Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 01/03/2019

Friday, March 1, 2019 4:03:00 PM // , ,


Tin khắp nơi – 01/03/2019

‘Đau đầu pháp lý lớn nhất của Trump không phải là Mueller’

Jonathan TurleyGiáo sư tại Đại học George Washington
Cựu luật sư Michael Cohen của ông Donald Trump đã đưa ra một loạt cáo buộc về người chủ cũ. Một điều xấu hổ về chính trị, vâng. Nhưng nguy hiểm pháp lý đến mức nào? Jonathan Turley, Giáo sư luật hiến pháp tại Đại học George Washington, phân tích.
“Tôi xin tự giới thiệu,” ông Cohen mở đầu màn điều trần của mình.
Những lời này có lẽ là phần không cần thiết nhất trong lời khai của ông Cohen. Ông là người mà có lẽ không cần phải giới thiệu.
Cái ông ta cần là uy tín, một uy tín tốt.
Vị fixer cũ này (người chuyên dàn xếp công việc) của Trump đã phải ra điều trần trước Quốc hội chưa đầy 24 giờ sau khi bị cấm hành nghề luật sư và chỉ vài tuần trước khi chịu án tù ba năm.
Michael Cohen khai Tmp chỉ đạo ông nói dối
‘Trump không đếm xỉa đến nhân quyền, dân chủ ở VN’
Người ‘dàn xếp’ Cohen có thông điệp gì?
Trong khi Cohen cố gắng đóng vai là một tội đồ biết hối lỗi, thì ít người quen biết Cohen thực sự tin vào thái độ hối lỗi này.
Cohen là một kẻ thường xuyên nói dối và là kẻ đánh thuê thiếu kỹ năng pháp lý và điều này chỉ thua kém sự thiếu sót trong đạo đức nghề nghiệp của ông ta.
Lời khai của ông dường như điên cuồng văng ra mọi hướng. Ông gọi Trump là “một kẻ phân biệt chủng tộc”, “một kẻ lừa đảo” và “một kẻ bịp bợm”.
Ông nóng vội kể lại cách Trump nói dối về việc bị gai xương chân để trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Rồi ông nhắc lại việc Trump từng chỉ trích một anh hùng chiến tranh, cố thượng nghị sĩ John McCain, vì đã bị bắt [ở Việt Nam]. Ông Cohen cũng nói về cách Trump khiến ông ta nói dối Đệ nhất phu nhân về vụ ngoại tình.
Chi tiết này rất hấp dẫn nhưng hầu như chẳng liên quan đến các cáo buộc hình sự.
Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng đã làm việc cật lực để vạch ra một điều hiển nhiên – rằng Cohen là một kẻ khai man bị kết án và là một kẻ lừa đảo.
Các bằng chứng
Cohen không phải là kẻ ghê gớm gì nhưng vẫn có thể là một mối nguy hiểm. Ông đã mang tài liệu, bao gồm cả séc có chữ ký của Trump, để củng cố lời khai về việc ông Trump có khuynh hướng phạm tội và gian dối.
Hầu như tất cả các cáo buộc này không liên quan gì đến cáo buộc có sự thông đồng giữa ông Trump với Nga, vốn dẫn đến cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, và các thương vụ của Trump.
Hầu hết những ví dụ mà Cohen đưa ra là để minh họa việc Trump nói dối vụ ngoại tình, tài sản cá nhân, hoặc các giao dịch đều không quan trọng và không liên quan tới các cáo buộc hình sự.
Nói dối công chúng hoặc giới truyền thông không phải là một tội. Nếu nó là tội, thì hầu hết các thành viên của Ủy ban Giám sát Hạ viện đã đi tù cùng Trump.
Mối liên hệ với WikiLeaks
Một tiết lộ được mô tả nặng như “bom tấn” là việc Cohen kể đã nghe cố vấn Roger Stone nói với ông Trump qua điện thoại về việc ông ta đã nói chuyện với người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, rằng WikiLeaks sắp sửa tung một số lượng lớn email bị hack liên quan đến Hillary Clinton và chiến dịch tranh cử của bà.
Ông Roger Stone và WikiLeaks phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thời điểm sự việc xảy ra. Cohen nói rằng việc này xảy ra ngay trước Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ. Điều đó có nghĩa cuộc gọi được thực hiện khoảng từ giữa đến cuối tháng 7/2016.
Tuy nhiên, việc WikiLeaks được biết có trong tay các email bị hack của đảng Dân chủ và công khai đùa cợt việc tung chúng ra ít nhất một tháng trước đó.
Hơn nữa, việc Stone hoặc Trump muốn xem các email hoặc vui sướng khi các email này được tung ra không phải là tội. Chuyện Cohen kể về niềm vui của Trump trước tin email bị rò rỉ hầu như không đáng ngạc nhiên – ông Trump từng công khai kêu gọi người Nga tiết lộ bất kỳ email nào bị hack.
Hơn nữa, Trump không phải là người duy nhất tìm kiếm các trò bẩn từ các nguồn nước ngoài. Trong khi ban vận động chiến dịch tranh cử của Trump thất bại trong việc phủ nhận đã tài trợ cho vụ “hồ sơ Steele” gây tranh cãi, ban vận động chiến dịch tranh cử của bà Clinton sau đó thừa nhận đã trả tiền cho một cựu điệp viên người Anh để thu thập thông tin về Trump từ các nguồn tin nước ngoài, bao gồm cả tình báo Nga.
Và đúng như vậy, Cohen cũng đã nói rõ ông ta không có bằng chứng việc Trump thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Tiền bịt miệng
Cohen cũng lặp lại cáo buộc rằng Trump hối thúc ông trả tiền cho một người mẫu Playboy và một ngôi sao khiêu dâm để ẻm tin Trump ngoại tình.
Ông Cohen xuất hiện với tờ séc có chữ ký của Trump – được ký khi ông Trump đang là tổng thống và vẫn một mực nói không biết gì về vụ chi trả này.
Điều này có thể dẫn tới tội danh vi phạm quy định tài chính trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, nhưng những vi phạm như vậy hiếm khi bị coi là tội hình sự và không phải lúc nào cũng đem lại thành công trong các vụ kiện.
‘Thổi phồng’ tài sản
Nơi mà Cohen có thể gây ra rắc rối cho Trump là việc ông ta khai ra các hành vi không trung thực của Trump, từ việc sử dụng quỹ từ thiện để mua bức tranh chân dung sơn dầu của bản thân đến dối trá về khối tài sản với các công ty bảo hiểm và ngân hàng.
Điều này bao gồm một loạt các báo cáo tài sản bất thường mà Cohen cho biết đã được trao cho Deutsche Bank trong một động thái để mua lại đội bóng bầu dục Buffalo Bills.
Tài sản mà Trump công bố có vẻ tăng từ 4,56 tỷ đô la năm 2012 lên 8,66 tỷ đô la vào năm 2013.
Không rõ số tài sản đó tăng dựa trên cái gì và liệu các số liệu có được đưa vào bất kỳ tài liệu cho vay chính thức nào không. Tuy nhiên, bất kỳ sự khai báo sai sót nào về tài sản và nợ phải trả có thể tạo thành cơ sở cho các cáo buộc gian lận ngân hàng.
Điều rõ ràng là Trump đang đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng không phải từ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller về cáo buộc thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử, mà từ cuộc điều tra các thương vụ của Trump do Công tố viên liên bang ở New York tiến hành.
Và tấn công vào sự thiếu uy tín của Cohen sẽ không làm thay đổi sổ ngân hàng.
Từ Cohn đến Cohen
Ông Trump đã được dẫn lời bày tỏ sự tôn trọng đối với luật sư cũ Roy Cohn, người là cánh tay phải của Joe McCarthy trong thời kỳ “Nỗi sợ Đỏ” (Red Scare). Ông Roy Cohn từng được nhiều người nhìn nhận là một kẻ vô đạo đức và hèn hạ. Ông ta cũng từng là luật sư của Trump.
Vào tháng 3/2016, Trump được cho là đã bực bội hỏi: “Roy Cohn của tôi đâu?” Roy Cohn cũng giống Michael Cohen ở quan điểm không bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức hay luật pháp.
Giống như Cohn, Cohen có tiếng là thường đe dọa và bắt nạt mọi người đến chỗ phải phục tùng. Giống như Cohn, Cohen bị tước quyền luật sư vì hành vi phi đạo đức.
Nhiều người tin rằng Cohn là người đã dạy Trump không bao giờ nhận lỗi và luôn luôn phản công. Cohn từng nói: “Tôi khiến kẻ thù bộc lộ điều tồi tệ nhất của chúng và đó là cách tôi khiến chúng tự bại trận”.
Cuối cùng thì Cohn chết khi vẫn còn là một luật sư bị cấm hành nghề, bị Sở Thuế Mỹ săn lùng. Cohen bây giờ là một luật sư bị cấm hành nghề sẽ đi tù vì nhiều tội danh, trong đó có năm tội trốn thuế.
Tất nhiên, trong thời gian tới Trump không cần phải hỏi “Michael Cohen của tôi đâu”. Ông Cohen chắc chắn sẽ ở trong nhà tù liên bang.
Ủy ban Giám sát nói gì?
Sau phiên điều trần tại Ủy ban Giám sát Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban, đảng viên Dân chủ Elijah Cummings tuyên bố ông tin rằng Trump không chỉ phạm tội mà “có vẻ như [Trump] đã phạm tội khi tại chức”.
Nếu đúng, Trump có thể không chỉ phải đối mặt với áp lực chính trị phải bị luận tội (impeachment) trong quá trình tố tụng tại Hạ viện.
Mà còn phải đối mặt với những tội hình sự sau khi ông ta rời Nhà Trắng.
Jonathan Turley là giáo sư Luật về Lợi ích công của Shapiro tại Đại học George Washington và từng là cố vấn chính của bên đơn trong một cuộc luận tội(impeachment)tại Thượng viện Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47411700

‘Trump không đếm xỉa đến nhân quyền,

tự do dân chủ ở Việt Nam’

Nguyễn Quốc KhảiGửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ
Cũng như lần đầu đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào 2017, lần này Tổng thống Trump đến Hà Nội cũng không hề nhắc nhở đến tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Ông không hề có ý định gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ ở trong nước như Tổng thống Obama từng làm, cũng như không đả động gì đến lá thư ngỏ gửi đến ông của 100 nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội, phần lớn ở trong quốc nội.
Hôm qua ông lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Kim Jong-un, một trong những lãnh tụ độc tài, vi phạm nhân quyền nhất thế giới. Tuy nhiên cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn lần II về chương trình chế tạo võ khí hạt nhân của Bắc Hàn đã không đạt được kết quả nào.
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối
Ông Trump còn ca ngợi Việt Nam là một mô hình tốt đẹp cho Bắc Hàn noi theo và mời Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào năm nay để tiếp tục thảo luận về những biện pháp tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận rằng Việt Nam ủng hộ giải pháp phi hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Cách đây gần hai tuần, trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng Thống Trump cũng lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Tập Cân Bình là người đáng kính phục và hai người có quan hệ tốt đẹp. Ông Trump còn cho biết việc đàm phán thương mại tiến triển tốt đẹp và sẽ mời Chủ tịch Tập qua Mỹ để họp cấp cao.
Chắc hẳn các ông bà cuồng Trump đã phải thất vọng trước những biến chuyển quốc tế tích cực và rõ rệt như trên.
Bao lâu nay, không nhìn vào sự kiện thực tế, các ông bà cuồng Trump ước mong tình hình Đông Nam Á căng thẳng và xem ông Trump là vị cứu tinh dân tộc, sẽ dùng thuế quan và võ lực để tiêu diệt Trung Quốc, giúp giải thế chế độ CSVN và dân chủ hóa đất nước.
Trong thời gian ông Trump ở Việt Nam mấy ngày qua, một số không ít các ông bà Bolsa vẫn còn biểu tình không những kêu gọi tự do dân chủ cho Việt Nam mà còn hô hào ủng hộ cá nhân ông Trump. Nay mộng ước này xem ra đổ vỡ tan tành. Một số hình ảnh ủng hộ Trump của đám biểu tình xuất hiện trên Internet nay đã biến mất.
Biến động sôi nổi mấy ngày qua ở trong nước Mỹ đang làm cho sự nghiệp chính trị của Tổng thống Trump ngày càng đen tối.
Michael Cohen tố cáo Tổng thống Trump
Ông Michael Cohen, cựu luật sư (2006-2018) của Tổng thống Trump và cũng từng là phó chủ tịch của Trump Organization và giữ nhiều chức vụ cao cấp khác nhau trong Đảng Cộng hòa, khai trước Ủy Ban Thanh Tra của Hạ Viện rằng ông Trump là một tội phạm hình sự, một kẻ kỳ thị chủng tộc và bịp bợm.
Ông Cohen cũng đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi được là những ngân phiếu về việc ông Trump chi tiền để bịt miệng cô đào cởi chuồng Stormy Daniels, một tội hình sự, và dự án xây Trump Tower tại Moscow mà ông Trump luôn luôn phủ nhận cho đến khi hồ sơ có chữ ký của ông được báo chí phanh phui ra.
Hơn thế nữa, ông Trump sẽ còn phải đối phó với phúc trình của Công tố viên Đặc Biệt Robert Muller sẽ được phổ biến trong vài ngày tới và cuộc điều tra của Văn Phòng Tư Pháp Southern District of New York về một số tội ác của ôngTrump chưa được tiết lộ.
Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng Thống Trump phần đông dân chúng tin là giả tạo. Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ, ôngTrump hoàn toàn giữ im lặng về cuộc điều trần sôi nổi và tai hại của Michael Cohen. Sự nghiệp chính trị của ông Trump lung lay đến tận gốc.
Những ai còn mơ tưởng Tổng thống Trump ưu tư về nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam cần phải phân tách bản chất con người của Trump và nhìn vào thực tế sự kiện chính trị.
Một con người có nhiều vấn đề như thế với cá tính như thế liệu có thể trông cậy được hay không?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Quốc Khải, hiện đang sinh sống ở Virginia, Hoa Kỳ. Ông là cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân Hàng Thế Giới. Ông thường đóng góp bài cho VOA, BBC, và Asia Times.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47384099

TT Trump trả lời phóng viên TQ: Bắc Kinh có thế lực lớn

ở biên giới, nhưng Triều Tiên không nhận lệnh của ai

Tổng thống Donald Trump đã đề cập vai trò của Trung Quốc trong quan hệ Mỹ-Triều Tiên và giải pháp cho lộ trình phi hạt nhân hóa bán đảo.
Tại cuộc họp báo hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều ở khách sạn JW Marriott chiều nay 28/2, phóng viên Jessica Stone – từ kênh quốc CTGN thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) – đặt câu hỏi cho tổng thống Trump về vai trò của Bắc Kinh trong thúc đẩy những tiến triển đạt được cho đến lúc này giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Tổng thống Mỹ nói, “Tôi nghĩ Trung Quốc có vai trò lớn ở vùng biên giới [Trung-Triều], 93% hàng hóa đưa vào Triều Tiên thông qua Trung Quốc, cho nên [Bắc Kinh] có thế lực lớn ở đó”.
Tuy nhiên, Trump cho biết ông tin rằng “Triều Tiên tự đưa ra quyết định cho mình”.
“Họ không nhận mệnh lệnh từ bất kỳ ai. Ông ấy (chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un) là một người mạnh mẽ, và họ có khả năng làm nhiều điều đáng ngạc nhiên.”
“Nhưng 93% hàng hóa vẫn đến từ phía Trung Quốc,” ông Trump nói. “Trung Quốc có ảnh hưởng và Trung Quốc đã hỗ trợ nhiều.”
Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim trong hai ngày vừa qua đã kết thúc mà hai bên không đạt thỏa thuận và không ra tuyên bố chung. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng mô tả các cuộc đàm phán mới đây là “có tính xây dựng”, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ cá nhân của ông với ông Kim đã tiến triển tốt.
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ trở thành những người bạn rất tốt,” ông Trump nói.
Dù chưa đạt đồng thuận trong các giải pháp cụ thể trong phi hạt nhân hóa và cải thiện quan hệ, lãnh đạo Mỹ-Triều vẫn nhất trí về mong muốn phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch Kim Jong Un khẳng định, “Nếu không sẵn lòng thực hiện điều đó thì tôi đã không ở đây hôm nay”.
http://biendong.net/diem-tin/26594-tt-trump-tra-loi-phong-vien-tq-bac-kinh-co-the-luc-lon-o-bien-gioi-nhung-trieu-tien-khong-nhan-lenh-cua-ai.html

‘Không ra tuyên bố chung Mỹ-Triều

là một thủ thuật thương thuyết’

Theo ông Phạm Hồng Tiến, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên không ra tuyên bố chung cũng là một thủ thuật thương thuyết để hai bên thăm dò nhau.
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc chiều ngày 28/2, với kết quả được cho là khá bất ngờ khi hai bên không ra được tuyên bố chung, không có thỏa thuận nào được ký kết.
Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Hồng Tiến, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, về kết quả này.
- Thưa ông, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã kết thúc nhưng không đưa ra tuyên bố chung nào. Ông
nhận định thế nào về kết quả này?
Ông Phạm Hồng Tiến: Thực ra, đây là một trong những kịch bản mà giới quan sát Việt Nam và quốc tế đã tính đến trước khi Hội nghị này diễn ra.
Tuy nhiên, với không khí thân thiện mà Mỹ và Tiều Tiên đã thể hiện với truyền thông, nhất là những phát ngôn thiện chí của lãnh đạo cấp cao của hai phía trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về quyết tâm đạt một giải pháp mang tính khả thi cho tiến trình phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, thì việc không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào thật sự đã gây bất ngờ cho đại bộ phận giới quan sát quốc tế.
Song đây là điều có thể hiểu được bởi sự phức tạp của vấn đề giải giới vũ khí hạt nhân của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên có liên quan đến nhiều bên, có tính lịch sử qua nhiều đời lãnh đạo, có tính chiến lược đối với sự tồn vong của quốc gia sở hữu và lợi ích an ninh của những bên có ảnh hưởng và chịu tác động khác…
Sự phức tạp với nhiều nút thắt đó không thể giải quyết ngay được bằng một hai cuộc gặp cấp cao song phương.
Bản thân lãnh đạo Mỹ cũng đã bộc bạch trong cuộc họp báo đầu giờ chiều nay rằng, cuộc gặp lần hai tại Hà Nội lần này đã giúp hai bên hiểu rõ hơn về mối quan tâm của nhau so với lần gặp đầu cách đây hơn 8 tháng tại Singapore, nhưng một thỏa thuận hay một tuyên bố chung là điều chưa thể khi vẫn còn khoảng cách trong cách tiếp cận của Triều Tiên và Mỹ.
Tuy nhiên, bầu không khí cởi mở, thiện chí mà Mỹ và Triều Tiên tạo dựng được trong hòa đàm lần này, sẽ là tiền đề cho những cuộc tiếp xúc kế tiếp.
Hơn nữa, đây cũng là một thủ thuật thương thuyết khi cả hai bên đều cố gắng tối đa hóa yêu sách của mình, để thăm dò quyết tâm của nhau trước khi có những nhượng bộ mang tính đột phá để giải quyết vấn đề.
Chúng ta đánh giá cao sự chủ động của cả Mỹ và Triều Tiên, nhất là vai trò cá nhân của Tổng thống Donal Trump và Chủ tịch Kim Jong-un trong việc thu hẹp bất đồng để cùng ngồi bên nhau tại một thành phố biểu tượng hòa bình của thế giới, trong một quốc gia có truyền thống hòa hiếu, khoan dung và trọng tín nghĩa. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng, Mỹ và Triều Tiên, bên cạnh lợi ích quốc gia của họ, cả hai còn phải gánh vác trọng trách đại diện lợi ích cho các bên liên quan. Cá nhân ông Donal Trump và ông Kim Jong-un dù có thiện cảm với nhau đến đâu thì kết quả mà họ có được qua cuộc hòa đàm lần này cũng phải thỏa mãn được các nhóm quyền lực và lợi ích khác nhau ở trong nước, nhất là đối với Mỹ.
Đây là câu chuyện sẽ đòi hòi thêm nhiều thời gian và tâm sức của hai nhà lãnh đạo, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình của hai nước và thế giới.
- Những khoảng cách đó liệu có thể thu hẹp thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Hồng Tiến: Nói theo bất kỳ ngôn ngữ nào, thì việc không ra được tuyên bố chung là một bất cập đối với cả Mỹ và Triều Tiên trong việc không thể tìm được nút thắt tháo gỡ cho một vấn đề mà họ đã dồn nhiều tâm sức trong suốt hơn 8 tháng qua.
Theo quan điểm của tôi, hai nước cần phải tìm những nút thắt nhỏ dễ gỡ nhất để hành động, nhằm tạo tiền đề cho lộ trình giải quyết các vấn đề quan trọng mà cả hai bên cùng quan tâm như kiến tạo hòa bình và phồn vinh trên bán đảo Triều Tiên.
Theo đó, mỗi một nhượng bộ của bên này cần phải được đối ứng ứng tương xứng bởi sự đáp đền của phía bên kia. Không nên áp đặt tư duy nước lớn hay ép buộc đơn phương. Mỹ – Triều chỉ có thể cùng nhau giải quyết vấn đề hạt nhân hay hòa bình trên bán đảo Triều Tiên trên cở sở bình đằng, tôn trọng lợi ích của nhau và của cả các bên liên quan trong đàm phán 6 bên.
Việc ưu tiên xử lý những vấn đề mang tính nhân đạo như người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Nam – Bắc Triều, hay cứu trợ Triều Tiên vượt qua giai đoạn khó khăn về lương thực, … có thể là những bước đi nhỏ đầu tiên để giúp dư luận xã hội hai bên hiểu rõ hơn về nhau, trước khi đi vào giải quyết những vấn đề mang tính trọng tâm như phi hạt nhân hóa bán đảo này.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai: Nhật Bản phản ứng thận trọng
Đó là một kinh nghiệm mà nhiều quốc gia, trong đó có Triều Tiên nên tham khảo trong việc bình thường hóa quan hệ giữa những cựu thù.
Việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cách đây gần 25 năm cũng đã được chắp nối bằng các hoạt động nhân đạo, như tìm kiếm hài cốt binh lính Mỹ hay các đoàn phẫu thuật nụ cười, tiếp đó là các cuộc giao lưu giữa các nhà khoa học, các cựu binh và giới ngoại giao… để hai bên gần và hiểu nhau hơn. Từ đó, đi đến mối quan hệ bình thường và bền vững trong tương lai.
- Theo ông, việc không đạt được thỏa thuận tại Hội nghị lần hai này sẽ tác động thế nào với cả hai bên?
Ông Phạm Hồng Tiến: Với thể chế chính trị hiện nay ở Triều Tiên, việc không ra được thỏa thuận hay không có được sự nhượng bộ cụ thể nào từ phía Mỹ trong việc xóa bỏ lệnh cấm vận, cũng như tuyên bố chính thức về tình trạng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cũng ít nhiều khiến ông Kim Jong-un thấy bối rối trong việc thuyết phục những lực lượng bảo thủ trong nước về một kế hoạch tái hòa nhập quốc tế và thay đổi định hướng phát triển kinh tế không dựa trên “Chính sách Tiên quân.”
Kết quả này cũng cho thấy, Triều Tiên vẫn còn bị chi phối bởi những toan tính địa chiến lược của các quyền lực khác bên ngoài. Ông Kim muốn độc lập và tự chủ để giải quyết nhu cầu phát triển của quốc gia, nhu cầu thoát nghèo, vượt khó của người dân. Nhưng đúng là không dễ!
Với Mỹ, trong câu chuyện này sẽ rắc rối hơn. Ông Trump muốn ghi dấu ấn ngoại giao bằng việc chủ động xích lại gần Triều Tiên để giải quyết hồ sơ hạt nhân đã tồn tại nhiều thập kỷ của quốc gia này. Khi tiến trình này gặp trắc trở, thì chắc chắn ông sẽ gặp trở ngại trong việc thuyết phục thế lực diều hâu và lực lượng đối lập chính trị trong nước về thiện nguyện của ông Kim và người dân Triều Tiên trong việc phát triển đất nước không dựa trên mối đe dọa về vũ khĩ hủy diệt hàng loạt.
Bên cạnh những kết quả kinh tế ấn tượng, ông Trump cũng rất muốn ghi dấu ấn như làm một người kiến tạo hòa bình sau một loạt những rắc rối và nghi kỵ mà ông gây ra cho bạn hữu và đồng minh bởi “Chính sách nước Mỹ trên hết”.
Việc giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ giúp ông và ekip tập trung tâm sức cho nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng khác.
Hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên chưa khép lại, thì ông cũng không thể dồn sức vào giải quyết các vấn đề khác ở Trung Đông, Đông Âu và Biển Đông, hay mối bất hòa ngày càng tăng trong quan hệ giữa Mỹ với EU, hay tập trung tâm sức cho trục an ninh mới ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
- Hội nghị tuy không mang lại kết quả mong đợi, nhưng đã khẳng định được vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, thưa ông?
Ông Phạm Hồng Tiến: Không chỉ có hội nghị này Việt Nam mới khẳng định tư thế của một chủ nhà có trách nhiệm. Chúng ta đã từng đón tiếp hàng chục đoàn quốc tế cùng lúc, thu xếp chỗ ăn, nghỉ và đảm bảo an ninh cho hàng chục nguyên thủ các quốc gia khu vực và thế giới trong cùng một thời điểm qua các hội nghị thượng đỉnh của APEC hay ASEAN mà Việt Nam làm chủ nhà. Vấn đề đó đã được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam lần này chỉ là sự minh chứng thêm một lần nữa về vị thế và uy tín quốc tế của chúng ta. Đây là hệ quả tất yếu của việc thực thi một chính sách đối ngoại đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đã nhất quán thực hiện trong suốt nhiều thập kỷ qua: độc lập và tự chủ, hòa bình và hữu nghị, đa phương và đa dạng, bình quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26593-khong-ra-tuyen-bo-chung-my-trieu-la-mot-thu-thuat-thuong-thuyet.html

Một chút thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

Lòng tin được xây đắp đầy đặn hơn lần gặp trước một chút cũng đã là một thành công.
Khi cả thế giới hồi hộp chờ đợi sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên tại Hà Nội bao nhiêu thì sau kết thúc buổi họp báo hôm nay, người ta càng hụt hẫng bấy nhiêu. Bởi “không có thỏa thuận nào đạt được trong lần này” (Tuyên bố của Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders).
Trước hết, để hiểu rõ nguyên nhân, chúng ta phải nhìn xem trên bàn đàm phán các bên, Mỹ, Triều Tiên có thứ gì để trao đổi…Với Triều Tiên, họ chỉ có Vũ khí hạt nhân và điều kiện đặt ra là Mỹ bãi bỏ cấm vận, ký hiệp ước hòa bình, Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên, Mỹ bãi bỏ các cuộc tập trận với Hàn Quốc.
Như vậy, Triều Tiên chỉ có một món hàng duy nhất mà chỉ cần bãi bỏ một số chi tiết thì có thể khiến cho món hàng giảm mạnh tính hiệu dụng. Trong khi đó Mỹ có nhiều món hàng mà ít liên quan đến toàn cục. Chẳng hạn, nếu Mỹ bãi bỏ cấm vận thì nó chẳng ảnh hưởng gì đến việc rút quân Mỹ hay các cuộc tập trận Mỹ – Hàn…
Do đó, khi 2 bên trao đổi không thành công thì chỉ có thể bởi 2 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1, Mỹ có thể nhân nhượng về biện pháp, nhưng nguyên tắc chiến lược của Mỹ là bất di bất dịch.
Đúng là Mỹ đã nhân nhượng, chẳng hạn, trước đây điều kiện tiên quyết Mỹ đặt ra để ngồi đàm phán song phương với Triều Tiên là Triều Tiên phải giải giáp toàn bộ VKHN (lần 1 tại Singapore) và lần này, tại Hà Nội, thì Mỹ cũng bãi bỏ điều kiện là Triều Tiên phải kê khai đầy đủ chương trình VKHN và tên lửa đạn đạo. Nhưng, sự hiện diện quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và tập trận Mỹ-Hàn là chiến lược toàn cầu của Mỹ, là nguyên tắc bất di dịch của Mỹ mà không ai có thể đụng vào.
2,  Mỹ chưa có hành động để đảm bảo độ tin cậy cao gần như tuyệt đối cho Triều Tiên “hạ vũ khí”.
Tuy nhiên, với cái giá này, Triều Tiên cảm nhận lại khác, khi cơ sở của nó không có đủ độ tin cậy, vì một hiệp ước hòa bình phải gắn chặt với không có sự hiện diện quân Mỹ tại Hàn Quốc và không có các cuộc tập trận Mỹ-Hàn, trong khi đó, “món hàng” này của Mỹ nó không chỉ ảnh hưởng đến Triều Tiên mà là chiến lược của Mỹ không thể đem ra đánh đổi được.
Mỹ thừa hiểu, món hàng “bỏ cấm vận” không ngang giá với món hàng “giải giáp VKHN” của Triều Tiên nên phải thêm “Hiệp ước hòa bình”, nhưng do Mỹ không thể rút quân khỏi Hàn Quốc nên đó là sự thách thức đến lòng tin và độ tin cậy.
Vì vậy, Triều Tiên cũng không thể “giải giáp” ngay mà đi từ từ “xác định khái niệm phi hạt nhân hóa”..
Vì thế cuộc gặp lần này 2 bên sẽ chỉ có thể đạt được kết quả là bồi đắp thêm lòng tin.
Lòng tin được xây đắp đầy đặn hơn lần gặp trước một chút cũng đã là một thành công, là một bước tiến nhỏ trên con đường tiến đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người bạn.
Khi Triều Tiên tin Mỹ, có bằng chứng để tin thì lúc đó vấn đề phi VKHN trên bán đảo Triều Tiên mới có thể giải quyết dứt điểm được.
Vì vậy mà cần rất nhiều lần gặp như ở Hà Nội tiếp theo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26563-mot-chut-thanh-cong-cua-thuong-dinh-my-trieu-tai-ha-noi.html

Họp Mỹ-Triều Thất Bại, Trump Đổ Lỗi TQ Phá;

Trump Dọa Bỏ Thương Lượng Mậu Dịch Với TQ

HÀ NỘI   -    TT Trump loan báo ngày Thứ Năm 28-2: đối thoại với lãnh tụ Kim Jong-un không đạt tới thỏa thuận, và không có kế họach họp thượng đỉnh thứ 3 – trở ngại là vấn đề trừng phạt.
TT Trump nói rõ “Họ muốn giải tỏa mọi trừng phạt và chúng ta không thể làm”, theo tường thuật của BBC.
Chương trình ngày 28-2 của Bạch Ốc gồm dự định lễ ký Thông Cáo Chung và ngọ tiệc giữa 2 nguyên thủ – nhưng tất cả đã sụp đổ bất ngờ.
Theo lời ông Trump, Kim đề nghị tháo bỏ cơ sở Yongbyon, là trung tâm nghiên cứu và sản xuất chính của chương trình nguyên tử – đổi lại, Kim đòi giải tỏa mọi trừng phạt, là yêu sách mà phía Hoa Kỳ không chuẩn bị.
Cũng có vấn để với hệ thống cơ sở nguyên tử ngoài căn cứ Yongbyon, là nơi được biết như là nguồn plutonium chính – nhưng người ta tin rằng Bắc Hàn có ít nhất 2 cơ sở tinh chế uranium khác.
Trong buổi họp báo tại Hà Nội, TT Trump ám chỉ đề nghị của Kim không là phá hủy hoàn toàn bộ máy nguyên tử. Theo lời ông, khi phía Hoa Kỳ nêu vấn đề về 1 cơ sở tinh chế ngoài Yongbyon, phía Bắc Hàn cảm thấy ngạc nhiên với điều Hoa Kỳ biết.
Kết thúc của thượng đỉnh thứ nhì đuợc xem như là 1 thoái bộ với ông Trump nhà thương thuyết bằng kiểu cách riêng đã nói về sự kiện Singapore giữa năm 2018 như là 1 thành tựu ngoại giao lớn.
1 số quan sát viên thấy quyết định không chấp nhận của TT Trump như là phản ứng thích hợp. Chuyên gia Andray Abrahamian của Stanford University nhận định “Với ông Trump, đó sẽ là thất thố không thể chịu đựng”.
Nam Hàn mô tả đổ vỡ tại Hà Nội là “đáng tiếc” nhưng tin rằng 2 bên đã đạt tiến bộ.
Với Trung Cộng, ngoại trưởng Wang Yi phát biểu “Khó khăn trong thương lượng là không tránh khỏi – chúng tôi sẽ đóng 1 vai trò xây dựng”.
Với kết thúc đột ngột tại thủ đô Vietnam, dự kiến về tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tarnh giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ bị ném vào bụi cỏ cao.
Truyền thông Hoa Kỳ tường thuật các phát biểu của TT về sinh viên Otto Warmbier chết chỉ mấy ngày sau được trả về Mỹ, rằng ông Trump tin vào các cam kết của Kim là không hay biết sự đối xử tệ hại với Warmbier.
Người ta không nghĩ rằng ông Trump đã đốc thúc Kim về nhân quyền – theo LHQ, Human Rights Watch và các cường quốc, Pyongyang là chế độ lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất. Từ 80,000 đến 120,000 tù chính trị bị giam cầm, đánh đập, và bị giết.
Giới quan sát đặt lại vấn đề phi nguyên tử có nghĩa như thế nào với 2 bên. Washington yêu cầu phi nguyên tử hoàn toàn, không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng. Người ta tin rằng mục tiêu của Kim Jong-un là về thỏa thuận để Hoa Kỳ rút quân. Khi nhà báo hỏi về phi nguyên tử, TT Trump trả lời “Với tôi là rất rõ, là phải loại trừ vũ khí nguyên tử”. Ông tỏ ý lạc quan tin rằng “thương lượng đã đưa 2 bên tới vị trí để có kết quả thật sự tốt trong tương lai.
Dân biểu Nancy Pelosi nhận định “Vui mừng thấy TT không chấp nhận” – trong buổi họp báp hàng tuần của chủ tịch Hạ Viện, bà Pelosi nhấn mạnh “Điều chúng ta muốn là phi nguyên tử – TT sắp trở về. Sau 2 cuộc đối thoại, TT đã nhận thức rằng Kim không là ngang hàng để ngồi đối diện nhân vật quyền lực nhất thế giới. TT không cho Kim điều gì là thật tốt”.
Phát ngôn viên Phủ TT Nam Hàn Cheong Wa-dae tỏ  ý thất vọng về 2 ngày họp thượng đỉnh Trump-Kim không đạt thỏa thuận. Thông cáo báo chí ghi “Chúng tôi cảm thấy tiếc – nhưng có lẽ 2 bên đã đạt tiến bộ hơn bất cứ thời gian nào trong quá khứ”. Theo ông Cheong, hội ngộ Hà-Nội có thể giúp 2 nguyên thủ hiểu biết nhau hơn, nâng cao khả năng khai thông trong tương lai. Phát ngôn viên ghi nhận ý muốn tiếp tục đối thoại của TT Trump – Seoul sẽ nỗ lực giúp 2 bên duy trì xung lực đối thoại trong khi tiếp tục liên lạc và hợp tác với nhau.
Trong 1 buổi họp báo hiếm hoi, ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho tuyên bố: chỉ yêu cầu giải tỏa 1 phần trừng phạt. Ông Ri nói rõ: sẽ cho phép chuyên gia Hoa Kỳ chứng kiến việc phá hủy các cơ sở sản xuất uranium và plutonium nếu 1 phần trừng phạt được giải tỏa, theo tường thuật của CNN. Vài giờ trước, TT Trump ngưng đối thoại, với loan báo “yêu sách ngưng trừng phạt là trở ngại”.
Trong khi đó bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 28 tháng 2 trích thuật nhận định của các chuyên gia và nhà quan sát nói rằng sự thất bại của thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội lần này có bàn tay của Trung Cộng. Bản tin VOA viết như sau:
“Các chuyên gia và nhà quan sát nói với VOA rằng việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un không đạt được một thỏa thuận ở Hà Nội hôm 28/2 là một điều “đáng tiếc,” nhưng không loại trừ khả năng có “bàn tay” Trung Quốc làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều.“…
“Ông Dương Đại Triều Lâm, nhà báo độc lập ở Việt Nam, cho VOA biết nhận định của ông về sự “bất thành” của thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2.
“Tôi nghĩ có tác động của Trung Quốc trong việc hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều gặp nhau tại Việt Nam trong hai ngày qua. Trung Quốc dựa vào địa chính trị của mình cũng như sự ảnh hưởng của mình đối với Triều Tiên để lồng ghép chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong các thỏa thuận về thương mại của họ để mang lại lợi thế cho họ trong các thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ có bàn tay Trung Quốc trong việc cuộc đàm phán thượng đỉnh của hai bên bị thất bại ngày hôm nay.”“…
“Tại cuộc họp báo tại Hà Nội vào chiều ngày 28/2, Tổng thống Donald Trump nói Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Triều Tiên:
“Tôi nghĩ Trung Quốc là một nước lớn, cung ứng đến 93% lượng hàng hóa cho Triều Tiên, và do đó đóng vai trò lớn. Nhưng tôi tin rằng Triều Tiên có lập trường riêng của họ. Họ không nhận mệnh lệnh từ bất kỳ ai. Ông ấy (ông Kim) là một người mạnh mẽ và Triều Tiên đã làm được những điều khá kỳ diệu. Nhưng có đến 93% hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn và Trung Quốc là một nước đã hỗ trợ nhiều cho Triều Tiên, Nga cũng vậy.”
Hôm Thứ Năm, 28 tháng 2, bản tin của báo Newsmax nói rằng TT Trump hôm Thứ Năm đã cảnh báo rằng ông có thể từ bỏ thương lượng mậu dịch với TQ nếu điều đó là không đủ tốt, ngay dù các cố vấn kinh tế của ông đã khoe khoan sự tiến bộ “tuyệt vời” hướng tới thỏa thuận để chấm dứt tranh chấp với TQ.
“Tôi luôn luôn sẵn sàng từ bỏ,” ông Trump nói thế tại Hà Nội, sau khi cắt ngắn cuộc họp thượng đỉnh với Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un vì thất bại trong việc đạt được thương lượng phi nguyên tử Bán Đảo
Triều Tiên. “Tôi không bao giờ sợ bỏ đi khỏi cuộc thương lượng. Và tôi sẽ làm thế với Trung Quốc, nếu thương lượng không đạt được.”
https://vietbao.com/p119a291338/hop-my-trieu-that-bai-trump-do-loi-tq-pha-trump-doa-bo-thuong-luong-mau-dich-voi-tq

Nhiều người ‘thở phào’ vì TT Trump trắng tay ở Việt Nam

Một số quan chức Mỹ, trợ lý tại Quốc hội Hoa Kỳ, các nhà phân tích và chuyên gia theo dõi Triều Tiên thở phào khi Tổng thống Trump trắng tay trong các cuộc đàm phán với Bắc Hàn ở Việt Nam, theo Reuters.
Ông Trump tuyên bố từ bỏ nỗ lực mưu tìm một thỏa thuận vì ông Kim muốn dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt do Mỹ khởi xướng để đổi lại việc phi hạt nhân hóa khu phức hợp hạt nhân Yongbyon nhưng không thực hiện điều đó với một số nơi khác mà Mỹ biết.
Trong khi đó, phía Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng đề xuất phá bỏ Yongbyon để đổi lại việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt.
Trước khi cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra, có nhiều ý kiến trong giới an ninh rằng ông Trump có thể nhượng bộ quá nhiều, nhưng lại nhận được ít, và nay họ cảm thấy hài lòng vì điều đó không xảy ra, theo Reuters.
XEM THÊM:
TT Trump và Chủ tịch Kim ‘không đạt thỏa thuận’ ở Việt Nam
Tuy nhiên, vẫn còn quan ngại ở Washington rằng sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh có thể gây tác động tới các cuộc đàm phán hạt nhân trong tương lai với Bắc Hàn.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage nói rằng sự thất bại làm dịu bớt lo ngại rằng ông Trump đạt được một thỏa thuận ngăn chặn mối đe dọa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đối với Mỹ, nhưng không chặn được mối đe dọa của các tên lửa tầm ngắn đối với các đồng minh trong khu vực.
Theo Reuters, việc đổ vỡ đàm phán có thể là một thắng lợi đối với cố vấn an ninh quốc gia có quan điểm cứng rắn của Nhà Trắng, ông John Bolton.
Ông Bolton luôn thúc ép Washington duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm “gây áp lực tối đa” trong khi yêu cầu Bình Nhưỡng toàn hoàn phi hạt nhân hóa.
Theo Reuters, kể cả dân biểu Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện và là một trong những người chỉ trích ông Trump mạnh nhất tại Hạ viện, dường như cũng ca ngợi tổng thống.
Ông nói rằng quyết định rời hội nghị thượng đỉnh mà không có thỏa thuận của ông Trump “hay hơn là đạt thỏa thuận tồi”.
https://www.voatiengviet.com/a/nhi%E1%BB%81u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%E1%BB%9F-ph%C3%A0o-v%C3%AC-tt-trump-tr%E1%BA%AFng-tay-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/4808976.html

Ngoại trưởng Mỹ: Thế giới phải cảnh giác về công nghệ TQ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/3 nói rằng thế giới cần phải “hết sức cảnh giác” về các nguy cơ khi sử dụng công nghệ của Trung Quốc.
Theo Reuters, ông cũng nói thêm rằng các công ty Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề ở một số nơi sử dụng thiết bị của tập đoàn Huawei.
Ông Pompeo trả lời như vậy khi được hỏi trong chuyến thăm Manila về khả năng Philippines sử dụng công nghệ 5G của Huawei trong tương lai, trong khi nước này tìm cách hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông lạc hậu.
XEM THÊM:
Mỹ cảnh báo ‘không hợp tác’ với các nước dùng hệ thống Huawei
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng nhiệm vụ của Hoa Kỳ là phải “chia sẻ với thế giới về các nguy cơ liên quan tới công nghệ” của Huawei.
Chính phủ Mỹ đã và đang gây áp lực lên Huawei, hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, cũng như ngăn chặn các công ty Hoa Kỳ mua thiết bị của Huawei.
Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các đồng minh không nên mua thiết bị của tập đoàn Trung Quốc này, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-m%E1%BB%B9-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-ph%E1%BA%A3i-c%E1%BA%A3nh-gi%C3%A1c-v%E1%BB%81-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-tq/4809037.html

Mỹ treo thưởng truy tìm con trai Bin Laden

Mỹ treo phần thưởng lên tới một triệu đô la cho thông tin về một trong những người con trai của Osama Bin Laden, cựu đứng đầu tổ chức al-Qaeda đã bị Mỹ tiêu diệt.
Hamza Bin Laden đang nổi lên như một lãnh đạo của nhóm phiến quân Hồi giáo, theo giới chức.
Nhân vật này được cho là đang ở gần vùng biên giới Afghanistan-Pakistan.
Kết án người Việt hỗ trợ al-Qaeda
Co cụm ở Syria, IS đã bị đánh bại?
Tướng Mỹ tiết lộ kế hoạch rút quân khỏi Syria
Vài năm gần đây, Hamza Bin Laden tung ra nhiều thông điệp qua băng âm thanh và video kêu gọi những người đi theo tổ chức này tấn công Mỹ và các đồng minh phương Tây để trả thù cho việc ông trùm Osama Bin Laden bị giết.
Năm 2011, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tiêu diệt Bin Laden trong một khu nhà ở Abbottabad, Pakistan. Người này từng ủng hộ và thông qua các cuộc tấn công vào Mỹ vào ngày 11/9/ 2001, trong đó gần 3.000 người đã thiệt mạng.
Hành tung
Hamza Bin Laden, người được cho là khoảng 30 tuổi, chính thức được Mỹ xác định là một phần tử khủng bố toàn cầu hai năm trước.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nhân vật này kết hôn với con gái của Mohammed Atta, người đã cướp một trong bốn máy bay thương mại được sử dụng trong các cuộc tấn công năm 2001, và đâm nó vào một trong những tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.
Những lá thư từ Osama Bin Laden thu giữ từ khu nhà bị Mỹ tập kích cho thấy cựu trùm al-Qaeda đã chăm sóc, chuẩn bị Hamza, người được cho là con trai cưng, để thay thế ông trùm này và làm thủ lĩnh của al-Qaeda.
Hamza Bin Laden được cho là đã sống với mẹ đẻ nhiều năm ở Iran, nơi được nghĩ rằng đám cưới của Hamza đã diễn ra, trong khi các tin tức khác cho thấy nhân vật này có thể đã sống ở Pakistan, Afghanistan hoặc Syria.
“Chúng tôi tin rằng ông ta có lẽ ở vùng biên giới Afghanistan-Pakistan và … ông ta sẽ vượt qua để vào Iran. Nhưng ông ta có thể ở bất cứ nơi nào ở… miền nam Trung Á”, quan chức cao cấp về An ninh Ngoại giao của Mỹ, Michael Evanoff, nói.
Al-Qaeda trong giai đoạn này tương đối im ắng, nhưng đó là một sự tạm ngừng chiến lược, không phải là đầu hàngNathan Sales, điều phối viên của Mỹ về chống khủng bố
Al-Qaeda nổi lên ở Afghanistan vào cuối những năm 1980, khi những thành viên tình nguyện người Ả Rập sát cánh với các nhóm thánh chiến Hồi giáo người Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn để đánh đuổi các lực lượng Liên Xô chiếm đóng
Osama Bin Laden đã thành lập một tổ chức để giúp đỡ các tình nguyện viên, được biết đến như al-Qaeda, hay “căn cứ” kháng chiến.
Bin Laden rời Afghanistan năm 1989, trở lại năm 1996 để điều hành các trại huấn luyện quân sự cho hàng ngàn người Hồi giáo nước ngoài
Al-Qaeda tuyên bố “chiến tranh thần thánh” đối với người Mỹ, người Do Thái và các đồng minh của họ
‘Đừng nhầm lẫn’
Cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan sau các cuộc tấn công năm 2001 đã lật đổ chế độ Taliban.
Ông Trump ra lệnh rút quân Mỹ ra khỏi Syria
Biệt kích Mỹ ‘giành công’ giết Bin Laden
Trong những năm gần đây, al-Qaeda bị nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng che khuất bóng, khi IS thu hút sự chú ý toàn cầu, thu hút các chiến binh và nguồn tài trợ, cũng như thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu và đồng minh phương Tây.
“Al-Qaeda trong giai đoạn này tương đối im ắng, nhưng đó là một sự tạm ngừng chiến lược, không phải là đầu hàng”, điều phối viên của Mỹ về chống khủng bố, Nathan Sales nói.
“Al-Qaeda hiện tại không trì trệ. Nó đang được tái thiết và tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh…
“Đừng nhầm lẫn, al-Qaeda vẫn giữ được cả khả năng và ý định tấn công chúng ta,” quan chức này nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47416200

Canada: Bê bối đe dọa chức thủ tướng của Justin Trudeau

Một bê bối chính trị đang gây ồn ào ở Canada, liên quan thủ tướng Justin Trudeau và cựu trưởng công tố.
Huawei: Đại sứ Canada ở Trung Quốc mất chức vì phát ngôn
Vì sao Canada mời Việt Nam dự G7?
Nhiều người đang kêu gọi ông Trudeau từ chức.
Ông Trudeau bị tố cáo gây sức ép cho cựu trưởng công tố để đạt dàn xếp với một công ty bị truy tố tham nhũng. Khi bà công tố từ chối, ông Trudeau bị tố cáo đã trả đũa.
Có lo ngại bê bối có thể khiến ông Trudeau thua cuộc trong bầu cử tháng 10 năm nay.
Justin Trudeau là thủ tướng Canada từ năm 2015.
Cựu trưởng công tố lên tiếng tố cáo ông Trudeau và nhân viên bỏ nhiều tháng thuyết phục bà hãy ngừng đưa công ty ra tòa vì sẽ làm người Canada mất việc, đảng thì mất phiếu.
Bà nói bà bị “đe dọa ngấm ngầm”, và sau đó bị đá ra khỏi bộ.
Jody Wilson-Raybould từng là trưởng công tố và kiêm chức bộ trưởng tư pháp. Khác với Anh quốc, ở Canada, hai chức này cùng do một người nắm giữ.
Tháng Giêng năm nay, bà bị đưa ra khỏi bộ tư pháp để chuyển sang bộ cựu binh – mà nhiều người xem là hình thức giáng chức.
Còn SNC-Lavalin là một công ty lớn về xây dựng.
Công ty này bị truy tố tội tham ô liên quan 48 triệu đôla Canada (khoảng 36 triệu đôla Mỹ) tiền hối lộ, được cho là gửi tặng quan chức Libya giai đoạn 2001 -2011 khi Muammar Gaddafi còn nắm quyền ở Libya.
Công ty này đã công khai vận động xin có dàn xếp thay vì ra tòa, nói rằng họ đã thay đổi.
Vì sao Trudeau quan tâm công ty SNC-Lavalin?
SNC-Lavalin đặt trụ sở ở Quebec, là một tỉnh rất quan trọng cho đảng Tự do của ông Trudeau, đối diện bầu cử vào tháng 10.
Khi đảng Tự do thắng ở Quebec, thông thường họ cũng sẽ giành đa số ghế trong quốc hội. Khi thua ở Quebec, họ cũng thua nặng.
Vào thời điểm Wilson-Raybould nói bà bị sức ép, đó là khi Quebec đang chứng kiến bầu cử địa phương mà sau đó, khiến thủ hiến của đảng Tự do thua cuộc.
Wilson-Raybould nói đảng Tự do cứ nêu vấn đề bầu cử ở Quebec là một trong những lý do để bà hãy dàn xếp với SNC-Lavalin.
Ông Trudeau bác bỏ mọi sai trái. Ông nói mọi vận động của ông đối với SNC-Lavalin chỉ nhằm bảo vệ việc làm cho dân.
Ông Trudeau nói ông không đồng tình với cách suy luận của bà Wilson-Raybould, khẳng định nhân viên của ông tuân thủ luật pháp.
Một bộ trưởng thân cận của Trudeau, Gerald Butts, đã từ nhiệm.
Đang có điều tra liệu cáo buộc của Wilson-Raybould có đúng không.
Bản thân bà Wilson-Raybould đã nói theo bà thì không có việc làm trái pháp luật nhưng văn phòng thủ tướng hành động không phù hợp.
Liệu bê bối này sẽ tác động ra sao tới bầu cử tháng 10?
Lãnh đạo phe đối lập Andrew Scheer đã kêu gọi Trudeau từ chức vì “không đủ uy quyền đạo đức”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47405626

Canada có thể sẽ cho mở phiên xử dẫn độ giám đốc Huawei

Canada nhiều khả năng sẽ thông báo trong ngày 1/3 rằng phiên tòa xử việc dẫn độ giám đốc Công ty Công nghệ Huawei có thể được tiến hành, theo các chuyên gia pháp lý cho biết. Động thái này càng làm cho mối quan hệ vốn đã đóng băng của Ottawa với Bắc Kinh càng thêm xấu đi.
Cảnh sát bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc, ở Vancouver vào tháng 12 theo yêu cầu của Washington. Cuối tháng 1, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Huawei và bà Chu đã âm mưu vi phạm những chế tài của Mỹ đối với Iran.
Hạn chót để Ottawa công bố liệu họ có cho phép tiến hành phiên tòa hay không là vào nửa đêm ngày 1/3 (5 giờ sáng GMT ngày 2/3). Nếu được phép, một phiên tòa ở tỉnh British Columbia giáp biển Thái Bình Dương sẽ bắt đầu phiên tòa chính thức.
Joanne Harrington, một giáo sư luật tại Đại học Alberta ở Edmonton, nói các quan chức chắc chắc sẽ bật đèn xanh.
“Tôi không thấy có lý do gì mà họ lại không làm (điều đó). Mỹ và Canada luôn hợp tác trong việc dẫn độ lâu nay,” GS Harrington cho Reuters biết qua điện thoại.
“Mỹ và Canada có cùng nền văn hóa pháp lý” và Canada tin tưởng nền pháp lý của Mỹ, theo bà Harrington, một chuyên gia về luật nhân quyền quốc tế.
Sau vụ bắt giữ bà Mạnh, các giới chức Canada nói rằng phần lớn những yêu cầu của Mỹ để dẫn độ bà Mạnh đều được thông qua.
Có thể sẽ mất nhiều năm trước khi bà Mạnh bị dẫn độ sang Mỹ do hệ thống tư pháp diễn ra từ từ của Canada cho phép kháng nghị các quyết định.
Bà Mạnh, hiện đang bị giam giữ tại gia, dự kiến sẽ trình diện tại một tòa án ở Vancouver hôm 6/3 để cho thấy bà tuân thủ các thỏa thuận hồi tháng 12, theo đó cho phép bà được tại ngoại hầu tra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Reuters hồi tháng 12 rằng ông sẽ can thiệp nếu nó phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được một hiệp định thương mại với Trung Quốc, và điều này khiến Ottawa nhấn mạnh rằng việc dẫn độ không nên bị chính trị hóa. Tuần trước ông Trump loại bỏ khả năng hủy bỏ các cáo buộc (đối với bà Mạnh).
Bắc Kinh yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh. Sau khi bà bị bắt giữ, Trung Quốc bắt giam 2 công dân Canada với các cáo buộc về an ninh quốc gia, và một phiên tòa của Trung Quốc sau đó xử án chung thân đối với một người đàn ông Canada mà trước đó chỉ bị tù vì buôn lậu ma túy.
Gary Botting, luật sư bào chữa hình sự của Vancouver và là một chuyên gia về luật dẫn độ, cũng tiên đoán rằng các giới chức Canada sẽ cho phép phiên tòa được tiến hành.
“Tôi không chút nghi ngờ gì rằng họ sẽ cho phép nhưng điều đó sẽ rất dại dột,” LS Botting nói với Reuters qua điện thoại, và nhận định rằng việc cho phép mở phiên tòa này sẽ “gây ra tai họa” và có thể sẽ bị Trung Quốc trả đũa về kinh tế.
Người phát ngôn của bộ tư pháp Canada từ chối bình luận. David Martin, một luật sư của bà Chu, không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/canada-co-the-se-cho-mo-phien-xu-dan-do-giam-doc-huawei/4809487.html

Venezuela: XHCN Không Lý Do Tồn Tại

Vi Anh
Dù Trung Quốc hiện CS và Nga hậu CS đang chống dân Venezuela đứng lên lật đổ chế độ Chủ Nghĩa Xã hội (CNXH) mà cốt tuỷ là Cộng sản của Tổng Thống Nicolas Maduro đang dựa vào quân phiệt để chống lại nhân dân. Nhưng thế nước lòng dân Venezuela  cũng như xu thế thời đại của Thế giới Tự do cho thấy vần đề bây giờ không phải là chế độ XHNC của Nicolas Maduro đi hay không mà chừng nào ra đi khỏi quốc gia dân tộc này, bị chôn vùi trong mồ tập thể CS. Thời sự hiện thời là các siêu cường thế giới và trên 40 quốc gia đã thừa nhận chánh quyền lâm thời của Chủ Tịch Quốc Hội Venezuela là Juan Guaido muốn chế độ XHCN của Maduro ra đi không phải bằng chiến tranh mà bằng biện pháp không tốn xương máu của người dân Venezuela.
Các tin mới đây đã chỉ rõ. Tin AFP, Mỹ Washington đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mở một cuộc họp vào ngày 26/02 để bàn về tình hình Venezuela. Phó tổng thống Mỹ đã chuyển một «thông
điệp rõ ràng của tổng thống Trump» cho ông Guaido, đó là sát cánh với ông 100%. Ông Pence nhấn mạnh: Chúng ta hy vọng một sự chuyển tiếp hòa bình một cách dân chủ. Nhưng tổng thống Trump minh định, tất cả các phương án đều được đặt trên bàn.
Liên Âu ngày 25/02 lên tiếng yêu cầu các nước tránh «can thiệp quân sự» vào Venezuela.
Nhóm Lima 14 nước ở Nam Mỹ họp tại Bogota, vào ngày 25/02/2019, một lần nữa kêu gọi tổng thống Venezuela Nicolas Maduro rời bỏ chính quyền nhưng gạt bỏ giải pháp dùng võ lực để ép buộc ông ra đi. Ngoại trưởng Colombia lên tiếng cảnh cáo chính quyền Maduro là không nên gây hại cho cá nhân ông Guaido, nếu không muốn buộc Nhóm Lima hành động».
Brazil hôm 24/2 lên án Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sử dụng bạo lực để ngăn chặn hàng cứu trợ chuyển qua biên giới hôm 23/2. Ô. Guaido kêu gọi toàn quốc xuống đường vào ngày mai để gây áp lực lên chính quyền của tổng thống Maduro. Ngược lại, chính quyền Maduro cũng kêu gọi ngày xuống đường toàn quốc cùng ngày, để chống lại việc nhập hàng cứu trợ, bị cáo buộc là một cái cớ cho «can thiệp nước ngoài».
Không cần phân tích tương quan mua bán dầu lửa của chế độ độc tài XHCN Maduro nhiều hay ít, quan trọng hay không, cũng có thể biết TC hiện CS và Nga hậu CS phải chống Mỹ  vì Mỹ thời TT Trump quả quyết chống XHCN nó làm cho nước nghèo dân đói khổ. Tuy nhiên TC và Nga chống nhưng không đánh phá. Hiện thời họ chỉ phê bình chỉ trích việc Mỹ chuyên chở nhu yếu phẩm qua giúp cho dân chúng Venezuela. Vuốt mặt mà nể mũi Mỹ và Nga Tàu Cộng liệu sức mình. Nếu chống Mỹ, chống Chủ Tịch Quốc Hội Venezuela lên làm tổng thống lâm thời Venezuela đã được hơn 40 nước công nhận thì TC và Nga hiện đã cô đơn trong cộng đồng thế giới sẽ cô độc hơn nữa trong tương quan hoàn cầu. Nga và TC có thể bị thiệt hại lớn lao trong việc mua bán dầu lửa với tân chánh quyền của Venezuela.
Theo qui luật cách mạng hay đảo chánh lật đổ, một khi trong vài tuần lễ đầu nếu nhà cầm quyền không trấn áp được, thì cuộc cách mạng sẽ thành mồ chôn của chế độ và là phân bón tốt cho chánh quyền cách mạng vươn lên.
Trong các cuộc cách mạng nhân dân, quân đội không phải là yếu tố trụ cột chống cách mạng. Xuyên qua các cuộc cách mạng của các nước nằm dưới ách CS ở Đông Âu, các lãnh tụ CS cũng dựa vào quân đội mà họ gọi là cánh tay mặt bảo vệ Đảng. Nhiều khi họ khoa trương quân đội “trung” với Đảng, chỉ “hiếu” với dân. Nhưng khi nhân dân đứng lên lật đổ chế độ, khi Đảng CS ra lịnh bắn vào dân, đó là lúc quân đội trở cờ. Quân đội cũng là một thực thể trong chế độ, quân đội phải bảo vệ sự sống của mình, trở lại nguồn gốc nhân dân của mình. Quân nhân cấp dưới không thể nghe lịnh trên bắn giết vào thân nhân, bè bạn, đồng bào của mình. Quân đội không phải của mấy tướng lãnh, mà của quân nhân, từ nhân dân mà ra, vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, nên run tay súng khi bắn vào dân. Nên quân đội trở lại với dân ra tay bẻ cổ nhà cầm quyền ác ôn ra lịnh bắn giết dân.
Sự đứng lên của Chủ Tịch Quốc Hội Venezuela Juan Guaido mới 36 tuổi, trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy vì XHCN tức CS, tại một quốc gia giàu nhứt nhì Nam Mỹ, dầu lửa nhiều như nước mà nhà cầm quyền CS làm cho nước nghèo, dân đói, hàng hai triệu  người  đi tỵ nạn kinh tế là câu trả lời cho mối lo, dân chúng không có tổ chức, không có lãnh đạo thì không thể làm cách mạng lật đổ chế độ độc tài, hại nước hại dân được. Ai cũng biết có lúc anh hùng tạo thời thế và có khi thời thế tạo anh hùng. Như lịch sử VN cho thấy có nhiều anh hùng hào kiệt do thời thế tạo nên làm nên lịch sử vẻ vang cho nòi giống. Một nông gia VN như Lê Lợi, một thôn dân như Quang Trung, các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần Lê, v.v… đã đứng lên cùng dân chúng khởi nghĩa đánh đuổi Quân Tàu làm nên những thời kỳ độc lập huy hoàng cho quốc gia dân tộc VN trong khi chúng chạy về Tàu Không kịp. Có thể nghiền ngẫm của chiến lược gia Nguyển Trãi, như một trong những tiêu chí của nhân dân chống kẻ thù, “đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có.”
Tổng Thống Lâm Thời Juan Guaido đang đem hết trái tim, bộ óc, sức lực của một  người  làm chánh trị yêu nước thương dân để cứu nguy quốc gia dân tộc. Ông làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để cùng nhân dân thay đổi chánh quyền quá tồi tệ. Ủng hộ quốc tế của cuộc cách mạng độc lập,  tự do, dân chủ này đã hợp với thế nước lòng dân Venezuela và thế giới tự do và xu thế thời đại tự do dân chủ, hoàn cầu, không có lý do gì để thất bại, chế độ XHCN, CS không có lý do tồn tại.
Mỹ là nước đứng hàng đầu, là điều mà các tổng thống Mỹ tuyên hứa với các dân tộc bị áp bức, Mỹ sẽ đứng bên cạnh  nhân dân đứng lên đòi tự do cho mình. Hứa là làm trong trường hợp dân chúng Venezuela đứng lên chống độc tài XHCN. Mỹ là nước chuyển quân thêm vào nước Colombia láng giềng của Venezuela, dồn hàng cứu trợ thực phẩm, y tế, nhu yếu phẩm cho tân chánh quyền Juan Guaido để phân phối cho dân. Một cuộc chiến của người dân Venezuela xảy ra. Dân chúng bất chấp rào cản của quân đội ủng hộ chế độ độc tài XHCN Maduro, tràn qua và được phân phối đày đủ.
TC hiện CS và Nga hậu CS lên tiếng cứu đồ đệ tuyên bố nghe buồn nôn. Ngày 22/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng hàng viện trợ nhân đạo không nên bị ép đưa vào quốc gia Mỹ Latinh này do lo ngại điều này có thể dẫn tới tình trạng bạo lực. Thực là giả đạo đức và vô nhân đạo trước đồng loại đói, không cho ăn mà còn dạy đời không nên ép đưa thực phẩm tới./. (VA)
https://vietbao.com/a291339/venezuela-xhcn-khong-ly-do-ton-tai

Carnaval Rio : Lễ hội rực rỡ nhất thế giới khai mạc

Thu Hằng
Từ ngày 01/03/2019, người dân Brazil và du khách thế giới có thể hòa mình trong lễ hội Carnaval Rio de Janeiro, Brazil. Chủ đề năm 2019 là đề cao phụ nữ, người da đen và thổ dân, nhằm phản đối những phát biểu phân biệt đối xử của tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Trong trang phục lộng lẫy, rực rỡ mầu sắc, những vũ công bốc lửa của 14 trường múa samba sẽ diễu hành với những điệu nhảy rộn rã.
Theo AFP, trên đoàn xe của mình, trường Mangueira, một trong số những trường nổi tiếng nhất Brazil, vinh danh những anh hùng « bình dân »« lòng dũng cảm của những người da đen, trong đó có cả phụ nữ, và những người thổ dân để cho thấy những con người thực sự dựng lên lịch sử của Brazil » nhưng thường lại không được nêu trong sách vở.
Portela, một trường múa nổi tiếng khác, sẽ vinh danh Clara Nunes, nữ ca sĩ nổi tiếng thập niên 1970, chuyên hát về những tôn giáo châu Phi-Brazil và hiện bị nhiều nhà thờ Tin Lành, vốn ủng hộ tổng thống Bolsonaro, đả kích. Nhà thiết kế thời trang Pháp Jean-Paul Gaultier đã thiết kế riêng trang phục cho 120 thành viên của trường Portela tham gia diễu hành từ đêm thứ Hai 11/03 đến rạng sáng thứ Ba 12/03.
Thành phố Rio de Janeiro đã giảm một nửa trợ cấp cho mùa Lễ hội hóa trang Rio 2019. Mỗi trường múa tham gia đoàn diễu hành chỉ nhận được khoảng 117.000 euro, ít hơn một nửa so với các năm trước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190301-carnaval-rio-le-hoi-ruc-ro-nhat-the-gioi-khai-mac

LHQ: Tại Syria, giao tranh giảm

nhưng công dân không được bảo vệ

Thùy Dương
Số trận giao tranh ở Syria nhìn chung đã giảm trong những tháng qua. Tuy nhiên, các vụ vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn, nạn bắt bớ vô cớ, cướp bóc, bắt cóc vẫn xảy ra thường xuyên. Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về Syria tố cáo tình trạng thiếu vắng Nhà nước pháp quyền, công dân không được luật pháp bảo vệ. Trong điều kiện như vậy, theo Liên Hiệp Quốc, chưa thể đưa di dân Syria hồi hương.
Từ Genève, thông tín viên RFI Jérémie Lanche giải thích :
Ngay cả khi chế độ Bachar al Assad đã giành lại được những vùng lãnh thổ Syria rộng lớn hồi năm ngoái, theo Liên Hiệp Quốc, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng như vậy có nghĩa là chiến tranh đã kết thúc. Các trận giao tranh vẫn khiến nhiều dân thường trở thành nạn nhân. Và các vụ bắt cóc diễn ra thường xuyên, nhất là ở tỉnh Idlib do lực lượng Hồi Giáo cực đoan kiểm soát.
Ông Hanny Megally, một thành viên ủy ban điều tra phát biểu : « Chúng tôi thấy mọi điều ở Iblib : nạn cướp bóc, trộm cắp, bắt cóc … Điều mà báo cáo nhấn mạnh là sự thiếu vắng Nhà nước pháp quyền. Dù có ở đâu trên lãnh thổ Syria, quý vị cũng sẽ không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp không bảo vệ quý vị tại những vùng do chính phủ kiểm soát, cũng không bảo vệ quý vị tại những khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Lực Lượng Dân Chủ Syria do người Kurdistan đứng đầu. Tại tỉnh Idlib trong tay các thành phần Hồi Giáo cực đoan Hayat Tahrir al Sham, quý vị cũng không được pháp luật bảo vệ ».
Bằng chứng cho thấy chiến tranh vẫn chưa chấm dứt : bạo lực đã tăng trong những tuần qua ở Idlib. Ủy ban điều tra nhấn mạnh như trên trong báo cáo được công bố khi cuộc xung đột ở Syria sắp bước sang năm thứ chín.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190301-lhq-syria-cong-dan-khong-duoc-phap-luat-bao-ve

Ba Lan dự trù 43 tỷ euro để vũ trang từ nay đến 2026

Anh Vũ
Hôm qua, 28/02/2019, bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak thông báo một ngân sách khoảng 43 tỷ euro trong kế hoạch từ nay đến năm 2026 để hiện đại hóa quân đội, trong đó chủ yếu để mua chiến đấu cơ, tàu ngầm.
Trong một cuộc họp báo tại Vacxava, bộ trưởng Blaszczak còn liệt kê danh sách các mua sắm ưu tiên gồm 32 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 để thay thế đội máy bay MiG 29 và Su22 được trang bị từ thời Cộng Sản, các tàu ngầm cùng trực thăng cho Hải Quân, nhiều thiết bị quân sự khác, cũng như các hệ thống phòng thủ địa đối không.
Các trang thiết bị quân sự mới sẽ được cho triển khai « chủ yếu » ở phía đông Ba Lan, tức mạn sườn đông của NATO, nhằm đối phó với một nước Nga đang ngày càng trở nên đáng ngại từ sau khi Matxcơva sáp nhập Crimée và đặc biệt từ khi Nga bị tố cáo vi phạm hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (INF).
Hồi giữa tháng trước, Washington và Vacxava đã ký một hợp đồng mua 24 dàn phóng hỏa tiễn di động loại HIMARS của Mỹ, trị giá 441 triệu đô la. Đầu năm 2018, Ba Lan cũng đã chi tới 4,75 tỷ đô la để trang bị hệ thống chống tên lửa của Mỹ (Patriot).
Chính phủ Vacxava hiện nay đang rất nỗ lực tìm cách để có được một căn cứ quân sự Mỹ trên đất Ba Lan. Vacxava cho biết sẵn sàng bỏ ra ít nhất 2 tỷ đô la cho dự án này.
Theo truyền thông Ba Lan, trong tháng Ba này, thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ John Rood sẽ tới Vacxava để thông báo kế hoạch đặt sở chỉ huy quân đội Mỹ tại Ba Lan.
Ngân sách quân sự của Ba Lan chiếm khoảng 2% GDP, thuộc hạng cao nhất trong số các thành viên NATO.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190301-ba-lan-du-tru-43-ty-euro-de-vu-trang-tu-nay-den-2026

Vật kết nối chăm sóc sức khỏe: Thị trường tiềm năng tại Pháp

Thùy Dương
Từ vài năm gần đây, vật kết nối để chăm sóc thể lực, sức khỏe có xu hướng phát triển nhanh. Báo Le Figaro cho biết từ giữa năm 2018 là số đồ vật kết nối chăm sóc sức khỏe bán được tại Pháp năm 2017 mới chỉ là 180.000, nhưng đã tăng 57% so với một năm trước đó và có dấu hiệu sẽ tăng nhanh. Theo một thăm dò ý kiến, 70% người được hỏi tỏ ra tin tưởng vào lợi ích của đồ vật kết nối để phòng ngừa bệnh tật, đa phần hiệu thuốc đều có bán đồ vật kết nối.
Nhưng đồ vật được kết nối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là gì ? Trả lời phỏng vấn trên trang mạng của báo Les Echos, ông Laurent Levasseur, nhà đồng sáng lập, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Bluelinea, chuyên về đồ vật kết nối để chăm sóc sức khỏe, giải thích : « Xét cho đến cùng, thì hiện nay các vật được kết nối là hàng loạt các đồ vật nhỏ bé mà người ta có thể mang theo, thậm chí là đeo áp vào da, và cho phép cung cấp các thông tin về chỉ số sức khỏe. Các vật có kết nối này khá hấp dẫn, chúng cho phép tất cả mọi người từ nay có thể quan tâm, chú ý hơn đến bản thân mình. Người ta có thể đo được nhịp tim, đếm được số bước chân đã đi, trực tiếp đo huyết áp và nhiều yếu tố khác (…)
Các vật có kết nối nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe có thể được lắp đặt ở nhà, cũng có thể được đeo ngay trên người. Quý vị có thể để trong túi quần, túi áo. Vật được kết nối cũng có thể ở dạng vòng đeo tay. Điều quan trọng là có được tối đa thông tin trực tiếp ».
« Được kết nối » không chỉ có nghĩa là các đồ vật được nối mạng internet mà còn là được kết nối với các thiết bị nối mạng khác qua wifi, bluetooth …, chẳng hạn với điện thoại smartphone, máy tính bảng, máy tính, thậm chí là cả ti vi, nhờ các ứng dụng đặc biệt.
Các đồ vật kết nối chăm sóc thể lực, sức khỏe rất phong phú : cân sức khỏe thông minh, đo cân nặng và tính chỉ số cơ thể, đo lượng mỡ, nước, cơ bắp … và thông tin cho người dùng lượng calorie lý tưởng cần nạp, mặt nạ kết nối đánh giá và phân tích bụi bẩn trong không khí, thiết bị kết nối cảnh báo chất gây dị ứng trong thực phẩm, thiết bị nhắc liều lượng và giờ uống thuốc, tã bỉm thông minh cho trẻ em phát tín hiệu báo cho phụ huynh khi bỉm đã đầy, máy theo dõi và cải thiện chất lượng giấc ngủ…
Chăm sóc sức khỏe điện tử – Khám bệnh từ xa
Đồ vật được kết nối là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe điện tử. Ông Guy Fagherazzi, chuyên gia về bệnh tiểu đường và các vật dụng có kết nối để chăm sóc sức khỏe, thuộc Viện chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y khoa quốc gia trả lời trên đài BMF Economie : « Chăm sóc sức khỏe điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và giao tiếp mới vào mục đích chăm sóc sức khỏe. Thực tế là các vật dụng được kết nối có thể dùng để phòng bệnh, theo dõi sức khỏe hay tình hình của những người bệnh ở nhà sau một thời gian nằm viện. Các công nghệ mới có thể được dùng trong mọi phạm vi chăm sóc sức khỏe (…)
Khi người ta nói đến các đồ vật kết nối, chủ yếu là nói đến cân sức khỏe được nối mạng để một người theo dõi cân nặng của bản thân, nhờ một ứng dụng cài trên điện thoại thông minh của họ, hay là các máy đo huyết áp được kết nối, các vòng đeo tay hay đồng hồ kết nối. Tất cả những cái đó đều là chăm sóc sức khỏe điện tử ».
Tuy nhiên, chuyên gia Guy Fagherazzi nhấn mạnh : « Cần phân biệt rõ hai loại : tất cả những thứ liên quan đến sự thoải mái, chẳng hạn các ứng dụng, những chiếc đồng hồ kết nối, vòng đeo tay kết nối. Đó là thuộc lĩnh vực khiến người ta thoải mái, chúng bị kiểm tra, kiểm soát ít hơn so với những thứ được gọi là các thiết bị y tế. Trong lĩnh vực này, châu Âu có các quy định thực thụ. Cần phân biệt rõ hai loại như vậy ».
Vậy các vật kết nối này dùng để làm gì ? Ông Laurent Levasseur giải thích cụ thể : « Có hai khả năng và cần đến hai câu trả lời. Thứ nhất, rất đơn giản, là hiện nay, tất cả những người ở độ tuổi 40 đều có thể sống đến 70-75 tuổi. Tại sao ? Đơn giản là họ ngày càng quan tâm, chú ý hơn đến cơ thể của chính họ. Cũng hơi giống như kiểu quý vị không thể nghĩ tới việc vào trong một chiếc xe hơi mà không có bảng điều khiển. Từ nay trở đi, các vật được kết nối sẽ là một bảng điều khiển thực thụ. Mọi thứ là để phục vụ mỗi người.
Mặt khác, các vật có kết nối là để phục vụ những người mất dần khả năng tự chủ, đó là những người có tuổi, những người rất già. Đối với những người này, vật dụng được kết nối hỗ trợ họ, và có thể hỗ trợ các nhân viên chăm sóc họ, có thể bảo vệ họ và có thể phân tích các chỉ số và cho phép họ duy trì khả năng tự chủ được lâu hơn. Thực tế là như vậy ».
Kể từ ngày 15/09/2018, Bảo Hiểm Y Tế Pháp thanh toán chi phí trả cho bác sĩ khám bệnh từ xa cho bệnh nhân, cũng giống như đối với các buổi khám bệnh kiểu truyền thống từ trước tới nay tại phòng khám, bệnh viện. Phương thức khám bệnh từ xa cần đến các thiết bị kết nối như máy đo huyết áp, nhịp tim, đường huyết, ống nghe, máy soi màng nhĩ, khám họng … Hiện nay,phương thức khám bệnh từ xa đã được triển khai nhiều tại các trại dưỡng lão, nhất là các cơ sở chăm sóc người già sống phụ thuộc – EHPAD.
Nhưng liệu các vật kết nối chỉ là để chăm sóc sức khỏe cho người già yếu ? Bà Nathalie Gateau, giám đốc bảo trợ, hoạt động xã hội và phòng ngừa của APICIL, tập đoàn bảo hiểm xã hội lớn thứ năm ở Pháp nhấn mạnh : « Tôi nghĩ là trên thực tế vật được kết nối có thể phục vụ tất cả mọi người. Người ta thậm chí có thể nghĩ ra các dịch vụ mới cho các em nhỏ, nhưng chúng tôi thì đặc biệt quan tâm đến công nhân viên của các doanh nghiệp, họ có nhiều nguy cơ bị stress, ngủ không ngon. Chúng tôi vẫn nói với nhau là nhờ có hệ thống các vật có kết nối mà chúng tôi có thể đồng hành giúp đỡ họ.
Đối với chúng tôi, vật được kết nối cũng cũng có thể có ích cho những người mới nghỉ hưu, vì họ đối mặt với những thay đổi bất trắc rất có hại cho sức khỏe. Rồi sau đó là những người đã về hưu lâu và quen với cuộc sống hưu trí, thậm chí là đang dần lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Đối với những người này, có thể có rất nhiều dịch vụ tại nhà cho họ sẽ đươc mở ra. Và tất nhiên là phải nói tới những người bệnh ở mọi lứa tuổi, bởi vì cuối cùng thì các vật kết nối này có thể làm trung gian kết nối họ với các nhân viên y tế, xã hội ».
Vật kết nối và những bất trắc
Đặc điểm của đồ vật kết nối trong chăm sóc sức khỏe là thu thập và cập nhật dữ liệu một cách liên tục và trực tiếp. Trên thực tế, các đồ vật kết nối cho phép thu thập được một khối lượng thông tin khổng lồ về sức khỏe, thói quen sinh hoạt và đặc điểm xã hội của người sử dụng. Chính vì thế, sản phẩm công nghệ mới này cũng có thể tạo ra nhiều bất trắc.
Trong một bài viết đăng trên trang mạng The Conversation ngày 03/12/2018, kỹ sư Walter Peretti và Gael Chareyron, phụ trách Khoa Giảng Dạy và Nghiên Cứu Tin Học, Big Data và đồ vật kết nối của trường đại học đào tạo kỹ sư Leonard de Vinci, thuộc Liên Đoàn các Đại Học Tư Nhân UGEI của Pháp, nói đến khả năng mạng lưới đồ vật kết nối sẽ tạo ra một hình thức tội phạm mạng mới, hay khủng bố mới trên mạng, thông qua việc ăn cắp dữ liệu được lưu trữ hay chia sẻ từ các vật kết nối để đòi tiền chuộc, đòi đáp ứng một yêu sách nào đó, hay làm sai lệch thông tin về thể lực, sức khỏe của người sử dụng, chẳng hạn đưa thông tin sai về nhịp tim, huyết áp, lượng insulin trong máu khiến người sử dụng hoặc lo lắng, hoặc chủ quan, báo động nhầm cho cơ quan y tế, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể đẩy nạn nhân vào tình huống nguy hiểm cho sức khỏe hay tính mạng.
Không phải vô cớ mà ngay từ năm 2014, Europol – Cơ quan cảnh sát châu Âu đã cảnh báo : « Bởi vì ngày càng có nhiều đồ vật được kết nối và với sự ra đời của nhiều loại hình cơ sở hạ tầng mới, chúng tôi cho rằng sẽ có ngày càng nhiều vụ tấn công nhắm vào đó, cũng như ngày càng có nhiều hình thức mới liên quan đến các vụ dọa dẫm, cưỡng ép, chiếm đoạt, đánh cắp dữ liệu, gây tổn hại về sức khỏe và thậm chí là có thể gây tử vong ».
Trong bài viết đăng trên trang mạng Stylisme ngày 17/12/2018, chuyên gia nghiên cứu thị trường và công nghệ số trích dẫn một thăm dò ý kiến do trang mạng chuyên về sức khỏe điện tử e-santé.fr công bố theo đó, 24% số người được hỏi dè chừng về việc dữ liệu cá nhân của họ sẽ bị sử dụng trái phép. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác khiến những người được hỏi ngần ngại sử dụng đồ vật kết nối để chăm sóc sức khỏe : 59% cho rằng các sản phẩm này quá đắt, 50% nghi ngờ về mức độ đo chính xác, 29% sợ là các sản phẩm len sâu vào cuộc sống hàng ngày của họ và 22% lo ngại là không biết sử dụng thiết bị kết nối.
Cơ hội phát triển
Tuy nhiên, theo dự báo của giới chuyên gia, thị trường đồ vật kết nối để chăm sóc sức khỏe, nhất là các thiết bị y tế kết nối đang có nhiều tiềm năng, trong bối cảnh người dân ngày càng quan tâm tới việc giữ gìn thể lực, bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, tỉ lệ người sở hữu điện thoại thông minh rất cao. Theo số liệu của CREDOC – Trung Tâm Nghiên Cứu và Quan Sát Điều Kiện Sống của Pháp được trang dữ liệu mở Ariase của Pháp công bố ngày 03/12/2018, 80% số điện thoại di dộng người Pháp dùng là smartphone, 98% dân số có mạng 4G.
Mặt khác, vật kết nối thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp Pháp. Đài LCI hôm 15/01/cho biết trong triển lãm công nghệ quốc tế lớn nhất thế giới được tổ chức tại Las Vegas (CES) 08-11/01/2019, đồ vật kết nối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã vượt qua lĩnh vực thể thao và trang thiết bị trong nhà.
Sức khỏe cũng là lĩnh vực được các hãng công nghệ của Pháp tham gia triển lãm quan tâm nhất và ghi điểm tại triển lãm CES 2019. Đáng chú ý là sản phẩm kết nối mới của Withings, một trong những công ty Pháp hàng đầu thế giới về vật kết nối chăm sóc sức khỏe : dụng cụ kết nối tích hợp nhiều chức năng như đo huyết áp, điện tim và ống nghe, không chỉ để đo huyết áp mà còn cho phép phát hiện các bệnh tim nguy hiểm có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
http://vi.rfi.fr/phap/20190206-vat-ket-noi-cham-soc-suc-khoe-thi-truong-tiem-nang-tai-phap

Israel: Thủ tướng Netanyahu

có thể bị truy tố về tội tham nhũng

Thu Hằng
Một tin không vui đến với thủ tướng Benjamin Netanyahu ngay trong chiến dịch vận động tranh cử. Ngày 28/02/2019, bộ Tư Pháp Israel cho biết chưởng lý có ý định truy tố ông Netanyahu về các cáo buộc tham nhũng, gian lận và lạm dụng uy tín. Ngay lập tức thủ tướng Israel phản công, lên án một « cuộc truy bắt phù thủy » và tố cáo đối lập lên kế hoạch lật đổ chính phủ cánh hữu.
Thông tín viên RFI Michel Paul tường trình từ Jerusalem :
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tiếp tục bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc nhắm vào ông : tham nhũng, gian lận và lạm dụng úy tín. Ông nói đến một âm mưu được tổ chức một cách khôn khéo trước kỳ bầu cử Quốc Hội ngày 09/04. Thủ tướng Israel tuyên bố những cáo buộc trên là vô căn cứ và ông sẽ chứng minh điều đó.
Ông phát biểu : « Cánh tả biết rằng họ không đủ khả năng để đánh bại chúng ta ở phòng phiếu. Và vì thế, từ ba năm nay, chúng ta trở thành đối tượng của một cuộc truy bức chính trị. Đây là cuộc truy bắt phù thủy chưa từng có mà mục đích duy nhất là lật đổ chính quyền cánh hữu do tôi điều hành và dựng lên chính phủ cánh tả do Gantz và Lapid lãnh đạo ».
Đối với ông Netanyahu, mục đích của việc thông báo truy tố ông là nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử nhưng rõ ràng là màn kịch này sẽ sụp đổ hoàn toàn ngay sau ngày bỏ phiếu.
Người đứng đầu chính phủ Israel nhấn mạnh đến mối quan hệ hữu hảo mà ông duy trì được với tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác đã giúp quốc gia Do Thái trở thành một cường quốc đang lên trên thế giới.
Hướng đến cử tri Israel, ông Netanyahu kết luận : « Tôi có ý định tiếp tục phục vụ người dân với tư cách là thủ tướng trong nhiều năm nữa, và điều này phụ thuộc vào quý vị ».
Israel có thể bị cáo buộc « phạm tội ác chiến tranh, chống nhân loại » ở Gaza
Trong lĩnh vực nhân quyền, Israel có thể bị cáo buộc « phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại » đối với người biểu tình ở dải Gaza. Theo báo cáo được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố ngày 28/02/2019, ít nhất 250 người dân ở Gaza và hai quân nhân Israel bị thiệt mạng, hơn 6.000 người khác bị thương vì trúng đạn, trong loạt đáp trả của Israel nhắm vào phong trào phản kháng ở Gaza từ 11 tháng nay.
Theo thông tín viên RFI, Israel đã bác bỏ báo cáo của Liên Hiệp Quốc, coi bản báo cáo mang tính chất « thù nghịch, dối trá và thiên vị ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190301-israel-thu-tuong-netanyahu-co-the-bi-truy-to-ve-toi-tham-nhung

Chủ tịch Kim Jong-un thăm chính thức VN

sau hội nghị bất thành

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày tới Việt Nam vào thứ Sáu, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump đã rời Hà Nội chiều Thứ Năm sau khi cuộc kết nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un kết thúc sớm mà không có thỏa thuận.
Ông Kim vẫn đang ở lại Việt Nam, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức hai ngày.
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Phi công và tâm lý chiến Triều Tiên ở VN
Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim
Trump-Kim và bữa ăn tối ở Hà Nội
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn sẽ gặp Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chiều thứ Sáu, theo như bản sao lịch trình của ông Kim.
Sau đó, ông dự định sẽ tham dự một bữa tiệc tại trung tâm hội nghị ở trung tâm Hà Nội vào buổi tối.
Vào thứ Bảy, ông Kim sẽ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, và gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước khi rời Việt Nam vào tối hôm đó.
Không bằng ông nội về chức vụ
Theo hãng AFP, về mặt thủ tục, ông Kim Jong-un không phải là ‘nguyên thủ quốc gia’ nên không thể có chuyến thăm cấp nhà nước (state visit).
Lý do là ông nội ông, cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, vẫn giữ chức chủ tịch nước, dù đã qua đời năm 1994.
Ông Kim Jong-un được gọi là chủ tịch vì là chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, và nhiều khi ông được gọi là ‘lãnh tụ tối cao’, theo APF từ Hà Nội hôm 01/03.
Hãng tin của Pháp cũng trích lời một vài người dân Hà Nội không thấy ấn tượng về chuyến thăm của ông Kim.
Một người nói với AFP ‘Thượng đỉnh thất bại, tôi không rõ Việt Nam chi bao nhiêu tiền nhưng chắc là nhiều. Tôi không ưa cả Trump và Kim”.
Trong vòng 12 tháng qua, ông Kim Jong-un công du nước ngoài bốn lần, và Việt Nam là điểm ông ở lâu.
Truyền thông đưa tin chuyến tàu của ông dự kiến rời ga Đồng Đăng, lúc 6h30 tối vào ngày 02/03.
Trong đêm qua, Bắc Hàn đã phủ nhận tuyên bố của ông Trump rằng Bình Nhưỡng đã yêu cầu gỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt chứ không phải toàn bộ như ông Trump đã nói.
Ngoại trưởng Bắc Hàn vừa phát biểu trong đêm tại Hà Nội rằng nước này có đề nghị “thực tiễn” trong hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Ri Yong Ho nói tại một cuộc họp báo tổ chức trong đêm rằng Bình Nhưỡng hứa hẹn sẽ tháo dỡ toàn bộ mọi thiết bị sản xuất plutonium và uranium, và cho Mỹ thanh sát.
Đổi lại, Bắc Hàn muốn 5 nghị quyết trừng phạt của LHQ được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên.
Ông Ri nói thêm rằng sẽ rất khó để có được một cơ hội nào khác như cuộc hội nghị lần này ở Hà Nội.
Cách Bắc Hàn đưa tin về chuyến đi của ông Kim Jong-un
“Quan điểm chính của chúng tôi sẽ vẫn bất biến và các đề xuất của chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi, ngay cả khi Hoa Kỳ đề xuất đàm phán lại trong tương lai,” ông nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47411670

Phi công Đoàn Z và đội địch vận Triều Tiên

 trong cuộc chiến VN

Hai nước cộng sản châu Á cạnh Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên có mối quan hệ thân thiết lâu đời.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiêu là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ năm 1950.
Tháng Bảy năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng, và nối tiếp là chuyến thăm Hà Nội của lãnh tụ Kim Nhật Thành cuối năm 1958.
Phải đến năm 2000, 25 năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, Bình Nhưỡng và Hà Nội mới lần đầu tiên xác nhận – như tin đồn đã có từ lâu – rằng phi công Bắc Hàn đã tham chiến chống các đợt oanh kích của Không lực Hoa Kỳ tại miền Bắc Việt Nam.
Tuy vậy, sự xác nhận đó không đi kèm theo việc công bố bằng chứng nào về sự hỗ trợ của quân đội Bắc Hàn.
Báo Tuổi Trẻ năm 2007 tiết lộ vào năm 2002, 14 phi công Bắc Hàn bị giết trong chiến tranh và được chôn ở tỉnh Bắc Giang – hài cốt của họ nay được đưa về lại Bắc Hàn.
Các tài liệu ở Wilson Centre của Mỹ cho hay lá thư của một thiếu tướng Bắc Việt hồi hưu tiết lộ rằng:
“Có cả thẩy 87 người thuộc Không quân CHDCND Triều Tiên đã phục vụ tại Việt Nam từ 1967 và đến đầu năm 1969″.
“Trong số này 14 người được phong liệt sĩ và các phi công Bắc Triều Tiên nói họ đã bắn rơi 26 máy bay Mỹ.”
Tuy nhiên, không có thêm nguồn độc lập nào xác nhận con số ‘thành tích’ này của các phi công Triều Tiên.
Các tài liệu không nói thiệt hại về số phi cơ chiến đấu mà Bắc Việt phải cung cấp cho hoạt động của các “đồng chí Bắc Triều Tiên”, nhưng có vẻ như đến đầu 1969 thì người Triều Tiên rút về.
Tư liệu mới
Trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson ở Mỹ công bố thêm tư liệu hồi 2011, cho biết thêm về số phi công Bắc Hàn được gửi sang Việt Nam tham chiến.
Ông Merle L. Pribbenow, cựu nhân viên CIA, đã dịch sang tiếng Anh hai tài liệu lấy từ văn bản chính thức của Việt Nam.
Hoa Kỳ quan tâm đến chuyện này vì đây là lần duy nhất kể từ sau Cuộc chiến Triều Tiên, quân đội miền Bắc cộng sản của Triều Tiên “giao tranh trực tiếp” với quân Mỹ.
Các sử gia nước ngoài thì ch́u ý đến tài liệu này như một bằng chứng cuộc chiến Việt Nam bị quốc tế hóa cả về phe cộng sản.
Theo tài liệu này, ngày 21/9/1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý về yêu cầu của Bình Nhưỡng muốn gửi một đơn vị không quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu.
Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam
Chiến tranh 1979: Liên Xô biết là TQ sẽ đánh VN?
Bắc Hàn hủy diễn văn nghệ với miền Nam
Đơn vị này sẽ “tổ chức thành từng đại đội nằm trong đội hình trung đoàn không quân của ta, mặc quân phục Việt Nam, cùng sử dụng một sân bay”.
Theo văn bản cuộc họp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận:
“Bộ đội không quân Triều Tiên mang danh nghĩa là chuyên gia, nhưng thực chất là quân tình nguyện. Vì vậy, ta phải đoàn kết tôn trọng bạn, nhưng phải giữ vững chủ quyền.”
“Trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, ta cần chỉ rõ phạm vi hoạt động của bạn, chỉ định sân bay chính, sân bay dự bị. Trong chỉ huy, ta là cấp trên của bạn, nhưng tại trung đoàn bạn sẽ trực tiếp chỉ huy, có đại diện của ta để giao nhiệm vụ.”
“Đại tướng yêu cầu hiệp đồng giữa hai bên phải rõ ràng, rành mạch để tránh những phức tạp không đáng có về sau.”
Đến cuối tháng Chín tại Hà Nội, Tướng Văn Tiến Dũng ký nghị định thư với Tướng Choi Kwang, định ra chi tiết:
“Phía Triều Tiên sẽ cử sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG17 của Việt Nam (đại đội gồm 10 chiếc máy bay). Cuối năm 1966 hoặc đầu năm 1967, khi phía Việt Nam chuẩn bị đủ máy bay, phía Triều Tiên sẽ đưa sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách đại đội MiG17 thứ hai của Việt Nam.”
“Trong năm 1967, khi nào phía Triều Tiên đã chuẩn bị xong chuyên gia và phía Việt Nam chuẩn bị được máy bay, phía Triều Tiên sẽ cử thêm sang Việt Nam một số chuyên gia đủ để phụ trách một đại đội máy bay MiG21 của Việt Nam.”
Các tài liệu cho hay trung đoàn này đóng ở sân bay Kép và phía Việt Nam gọi họ là Đoàn Z.
Có mặt ở miền Nam Việt Nam?
Trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson còn công bố một văn bản của Bộ Ngoại giao Romania ngày 6/7/1967, do Eliza Gheorghe dịch sang tiếng Anh, đưa ra thông tin người của Bắc Triều Tiên đã có mặt cả ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh.
Bức điện tường thuật cuộc gặp của một người thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhân viên ngoại giao của Romania ở Bình Nhưỡng.
Nhà ngoại giao người Việt cho hay có lính Bắc Triều Tiên ở miền Nam Việt Nam.
Ông này nói: “Họ hoạt động ở những khu vực nơi lính Nam Hàn có mặt, để nghiên cứu chiến thuật của chúng, khả năng sẵn sàng chiến đấu và tinh thần của lính Nam Hàn, và tuyên truyền địch vận nhắm vào quân Đại Hàn.”
Người này, tên là Nguyen Long, cũng cho hay Bình Nhưỡng còn muốn gửi thêm các nhóm hoạ̣t động tâm lý chiến sang Nam VN nhưng gặp khó khăn vì họ không biết nói tiếng Việt.
Nguồn này cho hay 313 nghìn quân Đại Hàn đã tới Nam VN từ 1965 đến 1973 để đánh lại các đơn vị Bắc Việt.
Theo bức điện, Sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội là nơi điều phối các hoạt động của quân lính họ trong chiến trường Nam Việt Nam và họ giữ quan hệ chặt chẽ với lực lượng của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nhân dịp ông Kim Jong-un sang Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ – Triều cuối tháng 2/2019, một số báo Việt Nam trích thuật lại câu chuyện về 14 “liệt sĩ, phi công Triều Tiên” chết trong thời chiến ở miền Bắc nước này.
Tờ Tiền Phong viết:
“Trong khi Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ, khoảng 200-400 lính Triều Tiên, bao gồm khoảng 90 phi công, được cử chiến đấu gần Hà Nội trong hơn 2 năm, theo các tài liệu công bố sau chiến tranh của Việt Nam.”
“Năm 2002, hài cốt những phi công hy sinh được chuyển về Triều Tiên trong một buổi lễ do quân đội hai nước tổ chức. Nhưng hai hàng bia đá với dòng chữ tiếng Việt ‘Nơi an nghỉ của 14 đồng chí Triều Tiên’ vẫn được gìn giữ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47323941

Bắc Triều Tiên đổ lỗi

Hoa Kỳ làm thất bại đàm phán thượng đỉnh

Anh Vũ
Nhiều tiếng đồng hồ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump lên máy bay về nước, vào nửa đêm hôm qua, 28/02/2019, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên bất ngờ tổ chức cuộc họp báo giải thích lý do đàm phán thất bại. Bình Nhưỡng khẳng định Mỹ đã « bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một » khi từ chối đề nghị bỏ 5 trong 11 lệnh cấm vận quốc tế từ 2016 nhằm vào Bắc Triều Tiên để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa.
Thông tín viên RFI Stephane Lagarde tại Hà Nội tường trình :
“Mặc dù trời mưa, các nhà báo Hàn Quốc tinh thần hừng hực trước khách sạn Melia Hà Nội lúc nửa đêm. Mười một tiếng đồng hồ sau khi cuộc đàm phán thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un thất bại, đoàn Bắc Triều Tiên vừa bất ngờ tổ chức cuộc họp báo.
Một rừng ô chen lấn trước những hàng rào sắt. Mọi người không thể vào được hết. Bên trong khách sạn, mặc bộ veste sẫm màu gắn huy hiệu lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Ry Yong Ho tố cáo Washington đã làm đàm phán thất bại.
Ông nói : « Trong cuộc họp, Hoa Kỳ đã nài nỉ để chúng tôi đi xa hơn việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yonbyeon. Từ giờ trở đi, rõ ràng là Hoa Kỳ đã từ chối đề nghị của chúng tôi. Không chắc gì một cơ hội như thế lại có ».
Lãnh đạo Ngoại Giao Bắc Triều Tiên khẳng định đã đề nghị ngừng tất cả các vụ thử (hạt nhân và tên lửa), đổi lại Mỹ gỡ bỏ 5 lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên. « Với việc từ chối đề nghị của chúng tôi, Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội nghìn năm có một », bà thứ trưởng Ngoại Giao Triều Tiên, Choe Son Hui, nói thêm.
Tiếp tục đối thoại
Mặc dù thượng đỉnh thất bại do hai điểm mấu là chốt giải trừ hạt nhân và lệnh trừng phạt. Nhưng hôm nay (01/03), qua hãng thông tấn chính thức KCNA, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đề nghị một cuộc gặp khác với tổng thống Donald Trump. KCNA khẳng định thượng đỉnh Hà Nội « thành công » và nhấn mạnh tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un đã có các « trao đổi mang tính xây dựng và thẳng thắn ».
Trước đó, cũng vào tối hôm qua, theo thông cáo của Nhà Trắng, trên chuyên cơ Air Force One trở về Mỹ, tổng thống Donald Trump đã điện đàm với thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết mỗi cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 15 phút, trong đó ông Trump thông báo lại diễn biến đàm phán, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục duy trì đối thoại với Bình Nhưỡng.
Hôm nay, trong một phát biểu tại Seoul, tổng thống Moon Jae In tuyên bố Hàn Quốc sẽ hợp tác với Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên để giúp cho cuộc đàm phán Mỹ – Triều thoát khỏi bế tắc.
Về phần ngoại trưởng Mỹ, hôm nay nhân chuyến thăm Manila, Philippines, ông Pompeo khẳng định lại rằng Bắc Triều Tiên đã đề nghị gỡ bỏ toàn bộ các trừng phạt nhằm vào họ và họ không nói rõ các biện pháp cụ thể để phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ vẫn « lưu tâm đến việc trở lại bàn đàm phán để tiếp tục cuộc đối thoại này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190301-bac-trieu-tien-do-loi-hoa-ky-lam-that-bai-dam-phan-thuong-dinh

Huawei kêu gọi ‘Đừng tin vào mọi điều bạn nghe được’

Huawei tìm cách cải thiện hình ảnh tại Mỹ với việc chạy nguyên một trang quảng cáo trên báo Wall Street Journal, theo đó nói: “Đừng tin vào mọi điều bạn nghe được.”
Trong một thư ngỏ, giám đốc điều hành của hãng, Catherine Chen, mời truyền thông Mỹ tới thăm hãng để làm sáng tỏ “những sự hiểu lầm” mà chính phủ Mỹ tạo ra.
Hoa Kỳ đã gây áp lực lên các đồng minh nhằm tránh dùng thiết bị Huawei với lý do an ninh quốc gia.
Nhậm Chính Phi muốn gì khi trả lời BBC?
Trump: Mỹ và Trung Quốc đang ‘rất, rất gần’
Vụ Huawei: Anh quốc ‘có nguy cơ bị TQ can thiệp’
Chính phủ một số nước đã làm vậy, khiến hãng rơi vào thế khó.
“Tôi viết thư tới qu‎í vị với hy vọng chúng ta có thể hiểu nhau rõ hơn. Trong những năm gần đây, chính phủ Hoa Kỳ đã có một số hiểu lầm về chúng tôi,” bà Chen nói trong thư.
Nội dung quảng cáo, được một phóng viên Wall Street Journal chuyên về an ninh mạng đăng lên Twitter, mời những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí Mỹ hãy “đến thăm các cơ sở, và gặp gỡ nhân viên của chúng tôi”.
“Đừng tin vào tất cả những gì bạn nghe được. Hãy đến thăm chúng tôi. Chúng tôi rất mong được gặp các bạn,” thư viết.
Đây không phải là lần đầu tiên Huawei nỗ lực tìm cách làm thay đổi hình ảnh của mình tại phương Tây. Gần đây, hãng đã tranh thủ tình yêu thể thao của New Zealand bằng cách đặt các quảng cáo trên hai báo lớn và trên các biển quảng cáo cỡ lớn.
“5G mà không có Huawei thì giống như môn rugby không có New Zealand,” đó là nội dung quảng cáo.
Huawei: Vá lỗi bảo mật có thể mất năm năm
Tại sao công ty Huawei gặp quá nhiều rắc rối?
Huawei: Đại sứ Canada ở Trung Quốc mất chức vì phát ngôn
Vì sao Huawei làm vậy?
Hãng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đã là tâm điểm quốc tế trong thời gian gần đây. Một số quốc gia nêu quan ngại an ninh đối với sản phẩm của Huawei.
Australia, New Zealand, và Mỹ đã ban lệnh cấm hoặc chặn việc Huawei cung ứng thiết bị cho các mạng broadband di động 5G trong tương lai.
Hoa Kỳ cũng đang đưa ra các cáo buộc hình sự đối với Huawei và giám đốc tài chính của hãng, bà Mạnh Vãn Chu, trong đó gồm các tội danh rửa tiền, gian lận hoạt động ngân hàng, và đánh cắp bí mật thương mại.
Huawei bác bỏ việc có bất kỳ hành vi sai trái nào, và người thành lập hãng, Nhậm Chính Phi, gần đây nói với BBC rằng vụ bắt giữ con gái ông là mang động cơ chính trị.
Canada sẽ có cho tới cuối thứ Sáu để quyết định liệu có cho phép tiến hành phiên điều trần về việc chính thức dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu hay không.
Tuy nhiên, không phải nước nào cũng đều đang bị áp lực.
Những người phụ trách an ninh mạng của Anh gần đây xác định rằng bất kỳ rủi ro nào liên quan tới Huawei trong các dự án viễn thông của Anh đều được kiểm soát.
Các bình luận gần đây của ông Trump cũng được diễn giải rằng ông có quan điểm nhẹ nhàng hơn đối với Huawei.
Ông nói ông muốn Hoa Kỳ trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông qua cạnh tranh chứ không phải bằng cách chặn các bên khác; ông không nêu đích danh Huawei.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47415820

2 đơn vị của Huawei tuyên

không có tội trước cáo buộc của Mỹ

Huawei Device Co Ltd và Huawei Device USA Inc tuyên bố không có tội về cáo buộc gian lận và âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ và các cáo buộc khác, và thời điểm xét xử được ấn định là tháng 3 năm 2020, Bộ Tư pháp cho biết hôm thứ Năm.
Các đơn vị của Công ty Huawei Technologies của Trung Quốc đã bị khởi tố tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ ở Seattle, và Thẩm phán Liên bang, Ricardo S. Martinez, ấn định ngày xét xử là ngày 2 tháng 3 năm 2020.
Hai công ty đã bị buộc tội trong một bản cáo trạng được giữ kín vào tháng trước nói rằng họ âm mưu đánh cắp các bí mật thương mại của T-Mobile US Inc từ năm 2012 đến 2014.
Các cáo buộc này tăng thêm áp lực của chính phủ Mỹ lên Huawei, hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Washington đang cố gắng ngăn các công ty Mỹ mua các bộ định tuyến và bộ chuyển mạch Huawei và đang thúc ép các đồng minh làm điều tương tự.
T-Mobile cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ có tên là “Tappy,” bắt chước ngón tay của con người và được sử dụng để thử điện thoại thông minh. Huawei cho biết hai công ty đã giải quyết tranh chấp vào năm 2017.
Trong một diễn biến riêng rẽ, các công tố viên liên bang ở quận Brooklyn của thành phố New York cáo buộc Huawei và các chi nhánh của công ty phạm tội gian lận ngân hàng và gian lận điện tử, nói rằng họ đã vi phạm các chế tài chống lại Iran. Ngày khởi tố vẫn chưa được ấn định trong vụ đó, vốn đã làm tăng thêm căng thẳng của Washington với Bắc Kinh.
Mỹ cũng đang tìm cách dẫn độ từ Canada về Mỹ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei và là con gái của người sáng lập công ty, sau khi buộc tội bà gian lận ngân hàng và gian lận điện tử.
https://www.voatiengviet.com/a/don-vi-cua-huawei-tuyen-khong-co-toi-truoc-cao-buoc-cua-my/4808499.html

TQ đẩy mạnh khám phá các vùng biển bên ngoài Biển Đông

nhằm theo đuổi tham vọng kiểm soát biển sâu

Bên cạnh việc nghiên cứu khảo sát trong khu vực Biển Đông, hiện nay Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh mở rộng phạm vi khám phá tại những vùng biển xa như ở Tây Thái Bình Dương, để giúp nước này giành ưu thế ở biển cả và theo đuổi tham vọng biển sâu của Trung Quốc.
TQ tăng cường hoạt động núp bóng khảo sát khoa học đại dương
Tờ “Nhân dân Nhật báo” của Trung Quốc hôm 16/2 loan tin tàu lặn có người lái dưới biển sâu của Trung Quốc dự kiến sẽ có chuyến khảo sát và lặn sâu 7.000 m vào rãnh Marianas ở phía Tây Thái Bình Dương, rãnh tự nhiên sâu nhất thế giới vào tháng 7/2019 như một phần trong nỗ lực của đất nước nhằm khám phá những bí ẩn của thế giới đen tối đó.Ông Đinh Trung Quân, Phó kỹ sư trưởng tại Trung tâm Biển sâu Quốc gia của Bộ Tài nguyên Trung Quốccho biết rằng hoạt động vào tháng 7 của tàu Giao Long sẽ dựa trên tàu mẹ mới mang tên“Biển sâu 1”(Deep Sea 1) và sẽ kéo dài 40 ngày với 10 lần lặn. Phía Trung Quốc cho biết nhiệm vụ lần này là nhằm xác minh khả năng tương thích của Giao Long và tàu mẹ “Biển sâu 1”, sau đó họ sẽ ở lại phía tây Thái Bình Dương để thực hiện các cuộc thám hiểm khoa học khác.
Zhang Fumin, nhà thiết kế chính của “Biển sâu 1”, từ Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc cho biết, con tàu đang được đóng tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Wuchang ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Khi được đưa vào vận hành trong tháng 3 tới, nó sẽ trở thành tàu mẹ tiên tiến nhất thế giới cho tàu lặn có người lái. Tàu “Biển sâu 1” sẽ được giao nhiệm vụ phục vụ các tàu lặn lớn dưới biển sâu của Trung Quốc, bao gồm các mô hình có người lái và robot.          Tàu “Biển sâu 1” dài 90,2 m, rộng 16,8 m và trọng tải 4.500 tấn, có thể thực hiện hành trình dài 22.000 km trong 60 ngày ở bất kỳ khu vực nào trên đại dương. Tàu sẽ có khả năng khoa học và công nghệ tốt hơn so với bốn tàu mẹ chuyên dụng chìm khác trên toàn cầu, nhà thiết kế giải thích rằng nó sẽ tăng cường khả năng hoạt động của tàu lặn Giao Long.
Ý đồ sau các hoạt động khảo sát, nghiên cứu đại dương của TQ
Sau Phán quyết của Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (7/2016), cùng với các biện pháp về chính trị, ngoại giao và quân sự, các hoạt động hợp tác nghiên cứu, khảo sát khoa học biển được Trung Quốc sử dụng làmvỏ bọc là để phục vụ cho những tính toán chiến lược và yêu sách “chủ quyền” ở Biển Đông. Hoạt động nói trên của Trung Quốc bị dư luận tại nhiều nước phản đối. Tại Philippines, một bộ phận chính giới và các nhà khoa học Philippines đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Trung Quốc đang sử dụng danh nghĩa hợp tác nghiên cứu khoa học để xoa dịu quan ngại của các nước về các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua hoạt động này để giành vai trò dẫn dắt trong “hợp tác cùng khai thác” theo chủ trương của Trung Quốc, đồng thời tìm cách củng cố các bằng chứng đòi hỏi “chủ quyền” tại các vùng biển tranh chấp. Giới chuyên gia quốc tế cũng cho rằng việc Trung Quốc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khảo sát, thăm dò tài nguyên không chỉ nhằm cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nhiều khu vực biển quốc tế trong đó có Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hoạt động này còn nhằm tạo tiền đề thúc đẩy mở rộng hợp tác trên biển giữa Trung Quốc với các nước, qua đó hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai sáng kiến “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và góp phần giúp Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Cường quốc biển” vào giữa thế kỷ 21. Thông qua việc triển khai các phương tiện tham gia, Trung Quốc không chỉ tìm kiếm được sự gắn kết về chính trị, kinh tế với các nước, mà còn khảo sát được địa hình, địa chất đáy biển phục vụ cho các hoạt động quân sự của nước này, nhất là để xây dựng phương án tác chiến của tàu ngầm và tàu sân bay, thu thập tin tức về bố trí lực lượng của các nước. Ngoài ra, hoạt động hợp tác khảo sát nghiên cứu khoa học biển với các nước còn giúp Trung Quốc xây dựng hình ảnh là “cường quốc biển có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai và cùng các nước xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”.
Tại Biển Đông, việc Trung Quốc đang tăng cường hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu với Philippines nhằm thể hiện “thiện chí” của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp, tạo ra sự ngộ nhận trong dư luận về một Biển Đông ổn định và hợp tác theo những gì Trung Quốc tuyên truyền, nhằm che đậy việc nước này đang đẩy mạnh quân sự hóa ở Biển Đông như đưa tên lửa, máy bay chiến đấu ra Trường Sa, lắp đặt hệ thống Rada gây nhiễu sóng…, đồng thời Trung Quốc đã tạo sự nghi kỵ trong nội bộ các nước ASEAN và hiểu lầm của các nước bên ngoài về các hoạt động hợp tác cùng khai thác song phương với Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/26586-tq-day-manh-kham-pha-cac-vung-bien-ben-ngoai-bien-dong-nham-theo-duoi-tham-vong-kiem-soat-bien-sau.html

Pakistan thả phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman

Pakistan vừa thả một phi công chiến đấu của Ấn Độ, bị bắt giữ sau khi máy bay bị bắn tại Kashmir phần do Pakistan kiểm soát.
Ấn Độ-Pakistan thù địch từ ngày lập quốc
Pakistan tuyên bố đã bắn rơi máy bay Ấn Độ
Abhinandan Varthaman được trao cho giới chức Ấn Độ, gần biên giới với Pakistan.
Người này đã xuất hiện trên tivi Pakistan nói ông “rất ấn tượng” với quân đội Pakistan.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan hôm thứ Năm nói đây là cử chỉ “hòa bình”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lại bảo sự kiện vài ngày qua giúp nhân dân Ấn Độ “đoàn kết hơn”.
Người phi công đang được ca ngợi là anh hùng ở Ấn Độ.
Hôm thứ Ba, Ấn Độ không kích một nơi mà họ gọi là trại dân quân ở Pakistan. Hành động này nhằm trả đũa vụ đánh bom tự sát ngày 14/2 làm chết 40 lính Ấn Độ ở vùng Kashmir phần do Ấn kiểm soát.
Pakistan bác bỏ liên quan vụ việc ngày 14/2, và nói họ phải trả đũa bằng cách thực hiện vụ không kích ngày thứ Tư.
Vụ này khiến máy bay Ấn bị bắn rơi và phi công bị bắt.
Ấn Độ và Pakistan đều đòi chủ quyền vùng Kashmir, và mỗi nước đang kiểm soát một phần khu vực này.
Hai nước đều có vũ khí hạt nhân, đã đánh nhau ba lần – trong đó hai lần là vì Kashmir – từ khi độc lập khỏi Anh năm 1947.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47416542

Ấn Độ tung bằng chứng

Pakistan dùng tên lửa Mỹ tấn công MiG-21

Đây là tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-5 (AMRAAM) có tầm bắn hơn 105 km mà Không quân Pakistan trang bị cho máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Ngày 28/2, giới Ấn Độ đã đưa ra bằng chứng là mảnh vỡ của một quả tên lửa không đối không tấn công ngoài tầm nhìn do Mỹ sản xuất mà New Delhi cho rằng nó đã được phóng đi bởi một máy bay chiến đấu của Pakistan trong cuộc đối đầu trên không hôm 27/2 trước đó ở khu vực giới tuyến kiểm soát (LoC) thuộc khu vực tranh chấp Kashmir phân chia ranh giới giữa hai nước.
Loại vũ khí được xác định ở đây là tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-5 (AMRAAM) có tầm bắn hơn 105 km mà Không quân Pakistan (PAF) dùng để trang bị cho máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Theo tờ The Economist Times, F-16 Không quân Pakistan đã phóng tên lửa AIM-120 trong cuộc giao chiến trên không với tiêm kích Bison MiG-21 của Không quân Ấn Độ (IAF). Tuy nhiên, tên lửa đã bắn trượt mục tiêu.
Theo tường trình từ phía Ấn Độ, Phi đội trưởng Abhinandan Varthaman, người lái chiếc MiG-21 Bison bị ngắm bắn đã điều khiển máy bay thoát khỏi đòn tấn công của AIM-120 rồi sau đó bắn hạ F-16 của PAF bằng một quả tên lửa R-73 do Nga sản xuất.
Tất cả những tuyên bố này đã bị Pakistan bác bỏ, lực lượng không quân đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu của IAF đối với phần Kashmir do Pakistan kiểm soát vào ngày 28 tháng 2.
Tuy nhiên, tất cả những tuyên bố này của Ấn Độ đều bị phía Pakistan bác bỏ. Trong khi đó, Không quân Pakistan ngày 28/2 cho biết, họ đã bắn rơi 2 máy bay chiến đấu của IAF trên không phận Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Căn thẳng leo thang giữa hai quốc gia vũ trang hạt nhân bắt đầu vào ngày 14/2 sau khi xảy ra một vụ đánh bom tự sát ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát khiến 42 binh lính bán quân sự Ấn Độ bị chết và nhiều người khác bị thương.
Vụ tấn công đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Ấn Độ khi nước này quyết định đáp trả bằng việc đánh bom một trại huấn luyện quân sự được cho là của những kẻ khủng bố cố thủ bên trong lãnh thổ Pakistan.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26596-an-do-tung-bang-chung-pakistan-dung-ten-lua-my-tan-cong-mig-21.html

Tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Singapore

 và vấn đề thể hiện lập trường trong tranh chấp Biển Đông

Singapore từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2018 và vai trò nước điều phối quan hệ Trung Quốc – ASEAN. Một trong những đặc điểm nổi bật và xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Singapore đó chính là tính thực dụng. Vì vậy trong vấn đề Biển Đông, Singapore thường thể hiện quan điểm trung lập, nhằm tránh gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc và tránh làm gia tăng căng thẳng trong nội khối về vấn đề này.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich tại Đức hôm 15-17/2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết vào cuối tháng 2 này, các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc đàm phán về xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Mục tiêu là để tránh các sự cố quân sự nguy hiểm trên biển. Đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã tỏ ra kiềm chế không chỉ trích sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông. Ông cho rằng mức độ hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực đã bị cường điệu hóa. Ông lập luận việc các hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Ông Ng Eng Hyun, phát biểu trước những người tham gia Hội nghị An ninh Munich, đã đưa ra ví dụ các cơ sở quân sự của Mỹ trên đảo Guam gấp 12 lần và Hawaii vượt trội hơn 70 lần so với hiện diện của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Tuyên bố, nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen dường như đang đi ngược lại so với dư luận chung của các nước hiện nay khi hầu hết đều cho rằng hoạt động quân sự hóa ồ ạt bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực, kể cả vấn đề an toàn tự do hàng hải và hàng không. Đây rõ ràng là điều thực tế đang diễn ra mà có thể ông Ng Eng Hen đang có gắng lờ đi và xoa dịu các nước.
Giới phân tích cho rằng nếu xem xét về chính sách đối ngoại và đường hướng phát triển của Singapore từ trước đến nay thì rõ ràng thấy rõ phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua tiếp tục cho thấy tính “thực dụng” rất lớn trong chính sách đối ngoại của nước này.
Thứ nhất, trong vấn đề Biển Đông, mặc dù Singapore là nước không có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc và các nước, song nước này nhận thức rõ việc duy trì hòa bình, an ninh ổn định ở Biển Đông và hợp tác trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Singapore. Trong các tuyên bố, phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Singapore trước đây đều thể hiện lập trường trung lập, không đứng về phía bên nào trong tranh chấp chủ quyền, nhìn chung đều khẳng định Singapore có lợi ích và mong muốn các vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Singapore khẳng định tự do hàng hải là vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại của Singapore với tư cách một quốc gia có chủ quyền, leo thang căng thẳng ở Biển Đông là vấn đề “gây quan ngại nghiêm trọng” cho ASEAN và cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tại các diễn đàn song phương và đa phương, Singapore bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình phức tạp hiện nay ở Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và DOC mà ASEAN và Trung Quốc cùng ký kết, trong đó có các nguyên tắc về thực hiện kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, nỗ lực để sớm đạt được COC. Singapore cũng là nước ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (7/2016). Sau khi Tòa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã gọi bản án là “một tuyên bố mạnh mẽ” về luật pháp quốc tế trong tranh chấp hàng hải và khuyến các bên ủng hộ và thực thi. Đại sứ Singapore tại Bắc Kinh (9/2016) đã phản đối việc Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng chính phủ Singapore đã lên tiếng ủng hộ phán quyết mà Tòa và cho rằng Trung Quốc không có chủ quyền pháp lý lẫn chủ quyền lịch sử ở Trường Sa.
Thứ hai, hiện nay Trung Quốc là nước đối tác hàng đầu của Singapore và rõ ràng Singapore đang có nhiều lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc.Hai bên đang tăng cường mở rộng tìm kiếm và khai thác tiềm năng hợp tác hơn nữa, với nhiều động thái trong thời gian gần đây để tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Hồi tháng 10/2018, tại một diễn đàn đầu tư Singapore – Trung Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) Ning Jizhe cho biết Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Singapore kể từ năm 2013 và Singapore cũng đã trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc trong 5 năm liên tiếp. Đến cuối năm 2017, khoản đầu tư tích lũy của Singapore sang Trung Quốc là hơn 90 tỷ USD. Con số này của Trung Quốc vào Singapore là hơn 36,6 tỷ USD. Hai nước đã ghi nhận giá trị thương mại song phương đạt 79,2 tỷ USD trong năm
2017, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Singapore của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (11/2018), ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Trung Quốc và Singapore cùng củng cố, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi.
Kết luận:Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (15/11/2018), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng các nước Đông Nam Á có thể buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc vì khó để dung hòa tầm nhìn của hai đối thủ này trong khu vực. “Nếu làm bạn với hai quốc gia vốn ở hai phía khác biệt nhau, đôi khi vẫn có thể hòa hợp với cả hai, nhưng thậm chí còn khó xử hơn khi cố gắng hòa hợp với cả hai”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu. “Tôi nghĩ điều chúng ta mong muốn là không phải đứng hẳn về phía bên nào. Tuy nhiên có những tình huống buộc ASEAN phải lựa chọn giữa một trong hai bên. Tôi hy vọng chuyện đó sẽ không sớm xảy ra”, ông Lý Hiển Long nói thêm. Có lẽ trong trường hợp của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tại Hội nghị An ninh Munich, Singapore đã ngả hẳn về phía Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/26584-tinh-thuc-dung-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-singapore-va-van-de-the-hien-lap-truong-trong-tranh-chap-bien-dong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.