ tàu 2 thân (cataraman) trên Type 022 có nhiều ưu điểm so với một thân truyền thống (mono hull) như cung cấp sự ổn định cao và độ nghiêng thấp, cho phép chạy với tốc độ rất cao và tăng khả năng tàng hình. Type 022 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước Type 362, radar định vị và một tổ hợp ngắm quang điện tử dùng để chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực pháo phòng không. Đáng chú ý, Type 022 bố trí 2 bệ phóng tên lửa cho phép mang tổng cộng 8 quả đạn tên lửa chống tàu mặt nước gồm: 8 tên lửa C-801 C-801 có tầm bắn 42km hoặc loại C-802 (tầm bắn 120km) hoặc loại C-803 (tầm bắn 150-200km); có khả năng trang bị thêm cả tên lửa hành trình đối đất HN-2 có tầm bắn đến 1.800km; một tổ hợp
pháo phòng không cao tốc thiết kế dựa trên mẫu AK-630 của Nga theo giấy phép, trang bị pháo 6 nòng cỡ 30mm cho tốc độ bắn cực cao phù hợp trong tác chiến chống tên lửa hành trình và kể cả máy bay, trực thăng, UAV. Tàu cũng không có khả năng hoạt động xa bờ mà chỉ đảm nhiệm vai trò tuần tra tại các vùng biển gần hải cảng, căn cứ hải quân.
Hải quân Trung Quốc thiết kế Type 022 cho mục đích phòng thủ lãnh hải trước ưu thế cực lớn của Mỹ vào thời điểm đó, số lượng đông đảo Type 022 rất phù hợp cho chiến thuật phi đối xứng khi đối đầu kẻ địch mạnh hơn. Theo nhận định của giới chuyên gia, Type 022 được xếp vào những tàu tên lửa tấn công nhanh lợi hại nhất thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại,hải quân Trung Quốc đã đưa vào vận hành tới 80 chiếc loại này. Trong khi đó, giới truyền thông cho biết, với khoảng 80 tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022, trang bị hỏa lực mạnh sẽ là phương án đáp trả biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ nếu lực lượng này có ý định can thiệp vào tình hình eo biển Đài Loan trong trường hợp nổ ra xung đột. Tuy nhiên, việc Trung Quốc chính thức cho tàu Type 022 “nghỉ hưu” trong bối cảnh tình hình eo biển Đài Loan đang có nhiều diễn biến phức tạp, ngày càng trở nên căng thẳng là điều gây bất ngờ lớn.
Trong khi đó, Đài loan có tiềm lực thua kém Trung Quốc hàng chục lần, nhưng cũng sở hữu một hạm đội xuồng tên lửa 31 chiếc. Các xuồng tên lửa lớp Kuang Hua VI có lượng giãn nước 170 tấn, thân tàu kiểu truyền thống, vũ khí chính là 4 tên lửa Hùng Phong II (Hsiung Feng II, hay HF-2). Đáng chú ý, ngày 23/12/2014, hải quân Đài Loan đã tiếp nhận chiếc corvette mới mà thực tế là loại tàu tương tự nhưng có kích thước lớn hơn Type 022 của Trung Quốc. Tàu đầu tiên của loạt tàu 12 chiếc là Tuo Jiang (Đà Giang) có thiết kế tàu hai thân, lượng giãn nước 500 tấn, vũ khí chính là 2 loại tên lửa chống hạm là 8 tên lửa siêu âm HF-3 tầm bắn 130 km (sát thủ tàu sân bay) và 8 tên lửa dưới âm HF-2 tầm bắn 160 km (biến thể cải tiến của HF-2 có tầm bắn 250 km đang trong giai đoạn thử nghiệm). Tàu cũng được trang bị 1 ụ pháo 76 mm Otobreda, 1 hệ thống pháo Mark 15 Phalanx, 4 ụ súng máy 12,7 mm, 6 ống phóng lôi Mark 32. Sàn đỗ ở đuôi có thể dùng cho máy bay không người lái, nhưng không đủ rộng cho một trực thăng. Tốc độ hành trình của tàu là đến 34 hải lý/h, cự ly hành trình 2.000 hải lý.
Có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc cho tàu Type 022 “nghỉ hưu” là do Bắc Kinh đã có bước đột phá lớn trong chiến lược tác chiến, hải quân Trung Quốc đã phát triển từ lực lượng tác chiến ven bờ thành “hải quân nước xanh” với khả năng tung sức mạnh đến các vùng biển rất xa.Ngoài các tàu sân bay, khu trục hạm, tuần dương hạm thì hải quân Trung Quốc đang đóng mới rất nhiều tàu hộ vệ tên lửa Type 056 có lượng giãn nước 1.500 tấn để thay thế vai trò của Type 022 trong chiến lược chống tiếp cận/xâm nhập khu vực từ cự ly xa hơn.Bên cạnh đó lực lượng này còn thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo chống hạm, xác định đây sẽ là vũ khí của tác chiến phi đối xứng chủ lực trong các cuộc xung đột cự ly gần.Khi đã có người kế thừa xứng đáng thì việc duy trì số lượng đông đảo Type 022 tỏ ra không còn cần thiết nữa, chính vì vậy hải quân Trung Quốc bắt đầu cho một số chiếc Type 022 được “nghỉ hưu” sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Sau khi cho “nghỉ hưu”, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ bán thanh lý các tàu tên lửa Type 022 cho các đối tác của mình nếu nhận được lời đề nghị, bởi dù sao lớp chiến hạm này vẫn được đánh giá rất phù hợp với những lực lượng nhỏ.
http://biendong.net/bien-dong/30190-tau-ten-lua-tang-hinh-type-022-cua-tq-bi-cho-nghi-huu-som.html
Kiện lên WTO, TQ “đổ thêm dầu vào lửa”
trong thương chiến với Mỹ?
Việc gửi đơn kiện lên WTO được Trung Quốc công bố chỉ 1 ngày sau khi Mỹ chính thức nâng thuế lên 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nước này.Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/9 cho biết nước này đã nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề thuế nhập khẩu của Mỹ. Dù không công bố chi tiết về vụ kiện pháp lý nhưng Trung Quốc cho biết thuế quan của Mỹ đã ảnh hưởng đến 300 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Động thái mới nhất này được công bố chỉ 1 ngày sau khi Mỹ chính thức nâng thuế lên 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời mức thuế mới của Trung Quốc đối với dầu thô của Mỹ cũng chính thức có hiệu lực.
Theo quy định của WTO, Mỹ có 60 ngày để cố gắng giải quyết tranh chấp mới nhất. Sau đó, Trung Quốc có thể yêu cầu WTO xét xử, tuy nhiên quá trình có thể sẽ mất vài năm. Nếu Mỹ bị kết luận vi
phạm các quy tắc, Trung Quốc có thể giành được sự chấp thuận của WTO để thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại.
Đây là lần thứ 3 Trung Quốc nộp đơn kiện lên WTO để tổ chức này xem xét các giới hạn mức thuế mà mỗi nước có thể áp dụng. Điều khiến Trung Quốc bị chỉ trích là dù kiện Mỹ, nhưng chính Bắc Kinh cũng đáp trả Washington bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ mà không cần sự chấp thuận của WTO.
Việc Trung Quốc gửi đơn kiện Mỹ lên WTO được cho là “đổ thêm dầu vào lửa” cho những căng thẳng hiện nay, trong khi cả 2 bên vẫn chưa thống nhất lịch trình đàm phán thương mại tiếp theo trong tháng 9 này tại Washington.
Mặc dù Tổng thống Trump khẳng định Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tích cực trao đổi về vòng đàm phán sắp tới, nhưng tới nay 2 bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung liên quan tới các điều khoản cơ bản về việc tái đàm phán.
“Chúng tôi đang thảo luận với Trung Quốc, cuộc gặp sẽ vẫn diễn ra trong tháng 9. Điều này sẽ không thay đổi. Họ không thay đổi, chúng tôi cũng không. Chúng ta cùng xem điều gì sẽ xảy ra”, Tổng thống Trump ngày 2/9 cho biết.
Trong khi đó, Bloomberg cho biết, trong các cuộc thảo luận diễn ra tuần trước, 2 bên vẫn chưa thống nhất được một số vấn đề, trong đó có yêu cầu của Mỹ cho vòng đàm phán tiếp theo và đề nghị của Trung Quốc về việc Mỹ hoãn tăng thuế đối với hàng hóa của nước này.
Giới phân tích cho rằng, vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc là thiếu niềm tin chiến lược. Nếu điểm mấu chốt này không được giải quyết, thì 2 bên sẽ khó có thể đi đến một thỏa thuận thương mại.
Thiếu niềm tin, thỏa thuận thương mại cũng không ích gì?
Ngay cả nếu Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại, thì việc thiếu “niềm tin chiến lược” giữa 2 nước có thể dẫn đến một nền kinh tế toàn cầu bị “vỡ vụn”, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing ngày 2/9 cảnh báo.
Theo ông Chan Chun Sing, trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nước trên thế giới sẽ cố gắng tìm cách giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế bằng cách bảo vệ các chuỗi cung cấp của mình trước, thay vì đặt lợi ích đa phương lên trên hết.
“Đây là xu hướng nguy hiểm nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Chan nói.
Theo ông, với việc thiếu niềm tin chiến lược như hiện nay, thương chiến Mỹ-Trung sẽ khó có thể được giải quyết sớm, đặc biệt là khi những bất đồng không chỉ dừng lại ở thương mại mà còn lan sang lĩnh vực công nghệ và tiền tệ.
Hồi tháng 5, Mỹ đã cấm hầu hết các công ty của nước này làm ăn với công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc và tiếp tục gây sức ép với các nước đồng minh để họ không sử dụng các thiết bị của công ty này cho các mạng lưới 5G.
Tiếp đó, trong tháng 8, Mỹ đã chính thức đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, một quyết định cho phép Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, các đòn thuế quan mới nhất có hiệu lực từ 1/9 cũng đang khiến Mỹ và Trung Quốc “loay hoay” với việc nối lại đàm phán thương mại ở Washington.
“Tôi nghĩ rằng việc thiếu niềm tin chiến lược là yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu không có yếu tố mấu chốt này, sẽ rất khó cho cả Mỹ và Trung Quốc giải quyết những bất động. Cho dù họ có đạt được một thỏa thuận thương mại, thì sự ngờ vực lẫn nhau cũng khiến phần còn lại của thế giới bị ảnh hưởng và sẽ rất khó để nói rằng, chúng ta có một nền kinh tế toàn cầu hội nhập”, ông Chan nói
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30175-kien-len-wto-tq-do-them-dau-vao-lua-trong-thuong-chien-voi-my.html
Ông Tập thừa nhận TQ đối mặt ‘rủi ro dồn dập’
nhưng ‘phải giành chiến thắng’
Trung Quốc đang đối mặt với một giai đoạn của ‘những rủi ro dồn dập’ về cả kinh tế, chính trị và ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ngày 3-9.Theo Reuters, ông Tập cũng nhấn mạnh quốc gia của mình phải đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng mọi thể lực thách thức lợi ích của Trung Quốc.
Phát biểu tại Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập khẳng định phải “kiên quyết đấu tranh” trước bất cứ nguy cơ và thách thức nào đối với sự lãnh đạo của Đảng, chủ quyền và an ninh của quốc gia, cũng như bất cứ điều gì đe dọa lợi ích cốt lõi của đất nước.
“Khi điều đó xảy ra, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh và chúng ta phải giành chiến thắng. Hiện tại cũng như tương lai, sự phát triển của Trung Quốc đã tiến vào một thời kì mà những nguy cơ và thách thức liên tục tăng thêm, và đang dần đổ dồn. Những cuộc đấu tranh lớn trước mắt sẽ không bớt căng thẳng”, ông Tập nói.
Chủ tịch Trung Quốc cũng nhấn mạnh những khó khăn này bao gồm cả về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, Hong Kong, Đài Loan và ngoại giao. Ông nói thêm rằng những thách thức ấy sẽ “trở nên phức tạp hơn nữa”.
Ông Tập đang chuẩn bị cho cuộc duyệt binh kết hợp diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 10-1. Reuters nhận định Chủ tịch Trung Quốc không muốn bất kì điều gì làm ảnh hưởng không khí ăn mừng trong ngày lễ này.
Hãng tin này cũng cho rằng ông Tập và chính quyền Bắc Kinh, dù luôn đề cao sự ổn định vượt trên mọi giá trị khác, đang phải đối mặt với một loạt trở ngại từ tăng trưởng kinh tế đình trệ giữa bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ, cho đến các cuộc biểu tình tại Hong Kong.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30173-ong-tap-thua-nhan-tq-doi-mat-rui-ro-don-dap-nhung-phai-gianh-chien-thang.html
Philippines áp mức thuế mới
đối với xi măng nhập khẩu
Chính phủ Philippines vừa công bố cho áp thuế mới đối với xi măng nhập khẩu, chủ yếu từ Việt Nam, sau khi nguồn hàng này vào Philippines tăng mạnh. Mục tiêu được Manila nói nhằm bảo hộ cho ngành sản xuất xi măng trong nước.Mạng báo Nikkei loan tin ngày 4 tháng 9 nói rõ nhu cầu xi măng tại Philippines gia tăng khi mà Tổng thống Rodrigo Duterte đẩy mạnh chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng trị giá 180 tỷ đô la nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng như tạo công ăn việc làm trong nước.
Bộ Công Thương của chính phủ Manila vào ngày 3 tháng 9 cho biết trong vòng 15 ngày sau khi công bố sẽ áp dụng biện pháp đánh thuế mới đối với mặt hàng xi măng nhập khẩu trong trong vòng ba năm. Vào năm thứ nhất mỗi tấn xin măng nhập khẩu phải chịu mức thuế 4,8 đô la Mỹ, tương đương 250 peso. Sang năm thứ hai mức thuế này giảm xuống 225 peso một tấn và năm thứ ba còn 200 peso một tấn. Tuy nhiên, hằng năm sẽ cho rà soát lại.
Mức thuế mà Bộ Công Thương áp dụng được biết thấp hơn mức mà Ủy Ban Thuế Philippines đề nghị vào tháng vừa qua ở mức 297 peso một tấn.
Vào năm ngoái, Philippines cho biết hồi năm 2013 nước này chỉ nhập khẩu 3600 tấn xi măng; thế nhưng đến năm 2017 thì con số này tăng lên 3 triệu tấn. Trong số này chừng 75% nhập từ Việt Nam, 18% nhập của Trung Quốc và 8% nhập từ Thái Lan.
Nikkei cho biết chưa nhận được phúc đáp của Việt Nam khi được hỏi về vấn đề Philippines tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xi măng; tuy nhiên tin cho biết vào tháng 6 vừa qua, Hà Nội cảnh báo biện pháp bảo hộ như thế vi phạm qui định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/phi-vn-cement-09042019093434.html
Bắc Kinh lên án việc Hoa Kỳ
đưa hãng năng lượng hạt nhân Trung Cộng
vào danh sách đen
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Viên chức quản lý an toàn hạt nhân hàng đầu Trung Cộng vào thứ Ba, 3 tháng 9, đã lên án việc Hoa Kỳ đưa các hãng năng lượng hạt nhân Trung Cộng vào danh sách đen, đồng thời khuyến cáo rằng hành động này sau cùng sẽ gây hại cho các công ty Hoa Kỳ.Trong buổi họp báo công bố Bạch thư đầu tiên của Trung Cộng về an toàn hạt nhân, ông Liu Hua, giám đốc Cơ quan An toàn hạt nhân quốc gia, nói rằng các hành động bảo hộ của Hoa Kỳ sẽ làm hại lợi ích của các công ty ở cả 2 nước, và sẽ chỉ khiến các cơ sở Trung Cộng có thêm động lực để sáng tạo và nghiên cứu phát triển. Ông Liu cũng thêm rằng thị trường cho việc hợp tác hạt nhân là rất lớn. Ngoài Hoa Kỳ, nhiều nước khác hiện đã tham gia vào ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Cộng. Pháp và Nga là 2 trong nhiều đối tác cùng khai thác năng lượng hạt nhân với Trung Cộng, trong các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân.
Ông Liu nói Trung Cộng hy vọng Hoa Kỳ sẽ ngừng các hành động sai trái và giải quyết vấn đề thông qua việc đàm phán công bằng.
Trước đó, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã đưa hãng năng lượng hạt nhân Trung Cộng CGN và các công ty con vào danh sách đen hồi tháng 8. Hoa Kỳ cáo buộc rằng các công ty này đã tham gia hoặc hỗ trợ cho các âm mưu lấy cắp công nghệ và vật liệu hạt nhân của Hoa Kỳ, để dùng cho kỹ thuật quân sự tại Trung Cộng. Đáp lại, hãng CGN nói rằng các ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ là rất hạn chế và không đáng lo ngại. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/bac-kinh-len-an-viec-hoa-ky-dua-hang-nang-luong-hat-nhan-trung-cong-vao-danh-sach-den/
Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa phê chuẩn một Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam được ký kết từ năm 2015, theo hãng tin thông tấn Xinhua của nhà nước Trung Quốc.Cơ quan lập pháp hàng đầu của Bắc Kinh đưa ra quyết định hôm 26/8 khi phê chuẩn hiệp ước gồm 22 điều khoản, trong đó có các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, tội phạm đủ điều kiện dẫn độ, quy định từ chối dẫn độ và giải quyết tranh chấp.
China Daily cuối tuần qua cũng cho biết Trung Quốc đã “mở rộng hợp tác pháp lý quốc tế” bằng việc thông qua các hiệp ước dẫn độ với hai nước, gồm Việt Nam và Sri Lanka, tại buổi họp kết thúc của phiên họp 5 ngày của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc.
Theo Xinhua, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu thảo luận về hiệp ước dẫn độ từ tháng 10/2013 và hai quốc gia cộng sản láng giềng đã ký hiệp định này vào ngày 7/4/2015 tại Bắc Kinh. Tuy nhiên hiệp định này chưa có hiệu lực.
Theo luật của Trung Quốc được China Daily trích dẫn, việc các nhà lập pháp hàng đầu ở Bắc Kinh thông qua sẽ làm cho hiệp ước dẫn độ với Việt Nam có hiệu lực.
Trước đó, theo Global Times (Hoàn cầu Thời báo), Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc dự kiến thông qua hiệp ước dẫn độ với Việt Nam tại cuộc họp từ ngày 22-26/8. Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết tính đến năm 2018, Bắc Kinh có hiệp ước dẫn độ với 50 quốc gia và khu vực.
Chính quyền Hong Kong gần đây cũng đã đưa ra dự luật dẫn độ với Trung Quốc nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân. Các cuộc biểu tình phản đối dự luật diễn ra từ đầu năm và nổi mạnh lên từ tháng 7 cho tới nay mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, dù chính phủ Hong Kong hôm 4/9 chính thức thông báo rút lại dự luật này.
Theo tìm hiểu của VOA, truyền thông Việt Nam chưa có nghi nhận nào về việc Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam và cũng không có thông tin về việc hai nước bàn thảo cũng như ký kết hiệp ước này trong những năm qua.
Chỉ có hai bài viết trên báo Tuổi Trẻ và Nhân Dân ra ngày 13/11/2017 nói về việc Việt Nam và Trung Quốc tập trung thúc đẩy cho Hiệp định dẫn độ giữa hai nước trong thời gian Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam.
Tuyên bố chung của lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc sau chuyến thăm của ông Tập được Tuổi Trẻ và Nhân Dân trích dẫn có đoạn viết hai nước sẽ “hợp tác phòng chống tội phạm” cũng như “tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như chống khủng bố, ma túy, tiền giả, lừa đảo qua mạng…phối hợp truy bắt tội phạm bỏ trốn” và “thúc đẩy Hiệp định dẫn độ Việt Nam-Trung Quốc sớm có hiệu lực.”
Đầu tháng trước, Việt Nam đã trao trả cho Trung Quốc gần 400 nghi phạm người Trung Quốc tham gia đường dây đánh bạc trên mạng Internet được coi là lớn nhất ở Việt Nam tại Hải Phòng bằng đường bộ qua cửa khẩu Lạng Sơn, theo truyền thông trong nước.
Giải thích về lý do trao trả 395 người trong đường dây đánh bạc cho Trung Quốc mà đã gây tranh cãi trong công chúng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vượng được Thanh Niên trích lời nói hôm 4/9 rằng đây là chuyên án của Bộ Công an và rằng Bộ đã ký thỏa thuận về hợp tác trong công tác phòng chống tội phạm với Trung Quốc.
Ngày 27/8 vừa qua, Việt Nam cũng đã trao trả 28 người Trung Quốc cho Cục Công an TP Đông Hưng của Trung Quốc để xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phe-chuan-hiep-uoc-dan-do-voi-viet-nam/5069584.html
Chịu lép về, Philippines sẽ cho tàu TQ
khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế
Các tàu nước ngoài có thể thực hiện khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines (EEZ) nhưng phải đặt dưới sự giám sát của các nhà khoa học nước này.Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr (14/8) cho biết, Manila không cấm các nước thực hiện các hoạt động khảo sát theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhưng cần nhận được sự cho phép của chính phủ nếu hoạt động trong vùng lãnh hải của Philippines. Ông Teodoro Locsin Jr cho biết: “Chúng tôi không thể lên tàu của họ với tư cách là hành khách. Các tàu nước ngoài phải chuyển giao quyền chỉ huy và kiểm soát cũng như tất cả các dữ liệu thu thập được cho người Philippines”. Theo ông Teodoro Locsin Jr, nếu các tàu nước ngoài không tuân thủ, họ sẽ không được phép thực hiện bất cứ nghiên cứu nào.
Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr (12/8) tưng đưa ra tuyên bố “cấm” tàu Trung Quốc hoạt động khảo sát trong EEZ của Philippines. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Lorenzana (8/8) cho biết, giống các quốc gia khác tiến hành nghiên cứu, đưa tàu chiến gần bờ biển Philippines thì Trung Quốc cần phải thông báo trước cho Manila về việc này; đồng thời nhấn mạnh “chúng tôi luôn phản đối chính phủ Trung Quốc, để cho họ biết rằng chúng tôi biết những gì họ đang làm và hãy nói cho chúng tôi những gì họ đang làm ở đó”. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thừa nhận nước này không có hệ thống rađa có thể theo dõi hai tàu khảo sát của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Lorenzana nhấn mạnh Manila sẽ không ngăn cản các hoạt động nghiên cứu của tàu Trung Quốc nếu được báo trước.
Thông tin trên được đưa ra sau khi ông Ryan Martinson – Trợ lý Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải của Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ dẫn ảnh vệ tinh cho biết, tàu khảo sát đại dương Zhanjian và Dong Fang Hong 3 của Trung Quốc đã và đang thực hiện nghiên cứu khoa học hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines trong tuần này. Theo ông Ryan Martinson, tàu Zhanjian đang thực hiện nghiên cứu khoa học hàng hải; dựa trên đường đi của nó, nhiều khả năng nó đang triển khai và thu hồi các công cụ – có thể là các phao trên mặt nước hoặc dưới mặt nước. Trong khi đó, tàu Dong Fang Hong 3 bị phát hiện ở gần phía Bắc đảo Luzon hôm thứ 4 vừa qua.
http://biendong.net/bien-dong/30184-chiu-lep-ve-philippines-se-cho-tau-tq-khao-sat-trong-vung-dac-quyen-kinh-te.html
Dư luận Philippines cảnh báo hệ lụy với Biển Đông
từ cách hành xử của ông Duterte
Các chuyên gia cho rằng chính sách thân thiện với Trung Quốc của Tổng thống Philippines đang tạo ra những hệ lụy xấu cho tương lai khu vực.Vài ngày trước chuyến thăm thứ 5 trong nhiệm kỳ tới Bắc Kinh, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tỏ ra hết sức bức xúc khi ngụ ý rằng một người nào đó trong chính phủ Trung Quốc ngăn cản không để ông đề cập tới phán quyết Biển Đông trong cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.
“Họ nói vấn đề đó sẽ không được đề cập đến. Tôi nói không. Nếu tôi với tư cách là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền không được phép lên tiếng về những gì tôi muốn nói, thì tốt nhất là đừng hội đàm gì nữa”, ông Duterte nói.
Nhiều người tỏ ra bất ngờ trước sự cứng rắn đột ngột của nhà lãnh đạo Philippines nếu nhìn lại phản ứng của ông sau vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines hay những lần xâm phạm tinh vi của tàu Trung Quốc vào lãnh hải quốc gia Đông Nam Á. Họ hy vọng đây có thể là cú chuyển mình trong chính sách thân Trung Quốc của ông Duterte, chấm dứt kỳ trăng mật kéo dài với Bắc Kinh kể từ khi ông lên nắm quyền và là cú vùng lên chống lại sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Nhưng những gì diễn ra ở Bắc Kinh như một gáo nước dội thẳng vào kịch bản này.
Nhà lãnh đạo Philippines đề cập tới phán quyết như ông công bố hay như Điện Malacañang gợi ý, nhắc lại trước chuyến đi. Ông khẳng định phán quyết Biển Đông là “cuối cùng, ràng buộc và không thể kháng cáo” khi gặp Chủ tịch Tập.
Nhưng vị Tổng thống 74 tuổi chỉ vẽ chứ không đổ màu cho bức tranh. Ông nêu ra phán quyết nhưng không chỉ trích việc Trung Quốc không công nhận phán quyết này suốt 3 năm qua. Người phát ngôn
Phủ Tổng thống Philippines Salvador “Sal” Panelo thậm chí còn nói rằng nhà lãnh đạo của họ không bất ngờ khi Chủ tịch Tập nhắc lại lập trường của chính phủ Trung Quốc về việc không công nhận phán quyết.
Truyền thông, dư luận Philippines thất vọng, hàng loạt các nghị sỹ tỏ ra bất bình trước màn trình diễn của ông Duterte tại Bắc Kinh.
“Việc đề nghị Philippines chấp thuận không đề cập vấn đề này nữa chẳng khác nào một sự thừa nhận rằng Trung Quốc còn cao hơn cả luật pháp. Điều này là rất sai. Nó sẽ là một sự phản bội niềm tin mà chúng ta đã đặt vào chính quyền của mình”, Cựu bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Del Rosario bình luận về chuyến thăm.
Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines khẳng định nước này phải tiếp tục nhắc lại phán quyết dù Bắc Kinh ngoan cố không thừa nhận.
“Chúng ta phải cẩn thận hành xử theo cách Philippines, không nên thừa nhận rằng Trung Quốc có bất cứ quyền gì trên Biển Đông bởi phán quyết tuyên bố rõ ràng là họ không có quyền”, ông này nói.
Tờ Inquirer của Philippines khẳng định những gì mà ông Duterte thể hiện chỉ cho thấy ông cũng như ông Tập đang coi thường phán quyết của Tòa Trọng tài để tiếp tục tình bạn suốt 3 năm qua của họ.
Bên cạnh phán quyết về Biển Đông, một nội dung khác cũng rất được quan tâm là việc Manila và Bắc Kinh nhất trí thành lập ủy ban về hợp tác thăm dò dầu khí chung trên Biển Đông bất chấp những cảnh báo trong lẫn ngoài nước.
Rất nhiều nghị sỹ Philippines tỏ ra bất bình về diễn biến này. Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez từng bày tỏ quan ngại khai thác chung với Trung Quốc sẽ đe dọa an ninh và lợi ích của nước này. Ông tin rằng chẳng có gì có thể đảm bảo Trung Quốc không gian lận trong hợp tác hay viện cỡ “bảo vệ dự án chung” để cử lực lượng tới sát Philippines.
“Đây sẽ là ác mộng an ninh quốc gia với cái giá phải trả đắt hơn nhiều so với doanh thu từ khai thác chung”, ông Golez cảnh báo.
Cựu tổng thống Benigno Aquino III cho rằng khu vực biển Tây Philippines (Biển Đông) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila (EEZ) nên quốc gia này không có nghĩa vụ phải chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc.
“Tỷ lệ thương lượng là 60-40 nghiêng về Philippines. Nhưng cuối cùng nó có thể đảo ngược. Trung Quốc sẽ cố đạt tới 60 hoặc 70″, ông cảnh báo, khẳng định không thể tin tưởng Bắc Kinh và nhấn mạnh đề xuất của Trung Quốc sẽ gây bất lợi cho quốc gia mình.
Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio nhắc lại các điều khoản trong Hiến pháp năm 1987 quy định cấm phát triển chung trong vùng EEZ. Chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal cũng khẳng định phát triển chung trong một khu vực như vậy được coi là “không phù hợp” với phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra năm 2016.
Chuyến công du tới Trung Quốc của ông Duterte diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc leo thang các căng thẳng trong khu vực với hàng loạt các động thái như điều tàu xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam hay để tàu xuất hiện trong lãnh hải Philippines.
Tuy nhiên, theo Rappler, không có báo cáo về bất cứ cuộc thảo luận thực tế nào giữa 2 lãnh đạo về các diễn biến mới trên Biển Đông dù trong năm nay tàu chiến Trung Quốc 12 lần tắt radar để tránh bị phát hiện khi đi qua lãnh hải Philippines.
Rappler cho rằng, điều này chỉ cho thấy rằng ông Duterte đang ngày càng tỏ rõ thái độ thân thiện với Trung Quốc của mình. Nhưng tờ báo Philippines khẳng định cái cách mà ông xích lại gần đất nước tỷ dân không làm được gì lớn cho đất nước hay người dân của mình. Nếu có chăng là những cam kết bơm tiền cho hàng loạt dự án hạ tầng tới bây giờ vẫn đang chưa được thực hiện của Trung Quốc. Những lợi ích đó không thấm vào đâu so với niềm tin đang dần mất đi của ngư dân và những người lính canh gác bờ biển Philippines.
Sự nhún nhường của ông Duterte cũng đang tạo điều kiện để Trung Quốc ngang nhiên giẫm đạp lên luật pháp quốc tế, hiện thực hóa dã tâm thôn tính Biển Đông thông qua các hành động gây hấn với các nước láng giềng của Philippines như Việt Nam, Indonesia và Malaysia hay đâm chìm tàu cá của chính nước này.
Rappler dẫn lại một phần trong tuyên bố chung được Việt Nam và Malaysia đưa ra nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Mahathir Mohamad bày tỏ quan ngại về Biển Đông. Các nước ngoài khu vực như Mỹ, Đức, Pháp, Anh đồng loạt cảnh báo về các căng thẳng mới trong khu vực xuất phát từ các hành vi hung hăng của Trung Quốc. Nhật Bản và Ấn Độ cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.
Nhưng ông Duterte lại gần như chưa có bất cứ tuyên bố gay gắt nào với Trung Quốc bất chấp hàng loạt hành vi gây hấn của Trung Quốc với Manila,
Điều người dân Philippines muốn hiện nay là ông Duterte phải đứng lên bày tỏ tiếng nói của người dân, sự bất bình trước hàng loạt động thái ngang ngược của Trung Quốc chứ không phải chỉ là một chuyến thăm hình thức, lời đề cập hời hợt về phán quyết Biển Đông, tờ báo Philippines kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30176-du-luan-philippines-canh-bao-he-luy-voi-bien-dong-tu-cach-hanh-xu-cua-ong-duterte.html
0 comments