Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 25/05/2019

Saturday, May 25, 2019 3:22:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 25/05/2019

“Facebook bội tín

và hãy tôn trọng khách hàng ở Việt Nam”

Hòa Ái, RFA
Báo cáo Minh bạch của Facebook ghi nhận gia tăng hơn 500% lượng nội dung bị giới hạn tiếp cận tại Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2018, theo yêu cầu của Chính phủ Hà Nội.
Cư dân mạng Việt Nam nói gì trước thông tin vừa nêu?
Gia tăng hơn 500%
Biểu đồ trên trang mạng transparency.facebook.com cho thấy từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hạn chế truy cập lên đến 1.553 nội dung đăng tải và 3 hồ sơ ở Việt Nam. Các nội dung đăng tải bị Facebook hạn chế dựa theo các báo cáo của Bộ Thông tin-Truyền thông và Bộ Công An với cáo buộc vi phạm Điều 5 Nghị định số 72/2013/ND-CP bao gồm có nội dung chống phá nhà nước, phỉ báng giới chức công khai và đưa thông tin xuyên tạc.
Reuters, vào ngày 24 tháng 5 dẫn lời của đại diện Facebook cho biết việc hạn chế nội dung đăng tải trên mạng xã hội Facebook ở Việt Nam được thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ Hà Nội, tăng hơn 500% so với 265 nội dung đăng tải trong thời gian 6 tháng đầu năm 2018.
Người phát ngôn của Facebook cho Reuters biết thêm rằng sự gia tăng hạn chế này là do Việt Nam thắt chặt kiểm soát internet, mà đỉnh điểm là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ tháng 1 năm 2019, yêu cầu Facebook phải đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Thứ nhất là tôi cảm thấy rất sửng sốt khi đọc con số khủng khiếp như vậy. Thứ hai là tôi thấy Facebook đang bội tín đối với khách hàng, trong khi họ hứa hẹn nào là không kiểm duyệt, không thỏa hiệp với các quốc gia mà có vi phạm nhân quyền. Bây giờ họ tăng cường tới 500% thì rõ ràng họ đang đứng về phía nhà cầm quyền Việt Nam
-Blogger Nguyễn Ngọc Già
Luật sư Võ An Đôn, từ Phú Yên, vào tối ngày 24 tháng 5 lên tiếng xác nhận với RFA rằng ông ghi nhận Facebook thời gian qua kiểm soát gắt gao các nội dung đăng tải, dù thông tin là sự thật và chính xác nhưng vẫn bị chặn. Luật sư Võ An Đôn nói về trường hợp cá nhân của ông:
“Trước đây tôi có những bài viết thông báo về phiên tòa công an đánh chết dân ở Ninh Thuận và tôi chỉ đăng hình tra tấn giống y như nội dung vụ án, nhưng tôi bị Facebook chặn đến 60 ngày. Sau nhiều lần yêu cầu mới trả lại.”
Còn Blogger Nguyễn Ngọc Già, từ Sài Gòn cho biết ông thật sự bàng hoàng trước thông số hơn 500% nội dung đăng tải trên Facebook ở Việt Nam bị hạn chế chỉ trong vòng 6 tháng:
“Thứ nhất là tôi cảm thấy rất sửng sốt khi đọc con số khủng khiếp như vậy. Thứ hai là tôi thấy Facebook đang bội tín đối với khách hàng, trong khi họ hứa hẹn nào là không kiểm duyệt, không thỏa hiệp với các quốc gia mà có vi phạm nhân quyền. Bây giờ họ tăng cường tới 500% thì rõ ràng họ đang đứng về phía nhà cầm quyền Việt Nam. Như vậy họ sẽ trả lời như thế nào đối với những khách hàng ở Việt Nam đang sử dụng Facebook?”
Theo bản tin loan đi vào ngày 24 tháng 5 của Reuters, đại diện Facebook nhấn mạnh rằng Facebook nhiều lần phải hạn chế truy cập nội dung ở một quốc gia vì vi phạm luật của quốc gia đó, mặc dù không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Người đăng tải nội dung bị hạn chế sẽ được Báo cáo Minh bạch của Facebook thông báo về điều này.
Hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, truyền thông trong nước đưa tin Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam cho rằng Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực bao gồm quản lý nội dung thông tin, quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và trách nhiệm thuế đối với Việt Nam. Bản tin cũng cho biết các cơ quan quản lý Việt Nam tiếp tục thu thập bằng chứng bị cho là vi phạm của Facebook và yêu cầu Facebook tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Phản biện của facebooker Việt Nam
Việt Nam được ghi nhận có khoảng 70% dân số thường xuyên sử dụng internet và 55 triệu người dùng Facebook. Tuy nhiên, kể từ khi Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/06/18 và có hiệu lực từ ngày 01/01/19, giới cư dân mạng tại Việt Nam cho rằng Facebook có nguy cơ trở thành đồng lõa với kiểm duyệt của nhà nước khi Bộ Thông tin-Truyền thông yêu cầu Facebook can thiệp vào việc gỡ bỏ các nội dung “xấu, độc hại” và phía Facebook cũng cam kết không để cho các tài khoản đăng tải nội dung xấu, bôi nhọ người khác còn chỗ dung thân trên mạng xã hội hàng đầu được nhiều người sử dụng nhất trên toàn cầu.
Vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, 50 tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập ở Việt Nam đã gửi một bức thư ngỏ tới nhà sáng lập Facebook, ông Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin trên Facebook của họ bị lấy xuống cũng như tài khoản bị khóa với lời kêu gọi “Facebook không nên ủng hộ thể chế độc tài”.
Một ngày sau khi thư ngỏ này được phổ biến, đại diện truyền thông của Facebook, bà Sophie Vogel thừa nhận với RFA rằng mặc dù Facebook có đề ra tiêu chuẩn cộng đồng, nhưng đôi khi vẫn phải gỡ bỏ những nội dung dù không vi phạm tiêu chuẩn này mà lại vi phạm luật pháp của một quốc gia. Bà Sophie Vogel còn xác nhận Facebook không nhất thiết xóa bỏ hoàn toàn nội dung mà có thể chỉ giới hạn quyền truy cập trong phạm vi quốc gia nơi nội dung đó bị cho là vi phạm luật.
Blogger Nguyễn Ngọc Già khẳng định rằng Facebook phải lưu ý khi tuân thủ luật của một quốc gia cụ thể như Việt Nam thì cũng phải tuân thủ luật quốc tế:
“Khi Facebook viện dẫn ‘phải theo luật Việt Nam’ thì tôi đồng ý hoạt động ở quốc gia nào là phải tuân thủ quốc gia đó. Nhưng cả thế giới đang hội nhập với nhau và có những mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời thì dù cho rằng tuân thủ theo luật của quốc gia đó không thể nào tách rời khỏi những luật quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết từ lâu.”
Một số facebooker tại Việt Nam mà Đài RFA tiếp xúc cho rằng Facebook đang bị mâu thuẫn giữa tiêu chí hoạt động là đảm bảo tự do ngôn luậnnhưng lại phải tuân thủ theo yêu cầu không chính đáng của Chính quyền Việt Nam, mà về mặt luật pháp thì Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có tự do ngôn luận, tự do biểu đạt ý kiến của họ. Không ít facebooker nói rằng họ rất bất bình đối với việc Facebook không tôn trọng quyền lợi của khách hàng ở Việt Nam. Luật sư Võ An Đôn, một facebooker ký tên trong thư ngỏ gửi đến nhà sáng lập Mark Zuckerberg hồi tháng 4 năm ngoái nói rằng:
“Nếu có điều kiện thì chúng tôi cũng như những người sử dụng Facebook ở Việt Nam có yêu cầu là Facebook không nên tuân thủ theo các yêu cầu của Chính quyền Việt Nam, mà nên coi người tiêu dùng Facebook ở Việt Nam giống như người sử dụng Facebook trên toàn cầu trong việc tôn trọng quyền cá nhân và quyền biểu đạt thông tin của họ.”
Nếu có điều kiện thì chúng tôi cũng như những người sử dụng Facebook ở Việt Nam có yêu cầu là Facebook không nên tuân thủ theo các yêu cầu của Chính quyền Việt Nam, mà nên coi người tiêu dùng Facebook ở Việt Nam giống như người sử dụng Facebook trên toàn cầu trong việc tôn trọng quyền cá nhân và quyền biểu đạt thông tin của họ
-Luật sư Võ An Đôn
Mới đây nhất, nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, ngày 3 tháng 5 năm 2019, 10 tổ chức bao gồm Access Now, Article 19, Destination Justice, Electronic Frontier Foundation, Equality Labs, Horizontal, Phóng viên Không Biên giới (RSF), SEAPA, Việt Tân, Witness đã đồng ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Facebook không được khuất phục biện pháp kiểm duyệt của Chính phủ Hà Nội. Ông Lý Thái Hùng, đại diện của Việt Tân cho RFA biết:
“Việc gửi thư ngỏ đến Facebook cùng các NGOs hoặc các tổ chức chỉ là một bước đầu thôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ phải thực hiện thêm hai bước nữa bao gồm gặp trực tiếp với những người lãnh đạo của Facebook để trình bày cho họ thấy rõ là họ đang làm những điều gây nguy hại đến quyền tự do của các facebooker tại Việt Nam, cũng như là họ vô tình hợp tác với chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam chỉ vì lợi nhuận kinh tế; thứ hai nữa là chúng tôi sẽ vận động với một số dân biểu và nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ để tạo một số áp lực hoặc mở những cuộc điều trần với Facebook tại Quốc hội để yêu cầu Facebook phải có một số những hành xử đúng đắn hơn để bảo vệ quyền tự do của các facebooker ở những quốc gia độc tài, trong đó có Việt Nam.”
Trong khi đó, giới facebooker tại Việt Nam khẳng định rằng dù bị kiểm duyệt, dù bị bắt bớ, dù bị giam cầm thì họ vẫn tiếp tục thực hiện các quyền được hiến định của người dân Việt Nam, trong đó có quyền được bày tỏ chính kiến và quyền chia sẻ thông tin.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/facebook-is-trustless-and-must-respect-facebookers-in-vn-05242019145112.html

Vụ nữ sinh giao gà Điện Biên:

 Mẹ nạn nhân bị khởi tố, bắt tạm giam

Bà Trần Thị Hiền, mẹ của nữ sinh xấu số Cao Mỹ Duyên bị sát hại khi giao gà, vừa bị công an Điện Biên khởi tố và bắt tạm giam về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, theo báo Tuổi Trẻ.
Hiện chưa có căn cứ xác định bà Hiền liên quan đến vụ án sát hại con gái bà hồi tháng Hai, nhưng sẽ xác minh mối quan hệ của bà Hiền với nhóm người nghiện đã tổ chức bắt cóc, sát hại con gái bà.
“Bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý ở tỉnh Điện Biên,” lãnh đạo Công an Điện Biên nói với Tuổi Trẻ.
Vụ Điện Biên: Mẹ nạn nhân lên tiếng về việc khen thưởng
Vì sao nạn nhân bị cưỡng hiếp khó đòi được công lý
Việt Nam: Người bị xâm hại tình dục ‘ngại tố cáo’
Bà Hiền đã nói gì với BBC?
BBC từng phỏng vấn bà Hiền vào 20/2, khi đó dư luận xã hội tranh cãi về việc khen thưởng các cán bộ công an điều tra.
“Công an cũng giúp đỡ nhiệt tình, từ bữa đó đến nay họ cũng mất ăn mất ngủ, thì cũng như gia đình thôi, chứ người ta cũng chẳng phải sung sướng gì cả,” bà Hiền nói qua điện thoại.
“Và công an thưởng thế thì thưởng một triệu, và mấy đồng bạc còm cõi nó chẳng là gì cả. Thế nhưng mà theo cô, thưởng cho anh em để người ta có tinh thần phấn đấu, để người ta vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm, điều tra. Vậy mà cộng đồng mạng lại lên chửi rủa như thế.”
“Trước thì nói xấu gia đình và giờ thì nói xấu công an… Cộng đồng mạng ác lắm, bảo cô khoe của, họ bảo cô giết em, bảo mẹ thuê người giết con, rồi bảo cô nó đòi tiền chuộc mà cô không trả nên nó giết con.
Bà nói công an đang trong quá trình điều tra, “nên xem tình hình vụ án sẽ còn tiếp diễn như thế nào, chứ không nên đồn thổi linh tinh.”
Bà còn nói thêm rằng bà làm long nhãn 26 năm nay, là nghề chính. Ngày trước bà buôn hoa ở chợ Điện Biên và gia đình bà “không giàu cũng không nghèo, ở dạng bình thường”.
Xác định lại kẻ chủ mưu
Đến thời điểm này đã có tới 9 nghi phạm bị bắt giữ liên quan đến vụ bắt cóc, hãm hiếp và sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên, 22 tuổi, sinh viên đại học vào mùng 3 Tết.
Đến 31/3, công an Điện Biên xác định Vi Văn Toán, 37 tuổi, mới là người chủ mưu trong vụ nữ sinh bị sát hại.
Khác với giai đoạn đầu, công an cho rằng Bùi Văn Công, 44 tuổi, đã bàn bạc với Vương Văn Hùng, 35 tuổi, để bắt cóc, cướp tài sản.
Tuy nhiên sau đó cơ quan điều tra phát hiện ra rằng Toán và Hùng đã quen biết nhau trong tù. Khi ra tù thì làm “bạn nghiện” của nhau. Hùng, Công cùng các nghi phạm còn lại thường xuyên mua ma túy của vợ chồng Toán.
Công an đang điều tra theo hướng Toán thuê nhóm Công để bắt cóc Cao Mỹ Duyên.
Các nghi phạm khác là Phạm Văn Nhiệm, 47 tuổi, Lường Văn Lả, 26 tuổi, Phạm Văn Dũng, 47 tuổi, Cầm Văn Chương, 45 tuổi.
Tất cả đều bị khởi tố về các tội giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt giữ người trái pháp luật và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bùi Thị Kim Thu, vợ Bùi Văn Công, 44 tuổi, bị khởi tố để điều tra về tội không tố giác tội phạm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48407082

Nhà sản xuất phim “Vợ Ba” bị phạt 50 triệu đồng

Công ty TNHH Ba Sắc Cầu Vồng, nhà sản xuất bộ phim “Vợ Ba” gây tranh cãi, vừa bị Bộ Văn Hoá – Thể Thao và Du Lịch phạt hành chính 50 triệu đồng vì “làm sai nội dung phim đã được phép phổ biến”. Báo Pháp Luật trích thông tin từ Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch đưa tin này hôm 24/5.
Bộ phim “Vợ Ba” nói về cuộc sống ở nông thôn miền Bắc Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19 với nội dung chính xoay quanh cuộc sống của một gia đình với ba người vợ, trong đó có cô vợ ba do một diễn viên 13 tuổi thủ vai. Bộ phim đã gây nhiều tranh cãi về việc sử dụng diễn viên trẻ em đóng nhiều “cảnh nóng” trong phim.
Bộ phim đã được Cục Điện ảnh cấp giấy phép phổ biến phim vào tháng 8/2018 với phạm vi được phép phổ biến là cấm trẻ dưới 18 tuổi.
Bộ phim cũng đã đoạt được một số giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên sau khi vừa ra mắt ở các rạp chiếu phim tại Việt Nam chưa lâu, bộ phim đã bị ngưng chiếu hôm 20/5.
Theo báo Pháp Luật, vào sáng ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã lên tiếng về việc vi phạm Bộ Luật Lao động và Luật Trẻ em của bộ phim. Bộ VH-TT & DL đánh giá bọ phim sử dụng trẻ em 13 tuổi tham gia đóng phim với một số hình ảnh nhạy cảm như trong phim là không phù hợp, không được phép.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/third-wife-producer-fined-50mil-05252019094936.html

Sơn La: 8 quan chức ngành giáo dục và công an

bị đề nghị truy tố liên quan vụ gian lận điểm thi

Truyền thông trong nước hôm 24/5 cho biết Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đã có kết luận điều tra vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp PTTH năm 2018 và đề nghị truy tố 8 quan chức về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong danh sách các quan chức bị truy tố có ông Trần Xuân Yến, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La. 5 người khác là các chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lsy chất lượng, cựu Phó trưởng phòng Chính trị tư tưởng, cựu Phó phòng Khảo thí sở Giáo dục và Đào tạo, cựu phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu.
Hai người khác bị truy tố là hai cán bộ công an vì đã có hành vi sửa điểm môn ngữ văn và bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH ở tỉnh này hăm 2018.
Trong vụ sửa điểm bài thi tốt nghiệp PTTH tỉnh Sơn La năm 2018, điều tra cho thấy có 44 thí sinh được sửa điểm bài thi trắc nghiệm. Có thí sinh được nâng hơn 26 điểm cho 3 môn thi.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25/5 có bài tìm hiểu cho biết giá nâng điểm cho mỗi trường hợp ở Sơn La trung bình là 1 tỷ đồng.
Kết quả điều tra được truyền thông trong nước trích đăng cho biết phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã nâng điểm cho 13 thí sinh. Đây đều là những trường hợp do cấp trên, đồng nghiệp và người quen nhờ vả. Trong số 13 thí sinh có 8 trường hợp do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh “gửi gắm”.
Theo truyền thông trong nước, những học sinh được nâng điểm ở Sơn La đều là con của các gia đình có chức có quyền và có ảnh hưởng trong tỉnh. Theo Tuổi Trẻ, Tỉnh uỷ Sơn La đã yêu cầu số cán bộ đảng viên có con nằm trong danh sách những thí sinh được nâng điểm phải làm báo cáo giải trình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/son-la-to-prosecute-8-officials-in-high-school-graduation-exam-scam-05252019094443.html

Thêm đập thủy điện,

thêm mối lo cho sông Mekong và VN

Trần UyGửi cho BBC từ Manchester Anh Quốc
Ngày 4/4/2019, các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mekong gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã ra tuyên bố kết thúc khâu tham vấn trước đối với Dự án thủy điện Pak Lay.
Pak Lay là dự án thủy điện thứ tư của Lào trên dòng chính Sông Mekong, sau Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng. Các dự án này lần lượt được triển khai, bất chấp những phản ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ.
Chúng được cho là sẽ gây ra nhiều tác động nặng nề cho hạ lưu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam.
Lào: Vỡ đập thủy điện, hàng trăm người mất tích
Cá tra đại gia mua ăn Tết có nguy cơ tuyệt chủng
‘Nam Tiến’ và cái bẫy địa lý của người Việt
Bản Tuyên bố của Ủy hội Sông Mekong kêu gọi Lào có nỗ lực cần thiết nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực xuyên biên giới của dự án Pak Lay.
Lời kêu gọi này dựa trên những đánh giá tác động của dự án và những kiến nghị giải pháp, được thu thập trong quá trình tham vấn trước.
Mới đây, tôi đã phỏng vấn qua điện thoại hai chuyên gia về sinh thái ĐBSCL,
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn và Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện về dự án này. Khi so sánh dự án Pak Lay với các dự án trước đó Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, cả hai chuyên gia đều cho rằng, những kiến nghị về cơ bản là giống nhau giữa các dự án.
Nhưng điều đáng nói hơn, là ở ba dự án trước, những kiến nghị đã không được tôn trọng. Và ở dự án Pak Lay này, nhiều khả năng, cũng sẽ như vậy.
Phản ứng từ cộng đồng và các NGOs
Ngay sau khi Lào thông báo chính thức về Dự án Pak Lay, tháng 6/2018, những phản ứng là rất mạnh mẽ.
Tháng 7/2018, Liên minh Cứu Sông Mekong ra Tuyên bố, trong đó có đoạn:
“Thông tin được cung cấp trong cho quy trình PNPCA bị hạn chế do thiếu dữ liệu nền, trong khi đánh giá tác động môi trường (EIA) và các đánh giá liên quan tới dự án khác đều kém chất lượng.”
Đập Pak Lay tiềm ẩn rủi ro khi tích lũy tác động cùng các con đập khác hiện có trên dòng chính sông Mê Công và làm tiêu tan mọi hi vọng về trách nhiệm giải trình đối với cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các con đập hiện có ở hạ lưu sông Mê Công. Trong khi đó, ở các quy trình tham vấn trước đó, các quan ngại sâu sắc và nổi bật về các đập chính Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng – vẫn chưa được giải quyết.
Tháng 8/2018, khi dự án bước vào giai đoạn tham vấn trước, Website của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam công bố một bài phỏng vấn ông Lê Đức Trung – Chánh Văn phòng của cơ quan này. Trong đó, có đoạn:
Về đánh giá tác động, tài liệu Lào nộp … chưa đề cập đầy đủ các yêu cầu liên quan đến đánh giá tác động xuyên biên giới.
Về các biện pháp giảm nhẹ tác động, chủ đầu tư chưa chứng minh được tính hiệu quả của các biện pháp, trong bối cảnh Lưu vực Sông Mekong.
Tháng 9/2018, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), ra Thông cáo báo chí, cho rằng “việc tham vấn chỉ là hình thức” và tẩy chay các cuộc họp tham vấn về dự án Pak Lay. Những lý do được đưa ra là :
Thứ nhất, những kiến nghị từ phía các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực hạ lưu đối với các dự án thủy điện Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng đã không được tôn trọng.
Thứ hai, chủ đầu tư “không nghiêm túc” trong nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. “Báo cáo đánh giá tác động xuyên biên giới môi trường và xã hội của đập thủy điện Pak Lay đã sử dụng lại khoảng 90% nội dung của bản báo cáo đánh giá tác động xuyên biên giới môi trường và xã hội thủy điện của đập Pak Beng. Báo cáo sử dụng phần lớn nội dung đánh giá tác động của đập Pak Beng, chỉ thay đổi tên địa danh và các địa điểm của dự án từ Pak Beng sang Pak Lay”
Và cuối cùng là chính phủ Lào vẫn giữ quan điểm tiếp tục xây dựng các đập thủy điện tại Lào bằng mọi giá bất chấp các hệ lụy xấu gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái của sông Mê Công và tác động xấu tới sinh kế của người dân sống ở hạ lưu sông Mê Công.
Tôi đã hỏi Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện về việc, liệu có còn cơ hội can thiệp vào vào dự án Pak Lay và các dự án thủy điện khác trên Sông Mekong nữa không.
Câu trả lời là, cơ hội đã qua cách đây 10 năm, cùng với dự án Xayaburi.
Băng đảng TQ gây bất ổn ở một tỉnh Campuchia
‘Cục pin châu Á’ vỡ đập thủy điện chết người
Việt-Trung giao lưu văn hóa và ca ngợi Nho giáo
Việt Nam mất gì khi làm cao tốc xuyên rừng nguyên sinh?
“Cách đây 10 năm, nếu các bên liên quan, nhất là Việt Nam phản ứng quyết liệt hơn, dự án Xayaburi có thể dừng lại được.”
Dự án Xayaburi được triển khai, đã tạo nên tiền lệ cho các dự án sau này.
TS Lê Anh Tuấn thì nhận định: “Việc xây dựng các đập trên Sông Mekong giống như những quân domino. Một đập được xây, kéo theo các đập khác, giống như một quân domino đổ, sẽ làm cho các quân khác đổ theo.”
Bất cập trong cơ chế xử lý khác biệt
Việc chủ đầu tư không tôn trọng các kiến nghị trong quá trình tham vấn cho thấy, cơ chế xử lý những khác biệt của Ủy hội Sông Mekong (MRC) là không đủ mạnh.
MRC đã đề ra quy trình chuẩn bị cho một dự án, trước khi nó được triển khai trên thực địa. Quy trình đó gồm ba khâu: Thông báo trước – Tham vấn trước – Đồng thuận.
Nhưng cho đến nay, với hơn 50 dự án được thông báo trước, chưa có dự án nào đi được đến khâu đồng thuận. Hai dự án, đã được xây dựng xong trên thực địa, bên trong lãnh thổ Lào.
MRC cũng thống nhất rằng, trong trường hợp các quốc gia thành viên không xử lý được được khác biệt, vụ việc sẽ được chuyển lên cấp cao hơn giải quyết. Nhưng việc này chưa từng xảy ra.
Hiệp định Mekong đầu tiên được ký năm 1957 cho phép một quốc gia thành viên phủ quyết một dự án, có thể gây phương hại cho quốc gia đó.
Nhưng trong bản Hiệp định mới, được ký năm 1995, không còn quy định này.
Ông Lê Anh Tuấn nói rằng, “đây là một bước lùi”.
Nguy cơ đe dọa ĐBSCL
Hạ lưu sông Mekong là nơi sinh sống của hơn 60 triệu người. Con sông tạo ra cơ hội thương mại, giao thông, an ninh lương thực, thu nhập và đồng thời là nguồn thủy sản nội địa lớn nhất thế giới, hàng năm đem lại hơn 4 triệu tấn cá và các loài thủy sản khác.
Một nghiên cứu của Ủy hội Sông Mekong quốc tế, được thực hiện trong 7 năm trị giá 4,7 triệu USD khẳng định rằng, các đập trên sông Mekong đe dọa nghiêm trọng sức khỏe sinh thái, sức sống kinh tế và an ninh lương thực của khu vực. Hai tác động lớn nhất là sụt giảm lượng cá và sạt lở.
Những con đập được dựng lên, sẽ làm xáo trộn chế độ thủy văn, và gián đoạn đường di cư của cá. Hiện nay, có 11 dự án thủy điện được quy hoạch trên dòng chính Sông Mekong.
Theo Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế (ICEM), nếu cả 11 đập này được xây dựng, đến năm 2030, tài nguyên cá bị tổn thất vào khoảng 550.000-880.000 tấn, giảm 26%-42% so với năm 2000.
Các hồ chứa thủy điện, là nơi giữ lại một lượng lớn phù sa mịn. Ủy hội Sông Mekong ước tính, các đập thủy điện ở vùng Tây Tạng – Trung Quốc đã làm giảm hơn một nửa so lượng phù sa với năm 1992.
Thiếu phù sa, đồng bằng sẽ không được bồi đắp nữa. Phù sa trong nước giảm đi, khiến cho sức tàn phá của dòng chảy tăng lên, sạt lở sẽ dữ dội hơn. Hiện nay, ĐBSCL có 526 điểm sạt lở với chiều dài gần 800km. Nếu tất cả các dự án thủy điện được xây dựng, lượng phù sa mịn sẽ giảm tiếp một nửa.
TS Lê Anh Tuấn nhận định, khi đó, “sự tan rã của ĐBSCL, chỉ còn là vấn đề thời gian “.
Cơ hội nào cho ĐBSCL?
Cả chuyên gia Lê Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Thiện đều khẳng định rằng, đối với ĐBSCL, không có giải pháp nào cho vấn đề sụt giảm lượng cá và thiếu hụt phù sa. Chỉ có hy vọng, sẽ không có thêm đập thủy điện nào được xây trên Sông Mekong.
Hy vọng này chỉ có thể thành hiện thực nếu như năng lượng tái tạo rẻ hơn thủy điện. Nhưng điều này khó xảy ra vì ở khu vực hạ lưu Sông Mekong, chưa có chính sách phát triển mạnh năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, Lào tỏ ra quyết tâm thực hiện kế hoạch trở thành một “bình ắc quy ” ở Đông Nam Á, bán điện cho các nước láng giềng. Hiện Lào có hàng trăm dự án thủy điện trong quy hoạch, đặc biệt là 9 trong số 11 dự án lớn trên dòng chính của Sông Mekong.
Trong Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN hồi tháng 9-2018, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án năng lượng tái tạo, nhưng thủy điện vẫn sẽ là “nguồn thu nhập chính” của quốc gia này.
ĐBSCL đang trải qua nhiều biến động, do nước biển dâng, sụt lún bề mặt, hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn …
Sự xuất hiện của những con đập trên thượng nguồn Sông Mekong sẽ càng làm cho những biến động đó dữ dội hơn. Cuộc sống của gần 18 triệu dân có nguy cơ bị xáo trộn. Hình hài của đồng bằng non trẻ, có thể sẽ biến dạng mãi mãi hoặc tệ hơn, là tan rã.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48393992

Người tù quyết bám trụ đấu tranh trong nước

Trung Khang, RFA
Ngày 24 tháng 5 năm 2009, là tròn 10 năm tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ trong khi ông là một trí thức có tầm, toàn tâm- toàn ý đóng góp cho một đất nước Việt Nam phát triển.
‘Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại’ là câu để nói lên sự khắc nghiệt về thời gian mà con người phải chịu khi bị giam cầm. Tuy nhiên, thời gian 10  năm vẫn không thể bẻ gãy ý chí của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức.
Trần Huỳnh Duy Thức là một nhân vật bất đồng chính kiến sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, tại Sài Gòn. Ông là cựu Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 và kết án 16 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Từ Sài Gòn, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, cựu tù nhân nhân quyền, khi trao đổi với RFA hôm 24/5/2019, đưa ra nhận xét về anh Trần Huỳnh Duy Thức:
“Phải nói là tôi rất xúc động khi ngày hôm nay tròn 10 năm anh Trần Huỳnh Duy Thức ở tù. Với quá trình dài như vậy, là một nhà báo theo dõi rất sát tình hình Trần Huỳnh Duy Thức, thì có lẽ cho đến thời điểm hiện nay, Trần Huỳnh Duy Thức là người duy nhất thể hiện, nhân cách người Việt Nam đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất. Ngoài ra thì tôi nhận thấy ở Anh Trần Huỳnh Duy Thức có cả sự thành tâm thiện tâm và kiên tâm, mà hiếm có một tù nhân lương tâm nào ở Việt Nam có được như anh ấy.”
10 năm đã trôi qua, sự vô lý đó đã lập lại trong 10 năm, trong thời gian ban đầu thì sự kêu gọi trả tự do cho anh Thức đã diễn ra rất nhiều lần, nhưng cho đến nay vần chưa được thực thi. Điều này không những không đúng với luật pháp hiện hành mà còn đi ngược sự văn minh và tiến bộ của nhân loại.-Lê Thăng Long
Trần Huỳnh Duy Thức cùng Lê Thăng Long và một số người khác vào năm 2005 lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Vào tháng 11 năm 2008, Ông Trần Huỳnh Duy Thức lập ra hai blog có tên Change We Need và Trần Đông Chấn đăng tải những bài viết và bình luận về lãnh đạo và nền chính trị Việt Nam.
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với cáo buộc ban đầu là ‘trộm cước viễn thông’; tuy nhiên sau đó tội danh chuyển thành ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.
Ba người cùng bị bắt và đưa ra tòa với Ông Trần Huỳnh Duy Thức là luật sư Lê Công Định, doanh nhân Lê Thăng Long, thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung.
Trao đổi với RFA hôm 24/5/2019 từ Sài Gòn, Cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, là người cũng đã bị bắt và bị tuyên án tù trong cùng vụ án với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, nhận định:
“10 năm đã trôi qua, sự vô lý đó đã lập lại trong 10 năm, trong thời gian ban đầu thì sự kêu gọi trả tự do cho anh Thức đã diễn ra rất nhiều lần, nhưng cho đến nay vần chưa được thực thi. Điều này không những không đúng với luật pháp hiện hành mà còn đi ngược sự văn minh và tiến bộ của nhân loại.”
Sau khi bị kết án, ông Thức bị giam tại trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau vụ tù nhân nổi dậy vào cuối tháng 6 năm 2013, ông bị chuyển ra Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong quá trình bị bắt anh Trần Huỳnh Duy Thức cùng gia đình phía bên ngoài rất nhiều lần làm đơn để kêu oan.
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, khi trao đổi với chúng tôi hôm 24/5 từ Sài Gòn, nhớ lại:
“Trong quá trình Thức bị bắt, tôi thấy Thức luôn đấu tranh và bảo vệ mình theo con đường luật pháp. Suốt trong quá trình đó, gia đình tôi luôn luôn phía bên ngoài, làm đơn để kêu oan. Đầu tiên là việc kêu gọi xử giám đốc thẩm, bởi vì trong quá trình điều tra Thức luôn bị bức cung nhục hình. Sau đó thì gia đình có kết hợp với những người chung vụ án là anh Định, anh Long và anh Trung để làm đơn xin tái thẩm, để anh Thức được xử lại. Suốt quá trình 10 năm gia đình chi lúc nào cũng kêu oan cho Thức, nhưng cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng nào từ phía tòa án.”
Ngày 5 tháng 5 năm 2016, Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển từ trại Xuyên Mộc ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo gia đình anh cho hay, anh Thức bị cưỡng bức, còng tay và bịt miệng suốt chuyến đi vì phản đối quyết định này.
Bà Trần Thị Diệu Liên cho biết lý do thật sự anh Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An:
“Suốt quá trình Thức ở tù 10 năm qua, cái tôi nhớ mãi, bức xúc nhất, là khi Thức bị chuyển từ trại giam Xuyên Mộc đến trại 6 Nghệ An, với lý do là từ chối đi tị nạn ở Mỹ. Khi đó Thức bị khống chế đưa lên xe, để chuyển về Nghệ An, trong khi không có một quyết định nào từ cơ quan nào? Từ Tổng cục hay cơ quan điều tra nào? Họ vào ban đêm và khống chế đưa Thức về trại 6 Nghệ An.”
Tại nhà tù Nghệ An, anh Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục nhiều lần bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng anh vẫn không đồng ý.
Theo cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, anh Thức ở lại để đấu tranh cho quyền của người Việt Nam. Anh Lê Thăng Long cho biết, anh và các bằng hữu sẽ tiếp tục con đường đấu tranh, không chỉ để trả tự do cho anh Thức theo như trước đây, mà làm sao để những trường hợp như anh Thức, như anh và bạn anh, không được lập lại trong tương lai.
Vào ngày 14/5/2016, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã yêu cầu được gặp toàn thể gia đình gồm 14 người. Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do, đồng thời thông báo với cả nhà việc tuyệt thực đến chết mới thôi từ ngày 24/5 để đòi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho người dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực lần 1 trong tù kéo dài 15 ngày từ ngày 24 tháng 5 năm 2016. Khi đó, một phong trào hưởng ứng thái độ bất khuất của Trần Huỳnh Duy Thức đã nổ ra bắt đầu bằng các cuộc tuyệt thực tập thể.
Đến ngày 13/8/2018, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tiếp tục tuyệt thực để phản đối yêu cầu nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá, cùng với đó ông cũng phản đối những ngược đãi của trại giam đối với mình. Tổng cộng lần này anh Thức đã tuyệt thực 34 ngày.
Bà Trần Thị Diệu Liên cho biết, bà cùng gia đình, vẫn tiếp tục kêu oan cho Trần Huỳnh Duy Thức:
Tính đến nay thì rõ ràng họ đã giam Thức quá thời hạn là 5 năm. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng cho đến nay vẫn không nhận được trả lời từ Tòa án Nhân dân.
-Trần Thị Diệu Liên

“Gần đây nhất là năm 2015, Việt Nam có sửa đổi đều 79 thành 109 trong Bộ luật hình sự 2015, có thêm khoảng 3 là người chuẩn bị phạm tội thì mức án từ 3 đến 5 năm tù. Theo phân tích của các luật sư thì Thức nằm trong trường hợp này. Gia đình Chị và Thức vào năm 2018, đã làm đơn gởi lên Tòa án Nhân dân Tối cao để đề nghị miễn hình phạt còn lại cho mình. Tính đến nay thì rõ ràng họ đã giam Thức quá thời hạn là 5 năm. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng cho đến nay vẫn không nhận được trả lời từ Tòa án Nhân dân.”
Trại 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vẫn là nơi mà người tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang phải thụ án 16 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, vào ngày 24 tháng 5 năm 2019 cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin mới nhất về anh Thức sau lần thăm gặp gần đây:
“Gia đình đi thăm Thức mỗi tháng một lần, lần thăm vừa rồi là ngày 11/5, nói chung, tình sức khỏe của Trần Huỳnh Duy Thức tương đối ổn định. Vừa rồi có những lá thư Thức gởi về nhà, mà chúng tôi không nhận được. Chính tôi là người đã gởi khiếu nại về việc đó lên Thanh tra công an, và kể cả bên Bộ trưởng (công an) về việc này.”
Cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long cho rằng, sự khởi đầu của anh và những người cùng chí hướng từ hơn 10 năm trước, thì đến thời điểm hiện nay, đã được sự hưởng ứng, đồng lòng của rất nhiều người và đang lan tỏa, với nhiều hình thức khác nhau. Theo anh Long, tiến trình này đang ngày càng có tín hiệu rất là tốt, tạo nên một sự vận động chung và sức ép rất lớn để làm sao chính quyền Việt Nam hiện nay có những sự thay đổi thật sự.
Chúng tôi xin mượn lời luật sư Lê Công Định viết trên trang cá nhân của mình vào ngày tròn 10 năm anh Trần Hùynh Duy Thức bị bắt giam để thay cho lời kết: “Năm tháng dài trong ngục tù đã đào luyện thêm ý chí sắt đá của anh và biến tên anh thành biểu tượng tự do của cả dân tộc. DUY THỨC để chuyển mình trước thời cuộc thế giới hiện nay là điều dân tộc Việt Nam phải bước tới.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/political-prisoners-tran-huynh-duy-thuc-10-years-look-back-05242019133627.html

VN: Liệu Đại hội Đảng 13 sẽ có khác biệt?

PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách & Phát triển
Các nhà quan sát đang theo dõi công tác chuẩn bị cho Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các sự kiện như Hội nghị Trung ương trước đại hội.
Sự khác biệt có thể thấy trong văn kiện trình đại hội và công tác nhân sự, bởi vậy Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng cả hai tiểu ban này.
Đổi mới chính trị đang là đòi hỏi từ thực tế. Mỗi thay đổi ‘đột phá’ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân sẽ được ghi nhận và chào đón.
Chủ tịch Trọng và một Việt Nam đầy ắp câu hỏi
Thông điệp từ ba câu hỏi của ông Nguyễn Phú Trọng
Việt Nam: ‘Có nhóm lợi ích đứng sau các dự luật?’
Hội nghị Trung ương 10 có gì đặc biệt?
Sức ép quốc tế và nội tình ngày càng lớn, nhưng dường như chưa đủ mạnh như một ‘cú hích’ để tạo thay đổi chế độ. Tuy nhiên người ta vẫn hy vọng ít nhiều sẽ có nội dung mang tính ‘đột phá’ trong văn kiệnPGS. TS. Phạm Quý Thọ
‘Lò vẫn cháy’ trong một tháng TBT Trọng vắng mặt
Bàn tròn BBC về Hội nghị TƯ10, khóa XII của ĐCSVN
Thực vậy, công tác chuẩn bị cho Đại hội 13 đã được khởi động, các đề án đang được soạn thảo.
Hội nghị Trung ương 10 khoá 12 Đảng Cộng sản Việt Nam vừa họp tại Hà Nội từ 16 đến 18 tháng 5 năm 2019 để ‘cho ý kiến’ về các đề án văn kiện trình Đại hội 13.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Các nhà quan sát chú ý việc ông đặt ra ba câu hỏi thảo luận: 1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không? 2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? 3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Họ bình luận rằng liệu có hy vọng vào sự thay đổi ‘đột phá’ trong quan điểm của đảng, nhất là ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và đặt vấn đề đổi mới chế độ chính trị.
‘Chính sách phải cởi mở và được luật hóa’
Hãy nhớ rằng, hôm 7/01/2019 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng, Tiểu ban Văn kiện đã chủ trì Phiên họp thứ nhất đã nhấn mạnh, cần quán triệt tinh thần: Đổi mới có nguyên tắc, không được xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc, không được chệch hướng, đổi màu, hội nhập mà không hòa tan, nhưng dứt khoát phải đổi mới.
Sức ép quốc tế và nội tình ngày càng lớn, nhưng dường như chưa đủ mạnh như một ‘cú hích’ để tạo thay đổi chế độ. Tuy nhiên người ta vẫn hy vọng ít nhiều sẽ có nội dung mang tính ‘đột phá’ trong văn kiện.
‘Không mấy quan tâm’
Thảo luận các văn kiện của đảng không còn là ‘sinh hoạt chính trị’ như thời bao cấp, như đã từng là một “món ăn tinh thần” của xã hội.
Việt Nam chống được tham nhũng với thể chế này?
Đảng muốn xử các đại án ‘đúng tiến độ’
Việt Nam: Ai có thể là Tổng Bí thư năm 2021?
VN níu giữ hay sẽ thay mô hình Xô Viết?
Bởi vậy, càng ngày càng nhiều ý kiến cho rằng đây là công việc ‘thường kỳ’, ‘không có gì mới’ để chuẩn bị cho bất kỳ đại hội đảng nào, rằng đây là việc riêng của đảng, người dân ‘không mấy quan tâm’ vì ‘nếu quan tâm cũng chẳng làm thay đổi điều gì’…
Văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị của đảng là công cụ chính sách của chế độ đảng toàn trị với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sau khi các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, chế độ toàn trị đảng cộng sản không còn và tất nhiên công cụ điều hành này cũng bị xoá bỏ.
Đảng Cộng sản Việt Nam, theo mô hình Trung Quốc, thực hiện đường lối đổi mới, lãnh đạo nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vẫn duy trì xây dựng các văn kiện cho các kỳ đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
Các chính sách ‘dò đá qua sông’ trong các văn kiện khiến cho ý nghĩa thực tế của chúng giảm đi đáng kể. Người dân không thể trông chờ các văn kiện này phản ánh tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của họPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Về cơ bản hình thức thể hiện vẫn như cũ về thời gian và không gian: cương lĩnh, chiến lược, kế hoạch 5 năm… Tuy nhiên, gần đây một số tiêu chí, nội dung trong văn kiện, đặc biệt trong chiến lược như 2010-2020 có khoảng cách với thực tế.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước ngày càng phức tạp ‘tầm nhìn’ chiến lược chỉ nên coi là các phương án thay vì tạo khuôn khổ cho các kế hoạch phát triển.
Các chính sách ‘dò đá qua sông’ trong các văn kiện khiến cho ý nghĩa thực tế của chúng giảm đi đáng kể. Người dân không thể trông chờ các văn kiện này phản ánh tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của họ.
Trong Hội nghị TƯ 10 khoá 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề: “Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào?…”
“Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó”. “Báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hàng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, đến năm 2045 sẽ là như thế nào. Đây là việc khó lắm, không dễ, cho nên các đồng chí phải nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu”.
PGS – TS Phạm Quý Thọ nói rằng việc chống tham nhũng đang được nhân dân ủng hộ
Như vậy, khó có thể hy vọng sự thay đổi đột phá, nhưng nội dung văn kiện thể hiện cam kết sự thay đổi chính trị và tầm nhìn phát triển đất nước trong một hình thức phù hợp sẽ được đón nhận.
‘Công tác nhân sự sẽ khó khăn’
Thảo luận văn kiện, cuối cùng, cũng dẫn đến đồng thuận hay thoả hiệp về ‘câu chữ’, bởi sai đúng của chính sách sẽ chỉ được đánh giá sau một thời gian thực thi. Hơn thế, từ văn kiện của đảng đến thực tế còn được cụ thể hoá và luật pháp hoá – những công việc vốn không mấy dễ dàng.
Sự thành bại của các chính sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác nhân sự. Bài học kinh nghiệm từ Đại hội 12 chỉ ra sự bị động và bất ngờ đến ‘phút chót’ do chờ kết quả bầu cử. Nay Đảng đang nỗ lực chỉnh sửa các quy định về ứng cử, bầu cử và các tiêu chuẩn ứng viên cho từng vị trí lãnh đạo.
Đại hội 12 để lại dư âm tồi về công tác nhân sự của Đảng, tuy nhiên nếu đánh giá công bằng ‘sự tự chuyển hoá’, ‘tự diễn biến’ và ‘tha hoá’ là cả một quá trình dài, là ‘lỗi hệ thống’PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Công tác nhân sự cho Đại hội 13 sẽ rất khó khăn. Những thách thức vốn tích tụ từ lâu, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường và đã ‘bung ra’ ở Đại hội 12.
Vì vậy Đảng đã nêu quan điểm, yêu cầu ”phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực.”
Trong cuộc tiếp xúc cử tri có ý kiến băn khoăn “Hướng tới Đại hội 13… mong Đảng tìm được người đủ đức, đủ tài, không mắc căn bệnh chủ nghĩa cá nhân, có thể gánh vác được công việc cho nước và cho dân” và “rút ra được bài học đau xót từ khóa 12 khi để lọt vào bộ máy nhiều cán bộ cấp cao có nhiều vi phạm, trong đó có cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương, nhiều tướng lĩnh…”
Đại hội 12 để lại dư âm tồi về công tác nhân sự của Đảng, tuy nhiên nếu đánh giá công bằng ‘sự tự chuyển hoá’, ‘tự diễn biến’ và ‘tha hoá’ là cả một quá trình dài, là ‘lỗi hệ thống’.
Ông Ninh bị quy trách nhiệm vụ cảng Quy Nhơn
Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ TBT Trọng?
Con trai ông Nguyễn Bá Thanh ‘hết đường thăng tiến trong đảng’
Nhà báo Huy Đức đã khái quát trên facebook cá nhân với bài viết ‘Thế hệ thứ 3′. Thế hệ thứ nhất gồm các bậc “công thần khai chế độ”, Thế hệ thứ hai “kế tục sự nghiệp” và “Thế hệ thứ ba” hiện nay có đặc điểm nổi bật là sự hiểu biết rất “ba chớp ba nhoáng” về mô hình Xô – Viết nhưng lại cầm quyền vào thời điểm quyền lực rất có màu. Những người tôn thờ tiền bạc nhất lại rất giỏi nói những lời có cánh về “định hướng”…
Sự thật tha hoá quyền lực, phẩm chất đạo đức và lối sống của họ dần bị phơi bày trong cuộc chiến chống tham nhũng ‘không vùng cấm’ do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động và ngày càng phức tạp dường như không thấy điểm kết thúc. ‘Lồng thể chế’ để nhốt quyền lực chưa rõ hình hài. Cuộc chiến này phụ thuộc vào gương sáng của lãnh đạo và sự tập trung quyền lực tuyệt đối.
Theo tôi, Việt Nam không thể theo kiểu Trung Quốc tập trung quyền lực vào tay Tập Cận Bình. Quy tắc đồng thuận và lãnh đạo tập thể vẫn được đề cao.
Vấn đề là khi thể chế chính trị hiện hành vẫn bị ‘níu giữ’ và sự hiện diện của ‘Thế hệ thứ ba’ thì liệu có thể chống được tham nhũng? Dư luận băn khoăn rằng sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ai sẽ kế nhiệm để chống tham nhũng?
Đối với tôi, đổi mới chế độ chính trị sẽ là tất yếu nhưng không phải ở Đại hội 13 tới đây, nhưng mỗi sự thay đổi đột phá, tiến bộ theo hướng dân chủ đáp ứng đòi hỏi của nhân dân đều được ghi nhậnPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Tâm lý này xuất phát từ câu chuyện về ‘nguỵ vương’ hay ‘quân vương’ trong điều kiện chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực. Có được một vị “vua anh minh” liệu có thể đảm bảo rằng sẽ không còn “ngụy vương” kế tiếp?
Công tác cán bộ của đảng liệu có khắc phục được lỗi hệ thống và hậu quả, như “cha truyền con nối”, những kẻ ‘cơ hội’… từ nhiệm ký trước? Không có sẵn lời giải cho những câu hỏi này.
Nếu nhìn vào thực tế và bản chất của Đảng cộng sản. Trước câu hỏi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?” những người quan tâm đến tình hình chính trị đất nước đều có thể lựa chọn câu trả lời cho riêng mình.
Đối với tôi, đổi mới chế độ chính trị sẽ là tất yếu nhưng không phải ở Đại hội 13 tới đây, nhưng mỗi sự thay đổi đột phá, tiến bộ theo hướng dân chủ đáp ứng đòi hỏi của nhân dân đều được ghi nhận.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48409652

Lời xin lỗi của quan chức:

chủ yếu là hình thức, thiếu thành tâm

Truyền thông trong nước ngày 23/5 loan tin cho biết Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, Hà Nội đã gửi thư xin lỗi tới các phụ huynh và học sinh các trường tiểu học cũng như trung học cơ sở trong địa bàn quận. Trước đó, trong buổi lễ trao thưởng cho học sinh giỏi, các em được thưởng những gói quà đẹp nhưng chỉ có tờ giấy A4 màu xanh bên trong. Phía phụ huynh đã bức xúc trước sự việc này và lan truyền thông tin rộng rãi trên mạng.
Cũng trong ngày 23/5, báo trong nước cho biết Bộ Công Thương cũng đã phản hồi thông tin đề nghị ‘xử lý người góp ý kiến việc tăng giá điện’ gặp nhiều phản đối từ phía người dân thời gian gần đây.
Cách đây khoảng 10 năm, chuyện cán bộ xin lỗi dân rất hiếm, từ khi tinh thần dân chủ được phát huy, tôi thấy câu xin lỗi xuất hiện ngày càng nhiều, và trở thành câu cửa miệng, kiểu hứa để đấy, xin lỗi rồi không sửa lỗi. - LS. Nguyễn Văn Hậu
Theo đó thì Bộ khẳng định không kiến nghị như vậy, đây chỉ là ‘lỗi diễn đạt’, phía Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ muốn đề nghị ‘chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội’.
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch công ty Điện lực EVN, Đại biểu Quốc hội, trong phiên họp Quốc hội ngày 22/5 với phát biểu ‘trong số 27 triệu người dùng điện, chỉ có 19 trường hợp phản ánh lên báo chí và mạng xã hội, nghĩa là không phải số nhiều’. Lời phát biểu này nhanh chóng được người dùng mạng xã hội chia sẻ, nhắn tin chất vấn ông Thành và cả những người trong gia đình ông Thành. Sau đó ông phải lên tiếng công khai xin lỗi cho biết mình nói đùa.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, sự việc những nhà lãnh đạo trực tiếp xin lỗi dân chỉ xảy ra trong thời gian gần đây:
“Cách đây khoảng 10 năm, chuyện cán bộ xin lỗi dân rất hiếm, từ khi tinh thần dân chủ được phát huy, tôi thấy câu xin lỗi xuất hiện ngày càng nhiều, và trở thành câu cửa miệng, kiểu hứa để đấy, xin lỗi rồi không sửa lỗi, những lời xin lỗi như dao chém đá.”
Cùng suy nghĩ với Luật sư Hậu, từ Hà Nội, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết:
“Lời xin lỗi này chỉ là đối phó thôi, không phải chân thật vì bản chất của họ là đe dọa, khủng bố được người dân thì khủng bố, khi không được nữa, người dân phản ứng dữ dội thì bấy giờ mới rút lui bằng cách khác.”
Còn Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mạc Văn Trang, người làm trong ngành giáo dục hơn 30 năm và cũng là nhà hoạt động dân sự, lại cho rằng:
“Quan chức Việt Nam thì tất cả, có lẽ trừ cụ Hồ thời Cải cách ruộng đất thì cụ xin lỗi và khóc có lẽ là thật, chứ còn sau này tất cả họ xin lỗi chỉ là hình thức thôi, giả dối bởi vì xin lỗi nhưng họ không sửa chữa, không chuộc lỗi, không tạ lỗi, không thay đổi gì hết. Họ làm rất láo sau đó bị sức ép của dư luận thì họ mới nói một câu để xin lỗi. Đó là cách đối phó chứ thật tâm họ không hề có mặc cảm gì cả mà họ luôn luôn chối bỏ.”
Vẫn theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mạc Văn Trang, việc xin lỗi là văn hóa đạo đức của con người. Ông cho rằng xin lỗi là phải tự người có lỗi nhận thấy họ sai thì trong lương tâm mới ân hận rồi xin lỗi một cách thành tâm. Nếu làm tổn thất người khác, không chỉ xin lỗi mà còn phải chuộc lỗi, tạ lỗi. Chỉ như thế mới có thể làm cho người bị hại tha thứ, đồng thời chính người gây ra lỗi đó mới có thể thoát khỏi mặc cảm tội lỗi, mới thấy lòng mình nhẹ nhõm và có thể được tha thứ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng lãnh đạo ‘xin lỗi nhưng chưa tạ lỗi, chuộc lỗi’ lại thường xuyên xảy ra, trong đó điển hình nhất là vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các quan chức lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh liên tục gặp gỡ, lắng nghe những giãi bày của các cử tri, nhưng sau hơn 20 năm, sự việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng cho người dân.
Giải thích vì sao lại có chuyện xin lỗi hình thức cho xong, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng:
“Quan niệm của quan chức cộng sản rất lạ, luôn nói vì dân, do dân, phục vụ dân nhưng họ độc tài, biết dân không làm gì được mới thành thói quen quan liêu, độc đoán, khinh dân, khi nào bị sức ép quá thì họ xin lỗi qua loa, đâu vào đấy, không thay đổi được bản chất bởi vì họ bao che cho nhau, không sao cả. Chưa thấy người nào ăn năn hối lỗi về lỗi lầm đối với nhân dân.”
Tôi không tin lời xin lỗi của các vị quan chức kia là thành tâm và họ sẽ sửa đâu, họ sẽ mặc kệ. - Thầy Đỗ Việt Khoa
Do đó, theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, lời xin lỗi chỉ có giá trị khi người lãnh đạo biết nhận khuyết điểm, biết xin lỗi trước dân và có lộ trình khắc phục lỗi rõ ràng.
“Câu xin lỗi và mong được thông cảm của những người đứng đầu theo tôi nghĩ ai sẽ là người thông cảm cho người dân. Tôi thấy rằng phải biến lời xin lỗi đó bằng hành động thì người ta mới thấy là đúng với nghĩa đó.”
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng, việc sửa đổi, khắc phục sau mỗi lần quan chức công khai xin lỗi dường như rất khó xảy ra ở Việt Nam:
“Lâu nay ở Việt Nam muốn sửa đổi điều gì về mặt chính sách, về mặt pháp lý thì nó cực kỳ khó, có những việc rành rành ra rồi nhưng mà hàng năm, thậm chí hàng chục năm không sửa đâu. Do đó tôi không tin lời xin lỗi của các vị quan chức kia là thành tâm và họ sẽ sửa đâu, họ sẽ mặc kệ. Ở Việt Nam chúng tôi lâu nay rất thất vọng vì những mong muốn thay đổi, chỉ ra những lỗi sai của quan chức nhưng họ không sửa chữa gì cả, những lời nói của họ chỉ sáo rỗng, nói ra chỉ để đấy.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/officials-apology-mostly-formality-lack-of-sincerity-05242019142621.html

Công đoàn ngoài quốc doanh:

Khai tử lồng trong giấy khai sinh

Gió Bấc
Do áp lực của EU và các định chế quốc tế, bộ LĐ-TB&XH Việt Nam đã công bố dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên bổ sung các quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Đây là mong muốn, là yêu cầu mà người lao động Việt Nam đòi hỏi từ nhiều năm qua cũng như các quyền biểu tình, quyền tư do lập hội, quyền đình công nhưng không được chính quyền Việt Nam đáp ứng. Hàng chục năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam nhân danh là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động đã duy trì Tổng Liên đoàn lao động như là bộ máy cai trị thứ hai để khống chế người lao động, viên chức theo quỹ đạo của đảng cộng sản.
Cái tên của trẻ sinh non và thiểu năng
Dư luận tỏ ra cảnh giác, nghi ngờ rằng việc cho phép thành lập “công đoàn ngoài quốc doanh” này là không thực tâm, là nhằm đối phó với quốc tế. Căn cứ vào não trạng, tư duy của chế độ độc tài toàn trị, căn cứ vào thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt đông của hệ thống chính trị cầm quyền hiện nay, căn cứ vào nội dung dự thảo, có thể khẳng định rằng quy định việc thành lập công đoàn ngoài quốc doanh chỉ là một trò chơi mà giấy khai tử đã lồng sẵn trong giấy khai sinh. Những tổ chức công đoàn tự do hay độc lập ngoài quốc doanh muốn ra đời khó hơn là voi đẻ trứng và nếu có cơ may hiếm hoi nào đó hiện diện nó sẽ bị bóp chết từ trong trứng nước hoặc đã được quốc doanh hóa từ trong ruột và chỉ là công đoàn độc lập tự do cuội do đảng sinh ra.
Trước hết, xem xét nội dung các điều quy định trong dự thảo về “Công đoàn ngoài quốc doanh” người ta thấy ngay nó giống như cái cửa mở của ngỏ ngách hẹp đã treo sẵn sợi dây thòng lọng.
Người Việt có câu, danh chánh thì ngôn thuận, trong khi đảng nhà nước đã lập ra tổ chức khổng lồ là Tổng Liên đoàn lao động VN cưỡng bách tất cả công nhân lao động viên chức nhà nước tham gia. Tổng liên đoàn này hút máu 3% lương của người lao động và còn chia phần trong 14.000 tỉ đồng ngân sách cùng với các hội đoàn quốc doanh khác, có cả Luật Công Đoàn với những ưu quyền sử dụng tài sản, quyền lợi quốc gia cho bè nhóm của họ. Họ có cả hệ thống truyền thông từ báo Lao Động cấp trung ương đến cấp ngành, địa phương.
Thế nhưng với tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh, dự thảo không dám ghi nhận cái tên chính thức mà chỉ gọi là “tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở”. Định danh ấy bó hẹp vai trò chức trách của tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh chỉ bé như con kiến so với con voi khổng lồ Tổng Liên Đoàn Lao động. Sự định danh bé mọn như vậy đã quy ước mặc định cho nó không thể lớn, không có cơ may trưởng thành mà như đứa trẻ sinh non vốn mang trong người sự thiểu năng phát triển.
Con voi và cái kiến
Ngược với sự yếu ớt nhỏ nhoi đó, Tổng Liên Đoàn lao động là con voi mamút khổng lồ. Tổng liên đoàn quốc doanh được giao phó quyền lực rộng rãi là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động.
Lãnh đạo chỉ đạo phong trào công nhân viên chức lao đông và hoạt động các cấp công đoàn trong cả nước.
Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp về thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.
Tổ chức hoạt động tuyên truyền, các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, Công đoàn.
Giao dự toán, Thông qua quyết toán ngân sách hệ thống Công đoàn hàng năm; tiến hành Công tác kiểm tra, nữ công và công tác đối ngoại theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và người lao động; Chăm lo lợi ích cho đoàn viên và người lao động; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục góp phần xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam vững mạnh; Xây dựng tổ chúc Công đoàn VN vững mạnh, tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền nhân dân; Tổ chúc các hoạt động nữ công, tài chính, kiểm tra, đối ngoại {1}
Hút máu dân, phục vụ phe nhóm cầm quyền bán nước
Nực cười là trực tiếp hút máu người lao động hàng ngày hàng tháng qua công đoàn phí, tiêu tốn tiền thuế người dân qua ngân sách, mấy chục năm qua Tổng Liên đoàn ấy chưa làm một việc gì có ích cho người lao động hoặc quốc gia ngoài việc rình rập ngăn cản hoat động của công nhân như một hệ thống an ninh thứ cấp.
Điển hình nhất là hai cuộc đình công của công nhân công ty Pouyuen đòi bải bỏ điều 60 luật Bảo Hiểm Xã Hội, phản đối quy định không cho lãnh BHXH một lần trong Luật BHXH mới có hiệu lực từ 1-1-2016 và cuộc đình công biểu tình chống bộ luật bán nước thành lập ba đặc khu cho Trung Quốc, cả hệ thống truyền thông hùng hậu của Tổng Liên đoàn quốc doanh đều cấm khẩu. Thực tế Quốc hội Việt Nam phải chấp nhận sửa Luật BHXH và hoãn thông qua luật đặc khu. Điều đó cho thấy nguyện vọng, kiến nghị của công nhân là đúng đắn, sáng suốt, đáng lẽ ra họ phải được cái Tổng liên đoàn quốc doanh hỗ trợ, cùng lên tiếng. Thế nhưng, những người hút máu, ăn tiền của công nhân hoàn toàn ‘cấm khẩu” và khi lên tiếng thì lại úp chụp, quy tội cho việc biểu tình. Dùng từ khóa “Công nhân Pouyuen Vietnam đình công vì bảo hiểm mới”, trang tìm kiếm của Google cho ra 2130 kết quả tìm kiếm nhưng không có thông tin nào của các báo Lao Động. Người Lao Động, hay các báo khác trong hệ thống Tổng Liên đoàn quốc doanh.{2}
Tương tự, dùng từ khóa “Công nhân Pouyuen Việt Nam đình công chống luật đặc khu” có được 1730 kết quả tìm kiếm {3} Trong đó có hiếm hoi bài viết của báo Lao Động “Sáng nay, 100% công nhân PouYuen vào xưởng làm việc” với nội dung quy chụp công nhân và không dám đề cập gì đến nội dung bán nước mà người dân bức xúc.{4}
Với minh chứng ấy đủ cho thấy mục đích thật sự mà đảng cộng sản VN thành lập và nuôi dưỡng cái Tổng liên đoàn quốc doanh ấy là vì các nhóm lợi ích cầm quyền hay vì quyền lợi công nhân. Điều này cũng lý giải vì sao Đảng lồng sẵn giấy khai tử trong khai sinh của công đoàn ngoài quốc doanh.
Chưa biết đến bao giờ mới có
Theo dự thảo, “người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở. Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi gia nhập hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
Trường hợp đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gửi hồ sơ đăng ký theo quy đinh của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký”. Quy định nghe rất êm tai nhưng cụm từ “quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký” là một khái niệm mệnh mông có thể kéo dài hàng trăm năm mới được cụ thể hóa. Quy định của pháp luật là quy định nào? Cơ quan thẩm quyền là cơ quan nào tại sao không quy định ngay trong dự thảo này mà phải chờ quy định khác? Ngay hiện nay, sau hơn 40 năm độc lập tự do nhà nước cộng sản vẫn còn nợ người dân Luật biểu tình thì quy định pháp luật và cơ quan thẩm quyền cho công đoàn độc lập sẽ còn nợ đến lúc nào?
Chỉ có quyền đấu tranh với chủ?
Với tư cách là một công dân, người lao động chịu sự chi phối bởi nhiều quan hệ: quan hệ với nhà nước qua chính sách thuế má, tiền lương và nghĩa vụ khác; quan hệ với tổ chức bảo hiểm qua dịch vụ an sinh xã hội; quan hệ với các tổ chức cung ứng dịch vụ lao động; vv…. Thế nhưng, nhà nước Việt Nam chỉ cho phép tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh làm đại diện cho người lao động trong một quan hệ duy nhất với người chủ lao động trực tiếp. Quyền của công đoàn này chỉ đóng khung trong mối quan hệ duy nhất này. “tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, đối thoại, tham vấn tại nơi làm việc theo quy định. Tham gia ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, được tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là đoàn viên của mình”
Dù tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh có được thành lập thì nó cũng yếu ớt, què quặt như đứa trẻ đẻ non, bị thiểu năng bẩm sinh chỉ có thể khóc oe oe đòi sữa mẹ mà không có quyền, không có khả năng đối thoại với những ông lớn có quyền sinh sát như Bảo Hiểm Y tế, Bảo Hiểm Xã Hội, …
Đại diện cho người lao động được tổ chức và lãnh đạo đình công. Đồng thời, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu về pháp luật lao động, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện của người lao động, tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được thành lập…”
Như vậy, dù tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh có được thành lập thì nó cũng yếu ớt, què quặt như đứa trẻ đẻ non, bị thiểu năng bẩm sinh chỉ có thể khóc oe oe đòi sữa mẹ mà không có quyền, không có khả năng đối thoại với những ông lớn có quyền sinh sát như Bảo Hiểm Y tế, Bảo Hiểm Xã Hội, …
Ai cũng có quyền giải thể
Tên gọi thì chông chênh, quyền hạn mong manh nhưng điều kiện để rút giấy phép, giải thể thì rộng mênh mông. Ai cũng có thể giải tán, thu hồi giấy phép hoặc giải thể những tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở này. Dự thảo quy định rằng; “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích hoặc đơn vị sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở chấm dứt sự tồn tại trong các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức đại diện người lao động”.
Thuật ngữ “vi phạm về tôn chỉ, mục đích” nghe hiền hòa nhưng như cái vòng kim cô nghiệt ngã trói tổ chức này trong quan hệ chủ tớ. Chỉ cần tổ chức này đại diện cho người lao động khiếu kiện tổ chức quản lý lao động cấp huyện, xã cũng có thể bị giải thể vì “vi phạm về tôn chỉ, mục đích” huống hồ chi trong trường hợp Bảo hiểm ra những chính sách bất lợi. Tình thế trớ trêu, tổ chức quốc doanh không bao giờ bảo vệ người lao động thì có nhiều quyền, tổ chức ngoài quốc doanh có muốn thì không có quyền. Ngay cả người chủ sử dụng lao động muốn loại trừ tổ chức đại diện người lao động cũng dễ như trở bàn tay chỉ cần thủ thuật pháp lý đăng ký thay đổi hình thức, tổ chức đơn vị là xong,
Vấn đề quan trọng nhất là con người. Ở cấp cơ sở của đơn vị kinh tế, tổ chức hành chính sự nghiệp quyền lực quản lý thật sự nằm trong tay bộ tứ bao gồm đảng, chính quyền, đoàn thanh niên và công đoàn. Tất cả cán bộ này đều do đảng sắp xếp bổ nhiệm, điều động bố trí không phân biệt vào vị trí làm việc trước đó. Ông bí thư xã A ngủ với gái bị kỷ luật có thể được đảng bố trí làm chủ tịch Công đoàn huyện B. Việc bầu bán chỉ là trò chơi. Hầu hết cán bộ công đoàn quốc doanh là cán bộ đảng, học trường chính trị, trường công đoàn, không một ngày làm người lao động.
Lãnh đạo dễ trở thành tội phạm
Thế nhưng đối với tổ chức ngoài quốc doanh thì “Thành viên ban lãnh đạo được bầu của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là người lao động Việt Nam đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động”. Quy định này ngăn chặn, hạn chế người tâm huyết, có năng lực làm đại diện cho người lao động mà thiếu những người này cái thực thể đẻ non ấy đã yếu càng yếu hơn.
Ấy chưa đủ, người ta còn dự liệu những chiếc thòng lọng ngặt nghèo hơn để khai tử tổ chức công đoàn độc lập và những cá nhân có kỹ năng, tâm huyết bằng quy định tiêu chuẩn của người lãnh đạo.
“Thành viên ban lãnh đạo được bầu của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là người không trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự…”
Với những quy định mơ hồ rộng không giới hạn của các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì ai cũng có thể vướng những tội này nhất là những người có tâm huyết muốn đóng góp cải sửa xã hội. Xã hội đầy dẫy bất công nhưng một ý kiến đóng góp về giá điện bất hợp lý, ý kiến phản biện về thu phí BOT bẩn bựa, …. đều có thể bị xem là tội phạm hình sự. Thực tế, dù nội dung kiến nghị của công nhân  Pouyuen hai lần đình công đều đúng nhưng cả hai lần những người cầm đầu đều bị khởi tố bắt giam. Mới đây, Hà Văn Nam và nhiều người khác bị bắt vì phản đối, kiến nghị về BOT bẩn. Những quy định tưởng như đơn giản, mong manh của dự thảo quy định về cái gọi là tổ chức đại diện của người lao động ‘lại rất thâm độc chứa đầy bất trắc, không chỉ là cái bình phong để đảng nhà nước dối gạt quốc gia, các tổ chức quốc tế trpng quan hệ đối ngoại mà còn là cái bẩy nguy hiểm cho những Lục Vân Tiên thời đại.
Nhưng dù sao trước sức ép quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam phần nào phải xuống thang, người lao động Việt Nam còn phải đấu tranh mạnh mẽ hơn để có thể xây dựng tổ chức đại diện thật sự của mình. Trước hết là phải thay đổi triệt để, phải triệt tiêu những dây thòng lọng và giấy khai tử trong dự thảo này. Phải định danh rõ ràng cho tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh và quy đinh điều kiện ra dời, hoạt động quyền hạn của nó khả thi và bảo đảm những quyền an toàn chính tri tối thiểu cho người hoạt động công đoàn theo quy ước quốc tế.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/non-government-labor-union-not-welcomed-05242019142403.html

Nếu Linh “nựng” được hưởng án treo…

Nguyễn Trang Nhung
Ngày 23/5, báo chí trong nước đưa tin Nguyễn Hữu Linh được Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng nhiều tinh tiết giảm nhẹ, cụ thể là các tình tiết sau đây trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS):
Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, theo điểm i, khoản 1, Điều 51, BLHS
Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, theo điểm s, khoản 2, Điều 51, BLHS
Với các tình tiết giảm nhẹ nêu trên, Nguyễn Hữu Linh hoàn toàn có thể được hưởng án treo, là hình phạt thấp hơn mức thấp nhất của khung hình phạt tù trong Điều 146, BLHS (căn cứ vào khoản 1, Điều 54, và khoản 1, Điều 65, BLHS).
Tin này đã gây bức xúc trong dư luận. Với cảm thức thông thường, nhiều người cảm thấy khó hiểu một số điều sau:
(1) Sao có thể xem đây là trường hợp ít nghiêm trọng?
(2) Sao có thể xem đây là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải?
(3) Sao không đề nghị tăng nặng hình phạt đối với một người hiểu biết pháp luật, lại từng làm trong cơ quan nhà nước nói chung và trong ngành tư pháp nói riêng như Linh?
Các câu trả lời cho các câu hỏi trên đây có thể sẽ làm người ta ngạc nhiên và chán ngán.
Về câu hỏi 1, sở dĩ đây là trường hợp ít nghiêm trọng vì tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được xem là có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 3 năm tù (căn cứ vào khoản 1, Điều 9, BLHS).
Về câu hỏi 2, thắc mắc này có lý khi Linh từng bao biện rằng hành vi của mình chỉ là “nựng”, mà như vậy thì khó tin rằng sau đó hắn đã thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải. Hơn nữa, ngay cả Linh có thái độ như vậy trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra từ khi vụ án được khởi tố, thì thái độ làm việc với cơ quan điều tra phải được tính ngay từ khi hắn làm việc với cơ quan điều tra lần đầu trước khi vụ án được khởi tố, nên một cách bù trừ, Linh không xứng đáng được đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Đó là chưa kể các cơ quan chức năng dường như giải quyết vụ án chỉ để xoa dịu dư luận mà thôi.
Về câu hỏi 3, rất tiếc, không có quy định nào trong BLHS rằng thủ phạm là người hiểu biết pháp luật, làm việc trong cơ quan nhà nước, hay trong ngành tư pháp là các tình tiết tăng nặng cả. Ngay cả khi án lệ đã trở thành một nguồn luật từ năm 2015, song do giới hạn của khoản 1, Điều 2, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP, rằng án lệ phải đáp ứng được tiêu chí ”chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể“, nên tòa án hầu như không thể sáng tạo luật, bằng cách thêm vào các nguyên tắc mới cho việc xét xử, chẳng hạn trong tình huống này, là các nguyên tắc xác định các tình tiết tăng nặng mới ngoài khuôn khổ của BLHS để đạt được công lý lớn hơn.
Từ các bất cập này của pháp luật hình sự, có thể thấy cần đặt ra một số vấn đề sau:
(1) Có nên xem tội dâm ô đối với người dưới 16 là tội ít nghiêm trọng với hình phạt cao nhất là 3 năm tù, hay phải xem đây là tội từ nghiêm trọng trở lên với hình phạt nặng hơn?
(2) Làm sao để biết một tình tiết giảm nhẹ được đề nghị đúng khi tình tiết giảm nhẹ đó không thể được biết một cách rõ ràng và hiển nhiên, và nhất là khi ngành tư pháp không độc lập, chẳng hạn, làm sao để biết tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải – điều mà nói chung chỉ cơ quan điều tra mới biết – được đề nghị đúng? Ngoài ra, để xác định các tình tiết giảm nhẹ, phải xem xét quá trình từ khi thủ phạm làm việc với cơ quan điều tra lần đầu thay vì chỉ từ khi vụ án được khởi tố.
(3) Nên chăng tòa án có quyền sáng tạo luật, bao gồm quyền tìm ra, hay đặt ra các nguyên tắc mới hợp lẽ để xét xử linh hoạt và thấu đáo khi khuôn khổ pháp luật hiện hành cứng nhắc và hạn chế?
Đây là các vấn đề mà các cơ quan chức năng phải xem xét để thúc đẩy sự hoàn thiện của pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.
Trở lại vụ án, khi đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho Linh, có vẻ như Viện Kiểm sát đang áp dụng pháp luật có lợi nhất cho Linh, bất chấp rằng điều này không hợp lẽ.
Nếu Linh được hưởng án treo, đó sẽ là sự thách thức không hề nhẹ đối với công lý, và càng cho thấy sự che chắn của ngành tư pháp đối với thủ phạm.
Đó cũng sẽ là sự mất mát trong niềm tin của dân chúng đối với ngành tư pháp nói riêng và chính quyền nói chung.
Đó cũng sẽ là chi phí cơ hội quá lớn đối với ngành tư pháp (và do đó là đối với cả chính quyền), nói theo cách của anh Lưu Đức Quang, giảng viên khoa luật, Đại học Kinh tế – Luật, TP. HCM, khi ngành này lựa chọn giơ cao đánh khẽ thủ phạm thay vì bảo vệ nghiêm minh công lý.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/when-linh-only-got-light-suspended-sentence-05242019140307.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.