Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 07/07/2019

Sunday, July 7, 2019 5:48:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 07/07/2019

Vụ Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái

đang được điều tra bổ sung.

Vụ nguyên phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Linh, dâm ô bé gái trong thang máy đang được Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận 4, Tp HCM điều tra bổ sung theo yêu cầu của phía tòa án.
Truyền thông trong nước vào ngày 6 tháng 7 dẫn phát biểu của lãnh đạo Công an Quận 4, Tp Hồ Chí Minh như vừa nêu.
Nội dung điều tra bổ sung được cho biết là lời khai của ông Nguyễn Hữu Linh tại Công an Quận 4, tại Biên bản Kết luận Điều tra, Biên bàn hỏi cung bị can và Biên bản giao cáo trạng là ông này chỉ thừa nhận hành vi ôm, hôm bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9 tổng cộng 3 lần. Theo ông Nguyễn Hữu Linh thì hành động như thế có sai nhưng ông không nhận tội với lý do chưa đủ yếu cố cấu thành phạm tội dâm ô theo điều 147 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Vụ ông Nguyễn Hữu Linh bùng lên sau khi một video clip với hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi ôm hôn một bé gái trong thang máy được lan truyền trên mạng xã hội Facebook vào ngày 2 tháng 4 vừa qua.
Công luận tỏ ra bất bình vì ông Nguyễn Hữu Linh ngoài việc là một người lớn tuổi còn là một cán bộ có chức vụ trong ngành tư pháp.
Tại phiên xử sơ thẩm vào ngày 25 tháng 6 vừa qua, Tòa án Nhân Dân Quận 4, Tp HCM tuyên trả hồ sơ cho Viện Kiểm Sát để điều tra bổ sung về vị trí bàn tay trái của ông Nguyễn Hữu Linh khi ôm hôn bé gái.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/linh-re-investigate-07062019142959.html

2 quan chức trẻ bị cách chức ở Đà Nẵng

sau khi cha “ngã ngựa”

Tin Vietnam.-  Báo Thanh niên ngày 7 tháng 7 năm 2019 loan tin, ông Trần Văn Mẫn, Trưởng phòng Đấu thầu- Thẩm định và giám sát đầu tư, sở Kế hoạch và Đầu tư, là con trai ông Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ việc. Hiện đơn của ông Mẫn đã được sở Nội vụ đồng ý.
Trước đó, ông Trần Văn Minh đã bị khởi tố vì vi phạm quy định về cai quản, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Hiện ông Minh đã bị bắt tạm giam để điều tra vụ án liên quan đến Vũ Nhôm tức Phan Anh Vũ.
Trước đó, ông Mẫn đã bị tố cáo về việc ông này được cử đi học theo đề án nguồn nhân lực chất lượng cao bằng ngân sách, với chi phí 500 triệu đồng trong một năm, và ông Mẫn được cho là người chưa đủ tiêu chuẩn để được đi học.
Vẫn theo báo Thanh niên, ngoài trường hợp ông Mẫn thì còn có ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng đã có đơn xin thôi làm đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng. Hiện đơn của ông Cảnh đang được xem xét, và sẽ có quyết định vào ngày 9 tháng 7 tới. Trước đó, ông Cảnh đã bị cho thôi chức danh Bí thư Thành đoàn, Phó trưởng ban thường trực ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng do ông này đã sống chung như vợ chồng, và có con riêng với một người phụ nữ khác khi đang có vợ hợp pháp.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/2-quan-chuc-tre-bi-cach-chuc-o-da-nang-sau-khi-cha-nga-ngua/

Nghi vấn một CSGT lái xe hơi

tông xe máy làm chết người, bỏ chạy

TTO – Đến khuya 7-7, vẫn chưa thể xác định được ai là người đã lái xe hơi gây tai nạn làm ông Dương Văn Tốt (ngụ tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, BR-VT) tử vong. Nhưng theo người nhà nạn nhân, người gây tai nạn nghi là một CSGT huyện Châu Đức.
Đình chỉ công tác CSGT gây tai nạn chết người ở Bình Dương
Xe CSGT Bình Dương gây tai nạn, 1 người tử vong
Tạm đình chỉ công tác CSGT nghi gây tai nạn chết người
Trước đó, khoảng 22h30 tối 6-7, ông Dương Văn Tốt (54 tuổi) chạy xe trên QL56 hướng Châu Đức đi TP Long Khánh, Đồng Nai. Khi về gần đến nhà thì bị xe hơi Kia Morning, chưa rõ người lái, đi cùng chiều tông từ phía sau. Nạn nhân bị hất văng, xe hơi tiếp tục chạy khoảng 100m thì dừng với chiếc xe máy kẹt dưới gầm.
Vị trí anh Dương Văn Tốt bị tai nạn ở cách nhà khoảng vài trăm mét nên con trai nạn nhân là anh Dương Tấn Lộc cũng đến xem tai nạn như mọi người.
Khi phát hiện xe máy dưới gầm xe hơi là của cha mình, anh Lộc đã yêu cầu tài xế cho xe lùi lại để kiểm tra. Nhưng thực tế ông Tốt đã bị hất văng ở đoạn trước.
Theo người nhà nạn nhân, tài xế xe hơi gây tai nạn đã đe dọa anh Lộc. Sau đó, người này tiếp tục lái xe bỏ đi.
Anh Lộc đi ngược lại hiện trường thì phát hiện cha mình đã tử vong nằm bên lề đường.
Qua tìm kiếm khuôn mặt trên mạng xã hội và nói chuyện, người nhà nạn nhân xác định người gây tai nạn tên là H., hiện là CSGT – Công an huyện Châu Đức.
Tối 7-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một người thân của nạn nhân cho biết trưa 7-7, có một người đàn ông và một phụ nữ nhận là cha ruột và mẹ vợ của tài xế thăm viếng.
“Khi chúng tôi đưa hình ảnh tài xế đã gây tai nạn lấy từ facebook, người phụ nữ giới thiệu là mẹ vợ của tài xế xác nhận rằng đúng người này tên H., là cảnh sát giao thông và là con rể của bà.”, người nhà nạn nhân cho biết.
Tối 7-7, một lãnh đạo CSGT huyện Châu Đức xác nhận đội này có người tên H. nhưng cho biết hiện cơ quan điều tra đang xác định ai là người gây tai nạn.
Tuổi Trẻ Online cố gắng liên hệ với lãnh đạo Công an huyện Châu Đức để xác minh thông tin nhưng người này không nghe máy.
Còn một lãnh đạo Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết chưa nghe công an huyện báo cáo về trường hợp CSGT huyện Châu Đức gây tai nạn. Lãnh đạo Viện KSND huyện Châu Đức cũng cho hay chưa nghe báo cáo về vụ tai nạn nói trên.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sau khi gây tai nạn trên và bỏ chạy, tài xế xe Kia Morning tự gây tai nạn tông vào cây bên đường làm xe hư hỏng và chính tài xế này cũng bị thương.
ĐÔNG HÀ
https://tuoitre.vn/nghi-van-mot-csgt-lai-xe-hoi-tong-xe-may-lam-chet-nguoi-bo-chay-20190707223231433.htm

Chồng Nam Hàn đánh vợ Việt trước mặt con trai

Tin từ Hàn Quốc, ngày 07/7/2019: Trang mạng Allkpop đang lan truyền một video (https://m.facebook.com/van.vit88bn/posts/2476851352366177) trong đó một người đàn ông Hàn Quốc thẳng tay đánh đập cô vợ người Việt Nam trước sự chứng kiến của con trai chung của họ chừng 3 tuổi.
Hình ảnh video dài 2 phút 26 giây cho thấy người đàn ông liên tục tát vào mặt vợ và đấm vào hai bên mạng sườn còn cô vợ người Việt thì lấy hai tay che mặt để tránh những cú đấm của người chồng vũ phu xứ kim chi. Đứa con của họ đứng cạnh mẹ khóc một cách thảm thiết, và nó thét lên mỗi khi người bố giáng một đòn vào người mẹ.
Vừa đánh, người đàn ông nói gì đó và dường như cô vợ vừa khóc vừa van xin bằng tiếng Hàn.
Theo bài báo này, dường như đây không phải là lần đầu tiên người chồng đánh vợ.
Theo lời của người chồng nói trong video thì hình như anh ta điên lên vì cô vợ lại nấu ăn trong khi anh ta đã đặt thịt gà từ nhà hàng. Anh ta có nói “Đây không phải là Việt Nam” và chửi cô vợ vì không biết nói sõi tiếng Hàn.
Sự việc được lan truyền trên mạng Naver, một website tìm kiếm bằng tiếng Hàn.
Theo tin tức mới nhất trong ngày 07/7, người chồng vũ phu đã bị bắt, còn vợ và con anh ta được đưa vào trung tâm chăm sóc.
Tác giả bài báo cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ mọi người phụ nữ trước bạo lực gia đình.
Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, hàng trăm nghìn cô gái Việt Nam đã phải tìm con đường thoát khỏi cảnh bần hàn bằng việc kết hôn với người nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Đổi lại, gia đình họ được một khoản tiền từ người chồng ngoại quốc.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/chong-nam-han-danh-vo-viet-truoc-mat-con-trai/

Mỹ áp thuế hơn 450%

lên thép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ nâng mức thuế mới lên đến 456,23% đối với mặt hàng thép chống gỉ, thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và cả nguyên liệu sử dụng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan để sản xuất ra hai loại thép trên.
Truyền thông trong nước, vào ngày 3 tháng 7 dẫn thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ cho biết đây là mức thuế cao nhất dành cho sản phẩm thép của Việt Nam trong vòng 4 năm vừa qua. DOC cũng cho biết mức thuế trên sẽ được áp dụng lên các đơn hàng nhập khẩu chưa giao, được ký kết từ ngày 02/08/18.
Hai sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng lần lượt 332% và 916% trong khoảng từ tháng 12 năm 2015 cho đến tháng 4 năm 2019, là cột mốc mà Hoa Kỳ áp đặt thuế lên các sản phẩm thép nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Bản tin của Bloomberg đăng tải vào ngày 3 tháng 7 cho rằng DOC áp đặt mức thuế mới lên một số sản phẩm thép Việt Nam vì cáo buộc Hàn Quốc và Đài Loan chuyển hàng tới nước này gia công và sau đó xuất hàng sang Mỹ.
Hồi tháng 5 năm 2018, DOC cũng đã đánh thuế chống bán phá giá 200% và thuế chống trợ cấp gần 260% lên sản phẩm thép cán nguội sản xuất ở Việt Nam, nhưng sử dụng vật liệu từ Trung Quốc.
Vào hôm 26/06 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích Việt Nam đã lạm dụng thương mại với Mỹ và ông nói Việt Nam là “nước lạm dụng kinh khủng nhất” liên quan đến thương mại không công bằng với Mỹ.
Trước tuyên bố cáo buộc của Tổng thống Trump, vào ngày 28 tháng 6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng rằng Việt Nam có nhiều nỗ lực để giảm thặng dư thương mại giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi cũng như có nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hoá nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ, thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ đạt mức 39, 5 tỷ đô la Mỹ (USD) và đây là mức kỷ lục kể từ năm 1990.
http://biendong.net/the-gioi-dai-duong/29150-my-ap-thue-hon-450-len-thep-nhap-khau-tu-viet-nam.html

Asanzo, Big C, Vingroup

có khổ vì tâm lý dân tuý ở VN?

Hoàng TrúcGửi tới BBC News Tiếng Việt từ TPHCM
Ý kiến nói làn sóng kêu gọi tẩy chay siêu thị Big C với lý do ủng hộ hàng Việt và vụ Asanzo, Khaisilk từ được ưa chuộng vì là hàng Việt đến bị lên án vì đội lốt… cho thấy dường như người Việt nhập nhằng giữa tiêu dùng và lòng yêu nước.
Chủ nghĩa dân túy đơn giản cản trở sự phát triển, hội nhập và trở thành một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối phó.
Fitch ngừng đánh giá Vingroup vì ông Phạm Nhật Vượng ‘chủ động dừng’
Từ Asanzo đến nền kinh tế ‘lệ thuộc hàng TQ’
Để thực sự có thương hiệu ‘Made in Vietnam’
Thủ tướng Việt Nam thăm ‘kỳ tích ô tô VinFast’
Hôm 17/6, lần đầu tiên một cam kết rất được giới doanh nghiệp vui mừng đón nhận, tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng kinh tế Việt Nam “là nền kinh tế nhiều thành phần và đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tạo điều kiện phát triển, trong đó, kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng để phát triển đất nước”.
‘Nở mày nở mặt’
Hiện kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP và có xu hướng ngày càng tăng, trong đó doanh nghiệp tư nhân góp khoảng 10%, còn lại là kinh tế hộ. Thủ tướng nhấn mạnh tinh
thần mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói là “không được thành kiến với kinh tế tư nhân, cần phải bình đẳng, công bằng đối với kinh tế tư nhân, phát triển mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh”.
Hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn mạnh, có nhiều sản phẩm uy tín trên thị trường quốc tế. Có một quá trình thật lâu dài để chính phủ đưa ra cam kết mạnh mẽ như vậy về kinh tế tư nhân.
Từ một đất nước luôn bị đồn thổi là không làm nổi con bù lon, ốc vít, Vingroup đã làm cú nở mày nở mặt bằng cách sản xuất ô tô thương hiệu Việt, truyền cảm hứng cho doanh nghiệp tư nhân và như một cam kết của doanh nghiệp tư nhân cho sự phát triển.
Cũng tại cuộc họp với Thủ tướng hôm 17/6 , các doanh nghiệp cam kết nếu được tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp tư nhân có thể đóng góp đến 80% GDP chứ không chỉ 40% như hiện nay.
Để có được sự tự tin đó, kinh tế tư nhân đã có một quá trình dài, nhiều hy sinh. Trên tờ Vietnam Finance cách đây vài năm, ông Lê Văn Kiểm đã tiết lộ ít nhiều.
Theo doanh nhân này, những năm 90 ông từng rất thành công với thương hiệu Công ty may mặc Huy Hoàng. Khi đó, ông được xem là người đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực may mặc đã mạnh dạn nhập thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại từ Nhật và Ý để làm hàng xuất khẩu theo phương thức giao nhận FOB.
Huy Hoàng đã được đánh giá là công ty tư nhân may mặc lớn nhất tại Việt Nam thời gian ấy, tuy nhiên cuộc khủng hoảng những năm 1997 đã khiến công ty có những lúc đã đứng trên bờ vực của sự phá sản.
Rất may, trong tình thế khó khăn, ông Kiểm đã gửi tâm thư lên lãnh đạo Đảng và Chính phủ về việc xin được giãn nợ từ 3 đến 5 năm, nhằm khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh, để đảm bảo trả được nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng và giải quyết việc làm ổn định cho người lao động.
Bức thư này đã được Bộ Chính trị và Chính phủ xem xét rất kỹ lưỡng và đã ra quyết định cho phép Công ty Huy Hoàng làm thí điểm, không hình sự hóa và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đề xuất đó. Huy Hoàng đã thực hiện thành công việc trả nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi trước thời hạn, tránh thất thoát cho Nhà nước hơn 500 tỷ đồng.
Đồng thời, qua thắng lợi đó, Chính phủ cũng áp dụng cho các công ty khác trong toàn quốc và đã cứu được rất nhiều công ty tư nhân khác, tránh thất thoát cho Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng.
“Đó là một thành công rất lớn về đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, củng cố về niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Và đó cũng là một bài học kinh nghiệm sâu sắc với tôi trong quá trình khởi nghiệp làm ăn”, ông Kiểm viết.
Cái bẫy bất động sản
Cho dù phát triển như thế nào thì giới nhà giàu Việt Nam cũng không thể thoát khỏi cái bẫy đất đai, bất động sản, một đặc thù khó hiểu của nền kinh tế “theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”.
Việc tích lũy tư bản sẽ rất nhanh nhưng khi có vấn đề hình thức xử lý bằng hình sự hay các mệnh lệnh hành chính thay cho tòa án dân sự, kinh tế cũng dễ dàng làm tiêu tan sự nghiệp của những doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay cố gắng đưa doanh nghiệp của mình thoái dần ra khỏi bất động sản mà hướng tới mô hình doanh nghiệp xã hội.
Vingroup là một hình mẫu về phát triển kinh tế tư nhân, được ủng hộ từ phía chính phủ nhưng còn một vấn đề mà Vin phải lo ngại đó là chủ nghĩa dân túy.
Asanzo là mô hình kinh tế tư nhân khôn khéo lôi kéo người tiêu dùng bằng lời kêu gọi dùng hàng thuần Việt, sản xuất tại Việt Nam nhưng cũng đã bị “lên bờ xuống ruộng” khi truyền thông đặt nghi vấn về chính lời kêu gọi đó.
Hay trong làn sóng phản đối Big C, một vị lãnh đạo bộ Công thương nói với tờ Pháp luật Việt Nam rằng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và siêu thị này, “không có cam kết ràng buộc việc phải sử dụng hàng Việt trên kệ siêu thị mà trên tinh thần tự nguyện, khuyến khích…”
Tuy nhiên, làn sóng người phản đối từ nhà cung cấp kéo băng rôn đến những phát biểu trên mạng xã hội mà xuất phát điểm vẫn là tinh thần dân túy khiến tập đoàn chủ của Big C phải vội vã đưa ra những phát biểu mang tính dàn hòa.
Có lẽ họ chưa từng gặp tình huống này ở những nước khác.
Trước đó khá lâu là vụ con ruồi trong chai nước ngọt làm dấy lên làn sóng phản đối Tân Hiệp Phát và sự tẩy chay doanh nghiệp này vẫn âm ỉ đến bây giờ bất chấp tòa án đã có phán quyết.
Chàng Hamlet “To be or not to be” thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trở lại, một doanh nghiệp tư nhân hàng đầu nói với tôi như vậy khi bàn luận về vụ Big C tuyên bố tạm ngừng nhập hàng dệt may Việt.
Điều này cũng có thể thấy quanh bài báo của Financial Times về Vingroup.
“Vingroup đủ lớn mạnh để đối phó nhưng chúng tôi thì không, ở một đất nước mà doanh nghiệp lệ thuộc vào cả ý chí của nhà quản trị và ý kiến của người dân thì việc Vingroup muốn kiểm soát thông tin là điều có thể hiểu được, chúng tôi cũng sẽ làm như vậy nếu đủ lực,” vị doanh nhân này nói với tôi.
Bài báo của Financial Times mới đọc ra vẻ khách quan nhưng thực sự là tấn công Vingroup và cả chủ trương tập trung nguồn lực cho các tập đoàn kinh tế lớn bằng chính chủ nghĩa dân túy.
Hình thức bài giống như một “báo cáo qua tiếp xúc” của ngành an ninh hơn là một điều tra khách quan từ các nhân chứng cũng như số liệu khoa học mang tính pháp lý.
Bằng phát biểu của nhiều nhân chứng bài báo kín đáo khiêu khích công chúng bằng cách chỉ ra rằng hình như quyền tự do ngôn luận của họ đã bị Vingroup “xâm hại”, Vingroup “lấy đi của người dân những hưởng thụ công”…
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, người có phát biểu với Financial Times về việc mình bị “làm khó” khi viết trên mạng xã hội về Vingroup đã “nói lại” cách “mềm” hơn ngay sau đó trên tài khoản cá nhân Facebook:
“Nếu nói rằng tôi đã không một chút băn khoăn nào khi nhận được lời đề nghị phỏng vấn của Financial Times cho bài viết của họ về Vingroup thì là không thật, sau tất cả những gì từng xảy ra. Tuy nhiên, như những gì đã chia sẻ trong bài báo, “tôi thực lòng tin tưởng người Việt Nam xứng đáng có một đất nước tốt đẹp hơn; và để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi cần một nền báo chí tự do. Tôi cũng không nghi ngờ việc có thể VinGroup, với những việc họ đã và đang làm, cũng chỉ đang muốn tạo dựng một Việt Nam tốt đẹp hơn, theo cách nghĩ của họ. Chỉ là tôi có lòng tin của riêng mình và sẽ làm mọi điều có thể vì những điều tôi tin là đúng.”
Nếu đòi hỏi bằng chứng về việc can dự của Vingroup vào việc kiểm soát thông tin thì e là quá khó nhưng lời đồn đoán thì rất nhiều.
Dư luận nói rằng, đội truyền thông ở Vingroup có số điện thoại của tất cả tổng biên tập.
Đội này không bao giờ yêu cầu gỡ bài nhưng có thể làm các bài báo “mềm” đi và mục đích là giữ hình ảnh Vingroup luôn “ngay ngắn” trong mắt công chúng mà không bóp méo sự thật.
Dư luận cũng đặt dấu hỏi quanh việc trang Trí thức trẻ đăng bản dịch bài báo về Vingroup nhưng chỉ lược lại những nội dung “tích cực” về Vingroup, và bỏ hết những đoạn “tiêu cực”.
Trang Zing.vn cho đăng bản dịch dài hơn, tuy cũng cắt bớt một số đoạn. Điều đó cho thấy bài báo có thể đã được làm “mềm” đi khi đến với người đọc Việt Nam còn có tác động của Vingroup hay không thì chưa biết.
Từ vụ Asanzo, Big C cho đến những lời đồn đoán về mối quan hệ của Vingroup với truyền thông cho thấy kinh tế tư nhân còn bị chi phối bởi những yếu tố mang tính dân túy như cảm xúc của số đông, ý kiến báo chí, truyền thông mạng xã hội và thái độ của nhà quản trị, nó làm khó doanh nghiệp.
Thiết nghĩ, Việt Nam muốn phát triển bền vững kinh tế tư nhân thì phải có một nền tài phán căn cơ hơn, đó là phán quyết của tòa án độc lập cho các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tại TP.Hồ Chí Minh
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48883985

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

thăm Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 8 đến ngày 12/7 theo lời mời của Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư. Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin này hôm 7/7.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tới Trung Quốc kể từ sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm 2017. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của bà Ngân sang Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Quốc hội.
Chuyến thăm diễn ra vào khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 13 vào năm tới.
Trong cuộc phỏng vấn với TTXVN, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Lê Minh Khôi cho biết chuyến thăm của bà Ngân có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì giao lưu cấp cao giữa hai đảng, Nhà nước, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thiết thực, hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ông Khôi cũng cho biết chuyến thăm cho thấy vai trò quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam.
Trong chuyến thăm lần này, bà Ngân sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhân đại Trung Quốc để thảo luận phương hướng lớn trong quan hệ hai nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-thi-kim-ngan-visits-china-07072019092008.html

Tăng đầu tư vào Việt Nam, TQ rót tiền vào đâu?

Trong 7 dự án lớn của 5 tháng đầu năm 2019 được Cục Đầu tư nước ngoài thống kê có tới 5 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây.
Trong 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD (trong đó có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục đầu tư 2,02 tỷ USD vào Việt Nam, còn các nhà đầu tư Đài Loan (thuộc Trung Quốc) cũng rót gần 575 triệu USD. Tính chung lại, lượng vốn đầu tư từ Trung Quốc thời gian qua đạt hơn 7,6 tỷ USD.
Rõ ràng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tác động lớn đến sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư Trung Quốc. Sau một thời gian dài chỉ đứng thứ ba hoặc thứ tư tại Việt Nam, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt qua các nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Trong 7 dự án lớn của 5 tháng đầu năm 2019 được Cục Đầu tư nước ngoài thống kê có tới 5 dự án của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Đó là: Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.
Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.
Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.
Dự án Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (Hồng Kông)với mục tiêu thiết kế, lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 200 triệu USD.
Trong cơ cấu vốn đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Hồng Kông dành 3/4 lượng vốn để đầu tư mua bán cổ phần, mua lại các doanh nghiệp, số vốn đầu tư mới và tăng thêm vào các dự án cũ của nhà đầu tư này chỉ chiếm chưa đầy 1/4.
Điều này cho thấy, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn chủ yếu đầu tư vào Việt Nam theo dạng thụ động như hợp tác góp vốn lấy lợi nhuận, mua bán doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp lên sàn để chờ đợi thời cơ.
Theo các chuyên gia, lượng vốn cấp mới, tăng thêm của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu vào các dự án may mặc, thiết bị điện, bất động sản và xây dựng, chế biến chế tạo có công nghệ thấp, số vốn nhỏ.
Đáng lưu ý, nỗi lo về mặt trái của nguồn vốn đầu tư Trung Quốc vẫn còn đó, Việt Nam đã có nhiều bài học mà dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là điển hình và nhiều chuyên gia đã liên tục cảnh báo về điều này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn báo chí chỉ ra rằng: “Hiện nay, cái mà Việt Nam thiếu không phải là vốn, trong thời gian vừa qua rất nhiều nhưng chúng ta sử dụng rất kém, những cái đau của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có thế thôi mà gần lên đến 900 triệu USD. Chất lượng cũng đặt ra câu hỏi, nhiều người còn nói đùa có làm xong cũng không dám đi.
Kéo dài bao nhiêu năm như vậy, bài học quá rõ, vay ODA hay gì thì họ cũng chủ động, tiến độ, thiết bị cũng của họ. Tiến độ kéo dài ra bao lâu từ đó đội vốn gấp 3 lần so với trước. Tất cả cái đó đặt ra nhiều vấn đề.
Các điều kiện ràng buộc vô lý của họ cũng là đấu thầu nhưng lại chọn giá rẻ, ngoài giá rẻ không biết có chuyện đi đêm hay không? Tôi rất nghi ngờ điều đó”.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam lưu ý Việt Nam phải hết sức tỉnh táo.
Ông cho biết, thu hút  FDI hiện nay không còn như cách đây 20 năm. Thời đó, Việt Nam rất cần nhiều vốn, bất chấp chất lượng đầu tư, nhưng giai đoạn ngày nay không phải như vậy.
“Nước ngoài bỏ đồng vốn ra đầu tư thì họ dùng chính vốn đi vay của Việt Nam, vậy ai thiệt ở đây? Đó là công nghiệp của Việt Nam thiệt, doanh nghiệp Việt Nam thiệt, mà như vậy thì doanh nghiệp Việt Nam không lớn lên được, nội lực của nền kinh tế Việt Nam sẽ kém đi.
(…) Đối với mỗi nền kinh tế, vốn là một phần tất yếu và là một yếu tố rất quan trọng. Muốn tăng trưởng thì phải tăng vốn, vấn đề quan trọng và căn bản là phải quan tâm đến sức sản xuất của vốn đó, chất lượng hoạt động kinh doanh của vốn đầu tư đó. Chất lượng ấy mới đem lại sự cải tổ, cách mạng cho phương thức sản xuất của đất nước nhận vốn, chứ không phải vấn đề lượng vốn. Mà những yếu tố trên lại rất kém ở đầu tư của Trung Quốc.
Một cách thẳng thắn, vốn Trung Quốc không đem lại sự cách mạng nào cho phương thức sản xuất của nước nhận vốn, thậm chí còn làm yếu đi”, vị chuyên gia cảnh báo.
Là đại biểu Quốc hội, ông Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam không kỳ thị, phân biệt nguồn vốn Trung Quốc và việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài phải trên cơ sở bình đẳng. Vấn đề là phải kiểm soát năng lực của các nhà đầu tư và tính minh bạch của các nguồn lực huy động từ chính sách vay.
Vị đại biểu đề nghị phải củng cố lại hàng rào để sàng lọc các nhà đầu tư, quan trọng nhất là phải xác định rõ trách nhiệm của những người có thẩm quyền liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu.
“Nếu như chúng ta xử lý nghiêm minh, truy cứu bất cứ lúc nào, không có điểm hạ cánh an toàn thì trách nhiệm của họ sẽ được nâng cao lên”, ông nói.
Trong nhóm 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với số vốn lần lượt là 2,6 tỷ USD và 2,08 tỷ USD; nhà đầu tư Nhật Bản đứng vị trí thứ 5 với số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29143-tang-dau-tu-vao-viet-nam-tq-rot-tien-vao-dau.html

TQ tăng đầu tư, Việt Nam đối diện khó khăn kép

Đó là nhận xét của ĐBQH Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) trước thông tin Trung Quốc tăng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trên báo Tuổi trẻ, ĐBQH Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cùng chung nhận định với các chuyên gia rằng, việc Mỹ đánh thuế cao các mặt hàng từ Trung Quốc dẫn đến sự chuyển dịch luồn vốn từ Trung Quốc sang nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Từ năm 2018 đến nay, số dự án đầu tư vào nước ta cao nhất là từ Trung Quốc, do đó Việt Nam phải có chính sách cụ thể.
Cụ thể, phải có những cách thức sàng lọc, tuyển chọn những nhà đầu  tư có công nghệ cao, xanh, sạch để đảm bảo môi trường, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước.
“Chúng ta không thể phân biệt doanh nghiệp đó ở quốc gia nào bởi chính sách hiện nay là hội nhập, nhưng cũng cần hết sức cẩn trọng bởi bài học từ những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường còn đó.
Chúng ta phải ưu tiên các doanh nghiệp có khả năng kết nối được doanh nghiệp trong nước để làm công nghiệp phụ trợ, tức ưu tiên cho những doanh nghiệp có “chân rết”, ký kết với doanh nghiệp nội địa”, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết.
Đặc biệt, ông lưu ý phải có giải pháp để Việt Nam không trở thành nơi “bán giấy phép”, nơi để các doanh nghiệp FDI ở tạm để lợi dụng xuất xứ, mà là nơi để có đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng từ xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.
Do đó phải có sự cam kết của các doanh nghiệp FDI hỗ trợ công nghiệp phụ trợ trong nước, bởi qua 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài chúng ta đã thấy rằng công nghiệp phụ trợ đang rất yếu kém.
Nhắc tới cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vị đại biểu nhận định Việt Nam sẽ đối diện với “khó khăn kép”, bởi nên nhớ chúng ta xuất khẩu vào Mỹ 47,5 tỉ USD nhưng lại nhập từ Trung Quốc tới 65,8 tỉ USD năm 2018. Khi Mỹ đánh thuế vào hàng Trung Quốc, người dân Mỹ có tiêu dùng hàng từ VN không? Chắc chắn sẽ có độ trễ trong việc hàng Việt Nam thay thế được hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ, và điều này không hề dễ dàng. Trong khi đó, thương chiến Mỹ – Trung sẽ kéo theo việc hàng hóa từ Trung Quốc xuất qua Việt Nam nhiều.
Đánh giá khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thuận lợi với Việt Nam không lớn, đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ ra điều nguy hiểm là thương chiến sẽ tác động tới tiền tệ, xu hướng chung là sẽ phá giá.
“Việc này có thể khiến giá hàng hóa tăng lên, giá dầu leo thang. Vì vậy, phải lên kịch bản để kiểm soát lạm phát. Việt Nam không thể đứng im khi tỉ giá thế giới đảo lộn. Lúc đó, chúng ta sẽ điều chỉnh tỉ giá như thế nào để vừa kiểm soát được lạm phát, vừa đối phó với việc phá giá của đồng nhân dân tệ?
Ngay cả khi chưa có thương chiến mà bối cảnh kinh tế Trung Quốc có xu hướng đi xuống, nông sản của Việt Nam xuất qua đã rất khó khăn. Nên phải tính toán, để không xảy ra tình trạng nông sản Việt dồn ứ hàng ngàn tấn dọc các lối qua cửa khẩu như đã thấy”, ông nói.
Cũng bàn về việc Trung Quốc tăng vốn đầu tư vào Việt Nam, trước đó, ĐBQH Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc và việc sử dụng nguồn vốn vay Trung Quốc có quá nhiều vấn đề khiến cho xã hội không yên tâm khi tiếp nhận. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là minh chứng sống động nhất khi liên tục đội vốn, liên tục chây ì và chậm tiến độ.
Tuy nhiên, vị Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, không vì thế mà chúng ta kỳ thị, phân biệt nguồn vốn Trung Quốc và việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài phải trên cơ sở bình đẳng. Vấn đề là phải kiểm soát năng lực của các nhà đầu tư và tính minh bạch của các nguồn lực huy động từ chính sách vay.
Vị đại biểu lưu ý thêm, Việt Nam đã có hàng rào để sàng lọc các nhà đầu tư, nhưng hành xử trong tình huống cụ thể mới là điều đáng nói.
“Phải củng cố lại hàng rào, quan trọng nhất là phải xác định rõ trách nhiệm của những người có thẩm quyền liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu. Nếu như chúng ta xử lý nghiêm minh, truy cứu bất cứ lúc nào, không có điểm hạ cánh an toàn thì trách nhiệm của họ sẽ được nâng cao lên”, ông Vân nhấn mạnh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29142-tq-tang-dau-tu-viet-nam-doi-dien-kho-khan-kep.html

Thương chiến Mỹ-Trung: Lại lo vốn vay TQ

PGS.TS Lê Cao Đoàn cho rằng Việt Nam phải hết sức tỉnh táo, chúng ta đã qua giai đoạn cần vốn mà bất chấp chất lượng đầu tư ra sao.
Cuộc chiến lập lại công bằng?
Khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng thì PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam đã có sự đánh giá, nhìn nhận lại nguyên nhân của cuộc chiến này.
Theo vị chuyên gia, có một thời cả Mỹ và Trung Quốc có sự méo mó về chiến lược phát triển kinh tế đất nước, hệ quả là nước Mỹ bị thua thiệt quá nhiều về quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư và phát triển các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Ông Donald Trump đã nhìn ra vấn đề này khi vận động tranh cử vào chiếc ghế tổng thống và ông muốn làm cho nước Mỹ mạnh trở lại, phát triển nước Mỹ mạnh mẽ trên nguyên tắc của cơ chế thị trường.
“Ông Trump đã giải quyết vấn đề trên một cách rất thẳng thắn trên cơ sở các hoạt động kinh doanh, lời lỗ chỗ nào, các giải pháp ra sao… Với tư cách là một tổng thống, ông quyết định chính sách này phải đem lại công bằng, sự ngang giá của kinh tế thị trường, không có câu chuyện này khác trong đó làm méo mó thị trường, lợi người này, thiệt người kia.
Vị tổng thống của nước Mỹ kết luận rằng phải có giải pháp mạnh mẽ về tài chính, mà cụ thể ở đây là giải pháp về thuế.
Ở điểm này, ông Trump đã đúng bởi quan hệ tài chính là quan hệ rất lớn để điều tiết lợi ích của các bên tham gia vào hoạt động và cũng là một giải pháp có tính chất như thuốc chữa bệnh”, PGS.TS Lê Cao Đoàn đánh giá.
Về phía Trung Quốc, vị chuyên gia chỉ ra rằng, chính sách của quốc gia này từ thời kỳ công nghiệp hưng chấn là dựa trên sản phẩm  rẻ, lao động rẻ và xuất khẩu nhiều, trong khi Mỹ lại từ bỏ các hoạt động này.
Chính vì thế, với lượng hàng hóa xuất khẩu khổng lồ, nhất là Trung Quốc lại dùng chính sách đồng nhân dân tệ yếu, Trung Quốc đã có thặng dư rất lớn về thương mại.
Một mục tiêu khác của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung được PGS.TS Lê Cao Đoàn chỉ ra, đó là tạo ra sự ràng buộc về hoạt động đầu tư và thương mại để đối phó với những vi phạm về sở hữu trí tuệ, với hình thức xuất khẩu hộ mà Trung Quốc đang sử dụng thông qua các nước khác.
“Trung Quốc đã thông qua vấn đề thương mại và các thủ đoạn của hoạt động thương mại cổ truyền làm cho Mỹ điêu đứng qua giá cả và xuất siêu.
Cho nên, cuộc thương chiến giữa hai quốc gia chính là để lập lại sự cân bằng về thương mại, giữa xuất và nhập của Mỹ và làm cho Trung Quốc trở về vị trí của mình, phải điều chỉnh lại hoạt động bằng nguyên lý về thương mại và đầu tư.
Với nước Mỹ, các nhà kinh doanh và nhà công nghiệp cũng phải tăng cường chiếm lĩnh các trận địa, không để cho người Trung Quốc làm việc đó. Những nước quan hệ với Trung Quốc và Mỹ từ trước  tới nay cũng có sự thay đổi về lợi ích trong quan hệ đầu tư và thương mại”, vị chuyên gia cho biết.
Tỉnh táo với vốn đầu tư Trung Quốc
Khi chính quyền của Tổng thống Donald  Trump áp dụng đòn thuế quan, hàng hóa của Trung Quốc không bán được sang Mỹ và Bắc Kinh buộc phỉa bán sang các nước khác. Vốn đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc cũng đã khá nhiều, khi xảy ra chiến tranh thương mại, nguồn vốn ấy sẽ đi đâu?
Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Lê Cao Đoàn chia sẻ với nỗi lo lắng của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về vấn đề vốn đầu tư của Trung Quốc đổ sang Việt Nam nhiều quá sẽ gây hậu quả rất tai hại cho kinh tế Việt Nam.
Theo đó, công nghệ của Trung Quốc thấp, chất lượng của các sản phẩm kém, các ràng buộc có lợi cho họ, đầu tư của Trung Quốc có giá rất cao, chưa kể cách quản lý kém, kèm theo những ràng buộc phải dùng công nghệ, lao động của Trung Quốc…
“Phải rất tỉnh táo chỗ này. Thu hút FDI hiện nay không còn như cách đây 20 năm. Thời đó, Việt Nam rất cần nhiều vốn, bất chấp chất lượng đầu tư, nhưng giai đoạn ngày nay không phải như vậy.
Nước ngoài bỏ đồng vốn ra đầu tư thì họ dùng chính vốn đi vay của Việt Nam, vậy ai thiệt ở đây? Đó là công nghiệp của Việt Nam thiệt, doanh nghiệp Việt Nam thiệt, mà như vậy thì doanh nghiệp Việt Nam không lớn lên được, nội lực của nền kinh tế Việt Nam sẽ kém đi”, PGS.TS Lê Cao Đoàn chỉ rõ.
Theo vị chuyên gia, đối với mỗi nền kinh tế, vốn là một phần tất yếu và là một yếu tố rất quan trọng. Muốn tăng trưởng thì phải tăng vốn, vấn đề quan trọng và căn bản là phải quan tâm đến sức sản xuất của vốn đó, chất lượng hoạt động kinh doanh của vốn đầu tư đó. Chất lượng ấy mới đem lại sự cải tổ, cách mạng cho phương thức sản xuất của đất nước nhận vốn, chứ không phải vấn đề lượng vốn. Mà những yếu tô trên lại rất kém ở đầu tư của Trung Quốc.
“Một cách thẳng thắn, vốn Trung Quốc không đem lại sự cách mạng nào cho phương thức sản xuất của nước nhận vốn, thậm chí còn làm yếu đi”, PGS.TS Lê Cao Đoàn đánh giá.
Cũng theo vị chuyên gia, FDI Trung Quốc không chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc mà bao gồm cả các đầu tư theo các hình thức của nhà nước Trung Quốc sang Việt Nam, kèm theo đó là các nhà thầu Trung Quốc.
“Khi đầu tư xây dựng cơ bản kém thì nó sẽ gây hậu quả cho cả nền kinh tế. Đơn giản bởi đó là những sản phẩm có thể tồn tại đến cả trăm năm, không thể chốc lát mà thay đổi được.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là một ví dụ, chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế của dự án bị nhiều ý kiến đánh giá thấp. Một dự án mà 8 lần lỡ hẹn về đích thì liệu có còn đáng tín cậy?”, PGS.TS Lê Cao Đoàn day dứt.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29140-thuong-chien-my-trung-lai-lo-von-vay-tq.html

Nước nào đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?

Không phủ nhận những tác động tích cực từ nguồn vốn FDI, song những hệ lụy và tác động tiêu cực tới nay vẫn chưa thể giải quyết.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa báo cáo chi tiết về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo đó, tính đến 20/4/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 14,59 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, báo cáo cho biết, Trung Quốc giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 1,3 tỷ USD, 187 dự án mới.
Những lĩnh vực đầu tư được ưu tiên gồm 19 ngành lĩnh vực, trong đó tập trung nhiều nhất vào công nghệ chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ.
GS.TS Phạm Phố nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nhận định, xu hướng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là nguồn vốn Trung Quốc.
Theo vị GS, nguồn vốn Trung Quốc cũng đã tìm đến thị trường Việt Nam từ rất sớm và ngày càng tăng, ví dụ, năm 2016, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt mức 1,26 tỉ đô la Mỹ, chiếm 8,3% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Những năm trước, dòng vốn FDI của Trung Quốc thường tập trung vào hai nhóm chính là xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất các nguyên liệu đầu vào.
Những lĩnh vực như dệt may, da giày, xơ sợi, xây dựng, nhiệt điện và khai khoáng vì đó đều là các ngành thâm dụng lao động, có tác động tiêu cực đến môi trường và có khả năng lợi dụng thị trường Việt Nam để xuất khẩu đi các nước.
Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nguồn vốn Trung Quốc đã thực hiện nhiều dự án lớn như: Gang thép Thái Nguyên, Boxit Tây Nguyên, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông…
“Chúng ta không phủ nhận những tác động tích cực từ nguồn vốn FDI, song những hệ lụy và tác động tiêu cực tới nay vẫn chưa thể giải quyết.
Ví dụ như tình trạng thua lỗ, không thể vận hành của nhà máy Gang thép Thái Nguyên, công nghệ lạc hậu, không hiệu quả của Boxit Tây Nguyên, đội vốn, chậm tiến độ, nhiều vấn đề an toàn lao động ở dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Có thể thấy, hiệu ứng lan tỏa kỹ thuật của nguồn vốn đầu tư Trung Quốc rất kém, chủ yếu sử dụng công nghệ lạc hậu, tỉ lệ giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ rất thấp, kéo theo đó là những mối lo về nợ công, vốn vay… Các dự án chủ yếu phục vụ mục tiêu phát triển chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, đầu tư để xuất khẩu lao động, xuất khẩu vốn, xuất khẩu công nghệ lạc hậu sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng, ở rộng đầu tư sang các lĩnh vực như bất động sản, thị trường tiêu dùng, bán lẻ.
GS Phạm Phố cho biết, trong lĩnh vực bất động sản, nguồn vốn Trung Quốc đổ vào chưa nhiều nhưng chủ yếu là những dự án được đầu tư 100% vốn nước ngoài, ở những vị trí chiến lược.
“Thời gian qua, dư luận bức xúc rất nhiều trước hiện tượng nhiều vị trí trọng điểm, nhiều khu vực ven biển đã bị rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc. Cụ thể như Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Hải Phòng…
Hiện tượng trên phải được cảnh báo, nhất là những nguy cơ liên quan tới vấn đề an ninh quốc phòng”, vị GS lưu ý.
Riêng trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn đang cho thấy tư duy ăn xổi, ở thì, thấy lợi là làm.
Tuy nhiên, theo GS Phạm Phố, hiện đang có nhiều phân tích lo ngại, việc gia tăng sự hiện diện nguồn vốn của nước này vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng có thể gây nguy cơ làm lũng đoạn thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt trong bối cảnh hàng giả, hàng kém chất lượng từ nước này đang tràn vào mà chưa có được biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất.
Tình hình trên có thể sẽ đe dọa tới nền sản xuất chung, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.
Trước thực tế trên, vị GS cho rằng, cơ chế mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư FDI là rất cần thiết nhưng phải rất thận trọng.
“Cần lưu ý rằng, rất nhiều nước trên thế giới đã phải từ chối nguồn đầu tư từ Trung Quốc do lo ngại những hệ lụy kéo dài.
Một số nước ở khu vực Châu Phi do không kịp phản ứng tới nay đang bị vướng vào bẫy nợ của nước này và Chính phủ phải gánh.
Còn với trường hợp của Sri Lanka cũng đã phải bán lại cảng cho Trung Quốc khai thác do không đủ nguồn vốn trả nợ.
Tất cả những việc xảy ra đều là bài học Việt Nam cần lưu ý, thận trọng”, vị GS cảnh báo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29139-nuoc-nao-dau-tu-nhieu-nhat-vao-viet-nam.html

Cộng Sản Việt Nam Rơi Mặt Nạ

ĐIỆP MỸ LINH
Như thường lệ, sau khi dùng điểm tâm, tôi đọc tin trên Yahoo, CNN, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt và Tin Thời Tiết rồi vào mailbox đọc emails của bạn hữu và báo Việt Nam.
Hôm nay, nhận được bản tin của báo Người Việt, mở ra, thấy hình thủ tướng cộng sản Việt Nam (c.s.V.N.) Nguyễn Xuân Phúc đang tươi cười, “xum xoe” với cử chỉ nịnh bợ bên tổng thống Hoa Kỳ – Donald Trump mà tôi thường đùa, gọi là ông Xì-Trump –  tôi cười lớn, cười lâu.
Chưa bao giờ nghe tôi cười lớn, cháu nội của tôi từ dưới lầu hốt hoảng chạy lên, vừa thở vừa hỏi: “Ba Noi! Ba Noi! Are you okay?”
Vì cháu còn bé, chưa hiểu biết gì, tôi chỉ trấn an, cảm ơn cháu và bảo cháu trở xuống bếp, ăn cho xong bữa ăn sáng.
Còn lại một mình, nhìn vào tấm hình thủ tướng c.s.V.N. Nguyễn Xuân Phúc tỏ thái độ ve vuốt, nịnh bợ ông Xì-Trum – trong khi ông Xì-Trump khoanh tay, bặm môi, nét mặt trông rất hách – tôi không cười được nữa mà tôi lại cảm thấy nhục và tội nghiệp cho những người lãnh đạo, đảng và người c.s.V.N.!
Không nhục sao được khi mà suốt hơn nửa tế kỷ qua đảng và người c.s.V.N. cứ hoang tưởng, “tự sướng”, khoe ầm lên rằng đảng và người c.s.V.N. đã thắng hai đế quốc sừng sỏ
là Pháp và Mỹ; thế mà bây giờ ông Xì-Trump – Tổng Tư Lệnh một quân đội tinh nhuệ nhất hành tinh mà lúc nào đảng và người c.s.V.N. cũng kết tội là “đế quốc” Mỹ – chỉ nói lên sự thật: “Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” để lên án c.s.V.N. về việc Việt Nam giúp Trung cộng trong vấn đề mậu dịch không sòng phẳn, không ngay thật thì thủ tướng c.s.V.N. Nguyễn Xuân Phúc vội khúm núm đến như thế!
Sống tại miền Nam Việt Nam, từ ngày đủ hiễu biết, chưa bao giờ tôi thấy bất cứ một nhân vật nào trong nội các của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) tỏ thái độ “khúm na khúm núm” đối với bất cứ vị lãnh đạo của một quốc gia nào cả.
Ngược lại, nhân vật lãnh đạo – nhất là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – cũng như đảng và người c.s.V.N. chỉ biết “chụp lấy thời cơ” chứ không biết thể hiện tư cách của một chính trị gia!
Thật vậy! Lúc nào xuất hiện trong vài sự kiện quan trọng trên chính trường quốc tế,  thủ tướng c.s.V.N. Nguyễn Xuân Phúc cũng làm trò cười cho mọi người trên thế giới! Riêng người Việt Nam thì cảm thấy bị “quê”; vì có ông thủ tướng gì mà thiếu  lịch sự và kém xã giao – quạt ‘phành phạch” trong buổi hòa nhạc giao hưởng tại Đức – và không hiểu được “tiếng Anh thông dụng”, sau cuộc họp thượng đỉnh ASEAN-US tại Vientiane, 08/09/16. Hôm đó, trước khi các vị lãnh đạo từ giã nhau, ai cũng nắm tay nhau tỏ dấu đoàn kết thì thủ tướng c.s.V.N. Nguyễn Xuân Phúc lại đưa tay vẫy chào!
Bây giờ, hình ảnh thủ tướng c.s.V.N. Nguyễn Xuân Phúc “khúm núm” bên “kẻ thù xưa” trước bao nhiêu đôi mắt của các vị lãnh đạo trên thế giới thì tôi và gia đình tôi lại cảm thấy nhục và tự ái dân tộc bị tổn thương – dù rằng ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ là thủ tướng của c.s.V.N. chứ không phải là thủ tướng của chúng tôi – vì hành động thiếu tự trọng của ông Phúc.
Viết đến đây tôi …giật mình, chợt nhớ rằng người c.s.V.N. làm gì có lòng tự trọng mà thể hiện! Một người có lòng tự trong là một người lương thiện, biết giữ lời hứa, giữ sự cam kết, giữ sĩ diện của mình – dù trong hoàn cảnh riêng tư hay là giữa “bàng quân thiên hạ”.
Muốn biết người c.s.V.N. có lương thiện hay không, kính mời độc giả đọc vài đoạn trong bản tin đài VOA của tác giả Phạm Chí Dũng, July/01/19. Theo bản tin này thì: “…chỉ ít tháng sau khi nhậm chức, Tổng Thống Donald Trum đã giương cao ngọn cờ ‘công bằng và đối ứng’, một đòn thương mại liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia ‘gây thiệt hại cho Mỹ và đòi hỏi Bộ Thương Mại và Bộ Tài Chính Mỹ phải thực thi những biện pháp quyết liệt về hàng rào thuế quan thương mại đối với hàng Việt Nam…Trong vụ tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế ‘thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc’ vào tháng 12 năm 2017, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã xác định rằng có đến 90% sản phẩm thép từ Việt Nam nhập cảng sang Mỹ xuất xứ từ Trung Quốc…”
Qua đoạn tin của ông Phạm Chí Dũng, độc giả hẳn đã nhận ra ai làm tay sai cho ngoại bang; thế mà lúc nào c.s.V.N. cũng tuyên truyền một cách láo lếu rằng V.N.C.H. làm tay sai cho ngoại bang.
Sở dĩ người c.s.V.N. luôn luôn láo lếu là vì ông Hồ Chí Minh, đảng và người c.s.V.N. đã áp dụng một cách triệt để và “nghiêm túc” câu nói của nhà độc tài, khát máu Adolf  Hitler: “If you tell a big enough lie and tell it frequently enough, it will be believed.”
Vì bản tính dang dối, lọc lừa, “sớm đánh, tối đàm”, người c.s.V.N. luôn luôn vi phạm các hiệp định ngưng chiến cho nên chính phủ, Người Lính V.N.C.H. cũng như người dân miền Nam phải gánh chịu không biết bao nhiêu hậu quả đắng cay, khóc hận, từ năm 1975!
Thế mà, từ 1975 – dù phải “tha phương cầu thực”, vươn lên từ đau thương – chúng tôi chưa hề “khúm núm” trước bất cứ một người nào,  kể cả người Mỹ.
Nhờ đâu chúng tôi có được lòng tự trọng, đức tính tự tin, bản chất thành thật, trái tim biết thương yêu đồng loại? Thưa, đó là nhờ những bài đức dục, công dân giáo dục chúng tôi học được từ thời tiểu học cho đến trung học.
Cũng nhờ sự giáo dục từ học đường mà xã hội V.N.C.H. có một ngăn nắp, thứ tự không do ai phân chia, kỳ thị cả. Nếu độc giả không tin tôi, kính mời xem youtubes và những hình ảnh cũ của V.N.C.H. thì sẽ rõ. Chỉ cần nhìn cách phục sức của một người, người ta có thể biết người ấy thuộc thành phần nào trong xã hội.
Thật vậy! Trong xã hội V.N.C.H., học sinh, sinh viên – nam cũng như nữ – thường mặc đồng phục, rất kín đáo. Nghệ sĩ, ca sĩ, các “em ca-ve”, bán “bar” mặc y phục có vẻ “tươi mát”, hấp dẫn, lòe loẹt. Mệnh phụ, phu nhân của các vị lãnh đạo hoặc vợ sĩ quan: Y phục chững chạc,
vóc dáng thướt tha, tư cách đoan trang, dịu dàng. Công chức và các vị chính khách, nam cũng như nữ, đều ăn mặc lịch duyệt, thái độ điềm đạm không thua bất cứ một chính trị gia nào trên thế giới.
Còn xã hội c.s.V.N. – ngoài những hành động khó tha thứ của thủ tướng c.s.V.N. Nguyễn Xuân Phúc – mọi người còn thấy cách ăn mặc thiếu lễ độ của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Một người giữ hai chức vụ quan trọng đến như thế mà mỗi khi xuất hiện trước công chúng ông Nguyễn Phú Trọng thường mặc áo sơ-mi ngắn tay, bỏ ngoài quần – khác màu với áo! Đây là hành động xem thường công chúng chứ không phải là thái độ bình dân.
Trước 1975, đôi khi tôi thấy vài chính khách V.N.C.H. mặc áo sơ-mi ngắn tay, bỏ ngoài quần; nhưng áo và quần cùng màu và áo có bốn túi. Chúng tôi gọi y phục kiểu đó là “bộ đồ lãnh tụ”.
Y phục nam lãnh tụ của đảng c.s.V.N. thì có tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đại diện” như tôi đã viết ở đoạn trên; còn phụ nữ phuc vụ trong guồng máy đầy ác tính của c.s.V.N. – nhất là chủ tịch quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân – và phu nhân của các nhân vật cao cấp của c.s.V.N. thì như thế nào?
Xin mở ngoặc ở đây: Chủ tịch quốc hội c.s.V.N. Nguyễn thị Kim Ngân – dù đã lớn lên và hấp thụ sự giáo dục của V.N.C.H. – có Bố là Việt Cộng “gốc”, lại sống trong xã hội c.s.V.N. gần nửa thế kỷ, thì bà Nguyễn thị Kim Ngân đã bị đồng hóa với người c.s.V.N. về mọi phương diện rồi; như Ông Bà mình thường bảo “Rau nào thì sâu đó!”
Xin trở lại với vấn đề tư cách của các phụ nữ phục vụ cho nhà cầm quyền c.s.V.N.
Thưa – ngoài hành động quê mùa, thiếu nữ tính của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, lúc bà Ngân cầm xô nước đổ “cái ào” xuống hồ trong khi tháp tùng phái đoàn của Tổng Thống Obama cho cá ăn tại khu nhà sàn Hồ Chí Minh – các bà phục vụ cho nhà cầm quyền c.s.V.N. phục sức lòe loẹt giống như “phường tuồng”, đào cải lương, đào hát bội! Các bà bắt chước các cô “choi choi”, mặc áo dài màu hoặc vẽ hoa rực rỡ và quần “loe” màu tương phản với áo dài.
Các bà không còn trẻ nữa! Hãy giữ tư cách của các bà ở vị thế mà các bà được đặt để. Các bà hãy nhìn hình của vài vị nữ chính khách, các mệnh phụ, phu nhân thời V.N.C.H. – như phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thượng nghị sĩ Phan Minh Nguyệt, thượng nghị sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Anh, phu nhân Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, v.v… – mà tự thẹn!
Ngày trước chúng tôi đã mặc quần “loe” với áo dài. Chiếc áo dài của Việt Nam rất khác biệt và được nhiều người trên thế giới yêu thích vì hai tà áo dài nổi bậc trên nền quần trắng hoặc quần đen.
Sau 1975, các “nhà thiết kế y phục c.s.V.N.?” dựa theo y phục diêm dúa của Trung cộng để thay quần đen, quần trắng của phụ nữ Việt Nam thành quần màu – cho giống “chị em” của mấy “thiếm” Xẩm bên Trung cộng!
Thời V.N.C.H., chỉ có ca sĩ, nghệ sĩ, nữ tài tử xi-nê thì mới có nhu cầu sửa sắc đẹp; đại đa số phụ nữ khác thì “Cha Mẹ sinh sao để vậy”; và chúng tôi được dạy rằng: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
Đã đành sắc đẹp là do Trời ban; nhưng các bà chính khách cũng như phu nhân các cấp lãnh đạo của c.s.V.N. không có khiếu thẩm mỹ; không biết được rằng trang điểm hoặc ăn mặc quá lố chỉ làm nổi bậc những khuyết điểm của chính các bà mà thôi!
Viết đến đây tôi chợt nhớ mẫu tin trên Yahoo về cô người mẫu “tự phong” – và không ai mời cả – đã tham dự đại hội Cannes để “khoe của”; nhưng cô không có “của thật” mà chỉ là “của bơm, độn” từ dao kéo và bàn tay của bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ!
Cô người mẫu “tự xưng” cũng khoe cô là nhà thiết kết thời trang (!).
Là một phụ nữ Á Đông và tự xưng là nhà thiết kế thời trang (!) mà cách phục sức của cô này lại bị Yahoo – phương tiện truyền thông của một đất nước rất cởi mở trong vấn đề trang phục phụ nữ – lên án nặng nề với tựa đề bản tin như thế này: “This model could be fined for wearing an ‘offensive’ naked dress to Cannes.”
Xin trích một câu trong bản tin trên Yahoo để độc giả tường: “Vietnamese model, Ngoc Trinh, arrived at the 2019 red carpet screening of ‘A Hidden Life’ wearing a backless look consisting of a black thong bodysuit with a halter-neck top and black swirl embellishment, paired with a sheer black skirt at the front and back.”
Không hiểu lãnh đạo c.s.V.N. nghĩ như thế nào về cách phục sức lỏa lồ của cô người mẫu “tự phong” này trước thế giới và bản tin trên Yahoo; riêng tôi, tôi cảm thấy bị nhục lây – vì trót mang dòng máu Việt Nam!
Dưới chính thể V.N.C.H., tại sao phụ nữ chúng tôi nhận thức được cách phục sức nào thích hợp với cương vị của chính mình, của Cha Mẹ mình, của người hôn phối của mình và hoàn cảnh cũng như địa điểm chúng tôi xuất hiện?
Thưa, đó là nhờ chúng tôi đi học và lớn lên trong một xã hội với nền đạo đức cao và đầy nhân bản. Tôi còn nhớ, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nữ sinh các trường công lập – vì phải mặc đồng phục trắng – buộc phải mặc “áo lót” bên trong áo dài.
Trong khi chúng tôi được học về đức dục và lễ nghĩa thì thầy cô giáo trong xã hội c.s.V.N. lại – theo chỉ thị của đảng và người c.s.V.N. – dặn dò trẻ em về nhà để ý xem Ông Bà, Bố Mẹ ăn gì, nói gì, hôm sau mách lại với thầy cô để thầy cô cấp bằng khen “cháu ngoan bác Hồ”!
Thử hỏi, một người, từ bé đã được dạy làm những điều khuất tất, phản Ông Bà, phản Cha Mẹ thì lớn lên người đó có sống lương thiện được hay không? Đây là nguyên nhân đích thực tại sao người c.s.V.N. không bao giờ là người lương thiện!
Vì đã quen sống không lương thiện cho nên người c.s.V.N. đã lừa gạc người dân, lừa gạc bộ đội cụ Hồ rồi gán cho Quân Lực V.N.C.H. là lính đánh thuê.
Về danh từ kép “lính đánh thuê” mà suốt cuộc chiến và sau cuộc chiến, người c.s.V.N. đã gán cho Người Lính V.N.C.H. thì Người Lính V.N.C.H. và chúng tôi không “care”; vì chúng tôi rất tự tin, tự biết Ông Cha, anh chị em, chồng và bạn hữu của chúng tôi chiến đấu cho ai và chiến đấu vì cái gì.
Đảng và người c.s.V.N. càng “sống” lâu bao nhiêu và người Tàu hiện diện trên đất nước Việt Nam càng nhiều bao nhiêu thì hình ảnh Người Lính V.N.C.H. càng ngời sáng trong tâm tưởng của người Việt Nam bấy nhiêu – dù người c.s.V.N. manh tâm hủy hoại tất cả hình ảnh, sách vở, lịch sử của V.N.C.H.!
Người Lính V.N.C.H. đã chống quân ngoại xâm – trận hải chiến Hoàng Sa, với Trung cộng, năm 1974 – cũng như bảo vệ lãnh thổ và bác người dân miền Nam khỏi sự tấn công tàn bạo của c.s.V.N..
Thật vậy! Năm 1975, trong khi Người Lính V.N.C.H. tận dụng mọi phương tiện để cứu đồng bào và quân bạn từ Cao Nguyên, vùng I, vùng II Duyên Hải để đưa họ về nơi an toàn thì c.s.V.N. tấn công những đoàn người di tản bằng hỏa tiễn 122 ly! Hỏa tiễn 122 ly của c.s.V.N. rơi liên tục, rơi dai dằng, rơi bất tận, rơi điên cuồn ngay vào những dòng người đang cố chạy về phía Người Lính V.N.C.H. để được bảo vệ! Chỉ có Trời mới biết được, thời điểm đó, những đoàn người miền Nam trốn chạy khỏi cuộc xâm lăng của c.s.V.N. từ phương Bắc đã phải nhận chịu bao nhiêu ngàn hỏa tiễn 122 ly – được chế tạo tại Nga!
Nhắc đến sự viện trợ – có điều kiện – của Nga cho c.s.V.N. không thể nào tôi không đề cập đến sự kiện đau lòng mà đảng và người c.s.V.N. đã bưng bít suốt nhiều thập niên qua.
Sự đau lòng này được VNExpress tường thuật ngày 08-05-2019, tựa đề là Hơn 1.000 Người Diễu Hành Tưởng Niệm ‘Trung Đoàn Bất Tử’ Tại Hà Nội.
Theo bản tin của VNExpress thì: “Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội cùng Đại sứ quán Nga sáng nay tổ chức lễ tưởng niệm ‘Trung đoàn bất tử’ tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là lần thứ ba sự kiện diễn ra ở Việt Nam, nhằm vinh danh và tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ hai nước trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945) và Kháng chiến chống Mỹ.”
Xin hỏi người c.s.V.N.: “… Các chiến sĩ hai nước…” là hai nước nào? Có phải là nước Nga và nước Việt Nam hay không? Thế thì, từ năm 1941 đến 1945, Việt Minh – tiền thân của đảng c.s.V.N. – đã đưa bộ đội cụ Hồ sang Nga đánh giặc và chết thế cho lính Nga để đổi lại vũ khí thì bộ đội cụ Hồ không là lính đánh thuê thì ai là lính đánh thuê?
Quân Lực V.N.C.H. được thành lập sau hiệp định chia đôi đất nước Việt Nam, năm 1954 – sau ngày c.s.V.N. đưa bộ đội cụ Hồ sang Nga làm lính đánh thuê cho Nga những  09 năm lận!
Từ  1954 đến nay, không ai thấy hoặc có bằng chứng về bất cứ một quân nhân nào thuộc Quân Lực V.N.C.H. sang chiến đấu trên đất nước khác – như c.s.V.N. đã thực hiện trong “cuộc chiến tranh vệ quốc vỹ đại” tại Nga từ 1941đến 1945 và “nghĩ vụ quốc tế” tại Cao Miên sau năm 1975!
Và cũng không có đại diện của bất cứ nước nào trên thế giới cảm ơn Quân Lực V.N.C.H. về chiến thắng trên đất nước của họ cả.
Xin mở ngoặc ở đây để người c.s.V.N. khỏi giả vờ hiểu lầm: Từ 1975, sau khi thoát khỏi sự trả thù tàn độc và đê hèn của người c.s.V.N., người miền Nam chúng tôi nhận Hoa Kỳ là Quê Hương thứ hai.
Để đền ơn một đất nước đã cưu mang chúng tôi trong khi chúng tôi bị người đồng chủng cố tình giết hại, con em của chúng tôi tình nguyện tham gia vào quân đội Hoa Kỳ để bảo vệ đất nước mà chúng tôi thọ ơn. Và tập thể quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đã có vài vị lên Tướng.
Một trong những vị Tướng gốc Việt này là nạn nhân trực tiếp và cũng là nhân chứng sống trong cuộc tàn sát đẩm máu do người c.s.V.N. thực hiện – và sau 1975, hằng năm, c.s.V.N. tổ chức ăn mừng chiến thắng rất “hoành tráng” vì giết được quá nhiều người Việt – tại miền Nam Việt Nam, năm 1968, Tết Mậu Thân!
Trong cuộc “giết người hằng loạt” năm Mậu Thân, do c.s.V.N. thực hiện một cách  man rợ trên khắp miền Nam Việt Nam, nạn nhân này chỉ mới 10 tuổi. Bố của nạn nhân này là đại tá Thiết Giáp V.N.C.H., bị c.s.V.N. buộc phải đưa chìa khóa và hướng dẫn c.s.V.N. cách thức xử dụng xe thiết giáp – để c.s.V.N. dùng các xe thiết giáp đó tàn sát thêm nhiều người miền Nam nữa! Đại tá từ chối.
Sau khi không thể thuyết phục được vị đại tá Thiết Giáp V.N.C.H. can cường, c.s.V.N. hạ lệnh cho nhóm khủng bố Bảy Lốp giết vị đại tá bất khuất và giết cả gia đình của Ông – gồm vợ và sáu người con của Ông.
Không hiểu sự kỳ diệu nào đã phù hộ cho một trong sáu người con của vị đại tá V.N.C.H. oai hùng được sống sót để trở thành một trong nhiều sĩ quan ưu tú gốc Việt của quân đội Hoa Kỳ!
Tôi muốn đề cập đến Hải Quân đại tá Nguyễn Từ Huấn – con của cố đại tá thiết giáp V.N.C.H.  Nguyễn Tuấn – đã được Ủy Ban Quân Sự Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn thuận vào ngày 27-06-2019 để vinh thăng Phó Đề Đốc. Lễ thăng cấp sẽ được tổ chức vào tháng 10-2019.
Sự thành công vượt bậc của người Việt tỵ nạn thế hệ thứ II rất đáng vui mừng, rất đáng hãnh diện! Chúng tôi càng hãnh diện hơn khi tập thể quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt tự nhận là Hâu Duệ V.N.C.H.!
Hành động và ý nghĩa của Hậu Duệ V.N.C.H. rất cao cả. Người c.s.V.N. – nếu biết suy nghĩ và biết tự thẹn – sẽ không cố tình “nhập nhằn” Hậu Duệ V.N.C.H. với những người Việt Nam đã bị cụ Hồ, đảng và người c.s.V.N. đưa sang Nga đánh giặc thuê từ thập niên 40 của thế kỹ XX!
Xin trở lại với bản tin trên VNExpress. Bài tường trình của nhà báo Vũ Anh viết tiếp: “Họ đeo trên ngực trái dải băng Thánh Gregory biểu tượng chiến thắng của dân tộc Xô-Viết, diễu hành khoảng 100m từ cổng Hoàng thành Thăng Long vào sân khấu chính trong nền nhạc ‘Cuộc chiến tranh thần thánh’ của Liên Xô. Dọc hai bên đoàn diễu hành là ảnh chân dung của những chiến sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của tổ quốc.”
Người c.s.V.N. hãy trả lời và người Việt trong nước nên đặt vấn đề: Tại sao cụ Hồ, đảng và người c.s.V.N. đưa Người Việt Nam sang Nga chiên đấu và chết cho “chiến thắng của dân tộc Xô Viết… trong nền nhạc ‘Cuộc chiến tranh thần thánh’ của Liên Xô?… chân dung của những chiến sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của tổ quốc”… Tổ quốc này là tổ quốc nào?  Hai chữ “tổ quốc” ở cuối câu – trong bài báo của Vũ Anh – đã xác định là tổ quốc của Nga Sô chứ không phải là tổ quốc Việt Nam!
Nếu người Việt trong nước chưa tin rằng cụ Hồ, đảng c.s.V.N. đã đưa người Việt Nam sang Nga làm lính đánh thuê từ xưa thì kính mời quý vị đọc tiếp đoạn sau đây: “Nước Nga không bao giờ quên được chiến công của những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh thân mình tại vùng ngoại ô Moskva trong giai đoạn 1941-1942. Chúng tôi cảm phục sự dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng mà quân và dân Việt Nam thể hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ.” Đại tá hải quân Roman Boitsov, tùy viên quân sự Nga tại Việt Nam, cho biết.
Đấy “hai năm rõ mười” rồi đấy nhé! Đại tá tùy viên quân sự Nga – Roman Boitsov – đã xác định thời gian và không gian mà ông Hồ Chí Minh, đảng và người c.s.V.N. đã đưa bộ đội cụ Hồ sang Nga đánh thuê cho Nga và chết thế cho lính Nga rồi đấy!
Mặt nạ của ông Hồ Chí Minh, đảng và người c.s.V.N. đã rơi xuống rồi!
Người Việt Nam trong nước – nhất là người trẻ – nghĩ gì về sự thật đốn mạc này? Các bạn có đau lòng, có xót xa cho dân tộc, cho đất nước bị tủi nhục và bị c.s.V.N. lừa gạc suốt mấy mươi năm dài hay không? Hay là các bạn cứ muốn tiếp tục để c.s.V.N. “ru ngủ” bằng những lễ hội “hoành tráng” và “các em chân dài” để rồi một ngày nào đó, các bạn hoặc con cháu của các bạn cũng sẽ trở thành lính đánh thuê cho Nga và Trung cộng?
Chỉ có bạn mới có thể quyết định được cuộc đời của bạn và mở đường cho con cháu của bạn sau này.
Như Govinda đã nói: “All of us start from zero. We take the right decision and become a hero.”
https://www.diepmylinh.com/
https://vietbao.com/p112a296194/cong-san-viet-nam-roi-mat-na

Sau ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’ sẽ là gì?

Phạm Chí Dũng
Vào những ngày này, giới chóp bu của chính thể độc tài ở Việt Nam hẳn đang khó ngủ. Thật trớ trêu, buổi ban mai cho một hiệp định thương mại giữa chính thể này với Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa hé mở thì lại phải nhận ngay một dự cảm cảm tối sẫm về những đòn trừng phạt thương mại đến từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lại đánh thuế thép Việt Nam!
Bởi cái cách mà Trump thốt ra – một cách mỉa mai và có phần nổi đóa – về Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business vào cuối tháng 6 năm 2019 là khá giống với tâm trạng và ngôn ngữ của Trump ngay trước khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra.
Biệt danh đầy miệt thị trên, không có vẻ là cách nói bốc đồng của Trump, đã phát ra một chỉ dấu đáng sợ: nền kinh tế Việt Nam – lảo đảo như một kẻ say rượu trong suốt 11 năm suy thoái qua – vào lần này phải đối mặt với một nguy cơ thực sự khi Việt Nam có thể trở thành đối tượng thứ ba, sau Trung Quốc và Mexico, bị Trump áp thuế trừng phạt lên hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Nói là làm. Chỉ ít ngày sau sự xuất hiện biệt danh “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” của Tổng thống Mỹ, Bộ Thương mại nước này đã thông báo sẽ đánh thuế lên các sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm tránh thuế chống bán phá giá, với thuế suất có thể lên tới 456,23% – một cú bồi tiếp theo việc Mỹ đánh thuế thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc lên đến 531% vào cuối năm 2017.
Vì sao giới chức Mỹ trở nên nghiêm khắc với hàng hóa Việt Nam?
Việt Nam đã thông đồng với Trung Quốc để lừa người Mỹ?
Từ cuối năm 2017, những đòn trừng phạt đầu tiên của Trump đã khởi động. Thoạt đầu là những cú tăng vọt thuế lên mặt hàng tôm, rồi sau đó là thép và cả nhôm của Việt Nam xuất sang Mỹ. Nhưng những đòn này vẫn chưa thấm vào đâu nếu nhìn sang tương lai đầy đe dọa bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.
Bắt đầu từ năm 2018, Trump khởi động chiến dịch tấn công vào nền kinh tế Trung Quốc và có thể cả vào hệ thống chính trị độc tài của quốc gia đông dân nhất thế gới này. Chỉ ít lâu sau đó, một làn sóng ngấm ngầm di chuyển vùng đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đã diễn ra. Còn đến khi Trump áp thuế cao ngất lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc thì làn sóng doanh nghiệp Trung đổ bộ vào Việt Nam đã trở thành một phong trào thực sự. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có đến 2,2 tỷ USD đăng ký vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.
Nhưng nguồn cơn khiến Trump và nhiều quan chức Mỹ giận dữ là chính quyền Việt Nam đã trở thành một nhân tố tiếp tay cho hàng Trung Quốc gắn nhãn ‘made in Vietnam’ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ
Trong vụ tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế “thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc” vào tháng 12/ 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng có đến 90% sản phẩm thép từ Việt Nam nhập sang Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong khi đó ở Việt Nam, một số chuyên gia độc lập đã cảnh báo về việc nhôm tấm Trung Quốc mượn đường Việt Nam sang Mỹ nhưng chính phủ và Bộ Công thương Việt Nam không có hành động cứng rắn gì. Không những thế, còn có một lỗ hổng pháp lý mà dường như bộ này cố tình để lại cho Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam.
Cũng có nghĩa là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bao gồm cả giá trị hàng hóa thép và nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc, tức Việt Nam đã thông đồng với Trung Quốc để lừa người Mỹ.
Bất chấp chính thể Việt Nam đang cố sức ve vãn Mỹ bằng nhiều thủ thuật ngoại giao, bằng bức tranh lợi ích thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Mỹ tại thị trường Việt, bằng miếng mồi ‘hợp tác quốc phòng giữa hai nước’ và có thể bằng cả triển vọng lực lượng quân sự Mỹ có thể đặt chân lên quân cảng Cam Ranh, tiền vẫn là tiền – trong não trạng, quan niệm và bản chất của một nhà kinh doanh quá đỗi thực dụng như Donald Trump.
Một lần nữa, nhưng vào lần này có vẻ là thật, quy tắc ‘công bằng và đối ứng’ của Trump rất có thể sẽ áp đặt một cách thực chất lên cán cân thương mại Việt – Mỹ.
Việt Nam sẽ chỉ được xuất siêu vào Mỹ dưới 8 tỷ USD/năm?
Chỉ ít tháng sau khi nhậm chức tổng thống, Donald Trump đã giương cao ngọn cờ ‘công bằng và đối ứng’ – một đòn thương mại liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia ‘gây hại cho kinh tế Mỹ’ và đòi hỏi các Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ phải thực thi những biện pháp quyết liệt về hàng rào thuế quan thương mại đối với hàng Việt Nam.
Đến tháng 5 năm 2018, một tin rất xấu xảy đến với chính thể độc đảng ở Việt Nam: Hoa Kỳ lộ hẳn mục tiêu ‘đòi nợ’ qua cán cân thương mại Mỹ – Việt quá chênh lệch trong những năm qua. Khi đó, ông Jeffrey Gerrish – Phó Đại diện Thương mại Mỹ đã tiến hành một chuyến công du đầy ẩn ý đến Hà Nội và gặp một quan chức cao cấp phụ trách kinh tế của Việt Nam là Ủy viên bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.
Mặc dù báo đảng Việt Nam chỉ tường thuật sơ sài “ông Jeffrey Gerrish, Hoa Kỳ mong muốn đạt được các thoả thuận với Việt Nam liên quan tới các vướng mắc về nhập khẩu ô tô, thanh toán điện tử và quy định về đặt thiết bị quản lý dữ liệu người dùng Việt Nam tại Việt Nam trong dự thảo Luật An ninh mạng”, nhưng một số nhà quan sát kinh tế cho rằng nội dung chính mà Jeffrey Gerrish làm việc với Việt Nam sẽ là “san bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump, nhằm buộc Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm.
Quả thật, nếu trong những năm tới Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại vào thị trường Mỹ, bi kịch xuất khẩu sẽ kéo theo bi kịch kinh tế và cũng là bi kịch ngân sách dành cho chế độ một đảng ở Việt Nam.
Con số xuất siêu chỉ có 8 tỷ USD/năm trên sẽ khiến giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ hụt đến 75 – 80% so với những năm trước, làm cho cán cân nhập siêu của Việt Nam từ các thị trường khác, đặc biệt từ Trung Quốc, tăng mạnh.
Trong khi đó, bức tranh quan hệ thương mại tổng thể giữa Việt Nam với các thị trường khác đang mang gam màu tối.
Trong tổng số 16 FTA (hiệp định thương mại tự do) của Việt Nam với các nước, chỉ có hai FTA với Mỹ và châu Âu là còn xuất siêu được – lần lượt là hơn 30 tỷ USD và 25 tỷ USD mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong khi ngay cả Hàn Quốc, tưởng là “dễ ăn”, nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016, gần 25 tỷ USD vào năm 2017 và 24 tỷ USD vào năm 2018.
Còn với Trung Quốc thì khỏi nói: con số nhập siêu chính ngạch lên đến 20 – 30 tỷ USD/năm, chưa kể phần tiểu ngạch khoảng 20 tỷ USD nữa, tổng cộng đến 40 – 50 tỷ USD nhập siêu mỗi năm dành cho Việt Nam.
Trọng sẽ làm gì để đối phó?
Sau “công bằng và đối ứng” về thép, nhôm và tôm, và sau phát ngôn độc đáo “Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người” của Trump, dấu hỏi lớn là Trump sẽ còn có thêm những chế tài thương mại nào đối với Việt Nam?
Nếu Mỹ “siết” các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành “nạn nhân”, đánh mạnh thuế lên thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với những năm trước, và cho dù chưa đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ nhưng vẫn xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi về vấn đề này, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.
Vậy Nguyễn Phú Trọng sẽ làm thế nào để gỡ khó từ ràng buộc ‘công bằng và đối ứng’ và ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’ của Trump?
Nhiều khả năng, và trên thực tế tương quan quyền lực nội bộ đảng hiện nay thì cũng chẳng còn khả năng nào khác, chính Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn ‘đoàn cấp cao’ để công du Mỹ trong thời gian tới, trên cơ sở chuyến đi tiền trạm của Phạm Bình Minh vào tháng 5 năm 2019.
Để ‘năn nỉ’ Mỹ nhằm trì hoãn đánh thuế lên hàng Việt Nam.
Chính vào lúc này, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng hề muốn đả động: những chuyến công du quốc tế của giới chóp bu Việt Nam không còn vênh vang như thời Việt Nam được tham dự vào bàn tiệc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 và còn ngửi thấy mùi nợ công quốc gia lẫn nợ xấu ngân hàng, mà xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 11 liên tiếp, nợ xấu ngập đầu còn nợ công phi mã đến ít nhất 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại.
Nhưng với Nguyễn Phú Trọng thì vẫn là giấc mơ cám dỗ về ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ và ‘đất nước có bao giờ được như thế này!’. Không chịu cứng rắn ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ dưới nhãn ‘made in Vietnam’, cũng không chịu cải cách bất kỳ cái gì trong một thể chế kinh tế lẫn chính trị song hành lụn bại như nhau, Trọng sẽ quá khó để thuyết phục Trump không biến Việt Nam thành đối tượng chiến tranh thương mại tiếp theo.
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-phu-trong-xuan-phuc-trump-thuong-mai/4988614.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.