Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 09/04/2019

Tuesday, April 9, 2019 3:30:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 09/04/2019

Nguyễn Hữu Linh Vẫn Ung Dung…

SAIGON — Giữa cán bộ và dân thường vẫn có một khoảng cách lớn… Đặc biệt là khi ra tòa, cán bộ được xét nhân thân để giảm nhẹ các án phạt.
Do vậy, theo báo Lao Động, nhiều người bất ngờ khi thấy cựu quan chức Nguyễn Hữu Linh vẫn còn trong hàng ngũ luật sư.
Báo Lao Động kể: Sau hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy của ông Nguyễn Hữu Linh và bị cộng đồng xã hội lên án gay gắt, nhiều người cho rằng, ông này không đủ tư cách đứng trong hàng ngũ luật sư.
Theo bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), không thể tách bạch nhân cách của một con người với vị trí xã hội mà anh ta đảm nhiệm.
“Giới luật sư, nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, thậm chí bị tổn thương, nếu ông Nguyễn Hữu Linh đứng trong hàng ngũ luật sư. Bởi vì ông ta không có đủ tư cách đứng trong hàng ngũ này”, bà Vân Anh nói.
Riêng luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT Law firm bày tỏ quan điểm: “Tôi thực sự lo lắng về việc lực lượng trong ngành của mình có nhiều những thành phần khó kiểm soát. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có những quy định mới về việc cấp thẻ hành nghề luật sư”.
Trong khi đó, bản tin VOA kể chuyện cựu cán bộ cấp cao dâm ô trẻ em ở TP.SG vẫn chưa bị khởi tố.
Một tuần trôi qua kể từ khi một cựu cán bộ bị phát hiện có hành vi dâm ô một bé gái ở thành phố SG, tuy nhiên, nghi phạm vẫn chưa bị khởi tố. Điều này dẫn đến nhiều phản ứng tức giận trong công chúng, bao gổm cả những biện pháp “công lý đám đông” để lên án nghi phạm.
Vụ việc xảy ra tối hôm 1/4 tại khu chung cư Galaxy 9 ở quận 4, TP.SG, theo tường thuật của VietnamNet, Kenh14.vn, báo Pháp Luật thành phố SG và nhiều báo khác. Tin cho hay camera an ninh của tòa nhà ghi lại cảnh một người đàn ông trung niên “ôm hôn”, “sàm sỡ” một bé gái 9 tuổi khi chỉ có hai người trong buồng thang.
Báo chí trong nước dẫn lời công an địa phương cho biết hôm 3/4 rằng họ đã “lấy lời khai” của nghi phạm có tên là Nguyễn Hữu Linh, 61 tuổi, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã nghỉ hưu.
Ông Linh thừa nhận mình chính là người đàn ông trong đoạn video, tuy nhiên, ông Linh nói ông ta “chỉ nựng bé gái chứ không có ý đồ gì khác”, theo nội dung các bài báo.
Hôm 5/4, các báo đưa tin Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.SG gửi công văn đến một số cơ quan, bao gồm cả công an quận 4, các viện kiểm sát cấp quận và cấp thành phố, đề nghị khởi tố vụ án ông Linh có hành vi dâm ô đối với bé gái.
Nhưng theo quan sát của VOA, cho đến thời điểm bản tin này được đăng, vẫn chưa có thêm động thái pháp lý nào từ nhà chức trách đối với cựu Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng.
Ngay tại chung cư Galaxy 9, nhiều cư dân vào sáng 7/4 cùng mặc áo đồng phục in dòng chữ “Lạm dụng tình dục là tội ác” hay “Cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em gái” để phản đối hành vi của ông Linh và yêu cầu nhà chức trách “phải xử lý nghiêm ông Linh để răn đe”, báo chí trong nước cho hay.
Bản tin VOA cũng ghi nhận rằng trên một Facebook cá nhân với bút danh Dương Tiêu có khoảng 15.000 bạn bè và người theo dõi, nhà báo Trần Anh Tú của báo Đại Đoàn Kết đưa ra nhận xét rằng nhiều người dân “không chấp nhận việc ông Linh nhởn nhơ” sau khi tấn công tình dục cháu bé, và họ “buộc phải nhắc nhở mọi người về vụ việc này theo cách riêng của họ”.
Dười góc nhìn của nhà báo này, điều đó cho thấy “khi pháp luật bó tay thì đám đông có cách ‘thi hành án’ của riêng mình”, mà ông Tú coi đó có thể gọi là “công lý đám đông”.
Vị Trưởng ban Điện tử báo Đại Đoàn Kết lưu ý không phải “tự nhiên” mà cổng và nhà riêng của nghi phạm Nguyễn Hữu Linh bị xịt sơn, ném chất bẩn. Mặc dù vậy, nhà báo Trần Anh Tú đồng ý với các ý kiến cho rằng hành động tấn công nhà ông Nguyễn Hữu Linh là “hành vi vi phạm pháp luật cần bị xử lý”.
Trong khi đó, báo VnExpress kể chuyện hình sự khác: Án tù chung thân với thầy giáo dâm ô 3 học sinh.
Bản tin này ghi rằng TAND Cấp cao tăng mức phạt với Nguyễn Quang Chung (giáo viên tiểu học tại Quảng Nam) từ 24 năm tù giam lên án chung thân.
Ngày 8/4, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên phạt Nguyễn Quang Chung (50 tuổi, giáo viên tiểu học ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, Quảng Nam) án chung thân về tội Hiếp dâm trẻ em và tội Dâm ô đối với trẻ em.
Theo cáo buộc, từ năm 2015 đến tháng 3/2016, Chung đã lợi dụng quan hệ thầy trò và sự ngây thơ của học sinh để giở trò đồi bại. Bị cáo nhiều lần gọi ba em vào phòng làm việc với mục đích hiếp dâm hoặc có hành vi dâm ô.
Ba cháu bé sau đó kể lại sự việc với cha mẹ và gia đình. Xác minh chứng cứ và trưng cầu giám định, công an kết luận các nạn nhân bị xâm hại tình dục, tâm lý hoang mang, lo sợ. Trong quá trình điều tra, Chung chối tội.
Cuối tháng 2018, tại phiên xử sơ thẩm, TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt Chung án 24 năm tù. Bị cáo lập tức chống án. Trong khi đó, VKSND tỉnh Quảng Nam cũng kháng nghị yêu cầu tăng mức án với Chung.
https://vietbao.com/a292764/nguyen-huu-linh-van-ung-dung-

Vụ trẻ bị sàm sỡ ở TPHCM:

Tranh cãi vì phát ngôn trái chiều

Làn sóng dư luận vẫn đang sôi sục sau vụ một bé gái bị nguyên Phó Viện Kiểm sát Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh ‘ôm, hôn” trong thang máy ở TP Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 4.
Sàm sỡ trẻ trong thang máy: Hòa giải hay khởi tố?
Cao Vĩnh Thịnh: ‘Đừng bắt người ôn hòa’
Một tuần sau khi vụ việc xảy ra, sự tức giận có vẻ còn mở rộng sang với những cá nhân có ý kiến trái chiều như bà Thư Đỗ.
Sau bài viết hôm 4/4 của người này, nhiều công dân trên mạng xã hội tranh cãi về quyền tự do ngôn luận, và phát biểu của một cá nhân.
Quan điểm ‘trái chiều’
Hôm 4/4, tài khoản bà Thư Đỗ đăng lên Facebook một dòng trạng thái nêu lên quan điểm đồng tình với gia đình bé gái về quyết định không kiện vụ việc “ôm, hôn trong thang máy”.
“Nếu con mình bị dâm ô, đặc biệt khi thủ phạm là một quan chức cao cấp, mình cũng không kiện,” dòng chữ gây tranh cãi mở đầu bài viết.
“Nhiều người kêu gọi gia đình phải kiện vì họ lắng cho quyền lợi của con em họ, chứ không phải lo cho nạn nhân thật sự. Nạn nhân thì đã là nạn nhân, còn bắt con bé 8 tuổi đi hầu bao nhiêu phiên tòa, đi lấy lời khai… chỉ để con cháu nhà người khác có tương lai có thể an toàn hơn?”
Bà Thư Đỗ, tác giả của hai quyển sách về làm đẹp, cho rằng “cách thức lấy lời khai của nạn nhân nhỏ tuổi hơn ở Việt Nam thì đang rất hãm,” cho rằng quy trình hiện hành “vốn được tạo ra để trước tiên bảo vệ cho người làm luật và thi hành luật”.
Bà cũng cho rằng có khả năng thủ phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm vì “Luật pháp nhà mình chả mấy khi đứng về người bị hại đâu ạ.”
Phần còn lại của bài viết Thư Đỗ cho rằng “số người thực sự đấu tranh còn ít hơn số người adua và tọc mạch… số người thương thật hơi bị ít, số người cố nhòm cháy mặt con mình và xì xào sau lưng thì áp đảo. Chịu nổi không?”
“Nếu các vị muốn thay đổi luật pháp, các vị hãy tự làm, và hãy hiểu rằng đó là một chặng đường đằng đẵng gian truân. Cho nên đừng lôi một đứa trẻ con chưa hết kinh hãi để làm công cụ cho các vị, mà hỏng cả cuộc đời con bé,” cô kết luận.
Đến thời điểm bài viết bị gỡ, bài viết này đã có khoảng 5.300 lượt yêu thích với nhiều người tỏ quan điểm đồng tình, cũng như phản đối.
Một bài đăng khác của Lương Thế Huy, hôm 5/4 cũng nhận được một phản ứng gần như tương tự.
Cũng như Thư Đỗ, Thế Huy nhấn mạnh vào lợi ích của gia đình và nạn nhân bị hại.
“Giải quyết các vụ việc xâm hại đến nhân phẩm con người không thể chỉ nhăm nhăm vào công lý trừng phạt, tức là lôi bằng được thủ phạm ra xử thật nặng, đánh trống khua chiêng bố cáo thiên hạ từng cập nhật nhỏ nhất. Tại sao? Vì nạn nhân và gia đình họ, trước hết cho đến sau cùng, sẽ luôn là người ở lại hứng chịu những tổn thương do cả sự bất công lẫn quá trình phục hồi công lý gây ra.”
Chỉ trích
Sau khi bài viết được đăng, ngay hôm 4/4 đã có nhiều chỉ trích từ dư luận, đặc biệt là giới bất đồng chính kiến.
Đặc biệt, nhóm dư luận này nhạy cảm hơn sau bài đăng hôm 6/4 của bà Thư Đỗ phản ứng trước những lời chỉ trích của giới bất đồng là “Những kẻ chống phá Nhà nước: không phải là đối tượng tôi muốn đối thoại.” Sau đó Thư đã khóa Facebook.
Facebooker có nhiều người theo dõi như Bạch Hoàn, phản đối quan điểm của Thư Đỗ cho rằng những người lên tiếng đấu tranh trong vụ ấu dâm là “chống phá nhà nước”.
Trương Nam Thi, người mẹ đấu tranh để đưa Nguyễn Khắc Thủy ra tòa, chịu 3 năm tù vì tội dâm ô cũng lên tiếng chỉ trích Thư Đỗ.
“Các bạn là một người mẹ mà ủng hộ cho tư tưởng trên, các bạn có xứng đáng với tư cách là mẹ nữa không? Tôi nhắc lại cho các bạn biết trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt của những loài động vật cấp thấp, các bạn có thấy các con mẹ bỏ mạng để cứu con mình khỏi hiểm nguy không?”
Ngoài ra còn một số bình luận, hành độc cực đoan hơn như gửi tin nhắn với lời lẽ miệt thị, bới móc đời tư và xúc phạm bà Thư Đỗ và gia đình.
Những người ủng hộ
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến đồng tình với quan điểm của bà Thư Đỗ.
“Tôi cũng không đồng tình với những người ném đá chị Thư Đỗ nào đó vì góc nhìn của chị ấy khác với số đông. Góc nhìn đó có thể được ủng hộ hoặc không được ủng hộ, nhưng nó không đáng để bị ném đá. Đó là góc nhìn đặt trọng tâm vào lợi ích và tương lai của đứa trẻ bị hại – điều mà tôi thấy đang thực sự bị thiếu trong dư luận xã hội về vụ này,” Tiến sĩ Lương Hoài Nam viết.
“Cộng đồng ghê thật. Một bà mẹ bày tỏ quan điểm, con mình bị quấy rối bởi môt quan chức cấp cao (mà giả dụ lại còn đang đương chức) thì chị ta lựa chọn không kiện. Đó là một lựa chọn và nó cũng có lý do của người ta,” Nguyễn Tiêu Quốc Đạt viết.
Nhà báo Minh Thi thì viết: “Mình thì cho rằng, dư luận đang đi theo hướng cực đoan khi mắng gia đình cháu bé kia là hèn nhát và gắn cho họ đủ các tính từ tiêu cực vì quyết định của họ. Mình tôn trọng quyết định của gia đình cháu bé và cũng kính trọng sự đấu tranh của chị Nam Thi. Mình không nghĩ nên cực đoan lên án hay mắng mỏ bên nào cả, mỗi người bố, người mẹ đều có lý do riêng…
‘Điều đáng tiếc’
Ông Nguyễn Trường Sơn, người vận động cho nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng việc giới bất đồng phản đối là “không khó hiểu” vì họ đều khao khát đấu tranh, khi thấy bất đồng họ phẫn uất hơn cả”.
“Rất nhiều người (không phải tất cả) đã mạt xát, chửi bới, công kích cá nhân, bôi nhọ… hai người trên, chỉ vì họ có quan điểm khác biệt. Cô Thư đã phải đóng Facebook của mình vì không chịu được làn sóng phản đối mà trong tiếng Anh gọi là (Cyberbullying), vậy là cô đã phải tự cất đi quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của mình.”
“Tới đây thì chúng ta có lẽ đã nhận ra điều gì đó quen thuộc, chẳng phải chính quyền ở ta vẫn bỏ tù những người bất đồng chính kiến đó sao?” ông Sơn nói.
“Tôi tin rằng chị Thư không phải là người duy nhất có lối suy nghĩ như vậy, điều khác biệt có lẽ là vì thứ chị viết được để ý hơn người khác mà thôi. Mà nếu cứ bạo lực ngôn ngữ với nhau, thì sẽ rất khó để những người như chị Thư bị thuyết phục và đứng chung hàng ngũ với những người hoạt động.
“Như vậy là lỡ mất cơ hội để mời gọi thêm người tới từ các thành phần xã hội khác nhau, cùng tham gia phong trào thúc đẩy tiến bộ xã hội. Rất đáng tiếc.”
“Nếu chúng ta đấu tranh cho dân chủ và tự do ngôn luận, thì bản thân phải là hiện thân của các giá trị dân chủ và tự do mà mình đang hô hào cổ vũ.”
Gia đình bà Thư Đỗ nói gì?
Trao đổi với một phóng viên của BBC News Tiếng Việt hôm 9/4, một người nhà của bà Thư Đỗ nói “cảm thấy tổn thương thì có, còn căm ghét thì chắc không” đối với những người đã tấn công, miệt thị gia đình trong nhiều ngày qua.
“Tôi nghĩ đó là sự hiểu lầm, hiểu sai do người ta không đọc kỹ bài. Họ phản đối người ủng hộ ấu dâm, còn bài của Thư không ủng hộ ấu dâm. Thư nghi ngờ các yếu tố pháp lý của Việt Nam chưa đủ răn đe tội phạm (như một số vụ đã xảy ra) trong khi tổn thương của người bị hại thì ngày càng nặng lên nếu theo kiện. Do đó, lựa chọn của Thư là không theo kiện. Hoàn toàn không có ý bênh vực kẻ phạm tôi.”
“Gia đình nên đấu tranh nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo vệ đứa trẻ khỏi thị phi, và các tổn thương có thể xảy ra trong quá trình đấu tranh đó,” người này nói tiếp.
“Nếu ai thể hiện quan điểm trái chiều mà cũng bị đe doạ như vậy thì ai dám nói ra gì nữa. Còn gì là tự do ngôn luận?”
Người nhà không phủ nhận thông tin bà Thư Đỗ là con gái của Thiếu tướng Đỗ Lê Chi, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an.
“Sau mấy vụ án liên quan đến công an, một bộ phận dân chúng có phần không ưa ngành công an nên dính người nhà công an, lại là lãnh đạo thì càng dễ bị ghét,” người nhà của bà Thư Đỗ nói.
Người nhà cho biết bà Thư không làm nghề công an, mà làm việc tự do, nghiên cứu mỹ phẩm và viết sách và tổ chức các sự kiện tư vấn sử dụng mỹ phẩm cho phụ nữ tại các doanh nghiệp tư nhân cũng như một số cơ quan nhà nước nhân dịp 8/3 như một số hình ảnh đăng trên Facebook.
“Thư ủng hộ lẽ phải theo nhận thức của mình. Không phải theo phe phái nào cả. Khá trung lập dù gia đình có vị trí trong nhà nước.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47837405

Chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử

với giới hoạt động về hành động khủng bố tinh thần

Những ngày gần đây, căn nhà của ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng ở đường Lê Lợi, thành phố Đà Nẵng đã trở thành tâm điểm của sự chú ý của dư luận, mà đỉnh điểm là vào ngày 5/4 vừa qua khi cửa nhà ông bị ai đó sơn đen dòng chữ Ấ Dâm (tức ấu dâm) và vứt chất bẩn trước cổng.
Ông Linh là người đã bị phát hiện sàm sỡ một bé gái trong một thang máy ở một chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1 tháng 4 vừa qua và được camera ghi lại, khiến dư luận bức xúc.
Nhiều người dân sau đó đã đến nhà ông để chụp hình tạo dáng đưa lên mạng, thậm chí treo cả quần lót trước cửa để chụp hình.
Vào ngày 5/4/2018 sau khi nhận được tin báo từ người dân thì công an quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra hiện trường, tuần tra, điều tra và xử lý những người đã xịt sơn lên cổng nhà ông Linh. Đồng thời nhắc nhở người dân không nên quá khích dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một nhà hoạt động tại Hà Nội cho chúng tôi biết đó chỉ là hành động phẩn nộ của người dân trước một vụ việc xã hội bằng nhiều cách khác nhau, người dùng ngòi bút, người trò chuyện và có người sử dụng hành động để thể hiện bức xúc của mình.
“Bình thường người dân đã không ưa các quan chức nhà nước rồi giờ lại vi phạm phát luật mà được những người có chức có quyền bao che cho sự việc này. Người dân đã biết rõ từ xưa đến nay rồi nên đó cũng là bình thường của xã hội thôi, đó cũng chỉ là hành động thể hiện sự phẩn nộ hôi, ở các nước khác các quan chức bị người dân ném trứng thối thì đó là thể hiện sự phẩn nộ mà thôi và bình thường thôi.”
Chúng tôi liên lạc với luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn để hỏi về vụ việc và được luật sư chia sẻ rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng điều đáng nói ở đây là sự nhanh chóng của cơ quan chức năng Đà Nẵng trong việc giải quyết vụ việc nhà ông Linh trong khi các vụ việc vẽ bẩn và phá hoại nhà của những người bất đồng chính kiến thì dường như không mấy được chú ý:
“Đích thân chủ tịch ủy ban nhân dân có ý kiến chỉ đạo cơ quan công an truy tìm những người xịt sơn chứng tỏ rất sốt xắn, thật ra đó cũng là điều tốt nhưng giá như tất cả mọi trường hợp như vậy đều được xử lý nhanh như vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng thì tốt. Trong trường hợp ngược lại những người đấu tranh bị xịt sơn bị đổ keo vào ổ khóa, rồi bị tạt chất bẩn hôi thối vào cửa nhà thì những trường hợp đó khi báo cơ quan pháp luật thì chẳng ai đứng ra xử lý cả nên rõ ràng có sự phân biệt rất lớn đối với những trường hợp tương tự như nhau.”
Đồng ý với quan điểm của luật sư Đặng Đình Mạnh, nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cho rằng, theo nhà báo việc công an Đà Nẵng lên tiếng điều tra và xử lý nghiêm những người xịt sơn lên cổng nhà ông Linh là việc không cần thiết và có hay không cũng không quan trọng bởi vì vụ việc không quá lớn, nhưng:
“Nhưng vì công an Đà Nẵng đã tích cực làm chuyện đó thì có cái bất thường là trên cộng đồng mạng thì người ta mới liên hệ đến chuyện lâu nay những thủ đoạn trả thù hay khủng bố rất là bẩn thỉu của an ninh đối với các nhà trí thức hoặc các nhà hoạt động xã hội thường xuyên bị và thậm chí nó còn tồi tệ hơn thế. Một trường hợp rõ là nhà của Nguyễn Lân Thắng.”
Vào ngày 25/10/2016 nhà anh Nguyễn Lân Thắng một blogger thường có nhiều bài chỉ trích chính phủ Việt Nam bị tạt sơn trước cổng nhà khi gia đình anh đi vắng. Trước đó vào năm 2015 tư gia của anh cũng bị một nhóm người tới đổ mắm tôm vào nhà vì anh nhạo bán hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Minh Hạnh một nhà hoạt động vì quyền của người lao động vào tháng 10/2010 từng bị kết án 7 năm tù về tội “xâm phạm an ninh quốc gia” nhưng đến 6/2014 bà bất ngờ được trả tự do sớm sau 4 năm 4 tháng tù. Vào năm 2018 nhà Đỗ Thị Minh Hạnh liên tục bị những người lạ mặt tấn công ném đá vào nhà liên tục vào những ngày 24/6, 27/6 và 30/6.
Tổ chức Ân Xã Quốc Tế (Amnesty International) vào ngày 2/7/2018 đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam phải lập tức đảm bảo sự an toàn cho bà Minh Hạnh sau khi cô bị tấn công nhà 3 lần trong tuần. Tuy nhiên, Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết đã gọi điện cho công an khu vực từ những ngày đầu khi vụ việc xảy ra nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng.
Blogger Nguyễn Lân Thắng, nạn nhân của những vụ bị tấn công vào nhà nói với đài Á Châu Tự Do rằng anh cũng không đồng tình với những hành động bôi bẩn hay phá hoại nhà như vậy:
“Tôi cũng không đồng tình. Tôi là những người trong giới hoạt động và cũng là một trong những người bị hất mắm tôm rồi xịt sơn và nhiều chuyện khác nữa liên quan đến các hoạt động của chúng tôi thế thì việc một ai đó xịt sơn thì theo quan điểm của tôi thì tôi không đồng tình nhưng câu hỏi là tại sao ai đó làm việc đó, thì việc này là sự bức xúc chung của người dân, rất nhiều người đã thấy được sự bất công, sự thiếu vắng công lý ở trong nền tư pháp của Việt Nam. Việc của ông Linh thì ổng không tấn công ai cả, chỉ tấn công đứa trẻ thế nhưng sự bao che và vô cùng chậm trễ của nhà nước trong việc xử lý vấn đề này như khởi tố vụ án chưa có, chưa bắt tạm giam nên người dân cảm thấy rất là bất bình. Nên việc xịt sơn như thế tôi nghĩ một số người đã không giữ được bình tĩnh cho nên họ đã làm như vậy.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh rất đồng tình với ứng xử của anh Thắng cho rằng nó thể hiện sự nghiêm túc của các nhà hoạt động về một vấn đề của xã hội.
“Không phải mình là nạn nhân của sự việc đó mà mình sẽ đồng tình với việc xảy ra ở nhà ông Linh. Một thái độ nhất quán của họ, cứ vi phạm pháp luật thì có thể xử lý chứ không thể nơi này dung túng nơi khác xử lý, pháp luật bình đẳng và cư xử mọi người như nhau.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vietnamese-government-discriminates-against-activists-on-mental-terrorism-04082019151940.html

Tòa Tối cao: phải xử nghiêm các vụ xâm hại trẻ em

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hôm 8/4 chỉ đạo xét xử các vụ án xâm hại trẻ em cần phải đúng người, đúng tội, đúng luật, đồng thời áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp nghiêm khắc.
Truyền thông trong nước ngày 9/4 trích công văn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao gửi Chánh án Tòa án Nhân dân các cấp, Chánh án tòa án quân sự các cấp, và thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao một ngày trước đó.
Công văn được đưa ra sau khi nhiều vụ việc xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng và gây bức xúc dư luận. Mới đây nhất là vụ ông Nguyễn Hữu Linh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng có hành vi sàm sỡ bé gái 9 tuổi trong thang máy chung cư ở quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1/4. Tuy nhiên đến nay, cơ quan tố tụng quận 4 vẫn chưa khởi tố vụ án này.
Trong công văn gửi đi, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị đảm bảo các quyền của trẻ em chưa đủ 18 tuổi khi thụ lý vụ án.
Đồng thời cần phải phối hợp với các ban ngành liên quan để vụ án được xét xử kịp thời và đúng thời hạn luật định.
Công văn cũng ghi rõ những cơ quan sau khi nhận được cần phải thực hiện nghiêm túc các nội dung được Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đề cập.
Theo một thống kê được Bộ Công an công bố mới đây, tội phạm xâm hại trẻ em chiếm hơn 80% trong một số loại tội phạm, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/supreme-court-must-have-strict-punishment-for-child-abuse-cases-04092019084826.html

Facebooker Trần Đình Sang bị bắt tạm giam

Hôm 9/4/2019, ông Trần Đình Sang, một facebooker nổi tiếng với tài khoản ‘Trần Đình Sang và những người bạn’ chuyên đưa các tin và video về giao thông, bị công an tỉnh Yên Bái xét nhà và bắt tạm giam với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ”. Truyền thông trong nước đưa tin vào cùng ngày.
Theo báo chí trong nước, hôm 23/3/2019, trong lúc tổ công tác của Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Yên Bái xử lý vi phạm đối với một phương tiện, ông Trần Đình Sang được xác định có hành vi cản trở, hành hung một cán bộ cảnh sát cơ động.
Cũng theo truyền thông trong nước thì vào tháng 1/2018, ông Trần Đình Sang từng bị công an thành phố Hòa Bình xử lý liên quan đến hành vi gây rối tại trụ sở Công an tỉnh Hòa Bình.
Báo Công An hôm 28/1/2018 có bài viết cho rằng những việc làm của ông Trần Đình Sang gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh của lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình qua những video và hình ảnh họ tán phát trên mạng xã hội. Báo này kết luận những hành vi của ông Sang nhằm mục đích chống Đảng, chống Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân.
Kể từ khi luật An ninh mạng của Việt Nam đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019 đến nay, nhiều facebooker ở Việt Nam đã bị công an triệu tập hoặc thậm chí truy tố vì đưa tin trên facebook và được công an xác định là tin sai sự thật hoặc có ý chống Đảng, nhà nước.
Theo thống kê của RFA, đã có ít nhất 6 facebooker bị bắt giữ từ đầu năm đến nay, chưa kể số người bị triệu tập đã được truyền thông trong nước loan tải.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tran-dinh-sang-is-arrested-04092019084720.html

Chính quyền Quận Tân Bình bắt các trường học

 tuyên truyền về vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

Những cư dân vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, mới đây cho biết con em họ đã bị các thầy cô ở trường bắt đọc và nghe tuyên truyền về vụ cưỡng chế vườn rau hồi tháng 1 vừa qua, trái với ý muốn của các em và sai sự thật.
Môt video đăng tải trên trang facebook Vườn rau Lộc Hưng ghi lại lời nói của em học sinh Cao Thành Tín, học sinh trường tiểu học Lê Văn Sỹ, con của ông Cao Hà Trực, một người dân bị cưỡng chế đất ở Vườn rau Lộc Hưng hồi tháng 1 vừa qua. Em Tín cho biết vào giờ chào cờ ngày thứ Hai, 8/4, thầy Tổng phụ trách đã gọi em lên giữa sân trường để đọc nội dung tuyên truyền về khu đất vườn rau Lộc Hưng trước toàn trường, nhưng em từ chối.
Trong khi đó, trang web của trường tiểu học Lê Văn Sỹ đăng tải một công văn của Phòng giáo dục và đào tạo quận Tân Bình gửi các trường học trong quận đề ngày 3 tháng 4, yêu cầu các trường tổ chức tuyên truyền việc thực hiện dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất Vườn rau Lộc Hưng.
Vào các ngày 4 và 8/1 vừa qua, chính quyền quận Tân Bình đã huy động lực lượng đến san ủi, cưỡng chế khoảng 200 căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng, bất chấp sự phản đối của người dân. Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông từ thời Pháp để lại trong khi chính quyền cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tan-binh-authorities-force-school-to-make-children-confess-their-parents-wrongdoing-in-lochung-garden-eviction-04092019090658.html

Vì sao một số trẻ em HN

phải đi vẫy cờ đón khách quốc tế?

Nguyễn Giangwww.bbcvietnamese.com
Một trong những hình ảnh thường thấy khi khách quốc tế đến thăm lãnh đạo Việt Nam là hàng đoàn em học sinh vẫy cờ ở Phủ Chủ tịch tại Hà Nội.
Với nhịp độ hội nhập, giao tiếp quốc tế tăng lên và vị thế ngoại giao của Việt Nam ngày càng cao, các đoàn khách sang cũng ngày một nhiều.
Ngay tuần này là Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, người tưởng như đã phải hoãn chuyến thăm Việt Nam vì bế tắc Brexit ở EU, nhưng cuối cùng cũng tới Hà Nội.
Ra đón ông Rutte có thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người ta lại thấy một hàng em nhỏ chờ sẵn với cờ hai nước.
G20: Lãnh đạo người đưa vợ tới kẻ đi một mình
Seoul sẽ ‘mê hoặc’ Kim Jong-un bằng món ăn Thụy Sỹ?
Trump ‘đơn độc’ tại đàm phán biến đổi khí hậu G7
Chuyến thăm hẳn là quan trọng cho hai bên, và Hà Lan là nước nhỏ nhưng có vai trò lớn tại EU.
Bản thân ông Rutte cũng rất có uy tín với lãnh đạo Đức, Pháp trong vấn đề Brexit và hiệp định thương mại EU-VN.
Nhưng một ngày trong tuần mà các em nhỏ phải nghỉ học đi vẫy cờ đón khách Hà Lan là chuyện khá lạ, và có lẽ chỉ còn xảy ra ở Việt Nam.
Một nghi thức ngoại giao – để trẻ em sắp hàng, vẫy cờ, tặng hoa lãnh đạo quốc tế – có thể rất hay từ ngày xưa, nhưng nay không còn phù hợp.
Nhất là khi các lễ này xảy ra khá liên tục, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ, học tập và cả sức khoẻ của học sinh.
Các nước khác trên thế giới, kể cả Trung Quốc, Nga và khối gốc XHCN cũ, đã không còn đưa trẻ em tham gia nghi lễ quốc gia.
Lễ đón ở Tòa Bạch Ốc bên Mỹ, ở Westminster tại Anh, hay Điện Elysee ở Pháp thì tôi không bao giờ thấy có trẻ em, vì việc của các em là đi học, theo luật giáo dục.
Đón khách là việc của ai?
Đón khách là việc của đội danh dự và phải công nhận ở nhiều nước họ làm vừa hào nhoáng, vừa oai nghiêm.
Chẳng hạn như các kỵ binh Ý đội mũ đầu rồng, đeo gươm, giáp trụ chỉnh tề đón Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Rome gần đây.
Sau đó, họ hộ tống chiếc xe chở ông Tập đi trên phố.
Khi Tổng thống Moon Jae-in tới Moscow tháng 6/2018, đón ông tại Điện Kremlin là Tổng thống Putin với đội danh dự đeo kiếm mạ vàng, trông thật sang trọng.
Một biệt lệ xảy ra hồi khá lâu rồi ở Đức.
Năm 2013, tổng thống Barack Obama thăm Berlin và ta có thể thấy các học sinh Đức đón ông cùng tổng thống Joachim Gauck.
Nhưng sự có mặt của các em nhỏ Đức có ý nghĩa rất cụ thể cho chuyến thăm.
Họ là học sinh trường quốc tế JF Kennedy, nơi ông Obama đến thăm để nhắc lại vai trò của tổng thống Kennedy, cùng lời phát biểu nổi tiếng ‘Ich bin einer Berliner’ của ông năm 1963, nhằm nêu cao cam kết an ninh mà Hoa Kỳ muốn giữ với các đồng minh châu Âu.
Tương tự như vậy, tôi nghĩ nếu có điều kiện thì Việt Nam nên tổ chức để lãnh đạo quốc tế giao tiếp với học sinh, sinh viên theo cách khác.
Còn để các em nhỏ, có khi còn chỉ quá tuổi mẫu giáo nghỉ học, ra đứng nắng, hoặc chịu thời tiết gió lạnh chỉ để vẫy cờ từ xa, là điều không cần thiết.
Ở tuổi nhỏ như vậy, chưa chắc các em đã biết khách quốc tế thực sự là ai, và hình ảnh lễ đón cũng chẳng nhờ có các em mà Việt Nam ghi thêm điểm hữu nghị.
Nhìn chung, thế giới bây giờ gặp phải làn sóng chống tầng lớp trên (anti-establishment) nên dư luận rất ghét các nghi lễ tốn kém.
Quan chức EU gặp nhau ở thượng đỉnh Brexit cũng chỉ có uống nước trắng lúc họp.
Tôi thấy khi Thủ tướng Theresa May sang EU chạy vạy xin gia hạn Brexit chỉ có bà ấy đi với một vệ sĩ kiêm lái xe, còn ông Olly Robbins, trưởng đoàn đàm phán Anh tự đeo ba-lô, kéo thêm vali đựng tài liệu, chứ không có ai bưng bê gì giúp.
Việc học sinh Hà Nội đi vẫy cờ có thể khiến người nước ngoài đặt câu hỏi, các em đi chơi hay đi làm, và đi làm thì hóa ra trẻ Việt Nam phải lao động?
Nên chăng là bố trí để các vị khách nước ngoài, nếu họ muốn, đến thăm một lớp học ở Hà Nội hoặc TPHCM để giao lưu thực sự với học sinh.
Chỉ việc nhìn tận mắt phong cách của một khách quốc tế (tất nhiên còn tùy khách) có thể tạo cảm hứng cho học sinh Việt Nam có ước mơ lớn hơn.
Đó là chuyện tích cực đã xảy ra ở Anh khi bà Michelle Obama thăm một trường đông trẻ em gốc Hồi giáo và da màu ở London hồi 2009.
Và chúng ta cũng đừng nghĩ với các khách quốc tế, việc bắt tay lãnh đạo chủ nhà là điều họ nóng lòng mong chờ.
Đôi khi họ mong được gặp người dân, nhất là thanh thiếu niên, để biết ‘nhịp đập’ tương lai của quốc gia đó.
Bà Obama, khi không còn là đệ nhất phu nhân Mỹ, quay lại thăm trường Elizabeth Garrett Anderson (EGA) ở Islington năm 2018, và vẫn được đón như thượng khách.
Michelle Obama nói chính học sinh trường ở London đã tạo cảm hứng cho bà tiếp tục hoạt động xã hội, viết sách và đấu tranh vì quyền của người nhập cư bên Mỹ.
Bài học ở đây là học sinh và trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao quốc tế nếu chúng ta biết làm cho thật hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-47868031

Quy hoạch báo chí ‘theo kiểu coi báo chí là công cụ’?

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Một cựu tổng biên tập bình luận với BBC rằng việc quy hoạch báo chí “được thực hiện bằng quan điểm coi báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng” trong lúc một thư ký tòa soạn bày tỏ quan ngại động thái này “thu hẹp quyền ngôn luận của người dân”.
Làng báo Việt Nam đang xôn xao với chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
‘Phải nới rộng không gian quản lý báo chí’
Chiến tranh 1979: Báo chí VN được bật đèn xanh?
‘Ngậm ngùi’ trong Ngày Tự do Báo chí
Nhà báo VN không được làm gì trên mạng xã hội?
Theo đó, đến hết năm 2020, tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, mỗi thành phố có tối đa có 5 cơ quan báo in, đến năm 2025 “hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch”.
Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng được báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời: “Thủ tướng yêu cầu báo chí phải là tấm gương phản ánh xã hội, định hướng dư luận, tạo niềm tin trong công chúng; không khai thác quá đà các tin xấu độc, làm xói mòn niềm tin xã hội. Đây là trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền Thông, mà cụ thể là của các đơn vị quản lý báo chí như Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.”
“Nhà nước sẽ tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo chí chủ lực, trên cơ sở đặt hàng báo chí, để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu.”
‘Công cụ tuyên truyền’
Nhà báo Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nói với BBC hôm 9/4: “Theo tôi, thực chất đây là một bản kế hoạch cắt giảm các cơ quan báo chí. Phần lớn các cơ quan báo chí trong nước được cấp ngân sách để làm báo.”
“Chỉ một số ít các cơ quan báo chí hoạt động theo phương thức thị trường, tự bảo đảm ngân sách hoạt động, có tích lũy.”
Quy hoạch báo chí dược thực hiện bằng quan điểm coi báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Công cụ ấy có lúc hình như Đảng thấy sảy tay, cũng bị lợi ích nhóm chi phối. Lần này không chỉ tiếp tục lãnh đạo, trong nhiều trường hợp còn quy định luôn nội dung đưa tin, thì quy hoạch này giao cho Đảng trách nhiệm chủ báo, mà là chủ của một hệ thống báo lớn và giàu.nhà báo Tâm Chánh
“Điều bất công là chính sách quản lý của nhà nước với các cơ quan báo chí chẳng những không xác lập được chuẩn mực đánh giá công bằng giữa những các cơ quan báo chí được nuôi hay tự sống, thì chính trong quy hoạch này số phận những tờ báo lớn theo nghĩa uy tín thị trường và quy mô thương mại của nó có thể không còn, nhất là các tờ báo ở TP.Hồ Chí Minh như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Kinh Tế Sài Gòn, Phụ Nữ…”
“Thu dọn những tờ báo tự sống được bằng tiền của người mua thì ý nghĩa của quy hoạch là gì? Tôi không nghĩ đơn giản đó là tinh gọn bộ máy, cắt giảm ngân sách.”
“Tôi muốn lưu ý rằng TP.Hồ Chí Minh có hẳn một nền công nghiệp báo chí lâu đời, ngay cả trong những năm tháng bao cấp vẫn tồn tại thị trường báo chí. Có lẽ trong cả nước chỉ có Sài Gòn là một thị trường báo chí gần như hoàn chỉnh, cả sản xuất và tiêu thụ.”
“Vậy thì nhà nước muốn sắp xếp cái gì? Dường như nhà nước không ngần ngại coi truyền thông đại chúng không phải là thị trường.”
“Quy hoạch báo chí được thực hiện bằng quan điểm coi báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Công cụ ấy có lúc hình như Đảng thấy sảy tay, cũng bị lợi ích nhóm chi phối. Lần này không chỉ tiếp tục lãnh đạo, trong nhiều trường hợp quy định luôn nội dung đưa tin, thì quy hoạch này giao cho Đảng trách nhiệm chủ báo, mà là chủ của một hệ thống báo lớn và giàu.”
Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?
VN: ‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’
Nhà báo Tâm Chánh cũng lý giải thêm:
“Trong nền chính trị một đảng, dư luận xã hội là một công cụ sắc bén của quyền lực. Chính vì vậy trong thực tế, vị trí phụ trách báo chí là một nhân vật có tầm cỡ và có ảnh hưởng trong Đảng. Người đứng đầu Đảng hẳn nhiên không thể bỏ trống mặt trận dư luận này.”
“Người đứng đầu chính phủ cũng tìm sự ảnh hưởng đặc biệt với công luận. Nắm giữ dư luận xã hội là một huyết mạch quyền lực của Đảng. Lần này Đảng nắm chặt công cụ đó.”
“Có lẽ hiểu được ý chí ấy nên các cơ quan báo chí chọn cách “tranh thủ” vận động, góp ý riêng để tìm được lợi ích cao nhất cho tờ báo của họ. Được tí nào hay tí ấy, còn lại cam chịu như một định mệnh. Vì phải nói một cách thẳng thắn rằng, lĩnh vực báo chí là lĩnh vực quản lý mà các quy phạm của Đảng được sử dụng như một quy phạm pháp luật.”
“Nhưng đó là nền báo chí công cụ của Đảng. Báo chí còn đảm đương trách nhiệm bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận cho nhân dân. Cơ quan báo chí, tổng biên tập, và nhà báo chịu trách nhiệm luật định về việc này.”
“Đó là chưa kể việc ra báo, một chuẩn mực thể hiện quyền tự do báo chí được diễn dịch thành quyền cấp phép của Nhà nước có thể là một cách biến các quyền tự do thành quyền treo trong hệ thống pháp luật.”
“Theo tôi, nếu Luật Báo chí về sau được sửa để hiện thực hóá các quyền tự do thì tiến trình sắp xếp này sẽ có thể diễn ra cục diện báo do Đảng làm chủ sở hữu sẽ là hệ thống báo chí mạnh, nếu không nói là mạnh nhất. Nhà nước sẽ bán cho các doanh nghiệp, tập đoàn một số cơ quan báo chí có tiềm lực.”
Trên thực tế, bài tính này đã từng được cân nhắc, tính toán nghiêm túc. Sự đầu tư vào thị trường truyền thông của các ông lớn đã diễn ra quanh co bằng chiêu bài hợp tác truyền thông và vụ án AVG nướng đến hai bộ trưởng, hai ông trùm hách nhất về quản lý báo chí, là một nhịp vấp vội vàng chứ không hẳn đã là một kết thúc.”
“Trong một nền chính trị đơn nhất, công luận luôn là một công cụ chính yếu để biến hóa “nguồn vốn” chính sách thành thế, thành lực của quyền, của tiền.”
“Tất nhiên bài ca ‘con kiến kiện củ khoai’ sẽ còn truyền nhau trong các đồng nghiệp báo chí để bắt đầu một thời kỳ phân rã không thể tránh khỏi trong các cơ quan báo chí.”
“Cái mà rất nhiều lãnh đạo báo chí gọi bằng hai chữ ‘đội ngũ’ đầy tự hào cũng chẳng cách nào không tan vỡ khi sứ mạng luật định bảo đảm quyền tự do ngôn luận cho nhân dân đã được thực hiện bằng sự im lặng.”
‘Chấn động lớn’
Cũng trong hôm 9/4, nhà báo Ngọc Vinh, là một trong các thư ký tòa soạn của báo Tuổi Trẻ, trả lời BBC: “Thực ra, theo như tôi hiểu, bản quy hoạch này đã có từ lâu và được giới báo chí đồn đại bàn tán nhiều trong thời gian qua, dù không công khai tỏ thái độ trên truyền thông.”
“Từ tháng 9/2015, ông Nguyễn Bắc Son, lúc bấy giờ là bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã tổ chức một hội nghị để phổ biến đề án quy hoạch này. Ở hội nghị, ông Bắc Son có cho biết, đề án được nghiên cứu, thảo luận và hình thành từ 9 năm trước, tức từ năm 2006. Tính cho tới ngày Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt và công bố, thì thâm niên của đề án này đã kéo dài được 13 năm.”
“13 năm để soạn thảo và ban hành một đề án về báo chí, quả là dài. Thế nhưng ta phải hiểu đảng cầm quyền đã thận trọng như thế nào trước một đề án tác động đến toàn bộ nền báo chí Việt Nam như vậy. Chính ông Bắc Son khi ấy cũng thừa nhận “việc thực hiện quy hoạch báo chí là việc lớn, cấp bách, phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng, tác động đến nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, đối tượng… nên phải triển khai thận trọng, từng bước, theo lộ trình.”
“Dù là “cấp bách” nhưng khoảng thời gian để “thận trọng” là 13 năm. So với lúc ông Bắc Son phổ biến đề án năm 2015 và bây giờ, khi đã ký duyệt, cơ bản đề án ko có thay đổi gì nhiều. Chỉ có một thay đổi lớn là ông bộ trưởng ngày ấy giờ đã trở thành tù nhân trong trại giam.”
Sẽ không có một phản ứng hay sự chống đối nào xảy ra cả. Lãnh đạo các tờ báo sẽ răm rắp thực hiện vì không ông nào muốn bị mất ghế. Lâu nay, dù biết về bản quy hoạch nhưng chẳng có tờ báo nào dám lên tiếng phê phán hay góp ý kế hoạch đó, ngoại trừ vài tiếng nói lẻ tẻ của một ít nhà báo trên mạng xã hội.nhà báo Ngọc Vinh
“Bản quy hoạch báo chí này đã tạo một chấn động lớn trong giới báo chí nước nhà, tạo ra những cuộc vận động ngầm lâu nay và khi nó được ký duyệt, các “cuộc chạy” lại khởi động. Dĩ nhiên lãnh đạo các tờ báo và các cơ quan chủ quan không ai muốn tờ báo của mình bị biến mất trên bản đồ báo chí nước nhà, nên việc “vận động” là đương nhiên, gấp rút, vì thời gian không còn nhiều. Chỉ sang năm thôi, số lượng các tờ báo tại TP.Hồ Chí Minh sẽ bị thu hẹp chỉ còn 1/3. Và đến năm 2025, địa phương này chỉ còn duy nhất một tờ báo được phép tồn tại.”
“Bản quy hoạch báo chí của Việt Nam, rõ ràng là có một không hai trên thế giới hiện nay. Dù có trí tưởng tượng phong phú nhất, các nhà báo cũng chưa từng nghĩ đến một thực tế là Sài Gòn-TP.Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất và năng động nhất nước, nơi tập trung tinh thần dân chủ nhất nước, một ngày nào đó chỉ còn một tờ báo mà thôi. Rõ ràng, đề án mà chúng ta đang nói đến đã thu hẹp hoạt động của báo chí, và dĩ nhiên thu hẹp quyền ngôn luận của người dân.”
Ông Ngọc Vinh phân tích:
“Tôi nghĩ Hà Nội ít bị ảnh hưởng hơn TP.Hồ Chí Minh vì số lượng đầu báo đáng đọc ở ngoài ấy ít hơn Sài Gòn. Báo Hà Nội đa số trực thuộc các tổ chức chính trị đầu não nên phần lớn được tồn tại như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Lao Động, các tờ báo của các bộ. Riêng hai tờ báo Thanh Niên và Tiền Phong cùng chung tổ chức Trung ương Đoàn sẽ tồn tại đến hết 2024 trước khi nhập lại thành một vào năm 2025.”
“TP.Hồ Chí Minh là nơi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đề án quy hoạch báo chí. Tại đây, khoảng trên dưới 15 tờ báo sẽ tranh nhau 5 suất tồn tại từ 2020 đến 2025. Trong số này, dĩ nhiên Báo Sài Gòn Giải Phóng sẽ là hạt nhân và chiếm một suất vì là ” tiếng nói của Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh”. Bốn tờ còn lại sẽ là những tờ báo có lượng bạn đọc đáng kể và có ảnh hưởng đến công chúng, có thể sẽ là Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật, Phụ Nữ hay tờ nào khác…”
“5 suất tồn tại kể trên đến năm 2025 chỉ còn một suất. Chúng sẽ nhập với nhau hay có bốn tờ báo trong số 5 tờ vừa kể sẽ biến mất? Câu hỏi này rất thú vị với các nhà báo thích dự đoán ở Việt Nam. Có người mạnh miệng cho rằng chỉ còn tờ Sài Gòn Giải Phóng là tồn tại, còn bốn tờ kia sẽ núp bóng Sài Gòn Giải Phóng để trở thành phụ bản của nó, dù tên gọi và đối tượng, cương lĩnh phục vụ của tờ báo cũ sẽ giữ nguyên. Nói cách khác là bình mới rượu cũ…”
‘Răm rắp thực hiện’
Nhà báo Ngọc Vinh bình luận thêm với BBC:
“Ước tính, việc quy hoạch báo chí có thể đẩy 4.000 nhà báo có thẻ và khoảng 6.000 nhân viên hành chính trị sự ra đường vì mất việc làm. Tuy nhiên, điều 1 của bản “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025″ tiếp tục khẳng định một thực tế như lâu nay: “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”.
“Như thế thì dễ hiểu, sẽ không có một phản ứng hay sự chống đối nào xảy ra cả. Lãnh đạo các tờ báo sẽ răm rắp thực hiện vì không ông nào muốn bị mất ghế. Lâu nay, dù biết về bản quy hoạch nhưng chẳng có tờ báo nào dám lên tiếng phê phán hay góp ý kế hoạch đó, ngoại trừ vài tiếng nói lẻ tẻ của một ít nhà báo trên mạng xã hội.”
“Nếu có, thì họ chỉ tận dụng vài kẽ hở nào đó của bản quy hoạch, để “chạy thuốc” nhằm tìm kiếm một chút ưu thế cho tờ báo của mình trong quá trình tồn tại, chẳng hạn như, thay vì bị khai tử, hãy cho tôi cơ hội được tồn tại dù là dưới hình thức phụ bản cho tờ báo khác…”
“Theo tôi, rất khó mà có thay đổi gì trong tình hình hiện nay vì báo chí là một thế lực quan trọng có thể thay đổi một chế độ hay một quốc gia. Các tuyên bố của các lãnh đạo cho thấy, Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công cụ báo chí, không để nó bị tư nhân hóa dưới bất kỳ hình thức nào và họ chưa sẵn sàng nới lõng tự do cho báo chí.
“Dĩ nhiên những người làm báo ở Việt nam luôn muốn được tự do làm báo, được tự do thể hiện chính kiến quan điểm của mình. Họ càng được tự do bày tỏ và biểu đạt sự thật thì báo chí càng có lợi và dân chúng cũng có lợi, xã hội cũng có lợi. Vì bị hạn chế và kiểm soát khá ngặt nghèo nên giờ đây báo chí, nhất là báo in giảm độc giả nhanh chóng.”
“Và đó là cơ hội của mạng xã hội. Những vị lãnh đạo báo chí cũng từng lên tiếng khẳng định thực tế này và kêu gọi báo chí không được để mạng xã hội vượt mặt. Thế nhưng, điều kiện cần để báo chí có thể cạnh tranh sòng phẳng với mạng xã hội là quyền tự do biểu đạt chứ không phải là bản quy hoạch báo chí mà ta đang chứng kiến.”
“Từ những yếu tố đó, tôi muốn nói rằng việc kiềm hãm sức mạnh vô biên của báo chí chỉ có hại chứ không có lợi cho đất nước.”
“Sở dĩ tôi chọn nghề làm báo vì từng đọc một câu nói, được cho là của một tổng thống Mỹ. Ông ấy nói rằng, nếu buộc phải chọn một giữa tổng thống và báo chí thì ông ấy sẽ chọn báo chí. Tôi nghĩ, nước Mỹ được hùng mạnh như ngày hôm nay là nhờ những người cầm quyền có tư tưởng như vậy. Tôi ước mong sao, một ngày nào đó, tại Việt nam cũng sẽ có một lãnh tụ, một nguyên thủ dám nói và dám thực hiện những điều như thế.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47849572

Dự án Bauxite Tây Nguyên thực sự có lợi nhuận

và cần được mở rộng đầu tư?

Hòa Ái, RFA
Bộ Công Thương, vào những ngày đầu tháng 4 cho biết hai nhà máy sản xuất alumin Tân Rai, ở Lâm Đồng và Nhân Cơ, ở Đắk Nông bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế nên sẽ đề nghị với Chính phủ và Quốc hội tăng công suất của hai nhà máy này và mở rộng đầu tư khai thác bauxite, ngành công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên.
Giới chuyên gia nói gì liên quan thông tin vừa nêu?
Dự án bị phản đối
Dự án Bauxite Tây Nguyên từ năm 2001 được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX và vào tháng 11/2007 được người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt.
Ngay từ đầu, dự án Bauxite Tây Nguyên đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ giới chuyên gia khoa học lẫn kinh tế cùng nhiều nhân sĩ trí thức cũng như các quan chức cấp cao, Đại biểu Quốc hội và cả người dân bản địa vì cho rằng không có lợi cho quốc gia về nhiều mặt, nhất là sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho môi trường của Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn lại ý kiến phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một trong rất nhiều ý kiến mà Đài RFA ghi nhận 10 năm về trước:
“Nếu tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện nay, về lâu dài cái giá phải trả của Việt Nam là không phát triển được cây công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất và ô nhiễm nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.”
Mặc dù vậy, Chính phủ Hà Nội vẫn cương quyết tiến hành vì ‘là chính sách lớn của Việt Nam”, qua lời tuyên bố của ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng hồi năm 2009.
Thu lãi ngoài dự định
Dự án Bauxit Tây Nguyên được triển khai thí điểm với hai nhà máy sản xuất, bao gồm Nhà máy Alumin Tân Rai, ở Lâm Đồng với tổng mức đầu tư hơn 15 ngàn tỷ đồng và có công suất thiết kế 650 ngàn tấn alumin/năm cùng với Nhà máy Alumin Nhân Cơ, ở Đắk Nông với mức đầu tư gần 17 ngàn tỷ đồng nhưng có công suất thiết kế tương đương với nhà máy còn lại. Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 lên đến tối đa 250 ngàn tỷ đồng và hai nhà máy này được tính toán sẽ nộp ngân sách bình quân tầm 850 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho khoảng 3000 lao động.
Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên, theo như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân… Và nếu tính đủ thêm các chi phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời-TS. Nguyễn Huy Vũ
Theo kế hoạch, Nhà máy Alumin Tân Rai sẽ có doanh thu 3 năm đầu bị lỗ và thời gian hoàn vốn là 12 năm. Còn Nhà máy Alumin Nhân Cơ sẽ bị lỗ trong 5 năm đầu hoạt động và mất 13 năm để hoàn vốn.
Sau một thập niên xây dựng và hoạt động, tại buổi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 31/10/18, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết hai nhà máy Alumin Tân Rai và Alumin Nhân Cơ sản xuất sản phẩm alumin đầu tiên vào năm 2016 và giữa năm 2017 đã vận hành thương mại. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm sản phẩm sản xuất được bao nhiêu là bán bấy nhiêu, không đủ cho nhu cầu thị trường và theo kế hoạch trong năm 2018, hai nhà máy này đạt sản lượng 580 ngàn tấm alumin, còn trong năm 2019 sẽ đạt công suất thiết kế tối đa là 650 ngàn tấn alumin.
Thị trường nước ngoài tiêu thụ alumin/hydrat của Việt Nam gồm có các quốc gia ở Trung Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan…
Trong những ngày đầu tháng 4 năm 2019, Tập đoàn Than Khoán sản Việt Nam (TKV), đơn vị phụ trách hai nhà máy Alumin Tân Rai và Nhân Cơ báo cáo với Bộ Công Thương rằng bắt đầu thu lợi nhuận. Cụ thể, Nhà máy Alumin Tân Rai có lãi từ năm 2017, sau 3 năm lỗ đúng theo kế hoạch và riêng trong năm 2018 đã đạt lợi nhuận trên 1.700 tỷ đồng. Còn Nhà máy Nhân Cơ, trong năm ngoái sản xuất gần 103% kế hoạch năm, tương đương 655 ngàn tấn alumin, doanh thu đạt trên 6.400 tỷ đồng; đặc biệt có lãi ngay năm đầu tiên mà không bị lỗ như dự kiến trong 5 năm đầu hoạt động.
Tuyền thông trong nước dẫn lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh rằng Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thành báo cáo để trình Chính phủ và Quốc hội với đề xuất nâng công suất cho hai nhà máy và mở rộng đầu tư khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Sẽ mở rộng đầu tư?
Đài RFA nêu vấn đề với giới chuyên gia liệu rằng đề xuất này của Bộ Công Thương sẽ khả thi hay không, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ-Môi trường ENTCE cho rằng việc mở rộng đầu tư là hợp lý vì giá thành alumin trên thế giới đang có xu hướng tăng cao và việc sản xuất ở Việt Nam đang thu lãi, đồng thời hai nhà máy vận hành cũng bảo đảm về điều kiện an toàn. Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cho biết:
“Các chuyên gia xưa kia có ý kiến chủ yếu sợ về môi trường bị tàn phá, bị gây ô nhiễm. Thế nhưng trong thực tế thời gian qua, kể từ khi các nhà máy hoạt động thì bảo vệ môi trường được. Các chuyên gia, trong đó có tôi, qua vài đợt đi xem và đánh giá thì thấy họ sản xuất tốt và bảo vệ môi trường cũng tốt. Nguy cơ gây sự cố thì cũng không lớn lắm đâu. Nỗi lo sợ vỡ hồ bùn đỏ…thì thật ra khả năng vỡ ít lắm vì hồ được làm chắc chắn. Cho nên khả năng mở rộng công suất thì tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì.”
Trong khi đó, từ Na-Uy, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ phân tích với RFA rằng số liệu mà Tập đoàn TKV báo cáo có lãi là con số không chính xác. Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ghi rõ:
“Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên, theo như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân… Và nếu tính đủ thêm các chi phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong hơn 10 vị nhân sĩ trí thức hồi năm 2010 viết thư gửi lên Bộ Chính trị và Nhà nước Việt Nam khẩn thiết yêu cầu tạm hủy dự án bauxite Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng con số báo cáo đạt lợi nhuận của Tập đoàn TKV rất đáng ngờ vực vì ông cho rằng có thể vì mục đích chính trị ẩn phía sau. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Trong hai năm tới, sắp sửa Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra thì tôi nghĩ rằng những người điều hành đất nước sẽ rất muốn chạy theo số lượng để được những số liệu rất đẹp, bởi vì số liệu đẹp thì nó sẽ củng cố vị thế của người này người kia. Tôi nghĩ rằng ông Thủ
tướng nên rất cần xóa đi những sự ngờ vực có thể có này bằng cách cho Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) hay chính những nhà máy đấy phải công bố chi tiết các thông tin ra, là đầu tư bao nhiêu, vay bao nhiêu, chi phí như thế nào, bán ra sao…Nếu có những dữ liệu đấy thì trong nửa tiếng đồng hồ mà một người không hiểu biết gì lắm như tôi cũng có thể tính toán ra một cách tương đối chính xác thực hư như thế nào.”
Một trong những nguyên nhân chính mà giới nhân sĩ trí thức kêu gọi Nhà nước Việt Nam cần cân nhắc thận trọng là phải so sánh giữa hiệu quả kinh tế với hậu quả môi trường mà dự án này mang lại lâu dài cho quốc gia. Giới chuyên gia từng cảnh báo tác hại khôn lường qua sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary hồi đầu tháng 10 năm 2010, được Chính phủ nước này cho là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử của Hungary.
Tôi chỉ nhắc lại những tính toán của các chuyên gia từ 10 năm về trước, nếu tính đến những chi phí về môi trường; có nghĩa là phải tính đến 50 năm, 100 năm nữa thì sẽ thế nào mà lúc đó mình sẽ chiết khấu về chi phí của ngày hôm nay. Rất đáng tiếc là những khoản đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nhất là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hủy hoại và sẽ còn hủy hoại môi trường của Việt Nam một cách khủng khiếp và tôi nghĩ rằng khi tính đến những tác động về môi trường có thể ảnh hưởng đến đời con, đời cháu chúng ta thì những dự án kiểu khai thác tài nguyên như thế là phải chấm dứt-TS.Nguyễn Quang A
Qua một thập niên vận hành tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, truyền thông trong nước loan tin Nhà máy Alumin Tân Rai xảy ra sự cố vỡ đê quai hồ chứa thải quặng bauxite hồi tháng 10 năm 2014, khiến nhiều khu vực bị ảnh hưởng và mãi hai năm vẫn còn bỏ hoang vì chưa khắc phục hết ô nhiễm. Bên cạnh đó, Công ty Nhôm Lâm Đồng, trong báo cáo tháng 3 năm 2016, cho biết nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bauxite Tân Rai, ở huyện Bảo Lâm bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân địa phương và họ phải bỏ tiền hàng triệu đồng để mua máy lọc nước về sử dụng. Cũng trong năm 2016, vào cuối tháng 7, Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk Nông bị xảy ra sự cố tràn hóa chất, dẫn đến cá chết và người dân bị bệnh ngoài da khi tiếp xúc với nước ở suối Đắk Dao.
Hồi đầu tháng 3 năm 2018, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường công bố một báo cáo đánh giá hiệu quả thí điểm dự án bauxite tại hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, trong đó ghi nhận dự án Tân Rai xảy ra 3 lần sự cố và dự án Nhân Cơ xảy ra 4 lần sự cố với nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, thiết bị xuống cấp nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường phức tạp.
Bộ Tài Nguyên-Môi Trường trong báo cáo vừa nêu còn cảnh báo nhà đầu tư là Tập đoàn TKV phải lưu ý chất lượng thiết bị do nhà thầu Trung Quốc cung cấp.
Mới đây nhất, một cư dân ở Lâm Đồng, tu sĩ Thích Ngộ Chánh nói với RFA tình trạng rừng bị tàn phá kể từ khi Nhà máy Alumin Tân Rai được xây dựng:
“Trên đường đi vô khu vực bauxite ở Bảo Lâm, Lâm Đồng thì cái mảng rừng trong đó bị phá rất nhiều. Có một đợt đi qua đó thấy tình trạng phá rừng rất là khủng khiếp”.
Ngoài ra,  Nhà văn Nguyên Ngọc, người đã nhiều năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, cũng từng bày tỏ lo ngại về văn hóa Tây Nguyên bị xáo trộn do dự án:
Tôi lo lắng về mặt văn hóa xã hội ở Tây Nguyên. Đây là một vùng văn hóa rất đặc sắc và độc đáo. Tây Nguyên trước hết là rừng. Văn hóa Tây Nguyên có thể nói là văn hóa rừng, là tinh hoa của sự gắn bó của con người với tự nhiên. Một xã hội, một dân tộc mà văn hóa bị tan đi, thì xã hội không thể ổn định, và thậm chí các dân tộc không thể tồn tại.”
10 năm sau khi triển khai dự án bauxite Tây Nguyên và trước đề xuất cần mở rộng dự án này của Bộ Công Thương, một lần nữa giới chuyên gia cũng khẳng định Chính phủ và Quốc hội cần phải tính toán kỹ lưỡng và sáng suốt để đưa ra quyết định thật đúng đắn trong thời đại công nghiệp 4.0.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng không thể tiếp tục những dự án hủy hoại môi trường của Việt Nam:
“Tôi chỉ nhắc lại những tính toán của các chuyên gia từ 10 năm về trước, nếu tính đến những chi phí về môi trường; có nghĩa là phải tính đến 50 năm, 100 năm nữa thì sẽ thế nào mà lúc đó mình sẽ chiết khấu về chi phí của ngày hôm nay. Rất đáng tiếc là những khoản đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nhất là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hủy hoại và sẽ còn hủy hoại môi trường của Việt Nam một cách khủng khiếp và tôi nghĩ rằng khi tính đến những tác động về môi trường có thể ảnh hưởng đến đời con, đời cháu chúng ta thì những dự án kiểu khai thác tài nguyên như thế là phải chấm dứt.”
Còn tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ kêu gọi Việt Nam thay vì đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nặng ảnh hưởng mạnh đến môi trường thì nên dành số tiền đó đầu tư vào những dự án của các ngành công nghiệp thông minh, cần nhiều chất xám hiện nay, nếu muốn nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-the-project-bauxite-in-central-highland-start-getting-interest-and-need-more-investment-04082019141048.html

Truy tố bốn cựu lãnh đạo Vinashin

chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng

Viện kiểm sát Nhân dân tối cao vào ngày 8/4 vừa ban hành cáo trạng truy tố bốn bị can là cựu lãnh đạo của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 9/4 cho biết bốn bị can gồm Nguyễn Ngọc Sự cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trương Văn Tuyến cựu Tổng giám đốc, Phạm Thanh Sơn cựu Phó tổng giám đốc và Trần Đức Chính cựu kế toán trưởng, trưởng ban tài chính.
Theo cáo trạng, trong giai đoạn 2008-2010, Vinashin nhận 2.200 tỉ đồng từ tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và hơn 4.000 tỉ đồng từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung Ương để tái cơ cấu. Vinashin đã gửi phần lớn số tiền này vào ngân hàng Oceanbank gửi có kỳ hạn để lấy lãi. Nhưng thay vì dùng tiền lãi để sử dụng cho công việc chung, các bị cáo đã biển thủ hơn 10 tỷ đồng cho cá nhân.
Cơ quan tố tụng xác định bj can Nguyễn Ngọc Sự là người chủ trương và trực tiếp ký 12 hợp đồng giao dịch tiền gửi và chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prosecuting-four-former-vinashin-leaders-appropriated-more-than-10-billion-04092019085106.html

Vietjet Air – Câu chuyện trễ chuyến và hơn thế nữa

Nguyễn Trang Nhung
‘VJ198 – Chuyến bay kinh hoàng của Vietjet Air’ là tiêu đề của một bài viết của facebooker HT (tên viết tắt) về chuyện Vietjet Air trễ chuyến đến gần 7 tiễng rưỡi với nhiều chi tiết không hay về cách hành xử của hãng.
Theo lời kể của HT, cô và vài hàng trăm hành khách đã đặt vé trên chuyến bay VJ198 khởi hành lúc 7h10 tối ngày 3/4 từ Sài Gòn đi Hà Nội nhưng mãi đến 2h30 sáng ngày 4/4 mới được cất cánh.
Không chỉ là trễ chuyến, chuyện còn tệ hơn như vậy. Sau hai lần hãng thông báo lùi giờ bay thì đến 9h50 tối, hành khách được lên máy bay. Tưởng như sắp bay đến nơi, hành khách hết cả kiên nhẫn khi khoảng 2 tiếng sau máy bay vẫn không cất cánh.
Khi thắc mắc với tiếp viên, hành khách được trả lời là do có chút sự cố nên máy bay sẽ chậm thêm mấy phút. Hết mấy phút là mấy chục phút nữa mà máy bay vẫn chưa bay. Lúc này, nhiều người đói, mệt, nhất là người già và trẻ em.
Đến gần 1h sáng mà không được ăn uống, một bà cụ đã ngất xỉu. Hãng buộc phải mở cửa máy bay đưa bà cụ đó xuống. Các hành khách khác nhân đó cũng xuống theo.
Xuống sân bay vạ vật thêm cả tiếng đồng hồ nữa thì hành khách mới được thông báo là máy bay sẽ cất cánh vào lúc 2h30…
Ngoài bài viết về sự việc, HT còn kèm theo video cho thấy một hành khách trung niên thể hiện bức xúc và nêu ý kiến với tiếp viên của hãng. Hành khách này nói rằng lý do ban đầu mà hãng đưa ra là “thủ tục không lưu chưa xong“, đến khi lên máy bay rồi thì hãng lại giải thích lý do là “nhầm số hiệu chuyến bay“. Hành khách này nói thêm rằng không còn đủ lòng tin vì hãng “nói dối liên tục“.[1]
Chuyện về chuyến bay này của Vietjet Air hình như không được báo chí chính thống đăng tải. Tôi đã thử tìm kiếm qua Google theo một số từ khóa mà không tìm thấy tin tức về chuyện này trên mạng nói chung.
Điều “hay ho” là bài viết cùng video của HT sau nhiều tiếng đồng hồ kể từ sáng 6/4, đã mất dạng trong một group công khai nơi cô đăng tải, đó là group Góc nhìn Báo chí – Công dân.[2]
Tình cờ, qua một facebooker khác, tôi được biết rằng bài viết và video đã được đăng tải ở một số trang khác, như ‘Chất lượng sống’ (ngày đăng là 6/4), ‘Người vận chuyển’ (không rõ ngày đăng) và cũng mất dạng trên các trang này.
Có vẻ như cái thế lực mà ai cũng biết là ai đấy đã nhúng tay vào các vụ bốc khói của các status đó. Tuy nhiên, thế lực đó không thể truy cùng diệt tận cho bằng hết được, ít nhất là tính tới 9h tối ngày 7/4 (giờ Việt Nam), khi còn vài nơi khác mà bài viết và video đó vẫn tồn tại.
Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ, với tỷ lệ trễ chuyến có lẽ không phải, hay chưa phải là cao nhất (riêng trong quý 1 năm 2018 thì tỷ lệ trễ chuyến cao nhất thuộc về JetStar, với 21,1%, trong khi tỷ lệ này của Viejet Air là 16,6%[3]) song dường như bị ca thán nhiều nhất về chất lượng dịch vụ.
Cách đây không lâu, trong một chuyến bay từ Sài Gòn tới Huế, do sự cố, Vietjet Air đã hạ cánh xuống Đà Nẵng song chỉ bồi thường mỗi hành khách 100 ngàn đồng để hành khách tự đi xe khách đến điểm cuối.[4]
Trở lại với bài viết của HT, cuối bài viết của mình, HT tái bút rằng “Sẽ vẫn phải đi Vietjet nhưng tôi thực sự thấy sợ, quá sợ Vietjet rồi.
Tôi nghĩ rằng đối với những ai không muốn đi Vietjet Air, và nếu giá rẻ là một tiêu chí, thì ngoài Vietjet Air, không phải là không có các lựa chọn khác cạnh tranh về giá.
Vấn đề chủ yếu là hành khách có sẵn lòng từ bỏ thói quen đi riết một hãng (dù không muốn) hoặc có sẵn lòng đòi hỏi quyền lợi của mình thay vì chỉ ca thán hay không. Nếu câu trả lời là ‘Có’, hàng khách sẽ thấy có nhiều hơn một lựa chọn hãng bay, cũng như có nhiều hơn một lựa chọn cho hành xử để bảo vệ quyền lợi của mình.
Liên quan đến quyền lợi, hành khách nên biết rằng kể từ 1/1/2017, theo Thông tư 27/2017/TT-BGTVT,[5] mình sẽ được hưởng các quyền lợi khi máy bay chậm hoặc hủy chuyến như sau:
Từ 2 giờ, được phục vụ nước uống
Từ 3 giờ trở lên được phục vụ đồ ăn
Từ 6 giờ trở lên trong khoảng từ 7h sáng đến 10h tối được bố trí nơi nghỉ
Từ 6 giờ trở lên trong khoảng từ 10h tối đến trước 7h sáng hôm sau được bố trí chỗ ngủ, nghỉ hoặc thỏa thuận giải pháp thay thế với hãng
Được chuyển đổi hành trình trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng để đến được điểm cuối một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất
Ngoài ra, theo Thông tư 14/2015/TT-BGTVT,[6] hành khách còn được bồi thường chậm hoặc hủy chuyến là:
200 ngàn đồng/người đối với đường bay trong nước dưới 500 km
300 ngàn đồng/người đối với đường bay trong nước từ 500 km đến 1000 km
400 ngàn đồng/người đối với đường bay trong nước từ 1000 km trở lên
Đối với đường bay quốc tế, mức bồi thường từ 25 USD đến 150 USD tùy theo độ dài đường bay.
Cuối cùng, chốt lại một câu là: Nếu hành khách chỉ ca thán mà không thay đổi, không đòi hỏi, tất nhiên, theo một cách hiểu biết và chính đáng, thì khó mà khiến một dịch vụ nào hay một hàng hóa nào tốt lên, cũng như khó mà khiến doanh nghiệp nào tử tế và văn minh lên được.
Chú thích:
[1] Bài viết và video hiện còn tồn tại ở đây:
https://www.facebook.com/2022680201331337/videos/854822384849182
[2] Group Góc nhìn Báo chí – Công dân
https://www.facebook.com/profile.php?id=463268410729602
[3] Jetstar, Vietjet giữ kỷ lục chậm chuyến trong quý đầu năm 2018
https://news.zing.vn/jetstar-vietjet-giu-ky-luc-cham-chuyen-trong-quy-da…
[4] Video ‘Máy bay Vietjet đi Huế lại hạ cánh xuống Đà Nẵng’
https://www.youtube.com/watch?v=YMI0qD-oW8k
[5] Thông tư 27/2017/TT-BGTVT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-27-2017-T…
[6] Thông tư 14/2015/TT-BGTVT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-14-2015-T…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietjet-air-delayed-story-and-furthermore-

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.