Tin khắp nơi – 12/05/2019
Sunday, May 12, 2019
6:33:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
Thương chiến Mỹ-Trung:
Khúc quanh mới và tác động
Tiến sĩ Phạm Đỗ ChíGửi cho BBC từ Washington D.C, Hoa KỳÝ kiến nói làm ăn kinh tế chỉ là chiêu bài che cho giấc mộng bành trướng Đại Hán, trước còn rút gọn ở Á châu, nay muốn sang cả châu Phi, Trung Đông và sang cả châu Âu.
Suốt tuần qua, không chỉ các thị trường tài chính, mà gần như các giới làm chính sách toàn cầu đều theo dõi đến nghẹt thở cuộc thương nghị giữa hai phái đoàn thương mại Mỹ và Trung quốc, mà cao điểm là lúc Phó Thủ tướng Lưu Hạc cầm đầu đoàn Trung Quốc sang họp chiều thứ năm xuyên bữa ăn tối 9/5.
Thương chiến Mỹ Trung ‘có ảnh hưởng tới VN’
Mỹ-Trung hưu chiến: Trump hay Tập đang thắng?
Trump nói quan hệ Mỹ-Trung vẫn ‘rất mạnh’
Có nên quan ngại về thương chiến Mỹ – Trung?
Kết cục đến 12g đêm rạng sáng thứ sáu 10/5 vẫn chưa có gì rõ rệt, khiến lệnh của Tổng thống Trump cho tăng hơn gấp đôi thuế quan lên 25% bắt đầu áp dụng cho 250 tỷ hàng nhập Trung Quốc (theo bảng tiêu chuẩn năm 2017) vốn bị thuế 10% trước đây. Trong khi đó, các cố gắng thương nghị vẫn tiếp tục vào buổi sáng cho đến chiều thứ sáu, nhưng không kết quả cụ thể nào có thể đạt được lúc đoàn Trung Quốc ra về, mặc dù với cái xiết tay chặt từ biệt của đại diện thương mại Lighthizer mong “hẹn ngày tái ngộ”. Rõ ràng nét mặt của ông Lưu Hạc rất thân thiện, cho thấy về căn bản có lẽ ông thuộc nhóm “cải tổ” muốn làm hơn để đạt kết quả, nhưng lần này ông không có quyền nhiều, mất đi danh tước “special envoy” của các lần trước, phải về bẩm báo với Chủ tịch Tập lấy quyết định.
Chuyện “lật kèo” xảy ra giờ chót?
Mọi người thất vọng và tất nhiên đều hỏi tại sao, khi trước đó vài tuần thị trường chứng khoán toàn cầu đã lên mạnh, kỳ vọng sẵn vào kết quả tất nhiên của “đình chiến” tháng 5. Nhưng không ai có thể cho giải thích rõ hơn là vài dòng “tuýt” của chính Tổng thống Trump, khi ông hạ lệnh sẵn từ tối chủ nhật ngay trước đó, là ông Tập đã “lật kèo” giờ chót, bỏ hẳn các thỏa thuận đã có sẵn trong bản nháp thương thảo dài và qui mô đã đạt được từ cuộc thương nghị marathon hai bên qua lại từ trên 2 tháng nay.
Lý do là giờ chót ông Tập nghe tin đồn đoán (?) từ D.C. là ông Joe Biden nay sẽ là ứng cử viên Dân chủ sáng giá và có thể thắng ông Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020. Như vậy nếu Trung Quốc kiên trì đợi ông Biden thắng cử, thể hiện chính sách “quen nhường nhịn” từ thời cựu Tổng thống Obama đã nổi bật với thành tích để Trung Quốc lấn sân Mỹ trên trường quốc tế, cả về chính trị và kinh tế, thì Trung Quốc sẽ không phải nhường nhịn nhiều?!
Thêm vào đó, báo giới Mỹ cũng cho ra lý luận khác là có thể Trung Quốc suy đoán sai về tình hình kinh tế vĩ mô Mỹ. Từ nhiều tháng nay ông Trump đã không ngớt chỉ trích Chủ tịch FED Powell, đã suy đoán sai về tình hình lạm phát xứ Mỹ nên tăng lãi suất 6 lần từ khi ông Trump cầm quyền (cho tới tháng 12/2018), và có thể gây khó khăn cho mức tăng trưởng đang đà mạnh của kinh tế Mỹ–nhất là chỉ còn độ một năm nữa là chính thức mở màn mùa tranh cử tổng thống. Giới tiên đoán “mò” ở Trung Quốc đã dựa vào điểm này để cho rằng ông Trump biết nền kinh tế Mỹ đang suy yếu gì đó nên tăng áp lực cho ông Powell và FED giảm lãi suất, và từ đó cho rằng ông Trump dễ nhường ông Tập hơn để nhanh chóng đi đến một thỏa thuận thương mại mới.
Bé cái nhầm, như chúng tôi sẽ thảo luận ngắn dưới đây về hiện trạng kinh tế Mỹ! Và dù có bối rối trăm bề với các tấn công nội bộ quen thuộc của các thành viên đảng DC qua hậu chuyện báo cáo Mueller và các tờ khai thuế cá nhân của ông Trump từ nhiều năm, của giới truyền thông “chính thống” từ đầu mùa tranh cử năm ngoái, của các đấng trí thức phe tả, của giới trẻ mê Xã hội Chủ nghĩa do Bernie Sanders và Ocasio Alexander-Cortez trình diễn đang dấy lên như một mốt “thời thượng” bên Mỹ…, Tổng thống Trump có vẻ vẫn giữ nguyên được bản lãnh đối phó của mình! Nếu không may vì vấn đề sức khỏe ở tuổi 75 trước các áp lực cá nhân kinh khủng như vậy cho một cá nhân, ông còn hy vọng đi tiếp—nhất là khi ban vận động tranh cử 2020 sơ khởi cho ông, tuyên bố đã quyên được 30 triệu đô la!
‘Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông?
Mỹ-Trung ‘không gây chiến tranh thương mại’
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: ai được lợi?
Nhắc chuyện cũ: Cú ”lật kèo” của Bắc Hàn?
Giải thích này nếu đúng, không khỏi làm nhiều người nhớ lại chuyện tương tự với thất bại của cuộc thương nghị Mỹ-Bắc Hàn cuối tháng 2 vừa rồi ở Hà nội. Lúc đó, giả thuyết “lật kèo giờ chót” cũng xảy ra với lãnh tụ Kim Jong-Un, khi các bản dự thảo gần như sẵn sàng để được ký vào buổi trưa ngày 28/2, sau bữa tiệc trưa thịnh soạn đã được dọn sẵn ở khách sạn Metropole. Bất thần các màn hình TV chiếu tin tức Tổng thống Trump nổi giận bỏ tiệc đó và sửa soạn chuyến bay thẳng về Mỹ ngay trưa hôm đó, sau cuộc họp báo ngắn nói lý do là ông Jong-un “đòi Mỹ bỏ hết cấm vận như điều kiện tiên quyết”, thay vì một lộ trình (“road map”) bỏ cấm vận và các bước phi hạt nhân hóa mà viên chức hai bên đã đồng ý trước, chỉ đợi ký.
Cùng buổi trưa đó đã rộ lên tin đồn ở Hà nội trong một số giới quan sát viên hay nhà báo “chầu rìa”, là có “tin giờ chót từ Bắc kinh khuyên ông Jong-Un nên lên gân làm khó ông Trump”, vì Trump đang ở thế yếu (?!) ở ngay thủ đô Mỹ với các dân biểu Dân chủ đang “hạch tội” tổng thống Mỹ cùng lúc với các lời khai nhạy cảm về ông Trump của luật sư riêng là ông Cohen. Suy đoán sai lúc đó là Tổng thống Trump đang bối rối (sau cả đêm mất ngủ xem TV diễn tiến buổi họp Quốc hội Mỹ “kết tội” mình!) và sẽ cần đạt đến một “deal” với ông Kim Jong-un ở bất cứ giá nào! Kết quả sau cùng cho thấy Trump là tay có bản lãnh, bước ra khỏi buổi họp và thản nhiên bay về nhà, chấp nhận “no deal” vì không cần gì cả, và được chính giới D.C. ủng hộ với quyết định sáng suốt không vội vã này!
Còn lại Bắc Hàn với nuối tiếc ngẩn ngơ, vì mất đi cơ hội để được bỏ cấm vận dần và có cơ hội được Nam Hàn và thế giới tiếp tay giúp phục hồi nền kinh tế, bỏ dần tham vọng “cường quốc nguyên tử”. Tiếp theo là với các tin mất mùa năm nay, và một báo cáo khẩn của tổ chức FAO (Lương Nông Thế Giới) về nạn thiếu lương thực có thể xảy ra cho 10 triệu người trên dân số 25 triệu của Bắc Hàn, cho thấy một quyết định sinh tử cho vận mạng đất nước mình không thể dựa vào các suy đoán hay bình luận chính trị thiếu căn cứ, dù nó bắt nguồn từ đại cường Trung hoa!
Do những điều kể trên, nhất là do suy đoán thiếu căn cứ của Trung Quốc với nền kinh tế Mỹ, chúng ta cần tìm hiểu thêm sự bế tắc của thương nghị Mỹ-Trung Quốc đang xảy ra trong tình hình kinh tế Mỹ thực sự ra sao và tương quan lực lượng cũng như mối quan ngại về nhau ra sao?
Kinh tế Mỹ sau hơn nửa nhiệm kỳ Trump đang ở đâu?
Kết quả tăng trưởng của kinh tế Mỹ cho quý 1/2019 đã đạt mức cao đáng ngạc nhiên là 3,2% (trên căn bản hàng năm); và mức thất nghiệp xuống còn 3,6% là kỷ lục thấp nhất từ gần 50 năm nay. Thêm vào đó, các thống kê cũng cho thấy năng suất công việc và lương bổng người Mỹ tăng cao, khi áp lực lạm phát được kiềm chế hiệu quả.
Tất nhiên các con số này khó phủ nhận kết quả cho chương trình của chính phủ Trump sau 2 năm và 3 tháng làm việc, và đã được bàn nhiều trong báo chí. Vài thành tố chi tiết thiếu ổn định như xuất siêu, hàng tồn kho, và chi tiêu của chính phủ địa phương đã giúp cho 2/3 của kết quả đó, do tiêu thụ tư nhân đóng góp tương đối thấp, chính phủ trung ương đóng cửa khá lâu làm mất đi 0,3% độ tăng trưởng, và số bán xe hơi thấp lấy đi 0,5% của tăng GDP. Nhưng cho 3 quý còn lại, các yếu tố này sẽ đảo ngược, nhất là vì mức tăng việc làm cũng như lương bổng mạnh sẽ giúp cho sức tiêu thụ tư mạnh hơn.
Điều đáng nói nhất cho thành công của chính sách kinh tế Mỹ trong 27 tháng qua (từ quý 1.2016 đến quý 1.2019) là độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân (“business investment”) đã bù lại cho sự chững lại của khu vực bất động sản tư nhân (do chính sách thuế mới), thường được coi là xương sống của tăng trưởng Mỹ. Điều này cũng nói lên sự thành công đáng kể của chính sách giảm thuế của chính phủ Trump ban hành năm 2017, khác với lo ngại của nhiều chuyên viên theo khuynh hướng Dân chủ. Làm tăng nhanh đầu tư khu vực tư nhân là thành công nổi bật, tương phản với mức đầu tư yếu kém làm chậm tăng trưởng của thời ông Obama.
Điều đáng nói thêm cho quý 1.2019 là mặc dù tăng trưởng cao và việc làm lẫn lương bổng tăng mạnh, mức lạm phát chỉ tăng 0,8% cho quý này (theo số chi tiêu GDP), trái hẳn lo ngại của ông Powell và FED về lạm phát cả trong hai năm 2017-18 trước đây đã tăng dồn dập lãi suất cho đến tháng 12/2018 mới tạm ngưng và gây ra cơn sa sút chứng khoán nặng nề trong quý 4.2018 (trong khi FED đã không tăng lãi suất trong nhiều khoảng thời gian dài dưới các chính phủ Dân chủ, với hoàn cảnh kinh tế tương tự). Ông Trump mới đây lại lên tiếng yêu cầu FED giảm cả lãi suất để không làm suy yếu đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ trước kỳ bầu cử 2020, nhất là khi không có áp lực lạm phát đáng kể, tất nhiên do cả mong muốn tái cử của ông! Đó là lý do chính yếu của việc ông Trump can thiệp vào chính sách FED, không phải do kinh tế Mỹ đang bị trì trệ như ông Tập hay các cộng sự đoán già đoán non, và lật kèo giờ chót trong đàm phán thương mại, như đã bàn ở trên!
Chính sách “Cờ vây” với Trung Quốc sẽ ra sao?
Chính sách tăng thuế quan từ hơn 10 tháng qua (sau đợt I áp dụng thuế quan 10% lên 250 tỷ đô la hàng nhập Trung Quốc) đã gây tác động không nhỏ cho kinh tế và chính trị Trung Quốc, và đã được nói đến ở nhiều diễn đàn. Tình hình chính trị nội bộ bất ổn; tăng trưởng GDP chỉ còn quanh mức 6%; chứng khoán đã sụt 25% trong năm 2018; mức dự trữ ngoại hối đã giảm từ 4.000 tỷ đô la xuống mức thấp 2.600 tỷ khoảng tháng 9-10.2018 và nay mới phục hồi lên mức 3.100 tỷ; hối suất đồng yuan đã thụt hẳn 6-8% lúc mấy tháng đầu tiên do các hãng và tư nhân rút tiền tháo chạy…Chính sách tăng thuế đợt II với thuế quan 25% vừa áp dụng sẽ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề hơn.
Khi Trung Quốc trả đũa ngược lại với Mỹ, ước lượng GDP của Mỹ sẽ xuống khoảng 0,3-0,5% trong năm nay 2019. Nếu Mỹ áp dụng thuế quan lên cả 325 tỷ đô hàng nhập Trung Quốc còn lại, sẽ gây ảnh hưởng tăng giá cho khoảng 40% mặt hàng tiêu thụ ở Mỹ, và tác động này do kinh nghiệm từ 10 tháng qua ở Mỹ cũng không phải là cái gì khủng khiếp lắm! Vì Mỹ có thể thay bằng hàng nhập từ các nước khác. Và việc bù lỗ cho việc xuất khẩu nông sản, nhất là đậu nành, ở một vài tiểu bang chính yếu có thể thực hiện dễ dàng như từ gần một năm qua!
Thế cờ vây còn được áp dụng ngoài Biển Đông với các đoàn tuần hành hàng hải tự do được luật quốc tế cho phép. Trung Quốc có thể dọa các nước láng giềng nhỏ lân cận hay ASEAN với “sức mạnh hải quân” của mình! Nhưng lúc phải đối địch với liên minh quân sự Mỹ-Anh-Úc-Nhật, sức mạnh của một hàng không mẫu hạm cũ tái thiết mua của Nga và một đoàn tàu tuần duyên hay tầu ngầm mới trang bị của Trung Quốc có lẽ không đủ sức trả lời trong một cuối tuần!
Nhìn xa và quan trọng nhất, Mỹ sẽ thấy gì về chiến lược “Vành đai-Con đường” mà Trung Quốc vừa quảng cáo rầm rộ trong một Hội nghị quan trọng ở Bắc Kinh trong các ngày 24-26/4 vừa qua?
Vấn đề này cần một bài nhận định dài khi có đủ các chi tiết về đầu tư dự trù cũng như sách lược của Trung Quốc với từng đối tác. Nhưng một cách tổng quan, có thể tạm đưa ra vài nhận định sơ khởi sau:
‘Vành đai-Con đường’… phá sản?
Sau tác động thương chiến Mỹ-Trung, kinh tế Trung Quốc chậm hẳn lại và đi vào khủng hoảng trong nước khi mức dự trữ ngoại tệ xuống thấp báo động, các hãng rút ra khỏi Trung Quốc, ngay cả các hãng nội địa đang chạy sang Việt Nam chẳng hạn; thất nghiệp trầm trọng lúc này là vấn đề chính trị ngắn hạn số 1 của ông Tập.
Nhưng trong lịch sử lâu dài của Trung Hoa, vấn đề nhân mãn vẫn mang tính truyền kiếp. Họ phải tìm cách và tìm đất để di dân sang các xứ khác. Làm ăn kinh tế chỉ là chiêu bài che cho giấc mộng bành trướng Đại Hán, trước còn rút gọn ở Á châu, nay muốn sang cả châu Phi, Trung Đông và sang cả châu Âu như Ý (tham gia do các khó khăn tài chính ngắn hạn của chính phủ đương thời, đi ngược lại ý muốn và quyền lợi lẫn nền văn hóa truyền thống của đại lục này!).
Để giải quyết, Trung Quốc chỉ có thể đi vào đầu tư hạ tầng vốn là điểm mạnh của Trung Quốc. Nhưng làm ở đâu khi đã có quá nhiều thành phố ma và khu kỹ nghệ bỏ hoang ở Trung Quốc. Chỉ duy nhất một chọn lựa: đầu tư ở nước ngoài và hay nhất là các nước lân cận cho mục đích địa chính trị.
Vấn đề thiếu vốn: Dự trữ ngoại hối giảm từ 4.000 tỷ đô trước thương chiến xuống ¼ còn 3.000 tỷ. Trung Quốc không còn đủ vốn để theo đuổi con đường tơ lụa cũ trong giấc mơ, dù khuynh đảo và hấp dẫn chính trị để kêu gọi “co-financing” từ các đối tác “chiến lược”, bắt đầu bằng các “đàn em dễ bảo” láng giềng. Các nước này cũng được hấp dẫn bởi chiêu bài giá rẻ lúc đầu của các nhà thầu Trung Quốc, sau đó tăng dội vốn để tạo ra bẫy nợ và chiếm cứ một số cảng quan trọng như trường hợp Sri Lanka.
Các dự án lúc đầu sẽ được khai trương long trọng với du lịch rẻ tiền và sòng bài để hấp dẫn khách Á châu, nhưng rồi sẽ ế dần và thay bằng khách Tàu cần chỗ ăn chơi. Các thí dụ thất bại ê chề đã xảy ra ở hai khu du lịch ở Lào và Cambodia.
Trung Quốc đang quảng cáo sau 10 năm sẽ thấy kết quả lẫy lừng. Nhưng chắc chắn họ Tập không thể trụ trì 10 năm nữa! Nếu Tập đổ giữa chừng, lãnh tụ mới nào của Trung Quốc có điên khùng mà tiếp tục xây dựng hay khai thác các dự án đó? Ai sẽ nhận lãnh kết quả thất bại của những bãi hoang trong tương lai và núi nợ chồng chất?
Đó sẽ là ‘Vành đai-Con đường’… phá sản chắc chắn.
Ai sẽ chịu trách nhiệm? Nhân dân phải đóng thuế trong các nước đối tác đã lỡ dại hứa hẹn hay ký kết với Trung Quốc trong hai ngày lễ hoành tráng vừa rồi!
May mắn chưa có tin gì là Việt Nam đã ký? Nhưng còn các đặc khu, các dự án lớn đường cao tốc, đường sắt hay phi trường trong dự định? Việt Nam sẽ may mắn thoát bẫy nợ này chăng?
Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48242685
TT Trump và Chủ tịch Tập ‘có thể gặp nhau’ ở Nhật
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều khả năng sẽ gặp nhau và thảo luận về thương mại tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Nhật vào cuối tháng Sáu, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói hôm 12/5.“Tôi muốn nhắc lại một lần nữa về khả năng lớn là hai nguyên thủ sẽ gặp nhau ở Nhật tại G20”, ông Kudlow nói trên kênh Fox News Sunday, và nói thêm rằng hiện không có các cuộc đàm phán mới được hoạch định giữa Bắc Kinh và Washington.
Hoa Kỳ đã gia tăng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hôm 10/5 bằng việc tăng thuế đối với các hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla, sau khi ông Trump nói rằng Bắc Kinh “phá vỡ thỏa thuận” bằng cách từ bỏ các cam kết đưa ra trong nhiều tháng đàm phán trước đó.
XEM THÊM:
Mỹ ‘đánh giá thấp sức chịu đựng’ của Trung Quốc
Ông Kudlow nói thêm rằng trong vòng vài tuần qua, Trung Quốc đã quay lưng lại đối với một số cam kết.
Vòng đàm phán mới nhất giữa hai nước đã kết thúc hôm 10/5 mà không đạt được kết quả và ông Trump đã yêu cầu người phụ trách về thương mại của Mỹ bắt đầu tiến trình áp thuế về tất cả các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc.
Theo Reuters, ông Kudlow nói rằng Washington muốn có các điều khoản về việc mạnh mẽ thực thi một số vấn đề như việc bắt buộc triển khai công nghệ hay quyền sở hữu trí tuệ.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-v%C3%A0-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-c%C3%B3-th%E1%BB%83-g%E1%BA%B7p-nhau-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt/4914077.html
Mỹ ‘đánh giá thấp sức chịu đựng’ của Trung Quốc
Hoàn cầu Thời báo, tờ báo lá cải có tinh thần dân tộc của Trung Quốc, hôm 12/5 nói trong một bài xã luận rằng Hoa Kỳ sẽ không có thêm quân bài mặc cả trên bàn đàm phán với Trung Quốc khi cuộc chiến thương mại leo thang.“Hoa Kỳ hiểu sai các quyền lợi của cả hai bên, và thực sự đánh giá thấp sức chịu đựng của Trung Quốc”, Global Times viết trên trang web, theo Reuters.
“Niềm tin và các mối quan ngại cốt lõi của Trung Quốc sẽ không bao giờ bị suy yếu bởi việc tăng thuế”.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc hôm 12/5 cũng nói rằng cánh cửa đàm phán của Bắc Kinh với Hoa Kỳ về tranh chấp thương mại “vẫn luôn mở”.
XEM THÊM:
Trung Quốc: đàm phán thương mại với Mỹ không tan vỡ
Tuy nhiên, báo chí quốc gia đông dân nhất thế giới nói rằng về mặt nguyên tắc, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về các vấn đề quan trọng.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền nói thêm trong một bài bình luận rằng “không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, và Trung Quốc không muốn tham chiến, nhưng không sợ phải làm vậy”.
Theo Reuters, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hôm 10/5 cho biết rằng Trung Quốc và Mỹ đồng ý sẽ tiến hành thêm các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, trong khi Tổng thống Trump đã yêu cầu người phụ trách về thương mại bắt đầu tiến trình áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-th%E1%BA%A5p-s%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%8Bu-%C4%91%E1%BB%B1ng-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c/4914046.html
Thương mại: TT Mỹ dọa Bắc Kinh
tình hình sẽ “tồi tệ hơn nhiều”
Trọng ThànhSau vòng đàm phán thứ 11 thất bại, tổng thống Donald Trump lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc mau chóng đúc kết một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Ông Trump đe dọa, nếu bất đồng kéo dài đến nhiệm kỳ tổng thống mới, Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề gấp bội.
Trong một thông điệp trên Twitter hôm qua, 11/05/2019, tổng thống Trump khẳng định : “Tôi tin tưởng là phía Trung Quốc đã cảm thấy bị đòn đau trong vòng đàm phán vừa qua đến mức họ chỉ trông đợi đến kỳ bầu cử tới, năm 2020, với hy vọng họ sẽ gặp may, với chiến thắng của phe Dân Chủ, cho phép họ có thể tiếp tục cướp đi của nước Mỹ mỗi năm 500 tỉ đô la”. Nhưng ông Trump cảnh cáo là, chắc chắn ông sẽ thắng cử, và lúc đó để đạt được một thỏa thuận với Mỹ, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt nhiều hơn. Như vậy, theo tổng thống Mỹ, “khôn ngoan” hơn hết với Trung Quốc là nên nhân nhượng ngay từ bây giờ.
Tuy nhiên, theo AFP, phản ứng của phía Trung Quốc cũng cứng rắn không kém, người phát ngôn bộ Thương Mại Trung Quốc nhấn mạnh : Bắc Kinh “sẽ không bao giờ đầu hàng trước áp lực”.
Tổng thống Mỹ đã khởi sự thủ tục áp đặt loạt tăng thuế mới với hơn 300 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đây đến khi quyết định có hiệu lực còn nhiều tháng nữa. Trong suốt thời gian này, Washington coi đây là một trong các biện pháp chủ yếu để gây áp lực với Trung Quốc. Trong một thông điệp trên Twitter trước đó, tổng thống Trump hối thúc giới công nghiệp Mỹ chuyển sang đầu tư cho sản xuất ngay tại Hoa Kỳ, hơn là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
Trên thực tế, một trong các nạn nhân đầu tiên của việc chính quyền Mỹ tăng thuế với hàng Trung Quốc là các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ, buộc phải gánh chịu mức giá tăng. Giới trung lưu Hoa Kỳ cũng có nguy cơ phải trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng tiêu thụ thông thường. Theo tổ chức Trade Partnership, việc tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc, từ 10% lên 25%, có hiệu lực từ thứ Sáu tuần trước, sẽ khiến một gia đình Mỹ bốn người thiệt hại trung bình khoảng 767 đô la/năm.
Sau vòng đàm phán thất bại, Washington và Bắc Kinh đều tuyên bố sẽ nối lại thương lượng. Tuy nhiên, trong hiện tại, chưa biết đến khi nào, các đàm phán được tổng thống Mỹ đánh giá là « thẳng thắn » và « mang tính xây dựng » sẽ tiếp tục.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190512-thuong-mai-tt-my-doa-bac-kinh-tinh-hinh-se-toi-te-hon-nhieu
Các tiểu bang Mỹ kiện công ty dược vì ‘thao túng giá’
Hơn 40 tiểu bang Hoa Kỳ nộp đơn kiện, tố cáo nhiều công ty dược phẩm cấu kết để làm tăng giá thuốc.Đơn kiện cáo buộc 20 công ty âm mưu thao túng giá của hơn 100 loại thuốc, trong đó có thuốc trị ung thư.
Một trong công ty bị tố cáo là Teva Pharmaceuticals, nhà sản xuất thuốc generic lớn nhất thế giới.
Thuốc generic là thuốc đã hết hạn bảo hộ bản quyền, có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc.
Teva đã bác bỏ mọi sai trái và tuyên bố sẽ biện hộ cho hành động của họ.
Hành động pháp lý của các bang Mỹ theo sau cuộc điều tra năm năm, tố cáo các công ty cấu kết để tăng giá sản phẩm.
Trưởng công tố bang Connecticut William Tong nộp đơn hôm thứ Sáu.
Ông Tong nói: “Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng là ngành công nghiệp thuốc generic lừa đảo hàng tỉ đôla trước người dân Mỹ.”
Ông Tong nói họ có các email, tin nhắn, điện thoại để khẳng định sẽ chứng minh được có âm mưu thao túng giá.
Đại diện của Teva ở Mỹ nói công ty Israel này không hề tham gia hoạt động sai trái nào.
Theo đơn kiện, các công ty dược phẩm đã thao túng giá thuốc từ tháng 7/2013 tới tháng 1/2015.
Ông Tong nói cuộc điều tra chứng tỏ vì sao giá thuốc và chi phí y tế lại quá cao tại Mỹ.
Nhiều năm qua, hệ thống y tế của Mỹ đã trở thành vấn đề chính trị to lớn.
Tổng thống Donald Trump hứa sẽ bãi bỏ Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, còn biết tới qua tên Obamare.
Nhiều tiểu bang cho rằng bãi bỏ luật này sẽ gây hại cho hàng triệu người Mỹ không đủ tiền chăm sóc sức khỏe.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48243789
Chủ Tịch Ủy Ban Hạ Viện gửi trát tòa
yêu cầu bản khai thuế của Tổng Thống Trump
Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Sáu (10 tháng 5), Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Richard Neal gửi trát tòa, yêu cầu Bộ Tài chính và Sở Thuế vụ (IRS) giao nộp bản khai thuế của Tổng thống Trump trong vòng một tuần.Theo Reuters, ông Neal gửi riêng trát tòa cho Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Ủy viên Sở Thuế Vụ Charles Rettig, nhằm yêu cầu bản khai thuế cá nhân và công việc kinh doanh của Tổng thống, trước 5 giờ chiều ngày 17 tháng 5. Hiện nay, tổng thống Trump đang cố gắng ngăn chặn các cuộc điều tra của ông Neal và 5 chủ tịch của ủy ban khác tại Hạ viện. Điều này buộc đảng Dân Chủ khuyến cáo các viên chức của Tổng thống Trump rằng họ có thể phải đối mặt với tội bất tuân lệnh quốc hội, kèm theo mức phạt nặng, hay thậm chí là bị luận tội.
Vào tuần này, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã bỏ phiếu đề nghị kết luận Bộ trưởng Tư pháp William Barr bất tuân lệnh Quốc hội, sau khi ông không công bố toàn văn bản báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller theo lệnh quốc hội. Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, ông Neal là nhà lập pháp duy nhất của Hạ viện được quyền yêu cầu bản khai thuế của Tổng thống theo luật liên bang.
Theo Reuters, Đảng Dân Chủ muốn sử dụng bản khai thuế của Tổng thống Trump, để điều tra về những xung đột lợi ích có thể xảy ra do Tổng thống vẫn duy trì quyền sở hữu các công ty, dù đã đắc cử.
Hôm thứ Hai (6 tháng 5), ông Mnuchin chính thức lên tiếng từ chối yêu cầu của ông Neal, vì cho rằng yêu cầu của ủy ban thiếu mục đích lập pháp.
Theo Reuters, Tổng thống Trump đã phá vỡ tiền lệ kéo dài hàng thập kỷ, khi từ chối công khai bản thuế kể từ khi tranh cử, với lý do thông tin thuế đang được kiểm toán. Tuy nhiên, vào tháng 2, cựu luật sư riêng của Tổng thống, ông Michael Cohen, lại nói rằng bản khai thuế của Tổng thống chưa từng được kiểm toán. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-uy-ban-ha-vien-gui-trat-toa-yeu-cau-ban-khai-thue-cua-tong-thong-trump/
MSNBC: Trump Sợ Nhất
Chuẩn Ứng Viên TT Kamala Harris
WASHINGTON - Với TT Trump, chuẩn ứng viên TT Joe Biden không đáng sợ như ứng viên Kamala Harris cùng đảng DC, theo nhận xét của ký giả MSNBC Nicolle Wallace.Ông Trump thích phản bác các thăm dò dân ý, và phán đoán hậu thuẫn của chính khách bằng đám đông cảm tình viên.
Nhà truyền thông Wallace giải thích : khi bà Harris vận động cử tri tại Oakaland, bờ đông vịnh San Francisco, khoảng 20,000 người hưởng ứng – con số như thế ám ảnh Trump. Phóng viên Jonathan Swan của Axios nhận xét “Đám đông không nói dối”.
Báo New York Times đưa tin : cuộc vận động tranh cử của bà Harris được tăng cường bằng các đả kích trực tiếp chống Trump.
Phóng viên NYT Annie Karni nói : Trump gọi ông Joe Biden là “Joe ngủ gật” nhưng chưa biết mô tả bà Harris thế nào. Theo nhà báo Karni, ông Trump gọi bà Harris là “giễu dở” là gần như khen.
https://vietbao.com/a294017/msnbc-trump-so-nhat-chuan-ung-vien-tt-kamala-harris
Venezuela: Nổi dậy thất bại, Mỹ vận động Nga?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bay sang Nga, chuẩn bị gặp người đồng cấp Sergey Lavrov và tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/5.Maduro cảm ơn quân đội đã chặn ‘đảo chính’
Venezuela: Guaidó chờ quân đội ủng hộ
Juan Guaidó bị cấm vị trí công 15 năm
Nhiều quan chức Mỹ, kể cả ông Pompeo và phó tổng thống Mike Pence, đã cáo buộc Nga can thiệp để giúp tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trụ vững.
Mỹ đã công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Tuy vậy, nỗ lực kêu gọi lật đổ chính phủ Maduro mới nhất của Guaido đã thất bại.
Rạng sáng ngày 30/4, Juan Guaido nói ông mở cuộc tổng tấn công cuối cùng, vì Maduro gian lận trong bầu cử tổng thống năm 2018.
Ông Guaido nhận ủng hộ của khoảng 50 nước, gồm Mỹ.
Nổi dậy của Guaido thất bại
Hôm 30/4, Guaido hy vọng quân đội vùng lên lật đổ Maduro.
Nhưng kế hoạch thất bại vì quân đội vẫn trung thành với tổng thống Maduro.
Hôm 30/4, sau một ngày biểu tình với ít nhất hai người chết, những vệ binh phản kháng Maduro đã chạy vào sứ quán Brazil ẩn náu.
Quan chức cao cấp nhất đào tẩu có lẽ là Tướng Manuel Cristopher Figuera, sếp của cơ quan an ninh Sebin.
Ông trùm tình báo này được cho là đã chạy trốn sang một nước khác.
Hôm 7/5, phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói Mỹ dỡ bỏ cấm vận chống Tướng Figuera, như một cách chiêu dụ các bề tôi của Maduro.
Ông Pence cũng đe dọa sẽ trừng phạt toàn bộ quan tòa trong Tòa Tối cao Venezuela. Tòa này đã mở điều tra hình sự với sáu dân biểu đối lập, bị tước quyền miễn tố.
Hôm 8/5, người phó của Guaido tại quốc hội, Edgar Zambrano, bị bắt.
Đến nay, cả cây gậy và củ cà rốt của Washington đều không đạt tác dụng để buộc Maduro ra đi.
Vì vậy, giải pháp ngoại giao – nhờ tới Nga, và Cuba – có thể lại được Mỹ sử dụng.
Cuba đang chịu cấm vận gia tăng của Mỹ vì ủng hộ Maduro.
Đến giờ này, tổng thống Maduro vẫn an toàn, nhưng cũng bất an vì ông hẳn biết rằng Mỹ đang cố gắng vận động các đồng minh của ông.
Mặt khác, đối thủ, Guaido, cũng đã yếu thế sau khi thất bại trong cố gắng kêu gọi nổi dậy.
Phái viên tới Hoa Kỳ
Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido cho biết đã yêu cầu phái viên tới Hoa Kỳ gặp giới chức Lầu Năm Góc để bàn việc “hợp tác” giải quyết cuộc khủng hoảng.
Theo Reuters, ông Guaido nói thêm rằng ông nhận được tin từ Trung Quốc rằng nước này sẽ tham gia nỗ lực ngoại giao giữa các nước châu u và Mỹ Latinh, được gọi là nhóm Liên lạc Quốc tế ở Venezuela, để đàm phán chấm dứt khủng hoảng.
Lực lượng dân quân đông đảo của Venezuela
Hồi tháng 1/2019, Guaido tự phong tổng thống lâm thời. Ông được hầu hết các nước phương Tây và Mỹ Latinh công nhận, nhưng Maduro vẫn giữ được sự ủng hộ của các đồng minh Trung Quốc, Nga và Cuba.
Nỗ lực kêu gọi cuộc bầu cử mới của ông Guaido đã bị đình trệ trong những tuần gần đây, sau khi cuộc nổi dậy hôm 30/4 bất thành. Ông Guaido nói với một tờ báo trong tuần này rằng ông “nhiều khả năng” chấp nhận sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ đề xuất.
“Chúng tôi đã chỉ thị cho đặc sứ Carlos Vecchio gặp gỡ ngay lập tức với Bộ Tư lệnh miền Nam của Hoa Kỳ và đô đốc để thiết lập mối quan hệ trực tiếp,” ông Guaido nói tại cuộc tuần hành ở Caracas hôm 11/5. “Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói rằng tùy ý dùng tất cả các nguồn lực để tạo nên áp lực.”
Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách miền Nam chưa phản hồi về thông tin này.
Các giới chức chính quyền của Trump nhiều lần nói rằng “đang cân nhắc tất cả các lựa chọn” về việc lật đổ ông Maduro, người gọi ông Guaido là con rối của Hoa Kỳ.
Bộ Tư lệnh miền Nam của Hoa Kỳ viết trên Twitter hôm 9/5 rằng họ chuẩn bị thảo luận “về cách chúng tôi có thể trợ giúp vai trò tương lai” của các nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Venezuela khi được ông Guaido ngỏ lời mời.
Bộ Thông tin Venezuela không đưa ra bình luận. Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino nói rằng một tàu Cảnh sát biển Hoa Kỳ đã đi vào lãnh hải của Venezuela, “điều không thể chấp nhận được” theo lời ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48242505
Venezuela: Guaido yêu cầu Ngũ Giác Đài hợp tác
giải quyết khủng hoảng chính trị
Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido hôm 11/5 nói ông đã yêu cầu đặc sứ của ông tại Hoa Kỳ gặp gỡ các quan chức Ngũ Giác Đài để ‘hợp tác’ về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Nam Mỹ này.Ông Guaido cho biết ông đã nhận được tin từ Trung Quốc rằng nước này sẽ tham gia một nỗ lực ngoại giao giữa các nước châu Âu và châu Mỹ Latinh trong Nhóm liên lạc quốc tế về Venezuela, để đàm phán nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Hồi tháng 1 năm nay, ông Guaido viện dẫn hiến pháp quốc gia OPEC để đứng ra đảm nhận chức vụ tổng thống lâm thời, với lập luận cuộc bầu cử năm 2018, bầu lại ông Nicolas Maduro là bất hợp pháp. Ông Guaido đã được hầu hết các nước phương Tây và Châu Mỹ Latinh công nhận, nhưng ông Maduro vẫn được sự hậu thuẫn của các đồng minh Trung Quốc, Nga và Cuba.
Các nỗ lực của ông Guaido nhằm lật đổ ông Maduro để lên nắm quyền và tổ chức bầu cử mới đã bị đình trệ trong những tuần gần đây, sau khi một âm mưu nổi dậy của quân đội hôm 30 tháng 4 bị trấn áp. Guaido nói với một tờ báo của Ý trong tuần này rằng ông có thể chấp nhận sự can thiệp của quân đội Mỹ nếu Hoa Kỳ đưa ra đề xuất này.
Tại một cuộc mít tinh ở Caracas hôm thứ Bảy 11/5, ông Guaido nói:
“Chúng tôi đã chỉ thị cho đại sứ Carlos Vecchio gặp gỡ ngay lập tức … với Bộ Tư lệnh miền Nam của Hoa Kỳ và Đô đốc Tư Lệnh của Bộ để thiết lập mối quan hệ trực tiếp. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói là chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các nguồn lực có trong tay để tăng áp lực.”
Đại diện của Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ và đại sứ Vecchio không lập tức trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố là Mỹ không loại trừ bất cứ giải pháp nào, để đẩy ông Maduro ra khỏi vị trí cầm quyền. Ông Maduro gọi ông Guaido là “một bù nhìn của Hoa Kỳ” đang tìm cách lật đổ ông trong một cuộc đảo chính.
Bộ Tư lệnh miền Nam cho biết trong một tweet hôm thứ Năm rằng Bộ đã chuẩn bị để thảo luận về cách khả dĩ có thể hỗ trợ cho vai trò tương lai của các nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Venezuela đã “khôi phục trật tự hiến pháp”, khi nhận lời mời của ông Guaido.
Reuters cho biết Bộ Thông tin Venezuela không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của hãng tin này. Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino hôm thứ Bảy nói rằng một tàu Cảnh sát biển Hoa Kỳ đã đi vào lãnh hải của Venezuela, điều mà theo ông, “chúng tôi sẽ không chấp nhận”.
https://www.voatiengviet.com/a/guaido-yeu-cau-ngu-giac-dai-hop-tac-giai-quuyet-khung-hoang-chinh-tri/4913548.html
Khan hiếm nhu yếu phẩm,
Cuba trở lại “thời kỳ tem phiếu”
Thùy DươngChính quyền Cuba ngày 10/05/2019 thông báo hàng loạt biện pháp phân phối theo hạn định các loại nhu yếu phẩm và đồ dùng thiết yếu. Chế độ Castro cho biết giải pháp trên nhằm tránh việc nhiều người dân Cuba tích trữ thực phẩm, vật dụng trong nhà, trong khi đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và dân chúng đang chịu nhiều thiếu thốn.
Theo quy định mới được công bố, từ nay mỗi người dân Cuba chỉ được mua một con gà trong siêu thị. Chính phủ muốn điều tiết việc tiêu thụ nhiều mặt hàng như thịt, xà phòng. Các sản phẩm khác như gạo, đậu đỗ, trứng, xúc xích … cũng chỉ được mua theo tem phiếu.
Trên đây là thông báo của bộ trưởng Thương Mại Betsy Diaz. Theo quan chức chính phủ, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Cuba là do các biện pháp trừng phạt mới của chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump.
Nhưng lý do chủ yếu khiến Cuba lâm vào khó khăn là Venezuela đã cắt giảm nguồn tài trợ cho La Habana. Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA đã giảm 2/3 lượng chất đốt trợ giúp Cuba.
Trong những năm gần đây, nguồn chất đốt Venezuela cung cấp cho Cuba được La Habana sử dụng để sản xuất năng lượng và kiếm ngoại tệ. Cuba cần nhiều ngoại tệ vì phải nhập khẩu gần 2/3 lượng thực phẩm tiêu thụ trong nước. Việc thiếu ngoại tệ và sản xuất trong nước không đủ đã khiến nạn khan hiếm lương thực, thực phẩm thiết yếu ngày càng nghiêm trọng trong những tháng qua.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190512-khan-hiem-nhu-yeu-pham-cuba-tro-lai-thoi-ky-tem-phieu
Tòa Án Tối Cao Brazil đòi giải trình
về lệnh mở rộng quyền dùng súng
Trọng ThànhMột thẩm phán Tòa Án Tối Cao Brazil ngày 10/05/2019 đã ra lệnh cho tổng thống Jair Bolsonaro phải giải trình về sắc lệnh cho phép khoảng 19 triệu người mang súng tại nơi công cộng. Thời hạn được đưa ra là 5 ngày.
Khởi nguồn của quyết định này là khiếu nại của một đảng đối lập mang tên « Mạng lưới bền vững », tố cáo tổng thống « lạm quyền » khi ra sắc lệnh nói trên.
Thông tín viên François Cardona tường trình từ Rio de Jainero :
« Thẩm phán Josa Weber đã tiếp nhận khiếu nại của một đảng đối lập, tố cáo sắc lệnh của ông Jair Bolsonaro là ngược lại với tinh thần của pháp luật, cũng như việc ông đã ban hành sắc lệnh này mà không thông qua Quốc Hội.
Như vậy, Tòa Án Tối Cao cho tổng thống thời hạn 5 ngày để bảo vệ văn bản này. Sắc lệnh bị phản đối dữ dội nói trên vốn là một hứa hẹn của ứng cử viên cực hữu Bolsonaro trong thời gian tranh cử tổng thống.
Sắc lệnh làm giảm nhẹ đáng kể các quy định liên quan đến việc mang súng tại Brazil, mở rộng cho khoảng 20 ngành nghề khác nhau, như tài xế xe tải hạng nặng, nhà nông, luật sư, dân biểu. Tuy nhiên, văn bản này đã không chứng minh được tính chất ‘‘tuyệt đối cần thiết’’ của các trường hợp được phép mang súng mới, như điều vẫn diễn ra cho đến nay. Súng ngắn bán tự động từ kể từ giờ cũng được hợp pháp hóa.
Quy định mới này có thể sẽ cho phép khoảng 19 triệu người Brazil sở hữu vũ khí. Tổng thống Bolsonaro trả lời là sắc lệnh vừa được ban hành tôn trọng các giới hạn của luật pháp.
Tòa Án Tối Cao sẽ phải ra quyết định về việc sắc lệnh này có chống lại luật về cấm mang vũ khí tại nơi công cộng, ra đời năm 2003, hay không. Brazil là một trong các quốc gia có tỉ lệ giết người cao nhất thế giới, đa số là do súng ».
Hồi năm ngoái, chỉ có 36.700 người Brazil được phép mang súng tại nơi công cộng, và để có được quyền này họ phải trải qua rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên, tổng thống Brazil đã dựa vào kết quả một cuộc trưng cầu dân ý để hợp thức hóa việc sử dụng súng một cách phổ biến. Theo cuộc trưng cầu dân ý năm 2005, gần 64% cử tri Brazil bác bỏ đạo luật cấm hoàn toàn việc buôn bán súng.
Năm 2017, tại Brazil, quốc gia 210 triệu dân, có khoảng 64.000 người bị giết hại, gấp ba lần so với tỉ lệ trung bình, theo Liên Hiệp Quốc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190512-brazil-toa-an-toi-cao-buoc-tong-thong-giai-trinh-ve-sac-lenh-mo-rong-viec-dung-sung
Vụ con tin Mỹ được Pháp giải cứu:
Washington có điều muốn giấu?
Thùy DươngHôm 10/05/2019, tại Burkina Faso, biệt kích của quân đội Pháp đã giải cứu được 4 con tin bị bắt cóc trước đó ở Bénin. Danh tính của hai người Pháp và Hàn Quốc đã được công bố. Truyền thông Pháp đưa tin rầm rộ về việc ba người này đã về đến Pháp ngày 11/05, và được tổng thống, bộ trưởng Quân Lực và Ngoại Giao Pháp ra tận sân bay đón. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, Washington vẫn không có thông báo chính thức nào về con tin người Mỹ.
Khác với thường lệ khi có công dân bị bắt cóc làm con tin, chính quyền Washington lần này dường như không vội làm sáng tỏ vụ việc. Thông tín viên RFI Grégoire Pourtier từ New York đặt câu hỏi phải chăng là chính quyền Mỹ đang muốn « giấu diếm » điều gì.
Từ hôm thứ Sáu, mới chỉ có ông Tibor Nagy, quan chức Ngoại Giao phụ trách châu Phi, lên tiếng, với 2 tin nhắn Twitter ngắn gọn để cảm ơn và chia buồn, và chỉ dựa theo thông cáo của phủ tổng thống Pháp.
Nhưng ít ra là nhà ngoại giao Mỹ này đã xác nhận là có một công dân của họ trong số bốn con tin được giải cứu.
Động thái của Mỹ quả là còn « hơn là lấy lệ » !!!
Thậm chí ông Tibor Nagy còn không buồn nói là con tin Mỹ là một người phụ nữ. Cho đến nay, người ta vẫn không biết gì về người phụ nữ này. Bà vẫn không xuất hiện công khai. Nhiều phương tiện truyền thông cho biết người phụ nữ này là một du khách khoảng 60 tuổi. Nhưng không thấy xác nhận chính thức nào.
Đó là chưa kể đến chuyện liệu có phải chỉ đến khi đội đặc nhiệm Pháp ngạc nhiên khi phát hiện có 4 con tin chứ không phải chỉ có 2 người, thì Washington mới biết là bà ấy đã mất tích.
Sau một vụ bắt cóc con tin ở Ouganda, bộ Ngoại Giao Mỹ mới đây đã cập nhật lại danh sách các nước nguy hiểm, trong đó có khu vực biên giới giữa Bénin và Burkina Faso. Vậy thì tại sao nước Mỹ giờ đây lại giữ thái độ im lặng, không nói gì về người phụ nữ đó ?
Dẫu sao thì dù hành động một mình trên hiện trường, nước Pháp cũng đã hoan nghênh « sự ủng hộ quý báu » của đồng minh Hoa Kỳ trong chiến dịch giải cứu con tin.
http://vi.rfi.fr/phap/20190512-vu-con-tin-my-duoc-phap-giai-cuu-washington-co-dieu-muon-giau
Chiến sự nổ lớn ở tây bắc Syria,
16 tổ chức nhân đạo dừng hoạt động
Trọng ThànhTrong những ngày gần đây, chiến sự gia tăng tại hai tỉnh miền tây bắc Syria, giữa quân chính phủ được Nga yểm trợ và các lực lượng nổi dậy. Ít nhất 16 tổ chức nhân đạo ngừng hoạt động, trong lúc khoảng 180.000 dân phải chạy nạn.
Thông tín viên Paul Khalifeh tường trình từ Beyrouth :
« Damas làm thinh trước những lời kêu gọi của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga, kêu gọi ngưng chiến dịch tấn của quân đội Syria nhắm vào hai tỉnh Idlib và Hama. Các đơn vị quân chính phủ Syria, được không quân Nga yểm trợ, tiếp tục lấn sân ngày thứ 5 liên tục, trước lực lượng nổi dậy Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, và các nhóm thánh chiến.
Sau một trận oanh kích dữ dội bằng pháo và can thiệp của phi cơ và trực thăng quân sự, quân đội Syria đã chiếm được bốn địa điểm nằm trên vùng đồng bằng chiến lược al-Ghab, phía tây bắc tỉnh Hama. Các lực lượng Damas đã vượt qua địa giới hành chính phía nam của tỉnh Idlib, nơi họ chiếm được thêm hai ngôi làng.
Theo Liên Hiệp Quốc, gần 180 nghìn thường dân phải lánh nạn, do chiến sự từ hai tuần nay. Có tổng cộng khoảng bốn triệu người sống trong các khu vực không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Damas, tại hai tỉnh Hama và Idlib.
Tình trạng bạo lực leo thang đã buộc 16 tổ chức phi chính phủ, đối tác của Liên Hiệp Quốc, phải ngừng hoạt động. Khoảng 50 nghìn người không còn nhận được trợ giúp của Chương Trình Lương Thực của Liên Hiệp Quốc. Hàng nghìn người bị được chăm sóc sức khỏe, hay mất cơ hội học tập».
Theo Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA), có 5 nhà hoạt động nhân đạo thiệt mạng trong các oanh kích, trong đó có hai nhân viên ngành y.
Tình hình tỉnh Idlib là chủ đề chính của một cuộc họp khẩn của Hội Đồng Bảo An hôm 10/05. Pháp lo ngại một « thảm kịch Aleppo mới » tại Idlib.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190512-chien-su-no-lon-o-tay-bac-syria-16-to-chuc-nhan-dao-dung-hoat-dong
Mua không được,
Đài Loan tuyên bố tự đóng tàu ngầm
Đài Loan ngày 9-5 tổ chức lễ công bố dự án đóng chiếc tàu ngầm ‘cây nhà lá vườn’ đầu tiên của vùng lãnh thổ này trong bối cảnh không đạt được hợp đồng mua tàu ngầm từ các nhà cung cấp nước ngoài vì sức ép của Trung Quốc.Mẫu tàu ngầm có thiết kế gợi nhớ đến tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản dự kiến hoàn thiện và ra mắt vào năm 2024, báo South China Morning Post (Hong Kong) đưa tin cùng ngày.
“Chiếc tàu ngầm hộ vệ tự đóng đầu tiên của chúng tôi dự kiến sẽ được hạ thủy trong vòng 60 tháng và bàn giao trong 78 tháng tính từ thời điểm này” – ông Trương Văn Luân, chủ tịch công ty đóng tàu CSBC của Đài Loan, tuyên bố trong lễ công bố dự án.
Trước đó, CSBC đã ký bản đợp đồng trị giá 49,5 tỉ Tân Đài tệ (khoảng 37.400 tỉ đồng) để đóng tàu cho chính quyền Đài Loan sau khi vùng lãnh thổ này không thể tìm được đối tác cung cấp nước ngoài, một phần vì sức ép từ Bắc Kinh, theo SCM
Chính quyền Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh và từng cảnh báo các nước không được bán vũ khí cho Đài Loan hoặc thiết lập quan hệ cấp cao với vùng lãnh thổ này.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (giữa) tham quan mô hình tàu ngầm tại lễ công bố dự án ngày 9-5 – Ảnh: AP
Theo SCMP, nhiều hạng mục công trình để phục vụ dự án đóng tàu ngầm đầu tiên của Đài Loan được khởi công ngay trong chiều 9-5.
Tổng cộng có 8 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel và điện sẽ được đóng trong dự án này để thay thế đội tàu 4 chiếc cũ kỹ của hải quân Đài Loan.
Chủ tịch công ty đóng tàu CSBC cho biết đơn vị của ông nhận được sự hỗ trợ từ quân đội, viện nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí hàng đầu Đài Loan, cùng đội ngũ 166 kỹ sư và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.
Có mặt tại buổi lễ ngày 9-5, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định bước tiến lần này là “bằng chứng vững chắc” cho thấy Đài Loan có thể tự đóng tàu ngầm, bất chấp những hoài nghi trước đó về tính khả thi của dự án.
Vị nữ lãnh đạo 62 tuổi tuyên bố hành động đóng tàu ngầm của Đài Loan là rất quan trọng và cần thiết vì chúng “đủ sức làm chùn bước các tàu địch có ý định bao vây Đài Loan”, SCMP đưa tin.
“Là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tôi kiên quyết thống lĩnh tất cả các lực lượng ở Đài Loan đối mặt với mọi thách thức” – bà nhấn mạnh.
Năm 2001, Tổng thống Mỹ George Bush từng phê duyệt việc bán 8 tàu ngầm cho Đài Loan, nhưng kế hoạch sau đó không được thực hiện do Mỹ ngừng đóng loại tàu ngầm này.
Trong khi đó, Đức và Tây Ban Nha đã từ chối bán tàu ngầm cho Đài Loan vì không muốn làm mích lòng Bắc Kinh, theo SCMP.
Dự án tự đóng tàu ngầm của chính quyền bà Thái Anh Văn bắt đầu gặp nhiều thuận lợi từ năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép các nhà cung cấp vũ khí của nước này chào bán công nghệ tàu ngầm cho Đài Loan.
http://biendong.net/bi-n-nong/27921-mua-khong-duoc-dai-loan-tuyen-bo-tu-dong-tau-ngam.html
Hồng Kông:
Ấu đả giữa các nhà lập pháp về luật dẫn độ
Vụ ấu đả diễn ra tại cơ quan lập pháp Hồng Kông hôm thứ Bảy 11/5 giữa các nhà lập pháp thân dân chủ và phe trung thành với Bắc Kinh về luật dẫn độ, đề nghị mở rộng quyền lực của Bắc Kinh đối với Hong Kong, trung tâm tài chính tự do nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Bắc Kinh.Reuters loan tin này, cho biết một người đã được đưa đến bệnh viện.
Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh, đang tìm cách thi hành các quy định cho phép dẫn độ người bị kết tội hình sự, kể cả người nước ngoài, từ đặc khu Hong Kong tới các nước không có hiệp định dẫn độ chính thức, trong đó có Hoa lục. xô xát
Bên chống đối lo ngại luật này sẽ làm xói mòn các quyền của Hong Kong và những bảo vệ pháp lý mà Hong Kong được bảo đảm khi vùng lãnh thổ này được bàn giao lại cho Trung Quốc cai trị hồi năm 1997.
Tình hình trở nên sôi sục khi các nhà lập pháp thân dân chủ và phe đa số thân Bắc Kinh mở các phiên điều trần riêng rẽ về dự luật dẫn độ. Phe thân dân chủ cho rằng các nhà lập pháp thân Trung Quốc vi phạm các quy tắc khi thành lập ủy ban riêng để tìm cách thông qua dự luật gây tranh cãi.
“Đây là một ngày đau buồn cho Hồng Kông, hồi trước, chúng ta cười nhạo Đài Loan, thế mà bây giờ Hồng Kông thậm chí còn tệ hơn”.
Nhà lập pháp thân chính quyền Elizabeth Quat
Một số nhà lập pháp trèo lên bàn, xông vào chửi rủa, xô xát chồng lên người nhau giữa lúc lực lượng an ninh cố duy trì trật tự.
Một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, Gary Fan, bị xô ngã nặng và được đặt trên băng-ca đưa vào bệnh viện. Một số nhà lập pháp thân Bắc Kinh cũng bị ngã, một người cần băng cánh tay.
“Đây là một ngày đau buồn cho Hồng Kông, hồi trước, chúng ta cười nhạo các nhà lập pháp Đài Loan, thế mà bây giờ Hồng Kông thậm chí còn tệ hơn”, nhà lập pháp thân chính quyền Elizabeth Quat nói.
Dự luật dẫn độ là trọng tâm mới nhất khiến người dân Hồng Kông lo lắng về quyền lực của Bắc Kinh đối với vùng lãnh thổ đã từng được cam kết sẽ được duy trì quyền tự trị cao theo nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế” khi Hong Kong được Anh trao lại cho Trung Quốc kiểm soát.
Cách đây hai tuần, hơn 130.000 người đã tuần hành để phản đối dự luật dẫn độ, trong khi hàng ngàn người tập trung bên ngoài cơ quan lập pháp vào tối thứ Sáu để đòi hủy bỏ dự luật.
Ngay cả cộng đồng doanh nghiệp Hồng Kông thường vẫn bảo thủ, cũng bày tỏ thái độ chống đối. Phòng Thương mại Quốc tế cho rằng có “nhiều bất cập nghiêm trọng” trong dự luật dẫn độ.
Hiệp hội luật sư Hồng Kông nói luật này thiếu các điều khoản bảo đảm đối tượng được xét xử công bằng ở Trung Hoa đại lục.
Tại Hoa Kỳ, một ủy ban quốc hội nói nếu được thi hành, luật dẫn độ có thể dọn đường cho “cánh tay dài” của Trung Quốc vươn ra xa hơn, tạo ra những rủi ro nghiêm trọng đối với các lợi ích an ninh và lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ tại Hồng Kông.
Bắc Kinh bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng các vấn đề Hong Kong là chuyện nội bộ của Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/4913531.html
20 dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường
Nhật báo Trung Quốc China Daily thống kê “những thành quả bước đầu” của Sáng kiến Vành đai và con đường do ông Tập Cận Bình đề xuất.Theo Trung Quốc, tính đến 27/3, có 125 quốc gia và 29 tổ chức ký kết 173 thoả thuận hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Năm nội dung được Sáng kiến ưu tiên gồm chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân. Dưới đây là 20 dự án được báo Trung Quốc đánh giá là nổi bật theo Sáng kiến.
Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung dài 142 km hiện đang trong quá trình xây dựng. Đây là dự án nhằm kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, thành phố lớn thứ ba của Indonesia, sau khi Bắc Kinh và Jakarta ký thoả thuận thành lập đơn vị liên doanh xây dựng và vận hành tuyến đường này tháng 10/2015.
Jakarta-Bandung là tuyến đường sắt nước ngoài đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ và thiết bị đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc. Đơn vị xây dựng và vận hành tuyến đường gồm Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) China và PT Wijaya Karya Tbk, đơn vị nhà nước của Indonesia. Công trình được tài trợ chủ yếu bằng các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).
Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á có tốc độ dự kiến tối đa 350 km/h, được cho là sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa Jakarta với Bandung xuống còn 45 phút.
Tuyến đường sắt Abuja-Kaduna là hạng mục đầu tiên trong dự án khôi phục và cải tạo tuyến đường sắt Lagos-Kano với tổng chiều dài 1126 km. Đây là tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn đầu tiên ở Nigeria và Tây Phi, khánh thành và đưa vào hoạt động ngày 26/7/2016.
Đường sắt Abuja-Kaduna dài 186,5 km do Tổng Công ty Xây dựng Công trình Trung Quốc (CCECC) thực hiện. Trung Quốc xem đây tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ngoài áp dụng hoàn toàn tiêu chuẩn đường sắt của nước này. Tính đến 11/1 năm nay, có 1,23 triệu hành khách được vận chuyển qua tuyến đường.
Đường sắt Ethiopia-Djibouti là tuyến đường sắt điện khí hoá đầu tiên ở Đông Phi được xây dựng theo tiêu chuẩn Trung Quốc và sử dụng thiết bị của nước này. Tuyến đường chính thức hoạt động từ tháng 1 năm ngoái.
Dự án có tổng chiều dài 751,7 km, tốc độ tàu đạt 120 km/h, 45 nhà ga với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD, do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) và Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc chịu trách nhiệm thi công. Đây cũng là dự án nước ngoài đầu tiên được hoàn chỉnh bởi chuỗi doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuyến đường sắt rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng Djibouti đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia xuống còn chưa đầy 12 giờ so với khoảng thời gian ba ngày như trước đây.
Tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào có tổng chiều dài 414 km nối Boten, thị trấn phía bắc Lào nối tây nam Trung Quốc với thủ đô Vientiane, Lào với tốc độ tàu dự kiến đạt 160 km/h.
Tuyến đường sắt chở khách và hàng hoá bắt đầu xây dựng tháng 12/2016 theo tiêu chuẩn quản lý, kỹ thuật của Trung Quốc dự kiến sẽ khánh thành tháng 12/2021.
Dự án được kỳ vọng đưa quốc gia Đông Nam Á không giáp biển trở thành một trung tâm liên kết trên bộ của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Công trình thành phố cảng Colombo do Trung Quốc tài trợ được xem là dự án hợp tác lớn nhất giữa Trung Quốc và Sri Lanka theo Sáng kiến Vành đai và Con đường. Dự án đã hoàn thành việc cải tạo 269 ha đất vào tháng 1 năm nay, dự kiến hoàn thành xây dựng cấu trúc thuỷ điện vào giữa năm và các cơ sở hạ tầng khác cũng được hoàn thiện vào khoảng tháng 7/2020. Trung Quốc cho hay đang xúc tiến các kế hoạch đầu tư cho dự án.
Bắc Kinh tuyên bố dự án có tổng trị giá 1,4 tỷ USD sẽ mang lại 83.000 việc làm cho người dân địa phương trong vòng 20 năm.
Ngày 10/8/2016, Công ty Vận tải biển COSCO (Hong Kong) thuộc Tập đoàn Vận tải biển COSCO Trung Quốc trở thành cổ đông lớn của cảng Piraeus lớn nhất Hy Lạp.
Công ty dự kiến đầu tư 322,8 triệu USD cho việc mở rộng nhà điều hành cảng biển, sửa chữa cầu tàu và khu để xe nhiều tầng tại bến tàu vào cảng. Trung Quốc xem cảng Piraeus là điểm kết nối quan trọng trong Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, đồng thời cho biết đây là một trong những cảng container phát triển nhanh nhất thế giới những năm gần đây.
Ngày 22/1/2019, Tập đoàn Vận tải biển COSCO Trung Quốc cũng đã ký thoả thuận mua lại bến tàu Zeebrugge CSP, cảng Zeebrugge, Bỉ trong vòng 50 năm.
Đây là cảng nước sâu tự nhiên và là cảng biển lớn thứ hai ở Bỉ, có vai trò kết nối đường bộ và đường sắt khắp châu Âu. Bắc Kinh dự kiến đây sẽ là trung tâm chính ở Bắc Âu trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, còn cảng Piraeus ở Hy Lạp sẽ là trung tâm phía nam của Sáng kiến.
Cảng đa năng Doraleh ở Djibouti được xây dựng bởi Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC) và một phần thuộc sở hữu, vận hành bởi DP World và Tập đoàn Thương gia Trung Quốc. Đây là dự án thuỷ lực đầu tiên của CSCEC ở châu Phi được khai trương vào 24/5/2017.
Tổng giá trị đầu tư cho cảng này là 421,7 triệu USD, với công xuất 7,08 triệu tấn/năm. Tất cả các bến tàu của cảng đa năng Doraleh đều kết nối với đường sắt Addis Ababa-Djibouti, được cho là góp phần thúc đẩy kinh tế của quốc gia không giáp biển Ethiopia.
Khu thương mại tự do quốc tế Djibouti (DIFTZ) do Trung Quốc tài trợ bắt đầu xây dựng tháng 1/2017 và khai trương ngày 5/7/2018 với tổng diện tích 48,2 km2. Khu thương mại được vận hành bởi liên doanh các doanh nghiệp đầu tư Trung Quốc gồm Tập đoàn Thương gia Trung Quốc, Tập đoàn Cảng Đại Liên, Cảng Djibouti và cơ quản quản lý khu vực thương mại tự do.
Trung Quốc cho hay hơn 20 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương mại, hậu cần, chế biến đã đăng ký với FTZ ngay khi cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu 6 km2 được cơ bản hoàn thiện.
Bắc Kinh tham vọng đưa DIFTZ trở thành một ngã ba quan trọng nối liền các quốc gia châu Phi khác tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường, đồng thời biến Djibouti, quốc gia nhỏ ở đông bắc châu Phi thành một trung tâm hậu cần hàng hải nối liền châu Phi, châu Á và châu Âu.
Cảng Muara không chỉ là tuyến thương mại quốc tế chính của Brunei mà còn là nơi có bến tàu container lớn nhất vương quốc Đông Nam Á này.
Tháng 2/2017, bến container của cảng này đã được bàn giao cho Công ty Cảng Muara Sdn Bhd, liên doanh được thành lập bởi Tập đoàn Cảng vịnh Beibu, Trung Quốc và Công ty
Darussalam Asset của Brunei. Đây là một phần của kế hoạch xây dựng Hành lang kinh tế Quảng Tây – Brunei.
Trong 10 tháng đầu năm 2018, bến container cảng Muara đã xử lý 93.257 TEUs (đơn vị tính sức chứa hàng hóa thường được sử dụng để mô tả năng lực của tàu container và bến container), tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Bắc Kinh tuyên bố cầu vượt biển Temburong sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử Brunei, đồng thời là cây cầu vượt biển dài nhất nước này với tổng chiều dài 30 km. Công trình dự kiến khai trương vào cuối tháng 11 năm nay.
Đoạn CC4 thuộc dự án với chiều dài 11,8 km được thi công bởi Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC). Khoảng 11,6 km thuộc đoạn cầu này sẽ băng qua vùng đầm lầy ngập mặn thuộc Khu bảo tồn rừng Labu, Brunei.
CSCEC cho hay đã thiết lập một bộ quy trình an toàn và hệ thống đánh giá xây dựng xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng.
Bắc Kinh tuyên bố đã góp phần biến cảng Gwadar của Pakistan từ một làng chài hẻo lánh, kém phát triển ở biển Arab thành một bến cảng có đầy đủ chức năng, gồm trung tâm thương mại và khu vực tự do (FZ).
Cảng được khai trương ngày 13/11/2016 và vận hành bởi Công ty Cảng nước ngoài Trung Quốc (COPHC) từ năm 2013. Đây là dự án đầu tiên của Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan theo Sáng kiến vành đai và Con đường.
Theo COPHC, khu vực tự do ở cảng Gwardar đã thu hút hàng chục công ty và doanh nghiệp khác nhau gồm khách sạn, ngân hàng, hậu cần, thực phẩm, thép, chế biển thuỷ sản và tài nguyên tái tạo.
Trung Quốc cũng tuyên bố cầu Peljesac là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất Croatia, được thiết kế nối đất liền của Croatia với quận cực nam thành phố Dubrovnik, Neretva. Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc thắng thầu cho giai đoạn xây dựng đầu tiên của cầu Peljesac và các con đường kết nối tới cầu này tháng 1/2018.
Hợp đồng trị giá 485 triệu USD cũng sẽ được tài trợ một phần bởi các quỹ của Liên minh châu Âu (EU). Cầu Peljesac dài khoảng 2,4 km và cao 55 m.
Cầu Padma dài 10 km và rộng 25m sẽ được xây dựng trên sông Padma, một trong ba con sông lớn ở Bangladesh. Tháng 6/2016, Tập đoàn cầu đường sắt Trung Quốc đã trúng thầu hợp đồng trị giá 1,55 tỷ USD, chịu trách nhiệm xây dựng cấu trúc cốt lõi của cây cầu này.
Đây là dự án cầu nước ngoài có tổng chi phí lớn nhất thực hiện bởi công ty Trung Quốc từ trước tới nay, theo các số liệu của nước này.
Cầu dự kiến rút ngắn thời gian di chuyển giữa thủ đô Dhaka của Bangladesh với thành phố Khulna ở phía nam từ 13 tiếng xuống còn ba tiếng.
Trang trại gió Punta Sierra ở Chile với 32 tuabin bên bờ biển đã bắt đầu đi vào hoạt động từ 4/2/2018. Đây là trang trại gió đầu tiên đầu tiên mà Trung Quốc đầu tư vào quốc gia Nam Mỹ. Dự án trị giá 150 triệu USD được tài trợ và xây dựng bởi Tập đoàn Đầu tư Điện lực Nhà nước Trung Quốc (CSPIC) có công suất lắp đặt 82 MW. Bắc Kinh dự kiến công trình có thể đáp ứng nhu cầu điện cho 130.000 hộ dân và giảm phát thải carbon 157.000 tấn/năm.
Nằm trên bán đảo Yamal của Nga ở Bắc Cực, dự án khí tự nhiên hoá lỏng Yamal được cho là đạt công suất tối đa với ba dây chuyền sản xuất, mỗi dây chuyền đạt 5,5 triệu tấn/năm.
Đây là dự án lớn nhất thế giới tại Vòng Bắc Cực và là dự án hợp tác năng lượng lớn đầu tiên ở Nga sau khi Sáng kiến Vành đai và Con đường được đề xuất.
Công trình thuộc sở hữu của Novatek, Nga (50,1%), Total, Pháp (20%), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (20%) và Quỹ Con đường Tơ lụa Trung Quốc (9,9%).
Nhà máy thuỷ điện Isimba ở Uganda đã hoàn thành quá trình xây dựng vào 21/3 năm nay. Dự án trị giá 568 triệu USD với 85% khoản vay ưu đãi do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cung cấp và phần còn lại do Uganda tài trợ.
Công trình được xây dựng bởi Tập đoàn Điện Nước Quốc tế Trung Quốc, có công suất 183 MW, là nhà máy điện lớn thứ ba ở Uganda, góp phần nâng công suất điện của cả nước này từ 984 MW lên 1167 MW.
Bắc Kinh kỳ vọng Isimba góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện bị cho là ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế của Uganda. Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2015 và tuyên bố tạo việc làm cho 3.000 công nhân
Nhà máy Kali Uyuni 350KTPA ở Bolivia, được xây dựng bởi Công ty Kỹ thuật Xây dựng CAMC Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào 7/10/2018. Thống kê của Trung Quốc cho thấy đây là nhà máy kali lớn thứ ba ở Nam Mỹ, cũng là nhà máy kali đầu tiên của Bolivia. Công ty Kỹ thuật xây dựng CAMC Trung Quốc trúng thầu dự án tháng 5/2015 với trị giá 170 triệu USD.
Khu công nghiệp Trung Quốc – Belarus nằm cách Minsk 25 km với diện tích 91,5 km2, là khu vực kinh tế đặc biệt đầu tiên ở Belarus.
Báo Trung Quốc cho hay khu công nghiệp đang nỗ lực gia tăng thu hút đầu tư toàn cầu và tính đến cuối tháng hai năm nay, có 43 công ty đã đăng ký đầu tư, trong đó 26 công ty Trung Quốc, 10 công ty Belarus và 7 công ty từ các quốc gia khác, trong đó có Nga và Mỹ. Tổng giá trị đầu tư đến nay đạt hơn 1 tỷ USD.
Khu hợp tác kinh tế và thương mại Suez Trung Quốc – Ai Cập, nằm ở quận Ain Sokhna, tỉnh Suez phía đông thủ đô Cairo.
Khu hợp tác chính thức được xây dựng hơn một thập kỷ trước, điều hành bởi Công ty TNHH Đầu tư TEDA Trung Quốc – châu Phi, tuyên bố đã thu hút gần 80 doanh nghiệp với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, tạo việc làm trực tiếp cho hơn 3.500 người và tạo ra 30.000 cơ hội việc làm thông qua các ngành công nghiệp tại đây.
Tháng 2 năm nay, có 8 doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào khu vực này với tổng vốn 200 triệu USD.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27909-20-du-an-lon-thuoc-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong.html
TQ đánh cắp vũ khí mạng của Mỹ,
đem tấn công các nước khác
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia dẫn đầu về tin tặc, và một trong những mục tiêu tấn công chủ yếu của họ chính là Hoa Kỳ. Gần đây, bộ truyện dài kỳ này mới có thêm một tập mới, các hacker, bị tình nghi làm việc cho chính phủ Trung Quốc, đã ăn cắp vũ khí mạng của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ) rồi dùng nó để tấn công các nước khác.Câu chuyện mới được công ty an ninh mạng Symantec công bố ngày 7/5 vừa qua. Họ cho biết các hacker, rất có thể thuộc nhóm Buckeye – một nhóm bị chính phủ Mỹ tình nghi làm việc cho Bộ Quốc phòng Trung Quốc – đã điều khiển các công cụ tấn công mạng của NSA để tấn công một số quốc gia khác, trong đó có đồng minh của Mỹ.
Ông Eric Chien, một giám đốc an ninh của Symantec, nói:
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra một vụ như vậy – từ lâu người ta chỉ nói tới trong lý thuyết – một nhóm người có thể lợi dụng chính vũ khí mạng (vulnerabilities và exploits) đã tấn công họ từ một nguồn chưa biết, và rồi lấy chúng đi tấn công nước khác.”
Các nước bị hacker tấn công
Nhóm hacker thuộc Buckeye đã cải tiến hai công cụ của NSA, có tên Eternal Synergy và Double Pulsar để tấn công Bỉ (tháng 3/2016), Luxembourg (tháng 6/2017), Hồng Kông (tháng 3/2016, tháng 9/2016), Philippin (tháng 6/2017) và cả Việt Nam (tháng 8/2017). Mục tiêu của họ bao gồm “các cơ sở nghiên cứu khoa học, các tổ chức giáo dục và hệ thống mạng máy tính của ít nhất một chính phủ đồng minh của Mỹ,” tờ New York Times cho biết.
Tuy nhóm chuyên gia của Symantec chưa thể khẳng định chắc chắn cách thức các hacker sử dụng, nhưng họ nghi ngờ rằng Buckeye đã được đoạn code của vũ khí mạng sau khi biết việc NSA dùng nó để tấn công Trung Quốc.
Xuất phát từ nguy cơ này, Orla Cox, một giám đốc an ninh khác của Symantec cảnh báo: “Bất kỳ ai – từ cá nhân, tổ chức, cho đến các chính phủ – những người đã sử dụng các công cụ như backdoors, vulnerabilities và exploits (Chú thích: tên các loại vũ khí mạng phổ biến), nên xem xét lại vì không có gì bảo đảm công cụ của các vị sẽ không bị rò rỉ và quay lại tấn công chính các vị.”
Cho tới nay, vẫn chưa thấy dấu vết cho thấy Buckeye dùng món vũ khí này để tấn công nước Mỹ. Có lẽ họ cho rằng Hoa Kỳ đã phát triển công cụ để tự bảo vệ trước loại vũ khí mạng của chính mình, hoặc cũng có thể họ không muốn Hoa Kỳ biết chuyện họ đã có thể lợi dụng chính vũ khí của NSA để tấn công nước khác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27893-tq-danh-cap-vu-khi-mang-cua-my-dem-tan-cong-cac-nuoc-khac.html
Pakistan:
Dân quân tấn công khu vực Trung Quốc đầu tư
Vụ tấn công vào khách sạn tại Gwadar, nơi có hàng tỉ đôla đầu tư của Trung Quốc, là âm mưu “phá hoại thịnh vượng”, Thủ tướng Pakistan Imran Khan tuyên bố hôm Chủ nhật.‘Vành đai, Con đường’: Thêm ủng hộ, chưa hết nghi ngờ
Vì sao Lãnh sự quán TQ ở Pakistan bị tấn công?
Ít nhất một người bảo vệ bị bắn chết hôm thứ Bảy khi các tay súng đổ vào khách sạn năm sao Zaver Pearl-Continental ở thành phố Gwadar.
Thành phố cảng này ở tỉnh Balochistan, là điểm quan trọng trong sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc.
Pakistan nói đã bắn chết toàn bộ ba tay súng.
Người phát ngôn khách sạn nói không có khách tại đây khi xảy ra vụ tấn công, do đang là tháng Ramadan của đạo Hồi.
Nhóm li khai Quân đội Giải phóng Balochistan nói đã thực hiện vụ tấn công.
Nhóm này nói họ chọn khách sạn nhằm tấn công các nhà đầu tư Trung Quốc.
Dân quân phản đối đầu tư của Trung Quốc, cáo buộc nó không đem lại lợi ích cho dân địa phương.
Vụ tấn công xảy ra hôm thứ Bảy, lúc 16:50 giờ địa phương.
An ninh Pakistan sau đó chạm súng với nhóm dân quân, giết toàn bộ ba kẻ tấn công, theo lời phía Pakistan.
Khách sạn nằm trên ngọn đồi nhìn ra cảng Gwadar trên Biển Ả Rập, khu vực được Trung Quốc đầu tư theo Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan.
Vài tuần trước, cũng tại vùng này, dân quân đã giết 14 người.
Balochistan là tỉnh nghèo nhất của Pakistan, có đường biên giới với Afghanistan và Iran.
Nơi này đang có nhiều dự án hạ tầng của Trung Quốc, trong một phần đại dự án Vành đai, Con đường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48243785
Phi công Miến Điện
hạ cánh thành công bằng mũi máy bay
Một phi công của hãng hàng không quốc gia của Miến Điện hôm 12/5 đã hạ cánh an toàn một chiếc máy bay hành khách dù không có bánh phía trước vì không thể thả càng trước.Đây là tai nạn hàng không thứ hai xảy ra ở Miến Điện tuần này, sau khi một chiếc máy bay của Bangladesh trượt khỏi đường băng vì gió mạnh ở Yangon hôm 8/5, làm ít nhất 17 người trên khoang bị thương.
Một quan chức thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Viễn thông đã ca ngợi phi công vì đã đáp thành công chiếc Embraer 190 xuống sân bay Mandalay sáng 12/5 dù trục trặc kỹ thuật.
Theo Reuters, không ai bị thương trong vụ này và vụ tai nạn đang được điều tra.
Hãng hàng không quốc gia ra tuyên bố nói rằng chiếc máy bay xuất phát từ thành phố Yangon và trong khi tiếp cận sân bay phục vụ thành phố miền trung Mandalay, phi công không thể hạ càng phía trước.
Phi công Myat Moe Aung đã bay ngang qua sân bay hai lần để các nhân viên kiểm soát không lưu kiểm tra xem bộ phận càng phía trước đã hạ xuống hay chưa.
“Cơ trưởng đã thực hiện theo quy trình khẩn cấp và đốt nhiên liệu để giảm trọng lượng khi hạ cánh”, thông cáo có đoạn.
Đoạn video vụ hạ cánh cho thấy chiếc máy bay đáp xuống bằng bánh phía sau trước khi hạ thấp mũi xuống. Chiếc máy bay tiếp tục mài mũi xuống đường băng, gây ra khói, trước khi dừng lại.
Phi hành đoàn sau đó đã thực hiện việc sơ tán khẩn cấp.
Hãng Myanmar National Airlines không cho biết có bao nhiêu người trên khoang, nhưng Embraer nói trên trang web rằng chiếc máy bay có sức chứa từ 96 tới 114 ghế.
https://www.voatiengviet.com/a/phi-c%C3%B4ng-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-h%E1%BA%A1-c%C3%A1nh-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-b%E1%BA%B1ng-m%C5%A9i-m%C3%A1y-bay/4913971.html
0 comments