Tin Việt Nam – 07/05/2019
Tuesday, May 7, 2019
6:38:00 PM
//
Slider
,
Tin Việt Nam -
BOT Hòa Lạc – Hòa Bình phải xả trạm do dân phản đối
Trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình buộc phải xả trạm vào khoảng 10 giờ sáng ngày 7/5, sau khi bị ùn tắc kéo dài do nhiều người dân dừng xe phản đối.Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày.
Theo đó, người dân tại các xã lân cận trạm thu phí đã tụ tập tại trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình để yêu cầu miễn giảm 100% cho các hộ dân xung quanh, kể cả hơn 200 xe không chính chủ, tức xe chưa đổi tên chủ sở hữu.
Tin cũng trích lời ông Bùi Quang Bát, Giám đốc doanh nghiệp chủ đầu dự án BOT cho biết trước đó, phía Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng với nhà đầu tư BOT đã thống nhất miễn giảm cho các xe của nhà dân trong bán kính 5km xung quanh trạm và hơn 100 xe chính chủ của hộ dân lân cận thường xuyên qua trạm thu phí.
Hiện Công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình cho biết sẽ báo cáo với Bộ Giao thông- Vận tải để giải quyết những phản ánh của người dân, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý những đối tượng gây rối làm ách tắc giao thông.
Cũng tin liên quan đến BOT, Bộ Giao thông Vận tải lại vừa đề xuất dùng ‘trạm thu tiền’ thay cho ‘trạm thu phí’.
Báo trong nước loan tin ngày 7/5, cho biết thêm đề xuất này nằm trong Dự thảo thông tư về xây dựng, tổ chức và hoạt động của ‘trạm thu tiền’ dịch vụ sử dụng đường bộ, thay thế cho thông tư 49/2016.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ Giao thông Vận tải dùng từ thay thế cho cụm từ ‘trạm thu phí’. Trước đó, vào đầu năm 2018, Bộ cũng đã sử dụng ‘trạm thu giá’ nhưng sau khi gặp nhiều phản đối do cụm từ ‘trạm thu giá’ không có ý nghĩa và không cần thiết để thay đổi nên Bộ sử dụng lại ‘trạm thu phí’.
Trong dự thảo, trạm thu tiền đường bộ phải được xây dựng theo tiêu chuẩn của nhà nước, được áp dụng công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Bộ Giao thông. Ngoài ra, toàn bộ dữ liệu tại trạm phải được kết nối với hệ thống quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, vấn đề công khai thông tin việc lấy ý kiến người dân, cơ quan quản lý, địa phương về vị trí đặt trạm thu phí; quy định dừng thu phí do chưa đảm bảo công tác bảo trì dự án… đều được nhắc đến trong dự thảo.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hoa-lac-hoa-binh-bot-toll-fee-booth-has-to-discharge-05072019083210.html
Blogger Anh Ba Sàm: Tôi phải cám ơn nhà tù!
Diễm Thi, RFABlogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vừa mãn án tù hôm 5/5/2019 sau 5 năm thụ án. Ông trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do vào ngày 6 tháng 5. Trước hết ông chia sẻ về tình hình sức khỏe bản thân:
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Tôi xin gửi lời chào đến Ban biên tập Đài Á Châu Tự Do, quý thính giả nghe đài và chào chị.
Tôi xin tả một điều rất thú vị, đó là trước ngày mãn án, ngày 4/5 thì cán bộ trại giam đến làm việc và lục soát tài liệu của tôi thì tôi phải xin phép được nằm để làm việc. Đến khi ông phó giám thị đến tôi cũng xin lỗi phải nằm để nói chuyện vì tôi rất mệt.
Trong 10 ngày trước đó tôi có những buổi làm việc rất là mệt mỏi với ban lãnh đạo của trại, người bên an ninh…tôi bị bệnh và bác sĩ trại xác định tôi bị rối loạn tiêu hóa, cộng với những bất đồng của tôi với họ và làm việc căng thẳng khiến tôi rất mệt.
Thế nhưng rất kỳ lạ là khi ra khỏi trại, được gặp gia đình, chỉ nửa tiếng sau là tôi khác hẳn, cảm thấy như không hề bị bệnh và quên hết những mệt mỏi.
Mọi người đến thăm rất đông và gọi điện rất nhiều, tôi rất vui và cả đêm tôi lên mạng cập nhật thông tin mà tôi không hề có cảm giác đau ốm gì.
Diễm Thi: Đối với quá trình bị tạm giam, xét xử cũng như thời gian thi hành án, ông có thể chia sẻ những điều gì mà theo ông cần phải nêu ra?
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Chia làm hai giai đoạn gần bằng nhau về thời gian. Hai năm rưỡi bị tạm giam ở B14 và hai năm rưỡi thi hành án ở Trại 5. Hai giai đoạn đó đều cho tôi những thông tin, kinh nghiệm và trải nghiệm tuyệt vời.
Thỉnh thoảng tôi cũng nói với gia đình, với cán bộ trại giam cũng như với ông phó giám thị Trại 5 trước khi tôi ra tù rằng tôi phải cám ơn Cơ quan điều tra và cám ơn trại. Tôi cám ơn cái gì?
Tôi cám ơn vì chính họ đã giúp tôi hiểu những hiện tượng sai phạm về pháp luật, vô nguyên tắc và tệ hại trong quá trình tố tụng, tạm giam cũng như giai đọan thi hành án. Tôi được chứng kiến rất là nhiều và tôi phải tranh đấu nhờ vào sự hỗ trợ của gia đình, sức ép trên mạng, các đài, báo chí lề trái, cư dân mạng và quần chúng, cả quốc tế…đã thay đổi khá khá tại Trại giam số 5.
Trước hết về thủ tục tố tụng thì họ vi phạm rất nhiều. Trong bản tự bào chữa tại tòa, tôi viết tất cả các vấn đề, trong đó vấn đề đảng tịch của tôi là vấn đề cực kỳ quan trọng, dài 78 trang. Sát ngày xử thì Luật sư Trần Vũ Hải đến Viện kiểm sát đề nghị được tiếp cận những bản tôi viết tay này nhưng họ viện cớ này nọ để không cho.
Họ sợ luật sư có những bản này đến độ cả hai phiên tòa họ cho cán bộ đi theo, một hiện tượng chưa từng thấy, tức là cán bộ an ninh trại đi cùng tôi ra tòa. Lần đầu là một đội phó an ninh đội trinh sát của trại B14 cầm bản tự bào chữa đó ngồi sau lưng tôi. Khi tôi nghỉ giữa giờ cũng đi theo tôi và giữ chặt bản đó.
Họ có bịt thì chỉ bịt được trong 5 năm, bởi vì tôi ra rồi và tất cả đã ở trong đầu tôi. Cuối thời gian thi hành án thì tôi đã quyết định phải viết lại một phần những cái đơn đó.
Tại phiên sơ thẩm thì tôi không kịp khiếu nại, sau đó tôi có khiếu nại nhưng họ lờ hết.
Tại phiên phúc thẩm cũng y như vậy với một nữ thiếu tá mặc thường phục giữ những bản đó ngồi sau lưng tôi.
Họ rất sợ tôi trao những bản đó cho luật sư dù chúng tôi không vi phạm. Đấy là một ví dụ tóm tắt về một sai phạm trong quá trình tố tụng.
Họ có bịt thì chỉ bịt được trong 5 năm, bởi vì tôi ra rồi và tất cả đã ở trong đầu tôi. Cuối thời gian thi hành án thì tôi đã quyết định phải viết lại một phần những cái đơn đó. Khi nào có thời gian tôi sẽ viết lại những nội dung đó vì tôi muốn tất cả những chuyện này nó phải đi vào lịch sử, và nếu thuận lợi thì nó phải sớm được đưa ra công luận để giúp cho những người đấu tranh dân chủ sau này đỡ bị những chuyện mà tôi gọi là họ ‘ăn gian’ theo kiểu đó.
Tôi cũng rất muốn sẽ làm việc với các luật sư của tôi trước đây cũng như đọc lại các bài viết của luật sư để xem cần bổ sung những gì để công luận có đầy đủ thông tin.
Diễm Thi: Còn thời gian thi hành án thì sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Thời gian thi hành án rất là tuyệt. Theo tôi, nó có đặc thù ở chỗ rất nhiều vụ án về những người đấu tranh cho dân chủ, các cơ quan điều tra, các cơ quan tố tụng làm sai thì ít nhiều cũng đã được luật sư đưa lên; những người khác biết, gia đình biết cũng đã đưa lên mạng rồi. Nhưng tôi hình dung ra, có vẻ như khâu thi hành án cho những người như tôi (theo như bên ngoài thì tạm gọi là tù nhân chính trị) thì dường như chưa hoặc có rất ít những người, những trường hợp đưa ra tất cả rất nhiều hiện tượng mà theo cách dùng từ đơn giản của tôi là “ăn gian” trong khâu thi hành án giữa cơ quan chức năng và người thi hành án. Ăn gian ở đây chính là sai pháp luật, vô nguyên tắc, mập mờ, không minh bạch trong pháp luật. Kế đến là lách luật.
Nếu không nhầm, tôi chưa thấy ai làm một cách có hệ thống để vạch ra những chuyện này. Thời gian trong tù, tôi đi từng việc, từng việc để đấu tranh với người ta. Tôi rất thích thú với chuyện ấy và tôi phải cảm ơn vì người ta cho tôi rất nhiều những tư liệu sống để tôi nói với gia đình, cùng với công luận bên ngoài để vừa đấu tranh, để thay đổi, để nhích dần lên cho chính tôi và những người xung quanh đang cùng bị tuyên án ở đó đỡ phải chịu đựng những phi lý, những nỗi khổ, và dần dần có thể những phạm nhân khác trong các trại khác trên khắp cả nước trong những ngày tháng tới cũng sẽ đỡ các kiểu “ăn gian” như thế.
Tôi cám ơn vì chính họ đã giúp tôi hiểu những hiện tượng sai phạm về pháp luật, vô nguyên tắc và tệ hại trong quá trình tố tụng, tạm giam cũng như giai đọan thi hành án.
Tôi còn suy nghĩ thêm nữa là phải hướng lên những điều tạm gọi là cao hơn đó là văn bản pháp luật của Quốc hội ban hành thì từ luật thi hành án cho đến bước tiếp theo là văn bản dưới luật làm theo ý định của chính phủ và thông tư của Bộ Công an.
Diễm Thi: Một thông tin khiến công luận chú ý là 1000 trang tài liệu của ông bị trại giam thu giữ ngay trước ngày ông được ra trại. Ông có thể cho biết nội dung của 1000 trang tài liệu là gì?
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Có 3 loại trong hơn 1000 trang này, nằm trong 5 cuốn sổ. Không một ngày nào tôi không viết. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chi tiết, tôi đều ghi vào. Loại thứ hai là thơ của tôi, thơ mới, thơ cũ. Thơ cũ thì tôi cố gắng nhớ lại. Mấy tháng đầu tôi phải chiến đấu với những sai trái, vô lý ở đây, mình quên mất chuyện phải chép lại thơ. Mấy tháng không luyện đọc lại, không chép nên thất thoát đi cũng khá khá, thế là tôi bắt đầu làm tiếp.
Thể loại lần này khác hẳn giai đoạn đầu, bài dài hơn, sâu hơn. Loại tiếp theo là tôi “nháp” tất cả những gì mình suy nghĩ, trong đó lớn nhất là “nháp” những lá đơn khiếu nại về các vấn đề ở trại, đơn đề nghị họ phải thay đổi và tôi phải được làm cái nầy, được làm cái kia.
Tôi thấy pháp luật không cấm tôi làm, không cấm tôi nêu lên những đề nghị….
Còn có một số trao đổi của tôi với một số phạm nhân khác và có phạm nhân muốn gởi địa chỉ, số điện thoại để khi về, tôi liên lạc với gia đình họ.
Tôi có thể miêu tả hơn 1000 trang tài liệu đó là bắt đầu từ ngày đầu tiên cho đến hai năm bởi vì hai năm ở bên B14 chúng tôi không được dùng giấy bút gì cả. Khi được một tháng tù thì tôi nghĩ ra 4 câu thơ vì tôi muốn gởi thông điệp ra bên ngoài về suy nghĩ, tinh thần của tôi. Chỉ có 4 câu thôi, tựa bài thơ là “Đầy tháng tù”
Bảy năm blog
Đóng góp cho đời
Bảy năm nghỉ ngơi
Tích rèn tri, chí
Diễm Thi: Biện pháp thu giữ 1000 trang tài liệu của ông diễn ra như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Khi về đến Trại 5, theo đề nghị của tôi thì tôi được làm việc với hai người đội trưởng và đội phó về trinh sát và giáo dục của cả Trại 5, trung tâm Trại 5 chứ không phải các phân trại. Có một người nói với tôi rằng trong trại anh có thể ghi chép nhưng lúc nào đó hoặc khi anh ra trại thì chúng tôi sẽ kiểm tra, nếu cái nào không phù hợp thì chúng tôi phải thu giữ.
Tôi hỏi ngay là thế nào là không phù hợp, và việc thu giữ có dựa trên văn bản pháp lý nào không thì họ nói không có, và chỉ trong văn bản nội bộ.
Tôi hỏi thẳng là những chuyện đó thì về giá trị pháp lý và khả năng bị kiện có không, thì họ phải công nhận là có thể nhưng không chắc.
Những ngày cuối cùng khi tôi sắp trở về thì hai phó giám thị luân phiên đưa ra một cái lệnh miệng rằng tôi phải kiểm kê những cái ghi chép trong thời gian ở Trại 5, tự bỏ vào thùng, tự niêm phong, cùng lâp ba biên bản trong đó có một biên bản cùng với thùng tài liệu sẽ được gửi về Cục An ninh Nội địa A02 để họ duyệt và họ sẽ cho tôi số điện thoại cùng tên nhân viên để khi tôi về tôi liên lạc rồi lên đó cùng mở niêm phong, còn tiếp theo là gì thì họ không nói. Tôi hỏi yêu cầu này dựa trên văn bản pháp lý nào thì ông phó giám thị nói với tôi là không có mà đây là mệnh lệnh của cấp trên.
Tôi hỏi tiếp lệnh cấp trên là ông nào cho tôi viết tên và chức vụ thì họ bảo không thể cho tôi biết được.
Tôi nói đây là một điều rất phi lý. Tôi đi tù thì tôi chỉ biết Trại 5 này là nơi thi hành bản án tù và tôi là người chấp hành bản án phạt tù, còn trên Trại 5 là Cục C10. Tại sao lại có Cục An ninh Nội địa xen vào đây để kiểm duyệt tài liệu của tôi?
Cuối cùng họ có vẻ đuối lý nên chuyển sang kiểu khác, đó là ra lệnh khám xét buồng giam của tôi và ghi trong lệnh khám là những giấy tờ gì mà họ chưa thể đọc và kiểm duyệt ngay tại phòng giam thì họ tạm giữ.
Lệnh này không giống như nội dung lệnh mà hai anh giám thị trước đó nói với tôi. Chỉ trong mấy ngày mà họ tự mâu thuẫn với nhau, hình thức bất nhất, mập mờ và vô nguyên tắc, từ lệnh khám xét cho đến biên bản thu giữ của một cơ quan mà tôi tạm gọi là ‘cơ quan nhà nước’.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong hai năm rưỡi tôi phải chứng kiến trong tù. Khi họ thu giữ như vậy thì họ lập hai biên bản: Biên bản thu giữ tài liệu và niêm phong; Biên bản khám xét. Tôi không ký biên bản thu giữ tài liệu và niêm phong, tôi không ký cả vào thùng niêm phong tài liệu bởi tôi phản đối toàn bộ cuộc khám xét và thu giữ này. Cũng giống như khi họ bắt tôi trước đây, tôi cũng không ký vào biên bản niêm phong đồ đạc họ tịch thu của tôi.
Sau này khi mất mát hay làm sai lệch nội dung tài liệu cuả tôi thì Trại giam số 5 phải chịu hoàn toàn trách nghiệm. Đấy là nội dung tôi nhận xét vào Biên bản thu giữ. Mà trong biên bản này họ cũng chẳng nói là thu giữ rồi duyệt thế nào, ở đâu, bao nhiêu ngày được nhận…
Diễm Thi: Mặc dù mới mãn án, nhưng hẳn nhiên ông cũng có những dự định cho thời gian tới?
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Trước hết tôi chờ xem họ có công văn gì gửi cho tôi về việc xử lý thùng tài liệu đó không và nó như thế nào rồi tôi mới xem hướng tiếp theo. Bây giờ tôi để đầu óc cho các việc khác, để cập nhật thông tin ở ngoài và trên mạng. Dành thời gian cho bạn bè tới thăm, việc gia đình, con cháu…
Diễm Thi: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho RFA. Trước khi tạm biệt, ông Nguyễn Hữu Vinh nói thêm rằng sở dĩ bài thơ ông viết “Bảy năm …” vì khung hình phạt cao nhất cho tội danh mà ông bị kết án lên đến bảy năm, và ông sẵn sàng cho bản án đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rfa-interview-with-political-prisoner-anh-ba-sam-nguyenhuuvinh–dt-05062019132421.html
Nhiệt điện Vĩnh Tân: Chậm đánh giá tác động môi trường,
người dân lãnh đủ
Trung Khang, RFA“Người dân quá bị ảnh hưởng vì bụi luôn, núi xỉ than nằm ngay hướng đông bắc của khu dân cư. Toàn bộ mỗi ngày nó đổ ra đó vài chục ngàn tấn tro xỉ, bụi bay phủ xuống 10 ngàn dân ở hai xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân gánh hậu quả hết. Đến đây sẽ biết ô nhiễm ở mức độ ra sao.”
Đó là nhận xét của 1 người dân ở Vĩnh Tân khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về tình hình hiện tại ở địa phương. Ông cho biết hiện nay vẫn còn bụi than từ khu vực bãi xỉ của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân bay vào khu dân cư, ảnh hưởng đời sống người dân.
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Thuận, việc đánh giá tác động môi trường chiến lược toàn Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân do Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương và Tổng công ty điện lực Việt Nam EVN thực hiện từ năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Phát biểu tại cuộc họp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân hôm 2/5/2019, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết, do chưa có đánh giá tác động môi trường chiến lược, nên giấy phép xả thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn chưa được Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp.
Người dân quá bị ảnh hưởng vì bụi luôn, núi xỉ than nằm ngay hướng đông bắc của khu dân cư. Toàn bộ mỗi ngày nó đổ ra đó vài chục ngàn tấn tro xỉ, bụi bay phủ xuống 10 ngàn dân ở hai xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân gánh hậu quả hết.
-Người dân Vĩnh Tân
Ông Lâm cũng xác nhận hiện vẫn còn tình trạng bụi đen ở khu vực xung quanh Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân.
Vậy nếu không được cấp giáy phép xả thải thì mấy năm nay, Nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động như thế nào? Liên quan vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 5 năm 2019, đưa ra giải thích:
“Hiện nay ở Vĩnh Tân, cái thứ nhất là nước thải, tức là dùng nước biển để làm mát trong quá trình sản xuất điện, hoặc dùng để hấp thụ SO2 trong khí lò hơi, thì một số nhà máy ở Vĩnh Tân vẫn chưa được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Còn tro xỉ thì đã quy hoạch cho Vĩnh Tân một cái bãi để đổ tro
xỉ, theo phương án được phê duyệt. Tuy nhiên, về vấn đề tro xỉ thì chính phủ có đề nghị các nhà máy tái sử dụng làm vật liệu xây dựng.”
Nhưng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, do chất lượng xỉ than của các nhà máy khác nhau, nên có nhà máy chưa sử dụng được để làm vật liệu xây dựng. Do đó vẫn phải chôn. Ông cho biết, theo quy định của chính phủ, các nhà máy phải có đề án để tái sử dụng xỉ than, trong tương lai sẽ không cho chôn trong bãi chứa nữa.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 5 năm 2019, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kinh tế Môi trường Đầu tư và Khu công nghiệp thuộc Đại học Xây dựng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng, nhận định:
“Trong xỉ than thải ra thì có một số ít than cháy chưa hết, trong quá trình làm thì mình sàng lọc để lấy lại than đó, than đó dùng cho các lò đốt nhỏ hay sinh hoạt, còn tro và xỉ thì dùng cho vật liệu xây dựng. Thật ra nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là có đánh giá tác động môi trường trước đây, nhưng trong quá trình hoạt động thải xỉ than thì phải có kiểm tra để xem có chứa chất độc hại hay không? Theo tôi việc này không có gì khó khăn lắm, nhà máy chắc chắn phải làm.”
Cũng tại cuộc họp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân hôm 2/5/2019, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận, ông Xà Dương Thắng một lần nữa yêu cầu các nhà máy phải đổ tro riêng, xỉ than riêng vì đây là quy định của Bộ Xây dựng.Theo ông Thắng, việc đổ chung tro và xỉ sau này sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thụ. Ngoài ra, các nhà máy phải bóc tách tro, xỉ và chia ô các bãi xỉ, tìm hướng tiêu thụ tro xỉ…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, nhận định:
“Hiện nay các nhà máy nhiệt điện trong quy trình sản xuất thì tro bay đi theo một đường khác, còn xỉ than thì ở dưới đáy, dưới chân. Bản thân các nhà mày đã tách riêng tro và xỉ, vì là hai nguồn khác nhau. Một cái thu hồi từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện, còn xỉ là phần còn lại ở đáy lò. Tuy nhiên hiện nay các nhà máy nhiệt điện khi chôn lấp thì người ta vẫn đổ chung, phun nước… thì tro xỉ không thể tận dụng làm vật liệu xây dựng sau này nữa. Hầu như nếu đã chôn như vậy thì bỏ thôi chứ không có ý đồ làm vật liệu xây dựng, mặc dù một số nơi, một số nhà máy nói là sẽ tận dụng làm vật liệu xây dựng, nhưng mà chỉ có thể làm vật liệu xây dựng theo kiểu thấp cấp mà thôi.”
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cho rằng, khi chôn chung tro và xỉ thì không vấn đề gì ảnh hưởng đến môi trường nếu bãi chôn đã thiết ký đúng kỹ thuật, chống thấm, thu gom nước mưa về xử lý để tái sử dụng, nếu thực hiện đúng thì về môi trường không có vấn đề gì.
Tuy nhiên theo một bài viết nhà báo Mai Quốc Ấn đăng tải trên trang cá nhân của mình, ông cho biết tro từ nhà máy nhiệt điện là bụi mịn, nếu phát tán ra môi trường sẽ rất nguy hại. Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, số tro xỉ này nếu ở điều kiện tối ưu là có chạy lọc tĩnh điện trên ống khói (xỉ nằm ở đáy lò) và thu được hơn 97% tro bay thì cũng còn dư ra hơn 8 tấn bụi/ngày cho một công trình nhiệt điện 5.000MW. Và ở Việt Nam không phải chỉ có một mà là khoảng 50 nhiệt điện như vậy…
Hầu như nếu đã chôn như vậy thì bỏ thôi chứ không có ý đồ làm vật liệu xây dựng, mặc dù một số nơi, một số nhà máy nói là sẽ tận dụng làm vật liệu xây dựng, nhưng mà chỉ có thể làm vật liệu xây dựng theo kiểu thấp cấp mà thôi.
-PGS. TS. Phùng Chí Sỹ
Chưa kể theo người dân Vĩnh Tân theo dõi, có những thời điểm Nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động mà không có chạy lưới lọc tĩnh điện trên ống khói:
“Trong quá trình hoạt động của nó thì có cái lưới lọc tĩnh điện, lọc tĩnh điện là khi nó đốt thì nó lọc để bớt mức độ ô nhiễm xả ra môi trường. Nhưng ban ngày họ chạy có lưới lọc tĩnh điện, và ban đêm từ 10 giờ tối trở đi thì họ xả thải trực tiếp…”
Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, Bộ Tài nguyên- Môi trường khi phê duyệt đánh giá tác động môi trường các dự án nhiệt điện, đã không công khai để dân giám sát và trên thực tế các điểm ô nhiễm do nhiệt điện hiện nay ngày càng nhiều. Người dân có thể chỉ trực tiếp và khẳng định nhà máy nhiệt điện nào của EVN xả thải không qua lọc tĩnh điện vào ban đêm; tuy nhiên không thấy Cục Kỹ thuật An toàn của Bộ Công thương, đơn vị quản lý trực tiếp của EVN, lên tiếng hay chịu trách nhiệm về việc này.
Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600MW và 1 cảng biển. Toàn bộ dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Hiện nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 1 đã hoạt động thương mại, đồng thời dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng cũng đã hoàn thành xong trên 70%. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà máy nào hoàn thành đề án tiêu thụ tro xỉ than.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-environment-continues-to-be-threatened-by-vinh-tan-coal-power-plants-05062019123108.html
Nước thải công nghiệp đang “bức tử”
các dòng sông tại Việt Nam
Hòa Ái, RFACác nhà khoa học một lần nữa lên tiếng cảnh báo về tình trạng báo động hàng ngàn con sông ở Việt Nam đang chết dần bởi nước thải công nghiệp, qua thông tin mới nhất liên quan sông Cái lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long bị đổi màu nước đen ngòm hơn 1 tuần qua.
Người dân khốn đốn vì sông ô nhiễm
Truyền thông quốc nội, trong những ngày đầu tháng 5, đồng loạt đăng tải thông tin về đời sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn do sông Cái Lớn, chảy qua khu vực huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bị đổi màu nước đen ngòm và bốc mùi hôi khi thời tiết nắng nóng.
Dân chúng sinh sống dọc theo sông Cái Lớn phản ánh với truyền thông rằng toàn thị xã Long Mỹ bị cúp nước bắt đầu từ sáng ngày 03/05, trong khi nhiều hộ nuôi cá và nuôi ếch bị chết hàng loạt do nước sông ô nhiễm.
Báo Dân Trí Online dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Long Mỹ cho biết tình trạng sông Cái Lớn bị ô nhiễm xảy ra hơn nửa tháng qua và Nhà máy nước phải cúp nước sinh hoạt vì không thể lấy nước từ nguồn nước ô nhiễm trên sông Cái Lớn.
Vào ngày 06/05, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh hậu Giang, ông Lê Tiến Châu cho báo giới biết qua kết quả kiểm tra ban đầu đã phát hiện việc xả thải của Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ở sông Cái Lớn và các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm này.
Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Hậu Giang cũng cho biết nước sông Cái Lớn bị ô nhiễm nghiêm trọng và kết quả quan trắc nước mặt trên đoạn sông Cái Lớn cho thấy có nhiều chỉ số vượt quy định cho phép so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mặt nước.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ nói với RFA về nguyên nhân sông Cái Lớn bị ô nhiễm:
Thật ra nhiều nhà khoa học đã cảnh báo đây là vùng rất nhạy cảm trong lãnh vực môi trường. Ở vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long thì theo tôi là không nên đặt các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm như nhà máy sản xuất giấy hay nhà máy sản xuất đường như vậy. Mặc dù có đặt thì phải có việc giám sát môi trường rất chặt chẽ, tức là tất cả nước xả thải phải được xử lý hoặc là phải đạt được tiêu chuẩn theo quy định về môi trường trước khi được phép xả thải ra ngoài các nguồn nước
-TS. Lê Anh Tuấn
“Tôi nghĩ rằng vùng Long Mỹ là vùng nước không chảy được nên khi nước thải ô nhiễm từ một nhà máy đổ ra mà nước trên sông không chảy được thì có khả năng làm cho nước bị đen hay gây ô nhiễm như vậy. Đây chỉ là một giả thuyết thôi vì tôi cũng chưa chắc chắn là từ một nhà máy sản xuất đường hay còn nguyên nhân nào khác, do tôi chưa có đầy đủ số liệu về vụ việc này.”
Trong khi đó, Tiến sĩ Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý môi trường nước thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định rằng với quy mô nhà máy của Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ thì việc xả thải gây ô nhiễm đến mức nước sông Cái Lớn bị đen ngòm thì có thể bị tích lũy từ vài tuần đến vài tháng, với mức độ ngày càng tăng dần.
Đài RFA ghi nhận trong lúc cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang điều tra để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Cái Lớn chỉ bởi từ mỗi việc xả thải của Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ hay không thì trước đó Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cùng người dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang lên tiếng cáo buộc rằng nước thải của nhà máy giấy, thuộc Công ty TNHH Lee & Man sẽ hủy hoại môi trường của sông Hậu Giang.
Hồi tháng 1 năm 2017, tờ Diplomat, cũng dẫn lời cảnh báo của Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng nhà máy sản xuất giấy này có thể gây ô nhiễm trên diện tích rộng hai dòng chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn giải thích thêm với RFA:
“Thật ra nhiều nhà khoa học đã cảnh báo đây là vùng rất nhạy cảm trong lãnh vực môi trường. Ở vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long thì theo tôi là không nên đặt các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm như nhà máy sản xuất giấy hay nhà máy sản xuất đường như vậy. Mặc dù có đặt thì phải có việc giám sát môi trường rất chặt chẽ, tức là tất cả nước xả thải phải được xử lý hoặc là phải đạt được tiêu chuẩn theo quy định về môi trường trước khi được phép xả thải ra ngoài các nguồn nước.”
Thế nhưng, theo đánh giá của Tiến sĩ Lê Anh Tuấn và của giới chuyên gia tại Việt Nam thì các con sông ở Việt Nam bị ô nhiễm một phần do quản lý không tốt trong việc kiểm soát nước thải của các nhà máy công nghiệp.
Báo động 2000 con sông đang chết
Thảm họa Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải hồi năm 2008, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cả lưu vực sông kéo dài đến 40 km được cho là một bài học quý giá trong việc bảo vệ sông ngòi trước xu thế Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa. Mặc dù vậy, một thập niên sau đó, dân cư địa phương dọc sông Thị Vải, từ Đồng Nai cho đến Bà Rịa-Vũng Tàu cho RFA biết rằng Công ty Vedan không còn xả thải nghiêm trọng như trước, nhưng các doanh nghiệp khác cũng đang xả thải và nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho thủy sản nuôi bị chết trong vài năm trở lại đây.
Truyền thông trong nước, vào đầu tháng 5 năm 2018 dẫn lời của ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, thuộc Bộ Tài nguyên-Môi-trường cho hay Việt Nam có 3 lưu vực sông bị ô nhiễm trọng điểm và ngày càng nghiêm trọng, bao gồm lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy và lưu vực sông Đồng Nai. Còn Tiến sĩ Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, cho rằng nếu Việt Nam không có các giải pháp kịp thời thì hơn 2000 dòng sông có nguy cơ trở thành dòng sông chết.
Cùng trong thời gian đầu tháng 5 năm 2018, Bộ Tài nguyên-Môi trường cho biết vừa có văn bản trả lời về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và số lượng các dòng sông “chết” ngày càng tăng. Bộ Tài nguyên-Môi trường ghi nhận chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt các đoạn sông chảy qua khu công nghiệp, làng nghề và khu vực đô thị và hậu quả của nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật cũng như tác động trực tiếp đến đời sống và phát triển kinh tế-xã hội.
Theo tôi thì luật môi trường có đủ, nhưng có điều là các địa phương nhiều khi quá đặt nặng vấn đề kinh tế, họ muốn thu hút công ăn việc làm và muốn thu hút đầu tư thì họ mới giảm nhẹ chứ căn cứ đúng theo luật định thì có đủ (biện pháp chế tài), tuy nhiên địa phương có muốn áp dụng hay không. Tại vì nhiều khi áp dụng thì doanh nghiệp chạy sang chỗ địa phương khác mà nơi đó dễ dãi hơn, do doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận lên trên hết thành ra chỗ nào ‘nới tay’ thì họ làm thôi. Tóm lại cái gì cũng có hai mặt, lãnh đạo địa phương đôi khi coi trọng mặt này thì bỏ quên mặt kia. Thế còn về luật thì tôi nghĩ không thiếu
-TS. Hồ Long Phi
Bộ Tài nguyên-Môi trường cũng cho biết một trong những giải pháp đưa ra là bắt buộc tất cả các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động; đồng thời tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tiến sĩ Hồ Long Phi đưa ra nhận xét của ông về các biện pháp xử lý, chế tài đối với những doanh nghiệp vi phạm trong việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, kể cả gây ô nhiễm nguồn nước sông ngòi:
“Theo tôi thì luật môi trường có đủ, nhưng có điều là các địa phương nhiều khi quá đặt nặng vấn đề kinh tế, họ muốn thu hút công ăn việc làm và muốn thu hút đầu tư thì họ mới giảm nhẹ chứ căn cứ đúng theo luật định thì có đủ (biện pháp chế tài), tuy nhiên địa phương có muốn áp dụng hay không. Tại vì nhiều khi áp dụng thì doanh nghiệp chạy sang chỗ địa phương khác mà nơi đó dễ dãi hơn, do doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận lên trên hết thành ra chỗ nào ‘nới tay’ thì họ làm thôi. Tóm lại cái gì cũng có hai mặt, lãnh đạo địa phương đôi khi coi trọng mặt này thì bỏ quên mặt kia. Thế còn về luật thì tôi nghĩ không thiếu.”
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam), trong một cuộc phỏng vấn với Báo mạng Thiennhien.net, hồi năm 2015 từng kêu gọi tình trạng các dòng sông đang suy kiệt về mặt sức khỏe, suy thoái về nguồn nước cần phải đươc nhìn nhận lại vì vấn đề sông ngòi, với hơn 3000 con sông chính là sự bảo đảm tồn vong và phát triển của con người Việt Nam trong tương lai.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rivers-in-vn-are-killed-by-untreated-industrial-wastewater-05062019135610.html
‘Lịch sử sẽ không khoan dung
với quyết định về Nhà thờ Bùi Chu’
Ben NgôBBC Tiếng ViệtCố vấn của Ngân hàng Thế giới, Martin Rama chia sẻ quan điểm cá nhân với BBC News Tiếng Việt rằng “lịch sử sẽ không khoan dung với việc phá hủy Nhà thờ Bùi Chu”, trước hạn định 13/5.
Mạng xã hội dấy lên nhiều ý kiến quan ngại trước tin Nhà thờ Bùi Chu, một trong những nhà thờ lâu đời và đẹp nhất ở tỉnh Nam Định với 134 năm tuổi, do “xuống cấp” nên sẽ bị “hạ giải” theo cách dùng từ của giáo phận Bùi Chu, còn dư luận thì hiểu là “dỡ bỏ” vào ngày 13/5 để xây nhà thờ mới.
Những ngày này, việc chuẩn bị tháo dỡ Nhà thờ Chánh tòa Bùi Chu đang được tiến hành, và các thợ mộc làng Hai Giáp đang điêu khắc kèo chuẩn bị cho nhà thờ mới.
Linh mục Joseph Trần Hưng Đạo, giám đốc Caritas Bùi Chu xác nhận với BBC rằng “chương trình đại tu theo kế hoạch thì ngày 13/5 tiến hành”.
Quanh việc ‘đại tu’ Nhà thờ Bùi Chu
Quanh vụ LM Lê Ngọc Thanh ‘rời khỏi Sài Gòn’
Xây nhà thờ gỗ tạm thời cho Nhà thờ Đức Bà
Kỳ quan thiên nhiên ‘Nhà thờ đá cẩm thạch’
Quan hệ Vatican-Việt Nam có nồng ấm hơn?
Ông cũng nói thêm: “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó.”
“Sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được?”
“Công việc của Giáo hội thì ai hiểu được thì hiểu. Một vài người không đồng tình thì có thể họ không hiểu công việc phải làm.”
Tôi cho rằng, không nên hạ giải để làm mới, mà nên có một cuộc đại trùng tu để bảo vệ trạng thái kiến trúc nguyên thủy của di sản. Một đơn vị được lựa chọn để thực hiện việc đại tu này đặc biệt phải là đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác bảo vệ trùng tu các di sản văn hóa cổ.bà Hồ Diệu Phương, làm ngành xây dựng nội thất, nói với BBC
Tin mới nhất là Cục Di sản đề nghị kiểm tra việc xây lại nhà thờ Bùi Chu và đề xuất giải pháp bảo tồn nhà thờ chính tòa Bùi Chu.
Trong khi đó, kiến trúc sư Sơn Đặng, người có kinh nghiệm với công tác trùng tu di sản ở Mỹ và Nhật Bản, nói với BBC:
“Đã có thêm các nhóm kỹ sư xây dựng ,kiến trúc sư, chuyên gia bảo tồn ghé Nhà thờ Bùi Chu để tiến hành khảo sát sơ bộ.”
“Họ đưa ra kết luận: Nền móng của nhà thờ vẫn còn tốt, không có dấu hiệu sụt lún; hệ khung cột gỗ lim kết cấu chính còn rất tốt; mái ngói vỡ khiến cho hệ vì kèo gỗ nhiều chỗ thấm nước, cần thay thế những phần đã mục hỏng; phần trần vôi rơm hai cánh cũng đã hỏng, cần làm mới hoàn toàn; tường bao mục lớp ngoài, nhưng có thể chống thấm bằng các phương pháp thi công phổ biến. Nhìn chung việc trùng tu rất dễ dàng, không có gì trở ngại về mặt kỹ thuật và cũng không có gì quá tốn kém!”
‘Coi trọng di sản’
Hôm 7/5, từ Washington D.C., ông Martin Rama, Cố vấn của Ngân hàng Thế giới và là giám đốc dự án của Trung tâm Phát triển Đô thị bền vững (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nói với BBC:
“Cuộc tranh luận về việc có nên giữ lại Nhà thờ Bùi Chu hay không thường được đóng khung về mặt lịch sử, tôn giáo hay kiến trúc. Nhưng cốt lõi là về kinh tế, về giá trị của di sản. Vì vậy, tôi sẽ diễn giải vụ này dưới góc độ nhà kinh tế.”
Nhà thờ Chánh tòa Bùi Chu thuộc xã Xuân Ngọc (Xuân Trường, Nam Định) bắt đầu được xây dựng năm 1884, bởi giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận. Một năm sau, nhà thờ khánh thành, với chiều dài 78 m, rộng 22 m, cao 15 m, tháp cao 35 m. Từ đó đến nay, công trình được tu sửa hai lần năm 1974 và 2000.
“Chúng ta không biết giá trị chính xác của di sản. Giống như thực phẩm hoặc quần áo, di sản ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, nhưng không có một thị trường nào có giá cho nó. Thường thì người ta đo lường về lượng doanh thu du lịch mà di sản có thể tạo ra. Nhưng di sản đáng giá hơn thế, bởi vì nó cũng là bản sắc, vẻ đẹp và niềm tự hào, chứ không chỉ là điểm du lịch.”
“Những gì chúng ta biết là một quốc gia sẽ coi trọng di sản hơn khi người dân trở nên giàu có hơn. Khi các quốc gia tương đối nghèo, họ phải đối mặt với nhu cầu cấp bách và bị cám dỗ bởi các giải pháp thực dụng.”
“Cần tốn nhiều thời gian để nhận thức di sản đạt được hiệu quả. Ngay cả ở châu Âu, nơi di sản ngày nay được bảo vệ rất tốt, các công trình đáng chú ý đã từng bị phá hủy thời thập niên 1960 và 1970.”
“Tôi không nghi ngờ gì về việc Việt Nam sẽ là một quốc gia giàu có, và các thế hệ tương lai sẽ coi trọng di sản hơn thế hệ hiện tại. Sớm muộn gì trẻ em ngày nay cũng sẽ biết câu chuyện về Nhà thờ Bùi Chu. Và rồi chúng sẽ ngạc nhiên, thậm chí buồn bã, rằng thế hệ phụ huynh của chúng không yêu nhà thờ này đủ để cứu nó.”
“Đây là lý do tại sao tôi viết rằng “lịch sử sẽ không khoan dung với việc phá hủy Nhà thờ Bùi Chu” trong thư ngỏ gửi Tổng giám mục Hà Nội Joseph Vũ Văn Thiên và Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu, Giáo phận Bùi Chu.”
Tôi đã chứng kiến sự nhiệt tình của các kiến trúc sư và chuyên gia yêu Nhà thờ Bùi Chu. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ tình nguyện trợ giúp. Tôi sẽ rất vui khi làm điều tương tự.Martin Rama, cố vấn Ngân hàng Thế giới
“Tuy vậy, tôi không nghĩ rằng hai ngài dành thời gian trả lời thư của tôi. Tôi rất thông cảm với quyết định rất khó khăn mà họ phải đối mặt. Tôi cũng biết rằng họ vô cùng bận rộn trong những ngày này. Ngoài việc thực hiện tháo gỡ và xây lại nhà thờ, họ hiện đang phải đối mặt với các lượt thăm viếng và chất vấn. Tôi cảm thấy tiếc vì có thể mình đã thêm gánh nặng cho họ!”
“Hơn nữa, tôi tin rằng Tổng giám mục Hà Nội Joseph Vũ Văn Thiên và Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu cũng sẽ đau lòng khi thấy Nhà thờ Bùi Chu cũ trở thành cát bụi. Đây là cái nôi của Công giáo ở Việt Nam, một viên ngọc kiến trúc và là trụ cột tâm linh. Tôi nghi ngờ rằng việc phải đành lòng phá hủy nhà thờ theo kế hoạch cũng sẽ gây đau lòng cho chính họ.”
“Trong nhiều năm, khi là chuyên gia của Ngân hàng Thế giới làm việc tại Hà Nội, tôi đã cố gắng giúp chính phủ đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa giá trị cho đất nước. Trong vụ việc này, quyết định bảo tồn giá trị cho đất nước thuộc về các cha. Tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó tôi sẽ có cơ hội gặp họ trực tiếp. Tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng và lòng biết ơn của tôi với họ vì đã xem lá thư của tôi.”
Quan hệ VN-Vatican ‘lên mức đại diện thường trú’?
Giáo phận Hà Nội có tân tổng giám mục
Mở cô nhi viện, xây nhà thờ bằng tiền túi ở Thái Lan
Nhà thờ đá Ethiopia và truyền kỳ ‘thiên thần trợ giúp’
Sri Lanka: Hơn 200 người thiệt mạng trong các vụ nổ
‘Giải pháp thay thế’
Ông Martin Rama cũng cho biết thêm:
“Nhiều người có thể tán đồng với diễn giải của Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu về việc đại tu Nhà thờ Bùi Chu. Nhưng có thể có những giải pháp thay thế tốt hơn là phá hủy công trình này.”
“Tôi hiểu rằng chắc hẳn đã có lúc Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu nghiêm túc cân nhắc việc giữ lại tòa nhà thờ cũ và xây một nhà thờ mới cạnh bên. Nhưng tại thời điểm đó, giáo phận không đủ tiềm lực để có được khu đất cần thiết cho nhà thờ mới. Mọi thứ đã thay đổi. Đức cha và giáo dân không còn cô đơn nữa. Tôi tin rằng có thể huy động sự đóng góp tài chính cho nhà thờ mới.”
“Các nhà kinh tế nghĩ về chi phí và lợi ích. Chi phí của nhà thờ mới sẽ thấp hơn, bởi vì xây một công trình trên khu đất trống sẽ ít tốn kém hơn so với việc phá hủy và xây lại nhà thờ trên cùng mảnh đất. Và lợi ích sẽ cao hơn, bởi vì giá trị di sản sẽ không bị mất đi. Nhà thờ cũ có thể được gia cố cho an toàn thông qua việc trùng tu, và nơi thờ phụng sẽ tăng gấp đôi.”
“Chi phí cho việc này là dành để mua đất và trùng tu tòa nhà cũ, nhưng tôi tin rằng nhiều nguồn lực và thiện chí sẽ đem lại hiệu quả. Tôi đã chứng kiến sự nhiệt tình của các kiến trúc sư và chuyên gia yêu Nhà thờ Bùi Chu. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ tình nguyện trợ giúp. Tôi sẽ rất vui khi làm điều tương tự.”
Tôi rất mong Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu truyền đạt đến giáo dân rằng nhiều người, ở Việt Nam và nước ngoài, quyết tâm giúp đỡ nếu giải pháp cuối cùng là chọn bảo tồn nhà thờ Bùi Chu xinh đẹp.”
Trước đó, Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu, Giáo phận Bùi Chu được tờ Tiền Phong dẫn lời: “Việc đại tu Nhà thờ Bùi Chu đã được chúng tôi lên kế hoạch cách đây 5 năm (năm 2014). Theo đó, hầu hết các tu sĩ, giáo dân và chính quyền địa phương đã đồng thuận về việc đại tu Nhà thờ Bùi Chu.”
“Thời gian gần đây, xuất hiện một số ý kiến trên mạng xã hội về việc đại tu nhà thờ. Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến của một số người “ngoại đạo”. Đối với việc này chúng tôi sẽ tham khảo, song quyết định sửa chữa trùng tu, đại tu như thế nào cuối cùng vẫn thuộc về tu sĩ và giáo dân… Việc chúng tôi đưa lên hàng đầu vẫn là bảo đảm an toàn, tiếp đó là mục đích thờ phượng, sau đó mới tính đến các giá trị khác như kiến trúc, di sản… Kế hoạch hạ giải Nhà thờ Bùi Chu sẽ được tiến hành vào ngày 13/5…”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48176267
Dân Thủ Thiêm đề nghị
đưa vụ khiếu kiện hơn 20 năm ra Quốc Hội
Hơn 700 hộ dân Thủ Thiêm đề nghị Quốc Hội chủ trì việc sửa sai ở dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm và lập thanh tra liên ngành có đủ thẩm quyền để nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc kéo dài 23 năm qua.Truyền thông trong nước, vào ngày 7 tháng 5 dẫn lời của ông Nguyễn Hồng Quang, mục sư Hội Thánh Mennonite độc lập và là cử tri tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thay mặt cho 708 hộ dân Thủ Thiêm bày tỏ nguyện vọng như vừa nêu trong buổi tiếp xúc cử tri của tổ số 7 Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vào sáng cùng ngày.
708 hộ dân nằm trong 5 phường bị ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan Đảng và Chính phủ cấp thành phố và trung ương ghi rõ Thanh tra Chính phủ đã vạch ra những sai phạm và tắc trách của Ủy ban Nhân dân TP.HCM là chủ đầu tư dự án Thủ Thiêm và Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm, do đó người dân Thủ Thiêm yêu cầu phải công bố và thực hiện chính sách giải quyết quyền lợi người dân theo kết luận của Thanh tra TP.HCM và Thanh tra Chính phủ năm 2018.
Người dân Thủ Thiêm còn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách giá đền bù theo Luật Đất đai 2003, qua nghị quyết của Thành ủy là vận dụng theo hướng có lợi cho người dân.
Người dân Thủ Thiêm nói với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM rằng họ rất bức xúc vì lãnh đạo thành phố hứa hẹn giải quyết nhiều việc nhưng không làm hoặc chưa làm.
Tại buổi tiếp xúc cử tri vào sáng ngày 7 tháng 5, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng yêu cầu của người dân Thủ Thiêm về việc rốt ráo giải quyết là xác đáng và ông kêu gọi người dân Thủ Thiêm yên tâm chờ vì thành phố cần có thời gian trao đổi với trung ương để làm rõ từng vấn đề.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thuthiem-residents-sign-petition-to-propose-parliament-handling-their-case-05072019084808.html
Dịch tả lợn Châu Phi lan đến tỉnh nuôi heo lớn nhất Việt Nam
Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở tỉnh Đồng Nai ở miền nam Việt Nam. Đây là nơi cung cấp thịt heo chính cho thành phố Hồ Chí Minh.Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 7/5/2019.
Bệnh do virut lây nhiễm cho heo thông qua các chất dịch cơ thể như máu và chất nhầy, gây sốt xuất huyết đã được tìm thấy tại hai trang trại ở huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch.
Chính quyền địa phương cho biết khu vực trong vòng bán kính ba cây số từ hai trang trại vừa nói đang bị đe dọa.
Cơ quan chức năng cho biết đã cách ly các khu vực bị nhiễm bệnh, tiêu hủy heo bệnh và tạm thời đóng cửa các lò mổ gần đó.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, tỉnh này có số lượng heo lớn nhất tại Việt Nam, hơn 2,5 triệu con, trong đó có 75% được nuôi trong các trang trại lớn và phần còn lại trong các hộ gia đình.
Đồng Nai là địa phương đầu tiên ở miền Nam xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.
Trước đó dịch tả lợn Châu Phi đã bị phát hiện ở hơn 20 tỉnh thành ở miền bắc và miền trung Việt Nam trong năm 2019, với hơn 85.000 con heo đã bị tiêu hủy.
Khoảng 70% sản phẩm thịt ở Việt Nam là từ thịt heo, với hơn 10 ngàn trang trại và 2,5 triệu hộ nuôi động vật làm thức ăn.
Hiện trên thế giới chưa có cách chữa bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh này cũng chưa lây sang người.
Theo Tổ chức Thú y Thế giới, có 20 quốc gia phát hiện có dịch này từ năm 2017, Việt Nam là quốc gia thứ ba ở châu Á bị tấn công bởi dịch tả lợn Châu Phi sau Trung Quốc và Mông Cổ.
Hưng Yên là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam phát hiện dịch tả lợn Châu Phi vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, sau đó dịch này lây lan nhanh chóng sang các tỉnh thành khác trên khắp miền bắc và miền trung của Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/african-swine-fever-spreads-to-vietnam-s-largest-pig-farming-province-05072019090012.html
Nguyễn Thiện Nhân:
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ sớm quay lại’
Bí thư Thành ủy TP.HCM trả lời cử tri về sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.Buổi tiếp xúc cử tri quận 3 Tp HCM diễn ra trước kỳ họp quốc hội vào cuối tháng này.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một cử tri nói rằng “Bà con đề nghị nói rõ bệnh tình của đồng chí Nguyễn Phú Trọng như thế nào.
“Đó là lòng mong mỏi của người dân, chứ để trên mạng nói lung tung thì không hay đâu, mà họ nói thì không cấm được”.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân được báo này dẫn lời nói rằng sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng tốt lên.
“Chúng ta cũng biết về sức khỏe thì mỗi người có một mức độ khác nhau, chúng ta không thể tự đưa ra một thời hạn nhất định nào được. Nhưng tôi tin rằng cử tri sẽ sớm thấy đồng chí Tổng bí thư xuất hiện làm việc.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trong lễ quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh hôm 3/5, mặc dù báo chí nhà nước trước đó ông được thông báo là trưởng ban lễ tang.
Như vậy, ông Trọng đã vắng mặt trước công chúng hơn ba tuần, kể từ hôm 14/04 khi truyền hình, đài báo Việt Nam đăng các hình ảnh TBT, Chủ tịch nước thăm Kiên Giang.
Quanh chuyện TBT Trọng ‘gửi điện mừng’
Ông Kim Jong Un ‘cảm ơn và chúc sức khỏe’ TBT Trọng
TBT Trọng gửi điện ‘chúc mừng lãnh đạo Triều Tiên’
“Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi”
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25/04 xác nhận Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không khỏe nhưng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói “Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
“Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt mới đây, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói rằng “Việt Nam không có hàng ngũ kế cận rõ rệt trong trường hợp Tổng Bí thư Đảng trở nên không đủ khả năng đảm nhiệm công tác”.
Việt Nam, theo ông Thayer, vẫn chưa quyết định là việc nhất thể hóa chức danh tổng bí thư với chức danh chủ tịch nước sẽ trở thành chính thức, dài hạn hay không.
“Nếu ông Trọng không thể đảm đương chức vụ được trong một thời gian, thì họ có thể đưa Phó Chủ tịch lên làm Quyền Chủ tịch nước, mà trong trường hợp này sẽ là 20 tháng chứ không phải chỉ bảy tháng.
“Còn với vị trí Tổng Bí thư, họ có thể đưa lên một người trông coi tạm (caretaker). Chuyện ai sẽ là người kế nhiệm ông Trọng với nhiệm kỳ 5 năm kể từ 2021 là vấn đề rất nhạy cảm. Nếu nhìn lại cách lựa chọn của Đảng trong quá khứ, nhìn vào mức độ dày dạn kinh nghiệm của các gương mặt trong Đảng lúc này, thì khó đoán đó là ai”.
Tôi xin thông báo là sức khỏe của lãnh đạo chúng ta đã được ổn định và sẽ sớm trở lại làm việc để bà con yên tâm. Đừng nghe thông tin trên mạng.Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch QH
Tin rằng ông Trọng “sớm trở lại” làm việc cũng đã từng được Chủ tịch QH, Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri trong tuần cuối tháng 4.
Bà Kim Ngân được truyền thông Việt Nam hôm 25/04 trích lời nói:
“Tôi xin thông báo là sức khỏe của lãnh đạo chúng ta đã được ổn định và sẽ sớm trở lại làm việc để bà con yên tâm. Đừng nghe thông tin trên mạng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48186219
Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động trong một số mặt hàng với lý do hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng cho hợp lý.Truyền thông trong nước vào ngày 7/5 loan tin dẫn nguồn từ văn bản của Ủy ban Nhân dân thành phố gửi Bộ Tài Chính góp ý về dự thảo đề án mở rộng thuế và chống sói mòn ngân sách quốc gia.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng về thuế tiêu thụ đặc biệt thành phố đề xuất nghiên cứu soạn thảo và bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng và dịch vụ như điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game và dịch vụ thẩm mỹ.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng điện thoại di động là mặt hàng rất thiết yếu nên việc đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hoàn toàn hợp lý.
Các chuyên gia trong nước được báo chí dẫn lời rằng, thành phố không có căn cứ nào hợp lý và thiếu hẳn triết lý đánh thuế khi đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng điện thoại di động.
Trước đó, vào ngày 3/4 Ủy ban Nhân dân thành phố cũng từng có đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại bia rượu cao hơn một số địa phương khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/proposing-special-consumption-tax-with-phone-and-cosmetics-05072019085322.html
Thanh tra Chính phủ đề nghị Hà Nội công khai
hồ sơ pháp lý dự án đường vành đai 1
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phải đối thoại và công khai hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tuyến đường vành đai 1 với các hộ dân.Truyền thông quốc nội, vào ngày 7 tháng 5 cho biết Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Lê Minh Khái đưa ra đề nghị vừa nêu sau khi lắng nghe ý kiến của các hộ dân phản ánh liên quan dự án tuyến đường vành đai 1 Hoàng Cầu-Voi Phục, vào ngày 6 tháng 5.
Tại buổi tiếp xúc với Thanh tra Chính phủ, đại diện của các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch của dự án tuyến đường vành đai 1 đề nghị xem xét lại giá đền bù khi tiến hành thu hồi đất để các hộ dân được ổn định cuộc sống; đồng thời yêu cầu công khai hồ sơ pháp lý về công tác quy hoạch tuyến đường vành đai 1 vì theo quyết định của Thủ tướng và Chính quyền thành phố Hà Nội thì mặt cắt đường vành đai 1 chỉ là 50m chứ không phải là 71m như thực tế thu hồi.
Ông Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Hà Nội tập trung giải quyết, trả lời các kiến nghị, khiếu nại của người dân liên quan dự án tuyến đường vành đai 1 trong tháng 7/2019 và báo cáo kết quả về Thanh tra Chính Phủ.
Tuyến đường vành đai 1 có tổng mức đầu tư khoảng 7.800 tỷ đồng, trong đó tiền xây lắp chỉ 785 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng hơn 6.000 tỷ đồng và được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Đây là dự án được đánh giá “đắt nhất hành tinh” với mức tổng đầu tư mỗi mét đường hơn 3,4 tỷ đồng.
Có xấp xỉ 50.000 hộ dân phải bị giải phóng mặt bằng cho dự án này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-is-proposed-to-announce-legal-record-of-1-beltway-project-05072019085402.html
Hội nghị phản biện về dự án lấn sông Hàn
Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Thành phố Đà Nẵng vào sáng ngày 7 tháng 5 tiến hành hội nghị phản biện về dự án lấn Sông Hàn gây bức xúc dư luận trong thời gian qua.Những phản biện nêu ra cho rằng việc dòng sông bị thu hẹp dòng chảy chắc chắn dẫn đến những tác động bất lợi. Trước hết vào mùa mưa lũ, lượng nước lớn đổ xuống từ thượng lưu sẽ khiến xói lở, ngập úng cục bộ ở hai bờ sông.
Nguyên trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng đưa ra đề nghị tại hội nghị là không nên triển khai dự án lấn sông Hàn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bến Du Thuyền Đà Nẵng.
Báo Pháp Luật dẫn ý kiến của KTS. Phan Đức Hải, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng, cho rằng khi dòng chảy bị thu hẹp thì vào mùa mưa lũ, lượng nước cực lớn đổ xuống từ thượng lưu sẽ gây hiện tượng chảy tràn, xói lở, ngập úng cục bộ hai bờ sông.
Trong khi đó chuyên gia nông nghiệp – thủy lợi Huỳnh Vạn Thắng (thành viên hội đồng Đánh giá Tác động Môi trường dự án Marina Complex) thì cho rằng không ảnh hưởng lắm đến dòng chảy.
Dư luận xã hội cũng như báo chí nhiều lần lên tiếng rằng việc lấn sông Hàn để làm các dự án nhà ở, nhà cao tầng là phản lại quy luật tự nhiên.
Hồi cuối tháng 4 vừa qua, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu về việc lấn sông Hàn làm các dự án.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/marina-complex-project-enviroment-or-investment-05072019083526.html
Xây dựng mạng 5G: Việt Nam đừng ‘ham rẻ’, ‘ham dễ’
Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng nguy cơ an ninh và nguy cơ bị lệ thuộc vào nước ngoài khi phát triển mạng viễn thông thế hệ thứ 5, tức mạng 5G, một chuyên gia về viễn thông nói trong lúc có tin Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành nước đông nam Á đầu tiên triển khai mạng 5G.Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) mới đây dẫn bài của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu đông nam Á (ISEAS) ở Singapore, cho biết Việt Nam ‘có thể trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực triển khai mạng 5G’ và dẫn lại việc Viettel, nhà mạng lớn nhất Việt Nam, vừa cho biết họ đã thử nghiệm thành công trạm phát sóng 5G ở Hà Nội với tốc độ từ 600 cho 700Mbps – tức là tương đương với nhà mạng Verizon ở Mỹ. Viettel cũng cho biết họ sẽ nhanh chóng thử nghiệm toàn diện mạng 5G và nếu thành công thì dịch vụ 5G sẽ được triển khai đến người tiêu dùng.
Không thể tự phát triển?
Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Đỗ Văn Thành, người đang nghiên cứu về mạng 5G và an ninh cho tập đoàn viễn thông Telenor tại Na Uy, nói rằng nếu Viettel ‘có tần số từ 2.200 MHz trở lên thì có thể xây dựng mạng 5G’ cho dân chúng Việt Nam. Trong khi đó, các hãng viễn thông nước ngoài muốn vào Việt Nam thì phải mua tần số với giá rất cao.
Ông cũng nói rằng để triển khai mạng 5G thì Viettel ‘phải chịu tốn kém nhiều’ vì ‘mạng 5G mắc hơn 4G từ gấp đôi đến gấp ba’.
“Họ phải bỏ tiền mua các thiết bị như ăng-ten, router… vì tần số càng cao thì dung lượng dữ liệu cũng cao nên cần nhiều ăng-ten, tổng đài,” ông Thành giải thích.
“Việt Nam là nước có lãnh thổ dài, nếu chỉ tập trung vào các khu vực thành thị thì dễ chứ còn phủ sóng hết các vùng nông thôn là rất khó,” ông nói thêm.
Về kỹ thuật, với việc nhiều công ty trên thế giới đã phát triển các thiết bị 5G thì Viettel chỉ cần mua lại của họ nên ‘kỹ thuật không có gì khó khăn’ đối với Viettel.
Bài báo trên tờ SCMP cho biết Viettel tuyên bố họ đã ‘phát triển được công nghệ lõi cho mạng 5G, bao gồm các con chip và các thiết bị’ và rằng họ ‘đặt mục tiêu tự sản xuất 80% thiết bị cốt lõi cho mạng 5G cho đến 2020’ và phần còn lại họ mua từ các nhà cung cấp trên thế giới.
Tuy nhiên, ông Thành nói rằng ông ‘không tin Viettel có thể sản xuất được ăng-ten, tổng đài’ dùng cho mạng 5G vì việc đó ‘sẽ rất tốn kém’ và giống như ‘sản xuất cái bánh xe thứ hai’ sau khi người khác đã tạo ra bánh xe thứ nhất.
Ông cho rằng các hãng viễn thông lớn trên thế giới như Ericsson, Huawei có thị trường lớn trên thế giới nên họ có thể sản xuất ở quy mô lớn và nhờ đó giá thành sản phẩm sẽ rẻ. Còn nếu Viettel tự sản xuất cho thị trường trong nước thì số lượng sẽ ít và do đó ‘giá thành sẽ rất đắt’.
“Việt Nam bắt buộc phải hợp tác và học hỏi từ bên ngoài,” ông nói và dẫn ra ví dụ Trung Quốc được như ngày nay cũng là học hỏi và tiếp thu công nghệ rất nhiều từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, ông Thành cho rằng Việt Nam chắc chắn sẽ làm được mạng 5G với điều kiện phải mua thiết bị của nước ngoài.
‘Đừng mua từ một đầu mối’
Ông cho rằng Viettel có thể thậm chí không cần làm chủ về công nghệ 5G vì các hãng viễn thông quốc tế, trong đó có Huawei ‘có thể làm hết cho Việt Nam’ nhưng nếu như vậy thì Việt Nam ‘sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào một nhà cung cấp nước ngoài’.
“Lúc đầu sẽ tốt đẹp nhưng khi mọi việc đã xong xuôi thì họ có thể (lợi dụng sự độc quyền) để tăng giá thiết bị,” ông giải thích. “Lúc đó thì mình đã nằm trong túi họ nên không thể làm gì được”.
Ông Thành cũng nói rằng trong trường hợp có xích mích với nhà cung cấp thì nhà mạng Việt Nam cũng không thể bỏ hết đồng loạt để chuyển sang một nhà cung cấp khác vì việc đó ‘rất tốn kém’, trong khi hoạt động viễn thông đòi hỏi lúc nào cũng phải thông suốt, không thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, nhu cầu nâng cấp mạng 5G cứ mỗi 5 năm cũng là cơ hội cho nhà cung cấp đòi giá tiền cao, nếu không đồng ý thì nhà mạng Việt Nam cũng đành bó tay không thể nâng cấp được mạng 5G của mình, ông nói thêm.
Tuy nhiên, ông cho rằng, các nhà mạng sẽ đứng trước cám dỗ để cho một hãng viễn thông nước ngoài bao thầu hết vì nó sẽ đơn giản hơn và rẻ hơn rất nhiều.
“Có người sẽ nói rằng tôi sẽ làm hết cho anh, anh không phải lo gì hết,” ông Thành nói và cho biết Huawei đưa ra giá thành rẻ hơn đến 50% và hơn nữa so với các hãng viễn thông khác trong việc lắp đặt mạng 5G. Thậm chí họ còn cho trả chậm, trả góp, ông cho biết.
Trong khi đó, việc mua thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị lệ thuộc nhưng đòi hỏi nhà mạng trong nước phải ‘có trình độ công nghệ, trình độ quản lý’ để đòi hỏi các thiết bị phải có tiêu chuẩn như thế nào, phải tương thích với thiết bị của nhà cung cấp khác như thế nào.
Nguy cơ an ninh
Ông Thành cũng cảnh báo về vấn đề an ninh nếu nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của Huawei vì ‘nếu xảy ra chiến tranh giữa hai nước, tình báo Trung Quốc có thể nghe hết mọi liên lạc của Việt Nam’ và họ có thể ‘làm tê liệt mạng viễn thông để trong nước không thể liên lạc với nhau và các nhà máy, công xưởng sẽ bị tê liệt vì không thể điều khiển được’.
Tờ SCMP dẫn tuyên bố của Viettel nói rõ rằng ‘họ không và sẽ không xài trang thiết bị của Huawei’ – tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc hiện là mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo bài báo này, đây là tương phản rõ ràng với các nước láng giềng của Việt Nam là Thái Lan hay Philippines vốn vẫn tiếp tục dựa vào Huawei. Các nhà mạng khác của Việt Nam như MobiFone và Vinaphone đã quyết định sẽ triển khai mạng 5G của họ với sự hỗ trợ tương ứng từ hãng Samgsung của Hàn Quốc và Nokia của Thụy Điển.
Tờ báo này dẫn lại lời đại diện của Viettel nói với tờ Nikkei Asian Review rằng họ quyết định phát triển thiết bị lõi của mạng 5G ‘để tránh nguy cơ không thể đảo bảm tính an toàn và an ninh của mạng viễn thông quốc gia’.
Bài báo dẫn ra dẫn chứng là các cuộc tấn công mạng vào hệ thống làm thủ tục lên máy bay ở các phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất hồi tháng 7 năm 2016 đã dẫn đến quan ngại về mức độ dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thiết yếu của Việt Nam trước các vụ tấn công mạng từ bên ngoài.
Ngoài ra, việc Việt Nam không hợp tác với Huawei, tập đoàn mà Mỹ đã cảnh báo các nước trên thế giới về nguy cơ an ninh, có thể ‘gửi thông điệp tích cực đến Washington về lợi ích an ninh chung giữa hai nước’ và ‘giúp xây dựng lòng tin’, bài báo viết.
Tuy nhiên, về lâu dài, nếu các nhà mạng Việt Nam không phát triển được thiết bị 5G của riêng mình, thì chi phí đắt đỏ của các nhà cung cấp khác ngoài Huawei sẽ phải khiến Hà Nội cân nhắc lại, theo bài báo của Tiến sỹ Hiệp. Có lẽ lúc đó họ sẽ cho phép Huawei tham gia cung cấp thiết bị không cốt lõi.
https://www.voatiengviet.com/a/x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-m%E1%BA%A1ng-5g-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%ABng-ham-r%E1%BA%BB-ham-d%E1%BB%85-/4906271.html
Hoa Kỳ thực hiện
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương tại Phú Yên
Hôm 6/5, Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia đối tác đã tham dự lễ khai mạc chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2019 (PP19) tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên với mục tiêu tăng cường hỗ trợ nhân đạo và sẵn sàng ứng phó thiên tai ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka phát biểu tại lễ khai mạc: “Là quốc gia thuộc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ hướng đến một trật tự khu vực ở đó mọi quốc gia – dù lớn hay nhỏ – đều vững mạnh, độc lập và không bị áp bức,” theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bà Tarnowka nói thêm: “Thông qua chương trình Đối tác Thái Bình Dương cùng các nỗ lực khác, Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu của mình trong khi xây dựng khả năng ứng phó cùng các đối tác và đồng minh trong khu vực nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”
Theo chương trình này, các chuyên gia trong các lĩnh vực xây dựng, y tế và ứng phó thảm họa sẽ phối hợp cùng nước chủ nhà triển khai các dự án dân sự, trao đổi y tế cộng đồng, hội thảo về y tế cùng các hoạt động ứng phó thảm họa, cũng như các trao đổi chuyên sâu về dân sự – quân sự với nước chủ nhà.
Trang thông tin của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng Việt Nam cho biết trong thời gian từ 6/5 đến ngày 18/5 tại Phú Yên, nhóm chỉ huy Chương trình PP19 của Hoa Kỳ và các nước sẽ thực hiện 117 hoạt động hỗ trợ nhân đạo như khám chữa bệnh cho người dân; trao đổi chuyên môn về y tế; xây mới, sửa chữa trường học, bệnh xá; tham gia giao lưu cộng đồng và tổ chức hội thảo về ứng phó với thiên tai và cứu trợ thảm họa.
Trang Biên phòng trích lời ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết: “Chương trình Đối tác Thái Bình Dương thực sự là cơ hội quí báu cho cán bộ, nhân dân được nâng cao kỹ năng trong đối phó với những tác động ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường.”
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương là nỗ lực chung giữa nước chủ nhà và các quốc gia đối tác của Hoa Kỳ bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Peru, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Anh nhằm tăng cường công tác chuẩn bị để đối phó với thảm họa ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-thuc-hien-chuong-trinh-doi-tac-thai-binh-duong-tai-phu-yen/4907113.html
Tàu đổ bộ và tàu tên lửa Úc thăm cảng Cam Ranh
Hôm 7/5, hai tàu chiến HMAS Newcastle và HMAS Canberra của Hải quân Hoàng gia Australia cùng hơn 800 thủy thủ đã đến vịnh Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa bắt đầu thực hiện chuyến thăm Việt Nam 4 ngày.Trang VNExpress trích lời Chuẩn tướng Richard Owen, Tư lệnh nhóm chuyên trách 661, nói “Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.”
Chuyến thăm của Hải quân Australia nằm trong khuôn khổ hoạt động Nỗ Lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2019 (IPE), được Úc tổ chức tại một số nước trong khu vực như Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng trong khu vực, hướng đến một khu vực an ninh và hòa bình, xây dựng các quan hệ đối tác đa phương, song phương…
Chương trình IPE được Australia thực hiện từ năm 2017 và đây là lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Tàu HMAS Canberra và HMAS Newcastle sẽ thực hiện một số hoạt động giao lưu với Hải quân Nhân dân Việt Nam về hoạt động quản lý và điều hành tàu, giao hữu thể thao, theo cổng thông tin Chính phủ.
Trang này trích lời ông Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho biết: “IPE đem đến cơ hội làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, trong đó có quan hệ quốc phòng, trên cơ sở hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.”
Theo VNExpress, trong thời gian lưu lại Khánh Hòa, thủy thủ đoàn sẽ giao lưu, tham gia các hoạt động thể thao với sĩ quan của Hải quân Việt Nam; giao lưu ngôn ngữ với các học sinh ở thành phố Nha Trang và tham gia chương trình văn nghệ cộng đồng.
HMAS Canberra là chiến hạm chở trực thăng lớp Canberra, tàu hải quân lớn nhất từng được đóng cho Hải quân Hoàng gia Úc, có hai nhiệm vụ song song là hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Tàu HMAS Newcastle là tàu hộ vệ tên lửa, có khả năng phòng không, tác chiến mặt nước và tác chiến ngầm, trinh sát, tuần thám và đánh chặn.
https://www.voatiengviet.com/a/tau-do-bo-va-tau-ten-lus-uc-tham-cang-cam-ranh/4907127.html
Có kiện được quán ăn và chủ tiệc vì làm lái xe say xỉn?
Vụ tai nạn do lái xe uống bia rượu gây ra hôm 1/05 tại hầm Kim Liên, Hà Nội làm chết hai phụ nữ đã và đang khiến dư luận ở Việt Nam phẫn nộ.Trong vụ việc vào đêm ngày đầu tháng, bà Đinh Thị Hải Yến và bà Trần Thị Quỳnh bị xe Mercedes do ông Lã Trung Hiếu điều khiển đâm từ phía sau, tử vong tại chỗ.
Theo các báo Việt Nam, ông Hiếu khai đã uống rượu bia trong tiệc liên hoan trước khi gây ra tai nạn.
“Thời điểm kiểm tra nồng độ cồn đo được là 0,751mg/1L khí thở”, theo một tờ báo đưa tin rằng công an Hà Nội đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ”.
Tai nạn rình rập người về quê ăn tết
Tết làm sao ‘mệt ít vui nhiều’ cho chị em?
So sánh văn hóa cà phê Paris và Hà Nội
Nhưng dư luật Việt Nam còn chú ý nhiều đến nguyên nhân tai nạn khá thường xảy ra ở nước này vì nạn bia rượu.
Một số người dùng Facebook đề nghị mở cuộc vận động ‘Thức tỉnh’ nhằm khuyến cáo người đi xe máy, lái xe hơi tránh bia rượu.
Cũng có ý kiến đau xót hỏi liệu nhóm bạn liên hoan với ông Hiếu “còn vui không” khi biết bạn họ vì bia rượu mà làm chết hai mạng người?
Trách nhiệm liên đới của chủ quán và chủ tiệc
Tuy thế, có vẻ dư luận Việt Nam chỉ dừng lại ở chỗ lên án hành vi uống bia rượu say mà vẫn lái xe, chứ không nói đến việc trừng phạt cả các bên bị cho là “liên đới”.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác đã có những vụ kiện bên tổ chức cuộc vui khiến tài xế say và gây ra tai nạn xe cộ.
Tại Hoa Kỳ, một số bang dùng luật thương mại cho nạn nhân hoặc thân nhân của họ kiện cửa tiệm, quán bar bán bia rượu cho lái xe uống trước khi xảy ra tai nạn.
Tất nhiên, bản thân người tài xế cũng bị xử, nhưng theo một luật khác.
Ở Ohio lái xe say bị xử theo luật về bằng giao thông đường bộ (Operating Vehicle Under the Influence of Alcohol or Drugs -OVI), còn tại Kentucky là luật ‘lái xe khi bị tác động của chất say’ (Driving Under the Influence - DUI).
Trách nhiệm của lái xe là quá rõ ràng khi họ gây ra tai nạn khiến người khác bị thương hoặc tử vong.
Nhưng cũng ở Ohio, nạn nhân hoặc thân nhân của họ còn có thể kiện chủ tiệm bán bia rượu, theo luật ‘Dram Shop Statute‘.
Theo đó, nếu nhân viên quán ăn phục vụ bia rượu khiến khách bị say rồi gây ra tai nạn xe cộ, thì quán phải chịu trách nhiệm về “hành vi bất cẩn”.
Nhưng làm chủ bữa tiệc riêng tư để khách uống say rồi gây tai nạn xe cộ cũng có thể bị ra tòa.
Các nước theo hệ thống ‘common law’ áp dụng khái niệm ‘trách nhiệm của chủ nhà trong giao tế xã hội’ (social host liability) cho các vụ án này.
“Trách nhiệm của chủ tiệc là người đem bia rượu ra phục vụ bị quy trách nhiệm cho hành động sau đó của các khách say xỉn.“
“Thông thường, vụ việc dính líu đến người bị thương, hoặc có tài sản bị hư hại vì một lái xe say gây ra, và họ có thể truy tố người cung ứng bia rượu ra tòa.”
“Trong một số trường hợp, người chủ bữa tiệc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, theo một trang giải đáp pháp lý ở Hoa Kỳ.
Ở Canada hồi năm 2017 có vụ kiện về lái xe say gây tai nạn làm chính ông ta chết đã lên tới tòa tối cao.
Sự việc xảy ra ngày 18/10/2011 khi Mark Williams bị chết vì đâm chiếc xe của ông ta vào đuôi một máy cày.
Ông Williams chết tại chỗ nhưng ba con nhỏ ông chở trong xe chỉ bị thương.
Ba người con này, qua giám hộ và luật sư, đã kiện Jake Richard và bà mẹ ông ta, Eileen Richard, vì để cho cha họ uống bia rượu tới mức say xỉn.
Trước khi lái xe hôm đó, Mark Williams đã uống vui 15 lon bia cùng Jake Richard, sống gần nhà ông ta.
Tòa ở tiểu bang Ontario bác bỏ vụ kiện ‘trách nhiệm xã hội của chủ tiệc’ nhưng sau đó, tòa tối cao Canada cho rằng cần xem lại vụ xử.
Phán quyết của tòa tối cao hồi 2018 cho rằng cần xem xét lại mọi khía cạnh của vụ việc để xem có trách nhiệm của bên tổ chức cuộc vui bằng bia rượu đã gây ra cái chết của Mark Williams và làm ba con ông ta bị thương hay không.
Các thẩm phán Canada muốn biết, chủ tiệc có “trách nhiệm chăm sóc” (duty of care) tới mức nào đối với khách của họ khi đem bia rượu ra chiêu đãi.
Cả hình sự và bồi thường thiệt hại dân sự
Bên cạnh việc quy trách nhiệm cho tài xế gây tai nạn về hình sự, nạn nhân của tai nạn xe cộ còn có quyền kiện để đòi bồi thường về tiền.
Cũng tại Canada hồi 2015 có vụ tỷ phú người Marco Muzzo ra tòa vì lái xe sau bữa tiệc tại Las Vegas và chuyến bay riêng về Cananda.
Ông đã đâm chiếc Jeep SUV của mình vào một xe hơi trên đường, làm chết ba em bé ở tuổi 9, 5 và 2.
Gary Neville, 65 tuổi, ông của ba em nhỏ cũng chết vì bị thương nặng sau đó.
Gia đình nạn nhân kiện ông Muzzo và cả công ty của ông ta Marel Contractors, chủ chiếc xe gây ra tai nạn, đòi khoản tiền tổng cộng 25 triệu đô la.
Luật sư của bên bị nói thân chủ của họ, tỷ phú trẻ tuổi đã bị án tù hình sự 10 năm kèm theo 12 năm cấm lái xe sau khi ra tù nên không thể bị “trừng phạt thêm”.
Tôi không còn cảm thấy mình có tội nữa. Công lý đã trở lạiBà Angelique Fraisse nói về phiên tòa ở Nancy, Pháp
Tuy thế, họ chỉ muốn giảm số tiền bồi thường đi 10 triệu và ông Muzzo, người giàu thứ 52 ở Canada, thành khẩn nói ông sẽ hối hận cả đời vì làm chết bốn người.
Tại Nancy, Pháp hồi 2004 có vụ một cặp đôi là Angelique và Jean-Sebastian Fraisse được xử trắng án sau khi bạn họ, Frederic Colin uống bia rượu tại bữa tiệc tối ở nhà họ rồi gây tai nạn.
Ông Colin tử vong tại chỗ khi chạy xe ngược chiều trên xa lộ nhưng cú đâm ông gây ra cũng làm chết cả một gia đình bốn người.
Thân nhân của họ đã kiện nhà Fraisse “bất cẩn” để khách uống say lái xe.
Angelique và Jean-Sebastian Fraisse được xử trắng án vì chứng minh được rằng họ đã khuyên can ông Colin không uống nữa, khiến ông ta tức giận bỏ đi.
Ngay từ thời gian đó, luật của Pháp đã cho phép kiện chủ quán bia rượu nếu để khách say ngồi vào xe lái đi, theo BBC News.
Nhìn chung, luật châu Âu đều coi việc uống bia rượu mà vẫn lái xe (drink drive) là vấn đề nghiêm trọng và trừng phạt nặng người vi phạm, kể cả khi họ chưa gây ra tai nạn chết người.
Hồi 2018, ngôi sao truyền hình Anh Ant McPartlin, 42 tuổi, bị tòa ở London xử phạt 86 nghìn bảng Anh (110 nghìn USD) và treo bằng 20 tháng vì lái chiếc xe Mini của ông ta khi có nồng độ cồn trong máu quá mức quy định hai lần.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-48189816
0 comments