Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 23/08/2019

Friday, August 23, 2019 5:06:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 23/08/2019

Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố mới về Biển Đông,

lên án mạnh mẽ Trung Cộng

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet loan tin, vào ngày 22 tháng 8 năm 2019, bà Morgan Ortangus, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố liên quan đến cách ứng xử của Trung Cộng ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Cộng.
Cách hành xử gần đây của Trung Cộng đã đặt ra câu hỏi về những cam kết trước đó của nước này. Theo bộ Ngoại giao Mỹ, hành động của Trung Cộng tại khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam trong ngày 13 tháng 8 vừa qua là hành động leo thang của Bắc Kinh nhằm đe doạ nước khác. Và hành động này đã làm xói mòn hoà bình, an ninh khu vực, áp đặt gánh nặng kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á, bằng các hành động ngăn cản sự tiếp cận của các nước trên với nguồn tài nguyên dầu khí ước tính 2,5 tỷ Mỹ kim. Phía Trung Cộng đã tự chứng minh rằng nước này đã coi thường quyền của các quốc gia khác trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế trong vụ đặc quyền của họ.
Hành động của Trung Cộng không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mà còn ảnh hưởng đến các công ty Mỹ đứng đầu thế giới về thăm dò, và khai thác tài nguyên dầu khí. Vì vậy, Mỹ phản đối mạnh mẽ hành động quấy rối của Trung Cộng đối với những nước đối tác hợp tác với các công ty không phải của Trung Cộng.
Để bảo đảm cho việc sản xuất dầu khí không bị gián đoạn thị trường toàn cầu, Mỹ cam kết tăng cường an ninh năng lượng cho các đối tác, và đồng minh ở khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-my-ra-tuyen-bo-moi-ve-bien-dong-len-an-manh-me-trung-cong/

Thuế của TT Trump có thể làm

TQ tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm

Các mức thuế của chính quyền ông Trump đánh vào Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của siêu cường châu Á xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm.
Theo một khảo sát của Bloomberg với 14 nhà kinh tế, các khoản thuế sắp tới đánh vào hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ đô la có thể làm giảm mức tăng trưởng tới 0,5 điểm phần trăm trong năm nay.
Mức sàn của mục tiêu về tăng trưởng hàng năm của chính phủ Trung Quốc là 6%, còn một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters hồi tháng 7 đưa ra dự báo rằng mức tăng trưởng sẽ là 6,2% trong năm nay.
Một số mức thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9 tới, phần còn lại sẽ được áp dụng vào giữa tháng 12.
Tổng thống Trump khẳng định hôm thứ Tư 21/8 rằng ông đang thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
“Cuộc chiến thương mại này đáng lẽ phải diễn ra từ lâu”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, vànói thêm: “Phải có người làm việc này. Tôi là người được định mệnh lựa chọn”.
Tiềm năng về tăng trưởng có thể tác động nhất định đến các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo ông Mark Williams, một nhà kinh tế cấp cao về châu Á thuộc hãng nghiên cứu Capital Economics.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có nhiều phương án tốt, không phải vì Tổng thống Trump đang chiến thắng, mà bởi vì họ nhận ra rằng tất cả các bên trong một cuộc chiến thương mại đều bị thiệt hại”, ông Williams nói với Market Insider qua email. “Ví dụ, các phản ứng như đánh thuế cao hơn vào hàng Mỹ hoặc các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc do làm tăng chi phí cho các công ty Trung Quốc và khiến các doanh nghiệp toàn cầu sợ hãi, xa lánh”, ông viết thêm.
Phương án tốt nhất của Trung Quốc có lẽ là chờ ông Trump rời chức vụ.
“Nhiều khả năng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đối phó bằng các tạm né tránh, trong đầu họ biết rằng ông Trump sẽ không ở đó mãi, và cùng lúc, họ sẽ giảm bớt áp lực một chút cho các nhà xuất khẩu bằng cách để đồng nhân dân tệ mất giá”, ông Williams nói.
Các mức thuế mới nhất của ông Trump cũng ít có khả năng khiến Trung Quốc xuống nước.
“Không có chuyện Chủ tịch Tập sẽ chấp nhận yêu sách của Hoa Kỳ,” ông Williams nói. “Điều đó sẽ thật là nhục nhã và, trong bất cứ trường hợp nào, đối với một nền kinh tế có quy mô như của Trung Quốc, việc giảm xuất khẩu sang Mỹ là một sự khó chịu chứ không phải là một đòn chí mạng”, ông nói thêm.
Chính phủ Trung Quốc cảnh báo rằng thuế quan có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trước đây, nhưng họ cũng nói một cách cứng rắn là sẽ trả đũa nếu cần thiết.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng nói hôm thứ Năm 22/8: “Các động thái của Mỹ sẽ đặt ra một số thách thức đối với xuất khẩu và nền kinh tế của Trung Quốc, nhưng nhìn chung, các tác động hoàn toàn có thể kiểm soát được. Trung Quốc sẽ buộc phải trả đũa nếu Mỹ dấn tới thực hiện các mức thuế mới”.
(Bloomberg, Insider)
https://www.voatiengviet.com/a/thue-cua-trump-lam-tq-tang-truong-thap-nhat-trong-gan-30-nam/5054042.html

Vụ TQ bắt 2 công dân Canada:

Mỹ hứa tìm cách để họ được trả tự do

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 22/8 trấn an Thủ tướng Canada Justin Trudeau rằng các giới chức Hoa Kỳ đang tìm cách để hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt giam hồi cuối năm ngoái được trả tự do.
Hai người này hiện đối diện với tội gián điệp. Họ bị bắt sau khi cảnh sát Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chánh của công ty Huawei Trung Quốc tại Vancouver tháng 12 năm ngoái theo trát bắt của Mỹ.
Chính phủ Canada thúc giục Washington nỗ lực hơn về vấn đề này. Ngoại trưởng Pompeo nói Tổng thống Donald Trump đã nêu vấn đề trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc họp vào cuối tháng 6 năm nay.
“Xin hãy ghi nhận là toán của chúng tôi đang chú tâm đến việc giúp hai công dân Canada được tự do. Việc họ bị bắt là một điều sai trái,” ông Pompeo nói lúc bắt đầu cuộc họp tại Ottawa với Thủ tướng Trudeau và Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland.
Ông Pompeo cho biết thêm Hoa Kỳ đã nói rõ từ đầu là việc bắt giữ hai người đàn ông này là không phù hợp.
“Chúng tôi đã dùng những phương cách ngoại giao khác, cố giúp hai người này được trả tự do,” ông Pompeo phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối hội nghị.
Ngoại trưởng Pompeo nói thêm “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc này cho đến khi nào họ được về nước và trở về với gia đình.”
Ông Pompeo thăm Canada trước hội nghị thượng đỉnh khối 7 nước công nghiệp hàng đầu vào cuối tuần này tại Pháp. Dịp này, các mối quan hệ với Trung Quốc sẽ được thảo luận.
Hoa Kỳ đang lâm vào một trận chiến thương mại với Trung Quốc làm chao đảo thị trường thế giới.
Được hỏi là liệu Washington có xem bà Mạnh như là một con cờ để trao đổi trong cuộc tranh chấp này hay không, ông Pompeo trả lời “Không”.
Ngoại trưởng Freeland nhắc lại quan điểm của Canada là sẽ không yêu cầu Hoa Kỳ bỏ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh. Bà Mạnh đang đối mặt với những cáo buộc của Mỹ là âm mưu lừa dối các ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động tại Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-tq-b%E1%BA%AFt-2-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-canada-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%A9a-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%83-h%E1%BB%8D-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-/5053778.html

YouTube phát hiện chiến dịch gây ảnh hưởng

liên hệ tới biểu tình Hong Kong

Công ty Google thuộc tập đoàn Alphabet hôm 22/8 loan báo dịch vụ YouTube của họ đã vô hiệu hóa 210 kênh dường như dính líu tới một chiến dịch gây ảnh hưởng có phối hợp xung quanh các cuộc biểu tình ở Hong Kong, vài ngày sau khi hai công ty Twitter và Facebook thông báo họ dỡ bỏ một chiến dịch tương tự xuất xứ từ Trung Quốc.
“Phát hiện của chúng tôi phù hợp với các quan sát và hành động mới đây liên hệ tới Trung Quốc mà Facebook và Twitter vừa thông báo,” Shane Huntley, một trong những lãnh đạo về an ninh của Google, cho biết, nhưng ông không cho biết xuất xứ của các kênh trên YouTube vừa bị vô hiệu hóa này.
Twitter và Facebook đầu tuần này nói các kênh mà họ vừa dỡ bỏ có tham gia một nỗ lực do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn nhằm gây phương hại cho các cuộc biểu tình Hong Kong thông qua các tin đăng trên các mạng xã hội này dán nhãn người biểu tình Hong Kong là các thành phần cực đoan nguy hiểm.
“Chúng tôi hết sức quan ngại trước các nỗ lực của Trung Quốc tìm cách thao túng dư luận bằng cách lan truyền tin đánh lạc hướng về tình hình ở Hong Kong,” một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/youtube-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-g%C3%A2y-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-li%C3%AAn-h%E1%BB%87-t%E1%BB%9Bi-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-hong-kong-/5053296.html

Các nhà đàm phán Nhật & Mỹ

vẫn chưa đạt được thỏa thuận thương mại

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (22/8), các nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản và Hoa Kỳ không thống nhất về thỏa thuận thương mại hai chiều. Họ quyết định gia hạn các cuộc đàm phán cho một ngày khác, thể hiện nỗ lực cuối cùng để giải quyết ổn thỏa cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào cuối tuần.
Sau cuộc đàm phán kéo dài bốn giờ với Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Ligthizer vào hôm thứ Năm (22/8), Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo với các phóng viên rằng hai nước “đang tiến gần hơn đến thỏa thuận chung”. Nhưng ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán đang mất thời gian, vì chúng liên quan đến các chi tiết bao gồm nhiều lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia của cả hai bên.
Theo Reuters, ông Motegi đang đến Washington D.C. để đàm phán với ông Lighthizer, và hai bên hy vọng sẽ thu hẹp khoảng cách trong các lĩnh vực như nông nghiệp và xe hơi để có thể sớm đạt được được thỏa thuận song phương. Các cuộc đàm phán vào hôm thứ Năm đã diễn ra sau cuộc họp kéo dài
5 tiếng rưỡi vào hôm thứ Tư. Việc này cho thấy các nhà đàm phán đang đưa ra nỗ lực vào phút cuối để đạt được một số thỏa thuận, khi hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hoa Kỳ gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần ở Pháp.
Ông Motegi cho biết ông sẽ bay thẳng đến Pháp, và có thể sẽ tham gia cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nơi hai người có thể sẽ thảo luận về thương mại cùng các chủ đề khác. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-dam-phan-nhat-my-van-chua-dat-duoc-thoa-thuan-thuong-mai/

Mỹ lo ngại việc Hàn Quốc

ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Nhật

Gia Hưng
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dave Eastburn hôm 22/08/2019 cho biết Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vô cùng lo ngại và thất vọng về việc chính phủ Hàn Quốc rút khỏi thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo Nhật Bản – Hàn Quốc (GSOMIA). Đồng thời, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thúc giục hai nước quay trở lại bàn đàm phán, tiếp tục đối thoại song phương.
Sau nhiều giờ thảo luận tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và được tổng thống Moon Jae In phê chuẩn, hôm 22/08/2019, chính quyền Seoul tuyên bố chấm dứt tham gia thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo với Tokyo, trong bối cảnh hai nước căng thẳng về thương mại và vấn đề lịch sử.
Hôm 23/08, phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục trao đổi thông tin với Nhật Bản qua đồng minh Hoa Kỳ. Theo hãng tin Reuters, cố vấn quốc phòng Hàn Quốc Kim Hyun Chong cũng khẳng định điều này.
Việc Hàn Quốc chấm dứt tham gia thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản đánh dấu căng thẳng giữa hai nước lên một nấc cao hơn. Thỏa thuận GSOMIA được bắt đầu từ năm 2016 và theo thông lệ được hai bên tái ký kết hàng năm với mục đích chủ yếu là chia sẻ thông tin về mối đe dọa chung đối với hai nước đến từ các hoạt động liên quan tới tên lửa và hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Về phía Nhật Bản, thủ tướng Shinzo Abe lên án hành động này của Hàn Quốc làm tổn hại tới mối quan hệ hai nước, và cho biết sẽ làm việc với Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh của khu vực cũng như của Nhật Bản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190823-my-lo-ngai-viec-han-quoc-ngung-chia-se-thong-tin-tinh-bao-voi-nhat

Vụ tàu dầu của Iran:

Mỹ sẽ mạnh tay thực thi chế tài

Mỹ sẽ mạnh tay thực thi các biện pháp chế tài để ngăn lĩnh vực tư nhân hỗ trợ một tàu dầu Iran đang di chuyển trong Địa Trung Hải mà Washington muốn bắt giữ, một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters hôm 22/8.
“Lĩnh vực vận tải đường thủy được lưu ý rằng chúng tôi sẽ mạnh tay thực thi chế tài,” quan chức này nhấn mạnh sau vài ngày có khuyến cáo rằng các nước chớ cho phép tàu dầu của Iran neo đậu.
Dữ liệu theo dõi tàu bè cho thấy con tàu Adrian Darya, trước đây có tên gọi là Grace 1, đang trên đường tiến tới Hy Lạp dù Thủ tướng Hy Lạp bác bỏ tin này.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-t%C3%A0u-d%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-iran-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%BD-m%E1%BA%A1nh-tay-th%E1%BB%B1c-thi-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-/5053294.html

Mỹ giục Colombia và Trung Mỹ

góp phần chặn di dân

Chính phủ Mỹ ngày 22/8 kêu gọi nhà cầm quyền các nước Trung Mỹ và Colombia giúp ngăn chặn di dân đến Hoa Kỳ, mở rộng mạng lưới các nước mà chính quyền ông Trump đã tìm cách chiêu dụ để chặn đứng hiện tượng này.
Trong chuyến thăm Panama City, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Kevin McAleenan phát biểu trước hội nghị với giới chức an ninh và di trú các nước Trung Mỹ và Colombia rằng dòng di dân Bắc tiến là một “thách thức khu vực.”
Hàng chục ngàn người từ các phần đất bạo động và nghèo khó của Trung Mỹ rời bỏ nhà cửa mỗi năm để tìm một tương lai tốt đẹp hơn tại Mỹ. Cuộc di dân này làm Tổng thống Donald Trump tức giận và gây nên căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Mexico.
Nhiều di dân khác từ châu Phi, châu Á và Tây Ấn đi xuyên qua Ecuador, Colombia hay Brazil trước khi tiến về biên giới Mỹ thông qua Panama. Chính phủ Mexico đã kêu gọi các nước Nam Mỹ giúp ngăn chặn làn sóng di dân này.
Lưu ý là các tổ chức tội phạm xúi giục di dân bất hợp pháp đang hoạt động xuyên biên giới quốc gia, quyền Bộ trưởng McAleenan yêu cầu Colombia và Panama giúp Hoa Kỳ “bằng những hành động cụ thể” ngoài việc chia sẻ thông tin.
Ngăn di dân bất hợp pháp là một trong những dấu ấn hứa hẹn chính trị của ông Trump, và vấn đề này đang trở thành một chủ đề chính trong cuộc chạy đua tranh ghế Tổng thống Mỹ năm 2020.
Ông Trump đã làm áp lực để Mexico và Guatemala hành động như là một vùng độn đối với dòng di dân Bắc tiến.
Chính phủ Panama bác bỏ tin tức của truyền thông địa phương là ông McAleenan chuẩn bị ký một thỏa thuận song phương với Panama trong khi đang có mặt tại nước này nhằm bảo đảm sự tham dự của Panama trong những kế hoạch ngăn chặn di dân tiến về phía Bắc.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-gi%E1%BB%A5c-colombia-v%C3%A0-trung-m%E1%BB%B9-g%C3%B3p-ph%E1%BA%A7n-ch%E1%BA%B7n-di-d%C3%A2n-/5053323.html

Cựu phát ngôn viên Sarah Sanders

trở thành bình luận viên Fox News

Theo tin từ NBC News, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders đã gia nhập đài Fox News với tư cách là bình luận viên.
Theo thông báo của Fox, bà Sanders “sẽ cung cấp bình luận và phân tích chính trị” trên các chương trình của Fox News, bao gồm Fox News Channel và Fox Business Network.  Cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc sẽ lên sóng lần đầu tiên trên chương trình” Fox & Friends “vào ngày 6 tháng 9.
Trong một tuyên bố, bà Sanders cho biết bà rất tự hào khi được cung cấp những hiểu biết và phân tích chính trị trên chương trình này. Bà Sanders tuyên bố từ chức từ tháng 6, với lý do bà muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.Trong nhiệm kỳ của bà với tư cách là phát ngôn viên chính của Tổng thống Donald Trump, các cuộc họp báo thường xuyên của Tòa Bạch Ốc thưa thớt dần. Cụ thể là không có cuộc họp báo nào được tổ chức trong 94 ngày tại thời điểm bà từ chức.
Trong nhiệm kỳ của mình, đôi khi bà Sanders đã tranh cãi gay gắt với các phóng viên tại các cuộc họp báo. Bà thường xuyên phải đính chính cho những phát ngôn của tổng thống Trump gây phẫn nộ dư luận.
Làm việc tại Fox News, bà Sanders có thể gặp lại một số nhân vật quen thuộc như giám đốc truyền thông Hope Hicks, và cựu phụ tá phát ngôn viên Raj Shah. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-phat-ngon-vien-sarah-sanders-tro-thanh-binh-luan-vien-fox-news/

Nghi phạm gốc Việt bị bắt

sau vụ giết người ở đại học California

Một nghi phạm liên quan đến vụ đâm chết người tại một trường đại học ở California mới bị bắt giữ, cảnh sát cho biết hôm thứ Năm 22/8.
Ông Chuyen Vo, 51 tuổi, làm việc tại Đại học bang California-Fullerton cùng với Steven Shek Keung Chan trước khi giết ông ấy tại một bãi đậu xe của trường hôm thứ Hai 19/8, cảnh sát trưởng Fullerton, Robert Dunn, nói.
Ông Dunn cho biết tại một cuộc họp báo rằng cảnh sát vẫn đang điều tra xem động cơ của vụ án là gì, và nhà chức trách tin rằng ông Vo đã hành động một mình. Ông Vo đang bị giam, không được bảo lãnh để tại ngoại, ông Dunn nói.
Cảnh sát bắt giữ ông Vo tại nhà riêng ở Huntington Beach hôm 21/8 và đang giam giữ ông ta vì tội giết người, ông Dunn cho hay. Nhà chức trách nói hiện không có mối đe dọa nào khác, mặc dù vậy, trường đại học đã tăng cường an ninh trong tuần đầu tiên của năm học.
Hiện không có ngay thông tin nào được công bố về mối quan hệ của ông Vo với ông Chan, ngoài chuyện hai người là đồng nghiệp.
Ông Chan, 57 tuổi, làm việc trên cương vị là nhà tư vấn cho trường đại học từ đầu năm 2019 sau khi nghỉ hưu từ công việc trong chính quyền vào năm 2017.
Với gần 40.000 sinh viên, trường Cal State Fullerton có số lượng tuyển sinh lớn nhất trong hệ thống 23 khu học xá của Đại học bang California.
(CNN, USA Today)
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-pham-goc-viet-bi-bat-sau-vu-giet-nguoi-o-dai-hoc-california/5054183.html

Bị Quốc hội phản đối,

Trump hủy kế hoạch giảm viện trợ nước ngoài

Tòa Bạch Ốc sẽ không xúc tiến kế hoạch cắt giảm nhiều tỉ đô la viện trợ nước ngoài, các giới chức Mỹ ngày 22/8 cho biết sau khi Quốc hội phản đối kịch liệt vì xem đây là một nỗ lực qua mặt các nhà lập pháp.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 20/8 là đã cứu xét nỗ lực cắt giảm viện trợ và sẽ quyết định về đề nghị này trong vài ngày tới.
Các thành viên Quốc hội, trong đó có vài đảng viên Cộng hòa cũng như Dân chủ, đã tiếp xúc với các giới chức chính quyền để phản đối nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Trump cắt giảm viện trợ nước ngoài và siết chặt các nguồn viện trợ này hơn nữa để hỗ trợ cho các chính sách của Mỹ.
“Tổng thống đã nói rõ là có sự phí phạm và lạm dụng viện trợ của chúng ta và chúng ta cần khôn khéo về việc tiền của nước Mỹ đi về đâu. Đó là lý do tại sao ông yêu cầu chính quyền của ông tìm kiếm những giải pháp để làm việc này,” một giới chức cao cấp của chính quyền Trump nói. “Rõ ràng là có nhiều người tại Quốc hội không muốn nhập cuộc trong việc ngăn chặn các chi tiêu phí phạm,” giới chức này nói thêm.
Các giới chức chính quyền trong tháng này đã phong tỏa trong một thời gian ngắn việc chi tiêu của Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, nhắm cắt bớt 4,3 tỉ đô la đã được Thượng viện và Hạ viện thông qua.
Năm ngoái Tòa Bạch Ốc đã áp dụng chiến lược tương tự và cũng bỏ kế hoạch đó vì bị Quốc hội phản đối.
Tờ Politico loan tin đầu tiên vào ngày 22/8 là gói cắt giảm sẽ không được xúc tiến.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%8B-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-trump-h%E1%BB%A7y-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-gi%E1%BA%A3m-vi%E1%BB%87n-tr%E1%BB%A3-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-/5053797.html

Tòa lãnh sự Canada cấm nhân viên Hồng Kông

du lịch đến Trung Cộng

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Sáu (23/8), tòa lãnh sự Canada tại Hồng Kông cho biết họ đã cấm nhân viên địa phương du lịch đến Trung Cộng, chỉ vài ngày sau khi một nhân viên tòa Lãnh sự Anh Quốc của thành phố được xác nhận bị giam giữ tại Trung Cộng.
Trong một email gửi cho hãng tin Reuters, tòa Lãnh sự Canada đã không cung cấp lý do cho quyết định các hạn chế di lịch này. Vào hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Trung Cộng xác nhận rằng Simon Cheng, một nhân viên của phái đoàn Anh Quốc, đã bị giam giữ tại thành phố Thẩm Quyến giáp Hồng Kông.
Hồng Kông đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ trong nhiều tuần. Trung Cộng cáo buộc Anh Quốc và các nước phương Tây khác can thiệp vào các vấn đề nội bộ. Canada khuyến cáo rằng việc tăng cường rà soát các thiết bị kỹ thuật số của khách du lịch đã được báo cáo tại các cửa nhập cảnh biên giới giữa Trung Cộng đại lục và Hồng Kông, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở lãnh thổ do Trung Cộng kiểm soát bước sang tuần thứ 12. Vào hôm thứ Năm (22/8), chính phủ Canada đã cập nhật hướng dẫn nhập cảnh và xuất cảnh cho Trung Cộng trên trang web của họ để bổ sung thêm khuyến cáo này.
Phía Trung Cộng khuyến cáo Ottawa không được can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông. Vào hôm thứ Tư (21/8), Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết rằng Canada rất chú ý đến các sự kiện ở Hồng Kông, đồng thời kêu gọi kiềm chế và tôn trọng nhân quyền. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toa-lanh-su-canada-cam-nhan-vien-hong-kong-du-lich-den-trung-cong/

Cháy rừng Amazon : Tổng thống Brazil giận dữ

vì đề nghị của đồng nhiệm Pháp

Thanh Phương
Ngày 22/08/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị các nước thành viên nhóm G7 trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tuần tại thành phố Biarritz phải bàn về tình trạng « khẩn cấp » do các vụ cháy rừng Amazon.
Tổng thống Macron đưa ra yêu cầu này sau khi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trên mạng Twitter bày tỏ mối quan ngại của ông trước những vụ cháy rừng Amazon, rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, mà 60% diện tích là nằm trên lãnh thổ Brazil. Ông Antonio kêu gọi cả thế giới hợp lực bảo vệ rừng Amazon, vì không thể nào chấp nhận để một nguồn quan trọng về ôxy và đa dạng sinh thái bị tàn phá hơn nữa.
Nhưng tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, một người hoài nghi về biến đổi khí hậu, đã ngay lập tức có phản ứng, chỉ trích tổng thống Marcon là vẫn còn mang tư tưởng « thực dân ».
Từ Sao Paolo, thông tín viên Bernard Martin tường trình :
« Tổng thống Jair Bolsonaro cáo buộc đồng nhiệm Pháp thổi phồng vụ việc và vẫn còn mang tư tưởng « thực dân ». Vì sao ? Bởi vì Brazil không thuộc nhóm G7 và sẽ không thể bày tỏ quan điểm tại hội nghị thượng đỉnh của khối này vào cuối tuần ở Biarritz.
Ông Bolsonaro đang rất giận dữ và con trai của ông, nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, thậm chí còn đi xa hơn khi đăng tải lên mạng xã hội một video mà trong đó ông Macron bị gọi là một « kẻ đần độn ».
Quan hệ giữa Brasilia và Paris gần đây trở nên căng thẳng. Cách đây một tháng, tổng thống Brazil đã hủy buổi đón tiếp ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Brazilia, do vị bộ trưởng này trước đó đã gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ.
Các tổ chức này bị tổng thống Bolsonaro nghi là đã đốt rừng Amazon và bị ông cáo buộc là chỉ bảo vệ lợi ích của các quốc gia khác. Những lời cáo buộc đó đã khiến các nhà hoạt động bảo vệ môi trường rất phẫn nộ. Hôm nay sẽ có nhiều cuộc biểu tình ở khắp các thành phố lớn của Brazil để phản đối ông Jair Bolsonaro ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190823-chay-rung-amazon-tong-thong-brazil-gian-du-vi-de-nghi-cua-dong-nhiem-phap

Cháy rừng Amazon tồi tệ đến mức nào?

Hàng ngàn đám cháy đang tàn phá rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil – các vụ cháy dữ dội nhất trong gần một thập kỷ.
Các bang miền bắc Roraima, Acre, Rondônia và Amazonas cũng như Mato Grosso do Sul đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, nhiều hình ảnh các đám cháy – bao gồm một số được chia sẻ dưới hashtag #PrayforAmazonas – bị phát hiện là được chụp từ hàng thập kỷ trước hoặc thậm chí không phải ở Brazil.
Vậy, những gì thực sự đang xảy ra và các đám cháy tồi tệ tới mức nào?
Đã có rất nhiều vụ cháy trong năm nay
Rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã chứng kiến số vụ cháy kỷ lục trong năm 2019, dữ liệu của cơ quan vũ trụ Brazil cho biết.
Viện nghiên cứu không gian quốc gia (Inpe) cho biết dữ liệu vệ tinh của họ cho thấy mức tăng 85% so với cùng kỳ năm 2018.
Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm – con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.
Cháy rừng thường xảy ra ở Amazon trong mùa khô, kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười. Chúng có thể bùng phát do các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, hay bởi nông dân và tiều phu dọn đất để trồng trọt hoặc chăn thả.
Bí mật trong rừng già Colombia
Dù lượng CO2 giảm, ‘Trái đất nóng lên’ vẫn đe dọa
Các nhà hoạt động nói rằng những lời hoa mỹ chống lại môi trường của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã khuyến khích các hoạt động phát quang cây như vậy.
Đáp lại, ông Bolsonaro, một người hoài nghi về biến đổi khí hậu, đã cáo buộc các tổ chức phi chính phủ nói về các vụ cháy rừng để làm hỏng hình ảnh của chính phủ.
Sau đó, ông nói rằng chính phủ thiếu các nguồn lực để dập lửa.
Phía bắc Brazil đã bị ảnh hưởng nặng
Hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở phía bắc.
Roraima, Acre, Rondônia và Amazonas đều chứng kiến số vụ hỏa hoạn gia tăng đáng kể khi so sánh với mức trung bình trong bốn năm qua (2015-2018).18).
Roraima đã tăng 141%, Acre 138%, Rondônia 115% và Amazonas 81%. Mato Grosso do Sul, xa hơn về phía nam, đã tăng 114%.
Amazonas, tiểu bang lớn nhất ở Brazil, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Các đám cháy đang phát ra một lượng lớn khói và khí carbon
Khói từ đám cháy đã lan khắp khu vực Amazon và xa hơn nữa.
Theo Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu (Cams), khói đã bay đến tận bờ biển Đại Tây Dương. Nó thậm chí đã che phủ một phần São Paulo – cách đó hơn 3.200km.
Các vụ hỏa hoạn đã giải phóng một lượng lớn carbon dioxide, tương đương với 228 megaton trong năm nay, theo Cams, mức cao nhất kể từ năm 2010.
Chúng cũng đang thải ra carbon monoxide – một loại khí được giải phóng khi gỗ bị đốt cháy và không được tiếp cận nhiều với oxy.
Các bản đồ từ Cams cho thấy carbon monoxide – rất độc hại – được di chuyển xa hơn ra ngoài bờ biển Nam Mỹ.
Lưu vực sông Amazon – nơi sinh sống của khoảng ba triệu loài thực vật và động vật, và một triệu người bản địa – rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự nóng lên toàn cầu, với những khu rừng hấp thụ hàng triệu tấn khí thải carbon mỗi năm.
Nhưng khi cây bị chặt hoặc đốt, lượng carbon mà khu rừng lẽ ra sẽ hấp thụ được thải vào khí quyển.
Các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn
Một số quốc gia khác trong lưu vực sông Amazon – một khu vực trải rộng 7.4triệu km vuông – cũng chứng kiến một số lượng lớn các vụ cháy trong năm nay.
Venezuela đứng thứ hai, với hơn 26.000 vụ hỏa hoạn, kế đó là Bolivia, với hơn 17.000.
Chính phủ Bolivian đã thuê một máy bay chữa cháy để giúp dập tắt các đám cháy ở phía đông đất nước. Cho đến nay , các đám cháy đã lan rộng trên khoảng 6 km vuông rừng và đồng cỏ.
Các nhân viên ứng phó tình trạng khẩn cấp cũng đã được điều đến khu vực và các khu bảo tồn đang được thiết lập giúp cho động vật tránh khỏi ngọn lửa.
Bài viết của Mike Hills, Lucy Rodgers và Nassos Stylianou
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49431308

Các vụ cháy rừng Amazon gây lo ngại cho quốc tế

Thanh Phương
Nhà sinh học Marta Marcondes vừa báo động với hãng tin AFP : « Tôi chưa bao giờ thấy như thế, đây quả là một giai đoạn nghiêm trọng ». Giáo sư Marcondes đưa ra lời báo động này sau khi phân tích các vết nước mưa của ngày 19/08 tại Sao Paolo, ngày mà người dân tại bang đông dân nhất của Brazil đã rất bất ngờ khi thấy mới có 3 giờ chiều mà trời đã tối mịt và ở một vài nơi, nước mưa có màu xám.
Giáo sư Marcondes cho biết nồng độ các hạt bụi ô nhiễm trong nước mưa cao hơn mức trung bình trong những trường hợp tương tự, tức là mưa sau nhiều ngày khô hạn. Nhưng điều làm bà rất hoảng sợ đó là mùi gỗ cháy từ các hạt đó. Sao Paolo nằm gần bờ biển, cách các khu rừng bị cháy hàng mấy ngàn cây số, như vậy là tình hình ở các vùng nằm sâu hơn trong đất liền chắc còn nghiêm trọng hơn.
Theo lời giáo sư Marcondes, hiện hãy còn quá sớm để xác định những hiện tượng nói trên là do cháy rừng, nhưng nó xảy ra đúng vào lúc các vụ cháy rừng tại Brazil, đặc biệt là tại vùng Amazon, đang gia tăng một cách đáng ngại.
Theo các số liệu của Viện Quốc gia Nghiên cứu Không gian (INPE), tính từ tháng Giêng cho đến ngày 21/08/2019, đã có hơn 75 ngàn vụ cháy rừng được ghi nhận, tức là tăng đến 84% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có hơn 52% vụ là tại vùng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và được coi là « lá phổi » của hành tinh. Cũng theo INPE, chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ đã có gần 2.500 vụ cháy rừng mới trên toàn lãnh thổ Brazil. Điều này phản ánh phần nào tốc độ cháy rừng ở Brazil, quốc gia chiếm 60% diện tích rừng Amazon.
Không chỉ gây ô nhiễm không khí ở Brazil, các vụ cháy ở rừng Amazon còn gây lo ngại ngày càng nhiều cho cộng đồng quốc tế, khiến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và tổng thống Pháp phải lên tiếng, lý do là vì khu rừng nhiệt đới này có vai trò rất quan trọng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu.
Amazon sản sinh 20% lượng khí ôxy cho Trái đất và là một nguồn quan trọng về đa dạng sinh thái. Bình thường rừng Amazon hấp thụ nhiều khí CO2 hơn là lượng khí phát ra, nhờ vậy mà góp phần điều hòa sự hâm nóng bầu khí quyển. Nhưng khả năng này của Amazon đang suy giảm cùng với đà phá rừng và hậu quả trước mắt của các vụ cháy rừng Amazon đó là một lượng rất lớn khí CO2 sẽ phát ra. Đó là chưa kể sự tàn phá đối với tính đa dạng sinh thái của rừng nhiệt đới này.
Nhưng gây lo ngại hơn cả đó là chính sách của tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro. Tại Brazil, trong những tháng khô nóng, các vụ cháy rừng thường xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng theo các chuyên gia môi trường được hãng tin Reuters trích dẫn, các vụ cháy rừng năm 2019 tăng vọt là do nông dân đốt rừng để lấy đất canh tác (các số liệu của INPE cho thấy là diện tích rừng bị phá trong tháng 7/2019 đã tăng gần gấp bốn lần so với tháng 7/2018 ). Nông dân thoải mái đốt rừng chính là do họ cảm thấy được tổng thống Bolsonaro khuyến khích.
Sau khi lên cầm quyền vào tháng 1/2019, ông Bolsonaro đã cam kết sẽ thúc đẩy phát triển vùng Amazon bằng cách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và khai thác mỏ. Ông còn hứa sẽ nới lỏng các quy định về môi trường và giảm số tiền phạt đối với những nhà canh tác nào vi phạm các quy định đó. Chính vì bất đồng với chính sách này của tổng thống Bolsonaro mà Na Uy và Đức gần đây đã đình chỉ các khoản đóng góp cho Fonds Amazonie, quỹ tài trợ cho việc bảo tồn rừng Amazon.
Chẳng những thế, hôm 21/08, tổng thống Brazil còn cáo buộc chính các tổ chức phi chính phủ đã đốt rừng. Hôm sau, ông Bolsonaro đã buộc phải thừa nhận có thể là một số nông dân đã đốt rừng trái phép, nhưng theo ông, « nghi ngờ lớn nhất vẫn là từ phía các tổ chức phi chính phủ » !
Thay vì nhìn thẳng vào sự thật qua các số liệu mà INPE vừa công bố, tổng thống Bolsonaro đã cách chức viện trưởng của viện này, và ra lệnh cho viện trưởng lâm thời mà ông vừa bổ nhiệm là kể từ nay, trước khi công bố các số liệu, phải đưa cho tổng thống xem trước !
Tình hình rừng Amazon đã nguy kịch đến mức đây không còn là chuyện nội bộ của Brazil hay các nước Nam Mỹ nói chung, mà đã trở thành vấn đề khẩn cấp của quốc tế. Áp lực hiện đang gia tăng lên tổng thống Bolsonaro. Nhưng không chắc là áp lực này đủ mạnh để buộc ông thay đổi chính sách.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190823-cac-vu-chay-rung-amazon-gay-lo-ngai-cho-quoc-te

Ukraine và EU phản đối đề nghị

của tổng thống Trump cho Nga tái nhập G7

Tin từ Kiev, Brussels — Vào hôm thứ Năm (22 tháng 8), Tổng thống Ukraine và các cường quốc hàng đầu châu Âu phản đối đề nghị của tổng ng Trump cho phép Nga tái gia nhập Nhóm cường quốc kinh tế G7. Họ lập luận rằng Moscow vẫn chiếm Crimea và gây thất vọng cho tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine.
Trước đó vào hôm thứ Ba, Tổng thống Donald Trump đề nghị việc cho Nga tái nhập vào nhóm và tạo thành nhóm G8 như trước đây. Theo kế hoạch, Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 vào cuối tuần này. Tuy nhiên Đức, Pháp, Anh – và tất cả các thành viên G7 – đã nhanh chóng bác bỏ lời đề nghị của tổng thống Trump, lưu ý rằng Nga bị loại trừ ra khỏi nhóm sau khi họ sáp nhập đảo Crimea của Ukraine, và sau đó ủng hộ một cuộc nổi dậy chống lại Kiev ở khu vực công nghiệp Donbas, miền đông Ukraine. Một viên chức Liên minh châu Âu cho biết, việc tái gia nhập Tổng thống
Nga Vladimir Putin vào nhóm, mà không có một điều kiện gì sẽ là điều phản tác dụng, và đây là một dấu hiệu của sự yếu kém.
Theo Reuters, EU và Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga sau khi nước này gây ra cuộc xung đột Ukraine, trong đó khoảng 13,000 người đã thiệt mạng. Cho đến nay, tình trạng giao chiến vẫn tiếp tục ở Donbas, nhưng ở cường độ thấp. Tiến trình hòa bình được trung gian bởi Berlin và Paris cũng bị đình trệ.
Tuyên bố tại Berlin vào hôm thứ Tư, tân thủ tướng Anh Quốc, Boris Johnson, cũng dẫn chứng vụ đầu độc một cựu điệp viên hai mang của Nga vào năm ngoái tại Anh, nêu ra lý do không nên cho phép Nga gia nhập G7.
Theo văn phòng tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, tổng thống đã gọi điện cảm ơn ông Johnson vì ủng hộ chủ quyền Ukraine.
Theo Reuters, sự bất đồng về vấn đề  Nga chỉ là một trong nhiều khía cạnh căng thẳng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ & EU, sẽ được trưng bày trong cuộc họp G7 ở Pháp vào cuối tuần này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ukraine-va-eu-phan-doi-de-nghi-cua-tong-thong-trump-cho-nga-tai-nhap-g7/

G7 lỗi thời và tốn kém

Gần 24 triệu euro được chi ra để tổ chức thượng đỉnh G7 từ ngày 24-26/08/2019, ở thành phố Biarritz, miền nam nước Pháp và bàn về “cuộc chiến chống bất bình đẳng”. Hơn 10.000 cảnh sát và hiến binh được huy động để bảo vệ an ninh cho thượng đỉnh, khoảng 5.000 đại biểu và nhà báo đổ về Biarritz để đưa tin. Theo những người phản đối, thượng đỉnh G7 quá tốn kém, mang tính hình thức và ít có kết quả cụ thể.
Vậy thực sự, G7 có vai trò gì ? Theo trang Francetvinfo (22/08/2019), đầu tiên G6 được được hình thành năm 1975 trên cơ sở của nhóm G5 không chính thức (Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Anh và Tây Đức). Người chủ trì cuộc họp đầu tiên là tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing khi ông mời đến lâu đài Rambouillet (ngoại ô Paris) bốn nhà lãnh đạo các nước giầu nhất thế giới thời kỳ đó, cùng với Ý, để “hình thành mối liên hệ trực tiếp giữa các nhà cầm quyền”“thoát khỏi sự ì ạch của Liên Hiệp Quốc”.
Thực vậy, thế giới vừa trải qua cú sốc dầu lửa năm 1973 khiến nền kinh tế thế giới chao đảo và buộc phương Tây phải điều hòa các chính sách tài chính. Năm 1976, Canada gia nhập nhóm và G7 chính thức hình thành. Vào năm 1997, Nga gia nhập khối : G7 trở thành G8. Nhưng sau đó, Nga lại “bị mời” rút khỏi khối, sau khi Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014.
G7 mất dần ảnh hưởng
Mục tiêu của khối G7 là thống nhất với nhau về những định hướng lớn, hơn là đưa ra những quyết định cụ thể. Điểm này được bộ Ngoại Giao Pháp nêu rõ trên website, “G7 không phải là một định chế quốc tế : đó là một nhóm phi chính thức đóng vai trò định hướng và thúc đẩy chính trị. Các nước thành viên thống nhất để thúc đẩy các vấn đề liên quan đến chính sách an ninh, quản trị toàn cầu hóa và quản lý tài sản công thế giới”.
http://vi.rfi.fr/phap/20190823-g7-loi-thoi-va-ton-kem

Hoàng tử Andrew và tỷ phú tai tiếng về sex,

ông Jeffrey Epstein

Vụ tự tử trong tù ở Mỹ của nhà tài phiệt, tỷ phú Jeffrey Epstein, trong lúc đang chờ ra tòa với các cáo buộc phạm tội tình dục, khiến cho một thành viên nổi trội trong Hoàng gia Anh trở thành tâm điểm chú ý.
Cuộc tranh cãi tập trung vào mối quan hệ của Hoàng tử Andrew với ông Jeffrey Epstein, người bị cáo buộc đã lạm dụng tình dục và tổ chức vui chơi tình dục cho giới quyền thế với các thiếu nữ vị thành niên.
BBC sa thải người vì ‘trò đùa ngu ngốc’ về Hoàng gia
Tiệc sinh nhật Nữ Hoàng Anh ở Hà Nội
Chồng Nữ hoàng Anh an toàn sau tai nạn xe hơi
Hoàng tử Andew ‘có thể’ mất việc
Hoàng tử 59 tuổi, mang tước hiệu Công tước xứ York, là con thứ ba của Nữ hoàng Elizabeth. Khi chào đời, ông đứng vị trí thứ hai trong danh sách những người kế vị ngai vàng nước Anh.
Sau sự xuất hiện của đoạn video có vẻ như cho thấy Hoàng tử Andrew tại khu dinh thự tai tiếng của Jeffrey Epstein tại New York, báo chí Anh đã đòi hỏi phải có lời giải thích về việc gương mặt hoàng gia này biết đến đâu về các tội mà ông Epstein bị cáo buộc.
Phải đăng ký tội phạm tình dục
Jeffrey Epstein bị kết tội tội phạm tình dục hồi 2008. Sau đó, gần đây ông bị thêm các cáo buộc buôn người vì mục tiêu tình dục, trước khi ông tự sát trong tù.
Tờ báo Anh The Mail on Sunday công bố đoạn băng hình, trong đó cho thấy Hoàng tử Andrew tại dinh tự Manhattan của Jeffrey Epstein.
Đoạn video được cho là ghi hồi 2010, hai năm sau khi ông Epstein lần đầu tiên bị kết tội.
Trong video này, Jeffrey Epstein được nhìn thấy trước, rời khỏi nhà cùng một phụ nữ trẻ trông rõ ràng là chưa đủ tuổi thành niên.
Khoảng một giờ sau, Hoàng tử Andrew được nhìn thấy mở cửa từ bên trong dinh thự cùng một phụ nữ trẻ khác. Cô gái này rời khỏi nhà trong lúc hoàng tử Anh vẫy tay chào tạm biệt.
Thỏa thuận nhận tội
Epstein, người từng quản lý quỹ đầu cơ thanh khoản (hedge fund), đã nhận tội vào năm 2008 đối với một tội danh gạ gẫm mua dâm, và một tội gạ gẫm mua dâm người chưa thành niên.
Việc đạt được thỏa thuận gây tranh cãi này với giới chức Hoa Kỳ khiến ông tránh được các cáo buộc liên bang, vốn có thể khiến ông phải đối diện với án tù chung thân.
Thay vào đó, ông ta nhận mức án nhẹ nhàng hơn, ngồi tù chỉ 13 tháng rồi được thả nhưng phải đăng ký vào danh sách phạm tội tình dục.
Truyền thông Mỹ khi đó đã chỉ trích mạnh mẽ dàn xếp nhận tội này, cho rằng nó giúp giấu bớt mức độ phạm tội của Epstein và giúp chấm dứt cuộc điều tra của FBI về việc liệu có thêm nhiều nạn nhân khác hoặc nhiều người có thế lực khác liên quan tới hay không.
Jeffrey Epstein được biết là có quan hệ với nhiều người giàu có, quyền thế trước khi xảy ra vụ buộc tội đầu tiên đối với ông. Trong số những người này có cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và đương kim Tổng thống Donald Trump.
Một khi danh tiếng của ông ta bị hủy hoại, những bạn hữu danh giá đó đã lảng tránh ông. Nhưng Hoàng tử Anh Andrew thì không.
Cáo buộc của Virginia Roberts
Ngoài video còn có một bức ảnh chụp hoàng tử Anh hồi 2001 vòng tay quanh Virginia Roberts, người nêu cáo buộc trong hồ sơ tại tòa Mỹ rằng hoàng tử Anh đã quan hệ tình dục với cô hồi cô mới 17 tuổi. Đó là lúc cô được Jeffrey Epstein giới thiệu với ông.
Điện Buckingham luôn bác bỏ cáo buộc này. Các tòa ở Mỹ cũng vậy.
Phản ứng trước video mới nhất do báo the Mail on Sunday công bố, Điện Buckingham nói: “Hoàng tử đau lòng về việc bất kỳ ai bị lạm dụng, và việc cho rằng Ngài bỏ qua, tham dự hoặc khuyến khích bất kỳ hành xử nào như vậy đều là không đúng.”
Tuy nhiên, một điều dường như không thể chối bỏ được: Hoàng tử Andrew tiếp tục giao du với một kẻ đã bị xác định rõ là phạm tội tình dục trong suốt thời gian dài sau khi tin này được công bố công khai, điều mà cho đến nay vẫn chưa được Điện Buckingham và Hoàng tử Andew giải thích.
Bất chấp cái chết của Jeffrey Epstein, cuộc điều tra về các cáo buộc buôn người cho mục tiêu tình dục còn lâu mới kết thúc, khiến cho cả thế giới quan tâm tới việc Buckingham sẽ nói gì tiếp.
Cựu phóng viên BBC chuyên theo dõi tin tức Hoàng gia Anh, Michael Cole cho rằng cách thứ Hoàng gia xử lý vấn đề cho đến nay là chưa đủ.
“Cần có câu trả lời”
“Việc chối bỏ thẳng thừng là không tác dụng,” ông nói với chương trình truyền hình Newsnights của BBC. “Cần có câu trả lời.”
“Đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Sự tình sẽ tồi tệ hơn cho Hoàng tử và cho Điện Buckingham.”
Michael Cole trông đợi rằng ít nhất một, hoặc có thể là trên một vụ kiện dân sự ở Mỹ sẽ được những đối tượng được cho là nạn nhân bị buôn bán tình dục của Epstein khởi sự, khiến cho hoàng gia Anh phải dính tới hệ thống pháp đình Mỹ.
Các luật sư Mỹ hiện đang yêu cầu Hoàng tử cung cấp lời khai từ vị trí là nhân chứng chính trong vụ Epstein buôn bán tình dục.
“Bất kể là người có vị trí cao tới đâu,’ Michael Cole nói, “thì trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ, luật vẫn đứng ở vị trí cao hơn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49433620

Merkel ủng hộ Macron kêu gọi khối G7

tập trung thảo luận vụ cháy rừng Amazon

Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để đưa thảm họa cháy rừng Amazon vào chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần này, sau khi người đứng đầu nước Pháp nói rằng tình hình đã trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.
Steffen Seibert, một người phát ngôn của thủ tướng Đức, nói với các nhà báo ở Berlin hôm 23/8: “Những vụ cháy ở khu vực rừng Amazon gây sốc và đe dọa, không chỉ đối với Brazil và các quốc gia bị ảnh hưởng khác, mà còn trên toàn thế giới”.
“Khi nhóm G7 họp vào cuối tuần này, thủ tướng (Merkel) tin chắc rằng tình trạng khẩn cấp này của rừng nhiệt đới Amazon cần phải nằm trong nghị trình thảo luận”, ông Seibert cho biết.
Lời kêu gọi của Tổng thống Macron đã gây ra một phản ứng dữ dội từ người đồng cấp của ông ở Brazil, Tổng thống Jair Bolsonaro. Trong một dòng tweet, ông Bolsonaro nói: “Tôi rất tiếc vì Tổng thống Macron tìm cách lợi dụng vấn đề trong nước của Brazil và của các nước khác trong vùng Amazon để phục vụ lợi ích chính trị cá nhân”. Nhà lãnh đạo Brazil cho rằng lời kêu gọi của Tổng thống Macron có “giọng điệu mang tính giật gân”.
Nhưng quy mô của các đám cháy tiếp tục làm cộng đồng quốc tế quan tâm. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Antonio Guterres, cho biết ông “quan ngại sâu sắc” đến vấn đề này và nói rằng: “Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu, chúng ta không thể để nguồn oxy và đa dạng sinh học chính (của chúng ta) bị tổn hại”.
Thị trưởng thành phố Luân Đôn, Sadiq Khan, viết trên Twitter rằng “chính phủ Brazil đang hỗ trợ và tiếp tay” cho các vụ cháy. Việc đốt rừng nhiệt đới là “một hành động gây sốc về phá hoại môi trường với hậu quả toàn cầu”.
Những người nổi tiếng, trong đó có ca sỹ Mỹ Madonna, cũng đã lên tiếng hôm 22/8. Ca sỹ này viết trên Twitter: “Những đám cháy đang hoành hành và Amazonia vẫn đang tiếp tục cháy.”
Nạn phá rừng gia tăng mạnh trong tháng 7, và theo sau đó là những vụ cháy dữ dội vào tháng 8. Báo chí địa phương nói rằng nông dân ở một số khu vực đang tổ chức những “ngày đốt rừng”, lợi dụng việc chính quyền thực thi luật lệ yếu kém.
Tổng thống Ecuador, Lenin Moreno, hôm 22/8 cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Brazil và sẽ gửi “ba lữ đoàn chuyên về cháy rừng và nghiên cứu môi trường, những người sẽ giúp giảm thiểu thảm kịch ở rừng nhiệt đới Amazon”.
https://www.voatiengviet.com/a/merkel-ung-ho-macron-keu-goi-khoi-g7-tap-trung-thao-luan-vu-chay-rung-amazon/5054114.html

Tổng thống Pháp tiếp ngoại trưởng Iran

bàn về hồ sơ hạt nhân

Gia Hưng
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào trưa 23/08/2019 đã tiếp và thảo luận với ngoại trưởng Iran Javad Zarif nhằm tìm giải pháp thuyết phục Teheran tôn trọng các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân đã ký năm 2015.
Hồ sơ hạt nhân Iran cũng sẽ là một trong những chủ đề chính được đưa ra tại thượng định G7 bắt đầu vào ngày 24/08 tại thành phố biển Biarritz. Để cứu vãn thỏa thuận mà Hoa Kỳ đã rút và Iran nhiều lần đe dọa xóa bỏ, nguyên thủ Pháp đề nghị tìm kiếm cách thức nới lỏng các trừng phạt hoặc nếu Mỹ không chấp thuận, châu Âu có thể đưa ra biện pháp bù đắp.
Tổng thống Macron nói : « Chúng ta phải có đối thoại tại thượng đỉnh về cách giải quyết hồ sơ Iran, và chúng ta quả thực có nhiều bất đồng trong nội bộ G7 », có ý nói tới các chính sách trừng phạt của chính quyền Donald Trump đối với Teheran.
Ngày 22/08, ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho biết chính quyền Teheran sẵn sàng thảo luận dựa trên các đề nghị của Pháp nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, nhưng nhất quyết phản đối các hành động can thiệp của Hoa Kỳ tại vùng Vịnh.
Quan hệ căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục gia tăng sau khi chính quyền Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018, tái áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Teheran.
Iran cho rằng các trừng phạt nói trên là « chiến tranh thương mại ». Teheran đe dọa, nếu không thể xuất khẩu dầu, thì an ninh sẽ còn được bảo đảm đối với các tuyến giao thương hàng hải quốc tế trong vùng Vịnh.
http://vi.rfi.fr/phap/20190823-tong-thong-phap-tiep-ngoai-truong-iran-ban-ve-ho-so-hat-nhan

Pháp: Biarritz tăng cường tối đa an ninh

đón thượng đỉnh G7

Mai Vân
Thành phố du lịch Biarritz ở miền tây nam nước Pháp, gần biên giới với Tây Ban Nha, đang rốt ráo tăng cường việc kiểm soát an ninh, chuẩn bị cho ba ngày hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 24/08/2019.
Cảnh sát và hiến binh đã được triển khai không chỉ trong thành phố và vùng phụ cận, mà còn được tăng cường kiểm soát các chốt vùng biên giới với Tây Ban Nha.
Theo ghi nhận của báo giới, thành phố du lịch được coi là thủ phủ của giới trượt ván nước (surfer) thế giới, đã biến thành một trại lính cố thủ. Hơn 13.000 cảnh sát và hiến binh được triển khai trong toàn vùng để bảo đảm an ninh.
Chính quyền Pháp đặc biệt lo ngại trước việc các thành phần chống toàn cầu hóa cũng tổ chức một hội nghị “Phản Thượng Đỉnh” tại Hendaye, cách Biarritz 30 km, tập hợp được khoảng 10.000 người. Những người tổ chức hội nghị kêu gọi tập hợp phản đối một cách ôn hòa, nhưng giới chức phụ trách an ninh lo ngại nguy cơ bạo động bùng lên nhân các cuộc biểu tình dự trù trong những ngày cuối tuần.
Chính quyền Pháp cũng dự phòng khả năng các thành phần phá phách từ nước ngoài đến Biarritz để hành động. Tại các chốt kiểm soát ở vùng biên giới Pháp-Tây Ban Nha, tất cả các phương tiện chuyên chở đều được kiểm tra kỹ lưỡng để ngăn chặn trước những phần tử có thể phá vỡ hội nghị G7.
Theo cảnh sát biên phòng, họ đã tịch thu được nhiều loại vật dụng như lon xăng, mặt nạ chống hơi ngạt hoặc các đồ vật “có thể được dùng làm vũ khí”.
Các tổ chức bảo vệ khí hậu tẩy chay thượng đỉnh G7
Một trong những trọng tâm mà Pháp mong muốn bàn luận nhân Thượng đỉnh G7 lần này là vấn đề khí hậu. Tuy nhiên, vào hôm 22/08, Mạng Lưới Hành Động vì Khí Hậu đã ra tuyên bố cho biết sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz.
Mạng lưới liên kết các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lãnh vực khí hậu và môi trường này, trong đó có Greenpeace, WWF, Oxfam… cho rằng những giới hạn chặt chẽ mà Điện Elysée, tức phủ tổng thống Pháp, “áp đặt” đã không cho phép họ thực hiện công việc đánh động và phân tích tình hình một cách đúng đắn.
http://vi.rfi.fr/phap/20190823-phap-biarritz-tang-cuong-toi-da-an-ninh-don-thuong-dinh-g7

Ý : Các đảng phái có thêm thời gian

để lập liên minh cầm quyền

Mai Vân
Sau hai ngày tham khảo các chính đảng, ngày 22/08/2019, tổng thống Ý Sergio Mattarella quyết định cho họ thêm vài ngày để giải quyết bất đồng và thành lập liên minh cầm quyền mới.
Cuộc tham khảo sắp tới được ấn định vào thứ Ba 27/08. Sau ngày này, nếu không có kết quả, tổng thống sẽ ra quyết định.
Đảng Dân Chủ Ý và Phong Trào 5 Sao xác nhận muốn liên minh và thành lập đa số ở nghị viện. Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI tại Roma, Anne Le Nir, hai bên còn nhiều bất đồng :
“Cụ thể có 3 điểm cơ bản chia rẽ Đảng Dân Chủ Ý và Phong Trào 5 Sao.
Chủ trương hậu thuẫn đối với châu Âu : Đối với lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nicola Zigaretti, đó là ưu tiên tuyệt đối. Lãnh đạo Phong Trào 5 Sao, Luigi Di Maio, lại không đề cập đến điểm này trong các phát biểu của ông.
Đảng Dân Chủ yêu cầu xem xét lại các luật chống nhập cư của ông Matteo Salvini. Phong Trào 5 Sao cũng không có dự kiến này.
Cuối cùng, Đảng Dân Chủ không hứng thú với việc thông qua một đạo luật nhằm giảm số nghị sĩ. Trong khi Phong Trào 5 Sao luôn nêu bật chủ trương này.
Những vấn đề nói trên cùng nhiều hồ sơ khác, sẽ là trọng tâm các cuộc thảo luận trong 4 ngày tới đây. Nếu các đảng không đạt được thỏa hiệp và một cách rõ ràng, tổng thống Mattarella sẽ khởi động thủ tục để tổ chức bầu cử trước thời hạn. Đây là một khả năng không thể đưa ra một cách khinh xuất như ông đã nhấn mạnh sau vòng tham khảo đầu tiên”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190823-y-cac-dang-phai-co-them-thoi-gian-de-lap-lien-minh-cam-quyen

Nhân viên y tế Nga lo bị nhiễm xạ

sau vụ nổ tên lửa ở Nyonoksa

Hai nhân viên y tế Nga ở Arkhangelsk lo họ bị nhiễm phóng xạ sau vụ nổ tên lửa và nói 90 người khác ‘có tiếp xúc’ với ba nạn nhân.
Vụ nổ xảy ra hôm 8/08 tại một bãi thử tên lửa của quân đội Nga, giết chết năm kỹ sư về công nghệ nguyên tử.
Nay, hai nhân viên y tế nói với BBC Tiếng Nga trong điều kiện ẩn danh cho hay họ được điều đến cấp cứu cho các nạn nhân vụ nổ bí hiểm mà không được bảo vệ phòng chất phóng xạ.
Quân đội cũng không hề cảnh báo bác sỹ, y tá bệnh viện về nguy cơ nhiễm xạ.
TV Putin: Dân Nga xem đều dù không tin?
Dân Nga bi quan, Kremlin nhờ người giải thích
Ông Putin năng động mà vẫn bị dân ‘ít tin hơn’
Theo hai nhân viên y tế nói chuyện với BBC, bệnh viện địa phương ở Arkhangelsk nhận bệnh nhân sau vụ nổ và cứ chạy chữa cho họ bình thường, dù đã biết họ bị nhiễm xạ và hồng cầu trong máu giảm đi nhanh chóng.
Các nhân viên y tế đã tự lo phòng ngừa bằng cách lấy mặt nạ từ trực thăng cấp cứu để dùng.
Sau đó, ba bệnh nhân được chuyển về Moscow để điều trị ở chuyên khoa bệnh phóng xạ. Hiện không rõ tình trạng của họ ra sao.
Hai nhân viên y tế nêu trên cho hay có chừng 90 người ở bệnh viện địa phương đã tiếp xúc ít nhiều với các bệnh nhân sau vụ nổ.
Ba bệnh nhân khác thì được chuyển tới bệnh viện Semashko có dụng cụ chạy chữa cho người nhiễm xạ.
Vũ khí đời mới
Vụ nổ ở bãi thử Nyonoksa là một phần của kế hoạch thử nghiệm tên lửa thế hệ mới, theo chính quyền Nga.
Giới quan sát Phương Tây cho rằng Nga muốn đặt một động cơ nguyên tử lên hỏa tiễn để tạo ra loại vũ khí bay không giới hạn về tầm bắn.
Phương Tây tin rằng Nga thử tên lửa Burevestnik 9M730, mà Nato gọi là ‘Skyfall’.
Tuy nhiên, giới chỉ trích nói công nghệ vật liệu hiện nay chưa cho phép đặt động cơ nguyên tử – thực chất là một lò phản ứng hạt nhân mini – lên hỏa tiễn một cách an toàn.
Nga xác nhận động cơ kiểu mới này đã nổ tung nhưng không cho biết thêm chi tiết về độ phóng xạ lan ra môi trường.
Hôm 14/06, nha khí tượng Rosgidromet của Nga nói mức phóng xạ tăng lên cao hơn bình thường 16 lần ở Severodvinsk, thành phố cách Nyonoksa 47 km.
Tuy vậy, theo số liệu chính thức của Nga, mức phóng xạ này chưa đủ nguy hiểm cho cư dân Severodvinsk.
Trạm điện nguyên tử di động
Tin mới nhất cho hay Nga vừa hạ thủy trạm điện nguyên tử nổi có tầm di chuyển 5000 km.
Trạm điện này sẽ di chuyển từ cảng Murmansk trong vòng Bắc Cựu tới Chukotka ở vùng Viễn Đông.
Công trình này sẽ cung cấp điện cho các cơ sở công nghiệp xa xôi của Nga như vùng mỏ Chaun-Bilibin.
Tổ chức vì mô trường Greenpeace đã lên tiếng nói đây là một dự án nhiều rủi ro.
Greenpeace và các tổ chức khác chỉ ra rằng các vụ tai nạn nguyên tử trước đây của Liên Xô và Nga để cảnh báo nguyên cơ làm ô nhiễm Bắc Cựu, vùng ít dân cư và thiếu cơ sở tẩy rửa tầm vĩ mô nếu xảy ra tai nạn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49450975

Han Sung-ok: Một người Bắc Hàn ‘chết đói’ ở Nam Hàn?

Laura BickerBBC News, Seoul
Cái chết cô đơn của Han Sung-ok và con trai cô, có thể do đói khát, khiến người Nam Hàn đặt câu hỏi ‘Giá như’…
Han Sung-ok, 42 tuổi, thường kỹ lượng chọn từng cái rau diếp ở chợ, lật đi lật lại rồi mới mua, mà lại không mua nhiều. Cô thường khiến những người bán rau ở vùng ngoại ô phía nam Seoul bực mình.
Trong khi đó, con trai 6 tuổi của cô leo lên hàng rào gần đó ngồi chờ.
Đưa số tiền ít ỏi cho người bán rau, Han Sung-ok và con trai rời đi.
TQ: Đột kích nhắm vào người đào tẩu Bắc Hàn
Tin tặc lấy được dữ liệu của người đào tẩu Bắc Hàn
Số phận của những quan chức Bắc Hàn đào tẩu
Chỉ vài tuần sau, cả hai mẹ con qua đời.
Thoát khỏi tình trạng thiếu ăn ở quê hương Bắc Hàn và mơ về một cuộc sống mới, Han và con trai được cho là đã chết đói ở một trong những thành phố giàu có nhất châu Á. Hai tháng sau, một người đến kiểm tra đồng hồ nước ngửi thấy mùi hôi, người ta mới phát hiện thi thể hai mẹ con.
Họ được tìm thấy trên sàn nhà. Thức ăn duy nhất trong căn hộ nhỏ của họ là một túi ớt đỏ.
‘Giá như cô ấy hỏi …’
Một trong những người cuối cùng nhìn thấy Han Sung-ok khi cô còn sống là bà bán rau trong khu chung cư của cô. Bà nhìn thấy cô vào mùa xuân – khoảng thời gian cảnh sát nói rằng Han đã rút 3.858 won cuối cùng (3,20 đô la) trong tài khoản ngân hàng của cô.
“Nghĩ lại, nó khiến tôi rùng mình,” bà nói. “Lúc đầu tôi ghét cô ấy vì kén chọn, nhưng bây giờ khi nghĩ về điều đó, tôi thương cảm cho cô ấy.
“Giá như cô ấy hỏi một cách nhẹ nhàng, tôi sẽ cho cô ấy một ít rau diếp.”
Bà bán rau là một trong số nhiều người chúng tôi hỏi chuyện – những người bắt đầu câu với cụm từ “Giá như”. Giá như chính quyền nhìn ra cảnh ngộ của cô Han. Giá như chính phủ có nhiều hành động hơn để giúp những người đào thoát. Giá như cô ấy nhờ giúp đỡ.
Cái chết khủng khiếp của mẹ con cô Han Sung-ok đã khiến nhiều người phẫn nộ.
Hành trình đến với tự do trong vai trò là một người đào thoát Bắc Hàn lẽ ra đã khiến cô Han trở nên đáng chú ý, nhưng tại thành phố 10 triệu dân này, cô dường như trở nên vô hình. Rất ít người biết cô. Những người biết cô thì cho hay cô rất ít nói và thường gần như ngụy trang bản thân bằng một chiếc mũ và tránh mọi ánh mắt.
Nhưng bây giờ thì Seoul đã biết cô là ai rồi.
Bức ảnh của cô Han nay được đặt giữa những bông hoa và quà tặng trong một ngôi đền tạm ở Gwanghwamun, tại trung tâm Seoul. Hàng chục người khóc thương đang hét tên cô qua loa, mặc dù ít người biết cô một cách cá nhân.
“Thật vô nghĩa sau khi trải qua tất cả những khó khăn và thử thách để đến miền Nam và cô ấy chết đói. Tôi quá đau lòng khi nghe tin này,” một người đào ngũ than khóc tại đền thờ nói với chúng tôi. “Khi tôi mới nghe tin này, thật quá vô lý để có thể tin.
“Điều này không thể xảy ra ở Hàn Quốc. Tại sao không ai biết về điều này cho đến khi họ chết?”
Nhưng một trong những lý do không ai biết là vì Han dường như muốn ở ẩn.
Mặt tối của tiếng cười
Thoát khỏi Bắc Hàn nghe có vẻ như là không tưởng. Nhiều người thấy leo lên đỉnh Everest có khi còn dễ hơn thoát đất nước nghèo đói này. Ngay cả khi vượt qua được đám lính và hệ thống giám sát tại biên giới, người đào thoát còn phải đối mặt với một cuộc hành trình ngàn dặm qua Trung Quốc. Mục đích của họ là đến một đại sứ quán Hàn Quốc ở một nước thứ ba. Thông thường ở Thái Lan, Campuchia hoặc Việt Nam.
Nhưng vượt qua Trung Quốc là một rủi ro rất lớn. Nếu bị bắt, họ sẽ bị gửi trở lại Bắc Hàn và có thể bị bắt lao động khổ sai trong các trại lao động. Nhiều trường hợp phụ nữ đào tẩu mất tiền cho người môi giới nhưng sau đó bị giam hãm và bị bán làm cô dâu hoặc gái mại dâm.
Trong trường hợp của Han, thật khó để xác minh cô rời Bắc Hàn khi nào và ra sao. Hai người đào thoát cho hay đã nói chuyện với cô và tin rằng cô bị bán cho một người đàn ông Trung Quốc và có một đứa con trai với ông ta. Chúng tôi không thể xác minh điều này.
Nhưng cô ấy đã đến Seoul một mình, 10 năm trước và chắc chắn không mở lòng với nhiều bạn cùng lớp tại trung tâm Hanawon.
Tất cả những người đào thoát phải tham gia khóa học 12 tuần bắt buộc tại một trung tâm như Hanawon, liên kết với Bộ Thống nhất Seoul, để thích nghi với cuộc sống ở miền Nam. Lớp học của Han là một trong những lớp lớn nhất kể từ khi trung tâm được thành lập, với hơn 300 học viên.
“Tôi biết cô ấy đã đến Trung Quốc trước đó. Tôi biết vì ngay cả khi cô ấy cười, vẫn có điều gì u ám”, một người bạn cùng lớp nói với chúng tôi.
“Tôi hỏi cô ấy có vấn đề gì à nhưng cô ấy không thừa nhận.
“Tôi là kiểu người không quá quan tâm đến các vấn đề cá nhân, vì vậy tôi nói,” Tôi không biết đó là gì, nhưng nếu bạn ra ngoài, miễn là bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể sống một cuộc sống tốt. Hàn Quốc là nơi bạn sống được nếu bạn làm việc chăm chỉ. Bạn trẻ và xinh đẹp, bạn sẽ không có một cuộc sống khó khăn. Bất kể bạn làm điều gì, đừng hổ thẹn và hãy ngẩng cao đầu.”
Han có vẻ như đã khởi đầu khá tốt cuộc sống của cô ở Hàn Quốc. Chính quyền giúp những người đào thoát tìm những căn hộ được trợ cấp, và cô cùng với sáu người bạn cùng lớp đã được định cư ở cùng khu phố, Gwanak-gu.
“Cô ấy thật xinh đẹp và nữ tính,” bạn cùng lớp cô Han nói. “Tôi tin rằng cô ấy là người thứ hai sau tôi trong lớp chúng tôi có việc làm. Ban đầu, cô ấy làm việc tại một quán cà phê ở Đại học Seoul. Ngay cả ở đó, tôi nghe nói cô ấy đã gây ấn tượng tốt. Điều chúng tôi nhớ là cô ấy thông minh, nữ tính và chúng tôi nghĩ cô ấy là người có thể tự chăm sóc bản thân.
“Chúng tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra.”
Thật khó để biết làm thế nào, từ sự khởi đầu đầy hứa hẹn này, Han đã kết thúc trong nghèo đói. Cô ấy quá riêng tư.
Hai người đào thoát trong khu chung cư của cô nói với chúng tôi rằng họ tin cô đã thuyết phục được người chồng Trung Quốc chuyển đến Hàn Quốc. Gia đình họ đã chuyển về phía nam đến Tongyeong, nơi người chồng làm việc tại một xưởng đóng tàu. Cô Han có một con trai thứ hai bị khuyết tật nhận thức bẩm sinh.
Về sau, người ta đoán rằng chồng cô đã trở về Trung Quốc mà không có cô, mang theo đứa con trai cả. Cô bị bỏ lại một mình không có việc làm và chăm sóc đứa con khuyết tật.
Hàng xóm của cô nói rằng cô nhớ con trai lớn của mình khủng khiếp.
Cô quay trở lại nơi cô bắt đầu cuộc sống ở Hàn Quốc – tại căn hộ được trợ cấp ở Gwanak-gu ở Seoul. Cô đã nộp đơn xin trợ giúp tại trung tâm cộng đồng vào tháng 10 năm ngoái và nhận được 100.000 won (94 đô la) mỗi tháng tiền trợ cấp nuôi con.
Chính tại thời điểm này, Han và con trai dường như đã rơi vào một khoảng trống trong hệ thống phúc lợi.
Cô ấy đã có thể yêu cầu được trợ cấp nhiều hơn mức phổ quát. Một phụ huynh độc thân được hưởng sáu đến bảy lần khoản trợ cấp thông thường mỗi tháng. Nhưng điều đó đòi hỏi phải có giấy chứng nhận ly hôn và chúng tôi hiểu rằng cô ấy không có.
Các nhân viên của trung tâm cộng đồng cho biết họ đã đến thăm căn hộ của cô để kiểm tra phúc lợi hàng năm vào tháng Tư nhưng cô không ở nhà. Họ không biết về tình trạng của con trai cô. Cô ấy đã không trả tiền thuê căn hộ và các hóa đơn trong một thời gian. Ở một số quốc gia khác, điều này sẽ là báo động đỏ đối với các dịch vụ xã hội. Nhưng nó dường như không xảy ra ở Hàn Quốc.
Cô cũng không còn đủ điều kiện để được trợ giúp như một người đào thoát Bắc Hàn vì thời hạn hỗ trợ năm năm đã hết.
‘Đây là một cái chết bởi sự thờ ơ’
Khi tập trung tại đền thờ ở Gwanghwamun, trước bức chân dung tươi cười của Han, cuộc tranh luận giữa cộng đồng người đào thoát vẫn tiếp tục.
“Điều này thật vô lý, thật là mỉa mai khi một người Bắc Hàn thoát khỏi cơn đói và đến miền Nam để chết đói!”
“Chính phủ Hàn Quốc đã làm gì, đây là cái chết do bị bỏ rơi.”
“Đây là một cái chết bởi sự thờ ơ.”
“Chính quyền ở đâu, cảnh sát ở đâu?”
Tuy nhiên, bạn học cũ của cô cho biết đây không phải là cách cô muốn bạn mình được nhớ đến.
“Tôi không muốn gây ra tranh cãi, bới móc lỗi của ai. Chúng ta chỉ nên nhóm lại và tự hứa sẽ không bao giờ để điều này xảy ra nữa. Những điều xảy ra thực sự khiến tôi tổn thương, mọi người đang lợi dụng điều này cho mục đích của họ. “
Vậy có thể học được bài học nào?
Những thông tin cuối cùng chúng tôi nhận được về Han từ một người hàng xóm cho rằng cô đã bị phân tâm và lo lắng. Khác xa với người phụ nữ thông minh đến trung tâm Hanawon 10 năm trước.
Không bao giờ Han yêu cầu giúp đỡ. Nhưng có nên giúp cô ấy không?
Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người tị nạn Bắc Hàn là một lĩnh vực có thể được cải thiện, theo những người đào thoát và bác sĩ tâm thần. Hầu hết những người đào thoát đã phải chịu đựng các hành vi vi phạm nhân quyền và chấn thương tâm lý, từ đói khát cực độ, tấn công tình dục, bị buộc phải chứng kiến các vụ hành quyết công khai và nỗi sợ hãi những kẻ buôn người ở Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc, tỷ lệ chấn thương tâm lý cao hơn ở những người đào tẩu từng đi qua Trung Quốc.
Bác sĩ Jun Jin-yong từ Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết, thông thường những người đào thoát bị lo lắng, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Nhưng vì có quá nhiều sự kỳ thị liên quan đến sức khỏe tâm thần ở miền Bắc, nhiều người không biết rằng họ đang đau khổ hoặc không biết có dịch vụ hỗ trợ tinh thân.
Bất cứ ai có vấn đề về tâm thần ở Bắc Hàn đều được gửi đến một bệnh viện ở vùng núi có tên Số 49. Hầu hết không bao giờ quay lại. Có lẽ có thể hiểu rằng người Bắc Hàn không biết có dịch vụ hỗ trợ tâm thần.
“Chúng tôi cần các dịch vụ thân thiện với người đào thoát hơn và để hướng dẫn những người đào thoát tìm thấy các dịch vụ này”, tiến sĩ Jun nói.
“Khả năng người đào thoát tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe tâm thần thấp hơn người Hàn Quốc, vì họ có thành kiến với sức khỏe tâm thần. Vì vậy, chúng tôi nên tiếp tục quảng cáo hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho những người đào thoát để họ có thể nhận được sự giúp đỡ.”
Theo một cuộc khảo sát, khoảng 15% người tị nạn ở Hàn Quốc thừa nhận có ý nghĩ tự tử, hơn khoảng 10% so với mức trung bình của Hàn Quốc. Hầu hết nói khó khăn kinh tế là lý do chính họ cảm thấy không thể đương đầu.
Tính cộng đồng ở Bắc Hàn cũng mạnh hơn ở Hàn Quốc. Chúng tôi được cho hay rằng, ở Bắc Hàn, Han và con trai cô sẽ không để bị bỏ rơi trong căn hộ của họ.
Joseph Park, người trốn thoát khỏi Bắc Hàn 15 năm trước và hiện mở các quán cà phê ở Seoul để xây dựng một cộng đồng cho những người đào thoát tin rằng cái chết của Han và con trai cô không phải do lỗ hổng trong chính sách của chính phủ, nhưng có thể một phần do văn hóa Hàn Quốc.
“Hàn Quốc là một xã hội nơi bạn có thể sống mà không cần mối quan hệ. Ở Bắc Hàn, bạn cần có những mối quan hệ để tồn tại”, ông nói với chúng tôi.
“Tôi nghĩ đó là sự khác biệt lớn. Ở Hàn Quốc, bạn có thể tồn tại mà không cần có mối quan hệ với hàng xóm. Nhưng ở Bắc Hàn, bạn cần quan hệ với hàng xóm và hệ thống cũng buộc bạn phải có các mối quan hệ.
“Ví dụ, ở các trường học ở Bắc Hàn, nếu một học sinh không đến lớp, giáo viên cho các học sinh khác đến nhà học sinh nghỉ học. Vì vậy, tự nhiên, không ai có thể bị bỏ rơi. Ở Bắc Hàn sẽ không có thể có ai đó mất liên lạc trong một tháng như thế. “
Hàng ngàn người Bắc Hàn cực kỳ thành công khi sống ở Nam. Nhưng việc này đòi hỏi họ phải thay đổi và thích nghi với hàng xóm. Nhiều người đào thoát cho hay họ cảm thấy khác biệt và bị phân biệt đối xử.
Kết quả khám nghiệm tử thi Han và con trai cô sẽ sớm được công bố, nhưng Bộ Thống nhất Hàn Quốc đang điều tra trường hợp của Han với hy vọng có thể rút ra bài học từ đây.
Điều rõ ràng là những người từ Bắc và Nam thường vẫn cảm thấy tách biệt – ngay cả khi họ sống trong cùng một thành phố.
Có lẽ câu chuyện của Han sẽ khiến mọi người ở Seoul dừng lại một chút để suy nghĩ, với hy vọng rằng xã hội này sẽ không bao giờ đặt ra câu hỏi “giá như”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49444286

Hồng Kông: Phong trào phản kháng

chuẩn bị cho đợt biểu tình mới

Mai Vân
Phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông không có vẻ hụt hơi. Những người phản kháng tiếp tục tập hợp biểu tình vào ngày 23/08/2019, ở sân bay quốc tế và nhiều nơi khác. Trên các mạng xã hội, người biểu tình cho biết là muốn gây xáo trộn lưu thông các phương tiện công cộng đến sân bay.
Sân bay quốc tế Hồng Kông đã phải đóng cửa vào đầu tuần trước, cả ngàn chuyến bay đã bị hủy do những xáo trộn và các vụ xung đột giữa người biểu tình với cảnh sát.
Ngoài sân bay quốc tế, nhiều cuộc tập hợp được dự kiến ở một số nơi khác, trong đó có cuộc biểu tình của giới chuyên gia kế toán gần trụ sở chính quyền. Ngoài ra, người phản kháng còn muốn lập “một dây chuyền người”, nắm tay nhau ở nhiều khu phố Hồng Kông, theo kiểu “dây chuyền vùng Baltic” của phong trào phản kháng tại đấy vào thời Liên Xô cũ, năm 1989.
Phong trào phản kháng đã nhắc lại 5 yêu cầu của họ trong đó có việc rút hẳn dự thảo luật cho dẫn độ sang Trung Quốc, mở điều tra độc lập về bạo lực của cảnh sát, trả tự do cho người biểu tình bị bắt, cuối cùng là cải tổ chính trị.
Youtube gỡ bỏ kênh tuyên truyền cho Bắc Kinh
Sau Twitter và Facebook, đến lượt Youtube vào hôm ngày 22/08/2019, thông báo chống lại chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh nhắm vào phe đòi dân chủ Hồng Kông. Youtube đã tháo gỡ 210 kênh bị cho là đã hoạt động một cách có phối hợp, đưa lên những video liên quan đến biểu tình tại Hồng Kông.
Chuyên gia đặc trách an ninh của Google, Shane Huntley, giải thích là các kênh này đã sử dụng những hệ thống VPN, nhằm che giấu xuất xứ địa dư.
Ngyaf 19/08, Twitter và Facebook cũng có những tố cáo tương tự khi đóng cửa cả trăm ngàn tài khoản. Twitter cho rằng những tài khoản này tìm cách “gây chia rẽ chính trị ở Hồng Kông, đồng thời bôi nhọ phong trào phản kháng”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190823-hong-kong-phong-trao-phan-khang-chuan-bi-cho-dot-bieu-tinh-moi

“Yêu sách chủ quyền phi lý” của TQ ở Biển Đông

 bị phản bác ngay trên trên “sân nhà”

Việc Trung Quốc liên tục có các hành vi vi phạm chủ quyền của các nước tạo ra một làn sóng dư luận phản bác các “yêu sách chủ quyền” của nước này đang theo đuổi ở Biển Đông, thậm chí ngay tại Trung Quốc.
Học giả Lưu Tiểu Tinhphê phán việc Nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Hồ Nam cho xuất bản hai tấm bản đồ hành chính và địa hình Trung Quốc khổ dọc, lần đầu tiên thể hiện các đảo ở Biển Đông cùng tỷ lệ thay vì một bản phóng to ở góc dưới như các bản đồ khổ ngang trước đây. Ông Lưu cho biêt “Trong bản đồ Trung Quốc khổ dọc xuất bản, “Đường 9 đoạn” truyền thống ở Nam Hải (Biển Đông) bỗng biến thành “Đường 10 đoạn”. Đó là trò gì vậy? Hiện nay Đường 9 đoạn còn đang bị cộng đồng quốc tế tranh cãi, bác bỏ, còn chưa đứng vững được, nay lại vẽ thêm chi tiết thành cái “Đường 10 đoạn” chả ra ngô, chả ra khoai, như thế chỉ tổ cho “Đường 9 đoạn” càng bị quốc tế dè bỉu thêm!”. Theo học giả Lưu Tiểu Tinh Trung Quốc muốn dùng “Đường 9 đoạn” để tranh giành quyền lợi biển ở Nam Hải (Biển Đông), thì phải nói rõ cho cả thế giới biết nó rốt cuộc là thứ gì? Căn cứ pháp luật ở đâu? Thế giới yêu cầu, đòi hỏi thế nào cũng không chịu nói, chỉ biết vẽ vời này nọ trên bản đồ thì có tác dụng gì? Thật là một trò cười cho quốc tế!”. Năm 2016, ông chỉ ra rằng Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã kết luận yêu sách “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc là vô hiệu lực. Trung Quốc không chấp nhận, nhưng cộng đồng quốc tế thừa nhận, các nước láng giềng ven biển Đông thừa nhận. Khi đó Trung Quốc thật khó xử, sao có
thể đưa một thứ bị cả thế giới cho là vô hiệu ra để tranh giành quyền lợi với nước khác? Rõ ràng, hiệu lực pháp luật của “Đường 9 đoạn” đã bị vô hiệu bởi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế La Hay.
Ông Uất Chí Vinh, nguyên Tổng đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu phát triển Hải dương Trung Quốcthừa nhận một thực tế là chủ trương của chính phủ Trung Quốc về cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có cơ sở chắc chắn, không được giới học thuật đồng tình, ủng hộ và là nguyên nhân gây nên tranh chấp trên biển với các nước láng giềng. Theo ông Uất Chí Vinh “ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ Đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi (vô lý) này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo “Đường 9 đoạn” thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng “Đường 9 đoạn” chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Chuyên gia Lý Lệnh Hoa kêu gọi Trung Quốc nên từ bỏ việc theo đuổi “Đường 9 đoạn”. Theo ông Hoa, nếu ngoan cố theo “Đường 9 đoạn”, việc phân định ranh giới Biển Đông sẽ đi vào ngõ cụt. Ông Lý Lệnh Hoa không đồng tình về việc mặc dù PCA đã công bố phán quyết về Biển Đông, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn nhiều lần không chấp nhận, không thừa nhận điều này. Ông Hoa đặc biệt nhấn mạnh việc Tòa trọng tài quốc tế cho rằng “Đường 9 đoạn” ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông La Ngọc Như, nguyên Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng: “Ranh giới lãnh hải của Trung Quốc không nên vạch tới cửa nhà người khác”. Ý của ông Như là điều này luôn phù hợp trong cả vấn đề ranh giới biển ở cả biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Trung Quốc bắt buộc phải tuân theo điều này khi phân chia ranh giới biển vào thực tế. “Về vấn đề phân chia ranh giới biển, mọi mâu thuẫn tồn tại giữa Trung Quốc với các nước khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia đều có điểm chung. Trung Quốc kiên trì “Đường 9 đoạn” trong lịch sử, nhưng các nước khác lại đều chủ trương tuân theo điều 74 và điều 83 trong UNCLOS. Tức là cùng phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển xung quanh
Học giả Lý Lệnh Hoa cũng tha thiết bày tỏ: “Biển Đông cần trở thành một vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị, không thể chỉ là câu nói suông… Các nước vùng Biển Đông đều cần ổn định chính trị ở Biển Đông và cần tích cực nỗ lực hơn trong việc phân định hàng hải, thông qua đàm phán hòa bình, tích cực giải quyết mọi tranh chấp xung đột các loại. Đây cũng là nhu cầu thực tế khi đối diện với vấn đề xử lý tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và phân định ranh giới hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc không thể “tấn công” vào một vài quốc gia. Nếu chỉ đàm phán song phương để giải quyết mâu thuẫn Biển Đông thì e rằng ngay cả học sinh tiểu học, trung học của Trung Quốc đều cho rằng không thể giải quyết nổi”.
Ngoài những ý kiến nêu trên, nhiều học giả Trung Quốc khác cũng cho rằng bản đồ “Đường 9 đoạn” là không có căn cứ. Theo các nghiên cứu, các “đường chín đoạn” đã được sửa đổi trên bản đồ của Trung Quốc khá thường xuyên. Rất nhiều chuyên gia Trung Quốc về luật hàng hải cho rằng “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải hoặc không phải là các đường mô tả lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó, cần bãi bỏ các đường này mà không gây ra bất kỳ trở ngại pháp luật quốc tế nào. Những gì là cần thiết phải làm là bãi bỏ các đường chín đoạn trên bản đồ hoặc thậm chí sửa đổi bản đồ.
Trong khi đó, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng lớn, nhằm tạo công bằng cho các nước cũng như thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học. Đây là cơ chế hữu hiệu để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết tham gia Công ước thì cần chấp hành quy định của Công ước, giữ chữ tín với thế giới. Hình ảnh “đường lưỡi bò” được đưa vào sách giáo khoa nên đã tạo ra suy nghĩ sâu sắc cho nhiều thế hệ người dân Trung Quốc rằng đây là “quốc giới” trong khi nó lại không được thế giới công nhận.
http://biendong.net/bien-dong/29990-yeu-sach-chu-quyen-phi-ly-cua-tq-o-bien-dong-bi-phan-bac-ngay-tren-tren-san-nha.html

Tập Cận Bình, tham vọng và sụp đổ

Năm 1949, Cách mạng Trung Quốc thành công, Mao Trạch Đông thực hiện tư tưởng tôn sùng cá nhân, chuyên quyền độc đoán. Dưới thời Mao, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc bị hãm hại, nạn đói từ năm 1959 đến 1961, và cuộc “Cách mạng Văn hóa” đã giết chết hàng chục triệu người Trung Quốc. Về đối ngoại, Mao gây hấn với Liên Xô, Ấn Độ, chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thời Đặng Tiểu Bình, cùng với việc đổi mới kinh tế, Đặng sẵn sàng cho nghiền nát hàng nghìn sinh viên chống lại Đặng khi họ biểu tình phản đối ở Thiên An Mồn. Về đối ngoại, Đặng giúp chế độ diệt chủng ở Campuchia giết hại hàng triệu người dân, phát động chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
Đến Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, bất chấp luật pháp Quốc tế ngang nhiên công bố đường chín đoạn hòng độc chiếm 90% diện tích Biển Đông, đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đối nội cả hai ông này không quá đề cao vai trò cá nhân mà thực thi tập thể lãnh đạo, nên ít có sai lầm trong chính sách kinh tế, làm cho kinh tế phát triển nhanh. Về đối ngoại, họ tiếp tục chính sách “ẩn mình chờ thời” của Đặng, tìm cách ve vãn Mỹ, Nhật và các nước phương Tây.
Tập Cận Bình lên nắm quyền cả Đảng, Nhà nước và Quân đội, ông ta vừa kế thừa vừa đẩy lên cao những âm mưu đen tối, bẩn thỉu. Tập vượt Mao về đề cao vai trò cá nhân, vượt cả Mao và Đặng về sự độc đoán chuyên quyền. Tập chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp để ông ta có thể là người đứng đầu đất nước suốt đời, tiêu diệt những người chống đối, coi thường cả Mao, Đặng bằng việc bắt mọi người thừa nhận học thuyết tư tưởng Tập Cận Bình. Tập coi thường chế độ lãnh đạo tập thể, không chấp nhận các ý kiến phản biện, chỉ có ý kiến của Tập là tuyệt đối, dằn mặt cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bằng việc bắt bớ, sa thải vây cánh của Dân, Đào.
Không chịu ẩn mình, chờ thời, Tập Cận Bình muốn soán ngôi số một Thế giới ngay lập tức. Tập đưa ra chiến lược “Một vành đai, một con đường” nhằm kết nối từ Trung Quốc đến toàn Thế giới, vây Thế giới bằng con đường và vành đai của Tập. Nhiều nước mắc mưu này, nhưng rồi nhiều nước nhận ra, không chấp nhận và tìm cách ngăn chặn. Tập cho rằng kinh tế – kỹ thuật của Trung Quốc đã đủ mạnh nên tìm cách gây sự, định vượt mặt Mỹ. Nhưng Tổng thống Mỹ đã kịp thời vạch mặt, đưa ra các đòn trừng phạt kinh tế Trung Quốc, yêu cầu các nước phương Tây cùng ngăn chặn trò ăn cắp trí tuệ của Thế giới.
Với các nước láng giềng, Tập gây sự với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, bồi đắp xây dựng các đảo đá chiếm được của Việt Nam, Philippines trên Biển Đông, khống chế con đường hàng hải Quốc tế. Dù các nước trong khu vực và Mỹ cùng các nước khác phản đối nhưng Tập vẫn phớt lờ.
Kết quả là: Kinh tế Trung Quốc suy giảm ở mức thấp nhất trong mấy chục năm qua. Nội bộ Trung Quốc lục đục, biểu tình nổ ra ở nhiều nơi. Nhiều nước nghi ngại không muốn hợp tác với Trung Quốc. Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ kiên quyết chống lại những âm mưu đen tối, trơ tráo của Tập. Tập đã đẩy Trung Quốc trở thành kẻ thù của nhiều nước. Uy tín của Tập Cận Bình tụt dốc cả ở trong nước và Quốc tế, giấc mơ bá chủ của Tập Cận Bình chắc chắn sẽ đổ sụp.
http://biendong.net/dam-luan/29994-tap-can-binh-tham-vong-va-sup-do.html

Cả thế giới phản đối, TQ vẫn cứng đầu

nói “không” với Phán quyết của Tòa Trọng tài

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa (9/8) tái khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục không tuân thủ, không chấp nhận, không thực thi và phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài (12/7/2016) về Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn bên lề một sự kiện tại trụ sở Bộ Nội vụ và Chính quyền Địa phương Philippines, Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa đã đưa ra một số tuyên bố biện minh cho việc Trung Quốc điều tàu khảo sát hoạt động trái phép trong vùng biển của Philippines. Ông Triệu Giám Hoa đã ngang khẳng đinh: “Chúng tôi đã làm rõ là chúng tôi sẽ không chấp nhận phán quyết của Toà trọng tài và quyết định này vẫn giữ nguyên. Lập trường của chúng tôi sẽ không thay đổi và bản thân chúng tôi cũng sẽ không thay đổi”; đồng thời cho rằng Trung Quốc đã lên tiếng phản đối trước cả thời điểm phán quyết được đưa ra chính thức phủ nhận yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông. Ngoài ra, ông Triệu Giám Hoa còn cho biết Trung Quốc không hề có ý định “tìm kiếm rắc rối” ở Biển Đông; cho rằng “có rất nhiều tàu thuyền di chuyển qua khu vực biển Đông. Dưới góc nhìn quân sự, tôi nghĩ mọi con con tàu, nhất là tàu Hải quân các nước, đều cần phải được giám sát chặt chẽ. Điều này ai cũng biết cả, không chỉ riêng Trung Quốc và Philippines. Có một thứ mà tôi muốn đảm bảo với chính
quyền và người dân Philippines, đó là chúng tôi quyết tâm tìm kiếm giải pháp hoà bình cuối cùng cho tất cả những bất đồng giữa hai nước. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột, không tìm kiếm rắc rối. Điều đó hoàn toàn chắc chắn”. Ông Triệu cũng cam kết “Trung Quốc sẽ luôn là người bạn tốt, người hàng xóm tốt và họ hàng gần của người Philippines. Những bất đồng ở Biển Đông chỉ chiếm 1% trong mối quan hệ giữa hai nước”.
Trước đó, Philippines đã lên tiếng chỉ trích và phản đối việc hai tàu khảo sát Trung Quốc là Dong Fang 3 và Zhang Jian hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines vào ngày 3/8 và từ ngày 5 – 6/8.Hiện tại, dư luận Philippines vẫn liên tiếp chỉ trích thái độ mềm mỏng của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte trước sự hung hăng và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.Nhất là sau sự việc hôm 9/6, một tàu Trung Quốc được cho đã tấn công tàu cá FB Gimver 1 của Philippines khiến tàu này bị chìm trên khu vực Biển Đông. Đáng nói, sau vụ tấn công, tàu Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi hiện trường để mặc 22 ngư dân Philippines chới với trên biển. Rất may, một tàu của Việt Nam hoạt động gần đó đã cứu toàn bộ ngư dân Philippines. Có lẽ, theo cách hiểu của ông Triệu Giám Hoa, Trung Quốc – người bạn tốt, người hàng xóm tốt và họ hàng gần của người Philippines đang “tạo điều kiện” cho ngư dân Philippines “tập bơi” khi đâm chìm tàu cá và bỏ mặc ngư dân Philippines.
Trước đó, ông Triệu Giám Hoa (29/7) cũng đưa ra những tuyên bố “mị dân”, hết sức lố bịch khi cho rằng “Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng thực tế lịch sử và theo luật pháp quốc tế, như UNCLOS”; cho rằng Bắc Kinh sẽ “không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ”, “không thiết lập các phạm vi ảnh hưởng” và “không thực hiện phát súng đầu tiên” dù có trở nên mạnh mẽ như thế nào. Ông Triệu cho rằng “Trung Quốc áp dụng chiến lược quân sự phòng thủ tích cực, tuân thủ nguyên tắc phòng thủ, tự vệ và phản ứng sau tấn công. Nghĩa là chúng tôi sẽ không thực hiện phát súng đầu tiên”; đồng thời tuyên bố “Trung Quốc sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình. Đây là một cam kết với người dân Trung Quốc và thế giới và điều này đã được ghi vào Hiến pháp Trung Quốc”; khẳng định “Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Philippines và các quốc gia khác có liên quan trực tiếp để giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông. Thông qua đàm phán và tham vấn song phương trên cơ sở tôn trọng thực tế lịch sử và theo luật pháp quốc tế, như UNCLOS”; cho rằng có một “động lực phát triển” cho sự hợp tác ở Biển Đông và Bắc Kinh “cam kết vì hòa bình và ổn định”.
http://biendong.net/bien-dong/29987-ca-the-gioi-phan-doi-tq-van-cung-dau-noi-khong-voi-phan-quyet-cua-toa-trong-tai.html

Trung Quốc trả đũa Mỹ bằng loạt thuế mới

trị giá 75 tỷ USD

Bắc Kinh hôm 23/8 tuyên bố sẽ áp một loạt thuế mới lên các hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ với tổng trị giá khoảng 75 tỷ USD nhằm đáp trả việc tăng thuế mới được chính quyền Tổng thống Trump công bố gần đây đối với hàng hóa của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã, hãng tin nhà nước Trung Quốc, cho biết Ủy ban Thuế quan của Quốc vụ viện công bố việc áp thuế trả đũa Mỹ hôm 23/8.
Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết rằng họ quyết định đánh thuế từ 5% đến 10% lên hàng hóa Mỹ trị giá 75 tỷ USD, được áp dụng trong 2 đợt vào ngày 1/9 và 15/10, theo CNBC.
Quốc vụ viện cũng cho hay mức thuế 25% lên ô tô Mỹ và 5% lên các linh phụ kiện ô tô sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/12. Trung Quốc đã tạm ngừng đánh thuế lên các mặt hàng này từ tháng 4, theo CNBC.
XEM THÊM:
Nikkei Asian Review: Các công ty Trung Quốc chạy sang Việt Nam giữa thương chiến
Việc áp thuế trả đũa của Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump hồi đầu tháng này bất ngờ phá vỡ “lệnh ngừng bắn” bằng việc đe dọa áp 10% thuế lên thêm 300 tỷ USD tổng trị giá hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ. Một số loại thuế mới được công bố này sẽ tạm lùi thời hạn có hiệu lực tới tháng 12 để tránh các tác động có thể có trong mùa mua sắm kỳ Giáng Sinh và Năm Mới. Một số mặt hàng cũng đã được đưa ra khỏi danh sánh đánh thuế mới.
“Để đáp lại các biện pháp của Mỹ, Trung Quốc buộc phải có các biện pháp đáp trả”, CNBC trích dẫn lời của Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra trong một tuyên bố hôm 23/8.
Cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Donald Trump nói hôm thứ Sáu 23/8 trong các cuộc phỏng vấn riêng rẽ với CNN và FOX rằng ông không lo ngại về đợt thuế quan trả đũa mới vừa được Trung Quốc công bố.
Cố vấn Peter Navarro của Nhà Trắng cho rằng quyết định của Trung Quốc về áp thuế quan mới đối với hàng hóa trị giá 75 tỷ USD của Mỹ có tác động tương đối nhỏ.
“Thuế đánh vào 75 tỷ đô la so với nền kinh tế có trị giá tổng cộng lên đến 30 nghìn tỷ đô la không phải là điều khiến thị trường chứng khoán lo lắng, và chúng tôi hoàn toàn bình tĩnh”, ông Navarro nói với FOX Business.
Còn trên kênh CNN, ông Navarro nói rằng “Tại Nhà Trắng, không có sự lo lắng nào về nền kinh tế”.
“Chúng tôi nhìn vào bàn cờ và về cơ bản chúng tôi thấy nền kinh tế dưới thời ông Trump đang phát triển mạnh mẽ ở mức 2% nhờ việc cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định, cũng như giá năng lượng rẻ và nhiều hoạt động thương mại”, ông nói.
(CNN, Fox)
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-se-tra-dua-my-bang-loat-thue-moi-tri-gia-75-ty-usd/5054134.html

Lo ngại về hành vi tương tự của TQ

như ở bãi Tư Chính, Philippines tuyên bố

sẽ phản đối các tàu khảo sát Bắc Kinh đi vào EEZ

Ngoại trưởng Philippines đã công khai rằng Bộ Ngoại giao nước này sẽ chính thức phản đối về sự hiện diện bất hợp pháp của các tàu khảo sát hải dương Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. xác nhận trên Twitter rằng Bộ Ngoại giao Philippines sẽ chính thức phản đối về sự hiện diện bất hợp pháp của các tàu khảo sát hải dương Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. “Bộ Ngoại giao Philippines sẽ phản đối bằng công hàm”, Ngoại trưởng Locsin đã trả lời yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana trên Twitter.
Ông Lorenzana thúc giục chính quyền Manila chất vấn Bắc Kinh sau khi các tàu khảo sát hải dương Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Trợ lý giáo sư Ryan Martinson của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc thuộc Học viện hải quân Mỹ hôm 7/8 đã đăng trên Twitter hình ảnh 2 tàu khảo sát hải dương của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển quốc gia Đông Nam Á.
Quan ngại của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana về hoạt động khảo sát của các tàu Trung Quốc cho thấy nước này sẽ không thể giữ thái độ thờ ơ như hiện nay sau hàng loạt vụ việc do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông, gần nhất là vụ Trung Quốc điều tàu khảo sát trái phép đến bãi Tư Chính thuộc vùng thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Động thái trên của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr có thể sẽ khiến người dân Philippines yên tâm về mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Một bộ phận chính giới và các nhà khoa học Philippines đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Trung Quốc đang sử dụng danh nghĩa hợp tác nghiên cứu khoa học để xoa dịu quan ngại của các nước về các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua hoạt động này để giành vai trò dẫn dắt trong “hợp tác cùng khai thác” theo chủ trương của Trung Quốc, đồng thời tìm cách củng cố các bằng chứng đòi hỏi “chủ quyền” tại các vùng biển tranh chấp. Tháng 2/2018, Trung Quốc đã gửi yêu cầu đặt tên cho 05 cấu trúc trong vùng biển Benham Rise mà Trung Quốc có được thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát. Ngay sau đó, Hội đồng Bản đồ và Khoáng sản quốc gia Philippines phải đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines kiến nghị Tổ chức Thủy văn quốc tế hủy các tên gọi này do chúng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Philippines.
http://biendong.net/bien-dong/29993-lo-ngai-ve-hanh-vi-tuong-tu-cua-tq-nhu-o-bai-tu-chinh-philippines-tuyen-bo-se-phan-doi-cac-tau-khao-sat-bac-kinh-di-vao-eez.html

Một bang của Úc

bỏ dạy tiếng Trung của Viện Khổng tử

Bang đông dân nhất của Úc sẽ dừng chương trình dạy tiếng Trung được chính phủ Trung Quốc tài trợ kể từ tháng 12 tới đây, giới chức tuyên bố hôm thứ Năm 22/8.
New South Wales nói sẽ dừng việc giảng dạy vốn đã được triển khai ở 13 trường công của bang này theo thỏa thuận hợp tác với Viện Khổng Tử khi chương trình hết hạn.
Trung Quốc nỗ lực gây ảnh hưởng
“Nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ,” (Có nhân thì không lo lắng, Có trí thì không sợ sai lầm, có lòng can đảm thì không sợ hãi,) Đức Khổng Tử nói.
Việt Nam, Úc bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông
Những nước nào chặn công nghệ 5G của Huawei?
Việt-Trung giao lưu văn hóa và ca ngợi Nho giáo
Đại học Mỹ còn thu hút sinh viên nước ngoài bao lâu?
Được Bắc Kinh tài trợ, tư tưởng Khổng Tử và tiếng Trung đã được đưa vào trường học ở Úc kể từ năm 2011. Đây được coi là một nỗ lực nhắm thắt chặt quan hệ song phương.
Trung Quốc mở các Viện Khổng Tử từ 2004, với sứ mệnh đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung tăng vọt trên toàn cầu.
Tuy nhiên, một số người chỉ trích rằng các viện này chính là công cụ để Bắc Kinh gây ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục cấp trung học và đại học trở lên ở tầm quốc tế.
Các chương trình của Viện bị cho là nhằm gieo rắc đường lối tuyên truyền của Bắc Kinh.
Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng hôm thứ Sáu nói việc hợp tác giữa New South Wales và Viện Khổng Tử là hoàn toàn cởi mở, minh bạch và hợp pháp, nhằm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau.
“New South Wales tuyên bố chấm dứt dự án mà không trao đổi trước với Trung Quốc. Điều này là không tôn trọng, cũng không công bằng cho người dân địa phương và cho học sinh,” ông Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo hàng ngày. “Điều này không có lợi cho các hoạt động trao đổi văn hóa Trung-Úc. Và điều đó gây quan ngại.”
Bộ trưởng Giáo dục New South Wales Sarah Mitchell nói chương trình hợp tác trên sẽ được thay thế bằng các lớp học tiếng Trung của chính phủ thực hiện, Reuters tường thuật.
Căng thẳng quan hệ
Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, còn Úc là nguồn cung cấp tài nguyên hàng đầu cho Trung Quốc.
Úc đang ngày càng quan ngại về tầm mức ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây đã có những lo lắng về hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Úc, về việc Bắc Kinh thiết lập Vùng Nhận Diện Phòng Không ở Biển Hoa Đông, và việc bắt giữ các công dân Úc gốc Hoa tại Trung Quốc, bên cạnh các vấn đề khác.
Việc tuyên bố chấm dứt chương trình dạy tiếng Trung được đưa ra vào lúc căng thẳng giữa hai nước đang dâng cao.
Hồi 2017, thủ tướng Úc khi đó là ông Malcolm Turnbull cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các công việc nội bộ của Úc, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.
Sau đó, trong 2018, Úc cấm hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc cung ứng thiết bị cho mạng di động 5G của nước này do những quan ngại về rủi ro an ninh quốc gia.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49442592

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.