Tin Việt Nam – 20/06/2019
Thursday, June 20, 2019
9:23:00 PM
//
Slider
,
Tin Việt Nam -
Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn SAGRI
bị cách chức
Ông Lê Tấn Hùng, em trai cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải, vào ngày 20 tháng 6, bị cách chức Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên (SAGRI). Lý do cách chức ông này được nói vì vi phạm rất nghiêm trọng.Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Quyết định cách chức được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký ngày 19/6.
Cụ thể, với vai trò Tổng giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Tổng công ty, ông Hùng đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, đầu tư dự án, sử dụng mặt bằng, nhà đất trong doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra 3 sai phạm tại SAGRI, là cho thuê đất, hợp tác đầu tư chưa xin phép và kinh doanh trên đất ngoài ngành.
Thanh tra thành phố vào tháng 10 năm 2017, cũng xác định ông Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy – kế toán trưởng, đã ký và chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ đi học tập nước ngoài.
Tuy nhiên, có 22 người không tham gia chuyến đi. Ngoài ra 40 trong 70 người tham gia chuyến đi nước ngoài không có trong danh sách, số còn lại không có thông tin trên hệ thống xuất nhập cảnh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/general-director-of-sagri-saigon-agriculture-company-was-removed-from-office-06202019092925.html
Nhà hoạt động Trần Đình Châu
được trả tự do sau nhiều giờ bị câu lưu
Tin ngày 20/6/2019: Lực lượng an ninh tỉnhĐồng Nai đã trả tự do cho nhà hoạt động Trần Đình Châu, sau khi giam giữ và tra khảo anh trong nhiều giờ ở đồn công an.Như gia đình đưa tin, công an Đồng Nai đã bắt giữ anh vào sáng sớm ngày 19/6 khi anh đang ở nhà ở Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Công an cũng thu giữ 2 bộ quần áo rằn ri và vài cuốn sách, trong đó có Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù của Phạm Đoan Trang
Theo một số nguồn tin, anh Châu bị tra khảo về quan hệ của anh với một số nhà bất đồng chính kiến ở Đồng Nai. Trước đó, an ninh Đồng Nai đã bắt giữ Đoàn Viết Hoan và Nguyễn Đình Khuê, với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù giam.
Anh Châu, 35 tuổi, là một người tham gia hoạt động từ nhiều năm nay. Anh từng tham gia nhóm môi trường phản đối việc xả chất thải công nghiệp ở ven biển tỉnh Bình Thuận ngày 15/7/2017, sau đó bị câu lưu mấy ngày trong đồn công an và bị đánh rất nghiêm trọng.
Anh cũng tham gia vụ biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì anh có bị bắt giữ và đánh đập, và bị nhiều sách nhiễu sau đó. Anh liên tục bị công an gọi lên tra hỏi về các hoạt động xã hội, và ly gián vợ chồng anh dẫn đến vụ ly hôn gần đây.
Theo một số bạn bè, an ninh đã đến công ty của anh để ép cho thôi việc, và anh đã phải viết đơn xin nghỉ việc trong tháng 6.
Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội, bắt giữ khoảng 20 người từ đầu năm đến nay. Hiện nay, Việt Nam giam giữ khoảng 220 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-tran-dinh-chau-duoc-tra-tu-do-sau-nhieu-gio-bi-cau-luu/
Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà
kiện dự án nhà nước trên đất nhà thờ
Tin từ Hà Nội, ngày 20/6/2019: Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà Hà Nội đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lên nhà cầm quyền thành phố, để phản đối dự án xây nhà của uỷ ban phường Quang Trung trên đất của nhà thờ ở quận Đống Đa.
Nhà thờ làm đơn khiếu nại khẩn cấp gửi chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, sau khi chính quyền phường Quang Trung có kế hoạch xây dựng ngôi nhà ba tầng làm trụ sở bảo vệ và nhà sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư số 1 của phường trên mảnh đất ở số 7 ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, là đất thuộc sở hữu của nhà thờ.
Trong đơn khiếu nại ký bởi linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, là cha bề trên và là chánh xứ Thái Hà. Nhà thờ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội có đủ cơ sở pháp lý chứng minh quyền sử dụng hợp pháp. Nhà thờ chưa hề cho, bàn giao hay hiến tặng bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng khu đất này.
Nhà thờ yêu cầu nhà cầm quyền thành phố Hà Nội phải hành động để buộc các đơn vị đang thi công ngừng ngay các việc làm vi phạm pháp luật, xâm hại quyền quản lý, sử dụng khu đất trên của giáo xứ Thái Hà, và yêu cầu điều tra làm rõ đơn vị nào đang ngang nhiên thi công trên phần đất thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của nhà thờ và xử lý theo các quy định của pháp luật.
Đơn cũng yêu cầu thành phố trả lại diện tích đất trên để nhà thờ sử dụng vào mục đích tôn giáo và từ thiện.
Nhà thờ Thái Hà là một trong nhiều cơ sở tôn giáo ở nhiều địa phương bị nhà cầm quyền địa phương cướp đất. Trước kia, nhiều nhà thờ cho địa phương sử dụng một phần cơ sở vật chất để làm trường học hay bệnh viện, rồi bị địa phương từ chối trả lại. Cách đây nhiều năm, quận Đống Đa cũng định cướp một phần đất của Nhà thờ Thái Hà để phân lô chia chác, nhưng do sự phản đối mạnh mẽ của nhà thờ và giáo dân nên buộc phải chuyển đổi thành công viên.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/dong-chua-cuu-the-thai-ha-kien-du-an-nha-nuoc-tren-dat-nha-tho/
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân:
Ông Đoàn Ngọc Hải có sai phạm
Cũng tin liên quan việc kỷ luật cán bộ lãnh đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 cũng có sai phạm. Đó là kết luận mà đương kim Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đưa ra khi cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri quận Thủ Đức hôm 20/6/2019.Truyền thông trong nước loan tin vừa nó cùng ngày.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra thông tin vừa nói khi được cử tri hỏi là việc lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh xử lý như thế nào đối với đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải khi vừa nhận nhiệm vụ mới.
Ông Nhân ghi nhận sự đóng góp của ông Đoàn Ngọc Hải trong việc lập lại trật tự đô thị. Tuy nhiên ông cho rằng, trong công tác quản lý đô thị ở Quận 1, ông Hải cũng có sai phạm trong các năm 2016, 2017, 2018…
Theo ông Nhân, giai đoạn năm 2016 – 2018, công tác đô thị của Quận 1 có nhiều sai phạm, bắt nguồn từ việc cấp phép xây dựng sai quy định, vượt thẩm quyền, sai độ cao và mật độ xây dựng. Những giấy phép xây dựng này đều do ông Đoàn Ngọc Hải ký. Ông Nhân cho rằng nhiều cán bộ của phòng tham mưu từng nhận kỷ luật và trong việc cấp phép ông Hải cũng phải chịu trách nhiệm.
Nói về việc phân công ông Hải về Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn, ông Nhân cho biết, ông Đoàn Ngọc Hải có bằng cấp về kinh tế, trước kia có làm công tác thuế ở phường, từng là trưởng phòng kinh tế của Quận 1 và phụ trách về công tác đô thị nên có nền tảng về kinh tế, xây dựng.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, sự phân công này không phải không đúng với năng lực của ông Hải và có xét tới nhu cầu của Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mr-nguyen-thien-nhan-mr-doan-ngoc-hai-made-a-mistake-06202019093143.html
Bà Mai Hồng Quỳ “một tay che bầu trời”
vì quen biết với Nguyễn Thiện Nhân?
Tin Saigon.- Những ngày gần đây, “cuộc chiến” của các giảng viên trường đại học Luật tại Sài Gòn với bà Mai Hồng Quỳ, cưụ hiệu trưởng nhà trường ngày càng gay cấn hơn.Bà Quỳ làm hiệu trưởng tại đại học Luật 12 năm, đến năm 2018, bà này nghỉ hưu và nay đang làm hiệu trưởng trường đại học Hoa Sen. Báo Pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2019 loan tin, thời còn làm việc tại trường đại học Luật, chỉ tính riêng các năm học từ 2013 đến 2017, sai phạm chênh lệch tài chính của riêng một khoản tiền học lại của sinh viên do bà Quỳ làm chủ là 14 tỷ đồng. Nhiều học viên đăng ký học, và nộp tiền, nhưng không có tên trong báo cáo của nhà trường.
Một nguồn tin chưa được kiểm chứng của phóng viên cho biết, trong thời gian tại vị, rất nhiều giảng viên trong trường Luật nếu không chịu luồn cúi, làm tay chân cho bà Quỳ thì sẽ bị áp bức, trù dập. Cụ thể, đối với những giảng viên có chức vụ trong nhà trường, vào tất cả các ngày lễ, Tết đều phải đi tiền phong bì cho bà Quỳ. Trong ngày đám cứơi con bà Quỳ, mỗi giảng viên phải đi tiền mừng cưới ít nhất là 5 triệu đồng. Đối với các giảng viên là “đàn em” của bà Quỳ, bà này làm ngơ cho tất cả những sai phạm, kể cả chuyện lạm dụng tình dục đối với sinh viên.
Trước sự lộng hành trên, nhiều giảng viên trong trường bất mãn, người thì nghỉ việc, nhiều người khác đã làm đơn tố cáo bà Quỳ gửi đến gần 20 tờ báo lớn của nhà cầm quyền, và các cơ quan chức năng.
Nguồn tin nhận định, do bà Quỳ nắm giữ tài chính của trường, nên bà đã dùng tiền của trường để “bịt miệng” các tờ báo. Ngoài ra, bà Quỳ còn được sự nâng đỡ của bộ Giáo dục, và ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành uỷ do có mối quan hệ thân thiết. Vì vậy, tất cả sự tố cáo của các giảng viên đều rơi vào im lặng. Đến nay, sự việc được bùng nổ do nguồn tài chính của bà Quỳ không còn được mạnh như xưa.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/ba-mai-hong-quy-mot-tay-che-bau-troi-vi-quen-biet-voi-nguyen-thien-nhan/
Quốc hội VN và thảo luận
tiếng Anh có là ‘ngôn ngữ thứ hai’
Việc Quốc hội Việt Nam chưa thông qua đề xuất coi tiếng Anh như ‘ngôn ngữ thứ hai’ đã gây ra nhiều tranh cãi trên các trang mạng xã hội.Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng tiếng Anh, nếu không có “vị thế” chính thức, có thể bị tiếng Trung “lấn át”.
Đài Loan muốn xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức
Vì sao nên duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài?
Iran cấm dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học
Nơi tiếng Anh không dành cho người nói tiếng Anh
Cùng lúc, cũng không ít ý kiến tin rằng thiếu định nghĩa rõ ràng thế nào là “ngôn ngữ thứ hai” – ngôn ngữ cho bộ máy hành chính, tòa án, hay chỉ cho giáo dục, khoa học – thì ra luật không thôi cũng chẳng thay đổi gì.
Đài Loan mới đây tuyên bố muốn đưa tiếng Anh thành “ngôn ngữ chính thức” nhưng việc chuẩn bị giáo dục song ngữ đã bắt đầu từ 2002 mà đến nay vẫn còn nhiều khó khăn.
Tuy vậy, đa số các ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam đều cho là hệ thống giảng dạy Anh văn ở Việt Nam có vấn đề và phàn nàn về tình trạng quan chức kém tiếng Anh.
Cũng có các nhóm xã hội tự tình cách cải thiện tình trạng này, và ra các sáng kiến giúp học sinh vùng nông thôn tiếp cận tiếng Anh.
Ông Nguyễn Quang Thạch, nhà vận động ‘Sách hóa nông thôn’ hiện đang có dự án như vậy ở một số vùng nông thôn Việt Nam.
Ông nêu lời kêu gọi Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi phương pháp dạy tiếng Anh ở Việt Nam, loại các giáo viên yếu kém, đọc sai, dạy sai.
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 19/06/2019, đầu tiên ông cho biết phản ứng của ông khi nghe tin Quốc hội Việt Nam không chấp nhận tiếng Anh là ‘ngôn ngữ thứ hai’:
Ông Nguyễn Quang Thạch: Trước tiên phải hiểu ngôn ngữ thứ hai là gì. Theo tôi, đó là một ngôn ngữ được học bởi một người sau ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong đời sống, giáo dục, thương mại, chính trị. Theo số liệu thống kê về ngôn ngữ và phương ngữ trên thế giới (Ethnologue: Languages of the World) thì tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở 101 quốc gia trên thế giới và là ngoại ngữ có số lượng người học lớn nhất với hơn 1,5 tỉ người.
Đây là số liệu năm 2015, hiện tại chắc chắn con số này đã được tăng lên đáng kể. Số liệu này thể hiện phần nào vai trò và vị thế của tiếng Anh trên thế giới, nó đã và đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu
Xoay quanh việc Quốc hội không chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam, có nhiều ý kiến trái chiều và tranh cãi về mặt văn hóa, chính trị và địa vị pháp lý của ngôn ngữ trong xã hội. Cá nhân tôi không đồng tình với quyết định của Quốc hội. Tôi tin chắc rằng Quốc hội sẽ bàn và chấp thuận vào kỳ họp tới.
Theo tôi, điều quan trọng cần làm ở giai đoạn này là nâng cao nhận thức toàn dân về tầm quan trọng của tiếng Anh trong tiến trình hội nhập quốc tế, coi việc học tiếng anh là yêu cầu bức thiết và phải được ưu tiên trong giáo dục ở gia đình và nhà trường. Theo đó, cả chính quyền và dân sự sẽ cùng nhau tìm kiếm các giải pháp để tiếng Anh thực sự là công cụ truyền tải tri thức toàn cầu đến với hàng chục triệu học sinh, sinh viên, cơ quan công quyền.
Hàng ngày, xem và nghe các các thông tin trên Diễn đàn kinh tế Thế giới, Teach Insider, NPR, BBC, tôi thấy rõ sự tụt hậu của Việt Nam trong mọi lĩnh vực so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2017, Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 về ‘việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4′, đây là sách lược đúng đắn. Vậy Chính phủ làm gì để nâng cao năng lực của học sinh, sinh viên khi lượng tri thức đầu vào của chúng ta không cập nhật được lượng tri thức khổng lồ của các nước phát triển?
Theo tôi, chúng ta có hai cách song hành.
Thứ nhất là đào tạo đội ngũ chuyên môn giỏi tiếng Anh, Đức, Nhật…thuộc các lĩnh vực khác nhau để chuyển ngữ cập nhật kiến thức đến với hàng chục triệu học sinh và sinh viên.
Thứ hai là nâng tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và thiết kế hệ thống phổ biến tri thức bằng tiếng Anh từ mầm non đến trường đại học với lộ trình bài bản, thì số người Việt có khả năng cập nhật tri thức toàn cầu bằng tiếng Anh sẽ tăng lên nhanh chóng trong vòng 10 năm tới.
BBC News Tiếng Việt: Có ý kiến nói để ra luật thì cần chuẩn bị kỹ các bước pháp lý, giáo dục chứ không thể ‘duy ý chí’ ra luật nói tiếng Anh là ‘ngôn ngữ thứ hai’ ở Việt Nam rồi mong đợi trình độ tiếng Anh cả nước sẽ lên, ông nghĩ sao?
Theo tôi, việc các nhà thiết kế giáo dục đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai là một cấu phần của Luật giáo dục sửa đổi, đã thể hiện một tư duy đột phá. Như tôi nêu trên, khi nâng tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai thì nhận thức xã hội về tiếng Anh sẽ tăng lên. Tiêu chuẩn quốc tế về dạy tiếng Anh được áp dụng, chẳng hạn giáo viên dạy tiểu học, trung học cơ sở phải đạt 6-8 điểm IELTS. Khi đó, nhiều giải pháp thúc đẩy học tiếng Anh ra đời. Học sinh, sinh viên, công chức sẽ tìm mọi cách để cải thiện tiếng Anh, tìm kiếm tri thức bằng tiếng Anh.
BBC News Tiếng Việt:Bản thân ông đang cố gắng đưa sách đọc, và tiếng Anh tới nông thôn Việt Nam, vậy khó khăn, thách thức mà ông gặp phải là gì?
Ông Nguyễn Quang Thạch: Về việc nhân rộng hệ thống tủ sách, sau 12 năm áp dụng thực địa, vận động chính sách từ cấp cơ sở lên bộ ngành, rồi từ chuyến đi bộ Hà Nội-Sài Gòn của tôi, thì chính quyền lẫn dân sự đã thay đổi tích cực. Sách không bị từ chối và xem nhẹ như trước đây. Các nhóm làm tủ sách được chào đón ở các trường học, chính quyền địa phương nhiều nơi đã nhân rộng hàng ngàn đến chục ngàn tủ sách theo mô hình chúng tôi thiết kế.
Nay, một thành viên của Chương trình Sách hóa Nông thôn, bạn Vũ Thị Thu Hà luôn được cán bộ ở cấp bộ, cấp sở, phòng và cấp trường học rủ rê và đề nghị hỗ trợ sách chứ không phải kêu khóc để sách được nhận như ở đảo Lý Sơn cách đây mấy năm hay phải đưa sách về Hà Nội vì bị chính quyền một xã thuộc khu vực Tây Bắc từ chối.
Về việc phổ biến tiếng Anh ở nông thôn, qua Chương trình tiếng Anh cho nông thôn, tôi thấy nhu cầu muốn cải thiện tiếng Anh của học sinh nông thôn ngày càng lớn.
Bức xúc về chất lượng dạy tiếng Anh ngày càng dâng cao vì hầu hết học sinh yếu kém tiếng Anh sau nhiều năm tốn nhiều giấy mực và tiền học thêm. Về mặt chính quyền, lãnh đạo một phòng giáo dục ở Thái Bình đã đề nghị tôi giúp học sinh trên toàn huyện cải thiện tiếng Anh.
Trường học của xã tôi đang nằm vùng để cải thiện tiếng Anh cũng đang tìm mọi cách để cải thiện tiếng Anh của học sinh. Năm học 2019-2020, nhà trường sẽ tăng cường cho học sinh nghe tiếng Anh qua loa phóng thanh của trường trong giờ sinh hoạt đầu giờ.
BBC News Tiếng Việt:Trở lại chuyện ‘ngôn ngữ thứ hai’, có người muốn tạo phong trào như Bình dân học vụ năm 1945 để phổ biến chữ Quốc ngữ, nhưng lần này là làm cho tiếng Anh. Thế nhưng ở Việt Namhiện đang thiếu giáo viên bản ngữ (Anh, Mỹ, Úc, Canada…), vậy theo ông làm sao biến việc học và dạy tiếng Anh thành phong trào, và học cho đúng, nhất là cho các vùng nghèo ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Quang Thạch: Tháng 8/2018, tôi chọn Nguyễn Quang Huy, học sinh lớp 7 của trường Tiểu học và THCS xã Sơn Lễ, đã học tiếng Anh 3 năm học nhưng chỉ biết vài từ như “Hello”, “Good morning”, theo lời Huy. Tôi làm khảo sát thì Huy không viết và đọc được ngày trong tuần, tháng trong năm. Hơn nữa, Huy có trí nhớ không tốt, tôi đưa từ triangle cho cậu ấy, phải mất 4 tiếng đồng hồ đọc theo (khoảng 5.000 lần), Huy mới nhớ được.
Tôi đưa ra phương pháp Làm Vẹt/ parrot học tiếng Anh, nghĩa là sử dụng máy tính cho Huy nghe và nói theo các từ vựng tiếng Anh bản ngữ trong hơn 400 giờ (gấp ít nhất 20 lần thời gian Huy được nghe tiếng Anh ở trường trong 3 năm), cùng với sự hỗ trợ 50 giờ dạy qua mạng của hai bạn người Việt ở Mỹ, và một số kỹ thuật của tôi, tiếng Anh của Huy đã cải thiện rõ rệt sau 10 tháng.
Nay Huy đã đọc thuộc lòng nhiều bài hội thoại trong sách giáo khoa lớp 7. Qua sự tiến bộ của Huy, tôi thấy rằng việc tạo ‘Tây’ tại trường học nông thôn bằng học cụ máy tính là đơn giản và hiệu quả, rất dễ trở thành phong trào khi phương pháp Làm Vẹt học tiếng Anh được áp dụng ở tất cả trường học trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, chính quyền nên tạo kênh ngoại giao nhân dân bằng khuyến khích mời các bạn ‘Tây du lịch’ về ở nhà mình để giúp học sinh học tiếng Anh. Đặc biệt, phong trào tình nguyện của sinh viên cần xem hỗ trợ học sinh nông thôn học tiếng Anh và đọc sách là hoạt động chính.
Chúng tôi tiếp tục phổ biến tiếng Anh qua kênh YouTube ‘Học cùng Thạch và bè bạn’. Tôi mong rằng hàng chục ngàn người khá tiếng Anh hơn tôi làm tương tự để tiếng Anh “trôi nổi” khắp nơi để ai cũng học được.
Dù Quốc hội chưa thông qua tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo, hãy thực hiện mong muốn của mình bằng thay đổi phương pháp dạy tiếng Anh, loại bỏ giáo viên dạy tiếng Anh yếu kém, tuyển dụng giáo viên nói được tiếng Anh với người Anh, Mỹ vào tất cả các trường dạy học. Có như thế thì chúng ta mới tạo được nền tảng, đi từ cơ sở đi lên để tiếng Anh lan rộng ra cả nước chứ không chỉ phổ biến ở khu vực đô thị có mức sống cao hơn cả.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-48695653
Bao giờ hết điệp khúc
“giải cứu” cho nông sản Việt Nam?
Hòa Ái, RFAMùa vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2019 được xem như là khởi sắc và nhộn nhịp với giá cả tăng gấp ba và có gần 400 thương lái Trung Quốc tranh mua trong những ngày đầu vụ.
Vấn đề đặt ra là sự khởi sắc này sẽ được bền vững hay lại cũng giống nhiều nông sản khác của Việt Nam trong những năm qua khi vẫn lệ thuộc phần lớn vào xuất khẩu qua Trung Quốc?
Tin vui vải thiều Lục Ngạn
Báo mạng congthuong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương Việt Nam, hồi trung tuần tháng 5 loan tải thông tin mùa vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2019 tuy sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 50% so với vụ mùa năm trước, nhưng giá thành có thể sẽ đạt kỷ lục cao gấp 3 lần.
Trái vải thiều Lục Ngạn có màu đỏ tươi khi chín với hạt nhỏ, cùi dày, ngọt thanh, không chỉ là là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang mà còn là sản vật của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á chính thức xác nhận nằm trong Top 10 món ăn, đặc sản đạt giá trị kỷ lục của khu vực Đông Nam Á, đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mùa vải năm 2018 là một mùa vụ bội thu ở Lục Ngạn. Truyền thông trong nước dẫn số liệu do Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cung cấp rằng tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ hồi năm ngoái đạt xấp xỉ 216 ngàn tấn, với giá bình quân 16 ngàn đồng/kg, thu về gần 6 tỷ đồng. Trong đó, vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm 55% và 45% xuất khẩu sang các nước ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và Australia…Đặc biệt vải thiều Lục Ngạn xuất sang Trung Quốc chiếm 88,7% tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2018.
Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang ghi nhận có gần 180 thương nhân Trung Quốc phối hợp với thương nhân Việt Nam thu mua vải thiều mùa vải năm 2018 và mùa vụ năm 2019 số lượng thương nhân Trung Quốc tăng lên gần 400 người.
Ông Nghĩa, một chủ vựa trái cây ở Lục Ngạn cho biết tình hình thương lái Trung Quốc đến mua vải mùa vụ năm 2019:
“Thương lái Trung Quốc thì năm nào cũng vậy. Năm nay chiếm đa số. Bây giờ còn xuất hiện thương lái Thái Lan nhập số lượng nhiều. Giá cả thì coi như trực tiếp với nông dân. Thương lái vào tận vườn để đặt hàng với nông dân luôn. Nói chung nguồn hàng năm nay hơi ít nên xuất đi rất dễ.”
Ông Nghĩa còn xác định với RFA rằng bên cạnh yếu tố do bị mất mùa, sản lượng thấp thì trái vải thiều Lục Ngạn còn có những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp trồng hữu cơ, đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nên nông dân bán được giá cao.
Truyền thông trong nước ghi nhận sản lượng vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ ở mức “cực khủng” là nhờ xuất sang Trung Quốc lẫn chính ngạch và tiểu ngạch.
Nhưng vẫn bấp bênh
Mặc dù vậy, không chỉ trái vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang mà còn nhiều trái cây và nông sản khác ở khắp tỉnh thành Việt Nam như thanh long, chuối, dưa hấu, ớt, khoai lang…mà người nông dân một nắng hai sương chăm chút với mong cầu được mùa, được giá thì lại bị lệ thuộc vào nhu cầu mua hàng từ Trung Quốc.
Trung Quốc được ghi nhận là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam nhiều nhất, chủ yếu bằng đường tiểu ngạch nên mang nhiều rủi ro và thiếu bền vững.
Trong năm 2018, hàng vạn nông dân khóc ròng vì trái vải thiều đầu vụ bị rớt giá và trái thanh long chín đỏ ngoài ruộng nhưng không bán được do thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua. Và sau đây là chia sẻ của hai nông dân ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ với RFA về nông sản khoai lang và chuối mà họ bỏ vốn và công sức vào rất nhiều; thế nhưng:
Trong thực tế, việc Nhà nước đứng ra hỗ trợ cho người sản xuất thì rất hạn chế. Và các bộ phận có trách nhiệm làm công việc này, như Phòng Thương mại hay Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư của Trung ương thì hiện nay họ làm vẫn kém hiệu quả. Nguyên nhân chính vì họ xuất phát từ một tổ chức của Nhà nước hoặc là tổ chức không phải của Nhà nước nhưng do Nhà nước chỉ đạo nên họ làm công việc xúc tiến thương mại theo kiểu của nhân viên công chức. Do đó, hiện nay công tác đó gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của người dân
-Ông Lê Công Giàu
“Trung Quốc vô mua, ban đầu cho giá cao rồi từ từ rút lại. Nông dân mở đất trồng khoai lang ồ ạt. Trồng xong rồi bị thương lái Trung Quốc ép giá, xuống giá. Nông dân bị lỗ nhiều lắm.”
“Trung Quốc vô đây nói cứ trồng đi, 2 năm 3 vụ thì cỡ nào cũng thu hết, mua với giá cao. Nhưng khi mình trồng cho đến khi thu hoạch chuối, giá cả như năm nay thì có hơn 2000 đồng/kg. Thương lái ép nhà vườn. Dù chuối của mình đẹp bán theo giá thị trường được 3.300/kg thì bị thương lái ép còn có 2.500 đồng/kg. Không biết nói sao nữa, nhưng tóm lại Trung Quốc không thu mua thì nhà vườn chết.”
Trước sự bế tắc và nan giải của nông dân trong tình huống bị tồn ứ do không bán được hàng, cộng đồng xã hội kêu gọi các phong trào “giải cứu” nông sản cho nông dân, tuy nhiên giới chuyên gia trong nước cho rằng các cuộc “giải cứu” như thế chỉ là muối bỏ biển, mà hãy để thị trường điều tiết.
Do kinh tế thị trường
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do, một phóng viên phụ trách chương trình truyền hình nông thôn ở khu vực miền Tây Nam Bộ cho biết một số nông dân trở thành “nạn nhân” của các thương lái Trung Quốc là do mang tính tự phát. Người phóng viên không muốn nêu tên cho biết thêm qua công việc, ông có cơ hội tiếp xúc được với nhiều thành phần bao gồm chính quyền, nông dân, giới chuyên gia và ông đưa ra nhận xét cá nhân rằng:
“Nông dân Việt Nam được Nhà nước lo cho nhiều lắm. Có cả một Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ nông dân, rồi Sở Nông nghiệp lo cho nông dân…Nói chung là nông dân được hỗ trợ rất nhiều. Tuy nhiên người nông dân chỉ biết được hỗ trợ vậy thôi chứ họ không thể quyết định được thị trường. Cho nên có những lúc được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều, nhưng họ vẫn thua, vẫn bị lỗ. Ngược lại có khi Nhà nước không giúp chi hết, nhưng họ vẫn lời. Yếu tố thị trường quyết định hết. Ngay cả những người nông dân giúp đỡ nhau nhưng họ không quyết định được thị trường.”
Một ghi nhận đáng chú ý mà người phóng viên này nêu lên là người nông dân Việt Nam hiện nay có xu hướng tìm tòi, học hỏi những giải pháp sản xuất đạt tiêu chuẩn quy định của quốc gia và quốc tế (như VietGAP, GlobalGAP) để có sản phẩm với giá trị cao, mang lại lợi ích kinh tế hiệu quả và bền vững, đồng thời còn bảo vệ môi trường. Người phóng viên nhấn mạnh:
“Ví dụ trái cam trồng theo tiêu chuẩn VietGap, tức là không bao giờ được tưới thuốc trừ sâu và không dùng phân hóa học. Trồng cam theo kiểu dùng phân thuốc hóa học ví dụ thu hoạch được 100 trái, trong khi trồng theo kiểu VietGab thì thu hoạch được 10 trái. Người nông dân bây giờ đứng trước chọn lựa trồng đạt 100 trái để xuất khẩu qua Trung Quốc hay chọn trồng đạt 10 trái để xuất qua Châu Âu (EU) và Mỹ? Và họ quyết định chọn bán qua thị trường Mỹ và EU, không chọn bán qua Trung Quốc nữa vì không chắc chắn, 50% ăn và 50% thua.”
Trong những tháng đầu năm 2019, truyền thông quốc nội cho biết Trung Quốc chỉ nhập chính ngạch 8 loại nông sản Việt, bao gồm xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long và dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho thấy Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 2 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng 11, 6% với cùng kỳ năm 2017. Đồng thời, báo giới còn dẫn nguồn dự báo từ Thường trực Ban chỉ đạo Phát triển Thị trường Nông sản, thuộc Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn rằng nông sản của Việt Nam xuất qua thị trường Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều thách thức, do bị tác động bởi một số chính sách thuế và các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nông sản của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nông sản Việt xuất sang các thị trường tiềm năng như EU và Mỹ cũng không dễ dàng dù đã ký kết tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Châu Á-Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như có thể sắp ký kết Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA), được dự kiến diễn ra trong mùa hè năm nay. Một trong những lý do chính yếu là nông sản Việt chưa đạt chuẩn chất lượng theo quy định của các thị trường này. Điển hình, hồi đầu tháng 6, Bộ Công Thương thông báo Liên Minh Châu Âu-EU từ chối hoặc cho giám sát 17 lô hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam, do không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hay một tháng trước đó, Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cũng ra thông báo Nhật Bản sẽ kiểm tra các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ kiểm tra 100% các lô hàng của những công ty xuất khẩu nông sản Việt Nam vi phạm vượt mức thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Nhật.
Khó khăn trong tiêu thụ
Ông Trần Dũng, chủ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo hữu cơ cho biết Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp có thể xuất khẩu qua các thị trường “khó tánh” như Nhật Bản, EU và Mỹ. Tuy nhiên, theo như ông biết không ít nhà nhập khẩu đến từ những thị trường đó vào Việt Nam tìm kiếm nông sản để mua trực tiếp nhưng đều từ chối vì hầu hết nông sản sản xuất tại Việt Nam không đáp ứng được đủ tiêu chuẩn khi qua máy kiểm tra chất lượng của họ.
Nhận xét về khâu xuất khẩu nông sản của Việt Nam, ông Trần Dũng nhìn nhận vẫn còn nhiều trở ngại cho người nông dân:
Nói chung bây giờ Nhà nước cũng có những chính sách gọi là hỗ trợ nhưng thực sự thì tư duy về làm nông nghiệp vẫn còn kém quá. Cả tư duy và trình độ của cán bộ khuyến nông cũng quá kém. Tức là bản thân chuyên gia kỷ thuật làm việc trong cơ quan Nhà nước truyền đạt xuống cho nông dân cũng còn kém thì làm sao có thể giúp cho người nông dân làm ra sản phẩm đạt chất lượng, chứ chưa nói về sản phẩm hữu cơ
-Doanh nhân Trần Dũng
“Ngay cả việc xuất khẩy, tuy bây giờ cũng tốt hơn, nhưng cũng còn vấn đề là người nông dân phải qua nhiều kênh thì sản phẩm của họ mới được đi ra tới thị trường quốc tế, chứ không giống như nông dân ở một số nước có khả năng đàm phán trực tiếp để họ xuất hàng luôn. Rất ít nông dân Việt Nam có trình độ và khả năng để làm như vậy. Và nhiều khi người nông dân Việt Nam muốn xuất khẩu trực tiếp nhưng không biết xuất hàng đi đâu nên phải nhờ cậy vào thương lái. Về bản chất thì thương lái thu mua rồi bán qua cho công ty xuất khẩu. Rồi bản thân công ty xuất khẩu ít nhất cũng phải qua 2 nấc trung gian thì mới xuất hàng ra được nước ngoài.”
Chủ doanh nghiệp Trần Dũng và một vài doanh nhân trong lãnh vực sản xuất và xuất khẩu ở Việt Nam mà RFA có dịp tiếp xúc chia sẻ rằng tuy nông dân và doanh nghiệp rất nỗ lực trong khâu sản xuất lẫn tìm kiếm thị trường đầu ra, nhưng công tác xúc tiến thương mại của Chính phủ Việt Nam hầu như không có.
Từ Sài Gòn, ông Lê Công Giàu, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh lý giải về nhận định của giới doanh nhân vừa nêu:
“Ở Việt Nam, người ta hiểu về chuyện xúc tiến thương mại, đầu tư tuy so với lúc tôi còn làm làm trong lãnh vực này thì họ hiểu được khá hơn. Nhưng trong thực tế, việc Nhà nước đứng ra hỗ trợ cho người sản xuất thì rất hạn chế. Và các bộ phận có trách nhiệm làm công việc này, như Phòng Thương mại hay Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư của Trung ương thì hiện nay họ làm vẫn kém hiệu quả. Nguyên nhân chính vì họ xuất phát từ một tổ chức của Nhà nước hoặc là tổ chức không phải của Nhà nước nhưng do Nhà nước chỉ đạo nên họ làm công việc xúc tiến thương mại theo kiểu của nhân viên công chức. Do đó, hiện nay công tác đó gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của người dân.
Nói tóm lại Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường thật sự, chỉ mới mở ra cho một số phạm vi, một số lĩnh vực, cho nên người nông dân sản xuất ra san phẩm nhưng không biết được ai sẽ là người tiêu thụ và tiêu thụ như thế nào. Hiện nay Trung Quốc mua hàng của Việt Nam thì chỉ mua những mặt hàng có lợi và thậm chí đẩy giá cao để mua cho nhanh. Thế nhưng mua bán như thế thì rất nguy hiểm cho người sản xuất.”
Liên quan yếu tố đầu vào, Doanh nhân Trần Dũng cho rằng phần lớn vật tư nông nghiệp nhập từ Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng rất nhiều cho chất lượng nông sản của Việt Nam. Ông Trần Dũng còn khẳng định:
“Nói chung bây giờ Nhà nước cũng có những chính sách gọi là hỗ trợ nhưng thực sự thì tư duy về làm nông nghiệp vẫn còn kém quá. Cả tư duy và trình độ của cán bộ khuyến nông cũng quá kém. Tức là bản thân chuyên gia kỷ thuật làm việc trong cơ quan Nhà nước truyền đạt xuống cho nông dân cũng còn kém thì làm sao có thể giúp cho người nông dân làm ra sản phẩm đạt chất lượng, chứ chưa nói về sản phẩm hữu cơ.”
Giấc mơ xanh
Trở lại với chia sẻ của ông Nghĩa, chủ vựa thu mua vải thiều ở Lúc Ngạn, Bắc Giang rằng vụ vải năm nay được giá cao một phần nhờ vào đạt chuẩn xuất khẩu. Nhận xét này được chứng thực tại Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn năm 2019, được tổ chức ở Hà Nội vào đầu tháng 6 nhằm quảng bá đặc sản này đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Báo congthuong.vn cho biết các sản phẩm tham dự sự kiện này là những loại vải thiều có chất lượng cao nhất, được các hộ nông dân và hợp tác xã ở Lục Ngạn trồng theo các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, được lựa chọn, đóng gói và dán tem nhãn xuất xứ nguồn gốc.
Đài RFA ghi nhận để đạt được những thành quả trong sản xuất nông sản sạch và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường thế giới, người nông dân Việt Nam đã và đang phải trả giá cho quyết định sống còn của họ.
Chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp của một nông dân 9X, ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã thuyết phục ba mẹ của anh trồng lúa sạch, sau khi anh giải ngũ bộ đội và đọc được quyển sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, của tác giả Masanobu Fukuoka. Với quyết tâm trồng lúa không có phân thuốc hóa học của cậu con trai tên Võ Văn Tiếng, ông Võ Văn Hào đồng ý cho con được toại nguyện. Trong một phóng sự do Đài Truyền hình Đồng Tháp thực hiện hồi năm 2016, ông Võ Văn Hào chia sẻ:
“Lúc mới làm vụ đầu, nói thiệt là tui và bà nhà ăn ngủ không yên vì chưa biết cách thức con làm ra sao. Rồi mình cũng hồi hộp sợ con làm bị lỗ. Mình là nông dân mà, lỗ thì làm lại cũng 2, 3 mùa mới có thể trả nợ được.”
Lúc mới làm vụ đầu, nói thiệt là tui và bà nhà ăn ngủ không yên vì chưa biết cách thức con làm ra sao. Rồi mình cũng hồi hộp sợ con làm bị lỗ. Mình là nông dân mà, lỗ thì làm lại cũng 2, 3 mùa mới có thể trả nợ được
-Nông dân Võ Văn Hào
Miệt mài với hoài bão “ước mơ xanh”, anh Võ Văn Tiếng thu hoạch sau mỗi vụ lúa dù ít hơn đến 1/10 sản lượng so với các hộ nông dân láng giềng sử dụng phân thuốc hóa học, nhưng sản phẩm gạo do anh chăm chỉ sản xuất ra với thương hiệu “Gạo Tâm Việt” được người tiêu dùng đón nhận và bán với giá cao xấp xỉ gấp 3 lần mặt hàng gạo bán lẻ trên thị trường nội địa.
Nông dân trẻ tuổi Võ Văn Tiếng còn tự thân đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở các thành phố lớn như Sài Gòn và tham gia những hội chợ trong nước và trong khu vực. Anh Võ Văn Tiếng chia sẻ với Đài Truyền hình Đồng Tháp trong chương trình về nông thôn mới:
“Em về đây làm thì có nhiều người theo đổi theo em. Ví dụ như miếng đất kế bên và miếng đất đằng kia, mỗi vụ lúa thì họ xịt rất nhiều phân tuốc hóa học. Vụ trước thì họ xịt gần 10 cử thuốc từ lúc mới xạ cho tới lúc thu hoạch. Nhưng hiện tại họ xịt chỉ năm cử thuốc thôi, giảm khoảng 50%. Họ nghe theo chia sẻ kinh nghiệm của em thì họ giảm phân thuốc hóa học nhiều lắm. Và xung quanh đây cũng có rất nhiều người tự thay đổi. Chưa đạt được ý nguyện nhưng đó cũng là sự thay đổi của người nông dân.”
Trong phóng sự do Đài Truyền hình Đồng Tháp thực hiện còn ghi nhận có rất nhiều bạn trẻ sinh viên, nông dân khắp nơi nối kết với anh Võ Văn Tiếng qua mạng xã hội và đến tận huyện Hồng Ngự để học hỏi kỹ thuật trồng lúa sạch của anh với tâm nguyện vì một nền nông nghiệp sạch của Việt Nam và vươn tầm thế giới.
Cùng trong lãnh vực sản xuất gạo hữu cơ, Doanh nhân Trần Dũng cho RFA biết các công ty sản xuất và kinh doanh gạo hữu cơ như công ty của ông hay của Nông dân Võ Văn Tiếng phải đối mặt với thách thức trong khâu tiêu thụ vì người tiêu dùng nội địa thường chuộng “ngon và rẻ”, nhưng với mong muốn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng vì sản phẩm “xanh và sạch” thì người nông dân và doanh nghiệp sẽ quyết tâm theo đuổi đến cùng. Còn “giấc mơ xanh” của họ được loan tỏa trong quốc nội lẫn quốc ngoại nhanh chóng hay không thì tùy thuộc vào tầm vĩ mô của Chính phủ Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-agricultural-products-need-sustainable-solutions-06192019151714.html
Biện pháp giảm diện tích trồng lúa
mà hiệu quả kinh tế vẫn cao
Giảm diện tích trồng lúaTại phiên thảo luận về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” diễn ra hôm 18/6, Bà Phạm Hoàng Vân chuyên gia đại diện của Ngân hàng Thế giới cho rằng, sản lượng nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung tăng lên chủ yếu nhờ vào mở rộng sản xuất, tăng cường sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên cũng như sử dụng khá nhiều phân bón hóa chất ảnh hưởng đến môi trường.
Do đó, đại diện Ngân hàng Thế giới đề nghị giảm diện tích trồng lúa để giảm tác động ảnh hưởng về môi trường. Thay vào đó thúc đẩy sản xuất các loại gạo có giá trị chất lượng cao.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn chuyên gia môi trường và tài nguyên, đang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của Đại Học Cần Thơ cho chúng tôi biết ông hoàn toàn đồng ý với đề nghị này.
“Theo tôi ở điều kiện hiện nay thì điều đó hoàn toàn hợp lý bởi thứ nhất nguồn nước tại khu vực ĐBSCL bây giờ đang có khuynh hướng ngày càng ít đi và đặt biệt là trong mùa khô thì việc sản xuất lúa nhiều sẽ tiêu thụ nhiều nước sẽ dễ xảy ra xâm ngập mặn nhiều hơn và tại những vùng sản xuất lúa nhiều thì người nông dân sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhiều dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Hiện tại nguồn nước đang ở mức đáng ngại nên nông dân đang chuyển sang nguồn nước ngầm thì điều này làm cho nguồn nước ngầm giảm đáng kể và hệ quả mang lại là khu vực đồng bằng sẽ bị chìm đi vì lún.”
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân, chuyên gia kinh tế phát triển, cựu giáo sư Đại học Kinh Tế Saigon, đã từng làm cố vấn kinh tế cho nhiều Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp tại Phi Châu và Á Châu có ý kiến thêm về điều này.
“Không chỉ đề nghị của Ngân hàng Thế giới mà còn của các chuyên gia Nông nghiệp của Việt Nam cũng như Quốc tế, họ thấy dĩ nhiên người nông dân chỉ trồng một thứ nông phẩm không thì khó có thể sống lâu sống dài vì phải đầu tư. Bao giờ cũng vậy trong các chính sách phát triển nông nghiệp không phải chỉ có tăng diện tích mà thôi mà phải tăng lợi tức của người nông dân, có mùa thì mình trồng lúa gạo, có mùa trồng nông phẩm khác hay những đặc sản của miền đó, nếu cộng lại cả năm thì lợi tức của người nông dân sẽ cao hơn nhiều.”
Gạo xuất khẩu cao, nông dân vẫn khó khăn
Báo cáo của Bộ Công thương vào cuối năm 2018 cho thấy Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2018 đạt gần 5 triệu tấn gạo, mang về giá trị lên tới khoảng 2.46 tỷ USD.
Tiến sĩ Ngô Tấn Lực, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Tiền Giang cho rằng, việc xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới để làm gì trong khi đời sống người nông dân vẫn còn quá nhiều khó khăn.
“Vì mình chưa có những công nghệ sinh học, chưa tác động mạnh mà vẫn còn làm theo giống cũ, truyền thống nên một tấn lúa gạo của mình mà xuất khẩu sang Châu Âu nhiều khi còn thua nữa tấn về giá trị của Campuchia nữa, thì thấy rằng lúa của Việt Nam mình chưa được tuyển chọn tốt. Công nghệ tác động vào đó chưa nhiều, người nông dân làm công nhận về năng suất rất cao nhưng giá trị trên một diện tích thì vẫn còn thấp lắm.”
Đồng ý với điều này Tiến sĩ Đinh Xuân Quân có so sánh:
“Các vị phải xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo mới mua được một chiếc xe hơi, vì vậy lúc nào người ta cũng có chính sách kinh tế dựa vào vừa công nghiệp vừa nông nghiệp chứ không chỉ có xuất khẩu gạo mà thôi. Việt Nam xuất khẩu rất là nhiều ví dụ như là hải sản nó còn cao hơn gạo rất là nhiều thì ai có lợi, cả Việt Nam có lợi chứ không chỉ có gạo, gạo chỉ là một phần trong nhiều nông phẩm khác. Nếu chúng ta bớt xuất khẩu gạo và tăng xuất khẩu các loại nông phẩm khác có giá trị cao thì khi đó GDP nông nghiệp của chúng ta cao hơn nhiều không.”
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng có ý kiến nên xem lại việc sản xuất lúa gạo. Theo ông thì mục tiêu cuối cùng nhắm tới là quyền lợi của người nông dân, sức khỏe và môi trường.
“Nếu chạy theo như vậy mình đang khai thác cận kiệt tài nguyên về đất và nước tại ĐBSCL để bán ra nước ngoài mà giá bán lại không cao cho nên việc đứng nhất nhì thế giới nó không có ý nghĩa gì hết trong khi người nông dân vẫn tiếp tục nghèo.”
Tại phiên thảo luận hôm 18 tháng 6, đại diện Ngân hàng Thế giới khẳng định sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng ở khu vực nông thôn. Do đó, ngành nông nghiệp ở ĐBSCL cần đảm bảo tăng giá trị, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, thay đổi sử dụng đất, sản xuất, giá trị xuất khẩu theo nhu cầu thị trường.
Hướng giải quyết tương lai
Giải pháp mà Ngân hàng thế giới cũng như các chuyên gia nông nghiệp đưa ra cũng không có gì mới lắm tức ngoài việc giảm diện tích trồng lúa, phần đất còn lại tăng cường trồng các loại nông sản có giá trị cao thích ứng với biến đổi khí hậu và đồng thời chính sách của nhà nước cần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng này tăng chất lượng đời sống nông dân.
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân chỉ ra bất cập khi Bộ Nông nghiệp tiếp tục khuyến khích nông dân chỉ trồng lúa.
“Nếu bộ NN cứ khuyến khích nông dân làm lúa thì chỉ có các công ty quốc doanh, các công ty xuất nhập khẩu, phân bón hay là thuốc rầy… thì mới có lợi vì họ được độc quyền.”
Một biện pháp nêu ra lâu nay được tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhắc lại:
“Thay vì sản xuất 3 vụ lúa một năm thì có thể giảm còn 2 vụ thôi còn vụ còn lại nên để cho nước lũ đi vào đem theo phù sa bồi dưỡng lại cho đất đai, rửa sạch đồng ruộng hoặc tận dụng để sử dụng cho mùa vụ khác ít sử dụng nước hơn thì điều này sẽ hợp lý hơn.
Theo tiền sĩ Lê Anh Tuấn thì có nhiều mô hình canh tác khác nhau ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, những vùng ngập lũ thì người nông dân có thể phát triển mô hình lúa cá, tức là xung quanh ruộng lúa có những mương có thể thả cá. Cá có thể lên ruộng lúa để ăn sâu bệnh, chất thải của cá trở lại làm phân bón cho cây lúa giúp người nông dân bớt sử dụng thuốc trừ sâu hơn.
Đối với vùng bị nhiễm mặn thì mùa mưa trồng lúa, mùa khô thì có thể nuôi tôm thì nó cũng giống như mô hình lúa cá. Điều này phù hợp với mô hình hệ sinh thái đảm bảo được sự phát triển nông nghiệp bền vững hơn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reducing-the-area-of-rice-cultivation-will-bring-economic-efficiency-for-farmers-06192019140820.html
Việt Nam phản đối
tàu Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Việt Nam
Đối với tình trạng một số tàu của Việt Nam đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tịch thu hải sản, ngư cụ; người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lặp lại tuyên bố Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằngchứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, hành động mà tàu Trung Quốc gây nên đối với tàu cá Việt Nam tại Biển Đông là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa theo luật pháp quốc tế; vi phạm Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; đe dọa an toàn, tài sản của các ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển này.
Vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, một tàu cá của Philippines là tàu FB Gemvir-1 của Philippines bị một tàu Trung Quốc đâm chìm gần Bãi Cỏ Rong khiến 22 ngư dân Philippines trôi nổi trên biển nhiều giờ.
Tàu cá TGTG-90983-TS của ngư dân Ngô Văn Thẻng người Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã đến cứu những ngư dân Phillippines.
Về vụ việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng các tàu cá khi hoạt động trên biển có trách nhiệm thực thi các công ước quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, và các sáng kiến của Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (IMO). Theo đó các tàu cá có trách nhiệm đối xử nhân đạo và hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển.
Việt Nam là quốc gia thành viên của UNCLOS 1982 và IMO và tàu cá Việt Nam thực hiện các nghia vụ quốc tế của mình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/VN-Sino-fish-vessels-06202019095923.html
Việt Nam thúc đẩy EVFTA
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh hôm 19/6/2019 có buổi làm việc tại Bỉ để thảo luận về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Liên Minh Châu Âu (EU).Mạng báo Baoquocte.vn đưa tin hôm nay 20 tháng 6.
Tin cho biết buổi làm việc có sự tham dự của Cao ủy phụ trách thương mại của Liên minh châu Âu (EU), bà Cecilia Malmström và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Việc làm của Bỉ, Kris Peeters. Hai bên thảo luận về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Theo baoquocte.vn thì Cao ủy Malmström đánh giá cao các nỗ lực từ Việt Nam trong việc thông qua công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng như chương trình xây dựng pháp luật, trong đó có nội dung sửa đổi Bộ luật lao động và phía bà đã thông báo việc này cho các nước thành viên EU.
Hiện cả Việt Nam và các quốc gia EU cùng Cao ủy Malmström đang cố gắng hoàn tất những thủ tục ở giai đoạn cuối cho việc ký kết Hiệp định EVFTA, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết tại các phiên làm việc gần đây nhất của Hội đồng châu Âu vẫn còn một số ý kiến muốn tìm hiểu và đánh giá thêm về các vấn đề liên quan đến cải cách pháp lý cũng như hoạt động kinh tế – xã hội của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập quốc tế và theo yêu cầu của EVFTA cùng EVIPA, Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp với phía bạn để làm rõ và hoàn thành các yêu cầu về mặt thủ tục đã được quy định trong nội dung các Hiệp định.
Trong chuyến đi Pháp và Bỉ vận động cho việc ký kết EVFTA vào đầu tháng 4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam sẽ xem xét kỹ lưỡng những khuyến nghị của Liên minh Châu Âu (EU) và Nghị viện Châu Âu (EP). Một trong những điều kiện được nêu ra là phải phê chuẩn 3 công ước khác về quyền người lao động theo đúng tiêu chuẩn của ILO, đó là công ước 87, 98 và 105.
Vừa qua, một số dân biểu nghị viện Châu Âu bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Theo giới quan sát thì đây là một trong những trở ngại cho việc ký kết EVFTA.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-promote-evfta-06202019081748.html
Thủ Thiêm, tên gọi của bi kịch
Trân VănSáng 19 tháng 6, ba đại biểu do dân chúng quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức bầu vào Quốc hội khóa 14 đã gặp cử tri, báo cáo về kết quả Kỳ họp Quốc hội thứ bảy (đã diễn ra từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6). Giống như những lần tiếp xúc với cử tri trước đây, ba đại biểu của khu vực bầu cử số 7 thuộc TP.HCM: Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phan Nguyễn Như Khuê (cùng là Phó Đoàn đại biểu của TP.HCM tại Quốc hội), Trịnh Ngọc Thúy (Phó Chánh án Tòa án TP.HCM) lại phơi mặt để nghe dân chửi…
***
Người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ đang chuyển cho nhau xem một video clip, ghi lại tám phút phát biểu của cô Nguyễn Thị Thùy Dương (1) – cử tri khu vực bầu cử số 7, năm ngoái từng bị phạt 750.000 đồng vì ném dép vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Xin lược ghi những phát biểu này…Cô Dương đã dẫn trường hợp bà Nguyễn Thị Tiếu, phường Cát Lái: Thu hồi đất là UBND quận 2 và UBND TP.HCM. Đối tượng nhận tiền đền bù là người nhà của cán bộ – và đặt vấn đề: Có phải người dân là nạn một vụ cướp với phía chủ mưu là Thành ủy TP.HCM và UBND TP.HCM, vừa là chủ đầu tư, vừa thu hồi đất và đối tượng nhận tiền đền bù là người nhà của cán bộ?
Cô Dương cho biết, khiếu nại của bà Tiếu đã được gửi cho UBND TP.HCM, nơi này chuyển cho UBND quận 2. Ông Nguyễn Phước Hưng – đại diện cho UBND quận 2 hẹn gặp gỡ đương sự để trao đổi vào đầu tháng 5, bây giờ đã gần cuối tháng 6 nhưng vẫn chưa thấy ông Hưng xuất đầu lộ diện để tiếp công dân!
Đối với trường hợp Khu Đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm. Cô Dương nhận định, quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm vốn nhân đạo (cho người dân bị thu hồi đất được tái định cư ngay tại chỗ để được thụ hưởng các phúc lợi về giáo dục, y tế, văn hóa và cả kinh tế khi KĐTM này hình thành). Chính hy vọng đó khiến họ chấp nhận di dời, giao đất nhưng cuối cùng, UBND TP.HCM – chủ đầu tư và cũng là phía thực hiện việc thu hồi đất, quyết định giá đền bù – nơi thay vì quản lý, điều hành lại tham gia “làm kinh tế” đã không cho người dân gì cả.
Theo cô Dương, muốn hay không nhà nước cũng nên thừa nhận đây là một cú lừa lịch sử mà nhà nước dành cho chính nhân dân của mình, dành cho chủ thể của đất nước này. Cô thắc mắc: Chủ trương của nhà nước có phải là bần cùng hóa nhân dân hay không? Tại sao lại đẩy nhân dân vào con đường bần cùng?
Cô Dương bảo rằng: Nhân dân không dám xem quan chức như đầy tớ vì không có đầy tớ nào lại ở biệt thự, dùng siêu xe, thừa tiền cho con du học trong khi chủ nhân phải chạy cơm từng bữa. Bảo quan chức là cha mẹ cũng không đúng bởi chẳng có cha mẹ nào đập nhà con cái rồi cho con đi ở trọ. Cho nên chúng tôi muốn các vị xác nhận, các vị là gì của chúng tôi? Quan chức thật ra là gì của nhân dân?
Cử tri Nguyễn Thị Thùy Dương cho rằng, quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm xét cho cùng là một cuộc mua bán giữa quan chức và các nhóm lợi ích. Dân chúng bị lừa, không có lợi ích nào liên quan đến quốc gia hết – nên yêu cầu: Các vị có trách nhiệm phải lập ra một chính sách bồi thường mới cho 15.000 gia đình ở khu vực này, đồng thời phải trả lời rõ ràng về 160 héc ta mà theo quy hoạch là cho việc tái định cư.
Kết thúc một buổi tiếp xúc cử tri nữa, những thắc mắc của cô Dương và cũng là thắc mắc từ lâu của vài chục ngàn nạn nhân: Tại sao dùng Quyết định thu hồi đất ở Thủ Thiêm để thu hồi đất ở phường An Phú, phường Cát Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi nhưng cuối cùng cũng bán hết? Gọi là sửa sai nhưng lại tạo ra một cái sai khác và chung cuộc vì lòng tham, sai chồng sai. Xét về bản chất, các quan chức đã khiến những người được tái định cư, tái định cư trái pháp luật bởi theo các quyết định đã ban hành, họ không có quyền tái định cư ở đó. UBD TP.HCM sẽ sửa sai như thế nào? – vẫn không có câu trả lời
Đã đến lúc “tức nước, vỡ bờ”, cô Dương chất vấn: Đảng là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc dẫn dắt dân tộc này. Đảng là tấm khiên bảo vệ người dân, tại sao chỉ có đảng viên mới làm tổn thương nhân dân? Khi các cơ quan quyền lực, (từ Thành ủy, UBND TP.HCM, đến Sở Xây dựng) “làm kinh tế”, vừa nắm giữ quyền lực, vừa chăm chăm kiếm tiền thì giữa vòng xoáy vận hành quyền lực và nỗ lực kiếm tiền đó, làm sao nhân dân sống nổi? Các công ty nắm giữ đất liên tục được cổ phẩn hóa, giá đất càng ngày càng cao, cơ hội làm chủ một căn nhà của người dân càng ngày càng khó.
Cô Dương cũng là cử tri yêu cầu trả lời: Trách nhiệm của ông Lê Tấn Hùng, em trai ông Lê Thanh Hải như thế nào đối với 160 héc ta đất ở bán đảo Bình Lợi trở thành tài sản của Công ty cổ phần Thạnh Mỹ Lợi?.. Đồng thời đề nghị HĐND TP.HCM phải rà soát để làm rõ những sai phạm đó, mặt khác phải soạn chính sách bồi thường mới cho những người dân bị mất đất ở Thủ Thiêm, những người dân ở Cát Lái bị thu hồi đất để giao cho người nhà cán bộ. Kết quả phải được công khai chứ không lén lút soạn – gửi những báo cáo một chiều. Cô cũng yêu cầu: HĐND TP.HCM làm rõ cả trường hợp Công ty Tân Cảng Sài Gòn vội vã thu hồi phần đất mà trên danh nghĩa dành cho Khu Công nghiệp Cát Lái, vội vã chuyển đổi công năng và vội vã thu hồi đất bù cho quân đội.
Cô nhấn mạnh: Tôi chỉ biết trách nhiệm của Bộ Quốc phòng là bảo vệ đất nước, giờ, sao lại dọa dân cướp đất?
***
Thủ Thiêm là tên một bi kịch tròm trèm hai thập niên, thấm đẫm nước mắt và máu. Máu của những người chọn cái chết, chịu đánh đập với hy vọng sẽ có ai đó, nơi nào đó thấu được oan khiên. Hai thập niên, chính quyền “của dân, do dân, vì dân” chỉ mới tiến được một bước, đó là thôi xem các nạn dân là “kẻ xấu”, bị các “thế lực thù địch” kích động chống lại “đường lối, chủ trương”, chịu gọi họ là “cô bác”, cính thức xin lỗi “bà con” nhưng vẫn chưa làm gì cả.Những kẻ thủ ác, đẩy hàng chục ngàn công dân vào tuyệt lộ, sống vạ vật như súc vật, tuyệt vọng vì không thấy tương lai đã được chỉ mặt, gọi tên nhưng… trong thực tế, chẳng hạn đồng chí Lê Tấn Hùng mà cô Dương đề cập chỉ bị “khiển trách”, sau đó do hình thức kỷ luật này gây trở ngại cho việc thu phục sự tin yêu của nhân dân, mức kỷ luật được nâng lên thành… “cảnh cáo”. Mới đây, do sai phạm của đồng chí Lê Tấn Hùng nhung nhúc như giun sán trong… lòng đảng, thi nhau trườn ra giữa thanh thiên, bạch nhật, chính quyền “của dân, do dân, vì dân” quyết định “hạ bậc lương” như một cách xử lý các sai phạm nghiêm trọng mới được xác định, rồi… “đình chỉ công tác”.
Hệ thống công quyền như thế chính là hậu quả của một hệ thống chính trị “ưu việt” hơn phần còn lại của nhân loại. Dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng, ba đại biểu của Quốc hội đại diện cho cơ quan đại diện “ý chí, nguyện vọng của toàn dân” chỉ làm được một chuyện: Mỗi năm vài lần, trước và sau các kỳ họp Quốc hội phơi mặt để dân chủi như một cách giúp họ hạ hỏa, đồng thời cũng là để xiển dương thể chế “dân chủ gấp vạn lần thiên hạ”. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) – tập hợp các tổ chức chính trị đại diện cho tất cả các giới, các thành phần khác nhau trong xã hội – cũng thế và cũng vì thế, mới bị cô Dương tố cáo: Cử tri muốn tiếp xúc với đại diện của mình tại Quốc hội phải… đăng ký với MTTQ và nỗ lực duy nhất của MTTQ là… ngăn cản.
Cô Dương phát biểu chỉ tám phút nhưng bị đại diện MTTQ chặn họng ba lần vì… phát biểu ngoài nội dung đã đăng ký, vì… nói quá thời gian quy định và vì… dám thắc mắc: Trách nhiệm của MTTQ là gì? Chẳng lẽ là bóp miệng không cho dân nói? Cô Dương bị đại diện MTTQ chỉ trích là không tôn trọng MTTQ. Đó là giọt nước tràn ly, cả khán phòng bừng bừng phẫn nộ. Không chỉ cô Dương, nhiều cử tri bừng bùng phẫn nộ: Các viên chức có tôn trọng họ không mà đòi được tôn trọng? Không có viên chức hữu trách nào, từ đại biểu của cử tri khu vực bầu cử số 7 thuộc TP.HCM tại Quốc hội đến các thành viên MTTQ thèm trả lời, chỉ có một người mặc thường phục bước tới chỗ cô Dương thu lại micro. Chỉ thế mà thôi!
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/hongquang.nguyen.14473/videos/483383749072780/
https://www.voatiengviet.com/a/thu-thiem-nguyen-thi-thuy-duong-bi-kich/4966731.html
0 comments