Tin khắp nơi – 10/08/2019
Saturday, August 10, 2019
3:22:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Mỹ nghi vụ nổ ở Nga xuất phát
từ thử tên lửa hành trình dùng năng lượng hạt nhân
Các chuyên gia hạt nhân tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Sáu 9/8 rằng họ nghi ngờ vụ nổ tại miền Bắc nước Nga tuần qua xuất phát từ quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân mà ông Putin hé lộ hồi năm ngoái, theo Reuters.Tập đoàn hạt nhân quốc gia Nga Rosatom xác nhận 5 nhân viên của họ đã thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Nga, được truyền thông Nga trích dẫn, cho hay 2 người chết và 6 người bị thương hôm thứ Năm 8/8 trong vụ nổ ‘một động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng’ ở bãi thử Arkhangelsk. Không có chất nguy hiểm nào bị rò rỉ, cơ quan này nói.
Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân, đổ lỗi cho Nga
NATO cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước tên lửa
Nổ tại căn cứ quân sự Nga, hai người thiệt mạng
Một phát ngôn viên của thành phố Severodvinsk 185.000 dân, gần bãi thử Arkhangelsk, phát biểu trong một thông cáo đăng trên trang web của thành phố rằng đã ghi nhận một đợt tăng bức xạ đột biến ‘ngắn hạn’ trong khu vực. Tuyên bố này không còn trên trang web vào thứ Sáu.
Đại sứ quán Nga chưa có phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
Hai chuyên gia cho biết trong các cuộc phỏng vấn riêng với Reuters rằng một vụ nổ động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ không giải phóng bức xạ.
Họ nghi ngờ vụ nổ này xuất phát từ quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một cơ sở bên ngoài làng Nyonoksa.
“‘Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng’ phát nổ thì không phát tán bức xạ, và chúng tôi biết rằng Nga đang chế tạo một loại động cơ hạt nhân cho tên lửa hành trình,” theo ông Ankit Panda, một thành viên cao cấp của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.
Nga gọi tên lửa này là 9M730 Buresvestnik. Liên minh NATO xác định nó là SSC-X-9 Skyfall.
Một quan chức cao cấp của chính quyền Trump, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết ông không xác nhận hay phủ nhận rằng một tai nạn liên quan đến tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân đã xảy ra. Nhưng ông bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về lời giải thích của Moscow.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các sự kiện ở vùng cực bắc của Nga nhưng việc Moscow đảm bảo rằng ‘mọi việc đều bình thường’ nghe không đáng tin với chúng tôi,” ông nói.
“Điều này nhắc nhở chúng ta về một chuỗi các sự cố xảy ra từ thời Chernobyl và đặt ra câu hỏi liệu Kremlin có ưu tiên phúc lợi của người dân Nga hơn là duy trì quyền lực hay không.”
Quan chức này đề cập đến vụ nổ năm 1986 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Moscow khi đó trì hoãn tiết lộ mức độ của vụ tai nạn hạt nhân được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử.
Ông Putin tự hào khoe về tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân trong bài phát biểu tháng 3/2018 trước quốc hội Nga, nơi ông ca ngợi sự phát triển của một loạt vũ khí chiến lược mới.
Tên lửa này, theo ông, đã được thử nghiệm thành công vào cuối năm 2017, có phạm vi không giới hạn và bất khả chiến bại so với tất cả các hệ thống phòng thủ và phòng không tên lửa hiện có và tiềm năng.
‘Không tình cờ ở đó’
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến Đông Á tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết ông tin rằng một tai nạn đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại và các dữ liệu khác.
Sử dụng ảnh vệ tinh, ông và nhóm của mình xác định rằng Nga năm ngoái dường như đã tháo dỡ một cơ sở phóng thử tên lửa tại một địa điểm ở Novaya Zemlya và chuyển nó đến căn cứ gần Nyonoksa.
Các bức ảnh cho thấy một cơ sở – nơi đặt các tên lửa trước khi phóng – tại Nyonoksa và các đường ray với các kết cấu trông vẻ giống như những thứ được tháo ra từ Novaya Zemlya.
Lewis và nhóm của ông cũng đã kiểm tra các tín hiệu của Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) từ các tàu nằm ngoài khơi cùng ngày với vụ nổ. Họ xác định một con tàu là Serebryanka, một tàu sân bay nhiên liệu hạt nhân mà họ đã theo dõi năm ngoái ngoài khơi Novaya Zemlya.
“Bạn không cần tàu này để thử các tên lửa thông thường,” ông Lewis Lewis nói. “Bạn cần nó khi bạn khôi phục một hệ thống động cơ đẩy hạt nhân từ đáy biển.”
Ông lưu ý rằng các tín hiệu AIS cho thấy tàu Serebryanka được đặt bên trong khu vực ‘cấm’ được xây dựng ngoài khơi một tháng trước khi thử nghiệm. Các tàu không được cấp phép không có quyền vào khu vực này.
“Điều quan trọng là tàu Serebryanka nằm trong khu vực cấm mà họ thiết lập … Nó không ở đó một cách tình cờ,” ông nói. “Tôi nghĩ rằng họ có lẽ đã ở đó để khôi phục một hệ thống động cơ đẩy hạt nhân ở đáy đại dương.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49303197
Mỹ lên án TQ công khai danh tính nhà ngoại giao
gặp người biểu tình Hồng Kông
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã lên án mạnh mẽ Trung Quốc vì công khai các bức ảnh và thông tin cá nhân của một nhà ngoại giao Mỹ, người gặp gỡ các lãnh đạo sinh viên của phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông.Lời chỉ trích này được đưa ra trong lúc Bắc Kinh và Washington đang lâm vào cuộc chiến thương mại và căng thẳng leo thang liên quan đến những tranh cãi khác như về Đài Loan, Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Washington D.C hôm 8.8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết: “Tôi nghĩ rằng không nên tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh của một nhà ngoại giao Mỹ, tên tuổi con cái họ, tôi không nghĩ việc đó là một sự phản kháng đúng thủ tục”.
“Đó không phải là cách mà một quốc gia có trách nhiệm sẽ hành xử. Làm rò rỉ tin tức cá nhân của một nhà ngoại giao Mỹ là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, bà Ortagus nhấn mạnh.
Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã không nêu tên nhà ngoại giao đã gặp gỡ các lãnh đạo sinh viên của phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, hoặc giải thích thêm về những loại thông tin cá nhân hoặc thông tin chi tiết về những đứa trẻ đã bị truyền thông của Trung Quốc tiết lộ.
Bà Ortagus cũng khẳng định rằng việc các nhà ngoại giao Mỹ gặp gỡ mọi người là công việc bình thường. “Đó không chỉ là điều mà các nhà ngoại giao Mỹ làm. Đó là điều mà nhà ngoại giao của các nước khác cũng làm”.
Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau khi tờ Ta Kung Pao – một tờ báo thân Trung Quốc của Hồng Kông đã đăng tải một bức ảnh cho thấy nhà ngoại giao Mỹ được xác định là bà Julie Eadeh, người đứng đầu bộ phận phụ trách chính trị thuộc Tổng lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông, đang nói chuyện với các lãnh đạo sinh viên phong trào dân chủ Hồng Kông tại một hành lang của khách sạn sang trọng. Ngoài ra, chi tiết thông tin cá nhân cũng như gia đình của bà Eadeh cũng bị đăng tải.
Đáng chú ý, tờ báo này đăng ảnh nhà ngoại giao Mỹ kèm dòng tựa: “Lực lượng nước ngoài can thiệp”.
Theo New York Times, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thậm chí đã gọi nhà ngoại giao Mỹ bị tờ Ta Kung Pao tiết lộ danh tính là “bàn tay đen phía sau hậu trường tạo ra sự hỗn loạn tại Hồng Kông” – thuật ngữ đã từng được sử dụng để chống lại những người lãnh đạo các phong trào biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989.
Cũng trong ngày 8.8, văn phòng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Hồng Kông đã yêu cầu Mỹ giải thích về các báo cáo trên truyền thông Trung Quốc rằng giới ngoại giao của Mỹ liên lạc với lãnh đạo sinh viên của các cuộc biểu tình vốn đã làm rung chuyển Hồng Kông thời gian qua.
Ước tính hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình trong 3 tháng qua để phản đối dự luật dẫn độ sẽ cho phép nghi phạm được gửi đến Trung Quốc đại lục để xét xử tại các tòa án do Bắc Kinh kiểm soát.
Các cuộc biểu tình đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hồng Kông kể từ khi được trao trả về Trung Quốc 22 năm trước. Điều này cũng đặt ra một thách thức lớn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 9.7 đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi “đã chết”, đồng thời thừa nhận chính quyền đã “thất bại hoàn toàn” trong tiến trình thông qua dự luật.
Tuy nhiên, những nhượng bộ do bà Lâm đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ – bao gồm rút lại hoàn toàn dự luật, bỏ các cáo buộc chống lại một số người biểu tình, bầu cử lãnh đạo trực tiếp và sự từ chức của bà Lâm, được đáp ứng.
http://biendong.net/diem-tin/29773-my-len-an-tq-cong-khai-danh-tinh-nha-ngoai-giao-gap-nguoi-bieu-tinh-hong-kong.html
Mỹ chính thức ban hành
lệnh cấm 5 công ty Trung Quốc
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép đối với Trung Quốc khi công bố một loạt quy định mới, chính thức cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị của 5 công ty Trung Quốc.Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép đối với Trung Quốc
Những quy định nói trên thực thi lệnh cấm được báo trước trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng thông qua hồi tháng 8 năm ngoái.
Theo đó, các cơ quan chính phủ Mỹ bị cấm mua hàng hóa và dịch vụ của 2 công ty sản xuất thiết bị viễn thông là Huawei và ZTE, 2 công ty sản xuất camera giám sát là Hikvision và Dahua, cùng 1 công ty sản xuất thiết bị không dây là Hytera.
Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ thứ ba tuần sau.
Ngoài ra, Mỹ cấm các cơ quan nước này kinh doanh với bất kỳ công ty nào trên thế giới sử dụng sản phẩm do 5 công ty Trung Quốc nói trên sản xuất. Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ tháng 8-2020.
Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc leo thang khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29767-my-chinh-thuc-ban-hanh-lenh-cam-5-cong-ty-trung-quoc.html
Thương chiến Mỹ-Trung vượt tầm kiểm soát?
Những bước đi mới nhất của Mỹ và Trung Quốc những ngày qua khiến các nhà quan sát và phân tích lo sợ rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang leo thang đến một mức nguy hiểm có thể vượt ngoài tầm kiểm soát.Trung Quốc hôm thứ Hai khiến thế giới choáng váng khi để cho đồng nhân dân tệ trượt xuống mức yếu nhất trong hơn một thập niên và cũng loan báo dừng mua nông sản của Mỹ.
Chính quyền Trump sau đó đáp lại bằng một cách định danh Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Bước đi này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hồi tuần trước rằng ông sẽ áp thuế quan 10% lên thêm 300 tỉ đôla giá trị hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 9, trừ phi Trung Quốc bắt đầu đáp ứng những đòi hỏi của Mỹ.
Diễn tiến dồn dập này cho thấy các cuộc đàm phán thương mại trong hơn một năm qua đã không thế giải quyết được những bất đồng căn bản giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ít nhất là tới thời điểm này, và khơi ra lo sợ về những hệ quả khả dĩ trầm trọng hơn vì tình trạng bế tắc này.
“Bằng việc cố thủ lập trường của mình, cả Mỹ và Trung Quốc làm tăng nguy cơ phá vỡ một nền kinh tế đang bắt đầu rạn nứt. Mỗi đợt leo thang đẩy hai nước tiến gần hơn đến chỗ suy thoái — và tới điểm không thể quay đầu lại,” một bài phân tích của CNN viết.
Art Hogan, trưởng chiến lược gia thị trường tại công ty tài chính National Securities Corporation, được CNN dẫn lời rằng chiến tranh thương mại càng trầm trọng thì suy thoái đến Mỹ càng nhanh.
“Trong lịch sử, các cuộc suy thoái xảy ra như là phản ứng trước sai lầm về chính sách tiền tệ. Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể phải đối phó với tính toán sai lầm về chính sách thương mại,” ông nói.
Nhiều nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý với mong muốn của chính quyền Trump buộc Trung Quốc phải theo đuổi những tập tục thương mại công bằng hơn. Những hàng rào phi thuế quan của Bắc Kinh, bao gồm việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ, từ lâu đã gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc ông Trump sử dụng thuế quan để giành được những nhượng bộ.
“Nếu Mỹ tập trung vào việc thuyết phục Trung Quốc đưa ra những cam kết chặt chẽ nhất có thể, hai bên đã có thể đạt được tiến bộ thực sự,” bài xã luận của trang tin Bloomberg nhận định. “Đưa ra những đòi hỏi không thực tế và mô tả bất cứ sự thỏa hiệp tiềm năng nào như là sự đầu hàng của Trung Quốc sẽ chỉ làm sự kháng cự thêm kiên quyết.”
Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, giám đốc tài chính của Asurity Technologies và là một cộng tác viên thường xuyên của VOA, nói rằng những đặc điểm mang tính cơ cấu của nền Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến nước này khó lòng đạt được một thỏa thuận với Mỹ trong ngắn hạn.
“[Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình đi ngược lại đường lối của Đặng Tiểu Bình hồi xưa, có nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng nhúng tay vào việc điều hành nền kinh tế quốc gia, họ đầu tư nhiều và ảnh hưởng nhiều,” ông nói.
“Thứ nhì, ngành sản xuất của Trung Quốc phát triển là nhờ nguồn nhân công rẻ trong ba chục năm nay, nhưng mà bây giờ nhân công không còn rẻ nữa. Và công nghệ của Trung Quốc cũng cao nhưng phân nửa là đánh cắp của nước ngoài và biến chế thêm.Thành ra bây giờ cấm hết những thứ đó giống như là gạt đi mất lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong tương lai.”
Tiến sĩ Lộc nhận định việc Trung Quốc làm suy yếu tiền tệ của mình là một bước leo thang dựa trên tính toàn rằng nước này có thể chịu được những hệ quả chính trị từ một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ.
[Trung Quốc không trải qua mùa bầu cử như Hoa Kỳ, Tập Cận Bình là chủ tịch muôn năm. Hiện giờ ông chỉ bị áp lực duy nhất từ khối bảo thủ của bộ chính trị và khối đó nói rằng ‘chúng ta không thể để mất thể diện quốc gia’ [bằng việc nhượng bộ Mỹ],” ông nói.
Giữa bối cảnh chính trị như vậy, Tiến sĩ Lộc cho rằng trong thời gian tới, hai nước sẽ khó lòng đạt được một thỏa thuận đình chiến lâu dài mà có thể chỉ có những đợt hưu chiến ngắn hạn.
Trong một chỉ dấu cho thấy mức độ trầm trọng của cuộc tranh chấp, cuộc khảo sát của báo Wall Street Journal thăm dò các nhà kinh tế cho thấy 87% những người được hỏi dùng thuật ngữ “chiến tranh thương mại” để mô tả tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc, tăng mạnh từ tỉ lệ gần như 50-50 trong cuộc khảo sát cách đây một năm.
“Không may là thuật ngữ này giờ là thuật ngữ phù hợp,” Russell Price, nhà kinh tế cao cấp tại Ameriprise Financial Services, được tờ Journal dẫn lời. “Trước đây, chúng tôi dùng thuật ngữ ‘tranh cãi thương mại’.”
https://www.voatiengviet.com/a/thuong-chien-my-trung-vuot-tam-kiem-soat/5036464.html
Trump: Kim nói sẽ tái khởi động đàm phán
khi Mỹ-Hàn ngừng tập trận
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy cho biết Kim Jong Un nói với ông rằng ông ta sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về các chương trình hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên và sẽ ngừng thử phi đạn ngay khi các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc chấm dứt.Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau hai lần kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ ở Singapore vào năm ngoái, nhưng có rất ít tiến triển về mục tiêu của Washington thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
“Tôi mong gặp Kim Jong Un trong một tương lai không xa!” ông Trump nói trên Twitter.
Triều Tiên hôm thứ Bảy đã bắn những thứ dường như là hai phi đạn tầm ngắn, Hàn Quốc cho biết, trong một hành động “biểu dương lực lượng” chống lại các cuộc tập trận.
Có thể sẽ có thêm các vụ phóng nữa vì quân đội Triều Tiên đang tiến hành các cuộc tập trận mùa hè của riêng mình, Hội đồng Tham mưu Liên hợp của Hàn Quốc (JCS) cho biết trong một phát biểu.
Các cuộc tập trận phần lớn được mô phỏng trên máy tính thay cho các cuộc tập trận quy mô lớn hàng năm trước đây vốn đã được đình chỉ để tăng tốc các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân.
Trong dòng tweet của mình, ông Trump cho biết ông Kim đã gửi cho ông một lá thư với lời lẽ “rất tử tế,” nói rằng ông ta muốn gặp ông Trump một khi các cuộc tập trận “ngớ ngẩn và đắt đỏ” của Mỹ chấm dứt.
Ông Trump nói thêm: “Đây cũng là một lời xin lỗi nhỏ về việc thử phi đạn tầm ngắn và việc thử nghiệm này sẽ dừng lại khi các cuộc tập trận kết thúc.”
Các vụ phóng phi đạn vào ngày thứ Bảy là những vụ mới nhất trong một loạt các vụ thử nghiệm gần đây của Triều Tiên mà đã khơi ra những câu hỏi về tương lai của đàm phán.
Hăm hở nêu bật chính sách Triều Tiên của mình là một thành công trước nỗ lực tái tranh cử năm 2020, ông Trump đã hạ giảm mối đe dọa này, nói rằng Triều Tiên không vi phạm cam kết của ông Kim từ bỏ các vụ thử hạt nhân và phi đạn tầm xa.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-kim-noi-se-tai-khoi-dong-dam-phan-khi-my-han-ngung-tap-tran/5037014.html
Ông Trump nói
có thể hội ngộ lần nữa với Kim Jong Un
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/8 loan báo vừa nhận được một lá thư ‘tuyệt vời’ từ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và nói thêm rằng ông có thể có thêm một cuộc gặp nữa với ông Kim.Ông Trump không nói rõ thời điểm về một cuộc gặp khả dĩ nhưng cho biết lá thư ông nhận được trao tay hôm 8/8.
“Lá thư rất tích cực,” Tổng thống Trump nói. “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có một cuộc gặp nữa. Ông ấy viết một lá thư 3 trang thật tuyệt vời từ đầu tới cuối.”
Triều TIên gần đây tiếp tục phóng thử phi đạn dù trong cuộc gặp Trump-Kim cuối tháng 6 vừa rồi, đôi bên nhất trí vực dậy các cuộc thảo luận cấp làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Vẫn theo lời Tổng thống Trump, lãnh đạo Triều Tiên cho biết không vui vì các vụ thử phi đạn mà ông Kim từng nói là biện pháp trả đũa các cuộc tập trận Mỹ-Hàn trong tháng này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 7/8 bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán với Triều Tiên sẽ tái tục trong vài tuần tới và rằng trong 1,2 tuần nữa Mỹ sẽ chuẩn bị cho các cuộc thương lượng đó.
Trong khi Tổng thống Trump ca ngợi mối quan hệ cá nhân với ông Kim, những người chỉ trích nói cách tiếp cận của ông Trump chỉ cho Bình Nhưỡng thêm thời gian để phát triển chương trình võ khí chứ không thu được lợi ích gì cho phía Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-co-the-hoi-ngo-lan-nua-voi-kim-jong-un-/5036463.html
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Hàn Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đã gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc hôm 9/8 giữa lúc khu vực đang đối đầu với một loạt thách thức, từ xung đột thương mại gay gắt giữa Seoul và Tokyo, cho đến chi phí của quân đội Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc.Theo tường thuật của Reuters, ông Esper, trong chuyến công du quốc tế đầu tiên kể từ khi được chuẩn thuận làm bộ trưởng quốc phòng, đã đến Hàn Quốc vào tối 8/8 giữa lúc xung đột thương mại đang leo thang giữa hai đồng minh chủ yếu của Washington ở châu Á.
Trong khi vấn đề xung đột thương mại, vốn đe dọa việc chia sẻ thông tin tình báo khu vực, được nêu lên trong các cuộc họp tại Seoul, ông Esper tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh Hàn Quốc-Hoa Kỳ và cho biết các đồng minh sẽ tiếp tục phối hợp trong vấn đề Triều Tiên.
Trong bài phát biểu khai mạc cuộc gặp với ông Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo nói những biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc đang có gây ra những “tác động bất lợi đối với mối quan hệ Nhật-Hàn và hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Hàn Quốc cho biết họ đang xem xét tất mọi giải pháp trong cuộc tranh chấp thương mại gay gắt với Nhật Bản, kể cả việc hủy bỏ một hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo.
Hiệp định An ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA) tạo điều kiện cho việc thu thập tin tình báo ba chiều với Washington, là hiệp định thiết yếu chống lại các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên. Thỏa thuận được tự động gia hạn hàng năm vào ngày 24/8.
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đang sa sút tới mức tồi tệ nhất tính từ nhiều thập niên, với xung đột thương mại bắt nguồn từ tranh cãi kéo dài về việc bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động cho các công ty Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.
Ông Esper đến Seoul một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Hàn Quốc đã đồng ý “chi ra nhiều tiền hơn nhiều” để chia sẻ gánh nặng thanh toán các chi phí cần thiết hầu duy trì lực lượng gồm 28.500 binh sĩ Mỹ trú đóng tại Hàn Quốc. Ông còn cho biết, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để thảo luận về vấn đề này.
Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng cuộc đàm phán vẫn chưa bắt đầu.
Theo hãng tin Yonhap hôm thứ Sáu, một quan chức của Bộ cho biết ông Esper không đề cập đến các chi phí trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Kang Kyung-wha.
Hãng tin Hàn Quốc cũng cho biết ông Esper yêu cầu Hàn Quốc cho binh sĩ tham gia vào lực lượng hàng hải chung do Hoa Kỳ dẫn đầu tại eo biển Hormuz, ngoài khơi Iran. Ông Jeong nói với ông Esper rằng Seoul đang xem xét các lựa chọn khác nhau.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thực hiện chuyến đi sau khi Triều Tiên tiến hành một loạt vụ thử nghiệm tên lửa, trong lúc các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên bị đình trệ.
Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang hợp tác trong vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Hôm thứ Ba, ông Esper cho biết Hoa Kỳ sẽ không phản ứng thái quá trước những vụ phóng tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên và sẽ để ngỏ khả năng đàm phán với Bình Nhưỡng. Ông cũng cho biết thêm rằng không có kế hoạch thay đổi các cuộc tập trận quân sự chung trong tương lai với Seoul, bất chấp khiếu nại của Triều Tiên.
Chuyến thăm của ông Esper diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cử một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm làm đại sứ mới tại Washington.
Hàn Quốc là điểm dừng chân cuối cùng của ông Esper trong chuyến đi đã đưa ông tới Australia, Nhật Bản và Mông Cổ.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-my-tham-han-quoc/5036203.html
Nghi phạm xả súng ở El Paso
khai nhắm mục tiêu vào ‘người Mexico’
Kẻ bị tình nghi là tay súng bắn chết 22 người trong vụ nổ súng tại siêu thị Walmart ở thành phố El Paso, bang Texas cuối tuần trước đã nhận tội khi đầu hàng cảnh sát và khai rằng anh ta nhắm mục tiêu vào “người Mexico,” theo bản khai chứng mà cảnh sát El Paso công bố vào ngày thứ Sáu.Nghi phạm, Patrick Crusius, 21 tuổi, bước ra khỏi xe của anh ta dừng tại một ngã tư đường, “và nói to ‘Tôi là tay súng,’” Thám tử Adrian Garcia nói trong bản khai chứng vào Chủ nhật, một ngày sau vụ xả súng.
Crusius bị buộc tội sát nhân hình sự và đang bị giam giữ mà không được tại ngoại hầu tra.
Bản khai chứng nói Crusius từ bỏ quyền giữ im lặng sau khi anh ta bị bắt giữ và nói với các thám tử điều tra rằng anh ta đi vào Walmart với một khẩu súng AK47 và nhiều băng đạn.
“Bị cáo nói mục tiêu của anh ta là người Mexico,” bản khai chứng nói.
Crusius bị buộc tội bắn và giết chết 22 người và làm bị thương thêm 22 người khác vào ngày thứ Bảy tuần trước, ngay sau khi một bản tuyên ngôn xuất hiện trên mạng giải thích động cơ của anh ta và lên án “người Mỹ Latin xâm lược” nước Mỹ.
Hầu hết những người thiệt mạng đều mang tên Mỹ Latin.
Chỉ vài giờ sau đó, một tay súng mặc áo giáp và đeo mặt nạ nổ súng trong một khu phố đông đúc ở thành phố Dayton, bang Ohio, giết chết chín người, bao gồm cả người chị (em) gái của anh ta.
Tổng thống Donald Trump đã đến thăm cả hai cộng đồng này hôm thứ Năm và đối diện với những người biểu tình cáo buộc ông khơi lên căng thẳng bằng những luận điệu chống người nhập cư.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-pham-xa-sung-o-el-paso-khai-nham-muc-tieu-vao-nguoi-mexico/5036951.html
Pháp phản pháo khuyến cáo của Trump
Pháp không cần sự cho phép của các nước khác để tìm cách xoa dịu căng thẳng với Iran, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố hôm 9/8 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tố cáo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi tín hiệu nhập nhằng cho Tehran.Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói Pháp tự nói cho chính mình trong vấn đề Iran.
“Pháp dốc hết tâm sức với hòa bình an ninh khu vực, dốc lòng hạ thang căng thẳng và không cần ai cho phép để làm việc đó.”
Tổng thống Trump hôm 8/8 khuyến cáo không ai được phép nói chuyện với Iran trên danh nghĩa Hoa Kỳ sau khi có tin nói rằng Tổng thống Pháp đã mời Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, tới thượng đỉnh G7 tháng này để gặp Tổng thống Mỹ.
Một nhà ngoại giao Pháp phủ nhận có một lời mời như vậy từ phía Paris.
Ngoại trưởng Pháp không đề cập trực tiếp tới những lời phát biểu của Tổng thống Mỹ.
Iran sẽ là đề tài nóng tại thượng đỉnh G7 ở Biarritz.
https://www.voatiengviet.com/a/phap-phan-phao-khuyen-cao-cua-trump-/5036468.html
Anh nhấn mạnh
quyền được biểu tình ôn hòa của dân Hong Kong
Ngoại trưởng Anh, Dominic Raab, ngày 9/8 kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về các cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong.Trong cuộc điện đàm với Trưởng Đặc khu hành chánh Hong Kong, Carrie Lam, Ngoại trưởng Anh lên án tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình và nhấn mạnh đến quyền của người dân được biểu tình ôn hòa.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết Ngoại trưởng Raab nói với bà Lam rằng cần phải tìm ra con đường đi tới thông qua đối thoại chính trị và tiến hành một cuộc điều tra tìm hiểu các sự việc xảy ra gần đây để gầy dựng lòng tin.
Ngoại trưởng Anh cũng lên án các hành động bạo lực của tất cả các bên nhưng nhấn mạnh đến quyền biểu tình ôn hòa và lưu ý rằng hàng trăm ngàn người Hong Kong đã chọn con đường này để bày tỏ quan điểm.
Hong Kong từng là thuộc địa của Anh và được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
https://www.voatiengviet.com/a/anh-nhan-manh-quyen-duoc-bieu-tinh-on-hoa-cua-dan-hong-kong-/5036461.html
TQ bảo Anh chớ can thiệp
sau phát biểu của bộ trưởng về Hong Kong
Bắc Kinh hôm thứ Bảy bảo Vương quốc Anh chớ xen vào chuyện nội bộ của Trung Quốc sau khi bộ trưởng ngoại giao Anh kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về các cuộc biểu tình gần đây tại cựu thuộc địa của Hong Kong.Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab kêu gọi cuộc điều tra vào ngày thứ Sáu sau một cuộc điện đàm với trưởng quan hành chính Hong Kong Carrie Lam, Bộ Ngoại giao tại London cho biết trong một phát biểu.
“Việc chính phủ Anh trực tiếp gọi điện thoại cho Trưởng quan Hành chính Hong Kong để gây áp lực là hoàn toàn sai trái,” phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một phát biểu.
“Phía Trung Quốc nghiêm túc kêu gọi Anh ngừng can thiệp vào những chuyện nội bộ của Trung Quốc và ngừng đưa ra những cáo buộc ngẫu nhiên và kích động về Hong Kong,” bà nói, và nói thêm rằng Hong Kong không còn là thuộc địa của Anh và Anh không có quyền giám sát.
Hong Kong suốt chín tuần qua đã chìm trong các cuộc biểu tình chống chính phủ thường trở nên bạo động, trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhất đối với lãnh thổ này kể từ khi nó được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, đề ra một thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Trong một phát biểu vào ngày thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Anh cho biết ông Raab đã lên án bạo lực ở Hong Kong nhưng nhấn mạnh quyền biểu tình một cách ôn hòa.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bao-anh-cho-can-thiep-sau-phat-bieu-cua-bo-truong-ve-hong-kong/5036960.html
Cơ quan hạt nhân Nga:
5 người chết trong vụ nổ tên lửa thử nghiệm
Trọng NghĩaCơ quan hạt nhân nhà nước Nga Rosatom hôm nay, 10/08/2019, xác nhận có đến năm nhân viên của họ bị thiệt mạng trong một vụ nổ tại một căn cứ phóng tên lửa ở miền bắc nước Nga. Số người thiệt mạng như vậy cao hơn nhiều so với thông báo ban đầu của quân đội Nga vào hôm qua, theo đó chỉ có hai người chết.
Điều đáng chú ý là thông báo về các trường hợp tử vong lại do cơ quan hạt nhân đưa ra, cho thấy là vụ nổ liên quan đến tên lửa hạt nhân, trong bối cảnh chính quyền Nga thông tin rất ít về sự cố này.
Ngay từ hôm qua, trong lúc chính quyền vùng Arkhangelsk khẳng định là không hề có ô nhiễm phóng xạ, và quân đội Nga tránh việc mô tả vụ nổ là có liên quan đến nhiên liệu hạt nhân, thì chính quyền địa phương thị trấn Severodvinsk cách nơi xẩy ra sự cố 30 km, đã đo được một mức tăng vọt đột biến và ngắn ngủi của tỷ lệ phóng xạ trong không khí tại thị trấn này.
Tuy nhiên, theo AFP, thị trấn Severodvinsk đã từ chối không cho biết là tỷ lệ cao ghi nhận được là bao nhiêu, trong lúc cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nga thì khẳng định rằng « không hề có ô nhiễm gây nguy hại cho sức khỏe con người ».
Bản thông báo của thị trấn về tỷ lệ phóng xạ tăng cao cũng bị rút khỏi trang web của địa phương này mà không có một lời giải thích.
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đã trích dẫn số liệu từ Bộ phụ trách các trường hợp khẩn cấp của Nga, nói đến tỷ lệ phóng xạ tăng gấp 20 lần so với mức bình thường tại thị trấn Severodvinsk.
Dẫu sao thì báo chí Nga đã công bố một đoạn video không rõ nguồn, cho thấy đoàn xe cứu thương đi ngang qua Mátxcơva đến một trung tâm chăm sóc nạn nhân bị nhiễm phóng xạ. Điều này đã được cơ quan Rosatom gián tiếp xác nhận khi cho biết là những nạn nhân bị thương trong vụ nổ được điều trị tại một « trung tâm đặc biệt ».
Bên cạnh đó, cư dân địa phương quanh căn cứ bị tai nạn đã đua nhau đi mua chất iốt để dự trữ. Iốt là chất được sử dụng để giảm tác động của phóng xạ với tuyến giáp của con người.
Đối với các chuyên gia hạt nhân tại Mỹ, vụ nổ và rò rỉ phóng xạ có lẽ đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190810-co-quan-hat-nhan-nga-5-nguoi-chet-ten-lua-thu-nghiem
Nga thận trọng theo dõi biến động chính trị
tại Kyrgyzstan
Thu HằngChính quyền Nga tỏ ra lo lắng về tình hình bất ổn có thể sẽ xảy ra tại Kyrgyzstan sau vụ bắt giữ cựu tổng thống Almazbek Atambaïev hôm 08/08/2019. Là một nước thành viên của Liên Bang Xô Viết cũ, quốc gia Trung Á này chịu ảnh hưởng nhiều từ Nga và rất nhiều người Kyrgyzstan đang sống tại Nga.
Thông tín viên RFI Etienne Bouche tại Matxcơva tường trình :
Vụ bắt giữ đầy gay cấn diễn ra vào lúc thủ đô Bichkek tổ chức thượng đỉnh Liên minh Kinh tế Á-Âu. Đây là liên minh do Matxcơva khởi xướng, gồm các đồng minh thân cận của Nga, trong đó có Kyrghyzstan.
Trước khi gặp các đồng nhiệm, thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng này trong khuôn khổ « tôn trọng chặt chẽ luật pháp và Hiến Pháp », đồng thời cho rằng Kyrgyzstan đã « hết mức quota cách mạng ».
Vào tháng Bẩy, tổng thống Vladimir Putin đã gặp cả ông Almazbek Atambaïev lẫn tổng thống đương nhiệm Sooronbaï Jeenbekov với hy vọng hòa giải phần nào cuộc đối đầu giữa hai chính trị gia.
Dưới thời cựu tổng thống Atambaïev, Kyrgyzstan xích lại gần Nga. Năm 2015, quốc gia Trung Á này đã gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu, một dự án quan trọng đối với Nga. Chính quyền Bichkek cũng triển hạn hợp đồng cho một căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ Kyrgyzstan từ năm 2003.
Trả lời đài phát thanh BFM của Nga, nhà chính trị học Andreï Kortounov đã nêu lên những lý do khiến Nga lo ngại về khủng hoảng chính trị tại Kyrgyzstan, như khả năng làn sóng người Kyrgyzstan chạy sang Nga, sự gia tăng của Hồi giáo và nạn buôn bán ma túy trung chuyển qua Kyrgyzstan.
Chia rẽ Nam-Bắc trong cuộc khủng chính trị ở Kyrgyzstan
Đằng sau cuộc đấu đá chính trị giữa cựu tổng thống Almazbek Atambaïev và tổng thống đương nhiệm Sooronbaï Jeenbekov còn là sự chia rẽ Bắc-Nam về văn hóa, lịch sử của Kyrgyzstan (miền nam theo Hồi giáo và có xu hướng bảo thủ hơn), theo nhận định của chuyên gia Alisher Khamidov với đài RFI.
« Vào giữa năm 2017, khi tổng thống Atambaïev chọn ông Jeenbekov, lúc đó là thủ tướng, làm người kế nhiệm, cả nước Kyrgyzstan đã hy vọng liên minh này sẽ giải quyết được sự chia rẽ Bắc-Nam có từ nhiều thế kỷ qua.
Về mặt lịch sử, người Kyrghyzstan bị chia thành các bộ tộc hoặc liên bộ tộc ở miền bắc và miền nam. Ông Atambaïev là người gốc bắc và ông đại diện cho một phần lớn người dân miền bắc. Trong khi đó, ông Jeenbekov là người miền nam và cũng đại diện cho nhiều tổ chức chính trị có thế lực. Việc bắt giam ông Atambaïev hôm 08/08 cho thấy rõ rằng liên minh Bắc-Nam này một lần nữa lại được sử dụng vì mục đích chính trị ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190810-nga-than-trong-theo-doi-bien-dong-chinh-tri-tai-kyrgyzstan
Bắc Hàn tiếp tục phóng hai hỏa tiễn tầm ngắn
để phô trương thanh thế
Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Bảy (10/8), Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã bắn hai hỏa tiễn tầm ngắn, trong một “hành động phô trương thanh thế” phản đối lại các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ – Nam Hàn.Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn cho biết Bắc Hàn rất có thể sẽ thực hiện nhiều vụ phóng hỏa tiễn hơn, vì quân đội của họ đang tiến hành các cuộc tập trận mùa hè. Vụ phóng hỏa tiễn này diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đã nhận được một “lá thư rất đẹp” từ chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un. Bắc Hàn đã bắn một loạt các hỏa tiễn kể từ khi ông Kim và tổng thống Trump đồng ý nối lại các cuộc đàm phán giải trừ nguyên tử đang bị đình trệ tại cuộc họp ngày 30 tháng 6.
Một viên chức Hoa Kỳ cho biết ít nhất một hỏa tiễn đã được phóng, và hỏa tiễn này có vẻ như là cùng loại với các hỏa tiễn tầm ngắn từng được Bình Nhưỡng thử nghiệm trước đây. Theo quân đội Nam Hàn, hai hỏa tiễn này đã bay khoảng 400 km (250 dặm) ở độ cao khoảng 48 km.
Trước đó, khi trò chuyện với các phóng viên vào hôm thứ Sáu (9/8), tổng thống Trump vẫn tỏ ý xem nhẹ các vụ thử nghiệm vũ khí gần đây của Bắc Hàn, đồng thời tuyên bố rằng Bắc Hàn không hề thử nghiệm nguyên tử. Ông cho rằng các vụ thử nghiệm hỏa tiễn đều có tầm bắn ngắn, đồng thời không có sự xuất hiện của hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn tầm xa. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bac-han-tiep-tuc-phong-hai-hoa-tien-tam-ngan-de-pho-truong-thanh-the/
Bắc Triều Tiên : Hai tháng, 5 lần thử tên lửa
Thu HằngTrùng hợp ngẫu nhiên ? Trong khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ vừa công du Seoul và Mỹ-Hàn đang tập trận chung, Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửa lần thứ năm vào sáng sớm 10/08/2019.
Theo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), được Yonhap trích dẫn, hai tên lửa tầm ngắn đã được phóng đi từ thành phố Hamhung (đông bắc Bắc Triều Tiên), bay khoảng 400 km ở độ cao tối đa 48 km, sau đó rơi xuống biển Nhật Bản.
Trong một thông cáo, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho rằng có nhiều khả năng Bình Nhưỡng tiếp tục răn đe quân đội Mỹ – Hàn tập trận chung từ ngày 05/08, dù chỉ tập trung vào các tình huống giả định trên máy tính. Phía Hàn Quốc cho biết « vẫn theo dõi sát sao tình hình » và « sẵn sàng » trong tình trạng khẩn cấp.
Khi được AFP liên lạc, Nhà Trắng không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ thử tên lửa lần thứ năm, mà chỉ cho biết « trao đổi chặt chẽ với hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc ».
Hai tên lửa tầm ngắn được bắn sáng 10/08 là vụ thử thứ năm của Bắc Triều Tiên kể từ ngày 25/07. Vụ thử lần này cũng chỉ diễn ra vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nhận được « một bức thư tuyệt vời dài ba trang » của ông kim Jong Un hôm 08/08, trong thư lãnh đạo Bắc Triều Tiên giải thích lý do thử tên lửa.
Trước báo giới ngày 09/08, tổng thống Mỹ tỏ ra hiểu tâm trạng « bất bình về các cuộc tập trận » Mỹ-Hàn của chủ tịch Kim Jong Un. Ông khẳng định « cũng chưa bao giờ thích » vì « không muốn trả tiền » cho các cuộc tập trận chung đó.
Các cuộc thảo luận với Bình Nhưỡng về giải trừ hạt nhân vẫn rơi vào ngõ cụt, dù vào tháng 06/2019, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nhanh chóng nối lại đàm phán. Tổng thống Donald Trump cho biết đã nghĩ đến việc gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần thứ tư.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190810-bac-trieu-tien-hai-thang-5-lan-thu-ten-lua
Hong Kong: Nghi ‘ủng hộ biểu tình’,
hãng hàng không bị tẩy chay
Trung Quốc đã ra lệnh cho hãng hàng không Cathay Pacific có trụ sở tại Hong Kong đình chỉ bất kỳ nhân viên nào ủng hộ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong vùng đất này.Yêu sách của Bắc Kinh ra trùng hợp với một cuộc biểu tình ôn hòa tại sân bay của Hong Kong, nơi hàng ngàn người chiếm một nhà ga.
Cathay cũng phải đối mặt với áp lực trực tuyến sau khi báo chí nhà nước của Trung Quốc thổi bùng dòng chữ “#BoycottCathayPacific” (Tẩy chay Cathay Pacific) trên mạng, tạo thành một xu hướng trên truyền thông xã hội Trung Quốc.
Hong Kong đang chứng kiến nhiều tuần diễn ra biểu tình phản đối Trung Quốc kiểm soát vùng đất.
Hong Kong: Người biểu tình xuất hiện ở sân bay
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
Biểu tình Hong Kong: Giao thông công cộng tê liệt
Nancy Pelosi: Hong Kong ‘dũng cảm’ trước một ‘chính phủ hèn nhát’
Các cuộc biểu tình nổ ra khoảng chín tuần trước về một dự luật dẫn độ giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục và phát triển thành yêu cầu đòi tự do lớn hơn.
Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng công dân của vùng đất này có quyền tự trị nhiều hơn so với Trung Hoa lục địa. Hong Kong có một nền báo chí tự do và độc lập tư pháp theo mô hình được gọi là “một quốc gia, hai chế độ” – mà giới hoạt động tranh đấu cho tự do lo sợ rằng đang ngày càng bị xói mòn.
Vạch tội Cathay
Chúng tôi thuê mướn 27.000 nhân viên ở Hong Kong làm tất cả các loại công việc khác nhau… chúng tôi chắc chắn sẽ không dám mơ có thể bảo họ phải nghĩ thế nào về một điều gì đóJohn Slosar, Chủ tịch hãng Cathay
Đầu tuần này, Trung Quốc đã cảnh báo những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong không “đánh giá thấp quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền trung ương”.
Tuần này, Trung Quốc dường như hướng sự chú ý đến các công ty mà họ coi là có liên quan đến các cuộc biểu tình. Cathay đã bị nhắm đến sau khi một phi công của họ bị bắt trong số những người biểu tình, và liên minh tiếp viên hàng không đã ký một tuyên bố chung với nhân viên các hãng hàng không khác ủng hộ người biểu tình.
“Bốn tội lỗi của Cathay Pacific Airlines”, là tiêu đề lớn trên Nhân Dân Nhật báo, tờ báo nhà nước của Trung Quốc, trong đó liệt kê chi tiết những hành động hãng hàng không mà họ nói là ủng hộ phong trào dân chủ.
Chủ tịch hãng Cathay John Slosar bảo vệ các nhân viên của mình, ông nói:
“Chúng tôi thuê mướn 27.000 nhân viên ở Hong Kong làm tất cả các loại công việc khác nhau… chúng tôi chắc chắn sẽ không dám mơ có thể bảo họ phải nghĩ thế nào về một điều gì đó.”
Một thương hiệu trà bong bóng Đài Loan – Yifang – và một thức uống thể thao nổi tiếng của Nhật Bản cũng bị các chiến dịch tẩy chay nhắm mục tiêu. Một trong những chi nhánh của Yifang ở Hong Kong được cho là đã treo một tấm biển cổ vũ những người biểu tình. Chi nhánh này sau đó đã bị phá hoại, theo kênh truyền hình Đài Loan TVBS.
Đồ uống thể thao Nhật Bản Pocari Sweat rút quảng cáo khỏi đài truyền hình Hong Kong TVB, nơi những người biểu tình cáo buộc là đã phát sóng ủng hộ Bắc Kinh.
Dưới áp lực tẩy chay, văn phòng tại Trung Quốc đại lục của công ty đã đưa ra một tuyên bố rằng họ hoạt động tách biệt với bộ phận ở Hong Kong và duy trì quy tắc “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc.
Các cuộc tẩy chay diễn ra khi những người biểu tình tập hợp tại sân bay Hong Kong trong ba ngày biểu tình ôn hòa.
Các nhà hoạt động vẫy các biểu ngữ viết bằng các ngôn ngữ khác nhau tố cáo bà Carrie Lam (tức Lâm Trịnh Nguyệt Nga), trưởng đặc khu hành chính của Hong Kong và cảnh sát và phát tờ rơi giải thích các cuộc biểu tình gần đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49295823
Hồng Kông: Biểu tình tiếp diễn,
các gia đình cũng nhập cuộc
Trọng NghĩaHồng Kông lại bước vào một ngày cuối tuần sôi động mới vào hôm nay, 10/08/2019, với ít nhất 5 cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố, trong đó của cuộc biểu tình ngồi tại phi trường quốc tế đã khởi sự từ hôm qua. Một yếu tố mới được ghi nhận là ngay cả các hộ gia đình bình thường cũng nhập cuộc, với một cuộc xuống đường huy động được hàng trăm gia đình.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, ngay từ sáng nay, hàng trăm người biểu tình đòi dân chủ đã trở lại sân bay quốc tế Hồng Kông, chiếm lĩnh khu vực đón khách, một số ngồi bệt xuống sàn vẽ những áp phích phản đối, một số khác thì chào hỏi khách đến một cách hết sức lịch sử.
Hoạt động đấu tranh này đã tiếp nối buổi tọa kháng (hay biểu tình ngồi) vào hôm qua cũng tại nơi này, quy tụ được khoảng 1.000 nhà hoạt động. Cuộc biểu tình đó đã diễn ra một cách êm thắm, không một chuyến bay nào bị gián đoạn.
Điểm được đặc biệt chú ý vào hôm nay là hai cuộc biểu tình tuần hành riêng rẽ gần khu thương mại của trung tâm tài chính Hồng Kông, của một nhóm nhỏ người già, được mệnh danh là cuộc tuần hành của những người « đầu bạc », và một đoàn biểu tình khác của hàng trăm hộ gia đình Hồng Kông nhằm ủng hộ phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Cả hai cuộc tuần hành đều diễn ra yên ổn.
Theo hãng tin Pháp AFP, cuộc tuần hành của các hộ gia đình diễn ra trong một không khí vui tươi, với các em bé trong xe nôi, các em nhỏ cầm bong bóng bay… Không khí thân thiện của cuộc tuần hành này trái ngược với vụ xô xát ngày càng dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát trong những ngày qua.
Thân thiện những không có nghĩa là không kiên quyết. Trên một tờ truyền đơn nhiều màu được phân phát trong hàng ngũ các gia đình đang biểu tình, có một bảng chữ cái giải thích phong trào phản kháng một cách vui tươi, nhẹ nhàng. Ở vần A chẳng hạn, là từ Angry, tiếng Anh nghĩa là « tức giận », ở vần D là từ Demonstration tức là « biểu tình », hay ở vần P là từ Protestation, nghĩa là « phản kháng ».
Một phụ nữ đẩy xe nôi, bên trong có một em bé ba tuổi khẳng định : « Chúng tôi cần giải thích cho các em nhỏ về tình hình hiện tại ở Hồng Kông và dạy cho chúng biết là một xã hội tốt sẽ như thế nào ». Đối với phụ nữ này « Tương lai thuộc về trẻ em, tương lai Hồng Kông thuộc về các em, chúng tôi đang đấu tranh cho các quyền mà trên nguyên tắc các trẻ em phải được hưởng ».
Theo ghi nhận của đặc phái viên RFI Christophe Paget tại Hồng Kông, vào hôm nay có đến năm cuộc tuần hành được những người biểu tình dự trù ở Hồng Kông, tất cả đều bị cấm, và cảnh sát đã sẵn sàng đối phó :
Ít nhất năm cuộc tuần hành được lên kế hoạch tại Hồng Kông vào cuối tuần, tất cả đều bị cấm. Đối với một sự kiện, những người biểu tình được phép tập hợp trong một công viên nhưng không được di chuyển.
Cảnh sát cũng chuẩn bị đối phó : Trên các mạng xã hội được người biểu tình sử dụng, có ảnh chụp một đồn cảnh sát mà mặt tiền được phủ một tấm lưới lớn để chống lại mọi thứ do người biểu tình ném vào.
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào hôm qua đã lên tiếng cho biết bà sẽ loại trừ mọi nhượng bộ trước « những người biểu tình là thủ phạm của các hành vi bạo lực. » Hôm thứ năm, bà đã mời một lãnh đạo cảnh sát đã nghỉ hưu ra làm việc trở lại. Đó là người đã xử lý thành công phong trào Dù Vàng năm 2014.
Người biểu tình Hồng Kông sẽ được thấy là liệu cảnh sát bị họ cáo buộc dùng bạo lực quá đáng có sẽ thay đổi thái độ với lãnh đạo mới này hay không.
Về phần Trung Quốc, chế độ Bắc Kinh vẫn có dấu hiệu hỗ trợ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Bắc Kinh đã yêu cầu hãng hàng không Hồng Kông Cathay Pacific cấm bay qua Trung Quốc các nhân viên của hãng đã đình công hôm thứ Hai đầu tuần.
Đối với người biểu tình, họ đã hiểu được là với sân bay Hồng Kông, họ có một cái loa rất tốt để đưa tiếng nói của họ ra quốc tế : Kể từ hôm qua, một phần trong những người biểu tình đã bắt đầu ba ngày vận động tại sân bay để thông báo cho khách nước ngoài về tình hình ở đặc khu hành chính Trung Quốc mà họ đang đến thăm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190810-hong-kong-bieu-tinh-tiep-dien-cac-gia-dinh-cung-nhap-cuoc
Trung Quốc qua mặt Mỹ, nhập ồ ạt dầu thô Iran
Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran trong tháng 7, hai tháng sau khi lệnh miễn trừ trừng phạt của Mỹ với 5 quốc gia, trong đó có Bắc Kinh, hết hạn.Trung Quốc qua mặt Mỹ, nhập ồ ạt dầu thô Iran
Kết quả nghiên cứu của ba hãng chuyên theo dấu hoạt động của các tàu chở dầu cho biết như vậy, theo Reuters.
Dữ liệu của ba hãng trên cho thấy, khoảng 4,4 tới 11 triệu thùng dầu thô Iran đã được chuyển tới Trung Quốc trong tháng 7, tương đương 142.000 tới 360.000 thùng một ngày. Một số người cho rằng một lượng dầu thô của Iran đã được chuyển tới kho dự trữ dầu chiến lược của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc nhập dầu Iran diễn ra trong thời điểm quan hệ Mỹ Trung Quốc đang nhạy cảm. Hành động của Trung Quốc có thể cản trở những nỗ lực bóp nghẹt xuất khẩu mang tính sống còn với Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua trừng phạt.
Các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ ước tính, 50-70% lượng dầu xuất khẩu của Iran đổ sang Trung Quốc, 30% sang Syria.
Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran và nước này vẫn đang tranh cãi về lệnh trừng phạt của Washington với Tehran. Tháng 6 năm nay, Trung Quốc nhập từ Iran khoảng 210.000 thùng dầu một ngày, đây là mức thấp nhất trong gần một thập niên và thấp hơn mức cùng kỳ năm 2018 khoảng 60%, thông tin của hải quan cho thấy.
Tuần trước, phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri thúc giục Trung Quốc và nhiều nước khác mua thêm dầu của Iran. Ông Eshaq Jahangiri đồng thời tuyên bố, các lệnh trừng phạt của Mỹ không thẻ làm kinh tế Iran sụp đổ.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô Iran truyền thống lớn duy nhất không cúi đầu trước sức ép trừng phạt của Mỹ. Hầu hết các nhà nhập khẩu lớn khác trong đó có Ấn Độ, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng nhập dầu của Iran do sợ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tháng trước, một quan chức Mỹ nói với Politico, Bộ Ngoại giao Mỹ đang cân nhắc tạo ngoại lệ cho Trung Quốc trong chiến dịch trừng phạt năng lượng chống Iran vì Washington hầu như không làm được gì để ngăn Bắc Kinh.
http://biendong.net/diem-tin/29775-trung-quoc-qua-mat-my-nhap-o-at-dau-tho-iran.html
Quân đội Trung Quốc cảnh báo
’lực lượng ly khai’ ở Hong Kong
Phó chính ủy của doanh trại Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đặt tại Hong Kong tuyên bố sẵn sàng đối đầu “những lực lượng ly khai xấu” và đảm bảo ổn định cho đặc khu.“Doanh trại sẽ giữ vững truyền thống bảo vệ thịnh vượng và ổn định dài lâu của Hong Kong, quyết tâm đối đầu những lực lượng ly khai xấu xa”, Chen Yading, Phó chính ủy doanh trại PLA tại Hong Kong, phát biểu bên lề một sự kiện hiến máu nhân đạo thường niên của đơn vị sáng 9/8.
Phát ngôn được ông Chen đưa ra giữa lúc tình hình Hong Kong vẫn căng thẳng với những cuộc biểu tình liên tiếp nhiều tuần qua, bắt đầu từ việc phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi, theo South China Morning Post.
Ông Chen nhấn mạnh đơn vị PLA đóng tại đặc khu thời gian qua tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhằm “thắt chặt mối liên kết máu thịt” với người dân địa phương.
Phó chính ủy doanh trại PLA tại Hong Kong, Chen Yading, phát biểu tại sự kiện hiến máu ngày 9/8. Tuần trước, ông Chen Daoxiang, chỉ huy doanh trại PLA đóng tại Hong Kong, cũng cảnh báo sẽ không làm ngơ trước những vụ đụng độ bạo lực xảy ra tại thành phố. Ông nhấn mạnh quân đội luôn quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Đơn vị này vừa qua còn công bố một đoạn video diễn tập chống bạo loạn. Đoạn video có hình ảnh một sĩ quan cảnh báo người quá khích sẽ “tự gánh chịu hậu quả”. Thông điệp được nói bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở Hong Kong.
Theo điều 14 của Luật Cơ bản Hong Kong, thành phố có quyền yêu cầu sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương thông qua lực lượng PLA đóng tại doanh trại này. Đề nghị sẽ dựa trên mục tiêu duy trì trật tự công cộng và cứu trợ thiên tai.
Cảnh sát Thâm Quyến, thành phố nằm gần Hong Kong, vừa qua cũng huy động gần 12.000 nhân sự tham gia một cuộc diễn tập chống bạo loạn. Trong hoạt động này, người đóng vai biểu tình được phân công mặc áo đen, tương tự người biểu tình tại Hong Kong.
http://biendong.net/diem-tin/29771-quan-doi-trung-quoc-canh-bao-luc-luong-ly-khai-o-hong-kong.html
Chiến tranh thương mại leo thang
và biến động hậu trường Trung Nam Hải
Giới phân tích cho rằng ẩn sau việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, gây hỗn loạn thị trường thế giới là cuộc cạnh tranh ngầm ở Trung Nam Hải.Đồng nhân dân tệ giảm xuống mức kỷ lục trong 11 năm qua ngay khi hội nghị bí mật Bắc Đới Hà được tổ chức ở khu nghỉ mát tại tỉnh Hồ Bắc, Nikkei Asian Review cho biết.
“Chính phủ muốn thúc đẩy xuất khẩu và tâm trạng của thị trường. Nhưng kể cả vậy, việc cố tình để tỷ giá ở mức 7 nhân dân tệ đổi 1 USD, điều mà họ cố né từ rất lâu, thật sự là điều gây sốc”, một nhà kinh doanh ở Trung Quốc giải thích.
Các công ty tài chính Trung Quốc giải thích động thái điều chỉnh tỷ giá hôm 5/8 là phản ứng khẩn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đợt đánh thuế quy mô lớn tiếp theo nhắm vào Trung Quốc.
Việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ chắc chắn đã nhận được sự đồng ý của các lãnh đạo ở Bắc Đới Hà, nhưng nó đã phản tác dụng.
“Đó là hành vi thao túng tiền tệ”, Tổng thống Trump tweet ngay sau khi có thông báo điều chỉnh tỷ giá và Bộ Tài chính Mỹ đã xếp Trung Quốc vào nhóm “thao túng tiền tệ”.
“Nhìn cây không thấy rừng”
Giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ của Trung Quốc là mục quan trọng trong bản thảo thỏa thuận Mỹ – Trung dài 150 trang. Trước bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, Trung Quốc đáp trả bằng cách ngừng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp Mỹ.
Động thái này làm rung chuyển thị trường chứng khoán thế giới. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite Index giảm xuống mức dưới 2.900 điểm, mức được coi là lằn ranh phòng thủ của Bắc Kinh.
Đối với nhiều người, Tổng thống Trump và quan điểm thay đổi liên tục của ông về chính sách đối với Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn thị trường toàn cầu. Nhưng đánh giá vậy chỉ là nhìn cây mà không thấy rừng, theo Nikkei.
“Hầu hết mọi người không hiểu bản chất thực sự của hiện tượng này. Những gì đang diễn ra là vì những biến động chính trị ở Trung Quốc suốt một năm rưỡi qua”, một nguồn tin kinh tế Trung Quốc nói.
Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức vòng đàm phán thương mại tại Thượng Hải vào cuối tháng 7. Điều này diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản, vào cuối tháng 6.
Vòng đàm phán ở Thượng Hải kết thúc sớm hơn dự kiến mà không giải quyết được vấn đề gì. Bắc Kinh và Washington gần như không thể đồng ý gặp nhau ở Washington vào tháng 9.
Không có tiến triển nào được thực hiện kể từ đầu tháng 5, khi Trung Quốc cắt ngắn bản dự thảo thỏa thuận từ 150 trang xuống còn 105 trang và gửi lại cho Mỹ.
Mấu chốt của vấn đề, theo một nhà nghiên cứu chính trị ở Trung Quốc, là do họp Trung ương lần 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, vốn để bàn thảo chính sách kinh tế trong 5 năm, đã bị trì hoãn gần một năm nay.
“Trong hoàn cảnh vậy, thật khó cho Trung Quốc có thể kết thúc đàm phán với Mỹ”, nhà nghiên cứu nói. Đó là vấn đề đáng kinh ngạc khi gần một năm qua, Trung Quốc được điều hành mà không có đường hướng chính sách kinh tế gì (được Trung ương thông qua).
Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 25 thành viên chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp mỗi tháng. Tuy nhiên, các thông báo từ cuộc họp này chỉ giới hạn trong quan điểm của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế, các biện pháp tạm thời để đối phó với một số vấn đề nhất định. Đây không phải là một cuộc họp để bàn về chính sách cơ bản trong dài hạn.Sau khi xé bỏ thỏa thuận thương mại với Mỹ vào tháng 5, Chủ tịch Tập đã đến thăm địa điểm lịch sử bắt đầu cuộc “Vạn lý trường chinh” (1934-1936), cuộc rút lui của Hồng quân Trung Quốc, bắt đầu từ tỉnh Giang Tây tiến về Tây Tạng rồi đi tới Thiểm Tây.
Đứng tại địa điểm lịch sử, Chủ tịch Tập kêu gọi cuộc “Vạn lý trường chinh mới”, chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ. Tuy nhiên, chuyến thăm Giang Tây dường như là hành động để che giấu rằng Trung Quốc không có chiến lược kinh tế dài hạn đối phó với Mỹ.
Những vận động hậu trường
Theo quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Trung ương đảng có nhiệm vụ tổ chức phiên họp toàn thể, ít nhất là một lần mỗi năm, với hơn 200 ủy viên chính thức và 170 ủy viên dự khuyết. Đại hội đảng toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần.
Đại hội toàn quốc gần nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tháng 10/2017, khi các thành viên của Ủy ban Trung ương khóa 19 được bầu. Phiên họp thứ 3 của Ủy ban Trung ương đáng lý được tổ chức vào mùa thu năm 2018.
Nhưng các phiên họp Trung ương thứ 2 và thứ 3 đều được tổ chức vào đầu năm 2018 để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) tổ chức vào tháng 3/2018.
Trong phiên họp Quốc hội, Hiến pháp Trung Quốc đã được sửa đổi, loại bỏ việc giới hạn nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Kể từ đó, Chủ tịch Tập ưu tiên việc củng cố sức mạnh chính trị của mình. Đây là lý do tại sao việc sửa đổi Hiến pháp rất quan trọng với ông.
Tuy vậy, những nỗ lực này đã vấp phải sự phản đối từ các phe phái đối thủ và các lãnh đạo lão thành. Nếu phiên họp Trung ương lần 4 được tổ chức vào mùa thu năm ngoái, ngay sau hội nghị Bắc Đới Hà, nhiều yêu cầu khác nhau có thể xuất hiện, liên quan đến sùng bái cá nhân, người kế vị ông Tập và chính sách với nền kinh tế.
Một tình huống như thế sẽ khiến ông Tập gặp bất lợi. Nhóm thân tín của ông muốn trì hoãn cuộc họp để cho các vấn đề lắng xuống trước khi triệu tập phiên họp Trung ương lần 4.
Một rào cản khác xuất hiện khi có sự nghi ngờ ngày càng tăng trong nội bộ về khả năng xử lý các vấn đề kinh tế vĩ mô của Phó thủ tướng Lưu Hạc. Nếu phiên họp toàn thể được tổ chức ngay sau hội nghị Bắc Đới Hà năm ngoái kết thúc, Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể sẽ có vai trò lớn hơn trong điều hành các chính sách kinh tế.
Chủ tịch Tập không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trì hoãn phiên họp Trung ương 4, theo nhiều người liên quan. Một số nguồn tin khác giải thích rằng Trung ương 4 bị trì hoãn vì sự không chắc chắn về diễn biến cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Katsuji Nakazawa, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, biên tập viên cao cấp của Nikkei, nhận định việc trì hoãn họp Trung ương không giúp Bắc Kinh đạt được tiến bộ về một giải pháp. Trên thực tế, các chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại cơ bản Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng. Điều đó đã cản trở Bắc Kinh trong đàm phán với Washington.
Từ đây đến cuối năm, Chủ tịch Tập buộc phải triệu tập cuộc họp Trung ương 4. Giới phân tích cho rằng ông Tập nên làm điều này càng sớm càng tốt. Nếu ông Tập tiếp tục trì hoãn có thể gây ra thiệt hại thực sự cho nền kinh tế Trung Quốc.
Trong tương lai, cuộc đàm phán với Mỹ sẽ tập trung vào vấn đề liệu Trung Quốc có thể quay lại với thỏa thuận mà họ đã rút ra vào tháng 5 hay không. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của ông Tập.
Giới phân tích nhận xét cuộc họp Trung ương lần 4 sẽ là rào cản đầu tiên mà ông Tập phải vượt qua, trước khi tiến tới hội nghị toàn quốc vào năm 2022.
http://biendong.net/diem-tin/29769-chien-tranh-thuong-mai-leo-thang-va-bien-dong-hau-truong-trung-nam-hai.html
Phản ứng của Trung Cộng nếu Nhật hay Nam Hàn
đồng ý kế hoạch hỏa tiễn của Mỹ
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đang cân nhắc kế hoạch đặt hệ thống phòng thủ tại châu Á. Giới phân tích cho rằng Trung Cộng có thể sẽ ngừng đối thoại ngoại giao cấp cao, hoặc sử dụng sức mạnh kinh tế để đối phó với các nước láng giềng, nếu họ đồng ý cho Washington đặt hỏa tiễn trong lãnh thổ.Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper, Washington đang muốn đặt các hỏa tiễn tầm trung trong khu vực Thái Bình Dương trong vòng vài tháng, và Cố vấn an ninh John Bolton đã nói rằng việc điều động có thể diễn ra tại Nhật hoặc Nam Hàn. Theo giới quan sát, Trung Cộng nhiều khả năng sẽ hành động chống lại Nhật, Nam Hàn, và Úc, nếu các hỏa tiễn Mỹ được đặt trong lãnh thổ các nước này. Biện pháp của Bắc Kinh chủ yếu sẽ là trừng phạt kinh tế.
Ông Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Cộng tại Đại học Macquarie tại Sydney, Úc, cho biết sức mạnh kinh tế là ưu thế lớn nhất của Trung Cộng, do nước này là đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia khác trong khu vực. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Cộng có thể sẽ là hạn chế nhập cảng hàng hóa, quấy rối các công ty của nước láng giềng đang hoạt động tại thị trường đại lục, cấm đoán du lịch, đình chỉ các cuộc đối thoại ngoại giao và dừng các dự án hợp tác.
Theo nhiều chuyên gia, phản ứng của Trung Cộng lần này sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lần Nam Hàn đồng ý cho Hoa Kỳ đặt hệ thống hỏa tiễn THAAD, vì Bắc Kinh coi kế hoạch hiện nay của Washington là mối đe dọa trực tiếp. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/phan-ung-cua-trung-cong-neu-nhat-hay-nam-han-dong-y-ke-hoach-hoa-tien-cua-my/
TT Duterte ủng hộ thăm dò dầu khí chung với TQ
theo tỉ lệ 60-40
Ông Duterte tuyên bố thúc đẩy “khai thác tài nguyên thiên nhiên” trên Biển Đông thông qua một thỏa thuận hợp tác thăm dò đầu khí với Trung Quốc.Trong phát biểu ngày 8/8, Tổng thống Rodrigo Duterte nói ông thấy không cần phản đối đề xuất của Trung Quốc chia nguồn tài nguyên trên Biển Tây Philippines, cách Philippines gọi một phần phía đông của Biển Đông, theo Inquirer.
“Họ đề xuất thỏa thuận 60-40 (với Philippines nhận phần nhiều hơn). Chúng ta sẽ bàn luận thêm về đề tài này khi có thời gian”, ông Duterte cho biết.
Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Philippines vào năm 2018, hai nhà lãnh đạo đã ký bản ghi nhớ về thăm dò dầu và khí đốt trên vùng biển khu vực. Tổng thống Duterte dự kiến có chuyến thăm lần thứ 5 đến Trung Quốc trong tháng 8 này.
Bên cạnh vấn đề khai thác dầu khí, ông Duterte cho biết chương trình nghị sự còn bao gồm các vấn đề hàng hải khác như tình trạng trì trệ trong xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông cũng như phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện Biển Đông năm 2016.
Tổng thống Duterte sau khi nhậm chức năm 2016 đã chủ động cải thiện quan hệ Manila – Bắc Kinh, chấp nhận tạm gác lại phán quyết về Biển Đông để vận động Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại Philippines.
Chuyến công du sắp tới của ông Duterte diễn ra giữa lúc Trung Quốc liên tục có các hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của khu vực và quốc tế.
Các hoạt động của Trung Quốc như diễn tập quân sự, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các thực thể trên biển… là các hành vi đi ngược luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình Biển Đông, nhiều lần bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29772-tt-duterte-u%CC%89ng-h%C3%B4%CC%A3-th%C4%83m-d%C3%B2-d%E1%BA%A7u-kh%C3%AD-chung-v%E1%BB%9Bi-tq-theo-t%E1%BB%89-l%E1%BB%87-60-40.html
Tổng thống Philippines Duterte:
‘Trung Quốc bắt chúng ta chờ COC’
Khi được hỏi ai đang kéo dài việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa nói “đó có thể là Trung Quốc. Không ai khác cho thể bắt chúng ta chờ”.Ông cho biết một lý do cho chuyến thăm sắp tới của ông đến Trung Quốc là thúc giục hoàn tất COC.
“Đó là lý do tôi đến đó. Họ đang trì hoãn nó và nó gây ra quá nhiều vụ việc, một ngày nào đó sẽ xảy ra sai lầm và sẽ khó quay lại”, ông Duterte nói hôm 8/8 trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên tại Manila.
Khi được hỏi có ý gì khi dùng từ “họ”, ông Duterte nói: “Đó có thể là Trung Quốc. Không ai có thể bắt chúng ta chờ”.
COC là bộ quy tắc hoặc hướng dẫn ứng xử mà Trung Quốc và các nước Asean đang đàm phán nhằm tránh nguy cơ nổ ra xung đột trên biển Đông.
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được ký giữa Asean và Trung Quốc năm 2002 để mở đường cho đàm phán COC.
Trung Quốc bị cho là đang cố tình trì hoãn COC. Đến tận năm 2017, phần khung của văn bản này mới được thống nhất, khi Philippines đang làm chủ tịch Asean.
Ông Duterte nói hôm 8/8 rằng ông sẽ nêu vấn đề COC với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm sắp tới đến Trung Quốc. Văn phòng tổng thống Philippines cho biết chuyến thăm có thể diễn ra vào cuối tháng 8.
Phát ngôn viên tổng thống, ông Salvador Panelo vài ngày trước nói rằng ông Duterte sẽ có cuộc nói chuyện riêng với ông Tập.
Nhà lãnh đạo Philippines trước đó thể hiện “thất vọng” về COC tại thượng đỉnh Asean vào tháng 6 vừa qua tại Thái Lan.
Ông Duterte cảnh báo rằng COC càng bị kéo dài thì càng có nguy cơ xảy ra các sự cố và tính toán sai lầm trên biển Đông.
Văn phòng tổng thống Philippines vài ngày trước còn cho biết ông Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ nêu lại phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện biển Đông năm 2016. Ông Duterte hôm qua nhấn mạnh ông ủng hộ phán quyết lịch sử này.
“Chúng ta không thể chấp nhận điều đó (những yêu sách của Trung Quốc). Chúng ta không được phép chấp nhận việc Trung Quốc sở hữu nó (biển Tây Philippines, tức biển Đông) bởi vì có phán quyết”, ông nói.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng có kế hoạch sẽ thảo luận về đề xuất cùng khai thác trên biển Đông với Trung Quốc. Ông nói ông ủng hộ tỷ lệ chia 60-40%, được cho là do Bắc Kinh đề xuất.
“Và họ đề xuất tỷ lệ 60-40. Cái đó ok với tôi”, ông nói, và cho biết 60% dành cho Philippines.
Nhưng làm cách nào để hai nước thỏa thuận được với nhau ở khu vực mà cả hai đều đòi chủ quyền?
Ông Duterte nói rằng có cách hợp tác khai thác tài nguyên mà không cần nhượng bộ về yêu sách chủ quyền.
“Tôi quan tâm nhất đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nếu điều đó không động đến việc ai thực sự sở hữu, “, ông nói.
Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio trước đó cảnh báo chính quyền Duterte cẩn trọng khi ký bất kỳ thỏa thuận dầu khí nào với Trung Quốc.
Tháng 11 năm ngoái, 2 nước ký biên bản ghi nhớ về khai thác dầu khí chung. Ông Carpio nói rằng MOU đó “an toàn” vì hoạt động khai thác chung được triển khai bằng hợp đồng dịch vụ, trong đó khẳng định rõ ràng quyền chủ quyền của Philippines trong những khu vực khai thác.
http://biendong.net/bi-n-nong/29770-tong-thong-philippines-duterte-trung-quoc-bat-chung-ta-cho-coc.html
Phi Luật Tân phản đối
sự hiện diện của tàu nghiên cứu Trung Cộng
Tin từ Manila, Philippines — Theo tin từ Reuters, Philippines sẽ phản đối sự hiện diện không báo trước của hai tàu nghiên cứu Trung Cộng trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 dặm ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines.Cũng như các quốc gia khác tiến hành nghiên cứu hoặc di chuyển tàu chiến gần bờ biển nước khác, Trung Cộng nên thông báo cho Philippines biết về sự việc này. Đây là 1 trong 3 thách thức ngoại giao diễn ra những tuần gần đây, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trở nên xấu đi.
Trước đó, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, từng lên kế hoạch đến thăm Bắc Kinh vào tháng 8/2019. Ông Duterte hứa sẽ đề cập đến việc Manila chiến thắng Bắc Kinh trong vụ phân xử của trọng tài quốc tế về Biển Đông trước chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm này. Ông Tập Cận Bình đang né tránh vấn đề trên trong vòng 3 năm nay.
Các mối quan hệ song phương bị đóng băng giữa hai nước đang dần được cải thiện dưới thời ông Duterte. Tuy nhiên, ông Duterte ngày càng lúng túng trong việc bảo vệ cách ông nhường nhịn Trung Cộng. Hiện Trung Cộng đang cho phép các tàu đánh cá, lực lượng hải quân và bán quân sự của họ hoạt động liên tục ở khu vực Biển Đông do Philippines kiểm soát. Philippines phản đối sự hiện diện của hơn 100 tàu cá Trung Cộng ngoài khơi đảo Thị Tứ, đây là một hòn đảo nhỏ gần đảo nhân tạo quân sự hóa của Trung Cộng tại đải san hô Subi.
Ngoài ra, Philippines còn phản đối việc tàu chiến Trung Cộng đi qua khu vực lãnh hải 12 dặm của Philippines nhưng không báo trước. Vào ngày thứ sáu (9/8), ông Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc Phòng cho biết sự việc này từng xảy ra nhiều lần kể từ tháng 2/2019, gần đây nhất là vào tháng 7. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phi-luat-tan-phan-doi-su-hien-dien-cua-tau-nghien-cuu-trung-cong/
Ấn Độ : Biểu tình lớn
phản đối rút quy chế tự trị của Cachemire
Hôm qua, 09/08/2019, tại thành phố Srinagar thuộc bang Jammu và Cachemire Ấn Độ, hơn 10 nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối quyết định tước bỏ quy chế tự trị của vùng đất này. Cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán cuộc tập hợp.Đây là cuộc biểu tình lớn nhất từ khi New Delhi, hôm 5/8 thông báo hủy điều khoản Hiến pháp Ấn Độ từ năm 1947, ấn định quy chế tự trị đặc biệt cho bang Jammu và Cachemire, bang duy nhất có đa số dân theo Đạo Hồi.
Quyết định của chính phủ đã kéo theo một loạt biện pháp đề phòng tình hình an ninh trở nên hỗn loạn trong vùng Cachemire như : Tạm ngưng liên lạc điện thoại, internet. Hàng trăm quan chức chính trị, những nhà đấu tranh có xu hướng ly khai bị tạm giam nhằm hạn chế các cuộc tập hợp biểu tình. Hàng nghìn cảnh sát được triển khai tại Cachemire ngay từ hôm thứ Hai.
Quyết định của chính phủ Ấn Độ đã bị Pakistan lên án gay gắt vì lo ngại tình hình biên giới sẽ trở nên bất ổn. Nhưng với New Delhi đây là vấn đề « nội bộ » của Ấn Độ, như giải thích của ông Vinay Mohan Kwatra, đại sứ Ấn Độ tại Pháp, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài RFI :
Ông Vinay Mohan Kwatra: Quyết định này là công việc nội bộ của Ấn Độ không hề có liên can gì đến tình hình khu vực. Nếu tính đến lịch sử của vùng này, các vị sẽ dễ dàng hiểu được lý do đã gây nên 3 cuộc chiến tranh ở đây. Đó chủ yếu chỉ là các cuộc chiến liên quan đến các hoạt động khủng bố xuyên biên giới.
Quyết định của chính phủ Ấn Độ không phá hỏng đường biên giới đã được ấn định năm 1972. Đường biên giới bên ngoài trên tuyến kiểm soát không hề bị tác động, vẫn tồn tại như cũ.
Nước láng giềng của chúng tôi bên kia biên giới thường có cái nhìn hoang mang về sự việc và đưa ra các biện pháp đơn phương.
Chúng tôi lấy làm tiếc với nhũng quyết định kiểu như vậy. Chúng tôi không nghĩ tình hình mất ổn định như một số người mô tả.
Như đã nói, tôi nhấn mạnh là chúng tôi hết sức cảnh giác và tập trung vào tình hình an ninh mà nó có thể sẽ trở nên xấu đi vì khủng bố xuyên biên giới. Chúng tôi sẽ không thỏa hiệp liên quan đến an ninh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190810-an-do-bieu-tinh-lon-phan-doi-huy-bo-quy-che-tu-tri-cua-cachemire
0 comments