Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Libya Vô Cùng Rối Ren

Thursday, April 11, 2019 5:24:00 PM //

08/04/2019
AP ngày 7/4/2019 loan tin, “Lực lượng Libya ở phía đông đã bắt đầu không kích vào phía nam của Thủ Đô Tripoli vào hôm nay, gia tăng chiến dịch tiến chiếm thủ đô cho dù Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi một cuộc ngưng bắn.
Image result for Libyan National Army
Quân Đội Quốc Gia Libya (Libyan National Army) của Thống Chế (tướng 5 sao) Khalifa Hafta hỗ trợ cho chính quyền tại miền đông song hành với chính phủ ở Tripoli tuần trước đã tiến quân vào Tripoli tại phía tây là địa bàn của chính quyền được quốc tế (Mỹ và vài nước Tây Phương) công nhận. Cuộc tấn công khiến gia tăng cuộc tranh chấp quyền lực đã làm đổ vỡ việc sản xuất dầu và khí đốt từ khi Tổng Thống Obama lật đổ và giết Ô. Muammar Gaddafi năm 2011.
Quân Đội Quốc Gia Libya nói rằng họ đã tiến tới phía nam ngoại ô và chiếm giữ phi trường quốc tế cũ mặc dù các viên chức quân sự ở Tripoli phủ nhận. Còn theo các viên chức quân sự ở phía đông và cư dân nói rằng, một máy bay của Quân Đội Quốc Gia Libya đã không kích vào khu vực này nhưng chi tiết thì không rõ.
Ủy Hội LHQ về Libya vào ngày hôm nay kêu gọi một cuộc ngưng bắn trong hai giờ tại nam Tripoli để di tản dân chúng và những người bị thương. Một dấu hiệu khác cho thấy tình hình diện địa trở nên tồi tệ hơn khi lực lượng tham chiến hỗ trợ cho Bộ Chỉ Huy Phi Châu của Hoa Kỳ đã rút khỏi Libya vì lý do an ninh.
Các lực lượng đồng minh của chính phủ Tripoli tuyên bố mở chiến dịch gọi là Hỏa Diệm Sơn Giận Dữ (Volcano of Anger) để bảo vệ thủ đô. Cuộc tấn công này khiến LHQ ngạc nhiên và làm nguy hại cho kế hoạch tìm kiếm thỏa hiệp cho một lộ trình tiến hành các cuộc bầu cử để giải quyết bất ổn của Libya mà Libya là địa điểm để những người tỵ nạn và di cư vượt qua Sa Mạc Sahara với mục đích tiến vào Âu Châu qua Địa Trung Hải ở phía bắc (mà trước đây đã tạo cuộc khủng hoảng di dân rúng động thế giới).
Thống Chế Hafrar 75 tuổi, tự cho mình là đối thủ của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan nhưng lại được các kẻ chống đối coi ông như một nhà độc tài kiểu Ô. Gaddafi, được Ai Cập và Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hỗ trợ vì coi ông như thành lũy chống lại lực lượng Hồi Giáo cực đoan và cũng theo LHQ đã hỗ trợ vũ khí cho Ô. Haftar. Thế nhưng Vương Quốc Ả Rập Thống  Nhất lại cùng Tây Phương bày tỏ lo lắng về cuộc chiến giữa hai phe.
Trong quá khứ, Ô. Haftar đã thương thảo với những nhóm vũ trang ở ngoài Tripoli để tiến quân. Thế nhưng việc kiểm soát được Tripoli là món quà tối hậu cho chính quyền miền đông  mà Ô. Haftar hậu thuẫn- còn phức tạp hơn . Các lực lượng đồng minh của chính quyền Tripoli đã di chuyển các loại súng máy đặt trên các xe chở hàng nhà (xe pickup) từ Mirasrata vào Tripoli để đánh bại lực lượng của Ô. Haftar. Thành phố Tripoli là linh hồn của cuộc đề kháng chống lại “chế độ cũ”, phát triển từ năm 2011 khi lực lượng trung thành với Ô. Gaddafi bao vây nó trong ba tháng.”
Tưởng cũng nên nhắc lại đây vào năm 2011, Mỹ và NATO đã tiến hành cuộc không kích đưa tới việc lật đổ và giết Ô. Gaddafi. Thế nhưng sau khi về hưu, Ô. Obama nói rằng điều ông ân hận nhất trong nhiệm kỳ là đã lật đổ và giết Ô. Gaddafi khiến đưa tới cuộc nội chiến ở Libya vì Mỹ đã không có một kế hoạch nào cho thời “Hậu Gaddafi”.
Thống Chế Khalifa Hafta lão luyện về quân sự, là người đã góp phần quan trọng trong việc lật đổ Ô. Gaddafi. Thế nhưng ngoài Ai Cập và Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, vì không được hậu thuẫn từ Mỹ, Ô. Hafta đã tìm sự hỗ trợ từ Nga. Tháng 11/2016 ông đã gặp Ngoại Trưởng Lavrov và Bộ Trưởng Quốc Phòng  Sergey Shoygu và ký thỏa hiệp cho phép Nga thành lập hai căn cứ quân sự ở miền đông. Nga cũng tuyên bố rằng Thống Chế Khalifa Hafta phải có tiếng nói trong việc lãnh đạo Libya. Nga còn in tiền cho chính phủ miền đông. Chính vì thế mà tình hình Libya vô cùng rối ren. Rối ren vì phe phái và rối ren vì mỏ dầu hỏa khổng lồ.
Đào Văn Bình
(California ngày 7/4/2019)

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.