Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/05/2019

Friday, May 10, 2019 7:42:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/05/2019

Thương chiến:

Mỹ tăng thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa TQ

Hoa Kỳ tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc, một sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc thương chiến đang gây thiệt hại cho các nước.Thuế quan lên các hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng tăng từ 10% lên 25%, và Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa.Trung Quốc nói rằng nước này lấy làm “hối tiếc sâu sắc” với hành động này và sẽ phải thực hiện “các biện pháp trả đũa cần thiết”.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Mỹ bắt giữ tàu chở than của Triều Tiên
TQ cử đoàn đàm phán cấp cao đến Mỹ
Mức thuế mới được đưa ra khi các quan chức cấp cao của cả hai bên đang nỗ lực cứu vãn một thỏa thuận thương mại tại Washington.
Chỉ mới gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc gần như đã gần như kết thúc những tháng ngày căng thương mại.
Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận việc tăng thuế mới đây nhất của Hoa Kỳ trên trang web của mình.
“Hy vọng rằng phía Mỹ và Trung Quốc sẽ hợp tác… để giải quyết các vấn đề hiện có thông qua hợp tác và tham vấn,” Bộ Thương mại Trung Quốc nói trong một tuyên bố.
Thuế quan là thuế do các nhà nhập khẩu trả cho hàng hóa nước ngoài, vì vậy mức thuế 25% sẽ được trả bời các công ty Mỹ nhập hàng hóa Trung Quốc vào nước này.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng hôm thứ Sáu (10/5), với chỉ số Hang Seng tăng 1% và Shanghai Composite tăng gần 2%.
Tuy nhiên, hồi đầu tuần thị trường chứng khoán đã sụt giảm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra hiệu tăng thuế vào hôm Chủ Nhật.
Chứng khoán TQ sụt giảm vì Mỹ dọa đánh thêm thuế
Năm ngoái, Hoa Kỳ đã áp thuế quan 10% lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc – bao gồm cá, túi xách, quần áo và giầy dép.
Thuế quan phải tăng vào hồi đầu năm, nhưng việc tăng thuế đã bị trì hoãn do các cuộc đàm phán có tiến triển.
Tăng thuế sẽ tác động đến những gì?
Thương chiến Mỹ-Trung đã đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong suốt năm qua và gây ra sự không chắc chắn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Mặc dù ông Trump đã giảm thiểu tác động của thuế quan lên nền kinh tế Hoa Kỳ, việc tăng thuế có thể tác động đến một số công ty và người tiêu dùng Mỹ khi các công ty có thể chịu thêm vài chi phí, giới phân tích cho biết.
Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Châu Á nói: “Đây sẽ là cú sốc lớn với nền kinh tế.
“Tất cả các công ty Mỹ đột nhiên đối mặt với việc tăng 25% chi phí, và rồi bạn phải nhớ rằng người Trung Quốc sẽ trả đũa.”
Trong một tuyên bố, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết họ cam kết giúp cả hai bên tìm ra giải pháp “bền vững”.
“Mặc dù chúng tôi thất vọng vì cuộc cạnh tranh gia tăng, tuy vậy chúng tôi ủng hộ nỗ lực tiếp theo của cả hai bên để đạt được sự đồng thuận về một thỏa thuận mạnh mẽ và có thể thực thi nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản và cốt yếu mà các nhân viên của chúng tôi đang phải đối mặt lâu nay ở Trung Quốc.”
‘Leo thang nghiêm trọng’ của thương chiến
Phân tích của Karishma Vaswasni, phóng viên kinh doanh châu Á
Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
Không có đột phá, không có thỏa thuận – chỉ có nhiều thuế quan hơn.
Với hành động này, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã giáng một đòn hiệu quả không chỉ vào nền kinh tế Trung Quốc – như ông có lẽ đã hy vọng – mà còn vào nền kinh tế Mỹ.
Mức thuế quan 10% trước đây lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ chấp nhận ở một mức độ nào đó, nhưng các nhà kinh tế cho rằng thuế quan 25% sẽ khó ‘nuốt’ hơn cho họ rất nhiều.
Họ gần như chắc chắn phải tính thêm mức phí đó vào người tiêu dùng Mỹ – và điều đó có nghĩ là giá cả sẽ tăng.
Không nghi ngờ gì nữa, đây là sự leo thang nghiêm trọng – và cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở lại.
Điều này có nghĩa là phần còn lại của chúng ta nên chuẩn bị cho nhiều đau khổ sắp tới.
Tăng thuế ảnh hưởng như thế nào đến các cuộc đàm phán?
Bất chấp căng thẳng leo thang trong tuần này, các cuộc đàm phán giữa Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã được tổ chức hôm thứ Năm.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết các quan chức Mỹ đã đồng ý với phó thủ tướng tiếp tục các cuộc đàm phán vào sáng thứ Sáu, truyền thông cho biết.
Mặc dù có những lạc quan gia tăng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây, các điểm mấu chốt vẫn tồn tại xuyên suốt.
Bao gồm những vấn đề quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, làm cách nào nhanh chóng đẩy lùi thuế quan và làm thế nào để thực thi thỏa thuận.
Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc vẫn sẵn sàng đàm phán để duy trì nền tảng đạo đức và vì họ nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết thương chiến.
“Một cuộc thương chiến sẽ có hại cho Trung Quốc, cả nền kinh tế thực và thị trường tài chính. Nó cũng không tốt cho nền kinh tế thế giới,” Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói.
“Sẽ tốt hơn cho Trung Quốc để đóng vai trò chính khách hòa giải hơn là một người trả đũa giận dữ.”
Tại sao Mỹ và Trung Quốc bất hòa?
Trung Quốc là mục tiêu thường xuyên của sự tức giận của Donald Trump, với việc tổng thống Mỹ chỉ trích sự bất cân bằng thương mại giữa hai nước và các quy tắc sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, mà ông nói là gây khó khăn cho các công ty Mỹ.
Một số người ở Trung Quốc coi cuộc thương chiến là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ, với các chính phủ phương Tây ngày càng lo lắng về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trên thế giới.
Cả hai bên đã áp thuế quan lên hàng hóa của nhau trị giá hàng tỷ đôla. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, vì ông Trump cũng cảnh báo rằng ông có thể “sớm” đưa ra mức thuế 25% lên hàng hóa trị giá 325 tỷ đôla của Trung Quốc.
Không rõ chính xác điều gì dẫn đến những hành động mới đây nhất của tổng thống Hoa Kỳ, mà dường như làm Trung Quốc ngạc nhiên.
Trước các cuộc thảo luận, Ông Trump đã nói Trung Quốc “phá vỡ thỏa thuận” và sẽ phải trả giá vì điều đó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết cuộc tranh cãi này tạo ra “mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu”.
“Như chúng tôi đã nói trước đây, mọi người đều thua trong một cuộc xung đột thương mại kéo dài,” cơ quan đảm bảo sự ổn định tài chính toàn cầu nói trong một tuyên bố, và kêu gọi một “giải pháp nhanh chóng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48226846

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ

Daniele Palumbo & Ana Nicolaci da CostaBBC News
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – có lúc đã tưởng như sắp kết thúc – giờ đây bất ngờ leo thang với mối đe dọa về thuế quan mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi mức thuế trên 200 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu kể cả những hàng hóa mới mới “trong thời gian ngắn”.
Mặc dù vậy, người Trung Quốc đang bắt đầu hai ngày đàm phán với Mỹ.
Đe dọa tăng thuế của tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang cố gắng đi ngược lại thỏa thuận thương mại.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.
Tiếp tục leo thang tranh chấp thương mại sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm bất ổn, gây tổn thương cho nền kinh tế thế giới.
Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Trung Quốc kiểm soát fentanyl theo ý Mỹ
Trump: Mỹ và Trung Quốc đang ‘rất, rất gần’
Dưới đây là một số vấn đề trọng yếu trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung:
1) Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng trưởng như thế nào?
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc giao dịch không công bằng, và phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc vào năm ngoái.
Không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà Hoa Kỳ còn muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, điều nước này cho rằng Trung Quốc không công bằng khi hỗ trợ các công ty trong nước qua nhiều trợ cấp.
Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ để kiềm chế thâm hụt thương mại trị giá 419 tỷ đôla với Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại là sự khác biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với nước khác. Giảm khoảng cách này là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của ông Trump.
2) Thuế quan nào đã được áp đặt?
Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ đôlavào năm ngoái. Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế đối với các sản phẩm trị giá 110 tỷ đôla của Mỹ.
Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc lẽ ra sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm nay, nhưng việc tăng này đã bị trì hoãn.
Giờ thì ông Trump nói rằng gia tăng này sẽ bắt đầu vào thứ Sáu vì các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đang tiến triển “quá chậm”.
Thêm vào đó, ông tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 325 tỷ đôla hàng hóa khác của Trung Quốc.
3) Những sản phẩm có thể bị ảnh hưởng?
Các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế quan của Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại có phạm vi rất rộng, từ máy móc đến xe máy.
Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.
Những sản phẩm đó sẽ tiếp tục bị tăng thuế lên đến 25%, nếu Mỹ nhất quyết làm thế trong tuần này.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Trung Quốc thì nhắm tới những hàng hóa Mỹ như hóa chất, rau và rượu whisky.
Họ có chiến lược đặc biệt nhắm vào các sản phẩm sản xuất tại các quận của đảng Cộng hòa và hàng hóa có thể mua được ở nơi khác, như đậu nành.
4) Chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng thị trường chưa?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là nguyên do của sự bất ổn lớn cho thị trường tài chính trong năm qua. Sự bất ổn đó đè nặng lên niềm tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới và góp phần gây ra nhiều lỗ lã.
Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm hơn 13% và Shanghai Composite sụt gần 25%.
Cả hai chỉ số đã phục hồi chút ít và tăng lần lượt 12% và 16% trong năm 2019, tính cho đến nay.
Trong khi đó, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay.
Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô a Mỹ năm ngoái, bắt đầu ổn định vào năm 2019, theo Reuters.
5) Trận chiến thương mại nào khác đang diễn ra?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có tác động dây chuyền đối với các quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào “suy yếu đáng kể trong việc phát triển toàn cầu” vào cuối năm ngoái khi cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.
Một số quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp – đặc biệt là những quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc – hoặc đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của hai nước này.
Ông Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ. Tất cả các quốc gia này đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa của Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48211643

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung:

Bắc Kinh “già néo” nên bị “đứt dây” ?

Trọng Nghĩa
Vào lúc mọi người đều nghĩ là Washington và Bắc Kinh sắp sửa đạt được một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài từ nhiều tháng nay, thì ngày 05/05/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ loan báo quyết định tăng mức thuế quan lên 25%, đánh vào 200 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc, tố cáo Bắc Kinh trở cờ trong đàm phán, hứa cải tổ rồi lại nuốt lời ngay sau đó.
Trong bài phân tích ngày 08/05 vừa qua, hãng tin Anh Reuters đã căn cứ vào 6 nguồn thạo tin khác nhau, trong đó có 3 từ phía Mỹ, để xác nhận rằng Trung Quốc quả thực là đã nuốt lại hầu hết các cam kết mà họ đã đưa ra trong quá trình đàm phán, và chính điều này đã khiến tổng thống Donald Trump nổi cơn thịnh nộ.
Tối thứ Sáu, 03/05, Washington đã nhận được bản dự thảo thỏa thuận dày gần 150 trang đã được đúc kết sau nhiều vòng thương thuyết giữa hai bên. Thế nhưng, hầu như điểm nào trong dự thảo thỏa thuận cũng có đoạn bị Trung Quốc xóa bỏ.
Cụ thể, trong toàn bộ 7 chương của dự thảo, Trung Quốc đã xóa bỏ các cam kết sẽ thay đổi luật pháp của nước này để giải quyết những đòi hỏi cốt lõi của Mỹ vốn là những ngòi nổ dẫn đến chiến tranh thương mại: Đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại; ép buộc công ty Mỹ kinh doanh ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ; cạnh tranh không lành mạnh; hạn chế việc tiếp cận thị trường tài chánh Trung Quốc; và thao túng tiền tệ.
Tất cả những điểm trên đều từng được tổng thống Mỹ nhấn mạnh là đã đạt được khi đàm phán với Trung Quốc, điều đó giải thích lý do vì sao ông Trump lại phản ứng mạnh sau khi
nhận được bản dự thảo thỏa thuận trong đó Bắc Kinh đã xóa bỏ tất cả những cam kết « luật hóa ».
Hai người dẫn đầu phái đoàn thương thuyết Mỹ là Robert Lighthizer và Steven Mnuchin đã choáng váng trước hành động trở cờ của Trung Quốc.
Theo hai nguồn tin được Reuters trích dẫn, ông Lưu Hạc vào tuần trước đã trấn an hai nhà đàm phán Mỹ rằng nên tin tưởng vào lời hứa của Trung Quốc, nhưng hai ông Mnuchin và Lighthizer đã phản đối, nhắc lại rằng trong quá khứ Bắc Kinh nhiều lần nuốt lời hứa tiến hành cải cách.
Kênh truyền hình Mỹ CNN ngày 09/05 cho rằng Trung Quốc một lần nữa, lại đánh giá sai về tổng thống Trump, bắt bí vào giờ phút chót với hy vọng là phía Mỹ sẽ chấp nhận để có được một thỏa thuận với Bắc Kinh. Rất có thể là Trung Quốc đã hiểu sai về các tuyên bố và hành động của ông Trump gần đây, cho rằng tổng thống Mỹ đang lo ngại về tình trạng của nền kinh tế Mỹ và sẽ sẵn sàng nhượng bộ.
Ngoài ra, rất có thể là Bắc Kinh đang say men « chiến thắng » khi thấy rằng dù bị Mỹ đánh về thương mại, nhưng họ vẫn tăng trưởng mạnh trong quý một năm nay, trong lúc Sáng Kiến ​​Một Vành Đai và Một Con Đường của ông Tập Cận Bình đã gặt hái thêm thành công sau hội nghị ở Bắc Kinh vào tháng trước.
Theo CNN, đánh giá cho rằng thế mạnh mới của Bắc Kinh có thể khiến Donald Trump lùi bước như vậy quả là sai lầm. Kinh tế Mỹ không yếu như một số người ở Bắc Kinh lầm tưởng, trong lúc cách bắt bí giờ chót lại đặc biệt làm cho tổng thống Trump nổi giận.
Trung Quốc dường như đã quên rằng, chỉ mới đây thôi, ông Trump đã bỏ ngang thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội, bất chấp hàng tháng trời hai bên tìm cách xích lại gần nhau.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190510-thuong-mai-my-trung-bac-kinh-gia-neo-dut-day

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:

Vừa đánh vừa đàm

Tư liệu- Phó Thủ Tướng TQ Lưu Hạc (phải) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (giữa) cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) trước cuộc gặp ở Bắc Kinh, ngày 1/5/2019. (AP Photo/Andy Wong, Pool, File)
Tư liệu- Phó Thủ Tướng TQ Lưu Hạc (phải) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (giữa) cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) trước cuộc gặp ở Bắc Kinh, ngày 1/5/2019. (AP Photo/Andy Wong, Pool, File)
Hoa Kỳ hôm thứ Sáu leo thang cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc bằng cách tăng thuế đánh trên 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc giữa các cuộc đàm phán giờ chót để cứu vãn thỏa thuận thương mại.
Nhưng dù Bắc Kinh đe dọa sẽ trả đũa, các nhà thương thuyết đã đồng ý ở lại bàn đàm phán ở Washington trong thêm một ngày thứ nhì, làm dấy lên hy vọng về triển vọng hai bên cuối cùng sẽ đạt được một thỏa thuận khả dĩ có thể loại bỏ một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Douglas Robinson, từ Middletown, New Jersey, đến dự một sự kiện cổ vũ cho chủ trương ‘Nước Mỹ Trên Hết’ với đôi ủng dệt tên TT Trump ở Philadelphia, 23/7/2018. (AP Photo/Matt Rourke)
Douglas Robinson, từ Middletown, New Jersey, đến dự một sự kiện cổ vũ cho chủ trương ‘Nước Mỹ Trên Hết’ với đôi ủng dệt tên TT Trump ở Philadelphia, 23/7/2018. (AP Photo/Matt Rourke)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã áp dụng các chính sách bảo hộ kinh tế như một phần trong chủ trương “Nước Mỹ Trên Hết” của ông. Ông ban hành lệnh tăng thuế quan trên hàng Trung Quốc, viện lý do Bắc Kinh đã phá vỡ thỏa thuận khi rút lại những cam kết đã đưa ra trước đó trong nhiều tháng đàm phán.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp chống trả, nhưng không cho biết thêm chi tiết..
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã thảo luận trong 90 phút trong ngày thứ Năm 9/5 và dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán trong ngày hôm nay, 10/5, để cứu vãn một thỏa thuận hầu chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại đã kéo dài 10 tháng nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn, và Bộ hy vọng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đạt một giải pháp tương nhượng trong một nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề thông qua hợp tác và tham vấn.
Giữa lúc đàm phán đang diễn ra, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ áp thuế xuất mới là 25% đối với hơn 5.700 danh mục sản phẩm rời Trung Quốc sau 12:01 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ, tức 0401 giờ quốc tế (GMT) hôm thứ Sáu 10/5.
Thuế xuất mới không áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển rời Trung Quốc trước nửa đêm, miễn là các lô hàng này tới Hoa Kỳ trước ngày 1 tháng Sáu năm 2019. Những sản phẩm này sẽ được tính thuế xuất 10% như trước.
https://www.voatiengviet.com/a/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-vua-danh-vua-dam/4912053.html

Hải quan Mỹ ra thông báo

tăng thuế hàng Trung Quốc

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) ngày 9/5 loan báo sẽ bắt đầu thu thuế 25% trên 200 tỷ đô la trị giá hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ bắt đầu từ 12 giờ 01 phút rạng sáng ngày 10/5/2019, thêm một bước kích hoạt kế hoạch tăng thuế do Tổng thống Trump đề nghị.
Trong thông báo hướng dẫn phát hành trên website của CBP, cơ quan này cho biết sẽ áp dụng thuế 25% lên trên 5700 hạng mục hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn trước đây bị đánh thuế 10%.
Trừ phi bị thay đổi bởi chính quyền Trump, thông báo này là bước cuối cùng cần thiết để Mỹ bắt đầu thu mức thuế cao hơn lên hàng Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-ra-thong-bao-tang-thue-hang-trung-quoc-/4911146.html

Mỹ bắt giữ tàu chở than của Triều Tiên

vì vi phạm lệnh trừng phạt

Mỹ cho biết đã bắt giữ một tàu chở hàng của Triều Tiên, cáo buộc nước này vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.
Bộ tư pháp Hoa Kỳ cho biết con tàu này được dùng để vận chuyển than, xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên hiện đang bị lệnh cấm xuất khẩu của Liên Hiệp Quốc.
Tàu này ban đầu bị bắt giữ tại Indonesia vào tháng 4 năm 2018.
Đây là lần đầu tiên Mỹ bắt giữ một tàu Bắc Triều Tiên vì vi phạm lệnh trừng phạt. Hành động này xảy ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên ngày càng xấu đi.
Bắc Hàn ‘thử tên lửa’ lần hai trong vòng năm ngày
Kim Jong-un thị sát thử tên lửa
Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn
Hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc mà không mang đến thỏa thuận nào vào tháng 2 với việc Mỹ đòi Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và Bình Nhưỡng yêu cầu Hoa Kỳ dỡ lệnh trừng phạt.
Triều Tiên đã thực hiện hai vụ thử vũ khí trong tuần trước qua những gì được xem là một nỗ lực nhằm tăng áp lực với Mỹ về việc không nhượng bộ.
Chúng ta biết gì về con tàu?
Con tàu này có tên là Wise Honest, lần đầu tiên bị bắt giữ vào năm ngoái và Hoa Kỳ đã ra lệnh bắt giữ vào tháng 7 năm 2018.
Indonesia đã bàn giao con tàu, và giờ nó đang trên đường đến Mỹ.
Giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng thông báo này không liên quan gì đến các cuộc thử nghiệm của Triều Tiên.
“Văn phòng chúng tôi phát hiện ra kế hoạch xuất khẩu hàng tấn than cao cấp cho khách hàng nước ngoài của Triều Tiên bằng cách che giấu nguồn gốc của con tàu Wise Honest của họ”, công tố viên Mỹ Geoffrey S Berman nói.
“Kế hoạch này không chỉ cho phép Triều Tiên trốn tránh các lệnh trừng phạt, mà Wise Honest còn được dùng để nhập khẩu máy móc hạng nặng cho Triều Tiên, giúp mở rộng khả năng của nước này và tiếp tục chu kỳ trốn tránh trừng phạt.”
Chi phí cho việc duy trì con tàu Wise Honest được thực hiện bằng đô la Mỹ thông qua các ngân hàng Mỹ không để ý. Điều này cho chính quyền Hoa Kỳ cơ hội để thực hiện một hành động tịch thu pháp lý dân sự hiếm khi xảy ra.
Triều Tiên là đối tượng của một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế đối với việc phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Liệu Mỹ và Triều Tiên có hòa hoãn trở lại?
Hầu hết những sự kiện liên quan đến hai nước đều hướng đến sự thù địch trong thời gian gần đây, nhưng Đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên, ông Stephen Biegun hiện đang ở Hàn Quốc để thảo luận về cách bắt đầu lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Tổng thống Trump nói “không ai vui gì” về các thử nghiệm hạt nhân mới nhất của Triều Tiên.
“Tôi biết họ muốn đàm phán, họ đang nói về việc đàm phán. Nhưng tôi không nghĩ họ sẵn sàng đàm phán,” ông Trump nói.
Ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên gặp người đồng cấp Bắc Triều Tiên khi họ có cuộc họp thượng đỉnh năm ngoái nhưng cuộc gặp gỡ này và một cuộc họp tiếp theo đó, đã mang đến rất ít tiến triển rõ rệt cho mục tiêu đã nêu là Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Năm ngoái, ông Kim cho biết sẽ ngừng thử nhiệm hạt nhân và sẽ không phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nữa, nhưng hoạt động hạt nhân dường như vẫn đang tiếp tục.
Một trong số ít kết quả cụ thể đến từ các cuộc đàm phán của hai bên – những nỗ lực chung để tìm lại hài cốt của quân nhân Mỹ bị giết trong chiến tranh Triều Tiên – đã bị dừng lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48223996

Trump không loại trừ đối đầu quân sự Mỹ-Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 thúc giục giới lãnh đạo Iran ngồi xuống cùng ông thảo luận về chuyện từ bỏ chương trình hạt nhân, đồng thời khuyến cáo ông không loại trừ khả năng đối đầu quân sự trước căng thẳng leo thang giữa hai nước.
Ông Trump từ chối tiết lộ nguyên nhân khiến ông điều động nhóm hàng không mẫu hạm tác chiến USS Abraham Lincoln tới khu vực Trung Đông trước những gì được mô tả là mối đe dọa nghiêm trọng.
“Chúng tôi có thông tin mà quý vị không muốn nghe tới,” ông Trump nói. “Họ rất đe dọa và chúng ta phải đảm bảo an ninh cho đất nước này và nhiều nơi khác nữa.”
Đáp câu hỏi về nguy cơ đối đầu quân sự với sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực, ông Trump nói “Tôi không muốn nói là không có, nhưng hy vọng điều đó không xảy ra. Chúng tôi có một trong những tàu chiến hùng hậu nhất trên thế giới được trang bị sẵn sàng và chúng tôi không muốn phải ra tay.”
Ông Trump nói ông sẵn sàng ngồi xuống thảo luận với giới lãnh đạo Iran và rằng nếu Iran chịu từ bỏ hạt nhân, Mỹ sẽ giúp họ phát triển tốt đẹp.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-khong-loai-tru-doi-dau-quan-su-my-iran-/4911133.html

Trump chỉ trích Hàn Quốc

không trả đủ tiền nuôi lính Mỹ đồn trú

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/5 đưa ra phát biểu đầy ngụ ý ám chỉ Hàn Quốc khi khơi dậy tranh cãi về chuyện chia sẻ gánh nặng kinh phí với Mỹ để duy trì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại “một nước giàu nứt đố đổ vách và có lẽ không thích chúng ta cho lắm.”
Ông Trump không nêu đích danh Hàn Quốc trong lời bình luận tại một cuộc tập hợp ủng hộ ở Florida. Nhưng các con số mà ông đưa ra phù hợp với những lời than phiền trước đây của ông về Seoul và các nhà phân tích nói rằng gần như chắc chắn ông Trump muốn nói đến ai.
“Tôi không nêu tên quốc gia đó, nhưng có một quốc gia mà chúng ta phải tiêu tốn rất nhiều tiền để bảo vệ – ở một nơi rất nguy hiểm – chúng ta mất đến 5 tỷ đô la,” ông Trump nói.
Sau khi than phiền rằng quốc gia mà ông muốn nói đến chỉ đóng góp khoảng 500 triệu đô la trong số tiền đó, ông Trump nói: “Chúng ta mất 4,5 tỷ đô la để bảo vệ một quốc gia giàu nứt đố đổ vách và có lẽ không thích chúng ta cho lắm.”
Đã từ lâu ông Trump đã lên án các đồng minh của Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước NATO, là không trang trải đầy đủ chi phí duy trì quân đội Mỹ trên lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên lời phát biểu mới đây của ông Trump nhắm thẳng vào Hàn Quốc, ông David Maxwell, một đại tá về hưu của Lực lượng Đặc biệt Quân đội Hoa Kỳ và hiện đang làm cho Sáng hội Bảo vệ các nền Dân chủ, nói.
“Có một chỉ dấu hy vọng là ông ấy không nêu đích danh Hàn Quốc và chỉ nói như một thông điệp vận động tranh cử,” Maxwell nói.
Tranh cãi về san sẻ chi phí
Phát ngôn của ông Trump có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán chia sẻ chi phí khó khăn giữa Washington và Seoul vốn chỉ được tạm thời giải quyết hồi tháng 2 với thỏa thuận kéo dài một năm để thay cho thỏa thuận 5 năm trước đây.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc không phản hồi yêu cầu bình luận của VOA. Trước đây, các quan chức Hàn Quốc đã bày tỏ sự bối rối trước những phát ngôn không chính xác của ông Trump về tranh cãi chia sẻ chi phí.
Hồi tháng Hai, Hàn Quốc đồng ý trả 925 triệu đô la để hỗ trợ cho sự hiện diện quân sự Mỹ vào năm tới. Điều đó tương ứng với 8% tăng thêm so với năm trước đó – ít hơn nhiều so với đòi hỏi của ông Trump là phải tăng 50%. Nhưng vài ngày sau, ông Trump tuyên bố rằng ông đã thuyết phục được Seoul tăng lên gấp đôi khoản đóng góp của họ.
Ông Trump nói rằng số tiền 5 tỷ đô la là cần thiết mỗi năm để trang trải cho binh sỹ và căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc trong khi tất cả các đánh giá đều đặt con số này vào khoảng 2 tỷ đô la.
Hồi tháng 2, ông Trump đã nói sai rằng 40.000 lính Mỹ đang đóng ở Hàn Quốc. Lầu Năm Góc cho biết chỉ gần 28.000 lính Mỹ có mặt ở Hàn Quốc để giúp làm chùn bước nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Về các quan hệ đồng minh
Theo một cuộc thăm dò dư luận của Viện Gallup hồi năm 2018, 80% người dân Hàn Quốc có quan điểm tích cực đối với Mỹ. Ngược lại, chỉ có 44% người dân nước này tin tưởng Trump.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 2016, ông Trump liên tục chất vấn giá trị các mối quan hệ đồng minh của Mỹ với các nước trong đó có Hàn Quốc và nói rằng những nước này nên ‘trang trải phần xứng đáng’ trong chi phí duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ.
Seoul đã bác bỏ quan niệm của ông Trump rằng nước họ không đóng góp đủ vào chi phí duy trì lính Mỹ. Họ nhấn mạnh rằng họ trang trải gần phân nửa trong tổng chi phí 2 tỷ đô la. Chi phí đó không bao gồm tiền thuê đất cho các căn cứ Mỹ mà hiện nay Mỹ đang sử dụng miễn phí, Seoul nói.
Hồi năm 2017, Hàn Quốc bỏ ra 2,6% trong GDP để chi tiêu cho quốc phòng, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Tỷ lệ này lớn hơn bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào trừ Mỹ.
Hàn Quốc cũng thanh toán trên 90% chi phí xây dựng Doanh trại Humphreys, căn cứ quân sự hải ngoại lớn nhất của Mỹ vốn nằm cách Seoul chỉ 65 km về phía nam, theo các quan chức Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-kh%C3%B4ng-tr%E1%BA%A3-%C4%91%E1%BB%A7-ti%E1%BB%81n-nu%C3%B4i-l%C3%ADnh-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%93n-tr%C3%BA/4911195.html

Nghị sỹ Mỹ tôn vinh quan hệ Mỹ-Đài Loan

Các nghị sỹ Mỹ hôm 9/5 tổ chức một sự kiện ở Điện Capitol ca ngợi Đài Loan là đồng minh của Mỹ và là một lựa chọn lành mạnh hơn để thay cho Trung Quốc.
Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng vì tranh chấp thương mại ngày càng leo thang giữa hai nước, thái độ của Trung Quốc không sẵn lòng dân chủ hóa, và mối đe dọa từ việc bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh khi họ vươn tới thêm nhiều khu vực của thế giới.
Sự kiện ở Quốc hội Mỹ hôm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm thực thi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan vốn đem lại một nền tảng để tiếp tục mối quan hệ song phương sau khi Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979.
Ca ngợi Đài Loan
Một số nghị sỹ đã nhân dịp này ca ngợi mối quan hệ giữa Washington và Đài Bắc.
“Chúng ta nên gắn bó với những ai giống chúng ta nhất và chúng ta giống họ nhất, mọi thứ phải như thế, và chúng ta không nên ngại nói ra điều đó,” Dân biểu Cộng hòa Scott Perry của tiểu bang Pennsylvania nói.
“Nếu chúng ta muốn làm lãnh đạo thế giới và chúng ta đã lãnh đạo thế giới, chúng ta cần phải gắn bó rất chặt chẽ với bạn bè và đồng minh của chúng ta và cho thế giới thấy ai là người chúng ta tin tưởng và sự trung thành của chúng ta đặt ở đâu,” ông Perry nói. “Chúng ta vẫn muốn giao thương với Trung Quốc và chúng ta vẫn muốn là đối tác tốt của nhau, tuy nhiên, chúng ta có một đối tác tốt hơn.”
Ông Perry nói với VOA rằng Đài Loan là một đối tác và đồng minh tự nhiên ‘nhất là so với chính quyền Trung Quốc’. Ông nhanh chóng nói thêm rằng điều quan trọng là phải làm rõ rằng có sự khác biệt giữa chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc ‘bởi vì có nhiều người Trung Quốc cũng đồng ý với các giá trị của chúng tôi’.
Sự kiện lưỡng đảng, lưỡng viện
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng có mặt tại sự kiện mà bà mô tả là ‘tôn vinh mối quan hệ’ giữa Mỹ và Đài Loan.
Bà Pelosi nói các thành viên Quốc hội có mặt tại sự kiện là bằng chứng cho thấy ‘cả lưỡng đảng và lưỡng viện thể hiện và bày tỏ lòng ủng hộ và công nhận tầm quan trọng của Đạo luật Quan hệ với Đài Loan’ mà bà mô tả là đã nuôi dưỡng ‘mối liên hệ không thể lay chuyển giữa Mỹ và Đài Loan’.
Bà cho biết cảm thấy rất ấn tượng với ‘sức sống của Đài Loan’ trong chuyến thăm của bà đến hòn đảo này. Bà nói: “Tôi nóng lòng chờ đợi được trở lại một lần nữa… theo những gì tôi biết thì đồ ăn Trung Quốc ngon nhất thế giới là ở Đài Loan.”
Sự kiện này, đồng chủ trì bởi nhóm nghị sỹ thân hữu với Đài Loan ở cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ, đã thu hút hàng chục thượng nghị sỹ và dân biểu.
‘Vinh dự’ vì sự ủng hộ của Mỹ
Khi sự kiện kết thúc, ông Stanley Kao, đại diện của Đài Loan ở Mỹ, nói với VOA rằng ông cảm thấy mình thật vinh hạnh trước sự thể hiện rộng rãi tình cảm ủng hộ Đài Loan trong các nghị sỹ Mỹ.
Ông Kao nói rằng Đài Loan sẽ vẫn giương cao những giá trị vốn gắn bó họ với Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác trên thế giới.
“Chúng tôi phải thể hiện chính khí,” ông nói và nhắc nhớ khái niệm truyền thống Trung Hoa có nghĩa là ‘đấu tranh để xứng đáng với hơi thở của chính mình’.
https://www.voatiengviet.com/a/ngh%E1%BB%8B-s%E1%BB%B9-m%E1%BB%B9-t%C3%B4n-vinh-quan-h%E1%BB%87-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A0i-loan/4911191.html

Mỹ mở mặt trận mới

chống Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực

Mai Vân
Hoa Kỳ ngày 06/05/2019 đã khẳng định vai trò cường quốc Bắc Cực của mình, công khai lớn tiếng đả kích « thái độ hung hăng » của Trung Quốc và Nga tại khu vực.
Một hôm trước cuộc họp của Hội Đồng Bắc Cực, tập hợp các nước giáp ranh Bắc Cực, tại Rovaniemi, miền Bắc Phần Lan, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhấn mạnh rằng ngày nay Bắc Cực đã trở thành một không gian cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới, nhưng việc « Bắc Cực là một vùng hoang dã không có nghĩa là nơi này phải trở thành một nơi bị luật rừng chi phối ».
Trước một cử tọa trong đó có cả phái đoàn Nga, một thành viên thực thụ của Hội Đồng Bắc Cực, và Trung Quốc, một quan sát viên bên cạnh Hội Đồng, ngoại trưởng Mỹ đã có những lời lẽ hết sức gay gắt nhắm vào hai nước, nhất là vào Trung Quốc.
Theo ghi nhận của đặc phái viên RFI tại Rovaniemi, ngoại trưởng Mỹ đã không ngần ngại nêu bật ví dụ về những hành vi Trung Quốc đã làm tại châu Á và Biển Đông để cảnh báo các quốc gia Bắc Cực về những gì mà Trung Quốc có thể làm tại khu vực này.
Theo ông Pompeo, nghĩa vụ của Mỹ là phải bảo vệ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tại khu vực Bắc Cực, chống lại Trung Quốc vốn đã vi phạm Công Ước này ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : « Những nước nào không thượng tôn luật pháp sẽ không được phép tham gia… Chúng ta có muốn là các quốc gia Bắc Cực, và nhất là các cộng đồng bản xứ, phải chịu số phận của các chính quyền trước đây tại Sri Lanka hay Malaysia đã bị rơi vào bẫy nợ và tình trạng tham nhũng hay không ? ».
Ông Pompeo nói tiếp : « Chúng ta có muốn là hạ tầng cơ sở thiết yếu của vùng Bắc Cực có kết cục như những con đường mà Trung Quốc xây dựng ở Ethiopia hay không ? Những con đường đã rệu rã và trở thành nguy hiểm chỉ sau vài năm mà thôi ? ».
Nhắc đến hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông, ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp : « Chúng ta có muốn Bắc Băng Dương biến thành một Biển Đông khác hay không ? Một vùng biển bị quân sự hóa với các tranh chấp lãnh thổ đối chọi nhau ? Chúng ta có muốn là môi trường mong manh của Bắc Cực bị tàn phá về mặt sinh thái với hạm đội tàu đánh cá của Trung Quốc thường trực trên vùng biển ngoài khơi Bắc Cực hay không ? »
Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự
Theo hãng tin Anh Reuters, tại Rovaniemi, ngoại trưởng Mỹ không quên nhắc lại một nội dung trong bản báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 02/05, cảnh báo nguy cơ Trung Quốc lợi dụng sự hiện diện của họ trong lãnh vực nghiên cứu dân sự để tăng cường sự hiện diện về mặt quân sự, kể cả việc triển khai tàu ngầm trong khu vực để răn đe hạt nhân.
Bản báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ ghi nhận là Đan Mạch, một thành viên của Hội Đồng Bắc Cực, đã lo ngại về việc Trung Quốc chú ý đến đảo Greenland và đề nghị thành lập một trạm nghiên cứu, trạm vệ tinh mặt đất, nâng cấp sân bay và mở rộng hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực này. Bắc Kinh cũng công bố kế hoạch chế tạo tàu phá băng hạt nhân với lượng giãn nước 30.000 tấn, nhằm tăng cường khả năng thăm dò và hiện diện ở Bắc Cực.
Theo hãng tin Pháp AFP, ngoại trưởng Mỹ cũng không ngần ngại phủ nhận tính chính đáng của sự hiện diện của Trung Quốc tại cơ chế Hội Đồng Bắc Cực, kể cả trong tư cách quan sát viên.
Hội Đồng Bắc Cực bao gồm 8 thành viên, tất cả đều là những quốc gia có một phần lãnh thổ nằm trong khu vực : Mỹ, Canada, Nga, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Iceland và Phần Lan. Nếu Hoa Kỳ và Nga là thành viên thực thụ, thì Trung Quốc chỉ có quy chế quan sát viên.
Trong diễn văn của mình tại Rovaniemi, ông Pompeo đã nêu bật một thực tế là điểm cực bắc của Trung Quốc nằm cách Bắc Cực đến 900 hải lý (gần 1 450 cây số). Bằng chi tiết này, ông Pompeo được cho là đã phủ nhận quy chế “Quốc Gia cận Bắc Cực ” mà Trung Quốc tự cho mình.
Ông Pompeo khẳng định : « Chỉ có quốc gia Bắc Cực và quốc gia ngoài Bắc Cực, không hề tồn tại loại thứ 3 nào, và nói này, nói nọ cũng không thể mang đến cho Trung Quốc bất cứ quyền hạn gì ».
Tuyến hàng hải chiến lược
Theo ngoại trưởng Mỹ, khi đầu tư ồ ạt vào vùng Bắc Cực – gần 90 tỷ đô la từ 2012 đến 2017, Bắc Kinh muốn khai thác, và thủ lợi từ tuyến hàng hải phía Bắc, đi ngang qua phía bắc nước Nga, cho phép rút ngắn đáng kể tuyến đường nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuyến hàng hải phía Bắc này ngày càng dễ sử dụng hơn do hiện tượng băng tan.
Trung Quốc và Nga rất muốn biến tuyến đó thành một phần của Con Đường Tơ Lụa Mới, một sáng kiến bị nhiều nước phương Tây, đi đầu là Mỹ, xem là thể hiện ý muốn bá quyền của Trung Quốc.
Nga ‘khiêu khích’ ?
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng lên án những ” hành động khiêu khích” của Nga khi quân sự hóa trở lại Bắc Cực.
Chỉ vài phút trước khi gặp đồng nhiệm Lavrov trong một cuộc gặp song phương bên lề hội nghị của Hội Đồng Bắc Cực, ông Pompeo tố cáo : « Trên tuyến đường biển phía bắc, một cách bất hợp pháp, Matxcơva đã đòi các nước khác phải xin phép khi quá cảnh qua Nga, cho hoa tiêu Nga lên các tàu ngoại quốc, và đe dọa sử dụng võ lực đánh chìm những chiếc tàu nào không tuân thủ các yêu cầu đó ».
Đối với ngoại trưởng Mỹ, « Nga đã để lại dấu giầy đinh (của quân đội) trên tuyết », và kể từ năm 2014, đã dùng tàu phá băng cải tạo lại các căn cứ có từ thời Chiến Tranh Lạnh, tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga trong vùng.
Theo AFP lời lẽ công kích của ông Pompeo càng đáng chú ý vì được đưa ra chỉ ít lâu trước cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Nga leo thang trên vấn đề Venezuela. Trước ống kính truyền hình, hai người bắt tay nhau với nụ cười nhưng không cho biết nội dung cuộc tiếp xúc.
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự và bảo vệ môi trường Bắc Cực
Sau khi cực lực tố cáo Nga và Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ đã biện minh cho sự tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng Bắc Cực.
Theo ông Pompeo, trước các hoạt động gây bất ổn định của đối phương, Mỹ đang phải « tiến hành tổ chức các cuộc tập trận, tăng cường hiện diện quân sự, xây dựng lại đội tàu phá băng và tăng chi tiêu cho lực lượng tuần duyên ».
Theo yêu cầu của Quốc Hội Mỹ, từ nay đến 01/06, Lầu Năm Góc phải đệ trình chiến lược phòng thủ mới cho vùng Bắc Cực.
Trước mắt thì đã có hàng trăm lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ luân chuyển qua Na Uy để luyện tập chiến đấu trong thời tiết băng giá, phi cơ Mỹ cũng được đưa trở lại căn cứ không quân Keflavik ở Iceland mà quân đội Hoa Kỳ đã rời đi vào năm 2006.
Ngoài vấn đề quân sự, ông Pompeo còn nêu lên vai trò « lãnh đạo hàng đầu thế giới về bảo vệ môi trường » của Mỹ, kể cả tại Bắc Cực, cho rằng từ nay đến năm 2025 lượng khí thải CO2 của Mỹ sẽ giảm « nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Bắc Cực ».
Tuyên bố là như vậy, nhưng trong thực tế, theo tin Reuters, tại hội nghị chính thức của các nước vùng Bắc Cực ở Rovaniemi ngày 07/05, Hoa Kỳ đã từ chối ký vào một thỏa thuận về những thách thức tại Bắc Cực vì không đồng ý với từ ngữ trong thông cáo chung, nói rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêm trọng cho Bắc Cực.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Hội đồng Bắc Cực được thành lập vào năm 1996, hội nghị của cơ chế này không ra được thông cáo chung.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190509-my-mo-mat-tran-moi-chong-nga-va-trung-quoc-o-bac-cuc

Trump nói nước Mỹ ‘đã đầy’

nhưng một tiểu bang nói ‘ở đây thì không’

Rupa ShenoyPRI’s The World
Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng nước Mỹ “đã đầy rồi” và không thể tiếp nhận thêm người nhập cư nào nữa. Nhưng người dân ở một tiểu bang vùng nông thôn Mỹ nói rằng họ không đồng tình với điều này.
40 năm trước, Curtiss Reed Jr đến Vermont trong một kỳ nghỉ trượt tuyết và bị mắc kẹt trong một cơn bão. Ông phải ngủ trong tiệm bánh Dunkin Donuts hai đêm trước khi có thể đến nhà một người bạn. Điều đó đã cho ông nhiều thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của Vermont.
“Tôi dành ra ba tuần trượt tuyết, ăn, uống và quyết định đây là thiên đường”, ông Reed, một nhà tư vấn của Hiệp hội Cộng tác cho sự Công bằng và Đa dạng Vermont nói. “Sáu tháng sau, tôi chuyển đến đây.”
Suy nghĩ của một người Mỹ gốc Việt về Black History Month
Việt Nam ‘là ngạc nhiên lớn nhất’ cho ngoại trưởng Mỹ
‘Trump không đếm xỉa đến nhân quyền, dân chủ ở VN’
Nhưng kể từ đó, Reed đã thấy nhiều cửa hàng ở trung tâm các thị trấn bị đóng cửa trên toàn tiểu bang. Thuế tăng lên nhưng tiền lương thì vẫn không thay đổi. Ông Reed nói đó là bởi vì Vermont chỉ cố gắng thu hút một loại cư dân mới.
Mặc dù Tổng thống Donald Trump nói rằng “đất nước của chúng ta đã đầy” vào đầu tháng này trong chuyến thăm tới biên giới phía Nam Hoa Kỳ, ông Reed nói nếu Vermont muốn cải thiện nền kinh tế thì cần phải thu hút thêm nhiều người.
Nhưng Vermont có hai vấn đề. Nó không có đủ người làm những việc làm tiểu bang này đã có, và không biết cách thu hút những người thuộc chủng tộc khác. Dân số hiện tại của Vermont, với gần 95% là người da trắng.
Theo chính sách của chính quyền Trump, có ít người tị nạn hơn, ít người nhập cư hơn và ít lao động có thị thực tạm thời đến với tiểu bang này.
Joan Goldstein, ủy viên của Sở Phát triển Kinh tế Vermont, cho biết cuộc đua đang diễn ra. Các tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ đang cạnh tranh để thu hút cư dân mới.
“Tôi biết rằng nghe thì có vẻ rất hám lợi nhưng chúng tôi đang ở trong một thị trường đầy cạnh tranh,” Goldstein nói. “Chiến lược tiếp thị của Vermont trong nhiều thập kỷ qua là người da trắng, nam, dị tính, có thu nhập gia đình từ 120.000 đôla trở lên. Dân số đó đang bị thu hẹp.”
Vermont đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận, Goldstein nói. Thay vì chỉ cố gắng thu hút các doanh nghiệp đến với tiểu bang, giờ đây chúng tôi đang thu hút trực tiếp các cá nhân.
“Các bang khác hỏi chúng tôi đã làm thế nào vì họ cũng quan tâm đến chiến lược phát triển tương tự,” bà nói. “Vì vậy, rõ ràng, mặc dù đó là một sự mới lạ, nhưng có thể sẽ sớm trở thành xu hướng chính.”
Năm nay Vermont đã bắt đầu cho thêm 10.000 đôla cho một số công nhân phải di chuyển đến các vùng xa xôi của tiểu bang.
“Có sự quan tâm đáng kể từ bên ngoài Hoa Kỳ khi chúng tôi bắt đầu chiến dịch,” bà nói. “Tôi nghĩ khoảng 25% số người quan tâm đến cơ hội việc làm ở đây đến từ các quốc gia khác.”
Nhưng cho đến nay, không ai trong số 26 người đã được phê duyệt tài trợ là người tị nạn hoặc là người đến từ một quốc gia khác. Đó có thể là do có những rào cản đối với những người nhập cư muốn làm việc cho tiểu bang.
Chris Winters, phó giám đốc sở ngoại vụ Vermont, nói rằng rất khó cho những người có bằng cấp kinh nghiệm ở những nơi khác đạt tiêu chuẩn làm việc tại Vermont.
“Khi chúng ta đi xa hơn việc bảo vệ cộng đồng, chúng ta bắt đầu khiến nhiều người khó có cơ hội tiếp cận những việc làm họ có đủ tiêu chuẩn đảm nhận,” ông Winters nói. “Vì vậy, chúng tôi thực sự có nhiều việc phải làm ngay ở trong Vermont để cải thiện quyền tham gia vào lực lượng lao động.”
Trong tháng này, cơ quan lập pháp Vermont đã thông qua dự luật giúp nhiều người nhập cư dễ dàng chuyển giao bằng cấp để họ có thể được chứng nhận đủ tiêu chuẩn cho các công việc trong tiểu bang. Thống đốc bang dự kiến ​​sẽ ký nó. Chính quyền cũng đang làm những việc khác, như tuyển một nhân viên chuyên lo về công bằng và đa dạng chủng tộc.
Ông Winters hy vọng những biện pháp đó sẽ giúp thu hút, nhiều người nhập cư mới, đa dạng ở Canada gần đó sang làm việc tại Vermont.
Winters tin rằng sự đa dạng là chìa khóa để giữ những người trẻ tuổi ở tiểu bang và chỉ vào con gái của ông, người sẽ rời Vermont để đi học đại học nơi khác vì cô không cảm thấy mình có thể gặp gỡ nhiều người ở tiểu bang vắng vẻ này.
“Tôi nghĩ thật đáng tiếc khi gần đây chúng tôi phải nghe những câu như ‘Nước Mỹ đã đầy ắp’, ‘không còn chỗ trong nhà trọ’,” ông Winters nói.
“Tôi có thể nói với bạn rằng còn rất nhiều chỗ trống ở Vermont.”
Nhưng Marita Canedo, với nhóm Công lý di cư ở Burlington, nói rằng Vermont vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể để chào đón tất cả những người nhập cư và dân tộc thiểu số.
“Nếu bạn định quảng bá một tiểu bang này như một ‘Ngọn núi xanh’, với phong cảnh tuyệt đẹp, bạn phải tính đến những người đã và đang vật lộn trong ngành công nghiệp sữa,” bà Canedo nói.
Nhiều người làm việc trong ngành công nghiệp sữa của Vermont không có giấy tờ. Cruz Alberto Sánchez-Pérez đến Vermont từ Mexico vào năm 2015 để cùng với hai anh em trai và làm việc trong các trang trại bò sữa.
Ông nói rằng họ được trả ít hơn mức lương tối thiểu và không được nghỉ một ngày nào cho đến khi họ phải tụ tập lại để để đòi một mức lương cao hơn và nhiều lợi ích tốt hơn.
Đây vẫn là một môi trường căng thẳng cho những người như ông, Sánchez-Pérez nói, mặc dù ông vừa được công nhận tỵ nạn ở Mỹ.
Ngoài cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) , Đội Tuần tra Biên phòng Mỹ có thẩm quyền tuần tra 100 dặm (160km) từ biên giới liên bang, gồm phần lớn tiểu bang Vermont, đang lùng sục những người không có giấy tờ tìm cách vào Hoa Kỳ từ Canada.
Vermont cũng đã có một số vấn đề chủng tộc gần đây.
“Trong ba hoặc bốn năm qua, chúng tôi đã có một số sự việc đáng tiếc,” ông Reed nói.
Vào năm 2017, thị trưởng đương nhiệm của thành phố Rutland đã vận động đưa người tị nạn Syria đến để tái tạo nền kinh tế địa phương. Những phản kháng ông nhận được đã thu hút sự chú ý trên toàn quốc và ông đã thất bại trong một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề tái định cư người tị nạn vào thời điểm đó.
Năm ngoái, Kiah Morris, nữ thượng nghị sĩ tiểu bang người Mỹ gốc Phi duy nhất của Vermont, đã từ chức vì gia đình bà bị quấy rối.
Ngoài ra, những cố vấn và trẻ em không phải da trắng đã nhận những lời lẽ phân biệt chủng tộc.
“Có một số nơi ở khắp tiểu bang đã xảy ra những sự việc này,” ông Reed nói.
“Những gì còn lại trong tâm trí mọi người là: ‘Eh. Vermont. Tôi tin vào chương trình trào phúng của SNL”, ông Reed đề cập đến một phân đoạn Saturday Night Live được phát sóng năm ngoái, về cuộc họp giả tưởng của những kẻ phân biệt chủng tộc.
“Nếu họ tiếp tục đến đây, chúng ta sẽ đi nơi khác”, một nhân vật dẫn dắt cuộc họp trong chương trình trào phúng nói. “Nơi này là của riêng chúng ta dành cho chính chúng ta. Không có người nhập cư, không có thiểu số. Một cộng đồng nông nghiệp nơi mọi người sống hòa thuận vì mỗi người đều là người da trắng. Phải không, thưa ông?”
Harvard cũng nhận thí sinh kém, Oxford chỉ nhận người giỏi?
Facebook sẽ chặn chủ nghĩa dân tộc trắng và kỳ thị
Tại sao giới tù nhân giàu có thuê cố vấn nhà tù?
“Vâng, tôi biết nơi đó – nghe có vẻ giống Vermont”, một nhân vật khác nói. Khán giả thì bật cười.
Để xóa bỏ hình ảnh đó của Vermont, ông Reed nói rằng chính quyền tiểu bang và địa phương phải tích cực vận động chống lại sự phân biệt chủng tộc này bằng cách tập trung vào việc thu hút người nhập cư và cộng đồng thiểu số – bởi vì không phải tất cả họ đều nắm bắt được những thông tin giống như người da trắng.
Vermont có thể quảng cáo thông qua mạng xã hội thông qua cộng đồng trực tuyến được gọi là Black Twitter. Nó có thể quảng cáo bằng tiếng Tây Ban Nha.
“Nó bắt đầu với một lời mời,” ông Reed nói. “Và nếu anh chỉ mời một nhóm dân số đang bị thu hẹp, thì kết quả cuối cùng là sự tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng sẽ gặp nguy hiểm.”
Thật không may, ông Reed nói, vẻ đẹp tự nhiên đã đưa ông đến Vermont không đủ để duy trì nền kinh tế.
Tiểu bang này cũng sẽ phải học cách nắm bắt lấy sự thay đổi đang diễn ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48187752

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng thêm 5% lên 45% so với kết quả khảo sát trước đó, theo khảo sát mới công bố của Reuters và Ipsos.
Cũng theo kết quả khảo sát này, hơn một nửa số người được hỏi cho rằng có nhiều cuộc điều tra của Quốc Hội gây cản trở cho các công chuyện quan trọng của chính phủ.
Cuộc thăm dò này được thực hiện hôm thứ Hai 6/5, không nói rõ người Mỹ muốn Hạ viện, vốn do đảng Dân chủ kiểm soát, rút lại các cuộc điều tra hay khẩn trương tiến hành và thực hiện luận tội ngay.
Mỹ: Bộ trưởng Tư pháp bị cáo buộc khinh miệt Quốc hội
TQ cử đoàn đàm phán cấp cao đến Mỹ
Đây cũng là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện, những người đang vật lộn xem có nên tiến hành các thủ tục luận tội hay không, bất chấp những thách thức từ Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Hôm thứ Năm, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi một lần nữa nhấn mạnh rằng các lãnh đạo Ủy ban Điều tra của Hạ viện đang thực hiện cách tiếp cận từng bước từng bước một.
“Đây là một phương pháp rất hay, nó có nguồn gốc từ Hiến pháp, theo bà Pel Pelosi. Chúng tôi không đi nhanh hơn cũng chẳng chậm hơn so với những gì mà thực tế đưa đẩy chúng tôi.”
Ngoài con số 45% ủng hộ luận tội, cuộc thăm dò hôm thứ Hai cho thấy 42% người Mỹ cho rằng ông Trump không nên bị luận tội. Phần còn lại cho biết họ không có ý kiến..
Trước đó, một cuộc khảo sát khác từ 18-19/4 cho thấy 40% người Mỹ muốn luận tội ông Trump.
Cuộc thăm dò mới nhất của Reuters và Ipsos cho thấy có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ những thành viên đảng Dân chủ và phe trung lập với việc luận tội Tổng thống.
Nó cũng cho thấy 57% người trưởng thành cho rằng việc tiếp tục điều tra về Trump sẽ cản trở các hoạt động quan trọng của chính phủ. Con số này gồm khoảng một nửa thành viên đảng Dân chủ và 3/4 của đảng Cộng hòa.
Sau cuộc điều tra gần hai năm của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về Trump và cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ vẫn đang tìm cách đòi câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi về Tổng thống Trump, gia đình và lợi ích kinh doanh của ông.
Ông Trump đang lờ đi ít nhất một nửa số câu hỏi đó, từ chối tiết lộ hồ sơ khai thuế của mình, viện dẫn đặc quyền hành pháp để ngăn cản việc công khai toàn bộ báo cáo điều tra của Mueller và đâm nhiều đơn kiện để ngăn chặn các nhà điều tra của Hạ viện lấy được các thông tin tài chính của ông.
“Có nhiều điều quan trọng hơn mà đất nước cần chú ý vào lúc này,” Fatima Alsrogy, 36 tuổi, một nhà thiết kế áo phông đến từ Dallas, người tham gia cuộc khảo sát, nói.
Alsrogy, một người trung lập, cho rằng Trump nên bị luận tội. Tuy nhiên, cô cũng mong muốn các nhà lập pháp sẽ thúc đẩy để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cho những người lao động độc lập như cô.
“Tôi đã mua bảo hiểm (sức khỏe) cho mình trên một sàn giao dịch Obamacare, cô nói. Đây là một khoản chi rất lớn, và tôi còn không biết Obamacare sẽ được sửa đổi hay bị xóa bỏ. Rất mệt mỏi.”
Cuộc thăm dò cũng cho thấy 32% cho rằng Quốc hội đối xử công bằng với báo cáo của Mueller, trong khi 47% không đồng tình với ý kiến này.
Độ tín nhiệm của ông Trump không thay đổi so với cuộc thăm dò tương tự diễn ra vào tuần trước – 39% người trưởng thành cho biết họ tín nhiệm Trump, trong khi 55% cho biết họ không tín nhiệm.
Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos được tiến hành trực tuyến bằng tiếng Anh, trên khắp Hoa Kỳ, thu thập các câu trả lời từ 1.006 người trưởng thành.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48223736

Trump chọn cựu giám đốc Boeing

 làm Bộ trưởng Quốc phòng

Tổng thống Donald Trump dự định đề cử Patrick Shanahan, cựu giám đốc điều hành công ty Boeing, làm Bộ trưởng Quốc phòng, Nhà Trắng cho biết hôm 9/5. Quyết định này trái với truyền thống vì ông Trump chọn một người làm nên sự nghiệp tại một công ty quốc phòng hàng đầu làm sếp Ngũ Giác Đài.
Ông Shanahan trước đó đã bị tổng thanh tra Lầu Năm Góc điều tra về cáo buộc mưu tìm sự biệt đãi dành cho Boeing trong khi ông làm việc tại Bộ Quốc phòng nhưng ông được xét thấy không có hành vi sai trái nào vào tháng 4. Ông giữ chức quyền Bộ trưởng Quốc phòng kể từ tháng 1, lâu nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc.
Các thử thách đầu tiên đối với ông Shanahan sẽ bao gồm việc xử lí căng thẳng đang gia tăng với Iran, các vụ thử nghiệm phi đạn mới của Triều Tiên và các nghi vấn về cách thức Mỹ nên xử lí cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế ở Venezuela ra sao.
Ông Shanahan nói trong một thông cáo rằng ông cam kết hiện đại hóa các lực lượng quân sự của Mỹ và nếu được chuẩn thuận sẽ tích cực thực thi chiến lược phòng thủ quốc gia của ông Trump. Chiến lược này đề ra ưu tiên là cạnh tranh với Trung Quốc và Nga thay vì các cuộc chiến chống nổi dậy mà Lầu Năm Góc đã vướng vào suốt hai thập niên qua.
Ông Shanahan, 56 tuổi, làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 1, sau khi ông Jim Mattis đột ngột từ chức vì những khác biệt chính sách với ông Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-chon-cuu-giam-doc-boeing-lam-bo-truong-quoc-phong/4911220.html

Phe Dân chủ cân nhắc

cách buộc giao nộp hồ sơ thuế của Trump

Chủ tịch Ủy ban Thuế vụ Hạ viện Hoa Kỳ Richard Neal hôm thứ Năm nói rằng đến cuối tuần này ông sẽ quyết định hoặc là ra trát đòi hồ sơ khai thuế của Tổng thống Donald Trump hoặc sẽ kiện ra tòa để có được những tài liệu mà chính quyền từ chối giao nộp.
Trong cuộc đụng độ đang leo thang giữa phe Dân chủ và chính quyền Trump, ông Neal cho biết ông đã nói chuyện với các luật sư cho Hạ viện vào ngày thứ Năm về các bước tiếp theo và sẽ có cuộc thảo luận cuối cùng với họ sau đó trong ngày.
“Bây giờ chúng tôi đi tiếp tới các lựa chọn hạn chế còn lại,” ông nói với các phóng viên, và cho biết ông sẽ chọn giữa việc ra trát buộc giao nộp tài liệu với việc đi thẳng ra tòa. “Đến cuối tuần, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định,” ông nói.
Giữa những nỗ lực cản trở nhiều cuộc điều tra nhắm vào nhiệm quyền Tổng thống cũng như những lợi ích của gia đình và doanh nghiệp của ông Trump, chính quyền cũng đang chống đối những nỗ lực của ông Neal nhằm có được hồ sơ khai thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp của Trump trong khoảng thời gian sáu năm.
Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Thuế vụ Hạ viện, ông Neal là nhà lập pháp Hạ viện duy nhất có thẩm quyền tìm kiếm hồ sơ khai thuế của ông Trump từ Sở Thuế vụ. Một luật liên bang quy định rằng Bộ trưởng Tài chính phải cung cấp các tài liệu như vậy theo yêu cầu.
Phe Dân chủ muốn hồ sơ khai thuế của ông Trump như một phần trong cuộc điều tra của họ về những mâu thuẫn lợi ích khả dĩ xuất phát từ việc ông tiếp tục sở hữu các lợi ích kinh doanh rộng lớn khi đang làm Tổng thống.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hôm thứ Hai đã khước từ yêu cầu chính thức ngày 3 tháng 4 của ông Neal về việc cung cấp các tài liệu này, cho rằng yêu cầu của Ủy ban “không có mục đích lập pháp chính đáng.”
Ông Trump đã phá vỡ một tiền lệ hàng thập niên qua mà các Tổng thống Mỹ gần đây tuân theo, bằng cách từ chối công bố hồ sơ khai thuế của mình trong khi ông còn là ứng cử viên tranh cử Tổng thống năm 2016 hoặc kể từ khi ông đắc cử, nói rằng ông không thể làm như vậy trong khi hồ sơ của ông đang được kiểm toán.
Nhiều chuyên gia thuế đã nói rằng việc kiểm toán không phải là một trở ngại trong việc tiết lộ hồ sơ khai thuế.
https://www.voatiengviet.com/a/phe-dan-chu-can-nhac-cach-buoc-giao-nop-ho-so-thue-cua-trump/4911209.html

Khủng hoảng Venezuela:

Dân biểu đối lập vào các sứ quán tỵ nạn

Ba gương mặt đối lập Venezuela, là các dân biểu trong Quốc hội nước này, đã chạy tới các tòa đại sứ nước ngoài xin tỵ nạn sau khi bị tước quyền miễn trừ.
Họ nằm trong số 10 nhà lập pháp bị Tòa án Tối cao nước này tước quyền miễn tố hồi đầu tuần.
Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng sau khi lãnh đạo Quốc hội, Juan Guiadó tuyên bố bản thân mình là tổng thống lâm thời kể từ tháng Giêng.
Cấp phó của ông Guaido bị bắt và ‘lôi đi’ bằng xe tải
Mỹ sẽ trao ưu đãi quân đội Venezuela
Venezuela: Guaidó kêu gọi bãi công
Người phó của ông, Edgar Zambrano, vẫn đang bị giam sau khi bị bắt hôm thứ Tư.
Ông Zambrano bị các lực lượng tình báo bắt, bỏ tù sau khi phe đối lập tìm cách tiến hành cuộc nổi dậy quân sự chống lại Tổng thống Maduro hồi đầu tháng Năm.
Nhân vật đối lập này đã đăng tweet trực tiếp về vụ viêc và nói giới chức vây quanh xe hơi của ông, sau đó dùng cần cẩu kéo xe đi khi ông từ chối ra khỏi xe.
Hiện đã có hơn 50 quốc gia thừa nhận ông Guiadó, nhưng Tổng thống Nicolás Maduro vẫn được sử ủng hộ từ giới quân nhân cao cấp nhất và các đồng minh nước ngoài như Nga và Trung Quốc.
Ông Guiadó đã kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình mới trên đường phố vào thứ Bảy để phản đối ông Maduro.
Những ai đã chạy vào các đại sứ quán?
Americo de Grazia và Mariela Magallanes hiện đều ở trong Đại sứ quán Italy, còn Richard Blanco đã vào Đại sứ quán Argentina.
Bộ Ngoại giao Italy hôm thứ Tư xác nhận rằng bà Magellanes, người kết hôn với một công dân Ý và đã nộp đơn xin quốc tịch, đã tới Tòa Đại sứ nước này và có thể sẽ “được cấp mọi sự bảo hộ và đón tiếp có thể có”.
Hôm thứ Sáu, giới chức Italy cũng xác nhận rằng ông Grazia có mặt trong văn phòng của họ tại Caracas.
Vị dân biểu này đã viết một tweet cảm ơn Italy, tuy không xác nhận việc mình đang ở bên trong trụ sở ngoại giao của nước này.
Ông Blanco nói với tờ báo El Nacional rằng ông đã tới Đại sứ quán Argentina sau khi ông Zambrano bị bắt, và cáo buộc ông Maduro đã tiến hành một “làn sóng đàn áp”.
Tây Ban Nha trong lúc đó nói sẽ bảo vệ một nhân vật đối lập khác, Leopoldo López, người đã chạy vào Đại sứ quán nước này ở Caracas sau khi trốn thoát khỏi cảnh bị quản chế tại gia, tuy quyền Ngoại trưởng Josep Borrell nói Tây Ban Nha “sẽ không để tòa đại sứ của mình trở thành một trung tâm hoạt động chính trị”.
Venezuela nói đang ‘dập tắt âm mưu đảo chính’ 30/4
Guaido hủy biểu tình ở Tây Venezuela
Mỹ ‘dùng mọi cách gây áp lực cho Maduro’
Bảy nhà lập pháp khác trong Quốc hội vẫn đang có nguy cơ bị bắt giữ. Hội đồng Hiến pháp Quốc gia (ANC), cơ quan do Tổng thống Maduro triệu tập, gồm toàn những người ủng hộ ông, trong tuần này theo lệnh của Tòa án Tối cao đã xóa bỏ quyền miễn tố đối với các thành viên Quốc hội do phe đối lập kiểm soát.
Tình hình hiện thời tại Venezuela
Hồi tháng Giêng, ông Guiadó tuyên bố bản thân trở thành tổng thống lâm thời với lập luận rằng việc ông Maduro được tái bầu hồi năm ngoái là bất hợp pháp.
Kể từ đó, căng thẳng giữa những người ủng hộ ông Guiadó và phe hậu thuẫn ông Maduro đã dâng cao. Quân đội được coi như nắm vai trò then chốt trong cán cân quyền lực.
Hôm 30/4, trong một video được ghi ở gần căn cứ không quân ở Caracas, ông Guiadó kêu gọi quân đội giúp ông lật đổ Tổng thống Maduro.
Người ta thấy ông Zambrano là một trong những nhà lập pháp có mặt trong đoạn băng hình sau đó, đứng nói chuyện với ông Guiadó ở cầu vượt gần căn cứ không quân.
Có một nhóm nhỏ những người mặc quân phục sát cánh bên ông Guiadó, nhưng những tướng lĩnh hàng đầu đã nhanh chóng tuyên bố trung thành với Tổng thống Maduro, và tình thế đã được giữ nguyên trạng.
Sau đó, ông Guiadó nói với BBC rằng ông có thể cân nhắc tới việc đề nghị Hoa Kỳ tiến hành can thiệp bằng quân sự.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48219303

Thượng đỉnh Rumani bất đồng

về chỉ định tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu

Thu Hằng
Chỉ ba tuần trước bầu cử Nghị Viện Châu Âu, lãnh đạo của 27 nước thành viên đã họp tại Sibiu, Rumani vào tối 09/05/2019 để bàn về tương lai của Liên Hiệp Châu Âu sau khi Anh Quốc rời khỏi khối.
Cuộc họp không chính thức này bàn về 10 cam kết, trong đó vấn đề bảo vệ nền dân chủ, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, biến đổi khí hậu, nhưng cuối cùng chỉ đạt được rất ít kết quả cụ thể. Liên Âu còn bị chia rẽ về một vấn đề khác : tìm người thay thế chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker.
Đặc phái viên RFI Anastasia Becchio tường trình từ Sibiu :
« Liệu chủ tịch tương lai của Ủy Ban châu Âu phải là người đứng đầu chính đảng về đầu trong cuộc bầu cử Nghị Viện 26/05 hay không? Nghị Viện Châu Âu đã áp đặt nguyên tắc này, được gọi là nguyên tắc Spitzenkandidat (đứng đầu liên danh), nhưng lại không nhận được đa số ủng hộ. Trong số những người phản đối gay gắt có tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông phát biểu: Tôi không ủng hộ ý tưởng này vì tôi nhất quán. Tôi từng ủng hộ các liên danh châu Âu. Các đảng lớn châu Âu lại phản đối và vài ngày sau đó, họ muốn nói với chúng ta rằng họ ủng hộ ứng viên mà do chính họ chọn tại châu Âu. Đó là những ứng viên dàn xếp ở hậu trường và tôi không ủng hộ việc các đảng lớn ở châu Âu lại có kiểu dàn xếp như vậy.
Có cùng ý kiến, thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel nhấn mạnh rằng những người đứng đầu liên danh (spitzenkandidaten) thường ít được công chúng biết đến. Trong khi đó, đối với một dự án lớn, thì cần tới một ứng viên nghị lực, theo phát biểu của tổng thống Macron : Chúng ta phải chọn lấy những ứng viên tốt nhất cho một dự án xây dựng châu Âu mạnh mẽ và đầy tham vọng.
Hiện tại, ông Manfred Weber, chính trị gia vùng Bayern của Đức, được đánh giá là có khả năng nhất trong số các ứng viên được các đảng châu Âu chỉ định. Là người khá kín tiếng và ít uy tín, ông Weber hiện đứng đầu đảng Nhân Dân Châu Âu (PPE) ở Nghị Viện Châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục ủng hộ ông Weber, tương tự với thủ tướng Áo Sebastien Kurz. Ngược lại, một số chính trị gia khác cùng đảng PPE lại phản đối, đó là trường hợp của thủ tướng Hungary Victor Orban.
Các cuộc thương lượng được cho là rất tế nhị. Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ họp vào ngày 28/05, chỉ hai ngày sau kỳ bầu cử Nghị Viện để tìm thỏa hiệp».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190510-thuong-dinh-rumani-bat-dong-ve-chi-dinh-tan-chu-tich-uy-ban-chau-au

Quốc Hội Pháp xem xét

dự luật tái thiết Nhà Thờ Đức Bà Paris

Mai Vân
Quốc Hội Pháp vào hôm nay, 10/05/2019, bắt đầu xem xét dự luật về trùng tu trong 5 năm Nhà Thờ Đức Bà Paris đã bị hỏa hoạn tàn phá một phần.
Trong dự luật, có một số điểm chính mà các dân biểu sẽ phải cho ý kiến : Quyên góp quốc gia, giảm thuế đối với người quyên tặng, kiểm tra tiền thu về, đặc miễn áp dụng nguyên tắc về quy hoạch đô thị…
Về phong trào quyên góp quốc gia, việc này đã được mở từ ngày 16/04, ngay sau khi nhà thờ bị hỏa hoạn và được đặt dưới quyền tổng thống Pháp. Số tiền này được sử dụng cho việc trùng tu, xây lại nhà thờ, cho cả bất động sản cũng như việc đào tạo chuyên môn cần thiết cho công trình.
Trước những khoản chi tiêu cũng như tiền quyên góp to lớn, một ủy ban đặc biệt sẽ được thành lập, bên cạnh những thủ tục kiểm soát thông thường.
Về chế độ đặc miễn trong vấn đề quy hoạch đô thị, khi luật được ban hành thì chính quyền chỉ cần dùng nghị định là có thể ban hành những quyết định cần thiết nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho công trình trùng tu, không cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về quy hoạch, môi trường hay về khảo cổ, di sản. Đây là điểm gây tranh cãi nhiều nhất.
Một số dân biểu đã lên tiếng trước là sẽ không bỏ phiếu cho dự luật này.
Ngoài ra vấn đề tiền đóng góp xây lại Nhà Thờ Đức Bà Paris cũng gây tranh cãi và đố kỵ: Không được trợ cấp , nhiều nhà thờ quý báu ở các làng xã Pháp đã bị rệu rã.
Theo Đài Quan Sát Di Sản Tôn Giáo – OPR, có khoảng 5000 nhà thờ đang trong tình trạng này. Trước đà quyên góp mạnh mẽ cho Nhà Thờ Đức Bà Paris, nhiều người hy vọng các nhà thờ khác cũng được quan tâm nhiều hơn.
http://vi.rfi.fr/phap/20190510-quoc-hoi-phap-xem-xet-du-luat-tai-thiet-nha-tho-duc-ba-paris

Putin: Quân đội Nga sẽ tăng cường sức mạnh

Tổng thống Vladimir Putin hứa hẹn hôm 9/5 rằng Nga sẽ tiếp tục tăng cường các lực lượng vũ trang, trong bài phát biểu đọc tại cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng của quân đội, tổ chức hàng năm tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, nơi tràn ngập những thiết bị quân sự, và đông đảo người tới mừng sự kiện cùng các quân nhân.
Cuộc diễu hành được tổ chức để kỷ niệm 74 năm ngày Đức Quốc xã bị đánh bại. Khoảng 13.000 quân nhân và 130 thiết bị quân sự, từ xe tăng T-34 nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến các dàn phóng tên lửa liên lục địa Yars, đã tham gia diễu hành.
Đây là lần thứ hai trong ba năm, cuộc diễu hành không kết thúc bằng màn trình diễn trên không của máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu bay trên Quảng trường Đỏ do trời nhiều mây và lo ngại về các cơn bão.
Ông Putin nói ông lấy làm tiếc vì không có màn trình diễn máy bay nhưng ông nói thêm rằng “không cần mạo hiểm và đánh cuộc với sự an toàn của các phi công và dân chúng trên mặt đất”.
Trong số các vị khách tham dự có Tổng thống Kazakhstan mới từ chức gần đây, Nurultult Nazarbayev, và nam diễn viên người Mỹ được cấp quốc tịch Nga năm 2016, Steven Seagal – người sau đó được mệnh danh là đặc phái viên về các mối quan hệ nhân đạo với Mỹ.
Vào buổi chiều cùng ngày, khoảng nửa triệu người đã đổ xuống một trong những con đường chính của Moscow, nhiều người mang theo những tấm ảnh của người thân đã từng chiến đấu hoặc chịu đựng gian khổ trong chiến tranh. Liên bang Xô viết ước tính đã mất 26 triệu người trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó có 8 triệu binh sĩ.
Hàng chục thành phố khác của Nga cũng tổ chức các cuộc diễu hành trong ngày lễ không có nguồn gốc tôn giáo quan trọng nhất của đất nước này.
https://www.voatiengviet.com/a/putin-quan-doi-nga-se-tang-cuong-suc-manh/4911021.html

Bình Nhưỡng thử tên lửa :

 Viễn cảnh nối lại đàm phán thêm xa vời

Thu Hằng
Chỉ một ngày sau khi bắn thử hai tên lửa, cơ quan thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên ngày 10/05/2019 khẳng định quân đội nước này đã bắn tên lửa tầm xa từ các đơn vị quốc phòng trên tuyến đầu, đóng ở bờ tây đất nước.
Đích thân lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un thị sát vụ thử ngày 09/05, và nhấn mạnh đến « những nhiệm vụ quan trọng để tăng thêm khả năng tấn công của các đơn vị quốc phòng ».
Nếu truyền thông Bắc Triều Tiên hân hoan về hai vụ bắn thử thành công, thì truyền thông Hàn Quốc lại lo ngại về tiến trình đàm phán có khả năng thất bại, thêm vào đó, theo Yonhap, Đài phát thanh Trung ương Bắc Triều Tiên, ngày 10/05, lại chỉ trích Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) mới đây đã tiến hành tập trận và huy động hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, luôn bị Bình Nhưỡng coi là « hành động thù nghịch ».
Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết thêm:
« Nhật báo chính thức Bắc Triều Tiên Rodong Sinmun tự hào đăng trên trang nhất rất nhiều hình ảnh về những tên lửa mới sau khi khai hỏa. Trên một số ảnh, người ta thấy Kim Jong Un, với vẻ mặt rạng ngời, qua ống nhòm, đang quan sát vụ bắn thử các « phương tiện tấn công tầm xa ».
Trái với khẳng định của miền Bắc, nhật báo bảo thủ Choson Ilbo ở Seoul cho rằng tên lửa được bắn thử có lẽ chỉ là một loại hỏa tiễn tầm ngắn, có thể là một bản sao của loại tên lửa Iskander của Nga. Trên lý thuyết, loại tên lửa này có thể mang được đầu đạn hạt nhân.
Vẫn tờ Choson Ilbo nhắc lại rằng các vụ thử của Bắc Triều Tiên đã vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và yêu cầu chính phủ Seoul cân nhắc kỹ trước khi vội gửi hàng cứu trợ nhân đạo đến biên giới phía bắc.
Về phần mình, tờ báo trung tả Hankyoreh tỏ ra lo ngại rằng những hành động khiêu khích rất nguy hiểm của Bình Nhưỡng chỉ làm tăng thêm nguy cơ đối đầu, trong khi đàm phán Nam-Bắc Triều Tiên bị cắt đứt.
Đây cũng là lo ngại của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ông phát biểu rằng các vụ thử của Bắc Triều Tiên làm viễn cảnh nối lại đàm phán thêm xa vời ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190510-binh-nhuong-thu-ten-lua-vien-canh-noi-lai-dam-phan-them-xa-voi

Mỹ gây áp lực, TQ tức giận, Đài Bắc hoan hỉ:

Đài Loan bây giờ đã là Đài Loan ở Thái Bình Dương

Ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật liên quan đến Đài Loan, chính quyền đảo này đã ngay lập tức thể hiện sự cảm kích với Mỹ.
Bắc Kinh tức giận, Đài Loan hoan hỉ
Trong cuộc họp báo thường ngày tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/5, người phát ngôn ảnh Sảng đã trả lời về việc Hạ viện Mỹ thông dự luật liên quan đến Đài Loan vào ngày 7/5.
Theo đó, ông Cảnh Sảng khẳng định: “Dự luật liên quan đến Đài Loan đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” và quy định trong ba thông cáo chung (được đồng thuận
vào các năm 1972, 1979 và 1982), là sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, phía Bắc Kinh kiên quyết phản đối động thái này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Washington.
“Chúng tôi [Bắc Kinh] thúc giục phía Mỹ tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” và quy định trong ba tuyên bố chung, đồng thời ngăn chặn Quốc hội Mỹ thúc đẩy phê duyệt các dự luật liên quan, xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, nhằm tránh gây tổn hại nghiêm trọng cho sự hợp tác trong các lĩnh vực quan trong của mối quan hệ Trung-Mỹ và hòa bình ổn định ở khu vực eo biển Đài Loan”, ông Cảnh Sảng nhấn mạnh.
Sáng nay 9/5, trong bài viết đăng tải trên trang nhất, báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo cũng khẳng định, dự luật liên quan đến Đài Loan mới được Hạ viện Mỹ phê chuẩn đã “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc pháp lý quốc tế và nghĩa vụ quốc tế cơ bản”.
Đồng thời, tờ này đưa ra lời cảnh cáo: “Trung Quốc luôn kiên định với quyết tâm bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên trước bất kỳ hành động mù quáng nào nhằm vào lợi ích cốt lõi Trung Quốc của các thế lực bên ngoài. Nếu phía Mỹ khư khư cố chấp đi trên con đường sai lầm, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sự hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng của mối quan hệ Trung Mỹ và hòa bình ổn định ở khu vực eo biển Đài Loan”.
Trong khi đó, chính quyền Đài Loan tỏ ra vui mừng trước động thái này của Washington. Hãng thông tấn CNA (Đào Loan) cho biết, ngay sau khi Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật, chính quyền bà Thái Anh Văn đã rất bày tỏ cảm kích.
“[Đài Loan] rất cảm ơn Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết ủng hộ Đài Loan. [Dự luật này] có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kỷ niệm 40 năm ký kết Đạo luật quan hệ Đài Loan. Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Đài Loan trong cộng đồng quốc tế, với những nỗ lực trong gần ba năm qua, Đài Loan đã được coi là đối tác đáng tin cậy trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Đài Loan ngày nay không chỉ là Đài Loan của eo biển Đài Loan mà xét trên ý nghĩa chiến lược trên trường quốc tế, Đài Loan đã là Đài Loan ở Thái Bình Dường”, người phát ngôn chính quyền Đài Loan Trương Đôn Hàm phát biểu.
Chuyên gia Trung Quốc: Ba hậu quả lớn
Theo giới phân tích Trung Quốc, chính phủ Mỹ đã rất dụng ý khi lựa chọn thời điểm này để tiến hành thông qua dự luật liên quan đến Đài Loan.
Bởi việc này giúp Washington đạt được hai mục đích: Vừa tối đa hóa giá trị của “lá bài Đài Loan” nhằm tác động đến các cuộc đàm phán thương mại Trung Mỹ – hiện đang rơi vào bế tắc, vừa để nâng cao vị thế đặc thù của Mỹ trên thế giới.
“Theo tình hình hiện nay, xác suất Thượng viện Mỹ thông qua dự luật này là rất cao. Đây là biện pháp thể hiện sự ủng hộ của Mỹ với Đài Loan và đảng Dân tiến, đồng thời Mỹ muốn thông qua dự luật này để tăng cường ảnh hưởng với Đài Loan và muốn tiếp tục sử dụng vấn đề Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc. Vì thế dự luật sẽ được thông qua tại Thượng viện trong quý ba và đặt trên bàn làm việc của Tổng thống Donald Trump sau đó”, Sina dẫn nguồn tin nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nguồn tin này cũng cho rằng, ông Trump sẽ quan sát và cân nhắc về việc ký dự luật này. “Nếu các cuộc đàm phán thương mại Trung Mỹ thực sự đổ bể, quan hệ song phương trong tương lai ảm đạm, Tổng thống Trump có thể sẽ ký dự luật. Ngược lại, tình huống khác có thể xảy ra”.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nếu dự luật này được thông qua, hai nước sẽ phải trực tiếp đối mặt với ba hậu quả lớn.
Thứ nhất, nó sẽ tác động tiêu cực lớn đến quan hệ Trung Mỹ.
“Với dự luật mới, Mỹ muốn hỗ trợ Đài Loan về mọi mặt, bao gồm quân sự, kinh tế, chính trị. Truyền thông Đài Loan tiết lộ, nội dung quân sự trong dự luật đề cập việc “bình thường hóa mua bán vũ khí”, “Đài Loan tham gia vào các cuộc tập trận quân sự song phương” và “quan chức cấp cao quân đội Mỹ tới Đài Loan”… Nếu một ngày Đài Loan tham dự vào các cuộc tập trận song phương với Mỹ thì Đại lục sẽ phải có biện pháp quyết liệt chống lại cả hai. Cho nên, điều này sẽ tác động nghiêm trọng tới quan hệ Trung Mỹ”, Sina viết.
Thứ hai, sẽ kích động các phần tử ủng hộ Đài Loan độc lập, nhằm gây tổn hại quan hệ hai bờ eo biển.
“Nếu dự luật này có hiệu lực, nó sẽ kích động các phần tử ủng hộ Đài Loan trở nên hung hăng hơn và làm suy yếu thêm quan hệ hai bờ eo biển. Đặc biệt, nếu đảng Dân tiến liên nhiệm, quan hệ hai bờ eo biển chắc chắn sẽ xấu hơn trong bốn năm tới”, chuyên gia Trung Quốc nói.
Thứ ba, nguy cơ chiến tranh ở eo biển Đài Loan tăng cao.
Giới phân tích Trung Quốc nhận định, nếu Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan và đảng Dân tiến sẵn sàng với kế hoạch “độc lập” khiến Bắc Kinh cảm thấy nguy cơ về hòa bình thống nhất, Trung Nam Hải khi đó sẽ phải khởi động Luật chống ly khai. Vì vậy, khả năng xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, những động thái này của Mỹ xét một cách sâu xa thì rất có lợi cho Bắc Kinh. Bởi, việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật lần này giúp Bắc Kinh hiểu rõ ý đồ của Washington, điều này giúp Bắc Kinh thực hiện nhiều biện pháp để thống nhất Đài Loan với tốc độ nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu Đài Loan vượt qua lằn ranh đỏ thì thống nhất bằng vũ lực có thể trở thành một lựa chọn.
Trong bài phát biểu hồi đầu năm, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng nhấn mạnh: “Chúng ta không cam kết sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực, giữ nguyên tất cả các lựa chọn thực thi cần thiết, mục đích là nhắm vào sự can thiệp từ bên ngoài và bộ phận nhỏ các phần tử ủng hộ ‘Đài Loan độc lập” và hoạt động của họ”.
http://biendong.net/bi-n-nong/27930-my-gay-ap-luc-tq-tuc-gian-dai-bac-hoan-hi-dai-loan-bay-gio-da-la-dai-loan-o-thai-binh-duong.html

Ông Tập Cận Bình viết gì trong “bức thư đẹp”

khiến Tổng thống Trump thay đổi 180 độ?

Ông Trump tuyên bố, một thỏa thuận với Trung Quốc là có thể trong tuần này và ông Tập Cận Bình đã gửi cho ông một “bức thư đẹp”, ​​trái ngược với một loạt tweet cứng rắn vừa qua.
Trả lời các phóng viên khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đến Washington để tiến hành vòng đàm phán thứ 11 nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Tổng thốngTrump cho rằng lệnh tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giúp đẩy nhanh quá trình hòa giải.
Ông Trump nhắc lại rằng ông đã tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10% lên 25% để đáp trả việc Bắc Kinh thay đổi một số cam kết cơ bản.
“Chúng tôi đã tiến rất gần đến một thỏa thuận, sau đó họ bắt đầu đàm phán lại thỏa thuận”, ông Trump nói và thêm rằng, một trong những lĩnh vực đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, ông Trump đã nhận được một “bức thư đẹp” từ Chủ tịch Tập Cận Bình viết: “Hãy cùng làm việc và xem liệu chúng ta có thể hoàn thành điều gì đó”. Ông Trump cũng cho biết, ông có thể sẽ có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc.
“Tôi rất thích Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là một người bạn tốt của tôi, nhưng tôi là đại diện cho Mỹ còn ông ấy đại diện cho Trung Quốc. Và tôi sẽ không bị lợi dụng nữa”, ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ xác nhận rằng các thành viên trong nội các của ông sẽ gặp ông Lưu Hạc và các thành viên khác trong phái đoàn Trung Quốc vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Năm (giờ địa phương) để khởi động các cuộc đàm phán dự kiến ​​sẽ kéo dài 2 ngày.
Scott Kennedy, một chuyên gia cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết, bằng động thái đe dọa tăng thuế, chiến lược của các nhà đàm phán Mỹ sẽ rất thẳng thắn
Phía Washington yêu cầu Bắc Kinh đồng ý khôi phục lại tất cả những gì đã thỏa thuận trước đó. Việc lựa chọn có tiến xa được hay không, là ở phía Trung Quốc, ông nói.
Tuy nhiên, chuyên gia cao cấp của CSIS lưu ý, dường như vai trò của ông Lưu Hạc, Phó Thủ tướng và là trưởng đoàn đàm phán phía Trung Quốc đã có sự sụt giảm đáng kể so với những vòng trước.
Một tuyên bố do Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra trước chuyến đi tuần này không ghi chức danh Đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình của ông Lưu.
Việc không đề cập đến chức danh quan trọng này, kết hợp với việc giảm quy mô của phái đoàn và thời gian lưu trú ngắn ở Washington, cho thấy ông một phạm vi hẹp hơn về các chủ đề đàm phán và khả năng thỏa hiệp, ông Kennedy nói.
Hôm thứ Năm, ông Trump vẫn tuyên bố, quan chức Mỹ đang bắt đầu các thủ tục để áp thuế 25% lên 325 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Trump đã tuyên bố về việc tăng thuế này vào Chủ nhật tuần trước trên Twitter cá nhân, khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ và gây ra tổn thất cho thị trường tài chính.
Sau đó, vào thứ Tư, ông tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh đang câu giờ với hy vọng có thể đàm phán thỏa thuận thương mại với chính quyền phe Dân chủ vào năm 2020 nếu ông Trump không tái đắc cử.
Tuy nhiên, ông Kenedy cảnh báo rằng, chính quyền đảng Dân chủ có thể không chỉ cứng rắn trong lĩnh vực thương mại mà thậm chí còn mở rộng sang các vấn đề Triều Tiên, nhân quyền và một số vấn đề khác. “Như vậy, sẽ chẳng dễ dàng mà còn khó khăn hơn cho Trung Quốc”, chuyên gia CSIS nói.
http://biendong.net/diem-tin/27924-ong-tap-can-binh-viet-gi-trong-buc-thu-dep-khien-tong-thong-trump-thay-doi-180-do.html

Giám đốc tài chính Huawei sẽ xin hoãn dẫn độ,

dẫn ra phát biểu của Trump

Giám đốc tài chính Huawei dự định sẽ tìm cách xin hoãn các thủ tục dẫn độ một phần vì các phát biểu của Tổng thống Donald Trump về vụ việc, điều mà các luật sư của bà lập luận là khiến Mỹ không đủ tư cách theo đuổi vấn đề này ở Canada.
Bà Mạnh Vãn Chu, 47 tuổi, con gái của tỉ phú sáng lập Huawei Technologies, Nhậm Chính Phi, bị bắt tại sân bay Vancouver vào tháng 12 theo lệnh của Mỹ và đang chống lại việc dẫn độ theo các cáo buộc nói bà âm mưu lừa đảo các ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động ở Iran.
Sau vụ bắt giữ, ông Trump nói với Reuters rằng ông sẽ can thiệp vào vụ án ở Mỹ chống lại bà Mạnh nếu chuyện đó giúp đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Các luật sư bào chữa của bà Mạnh cho biết trong một tài liệu trình lên Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia hôm thứ Tư rằng họ định nộp đơn xin hoãn các thủ tục dẫn độ dựa trên các hành vi ngược đãi vượt ra ngoài các phát biểu của ông Trump.
Các luật sư cũng khẳng định bà Mạnh đã bị câu lưu, lục soát và thẩm vấn bất hợp pháp tại sân bay, với việc bắt giữ bà được trì hoãn dưới vỏ bọc của một cuộc kiểm tra di trú thông thường.
Ngoài ra, các luật sư của bà Mạnh lập luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy bà nói sai với một ngân hàng về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động ở Iran tên là Skycom, do đó khiến ngân hàng có nguy cơ vi phạm luật chế tài của Mỹ, hoặc ngân hàng đã dựa vào những phát biểu của bà gây phương hại cho chính họ.
Các luật sư khẳng định ngân hàng có biết về mối quan hệ giữa Huawei và Skycom.
Người phát ngôn của HSBC, được xác định là ngân hàng đó, từ chối bình luận, theo Reuters.
Huawei trước đây đã nói rằng Skycom là một đối tác kinh doanh địa phương ở Iran. Mỹ khẳng định đây là một công ty con không chính thức được sử dụng để che giấu hoạt động kinh doanh của Huawei ở Iran.
Luật sư bào chữa cho bà Mạnh Scott Fenton nói với tòa án rằng trong thời gian bà bị câu lưu ba giờ tại sân bay vào tháng 12, các quyền của bà Mạnh “bị đình chỉ hoàn toàn.”
Phát biểu ở Bắc Kinh hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng một lần nữa yêu cầu phóng thích bà Mạnh và để bà trở về Trung Quốc.
“Mỹ và Canada đã lạm dụng hiệp ước dẫn độ song phương của họ và thực hiện các biện pháp cưỡng chế vô lí đối với một công dân Trung Quốc, đó là một sự vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc này,” ông nói.
“Đây là một sự cố chính trị nghiêm trọng.”
Các luật sư cũng cho rằng bà Mạnh không thể bị dẫn độ vì hành vi được xem xét không phải là tội hình sự ở Canada.
Các cáo buộc gian lận ngân hàng và viễn thông đáp ứng tiêu chí đó bởi vì bà Mạnh bị cáo buộc nói sai với HSBC để thực hiện các giao dịch vi phạm luật chế tài của Mỹ, các luật sư nói. Họ cũng lưu ý rằng, theo luật chế tài của Canada năm 2019, sẽ không có rủi ro bị phạt hoặc bị tịch thu tài sản đối với bất kì ngân hàng nào ở Canada.
https://www.voatiengviet.com/a/giam-doc-tai-chinh-huawei-se-xin-hoan-dan-do-dan-ra-phat-bieu-cua-trump/4911196.html

Công dân TQ bị buộc tội

tấn công tin tặc doanh nghiệp Mỹ

Một đại bồi thẩm đoàn liên bang buộc tội một công dân Trung Quốc tham gia một chiến dịch tin tặc làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp Mỹ vào năm 2015 trong đó có hãng bảo hiểm Anthem, khi các tin tặc xâm nhập hệ thống máy tính chứa dữ liệu của 80 triệu người.
Bị cáo Fujie Wang, 32 tuổi, và đồng phạm đã xâm nhập vào hệ thống máy tính hãng bảo hiểm Anthem cùng 3 doanh nghiệp Mỹ khác, theo cáo trạng tại tòa án liên bang ở Indianapolis, nơi công ty Anthem đặt trụ sở.
Các tin tặc dùng những kỹ thuật tinh vi xâm nhập vào hệ thống máy tính các công ty và cài đặt mã độc rồi nhận dạng những thông tin họ cần kể cả thông tin của các cá nhân và thông tin doanh nghiệp.
Các thông tin bị truy cập bao gồm tên tuổi, ngày tháng năm sinh, số an sinh xã hội, địa chỉ nhà, địa chỉ email, thông tin việc làm, thu nhập…
Wang và đồng phạm bị truy tố tội âm mưu gian lận liên quan đến máy tính và ăn cắp thông tin cá nhân, âm mưu gian lận điện tử và cố ý gây tổn hại cho máy tính đã được bảo vệ, theo Bộ Tư pháp Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/cong-dan-trung-quoc-bi-buoc-toi-tan-cong-tin-tac-doanh-nghiep-my-/4911140.html

Mỹ áp thuế mới,

Trung Quốc « hứa » có biện pháp đáp trả

Mai Vân
Hoa Kỳ áp dụng, kể từ 0 giờ, (giờ Washington) ngày 10/05/2019, mức thuế mới, tăng từ 10% lên thành 25% đối với 200 tỉ hàng hóa hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vòng đàm phán lần thứ 11 giữa hai nước vẫn tiếp tục trong ngày hôm nay. Trung Quốc thông báo sẽ có những biện pháp đáp trả riêng.
Tổng cộng có đến 5.700 loại mặt hàng, từ hóa chất, vật liệu xây dựng, cho đến đồ nội thất và hàng điện tử…
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, nổi bật trong các sản phẩm bị tăng thuế là các loại modem cũng như thiết bị kết nối và truyền mạng internet. Trị giá nhập khẩu của riêng loại mặt hàng này thôi, cũng đã lên đến 20 tỷ đô la hàng năm.
Thuế quan 25% đã được áp dụng trên hàng nhập Trung Quốc đúng vào lúc diễn ra hai ngày đàm phán ở Washington giữa phái đoàn thương mại hai nước. Vào hôm qua, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đã gặp phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong một tiếng rưỡi đồng hồ và đã đồng ý nối lại thương thuyết vào hôm nay, 10/05.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cho biết là ông đã nhận được một “bức thư rất hay” từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kêu gọi hai bên hợp tác. Tuy nhiên, ông Trump đã lên tiếng đả kích thái độ tiền hậu bất nhất của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ tuyên bố nguyên văn như sau:
Tôi đã nhận được tối qua, một bức thư rất hay từ chủ tịch Tập Cận Bình (nói rằng) chúng ta hãy làm việc cùng nhau, xem liệu chúng ta có thể đạt thỏa thuận hay không… Thế nhưng họ đã đàm phán lại thỏa thuận, ý tôi muốn nói là họ đã nuốt lại rất nhiều cam kết đã đưa ra và đòi thảo luận trở lại về những cam kết đó. Đây là một điều mà không ai làm cả.
Về phần tôi, không giống như nhiều người khác, tôi cho rằng thuế hải quan là một công cụ rất mạnh, vì vậy, chúng ta đã áp đặt các loại thuế mới có hiệu lực vào thứ Sáu (10/05) như đã từng làm cách nay tám tháng. Và trong tám tháng qua, người Trung Quốc đã bắt đầu phải trả tiền cho chúng ta, trả hàng tỷ và hàng tỷ đô la.
Do đó, điều mà chúng ta đang làm là tăng thuế lên mức 25% trên 200 tỷ đô la kể từ thứ Sáu, và sau đó chúng ta sẽ đánh thuế trên 325 tỷ đô la hàng hóa khác ở mức 25%. Thủ tục cho việc này đã bắt đầu khỏi động vào chiều nay, chuyện ra sao thì chúng ta sẽ thấy, nhưng trong tư cách là tổng thống của đất nước này, tôi phải làm một cái gì đó, và chúng ta sẽ thu về nhiều tiền hơn bao giờ hết.
Vài phút sau khi việc áp mức thuế 25% đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực, Bắc Kinh đã có phản ứng:
Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde giải thích từ Bắc Kinh:
« Trung Quốc vô cùng lấy làm tiếc về việc Mỹ tăng thuế hải quan. Chỉ 4 phút sau khi thời hạn chót mà Washington ấn định hết hiệu lực, Tân Hoa Xã đã chạy dòng tin khẩn trên. Ngay sau đó, các cơ quan truyền thông chính thức khác cũng lần lượt đưa tin về việc chấm dứt 5 tháng đình chiến thương mại.
Trên website, bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo : Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra các biện pháp trả đũa, nhưng hiện tại không cung cấp chi tiết về các sản phẩm bị nhắm đến .
Từ đầu cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã tăng thuế đối với 5.200 sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Xuất khẩu của các nhà sản xuất sữa của Mỹ đã bị giảm hơn 48%. Trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post, phó chủ tịch Hội đồng các ngành công nghiệp sữa Mỹ cho rằng quyết định tăng thuế mới của Trung Quốc sẽ đóng chặt thêm chiếc quan tài đối với ngành này. Các nhà sản xuất đậu nành, quả việt quất đen, vang Calif ornia, phụ tùng ô tô, pin mặt trời cũng có chung quan ngại.
Phía Trung Quốc thì ngược lại, hiện chưa có bất kỳ bình luận gì từ các doanh nghiệp sẽ bị tác động từ biểu thuế mới của Mỹ. Từ đầu tuần, các cơ quan truyền thông Nhà nước đăng tải cùng một thông điệp : Giữ bình tĩnh, mọi việc đều nằm trong vòng kiểm soát».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190510-my-ap-thue-moi-trung-quoc-hua-co-bien-phap-dap-tra

New Delhi tăng tốc tham gia chiến lược

«Ấn Độ – Thái Bình Dương»

Trọng Thành
Đầu tháng 5/2019, lần đầu tiên Hải Quân Ấn Độ tập trận chung với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines tại Biển Đông, mà Trung Quốc đòi hỏi gần như toàn bộ chủ quyền. Đây là được coi là một dấu hiệu mới cho thấy New Delhi can dự mạnh mẽ hơn vào dự án bảo vệ một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương « mở và tự do », trọng tâm trong Chiến lược An ninh mới của Mỹ. Tuy nhiên, can dự của Ấn Độ không chỉ về quân sự.
Yếu tố nào cho thấy Ấn Độ trong thời gian gần đây đang tăng tốc tham gia chiến lược « Ấn Độ – Thái Bình Dương » ?
Ý tưởng xây dựng một khu vực hợp tác rộng lớn liên thông hai biển Ấn Độ – Thái Bình Dương, được New Delhi và Tokyo nêu lên lần đầu vào năm 2007, chỉ thực sự khởi sắc từ đầu năm 2018, sau khi Hoa Kỳ chính thức thông qua Chiến lược An ninh mới, coi Trung Quốc đang bành trướng ảnh hưởng là đối thủ chính. Trong chiến lược này, Ấn Độ được coi là một trụ cột. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, New Delhi dường như ít có bước tiến cụ thể để can dự mạnh mẽ.
Thời gian gần đây, bên cạnh việc New Delhi lần đầu tiên tham gia tập trận tại Biển Đông với Mỹ, Nhật, giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc chính quyền Ấn Độ thành lập một bộ phận mới, thuộc bộ Ngoại Giao, phụ trách toàn bộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, hồi giữa tháng 04/2019.
Theo báo chí Ấn Độ, vụ Ấn Độ – Thái Bình Dương, theo ý tưởng của thứ trưởng Ngoại Giao Vijay Gokhale, được thành lập để triển khai một cách đồng bộ và nhất quán chính sách mới về Ấn Độ – Thái Bình Dương, được thủ tướng Modi nêu ra tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm 2018. Vụ này sẽ thống nhất quản lý khu vực các nước ven bờ Ấn Độ Dương (Ocean Rim Association – IORA), vùng Đông Nam Á (ASEAN), cũng như vấn đề Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Ấn Úc (QUAD) với toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Một số chuyên gia Ấn Độ (1) cho rằng đây là « một bước ngoặt chiến lược ». Phát biểu trên báo mạng The Quint, nhà cựu ngoại giao Vishnu Prakas, nguyên phát ngôn viên bộ Ngoại Giao và cựu tổng lãnh sự ở Thượng Hải (Trung Quốc), nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thống nhất tất cả các tác nhân, vốn hoạt động riêng lẻ vào mục tiêu chung, vì « một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, rộng mở, không loại trừ ai ».
Chuyên gia về an ninh quốc tế Manoj Joshi thì ghi nhận phương diện « ngoại giao » là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của New Delhi. Quân sự là phương diện đầu tiên mà Hoa Kỳ hướng đến. Ít tháng sau khi tuyên bố Chiến lược An ninh mới, Hoa Kỳ đổi tên Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, như một động tác mang tính biểu tượng cao, thể hiện bước chuyển chiến lược này. Ngược với Mỹ, trọng tâm chiến lược của New Delhi là về ngoại giao. Ưu tiên ngoại giao so với quân sự là một tín hiệu quan trọng của Ấn Độ gửi đến Bắc Kinh, theo chuyên gia Manoj Joshi.
Một số chuyên gia viện tư vấn Observer Research Foundation, tại New Delhi, xác nhận là hạn chế hiện nay của nhiều quốc gia tham gia vào chiến lược xây dựng một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương « tự do và rộng mở » là chưa xác định được kế hoạch hành động ở cấp bộ. Việc thành lập một vụ mới, thuộc bộ Ngoại Giao, quản lý thống nhất các vùng thuộc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, rõ ràng là một bước tiến quan trọng.
Cụ thể là cơ quan mới của bộ Ngoại Giao Ấn Độ, phụ trách khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, phải đối mặt với những nhiệm vụ chủ yếu nào ?
Trong một phân tích trên báo mạng The Diplomat (2), nhà nghiên cứu Aman Thakker, chuyên về các quan hệ chiến lược Ấn – Mỹ, lưu ý đến 5 mục tiêu hàng đầu mà cơ quan phụ trách khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mới cần nhắm tới.
Thứ nhất là kéo Hoa Kỳ tham gia vào các hợp tác Ấn Độ – Châu Phi, thừa nhận mối quan tâm của New Delhi đối với vùng phía tây Ấn Độ Dương, đặc biệt là khu vực ven biển miền đông của Châu Phi. Kể từ năm 2008, thượng đỉnh Ấn Độ – Châu Phi (IAFS) được tổ chức ba năm một lần. Năm 2015, đại diện của 51 nước Châu Phi tham dự thượng đỉnh tại New Delhi. Việc Ấn Độ mời Mỹ tham dự thượng đỉnh IAFS lần tới được đánh giá sẽ là « một bước tiến táo bạo » theo hướng này.
Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy việc xây dựng « các cơ sở hạ tầng có chất lượng » trong khuôn khổ hiệp hội các nước ven bờ Ấn Độ Dương (IORA). Trong các kế hoạch hạ tầng « bền vững, tôn trọng môi trường, kháng cự tốt trước thiên tai », New Delhi rất cần đến đóng góp của Nhật Bản. Hợp tác với Nhật trong lĩnh vực này được khởi sự từ năm 2015, với hệ thống metro ở thủ đô New Delhi là một ví dụ tiêu biểu. Thách thức của Ấn Độ trong vấn đề này là đưa được hướng hợp tác xây dựng « cơ sở hạ tầng có chất lượng » vào trong khuôn khổ Hiệp hội các nước vùng Ấn Độ Dương IORA, với 22 quốc gia thành viên, mà Ấn Độ là một trụ cột.
Để đối trọng lại Trung Quốc, mục tiêu thứ ba của cơ quan mới phụ trách toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, là thúc đẩy dự án Hành lang Tăng trưởng Á – Phi (Asia – Africa Growth Corridor/AAGC), ra mắt tháng 5/2017, cũng với thành phần trụ cột là Nhật Bản. Dự án này trên thực tế đang dậm chân tại chỗ.
Nhiệm vụ thứ tư của cơ quan mới là kết nối hai hiệp hội khu vực, các nước ven bờ Ấn Độ Dương (IORA) với Diễn đàn của Ấn Độ với các đảo quốc Thái Bình Dương (FIPIC). Ấn Độ đã đăng cai một thượng đỉnh với 14 đảo quốc Thái Bình Dương trong khuôn khổ FIPIC vào năm 2015.
Nhiệm vụ thứ năm là về quân sự. New Delhi có trách nhiệm mở rộng cho Mỹ, Nhật Bản và Pháp tham gia cuộc tập trận hải quân khu vực Milan. Tập trận hai năm một lần, khởi sự từ năm 1995, trong thời gian gần đây có sự tham gia nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tập trận diễn ra dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh quân khu phụ trách quần đảo Andaman và Nicobar, án ngữ con đường qua lại giữa Ấn Độ Dương và eo biển Malacca, thông ra Biển Đông và Thái Bình Dương. « Tập trận Milan », với sự tham gia của các cường quốc Hải quân Mỹ-Nhật-Pháp, có thể biến thành một cuộc tập trận của toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Nhiệm vụ thứ 5 nói trên phải chăng cho thấy mặt quân sự cũng là một trong các ưu tiên của New Delhi trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương ?
Đúng là khía cạnh quân sự có phần nổi bật khi nhìn vào các hoạt động ngoại giao Ấn-Mỹ vào thời điểm Trung Quốc tổ chức Diễn đàn « Sáng kiến Vành đai, Con đường » lần thứ hai, cuối tháng 4/2019. Ấn Độ không cử đại diện tham gia. Cùng lúc đó, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Randall Schriver, phụ trách An ninh khu vực ASEAN và Thái Bình Dương, công du Ấn Độ ba ngày (3). Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đô đốc Sunil Lanba, cũng có mặt tại New Delhi vào thời điểm đó. Một trong các mục tiêu phối hợp Mỹ-Ấn là tăng cường bảo vệ an ninh đối với các mạng lưới internet ngầm dưới Ấn Độ Dương, cũng như nhiều dự án hợp tác về hậu cần và huấn luyện khác. Đầu tuần tới, chỉ huy Hải Quân Mỹ John Richardson công du Ấn Độ.
Ghi chú
1. “India Sets Up New Indo-Pacific Desk, Experts Laud ‘Strategic Move’ ”, mạng Quint, ngày 15/04/2019.
2. “Big Ideas for the Indian Foreign Ministry’s New Indo-Pacific Desk”, The Diplomat, ngày 01/05/2019.
3. “India, US discuss deepening Indo-Pacific cooperation as China hosts BRI meet”, Livemint, ngày 25/05/2019.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190510-new-delhi-tang-toc-tham-gia-chien-luoc-an-do-tbd

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.