Tin khắp nơi – 25/05/2019
Saturday, May 25, 2019
3:18:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
Mỹ điều 1.500 quân tới Trung Đông dằn mặt Iran
Mỹ hôm 24/5 loán báo triển khai 1.500 binh sĩ đến Trung Đông, mô tả đây là một nỗ lực nhằm tăng cường phòng thủ chống lại Iran trong khi cáo buộc Vệ binh Cách mạng của nước này chịu trách nhiệm trực tiếp về các vụ tấn công tàu chở dầu trong tháng.Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng viện dẫn mối đe dọa từ Iran để tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến an ninh quốc gia để xúc tiến việc bán vũ khí trị giá hàng tỉ đôla cho Ả-rập Xê út, Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập và các quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Đây là những hành động mới nhất của chính quyền Trump trong khi họ nêu bật điều mà họ coi là mối đe dọa tấn công tiềm tàng của Iran, và theo sau các quyết định tăng tốc triển khai một nhóm tàu sân bay tấn công cũng như điều các máy bay ném bom và phi đạn Patriot bổ sung đến Trung Đông.
Những hành động này, bị Iran lên án là leo thang, diễn ra trong bối cảnh liên lạc trực tiếp giữa Mỹ và Iran đình trệ, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ ngày càng lớn một xung đột vô tình xảy ra.
Tuy nhiên ông Trump mô tả các vụ điều động mới nhất là mang tính phòng thủ về bản chất. 1.500 binh sĩ bao gồm nhân viên vận hành các hệ thống phòng thủ phi đạn, do thám trên không để phát hiện các mối đe dọa và các kĩ sư giúp củng cố phòng thủ. Cũng có một phi đội máy bay chiến đấu được điều đi.
Sự triển khai này tương đối nhỏ so với khoảng 70.000 binh lính Mỹ hiện đang đóng quân trên một khu vực trải dài từ Ai Cập đến Afghanistan. Ngoài ra, khoảng 600 trong số 1.500 binh lính “mới” đã có mặt ở Trung Đông để vận hành các phi đạn Patriot, nhưng nhiệm vụ của họ sẽ được kéo dài.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo với Quốc hội rằng họ sẽ xúc tiến 22 hợp đồng bán vũ khí trị giá khoảng 8 tỉ đôla, các trợ lí Quốc hội cho biết. Bước đi này gạt phăng một tiền lệ từ lâu là Quốc hội duyệt xét các thương vụ như vậy.
Một số nhà lập pháp và trợ lí Quốc hội đã cảnh báo hồi đầu tuần này rằng ông Trump, bực bội với việc Quốc hội ghim lại những thương vụ vũ khí như một thỏa thuận lớn bán đạn dẫn hướng chính xác của công ty Raytheon cho Ả-rập Xê út, đang xem xét sử dụng kẽ hở này để xúc tiến.
https://www.voatiengviet.com/a/my-dieu-1500-quan-toi-trung-dong-dan-mat-iran/4931814.html
Lầu Năm Góc xem xét đưa 10.000 quân
tới Trung Đông đối phó Iran
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ đã đề nghị Lầu Năm Góc triển khai thêm 10.000 binh sĩ tới Trung Đông do lo ngại mối đe dọa từ Iran trong thời gian gần đây.Reuters dẫn hai nguồn tin quan chức Mỹ giấu tên ngày 22/5 cho biết Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã đề nghị Lầu Năm Góc triển khai 5.000 binh sĩ tới Trung Đông trong bối cảnh căng thăng leo thang với Iran. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Lầu Năm Góc có phê chuẩn đề xuất này của CENTCOM hay không.
Sau đó, AP cũng dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Lầu Năm Góc sẽ xem xét kế hoạch đưa quân tới Trung Đông, tuy nhiên số lượng có thể lên tới “10.000 binh sĩ” nhằm tăng cường năng lực quân sự đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Iran.
Lầu Năm Góc từ chối bình luận về các thông tin trên. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rebecca Rebarich hôm qua cho biết: “Liên quan tới chính sách dài hạn, chúng tôi sẽ không thảo luận hay dự đoán về các kế hoạch tương lai hay đề xuất triển khai lực lượng”.
Trước đó, New York Times ngày 13/5 dẫn nguồn tin thạo tin từ chính quyền Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ dường như đã lên kế hoạch điều 120.000 quân tới Trung Đông để đối phó với Iran.
Lầu Năm Góc thường xuyên nhận được đề xuất bổ sung thêm quân từ các bộ tư lệnh tác chiến trên toàn thế giới. Trong nhiều trường hợp, các đề xuất này có thể bị Bộ Quốc phòng Mỹ khước từ. Một quan chức Mỹ cho biết các binh sĩ được đề xuất bổ sung về bản chất là để phòng thủ.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 21/5 cho biết mặc dù mối đe dọa từ Iran tại khu vực Trung Đông vẫn rất cao, song Lầu Năm Góc tạm dừng các biện pháp răn đe. Trước đó, Mỹ đã triển khai tàu sân bay, máy bay ném bom, tên lửa Patriot tới Trung Đông sau khi phát hiện những dấu hiệu căng thẳng từ Iran.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/28194-lau-nam-goc-xem-xet-dua-10000-quan-toi-trung-dong-doi-pho-iran.html
Mỹ bán vũ khí cho Saudi trong căng thẳng với Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phê chuẩn việc bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Saudi Arabia, với lý do các mối đe dọa của Iran ở khu vực.Ông Trump đã viện dẫn một khía cạnh hiếm khi vận dụng luật liên bang để thông qua thỏa thuận trị giá 8 tỷ đô la (6 tỷ bảng Anh) – mà không cần đi qua Quốc hội.
Ông đã làm như vậy bằng cách tuyên bố rằng căng thẳng đang diễn ra với Iran đã gây ra tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Trump: Chiến tranh sẽ “kết thúc Iran”
Mỹ gọi Vệ binh Cách mạng của Iran là ‘khủng bố’ và đáp trả
Trump: tình báo Mỹ ‘ngây thơ’ và nên ‘đi học lại’
Thủ tướng Israel thề sáp nhập khu định cư Bờ Tây
Động thái này gây ra tức giận đối với những người lo sợ vũ khí có thể được các lực lượng quân sự do Saudi dẫn đầu nhắm vào thường dân ở Yemen.
Hoạt động của [Iran] đặt ra một mối đe dọa cơ bản cho sự ổn định của Trung Đông và đối với an ninh của Mỹ ở trong và ngoài nướcNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Một số thành viên đảng Dân chủ vốn cáo buộc tổng thống bỏ qua Quốc hội vì việc bán vũ khí – bao gồm cả bom dẫn đường chính xác – sẽ phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ.
Vũ khí cũng sẽ được bán cho Các Tiểu vương quốc A-Rập Thống nhất (UAE) và Jordan.
Các thành viên của Quốc hội đã chỉ trích nặng nề hồ sơ nhân quyền của Saudi Arabia về vai trò của nước này trong cuộc xung đột Yemen và về vụ sát hại nhà báo A-Rập Jamal Khashoggi ở Istanbul hồi tháng 10/2018.
Vào thứ Sáu, 24/5/2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã thông báo cho Quốc hội về quyết định vũ khí của chính quyền. Trong một bức thư, được loan báo rộng rãi trên truyền thông Hoa Kỳ, ông nói rằng “hoạt động thâm ác của Iran” đòi hỏi phải tiến hành “bán ngay” vũ khí.
“Hoạt động của [Iran] đặt ra một mối đe dọa cơ bản cho sự ổn định của Trung Đông và đối với an ninh của Mỹ ở trong và ngoài nước,” ông Pompeo viết.
Ông nói rằng việc chuyển giao “phải diễn ra nhanh nhất có thể để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Iran ở vùng Vịnh và khắp Trung Đông”.
‘Trao ân huệ’ cho độc tài?
Động thái nhanh chóng thu hút sự phản đối. Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez, thành viên Ủy ban Đối ngoại, đã cáo buộc ông Trump “trao ân huệ cho các nước độc tài”.
“Ông ta đã một lần nữa thất bại trong việc ưu tiên các lợi ích an ninh quốc gia lâu dài của chúng ta hoặc đứng lên bảo vệ nhân quyền,” ông Menendez nói trong một tuyên bố.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Jim Risch, nói ông đã được chính quyền Trump thông báo rằng họ có kế hoạch xác nhận “việc bán một số lượng vũ khí”.
“Tôi đang xem xét và phân tích các biện minh pháp lý cho hành động này”, ông Risch nói.
Tôi đang xem xét và phân tích các biện minh pháp lý cho hành động nàyTNS Jim Risch, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Đảng Cộng hòa
Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein nói rằng Hoa Kỳ cần phải kiềm chế ở Saudi Arabia hơn là trao cho họ nhiều vũ khí hơn.
“Toàn bộ quan điểm của tôi về Saudi Arabia đã thay đổi với vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi,” bà nói.
Khashoggi, một người chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Saudi, đã bị giết hại sau khi vào lãnh sự quán Saudi ở Istanbul. Thi thể của nhà báo này được cho là đã mất tích và hài cốt của ông vẫn chưa được tìm thấy.
Iran cũng phản ứng giận dữ với động thái của Mỹ, với Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif gọi đây là điều “cực kỳ nguy hiểm” cho hòa bình quốc tế.
Tin tức về quyết định của chính quyền Trump được đưa ra ngay sau khi tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Trung Đông. Thêm 1.500 binh sĩ, cũng như phi cơ chiến đấu và phi cơ không người lái, sẽ được triển khai tới khu vực này trong tương lai gần.
Patrick Shanahan, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói rằng hành động này nhằm chống lại “các mối đe dọa đang diễn ra do các lực lượng Iran, bao gồm cả Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) và các vệ tinh, biến thể của nó”.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran bắt đầu gia tăng trong tháng 5/2019 khi Washington gây áp lực lên các nước vẫn mua hàng hóa, dịch vụ từ Iran bằng cách chấm dứt cơ chế miễn trừ các lệnh trừng phạt. Quyết định này nhằm đưa xuất khẩu dầu của Iran về số không, tiêu triệt nguồn thu ngân sách chính của chính phủ.
Ông Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt vào năm ngoái sau khi từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt mà Iran đã ký kết với sáu quốc gia -gồm năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức.
Iran hiện đã tuyên bố sẽ đình chỉ một số cam kết theo thỏa thuận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48402439
Mỹ sẽ hạn chế xuất hàng công nghệ cao sang TQ
Chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện các bước để đưa ra nhiều hạn chế hơn đối với việc xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao sang Trung Quốc trong bối cảnh Washington đang gia tăng sức ép trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, Politico đưa tin hôm thứ Năm, dựa trên hai nguồn tin nắm được kế hoạch của Nhà Trắng.Bộ Thương mại sẽ sớm đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế các công ty Mỹ xuất khẩu một số mặt hàng dùng cho dân sự và quân sự, nguồn tin của Politico nói.
Sau khi Bắc Kinh đề nghị đàm phán lại các điều khoản đã được thống nhất trong dự thảo thỏa thuận thương mại với Washington, chính quyền Trump đã lập tức tăng thuế từ 10% lên 25% với gói 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc, và tiếp theo đưa Huawei (một tập đoàn công nghệ bị nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh) vào danh sách hạn chế nhập khẩu.
Theo SCMP, cũng trong hôm thứ Năm, ông Trump nói rằng Huawei “cực kỳ nguy hiểm” và vấn đề về công ty này có thể sẽ là một nội dung thảo luận trong đàm phán thương mại với
Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng cũng nói thêm rằng “có lẽ có nhiều khả năng” Mỹ-Trung sẽ đạt được một thỏa thuận.
Vào tháng sau Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại diễn đàn G-20 ở Nhật Bản, và vấn đề thương mại được dự đoán là trung tâm trong cuộc thảo luận giữa nguyên thủ Mỹ-Trung.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28214-my-se-han-che-xuat-hang-cong-nghe-cao-sang-tq.html
Mỹ trừng phạt 13 công ty, cá nhân TQ
Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 13 công ty và cá nhân Trung Quốc, cũng như 9 thực thể khác ở Iran, Nga và Syria.Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố vào thứ Tư (22/5) về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tập đoàn và cá nhân đa quốc gia trong Sổ Đăng ký liên bang (Federal Register) gồm 13 doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc, và một công ty Iran, 3 công ty Nga và 5 công ty Syria.
Các công ty và cá nhân này bị cáo buộc vi phạm “Đạo luật chống phổ biến [hàng hóa cho] Iran, Triều Tiên và Syria” (The Iran, North Korea, Syria Nonproliferation Act), chuyển giao hay mua bán hàng hóa, công nghệ hoặc dịch vụ nằm trong danh sách kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ sang Iran, Syria và Triều Tiên v.v.
13 công ty và cá nhân Trung Quốc bị xử phạt gồm:
Công ty TNHH Công nghệ Húc Nhuận, tên tiếng anh: Abascience Tech Co., Ltd.
Cá nhân Lưu Bảo Hà, tên tiếng anh: Emily Liu.
Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ Uy Thị Hòa Phổ, tên tiếng anh: Hope Wish Technologies Inc.
Công ty TNHH Bột kim loại Thiên Nguyên tỉnh Giang Tô, tên tiếng anh: Jiangsu Tianyuan Metal Powder Co Ltd.
Cá nhân Lý Phương Vĩ, tên tiếng anh: Karl Lee
Công ty TNHH Thiết bị Điện quang Nhung Bang, tên tiếng anh: Raybeam Optronics Co., Ltd.
Cá nhân Nguyễn Nhuận Linh, tên tiếng anh: Ricky Ruan.
Công ty Thương mại Quốc tế Bính Chí Thượng Hải, tên tiếng anh: Shanghai North Begins.
Tổng công ty sản xuất than chì Đại Liên Trung Quốc, tên tiếng anh: Sinotech (Dalian) Carbon & Graphite Manufacturing Corporation.
Công ty TNHH Công nghệ Triệu Thịnh tỉnh Chiết Giang, tên tiếng anh: Sun Creative Zhejiang Technologies Inc.
Công ty TNHH Cao su T-Rubber, tên tiếng anh: T-Rubber Co. Ltd.
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tam Giang, thành phố Vũ Hán, tên tiếng anh: Wuhan Sanjiang Import and Export Co Ltd.
Cty TNHH Zaojiu Yansong Yenben, tên tiếng anh: Yenben Yansong Zaojiu Co Ltd.
Các biện pháp trừng phạt gồm: Không có cơ quan chính phủ Hoa Kỳ nào được mua các dịch vụ, sản phẩm hoặc công nghệ nào từ các doanh nghiệp hoặcddddd trừng phạt nói trên đã có hiệu lực từ ngày 14/5 và sẽ hết hiệu lực sau 2 năm nữa nếu không gia hạn.
Đạo luật INKSNA được Hoa Kỳ áp dụng vào năm 2000 và cập nhật vào năm 2006, trong đó nghiêm cấm vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và công nghệ chịu hạn chế của thỏa thuận kiểm soát vũ khí quốc tế sang Iran, Triều Tiên và Syria.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28213-my-trung-phat-13-cong-ty-ca-nhan-tq.html
Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du Nhật Bản
Thanh HàTổng thống Hoa Kỳ và phu nhân bắt đầu chuyến công du Nhật Bản trong bốn ngày, kể từ hôm nay 25/05/2019. Donald Trump là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được tân Nhật hoàng Naruhito tiếp đón.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây là một chuyến viếng thăm mang tính biểu tượng nhiều hơn. Ít có khả năng đôi bên san bằng những bất đồng về thương mại như Nhà Trắng mong đợi.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm về lịch trình của tổng thống Mỹ tại Tokyo lần này.
« Donald Trump thích được tâng bốc. Nước chủ nhà Nhật Bản biết rất rõ điều ấy. “Tôi là vị khách danh dự duy nhất. Đây là sự kiện quan trọng nhất tại Nhật Bản từ hơn hai trăm năm qua”. Nguyên thủ Mỹ đã tuyên bố như trên khi đề cập đến buổi tiếp xúc sắp tới đây với hoàng gia Nhật Bản.
Donald Trump là nhà lãnh đạo đầu tiên tiếp kiến tân Nhật hoàng và cũng sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên được mời xem một trận đấu sumo. Ban tổ chức đặt một chiếc ghế rất gần các võ sĩ cho Donald Trump, thay vì để ông phải ngồi trên sàn nhà như khán giả bình thường.
Ngoài ra, chương trình của tổng thống Trump bao gồm cả việc tham quan một chiếc hàng không mẫu hạm của Nhật đang được trùng tu để chiến đấu cơ F35 của Mỹ có thể đáp xuống. Tokyo muốn chứng minh rằng Nhật Bản tích cực tăng cường khả năng phòng thủ và mua trang thiết bị quân sự của Mỹ như điều mà Washington mong đợi. Nói tóm lại, Nhật Bản đang làm tất cả để Donald Trump được vừa lòng.
Nhà Trắng cho biết chuyến công du Nhật Bản lần này nhằm “khẳng định lại tầm mức quan trọng của liên minh giữa hai nước”. Ngoài ý nghĩa biểu tượng, chính quyền Mỹ cũng muốn đạt được một số tiến bộ về đàm phán thương mại với Tokyo.
Một thỏa thuận được ký kết với Nhật Bản có lẽ sẽ giúp Donald Trump ghi được một bàn thắng và phần nào giảm bớt áp lực mà giới nông gia Mỹ đang phải gánh chịu do tác động chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190525-tong-thong-my-bat-dau-cong-du-nhat-ban
Trump thúc Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Mỹ,
chỉ trích lợi thế thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Bảy thúc giục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng đầu tư vào Mỹ trong khi ông chỉ trích Nhật Bản có “lợi thế lớn” về thương mại mà các nhà đàm phán đang cố gắng cân đối trong một thỏa thuận song phương.Ông Trump đến Nhật Bản vào ngày thứ Bảy trong một chuyến thăm cấp nhà nước phần lớn mang tính hình thức nhằm nêu bật mối quan hệ thân thiết giữa hai nước đồng minh dù có một số vấn đề trong quan hệ thương mại.
Ngay sau khi được chào đón trên thảm đỏ tại sân bay, ông Trump dự tiệc chiêu đãi tại dinh thự của Đại sứ Hoa Kỳ William Hagerty mà Nhà Trắng cho biết bao gồm giám đốc điều hành các doanh nghiệp Nhật Bản từ Toyota, Nissan, Honda, SoftBank và Rakuten.
Ông Trump nói với các quan chức của các công ty rằng chưa bao giờ có một thời điểm tốt hơn để đầu tư vào Mỹ và nhắc lại lời than phiền rằng các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã cản trở tăng trưởng kinh tế của Mỹ đạt được tiềm năng trọn vẹn.
Với các cuộc đàm phán thương mại đang tiếp diễn, ông Trump cũng chỉ trích nước chủ nhà và nói ông muốn có một thỏa thuận để giải quyết sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước.
“Nhật Bản đã có lợi thế đáng kể từ nhiều năm qua, nhưng không sao, có lẽ đó là lí do vì sao các bạn thích chúng tôi đến vậy,” ông nói.
“Với thỏa thuận này, chúng tôi hi vọng sẽ giải quyết được sự mất cân bằng thương mại, xóa bỏ những rào cản đối với hàng xuất khẩu của Mỹ và đảm bảo sự công bằng và đối ứng trong mối quan hệ của chúng ta,” ông Trump nói.
Thương mại là một trong những vấn đề mang dấu ấn của ông Trump, và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Mỹ là một đặc trưng trong các chuyến đi nước ngoài của ông.
Ông Trump sẽ hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào Chủ nhật và chơi golf, xem một giải đấu sumo và dùng bữa tối riêng tư.
Hai nhà lãnh đạo có mối quan hệ nồng ấm, điều mà ông Abe muốn nhấn mạnh giữa lúc Washington đang cân nhắc thuế quan đối với xe hơi xuất khẩu của Nhật Bản mà chính quyền Trump coi là mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm năng.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-thuc-nhat-ban-dau-tu-nhieu-hon-o-my-chi-trich-loi-the-thuong-mai/4932320.html
Mỹ áp lực các đảo quốc Thái Bình Dương
chớ bỏ rơi Đài Loan
Một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ hôm 24/5 kêu gọi các đảo quốc Thái Bình Dương chớ rút lại sự công nhận ngoại giao đối với Đài Loan và cảnh báo rằng sức ép của Bắc Kinh để thay đổi vị thế quốc tế của hòn đảo tự trị này đe dọa làm tăng khả năng xung đột.Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương W. Patrick Murphy đã phát biểu với các phóng viên ở Canberra vào cuối chuyến thăm Úc ba ngày để hội đàm với các quan chức của chính phủ mới vừa được bầu lại ở Úc về mở rộng liên minh an ninh giữa hai nước.
Sáu đảo quốc Thái Bình Dương công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao, chiếm 1/3 trong tổng số các đồng minh ngoại giao của hòn đảo tự trị này trên thế giới.
Tuy nhiên, họ đang gặp sức ép ngày càng mạnh mẽ từ Bắc Kinh phải chuyển phe vào lúc Trung Quốc đang gầy dựng ảnh hưởng trong khu vực.
Ông Murphy nói rằng không nên để Trung Quốc đại lục gây ảnh hưởng các quyết định ngoại giao.
“Trung Quốc đang âm mưu giảm các quan hệ ngoại giao của Đài Loan trong khu vực và đó là một kiểu hành động mạnh tay,” ông phát biểu. “Điều đó gây ra căng thẳng bằng cách thay đổi hiện trạng và dẫn đến khả năng xung đột.”
Thủ tướng Quần đảo Solomon, Rick Hou, hứa sẽ xem xét lại quan hệ của nước ông với Đài Loan trước khi ông để mất quyền lực trong cuộc bầu cử hồi tháng rồi. Tuy nhiên, chuyển quan hệ sang Bắc Kinh, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Solomon, vẫn là vấn đề đang được xem xét.
Ông Murphy nói rằng Hoa Kỳ ‘có quan hệ ngoại giao mạnh mẽ’ với Solomon và đã chúc mừng tân Thủ tướng Manasseh Sogavare.
Ông từ chối cho biết liệu ông có bàn bạc với giới chức Úc về quan ngại của một số phân tích gia an ninh rằng Bắc Kinh đang muốn xây dựng một căn cứ quân sự nước sâu đâu đó ở Thái Bình Dương hay không.
Việc Trung Quốc quân sự hóa Thái Bình Dương cũng sẽ gây bất ổn như việc họ quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, ông nói.
“Sự hiện diện quân sự ngày càng lớn ở bất cứ nơi đâu trong khu vực của một quốc gia như Trung Quốc vốn không hành động trên cơ sở luật lệ hay tuân thủ các chuẩn mực quốc tế là một vấn đề gây quan ngại,” Murphy nói.
“Chúng tôi có rất nhiều lợi ích quốc gia trong khu vực vốn được xây dựng dựa trên tự do thương mại, tự do hàng hải và tự do bay trên vùng trời. Chúng tôi có những đối tác chủ chốt và việc thiết lập sự hiện diện quân sự ở đó thật sự là rất phiền toái.”
Ông Murphy dự kiến sẽ bay đến nước láng giềng gần nhất của Úc là Papua New Guinea vào ngày 25/5. Thủ tướng nước này Peter O’Neill ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Mỹ và Úc cam kết xây dựng lại một căn cứ hải quân ở đảo Manus của Papua New Guinea.
Khi Úc và Papua New Guinea công bố kế hoạch nâng cấp căn cứ này hồi tháng 10, Trung Quốc lưu ý cả hai nước cần từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh.
“Các đảo quốc Thái Bình Dương không nên là phạm vi ảnh hưởng của bất cứ nước nào,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu vào lúc đó.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BA%A3o-qu%E1%BB%91c-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%9B-b%E1%BB%8F-r%C6%A1i-%C4%91%C3%A0i-loan/4931719.html
Thẩm phán chặn Trump
xây một số phần tường biên giới
Một thẩm phán liên bang hôm thứ Sáu đã ngăn chặn Tổng thống Donald Trump xây dựng một số phần chính của bức tường biên giới của ông bằng tiền có được từ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Phán quyết này là một trở ngại tạm thời đối với một trong những ưu tiên cao nhất của ông.Thẩm phán khu vực tư pháp liên bang Haywood Gilliam Jr. ngăn công tác thi công thuộc hai trong số những ưu tiên cao nhất, các dự án tường được Lầu Năm Góc tài trợ – một đoạn trải dài 74 km ở bang New Mexico và một đoạn dài 8 km ở Yuma, bang Arizona.
Mặc dù lệnh này chỉ áp dụng cho các dự án ưu tiên, thẩm phán nêu rõ rằng ông cảm thấy bên thách thức có phần chắc sẽ thắng thế trong phiên tòa xét xử dựa trên lập luận của họ rằng tổng thống đã phớt lờ mong muốn của Quốc hội một cách sai trái bằng cách chuyển ngân quỹ của Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên phán quyết không phải là thất bại hoàn toàn cho chính quyền. Ông Gilliam, người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm việc tại thành phố Oakland, bác bỏ yêu cầu của California và 19 bang khác ngăn chặn việc chuyển hàng trăm triệu đôla tài sản trong quỹ tịch thu tài sản của Bộ Tài chính để xây bức tường, một phần vì ông cảm thấy họ không thể thắng thế dựa trên lập luận là chính quyền phớt lờ các thẩm duyệt về tác động môi trường.
Bộ Tư pháp không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận vào cuối ngày thứ Sáu, theo AP.
Chính quyền Trump đang đối mặt với một số vụ kiện về tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng chỉ có một vụ khác tìm cách ngăn chặn việc xây cất trong lúc đang có thách thức pháp lí. Một thẩm phán ở Washington, D.C., hôm thứ Năm đã nghe luận cứ về một thách thức do Hạ viện Hoa Kỳ đệ trình nói rằng việc chuyển ngân quỹ vi phạm hiến pháp. Thẩm phán đang cân nhắc liệu các nhà lập pháp thậm chí thể kiện tổng thống được hay không thay vì làm việc thông qua các ngả chính trị để giải quyết tranh chấp gay gắt.
Ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng 2 sau khi thất bại trong cuộc chiến với Hạ viện do phe Dân chủ lãnh đạo dẫn đến việc chính phủ liên bang đóng cửa 35 ngày. Như một sự thỏa hiệp về vấn đề chấp pháp biên giới và di trú, Quốc hội chuẩn chi 1,375 tỉ đôla để mở rộng hoặc thay thế các hàng rào hiện thời ở Thung lũng Rio Grande ở Texas, một điểm nóng với nhiều vụ vượt biên bất hợp pháp.
Ông Trump miễn cưỡng chấp nhận số tiền này, nhưng sau đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để rút tiền từ các tài khoản chính phủ khác, xác định một khoản tiền lên tới 8,1 tỉ đôla để xây tường. Các khoản tiền bao gồm 3,6 tỉ từ các quỹ xây cất quân sự, 2,5 tỉ từ các hoạt động chống ma túy của Bộ Quốc phòng và 600 triệu đôla từ quỹ tịch thu tài sản của Bộ Tài chính.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-chan-trump-xay-mot-so-phan-tuong-bien-gioi/4932400.html
Trump kháng nghị phán quyết
yêu cầu giao nộp hồ sơ tài chính
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ba người con của ông, và Tổ chức Trump hôm 24/5 kháng nghị lệnh của tòa án cho phép Ngân hàng Deutsche Bank AG và tập đoàn tài chính Capital One giao nộp các tài liệu tài chính của họ cho các nhà lập pháp Đảng Dân chủ.Họ đang yêu cầu Tòa phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ Khu vực 2 ở Manhattan đảo ngược phán quyết của Thẩm phán liên bang Edgardo Ramos vốn cho phép các ngân hàng này đáp ứng trát đòi mà hai ủy ban của Hạ viện đưa ra hồi tháng trước.
“Chúng tôi vẫn cam kết cung cấp các thông tin phù hợp cho các cuộc điều tra có thẩm quyền và sẽ tuân thủ lệnh của tòa án về các cuộc điều tra như thế,” nữ phát ngôn nhân Deutsche Bank Kerrie McHugh cho biết trong một phát ngôn qua email.
Các trát đòi này là do các Ủy ban Tình báo và Ủy ban Các dịch vụ Tài chính của Hạ viện đưa ra.
Các ủy ban này đồng ý không thực thi trát đòi trong vòng bảy ngày sau phán quyết hôm 22/5.
Tổng thống Trump, người sẽ tái tranh cử vào năm tới, đã quyết liệt chống lại sự giám sát của Quốc hội đối với chính quyền của ông kể từ khi Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện kể từ đầu năm.
Một số nội dung của trát đòi đã được bao gồm trong hồ sơ của tòa án. Trát đòi đối với Deutsche Bank, vốn do cả hai ủy ban đưa ra, đòi cung cấp các tài liệu bao trùm về tài khoản, các giao dịch và các khoản đầu tư có liên hệ với ông Trump, ba người con lớn của ông và thành viên gia đình gần gũi của họ và một số thực thể của Tổ chức Trump, cũng như tài liệu về các mối quan hệ mà họ có thể có với các thực thể nước ngoài.
Deutsche Bank lâu này vẫn là ngân hàng cho vay chính cho hoạt động kinh doanh bất động sản của ông Trump và một văn bản được tiết lộ hồi năm 2017 cho thấy ông Trump đang có khoản nợ ít nhất 130 triệu đô la với ngân hàng này.
Trát đòi đối với Capital One, vốn do Ủy ban Các dịch vụ Tài chính đưa ra, đòi cung cấp tài liệu liên quan đến nhiều thực thể có gắn với công việc kinh doanh khách sạn của Tổ chức Trump.
Hồi tháng 3, trước khi ra trát đòi, các nhà lập pháp Dân chủ đã yêu cầu Capital One giao nộp các tài liệu về khả năng xung đột lợi ích của khách sạn của ông Trump ở Washington và các lợi ích kinh doanh khác kể từ khi ông trở thành Tổng thống hồi năm 2017
Khi yêu cầu thẩm phán Ramos chặn các trát đòi này hôm 22/5, luật sư của ông Trump lập luận rằng chúng vượt quá thẩm quyền của Quốc hội và là ‘biểu hiện của cuộc điều tra vào các vấn đề cá nhân và riêng tư’.
Tuy nhiên, thẩm phán Ramos nhận thấy rằng các trát đòi này là được phép trong thẩm quyền rộng lớn của Quốc hội để thực hiện các cuộc điều tra.
Phán quyết của ông Ramos được đưa ra chỉ hai ngày sau khi một thẩm phán liên bang ở Washington ra phán quyết chống lại Tổng thống trong một vụ việc tương tự và yêu cầu công ty kiểm toán của ông Trump phải tuân thủ trát đòi của Quốc hội về các hồ sơ tài chính của Tổng thống Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-kh%C3%A1ng-ngh%E1%BB%8B-ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-giao-n%E1%BB%99p-h%E1%BB%93-s%C6%A1-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh/4931707.html
Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol vừa phá
đường dây ấu dâm xuyên Úc, Thái, Mỹ
50 trẻ em được giải cứu và chín người bị bắt sau cuộc điều tra của Interpol về một đường dây ấu dâm quốc tế.Các cuộc bắt giữ được thực hiện ở Thái Lan, Mỹ, Úc, và dự kiến ở một số nước khác, Interpol cho hay.
Cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2017, tập trung vào một trang web đen thu hút hơn 63.000 người sử dụng toàn cầu.
VN có dùng khoa học chống nạn ấu dâm?
Nhiều ý kiến bùng ra về quyền phát ngôn của bà Thư Đỗ
VN: Có ít nhất 8 vụ ấu dâm trong tháng Tư
Cảnh sát cho rằng còn có hơn 100 trẻ em khác đã bị lạm dụng và hiện đang nỗ lực để xác minh danh tính các em này.
Interpol công bố Chiến dịch Blackwrist sau khi phát hiện ra hình ảnh của 11 trẻ em trai dưới 13 tuổi bị lạm dụng trên một website mà nội dung được mã hóa để đảm bảo bí mật.
Trang web đen này không thể được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm thông thường.
Cục Điều tra Nội địa Hoa Kỳ (HSI) đã lần ra địa chỉ IP của website này, nơi đăng tải các video và hình ảnh lạm dụng trẻ em.
Các nhà điều tra cho hay những kẻ lạm dụng đăng các hình ảnh này hàng tuần và thường che mặt các em để các nhà điều tra khó nhận diện hơn.
Những vụ bắt giữ đầu tiên diễn ra vào năm ngoái, khi quản trị chính của website, Montri Salangam, bị giam ở Thái Lan, và một quản trị khác, Ruecha Tokputza, bị bắt ở Úc.
Salangam, người lạm dụng một trong các cháu trai của mình, nhận án tù 146 năm ở Thái Lan, trong khi kẻ đồng lõa với hắn ta nhận mức 36 năm.
Tokputza nhận mức án 40 năm tù hôm thứ Sáu, nhận 51 tội danh liên quan đến lạm dụng 11 trẻ, bản án nặng nhất từ trước tới nay ở Úc dành cho tội phạm lạm dụng trẻ em.
Cảnh sát tìm thấy hàng ngàn ảnh chụp tại Thái Lan và Úc trong các thiết bị điện tử của tên này.
Trong một số ảnh, Tokputza là kẻ lạm dụng chính. Nạn nhân trẻ tuổi nhất mới 15 tháng tuổi.
“Bị cáo là cơn ác một tồi tệ nhất của trẻ em, là nỗi kinh sợ của các bậc cha mẹ, là mối đe dọa của cộng đồng,” thẩm phán Liesl Chapman nói trong phiên tòa tại Adelaide.
Danh tính của những đối tượng khác bị bắt chưa được tiết lộ, nhưng sống tại Mỹ, và nắm giữ các vị trí công việc đòi hỏi độ tín nhiệm cao, ông Eric McLoughlin, tùy viên khu vực của HSI tại Bangkok, tiết lộ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48392352
Anh: Các ứng viên thay Thủ tướng May
‘đụng độ’ quan điểm
Các ứng viên kế nhiệm Thủ tướng Anh Theresa May đã đụng độ nhau về lập trường và quan điểm về Brexit ngay khi cuộc vào số 10 phố Downing bắt đầu.Rory Stewart nói ông sẽ không phục vụ dưới thời đối thủ Boris Johnson vì sự ủng hộ của ông cho việc rời EU mà không có thỏa thuận.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, nhân vật thứ năm của đảng Bảo thủ tham gia cuộc đua, nói người kế nhiệm bà May phải “trung thực mạnh mẽ” hơn về “các đánh đổi” cần có để đạt được thỏa thuận thông qua Nghị viện.
Brexit: Pháp và EU phản ứng về Thủ tướng May ‘từ chức’
Brexit: Thủ tướng Anh ‘sẽ từ chức vào ngày 7/6′
Chúng ta cần một khởi đầu mới và một gương mặt tươi mới để đảm bảo đất nước này chiến thắng trong các trận chiến của thập niên 2020 và thịnh vượng trong nhiều năm tớiBộ trưởng Matt Hancock
FB Live về sự kiện Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức
Cuộc đua đang bắt đầu sẽ quyết định ai là thủ tướng tiếp theo của Vương quốc Anh.
Ban lãnh đạo đảng Bảo thủ hy vọng một nhà lãnh đạo mới sẽ được chọn vào cuối tháng 7/2019.
Bà May xác nhận vào hôm thứ Sáu, 24/5/2019, rằng bà sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ vào ngày 7/6, nhưng sẽ tiếp tục làm Thủ tướng trong khi cuộc chạy đua vào ghế lãnh đạo diễn ra.
Bà đã đồng ý với Chủ tịch Ủy ban 1922 của các thành viên cao cấp đảng này, ông Graham Brady, rằng quá trình chọn một nhà lãnh đạo mới sẽ bắt đầu vào tuần lễ sau khi bà từ chức.
Năm ứng cử viên, cho đến nay, đã xác nhận ý định đứng ra tham dự cuộc đua, đó là: Jeremy Hunt – Bộ trưởng Ngoại giao; Rory Stewart – Bộ trưởng Phát triển Quốc tế; Matt Hancock – Bộ trưởng Y tế; Boris Johnson – cựu ngoại trưởng, kiêm cựu Thị trưởng London và Esther McVey – cựu Bộ trưởng Việc làm và Hưu bổng.
Cần ‘gương mặt mới mẻ’
Thông báo về việc ứng cử của mình, ông Hancock đã bác bỏ một cuộc tổng tuyển cử nhanh chóng để giải quyết bế tắc Brexit, nói rằng điều này sẽ là “thảm họa cho đất nước” và sẽ có nguy cơ chứng kiến lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn nắm quyền “vào Giáng sinh”.
Thay vào đó, ông nói rằng trọng tâm của ông sẽ là có được một thỏa thuận Brexit thông qua Nghị viện hiện tại và “cân bằng” lập trường với các nghị sĩ về ý nghĩa của việc này đối với Vương quốc Anh.
Bà May đồng ý lên thời biểu chọn tân thủ tướng Anh
Brexit: Anh quốc hỏi ‘bao giờ cho tới tháng Mười’
Brexit: Thủ tướng Anh tìm cách giải thế bế tắc trong nước và EU
Ông Hancock nói với kênh Radio 4 Today của BBC rằng không có lý do gì để trở thành thủ tướng trừ khi ông thẳng thắn về các đánh đổi – “giữa chủ quyền và tiếp cận thị trường và các đánh đổi để có được thỏa thuận thông qua Nghị viện này”.
Ông cũng nói rằng đảng cầm quyền cần một “nhà lãnh đạo cho tương lai mà không chỉ bây giờ” để có khả năng lôi cuốn các cử tri trẻ tuổi.
“Chúng ta cần phải tiến lên từ nền chính trị khủng khiếp trong ba năm qua,” ông nói.
“Chúng ta cần một khởi đầu mới và một gương mặt tươi mới để đảm bảo đất nước này chiến thắng trong các trận chiến của thập niên 2020 và thịnh vượng trong nhiều năm tới.”
Ông Stewart kêu gọi các chính trị gia nói ra sự thật về lập trường của họ về Brexit và đề nghị, vì lý do đó, ông không thể phục vụ trong một nội các dưới thời Boris Johnson.
Tôi không ác ý với bất kỳ ứng cử viên nào nhưng sẽ ưa thích ai đó muốn tìm một sự thỏa hiệp đối với Brexit và tỏ ra thực tế về những gì có thể đạt đượcBộ trưởng Amber Rudd
“Tôi đau đớn khi nói ra điều đó”, ông nói với BBC News.
“Boris có rất nhiều, nhiều phẩm chất nhưng tôi đã nói chuyện với ông ấy vài ngày trước và tôi nghĩ ông ấy đã nói với tôi rằng ông ấy sẽ không đi theo Brexit không có thỏa thuận.
“Ông ấy bây giờ đã bước ra công luận và phát biểu hôm qua rằng ông sẽ tìm kiếm thứ gì đó mà tôi tin là không thể thực hiện được, không cần thiết và sẽ gây thiệt hại cho đất nước cùng nền kinh tế của chúng ta.”
Ông Johnson đã nói với một hội nghị kinh tế ở Thụy Sĩ vào hôm thứ Sáu, 24/5, rằng một nhà lãnh đạo mới sẽ có “cơ hội để làm những điều khác biệt”.
“Chúng ta sẽ rời EU vào ngày 31/10, có thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận. Cách để có được một thỏa thuận tốt là chuẩn bị cho việc không có một thỏa thuận.”
Hầu hết các nhà cái đều ưa thích ông Johnson, so với cựu Bộ trưởng Brexit Dominic Raab và Bộ trưởng Môi trường Michael Gove, người vẫn chưa ra tuyên bố.
Hơn một chục thành viên cao cấp của đảng Bảo thủ được cho là đang xem xét nghiêm túc cuộc tranh cử – bao gồm ông Graham, người đã từ chức Chủ tịch Ủy ban 1922.
Bộ trưởng Việc làm và Hưu bổng Amber Rudd đã loại trừ bản thân, nói với BBC rằng đảng và đất nước muốn “một người nhiệt tình với Brexit hơn tôi”.
Khi được hỏi ai là người mà bà sẽ ủng hộ, bà Rudd nói với Radio 4′s Today rằng bà sẽ “không ác ý” với bất kỳ ứng cử viên nào nhưng sẽ ưa thích ai đó “muốn tìm một sự thỏa hiệp” đối với Brexit và tỏ ra thực tế về những gì có thể đạt được “.
‘Làm những điều khác biệt’
Các nghị sĩ đảng Bảo thủ còn thời hạn đến tuần bắt đầu ngày 10/6 để ghi danh chính thức, và bất kỳ ai trong số họ cũng có thể đứng ra tranh cử – miễn là họ có sự ủng hộ của hai đồng nghiệp tại Quốc hội.
Các ứng cử viên sẽ được giảm xuống cho đến khi còn lại hai người, và vào tháng Bảy, tất cả các thành viên của đảng sẽ bỏ phiếu để quyết định người chiến thắng.
Đảng Bảo thủ có 124.000 thành viên, tính đến tháng 3/2018. Nhà lãnh đạo cuối cùng được bầu bởi các thành viên của đảng là David Cameron vào năm 2005, vì đối thủ cuối cùng trong cặp cạnh tranh với bà Theresa May đã rút hồi năm 2016 để mở đường cho bà.
Thông báo về sự ra đi của mình ở Phủ Thủ tướng tại phố Downing, bà May kêu gọi người kế nhiệm của mình “tìm cách tiến lên để tôn vinh kết quả của cuộc trưng cầu dân ý” và tìm kiếm “sự đồng thuận” trong Nghị viện.
Trong khi đó, người giữ vị trí tương đương Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ đối lập, ông John McDonnell đề nghị đảng Lao động có thể cần phải củng cố vị trí của mình trong một cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit nếu đảng Bảo thủ bầu ai đó sẵn sàng theo đuổi một Brexit không có thỏa thuận.
Ông McDonnell nói với kênh Radio 4 Today rằng “một số hình thức bỏ phiếu công khai” chắc chắn sẽ cần thiết trong tình huống đó và ông sẽ tìm cách nói chuyện với các nghị sĩ từ tất cả các đảng phái để có cố gắng các tiềm năng và hạ bệ một chính phủ cố đưa nước Anh ra khỏi EU mà không cần thỏa thuận.
Hầu hết các thành viên của hầu hết các đảng phái ở Anh đều thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng các thành viên của đảng Bảo thủ thuộc tầng lớp trung lưu nhất trong tất cả: 86% rơi vào nhóm ABC1, theo phân loại xã hội của Anh.
Khoảng một phần tư trong số họ hiện hoặc đã từng tự chủ về việc làm, gần một nửa trong số họ làm việc, hoặc đã từng làm công ăn lương trong khu vực tư nhân.
Gần bốn trong số 10 tự xếp thu nhập hàng năm của họ ở mức hơn 30.000 bảng, và một trong số 20 người xếp ở mức hơn 100.000 bảng. Như vậy, các thành viên của đảng Bảo thủ thuộc tầng lớp khá giả hơn hầu hết các cử tri.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48409072
Anh Quốc : Ai sẽ thay thế thủ tướng Theresa May?
Thanh HàNgay sau khi bà Theresa May thông báo từ chức thủ tướng hôm 24/05/2019, đã có khoảng 20 dân biểu lao vào tranh chức chủ tịch đảng Bảo Thủ và trở thành thủ tướng tại vương quốc Anh.
Sáng 25/05, bộ trưởng Y Tế Matt Hancock cho biết sẵn sàng thay thế bà Theresa May. Ông là ứng viên thứ năm trong cuộc chạy đua vào số 10 Downing Street. Trong cuộc chạy đua này, cựu ngoại trưởng Boris Johnson, người có lập trường cứng rắn về Brexit, đang dẫn đầu.
Thông tín viên Muriel Delcroix từ Luân Đôn giải thích :
« Những giọt nước mắt của Theresa May không khiến các thành viên trong đảng mủi lòng. Có gần 20 dân biểu thuộc đảng Bảo Thủ không che giấu ý định ra thay thế bà. Đứng đầu trong số đó là nhiều bộ trưởng trong nội các Theresa May, kể cả những người trung thành với bà nhất .
Danh sách các ứng viên tương đối cân bằng về tỷ lệ nam-nữ, nhưng phần lớn là những người chủ trương Brexit. Khác biệt ở đây chỉ là họ cứng rắn nhiều hay ít trên vấn đề này mà thôi.
Các ứng viên ra tranh chức chủ tịch đảng có một mẫu số chung : Ít được công chúng biết đến và cũng không có nhiều kinh nghiệm, cá tính không quá mạnh, ngoại trừ ba trường hợp.
Trước hết là đương kim ngoại trưởng Jeremy Hunt, người mà trước đây chủ trương nước Anh phải ở lại trong Liên Âu. Ngay từ tối qua (24/05), ông tuyên bố cực lực bảo vệ kế hoạch Brexit và thậm chí còn so sánh Liên Hiệp Châu Âu với Liên Xô xưa kia.
Người thứ nhì muốn ngồi vào chiếc ghế thủ tướng của Theresa May là bộ trưởng Môi Trường Michael Gove, một chính khách đầy thủ đoạn, từ lâu đã kiên nhẫn đứng trong bóng tối chờ cơ hội. Ngay từ đầu, Gove đứng về phe Brexit và là một trong những nhân vật then chốt, cùng với Boris Johnson, đem lại chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016. Nhưng cũng chính ông Gove đã phản bội Johnson khi đảng tìm người thay thế thủ tướng David Cameron.
Trường hợp thứ ba là Boris Johnson. Hiện tại, ông này được coi là có nhiều triển vọng hơn cả. Vốn chủ trương nước Anh không cần đạt được thỏa thuận với Bruxelles về Brexit, từ hôm qua, ông đã thông báo ra tranh chức chủ tịch đảng. Tuy nhiên, con đường vào phủ thủ tướng Anh của Johnson đầy chông gai, bởi vì tuy là gần gũi với tầng lớp đảng viên nòng cốt, Boris Johnson lại có khá nhiều địch thủ nặng ký, nhiều người trong số này sẽ chơi trò thọc gậy bánh xe ».
Liên Hiệp Châu Âu sẽ không nhân nhượng với tân nội các Anh
Các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã nhanh chóng phản ứng sau khi thủ tướng Anh Theresa May thông báo chính thức rời khỏi chính phủ ngày 07/06/2019. Tuy nhiên, Bruxelles khẳng định giữ nguyên lập trường về thỏa thuận Brexit, dù có thể xảy ra đối đầu căng thẳng với tân nội các Anh.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet giải thích :
« Các nước Liên Hiệp Châu Âu không tỏ ra xúc động mà cũng chẳng hào hứng. Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố tôn trọng quyết định của thủ tướng Anh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh tinh thần dũng cảm của bà Theresa May. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cũng phát biểu tương tự.
Nhưng Ủy Ban Châu Âu cũng nói ngay là quyết định của bà May không làm thay đổi được điều gì. Đối với Ủy Ban, cũng như đối với thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, thỏa thuận Brexit đạt
được với Anh Quốc vẫn nằm trên bàn. Và ngoại trưởng Ailen Simon Coveney báo trước với người kế nhiệm bà Theresa May rằng đừng hy vọng vào một cuộc đàm phán mới.
Chính phủ Tây Ban Nha tỏ ra bi quan hơn và không thấy giải pháp nào khác, ngoài khả năng Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận (No deal). Đây cũng là kịch bản mà 27 thành viên còn lại lo ngại nhất. Đối với Madrid, cũng như nhiều chính phủ khác, kịch bản xấu nhất này hoàn toàn do lỗi của chính phủ và Nghị Viện Anh.
Dù với khả năng « Brexit cứng », nhiều nước vẫn tin rằng thỏa thuận với Anh Quốc chưa chết, mà chỉ được tạm gác lại, vì ngày nào mà Luân Đôn muốn bắt đầu các cuộc đàm phán thiết lập quan hệ thương mại với Liên Hiệp Châu Âu, chính phủ Anh sẽ phải tuân theo những điều khoản được ấn định trong thỏa thuận Brexit ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190525-anh-quoc-ai-se-thay-the-thu-tuong-theresa-may
Brexit: Pháp kêu gọi Anh làm rõ lập trường về Brexit
Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp kêu gọi nước Anh “nhanh chóng làm rõ” về Brexit sau khi Thủ tướng Theresa May tuyên bố từ chức.Ông Macron nhấn mạnh sự cần thiết phải “duy trì hoạt động trơn tru của EU”, khi Ủy ban châu Âu loại trừ bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách Brexit.
Brexit: Thủ tướng Anh ‘sẽ từ chức vào ngày 7/6′
FB Live về sự kiện Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức
Bà May đồng ý lên thời biểu chọn tân thủ tướng Anh
Brexit: Anh quốc hỏi ‘bao giờ cho tới tháng Mười’
Brexit: Thủ tướng Anh tìm cách giải thế bế tắc trong nước và EU
Bà May ra thông báo sẽ từ chức vào ngày 7/6, sau ba lần Thỏa thuận Brexit với EU mà bà đề xuất bị bác tại Nghị viện.
Ông Macron cũng hòa với các nhà lãnh đạo EU vinh danh “lòng can đảm” của bà May.
Thỏa thuận rút nước Anh ra khỏi EU đã đạt được với khối này vào tháng 11/2018, sau các cuộc đàm phán gian khổ.
‘Sẽ không có thay đổi’
Ủy ban Châu Âu nói rõ rằng họ sẽ làm việc với người kế nhiệm của bà Theresa May nhưng sẽ không có bất kỳ thay đổi nào đối với Thỏa thuận Brexit.
“Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker đã theo dõi thông báo của Thủ tướng May sáng nay mà không có niềm vui cá nhân”, phát ngôn viên của Ủy ban này, Mina Andreeva nói.
“Chủ tịch rất thích và đánh giá cao khi làm việc với Thủ tướng May và, như ông đã nói trước đây, Theresa May là một người phụ nữ can đảm, người mà ông rất kính trọng.
“Ông ấy sẽ tôn trọng và thiết lập quan hệ làm việc với bất kỳ thủ tướng mới nào, dù họ là ai, mà không ngừng lại các cuộc đối thoại với Thủ tướng May. Và quan điểm của chúng tôi về Thỏa thuận Brexit và bất cứ điều gì khác đã được đặt ra. Sẽ không có thay đổi nào cả.”
Trong một cuộc phỏng vấn trước khi bà May từ chức, ông Juncker đã hỏi: “Làm thế nào người khác có thể đạt được những gì mà bà ấy không thể?”
Một tuyên bố từ văn phòng của tổng thống Pháp nói: “Các nguyên tắc của EU sẽ tiếp tục được áp dụng, trong đó ưu tiên cho hoạt động trơn tru của EU, và điều này đòi hỏi phải được làm rõ nhanh chóng.
“Tại thời điểm của một lựa chọn quan trọng, việc bỏ phiếu bác bỏ mà không đưa ra một dự án thay thế sẽ dẫn đến sự bế tắc.”
Trong các phản ứng khác từ EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng đất nước của bà sẽ tiếp tục hướng tới một Brexit “có trật tự”, và nói thêm rằng chính phủ của bà sẽ “tiếp tục nỗ lực để đảm bảo có mối quan hệ đối tác tốt với Vương quốc Anh”
Người đứng đầu EU, nhà đàm phán Brexit, Michel Barnier, đã bày tỏ “sự tôn trọng hoàn toàn” đối với bà May, “vì quyết tâm của bà, với tư cách là Thủ tướng, khi làm việc theo hướng Anh rút khỏi EU”
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhấn mạnh rằng Thỏa thuận Brexit vẫn còn nằm “trên bàn.”
Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar cảm ơn bà May vì “đồng ý với chúng tôi để giữ lại và củng cố Khu vực du lịch chung”, đảm bảo các quyền đối ứng cho công dân Ireland và Anh ở hai nước. Sự sắp xếp đó, theo ông, sẽ “chịu đựng được Brexit dưới mọi hình thức”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48402436
Nổ ở Lyon : Cảnh sát Pháp truy lùng một nghi can
Thanh PhươngTừ tối hôm qua, 24/05/2019, cảnh sát Pháp đã truy lùng một nghi can sau vụ nổ của một thùng hàng gài chất nổ tại thành phố Lyon, khiến một chục người bị thương nhẹ. Tuy nhiên, theo bộ trưởng Tư Pháp Nicole Belloubet, hiện còn quá sớm để khẳng định đây là một « hành động khủng bố ».
Một túi sách hay một thùng hàng chứa đầy ốc vít, đinh và bu-lông đã được đặt trước một tiệm bán bánh mì nằm trên phố Victor Hugo, gần quảng trường Bellecour, khu trung tâm thành phố Lyon. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 17h30, giờ địa phương. Theo tổng kết mới nhất có 13 người bị thương nhẹ trong vụ nổ.
Ngay sau vụ nổ, cảnh sát đã nhanh chóng di tản mọi người ra khỏi con đường nói trên và phong tỏa toàn bộ khu vực. Bộ Nội Vụ Pháp đồng thời đã quyết định tăng cường an ninh tại những nơi đón tiếp công chúng, cũng như tại những nơi diễn ra các sự kiện thể thao, văn hóa, tôn giáo.
Cảnh sát đã cho phổ biến bức ảnh của nghi can, trích từ đoạn video của camera an ninh của thành phố. Theo một nguồn tin theo dõi sát cuộc điều tra, nghi can này là một người đàn ông khoảng 30 tuổi, nhưng hiện giờ chưa thể đưa ra các giả thuyết về lai lịch cũng như động cơ hành động của nghi can.
Trong cuộc họp báo vào trưa nay, chưởng lý Paris Rémy Heitz cho biết là mọi phương tiện đang được huy động để nhanh chóng xác định và bắt giữ tác giả vụ nổ. Theo ông, hiện giờ chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ này.
Với nửa triệu dân, Lyon là một trong những thành phố đông dân nhất nước Pháp, sau Paris và Marseille. Vụ nổ xảy ra vào lúc cử tri Pháp đang chuẩn bị đi bỏ phiếu ngày 26/05 trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu.
Từ năm 2015 đến nay, nước Pháp đã bị một loạt vụ tấn công khủng bố khiến 251 người chết, vụ mới nhất xảy ra tại thành phố Strasbourg ngày 11/12/2018, khiến 5 người chết và 10 người bị thương.
Kể từ sau vụ nổ súng ở Strasbourg, an ninh trên toàn nước Pháp đã được tăng cường, vì đối với nhà chức trách nguy cơ khủng bố vẫn rất cao.
http://vi.rfi.fr/phap/20190525-no-o-lyon-canh-sat-phap-truy-lung-mot-nghi-can
Quan chức Iran dọa
đánh chìm tàu chiến Mỹ bằng ‘vũ khí bí mật’
Iran có thể đánh chìm các tàu chiến của Mỹ được điều đến khu vực Vùng Vịnh bằng phi đạn và “vũ khí bí mật,” một quan chức quân sự cao cấp của Iran được dẫn lời phát biểu bởi hãng thông tấn bán chính thức Mizan vào ngày thứ Bảy.Mỹ hôm thứ Sáu loan báo điều động 1.500 binh sĩ đến Trung Đông, mô tả đây là một nỗ lực nhằm tăng cường phòng thủ chống lại Iran trong khi họ cáo buộc Vệ binh Cách mạng của Iran chịu trách nhiệm trực tiếp về những vụ tấn công tàu chở dầu trong tháng này.
“Mỹ … đang gửi hai tàu chiến đến khu vực. Nếu họ có hành vi ngu xuẩn dù chỉ nhỏ nhất, chúng tôi sẽ gửi những con tàu này xuống đáy biển cùng với thủy thủ đoàn và máy bay của họ bằng cách sử dụng hai phi đạn hoặc hai vũ khí bí mật mới,” Tướng Morteza Qorbani, cố vấn cho bộ tư lệnh quân đội Iran, nói với Mizan.
Đây là những hành động mới nhất của chính quyền Trump trong khi họ nêu bật điều mà họ coi là mối đe dọa tấn công tiềm tàng của Iran, và theo sau các quyết định tăng tốc triển khai một nhóm tàu sân bay tấn công cũng như điều các máy bay ném bom và phi đạn Patriot bổ sung đến Trung Đông.
Các chuyên gia phương Tây cho rằng Iran thường phóng đại năng lực vũ khí của mình, dù có những lo ngại về chương trình phi đạn và đặc biệt là phi đạn đạn đạo tầm xa.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-iran-doa-danh-chim-tau-chien-my-bang-vu-khi-bi-mat/4932411.html
Trung Quốc: Bị phạt vì ‘vừa lái xe vừa gãi mặt’
By News from Elsewhere……as found by BBC MonitoringMột người đàn ông ở miền đông Trung Quốc vừa nhận một hóa đơn tiền phạt, trừ hai điểm trên bằng lái xe vì anh ta vừa lái xe…vừa gãi mặt.
Camera giám sát giao thông sử dụng thông minh nhân tạo đã chụp ảnh anh Liu đang gãi mặt khi đi ngang qua một ngã tư đèn đỏ ở tỉnh Tế Nam.
Khi về đến nhà, Liu nhận được một thông báo rằng anh đã vi phạm luật giao thông khi “vừa lái xe vừa nghe điện thoại” kèm theo hình ảnh “tang chứng”.
Anh ta được thông báo rằng sẽ bị trừ hai điểm trên bằng lái xe và phải trả khoản tiền phạt khoảng 50 nhân dân tệ (170.000 VND).
Về việc TP HCM lắp camera nhận diện mặt người
Công an Trung Quốc đeo kính giám sát
Mừng hay lo: Nhận dạng tự động để bắt nghi phạm?
San Francisco cấm công nghệ nhận diện khuôn mặt
“Tôi thường thấy trên mạng người ta tố giác những người vừa lái xe vừa sờ chân [một người khác] nhưng sáng nay, chỉ vì tôi chạm vào mặt tôi, mà tôi cũng bị chụp hình ‘khi vi phạm pháp luật’!”, anh Liu viết mạng xã hội Sina Weibo,
Liu chia sẻ bức ảnh của camera giám sát và nói rằng anh ta sẽ đến cơ quan chức năng để cố gắng giải quyết, sau khi “không ai chịu giúp anh ta” qua điện thoại.
Tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng cơ quan giao thông của thành phố hiện đã hủy vé phạt của anh ta và nói rằng “hệ thống giám sát giao thông sẽ tự động nhận diện hành động của tài xế và sau đó chụp ảnh”, nên đã nhầm hành động gãi mặt của anh ta với việc cầm một chiếc điện thoại.
Câu chuyện này nhành chóng thành một chủ đề bàn tán trên mạng. Nhiều người nói rằng vị trí bàn tay của anh ta trông như anh ta đang cầm một chiếc điện thoại “vô hình”, một số người cũng bày tỏ mối quan ngại về mức độ giám sát đối người dân.
“Điều này khá là xấu hổ”, một người nói, “những người bị theo dõi không có quyền riêng tư gì cả.”
“Quyền riêng tư của người dân Trung Quốc – điều này không quan trọng à?” người khác hỏi.
Có hơn 170 triệu camera giám sát trên toàn Trung Quốc và nước này có kế hoạch lắp đặt thêm 400 triệu vào năm 2020.
Nhiều camera được trang bị công nghệ thông minh nhân tạo bao gồm nhận diện khuôn mặt, và trong khi một số camera chỉ có thể nhận diện được khuôn mặt, một số khác có thể ước tính được cả tuổi tác, sắc tộc và giới tính.
Tổng hợp bởi Kerry Allen.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48407073
Trung Quốc phản đối Thượng viện Mỹ
về dự luật cấm vận Biển Đông
Trung Quốc hôm 23/5 lên tiếng chỉ trích các Thượng Nghị sĩ Mỹ vì đã đề xuất một dự luật nhắm vào các hoạt động mở rộng và quân sự hoá của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông đang có tranh chấp giữa các nước.“Dự luật vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và quan hệ quốc tế, và phía Trung Quốc chắc chắn phản đối mạnh mẽ dự luật này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm thứ Năm.
Trước đó, 13 Thượng Nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đã ủng hộ đề xuất dự luật mới tại Thượng Viện với hy vọng dự luật sẽ được thông qua ở cả hai viện trước khi được Tổng thống ký đưa thành luật.
Theo dự luật, những cá nhân và tổ chức tham gia vào các hoạt động phi pháp và nguy hại ở Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Mỹ trừng phạt bằng cách tích thu các tài sản về tài chính ở Mỹ, thậm chí không cấp visa vào Mỹ.
Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, một trong những người đề xuất dự luật nói với South China Morning Post hôm 23/5 rằng dự luật nhằm thắt chặt hơn nữa các nỗ lực của Mỹ và đồng minh để đối phó với hoạt động quân sự hóa nguy hiểm và phi pháp của Trung Quốc ở vùng tranh chấp mà Trung Quốc đã chiếm đóng ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc xây dựng các bãi đá ở khu vực tranh chấp được đề cập trong dự luật là hoàn toàn nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc. Ông Lục Khảng cũng thúc giục Hoa Kỳ không nên ký thành luật dự luật này vì điều này sẽ làm hỏng quan hệ hai nước.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Trung Quốc hiện cũng đang có tranh chấp về chủ quyền với Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, ở biển Hoa Đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-slams-us-senate-proposal-bill-on-scs-05252019095244.html
TQ đã sẵn sàng quay lại đàm phán với Mỹ
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho hay nước này đã sẵn sàng để tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, trong bối cảnh chính quyền Trump vừa cấm Huawei, công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc.Đàm phán thương mại Mỹ-Trung tạm ngưng kể từ vòng đàm phán thứ 11 đổ bể tại Washington ngày 10/5. Tổng thống Trump tái tục nâng thuế lên hàng Trung Quốc. Không lâu sau Trung Quốc trả đũa cũng bằng áp thuế đối với hàng Mỹ.
Quan hệ hai bên ngày càng gay gắt khi tuần trước chính quyền Mỹ cấm tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc sử dụng công nghệ và linh kiện của Mỹ do lo ngại an ninh quốc gia, động thái được coi như đòn giáng chí tử đối với tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới này. Trước đó một tập đoàn công nghệ khác là ZTE cũng bị lệnh cấm vận tương tự và gần như đã tê liệt hoạt động, buộc phải chấp nhận nộp phạt và tuân theo các yêu cầu cải tổ bộ máy của Mỹ để có thể tiếp tục hoạt động. Huawei tỏ ra cứng rắn hơn khi tuyên bố họ đã có sự chuẩn bị cho việc này.
Gần đây một tập đoàn công nghệ lớn khác của Trung Quốc là Hikvision chuyên sản xuất thiết bị theo dõi video cũng đang đối mặt với lệnh hạn chế mua công nghệ Mỹ, theo New York Times. Cổ phiếu của công ty này lập tức giảm 10% trong phiên mở cửa hôm nay.
Trung Quốc cũng không ngồi yên. Bắc Kinh đang khuấy động phong trào chống Mỹ trong nước bằng việc liên tục chiếu các bộ phim chống Mỹ, kêu gọi tẩy chay và đưa tin, bài buộc tội Hoa Kỳ. Ngoài thuế, nhiều người đồn đoán Trung Quốc sẽ trả đũa Mỹ bằng việc ngừng bán đất hiếm, một loại nguyên liệu quan trọng đối với ngành điện tử, viễn thông và quân sự mà Trung Quốc sản xuất tới 90% trên toàn cầu.
Bắc Kinh từng lớn tiếng tuyên bố việc nối lại đàm phán là vô ích chừng nào Mỹ không thay đổi các đòi hỏi vô lý.
Tuy nhiên trên kênh Fox News của Mỹ hôm 21/5, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải nói Bắc Kinh vẫn mở cửa đàm phán.
“Trung Quốc vẫn sẵn sàng tiếp tục đàm phán với những đồng nghiệp Mỹ để đạt được một cái kết. Cánh cửa của chúng tôi vẫn mở”, ông Thôi nói.
Thôi lặp lại lời cáo buộc của giới chức Bắc Kinh rằng Mỹ mới là người luôn thay đổi đòi hỏi trong thỏa thuận thương mại hại bên.
“Rõ ràng là phía Mỹ hơn một lần thay đổi quan điểm trong một đêm và phá bỏ thỏa thuận vốn đã đạt được”, Thôi nói. “Do đó chúng tôi vẫn cam kết với bất cứ điều gì chúng tôi đồng ý, nhưng phía Mỹ mới là người thường xuyên thay đổi.”
Lời của đại sứ Mỹ trái ngược với cáo buộc của Tổng thống Mỹ rằng đàm phán đổ bể là do phía Trung Quốc đòi rút lại nhiều cam kết quan trọng mà hai bên đã đạt được sau 10 vòng đàm phán.
Đầu tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra mặt thúc giục người dân chuẩn bị “cho Cuộc Trường Chinh”, gợi nhớ lại giai đoạn khó khăn của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi phải bỏ trốn Quốc Dân Đảng về căn cứ nông thôn xa xôi trong giai đoạn 1934-1936.
Ngoài ra các công ty Mỹ ở Trung Quốc liên tục báo cáo tình trạng sách nhiễu và cản trở, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, một điều được xem như đòn trả đũa khác của Trung Quốc.
Đại sứ Thôi Thiên Khải nói với Fox News rằng việc Mỹ cấm vận Huawei là “không có cơ sở và bằng chứng” và có thể gây tổn hại cho việc vận hành bình thường của thị trường.
“Tất cả mọi người đều biết Huawei chỉ là một công ty tư nhân. Nó chỉ là một công ty tư nhân bình thường của Trung Quốc. Vì thế toàn bộ hành động chống lại Huawei là có động cơ chính trị”, ông Thôi nói.
Ông không nhắc đến việc Trung Quốc từ lâu cấm một loạt các công ty Mỹ như Google, Facebook và Twitter hoạt động, viện dẫn lý do an ninh quốc gia.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28186-tq-da-san-sang-quay-lai-dam-phan-voi-my.html
Thương chiến Mỹ-Trung:
Bắc Kinh tố cáo Mỹ xảo ngôn
Trung Quốc hôm 24/5 đã cáo buộc các quan chức Mỹ nói dối công chúng về cuộc chiến thương mại trong bối cảnh căng thẳng ngày càng dâng cao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xung quanh tranh chấp mậu dịch.“Bên trong nước Mỹ ngày càng có nhiều nghi ngờ về cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây hấn với Trung Quốc,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói.
Các quan chức Mỹ ‘đã bịa đặt những lời dối trá để tìm cách khiến dân Mỹ hiểu sai lệch, và giờ đây họ đang cố gắng kích động sự chống đối ý thức hệ,” ông Lục trả lời khi được hỏi về lời phê phán mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhằm vào hãng viễn thông Huawei.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC hôm 23/5, ông Pompeo nói rằng Huawei có liên hệ với chính quyền Trung Quốc và bác bỏ lời khẳng định của ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, rằng công ty ông sẽ không bao giờ chia sẻ bí mật của người dùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/5 nói rằng những quan ngại của Mỹ về Huawei có thể được xử lý trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đồng thời vẫn gọi tập đoàn Trung Quốc này là ‘rất nguy hiểm’.
https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%C6%A1ng-chi%E1%BA%BFn-m%E1%BB%B9-trung-b%E1%BA%AFc-kinh-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-m%E1%BB%B9-x%E1%BA%A3o-ng%C3%B4n/4931714.html
0 comments