Tin khắp nơi – 16/07/2019
Tuesday, July 16, 2019
3:16:00 PM
//
Slider
,
TinThế giới
s
Mỹ-Trung sắp điện đàm thảo luận thương mại
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin ngày 15/7 loan báo ông đang mong chờ một cuộc điện đàm nữa với giới chức Trung Quốc trong tuần này trong khuôn khổ các cuộc đàm phán được tái tục về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.Bộ trưởng Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuần rồi có cuộc điện đàm với quan chức thương mại Trung Quốc, nhưng không một chi tiết nào được tiết lộ về khả năng diễn ra một cuộc họp trực tiếp giữa đôi bên.
Bộ trưởng Mnuchin phát biểu với báo giới tại Tòa Bạch Ốc rằng ông hy vọng sẽ sớm tái tục các cuộc đàm phán trực diện để xoa dịu thương chiến Mỹ-Trung.
https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-sap-dien-dam-thao-luan-thuong-mai-/5001567.html
Mỹ-Nga thảo luận về giới hạn vũ khí hạt nhân
Đại diện của Hoa Kỳ và Nga sẽ gặp nhau tại Geneva ngày 17/7 để thăm dò khả năng về một tân hiệp ước giới hạn vũ khí hạt nhân có thể bao gồm cả Trung Quốc, một giới chức cao cấp của Mỹ cho biết hôm 15/7.Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố muốn có một thỏa thuận kiểm soát vũ khí “thế hệ kế tiếp” với Nga và Trung Quốc bao gồm tất cả các loại vũ khí hạt nhân. Ông đã đích thân đưa vấn đề này ra với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể cả trong cuộc gặp mới đây nhất ở thượng đỉnh G20 tại Osaka tháng rồi.
Trung Quốc không dự phần vào hiệp ước vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga và hiện không rõ Bắc Kinh muốn tham gia các cuộc đàm phán như thế nào, các giới chức này nói, với điều kiện ẩn danh.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga trở nên căng thẳng và xuống cấp trong những năm gần đây sau khi Nga sáp nhập Crimea của Ukraine vào năm 2014 và ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến Syria.
Các giới chức Mỹ không có kế hoạch thảo luận về việc tái khởi động Hiệp ước START Mới 2011, một hiệp ước kiểm soát vũ khí Mỹ-Nga hạn chế việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược.
Reuterse dẫn lời một giới chức Mỹ cho biết hiện vẫn còn quá sớm để thảo luận về hiệp ước START Mới, sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021 nhưng có thể được tiển hạn thêm 5 năm, nếu hai bên đồng ý. Nguồn tin này nói chuyện đó là “vấn đề của năm sau.”
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-nga-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1n-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-/5001582.html
Pompeo mong Mỹ, Bắc Hàn
‘sáng tạo hơn’ trong đàm phán
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bày tỏ hy vọng cả Mỹ và Bắc Hàn có thể “sáng tạo hơn một chút” trong quá trình nối lại đàm phán nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.Reuters cho hay, phát biểu trong chương trình The Sean Hannity Show hôm 15/7, ông Pompeo không tiết lộ cụ thể khi nào cuộc đàm phán sẽ tiếp tục.
Trump và Kim nhất trí tái tục đàm phán hạt nhân
Bắc Hàn: ‘Mỹ vứt đi cơ hội vàng’
Trump đã yêu cầu Kim chuyển giao hạt nhân qua một tờ giấy
Kim Jong-un cảnh báo ‘sẽ đổi hướng’ vấn đề phi hạt nhân hóa
Hồi cuối tháng 6/2019, ông nói rằng sự kiện này nhiều khả năng diễn ra “khoảng tháng 7… có lẽ trong hai, ba tuần tới”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào tháng trước.
Trong cuộc gặp, ông Trump đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm đặt chân vào lãnh thổ Bắc Hàn và ông nói rằng hai vị lãnh đạo đồng ý nối lại các vòng đàm phán.
Đến nay, ông Trump và ông Kim đã gặp nhau ba lần và tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh. Tuy vậy, cuộc đàm phán tại Hà Nội hồi tháng 2/2019 đổ vỡ vì Hoa Kỳ đòi Bắc Hàn đơn phương phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong lúc Bình Nhưỡng đòi nới lỏng các lệnh trừng phạt.
“Tôi hy vọng đại diện Bắc Hàn sẽ đến bàn đàm phán với những ý tưởng khác với lần đầu,” ông Pompeo nói. “Tôi hy vọng chúng tôi có thể sáng tạo hơn một chút.”
Tuy nhiên, ông nói thêm: “Sứ mệnh mà Tổng thống Trump trao cho đã thay đổi: nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn theo cách mà chúng tôi có thể xác minh. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho các cuộc đàm phán mới.”
Bình luận về cuộc gặp Trump – Kim gần đây nhất, các nhà phân tích nói rằng hai bên dường như vẫn chưa thu hẹp được sự khác biệt của họ.
Hai nhà lãnh đạo thậm chí chưa thống nhất một định nghĩa chung về phi hạt nhân hóa mà Bắc Hàn cho là ‘chiếc ô hạt nhân’ để Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Washington thì đã yêu cầu Bình Nhưỡng đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48999796
Xin tị nạn Mỹ: Ngày càng cam go
Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 15/7 tuyên bố sẽ thực hiện các bước gây khó khăn cho di dân đến biên giới Mỹ-Mexico để xin vào Mỹ tị nạn.Bộ An ninh Nội địa, trong thông cáo chung với Bộ Tư pháp, cho biết quy định lâm thời sẽ lập “rào cản mới” cho di dân bằng cách đòi hỏi người nước ngoài xin tị nạn tại Mỹ phải hội đủ những điều kiện gắt gao hơn.
Đề nghị này gây thêm khó khăn đối với những ai không đệ đơn xin bảo vệ khỏi tình trạng đàn áp hay tra tấn tại ít nhất một “nước thứ ba” mà họ đi ngang qua trên đường đến Mỹ.
Chính quyền ông Trump muốn làm chùn chân làn sóng người xin tị nạn đến biên giới Mỹ-Mexico. Hầu hết những người này thuộc các nước Trung Mỹ đi xuyên qua Mexico và Guatemala trên đường đến biên giới Hoa Kỳ, dù cũng có một số đến từ các nơi xa xôi như châu Phi chẳng hạn.
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Kevin McAleenan nói sáng kiến này sẽ “giúp giảm bớt một động lực ‘chính’ thúc đẩy di dân bất hợp pháp đến Mỹ.”
Đảng Cộng hòa hoan nghênh động thái này. Dân biểu Dough Collins, đảng viên Cộng hòa cao cấp trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện, nói việc này “giúp trở lại tính chính trực của hệ thống tị nạn bằng cách chú trọng đến những người có nguy cơ bị đàn áp nhiều nhất.”
Tuy nhiên hành động của chính quyền Trump ngay lập tức bị Hiệp hội các quyền Tự do Dân sự ACLU Hoa Kỳ thách thức.
Ông Lee Gelernt, phó giám đốc ACLU phụ trách Dự án Quyền của Di dân nói “Chính quyền ông Trump đang nỗ lực đơn phương đảo ngược cam kết pháp lý và đạo đức của đất nước chúng ta nhằm bảo vệ những người vượt thoát nguy hiểm. Quy luật mới này rõ ràng bất hợp pháp và chúng tôi sẽ kiện ngay tức thì.”
Guatemala, hôm 14/7, đã loan báo hoãn chuyến viếng thăm Washington của Tổng thống Jimmy Morales, viện dẫn lý do Guatemala bác bỏ khả năng có thể bị chỉ định là “đệ tam quốc gia an toàn” cho những người xin tị nạn.
Bộ trưởng Ngoại giao Mexico, Marcel Ebrard, ngày 15/7 cũng tuyên bố các biện pháp mới của Hoa Kỳ hạn chế chặt chẽ việc xin tị nạn không có hiệu lực biến Mexico thành “đệ tam quốc gia an toàn” và rằng Quốc hội Mexico cần phải chuẩn thuận bất cứ sự xếp hạng nào như vậy.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr nói “dù Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lượng,” nhưng nước Mỹ “hoàn toàn bị tràn ngập bởi hàng trăm ngàn người nước ngoài dọc theo biên giới phía Nam.” Ông nói thêm nhiều người trong số này tìm cách xin tị nạn vô căn cứ.
Biện pháp mới sẽ có hiệu lực cùng với việc công bố quy định vào ngày 16/7, theo thông báo.
Phe Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ trong năm nay đã gia tăng kêu gọi ban hành luật gây khó khăn thêm cho những di dân không giấy tờ xin tị nạn Mỹ. Việc này bị nhiều đảng viên Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện chống đối. Phe Dân chủ, dù thiểu số tại Thượng viện, vẫn có thể ngăn cản kế hoạch thông qua luật vừa kể của bên Cộng hòa.
https://www.voatiengviet.com/a/xin-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-m%E1%BB%B9-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-cam-go/5001566.html
Neil Armstrong – người đàn ông đằng sau huyền thoại
Pallab GhoshPhóng viên Khoa học, BBC NewsNeil Armstrong là một trong những người nổi tiếng nhất trong lịch sử loài người.
Khi trở về từ Mặt trăng, ông được các vị vua và hoàng hậu, tổng thống và thủ tướng ủng hộ.
Ông là nhân vật được xem là do Thuyền trưởng Mỹ và Kirk cuộn lại thành một – thêm vào đó một chút của Tổng thống John F Kennedy.
Neil Armstrong đã có được cả thế giới dưới chân mình, nhưng thay vì nắm lấy địa vị người nổi tiếng, ông đã rút khỏi ánh đèn sân khấu.
Công chúng biết rất ít về người đàn ông bí ẩn này. Nhưng bây giờ chúng ta đang có được cái nhìn thoáng qua về con người thực sự của Neil.
Chinh phục Mặt Trăng: Những người hy sinh vì Apollo
Apollo 11: ‘Chương trình phát sóng lớn nhất lịch sử truyền hình’
Nhiều người có cảm tưởng rằng Neil là người thích ẩn dật.
Có lẽ kinh nghiệm sứ mệnh Apollo 11 đã khiến ông phần nào bị tổn thương tâm lý, bởi vì cuộc sống trên Trái đất dường như là nhạt nhẽo sau những đỉnh cao của việc chạm chân tới được Mặt trăng.
Neil Armstrong không thích các cuộc phỏng vấn, vì vậy sự im lặng của ông đã tạo ra những tin đồn như vậy, và chúng được nhắc lại vào mỗi dịp kỷ niệm của cuộc đổ bộ Mặt trăng đầu tiên của loài người.
Tôi là một trong số ít những nhà báo may mắn gặp được Neil. Và ông ấy dường như là người tỉnh táo nhất tôi từng gặp.
Saturn V: Tên lửa đưa con người lên Mặt Trăng
TQ, châu Âu và tham vọng lên Mặt Trăng định cư
Tôi là một phóng viên trẻ làm việc cho BBC, chương trình Nhìn về hướng Đông. Neil Armstrong lúc ấy đã nhận được bằng danh dự từ Đại học Cranfield và tôi được mời phỏng vấn ông ấy.
Tôi đã lo lắng và bị cái tên lớn của ông làm choáng. Ông cười tươi và thân thiện. Là người đàn ông đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng nhưng ông rất duyên dáng, giúp tôi thoải mái và trả lời các câu hỏi của tôi một cách chu đáo và kỹ lưỡng.
Và Neil Armstrong dường như cảm nhận được nỗi đau của tôi khi tôi thú nhận đã cảm thấy thất vọng vì chương trình Apollo bị hủy bỏ – phá hỏng giấc mơ của một chàng trai trẻ của tôi về một ngày du hành xuyên vũ trụ.
Tôi hỏi ông: “Điều gì đã xảy ra cho giấc mơ Armstrong?
“Giấc mơ vẫn còn đó,” ông trả lời với đôi mắt lấp lánh. “Thực tế có thể đã phai mờ, nhưng nó sẽ trở lại với thời gian”, ông nói tiếp.
Câu trả lời của Neil là một hành động tử tế đánh thức lại tinh thần lạc quan của một chàng trai trẻ về cuộc đổ bộ Mặt trăng, thay vì chỉ cung cấp cho một phóng viên một câu chuyện.
Tôi gặp lại ông 16 năm sau. Ông đến Vương quốc Anh cùng với các phi hành gia Apollo Gene Cernan và Jim Lovell như một phần của chuyến đi vòng quanh thế giới để kỷ niệm 40 năm của cuộc đổ bộ Mặt trăng.
Chúng tôi được mời phỏng vấn họ tại một khách sạn không quá lộng lẫy gần sân bay Heathrow trong những điều kiện bí mật nghiêm ngặt.
Phòng cho các phi hành gia được đặt dưới các tên giả, và khi nhân viên khách sạn hỏi cuộc phỏng vấn là gì tôi đã nói nó là liên quan đến golf. Điều này có vẻ hợp lý với trang phục của các phi hành gia.
Tôi nhắc Neil Armstrong rằng chúng tôi đã gặp nhau từ lâu. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông trao cho tôi nụ cười trấn an ấm áp cố hữu đó và nói rằng ông còn nhớ và nói rất thích ngày hôm đó.
Chúng tôi nói chuyện vụn vặt trong thời gian cùng ăn chiếc bánh sandwich và trò chuyện về chuyến lưu diễn của ông. Nhưng Neil từ chối một yêu cầu cho một cuộc phỏng vấn khác, nói rằng không muốn lấy đi ánh đèn sân khấu khỏi các phi hành gia của mình.
Quan điểm này của ông hiện đang nổi lên từ bộ phim tài liệu, Armstrong, được phát hành vào thứ Sáu trùng với kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ Mặt trăng.
Con trai út của ông là Mark và cháu gái ông, Kali, cả hai đều là nhạc sĩ, đã đến phòng thu của BBC News để nói với chúng tôi về điều đó.
Chúng tôi cho họ xem những điểm nổi bật trong khúc phim của Nasa về sứ mệnh Apollo 11 để đưa họ vào tâm trạng.
Nhìn ông đi bộ đến bệ phóng, Kali đã bị ấn tượng bởi sự giống hệt nhau của một Armstrong 39 tuổi với người cha 56 tuổi trẻ trung của cô.
Và cả hai đều mỉm cười, không thể kìm hãm được niềm vui về những gì họ rõ ràng cảm thấy là vận may lớn của họ.
Và mặc dù đó là một câu chuyện mà Mark và Kali biết rất rõ, họ vẫn bị khúc phim mê hoặc. “Sự kiện này không bao giờ cũ,” Mark nói với con gái.
Bố và con gái nhìn theo kinh ngạc khi Neil bước ra khỏi mô-đun mặt trăng và thốt ra những lời sẽ mãi mãi vang dội trong lịch sử: “Đó là một bước ngắn của một người, một bước nhảy vọt cho nhân loại.”
“Hay quá ông nội! “Kali thì thầm, dưới hơi thở của cô, đôi mắt tràn đầy cảm xúc như thể cô đang xem nó trực tiếp.
Mark nói với tôi rằng ấn tượng về cha mình là một người ẩn dật là sai.
“Tôi nghĩ rằng cha tôi đã bị truyền thông đưa tin sai,” ông nói với chúng tôi.
“Ông rất ân cần chu đáo, có khiếu hài hước tuyệt vời và rất có khiếu âm nhạc. Thỉnh thoảng ông đi xuống hội trường và cởi mở với một bài hát từ Oklahoma!
“Và ông không phải là người cha sẽ bắt con phải làm gì trong mọi lúc. Ông thuộc dạng một giáo sư, người sẽ chỉ cho bạn những lựa chọn khác nhau và mong bạn suy nghĩ cẩn thận về lựa chọn của mình để có một lựa chọn đúng, giống như ông đã làm ví dụ trong suốt cuộc đời mình. “
Đối với Kali, Neil chỉ đơn giản là “ông nội”, người không nói nhiều về việc hạ cánh trên Mặt trăng của mình. Nhưng ông đã từng nói với cháu nội rằng tác động lớn nhất mà sứ mệnh mang lại cho ông là nhìn Trái đất mọc lên từ bề mặt của mặt trăng.
“Năm 1969, Neil Armstrong đã nhìn lại Trái đất và nhìn thấy nó từ không gian như một nguồn tài nguyên mỏng manh và hy vọng rằng mọi người sẽ quan tâm đến nó”, cô nói.
Tôi cũng gặp được con trai cả của Neil, Rick, khi ông đến Vương quốc Anh để tham gia lễ kỷ niệm hạ cánh trên Mặt trăng. Bây giờ là một kỹ sư phần mềm, Rick thích làm con trai của cha mình, nhưng thừa nhận rằng đôi khi huyền thoại về cha khiến ông khó hy vọng sánh cùng.
“Có một kỳ vọng,” Rick nói với tôi. “Mọi người đều mong muốn được đánh giá bằng chính công lao của mình và đôi khi là con trai của một người nổi tiếng điều đó có thể bị ghi đè lên.
“Tôi cũng muốn trở thành một phi hành gia trong chương trình tàu con thoi, và có lẽ tôi đã không làm thế vì tôi không muốn đối mặt với sự so sánh.”
Khi được hỏi ông nghĩ di sản của Neil là gì, Rick nói: “Khi tôi nghĩ về di sản tôi không nghĩ đến bố. Tôi nghĩ về chương trình Apollo nơi bạn có một đội ngũ hàng ngàn người cam kết thực hiện mục tiêu.
“Khi làm việc với mục tiêu đó, người ta có thể đạt được những điều tuyệt vời.
“Và đó là chưa nói về nguồn cảm hứng mà nó mang lại cho mọi người. Vì vậy, nhiều người đến gặp tôi và nói rằng họ đã trở thành một nhà khoa học hoặc một kỹ sư hoặc bác sĩ hoặc bất cứ điều gì, bởi vì họ được truyền cảm hứng bởi những gì xảy ra trong thập niên 60s. Bạn không thể tính được giá trị của chương trình đó.”
Theo một nghĩa nào đó, những người theo dõi cuộc đổ bộ Mặt trăng đều thuộc lứa tuổi con của Neil. Đó là khoảnh khắc mà hàng triệu người trên khắp thế giới chia sẻ, điều đó đã nâng cao tinh thần của chúng ta và khiến chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi người có thể theo cách riêng của mình để đến Mặt trăng.
Đối với nhiều người trong chúng ta, trải nghiệm đó cho thấy mọi thứ đều có thể và nó thúc đẩy chúng ta cố gắng.
Đối với tôi, phần anh hùng nhất trong câu chuyện của Neil là, khi đóng một vai trò trong sự biến đổi văn hóa đáng kinh ngạc của loài người, ông đã có thể khiêm tốn bước đi và trở thành người đàn ông thực sự là: giáo sư, nhạc sĩ, người cha, người kỹ sư – một Neil Armstrong thực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48986881
Các nữ dân biểu Mỹ: Đừng mắc bẫy của Trump
Bốn nữ dân biểu Hoa Kỳ bị Tổng thống Mỹ Donald Trump tấn công trong một loạt tweet mang tính cách phân biệt chủng tộc xem đó như một sự đánh lạc hướng.Nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, Ilhan Omar, Ayanna Pressley và Rashida Tlaib kêu gọi dân Mỹ “không nên mắc bẫy” trong cuộc họp báo hôm thứ Hai.
Ông Trump bảo bốn nữ dân biểu – tất cả là công dân Hoa Kỳ – “có thể rời khỏi”.
Ông sau đó bào chữa cho bình luận của mình và phủ nhận cáo buộc phân biệt chủng tộc.
Phát biểu trước báo giới, bốn nữ dân biểu – thường được gọi là Biệt đội – đều nói điều mọi người nên tập trung vào là chính sách chứ không phải lời nói của tổng thống.
“Đây chỉ đơn giản là một sự gián đoạn và một hành động đánh lạc hướng khiến chúng ta bị xao lãng, không chú tâm đến sự hỗn loạn và văn hóa đồi bại của chính quyền này, từ trên xuống dưới”, nữ dân biểu Pressley nói.
Trump bảo các nữ dân biểu da màu: Hãy rời khỏi Mỹ
Sang Mỹ năm nào thì không bị Trump đuổi về VN?
‘ICE phải chấm dứt ngay việc giam giữ vô nhân đạo’
Hai nữ dân biểu Omar và Tlaib lặp lại lời kêu gọi ông Trump bị luận tội.
Phản ứng của họ được đưa ra sau khi ông Trump ra gửi ra một loạt tin nhắn qua Twitter hôm Chủ nhật, nói với bốn nữ dân biểu – ba trong số họ sinh ra ở Mỹ và một người, bà Omar, sinh ra ở Somalia – hãy “quay lại và giúp khắc phục hệ thống hoàn toàn bị sụp đổ, và tội ác lan tràn, nơi mà quý vị từ đó đến”.
Loạt tweet này của Trump đã bị khắp nơi lên án là phân biệt chủng tộc và bài ngoại.
Các nữ dân biểu nói gì?
Nữ dân biểu Pressley bác bỏ ý kiến là nỗ lực của tổng thống “làm thiệt thòi cho chúng tôi và khiến chúng tôi phải im lặng”, đồng thời nói thêm rằng họ “đông hơn bốn người”.
“Đội ngũ của chúng tôi rất lớn. Đội ngũ của chúng tôi bao gồm bất kỳ ai cam kết xây dựng một thế giới công bằng hơn và có công lý hơn,” bà Pressley nói.
Tất cả bốn nữ dân biểu nhấn mạnh rằng chăm sóc sức khỏe, bạo lực súng và đặc biệt là việc giam giữ người di cư ở biên giới Hoa Kỳ với Mexico nên được chú trọng.
“Đôi mắt của lịch sử đang theo dõi chúng ta”, nữ dân biểu Omar nói, lên án “các cuộc ruồng bố trục xuất hàng loạt” và “vi phạm nhân quyền ở biên giới”.
Bà Omar nói “cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trắng trợn” của Trump đối với bốn phụ nữ da màu là “chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng”, đồng thời nói ông Trump muốn “không gì khác hơn là chia rẽ đất nước chúng ta”.
Nữ dân biểu Tlaib gọi đó “đơn giản chỉ là một chương kế tiếp trong cuốn sách phân biệt chủng tộc, bài ngoại” của ông.
“Chúng tôi vẫn tập trung vào việc bắt ông ta phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của đất nước này”, bà Tlaib nói.
Trong khi đó, nữ dân biểu Ocasio-Cortez kể một câu chuyện về việc đến thăm Washington DC khi còn nhỏ, nói rằng mọi người nên nói với giới trẻ rằng “bất kể tổng thống này nói gì, đất nước này thuộc về bạn”.
“Chúng ta không bỏ rơi những thứ mà chúng ta yêu quý”, Cortez nói, và thêm rằng “những bộ óc và nhà lãnh đạo yếu đuối thách thức lòng trung thành với đất nước của chúng ta để tránh né những thách thức và tranh luận về chính sách”.
Tranh cãi vì sao xảy ra?
Hôm thứ Sáu, các nữ dân biểu Ocasio-Cortez, Tlaib và Pressley điều trần trước một ủy ban Hạ viện về tình trạng trong một trung tâm giam giữ người di cư mà họ đã đến thăm.
Những thành viên đảng Dân chủ đã chỉ trích mạnh mẽ cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với việc kiểm soát biên giới, nói rằng họ đang giam giữ người di cư trong những điều kiện vô nhân đạo.
Ông Trump khẳng định biên giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng và bào chữa hành động của các nhân viên biên phòng. Chính quyền của ông đã công bố một quy tắc mới có hiệu lực vào ngày 16 tháng 7, là sẽ từ chối tị nạn cho bất kỳ ai đi qua biên giới phía Nam mà không nộp đơn xin được bảo vệ tại “ít nhất một nước thứ ba” trên đường đến Mỹ.
Sau buổi điều trần tại Hạ viện, ông Trump khẳng định tình trạng tại các trung tâm đã có “những đánh giá tuyệt vời”. Sau đó, ông đăng một loạt tweet về các nữ dân biểu và bà Omar, cuộc tấn công mà ông đẩy mạnh hơn hôm thứ Hai.
“Nếu quý vị không vui, nếu quý vị lúc nào cũng phàn nàn, quý vị có thể rời đi [khỏi Mỹ]“, ông nói trong một cuộc họp báo nóng bên ngoài Nhà Trắng.
Sai khi các nữ dân biểu phát biểu tại buổi họp báo vào tối thứ Hai, ông Trump lại tweet thêm.
“Nếu quý vị không hạnh phúc ở đây, quý vị có thể rời đi! Đó là sự lựa chọn của quý vị, và sự lựa chọn của riêng quý vị. Đây là việc liên quan đến tình yêu dành cho nước Mỹ,” ông viết.
Đảng Dân chủ và Cộng hòa phản ứng thế nào?
Đảng Dân chủ hầu hết lên án tổng thống, và họ cũng được một số thành viên đảng Cộng hòa tham gia.
Thượng nghị sĩ Tim Scott, thành viên đảng Cộng hòa người Mỹ gốc Phi duy nhất tại Thượng viện, gọi những lời của tổng thống là “xúc phạm chủng tộc”. Dân biểu đảng Cộng hòa Will Hurd, cũng là người Mỹ gốc Phi, mô tả các bình luận của Trump là “phân biệt chủng tộc và bài ngoại”.
Sau cuộc họp báo, Thượng nghị sĩ và cựu ứng cử viên tổng thống, ông Mitt Romney, gọi những phát biểu của ông Trump là “phá hoại, hạ bệ và phân rẽ”.
“Mọi người có thể không đồng ý về quan điểm chính trị và chính sách, nhưng bảo công dân Mỹ quay trở lại nơi họ đến là vượt quá giới hạn”, ông Romney tweet.
Nhưng dân biểu đảng Cộng hòa Andy Harris trước đó lên tiếng bênh vực ông Trump, nói với đài phát thanh WBAL: “Rõ ràng đó không phải là một bình luận phân biệt chủng tộc. Có thể câu nói của ông có nghĩa là quay trở lại khu vực hay khu phố mà họ đến.”
Trong một bức thư gửi đảng Dân chủ hôm thứ Hai, bà Pelosi tuyên bố một nghị quyết tại Hạ viện để lên án “các cuộc tấn công kinh tởm”. Dân biểu Steny Hoyer cho biết có thể bỏ phiếu sớm nhất vào thứ Ba, theo hãng tin Reuters.
Lãnh đạo thế giới phản ứng ra sao?
Lãnh đạo của một số nước đồng minh Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích tổng thống Trump.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói rằng bà “hoàn toàn và hết sức” không đồng ý với ông Trump, trong khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng công kích các bình luận của ông.
“Đó không phải là cách chúng tôi cư xử ở Canada. Một người Canada là một người Canada là một người Canada, “ông Trudeau nói trong một cuộc họp báo.
Cả hai ứng cử viên cho chức thủ tướng Anh đều lên án những tweet này của Trump.
Jeremy Hunt nói rằng ông “hết sức kinh hoàng” bởi các tweet của ông Trump, còn ông Boris Johnson nói “đơn giản là bạn không thể sử dụng loại ngôn ngữ bảo mọi người trở về nơi họ đến như thế”.
Thủ tướng Theresa May trước đó đã nói rằng những nhận xét của ông Trump là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48999628
Trump tiếp tục thóa mạ các nữ nghị sĩ gốc nước ngoài
Thu HằngNgày thứ hai liên tiếp, trên mạng Twitter và qua những phát biểu ngày 15/07/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tấn công về nguồn gốc của bốn nữ dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, cáo buộc họ « yêu kẻ thù » của nước Mỹ và mời họ rời lãnh thổ Hoa Kỳ nếu « họ không hạnh phúc ở đây ».
Dù ông Trump không nêu rõ tên, nhưng mọi người đều hiểu đó là bốn dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, Ilhan Omar, Rashida Tlaib và Ayanna Pressley. Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa phản ứng như thế nào về những phát biểu của nguyên thủ Mỹ ? Thông tín viên RFI Sonia Dridi tại Washington tường trình :
« Không tính đến việc xin lỗi, tổng thống Donald Trump vẫn kiên quyết và khẳng định những phát biểu trước đó. Hôm qua (15/07), ông thậm chí yêu cầu những nữ dân biểu này phải xin lỗi người dân Mỹ. Ông còn tuyên bố với một số nhà báo rằng những tin nhắn trên Twitter của ông không mang tính phân biệt chủng tộc.
Cũng trong ngày hôm qua, bốn nữ dân biểu bị nhắm đến đã tổ chức họp báo và kêu gọi người dân Mỹ đừng để bị những phát biểu của tổng thống Trump đánh lừa. Theo họ, những tuyên bố mang tính khiêu khích đó nhằm đánh lạc hướng công luận khỏi những vấn đề thực sự của nước Mỹ.
Cả bốn dân biểu được phe đối lập ủng hộ mạnh mẽ. Đảng Dân Chủ tới tấp đưa ra phản ứng. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân Chủ ở Hạ Viện, lên án những lời bình luận bài ngoại từ phía tổng thống Mỹ. Bà kêu gọi các dân biểu ký một bản kiến nghị trước Hạ Viện để lên án những phát biểu của tổng thống.
Các ứng viên tranh cử tổng thống bên phía đảng Dân Chủ cũng lên án những tin trên mạng Twitter và phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng. Ông Joe Biden tuyên bố : Không một tổng thống nào trong lịch sử Hoa Kỳ lại công khai phân biệt chủng tộc như Donald Trump.
Bên phía đảng Cộng Hòa, những tiếng nói hiếm hoi cũng bắt đầu cất lên. Thượng nghị sĩ Susan Collins kêu gọi tổng thống rút lại những tin Twitter của ông mà theo đánh giá của bà là « không phù hợp chút nào».
Ông Tim Scott, thượng nghị sĩ Cộng Hòa của bang Nam Carolina, cũng theo bước đồng nhiệm Collins, lên án những phát biểu « mang tính phân biệt chủng tộc không thể chấp nhận được ».
Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu chiến dịch vận động tái tranh cử và kích động bộ phận cử tri trung thành với ông khi liên tục tấn công phe Dân Chủ ».
Anh, Canada, New Zealand không đồng tình với phát biểu của TT Trump
Những phát biểu mang tính phân biệt chủng tộc của tổng thống Donald Trump đã vượt khỏi phạm vị quốc gia. Tại Anh, hai ứng viên tranh chức chủ tịch đảng Bảo Thủ, Boris Johnson và Jeremy Hunt đồng loạt lên án những phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng là « hoàn toàn không thể chấp nhận được ». Tuy nhiên, ông Johnson, được cho là thân thiết với tổng thống Trump, từ chối đánh giá những phát biểu trên là « phân biệt chủng tộc ».
Không chỉ trích trực tiếp, nhưng bên lề một chuyến thăm chính thức, thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu : « Sự đa dạng của đất nước chúng tôi (Canada) là một trong những sức mạnh lớn nhất của chúng tôi, là một nguồn lực và niềm tự hào to lớn cho người dân Canada và chúng tôi tiếp tục bảo vệ sự đa dạng này ».
Còn thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khẳng định : « Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn không đồng ý » với Donald Trump, dù « can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác không phải là thói quen » của bà.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190716-trump-tiep-tuc-thoa-ma-cac-nu-nghi-si-goc-nuoc-ngoai
Chính quyền Trump bác tin
sắp cách chức Bộ trưởng Thương mại
Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin ngày 15/7 bác tường thuật của hãng tin NBC News cho rằng Tổng thống Donald Trump đang cứu xét việc cách chức Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross sau thất bại tại Tối cao Pháp viện Mỹ về việc bổ sung một câu hỏi quốc tịch trong cuộc điều tra dân số.Dù ông Trump trước đây đã tỏ ra bất mãn với Bộ trưởng Thương mại Ross, đặc biệt là về một vài cuộc thương thuyết thương mại thất bại, nhưng vị Bộ trưởng 81 tuổi này cho tới nay vẫn còn ‘yên vị.’
Kể từ cuối năm ngoái, những cơ quan truyền thông khác đã loan tin là tại nhiều thời điểm khác nhau, ông Trump mà chính quyền của ông với đặc tính là hay thay đổi những chức vụ hàng đầu, đã cứu xét việc thay thế ông Ross.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mnuchin khẳng định với báo giới rằng Tổng thống Trump vẫn hài lòng với ông Ross trong vai trò của ông. “Tôi có nhiều lý do để nghĩ rằng Bộ trưởng Ross đang làm tốt công việc của ông. Tôi chưa bao giờ nghe chuyện gì khác,” ông Mnuchin nói.
Ông Ross “sẽ tiếp tục làm việc nhân danh dân chúng Mỹ và lịch trình Nước Mỹ Trên Hết của Tổng thống.”
Trước đó, sáng sớm hôm 15/7, đài NBC loan tin rằng ông Trump đã gọi điện thoại cho các “đồng minh bên ngoài Tòa Bạch Ốc về việc thay thế ông Ross.”
Tòa Bạch Ốc hôm 15/7 từ chối bình luận về việc này. Tổng thống Trump sẽ có cuộc họp Nội các vào ngày 16/7.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trump-b%C3%A1c-tin-s%E1%BA%AFp-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%A9c-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-/5001610.html
Ông Esper chính thức được đề cử
làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Esper chính thức được Tòa Bạch Ốc đề cử làm Bộ trưởngQuốc phòng Hoa Kỳ hôm 15/7. Ông Esper đảm nhận vị trí quyền Bộtrưởng Quốc phòng từ tháng trước.Kể từ khi cựu Bộ trưởng Jim Mattis từ chức hồi tháng 12 năm ngoái, Ngũ Giác Đài chưa có Bộ trưởng Quốc phòng chính thức được chuẩnnhận.
Với đề cử của Tòa Bạch Ốc, ông Esper phải tạm ngưng làm quyền Bộtrưởng, chờ ngày được Quốc hội xác nhận chuẩn thuận.
Trong thời gian chờ đợi, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, Richard Spencer, sẽđảm nhận vai trò quyền Bộ trưởng Quốc phòng thay cho ông Esper.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-esper-chinh-thuc-duoc-de-cu-lam-bo-truong-quoc-phong-my-/5001570.html
EU muốn dùng giải pháp ngoại giao với Iran
Các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 sau khi Mỹ rút lui không xem các vi phạm của Tehran là đáng kể và muốn chọn giải pháp ngoại giao để xoa dịu căng thẳng, trưởng chính sách đối ngoại của EU cho Reuters biết ngày 15/7.Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang từ năm ngoái khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định bỏ thỏa thuận hạt nhân mà theo đó Iran đồng ý cắt giảm chương trình nguyên tử của họ để được nới lỏng chế tài kinh tế.
Trưởng chính sách đối ngoại của EU, Federica Mogherini, phát biểu tại Brussels rằng hiện tại, không bên nào trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 muốn dùng đến cơ chế trừng phạt các hành vi bất tuân thủ thỏa thuận.
Các bộ trưởng EU không đưa ra kết luận về hành động tiếp theo sẽ là gì trước mâu thuẫn Mỹ-Iran, nhưng EU có thể làm Hoa Kỳ phẫn nộ khi cho rằng việc Iran vượt quá ngưỡng uranium tinh chế cho phép trong thỏa thuận 2015 là không đáng kể.
Mỹ tuần rồi cảnh cáo sẽ tăng cường chế tài Iran về hành vi vi phạm.
https://www.voatiengviet.com/a/chau-au-muon-dung-giai-phap-ngoai-giao-voi-iran-/5001575.html
Nghị Viện Châu Âu
bỏ phiếu bầu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu
Trọng NghĩaNghị Viện Châu Âu hôm nay, 16/07/2019, bỏ phiếu quyết định xem có chấp nhận bà Ursula von der Leyen, bộ trưởng Quốc Phòng Đức, làm chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hay không. Bà phải giành được đa số tuyệt đối, tức ít nhất 374 trên 747 phiếu. Theo chương trình dự kiến, cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào lúc 18g00 giờ Paris, và kết quả sẽ được công bố khoảng 2 tiếng đồng hồ sau đó.
Theo ghi nhận của giới quan sát, kết quả rất khó đoán vì bà Ursula von der Leyen hiện không được các đảng cánh tả ở Nghị Viện Châu Âu ủng hộ, trong lúc các thành phần hoài nghi châu Âu thì không dứt khoát thái độ.
Vào sáng nay, đảng cánh hữu PPE của Von der Leyen, đã tuyên bố ủng hộ bà, một hậu thuẫn cần thiết nhưng chưa đủ. Để có thể được chấp thuận, bà đã cố gắng vận động các đảng cánh tả, đặc biệt là đảng Dân Chủ Xã Hội. Trong lúc đó, đảng Xanh, và các đảng cực tả cũng như cực hữu đã tuyên bố bỏ phiếu chống.
Trong khuôn khổ chiến dịch vận động của mình, hôm qua, bà Ursula von der Leyen đã đưa một loạt cam kết bao quát mọi lãnh vực, từ môi trường, kinh tế, xã hội, cho đến bình đẳng nam nữ, nhập cư, Brexit…
Trong số những lời hứa có thể kể đến cam kết về môi trường, với việc chống khí hậu bị hâm nóng được ứng viên von der Leyen nêu lên thành thách thức cấp bách nhất cần phải đối phó. Bà chủ trương EU giảm 50%, thậm chí 55% lượng khí thải CO2 vào năm.
Về bình quyền nam nữ chẳng hạn, bà von der Leyen đề xuất các biện pháp bắt buộc về minh bạch tiền lương để chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Bà cũng đề nghị có chế độ quota để phát huy sự cân bằng giới tính trong các hội đồng quản trị. Riêng trong ê-kíp các ủy viên châu Âu mà bà sẽ thành lập, bà khẳng định sẽ xem xét việc số lượng ủy viên nam và nữ bằng nhau.
Điều oái oăm được hầu hết các nhà quan sát ghi nhận là bà Ursula von der Leyen là người Đức, nhưng lại bị đả kích ngay trong nước, đặc biệt là từ phía đảng Dân Chủ Xã Hội SPD trong cánh tả.
Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut giải thích :
« Bà ta chắc chắn sẽ là một chủ tịch Ủy Ban Châu Âu tốt nhưng không có lý do gì mà những người khác không đau khổ một chút ». Một bức biếm họa đăng trên báo chí Đức cho thấy đảng Xã Hội Dân chủ (SPD), muốn cản phá ứng viên Ursula von der Leyen, sau khi ứng viên người Hà Lan mà họ ủng hộ, Timmermans, bị gạt ra khỏi cuộc đua giành ghế chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
Trong bức biếm họa, người ta thấy bộ trưởng Quốc Phòng Đức trong bộ áo đội tuyển bóng đá Đức (Mannschaft), chơi với một quả bóng mang màu cờ Châu Âu và phía sau một cầu thủ mang dòng chữ SPD lao đến để chùi bóng.
Trong tuần qua, 16 nghị sĩ của đảng SPD ở Nghị Viện Châu Âu vốn từ chối bỏ phiếu cho bà, đã phát cho các đồng nghiệp một tài liệu bằng tiếng Anh chỉ trích kết quả làm việc của bộ trưởng Quốc Phòng Đức.
Việc đảng SPD không ủng hộ bà Ursula von der Leyen đã khiến thủ tướng Đức Merkel không lên tiếng trong cuộc họp của Hội Đồng Châu Âu, trong lúc 27 lãnh đạo khác ủng hộ bộ trưởng Đức.
Vào sáng nay, báo chí Đức tự hỏi về chủ trương của đảng SPD. Nói đến « một tâm trạng hoảng loạn nghiêm trọng », nhật báo Süddeutsche Zeitung đánh giá là vào lúc này đảng SPD đã chọn một chiến lược hủy diệt. Còn đối với tờ Tagesspiegel ở Berlin, SPD bị xem như một đảng đi ngược lại với lợi ích của nước Đức.
Trong đảng Dân Chủ Xã Hội, một số người về hưu đã kêu gọi đồng chí của mình thức tỉnh. Phó chủ tịch Hạ Viện Thomas Oppermann là một trong những lãnh đạo hiếm hoi đương nhiệm dám lên tiếng kêu gọi nghị sĩ Châu Âu bỏ phiếu cho bà von der Leyen.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190716-nghi-vien-chau-au-bo-phieu-ve-ung-vien-chu-tich-uy-ban-chau-au
“Tôi sẵn sàng gia hạn Brexit và nước Anh vẫn sẽ là bạn”
Brexit có thể được gia hạn nếu cần thiết và nước Anh sẽ vẫn là đồng minh và bạn bè của Liên minh châu Âu, ứng viên vào ghế Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen nói trước nghị viện EU.Bà có bài một phát biểu đưa ra hôm 16/7/2019, ngay trước phiên bỏ phiếu thông qua ứng viên vào chức vụ quan trọng này mà kết quả sẽ có vào tối cùng ngày.
“Tôi sẵn sàng cho việc nới thêm thời hạn nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, nếu cần có thêm thời gian vì một lý do chính đáng”.
“Trong mọi trường hợp, Vương quốc Anh sẽ vẫn là đồng minh, đối tác và là bạn của chúng tôi”, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng CHLB Đức nói, bảo vệ cho thỏa thuận về Brexit hiện có mà Thủ tướng Theresa May đã đạt được với EU, nhưng bị Quốc hội Anh từ chối đến ba lần.
Nữ chính khách quý tộc Đức được đề cử lãnh đạo Ủy ban EU
Thỏa thuận ly hôn được đàm phán bởi Thủ tướng Anh Theresa May với các nhà lãnh đạo EU là một điều tốtBà Ursula von der Leyen
Cựu giám đốc tình báo Anh quan ngại về Brexit
Johnson và Hunt đua chặng cuối vào ghế thủ tướng Anh
Anh hiện đang lên kế hoạch rời khỏi khối này vào ngày 31/10, trong khi EU tuyên bố trước đó là sẽ không mở lại đàm phàn với bất cứ ai vào ghế thủ tướng thay cho bà May.
Mong nước Anh ở lại
Hôm 10/7, cũng tại diễn đàn này của lập pháp Liên minh châu Âu, bà von der Leyen nhấn mạnh bà mong nước Anh từ bỏ Brexit và ở lại với khối này.
“Ursula von der Leyen, ứng cử viên trở thành người đứng đầu Ủy ban châu Âu tiếp theo, đã nói với MEP rằng bà hy vọng Vương quốc Anh từ bỏ kế hoạch của mình cho Brexit.
“Tôi vẫn hy vọng nước Anh sẽ ở lại,” bà nói tại một phiên điều trần dành cho ứng viên vào ghế Chủ tịch ủy ban châu Âu, nhưng kêu gọi các nhà lập pháp Anh phát huy tinh thần trách nhiệm để giải quyết vụ Brexit.
“Thỏa thuận ly hôn được đàm phán bởi Thủ tướng Anh Theresa May với các nhà lãnh đạo EU là “một điều tốt,” bà nói thêm đồng thời cảnh báo hai ứng viên đang ganh đua để thay thế bà May làm lãnh đạo đảng Bảo thủ, ông Boris Johnson và Jeremy Hunt, rằng “giọng điệu và thái độ” về Brexit là rất quan trọng để thiết lập mối quan hệ tương lai giữa hai bên.
Mặc dù mong nước Anh ở lại, nhưng lợi ích của chúng tôi là giúp các bạn giải quyết mọi thứUrsula von der Leyen
“Mặc dù mong nước Anh ở lại, nhưng lợi ích của chúng tôi là giúp các bạn thu xếp mọi thứ. Chúng ta có một thỏa thuận – chưa được ký kết từ cả hai phía – và chúng ta còn vấn đề backstop”, bà nói, đề cập một điều khoản gây tranh cãi trong thỏa thuận mà bà May đã đàm phán để tránh sự kiểm soát áp đặt trên đường biên giới rộng lớn trên bộ với EU nằm giữa Anh và Ireland hậu Brexit.
Nhiều nghị sĩ Anh phản đối điều khoản “backstop” này, sợ rằng nó sẽ được sử dụng để bẫy nước Anh vĩnh viễn ở trong liên minh hải quan với EU, ngăn Anh trong việc có các thỏa thuận thương mại của chính mình.
Chính điều khoản này cuối cùng đã dẫn đến thất bại lặp đi lặp lại tới ba lần của thỏa thuận Brexit tại quốc hội Anh và việc cuối cùng phải từ chức của bà Theresa May vào tháng 6/2019.
“Tôi nghĩ rằng đó là một thỏa thuận tốt nhưng đó là trách nhiệm và nhiệm vụ cao cả của nước Anh giải quyết mọi thứ”, bà von der Leyen nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49006996
TT Pháp công du Serbia,
thúc giục Belgrad thỏa hiệp về Kosovo
Trọng NghĩaNhân chuyến công du Serbia, tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm qua, 15/07/2019 đã cam kết với nước chủ nhà là sẽ hết sức tìm ra một thỏa hiệp khả dĩ chấp nhận được giữa hai đối thủ truyền thống Serbia và Kosovo. Để chinh phục cảm tình nước chủ nhà, ông Macron không ngần ngại có những tuyên bố dài bằng tiếng Serbia về tình hữu nghị giữa hai nước.
Trong một cuộc họp báo chung, cùng với đồng nhiệm Serbia Aleksandar Vucic, tổng thống Pháp xác nhận : « Tôi sẽ tổ chức trong vài tuần nữa (tại Paris) một cuộc họp với các nhà lãnh đạo của Kosovo, thủ tướng Đức (Angela Merkel) và chính ngài » để tìm kiếm « một giải pháp toàn diện và lâu dài ».
Cùng với thủ tướng Đức Merkel, trong một năm qua, ông Macron đã cố gắng thúc đẩy Serbia nối lại đối thoại với Kosovo, một tỉnh cũ của Serbia không được Beograd công nhận độc lập. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai bên kể từ mùa thu năm 2018, một hội nghị thượng đỉnh dưới sự lãnh đạo của Pháp và Đức, dự kiến mở ra vào tháng 7 tại Paris, đã bị hủy do không có tiến triển.
Vào tối hôm qua, trước hàng ngàn người Serbia nhiệt tình được chính quyền Serbia huy động đến công viên Kalemegdan, ở trung tâm Beograd, để nghe ông nói chuyện, tổng thống Pháp đã kêu gọi người Serbia tìm kiếm một « thỏa hiệp tốt ».
Ông Macron cho rằng người Serbia cần can đảm tìm thỏa hiệp và « hành động như người châu Âu », vì « Serbia đang ở châu Âu và châu Âu sẽ chỉ là chính mình khi có Serbia hoàn toàn ở bên trong ».
Tuyên bố này có ý muốn khích lệ Serbia, mà hồ sơ xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu đang gặp trở ngại. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông Macron vẫn nhắc lại rằng đối với ông, Liên Hiệp Châu Âu không thể kết nạp thêm nước mới trước khi cải tổ cách vận hành.
http://vi.rfi.fr/phap/20190716-tt-phap-cong-du-serbia-va-thuc-giuc-beograd-thoa-hiep-tren-ho-so-kosovo
Bộ trưởng Môi trường Pháp từ chức
Thanh PhươngBộ trưởng Môi Trường Pháp François de Rugy vừa đệ đơn xin từ chức lên thủ tướng Edouard Philippe hôm nay, 16/07/2019, sau khi bị báo chí phanh phui việc tổ chức các bữa ăn tối sang trọng, với tôm hùm lớn và rượu rất đắt tiền vào thời gian ông làm chủ tịch Hạ Viện, mà khách mời chủ yếu là bạn bè của vợ ông, bà Séverine de Rugy.
Theo điện Elysée, tổng thống Emmanuel Macron đã chấp nhận đơn từ chức của bộ trưởng François de Rugy.
Trong bản thông cáo, ông de Rugy cho rằng ông là nạn nhân của một vụ « hành hình truyền thông » và thông báo đã đệ đơn kiện trang mạng Mediapart về tội vu khống. Chính trang mạng này đã tố cáo bộ trưởng Môi Trường về những bữa ăn tối xa hoa. Ông còn bị Mediapart tố thuê một căn hộ gần thành phố Nantes với giá rẻ dành cho những gia đình nghèo, đồng thời đã cho tu sửa rất tốn kém căn hộ dành cho ông ở trụ sở bộ Môi Trường. Tổng thư ký của chính phủ hiện đang tiến hành thanh tra về vụ tu sửa này. Riêng vợ ông, bà Séverine de Rugy, còn bị tố đã dùng tiền công quỹ để mua một máy sấy tóc mạ vàng giá 499 euro.
Những tiết lộ nói trên đã làm suy yếu vị thế của nhân vật số hai trong chính phủ Edouard Philippe, tuy vậy ông có vẻ như vẫn được sự ủng hộ của thủ tướng lẫn tổng thống Emmanuel Macron. Trên nguyên tắc, hôm nay ông de Rugy phải ra trước Thượng Viện để trình bày dự luật về năng lượng và khí hậu và sau đó phải ra trước Hạ Viện để trả lời các câu hỏi của các dân biểu.
Ông François de Rugy từ chức vào lúc ông Macron xem việc bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên trong những năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống.
http://vi.rfi.fr/phap/20190716-bo-truong-moi-truong-phap-xin-tu-chuc
Ý : Phát hiện vũ khí chiến đấu tại các cơ sở cực hữu
Mai VânMột cuộc điều tra có phối hợp với Viện Công Tố Torino hôm qua, 15/07/2019, đã giúp cảnh sát Ý khám phá một kho vũ khí chiến tranh trong tay giới cực hữu, trong đó có cả một hỏa tiễn không đối không Matra Super – 530. Đây là chiến dịch lục soát ở các thành phố miền bắc nước Ý : Milano, Novara, Varese, Pavie, Forli. Cảnh sát cũng tịch thu nhiều vật dụng mang biểu tượng Đức Quốc Xã.
Thông tín viên RFI tại Rôma, Anne Le Nir, cho biết thêm chi tiết :
Cuộc điều tra nhắm vào những nhóm Tân Quốc Xã, mà một số thành viên bị truy nã, từng chiến đấu bên cạnh lực lượng nổi dậy thân Nga ở Donbass, đông Ukraina, đã được mở ra từ năm ngoái, 2018.
Một chiến dịch chống khủng bố rộng lớn đã được tiến hành sau đó ở nhiều thành phố miền bắc nước Ý. Cảnh sát đã tịch thu nhiều loại súng tấn công thế hệ mới nhất, súng tiểu liên, đạn dược, gươm dao, giáo mác. Đặc biệt nhất là một tên lửa không đối không do Pháp chế tạo, và được “quân đội Qatar sử dụng trong những năm 1980” theo giải thích của cảnh sát Ý. Hỏa tiễn này được giấu trong một nhà kho ở Pavie.
Ba người bị tình nghi là đã tìm cách bán hỏa tiễn này, một người Thụy Sĩ, và hai người Ý. Họ đều đã bị bắt giữ, trong đó có một người từng là một thanh tra hải quan, đảng viên lâu năm của đảng tân phát xít Forza Nuova. Theo công tố viên thành phố Turino, « ở giai đoạn hiện tại của cuộc điều tra, chưa thể đưa ra giả thiết nào về ý đồ của những thành phần cực hữu này. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190716-y-kham-pha-vu-khi-chien-dau-tai-cac-co-so-cuc-huu
S-400: Thổ Nhĩ Kỳ
“cõng rắn Nga vào cắn gà nhà NATO”
Trọng NghĩaBất chấp những lời khuyên can hay đe dọa của Mỹ và các đồng minh NATO, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh tiến trình triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 đặt mua của Nga. Phát biểu vào hôm qua 15/07/2019, tổng thống Erdogan đã xác nhận việc Mátxcơva bắt đầu giao vũ khí cho Ankara, đồng thời khẳng định rằng việc triển khai sẽ được hoàn tất vào tháng 04/2020.
Lời xác nhận này mang ý nghĩa đặc biệt khiêu khích đối với các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO, đứng đầu là Mỹ, vốn rất lo ngại trước hậu quả khôn lường của việc vũ khí Nga nằm ngay giữa lòng hệ thống phòng thủ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Giới phân tích phương Tây thường mô tả việc Ankara mua S-400 của Mátxcơva bằng hình tượng « đưa sói vào bầy cừu », nói nôm na theo tiếng Việt là « cõng rắn cắn gà nhà » – ở đây rắn là Nga, còn gà nhà là NATO.
Trên bình diện ngoại giao và địa lý chính trị, riêng việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên quan trọng của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, lại đi mua vũ khí của Nga, trên nguyên tắc là đối thủ của NATO, đã là một nghịch lý. Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao hiện nay giữa Nga và Mỹ, nước đứng đầu NATO, việc Washington nổi giận đòi trừng phạt Ankara về tội mua vũ khí Nga cũng dễ hiểu.
Tuy nhiên, mối lo ngại của Hoa Kỳ nói riêng, và NATO nói chung còn có thể được giải thích trên bình diện quân sự, với việc một nước sử dụng hệ thống vũ khí hoàn toàn khác biệt với phần còn lại của toàn khối, đặt ra vấn đề tương thích và phối hợp hành động.
Theo một số chuyên gia được đài truyền hình Pháp France 24 phỏng vấn, mối lo ngại lớn nhất của chính quyền Mỹ chính là với việc trang bị cho mình hệ thống tên lửa S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã mặc nhiên đưa con sói Nga vào bầy cừu của NATO.
Gustav Gressel, chuyên gia về quốc phòng và về Nga tại trung tâm nghiên cứu Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế ECFR giải thích : « Trong thập niên 1960-1970, một quốc gia có thể đa dạng hóa nguồn vũ khí, chẳng hạn như dùng xe tăng Đức, máy bay Nga và tên lửa Mỹ, bởi vì tất cả các loại vũ khí đó vận hành trong một chu trình khép kín, nghĩa là các thiết bị này không liên lạc với nhau ».
Theo ông Gressel, ngày nay thì khác, các hệ thống vũ khí đều mở và tích hợp với nhau, chẳng hạn như một hệ thống phòng không sẽ lấy thông tin từ máy bay trinh sát, các đài radar, trung tâm chỉ huy, và tất cả các bộ phận này phải có khả năng làm việc cùng nhau.
Đối với với ông Gressel, việc tích hợp hệ thống S-400 của Nga vào hệ thống bố phòng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ – do NATO thiết lập – chẳng khác gì « mua máy tính hệ Mac trong khi mọi thứ còn lại đều chạy trên hệ Windows ».
Theo chuyên gia người Đức này, Mỹ cũng không hứng khởi khi phải trao quyền truy cập dữ liệu do các thiết bị NATO thu được, cho một thiết bị của Nga mà « chỉ có Mátxcơva có chìa khóa ». Đối với ông, hệ thống S-400 có thể chứa một phần mềm gián điệp nhỏ có thể truyền về Nga tất cả thông tin thu thập được.
Bên cạnh đó, tiến trình lắp đặt hệ thống S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi sự có mặt của các kỹ sư Nga, lo việc đảm bảo sao cho thiết bị của họ tương thích với phần còn lại của hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với ông Gressel, điều đó có nghĩa là « phía Nga sẽ yêu cầu quyền truy cập tất cả các dữ liệu có sẵn ». Trong trường hợp này, Mỹ đã quyết định đình chỉ việc giao chiến đấu cơ tàng hình F-35 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, sợ rằng Nga có thể có được thông tin bí mật về loại máy bay mới nhất này của Mỹ.
Sau cùng, Hoa Kỳ cũng lo ngại trước việc Thổ Nhĩ Kỳ nêu gương xấu, thúc giục các nước NATO khác mua S-400 của Nga.
Theo ông Derek Averre, chuyên gia về quân sự Nga tại Đại Học Anh Quốc Birmingham, việc lan tràn hệ thống S-400 của Nga sẽ là một tin xấu cho Mỹ. Lý do là hệ thống này có khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa và thậm chí cả máy bay không người lái trong phạm vi rất rộng, lên đến 400 km. Trong kịch bản S-400 có mặt mọi nơi, Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của Mỹ có thể thấy khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả bằng không quân của họ bị hạn chế.
Đó là chưa kể việc Nga có thể chào mời các khách hàng S-400 của họ mua thêm các loại thiết bị khác của Nga, như máy bay Sukhoi chẳng hạn, vốn được thiết kế để phối hợp với hệ thống phòng không.
Dẫu sao thì theo các nhà quan sát, trong thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua S.400, Nga đã thành công mỹ mãn. Nếu Ankara kiên định trong kế hoạch, Mátxcơva sẽ có thể chen chân về mặt quân sự vào khối NATO. Cho dù vì một lý do nào đó mà Thổ Nhĩ Kỳ lùi bước, vụ S.400 dầu sao đã thành công trong việc gây căng thẳng trong nội bộ NATO. Trong mọi trường hợp, hệ thống phòng không S-400 đã chứng minh hiệu quả của nó, cả trên bình diện quân sự cũng như trong tư cách tác nhân gây rối.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190716-vu-tho-nhi-ky-mua-s-400-bi-coi-la-cong-ran-nga-vao-can-ga-nha-nato
Lãnh tụ tối cao Iran thề đáp trả
hành vi ‘cướp’ tàu dầu của Anh
Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, hôm 16/7 nói Iran sẽ đáp trả vụ Anh “cướp” tàu chở dầu của Iran ở Gibraltar, theo Reuters.Iran kêu gọi Anh phải lập tức phóng thích tàu chở dầu, đã bị Hải quân Hoàng gia Anh bắt giữ vì nghi ngờ tàu này vi phạm lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách tuồn dầu vào Syria.
Reuters dẫn lời ông Khamenei nói trong bài phát biểu trên truyền hình rằng:
“Nước Anh xấu xa đã phạm tội ăn cướp và đánh cướp tàu của chúng ta… và gán cho nó một diện mạo hợp pháp. Iran và những người tin vào hệ thống của chúng ta sẽ không bỏ qua những hành động xấu xa như vậy”.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-tu-toi-cao-iran-the-dap-tra-hanh-vi-cuop-tau-dau-cua-anh/5002379.html
Iran bắt một nhà nghiên cứu Pháp
Thu HằngPháp muốn đóng vai trò trung gian trong hồ sơ hạt nhân Iran, hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, liệu sứ mệnh này có bị ảnh hưởng sau sự kiện một nhà nghiên cứu Pháp, gốc Iran, bị bắt tại Iran? Thông tin này vừa được bộ Ngoại Giao Pháp công bố ngày 15/07/2019. Tổng thống Emmanuel Macron, đang công du Serbia, đã yêu cầu phía Teheran « phản hồi và giải trình ».
Công dân Pháp bị bắt là bà Fariba Adelkhah, một nhà nhân chủng học, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI), trường Khoa học Chính trị Paris (Sciences Po). Chính phủ Pháp không nêu rõ ngày mà bà Fariba Adelkhah bị bắt và hiện cũng chưa được tiếp xúc với nhà khoa học này.
Tuy nhiên, theo ông Jean-François Bayart, đồng nghiệp của bà Fariba Adelkhah, khi trả lời AFP, nhà nghiên cứu mang hai quốc tịch Pháp-Iran này đã bị bắt vào khoảng ngày 05/06. Bà hiện bị giam ở nhà tù Evin, phía bắc Teheran, không bị « ngược đãi » và « gia đình được phép vào thăm bà ở nhà tù ».
Trên website của chính phủ Iran, ông Ali Rabii, một phát ngôn viên, khẳng định « không có bất kỳ thông tin nào về vụ này và (ông) đã nghe thông tin này, nhưng không biết ai đã bắt nhà nghiên cứu và bắt vì lý do gì ».
Liệu sự kiện này có ảnh hưởng đến vai trò trung gian của Pháp trong hồ sơ hạt nhân Iran ? Phát biểu trong buổi họp báo tại Beograd (Serbia), tổng thống Macron cho rằng « Sự năng động mà chúng ta đã tạo ra được trong những tuần vừa qua đã giúp tránh được điều tồi tệ nhất và những phản ứng quá mức bên phía Iran ». Theo dự kiến, trong tuần này, nguyên thủ Pháp sẽ làm việc với các đồng nhiệm Iran, Nga và Mỹ trong khuôn khổ « trung gian hòa giải » để duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Pháp cũng như các nước Liên Hiệp Châu Âu muốn cứu thỏa thuận trên, nhưng không có nhiều cơ hội để thực hiện, theo cảnh báo của 28 ngoại trưởng sau cuộc họp ngày 15/07 ở Bruxelles, vì không thể lách được các trừng phạt của Mỹ nhắm vào chế độ Teheran.
Trong khi đó, ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đến trụ sở của Liên Hiệp Quốc từ hôm 15/07 để tham dự một cuộc họp về phát triển bền vững diễn ra vào ngày 17/07. Do quan hệ căng thẳng trong hồ sơ hạt nhân, Mỹ chỉ cấp cho ngoại trưởng Iran một loại visa hạn chế di chuyển, bó hẹp trong phạm vi quanh trụ sở Liên Hiệp Quốc, trong đó có tòa nhà nơi có phái đoàn Iran bên cạnh Liên Hiệp Quốc.
http://vi.rfi.fr/phap/20190716-iran-bat-mot-nha-nghien-cuu-phap-vai-tro-trung-gian-cua-paris-them-nan-giai
Mùa mưa: Chính trị sông nước
đằng sau các trận lụt châu Á
Navin Singh KhadkaPhóng viên môi trường, BBC World ServiceKhi nói đến tài nguyên nước, quan hệ giữa Ấn Độ và Nepal chưa bao giờ dễ dàng.
Nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ hai bên đã bắt đầu xấu đi trong mùa mưa hàng năm, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9.
Lũ lụt gây căng thẳng giữa hai nước láng giềng, khi những người dân giận dữ ở cả hai phía đổ lỗi tai ương của họ cho người ở bên kia biên giới.
Năm nay, lũ lụt đang tàn phá khu vực. Hàng chục người đã thiệt mạng ở Nepal và Bangladesh, và hơn ba triệu người đã phải di dời ở phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ.
Ấn Độ và Nepal chia sẻ một biên giới mở, trải dài 1,800km.
Hơn 6.000 con sông và dòng chảy chảy xuống phía bắc Ấn Độ từ Nepal và chúng đóng góp khoảng 70% dòng chảy của sông Hằng (Ganges) trong mùa khô.
Vì vậy, khi những con sông này bị ngập tràn, nước lũ tàn phá đồng bằng Nepal và Ấn Độ.
Dùng lu chống lụt hay có cách nào khác?
Lũ lụt – xã hội dân sự vào cuộc
Thiên tai ‘ngày càng làm khổ nhân loại’
Trong vài năm qua, đặc biệt đã có sự tức giận rõ rệt ở phía biên giới Nepal.
Nepal đổ lỗi cho các công trình giống như đê dọc biên giới mà nước này nói rằng chặn dòng nước lũ chảy về phía Nam vào Ấn Độ. Trong một cuộc điều tra ở miền Đông Nepal hai năm trước, BBC đã thấy các cấu trúc ở phía Ấn Độ dường như làm điều này.
Cấu trức này nằm tại một địa điểm mà người dân địa phương từ cả hai bên biên giới đã đụng độ vào năm 2016 sau khi Nepal phản đối việc đấp đê.
Giới chức Nepal cho biết có khoảng 10 công trình như vậy, làm ngập hàng ngàn hécta đất ở Nepal.
Giới chức Ấn Độ thì nói rằng đó là những con đường nhưng các chuyên gia ở Nepal nói rằng đấy là những bờ đê bảo vệ cho các làng biên giới Ấn Độ khỏi lũ lụt.
Gaur, trụ sở của quận Rautahat ở miền Nam Nepal, bị ngập lụt trong ba ngày cuối tuần trước và các quan chức lo ngại sẽ có đụng độ.
“Sau nhiều hoảng loạn, hai cánh cổng bên dưới bờ đê Ấn Độ đã được mở và điều đó đã giúp chúng tôi”, ông Krishna Dhakal, tổng giám đốc của lực lượng cảnh sát vũ trang, nói với BBC.
Giới chức Ấn Độ không trả lời yêu cầu bình luận.
Hai nước đã tổ chức các cuộc họp về vấn đề này trong nhiều năm nay nhưng không có gì thay đổi. Một cuộc họp vào tháng 5 giữa các quan chức quản lý sông nước của Nepal và Ấn Độ thừa nhận “sự kẹt liên tục của các con đường và các công trình khác” dọc biên giới nhưng cho biết điều này chỉ nên được thảo luận thông qua “các kênh ngoại giao”.
Các nhà đàm phán và ngoại giao Nepal đã phải đối mặt với những lời chỉ trích ở nước họ vì không thể nêu vấn đề một cách hiệu quả với các đối tác Ấn Độ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là người Ấn Độ cũng không bị lũ lụt. Khoảng 1,9 triệu người đã bị buộc rời khỏi nhà ở tiểu bang Bihar phía Đông Bắc, chính phủ tiểu bang cho biết hôm thứ Hai.
Bihar bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi các con sông lớn như Kosi và Gandaki – phụ lưu của sông Hằng bị lụt và Nepal thường bị đổ lỗi cho việc mở cửa tháo nước và gây nguy hiểm cho các khu định cư ở vùng hạ lưu.
Nhưng thực ra chính phủ Ấn Độ điều hành các rào chắn trên cả hai con sông mặc dù chúng nằm ở Nepal.
Điều này phù hợp với các hiệp ước Kosi và Gandak được hai nước lần lượt ký kết vào năm 1954 và 1959.
Các đập được Ấn Độ xây dựng phần lớn là để kiểm soát lũ lụt, thủy lợi và sản xuất thủy điện. Nhưng chúng đã gây tranh cãi khá nhiều ở Nepal vì được xem là không mang lại lợi ích cho người dân địa phương.
Chính phủ Ấn Độ, ngược lại, chỉ ra nhưng rào chắn này là ví dụ điển hình về hợp tác và quản lý nước xuyên biên giới.
Chỉ riêng đập Kosi đã có 56 trận lụt. Bất cứ khi nào lũ lụt do mùa mưa trên sông đạt đến mức “nguy hiểm”, Ấn Độ bị chỉ trích vì không mở tất cả các cửa tháo nước, mà người dân địa phương nói rằng đe dọa các khu định cư ở Nepal.
Kosi, từ lâu được gọi là “nỗi buồn của Bihar”, đã ngập lụt nhiều lần trong quá khứ và gây ra sự tàn phá. Vào năm 2008, hàng ngàn người thiệt mạng và gần ba triệu người ở Nepal và Ấn Độ bị ảnh hưởng.
Vì đập này đã gần 70 tuổi và có những lo ngại rằng lũ lụt lớn có thể làm hỏng nó, Ấn Độ đã lên kế hoạch xây dựng một con đập ở phía Bắc của đập Kosi. Con đập này cũng sẽ được đặt tại Nepal.
Nhiều dòng sông của Nepal chảy qua dãy núi Chure có hệ sinh thái mỏng manh và đã bị đe dọa nghiêm trọng.
Những ngọn đồi này từng ngăn bớt dòng chảy của các con sông và giảm thiểu thiệt hại chúng có thể gây ra, cả ở Nepal và qua biên giới ở Ấn Độ. Nhưng nạn phá rừng và khai thác đã làm các ngọn đồi mất ổn định.
Sự bùng nổ các công trình xây dựng gần đây đã dẫn đến việc khai thác tràn lan các tảng đá, sỏi và cát từ các lòng sông trong khu vực. Các ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng ở hai tiểu bang Uttar Pradesh và Bihar của Ấn Độ đang tiếp tục khuyến khích việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
Và với tất cả các phòng thủ thiên nhiên đã biến mất, lũ lụt gió mùa không còn được kiểm soát, các quan chức nói.
Một chiến dịch bảo tồn cao cấp đã được triển khai vài năm trước nhưng nó đã bị xì hơi và việc cướp bóc tài nguyên thiên nhiên hiện đã đạt đến mức báo động.
Hệ sinh thái của khu vực quan trọng không chỉ đối với tương lai của đồng bằng Nepal, được gọi là giỏ bánh mì của nước này, mà còn cho các tiểu bang Uttar Pradesh và Bihar. Nepal phải đối mặt với sự chỉ trích từ Ấn Độ vì không kiểm soát được nạn phá rừng và khai thác mỏ.
Bây giờ, khi biến đổi khí hậu làm cho mùa mưa trở nên thất thường, giới chuyên gia lo ngại rằng sự bất hòa giữa hai nước láng giềng có thể trở nên phức tạp hơn nhiều.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48986886
Lại có tin đặc phái viên hạt nhân Triều Tiên
bị hành quyết vẫn còn sống
Một đặc phái viên hạt nhân của Triều Tiên, người dẫn đầu các cuộc đàm phán chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vốn đã thất bại hồi tháng Hai, vẫn còn sống, Reuters dẫn nguồn tin từ một nhà lập pháp Hàn Quốc cho biết hôm 16/7, ngược lại với một bản tin từ Hàn Quốc nói rằng ông này đã bị xử tử.Những tuần gần đây đã có một loạt các bản tin trái ngược nhau về số phận của các nhà đàm phán Triều Tiên sau khi cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Việt Nam hồi tháng Hai bị thất bại.
Ông Kim Hyok Chol, người dẫn đầu đoàn công tác trù bị trong các cuộc họp với người đồng cấp Hoa Kỳ, Stephen Biegun, hiện còn sống — nhà lập pháp Kim Min-ki cho biết sau khi nhận tin từ cơ quan tình báo Hàn Quốc.
Nhà lập pháp này không cho biết chi tiết về tình hình của ông Kim Hyok Chol.
Tháng trước, tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo nói rằng ông Kim Hyok Chol đã bị hành quyết hồi tháng 3, nhưng CNN đã nhanh chóng bác bỏ bản tin và nói rằng ông này vẫn còn sống và đang bị giam giữ.
Tờ Chosun Ilbo cũng cho biết một quan chức cấp cao khác, cũng tham gia chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, ông Kim Yong Chol, đã bị đày đến một trại lao cải.
Nhưng vài ngày sau đó, ông Kim Yong Chol đã xuất hiện trong một bức ảnh trên truyền thông nhà nước cùng với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Các nhà ngoại giao kỳ cựu của Triều Tiên đảm nhận tiếp các cuộc đàm phán kể từ sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, trong đó một nhà ngoại giao lâu năm có kiến thức về kiểm soát vũ khí theo trù liệu sẽ dẫn đầu vòng đàm phán mới.
https://www.voatiengviet.com/a/lai-co-tin-dac-phai-vien-hat-nhan-trieu-tin-bi-hanh-quyet-van-con-song/5002488.html
Trung Quốc muốn ‘tham vấn thân thiện’
trong vụ tranh chấp với Malaysia
Chính phủ Trung Quốc bày tỏ hy vọng được giải quyết bằng cách ‘tham vấn thân thiện’ trong vụ tranh chấp giữa Malaysia và một công ty con trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc đang xây dựng hai dự án đường ống dẫn khí trị giá hàng tỷ USD.AP loan tin trên hôm 16/7 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh cùng ngày.
Ông Cảnh Sảng cho biết dự án nói trên được xây dựng bởi Công ty Xây lắp đường ống dẫn dầu Trung Quốc (CPP) và công ty này ‘đã thực hiện đúng theo hợp đồng.’
Động thái trên của Trung Quốc đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad xác nhận chính phủ của ông đã tịch thu hơn 240 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của CPP vì các dự án dẫn dầu trị giá khoảng 2,3 tỷ USD giữa hai bên đã bị hủy bỏ.
Thủ tướng Malaysia nói nước này có quyền đòi lại số tiền 240 triệu USD vì phía công ty Trung Quốc đã nhận 80% chi phí của dự án nhưng chỉ hoàn thành 13% các hạng mục.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó nhấn mạnh hai nước ‘đang duy trì mối quan hệ hợp tác thân thiện lâu dài’, và Bắc Kinh tự tin hợp tác với Kuala Lumpur để tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế và thương mại.
Ông Mahathir bác bỏ những lo ngại rằng động thái này của Malaysia sẽ làm căng thẳng mối quan hệ song phương.
Kể từ khi lên nắm quyền sau chiến thắng bầu cử vào năm ngoái, chính phủ của ông Mahathir đã cắt giảm hoặc xem xét các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Maylasia vì các khoản nợ quốc gia tăng vọt, cho rằng nguyên nhân là vì chính phủ cựu Thủ tướng Najib Razak tham nhũng.
Ba dự án đường ống dẫn dầu của Malaysia đã bị đình chỉ đều do Trung Quốc hỗ trợ và là một phần cơ sở hạ tầng của sáng kiến ‘Vành đai – Con đường’ do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, mà theo phía Trung Quốc là nhằm kết nối về giao thương trong toàn khu vực từ Châu Úc qua Châu Á tới Châu Âu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-asks-for-friendly-consultation-in-malaysia-dispute-07162019090651.html
Phản ứng của TQ sau thương vụ vũ khí Mỹ – Đài?
Lực lượng không quân và hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ triển khai các cuộc tập trận gần eo biển Đài Loan trong những ngày sắp tới, theo Bắc Kinh hôm 14.7.Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ nói ngắn gọn: “Đây là hoạt động diễn tập thường niên, được lên kế hoạch trước đó”, theo tờ South China Morning Post hôm 15.7.
Tuy nhiên, tuyên bố trên đưa ra chưa đầy một tuần kể từ Washington thông qua thương vụ vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD cho đối tác Đài Bắc.
Cách đây vài ngày, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 11.7 cũng tổ chức buổi tiếp tân cho các đại diện thường trú tại LHQ ở văn phòng New York. Đây là lần đầu tiên diễn ra một sự kiện như thế này, vì trước nay các nhà lãnh đạo Đài Loan bị cấm xuất hiện trước công chúng trong các chuyến quá cảnh tại Mỹ.
Theo thỏa thuận mới, cũng là thương vụ có giá trị lớn nhất từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Washington sẽ cung cấp cho Đài Bắc 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 tên lửa Stinger và các thiết bị quân sự khác.
Bắc Kinh đáp trả bằng cách đe dọa áp lệnh cấm vận đối với các công ty tham gia thương vụ trên, trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 12.7 cảnh báo Washington không nên “đùa với lửa”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29312-phan-ung-cua-tq-sau-thuong-vu-vu-khi-my-dai.html
Lá thư Tân Cương và mãnh lực kim tiền của Bắc Kinh
Thụy MyNhư chúng tôi đã đưa tin, 22 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, được cho là đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ, trong lá thư đề ngày 08/07/2019 gởi cho chủ tịch Hội đồng. Động thái chưa có tiền lệ này rất được các tổ chức bảo vệ nhân quyền hoan nghênh, đặc biệt là Human Rights Watch.
Đáng ngạc nhiên là chỉ vài ngày sau, xuất hiện một lá thư khác, được 37 nước ký tên, bênh vực chính sách của Trung Quốc.
Hai lá thư trái ngược về Tân Cương
Nguyên văn lá thư đầu tiên được công khai, còn lá thư thứ hai vẫn chưa công bố cho công chúng. Tuy nhiên cả hai lá thư đều bao gồm yêu cầu được coi là tài liệu của kỳ họp thứ 41 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong lá thư thứ nhất, đại sứ 22 nước bày tỏ quan ngại liên quan đến « các báo cáo khả tín về việc giam giữ tùy tiện », việc « giám sát rộng rãi và hạn chế các quyền tự do » đối với người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác tại Bắc Kinh.
Các nước này kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp của chính mình và các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền. Đồng thời « tránh bắt giam tùy tiện và hạn chế quyền tự do đi lại của người Duy Ngô Nhĩ cũng như các cộng đồng thiểu số và người Hồi giáo khác ở Tân Cương ».
Theo hãng tin Mỹ AP, trong lá thư thứ hai, những nước ký tên phản đối việc mà họ gọi là « chính trị hóa nhân quyền ». Họ bênh vực cho « các trung tâm huấn luyện và giáo dục » - theo như cách gọi của Bắc Kinh, và chỉ trích việc gọi đó là các trại giam hay trại cải tạo.
Hãng tin Anh Reuters trích dẫn nhiều hơn, trong đó có một đoạn biện minh cho các « nỗ lực » của Trung Quốc : « Đối mặt với thách thức nghiêm trọng của khủng bố và cực đoan, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp chống khủng bố, chống cực đoan hóa tại Tân Cương, trong đó có việc thành lập các trung tâm huấn nghệ, giáo hóa ».
Tác giả Catherine Putz trên The Diplomat đã điểm qua danh sách các nước ký tên trong hai lá thư đối nghịch, và có những nhận xét đáng chú ý.
Bắc Kinh đắc thắng
Hai mươi hai quốc gia ký tên trong lá thư thứ nhất chỉ trích Trung Quốc, gồm hầu hết là các nước Tây Âu, và quốc gia châu Á duy nhất là Nhật Bản. Cụ thể có thể kể (theo thứ tự Alphabet tiếng Anh) : Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Nhật Bản, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh.
Ký tên trong lá thư thứ hai biện hộ cho Trung Quốc, gồm hầu hết là các nước châu Phi và Trung Đông. Cụ thể : Algeria, Angola, Bahrain, Belarus, Bolivia, Burkina Faso, Burundi, Cam Bốt, Cameroon, Comoros, Congo, Cuba, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Eritrea, Gabon, Kuwait, Lào, Miến Điện, Nigeria, Bắc Triều Tiên, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Nga, Ả Rập Xê Út, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria, Tajikistan, Togo, Turkmenistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Venezuela, Zimbabwe.
Tờ Global Times của đảng Cộng Sản Trung Quốc có tiếng là hung hăng, đắc thắng viết : « Ba mươi bảy nước đã viết thư cho Hội đồng Nhân quyền để ủng hộ chính sách Trung Quốc tại Tân Cương. Các nước này là đại diện tiêu biểu nhất cho thế giới. Các chính quyền phương Tây đã gây áp lực lên Trung Quốc về Tân Cương sẽ phải xấu hổ ». China Daily cho rằng : « Chỉ có cư dân Tân Cương mới có quyền nói về nhân quyền tại đây, chứ không phải những người ngoại quốc ».
The Diplomat nhấn mạnh một nghịch lý : không có quốc gia Hồi giáo nào ký tên vào lá thư thứ nhất, trong khi lá thư thứ hai bênh vực Trung Quốc lại có mặt nhiều nước đạo Hồi.
Chỉ có Tây Âu lên tuyến đầu
Sự vắng mặt của Hoa Kỳ, vốn đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyềnLiên Hiệp Quốc vào năm ngoái, là đặc biệt quan trọng. Trong khi Washington chỉ trích một cách có chọn lọc chính sách Trung Quốc về Tân Cương, chính quyền Trump có vẻ không muốn đi xa hơn, ưu tiên cho đàm phán thương mại hơn là chỉ trích về nhân quyền.
Bài viết của Washington Post cuối tuần qua nhận định : « Hoa Kỳ lẽ ra nên đi tiên phong trong việc vạch trần và tố cáo sự tàn bạo (ở Tân Cương). Thay vào đó, bộ Ngoại Giao và Nhà Trắng chỉ lên tiếng khi nào phù hợp với các ưu tiên của ông Trump ».
Sự thiếu vắng hầu hết các quốc gia Trung Âu và Đông Âu cũng đáng chú ý. Chẳng hạn trong số các nước được gọi là 16+1, một công thức tập hợp các nước Trung & Đông Âu và Trung Quốc, chỉ có ba nước Estonia, Latvia và Litva dám đứng lên chỉ trích Bắc Kinh.
Các chuyên gia ghi nhận những nước châu Âu không ký tên vào lá thư đòi đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, đa số có tham gia dự án « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc. Hy Lạp, mà cảng Pirée đã giao cho Trung Quốc điều hành đến năm 2052, cũng đứng ngoài các chỉ trích.
Các nước đạo Hồi châu Á im lặng
Tại Trung Á, Tajikistan và Turkmenistan đứng về phía Bắc Kinh, nhưng các nước còn lại cố gắng giữ thái độ trung lập. Điều đáng nói là đối với Kazakhstan và Kyrgyzstan, Tân Cương đã trở thành vấn đề nội bộ, với nhiều cuộc biểu tình và các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi chú ý đến thảm trạng của người Hồi giáo tại Trung Quốc.
Cộng đồng thiểu số người Kazakhstan và Kyrgyzstan nằm trong số các nạn nhân bị đưa vào trại cải tạo, và các tổ chức xã hội dân sự được hình thành trong số các thân nhân của những người bị mất tích tại Tân Cương. Thế nhưng chính quyền hai nước này vẫn không dám lên tiếng.
Nhìn chung tại châu Á, sự vắng mặt của Malaysia, Ấn Độ, Indonesia cũng rất đáng đề cập đến ; và có thể kể thêm Bangladesh, Sri Lanka, Maldives.
Malaysia, đất nước có đa số dân theo đạo Hồi, đã nhiều lần bày tỏ sự quan ngại về chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương, thậm chí năm ngoái đã từ chối gởi trả một nhóm người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc, gây giận dữ cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, lần này Malaysia lại không dám ký vào lá thư chỉ trích sự đối xử tàn tệ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác.
Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, còn Ấn Độ đứng thứ ba, Bangladesh đứng thứ tư, đều im tiếng. Sri Lanka và Maldives, hai nước thường chiếm trang đầu các báo về vấn đề nợ nần với Trung Quốc, cũng im lặng.
Sri Lanka vốn đã phải giao cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc đến 99 năm để trừ nợ, mới đây lại tiếp tục vay của Bắc Kinh gần 1 tỉ đô la để xây đường cao tốc. Còn Maldives, quốc đảo Hồi giáo nhỏ nhất thế giới, nợ Trung Quốc đến 3,2 tỉ đô la, gần bằng GDP của cả nước này trong năm 2017.
Sức mạnh kim tiền
Các đảo quốc Thái Bình Dương, vốn đã nhận viện trợ ồ ạt của Trung Quốc, trong nỗ lực cô lập Đài Loan, cũng giữ thái độ « im lặng là vàng ». Philippines, với tổng thống Rodrigo Duterte thường bị chỉ trích là hèn nhát trước Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông, lại đặt bút ký vào lá thư biện hộ cho Trung Quốc.
Cho đến nay, nguyên thủ một nước Hồi giáo dám công khai đả kích Trung Quốc là ông Recep Tayyip Erdogan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/2 tố cáo việc giam giữ hàng loạt ở Tân Cương là « nỗi nhục của nhân loại », nhưng gần đây ông lại đảo ngược thái độ, nói người Duy Ngô Nhĩ « sống hạnh phúc » !
Thật là cay đắng cho những nạn nhân ở Tân Cương, bị các đồng đạo quay mặt dưới sức mạnh của đồng tiền !
Đối với hầu hết các nước, trọng lượng kinh tế của Trung Quốc là việc đầu tiên họ phải nghĩ đến trước khi công khai chỉ trích Bắc Kinh. Còn đối với những nước như Nga, Ả Rập Xê Út, Bắc Triều Tiên vốn thường xuyên bị lên án về vấn đề nhân quyền, thì bênh vực Trung Quốc cũng là một cách để tự bảo vệ mình. Cũng không có gì khó hiểu với chữ ký của Cuba, Venezuela, Zimbabwe, Lào, Cam Bốt.
Riêng Việt Nam, quốc gia láng giềng bị sức ép nặng nề của Trung Quốc trên Biển Đông, và lệ thuộc rất nặng về kinh tế với Bắc Kinh, lần đầu tiên không thấy đứng cùng với Nga và Bắc Triều Tiên trong số những nước ủng hộ Trung Quốc. Phải chăng đây cũng là một sự kiện đáng chú ý, trong bối cảnh Việt Nam vừa được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190716-la-thu-tan-cuong-va-manh-luc-kim-tien-cua-bac-kinh
Philippines đang trong vị thế bảo đảm
COC tương thích luật pháp quốc tế
Philippines đang trong vị thế bảo đảm cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông COC tương thích với luật pháp quốc tế.Mạng Philstar loan tin ngày 16 tháng 7 dẫn phát biểu của Ông David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Sự Vụ, như vừa nêu.
Phát biểu của Ông David Stilwell được đưa ra trong thông cáo báo chí kết thúc cuộc đối thoại song phương chiến lược Hoa Kỳ- Philippines lần thứ 8 vừa diễn ra tại Manila trong hai ngày 15 và 16 tháng 7.
Thông cáo báo chí đồng thời nêu rõ Philippines nên bảo đảm Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC tại Biển Đông sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như các hoạt động hợp pháp khác của các nước; quyền phát triển một cách an toàn với đối tác được chọn của những quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Hai phía Manila và Washington tái khẳng định cam kết duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, mà Biển Tây Philippines là một phần của vùng biển này.
Philippines hiện là quốc gia điều phối đối thoại ASEAN- Trung Quốc về các đàm phán dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử COC tại Biển Đông.
Đối với công việc nội bộ của Philippines thì hai phía cam kết tăng cường hợp tác chống khủng bố ngay sau khi lại xảy ra vụ tấn công bằng bom nhắm và một căn cứ quân sự trên đảo Sulu.
Vào ngày thứ hai 15 tháng 7, lực lượng hai phía cũng khởi sự đợt tập trận chung chống khủng bố và hợp đồng tác chiến.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-phi-dia-07162019103512.html
Tổng thống Philippines
muốn cắt đứt bang giao với Iceland
Thu HằngTổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, « đang nghiêm túc xem xét » khả năng chấm dứt quan hệ ngoại giao với Iceland, vì quốc gia này đã khởi xướng một dự thảo nghị quyết yêu cầu Liên Hiệp Quốc điều tra về việc hàng nghìn người dân Philippines bị giết trong « cuộc chiến chống ma túy » của ông Duterte.
Trả lời báo giới ngày 15/07/2019, phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, đánh giá bản nghị quyết được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thông qua vào tuần trước cho thấy « các nước phương Tây coi thường chủ quyền của dân tộc chúng tôi (Philippines) trong cuộc chiến chống nạn ma túy đến nhường nào ».
Theo trang Al Jazeera của Qatar, ông Salvador Panelo còn lên án nghị quyết mà Iceland khởi xướng là « kỳ cục, đơn phương và nhỏ nhen ».
Cảnh sát Philippines thông báo số người chết trong cuộc chiến bài trừ ma túy là 6.600 người trong ba năm đầu nhiệm kỳ tổng thống Duterte. Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền nêu lên con số hơn 20.000 người kể từ năm 2016.
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sẽ phụ trách điều tra tình trạng vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines và sẽ công bố báo cáo vào tháng 06/2020.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190716-tong-thong-philippines-muon-cat-dut-quan-he-ngoai-giao-voi-iceland
Campuchia đang điều chỉnh mối quan hệ với TQ?
Vào ngày 22/6, một công trình đang được xây dựng ở thành phố ven biển Sihanoukville bất ngờ bị sập, khiến 28 công nhân mất mạng vào lúc nửa đêm trong khi họ đang ngủ. Từ Hộinghị thượng đỉnh ASEAN ở Thái Lan trở về, Thủ tướng Hun Sen ngay lập tức lên đường tới hiện trường tòa nhà 7 tầng bị sụp đổ.
Sau thảm kịch, ông Hun Sen đã ra lệnh bắt giữ hai công dân Trung Quốc. Ông cũng thay thế thống đốc tỉnh Preah Sihanoukville và một quan chức hàng đầu về quản lý thảm họa. Hun Sen nói, ông sẽ cung cấp các khoản thanh toán trị giá 60.000 đô la cho mỗi gia đình nạn nhân, thêm rằng 10.000 đô la trong số tiền là từ tài khoản ngân hàng của cá nhân ông.
Vụ việc sập tòa nhà, 28 người thiệt mạng và đã có 5 người quốc tịch Trung Quốc bị buộc tội hình sự, theo The Guardian.
Toru Takahashi của Nikkei nhận định, các nhà lãnh đạo chính trị thường đến thăm các khu vực thiên tai và gặp gỡ những người bị ảnh hưởng. Điều này diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng việc ông Hun Sen tới thành phố phía nam lần này là rất quan trọng đối với ông, vì Sihanoukville đã trở thành “biểu tượng của sự chế giễu” trong những ngày này, nó được gọi là “thuộc địa của Trung Quốc” ở Campuchia.
Sihanoukville biến chuyển mạnh mẽ khi Trung Quốc phát triển đặc khu kinh tế
Thị trấn nghỉ mát ven biển đã trải qua một sự chuyển đổi mạnh mẽ kể từ khi các công ty Trung Quốc bắt đầu phát triển một đặc khu kinh tế ở đó trong năm 2008. Khoảng 130 công ty Trung Quốc đã vào thành phố này, mang theo người lao động từ quê nhà của họ tới đây.
Sihanoukville có dân số 100.000 người, nhưng tin tức cho là cũng tương tự số lượng đó là cư dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ là người nhập cư bất hợp pháp. Đầy rẫy những suy đoán, đây là một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Tuy vậy Sihanoukville cũng không phải là nơi duy nhất ở Campuchia trông giống Trung Quốc. Ở Phnom Penh, nhiều công trường xây dựng các tòa nhà cao tầng treo biển hiệu Trung Quốc.
Nikkei cũng cho rằng, Bắc Kinh chắc chắn đã chống đỡ sự tăng trưởng kinh tế cao của Campuchia. Năm 2017, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Campuchia đạt 2,1 tỷ đô la, Trung Quốc chiếm tới 70%. Nhưng người Campuchia đang ngày càng phàn nàn về hành vi hống hách của người lao động Trung Quốc. Chống Trung Quốc theo cảm tính ở Campuchia đang gia tăng khi giá bất động sản tăng vọt và trợ cấp an toàn giảm.
Campuchia không từ bỏ chủ quyền để đổi lấy hỗ trợ kinh tế
Trong bối cảnh đó, ông Hun Sen đã liên tục nhấn mạnh rằng Campuchia sẽ không từ bỏ chủ quyền để đổi lấy hỗ trợ kinh tế. Phản ứng nhanh của ông với sự sụp đổ của tòa nhà 7 tầng dường như vẫn cho thấy rằng ông vẫn là người theo chủ nghĩa Zeitgeist chống Trung Quốc.
Vào những năm 1970, Thủ tướng Pol Pot, chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của Mao Trạch Đông, đã tàn sát ước tính 2 triệu người Campuchia khi ông tìm cách đạt được một xã hội chủ nghĩa công nông. Trung Quốc ủng hộ ông phía sau hậu trường. Hun Sen đã lật đổ Pol Pot, với sự hợp tác của quân đội Việt Nam, và ông đảm nhiệm chức vị hiện tại vào năm 1985, theo ký giả Toru Takahashi. Sau khi hiệp ước hòa bình năm 1991 kết thúc cuộc nội chiến, Hun Sen bắt đầu lãnh đạo công cuộc tái thiết đất nước với sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vào thời điểm đó, ông giữ một khoảng cách với Trung Quốc.
Vào tháng 7/2009, người Duy Ngô Nhĩ đã tổ chức các cuộc bạo loạn quy mô lớn ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Năm tháng sau, khoảng 20 người Duy Ngô Nhĩ đã nhập cảnh Campuchia bất hợp pháp để thoát khỏi một cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc, và họ xin tị nạn tại văn phòng của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp quốc ở Phnom Penh.
Hỗ trợ kinh tế hàng tỷ đô la từ Trung Quốc
Hai tuần sau, ông Tập Cận Bình lúc đó giữ vai trò phó thủ tướng, ông đã đến thăm Campuchia với lời đề nghị hỗ trợ kinh tế 1,2 tỷ đô la. Một ngày trước khi ông Tập đến, chính phủ Campuchia đã trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Trong nhiều năm nay, dễ thấy chính phủ Campuchia giữ lập trường ủng hộ Trung Quốc.
Vào năm 2012, Campuchia lần đầu tiên đảm nhận ghế Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, họ đã đứng về bên chống lại Philippines và các quốc gia thành viên ASEAN khác muốn đề cập đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc trong một tuyên bố chung. Kết quả là, ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung sau Hội nghị bộ trưởng ngoại giao lần đầu tiên kể từ khi nhóm ra đời vào năm 1967.
Trong một sự kiện về vai trò của ASEAN trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Campuchia đã kêu gọi loại bỏ “hàng hải” khỏi các lĩnh vực hợp tác, theo các nguồn tin của ASEAN.
Mặc dù “hợp tác hàng hải” vẫn còn trong văn bản, Campuchia một lần nữa đóng vai trò là người phát ngôn của Trung Quốc, một thói quen đã làm bực mình các quốc gia thành viên khác, một nguồn tin nói.
Trung Quốc và Campuchia đã có một “tuần trăng mật kéo dài”, và tác dụng thấy rõ. Trong cuộc tổng tuyển cử của Campuchia vào tháng Bảy năm ngoái, đảng Nhân dân của ông Hun Sen đã giành được tất cả các ghế trong Hạ viện. Kết quả này không phải là một bất ngờ. Đảng đối lập lớn nhất, đã đạt được đà trong cuộc bầu cử gần đây, họ đã bị giải thể. Trung Quốc, ngay sau cuộc bầu cử, đã thể hiện sự ủng hộ đối với đảng cầm quyền.
Liên minh Châu Âu (EU) đã nhận thấy Campuchia rút lui khỏi dân chủ hóa và coi thường nhân quyền, đang xem xét đình chỉ việc giảm thuế đối với các sản phẩm Campuchia.
Chính phủ của ông Hun Sen thực sự bị bao vây bởi những rắc rối từ bên trong lẫn bên ngoài, từ sự bất mãn của người Campuchia với những người can thiệp Trung Quốc cho tới sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Nhưng do phục thuộc vào hỗ trợ kinh tế và đầu tư nước ngoài, nên Campuchia không thể quay lưng lại với Bắc Kinh.
Chính phủ Campuchia cho biết trong một tuyên bố liên quan đến chính sách đối ngoại của mình, vào ngày 21/5, họ tuyên bố ủng hộ sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, cũng ủng hộ “Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và cởi mở” do Nhật Bản và Hoa Kỳ lãnh đạo. Tuyên bố được đưa ra sau khi ông Hun Sen tham dự một hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh và trước khi ông tới Nhật Bản để hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe.
“Thay vì chỉ trích Trung Quốc, Campuchia đang cố gắng tăng cường quan hệ với các nước khách và điều chỉnh cân bằng ngoại giao”, một nguồn tin ngoại giao Campuchia nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29311-campuchia-dang-dieu-chinh-moi-quan-he-voi-tq.html
Thái Lan : Tân chính phủ tuyên thệ nhậm chức
Mai VânChính phủ mới ở Thái Lan đã tuyên thệ nhậm chức hôm nay, 16/07/2019, trước mặt Quốc Vương Thái Lan. Cách đây một tuần, vào hôm 10/07, hơn 3 tháng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi, nhà vua Rama X đã chấp nhận thành phần nội các mới mà thủ tướng Prayuth Chan O Cha đề nghị.
Theo thông tín viên RFI tại Bangkok, Carol Isoux, thành phần nội các mới cũng đang gây bất bình :
Quốc vương Thái Maha Vajiralongkorn, hay Rama X, đã trở về từ Đức, nơi ông cư ngụ trong năm, để chứng kiến buổi tuyên thệ hôm nay của tân chính phủ.
Hơn 3 tháng sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, thành phần nội các mới này cũng gây tai tiếng, nhất là liên quan đến chiếc ghế thứ trưởng Nông Nghiệp.
Thủ tướng Chan O Cha đã đặt vào chức vụ này một cựu tù nhân, một quân nhân từng bị giam 8 tháng tại Úc về tội đồng lõa trong một vụ buôn ma túy, trước khi bị trục xuất. Nhân vật này sau đó cũng đã bị truy tố ở Thái Lan trong một vụ án giết người trước khi được trắng án.
Chính phủ mới sẽ có 3 ngày để thống nhất ý kiến trên một tuyên bố về đường lối chính trị, trong đó thủ tướng sẽ nêu lên các ưu tiên. Trong những chủ trương quan trọng được chờ đợi, người ta thấy có việc tu chính Hiến Pháp để giảm quyền lực của quân đội và tự do hóa việc trồng cần sa.
Nhưng sẽ khó đạt được đồng thuận, nhất là khi đối lập chưa nguội giận về việc lãnh đạo của họ, nghị sĩ trẻ Thanathorn Juangroongruangkit, đã bị gạt đi với lý do là ông vẫn có cổ phần trong một công ty truyền thông lúc ra ứng cử. Chuyện bất hợp lệ cũng có nơi các nghị sĩ của phe đa số, nhưng họ không bị hề hấn gì.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190716-thai-lan-tan-chinh-phu-tuyen-the-nham-chuc
0 comments