Tin Việt Nam – 12/072019
Friday, July 12, 2019
4:39:00 PM
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Các nhà hoạt động bị hành hung tại Trại 6, Nghệ An
Một nhóm hơn 20 nhà hoạt động xã hội đồng hành cùng thân nhân tù chính trị đến Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An bị hành hung nặng nề vào ngày 12 tháng 7 bởi những thành phần lạ mặt trước sự chứng kiến của công an.Cụ thể vụ tấn công hành hung xả ra vào lúc hơn 2 giờ chiều 12/7/2019, khi 50 người mặc thường phục dùng gậy và mũ bảo hiểm tấn công nhóm các nhà hoạt động và thân nhân tù chính trị ở khu vực cách cổng Trại giam số 6 – Thanh Chương, Nghệ An khoảng vài trăm mét.
Ông Trịnh Bá Khiêm, một cựu tù nhân lương tâm từng ở Trại 6, người cũng bị đánh trong vụ việc cho biết, ông nhận ra một công an quản giáo và một người tù án ma túy nằm trong số những người lạ mặt đánh các nhà hoạt động. Ông nói qua điện thoại như sau:
“Tôi đã nhận ra tên cán bộ Du, là tên cán bộ quản giáo ở khu chính trị ra chỉ đạo công an thường phục và côn đồ ra đánh đoàn chúng tôi.
Tên thứ hai là tên Phương, án ma túy 20 năm tù, tên này thuộc dạng vẫn ở trong trại giam mà chúng nó đưa ra khỏi trại giam để chỉ đạo cho côn đồ đánh đoàn chúng tôi.
Đúng đấy, tôi nhìn thấy đấy, trước đây tôi cũng bị giam trong trại 6 nên nhận ra được mặt chúng,” ông Trịnh Bá Khiêm từng bị xử 18 tháng tù giam vì đứng lên chống lại cưỡng chế đất đai ở xã Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội khẳng định.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện cho Trại giam số 6 nhưng không liên lạc được, chúng tôi cũng gọi cho công an huyện Thanh Chương thì viên trực ban cho hay, không biết gì về vụ việc.
Trại giam số 6 là nơi có ít nhất 4 Tù nhân lương tâm gồm Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc, Trần Phi Dũng tuyệt thực từ ngày 10/6/2019 để phản đối cán bộ trại giam tháo các quạt điện trong thời tiết nắng nóng hơn 40 độ C.
Những người bị đánh chiều 12/7 là những nhà hoạt động đi cùng với người thân của TNLT Trương Minh Đức để đến thăm hỏi tình trạng sức khỏe của ông.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập quỹ 50K trợ giúp cho gia đình các TNLT kể lại: “Khi mà chúng tôi đến nơi bọn chúng đã chặn trước một xe tải to để xe chúng tôi không đi qua được, chúng tôi đành phải xuống đi bộ thì chúng nó xông ra khoảng 50 tên.
Sau đấy thì anh Trịnh Bá Khiêm nhận ra chúng là quản giáo và những tên tù được tự do thế nào đấy. Chúng xông vào đánh anh Chênh đầu tiên, vì anh là người đi đầu và đôi co với chúng. Khi mà chúng chặn đường chúng tôi thì anh Chênh là người đôi co với chúng nó để chúng tôi được đi tiếp, nên chúng nó thù anh và đánh anh một cách dã man.
Tất cả chúng nó, 4-5 thằng xông vào đánh hội đồng anh Chênh, tôi ở ngoài kêu lên và xông vào can thì sau nó đó đánh và đấm vào mặt mũi tôi. Dẫm đạp tôi xuống dưới mương và đánh tất cả những người còn lại.”
Cũng theo bà Hạnh, vợ của ký giả Trương Minh Đức là bà Nguyễn Thị Kim Thanh không được gặp mặt chồng hôm nay, ngoài ra bà còn bị đập điện thoại và bị bắt đi bộ từ trong trại đi một quãng xa ra bên ngoài trong tình trạng vừa mới trải qua một ca mổ bụng.
Đây không phải lần đầu tiên những nhà hoạt động trong nước bị các thành phần mặc đồ dân sự tấn công, hành hung, lăng mạ. Hồi năm 2014, bên ngoài Trại giam số 6, Thanh Chương – Nghệ An cũng xảy ra vụ việc các nhà hoạt động bị đánh đổ máu khi đi đón ông Trịnh Bá Khiêm mãn hạn tù trở về. Con trai ông này là anh Trịnh Bá Tư bị đánh chấn thương mắt.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/activists-severely-beaten-at-prison-6-nghe-an-07122019075458.html
Bộ Công an điều tra 27 dự án ma
của công ty Alibaba ở Đồng Nai
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an gửi văn bản yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại địa phương để phục vụ điều tra.Báo trong nước loan tin ngày 12/7.
Công ty Alibaba địa chỉ ở số 321 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty này rao bán đất nền của 29 dự án ở tỉnh Đồng Nai, bao gồm 27 dự án ở xã Phước Bình, xã An Phước, Long Phước, Phước Thái, Bàu Cạn, Tân Hiệp thuộc huyện Long Thành; 1 dự án tại huyện Nhơn Trạch; và 1 dự án ở huyện Xuân Lộc.
Tuy nhiên, theo xác nhận của ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết chưa cơ quan nào trong tỉnh cấp phép cho bất kỳ dự án nào của Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba. Vì vậy, những dự án công ty Alibaba quảng cáo trên website và mạng xã hội chỉ là dự án ‘ma’.
Vẫn theo ông Chánh, người dân nên đến UBND các xã, huyện, tỉnh để tìm hiểu về thông tin đất trước khi mua, để không bị vướng vào những dự án ảo như trên.
Ngoài 29 dự án “ma” tại Đồng Nai, Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba hiện cũng đang bị Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều tra về 8 dự án đất nền tại xã Phú Mỹ được rao bán nhưng chưa hề được cơ quan chức năng cấp phép.
Cũng theo truyền thông trong nước thì vào ngày 12 tháng 7, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra, Bộ Công an triệu tập ông Nguyễn Thái Lĩnh, em trai chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện đến làm việc về những dấu hiệu bị cho là sai phạm liên quan nhiều dự án đất đai của công ty Alibaba.
Vào ngày 13 tháng 6 vừa qua, một nhóm nhân viên của Công ty Địa ốc Alibaba tập trung chống đoàn cưỡng chế công trình vi phạm đất đai tại xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vào chiều ngày 16/6, tin cho biết ông Nguyễn Thái Luyện, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Alibaba dẫn đầu một nhóm nhân viên chừng 20 người đến trước trụ sở Công an Thị xã Phú Mỹ đòi thả người.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-public-security-investigated-27-ghost-projects-of-alibaba-in-dongnai-07122019095742.html
Hội đồng nhân dân ở Sài Gòn chất vấn
việc phòng khám Trung Cộng tiếp tục lừa người dân
Tin Saigon.- Trang Zing ngày 12 tháng 7 năm 2019 loan tin, bà Nguyễn Thị Tố Trâm, đại biểu Hội đồng nhân dân tại Sài Gòn cho biết, tình trạng các phòng khám Trung Cộng tại Sài Gòn tiếp tục lừa người dân vẫn diễn ra, khiến họ bất mãn đối với những phòng khám này. Có nhiều người dân sau khi bị phòng khám Trung Cộng lừa tiền, và tình trạng bệnh tật đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.Tuy nhiên, sau khi sở Y tế vào cuộc thanh tra, kiểm tra, và xử phạt thì vẫn để các phòng khám này tồn tại, tiếp tục lừa đảo các bệnh nhân. Bà Trâm cho rằng, sau mỗi lần các phòng khám Trung Cộng bị xử phạt, thì chủ phòng khám này lại “thay tên đổi họ” để lừa người bệnh. Nhưng trên thực tế, có những phòng khám Trung Cộng vẫn giữ nguyên tên và địa điểm để hành nghề. Bà Trâm cho rằng, cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà các phòng khám Trung Cộng lại có thể thoải mái lộng hành như vậy.
Để giải quyết tình trạng trên, bà Trâm đưa ra ba giải pháp là, thứ nhất phải xem lại công tác tuyên truyền đã mang hiệu quả chưa, việc giải quyết các phòng khám Trung Cộng còn vướng quy định nào. Thứ hai, cơ quan chức năng cần chỉnh sửa bổ sung quy định cấp giấy chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ ngoại quốc, nhất là bác sĩ Trung Cộng. Vì hiện nay chưa ai đánh giá năng lực, chuyên môn của bác sĩ ngoại quốc. Thứ ba là tại sao người dân lại tìm đến phòng khám Trung Cộng để khám? Có cần đổi mới thái độ phục vụ của các bệnh viện nhà nước để người dân tin tưởng, đến khám?
Còn đối với người dân, nhiều người cho rằng phải chăng ngành y tế CSVN đã “đi đêm” với các phòng khám Trung Cộng để làm ngơ cho họ lừa dân Việt.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hoi-dong-nhan-dan-o-sai-gon-chat-van-viec-phong-kham-trung-cong-tiep-tuc-lua-nguoi-dan/
Bộ công an đề nghị đổi tên công an cấp xã
thành trị an viên để xin hơn 2,200 tỷ/năm
Tin Vietnam.- Báo Pháp luật ngày 11 tháng 7 năm 2019 loan tin, bộ công an cộng sản Việt Nam đề nghị đổi tên lực lượng công an bán chuyên trách thành tên trị an viên, nhằm phân biệt với công an chính quy. Cùng với việc đổi tên, bộ Công an cũng đề nghị ngân sách Trung ương mỗi năm cấp cho lực lượng này số tiền 2,256 tỷ đồng.Theo thống kê, hiện toàn quốc có 13,580 phó trưởng công an cấp xã, thị trấn, và 112,986 công an viên không phải là công an chính quy. Lực lượng này được bố trí khắp các thôn, xóm nhằm thực hiện mục đích dùng công an để cai trị dân. Theo bộ công an, mức phụ cấp chi trả cho mỗi Trị an viên mỗi tháng là 1,490,000 đồng, và tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là 253,000 đồng mỗi tháng. Nếu dự thảo Luật Trị an viên được áp dụng thì mỗi Trị an viên sẽ được thêm một khoản trợ cấp là 119,000 đồng một tháng.
Bộ công an cho rằng quy định trên sẽ không tạo gánh nặng, áp lực cho nhà cầm quyền trong việc sắp xếp, bố trí lại công việc cho lực lượng công an xã không chính quy. Theo bộ công an thì với cách đổi tên này sẽ không tạo áp lực, và gánh nặng cho nhà cầm quyền khi phải sắp xếp lại bộ máy.
Dự Luật này đã khiến cho nhiều người dân cảm thấy khôi hài. Bởi nhiều người cho rằng với danh nghĩa là sắp xếp lại bộ máy, nhằm làm cho tinh gọn hơn. Nhưng ngoài việc thay cái tên gọi để xin tiền, thì chẳng có gì khác hơn. Với số tiền lương chỉ được hơn 1 triệu đồng mỗi tháng nên để có thể tồn tại được, phần lớn lực lượng công an xã thường hay dở thói côn đồ, lạm quyền nhằm đe dọa người dân để vòi vĩnh tiền, và phục vụ chế độ công an trị.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bo-cong-an-de-nghi-doi-ten-cong-an-cap-xa-thanh-tri-an-vien-de-xin-hon-2200-ty-nam/
Vẫn chưa có phương án hợp lý cho trạm BOT T2
Bộ Giao thông- Vận tải (Bộ GTVT) vẫn chưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết trạm BOT T2 bị cho là đang đặt sai vị trí. Báo trong nước đưa tin hôm 12 tháng 7.Cụ thể, Bộ GTVT vẫn giữ nguyên 2 phương án: Một là di dời vị trí trạm về gần ngã ba Lộ Tẻ (thuộc KCN Thốt Nốt, TP. Cần Thơ); Hai là giữ nguyên vị trí trạm, tiếp tục xả trạm cho đến khi làm xong tuyến đường tránh TP. Long Xuyên – An Giang rồi mới giải quyết.
Truyền thông trong nước trích một số ý kiến của Hiệp hội Ô tô Vận tải An Giang rằng, cả 2 phương án này đều có những điều không hợp lý.
Phương án thứ nhất có thể gây tốn kém, lãng phí bởi chi phí xây dựng trạm mới. Phương án thứ 2 có thể sẽ là cái cớ để nhà đầu tư BOT T2 tăng thời gian thu phí qua trạm để hoàn vốn.
Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh An Giang chọn phương án 2 bởi tuyến đường tránh TP. Long Xuyên – An Giang đến tháng 1/2022 là làm xong. Nhưng nếu chọn phương án 2 thì trạm này phải dừng thu phí, nên Bộ GTVT kiến nghị phía ngân hàng cho chủ đầu tư được khoanh nợ đến khi nào có đường tránh TP Long Xuyên thì tính tiếp.
Chuyện tài xế phản đối mạnh mẽ việc thu phí tại trạm BOT T2 nóng lên từ giữa năm 2017, và các hiệp hội vận tải địa phương kiến nghị, chính quyền các tỉnh lân cận cũng lên tiếng cần xem lại vị trí đặt trạm. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, giao Bộ GTVT tìm phương án hợp lý để đặt trạm BOT T2 trước khi khánh thành cầu Vàm Cống.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, Bộ GTVT quản lý 73 trạm, trong đó có 17 trạm thu phí BOT đường bộ bất hợp lý về vị trí đặt trạm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/still-has-no-solution-for-bot-t2-07122019081926.html
Nếu không muốn bị trừng phạt thương mại,
Việt Nam phải thận trọng với nhãn “Made in Vietnam”
Nguy cơ “lây lan” caoTheo thống kê của Tổng cục xuất nhập khẩu, trong những tháng đầu năm 2019 sản lượng xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt hơn 4 tỉ USD và riêng thị trường Hoa Kỳ là gần 2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt hơn 8 tỷ USD và đạt 3,42 tỉ USD đối với thị trường Hoa Kỳ. Đối với mặt hàng nhôm thép tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 4,5 tỷ USD/năm và đạt hơn 1,5 tỷ USD/năm thị trường Hoa Kỳ.
Với lợi thế xuất khẩu như trên, Bộ Công thương trong cuộc họp ngày 9/7 xác định các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu nóng của Việt Nam như đồ gỗ, dệt may, thủy sản, nhôm sẽ được đưa vào diện giám sát đặt biệt để tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu đưa vào diện áp thuế cao, trừng phạt thương mại. Đặc biệt như việc Mỹ vừa áp thuế 450% trên sản phẩm thép của Việt Nam với lý do các loại thép này đã sử dụng nguyên liệu được nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc nhằm lẩn tránh thuế.
Bà Lê Hoàng Anh vụ trưởng vụ thị trường Châu Á –Châu Phi tại cuộc họp “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” diễn ra hôm 9/7 thừa nhận rằng, trong thời gian gần dây một số mặt hàng như máy móc, điện tử, phụ liệu dệt may và đặc biệt là gỗ từ Trung Quốc nhập về Việt Nam tăng đột biến.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh trả lời với báo Thanh Niên hôm 10/7 khẳng định, không loại trừ khả năng các sản phẩm gỗ cũng như các hàng hóa khác của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp thuế tương tự và nếu xảy ra thì chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể chịu nổi và thiệt hại nặng nề cả ngành sản xuất là điều không tránh khỏi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban nghiên cứu kinh tế của thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt nhận xét rằng, các nhóm hàng dệt may, đồ gỗ… cũng được xem là quan trọng đối với Việt Nam nhưng đã có một số trường hợp bị phát hiện nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến sơ xài rồi xuất khẩu ra thị trường Mỹ như sản phẩm thép của Hàn Quốc và Đài Loan hồi năm ngoái. Do đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ muốn kiểm tra phát hiện gian lận hay không là điều không khó. Bà giải thích:
“Đã có những quy định chung giữa các nước rồi, như Hoa Kỳ đã quy định rất rõ và người ta đã dùng hệ số HS tức là Harmonized System để đánh giá mức độ sản phẩm được chế biến đến mức độ nào nên người ta rất dễ dàng phát hiện ra. Nếu các doanh nghiệp VN hay những người thông đồng với họ, tưởng chỉ cần chở sang Việt Nam làm sơ một chút là có thể chế biến xuất khẩu ra bên ngoài coi như hàng “Made in Vietnam” thì đó là nhận thức cực kỳ sai mà họ đã cố tình làm sai, thành ra khi mà thuế tăng lên thì họ phải chịu thôi.”
Chuyên gia kinh tế tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định, điều ông lo ngại nhất là đối với nhóm hàng dệt may.
“Những mặt hàng dệt may là những hàng có nhiều khả năng rủi ro hơn vì phía Hòa Kỳ dễ dàng kiểm tra được từng sợi của từng mặt hàng một và nếu sợi đó được sản xuất tại Trung Quốc là bị phát hiện ra ngay và có thể bị phạt. Tôi rất làm lo ngại về điều này.”
Ngoài ra, tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn cho hay, nhóm hàng hóa dệt may được xem là mặt hàng có thể đem lại nhiều công ăn việc làm cho nguồn lao động Việt Nam và nếu việc áp thuế xảy ra thì nó ảnh hưởng không nhỏ cũng như dẫn đến nhiều hệ lụy.
Thay đổi nội lực, tăng cường giám sát
Việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã giúp doanh nghiệp trong nước có lợi thế về ưu đãi thuế quan, tiếp cận thị trường sớm. Nhưng những lợi thế đó cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ hàng hóa bên ngoài được chuyển vào Việt Nam, lợi dụng xuất xứ hàng Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất đi các thị trường thành viên FTA là không thể tránh khỏi, ông Trần Tuấn Anh-Bộ trưởng Bộ Công thương giải bày trong cuộc họp triển khai tăng cường quản lý Nhà nước chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.
Giải pháp khắc phục những kẻ hở trong cơ chế giám sát xuất khẩu là điều cần làm ngay nếu Việt Nam không muốn sự kiện ngành thép được lặp lại đối với các nhóm hàng chủ lực khác.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, biện pháp tốt nhất là các doanh nghiệp tự kiểm soát lẫn nhau trên cơ sở có quy định rõ ràng của Chính phủ. Ông giải thích:
“Các cơ quan VN cần tiến hành giám sát chặt chẽ và đến nay Bộ Công thương vẫn chưa thể định nghĩa thế nào là “Made in Vietnam” sản xuất tại VN trong khi các nước họ phân biệt rất là rõ ràng thế nào là hàng hóa sản xuất tại VN, thế nào là hàng hóa đóng gói hay thiết kế tại VN …. Đấy là điều thiết sót sau 30 năm hội nhập rồi chúng ta vẫn chưa thể định nghĩa chưa có quy định. Theo tôi tốt nhất các hiệp hội nên tổ chức việc giám sát đó, doanh nghiệp tự giám sát lẫn nhau trên cơ sở phải có quy định rõ ràng hàng nào sản xuất tại VN và hàng nào đóng gói tại VN.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì cho rằng để không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, nhà nước cần xử lý thẳng tay đối với các doanh nghiệp cố tình gian lận.
“Bởi vì họ làm như vậy nó ảnh hưởng tới ngành hàng cũng như doanh nghiệp của các ngành hàng khác, tạo ra tiếng xấu, sự nghi ngờ đối với Việt Nam. Tất nhiên Mỹ không đánh thuế vào tất cả các mặt hàng thép mà chỉ đánh thuế vào những doanh nghiệp mà họ cho là gian lận thôi nhưng như vậy nó cũng ảnh hưởng chung trong việc các mặt hàng khác sẽ bị kiểm tra chặt chẽ hơn, khó khăn hơn khi xuất khẩu. Nhà nước VN phải trừng trị mạnh tay thôi, tôi cho điều này rất là cần thiết và nếu cần thì ngưng hẳn lại không cho phép họ xuất khẩu tiếp.”
Tuy nhiên, đối với chuyên gia kinh tế, Phó giáo sư tiến sĩ Ngô Trí Long nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ tài chính thì không cần biện pháp nào cả. Ông lý giải
“Các cơ quan chức năng và đặc biệt là Bộ Thương mại là cơ quan chủ trì trong vấn đề này. Hải quan cửa khẩu thì hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra xuất xứ hàng hóa rõ ràng, một khi hàng nhập về Việt Nam quá nhiều mà không tiêu thụ được thì có nên dùng cái danh của Việt Nam. Lợi dụng hiệp định thương mại tự do mà nhiều cái có lợi cho Việt Nam xuất đi nước ngoài thì đó là việc cần phải báo, đồng thời xuất đi Châu Âu hoặc những nước mình đã ký kết đều phải bị kiểm tra một cách rõ ràng thì nó mới tránh được, ngoài ra không cần biện pháp nào cả.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thừa nhận thành tích xuất khẩu của Việt Nam tuy lớn nhưng có đến 70% là do các nhà đầu tư nước ngoài làm, có nghĩa nội lực nền kinh tế không phát triển trong suốt thời gian qua
“Việt Nam cứ dựa vào nhập khẩu quá nhiều từ bên ngoài thì nó tạo thêm rủi ro về việc hàng làm tại Việt Nam không đủ đạt chuẩn là thay đổi mã HS tạo nên giá trị gia tăng để có thể coi là hàng “Made in Vietnam”. Do đó VN nên nhìn cái cơ hội này không chỉ là xuất khẩu mà là phát triển các ngành hàng xuất khẩu, phát triển ngành sản xuất trong nước để có khả năng xuất khẩu tốt hơn, chứ không thể dựa trên xuất khẩu bằng gia công như từ trước tới nay.”
Ngoài ra, bà Lan chia sẻ thêm Nhà Nước Việt Nam cần phải có chính sách rõ ràng để các doanh nghiệp có thể mở rộng thêm hoạt động sản xuất trong nước thay vì chỉ thực hiện gia công những khâu đơn giản cho đối tác nước ngoài. Nhà nước cần tạo cơ chế giúp doanh nghiệp phát triển các ngành hàng căng cơ trong nước thì mới có thể giúp nền kinh tế phát triển.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/if-you-do-not-want-to-be-punished-for-trade-vietnam-must-be-cautious-with-the-label-made-in-vietnam-07112019160018.html
EVFTA –cánh cửa mở rộng
cho thịt heo nhập khẩu từ EU
Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ dỡ bỏ 65% thuế với các mặt hàng xuất khẩu của EU ngay khi EVFTA có hiệu lực và phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm, nhà phân tích Felicity Rusk cho biết.Ngược lại, hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ hưởng lộ trình xóa thuế nhập khẩu còn lại là 7 năm Trong số những rào cản thương mại thì heo nhập khẩu hưởng thuế 16% đối với các sản phẩm đông lạnh cũng sẽ được dỡ bỏ trong 7 năm và có thể mở rộng thị trường tiêu thụ khi nhu cầu đang gia tăng.
Tính đến tháng 4/2019, heo và các nội tạng từ heo được nhập khẩu từ EU đã tăng gần 80% mỗi năm với 29.000 tấn.
2/3 (khoảng 64%) các sản phẩm heo đông lạnh đang tiếp tục được nhập khẩu vào thị trường Việt nam sau khi dịch tả lợn Châu Phi hoành hành từ tháng 2/2019 khiến lượng heo trong nước trở nên khan hiếm.
Việc hưởng thuế quan này không áp dụng với các sản phẩm của UK khi mà EVFTA chỉ áp dụng cho các quốc gia thành viên EU.
Thông tin vừa nêu được đưa ra vào khi dịch tả lợn Châu Phi khiến hơn 3,3 triệu con lợn tại Việt Nam phải tiêu hủy. Tình trạng này dẫn đến dự báo nguồn cung thịt heo trong thời gian tới, nhất là các dịp lễ, sẽ thiếu hụt nhiều.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Viet-nam-trade-deal-could-open-doors-for-EU-pigs-07122019085748.html
Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Lỗ cũng nên làm?
Báo cáo về kế hoạch đường sắt cao tốc Bắc Nam giữa hai cơ quan cấp bộ của Việt Nam chênh nhau tới 32 tỷ đồng.Bộ Giao thông Vận tải đưa ra mức đầu tư 58,7 tỷ đô la cho tàu tốc độ 350 km/h.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi đó, nói loại tàu 200 km/h hiệu quả hơn, kinh phí chỉ 26 tỷ đô la.
Cao tốc Bắc-Nam, nhà thầu TQ và lòng dân Việt
Đường sắt cao tốc HK – TQ đại lục gây tranh cãi
TQ cho phép tàu cao tốc chạy tốc độ tối đa
Việt Nam mất gì khi làm cao tốc xuyên rừng nguyên sinh?
Chênh nhau 32 tỷ
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận Tải, toàn tuyến đường sắt dự kiến dài 1.559 km, gồm 24 ga, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng, tốc độ thiết kế 350 km/h.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.344.459 tỷ đồng, tương đương 58,7 tỷ đô la, trong đó vốn Nhà nước chiếm 80%, còn lại là vốn tư nhân.
Giai đoạn một của dự án từ 2020-2032 xây tuyến Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM; Giai đoạn hai 2032-2050 xây tuyến Vinh – Nha Trang.
Nhưng Bộ KHĐT không đồng tình, nói tốc độ 350km/h là ‘không cần thiết’, chi phí ‘đắt đỏ’. Và đề xuất chỉ thiết kế ở mức 200 km/h vì ‘hiệu quả hơn’ và ‘rẻ hơn’, ‘giống các nước’ và chi phí chỉ 26 tỷ đô la, giảm hơn 32 tỷ đô la so với Bộ GTVT đề xuất. Với thiết kế này, đi Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chỉ mất 8 tiếng ‘là hợp lý’.
Bộ KHĐT cũng chỉ ra rằng báo cáo của Bộ GTVT nói năng lực khai thác hai tuyến Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM vào năm 2032 đạt 364.000 hành khách/ngày nhưng dự báo chỉ đạt từ 55.000 – 58.000 hành khách/ngày (chỉ gần 16% công suất đầu tư). Mức đầu tư như vậy cho thấy dư thừa và lãng phí ngay từ giai đoạn 1.
Bộ KHĐT cũng nói kiến thức và thực nghiệm của Việt Nam chưa đầy đủ để triển khai một tuyến đường sắc cao tốc nên sẽ không chủ động mà ‘lệ thuộc công nghệ nước khá’ nên rất nguy hiểm cho khả năng tự chủ của Việt Nam.
‘Liệu cơm gắp mắm’
Báo cáo của 2 bộ vênh nhau tới 32 tỷ cùng với đề xuất tốc độ thiết kế tàu khác biệt gây nhiều ý kiến trong cộng đồng.
Cần liệu cơm gắp mắm…Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan nói với báo Dân Trí rằng bà ủng hộ phương án của Bộ KHĐT là cải tạo dần đường sắt Bắc Nam để chuyển thành đường sắt cao tốc, rồi sau đó tính phương án xây dựng đường mới chạy song song.
Bà Lan nói không nên làm đường sắt cao tốc chỉ chở khách (như đề xuất của Bộ GTVT) mà không chở hàng vì như vậy sẽ làm giảm 2/3 hiệu quả kinh tế, do hiện nay nhiều người dân có nhu cầu đi lại làm ăn kinh tế chứ không chỉ đi chơi.
Bà Chi Lan cũng phân tích rằng nếu đi tàu Bắc Nam mà mất 8 tiếng, vé lại đắt, thì người ta sẽ chọn máy bay, vừa rẻ hơn lại chỉ mất 2 – 3 tiếng.
Bà Chi Lan cũng nói hiện tại ta đã có rất nhiều dự án giao thông, như đường bộ cao tốc Bắc Nam, rồi đường thủy ven biển nên trước khi bỏ hơn 58 tỷ đồng ra làm đường sắt cao tốc, cần xem có chịu nổi sự cạnh tranh hay không.
Tàu cao tốc Shinkasen của Nhật Bản giá vé rất đắt nên không phổ biến cho toàn dần mà chỉ dành cho người có thu nhập cao và “chúng ta cần phải liệu cơm, gắp mắm mới phát triển được đất nước,” theo bà Chi Lan.
Lỗ cũng nên làm?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói với Zing.vn rằng nếu làm đường sắt tốc độ 200 km/h như theo đề xuất của Bộ KHCN thì sau này phải đập đi xây lại nếu muốn nâng lên 350 km/h. Trong khi Bộ GTVT đã nghiên cứu từ lâu và xác định ‘làm cho lâu dài’ nên muốn làm ngay từ đầu loại 350 km để .
Chọn sai phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao dẫn đến lãng phí là có tội với dân, với nướcKỹ sư cầu đường Trần Văn Tường
Ông Đông cũng thừa nhận rằng điểm chung trong lĩnh vực đầu tư đường sắt trên thế giới là ‘rất khó thu hồi vốn’.
“Giống như đường bộ, Nhà nước thường bỏ ra 40-50% vốn đầu tư, trong khi đường sắt lại đắt gấp 3-4 lần nên Nhà nước phải can thiệp rất nhiều,” ông Đông nói.
Cây bút Lê Kiến thì viết trên Facebook cá nhân: “Đường sắt tốc độ cao, lỗ cũng phải làm”.
“Quan điểm của tôi là Việt Nam phải làm đường sắt hiện đại. Nhưng quý vị cần thận trọng khi dùng chữ “tiết kiệm” để so sánh phương án của Bộ GTVT (hơn 58 tỉ đô la) với phương án của Bộ KHĐT (26 tỉ đô la). Bởi hai phương án đó hoàn toàn khác nhau, một bên là tham vọng làm hẳn tuyến đường sắt “cao tốc” 350km/h hoàn toàn mới theo công nghệ Nhật Bản (nổi tiếng với các đoàn tàu Shinkansen), một bên là đề xuất làm đường sắt “tốc độ cao” trên cơ sở vừa cải tạo vừa thêm tuyến bên đường sắt cũ, với khổ 1,435m.”
“Cao tốc với tốc độ cao nó khác hẳn nhau về công nghệ đấy quý vị ạ. Tất nhiên, tôi ủng hộ xây tốc độ cao thôi, đỡ rủi ro phương án tài chính, chạy 200km/h được rồi.”
“Vậy thì nếu làm xong với việc chi 26 tỉ đô la thì có lỗ vốn không? Tôi mà còn sống được dăm chục năm nữa thì vẫn khẳng định với quý vị là làm đường sắt sẽ lỗ, lỗ và lỗ. Hiện nay đường sắt lỗ trên toàn thế giới, từ Anh, Pháp, Đức, Nhật…, lỗ hết, Nhà nước phải trợ giá hoặc phải “ôm” lấy hạ tầng.”
“Vậy lỗ thì có làm không? Lỗ vẫn phải làm quý vị ạ. Đó là bài toán tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội phải cân đối thôi. Quý vị có nhớ không, cách đây một thập kỷ, tổng số người chết vì tai nạn giao thông ở VN có năm lên đến gần 13.000 người. Chính phủ quyết tâm làm xong Quốc lộ 1, số người chết giảm đi, giờ khoảng 8.000. Nhưng một thập kỷ trôi qua, tốc độ phát triển kinh tế tăng đều trên 6% mỗi năm, bây giờ hạ tầng giao thông lại trở thành điểm nghẽn. Tết đến giờ, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng lại xảy ra thường xuyên hơn.”
“Một quốc gia muốn phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, thì không thể không đầu tư làm đường sắt. Thế còn quản lý thế nào cho dự án nó hiệu quả, lại là câu chuyện khác nữa.”
Trong khi đó, kỹ sư cầu đường Trần Văn Tường, trong một bài viết trên Vietnamnet, cho rằng nên “mở thêm diễn đàn cho các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước góp ý.”
“Đường sắt tốc độ cao cực kỳ tốn kém và thường chỉ dành cho những quốc gia có sẵn nguồn lực và nền kinh tế mạnh, GDP gấp nhiều lần Việt Nam, đều đã hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm chủ công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha…”
“Không phải quốc gia nào giàu có, làm chủ khoa học công nghệ kỹ thuật cũng làm đường sắt tốc độ cao nếu nhận thấy không phù hợp hay ít hiệu quả hơn phương án đầu tư khác.”
“Chọn sai phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao dẫn đến lãng phí là có tội với dân, với nước.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48918147
Hết Sài Gòn, đến lượt Hà Nội bị nhà thầu ngoại quốc
dọa ngừng thi công vì không trả nợ
Tin Vietnam.- Báo Vneconomy ngày 12 tháng 7 năm 2019 loan tin, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi thủ tướng về việc xin ứng vốn ngân sách thành phố, do trung ương chậm cấp phát vốn cho dự án tuyến đường hỏa xã Nhổn- ga Hà Nội.Theo ông Chung, năm 2018, dự án này do vướng trần kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020, nên chỉ được giao kế hoạch cấp vốn từ ngân sách trung ương hơn 310 tỷ đồng. Trong khi đó, khối lượng thực hiện số tiền này là hơn 695 tỷ đồng, nên Hà Nội đang nợ nhà thầu năm 2018 số tiền 395 tỷ đồng.
Năm 2019, nhu cầu giải ngân cho vốn ngoại quốc là 1,395 tỷ đồng, nhưng đến nay nhà cầm quyền mới chi hơn 84 tỷ đồng, chỉ đạt 6%. Dự án hỏa xa Nhổn- ga Hà Nội đến nay mới đạt 49% khối lượng. Nhà thầu ngoại quốc đã dọa dừng thực hiện các gói thầu nếu nhà cầm quyền Hà Nội không chịu trả nợ.
Ngoài ra, vào cuối tháng 5 năm 2019, Tư vấn Systra cũng đã thông báo tạm ngừng dịch vụ tư vấn từ ngày 17 tháng 6, vì chưa được nhà cầm quyền trả nợ.
Để hạn chế phát sinh khiếu kiện, phải trả nợ cho nhà thầu ngoại quốc, thành phố Hà Nội đề nghị chính phủ cấp số tiền hơn 707 tỷ đồng cho dự án. Nếu ngân sách trung ương chưa xoay sở kịp, ông Chung đề nghị cho phép Hà Nội được dùng phần vốn ODA đã được cấp cho Hà Nội trước đó.
Trước đó, liên danh nhà thầu Hyundai E&C của Nam Hàn, và Gella s.p.A của Italya đã gửi văn bản yêu cầu ban quản trị dự án hỏa xa đô thị và Ủy ban thành phố Hà Nội phải bồi thường 81 triệu Mỹ kim cho họ, nguyên nhân do nhà cầm quyền Hà Nội chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến việc thực hiện, khiến nhiều khoản kinh phí bị phát sinh.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/het-sai-gon-den-luot-ha-noi-bi-nha-thau-ngoai-quoc-doa-ngung-thi-cong-vi-khong-tra-no/
Tiếp tục chuyện làng báo Việt Nam:
“Nhỏ không học lớn đi làm báo”
Trần HòaMấy ngày nay người đọc báo Việt Nam được nhiều dịp cười thả ga.
Vì vừa hết vụ Bùi Tiến Dũng khoe vợ có bầu với huấn luyện viên, thì tiếp đến một tiến sĩ Phật học hiếp dâm trụ trì nhiều chùa! Rồi thì bắt quả tang cán bộ công an Trà Vinh quan hệ với vợ người kinh doanh xăng; sốc với mức lương 01 năm của Công Phượng tại Bỉ bằng cả năm thi đấu của cầu thủ bình thường. Chưa hết, “Chấn động đến tận nhà truy sát ba cha con ở Quảng Nam”.
Nhưng không phải cầu thủ Bùi Tiến Dũng có quan điểm về hôn nhân phá cách đến mức lên báo khoe vợ có bầu với người khác (chứ không phải với mình), hay nhiều trụ trì chùa là người đồng tính và bị ông tiến sĩ Phật học hiếp dâm.
Cũng không phải đơn vị đo lường thời gian của nhân loại trong khi tôi đi ngủ đã kịp thay đổi đến nỗi một năm tại Bỉ thì dứt khoát phải khác cả năm tại Việt Nam.
Cũng không có thằng côn đồ nào tên là Chấn Động đến tận nhà truy sát ba cha con ở Quảng Nam.
Mà sự thật là cầu thủ Bùi Tiến Dũng kể với huấn luyện viên của anh ấy là “Anh ơi vợ em vừa có bầu anh ạ”. Còn tiến sĩ Phật học vốn đang là trụ trì nhiều ngôi chùa nhỏ ở miền Tây, nay bị khởi tố vì hành vi hiếp dâm một em gái 14 tuổi.
Từ “quan hệ” trong ví dụ thứ ba chỉ có ý nghĩa khi độc giả hiểu ra rằng phóng viên nói trại đi từ “quan hệ tình dục”. Nhưng quan hệ tình dục với vợ của người kinh doanh xăng thì có điểm gì đặc biệt khiến phóng viên phải liên kết nó với đạo đức của một cán bộ công an? Hay quan hệ với vợ của ai khác thì được, mà với vợ của người kinh doanh xăng thì mới bị lên án?
Chấn động, à thì là ý phóng viên muốn nói vừa có một vụ việc gây chấn động dư luận, đó là ba cha con bị kẻ côn đồ ngang nhiên đến tận nhà truy sát.
May quá, người đọc thông minh kịp thời cải chính giúp. Chứ không thì Việt Nam lại trở thành điểm đến của thiên niên kỷ nữa mất. Là các nhà xã hội học thế giới đến nghiên cứu sự thay đổi trong quan niệm sống của giới trẻ, nhà tu hành, những người kinh doanh xăng hiện nay và đơn vị đo lường thời gian của Việt Nam ấy mà!
Nhỏ không học
Mặc dù là điều tối kỵ với người làm nghề viết lách, nhưng khoảng năm năm trở lại đây cái lỗi sai chính tả hay ngây ngô ngữ pháp căn bản đã thành chuyện thường ngày ở nhiều bản tin, bài báo. Từ những báo lâu đời cây đa cây đề như Thanh Niên, Tuổi Trẻ… đến các báo điện tử mới nổi đều có, chỉ khác nhau về tần suất.
Mời bạn đọc đọc một đoạn trong blog của blogger Thuyền Lá Tre, nick name của nhà báo Hoàng Liên. Nhà báo này cho biết từng làm việc ở Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Lâm Đồng, nơi có thành phố du lịch Đà Lạt nổi tiếng. Tôi tình cờ đọc được blog này cách đây vài năm. Đến hôm nay đọc lại, nó vẫn nguyên tính thời sự.
“Nhiều năm làm việc, vẫn chỉ quẩn quanh với những tin lễ tân, khai mạc cái này bế mạc cái kia khánh thành cái nọ tặng quà chỗ kia…. vẫn cứ câu cú không chấm không phẩy, vẫn cứ ngơ ngác trước những vấn đề mà cả xã hội đang nhao nhao bàn tán, viết về dân tộc mà không phân biệt được đâu là người Cill, người Lạch, người Mạ hay người Chu Ru; viết về cây cafe thì chịu chết không biết đâu là Robusta đâu là Catimo đâu là Arabica; không phân biệt được đình và đền, không biết hết các đơn vị hành chánh của một địa phương, các thuật ngữ khoa học hay chuyên môn vẻ như là một cánh rừng rậm… có cảm tưởng như chẻ đầu ra đổ chữ vào thì đảm bảo chữ nghĩa cũng sẽ theo tất cả các lỗ có trên đầu trên mặt mà trào tuôn ra hết…”
Viết về dân tộc mà không biết đâu là người Cill hay người Lạch, thôi chuyện này cũng khó. Nhưng anh “nhà báo” còn không biết tấm ảnh chụp đám xe hơi đồ chơi dưới gầm giường mà viết luôn một bài đại gia sưu tập xe sang chục tỷ, mới ghê.
Chính tả ngữ pháp là những kiến thức cấp một đến cấp ba mà còn ngọng thì nói gì đến học những bài học cơ bản của nghề.
Nhiều người làm báo Việt Nam hiện tại thậm chí không buồn nghĩ đến việc kiểm tra nguồn tin. Vì vậy mới có tấm ảnh cá chết ở hồ Mona, bang Michigan, Hoa Kỳ thì được gán là cá chết trên bãi biển Hà Tĩnh (để “đánh” Formosa), cột khói đen do thông lò hơi trước khi tổ máy hoạt động ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (huyện Tuy Phong, tình Bình Thuận) thì gán vào “cháy lớn”; anh lính cứu hỏa ở Hà Nội biến thành lính cứu hỏa rừng thông Hà Tĩnh… Mới có những vụ vi phạm nghiêm trọng cả nguyên tắc lẫn đạo đức nghề nghiệp, từ phóng viên biến thành lưu manh khi đưa cái chổi cho nông dân, bảo họ quét lên rau cho mình quay phim, rồi về cắt xén biến thành phóng sự điều tra việc nông dân giả mạo rau sạch, như vụ việc chấn động ở VTV24 cách đây hai năm.
(Xin nói thêm để người đọc rõ: đoạn phóng sự được phát trên VTV ghi lại cảnh nông dân dùng chổi cứng quét trên luống rau non và giải thích trước ống kính là người tiêu dùng không dám mua rau vì sợ phun thuốc, nên mình quét lên rau tạo vết rách lỗ chỗ trông giống như rau bị sâu ăn, để lừa người tiêu dùng đây là rau sạch. Sau khi phát sóng, phóng sự trên bị người dân ở địa phương xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa phản ứng dữ dội. Họ đưa ra bằng chứng cho thấy chính nhóm phóng viên VTV đã đưa chổi cho họ, nhờ họ quét lên luống rau và thoại trước ống kính như trên. Phóng viên VTV buộc phải về tận nơi xin lỗi trước đông đảo người dân. Đoạn clip xin lỗi sau đó được đưa lên mạng nhưng người dân vẫn không hài lòng vì cho rằng nó thiếu thành khẩn).
Đến đây thì phải giải thích vì sao làng báo Việt Nam từng có những thế hệ “vàng” (xin đọc lại bài Pháp luật Tp HCM, Tuổi Trẻ: Những nhạc trưởng nốt nhạc bẻ đôi cũng không biết), nhưng vàng không đẻ ra vàng, mà “tự diễn biến, tự suy thoái” thành những thế hệ “chì” tồi tệ.
Có một lý do là các tờ báo lớn mạnh được “thay máu” bằng việc cài cắm các vị lãnh đạo số không về nghề nhưng số một về quyền lực. Lý do thứ hai (có lẽ chủ quan vì tôi không nghiên cứu cụ thể), do một thời doanh nghiệp Việt Nam được cởi trói, phát triển nhanh mạnh so với thời kỳ trước đó, nên cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có nhu cầu quảng bá và xem quảng cáo sản phẩm. Doanh nghiệp cũng muốn tài trợ cho các gói truyền thông trên báo chí.
Thị trường màu mỡ này nhanh chóng được các cái tài năng kinh doanh ngửi ra. Họ lập tức đáp ứng: liên kết với các cơ quan chủ quản (có quyền ra báo) vốn luôn viêm màng túi, mở ra hàng loạt tờ báo bao phủ thị trường nhưng không nhằm mục đích làm báo mà chỉ để có chỗ làm quảng cáo, đăng nội dung quảng bá cho doanh nghiệp.
Mục đích như vậy thì phải tuyển các em chân dài, mặt xinh, da dày có thể lả lơi để mời chào doanh nghiệp. Hoặc các chú có máu chém giết, đi lùng sục thông tin bất lợi của doanh nghiệp, đến dọa dẫm, vòi tiền, nếu không chung chi thì “tao đánh cho một bài”. Hoặc tuyển con em của những người có chức tước, máu mặt, để nhờ oai của họ doanh nghiệp tự nguyện đặt vấn đề làm thân (có cách nào làm thân nhanh hơn tặng quà), hay được che chở.
Nhỏ không học, lớn cũng không học
Làm báo đòi hỏi có kiến thức tổng hợp và lao động miệt mài để phát hiện, phân tích và diễn đạt tin tức kịp thời và chính xác cho người đọc. Thông tin rất nhiều và thay đổi nhanh chóng, do vậy người làm báo phải đọc và học không ngừng. Nhưng nếu bắt đầu vào nghề đã hướng đến một mục đích sai lệch, người làm báo sẽ bị biến thành công cụ không hơn không kém, tệ hại hơn là những công cụ chống lại sự tiến bộ của xã hội.
Tôi xin trích dẫn tiếp một đoạn trong blog của nhà báo Hoàng Liên đã thượng dẫn:
“Cứ bảo đấy là nghề nghiệt ngã đòi hỏi cao này kia…nhưng con đường trở thành nhà báo với nhiều người, dễ không thể tả và có thể chẳng cần đến kiến thức trình độ gì ráo trọi, chỉ cần: có bố mẹ anh chị em bà con đang làm ở 1 đài báo nào đấy, kế đó là có tiền, kế nữa là có ông to bà nhớn đỡ đầu…bất luận là ai cũng trở thành nhà báo tất!
Không phải là tất cả, nhưng có lẽ đến 80% là thế! (Tôi xin bổ sung: theo những gì tôi biết thì điều này đúng với các báo bộ ngành ở miền Bắc, hoặc các báo địa phương hơn là các báo tương đối độc lập và có thị trường ở miền Nam-Trần Hoa).
-“Con hát thì mẹ khen hay”. Bố là sếp con là nhân viên, vào cuộc họp bố khen con như sao sáng mới trồi ra. Đi làm thì luôn được bố (mẹ) và những người dưới quyền bố (mẹ) “ưu tiên” hết cỡ, nghĩa là không phải đi vùng sâu vùng xa, đứa nào chạy bục mặt kiếm tin bài chứ những ông bà “con nối” ấy nghiễm nhiên ngày nào cũng có tên trên bảng phân công công việc, đảm bảo mỗi ngày đều có thu nhập. Cuối năm thì nhứt định có 1 suất Thiến sĩ (à quên chiến sĩ) thi đua, he he !
-Không đến mức rớt tốt nghiệp trung học và cũng vào được đại học như ai, nhưng cái sự học hết sức làng nhàng, đại loại chơi nhiều hơn học. Kiểm tra vài kiến thức cơ bản nhất cũng ú ớ. Học cái nghề đòi hỏi đọc nhiều, đi nhiều mà ngại cả đôi thì thôi rồi. Thế nhưng con đường vào nghề từ thực tập cho đến đi làm cứ như trải lụa nhờ bố làm quan to. Đi dù làm cả năm trời vẫn không phân biệt nổi đâu là HĐND (Hội đồng nhân dân), đâu là UBND (Ùy ban nhân dân) nhưng tuyệt đối, không ai phê nàng câu nào cả, mà có khi ngược lại, uy lực của những bữa tiệc chiêu đãi và chức của bố nàng đã thực sự “xoay được ngòi bút biên tập”!
Thôi, tôi kể tới đây thế thôi. Kẻo kể nữa hết đêm. Túm lại, sếp nào thì lính ấy, rau nào sâu ấy. “Người trên ở chẳng thật thà/để cho kẻ dưới ra ma cả đoàn”.
Nhưng cuối cùng chúng mình chịu chung cái ngu của chúng nó
Báo chí có nghĩa vụ cung cấp tin tức trung thực, khách quan và nhiều chiều, do đó nó được tôn trọng, là tiếng nói phản biện của xã hội. Thông qua báo chí, người dân tạo ra đối trọng với hệ thống chính quyền và những nhóm lợi ích chủ yếu đang điều hành những lĩnh vực riêng lẻ, để hướng đến sự hài hòa. Thông qua báo chí, các chính sách tác động đến nhiều người được soi xét và chỉnh sửa để phù hợp nhất với cộng đồng.
Trong quá trình quản trị nhà nước, chính quyền nhờ báo chí mà kịp thời nhận biết phản ứng của người dân cả trước khi, trong khi và sau khi ban hành chính sách. Báo chí phải độc lập và tiên phong, kiến tạo diễn đàn trung lập để xã hội hướng đến những giá trị chung, đề ra những nguyên tắc và luật lệ chung.
Không có báo chí, xã hội không thể phát triển và tiến bộ.
Thế cho nên các sản phẩm báo chí sai lỗi hoặc méo mó, tệ hại… gây ra nhiều tác hại cho xã hội hơn là chỉ tạo ra một tiếng cười hoặc một cái bĩu môi chê cười. Vì nó khiến người mới vào nghề hiểu sai lệch về chuẩn mực và giá trị của nghề báo, do đó tiếp tục tạo ra những thế hệ và sản phẩm báo chí sai lỗi và méo mó. Khi điều đó diễn ra đủ lâu, báo chí bị xã hội khinh miệt và quay lưng.
Nhưng, một khi tiếng nói phản biện bị biến dạng và đánh mất giá trị, cái giá mà cả xã hội phải trả, không trừ một ai, là nhiễu loạn thông tin và thiếu hụt một phương cách phổ quát nhất để tìm biết sự thật.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/journalists-who-never-study-anything-07112019133552.html
Người Bắc có đáng ghét không (?!) – Phần 2
Nguyễn Ngọc GiàTra trên google, dễ dàng nhận thấy, sau này xuất hiện những “hội” ghét người Bắc [1] khá nhiều. Có cả “cẩm nang” thật tâm của người Nam dành cho người Bắc [2], khi họ chuyển vào Nam sinh sống.
Điều đáng suy ngẫm, những biểu hiện nói trên không hề có trước 1975, kể cả những năm “sau giải phóng” cũng không nốt.
Không tìm thấy tình trạng ngược lại, như các “hội” ghét dân miền Nam hay dân Sài Gòn (?!), nhưng lại tìm thấy các “hội” ngay cả người Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An v.v… ghét cả “dân miền Bắc” (?!).
Có lẽ “sự kỳ thị người Bắc” xuất hiện theo “dòng chảy” của thời mở cửa vào những năm 2000 đến nay và nó ngày một “đậm đặc” hơn?!. Sự “kỳ thị người Bắc” vẫn ngấm ngầm và âm ỉ chừng như không dứt.
Ngay trong giới “đấu tranh tự do – dân chủ” không phải không bắt gặp tình trạng này, dù tế nhị hơn, giới này thường không bộc bạch công khai.
Các “trang báo quốc doanh” từng đề cập đến tình trạng “kỳ thị người Bắc” nhưng chỉ dừng lại ở một nửa của cặp phạm trù Triết Học “Hiện Tượng – Bản Chất”. Tức là các trang báo chỉ nói lên “Hiện Tượng” và thông thường kêu gọi không nên kỳ thị mà hãy đoàn kết, tương thân tương ái thông qua… “tuyên truyền” và “giáo dục” (kiểu XHCN)!
Song song đó, các nhà chuyên môn: Tâm Lý Học, Xã Hội Học, Việt Nam Học có vẻ cũng không mặn mà về “đề tài nguy hiểm” này, hoặc giả, vì nó quá đụng chạm ngay trong giới chuyên môn cũng nên (?!).
Tâm lý – Xã hội
“Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước
Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước”
(Giải Phóng Miền Nam – Lưu Hữu Phước)
“Nơi thành đô trong ánh điện quanq tiếng nấc nghẹn câu cười
Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày.
Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người!
Sài Gòn ơi! Ta đã về đây! Ta đã về đây!”
(Tiến Về Sài Gòn – Lưu Hữu Phước)
Những “lời ca tiếng hát” như vậy, chúng vang vọng không chỉ trong quãng thời gian “trước và sau giải phóng” mà nó được mải miết “tụng ca dài dài” cho đến sau này, mỗi độ “Ba Mươi Tháng Tư lại về” (!)
“Chiến Tranh Tâm Lý” được sử dụng đến mức “tuyệt đỉnh kung-fu” của người CSVN, là điều phải thật tâm công nhận sự thành công của họ trong giai đoạn chiến tranh. Sự sụp đổ của VNCH, trong đó có sự thất bại của đội ngũ “Tâm Lý Chiến” là điều cũng nên công nhận nốt.
Những mảnh đời “lầm than”, những tiếng “nấc nghẹn”, những lời “rên xiết” đến “quặn thắt”như thế, thử hỏi, nó tác động kinh khủng đến cỡ nào vào tâm trí “người anh ruột miền Bắc” dành cho “người em ruột miền Nam” (?) trong lúc người Bắc đang sống trong cảnh “Đêm Giữa Ban Ngày” mà họ không hề hay biết.
Sự dối trá của người CSVN đạt mức ”thượng thừa”, không những tạo ra hiệu quả cho loại “chiến thắng” dựa trên ”sự phi nghĩa, bất chính danh và vô nhân đạo” mà còn tạo “hiệu ứng đa chiều”, trong đó có ”hiệu ứng ban ơn”, “hiệu ứng kẻ cả”, ”hiệu ứng trịch thượng” v.v… đặc biệt “hiệu ứng dạy dỗ” của “người anh ruột miền Bắc” dành cho “người em ruột miền Nam” (!).
Sự “nhồi sọ” trong hàng chục năm như vậy, nên không thể nào ”gột rửa” trong thời gian ngắn. Từ “tâm lý này”, việc phân chia “công dân hạng nhất, hạng nhì” lên ngôi, không có gì khó hiểu.
Không dừng lại ở quảng đại quần chúng, trong nội bộ người CSVN với nhau, người ta thấy rất rõ các loại “hiệu ứng” nói trên thông qua phát ngôn của Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Thiện Nhân, đặc biệt “mỗi độ” tranh quyền đoạt bính qua các kỳ đại hội đảng, nó càng hiện rõ mồn một.
Tâm lý – Xã hội dày đặc chia rẽ tình đồng bào từ trên xuống dưới, ngay cả thành phần công – nông, tiểu thương đều do CSVN gây ra là điều không cần bàn cãi.
Tính “trách nhiệm” của một con người (tức là “dám làm dám chịu trách nhiệm”) đã bị ngay những “bàn tay CS” bóp nát từ quá lâu và từ ngay những thành phần cấp cao nhất như: Hồ Chí Minh phủi hết trách nhiệm trong Cải Cách Ruộng Đất cho đến Lê Duẩn với hậu quả thảm thương “sau ngày giải phóng”, chẳng lẽ nó không hề “lan rộng và ăn sâu” vào trí não của từng người Bắc nói riêng và người Việt Nam nói chung (?) Và chẳng lẽ, nó không có tác động mảy may nào vào những hãng xưởng tại các khu công nghiệp miền Nam mà ở đó, người ta thẳng thừng từ chối [3] tuyển dụng dân Thanh – Nghệ – Tĩnh (?!)
Cần nhắc lại, tính ”vô trách nhiệm” sản sinh ra tính ”vô kỷ luật” - đó là tai ương cho đến hiện nay không hề có dấu hiệu chấm dứt. Đó cũng là “nỗi sợ hãi lớn nhất” cùng với “nền pháp luật XHCN” làm các nhà đầu tư phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore v.v… ngán ngại, khi đến làm ăn tại Việt Nam.
Và “vô trách nhiệm” cùng với “vô kỷ luật” sản sinh ra tất cả thói hư tật xấu: bướng bỉnh, lỳ lợm, cố chấp, dối trá, thủ đoạn đê hèn, đổ thừa, đua đòi, giành giựt v.v… kể cả tính tàn nhẫn & phi nhân đối với ngay “đồng bào” của mình, cùng với “văn hóa xin lỗi” và “văn hóa cám ơn” ngày càng tiêu tan trên xứ sở “thiên đường mù lòa” mang tên nước CHXHCNVN!
Kinh tế – Chính trị
“Người Bắc có đáng ghét không?” có thể gây tranh cãi, nhưng “Người Việt Xấu Xí” trong mắt thế giới thì không còn gì cần bàn cãi thêm nữa! Khốn nỗi! Cái thứ “Người Việt Xấu Xí” không hề có trước 1975 – sự thật cũng không thể chối bỏ!
Tại sao như vậy?
Thưa rằng, tất cả do nền tảng “Kinh tế – Chính trị” do người CSVN tạo ra.
Không cần đề cập quá nhiều vào thời “mông muội” của Lê Duẩn với phát ngôn: “Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại lạm phát mà sợ?” - trích Đèn Cù của Trần Đĩnh.
Hãy nói về “CS hiện đại”, trong khi không chịu công nhận “kinh tế phi thị trường”, người CSVN lại biến tướng “nền kinh tế của họ” thành “KTTT định hướng XHCN” để lươn lẹo với thế giới nhằm đạt được những lợi ích nhất thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Hiện nay người CSVN đang trả giá, qua việc Hoa Kỳ đánh thuế hơn 450% thép Việt Nam. Hậu quả này cũng bởi tính dối trá” và “lươn lẹo” gây ra. Chắc chắn, “sự trả giá” không dừng lại như vậy.
Kinh tế quyết định Chính trị và Chính trị tác động trở lại Kinh tế – Đó là “hằng số” Triết Học không bàn cãi.
Bên cạnh đó, bộ máy nhân sự của BCHTƯĐCSVN cũng như Bộ Chính trị và cả nội các Chính phủ – ngay đó cho thấy “người Bắc” chiếm số đông. Vì vậy, “bộ mặt người Bắc đáng ghét” chỉ là “Hình Thức” mà “Nội Dung” phải gọi chính xác là “bộ mặt người CSVN”. Điều này hoàn toàn đúng theo cặp phạm trù Triết Học “Hình Thức – Nội Dung” mà ngay cả người CSVN lẽ ra phải “nằm lòng” hơn ai hết!
Thử hỏi, còn mấy người Việt Nam không nhận ra sự ganh ghét giữa “người Cộng Sản Bắc Kỳ” với “người Cộng Sản Nam Kỳ” trên “địa hạt” này?
Chẳng lẽ 300 bộ áo dài của bà Nguyễn Thị Kim Ngân không phản ánh “hai dân tộc CS” đang đấu đá lẫn nhau trước thềm đại hội đảng sắp tới? Và còn vô vàn biểu hiện khác.
Kết
Phải nói cho chính xác, “người Bắc” không đáng ghét, chỉ có người CSVN” – dù là “Cộng Sản Bắc Kỳ” hay “Cộng Sản Nam Kỳ” - rất đáng căm ghét và rất đáng khinh bỉ trong mắt người Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cả thế giới văn minh.
Người CSVN – dù là “Cộng Sản Bắc Kỳ” hay Cộng Sản Nam Kỳ” -phải giật mình cay đắng trước tình trạng kỳ thị “Bắc – Nam” vô cùng trầm trọng và âm ỉ suốt hàng chục năm qua, bằng lương tri và lương tâm còn sót lại.
Người CSVN – dù là “Cộng Sản Bắc Kỳ” hay Cộng Sản Nam Kỳ” – phải chịu trách nhiệm toàn bộ và liên tục trước dân tộc Việt Nam, ít nhất suốt 44 năm qua kể từ ngày, họ gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” (!)
Nguyễn Ngọc Già
[1] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/nhuc-nhoi-chuyen-ki-thi-vung-mien-181259.html
[2] https://nguoinamky.com/doi-song/cam-nang-ung-xu-cho-nguoi-bac-khi-chuyen-vao-song-o-mien-nam.html
[3] https://laodong.vn/archived/tiep-vu-tay-chay-lao-dong-thanh-hoa-nghe-an-ha-tinh-699051.ldo
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/north-ugly-peo-07122019083829.html
Thông điệp trong chuyến thăm TQ
của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Từ 8-12/7, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội hai nước.Nhận lời mời của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tiến hành chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 8 – 12/7. Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam kể từ sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc hội. Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Thông điệp quan trọng trong chuyến thăm
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thể hiện Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; mong muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp lên tầm cao mới. Chuyến thăm cũng nhằm tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy thực hiện những nhận thức chung và thỏa thuận cấp cao đạt được giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc; thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội, các văn kiện, chương trình, dự án hợp tác đã ký kết; phương hướng hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nhân đại Trung Quốc trong thời gian tới. Hai bên cũng trao đổi những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực cụ thể về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục; hợp tác trên các diễn đàn đa phương; trao đổi về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thiết thực và hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm lần này cũng thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động đối ngoại của Quốc hội, nhất là của người lãnh đạo cao nhất của Quốc hội nước ta, trong tổng thể đối ngoại Nhà nước trong thời kỳ Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng. Chúng ta tin tưởng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, hai Quốc hội phát triển tích cực trong thời gian tới.
Quan hệ Việt – Trung tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian qua
Về quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước được phát triển ổn định và không ngừng đi vào chiều sâu, sự tin cậy về chính trị được tăng cường. Điểm nổi bật nhất là các chuyến thăm, tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước điễn ra thường xuyên hơn và ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng phát triển quan hệ ổn định, hữu nghị và lâu dài với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc; chân thành mong muốn cùng Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt-Trung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Lãnh đạo Trung Quốc, nhất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần khẳng định hết sức coi trọng việc củng cố quan hệ hữu nghị và tăng cường hợp tác chiến lược với Việt Nam, coi quan hệ với Việt Nam là “quan hệ song phương hết sức đặc biệt”, mong muốn “từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài” tăng cường hợp tác toàn diện cùng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Giao lưu hợp tác giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước tiếp tục diễn ra sôi nổi và ngày càng thực chất.
Về quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ tám, thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và là thị trường nhập khẩu lớn thứ chín của Trung Quốc. Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 106,7 tỷ USD (tăng 13,8% so với năm 2017). Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 33,24 tỷ USD (tăng 11,58%) so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến cuối tháng 5/2019, Trung Quốc có 2.387 dự án đầu tư có hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,1 tỷ USD, đứng thứ 7/131 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về du lịch và giao lưu nhân dân đã thực sự trở thành một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước. Giao lưu nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước nước cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư song phương. Trong những năm gần đây, cả Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành điểm đến ưu thích hàng đầu của người dân hai nước. Trong năm 2018, lượng khách du lịch giữa hai nước đạt gần 10 triệu lượt người, hàng tuần có trên 600 chuyến bay nối các địa phương của Việt Nam với Trung Quốc, trung bình mỗi ngày gần 90 chuyến bay. Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đón gần 2,5 triệu lượt khách Trung
Quốc. Các kênh giao lưu hữu nghị nhân dân giữa hai nước tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả tích cực. Tiếng Việt đã trở thành một trong những ngoại ngữ ngày càng được nhiều sinh viên Trung Quốc lựa chọn. Mỗi năm có hơn 1 triệu du khách Việt Nam đi Trung Quốc du lịch. Nếu tính cả giao lưu qua biên giới thì mỗi năm số lượng qua lại giữa hai bên đạt khoảng 12 triệu lượt người.
Về vấn đề trên biển, tuy tình hình Biển Đông vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp nhưng lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã nhiều lần trao đổi và nhất trí cần kiểm soát bất đồng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển đạt được tiến triển; cùng ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Hai bên cũng đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” và đạt được nhiều nhận thức chung về việc kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29268-thong-diep-trong-chuyen-tham-tq-cua-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-kim-ngan.html
0 comments