Tin Việt Nam – 10/09/2019
Friday, May 10, 2019
7:45:00 PM
//
Slider
,
Tin Việt Nam -
Nhà hoạt động Lê Anh Hùng
bị cưỡng bức điều trị tâm thần
Nhà hoạt động Lê Anh Hùng hiện đang bị đưa vào Bệnh viên Tâm Thần Trung Ương I tại Hà Nội.Thân nhân của nhà hoạt động Lê Anh Hùng gồm mẹ là bà Trần Thị Niêm, em trai, được cho thăm gặp và thông báo cho các bạn bè của nhà hoạt động này. Theo đó thì ông Lê Anh Hùng trông rất phờ phạc, yếu đi.
Gia đình cho biết ông Lê Anh Hùng bị cưỡng bức tiêm thuốc điều trị tâm thần. Bản thân ông này ý thức được biện pháp đó và nhờ thân nhân chuyển lời kêu cứu đến các nhà hoạt động khác đang ở bên ngoài lên tiếng giúp đỡ.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình tại Hà Nội và cũng là người cùng gia đình đến thăm nhà hoạt động Lê Anh Hùng cho chúng tôi biết thêm thông tin:
“Bây giờ thì đang ở trong bệnh viện tâm thần nhưng ở đó nó có một khu vực riêng mà chỗ đó không được ra vào tự do, phải có tên thăm nuôi nó gần như là trại tù đó nó không khắt khe bằng thôi vào thăm cũng phải có danh sách ấy không phải ai muốn vào cũng được. Hiện nay Hùng đang ở với ba người nữa và một phòng bệnh có 4 người và mấy người này cũng không kích động lắm vì họ ở bệnh lâu năm rồi nên cũng không gây khó khăn gì nhiều.”
Ngoài ra, nhà báo Nguyễn Vũ Bình còn cho hay vì đã có kết luận giám định tâm thần nên vụ án xét xử nhà hoạt động Lê Anh Hùng đã được tạm đình chỉ.
Đài Á Châu Tự Do không thể liên lạc được với Bệnh viện và trại giam để xác định thông tin được phía gia đình và người thân ông Lê Anh Hùng cho biết.
Nhà hoạt động Lê Anh Hùng từng có đơn gửi đến nhiều cấp và cả đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc để tố cáo một lãnh đạo cao cấp hiện còn đương chức.
Đơn thư của ông Lê Anh Hùng không hề được giải quyết. Ông Lê Anh Hùng cũng tham gia nhiều hoạt động gồm phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, bảo vệ môi trường, cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Ông từng bị cưỡng bức đi khám tâm thần lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2018. Lần thứ hai là vào tháng tư vừa qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/detained-activist-le-anh-hung-forced-to-treat-with-mental-05102019085848.html
Hai Facebookers bị kết án 11 năm tù
vì tuyên truyền chống nhà nước
Hai nữ Facebooker vừa bị tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 10/5 tuyên án tù với cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống nhà nước. Truyền thông trong nước loan tin vào cùng ngày.Hai bị cáo là Vũ Thị Dung (54 tuổi) và Nguyễn Thị Ngọc Sương (51 tuổi). Bà Dung bị kết án 6 năm tù, trong khi bà Sương phải chịu án 5 năm tù.
Cáo trạng của Viện kiểm sát được truyền thông trong nước trích đăng cho biết, từ tháng 8 năm 2018 đến ngày 10/10/2018, hai bị cáo đã sử dụng mạng xã hội Facebook với các tên Salem Trần, Hoa Hong Ha Ngoc, Ma Ma Ma Ma để tương tác với các tài khoản Facebook có tên Tân Thái và Benny Trương để xem, nghe nội dung các video, bài viết có nội dung chống phá nhà nước. Sau đó cả hai đã kích động, kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung QUốc, kích động người dân xuống đường biểu tình vào ngày 13/10/2018.
Cáo trạng cũng cho biết bà Dung đã làm các tờ truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước và rủ bà Sương đi rải truyền đơn tại 4 điểm ở thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai trước khi bị bắt giữ.
Luật An ninh mạng của Việt Nam đã bắt đầu đi vào hiệu lực từ đầu năm nay. Đây là bộ luật gặp nhiều chỉ trích của quốc tế vì bị cho là có những điều khoản thắt chặt kiểm soát tự do internet.
Từ năm 2018 trở lại đây, Việt Nam cũng gia tăng bắt giữ những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ. Từ đầu năm 2019 đến nay, RFA ước tính có ít nhất 10 tiếng nói chỉ trích chính quyền Việt Nam bị bắt giữ đã được truyền thông trong nước xác nhận. An xá Quốc tế hồi năm ngoái cho biết Việt Nam hiện vẫn giam giữ khoảng gần 100 tù nhân lương tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/facebookers-jailed-for-propaganda-against-state-05102019114034.html
Giáo phận công bố hoãn ‘hạ giải’ Nhà thờ Bùi Chu
Thông báo hoãn ‘hạ giải’ Nhà thờ Bùi Chu được giáo phận công bố hôm 10/5 sau khi kế hoạch tu sửa công trình này vấp phải phản ứng từ cộng đồng.Nhà thờ Bùi Chu, Công giáo và xã hội VN
Chuyên gia quốc tế nói gì về vụ Nhà thờ Bùi Chu?
Quanh việc ‘đại tu’ Nhà thờ Bùi Chu
“Sau khi cầu nguyện, suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của các linh mục hữu trách và những người thành tâm thiện chí về công trình Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu, chúng tôi xin thông báo tạm hoãn việc hạ giải nhà thờ của giáo phận của chúng tôi,” thông báo đăng trên website của Giáo phận Bùi Chu hôm 10/5 cho hay.
Thông báo này có đóng dấu và chữ ký của Linh mục Juse Nguyễn Đức Giang, Tổng đại diện, Trưởng ban Xây dựng Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.
Văn bản này được đăng tải vào 08:10 sáng 10/5.
Trước đó, hôm 1/5, Linh mục Joseph Trần Hưng Đạo, giám đốc Caritas Bùi Chu nói với BBC rằng việc trùng tu nhà nhà Bùi Chu sẽ được tiến hành vào ngày 13/5.
“Việc trùng tu Nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó…. Sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được?”
Một lãnh đạo tỉnh Nam Định không nêu tên đã xác định thông tin hoãn hạ giải Nhà thờ Bùi Chu với tờ Tuổi Trẻ.
Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu 134 tuổi là một Nhà thờ Công giáo Rôma, thuộc xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, được xây dựng dưới thời Pháp thuộc. Mặc dù không nằm trong danh mục Di sản được bảo vệ theo Luật Di sản Việt Nam, Nhà thờ Bùi Chu được đánh giá là công trình kiến trúc có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và tâm linh.
Giáo phận Bùi Chu cũng được coi là giáo phận đầu tiên tại Việt Nam.
Áp lực từ cộng đồng
Từ tháng Tư, trên mạng xã hội đã lan truyền thông tin Nhà thờ cổ Bùi Chu ở Nam Định sắp bị ‘đập đi xây mới’.
Sau đó, báo chí chính thống vào cuộc, đăng tải ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế về việc có nên hay không xây mới Nhà thờ Bùi Chu.
Nhiều kiến trúc sư và các chuyên gia về di sản đóng góp các đề xuất để tu sửa Nhà thờ Bùi Chu mà không phải đập đi xây mới.
Hôm 30/4, 25 kiến trúc sư, nhà bảo tồn di sản đã gửi đơn tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị, kiến nghị tạm dừng phá dỡ Nhà thờ Bùi Chu để chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng di sản quốc gia.
Nhóm kiến trúc sư này đã đến đánh giá tình trạng Nhà thờ Bùi Chu và kết luận ‘chỉ bị hư hỏng nhẹ’.
Cùng lúc đó là tiếng nói từ cộng đồng mạng kêu gọi ký các thỉnh nguyện thư trên trang change.org đề nghị gìn giữ di sản Nhà thờ Bùi Chu.
Save Heritage Vietnam, một cộng đồng Facebook mới được thành lập và ngay lập tức thu hút gần 2,000 followers, đã gửi thư cho Giáo hoàng Francis để thúc giục ông can thiệp vào vụ việc Bùi Chu.
Sau đó, hôm 3/5, trên website của Vatican (Vatican News) xuất hiện bài báo bằng tiếng Đức với tiêu đề: “Việt Nam: Liệu còn cứu được nhà thờ?”
Trong suốt đầu tháng Năm, Nhà thờ Bùi Chu và kế hoạch ‘hạ giải’, xây mới, đã trở thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn mạng và báo chí chính thống.
Hôm 7/5, ông Martin Rama, Cố vấn của Ngân hàng Thế giới và là giám đốc dự án của Trung tâm Phát triển Đô thị Bền vững (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cũng có thư ngỏ gửi Tổng giám mục Hà Nội Joseph Vũ Văn Thiên và Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu, Giáo phận Bùi Chu. Trong thư có đoạn: “Lịch sử sẽ không khoan dung với việc phá hủy Nhà thờ Bùi Chu…”
Sau hàng loạt động thái nói trên từ cộng đồng, hôm 7/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phải cử đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Lê Quang Tùng làm đại diện, về làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về việc phá dỡ Nhà thờ Bùi Chu.
Sáng 10/5, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO Việt Nam, ông Michael Croft đã gặp Đức giám mục Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu để trao đổi về việc trùng tu nhà thờ này, theo Tuổi Trẻ Online.
Cộng đồng mạng nói gì?
Thông tin hoãn hạ giải Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu đem lại sự phấn khởi cho cộng đồng mạng xã hội Việt Nam.
Facebooker Phan Ngọc Minh viết: “Các bạn thấy không? Suýt nữa thì người ta phá mất. Nhờ tiếng nói của cộng đồng đã cứu được công trình văn hóa để lại cho đời con cháu chúng ta…”
“Xin đừng thờ ơ. Xin đừng im lặng.”
Facebooker Phan Nguyễn Quế Mai: “Tin vui. Tạ ơn Chúa! Hy vọng nhà thờ cổ xưa và tuyệt đẹp này sẽ được cải tạo, nâng cấp chứ không bị đập bỏ. Cảm ơn bạn bè của tôi đã ký đơn thỉnh cầu với tôi. Cảm ơn các linh mục ở Bùi Chu vì đã lắng nghe những mong muốn của chúng tôi để bảo tồn địa danh cổ kính và tráng lệ này. Tôi cầu nguyện chúng ta sẽ tìm ra một giải pháp tốt nhất.”
Luật sư Nguyễn Văn Hòa viết trên Facebook cá nhân: “Hy vọng rằng sẽ có một ngôi Nhà thờ Bùi Chu mới và ngôi nhà thờ cũ vẫn được giữ lại làm di sản tôn giáo, kiến trúc và Nghệ thuật của Nam Định.”
Trang Facebook của NgoViet Architects & Planners “hoan nghênh quyết định tạm hoãn hạ giải Nhà thờ Bùi Chu của Linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Bùi Chu” và đưa ra một số các giải pháp để vừa “bảo tồn di sản và đảm bảo nhu cầu sử dụng của giáo dân trong giáo phận”.
“Tổ chức quy hoạch lại quần thể công trình (Nhà thờ Chính Tòa cũ và mới, Đền Thánh Đức Mẹ, Đại chủng viện, Cơ sở Dòng Đa Minh Bùi Chu, Cô nhi viện Thánh An, không gian công cộng và không gian xanh) đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.”
“Xây dựng một Nhà thờ Chính Tòa mới hoàn toàn, phục vụ nhu cầu bức thiết của giáo dân, tại một vị trí khuôn viên ở gần đó phù hợp với quy hoạch, trong đó chính quyền đặc cách cho phép gia tăng diện tích đất tôn giáo, để việc xây dựng công trình mới không bị giới hạn bởi chỉ tiêu đất tôn giáo của khu vực.”
“Nghiên cứu thực hiện việc bảo tồn và cải tạo công trình di sản nhà thờ hiện hữu theo các chức năng phù hợp mà giáo phận mong muốn (nhà thờ nhỏ, nhà nguyện, nhà triển lãm hoặc bảo tàng văn hóa lịch sử, nhà lưu niệm, văn phòng, thư viện thánh,…), với sự hỗ trợ về chuyên môn của các chuyên gia về bảo tồn công trình lịch sử, và sự hỗ trợ tài chính về bảo tồn di sản nếu cần thiết.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48223737
Cá chết hàng loạt trên bờ biển Đà Nẵng
Sáng ngày 10/5, người dân Đà Nẵng phát hiện cá chết hàng loạt dạt lên bờ biển với chiều dài khoảng 1 km. Báo Người Lao Động đưa tin vào cùng ngày.Theo Người Lao Động, người dân sinh sống tại khu vực phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê phát hiện một lượng lớn cá chết dạt vào bờ biển Nguyễn Tất Thành, bốc mùi hôi thối và gây ô nhiễm nặng. Ngoài cá chết, người dân cũng phát hiện rác dạt vào bờ, trong khi đơn vị môi trường chưa thu gom và xử lý kịp thời.
Khu vực có cá chết dạt vào bờ nhiều nhất được cho biết ở gần cửa xả Phú Lộc. Ước tính số cá chết dạt vào đây lên đến vài trăm kg và đang phân hủy do chưa được thu gom.
Cửa xả Phú Lộc xả nước thải từ sông Phú Lộc ra biển. Đây là con sông hàng ngày tiếp nhận các loại nước thải từ các kênh, hồ thuộc địa bàn các quận Thanh Khê, Liên Chiểu và Cẩm Lệ.
Theo báo chí trong nước, những năm gần đây sông Phú Lộc tiếp nhận ngày càng nhiều lượng nước thải chưa qua xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm kéo dài như tình trạng nước bốc mùi hôi thối hoặc tình trạng cá chết xuất hiện thường xuyên.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mass-fish-deaths-found-on-da-nang-beach-05102019084823.html
Dân chung cư treo biểu ngữ
phản đối dự án lấy đất công viên
Nhiều người dân chung cư ở Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, cùng nhau treo băng rôn, khẩu hiệu bày tỏ phản đối việc chính quyền lấy đất công viên làm bãi đậu xe ngầm và trung tâm thương mại.Truyền thông trong nước loan tin tại nhiều căn hộ ở chung cư gần Công viên Cầu Giấy cho giăng những biểu ngữ với nội dung ‘Phản đối xẻ thịt công viên Cầu Giấy’, ‘Phản đối phá vỡ quy hoạch công viên Cầu Giấy’, ‘Cứu Công viên Cầu Giấy’…
Vừa qua hằng ngàn người dân đã ký vào đơn gửi cơ quan chức năng nêu ý kiến phản đối dự án bãi đỗ xe ngầm, trung tâm thương mại trong đất công viên Cầu Giấy.
Người dân yêu cầu được đối thoại với chính quyền để bày tỏ ý kiến về các dự án trên đất công viên. Họ muốn được biết thông tin cụ thể về qui trình, cách thức, phạm vi mà phương Dịch Vọng tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cộng đồng dân cư; quá trình thu phiếu, thành phần kiểm phiếu và những người giám sát kiểm phiếu.
Nhiều dự án lấy đất của nông dân, cư dân cũng như đất công để giao cho công ty tư nhân tại nhiều nơi trên cả nước lâu nay bị những người trong cuộc phản đối.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/apt-residents-protest-plan-to-take-public-park-for-parking-n-trade-center-project-05102019083013.html
Thân một cổ mấy tròng nô lệ?
Blogger Nhân HòaDân ra Biển Đông đánh bắt cá thì bị cấm, đặc khu Vân Đồn đang được “làm chui”, Hà Nội có thể sẽ tham gia “Nhất Đới Nhất Lộ”… Trung Quốc chính là mẫu số chung cho tất cả những điều này. Rồi đây, dân Việt sẽ còn bị tròng thêm vào cổ những xiềng xích nào nữa?
Từ cấm đánh cá đến vay tiền xây cao tốc
Nếu định nghĩa “nô lệ” là những con người bị mất đi tự do cá nhân, kế sinh nhai của họ hoàn toàn phải phụ thuộc vào quyết định của mấy ông chủ ở đâu đó, thì một đại bộ phận dân Việt giờ đây đang ngày càng tiệm cận các chuẩn mực kinh điển ấy.
Này nhé, Trung Quốc vừa tuyên bố cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 1/5 đến 16/8 (kéo dài ba tháng rưỡi), từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển rộng lớn, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam) lẫn một phần trên Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng ngang nhiên cảnh cáo sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba lần mỗi ngày để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm.
Hẳn nhiên, “cái máy ghi âm” lại tiếp tục được phát, một phản ứng lấy lệ của Bộ Ngoại giao: “Việt Nam có zầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bla, bla…)” … Tuyên bố không mảy may có chút trọng lượng nào đối với ông “bạn vàng 4 tốt và 16 chữ” – cái danh xưng mà toàn dân Việt Nam đã “ngán đến tận cổ”, tới mức cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh gần đây buộc phải loại bỏ luận điệu bịp bợm này ra khỏi các văn bản “lưỡi gỗ”.
Rồi đây, chúng ta sẽ tiếp tục phải chứng kiến cảnh tàu chấp pháp Trung Quốc cố tình va chạm, húc và đâm chìm các phương tiện của bà con ngư dân vốn đang làm công việc sinh nhai trên chính ngư trường truyền thống của mình.
Vết thương càng thêm xát muối, khi vừa qua, thêm cả Indonesia, một đối tác quan trọng của Việt Nam trong ASEAN cũng bắt giam tàu cá Việt Nam ở Biển Đông.
Nhưng “hoạ phúc phải đâu một buổi!” Bởi cứ mãi “hèn với giặc, ác với dân”, tung hô “Biển Đông đã có Đảng và Nhà nước lo …”, chính quyền Hà Nội đã không chỉ “tự vả vào miệng mình” (Dễ trăm lần không dân cũng chịu – trong máu lửa chiến tranh họ từng nịnh dân như vậy), mà còn tỏ ra ngày càng bất lực trước “mê lộ” bốn phương tám hướng, các mưu mô lẫn đòn hiểm độc mà Trung Quốc đã/đang nhắm vào Việt Nam.
Một ví dụ nhãn tiền là câu chuyện cao tốc Bắc – Nam khi Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp gỡ Tập đoàn Thái Bình Dương trong chuyến thăm và làm việc ở Tàu. Có vẻ dự án này gần như chắc chắn đã hoặc sẽ được “bán khoán” cho Bắc Kinh, bởi như người ta mới kháo nhau tại Quốc hội, không có đối tác lớn nào, ngoại trừ Trung Quốc tỏ ra quan tâm muốn đầu tư vào công trình.
Từ đặc khu đến Vành đai – Con đường
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã “né” không tham dự “Diễn đàn Vành đai Con đường” tại Bắc Kinh vừa qua, nhưng liệu ông ta có ý định và có ngăn cản nổi việc triển khai “ba đặc khu kinh tế – hành chính” trọng điểm hay không?
Hẳn ông thừa hiểu vai trò “đầu cầu” của Vân Đồn nói riêng và cả ba đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc nói chung trong siêu chiến lược “Nhất Đới Nhất Lộ” của họ Tập. Vậy tại sao ông lại để cho Đinh Thế Huynh ký văn bản 22/3/2017 bán các đặc khu ấy cho Trung Quốc? Mặt nổi là Đinh Thế Huynh, thế còn mặt chìm ở đây là những ai?
Liệu có phải ông Trọng đã bị “qua mặt” khi các nhóm lợi ích trong đảng hiện nay do Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Thị Ngân thao túng đang cho “làm chui” cái Vân Đồn trước đã, rồi kế đến là ‘Sáng kiến vành đai con đường” (BRI). Xem ra, thời gian ông ngã bệnh sau biến cố 14/4 tận Kiên Giang đối với các nhóm này giờ đây là kim cương, chứ không chỉ là vàng.
Tổng – Chủ Trọng không thể không biết, Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi “đóng thế” tận Bắc Kinh đã hoan nghênh và ủng hộ BRI. Đây chắc hẳn phải là chủ trương của Bộ Chính trị. Mà một khi đã công khai “hoan nghênh và ủng hộ” BRI thì việc để cho cao tốc Bắc – Nam đón lõng “con đường tơ lụa mới” ấy ở xứ An Nam là lẽ tự nhiên đối với cái đảng và nhà nước này.
Xem thế để thấy, Phúc – Chính – Ngân không phải “làm chui” trước Tổng – Chủ, bọn họ “làm chui” là để lừa người dân sau cuộc nổi dậy đồng loạt từ Phan Rang, Phan Rí rồi lan rộng ra cả nươc. Nhưng sợ dân đến mức nào mà phải “làm chui”?
Không, đừng nghĩ đám lộng quyền Ba Đình sợ dân đến thế! Đối với họ, bất cứ thứ gì khi đã trở thành “chủ trương lớn của Bộ Chính trị”, thì các ông bà nghị gật chỉ còn mỗi việc bấm nút (Sinh Hùng trước đây và thị Ngân bây giờ thực chất đều chung một giọng lưỡi). Dân đen nước Việt, đối với họ hoàn toàn chỉ là cỏ rác.
Hơn thế nữa, kẻ sợ người dân ở xứ “An Nam đô hộ phủ” này nhất thực ra chính là thế lực cầm đầu ở Bắc Kinh. Trước đây, hồi 2014, Trung Nam Hải đã quyết định rút giàn khoan HD-981 sớm hơn một tháng. Bởi vì, theo tính toán của họ, nếu để quá đà, thì chính những người dân xứ này sẽ lật nhào mấy cái “ghế mọt” ở Ba Đình – điều không hề có trong mong muốn, thậm chí còn “lợi bất cập hại” đối với Trung Quốc.
Mấy năm sau đó (2016 – 2017), có lúc tình báo Hoa Nam còn cho côn đồ – biểu tình gì mà trang bị cả bộ đàm cùng các công cụ đập phá nhà xưởng (?!) – trà trộn vào hàng ngàn người xuống đường chống Fomosa, thẳng tay đốt phá. Với chiêu trò như vậy, Bắc Kinh đã tạo cớ hợp pháp cho đàn em Ba Đình đàn áp người dân muốn vùng lên bẻ tan xiềng xích nô lệ đang tròng vào cổ họ.
Chúng toa rập với nhau khăng khít như “môi với răng”. Bởi cả hai đều hiểu rằng, khi dân chúng bị quá nhiều vòng nô lệ trói buộc thì cả Việt gian lẫn Hán gian hãy liệu chừng. “Bão ngày mai là gió nổi hôm nay / Trời chớp giật ắt đến ngày sét đánh!” (thơ Tố Hữu)./.
Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/layers-of-slave-05092019143822.html
Công an khám xét nhiều cơ sở Công ty Nhật Cường
Cảnh sát khám xét một số cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho chính quyền thủ đô Hà Nội.Tin cho hay Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03), Bộ Công an đã khám xét toàn bộ hệ thống cửa hàng điện thoại Nhật Cường Mobile.
Ngoài chuỗi cửa hàng điện thoại di động có 9 cửa hàng bán lẻ, công ty này có một đơn vị thành viên khác là Nhật Cường Software.
Nhật Cường còn được biết đến với như một nhà cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin thuộc các dự án công trực tuyến cho một số cơ quan của chính quyền Hà Nội như cơ sở dữ liệu dân cư (gồm hơn 7 triệu người cho Công an Hà Nội), phần mềm Lưu trú
trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, và giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp.
Ngoài ra Nhật Cường được cho là trúng thầu hàng loạt các dự án lớn về công nghệ vào cơ quan, nhà nước như Eco – Hệ thống phần mềm quản lý giáo dục; phần mềm tầm soát ung thư, quản lý tội phạm; quản lý quỹ nhà tái định cư, phần mềm đánh giá hài lòng, theo báo Lao Động.
Báo Thanh Niên mô tả các dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội được biết đến là “mũi nhọn đột phá để Hà Nội triển khai thành phố thông minh vào năm 2020″ với số vốn rót cho chương trình này “lên tới cả chục nghìn tỉ đồng”.
“Tại nhiều cuộc họp của Hà Nội về triển khai các dự án công trực tuyến, Nhật Cường cũng đều có mặt tham gia. Công ty này thường xuyên được nhắc đến như một đơn vị mũi nhọn cùng Viettel, VNPT đưa Hà Nội trở thành một thủ đô thông minh…”
Các khách hàng của công ty này gồm Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Công an TP Hà Nội, các sở khác như Thông tin Truyền thông, Tư pháp, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Du lịch, Công thương, Tài chính, Lao động TB&XH…
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48216727
VN ‘níu giữ’ hay sẽ thay đổi ‘mô hình Xô Viết’?
PGS. TS. Phạm Quý ThọGửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà NộiĐảng cộng sản Việt Nam đã và đang áp dụng mô hình Xô Viết trong quản lý mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Có ý kiến trên Vietnamnet.vn đặt vấn đề: “Điều gì níu giữ mô hình Xô Viết trong quản trị quốc gia?”, và chia sẻ quan điểm rằng do ‘chọn sai’ mô hình phát triển dẫn đến sự tụt hậu của đất nước.
Bài viết làm rõ thêm về bản chất và sự sụp đổ mô hình này ở Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Việt Nam theo Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình thích ứng với tình hình và đã thành công về kinh tế. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành mô hình kiểu này đang ngày càng suy yếu do ‘lỗi hệ thống’ trước những thay đổi nhanh và phức tạp hiện nay. Liệu Việt Nam vẫn ‘níu giữ’ hay sẽ thay đổi mô hình phát triển?
Nguyên tắc lãnh đạo
Các quốc gia theo mô hình Xô Viết đều dựa trên nguyên tắc đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện xã hội và, về lịch sử, do V. I. Lênin khởi xướng.
Lênin coi bạo lực như một công cụ để bảo vệ ý thức hệ với quan điểm rằng bạo lực là yếu tố cần thiết để thay đổi lịch sử
‘Sức khỏe Tổng bí thư đang ngày càng tốt lên’
VN có khó khăn như TQ vì cùng mô hình?
VN: Diễn đàn doanh nghiệp là cách đối thoại tốt
Thể chế dung dưỡng chủ nghĩa thân hữu VN
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, Lênin từng mơ ước xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, nơi không có sự bóc lột và đàn áp. Người lao động sẽ tiếp quản quyền lực. Mọi nguồn lực xã hội là tài sản chung và nền sản xuất kế hoạch hoá tập trung.
Sau Cách Mạng Tháng 10 Nga thành công năm 1917, trong hoàn cảnh mới giành chính quyền và nội chiến, Lênin coi bạo lực như một công cụ để bảo vệ ý thức hệ với quan điểm rằng bạo lực là yếu tố cần thiết để thay đổi lịch sử vì ‘bọn quý tộc và giai cấp tư sản không tự nguyện từ bỏ quyền lực’. Ngoài ra, Ông cũng chỉ thị thanh toán mọi bất đồng chứng kiến và cho rằng, ai phản đối sẽ là kẻ thù cách mạng, và về lâu dài, đó là điều tốt nhất cho người dân.
Lênin đưa ra nguyên tắc lãnh đạo của đảng là dân chủ tập trung với ý nghĩa: nhân dân thảo luận và đảng quyết định… Nhưng trong thực tế nguyên tắc này vận hành theo cách khi người dân không hiểu cái gì, thì tốt nhất, không cần cho họ cơ hội để tạo ảnh hưởng. Từ đó ra đời nhà nước độc đảng với quan điểm: hoặc trung thành tuyệt đối hoặc là kẻ thù, là ‘thế lực thù địch’.
Một số luận điểm cơ bản nêu trên còn ảnh hưởng đến ‘quản trị quốc gia’ của một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…
Mô hình quản trị này dựa trên ý tưởng về một vị vua vô cùng thông thái có cách hành xử luôn thể hiện ý chí cộng đồng.
Nhà triết học Pháp J. Rousseau (1712 – 1778) đã giải thích ý chí cộng đồng là cái mà mọi người thực sự muốn nhưng họ lại không hiểu đó là gì. Người ta muốn cái tốt nhất nhưng không biết cái gì là tốt nhất cho chính mình. Bở vậy, việc ‘giúp’ mọi người hiểu được mọi thứ kết hợp với nhau như thế nào là nhiệm vụ của nhà vua hay người lãnh đạo.
Sự sụp đổ được cảnh báo
Ra đời bằng cách mạng bạo lực, mô hình Xô Viết chỉ có thể tồn tại và phát triển khi duy trì được năng suất vượt trội so với các nước tư bản, và ngược lại. Sự sụp đổ mô hình Xô Viết được cảnh báo.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Lênin đã khẳng định rằng, tăng năng suất lao động là nhiệm vụ cốt yếu sau khi giành được chính quyền, là điều kiện để thiết lập chế độ xã hội mới cao hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.
Lênin đã từng có điều chỉnh từ chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới (NEP) để phục hồi sức dân, từ đó phục hồi kinh tế. Sự kiện này được dẫn như một gợi ý về sự linh hoạt trong điều hành.
Một số nước láng giềng hấp dẫn bởi các giá trị lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, đã gia nhập Liên bang Xô Viết.
Ông mất sớm, thọ 54 tuổi, vào năm 1924 với những dự định dang dở và không bao giờ được biết đến.
Bệnh sùng bái cá nhân không chỉ với Lênin, Stalin mà cả các lãnh đạo đảng và nhà nước đương nhiệm. Quyền lực cần được tập trung vào các lãnh tụ uy tín để lãnh đạo đất nước!
Tuy nhiên, J. Stalin và những người kế thừa ông tiếp tục thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản để phát triển mô hình Xô Viết.
Nhờ đó mà Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế, đã chiến thắng phát xít Đức trong đại chiến thế giới II…
Trong những thời kỳ khó khăn và thời chiến mô hình Xô Viết thích hợp để huy động tổng lực để đạt được mục đích.
Cùng với thời gian các nước trên thế giới cùng tồn tại hoà bình, mô hình Xô Viết với nền kinh tế tập trung dần mất động lực.
Các kết quả kinh tế được ‘bệnh thành tích’ thổi phồng và tuyên truyền bằng các sự kiện.
Đơn cử: Trong những năm cuối 1970, khái niệm xã hội chủ nghĩa phát triển đã được thảo luận.
Thanh kiếm và cành ô liu biểu trưng của danh hiệu ‘Đại nguyên soái’ được phong tặng cho nhiều lãnh đạo Liên bang Xô Viết và một số nước XHCN Đông Âu.
Bệnh sùng bái cá nhân không chỉ với Lênin, Stalin mà cả các lãnh đạo đảng và nhà nước đương nhiệm. Quyền lực cần được tập trung vào các lãnh tụ uy tín để lãnh đạo đất nước!
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh năng suất của các nước có chế độ xã hội chủ nghĩa đã tụt hậu ngày càng xa so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
Bức tường Béc Linh sụp đổ vào năm 1989. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu dần tan rã. Năm 1991 mô hình Xô Viết kết thúc, cuối cùng là ở Liên Xô.
Mô hình Trung Quốc
Khác với các nước từng là XHCN ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và tiến hành chuyển đổi chính sách kinh tế theo hướng thị trường.
Chính sách cải cách và mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và sự trỗi dậy của Trung quốc từ cuối những năm 1970 đã từng được coi là mô hình phát triển mới thích ứng trước sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu và bối cảnh toàn cầu hoá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 10% trong suốt giai đoạn 30 năm.
Tuy nhiên, sự bất ổn của mô hình Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ: Tăng trưởng đến điểm giới hạn và đang giảm sút, khủng hoảng nợ, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nạn tham nhũng và các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, những bất ổn đang xảy ra với thể chế kinh tế và chính trị Việt Nam. Với quy mô và hình thức khác, nhưng về cơ bản, tính chất là tương tự như Trung Quốc, có nguồn gốc từ mô hình phát triển
Tình hình ngày càng nghiêm trọng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung căng thẳng. Mỹ đang cáo buộc Trung Quốc tiến hành thương mại không công bằng gây tổn hại cho kinh tế Mỹ qua việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ… Đồng thời Mỹ yêu cầu Trung Quốc thay đổi cấu trúc kinh tế và tuân thủ theo nguyên tắc thị trường tự do trong các cuộc đàm phám.
Hơn thế, các vấn đề an ninh hàng hải ở biển Đông, và mới đây là Bắc băng dương, những lo ngại về ‘Sáng kiến Một vành đai một con đường’ như một bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số nước khiến các nhà nghiên cứu cảnh báo về một cuộc chiến tranh lạnh mới, cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ – Trung, mà thực chất là giữa hai hệ thống chính trị khác biệt.
Việt Nam đã thay đổi theo Trung Quốc, và chậm hơn khoảng 10 năm, và đã từng đạt những kết quả ấn tượng, tăng trưởng kinh tế trung bình đạt mức trên 7% sau hơn hai thập kỷ, thành tựu xoá đói giảm nghèo và một số mục tiêu thiên niên kỷ…
Tuy nhiên, những bất ổn đang xảy ra với thể chế kinh tế và chính trị Việt Nam. Với quy mô và hình thức khác, nhưng về cơ bản, tính chất là tương tự như Trung Quốc, có nguồn gốc từ mô hình phát triển.
Căn bệnh thể chế
Mô hình phát triển có nguồn gốc nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và đảng cộng sản toàn trị lãnh đạo nền kinh tế chuyển sang thị trường, sau một thời gian vận hành đã khiến căn bệnh nội sinh, bệnh thể chế, trở nên trầm trọng.
Đảng đứng trên nhà nước. Pháp luật hoặc sự diễn giải khi thực thi phụ thuộc vào ý chí của đảng, nhóm người, thậm chí là cá nhân lãnh đạo. Tập trung quyền lực tạo ra bệnh sùng bái cá nhân. Các hình thức kỷ luật nội bộ thường không kịp thời, thậm chí không tương thích với các mức phạt theo các điều luật. Sự đoàn kết thực hiện theo nguyên tắc phê bình và tự phê bình dần mang tính hình thức.
Hệ thống chính trị khép kín. Kiểm soát đầu vào chặt chẽ thông qua việc kết nạp vào đảng theo các tiêu chuẩn, về nguyên tắc, dựa trên sự tự nguyện, cống hiến và cam kết trung thành với tổ chức. Để có được quyền lực và leo cao trên thang bậc lãnh đạo, các đảng viên được yêu cầu tiếp tục hy sinh theo đuổi lý tưởng
Một trong những biện pháp chữa căn bệnh này là cần xây dựng nhà nước pháp quyền để phản chiếu những tâm tình của người dân thông qua một nền dân chủ, trong đó họ có quyền tự do công dân và bình đẳng về tham chính
Giữ ‘ổn định’ thể chế đóng sản sinh xu hướng thổi phồng, khuếch đại ưu điểm và che đậy, giấu diếm khuyết điểm, sai lầm trước công chúng. Tự điều chỉnh, tự sửa chữa lỗi hệ thống, xử lý nội bộ các lãnh đạo vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức được ưu tiên.
Trong thực tế, quyền lực bị tha hoá gây nên ‘lỗi hệ thống’. Mỗi vị trí lãnh đạo đều có đặc quyền nhất định đối với các nguồn lực công. Quyền đi đôi với lợi. Phân phối đã trở thành ban phát, xin cho. Chuyển sang kinh tế thị trường khi thiếu các nguyên tắc và công cụ kiểm soát phù hợp, quyền lực có khoảng trống lớn của sự cám dỗ trục lợi.
Kiểm soát cá nhân nghiêm ngặt. Sống trong sợ hãi bị trừng phạt người dân không dám biểu lộ sự thật. Khi luôn được chỉ bảo, chăm sóc họ sẽ trở nên thụ động, triệt tiêu động lực làm việc, thiếu sáng tạo, mặc cảm và mang ơn.
Trên đây là một vài căn bệnh chủ yếu của chế độ đang cản trở sự phát triển.
Làm thế nào một nhóm người có thể nói thay cho toàn dân khi họ không được nêu ý kiến khi thế giới thay đổi ngày càng nhanh chóng và phức tạp?
Một trong những biện pháp chữa căn bệnh này là cần xây dựng nhà nước pháp quyền để phản chiếu những tâm tình của người dân thông qua một nền dân chủ, trong đó họ có quyền tự do công dân và bình đẳng về tham chính.
Việt Nam dường như đang đứng trước sự lựa chọn hoặc ‘níu giữ’ hoặc thay đổi ‘mô hình Xô Viết’
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm của tác giả, nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48229877
Việt Nam cần làm gì để cải tiến tự do báo chí?
Quốc PhươngBBC Tiếng ViệtViệt Nam ký đủ các công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, trong đó có tự do báo chí, ngôn luận và tư tưởng, nhưng không có một tổ chức tự do được thành lập để bảo vệ các quyền này và tương tự Việt Nam còn thiếu các cơ chế để đảm bảo thực thi các điều luật liên quan, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC hôm 09/5/2019 từ Sài Gòn.
Việt Nam nên có sự cách mạng đối với báo chí nhà nước và thả tự do cho những nhà báo bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhân dân trước khi nói đến có tự do báo chí và hội nhập quốc tế, một nhà báo độc lập cũng từ Sài Gòn chia sẻ thêm.
Nhà nước Việt Nam cần có dũng khí để ‘từ bỏ độc quyền báo chí’, mở đường cho các thành phần khác được tham gia làm báo chí mà nói một cách ngắn gọn nhất tức là cần phải có báo chí tư nhân, một luật gia từ Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam nêu quan điểm với Bàn tròn thứ Năm từ London.
Hôm thứ Năm, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với Tọa đàm của BBC:
“Ở Việt Nam thì rõ ràng, nói về chữ nghĩa, luật lệ, các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền này, quyền kia, thì Việt Nam tham gia và ký kết hết và nói thế nào là cũng đã thể hiện vào trong luật pháp Việt Nam về cơ bản. Nhưng chữ nghĩa pháp luật Việt Nam, họ thường có cái đuôi viết lửng lờ.
“Cho nên nếu chỉ ra, các hội nghị quốc tế vẫn chỉ ra được tất cả Hiến pháp cũng quy định, rồi luật lệ cũng quy định này kia, nhưng mà điều quan trọng nhất mà cần đòi hỏi là phải có những tiếng nói mà có tổ chức, tạm gọi là một lực lượng gì đấy, để mà họ bảo vệ được quyền đó. Ở Việt Nam không có tổ chức đó.
Anh Ba Sàm và những chuyện trong tù nay kể lại
RSF: VN gần chạm đáy bảng tự do báo chí
Mỹ chỉ trích Việt Nam ‘hạn chế tự do trong giáo dục’
Dần hé lộ bí ẩn ‘nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn’
“Nếu Việt Nam có một tổ chức mà tự do, chẳng hạn như thành lập một tập đoàn báo chí mà hoạt động độc lập, mà có quyền với chính nó và chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì tình hình Việt Nam có thể mở ra; cho nên Việt Nam gọi là tổ chức lập hội, thì cho đến bây giờ vẫn chưa lập hội [độc lập] được, và chưa có luật biểu tình, mà cái đó là cái mà người ta rất là khao khát sáu, bảy chục năm nay mà vẫn chưa thực hiện được, còn lập hội cũng thế, biểu tình cũng thế, rồi tự do ngôn luận, tự do báo chí.
“Thế nào là tự do ngôn luận và thế nào là tự do báo chí? Đọc ra thì đó là câu chuyện ấu trĩ tưởng ai cũng biết, nhưng rõ ràng vấn đề làm nó như thế nào? Thế nào là tự do báo chí? Tự do báo chí thì có tin người ta cứ đưa và người ta chịu trách nhiệm về nguồn tin đó. Ở Việt Nam thì không đơn giản. Đưa phải có định hướng, đưa phải có chỉ đạo. Tức là đưa mà trái ý, thì người đưa mà có thẩm quyền đi đứt trước.”
‘Coi chừng vi phạm pháp luật’
“Tôi nói là còn có khả năng bị phạt tiền, rồi tù tội vân vân. Cho nên tất cả những cái đó đòi hỏi luật lệ phải chi tiết và nó đòi hỏi đảm bảo điều luật ấy phải được thực hiện, thì ở Việt Nam không có đảm bảo đó. Đó là cái không biết chừng nào sẽ có? Điều luật mà không có, viết ra cứ lửng lờ như thế, thì thế nào là tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận như nói là gặp nhau trong quán nhậu mình phát biểu, thì cái đó có phải tự do ngôn luận không?
‘Báo chí chưa có bao giờ được như hôm nay’
Ngày Liên Xô đồng ý tôn trọng nhân quyền
Nhà báo VN không được làm gì trên mạng xã hội?
Quy hoạch báo chí Việt Nam: ‘Buồn lắm, nhưng sẽ làm thành công’?
“Hay tự do ngôn luận là có quyền lập diễn đàn phản biện lại? Còn bây giờ như tôi biết là các tổ chức Mặt trận, các tổ chức đoàn thể có quyền là giám sát và phản biện. Nhưng sự giám sát và phản biện, người ta lại ngoáy vô cái chỗ là phản biện là phản biện những dự thảo văn bản của Đảng, của nhà nước, của luật pháp, như vậy thì gọi là góp ý, chứ sao gọi là phản biện được? Sao lại sài chữ nghĩa như thế được? Phản biện “dự thảo văn bản” – thì phản biển dự thảo văn bản là thế nào? Từ ‘góp ý’ chứ làm sao gọi là ‘phản biện’ được?”
Tôi chỉ có hai đề nghị ngắn thôi. Một là nên bỏ ngay khái niệm ‘báo chí Cách mạng’, mà nên đổi ngược lại là cách mạng báo chí. Và điều thứ hai, chính quyền Việt Nam phải có sự thay đổi, trả tự do cho những người đấu tranh cho tự do báo chí và lo cho quyền lợi của người dânTiến sỹ Phạm Chí Dũng
“Có quyền phản biện những chủ trương mà đưa ra không thiết thực, thì người ta có quyền phản ứng, chống lại không? Thì ở Việt Nam là không được, làm cái đó coi chừng vi phạm pháp luật.
“Cho nên cái gọi là giám sát, phản biện cũng lửng lờ. Còn giám sát là thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc, chứ không có phản biện độc lập. Nếu ai không đồng ý cái gì, lên tiếng độc lập, thì cái đó cũng là không an toàn mà phải qua hệ thống tổ chức, như vậy hệ thống tổ chức, họ lọc hết. Làm sao mà có thể phản biện trung thực được? Cho nên ở Việt Nam chữ nghĩa nó có nhưng mà không có cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó, không có cái luật như thế. Thì đó là điều cần phải đòi hỏi ở Việt Nam.”
Cũng từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, nêu quan điểm với Bàn tròn:
“Tôi chỉ có hai đề nghị ngắn thôi. Một là nên bỏ ngay khái niệm ‘báo chí Cách mạng’, mà nên đổi ngược lại là cách mạng báo chí, nói theo tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc, “cách mạng là cách cái mạng”, vì báo chí nhà nước Việt Nam, về sinh mạng báo chí đã không còn, cho nên dùng từ cách mạng báo chí đúng hơn nhiều so với ‘báo chí Cách mạng.’
“Và điều thứ hai, chính quyền Việt Nam phải có sự thay đổi, trả tự do cho những người đấu tranh cho tự do báo chí và lo cho quyền lợi của người dân, giống như là chính quyền Myanmar vừa phải trả tự do cho hai phóng viên Reuters. Đó là những Trần Huỳnh Duy Thức trước đây, hoặc là những Đỗ Công Đương sau này. Những người viết về quyền lợi của người dân, bảo vệ cho quyền lợi của người dân nhưng bị chính quyền ‘quy chụp’, bị công an ‘quy chụp’ và đã xử tù rất nhiều năm.
“Ví dụ như Trần Huỳnh Duy Thức bị 16 năm tù giam, Đỗ Công Đương ở Bắc Ninh cũng bị 5 năm tới 6 năm tù giam, thì đó là điều vô cùng bất công và nếu như là không thay đổi thì đừng có nói những gì là tự do báo chí, đừng có nói chuyện mà hội nhập quốc tế ở Việt Nam.”
‘Nên có báo chí tư nhân minh bạch’
Từ Hà Nội, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam (Vusta) phát biểu:
Nói một cách ngắn gọn là cần phải có báo chí tư nhân một cách minh bạch, rõ ràng và có một sự kiểm soát bằng khung pháp luật chuẩn, để đảm bảo là người dân Việt Nam được hưởng một sản phẩm của tự do báo chí thực sựPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
“Theo tôi, như anh Phạm Chí Dũng nói là cách mạng báo chí, thì theo tôi điều cơ bản nhất cần phải làm, đó là nhà nước, chúng ta phải đủ dũng cảm, dũng khí từ bỏ sự độc quyền về báo chí.
“Có nghĩa là phải để tất cả các thành phần khác tham gia làm báo và trên cơ sở cạnh tranh về thông tin, về chất lượng đưa tin, cũng như về nội dung.
“Bên cạnh đó có một hành lang pháp lý rất rõ ràng để xử lý những hành vi vu khống, hay những hành vi đưa tin trái sự thật và gây hậu quả.
“Nhưng nói một cách ngắn gọn là cần phải có báo chí tư nhân một cách minh bạch, rõ ràng.
“Và phải có một sự kiểm soát bằng khung pháp luật chuẩn, để đảm bảo là người dân Việt Nam được hưởng một sản phẩm của tự do báo chí thực sự.”
Bình luận qua bút đàm với Bàn tròn về Tự do báo chí và tự do ngôn luận này, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang từ Việt Nam gửi cho BBC:
“Nói về tự do báo chí ở Việt Nam là một câu chuyện dài và nhiều nỗi buồn. Tôi nghĩ rằng kể từ khi nền “báo chí cách mạng” ra đời, báo chí đã luôn được chính quyền coi là công cụ để định hướng dư luận, giải thích đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, tóm lại, báo chí đã, đang và sẽ luôn luôn là công cụ trong chế độ cộng sản.
Nói về tự do báo chí ở Việt Nam, tôi khá bi quan. Tôi cho rằng chừng nào còn tồn tại chế độ độc đảng cai trị thì Việt Nam còn không thể có tự do báo chíNhà báo tự do Phạm Đoan Trang
“Báo chí Việt Nam chưa bao giờ được hưởng tự do. Điều đó gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn vấn đề trình độ, kỹ năng của người làm báo. So với đồng nghiệp phương Tây, báo chí Việt Nam kém chuyên nghiệp hơn. So với kỳ vọng và đòi hỏi của xã hội, báo chí “hụt hơi” không theo kịp. Về cơ bản, ở Việt Nam không có nhà báo lớn, tầm cỡ thế giới.
“Và điều tồi tệ nhất hiện nay đã xảy ra là, báo chí Việt Nam chưa kịp chuyên nghiệp hoá thì đã tha hoá. Một số đông nhà báo, cơ quan báo chí trở thành công cụ cho nhiều nhóm lợi ích khác bên cạnh nhóm lợi ích lớn “truyền thống” là đảng Cộng sản. Nhiều người làm báo trẻ cũng nhiễm đủ thói hư tật xấu và hỏng nghề trước khi trở thành nhà báo đúng nghĩa.
“Nói về tự do báo chí ở Việt Nam, tôi khá bi quan. Tôi cho rằng chừng nào còn tồn tại chế độ độc đảng cai trị thì Việt Nam còn không thể có tự do báo chí.”
Từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu muốn giấu tên bình luận với BBC:
“Liên quan đến cải cách tư pháp (luật hình sự, tố tụng hình sự…) và xây dựng hệ thống pháp luật (luật tự do thông tin, luật báo chí), có thể thấy Luật tự do thông tin tiếng Việt là “luật về quyền tiếp cận thông tin,” tuy nhiên, kết quả không được như mong muốn.
“Việc ra được luật tự do thông tin là vô cùng quan trọng. Theo tôi, lúc này cần thay đổi luật hình sự để không bắt bớ nhầm. Còn luật tự do thông tin và luật báo chí, thì có thể chưa cần sửa ngay lập tức so với ưu tiên kia, nhưng cần thực thi cho tốt. Trước mắt cần ra luật biểu tình để khỏi bàn chuyện bắt người vận động biểu tình, nói nôm na là như vậy.
“Và đặc biệt, tôi thấy Việt Nam cần bỏ điều trong luật hình sự “lợi dụng quyền dân chủ… để chống phá nhà nước”, đây là tội danh họ đã gán cho ông blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và ngoài ra, cũng cần bỏ một số tội như “lật đổ chính quyền nhân dân” nữa. Việt Nam không phải là một số nước khác, cho nên luật cũng vẫn cần tính đến văn hóa.
“Tóm lại theo tôi, nên chú ý đến luật tự do thông tin, luật báo chí, luật hình sự, luật nhân quyền và nên chú ý chất lượng thực thi luật, chú ý đến các bất cập trong luật nữa,” ý kiến chuyên gia này trao đổi thêm với BBC sau Tọa đàm.
Mời quý vị bấm vào đường link này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm từ London về Tự do báo chí và tự do ngôn luận của BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48220287
Việt Nam sẽ khó xử lý được
bùn thải độc hại của Formosa?
Một khoa học gia cho hay công nghệ hiện nay chưa xử lý được các chất độc hại thải ra từ hoạt động sản xuất thép như của nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh.“Trong công nghệ sản xuất thép, các chất thải ra như bùn, xỉ chứa nhiều thành phần độc hại như kim loại nặng, axit, lưu huỳnh, ô xít sắt tồn dư. Những chất này sẽ rất gây hại cho môi trường,” Giáo sư Lê Huy Bá nói với BBC hôm 8/5.
Bình luận của ông Bá được đưa ra trong lúc cảnh sát môi trường Hà Tĩnh vừa công bố phát hiện nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh đang tồn đọng hàng trăm ngàn mét khối chất thải độc hại.
Gần một triệu tấn chất thải độc hại
Một văn bản công bố hồi tháng Tư của công an Hà Tĩnh cho hay cảnh sát môi trường phát hiện công ty Formosa Hà Tĩnh hiện đang tồn đọng hoảng 900.000 tấn phế thải xỉ thép và các loại bùn.
Đây là các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất thép của nhà máy này, được chia làm 14 nhóm và 64 danh mục với hàng ngàn tên chất thải khác nhau.
BBC liên hệ với ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường để đề nghị bình luận về sự việc nhưng ông Tùng từ chối trả lời, nói rằng hiện ông đã về hưu và hai năm qua có nhiều thay đổi, ông không theo dõi tiếp vụ việc của Formosa nữa.
Ông Tùng từng tuyên bố với báo giới Việt Nam năm 2017 rằng Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng gần hết các chỉ tiêu môi trường được yêu cầu trong ngày chạy thử trở lại trong cùng năm.
Sợ???: Bộ phim về giới đấu tranh thảm họa Formosa
Formosa: Đã đền bù thỏa đáng?
Dân Đài Loan kiện Formosa ‘gây ung thư’
Công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra hơn 3 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, theo báo cáo của công an Hà Tĩnh.
Trong số này, bùn thải và xỉ thép hiện tồn kho với số lượng nhiều nhất. Chỉ một số lượng ít ỏi được tái sản xuất.
Chẳng hạn, với lượng xỉ thép thải ra là hơn 2.500 tấn/ngày, mới đây Formosa chỉ sử dụng được một lượng nhỏ để làm đường công vụ. Số lượng tồn đọng hiện lên tới vài trăm ngàn tấn.
Nguy hiểm ở chỗ, việc phân tích các chỉ tiêu môi trường của các chất thải này từ trước đến nay vẫn do Formosa thuê các đơn vị tư nhân làm, cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng, nên kết quả ‘khó khách quan’.
Với các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi, xử lý.
Giáo sư Lê Huy Bá cho BBC hay rằng hiện nay công nghệ tiên tiến trên thế giới chưa xử lý được các chất độc hại này, chứ chưa nói đến Việt Nam.
Công nghệ của thế giới hiện nay chưa xử lý được các chất độc hại từ hoạt động sản xuất thépGiáo sư Lê Huy Bá
“Các giải pháp chúng ta sử dụng cho đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Hoặc tái sử dụng các chất thải bùn, xỉ để làm đường, san lấp nền. Nhưng các cách này không ngăn chặn được các chất độc hại tồn dư trong bùn, xỉ ngấm vào nước, gây ô nhiễm nguồn nước,” nhà khoa học cho hay.
“Những nhà khoa học nhưng chúng tôi hiện ‘lực bất tòng tâm’. Chúng tôi đã từng đóng góp các ý kiến về các tác hại tiềm ẩn đến môi trường của hoạt động của nhà máy thép Formosa, những mặt trái, mặt tiêu cực, nhưng các nhà quản lý có lắng nghe hay không thì lại là chuyện khác.”
Công an Hà Tĩnh cũng cho hay Formosa tự đặt tên cho bùn thải là ‘bùn quặng’, ‘bùn khoáng’, là ‘không thể hiện đúng bản chất’ vấn đề. Do ‘bùn quặng’, ‘bùn khoáng’ là hai loại khoáng sản thiên nhiên quý giá được khai thác từ mỏ trong khi bùn thải là chất thải ra từ hoạt động sản xuất, có thể chứa các chất độc hại.
Nguy cơ từ tái sử dụng chất thải độc hại
Bên cạnh đó, Formosa đã tự ý xử lý và tái sử dụng một số loại bùn, nhưng việc xử lý tách chất độc hại không đạt hiệu quả 100%.
Ví dụ, Formosa dùng công nghệ tách kẽm trong bùn lò cao để tái sử dụng trực tiếp. Nhưng việc tách kẽm này chỉ đạt hiệu quả khoảng 30%. Cộng thêm các thành phần nguy hại khác trong bùn như chì, mà công ty Formosa Hà Tĩnh không phân tích, nếu đưa vào tái sử dụng sẽ gây ô nhiễm không khí nặng nề.
Formosa cũng bán một số loại xỉ thép cho các nhà máy thép để tái sử dụng, nhưng đây là các loại xỉ thép có hàm lượng lưu huỳnh cao, nếu hệ thống xử lý khí thải trong các nhà máy này không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm không khí.
Công văn của Công an Hà Tĩnh đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường giám sát và yêu cầu Formosa phân loại, xử lý chất thải theo đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và theo quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu Formosa có hướng xử lý hàng chục ngàn tấn chất thải nguy hại tồn đọng hiện nay.
Công an Hà Tĩnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá mức độ phát thải khí lưu huỳnh tại các nhà máy sử dụng xỉ than của Formosa.
Hầu như không có tờ báo lớn nào ở Việt Nam đưa thông tin về nguy cơ bùn thải của Formosa Hà Tĩnh ngoại trừ một vài tờ báo nhỏ như Một Thế Giới hay Infonet.
Cùng thời điểm đó, một số tờ báo kinh tế như Vietnamfinance cho hay Formosa Hà Tĩnh đã tích cực đóng thuế, chỉ trong ba tháng đầu năm 2019 đã nộp tới 2000 tỷ đồng tiền thuế.
Thảm họa Formosa
Công ty thép Formosa Hà Tĩnh từng gây thảm họa môi trường cho nhiều tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam vào năm 2016, thông qua hoạt động xả thải chất độc hại không qua xử lý ra biển.
Thời điểm đó, các chết trắng biển miền Trung, đẩy hàng ngàn ngư dân vảo cảnh phải bán thuyền, treo lưới, đi lang bạt sang các tỉnh khác để làm thuê kiếm sống.
Sau đó là các cuộc biểu tình phản đối Formosa diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù một số nhà hoạt động tham gia vào các cuộc biểu tình này, trong đó có Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trần Thị Nga, ông Hoàng Đức Bình…. Hiện mới chỉ có Mẹ Nấm được trả tự do và hiện đang sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Sau đó, Formosa đã đồng ý bồi thường khoảng 500 triệu đô la và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về xả thải.
Năm 2017, Formosa Hà Tĩnh được hoạt động trở lại. Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, ông Nguyễn Ngọc Linh thời điểm đó cho hay Formosa đã đáp ứng các yêu cầu trong buổi chạy thử.
Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường lúc đó cho hay giới chức sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, các kết quả chạy thử sẽ được giám sát 24 giờ, các mẫu kiểm nghiệm sẽ được thực hiện 5 phút một lần.
Ông Tùng cũng nói Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng được 52 chỉ tiêu trong số 53 chỉ tiêu được yêu cầu.
Đến giữa năm 2017 gia đình mới nhận được một phần tiền bồi thường của Formosa, phần còn lại nhà nước xin khất…Bà Trần Thị Loan, Hà Tĩnh
Sau đó truyền thông Việt Nam có đăng các hình ảnh một số quan chức đi tắm biển miền Trung và ăn cá đánh bắt tại đây để chứng tỏ rằng đã ‘an toàn’.
Tuy nhiên vào năm 2018, lại có một số tin trên mạng xã hội về tình trạng cá chết ở biển miền Trung. Nhưng không thấy báo chính thống đăng những tin này.
Trong khi đó, nhiều người dân miền Trung từng cho biết việc chi trả bồi thường không thỏa đáng. Nhiều người nói chưa nhận được một đồng nào vào giữa năm 2017.
Bà Trần Thị Loan, chủ cơ sở Cường Loan, nói với BBC rằng năm 2017 bà đã nhận được một phần của khoản bồi thường cho các mặt hàng tươi sống bị hỏng, nhưng khoản còn lại nhà nước xin khất lúc đó đến giờ vẫn chưa trả. Đây là số hải sải không tiêu thụ được do người tiêu dùng lo ngại chúng bị nhiễm độc.
Facebooker Cát Linh đặt câu hỏi trên trang cá nhân: “Formosa: Tác động về kinh tế: hàng triệu hộ dân điêu đứng, thất nghiệp, hàng hoá không thể tung ra thị trường, không thể xuất khẩu, du lịch không thể phát triển. Tác động về môi trường: hàng triệu tấn cá, hải sản chết, hàng triệu tấn tro xỉ không thể xử lý…. Môi trường nước, không khí, mặt đất đều ô nhiễm. Dân ăn các sản phẩm từ “biển chết” có đảm bảo sức khỏe không? Vậy lý do là gì mà lại mang Formosa về?”
Vụ việc Formosa là một chủ đề nhạy cảm đối với chính phủ Việt Nam vì nó liên quan đến một bên là sự ổn định chính trị, bảo vệ môi trường với một bên là đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của đất nước. Formosa là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam, theo bình luận của Reuters.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48196616
0 comments