Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 15/05/2019

Wednesday, May 15, 2019 7:44:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 15/05/2019

Thị trường ổn giữa hy vọng

đàm phán Mỹ-Trung nối lại

Thị trường chứng khoán toàn cầu bình lặng trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc hy vọng nối lại đàm phán vào tháng tới sau những leo thang trong cuộc chiến thương mại.
Hôm 13/5, Trung Quốc cho biết sẽ tăng thuế đối với hàng xuất khẩu trị giá 60 tỷ đôla của Mỹ khiến thị trường chứng khoán rối loạn.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Mỹ: Trump thua đau vì thâm hụt thương mại tăng vọt
Trump sẽ gặp Tập Cận Bình tháng tới
Donald Trump hy vọng gặp Tập Cận Bình ở Florida tháng Ba
Nhưng sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông dự kiến ​​sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật.
Ông cũng nói rằng chưa quyết định có đánh thuế thêm 325 tỷ đôla giá trị hàng hóa Trung Quốc hay không.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung do đó sẽ tạo cho Việt Nam một cơ hội độc nhất vô nhị mà nếu nắm lấy được, sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa và trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm. Mặt khác, nếu Việt Nam không biết nắm lấy cơ hội này và không giải quyết được những thách thức mới thì sẽ suy sụp và không ngóc đầu lên nỗi trong một thế giới cạnh tranh mãnh liệt này. Do đó, kết quả tốt hay xấu đều tuỳ thuộc vào các chính sách kinh tế mà Việt Nam cần phải xác định rõ ràng.TS Đinh Trường Hinh, Washington DC, Mỹ, nói với BBC
Trong cuộc họp báo hôm 14/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc duy trì liên lạc qua nhiều phương tiện khác nhau”.
Nhưng khi được hỏi liệu Trung Quốc có đang chuẩn bị cho cuộc gặp Tập-Trump hay không, ông Cảnh nói: “Hiện tại tôi không có thông tin nào về câu hỏi này”.
Thị trường châu Á tăng trong phiên giao dịch đầu ngày 15/5, với Shanghai Composite tăng 0,9%.
Mức tăng ở châu Á theo sau mức tăng khiêm tốn trên Phố Wall. Chỉ số Dow Jones đóng cửa cao hơn 0,8% sau khi giảm hơn 2% vào ngày hôm trước khi Trung Quốc công bố các biện pháp trả đũa.
S&P 500 tăng 0,8% và Nasdaq kết thúc tăng 1,1%.
TQ trấn an thế giới về Vành đai và Con đường
Tỷ phú Mỹ: ‘Tập Cận Bình nguy hiểm cho xã hội tự do’
Các chỉ số tại thị trường châu Âu cũng phục hồi với FTSE 100 của London tăng 0,8%, Dax của Đức cao hơn 0,4% và Cac 40 của Pháp tăng 0,9%.
Hôm 10/5, Washington tăng gấp đôi thuế quan đối với 200 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc, trong lúc cáo buộc Bắc Kinh toan tính đàm phán lại thỏa thuận thương mại.
Cuộc chiến ngôn từ giữa hai nước gia tăng sau khi vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung mới nhất kết thúc tại Washington vào tuần trước mà không đạt được thỏa thuận nào.
Ông Trump cảnh báo Trung Quốc không tăng thuế và kêu gọi doanh nghiệp Mỹ mua hàng hóa từ các quốc gia khác như Việt Nam.
Nhưng ông Cảnh nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc “sẽ không bao giờ đầu hàng trước áp lực bên ngoài”.
Từ ngày 1/6, Trung Quốc sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ gồm thịt bò, thịt cừu và các chế phẩm thịt lợn, cũng như nhiều loại rau, nước ép trái cây, dầu ăn, trà và cà phê.
‘Quan hệ tốt’
Cùng với việc ra lệnh tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc, ông Trump chỉ đạo Bộ Thương mại Mỹ “bắt đầu quá trình tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc”.
Hoa Kỳ công bố danh sách những sản phẩm bổ sung của Trung Quốc có thể phải đối mặt với mức áp thuế cao hơn.
Nhưng sau phản ứng của Trung Quốc, ông Trump nói rằng ông “chưa đưa ra quyết định” về việc có nên tiếp tục các khoản thuế bổ sung hay không.
Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ có “quan hệ rất tốt” với Trung Quốc và hai bên sẽ hội đàm tại hội nghị G20 vào ngày 28-29/6.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48242693

Trump: Trung Quốc sẽ làm những trò cũ

trong thương chiến

Trong khi gia tăng thương chiến với Trung Quốc, tổng thống Mỹ Donald Trump dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiến hành các thủ thuật cũ như giảm lãi suất và bơm tiền vào nền kinh tế, và nếu Cục dự trữ Liên bang cùng làm vậy thì Mỹ sẽ thắng ngay lập tức.
“Trung Quốc sẽ bơm tiền vào hệ thống của mình và có lẽ sẽ giảm lãi suất, như họ luôn làm, để bù đắp cho hoạt động kinh doanh mà họ đang và sẽ thua lỗ. Nếu Cục Dự trữ liên bang cùng làm vậy, thì game over, chúng ta thắng ngay! Trong bất kỳ trường hợp nào, Trung Quốc muốn có một thỏa thuận!”, ông Trump viết trên Twitter hôm 14/5.
Ngay hôm đó, Trung Quốc đã thực hiện một trong những chiêu thuật cũ của mình khi đối mặt với căng thẳng thương mại: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo phá giá đồng Nhân Dân Tệ của mình thêm 0,6% đối với đồng đô la Mỹ. Kể từ 2015, Trung Quốc đã dùng thủ thuật phá giá đồng tiền của mình để thao túng và được lợi hơn về ngoại thương với những nước khác. Trong quá trình đàm phán thương mại, Washington đã nhiều lần cảnh báo sẽ tăng thuế nếu Bắc Kinh tiếp tục phá giá đồng tiền của mình.
Trước đó, cũng trên Twitter ông Trump cương quyết khẳng định chỉ chấp nhận “một thỏa thuận tốt cho nước Mỹ”:
“Đến thời điểm thích hợp, chúng ta sẽ lập thuận với Trung Quốc. Sự tôn trọng và tình bạn của tôi với Chủ tịch Tập là không giới hạn. Nhưng như tôi đã nói với ông ấy nhiều lần trước đây, đây phải là một thỏa thuận có lợi cho Mỹ hoặc nó sẽ không có ý nghĩa gì. Chúng ta phải được phép bù đắp lại một phần trong số tài sản khổng lồ mà ta đã bị mất cho Trung Quốc về thương mại kể từ sự hình thành lố bịch của WTO một chiều.”
Tổng thống Mỹ cho rằng thỏa thuận sẽ diễn ra nhanh hơn những gì mọi người nghĩ.
Trung Quốc tuyên bố tăng thuế trả đũa Mỹ từ ngày 1/6, trong khi truyền thông của đảng và chính phủ nước này gia sức trấn an dư luận trong nước về sức mạnh của nền kinh tế đồng thời khẳng định sẽ đấu với Mỹ đến cùng.
Mỹ cũng loan báo các chính sách để bảo vệ nông dân Mỹ, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi hai nước lún sâu vào cuộc chiến thương mại. Tổng thống Trump loan báo sẽ sử dụng 15 tỷ USD lấy từ tiền thu thuế của Trung Quốc để mua nông sản trong trường hợp Trung Quốc không mua hàng của họ.
“Những nông dân yêu nước tuyệt vời của chúng ta sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ những gì đang xảy ra. Hy vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng ta mà tiếp tục mua các sản phẩm nông trại cực phẩm của ta, sản phẩm tốt nhất, nhưng nếu không Đất nước này sẽ bù đắp phần thiếu hụt dựa vào phần Trung Quốc mua …
Khoản tiền này sẽ đến từ khoản tiền thuế khổng lồ đang được trả cho Mỹ vì cho phép Trung Quốc và những nước khác làm ăn với chúng ta.” ông Trump viết trên Twitter.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28016-trump-trung-quoc-se-lam-nhung-tro-cu-trong-thuong-chien.html

Phố Wall lao dốc sau khi TQ áp thuế trả đũa Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm hơn 2% vào đầu phiên giao dịch ngày thứ hai sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng thuế nhập khẩu lên 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ.
Bộ Tài chính Trung Quốc vừa tuyên bố áp thuế bổ sung lên 60 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Thuế mới có hiệu lực ngày 1-6. Động thái này được cho là để đáp trả việc ông Trump tăng thuế lên 25% đối với hàng hóa trị giá 200 tỉ USD nhập từ Trung Quốc.
Trước tin này, mới đầu phiên giao dịch ngày thứ hai, chỉ số Dow Jones giảm 2,49%, S&P 500 giảm 2,44% và Nasdaq giảm 3,31%.
Nhóm cổ phiếu công nghệ bao gồm cổ phiếu của Apple và cách sản xuất chip, bán lẻ đối diện với làn sóng bán tháo lớn. Cổ phiếu Apple bốc hơi 5,2%, góp phần khiến S&P và Dow Jones có phiên giao dịch giảm điểm nhiều nhất kể từ đầu tháng 1.
Cổ phiếu Uber giảm đến 9%, nhiều hơn gấp đôi kể từ khi hãng chia sẻ xe IPO trên sàn chứng khoán New York.
“Làn sóng bán tháo phản ánh tình hình đàm phán chiến tranh thương mại không diễn ra tốt đẹp”, Willie Delwiche, nhà chiến lược đầu tư tại Công ty tài chính Baird, cho biết.
Không chỉ Phố Wall, thị trường chứng khoán châu Á cũng chao đảo, các chỉ số lớn đều giảm điểm. Trong đó, chỉ số Nikkei của Nhật giảm 0,72%, ASX 200 của Úc giảm nhẹ 0,21%, Shanghai composite giảm 1,21%.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28014-pho-wall-lao-doc-sau-khi-tq-ap-thue-tra-dua-my.html

Trump phủ nhận kế hoạch

gửi hàng trăm ngàn quân đối phó với Iran

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba bác bỏ bản tin của báo The New York Times nói rằng các quan chức Mỹ đang thảo luận một kế hoạch quân sự gửi tới 120.000 binh sĩ đến Trung Đông để chống lại bất cứ cuộc tấn công nào hoặc hành động leo thang vũ khí hạt nhân nào của Iran.
“Tôi nghĩ đó là tin vịt, OK? Liệu tôi sẽ làm chuyện đó hay không? Chắc chắn rồi. Nhưng chúng tôi chưa có kế hoạch cho chuyện đó. Hy vọng chúng tôi sẽ không phải lên kế hoạch cho chuyện đó. Và nếu chúng tôi có làm, chúng tôi sẽ gửi còn nhiều quân hơn thế nữa kìa,” ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Tờ Times đưa tin Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã trình một kế hoạch được cập nhật vào tuần trước trong một cuộc họp với các phụ tá an ninh quốc gia hàng đầu mà dự kiến sẽ gửi tới 120.000 binh sĩ Mỹ tới khu vực này nếu Iran tấn công lực lượng Mỹ hoặc tăng tốc những hoạt động liên quan tới vũ khí hạt nhân.
Kế hoạch được cập nhật không kêu gọi một cuộc xâm lược Iran trên bộ vốn sẽ đòi hỏi nhiều binh sĩ hơn, tờ Times đưa tin, dẫn lời các quan chức chính quyền không nêu danh tính.
Kế hoạch phản ánh những sửa đổi được chỉ thị bởi những quan chức có chủ trương cứng rắn về Iran bao gồm cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, tờ báo cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-phu-nan-ke-hoach-gui-hang-tram-ngan-quan-doi-pho-voi-iran/4917462.html

Căng thẳng Mỹ-Iran:

Washington rút bớt nhân viên ngoại giao ở Irak

Tú Anh
Trong không khí căng thẳng với Iran, bộ Ngoại Giao Mỹ ra lệnh cho các nhân viên ngoại giao « không cốt yếu » ở Bagdad và Erbil rời Irak láng giềng. Tuy lãnh đạo tinh thần Iran và ngoại trưởng Mỹ đều phủ nhận chuẩn bị chiến tranh, nhưng cả hai bên đều tìm cách gây sức ép lên nhau.
Theo AFP, Washington gia tăng áp lực cân não lên chính quyền Iran trong hai ngày gần đây. Trong một thông cáo báo động khủng bố mở nhiều vụ tán công vào an ninh Irak, bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu các nhân viên ngoại giao Mỹ không có vai trò trọng yếu tại Irak di tản, cụ thể là nhân viên ở sứ quán tại Bagdad và lãnh sự quán tại Erbil. Dịch vụ cấp visa tại hai cơ quan này ngưng hoạt động.
Cũng về phía Mỹ, song song với kế hoạch tăng cường lực lượng Hải Quân và Không Quân tại Trung Đông, New York Times tiết lộ: Lầu Năm góc chuẩn bị đưa thêm 120.000 quân vào vùng. Tuy nhiên tin này đã bị tổng thống Donald Trump bác bỏ.
Hôm thứ ba, ngoại trưởng Mỹ cũng phủ nhận Hoa Kỳ có ý đồ gây chiến với Iran. Như để gián tiếp phụ họa với ngoại trưởng Pompeo, vài giờ sau từ Teheran, Ayatollah Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao của Iran cũng tuyên bố : « Cả chúng ta lẫn Mỹ đều không ai muốn chiến tranh nhưng đang “nắn gân” nhau ».
Thế nhưng vào sáng nay, một hành động của Iran có thể làm tăng nhiệt. Hãng thông tấn Isna của Iran trong bản tin 15/05/2019 cho biết Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Gia đã chính thức đình chỉ một số cam kết trong khuôn khổ hiệp định Vienna 2015 liên quan đến chương trình hạt nhân.
Sáu cường quốc ký kết hiệp định với Iran, nay còn năm nước là Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức, sau khi Hoa Kỳ rút lui, đã được Teheran thông báo quyết định này hồi tuần trước. Cụ thể, từ nay Iran « không giới hạn khối lượng uranium có cường độ phóng xạ thấp và tích trữ nước nặng, hai nguyên liệu dùng chế tạo vũ khí hạt nhân ».
Trong khuôn khổ hiệp định 2015, Iran chỉ được phép tích trữ 300 kílô Uranium tinh lọc ở nồng độ thấp và 130 tấn nước nặng. Phần dư thừa phải chuyển ra nước ngoài.
Vụ bốn tàu dầu bị phá hoại trong vùng Vịnh hôm chủ nhật không rõ thủ phạm đã làm căng thẳng tăng thêm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190515-cang-thang-my-iran-washington-rut-bot-nhan-vien-ngoai-giao-o-irak

Ngoại trưởng Pompeo

yêu cầu Nga chớ can thiệp bầu cử Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 14/5 nói thẳng với Nga rằng Washington không cho phép ai can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và muốn Moscow có những hành động chứng tỏ rằng họ không lặp lại hành vi can thiệp hồi năm 2016.
Tiếp ông Pompeo tại khu nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản công khi nói rằng Nga không bao giờ can thiệp vào bầu cử Mỹ và rằng báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller mà ông ca ngợi ‘nhìn chung là khách quan’ đã không tìm ra bằng chứng về sự thông đồng.
Giờ đây sau khi bản báo cáo Mueller đã được công bố trên vấn đề từ lâu đã phủ bóng đen lên quan hệ Nga-Mỹ, Putin nói rằng ông hy vọng quan hệ song phương sẽ bắt đầu cải thiện.
“Tôi có ấn tượng rằng Tổng thống của ông muốn sửa chữa quan hệ và các mối liên hệ Nga-Mỹ và ông ấy muốn giải quyết các vấn đề có lợi chung cho chúng ta,” ông Putin nói với ông Pompeo.
“Chúng tôi đã nói rất nhiều lần rằng chúng tôi muốn khôi phục hoàn toàn quan hệ. Tôi hy vọng rằng điều kiện cần thiết cho điều đó giờ đây đã có.”
Đến công du Nga lần đầu với tư cách Ngoại trưởng, ông Pompeo trước đó đã xung đột với người đồng cấp chủ nhà Sergei Lavrov trên các vấn đề từ Ukraine cho đến Venezuela. Sau cuộc gặp, cả hai ông đều nói rằng họ có lập trường quá xa nhau trên nhiều vấn đề.
“Tôi đã nói rõ với Ngoại trưởng Lavrov… rằng can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ là không thể chấp nhận được. Nếu phía Nga tiếp tục can dự như thế vào năm 2020 thì nó sẽ khiến quan hệ của chúng ta còn tệ hơn nữa,” ông Pompeo khuyến cáo.
“Tôi khuyến khích họ đừng làm như thế. Chúng tôi sẽ không dung thứ cho điều đó.”
Tuy nhiên, cả Lavrov và Pompeo đều nói rằng họ chia sẻ mong muốn cải thiện quan hệ đã tổn hại mặc dù cả hai đều không thể xác nhận đề xuất của Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ gặp ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng tới ở Nhật Bản.
“Hoa Kỳ sẵn sàng tìm kiếm điểm chung với Nga miễn là hai nước chúng ta có thể giao tiếp một cách nghiêm túc,” ông Pompeo nói.
“Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông có mong muốn chúng ta sẽ có quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Điều đó sẽ làm lợi cho người dân hai bên. Và tôi nghĩ rằng các cuộc đàm phán của chúng ta ở đây hôm nay là bước đi tốt theo hướng đó.”
Mặc dù hai ông Pompeo và Lavrov có một số phát biểu tích cực về tiềm năng hợp tác về kiểm soát vũ khí hạt nhân, ông Pompeo đã nêu ra một loạt những than phiền của Mỹ về Nga.
Bên cạnh việc can thiệp vào bầu cử Mỹ, hai nhà ngoại giao cũng tranh cãi về Venezuela. Ông Lavrov chỉ trích nặng nề việc Washington tìm cách làm suy yếu Tổng thống Nicolas Maduro trong khi ông Pompeo nói rằng ông Maduro phải từ chức do kinh tế khủng hoảng và các cuộc biểu tình ở quy mô lớn chống lại chế độ của ông.
Về Ukraine, ông Pompeo nói với ông Lavrov rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014 và vẫn sẽ duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga vì hành động này.
Giờ đây Nga nên làm việc với Tổng thống tân cử của Ukraine để thiết lập hòa bình cho miền đông Ukraine, ông Pompeo nói, và cho biết ông muốn Moscow phóng thích cho một nhóm thủy thủ Ukraine đã bị Nga bắt giữ.
Ông Lavrov nói với các phóng viên rằng hai nước tiếp tục bất đồng về chương trình hạt nhân của Iran và cách tiếp cận của cộng đồng quốc tế đối với Iran trong khi ông Pompeo nói ông đã nêu quan ngại của Mỹ về xung đột leo thang ở khu vực Idlib của Syria.
https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-pompeo-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-nga-ch%E1%BB%9B-can-thi%E1%BB%87p-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9/4917448.html

Mỹ-Nga: Vô số bất đồng khó vượt qua

Trọng Thành
Trong cuộc hội kiến giữa ngoại trưởng Mỹ với đồng nhiệm Nga hôm 14/05/2019 tại Sotchi, hai bên đã đưa ra rất nhiều lời lẽ thiện chí, hướng đến « tái lập quan hệ toàn diện ». Tuy nhiên, theo giới quan sát, bất chấp những tuyên bố gây hy vọng, trên thực tế, Washington và Matxcơva sẽ phải hóa giải rất nhiều hồ sơ gai góc mới có thể bước đầu cải thiện quan hệ.
Hãng tin Pháp AFP đặc biệt chú ý đến năm hồ sơ nổi bật, khiến quan hệ song phương, dường như đang trở lại với thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây, khi Hoa Kỳ và Liên Xô trong thế đối đầu thường trực.
Hai điểm nóng nổi bật hàng đầu là Iran và Venezuela. Về hồ sơ Iran, hôm nay, 15/04, ngay sau cuộc hội kiến của hai ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Sotchi, người phát ngôn điện Kremlin có tuyên bố, ghi nhận và bày tỏ lo ngại về « leo thang căng thẳng » liên quan đến Iran, bất chấp các tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ không muốn chiến tranh với Iran. Phát ngôn viên Nga Dmitri Peskov thậm chí còn cáo buộc Washington « khiêu khích » Iran.
Hồ sơ Iran vốn chìm xuống, sau khi một thỏa thuận về hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, giữa Teheran và 5 cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ. Tuy nhiên, căng thẳng Iran trở lại từ một năm nay, cùng lúc với việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Nga, cùng các nước châu Âu, và Trung Quốc hy vọng cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran. Nhưng tình hình dường như đang ngày một vượt khỏi vòng kiểm soát.
Từ một tuần nay, quan hệ Iran – Mỹ càng trở nên tồi tệ. Hoa Kỳ tăng cường trừng phạt kinh tế Iran. Chính quyền Teheran hôm nay cũng chính thức tuyên bố đình chỉ nhiều cam kết trong thỏa thuận 2015. Washington điều động đến vùng Vịnh Ba Tư nhiều phương tiện quân sự tối tân như tàu sân bay, oanh tạc cơ B-52 và tên lửa Patriot. Teheran cũng tuyên bố phong tỏa eo biển Hormuz, dẫn vào vịnh Ba Tư. Không khí chiến tranh lơ lửng.
Hồ sơ gai góc thứ hai giữa Nga và Mỹ là khủng hoảng Venezuela. Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ và Nga liên tục cáo buộc nhau can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela. Matxcơva là đồng minh chủ yếu của chính quyền của tổng thống Nicolas Maduro, trong lúc Washington đứng hẳn về phía lãnh đạo đối lập Juan Guaido, chủ tịch Quốc Hội nằm trong tay đối lập, và cũng là người tự đứng ra đảm nhiệm chức tổng thống tạm quyền, nhằm đưa Venezuela thoát khủng hoảng, kể từ cuối tháng Giêng 2019. Nga lên án thái độ của Hoa Kỳ mà Matxcơva cho là « vô trách nhiệm », và cáo buộc Washington đứng đằng sau « cú đảo chính » hụt ngày 30/04/2019, chống lại chính quyền Maduro. Ngược lại, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định tổng thống Maduro vốn đã sẵn sàng rời bỏ quyền lực và đi ra nước ngoài, nhưng các can thiệp của Nga đã khiến ông Maduro quyết định ở lại.
Hai hồ sơ bất đồng lớn khác giữa Nga và Mỹ là vấn đề Matxcơva can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 và các trừng phạt của phương Tây đối với Nga, do can thiệp vào Ukraina, chưa kể vấn đề tù binh gián điệp. Trong cuộc hội kiến Mỹ – Nga hôm qua, ngoại trưởng Mỹ liên tục nhấn mạnh đến hồ sơ can thiệp bầu cử, cảnh báo Matxcơva không nên tái diễn, cho dù phía Nga, ngược lại, cho rằng nghi ngờ đã được giải tỏa, với kết quả điều tra của chưởng lý đặc biệt Robert Mueller, vừa được công bố tháng trước.
Ngay trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, một hồ sơ mà hai bên dường như tỏ ra đã tìm được một thỏa hiệp nhất định, thì bất đồng cũng còn rất lớn. Trong cuộc hội kiến hôm qua, phía Nga nhấn mạnh đến « những bảo đảm an ninh quốc tế cho Bắc Triều Tiên nhắm đáp ứng các giai đoạn phi hạt nhân hóa », và điều này lại không phải là lập trường của Mỹ.
Dù sao, cuộc đối thoại hôm qua dường như cũng để ngỏ cánh cửa cho các chuyển động mới trong quan hệ song phương. Trước khi lên máy bay, lãnh đạo ngoại giao Mỹ nêu bật ba hồ sơ mà Washington và Matxcơva có thể hợp tác. Ngoài hồ sơ Bắc Triều Tiên, là vấn đề Afghanistan và cuộc chiến chống khủng bố, trong đó Syria là mặt trận hàng đầu. Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ tin tưởng là hai bên đã có thể cùng nhau xác định được « một số điểm tắc nghẽn » trong tiền trình tìm lối thoát chính trị cho khủng hoảng, và có thể « phối hợp tìm ra cách hóa giải ».
Tuy nhiên, theo AFP, sau cuộc hội kiến này, điện Kremlin chưa nêu ra bất cứ một thỏa thuận nào cụ thể trong hồ sơ Syria, mà chỉ ghi nhận là cuộc khủng hoảng Syria là một chủ đề đã được hai bên đề cập đến.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190515-my-nga-vo-so-bat-dong-kho-vuot-qua

Tổng thống Trump sẽ ký lệnh hành pháp

cấm sử dụng thiết bị của công ty Huawei

Washington, DC – Ba viên chức Hoa Kỳ cho biết, trong tuần này, Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký lệnh hành pháp cấm các công ty Hoa Kỳ sử dụng thiết bị viễn thông sản xuất bởi các công ty gây ra rủi ro an ninh quốc gia, qua đó, mở đường cho lệnh cấm kinh doanh nhằm vào công ty Huawei của Trung Cộng.
Các nguồn tin giấu tên cho hay lệnh hành pháp này không nêu rõ danh tánh các công ty, đồng thời đã được xem xét trong hơn một năm, nhưng nhiều lần bị trì hoãn và vẫn có thể bị hoãn lần nữa. Lệnh hành pháp sẽ sử dụng Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, cho phép tổng thống có thẩm quyền điều chỉnh thương mại để đối phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia đe dọa Hoa Kỳ. Lệnh này sẽ áp dụng cho Bộ Thương mại, cơ quan chuyên trách làm việc với các cơ quan chính phủ khác, để vạch ra một kế hoạch thực thi sắc lệnh.
Nếu được ký, sắc lệnh hành pháp này sẽ được đưa ra giữa thời kỳ nhạy cảm trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, khi hai nền kinh tế lần lượt tăng thuế nhập cảng trong cuộc chiến thương mại.
Theo Reuters, Washington tin rằng thiết bị của công ty Huawei Technologies, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới, có thể được chính phủ Trung Cộng sử dụng để do thám. Dù trước đó đã nhiều lần phủ nhận, nhưng Huawei không đưa ra bình luận ngay lập tức khi được hỏi về vấn đề này. Phía Tòa Bạch Ốc và Bộ Thương mại từ chối bình luận.
Hiện nay, Hoa Kỳ đang tích cực thúc đẩy các quốc gia khác không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G. Hồi tháng 8, Tổng thống Trump ký một dự luật cấm chính phủ Hoa Kỳ sử dụng thiết bị của công ty Huawei và ZTE. Vào tháng 1, các công tố viên Hoa Kỳ buộc tội hai đơn vị Huawei ở tiểu bang Washington âm mưu đánh cắp các bí mật thương mại của công ty T-Mobile, đồng thời cáo buộc Huawei và giám đốc tài chính Huawei lừa đảo ngân hàng cũng như vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-ky-lenh-hanh-phap-cam-su-dung-thiet-bi-cua-cong-ty-huawei/

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ muốn thắt chặt

chính sách visa cho sinh viên Trung Cộng

Washington, DC – Vào hôm thứ Ba (14 tháng 5), một nhóm các nhà lập pháp Cộng Hòa trong Quốc hội vừa đưa ra một dự luật nhằm cấm bất cứ cá nhâ n nào được quân đội Trung Cộng tuyển dụng, hoặc bảo trợ, được nhận visa sinh viên hoặc đến nghiên cứu tại Hoa Kỳ.
Theo Reuters, dự luật sẽ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ thành lập một danh sách các tổ chức khoa học và kỹ thuật liên kết với quân đội Trung Cộng, đồng thời cấm bất kỳ cá nhân nào đang làm việc, hoặc được tài trợ bởi các tổ chức đó, được nhận visa Hoa Kỳ. Dự luật này được đưa ra khi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng leo thang, sau các cuộc đàm phán khó khăn vào tuần trước.
Hiện nay, một số viên chức Hoa Kỳ cũng bày tỏ lo ngại về khả năng các công dân Trung Cộng học tập và làm việc tại các trường đại học Hoa Kỳ và các tổ chức khác, nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ, hoặc thậm chí là làm gián điệp. Nhiều viên chức chính phủ và đại học Hoa Kỳ cũng khuyến cáo về việc phản ứng thái quá, tuy nhiên, họ cho rằng điều quan trọng là phải thừa nhận vai trò của các học giả và sinh viên Trung Cộng tại các tổ chức của Hoa Kỳ, trong khi vẫn nhận thức được các rủi ro an ninh.
Theo Reuters, dự luật trên được tài trợ bởi các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Chuck Grassley, Tom Cotton, Ted Cruz, Marsha Blackburn và Josh Hawley. Một dự luật đồng hành (companion bill) cũng được giới thiệu tại Hạ viện bởi Dân biểu Mike Gallagher. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-hoa-ky-muon-that-chat-chinh-sach-visa-cho-sinh-vien-trung-cong/

Donald Trump Jr. đồng ý

tham gia phỏng vấn trước ủy ban Thượng viện

Washington, DC – Vào hôm thứ Ba (14 tháng 5), một nguồn tin thân cận trong Quốc hội cho biết con trai Tổng thống Trump, ông Donald Trump Jr. đã đạt được thỏa thuận với Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ, và sẽ tham gia phỏng vấn vào giữa tháng 6.
Nguồn tin cho hay cuộc phỏng vấn kín có thể bao gồm một loạt các chủ đề. Theo đó, Donald Trump Jr. có thể sẽ phải trả lời loạt câu hỏi về dự án Trump Tower ở Moscow, cũng như cuộc gặp ở tòa tháp Trump Tower với trưởng ban tranh cử Paul Manafort, ông Jared Kushner và một luật sư người Nga vào năm 2016.
Trước đó, tờ New York Times là đơn vị truyền thông đầu tiên đưa tin về thỏa thuận này. Tuy nhiên, nguồn tin của Reuters bác bỏ thông tin rằng các câu hỏi sẽ được giới hạn trong năm hoặc sáu chủ đề, liên quan đến thông tin liên lạc của ông Trump Jr. với các viên chức Nga.
Vào tuần trước, hai nguồn tin trong Quốc hội cho hay Ủy ban Tình báo Thượng viện đã gửi trát tòa triệu tập ông Trump Jr. Các thượng nghị sĩ muốn phỏng vấn con trai Tổng thống về lời khai của ông trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tháng 9/2017, vì lời khai này mâu thuẫn với lời nói của ông Michael Cohen, cựu luật sư của Tổng thống Trump.
Dẫn đầu bởi chủ tịch đảng Cộng Hòa Richard Burr, Ủy ban Tình báo là Ủy ban duy nhất tại Thượng viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát, tiến hành cuộc điều tra lưỡng đảng về các cáo buộc Nga can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ. Một số người ủng hộ Tổng thống đã chỉ trích quyết định gửi trát tòa triệu tập ông Trump Jr., khi đảng Cộng Hòa đang nỗ lực vượt qua cuộc điều tra kéo dài hai năm của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/donald-trump-jr-dong-y-tham-gia-phong-van-truoc-uy-ban-thuong-vien/

Thượng viện tiểu bang Alabama cấm phá thai

trong mọi trường hợp, kể cả bị hiếp dâm

Alabama – Vào hôm thứ Ba (14 tháng 5), Thượng viện tiểu bang Alabama thông qua dự luật phi pháp hóa gần như tất cả các trường hợp phá thai, trừ trường hợp sức khỏe của người mẹ cần được bảo vệ. Hành động này là nỗ lực của nhiều tiểu bang bảo thủ để Tối cao Pháp viện xem xét lại quyền phá thai của phụ nữ.
Trước đây, dự luật phá thai nghiêm ngặt nhất ở Hoa Kỳ từng được Hạ viện tiểu bang Alabama phê chuẩn, giờ đây đến lượt thống đốc Cộng Hòa Kay Ivey thông qua luật cấm phá thai. Điều luật này được thông qua với tỷ lệ ủng hộ 25-6 và sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi thống đốc đặt bút ký.
Tuy nhiên, Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) và các nhóm khác tuyên bố sẽ khởi kiện luật này. Chỉ riêng trong năm 2018, luật giới hạn các trường hợp được phép phá thai đã được đưa ra tại 16 tiểu bang, trong đó bốn thống đốc ký dự luật cấm phá thai nếu phát hiện ra nhịp tim của phôi thai. Tuy nhiên, dự luật của tiểu bang Alabama đã mở rộng phạm vi hơn, bằng cách cấm phá thai trong mọi thời điểm mang thai. Theo đó, những bác sĩ thực hiện phá thai sẽ phạm tội nghiêm trọng, và bị phạt từ 10 đến 99 năm tù, nhưng người phụ nữ phá thai sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Reuters, những thượng nghị sĩ ủng hộ chống phá thai biết rõ rằng điều luật chắc chắn sẽ bị khởi kiện. Dù vậy, những người ủng hộ lệnh cấm ở tiểu bang Alabama cho biết quyền được sống của đứa trẻ vượt lên trên tất cả các quyền khác. Theo Reuters, Tối cao Pháp viện, hiện có đa số các thẩm phán bảo thủ, có thể sẽ bãi bỏ Roe v. Wade, điều luật mang tính bước ngoặt năm 1973 cho phép phụ nữ có quyền phá thai. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-tieu-bang-alabama-cam-pha-thai-trong-moi-truong-hop-ke-ca-bi-hiep-dam/

Trump sắp công bố chính sách di trú

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một bài diễn văn về chính sách di trú trong những ngày tới, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho biết sau cuộc họp với các cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng vào ngày thứ Ba.
Các thượng nghị sĩ cho biết trong khi họ đang rời khởi một bữa trưa tại Tòa nhà Quốc hội với các quan chức Nhà Trắng – gồm con rể kiêm cố vấn của ông Trump, Jared Kushner, và một cố vấn cao cấp khác, Stephen Miller – người soạn thảo kế hoạch này từ mấy tháng qua, Reuters cho biết.
Ông Kushner trình bày với các thượng nghị sĩ về những nét chính của kế hoạch, theo một người nắm rõ sự việc phát biểu với điều kiện giấu tên. Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã không trả lời các yêu cầu bình luận về bài diễn văn, theo Reuters.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham nói với các phóng viên rằng kế hoạch này nhằm mục đích thống nhất các nghị sĩ Cộng hòa quanh các nguyên tắc cốt lõi về an ninh biên giới và một hệ thống dựa trên năng lực cho việc nhập cư hợp pháp. Ông nói kế hoạch sẽ giữ mức nhập cư ổn định.
Ông Trump vẫn đang làm việc với các cố vấn hàng đầu của ông về một đề xuất mà sẽ ưu ái những người lao động trình độ cao đang tìm cách nhập cư ở Mỹ và cắt giảm các loại visa khác.
Cải cách luật di trú là một vấn đề gây chia rẽ phe Cộng hòa và Dân chủ từ nhiều năm qua, và một thỏa hiệp trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2020 được xem là khó xảy ra.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-sap-cong-bo-chinh-sach-di-tru/4917463.html


Tối cao Pháp viện Venezuela tiếp tục đưa ra cáo buộc

phản quốc đối với các nhà lập pháp đối lập

Caracas, Venezuela – Vào hôm thứ Ba (14 tháng 5), Tối cao Pháp viện Venezuela buộc tội bốn nhà lập pháp đối lập về tội phản quốc. Trước đó, cơ quan này cũng đưa ra những cáo buộc tương tự chống lại 10 nhà lập pháp trong tháng này, và khiến cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng trở nên trầm trọng.
Trước khi phán quyết trên được đưa ra, các lực lượng an ninh đã ngăn cản các nhà lập pháp bước chân vào cơ quan lập pháp để tham dự phiên tòa vào hôm thứ Ba, đồng thời cho biết rằng họ đang tìm kiếm một thiết bị gây nổ bên trong tòa nhà.
Theo Reuters, Tối cao Pháp viện Venezuela buộc tội các nhà lập pháp Carlos Paparoni, Miguel Pizarro, Franco Casella và Winston Flores về tội phản quốc và kêu gọi nổi loạn. Các cáo buộc đã đánh dấu hành động mới nhất trong cuộc đàn áp của Tổng thống Nicolas Maduro đối với các đồng minh của lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, sau nỗ lực bất thành trong việc thúc đẩy một cuộc nổi dậy của quân đội hồi tháng Tư.
Trong một diễn biến liên quan, vào hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao Mexico cho biết họ đã đón nhận nhà lập pháp đối lập Franco Manuel Casella Lovaton vào tòa đại sứ của họ ở Caracas “để cung cấp sự bảo vệ và nơi trú ẩn” cho ông. Bộ Ngoại giao Mexico cũng nhấn mạnh quyết tâm của họ trong việc bảo vệ quyền con người, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục tuân theo chính sách không can thiệp ở Venezuela.
Tính đến nay, một nhà lập pháp đối lập hiện đã bị bắt và nhiều nhà lập pháp khác đang lánh nạn tại các tòa đại sứ ngoại quốc ở Caracas, hoặc trốn khỏi nước này vào tuần trước, sau những cáo buộc tương tự từ tòa án. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-venezuela-tiep-tuc-dua-ra-cao-buoc-phan-quoc-doi-voi-cac-nha-lap-phap-doi-lap/

Bỉ mở phiên tòa xử vụ cướp thế kỷ

 37 triệu euro vàng và đá quý

Thu Hằng
Ngày 15/05/2019, Tòa Tiểu Hình Bruxelles mở phiên xét xử mới về vụ cướp vàng và kim cương có tổng trị giá 37 triệu euro ngay tại sân bay Bruxelles, Bỉ. Nghi phạm người Pháp Marc Bertoldi, được cho là đầu não vụ cướp, ra trình diện tại tòa.
Thông tín viên RFI Joana Hostein tường trình từ Bruxelles :
« Ngày 18/02/2013, vào lúc 20 giờ, hai chiếc xe hơi lao nhanh trên đường băng ở sân bay Bruxelles. Trên xe có 8 người, trùm kín mặt, mặc đồng phục cảnh sát, chĩa súng vào những người vận chuyển tài sản vừa đặt vài chiếc va li vào trong khoang chứa hành lý của máy bay chuẩn bị cất cánh đi Zurich (Đức).
Bên trong chiến lợi phẩm là những thỏi vàng, kim cương và đá quý có trị giá được thẩm định lên đến 37 triệu euro. « Vụ cướp thế kỷ », mà người ta vẫn gọi như vậy, chỉ kéo dài vài phút.
Sáu năm sau, một phần lớn chiến lợi phẩm vẫn chưa tìm lại được. Vào năm 2018, 19 người bị tình nghi đã được trắng án vì thiếu bằng chứng. Một luật sư bào chữa lúc đó cho rằng đó là « thất bại tư pháp » thực sự.
Hôm nay (15/05), đến lượt nghi phạm người Pháp Marc Bertoldi, được giới tội phạm đặt cho biệt danh là Quentin Tarantino, ra trình tòa. Bị tình nghi là đầu não của vụ cướp, nhân vật này vắng mặt trong vụ xử năm 2018 do đang thụ án tại Pháp vì tham gia một vụ bắt cóc ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190515-bi-mo-phien-toa-xu-vu-cuop-the-ky-37-trieu-euro-vang-va-da-quy

Phi hạt nhân hóa: Putin nhấn mạnh đến

việc bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên

Tú Anh
Bên bờ Biển Đen tại Sotchi, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hội đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Serguei Lavrov suốt ba tiếng đồng hồ hôm thứ ba 14/05/2019.
Theo ông Yury Ushakov, cố vấn của tổng thống Nga, được website NKNews.com trích dẫn, trong cuộc hội đàm, tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn sàng « hợp tác với tất cả các bên liên quan nhằm tạo ra một cơ chế bảo đảm ổn định an ninh trong khu vực Đông Bắc Á ».
Đồng thời, phía Nga cũng nhấn mạnh rằng « điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay là phải có những bảo đảm an ninh quốc tế cho Bắc Triều Tiên nhắm đáp ứng các giai đoạn phi hạt nhân hóa».
Về phần mình, khi phát biểu với báo giới, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không nhắc đến các bảo đảm quốc tế, nhưng ông cho rằng Nga và Hoa Kỳ « có cùng mục tiêu ».
Về các hồ sơ khác, hai bên cùng tỏ thiện chí muốn nối lại đối thoại. Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :
« Đây là cuộc đối thoại thẳng thắn và hữu ích diễn ra bên bờ Hắc Hải”. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tin tưởng hai bên Nga-Mỹ có thể nối lại đối thoại. Ông nói : Tôi hy vọng rằng sau khi bản báo cáo của chưởng lý Mueller được công bố gần đây, những định kiến tại Hoa Kỳ sẽ giảm xuống và chúng ta có thể tiến tới giai đoạn thiết lập mối quan hệ và đối thoại chuyên nghiệp giữa Nga và Mỹ.
Liệu công cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc có giúp cho đối thoại Mỹ-Nga được thuận lợi hay không ? Ngoại trưởng Mike Pompeo tỏ vẻ thận trọng hơn đồng nhiệm Serguei Lavrov :  Can thiệp vào các cuộc bầu cử tại Mỹ là điều không thể chấp nhận được. Nếu Nga tiếp tục con đường này trong năm 2020 thì càng làm cho quan hệ hai nước tồi tệ hơn. Chúng tôi khuyến khích Nga không nên tái phạm bởi vì Mỹ không thể tha thứ đâu.
Cho dù lên tiếng khuyến cáo, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại. Đó là thông điệp mà Mike Pompeo chuyển đến Vladimir Putin trong cuộc hội kiến sau đó. Tổng thống Nga cũng chia sẻ quyết tâm “tái lập quan hệ toàn diện” với Hoa Kỳ.»
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190515-bac-trieu-tien-mike-pompeo-tuyen-bo-my-nga-cung-chung-muc-dich

Huawei ‘sẵn sàng ký thỏa thuận

 ’không gián điệp’ với các nước

Huawei “sẵn sàng ký các thỏa thuận không gián điệp với các chính phủ” bao gồm Anh quốc, Chủ tịch Huawei Lương Hoa cho biết.
Động thái này diễn ra sau khi một số quốc gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng các sản phẩm do công ty viễn thông này sản xuất để giám sát.
Công ty Huawei phủ nhận rằng họ gây ra bất kỳ rủi ro gián điệp hoặc phá hoại nào.
Huawei dọa sẽ rút hẳn khỏi Anh và Mỹ
VN có thể ‘không dùng Huawei’ cho mạng 5G?
Bộ trưởng quốc phòng Anh ‘bay chức’ vì vụ Huawei
Anh cho Huawei tham gia giúp xây mạng 5G?
Huawei cũng cho biết họ độc lập với chính phủ Trung Quốc, nhưng một số quốc gia đã loại thiết bị viễn thông của công ty này khỏi mạng 5G của họ vì lý do an ninh quốc gia.
Một báo cáo gần đây cho thấy Anh quốc có thể cho phép Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cho mạng 5G của nước này, nhưng kèm theo một số hạn chế.
“Chúng tôi sẵn sàng ký các thỏa thuận không gián điệp với các chính phủ, bao gồm chính phủ Anh, để cam kết rằng thiết bị của chúng tôi đáp ứng tiêu chuẩn không gián điệp,” Chủ tịch Huawei Lương Hoa nói thông qua phiên dịch tại một hội nghị kinh doanh ở London hôm 14/5.
Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Công ty này phải đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ các nước phương Tây do lo ngại về tính bảo mật của các thiết bị do Huawei sản xuất được sử dụng trong các mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Úc và New Zealand đều đã ngừng sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng di động 5G của nước mình.
Hoa Kỳ cấm các cơ quan liên bang sử dụng các sản phẩm của Huawei và gây áp lực lên các đồng minh để ngăn chặn công ty này.
Hôm 15/5, Reuters cho hay Hoa Kỳ có khả năng thắt chặt các lệnh cấm đối với Huawei khi Tổng thống Donald Trump dự kiến trong tuần này sẽ ký pháp lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông do sản xuất bởi các công ty gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Động thái này diễn ra vào thời điểm căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.
Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi mức thuế đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu và Trung Quốc đã trả đũa bằng việc tăng thuế quan đối với các sản phẩm Mỹ.
Việc này khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nước vốn có vẻ ‘gần kết thúc’ lại tiếp tục leo thang.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48277782

Chủ tịch TQ kêu gọi ‘cởi mở’

giữa lúc căng thẳng thương mại dâng cao

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia hãy cởi mở với nhau, và lên án chủ nghĩa thượng đẳng cực đoan là “ngu ngốc”, giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang dâng cao.
Ông Tập có bài diễn văn công khai đầu tiên hôm thứ Tư, kể từ khi tranh cãi thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên leo thang.
Hiện cả hai bên đều tuyên bố áp mức thuế cao lên hàng hóa của nhau.
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Thương chiến Mỹ-Trung: TQ trả đũa với biểu thuế mới
Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nói TQ ‘vi phạm thỏa thuận’
Ông Tập không nhắc trực tiếp tới Mỹ hay cuộc chiến thương mại, mà tập trung vào việc thể hiện Trung Quốc như một quốc gia “cởi mở”.
“Tôn trọng vẻ đẹp của mọi nền văn minh”
Ông nói các nền văn minh khác nhau không buộc phải đụng độ nhau.
“Việc nghĩ rằng chủng tộc và văn hóa của mình là thượng đẳng, và muốn làm thay đổi hoặc thậm chí thay thế các nền văn minh khác, là ngu ngốc trong cách nghĩ và là thảm họa trong thực tế,” ông phát biểu tại Hội nghị Đối thoại Văn minh châu Á đang được tổ chức tại Bắc Kinh, sự kiện do Ban Tuyên giáo Trung Quốc tổ chức.
“Không có sự đụng độ giữa các nền văn minh khác nhau, [chúng ta] chỉ cần để mắt tới việc tôn trọng vẻ đẹp của mọi nền văn minh,” ông nói.
Ông Tập nói thêm rằng Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng cởi mở hơn với thế giới.
“Trung Quốc ngày nay không chỉ là Trung Quốc của Trung Quốc. Đó là Trung Quốc của châu Á, và là Trung Quốc của thế giới. Trung Quốc trong tương lai sẽ có quan điểm thậm chí còn cởi mở hơn nữa đối với thế giới,” ông nói tại hội nghị.
Hội nghị diễn ra hôm thứ Tư có sự tham dự của tổng thống các nước Hy Lạp, Sri Lanka và Singapore.
Đây được coi như một phần nỗ lực của Trung Quốc trong việc làm mềm mại bớt hình ảnh của mình.
Quốc gia cộng sản này đã bị chỉ trích ở nước ngoài về việc kiểm soát không gian mạng gắt gao, về dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường vốn nhằm mở rộng các mối liên kết thương mại toàn cầu, và các đối xử của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo tại khu vực Tân Cương, bên cạnh các vấn đề khác nữa.
Cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Từ lâu nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có những căng thẳng thương mại, trong lúc cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đều cùng muốn gây ảnh hưởng toàn cầu.
Kể từ năm ngoái, hai bên đã tung ra biểu thuế quan đánh vào lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ đô la của nhau.
Gần đây, người ta đã cảm thấy lạc quan về viễn cảnh đạt được một thỏa thuận song phương, thế nhưng tình trạng căng thẳng lại bùng lên trong những tuần gần đây.
Kiron Skinner, giám đốc hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hồi tháng trước mô tả sự cạnh tranh Mỹ-Trung như “một cuộc đấu với một nền văn minh thực sự khác, và với một ý thức hệ khác”.
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Ông Skinner nói rằng Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh quyền lực vĩ đại không phải là một quốc gia da trắng” đầu tiên của Mỹ.
Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 10/04 đã áp biểu thuế cao đối với lượng hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc trị giá khoảng 200 tỷ đô la, trong lúc giới chức Mỹ cáo buộc Bắc Kinh là đã nuốt lời đối với các cam kết mà họ đã đưa ra.
Trung Quốc trả đũa với việc tuyên bố sẽ áp mức thuế cao hơn đối với lượng hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 60 tỷ đô la, bắt đầu từ tháng Sáu.
Ông Tập dự kiến sẽ gặp ông Donald Trump tại kỳ họp G20 tại Nhật Bản tháng tới.
Ông Trump nói Mỹ sẽ ra thỏa thuận với Trung Quốc “khi đến thời điểm thích hợp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48288503

Sở hữu kho vũ khí hạt nhân khủng, song TQ

từ chối tham gia hiệp ước giới hạn hạt nhân

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (6/5) cho biết, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không thể sánh với Nga hay Mỹ, nên Bắc Kinh không có ý định tham gia bất cứ đàm phán nào về kho hạt nhân bởi không cần thiết.
Trung Quốc quyết không tham gia hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân
Sau khi Tổng thống Trump cho biết, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến triển vọng một hiệp ước hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ và có thể thêm Trung Quốc. Theo ông Donald Trumps, “Mỹ và Nga đã trao đổi về một hiệp ước hạt nhân mà ở đó chúng ta cắt giảm lượng chế tạo, họ cũng thế. Thậm chí chúng ta có thể hủy bỏ một phần loại vũ khí mà chúng ta đang sở hữu”. Trong cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (6/5) nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không tham gia bất cứ đàm phán 3 bên nào về một hiệp ước giải trừ hạt nhân, cho rằng các nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất cần có trách nhiệm “cắt giảm lượng vũ khí này một cách có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”.
Ý tưởng về một vòng đàm phán 3 bên về kiểm soát vũ khí hạt nhân đưa ra trong bối cảnh Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START) giữa Nga và Mỹ sẽ hết hiệu lực trong 2 năm tới. Hiệp ước này yêu cầu Mỹ và Nga giới hạn số đầu đạn hạt nhân ở mức 1.550 đầu đạn. Hiệp ước cũng giới hạn việc sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa và bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tháng 1/2019, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố, Mỹ sẽ chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga sau khi cáo buộc Moscow vi phạm các điều khoản của hiệp ước ký kết năm 1987 này.
Bắc Kinh là một trong những nước có kho vũ khí hạt nhân đồ sộ
Trung Quốc hiện sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Trong số vũ khí hạt nhân Trung Quốc đang sở hữu, có nhiều loại đủ khả năng tấn công tới cả Mỹ và Nga, gây ra mối đe dọa an ninh toàn cầu.
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đã tăng số đầu đạn hạt nhân của nước này lên 280, tức nhiều hơn 10 đầu đạn so với năm 2017. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống phóng vũ khí hạt nhân, một phần trong chiến lược cải thiện năng lực tác chiến và khả năng răn đe của lực lượng hạt nhân. Với việc sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Mỹ và Nga hiện là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga hiện có 6.850 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.600 thiết bị đã được triển khai. Mỹ có tổng cộng 6.450 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.750 đầu đạn ở trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa. Cả Nga và Mỹ hiện tập trung phát triển các loại vũ khí hạt nhân loại nhỏ với độ chính xác cao. Tuy nhiên, SIPRI cũng cho biết Trung Quốc hiện chưa lắp đặt các đầu đạn hạt nhân của nước này vào tên lửa hoặc triển khai tại các bệ phóng sẵn sàng khai hỏa. Các đầu đạn của Trung Quốc phần lớn được bảo quản tại các cơ sở lưu trữ.
Những năm qua, Trung Quốc liên tục mở rộng ngân sách quốc phòng nhằm cải thiện sức mạnh của lực lượng vũ trang nước này. Trung Quốc chi 228 tỷ USD cho quốc phòng năm 2017, tăng 5,6% so với năm 2016. Các chuyên gia nhận định dù Trung Quốc về tổng thể vẫn ở phía sau so với Mỹ trong nấc thang hạt nhân, Bắc Kinh dường như đã đạt được một số bước tiến đáng kể, đặc biệt về công nghệ vũ khí hạt nhân loại nhỏ. Trung Quốc hiện tập trung phát triển các loại vũ khí chiến thuật tác chiến trong phạm vi gần, có khả năng xóa sổ hoàn toàn một nhóm tàu sân bay.
Một số loại vũ khí hạt nhân siêu khủng của Trung Quốc
Tên lửa ICBM DF-4 là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn, tên lửa có kích thước khá đồ sộ dài tới 28,5m, đường kính 2,24m, trọng lượng phóng tới 82 tấn, tầm bắn lý thuyết khoảng 5.500 – 7.000 km. Do kích thước khá đồ sộ nên tên lửa chỉ được phóng ở bệ phóng cố định trên mặt đất. DF-4 sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng quán tính tồn tại khá nhiều nhược điểm và độ chính xác rất kém. Bán kính lệch mục tiêu của tên lửa khoảng 1.500m. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường nặng 2.190 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 3,3MT. Mặc dù tên lửa có độ chính xác không cao nhưng với một đầu đạn hạt nhân thì khoảng cách 1.500m đến khu vực mục tiêu hầu như không có ý nghĩa. Một đầu đạn hạt nhân có thể san bằng mọi thứ trong bán kính lên đến hàng chục thậm chí là hàng trăm km. Theo thông tin của tình báo Mỹ, DF-4 được phát triển với số lượng rất hạn chế, hiện tại có khoảng 10 tên lửa DF-4 đang phục vụ chiến đấu trong lực lượng pháo binh Trung Quốc với vai trò dự phòng.
DF-5 loại ICBM khủng nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc xét trên phương diện thông số kỹ thuật. DF-5 có chiều dài 32,6m, đường kính 3,35m, trọng lượng phóng tới 183 tấn. Biến thể nâng cấp DF-5A có trọng lượng phóng tới 202 tấn. DF-5 có tầm bắn lý thuyết khoảng từ 12.000 – 15.000 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 3 giai đoạn. Tên lửa được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971, chấp nhận vào trang bị khoảng 10 năm sau đó vào năm 1981. Việc vận hành DF-5 là một quá trình rất vất vả và tốn khá nhiều thời gian. Tên lửa được lưu trữ ở dạng nằm ngang, trước khi phóng nó phải được kéo ra ngoài trời để tiếp nhiên liệu. Người Trung Quốc gọi cách triển khai hoạt động này là “bắn một khẩu pháo ngoài trời”. Quá trình nạp nhiên liệu cho tên lửa mất đến 2 tiếng đồng hồ. Tên lửa được đưa lên giá phóng thẳng đứng trước khi phóng. Trong thời buổi công nghệ trinh sát hình ảnh phát triển rầm rộ như hiện nay thì việc triển khai phóng của DF-5 rất dễ bị lộ. Để khắc phục điểm yếu này, Trung Quốc đã cho xây dựng rất nhiều giếng phóng giả xung quanh vị trí triển khai DF-5 để đánh lừa các phương tiện trinh sát hình ảnh của đối phương. DF-5 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 4-5Mt. Tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính kết hợp với máy tính điều khiển trên tên lửa, CEP của DF-5 khoảng 1.000m. Trung tâm tình báo hàng không vũ trụ Mỹ NASIC nhận định, Trung Quốc có khoảng 20-25 ICBM DF-5 được triển khai hoạt động trong giai đoạn 1999-2008.
DF-31 loại ICBM mới nhất, hiện đại nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc. Đây là loại ICBM hiện đại nhất Trung Quốc xét trên nhiều phương diện khác nhau. DF-31 khắc phục hầu hết các nhược điểm của các thế hệ ICBM trước đó. Loại tên lửa này sẽ là trụ cột cho năng lực
răn đe hạt nhân của Trung Quốc. DF-31 là một loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Điểm mạnh của tên lửa này là có khả năng triển khai hoạt động trên xe phóng cơ động tương tự như tên lửa ICBM Topol của Nga. DF-31 được trang bị khá nhiều công nghệ tiên tiến như các ICBM của Nga, Mỹ, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến, hệ thống mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa, cuối cùng tên lửa có thời gian triển khai chiến đấu khá nhanh. ICBM này có chiều dài 13m, đường kính 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tên lửa được đặt trên xe phóng di động tạo thuận lợi trong triển khai phóng và cơ động để tránh lộ vị trí. DF-31 có tầm bắn khoảng 7.000 – 8.000 km. Tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 1MT. Biến thể nâng cấp DF-31A, có tầm bắn khoảng 11.000 km, đặc biệt biến thể này được cho là có khả năng trang bị nhiều đầu đạn tấn công các mục tiêu khác nhau theo công nghệ MIRV, theo đó mỗi tên lửa DF-31A có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ khoảng 150KT. Tuy nhiên, giới tình báo phương Tây vẫn khá hoài nghi về việc sở hữu công nghệ MIRV của Trung Quốc vì đây là một công nghệ rất phức tạp đòi hỏi chi phí phát triển rất cao. Trên thế giới hiện nay chỉ có Nga, Mỹ làm chủ được công nghệ này. Ngoài ra, DF-31 còn có một biến thể sử dụng trên tàu ngầm được gọi là JL-2 có tầm bắn khoảng 8.000 km sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động trên tàu ngầm này đang gặp khá nhiều vấn đề kỹ thuật. Theo thông tin của tình báo Mỹ ước tính vào năm 2009, Trung Quốc có khoảng 15 tên lửa DF-31 và 20 tên lửa DF-31A.
DF-26 thuộc loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Một trong những tính năng nổi bật của tên lửa này là có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động. Tên lửa có khả năng phóng từ silo cố định hoặc bệ phóng di động. DF-26 có tầm bắn khoảng 3.500 km. Theo đánh giá của các nhà phân tích thuộc Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc, DF-26 là một trong những chương trình phát triển tên lửa tiên tiến nhất nước này. Khả năng đặc biệt của vũ khí mới là tốc độ cao trong triển khai và vận hành. DF-26 cho phép Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công đáp trả một cách nhanh chóng ngay khi bị đối phương tấn công trước, theo các nhà phân tích quân sự. Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng độc đáo và chưa được tiết lộ. Công nghệ dẫn hướng mới cho phép nó bám theo những mục tiêu di động. Đây là tính năng chưa từng có đối với các tên lửa đạn đạo tầm trung.
DF-21 là tên lửa tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn có thể phóng từ xe phóng đạt tầm xa lên tới 1.800 km và mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600 kg. Đầu đạn của tên lửa DF-21D có thể lao xuống mục tiêu với tốc độ Mach 10, tương đương 12.000km/giờ. Nó có thể tấn công tàu cỡ lớn, bao gồm tàu sân bay. DF-21 được chế tạo để thay thế hoàn toàn DF-3 với khả năng phóng cực nhanh khi thời gian chuẩn bị 10-15 phút, độ chính xác cao (độ lệch 3-400m). Đây cũng là tên lửa đạn đạo đầu tiên được Trung Quốc cải tiến để trang bị cho lực lượng tàu ngầm chiến lược có tên JL-1. Theo sách trắng của Nhật Bản công bố năm 2002, hiện Trung Quốc có khoảng 70 quả tên lửa đạn đạo có thể chạm tới đất Nhật trong đó đa số là DF-21. Theo truyền thông Mỹ, Trung Quốc trang bị ít nhất 10 lữ đoàn tên lửa DF-21.
DF-41 được thiết kế có tầm xa từ 12.000-14.000 km và có thể trạng bị 3 đến 6 thậm chí là 12 đầu đạn MIRV. DF-41 được nghiên cứu chế tạo từ năm 1984, thử nghiệm thành công tháng 5/1995 trước cả DF-31. Tuy nhiên DF-41 vẫn còn một số nhược điểm như độ chính xác chưa cao cùng nhiều vướng mắc kỹ thuật chưa giải quyết được nên chưa được trang bị cho các đơn vị chiến đấu. Hệ thống DF-41 có hai loại: Một loại cố định phóng từ giếng và loại cơ động trên xa lộ – loại mới xuất hiện. Theo trang diễn đàn quân sự Thiết Huyết của Trung Quốc, DF-41 được vận chuyển bởi loại xe việt dã hạng nặng SX-4320 do Nhà máy chế tạo xe đặc chủng Thiểm Tây sản xuất. Tổ hợp DF-41 kiểu xe kéo này đa chức năng kiểu “2 trong 1”: Cơ động và phóng. Bình thường tên lửa được bảo quản trong thùng chứa sau xe, được đảm bảo ổn định và tuyệt đối an toàn trong khi cơ động với tốc độ cao. Khi phóng, máy nâng thủy lực sẽ mở khoang chứa ra hai bên, đẩy tên lửa dựng đứng theo góc 90 độ và tác xạ tại bất cứ điểm dừng nào.
http://biendong.net/bien-dong/28000-so-huu-kho-vu-khi-hat-nhan-khung-song-tq-tu-choi-tham-gia-hiep-uoc-gioi-han-hat-nhan.html

Trung Quốc trả đũa Mỹ: Lợi bất cập hại !

Thụy My
Theo Reuters ngày 15/05/2019, Trung Quốc không có bao nhiêu phương tiện để trả đũa Hoa Kỳ mà không tự hại chính mình. Và Washington sẽ không giảm áp lực, để buộc Bắc Kinh phải sửa đổi chính sách thương mại của mình, thậm chí cả mô hình kinh tế.
Chính quyền Trung Quốc hôm thứ Hai 13/5 loan báo tăng thuế hải quan từ ngày 1/6 đối với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, thấp hơn nhiều so với số 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế.
Hoa Kỳ còn tấn công trên nhiều mặt trận khác, từ việc gởi các chiến hạm đến eo biển Đài Loan, hoặc siết chặt khiến tham vọng cao ngất trời của các tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE (Trung Hưng Thông Tấn) nay xuống còn bằng 0.
Đó là lý do khiến chính quyền Bắc Kinh tập trung sức lực để cố ký cho được một thỏa thuận, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại hao mòn, có nguy cơ ngăn cản kinh tế phát triển – theo một nguồn thạo tin. Tuy vậy cũng không thể nhượng bộ Mỹ quá nhiều, trước tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Nếu Bắc Kinh chấp nhận yêu cầu của Washington là chấm dứt các ưu đãi tài chính và thuế khóa cho một số công ty quốc doanh và trong các lãnh vực chiến lược, thì sẽ phải đặt lại vấn đề mô hình kinh tế tập trung, và nói chung là sự lãnh đạo của đảng về kinh tế.
Một nguồn tin giấu tên của Reuters cho biết : « Chúng tôi vẫn có cách đối phó, nhưng sẽ không làm đến nơi đến chốn. Mục đích là đạt được một thỏa thuận có thể được cả hai bên chấp nhận ».Còn về khả năng trả đũa, thì không có cách nào mà không gây rủi ro cho Bắc Kinh.
Dịch vụ là đích ngắm ?
Từ tháng 7/2018, Trung Quốc đã áp đặt nhiều mức thuế quan, có thể lên đến 25% trên 110 tỉ đô la hàng Mỹ nhập khẩu. Theo số liệu từ Census Bureau của Hoa Kỳ, Bắc Kinh chỉ có thể đánh thuế thêm khoảng 12 tỉ đô la hàng Mỹ nữa như dầu lửa và máy bay chẳng hạn – nếu phải trả đũa đợt áp thuế mới của Washington. Ngược lại, tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thêm thuế lên 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc.
Tất nhiên Trung Quốc có thể tấn công vào lãnh vực dịch vụ. Trong lãnh vực này, cán cân nghiêng về phía Hoa Kỳ với 40,5 tỉ đô la trong năm 2018. Nhưng cách này có thể không mấy hiệu quả, vì lợi tức phía Mỹ chủ yếu về du lịch và giáo dục, những lãnh vực mà Trung Quốc khó thể quay lưng – theo James Green, cố vấn của McLarty Associates.
Ông Green – nhân vật cho đến tháng Tám năm ngoái vẫn là người phụ trách về thương mại tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh – nói thêm, Trung Quốc có thể dùng đến các rào cản phi thuế quan, chẳng hạn kéo dài thủ tục cấp phép cho nông sản.
Chống Mỹ sẽ trở thành biểu tình chống chế độ ?
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể quay sang những đối thủ cạnh tranh với các công ty Mỹ, chẳng hạn mua máy bay của Airbus thay vì Boeing.
Nhưng do ông Donald Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ khẩn cấp đưa sản xuất về lại Hoa Kỳ, nếu dùng cách trả đũa như trên, có nguy cơ thúc đẩy các doanh nghiệp mua hàng của các nước khác, hoặc rút đầu tư khỏi Hoa lục. Ông Robert Lawrence, thuộc Peterson Institute for International Economics nhận xét : « Hậu quả về trung hạn và dài hạn đã bị đánh giá quá thấp. Nếu tôi là Trung Quốc thì tôi sẽ thực sự lo lắng ».
Báo chí nhà nước Trung Quốc đã trỗi lên giọng điệu dân tộc chủ nghĩa khi đàm phán thương mại thất bại vào tuần trước, và Mỹ áp thêm thuế. Nhưng các nhà quan sát nhận thấy hiện nay chính quyền Trung Quốc cố làm cho xung đột thương mại không trở thành vấn đề quá mang tính chính trị. Ông James Green nói : « Tôi không nghĩ rằng Bắc Kinh thấy có lợi ích gì trong đó, họ sợ nhất là tinh thần chống Mỹ lại nhanh chóng trở thành chống chế độ ».
Đồng nhân dân tệ và dự trữ ngoại hối
Còn lại vũ khí hối đoái.
Đồng tiền Trung Quốc đã bị mất giá 2% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu tháng, trong bối cảnh căng thẳng thương mại tăng cao.
Đồng nhân dân tệ bị sụt giá sẽ làm giảm nhẹ tác động của thuế quan Mỹ lên hàng xuất khẩu Trung Quốc, nhưng có nguy cơ khiến vốn đầu tư bỏ chạy khỏi Hoa lục, trong trường hợp giảm phát thực sự.
Chính quyền Bắc Kinh không ngừng nói rằng không có việc giảm giá đồng nhân dân tệ để tăng xuất khẩu, và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ không sử dụng tỉ suất hối đoái để can thiệp vào xung đột thương mại.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, có thể bán ra các trái phiếu chính phủ Mỹ để làm chi phí vay nợ đắt hơn. Nhưng theo các nhà phân tích, điều này khó thể xảy ra vì sẽ gây tác động dây chuyền lên dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh, gồm 1.131 tỉ đô la vào tháng Hai – theo số liệu mới nhất của Mỹ.
Tìm khách hàng và nhà cung ứng mới
Trung Quốc cũng có thể làm giảm nhẹ hậu quả của việc Mỹ áp thuế, bằng cách đưa ra nhiều biện pháp kích cầu khác nhau.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng đã tìm kiếm cách kênh khác để tiêu thụ sản phẩm, chẳng hạn qua « Một vành đai, Một con đường ». Về nhu cầu nguyên vật liệu, Trung Quốc tìm các nhà cung cấp khác.
Việc mua đậu nành, sản phẩm chính mà Trung Quốc nhập từ Hoa Kỳ, đã bị ngưng lại từ khi Bắc Kinh áp 25% thuế lên hàng Mỹ nhập khẩu vào tháng 7/2018. Tuy vậy các thương nhân châu Âu cho biết trên thực tế Trung Quốc trong tháng 12 đã mua rất nhiều đậu nành Mỹ, để tỏ thiện chí. Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã làm lợi cho một số nước khác, đặc biệt là các quốc gia Nam Mỹ đã dự định tăng sản lượng đậu nành.
Tóm lại : một khi tìm trăm phương nghìn kế để trả đũa Mỹ, Trung Quốc cũng tự hại chính mình. Nhìn chung, « lợi bất cập hại » !
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190515-trung-quoc-tra-dua-my-loi-bat-cap-hai

Trung Quốc chặn Wikipedia

trước kỷ niệm Thiên An Môn

Thụy My
Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa toàn bộ việc truy cập trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, vào thời điểm tháng tới sẽ kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trang web này hôm nay 15/05/2019 loan báo như trên.
Phát ngôn viên của Wikimedia Foundation, Samantha Lien tuyên bố, việc phân tích dữ liệu kết nối cho thấy việc truy cập Wikipedia đã bị chặn từ hôm 23/4 tại Trung Quốc.

web hay mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, Instagram.
Các bài viết bằng ngoại ngữ của bộ bách khoa toàn thư này về vụ đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989, và về tình hình Tây Tạng cũng đã bị chặn từ rất lâu, nhưng phần còn lại của trang web này cho đến nay vẫn đọc được.
Bà Samantha Lien khẳng định, quỹ Wikimedia không hề được thông báo về việc Bắc Kinh thay đổi chính sách. Cơ quan kiểm duyệt internet của Trung Quốc không trả lời câu hỏi của Reuters.
Bắc Kinh thường xuyên tăng cường kiểm duyệt trước khi diễn ra các sự kiện lớn hoặc nhạy cảm. Chẳng hạn như năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tứ (sinh viên Trung Quốc biểu tình ngày 04/05/1919 chống lại việc các cường quốc thắng trận giao cho Đức quản lý tỉnh Sơn Đông), 30 năm vụ thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn (ngày 04/06/1989), và 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (01/10/1949).
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190515-trung-quoc-chan-wikipedia-truoc-ky-niem-thien-an-mon

Trung Quốc tự nhận là ‘ôn hòa’

nhưng có kế hoạch đánh chiếm Đài Loan

Thu Hằng
Nền văn minh Trung Quốc là một « hệ thống cởi mở » và không ngừng học hỏi từ các nền văn hóa khác. Phát biểu tại « Hội thảo về Đối thoại các nền văn minh châu Á » do bộ Tuyên Truyền tổ chức tại Bắc Kinh ngày 15/05/2019, chủ tịch Tập Cận Bình trấn an Trung Quốc là cường quốc ôn hòa, trong khi đó vẫn chuẩn bị quân sự sẵn sàng xâm chiếm Đài Loan.
Trong lần phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng « các nền văn minh sẽ mất sinh lực nếu các nước tự cô lập và cắt đứt với thế giới bên ngoài », ngụ ý nhắm đến chính sách « America First » của tổng thống Donald Trump.
Theo Reuters, diễn đàn trên được tổ chức để nhằm thể hiện Trung Quốc là một cường quốc yêu hòa bình trong bối cảnh phương Tây quan ngại đà bành trướng của Bắc Kinh.
Trung Quốc sẵn sàng chiếm Đài Loan
Tuy nhiên, trái với hình ảnh ôn hòa trên, Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự để sẵn sàng chiếm Đài Loan. Trong bản báo cáo trình Nghị Viện về « Những phát triển Quân sự và An ninh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 2019 », Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cho biết quân đội Trung Quốc vẫn « tiếp tục chuẩn bị lực lượng ở eo biển Đài Loan để răn đe và nếu cần thiết, buộc Đài Loan từ bỏ độc lập », đồng thời sẽ « dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan với Hoa Lục ».
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc chỉ cần chuẩn bị hơn mức huấn luyện thường lệ là có thể chiếm được những hòn đảo mà Đài Loan kiểm soát như quần đảo Đông Sa (Pratas) hoặc đảo Ba Bình (Itu Aba) ở Biển Đông.
Theo trang The National Interest ngày 11/05/2019, trong trường hợp tấn công bất ngờ Đài Loan, lực lượng hùng hậu trên bộ còn được hỗ trợ từ hai đơn vị mới của Trung Quốc : Lực lượng Hỗ Trợ Chiến Lược (Strategic Support Force, SSF) chuyên về hoạt động không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh tâm lý và Lực Lượng Hỗ Trợ Hậu Cần (Joint Logistics Support Force, JLSF) chuyên điều phối các trung tâm hậu cần và cung cấp trang thiết bị cho cuộc tấn công.
Trước mối đe dọa thường trực trên, Đài Loan tăng cường hiện đại hóa quân đội và phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng. Hành động cụ thể gần đây nhất, vào ngày 09/05, Đài Loan khởi công xây dựng một cơ sở đóng tầu ngầm, ở thành phố Cao Hùng, để đối phó với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190515-trung-quoc-tu-nhan-la-%E2%80%98on-hoa%E2%80%99-nhung-co-ke-hoach-danh-chiem-dai-loan

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.