Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 25/08/2019

Sunday, August 25, 2019 4:14:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 25/08/2019

Nhà Trắng:

TT Trump tiếc không đánh thuế cao hơn với TQ

Khi Tổng thống Donald Trump nói hôm 25/8 rằng ông đã nghĩ lại về việc tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông muốn nói rằng ông ước đã nâng mức thuế cao hơn nữa với Bắc Kinh, Reuters dẫn lời Nhà Trắng cho biết.
Theo hãng tin này, ông Trump đã gây ngạc nhiên trong cuộc họp với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại hội nghị G7 khi trả lời khẳng định trước các câu hỏi của phóng viên về việc ông có suy nghĩ lại về việc áp thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc vào tuần trước.
Theo Reuters, phát ngôn viên Nhà Trắng Stephanie Grisham đã tìm cách giải thích lại phát biểu của ông Trump.
XEM THÊM:
TQ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ không dừng hành động thương mại ‘sai trái’
“Câu trả lời của ông đã thực sự bị diễn giải sai”, bà nói trong một tuyên bố.
“Tổng thống Trump trả lời khẳng định vì ông tiếc đã không áp thuế cao hơn”.
Ông Trump hôm 23/8 loan báo các sản phẩm từ Trung Quốc dự kiến bị áp thuế 10% vào ngày 1 tháng 9 giờ sẽ chịu mức thuế 15%. Hàng hóa chịu thuế ở mức 25% sẽ bị đánh thuế ở mức 30% bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.
Những phát biểu của ông Trump được đưa ra sau khi Trung Quốc cho biết họ sẽ áp các mức thuế quan mới 5% và 10% đối với 75 tỉ đôla hàng hóa của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-tt-trump-ti%E1%BA%BFc-kh%C3%B4ng-%C4%91%C3%A1nh-thu%E1%BA%BF-cao-h%C6%A1n-v%E1%BB%9Bi-tq/5056132.html

Liệu Mỹ có còn là

siêu cường quân sự duy nhất ở châu Á?

By Jonathan MarcusPhóng viên mảng Quốc phòng và ngoại giao
Sự thống trị của Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương giờ đã không còn nữa.
Trong một thời gian dài, các chuyên gia đã bàn luận nhiều về sự nhanh chóng trong việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và gọi nó là “một cường quốc đang trỗi dậy”.
Nhưng những phân tích này giờ có thể đã lỗi thời.
Trung Quốc không phải là một cường quốc đang trỗi dậy. Nó đã trỗi dậy rồi.
Và theo nhiều cách, nó đang thách thức Mỹ trên một số lĩnh vực quân sự.
Tàu Hải Dương 8 vào gần bờ biển Việt Nam
Căng thẳng Biển Đông: Mỹ và Trung Quốc nói gì?
Bãi Tư Chính: VN tái yêu cầu Trung Quốc rút tàu
Tàu Hải Dương 8 quay trở lại Bãi Tư Chính
Đây là kết luận của một báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney ở Úc.
Báo cáo cảnh báo rằng chiến lược quốc phòng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương “đang ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng chưa từng có” và Washington có thể sẽ chật vật để bảo vệ các đồng minh chống lại Trung Quốc.
“Nước Mỹ không còn có thể tận hưởng sự thống trị của quân đội mình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương được nữa và khả năng duy trì cân bằng quyền lực mang lại thuận lợi cho Washington ngày càng trở nên không chắc chắn,” báo cáo viết.
Báo cáo chỉ ra kho vũ khí tên lửa phi thường của Bắc Kinh có thể đe dọa các căn cứ quan trọng của Mỹ và các đồng minh. Những căn cứ này “có thể trở nên vô dụng bởi các cuộc tấn công chính xác chỉ trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột”.
Trung Quốc chưa phải là một siêu cường toàn cầu như Hoa Kỳ. Thật vậy, nên cũng nghi ngờ là liệu tham vọng quân sự của Bắc Kinh đã đến mức đó hay chưa nhưng điều này có thể thay đổi khi Trung Quốc đang dần phát triển một mạng lưới cảng và căn cứ ở nước ngoài.
Cho đến nay, phạm vi toàn cầu của Bắc Kinh vẫn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh của nền kinh tế. Trung Quốc thiếu ý thức của ký gửi thông điệp ở ngoại bang, vốn đã giúp ​​Mỹ thống trị toàn cầu vào thế kỷ 20.
Xét về quyền lực mềm, Trung Quốc yếu hơn so với Hoa Kỳ. Bắc Kinh không có những sản phẩm tương đương như những chiếc quần jean xanh, những bộ phim Hollywood hay những chiếc bánh mì burger để khuyến khích người dân trên toàn thể giới chia sẻ những giá trị cùng nó.
Theo nhiều chỉ số, một cú huých quân sự của Washington vẫn nặng ký hơn nhiều so với của Bắc Kinh. Kho vũ khí hạt nhân của Washington (và của Moscow) vẫn lớn hơn đáng kể so với Bắc Kinh.
Mỹ vẫn giữ được lợi thế về công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như thu thập thông tin tình báo; phòng thủ tên lửa đạn đạo; và các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất. Hoa Kỳ cũng có thể dựa vào một mạng lưới liên minh ở châu Á và thông qua Nato ở châu Âu.
Trung Quốc không hề có một hệ thống liên minh nào như vậy. Nhưng Bắc Kinh đang nhanh chóng theo kịp công nghệ kỹ thuật của Washington.
Và điều quan trọng đối với Trung Quốc chính là châu Á hay nơi mà Trung Quốc nhìn nhận là cái sân sau của nó.
Nó có hai lợi thế chính – Trung Quốc ở trọng tâm và ở khoảng cách gần.
Có nghĩa là ở châu Á, Trung Quốc đã là một siêu cường để cạnh tranh với Mỹ rồi.
Trung Quốc đã nghiên cứu các khả năng và hoạt động tác chiến của Mỹ và đã đưa ra một chiến lược hiệu quả để đối phó với các nguồn sức mạnh quân sự truyền thống của Mỹ, nhất là các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ, vốn là yếu tố trung tâm của khả năng điều động lực lượng quân sự của Washington.
Được mệnh danh là biện pháp “chống tiếp cận và chống xam nhập”, Trung Quốc tập trung vào một loạt các hệ thống cảm biến và vũ khí mà họ hy vọng sẽ buộc các lực lượng Hoa Kỳ phải hoạt động càng xa bờ càng tốt.
Đây có thể xem là một tư thế phòng thủ. Nhưng các nhà phân tích ngày càng thấy khả năng của Trung Quốc cho phép họ nắm bắt sự chủ động, tự tin rằng họ có thể ngăn chặn và đối phó với bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ.
“Các hệ thống can thiệp chống đối đầu (counter-intervention) của Trung Quốc”, nghiên cứu của Úc lưu ý, “sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc đưa lực lượng vào Ấn Độ-Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng một lượng vũ lực hạn chế để giành chiến thắng trước khi Mỹ có thể đáp trả – thách thức sự đảm bảo an ninh của Mỹ. “
Mục tiêu của Trung Quốc là trong một thời kỳ khủng hoảng, không cho Hoa Kỳ tiếp cận khu vực “chuỗi đảo đầu tiên”, nối từ đuôi Nhật Bản, băng qua Đài Loan và dọc theo sường tây của Philippines.
Hoặc Trung Quốc cũng có thể hạn chế bên ngoài tiếp cận vào “chuỗi đảo thứ hai”, vốn có thể vươn xa tới tận căn cứ của Mỹ trên đảo Guam. Chiến lược tổng thể này có thể được củng cố bằng máy bay và tên lửa trên đất liền của Trung Quốc.
Tất nhiên, không phải là Lầu năm góc không biết gì về các thách thức của Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ chống chiến tranh du kích, quân đội Hoa Kỳ đang được tái cấu trúc và trang bị lại cho cuộc cạnh tranh quyền lực lớn khác lạ hơn. Trong Chiến tranh Lạnh, trọng tâm là Liên Xô. Ngày nay, phần lớn là Trung Quốc.
Tuy nhiên, báo cáo của Đại học Sydney đặt ra câu hỏi liệu Washington có đủ tập trung vào nhiệm vụ trong tay không. Họ nói rằng “tư duy siêu cường lỗi thời trong cơ sở chính sách đối ngoại (của Mỹ) có thể sẽ hạn chế khả năng của Washington trong việc siết chặt lại các cam kết toàn cầu hoặc thực hiện sự đánh đổi chiến lược cần thiết để thành công ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.”
Tiền đang đổ vào vũ khí và các nghiên cứu mới. Nhưng nhiệm vụ này rất lớn.
“Nước Mỹ có một lực lượng khủng khiếp nhưng chưa đủ sẵn sàng, chưa được trang bị hoặc bảo đảm cho sự cạnh tranh quyền lực lớn” và báo cáo này cảnh báo rằng việc ưu tiên hiện đại hóa đồng loạt “có thể sẽ vượt xa khả năng ngân sách của nó.”
Đó là một tài liệu nghiêm túc được viết bởi một tổ chức có uy tín từ một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực.
Trung Quốc rõ ràng cảm thấy rất quyền lực – điều này có thể thấy rõ từ tông giọng trong sách trắng quốc phòng Bắc Kinh mới được công bố gần đây.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định không chỉ đứng lên đối đầu với Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra mà còn có lập trường quyết đoán hơn nhiều về những vấn đề như các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hay các yêu sách lâu dài của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Một sự trỗi dậy quân sự để phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một số nhà phân tích lo ngại rằng Tổng thống Trump đã làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều người ở Mỹ cảm thấy đến lúc phải đứng lên đối phó với Trung Quốc về thương mại – nhưng cách mà Mỹ đang thực hiện khiến một số chuyên gia lo ngại rằng Washington rất có thể sẽ thua trong chính cuộc chiến này.
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Chính quyền Trump thường thiếu một khía cạnh chiến lược rõ ràng và thiên về những ý tưởng bất chợt như những dòng twitter của Tổng thống, gần đây nhất là ý tưởng kỳ lạ mong muốn muốn mua Greenland của ông Trump.
Ngược lại, Trung Quốc biết chính xác nơi họ muốn đi, nơi họ muốn đến với chiến lược và thiết bị trang bị đầy đủ. Xét về ý định và mục đích, thì rất có thể Bắc Kinh đã đến nơi rồi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49463885

Ông Trump ‘tự hào’ chống TQ,

Bắc Kinh dọa trả đũa

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông là “người được chọn” để chống lại hàng thập kỷ “gian dối thương mại” của Trung Quốc và đang chiến thắng trong thương chiến.
Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/8, ông Trump bác bỏ những cáo buộc cho rằng, cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc của ông sẽ đẩy nước Mỹ và nền kinh tế kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Theo lãnh đạo Nhà Trắng, ông gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh đơn giản nhằm “dọn sạch những hỗn độn” do những người tiền nhiệm để lại.
“Ai đó từng nói đây là cuộc chiến thương mại của Trump. Đây thực tế không phải cuộc chiến thương mại của tôi. Đây là cuộc chiến thương mại đáng lẽ đã phải diễn ra từ cách đây rất lâu do rất nhiều tổng thống khác. Ai đó cần phải làm việc này. Tôi là người được chọn”, ông Trump nhấn mạnh.
Theo Sputnik, ông Trump cũng lên án các cựu Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đã không hành động để chấn chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại với Trung Quốc.
Phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng được đưa ra đúng vào lúc nước Mỹ bắt đầu hứng chịu một số biến động kinh tế đáng báo động. Việc thị trường chứng khoán sụt giảm 800 điểm, mối quan hệ không ổn định với Anh và Liên minh châu Âu (EU) cùng tình trạng ngày càng tăng giới hạn tiếp cận thị trường Trung Quốc là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm ẩn, bất chấp tốc độ tăng trưởng kỷ lục của Mỹ trong vài năm trở lại đây.
Các nhà kinh tế dự báo, một cuộc suy thoái nhiều khả năng sẽ xảy ra với nước Mỹ vào cuối năm 2020, một phần vì sự leo thang giá cả cũng như sự bất ổn bắt nguồn từ các xung đột thương mại quốc tế do ông Trump châm ngòi nổ. Viễn cảnh đó là một rắc rối lớn đối với Tổng thống Trump khi ông đang phải vận động tái tranh cử vào năm sau.
Ông Trump hiện chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vì việc gia tăng lãi suất, đồng thời đổ lỗi cho cơ quan này vì sự giảm tốc phát triển của nền kinh đất nước. Ông cũng thông báo sẽ hoãn áp thuế nhập khẩu bổ sung đối với lượng hàng hóa Trung Quốc còn lại nhằm tránh gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ trước dịp Giáng sinh năm nay.
Tại một cuộc họp báo ngày hôm nay, 22/8, phát ngôn viên Bộ Thương Mại Trung Quốc cảnh báo, Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa nếu Washington không sửa chữa các “hành động sai lầm”. Quan chức này quả quyết, các đòn thuế mới của Washington chắc chắn sẽ dẫn tới việc leo thang thương chiến và rằng Bắc Kinh vẫn hy vọng Washington sẽ chấm dứt cách hành thù địch hiện thời.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29979-ong-trump-tu-hao-chong-tq-bac-kinh-doa-tra-dua.html

Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn thuận

bán 8 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ trong một thông báo chính thức tới Quốc hội hôm thứ Ba (20/8) đã nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt gói bán 8 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, trong đó bao gồm 66 chiến đấu cơ F-16V.
Theo Reuters, trong tuyên bố hôm 20/8, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) nói rằng gói bán vũ khí 8 tỷ USD cho Đài Loan gồm 66 chiến đấu cơ F-16V, 75 động cơ của General Electric, cũng như các hệ thống khác. DSCA nói thêm rằng thương vụ vũ khí này phục vụ lợi ích của Mỹ và sẽ giúp Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy.
Trung Quốc trước đó đã lên án thông tin Mỹ bán gói vũ khí 8 tỷ USD cho Đài Loan – một trong những thương vụ thiết bị quân sự lớn nhất giữa Washington và Đài Bắc. Bắc Kinh cảnh báo về “những biện pháp trả đũa” chưa xác định.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Risch đã lên tiếng hoan nghênh Mỹ bán chiến đấu cơ F-16V do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cho Đài Loan.
Trong một tuyên bố gần đây, ông Jim Risch cho hay: “Những chiến đấu cơ này là quan trọng để cải thiện khả năng của Đài Loan trong việc bảo vệ chủ quyền không phận của họ vốn đang ngày càng chịu sức ép từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với Fox News hôm thứ Hai (19/8) rằng Tổng thống Donald Trump đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về gói bán vũ khí 8 tỷ USD cho Đài Loan từ tuần trước.
Ông Pompeo tuyên bố rằng thương vụ này là “phù hợp với chính sách của Mỹ trước đây” và nhấn mạnh “Mỹ đơn giản là đang tuân thủ các cam kết mà chúng tôi đã đưa ra với tất cả các bên”.
Tại Đài Bắc, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã nói rằng thương vụ này sẽ giúp Đài Loan thiết lập không lực mới và tăng cường khả năng phòng không của mình.
Trong một bài đăng trên Facebook, bà Thái nói bà biết ơn “sự ủng hộ tiếp tục của Washington cho quốc phòng Đài Loan”.
“Với khả năng tự phòng vệ mạnh mẽ, Đài Loan chắc chắn sẽ tự tin hơn nữa trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan và khu vực trong khi đối mặt với nhiều thách thức an ninh,” bà Thái nói.
Tuần trước, Đài Loan đã tiết lộ mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất trong một thập kỷ qua, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng quân sự với Trung Quốc Đại Lục
http://biendong.net/bi-n-nong/29988-bo-ngoai-giao-my-chuan-thuan-ban-8-ty-usd-vu-khi-cho-dai-loan.html

Đậu nành Hoa Kỳ

kiếm thị trường tiêu thụ mới ở Đông Nam Á

Theo tin từ Straits Times, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang khiến nông dân trồng đậu nành ở Hoa Kỳ dự trữ sản lượng tồn kho cao kỷ lục lên đến hơn một tỷ giạ. Hiện các nông dân đang tìm kiếm thị trường mới, cũng như thúc đẩy tăng trưởng ở những thị trường hiện có tại Đông Nam Á.
Ông Jim Sutter, giám đốc điều hành của Hội đồng xuất cảng đậu nành Hoa Kỳ (USSEC), nói với tờ Straits Times rằng một tỷ giạ tương đương 27 triệu tấn, cao gấp 10 lần số lượng nhập cảng của một quốc gia như Indonesia trong một năm. Nguyên nhân chính đằng sau những khó khăn của nông dân Hoa Kỳ là do xuất cảng sang Trung Cộng giảm mạnh, do các công ty nước này ngừng mua nông sản Hoa Kỳ. Diễn biến này xảy ra sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế 10% đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ Mỹ kim của Trung Cộng. Ông Sutter cho biết hai năm trước, khoảng một nửa trong số 70 triệu tấn sản phẩm đậu nành của Hoa Kỳ, như đậu, bột và dầu, đều xuất cảng sang Trung Cộng.
Để bù đắp cho lượng hao hụt này, USSEC có kế hoạch tăng thị phần tại các thị trường hiện có, nhằm bảo đảm cung cấp nhiều nhất có thể cho các nền kinh tế ngoài Trung Cộng. Ngoài ra, hội đồng này cũng muốn tìm kiếm thị trường mới. Ông Sutter cho biết khu vực  Đông Nam Á đã là một thị trường đang phát triển để xuất cảng đậu nành. Ông kỳ vọng việc mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại có thể giúp xuất cảng 50% lượng nông sản dư thừa vào cuối năm nay. Ông Timothy Loh, giám đốc khu vực Đông Nam Á tại USSEC, cho biết nhu cầu ở khu vực này đang gia tăng bởi dân số và tầng lớp trung lưu đông đảo.Về lâu dài, ông Sutter cho biết USSEC có kế hoạch mở rộng sang các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan và Nigeria. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dau-nanh-hoa-ky-kiem-thi-truong-tieu-thu-moi-o-dong-nam-a/

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa:

TT Mỹ và Thủ tướng Nhật trái quan điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 25/8 đã cho thấy sự khác biệt quan điểm về mức độ nghiêm trọng của các vụ phóng tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên, theo Reuters.
Tin cho hay, ông Trump nói rằng các vụ phóng không vi phạm thỏa thuận và giống với những gì mà các nước khác tiến hành.
“Ông ấy [lãnh tụ Kim Jong Un] không thử nghiệm hạt nhân. Ông ấy thử nghiệm tầm ngắn các tên lửa mang tính tiêu chuẩn. Nhiều người khác cũng thử nghiệm các tên lửa này, không phải mình ông ấy”, Tổng thống Trump nói.
XEM THÊM:
Kim Jong Un giám sát vụ thử ‘giàn phóng nhiều tên lửa siêu lớn’ -KCNA
Theo Reuters, khi được hỏi có quan ngại về các vụ phóng mới nhất, ông nói: “Tôi không vui về điều đó, nhưng xin nói lại rằng ông ấy không vi phạm một thỏa thuận”.
Trong khi đó, ông Abe nói rằng các vụ phóng vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn hôm 24/8 là cuộc thử nghiệm thứ bảy của Triều Tiên kể từ khi ông Trump và lãnh tụ Kim gặp nhau ở trên biên giới phân chia hai miền Triều Tiên hồi tháng Sáu.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-ph%C3%B3ng-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-tt-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nh%E1%BA%ADt-tr%C3%A1i-quan-%C4%91i%E1%BB%83m-/5056162.html

‘Quan hệ Canada – TQ

đối diện thách thức nghiêm trọng’

Ngày 22.8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đổ lỗi cho Canada làm xấu đi mối quan hệ giữa hai bên, đồng thời yêu cầu trả tự do cho Phó chủ tịch tập đoàn Huawei.
“Hiện tại mối quan hệ Trung Quốc-Canada đang đối diện nhiều thách thức nghiêm trọng. Trách nhiệm này là hoàn toàn từ phía Canada”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố trong buổi họp báo tại Bắc Kinh ngày 22.8, theo AFP.
Ông Cảnh đồng thời yêu cầu Ottawa “ngay lập tức” trả tự do cho Phó chủ tịch tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu.
Canada bắt giữ bà Mạnh theo yêu cầu của Mỹ hồi tháng 12.2018. Bà Mạnh bị cáo buộc che giấu mối liên hệ của Huawei với một công ty làm ăn với Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Bà Mạnh đang đối mặt nguy cơ bị trục xuất sang Mỹ.
Ông Cảnh đồng thời yêu cầu Canada chấm dứt các tuyên bố và động thái mà Trung Quốc cho là “vô trách nhiệm” liên quan đến tình hình ở Hồng Kông.
‘Quan hệ Canada – Trung Quốc đối diện thách thức nghiêm trọng’ – ảnh 1
Doanh nhân Michael Spavor (trái) và cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig
Chỉ trước đó một ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố “quyết bảo công dân và lợi ích quốc gia” và “sẽ không bao giờ chùn bước” trước Trung Quốc.
Thủ tướng Trudeau từng đích thân kêu gọi Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho hai công dân Canada bị bắt giữ. Tuy nhiên, Bắc Kinh bị cho là phớt lờ yêu cầu này, theo Reuters.
Phía chính phủ Canada lên án Trung Quốc bắt giữ tùy tiện cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor. Hai người này bị bắt giữ ở Trung Quốc ngay sau vụ bà Mạnh.
Các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng động thái bắt công dân Canada nhằm trả đũa vụ Phó chủ tịch Huawei. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hai công dân Canada bị tình nghi “gây phương hại an ninh quốc gia”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29996-quan-he-canada-tq-doi-dien-thach-thuc-nghiem-trong.html

Sáu bang của Brazil yêu cầu

quân đội giúp ứng phó cháy rừng Amazon

Sáu bang trong khu vực Amazon của Brazil đã yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội vào ngày thứ Bảy để chống lại các vụ hỏa hoạn đang hoành hành khắp khu rừng nhiệt đới này, vốn đã khơi lên sự phẫn nộ quốc tế vì vai trò trung tâm của Amazon trong việc chống lại sự tăng nhiệt toàn cầu.
Các bang Para, Rondonia, Roraima, Tocantins, Acre và Mato Grosso – trong số chín bang nằm trong khu vực này – đã yêu cầu trợ giúp từ quân đội, theo một phát ngôn viên của văn phòng tổng thống, một ngày sau khi Tổng thống Jair Bolsonaro cho phép quân đội tham gia giúp sức.
Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và việc bảo vệ nó được coi là thiết yếu trong cuộc chiến chống tình trạng biến đổi khí hậu vì lượng carbon dioxide khổng lồ mà nó hấp thụ.
Brazil có 44.000 binh sĩ đồn trú ở khu vực phía bắc Amazon sẵn sàng chống cháy rừng và có thể điều thêm binh sĩ từ các nơi khác trong nước, Raul Botelho, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng quân đội của nước này cho biết.
Các nhà vận động vì môi trường đã nói rằng nông dân khai quang đất rừng làm đồng cỏ là nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng gia tăng.
Ông Bolsonaro hôm thứ Tư khiến những người chỉ trích phẫn nộ khi ông cáo buộc các tổ chức phi chính phủ đốt rừng để bôi xấu chính phủ của ông. Nhưng vào ngày thứ Năm, ông lần đầu tiên thừa nhận rằng nông dân có thể đã góp phần gây nên các đám cháy trong khu vực này.
Sự phẫn nộ của quốc tế lên cao khi các lãnh đạo Châu Âu hôm thứ Sáu đe dọa hủy bỏ một thỏa thuận thương mại với Nam Mỹ. Ông Bolsonaro tìm cách xoa dịu bằng một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc mà trong đó ông cam kết sẽ huy động binh sĩ để ứng phó với nạn cháy rừng.
Các đám cháy trong khu vực Amazon thuộc Brazil, có diện tích hơn phân nửa khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, đã tăng vọt 83% trong năm nay, theo số liệu của chính phủ.
https://www.voatiengviet.com/a/sau-bang-cua-brazil-yeu-cau-quan-doi-giup-ung-pho-chay-rung-amazon/5055609.html

Cháy rừng Amazon: Quân đội Brazil can thiệp,

 nhưng với phương tiện gì?

Rừng Amazon tiếp tục bốc cháy dữ dội, với hàng trăm đám cháy mới bùng lên riêng vào hôm qua, thứ Bảy 24/08/2019, trên khắp miền bắc Brazil. Trước đó, Viện Nghiên Cứu Không Gian Brazil xác định là từ thứ Năm đến thứ Sáu, đã có 1.663 ổ hỏa hoạn mới được ghi nhận.
Trước áp lực quốc tế cũng như quy mô khủng khiếp của vụ cháy rừng, tổng thống Brazil đã ra lệnh cho quân đội lao vào cứu hỏa, cũng như để đảm bảo trật tự, trị an.
Hàng ngàn binh sĩ sẽ được tung vào chiến dịch chữa cháy, nhưng cách thức can thiệp cũng như phương tiện được huy động vẫn còn mơ hồ.
Từ Rio de Janeiro, thông tín viên François Cardona phân tích:
Sáu vùng ở phía bắc Brazil, phần lớn được rừng nguyên sinh bao phủ, đã yêu cầu chính quyền liên bang và quân đội trợ giúp, từ bang Para khổng lồ, cho đến bang Rondonia, ở vùng giáp giới với Bolivia, hay là bang Roraima, sát cạnh Venezuela và vùng Guyane thuộc Pháp. Vùng Mato Grosso, trung tâm nông nghiệp của Brazil, bị tác hại nặng nề nhất, cũng sẽ được quân đội đến cứu viện.
Bộ trưởng Quốc Phòng Brazil tuyên bố là 44.000 binh sĩ đã có mặt và sẵn sàng hành động ở khu vực rừng Amazon. Vấn đề chưa rõ là các phương tiện nào sẽ được tung vào chiến dịch chữa cháy, đặc biệt là máy bay cứu hỏa.
Phi cơ của lực lượng Không Quân Brazil đã bắt đầu được triển khai tại một số khu vực bị tác hại, mỗi chiếc có khả năng đổ 12.000 lít nước xuống đám cháy. Thế nhưng, diện tích cần can thiệp lại cực lớn, và tiếp liệu là một vấn đề lớn.
Theo sắc lệnh của tổng thống Brazil, quân đội sẽ có thể hành động ở vùng Amazon cho đến ngày 24 tháng 9, kể cả tại các khu vực của thổ dân, cho đến nay vẫn cấm quân đội không được vào. Các binh sĩ sẽ can thiệp trên cả hai mặt: cứu hỏa và duy trì trật tự.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190825-chay-rung-amazon-quan-doi-brazil-can-thiep-nhung-voi-phuong-tien-gi

Vì sao các quốc gia quyết định rời thủ đô?

Indonesia đang khẩn trương tiến hành kế hoạch rời thủ đô từ thành phố Jakarta nổi tiếng vì tắc nghẽn giao thông tới đảo Borneo. Địa điểm chính xác của thủ đô mới, cũng như thời gian thực hiện chưa được công bố, nhưng Tổn thống Joko Widodo đã chính thức giới thiệu kế hoạch này tại quốc hội hôm 16/8.
Không khó để thấy lý do Indonesia muốn rời thủ đô. Jakarta hiện đang lún 1-15cm hàng năm. Gần một nửa thành phố nằm dưới mực nước biển. Thành phố nằm trên đất đầm lầy, ngay bên bờ Biển Java, và có 13 dòng sông chảy qua.
Tắc nghẽn giao thông ở Jakarta quá trầm trọng: năm 2016, một cuộc điều tra cho thấy thành phố mega này có tình trạng tắc đường tệ nhất thế giới. Các bộ trưởng phải được cảnh sát hộ tống để đi họp đúng giờ.
Khu vực Jakarta mở rộng có dân số 30 triệu người, nhưng chỉ 2-4% nước thải được xử lý.
Thủ đô mới sẽ nằm ở Kalimantan, vùng lãnh thổ thuộc Indonesia của đảo Borneo. Chi phí di dời dự tính sẽ là 33 tỷ USD. Thủ đô mới cần một khu vực từ 30.000 đến 40.000 hecta để làm nơi ở cho 900.000 tới 1,5 triệu người.
Thành phố được coi là ứng cử viên thủ đô mới sáng giá nhất là Palangkaraya, ở trung Kalimantan. Về địa lý, thành phố này gần trung tâm của quần đảo Indonesia, và từng được Sukarno, người sáng lập ra Indonesia, đề xuất làm thủ đô.
Nhưng trên thế giới, không chỉ có Indonesia rời thủ đô đi nới khác. Sau đây là một vài ví dụ khác:
1. Kazakhstan
Năm 1997, Tổng thống Nursultan Nazarbayev quyết định rời thủ đô ra khỏi thành phố lớn Almaty. Ông chọn một thị trấn bụi bặm tỉnh nhỏ, cách Almaty chừng 1200 km. Một trong những điều đầu tiên mà ông làm là đổi tên thành phố đó, từ Aqmola, có nghĩa “mộ trắng”, thành Astana.
Sau đó ông điều các kiến trúc sư từ khắp nơi trên thế giới tới xây dựng thủ đô mới từ đầu. Một trong những kiến trúc ấn tượng nhất là Khan Shatyr, khu lều trại lớn nhất trên thế giới. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Norman Foster, “lều” này chứa một khu mua sắm trong nhà và quần thể giải trí.
Tháp Bayterek, trông giống một quả trứng đặt trên ngọn cây, có tháp quan sát với cảnh nhìn ra những tòa nhà khác mới xây dựng, như phủ tổng thống, Nhà hát Trung tâm v.v.
Tất cả là nhờ ngành dầu khí phát đạt của Kazakhstan: nền kinh tế tăng trưởng ở mức 4.8% năm 2018. Và để tri ân, sau khi Tổng thống Nazarbayev từ chức hồi tháng Ba, quốc hội bỏ phiếu nhất trí đổi tên thủ đô mang tên ông.
Và thủ đô của Kazakhastan nay mang tên Nur Sultan City.
2. Myanmar
Thành phố Nay Pyi Taw có diện tích ít nhất gấp bốn lần London, nhưng dân số lại rất nhỏ. Lịch sử thành phố này rất ngắn: ra đời năm 2005, được quân đội Myanmar xây dựng trên vùng đất đồng bằng. Tên của thành phố có nghĩa “ghế của nhà vua”.
Lý do thủ đô được rời từ thành phố lớn nhất nước này, Yangon (hay Rangoon), hiện vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Thành phố này có nhiều đặc điểm của một thủ đô được hoạch định: con đường dẫn từ quốc hội tới dinh tổng thống rộng 20 làn, nhưng xe cộ lại hết sức thưa thớt. Các khu mua sắm sáng choang và khách sạn xa hoa nhưng trống vắng nằm trên các xa lộ. Ở đây còn có cả một công viênsafari, vườn thú và ít nhất ba sân vận động. Không giống các nơi khác ở Myanmar, thủ đô có điện cả ngày lẫn đêm.
3. Bolivia
Bolivia có hai thủ đô: Sucre và La Paz. Sucre là thủ đô duy nhất cho tới năm 1899, khi thành phố này bị thất thủ trong một cuộc nội chiến với La Paz. Sau đó, quốc hội và các cơ quan công vụ chuyển tới La Paz, thành phố lớn nhất của Bolivia, trong khi các cơ quan lập pháp vẫn ở lại Sucre.
Sucre, nằm ở miền trung đất nước, là nơi nước Bolivia được thiết lập vào năm 1825. Thành phố này có số dân chỉ 250.000 người, so với 1,7 triệu ở La Paz.
Năm 2007, có đề xuất chuyển quốc hội và các cơ quan chính phủ về lại Sucre, nhưng kế hoạch không thành mà lại làm bùn nổ cuộc biểu tình được mô tả là lớn nhất ở La Paz.
4. Nigeria
Cho tới 1991, Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, cũng là thủ đô nước này. Có một số lý do thủ đô được chuyển tới Abuja. Trước hết là vì vị trí ở trung tâm của nó, xa bờ biển.
Lagos cũng rất đông và tắc nghẽn giao thông trầm trọng (đây là thành phố đông dân nhất ở vực châu Phi dưới Sahara), và đây cũng là một lý do nữa để chuyển thủ đô.
Abujua còn là một nơi trung lập hơn về chính trị và nhóm thiểu số.
Trong khi Lagos phát triển một cách tự nhiên, Abuja là một thành phố được hoạch định, các đường phố ở Abuja được thiết kế to, rộng từ đầu.
Các cơ quan văn hóa quốc gia, cũng như Tòa án Tối cao, Quốc hội và dinh tổng thống đều ở Abuja. Tuy nhiên, nhiều cơ quan liên bang vẫn ở Lagos một cách không chính thức.
5. Bồ Đào Nha
Trong suốt 13 năm, thủ đô Bồ Đào Nha không phải là Lisbon mà là Rio de Janeiro. Lý do? Tướng Napoleon.
Trong Chiến tranh Bán đảo (1807-14), quân Pháp xâm lược Bồ Đào Nha không dưới ba lần. Những ngày trước cuộc xâm lược tháng 12/1807, gia đình hoàng tộc Braganza cùng triều đình rời sang Brazil, khi đó là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Họ tới Rio tháng 3/1808.
Thành phố Rio hồi đầu thế kỷ 19 phát triển rất mạnh: có vàng, có kim cương và có đường. Và có cả nô lệ nữa: tới gần một triệu người, khoảng một phần ba dân số.
Dom João VI, hoàng tử Bồ Đào Nha, lập ra Liên Hiệp Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves. Việc này khiến Brazil từ thuộc địa trở thành nơi có địa vị tương đương với Bồ Đào Nha. Brazil cũng được trao độc lập về hành chính. Khi nữ hoàng qua đời năm 1816, ông lên ngôi vua.
Năm 1821, gia đình hoàng tộc Bồ Đào Nha trở về Lisbon và ở lại đó cho đến năm 1910, khi nền quân chủ tan rã. Rio không còn là thủ đô của Bồ Đào Nha nhưng thời kỳ 13 năm đó đã giúp cho thành phố này phồn vinh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49465830

Tình hình tranh chấp toàn cầu có khả năng

gây mất đoàn kết tại hội nghị G7 ở pháp

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Bảy (24/8), lãnh đạo các quốc gia G7 đến Pháp để dự hội nghị thượng đỉnh trong khi cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng lên đến đỉnh điểm.
Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Emmanuel Macron là cố mang lại một kết quả có ý nghĩa về thương mại, về Iran, và biến đổi khí hậu. Cuộc họp kéo dài ba ngày tại khu nghỉ mát Biarritz bên bờ biển Đại Tây Dương diễn ra trong bối cảnh khác biệt rõ rệt về một loạt các vấn đề toàn cầu, và nguy cơ chia rẽ một nhóm các quốc gia đang gặp khó khăn trong việc hợp tác.
Ông Macron, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh, đang muốn các nhà lãnh đạo của Anh Quốc, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ tập trung vào việc bảo vệ nền dân chủ, bình đẳng giới tính, giáo dục và biến đổi khí hậu. Đồng thời ông mời các nhà lãnh đạo từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh tham gia cùng họ trong một nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết những vấn đề này. Nhưng chương trình nghị sự của ông Macron có thể sẽ bị lu mờ, trong bối cảnh cuộc chiến thương tranh mại giữa Trung Cộng  và Hoa Kỳ ngày càng trở nên căng thẳng. Các chính phủ châu Âu cũng đang gặp khó khăn trong việc xoa dịu căng thẳng giữa Washington và Tehran.
Với lịch sử hiếu chiến của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại các cuộc họp đa phương, hội nghị G7 đang có rất ít hy vọng trong việc đạt được các thỏa thuận đáng kể. Vào hôm thứ Sáu (23/8), tổng thống Trump lặp lại lời chỉ trích về ý định của Pháp đánh thuế các công ty kỹ thuật lớn của Hoa Kỳ. Ông
Trump  đe dọa sẽ trả đũa bằng cách đánh thuế rượu vang Pháp. Khi trò chuyện với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc trước khi lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp, tổng thống Trump cho biết rằng ông không thật sự thích các công ty kỹ thuật. Nhưng họ những công ty lớn của Hoa Kỳ, và thật lòng ông không muốn Pháp đánh thuế các công ty của Mỹ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tinh-hinh-tranh-chap-toan-cau-co-kha-nang-gay-mat-doan-ket-tai-hoi-nghi-g7-o-phap/

Thượng đỉnh G7:

Tổng thống Pháp nhận trọng trách cảnh báo Iran

Tú Anh
Khẩn cấp cứu rừng Amazone, lá phổi hành tinh đang bị cháy; thương chiến Mỹ-Trung đe dọa kinh tế thế giới; hạt nhân Iran: Đây là những hồ sơ nóng trong chương trình nghị sự của nhóm G7. Một cách khéo léo, tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron mời đồng nhiệm Mỹ Donald Trump dùng bữa ăn trưa, trước khi khoản đãi lãnh đạo 7 nước dùng cơm tối, tạo bầu không khí thuận lợi để hóa giải xung khắc.
Đặc phái viên Valérie Gas từ Biarritz tường thuật:
Bữa dạ tiệc đầu tiên của G7 nhằm mục đích tạo điều kiện để các nhà lãnh đạo có cơ hội nói ra điều muốn nói, đối chiếu những quan điểm bất đồng và kết thân với nhau. Do vậy mà tổng thống Pháp đã tổ chức các cuộc gặp gỡ bán chính thức dưới chân ngọn hải đăng Biarritz và trong một toà lâu đài tráng lệ mà ông chọn lựa cho các đồng nhiệm tham quan.
Ngoài thực đơn đặc sản do hai đầu bếp lừng danh đảm trách, ba tiếng đồng hồ trao đổi cho phép bảy nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình rừng Amazon, Iran và Ukraina.
Trong bữa ăn, cách sắp chỗ ngồi cũng được tính toán kỹ lưỡng. Chẳng hạn, Donald Trump ngồi bên trái Emmanuel Macron để có thể tiếp tục thảo luận riêng với nhau sau bữa ăn gần hai tiếng đồng hồ.
Một lần nữa, chủ nhân Nhà Trắng là nhân vật cần phải thuyết phục trong các cuộc họp thượng đỉnh trên các hồ sơ, từ khủng hoảng Iran, thương mại quốc tế, công nghệ số cho đến khí hậu…
Giới thân cận của tổng thống Pháp tin rằng có thể tạo được đồng thuận với tổng thống Mỹ. Về hồ sơ Iran chẳng hạn, theo Điện Elysée, tổng thống Donald Trump không muốn đối đầu mà chỉ muốn đối thoại.
Giải thích,làm giảm áp lực, tạo bầu không khí để đàm phán là mục đích của Emmanuel Macron.
Kết quả khả quan trên hồ sơ Iran và Nga
Theo AFP, trước khi bước qua ngày thứ hai, G7 đạt được đồng thuận trên hồ sơ Iran và Nga.
Về khủng hoảng hạt nhân Iran, G7 trao cho tổng thống Pháp trọng trách thảo luận với Iran và « gửi một thông điệp » đến chính quyền Hồi Giáo trên cơ sở quyết định của G7 tại Biarritz.
Thông điệp của G7 là bằng mọi giá không để cho « Iran trang bị vũ khí hạt nhân » và « chấm dứt leo thang gây căng thẳng trong khu vực ». Tổng thống Mỹ cho biết thêm là ông ủng hộ phương thức hàng động của tổng thống Pháp.
Về nước Nga của Putin, G7 đồng thuận chủ trương « tăng cường đối thoại và phối hợp » với Matxcơva nhưng chưa đến lúc cho Nga tái hội nhập chiếc ghế thành viên thứ 8.
Thuyết phục dân Pháp
Tổng thống Macron cũng có một hành động chưa từng thấy trước một thượng đỉnh là trước giờ khai mạc : ông giải thích với toàn dân về « lợi ích » của hội nghị quốc tế này.
Tổng thống Pháp chứng minh những điều G7 thảo luận có liên quan nhân quả với đời sống hàng ngày của người dân.
http://vi.rfi.fr/phap/20190825-thuong-dinh-g7-tong-thong-phap-nhan-trong-trach-canh-bao-iran

Biarritz:

Tuần hành chống thượng đỉnh G7 bị hủy

Thùy Dương
Trong khi lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới bắt đầu họp thượng đỉnh tại thành phố Biarritz, Pháp, nhiều cuộc biểu tình chống G7 hôm qua 24/08/2019 đã diễn ra tại các thành phố lân cận. Tuy nhiên, vì lý do an ninh, một cuộc tuần hành chống G7 dự kiến sáng nay 25/08 đã bị chính các nhà tổ chức hủy bỏ.
Để đảm bảo an ninh cho thượng đỉnh G7 và đề phòng nguy cơ xảy ra bạo động từ các cuộc tuần hành chống thượng đỉnh G7, chính quyền Pháp đã huy động tới 13.000 cảnh sát và hiến binh tại Biarritz và khu vực lân cận.
Đặc phái viên RFI Pierre Olivier tại Biarritz nhận định dường như lực lượng an ninh hùng hậu đã làm chùn bước nhiều người biểu tình. Một cuộc tuần hành chống thượng đỉnh G7 được dự kiến diễn ra buổi sáng hôm nay 25/08, nhưng các nhà tổ chức cho biết đã hủy cuộc biểu tình vì lý do an ninh.
Giữa những người tham gia biểu tình và ban tổ chức cũng nảy sinh nhiều bất đồng về cách thức triển khai hành động. Một số người muốn tuần hành ôn hòa trong khuôn khổ, một số khác lại muốn đối đầu với cảnh sát, tiến lại càng gần các nguyên thủ càng tốt.
Tối hôm qua, tại Bayonne, chỉ cách thành phố Biarritz vài km, lực lượng an ninh đã phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông tham gia cuộc biểu tình chống cảnh sát, chống tư bản.
Các nhà tổ chức không xin phép chính quyền, cuộc biểu tình quy tụ nhiều thanh niên, họ giương các khẩu hiệu « Tất cả mọi người đều ghét cảnh sát », « Chống tư bản ». Nhiều người ném gạch đá vào cảnh sát.
Tổng cộng, có 58 người bị cảnh sát thẩm vấn, 38 người bị tạm giam. May mắn là không có ai bị thương, không cửa hàng, cửa hiệu nào bị đập phá.
Trong khi đó, 15.000 người tuần hành ôn hòa trên đoạn đường dài 3 km từ thành phố Hendaye, Pháp đến thành phố Irun, Tây Ban Nha. Những người tham gia bao gồm cả phe Áo Vàng Pháp, phe đòi độc lập cho xứ Basque và cả những nhà tranh đấu vì khí hậu, bảo vệ người đồng tính và những người ủng hộ Palestine.
http://vi.rfi.fr/phap/20190825-biarritz-tuan-hanh-chong-thuong-dinh-g7-bi-huy

Anh Quốc hy vọng các quốc gia còn lại của EU

sẽ đồng ý tìm ra giải pháp Brexit

Tin từ London, Anh Quốc – Theo tin từ Reuters, Anh Quốc đang hy vọng các quốc gia còn lại của Liên minh châu Âu sẽ theo bước Pháp và Đức đồng ý nỗ lực để giải quyết tình trạng bế tắc Brexit.
Dù cảm thấy khả quan sau cuộc họp tuần này, nhưng Anh vẫn cần thiết của sự đồng thuận rộng hơn ở châu Âu. Anh Quốc có thể sẽ rời khỏi EU- bạn hàng thương mại lớn nhất của họ- vào ngày 31 tháng 10 mà không có bất kỳ thỏa thuận chính thức nào, trừ khi cả hai bên đồng ý mở lại các cuộc đàm phán bị đình trệ và tìm cách giải quyết những khác biệt của họ.
Trong tuần này, một số tờ báo của Anh Quốc cổ vũ một bước đột phá lớn và đồng bảng Anh đã tăng, sau khi cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố họ sẵn sàng xem xét một thỏa thuận ly khai. Nhưng Berlin, Paris và Brussels cho biết lập trường của khối vẫn không thay đổi: Thỏa thuận ly khai được thủ tướng Theresa May ký kết hồi năm ngoái sẽ không thay đổi nhiều. Và thời gian vẫn đang dần trôi.
Các viên chức Anh Quốc cho biết họ rất hài lòng về kết quả trong đợt công du nước ngoài đầu tiên của thủ tướng, và các bên đã sẵn sàng bàn về các giải pháp. Văn phòng tân thủ tướng Boris Johnson cho biết, dù những cuộc họp này thành công về mặt xây dựng mối quan hệ giữa thủ tướng Anh và hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất EU. Nhưng phần còn lại của khối vẫn cần thể hiện mong muốn tương tự trong việc nỗ lực tìm ra giải pháp. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/anh-quoc-hy-vong-cac-quoc-gia-con-lai-cua-eu-se-dong-y-tim-ra-giai-phap-brexit/

Israel không kích quân Iran tại Syria

Tin từ Jerusalem/Damascus — Vào hôm thứ Bảy (24/8), Máy bay chiến đấu của Israel không kích các lực lượng Iran gần thủ đô Damascus, để ngăn chặn kế hoạch bố trí “máy bay không người lái sát thủ” nhằm vào các mục tiêu ở Israel.
Ông Jonathan Conricus, phát ngôn viên quân đội Israel cho hay, cuộc không kích nhằm vào các chiến dịch của Lực lượng Quds và các tay súng Hồi giáo dòng Shiite đang có kế hoạch tấn công các địa
điểm mục tiêu ở Israel từ bên trong Syria. Lực lượng Quds là một đơn vị của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi.giáo Iran (IRGC). Theo ông Conricus, các lực lượng trên đưa ra kế hoạch khai triển “máy bay không người lái sát thủ” được trang bị chất nổ để tấn công các mục tiêu ở phía Bắc Israel.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, quân đội của ông đã đập tan kế hoạch tấn công trên. Trong khi đó, truyền thông Syria khẳng định các lực lượng phòng không của nước này vừa ngăn chặn “các mục tiêu thù địch” trên bầu trời thủ đô Damascus vào tối thứ Bảy (24/8). Các nhân chứng tại Damascus cho biết họ nghe và nhìn thấy các vụ nổ trên bầu trời. Trong một tuyên bố, quân đội Syria khẳng định phần lớn hỏa tiễn Israel bị bắn hạ trước khi đến được mục tiêu.
Quân đội Israel cho hay rằng thiệt hại từ các cuộc không kích của họ là “đáng kể”. Israel tuyên bố đã khai triển hàng trăm cuộc không kích ở Syria nhằm vào các mục tiêu Iran đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria. Đồng thời, Israel cũng nhắm vào các đoàn xe chở vũ khí cho các tay súng Hezbollah được Iran hậu thuẫn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/israel-khong-kich-quan-iran-tai-syria/

Căng thẳng với Nhật,

Hàn Quốc thúc đẩy tự do thương mại với ASEAN

Cuộc họp thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN vào tháng 11 sẽ thảo luận về thúc đẩy tự do thương mại giữa các bên.
Hãng Yonhap ngày 19.8 dẫn thông báo từ văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho hay nước này dự định thúc đẩy tự do thương mại tại hội nghị thượng đỉnh với các nước Đông Nam Á vào tháng 11.
Theo dự kiến, cuộc họp thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 25-26.11 tại thành phố Busan.
“Tại cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt, Hàn Quốc và các nước ASEAN sẽ củng cố ý chí mở cửa thị trường, tăng cường thương mại, trật tự tự do thương mại và tìm đường chia sẻ thịnh vượng chung thông qua hợp tác đối phó với tình hình quốc tế, khi xung đột thương mại và khuynh hướng bảo hộ đang ngày một sâu sắc”, cố vấn kinh tế Joo Hyung-chul của Tổng thống Moon chia sẻ.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản duy trì các rào cản xuất khẩu đối với Hàn Quốc giữa căng thẳng song phương. Vào đầu tháng 7, Tokyo siết chặt việc xuất khẩu một số vật liệu kỹ thuật cao sang Hàn Quốc.
Sau đó, Nhật đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các đối tác thương mại tin cậy được hưởng ưu đãi thủ tục hải quan. Seoul cũng đáp trả bằng động thái tương tự.
Chưa rõ liệu căng thẳng giữa 2 láng giềng Đông Bắc Á có tiếp diễn đến khi diễn ra hội nghị Hàn Quốc – ASEAN hay không. Trong khi đó, Tổng thống Moon nhiều lần kêu gọi đối thoại để giải quyết vấn đề.
“Khó nói trước căng thẳng sẽ xoay chuyển như thế nào trong vòng 100 ngày tới, nhưng điều quan trọng là cần duy trì hệ thống tự do thương mại mở. Rõ ràng sẽ có thảo luận về vấn đề này”, ông Joo cho biết.
Bên cạnh đó, cố vấn này nhắc lại rằng các nước đều đồng ý về tầm quan trọng của tự do thương mại trong khu vực tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3 mới đây.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29997-cang-thang-voi-nhat-han-quoc-thuc-day-tu-do-thuong-mai-voi-asean.html

Hàn Quốc tập trận

quanh các đảo có tranh chấp với Nhật Bản

Thùy Dương
Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước Nhật – Hàn gia tăng, hãng tin Hàn quốc Yonhap loan tin quân đội Hàn Quốc tập trận hai ngày quanh các đảo đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, bắt đầu từ sáng hôm nay 25/08/2019.
Cuộc tập trận được triển khai 3 ngày sau khi Seoul thông báo ngưng thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật. Tham gia cuộc tập trận có lực lượng Hải quân, Không quân và Bộ binh, với nhiều tàu chiến và phi cơ, với quy mô lớn gấp hai lần những đợt tập trận trước đây. Một quan chức Hải quân cho biết Đại Đế Sejong, khu trục hạm Aegis lớn nhất của Hàn Quốc, 9 tàu chiến và 6 chiến máy bay quân sự, trong đó có chiến đấu cơ F-15 đã được huy động.
Ko Min Jung, phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc gọi đó là « cuộc thao dợt bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ ». Phát ngôn viên Ko cũng nhấn mạnh cuộc tập trận bảo vệ các đảo Dokdo là nhằm cải thiện khả năng quân sự của Hàn Quốc trước các mối đe dọa từ mọi phía, chứ không chỉ từ Nhật Bản.
Dokdo nằm dưới quyền kiểm soát của Hàn Quốc nhưng Tokyo gọi là Takeshima và liên tục đòi chủ quyền. Từ Tokyo, ngoại trưởng Nhật Bản tuyên bố các cuộc tập trận của Hàn Quốc quanh các đảo có tranh chấp là không thể chấp nhận được. Quan chức ngoại giao Nhật đề nghị Hàn Quốc ngưng các cuộc tập trận này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190825-han-quoc-tap-tran-quanh-cac-dao-co-tranh-chap-voi-nhat-ban

Kim Jong Un giám sát

vụ thử ‘giàn phóng nhiều tên lửa siêu lớn’ -KCNA

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát cuộc thử nghiệm một “giàn phóng nhiều tên lửa siêu lớn” vào ngày thứ Bảy, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin hôm Chủ nhật.
Triều Tiên bắn dường như là hai phi đạn đạn đạo ra ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này, quân đội Hàn Quốc cho biết, trong vụ phóng mới nhất trong những tuần gần đây giữa bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân bị đình trệ.
Những bức ảnh được truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố cho thấy tên lửa phóng từ các ống lớn gắn trên một chiếc xe tám bánh.
Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho biết đây dường như ít nhất là hệ thống phi đạn mới thứ tư được Triều Tiên công bố kể từ khi các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân bị đình trệ tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2 giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Triều Tiên phải tăng cường phát triển vũ khí chiến lược và chiến thuật mới để chống lại “các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng và đòn tấn công áp lực của các thế lực thù địch,” ông Kim nói vào Chủ nhật, theo KCNA.
Các nhà khoa học quốc phòng trẻ tuổi của Triều Tiên, những người đã chế tạo phi đạn, là “kho báu quý giá và sự giàu có của đất nước mà không thể bị đổi lấy bất cứ thứ gì,” ông Kim nói.
Hôm thứ Bảy, một bài bình luận của KCNA cho biết Triều Tiên “sẽ không bao giờ đổi an ninh chiến lược của đất nước để lấy việc giảm nhẹ các chế tài.”
Các quan chức Mỹ vẫn đang cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán bị đình trệ với Triều Tiên về các chương trình vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo, vốn bị chế tài nặng nề.
Sau các cuộc thử nghiệm mới nhất, ông Trump một lần nữa ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp của ông với ông Kim và nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã “khá thẳng thắn với tôi.”
https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-giam-sat-vu-thu-gian-phong-nhieu-ten-lua-sieu-lon-kcna/5055618.html

Macau có lãnh đạo mới, Hong Kong tiếp tục biểu tình

Macau vừa có trưởng đặc khu mới hôm Chủ Nhật 25/8. Ông Hạ Nhất Thành, được hội đồng bỏ phiếu thân Bắc Kinh chọn giữ chức vụ này.
Ông Hạ Nhất Thành, 62 tuổi, là cựu lãnh đạo cơ quan lập pháp Macau và là ứng cử viên duy nhất.
Là người có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, ông Hạ được trông đợi sẽ củng cố kiểm soát của Bắc Kinh trên khu hành chính đặc biệt Macau và tránh xa các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong kế bên.
Bốn địa điểm nối Macau với Bắc Hàn
Ông Hạ được 392 phiếu thuận trong hội đồng đề cử gồm 400 thành viên. Ông dự kiến sẽ lãnh đạo Macau, trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới, trong ít nhất 5 năm tới, truyền hình nhà nước TDM đưa tin.
Macau, vùng thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha được trao trả lại cho Trung Quốc năm 1999, luôn tự coi là hình mẫu cho sự ổn định của công thức “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh đề ra để quản lý Macau và Hong Kong.
Mặc dù các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong vẫn tiếp diễn sau gần ba tháng, ở Macau, có rất ít dấu hiệu phản đối sự cầm quyền của Bắc Kinh.
Ông Hạ nói giới trẻ Macau không bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở Hong Kong và họ ủng hộ các biện pháp thúc đẩy lòng yêu nước ở Macau.
Hong Kong và thỏa thuận dẫn độ với TQ
Biểu tình tiếp diễn ở Hong Kong
Trong khi đó, cũng trong Chủ Nhật 25/8, hàng ngàn người Hong Kong đội mưa xuống đường biểu tình chống chính phủ, một ngày sau khi cảnh sát chống bạo động nã hơi cay và dùng dùi cui để tấn công người biểu tình hôm thứ Bảy.
Mặc dù hãng điều hành tàu MTR Corp ngừng một số tuyến tàu để ngăn người biểu tình tụ tập, họ vẫn tới được một sân vận động ở cảng container Kwai Chung, và từ đó họ tuần hành tới khu Tsuen Wan.
Ông M. Sung, một kỹ sư phần mềm 53 tuổi, một gương mặt đại diện cho nhiều công dân trung niên, tầng lớp trung lưu, cho biết ông đã tham gia gần như tất cả các cuộc biểu tình và sẽ tiếp tục đi.
“Chúng tôi biết đây là cơ hội cuối cùng để tranh đầu cho ‘một quốc gia, hai chế độ,’ nếu không Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thâm nhập vào thành phố quê hương chúng tôi và kiểm soát hết mọi thứ,’ ông nói.
“Nếu chúng tôi quyết tâm, chúng tôi có thể duy trì được phong trào này cho công lý và dân chủ. Phong trào sẽ không chết,” ông Sung tiếp lời.
Canh bạc kinh tế thật to của Trung Quốc
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Macau
Cảnh sát nói trong một thông cáo hôm Chủ Nhật họ cực lực lên án những người biểu tình “phá vỡ trật tự công cộng” và cho biết 19 người đàn ông và 10 phụ nữ đã bị bắt. Hơn 700 người đã bị bắt kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hồi tháng Sáu.
Các cuộc biểu tình đã gây sóng gió ở Hong Kong trong gần ba tháng qua, đưa thành phố này vào tình trạng khủng hoảng chính trị lơn nhất kể từ khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Chúng cũng là một thách thức lớn cho các vị lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh, những người nóng lòng muốn dập tắt bất ổn trước dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc vào 1/10.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49464926

Cảnh sát Hong Kong sử dụng hơi cay

để ngăn chặn đám đông biểu tình

Tin từ Hong Kong — Vào hôm Thứ Bảy (24 tháng 8), lực lượng cảnh sát Hong Kong đã buộc phải sử dụng lựu đạn cay để giải tán các cuộc biểu tình chống chính phủ ở vùng ngoại ô.
Bốn ga tàu điện ngầm MTR đã bị đóng cửa xung quanh Quận Kwun Tong, một khu vực đông dân cư của Hong Kong ở phía đông bán đảo Cửu Long, nhưng vẫn có hàng nghìn người biểu tình đổ ra đường, mang theo dù để chống lại cái nắng gay gắt. Reuters cho biết Cảnh sát đã buộc phải sử dụng hơi cay để đẩy lùi đám đông sau khi những người biểu tình ném bom xăng và gạch vào các cột đèn thông minh được gắn camera giám sát ở quận Kwun Tong. Những người biểu tình khác được nhìn thấy dựng rào chắn bằng tre.
Trên khắp Hong Kong, những cuộc biểu tình lẻ tẻ, nhỏ hơn ở những nơi khác vẫn tiếp tục diễn ra sau khi màn đêm buông xuống. Cảnh sát đã bắn hơi cay trong một cuộc đụng độ với những người biểu tình chặn đường xa lộ ở quận Wong Tai Sin, nằm ở phía tây bắc Quận Kwun Tong.
Vào tuần trước, phi trường Hong Kong đã bị buộc phải đóng cửa sau khi người biểu tình đổ về nhà ga chính trong vài ngày, khiến 1,000 chuyến bay không thể cất cánh.
Cư dân Hong Kong đã tiến hành một loạt các cuộc biểu tình từ tháng 6 để phản đối dự luật dẫn độ. Những người biểu tình nói rằng họ đang chống lại sự xói mòn của thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” bảo đảm quyền tự trị cho Hong Kong kể từ lãnh thổ này được Anh trao lại cho Trung Cộng vào năm 1997. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-su-dung-hoi-cay-de-ngan-chan-dam-dong-bieu-tinh/

Chủ Tịch Hiệp Hội Tiếp Viên Hàng Không

Cathay Pacific bị sa thải vì đăng bài trên Facebook

Chủ tịch Hiệp Hội Tiếp Viên Hàng Không ở Hong Kong bị sa thải cho biết: ban giám đốc hãng hàng không Cathay Pacific đã hỏi về các bài đăng trên Facebook của cô trước khi sa thải cô.
Trong lần đầu giải thích về việc cá nhân bị sa thải vào hôm thứ Sáu (23/8), Chủ tịch Hiệp hội Tiếp viên Hàng không Rebecca Sy On-na của Cathay Dragon cho biết cô đã bị quản lý tra hỏi vào hôm Thứ Tư về ba bài đăng trên Facebook. Cô tin rằng những bài đăng này chính là lý do khiến cô bị sa thải khỏi vị trí tiếp viên hàng không.
Cô Sy cho biết cô bị rút khỏi chuyến công tác Hàng Châu vào hôm Thứ Ba, và được các nhà cai quản yêu cầu tham dự một cuộc họp vào ngày hôm sau. Trong cuộc họp với hai người quản lý hãng hàng không, cô Sy cho biết cô được cho xem ba bản in ảnh chụp màn hình Facebook từ tài khoản cá nhân trước khi nhận thông báo rằng cô bị sa thải.
Việc sa thải cô Sy được tiết lộ vào hôm thứ Năm (22/8), và diễn ra vài ngày sau khi công ty mẹ của hãng hàng không Cathay Pacific Group khuyến cáo các nhân viên rằng việc thể hiện sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông trên mạng truyền thông xã hội có thể vi phạm các quy tắc của chính quyền  Trung Cộng.
Chủ tịch của Hiệp Hội Tiếp Viên Hàng Không Hong Kong Dragon Airlines gồm 2,000 người là một trong số 14 chuyên gia hàng không bị sa thải hoặc đã từ chức, sau khi Bắc Kinh gia tăng áp lực buộc các công ty phải có hành động phản đối phong trào chống chính phủ của thành phố. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-hiep-hoi-tiep-vien-hang-khong-cathay-pacific-bi-sa-thai-vi-dang-bai-tren-facebook/

Phong trào phản kháng Hồng Kông

 vẫn biểu tình bất chấp bạo lực tái phát

Tú AnhThùy Dương
Lựu đạn cay và dùi cui cũng như « khủng bố trắng » không làm dân Hồng Kông chùn bước. Sau một ngày thứ Bảy căng thẳng, phong trào phản kháng chống chính quyền địa phương và Bắc Kinh tiếp tục xuống đường hôm nay Chủ Nhật 25/08/2019 trong cơn mưa tầm tã. Bạo lực lại nổ ra giống như hôm qua.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có ít nhất hai cuộc biểu tình. Trước hết là tại sân vận động Kwai Chung và thứ hai là cuộc tuần hành trên đường phố với sự tham gia của nhiều người có thân nhân trong ngành cảnh sát.
Bị Trung Quốc « khủng bố trắng » phối hợp tuyên truyền cáo buộc « tiếp tay cho biểu tình gây rối trị an » và đe dọa trừng phạt kinh tế, công ty xe điện ngầm MTR của Hồng Kông phải đóng cửa một trạm ga gần sân vận động. Biện pháp này không ngăn được dân chúng kéo nhau đến điểm hẹn và sau đó tuần hành về khu phố Tsuen Wan.
Cũng theo AFP, một cuộc tuần hành thứ hai huy động được vài trăm người, trong đó có thân nhân của cảnh sát, lực lượng đang bị công luận lên án làm công cụ cho Trung Quốc.
Một phụ nữ, tự giới thiệu là vợ một sĩ quan cảnh sát, cho biết là hai vợ chồng bà rất khổ tâm : « Hai tháng qua, cảnh sát Hồng Kông bị rất nhiều nhục nhã ».
Bà kêu gọi cảnh sát : « Tôi muốn các ông biết tại sao bị cả thế giới khạc nhổ. Là thân nhân, tôi không làm như thế, nhưng người cảnh sát phải biết rằng nhiệm vụ của mình là bảo vệ dân Hồng Kông chứ không phải làm kẻ thù của Hồng Kông ».
Bạo lực dữ dội sau một tuần tạm lắng
Bạo lực lại nổ ra trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ngày hôm qua 24/08 tại Hồng Kông sau một tuần tạm lắng. Người biểu tình cực đoan đã ném gạch đá và bom xăng vào nhân viên công lực, còn cảnh sát thì sử dụng hơi cay và đạn cao su.
Đụng độ ban đầu xảy ra tại khu Kwun Tong, phía đông Hồng Kông, rồi sau đó lan ra nhiều điểm khác trong thành phố. Khoảng 30 người đã bị câu lưu.
Từ Hồng Kông, đặc phái viên RFI Aabla Jounaïdi gửi về bài phóng sự:
Mọi việc bắt nguồn từ một cuộc tuần hành được nhà chức trách cho phép diễn ra tại quận bình dân Kwun Tong. Ít nhất 1.000 người tiến về phía bắc, những người đi đầu dựng lên các chướng ngại vật với cọc tre và các rào chắn bằng kim loại.
Trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, trong khi đám đông giải tán, những thanh niên đội mũ, đeo kính và trang bị mặt nạ chống hơi cay đẩy những chướng ngại vật mà họ đã dựng lên về phía cảnh sát, đồng thời ném đá và chai lọ về phía lực lượng an ninh.
Cảnh sát chống bạo động cảnh cáo người biểu tình, giương pano xanh, đỏ, rồi đen. Và cảnh sát bắt đầu phản công!
Nhiều lần bị cảnh sát xịt hơi cay và bắn đạn cao su, một số người biểu tình tháo chạy vào một trung tâm thương mại bên cạnh để ẩn náu. Tại đó, khi bị truy đuổi, họ đáp trả với 2 bom xăng. Larry là một trong số những người nói trên. Anh nói: « Cảnh sát vào tận bên trong trung tâm thương mại để cố bắt giữ người biểu tình. Nhiều người đã chạy khỏi đó. Phần đông cảnh sát không biết tự kềm chế ».
Sau đó, một mặt trận khác lại được mở ra nhắm vào một đồn cảnh sát không xa đó, và trong 2 khu phố khác. Kết quả là nhiều người bị thương, một người bị trúng đạn cao su vào mắt.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190825-phong-trao-phan-khang-hong-kong-van-bieu-tinh-bat-chap-bao-luc-tai-phat

TQ nói Đài Loan ‘phí tiền’ mua 66 tiêm kích Mỹ

Đại tá Cao Yanzhong, học giả quân đội Trung Quốc, cho rằng hợp đồng tiêm kích 8 tỷ USD không thể giúp Đài Loan tăng sức mạnh.
“Hợp đồng này chỉ tạo thêm gánh nặng tài chính cho người dân Đài Loan và mang lại lợi ích cho những tay buôn vũ khí ở Mỹ. Điều này chẳng khác gì việc Đài Loan bỏ tiền mua sự bảo vệ của người Mỹ, nhưng sẽ không hiệu quả và không thể giúp họ tự vệ”, đại tá Cao Yanzhong, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Quân sự Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), hôm 22/8 cho hay.
Bình luận của Cao được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/8 phê duyệt thương vụ bán 66 tiêm kích F-16V hiện đại trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Thỏa thuận vẫn cần được Hạ viện và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, song các nghị sĩ lưỡng viện được cho là sẽ dễ dàng thông qua thương vụ.
Theo Cao, các chiến đấu cơ này sẽ “vô dụng” trong việc cải thiện sức mạnh chiến đấu của lực lượng phòng vệ Đài Loan chống lại quân đội Trung Quốc đại lục. “Không ai có thể nghi ngờ quyết tâm và khả năng của PLA trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, sự thống nhất và chủ quyền đất nước”, đại tá này cho hay.
Thiếu tướng Chen Rongdi, chủ nhiệm bộ môn nghiên cứu chiến tranh tại Học viện Khoa học Quân sự PLA, cảnh báo Trung Quốc sẽ “không khoanh tay đứng nhìn” trước thỏa thuận vũ khí này giữa Mỹ và Đài Loan.
“Theo như tôi biết, Trung Quốc sẽ trừng phạt những công ty liên quan đến thương vụ đó, và tất nhiên chúng tôi không loại trừ lựa chọn thực hiện các biện pháp khác”, Chen phát biểu tại Bắc Kinh, song không nói rõ biện pháp cụ thể là gì.
Lockheed Martin và General Dynamics, các tập đoàn sản xuất tiêm kích F-16 cho Mỹ, gần như không có hoạt động làm ăn nào đáng kể tại Trung Quốc, gây nghi ngờ về hiệu quả của bất kỳ lệnh trừng phạt nào mà Bắc Kinh đưa ra.
Đài Loan hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ phê duyệt vụ bán tiêm kích, nói rằng điều này sẽ giúp hòn đảo tự vệ trước mối đe dọa từ Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm các thỏa thuận giữa Washington và Bắc Kinh, “can thiệp nghiêm trọng vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc”. Bắc Kinh yêu cầu Washington lập tức hủy hợp đồng và ngừng bán vũ khí cho Đài Loan nếu không muốn “gánh chịu mọi hậu quả”.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất, kể cả phải dùng vũ lực nếu cần thiết. Dù công nhận chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao và bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng thường chỉ cung cấp những khí tài không phải hiện đại nhất.
Việc chính quyền Trump thông qua thương vụ bán 66 tiêm kích F-16V cho Đài Loan được cho là bước thay đổi lớn trong chính sách với hòn đảo này, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang căng thẳng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29995-tq-noi-dai-loan-phi-tien-mua-66-tiem-kich-my.html

Hành Khách Trung Cộng trộm tiền

của khách Nhật trên phi cơ Việt Nam

Tin Vietnam.-  Báo Vietnamnet ngày 24 tháng 8 năm 2019 loan tin, vào ngày 20 tháng 8 vừa qua, trên chuyến phi cơ mang số hiệu VN143 bay từ Đà Nẵng vào Sài Gòn đã xảy ra vụ trộm cắp do người Trung Cộng thực hiện.
Theo đó, hành khách người Trung Cộng mang tên Lyu Yuyong, 48 tuổi đã lấy trộm số tiền 229,000 yên của hành khách Takahashi, người Nhật. Sự việc sau đó được phát hiện, Lyu Yuyong đã được bàn giao cho công an Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo báo Vietnamnet, tình trạng khách Trung Cộng trộm cắp trên các chuyến bay Việt Nam trong thời gian qua xảy ra liên tục, và có chiều hướng gia tăng. Theo Uỷ ban An ninh hàng không thuộc Hiệp hội Các hãng hàng không châu Á- Thái Bình Dương, Văn phòng Interpol và Cảnh sát phi trường của một số quốc gia khu vực châu Á khẳng định, trộm cắp trên phi cơ là loại tội phạm có tổ chức, được tính toán kỹ lưỡng trước khi hành động. Và các kẻ gian này thường lựa chọn các chuyến bay nội địa Việt Nam và giữa các nước Đông Nam Á, là các điểm đến không yêu cầu thị thực khi đi du lịch để thực hiện. Ngoài nguyên nhân không yêu cầu thị thực, một nguyên nhân khác là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không dám giải quyết các tội phạm người Trung Cộng. Sau khi  người Trung Cộng phạm tội ở Việt Nam, nạn nhân là người Việt nhưng công an Cộng sản Việt Nam không giám giải quyết, mà giao lại cho phía Trung Cộng.
Chính vì vậy, Việt Nam đã được ví là “thiên đường” cho các đối tượng tội phạm của Trung Cộng trú ẩn, và thực hiện hành vi phạm tội.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hanh-khach-trung-cong-trom-tien-cua-khach-nhat-tren-phi-co-viet-nam/

Trung Quốc Yêu Cầu Canada Thả Bà Mạnh Vãn Châu

 Để Cải Thiện Mối Quan Hệ Ngoại Giao

Khoảng cuối tháng 08/2019, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cho rằng quan hệ song phương đang trải qua khó khăn và yêu cầu Ottawa trả tự do cho Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Canada trở nên lạnh nhạt sau khi bà Mạnh bị bắt giữ tại Vancouver cuối năm 2018 theo yêu cầu của Mỹ. Từ đó, Trung Quốc bắt giữ hai người Canada với tội danh gián điệp và ngừng nhập khẩu các sản phẩm từ thịt và hạt cải dầu của Canada.
https://nguoivietphone.com/a11059/trung-quoc-yeu-cau-canada-tha-ba-manh-van-chau-de-cai-thien-moi-quan-he-ngoai-giao

Tổng thống Duterte: Không nói

về phán quyết Biển Đông, đừng hội đàm

Tổng thống Duterte bóng gió về việc ông sẽ hủy gặp Chủ tịch Tập Cận Bình nếu phán quyết Biển Đông bị gạt ra khỏi cuộc gặp dự kiến diễn ra vào tuần tới.
“Họ nói vấn đề đó sẽ không được đề cập đến. Tôi nói không. Nếu tôi với tư cách là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền không được phép lên tiếng về những gì tôi muốn nói, thì tốt nhất là đừng hội đàm gì nữa. Đừng cố chặn miệng tôi vì đó là món quà của Chúa”, ông Duterte nói trong lễ khánh thành một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Romblo, miền Trung Philippines hôm 21/8.
Nhà lãnh đạo Philippines không nói rõ họ ở đây là ai và những điều ông đề cập tới là gì, nhưng nhiều người cho rằng ông đang ám chỉ tới Trung Quốc và phán quyết Biển Đông, điều mà ông khẳng định sẽ mang ra thảo luận với Chủ tịch Tập Cận Bình khi tới thăm Trung Quốc vào ngày 28/8.
Cũng trong bài phát biểu mới đây, ông Duterte dường như đề cập tới “một ai đó” trong chính phủ Trung Quốc khi khẳng định: “Dù ông có thích hay không, ông có vui hay tức giận với điều đó hay
không. Tôi xin lỗi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nói đến phán quyết của Tòa trọng tài, sau đó là những gì chúng ta nhận được nếu bắt đầu thăm thăm dò và khai thác bất cứ thứ có giá trị nào”.
Trung Quốc trước đó đề xuất thăm dò dầu khí chung với Philippines với tỷ lệ 60:40.
“Lời đề nghị 60-40 là một khởi đầu tốt. Tôi hy vọng nó sẽ trở thành đường hướng giúp chúng ta giải quyết phán quyết của tòa Trọng tài một cách hòa bình”, ông nói, khẳng định bất cứ cuộc phiêu lưu hay thám hiểm nào trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đều liên quan trực tiếp tới phán quyết của Tòa Trọng tài.
Manila và Bắc Kinh có những tuyên bố chồng chéo về chủ quyền trên  Biển Đông. Năm 2016, Toà Trọng tài Thường trực La Hague ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông và tuyên bố duy trì các quyền của Philippines với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc không công nhận phán quyết này.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Duterte tránh đề cập tới phán quyết này và tuyên bố hoãn thực thi nó để tránh chiến tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông bất ngờ đổi giọng hồi đầu tháng 8 khi khẳng định đã đến thời điểm đề cập tới phán quyết về Biển Đông với Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29974-tong-thong-duterte-khong-noi-ve-phan-quyet-bien-dong-dung-hoi-dam.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.