Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 16/07/2019

Tuesday, July 16, 2019 3:36:00 PM // ,

Tin Việt  Nam – 16/07/2019

Cá chết trắng lòng hồ thủy điện sông Tranh 2

Hàng tấn cá ở hồ thủy điện sông Tranh 2 tại xã Trà Đốc, tỉnh Quảng Nam, chết nổi trắng hồ gần 1 tuần nay, khiến nhiều hộ nuôi lồng bè lo lắng, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.
Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 16/7.
Tin cho biết, cá chết đa số là cá rô phi, hiện đang trong quá trình phân hủy và trôi dạt vào bờ, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm toàn khu vực lòng hồ.
Theo tờ Công an Nhân dân, nguồn nước ở xã Bùi Chu chảy vào Thủy điện sông Tranh 2 gần đây có màu đen lạ, sùi bọt trắng và có mùi hôi.
Báo trong nước trích lời ông Lê Thịnh Bảo, một người dân có 6 lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện cho biết khu vực này có tổng cộng 14 hộ nuôi cá lồng bè, việc cá chết không rõ nguyên nhân khiến ông và các chủ hộ khác lo lắng cho cá nuôi trong lồng của mình.
Trước tình hình trên, ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng phòng  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà My trả lời truyền thông trong nước rằng, cá chết có thể do nhiều yếu tố. Ở khu vực này nước bị tồn đọng kèm nắng làm cho nước nóng lên và hiện tượng mưa giông vào các buổi chiều cũng làm tăng độ đậm đặc của nước cũng là một trong nguyên nhân khiến cá chết.
Hiện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuống xem xét tình hình và lấy mẫu nước gửi đi kiểm tra. Ngoài ra cũng hướng dẫn phương pháp xử lý phòng ngừa cho các hộ nuôi cá lồng bè nơi đây nhằm hạn chế thiệt hại.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mass-dead-fish-in-song-tranh-2-hydropower-reservoir-07162019084336.html

Sen chết hàng loạt -

Người trồng sen ở Huế hoang mang…

Nếu như cây thanh trà được coi là một đặc sản của Thừa Thiên Huế được công nhận là 50 loại đặc sản quả nổi tiếng ở Việt Nam thì những năm gần đây, thêm một loại sản phẩm “đậm chất” Huế cũng được lãnh đạo tỉnh đầu tư, xây dựng trở thành sản phẩm chủ lực của Thừa Thiên Huế, đó là sen. Trong một chuyến kiểm tra mô hình trồng sen tại Phong Điền vào giữa tháng 3/2019, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng mong muốn sớm tìm lại giống sen gốc của Huế và từng bước hình thành thương hiệu sen Huế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khoảng hơn một tháng qua, không rõ vì nguyên do gì mà sen nơi đây chết hàng loạt khiến người trồng sen lao đao, lo lắng …
Sen chết – thu nhập lỗ
Được sự giới thiệu của bà con, trước khi đến đầm sen của gia đình ông Qúy ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, chúng tôi có dịp ghé qua những đầm sen ở thôn Phò Ninh, xã Phong An cũng ở huyện Phong Điền. Tại đây bà con chia sẻ, không hiểu sao sen chết hàng loạt bởi các triệu chứng như lá vàng, thối thân, thối cuống, sen lớn không nổi và lá cháy úa do thời tiết khô hạn kéo dài. Hiện tại bà con đã dọn dẹp, nhổ bỏ phần lớn sen chết để chuẩn bị gieo trồng vụ mới.
Mặc dù có kinh nghiệm trồng sen từ nhiều năm, đây là năm đầu tiên gia đình ông Qúy chứng kiến cảnh sen trong đầm chết hơn một nữa không rõ nguyên nhân. Vợ ông Qúy chia sẻ năm nay thu hoạch sen của gia đình thiệt hại một nữa so với năm ngoái.
“Chỉ năm nay mất mùa. Khi trồng cũng khó nữa. Khi trồng chết lên chết xuống rồi trồng đi trồng lại tốn rất nhiều tiền.”
“Ví dụ năm ngoái mình thu được một tấn thì năm nay mình thu khoảng năm tạ thôi. Thua cả một nữa lận.”
“Ví dụ năm ngoài thu được một tấn thì năm nay thu khoảng năm tạ thôi”- Người dân địa phương chia sẻ
Không chỉ ở các xã Phong An, Phong Sơn mà ở các xã lân cận như Phong Xuân, Phong Hiền cũng có hiện tượng sen chết hàng loạt. Một phụ nữ sinh sống tại thôn Cao Ban thuộc xã Phong Hiền, chia sẻ với chúng tôi rằng gia đình chị không bỏ vốn trồng sen nhưng thấy tình hình sen chết hàng loạt chị cũng cảm thấy đau lòng. Chỉ tay về phía đầm nước trước mặt, chị cho chúng tôi biết đây vốn là một đầm sen lớn của xã Phong Hiền nhưng hai năm nay sen trồng tại đầm không sống nổi rồi chị nói:
“Chết hết rồi. Khi tê cả đồng này với đó nữa. Chết hết đó. Hồi đầu họ múc hồ lên, họ sợ nên múc hồ lên hết, lấy máy đánh lui đánh tới cuối cùng họ trồng lại cũng đâu có lên.”
Theo nguồn tin của TTXVN, hiện toàn huyện Phong Điền có 317 ha sen được trồng tại 15 xã, thị trấn. Tính đến thời điểm nữa cuối tháng 6/2019, toàn huyện đã có hơn 100 ha sen bị chết ước chừng thiệt hại hàng tỷ đồng. Trong đó diện tích sen chết tập trung nhiều nhất ở xã Phong Sơn (51 ha), Phong Hiền gần 40 ha…
Trong một trả lời trên TTXVN, ông Nguyễn Văn Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền cho biết nguyên nhân ban đầu tình trạng sen chết hàng loạt tại địa phương được xác định là do thời tiết nắng nóng gay gắt, ô nhiễm môi trường sống và sen chết còn có thể do bệnh thán thư.
Tuy nhiên khi tiếp xúc với những hộ trồng sen tại đây, chúng tôi còn được họ cho biết sen chết do:
“Bị sâu, bị chuột phá, chuột phá nhiều lắm, phần mất mùa do sâu ăn, phần chuột, phần bị người bẻ trộm. Nói chung năm nay thất thoát nhiều, thua hồi năm ngoái.”-Bà Qúy nói.
Bà Qúy cũng xác định nguồn nước bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến sen chết hàng loạt.
“Có chứ. Nhiều chỗ bị ô nhiễm nó cũng chết. Nó chết trồng đi trồng lại mấy lần cũng không được.”
Mong ngày mai tươi sáng
Nhiều bà con trồng sen ở Phong Điền chia sẻ, thông thường vào tháng Giêng, tháng Hai bà con bắt đầu nhổ cỏ, gieo giống, đến tháng Ba, tháng Tư là sen lên, một khi sen sống thì lớn lên rất nhanh nên vào dịp rằm tháng Tư là bà con đã có sen cung ứng cho thị trường. Cũng theo chia sẻ của bà con huyện Phong Điền, giống sen mà bà con trồng chủ yếu là giống sen hồng. Loại sen này có thể thu hoạch cả hạt và bông. Gía hạt sen thường xuyên, nếu cuối mùa giá sen sẽ cao hơn đầu mùa. Bà Qúy cho biết:
“Chừ là 40.000VND, 50.000VND/kg, hết mùa rồi là 50.000VND/kg còn bình thường thì hăm mấy hoặc 30.000VND/Kg. Khi tê mình hái cả tạ giờ mình hái còn hai, ba chục kg nên chi giá thành phải cao hơn.”.
Với giá hạt sen chưa bóc vỏ từ 30.000-50.000VND/Kg, trung bình một ha sen, người trồng sen có thể thu được hàng chục triệu đồng cho đến trăm triệu đồng, trừ hết các chi phí thì vẫn còn cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa.
Một phụ nữ ở thôn Cao Ban nói thêm về kinh tế khi các hộ dân ở đây thay đổi từ trồng lúa sang trồng sen
“Nhiều chứ. Nhiều hơn nhiều chứ nên họ bắt buộc mới làm chứ nếu không có thì lấy gì họ làm. Một kilogam sen, sen trúng mùa thì 28.000VND/kg vẫn có ăn, giàu. Họ làm tiền trăm (trăm triệu VND) còn nếu như sen bữa ni, dù có mất mùa thì sen cũng từ 40.000-45.000VND/Kg.”
Nếu tiết trời bình thường, không hạn hán hay lũ lụt, sen phát triển ổn định thì người trồng sen tại Thừa Thiên Huế có thể thu hoạch quanh năm suốt tháng. Còn trồng lúa thì phải làm theo mùa vụ. Do đó nhiều năm nay, các hộ nông dân ở huyện Phong Điền chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen.
Đây là đất trồng lúa không được. Đất bàu nên lúa bị ngập úng, trồng sen thì được hơn lúa nhưng do năm nay mất mùa -Bà Quý cho biết
“Đây là đất trồng lúa không được. Đất bàu nên lúa bị ngập, úng. Trồng sen thì được hơn lúa nhưng do năm nay mất mùa.”-Lời của bà Qúy.
Tuy viêc thu hoạch sen năm nay của gia đình bị thiệt hại nhiều nhưng vẫn còn sen để bán nên gia đình bà Qúy không lo lắng nhiều như các hộ khác.
Chúng tôi liên lạc với bà Trần Thị Diệu Minh-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền để tìm hiểu thêm thông tin hiện tượng sen chết hàng loạt tại địa phương. Tuy nhiên, bà Minh cho biết hiện tại bà đang còn thời gian nằm viện nhưng bà cũng thanh minh thêm, hiện tượng sen chết hàng loạt tại địa phương là lâu lắm rồi, từ đầu vụ chứ không phải mới đây. Bà cũng nhắn nhủ, bên quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để cứu sen.
Được biết, toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có hơn 500 ha sen nhưng đến thời điểm này đã có hơn 100ha sen chết héo đầm, thiệt hại hàng tỷ đồng khiến không chỉ người trồng sen lo lắng mất ăn mất ngủ mà còn khiến dự tính phát triển nghề trồng sen, đưa sen trở thành sản phẩm chủ lực để phát triển kinh tế của lãnh đạo tỉnh khó thành hiện thực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/lotus-died-farmers-in-worrying-07162019111020.html

Không phải đóng thuế, Formosa Hà Tĩnh

vẫn báo lỗ gần 600 triệu USD

Tin từ Hà Tĩnh, ngày 16/7/2019: Mặc dù được ưu ái không phải đóng thuế, nhà máy thép Formosa của Đài Loan và Trung Cộng vẫn báo lỗ 598 triệu USD, trong khi vẫn xả thải độc hại ra môi trường xung quanh.
Theo báo cáo tài chính, đến cuối năm 2018, Formosa Hà Tĩnh báo lỗ luỹ kế gần 14,000 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty này nhận được nhiều ưu ái từ chính phủ cộng sản Việt Nam, được thuê diện tích đất rộng 3,300 hecta trong thời hạn 70 năm với giá thuê rẻ. Formosa Hà Tĩnh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu đi vào sản xuất, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo, và chỉ phải đóng thuế thu nhập 10% trong 50 năm còn lại. Trường hợp bị lỗ, Formosa Hà Tĩnh cũng được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo, được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định.
Sau một năm vận hành lò cao số 2, năm 2018, Formosa sản xuất hơn 5 triệu tấn thép thô, gần 3,44 triệu tấn thép cán nóng HRC (hot rolled coil).Trong 4 tháng đầu năm 2019, Formosa đã sản xuất được hơn 2 triệu tấn thép thô (phôi thép), trong đó dành 1,6 triệu tấn để tiêu thụ nội bộ, xuất bán trong nước gần 300,000 tấn và xuất khẩu gần 159,000 tấn. Sản lượng thép thô sản xuất của Formosa chiếm khoảng 40% toàn thị trườngViệt Nam.
Công ty Formosa Plastic Group của Đài Loan nắm giữ 70% cổ phẩn của Formosa Hà Tĩnh, China Steel Company (CSC) từ Trung Cộng nắm giữ 25%. Có nghi vấn Formosa Hà Tĩnh cung ứng thép cho Trung Cộng để sản xuất tàu đánh cá, nhằm độc chiếm Biển Đông.
Ngoài xả thải ra môi trường, Formosa Hà Tĩnh cũng độc quyền khai thác cảng biển nước sâu Sơn Dương. Nói một cách khác, Trung Cộng đang chiếm giữ chủ quyền ở khu vực Hà Tĩnh.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/khong-phai-dong-thue-formosa-ha-tinh-van-bao-lo-gan-600-trieu-usd/

Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường

 ‘chịu trách nhiệm cá nhân’

Văn phòng Trung ương Đảng cho hay quyết định kỷ luật “cảnh cáo” Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhiệm kỳ 2011-2016 và cách chức Ủy viên cá nhân nguyên thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường.
Quyết định được Ban Bí thư đưa ra trong một phiên được Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hôm 16/7 mặc dù truyền thông không đưa ảnh ông Trọng trong bài viết.
Trang web Ủy ban Kiểm tra Trung ương mô tả sai phạm xảy thuộc trách nhiệm tập thể và cá nhân kể trên liên quan tới “cổ phần hóa, tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ GTVT”.
Trước đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật ba thứ trưởng khác bằng hình thức cảnh cáo và khiển trách liên quan đến những vi phạm trong cổ phần hóa ở bộ này.
Vẫn lại vì cổ phần hóa
Cũng trong tháng này Ban Bí thư đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về những “vi phạm và khuyết điểm” liên quan tới cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn và cảng Quảng Ninh xảy ra trong giai đoạn ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng GTVT, dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, giữ ghế này trong 10 năm (2007-2017), từng nắm chức Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông vận tải và nghỉ hưu cách đây khoảng gần hai năm.
Ông bị qui trách nhiệm cá nhân về trình thủ tướng, khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, các phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ GTVT và bản thân ông ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, thoái vốn… bị cho là có sai phạm.
Một trong những khuyết điểm “gây thất thoát tài sản của nhà nước” liên quan trực tiếp tới ông Trường, người quê Nghệ An và từng là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, theo Ban Bí thư của Đảng CS VN.
Ngoài việc bị cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng, Ban Bí thư yêu cầu “xử lý kỷ luật về hành chính” đồng bộ với xử lý kỷ luật đảng đối với nguyên thứ trưởng giao thông này.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49006776

Chính quyền Quận 2 sẽ làm việc

với từng trường hợp khiếu nại tại Thủ Thiêm

Chính quyền quận 2 đang khẩn trương tiếp xúc từng công dân khiếu nại đất đai trong dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm để hướng dẫn họ thực hiện việc khiếu nại và báo cáo cho Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 20/07/19.
Truyền thông trong nước, vào ngày 16 tháng 7 cho biết Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) vừa có chỉ thị yêu cầu đối với Chính quyền quận 2 như vừa nêu. Theo đó, 28 hộ dân ở Thủ Thiêm từng đến Hà Nội khiếu nại với các cơ quan Trung ương sẽ được Chính quyền quận 2 tiếp xúc trực tiếp từng trường hợp để hướng dẫn thực hiện việc khiếu nại của họ theo quy định pháp luật.
Tin cho biết yêu cầu vừa ban hành của UBND TP.HCM nhằm mục đích không để tiếp tục tình trạng khiếu nại vượt cấp tại các cơ quan Trung ương trong vấn đề Thủ Thiêm.
Ông Cao Thăng Ca, một cư dân ở Thủ thiêm từng đi khiếu nại tại những cơ quan từ địa phương đến Trung ương, vào tối ngày 16 tháng 7 lên tiếng với RFA về thông tin vừa nêu:
“Thông tin này có sự mâu thuẫn. Theo Báo Mới đăng thì chỉ đạo tất cả những người dân khiếu nại ở Thủ Thiêm phải về quận 2 để nộp đơn theo đúng trình tự thủ tục, không được khiếu nại vượt cấp. Nhưng theo Báo Tin Tức thì ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2 lại nói rằng đang tập trung hướng dẫn tất cả những người dân khiếu nại ở Thủ Thiêm làm đơn khiếu nại lên thành phố. Như vậy, Chính quyền TP.HCM ‘đá’ về quận 2 và quận 2 lại ‘đá’ lên Chính quyền TP.HCM. Do đó, chúng tôi thấy đó là một trò lừa đảo của Chính quyền TP.HCM thôi. Và cái trò này cho thấy thiện chí giải quyết vấn đề Thủ Thiêm của họ như thế nào.”
Nhiều hộ dân ở Thủ Thiêm đã ròng rã khiếu nại, khiếu kiện suốt hai thập niên qua vì không được bồi thường thỏa đáng cũng như bị giải tỏa dù nằm ngoài ranh giới quy hoạch của dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Vào cuối tháng 6 năm 2019, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận sai phạm tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin gì liên quan việc đền bù thiệt hại cho người dân Thủ Thiêm. Trong khi đó, trong một cuộc họp gần đây, bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân từng phát biểu với truyền thông quốc nội rằng, vấn đề Thủ Thiêm đã kéo dài hơn 20 năm làm một số bà con khiếu nại bức xúc. Thành phố sẽ có sự quan tâm cần thiết và nỗ lực xây dựng chính sách giải quyết, kiên quyết không để vụ Thủ Thiên tiếp tục chậm trễ, kéo dài làm khổ bà con.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-district2-authority-to-work-one-on-one-of-28-thuthiem-complaints-07162019085025.html

Hải quan Việt Nam khoanh vùng

6 doanh nghiệp lớn lập lờ xuất xứ hàng Trung Quốc

Cục Điều tra Chống buôn lậu Việt Nam đang theo dõi 6 doanh nghiệp lớn có kim ngạch nhập khẩu hàng từ Trung Quốc tăng đột biến.
Thông tin vừa nêu được báo chí trong nước hôm 16/7, trích dẫn lời của ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan, phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Ông Nguyễn Phi Hùng cho biết, tình trạng lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để xuất hàng đi các nước, lợi dụng xuất xứ của các nước nhập vào Việt Nam để hưởng ưu đãi đang ngày càng tăng.
Sáu doanh nghiệp lớn đang bị Cục Điều tra chống buôn lậu khoanh vùng là những doanh nghiệp có kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu từ Trung Quốc để xuất đi Mỹ và một số nước tăng đột biến trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019.
Tin cho biết, các công ty này sử dụng giấy tờ giả nhằm chứng minh nguyên liệu gỗ được sản xuất tại Việt Nam; sử dụng hóa đơn mua keo, bạch đàn, bột mì cho nhiều tờ khai quay vòng, để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ…
Vị Cục trưởng còn nêu rõ công ty Hiếu Nghĩa ở Lạng Sơn nhập hàng ngàn sản phẩm gia dụng từ Trung Quốc nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam, công ty này còn nhập khẩu khóa Việt – Tiệp là nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam nhưng sản phẩm nguyên chiếc lại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thậm chí theo ông Hùng, có công ty nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhưng ghi sẵn nhãn mác hàng hóa nổi tiếng trên thế giới, như công ty Trần Vượng ở Sài Gòn nhập khẩu thiết bị âm thanh nhãn hiệu Nonamax – sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng trên nhãn lại ghi sản xuất tại Trung Quốc…
Trước đó, trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói: Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ nhất, còn hơn Trung Quốc. Ông cũng nói rằng ‘Gần như tất cả các nước trên thế giới đều lợi dụng Mỹ’. Phát biểu của Tổng thống Mỹ vào giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ -Trung đang gia tăng, đã gây ra những lo ngại về khả năng Hoa Kỳ có thể cũng sẽ áp thuế nặng lên các hàng hóa của Việt Nam như đối với Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo ngày 20/6 của Bộ Ngoại Giao, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về biện pháp của Việt Nam trước thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lấy danh nghĩa hàng Việt Nam để xuất khẩu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-customs-eye-on-6-businesses-that-obscure-chinese-origin-07162019091629.html

Có 4 luật sư được cấp giấy bào chữa

cho luật sư Trần Vũ Hải

Tính đến ngày 16/7/2019, đã có 4 luật sư Việt Nam được Công an tỉnh Khánh Hòa cấp giấy bào chữa cho luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải và vợ là bà Ngô Tuyết Phương vì bị cáo buộc tội danh “trốn thuế” liên quan đến việc mua bán nhà đất ở tỉnh này.
Mạng báo Tuổi Trẻ online hôm 15/7/2019 tiết lộ, 4 luật sư này bao gồm các ông Bùi Quang Nghiêm, Trịnh Vĩnh Phúc, Hà Huy Sơn và Ngô Anh Tuấn.
Luật sư Hà Huy Sơn vào trưa 16/7 xác nhận thông tin này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do và cho biết thêm có tổng cộng 7 luật sư tham gia bào chữa cho vợ chồng ông Trần Vũ Hải.
Vsn0716_Son
“Tôi nhận được giấy bào chữa (cho anh Trần Vũ Hải) vào thứ ba tuần trước, tức là ngày 9/7.
Tôi thấy đăng ký cái ngày hôm mùng 9 còn có 3 luật sư nữa đăng ký, nhưng đến ngày 9/7 thì chỉ có 4 người được cấp giấy”, luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho hay.
Luật sư Sơn từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến những tình tiết mới liên quan đến vụ án “trốn thuế” và được giải thích là do ông đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa và đang tham gia trong giai đoạn điều tra nên những thông tin liên quan đến điều tra ông không được phép tiết lộ.
Trước đó ngày 2/7/2019, luật sư Trần Vũ Hải và vợ Ngô Tuyết Phương bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét nhà riêng cùng với văn phòng làm việc tại Hà Nội để điều tra về hành vi “ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất hồi năm 2016 nhằm giúp người bán đất trốn thuế 276 triệu đồng”.
Tuy nhiên, khi khám xét công an lại thu giữ luôn cả những tài liệu bao gồm hồ sơ vụ việc blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do, được cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc từ Thái Lan về nước mà ông Hải là luật sư bào chữa.
Qua ngày hôm sau, ông Hải tuyên bố “tạm nghỉ ngơi” trên Facebook cá nhân nhưng cho biết vẫn sẽ hỗ trợ các nhân viên trong văn phòng luật sư với vai trò cố vấn.
Đến ngày 5/7, cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an gửi thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa của luật sư Trần Vũ Hải đối với ông Trương Duy Nhất trong vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết, tại TP Đà Nẵng”.
Lý do được cơ quan này đưa ra là ông Hải đã bị khởi tố bị can tội ‘trốn thuế’, trong khi đó theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa…
Tuy vậy, ông Hải đã yêu cầu cấp thủ tục bào chữa cho blogger của Đài Á Châu Tự Do hơn 3 tháng trước nhưng chưa được chấp nhận.
Luật sư Trần Vũ Hải, sinh năm 1962 từng tu nghiệp tại Đức năm 1986. Ông là luật sư bào chữa cho các nhà hoạt động trong những vụ án nhạy cảm ở Việt Nam liên quan đến nhân quyền, chính trị, khiếu nại đất đai tập thể, nạn nhân bị oan sai bởi chính quyền…
Một số vụ việc gần đây mà ông có tham gia với vai trò luật sư như: cưỡng chế đất Vườn rau Lộc Hưng, blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc hay bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương vụ chạy thận ở Hòa Bình làm 9 người chết.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/4-lawyer-tvhai-07162019090556.html

Bãi Tư Chính:

 Việc truyền thông VN im lặng ‘là bình thường’?

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Một nhà quan sát nói với BBC rằng việc chính phủ và truyền thông Việt Nam không đề cập gì về vụ bãi Tư Chính “là chuyện bình thường”.
Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước tin do tờ South China Morning Post của Hong Kong loan báo.
“Đối đầu” giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông
Trung Quốc tập trận năm ngày trên Biển Đông
Tàu chiến TQ ‘theo dõi’ diễn tập Mỹ-Úc?
TQ tức giận vì tàu Canada qua Eo biển Đài Loan
Theo đó, Trung Quốc và Việt Nam đang có đối đầu căng thẳng liên quan tàu ‘khảo sát’ của Trung Quốc triển khai tới một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông.
“Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tuần tại khu vực một rạn san hô ở Biển Đông, sự kiện có nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ lớn nhất giữa hai quốc gia trong năm năm trở lại đây, tờ báo này cho biết hôm 12/7/2019 .
Trong những vụ như thế này, đối với báo chí chính thống, họ sẽ phải chờ thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao, rồi sau đó mới đưa tin được. Còn Bộ Ngoại giao thường thì sẽ chỉ có thông báo sau khi sự việc sắp kết thúc hoặc đã kết thúc.ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên
Đối đầu có thể gây ra một làn sóng tình cảm chống Trung Quốc ở Việt Nam chưa từng thấy, kể từ năm 2014, khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc (HD-981) tới khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước,” tờ báo của Hong Kong tường thuật.
Tính đến chiều 15/7, chưa thấy các báo Việt Nam đưa tin về vụ này, trong lúc một thư ký tòa soạn báo ở TP.Hồ Chí Minh đề nghị ẩn danh, xác nhận với BBC rằng “có lệnh không đưa tin về vụ bãi Tư Chính”.
‘Cách tiếp cận’
Hôm 15/7, trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói:
“Theo phán đoán của tôi, South China Morning Post có lẽ là trích lại thông tin của ông Ryan Martinson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc, trong khi bản thân ông Ryan có thông tin về vụ bế tắc này thông qua quá trình theo dõi các tàu của Trung Quốc trên các công cụ định vị tàu biển.”
“Cho nên nếu tờ báo này có trích dẫn sai sót gì đó thì cũng không phải điều gì quá lạ lẫm, quan trọng là họ có đính chính sau đó hay không. Dù sao thì South China Morning Post vẫn được xem là báo tư nhân, và là báo có trụ sở không phải ở đại lục.”
“Tuy nhiên cũng cần lưu ý, ông Ryan Martinson không phải là bên đầu tiên đánh tín hiệu là đang có chuyện xảy ra ở Biển Đông.”
“Từ theo dõi của tôi thì bên đầu tiên nói bóng gió về việc có va chạm xảy ra là một fanpage có cảm tình với quân đội Việt Nam, không loại trừ khả năng là thành phần của lực lượng 47.”
“Hiện nay tuy truyền thông dòng chính ở Việt Nam không đề cập, truyền thông mạng và các nhóm thân chính phủ trên không gian mạng vẫn được phép đề cập, dù không hay không thể, không được,đề cập quá chi tiết.”
“Việc chính phủ Việt Nam, và truyền thông dòng chính Việt Nam không đề cập gì là chuyện bình thường.”
“Đối với báo chí chính thống, họ sẽ phải chờ thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao, rồi sau đó mới đưa tin được. Còn Bộ Ngoại giao thường thì sẽ chỉ có thông báo sau khi sự việc sắp kết thúc hoặc đã kết thúc.”
“Cách tiếp cận “không xác nhận cũng không bác bỏ” sẽ là cách tiếp cận chính trong thời điểm hiện tại. Theo tôi, có mấy lý do sau:
Tránh đánh động dư luận, gây ra các vụ biểu tình bạo động lớn như vụ giàn khoan HD-981 năm 2014.
Nếu xảy ra bạo động thì cũng không có lợi. Thứ nhất cho kinh tế, và thứ hai cho ngoại giao, vì điều này sẽ gây sức ép lớn lên quá trình giải quyết tình hình trên thực địa.
Chính phủ Việt Nam cho thấy họ ưu tiên ổn định đối nội. Kiểm soát thông tin là để thực hiện mục tiêu đó. Kiểm soát thông tin là một chuyện, các chính sách thực địa là một chuyện khác và không đánh đồng hai chuyện này với nhau được.
Sóng ngầm bên dưới Biển Đông
Vì sao VN hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?
Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad
Mỹ quan tâm Bộ Tư lệnh tác chiến mạng VN?
Ông Thế Phương cũng phân tích thêm:
“Tham vọng của Trung Quốc hiện tại và tương lai là không thay đổi: Độc chiếm Biển Đông. Vì thế, các vụ va chạm lẻ tẻ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển vẫn rất hay thường xuyên xảy ra. Điều này không mới, và trong tương lai cũng sẽ như thế.”
“Tuy nhiên vụ bãi Tư Chính được cho là nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện giàn khoan HD-981, đơn giản là sự kiện này lặp lại kịch bản của vụ HD-981: Đội tàu Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và tàu khảo sát của Trung Quốc được một đội tàu hộ tống đông đảo đi kèm (gồm tàu cảnh sát biển Trung Quốc và các tàu dân quân biển.”
“Vậy lý do tại sao Trung Quốc lại làm vậy? Theo tôi, có hai lý do:
Phép thử: Trung Quốc muốn thử xem quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích lớn tới đâu cũng như VN triển khai lực lượng đối phó như thế nào. Việc thử nghiệm này sẽ được thực hiện thường xuyên. Tần suất thì khó có thể đoán trước được.
Đẩy lửa ra bên ngoài: một số ý kiến cho rằng vụ bãi Tư Chính lần này là Trung Quốc đang đẩy sự chú ý ra bên ngoài. Chiến tranh thương mại, các khó khăn kinh tế bắt đầu nảy sinh, các áp lực đặt lên vai Tập trong bối cảnh xuất hiện chia rẽ liên quan tới các chính sách kinh tế của ông (Hội nghị Trung ương 4 khóa 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa thể diễn ra kể từ tháng 11/2018. Tuy nhiên, phải theo dõi xem truyền thông Trung Quốc nói gì về sự kiện này thì mới khẳng định được lý do này chính xác hay không.”
‘Bưng bít’
Hôm 16/7, blogger, phóng viên tự do Thanh Ngọc nói với BBC:
“Những ngày này, người dân sục sôi trước việc vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam tại bãi Tư Chính bị tàu hải dương Haiyang Dizhi của Trung Quốc xâm phạm cả tuần lễ, hải quân Việt Nam ngăn chặn.”
“Thông tin quan trọng vậy mà chẳng có một tờ báo chính thống nào của Việt Nam lên tiếng, trong khi dân mạng hóng lề trái và sục sôi, nhưng chỉ mỗi tờ South China Morning Post viết những dòng ngắn ngủi.”
“Bưng bít kiểu ấy đừng trách sao báo lề phải mãi mãi lẹt đẹt so với lề trái trong cuộc đua thông tin, khi hiện nay báo chí tiếng nước ngoài rất dễ tiếp cận, và khả năng ngoại ngữ cũng như thẩm thấu thông tin của người dân cao lên rất nhiều.”
“Cùng lúc ấy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng im bặt, không lên tiếng “quan ngại” như mọi lần. Chính sự im lặng của giới chức càng tạo điều kiện cho tin đồn có cơ hội bùng phát, khi chức năng định hướng thông tin của báo chí lề phải bị “tê liệt”.
“Chính sự im ắng hàng bao nhiêu năm mà Việt Nam đã mất ải Nam Quan, mất một phần thác Bản Giốc, mất đảo Gạc Ma, biên giới bị lấn chiếm… Là người dân, ai mà không xót xa, nóng ruột khi thấy tấc đất cha ông mất lần mất hồi. Thông tin chủ quyền quốc gia là quyền chính đáng của công dân, nay bị “mũ ni che tai”, khó tránh khỏi việc dân tình đồn đoán, nghi ngờ và mất niềm tin vào chính đảng lãnh đạo.”
“Cách đây ít lâu, một thông tin xuất hiện trên báo chính thống và nhanh chóng bị xóa link, đại loại các báo “lề phải” cho rằng nếu không bị kiểm duyệt gắt gao, báo lề phải không bao giờ thua lề trái. Và họ gọi đó là thiếu “cạnh tranh công bằng”. Thông tin này làm tôi rất buồn cười khi nghĩ về vụ bãi Tư Chính mà các báo “quên đưa”.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được báo VietnamNet hôm 12/7 dẫn lời trong lúc bà được Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tại Bắc Kinh:
“Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước. Hai bên cần tuân thủ nghiêm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được; kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982; xử lý tốt vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy phân định và hợp tác cùng phát triển theo lộ trình đã thống nhất, cố gắng tạo đột phá trong đàm phán phân định vùng điển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2020.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48933010

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng

về vụ đối đầu ở bãi Tư Chính

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16/7/2019 cuối cùng đã lên tiếng về vụ đối đầu kéo dài một tuần lễ giữa các tàu hải giám Việt Nam và Trung Quốc gần một bãi san hô thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Tờ báo đầu tiên tường thuật về diễn tiến này, báo South China Morning Post (SCMP), hôm 12/7 nói rằng 6 tàu hải giám trang bị vũ khí nặng nề, 2 chiếc của Trung Quốc và 4 chiếc của Việt Nam, đã gườm nhau nhau trong các cuộc tuần tra xung quanh bãi Tư Chính của quần đảo Trường Sa.
SCMP trích dẫn thông tin do một trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, ông Ryan Martinson, cung cấp, theo đó Trung Quốc hôm 3/7 đã đưa Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào vùng biển gần Bãi Tư Chính do Việt Nam kiểm soát.
Ông Martinson chia sẻ trên Twitter: “Hình như Việt Nam đang thách thức hoạt động này” vì 4 tàu cảnh sát biển VN đã được điều tới hiện trường. Trên trang Twitter, ông Martinson tải một sơ đồ xác định rõ vị trí của các tàu của hai bên.
Phía Việt Nam đã giữ im lặng cho tới bây giờ. Trả lời câu hỏi của truyền thông hôm 16/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:
“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS, pháp luật Việt Nam.”
Bà Thu Hằng nhấn mạnh rằng nếu không được phép của Việt Nam, thì mọi hoạt động của nước ngoài “đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982”.
…Nếu không được phép của Việt Nam, thì mọi hoạt động của nước ngoài đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại chủ trương của Việt Nam từ trước tới giờ là giải quyết tranh chấp, bất đồng, bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).
Theo phó Giáo sư Martinson, Tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động từ ngày 3 tới 11/7/2019, và như vậy vụ đối đầu diễn ra trong khoảng thời gian Bộ trưởng Ngoại Giao/Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh tiếp đón Bộ trưởng Ngoại Giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr, tới thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 10/7/2019, theo lời mời của phía Việt Nam.
Trong cuộc gặp, hai nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao Philippines và Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết của việc “không quân sự hóa, tự kiềm chế hoạt động có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông. Hai vị Ngoại Trưởng cũng khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau, duy trì đoàn kết ASEAN trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử trên biển (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS.
Vụ đối đầu cũng xảy ra trong cùng thời gian Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang thăm chính thức Trung Quốc, từ ngày 8 tới 12/7/2019.
Trong cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tin cho hay tranh chấp Biển Đông đã được đề cập tới, hai bên cam kết tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế; đồng thời thúc đẩy những điểm đồng thuận và kiềm chế, kiểm soát những điểm còn bất đồng “vì đại cục của hai nước.”
https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-vn-len-tieng-ve-vu-doi-dau-o-bai-tu-chinh/5002531.html

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lại tiếp tục

kêu gọi làm mạng xã hội thay thế Facebook, Google

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam tiếp tục kêu gọi làm ra một mạng xã hội mới để thay thế Facebook và Goolge trong bối cảnh mạng xã hội VCNET của Ban tuyên giáo vừa ra mắt hơn 1 tháng.
Báo chí trong nước ngày 16/7 dẫn phát biểu của ông Hùng tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp công nghệ thông tin phía Nam trước đó một ngày.
“Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức.
Đồng thời người dùng cũng phải được chia sẻ giá trị khi tham gia cuộc chơi đó”, mạng báo Zing trích lời Bộ trưởng Hùng cho hay.
Đây không phải là lần đầu tiên một ông Bộ trưởng “Bộ 4T” đòi làm mạng xã hội của người Việt Nam để thay thế 2 mạng xã hội lớn nhất hiện nay.
Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Nguyễn Mạnh Hùng khi đó mới giữ chức Quyền Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông đã bày tỏ mong muốn phát triển mạng xã hội “made in Vietnam” để “đàm phán và buộc Facebook, Google tuân thủ pháp luật Việt Nam.”
Người tiền nhiệm của ông Hùng là ông Trương Minh Tuấn cũng từng có phát biểu tương tự.
Mới đây, ngày 11/6, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chính thức khai trương Hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo VCNET đồng thời là một mạng xã hội với tham vọng “kết nối ngành tuyên giáo với người dân.”
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thành Long sau đó còn kêu gọi nhiều cán bộ và người dân quan tâm sử dụng mạng xã hội VCNET và khẳng định MXH này được Viettel phát triển nên rất bảo mật.
Trong năm 2019, còn có mạng xã hội du lịch Hahalolo hay Việt Nam ta… cũng ra mắt đình đám và đặt mục tiêu vượt mặt Facebook trong 5 năm tới nhưng đến nay vẫn chưa thấy đến đâu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-own-social-media-07162019091121.html

Phát ngôn ‘cái lu’

của ĐB Hồng Xuân gây phản ứng khôi hài

Hoàng TrúcGửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP HCM
Ý kiến nói phát ngôn ‘cái lu’ gây tranh cãi của bà Phan Thị Hồng Xuân cho thấy “sự thiếu chuyên nghiệp của cá nhân và sự dễ dãi của ban tổ chức kỳ họp Hội đồng Nhân dân”.
Kể cả những quán cà phê chuyên bàn về chứng khoán cũng tạm gác các chỉ số để bàn chuyện chống ngập bằng lu do PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất. Câu chuyện thu hút sự bàn tán của dư luận trên tất cả các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, bên bếp ăn và tràn ngập vỉa hè.
‘Chống ngập kiểu này thì không bao giờ hết’
Dùng lu chống lụt hay có cách nào khác?
Sài Gòn chưa hết ngập vì ‘chọn sai cách’?
Bà Xuân khóa trang Facebook cá nhân sau khi hứng “gạch đá” bằng đủ thứ ngôn từ, từ góp ý mang tính học thuật đến thóa mạ cá nhân.
Câu chuyện chạm đến “phần mềm” nhạy cảm của người dân đó là thành phố ngập và trình độ cán bộ.
Nhiều nguyên nhân gây ngập
Nguyên nhân gây ngập tại TP.Hồ Chí Minh đã được thông tin khá nhiều đó là biến đổi khí hậu dẫn tới lượng mưa lớn, tần suất mưa bất thường; đỉnh triều cao hơn do thủy triều xâm nhập qua hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông với sức tác động của nước biển dâng.
Tốc độ đô thị hóa cao, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không theo kịp sự phát triển, chưa tính hệ thống thoát nước cũ, nhỏ; khắc phục bằng thiết kế mới thì sai lệch các chỉ số, không phù hợp, thiếu đồng bộ.
Sụt lún nền đô thị, cốt nền xây dựng đô thị thấp nên không tạo được độ dốc phù hợp cho việc thoát nước. Ngoài việc lấn chiếm, san lấp trái phép thì sự buông lỏng hoặc tiếp tay trong quản lý cao độ xây dựng dẫn tới hình thành các vùng trũng thấp cục bộ. Chưa tính tới thói quen xấu xí xả rác ra kênh rạch, cửa xả…
Chống ngập là ưu tiên trong các chương trình hành động của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, nhưng ngập vẫn hoàn ngập, nguyên nhân chỉ ra cũng nhiều, giải pháp đã triển khai cũng đa dạng nhưng xem ra vẫn chưa đẩy lùi cơ bản việc ngập. Sài Gòn cứ mưa là ngập.
Trong một tham vọng và niềm tin lớn, thành phố đã chi ra 10.000 tỷ đồng cho một công trình chống ngập được coi là cơ bản.
Chúng tôi có mặt ở công trình đó và xem ra nó vẫn còn chưa thể vận hành được.
Tại cống kiểm soát triều Mương Chuối, một trong sáu cống kiểm soát triều, người ta thấy nhiều trụ bêtông sừng sững nhô lên khỏi mặt nước khoảng dưới 10 m, nối tiếp nhau từ bờ bên này sang bờ bên kia.
Các hạng mục chính dưới nước gần như thi công xong, nên chỉ còn vài công nhân đang làm những công việc phụ. Nhưng phía hai bên bờ, nhiều nhà dân trong phạm vi dự án thuộc diện giải tỏa vẫn còn sinh hoạt bình thường. Báo chí trong nước dẫn lời nhà đầu tư Trung Nam cho biết hai bên bờ dự kiến xây dựng trung tâm điều hành dự án cống kiểm soát triều, do công tác giải tỏa đền bù chưa xong nên nhiều hạng mục vẫn phải chờ.
“Với tình hình hiện tại, chúng tôi muốn lắp cửa van nhưng không thể làm được vì khi chặn dòng, phía bờ chưa thi công xong, nước tạo ra áp lực lớn có thể phá hủy nhiều thứ,” một nhân viên nhà đầu tư Trung Nam nói.
Trong khi đó, hầu hết người dân ở đây cho biết sẵn sàng di dời, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
“Ai cũng biết đây là công trình chống ngập trọng điểm cho cả thành phố, nhưng chính sách bồi thường cho người dân phải thỏa đáng để chúng tôi còn an cư lạc nghiệp,” ông Nguyễn Ngọc Minh, người dân xã Phú Xuân, Nhà Bè, nói với báo Tuổi Trẻ.
Trong một tình cảnh bức xúc như vậy cho cả hai phía chính quyền và người dân thì phát biểu ngớ ngẩn của một đại biểu Hội đồng Nhân dân đã gây nên làn sóng phản đối khôi hài của toàn xã hội.
Bà Phan Thị Hồng Xuân nói rằng, chỉ cần mỗi nhà có một cái lu đựng nước là thành phố giảm ngập, đây là kinh nghiệm dân gian Việt Nam và học tập kinh nghiệm từ Nhật.
‘Yếu kém’
Thực tế người Việt ở nông thôn xưa kia chỉ dùng lu chứa nước mưa để uống chứ không phải chống ngập. Trong một nỗ lực có hiệu quả của chính phủ Việt Nam và Bộ Y Tế việc làm này đã hạn chế vì đã có hệ thống cung cấp nước sạch.
Hành động này của chính phủ Việt Nam được sự trợ giúp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn nhằm ngăn ngừa sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết.
Còn người Nhật chưa bao giờ dùng lu để chống ngập mà đó là một hệ thống, chứa, dẫn, điều tiết nước quy mô rất lớn.
Việc phát biểu khinh suất của cán bộ công chức hay đại biểu nhân dân đã bộc lộ ‘cốt nền” văn hóa của họ và những bằng cấp hào nhoáng đã bị rơi xuống bởi chính những phát biểu ngớ ngẫn, khinh xuất này.
Chống ngập luật cho một siêu đô thị trong chế độ bán nhật triều (trong một chu kỳ triều có hai lần triều lên và hai lần triều xuống) như TP Hồ Chí Minh là một vấn đề kỹ thuật mà không phải đại biểu nào cũng có thể nắm cơ bản.
Lẽ ra nếu đại biểu Hội đồng Nhân dân không có hiểu biết chuyên môn thì không nên phát biểu hoặc phải tìm hiểu, hỏi ý kiến chuyên gia chứ phát biểu khinh suất, rồi đe dùng Luật An ninh mạng đe nẹt người dân như cách của bà Xuân thì quả là một yếu kém kép.
Sự thiếu chuyên nghiệp trong các phiên thảo luận, phát biểu tại hội trường như trường hợp bà Phan Thị Hồng Xuân cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của cá nhân và sự dễ dãi của ban tổ chức kỳ họp.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48933009

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

nêu vấn đề ‘đại biểu trốn họp’

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề ‘bỏ họp’ của đại biểu trong kỳ họp vừa qua, có ngày vắng 100 người và đề nghị chấn chỉnh.
Theo các báo Việt Nam trích lời bà Kim Ngân hôm 16/07/2019, thì kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV “có số lượng đại biểu vắng họp nhiều nhất”.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân kỳ họp 20/5-14/6, “đại biểu vắng mặt rất nhiều”.
“Mỗi ngày vắng không dưới 30 người, thậm chí có ngày vắng tới 100 đại biểu.”
Đại biểu phải đi họp
Khác với các quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị với Hạ viện họp và làm việc hàng ngày, ở Việt Nam Quốc hội chỉ họp định kỳ trong năm.
Quốc hội VN giám sát BOT tới đâu?
Tiếng Anh chưa là ‘ngôn ngữ thứ hai’ ở VN
Quanh việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
Tuy thế, đại biểu chuyên trách có nghĩa vụ phải lo toan công việc cả năm.
Cổng thông tin điện tử của Quốc hội Việt Nam viết:
“Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.
Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là ba mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
Thậm chí có ngày vắng tới 100 đại biểuChủ tịch QH, Nguyễn Thị Kim Ngân
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.
Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.”
Văn bản này cũng ghi:
“Đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, phải có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.”
Tại Anh, nước tự hào có nền nghị viện lâu đời bậc nhất châu Âu, thành viên Hạ viện (House of Commons) không có nghĩa vụ phải đi họp và bỏ phiếu hàng ngày.
Việc ‘quản lý’ con số nghị sỹ là hoàn toàn các đảng trong Nghị viện lo, nếu họ muốn đủ số phiếu bầu cho các luật quan trọng.
Nhưng ở Thượng viện (House of Lords), các thượng nghị sỹ (Lords, Ladies) phải ký tên vào sổ hàng ngày, và nếu họ vắng mặt sẽ có công chức ghi lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49007146

Số lượng người biểu quyết tại quốc hội CSVN

chỉ là con số dối trá

Tin Vietnam.-  Báo VTC ngày 16 tháng 7 năm 2019 loan tin, bà Nguyễn Thị Kim ngân, chủ tịch quốc hội cộng sản Việt nam cho biết, trong kỳ họp quốc hội thứ 7 vừa qua, có nhiều đại biểu quốc hội vắng mặt, ngày vắng ít nhất không dưới 30 người, còn ngày vắng nhiều thì trên 100 người, có đoàn vắng đến 50%. Bà Ngân nói đại biểu ngoại quốc khác Việt Nam khi trong các buổi biểu quyết thì đều tìm cách có mặt.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết thêm, số đại biểu Quốc hội trong kỳ thứ 7 là quá nhiều, 500 người. Nhưng khi lấy ý kiến thì phiếu thu về quá ít, chỉ có hơn 300. Ông Giàu cho rằng sự việc trên là không ổn, những người vắng mặt không thể lấy quyền đại biểu rồi không còn nhớ nghĩa vụ của mình là gì.
Trái ngược với thông tin trên, tại trang thư viện pháp luật, tổng số các đại biểu tham gia biểu quyết luôn luôn cao, với lần thấp nhất là 429 người đồng ý, 7 người không đồng ý và 6 người không tham gia ý kiến.
Từ sự việc trên cho thấy, các thông tin kết quả về số lượng đại biểu tham gia biểu quyết của quốc hội chỉ là sự dối trá, lừa dân bằng cách làm đẹp con số. Và “cái kim” trong bọc cũng đã được chính miệng người đứng đầu Quốc hội nói ra. Sự việc trên cũng đã minh chứng rằng các đại biểu quốc hội cũng chỉ là những bù nhìn, giúp chế độ độc tài mị dân chứ không hề có tiếng nói hay quyền lực trong nghị trường. Việc họ có vắng mặt thì cũng chẳng sao, vì kết quả như thế nào đều do người đứng đầu “nặn” ra.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/so-luong-nguoi-bieu-quyet-tai-quoc-hoi-csvn-chi-la-con-so-doi-tra/

Di tích lịch sử cổ

dưới quyền quản lý của người cộng sản

Cao Nguyen
Thực trạng công tác bảo tồn những khi di tích lịch sử tại Việt Nam lại được công luận chú ý khi tin khu di tích lầu Bảo Đại hay còn gọi là biệt thự Cầu Đá nằm trên núi Cảnh Long (Khánh Hoà) được xây dựng cách nay gần 100 năm với 5 thự biệt hướng biển đang bị tác động vô cùng bất lợi bởi hoạt động san ủi gần như cả ngọn núi để xây khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, quán bar…
Thực trạng đáng buồn
Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện bày tỏ sự bất ngờ khi hay tin khu lầu nghỉ mát của vua Bảo Đại đang bị ủi sạch để xây dựng những công trình du lịch.
“Đó là một hiện trạng rất đáng buồn, thể hiện rằng tỉnh Khánh Hoà không biết trân trọng những công trình nghệ thuật, mang tính lịch sử. Người ta ăn xổi, ko biết khai thác du lịch từ cái đó.
Các vua chúa ngày xưa mà gần đây nhất là vua Bảo Đại thì có để lại rất nhiều biệt thự ở các nơi, ví dụ như ở Nha Trang Khánh Hoà, hay Đồ Sơn và một số nơi khác nữa.
Cùng với thời gian thì những nơi đó đều bị đổ nát. Mấy năm gần đây thì một số các công trình đó được sử dụng để tham quan và phục vụ nhu cầu ăn ngủ của du khách, ví dụ lầu Bảo Đại – Đồ Sơn.
Tôi thấy đáng ra những cái đó nên giữ gìn nguyên vẹn hay ít nhất là cũng gần với nguyên bản để làm du lịch và khai thác để người ta nhìn nhận lại một nơi chốn của những con người trong lịch sử.
Vì vậy tôi thấy sự kiện ở Khánh Hoà làm hỏng cảnh quan của Dinh Bảo Đại là điều rất đáng tiếc.”
Kiến trúc sư (KTS) kỳ cựu Trần Thanh Vân nói với RFA từ Hà Nội rằng thời điểm này bà không có điều kiện để khảo sát thực tế ở Khánh Hoà, nhưng theo bà thì
“Việc phá huỷ các di tích có ở khắp mọi nơi, trầm trọng nhất là ở ngay giữa thủ đô. Một thủ đô đã ngàn năm mà trầm trọng nhất, thành ra tất cả những chuyện ở Nha Trang và các thành phố khác, tôi nghĩ cũng vậy cả thôi.”
Đây không phải là trường hợp duy nhất cho thấy chính quyền đang thờ ơ với các di tích mang giá trị lịch sử. Vào năm 2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế cho san lấp, di dời lăng mộ bà Tài nhân họ Lê (là vợ vua Tự Đức) để làm bãi đỗ xe du lịch tham quan lăng Tự Đức và Đồng Khánh.
Trước sức ép của báo chí và dư luận trong nước, Bộ Văn Hoá buộc phải yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không được di dời lăng mộ vợ vua Tự Đức để làm bãi đỗ xe, dù cho lăng mộ của bà đã bị vùi lấp trong quá trình đơn vị thi công san ủi mặt bằng.
Hay như di tích Thành Nhà Hồ được vua Hồ Quý Ly cho xây dựng từ cuối thế kỷ 14 ở Thanh Hoá cũng trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp, chuối hoang mọc um tùm.
Vào tháng 10/2018, Quỹ Bảo tồn văn hoá của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã tài trợ 92.500 USD để tu sửa cấp thiết mái vòm và bảo tồn cổng thành phía Nam, di sản Thành Nhà Hồ.
Tuy nhiên đến 3/2019, báo Tuổi Trẻ đưa tin cho hay Cơ quan chức năng cấp tỉnh chưa cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích này lần nào. Người dân địa phương phải đóng góp tiền để làm lại gian nhà lợp tôn để che bàn thờ tại chính điện của di tích.
“Người quản lí văn hoá không có văn hoá”
“Ở Việt Nam, các di tích đều được quản lí bởi cao nhất là Bộ Văn Hoá, cục Di sản là cơ quan chuyên môn rồi đến sở văn hóa các Tỉnh. Tôi thấy trong bộ não của những người quản lí văn hoá hiện nay là không có văn hóa. - Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói:
Đánh giá về công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử của nhà chức trách Việt Nam hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói:
Những di tích cận hiện đại ví dụ như những di tích liên quan đến Hoàng đế Bảo Đại hay bà Trần Lệ Xuân có nhà nghỉ mát ở trên núi Bạch Mã của Huế, hoặc một số dinh thự thời xưa thì hiện nay các tỉnh đều biết không cách sử dụng để làm du lịch, không biết sử dụng những cái đó để sinh ra tiền.
Thay vào đó, họ lại dùng cách là phá bỏ đi hoặc làm cho nó biến dạng xong rồi họ lại phục dựng trở lại. Đó là những dự án rất tệ, nói chung là dự án ma mãnh, làm tốn ngân sách của nhà nước.
Ở Việt Nam thì những dự án về trùng tu, lưu giữ di tích lịch sử, văn hoá là những dự án chỉ vì tiền. Họ cần tiền thì họ làm và họ làm thế nào để dự án tiêu được nhiều tiền.
Vì vậy, có những cái không đáng thay, không đáng phải sửa thì họ cũng làm. Để làm được việc đấy thì có khi họ để mặc cho nó đổ, sập, nát xong rồi họ mới phục dựng, làm lại. Thì đó là các hiện trạng thường có ở các di tích lịch sử văn hoá Việt Nam hiện nay trên cả nước.”
Cùng quan điểm với tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, KTS Trần Thanh Vân thẳng thắn:
“Bây giờ, những người (làm văn hoá) thiển cận và vô văn hoá. Ngay cả ông bộ trưởng Văn Hoá – Thông tin cũng vô văn hoá. Họ chỉ muốn tôn vinh những người kề cận họ thôi”
Chỉ chú trọng tôn tạo di tích “Cách mạng Cộng sản”
Ông Lê Trọng Hùng, một cựu giáo viên và là người hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội thì cho rằng chính quyền hiện nay chỉ tập trung trùng tu những cơ sở của đảng cộng sản thời còn hoạt động bí mật hay trong chiến tranh:
“Họ chỉ tôn tạo những di tích lịch sử có liên quan tới cuộc cách mạng của họ, những cuộc cướp chính quyền, các di tích như nuôi dấu cách mạng chẳng hạn. Còn tôn tạo những giá trị văn hoá xa xưa hơn của cha ông thì người ta không quan tâm lắm, hoặc quan tâm cho có gọi là “tầm nhìn văn hoá” nhưng nó không được như mong muốn.” - Ông Hùng bình luận với RFA từ Hà Nội.
Thực tế cho thấy các di tích gắn liền với cuộc “Cách mạng Cộng Sản” như khu di tích Nhà sàn của Hồ Chí Minh bao gồm quần thể nhà sàn, phủ Chủ tịch, ao cá… ở Hà Nội được xếp hạng “di tích Quốc gia đặc biệt”, luôn được giữ gìn, tôn tạo, canh gác nghiêm ngặt.
Những khu ‘căn cứ cách mạng’ tại nhiều địa phương cũng được cấp kinh phí để bảo quản và đưa khách đến để tham quan.
KTS Trần Thanh Vân cho rằng suy nghĩ và hành xử như thế theo bà là một sự ngộ nhận, sai lầm rất tai hại vì suốt hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam đã có rất nhiều vị danh nhân tạo nên những ‘điển tích’ lẫy lừng.
“Tôi nói ví dụ trong thời gian vừa qua, tôi đã phát hiện và viết 3 bài và đi suốt cả năm 2018 về một di tích lịch sử rất quan trọng trong cuộc chiến đánh quân Nguyên Mông tạo nên 2 chiến thắng lẫy lừng lần thứ 2, thứ 3 ở tỉnh Ninh Bình.
Chùa Khai Phúc ở Ninh Bình, là nơi vua Trần Thái Tông xuống tóc đi tu sau khi đánh bại quân Mông-Nguyên lần thứ nhất. Dù chỉ rộng hơn 100 mét vuông thôi nhưng người ta cũng cố tình xoá đi nhưng không xoá nổi.
Hay như Hành cung Vũ Lâm từng là căn cứ quân sự để hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông chỉ huy 2 lần đánh tan Mông-Nguyên. Hiện nay, người ta dùng tiền nhà nước xây dựng thành nơi ăn chơi nhảy múa hết sức bậy bạ. Người ta đến đó vui chơi chứ không phải thực sự đến đấy để mà tôn vinh cái giá trị lịch sử.”
Lối ra nào?
Trước tình trạng ngày càng nhiều di tích lịch sử phải “kêu cứu”, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho rằng muốn thay đổi thực trạng đáng buồn như hiện nay, phải thay đổi được nhận thức của những người làm công tác quản lí văn hoá:
“Đầu tiên phải là đầu não của những người quản lí văn hoá. Ngày xưa, bộ Văn Hoá thời xưa cách đây vài chục năm có một đội ngũ chuyên gia thuộc đủ mọi lĩnh vực, tạo thành hội đồng tư vấn xung quanh ông Bộ trưởng, và ông bộ trưởng cũng là người hiểu về văn hoá.
Nhưng thời gian gần đây tôi thấy quanh bộ văn hoá không còn những chuyên gia như thế nữa, họ đã không còn được sử dụng. Mà Bộ văn hoá cũng không thèm hỏi ý kiến chuyên môn. Bộ trưởng bộ Văn Hoá cũng không có hiểu biết gì về văn hoá cả. Họ là những người không những “i tờ” về mặt văn hoá mà còn là những đao phủ của các công trình văn hoá.
Vì vậy nên là họ chỉ quen làm việc với các dự án, tức là làm sao để kiếm được nhiều tiền nhất trong các dự án đó, từ cấp trung ương xuống đến các tỉnh. Vì vậy khó có cách hay giải pháp gì mà trước hết giải pháp là phải ở trong đầu não của những người quản lí văn hoá.”
Còn KTS Trần Thanh Vân thẳng thắn khẳng định rằng: “Giờ nói biện pháp khắc phục thì rất là khó. Tôi nghĩ phải giải quyết cái chế độ. Chế độ đổi thay, mọi thứ đổi thay thì nó mới tốt lên.”
“Vì nó là việc đồng bộ chứ không riêng một mặt nào. Thật sự, nghiêm túc mà nói là quá nhiều rồi.”
Ông Lê Trọng Hùng thì cho biết, xã hội dân sự Việt Nam chưa đủ sức để tôn tạo hay bảo tồn các di tích, còn việc mong chờ chính quyền chủ động quan tâm, tôn tạo các di tích lịch sử là rất khó; nên cách thức ông đưa ra là:
“Chỉ có cách là người dân hãy liên tiếng thông qua vận động kiến nghị thư xin chữ kí của người dân hoặc kiến nghị lên UNESCO để họ tác động xuống thì may ra sẽ tác động mộtphần nào đó,” ông Hùng nêu giải pháp.
Một bài viết trên Tạp Chí Kiến Trúc số ra tháng 6/2019 nêu lên trường hợp bảo tồn đình làng cổ Trần Đăng (thuộc xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Theo tác giả Hạnh Nguyên, bài học về việc giữ lại một di tích kết cấu gỗ 400 tuổi gần như nguyên vẹn giúp mang lại một hy vọng mới về sự thay đổi nhận thức trong ứng xử với di sản, di tích mở ra một tương lai mới: khi cộng đồng hiểu giá trị, hiểu về ý nghĩa di sản, cộng đồng sẽ có ý thức và cùng tìm giải phải bảo vệ, làm sống dậy các di sản đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/old-relic-pre-07152019145621.html

Thời ‘tự do cái con c..’

Nguyễn Hùng
Các diễn biến trong mấy ngày qua, từ chuyện những người đi thăm tù chính trị bị côn đồ thoải mái hành hung tới chuyện báo chí bị cấm hé răng về căng thẳng giữa các tàu Việt Nam và Trung Quốc ở bãi Tư Chính, khiến tôi nhớ lại một cuộc phỏng vấn với bà Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày.
Tôi phỏng vấn bà Tân hôm 24/9/2012, đúng ngày xử blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, và bà thuật lại diễn biến trong ngày bà bị giữ tại đồn công an ở thành phố Hồ Chí Minh để không thể tham dự phiên toà:
“Hôm nay phó công an Phường 6, Quận 3 … Trung tá Vũ Văn Hiển, tôi xin lỗi anh chửi thề, chửi vào mặt tôi, đụ mẹ, đéo bà vào mặt tôi và quăng đủ các thứ con ra và nói là ‘tao bẻ cổ mày chết, tự do cái con nọ, tự do cái con kia…
“Ngày hôm nay con trai tôi ở cùng cái tầng đó [trong đồn công an Phường 6, Quận 3] nhưng họ nhốt cháu ở một phòng khác. Và khi ra về thì họ lột áo con tôi. Tôi xin lỗi anh là họ nói thẳng luôn là, họ chỉ vào cái chữ tự do trên cái áo của con tôi và họ nói, tôi xin nói bậy vì tôi nhắc lại lời của Trung tá Vũ Văn Hiển là ‘tự do cái con cặc’”.
Gần bảy năm đã trôi qua, ông Hải cùng bà Tạ Phong Tần, người cũng bị xử tù trong cùng một vụ án, và một số tù nhân chính trị khác đã sang Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Nhưng ở Việt Nam, thời tự do cái con không phải lon Coca vẫn đang khiến nhiều tù nhân chính trị và những người ủng hộ họ tiếp tục bị ngược đãi, thậm chí hành hung mà không bị pháp luật sờ tới.
Trong khi đó báo chí tiếp tục viết theo đơn đặt hàng của chính phủ và chấp nhận những vùng cấm không có trong hiến pháp và pháp luật. Không có hiến pháp và pháp luật nào cấm đưa tin người đi thăm tù bị hành hung. Luật pháp cũng không cấm đưa tin về căng thẳng trên biển và thực tế báo chí Việt Nam đã có những lần đưa tin rầm rộ trong quá khứ. Việc chấp nhận các mệnh lệnh miệng không dựa trên cơ sở pháp lý đã khiến điều vô cùng bất bình thường này trở thành điều bình thường từ lâu nay.
Ở Việt Nam hiện nay quyền lực của các quan chức cộng sản không hề bị kiểm soát ngoại trừ khi có đấu tranh giữa các phe khác nhau. Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng được cho là “quyền lực vô biên” cho tới khi các đối thủ của ông trong phe chủ đốt lò Nguyễn Phú Trọng lật ngược ván cờ khiến ông rớt đài và các đệ tử lần lượt vào lò. Các định chế còn lại, từ Quốc hội tới hệ thống tòa án và báo chí, chỉ là đầu sai của Đảng Cộng sản.
Tình cờ tuần này kênh truyền hình BBC của Anh chiếu phim tài liệu về cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người đã bị chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid bỏ tù 27 năm nhưng cuối cùng đã được trả tự do năm 1990 và chiến thắng trong bầu cử năm 1994. Những lời ông Mandela nói trong cuộc tranh đấu kéo dài nhiều thập niên để đòi quyền tự do vẫn đúng với nhiều người dân Việt Nam: “Chúng ta là người dân của quốc gia này nhưng chúng ta không có quyền lực và không có công lý.”
Ngay cả trong chế độ phân biệt chủng tộc, vợ ông Mandela cùng đông đảo người dân được tự do tới dự phiên toà xử ông hồi năm 1964 khi ông bị kết án chung thân. Trong thời gian bị giam cầm trên đảo Robben từ năm 1964-1982, ông Mandela cũng đã có lần chất vấn trưởng trại da trắng: “Ông là nhân viên trong hệ thống công lý hay ông là găng-xtơ mặc sắc phục?”
Một trong những cựu tù nhân chính trị hiện đang sống ở Hoa Kỳ, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã nhiều lần kể lại trên Facebook về chuyện tù nhân bị hành hung hay ngược đãi.
Trong phát biển mới đây tại thủ đô Washington D.C. tại Hội Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, blogger này nói:
“Trong lúc tôi đang ở đây phát biểu thì hàng chục người tù chính trị khác tại Việt Nam ở các trại giam phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh đang tuyệt thực để phản đối tình trạng ngược đãi tù nhân. Nhiều người trong số họ đã bước sang ngày tuyệt thực thứ 15.
“Xin hãy quan tâm, lên tiếng và tranh đấu cho họ. Hãy yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức Nhân quyền quốc tế áp lực Hà Nội phải tuân thủ các công ước quốc tế về cấm ngược đãi tù nhân và phải có một hệ thống giám sát độc lập để theo dõi tình trạng trong các trại giam.
“Là một tù nhân được trả tự do sớm, tôi nằm trong số ít nhân chứng sống may mắn của hệ thống nhà tù tàn khốc, khắc nghiệt ở Việt Nam…
“Nếu bạn nghĩ tra tấn tù nhân chỉ giới hạn trong việc đánh đập thì không đúng đâu. Với thời tiết mùa hè cả 100 độ F, chỉ cần lấy hết quạt máy ra là nhà tù trở thành địa ngục ngày đêm. Điều đó đang xảy ra ở trại giam số 6, Nghệ An.”
Bảy năm về trước tại phường 6 ở thành phố ‘mang tên Bác’, công an doạ bẻ cổ dân và tuyên bố thẳng ‘tự do cái con c..’. Bảy năm sau ở trại 6 tại quê hương ‘Bác’, những người quản trại tháo hết quạt trần giữa cái nóng tới 40 độ C để trả thù những người tranh đấu và đánh bươu đầu, mẻ trán những người muốn tới thăm họ. Việt Nam có nhiều nét giống thời ‘Bác ra đi tìm đường cứu nước’ chỉ có điều tự do báo chí có khi lại không bằng khi xưa.
https://www.voatiengviet.com/a/huynh-ngoc-chenh-dieu-cay-me-nam-nguyen-thuy-hanh/5002435.html

Bắc Kinh muốn gì qua vụ HD-8?

Phạm Chí Dũng
Vụ Trung Quốc điều tàu HD-8, được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh, bất thần xâm nhập khu vực bãi Tư Chính ở vùng biển đông nam Việt Nam để ‘thăm dò dầu khí’ là hoàn toàn bất thường.
Những bất thường
Điểm bất thường đầu tiên là Bãi Tư Chính là nơi mà phía Trung Quốc đã quá am hiểu về trữ lượng dầu khí và còn nhẵn mặt trơ tráo đến độ đã từng hai lần – vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 – cho nhiều tàu chiến vây bọc khu vực này để buộc Repsol – đối tác Tây Ban Nha liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – phải rút lui khỏi dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ trong khu vực này.
Điểm bất thường thứ hai là vụ ‘thăm dò dầu khí’, mà thực chất là thêm một vụ khiêu khích với những đường nét rất quen thuộc của Bắc Kinh, trùng với khoảng thời gian quan chức chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi Bắc Kinh để bàn với Tập Cận Bình về ‘làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ và ‘đại cục’.
Điểm bất thường thứ ba là vụ khiêu khích trên xảy ra khi đang ngày càng dày hơn tin tức về chuyến đi Mỹ của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, hoặc một quan chức trong ‘tam trụ’ được Trọng chọn làm người thay mình đi Mỹ – có thể là Nguyễn Thị Kim Ngân hoặc Nguyễn Xuân Phúc. Một chuyến đi mà chắc chắn không khiến Bắc Kinh hài lòng, nếu không nói là ngược lại.
Và thêm một điểm bất thường nữa, mà có lẽ chưa phải cuối cùng và cần được xem là quá đỗi bình thường, là thói câm nín của giới tuyên giáo và báo chí nhà nước Việt Nam trước vụ khiêu khích trên, như đã từng câm lặng trong rất nhiều lần xảy ra khiêu khích từ Bắc Kinh trên Biển Đông.
Bài cũ diễn lại
Vụ tàu HD-8 của Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính thật ra chỉ là bản sao của những vụ xâm nhập, khiêu khích và bắn thông điệp cảnh cáo Việt Nam xảy ra trước đó.
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2019, Trung Quốc đã tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông, trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ – chuyến đi mà khi đó dự kiến có thể diễn ra vào mùa hè năm 2019. Không biết có phải trời ‘thương’ Nguyễn Phú Trọng hay do ‘sức khỏe có vấn đề’, hoặc bởi cả hai lý do này, 4 ngày sau đó ông ta suýt chút nữa đã ‘tịch’ hẳn ở xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’ bởi một cơn bạo bệnh được cho là đột quỵ không mấy êm ái, để từ đó đến nay Trọng đã thoát được cảnh phải hành hương đến Bắc Kinh.
Còn trước đó, từ năm 2014 Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật cho giàn khoan và tàu ‘thăm dò dầu khí’ vào biển Đông để khủng bố tâm lý rệu rã của chính thể bị cộng đồng lên án là ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Tháng 5 năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lần đầu tiên tấn công vào Biển Đông, chen lấn vào vùng hải phận của Việt Nam và như một cú tát tai nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị ở Hà Nội, nhất là với những quan chức Việt vẫn còn mộng mị ngủ ngày mà đã biến thành cơn mê sảng bi kịch trong thói đu dây quốc tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, đã xuất hiện những kế hoạch khai thác dầu khí ở giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với những đối tác nước ngoài là Repsol tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở vùng biển Đông Nam, với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga tại mỏ Lan Đỏ, cũng như bắt đầu có kế hoạch thăm dò khai thác với tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ tại mỏ Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Đến năm 2015, giàn khoan Hải Dương 981 lại hiện hình một lần nữa. Ngày 6/5/2015, website của Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải thông báo về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông. Hoạt động này là đáng được chú ý, dù khi đó Hải Dương 981 vẫn nằm ngoài vùng lãnh hải Việt Nam. Một tuần sau thông báo trên của Cục Hải sự Trung Quốc, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bất ngờ thông báo “Chúng tôi sẽ tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cấp cao nhất”. Đến tháng 7 năm 2015, Trọng chính thức đi Mỹ – chuyến công du đầu tiên của ông ta đến xứ Cờ Hoa mà đã được Tổng thống Barak Obama tiếp đón đặc cách như một nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu Dục.
Điều đáng nói là hình ảnh tái xuất mang tính khủng bố của Hải Dương 981 vẫn xảy ra dù Nguyễn Phú Trọng đã chấp nhận ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’, khi tới Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2015.
Còn vào năm 2019, Trung Quốc lại khai triển chiến thuật ép và lấn từng bước: trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng hoặc một quan chức thay thế cho Trọng, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014, hoặc một lần nữa có đến vài trăm tàu các loại vây hãm khu vực Bãi Tư Chính để gây sức ép với giới chóp bu Việt Nam như đã từng làm vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, khiến Repsol rốt cuộc phải ‘bỏ của chạy lấy người’ và phía Việt Nam phải chấp nhận bồi thường cho Repsol khoản đầu tư ban đầu thăm dò dầu khí mà công ty này bỏ ra lên đến 200 – 300 triệu USD.
Tập Cận Bình muốn gì?
Khác với hai năm 2017 và 2018 là những thời điểm đường lưỡi bò vẽ bổ sung của Trung Quốc đã quét qua gần như toàn bộ các lô dầu khí nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi đến Hà Nội đã trắng trợn đến mức ra yêu sách bắt Việt Nam phải ‘cùng hợp tác dầu khí’, với tỷ lệ ăn chia có thể lên đến 60% cho Trung Quốc và chỉ còn lại 40% cho chủ nhà Việt Nam – được hiểu thực chất là phải mời một tên cướp vào nhà mình để cùng chia bôi tài sản…, nguồn cơn Trung Quốc gây ra khiêu khích vào năm 2019 rất có thể là do Nguyễn Phú Trọng ‘trốn biệt’ mà không chịu đi ‘chầu thiên tử’.
Vụ tàu HD-8 tiến thẳng vào Bãi Tư Chính xảy ra đồng thời với sự hiện diện của Nguyễn Thị Kim Ngân ở Bắc Kinh cho thấy rất rõ là Tập Cận Bình đã không hề thỏa mãn với một Kim Ngân thay thế, mà tiếp tục gây sức ép đòi hỏi phải đích thân Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc.
Nhưng cho dù có phục hồi sức khỏe để thực hiện chuyến đi ‘Trung Quốc trước, Mỹ sau’, chuyến đi này chắc chắn sẽ mang lại cho Nguyễn Phú Trọng những thất lợi lớn về chính trị và cả rủi ro sinh mạng khó lường. Có lẽ trong cái liếc mắt nhăn mày của ‘thiên triều’, Trọng không còn được xếp vào hàng ‘ngoan hiền dễ bảo’ nữa.
Ngoài ra, tuy HD-8 chỉ là một vụ khiêu khích nhỏ, nhưng lại toát lộ dấu hiệu về sức ép và gây hấn của Bắc Kinh có thể gia tăng đột ngột và thô bạo hơn hẳn trong thời gian tới, do đó đòi hỏi chủ trương ‘gần Mỹ’ hoặc ‘dựa Mỹ’ của Nguyễn Phú Trọng cần được triển khai nhanh hơn, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác quân sự Việt – Mỹ không còn nhiều thời gian để chơi trò vờn bắt nhau mà phải đi vào những vấn đề thực chất hơn nhiều, như khi nào một hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ chính thức có mặt ở quân cảng Cam Ranh, đồng thời Nguyễn Phú Trọng phải gấp rút đi Mỹ, hoặc thậm chí phải tính toán đến khả năng chọn người thay thế ông ta đi Mỹ, cho dù Trọng vẫn muốn chỉ mình ông ta – với tư cách nguyên thủ quốc gia – được Donald Trump đón tiếp bằng thảm đỏ và trong Phòng Bầu Dục ở Washington.
https://www.voatiengviet.com/a/hd-8-tu-chinh-truong-sa-hai-giam/5002423.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.