Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 14/07/2019

Sunday, July 14, 2019 7:51:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 14/07/2019

Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang có điểm thi


tốt nghiệp PTTH thấp nhất nước năm 2019


Thống kê điểm thi tốt nghiệp TPTH năm 2019 cho thấy Sơn La, Hoà Bình và Hà Giang - những tỉnh có xảy ra gian lận thi cử lớn hồi năm ngoái – là những địa phương có điểm trung bình thi thấp nhất cả nước ở các môn toán, ngoại ngữ, lịch sử và địa lý. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 14/7, dựa Theo thông báo điểm thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào sáng cùng ngày.

Theo Tuổi Trẻ, Sơn La, Hà Giang “đội sổ” về điểm trung bình tất cả các môn thi.

Sơn La đứng chót bảng 63 tỉnh thành về môn toán với điểm trung bình là 3,5; Hà Giang đứng thứ 62 với điểm trung bình là 3,69; Hoà Bình đứng thứ 61 với điểm trung bình 4,14.

Ở môn ngoại ngữ, lịch sử, và địa lý, thứ hạng của ba tỉnh là: Sơn La 63, Hà Giang 62, Hoà Bình 61.

Ở môn văn, Sơn La đứng cuối bảng với điểm trung bình là 3,65; Hà Giang xếp thứ 62 với 4,1 điểm; Hoà Bình thứ 61 với 4,65 điểm.

Ở các môn thi vật lý, hoá học, sinh học, các tỉnh này cũng thay nhau đứng ở các vị trí cuối bảng.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018, cả ba tình này đều có số lượng điểm giỏi cao bất thường. Điều tra của công an xác định có 114 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm.

Kết quả điều tra ở Hoà Bình và Sơn La được công bố hồi tháng 3 vừa qua cho thấy có 64 thí sinh ở Hoà Bình và 44 thí sinh ở Sơn La được nâng điểm. Đặc biệt có thí sinh được nâng tới hơn 9 điểm một môn.

Khoảng 20 cán bộ ngành giáo dục và công an ở ba tỉnh đã bị khởi tố.




Hàng chục người ngăn cản


nhóm tình nguyện viên Sài Gòn nhặt rác ở chợ Hà Tĩnh


Tin Vietnam.- Ngày 14 tháng 7 năm 2019, trên facebook có tên Minh Bom đã đăng tải clip có nội dung một nhóm tình nguyện viên ở Sài Gòn đã đến một khu chợ Phố Châu tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để nhặt rác. Tuy nhiên nhóm đã bị một số người mặc đồng phục đến ngăn cản không cho những tình nguyên nhặt rác.

Một người trong nhóm tình nguyện viên giới thiệu là Bình Yên cho biết, mục đích của nhóm là vừa làm sạch môi trường, và để tuyên truyền cho người dân hạn chế sử dụng nhựa, vì nhựa mất 50 năm mới phân hủy. Chị cho rằng, việc nhặt rác, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam. Do thấy Hà Tĩnh là nơi vừa xảy ra nhiều vụ cháy rừng nên nhóm muốn mang thông điệp cho người dân rằng, ngoài bảo vệ rừng thì vấn đề về rác cũng rất quan trọng.

Một tình nguyện viên tên là Giang Thị Kim Cúc giới thiệu là tình nguyện viên nhặt rác quốc tế và Việt Nam nói chị đã đi qua 36 tỉnh, thành để nhặt rác. Nhưng khi chị đến Hà Tĩnh thì bị ngăn cản, phía ban cai quản chợ yêu cầu chị có thể đi chợ, nhưng phải để rác lại cho ban cai quản chợ. Để ngăn cản nhóm tình nguyện viên, ngoài việc đi theo ngăn cản, thì một số người đàn ông không giới thiệu tên tuổi, cơ quan làm việc đã rêu rao những tình nguyện viên này có thể là những người móc túi, rồi dọa đập hư điện thoại của tình nguyện viên, đồng thời cấm các tình nguyện viên quay phim, chụp hình, nếu muốn quay phim ở chợ thì phải đi đến cơ quan chức năng xin giấy phép. Một người đàn ông khác nói nhóm tình nguyện viên muốn nhặt rác thì đến nhà ông mà nhặt, chứ không được nhặt rác ở chợ.

Sự việc trên đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội facebook, và khiến cho dư luận bất mãn về hành vi của nhóm người ngăn cản các tình nguyện viên.

An Nhiên




Đài Loan bắt giữ 14 người Việt nhập cư trái phép


Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 14/7 trích thông tin từ Cơ quan Tuần duyên (CGA) nước này cho biết Tuần duyên Đài Loan vừa bắt giữ 14 người Việt Nam không có giấy tờ trên một chiếc tàu cá Đài Loan hôm thứ Bảy, ngày 13/7.

Tuần duyên Đài Loan đã chặn chiếc tàu cá có 14 ngư dân mang quốc tịch Việt Nam sau khi nhận được thông tin về một nhóm buôn lậu người đang tìm cách đưa người Việt vào Đài Loan qua ngả Trung Quốc, thông báo của CGA cho biết.

CGA cho biết trong số những người bị bắt có 8 nam và 6 nữ, được đưa lậu vào Đài Loan để làm việc. Hiện cả 14 người đang bị bị giữ để hỏi cung và sẽ được giao cho Cơ quan Di trú Đài Loan để trục xuất về nước.

Trường hợp những người Việt tìm cách vào Đài Loan bất hợp pháp không phải là hiếm. Hôm 13/6 vừa qua, Đài Loan cũng đã bắt giữ 19 người Việt Nam khác vào Việt Nam theo danh nghĩa du lịch trên một tàu du lịch giữa Matsu và Đài Loan.

Theo CNA, các điều tra của Đài Loan cho thấy những người Việt sẵn sàng trả cao nhất là 7.000 đô la để có thể vào Đài Loan làm việc.




Hàng Việt vừa kém chất lượng, vừa xấu, vừa lỗi thời


thua ngay trên sân nhà


Tin Vietnam.- Đài VOV ngày 14 tháng 7 năm 2019 loan tin, việc siêu thị Big C của Thái Lan đột ngột không tiếp tục mua hàng may mặc đối với 200 nhà cung cấp của Việt Nam, đã khiến cho các công ty, và cơ quan chức năng Việt Nam giật mình. Vì lâu nay nhiều công ty Việt lệ thuộc vào nhà phân phối ngoại một cách thụ động.

Ngay lập tức, bộ Công thương vào cuộc, làm việc với tập đoàn Central Group, và Big C. Đơn vị này mới cam kết mua lại hàng của 50 trong tổng số 200 nhà cung cấp. Theo đài VOV, dù Big C đã nhập lại hàng cho nhà cung cấp Việt.

Nhưng thực tế cho thấy, dù yêu quý hàng Việt nhưng người tiêu dùng không thể sử dụng sản phẩm vừa kém chất lượng, vừa đắt chỉ vì lòng tự tôn dân tộc. Nhiều người không muốn mua hàng may mặc tại Big C vì sản phẩm vừa kém chất lượng, mẫu mã xấu, lạc hậu, lỗi thời nhưng giá cả lại đắt. Ngoài vấn đề trên, thì các công ty Việt còn yếu trong vấn đề xây dựng thương hiệu, quảng bá chất lượng. Chính vì vậy, hàng Việt đang đứng trước nguy cơ bị mất thị phần ngay trong nước.

Trong thời gian qua, thị trường Việt Nam đã có khá nhiều những tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới đầu tư vào. Chỉ sau một thời gian xuất hiện tại Việt Nam, những tập đoàn bán lẻ này đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, và quy mô. Đến nay, hệ thống phân phối ngoại quốc đã chiếm 53% thị phần của Việt Nam. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp đội Siêu thị thành phố Hà Nội cho rằng, nhà cầm quyền cần có chính sách hỗ trợ, phát triển cho các tập đoàn phân phối bán lẻ Việt. Trong thời gian tới, nếu các công ty Việt không phát triển, thì sẽ chỉ mãi đi làm thuê, mất cả phân phối đồng nghĩa với mất sản xuất.

An Nhiên




Trung Cộng mời Việt Nam hợp tác làm hỏa xa


nối Việt Nam- Trung Cộng- Châu Âu


Tin Vietnam.- Báo Trithucvn ngày 14 tháng 7 năm 2019 loan tin, tại buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cộng sản Việt Nam trong chuyến thăm Trung Cộng, ông Lật Chiến Thư, Chủ tịch Nhân đại Trung Cộng nói với bà Ngân rằng, phía Trung Cộng muốn hợp tác với Cộng sản Việt Nam trong dự án làm đường hỏa xa nối Việt Nam- Trung Cộng- châu Âu, nhằm giúp Việt Nam đưa hàng hóa sang châu Âu thuận lợi hơn.

Ông Lật Chiến Thư cho rằng, hai đảng cộng sản “anh em” cần đẩy mạnh thực hiện Bản ghi nhớ về kết nối “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Đáp lại, bà Ngân khẳng định Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện cho các công ty ngoại quốc, trong đó có Trung Cộng thực hiện các dự án có công nghệ tiên tiến, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghệ cao.

Về vấn đề trên biển, cả bà Ngân và ông Thư cho biết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình.

Tuy nhiên, trên thực tế, phía Trung Cộng đã hành động ngược lại với lời nói của mình. Cũng trong thời gian bà Ngân đang thực hiện chuyến thăm Trung Cộng từ ngày 8 đến 12 tháng 7, thông tin từ một số cơ quan truyền thông trên quốc tế đã loan tin, phía Trung Cộng đã đưa tàu hải giám đến khu vực Bãi Tư Chính, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thực hiện mưu đồ xâm chiếm.

An Nhiên




Sau Trung Quốc,


Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân có sang Washington?



Trong chuyến thăm Việt Nam để dự cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 từ ngày 27 tới 28/2/2019 tại Hà Nội, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư/ Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Washington để phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay ông Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời, và thời gian cụ thể của chuyến thăm “sẽ được thông báo vào thời điểm thích hợp.” Gần 5 tháng đã trôi qua, thời điểm có lẽ vẫn chưa thích hợp bởi vì ông Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh và chưa hồi phục hẳn. Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy tại trường Luật Đại học Harvard, là một học giả tâm huyết với các vấn đề Việt Nam và thường xuyên tiếp xúc với giới học giả/ quan chức ngoại giao Mỹ-Việt, đưa ra một số nhận định về lời mời và đáp ứng của phía Việt Nam, cũng như về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người vừa có chuyến công du Trung Quốc và được xem là có triển vọng thay thế Chủ tịch nước sang thăm chính thức Hoa Kỳ. Mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Giáo sư Tạ Văn Tài và Hoài Hương của VOA-Việt ngữ sau đây.

VOA: Thưa Giáo sư, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức mời Tổng Bí Thư/Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ, nhưng với bệnh trạng của ông Trọng, thì liệu bà Kim Ngân hoặc một người nào khác có thể thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến công du nước Mỹ?

Giáo sư Tạ Văn Tài: “Vì Tổng Bí Thư và Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong những tháng qua rất ít xuất hiện ngay cả trong những dịp cần thiết, như gặp cử tri hay chứng kiến việc ký các hiệp ước quốc tế ở trong nước, ông không ra hải ngọai trong vai trò nguyên thủ như xưa, mà chỉ thấy Thủ Tướng Phúc đi hôi nghị G20, hay tháng 7/2019 này, bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi Trung Quốc–trong khi từ trước đến nay đi Trung Quốc thường do Tổng Tịch dẫn đầu phái đoàn — nên ta có thể đoán là sức khỏe cụ Tổng Tịch chưa chắc phục hồi mau đủ cho việc đáp lời mời của TT Trump sang thăm Toà Bạch Ốc trong thời gian ngắn, vì Mỹ đang ráng chờ cụ Tổng từ thời gian dự kiến qua Mỹ tháng 6. Trong cuộc hội thảo Asia Policy Assembly của NBAR tại Washington DC ngày 18/6, một thứ trưởng Mỹ đã nói là Mỹ chờ đợi. Một nhà ngoại giao Việt Nam có nói với tôi là chắc cụ Tồng không đi thì chắc không ai đi cả, tuy ông có hứa với tôi là sẽ báo tin nếu có thay đổi gì khác, nghĩa là rút cục việc ngoại giao cần quá thì phải có ai thay cụ Tổng đi không… Tóm lại chuyện cụ Tổng sẽ đi Mỹ hay không, thì ta chỉ có thể phỏng đoán, vì còn:

tuỳ sức khỏe của ông, tuỳ ông có sẵn sàng bỏ dịp rất quan trọng để thực hiện cuộc thăm viếng quốc khách có chính danh quốc trưởng, chắc chắn đựoc đón linh đình hơn cuộc viếng thăm TT Obama năm 2015 — nhưng hồi đó với tư cách Đảng trưởng, với sự áy náy ( nhân viên ngoại giao nói thế với tôi) là không biết người Mỹ có tiếp đàng hoàng, đủ tư cách không (nhất là sau khi Brazil không đủ lễ nghi nên cụ Tổng đã từ Cuba, bỏ về Việt Nam mà không đi tiếp qua Brazil.

tuỳ theo nhu cầu ngoại giao sáp lại gần Mỹ cấp bách hơn vì áp lực của Trung quốc tại Biển Đông, khiến phải cử người thay ông Trọng sang gặp ông Trump gấp, hay tình hình cho phép có thể hoãn cuộc thăm viếng cuả cấp cao nhất cho tới khi sức khỏe phục hồi.

Trong quá khứ, Việt Nam đã cố gắng bắt mau dịp may sáp lại Mỹ như Tổng Trọng rất mừng được gặp Obama tại Toà Bạch Ốc năm 2015, và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc vận động qua một luật sư đang xin mở casino ở Việt Nam, có đuờng telephone thẳng đến Toà Bạch Ốc gợi ý cho ông Phúc qua gặp, và òng Phúc, năm 2017, sang Mỹ gặp ông Trump rất sớm, chỉ sau Thủ Tướng Abe và Tập Cận Bình. Và kinh nghiệm về kết quả những chuyến đi gặp mau mắn, kịp thời, các TT Mỹ trong quá khứ, có lẽ sẽ hối thúc Việt Nam hành động mau mắn để bắt kịp thời cơ.

Hiện chưa có gì dứt khoát cụ Tổng có đi Mỹ hay không, nhưng tôi đoán chế độ, lấy kinh nghiệm phải phòng bị sẵn, việc có thể cử Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân, đi thay, và muốn thế thì phải để cho bà Ngân sang Tàu trấn an mọi nghi ngờ của Tàu là Việt Nam sẽ bỏ chính sách không liên minh với nước nào để chống nước nào khác, tức là chính sách quân bằng thế lực, đi dây giữa các cường quốc.

Chuyến đi Tàu của bà Kim Ngân không thuộc loại tham khảo song phương Tàu-Việt định kỳ, mà các quan chức cấp dưới nhiều bộ đã làm, mà có lẽ thuộc loại các chuyến đi của các chủ tịch nước hay tổng bí thư trước đây vẫn thực hiện trước khi qua Mỹ để giảm nghi ngờ của Tàu khi Việt Nam đi những bước xích lại gần Mỹ hơn.

VOA: Tại sao lại là bà Ngân, mà không phải Phó Chủ tịch nước Đặng thị Ngọc Thịnh, hay ông Trần Quốc Vượng, là người có vẻ được Tổng Bí Thư NPT ưu ái hơn, trong những lần xuất hiện gần đây nhất?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Đứng về mặt Luật hiến Pháp, mà ngừoi Mỹ vốn quen với nền Pháp trị, hay viện dẫn các nguyên tắc và diễn tiến hiến định, thì bà Ngân là người cao nhất nước vì bà là chủ tịch Quốc Hội, mà Hiến pháp Việt Nam gọi là cơ quan quyền lực tối cao. Đi Mỹ, thay cho Tổng Tịch–vừa lãnh đạo Đảng cao nhất, vừa là quốc trưởng Đại điện cao nhất cho nước Việt Nam, nhưng vì ốm đau ở nhà–thì bà Ngân có tư cách Đại điện quốc gia Việt Nam tại Mỹ, chính danh hơn người lu mờ là bà phó Ngọc Thịnh và ông thuần tuý Đảng Trẩn Quốc Vượng.

Ông Trọng được TT Trump mời qua Mỹ mà cứ im lặng về ngày đi, có lẽ sức khỏe còn chưa ổn để có cuộc thăm viếng cấp nhà nước, cũng chưa đủ để ông xuất hiện thường xuyên trước công chúng Việt Nam, cho nên rất có thể đành phải chuẩn bị cho Bà Ngân, chủ tịch cơ quan quyền lực cao nhất, làm việc ngọai giao với tư cách quyền quốc trưởng đi sang Mỹ gặp Tổng thống Trump, bởi nếu bắt Trump chờ lâu quá, sẽ mất dịp thuận lợi cho ngoại giao thân Mỹ với một cuộc viếng thăm cấp nhà nước, để quân bình với Tàu.

VOA: Tại sao lãnh đạo Việt Nam luôn luôn sang thăm Trung Quốc ngay trước, hoặc sau khi đi thăm Hoa Kỳ?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Đó là nhu cầu trấn an Trung Quốc , cho ra vẻ Việt Nam không liên minh với nước này chống nước kia– tuy với chủ quyền quốc gia về bảo vệ lãnh thổ, biển đảo, về an ninh quốc phòng, Việt nam có quyền cộng tác từng việc với các đối tác nào làm lợi cho Việt Nam, kể cả Mỹ. Thì cũng theo gương Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, thắng nhà Thanh rồi thì đâu có thù nước Tàu mãi, mà xin cưới công chúa, giao hảo. Đó là theo quy tắc vừa cương vừa nhu, vừa đánh vừa đàm. Khi hội thảo tại Đà Nẵng nhân vụ Trung quốc đem giàn khoan 981 đi vào thềm lục địa Việt Nam, tôi có đề nghị Quốc hội nên ra nghị quyết toàn viện kết án giàn khoan, theo Luật Pháp quốc tế, nhưng bỏ phiếu kín để không lộ diện đại biểu quốc hội nào thù nghịch với Trung Quốc. Nhưng họ không làm mà chỉ ra tuyên ngôn của Ban Thường vụ Quốc hội thôi vì họ muốn đi một bước dè dặt hơn, ra một giải pháp nửa chừng, dút dát là 3,4 người trong ủy ban thường vụ quốc hội ra một bản tuyên bố thôi chứ không ra một nghị quyết toàn viện.

VOA: Thưa Giáo sư, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã qua Mỹ nhiều lần, người Mỹ đánh giá bà ra sao?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Người phụ nữ này có dịp qua Mỹ nhiều lần, kể cả dẫn đầu phái đoàn đại biểu quốc hội qua Harvard dự hội thảo về các vấn đề làm chính sách, mà Harvard thường xuyên tổ chức cho cả các dân biểu, nghị sĩ Mỹ bao nhiêu năm rồi, do đó bà Ngân rất quen thuộc với các giao dịch ngoại giao với Mỹ, và được nhiều người Mỹ quý mến, một ông Mỹ trong Chương Trình Harvard Vietnam Program đã nhận nhiều đợt du sinh và học giả Việt Nam, và lập Đại Học Fulbright tại Việt Nam, gọi bà Ngân là “my sister” trong bữa tiệc kết thúc seminar. Gần đây, bà Ngân, sau khi ông Trọng ít xuất hiện, có lẽ được ông ủy thác việc cho nên bà chủ tọa Quốc Hội với thái độ và lời nói tự tin hơn trước, đôi khi ngắt lời các đại biểu đang chất vấn.

VOA: Giáo sư là người nhiều lần tiếp xúc với bà Kim Ngân, xin Giáo sư đưa ra một nhận định về cá nhân bà, cũng như tiềm năng/ xu hướng lãnh đạo của bà? Liệu bà là một nhân vật thân Mỹ hay thân Tàu? Có tìm cách thoát Trung, xích lại gần Mỹ, hay cân bằng “đu dây” giữa hai cường quốc?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Tôi chỉ gặp bà có hai lần. Bà có lối nói chuyện thân tình, đầm ấm, thành thật, ngay từ những giây phút đầu, bằng lời nói cũng như cử chỉ, bà nói chuyện rất lâu với tôi, cắt nghĩa rành rọt việc Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang, năm đó chưa là chủ tịch nước, đi sang Mỹ cùng bà, cắt nghĩa cho người Mỹ tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, để TT Obama tiếp đón Tổng Bí Thư Trọng tại Toà Bạch Ốc.Tôi không dám nói bà thân Mỹ hay Tàu, chỉ đoán có lẽ bà theo lối đi dây giữa các cường quốc, vì khuynh hướng thích ứng theo thời cuộc, như việc bà nói luật đặc khu Bộ Chính trị đã quyết, thế mà rồi chắc bỏ luôn dự luật này rồi.

Thiết nghĩ bà có sự quyết đoán trong cách lãnh đạo, như trong cách điều hành phiên họp quốc hội nói trên, có khi hơi mạnh tay quá, như thay vì ném vài mồi nhỏ xuống ao cá vàng cạnh nhà chòi của Hồ Chí Minh như TT Obama làm khi đứng cạnh bà, thì bà đổ cả rổ mồi cá xuống ao cá vàng!

VOA: Thưa Giáo sư, cơ hội nào cho một phụ nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân nắm giữ chức vụ quyền lực nhất nước? Ưu và khuyết điểm?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Khi các kỳ phùng địch thủ tranh quyền, hạ nhau, thì những người có vẻ hiền lành, không thủ đoạn nguy hiểm sẽ là mẫu số chung để các phe đối dịch đồng ý chọn, như một trọng tài, thí dụ như ông Nông Đức Mạnh, hiền khô, đã được chọn làm tổng bí thư. Bà Ngân rất có thể có vai trò làm mẫu số chung vô hại cho các kỳ phùng địch thủ khác chọn làm quốc trưởng.

VOA: Như vậy Giáo sư nghĩ là hiện giờ đang có những ‘kỳ phùng địch thủ’ tranh quyền hạ nhau ở Việt Nam?

Giáo sư Tạ Văn Tài: Vâng, cái đó thì nhiều người cũng đoán như vậy bởi vì đó cũng là luật tự nhiên của việc tranh chấp ở cấp quyền lực cao nhất. Từ ngàn xưa các hoàng tử cũng giết nhau để tranh ngôi vua.

Vừa rồi là câu chuyện giữa Giáo sư Tạ Văn Tài và Hoài Hương của VOA-Việt ngữ. Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy tại trường Luật Khoa Sài Gòn và Hành Chính Quốc Gia. Sang Hoa Kỳ năm 1975, ông tiếp tục ngành luật và từng giảng dạy tại trường luật đại học Harvard.




Động đất lớn ở Đông Indonesia


xảy ra sau một trận động đất ở Úc


Một trận động đất 7,3 độ vừa xảy ra ở quần đảo Moluccas ở đông Indonesia hôm Chủ nhật 14/7, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho hay.

Reuters tường thuật rằng động đất gây hoảng loạn cho cư dân nhưng không có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại lớn về vật chất.

USGS cho biết trận động đất xảy ra ở độ sâu 10 km tại một khu vực cách thành phố Ternate 168 km về hướng đông nam.

Theo Cơ quan khí tượng học Indonesia (BMKG) thì trận động đất không có nguy cơ gây ra sóng thần.

Một quan chức của BMKG, ông Rahmat Triyono, nói có ít nhất 7 cơn dư chấn mạnh hơn cường độ 5 đã được ghi nhận sau trận động đất chính.

Cơ quan này cho biết trận động đất lớn đã được cảm nhận ở nhiều khu vực khác trên lãnh thổ Indonesia, kể cả nhiều thành phố trên đảo Sulawesi và ở Sorong trên đảo Papua.

Động đất xảy ra ở Indonesia nhiều giờ sau một trận động đất 6,6 độ ở ngoài khơi thành phố du lịch Broome ở Tây Australia, nằm về hướng nam Indonesia. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết trận động đất ở Úc, thoạt tiên đo được 6,9 trên địa chấn kế, xảy ra ở độ sâu 33 km, tại một địa điểm cách 203 km ngoài khơi thành phố du lịch Broome, và không gây thiệt hại đáng kể.

Tại Indonesia, cũng không có báo cáo về thiệt hại đối với cấu trúc hạ tầng, theo ông Iksan Subur, một giới chức thuộc Cơ quan đặc trách ứng phó Thiên tai Indonesia đặt trụ sở ở Nam Halmahera, gần tâm chấn.

Ông Iksan nói với Reuters rằng tuy không có thiệt hại vật chất, mọi người đã hoảng loạn chạy ra khỏi nhà, và một số cư dân sống ven biển đang di chuyển lên các vùng đất cao hơn..

Cơ quan có nhiệm vụ giảm nhẹ hậu quả thiên tai (BMKG ) cho biết là không có nguy cơ động đất sẽ gây ra sóng thần và yêu cầu mọi người duy trì bình tĩnh và cảnh giác vì sẽ có thêm dư chấn.

Tuần trước, BMKG đưa ra cảnh báo sóng thần, nhưng gỡ bỏ cảnh báo này sau khi một trận động đất 6,9 độ xảy ra ở bờ biển phía đông bắc Sulawesi, nằm về hướng tây của trận động đất xảy ra hôm Chủ Nhật 14/7.

Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất và đôi khi cả sóng thần.

Trận động đất gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử Indonesia là trận động đất 9,5 độ xảy ra vào ngày 26/12/2004, gây ra một trận sóng thần lớn giết chết khoảng 226.000 người dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương, trong đó có hơn 126.000 người Indonesia.




Sửa Luật Công đoàn nhưng có xóa bỏ ‘phí ăn cướp 3%’?



Mãi đến tháng Bảy năm 2019, rốt cuộc một trong những mơ ước và cũng là mục tiêu đấu tranh gian khổ trong rất nhiều năm qua của người lao động cùng xã hội dân sự đã tạm đơm hoa kết trái: chính thể độc tài và chưa bao giờ chịu ‘nhả’ quyền lực can thiệp lẫn thao túng vào tổ chức công đoàn của công nhân đã phải chấp nhận sửa Luật Công đoàn.

Vẫn câm nín ‘phí ăn cướp 3%’!

Nhưng sự kiện mang tính quá đỗi hiếm muộn trên đã chỉ được công bố chính thức sau khi Liên minh châu Âu (EU), trong tư thế đành tạm hài lòng với một chút ‘cải thiện nhân quyền’ cho có và hết sức trí trá của chính thể Việt Nam, đã đành phải ‘nhả’ cho chính thể này bằng việc tổ chức ký kết hai hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu) vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – một trong số 6 ‘cánh tay nối dài của đảng’ đã dự kiến phạm vi Luật Công đoàn sửa đổi sẽ tập trung điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu: Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động công đoàn; Quyền gia nhập công đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyền gia nhập hệ thống công đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống công đoàn; Tài chính công đoàn.

Theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2020).

Thế nhưng cáo chết không chừa nết. Một trong những nội dung cốt lõi trong Luật Công đoàn cần phải xóa bỏ là ‘phí ăn cướp 3%’ vẫn không được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nêu ra, trong khi trước đó chính chủ thể này đã là tác nhân muốn giấu biến Luật Công đoàn để khỏi phải sửa đổi.

Âm mưu!

Cho đến nay, không phải thông tin từ các cơ quan chính quyền mà là từ giới xã hội dân sự đã cho người lao động biết một yêu sách bắt buộc: Luật Công đoàn năm 2012 có khá nhiều mối liên hệ hữu cơ qua lại với Bộ luật Lao động, và một cách đương nhiên theo đòi hỏi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã tham gia, và cả hai hiệp định EVFTA và EVIPA mà Việt Nam có thể sẽ được tham gia, khi sửa luật này thì đồng thời phải sửa luật kia và ngược lại.

Nhưng cái cách sửa luật song trùng như thế rất có thễ vẫn sẽ mãi là kỳ vọng mà không thể biến thành một thứ thực tế nào dù chỉ là thực tế thật khiêm tốn, bởi trong thực tế vào năm 2018 và cho đến tận gần đây đã tồn tại âm mưu ‘không sửa Luật Công đoàn’.

Bằng chứng của âm mưu trên, trớ trêu thay, lại bị lộ ra bởi… Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2018, mặc dù đã phải thừa nhận sẽ cạnh tranh với công đoàn độc lập được lập ra bởi công nhân trong tương lai, Phạm Bình Minh vẫn thản nhiên nói trước quốc hội: ‘cho đến hiện nay thì Chính phủ không đề xuất sửa Luật Công đoàn’.

Đó chính là nguồn cơn sâu xa và bệ rạc để Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trong suốt một thời gian dài đã không hề trình một dự thảo nào về sửa Luật Công đoàn.

Nhưng vì sao Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam lại tha thiết với Luật Công đoàn cũ đến thế?

“Không ăn cướp thì là cái gì!”

Cùng với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nằm trong số 6 ‘cánh tay nối dài của đảng’ bị xem là bám chặt đời sống ký sinh, mỗi năm tiêu xài đến 14.000 tỷ đồng tiền ngân sách – tức tiền mà người dân phải è cổ đóng thuế.

Nhưng ngoài tiền cấp từ ngân sách, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam còn một nguồn thu rất màu mỡ khác.

Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ – đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động).

Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ: ‘không ăn cướp thì là cái gì!’.

Nhưng cho tới nay, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vẫn chưa hề minh bạch tài chính, hay nói thẳng là chưa hề công bố con số thu hàng năm từ ‘phí ăn cướp 3%’ là bao nhiêu, chi cho những mục gì và số tiền mà cơ quan này lợi dụng để ‘ăn chơi nhảy múa’ thâm lạm đến mức nào.

Cho đến năm 2019 và khi chính thể Việt Nam đã phủ phục sát thềm CPTPP và EVFTA, thái độ của ‘kẻ cướp’ vẫn chẳng có gì đáng gọi là phục thiện. Mối quan hệ giữa Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam với những đơn vị do cơ quan này làm ‘chủ quản’ thậm chí còn tồi tệ đến mức vào tháng 6 năm 2019, Đại học Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn đã trở thành địa chỉ đầu tiên tố cáo cơ quan chủ quản của đại học này là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về chế độ ‘nộp tô’ đến 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế (có thể hiểu là phải nộp đến 30% của phần lợi nhuận ròng sau khi đã nộp thuế).

Trả thù đê tiện!

Đáng chú ý, thư tố cáo trên mà được gửi đến các cơ quan của đảng và chính quyền, nhưng không phải ‘lưu hành nội bộ’ mà được Đại học Tôn Đức Thắng công bố cho báo chí nhà nước – như một thông điệp sẵn sàng đối mặt với cơ chế đầy bất công và tham lam của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bị một vố đau điếng từ thư tố cáo của một đơn vị do cơ quan này làm chủ quản. Và cũng là lần đầu tiên một đơn vị cấp dưới như Đại học Tôn Đức Thắng thấm thía về thói hư tật xấu và nạn thù vặt bẩn thỉu đê tiện của giới quan chức chủ quản luôn tụng niệm ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và ‘luôn chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động’ là đến mức nào.

Nhưng chỉ đến lúc này, các đơn vị bị ‘chủ quản’ mới nhận chân ra được việc cấp trên của họ sẵn sàng trả thù đê tiện ra sao. Ngay sau phản ứng công khai trên của Đại học Tôn Đức Thắng, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã trả đũa bằng cách đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo xem xét tính hợp pháp việc phong giáo sư của ông Lê Vinh Danh – hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng – và tự phong giáo sư cho giảng viên của trường đại học này, mà có thể hiểu là muốn cách chức ông Danh.

Trùng với thời gian đòi Đại học Tôn Đức Thắng phải ‘nộp tô’, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam lần đầu tiên phải đối mặt với nguy cơ ‘đa công đoàn’, hoặc tương lai hình thành công đoàn độc lập do người lao động tự thành lập mà không còn nằm trong guồng máy chi phối của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, và sẽ cạnh tranh sòng phẳng với Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam khi chính thể độc tài Việt Nam triển khai Hiệp định thương mại quốc tế CPTPP và có thể được ‘ăn’ Hiệp định thương mại EVFTA với châu Âu. Điều đó cũng có nghĩa rằng mức thu ‘3% ăn cướp’ nhiều khả năng không còn nữa.

Hẳn nguy cơ hụt thu trên đã khiến Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, vốn quen ‘tham ăn’, không còn cách nào khác là tróc nã các đơn vị thuộc quyền chủ quẩn của mình như Đại học Tôn Đức Thắng, với mức thu như thể giết người.

Phải xóa bỏ!

Thực ra, sẽ chẳng cần ngạc nhiên về thói quen ‘ăn tạp’ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, nếu biết tường tận về một thực tế không thể chối cãi: cơ quan này chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Nhiều nguồn tin từ giới công nhân đã khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.

Còn giờ đây, cái thời chuyên quyền độc đoán và ‘ăn cướp’ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã đến hồi kết.

Đã tới lúc số thu ‘3% ăn cướp’ trong nhiều năm qua mà ‘thủ phạm’ là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam phải được kiểm toán hoặc thanh tra cấp chính phủ, đồng thời phải bị xóa bỏ hoàn toàn trong Luật Công đoàn sửa đổi.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.