Tháng Tư, ngậm ngùi thân phận lưu ly!
Nguyễn Nhơn
02/04/2019
Cho tới nay, các "nhà tranh đấu dân chủ" trong nước vẫn chủ trương "tranh đấu Ôn hòa – Bất bạo động "theo phương thức" Xã hội Dân sự "đi song song với "Quốc tế vận. "
Cho tới hồi gần đây, khi Hoa Kỳ từ Đại sứ Ted Osius cho tới TT Obama đều xác minh: "Hoa Kỳ KHÔNG CÓ kế hoạch thay đổi thể chế chánh trị Việt Nam," một số các vị thức giả mới lên tiếng về "TỰ LỰC" tranh đấu vì Tự do – Dân chủ cho chính mình.
Riêng gã cựu chức việc già VNCH đã từ lâu không ngớt hô hào, cổ võ, khích lệ giới trẻ trong nước kết hợp thành những nhóm nhỏ, tự đặt kế hoạch hành động tích cực hơn nhằm dẫn tới cuộc CÁCH MẠNG TOÀN DIỆN nếu không bằng bạo lực thì chí ít cũng phải bằng hành động phản kháng BẤT TUÂN DÂN SỰ.
Sở dỉ kẻ tiểu dân già VNCH có chủ trương như vậy bởi vì kinh nghiệm xót xa cho thân phận tị nạn lưu ly khi cố gắng nói lên tiếng nói công chính của cộng đồng tị nạn việt cọng với chánh phủ Hoa Kỳ khi tái lập bang giao với việt cọng.
Đòn bẫy nhân quyền với Việt cộng có linh không?
Trích: "Bà Vũ Minh Khánh lo ngại: "Phải chăng vì Việt Nam đã ký được nhiều hiệp định quốc tế về kinh tế, như TPP, FTA... rồi, nên bây giờ chính quyền Việt Nam trở mặt, phá bỏ các cam kết, bắt giữ người hoạt động nhân quyền để trả đũa và để gửi lời cảnh báo tới tất cả giới hoạt động nhân quyền-dân chủ?"
1/ FB Ðoan Trang dẫn lời ông Ted Osius đáp: "Tôi lại diễn giải vụ bắt bớ này theo một cách khác. Tôi cho là với việc bắt anh Ðài và chị Hà, Bộ Công An Việt Nam muốn gửi một thông điệp rằng họ đang rất mạnh và họ không e ngại điều gì cả." Dù vậy, ông cũng thừa nhận, không hiểu sao chính quyền Việt Nam "liều" như thế (take a great deal of risks). "Họ đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm. Họ đang liều cả với TPP, cả với tương lai kinh tế trước mắt."
Theo FB Ðoan Trang tường thuật, bà Vũ Minh Khánh băn khoăn rằng nếu vậy, liệu có phải Mỹ và cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia phương Tây, đã hết các cơ chế để có thể gây áp lực với Việt Nam.
2 / Ðại Sứ Ted Osius cười: "Không đâu. Mỹ vẫn còn rất nhiều đòn bẩy (leverage) để tạo sức ép. Tôi đang có trong tay bức thư của Dân Biểu Alan Lowenthal phản đối vụ bắt giữ Luật Sư Nguyễn Văn Ðài; ông Alan Lowenthal là người sẽ tham gia cho ý kiến quyết định việc Mỹ có thể đồng ý để Việt Nam gia nhập TPP không. Ngoài TPP, Mỹ còn nhiều đòn bẩy khác nữa.
Tuy thế, đại sứ Hoa Kỳ cũng nêu rõ rằng ông cảm nhận được sự cứng rắn của phía Bộ Công An, và chắc chắn chính quyền Việt Nam sẽ không thả Luật Sư Nguyễn Văn Ðài sớm
Kết thúc buổi gặp, ông Ted Osius khẳng định: "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm. Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. (We won't give up)."
( Báo Người Việt - Ðại sứ Mỹ: Bắt LS Ðài, Việt Nam 'đang chơi trò nguy hiểm' )
Nhớ hồi nẩm 1994, khi Clinton bất ngờ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với việt cọng, Ban Đại diện cộng đồng người Việt Bắc Cali gốm các bạn trẻ vừa mới chánh thức được bầu cử tổ chức cuộc biểu tình phản đối lịnh bãi bỏ cấm vận trước trụ sở Liên bang trên đường 1.
Buổi sáng trời hanh lạnh, vài ba chục quân cán chính và đồng bào tị nạn cọng sản dàn trận trước trụ sở Liên bang đồ sộ xem ra mong manh đáng thương. Sau gần 20 năm định cư trên đất Mỹ, cộng đồng người Việt mới chỉnh đốn được tổ chức, đụng phải mặt trận thiệt là gay go, không khác nào đội đá vá trời. Nhưng mà cũng cố gắng nói lên tiếng nói nhỏ nhoi của mình.
Gã nhà quê lúc ấy đã 57 tuổi, buồn tình, xách cặp da vào đại học cộng đồng De Anza xin ghi danh học một khóa Bang giao Quốc tế xem chiện gì đã xãy ra.
Té ra là đã vài năm nay, Hoa Kỳ có cái sách lược đối phó với các nước cọng sản còn sót lại kêu là Engagement – Enlargement ( Kết giao – Mở rộng ). Nói khái quát nó gồm 3 bước đơn giản:
1- Bãi bỏ cấm vận: Giải trừ các đe dọa nhằm tạo không khí hòa hoãn.
2- Trao đổi dân sự: Khuyến khích doanh nhân qua lại thăm dò công việc làm ăn. Lập chương trình trao đổi sinh viên - học sinh để hai bên tập làm quen.
3- Thiết lập bang giao: Dùng các hiệp ước giao thương có lợi cho nước đối tác để "khuyến khích thay đổi dân chủ" ( Using beneficiary agreements as leverage "to encourage democratic transformations")
Anh sinh viên già đọc thấy lấy làm bở ngở, mới thưa hỏi vị giáo sư Mỹ: "Vậy chừng bao lâu thì việc khuyến khích thay đổi dân chủ có kết quả? "
Vị giáo sư nghiêm nghị đáp: "It's a very long way to go". ( Diễn nôm: Đường còn xa lắm, người ơi!) Rồi ông nhìn đăm đăm anh học trò già ra ý hỏi: "Thế còn người Việt quý ông thì làm gì?"
Gã cựu chức việc VNCH ngày xưa nhìn thẳng mặt vị giáo sư Mỹ và nói: "Bởi vậy, người Việt chúng tôi chưa bao giờ ngừng tranh đấu cho Tự do – Dân chủ cho chính mình".
Thấy vậy, Ông giáo sư mới nói tiếp: Whenever, wherever IT CAN, The United States wants to help promote Freedom and Democracy . ( Bất cứ khi nào và ở đâu MÀ CÓ THỂ ĐƯỢC, Hoa Kỳ vẫn muốn giúp thăng tiến Tự do – Dân chủ )
Còn như bây giờ, tình thế ngày càng thúc bách, việc va chạm quân sự trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể xãy ra và vận mạng Đất nước không biết ngả về đâu!?
Cho nên không thể chỉ xoay trở cầm chừng, trông chờ Mỹ can thiệp được!
Trong một bài viết "Armed Clash in the South China Sea " của Bonnie S. Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có một đoạn khuyến cáo chánh phủ Mỹ như sau:
"Seventh, Washington should clarify in its respective dialogues with Manila and Hanoi the extent of the United States' obligations and commitments as well as the limits of likely U.S. involvement in future disputes. Clarity is necessary both to avoid a scenario in which regional actors are emboldened to aggressively confront China and to avert a setback to U.S. relations with regional nations due to perceptions of unfulfilled expectations." (*)
(Tạm dịch: Thứ 7, trong việc đối thoại với Phi Luật Tân và Việt Nam, Hoa Kỳ cần minh bạch về phạm vi nghĩa vụ và cam kết của mình cũng như giới hạn của sự liên hệ khả dỉ của Hoa Kỳ trong các tranh chấp có thể xãy ra trong tương lai. Sự minh bạch là cần thiết cho cả hai bên nhằm tránh sự kiện mà trong đó các tác nhân địa phương được phấn khích để tích cực đối đầu với Trung quốc và cũng tránh sự thoái bộ đối với quan hệ của các trong vùng với Hoa Kỳ vì lý do nhận thức sự không làm tròn kỳ vọng của Hoa Kỳ. )
Nói một cách nôm na cho dễ hiểu là : Hoa Kỳ phải nói rõ cho Phi và VN biết là chỉ ủng hộ hai nước trong tranh chấp Biển Đông tới mức nào thôi chớ không được ỷ lại vào Hoa Kỳ mà làm tới với Trung cọng được!
Nói tóm tắt lại là: Đừng trông chờ các "đòn bẫy " của Hoa Kỳ đối với việt cọng có linh ứng hay không mà hãy tự trông cậy vào chính sức lực của mình mà hành động trong việc tranh đấu vì Dân chủ – Nhân Quyền cũng như đối phó với tàu khựa trên biển Đông.
Và luôn luôn ghi nhớ câu ngạn ngữ Mỹ :
"Freedom Ain't Free"
Tự do không cho không, biếu không!
Nguyễn Nhơn
Tháng Tư Đen phấn đấu cho Ngày Mai Tươi Sáng
2/4/2019
(*) Armed Clash in the South China Sea - Contingency Planning Memorandum No. 14 Author: Bonnie S. Glaser, Senior Advisor for Asia, Center for Strategic and International Studies
--------
0 comments