Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/07/2019

Sunday, July 14, 2019 7:47:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/07/2019

Ông Trump nói ‘TQ không giữ lời’

Trung Quốc sẽ không mua nông sản Mỹ giữa lúc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng kết thúc thương chiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay hôm 11/7.
Theo hãng tin CNBC, trên tài khoản Twitter cá nhân, nhà lãnh đạo Mỹ viết rằng, “Mexico đang làm tốt ở biên giới, trong khi Trung Quốc đang khiến chúng ta thất vọng vì họ không mua các sản phẩm nông nghiệp từ những người nông dân tuyệt vời của chúng ta như họ đã hứa”.
Phát biểu của lãnh đạo Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh các trưởng đoàn đàm phán của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc điện đàm, nối lại đối thoại thương mại song phương sau hai tháng bị gián đoạn do Washington cáo buộc Bắc Kinh muốn thay đổi các thỏa thuận đã đạt được trước đó.
Bên lề hội nghị G20 ở Nhật, ông Trump đã gặp Chủ tịch Trung Quốc và thống nhất đình chiến thương mại để nối lại đàm phán. Ông Trump tuyên bố, để đổi lại việc Mỹ ngừng áp thuế 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh đề xuất mua lượng lớn sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ.
Cũng trong ngày 11/7, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này và Mỹ có thể tìm ra cách giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai bên nếu các lo ngại chính đáng được cân nhắc giải quyết.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Cao Phong cho biết rằng, nước này hy vọng Mỹ sẽ dỡ bỏ các trừng phạt chống lại tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc trong thời gian sớm nhất và mở đường cho quan hệ song phương lành mạnh.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29291-ong-trump-noi-tq-khong-giu-loi.html

Ông Trump: TQ làm chúng ta thất vọng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đã làm ông thất vọng vì không giữ lời hứa tại thượng đỉnh G20 là mua thêm nông sản của Mỹ.
“Mexico đang làm rất tốt ở biên giới, nhưng Trung Quốc đang làm chúng ta thất vọng bởi họ đã không mua sản phẩm nông sản từ những nông dân tuyệt vời của chúng ta như họ đã nói”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 11/7.
“Hy vọng là họ sẽ sớm bắt đầu”.
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng trước, ông Trump nói rằng Trung Quốc đã hứa sẽ mua thêm nhiều nông sản của Mỹ như một phần của thỏa thuận tạm ngưng cuộc chiến tranh thương mại đang gay gắt giữa hai nước.
Việc hai ông Trump, Tập gặp nhau ở Nhật Bản đã khiến Mỹ tạm ngừng đánh thuế lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc còn lại, hành động mà nếu thực hiện sẽ đặt toàn bộ hàng hóa Trung Quốc vào diện chịu thuế khi nhập Mỹ.
Tuy nhiên theo số liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố hôm thứ Năm (11/7), Trung Quốc trên thực tế đã giảm đáng kể số lượng mua nông sản của Mỹ sau G20.
Tuần trước, Trung Quốc mua 127.800 tấn đậu nành của Mỹ, chỉ tương đương với khoảng 2 chuyến hàng, giảm 79% so với tuần trước đó. Tương tự, Trung Quốc chỉ mua 76 tấn thịt lợn Mỹ, quá ít ỏi so với 10.400 tấn hồi tháng 6.
Tuy nhiên truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng ông Tập không hề hứa hẹn gì về việc mua thêm nông sản Mỹ mà chỉ có ông Trump bày tỏ hy vọng như vậy. Hai bên cũng không ký một văn bản chung nào, khiến nhiều người hoang mang rằng sự bất hòa này có thể phá vỡ tình trạng hưu chiến mỏng manh mà hai nước mới đạt được.
“Phía chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ rất sớm bắt đầu mua hàng hóa, nông sản và dịch vụ của Mỹ”, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow nói với phóng viên hôm thứ Năm. Ông cũng cho hay cuộc đàm phán giữa hai nước vẫn đang tiếp tục.
Nông dân Mỹ nằm trong số những người bị tác động mạnh mẽ nhất của thương chiến, bởi Trung Quốc dùng chiến thuật nhắm vào những cộng đồng ủng hộ Tổng thống Trump nhất để trả đũa. Ông Trump cũng đã tuyên bố sẽ trợ cấp cho nông dân Mỹ hàng tỷ USD để bù đắp thiệt hại trong xung đột thương mại với Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã nói chuyện qua điện thoại với những người đồng cấp Trung Quốc trong tuần này, đánh dấu cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên từ khi kết thúc G20.
Hôm thứ Ba, giới chức Mỹ cũng đã nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, tờ Hoa Nam Tảo Báo dẫn lời quan chức giấu tên của Mỹ nói.
Cả hai bên sẽ tiếp tục các cuộc nói chuyện này một cách hợp lý, vị quan chức này nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29289-ong-trump-tq-lam-chung-ta-that-vong.html

Mất điện ở thành phố New York

hàng tiếng đồng hồ vào buổi tối

Tin từ thành phố New York — Vào thứ Bảy (13 tháng 7), ông John McAvoy, Giám đốc điều hành của công ty tiện ích thành phố New York Edison cho biết việc mất điện ở thành phố New York đã ảnh hưởng đến 72,000 khách hàng.
Nguyên nhân sự việc vẫn đang được điều tra, nhưng ông nói thêm tình trạng mất điện không phải do nổ ga hay do xử dụng quá nhiều điện. Theo CBS News, việc mất điện xảy ra vào lúc 6:47 chiều, kéo dài từ đường West 42th đến đường West 72nd và từ đường 5th Ave. đến sông Hudson. Ông McAvoy cho biết năm trong số sáu mạng lưới điện đã được khôi phục trước 10:30 tối. Văn phòng Quản Trị khẩn cấp thành phố New York cho hay họ không nhận được tin trình báo có người bị thương.
Thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio, khi đó đang vận động tranh cử ở tiểu bang Iowa. Ông Blasio thông báo ông sẽ trở lại thành phố New York vào sáng Chủ nhật (14 tháng 7).
Chủ tịch Hội đồng thành phố New York, ông Corey Johnson đăng tweet thông báo rằng trạm biến áp ở đường West 49th xảy ra trục trặc. Hệ thống giao thông thành phố New York đã phối hợp với công ty Con Edison để khôi phục điện tại các ga tàu điện ngầm bị ảnh hưởng.
Vào thời điểm mất điện xảy ra, ca sĩ Jennifer Lopez cũng đang biểu diễn tại Madison Square Garden, và nơi này đã được di tản do những lo ngại về an ninh. Hàng loạt buổi diễn Broadway cũng bị hủy, bao gồm các vở diễn Hamilton, Hadestown, Aladdin, Frozen, Ain’t Too Proud to Beg và The Cher Show.
Theo CBS News, mất điện xảy ra trùng vào dịp 41 năm vụ mất điện năm 1977. Thành phố New York từng bị mất điện ở East Coast năm 2003, và khi  bão Sandy đổ bộ vào năm 2012. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mat-dien-o-thanh-pho-new-york-hang-tieng-dong-ho-vao-buoi-toi/

Lo sợ ICE bắt giữ,

công dân Hoa Kỳ mang theo passport bên mình

Khi đợt vây bắt di dân trái phép bắt đầu vào Chủ Nhật (14 tháng 7) tại ít nhất chín thành phố lớn, một số công dân Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa, bao gồm mang theo passport Hoa Kỳ, để tránh bị nhân viên Cơ quan Thực Thi Di trú và Hải quan ICE bắt giữ nhầm.
Theo NBC News, những công dân Hoa Kỳ, đặc biệt là nguời gốc Latin, cho biết họ không muốn liên lụy trong cuộc vây bắt theo kế hoạch do Tổng thống Trump công bố. Một ký giả ẩn danh ở Los Angeles có gốc gác Mỹ Latinh cho biết ông bắt đầu mang theo passport vào cuối tuần này. Dù đã nhập tịch từ năm 2000, ông cho biết những câu chuyện gần đây về các công dân bị ICE bắt giữ khiến ông lo sợ rằng ông cũng có thể bị nhầm lẫn là người di dân. Ông cho rằng các công dân nhập tịch không nói giọng Hoa Kỳ đang đối mặt với tình huống khó khăn, vì nhân viên ICE có thể tin rằng họ đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, và không  cho họ quyền của công dân Hoa Kỳ, bao gồm thủ tục tố tụng, tiếp cận luật sư và rời khỏi nhà của họ mà không có bằng chứng nhập tịch.
Ông Thomas A. Saenz, chủ tịch kiêm cố vấn trực thuộc Quỹ giáo dục và Bảo vệ pháp lý Hoa Kỳ Mexico, cho biết ông không ngạc nhiên khi một số người Hoa Kỳ mang theo passport ngay tại chính đất nước của họ. Ngay cả người Hoa Kỳ không phải gốc Latinh cũng mang theo passport vào cuối tuần này. Theo đó, ông Tori Griffin, người Hoa Kỳ gốc Phi quyết định mang theo passport, đề phòng trường hợp các nhân viên ICE yêu cầu ông chứng minh quyền công dân. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lo-so-ice-bat-giu-cong-dan-hoa-ky-mang-theo-passport-ben-minh/

Mỹ tung chiến dịch

trục xuất hàng ngàn người di cư bất hợp pháp

Thùy Dương
Theo thông báo của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu 12/07/2019, chiến dịch trục xuất di dân nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại 10 thành phố của Mỹ sẽ bắt đầu vào hôm nay 14/07.
Chiến dịch này nhắm vào khoảng 2.000 di dân đã nhận được thông báo trục xuất nhưng vẫn chưa rời khỏi lãnh thổ Mỹ và sẽ kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, thị trưởng nhiều thành phố, đa phần thuộc đảng Dân Chủ, cho biết họ sẽ không hợp tác với các nhân viên sở di trú trong chiến dịch trục xuất di dân, thậm chí chính quyền các thành phố này và nhiều dân biểu đảng Dân Chủ còn có biện pháp hỗ trợ các hộ di dân nằm trong tầm ngắm của chính quyền Donald Trump.
Về phía chính phủ nước láng giềng Mêhicô, để đối phó với mối đe dọa từ chính quyền Donald Trump, Mêhicô đã tung ra chiến dịch nhằm tăng cường các biện pháp đề phòng và bảo vệ di dân Mêhicô đang di trú bất hợp pháp và có nguy cơ bị sở di trú Mỹ bắt giữ và trục xuất.
Từ Mêhicô, thông tín viên RFI Patrick-John Buffe giải thích :
« Năm mươi lãnh sự quán của Mêhicô tại Hoa Kỳ đang được đặt trong tình trạng báo động. Để đối phó với các nguy cơ, trước tiên, họ phát động một chiến dịch cung cấp thông tin cho di dân. Để thực hiện việc này, chính phủ Mêhicô cấp cho các lãnh sự quán tại Hoa Kỳ tổng cộng hai triệu đô la.
Các lãnh sự quán Mêhicô tại Hoa Kỳ đang tìm cách để thông báo cho những người cư trú không giấy tờ các số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, hướng dẫn di dân cách đối phó khi nhân viên di trú ập đến, chẳng hạn không mở cửa, và về những quyền của di dân trong trường hợp họ bị bắt, chẳng hạn như quyền có thông dịch viên và quyền được liên lạc ngay lập tức với lãnh sự quán.
Các lãnh sự quán Mêhicô tại Hoa Kỳ cũng chú ý tới các biện pháp phòng ngừa cho di dân, chẳng hạn chỉ định người giám hộ nếu gia đình bị chia cắt.
Để thông tin đến được với nhiều người nhất, các lãnh sự quán đã loan tin trên các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông bằng tiếng Tây Ban Nha. Họ cũng gặp gỡ thêm nhiều người cư trú không giấy tờ, tới thăm nhiều trại tạm giam để thống kê số hộ gia đình di dân Mêhicô có liên quan.
Và cuối cùng, mạng lưới lãnh sự đông đảo này đã thành lập một nhóm quy tụ 400 luật sư nhằm hỗ trợ các di dân có nguy cơ bị chính quyền Mỹ bắt giữ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190714-my-tung-chien-dich-truc-xuat-hang-ngan-nguoi-di-cu-bat-hop-phap

Cuba: Quốc Hội thông qua luật bầu cử mới,

tái lập chức thủ tướng

Thùy Dương
Quốc Hội Cuba hôm qua 13/07/2019 đã thông qua một bộ luật mới về bầu cử, theo đó một hệ thống tổ chức chính quyền mới sẽ dần dần được áp dụng, Cuba sẽ lại có chức vụ thủ tướng. Thế nhưng điều cơ bản là đảng Cộng Sản Cuba vẫn sẽ là đảng duy nhất và điều này không thể thay đổi.
Từ La Habana, thông tín viên RFI Domitille Piron giải thích :
« Luật bầu cử được Quốc Hội thông qua và được ghi vào Hiến Pháp mới. Hiến pháp mới đã được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 02/2019. Theo luật bầu cử mới, số dân biểu và thành viên Hội Đồng Nhà Nước bị giảm bớt. Còn về hành pháp, từ nay trở đi, chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng sẽ được tách biệt. Thủ tướng sẽ lãnh đạo chính phủ và đưa ra những quyết định hành pháp.
Phát biểu trước các dân biểu, chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel đã cho biết lịch trình cụ thể : « Chúng ta đã bầu các thành viên của hội đồng bầu cử quốc gia, điều này sẽ cho phép Quốc Hội bầu các quan chức Nhà Nước cấp cao vào tháng 10 và chỉ định các thành viên Hội Đồng Bộ Trưởng vào cuối năm ».
Kể từ sau thời kỳ lãnh đạo của Fidel và Raul Castro, các chức vụ cấp cao nhất của Nhà Nước đều được phân chia, nhưng đảng Cộng Sản Cuba vẫn là tổ chức đảm bảo hệ thống chính trị tại đất nước này.
Song song với phiên họp khoáng đại của Quốc Hội, còn diễn ra Hội Nghị Toàn Thể của Ban Chấp Hành Đảng Cộng Sản Cuba do Raul Castro lãnh đạo, với cùng các chủ đề thảo luận.
Hội nghị đảng đã không chỉ bàn về luật bầu cử mới mà còn đề cập đến phát triển kinh tế trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, đến một luật mới về ngư nghiệp và về vấn đề củng cố sự hiện diện của các biểu tượng quốc gia ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190714-cuba-quoc-hoi-thong-qua-luat-bau-cu-moi-tai-lap-chuc-thu-tuong

Lãnh đạo cảnh sát London bị chỉ trích vì “dọa” báo chí

Cảnh sát đô thành London, Scotland Yard, bị chỉ trích vì đã cảnh báo các cơ quan truyền thông không nên xuất bản các tài liệu của chính phủ bị rò rỉ.
Trợ lý giám đốc cảnh sát đô thành Neil Basu, quan chức đứng hàng thứ ba trong ban lãnh đạo cơ quan này, khuyên các nhà biên tập rằng đây “có thể là một vấn đề hình sự”.
Bình luận của ông được đưa ra khi một cuộc điều tra hình sự được tiến hành trong vụ rò rỉ thư tín ngoại giao từ Đại sứ Anh tại Mỹ, ông Kim Darroch.
Năm điều tranh cãi với đại sứ Anh cho thấy về Trump
Tôi khuyên tất cả các chủ báo, các nhà biên tập và nhà xuất bản của truyền thông xã hội và truyền thông chính thống không xuất bản các tài liệu chính phủ bị rò rỉ mà có thể có được, hoặc có thể được cung cấp, và chuyển chúng cho cảnh sátNeil Basu, Cảnh sát đô thành London
Rò rỉ điện tín của đại sứ Anh về Trump
Đại sứ Anh tại Mỹ ‘có sự ủng hộ tuyệt đối’ của bà May
Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ từ chức sau bất hòa ngoại giao
Chủ biên tờ Evening Standard, George Osborne, mô tả tuyên bố của ông Basu là “ngu ngốc” và “không đúng mực”.
Cuộc điều tra được Cơ quan chống khủng bố của Cảnh sát đô thành, vốn chịu trách nhiệm quốc gia về điều tra các cáo buộc vi phạm hình sự với Đạo luật Bí mật chính thức, tiến hành.
“Việc xuất bản các thông tin liên lạc bị rò rỉ, biết được thiệt hại mà chúng đã gây ra hoặc có khả năng gây ra, cũng có thể là một vấn đề hình sự,” ông Basu nói.
Ông nói thêm: “Tôi khuyên tất cả các chủ báo, các nhà biên tập và nhà xuất bản của truyền thông xã hội và truyền thông chính thống không xuất bản các tài liệu chính phủ bị rò rỉ mà có thể có được, hoặc có thể được cung cấp, và chuyển chúng cho cảnh sát hoặc trao trả cho người chủ của các tài liệu đó là Chính phủ. “
Ông Osborne, cựu Bộ trưởng Tài chính, đã viết trên trang Twitter rằng để duy trì sự khả tín của lãnh đạo cảnh sát đô thành, Cressida Dick, nên tránh xa “tuyên bố rất ngu ngốc và thiếu căn cứ này từ một sĩ quan cấp dưới, người dường như không hiểu nhiều về tự do báo chí”.
‘Không phải nước Nga’
Các biên tập viên khác và nhiều nghị sĩ cũng chỉ trích tuyên bố của ông Basu.
Biên tập viên chính trị Tim Shipman của tờ Sunday Times đã hỏi liệu bà Dick đã xóa “tuyên bố độc ác, vô lý, chống dân chủ… mà dám đe dọa bắt các nhà báo vì đăng tải thông tin rò rỉ về chính phủ?”
Ông nói thêm trên Twitter: “Bà có hiểu biết gì về một xã hội tự do không? Đây không phải là nước Nga”.
Điều này khá là buồn từ một lực lượng cảnh sát lớn trong một nền dân chủ phương Tây. Các vị sẽ làm gì đây, hỡi Cảnh sát Đô thành, bắt giữ chúng tôi ư?Peter Spiegel, chủ biên Financial Time US
Peter Spiegel, chủ biên điều hành tờ Financial Times Hoa Kỳ, viết: “Chà, điều này khá là buồn từ một lực lượng cảnh sát lớn trong một nền dân chủ phương Tây. Các vị sẽ làm gì đây, hỡi Cảnh sát Đô thành, bắt giữ chúng tôi ư?”
Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt nói ông bảo vệ “tới cùng” quyền của báo chí để công bố thông tin rò rỉ nếu họ “thấy đó là vì lợi ích công cộng”.
Đối thủ cạnh tranh vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ của ông, ông Boris Johnson nói rằng việc người chịu trách nhiệm cho vụ rò rỉ bị “săn lùng và truy tố” là xác đáng, nhưng thật sai lầm khi cảnh sát nhắm vào giới truyền thông.
Ông Johnson nói: “Một vụ truy tố trên cơ sở này sẽ gây ra sự xâm phạm quyền tự do báo chí và có tác dụng làm nguội lạnh các cuộc tranh luận công khai.”
Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn nói rằng tự do báo chí là “sống còn” và việc có những “bảo vệ đáng kể” để các nhà báo tiết lộ thông tin là đúng đắn.
Nghị sĩ Tom Tugenhadt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, nói với chương trình Radio 4′s Today của BBC rằng yêu cầu truyền thông không công bố các tài liệu bị rò rỉ làm suy yếu an ninh là “một yêu cầu hợp lý”, nhưng ông “nghi ngờ” liệu đó có phải là tội phạm hay không.
Tuy nhiên, cựu bộ trưởng quốc phòng Michael Fallon nói rằng vụ rò rỉ là vi phạm rõ ràng Đạo luật Bí mật chính thức và cảnh sát được quyền cố gắng ngăn chặn việc tiết lộ thêm.
“Nếu họ [báo chí] đang nhận được tài liệu bị đánh cắp, họ nên trả lại cho người sở hữu hợp pháp của các tài liệu đó”, ông nói với chương trình Today.
“Họ cũng nên nhận thức thiệt hại to lớn đã xảy ra và thiệt hại thậm chí còn lớn hơn do vi phạm hơn nữa luật Bí mật chính thức.”
“Lợi ích công cộng” là gì?
Các nhà báo không đứng trên pháp luật, nhưng được hiểu là “trong một xã hội tự do và dân chủ” truyền thông “nên được tự do đưa tin về các tài liệu bị rò rỉ mà họ tin là vì lợi ích công cộng”, Ian Murray, giám đốc điều hành của Hội các nhà biên tập nói.
Ông Murray khẳng định không có khả năng cảnh sát sẽ ra tay, và nói thêm rằng để buộc trách nhiệm nhà chức trách, các nhà báo sẽ không thể bị bắt nạt để bàn giao các tài liệu.
Xác định giữa những gì vì lợi ích công cộng và những gì công chúng quan tâm là một ranh giới hết sức khó khănIan Murray, Hội các nhà biên tập
Ai quyết định những gì là lợi ích công cộng, tuy nhiên, là điều có thể gây tranh cãi.
“Xác định giữa những gì vì lợi ích công cộng và những gì công chúng quan tâm là một ranh giới hết sức khó khăn”, ông Murray nói.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ý tưởng một cơ quan cụ thể nào đó sẽ đưa ra quyết định đó – hoặc không ai sẽ phải quyết định vì các nhà báo có bổn phận phải “bàn giao” các tài liệu cho cảnh sát là điều “kinh khủng”.
Chính phủ đã mở một cuộc điều tra nội bộ về việc xuất bản các văn bản ghi nhớ, vốn chỉ trích chính quyền của Donald Trump – và đã gây ra phản ứng dữ dội từ tổng thống Mỹ, người đã nói rằng ông sẽ không còn làm việc với Đại sứ Kim Darroch nữa.
Tổng thống Trump đã gán cho vị đại sứ là “một kẻ rất ngu ngốc” sau khi các thư tín bí mật bị tiết lộ, trong đó đại sứ Anh đã gọi chính quyền của ông là “vụng về và thiếu năng lực”.
Ông Kim Darroch đã từ chức Đại sứ vào thứ Tư, 10/7, nói rằng tiếp tục công việc là “không thể” với ông.
Việc từ chức của ông Darroch đã thúc đẩy sự ủng hộ rộng rãi cho ông – cũng như sự chỉ trích với ứng viên ghế lãnh đạo đảng Bảo Thủ, ông Boris Johnson.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48974388

Phát hiện nghi can của việc rò rỉ

bản ghi nhớ của đại sứ Anh Quốc

Tin từ London, Anh — Theo tin từ Reuters, nghi can đằng sau vụ rò rỉ các bản ghi nhớ bí mật của đại sứ Anh Quốc tại Washington đã được xác định.
Sự việc rò rỉ thông tin này từng gây ra rạn nứt ngoại giao lớn giữa Hoa Kỳ và Anh. Vào tuần trước, tờ Mail On Sunday của Anh đăng tải các bản ghi nhớ của đại sứ Kim Darroch. Trong đó, ông cho rằng chính quyền tổng thống Trump khó tính và bị rối loạn. Những thông tin này gây nên phản ứng tức giận từ tổng thống Trump, và khiến đại sứ Kim Darroch phải tuyên bố từ chức.
Các viên chức Anh Quốc mở một cuộc điều tra để tìm ra người phải chịu trách nhiệm cho vụ rò rỉ thông tin trên. Hôm Thứ Sáu (12/7), các cảnh sát chống khủng bố cho biết họ cũng mở một cuộc điều tra hình sự đối với sự việc trên.
Trước đó, có những nghi vấn cho rằng sự việc trên có thể là kết quả của một vụ hack máy tính. Tuy nhiên, các nghi vấn đều bị loại trừ do nghi can đã được xác định.
Tờ Sunday Times và Mail on Sunday còn cho biết, các viên chức tình báo từ Cơ quan Tình báo  Anh Quốc sẽ tham gia vào cuộc điều tra để tìm ra nghi can bằng cách xem các email và điện thoại. Tờ The Mail cũng đăng tải thêm các bản ghi nhớ từ ông Darroch, bất chấp các cảnh báo của cảnh sát rằng bất kỳ cơ quan truyền thông nào làm như vậy có thể bị xem là đang thực hiện một hành vi tội phạm. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phat-hien-nghi-can-cua-viec-ro-ri-ban-ghi-nho-cua-dai-su-anh-quoc/

Cựu đại sứ Anh ở Mỹ:

Trump bỏ hiệp định hạt nhân Iran vì chống Obama

Thanh Hà
Báo chí Anh Quốc ngày hôm qua 13/07/2019 đã tiếp tục tiết lộ những phân tích phê phán của cựu đại sứ Anh tại Washington, ông Kim Darroch, về chính quyền Mỹ và tổng thống Donald Trump. Lần này, liên quan đến hồ sơ Iran.
Trong một công điện gởi về nước, cựu đại sư Anh đã cho rằng : « Sở dĩ tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran đó là vì thỏa thuận là thành tích của người tiền nhiệm Barack Obama ». Ông Darroch nói đến một lòng căm ghét hiếm thấy mà Donald Trump luôn dành cho người tiền nhiệm.
Thông tín viên Grégoire Pourtier từ New York giải thích thêm :
Khi miêu tả việc Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran, ông Kim Darroch nói đến một hành vi « phá hoại về mặt ngoại giao ». Lý do không liên quan gì đến quan điểm mà Donald Trump chỉ muốn chọc giận Barack Obama bằng cách phá hỏng di sản chính trị của người tiền nhiệm.
Về thực chất, phân tích của cựu đại sứ Anh không thực sự là một cái gì mới mẻ. Tổng thống Mỹ đương nhiệm không che giấu hiềm khích giữa ông với tổng thống Barack Obama và những gì mà người tiền nhiệm đã đạt được về mặt chính trị, chẳng hạn như liên quan đến hệ thống bảo hiểm y tế Obamacare.
Lần nào cũng vậy, Donald Trump đã tìm cách phá hủy những gì đã có và hứa hẹn là sẽ làm lại từ đầu, và làm tốt hơn. Nhưng rồi ông không làm được gì nhiều.
Trên hồ sơ Iran, Kim Darroch trong vai trò đại sứ Anh tại Mỹ thẳng thừng phân tích : Trump không có bất kỳ chiến lược nào một khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Nhà Trắng không tính tới việc sẽ thắt chặt quan hệ với các bên liên quan.
Câu hỏi đặt ra là liệu vụ rò rỉ mới này có làm xấu đi thêm quan hệ Anh-Mỹ hay không. Donald Trump đã nhanh chóng đạt được điều ông mong muốn khi đại sứ Anh phải từ chức hôm Thứ Tư vừa qua.
Về phần Boris Johnson, nhân vật này đang hy vọng ngồi vào chiếc ghế thủ tướng, và cho đến nay luôn luôn tránh làm sứt mẻ mối quan hệ đặc biệt mà ông đã có được với tổng thống Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190714-cuu-dai-su-anh-tai-my-trump-bo-hiep-dinh-hat-nhan-iran-vi-chong-obama

Pháp thông qua thuế mới,

có thể khơi mào thương chiến Mỹ – Âu

Thượng viện Pháp ngày 11-7 thông qua loại thuế mới đối với dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp công nghệ lớn. Pháp đưa ra quyết định này mặc cho nguy cơ trả đũa từ phía Mỹ và chiến tranh thương mại Mỹ – Âu.
Theo Reuters, thuế dịch vụ kỹ thuật số của Pháp mới được thông qua sẽ yêu cầu các công ty công nghệ phải trả thuế 3% cho doanh thu tại Pháp. Đối tượng của loại thuế này là những doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 28 triệu USD tại Pháp và 845 triệu USD trên toàn cầu.
Reuters cho biết luật thuế mới sẽ được thi hành hồi tố về thời điểm tháng 1-2019.
Chính phủ Pháp tuyên bố loại thuế mới không đặc biệt nhắm vào doanh nghiệp Mỹ, mà sẽ tác động cả doanh nghiệp châu Âu và châu Á. Quy định mới sẽ được thực thi trong vòng 21 ngày nếu không có gì thay đổi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10-7 ra lệnh mở cuộc điều tra đối với kế hoạch đánh thuế của Pháp. Đây được cho là bước đi có thể dẫn đến việc Mỹ trả đũa bằng thuế quan hoặc các rào cản thương mại khác.
Theo ông Trump, cuộc điều tra kế hoạch đánh thuế của Pháp là nhằm “đòi lại công bằng” cho các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Amazon, Apple, Google và Facebook.
Reuters nhận định những diễn biến mới này có thể khơi mào cho một cuộc chiến thương mại mới giữa Pháp và Mỹ, và rộng hơn là Mỹ và châu Âu.
Trước lượt bỏ phiếu cuối, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno La Maire phát biểu trước thượng viện: “Giữa các đồng minh, chúng ta có thể và nên giải quyết tranh chấp không cần những đe dọa, mà thông qua những cách khác”.
Pháp đã thông qua loại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Liên minh châu Âu (EU) thất bại trong việc thống nhất một mức thuế chung cho toàn khối. Ireland, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan là những quốc gia phản đối mức thuế chung này.
Ủy ban châu Âu (EC) ước tính các doanh nghiệp công nghệ đa quốc gia, có đầu tư tại EU, bị đánh thuế trung bình ít hơn 14% so với các doanh nghiệp khác.
Về điểm này, ông La Maire nói: “Chúng ta chỉ đơn thuần đang tái thiết lại công lý về mặt tài chính. Chúng ta muốn tạo ra kế hoạch đánh thuế phù hợp cho thế kỷ 21, công bằng và hiệu quả”.
Paris sẽ bỏ kế hoạch áp thuế này ngay khi đạt được thỏa thuận quốc tế tại Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về việc đại tu các quy tắc thuế xuyên biên giới cho kỷ nguyên số, theo Reuters.
Thỏa thuận này dự kiến được chốt vào cuối năm 2020.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29280-phap-thong-qua-thue-moi-co-the-khoi-mao-thuong-chien-my-au.html

Pháp thông báo thành lập bộ chỉ huy không gian

Thùy Dương
Hôm 13/07/2019, một ngày trước lễ duyệt binh mừng Quốc Khánh Pháp 14/07, tổng thống Emmanuel Macron thông báo thành lập bộ chỉ huy không gian. Thông báo của tổng thống Macron được đưa ra từ trụ sở bộ Quân Lực Pháp, trong một buổi lễ do bộ trưởng Quân Lực Florence Parly chủ trì.
Tổng thống Pháp phát biểu : « Để đảm bảo cho sự phát triển và tăng cường năng lực không gian của Pháp, một bộ chỉ huy không gian sẽ được thành lập vào tháng Chín và trực thuộc Không Quân, sắp tới đây sẽ trở thành lực lượng Không Quân và Không Gian ».
Nhận định không gian là một thách thức thực sự đối với an ninh quốc gia do những nguy cơ xung đột trong không gian vũ trụ giữa các quốc gia, ngay từ năm 2018, ông Macron đã cho biết ông muốn nước Pháp có một « chiến lược phòng thủ không gian vũ trụ » và hôm qua tổng thống Pháp khẳng định là chiến lược này hiện giờ đã sẵn sàng.
Theo AFP, nguyên thủ Pháp nhấn mạnh là học thuyết mới về không gian và quân sự do bộ trưởng Quân Lực Pháp đệ trình và ông đã thông qua, sẽ cho phép nước Pháp đảm bảo vấn đề phòng thủ không gian và thông qua lực lượng không gian để đảm bảo quốc phòng.
Trước các quan chức quân đội, tổng thống Macron cũng hứa sẽ duy trì việc tăng ngân sách quốc phòng.
Theo dự kiến, trong những ngày tới đây, bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly, sẽ thông báo cụ thể về chiến lược phát triển lực lượng không gian.
http://vi.rfi.fr/phap/20190714-phap-thong-bao-thanh-lap-bo-chi-huy-khong-gian

Pháp mừng Quốc Khánh,

đề cao hợp tác quân sự châu Âu

Thanh Hà
Vào lúc 10 giờ sáng nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự lễ duyệt binh trên đại lộ Champs Elysées, mở đầu cuộc diễu binh mừng ngày Quốc Khánh, 14 tháng 7. Mười một lãnh đạo châu Âu là những vị khách mời danh dự của Paris, thành phần chính phủ, cùng đông đảo quan khách đã có mặt trên khán đài ở quảng trường Concorde dự lễ diễu binh.
Trong bối cảnh Anh Quốc chuẩn bị rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu và quan hệ đồng minh đang bị chính quyền Trump thách thức, “Hợp tác quân sự châu Âu và Cùng Nhau Hành Động ” là chủ đề chính của lễ diễu binh năm nay.
Paris đặc biệt vinh danh 9 đối tác châu Âu sát cánh với Pháp trong trong kế hoạch tăng cường khả năng tự vệ của châu Âu mang tên Sáng Kiến Can Thiệp Châu Âu.
Lãnh đạo 9 nước nói trên (gồm Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạnh, Hà Lan, Phần Lan, Estonia và Bỉ) cùng với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là những khách mời danh dự của tổng thống Macron năm nay.
2019 cũng là kỷ niệm đúng 100 năm Pháp tổ chức lễ diễu binh đầu tiên sau Thế Chiến Thứ Nhất.
Đặc phái viên đài RFI Olivier Four cho biết thêm về những điểm nổi bật nhân lễ diễu binh mừng Quốc Khánh Pháp lần này :
“Lần đầu tiên, một màn ‘người bay’ mở đầu lễ diễu binh 14 tháng 7. Đây là ý tưởng của một nhà phát minh khác người, kết hợp robot, vật thể bay drone và xe thiết giáp để minh họa cho tính sáng tạo của quân đội Pháp.
Kế đến là sự kiện châu Âu là khách mời danh dự cuộc diễu binh năm nay. Quốc Kỳ của 10 thành viên tham gia Sáng Kiến Can Thiệp Chung Châu Âu được rước qua khán đài danh dự. Tổng thống Emmanuel Macron muốn nhấn mạnh đến tầm mức chiến lược về hợp tác quân sự trong tương lai.
Thiếu tá Jean François Dohogne, đại diện cho quân đội Vương Quốc Bỉ tham gia cuộc diễu binh hôm nay giải thích : “Kế hoạch phòng thủ chung châu Âu bị chỉ trích là cạnh tranh với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Sáng Kiến Can Thiệp Châu Âu sở dĩ được hình thành đó là vì các thành viên châu Âu cần đẩy mạnh hợp tác quân sự với nhau”.
Điểm nổi bật thứ ba 1919-2019 : Cách nay một thế kỷ, các thương binh đã mở đầu cuộc diễu binh mừng chiến thắng sau Thế Chiến Thứ Nhất. Hôm nay, đến lượt những quân nhân bị thương khi thi hành phận sự ở ngoài lãnh thổ Pháp kết thúc chương trình diễu binh. Tướng Brino Leray cho biết thêm về thành phần thương binh diễu hành tại Champs Elysée lần này : đội ngũ bao gồm những cựu quân nhân và cả những người lính trẻ bị thương khi thi hành nhiệm vụ. Năm 2018 quân đội Pháp chính thức ghi nhận khoảng 50 quân nhân bị thương ở những mức độ khác nhau vì trúng đạn hay trúng mìn. Phần lớn trong số này là những người tham gia chiến dịch quân sự Barkhane tại châu Phi”.
Không Quân Pháp đã mời Đức, Tây Ban Nha và Anh cùng tham gia chương trình bay biểu diễn mừng Quốc Khánh 14 tháng 7 năm nay.
Cuộc diễu binh hôm nay huy động 4.300 quân nhân, gần 200 xe đủ loại, 69 máy bay và gần 40 trực thăng của quân đội. Trên bộ, cuộc diễu hành diễn ra trên một đoạn đường dài 1,2 cây số, từ Khải Hoàn Môn đến quảng trường Concorde. Đội bay biểu diễn Patrouille de France đã bay trên con lộ đẹp nhất Paris, thả khói với ba màu xanh trắng đỏ, mầu cờ của nước Pháp.
Lễ hội pháo hoa
Sau lễ diễu binh truyền thống, chương trình mừng Quốc Khánh Pháp còn được đánh dấu bằng lễ bắn pháo hoa và buổi hòa tấu và trình diễn âm nhạc từ 9 giờ tối nay tại quảng trường Champs de Mars. Đến 11 giờ đêm khi mặt trời đã tắt, bắt đầu màn bắn pháo hoa ngay tại tháp Eiffel với chủ đề chính năm nay là Tình Yêu. Để bảo đảm an ninh, nhiều trạm xe điện ngầm của Paris gần tháp Eiffel sẽ đóng cửa từ 7 giờ tối nay.
Về lễ bắn pháo hoa, tối qua, thành phố Nice lần đầu tiên nối lại với truyền thống này, sau vụ khủng bố bằng xe tải đâm vào đám đông ngày 14 tháng 7 năm 2016, làm 86 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương. Nhưng theo yêu cầu của gia đình các nạn nhân, thành phố Nice tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 13 thay vì 14 tháng 7.
http://vi.rfi.fr/phap/20190714-phap-mung-quoc-khanh-de-cao-hop-tac-quan-su-chau-au

Bất chấp Mỹ,

Thổ Nhĩ Kỳ nhận thêm hệ thống phòng không từ Nga

Nga vận chuyển một lô thiết bị phòng không tiên tiến mới tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tiếp tục thực thi một thỏa thuận có khả năng kích hoạt chế tài của Mỹ đối với nước đồng minh NATO này.
Bộ cho biết một chiếc máy bay chở hàng thứ tư của Nga đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Murted gần thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, một ngày sau khi thiết bị được dỡ xuống từ ba máy bay AN-124 lớn của không quân Nga tại căn cứ.
Washington từ mấy tháng qua đã cố gắng ngăn chặn thỏa thuận này, lập luận rằng hệ thống phòng không S-400 của Nga không tương thích với các hệ thống của NATO. Washington cũng nói rằng nếu các hệ thống S-400 được triển khai gần máy bay phản lực F-35 của Mỹ, mà Thổ Nhĩ Kỳ đang mua và giúp sản xuất, thì chúng sẽ làm suy yếu hệ thống phòng thủ của máy bay chiến đấu tàng hình này.
Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại khỏi chương trình F-35 nếu họ nhận các hệ thống S-400 và cũng sẽ đối mặt với các chế tài theo luật pháp của Mỹ nhằm ngăn chặn các quốc gia mua thiết bị quân sự từ Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ nói họ cần phải có S-400 cho mục đích phòng thủ chiến lược, trên hết là giữ an ninh biên giới phía nam với Syria và Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng khi họ đạt thỏa thuận với Nga mua S-400, Mỹ và Châu Âu đã không đưa ra một lựa chọn thay thế khả thi.
Tranh cãi giữa hai quốc gia có hai quân đội lớn nhất trong khối NATO đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc trong liên minh quân sự phương Tây, được củng cố sau Thế chiến thứ hai để chống lại sức mạnh quân sự của Moscow.
Các nhà đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ đang lo ngại về thỏa thuận này và về những chế tài tiềm năng, một năm sau khi một cuộc tranh chấp với Washington về phiên tòa xét xử một mục sư người Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào suy thoái.
https://www.voatiengviet.com/a/bat-chap-my-tho-nhi-ky-nhan-them-he-thong-phong-khong-tu-nga/4999211.html

“Chủ nghĩa đế quốc TQ”-

Mối đe doạ đến sự phục hưng của châu Phi

Được giải phóng khỏi thống trị chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới trong mấy thế kỷ trước, hiện tại châu Phi có cơ hội trở thành một trung tâm của sức mạnh kinh tế thế giới, khiến châu lục với dân số liên tục tăng trưởng này có được cuộc sống phồn vinh.
Tuy nhiên, điều không may là, hiện tại châu Phi đang đối mặt với nguy hiểm mới, chính là “chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc”, sau khi châu Phi chấp nhận đầu tư tinh tế và vay tiền từ Trung Quốc, đã phải đối mặt với rủi ro bị Trung Quốc kiểm soát. Từ năm 1949, khi chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc chấp chính đến nay, trong thời gian dài Trung Quốc vẫn luôn hỗ trợ châu Phi. Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc hỗ trợ phong trào giải phóng châu Phi, để thúc đẩy chủ nghĩa Mao Trạch Đông, cũng như xoá bỏ sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ.
Theo Tạp chí Lợi ích Quốc gia (The National Interest) tại Mỹ đưa tin, hiện tại, Trung Quốc không phải là muốn thúc đẩy chủ nghĩa Mao Trạch Đông tại châu Phi, mà là muốn kiểm soát tài nguyên, người và tiềm lực của châu Phi. Từ việc xây dựng đường sắt ở Cộng hòa Kenya và xây dựng đường quốc lộ Ethiopia đến khai thác mỏ khoáng sản ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Quốc đã triệt để thay đổi cấu trúc kinh tế châu Phi ở  đầu thế kỷ 20. Năm 2000 – 2006, Trung Quốc đã cung cấp khoản vay gần 125 tỉ USD cho châu Phi; năm 2018, tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, Trung Quốc cam kết cung cấp khoản vay 60 tỉ USD. Nhìn từ bề mặt, Trung Quốc thông qua việc cung cấp tài chính và viện trợ kỹ thuật cho nhu cầu phát triển của châu Phi, để duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với châu Phi. Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi năm 2000 đạt 10 tỉ USD, đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 190 tỉ USD. Theo thống kê, 12% sản lượng sản xuất công nghiệp của châu Phi, mỗi năm có khoảng 500 tỉ USD là do công ty Trung Quốc hoàn thành.
Các hoạt động của Trung Quốc tại lục địa châu Phi chưa hề được phương Tây hưởng ứng và coi trọng. Đầu tiên, Trung Quốc là nguồn đầu tư tư bản quan trọng, có năng lực khổng lồ trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, hai điều này đều là thứ mà nhiều nước châu Phi đang cần. Tiếp theo là, hành vi của Trung Quốc tại châu Phi khiến cho nhiều nước trên thế giới hiểu được việc Trung Quốc sẽ đối đãi với các nước khác như thế nào, đặc biệt là các nước Nam Bán cầu. Thứ ba, những việc mà Trung Quốc làm tại châu Phi không phù hợp với các khu vực khác trên thế giới. Hoạt động và hành vi của Trung Quốc tại châu Phi chỉ có thể được miêu tả là chủ nghĩa thực dân, là sự bóc lột người dân và môi trường của châu Phi.
Hành vi cướp bóc của Trung Quốc đối với châu Phi đã có từ hàng mấy thập kỷ. Năm 2007, Guy Lindsay Scott – cựu Bộ trưởng Nông nghiệp của chính phủ Cộng hòa Zambia chia sẻ với tờ The Guardian rằng: “Trước đây chúng tôi từng có người xấu. Người da trắng không tốt, người Ấn Độ càng xấu, nhưng tồi tệ nhất chính là người Trung Quốc.” Nhiều năm qua,
cùng với sự phát triển và tìm kiếm nhiều tài nguyên hơn nữa của Trung Quốc, hành vi của Trung Quốc tại châu Phi đang ngày càng tồi tệ.
Một trường hợp điển hình là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, là nhà đầu tư chính tại các mỏ dầu ở Cộng hoà Nam Sudan. Người Trung Quốc đã làm ô nhiễm môi trường địa phương một cách trắng trợn, khiến cho nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật, vật nuôi bị ngộ độc, đất đai màu mỡ bị phá hoại, sông ngòi ô nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc còn gây ô nhiễm môi trường tại phía Bắc sông Nile và Bang Ruweng, ảnh hưởng đến cộng đồng bản địa Nam Sudan.
Sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Sudan, còn bao gồm việc xây dựng đường xá và cơ sở hạ tầng. Nam Sudan sẽ cung cấp khối lượng giao dịch hàng ngày  30.000 thùng dầu thô cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, dùng để làm đường và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, có con đường dài 392 km từ Thủ đô Juba đến thành phố Rumbek và từ Juba đến biên giới Kenya, do một công ty Trung Quốc thi công.
Nước láng giềng của Nam Sudan là Ethiopia và Kenya cũng nhận được các khoản vay từ Trung Quốc cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đường sắt của Ethiopia vẫn luôn gặp khó khăn về kỹ thuật và thiếu vốn, khiến cho nhiều người nghi ngờ sự dựa dẫm quá mức của Ethiopia vào Trung Quốc. Quốc gia châu Phi này đang nỗ lực trả các khoản nợ cho Trung Quốc. Từ năm 2018, Ethiopia và Trung Quốc tiến hành đàm phán, điều chỉnh kỳ hạn vay từ 15 năm thành 30 năm.
Tại Kenya, do chính phủ nước này vay khoản tiền lớn từ Trung Quốc, nên Trung Quốc có khả năng chiếm cứ cảng Mombasa. Theo tờ Daily Nation, một tờ báo độc lập tại Kenya đưa tin, điều khoản vay tiền rất hà khắc, người vay tiền [Kenya] hoặc bất kỳ tài sản nào của người vay đều không được lấy lý do chủ quyền để hưởng bất cứ quyền miễn trừ.
Ngoài ra, công nhân xây dựng các dự án tại châu Phi của Trung Quốc tách biệt với cư dân địa phương. Công ty Trung Quốc mang theo công nhân điều khiển máy, lái xe, nhân viên kiến trúc, nhân viên kỹ thuật riêng của họ đến, từ đó cướp mất cơ hội việc làm của người dân châu Phi.
Những hoạt động này chỉ là một bộ phận ví dụ điển hình cho hành vi không thích đáng của Trung Quốc tại châu Phi. Hàng trăm năm qua, châu Phi đã trải qua chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới. Giống như Châu Phi đã được giải phóng khỏi những ràng buộc này, châu Phi cần phải hợp tác với phương Tây và các nước khác để cung cấp các lựa chọn thay thế cho tài trợ của Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29288-chu-nghia-de-quoc-tq-moi-de-doa-den-su-phuc-hung-cua-chau-phi.html

Hong Kong: Đụng độ

khi biểu tình nhắm vào người buôn hàng TQ

Những người biểu tình ở Hong Kong đụng độ với cảnh sát hôm 13/7 tại khu vực gần biên giới với đại lục, nơi cuộc xuống đường phản đối người đại lục tràn qua buôn hàng.
Theo Reuters, hàng ngàn người biểu tình ở Sheung Shui, không xa thành phố Thâm Quyến, ném dù và nón bảo hộ vào cảnh sát khi lực lượng này vung dùi cui và bắn hơi cay.
“Thành phố đáng yêu của chúng tôi đã trở nên hỗn loạn,” ông Ryan Lai, 50 tuổi, nói.
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Biểu tình Hong Kong: Công nghệ hỗ trợ biểu tình như thế nào?
Hong Kong bị choáng sau đợt biểu tình
“Chúng tôi không muốn cản trở việc qua lại và buôn hàng, nhưng làm ơn, hãy buôn hàng một cách hợp pháp,” người này đề cập đến những người đại lục qua vét một lượng lớn hàng miễn thuế rồi mang về bán lại ở Trung Quốc.
“Dự luật dẫn độ là điểm bùng phát. Chúng tôi muốn Sheung Shui trở lại như cũ.”
Lâu nay, người buôn hàng từ đại lục trở thành nguồn cơn giận dữ của cư dân Hong Kong, những người cho rằng nạn buôn hàng thúc đẩy lạm phát, đẩy giá bất động sản và trốn thuế.
Cảnh sát kêu gọi người biểu tình kiềm chế bạo lực và rời đi.
Đến khoảng 20:30 giờ địa phương, hầu hết người biểu tình rút lui khi cảnh sát chống bạo động xuất hiện mang theo những tấm khiên lớn được điều đến dọn đường.
Đầu giờ sáng 14/7, chính quyền Hong Kong lên án hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình, và nói thêm rằng họ “đã thực hiện các bước” để giải quyết tình trạng người đại lục tràn qua buôn hàng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48933006

Hồng Kông: Biểu tình chống Bắc Kinh tiếp diễn,

 an ninh được tăng cường

Thanh Hà
Hàng chục ngàn người dân Hồng Kông lại xuống đường hôm nay 14/07/2019, để bảo vệ mô hình một quốc gia hai chế độ, phản đối Bắc Kinh bóp nghẹt các quyền tự do của Hồng Kông. Cuộc tập hợp diễn ra tại Sa Điền (Sha Tin). Chính quyền đặc khu đã huy động 2000 cảnh sát để bảo đảm an ninh.
Thông tín viên Florence de Changy từ Hồng Kông tường thuật:
« Cảnh sát thông báo đã triển khai 2000 người để bảo đảm an ninh cho cuộc biểu tình tại Sa Điền (Sha Tin), một thành phố mới, được xây dựng vào thập niên 1970. Cuộc tuần hành chiều nay diễn ra dưới một hình thức mới, khác hẳn với không khí thường thấy tại các cuộc biểu tình mang màu sắc chính trị.
Ban tổ chức chờ đợi khoảng 10.000 người tham gia. Nhưng trong cuộc tuần hành vào Chủ Nhật tuần trước, dự trù chỉ có khoảng 2.000 người hưởng ứng, cuối cùng theo ban tổ chức, đã có đến 230.000 dân Hồng Kông tham dự. Cảnh sát thì đưa ra con số là 56.000 người.
Cảnh sát Hồng Kông lo ngại đụng độ xảy ra giữa các nhóm chống và ủng hộ Bắc Kinh. Sa Điền là nơi có đông các nhóm thân Trung Quốc hơn là những nơi khác tại Hồng Kông.
Hôm qua, đã có hơn 30.000 người tập hợp tại Thượng Thủy (Sheung Shui), thành phố sát biên giới Hồng Kông và Hoa Lục. Người biểu tình nhắm vào các con buôn từ Trung Quốc tràn sang, mua hàng của Hồng Kông và xuất khẩu về Đại Lục một cách bất hợp pháp.
Một tuần trước, dân Hồng Kông biểu tình chống các ca sĩ Trung Quốc thường xuyên biểu diễn tại công viên Truân Môn (Tuen Muen), bị cho là làm dân cư trong khu vực này bị đinh tai nhức óc.
Trong cả hai trường hợp, cảnh sát Hồng Kông đã phải can thiệp để giải tán đám đông.
Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, dân cư tại đây đã hết kiên nhẫn không còn khoan dung với những người từ Đại Lục đến Hồng Kông như trước nữa ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190714-hong-kong-bieu-tinh-chong-bac-kinh-tiep-dien-an-ninh-duoc-tang-cuong

TQ tập trận ở bờ biển đông nam,

sau khi Đài Loan mua vũ khí Mỹ

Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh các cuộc tập trận không quân và hải quân dọc theo bờ biển đông nam, Bộ Quốc phòng nước này cho biết sau vụ Đài Loan mua gói vũ khí Mỹ.
Theo Reuters, trong một thông cáo ngắn và không cung cấp tọa độ chính xác, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết quân đội nước này “đang tập trận trong những ngày gần đây”.
Hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
Mỹ sắp bán hơn 2 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
Đài Bắc muốn tăng trao đổi quân sự với Mỹ
TQ hân hoan trước cơn địa chấn chính trị Đài Loan
“Những cuộc tập trận này diễn ra theo kế hoạch hàng năm,” thông cáo viết nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Bờ biển phía đông nam Trung Quốc là một trong những khu vực nhạy cảm nhất vì nằm cạnh eo biển Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh mà Bắc Kinh nói sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất nếu cần.
Hôm 12/7, Trung Quốc cho biết họ sẽ áp dụng chế tài nhắm vào các công ty Hoa Kỳ liên quan đến thỏa thuận bán xe tăng, tên lửa và thiết bị quân sự trị giá 2,2 tỷ đô la cho Đài Loan và tuyên bố rằng vụ này “gây tổn hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.
Thông báo đó được đưa ra khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang thăm New York, nơi bà quá cảnh trong chuyến công du tới các đồng minh ngoại giao ở Caribbean.
Chuyến đi cũng khiến Bắc Kinh tức giận, làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Mỹ vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.
Trong thông cáo phát đi hôm 14/7, Văn phòng Tổng thống Đài Loan dẫn lời một giới chức Hội đồng An ninh Quốc gia cho hay bà Thái Anh Văn đã điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cũng như gặp một số thượng nghị sĩ và thành viên khác của Quốc hội Mỹ.
Bà Thái Anh Văn cho biết Đài Loan và Hoa Kỳ có thể thắt chặt quan hệ. Bà cũng ngỏ lời cảm ơn Hoa Kỳ vì “tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình ở eo biển Đài Loan và việc chuẩn thuận bán gói vũ khí được công bố gần đây,” thông cáo cho biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48933007

Thương chiến khốc liệt với Mỹ,

‘vị thế số một’ này của TQ không hề suy chuyển

Các công ty ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác đều cần tới Trung Quốc, bởi hiện không có quốc gia nào có thể thay thế nước này về khả năng sản xuất, quy mô cũng như giá cả.
Các doanh nghiệp trên thế giới hiện có thể thở phào nhẹ nhõm khi cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều quay lại bàn đàm phán sau quá trình bế tắc thương mại của hai nước, và sự bế tắc đó đã gây ra áp lực không nhỏ cho các nhà sản xuất, cũng như nhà nhập khẩu tới từ hai phía.
Mặc dù thỏa thuận đình chiến đã giúp 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc tránh bị Mỹ đánh thuế, nhưng các mức thuế trước đây vẫn được giữ nguyên, và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy thương chiến Mỹ-Trung sẽ nhanh chóng kết thúc. Sự không chắc chắn này khiến rất nhiều doanh nghiệp khó có thể vạch ra các đường lối chiến lược cho việc tìm nguồn cung ứng năng động và hiệu quả.
Đợt đánh mức thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hồi tháng Năm đã là một đòn đánh trực tiếp vào các công ty Mỹ, vốn nhập rất nhiều mặt hàng bị đánh thuế từ Trung Quốc. Còn về phía các nhà sản xuất của Trung Quốc, khi họ xuất hàng hóa sang Mỹ thì họ thường là người phải chịu mức thuế DDP, tức là bên bán hàng phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển và gánh chịu tất cả rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua, cũng như phải nộp tất cả các mức thuế (nếu có) trước khi hàng được giao cho bên mua, chẳng hạn thuế nhập khẩu. Bởi vậy, vấn đề thuế hiện nay đã trở thành sự rủi ro cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Chính trong bối cảnh trên, hiện nay đang có một vấn đề được đặt ra: Tranh chấp thương mại hiện có ý nghĩa gì đối với chuỗi cung ứng, và trong thời gian tới sẽ có những chiến lược tìm nguồn cung ứng thay thế, hay sẽ có một cuộc ‘di cư’ của các nhà sản xuất nước ngoài chạy khỏi Trung Quốc?
Dù hiện nay tình hình không chắc chắn, các công ty ở khắp nơi trên thế giới đều cần tới các nhà cung ứng tới từ Trung Quốc. Bởi hiện không có một nước nào hay một nhóm các quốc gia có sức sản xuất sánh ngang với Trung Quốc cả về quy mô lẫn quá trình sản xuất đã kéo dài hàng chục năm nay.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới về khả năng sản xuất, Trung Quốc năm 2017 đã sản xuất được lượng hàng hóa có giá trị gần 3.560 tỷ USD, vượt qua Mỹ (2.170 tỷ USD) và tất cả những nước được coi là nơi sản xuất thay thế hàng hóa Trung Quốc như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Thương chiến khốc liệt với Mỹ, ‘vị thế số một’ này của TQ không hề suy chuyển
Trung Quốc đã sản xuất lượng hàng hóa trị giá gần 3.560 tỷ USD trong năm 2017. Ảnh: Worldbank
Theo cuộc khảo sát gần đây của AmCham China và AmCham Shanghai, mặc dù cuộc thương chiến Mỹ-Trung leo thang, nhưng có tới 60% công ty của Mỹ không xem xét việc chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác. Còn 40% doanh nghiệp còn lại thì việc tìm kiếm nơi sản xuất thay thế đang gặp nhiều khó khăn.
Việc thương chiến tiếp diễn sẽ khiến các doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược tìm nguồn cung ứng lớn hơn. Chẳng hạn như để doanh nghiệp tự đánh giá nguồn cung ứng của riêng mình. Điều này có thể bao gồm một cái nhìn toàn diện về chiến lược tìm nguồn cung ứng toàn cầu, cho đến việc phân tích chiến lược về tác động của những thay đổi thuế quan trong thời gian gần đây.
Đối với các công ty có cơ sở sản xuất và bán nhiều hàng hóa đa dạng, thì họ có thể cân bằng lại chuỗi cung ứng nội bộ để giảm lưu lượng hàng hóa giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối với các doanh nghiệp khác, một sự phân tích cẩn thận hàng hóa của công ty cùng với Biểu thuế quan hài hòa của Mỹ (US HTS) có thể giúp doanh nghiệp phát hiện ra cơ hội để phân loại lại hàng hóa thành các loại hàng phi thuế quan.
Theo nhận định của các chuyên gia thuộc SCMP, thường thì việc tìm nguồn cung ứng tốt đòi hỏi sự điều hướng của các thị trường và nền văn hóa đa dạng. Sự không chắc chắn về thương mại gần đây đã thêm tăng thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa hơn và đưa ra chiến lược năng động hơn để có thể đạt được thành công.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29290-thuong-chien-khoc-liet-voi-my-vi-the-so-mot-nay-cua-tq-khong-he-suy-chuyen.html

Chính quyền Trump

khiến đầu tư ra nước ngoài của TQ giảm mạnh

Các công ty Trung Quốc chỉ mới đầu tư 12,3 tỷ USD vào các nền kinh tế ở châu Âu và Bắc Mỹ trong nửa đầu năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2014 và chỉ bằng gần một phần năm so với năm ngoái, theo báo cáo của công ty luật Baker McKenzie, SCMP đưa tin.
Hơn thế nữa, theo báo cáo, Bắc Mỹ và Châu Âu không phải là khu vực duy nhất chứng kiến sự suy giảm trong đầu tư của Trung Quốc. Đầu tư ra nước ngoài trên phạm vi toàn cầu của Trung Quốc tiếp tục giảm trong nửa đầu năm nay, với số giao dịch mới được công bố giảm 60%.
Theo SCMP, một trong những nguyên nhân chính lý giải cho sự sụt giảm lớn này là vì nhiều công ty Trung Quốc đã phải đối mặt với sự giám sát ngày càng khó khăn ở nước ngoài, đặc biệt là dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, với nhiều hợp đồng lớn bị từ chối vì lý do an ninh quốc gia.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29287-chinh-quyen-trump-khien-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-cua-tq-giam-manh.html

Quan sát Cuộc sống Đó đây

Hồ sơ Hé lộ nhân vật quyền lực mới

có thể xoay chuyển thương chiến Mỹ-Trung

Việc Trung Quốc cải tổ phái đoàn đàm phán thương mại và vai trò nổi bật của một nhân vật đặc biệt trong phái đoàn này đã khiến Mỹ lo ngại.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng lo ngại về triển vọng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh bất ngờ cải tổ phái đoàn đàm phán và các bên vẫn chưa đạt tiến triển về những vấn đề cốt lõi kể từ cuộc gặp Trump-Tập tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản.
Nhân vật mới nổi
Bộ Trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn (Zhong Shan), mà một số quan chức Nhà Trắng cho là người có lập trường cứng rắn với Mỹ, đã đảm nhiệm vai trò nổi bật mới trong các cuộc đàm phán thời gian gần đây. Trước đó, ông Chung Sơn đã tham gia một hội thảo trực tuyến cùng với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc – người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc hơn 1 năm qua.
Vai trò của ông Chung Sơn được đặc biệt chú ý chỉ hai tháng sau khi đàm phán giữa các bên sụp đổ vì Washington cáo buộc Bắc Kinh rút lại các cam kết trong bản dự thảo đã được nhất trí trước đó. Dennis Wilder, cựu chuyên viên phân tích Trung Quốc tại Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) nhận xét rằng: “Thay đổi này cho thấy sự thiếu tin tưởng đối với vai trò dẫn đầu phái đoàn đàm phán của ông Lưu Hạc, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc muốn đưa một nhân vật khác lên. Tôi chắc chắn mọi quyết định và chỉ dẫn của ông Zhong Shan sẽ cứng rắn hơn với Mỹ”.
Ông Chung Sơn, 63 tuổi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại vào năm 2017, có kinh nghiệm điều hành hai công ty quốc doanh và từng nắm giữ chức vụ Phó Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang. Ông là quan chức thương mại kỳ cựu thứ hai được bổ sung vào đoàn đàm phán của Trung Quốc thời gian gần đây. Trước đó vào tháng 4, ông Yu Jianhua – Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, một trong những nhà đàm phán thương mại giàu kinh nghiệm nhất của Trung Quốc, đã quay trở lại Bắc Kinh để tham gia đoàn đàm phán.
“Ông Chung Sơn là người cứng rắn nhất trong số những người cứng rắn”, Stephen K. Bannon, cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng  nhận xét.
Cùng chung quan điểm này, Scott Kennedy, Cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington nhấn mạnh, mặc dù Bộ Thương mại Trung Quốc từ trước đến nay vẫn có quan điểm ủng hộ các mối liên kết và hợp tác về thương mại nhưng ông Chung Sơn nhiều khả năng sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lợi ích thương mại của đất nước.
Phản ứng thái quá
Một số chuyên gia cho rằng, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã phản ứng thái quá trước động thái thay đổi nhân sự nhỏ của Trung Quốc. Ông James Green, quan chức thương mại tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh nhận xét, không có khả năng các quyết định của ông Lưu Hạc sẽ bị ông Chung Sơn phản đối bởi hai người là bạn thân từ thuở thơ ấu. “Một số nhân vật trong Nhà Trắng, những người không có nhiều kinh nghiệm lắm trong việc đối phó với đối tác Trung Quốc, có thể suy diễn quá nhiều. Trên thực tế, tất cả các nhà đàm phán của Trung Quốc đều có ảnh hưởng với nhau và họ kiểm soát lẫn nhau”, ông James Green khẳng định.
Ông Clete Willems, thành viên của công ty luật Akin Gump, từng làm việc tại Nhà Trắng cho biết, việc đưa ông Chung Sơn tham gia phái đoàn đàm phán thương mại có thể phản ánh quan điểm chính trị riêng của Trung Quốc. Giống như đoàn đàm phán của Washington, có Đại diện thương mại Robert Lighthizer – người luôn muốn đạt được một thỏa thuận sắt đá và Bộ trưởng Tài Chính Mnuchin – nhân vật nhạy cảm với những tác động của căng thẳng thương mại đối với thị trường tài chính, Bắc Kinh cũng có nhân vật “diều hâu” và nhân vật ôn hòa. “Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ, ông ấy cần phải có cả hai phe này trong đoàn đàm phán”, ông Clete Willems nói.
Hy vọng dần lu mờ
Hy vọng về việc đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang dần bị lu mờ do thất bại của Bắc Kinh trong thực hiện cam kết mua một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp của Washington, theo thỏa thuận giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20.
Trong một nỗ lực nhằm hồi sinh các cuộc đàm phán thương mại đang bị đình trệ, Tổng thống Trump đã nhất trí hoãn áp thuế bổ sung đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cho phép tập đoàn viễn thông Huawei tiếp tục được mua chíp điện tử của các công ty Mỹ, đổi lại Trung Quốc phải đồng ý mua một lượng lớn nông sản Mỹ.
Trước cuộc điện đàm giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc trong ngày 9/7, Tổng thống Trump nói với các phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ rằng ông tin tưởng sẽ có đơn đặt hàng mới của Trung Quốc đối với các sản phẩm lúa mì và đậu nành, như những gì
ông đã được hứa tại Osaka, Nhật Bản. Thế nhưng, ông Lưu Hạc và ông Chung Sơn vẫn không đưa ra một cam kết cụ thể nào.
Không chỉ vậy, chính quyền ông Trump vẫn chưa đạt được thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc về một mốc thời gian cụ thể mà Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Robert E. Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ thăm Bắc Kinh để đàm phán trực tiếp với các đối tác Trung Quốc.
Hồi tuần này, nhiều quan chức Mỹ và các đồng minh của Tổng thống Trump lo ngại Trung Quốc đang tận dụng cơ hội hoãn đánh thuế và tìm cách tránh đưa ra những cam kết xác thực. Ông Craig Allen, chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung Quốc tỏ ra lo lắng về sự xói mòn lòng tin giữa các bên.
“Đảng Cộng hòa nhìn chung rất thất vọng vì sự bất hợp tác của Trung Quốc trong giai đoạn này. Rõ ràng, đây sẽ là một tiến trình rất chậm chạp”, nhà kinh tế Stephen Moore, cố vấn của Tổng thống Trump nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, các quan chức Trung Quốc có thể trì hoãn đưa ra bất cứ nhượng bộ thương mại nào cho đến khi họ nhìn thấy sự thay đổi lập trường của ông Trump tại G-20 được hiện thực hóa bằng những giao dịch của Huawei với các công ty Mỹ. Hoặc Trung Quốc sẽ chờ hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump để bắt đầu giai đoạn đàm phán mới, bởi nền kinh tế của nước này, sau giai đoạn giảm sâu vào năm 2018, đã dần ổn định trờ lại nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ.
Trên thực tế, việc Tổng thống Trump lặp đi lặp lại lời đe dọa áp thuế bổ sung đã làm xói mòn niềm tin của chính phủ Trung Quốc về khả năng gắn kết với bất cứ thỏa thuận nào. “Rất khó có một thỏa thuận thương mại giữa các bên trong tương lai gần. Bởi Trung Quốc không còn quan tâm đến việc đạt được một thỏa thuận thương mại lớn với ông Trump nữa”, ông Kennedy nhận xét
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29284-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-he-lo-nhan-vat-quyen-luc-moi-co-the-xoay-chuyen-thuong-chien-my-trung.html

Tập Cận Bình nhắc lại ‘đại cục’

khi tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam “nhìn vào đại cục” và đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới, trong khi Việt Nam nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những cuộc trao đổi “thẳng thắn” ở Bắc Kinh, theo truyền thông nhà nước ở cả hai nước.
Bà Ngân trở về Hà Nội vào tối thứ Sáu sau khi dẫn đầu một đoàn đại biểu cao cấp của Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc, nơi bà hội đàm với các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp bao gồm ông Tập và cũng ghé thăm thành phố Nam Kinh ở miền nam. Chuyến thăm được truyền thông nhà nước Việt Nam mô tả là “kết thúc tốt đẹp.”
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước cộng sản anh em đang chứng kiến những thách thức mới vào lúc cuộc chiến tranh thương mại mà Mỹ đang tiến hành nhắm vào Trung Quốc đe dọa lan sang Việt Nam với những cảnh báo gần đây của Tổng thống Donald Trump, trong khi đó tranh chấp Biển Đông tiếp tục là vấn đề gây xích mích và thái độ bài Trung Quốc ngày càng sâu sắc ở Việt Nam.
Chuyến thăm cũng mang đậm tính biểu tượng khi Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỉ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm sau, gợi nhớ tới lịch sử đầy phức tạp giữa hai nước đồng minh ý thức hệ.
Tại Bắc Kinh, ông Tập ca ngợi mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước nhưng cũng nhắc nhở về những liên kết từ lâu nay mà ông nói sẽ giúp định hình mối quan hệ trong tương lai.
“Ông Tập kêu gọi hai nước trung thành với những khát vọng nguyên thủy của mình, nhìn vào đại cục, thăng tiến tình hữu nghị và tăng cường sự hợp tác nhằm nâng quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới so với điểm khởi đầu,” Tân Hoa Xã tường trình.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi năm 2015, ông Tập cũng từng sử dụng từ “đại cục” để nhắc nhở về việc giữ gìn mối quan hệ giữa hai nước khi đối diện với những bất đồng và tranh chấp.
Bản tin của thông tấn xã nhà nước Trung Quốc cũng cho biết bà Ngân ca ngợi Trung Quốc bằng cách nói rằng phía Việt Nam “sẽ không bao giờ quên sự ủng hộ và trợ giúp quý giá mà các đồng chí Trung Quốc đã cung cấp trong quá khứ và hiện tại.”
Truyền thông chính thống của Việt Nam dường như không đề cập đến điều này nhưng nhấn mạnh cuộc trao đổi diễn ra “thẳng thắn” và nêu bật sự thân thiết giữa các nhà lãnh đạo.
“Sự đón tiếp trọng thị, những cái bắt tay thật chặt, những trao đổi thẳng thắn, chân thành trong các cuộc hội kiến, hội đàm là dư âm đọng lại” sau chuyến thăm của bà Ngân, đài VOV mô tả.
Nhưng những tường thuật chính thức cũng hé lộ những vấn đề đang đề ra thách thức cho mối quan hệ giữa hai nước, từ kinh tế cho tới nhận thức của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu được dẫn lời nói bà Ngân đã bày tỏ lo ngại về tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước và yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh. Đáp lại, ông Tập nói điều này hoàn toàn không phải là mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và việc khắc phục đòi hỏi phải tập trung thay đổi cơ cấu kinh tế, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Về tranh chấp ở Biển Đông, hai nhà lãnh đạo được nói là cam kết sẽ tiếp tục thực hiện, tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; “kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; tăng cường trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy những điểm đồng và kiềm chế, kiểm soát điểm còn bất đồng vì đại cục của hai nước,” theo báo Đại biểu Nhân dân trực thuộc Văn phòng Quốc hội.
Các bản tin cũng cho biết thêm ông Tập đã nói rằng hai bên cần “tuyên truyền tích cực” về truyền thống láng giềng hữu nghị nhằm tạo sự đồng thuận và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân hai nước để cùng nhau phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị.
Một báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố vào cuối tháng 5 cho thấy Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 29,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kì năm trước, với các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng tới 82,8%.
Một số mặt hàng này sau đó lại được xuất khẩu sang Mỹ dưới mác “Made in Vietnam” để tránh thuế quan áp lên Trung Quốc, theo phân tích dữ liệu hải quan của báo The Wall Street Journal.
Tổng thống Donald Trump cuối tháng 6 đưa ra những chỉ trích gay gắt nhắm vào Việt Nam, cáo buộc Hà Nội là “kẻ lợi dụng tồi tệ nhất trong tất cả các nước” về vấn đề thương mại và cho biết đang thảo luận về thuế quan.
Việt Nam đáp lại bằng cách nói rằng họ chủ trương thúc đẩy giao thương giữa hai nước “theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi” và đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại.
https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-nhac-lai-dai-cuc-khi-tiep-chu-tich-quoc-hoi-viet-nam/4999252.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.